You are on page 1of 22

1.

Bách hợp cố kim thang (Y phương tập giải,)


Sinh địa 8g Đương quy 6g
Thục địa 12g Bạch thược 6g
Bách hợp 10g Cam thảo 4g
Mạch môn 8g Cát cánh 6g
Huyền sâm 6g
CN: Dưỡng âm nhuận phế hoá đàm chỉ khái
CT: Phế thận âm hư, đờm ho ra lẫn máu, yết hầu táo thống, lòng bàn tay bàn chân
nóng, nóng âm ỉ, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác
Phân tích bài thuốc
Bách hợp dưỡng âm nhuận phế, chữa ho do phế âm hư là Quân
Mạch môn đông nhuận phế dưỡng âm, hóa đờm giảm ho; huyền sâm tư âm mát
huyết, trừ hư hỏa làm Thần
Đương quy dưỡng huyết nhuận táo; Bạch thược dưỡng huyết ích âm; Cát cánh
tuyên lợi phế khí, trị ho hóa đàm. Sinh địa sinh tân dịch, mát huyết cầm máu (các
trường hợp chảy máu, ho ra máu do phế âm hư, đường hô hấp khô, thiếu tân dịch).
Thục địa: Tư âm, bổ thận sinh tân dịc làm Tá
Cam thảo điều hòa các vị thuốc, dùng với cát cánh càng thêm lợi yết hầu làm Sứ
Phối hợp các thuốc làm cho âm dịch được dần đầy đủ, phế thận (âm) được nuôi,
các chứng tự hết

1
2. Bổ trung ích khí thang (Tỳ vị luận, Lý Đông Viên)
Nhân sâm 12g Hoàng kỳ 12g
Đương quy 8g Trần bì 4g
Bạch truật 12g Sài hồ 6g
Cam thảo 6g Thăng ma 6g
CN: Bổ trung ích khí, thăng dương cử hãm
CT: Tỳ vị khí hư, sốt tự ra mồ hôi, thở ít lười nói, người mỏi mệt, chân tay yếu, sắc
mặt trắng bệch, đại tiện lỏng, mạch hồng mà hư, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng,
khí hư hạ hãm, lòi dom, sa tử cung, tiêu chảy lâu ngày, kiết lị lâu ngày, sốt rét lâu
ngày; chứng thanh dương hạ hãm
Phân tích bài thuốc
Hoàng kỳ, bổ trung ích khí, thăng dương khí làm Quân
Nhân sâm, bạch truật kiện tỳ ích khí làm Thần
Trần bì lý khí. Đương quy bổ huyết làm Tá
Thăng ma, sài hồ thăng dương khí bị hãm ở dưới làm Sứ
Bài này vừa bổ khí kiện tỳ trị cái gốc của khí hư, lại thăng đề dương khí bị
hãm ở dưới, do đó điều hòa tỳ vị, các chứng hư khí của tỳ vị sẽ tự hết, mọi thứ
thoát xuống, sa xuống đều trở về đúng vị trí

2
3. Chu sa an thần hoàn (Y học phát minh)
Chu sa 15g Hoàng liên 18g
Chích cam thảo 16g Sinh địa hoàng 8g
Đương quy 8g
Cách dùng : Các vị thuốc trên chế thành hoàn, mỗi lần uống 6-9g trước khi đi ngủ
CN : Trấn tâm an thần, thanh nhiệt dưỡng âm
CT : Tâm hoả có chiều hướng căng mạnh, âm huyết bất túc, tâm thần phiền loạn,
lo lắng run sợ, mất ngủ mơ nhiều, ngực nóng bứt rứt, lưỡi đỏ mạch tế sác
Phân tích bài thuốc
Chu sa có tính hàn, thể chất nặng (trọng). Nặng thì có thể trấn sự khiếp sợ để an
tâm thần, hàn thì có khả năng thanh nhiệt để hạ hỏa (tâm hỏa). Hoàng liên khổ hàn
(đắng lạnh), thanh tâm hỏa trừ phiền nhiệt. Chu sa kết hợp với hoàng liên có công
hiệu thanh nhiệt trừ phiền, trọng trấn an thần
Chu sa là Quân, hoàng liên là thần
Đương quy, sinh địa bổ huyết tư âm, bồi bổ âm huyết đã bị thương tổn hao hụt làm

Cam thảo điều hòa các vị thuốc, hạn chế tính hàn lương thái quá của chu sa, hoàng
liên, tránh sự tổn thương tỳ vị là Sứ
Phối hợp các vị thuốc trên, một mặt thì tả tâm hỏa đang thịnh, một mặt thì bổ âm
huyết đang bất túc, trọng trấn an thần, chữa cả gốc và ngọn, các chứng tâm phiền
mất ngủ có thể hết

3
4. Dưỡng âm thanh phế thang (Trọng lầu ngọc thược)
Sinh địa 16g Mạch môn 12g
Cam thảo 8g Huyền sâm 12g
Bối mẫu 6g Đan bì 6g
Bạc hà 4g Bạch thược 6g

CN: Dưỡng âm thanh phế


CT: Người phế thận âm hư, ngoại cảm dịch độc mà mắc bệnh bạch hầu, yết hầu
sưng đau, lúc đầu phát sốt không phát sốt, mũi khô môi táo, hoặc ho hoặc không
ho, nghe được tiếng thở rít, tựa như suyễn mà không phải suyễn
Phân tích bài thuốc
Mạch môn đông vào tâm, phế, vị nuôi dưỡng phế âm làm Quân
Huyền sâm tư âm mát huyết thanh trừ hư hỏa làm thần
Sinh địa bổ âm, mát huyết sinh tân dịch; đan bì mát huyết hoạt huyết tiêu ứ
huyết; bối mẫu nhuận phế hóa đàm, bạch thược liễm âm tiết nhiệt, bạc hà tán biểu
tà lợi yết hầu làm tá
Cam thảo điều hòa các vị thuốc và giải độc làm sứ
Đối với người phế thận âm hư, ngoại cảm dịch độc mà mắc phải bệnh bạch
hầu thì có công hiệu tốt

4
5. Đào nhân thừa khí thang (Ôn dịch luận)
Tên khác: Đào hạch thừa khí thang

Đào nhân 12g Đại hoàng 20g


Đan bì 12g Mang tiêu 8g
Bạch thược 12g Đương quy 12g

CN: Phá huyết hạ ứ, mát huyết thanh nhiệt.


CT: Huyết ứ đọng lại ở trong, đêm càng nóng nhiều
Chú ý: Phân biệt bài Đào nhân thừa khí thang trong Thương hàn luận gồm Đào nhân,
quế chi, mang tiêu, đại hoàng, chích cam thảo có tác dụng phá huyết hạ ứ. CT: Hạ tiêu
ứ huyết, bụng dưới cấp kết, đái dầm nói sảng phiền khát, đến đêm thì sốt, nặng thì
người bệnh như điên, huyết ứ kinh bế, hành kinh đau, vết thương đau do bị ngã bị
đòn, mạch trầm thực hoặc sáp
Phân tích bài thuốc
Đào nhân phá huyết khứ ứ, đại hoàng hạ ứ tiết nhiệt. Hai vị này cộng lại đồng thời
trừ nhiệt và hạ huyết ứ làm Quân
Đan bì, bạch thược vừa thanh nhiệt lương huyết, vừa hoạt huyết hỗ trợ đào nhân và
đại hoàng là Thần
Mang tiêu thanh nhiệt làm mềm chỗ cứng chắc giúp đại hoàng tả hạ ứ nhiệt, thông
đại tiện là Tá
Đương quy hoạt huyết nhuận trường thông tiện, lại bổ huyết làm hạn chế cái hại
hoạt huyết phá huyết của các vị trong bài là Thần và Sứ
Bài này ứng dụng để chữa các chứng hành kinh đau bụng, bế kinh, sau đẻ sản dịch
xuống không hết

5
6. Đại thừa khí thang (Thương hàn luận, Trương Trọng Cảnh)

Đại hoàng 12g Chỉ thực 12g


Hậu phác 12g Mang tiêu 16g

CN: Hạ mạnh nhiệt kết


CT: Thực chứng ở phủ dương minh, đại tiện không thông, trung tiện nhiều. Đầy
bụng, bụng ấn vào đau, cứng, sốt cao hoặc sốt định giờ, mê sảng, đổ mồ hôi tay
chân, rêu lưỡi vàng khô có gai, hoặc rách xám khô đen, mạch thực mà trầm, phân
khô tụ lại, hoặc tiêu chảy ra nước trong mà xanh, bụng đau vùng rốn, , ấn vào thấy
cục cứng, miệng khô lưõi táo, mạch thực mà hoạt
Phải có đủ các chứng bĩ- mãn- táo thực mới dùng bài này
Bài thuốc này dựa vào 4 chứng Bĩ- dưới tim tắc cứng, mãn- ngực bụng trướng đầy,
táo- ruột có phân táo khan, thực- trong bụng đầy cứng, đau bài tiết, đại tiện không
thông hoặc tiêu chảy ra nước trong mà trong bụng đầy cứng không giảm. Bốn
chứng này cùng với rêu lưỡi vàng, mạch thực

Phân tích bài thuốc


Đại hoàng tả nhiệt thông tiện làm đại trường thông suốt là Quân

Mang tiêu giúp đại hoàng tả nhiệt thông tiện, làm mềm chỗ cứng nhuận chỗ khô, là
Thần

Chỉ thực, hậu phác hành khí giải uất, phá khí giáng nghịch giúp đại hoàng tống đẩy
tích trệ giúp bài tiết nhanh các tích trệ, là Tá, Sứ

Bốn vị thuốc phối hợp có tác dụng mạnh mẽ tống hết nhiệt kết

6
7. Độc hoạt kí sinh thang (Bị cấp thiên kim yếu phương, Tôn Tư Mạc)

Ngưu tất 12g Bạch thược 12g


Sinh địa 12g Xuyên khung 8g
Đỗ trọng 12g Quế chi 4g
Đẳng sâm 8g Bạch linh 12g
Tần giao 12g Phòng phong 8g
Tế tân 4g Đương quy 12g
Độc hoạt 8g Cam thảo 6g
Tang ký sinh 20g
CN: Khu phong thấp, chỉ tý thống, ích can thận, bổ khí huyết
CT: Tý chứng đã lâu ngày, can thận lưỡng hư, khí huyết bất túc, lưng gối đau
nhức, khớp chi co duỗi khó khăn hoặc tê dại khó chịu, sợ lạnh thích ấm, tim rung
thở ngắn, lưõi nhạt rêu trắng, mạch tế nhược

Phân tích bài thuốc


Bài thuốc này cấu trúc từ 2 nhóm thuốc:
Nhóm 1 gồm các vị thuốc trừ phong thấp: độc hoạt, tế tân, phòng phong, tần
giao,...
Nhóm 2 gồm các vị bổ khí huyết như nhân sâm, phục linh, cam thảo,... và các
thuốc bổ can thận làm khỏe xương cốt
Do vậy thích hợp dùng cho người phong thấp kèm cơ thể suy nhược
*******
Độc hoạt chuyên trừ phong hàn thấp ở hạ tiêu là Quân
Tế tân, tần giao, phòng phong trừ phong thấp trợ giúp độc hoạt là Thần
Đương quy, xuyên khung, sinh địa, bạch thược gộp thành bài “Tứ vật thang” vừa
hoạt huyết vừa bổ huyết, theo nghĩa “trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự
diệt” là Tá
Nhân sâm, phục linh bổ khí kiện tỳ là Tá
Quế chi làm ấm kinh mạch, thông huyết làm Tá
Tang ký sinh, đỗ trọng, ngưu tất bổ can thận, mạnh xương cốt là Tá
Cam thảo điều hòa các vị thuốc là sứ
Tổng hợp cả bài, vừa trừ phong thấp lại kiêm bổ khí huyết, bổ can thận, trị cả gốc
lẫn ngọn thì bệnh phong thấp sẽ khỏi

7
8. Hoắc hương chính khí tán

Tô diệp 80g Hoắc hương 120g


Đại phúc bì 80g Bạch chỉ 80g
Trần bì 80g Bạch linh 80g
Bạch truật 80g Bán hạ chế 80g
Hậu phác 80g Cát cánh 80g
Cam thảo 80g 80g

CN: Giải biểu hoá thấp, lý khí hoà trung


CT: Ngoại cảm phong hàn, nội thương thấp trệ. Thể hiện sốt ớn rét, nhức đầu,
bụng ngực căng bứt rứt, buồn oẹ nôn mửa, không ăn được, sôi bụng tiêu chảy,
miệng nhạt ngọt, lưỡi rêu trắng nhờn
Phân tích bài thuốc
Trong bài này có hoắc hương mùi thơm hóa thấp, hòa vị chống nôn kiêm giải biểu
tà làm Quân
Hậu phác, đại phúc bì lí khí hóa thấp, làm khoan khoái chữa ngực bụng đầy
chướng buồn nôn; trần bì táo thấp hành khí, bán hạ táo thấp giáng nghịch hòa vị
chỉ nôn làm thần
(HÀNH KHÍ=LÍ KHÍ, TÁO THẤP=HÓA THẤP=RÁO THẤP, GIÁNG NGHỊCH
TỨC LÀ TRỪ CÁC CHỨNG KHÍ NGHỊCH LÊN GÂY NÔN, NẤC)
Tô diệp (lá tía tô), bạch chỉ cay ấm giải biểu, trừ phong hàn; cát cánh khai tuyên
phế khí cùng hỗ trợ hoắc hương giải biểu là tá
Bạch truật, bạch linh (bạch phục linh, phục linh) kiện tỳ hóa thấp chỉ tả làm tá
Cam thảo, gừng, đại táo điều hòa tỳ vị làm sứ
Tóm lại: Quân là… thần là… tá là… sứ là……
Phối hợp sử dụng bài thuốc này có công năng hóa thấp trọc giải biểu thì tỳ vị được
hòa, phong hàn phải tán, các chứng thổ tả hàn nhiệt tự hết

8
9. Huyết phủ trục ứ thang (Y lâm cải thác, Vương Thanh Nhậm)

Sinh địa 12g Ngưu tất 12g


Chỉ xác 8g Cát cánh 6g
Cam thảo 4g Sài hồ 4g
Xuyên khung 6g Hồng hoa 12g
Đào nhân 16g Đương quy 12g
Xích thược 9g
CN: Hoạt huyết khứ ứ, hành khí chỉ thống
CT: Huyết ứ trong ngực: Đau ngực, đau đầu lâu ngày không khỏi, đau như kim
chích có định khu;p hoặc nấc cụt nhiều ngày không dứt, hoặc uống vào là nấc, nôn
khan, hoặc nội nhiệt gây khó chịu, hoặc tim run lo lắng, hoặc hoặc đêm mất ngủ,
hoặc đêm ngủ không yên, hoặc dễ cáu gắt giận dữ hoặc cứ nhiều là sốt, hoặc chất
lưỡi hồng xạm, mép lưỡi có ban ứ huyết, hoặc trên mặt lưỡi có điểm ứ huyết, môi
xạm hoặc 2 mắt xam đen, mạch sáp hay huyền khẩn
Không có ứ huyết không sử dụng, phụ nữ có thai kiêng dùng
Dược lý hiện đại nghiên cứu cho thấy bài thuốc này bào chế dưới dạng thuốc tiêm
tĩnh mạch, in vitro không có tác dụng rút ngắn thời gian prothrombin và thời gian
đông máu, nhưng có tác dụng ngưng tập tiểu cầu của thỏ nhà, có tác dụng thúc đẩy
giải kết tụ tiểu cầu và phục hồi chức năng thanh thải của gan
Phân tích bài thuốc
Bài này trị các chứng sinh ra do “trong ngực có ứ huyết”, “ứ huyết ở huyết
phủ” Đào nhân hoạt huyết khứ ứ, chống viêm chỉ thống làm Quân

Xuyên khung hoạt huyết, hành khí; hồng hoa phá huyết ứ; ngưu tất thông lợi
huyết mạch dẫn huyết đi xuống; xích thược thanh nhiệt lương huyết hoạt huyết,
đương quy bổ huyết hoạt huyết tất cả phối hợp cùng đào nhân để tăng cường công
năng hoạt huyết làm thần

Sinh địa thanh nhiệt làm mát huyết làm Tá

Chỉ xác hành khí ở hung cách; cát cánh, sài hồ khai mở phế khí đưa thuốc đi
lên. Ba vị thuốc phối hợp làm khoan khoái cho vùng ngực, giải khí uất kết làm Tá

Cam thảo điều hòa các vị thuốc là sứ

9
10. Kiện tỳ hoàn (Chứng trị chuẩn thằng, Vương Khẳng Đường)

Bạch truật 60g Trần bì 40g


Mộc hương 20g Sa nhân 20g
Hoàng liên 10g Mạch nha 20g
Cam thảo 12g Sơn tra 20g
Bạch linh 40g Hoài sơn 40g
Đảng sâm 20g Nhục đậu khấu 40g
Thần khúc 20g
CN: Bổ tỳ ích vị, lý khí vận trệ
CT: Tỳ hư tích trệ, ăn uống không tiêu hoá, ăn ít khó tiêu, bụng dạ bĩ tắc buồn bực,
đại tiện lỏng loãng, rêu lưỡi nhờn hơi vàng, mạch hư nhược
Phân tích bài thuốc
Đây là bài thuốc chủ trị tỳ hư thực trệ

Bạch truật kiện tỳ tiêu thực, táo thấp kích thích tiêu hóa là Quân

Đẳng sâm, cam thảo bổ khí kiện tỳ, bạch linh kiện tỳ thẩm thấp, hoài sơn
kiện tỳ ích thận làm thần

Mạch nha, sơn tra, thần khúc thuộc nhóm thuốc tiêu đạo có tác dụng tiêu
thực hóa tích làm tá (mạch nha có sở trường giúp tiêu hóa các chất bột, sơn tra có
sở trường giúp tiêu hóa các chất thịt)

Trần bì hành khí hòa vị hóa đàm ráo thấp, sa nhân lý khí hóa thấp, mộc
hương hành khí chỉ thống là tá

Hoàng liên thanh nhiệt táo thấp trừ phục nhiệt, chống lên men thức ăn làm tá

Cam thảo điều hòa các thuốc làm sứ

Trong bài thuốc có nhiều thuốc kiện tỳ, hành khí hóa thấp, tiêu thực hóa
tích. Tỳ ưa táo ghét thấp, thực tích tiêu thì tỳ sẽ kiện nên mới có tên là Kiện tỳ.
Dạng thuốc hoàn để sức thuốc đưa xuống hạ tiêu mạnh nhất

10
11. Thiên ma câu đằng ẩm

Thiên ma 12g Chi tử 12g


Câu đằng 12g Hoàng cầm 12g
Dạ giao đằng 20g Ngưu tất 16g
Thạch quyết minh 32g Đỗ trọng 12g
Ích mẫu 16g Tang kí sinh 32g
Phục thần 20g
Cách dùng: Sắc nước uống. Thạch quyết minh sắc trước. Khi sắc gần xong thang
thuốc mới cho câu đằng vào
CN: Bình can tức phong, thanh nhiệt hoạt huyết, bổ ích can thận.
CT: Can dương mạnh lên, can phong nội động làm cho đầu nhức chóng mặt, tai ù
mắt hoa, run, mất ngủ, nặng thì bán thân bất toại, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.

Phân tích bài thuốc


Thiên ma bình can tức phong chữa đau đầu chóng mặt, chữa các chứng phong như
trẻ em kinh phong, phá thương phong (uốn ván), động kinh làm Quân

Câu đằng bình can tức phong, tiềm dương hạ áp, thạch quyết minh bình can tức
phong, tiềm dương chữa các chứng đau đầu chóng mặt làm thần

Sơn chi, hoàng cầm thanh nhiệt tả hỏa ức chế nhiệt của can kinh làm tá

Đỗ trọng, tang ký sinh bổ ích can thận dưỡng can huyết làm tá

Ích mẫu hoạt huyết lợi thủy, ngưu tất dẫn huyết đi xuống; dạ giao đằng, phục thần
an thần định trí đều là tá, sứ

(SV ĐỌC THÊM: THỰC RA BÀI NÀY KHÔNG NÊN DÙNG ĐỂ CHỮA bán
thân bất toại (tai biến MMN); dùng để chữa các chứng co giật uốn ván, động kinh
thì nhiều thuốc an thần hiện đại tốt hơn. THEO TÔI BÀI NÀY CHỈ CÒN ỨNG
DỤNG ĐỂ CHỮA CAO HUYẾT ÁP DẪN ĐẾN ĐẦU VÁNG MẮT HOA,
CHÓNG MẶT, ĐAU ĐẦU NHƯNG KHÔNG BÁN THÂN BẤT TOẠI. CÁC
NGHIÊN CỨU DƯỢC LÝ THẤY RẰNG KHÔNG PHÂN BIỆT QUÂN THẦN
TÁ SỨ, CÁC VỊ THUỐC TRONG BÀI ĐỀU CÓ TÁC DỤNG HẠ ÁP)

11
12. Thiên vương bổ tâm đan

Đẳng sâm 20g Viễn chí 20g


Huyền sâm 20g Cát cánh 20g
Đan sâm 20g Đương quy 40g
Bạch linh 20g Thiên môn 40g
Ngũ vị tử 40g Mạch môn 40g
Bá tử nhân 40g Sinh địa 160g
Hắc táo nhân 40g Chu sa 20g
Cách dùng: Các vị trên tán bột, luyện mật làm hoàn to bằng hạt ngô đồng, bao áo
chu sa. Mỗi lần uống 9g lúc bụng đói với nước chín hoặc nước sắc long nhãn nhục
CN: Tư âm dưỡng huyết, bổ tâm an thần
CT: Âm hư huyết thiếu, lòng phiền không ngủ, tim rung tinh thần uể oải, hay quên,
di mộng tinh, miệng lưỡi phát nhọt, đại tiện khô táo, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế mà sác
Phân tích bài thuốc
Sinh địa dùng lượng lớn, tư thận thủy bổ âm, làm mát huyết trừ hỏa, sinh tân dịch
làm Quân

Thiên môn, mạch môn, huyền sâm dưỡng âm sinh tân dịch làm thần

Đan sâm, đương quy bổ huyết hoạt huyết làm tá

Chu sa trọng trấn an thần, bá tử nhân, viễn chí, táo nhân dưỡng tâm an thần làm tá

Ngũ vị tử liễm khí sinh tân phòng ngừa tâm khí hao tán làm tá

Đảng sâm, phục linh bổ tâm khí ninh tâm (làm cho tâm được yên tĩnh) làm tá

Cát cánh dẫn thuốc đi lên làm sứ

Tóm lại bài thuốc này lấy mục đích bổ âm làm chính, ngoài ra còn bổ huyết, hoạt
huyết dưỡng tâm an thần nên Quân là Thần là Tá là Sứ là,….

12
13. Ngân kiều tán (Ôn bệnh điều biện, Ngô Đường)
Liên kiều 40g Trúc diệp 16g
Cát cánh 24g Kinh giới tuệ 16g
Bạc hà 24g Sinh cam thảo 20g
Kim ngân hoa 40g Đậu xị 20g
Ngưu bàng tử 24g
Cách dùng: Tán thành bột, mỗi lần uống 18g, thêm lô căn tươi sắc nước uống 3-4
lần/ngày
CN: Tân lương thấu biểu, thanh nhiệt giải độc
CT: Ôn bệnh mới phát, sốt mà không mồ hôi, hoặc có mồ hôi mà khó chịu, hơi sợ
gió lạnh, đầu nhức, miệng khát, họng khô đau họng, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng
trắng hoặc mỏng vàng, mạch phù sác.
Gia giảm: Người có cảm giác bực bội ở lồng ngực và mô hoành thì thêm hoắc
hương, uất kim; người rất khát thì thêm hoa phấn; người gáy sưng họng đau thì gia
mã bột, huyền sâm; người chảy máu cam thì bỏ kinh giới tuệ, đậu xị, thêm bạch
mao căn, trắc bách thán, chi tử thán; người ho thì thêm hạnh nhân; nhiệt dần nhập
lý thì thêm ít sinh địa, mạch đông; vẫn không hạ sốt hoặc tiểu tiện ngắn thì thêm tri
mẫu, hoàng cầm
Hiện nay thường dùng trong điều trị sởi, thuỷ đậu, cúm, viêm amidan cấp tính,
viêm não dịch, viêm não Nhật Bản B, quai bị,...
Phân tích bài thuốc
Trong bài thuốc này kim ngân, liên kiều vừa thanh nhiệt giải độc vừa phát
tán phong nhiệt làm Quân

Kinh giới tuệ, bạc hà, đạm đậu xị, trúc diệp tân tán biểu tà, (=phát tán phong
nhiệt) để đưa nhiệt ra ngoài qua bì mao là thần (BÌ MAO: DA LÔNG Ý NÓI CÁC
TUYẾN MỒ HÔI, MẠCH MÁU DƯỚI DA,….). Trúc diệp (lá tre) còn có tác
dụng thanh nhiệt ở thượng tiêu, trừ phiền

Ngưu bàng tử chữa hầu họng sưng đau, cát cánh lợi hầu họng trừ đờm trừ
mủ. Dùng phối hợp ngưu bàng, cát cánh, cam thảo có thể giải độc, làm thông lợi
yết hầu, tan sự bế kết, phế khí được tuyên thông do đó là tá dược

Cam thảo dùng để điều hòa các vị thuốc là sứ dược (cam thảo là tá sứ)

Tóm lại phối hợp các vị thuốc trong bài này có tác dụng chữa bệnh ngoại
cảm phong nhiệt thời kỳ đầu, sốt không có mồ hôi hoặc có mồ hôi, có thể kèm theo
các triệu chứng nhức đầu, cơ thể đau nhức mệt mỏi, ho đau họng,…

13
14. Bạch hổ thang
Sinh thạch cao 30g Tri mẫu 9g
Chích cam thảo 3g Ngạnh mễ 9g
CN: Thanh nhiệt sinh tân
CT: Nhiệt thịnh ở khí phận của dương minh, sốt cao mặt đỏ, phiền phát đòi uống,
ra mồ hôi sợ nóng, mạch hồng rất mạnh hoặc hoạt sác; vì vị hoả rất thịnh gây đau
đầu, chảy máu mũi, đau răng, lợi chảy máu, tiêu khát
Phân tích bài thuốc
Trong bài này thạch cao vị tân, cam (cay, ngọt), tính đại hàn công dụng thanh nhiệt
tả hỏa, dùng với liều cao để trừ đại nhiệt ở khí phận làm Quân

Tri mẫu vị khổ cam (đắng ngọt), tính hàn vừa thanh nhiệt tả hỏa vừa sinh tân dịch
trừ phiền khát làm thần

Cam thảo, ngạnh mễ là hai vị thuốc có tác dụng dưỡng vị hòa trung, đóng vai trò
hỗ trợ các vị thuốc trong bài, vừa bảo vệ tỳ vị tránh cái hại do tính hàn của thạch
cao, tri mẫu, vừa bảo tồn tân dịch làm tá sứ

Cùng sử dụng bốn vị thuốc trên có công năng thanh nhiệt, lại sinh tân dịch, là bài
thuốc điển hình để trị chứng nhiệt thuộc kinh Dương minh Vị

NGHẠNH MỄ LÀ MỘT LOẠI GẠO TẺ CÓ CÁNH, NẾU KHÔNG CÓ CÓ THỂ


DÙNG LOẠI GẠO NÀO CŨNG ĐƯỢC, GẠO RANG CÀNG TỐT, CÓ 2 MỤC
ĐÍCH LÀ ĐỂ BẢO VỆ TỲ VỊ DO TÍNH HÀN CỦA THẠCH CAO TRI MẪU,
VÀ ĐỂ SINH TÂN DỊCH (ORS GỒM GẠO, MUỐI VÀ DỊCH HOA QUẢ).
DƯỠNG VỊ HÒA TRUNG (TRUNG TIÊU) CŨNG CÓ NGHĨA LÀ NUÔI, ĐIỀU
HÒA, BẢO VỆ TỲ VỊ

14
15. Quy tỳ thang (Tế sinh phương, Nghiêm Dụng Hoà)
Bạch truật 12g Đẳng sâm 8g
Hoàng kỳ 12g Phục thần 12g
Mộc hương 6g Viễn chí 4g
Đương quy 4g Hắc táo nhân 12g
Cam thảo 4g Long nhãn nhục 12g
CN: ích khí bổ huyết, kiện tỳ dưỡng tâm
CT: Tâm hư tỳ cũng hư, lo nghĩ quá độ, mệt nhọc thương tổn đến tâm tỳ, khí huyết
không đủ, tim rung sợ hãi, dễ quên mất ngủ, mồ hôi trộm do hư nhiệt, ăn ít thân thể
mệt mỏi, sắc mặt vàng võ, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch tế hoãn; tỳ
không kiểm soát được huyết, thấy đại tiện ra máu, phụ nữ băng huyết rong huyết,
kinh nguyệt quá sớm, lượng kinh nhiều sắc kinh nhạt hoặc rỉ rả không dứt, đới hạ
Bàn luận: Then chốt để biện chứng bài này là tim rung sợ hãi, dễ quên và mất ngủ,
sắc mặt vàng võ, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược
Phân tích bài thuốc
Bạch truật bổ tỳ ích khí, kiện tỳ kích thích tiêu hóa làm quân

Đảng sâm bổ tỳ ích khí sinh tân dịch; hoàng kỳ bổ khí ích huyết, cam thảo kiện tỳ
ích khí, đương quy bổ huyết để tăng cường công năng bổ khí, 4 vị đều làm thần

Phục thần, táo nhân, viễn chí, long nhãn nhục dưỡng tâm an thần làm tá

Mộc hương lý khí đánh thức tỳ để đề phòng các vị thuốc bổ khí bổ huyết có tính
chất đầy trệ cản trở công năng tiêu hóa của tỳ vị, đồng thời dẫn thuốc vào tỳ cộng
với cam thảo điều hòa các vị thuốc khác làm sứ

Toàn bài có công năng kiện tỳ, ích khí, bổ huyết, dưỡng tâm chữa các chứng mệt
mỏi, ăn ngủ kém, tinh thần bất an. Chữa tỳ hư dẫn đến chảy máu như đại tiện ra
máu, phụ nữ băng huyết rong huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều rỉ rả không dứt

Chú ý đây là chứng chảy máu do tỳ hư hàn (lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch tế hoãn)
phân biệt chứng chảy máu do nhiệt (do nhiễm trùng, do thiếu vitamin)

15
16. Tang cúc ẩm (Ôn bệnh điều biện, Ngô Đường)
Tang diệp 10g Cúc hoa 4g
Liên kiều 6g Bạc hà 4g
Hạnh nhân 8g Cát cánh 8g
Cam thảo 4g Lô căn 10g
Cách dùng: Sắc nước uống
CN: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái
CT: Mới phát phong ôn, ho, sốt không nhiều, miệng hơi khát, rêu lưỡi mỏng
trắng hoặc mỏng vàng, mạch phù sác
Gia giảm: Hai, ba ngày không hạ sốt, khí thô tựa như suyễn thì thêm thạch cao, tri
mẫu; lưỡi đỏ, sốt táo về chiều, tà bắt đâu nhập doanh thì thêm nguyên sâm, tê giác;
tà ở phần huyết mà táo thì bỏ bạc hà, lô căn thêm mạch đông, tế sinh địa, ngọc
trúc, đơn bì; phế nhiệt nhiều thì thêm hoàng cầm, khát thì thêm hoa phấn
Phân tích bài thuốc
Tang diệp, cúc hoa phát tán phong nhiệt là Quân
Bạc hà phát tán phong nhiệt trợ giúp tang diệp, cúc hoa là Thần
Cát cánh, hạnh nhân thông phế khí để cầm ho là Tá
Liên kiều thanh nhiệt độc là Tá
Lô căn thanh nhiệt sinh tân dịch, dùng cho người sốt mất tân dịch là Tá
Cam thảo điều hòa các vị thuốc là Sứ

16
17. Thận khí hoàn (Bát vị quế phụ, Kĩm quỹ yếu lược, Trương Trọng Cảnh).
Thục địa 32g Trạch tả 12g
Sơn thù 16g Đan bì 12g
Hoài sơn 16g Bạch linh 12g
Phụ tử chế 2g Nhục quế 4g

Cách dùng: có thể dùng dạng thuốc hoàn hoặc thuốc sắc
CN: Ôn bổ thận dương
CT: Thận dương bất túc, lưng đau chân lỏng, nửa người dưới thường cảm thấy
lạnh, bụng dưới co quắp, tiểu tiện khó hoặc trái lại tiểu tiện nhiều, cước khí, đàm
ẩm, tiêu khát, chuyển bào (đái nhiều khi có thai), chất lưỡi nhạt mà mập, rêu mỏng
trắng không táo, mạch trầm tế, đặc biệt là xích mạch hư nhược
Phân tích bài thuốc
Đây là bài thuốc bổ thận dương nên Phụ tử chế có tác dụng bổ hỏa, bổ phần dương
trong thận, có tác dụng mạnh nhất làm Quân, Nhục quế bổ hỏa trong thận, thông
kinh hoạt lạc làm thần

Các vị thuốc Thục địa-hoài sơn-sơn thù-bạch linh-mẫu đơn-trạch tả hợp lại thành
bài “Lục vị” có vai trò bổ thận âm, làm tá sứ

Bài thuốc kết hợp các vị thuốc bổ thận dương kèm theo bổ thận âm là để âm dương
cân bằng, hỗ trợ lẫn nhau. Theo ý “bổ dương trong âm, bổ hỏa trong thủy”. Nếu
chỉ dùng phụ tử, nhục quế bổ dương thì “cô dương” (dương cô đơn) sẽ nhanh
chóng bốc lên mà không được giữ lại ở hạ tiêu để làm thuốc bổ thận lâu dài, hơn
nữa chỉ bổ dương thì sẽ hại đến phần âm, cơ thể không có âm thì cũng không sống
được. Bài này là dụng ý dùng lâu dài, mỗi ngày bù đắp cho dương khí của thận một
ít thì mọi chứng bệnh sẽ dần tự khỏi.

Xét trong bài lục vị thì Thục địa bổ thận âm, hoài sơn bổ tỳ thận âm, sơn thù bổ
can thận âm, trạch tả lợi niệu thẩm thấp làm bớt tính trệ của thục địa tại thận, bạch
linh kiện tỳ thẩm thấp làm tăng tính kiện tỳ bớt tính trệ của hoài sơn tại tỳ, mẫu
đơn bì thanh nhiệt lương huyết làm bớt tính nhiệt của sơn thù tại can. Phối hợp lại
sáu vị thuốc có tác dụng bổ thận âm kèm cả can tỳ âm, có cả ba vị thuốc bổ, ba vị
thuốc tả nên bổ mà không trệ
Tóm lại bài thuốc này là bổ dương trong âm, bổ hỏa trong thủy nên phụ tử là quân,
nhục quế là thần, sáu vị thuốc Thục địa-hoài sơn-sơn thù-bạch linh-mẫu đơn-trạch
tả hợp lại thành bài “Lục vị” có vai trò bổ thận âm, làm tá sứ

17
18. Thập toàn đại bổ (Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương, Ngự y đời
Tống)

Đẳng sâm 100 Đương quy 60g


g
Bạch linh 65g Thục địa 100g
Bạch truật 65g Bạch thược 60g
Cam thảo 12g Quế nhục 24g
Xuyên khung 30g Hoàng kỳ 45g
Thêm 3 lát gừng sống, đại táo 2 quả, sắc nước uống
CN: Ôn bổ khí huyết
CT: Khí huyết bất túc, hư lao, ăn ít di tinh, chân gối mất sức, nhọt loét không co
kín, phụ nữ băng huyết rong huyết.
Phân tích bài thuốc
Trong bài đảng sâm bổ tỳ ích khí làm Quân

Bạch truật kiện tỳ ích khí, kích thích tiêu hóa; bạch linh kiện tỳ thẩm thấp; cam
thảo kiện tỳ điều hòa tỳ vị; hoàng kỳ bổ khí (tỳ khí) ích huyết làm thần

Thục địa, bạch thược dưỡng âm bổ huyết; đương quy hòa huyết bổ huyết hoạt
huyết; xuyên khung hành khí hoạt huyết. Hợp bốn vị thục địa, bạch thược, đương
quy, xuyên khung thành bài “tứ vật” có công dụng bổ huyết hoạt huyết làm tá

Nhục quế vị cay, ngọt tính nóng giúp làm ấm và giúp lưu thông khí huyết làm tá

Cam thảo thêm gừng, đại táo để điều hòa tỳ vị là sứ (để ý đề xem phần cách dùng
có thêm gừng, táo không nhá)

Tóm lại bài này có công dụng ôn bổ khí huyết, vừa làm ấm vừa bổ khí, bổ huyết.
Trong đó bổ khí là nhóm thuốc quân thần, bổ huyết làm tá, các vị thuốc điều hòa tỳ
vị làm sứ. Thích hợp cho người khí huyết lưỡng hư kèm thêm hàn

18
19. Tứ nghịch thang (Thương hàn luận, Trương Trọng Cảnh)

Phụ tử chế 20g Can khương 12g


Cam thảo 16g
Cách dùng: Trước hết sắc phụ tử với nước 1 giờ, sau thêm các vị còn lại cùng sắc,
uống ấm
CN: Hồi dương cứu nghịch
CT: Bệnh thiếu âm, tứ chi quyết nghịch, sợ lạnh nằm co, nôn mửa không khát, đau
bụng không đi ngoài, tinh thần suy nhược thích ngủ, rêu lưỡi trắng trơn, mạch
tượng vi tế; mồ hôi đầm đìa, đi tả ồ ạt như xối dẫn tới vong dương bạo thoát
Bàn luận: Điểm then chốt biện chứng của bài này là tay chân quyết nghịch, thần
chí mỏi mệt muốn ngủ, lưỡi nhạt rêu trắng trơn, mạch trầm trì tế nhược
Ngày nay thường dùng cấp cứu sốc do nhiều nguyên nhân (dạng tiêm)

Phân tích bài thuốc


Trong bài thuốc phụ tử hồi dương cứu nghịch chữa các chứng vong dương, thoát
dương là Quân
Can khương ôn trung tán hàn hồi dương, trợ giúp cho phụ tử là Thần
Cam thảo ích khí ôn trung hỗ trợ tác dụng hồi dương cứu thoát cho khương phụ.
Mặt khác phụ tử tính đại nhiệt có độc, dùng với can khương càng làm tăng tính
nóng nhiệt, nên dùng cam thảo để hòa hoãn bớt độc tính của khương phụ. Cam
thảo là Tá, Sứ

19
20. Cửu vị khương hoạt thang

Khương hoạt 6g Bạch chỉ 4g


Phòng phong 6g Sinh địa 4g
Thương truật 6g Hoàng cầm 4g
Tế tân 2g Cam thảo 4g
Xuyên khung 4g

CN: Tháo mồ hôi, đuổi cái ẩm, lại thanh thải lý nhiệt (PHÁT TÁN PHONG HÀN,
TRỪ PHONG THẤP, THANH NHIỆT)
CT: Ngoại cảm phong hàn thấp tà, gồm cả lý nhiệt, phát sốt ớn rét, cơ biểu không
mồ hôi, đầu nhức gáy cứng, mình và tay chân nhức mỏi, miệng đắng và khát
Phân tích bài thuốc
Trong bài này khương hoạt tân ôn mùi thơm, phát tán phong hàn lại trừ phong thấp
làm Quân

Phòng phong, bạch chỉ, tế tân, xuyên khung cả bốn vị đều phát tán phong hàn, trừ
phong thấp làm thần

Hoàng cầm thanh nhiệt, sinh địa thanh nhiệt sinh tân dịch vừa làm giảm tính ôn táo
của các vị thuốc phát tán, vừa giúp thanh cái nhiệt ở lý làm tá (ÔN TÁO: NÓNG
VÀ KHÔ, CÁC VỊ THUỐC PHÁT TÁN LÀM RA MỒ HÔI SẼ LÀM MẤT TÂN
DỊCH; LÝ LÀ BÊN TRONG CƠ THỂ)

Thương truật hóa thấp làm tá

Cam thảo điều hòa các vị thuốc khác làm sứ

Tóm lại bài này có tác dụng phát tán phong hàn, trừ phong thấp lại kiêm thanh lý
nhiệt

Quân…thần…tá…sứ….là

20
21. Long đởm tả can thang
Long đởm 12g Đương quy 12g
Hoàng cầm 12g Sài hồ 12g
Chi tử 8g Sinh địa 8g
Trạch tả 12g Cam thảo 2g
Mộc thông 16g Xa tiền tử 8g
CN: Tả can đởm thực hoả, thanh hạ tiêu thấp nhiệt
CT: Can đởm thực hoả đi lên gây nhiễu loạn, đầu đau mắt đỏ, sườn đau miệng
đắng, tai điếc, tai sưng; hoặc thấp nhiệt rót xuống, âm hộ sưng đau, ngứa, nhược
cơ, vùng âm bộ nhiều mồ hôi, tiểu tiện đục rỉ, phụ nữ thấp nhiệt đới hạ, thấp nhiệt
hoàng đản
Phân tích bài thuốc
Long đởm thảo vị đắng, tính hàn quy kinh can đởm bàng quang, vừa thanh thấp
nhiệt ở can đởm, tả can đởm thực hỏa, lại thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu làm Quân

Hoàng cầm thanh nhiệt táo thấp, thanh nhiệt tả hỏa; chi tử thanh nhiệt tả hỏa giúp
sức cho Long đởm thảo thanh nhiệt tả hỏa, thanh nhiệt táo thấp là thần

Trạch tả, mộc thông, xa tiền tử thanh nhiệt, lợi thủy thẩm thấp khiến cho thấp nhiệt
bài trừ theo đường tiểu tiện

Can tàng huyết, can kinh có nhiệt thì phần âm và huyết bị tổn thương; mặt khác
các vị thuốc táo thấp như long đởm thảo, hoàng cầm hoặc lợi thủy thẩm thấp như
trạch tả, mộc thông, xa tiền tử đều làm tổn hại phần âm. Do vậy dùng đương quy
bổ huyết; sinh địa mát huyết dưỡng âm sinh tân dịch để hạn chế phần âm huyết bị
tổn thương làm tá

Bài thuốc này dùng sài hồ để dẫn thuốc vào can đởm, sinh cam thảo có tác dụng
điều hòa các vị thuốc là sứ

THANH THẤP NHIỆT: CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG (THẤP=CÓ NƯỚC,


BỆNH NHIỄM TRÙNG CÓ NƯỚC NẾU Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA, TIẾT NIỆU,
CÓ VÀNG DA NẾU Ở CAN ĐỞM)

21
22. Lục vị hoàn (Lục vị địa hoàng hoàn, Tiểu nhi dược chứng trực quyết, Tiền
Ất)

Thục địa 32g Trạch tả 12g


Hoài sơn 16g Bạch linh 12g
Sơn thù 16g Đan bì 12g
CN: Tư bổ can thận âm
CT: Can thận âm hư, lưng gối mỏi lỏng, đầu váng mắt hoa, ù tai điếc tai, mồ hôi
trộm di tinh, trẻ nhỏ thóp hở không đóng; hư hoả bốc lên gây cốt chưng triều nhiệt
(sốt định giờ), gan bàn tay bàn chân nóng, tiêu khát; đau răng hư hoả, miệng táo
họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác
Phân tích bài thuốc
Đây là bài thuốc bổ thận âm

Thục địa quy kinh thận, tư bổ thận âm, ích tinh huyết làm Quân

Sơn thù bổ can thận âm, hoài sơn bổ tỳ thận âm cùng giữ vững phần “tinh”
của thận làm thần

Ba vị thuốc Thục địa, sơn thù, hoài sơn là ba vị thuốc bổ vào phần âm của ba
tạng nhưng Thục địa bổ thận mạnh nhất làm chủ, có liều lượng gấp đôi sơn thù,
hoài sơn

Đan bì thanh nhiệt lương huyết có tác dụng tả hỏa ở can, làm giảm tính ôn
của sơn thù, bạch linh kiện tỳ thẩm thấp làm giảm tính trệ, tăng tác dụng kiện tỳ
của hoài sơn làm tá

Trạch tả lợi thủy thẩm thấp nên hạn chế tính nê trệ của thục địa tại thận đồng
thời dẫn thuốc quy kinh thận làm tá sứ

Ba vị thuốc đan bì, bạch linh, trạch tả là ba vị thuốc “tả”, có liều lượng thấp
hơn các vị thuốc “bổ” trong bài

Tóm lại đây là bài thuốc bổ thận âm có cấu trúc kiểu tam bổ tam tả, liều
lượng các vị tả thấp hơn nên tác dụng bổ vẫn là chính, tuy nhiên bổ mà không nê
trệ

Bài thuốc có tác dụng bổ âm và chữa các chứng âm hư nội nhiệt, hư hỏa bốc
lên

22

You might also like