You are on page 1of 11

VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

1. Định nghĩa viêm dạ dày?


- Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày do các nguyên nhân sau gây ra, bao
gồm nhiễm trùng (Helicobacter pylori), thuốc (thuốc chống viêm không steroid, rượu),
căng thẳng và hiện tượng tự miễn dịch (viêm teo dạ dày)

2. Định nghĩa viêm tá tràng?


- Là tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc tá tràng, phần đầu của ruột non.

3. Định nghĩa loét dạ dày?


- Loét dạ dày là những vết hở phát triển trên niêm mạc bên trong dạ dày và phần trên của
tá tràng.

4. Định nghĩa loét tá tràng?


- Là tình trạng niêm mạc tá tràng bị tổn thương, những vết loét sâu xuống lớp cơ niêm
mạc.

5. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày?


- Nguyên nhân do sự mất cân bằng của yếu tố “bảo vệ” và yếu tố “tấn công”, do ảnh
hưởng của Helicobacter pylori (Hp).

6. Nguyên nhân gây viêm loét tá tràng?


- Nguyên nhân do nhiễm trùng dạ dày và nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), sử
dụng lâu dài thuốc aspirin và thuốc NSAID

7. Các triệu chứng lâm sàng (hỏi và khám) của viêm dạ dày?
- Cảm giác đau nóng rát, khó chịu ở vùng thượng vị (phần lõm ngay dưới xương ức),
thường tệ hơn hoặc đỡ hơn sau khi ăn xong.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Có cảm giác đầy bụng, căng tức vùng thượng vị
- Khó tiêu, nấc cục

8. Các triệu chứng lâm sàng (hỏi và khám) của viêm tá tràng?
- Đau bụng, khó tiêu, buồn nôn.
- Ợ hơi, ợ chua và nóng rát.
- Đau vùng bụng rốn.
- Đau âm ỉ, đau tức hoặc đau từng cơn.
- Rối loạn tiêu hóa gây táo bón hoặc tiêu chảy.
- Mất ngủ do cảm giác đầy bụng hoặc đau bụng râm râm về đêm.
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

9. Các triệu chứng lâm sàng (hỏi và khám) của loét dạ dày?
- Đầy hơi, khó tiêu.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Dễ cảm thấy no khi ăn hoặc không muốn ăn vì cơn đau.
- Ợ hơi, ợ chua hoặc trào ngược axit.
- Khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Đi cầu phân đen hoặc máu.
- Sụt cân

10. Các triệu chứng lâm sàng (hỏi và khám) của loét tá tràng?
- Đau, nóng rát vùng thượng vị hơi lệch sang phải, đau theo từng đợt, tăng lên khi thay
đổi thời tiết nhất là vào mùa lạnh đau nhiều hơn.
- Đau liên quan đến bữa ăn: đau do loét hành tá tràng thường đau lúc đói, ăn đỡ đau hơn.
- Buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua.
- Ăn chậm tiêu
11. Cận lâm sàng giúp chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng?
- Nội soi dạ dày- tá tràng
- Xác định Hp (phương pháp nhạy nhất CLO test)
- Xét nghiệm khác: xét nghiệm máu đánh giá mức độ thiếu máu, số bạch cầu,..

12. Hướng điều trị?


a. Thuốc
- Kháng sinh: tiêu diệt H.p
- Thuốc ngăn sản xuất acid và thúc đẩy quá trình lành vết thương
- Thuốc ức chế bơm proton
- Thuốc giảm sản xuất acid
- Thuốc kháng acid và trung hòa acid dạ dày
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày – ruột non
- Prostaglandin E2
- Thuốc ức chế thần kinh
b. Không dùng thuốc
- Giảm stress, ngưng thuốc lá, rượu. Không tự ý dùng corticoid hay NSAID.
- Ăn uống: ăn nhiều bữa, nhai kỹ, ăn nhẹ và loãng khi đau, uống nhiều nước và hạn chế
chất dễ kích thích (chua, cay,..)

13. Biến chứng có thể có?


- Xuất huyết tiêu hóa
- Thủng dạ dày- tá tràng
- Hẹp vị môn
- Ung thư dạ dày

14. Cách chẩn đoán của riêng mỗi biến chứng (nếu có)??
- Xuất huyết tiêu hoá: có thể cấp hoặc mạn. Triệu chứng: nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc
đỏ tươi, dấu hiệu thiếu máu,…
- Thủng dạ dày – tá tràng: cấp cứu ngoại khoa. Triệu chứng: đau bụng dữ dội, co cứng
thành bụng do dịch dạ dày tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc.
- Hẹp môn vị: triệu chứng nôn ói lượng nhiều sau mỗi bữa ăn.
- Ung thư dạ dày: nguy cơ cao ở người có nhiễm H.p sau 5 đến 20 năm, đặc biệt liên
quan chủng tộc và hút thuốc lá.

XƠ GAN
1. Định nghĩa viêm gan cấp?
- Viêm gan cấp là tình trạng các tế bào trong mô gan bị viêm khiến gan tổn thương. Đây
là bệnh lý phát triển đột ngột và kéo dài trong thời gian ngắn dưới 6 tháng.

2. Định nghĩa viêm gan mạn?


- Viêm gan mạn tính là viêm gan kéo dài > 6 tháng. Bệnh viêm gan mạn tính gây nguy
hiểm vì âm thầm phá hủy tế bào gan từ từ, lâu ngày dẫn tới xơ gan, suy gan hoặc kể cả là
ung thư gan.

3. Định nghĩa xơ gan?


- Xơ gan là tình trạng tổn thương nhu mô gan mạn tính không hồi phục.

4. Nguyên nhân gây viêm gan mạn?


- Virus viêm gan B, C
- Bia rượu
- Lạm dụng thuốc.

5. Các triệu chứng lâm sàng (hỏi và khám) của viêm gan cấp?
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Chán ăn
- Đau bụng (đau gan)
- Nước tiểu màu đen hoặc màu vàng sậm
- Phân trắng giống phân cò.

6. Các triệu chứng lâm sàng (hỏi và khám) của viêm gan mạn?
- Sốt, mệt mỏi.
- Chán ăn.
- Đau bụng, buồn nôn.
- Nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu.
- Đau khớp.
- Vàng da.
- Phù nề chân, mắt cá, bàn chân.
- Có máu trong phân và chất nôn.

7. Các triệu chứng lâm sàng (hỏi và khám) của xơ gan còn bù?
- Mệt mỏi, chán ăn khó tiêu.
- Rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, phân lỏng..
- Đau nhẹ vùng hạ sườn phải.
- Có các nốt sao mạch ở da mặt, cổ, ngực, lòng bàn tay son.
- Có thể có gan to (mặt nhẵn, mật độ mềm); lách to.
- Chảy máu cam, chân răng.

8. Các triệu chứng lâm sàng (hỏi và khám) của xơ gan mất bù?
Nếu xơ gan tiến triển nặng hơn, các triệu chứng xuất hiện nhiều và rõ ràng hơn, gồm 2
hội chứng:
Hội chứng suy tế bào gan
- Thể trạng gầy sút, suy sụp mất khả năng làm việc.
- Rối loạn tiếu hóa: đầy bụng chuông hơi, ăn uống kém.
- Phù nhẹ, phù trắng mềm, ấn lõm, chủ yếu phù 2 chi dưới.
- Cổ chướng tái phát nhanh biểu hiện của suy tế bào gan.
- Có thể xuất huyết dưới da, niêm mạc, chảy máu cam, chảy máu chân răng.
- Có thể sốt nhẹ do hoại tử tế bào gan, xơ gan ung thư hóa.
- Có thể có vàng da (trong đợt tiến triển của bệnh); lòng bàn tay son, sao mạch..
- Rối loạn nội tiết: có thể có sạm da do lắng đọng sắc tố melanin, trứng cá, vú to ỏ nam.
- Khám gan: đa số trường hợp teo nhỏ không sò thấy, có thể có gan to mật độ chắc, bò
sắc, không đau.
Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
- Cổ chướng toàn thể, dịch thấm, số lượng nhiều, chọc hút dịch cổ chướng có màu vàng
chanh.
- Tuần hoàn bàng hệ cửa - chủ.
- Lách to

9. Cận lâm sàng giúp chẩn đoán viêm gan cấp?


- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm theo dõi chức năng gan: AST, ALT tăng cao
- Xét nghiệm huyết thanh
- Siêu âm gan

10. Cận lâm sàng giúp chẩn đoán viêm gan mạn?
- Xét nghiệm máu
- Hình ảnh học
- Xét nghiệm dịch bảng
- Sinh thiết gan
- Nội soi tiêu hóa
- Xét nghiệm tầm soát biến chứng

11. Cận lâm sàng giúp chẩn đoán xơ gan?


- Xét nghiệm máu
- Hình ảnh học
- Xét nghiệm dịch bảng
- Sinh thiết gan
- Nội soi tiêu hóa
- Xét nghiệm tầm soát biến chứng

12. Phân mức độ xơ gan?


- Xơ hóa nhẹ: F0-1
- Xơ hóa đáng kể: ≥ F2
- Xơ hóa nặng: ≥ F3
- Xơ gan: F4
13. Hướng điều trị
a. Thuốc
- Kháng sinh
- Truyền albumin khi cần
- Lợi tiểu
- Sử dụng thuốc co mạch: terlipressin, somatostatin hoặc octreotide
b. Không dùng thuốc
- Không uống rượu
- Chế độ ăn uống lành mạnh
- Duy trì cân nặng hợp lý

14. Biến chứng có thể có?


- Xuất huyết tiêu hóa
- Nhiễm trùng
- Hội chứng não gan
- Hội chứng gan thận
- Suy dinh dưỡng, loãng xương
- Ung thư gan
TIÊU CHẢY VÀ TÁO BÓN
1. Định nghĩa tiêu chảy?
- Là tình trạng đi tiêu phân lỏng hoặc nước, ít nhất 3 lần trong thời gian 24 giờ, phản ánh
lượng nước trong phân tăng lên do suy giảm khả năng hấp thụ và/hoặc do tăng bài tiết
dịch tích cực ở ruột.

2. Định nghĩa táo bón?


- Là tình trạng đi tiêu ít hơn 3 lần 1 tuần, khó tống phân ra hơn bình thường, phân thường
khô cứng, vón cục.

3. Nguyên nhân gây tiêu chảy, táo bón?


Nguyên nhân gây tiêu chảy
- Cấp: + nhiễm vi khuẩn
+ nhiễm virus
+ các loại ký sinh trùng đường ruột
+ nhiễm độc
+ dị ứng dạ dày – ruột
+ lạm dụng thuốc nhuận tràng
+ dùng kháng sinh kéo dài
- Mạn:+ hội chứng ruột kích thích
+ Viêm ruột
+ Nhiễm trùng đường tiêu hóa
+ Rối loạn nội tiết
+ Dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm
+ Thuốc
Nguyên nhân gây táo bón
- Sự tắc nghẽn trong đại tràng hoặc trực tràng
- Tổn thương thần kinh tự chủ
- Rối loạn cơ vùng chậu
- Liên quan hormon

4. Các triệu chứng lâm sàng (hỏi và khám) của tiêu chảy, táo bón?
Triệu chứng lâm sàng của tiêu chảy
- Mệt mỏi, hoa mắt, chống mặt
- Da khô, hay tụt huyết áp tư thế
- Dấu hiệu của rối loạn hấp thu: sụt cân, giảm khả năng tập trung, yếu cơ, tóc khô dễ
rụng.
Triệu chứng lâm sàng của táo bón
- Cảm giác khó đi tiêu, mất nhiều thời gian đi tiêu hơn bình thường, cảm giác đi tiêu
không hết, căng thẳng khi đi tiêu.
- Phân khô, cứng
- Cần trợ giúp để tống phân như dùng tay ấn vào bụng hoặc dùng ngón tay để tống phân
ra khỏi trực tràng
- Đầy hơi, buồn nôn, chán ăn
- Nếu táo bón kéo dài có thể thay đổi tính cách, trở nên dễ cáu gắt, đau đầu, đánh trống
ngực

5. Cận lâm sàng giúp chẩn đoán tiêu chảy, táo bón?
Cận lâm sàng của tiêu chảy
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm phân
- Siêu âm bụng
- Nội soi tiêu hóa
Cận lân sàng của táo bón
- Xét nghiệm máu
- X-quang
- Nội soi đại trực tràng
- Đánh giá chắc năng cơ thắt hậu môn
- Chụp Ctscan hoặc MRI ổ bụng

6. Hướng điều trị?


a. Thuốc
- Tiêu chảy:
+ Thuốc chống nôn ói, giảm đau bụng
+ Lợi khuẩn probiotic
+ Kháng sinh, bù nước
- Táo bón:
+ Thuốc nhuận tràng
+ Bổ sung chất xơ
+ Thuốc làm tăng nhu động ruột
+ Thuốc tăng áp lực thẩm thấu
+ Thuốc bôi trơ
+ Thuốc đạn, thuốc bơm hậu môn
b. Không dùng thuốc
- Tiêu chảy
+ Thường xuyên rửa tay
+ Tiêm phòng rotavirus
+ Ăn thức ăn nóng, nấu chín kỹ, uống nước đun sôi để nguội
- Táo bón
+ Sử dụng thực phẩm giàu chất sơ
+ Uống nhiều nước
+ Vận động thường xuyên
+ Giảm căng thẳng
+ Tập thói quen đi đại tiện đều đặn, không nên nhịn đi đại tiện

7. Biến chứng có thể có?


Biến chứng của tiêu chảy
- Mất nước
- Rối loạn hấp thu
Biến chứng của táo bón
- Trĩ
- Nứt hậu môn
- Sỏi thận
- Sa trực tràng

8. Hướng điều trị của riêng mỗi biến chứng (nếu có)?
Điều trị biến chứng tiêu chảy
- Mất nước: bù nước, bù điện giải

You might also like