You are on page 1of 8

KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN NÉN SULFAGUANIDIN

Câu 1. Độ đồng đều khối lượng trong bài viên nén sulfaguanidin thử theo phương pháp mấy? Mô tả cách
thử.

Trả lời: Thử theo phương pháp 1 của phụ lục 11.3

Phép thử độ đồng đều khối lượng được dùng để xác định độ đồng đều phân liều của chế phẩm,
khi không có yêu cầu thử độ đồng đều hàm lượng. (tức là nếu đã có độ đồng đều hàm lượng rồi
thì không kiểm độ đồng đều khối lượng nữa)
Phương pháp thử:
Phương pháp 1: áp dụng cho nén, đạn, trứng, dán.
Cân riêng biệt 20 đơn vị lấy ngẫu nhiên, tính khối lượng trung bình. Không được có quá 2 đơn vị
có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch so với khối lượng quy định trong bảng 11.3.1 và
không được có đơn vị nào nằm ngoài khoảng gấp đôi giới hạn đó.
Phương pháp 2: áp dụng cho nang, bột (đơn liều), cốm (không bao, đơn liều)
Cân khối lượng của 1 nang hay 1 gói. Sau đó:
- Với viên nang cứng, tháo rời 2 vỏ nang, dùng bông lau sạch vỏ và cân khối lượng vỏ.
- Với viên nang mềm, cắt mở nang, bóp hết thuốc ra và dùng dung môi hữu cơ thích hợp rửa vỏ
nang, để khô tự nhiên đến hết mùi dung môi, cân khối lượng vỏ nang.
- Với gói (bột, cốm), cắt mở gói, lấy hết thuốc ra, dùng bông lau sạch thuốc bám ở mặt trong, cân
khối lượng vỏ gói.
Hiệu số giữa khối lượng nang thuốc hay gói thuốc với khối lượng vỏ chính là khối lượng thuốc
trong nang hay gói. Tiến hành tương tự với 19 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên. Tính khối lượng trung
bình của thuốc trong nang hay gói. Kết quả đánh giá dựa vào bảng 11.3.1 giống phương pháp 1.
Phương pháp 3: Áp dụng cho thuốc bột pha tiêm (bài này).
Loại bỏ hết nhãn, rửa sạch và làm khô bên ngoài. Loại bỏ hết các nút nếu có, cân ngay khối
lượng vỏ và thuốc. Lấy hết thuốc ra, dùng bông lau sạch, nếu cần rửa với nước, sau đó với
ethanol 96%, sấy ở 100 – 105 C trong 1 giờ. Nếu vỏ không chịu được nhiệt độ này, làm khô ở
o

nhiệt độ thích hợp tới khối lượng không đổi, để nguội trong bình hút ẩm và cân. Hiệu số giữa 2
lần cân là khối lượng của thuốc. Tiến hành tương tự với 19 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên. Tính
khối lượng trung bình. Kết quả đánh giá theo bảng 11.3 giống phương pháp 1.
Tóm lại 3 phương pháp đầu là: cân thuốc (nếu không có vỏ), hoặc nếu có vỏ thì cân cả thuốc lẫn
vỏ, lấy thuốc ra, lau vỏ rồi cân lại vỏ, tính hiệu số giữa 2 lần cân. Làm 20 đơn vị, tính trung bình.
So với bảng 11.3.1. Đạt nếu không có quá 2 đơn vị nằm ngoài khoảng giới hạn VÀ không có đơn
vị nào nằm ngoài khoảng gấp đôi giới hạn.
Bảng 11.3.1.
Thuốc Khối lượng trung % chênh lệch so với
bình KLTB
Nén, bao phim 80 mg 10
80 mg < x < 250 mg 7,5
250 mg 5
Nang, bột (đơn liều), cốm (không bao, < 300 mg 10
đơn liều)  300 mg 7,5
Bột pha tiêm (đơn liều)  > 40 mg 10
Nén bao đường Tất cả 10
Đạn, trứng, cao dán Tất cả 5
Phương pháp 4: bột (đa liều), cốm (đa liều), thuốc mỡ, cao xoa, cao động vật
Cân khối lượng của 1 đơn vị đóng gói nhỏ nhất. Mở đồ chứa (gói, hộp, lọ,…), lấy hết thuốc ra,
cắt mở đồ chứa nếu cần để dễ dàng dùng bông lau sạch thuốc bám ở mặt trong, cân khối lượng
của đồ chứa. Hiệu số giữa 2 lần cân là khối lượng của thuốc. Tiến hành tương tự với 4 đơn vị
khác lấy ngẫu nhiên. Tất cả các đơn vị phải có khối lượng nằm trong giới hạn chênh lệch so với
KHỐI LƯỢNG GHI TRÊN NHÃN quy định trong bảng 11.3.2. Nếu có một đơn vị nằm ngoài
khoảng đó, tiến hành thử lại với 5 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên. Không được có quá một đơn vị
trong tổng số 10 đơn vị đem thử có khối lượng nằm ngoài giới hạn quy định
Bảng 11.3.2.
Thuốc Khối lượng ghi trên % chênh lệch so với
nhãn KLGTN
Bột (đa liều) 0,5g 10
0,5 < x 1,5g 7
1,5 < x 6g 5
> 6g 3
Cốm (đa liều) Tất cả 5
Kem, mỡ, bột nhão, gel, cao 10g 15
xoa 10g < x 20g 10
20 < x 50g 8
> 50g 5
Cao động vật 100 g 5
100g < x 200g 3
< 200g 2
Lưu ý tất cả % chênh lệch đều là + và – (khác với độ đồng đều thể tích của thuốc tiêm chỉ có
cộng).
Phương pháp 2 áp dụng trong bài thực tập viên nang Paracetamol.
Phương pháp 3 áp dụng trong bài thực tập thuốc bột pha tiêm PNC G.
Phương pháp 4 áp dụng trong bài thực tập thuốc bột Oresol.

Câu 2. Vai trò của KBr?

Trả lời: để ổn định điện thế, còn sao nữa thì tau không biết.

Câu 3. Phương pháp định lượng sulfaguanidin? Cơ chế?

Trả lời: Phương pháp oxy hóa khử (phương pháp nitrit). Cơ chế là nhóm NH2 gắn trên vòng thơm (amin
thơm bậc 1) sẽ tham gia phản ứng với HNO2 tạo thành muối diazonium (N nối ba N). HNO2 không bền
nên dùng hỗn hợp NaNO2 và HCl. Muối diazonium bị phân hủy ở nhiệt độ phòng nên chuẩn độ trong
môi trường lạnh.

Chỉ thị sử dụng là Tropeolin 00, 2 giọt xanh methylene. Chuẩn độ kết thúc khi màu chuyển từ màu tím
sang xanh.
Ngoài ra có thể dùng máy chuẩn độ điện thế, xác định điểm tương đương khi delta E / delta V max. Lấy
thể tích là thể tích trung bình của 2 thể tích dùng để tính delta E / delta V.

Câu 4. Ưu điểm của chuẩn độ điện thế so với HPLC?

Ưu điểm chung So với HPLC


Áp dụng được với các dung dịch có màu, HPLC không áp dụng cho các dung dịch đục (vì
đục và các trường hợp không có chỉ thị có tiểu phân không tan được sẽ dễ bị tắc cột hư
thích hợp. máy)
Có độ nhạy cao, có thể phân tích các mẫu ??? Không biết, không tìm thấy thông số tương
C < 10 M. -5
tự trong bài HPLC, chỉ biết HPLC cũng có độ
nhạy cao.
Có thể chuẩn độ riêng phần các hỗn hợp HPLC cũng tương tự.
nhiều thành phần.
Tránh được sai số chủ quan và có thể tự HPLC cũng tương tự.
động hóa.

Câu 5. Điện cực chuẩn trong chuẩn độ điện thế là gì?

Trả lời: Điện cực chỉ thị là điện cực platin (Pt), điện cực so sánh là điện cực calomel hoặc điện cực bạc /
bạc clorid.

Điện cực calomel là điện cực Hg2Cl2 / 2Hg, E chuẩn là 0,268V.

Điện cực bạc / bạc clorid là AgCl / Ag, có hoặc không có KCl bão hòa.

Điện cực Pt là điện cực trơ.

Câu 6. Điện cực đo pH là gì?

Trả lời: Điện cực chỉ thị là điện cực thủy tinh, điện cực so sánh là điện cực calomel hoặc điện cực bạc /
bạc clorid.

Điện cực thủy tinh là điện cực 2H+ / H2

Câu 7. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm viên nén sulfaguanidin?

Trả lời:

Theo phụ lục 1.20 DĐVN IV: tính chất, độ rã, độ đồng đều khối lượng / hàm lượng, độ hòa tan, định
lượng và các yêu cầu khác theo chuyên luận.

Theo chuyên luận viên nén sulfaguanidin thì kiểm tính chất, định tính và định lượng.
Câu 8. Quy trình định lượng viên nén sulfaguanidin? Thiết lập / giải thích công thức?

Trả lời:

Quy trình định lượng: cân 20 viên, tính khối lượng trung bình, nghiền thành bột mịn. Cân chính xac1
lượng bột viên tương ứng với 0,200 g sulfaguanidin (khác so với khối lượng ghi trên nhãn là 500 mg) ,
thêm HCl, nước. Thêm KBr, làm lạnh trong nước đá. Chuẩn độ bằng dung dịch NaNO2 0,1M.

Thiết lập công thức: bài này không có gì để nói, 1 ml dung dịch NaNO2tương ứng với 21,42 mg
sulfaguanidin nên cứ vậy mà tính thôi. Nhân tỉ lệ thuận 0,2 với 0,5g là đúng.

Câu 9. Tại sao phải dùng 2 chỉ thị? Tại sao phải cắm đầu nhỏ của buret ngập dưới mặt dung dịch cần
chuẩn độ? Tại sao phải khuấy / lắc bình nhẹ nhàng không cho tạo ra dòng xoáy không khí?

Trả lời:

Dùng 2 chỉ thị vì chỉ thị chính là Tropeolin 00 đổi màu từ đỏ sang vàng, sự chuyển màu này mỗi người
nhìn mỗi khác, khó phát hiện. Dùng thêm xanh methylene thì màu từ tím sang xanh lá, dễ nhận dạng
hơn.

Cắm đầu nhỏ của buret ngập dưới mặt dung dịch cần chuẩn độ / khuấy / lắc bình nhẹ nhàng không cho
tạo ra dòng xoáy không khí vì tránh cho bị nhiễm oxy không khí, sẽ làm sai kết quả chuẩn độ điện thế. (vì
oxy có tính oxy hóa, có thể oxy hóa nitrit hoặc sulfaguanidin).

Câu 10. Tại sao lại phải tính đạo hàm bậc 1 của E theo V để tìm điểm tương đương?

Trả lời: Vì nếu vẽ đồ thi của E theo V thì lúc này rất khó xác định điểm uốn bằng cách dựa trên đồ thị. Do
vậy phải tính đạo hàm bậc 1 (tức là delta E / delta V theo V trung bình) thì đồ thị này sẽ có cực trị ngay
tại điểm uốn của đồ thị E theo V, do đó điểm cực trị đó chính là điểm tương đương, dễ xác định hơn so
với ban đầu.

Câu 11. Phản ứng định tính A của sulfaguanidin là nhằm mục đích gì? Giải thích?

Trả lời: Phản ứng A trong định tính sulfaguanidin là: cho sulfaguanidin phản ứng với NaOH, đun sôi, có
khí NH3 bay lên. Đây là phản ứng đặc trưng của nhóm guanidine, phản ứng tạo thành C – O và N tách ra
ở dạng NH3.

1. Liệt kê các chỉ tiêu và mức chất lượng để kiểm nghiệm dạng thuốc viên nén theo quy định của DĐVN V

STT Chỉ Mức chất lượng


tiêu
1 Tính Viên rắn, mặt viên nhẵn hoặc lồi, trên mặt có thể có rãnh, chữ hoặc ký hiệu,
chất cạnh và thành viên lành lặn. Viên không bị gãy vỡ, bở vụn trong quá trình
bảo quản, phân phối, vận chuyển
2 Độ rã Nếu không có chỉ PL 11.6: thực hiện trên thiết bị B - áp dụng cho viên
dẫn khác, viên nén nén và viên nang cỡ lớn
phải đạt yêu cầu về
độ rã quy định theo Thời gian rã không được quá 15 phút đối với viên
Phụ lục 11.6: Phép nén không bao
thử độ rã của viên
nén và viên nang Mẫu thử đạt yêu cầu nếu tất cả 6 viên đều rã trong
thời gian quy định 
Viên nén và viên
bao đã được thử độ
hòa tan với tất cả
các dược chất có
trong thành phần thì
không phải thử độ

3 Độ Thử theo Phụ lục PL 11.3: thực hiện theo Phương pháp 1 – áp dụng
đồng 11.3: Phép thử độ cho thuốc viên nén, thuốc đạn, thuốc trứng, thuốc
đều đồng đều khối dán
khối lượng
lượng Cân riêng biệt 20 đơn vị lấy ngẫu nhiên, tính khối
Viên nén và viên lượng trung bình.
bao đã được thử độ
đồng đều hàm Không được có quá hai đơn vị có khối lượng nằm
lượng với tất cả các ngoài giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung
dược chất có trong bình quy định và không được có đơn vị nào có khối
thành phần thì lượng vượt gấp đôi giới hạn đó
không phải thử độ
đồng đều khối KLTB                                % chênh lệch so với
lượng KLTB
≤ 80 mg                                                 10   %
> 80 mg và <250 mg                             7.5  %
≥ 250 mg                                                5     %
4 Độ Thử theo Phụ lục PL 11.2:  thực hiện theo Phương pháp 2 – áp dụng
đồng 11.2: Phép thử độ cho thuốc viên nén, thuốc bột pha tiêm, hỗn dịch để
đều đồng đều hàm tiêm
hàm lượng
lượng Tiến hành trên 10 đơn vị riêng biệt lấy ngẫu nhiên
Nếu không có chỉ
dẫn khác, viên nén Đạt yêu cầu: hàm lượng từng đơn vị từ 85-115%
có hàm lượng dược hàm lượng trung bình hoặc có 1 đơn vị có hàm
chất dưới 2 mg lượng nằm ngoài giới hạn 75-125% hàm lượn trung
hoặc dưới 2% bình
(kl/kl) phải thử độ Không đạt yêu cầu: nếu có một đơn vị có hàm lượng
đồng đều hàm nằm ngoài giới hạn từ 85-115 % của hàm lượng
lượng. Đối với viên trung bình, thử lại trên 20 đơn vị khác lấy ngẫu
nén có từ 2 dược nhiên. Chế phẩm đạt yêu cầu phép thử, nếu có
chất trở lên chỉ áp không quá một trong tổng số 30 đơn vị đem thử có
dụng yêu cầu này hàm lượng nằm ngoài giới hạn từ 85-115% và
với thành phần có không có đơn vị nào có hàm lượng năm ngoài giới
hàm lượng nhỏ như hạn từ 75-125% của hàm lượng trung bình
quy định ở trên
5 Độ hòa Thử theo Phụ lục Yêu cầu được chỉ ra theo từng chuyên luận riêng
tan 11.4: Phép thử độ
hòa tan của dạng
thuốc rắn phân
liều

6 Định Thử theo quy định


lượng trong từng chuyên
và các luận riêng
yêu
cầu kỹ
thuật
khác

2. Nêu phương pháp thử và cách đánh giá chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng viên nén

Phương pháp: cân riêng biệt 20 đơn vị lấy ngẫu nhiên, tính khối lượng trung bình.

Cách đánh giá: không được có quá hai đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình
quy định và không được có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó

KLTB                                % chênh lệch so với KLTB


≤ 80 mg                                                 10   %
> 80 mg và <250 mg                             7.5  %
≥ 250 mg                                               5  %

3. Đề nghị các phương pháp khác để định tính và định lượng sulfaguanidin 

Định tính: phổ IR, sắc ký lỏng

Định lượng: chuẩn độ ampe, quang phổ UV-VIS, sắc ký lỏng

4. Giải thích công thức 1mL dung dịch Natri nitrit 0.1M (CĐ) tương đương với 21.42 mg Sulfaguanidin

C NaNO2 ×V NaNO2 = C × V = 0.1×1 = 0.1 mmol


Sulfa Sulfa

 n = 0.1 mmol
Sulfa

      M = 214.2
Sulfa

 m = 0.1 × 214.2 = 21,42 mg


Sulfa
 
5. Giải thích cơ chế các phản ứng định tính trong bài thực tập

Sulfaguanidin + NaOH : Sulfaguanidin có nhóm guanidin có tính base yếu, bị NaOH là base mạnh đẩy ra, giải phóng NH 3

làm xanh giấy quỳ đỏ


Sulfaguanidin phản ứng với NaNO /HCl ở nhiệt độ thấp tạo hợp chất diazo, sau đó hợp chất diazo phản ứng với 2-naphtol
2

trong kiềm tạo tủa là hợp chất azoic có màu đỏ thẫm

6. Trình bày đầy đủ cơ chế, điều kiện và phản ứng của phép đo nitrit

Cơ chế: Trong môi trường acid, natri nitrit tác dụng với amin thơm bậc nhất tạo muối diazo không màu (phản ứng diazo
hóa). Từ thể tích dung dịch natri nitrit đã phản ứng, tính ra nồng độ hoặc hàm lượng chất cần xác định.

NaNO + HCl → HNO + NaCl


2 2

Ar-NH + HNO + HCl → [Ar-N ≡ N]Cl + 2H O


2 2
+ -
2

Điều kiện:
 Môi trường phải acid và loãng
 Nhiệt độ thấp (thêm nước đá)
 Khuấy đều dung dịch cần chuẩn độ
 Lúc đầu nhỏ dung dịch chuẩn độ khoảng 2mL/phút, đến trước điểm tương đương khoảng 1mL thì nhỏ từng 0.1 mL và để
yên ít nhất một phút sau mỗi lần thêm dung dịch

Nhận biết điểm cuối chuẩn độ

Chỉ thị màu:


Tại điểm tương đương. 1 giọt thừa dung dịch natri nitrit sẽ phản ứng với chỉ thị Tropeolin OO làm cho dung dịch định lượng
có màu vàng. Có thể dùng hỗn hợp Tropeolin OO và Xanh methylen thay cho Tropeolin OO, màu dung dịch sẽ chuyển từ
tím thành xanh da trời

Chuẩn độ điện thế với điện cực oxh-khử

Chuẩn độ ampe
 
 
7. Thiết lập công thức tính kết quả định lượng trong 2 trường hợp xác định điểm kết thúc và điểm tương đương.
Nhận xét cách tính và kết quả của 2 phương pháp chuẩn độ

Hàm lượng Sulfaguanidin ghi trên nhãn = 500 mg


Nồng độ dung dịch chuẩn NaNO :  C = 0.1 M
2 NaNO2

Khối lượng bột thuốc cân: p (g)


Khối lượng trung bình của một viên thuốc: m (g) TB

Thể tích dd chuẩn NaNO dùng chuẩn độ mẫu thử:   V (mL)


2 s
Thể tích dd chuẩn NaNO dùng chuẩn độ mẫu trắng: V (mL)
2 b

Lượng Sulfaguanidin có trong mẫu thử: X (mg) = (V – V )×C ×M = (V – V )×0.1×214.2 =(V – V )×21.42
s b NaNO2 Sulfa s b s b

Lượng Sulfaguanidin có trong một viên: Y (mg) = (V – V )×21,42×(m /p)


s b TB

Hàm lượng Sulfaguanidin có trong 1 viên so với hàm lượng ghi trên nhãn: C% = Y/500×100%

Cách tính của 2 phương pháp chuẩn độ tương tự nhau, tuy nhiên phương pháp chuẩn độ điện thế không làm mẫu trắng. Kết
quả của phương pháp chuẩn độ điện thế sẽ chính xác hơn do không mắc phải sai số của chỉ thị

8. Trong 20 viên nén tính độ đồng đều về khối lượng, có 2 viên nằm ngoài khoảng cho phép thì kết luận gì đối với lô
thuốc này

Kết luận lô thuốc vẫn đạt. Chỉ khi có nhiều hơn 2 viên nằm ngoài khoảng cho phép mới kết luận lô thuốc không đạt

9. Mục đích của việc vẽ đường đạo hàm bậc 1 δE/δV theo V (mL) 

Giúp xác định chính xác V tđ

10. Trình bày tên, cấu tạo của điện cực dùng trong phép chuẩn độ

Điện cực kép gồm:

+ Điện cực so sánh: có thể là điện cực Ag/AgCl hoặc điện cực Calomel
+ Điện cực chỉ thị: cấu tạo từ kim loại có tính trơ như Au, Pd, Pt (thường dùng nhất). Có chức năng chính là vận chuyển điện
tử từ chất khử sang chất oxy hóa. Thường được dùng trong chuẩn độ oxy hóa-khử, chuẩn độ ampe và phương pháp cực phổ.
Sau khi dùng điện cực phải được rửa sạch, lau khô để giảm thiểu sự oxy hóa kim loại và khi sử dụng nhiều bề mặt điện cực
có thể bị đen, cần xử lý để bề mặt điện cực sáng lại.

You might also like