You are on page 1of 4

THẢO LUẬN TẠI KỲ HỌP THỨ 4 HĐND HUYỆN

Những vấn đề đặt ra và giải pháp về công tác kiểm soát vệ sinh an toàn
thực phẩm trên địa bàn huyện.

Kính thưa chủ tọa kỳ họp


Kính thưa các vị đại biểu, thưa kỳ họp

Phần lớn người dân đều hiểu sức khỏe liên quan mật thiết đến vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm. Vệ sinh an toàn thực phẩm không tốt sẽ ảnh xấu đến sức khỏe
trước mắt và lâu dài, thậm chí gây nguy hại đến cả tính mạng người sử dụng nếu
thực phẩm chứa độc tố nguy hại. Do thực phẩm là nhu cầu thiết yếu, hàng ngày
nên nhu cầu cung cấp và sử dụng thực phẩm luôn tăng cao, đi liền với đó là nguy
cơ mất an toàn. Chính vì vậy mà các cấp, các ngành, các cơ quan từ Trung ương
đến cấp tỉnh, cấp huyện đều quan tâm đến việc an toàn thực phẩm, cơ quan chức
năng tiến hành ra quân thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là vào các dịp Lễ, Tết và các
thời điểm người dân có nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức
khỏe và tính mạng người sử dụng, có nghĩa là bảo đảm thực phẩm không bị hỏng,
không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, vi sinh vật gây bệnh hoặc tạp chất quá
giới hạn cho phép. Đồng thời thực phẩm không phải là sản phẩm của động vật,
thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng và làm lây lan mầm
bệnh từ thực phẩm không đảm bảo chất lượng ra môi trường. vệ sinh an toàn thực
phẩm còn bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến, bảo quản cần
được thực hiện để tránh các nguy cơ ảnh hưởng xấu, nghiêm trọng đến sức khỏe
người sử dụng.
Khi nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực
phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng
nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến.
Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát,
sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai và nhiều đồ
ăn vặt được bày bán ở các hàng quán gần trường học và vùng nông thôn với đủ
củng loại, mầu sắc, hình thù hấp dẫn nhất là đối tượng trẻ em nhưng không rõ

1
nguồn gốc xuất xứ, thành phần… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua
kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất
lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ
đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn
xảy ra.
Vì lợi nhuận người chăn nuôi, trồng trọt bất chấp việc sử dụng các loại chất
kích thích để tăng năng xuất vật nuôi, rau củ quả. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất
bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và
thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn
dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không
đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ
ngộ độc thực phẩm.
Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc
thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi
trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể,
trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.
Ngoài việc sản xuất, chế biến, bảo quản và mua bán thực phẩm có nhiều yếu
tố gây mất vệ sinh an toàn như trên. Một vấn đề đặt ra là của cơ quan quản lý, kiểm
soát còn bộc lộ nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, khuyến
cáo của cơ quan chức năng chưa thường xuyên, hiệu quả thấp, còn hình thức; đối
tượng chưa rộng khắp, hằng năm hoặc theo đợt có tập huấn cho chủ hộ kinh doanh,
mua bán thực phẩm nhưng các thành viên trong hộ hoặc thành viên khác do liên
kết lại không được phổ biến; nhận thức thiếu đầy đủ hoặc cố tình sử dụng của đa
số người sản xuất nhỏ lẻ về sử dụng các loại chế phẩm, thuốc thú y và thuốc bảo vệ
thực vật như chủng loại phù hợp, liều lượng, thời gian ngừng sử dung khi thu
hoạch….Công tác kiểm tra, xử lý của các cơ quan chức năng chuyên ngành (quản
lý thị trường) thiếu thường xuyên; đối với xã, thị trấn được giao cho Trạm y tế và
một số cán bộ phụ trách công tác này mang tính kiêm nhiệm, còn thiếu kiến thức
nhận biết về thực phẩm có dấu hiệu mất vệ sinh an toàn đối với sản phẩm đóng
gói, đóng chai…; chưa thường xuyên quản lý địa bàn, chưa chú ý đến khâu quản lý
từ lúc đang sản xuất, chế biến thực phẩm. Chế tài xử phạt đối với tổ chức, cá nhân
vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với đối tượng
vi phạm.
Để thực hiện tốt hơn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian tới tôi
xin đề xuất một số giải pháp sau:

2
Mặc dù nhà nước và các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm nâng
cao vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như tạo hành lang pháp lý để bảo vệ sức khoẻ
người tiêu dùng. Song vấn đề kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm hiện
nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn và bất cập cả về con người lẫn phương tiện giám
định đồng bộ thực phẩm.
Vì vậy để không ngừng nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thì
phải không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền cho
mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ
con người.
Đối với cấp ủy đảng từ huyện đến xã, thị trấn trong từng năm hoặc giai đoạn
nhất thiết ban hành nghị quyết hoặc chỉ thị chuyên đề về nội dung này, để lãnh đạo
hệ thống chính trị về nhận thức và hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm; mục
tiêu cuối cùng là từng người dân từ sản xuất đến sử dụng thực phẩm là quyền lợi
và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ chính mình và giống nòi;
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội vừa là hạt nhân trong công
tác tuyên truyền đến mọi đoàn viên, hội viên và người dân về quy trình sản xuất,
chế biến, bảo quản, lưu thông thực phẩm mà còn phải là “ tai, mắt” trong việc giám
sát, phản biện, lên án các hành vi sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu thông thực
phẩm mất vệ sinh an toàn, thực phẩm “bẩn”.
Đổi mới công tác tuyên truyền, ngoài tuyên truyền bằng các hội nghị, hội
thảo, tập huấn, hội thi… cần tuyền truyền trực quan bằng pa nô, hình ảnh…Đài
truyền thanh từ xã đến huyện có trang tin chuyên đề hằng tuần về công tác vệ sinh
an toàn thực phẩm và đẩy mạnh vào các dịp Lễ, Tết, dịp cuối năm.
Đối với UBND các xã, thị trấn mở rộng mô hình liên kết trong sản xuất, chế
biến thực phẩm như Tổ, Hội, Hợp tác xã…để thuận lợi cho việc sản xuất theo các
quy trình chuẩn như VietGap, Global Gap đảm bảo chuẩn sản phẩm xuất ra thị
trường. Đồng thời cơ quan quản lý nhà nước có tem, nhãn trên các sản phẩm thực
phẩm (như đã làm với vải Phúc Hòa)….trên các sảm phẩm khác để người sản xuất,
chế biến phải bảo vệ và chịu trách nhiệm trên sản phẩm của mình.
Bên cạnh đó các cơ quan chức năng như Y tế, Thú y, Bảo vệ thực vật, Quản lý
Thị trường.... cần tăng cường kiểm tra, kiên quyết và triệt để hơn trong việc xử lý
các trường hợp vi phạm và cố tình vi phạm…Công khai việc xử lý vị phạm trên tất
cả phương tiện thông tin đại chúng; cơ quan chịu trách nhiệm có giấy chứng nhận
sản phẩm hoặc điểm bán thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở nơi bán,
dễ quan sát.
3
Các cấp có thẩm quyền cũng cần ban hành các chế tài pháp lý để xử phạt
nghiêm khắc đối với các trường hợp sản xuất, vận chuyển, buôn bán, chế biến  vi
phạm các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm tuỳ theo mức độ cụ thể. Tránh
tình trạng khi xử lý vẫn để tồn tại.
Để làm được những vấn đề nêu trên đòi hỏi mỗi chúng ta và lan tỏa đến mọi
người dân phải có đạo đức trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Có như
vậy chúng ta mới bảo vệ được sức khoẻ con người về trước mắt và lâu dài.

You might also like