You are on page 1of 8

THUỐC LỢI THỦY

I – Đại cương
1. Định nghĩa
- Thuốc lợi thủy thẩm thấp có tác dụng bài trừ thủy thấp ứ đọng trong cơ thể ra ngoài qua đường nước tiểu
- Phân biệt thuốc lợi thủy với thuốc trục thủy, là những vị thuốc có tác dụng rất mạnh, đưa nước ra ngoài
bằng cả 2 đường đại tiện và tiểu tiện
2. Công năng chủ trị
- Lợi niệu tiêu phù: dùng trong các bệnh viêm thận cấp, viêm thận mạn, thận nhiễm mỡ, phù dị ứng, có sưng
nóng đỏ đau, viêm nhiễm
- Lợi niệu trị vàng da do viêm gan siêu vi, viêm đường dẫn mật, ứ tắc mật
- Lợi niệu trị sỏi để bào mòn sỏi đường tiết niệu → được ứng dụng nhiều
- Điều trị thấp khớp: dùng khi phong thấp ứ đọng ở gân xương kinh lạc, khiến cử động khó khăn, sưng đau các
khớp, thuốc lợi thấp sẽ đưa tác nhân gây bệnh ra ngoài
- Kiện tỳ, cầm tiêu chảy: dùng khi tỳ hư không vận hóa được thủy thấp xuống đại trường, dẫn đến thấp trệ,
tiêu chảy mạn. Thuốc lợi thủy sẽ tăng cường bài tiết thủy thấp bằng đường tiểu tiện, nhờ thế mà cầm tiêu chảy
- Hạ sốt, hạ huyết áp, giải dị ứng
3. Chú ý sử dụng
- Phối hợp thuốc:
• Khi tiểu tiện có cảm giác đau nhức, bàng quang thấp nhiệt, hạ tiêu thấp nhiệt thì cần phối hợp với
thuốc thanh nhiệt tả hỏa
• Nếu có viêm nhiễm, cần phối hợp với thuốc thanh nhiệt tiêu độc
• Nếu có vàng da, cần phối hợp với thuốc thanh nhiệt táo thấp
• Nếu phần âm bị tổn thương, tiểu tiện ra máu thì phối hợp với thuốc dưỡng âm, chỉ huyết
• Nếu thủy thấp đình trệ, dẫn đến tỳ thận dương suy, nên lấy bổ tỳ thận làm phương pháp chính
• Nếu phế khí bị ủng trệ gây chứng phong thủy, phù nửa người trên, mắt kém, sợ lạnh, viêm cầu thận
dị ứng do hàn, thì phải dùng thuốc tuyên phế để phối hợp. Gọi là phương pháp tuyên phế lợi niệu
• Trong trường hợp vận hóa của tỳ giảm sút gây phù thũng, thì phối hợp với thuốc kiện tỳ. Gọi là
phương pháp ích khí lợi niệu hoặc kiện tỳ lợi niệu
• Những trường hợp tiểu ít do khí hóa bàng quang kém, cần kết hợp với Quế chi để thông khí lợi niệu
• Thận chủ về thủy hỏa, trong trường hợp thận dương hư, tướng hỏa suy yếu, gây ảnh hưởng đến tỳ
dương, cần phải bổ thận dương (ôn thận lợi niệu)
- Nguyên lý: tỳ chủ vận hóa, phế thông điều thủy đạo, thận khí hóa ở bàng quang. Trong điều trị, cần phải
căn cứ cơ chế phát sinh bệnh theo thuyết Ngũ hành, Tam tiêu để dùng thuốc, tùy theo vị trí mà phối hợp thuốc
4. Kiêng kị
- Bí tiểu do thiếu tân dịch
- Di tinh, hoạt tinh không thấp nhiệt
- Trong trường hợp phù suy dinh dữơng, không nên dùng thuốc lợi niệu loại mạnh mà cần phối hợp với thuốc
bổ dưỡng
- Không dùng thuốc lợi niệu kéo dài, có thể gây tổn thương tân dịch
- PNCT, người già thận hư kém, tiểu đêm nhiều không nên dùng

II – Các vị thuốc tiêu biểu


1. Trạch tả
- Dùng thân rễ của cây Trạch tả (Alisma plantago aquatica), họ Trạch tả (Alismataceae)
- Khi dùng có thể tẩm nước muối sao vàng → Trạch tả khi dùng thì sao với cám để hút bớt chất nhầy
- Vị ngọt, tính hàn
- Quy kinh: Thận, Bàng quang
- TPHH: tinh dầu, protid, chất nhựa, chất bột
- Tác dụng dược lý: hạ đường huyết, hạ huyết áp
- CNCT:
• Lợi thủy thẩm thấp, thanh nhiệt: dùng trị các bệnh tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt, tiểu dắt, phù thũng
• Thanh thấp nhiệt ở đại tràng, trị tiêu chảy (tiêu chảy mạn)
• Thanh thấp nhiệt ở can: dùng trị đau đầu, nặng đầu, váng đầu, hoa mắt
• Ích khí, dưỡng ngũ tạng
- Kiêng kị: thận hư hoạt tinh, không có thấp nhiệt
2. Xa tiền
- Sử dụng thân lá (Xa tiền thảo), hạt (Xa tiền tử) phơi khô của cây Mã đề (Plantago major), họ Mã đề
(Plantaginaceae)

Xa tiền tử Xa tiền thảo


Vị ngọt, tính mát Vị nhạt, tính hàn
Quy kinh: Can, Thận, Tiểu trường, Bàng quang Quy kinh: Can, Phế, Thận, Tiểu trường
Glycosid (aucubin), chất nhầy, chất đắng, caroten,
Chất nhầy, axit plantenolic, adenin, cholin
vitamin C, K
Lợi thủy thông lâm, thanh can minh mục Thanh nhiệt, lợi phế, tiêu thũng
- Thanh nhiệt, lợi thấp: dùng trị chứng thấp nhiệt,
- Thanh nhiệt kháng viêm
tiểu tiện khó khăn, đi tiểu đau buốt, tiểu rắt, nước
- Lợi phế: dùng trị hen, ho do phế nhiệt, ho lâu ngày,
tiểu ít, màu đỏ đục, nóng, tiểu ra máu
viêm khí quản
- Kháng viêm: dùng khi viêm thận cấp tính, viêm
- Lợi thủy tiêu thũng: có tác dụng lợi niệu, dùng trị
niệu đạo, viêm bàng quang cấp
chứng viêm đường tiết niệu, tiểu ra máu, sỏi tiết
- Thanh can, sáng mắt: dùng khi mắt đỏ sưng đau,
niệu, phù thũng
hoa mắt

3. Mộc thông
- Dùng thân leo của cây Mộc thông (Clematis armandii) hoặc cây Tú cầu đằng (Clematis montana), họ Hoàng
liên (Ranunculaceae)
- Vị đắng, tính hàn
- Quy kinh: Tâm, Phế, Tiểu trường, Bàng quang
- TPHH: glycosid
- CNCT: thanh nhiệt lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa
• Lợi niệu: trong trường hợp bí tiểu tiện, tiểu tiện ngắn đỏ, tiểu rắt. Phụ nữ sau khi sinh nở bị bí tiểu
• Hành huyết, thông kinh: dùng khi kinh nguyệt bế tắc, huyết mạch ứ trệ, mình mẩy đau nhức, đau khớp
• Sử dụng cho phụ nữ sau khi sinh sữa ít
4. Ý dĩ
- Dùng hạt của cây Ý dĩ (Coix lachryma jobi), họ Lúa (Poaceae)
- Vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn
- Quy kinh: Tỳ, Phế
- TPHH:
• Tinh bột
• 2 chất chống ung thư: coixenolid và α-monolinolein
- CNCT: lợi thủy thanh nhiệt, bài nùng, kiện tỳ, trừ tý, bổ phế
• Lợi thủy: dùng trị phù thũng, tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt
• Trừ phong thấp, giảm đau nhức khớp, thư cân giải kinh
• Kiện tỳ, hóa thấp: dùng khi tỳ hư, tiêu hóa kém, tiết tả
• Thanh nhiệt độc, trừ mủ: dùng trị chứng phế hóa mủ, viêm phổi, viêm ruột thừa
5. Đăng tâm thảo
- Dùng lõi thân đã phơi sấy khô của cây Cỏ bấc đèn (Juncus effusus), họ Bấc (Juncaceae)
- Vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn
- Quy kinh: Tâm, Phế, Tiểu trường
- TPHH: Araban, Xylan
- CNCT: thanh tâm hỏa, lợi tiểu
• Lợi tiểu thông lâm: trị chứng tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu, ra sỏi
• Thanh tâm, giáng hỏa: trị sốt cao vật vã, khát nước, tâm phiền mất ngủ, chảy máu cam, nôn mửa
do vị nhiệt, đau bụng do phế nhiệt, trẻ em khóc đêm
6. Thông thảo
- Dùng lõi thân đã phơi sấy khô của cây Thông thảo (Tetrapanax papyriferus), họ Nhân sâm (Araliaceae)
- Vị hơi ngọt, nhạt, tính hơi hàn
- Quy kinh: Phế, Vị
- TPHH: đường, axit hữu cơ
- CNCT: thanh nhiệt lợi tiểu, thông khí, tăng tiết sữa
• Lợi thủy thẩm thấp: điều trị phù do thấp nhiệt, sốt khát nước, tiểu ít, nước tiểu đỏ
• Hành khí thông nhũ, kích thích bài tiết sữa
(*) Tăng bài tiết sữa: Mộc thông, Thông thảo, Ý dĩ
7. Trư linh
- Dùng nấm ký sinh ở rễ cây Sau Sau (Polyporus umbellatus), họ Nấm lỗ (Polyporaceae)
- Vị ngọt, nhạt, tính bình
- Quy kinh: Thận, Bàng quang
- TPHH: đường, albumin
- CNCT: lợi thủy thẩm thấp
• Lợi tiểu, thông lâm: trị các chứng tiểu tiện khó, tiểu đục, thủy thũng, viêm bàng quang gây tiểu ít, tiểu
dắt, tiểu ra máu
• Thẩm thấp chỉ tả: dùng trị tiêu chảy do thấp nhiệt, khí hư bạch đới
8. Tỳ giải
- Dùng thân rễ phơi sấy khô của cây Tỳ giải (Dioscorea tokoro), họ Củ mài (Dioscoreaceae)
- Vị đắng, tính bình
- Quy kinh: Tỳ, Thận, Bàng quang
- TPHH: saponin
- CNCT:
• Lợi thủy thẩm thấp: dùng khi tiểu đục, tiểu ra dưỡng chấp, tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt rắt, khí hư
• Khử phong trừ thấp, hành huyết: trị sưng đau khớp, lưng gối tê đau do phong hàn thấp tý
• Giải độc: trừ mụn nhọt, trĩ
• Trừ thấp nhiệt: dùng khi nhiệt tà nhập vào phần khí gây sốt cao
9. Phục linh
- Dùng nấm ký sinh trên rễ cây Thông (Poria cocos), họ Nấm lỗ (Polyporaceae)
• Phục linh bì là vỏ ngoài của Phục linh
• Xích phục linh là lớp thứ hai sau phần vỏ ngoài, màu hơi hồng hoặc nâu nhạt
• Bạch phục linh là phần bên trong, màu trắng
• Phục thần là loại Phục linh ở giữa có lõi gỗ, rễ Thông xuyên qua → hay gặp nhất
- Vị ngọt, nhạt, tính bình
- Quy kinh: Tâm, Phế, Thận, Tỳ, Vị
- TPHH: đường pachymose, glucose, fructose, chất khoáng
- CNCT: lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ, ninh tâm
• Lợi thủy, thẩm thấp: dùng trị phù thũng, tiểu bí, tiểu buốt, nhức nước tiểu đỏ, đục, lượng nước tiểu ít
• Kiện tỳ: dùng điều trị kém ăn, tiêu chảy do tỳ hư
• An thần: dùng khi tâm thần bất an, tim loạn nhịp, hồi hộp, mất ngủ, hay quên (tác dụng của Phục
thần)
10. Râu bắp
- Dùng vòi và núm (tua nhị) của hoa cây Bắp (Ngô) (Zea mays), họ Lúa (Poaceae)
- Vị ngọt, tính bình
- Quy kinh: Can, Thận
- TPHH: sitosterol, stigmaterol, tinh dầu, dầu béo, saponin, glycosid đắng, vitamin C, K, chất nhày
- Tác dụng dược lý:
• Tăng bài tiết dịch mật
• Dùng làm thuốc cầm máu, giảm đau, điều trị bệnh gan, mật
- CNCT: lợi thủy thông lâm, tiêu thũng, lợi mật
• Lợi tiểu, tiêu phù: điều trị các chứng tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt, phù thũng, sỏi niệu đạo
• Lợi mật: dùng trong bệnh viêm gan, tắc mật, sỏi mật, bài tiết mật của gan bị trở ngại
11. Dứa dại
- Dùng đọt non, rễ và quả thái mỏng phơi khô của cây Dứa dại (Pandanus odoratissimus), họ Dứa dại
(Pandanaceae)
- Vị ngọt, tính mát
- Quy kinh: Thận, Bàng quang
- CNCT: • Thông tiểu, trị tiểu rắt, tiểu ra sạn sỏi
• Giã nát đọt non, đắp ngoài vết trĩ
12. Râu mèo
- Dùng toàn cây và ngọn có hoa của cây Râu mèo (Orthosiphon spiralis hoặc O. stamineus), họ Hoa môi
(Lamiaceae)
- Vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát
- Quy kinh: Thận, Bàng quang
- TPHH: glycosid đắng (orthosiphonin), tinh dầu, muối vô cơ
- CNCT: thanh nhiệt khứ thấp, lợi tiểu
• Thanh nhiệt, khứ thấp: dùng khi bị ban chẩn, phù thũng, sỏi thận, viêm thận cấp, viêm thận mạn, viêm
bàng quang, viêm khớp, phong thấp nhiệt, phù, sốt phát ban
• Lợi mật: dùng trị các chứng xung huyết gan mật, sỏi mật, tắc mật, viêm gan vàng da
13. Kim tiền thảo
- Dùng lá và thân của cây Kim tiền thảo (Vẩy rồng, Mắt trâu, Đồng tiền lông) (Desmodium styracifolium), họ
Đậu (Fabaceae)
- Vị ngọt, đắng, tính bình
- Quy kinh: Can, Thận, Bàng quang
- TPHH: alkaloid, flavon, phenol, tanin
- CNCT: thanh nhiệt trừ thấp, lợi tiểu
• Thẩm thấp lợi niệu: trị viêm thận, phù thũng, bí tiểu tiện, sỏi niệu đạo, bàng quang, phù sau khi sinh
• Lợi mật: dùng trị các chứng sỏi mật, vàng da
• Thanh nhiệt giải độc: trị mụn nhọt, ung thũng
THUỐC TRỤC THỦY

I – Đại cương
- Thuốc trục thủy là những thuốc có tác dụng tả hạ rất mạnh, sau khi dùng bệnh nhân có thể đi tả, đi tiểu liên
tục, dùng để loại trừ chất độc nhanh chóng qua đường tiết niệu và tiêu hóa
- Thuốc trục thủy có tác dụng rất mạnh, có độc tính, khi dùng đặc biệt lưu ý đến tình trạng sức khỏe của
bệnh nhân, sự phối ngũ, liều lượng sử dụng, chỉ định và chống chỉ định, phương pháp sao tẩm, chế biến thuốc
- Dùng thuốc trục thủy trong những trường hợp phù nặng, cổ chướng, đàm ẩm kết tụ gây khó thở, tràn dịch
màng phổi, phù vùng bụng, phù do lao phúc mạc, viêm gan cổ trướng, phù tim
- Có thể phối hợp với thuốc bổ tỳ
- Khi dùng, nếu có cảm giác buồn nôn thì nên uống thêm Đại táo
- Nếu đi tả quá mạnh, thì uống thêm nước cháo

II – Các vị thuốc tiêu biểu


1. Thương lục → Việt Nam không trồng
- Dùng rễ của cây Thương lục
- Vị đắng, tính lạnh, có độc
- Quy kinh: Thận
- Chủ trị: chữa phù ở thân, bụng, bí tiểu tiện, chữa mụn nhọt sưng đau
2. Cam toại → Việt Nam không trồng, nhập nước ngoài về
- Dùng rễ của cây Cam toại
- Vị đắng, tính hàn
- Quy kinh: Tỳ, Phế, Thận
- Chủ trị: • Dùng trong trường hợp phù bụng, lồng ngực tích nước, dẫn đến khó thở
• Dùng trong trường hợp phù lại bí đại tiểu tiện
- Chú ý: • Cam thảo phản Cam toại
• Khi dùng có thể chế biến bằng cách nấu với đậu phụ hoặc nấu với giấm để giảm độc tính
3. Khiên ngưu
- Dùng hạt của cây Bìm bìm
- Vị đắng, tính hàn
- Quy kinh: Phế, Thận, Bàng quang
- Công năng: trục thủy, sát trùng
- Chủ trị:
• Trục thủy tả hạ: dùng khi đại tiểu tiện bí kết
• Trục thủy trừ phù thũng: dùng trong trường hợp phù bụng, thực chứng. Có thể dùng trong viêm thận
mãn tính, viêm gan mãn tính
• Tẩy giun đũa

III – Các phương thuốc


1. Lục vị tri bá
- Thục địa 800 g - Đan bì 300 g
- Trạch tả 300 g - Hoàng bá 300 g
- Tri mẫu 300 g - Sơn dược 400 g
- Sơn thù 400 g - Phục linh 300 g
2. Thận khí hoàn
- Can địa hoàng 16 – 32 g - Trạch tả 8 – 12 g
- Sơn thù 8 – 16 g - Đơn bì 8 – 12 g
- Bạch linh 8 – 12 g - Phụ tử chế 4g
- Sơn dược 8 – 16 g - Quế chi 2–4g
3. Trừ thấp vị linh thang
- Bạch truật 12 g - Sơn chi 12 g
- Cam thảo 4g - Thương truật 12 g
- Hậu phác 12 g - Trạch tả 12 g
- Hoạt thạch 12 g - Trần bì 12 g
- Mộc thông 12 g - Trư linh 12 g
- Nhục quế 4g - Xích linh 12 g
- Phòng phong 12 g
Công dụng: Trị nổi mẩn ngứa kèm theo đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, buồn ngủ, phân lỏng, phát sốt. Lưỡi đỏ,
rêu vàng nhớt, mạch hoạt sác

You might also like