You are on page 1of 29

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

HỌC PHẦN : THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng dinh dưỡng và vai trò của TPCN
với sức khỏe cộng đồng hiện nay

GVHD : Hà Thị Thanh Nga

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng dinh dưỡng và vai trò của TPCN
với sức khỏe cộng đồng hiện nay

NHÓM: 11 Giảng viên hướng dẫn:

Thành viên: Hà Thị Thanh Nga

1. Trần Lê Thanh Ngân - 2005190365

2. Phạm Vũ Hải Đăng - 2005191033

3. Nguyễn Kim Ngọc - 2005190404

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2022


MỤC LỤC

Chương 1: Tổng quan........................................................................................................4

1. Số liệu thống kê.......................................................................................................4

2. Nguyên nhân............................................................................................................5

3. Thực trạng hiện nay.................................................................................................6

4. Vai trò của thực phẩm chức năng.............................................................................8

4.1. Tác dụng tạo sức khỏe sung mãn của thực phẩm chức năng.............................8

4.2. Tác dụng tăng sức đề kháng............................................................................11

4.3. Thực phẩm chức năng hỗ trợ làm đẹp con người............................................13

4.4. Thực phẩm chức năng cho điều trị..................................................................14

Chương 2: Xu hướng tương lai........................................................................................21

1. Nhu cầu.................................................................................................................. 21

2. Nhóm thực phẩm tiềm năng......................................................................................22

2.1. Thực phẩm bổ sung (Supplement Food).............................................................22

2.2. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Food Supplement, Dietary
Supplement)..............................................................................................................24

2.3. Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục
đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food).....................25

2.4. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses).........25

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................27

2
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Biểu đồ tăng trưởng thị trường thực phẩm chức năng...........................................4
Hình 2: Thực phẩm chức năng bổ sung omega - 3 tốt cho mắt và não bộ........................22
Hình 3: Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.........................................23
Hình 4: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên
hoàn, viên nén..................................................................................................................24
Hình 5: Thực phẩm dinh dưỡng y học Fomeal 237ml/hộp - Dinh dưỡng cho người bệnh,
kém hấp thu, phục hồi nhanh chóng.................................................................................25
Hình 6: Viên uống bổ xương khớp Glucosamine hỗ trợ cho xương khớp cho người lớn
tuổi................................................................................................................................... 26

3
Chương 1: Tổng quan
1. Số liệu thống kê
Thực phẩm chức năng đã xuất hiện và bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam từ những
năm 2000. Khi đó, hầu hết các sản phẩm lưu thông trên thị trường thực phẩm chức năng
ở Việt Nam đều được nhập khẩu từ các nước khác.

Đến nay, hơn 70% số thực phẩm chức năng được tiêu thụ ở thị trường nước ta là hàng
sản xuất trong nước. Còn hơn 20% còn lại là hàng nhập khẩu từ các thị trường nổi tiếng
như Mỹ, Đức, Canada, Hàn, Nhật… Nhưng hiện nay trong nước đang có nhiều biến
chuyển tích cực. Một lượng lớn các sản phẩm đa dạng với chức năng khác nhau đã được
xuất khẩu ra thị trường Quốc tế.

Năm 2000, Việt Nam chỉ có 13 doanh nghiệp đăng ký và đủ điều kiện sản xuất thực
phẩm chức năng. Số sản phẩm được lưu hành trên thị trường cũng chỉ là 63 sản phẩm.
Đến năm 2017, có tới gần 4,190 công ty đăng ký sản xuất kinh doanh TPCN. Số lượng
sản phẩm được lưu hành cũng là một con số khổng lồ, lên tới hơn 10.930 sản phẩm.

Hình 1: Biểu đồ tăng trưởng thị trường thực phẩm chức năng

Đáng lưu ý là theo quy định của Nghị định 15/2018/NÐ-CP của Chính phủ, sau ngày
1.7.2019 tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn

4
GMP. Tuy nhiên hiện nay ( cập nhật năm 2020) có trên dưới 200 nhà máy đã đạt tiêu
chuẩn GMP.

Thống kê đến năm 2019, lượng người sử dụng TPCN đã tăng lên chóng mặt. Tổng
người sử dụng là hơn 20 triệu người, chiếm tới hơn 21% dân số Việt Nam. Đặc biệt,
những người này phân bố ở khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.

2. Nguyên nhân
Một cuộc sống khỏe mạnh, không bệnh tật là niềm ước ao của con người ở bất cứ thời
đại nào. Tuy nhiên, sức khỏe con người tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như di truyền, môi
trường sống, dinh dưỡng và phòng trị bệnh. Trong đó việc dinh dưỡng để phòng ngừa các
bệnh tật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, tầm vóc, thể lực con người do các yếu tố như:
dinh dưỡng, di truyền, thể dục thể thao, môi trường… Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò
cao nhất chiếm 31%. Cơ thể chúng ta cần một lượng cân bằng đầy đủ các vitamin và
khoáng chất hàng ngày để hoạt động được tốt và nhịp nhàng, nhưng chắc gì bạn đã ăn
uống đầy đủ, hợp lý và cân bằng để có thể làm được điều đó từ nguồn thức ăn dinh dưỡng
hàng ngày.

Theo kết quả của các cuộc khảo cứu, hầu hết mọi người đều thiếu vi chất dinh dưỡng
trầm trọng. Ngay cả đối với những người trẻ, dù có ăn đầy đủ, vẫn không có đủ các
Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân làm cho
thực phẩm chúng ta nghèo nàn về chất như đất đai bạc màu hoặc do thực phẩm phải qua
nhiều khâu chế biến công nghiệp làm mất đi nhiều chất. Mặt khác, do vật nuôi, cây trồng
đang đựợc chạy theo năng suất nên phát triển mất tự nhiên, mất cân đối. Một yếu tố khác
ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta nữa là thực phẩm chứa nhiều độc tố, đó là những
chất độc trong rau, quả do phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng,
những chất đi vào vật nuôi như thuốc tăng trọng, thuốc tiêm phòng bệnh dịch, rồi những
chất hóa học được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm. .

Bên cạnh những yếu tố về ăn uống thì môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến
sức khỏe. Hằng ngày cơ thể chúng ta phải chịu ảnh hưởng của tia phóng xạ, tia cực tím,
chất thải công nghiệp, khí thải ô tô, xe máy, nguồn nước ô nhiễm… những tác động có
hại này là nguyên nhân chính của các bệnh tim mạch, ung thư, và các bệnh nguy hiểm
khác.

Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho hệ miễn dịch của chúng ta không có đủ
điều kiện hoạt động, sức đề kháng của cơ thể ngày một kém đi và cơ thể rất dễ mắc bệnh.
Vậy làm cách nào để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể phòng bệnh
5
Với việc sử dụng thực phẩm chức năng mỗi ngày đã có những tác động rất hiệu quả
trong việc hỗ trợ điều trị và phòng chống một số bệnh. Nhờ tính chất chống oxy hóa, tăng
miễn dịch giúp các tế bào cơ thể chống lại sự lão hóa, giúp bổ sung cho cơ thể những
Vitamin và khoáng chất là những nhóm chất hữu cơ cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng
hợp được. Các nhà khoa học cũng dự báo rằng: thực phẩm chức năng chính là thức ăn
của con người thế kỷ 21.

3. Thực trạng hiện nay


Trong những năm gần đây, “thực phẩm chức năng” đã trở thành một cụm từ khá
thông dụng trong đời sống thường nhật. Và trên thực tế, những sản phẩm này đã đem lại
không ít lợi ích cho người tiêu dùng trong việc dự phòng và hỗ trợ trị liệu bệnh tật. Việt
Nam trong vòng 5 năm trở lại đây được coi là thời gian bùng nổ các sản phẩm TPCN.
TPCN được biết đến với nhiều tác dụng và công dụng như: chống lão hóa, kéo dài tuổi
thọ, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật, hỗ trợ làm đẹp, tạo cho con người có sức
khỏe sung mãn, hỗ trợ điều trị rất nhiều chứng và bệnh tật. Trong xu thế phát triển của
thế giới hiện đại, luôn kèm theo các nguy cơ gia tăng các bệnh mãn tính không lây. Đây
là các bệnh chưa thể phòng bệnh bằng vaccin, mà cần thực hiện bổ sung thông qua các
vitamin, các vi chất dinh dưỡng, các khoáng chất, các chất chống oxy hóa - đó chính là
TPCN.

Tuy nhiên, vấn đề cần nhận thấy ở đây đó là nhận thức của người dân về TPCN còn
hạn chế. Người tiêu dùng vẫn e dè khi tiếp xúc với TPCN do thiếu thông tin thực tiễn về
tác dụng cũng như cách sử dụng TPCN.Hiện nay trên thị trường Việt Nam, một số loại
TPCN được quảng cáo một cách thái quá, được nói quá lên về khả năng chữa bệnh khiến
cho nhiều người đã tốn rất nhiều tiền để mua lấy niềm hy vọng chữa khỏi một số bệnh
nan y. Đó chỉ là những giọt nước làm tràn ly khiến người tiêu dùng hoang mang, tạo cái
nhìn chưa đầy đủ với TPCN.Điều đáng nói là, nhận thức về thực phẩm chức năng, việc
cấp phép, đăng ký, sản xuất và quản lý chất lượng cũng bộc lộ khá nhiều điều bất cập
khiến dư luận xã hội hết sức lo lắng. Cụ thể là:

- Trong số hơn 3000 loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc ngoại nhập hoặc sản xuất
nội địa, khó có thể kể hết những sản phẩm mà công dụng của nó đã bị thổi phồng một
cách quá đáng không đúng với hồ sơ đăng ký, “quảng cáo một đằng, đăng ký một
nẻo”, thậm chí nhiều loại được quảng cáo như một thứ “thần dược” có khả năng
khiến cho “bách bệnh tiêu tan, vạn bệnh tiêu trừ”. Trong khi đó, giá bán không ít sản
phẩm lại quá cao thông qua cơ chế bán hàng kiểu đa cấp. Điều này hết sức nguy hại,
bởi lẽ nó khiến cho không ít người tiêu dùng do trình độ nhận thức có hạn đã tự ý từ

6
bỏ thuốc đặc trị đang dùng để chỉ sử dụng thực phẩm chức năng một cách đơn thuần
khiến cho bệnh tình trở nên nặng hơn, thậm chí gây ra những tai biến không đáng có.
- Như chúng ta đã biết, thực phẩm chức năng là loại thực phẩm không chỉ cung cấp
những chất dinh dưỡng cơ bản mà còn chứa một số thành phần khác có tác dụng hỗ
trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể, tạo ra tình trạng thoải mái, tăng sức đề
kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Loại thực phẩm chức năng được kể đến đầu
tiên là những thực phẩm mà khi ở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với
hàm lượng lớn. Tiếp đó là nhóm thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc
tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hay gây biến đổi gene để làm tăng hàm lượng
những chất có lợi. Có thể dễ dàng nhận biết những thực phẩm chức năng ở dạng tự
nhiên được sử dụng hằng ngày. Nhưng với những thực phẩm có bổ sung và biến đổi,
người tiêu dùng phải biết cách đọc nhãn bao bì thực phẩm (với điều kiện chúng phải
qua kiểm duyệt một cách nghiêm túc và được sản xuất bởi những công ty có uy tín).
Trên thực tế, không ít loại thực phẩm chức năng đã không ghi rõ và đầy đủ những
thông tin xác nhận có lợi cho sức khỏe và những thông tin xác nhận có lợi cho cấu
trúc/chức năng. Mặt khác, cũng có một số kiểu “luồn lách”, ví dụ như các thực phẩm
chức năng gắn tên “thực phẩm chữa bệnh” (medical foods) để tránh được quy định
của cơ quan kiểm duyệt, hoặc có trường hợp nhà sản xuất bổ sung thêm một số chất
có lợi cho sức khỏe vào các sản phẩm giàu chất béo, cholesterol, đường... để bán ở
dạng thực phẩm chức năng. Bởi vậy, người tiêu dùng nhiều khi không hề hay biết
tính xác thực và mức độ tin cậy của sản phẩm.
- Hiện nay, có một tình trạng là, vì con đường để sản phẩm được đăng ký công nhận là
một loại thuốc chữa bệnh quá công phu, vất vả, khó khăn và tốn kém, không ít công
ty đông dược đã tung ra thị trường những sản phẩm dưới danh nghĩa “thực phẩm
chức năng” nhưng kỳ thực lại là thuốc trị bệnh đích thực. Bởi lẽ, trong thành phần
của các sản phẩm này hoàn toàn chỉ gồm các vị thuốc đông y có tác dụng chữa bệnh
(thuốc bệnh) chứ không hề có vị thuốc nào có tác dụng bổ dưỡng và nâng cao sức đề
kháng (thuốc bổ), thậm chí còn có mặt cả những vị thuốc mà các thầy thuốc đông y
khi sử dụng cũng phải rất thận trọng như đại hoàng, phan tả diệp, phụ tử...Một số trà
giảm béo là những ví dụ điển hình, trên thực tế, người ta cố ý dùng chữ “trà” hay
“nước tăng lực”...để sản phẩm qua mắt được các nhà kiểm duyệt (nếu như không có
kiến thức đầy đủ về y dược học cổ truyền) để được xếp vào nhóm “thực phẩm chức
năng”. Trong y học cổ truyền, các vị thuốc này cũng không bao giờ được xếp vào
nhóm các loại vừa có thể làm thực phẩm vừa có thể làm thuốc và đương nhiên, khi sử
dụng nhất thiết phải được thầy thuốc chuyên khoa khám bệnh, kê đơn với chỉ định,
liều lượng, liệu trình và cách dùng hết sức chặt chẽ. Điều này hết sức nguy hiểm nếu
như những sản phẩm này, theo quy định chung với thực phẩm chức năng, khi dùng

7
chỉ cần theo “hướng dẫn cách sử dụng” của nhà sản xuất mà không cần thầy thuốc
chuyên khoa khám bệnh và chỉ định, nhất là khi những sản phẩm này lại được quảng
cáo là có thể sử dụng lâu dài, cho mọi đối tượng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả và
tính an toàn.

Bên cạnh đó, một số TPCN do Việt Nam sản xuất được sản xuất bằng công nghệ
enzyme chất lượng cao, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Một số sản
phẩm từ tài nguyên sinh vật rừng và biển đã được sản xuất dưới dạng viên nang, viên
nén, dung dịch uống ... trên dây chuyền hiện đại của các doanh nghiệp trong nước. Các
sản phẩm này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của các chương trình khoa học và công
nghệ do các Viện nghiên cứu, các Trường đại học hàng đầu trong nước tiến hành. Đó là
các chế phẩm tiêu u, tạo máu, dưỡng não, sáng mắt, hỗ trợ làm đẹp, tăng cường sinh
lực ... đang được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Các sản phẩm này hoàn toàn có thể thay
thế hàng ngoại nhập.

Tại các nước trong khu vực, việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất thuốc và TPCN
đang được quan tâm đặc biệt và có nhiều thành công trong việc nâng cấp công nghệ y
dược cổ truyền thành công nghệ cao. Vấn đề chúng ta cần chú trọng hơn nữa đó là tăng
cường quản lý về sản xuất và quảng cáo các sản phẩm TPCN, đẩy mạnh tuyên truyền phổ
biến rộng rãi cho người tiêu dùng về giá trị thực tiễn và cách sử dụng TPCN để tăng nhận
thức của người dân về TPCN, từ đó họ sẽ có cái nhìn đúng đắn, khách quan hơn về dòng
sản phẩm này

Vậy nên, theo tư vấn của nhiều chuyên gia, trước khi quyết định chọn mua và sử
dụng loại thực phẩm chức năng nào, người tiêu dùng nên đặt ra mười câu hỏi: Thành
phần mang lại hiệu quả chức năng của sản phẩm là gì, có sẵn tự nhiên trong thực phẩm
hay do bổ sung vào; hiệu quả của sản phẩm ra sao, có nghiên cứu nào xác nhận lợi ích
này không; nhà sản xuất có phải là một công ty có tiếng tăm tốt, đáng tin cậy không; trên
nhãn có ghi hàm lượng các thành phần trong thực phẩm là bao nhiêu không; thành phần
bổ sung vào thực phẩm thế nào, có những thực phẩm nào ảnh hưởng đến sự hấp thu thành
phần chức năng này không; thành phần chức năng bổ sung vào thực phẩm dưới dạng sinh
học nào, có ở dưới dạng dễ hấp thu hay dễ chuyển hóa không; đặc điểm dinh dưỡng của
thực phẩm chức năng có phù hợp với mục tiêu sức khỏe mà người sử dụng mong muốn
không; so sánh giá cả của thực phẩm chức năng với thực phẩm thông thường, giá có
tương xứng với thành phần chức năng mang lại lợi ích cho người sử dụng không; cách
thức chế biến thực phẩm (nóng, lạnh) hay cách bảo quản có ảnh hưởng đến hiệu quả chức
năng của thực phẩm không...

8
4. Vai trò của thực phẩm chức năng
4.1. Tác dụng tạo sức khỏe sung mãn của thực phẩm chức năng
4.1.1. Khái niệm
Theo Byron Johnson Esq.(2007),Chủ tịch Liên minh toàn cầu các Hiệp hội về dược
liệu TPCN(IADSA),sức khỏe sung mãn là tình trạng sức khỏe có chất lượng cao nhất mà
một đời người có thể đạt được trong suốt quãng đời của mình.Sức khỏe sung mãn là tình
trạng không gặp phải:

 Các chứng viêm khớp.


 Bệnh loãng xương.
 Cao huyết áp.
 Bệnh động mạch vành.
 Bệnh tiểu đường.
 Béo phì.
 Đột quỵ.
 Chứng mất trí.
 Ung thư ...

4.1.2. Cơ chế tác dụng của TPCN


Cơ thể sống cần 2 yếu tố cơ bản
- Cấu tạo các cơ quan,tổ chức của cơ thể từ các tế bào với các thành phần cấu tạo từ
protid, glucid, lipid, chất khoáng, vitamin, nước ...
- Quá trình trao đổi chất,chuyển hóa vật chất với hàng loạt các phản ứng hóa học
xảy ra với tốc độ rất nhanh,nhạy.

Để duy trì được sự sống,cần phải đảm bảo được 2 yêu cầu trên đầy đủ,kịp thời. Trong
điều kiện sản xuất,chế biến,tiêu dùng thực phẩm hiện nay,dẫn tới việc thiếu hụt các
chất,ảnh hưởng tới hai quá trình trên. TPCN sẽ cung cấp các yếu tố (bổ sung Vitamin,
khoáng chất, acid amin, hoạt chất sinh học) đảm bảo 2 quá trình trên hoạt động bình
thường.

TPCN là một trong 3 yếu tố cơ bản đảm bảo cho sức khỏe sung mãn. Muốn đảm
bảo có sức khỏe sung mãn,cần phải kết hợp 3 yếu tố cơ bản sau:
- Chế độ ăn uống và dinh dưỡng:sử dụng TPCN để bù vào sự thiếu hụt các
vitamin,khoáng chất,acid amin,hoạt chất sinh học,những chất cần thiết cho cấu tạo
nên các cơ quan tổ chức cơ thể và cần thiết cho quá trình chuyển hóa vật chất
trong cơ thể.

9
- Vận động thân thể.
- Giải tỏa căng thẳng.

4.1.3. Đối với chế độ ăn uống và dinh dưỡng


Ngoài áp dụng một chế độ ăn thích hợp, cần thiết sử dụng TPCN để bù vào sự thiếu
hụt và tăng cường các vi chất có lợi cho cơ thể.Trong quá trình phát triển của cơ thể, ở
mỗi giai đoạn của cuộc đời cần thiết các vi chất khác nhau, hàm lượng các chất khác
nhau. Ngày nay do điều kiện môi trường, quy trình sản xuất chế biến, phương thức ăn
uống ...nên trong khẩu phần ăn của các lứa tuổi đang bị thiếu hụt nhiều chất. Sử dụng các
TPCN sẽ làm cho khẩu phần ăn của các lứa tuổi có đủ các chất cần cho sự phát triển và
tăng cường các chức năng vượt trội. Ví dụ sử dụng sữa bổ sung DHA, acid folic ... cho
trẻ em, sữa bổ sung; calci cho người cao tuổi, hoặc sử dụng các sản phẩm TPCN bổ sung
vitamin, khoáng chất sẽ tăng cường các chức năng của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu
chất dinh dưỡng thường gặp, phòng ngừa các căn bệnh mãn tính ...

4.1.4. Đối với vấn đề vận động thân thể


Muốn có sức khỏe sung mãn cần phải có một chế độ tập luyện theo 4 nguyên tắc:

- Toàn diện: cần tập luyện toàn thân và từng bộ phận cơ thể, cả tập luyện thể lực lẫn
sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai và khả năng thích ứng với hoàn cảnh, điều kiện
sống, điều kiện môi trường, điều kiện làm việc.
- Nâng dần: có một chế độ tập luyện từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, khi
đến ngưỡng thích hợp thì duy trì.
- Thường xuyên: tập luyện thường xuyên hàng ngày, mỗi ngày với thời gian tăng
dần cho đến ngưỡng thích hợp (trung bình mỗi ngày tập luyện từ 30 đến 60 phút).
- Thực sự thực tế: tùy điều kiện của mỗi người, mỗi gia đình, có thể tập luyện tại
nhà, ngoài công viên, tại các câu lạc bộ với các hình thức phù hợp như: tập trên
máy, đi bộ, tham gia các môn thể thao, thể dục, tham gia các câu lạc bộ nhảy
múa ...

4.1.5. Đối với vấn đề giải tỏa căng thẳng


Là vấn đề mà ai cũng gặp phải hàng ngày. Căng thẳng thần kinh hay còn gọi là stress,
là những áp lực về mặt tâm lý và những biến động trong gia đình,trong xã hội,trong cơ
quan tác động lên con người gây mất cân bằng. Nếu stress cứ thường xuyên lặp lại người
ta không làm chủ được, không thích ứng được với những biến đổi do nó đưa đến, có thể
sẽ bị rối loạn về thể chất và tâm thần. Các rối loạn này là nguy cơ gây bệnh tật như:

10
- Khi bị stress có sự tăng tiết hormon như các glucocorticoid và adrenalin của tuyến
thượng thận, làm mạch co lại, giảm Na và nước trong cơ thể, làm bài tiết ít nước
tiểu dẫn tới cao huyết áp.
- Khi nồng độ glucocorticoid và adrenalin trong máu cao do stress sẽ ảnh hưởng đến
hệ thống miễn dịch, do đó dễ bị các bệnh nhiễm trùng.
- Khi bị stress, có sự phóng thích insulin hoặc insulin tiết ra đầy đủ, nhưng những tế
bào bị “nhờn” insulin, không tiêu thụ được đường glucose, dẫn tới tăng đường
huyết và gây ra đái tháo đường.
- Khi bị stress có sự rối loạn chuyển hóa chất béo, làm tăng lượng triglycerid, tăng

lượng cholesterol, dễ dẫn đến vữa xơ động mạch, gây các tai biến cao huyết áp, đau thắt
ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Như vậy, nếu không giải tỏa được căng thẳng thì không thể có được sức khỏe sung
mãn.

Vì vậy, mỗi người cần phải có biện pháp giải tỏa căng thẳng, thực hiện được “Tam
tâm”:

- Tâm bình thường: không tham vọng, hài lòng công việc, cuộc sống.
- Tâm bình thản: không ham địa vị, kèn cựa công danh. Bình tĩnh khi thành công,
bình thản khi thất bại.
- Tâm bình hòa: xây dựng mối quan hệ hài hòa trong cơ quan, gia đình và xã hội.

Stress là chất muối thi vị của cuộc đời, thiếu nó thì không còn gì là cuộc sống. Nhưng
cái hại của chất muối là nhiều khi sử dụng nó mặn quá độ mà thôi.

4.2. Tác dụng tăng sức đề kháng


4.2.1. Khái niệm
- Sức đề kháng là khả năng chống đỡ của cơ thể với các tác nhân xâm phạm vào cơ
thể từ ngoại lai hoặc nội lai.
- Có hai hệ thống đề kháng:

(1) Hệ thống đề kháng không đặc hiệu: là những hàng rào vật chất ngăn cách bên
ngoài và bên trong cơ thể như: da, niêm mạc, các chất dịch (mồ hôi, dịch nhày), các thực
bào, các kháng thể không đặc hiệu (ví dụ: lyzin, leukin, propecdin ...), hệ thống lông,
nhung mao.

11
(2) Hệ thống đề kháng đặc hiệu: đó là các kháng thể được sinh ra để trung hòa các
kháng nguyên (tác nhân gây bệnh), bao gồm kháng thể dịch thể (do tế bào lymphoB sản
xuất) và kháng thể tế bào (do tế bào lymphoT sản xuất).

4.2.2. Các nguy cơ suy giảm sức đề kháng


- Chế độ ăn uống (thiếu protein, thiếu vitamin, thiếu chất khoáng, thiếu hoạt chất
sinh học, thiếu các chất chống oxy hóa, thiếu chất xơ, rối loạn vi khuẩn đường
ruột.)
- Stress: Các stress kéo dài, cường độ lớn làm suy kiệt khả năng dự trữ vật chất của
cơ thể và suy yếu chức năng của các tổ chức, cơ quan, giảm chuyển hóa protein,
dẫn tới làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
- Ô nhiễm môi trường:
 Ô nhiễm sinh học: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.
 Ô nhiễm hóa học: hóa chất công nghiệp, hóa chất BVTV, thuốc thú y, hóa chất
sinh học,…

Các ô nhiễm khi nhiễm vào cơ thể sẽ gây hại tới sức khỏe, làm suy giảm sức đề
kháng, thậm chí gây nên bệnh, tử vong.

4.2.3. Thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng


- TPCN tăng cường hệ thống đề kháng không đặc hiệu

(1) TPCN bổ sung các vitamin, chất khoáng, hoạt chất sinh học làm tăng cường cấu
trúc và chức năng các tuyến ngoại tiết: tăng sản xuất dịch nhày, các men, mồ hôi, các chất
trung gian hóa học ... có tác dụng bảo vệ cơ thể.

(2) TPCN tăng cường các cơ quan tạo máu, làm tăng sản xuất và tái tạo máu, đặc biệt
là bạch cầu, làm tăng sự đề kháng của cơ thể.

(3) TPCN tăng cường chức năng các tuyến nội tiết, làm tăng sản xuất hormon, góp
phần tăng sức đề kháng.

(4) TPCN bổ sung các acid amin, tăng tổng hợp protein, làm tăng sức đề kháng.

(5) TPCN làm giảm nguy cơ và tác hại các bệnh tật, đặc biệt là chống rối loạn chuyển
hóa, giảm suy dinh dưỡng, giảm tốc độ lão hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính,
làm tăng sức đề kháng cơ thể.

(6) TPCN cung cấp các chất chống oxy hóa, làm giảm tác hại của các gốc tự do và
AGEs, bảo vệ được tế bào, ADN, làm tăng sức đề kháng.

12
(7) TPCN tăng cường chức năng da: làm tăng cường chức năng bảo vệ che chở, cản
phá tác nhân xâm hại.

4.2.4. TPCN tăng cường sức để kháng đặc hiệu


(1) TPCN tăng cường chức năng các tế bào miễn dịch đặc hiệu: tế bào lymphoB, T.

(2) TPCN kích thích sản xuất các kháng thể, có tác dụng trung hòa các kháng nguyên
gây hại:

- Các sản phẩm từ nấm linh chi, nấm hương.


- Sản phẩm từ tảo, Đông trùng hạ thảo, Sâm, Hoàng kỳ, Noni, Sữa ong chúa
- Các vitamin, chất khoáng ...

4.3. Thực phẩm chức năng hỗ trợ làm đẹp con người
- TPCN hỗ trợ làm đẹp cho cả nội dung lẫn hình thức. Muốn tăng cường và giữ
vững sắc đẹp cần duy trì 7 biện pháp sau:

(1) Ăn đủ số lượng (ăn theo BMI) hợp lý.

(2) Ăn đủ chất lượng.

(3) Tăng cường đạm thực vật, rau quả, acid béo không no.

(4) Sử dụng thực phẩm: bổ sung vitamin, khoáng chất, hoạt chất sinh học, hormon ...

(5) Vận động thể lực hợp lý.

(6) Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

(7) Giải tỏa căng thẳng.

- Trong các biện pháp làm đẹp, biện pháp sử dụng TPCN có tác dụng rất hiệu quả.

(1) TPCN làm giảm nguy cơ và tác hại của bệnh tật, do đó sẽ giữ vững được sức khỏe
cùng với vẻ đẹp vốn có.

(2) TPCN tạo sức khỏe sung mãn, do đó sẽ làm tăng sức khỏe và tặng vẻ đẹp từ nội

dung đến hình thức.

(3) TPCN có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, tuổi thanh xuân, do đó sẽ giữ

vững và duy trì cái đẹp vốn có của mỗi người.

13
(4) TPCN bổ sung các vitamin, bổ sung chất khoáng, hoạt chất sinh học, collagen,
hormon, acid amin ... làm tăng cường chức năng các cơ quan, bộ phận của cơ thể, làm
tăng vẻ đẹp một cách tự nhiên và bền vững.

4.4. Thực phẩm chức năng cho điều trị


4.4.1. TPCN hỗ trợ các chức năng và cấu trúc sinh lý của các tế bào, các cơ quan và
cơ thể, làm phục hồi lại,tăng cường và duy trì các chức năng,cấu trúc của các
bộ phận trong cơ thể.
- Tăng cường chức năng chuyển hóa: các sản phẩm bổ sung vitamin.
- Tăng cường cấu trúc sinh lý: các sản phẩm bổ sung chất khoáng (Ca, Zn, Mg,
Fe ...)
- Tăng cường chức năng sinh lý: sâm, đông trùng hạ thảo, vitamin E, Zn,
phytestrogen, arginin, hà thủ ô, hải mã ...
- Tăng cường chức năng đường ruột: các sản phẩm probiotic, chất xơ ...
4.4.2. TPCN hỗ trợ chống rối loạn cân bằng nội môi,điều chỉnh lại các hệ số sinh lý
trong cơ thể
- Hỗ trợ điều chỉnh đường huyết: chất xơ, acid béo không no–3,0–6, crom, tinh chất
bí ngô, tảo biển, mướp đắng ..
- Hỗ trợ điều chỉnh mỡ máu: PUFA, MUFA, Fiber, Iridoids, Polyphenols,
Resveratrol, Flavonoids, Lignan, Lycopen, Gypenosides, ß-caroten, Quercetin,
Chitosan ...
- Điều chỉnh calci máu: sản phẩm bổ sung Ca ...
4.4.3. TPCN tăng sức đề kháng,khả năng thích nghi của cơ thể
- TPCN bổ sung các vitamin, chất khoáng, hoạt chất sinh học làm tăng cường sức
đề kháng không đặc hiệu và đề kháng đặc hiệu của cơ thể.
- TPCN tăng cường tổng hợp kháng thể: sản phẩm tảo biển, linh chi, sâm, đông
trùng, hoàng kỳ, các vitamin D, A, E, C, các chất khoáng Zn, Ca,.... các acid amin.
- TPCN tăng sức đề kháng của da: vitaminE, C, các sản phẩm collagen, tảo,
flavonoid, Zn, Si, S...
- Tăng sức đề kháng không đặc hiệu: các chất xơ, chất chống oxy hóa (B–caroten,
vitamin E, vitamin C, iridoids, sản phẩm từ bột cà rốt, giảo cổ lam ...).
- Các sản phẩm làm tăng sức đề kháng chung (Đông trùng hạ thảo, tảo, nấm,
probiotics, chitosan ...).

14
- Kết quả cuối cùng là TPCN làm tăng sức khỏe chung, từ đó bệnh tật bị đẩy lùi.
Một số ví dụ về TPCN hỗ trợ điều trị
- Dị ứng

+ Phấn, sáp ong, mật ong, sữa ong chúa có tác dụng chống cảm ứng và kích thích bảo
vệ các chất miễn dịch.

+ Selen, vitamin E, vitamin C, Cu, Mg, B-caroten: tác dụng chống gốc tự do (các gốc
tự do tham gia phản ứng dị ứng).

+ Vitamin B: tác động đến tất cả quá trình chuyển hóa.

+ Kẽm: tham gia chuyển hóa tế bào miễn dịch (đại thực bào và bạch huyết bào).

+ Các hoạt chất từ nhiều loại thảo mộc có tác dụng chống dị ứng (hoạt chất từ Kim
ngân hoa, Núc nác, quả Nhàu ...)

- Thiếu máu và thiếu sắt

+ Sắt tham gia cấu tạo Hem tạo hồng cầu.

+ Acid folic: tham gia tổng hợp hemoglobin.

+ Cobalt: cùng với vitamin B12 tạo Hem, tạo hồng cầu.

+ Đồng, kẽm, molypden, Mn:t ham gia tổng hợp hợp chất.

- Ung thư:

+ Selen, vitaminC, vitaminE, Cu, Mn, B—caroten có tác dụng ngăn ngừa gốc tự do
(FR tham gia quá trình ung thư hóa).

+ Arsenic: với lượng nhỏ có tác dụng kích thích các tế bào và giúp cơ thể chống mệt
mỏi ở người ung thu.

+ Magie: tham gia duy trì năng lượng tế bào.

+ Kali: duy trì cân bằng trao đổi chất của tế bào với môi trường xung quanh.

+ VitaminB: tham gia vào quá trình chuyển hóa.

+ Vàng, bạc đã được sử dụng từ 50 năm nay.

+ Germanium (Germani): là nguyên tố vi lượng có vai trò với hệ miễn dịch (dạng
hữu cơ) cần nghiên cứu tiếp.

15
+ Taxol, iridoids, flavonoids và nhiều hoạt chất từ dược thảo có tác dụng chống
khối u.

- Tim mạch

+ Các acid béo không no có vai trò quan trọng trong phòng chống bệnh tim mạch.

+ Mg làm giảm huyết áp.

+ Selen tham gia quá trình bảo vệ cơ thể chống lại sự tăng HA và bệnh tim mạch.

+ Crom (Cr)tham gia vào hoạt động của phân tử insulin và điều hòa tỷ số
cholesterol trong cơ thể.

+ Silic có tác dụng phòng ngừa vữa xơ động mạch.

+ Vitamin B tham gia các quá trình chuyển hóa.

+Vitamin C, vitamin E, B–caroten, Cu có tác dụng chống gốc tự do.

+ Cobalt(coban): có tác dụng cải thiện tình trạng xấu của mạch máu.

+ Cathechin, lignan, sterol thực vật, resveratrol, flavonoids, iridoids ... có tác dụng
giảm cholesterol, triglycerid, LDL ....

- Răng và miệng

+ Flour có tác dụng ngừa sâu răng.

+ Molypden (Mo): làm tăng hoạt tính của fluor.

+ Ca: làm răng chắc, khỏe.

+ Selen, vitaminE, vitaminC, Cu, Mn, B–caroten có tác dụng chống gốc tự do.

+ Silic tham gia tái tạo cấu trúc lớp sụn và mô liên kết.

- Trạng thái suy nhược

+ Magie tham gia quá trình tiêu thụ năng lượng của tế bào thần kinh và quá trình
truyền dẫn thông tin của chúng.

+ Lithium (Li)có tác dụng làm dịu bớt căng thẳng thần kinh khi sử dụng vào buổi tối.
Nếu sử dụng vào buổi sáng sẽ kích thích tế bào, gây hưng phấn.

+ Zn tham gia quá trình chuyển hóa tế bào thần kinh.

16
+ Vitamin B tham gia tất cả quá trình chuyển hóa tế bào và có tác dụng tốt chống suy
nhược thần kinh.

+ Selen, vitamin E, vitamin C, Cu, Mn, B–caroten có tác dụng chống gốc tự do.

+ Đông trùng hạ thảo, tảo, nấm, sâm, nhung, phấn hoa, sữa ong chúa ... làm tăng sức
đề kháng, chống suy nhược.

+ Vàng, bạc được sử dụng từ 50 năm nay và thu được kết quả khả quan.

- Dạ dày và ruột

+ Kẽm tác động đến chức năng hoạt động của nhiều enzym gan như một chất đồng
xúc tác.

+ Mangan tác dụng làm giảm rối loạn chuyển hóa tụy và viêm thành đại tràng.

+ Crom có tác dụng điều hòa tuyến tụy.

+ Niken tham gia hệ thống nội tiết và bài tiết.

+ Phospho có tác dụng trong việc co thắt thực quản.

+ Cobalt có tác dụng điều hòa tế bào thần kinh thực vật mà tế bào này có vai trò điều
hòa hệ tiêu hóa.

+ Nước ép quả Nhàu, nhiều loại dược thảo có tác dụng chống viêm tiêu hóa.

+ Probiotics điều hòa chuyển hóa đường ruột.

- Mệt mỏi

+ Mg có tác dụng duy trì năng lượng tế bào.

+ As dùng với lượng nhỏ có tác dụng kích thích tế bào.

+ Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể.

+ Vitamin B tham gia quá trình chuyển hóa đường béo.

+ Cu, Se, Mn, B-caroten có tác dụng chống gốc tự do.

+ Zn tăng cường hoạt động tế bào chống lại sự mệt mỏi.

+ Sâm, Nhung, Đông trùng hạ thảo, tảo, nấm có tác dụng tăng đề kháng, giảm mệt
mỏi.

17
- Nhiễm trùng

+ Nhiều dược thảo có tính kháng sinh như: Nghệ, Nhàu, Kim ngân hoa, Ngưu tất, Ké
đầu ngựa, Hoàng liên, cây chó đẻ.

+ Zn có vai trò quan trọng đối với hoạt động của tế bào đại thực bào và lympho T.

+ Se, vitamin E, vitaminC, Cu, Mn, B–caroten tác dụng chống gốc tự do.

+ Vitamin Btham gia quá trình chuyển hóa tế bào.

+ Germanium có tác dụng kích thích hệ miễn dịch.

+ Các dược thảo có tác dụng kháng sinh: cây óc chó, bạch hoa xà, cây lá móng, sâm
đại hành, hoàng liên, thừng mực lá to, đại, rau má, tỏi, nghệ ...

- Trí nhớ và khả năng tư duy

+ Lecithin tham gia cân bằng màng tế bào thần kinh.

+ Kẽm tham gia quá trình chuyển hóa tế bào thần kinh.

+ Mg tác động đến việc sử dụng năng lượng tế bào thần kinh và chuyển hóa giữa
chúng.

+ Thiếc với liều nhỏ có tác dụng kích thích bộ nhớ và khả năng tư duy của não.

+ Vitamin B tham gia quá trình chuyển hóa tế bào thần kinh.

+ Mangan tham gia chuyển hóa các phân tử vận chuyển thông tin giữa các tế bào
thần kinh và chống gốc tự do, chống co giật.

- Tai–mũi–họng

+ Sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa có tác dụng giải cảm và kích thích hệ thống miễn
dịch.

+ Cu, Ag có tác dụng chống hiệu ứng viêm nhiễm.

+ Selen, vitamin E, vitamin C, B-caroten, Mn tác dụng chống gốc tự do.

+ Tỏi, rẻ quạt, hồng hoa, gừng, bông mã đề ... hỗ trợ chống viêm họng.

- Da

+ Zn tham gia quá trình làm lành vết thương (loét, vết thương, bỏng).

18
+ Mg tham gia tích trữ năng lượng tế bào.

+ Si có tác dụng tái tạo tổ chức liên kết dưới da.

+ Vitanin B tham gia tất cả các quá trình chuyển hóa tế bào có tác dụng ái lực lớn với
các tế bào da.

+ S tăng sự thích nghi của tế bào da.

+ Se, vitamin C, vitamin E, Cu, Mn, B-caroten chống gốc tự do (gốc tự do tham gia
phản ứng dị ứng).

+ As liều nhỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho da và tóc.

- Thấp khớp

+ Sụn cá, sụn gà sử dụng liều nhỏ có tác dụng chống thấp khớp.

+ Collagen dùng lượng nhỏ có tác dụng tham gia tái tạo cấu trúc tổ chức liên kết.

+ Iridoids, Flavonoids ... có tác dụng chống men COX−2, chống Cytokin gây viêm.

+ Sillic tham gia tái tạo sụn và tổ chức liên kết.

+ F tham gia tái tạo cấu trúc xương và sụn.

+ Vitamin B tham gia chuyển hóa đường và protein.

+ Vitamin E, vitamin C, B-caroten, Se, Cu, Mn có tác dụng chống gốc tự do nên tác
dụng giảm viêm khớp.

+ S tham gia tái tạo sụn.

- Stress

+ Magie: tham gia quá trình tích trữ năng lượng tế bào.

+ Li có tác dụng làm giảm cơn đau đầu nếu sử dụng buổi tối. Nếu sử dụng buổi sáng

+ Vitamin B tham gia quá trình chuyển hóa đường và chất béo.

+ Cu, Mn, Se, B-caroten, vitamin C có tác dụng chống gốc tự do.

+ Vitamin E tham gia quá trình tuần hoàn (co thắt mạch máu) và chống gốc tự do.

+ Hoạt chất sinh học iridoids làm tăng khả năng thích nghi, chống stress.

19
- Giấc ngủ

+ Liti dùng buổi tối có tác dụng làm giảm căng thẳng.

+ Kẽm tham gia chuyển hóa tế bào thần kinh.

+ Magie tham gia quá trình sử dụng năng lượng của tế bào thần kinh và truyền đạt
thông tin giữa chúng.

+ Vitamin B tham gia chuyển hóa tế bào thần kinh.

+ Vitamin E, Cu, Mn, Se, B–caroten, vitamin C chống gốc tự do nên chống sự tấn
công gốc tự do vào tế bào não.

+ Melatonin hỗ trợ giấc ngủ. Các sản phẩm từ sen, cúc hoa vàng, lá vông ... hỗ trợ
giấc ngủ êm ái.

- Bệnh gan

+ Các vitamin tăng cường chức năng gan.

+ Nhiều hoạt chất sinh học, chất khoáng tăng sức đề kháng, giảm nguy cơugan.

+ TPCN chống oxy hóa, bảo vệ AND, tế bào gan.

+ Flavonoids, polyphenols, isoflavon làm giảm nguy cơ u và ung thư, viêm gan.

+ Iriddoids ức chế men COX−2, Cytokin gây viêm gan.

+ Carotenoids tăng giải độc cho gan.

- Chống tăng cân, béo phì

+ Chất xơ: làm giảm tiêu hóa, hấp thụ, chậm rỗng dạ dày.

+ Nhiều loại làm giảm mỡ, tiêu mỡ: iridoids, cathechin, carotenoids ...

+ Nhiều sản phẩm TPCN có tác dụng ức chế cảm giác thèm ăn, gây no lâu, giảm hấp
thu mỡ và bột, tăng thoái lipid và tăng đào thải.

20
Chương 2: Xu hướng tương lai
1. Nhu cầu
Từ vài thập kỷ qua, Thực phẩm chức năng đã phát triển nhanh chóng trên toàn thế
giới. Chúng ta đã biết, sự phát hiện tác dụng sinh năng lượng và vai trò các thành phần
dinh dưỡng thiết yếu đã giúp loài người từng bước hiểu được các bí mật của thức ăn và
kiểm soát được nhiều bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan.

Cho đến nay, con người mặc dù sử dụng thực phẩm hàng ngày nhưng vẫn chưa hiểu
biết đầy đủ về các thành phần các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, về tác động của thực
phẩm tới các chức năng sinh lý của con người. Loài người ngày càng phát triển, mô hình
bệnh tật cũng thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội loài người, đặc biệt từ giữa thế
kỷ 20 đến nay.

Cùng với sự già hóa dân số; Tuổi thọ trung bình tăng; Lối sống thay đổi; Các bệnh
mãn tính liên quan đến dinh dưỡng và thực phẩm ngày càng tăng. Việc chăm sóc, kiểm
soát các bệnh đó đặt ra nhiều vấn đề lớn cho y học, y tế và phúc lợi xã hội.

Người ta thấy rằng, chế độ ăn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và xử lý
với nhiều chứng bệnh mãn tính. Đó là hướng nghiên cứu và phát triển cho một ngành
khoa học mới, khoa học Thực phẩm chức năng.

Nhu cầu sử dụng TPCN ngày càng tăng:

Tại Nhật Bản bình quân đầu người sử dụng 126 USD cho sản phẩm TPCN mỗi
năm.Tại Mỹ là 70 USD.Tại châu Âu là 61 USD.Những người trưởng thành ở Mỹ năm
2006 có 40% sử dụng TPCN. Năm 2007 tăng lên 52% và năm 2010 tăng lên 72%. Ở
Nhật Bản tỷ lệ này là 80%.

Năm 2004, thế giới đã thành lập Hiệp hội TPCN quốc tế (International Alliance of
Dietary/Supplement Association – IADSA) với hơn 60 nước thành viên. Hội nghị quốc tế
đầu tiên về TPCN cũng được tổ chức tại Mỹ với chủ đề: “TPCN cho dự phòng và điều
trị”. Đến hết năm 2012, thế giới đã tổ chức 13 hội nghị quốc tế về TPCN, ASEAN đã tổ
chức 16 hội nghị TPCN và thuốc y học cổ truyền.

Các nước ASEAN cũng thành lập Hiệp hội TPCN ASEAN (ASEAN – Alliance of
Health Supplements Association – thành lập tháng 12 năm 2007 và là thành viên của hiệp
hội TPCN và ASEAN

21
2. Nhóm thực phẩm tiềm năng
2.1. Thực phẩm bổ sung (Supplement Food)
-Là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức
khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và
chất có hoạt tính sinh học khác.
 Thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin: Con người bổ sung Vitamin từ thực phẩm tự
nhiên như hoa quả, rau xanh,… song hàm lượng không cao nên bổ sung vi chất này
qua thực phẩm chức năng khá phổ biến.

Có dạng bổ sung Vitamin tổng hợp và có dạng bổ sung một hoặc một vài loại Vitamin
cần thiết như:

+ Vitamin A: Cơ thể thiếu Vitamin này dễ bị quáng gà, mờ đục giác mạc, dày lớp biểu bì.

+ Vitamin B: Gồm Vitamin B1 - Thiamine, Vitamin B2 - Riboflavin, Vitamin B3 -


Niacin, Vitamin B5 - Pantothenic,…

+ Vitamin C: Sức khỏe hệ miễn dịch và làn da, thiếu Vitamin này cơ thể dễ bị chảy máu,
chậm lành vết thương.

+ Vitamin D: Ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của xương, thực tế con người có thể
tự tổng hợp Vitamin này dưới ánh nắng mặt trời.

+ Vitamin E: rất ít trường hợp thiếu Vitamin này song các đối tượng nhu cầu cao như phụ
nữ độ tuổi sinh sản, người bị khô da, bệnh gan,… cần tìm đến loại thực phẩm chức năng
bổ sung Vitamin E.

+ Vitamin K: Sự thiếu hụt Vitamin K liên quan đến các tình trạng xuất huyết như chảy
máu nướu, ban xuất huyết, đốm máu trên da, chảy máu mũi,…

Hình 2: Thực phẩm chức năng bổ sung omega - 3 tốt cho mắt và não bộ

22
 Thực phẩm chức năng bổ sung acid béo

Với sức khỏe con người, acid béo giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là nhóm acid béo cần
thiết gồm: Omega 3, omega 6 và omega 9. Trong đó, omega 9 là chất cơ thể có thể tự
tổng hợp được, còn 2 chất béo còn lại bắt buộc phải bổ sung từ bên ngoài.

Nhiều người thiếu hụt acid béo do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, vì thế bổ sung từ
nguồn thực phẩm chức năng là cần thiết. Ngoài ra, bổ sung Omega - 3 còn được khuyến
cáo với những đối tượng gặp vấn đề về thị lực, muốn tăng cường hoạt động của não bộ và
mắt.

 Thực phẩm chức năng bổ sung khoáng chất

Oxi, cacbon, hydro và Nitơ là các nhóm khoáng chất thiết yếu nhất của cơ thể, chúng
có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm tự nhiên. Ngoài ra, nhiều khoáng chất vi lượng
khác với hàm lượng cơ thể cần ít hơn nhưng cũng thực hiện nhiều chức năng quan trọng.

Thông thường, cơ thể chỉ cần nạp khoáng chất từ thực phẩm tự nhiên song do bệnh lý,
cơ địa hoặc hoạt động thể lực quá mức, việc bổ sung thêm dưới dạng thực phẩm chức
năng cũng được khuyến khích. Các thực phẩm chức năng thường bổ sung Natri, canxi,
photpho, kẽm, sắt, selen, coban, magie,…

 Thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn Probiotic sẽ cung cấp cho đường ruột hệ vi sinh vật phong phú, hỗ trợ và
tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Nhiều người lựa chọn bổ sung lợi khuẩn bằng cách này để
cải thiện sức khỏe miễn dịch, kích thích ăn uống cho trẻ biếng ăn, ngăn ngừa nguy cơ táo
bón, rối loạn tiêu hóa,…

Hình 3: Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn

23
Thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn thường gặp là prebiotic và probiotic.

 Thực phẩm chức năng bổ sung protein và acid amin

Protein và acid amin đều tham gia vào hoạt động tái cấu trúc tế bào, điều tiết cơ thể,
trao đổi chất,… Đặc biệt với những người bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật, cơ thể có
thể tự phục hồi là nhờ hoạt động của acid amin và protein. 

Ngoài ra, thực phẩm chức năng bổ sung protein còn được lựa chọn cho mục đích
kiểm soát năng lượng, tăng cơ cho người tập thể hình hoặc giảm cân. Các dạng thường
gặp là: Whey protein, protein đậu, protein casein, protein shake, protein gạo lứt,…

2.2. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Food Supplement, Dietary
Supplement)
- Là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm,
bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất sau
đây:

a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic và chất có hoạt tính
sinh học khác;

b) Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và nguồn
gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên
hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân
liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.

24
Hình 4: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn,
viên nén

2.3. Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y
tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food)
Là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định
để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân
viên y tế.

Hình 5: Thực phẩm dinh dưỡng y học Fomeal 237ml/hộp - Dinh dưỡng cho người bệnh, kém
hấp thu, phục hồi nhanh chóng

25
2.4. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses)
Thực phẩm này dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác
theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm
được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về
chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của
người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của
những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.

Hình 6: Viên uống bổ xương khớp Glucosamine hỗ trợ cho xương khớp cho người lớn tuổi

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) JOHNNY SUNGUYEN. 2020. Tổng quan thị trường thực phẩm chức năng tại
Việt Nam. Đăng ngày18/05/2020, từ
https://www.giacongthucphamchucnang.vn/tong-quan-thi-truong-thuc-pham-chuc-
nang-tai-viet-nam/
(2) PGS.TS. Trần Đảng. 2017. Thực phẩm chức năng. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
(3) Thông tư 43/2014/TT-BYT. 2014. Quy định về quản lý thực phẩm chức năng. Hà
Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2014.
(4) Bs. Trần Thị Kim Ngọc. 2021. Thực phẩm chức năng là gì và các loại phổ biến
hiện nay. Đăng ngày 09/03/2021, từ https://medlatec.vn/tin-tuc/thuc-pham-chuc-
nang-la-gi-va-cac-loai-pho-bien-hien-nay-s195-n21776

27
BÀI BÁO VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
(1) Tuệ Văn. 2014. Quản lý chất lượng thực phẩm chức năng. Đăng ngày 25/12/2014,
từ https://baochinhphu.vn/quan-ly-chat-luong-thuc-pham-chuc-nang-
102176426.htm
(2) Thùy Linh. Báo động tình trạng lạm dụng thực phẩm chức năng. Đăng ngày
01/10/2017, từ https://laodong.vn/dinh-duong-am-thuc/bao-dong-tinh-trang-lam-
dung-tpcn-bo-me-can-bo-ngay-thoi-quen-gay-hai-cho-con-567268.ldo.
(3) BS. Phạm Quang Huy - Khoa Ngoại Vú - Phụ khoa. Những quan niệm sai lầm
phổ biến về thực phẩm chức năng. Từ https://benhvienungbuouhanoi.vn/kien-
thuc-ung-thu-1/nhung-quan-niem-sai-lam-pho-bien-ve-thuc-pham-chuc-nang.html
(4) Jon Burton. The growth of functional foods post pandemic. Từ
https://www.newfoodmagazine.com/article/163783/the-growth-of-functional-
foods-post-pandemic/
(5) A. Elizabeth Sloan. Food technology magazine. The Top 10 Functional Food
Trends. Ngày 1 tháng 4 năm 2020, từ
https://www.ift.org/news-and-publications/food-technology-magazine/issues/
2020/april/features/the-top-10-functional-food-trends

28

You might also like