You are on page 1of 3

Case Lâm sàng: Bệnh nhân nữ 52t nhân viên văn phòng

Đến khám vì lý do đau lưng, tê xuống mông và mặt sau chân bên trái

Khám YHCT

Vọng chẩn: Hình thái cân đối, còn thần, sắc mặt trắng, trạch ướt, chất lưỡi bệu nhớt, rêu trắng mỏng.

Văn chẩn: Tiếng nói nhỏ, hơi thở bình thường, mùi cơ thể không hôi, không ợ, không nấc.

Vấn chẩn: Thích lạnh, tự hãn. đôi khi đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. tai ù nhẹ, họng có đờm dễ khạc. Đau
lưng, tê xuống mông và chân trái, tê xuống tận ngón cái, vận động đau tăng, ăn ít, thích uống nóng. Tiểu
trong, phân hay nát. Đã mãn kinh 2 năm.

Thiết chẩn: chân tay lạnh, cơ hai bên cột sống co cứng ấn đau, bụng mềm. Mạch trầm trì, hữu lực.

Tóm tắt: Bệnh nhân đau vùng thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau chân, xương gót và ngón cái bên trái,
teo cơ , tái phát nhiều lần. Ăn ngủ kém, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm trì, hữu lực.

1/Tóm tắt tứ chẩn:

Bệnh nhân nữ 52t, vào viện vì lý do đau lưng, tê mông và mặt sau chân bên trái. Qua khám tứ chẩn thấy
bệnh thuộc:

- Biểu: bệnh thuộc cân cơ, xương khớp, kinh lạc


- Thực: Ấn đau cự án
- Hàn: cơ hai bên co cứng
- Lý hư:
+ Thận hư: ù tai, hoa mắt chóng mặt, mạch trầm.
+Thận dương hư: sắc mặt trắng, chân tay lạnh, sợ lạnh, mạch trì, tiểu trong, đại tiện phân nát,
rêu lưỡi trắng, tự hãn
+Phế thận khí hư: tiếng nói nhỏ, họng có đờm dễ khạc
+Tỳ hư: Teo cơ

2/ Biện chứng luận trị:

BN nữ 53 tuổi, thiên quý suy, công năng tạng thận bị suy giảm, Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, thông lên
não, khi thận hư thận yếu thì chức năng sinh tinh, chứa tinh của tạng thận bị suy giảm, thận khí cũng rối
loạn và suy yếu dần làm cho tinh thần mệt mỏi, hay hoa mắt, chóng mặt, ngủ kém. Thận khai khiếu ra tai
cho nên thận hư dẫn đến bệnh nhân tai ù nhẹ, Phế kim sinh Thận thủy, thận khí hư cũng sẽ ảnh hưởng
tới phế khí, sự vận động tuần hoàn thủy thấp trong cơ thể cho nên bệnh nhân nói nhỏ, họng có đờm mà
dễ khạc, chất lưỡi bệu nhớt, trạch ướt. Thận thủy hư suy không dẫn hỏa quy nguyên được, không ôn ấm
được cơ thể, bì phu, tứ chi, ảnh hưởng đến sự đóng mở lỗ chân lông cho nên bệnh nhân sợ lạnh, thích
uống nước nóng, tự hãn, chân tay lạnh, sắc mặt trắng, tiểu trong. Thận dương hư không ôn ấm được tỳ
dương, tỳ không thăng thanh giáng trọc được, nên chất thanh đi xuống gây đại phân nát, ăn kém, tỳ hư
không chủ được cơ nhục nên bệnh nhân có teo cơ.Chính khí hư suy, phong hàn tà thấp thừa cơ xâm
nhập vào cân cơ kinh lạc mà gây bệnh. Phong tà có tính chất di chuyển, gây tình trạng đau tê lan từ
lưng, xuống mông, mặt sau chân trái. Hàn tà có tính chất ngưng trệ, gây co rút nên bệnh nhân co cứng
cơ đau. Thấp tà hay gây dính nhớt, bệnh dễ tái phát.

3/Chẩn đoán
-Bệnh danh:

+ YHHĐ: Đau dây thần kinh tọa Trái


+YHCT: Tọa cốt phong
- Bát cương:Biểu thực hàn/ Lý hư hàn
- Nguyên nhân: Phong hàn thấp
- Vị trí:

+ Tạng Phủ: tỳ thận dương, phế khí

+ Kinh lạc: Kinh túc thái dương Bàng quang


4/Điều trị
- Pháp ĐT: khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn bổ thận dương, trừ hàn, dưỡng phế khí, kiện tỳ
- Phương dược: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm

Độc hoạt 20g Hương phụ


Phòng phong 16g Hồng hoa 12g
Tang ký sinh 16g Ngũ vị tử 16g
Tế tân 10g Bạch quả 16g
Tần giao 20g Phục thần 16g
Mộc qua 16g Viễn chí 12g
Hải phong đằng 16g Táo nhân 16g
Kê huyết đăng 20g Thần khúc 10g
Ngưu tất 16g Cam thảo 8g
Xuyên khung 16g
Đương quy 16g
Thục địa 20g
Bạch thược 16g
Đẳng sâm 20g
Hoàng kỳ sao 20g
Bạch linh 16g
Thương truật 16g
Đỗ trọng 20g
Cốt toái bổ 16g
Phụ tử 10g
Nhục quế 10g
Sơn thù du 16g
Hoài Sơn 20g

4.2 Phương pháp điều trị không dùng thuốc:

- Ôn châm hoặc cứu::

+ Châm tả các huyệt: giáp tích l4-l5, l5-S1, Đại trường du, trật biên, Ân Môn, Thừa phù, Ủy Trung, Thừa
Sơn, Côn Lôn

+Châm bổ: Can du, Thận du, Tam âm giao.

-Xoa bóp bấm huyệt: Các thủ thuật xoa, xát, miết, day, lăn vùng lưng của chân đau. Bấm các huyệt bên
đau. Vận động cột sống, vận động chân. Phát từ thắt lưng xuống chân đau. Liệu trình xoa bóp 30
phút/lần/ngày, một liệu trình điều trị từ 15 đến 30 ngày, tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh

4.3 Chế độ ăn uống, dinh dưỡng:

- Hạn chế các đồ tanh lanh như hải sản, tôm cua, ốc hến, thịt bò

4.4 Tiên lượng và phòng bệnh


- Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng
chuyền, tennis, vác balô nặng.

- Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo. Ngủ nằm với một chiếc gối dưới đầu gối hoặc ngủ
nghiêng với chiếc gối giữa hai chân.

- Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo
đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng. Thực hiện nâng nhấc đồ vật một cách
an toàn.

- Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi
gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp.

- Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động
tác thể dục giữa giờ.

- Trong lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom
khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng;
hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên
người hay trong thời gian dài.

-Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng
thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.

You might also like