You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ

Tiểu luận

Môn: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Đề tài

VẤN ĐỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM

Giảng viên bộ môn: TS. Lê Việt Hưng


Mã lớp học phần : 22C1MAN50202104
Họ và tên sinh viên :
Lương Quốc Bảo - 31201023633
Nguyễn Hoàng Nguyên – 31201021224
Võ Thanh Thảo - 31201021413
Lớp : ADC03

Thành phố Hồ Chí Minh, 2022


LỜI MỞ ĐẦU
An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn
đang trở thành quyền cơ bản với mỗi con người. thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc
cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực
phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí
cho chăm sóc sức khỏe. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp , thường xuyên đến
sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du
lịch và an toàn xã hội. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy
phát triển khinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế.

Vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới nói chung và của nước ta nói riêng đang tạo nhiều lo
lắng cho người dân. Thực chất nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hóa chất cấm
dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm. Việc sản xuất sản phẩm kém chất
lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường,… đang gây ảnh hưởng
xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm tại một số bếp ăn tập thể, nhiều
thông tin liên tục về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm ở một số nước trên thế giới, cộng
thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số địa phương trong nước càng làm
bùng lên sự lo âu của mỗi người chúng ta.

HIỆN TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở VIỆT


NAM HIỆN NAY
1. Tình hình chung:

Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm luôn giữ vị trí vô cùng quan trọng trong sự
nghiệp bảo vệ sức khỏe con người nhằm góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển
nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội
và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ trong công tác bảo vệ, bảo quản và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện
pháp về quản lý, giáo dục như: ban hành luật, điều lệ, thanh tra, giám sát vệ sinh an toàn thực
phẩm, truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng,...
nhưng các bệnh do sử dụng phải thực phẩm kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn
ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.

2. Tích cực
Trồng trọt: Hiện nay mô hình nuôi trồng thực phẩm sạch đang ngày càng mở rộng và phát
triển.
• Mô hình trồng rau sạch treo tường

Nếu diện tích trồng rau của bạn khá hạn hẹp và chỉ trống các khoảng trên tường, bạn nên tận
dụng không gian này và thực hiện mô hình trồng rau sạch treo tường.

o Nguyên liệu: Bạn có thể chọn các lon sữa hoặc lon nước không dùng tới,

tận dụng để trồng rau xanh.


o Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn đổ đất sạch đóng túi chuyên phục

việc trồng rau trong nhà và gieo hạt giống như hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Bạn cũng nên
sử dụng phân hữu cơ với tỉ lệ từ 10 - 30% khi trồng rau trong nhà là được. Với mô hình này,
bạn xây thêm bệ đựng nước phía dưới hàng rau để khi tưới nước, nước sẽ chảy xuống bệ và
không tràn ra nhà hoặc sân. Thông thường, mô hình này thường áp
dụng ở lan can, sân thượng hoặc khoảng sân trước nhà.
• Mô hình trồng rau trong nhà lưới
Diện tích đất trồng trong nhà bạn rộng hơn chút hoặc bạn có khu vườn nhỏ, bạn có thể áp
dụng mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới. Đây là loại nhà lưới kín được phủ bằng lưới từ
trên mái, xung quanh và có cửa ra ngoài. Mục đích nhà lưới kín để che chắn và ngăn ngừa côn
trùng.

• Mô hình trồng rau mầm

Rau mầm là loại rau dễ trồng và sinh trưởng, thu hoạch nhanh nhất. Thời gian chăm sóc cũng
không tốn nhiều, thích hợp với không gian hẹp và có thể trồng ngay trong phòng khách, sân
thượng, mảnh nhỏ trong sân.

• Mô hình trồng rau bằng thùng xốp

Ưu điểm của mô hình này là thùng xốp nhẹ, dễ di chuyển, tính giữ nhiệt cao và đạt
hiệu quả cao khi trồng. Cách trồng rau bằng thùng xốp cũng khá đơn giản.
Chăn nuôi: Hiện nay, người dân cả nước đang áp dung nhiều kỹ thuật tiên tiến để đem lại thị
sạch trong nhiều loại trang trại nuôi gia cầm gia xúc. Điển hình trong việc nuôi lợn thị sạch:

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt sạch bằng men ủ vi sinh trên nền đệm lót sinh
học đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh có thể
xảy ra cho người và vật nuôi.

Trước đây, “chợ thực phẩm tươi sống” là một cụm từ còn xa lạ đối với cả tiểu thương lẫn
người tiêu dùng. Tuy nhiên, sau khi Ban Quản lý Dự án LIFSAP Nghệ An nâng cấp cải tạo,
xây mới nhiều khu bán thực phẩm tươi sống, thì đây là điểm đến an toàn khi người dân có nhu
cầu sử dụng các loại thực phẩm tươi sống. Đến với các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh
những năm gần đây, điều khiến không ít người tiêu dùng bất ngờ bởi nhiều khu bán thực
phẩm tươi sống đã được xây dựng khang trang, hợp vệ sinh…

3. Tiêu cực
Theo thống kê của cục trong giai đoạn 2010-2014, toàn quốc ghi nhận 859 vụ ngộ độc thực
phẩm với hơn 27 nghìn người bị ảnh hưởng, trong đó có gần 22 nghìn trường hợp phải nhập
viện và 186 người tử vong. Như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ với gần 7 nghìn
người trúng độc và 37 người chết.
Liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm tại trường học, cục cũng cho biết, từ năm 2010-2015,
cả nước đã có trên 38 vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học khiến trên 1.400
người phải nhập viện. Rất may không có ca tử vong. Trung bình mỗi năm có trên 6 vụ ngộ
độc thực phẩm tại trường học.
Thực tế những năm gần đây cho thấy, chúng ta đã và đang phải đối mặt với những vấn đề liên
quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm như dịch tiêu chảy cấp, dịch cúm gia cầm, dịch heo tai
xanh, sản phẩm nước tương, dầu hào có hàm lượng 3-MCPD vượt quá mức quy định, rồi đến
vấn đề melamin trong sữa, nước uống đóng chai nhiễm vi sinh vật, thực phẩm biến chất, thực
phẩm nhiểm hoá chất độc như hàn the trong chả lụa, muối diêm trong pa tê, xúc xích, phẩm
màu công nghiệp trong chế biến để có màu sáng đẹp, chất tẩy trắng trong bún, dư lượng
kháng sinh, chất tăng trưởng, hoá chất bảo vệ thực vật trong trái cây, rau quả… làm cho hàng
trăm người chết và hàng ngàn người phải vào bệnh viện do ngộ độc thực phẩm.
Có thể nói, thời gian qua tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta diễn biến rất phức tạp.
Rất nhiều loại thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, không an toàn đã và vẫn đang được lưu
hành trên thị trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng như sữa nhiễm
melamine, rượu chứa nhiều methanol, ô mai, xí muội nhiễm chì (Pb), thịt đông lạnh nhập
khẩu không rõ nguồn gốc, nhiễm vi sinh vật và có nhiều tạp chất, hết hạn sử dụng vẫn tiêu thụ
trên thị trường; việc giết mổ và chế biến các loại gia súc, gia cầm không bảo đảm điều kiện vệ
sinh; việc sử dụng hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất chế biến thực phẩm, tình
trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh trong nông nghiệp không đúng quy
định còn khá phổ biến.
Cụ thể trong năm 2015, toàn quốc ghi nhận 179 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.552 người mắc,
23 trường hợp tử vong; Trong 6 tháng đầu năm, toàn quốc có 68 vụ ngộ độc thực phẩm với
2.080 người mắc. Tính trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 150200 vụ ngộ độc thực
phẩm với 5.000-7.000 người là nạn nhân.
Trong quý I/2016, toàn quốc ghi nhận 25 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) với 969 người mắc,
669 người đi viện và 2 trường hợp tử vong. So với năm 2015, số vụ giảm 6 vụ (19,4%), số
mắc giảm 106 người (9,9%), số đi viện giảm 303 người (31,2%) và số tử vong giảm 7 người
(77,8%).
Số liệu thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy: Trong ba tháng đầu năm
2016, cả nước ghi nhận 25 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP), với 969 trường hợp mắc, trong đó
có 669 trường hợp nhập viện và hai trường hợp tử vong. So với năm 2015, số vụ NĐTP giảm
sáu vụ (19,4%), số mắc giảm 106 trường hợp (9,9%), số người nhập viện giảm 303 trường
hợp (31,2%) và số tử vong giảm bảy trường hợp (77,8%). Nguyên nhân dẫn đến các vụ NĐTP
chủ yếu do vi sinh vật (36%), do độc tố tự nhiên (12%), do hóa chất (4%) và còn lại chưa xác
định được nguyên nhân (48%). Đối với hai trường hợp tử vong, nguyên nhân được xác định
do độc tố tự nhiên trong cóc và ốc biển lạ.
Trưa 8/3/2017, tại nhà ăn của Công ty TNHH May mặc Ecotank (đóng tại xã Nhị Quý, Thị xã
Cai Lậy, Tiền Giang) đã xảy ra một vụ ngộ độc tập thể khiến 61 công nhân phải nhập viện cấp
cứu, 51 công nhân may mặc phải nằm viện điều trị ngộ độc thực phẩm.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Trịnh Phong Danh, Phó chi cục trưởng Chi cục
An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Tiền Giang) cho biết, vụ ngộ độc đã làm 61 người nhập
viện cấp cứu với các triệu chứng lâm sàng nhức đầu, khó thở, đau gối, sau khi khám số người
có triệu chứng ngộ độc phải nhập viện điều trị là 51 người.
Cũng theo ông Danh, chiều nay Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã lấy các mẫu thức ăn
trong bữa cơm trưa của công nhân như đậu đũa xào, gà xào xả, cơm, canh… gửi sang trung
tâm y tế dự phòng để tìm nguyên nhân vụ ngộ độc. Dự tính khoảng 1 tuần sẽ có kết quả.
Hiện sức khỏe của 51 công nhân đã ổn định, không có trường hợp nguy hiểm đe dọa đến tính
mạng.
NGUYÊN NHÂN

1. Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật ( nguyên nhân chủ yếu)
Vi sinh vật hiện diện ở khắp nơi xung quanh chúng ta, chúng tác động rất nhiều đến cuộc sống
của con người nhưng đa phần chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Sự hiện diện
của vi sinh vật trong thực phẩm có ảnh hưởng theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Trong lĩnh
vực thực phẩm vi sinh vật làm biến đổi tính chất hóa lý của thực phẩm làm gia tăng hương vị,
tính đa dạng cho sản phẩm,… Tuy nhiên nhiều vi sinh vật gây bênh có thể nhiễm vào thực
phẩm nếu không được kiểm soát chặc chẻ, khi đó chúng sẽ gây ra những tình trạng ngộ độc
mãn tính hay cấp tính cho con người
Các ví dụ điển hình:

• Coliform phân: nhiễm nước hoặc thực phẩm nhiễm phân, nhiễm vào cá, rau, thịt,
nước, tạo độc tố, gây tiêu chảy, ức chế hấp thu đường, acid amin ở ruột non, gây sốt
cao có thể gây tử vong (bệnh lị trực khuẩn).
• Yersinia: nhiễm vào thực phẳm: thịt, cá, sữa, phomat, khi mới nhiễm: nôn mửa,tiêu
chảy. Khi để lâu: đông máu, nổi hạch, hạ huyết áp, người trở nên đừ đừ, suy thận, suy
tim.
• Vibrio cholerae: thường có mặt ở hải sản, có khả năng gây bệnh tả lị, nhiễm trùng
máu.
2. Ngộ độc thực phẩm do nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm chứa độc tố
Nguyên liệu chủ yếu cho chế biến thực phẩm là thực vật và động vật. Nhiều trường hợp thực
vật và động vật được sử dụng trực tiếp không cần qua chế biến. Môt số trong đó chứa chất độ.
Các chất độc đó có thể bị phá hủy trong quá trình chế biến, có thể tồn tại sau quá trình chế
biến. Khi đó chúng sẽ gây ngộ độc cho người tiêu dùng.
Một số loại thực phẩm chứa độc tố:

• Chất độc từ nấm

Trên thực tế, có rất nhiều loại nấm: có loại nấm lành và có loại độc, ai không may ăn phải
nấm độc sẽ phải học bài học cuối cùng. Nấm độc thường có ở rừng bắt đầu vào mùa mưa hoặc
nấm dại mọc ở ven đường. Nấm độc được chia làm 2 nhóm: nấm xuất hiện triệu chứng ngộ
độc sớm trước 6h sau khi ăn, điển hình là nấm amanita muscaria, anipantherina, nấm đỏ hay
nấm mặt trời.
Người bị ngộ độc có triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co giật cơ, đau cơ, ảo giác…
thường không gây tử vong. Nhóm nấm độc lực cao, gây tử vong cao, điển hình là nấm
amanita phalloides, A. ocreata, A. verna… Người bị ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện
muộn sau khi ăn nấm từ 6-24h hoặc 48h sau với các biều hiện buồn nôn, nôn, cơn đau quặn
bụng, tiêu chảy, tiểu ít, nước tiểu vàng thẫm, vàng mắt, suy gan và suy thận cấp.

Nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.Vì vậy, bạn chỉ nên
mua và ăn những loại nấm mà bạn biết chắc chắn là ăn được. Không bao giờ bạn mua hay ăn
nấm lạ để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình.

• Sữa tươi chưa tiệt trùng

Sữa tươi chưa tiệt trùng hay còn gọi là sữa nguyên liệu (raw milk) là loại sữa chưa được tiệt
trùng từ những động vật họ móng có vú như bò, cừu hoặc dê. FDA cho biết sữa nguyên liệu
chưa tiệt trùng có thể chứa rất nhiều mầm bệnh khác nhau, bao gồm các vi khuẩn Salmonella,
E.coli, Listeria, Campylobacter và Brucella, chúng là nguyên nhân gây bệnh thậm chí có thể
gây chết người.
Những triệu chứng bệnh gây ra bởi những loại vi khuẩn khác nhau thường có ở trong sữa
nguyên liệu chưa tiệt trùng bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, sốt, đau
đầu và đau nhức toàn thân.

• Độc tố từ mật cá

Mật cá trắm với lời đồn truyền miệng rằng uống sống sẽ tăng cường sức khỏe, thế là có người
uống. Khỏe đâu chưa thấy nhưng người uống có thể phải đưa đi cấp cứu. Trong mật cá có
chất alcol steroid là 5 a-cyprinol, chất này sau khi vào dạ dày, được hấp thu vào máu đi tới
gan, thận gây ra suy gan và suy thận cấp.
Triệu chứng xuất hiện 1-2h sau khi uống mật cá: người bệnh thấy khó chịu, đau bụng, buồn
nôn hoặc tiêu chảy, 1 ngày sau thấy đái ít dần rồi vô niệu, có thể phù hai chân, đau đầu, tăng
huyết áp, vàng da nhẹ, dần tới suy thận, suy gan và có thể tử vong nếu không đi cấp cứu kịp
thời tại bệnh viện để lọc máu. Tuyệt đối không uống mật cá trắm tránh gây ra những hậu quả
khôn lường.
3. Ngộ độc thực phẩm do chế biến và bảo quản thực phẩm

Có 2 nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thay đổi chất lượng thực phẩm trong quá trình chế biến
và bảo quản thực phẩm: do sự chuyển hóa của vi sinh vật, do sự chuyển hóa hóa học xảy ra
không do các quá trình vi sinh vật.
• Ngộ độc thực phẩm do chế biến o Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá
trình thu hái lương thực,
rau, quả không theo đúng quy định.
o Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực

phẩm.
o Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín. o Dùng khăn bẩn để
lau dụng cụ ăn uống.
o Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không rửa tay trước
khi chế biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em. o Người chế biến thực
phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau
bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da. o Rửa thực phẩm, dụng
cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn. o Nấu thực phẩm chưa chín hoặc
không đun lại trước khi ăn.
• Quá trình bảo quản không tốt

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu gây ung thư.

Gần đây, trên những trang mạng đưa tin về câu chuyện của một phụ nữ người Đài Loan bị ung
thư dạ dày do thường xuyên ăn thức ăn để trong tủ lạnh trong suốt
mười năm.

Theo đó, một năm sau khi phát hiện bệnh, người phụ nữ bị giảm cân rất nhanh, từ 60kg xuống
còn 28kg. Trải qua tám đợt hóa trị và phẫu thuật cắt bỏ dạ dày nhưng
bệnh tình vẫn không được kiểm soát và bệnh nhân này đã tử vong.

Nguyên nhân được đề cập là do thức ăn để lâu ngày trong tủ lạnh đã sinh ra nitrit và khi hấp
thụ chất này lâu ngày sẽ gây ra bệnh ung thư.
Nhiều người cứ tưởng thức ăn để trong tủ lạnh là an toàn nhưng không phải, vì ở nhiệt độ của
tủ lạnh, vi sinh vật chỉ bị ức chế (hoạt động chậm) chứ không chết, thức ăn thực chất vẫn bị
phân hủy nhưng với tốc độ chậm hơn so với môi trường bên ngoài. Nếu để thức ăn trong tủ
lạnh quá lâu vẫn có thể gây ra nguy cơ ngộ độc, về lâu dài có thể gây ra các ảnh hưởng khác
đối với sức khỏe người sử dụng.
4. Ngộ độc thực phẩm do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật

Ngày càng có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học được sử dụng trong nông
nghiệp. Các loại thuốc hóa học thường có hai tác động trái ngược:

• Thuốc tác động lên sâu bệnh

• Thuốc tác động xấu đến môi trường. Nếu khả năng phân hủy của chúng trong
thiên nhiên chậm thì tác động xấu của chúng đến môi trường càng tăng. Nếu dư lượng của
chúng trong thực phẩm vẫn còn thì khi con người sử dụng sẽ có ảnh hường không tốt tùy vào
mức độ mà có thể gây ngộ độc cấp tính hay mãn tính.

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC

THỰC PHẨM
1. Về phía người tiêu dùng

Ở các nước đang phát triển họ rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng
lương thực thực phẩm, do đó tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như nhà quản lý.
Người tiêu dùng Việt Nam chắc chắn sẽ có yêu cầu bức xúc về chất lượng hàng hóa. Tuy
nhiên do cuộc sống nói chung cũng còn không ít khó khăn cho nên yêu cầu về chất lượng vẫn
chưa đủ mạnh để có thể tạo sức ép hữu hiệu trên sản xuất cũng như trên quản lý.
Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú ở chợ,
siêu thị, tuy nhiên cần quan tâm đến:

• Thương hiệu

• Thời hạn sử dụng

• Chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn hàng.

2. Về phía nhà sản xuất

Đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ những quy định về
chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng trong
nước . Do đó, nhìn chung chất lượng nông thủy sản , thực phẩm hầu hết đạt yêu cầu. Đối với
việc sản xuất trong nước cho người tiêu dùng trong nước, sự dám sát về mặt nhà nước ít khắc
khe hơn, người sản xuất tự công bố chất lượng mặt hàng,cho nên đạo đức trong sản
xuất ,phương châm về sự an toàn cho người tiêu dùng đóng vai trò chủ đạo trong quyết định
chất lượng hàng hóa. Thực chất,không ít nhà sản
xuất chăm chút quá nhiều đến lợi ích riêng của mình,chẳng cần đến hậu quả ra sao.

Vì vậy đảm bảo VSATTP nhà sản xuất cần:

• Tuân thủ về các quy định VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng
theo tiêu chuẩn chất lượng đa số công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn.
• Không được sử dụng chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hóa
chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng.
• Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra các sản
phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu
dùng.
Về phía nhà sản xuất

Mặc dù đã có pháp lệnh về thú y, pháp lệnh về VSATTP, luật về thủy sản, pháp lệnh về chất
lượng hàng hóa,luật về chất lượng hàng hóa.việc quản lý nhà nước vẫn còn chồng chéo , khó
qui trách nhiệm, làm giảm hiệu năng quản lý. Đặc biệt trong lĩnh vực VSATTP đang là vấn đề
nóng bỏng , việc tổ chức thanh tra VSATTP gần như không có tác dụng đáng kể ở phường xã
vì lực lượng quá mỏng. Một đặc điểm ở đây là cứ Bộ nào được giao quản lý ngành là có xu
hướng phải thành lập phòng kiểm nghiệm riêng,vừa tốn kém,vừa khó có đủ kinh phí để trang
bị thật hoàn chỉnh,đáp ứng nhu cầu kiểm nghiệm sẽ rất đa dạng và khắc nghiệt trong thời gian
tới.
Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa vẫn còn gặp nhiều hạn chế do số phòng thử nghiệm có
trình độ và kinh nghiệm còn ít và việc mở rộng hoạt động kiểm nghiệm đánh gái, chứng nhận
chất lượng săn phẩm hàng hóa cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chưa thật phổ biến.

KẾT LUẬN

Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là cụm từ khá quen thuộc với nhiều người, nhưng để hiểu
và thực hiện tốt công tác này thì không phải ai cũng làm được. Do vậy, để giải quyết vấn đề
này đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cả nước nói chung hiện là vấn đề hết sức phức tạp, trên
nhiều phương diện, từ người sản xuất, kinh doanh đến người tiêu dùng. Nhiều nông dân sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi dẫn đến tồn dư hóa chất trong nông sản còn cao. Trong
giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, dịch vụ thức ăn đường
phố... nhiều nơi còn mất vệ sinh. Rồi thói quen ăn uống, sử dụng thực
phẩm không bảo đảm vệ sinh của người dân cũng là điều đáng lo ngại...

Thói quen để mất vệ sinh trong ăn uống vẫn là thói quen cố hữu của nhiều người. Việc sử
dụng thực phẩm không xử lý qua nhiệt dẫn đến nguy cơ rất cao của nhiều loại bệnh dịch, biểu
hiện rõ nhất là bệnh tiêu chảy. Trong khi chưa kiểm soát được các loại bệnh dịch và người dân
vẫn có thói quen ăn uống mất vệ sinh thì dịch bệnh phát sinh, lây lan là điều khó tránh khỏi.
Thực tế đó nói lên rằng, nguyên nhân của những vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm không
chỉ là do ý thức và nhận thức của những người sản xuất, kinh doanh mặt hàng này mà còn do
nhận thức không đầy đủ, chủ quan của người tiêu dùng.
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngành Y tế đã coi trọng thực hiện giải pháp cấp bách
bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhóm giải pháp được ưu tiên hàng đầu là thông tin, tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực
phẩm. Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ chất lượng cuộc sống của chính mình.

You might also like