You are on page 1of 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

BỆNH TRĨ
(HẠ TRĨ)

Đối tượng: Chuyên khoa YHCT


Giảng viên: TS.BSNT Tạ Đăng Quang
Mục tiêu:
1. Trình bày được nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh bệnh trĩ
theo YHHĐ
2. Trình bày được phân loại, chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ
theo YHHĐ
3. Trình bày được nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh bệnh trĩ
theo YHCT
4. Trình bày được chẩn đoán và điều trị các thể bệnh theo
YHCT
ĐẠI CƯƠNG
YHHĐ

Khái niệm

Lớp dưới niêm mạc của ống hậu môn: có nhiều tĩnh mạch, đặc
biệt có tĩnh mạch giãn thành hình túi (đệm) mà hiện nay người
ta mới biết đó là một tình trạng bình thường chứ không phải
bệnh lý.

Bệnh trĩ là sự căng giăn quá mức tại các tĩnh mạch trĩ ở vùng
trực tràng ,hậu môn gây sưng viêm ,xung huyết
ĐẠI CƯƠNG
YHHĐ

Phân độ trĩ

•3 loại: Trĩ nội, Trĩ ngoại, Trĩ hỗn hợp


•Trong đó Trĩ nội chia làm 4 độ từ độ I đến độ IV
ĐẠI CƯƠNG
YHHĐ
Giải phẫu:
Ống hậu môn dài khoảng 3
cm, mép dưới là rìa hậu môn
thông với bên ngoài, mép trên
là đường lược, nối liền với
trực tràng.

Trên đường lược Dưới đường lược


Động mạch ĐM Trực tràng trên ĐM lỗ hậu môn
Tĩnh mạch TM Trực tràng trên => TM cửa TM Trực tràng dưới => TM chủ
dưới
Thần kinh TK tự chủ, TK cột sống chi phối,
cảm giác đau không nhạy cảm cảm giác đau nhạy cảm
ĐẠI CƯƠNG
YHHĐ

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

•Yếu tố nòi giống


•Yếu tố gia đình và đẻ nhiều lần
•Hay gặp ở những người béo phì, đái tháo đường
Thuyết động học •Yếu tố nghề nghiệp phải ngồi tĩnh tại lâu
•Rối loạn lưu thông ruột: Hiện tượng táo bón hay ỉa
lỏng làm tăng áp lực do đó niêm mạc hậu môn dễ
trượt xuống.
•Một số hiện tượng sinh lý: Thai nghén
•Một số yếu tố thể thao: Phải dùng những động tác
Thuyết cơ học gắng sức, có thể gây mất cân bằng tuần hoàn đột ngột
•Chế độ ăn quá mức: Ăn nhiều ớt, uống nhiều rượu
và cà phê quá nhiều.
•Một số thuốc đặt tại ống hậu môn: Kháng sinh, giảm
đau…
CHẨN ĐOÁN
YHHĐ

Triệu chứng lâm sàng Cận lâm sàng:


thường gặp: Nội soi hậu môn trực tràng
•Đại tiện có máu tươi
•Khối bất thường vùng hậu
môn
•Đau đột ngột vùng hậu môn

Chẩn đoán phân biệt:


Chảy máu: K, viêm đại/trực tràng chảy máu
Khối sa: sa trực tràng, polyp trực tràng,
Đau vùng hậu môn: Áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, K
ĐIỀU TRỊ
YHHĐ

Nội khoa: Trĩ nội độ I, II, trĩ ngoại nhỏ, không biến chứng
Thuốc: Daflon 500 mg
Proctolog (đạn trĩ)

Thủ thuật: Trĩ nhỏ


Tiêm xơ, thắt trĩ vòng cao su…

Ngoại khoa: Trĩ độ III, IV, trĩ vòng, trĩ biến chứng, hoặc trĩ độ I,II
điều trị nội khoa thất bại
Các phương pháp hiện nay: Milligan Morgan, Longo, THD, HCPT

Điều trị dự phòng:


ĐẠI CƯƠNG
YHCT

Khái niệm: Hạ trĩ

Ngoại nhân Nội nhân Bất nội ngoại nhân

•Thấp nhiệt:
✓Lỵ => rặn •Tâm, can, tỳ, •Ăn uống không
nhiều thận hư => khí điều hòa
✓Uất kết đại huyết hư => tổn •Lao động nặng
tràng => khí trệ thương trung khí nhọc
huyết ứ tỳ vị
•Đại tràng tích •Tỳ vị mất điều
nhiệt => táo bón hòa => thấp nhiệt
dồn xuống đại
tràng => mót rặn
ĐIỀU TRỊ
YHCT

Thể huyết ứ (tương ứng với trĩ nội độ 1, 2)


Triệu chứng: khi đại tiện có máu tươi kèm theo phân. Máu có thể không nhiều (thấm giấy vệ sinh, tưới lên
cục phân từng giọt), hoặc nhiều như cắt tiết gà. Lưỡi có điểm ứ huyết.
Pháp điều trị: lương huyết chỉ huyết, hoạt huyết, khứ ứ
THUỐC
Tứ vật đào hồng gia giảm:
Sinh địa 12g Hòe hoa 08g
Bạch thược 12g Chỉ xác 08g
Đương quy 08g Trắc bá diệp 12g
Xuyên khung 12g Hồng hoa 08g
Đại hoàng 04g Đào nhân 08g

Bài 1:
Hòe hoa sao đen 16g Huyền sâm 12g
Kinh giới sao đen 16g Cỏ nhọ nồi sao 16g
Sinh địa 12g Trắc bá diệp sao 16g

CHÂM CỨU:
Trường cường, Thứ liêu, Tiểu trường du, Đại trường du, Túc tam lý, Tam âm giao, Thừa sơn, Hợp cốc.
ĐIỀU TRỊ
YHCT

Thể thấp nhiệt: (tương đương với biến chứng của trĩ)
Triệu chứng: vùng hậu môn đau, tiết nhiều dịch, trĩ sa ra ngoài đau không đẩy vào được, có thể
có các điểm hoại tử trên bề mặt trĩ, đại tiện táo, lưỡi bệu, nhớt, rêu vàng.
Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống
THUỐC
Chỉ thống thang gia giảm:
Hoàng bá 12g Đương quy 08g
Hoàng liên 12g Trạch tả 12g
Đào nhân 08g Sinh địa 16g
Xích thược 12g Đại hoàng 06g

Hoặc
Hoàng đằng 12g Chi tử sao đen 12g
Rấp cá 16g Chỉ xác 08g
Kim ngân 16g Kinh giới 12g
Hoa hòe 12g

CHÂM CỨU:
Trường cường, Thứ liêu, Tiểu trường du, Đại trường du, Túc tam lý, Tam âm giao, Thừa sơn,
Hợp cốc.
ĐIỀU TRỊ
YHCT

Thể khí huyết đều hư: Tương đương với trĩ ở người già, trĩ lâu ngày gây thiếu
máu.
Triệu chứng: đại tiện ra máu lâu ngày, hoa mắt chóng mặt, ù tai, mặt trắng bợt, rêu lưỡi
trắng mỏng, người mệt mỏi, đoản hơi, mạch trầm tế.
Pháp điều trị: Ích khí thăng đề, bổ huyết, chỉ huyết
THUỐC
Bài 3: Bổ trung ích khí thang gia giảm:
Hoàng kỳ 12g Sài hồ 12g
Đảng sâm 16g Thăng ma 08g
Đương quy 08g Địa du sao đen 08g
Bạch truật 12g Hòe hoa sao đen 08g
Trần bì 06g Kinh giới sao đen 12g
Cam thảo 04g
CHÂM CỨU:
Cứu các huyệt: Bách hội, Tỳ du, Vị du, Cao hoang, Cách du, Quan nguyên, Khí hải
KẾT HỢP YHCT VÀ YHHĐ TRONG ĐIỀU TRỊ
YHCT+YHHĐ

1. Điều trị trĩ nội độ I, II chảy máu


2. Điều trị trĩ độ III, IV trong thời gian chờ
phẫu thuật
3. Điều trị trĩ đối với các bệnh nhân không can
thiệp ngoại khoa được
4. Điều trị dự phòng
5. Điều trị sau mổ
THANK YOU

You might also like