You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG
NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

MÔN : KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH VÀ TÌM VIỆC

ĐỀ TÀI :

GVHD: Phạm Thị Bích Thảo


Sinh viên thực hiện :
Họ và tên MSSV Lớp
Đoàn Minh Quân 1911110302 19DTPA1
Văn Hồng Minh Phương 1911110043 19DTPA1
Trương Mỹ Phụng 1911100176 19DTPA1
Lê Huỳnh Minh Trí 1911110222 19DTPA1
Hồ Trung Tính 1911110822 19DTPA1
Trần Vi Quang 1811210122 18DKIA2

Thành phố Hồ Chí Minh, 10/2022

NHÓM CÀ PHÊ 1
NHÓM CÀ PHÊ 2
1. Mở đầu
Đời sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu ăn uống ngày càng phổ biến. Do đó
có nhiều hàng quán được mở ra, vì vậy vệ sinh an toàn thực phẩm phải được tăng cao. Thế
nhưng có những chủ hàng quán vì lợi nhuận thu mua nguyên liệu thực phẩm bẩn, với sự chế
biến hoàn hảo, biến thực phẩm hư sang món ăn tươi ngon. Qua mặt khách hàng, bất chấp sức
khỏe của người tiêu dùng.
2. Mục tiêu:
- Tìm hiểu thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở VN hiện nay.
An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là ở đô thị và
các khu công nghiệp, khi ngày có nhiều tác nhân độc hại phát triển trong thực phẩm khiến dư
luận lo ngại.( gần đầy nhất là độc tố BOTULINUM từ vi khuẩn Clostridium botulinum type
B trong Pate Minh Chay đã có ít nhất 9 bệnh nhân ngộ độc phải vào viện điều trị, trong đó 7
người phải thở máy )
- Các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
● Đối với người tiêu dùng :
- Vệ sinh cá nhân
- Vệ sinh dụng cụ ăn uống: bát, đĩa, cốc…phải được rửa sạch.
Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dụng, phóng
phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên cần quan tâm đến:
+ Thương hiệu;
+ Thời hạn sử dụng;
+ Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm ghi trên
nhãn hàng;
+ Phải làm sao để chứng tỏ rằng người tiêu dùng là người quyết định chất lượng sản
xuất đúng theo nghĩa khách hàng là thượng đế;
● Đối với nhà sản xuất :
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhà sản xuất cần:
+ Kiểm soát cả quá trình chế biến (làm sạch, tránh nhiễm bẩn, tuân thủ chế độ xử lý
nhiệt về thời gian và nhiệt độ).
+ Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và lưu hành sản
phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được chứng nhận hợp
chuẩn, hợp quy.

NHÓM CÀ PHÊ 3
+ Không được sử dụng hóa chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hóa
chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng.
+ Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao
an toàn cho người tiêu dùng.
3. Đề cương:
3.1 Lý do chọn đề tài
Thực phẩm bẩn ngày nay là vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe cộng đồng đặc biệt là giới
trẻ. Khi họ có thói quen ăn vặt những hàng quán lề đường thì nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm
rất cao. Vậy thực phẩm bẩn là gì ?Thực phẩm bẩn là tên gọi chung chỉ những thực phẩm chứa
các chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Chúng thường là những chất hóa học và thuốc
kháng sinh vượt quá mức an toàn mà Bộ Y tế cho phép trong quá trình nuôi trồng hiện nay.
3.2 Cơ sở lý luận
3.2.1 Khái niệm về an toàn thực phẩm:
ATVSTP là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản,
phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm đảm bảo cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn,
không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Hiện nay có hai khái niệm đang
được sử dụng rộng rãi: vệ sinh thực phẩm (food hygiene) và an toàn thực phẩm (food safety).
● Vệ sinh thực phẩm: Là khái niệm khoa học để nói lên thực phẩm không chứa vi sinh
vật gây bệnh và không chứa độc tố.
● An toàn thực phẩm: Được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối
với con người.
⇒ Vì vậy, VSATTP là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên
quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
3.2.2 Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm
a) Đối với sức khỏe
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo cho
sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng có thể là nguồn gây bệnh nếu không đảm bảo vệ
sinh.
Về lâu dài, thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe con
người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ
sinh trước mắt có thể gây ngộ độc cấp tính với các triệu chứng dễ nhận biết, những vấn đề
nguy hiểm hơn là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể. Sau một
thời gian, bệnh mới biểu hiện hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau.

NHÓM CÀ PHÊ 4
b) Đối với kinh tế và xã hội
Đối với VN cũng như các nước đang phát triển khác, lương thực, thực phẩm là loại
sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Để
cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo
quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng
hợp hay tự nhiên quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia gây ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
· Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám
bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập,…
· Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy
hoặc loại bỏ sản phẩm. Những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo… và
thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin người tiêu dùng.
· Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra
độc hại, giải quyết hậu quả.
Do vậy, vấn đề đảm bảo VSATTP để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa
thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các
nước đã và đang phát triển.
3.2.3 Tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn đối với sức
khỏe con người
Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất đạm, đường,
béo, vitamin và các chất khoáng, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, góp phần đẩy lùi các nguy
cơ bệnh tật nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây
bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế
biến, nấu ăn và cách ăn.
Sử dụng thực phẩm không an toàn có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng
cấp tính hoặc tích lũy các chất độc hại trong các cơ quan của cơ thể gây nên những hậu quả
khó lường về sau. Một số tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn mà ta biết được:
- Bị ngộ độc cấp tính: với các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, co giật, suy hô hấp,…có
thể dẫn đến tử vong.
- Bị ngộ độc mãn tính:
+ Gây thoái hóa gan, thận và hệ thống tiêu hóa.
+ Gây bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh.
+ Gây các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch.

NHÓM CÀ PHÊ 5
+ Gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết.
+ Gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, giới tính và hệ di truyền.
+ Gây ung thư và các bệnh nan y khác.
3.2.4 .Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm là gì
- Thực phẩm nhiễm vi sinh vật độc hại là một tác nhân chủ yếu gây các trường hợp
ngộ độc thực phẩm.
- Các hoá chất cấm sử dụng trong sx nhưng vẫn được sử dụng hiên ngang trong chăn
nuôi, bảo quản, nấu nướng thực phẩm như: formol, màu công nghiệp đặc biệt phẩm
Sudan.
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức
quy định của bộ y tế.
- Chất độc sinh ra do quá trình bảo quản kém đảm bảo như các loại hạt ngô, đậu tương,
lạc, hat dẻ bị mốc và ẩm ướt.
- Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin
- Vấn đề quản lý chất lượng đầu ra còn lỏng lẻo ở nhiều khâu trong chuỗi từ cung cấp
vật tư đầu vào sản xuất đến chế biến, vận chuyển, bao gói, tiêu thụ…
- Sự phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương chưa có sự đồng bộ, chưa gắn kết thành
chuỗi đảm bảo tốt.
3.3 Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm tại TP. HCM năm 2021
3.3.1 Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm tại TP. HCM năm 2021

Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 338/VHCS-
QCTT gửi tới Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và các sở liên quan yêu cầu kiểm soát, chấn chỉnh hoạt động quảng
cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Văn bản của Cục Văn hóa cơ sở nêu rõ: Trong thời gian qua, xuất hiện tình trạng một
số quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công
dụng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạnh, tài sản và niềm tin của người tiêu dùng.
Nhằm kiểm soát, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, Cục Văn hóa cơ sở đề nghị các cơ quan,
đơn vị kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức
khỏe và các sản phẩm tương tự trên các phương tiện, đảm bảo nội dung phải trung thực,
chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận
quảng cáo theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Quảng cáo. “Kiểm tra các điều kiện quảng
cáo được quy định tại Luật Quảng cáo, Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi

NHÓM CÀ PHÊ 6
hành đối với hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và các sản
phẩm tương tự trước khi thực hiện quảng cáo. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến các tổ
chức, cá nhân có liên quan về quy định đối với quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động quảng cáo...”- văn bản nhấn mạnh.
Cục Văn hóa cơ sở cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra;
xác định hành vi vi phạm của chủ sở hữu sản phẩm quảng cáo, chủ phương tiện quảng cáo,
chủ doanh nghiệp quảng cáo để phối hợp với cơ quan thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực
có liên quan xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TPHCM vừa có báo cáo gửi Thanh tra Bộ Y
tế kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật đối với lĩnh vực ATTP 6
tháng đầu năm 2021.
Theo đó, trong 6 tháng, Ban đã tập trung kiểm tra việc chấp hành các quy định của
pháp luật trong lĩnh vực ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống. Các đoàn kiểm tra của Ban đã tiến hành kiểm tra 3.147 cơ sở, phát hiện 102 cơ sở vi
phạm, xử phạt vi phạm hành chính 96 cơ sở với số tiền phạt là 1,54 tỷ đồng, buộc nộp lại số
lợi bất hợp pháp 3 cơ sở, đình chỉ hoạt động có thời hạn 1 cơ sở, buộc thu hồi để chuyển mục
đích sử dụng hoặc tiêu hủy 7.456kg sản phẩm.
Đồng thời, trong 6 tháng đầu năm 2021, Ban thực hiện rà soát, tổng hợp thực phẩm
chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các trang thông tin điện tử là 3.854 sản phẩm;
phát hiện 63 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm đã chuyển thanh tra xử lý theo quy định pháp
luật.
Theo Ban Quản lý ATTP TPHCM, hiện nay lĩnh vực ATTP do 3 bộ, ngành quản lý
nên mỗi bộ ngành có quy định riêng về thanh tra, kiểm tra gây khó khăn trong việc áp dụng
các quy định pháp luật khi kiểm tra, xử lý vi phạm.
Đồng thời, hiện nay, tổ chức thanh tra Ban Quản lý được tổ chức theo mô hình Phòng
Thanh tra (thanh tra chuyên ngành). Ban Quản lý là cơ quan tương đương cấp Sở thực hiện
nhiệm vụ quản lý ATTP của 3 sở gồm Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công thương; Y
tế. Do đó, cần thiết phải thành lập tổ chức thanh tra tương đương Thanh tra Sở để phù hợp
với các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thực hiện hiệu
quả công tác thanh tra, kiểm tra ATTP.

NHÓM CÀ PHÊ 7
Bên cạnh đó, địa bàn quản lý của một số Đội Quản lý ATTP tương đối rộng, phức
tạp… nhưng lực lượng nhân sự hạn chế về số lượng nên việc nắm bắt tình hình hoạt động sản
xuất, kinh doanh và công tác xử lý các cơ sở trên địa bàn quản lý còn khó khăn.
Để công tác chỉ đạo, triển khai công tác quản lý ATTP được thực hiện tốt, Ban Quản
lý ATTP TPHCM kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về ATTP, về công tác
thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
ATTP. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về ATTP đến các
cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, trong đó chú trọng địa bàn vùng ven.
Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP cho cán bộ, công
chức, viên chức, người làm công tác quản lý ATTP các cấp. Mặt khác, tăng cường công tác
kiểm tra, đặc biệt là loại hình có nguy cơ cao gây mất ATTP, lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm
nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường. Từ đó có hướng xử
lý nghiêm các cơ sở vi phạm cũng như có cảnh báo ATTP kịp thời đối với người tiêu dùng.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TPHCM cho biết, trong 6 tháng đầu năm
2021, Ban đã kiểm tra 3.147 cơ sở, phát hiện 102 cơ sở vi phạm, xử phạt 96 cơ sở với tổng số
tiền là 1,54 tỷ đồng.
Theo Ban Quản lý ATTP TPHCM, trong 6 tháng qua, công tác thanh kiểm tra có
trọng tâm, trọng điểm và được triển khai đồng loạt trên địa bàn TP. Qua kiểm tra đã xử lý
nghiêm các cơ sở vi phạm, kịp thời phát hiện chấn chỉnh, ngăn chặn các sản phẩm không an
toàn đến tay người tiêu dùng.
Đồng thời, việc áp dụng Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP đã có tính răn đe cao, xử lý nghiêm đối với
các cơ sở vi phạm quy định trong lĩnh vực ATTP, không còn hình thức phạt cảnh cáo, số cơ
sở bị áp dụng hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả tăng.
Tuy nhiên, Ban Quản lý ATTP TPHCM cho hay, một số cơ sở sản xuất, chế biến thực
phẩm hoạt động vào ban đêm nhằm tránh né hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan có
thẩm quyền, gây khó khăn cho công tác kiểm soát, đảm bảo ATTP.
Ban Quản lý ATTP TPHCM cho biết, trong thời gian tới, Ban tăng cường công tác
thông tin, giáo dục và truyền thông, huy động tối đa các kênh tuyên truyền, phổ biến các quy
định của pháp luật về ATTP, cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến thực
phẩm đến người dân với nội dung phù hợp từng đối tượng thông qua các phương thức truyền
thông phong phú, đa dạng.

NHÓM CÀ PHÊ 8
Đồng thời, Ban tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra, thực hiện
lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên
thị trường. Từ đó, có hướng xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm cũng như có cảnh báo ATTP kịp
thời đối với người tiêu dùng. Mặt khác, Ban tiếp nhận thông tin và xử lý đúng quy định các
phản ánh về thực phẩm không đảm bảo an toàn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, phối hợp với ban ngành trong kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thịt heo vào các
chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền.

3.3.2. Tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn tại TP. HCM
năm 2021
Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất đạm, đường,
béo, vitamin và các chất khoáng, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, góp phần đẩy lùi các nguy
cơ bệnh tật nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây
bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế
biến, nấu ăn và cách ăn.
Sử dụng thực phẩm không an toàn có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm với các triệu
chứng cấp tính hoặc tích lũy các chất độc hại trong các cơ quan của cơ thể gây nên những hậu
quả khó lường về sau. Một số tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn mà ta biết
được:
- Bị ngộ độc cấp tính: với các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, co giật, suy hô hấp,…có
thể dẫn đến tử vong ( ghi nhận 48 vụ ngộ độc thực phẩm làm hơn 870 người mắc, 824
người nhập viện điều trị và 22 người tử vong. ).

NHÓM CÀ PHÊ 9
- Bị ngộ độc mãn tính: ( trong năm 2021 81 vụ ngộ độc thực phẩm làm 1.942 người
mắc và 18 trường hợp tử vong ).
+ Gây thoái hóa gan, thận và hệ thống tiêu hóa.
+ Gây bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh.
+ Gây các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch.
+ Gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết.
+ Gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, giới tính và hệ di truyền.
+ Gây ung thư và các bệnh nan y khác.
3.3.3. Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại TP. HCM
năm 2021

Thực phẩm nhiễm vi sinh vật độc hại là một tác nhân chủ yếu gây các trường hợp ngộ
độc thực phẩm.( Các đoàn kiểm tra của Ban đã tiến hành kiểm tra 3.147 cơ sở, phát hiện 102
cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 96 cơ sở với số tiền phạt là 1,54 tỷ đồng, buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp 3 cơ sở, đình chỉ hoạt động có thời hạn 1 cơ sở, buộc thu hồi để
chuyển mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy 7.456kg sản phẩm ).

- Các hoá chất cấm sử dụng trong sx nhưng vẫn được sử dụng hiên ngang trong chăn
nuôi, bảo quản, nấu nướng thực phẩm như: formol, màu công nghiệp đặc biệt phẩm
Sudan.
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức
quy định của bộ y tế.
- Chất độc sinh ra do quá trình bảo quản kém đảm bảo như các loại hạt ngô, đậu tương,
lạc, hat dẻ bị mốc và ẩm ướt.
- Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin
- Vấn đề quản lý chất lượng đầu ra còn lỏng lẻo ở nhiều khâu trong chuỗi từ cung cấp
vật tư đầu vào sản xuất đến chế biến, vận chuyển, bao gói, tiêu thụ…,( Ban thực hiện
rà soát, tổng hợp thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các trang
thông tin điện tử là 3.854 sản phẩm; phát hiện 63 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm )
- Sự phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương chưa có sự đồng bộ, chưa gắn kết thành
chuỗi đảm bảo tốt.
3.4 Biện pháp giảm thiểu mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại TP. HCM năm
2021
- Các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
● Đối với người tiêu dùng :

NHÓM CÀ PHÊ 10
- Vệ sinh cá nhân
- Vệ sinh dụng cụ ăn uống: bát, đĩa, cốc…phải được rửa sạch.
Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dụng, phóng
phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên cần quan tâm đến:
+ Thương hiệu;
+ Thời hạn sử dụng;
+ Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm ghi trên
nhãn hàng;
+ Phải làm sao để chứng tỏ rằng người tiêu dùng là người quyết định chất lượng sản
xuất đúng theo nghĩa khách hàng là thượng đế;
● Đối với nhà sản xuất :
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhà sản xuất cần:
+ Kiểm soát cả quá trình chế biến (làm sạch, tránh nhiễm bẩn, tuân thủ chế độ xử lý
nhiệt về thời gian và nhiệt độ).
+ Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và lưu hành sản
phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được chứng nhận hợp
chuẩn, hợp quy.
+ Không được sử dụng hóa chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hóa
chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng.
+ Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao
an toàn cho người tiêu dùng.

NHÓM CÀ PHÊ 11

You might also like