You are on page 1of 26

BỆNH HỌC TỲ - VỊ

ThS.BS. Nguyễn Trương Minh Thế


Đại cương
• Chức năng tạng Tỳ:
• Tỳ chủ vận hoá thuỷ cốc
• Tỳ chủ vận hoá thuỷ thấp
• Tỳ sinh huyết
• Tỳ thống nhiếp huyết
• Tỳ chủ tứ chi
• Tỳ chủ cơ nhục
• Tỳ vinh nhuận ra ở môi
• Tỳ tàng ý
Tỳ khí hư - Tỳ bất kiện vận
• Nguyên nhân
• Do lo lắng.
• Lao lực.
• Ăn uống không điều độ.
Tỳ khí hư - Tỳ bất kiện vận
• Bệnh sinh
• Tỳ khí hư bất kiện vận là chỉ công năng vận
hóa thủy cốc của Tỳ Vị suy giảm:
• Không vận hành tân dịch cho Vị, gây đầy
tức bụng, nôn mửa.
• Không vận hóa thủy cốc thành tinh khí dẫn
đến bắp thịt teo nhão, đoản khí, thiếu khí.
• Không vận hóa thủy thấp gây tiêu lỏng,
huyết trắng, tứ chi nặng nề.
Tỳ khí hư - Tỳ bất kiện vận
• Triệu chứng lâm sàng
• Mệt mỏi, mất ngon miệng, sợ lạnh, sắc mặt vàng
tái.
• Đau vùng thượng vị, đi tiêu nhiều lần trong
ngày. Buồn nôn, nôn mửa. Ăn kém với đầy tức
bụng, sôi ruột.
• Huyết trắng, tay chân nặng nề, gầy rốc, phù thũng.
• Hô hấp ngắn, nói yếu.
• Rêu trắng, lưỡi nhợt, bệu. Mạch trầm trì, vô lực,
nhược.
Tỳ khí hư - Tỳ bất kiện vận
• Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp
• Viêm gan mạn tồn tại hoặc tiến triển, xơ gan cổ
trướng.
• Viêm thận mạn.
• Viêm dạ dày tá tràng mạn.
• Các hội chứng kém hấp thu.
Tỳ khí hư - Tỳ bất kiện vận
• Pháp trị
• Kiện Tỳ lợi thấp.
• Phương dược
• Tứ quân tử thang gia Trư linh, Trạch tả.
Tỳ khí hư hạ hãm
• Nguyên nhân
• Do lo lắng.
• Lao lực.
• Ăn uống không điều độ.
Tỳ khí hư hạ hãm
• Bệnh sinh
• Tỳ khí chủ thăng. Trong bệnh cảnh này chức
năng “thăng” của Tỳ bị rối loạn dẫn đến:
• Thăng khí không còn dẫn đến khí trệ: tạng
phủ sa dãn.
• Thăng thanh không còn, thanh trọc lẫn lộn:
tiêu chảy, tiêu phân sống.
Tỳ khí hư hạ hãm
• Triệu chứng lâm sàng
• Mệt mỏi. Sắc mặt vàng úa. Tiêu chảy, tiêu
nhiều lần trong ngày. Ăn kém, đầy bụng, phân
lỏng.
• Sa tử cung. Sa trực tràng.
• Thích uống nước nóng, tay chân lạnh, huyết
trắng trong lỏng.
• Hô hấp ngắn, tiếng nói yếu.
• Lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng ướt, nhợt. Mạch trì,
nhu vô lực, nhược.
Tỳ khí hư hạ hãm
• Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp
• Viêm loét dạ dày tá tràng mạn.
• Viêm đại tràng mạn.
• Sa sạ dày, sa sinh dục.
Tỳ khí hư hạ hãm
• Pháp trị
• Kiện Tỳ thăng đề.
• Phương dược
• Bổ trung ích khí.
Tỳ khí hư bất thống nhiếp huyết
• Nguyên nhân
• Do lo lắng.
• Lao lực.
• Ăn uống không điều độ.
Tỳ khí hư bất thống nhiếp huyết
• Bệnh sinh
• Chức năng thống nhiếp huyết của Tỳ trong
bệnh cảnh này bị suy giảm, do đó:
• Chảy máu dưới da.
• Rong kinh.
• Nục huyết, tiện huyết.
Tỳ khí hư bất thống nhiếp huyết
• Triệu chứng lâm sàng
• Mệt mỏi, mất ngon miệng, khát nước. Sắc mặt
nhợt, vàng.
• Buồn nôn, ói máu, sẫm màu. Đi tiêu phân có
máu, phân nhão.
• Tiểu máu, rong kinh, tay chân lạnh, chảy máu
mũi. Xuất huyết dưới da.
• Lưỡi nhợt, mạch trầm.
Tỳ khí hư bất thống nhiếp huyết
• Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp
• Viêm đại tràng chảy máu.
• Các rối loạn về đông máu.
• Xơ gan.
• Biểu hiện tiêu hóa của hội chứng tăng urê
huyết.
Tỳ khí hư bất thống nhiếp huyết
• Pháp trị
• Kiện Tỳ nhiếp huyết.
• Phương dược
• Tứ quân tử + Trắc bá + Cỏ mực sao đen
Tỳ dương hư
• Nguyên nhân
• Do lo lắng.
• Lao lực.
• Ăn uống không điều độ.
• Do Thận dương hư
Tỳ dương hư
• Bệnh sinh
• Bệnh cảnh bao gồm:
• Công năng của Tỳ Vị suy giảm.
• Kèm theo triệu chứng hàn (dương hư úy
ngoại hàn): sợ lạnh, tay chân lạnh, đau
bụng, tiêu chảy khi gặp phải lạnh, giảm khi
chườm nóng.
Tỳ dương hư
• Triệu chứng lâm sàng
• Mệt mỏi, mất ngon miệng, sợ lạnh hoặc sợ gió.
• Đau giảm với sức nóng, đau thượng vị khi gặp
lạnh. Thích uống nước nóng, tay chân nặng, tay
chân lạnh, hô hấp ngắn.
• Bụng lạnh, phù thũng, lưỡi trắng nhợt, mạch hư
hoãn.
Tỳ dương hư
• Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp
• Hội chứng kém hấp thu, hay tiêu chảy mạn do
cắt dạ dày.
• Viêm dạ dày mạn, viêm tụy mãn, thiếu men tiêu
hóa ở ruột.
Tỳ dương hư
• Pháp trị
• Ôn trung kiện Tỳ.
• Phương dược
• Phụ tử lý trung
Can tỳ vị bất hòa
• Nguyên nhân
• Tình chí không thoải mái nên Can khí uất kết.
• Tỳ thổ hư nên Can Mộc tương thừa.
Can tỳ vị bất hòa
• Triệu chứng lâm sàng
• Bực dọc, bứt rứt.
• Gắt gỏng, hay thở dài.
• Đau hông sườn.
• Đầy bụng, ợ chua, đau thượng vị.
• Táo bón xen tiêu chảy.
• Rêu vàng. Mạch huyền sác hữu lực.
Can tỳ vị bất hòa
• Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp
• Tiêu chảy do tâm lý.
• Rối loạn vận động đường ruột.
• Hội chứng ruột già kích ứng.
Can tỳ vị bất hòa
• Pháp trị
• Sơ Can kiện Tỳ.
• Phương dược
• Tiêu dao tán + Uất kim

You might also like