You are on page 1of 13

BÌNH

VỊ
TÁN
Thực hiện:Hứa Thị Kim Thoa
Msv :1654010090
Lớp Dược B, tổ 7
BÌNH VỊ TÁN
1
Thành phần bài thuốc.

2
Phân tích các thành phần trong bài thuốc.

3 Công năng, chủ trị ,cách dùng của bài thuốc.

4 Ứng dụng lâm sàng của bài thuốc.

5 Gia giảm.

6 phụ phương.
1.Thành phần bài thuốc.

Trần bì 20g Thương truật 32g

Hậu phác 20g Cam thảo 12g


2. Phân tích các thành phân trong bài thuốc.
Vị thuốc Vai Tính vị Quy Công năng, chủ trị
trò kinh
Trần bì tá Vị đắng, cay, Phế, Lý khí , điều trung, táo thấp hóa đàm.
tính ấm. tỳ. Trị khí trệ, đầy bụng ăn không tiêu, đàm
thấp ứ trệ, phế khí mất tuyên thông.

Thương quân Vị cay , đắng, Tỳ, vị. Kiện tỳ, táo thấp.
truật tính ấm Trị các chứng đầy bụng thủy thũng, hạ
huyết áp, tiêu chảy...

Hậu phác Thần Vị đắng, cay, Tỳ, Vị Trừ thấp, giảm đầy hơi,trị khí lạnh tích
tính ấm. tụ lâu ngày, bụng sôi dạng hư, thức ăn
cũ không tiêu, làm tan nước đình đọng,
phá huyết ứ, tiêu cơm nước, nôn ra
nước chua...
Cam thảo Sứ Vị ngọt, tính Thông Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải
bình, không hành độc, chỉ thống, điều hóa tác dụng các
độc 12 kinh thuốc.
3. Công năng chủ trị của bài thuốc.

 Công năng: Kiện tỳ táo thấp, hành khí đạo trệ.


 Chủ trị:Chủ trị chính của Bình vị tán là những trường
hợp thấp trệ ở tỳ vị gây bụng chướng đầy đau, đại tiện
phân nát lỏng. Bài thuốc chỉ bao gồm các vị có tính chất
cay thơm, ấm ráo với mục đích chính là trừ hàn thấp tà,
lấy tả pháp là chính, có phụ thêm kiện tỳ hòa vị.
 Cách dùng:Các thuốc tán bột mịn mỗi lần uống 6-12 g
với nước sắc gừng 2 lát, táo 2 quả. Có thể dùng làm thuốc
thang sắc uống, theo nguyên phương, lượng gia giảm.
4. Ứng dụng lâm sàng của phương
thuốc.
 Trên lâm sàng dùng chữa chứng tỳ vị thấp trệ có triệu chứng đầy
bụng, mồm nhạt, nôn, buồn nôn, chân tay mệt mỏi, đại tiện lỏng,
rêu lưỡi trắng nhớt dày.
 Trên lâm sàng có báo cáo dùng bài này trị viêm dạ dày mạn tính,
đau dạ dày cơ năng, bụng đầy ăn kém, rêu lưỡi trắng dày.
5. Gia giảm.
 Có biểu chứng nên gia Hoắc hương Tô diệp, nôn mửa
đờm nhiều gia Bán hạ, tiểu tiện ngắn gia xích linh,
ngực bĩ gia Chỉ xác, bụng đau gia Mộc hương, chán ăn
gia Sơn tra sao, Lục khúc sao, Mạch nha sao.
 Nếu rêu lưỡi vàng nhớt, chất lưỡi hồng miệng đắng là
thấp nhiệt nặng gia cầm, liên hoàng bá khổ hàn tiêu
thấp nhiệt.
6.Phụ phương
 Bài thuốc: Vị linh thang:
-là Bình vị tán hợp với Ngũ linh tán.

 Bình vị tán táo thấp kiện tỳ, Ngũ linh tán lợi tiểu tiện
để thực đại tiện dùng chữa chứng Thấp tả (ỉa chảy, đái
xẻn) tiểu tiện xẻn, rêu lưỡi dày nhớt đã có hiệu quả.
Bài thuốc vị linh thang
 Thành phần: gồm 14 vị thuốc.
 Bạch thược ……….2g
 Bạch truật …………2g
 Bán hạ …………… 2g
 Chích thảo ………..2g
 Đăng tâm …. 20 cọng
 Hậu phác ………….2g
 Hoắc hương …….. 2g
 Hương phụ ……….4g
 Nhân sâm ……….. 2g
 Phục linh ………… 2g
 Sơn tra …………… 2g
 Trần bì …………….2g
 Trạch tả ………….. 2g
 Trư linh ………….. 4g
Bài thuốc vị linh thang
 Công dụng: Trị đi ngoài, nôn mửa, trúng độc thức ǎn
không tiêu, bị trúng thử, ra khí, nước, đau bụng do
lạnh, viêm ruột, dạ dày cấp tính, đau bụng kèm theo
miệng khát và lượng tiểu tiện ít.
Bài thuốc vị linh thang
 Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Đây là bài thuốc kết hợp bài Ngũ linh
tán và Bình vị tán dùng để trị cho những người vốn dĩ khả nǎng thải
nước kém, do bụng bị tổn thương cho nên kém hấp thu nước, thức
ǎn vào không tiêu hóa được, tháo ra như nước, người có những triệu
chứng miệng khát, trong dạ dày óc ách nước và bụng cǎng tức,
lượng nước tiểu ít.

 Sách Phương hàm loại tụ viết: Thuốc gồm 8 vị Hậu phác, Quất bì, Cam
thảo, Thương truật, Trư linh, Trạch tả, Phục linh và Quế chi dùng để trị
cho những người bị ngộ độc thức ǎn hoặc không tiêu hoá nổi thức ǎn
mà đi tả, hoặc những người tỳ vị bất an mà đi tả. Gia vị linh thang
gồm 11 vị: Thương truật, Trư linh, Phục linh, Trạch tả, Hậu phác, Quất
bì, Tô diệp thảo, Mộc hương, Bạch truật, Sinh khương, trị rất công
hiệu tất cả những bệnh với liều lượng tùy theo chứng bệnh, trị những
người đi tả do thức ǎn không tiêu. Thuốc còn được dùng sau khi
thương hàn và đặc biệt công hiệu đối với bị gió sau khi đi tả.
Tài liệu tham khảo
 Giáo trình dược cổ truyền-Đại hoc y Hà Nội
 Phương tễ học
 Dược điển Việt Nam V
DD

You might also like