You are on page 1of 16

Câu 1: Có người nói: “kỹ năng đặt câu hỏi quyết định chất lượng của câu trả

lời”. Trong việc thiết lập mối quan hệ giữa DS và bệnh nhân/thân nhân bệnh nhân
đòi hỏi người DS phải rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi?
Hãy trả lời câu hỏi sau: Hãy trình bày 3 thảm họa của nghành Dược thế giới mà
người DS cần biết?
 Thảm họa 1: Thalidomide
+ Thalidomide là một dẫn chất tổng hợp của acid glutamic, Sản xuất năm 1950 bởi một
hãng dược ở Đức , bắt đầu được sử dụng dựa trên tác dụng an thần để giảm triệu chứng lo
lắng, mất ngủ , đặc biệt là trị ốm nghén trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
+liều duy nhất, gây quái thai trên súc vật thử nghiệm
+trường hợp dị tật bẩm sinh, được gọi là “em bé thalidomide” với dị tật điển hình là cụt
tay chân, khiếm thính, khiếm thị, biến dạng cột sống và khớp xương
+ Đồng phân dạng S(-) gây dị tật thai nhi và đồng phân dạng R(+) có tác dụng an thần
+gây ra thảm họa Phocomelia =chi của hải cẩu. “phocomelia” có nghĩa là khuyết tật ở
chi, đứa trẻ được sinh ra với các chi trông giống như chân chèo. Ở những trẻ này, xương
cánh tay của chúng không phát triển, nhưng ngón tay đôi khi mọc ra từ vai.
+chống chỉ định cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
+ Còn 5000 nạn nhân trên thế giới mắc quái thai do người mẹ dùng thuốc trong thời kỳ
mang thai
 Thảm họa 2: Diethylsilbestrol và Cervical cancer (ung thư cổ tử cung)
+ Diethylsilbestrol là thuốc trị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ngừa xảy thai nhưng
làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung và âm đạo ở các cô gái trẻ mà mẹ dùng thuốc này
trong khi mang thai. Nếu người mẹ dùng thuốc này sẽ sinh ra đứa con gái bị ung thư cổ
tử cung và âm đạo cao gấp 40 lần so với người không dùng thuốc.
 Thảm họa 3: Fenfluramine và Valvular heart disease (Bệnh thấp tim)
+ Fenfluramine là thuốc ức chế thèm ăn được sử dụng rộng rãi trong những năm 90.
+ Chúng là phần “fen” trong nhón thuốc điều trị béo phì có tên thông dụng là “fen-phen”,
+Trong vòng 6 tháng sẽ làm giảm 7,5kg. Sử dụng Fenfluramine ở liều cao dẫn đến làm
hỏng val tim, tàn phế suốt đời. Trong trà chống béo của Trung Quốc có pha Fen 375.
Câu 2: Tích cực tìm kiếm thông tin để đưa ra quyết định đúng đắn. Hãy phân
tích việc lạm dụng codein, domperidone?
 Tích cực tìm kiếm thông tin để đưa ra quyết định đúng đắn.
Dược sĩ cần phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
nghề nghiệp, tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, phát huy
sáng kiến, cải tiến, đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ xã hội trong mọi tình huống.
ví dụ: Codein là một dẫn xuất của thuốc phiện   thuộc nhóm opioid , có tác dụng dược
lý tương tự morphin, khi codein vào cơ thể sẽ bị enzym CYP2D6 ở gan chuyển hóa
thành morphin có tác dụng giảm đau và giảm ho, codein được hấp thu tốt hơn ở dạng
uống
+Khi dùng với mục đích giảm đau thì codein nên cho với liều thấp nhất có tác dụng để
giảm sự lệ thuộc vào thuốc và thường kết hợp với các thuốc giảm đau không steroid
như aspirin, ibuprofen, paracetamol để tăng hiệu quả giảm đau
+Codein có tác dụng giảm ho do tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não

+Theo cảnh báo của các nhà khoa học Australia: Lạm dụng codein hay thuốc giảm đau có
chứa codein có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe : như gây ra sự dung
nạp opioid, gây nghiện, phụ thuộc thuốc, thậm chí gây ngộ độc và tử vong khi dùng liều
cao.
ví dụ: Domperidon có cấu trúc hóa học giống risperidone với tác dụng kháng
dopamine và sự vận động dạ dày.
Canada: Domperidone có thể gây loạn nhịp thất nghiêm trong và gây tử vong, đặc biệt
ở liều > 30 mg hoặc khi dùng thuốc cho bệnh nhân >60 tuổi.
Hoa Kỳ: Theo “guidelines” của Hội tiêu hóa Hoa Kỳ phải theo dõi ECG và tránh sử
dụng nếu QT > 470 msec (nam) hoặc >450 msec (nữ).
Pháp: Tạp chí Prescrire (3/2014) liên quan từ 25 đến 120 ca tử vong năm 2012 tại
Pháp và nên loại thuốc ra khỏi thị trường.
 CMDh đưa ra khuyến cáo: Thuốc chứa domperidone có thể vẫn sử dụng / điều trị
triệu chứng buồn nôn và nôn, nhưng phải giảm liều xuống 10 mg uống ngày 3 lần
cho người lớn và trẻ em nặng trên 35 kg
Câu 3 Tại sao kỹ năng lắng nghe tích cực đòi hỏi người DS không chất chứa bất
kỳ thành kiến nào (Avoid prejudice) trong quá trình giao tiếp?
+ Thành kiến xảy ra khi ta nhìn mọi việc theo quan điểm của ta. Thay vì chịu hiểu ý của
người khác, ta phải áp đặt họ hiểu theo ý của ta. Khi là một DS đang nghe bệnh nhân diễn
đạt ý kiến của họ, thì chúng ta cần phải có tư tưởng gợi mở, tránh các thành kiến,hành
động đó sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, người bệnh sẽ cảm thấy bị hụt hẫng
và dần không hề muốn trao đổi gì thêm với người DS vì họ cho rằng họ đang làm phiền
và người DS đã hiểu vấn đề của họ rồi. Nhưng thật chất người DS này chỉ áp đặt quan
điểm cá nhân của họ, phán xét, tư tưởng bảo thủ chứ không hề biết chính xác vấn đề mà
người Bệnh nhân muốn hướng đến là gì. Dẫn đến cuộc đối thoại bị dừng lại, bệnh nhân
cũng sẽ có những thành kiến đối với người DS dẫn đến không thể thấu hiểu và không
tuân thủ một cách tích cực
+ Những thành kiến dẫn đến suy nghĩ lệch lạc, không chính xác về bệnh nhân, điều đó
làm cho hình ảnh người Dược sĩ sẽ xấu đi, mất sự tin tưởng trong mắt người bệnh.
+ Khiến bệnh nhân không đủ tự tin để chia sẻ với Dược sĩ.
 Để tránh thành kiến thì chúng ta sử dụng qui luật ấm và tách .người nói cần đưa ấm
đến gần (phải gần gũi thân thiện hơn) thì người nghe sẽ tiếp thu hết lời nói và tránh
khoảng cách. Người nghe là cái tách rỗng, không chứa thành kiến để hứng trọn vẹn
mọi điều mà người nói đang nói

Câu 4 Hãy hành động vì lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân. Hãy phân tích việc BS
bán thuốc và DS kê đơn?
Hãy hành động vì lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.
Mỗi cán bộ y tế hoàn thành tốt nhiệm vụ của riêng mình, không thực hiện những công
việc khác ngoài chuyên môn của mình. Ví dụ: Dược sĩ tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
- Quy định có như không: Bác sĩ khám bệnh, kê đơn, Dược sĩ bán thuốc theo toa
- Việc Bác sĩ “bán thuốc” và Dược sĩ “kê đơn” là hành động chưa đúng chuyên môn,
khó đem lại lợi ích cho bệnh nhân
- Người Bác sĩ có thể rất giỏi về y lý nhưng về dược lý thì không bằng người Dược
sĩ và ngược lại. Đồng thời bác sĩ không kê đơn cho bệnh nhân cũng khiến họ gặp
thiệt thòi cho người bệnh.
- Trong trường hợp nếu như bác sĩ không có tâm – bán thuốc lấy giá cao để trục lợi,
bán kèm nhiều thuốc không cần thiết, bán thuốc không đưa toa cho người bệnh,
không đảm bảo được nguồn gốc, chất lượng hay hạn sử dụng của thuốc, bảo quản
thuốc kém,... dẫn đến các hệ lụy, nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh là hành
động không đúng y đức của người thầy thuốc.
- Việc này không phải là tất cả, nhưng đâu đó cũng có xuất hiện một vài cá thể nhỏ
lẽ.Tuy nhiên chúng ta cần phải cảnh báo.
- Việc dược sĩ, dược tá nhà thuốc hiện nay tự chẩn bệnh kê toa rồi bán thuốc không
cần toa của bác sĩ khám bệnh sẽ khiến người bệnh mua thuốc sử dụng dễ dàng gây
ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, nhất là những thuốc kháng sinh, thuốc đặc
trị gây ra hiện tượng kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng.
- Theo điều 6: các hành vi bị cấm trích từ "Luật khám bệnh chữa bệnh của Quốc
Hội" thì người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức trừ Bác sĩ
Đông y, Y sĩ Đông y, Lương y.
- Theo cuộc khảo sát gần đây của Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ y tế năm 2018
thì "cứ 10 người đến mua thuốc thì có 9 người mua thuốc kháng sinh mà không hề
có đơn bác sĩ".
Câu 5 Anh/Chị hiểu thế nào về sự lắng nghe một cách đồng cảm chia sẻ (Listen for
feelings) ? Minh họa bằng những thí dụ từ cuộc sống hằng ngày?
Lắng nghe đồng cảm chia sẻ: Đó là khả năng liên kết với cảm xúc của những người
khác một cách tự nhiên, khả năng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, và nhìn sự
vật bằng quan điểm của họ như quan điểm của chính mình
Ví dụ1: người A than vãn với người B
““Dạo này tôi chán công việc quá. Đủ thứ áp lực và công việc đổ dồn cùng lúc. Lương
bổng thì cũng tạm ổn, nhưng việc linh tinh nhiều quá. Cộng thêm mấy hôm nay đang
mệt, sức khỏe sa sút nữa, kiểu này chắc nghỉ việc luôn thôi!””
Thì người B có thể phản hồi một cách đồng cảm lại rằng : “Cậu có vẻ thất vọng vì làm
quá nhiều việc phải không?” hoặc “Có vẻ như cậu đã quá mệt mỏi lúc này. Nó làm cậu
thất vọng và có thể làm cậu cảm thấy không được đánh giá đúng.”.
Ví dụ 2:
Khi một người bạn nói về giai đoạn khó khăn mà họ đang trải qua, bạn có thể nói
“Có vẻ như gần đây cậu đang nản lỏng và xuống tinh thần. Tớ thật sự rất tiếc khi
nghe điều đó”. Hoặc, nếu người thân nói về công việc của họ, bạn có thể nói “Có
vẻ như em đang rất căng thẳng. Không ngờ công việc đó lại khiến em hao tâm tổn
sức như vậy”.

Câu 6 :Tham khảo ý kiến với các chuyên gia y tế khác để mang lại lợi ích tốt nhất
cho bệnh nhân. Hãy trình bày việc sử dụng diazepam cho người cao tuổi, việc chủng
ngừa và cập nhật vaccine ngừa covid 19?
 sử dụng diazepam cho người cao tuổi
+ Diazepam là thuốc hướng thần nhóm benzodiazepin tác dụng kéo dài. Diazepam có
tác dụng an thần làm giảm căng thẳng, kích động, lo âu và gây ngủ. Ngoài ra, diazepam
còn làm giãn cơ, chống co giật (đặc biệt trạng thái động kinh và co giật do sốt cao)
+Liều sử dụng:
ở liều thấp: tác dụng an thần.
ở liều cao : gây ngủ
ở liều cao hơn: mê, hôn mê có thể dẫn đến tử vong
 An thần gây ngủ. Vì vậy khi dùng cho người cao tuổi phải hết sức chú ý. người cao
tuổi hoặc người bị suy nhược: Không dùng quá một nửa liều thông thường.
+Diazepam có tác dụng kéo dài khoảng 25h ->75h.Một số người nhằm lẫn bởi vì thời
gian ở trong cơ thể rất ngắn.
+Diazepam khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành Nor-diazepam hay còn gọi là desmethyl.
Sau đó sẽ chuyển hóa thành Oxazepam.-> Cả 3 thế hệ đều có tác dụng an thần.
+Đối với người lớn tuổi khi dùng tác dụng kéo dài, lâu có thể ngủ gật và hôn mê mà
không biết  té ngã  gãy xương, khó phục hồi  có thể thương tật suốt cuộc đời.
+ Có 3 giải pháp có thể áp dụng được thuốc Diazepam cho người cao tuổi:
-Giảm 1/2 liều Diazepam để đảm bảo an toàn cho người cao tuổi.
-Dùng thuốc khác như Midazolam: chỉ qua gan  thận
+ ng lớn tuổi nên sd thuốc Oxazepam để thay thế Diazepam
 chủng ngừa vaccine
ví dụ : Không nên dùng paracetamol để hạ sốt sau khi chủng ngừa. Sau khi chích ngừa,
đa phần trẻ em có phản ứng sốt nhẹ. Đây là một phản ứng tốt của cơ thể, cho thấy hệ
miễn dịch bắt đầu khởi động, tạo ra kháng thể cần thiết nhờ phản ứng với vaccin vừa tiêm
vào. Khi sử dụng paracetamol sẽ làm giảm số lượng kháng thể tạo ra sau khi chủng ngừa,
từ đó hiệu quả miễn dịch do vaccine tạo ra bị hạn chế.
 cập nhật vaccine ngừa covid 19
Tại Việt Nam hiện nay có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử
dụng bao gồm vắc xin
- vaccine Moderna (Mỹ)
- vaccine Sinovac ( trung quốc)
- vaccine Astra Zeneca (Anh)
- vaccine Pfizer (Mỹ - Đức)
- vaccine Sinopharm - Sinovax (Trung Quốc)
- vaccine Spunik (Nga)
2 loại vaccine chưa được tiếp nhận tại Việt Nam: vaccine Janssen và vaccine Novavax.
Cả 2 loại này đều do Mỹ sản xuất.
Câu 7 Có người nói: “kỹ năng đặt câu hỏi quyết định chất lượng của câu trả lời”.
Trong việc thiết lập mối quan hệ giữa DS và bệnh nhân/thân nhân bệnh nhân đòi
hỏi người DS phải rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi?
Hãy trả lời câu hỏi sau: Vitamin và khoáng chất? Lợi ích và nguy cơ? Sự lạm
dụng của các thuốc này?
+ vitamin và khoáng chất là những thành phần không thể thiếu đối với các hoạt động
sống của cơ thể, tham gia vào cấu tạo tế bào
+ Vitamin là các hợp chất hữu cơ, cho nhiều quá trình trao đổi chất. Ngoại trừ vitamin
D, các vitamin đều không thể được tổng hợp trong cơ thể và bổ sung từ thực phẩm.
Vitamin tác động với một lượng rất nhỏ để đảm bảo sự sinh trưởng và hoạt động bình
thường của cơ thể. Do đó, chúng được coi là vi chất dinh dưỡng thiết yếu.
+ Khoáng chất là một nguyên tố vô cơ, tham gia vào cấu tạo tế bào,không bị phân hủy,
không tạo năng lượng, cơ thể không tự tổng hợp được, phải đưa vào bằng đường thức ăn,
chiếm 4-5% trọng lượng cơ thể. các hoạt động sống và đặc biệt quan trọng trong việc cân
bằng các chất lỏng, duy trì sự phát triển của răng xương, cơ cũng như hỗ trợ cho chức
năng của hệ thần kinh. Có nhiều khoáng chất, nhưng chỉ một số khoáng chất cần thiết cho
sức khỏe con người như: canxi, natri, kali, photpho, magie, selen, kẽm, sắt, i-ốt, chrom
Lợi ích của vitamin trong cơ thể:

Vitamin A: Giúp làm sáng mắt, chống lại quá trình lão hóa của cơ thể.

Vitamin C: Làm chậm sự oxy hóa, ứng dụng nhiều trong da liễu, có khả năng làm tăng
sức bền của thành mạch, ứng dụng trong điều trị các bệnh lý xuất huyết.

Vitamin D: Cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương

Vitamin E: Liên quan đến các bệnh lý về da và tế bào máu.

Nguy cơ sử dụng

-thiếu vitamin A gây bệnh quáng gà, khô mắt,…. thừa vitamin A thường bị nôn, đau đầu,
rụng tóc, tổn thương gan

- thiếu vitamin C gây xuất huyết dưới da, sưng và chảy máu ở lợi, vết thương lâu lành,…

-thiếu VTM D quá trình trao đổi canxi và phospho bị rối loạn, trẻ bị còi xương, mọc răng
chậm
-thiếu vtm K gây chảy máu tự phát, vết thương khó cầm máu

-Thiếu vtm B12 gây rối loạn cảm giác, kích thích thần kinh, viêm da, ăn không ngon,
thiếu máu, sụt cân,…

- thừa vitamin là do lạm dụng vitamin dưới dạng thuốc

Lợi ích của khoáng chất

• Cân bằng chất lỏng, duy trì sự phát triển của răng, xương, cơ và các chức năng hệ thần
kinh.

• Duy trì tinh thần cơ thể.

• Điều hoà hệ thống tim mạch, tiêu hoá và các phản ứng hoá học

 Sắt: thành phần của hemoglobin, mang oxy cần thiết cho quá trình tạo các tế bào
máu. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, rụng tóc, đau đầu chóng mặt.

 Kẽm: thúc đẩy sự tái tạo tế bào, kích thích hoạt động của các enzyme, hỗ trợ hệ
miễn dịch, bảo vệ vị giác, khứu giác, liên quan đến sự tổng hợp DNA. thiếu kẽm cũng
sẽ dễ mắc bệnh tim và một số bệnh ung thư.

 Kali: cần thiết cho hệ thần kinh trung ương, duy trì cân bằng huyết áp, xung thần
kinh và co bóp cơ. Khi nồng độ Kali cao bị rối loạn có thể gây rối loạn nhịp tim.

 Natri: cân bằng các chất dịch lưu, thư giãn cơ,kết hợp với Clorua sẽ giúp cân bằng
dịch ngoại bào, điều chỉnh huyết áp

 Nên sử dụng vitamin và khoáng chất theo RDA(Recommended Dietary Allowance


– Lượng khuyến cáo dùng hàng ngày): giới hạn lưu lượng liều thuốc,liều khuyến
cáo sử dụng / ngày, ở người trưởng thành khỏe mạnh.

Câu 8 Trung thực trong giao dịch với bệnh nhân; nhân viên y tế, nhà cung cấp,…
Hãy trình bày thực trạng việc quảng cáo thuốc và thực phẩm chức năng?
Quảng cáo thuốc là hoạt động giới thiệu thuốc do đơn vị kinh doanh thuốc trực tiếp
tiến hành hoặc phối hợp, hoặc tài trợ, uỷ quyền cho một đơn vị khác tiến hành để thúc
đẩy việc kê đơn, cung ứng, bán và/hoặc sử dụng thuốc trên cơ sở sử dụng thuốc hợp lý,
an toàn và hiệu quả
Hiện nay, tình trạng vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng
(bao gồm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho
chế độ ăn đặc biệt) vẫn xảy ra, phổ biến là quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung
của cơ quan có thẩm quyền hoặc quảng cáo không đúng với nội dung đã thẩm định.
Nhiều loại thực phẩm chức năng (một cách gọi khác là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ) đang
được “thần thánh hóa”, coi như là sản phẩm vạn năng, y như là “một loại thần dược”, có
tác dụng hiệu quả, giúp khắc phục, bổ sung, tác dụng, hoặc hỗ trợ, quảng cáo sai sự thật,
lừa dối gây nhầm lẫn là thuốc chữa bệnh cho người tiêu dùng trị bách bệnh được quảng
cáo rầm rộ trên rất nhiều kênh, trong đó, trên các trang website và mạng xã hội
(Facebook, Zalo…) chiếm phần lớn nhằm lừa gạt người tiêu dùng
Ví dụ: trà thảo mộc doctor Thanh, không được quyền để chữ “doctor”, lên sản phẩm làm
cho người tiêu dùng lầm tưởng đây là sản phẩm của một bác sĩ
Câu 9 Tại sao kỹ năng lắng nghe tích cực đòi hỏi người DS tìm hiểu đối phương qua
ngôn ngữ hình thể/phi ngôn ngữ (Observe non-verbal behavior)? Cho thí dụ minh
họa?
 Ngôn ngữ hình thể/ phi ngôn ngữ

+Ngôn ngữ hình thể dạng phi ngôn ngữ, sự truyền tải thông tin thông qua sử dụng các
biểu cảm, hành động, bộ  phận trên cơ thể để diễn đạt ý muốn thể hiện cho đối phương
hiểu, có thể có ý thức hay vô thức.
Phi ngôn từ là giọng nói (bao gồm các yếu tố như: Ngữ điệu, chất giọng, độ cao…) và
hình ảnh (bao gồm những gì người nhận thông điệp/ thính giả nhìn thấy: Nét mặt, dáng
vẻ, trang phục, di chuyển…).
+Chuyển động hoặc tư thế một cách ý thức và vô thức bởi khuynh hướng và cảm xúc
được truyền thông
+ Giữ liên hệ bằng mắt, thể hiện sự hào hứng, lắng nghe
+ Gật đầu với một sự tham gia có ý nghĩa, đồng ý hoặc xác nhận đồng quan điểm với
người ta
  ví  dụ:  nhìn  vào  mắt  bệnh nhân với ánh mắt chân tình.
Gật đầu, hòa nhịp cùng người nói
Câu 10 Có người nói: “kỹ năng đặt câu hỏi quyết định chất lượng của câu trả
lời”. Trong việc thiết lập mối quan hệ giữa DS và bệnh nhân/thân nhân bệnh nhân
đòi hỏi người DS phải rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi?
Hãy trả lời các câu hỏi sau: Bàn về tương đương sinh học và thuốc thay thế
(Bioequivalence)?
 Tương đương sinh học
- Tương đương sinh học, tiếng Anh gọi là Bioequivalence (BE) là một thuật ngữ
liên quan đến dược động học của thuốc (pharmacokinetics) sử dụng để đánh giá
mức độ tương đương sinh học trong in vivo của 2 chế phẩm của một thuốc.
- Tương đương sinh học là chỉ hai thuốc cùng dạng bào chế (dạng thuốc), chứa cùng
lượng dược chất, sử dụng trong cùng điều kiê ̣n có sinh khả dụng, nghĩa là hai
thuốc được chứng minh không khác nhau về mức độ ,và tốc đô ̣ hấp thu vào cơ thể
từ đó cho hiệu quả tương tự nhau
- Vai trò của tương đương sinh học:
 Vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa hành lang pháp lý cho nhà chuyên môn
và quản lý thực nghiệm trong sứ miện chăm sóc sức khỏe con người.
 Trên thị trường hiện nay làm đa dạng về các loại thuốc và cũng như giá thành của
từng loại cũng có sự chênh lệch. Vì vậy nhờ vào tương đương sinh học và vấn đề
sinh khả dụng để đưa ra lời khuyên hợp lý cho người tiêu dùng.
- Thuốc thay thế là thuốc có thành phần hoạt chất tương tự với thuốc gốc. Thuốc
thay thế được sử dụng để thay đổi thuốc nếu bệnh nhân không hợp với thuốc ban
đầu hoặc cũng có thể giúp cho bệnh nhân tiết kiệm được chi phi khi sử dụng.

Câu 11 Hợp tác với đồng nghiệp và các chuyên gia y tế để đạt được mục tiêu
chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Hãy cho biết cách tạo dựng quan hệ giữa BS và
DS vì mục tiêu bệnh nhân là trung tâm?
 Phương châm: Phải xem người bệnh là trung tâm. Do đó, dược sĩ, bác sĩ và điều
dưỡng cần phải hợp tác chặt chẽ để đem lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho
người bệnh
 Để có kỹ năng làm việc nhóm nhịp nhàng, hiệu quả thì cần phải thực hiện theo các
bước sau:
+Xác định rõ mục tiêu của từng thành viên
+ Xác định rõ vai trò của từng thành viên
+Quy trình làm việc rõ ràng
+ Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và tin cậy lẫn nhau
 - Bên cạnh đó, dược sĩ cần rèn luyện những đức tính và kỹ năng giao tiếp như sau:
+Phải tự tin để tạo niềm tin cho đồng nghiệp, cho bác sĩ và điều dưỡng.
+Phải biết kiềm chế bằng cách không chống lại bão tố mà biết điều chỉnh bản thân để đạt
được mục tiêu của mình, đồng thời, không thể thay đổi sức gió mà chỉ có thể điều chỉnh
cánh buồm.
+ Cần có sự bao dung trong việc xây dựng mối quan hệ giữa y và dược.
+ Biết thuật nhượng bộ để có cách cư xử phù hợp trong từng trường hợp.
+ Thuật chuyển bóng cho đối phương: xử lý tình huống một cách linh hoạt.
 - Để đạt được sự hợp tác ăn ý, nhịp nhàng thì mỗi cán bộ y tế cần phải:
+Hiểu được sứ mạnh chung của mỗi thành viên là sự an toàn và hiệu quả điều trị cho
người bệnh.
+Tôn trọng vai trò, năng lực và đóng góp của các thành viên khác nhau trong nhóm.
Không phân biệt đối xử về vị trí công tác giữa các thành viên, giữa những người giỏi
hoặc kém hơn mình.
+ Giao tiếp, trao đổi thông tin thường xuyên, cởi mở với nhau. Duy trì sự đối thoại tích
cực trên tinh thần xây dựng trong công việc hàng ngày như hội chẩn, sinh hoạt chuyên
môn khoa học, trao đổi những vấn đề liên quan người bệnh.
+ Có thiện chí giải quyết, hỗ trợ về mọi vấn đề trong quá trình làm việc.

Câu 12 Cải thiện liên tục trình độ chuyên môn và kỹ năng. Hãy phân tích câu nói
của GS. Phạm Biểu Tâm “ Người BS là người sinh viên y khoa suốt đời”?
+ Làm bác sĩ là chấp nhận làm “sinh viên y khoa suốt đời “ là câu nói trích trẫn của
GS.Phạm Biểu Tâm Câu đúc kết “Ngành y là môn học cạnh bên người bệnh” rất chính
xác, bởi ngày nay không ai có thể tự học để trở thành bác sĩ thực thụ mà phải qua đào tạo
tại trường lớp, thực tế trên từng ca bệnh và từ kinh nghiệm của các bậc đi trước truyền
lại.
+ người thầy thuốc muốn tinh thông nghề nghiệp phải tự mình có ý thức học tập, tích lũy
kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện y đức, bản lĩnh nghề nghiệp
suốt đời để mỗi ngày một giỏi hơn, hết lòng tận tụy, tận tâm với nghề. Con người là vốn
quý nhất. Bệnh tật, dịch bệnh thiên biến vạn hóa theo thời gian, diễn biến khó lường. Vì
vậy, bác sỹ phải học tập suốt đời (Bác sĩ nội trú, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ
chuyên khoa II đến tiến sĩ,...) chỉ có cập nhật kiến thức liên tục thì bác sỹ mới giảm được
những sai sót đáng tiếc, đem lại lợi ích tối đa cho cộng đồng và người bệnh.
+ nghề nào cũng cần có những con người vẹn toàn cả tài và đức, nhưng ngành y thì tài
phải cao, đức phải rộng vì đối tượng phục vụ của họ là con người và chỉ cần một sơ suất
nhỏ là có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh
Câu 13 Không để cho những lợi ích vật chất ảnh hưởng đến sự phán đoán về
chuyên môn. Hãy phân tích thực trạng lạm dụng KS ?
“Không để cho những lợi ích vật chất ảnh hưởng đến sự phán đoán về chuyên
môn.”
Phải trung thực, thật thà và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề.
“Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được
tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự
phát triển của các vi sinh vật khác.
 Dùng kháng sinh không đúng rất có hại: Việc lạm dụng kháng sinh trong phòng
và trị bệnh sẽ gây tồn dư với lượng quá mức cho phép và ảnh hưởng đến sức khỏe
người tiêu dùng
+bệnh nhân hễ bị bệnh là đi mua kháng sinh về uống
+ Dược sĩ chưa biết chính xác được tình trạng bệnh, tự ý bán thuốc kháng sinh cho bệnh
nhân mà không quan tâm bệnh nhân có toa
+Khi sử dụng kháng sinh bừa bãi, vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt
+Sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định gây lãng phí đồng thời còn không chữa khỏi
bệnh cho bệnh nhân, gây khó khăn cho chẩn đoán bệnh
+ Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết hoặc không đúng chỉ định có khi dễ bị gây
phản ứng dị ứng, mẫn cảm. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy
tủy, nhất là trường hợp sử dụng chloramphenicol.
+Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy
thận
+ Lạm dụng kháng sinh dễ làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, làm giảm tác dụng chữa bệnh
của thuốc, việc chữa trị bệnh càng khó khăn.
+Sử dụng kháng sinh dự phòng bừa bãi có thể dẫn đến bội nhiễm và kháng thuốc, do đó
chỉ sử dụng hạn chế trong các trường hợp lợi ích đem lại vượt trội hơn so với nguy cơ.
Ví dụ: Không nên cho người bệnh sử dụng kháng sinh rộng rãi trước khi vào viện, đặc
biệt là kháng sinh nhóm beta lactam vì như vậy sẽ gây khó khăn trong việc lựa chọn
kháng sinh điều trị tại bệnh viện và làm gia tăng sự đề kháng kháng sinh.
Câu 14 và câu 15: Có người nói: “kỹ năng đặt câu hỏi quyết định chất lượng của
câu trả lời”. Trong việc thiết lập mối quan hệ giữa DS và bệnh nhân/thân nhân bệnh
nhân đòi hỏi người DS phải rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi?
Hãy trả lời câu hỏi sau:
Câu 14 Độ tinh khiết và tạp chất trong dược phẩm?
 Tinh khiết là không có chất gây ô nhiễm hoặc các vật liệu khác không mong đợi có
trong mẫu.
 Độ tinh khiết là một số loại phép đo để chỉ ra mức độ tinh khiết của mẫu.
 Tạp chất là những chất đi kèm trong dược phẩm, là những chất tồn tại trong nguyên
liệu và thành phẩm nhưng không có tác dụng trị liệu.
 Tạp chất: Xác định giới hạn tạp chất trong thuốc thực chất là thử độ tinh khiết của
thuốc nhằm xác định phẩm chất của thuốc. Nếu thuốc càng tinh khiết thì hiệu quả tác
dụng càng cao. • Các tạp chất trong thuốc mặc dù rất nhỏ nhưng nó có thể:
+ Gây tác hại cho sức khoẻ (thí dụ tạp chất bari tan, arsen, chì ... ).
+ Gây hiện tương tương kị hoá học, ảnh hưởng đến phẩm chất hay đô bền vững cuả
thuốc.
+Môt số tạp chất có thể không có tác dụng có hại nhưng lại là những chất xúc tác đẩy
nhanh quá trình phân huỷ thuốc (thí dụ: các vết kim loại, đô ẩm).
+ Môt số tạp chất không gây hại, không gây tương kị hoá học, không làm phân huỷ
thuốc, không gây phản ứng hoá học .. nhưng nó biểu thị cho mức đô sạch (hay mức đô
tinh khiết chưa đủ) của thuốc.
+Khi biết mức độ tinh khiết của thuốc (đặc biệt trong trưòng hợp không đạt yêu cầu) cho
phép xem xét các nguồn gốc gây ra các tạp chất này và tìm biện pháp khắc phục. Các
nguyên nhân có thể là:
+ Nguyên liệu, phụ liệu hoặc bán thành phẩm dùng để sản xuất thuốc chưa đủ độ tinh
khiết.
+ Qui trình sản xuất đã qui định không được thực hiện nghiêm chỉnh.
+ Ảnh hưởng của các dụng cụ sử dụng.
+ Phương pháp sản xuất chưa tốt.
+ Trong quá trình bảo quản, các phản ứng phụ do nhiều yếu tố như: môi trưòng, vấn đề
vệ sinh, chất bảo quản... làm phát sinh các tạp chất
+ Do dụng ý gian lận của ngưòi sản xuất.
Bởi vậy, tiêu chuẩn thưòng qui định cho phép mỗi thuốc chỉ được có những lượng rất nhỏ
các tạp chất nhất định để bảo đảm cho thuốc đó có độ sạch nhất định tức là thuốc có chất
lượng, đạt hiệu quả tác dụng cao nhất.
 quá trình kiểm tạp là quá trình không thể bỏ qua trước khi đưa thuốc ra thị trường .
là tiêu chuẩn tối quan trọng trong ngành dược, được đặt ra để bảo đảm dược phẩm
không có những tạp chất gây ra tác dụng phụ độc hại, làm giảm hoạt lực của thuốc,
gây khó khăn cho bác sĩ trong việc điều chỉnh liều thuốc cho bệnh nhân.
Câu 15 Bàn về thực phẩm chức năng ?
 Thực phẩm chức năng là sản phẩm hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường ) các
chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng,
tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại
bệnh tật
 Thực phẩm chức năng là thực phẩm đem lại lợi ích cho sức khỏe, có khả năng
phòng hay chữa 1 số bệnh cấp hay mạn tính, có thể chỉ tập trung vào 1 thành phần
dinh dưỡng có tác dụng cụ thể, thay vì gồm nhiều thành phần sinh dưỡng tổng
quát: gồm có những phi chất dinh dưỡng như ( chất xơ, vi sinh vật có lợi
(probiotic), oligosaccharid (prebiotic), phytochemical), vi chất dinh dưỡng như
(vitamin, khoáng chất), đại chất sinh dưỡng như ( lipid (acid béo không no), protein
(aicd amin), glucid (polysaccharid)),..
 là các loại thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe, vẻ đẹp từ
bên trong, đồng thời làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe do thiếu chất
như: loãng xương, viêm khớp, các bệnh da liễu, trí não… Ngày nay, các thực phẩm
chức năng có chứa chiết xuất thảo dược được dùng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị
nhiều bệnh mạn tính

2. QUAY VIDEO
1/ Tại sao kỹ năng lắng nghe tích cực đòi hỏi người DS không được cắt ngang câu
chuyện khi người đối thoại đang nói (Avoid interruption). Nếu không cắt ngang câu
chuyện làm sao có đủ thời gian để tư vấn cho nhiều khách hàng cùng một lúc?
Khi người đối thoại đang nói , mà người DS ngắt ngang lời nói thì họ sẽ không còn có
sự hứng thú để nói tiếp câu chuyện, chúng ta sẽ không biết được bệnh nhân đang gặp
phải vấn đề gì hoặc đang cảm thấy như thế nào. Nếu ngắt ngang câu chuyện sẽ thiếu đi
sự tôn trọng với đối phương, gây cảm giác khó chịu cho người nói cũng như người nói
không cung cấp được đầy đủ những thông tin cần thiết
Hãy để cho họ nói hết câu chuyện rồi hãy đưa ý kiến của mình vào để thể hiện mình là
người biết lắng nghe và kiên nhẫn nghe câu chuyện của họ chia sẽ
Để không cắt ngang câu chuyện mà vẫn đủ thời gian tư vấn cho các khách hàng khác thì
người Dược sĩ ngoài lắng nghe ra còn phải biết cách đặt câu hỏi. Nên lịch sự và chủ động
đặt các câu hỏi chuyên môn, ngắn gọn, cụ thể vào vấn đề để khai thác thông tin một cách
nhanh chóng và chính xác từ đó đưa ra các giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân mà vẫn đủ
thời gian để tư vấn cho các khách hàng khác nhưng vẫn phải đảm bảo khởi động được
suy nghĩ của người tham gia,khuyến khích được sự tham gia của đối tác, dẫn dắt được tư
duy và cuộc đối thoại, tìm kiếm được sự đồng cảm của người tham gia và tạo được môi
trường thân thiện trong giao tiếp
Nguyên tắc:
1 - Đối thoại không phải độc thoại
2 - Lắng nghe một cách chăm chú
3 - Hiểu biết lẫn nhau
4 - Đừng vội phán xét
5 – Im lặng khi cần thiết
2/ Điểm khác biệt giữa lắng nghe tích cực với lắng nghe thông thường như thế
nào?
 Nghe là tiếp nhận âm thanh, là một việc thụ động, còn lắng nghe là một quá trình
chủ động. Lắng nghe tích cực là sự tập trung của người nghe vào nội dung của
người nói, hiểu được những gì mà người nói muốn nhắc tới , hiểu được thông điệp,
thông tin và đưa ra lời khuyên, lời đáp lại cho người đối diện một cách chu đáo. là
giao tiếp hai chiều
Lắng nghe tích cực:
+Tỏ ra quan tâm tới người đối thoại( bằng các ngôn ngữ và phi ngôn ngữ)
+Lắng nghe một cách đồng cảm và chia sẻ
+Tỏ ra các dấu hiệu để động viên người đối thoại
+Quan sát thái độ,hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ(ngôn ngữ hình thể:gật đầu, ánh mắt)
của người đối thoại
+tránh cắt ngang, dán đoạn khi đối thoại và tránh xao nhãng các công việc khác
+Phản hồi lại những điều chúng ta chưa rõ hoặc cần xác minh cho rõ
+Tránh các thành kiến vơi người nói hoặc người nghe)
+Sử dụng câu hỏi mở(thế nào, ai, cái gì, khi nào, ở đâu) và câu hỏi đóng (yes/no)
+Làm sáng tỏ vấn đề
+Thâu tóm lại các lí lẽ
 Lắng nghe thụ động là giao tiếp một chiều mà người nghe không phản hồi lại người
nói. là quá tình giao tiếp hằng ngày của tất cả mọi người
3/ Phạm vi sử dụng của từng dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở?
 Câu hỏi đóng
+ Mở đầu một đề tài nào đó.
+ Kiểm tra mức độ thấu hiểu của bạn hoặc của người khác: “Vậy nếu tôi đạt được chứng
chỉ, tôi sẽ được thăng tiến chứ?”
+ Kết luận một cuộc thảo luận hoặc ra quyết định: “Bây giờ tất cả chúng ta đều đã hiểu rõ
tình hình, mọi người có đồng ý với quyết định này không?”
 Câu hỏi mở
+ Phát triển một cuộc đối thoại mở: “Bạn định làm gì trong dịp nghỉ hè này?”
+ Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết: “Chúng ta cần làm gì nữa để việc này thành công?”
+ Tìm hiểu quan điểm hoặc vấn đề của người khác: “Bạn nghĩ như thế nào về những sự
thay đổi này?”
4/ Hãy giải thích thế nào là câu hỏi đóng và thế nào là câu hỏi mở?
 Câu hỏi đóng (yes/no- khẳng định có hay không)
là dạng câu hỏi trực tiếp, chi tiết, ngắn gọn không bắt đầu bằng từ để hỏi, người trả lời có
thể trả lời bằng một từ hoặc một câu ngắn gọn (có hoặc không). Không đi vào chi tiết

Ví dụ: “ Anh/chị có bao nhiêu con?” 3


Tác dụng:
• Có được câu trả lời ngắn gọn tiết kiệm thời gian
• Giúp trả lời đúng vào trọng tâm câu hỏi
• Làm rõ thông tin
 Câu hỏi mở Người nghe trả lời bất kì cách nào (5W-where, what, when, why, who,
1H-how)
Câu hỏi mở là dạng câu hỏi mà có câu trả lời chi tiết, tỉ mỉ . Mở ra cuộc hội thoại, thu
thập nhiều câu trả lời chi tiết, có thể hỗ trợ để giải quyết vấn đề. Câu hỏi mở là những câu
hỏi không có câu trả lời cố định, chúng kích thích suy nghĩ và mở ra những trao đổi hoặc
tranh luận, người được hỏi không bị gò bó về câu trả lời
Ví dụ: “ Tôi có thể giúp gì anh/chị?”
+ Tác dụng của câu hỏi mở là:
• Khuyến khích trao đổi với người nghe
• Thu thập thông tin được nhiều hơn
• Tạo nhiều cơ hội cho họ thể hiện cảm xúc
5/ Từ kiến thức chuyên môn đã học trong những năm trước, vận dụng vào cách
đặt câu hỏi dạng hình phễu (the questioning funnel)?
 Đặt câu hỏi dạng hình phễu
Câu hỏi mở (tìm hiểu nguyên nhân) -> câu hỏi định hướng ( thăm dò) -> câu hỏi đóng
(chốt lại vấn đề) -> câu hỏi “what if” ( nhận diện bản chất vấn đề)
-câu hỏi dạng phễu thường :
+ Bắt đầu bằng 1 câu hỏi mở để mở rộng vấn đề cần biết hoặc thu hút, làm tăng sự tin
tưởng của người đối diện
+ Sau đó chuyển dần sang nội dung mở rộng khi họ đã bắt nhịp với câu chuyện bằng
những câu hỏi sâu hơn theo từng cấp độ để định hướng, tìm hiểu thông tin của vấn đề
một cách chi tiết cụ thể cần giải quyết ( nguyên nhân , cách thức ... )
+ Cuối cùng là 1 câu hỏi đóng để chốt vấn đề và tìm ra lời giải đáp hoặc cách giải quyết
vấn đề đó.

You might also like