You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN MODULE 3- SỬ DỤNG VĂN BẢN

ĐỀ TÀI
CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC
Y DƯỢC

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Việt Anh


MSSV: 2274202050003 Lớp: K28SHYD01

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2022


Tên thành viên
1. Nguyễn Nhật Duy - 2274202050020
2. La Hải Mi - 2274202050010
3. Phùng Duy Anh - 2274202050007
4. Nguyễn Thị Xuân Mai - 2274202050008
5. Nguyễn Hoàn Long - 2274202050006
6. Huỳnh Bảo Châu - 2274202050013
7. Lê Thị Mỹ Tú - 2274202050012
Mục lục

I. CNSH là gì? Các lĩnh vực ứng dụng của CNSH?...........4


1. CNSH là gì....................................................................4
2. Các lĩnh vực ứng dụng của CNSH................................5
II. CNSH trong lĩnh vực y dược..........................................5
1. CNSH trong lĩnh vực y dược là gì................................5
2. Vai trò của CNSH trong lĩnh vực y dược.....................6
3. Những mặt hạn chế.......................................................9
III. Một số thành tựu của CNSH trong lĩnh vực y dược....11
1. Tình hình phát triển CNSH trong y dược hiện nay.....11
2. Các sản phẩm thực tế..................................................12
3. Những ý kiến về CNSH trong lĩnh vực y dược...........14
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

I. CNSH là gì? Các lĩnh vực ứng dụng của CNSH?


1. CNSH là gì
Công nghệ sinh học là một lĩnh vực sinh học rộng lớn, liên quan đến
việc sử dụng các hệ thống sống và sinh vật để phát triển hoặc tạo ra các
sản phẩm. Tùy thuộc
vào các công cụ và
ứng dụng, nó thường
trùng lặp với các
lĩnh vực khoa học
liên quan. Vào cuối
thế kỷ 20 và đầu thế
kỷ 21, công nghệ
sinh học đã mở rộng
để bao gồm các
ngành khoa học mới
và đa dạng, như genomics, kỹ thuật gen tái tổ hợp, miễn dịch học, và phát
triển các liệu pháp dược phẩm và xét nghiệm chẩn đoán. Thuật ngữ "Công
nghệ sinh học" lần đầu tiên được sử dụng bởi "Karl Ereky" vào năm 1919,
có nghĩa là sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu thô với sự trợ giúp của
các sinh vật sống.

2. Các lĩnh vực ứng dụng của CNSH


a) Trong nông nghiệp
Hiện trong Nông nghiệp việc ứng dụng công nghệ sinh học đã xuất
hiện với nhiều mô hình khác nhau như: lai tạo được các giống cây trồng;
ủ phân hữu cơ vi sinh, nhân giống trong ống nghiệm, kỹ thuật sản xuất
cây đơn bội, công nghệ Nano để tăng tỷ lệ nảy mầm, nuôi cấy mô…
(trồng trọt); lai tạo giống vật nuôi đáp ứng mọi điều kiện ngoại cảnh, xử
lý chất thải, cấy chuyển phôi, tạo vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi (chăn

Trang 4
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

nuôi); nuôi cá lồng trên các lòng hồ thủy điện, chế phẩm sinh học
biowish dùng để nuôi tôm (thủy sản)… Việc ứng dụng công nghệ sinh
học được xem là bước đột phá để xây dựng nền nông nghiệp theo hướng
hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ cao, nhằm tăng năng suất, tạo ra giá trị
gia tăng và phát triển bền vững.
b) Trong y dược
Công nghệ sinh học đã để lại nhiều thành tựu trong lĩnh vực y học,
tiêu biểu là sản xuất ra các loại thuốc, vắc-xin, kháng sinh, kháng thể đơn
dòng hoặc protein có hoạt tính sinh học. Sự ra đời của chúng chính là thứ
vũ khí hữu hiệu nhất để con người chủ động phòng chống hoặc diệt trừ
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mà trong quá khứ đã lấy đi không biết
bao nhiêu sinh mệnh như đậu mùa, trái rạ, dại, viêm gan siêu vi… hoặc áp
chế bệnh nan y chẳng hạn insulin chữa bệnh tiểu đường, interferon khắc
chế ung thư… Không dừng ở đó, công nghệ sinh học còn giúp cho các
bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua kỹ thuật gen. Hiện nay, tất cả các bệnh
lạ, bệnh nguy hiểm gồm SARS, Cúm A/H1N1, cúm AH5N1, cúm
A/H7N9, các vi sinh vật có khả năng gây ung thư, vi khuẩn lao kháng
thuốc… đều có khả năng được chẩn đoán bằng việc ứng dụng kỹ thuật
gen. Công nghệ sinh học cũng giúp các nhà pháp ý nghiên cứu về giải
trình tự gen hệ gen, giám định gen phục vụ công tác hình sự.
c) Trong chế biến – bảo quản thực phẩm
Công nghệ sinh học cũng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chế
biến – bảo quản thực phẩm, một ngành đặc biệt quan trọng đối với nền
kinh tế Việt Nam. Cụ thể việc áp dụng công nghệ này bằng cách tuyển
chọn các vi sinh vật có khả năng lên men tốt, sau đó dùng công nghệ lên
men để tạo ra các sản phẩm dùng chế phẩm lên men như phô mai, rượu,
sữa chua… hoặc các chất tăng hương vị như citric acid, amino acid…
Ngoài ra, việc bảo quản thực phẩm cũng được cải tiến đáng kể chính nhờ
những công nghệ đông khô, công nghệ tẩm ướp gia vị, công nghệ lên
men… đòi hỏi phải có những trang thiết bị và máy móc kỹ thuật hiện đại

Trang 5
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

giúp chọ thực phẩm được bảo quản lâu hơn mà không mất đi chất dinh
dưỡng cũng như hương vị vốn có.
d) Trong bảo vệ môi trường
Vấn đề môi trường luôn là chủ đề nóng tại các quốc gia, khi rác thải
tích lũy trong quá trình sản xuất ngày càng nhiều, nhưng lại không kịp
phân hủy, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống của con
người. Do đó con người đã nghiên cứu các công nghệ sinh học vi sinh vào
việc xử lý môi trường. Hầu hết những vấn đề đó được giải quyết theo các
hướng như vi sinh vật, men phân hủy yếm khí nhằm phân hủy chất thải
khác nhau, bùn hoạt tính áp dụng rộng rãi tại các hệ thống xử lý nước thải
trong các khu – cụm công nghiệp, biện pháp hóa lý kết hợp vi sinh vật
hữu hiệu xử lý nước thải, dùng vi khuẩn ăn dầu để xử lý các vấn nạn ô
nhiễm dầu, vi sinh vật để lọc lấy kim loại quý hiếm như cô ban, kẽm,
đồng và nhiều kim loai nặng khác, giảm thiểu ô nhiễm kim loại…. Ngoài
ra người ta còn dùng nó để tạo nên các nguồn năng lượng tái sinh hay cho
nguồn năng lượng cổ sinh, tăng năng suất cây trồng, tăng cường hiệu quả
quang hợp của thực vật… để cân bằng nguồn tài nguyên và không khí
(đây là một trong những ứng dụng nổi bật nhất được trang tạp chí uy
tín magazinesusa.com đánh giá) là một bước tiến lớn trong việc cải thiện
vấn đề môi trường trên toàn cầu.

e) Công nghệ sinh học năng lượng


Ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng vào lĩnh vực năng lượng
với nhiệm vụ: Nghiên cứu và sản xuất ra nguồn nguyên liệu cũ bằng
nguồn nguyên liệu có khả năng tái sinh.

f) Hóa học
Trong những năm gần đây, con người đã biết ứng dụng công nghệ
sinh học vào quá trình điều chế hóa chất để vừa tạo ra sản phẩm mong
muốn nhưng vẫn phù hợp với thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Trang 6
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

II. CNSH trong lĩnh vực y dược


1. CNSH trong lĩnh vực y dược là gì
Về cơ bản, khái niệm công nghệ sinh học y dược có thể hiểu là việc
ứng dụng các kiến thức liên ngành, những thành tựu nghiên cứu và thực
tiễn của ngành sinh học
vào việc phục vụ trực
tiếp trong lĩnh vực y
dược.
Nhiệm vụ quan
trọng nhất của công nghệ
sinh học y dược chính là
nghiên cứu, cấy ghép các
chất, vi sinh trên các tế
bào sống của sinh vật và
theo dõi sự chuyền biến của các cơ thể sống đó…để ứng dụng vào quá
trình sản xuất nhằm thực hiện mục đích cuối cùng là nâng cao sức khỏe
con người

2. Vai trò của CNSH trong lĩnh vực y dược


a) Ứng dụng sinh học phân tử trong chuẩn đoán bệnh và
phôi thai
Những kỹ thuật sinh học gồm khuếch đại gene, giải trình tự gene,
phân tích sự đa hình, phân tích nhiễm sắc thể, … Một số bệnh thường gặp
gồm: bệnh Thalassemia, bệnh Down, bệnh Hemophilia, đột biến ở các
gene AZF gây hiếm muộn ở nam do mất khả năng sản sinh tinh trùng, đột
biến ở gene egfr và kras dẫn đến sự kháng thuốc ở bệnh nhân ung thư dạ
dày , tá tràng…
Việc chẩn đoán bằng kỹ thuật sinh học đã giúp hạn chế những trẻ sơ
sinh bất thường, sàng lọc bệnh nhân ung thư kháng thuốc, tư vấn sinh con
Trang 7
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

và hôn nhân, dự báo trước khả năng bị bệnh ở trẻ em trong gia đình của
những người không may mang đột biến gene.

b) Ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo


Với sự can thiệp của công nghệ sinh học trong sinh sản, bao gồm
những kỹ thuật như thụ tinh trong ống nghiệm, vi tiêm tinh trùng vào
trứng, … các nhà khoa học và bác sĩ đã đem đến hạnh phúc cho nhiều gia
đình. Thực tế, có rất nhiều trẻ em được ra đời nhờ phương pháp thụ tinh
nhân tạo.
c) Ứng dụng trong giám định pháp y
Kỹ thuật sinh học phân tử được ứng dụng tối ưu vào quá trình giám
định pháp y như những vấn đề xâm hại tình dục, xác định quan hệ huyết
thống hay những dấu vết sinh học…đem lại tính tiện ích cao trong đời
sống của con người.
d) Sản xuất thuốc chống virus đặc trị:
Interferon được biết đến như một nhân tố tự nhiên của cơ thể được
các tế bào sản xuất ra để chống lại vi rút . Với sự ứng dụng công nghệ
protein tái tổ hợp, Interferon của người đã được sản xuất và đang từng
bước được ứng dụng trên người.
Bên cạnh đó, một số nhân tố kích thích tăng sinh tế bào tiền thân tạo
máu cũng đã được thử nghiệm sản xuất nhờ công nghệ tái tổ hợp để ứng
dụng giúp tăng sinh tế bào bạch cầu hạt sau điều trị ung thư máu.
e) Ứng dụng tế bào gốc:
Tế bào gốc là những tế bào có khả năng phân chia và biệt hóa thành
nhiều loại tế bào khác nhau của cơ thể. Những nguồn thu nhận tế bào gốc
trưởng thành gồm tủy xương, máu ngoại vi, máu cuống rốn, và mỡ. Trong
đó, mỡ là nguồn cho nhiều tế bào gốc nhất nên rất được chú ý hiện nay.

Trang 8
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

Loại tế bào này hiện nay đang được ứng dụng để chữa các bệnh về
máu. Thực tế, có hàng trăm ca ghép tế bào gốc máu ngoại vị đã được thực
hiện trong cả nước. Bên cạnh đó, tế bào gốc từ mỡ và những sản phẩm từ
tế bào gốc đang từng bước được ứng dụng vào lĩnh vực thẫm mỹ và chăm
sóc sắc đẹp , đem lại nhiều hiệu quả điều trị tích cực và được khách hàng
đánh giá cao.
f) Sản xuất cây dược liệu và thực phẩm chức năng
Việt Nam là nước giàu về tài nguyên dược liệu. Nhiều cây thuốc
quý đã được sử dụng chữa bệnh từ rất lâu đời. Nhờ sự kết hợp với công
nghệ sinh học trong thực vật, di truyền chọn giống, công nghệ cao trong
canh tác, nhiều cây dược liệu đã được nhân và trồng đại trà. Rất nhiều loại
thực phẩm chức năng có tính điều trị và phòng bệnh ra đời mang lại hiệu
quả kinh tế cao và góp phần chăm sóc sức khỏe người dân. Đây là lĩnh
vực kinh tế lớn rất được xã hội quan tâm phát triển trong tương lai.

g) Ứng dụng trong sản xuất vaccine


 Công nghệ protein tái tổ hợp
Nguyên lý của việc tạo ra vắc - xin tái tổ hợp
Trong tự nhiên, các virus bám vào tế bào và bơm vật chất di truyền
vào trong tế bào. Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã lợi dụng
quá trình này. Họ tìm cách lấy đoạn gen của virus vô hại hoặc giảm độc
lực và chèn thêm đoạn vật chất di truyền của vi sinh vật khác. Virus đóng
vai trò vận chuyển DNA tới các tế bào. Vắc - xin tái tổ hợp bắt chước
nhiễm trùng tự nhiên và vì vậy làm tốt công việc kích thích hệ miễn dịch.
Vi khuẩn giảm độc lực cũng có thể được sử dụng làm vector, tuy nhiên
không phổ biến bằng cách sử dụng virus. Trong trường hợp này, vật chất
di truyền chèn vào làm vi khuẩn biểu lộ kháng nguyên của vi sinh vật
khác trên bề mặt của chúng. Nhờ vậy, vi khuẩn vô hại bắt chước vi sinh
vật gây hại và kích thích đáp ứng miễn dịch. Ở Việt Nam đã có công ty
Trang 9
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

NANOGEN cho ra vacxin NANOCOVAC kháng lại bệnh covid sử dụng


công nghệ này.
 Vacxin sử dụng mRNA
Cách thức hoạt động của Vắc-xin mRNA

Để kích
hoạt phản ứng
miễn dịch, nhiều
vắc-xin đã đưa
mầm bệnh yếu
hoặc bất hoạt
vào cơ thể chúng
ta. Tuy nhiên,
vắc-xin mRNA
không hoạt động
như vậy. Thay
vào đó, nó sử
dụng mRNA được tạo ra trong phòng thí nghiệm để dạy các tế bào cách
tạo ra protein - hoặc thậm chí chỉ là một mảnh protein - kích hoạt phản
ứng miễn dịch bên trong cơ thể chúng ta. Phản ứng miễn dịch đó sẽ tạo ra
các kháng nguyên để bảo vệ chúng ta không nhiễm bệnh nếu có vi-rút
thực sự xâm nhập cơ thể chúng ta.
Vắc-xin COVID-19 mRNA không thể truyền vi-rút gây bệnh
COVID-19 hoặc vi-rút khác cho ai đó.
Vắc-xin mRNA không dùng vi-rút còn sống gây bệnh COVID-19 và
không có khả năng gây nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 hoặc vi-rút
khác.
Chúng không ảnh hưởng hoặc tương tác với ADN của chúng ta theo
bất kỳ cách nào.

Trang 10
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

mRNA không bao giờ xâm nhập nhân tế bào, nơi chứa DNA (vật
chất di truyền) của chúng ta, vì vậy nó không thể thay đổi hoặc ảnh hưởng
đến gen của chúng ta.
mRNA và protein gai không tồn tại lâu trong cơ thể.
Tế bào của chúng ta sẽ phá vỡ và loại bỏ mRNA trong vòng vài
ngày sau khi tiêm chủng.
Các nhà khoa học ước tính rằng protein gai, giống như các loại
protein khác mà cơ thể chúng ta tạo ra, có thể ở lại trong cơ thể tới vài
tuần.
h) Tạo động vật chuyển gen
Ðộng vật chuyển gen là động vật có gen ngoại lai (gen chuyển) xen
vào trong DNA genome của nó. Gen ngoại lai này phải được truyền lại
cho tất cả mọi tế bào, kể cả các tế bào mầm. Việc chuyển gen ngoại lai
vào động vật chỉ thành công khi các gen này di truyền lại cho thế hệ sau.
Gen chuyển (transgene) là gen ngoại lai được chuyển từ một cơ thể
sang một cơ thể mới bằng kỹ thuật di truyền
Tạo ra bọ cánh cứng có con mắt thứ ba
Trứng gà chuyển gen chống ung thư
Các phương pháp chuyển gen vào động vật:
 Phương pháp vi tiêm
 Chuyển gen nhờ vector virus
 Chuyển gen sử dụng tế bào gốc phôi
 Chuyển gen vào tiền thế tình trùng in votro
Ứng dụng của động vật chuyển gen
 Tạo ra được nhưng động vật có tốc độ lớn nhanh, hiệu quả sử
dụng thức ăn cao
 Tạo ra động vật chuyên sản xuất protein quý dùng trong y dược

Trang 11
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

 Tạo ra động vật chống chịu được bệnh tật và sự thay đổi của điều
kiện môi trường
 Nâng cao năng suất, chất lượng động vật bằng cách thay đổi các
con đường chuyển hóa trong cơ thế động vật
 Tạo ra động vật chuyển gen làm mô hình nghiên cứu bệnh ở người
 Thử nghiệm các chất gây ung thư
 Tạo ra vật nuôi chuyển gen cung cấp nội quan cấy ghép cho người
Nhờ những thành tựu của Trồng các cây thuốc quý không
ngành công nghệ sinh học mà đời còn khó khăn như trước đây,
sống sinh hoạt hàng ngày được chúng ta có thể canh tác và nhân
đảm bảo an toàn, tốt hơn rất giống nhiều loại dược liệu quý rất
nhiều. Các sản phẩm sạch, hữu dễ dàng.
ích cho cuộc sống được sản xuất Trong cấy ghép tế bào, quy
trên quy mô công nghệ, ứng dụng trình phát triển của các tế bào ung
vào mọi mặt của đời sống hàng thư, vi khuẩn, virus,... còn có tác
ngày. dụng tìm ra những loại thuốc
Con người không phải lo kháng sinh, kháng viêm, vaccine,
lắng về vấn đề thực phẩm sạch, thuốc điều trị nhằm cải thiện các
vấn đề bảo vệ môi trường, những tình trạng bệnh nguy hiểm này rất
nguồn năng lượng mới, các sản tốt.
phẩm tẩy rửa loại bỏ hóa chất, khí Sản xuất vắc xin và thuốc
thải độc hại. kháng sinh, phát triển các loại
Rất nhiều các loại thuốc, thuốc mới, kỹ thuật chẩn đoán
dược phẩm quan trọng với sức phân tử, liệu pháp tái tạo và phát
khỏe, “cải tử hoàn sinh” đã được triển kỹ thuật di truyền để chữa
sản xuất nhờ vào những nghiên bệnh thông qua thao tác di truyền.
cứu của công nghệ sinh học.

Trang 12
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

3. Những mặt hạn chế


Số lượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ
sinh học còn hạn chế và thiếu sự liên kết với các tổ chức nghiên cứu, còn
thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, vẫn còn nhiều mặt hạn chế như
việc xây dựng các cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực nhằm khuyến
khích, thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, việc xây dựng
nhân rộng mô hình, tạo nhân tố mới còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu, ứng
dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ sinh học còn ít, nội dung
chưa sâu, chưa giải quyết được những vướng mắc mà sản xuất đang đòi
hỏi, về đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu…

· Rủi ro đối với môi trường chẳng hạn như sự thích nghi của côn trùng
với các chất độc khác nhau hoặc làm mất đa dạng sinh học di truyền.

· Một số rủi ro sức khỏe, vì các chất độc mới có thể được tạo ra.

· Giảm sức lao động ở nhiều nơi. Trên tất cả, nông nghiệp bị ảnh
hưởng nhiều nhất bởi hiện đại hóa tất cả các quá trình.

Thời gian qua, các cấp các ngành đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy
mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các giải pháp công nghệ
sinh học vào sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên, vẫn còn
nhiều mặt hạn chế
như việc xây dựng
các cơ chế, chính
sách, bố trí nguồn
lực nhằm khuyến
khích, thúc đẩy
phát triển và ứng
dụng công nghệ
sinh học của tỉnh;
việc xây dựng
nhân rộng mô
Trang 13
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

hình, tạo nhân tố mới còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu, ứng dụng và
chuyển giao các giải pháp công nghệ sinh học còn ít, nội dung chưa sâu,
chưa giải quyết được những vướng mắc mà sản xuất đang đòi hỏi, về đội
ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu…

Hiện nay việc áp dụng công nghệ trong lĩnh vực BVMT còn nhiều
hạn chế. Theo Báo cáo điều tra khảo sát 12 tỉnh, thành phố của Tổng cục
Môi trường về áp dụng CNSH trong lĩnh vực BVMT, các chế phẩm sinh
học áp dụng phổ biến trong xử lý rác thải sinh hoạt, phế phụ nông nghiệp,
chất thải chăn nuôi, đệm lót sinh học, nước thải nuôi trồng thuỷ sản… quy
mô nhỏ, tự phát, các sản phẩm sinh học chưa đáp ứng được yêu cầu về
BVMT của địa phương. Công tác đầu tư, nghiên cứu, phát triển ứng dụng
CNSH trong BVMT chưa được chú trọng, vì vậy các sản phẩm sinh học
cũng chưa được chính quyền quản lý và kiểm soát. Theo đó, 1.000 chế
phẩm hiện đang lưu hành trên cả nước thì chỉ có 50 chế phẩm được Bộ
TN&MT cấp phép cho lưu hành dẫn đến chất lượng chế phẩm, hiệu quả
xử lý không cao, nhiều chế phẩm gây ra các ô nhiễm thứ cấp, độc hại đối
với môi trường.

III. Một số thành tựu của CNSH trong lĩnh vực y


dược
1. Tình hình phát triển CNSH trong y dược hiện nay
Trong năm 2019 các nhà khoa học đã đạt thành tựu mới là khả năng
phục hồi các tế bào não của lợn đã chết trong vài giờ khi được đặt trong
hệ thống BrainEx mở ra hy vọng cho nghiên cứu não người. Đặc biệt
trong tình hình đại dịch hiện nay, nhiều tổ chức quốc tế đang chạy đua với
thời gian để tạo ra một loại vaccine dựa trên đặc điểm di truyền của virus
SARS-COVID 2 bằng công nghệ gene.
Một số thành tựu nổi bật:

Trang 14
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

 CÔNG NGHỆ NANO (có đặc tính sinh học có thể dùng để hỗ trợ chẩn
đoán bệnh, dẫn truyền thuốc, tiêu diệt các tế bào ung thư…)

 Kháng thể đơn dòng ( monoclonal antibodies - mAbs) được sản


xuất in vitro để nhận ra những kháng nguyên đặc hiệu (Ags), chúng
được sử dụng để điều trị khối u chắc và u hệ tạo máu và các rối
loạn viêm. Các mAbs hiện đang được sử dụng trong lâm sàng bao
gồm: murine, thể khảm, từ người, hoàn toàn con người)
 Protein tái tổ hợp (Protein tái tổ hợp là những protein có bản chất tự
nhiên nhưng được sản xuất theo con đường “không truyền thống”
nhờ những tế bào tái tổ hợp. 4 hướng nghiên cứu chính của Nanogen
là: kháng thể đơn dòng tái tổ hợp, cytokines, hormones, thuốc hóa
trị và vaccine)
 Liệu pháp tế bào gốc (Thụ tinh nhân tạo,tăng sự hiểu biết về cơ chế
bệnh lý, tạo ra các tế bào khỏe mạnh để thay thế các tế bào bị bệnh,
Thử nghiệm độ an toàn và hiệu quả của thuốc mới.)
 Thuốc hóa trị
 Vaccine covid-19 (AstraZeneca, Gam-COVID-Vac (tên khác là
SPUTNIK V), Vero Cell, Comirnaty của Pfizer/BioNTech, Vaccine
Spikevax (Tên khác là Moderna), vắc-xin Janssen, vắc-xin Hayat-
Vax và vắc-xin Abdala)
 Liệu pháp gen ( là kỹ thuật sử dụng gen để ngăn ngừa và điều trị
bệnh bằng cách thay thế gen đột biến bằng gen gen khỏe mạnh, làm
bất hoại gen bị đột biến sai chức năng hoặc đưa 1 gen mới vào cơ
thể để chữa bệnh)
 Kỹ thuật chẩn đoán phân tử (là tập hợp các kỹ thuật được sử dụng
để phân tích các dấu hiệu sinh học trong bộ gen và proteome - mã di
truyền của từng cá nhân và cách các tế bào của chúng biểu hiện gen
của chúng như protein – bằng cách áp dụng sinh học phân tử vào xét
nghiệm y tế. Ứng dụng: chuẩn đoán nhanh và chính xác các bệnh
hiểm nghèo, ung thư...)
 Xét nghiệm sàng lọc (phát hiện các bệnh nhân mắc covid, sàng lọc
trước sinh)

Trang 15
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

 Công nghệ CRISPR (đang được thử nghiệm trên một số bệnh di
truyền gây ra bởi đột biến đơn gen, đơn giản bằng việc loại bỏ đoạn
gen mang đột biến gây bệnh và thay vào đó là đoạn gen khỏe mạnh.
Một số mặt bệnh đã được chọn lựa để thực hiện liệu pháp gen như:
hồng cầu hình liềm, tan máu bẩm sinh, teo cơ Duchene, máu khó
đông, ung thư và các bệnh lây nhiễm virus như HIV, viêm gan ...)
 Xét nghiệm tìm gen virus (phương pháp PCR) và xét nghiệm kháng
thể (thường sử dụng để xét nghiệm nhanh).
 Phương pháp PCR có độ chính xác cao vì phát hiện trực tiếp
gen của virus, nên tại thời điểm dương tính thì bệnh nhân chắc
chắn đang có virus SARS-CoV-2 trong người. Tuy nhiên,
phương pháp này đòi hỏi các khâu chuyên môn hóa cao, cần
có chuyên gia thực hiện với nhiều máy móc phức tạp, thời gian
cho kết quả lâu (vài giờ).
 Trong khi đó, phương pháp xét nghiệm nhanh tìm kháng thể
có thời gian ngắn, vận hành đơn giản, người làm xét nghiệm
không cần thiết phải được đào tạo chuyên biệt, không cần thiết
bị đặc biệt kèm theo. Tuy nhiên, phương pháp này có độ nhạy,
độ đặc hiệu thấp hơn nhiều so với phương pháp PCR, dễ nhầm
và bỏ sót.

2. Các sản phẩm thực tế


a) Vaccine:
Vaccine là một chế phẩm sinh học cung cấp khả năng miễn dịch thu
được chủ động đối với một bệnh truyền nhiễm cụ thể. Vaccine thường
chứa tác nhân giống vi sinh vật gây bệnh và thường được tạo ra từ các
dạng vi sinh vật, độc tố hoặc một trong các protein bề mặt của nó, mà đã
bị làm suy yếu hoặc bị giết chết.
 Các loại vaccine:

Trang 16
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

+ Vaccine thế hệ cũ: Một số vaccine Việt Nam đang sử dụng thuộc thế
hệ cũ như vaccine ho gà toàn tế bào, vaccine viêm não Nhật Bản từ não
chuột, vaccine bại liệt đường uống…
+ Vaccine ngừa covid được cấp phép tại Việt Nam:
1. AstrZeneca (Anh)
2. Gam-COVID-VAC ( viết tắt :SPUTNIK V) ( Nga)
3. Comirnaty của Pfizer/BioNTech Vero Cell ( Trung Quốc)
4. ( Mỹ- Đức)
5. Spikevax ( viết tắt :Moderna)
6. Janssen ( Bỉ)
7. Hayat-vax ( Trung Quốc)
8. Abdala ( Cuba)
Việc thay thế vaccine thế hệ cũ bằng vaccine thế hệ mới là khuyến cáo
nên thực hiện, tuy nhiên việc này phụ thuộc vào khả năng tài chính của
từng quốc gia. Nhưng về nguyên tắc, dù vaccine thế hệ cũ hay mới thì
vaccine đó vẫn phải đảm bảo an toàn, nếu vaccine có nguy cơ gây
phản ứng nặng cho trẻ thì chắc chắn không được chấp nhận sử dụng.

 Vaccine RNA: (Moderna và Pfizer-BioNTech)


Cơ chế tạo vaccine RNA:
 Vaccine mRNA là loại vaccine mới để bảo vệ chống lại các bệnh lây
nhiễm.
 Các vaccine mRNA dạy các tế bào của chúng ta cách tạo ra một
protein hay chỉ là một mảnh protein, kích hoạt phản ứng miễn dịch
bên trong cơ thế chúng ta
 Lợi ích của vaccine mRNA, giống như những vaccine khác là người
được tiêm chủng sẽ được bảo vệ mà không bao giờ phải chịu rủi ro
về những hậu quả nghiêm trọng do bị bệnh liên quan đến COVID-19.

Trang 17
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

 Vaccine tái tổ hợp: (AstraZeneca, Sputnik)


Cơ chế tạo vaccine tái tổ hợp:
 Trong tự nhiên, các virus bám vào tế bào và bơm vật chất di truyền
vào trong tế bào.
 Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã lợi dụng quá trình
này. Họ tìm cách lấy đoạn gen của virus vô hại hoặc giảm độc lực và chèn
thêm đoạn vật chất di truyền của vi sinh vật khác.Virus đóng vai trò vận
chuyển DNA tới các tế bào. Vắc xin tái tổ hợp bắt chước nhiễm trùng tự
nhiên và vì vậy làm tốt công việc kích thích hệ miễn dịch.Vi khuẩn giảm
độc lực cũng có thể được sử dụng làm vector, tuy nhiên không phổ biến
bằng cách sử dụng virus.
 Trong trường hợp này, vật chất di truyền chèn vào làm vi khuẩn
biểu lộ kháng nguyên của vi sinh vật khác trên bề mặt của chúng. Nhờ
vậy, vi khuẩn vô hại bắt chước vi sinh vật gây hại và kích thích đáp ứng
miễn dịch.
n

n
()
( x +a ) =∑ n x k an −k
k=0 k
 ©
Tác dụng của vaccine:
Giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Nhờ có vaccine mà
hàng triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Người được tiêm
chủng không bị mắc bệnh hay di chứng do bệnh dịch gây ra
1. Giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm
2. Phòng tránh xảy ra các biến chứng
3. Bảo vệ sớm trước các căn bệnh
 Các bước quá trình tạo ra vaccine
1. Tạo Kháng nguyên
2. Giảng phóng và phân lập kháng nguyên
3. Thanh lọc
4. Bổ sung các thành phần khác
5. Đóng gói
 Mức tiêu thụ:

Trang 18
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

Theo dữ liệu mới nhất, trong số 30,8 triệu liều vaccine AstraZeneca
được sử dụng tại Vương quốc Anh từ ngày 9 tháng 12 năm 2020 đến ngày
5 tháng 5 năm 2021, đã có hơn 260 trường hợp huyết khối, giảm tiểu cầu,
tương đương với 10,9 trường hợp trên một triệu liều.
Đến nay, COVAX Facility đã giao hơn 38 triệu liều vắc-xin từ ba
nhà sản xuất AstraZeneca, Pfizer-BioNTech và Viện huyết thanh Ấn Độ
(SII) tới 6 lục địa. Trong số hơn 100 nền kinh tế đã nhận được vắc-xin, 61
quốc gia nằm trong nhóm 92 nền kinh tế thu nhập thấp
Theo dự báo mới nhất về nguồn cung vắc-xin, COVAX Facility kỳ
vọng sẽ giao ít nhất 2 tỷ liều vắc-xin trong năm 2021.
b) Kháng sinh
Kháng sinh là thuốc tiêu diệt hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi
khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn. Kháng sinh có tác
dụng khác nhau trên từng loại vi khuẩn, một số kháng sinh có tác dụng
trên nhiều chủng vi khuẩn được gọi là kháng sinh phổ rộng, một số loại
khác tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định được gọi là phổ hẹp.
 Vai trò:
Kháng sinh dùng để điều trị các bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn, ví dụ
như: viêm xoang, nhiễm khuẩn răng, nhiễm khuẩn da mô mềm, viêm
màng não, nhiễm khuẩn đường nếu, nhiễm khuẩn hô hấp trên, nhiễm
khuẩn hô hấp dưới v.v
Các bệnh lý cảm, cảm cúm, ho, đau họng, viêm phế quảng thường
gây ra bởi virus, và trong trường hợp này, việc dùng thuốc kháng sinh sẽ
không có hiệu quả. Bác sĩ sẽ đánh giá và kê đơn cho bạn thuốc giảm triệu
chứng viêm hoặc thuốc kháng virus nếu cần.
 Tác dụng của thuốc kháng sinh:
Sau khi vào tế bào, kháng sinh được đưa tới đích tác động là các
thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào vi khuẩn và phát huy tác dụng: kìm

Trang 19
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

hãm sự sinh trưởng và phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt có hiệu
quả ở các vi khuẩn đang sinh trưởng và phát triển mạnh, bằng cách:
 Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn
 Gây rối loạn chức năng màng bào tương
 Ức chế sinh tổng hợp protein
 Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic
Như vậy, mỗi kháng sinh chỉ tác động lên một vị trí nhất định trong
thành phần cấu tạo, ảnh hưởng đến một khâu nhất định trong các phản
ứng sinh học khác nhau của tế bào vi khuẩn, dẫn đến ngừng trệ sinh
trưởng và phát triển của tế bào.
 Kháng sinh được tạo ra từ đâu:
Chất kháng sinh (antibiotic) được phát hiện và ứng dụng sớm nhất là
penicilin, vào những năm 40 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, thực tế, từ lâu con
người đã biết dùng nấm mốc (mold, milew) trên đậu phụ để đắp chữa các
vết thương nhỏ. Nhiều thế kỷ trước tại châu Âu, châu Mỹ, người ta đã biết
cách dùng bánh mỳ, ngô hay giày da cũ đã lên mốc để điều trị các vết lở
loét, lên mủ ở da. Theo quan điểm khoa học hiện nay thì thì móc meo trên
đậu phụ hay trên bánh mỳ thực tế có chứa chất kháng sinh.
Từ thập niên 60 của thế kỷ trước tới nay, nhiều công trình nghiên
cứu thuốc kháng sinh phát triển theo chiều sâu. Chloromycetin (pasaxin)
là loại thuốc kháng sinh đầu tiên dùng phương pháp tổng hợp hóa học bào
chế nên. Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, các công trình nghiên cứu bào
chế kháng sinh đã có nhiều bước tiến vượt bậc và đã đưa vào sử dụng loại
thuốc kháng sinh đa năng mới bằng phương pháp bán tổng hợp là
cephalosperin (cynnematin). Chỉ riêng mỗi loại này hiện cũng đã có hơn
30 chủng khác nhau. Hằng năm, số lượng các thuốc kháng sinh mới được
đưa ra thị trường lên đến hàng chục và tính đến nay số loại kháng sinh có
thể đến hàng ngàn. Ước tính đến nay, con người biết được khoảng 8000
loại kháng sinh, trong đó khoảng 100 loại được sử dụng trong y học.

Trang 20
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

 Các loại kháng sinh:


1. Kháng sinh nhóm Betalactam
2. Kháng sinh nhóm Aminoglycosid
3. Kháng sinh nhóm Macrolid
4. Kháng sinh nhóm Lincosamid
5. Kháng sinh nhóm Phenicol
6. Kháng sinh nhóm Cyclin
7. Kháng sinh nhóm Peptid
8. Kháng sinh nhóm Quinolon
 Tác dụng phụ của kháng sinh:
Kháng sinh thường có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa vì thuốc diệt cả
vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Tác dụng phụ hay gặp là nôn ói, tiêu
chảy, khó tiêu, đau bụng, v.v. Ngoài ra, một số kháng sinh có tác dụng
phụ trên các hệ cơ quan khác như thần kinh, tim mạch, hệ tạo máu, hệ tiết
niệu, đặc biệt trong trường hợp dùng thuốc quá liều cho phép.
c) Sản phẩm tế bào gốc
Tế bào gốc (stem cell) là các tế bào sinh học có khả năng biệt hoá
thành các tế bào khác, từ đó phân bào để tạo ra nhiều tế bào gốc hơn. Đây
là thuật ngữ dùng để chỉ các tế bào chưa biệt hoá đảm nhiệm chức năng,
vai trò cụ thể mà chúng vốn có "số phận" phải phát triển thành.Các nhà
khoa học quan tâm đến tế bào gốc vì chúng giúp giải thích một số chức
năng của cơ thể hoạt động như thế nào và tại sao đôi khi chúng trục trặc.

 Các loại tế bào gốc:


 Tế bào gốc phôi (thu nhận từ phôi giai đoạn tiềm làm tổ - Blastocyst)

 Tế bào gốc nhũ nhi (thu nhận từ nhau, mô cuống rốn, máu cuốn rốn,
dịch ối, màng lót dây rốn)

Trang 21
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

 Tế bào gốc trung mô MSC


 Tế bào gốc ung thư, được coi là nguồn gốc của khối u và chúng chỉ có
trong khối u ác tính

 Công dụng :
Các tế bào gốc đã được sử dụng để điều trị bệnh

Các bác sĩ đã thực hiện cấy ghép tế bào gốc, còn được gọi là cấy
ghép tủy xương. Trong cấy ghép tế bào gốc, các tế bào gốc thay thế các tế
bào bị tổn thương do hóa trị hoặc do bệnh hoặc là cách để hệ thống miễn
dịch của người hiến tặng chống lại một số loại bệnh ung thư và các bệnh
liên quan đến máu, như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, u nguyên bào thần
kinh và đa u tủy. Những ca cấy ghép này sử dụng tế bào gốc trưởng thành
hoặc máu cuống rốn.

Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm tế bào gốc trưởng thành để
điều trị các tình trạng khác, bao gồm một số bệnh thoái hóa như suy tim.

 Tế bào gốc đem lại hiệu quả gì đối với đa?

Công nghệ Tế Bào gốc hiện được ưa chuộng và ứng dụng rất nhiều
đối với điều trị các vấn đề về da. Phương pháp tế bào gốc được đánh giá
là hiệu quả cao, ít phản ứng phụ, không bị đào thải, và duy trì được tác
dụng đến 12 tháng.

Đối với ngành thẩm mỹ da liễu, tế bào gốc có tác dụng để làm trẻ
hóa da, tăng sinh collagen trong cải thiện các vết sẹo rỗ, nếp nhăn, giúp da
tươi sáng hơn. Những sản phẩm tế bào gốc thường được thoa hoặc tiêm
trực tiếp lên da.

Tế bào gốc khi đưa vào cơ thể có tác dụng chính là cung cấp các yếu
tố tăng trưởng để kích thích quá trình tăng sinh Collagen để tái tạo làn da
mới, cải thiện các vấn đề về da như nếp nhăn, lão hóa, sẹo rỗ,…

 Những sản phẩm của tế bào gốc trong thẩm mỹ:


Trang 22
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

T ế Bào Gốc Nhau Thai Cừu Carlmark Bio Nano Concentrated


Placenta Liquid : Tế bào gốc nhau thai cừu được chiết xuất từ
tinh chất nhau thai của những chú cừu khỏe mạnh hàng đầu
châu Úc.Sản phẩm được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ sinh học đổi
mới, bồi đắp linh hoạt các chất của tế bào Nhau thai cừu cũng như các
sinh tố, A, B, C, D & K và các khoáng chất canxi, magiê, sắt và đồng.

Tế Bào Gốc Truyền Trắng Nhau Thai Nhật Bản Curacen Human
Placenta Extract : Curacen được bào chế dưới dạng phân tử thấp. Chiết
xuất 100% từ nhau thai người tinh khiết, tăng khả năng hấp thụ và phát
huy hiệu quả tối ưu.

Viên Uống Nhau Thai Hươu Age No More: gồm chiết xuất tế bào
gốc Deer Placenta 200mg* (100:1) tương đương với 20,000mg Deer
Placenta tươi, Aloe Vera leaf (lô hội), Squalene, Borage Oil (dầu lưu ly),
Marine collagen, Evening Primrose Oil (dầu hoa anh thảo), Avocado Oil
(dầu bơ), Lycopersicon Esculentum và các vật liệu đóng gói.

 Mức tiêu thụ:

Ở các nước phương Tây, người ta chăn nuôi cừu rất nhiều. Từ ngày
xưa, họ đã biết nhau thai cừu có tác dụng làm đẹp và bồi bổ cơ thể. Việc
dùng nhau thai cừu được lưu truyền cho tới ngày nay, bởi vậy nên số
lượng bán ra trên thị trường cũng vô cũng lớn.
d) Đông trùng hạ thảo:
Đông trùng hạ thảo, theo cách hiểu dân gian nghĩa là mùa đông là
con trùng, mùa hạ là thân thảo.
Thực chất, đây là sự kết hợp kỳ diệu giữa côn trùng và thực vật. Bản
chất nó là một loại nấm có tên Ophiocordyceps Sinensis (thuộc nhóm nấm
Ascomycetes) nhưng sống ký sinh trên cơ thể của ấu trùng bướm thuộc
chi Thitarodes Viette. Thường gặp nhất vẫn là ấu trùng sâu của loài mang
tên Hepialus Armoricanus.
 Đông trùng hạ thảo có những chủng loại nào?
Trang 23
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

Xét về chủng loại sản phẩm, loài sâu vàng này có thể tồn tại ở dạng
nguyên con tươi, nguyên con khô, bột, viên hoặc nước uống…
Đông Trùng Hạ Thảo có nhiều loại, thế nhưng loại nào mới là chuẩn
thì vẫn còn rất mơ hồ. Thực tế trên thế giới có 507 loài trùng thảo, trong
đó chỉ có giống Cordyceps Sinensis được gọi là Đông Trùng Hạ Thảo,
còn lại chỉ là trùng thảo. Giống loài này chỉ có ở vùng Na Khúc Tây Tạng,
đây là nơi duy nhất đạt đủ điều kiện về địa lý, khí hậu và khoáng chất để
Đông Trùng Hạ Thảo sinh trưởng, phát triển.
 Loại nào được dùng cho sức khoẻ?
Đông trùng hạ thảo bột là một loại được quan tâm rất lớn nhờ dễ sử
dụng khi kết hợp với các món ăn,đây là loại đông trùng hạ thảo được rất
nhiều người lựa chọn.
Đông trùng hạ thảo nước là loại tinh chất của đông trùng hạ thảo
theo dạng nước giúp cơ thể hấp thụ nhanh hơn,dễ dàng hơn và hiện cũng
là một lựa chọn được yêu thích tại nhiều Quốc gia trên Thế giới.
CORDYCEPS MILITARIS
Có hình dạng nấm được nuôi cấy nhân tạo cũng từ nấm Militaris.
Chúng được chuyên gia khoa học công nhận rằng có các thành phần dược
tính tương tự như nấm Sinensis mọc ngoài tự nhiên.
Có thân cây màu vàng cam hơi ngả sang màu hồng, và phần đầu
nấm có hình dạng chùy.
 Công dụng:
 Có tác dụng tốt trong việc giúp kiểm soát các chứng bệnh liên quan
đến tiểu đường và điều tiết lượng đường trong máu;
 Hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh về hô hấp, phổi;
 Giúp ích rất nhiều trong việc điều trị các chứng bệnh về tim
mạch;Giúp làm giảm mỡ máu và hàm lượng cholesterol có trong
máu;

Trang 24
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

 Điều trị nhiều chứng bệnh liên quan đến gan;


 Giúp cải thiện nội tiết tố cho nữ và giảm quá trình lão hóa cho da;
 Giúp ngủ ngon, giảm stress;
 Cải thiện vấn để sinh lý cho nam giới và nữ giới;
 Hỗ trợ điều trị ung thư;
 Giúp tăng cường sức khỏe, đề kháng…
 Mức tiêu thụ:
Đông trùng hạ thảo nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của đông đảo
khách hàng trên cả nước. Trước sự đầu tư bài bản, chỉn chu về lựa chọn
chủng giống, quy trình nuôi cấy đạt chuẩn,đông trùng hạ thảo đã chiếm
được nhiều tình cảm của người dùng trong và ngoài nước. Trong đó,
không ít khách hàng quen thuộc là diễn viên, nghệ sĩ nổi tiếng. Sử dụng
trà đông trùng hạ thảo vừa bồi bổ cho sức khoẻ vừa giúp giữ tinh thần thư
giãn, thoải mái. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất, người tiêu dùng
nên sử dụng với liều lượng hợp lý để tránh gây các tác dụng phụ có hại
cho cơ thể
3. Những ý kiến về CNSH trong lĩnh vực y dược
Trong những năm qua, công nghệ sinh học nước ta đã có những tiến
bộ nhanh chóng. Việc xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực
cho công nghệ sinh học đã được quan tâm đầu tư. Trình độ nghiên cứu và
phát triển,công nghệ đã được nâng cao rõ rệt.
Việc ứng dụng công nghệ sinh học truyền thống trong sản xuất đã
trở nên phổ biến, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của
nông - lâm - thuỷ sản; sản xuất vắc-xin và một số chế phẩm phục vụ bảo
vệ sức khoẻ nhân dân và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy
nhiên, công nghệ sinh học hiện đại của Việt Nam vẫn đang ở tình trạng
lạc hậu so với một số nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới về
năng lực nghiên cứu và phát triển, về đầu tư, hợp tác và hội nhập quốc tế,
tiếp cận và trao đổi thông tinm các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí

Trang 25
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

tuệ và chuyển giao công nghệ, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng
của phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao mức sống.
Trong lĩnh vực y dược, công nghệ sinh học có nhiệm vụ góp phần
giảm nhập khẩu, từng bước tự túc các nguyên liệu làm thuốc và bảo đảm
sản xuất cung cấp đủ các vắc-xin thiết yếu và một số loại thuốc phục vụ
phòng và chữa bệnh.
Ở Việt Nam, ngay từ đầu những năm 1990 cho đến nay, CNSH
được xem là một trong bốn hướng công nghệ cần ưu tiên phát triển phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Biotechnology and its applications in medicine, pharma, and related
industries representone of the most influential developments and pose one
of the greatest challenges of the 21stcentury, both with respect to its
political, societal, and ethical implications and in the searchfor the
fulfillment of its promises for health.Biotechnology is stepping beyond
previously insurmountable boundaries in understandingand manipulating
life, in the efforts to understand biology, to eradicate disease, to
maintainhealth and vigor, and to endow humans and life forms with
desired properties (Công nghệ sinh học và các ứng dụng của nó trong y
học, dược phẩm và các ngành công nghiệp liên quan đại diện cho
những phát triển có ảnh hưởng nhất và đặt ra một trong những thách
thức lớn nhất của thế kỷ 21, cả về tác động chính trị, xã hội và đạo
đức cũng như tìm kiếm thực hiện các lời hứa của nó đối với sức
khỏe).
are being made in the engineering of replication-competent
Rapid advances
viruses to treat cancer. The predicted replication selectivity has not been
realized because of incomplete knowledge of the complex virus–cell
interactions and the leakiness of cellular promoters in the viral genome.
Cellular and viral functions that confer greater oncolytic potency are also
being elucidated. Ultimately, the interplay of the virus with the immune
system will likely dictate the success of this approach as a cancer therapy
(Những tiến bộ nhanh chóng đang được thực hiện trong kỹ thuật tạo
Trang 26
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

ra các vi rút có khả năng nhân bản để điều trị ung thư. Tính chọn lọc
sao chép dự đoán đã không được thực hiện vì kiến thức chưa đầy đủ
về các tương tác phức tạp giữa virus và tế bào và sự rò rỉ của các chất
xúc tiến tế bào trong bộ gen virus. Các chức năng tế bào và virus
mang lại hiệu lực oncolytic lớn hơn cũng đang được làm sáng tỏ. Cuối
cùng, sự tương tác của vi rút với hệ thống miễn dịch có thể sẽ quyết
định sự thành công của phương pháp này như một liệu pháp điều trị
ung thư)
 Trích nguồn từ:
 ThS. Phạm Lê Bửu Trúc, Động vật chuyển gen, trang 3-32
 Dr. Heinrich Klefenz, Industrial Pharmaceutical
Biotechnology, Germany, 2002, trang 4, 94.

Trang 27
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược

Trang 28

You might also like