You are on page 1of 14

ĐẠO ĐỨC TRONG LƯU THÔNG PHÂN PHỐI

Có người nói : “kỹ năng đặt câu hỏi quyết định chất lượng của câu trả lời”. Trong
việc thiết lập mối quan hệ giữa DS và bệnh nhân / thân nhân bệnh nhân đòi hỏi
người DS phải rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi?
1. Hãy trình bày 3 thảm họa của nghành Dược thế giới mà người DS cần biết?
- THALIDOMINE
Vào thập niên 60, Thalidomide bắt đầu được sử dụng dựa trên tác dụng an thần để giảm
triệu chứng ốm nghén trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Thalidomide sau đó được sử dụng
rộng rãi tại châu Âu, Canada, Australia, Nam Mỹ, châu Á. Sau một thời gian, thalidomide
bắt đầu bị thu hồi do gây ra nhiều dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh từ các bà mẹ
sử dụng thuốc trong lúc mang thai với dị tật điển hình là cụt tay chân, khiếm thính, khiếm
thị, biến dạng cột sống và khớp xương với hình giống con hải cẩu. Trở thành thảm họa đầu
tiên đối với ngành Dược lúc bấy giờ.

Chuột thường xuyên được sử dụng trong sàng lọc tác dụng có hại của thuốc; thalidomide
không gây tác dụng có hại cho chuột, do đó thuốc được chứng minh an toàn và đưa vào thị
trường. Nhưng với các động vật gia súc thí nghiệm khác như cá vằn, thỏ và gà thì nhạy cảm
với thalidomide và xuất hiện dị tật bẩm sinh như con người

Về sau, theo nghiêm cứu được công bố THALIDOMIDE là hỗn hợp hai đồng phân lập thể
dạng soi gương, bao gồm dạng S(-) và R(+). Đồng phân dạng S(-) nguyên nhân gây quái thai
và đồng phân R(+) có tác dụng an thần. Hiện nay trên thế giới còn hơn 5 ngàn nạn nhân chịu
hậu quả từ thalidomide

 Để đảm bảo an toàn thì phụ nữ mang thai và kể cả đàn ông cũng không nên dùng
- DIETHYLSILBESTROL
Được dùng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt ở nam và ung thư vú ở nữ và ngừa sảy thai
chuyển dạ sớm. NHưng sau đó những phụ nữa dùng thuốc sinh con bị ung thư cổ tử cung và
âm đạo cao gấp 40 lần so với không dùng thuốc.
- FENFLURAMINE
Là thuốc được sử dụng chống béo phì, giảm cân nhanh. Có thể giảm 7,5 Kg trong 6 tháng.

Vào năm 1997 Fenfluramine đã được rút khỏi thị trường Mỹ sau khi có báo cáo về bệnh van
tim và tăng huyết áp phổi, bao gồm một tình trạng gọi là xơ hóa tim.

Nhưng hiện nay, người ta vẫn lén trọn fenfluramine vào trong các trà chống mập để tăng
hiệu quả của tác dụng giảm cân.

2. Thuốc giả - ngụy tạo phi đạo đức và những “tiêu cực” trong lĩnh vực dược?

3. Độ tinh khiết và tạp chất trong dược phẩm?


Tạp chất là những chất tồn tại trong nguyên liệu và thành phẩm không mang lai tác
dụng trị liệu. Tạp chất có thể tả ra trong quá trình sản xuất, bảo quản và lưu thông phân
phối nguyên liệu và thành phẩm
Xác định giới hạn tạp chất trong thuốc thực chất là thử độ tinh khiết của thuốc nhằm
xác định phẩm chất của thuốc. Nếu thuốc càng tinh khiết thì hiệu quả tác dụng càng cao.
Các tạp chất trong thuốc mặc dù rất nhỏ nhưng nó có thể:
+ Gây tác hại cho sức khoẻ
+ Gây hiện tương tương kị hoá học, ảnh hưởng đến phẩm chất hay đô bền vững cuả
thuốc. + Môt số tạp chất có thể xúc tác đẩy nhanh quá trình phân huỷ thuốc
+ biểu thị cho mức đô sạch (hay mức đô tinh chế chưa đủ) của thuốc.
 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm cần phải quan tâm hơn đến tiêu chuẩn kiểm
nghiệm các tạp chất trong nguyên liệu và thành phẩm của thuốc. Đảm bảo chất
ượng thuốc phục vụ tốt hơn sức khoẻ của người bệnh.
4. Vitamin và khoáng chất? Lợi ích và nguy cơ? Sự lạm dụng của các thuốc
này?
VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT
Vitamin và khoáng chất là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp
được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Chỉ tồn
tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự
sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể.
LỢI ÍCH

 Gia tăng sức đề kháng của cơ thể

 Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.

 Giúp củng cố xương, chữa lành những vết thương

 Tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh.

 Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm
trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu
trúc bị tổn thương..

NGUY CƠ

- Vitamin và khoáng chất được coi là vi chất dinh dưỡng vì cơ thể mỗi người chỉ cần một
lượng rất nhỏ vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, nhiều người không thể có đầy đủ được
lượng nhỏ đó, dẫn tới các bệnh lý do thiếu hụt vitamin như bệnh còi xương do thiếu hụt
vitamin D, chảy máu chân răng do thiếu hụt vitamin C, mù hoặc thị lực kém do thiếu hụt
vitamin A,... Để phòng ngừa thiếu hụt vit chất dinh dưỡng cần phải chú ý đến chế độ ăn,
làm bữa ăn trở nên đa dạng và đủ chất. Cần lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, ăn đủ
nhu cầu năng lượng, đủ rau và trái cây tươi và bỏ sung khoáng chất từ những nguồn dồi
dào như ngũ cốc, rau mầm và hải sản….vv
- hiện nay thừa vitamin và khoáng chất cũng trở nên phổ biến. Hầu hết là do bổ sung
dư thừa từ vitamin và khoáng chất dạng uống và thực phẩm chức năng. Tiếp tục sử dụng
một thời gian dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của người dùng. Cần
phải cân nhắc rằng, những người khoẻ mạnh, không có rối loạn tiêu hoá, hấp thu và ăn
với chế độ ăn bình thường thì không phải dùng thêm vitamin cùng các khoáng chất dưới
dạng thuốc.
LẠM DỤNG CỦA CÁC THUỐC NÀY
Tâm lý sử dụng thuốc này giúp nâng cao thể trạng, phòng chống bệnh tật không còn xa lạ
với phần đông người dân Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn
nhiều nguy cơ, việc mỗi người tự tìm giải pháp nâng cao sức khỏe bản thân và gia đình là
điều cần thiết.

Phải biết rằng thuốc là con dao hai lưỡi, chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và có sự hiểu
biết, tốt nhất nên đến bác sĩ để được tư vấn và chỉ định dùng đúng thuốc. Chính vì thế, sử
dụng các loại vitamin một cách khoa học, an toàn kèm với một chế độ ăn uống hợp lý,
xây dựng một lối sống lành mạnh là điều cần thiết để bảo vệ cơ thể.

5. Bàn về thực phẩm chức năng ?


Thực phẩm chức năng là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang có chứa
một hoặc hỗn hợp của các chất bao gồm vitamin, khoáng chất, acid amin, chiết
xuất từ thực vật và động vật, nhằm mục đích bổ sung các chất dinh dưỡng cần
thiết cho cơ thể hay làm giảm nguy cơ bệnh.
Mức độ cần thiết sử dụng TPCN của mỗi người là khác nhau, việc sử dụng hay
không và liều lượng, thời gian bao lâu là hợp lý đều cần có sự thăm khám, đánh
giá và chỉ định từ bác sĩ hay sự tư vấn của dược sĩ.

Ngày này nhiều loại thực phẩm chức năng (một cách gọi khác là thực phẩm bảo vệ
sức khoẻ) đang được “thần thánh hóa như là sản phẩm vạn năng, trị bách bệnh
được quảng cáo rầm rộ trên rất nhiều kênh, trong đó, trên các trang website và
mạng xã hội
Thực tế cho thấy người tiêu dùng phần lớn không chủ động tìm đến các loại thực
phẩm chức năng, nhưng các quảng cáo hàng ngày là lý do đã khiến họ “tò mò”.
Thậm chí qua những lời giới thiệu của bạn bè, người thân.
Vì vậy các nhà cung cấp, trình dược viên, và các dược sĩ đang bán thuốc cần trung
thực, trình bày rõ được hiệu quả thực tế mà TPCN mang lại, cần tư vấn phù hợp với
thể trạng bệnh nhân, không bất chấp lợi nhuận mà ảnh hưởng sức khỏe người tiêu
dùng.
Người dân cần phải tỉnh táo khi tiêu dùng, tránh tình trạng mua online, nghe lời
ngon tiếng ngọt của người bán mà không biết rõ tác dụng cũng như nguy hiểm mà
nó mang lại để rồi “tiền mất tật mang”.
6. Bàn về tương đương sinh học và thuốc thay thế (Bioequivalence)?
 Tương đương sinh học thuốc là đánh giá hai dược phẩm tương đương về mặt sinh
học nếu chúng tương đương về mặt bào chế và sau khi sử dụng ở cùng nồng độ,
sinh khả dụng (tốc độ và mức độ đạt được trong máu) tương đương đến mức có
thể coi hiệu lực chữa bệnh của chúng về cơ bản là như nhau.
Với sự phát triển của công nghiệp dược phẩm trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia
tiên tiến đã cho ra đời hàng ngày lên đến hàng trăm mẫu mã thuốc mới và hàng chục
loại biệt dược thuốc khác nhau. Như vậy để đánh giá đó là một thuốc tốt hay không,
chúng ta cần xem xét tới sinh khả dụng và tương đương sinh học so với thuốc gốc.
Một thuốc được cho là tương đương sinh học với thuốc gốc sẽ giúp giá thành sp
thấp hơn nhiều so với thuốc phát minh, nên thuốc generic đem đến nhiều sự lựa
chọn phù hợp hơn cho người sử dụng trong khi vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả
cho quá trình trị liệu. Nhưng cần phải lựa chọn phù hợp với thể trạng của bệnh
nhân.
Không nên lạm dụng những biệt dược mới khi chưa rõ về sinh khả dụng và
tương đương sinh học. cần có sự điều chỉnh hợp lý giữa vấn đề kinh tế xã hội với
quyền lợi người bệnh và hiệu quả điều trị; có thể với bệnh nặng, cấp tính cần dùng
thuốc đặc hiệu của Anh, Pháp, Mỹ…, bệnh nhẹ có thể dùng thuốc sản xuất trong nước
đạt GMP.

ĐẠO ĐỨC TRONG CHĂM SÓC DƯỢC


1. Hãy hành động vì lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân. Hãy phân tích việc BS bán
thuốc và DS kê đơn
Bác sĩ tự kê đơn, tự bán thuốc vẫn đang rất phổ biến ở các phòng khám tư nhân ở
nước ta. Việc làm này xuất phát từ lợi ích cá nhân dẫn đến người bệnh không biết
được giá trị thực của đơn thuốc, BS độc quyền về giá, tăng giá thành thuốc lên thì
bệnh nhân cũng không hay biết. Việc đảm bảo chất lượng của thuốc cũng không
được thực hiện tốt, đa phần thuốc đã bị bốc vỏ khó biết được là thuốc gì hạn sử
dụng là bao lâu. Bên cạnh đó BS cố tính viết xấu để giấu đơn thuốc của mình hoặc
cùng hợp tác chỉ định 1 nhà thuốc nhất định khiến bệnh nhân không thể mua thuốc
từ bên ngoài mà phải quay lại gặp BS hoặc nhà thuốc đó. BS đã đi ngược lại với
qui tắc đạo đức chăm sóc Dược có những hành vi sai trái vô trách nhiệm với bệnh
nhân
-Ds kê đơn đặc biệt phổ biến hiện nay. Nhiều người dân sợ phải tốn nhiều tiền khi
phải đi mua thuốc từ BS hay chủ quan về tình hình bệnh của mình không cần gặp
BS nên hầu như họ lựa chọn tìm đến DS.
Giả sử khi hỏi hàng  xóm nhà bạn, một người lớn bất kỳ: “khi ông/bà  hoặc con
/cháu của ông/bà bị ho, ông/ bà sẽ làm gì?” Và câu trả lời hầu hết sẽ là: “Tôi sẽ ra
hiệu thuốc”. Chính điều này đã đánh vào lòng tham của những người bán thuốc.
Họ tự kê đơn thao túng lượng thuốc mà bệnh nhân sử dụng trong khi bệnh nhân ko
cần đến loại thuốc đó. Trong đó thuốc kháng chiếm đến ¼ lượng thuốc bán ra mỗi
ngày. Việc này dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh trở nên tồi tệ hơn.

2. Tích cực tìm kiếm thông tin để đưa ra quyết định đúng đắn. Hãy phân tích
việc lạm dụng codein, domperidone?
CODEIN
Codeine là một loại thuốc giảm đau và ho thuộc nhóm opioid được sử dụng để điều trị
cơn đau từ nhẹ đến vừa phải. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nghiện, cần được lưu ý khi
sử dụng. đặc biệt là lứa tuổi dưới 12 con đường chuyển hóa codein thành morphin
thay đổi và không dự đoán trước được, đây là nhóm tuổi tiềm tàng những nguy cơ
phản ứng có hại đặc biệt. Theo khuyến cáo cho rằng, không sử dụng codein trên bệnh
nhân mang gen chuyển hóa thuốc nhanh ở tất cả mọi lứa tuổi và ở phụ nữ cho con bú
do codein được bài tiết vào sữa mẹ.
Ở nước ta, việc làm dụng, dử dụng thường xuyên thuốc rất phổ biến. Đặc biệt khi
chuyển mùa, là thời điểm thời tiết thay đổi dễ làm cơ thể mệt mỏi, đau đầu, ho.
Người bệnh có thể dễ dàng mua thuốc có chứa codein ở mọi nhà thuốc. Lạm dụng
dài thuốc chứa codein gây ra tác hại xấu đối với cơ thể.
- Theo cảnh báo của các nhà khoa học Australia: Lạm dụng codein hay thuốc giảm
đau có chứa codein có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe người
sử dụng như gây ra sự dung nạp opioid, gây nghiện, phụ thuộc thuốc, thậm chí gây
ngộ độc và tử vong khi dùng liều cao.
- Các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa Australia cho thấy, tỷ lệ tử
vong liên quan đến codein ở Úc đã tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn 2000-2009.
Cũng tại quốc gia này, khoảng 150 người chết mỗi năm do dùng codein quá liều.
- Theo các chuyên gia, có thể dùng những loại thuốc giảm đau khác có hiệu quả
giảm đau tốt hơn và chắc chắn ít nguy hiểm hơn so với codein như paracetamol,
ibuprofen hoặc sản phẩm kết hợp cả hai chất này...
DOMPERIDONE
Domperidone thường được dùng để giảm các triệu chứng nôn, buồn nhưng phải
giảm liều xuống 10mg uống ngày 3 lần cho người lớn và trẻ em nặng trên 35kg.
Trước đây, nó có thể dùng trong mọi trường hợp nhưng
- tại CANADA: domperidone có thể gây loạn nhịp thất nghiêm trọng và gây tử
vong, đặc biệt ở liều > 30mg
- HOA KỲ: theo “guidelines” của hội tiêu hóa Hoa Kỳ phải theo dõi ECG & tránh
sử dụng nếu QT>470 msec (nam) và >450 msec (nữ)
- Pháp tạp trí Prescrire liên quan từ 25 đến 120 ca tử vong năm 2012 tại pháp và
nên loại thuốc ra khỏi thị trường.
- Một nghiên cứu tại trường Đại học Iowa (Mỹ) công bố năm 2016 cho thấy nguy
cơ rối loạn nhịp thất và trụy tim đột ngột tăng thêm đến 70% trên các bệnh nhân
đang sử dụng domperidone.
 Khuyến cáo chống chỉ định các chế phẩm chứa domperidon cho bệnh nhân suy gan
nặng, bệnh nhân bị kéo dài khoảng QT hoặc mắc bệnh tim mạch như suy tim sung
huyết, bệnh nhân sử dụng đồng thời các thuốc làm kéo dài khoảng QT hoặc thuốc ức
chế CYP3A4.

3. Cung cấp các sản phẩm liên quan đến sức khỏe từ các nguồn an toàn và đã
được chứng minh. Hãy phân tích chất tạo ngọt trong thực phẩm, dược phẩm
(fructose, aspartame) và NDMA trong valsartan
-
- Khi cơ thể tiêu dùng quá nhiều đường Fructose sẽ dẫn đến các tình trạng sau:
+ Rối loạn lipid máu, mỡ máu
+ Tăng nồng độ axit uric, dẫn đến bệnh gút và huyết áp cao.
+ Làm tăng các góc tự do dẫn đến những nơi nó xuất hiện đều bị tàn phá
+ Góp phần gây nên bệnh béo phì, mỡ nội tạng
+ Gây kháng isulin dẫn đến bệnh đái tháo đường.
- Aspartame là một loại đường hóa học được dùng thay cho đường tự nhiên
trong thực phẩm và dược phẩm. Nó được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm
và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ khi được con người tiêu
thụ, aspartame phân hủy thành 3 hợp chất hóa học: Phenylalanine, acid aspartic
và methanol. Aspartame tiêu thụ ở mức độ lớn có thể gây hại cho sức khỏe.
Phenylalanine khi được hấp thụ một cách nhanh chóng vào máu mà không
thông qua quá trình tiêu hóa. Acid này có thể vượt qua hàng rào máu/não và có
thể gây hại đến thần kinh như: - làm chậm phát triển trí tuệ nghiêm trọng, - làm
tổn hại hệ thần kinh, -rối loạn nội tiết, - các vấn đề về thị lực. Methanol (cồn
gỗ) là một chất gây hại cho cơ thể con người. Trong quá chuyển đổi hấp thụ
gây nên tình trạng nhiễm toan chuyển hóa => nguy hiểm đến tính mạng, và gây
đọc trên thần khinh thị giác => mù lòa.
- NDMA là N-nitrosodimethylamine là dẫn chất nitrosamin được phân loại vào
nhóm các chất có thể gây ung thư trên người. Tạp chất này được phát hiện lần
đầu trong các thuốc thành phẩm chứa valsartan có nguyên liệu được sản xuất
bởi Công ty Zhejiang Huahai Pharmaceuticals (ZHP), Linhai, Trung Quốc. Từ
đó, hàng loạt lô thuốc valsartan có nguyên liệu được sản xuất tại đây đã bị thu
hồi tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

4. Không để cho những lợi ích vật chất ảnh hưởng đến sự phán đoán về chuyên
môn. Hãy phân tích thực trạng lạm dụng KS ?
thực trạng kháng kháng sinh hiện nay đã mang tính toàn cầu và đặc biệt nổi trội ở các
nước đang phát triển với gánh nặng của các bệnh nhiễm khuẩn và những chi phí bắt buộc
cho việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền. 
Đây là hệ quả tất yếu của việc lạm dụng thuốc kháng sinh bừa bãi, kê đơn thuốc chưa
thực sự hợp lý, do việc sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy
sản chưa được kiểm soát đầy đủ.
Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi nhằm mục đích lợi nhuận gây ra sự tồn dư
kháng sinh có trong thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trước tiên đến vật nuôi mà còn gây
nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng khi tiêu thụ thực phẩm. 
Một nguyên nhân khác là do hiện nay nhiều tiệm thuốc dễ dàng bán thuốc kháng sinh
cho người bệnh mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Điều này khiến cho thuốc không
những không trị được bệnh, mà còn làm cơ thể sản sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc gây
nguy hiểm cho người bệnh.  Việc mua và sử dụng kháng sinh quá dễ dàng nên khi xuất
hiện vài biểu hiện bất thường về sức khỏe như sốt, ho, sổ mũi là mọi người tự ý đến hiệu
thuốc để mua kháng sinh và sự thiếu trách nhiệm đến từ nhân viên y tế.
Tác hại khi lạm dụng:
+ Gây lãng phí: Các bệnh do virut không chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng
kháng sinh.
+ không khỏi bệnh: Sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định gây lãng phí đồng
thời còn không chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân
+khó khăn cho chẩn đoán bệnhdùng kháng sinh sẽ làm cho lu mờ các triệu chứng
gây khó chẩn đoán.
+ dễ gây ra phản ứng dị ứng, những ảnh hưởng nghiêm trọng (điếc, suy thận,…)
+ Tăn khả năng kháng thuốc của vi khuẩn, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn.
- Dù biết được thực trạng đó nhưng những cơ sở bán thuốc, họ đã quá hiểu nguy cơ
này nhưng vẫn vô tư bán thuốc, vì lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe của cộng đồng
làm việc kháng thuốc trở nên nghiêm trọng hơn.
- Cần siết chặt quản lý, vận động các dược sĩ, những người cung cấp và hiểu rõ nhất
bắt buộc phải tư vấn cho người mua hiểu rõ và có trách nhiệm với kê thuốc kháng
sinh hợp lý.

5. Hợp tác với đồng nghiệp và các chuyên gia y tế để đạt được mục tiêu chăm
sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Hãy cho biết cách tạo dựng quan hệ giữa BS và
DS vì mục tiêu bệnh nhân là trung tâm?
Bác sĩ là người chịu trách nhiệm cao nhất để đưa ra quyết định chẩn đoán và điều trị.
Bác sĩ là người có nền tảng kiến thức bao quát nhất (từ giải phẫu, sinh lý, bệnh lý, chẩn
đoán, điều trị) chịu trách nhiệm thu thập tất cả các thông tin liên quan đến bệnh nhân để
có thể đưa ra quyết định điều trị hợp lý nhất.
Dược sĩ là một chuyên gia được đào tạo chuyên sâu về thuốc, chịu trách nhiệm tìm
hiểu sâu việc tối ưu dùng thuốc cho từng bệnh nhân cụ thể: như chọn thuốc, liều dùng,
đường dùng, hướng dẫn cách dùng và theo dõi – kiểm soát tác dụng có hại của thuốc.
Với phương châm “ coi bệnh nhân là trung tâm”  việc phối hợp giữa giữa bác sĩ, dược
sĩ có ý nghĩa quan trọng nhằm đạp ứng chữa trị người bệnh một cách kịp thời và có hiệu
quả cao nhất. 
Để tương tác và hỗ trợ lẫn nhau thì cả bác sĩ và dược đều có mối quan hệ nhịp nhàng,
hiệu quả và mỗi thành viên trong nhóm đều cần phải:
- Luôn có thái độ tôn trọng những đóng góp, vai trò của nhau trong cùng một nhóm.
Tuyệt đối không nên phân biệt về vị trí công tác giữa các ngành nghề.
- Việc trao đổi thông tin, giao tiếp giữa bác sĩ và dược sĩ cần cởi mở với nhau để
nhằm duy trì được sự tích cực từ việc hội chẩn, sinh hoạt chuyên môn khoa học,
trao đổi những vấn đề liên quan đến người bệnh… các công việc hàng ngày của
bác sĩ, dược sĩ.
- Luôn có thiện chí giải quyết tốt các vấn đề trong quá trình làm việc.
- Cần chỉ ra thiếu sót của nhau nhằm cung cấp lợi ích tốt nhất cho người bệnh

6. Tham khảo ý kiến với các chuyên gia y tế khác để mang lại lợi ích tốt nhất
cho bệnh nhân. Hãy trình bày việc sử dụng diazepam cho người cao tuổi, việc
chủng ngừa và cập nhật vaccine ngừa covid 19
7. Cung cấp thông tin và thảo luận với bệnh nhân về những giải pháp có thể áp
dụng cho việc điều trị. Cho thí dụ minh họa ?

8. Cải thiện liên tục trình độ chuyên môn và kỹ năng. Hãy phân tích câu nói của
GS. Phạm Biểu Tâm “ Người BS là người sinh viên y khoa suốt đời”
Câu nói từ người thầy y khoa gương mẫu GS. Phạm Biểu Tâm “ người BS là sinh
viên y khoa suốt đời”. Như muốn truyền tải đến mọi người rằng đã là một BS mang
trong mình trọng trách cứu người luôn phải đặt mình vào 1 tâm thế sẵn sàng học hỏi
trau dồi chuyên môn mỗi ngày coi mình như sinh viên y khoa bắt đầu từ số 0 miệt mài
học hỏi, trải qua 1 quá trình lâu dài. Vì xã hội luôn ko ngừng thay đổi nhanh chống
nên việc cập nhật thông tin, tiếp cận cái mới cũng chính là trách nhiệm quan trọng của
người BS.
Câu nói này không chỉ đúng với BS mà ngay cả người DS, điều dưỡng hay nhân
viên y tế nói chung đều hoàn toàn đúng. Sinh mạng con người quan trọng, vậy bảo
toàn sinh mạng đó là vô cùng khó khăn, người gần với trọng trách này nhất chính
là BS. Đáp lại trọng trách đó sẽ phải vượt qua cả một quá trình, cần sự bền bỉ, cố
gắng cùng kiên chì.
Không chỉ học để có tay nghề giỏi cũng cần phải học để có thái độ ứng xử đúng
mực trong phục vụ người bệnh. Do vậy sự học đối với người làm nghề y là phải
suốt đời.

9. Có trách nhiệm trong việc duy trì đẳng cắp cao về năng lực chuyên môn. Hãy
trình bày thực trạng và giải pháp cho việc đào tạo liên tục (Continuing
Pharmaceutical Education) cho người DS sau khi tốt nghiệp đại học Dược

10. Trung thực trong giao dịch với bệnh nhân; nhân viên y tế, nhà cung cấp,…
Hãy trình bày thực trạng việc quảng cáo thuốc và thực phẩm chức năng?
Trung thực trong giao dịch với bệnh nhân; nhân viên y tế, nhà cung cấp,… là một
trong những quy tắc mà Dược sĩ cần phải lưu ý.
Trong nhiều năm qua, thị trường canh tranh ngày càng khốc liệt, các hoạt động quảng
cáo đã diễn ra với nhiều hình thức đa dạng và phong phú khác nhau, đặc biệt là việc
quảng cáo thực phẩm chức năng. tình trạng vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo
thực phẩm chức năng vẫn xảy ra, phổ biến là quảng cáo khi chưa có thẩm định của cơ
quan có thẩm quyền hoặc quảng cáo không đúng với nội dung đã thẩm định.
Nhiều loại thực phẩm chức năng (một cách gọi khác là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ)
đang được “thần thánh hóa như là sản phẩm vạn năng, trị bách bệnh được quảng cáo
rầm rộ trên rất nhiều kênh, trong đó, trên các trang website và mạng xã hội
Thực tế cho thấy người tiêu dùng phần lớn không chủ động tìm đến các loại thực
phẩm chức năng, nhưng các quảng cáo hàng ngày là lý do đã khiến họ “tò mò”. Thậm
chí qua những lời giới thiệu của bạn bè, người thân.
Vì vậy các nhà cung cấp, trình dược viên, và các dược sĩ đang bán thuốc cần trung
thực, trình bày rõ được hiệu quả thực tế mà TPCN mang lại, cần tư vấn phù hợp
với thể trạng bệnh nhân, không bất chấp lợi nhuận mà ảnh hưởng sức khỏe người
tiêu dùng.
Người dân cần phải tỉnh táo khi tiêu dùng, tránh tình trạng mua online, nghe lời ngon
tiếng ngọt của người bán mà không biết rõ tác dụng cũng như nguy hiểm mà nó mang
lại để rồi “tiền mất tật mang”.
Cần phải siết chặt, xử lý nghiêm những sai phạm trong việc quảng cáo thuốc.

LẮNG NGHE TÍCH CỰC


1. Điểm khác biệt giữa lắng nghe tích cực với lắng nghe thông thường như thế
nào?
Lắng nghe tích cực là khi người nghe hoàn toàn tham gia và phản ứng với những
ý tưởng được trình bày bởi người nói.
Điều này thường thông qua các dấu hiệu phi ngôn ngữ như gật đầu, mỉm cười, nét mặt
đáp lại ý tưởng của người nói, giao tiếp bằng mắt, v.v. Trong quá trình lắng nghe tích
cực, người nghe tham gia vào lắng nghe phân tích và cả lắng nghe sâu sắc. Người
nghe không chỉ đơn thuần nghe mà còn phân tích các ý kiến, đánh giá và đánh giá
chúng trong khi nghe.
Điểm khác biệt:
Kỹ năng lắng nghe tích cực hình thành từ các yếu tố sau:

- Tỏ ra quan tâm đến đối tượng giao tiếp


- Lắng nghe một cách đồng cảm
- Động viên người nói
- Thể hiện ngôn ngữ hình thể
- Tránh gián đoạn xao nhãn giữa cuộc nói chuyện
- Tương tác phản hồi với đối tượng giao tiếp
- Tránh các thành kiến với người giao tiếp
- Sử dụng các câu hỏi mở và đóng
- Làm sáng tỏ những vấn đề chưa rõ
- Thâu tóm ý
Dựa vào đó đối với lắng nghe ta cần có những nguyên tắc nhất định:
- Đối thoại không phải độc thoại
- Lắng nghe một cách chăm chú
- Hiểu biết lẫn nhau
- Đừng vội phán xét
- Yên lặng khi cần thiết

2. Anh/Chị hiểu thế nào về sự lắng nghe một cách đồng cảm chia sẻ (Listen for
feelings) ? Minh họa bằng những thí dụ từ cuộc sống hằng ngày?
Sự lắng nghe đồng cảm chia sẻ có thể là khả năng liên kết với cảm xúc của những
người nói một cách tự nhiên, tự nguyện và có thể đặt mình vào hoàn cảnh của họ
để cảm giác những điều mà họ phải đối mặt. Cùng nhau chia sẻ cảm xúc ấy. Việc
nhận ra được những cảm xúc nào đấy ở người nói cũng tương tự những cảm xúc
mà bản thân từng trải qua, tất cả điều này đều thuộc về ý nghĩa của đồng cảm, chia
sẻ cảm xúc. Henry Ford có nói “ nếu có bí quyết thành công nào đó trên đời thì đó
là khả năng đặt mình vào vị trí của người khác và nhìn sự vật bằng quan điểm của
họ như quan điểm của bạn’.
VD

3. Tại sao kỹ năng lắng nghe tích cực đòi hỏi người DS không chất chứa bất kỳ
thành kiến nào (Avoid prejudice) trong quá trình giao tiếp?
Trong quá trình giao tiếp người DS phải là một người lắng nghe giỏi, luôn giữ thái
độ khách quan, không áp đặt suy nghĩ của mình lên người người khác. Hay có
thành kiến với bệnh nhân. Muốn giao tiếp thành công, ở phương diện người nghe,
DS chú ý tiếp thu, tư tưởng cởi mở, hạn chế cái tôi. Cần học cách nhìn nhận vấn
đề và trở thành người sâu sắc.
Thành kiến chính là rào cản cho giao tiếp thành công. Có nhiều định kiến như:
nông dân thì ăn nói cộc cằn, thầy giáo thì ăn nói văn vẻ; nói với thầy giáo, thủ
trưởng hay bề trên phải khúm núm, nhún nhường; người miền Trung kiêu ngạo,
người miền Bắc ăn nói lòng vòng, người miền Nam vô tư, cởi mở; người già thì
chậm chạp, trẻ em thì quậy phá,người nghèo thì dơ bẩn…

4. Tại sao kỹ năng lắng nghe tích cực đòi hỏi người DS không được cắt ngang
câu chuyện khi người đối thoại đang nói (Avoid interruption). Nếu không cắt
ngang câu chuyện làm sao có đủ thời gian để tư vấn cho nhiều khách hàng
cùng một lúc?
Việc cắt ngang lời ai đang nói là thô lỗ ngay cả khi mục tiêu là cố gắng để chứng
tỏ bạn quan tâm đến những gì họ nói. Dù rằng bạn đang háo hức bộc lộ sự nhiệt
tình của mình thì mọi người vẫn thấy bị xúc phạm khi bạn làm như vậy. Thay vào
đó, bạn hãy gật đầu và mỉm cười đáp lại rồi có ý kiến sau khi họ nói xong.

Nhưng trong vài trường hợp bệnh nhân nói quá nhiều, lạc đề ngoài vấn đề cần tư vấn
ban đầu. Nếu không cắt ngang câu chuyện lúc này làm sao có đủ thời gian để tư vấn
cho nhiều khách hàng cùng một lúc?
+ chủ động trong cuộc đối thoại, tránh cuộc giao tiếp xa chủ đề bằng các câu nói
phản hồi, khéo léo đặt câu hỏi => dẫn dắt cuộc đối thoại về đúng hướng,
+ Có thể cho để bn nói hơi nhiều một chút nhưng cần lựa chọn thời điểm cắt ngang
đúng lúc một cách lịch sự. Phải cắt ngang đúng lúc lựa chọn chủ đề phù hợp, một
cách kheo léo mà bệnh nhân không phát hiện ra.

5. Tại sao kỹ năng lắng nghe tích cực đòi hỏi người DS tìm hiểu đối phương qua
ngôn ngữ hình thể/phi ngôn ngữ (Observe non-verbal behavior)? Cho thí dụ
minh họa?
có một loại “ngôn ngữ” khác ít hoặc không gắn liền với ý thức, nó có thể được
biểu lộ một cách tự động máy móc mà người khác chưa chắc đã hiểu ra. Đó là
ngôn ngữ cơ thể – Body Language, loại ngôn ngữ này được thể hiện qua cử chỉ,
nét mặt, điệu bộ tay chân trong quá trình giao tiếp và có hệ mã riêng. Ngôn ngữ
hình thể giúp truyền tải thông điệp đến người nghe dễ dàng, giúp người nghe giao
tiếp hiểu rõ hơn về cảm xúc của người nói.
- Và DS cần tìm hiểu về phương diện này để nắm bắt được cảm xúc của người
bệnh. Từ đó đưa ra được sự phản hồi hợp lý giúp rút ngắn khoảng cách giữa bệnh
nhân và người bệnh, phá vỡ rào cản ngại ngùng và nhận được sự tin tưởng từ
bệnh.
Cụ thể như:
+  Không giao tiếp mắt: Những người muốn che giấu điều gì thường
không giao tiếp mắt khi nói dối.
+ Gật đầu: Khi đồng ý với bạn, người đối diện sẽ gật đầu trong khi bạn
đang nói.
+  Cười: Khi cảm thấy tự tin và khi đồng ý, người ta sẽ cười với bạn
một cách tự nhiên.
KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI
1. Hãy giải thích thế nào là câu hỏi đóng và thế nào là câu hỏi mở?
Câu hỏi đóng là những câu hỏi có một câu trả lời đúng hoặc cung cấp các lựa chọn hạn
chế cho người được hỏi để trả lời.
Câu hỏi mở là những câu hỏi không có câu trả lời hoàn hảo và yêu cầu một người cung
cấp thêm các chi tiết và thông tin

 Đặc điểm các câu hỏi:


Các câu hỏi đóng: + nhận được câu trả lời ngắn gọn (yes/no)  ý tưởng là rõ ràng
+  những câu hỏi có một câu trả lời đúng hoặc cung cấp các lựa
chọn hạn chế cho người được hỏi để trả lời.
- Nhược điểm: Các câu hỏi đóng đôi khi quá hạn chế ( đặc biệt đối với bệnh
nhân ít nói)
Câu hỏi mở : + sử dụng khi bắt đầu cuộc trò chuyện với bệnh nhân để khai thác
thông tin từ bệnh nhân. phát triển cuộc trò chuyện hơn nữa bằng
cách bắt người khác nói, chúng ta sử dụng các câu hỏi mở.
-Nhược điểm: Câu hỏi mở là những câu hỏi không có câu trả lời hoàn hảo và yêu
cầu một người cung cấp thêm các chi tiết và thông tin.
2. Phạm vi sử dụng của từng dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở?
Đặt câu hỏi mở sử dụng khi bắt đầu cuộc trò chuyện với bệnh nhân để khai thác thông
tin từ bệnh nhân, sau đó chuyển sang các câu hỏi mang tính định hướng và nhắm đến
mục tiêu nhiều hơn.
- Câu hỏi đóng là sử dụng cho những câu hỏi có, không thường dùng khi kết thúc
cuộc trò chuyện để xác định độ chính xác của vấn đề cần hỏi.
3. Từ kiến thức chuyên môn đã học trong những năm trước, vận dụng vào cách
đặt câu hỏi dạng hình phễu (the questioning funnel)?
- bắt đầu bằng câu hỏi mở mục đích thăm dò thông tin bệnh tình từ bệnh nhân
- Sau đó hỏi những thông tin khác cần thiết để biết rõ tình hình của bệnh nhân
- kết thúc vấn đề cần sử dụng câu hỏi đóng để chắn chắn những phán đoán của
người dược sĩ về bệnh nhân là chính xác và kết luận
Ví dụ: Một bệnh nhân lớn tuổi bị rối loạn lipid máu, THA, ĐTĐ. Bác sĩ kê đơn
Fluvastatin và dặn BN uống thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ.=> sau 1 tháng BN tái
khám, kq khi chỉ số lipid máu không cải thiện và BN còn than bị đau vai cơ
Tính hiệu quả: 1. Nhờ người nhà hỗ trợ uống thuốc vào buổi tối
2. lần tái khám tiếp theo, bác nên nêu vấn đề này để bác sĩ có thể thay
thuốc khác phù hợp hơn cho bác (Atonvastatin, pitow, rosu)
Tính an toàn: 1. Bác bị đau lâu chưa? Trước giờ có bị đau lần nào không?
2. thời gian gần đây là lúc nào? (khả năng do thuốc sau 2 tuần bắt đầu uống
thuốc)
3. vị trí đau: phải hay trái? (cả 2 bên đối xứng)
4. tính chất đau: nếu lan tỏa là do thuốc (đau khư trú thì không phải do
thuốc)

You might also like