You are on page 1of 5

THỰC PHẨM BẨN

Chưa bao giờ cụm từ thực phẩm bẩn được đề cập nhiều như hiện nay. Hằng ngày
nguồn thực phẩm bẩn chỗ nọ, chỗ kia được phát giác, chúng được bày bán tràn
lan trên thị trường, âm thầm len lỏi vào nhiều quán ăn và bữa cơm gia đình mà
người tiêu dùng khó có thể kiểm soát được. Đây chính là mối nguy hại sức khỏe
đáng báo động thực phẩm bẩn là cụm từ quen miệng của nhiều người và thường
được dùng nhiều trên các phương tiện truyền thông hiện nay tuy nhiên để hiểu
một cách đúng đắn và toàn diện thì không phải ai cũng rõ.

Theo TS. BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, thực
phẩm bẩn là khái niệm chung dùng để chỉ những loại thực phẩm chứa chất độc
hại đối với sức khỏe người sử dụng.thực phẩm bẩn đến từ nhiều nguồn trong đó
có một số nguồn cơ bản như:

 một phần lớn đến từ khâu trồng trọt, chăn nuôi


o do việc lạm dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay những hóa
chất chứa acid gibberellic (GA3) để tăng năng suất trồng trọt, có khả
năng kích thích quá trình phân chia, giãn nở tế bào và dẫn đến sự
hình thành khối u ác tính.
o Thực phẩm được phù phép bằng các hóa chất phẩm màu, chất phụ
gia để thực phẩm trở nên tươi ngon và trông đẹp mắt như nitrat
(giúp giữ được màu hồng đẹp mắt của thịt) hay hydrogen peroxide
interox ST50 (hóa chất dùng để ngâm cá, mực khô),....
 và một phần khiến thực phẩm trở nên bẩn là do chế biến và bảo quản chưa
đúng cách của người nội trợ làm lây nhiễm, phát sinh chất bẩn trong thực
phẩm
o khi sơ chế, chế biến sản phẩm không hợp vệ sinh hoặc cách bảo
quản không đạt tiêu chuẩn, thức ăn con người tiêu thụ vào sẽ rất dễ
bị các loài côn trùng như ruồi, nhặng, muỗi,...bám lên, dẫn đến sự ký
sinh trong thực phẩm của vi khuẩn, virus cũng như những vi sinh vật
khác và từ đó gây bệnh cho người ăn phải.
 Hoặc do thói quen ăn uống, chế biến thực phẩm không đúng cách như: Sử
dụng thực phẩm lên men, chế biến sẵn trong thời gian dài:
o Việc sử dụng các loại thực phẩm muối, thực phẩm lên men hay
những loại thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản như thịt hun khói,
xúc xích, xì dầu… có thể gây nên bệnh tim hay thậm chí là ung thư
trực tràng.
o Hay Cho hộp nhựa vào lò vi sóng: Khi cho cả hộp nhựa chứa thức ăn
vào lò vi sóng, hộp nhựa có thể chảy ra và phthalates (chất hóa học
có công dụng làm hộp nhựa được dẻo và bền hơn) sẽ ngấm vào thức
ăn, gây rối loạn nội tiết tố, rối loạn hormone và căn bệnh ung thư
nguy hiểm.
o Và một thói quen gây hại nữa là Chế biến thức ăn với nhiệt độ quá
cao: Khi cá hay các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt gà, thịt heo được chế
biến dưới nhiệt độ cao, hợp chất amin dị vòng (HCAs) và
hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) sẽ được sản sinh, từ đó gây đột
biến gen và ung thư trực tràng.

Theo số liệu thống kê, tỉ lệ ung thư ở việt nam ngày càng tăng cao trong đó
nguyên nhân từ nguồn thực phẩm bẩn chiếm đến 35%, ngoài ra tình trạng ngộ
độc thực phẩm hằng năm cũng tăng cao và tỉ lệ tử vong cũng khồng nhỏ những
hậu quả của thực phẩm bẩn mang lại: ngộ độc cấp tính, ngộ độc thức ăn

Việc sử dụng các thực phẩm bẩn có dư thừa thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân
bón hóa học, hóa chất bảo quản có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe của người
dùng như đau bụng , tiêu chảy ói mửa, rối loạn đường ruột thậm chí đi tiêu ra
máu, người mệt mỏi, đau nhức, hôn mê. Thời gian hồi phục thường từ 2 ngày
đến một tháng tùy thuộc vào mức độ nhiễm độc nặng nhẹ, ngộ độc mãn tính. Sử
dụng các thực phẩm bẩn ngoài gây nên tình trạng ngộ độc cấp tính còn ảnh
hưởng đến sức khỏe lâu dài về sau. Những loại hóa chất: thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ, kháng sinh tồn dư trong thực phẩm tuy không gây cơn ngộ độc cấp nhưng sẽ
ngấm từ từ vào từng tế bào của cơ thể, sự tích tụ lâu ngày sẽ trở thành tác nhân
gây bệnh khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần như một số bệnh về đường tiêu hóa,
đại tràng thậm chí những chất độc hại có trong thực phẩm còn là tác nhân nguy
hại gây dị tật phôi nhi, ung thư.. tử vong là hậu quả xấu nhất khi sử dụng thực
phẩm bẩn gây ngộ độc cấp nặng mà không được cứu chữa kịp thời hoặc có thể là
do quá trinh nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài gây nên bệnh hiểm nghèo nguy hiểm khó
cứu chữa như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.

Đặc biệt, theo thống kê được công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế Việt
Nam, căn bệnh ung thư đại trực tràng do thực phẩm bẩn gây ra hiện chỉ đứng thứ
5 sau ung thư phổi, dạ dày, gan và ung thư vú và vẫn số lượng ca bệnh vẫn đang
ngày càng tăng.

 Trong thời gian gần đây, đã liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm với
nhiều mức độ khác nhau. Như vụ án diễn ra vào tối ngày 7/12, Bệnh viện
Đa khoa huyện Mộc Châu (Sơn La) cùng lúc tiếp nhận 40 học sinh vào viện
với biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn sau khi ăn tối tại một nhà hàng. Các
bệnh nhân này đều là học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Mộc Lỵ, huyện Mộc
Châu.Sau khi nhập viện, qua đánh giá ban đầu, các trường hợp được chẩn
đoán theo dõi nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn. Các bác sĩ đã truyền dịch
chống độc, giảm co cho những bệnh nhi này. Một trong số các học sinh cho
biết đã cùng các bạn ăn canh, ăn đùi gà, ăn sườn, ăn ngô, sau khi ăn thì bị
đau bụng buồn nôn. Trước đó tại Tây Ninh, Tiền Giang cũng đã xảy ra một
số trường hợp trẻ bị ngộ độc khi ăn sáng quanh khu vực nhà trường. Rất
may các cháu đều ổn định sau đó, 37 cháu đã ra viện trong đêm qua, đến
sáng 8/12, những học sinh khác đều cũng được ra viện sau khi bác sĩ thăm
khám ổn định.
 Và, hẳn chúng ta đều chưa thể nào quên vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra đối
với 665 người ở Trường Ischool Nha Trang, trong đó có 389 người nhập
viện điều trị, 1 học sinh tử vong. Những người bị ngộ độc đều có ăn bữa ăn
trưa tại trường vào ngày 17/11, trong khoảng thời gian từ 10 giờ 30 phút
đến 12 giờ 30 phút. Khoảng 7h30 - 8h sáng 17/11, mở thùng nguyên liệu
thấy cánh gà chưa rã đông, nhân viên bếp ngâm trực tiếp thực phẩm trong
thau nước để rã đông, sau đó luộc sơ rồi chiên. Việc thực phẩm chưa rã
đông hoàn toàn, nấu chưa chín kỹ, nguồn nguyên liệu không đảm bảo cũng
là điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật trong thức ăn phát triển gây nhiễm
khuẩn thức ăn. Trước đó, kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm lấy từ Trường
ISchool Nha Trang của Viện Pasteur Nha Trang cũng đã phát hiện vi khuẩn
Salmonella spp; vi khuẩn Bacillus cereus; vi khuẩn Escherichia coli trong
mẫu cánh gà chiên. Đồng thời vi khuẩn Bacillus cereus cũng được phát hiện
trong mẫu nước mắm. Chủng Bacillus cereus có trong cánh gà và nước
mắm là chủng sinh độc tố lý giải hồng cầu và độc tố ruột không lý giải hồng
cầu.

Dường như thực phẩm bẩn đã trở thành vấn nạn nhức nhối năm này qua năm
khác, là mối đe dọa thường trực của bất cứ ai. Để giải quyết vấn nạn thực phẩm
bẩn hiện nay, theo giới chuyên gia trong ngành, Nhà nước cần đẩy mạnh xây dựng
các công cụ để kiểm soát an toàn thực phẩm. Song song đó, phải tăng yếu tố
“sạch” trong sản xuất, phân phối thực phẩm. Có nâng cao chất lượng, điều kiện
sống của người dân thì mới có thể thanh lọc được vấn nạn thực phẩm bẩn đang
từng ngày, từng giờ đe dọa bữa cơm của người dân. Bên cạnh đó, nhằm ràng
buộc trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, cần
xây dựng chuỗi sản xuất để nếu một cơ sở trong chuỗi vi phạm sẽ bị đào thải ra
khỏi thị trường. Ở góc độ người tiêu dùng, theo các bà nội trợ, cơ quan chức năng
cần thông tin kiến thức rộng rãi đến người dân, như: Thế nào là thực phẩm sạch,
cách phân biệt thực phẩm kém chất lượng, những thứ nên tránh... Ngoài ra, cần
có sự minh bạch, công khai về quy trình sản xuất nuôi trồng thực phẩm từ phía
doanh nghiệp và cơ sở sản xuất để người dân nắm rõ. “Cái gốc vẫn là từ cơ sở sản
xuất chứ không phải người bán hay chỗ bán. Vì thế, ngành chức năng cần phải có
biện pháp chấn chỉnh nơi cung ứng thì mới mong có được thực phẩm sạch”-chị
Phạm Thị Hà Giang, ngụ phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ bày tỏ.
Ông Võ Hoàng Hận, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh Hậu Giang cho biết: “để
hạn chế tình trạng thực phẩm không an toàn đến tay người tiêu dùng, thời gian
qua, tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin,
truyền thông và tại các khu dân cư, lồng ghép việc tuyên truyền vào trong các
buổi sinh hoạt cộng đồng tại một số địa phương. Sắp tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh
thực hiện biện pháp tuyên truyền này sâu rộng trong nhân dân. Bà con cũng chủ
động phối hợp với lực lượng chức năng làm tốt công tác "nói không với thực
phẩm bẩn”. Để tự bảo vệ mình và người thân trước tình trạng bủa vây của thực
phẩm bẩn, một số bà nội trợ đã tìm đến giải pháp tình thế như: Tự trồng rau tại
nhà; đặt thực phẩm ở các điểm bán được cấp giấy chứng nhận ATVSTP hoặc mua
từ các đầu mối uy tín, chất lượng; mua trực tiếp thịt tại lò mổ hoặc rau tại nơi sản
xuất; trang bị máy kiểm tra nồng độ hóa chất cho thực phẩm tại các khu vực mua
sắm...

Vấ n đề thự c phẩ m bẩ n đã trở thà nh quố c nạ n nên việc đẩ y lui khô ng thể chỉ
trong mộ t sớ m, mộ t chiều, cũ ng khô ng thể chỉ trô ng chờ và o cơ quan chứ c
nă ng hay mộ t ban ngà nh, đoà n thể nà o. Mà nó , vớ i “tư cá ch” là mộ t quố c nạ n
cầ n đượ c toà n dâ n cù ng nhau đoà n kết chố ng lạ i, cũ ng giố ng như cá ch đây mộ t
thế kỉ, chú ng ta đã bên nhau đẩy lui giặ c đó i, giặ c dố t, đá nh đuổ i á ch thự c dâ n
phá t xít xâ m lượ c. Mỗ i ngườ i hã y là nhữ ng ngườ i sả n xuấ t khoa họ c, uy tín,
ngườ i tiêu dù ng thô ng thá i để bả o vệ chính mình và nhữ ng ngườ i xung quanh.
Chung tay tẩ y chay hà ng kém chấ t lượ ng để chú ng khô ng có đấ t tồ n tạ i, xây
dự ng mộ t cuộ c số ng mạ nh khỏ e.

You might also like