You are on page 1of 13

TIẾT TẢ- BÍ KẾT

LỴ TẬT- ÂỦ THỔ

Ths.Bs Võ Thị Trúc Phương


TIẾT TẢ
• Định nghĩa:
- Tiết: đại tiện lỏng, đi nhiều lần
- Tả: đại tiện lỏng xối xả như dội nước
• Nguyên nhân:
- Ngoại nhân: phong, hàn ,thử, thấp
- Bất nội ngoại nhân nhân: ăn uống không
điều độ
• Cơ chế bệnh sinh TIẾT TẢ:
Phong hàn thử thấp  chức năng thăng
giáng của Tỳ Vị
± Nhiệt tà bức bách khí cơ Đại trường cn
truyền tống rối loạn Mót rặn
Ăn uống không điều độ Tỳ vị không vận
hóa
PHÂN LOẠI
• Theo ngoại nhân:
- Thấp tả: nặng nề, ngực tức, miệng không
khát, đại tiện lỏng, rêu lưỡi hơi nhày
- Thử tả (thử nhiệt tà): tiêu lỏng ra chất đục
dính, phiền khát, tiểu đỏ…
- Nhiệt tả: tiêu phân vàng nát dính nhày, sôi
ruột, mót rặn, hậu môn nóng rát, miệng
khát, rêu vàng, mạch sác…
• Theo nội nhân:
1. Thực tả: do ăn đồ sống lạnh chưa sạch: đau
bụng, tiêu lỏng, ợ chua, ngửi mùi đồ ăn thấy
khó chịu
2. Ngũ canh tả (Tỳ thận dương hư): sôi bụng tiêu
chảy lúc tờ mờ sáng
3. Xôn tiết (Can uất tỳ hư): tiêu chảy lẫn thức ăn,
bụng đau, sôi ruột
4. Hoắc loạn: trên thổ, dưới tả
5. Thấp hoắc loạn: thổ tả ra có chất
6. Can hoắc loạn: bụng chứa quặn đau, muốn
nôn mửa , muốn đi tiêu không được
7. Hoắc loạn chuyển cân: thổ tả kèm chuột rút,
vọp bẻ ở đùi, bụng
LỴ TẬT
• ĐỊNH NGHĨA:
- Trệ hạ: Đại tiện nhiều lần, muốn đi tiêu nhưng đi
lại không thông sướng, hậu môn có cảm giác
trầm xuống
- Trường tích: cảm giác có vật tích trệ trong ruột,
khi bài tiết nghe có tiếng
• TRIỆU CHỨNG CHÍNH:
- Lý cấp hậu trọng: đau bụng thúc bách muốn đi
tiêu nhưng lượng phân ít, mót rặn, hậu môn có
cảm giác trầm nặng
• Nguyên nhân:
1. Thấp nhiệt hàn trở trệ Tỳ vị khí mất kiện
vận Tỳ: thăng thanh giáng trọc, ĐT: truyền
tống tiêu nhày
2. Thấp nhiệt uất ở Tỳ vị Vị không tiêu đạo, Tỳ
mất kiện vận
3. Phong tà uất ở Tỳ vị hóa nhiệt trước Tả,
sau Lỵ
4. Thể chất hư, độc tà thịnh doanh huyết sốt
cao, hôn mê, co giật
5. Thuốc chỉ Lỵ nhiệt độc tích tụ /
Thuốc hàn lương  Tỳ thận hư Lỵ mạn tính
Phân loại
1. Màu sắc (Bạch lỵ, xích lỵ, ngũ sắc lỵ)
2. Hư thực
3. Khí huyết (khí lỵ: hư/thực)
4. Lục dâm (phong lỵ, hàn lỵ, hàn thấp,
thấp nhiệt, thử lỵ)
5. Nặng nhẹ (Dịch độc lỵ, cấm khẩu lỵ)
6. Cấp mạn (Hữu tức lỵ, Cửu lỵ, thủy cốc
lỵ)
Lỵ- phân loại theo lục dâm
• Hàn lỵ: tiêu ra chất lỏng tanh
• Hàn thấp: tiêu ra nhày mủ, bụng đầy, mệt
mỏi, tiểu trắng trong
• Thấp nhiệt: tiêu ra sắc nhày như máu cá,
hậu môn nóng rát, tiểu đỏ, rêu vàng
• Phong lỵ: tả trước, lỵ sau
• Thử lỵ: tiêu ra chất trắng đỏ, phát sốt, đổ
mồ hôi
BÍ KẾT
• ĐỊNH NGHĨA:
- Thuộc chứng thực do khí
- Khí nghịch đại tiện bất lợi, bụng đầy
- Triệu chứng kèm theo: đầu choáng, miệng
khô, ợ hơi, ăn kém
PHÂN LOẠI-NGUYÊN NHÂN
• Táo nhiệt (uống rượu, thức ăn cay nóng)
trường vị táo nhiệt, tân dịch không phân bố
được
• Khí trệ (Lo nghĩ uất kết) tân dịch không hành
• Hư bí (người già, phụ nữ sau sanh, sau ốm dậy:
tân dịch khô, khí hư không vận chuyển bài tiết
được
• Thực bí: Khí của Tỳ hoặc thận bị nghịch
• Lãnh bí: khí hàn xâm nhập trường vị tân dịch
ngưng kết
Triệu chứng:
• Táo nhiệt: miệng hôi, tiểu đỏ, rêu vàng
• Hư bí: đầu choáng, cổ khô, đoản khí, chất
lưỡi đỏ..
• Thực bí:Họng khô, nước miếng như keo
• Tỳ khí nghịch: Bụng đầy, ăn uống không
tiêu
Ẩu thổ
• Do tà khí xâm phạm Vị  mất chức năng hoà
giáng, khí nghịch lâu ngày nôn mửa
• Phân loại:
- Vị hàn: nôn ra nước trong, tiểu tiện trong dài
- Vị nhiệt: ăn vào mửa ra ngay, nôn ra thức ăn
chua đắng, rêu dày nhày
- Thương thực: vị quản căng tức, ợ hơi nước
chua, nôn ra dễ chịu
- Trọc đàm: váng đầu, tức ngực, hồi hộp, nôn ra
đàm dãi trong, rêu hơi nhày

You might also like