You are on page 1of 135

GIỚI THIỆU

MÔN DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN

2
DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN

ĐẶC ĐIỂM CỦA THUỐC

Y HỌC CỔ TRUYỀN

3
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng

1.Trình bày được khái niệm về thuốc YHCT và chế

phẩm của thuốc.

2.Trình bày được cách phối ngũ của thuốc YHCT

trong điều trị.

3. Trình bày được tính năng của thuốc YHCT.


Đại cương về các bài thuốc y học cổ truyền
Các bài thuốc giải biểu
Các bài thuốc thanh nhiệt
Các bài thuốc hòa giải
Các bài thuốc trừ hàn
Các bài thuốc trừ phong
Các bài thuốc tiêu đạo
Các bài thuốc an thần
Các bài thuốc tả hạ
Các bài thuốc hành khí và giáng khí
Các bài thuốc bổ dưỡng
Cách kê đơn thuốc
ĐẠI CƯƠNG
Thuốc cổ truyền là những vị thuốc chín hoặc
sống hay một chế phẩm thuốc được phối ngũ
lập phương và bào chế theo phương pháp Y
học cổ truyền từ một hay nhiều vị thuốc có
nguồn gốc thực vật, động vật , khoáng vật có
tác dụng chữa bệnh hoặc có lợi cho sức khỏe
con người.
ĐẠI CƯƠNG
 Thuốc cổ phương: là phương thuốc được

sử dụng đúng như sách vở cổ đã ghi.

 Thuốc cổ phương gia giảm.

 Thuốc gia truyền.

Thuốc tân phương


ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 NGUỒN GỐC
 Thuốc YHCT gồm các loại thực vật, động vật,
khoáng vật và một số chế phẩm hoá học.
 Sự xuất hiện của thuốc là do kinh nghiệm
thực tiễn đấu tranh với bệnh tật của nhân dân
mà tìm ra. Số lượng, chất lượng tiến bộ theo sự
phát triển của nền sản xuất của xã hội.

ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 NGUỒN GỐC
 Thời nguyên thuỷ, thực vật hay động vật do
nguồn tự nhiêu cung cấp, sau thiếu dần phải
gieo trồng, thu hái và chăn nuôi.
 Các loại thuốc khoáng vật pháp triển theo
nguồn khai thác mỏ như thạch cao, chu sa,
hùng hoàng…

ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 NGUỒN GỐC
 Ở nước ta, trước khi có nền y tế Xã hội chủ
nghĩa, các thuốc thường dùng đều phải nhập.
 Hiện nay ta đã tìm và xác định theo khoa học
được nhiều cây thuốc có trong nước, một số thuốc
đã di thực được như: sinh địa, bạch truật, huyền
sâm, bạch chỉ… Một số vị thuốc do điều kiện đất
đai, thổ nhưỡng chưa di thực được còn phải nhập
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 THU HÁI BẢO QUẢN
 Thu hái
 Các bộ phận cây thuốc có thời kỳ sinh trưởng nhất định nên
thời gian thu hái khác nhau để đảm bảo tỷ lệ hoạt chất cao nhất.
 Gốc, củ, vỏ, rễ: Đầu xuân cuối thu, mùa đông (lúc cây khô héo
hoạt chất tập trung tại rễ). Mầm, lá, mùa xuân hè. Hoa thu hái
lúc ngậm nụ hoặc mới nở như hoa cúc, hoa kim ngân. Quả thu
hái lúc đã chín, hạt thu hái lúc quả thật chín.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 THU HÁI BẢO QUẢN

Bảo quản:Tránh ẩm thấp, nóng, ánh sáng mặt


trời, sâu mọt. Cần đậy kín thuốc có tinh dầu,
phơi chỗ râm (âm can).
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 . BÀO CHẾ ĐƠN GIẢN
 Mục đích
 Làm mất hoặc làm giảm chất độc của thuốc. Thí dụ:
Bán hạ dùng sống gây ngứa, nên phải chế với nước
gừng. Ba đậu có dầu gây ỉa chảy dữ dội, cần bào
chế làm mất chất dầu, giảm độc tính.

ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 . BÀO CHẾ ĐƠN GIẢN
 Mục đích
 Điều hoà lại tính năng của vị thuốc, làm hoà hoãn hoặc
tăng công hiệu.
 Có một số vị thuốc dùng sống, chín tác dụng khác nhau.
Thí dụ: Sinh địa dùng sống tính lạnh mát dùng để thành
nhiệt lương huyết. Thục địa là Sinh địa đem nấu chín với
rượu tính hơi ấm dùng để bổ huyết.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 BÀO CHẾ ĐƠN GIẢN
 Mục đích
 Bỏ tạp chất, làm cho sạch
 Qua bào chế, giúp cho bảo quản dễ dàng, sử
dụng thuận lợi, dự trữ được thuốc vì thuốc
thực vật sinh trưởng có mùa
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 Phương pháp bào chế
 Dùng lửa (hoả chế): Dùng lửa trực tiếp hay gián tiếp
hong, sấy, đốt làm khô ráo, sém vàng, thành than.
 Nung: bỏ ngay vị thuốc vào lửa đỏ, hoặc nung trong
nồi chịu lửa, thường dùng cho các loại thuốc kháng
vật: Mẫu lệ, Từ thạch… làm cho mất nước tăng tác
dụng hấp thu hoặc thu sáp.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 Phương pháp bào chế
 Bào: cho vị thuốc vào chảo sao trong chốc lát, đến khi
sém vàng xung quanh, nứt nẻ, làm giảm tính mãnh liệt
của thuốc như Bào khương.
 Lùi:đem vị thuốc bọc giấy ướt hay cám lùi vào tro nóng
hoặc than đến khi giấy cháy, cám cháy là được để thu hút
một số hoạt chất có dầu, làm giảm bớt độc tính của thuốc
như Cam toại.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 Phương pháp bào chế
 Sao: đem vị thuốc cho vào nồi rang, chảo mà sao, là phương
pháp hay dùng nhất. Tuỳ mức độ nóng khác nhau ta có sao
vàng: Bạch truật, Hoài sơn; sao cháy; Quả dành dành; sao đen
(thành than tồn tính vẫn giữ nguyên hình dạng chưa thành tro):
Trắc bá diệp. Thường sao vàng để kiện tỳ, sao đen để cầm máu.
 Sấy: sấy thuốc trên than, trong lò sấy. Sấy khô: Cúc hoa, Kim
ngân hoa; sấy vàng khô ròn như: Thuỷ điệt, Manh trùng.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 Phương pháp bào chế
 Chích:(nước) chích là sao có tẩm mật, đường và
các thành phần khác đến khi không dính là
được. Chính để làm tăng tác dụng của vị thuốc,
như chích cam thảo với mật để làm tăng tác
dụng dinh dưỡng, nhuận phế.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 Phương pháp bào chế
 Dùng nước (thuỷ chế): Dùng nước làm cho vị thuốc sạch, mềm dễ
thái giảm độc tính.
 Rửa: làm sạch chất bẩn, đất
 Giặt sạch: Lâu công hơn rửa, dùng nguồn nước tưới vào thuốc cho
trôi tạp chất.
 Ngâm:Dùng nước nguội hay nước sôi để ngâm. Đào nhân ngâm nước
dễ bóc vỏ. Nếu vị thuốc cứng phải ngâm lâu cho mềm dễ thái, giảm
độc tính.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 Phương pháp bào chế
 Tẩm: Ngâm cho mềm vị thuốc dễ bào nhỏ
 Thuỷ phi: Cho thêm nước vào nghiền chung với
thuốc để tán nhỏ mịn và thuốc không bay ra như
Hoạt thạch, Chu sa, Thanh đại.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 Phương pháp bào chế
 Phối hợp dùng lửa nước (thuỷ hoả hợp chế)
 Chưng: chưng cách thuỷ cho chín, hoặc chưng với rượu như thục
địa để làm mất tính đắng lanh của thuốc, thây đổi công hiệu.
Nấu: đem thuốc nấu với nước, nước sắc vị thuốc khác, giấm. Nấu lấy
tinh chất hoà tan rồi cô thành cao.
Tôi: đem vị thuốc nung đỏ tôi với nước, giấm làm cho tan rã và ngậm
nước, thường dùng cho các loại khoáng vật.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 TÍNH NĂNG DƯỢC VẬT
 Tính năng dược vật là tác dụng dược lý của vị
thuốc để điều chỉnh lại sự mất thăng bằng về âm
dương trong cơ thể.
 Tính năng của vị thuốc gồm khí vị, thăng giáng,
phù trầm và bổ tả.
NGŨ VỊ (-)
CHUA Thu liễm, liễm hãn, cố sáp, chỉ khái,
chỉ tả.

ĐẮNG Thanh nhiệt, tiêu độc.

Hoà hoãn, giải cơ, nhuận trường,


NGỌT bồi bổ

Phát tán, giải biểu, phát hãn,


CAY
hành khí huyết, khai khiếu

Nhuyễn kiên, tán kết , nhuận hạ,


MẶN tiêu đờm.
NHẠT, CHÁT
NGŨ VỊ (-)

CHUA Acid hữu cơ

glycosid, alcaloid,
ĐẮNG
polyphenol, flavonoid

NGỌT Đường

CAY Tinh dầu, alcaloid

MẶN Các muối


TỨ KHÍ (+)

HÀN
Thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết,
giải độc, lợi tiểu
LƯƠNG
LƯƠNG

ÔN Giải cảm hàn, phát hãn, thông kinh,


thông mạch, hoạt huyết, chỉ thống,
hồi dương cứu nghịch
NHIỆT

BÌNH thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp


TỨ KHÍ (+)
HÀN

Glycozid, alcaloid, chất đắng

LƯƠNG

Tinh bột
BÌNH

ÔN

Tinh dầu, đường

NHIỆT
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 TÍNH NĂNG DƯỢC VẬT
 Tứ khí
 Còn gọi là tứ tính gồm: hàn (lạnh), nhiệt (nóng), ôn (ấm), lương (mát)
Bốn loại tính chất này do sự phản ứng cơ thể khi dùng thuốc, mà nhận
thấy.
 Hàn lương thuộc âm;nhiệt, ôn, thuộc dương. Những thuốc hàn dương
còn gọi là âm dược dùng để thanh nhiệt hoả, giải độc, tính chất trầm
giáng chữa chứng nhiệt, dương chứng. Những thuốc ôn nhiệt còn gọi là
dương dược để ôn trung, tán hàn, tính chất thăng phù để chữa chứng
hàn, âm chứng.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 TÍNH NĂNG DƯỢC VẬT
 Ngũ vị
 Thông qua vị giác mà nhận thấy vị: cay (tân), chua
(toan), đắng (khổ) ngọt (cam), mặn (hàm) của vị
thuốc. Ngoài ra còn vị đạm không có vị rõ rệt, nên có
tài liệu ghi là lục vị.

ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 TÍNH NĂNG DƯỢC VẬT
 Ngũ vị
 Vị cay (tân): có tác dụng bổ dưỡng để chữa các chứng hư,
hoà hoãn để giảm cơn đau, bớt độc tính của thuốc hay
giảm độc cơ thể khi dùng làm thuốc, điều hoà tính của
các vị thuốc. như: Đẳng sâm, Hoàng kỳ bổ khí; Thục địa,
Mạch môn bổ âm; Kẹo mạch nha chữa cơn đau dạ dày.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 TÍNH NĂNG DƯỢC VẬT
 Vị đắng (khổ): có tác dụng tả hạ và táo thấp dùng để chữa
chứng nhiệt, chứng thấp, như: Hoàng liên, Hoàng bá thanh
nhiệt trừ thấp chữa lỵ và ỉa chảy nhiễm trùng.
 Vị chua (toan): hay thu liễm, cố sáp, chống đau dùng để
chữa chứng ra mồ hôi (tự hãn), ỉa chảy, di tinh. Như Kim
anh, Sơn thù liễm mồ hôi, cố tinh, sáp niệu, Kha tử, Ngũ
bột tử chữa ỉa chảy lâu ngày, sau trực tràng;
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 TÍNH NĂNG DƯỢC VẬT
 Vị đắng (khổ): có tác dụng tả hạ và táo thấp dùng để chữa
chứng nhiệt, chứng thấp, như: Hoàng liên, Hoàng bá thanh
nhiệt trừ thấp chữa lỵ và ỉa chảy nhiễm trùng.
 Vị chua (toan): hay thu liễm, cố sáp, chống đau dùng để
chữa chứng ra mồ hôi (tự hãn), ỉa chảy, di tinh. Như Kim
anh, Sơn thù liễm mồ hôi, cố tinh, sáp niệu, Kha tử, Ngũ
bột tử chữa ỉa chảy lâu ngày, sau trực tràng;
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 TÍNH NĂNG DƯỢC VẬT
 Vị mặn (hàm): hay đi xuống, làm mềm nơi bị cứng hoặc các chất ứ
đọng cứng rắn (nhuyễn kiên), thường dùng chữa táo bón, lao hạch,
viêm hạch; như: Mang tiêu (thành phần chủ yếu là Natrisulfat) gây
nhuận tràng, tẩy.
 Vị đạm: hay thắng thấp, lợi niệu dùng chữa các chứng bệnh do
thuỷ thấp gây ra (phũ thũng), như: Ý dĩ, Hoạt thạch có tác dụng
lợi niệu.

ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 TÍNH NĂNG DƯỢC VẬT
 Ngũ vị có quan hệ rất mật thiết với tứ khí, ngũ
tạng, ngũ sắc, trên cơ sở này để định tác dụng
của thuốc, tìm thuốc và bảo chế thuốc:
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 TÍNH NĂNG DƯỢC VẬT
Tính Tên thuốc Vị Tác dụng

Gừng sống Cay Tán hàn giải biểu

Hậu phác Đắng Hành khí


Ôn (ấm)
Hoàng kỳ Ngọt Kiện tỳ

Ô mai Chua Cố sáp (cầm ỉa chảy)

Hoàng liên Đắng Thanh nhiệt trừ thấp


Hàn (lạnh)
Phù bình Cay Tân lương giải biểu

Lô căn Ngọt Thanh nhiệt tả hoả


Hàn ôn
Camthảo Ngọt Kiện tỳ

Thạch cao Thanh nhiệt tả hoả

Hàn lương nhiệt Bạc hà Cay Tân lương giải biểu

Phụ tử Trừ hàn


QUY KINH
KINH LẠC
THUỐC TẠNG PHỦ

QUYẾT ÂM CAN
CHUA CAN
THIẾU ÂM TÂM
ĐẮNG TÂM
THÁI ÂM TỲ
NGỌT TỲ
THÁI ÂM PHẾ
CAY PHẾ
THIẾU ÂM THẬN
MẶN THẬN
QUAN HỆ
GIỮA TÍNH, VỊ VÀ QUY KINH
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 SỰ QUY KINH CỦA THUỐC
 Quy kinh là tác dụng đặc biệt của các vị thuốc đối với
các bộ phận khác nhau của cơ thể, tuy về tính năng dược
vật (khí, vị, bổ, tả) có thể giống nhau, nhưng tác dụng chữa
bệnh ở các vị trí lại khác nhau.
 Thí dụ: bệnh nhiệt phải sử dụng thuốc hàn lương, nhưng
nhiệt ở phế, vị, đại tràng… khác nhau, phải sử dụng thuốc
khác nhau.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 SỰ QUY KINH CỦA THUỐC
 Trên cơ sở hệ kinh lạc và các trạng phủ để thể hiện sự quy kinh.
 Quy kinh là đem tác dụng của vị thuốc quan hệ với: lục phủ ngũ
tạng và 12 kinh mạch, nói rõ tác dụng của vị thuốc đối với bệnh
trạng của phủ, tạng, kinh lạc nào đó.
 Theo kinh nghiệm thực tế lâm sàng, người xưa đã tổng kết một
số các triệu chứng quy nạp thành hội chứng bệnh của từng kinh
lacj, từng tạng phủ,
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 SỰ QUY KINH CỦA THUỐC
 Sự quy kinh lấy lý luận ngũ hành làm cơ sở, đặc
biệt là quan hệ giữa ngũ sắc, ngũ vị, ngũ tạng.
 Như cam thảo màu vàng vị ngọt chữa bệnh ở tỳ
và vị: Mang tiêu mặn và đen vào thận; Chu sa
đắng và đỏ vào tâm…
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 SỰ QUY KINH CỦA THUỐC
 Căn cứ vào học thuyết kinh lạc về sự liên quan chặt chẽ giữa các
đường kinh để thể hiện sự quy kinh:
 Sài hồ là vị thuốc chữa bệnh thuộc đởm kinh cũng có tác dụng
chữa vào kinh can (sơ can giải uất, thanh can minh mục) vì can và
đởm có quan hệ biểu lý về đường kinh và tạng phủ.
 Câu đằng là vị thuốc bình can tức phong chữa bệnh ở kinh can,
cũng có tác dụng đến tâm bào lạc vì kinh can và kinh tâm bào lạc
cũng là kinh quyết âm
Tính & vị giống  tác dụng giống hoặc gần giống

Hoàng bá, Hoàng cầm

Vị đắng, tính hàn

Thanh nhiệt táo thấp


Tính & vị giống  tác dụng giống hoặc gần giống

Quế chi, Bạch chỉ

Vị cay, tính ôn

Tán hàn, giải biểu, phát hãn,


thông kinh, hoạt lạc.
Tính giống & vị khác  tác dụng khác

Hoàng liên, Sinh địa

Vị đắng (H. Liên), đắng nhẹ (Sinh địa) tính hàn

Hoàng liên có tác dụng táo thấp, còn Sinh địa tư âm,
lương huyết, sinh tân, chỉ khát.
Tính khác & vị giống  tác dụng khác

Bạc hà, Tô diệp

vị cay, Bạc hà tính


lương, Tô diệp tính ôn,

Bạc hà giải cảm nhiệt, Tô diệp


giải cảm hàn.
Tính khác & vị giống  tác dụng khác

Thạch cao, Sa nhân

Vị cay, Thạch cao


tính hàn , Sa nhân tính
ấm

Sa nhân hành khí, giảm đau,


kiện tỳ, hoá thấp.
Tính khác & vị khác  tác dụng khác

Nhục quế Hoàng liên

vị cay ngọt, tính đại nhiệt Vị đắng, tính hàn

khử hàn ôn trung thanh nhiệt táo thấp.


KHUYNH HƯỚNG CỦA VỊ THUỐC

THĂNG

 Thuốc hướng lên thượng tiêu.


 Mục đích điều trị: chữa bệnh có khuynh hướng
sa giáng.
 Vị thuốc: có tính kiện Tỳ ích khí thăng dương.
(hoàng kỳ, đẳng sâm, thăng ma, sài hồ)
KHUYNH HƯỚNG CỦA VỊ THUỐC

GIÁNG

 Thuốc hướng xuống hạ tiêu.


 Mục đích điều trị: chữa bệnh có khuynh hướng
lên thượng tiêu.
 Vị thuốc: hạ khí , giáng đờm
KHUYNH HƯỚNG CỦA VỊ THUỐC

PHÙ

 Thuốc hướng ra phía ngoài.


 Mục đích chữa bệnh có xu hướng vào trong.
KHUYNH HƯỚNG CỦA VỊ THUỐC

Trầm

 Thuốc hướng vào trong.


 Mục đích chữa bệnh có xu hướng ra ngoài.
TÁC DỤNG CỦA THUỐC

Âm hư
Nhiệt, hàn THỰC HƯ Dương hư

Thanh nhiệt,
trừ hàn, ôn lý TẢ BỔ Dưỡng âm
trợ dương
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 Bổ tả
 Trong khi vận dụng thuốc để chữa bệnh trước hết phải
nắm được khí, vị sau đó tiến lên phân loại thuốc bổ hay tả.
 Thí dụ: Hoàng liên tính hàn có tác dụng thanh nhiệt táo
thấp là thuốc tả; Thiên môn tính hàn, chữa âm hư gây sốt
là thuốc bổ: Đào nhân có tác dụng hoạt huyết chữa chứng ứ
huyết là thuốc tả: Bạch thược bổ huyết chữa chứng huyết
hư là thuốc bổ.
TƯƠNG TÁC THUỐC YHCT
Đơn hành 1 vị thuốc (Nhân sâm, Tam thất)

Tương tu Giống tính vị, ↑hiệu quả (KNg+LKiều)

Tương sử Khác tính vị, ↑hiệu quả (LKiều+Ngthù)

Tương uý ức chế độc tính (BHạ + Gừng)

Tương ác kiềm chế tính năng (HCầm + Gừng)

Tương sát ↓ độc tính (BĐậu + ĐXanh)

Tương phản ↑ độc tính (BĐậu + KNgưu)


ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 SỰ PHỐI HỢP CỦA CÁC VỊ THUỐC
- Tương tu: 2 thứ thuốc cùng một tác dụng hỗ trợ kết quả cho nhau

- Tương sử: 2 vị thuốc trở lên dùng chung, một thứ là chính một thứ là phụ để
nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Tương tu và tương sử là hai loại phối ngũ thường thấy nhất
- Tương uý: khi một thứ thuốc có tác dụng xấu dùng chung với một vị khác để chế
ngự: Thí dụ: Bán hạ sống gây ngứa dùng với Gừng cho hết ngứa.
- Tương sát:một vị thuốc có độc, dùng với một vị khác để tiêu trừ độc tính trở lên
không độc.
Tương uý và tương sát là sự phối ngũ thường thấy đối với các thuốc độc.
- Tương ố:hai thứ thuốc dùng chung với nhau sẽ làm giảm hoặc làm mất hiệu lực
của nhau như Hoàng cầm vơi Sinh khương.
- Tương phản: một số ít thuốc đem phối ngũ gây tác dụng độc thêm, như Ô dầu
với Bán hạ.
Tương ố và tương phản là sự phân phối ngũ nói trên sự cấm kỵ trong khi thuốc
dùng.
PHÂN LỌAI , CẤU TẠO,
LIỀU LƯỢNG THUỐC YHCT
PHÂN LOẠI THUỐC
THEO ÂM DƯƠNG
THEO TÍNH CHẤT
THEO TÍNH VỊ
THEO NGŨ HÀNH
THEO BÁT PHÁP
THEO TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ
THEO TÍNH VỊ VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ
THEO ÂM DƯƠNG
YHCT chia làm 2 nhóm đông dược chủ yếu là
Âm dược và dương dược
Âm dược

Lương, hàn đắng, mặn, chua

Trị bệnh ôn nhiệt

(cảm nhiệt, sốt cao, âm hư)

ức chế

Ví dụ: Kim ngân hoa, Liên kiều, Huyền sâm...


Dương dược

Ôn, nhiệt cay, ngọt

Trị các bệnh thuộc chứng hàn

(cảm hàn, cơ thể lạnh, đau bụng lạnh…)

kích thích

Ví dụ: Sinh khương, Bạch chỉ, Tế tân….


THEO ÂM DƯƠNG
VỊ TÍNH VÍ DỤ

Hoàng liên, Long đởm


Âm trong âm - - thảo…

Âm trong - + Cốt toái bổ, Cẩu tích….


dương
Dương trong + + Quế nhục, Phụ tử….
dương
Dương trong + - Cát căn, Bạc hà….
âm
Vị - : đắng, mặn, chua Tính -: hàn. lương
Vị +: cay, ngọt Tính +: ôn, nhiệt
THEO NGŨ HÀNH

Hành hoả: Nhục quế, Phụ tử, Đinh hương, …

Hành mộc: Đương qui, Bạch thược, Xuyên khung, …..

Hành thổ: Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo, Sơn dược,

Hành kim: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Sa sâm, …

Hành thuỷ: Sinh địa, Thục địa, Hà thủ ô, ….


THEO BÁT PHÁP

Nhóm Tác dụng Vị thuốc


Hãn Giải biểu Quế chi, Bạc hà…
Thanh Giải độc, tả hỏa, Kim ngân, Thạch cao,
lương huyết Huyền sâm
Ôn Khử hàn, hồi dương Can khương, Phụ tử
Tiêu Tiêu viêm, hóa ứ Đan sâm, Sơn tra
Thô Gây nôn Muối, phèn xanh
Hạ Tẩy xổ Đại hoàng, Mang tiêu
Hòa Điều hòa nóng lạnh Sài hồ, Trần bì, Đại táo
Bổ Bồi dưỡng khí huyết Nhân sâm, Thục địa
THEO TÍNH CHẤT

TÁC DỤNG TÍNH CHẤT

Thượng phẩm BỔ DƯỠNG KHÔNG ĐỘC

Trung phẩm TĂNG LỰC ÍT ĐỘC

Hạ phẩm TRỊ BỆNH NẶNG ĐỘC


THEO TÍNH VỊ
VỊ TÍNH

Tân ôn giải biểu Cay Ấm

Tân lương giải biểu Cay Mát

Ôn trung Cay Ấm
THEO TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ

TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ


Thuốc phát tán
Chữa đau nhức cơ, đau nhức xương khớp
phong thấp
Thuốc thanh
Chữa các chứng sốt
nhiệt
Thuốc hóa
đờm, chỉ khái, Chữa ho đờm, làm hết suyễn
bình suyễn
Thuốc trấn Chữa co giật, mất ngủ, suy nhược thần
kinh, an thần kinh
THEO TÍNH VỊ VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ

 Đây là cách phân loại phổ biến hiện nay, dựa vào tính vị
và tác dụng của thuốc.
 Thuốc ôn trung tán hàn (thuốc có tính ấm làm ấm cơ thể và làm
hết lạnh)
 Thuốc thanh phế nhiệt đờm (thuốc có tính mát, làm mát Phế và
có tác dụng chữa bệnh ho có đờm do nhiệt)
 Thuốc thanh nhiệt giải độc (thuốc có tính mát, làm hạ nhiệt và
loại trừ các chất độc trong cơ thể)
CẤU TẠO PHƯƠNG THUỐC YHCT
CẤU TẠO PHƯƠNG THUỐC YHCT

TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ

QUÂN +++ Giải quyết triệu chứng chính

THẦN ++ Giải quyết triệu chứng chính và phụ

TÁ ++ Giải quyết triệu chứng phụ

SỨ + Giải quyết triệu chứng phụ, hòa vị, dẫn thuốc


ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
Đạo “Quân – Thần – Tá – Sứ” trong đơn thuốc
Trong YHCT, Quân – Thần – Tá – Sứ thường là
một thuật ngữ phản ánh 4 thành phần chính để tạo
nên một thang thuốc. Các vị dược liệu thường
không kết hợp một cách tùy tiện mà đều có chủ
địch cũng như nguyên tắc nghiêm ngặt. Trong đó 4
thành phần chủ đạo “Quân – Thần – Tá – Sứ”
đảm nhiệm vai trò quan trọng. Cách phối hợp các
dược liệu này còn được gọi là “phối ngũ.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
Đạo “Quân – Thần – Tá – Sứ” trong đơn thuốc?
Quân: hay còn dược gọi là chủ dược – đây là vị
thuốc quan trọng thứ nhất trong một phương thuốc.
Quân dược thường có tác dụng giúp loại bỏ các triệu
chứng chính của mọi loại bệnh.
Quân dược thường không thể thiếu trong một thang
thuốc bởi chúng có liều lượng cao hơn những loại
dược liệu khác. Một thang thuốc nhỏ cần có ít nhất
một quân dược
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
Đạo “Quân – Thần – Tá – Sứ” trong đơn thuốc?
Thần (Thần dược) : Thần dược hay còn gọi là phụ
dược có vai trò bổ trợ cho quân dược và có vai trò
hỗ trợ các vị thuốc chính phát huy đầy đủ những
tác dụng giúp giải trừ bệnh tận gốc.
Một thang thuốc phức tạp có thể có đến một đến
vài thần dược còn thang thuốc đơn giản lại có thể
không cần có thần dược trong bài thuốc.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
Đạo “Quân – Thần – Tá – Sứ” trong đơn thuốc?
Đây là vị thuốc có công dụng hỗ trợ quân dược và
thần dược trong quá trình điều trị cũng như kiểm
chứng hoặc giải trừ một số triệu chứng cá biệt
thiết yếu.
Đặc biệt, tá dược còn có công dụng tiêu trừ hoặc
làm giảm độc tính cũng như tác dụng phụ của một
trong hai vị thuốc chính (quân dược và thần dược).
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
Đạo “Quân – Thần – Tá – Sứ” trong đơn thuốc?
Tá (Assistant): vị thuốc chữa triệu chứng khác của
bệnh, thường chia nhóm rất đa dạng.
Sứ (Sứ dược): Đây là một trong những vị thuốc cuối
không kém phần quan trọng trong một thang thuốc.
Trong Đông y, sứ dược thường là vị thuốc dẫn, đưa
thuốc tới trực tiếp ổ bệnh. Một trong những khái
niệm quan trọng của Đông y chính là đường kinh lạc
hay đường khí huyết trong cơ thể.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
Đạo “Quân – Thần – Tá – Sứ” trong đơn thuốc?
Những vị thuốc cuối không kém phần quan trọng
trong một thang thuốc.
 Trên thực tế, sứ dược đóng vai trò dẫn thuốc

xuyên suốt đường kinh lạc, điều hòa các vị thuốc


trên cơ thể.
 Cam thảo thường được lựa chọn là vị thuốc dẫn

bởi nó dẫn đến 12 kinh, thông hành kinh lạc.


ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
Đạo “Quân – Thần – Tá – Sứ” trong đơn thuốc?
PHÂN TÍCH PHƯƠNG THUỐC YHCT

MA HOÀNG THANG
(Ma hoàng 6g, Quế chi 4g, Hạnh nhân 4g, Cam thảo 4g)
Sợ rét, phát nóng không ra mồ hôi, đau nhức mình, suyễn

MA HOÀNG QUÂN

QUẾ CHI THẦN

HẠNH NHÂN TÁ

CAM THẢO SỨ
PHÂN TÍCH PHƯƠNG THUỐC YHCT

BẠCH HỔ QUẾ CHI THANG


(Thạch cao 100g, Tri mẫu 20g, Quế chi 20g, Cam thảo 8g)
Chữa sốt rét, thấp khớp cấp

THẠCH CAO QUÂN

TRI MẪU THẦN

QUẾ CHI TÁ

CAM THẢO SỨ
LIỀU LƯỢNG THUỐC YHCT

Trung bình mỗi thang từ 100 – 120g. Đôi khi hơn

Mỗi vị khoảng 6 – 8 – 12g

Thuốc độc 4g, 8g, độc mạnh phải theo liều qui định

của Dược điển


CÁCH SẮC THUỐC YHCT
DỤNG CỤ SẮC THUỐC

Ấm đất Ấm nhôm Ấm Inox


Trơ Tốt Tốt
Giữ nhiệt tốt Tương tác Flavonoid Trơ
Dễ nứt vỡ
THỜI GIAN SẮC THUỐC

Ban đầu lửa to, khi sôi nhỏ lửa


Thuốc giải biểu ôn trung: sau khi sôi 10 – 15 phút
Thuốc bổ, cấu tạo rắn chắc: sau khi sôi 40 ph – 1 giờ
Thông thường: sắc nhiều lần
-Lần 1: 20 ph kể từ lúc sôi
-Lần 2, 3: > 20 ph
-Lần cuối: làm nước sắc lần đầu cho thang thuốc sau
THỜI GIAN UỐNG THUỐC

Sau bữa ăn từ 1g30 – 2g


Cảm nhiệt: uống nguội
Cảm hàn: uống nóng
Tả hạ, tiêu đạo, trừ giun: lúc đói
KIÊNG KỴ KHI DÙNG THUỐC YHCT

Thuốc thanh nhiệt kiêng rượu, ớt, tiêu…


Thuốc ôn lý, tân lương giải biểu kiêng rau sống, cua,
ốc…
Thuốc thanh nhiệt giả độc, dị ứng: cua, cá biển, nhộng,
trứng….
Đậu xanh, cải bẹ có tác dụng giã thuốc
MỘC HỎA THỔ KIM THỦY
Màu xanh đỏ vàng trắng đen

Vị toan khổ cam tân hàm

Mùi tanh khét thơm hôi thối

Tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận

Phủ Đởm Tiểu Vị Đại trường Bàng quang


trường
Tam tiêu
Tác Thu liễm Chỉ tả Bổ dưỡng Phát tán Tán kết
dụng Cố sáp Táo thấp Hòa hoãn Trấn thống
Vị trí Cổ gáy Ngực sườn Sống lưng Vai lưng Eo lưng dưới
đau
Chứng Thóat Thấp, thực, Hư Biểu Táo
bệnh Co quắp hồi hộp Nôn mửa Ho Run rẩy
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 Quan hệ giữa ngũ vị, ngũ sắc, ngũ tạng
 Thăng, giáng, phù, trầm
 Thăng giáng phù trầm là chỉ xu hướng tác dụng của thuốc: thăng
là đi lên, giáng là đi xuống, phù là phát tán ra ngoài, trầm là thẩm
lợi vào trong và xuống dưới.
 Các vị thuốc thăng và phù đều đi lên, hướng ra ngoài thường có
tác dụng: thăng dương, phát biểu, tán hàn. Các vị thuốc trầm và
giáng thường đi xuống và vào trong nên có tác dụng: tiềm dương,
giáng nghịch, thu liễm, thẩm lợi, tả hạ.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 SỰ PHỐI HỢP CỦA CÁC VỊ THUỐC
 Phối ngũ là việc sử dụng hai vị thuốc trở lên, nó là cơ
sở cho việc tạo thành các bài thuốc dùng trên lâm sàng.
 Mục đích của sự phối ngũ các vị thuốc là để phát huy
hiệu lực chữa bệnh, hạn chế tác dụng xấu của vị thuốc,
mặt khác để thích ứng với những chứng hậu bao gồm
nhiều triệu chứng phức tạp trong quá trình bệnh tật.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
Những vị thuốc cấm kỵ khi có thai
Loại cấm dùng: Ba đậu (tả hạ), Khiên ngưu, Đại kích,
Thương lục (trục thuỷ): Tam thất (hoạt huyết); Sạ
hương (phá khí); Nga truật, Thuỷ diệt, Manh trùng (phá
huyết). Các vị thuốc trên có tác dụng trục thuỷ, tả hạ,
phá khí, phá huyết.
 Loại dùng thận trọng: Đào nhân, Hồng hoa (hoạt
huyết); Bán hạ, Đại hoàng (tả hạ): Chỉ thực (phá khí);
Phụ tử, Can khương, Nhục quế (đại nhiệt). Các vị thuốc
trên có tác dụng phá khí, tả hạ, hoạt huyết, đại nhiệt.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
Các vị thuốc tương phản lẫn nhau
 - Cam thảo chống: Cam toại, Nguyên hoa, Hải
tảo
 - Ô dầu phản: Bối mẫu, Bán hạ, Bạch cập, Bạch
liễm.
 - Lê lô phản: các loại Sâm, Tế tân, Bạch thược
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
CẤM KỴ TRONG KHU UỐNG THUỐC
Cam thảo, Hoàng liên, Cát cánh, Ô mai kiêng ăn
thịt lợn: Bạc hà kiêng Ba ba; Phục linh kiêng gấm.
Khi ăn uống chú ý không nên dùng các thức ăn
chống lại tác dụng của thuốc.
Thí dụ: dùng thuốc ôn trung trừ hàn (nóng ấm)
không ăn các đồ ăn lạnh; dùng các thuốc kiện tỳ,
tiêu đạo không nên ăn chất béo, chất khó tiêm
dùng thuốc an thần không nên ăn chất kích thích.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ?
THUỐC THANG
Thuốc thang là hỗn hợp các vị thuốc, cho vào
siêu, đổ nước, sắc, lược bỏ xác, lấy nước thuốc uống
gọi là thuốc thang ( Thang: Nước nóng ). Thuốc
thang thường ứng dụng rất rộng trong các dạng
thuốc, vì nó dùng được liều cao, hấp thụ dễ dàng,
hiệu quả nhanh chóng, mà lại còn gia giảm được
linh hoạt, rất phù hợp với bệnh tình phức tạp, nhất
là trong giai đoạn tấn công.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ?
THUỐC THANG
Cách sắc thuốc:?
Dụng cụ sắc thuốc Tốt nhất dùng nồi đất thì không bị ảnh
hưởng phản ứng hóa học.
Lượng nước đun sắc: Tùy theo lượng thuốc nhiều ít mà
định, lần đầu chừng 2 bát ăn cơm (ước 1000 gam) lần thứ
hai một bát. Theo lượng thuốc nhiều ít, thể tích lớn nhỏ
(như Hạ khô thảo, Cúc hoa thể tích lớn dùng nhiều nước),
mức độ hút nước của vị thuốc (như Phục linh, hoài sơn hút
nhiều nước) mà thêm bớt.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ?
THUỐC THANG
. Điều cần chú ý khi sắc thuốc:?
+ Trước khi đun sắc phải cho vị thuốc ngâm vào
nước lạnh một lúc cho ngấm mềm thuốc, để tinh
chất của thuốc dễ thôi
+ Thuốc có vị thơm phát tán, đun 3-5 lần sôi là
đượ Trong bài thuốc có một hai vị như vậy có thể
đun sau hoặc uống thẳng.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ?
THUỐC THANG
. Điều cần chú ý khi sắc thuốc:
+ Trước khi đun sắc phải cho vị thuốc ngâm vào
nước lạnh một lúc cho ngấm mềm thuốc, để tinh
chất của thuốc dễ thôi
+ Thuốc có vị thơm phát tán, đun 3-5 lần sôi là
đượ Trong bài thuốc có một hai vị như vậy có thể
đun sau hoặc uống thẳng.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ?
THUỐC THANG
+ Thuốc bổ ích nên đun châm lửa nhỏ.
+ Loại khoáng thạch, có vỏ nên đập nhỏ trước
khi đun
+ Những vị thuốc sau khi đun nóng dễ biến chất
như Câu đằng, Đại hoàng v…, cần đun sau, sôi 3-5
lần là được.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ?
THUỐC THANG
. + Thuốc có dược tính độc như Phụ tử, Ô dầu, Thảo ô
thì phải đun trước chừng một tiếng đồng hồ sau đó
mới cho vị khác vào.
+ Thuốc quý hiếm cần sắc riêng, sắc xong mới hòa vào
nước thuốc, loại quý hiếm mà khó đun như Tê giác,
Linh dương giác nên đun riêng hoặc mài ra nước rồi
uống thẳng
+
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ?
THUỐC THANG
+ Loại thuốc keo như Đường phèn, Mật ong,
Agiao thì thắng chảy theo cách riêng sau đó hòa
với nước thuốc đã sắc xong đem uố Mang tiêu
cũng nên uống thẳng.
+ Thuốc thảo mộc còn tươi, lúc cần có thể giã lấy
nước uống
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ?
THUỐC THANG
+ Loại thuốc là nhân quả như Táo nhân, Bá tử
nhân, Hạnh nhân, Đào nhân cần đập vỡ vỏ lấy nhân
rồi mới đun
+ Loại thuốc dạng bột cần bọc vải mà đun, loại thuốc
hạt nhỏ như Xa tiền tử, Tô tử, Đình lịch tử, loại thuốc
có lông nhỏ như Tuyền phúc hoa, Tỳ bà diệp có thể
kích thích cổ họng cần bọc vải đun, nếu không bọc lại
thì khi uống phải lọc cặn
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ?
THUỐC THANG
+ Cách dùng thuốc?
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ?
THUỐC CAO
 + Thuốc cao là loại thuốc chiết xuất hoạt chất qua
dung môi rồi cô đặc lại. Thuốc cao có nhiều loại: Cao
lỏng, cao mềm, cao dẻo, cao khô dùng để uống trong
và có loại thuốc cao dùng ngoài như cao dán, cao xoa.
 Thuốc cao uống trong trường hợp là thuốc bổ, trị

bệnh mạn tính, dùng dược liệu cao hơn các dạng
thuốc tán, hoàn.

ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ?
THUỐC CAO
 + Thuốc cao dùng ngoài thường dùng cho những
bịnh mụn nhọt về ngoại khoa và những bịnh tật
phong, hàn, thấp, tê .
Loại cao dùng ngoài này người xưa gọi là thuốc

dán mỏng, bây giờ gọi là cao dán .


 Ngoài ra có loại cao xoa, loại thuốc mềm dùng để

bôi hoặc xoa lên da hay niêm mạc như cao Sao vàng
( Dầu cù là ) .QUY CÁCH CHẾ BIẾN
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ
THUỐC TỄ ( Hoàn mềm )
Thuốc tễ là dạng thuốc mềm dẻo, hình cầu,
lớn bằng hạt nhãn ( đường kính 1-2cm )., gồm
Thuốc và mật (Mật ong hoặc mật mía hoặc Mạch
nha).
Thuốc tễ phần lớn là thuốc bồi dưỡng cơ thể hoặc
các thuốc cần dùng liên tục lâu dài để chữa các
bịnh mạn tính. Quy cách chế biến?
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ
ĐƠN (ĐAN) THUỐC VIÊN
Thường loại thuốc Đơn được bào chế dưới dạng
những viên nhỏ tuy nhiên, cách xử lý đòi hỏi nhiều công
phu hơn. Vì vậy chúng tôi giới thiệu cách làm viên to
hơn (Hoàn) thay cho dạng Đơn.
Thuốc viên thường làm dưới dạng hình tròn, to bằng hạt
đậu xanh hoặc lớn hơn. Thường làm viên nặng khoảng
0,50g – 2g.
+ Thành phần: gồm 2 phần chính là, Quy cách chế biến?
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ
THUỐC TÁN ( Bột )
Thuốc tán là loại thuốc thể rắn, rời. Điều chế
bằng cách tán dược liệu từ động vật, khoáng vật,
thực vật thành bột vừa hay bột mịn để uống trong
hoặc để xoa ngoài thì gọi là thuốc tán. Thuốc tán là
những loại thuốc không thể chịu lửa, hoặc có vị sắc
thuốc thang uống sẽ bị nôn, thuốc tán còn có tác
dụng hấp thụ nhanh.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ
THUỐC RƯỢU (Tửu Dược)
Thuốc rượu là dạng thuốc thể lỏng, chế bằng

cách dùng rượu để rút hoạt chất của thuốc, như


đem các vị thuốc ngâm vào rượu hoặc dùng rượu
nhưng cách thủy, sau đó bỏ bã lấy rượu uống hay
để xoa bóp bên ngoài.
Quy cách chế biến
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
. CÁCH CẤU TẠO MỘT BÀI THUỐC
. Nguyên tắc tạo thành bài thuốc:
Bài thuốc đông y được cấu tạo bởi 3 thành phần :
9.1.1. Vị thuốc chủ: Căn cứ bệnh tình chọn một, hai vị thuốc chủ yếu làm nòng
cốt chữa bệnh, đó là thành phần chủ yếu. Như bài Tam thừa khí thang lấy Đại
hoàng làm vị thuốc chủ tức là xác định cách chữa công hạ thực nhiệt ở vị tràng.

9.1.2. V ị thuốc hỗ trợ: Căn cứ đặc điểm của bệnh, cân nhắc chọn vị thuốc chủ rồi
lại chọn những vị thuốc khác ghép vào để vị thuốc chủ phát huy được tác dụng cần
thiết đề điều trị càng sát hợp với bệnh tình. Như bài Ma hoàng thang lấy Quế chi
làm vị phù trợ cho Ma hoàng để tăng thêm tác dụng tân ôn giải biểu; bài Xạ
can Ma hoàng thang lấy Xạ can làm vị phù trợ để giảm tác dụng tân ôn hòa giải
biểu của Ma hoàng mà tăng thêm công hiệu tuyên phế bình suyễn.

9.1.3. Vị thuốc gia them theo bệnh: Tức là theo bệnh thứ yếu của bệnh nhân mà
cho thêm vị thuốc vào như ho thêm Hạnh nhân, tiêu hóa không tốt thêm Lục thần
khúc, mạch nha. Điều cần nói thêm là: Vị thuốc chủ và vị thuốc phù trợ trong bài
thuốc không hạn chế một hay hai vị, rất nhiều bài có đến hai, ba vị tạo thành.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
. CÁCH CẤU TẠO MỘT BÀI THUỐC
Tóm lại, nguyên tắc tạo thành bài thuốc là một bộ
phận trong phép chữa bệnh biện chứng của đông y, là
cách vận dụng cụ thể của “Lý, phép, phương, dược”.
Chỉ có chẩn đoán chính xác, phân biệt rõ bệnh tình
nặng nhẹ, thư cấp, bệnh nào chính phụ quyết định
nguyên tắc điều trị, chọn đúng vị thuốc chủ, vị thuốc
phù trợ có mục đích thì mới tạo nên một bài thuốc
hiệu nghiệm.
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
. GIA GIẢM BIẾN HÓA BÀI THUỐC
Gia giảm biến hóa vị thuốc: Một bài thuốc do vị
thuốc gia giảm mà biến đổi công dụng và phạm vi
thích ứng.
Thay đổi cách ghép vị thuốc: bài lục vi, bát vị tư
quân, tứ vật, bát trân, lục vị kỷ cúc……
Thay đổi định lượng vị thuốc:
Thay thế vị thuốc:
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 CAÙC NGUYEÂN TAÉC KEÂ ÑÔN
THUOÁC?
 Kê đơn theo cổ phương gia giảm

 Kê đơn theo đối chứng lâp phương

 Kê đơn theo quân thần tá sứ

 Kê đơn theo nghiêm phương( Gia truyền, dân

gian)
 Toa căn bản
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC
 CAÙC NGUYEÂN TAÉC KEÂ ÑÔN
THUOÁC?
Keâñôn theo döôïc lyùtròlieäu cuûa YHHÑ:
Ñaây laømoät khuynh höôùng keâñôn mang tính keát hôïp YHHÑ vôùi YHCT:
Höôùng trò theo YHHÑ nhöng thuoác laïi laøcuûa YHCT. Thí duï: Baøi thuoác Haï aùp
goàm: Reãnhaøu (Haï aùp), Maõñeà, Traïch taû(Lôïi tieåu); Hoa hoøe (Beàn thaønh maïch),
Reãcoûxöôùc (Choáng xô môõmaïch), Taùo nhaân (An thaàn).
 XIN CAM ON
MỤC TIÊU
1. Trình bày được yếu tố bất lợi ảnh hưởng chất lượng
dược liệu trong quá trình bảo quản.
2. Trình bày được tiêu chuẩn về độ ẩm an toàn áp
dụng với từng loại dược liệu
3. Trình bày được các biện pháp khắc phục yếu tố bất
lợi trong quá trình bảo quản để bảo đảm hiệu quả
điều trị
4. Trình bày được cách lựa chọn biện pháp phơi sấy
thích hợp để làm khô dược liệu và thuốc phiến
Các tác nhân ảnh hưởng đến chất
lượng thuốc trong quá trình bảo quản

1. Độ ẩm (ẩm độ);
2. Nhiệt độ (ôn độ);
3. Bao bì đóng gói; tác động qua lại
ảnh hưởng lẫn nhau
4. Thời gian lưu kho lâu;
5. Nấm mốc, côn trùng
1. Độ ẩm
Độ ẩm môi trường > 85% Độ ẩm bảo quản thuốc < 70%

Khí hậu nhiệt đới gió mùa: nắng gắt, nóng nhiều, ẩm kéo dài, độ ẩm cao
Ảnh hưởng của độ ẩm cao đối với chất
lượng thuốc, dược liệu

 Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật: ↑
tốc độ sinh sản  mức độ hư hỏng DL
 ↑ hô hấp/DL  ↑ biến đổi hoạt chất, tác dụng
 ↑ hô hấp/DL  ↑ nhiệt & ↑ hơi ẩm môi trường

Ẩm

Thuôc
Mốc Nhiệt
Phương pháp khắc phục tác hại của độ ẩm

1. Trước nhập kho: xác định độ ẩm, nếu độ ẩm cao


hơn độ ẩm an toàn  phơi sấy

Bộ phận dùng Độ ẩm an toàn Loại dược liệu Đô ẩm an toàn

Rễ 15% Chứa tinh bột 10 -14%

Lá, hoa 10 – 12% Chứa tinh dầu 10%

Vỏ thân 10 -12% Chứa đường 15 -20%

Hạt 10%
Phương pháp khắc phục tác hại của độ ẩm

2. Giảm hơi nước trong kho


 Xây kho đúng quy cách: cao ráo, thông
thoáng, mát, hướng Nam, hệ thống thông gió
 Vệ sinh kho thường xuyên, không để rác
đọng dưới gầm kệ
 Theo dõi độ ẩm (≥ 2 lần/ngày)  thông gió:
 Độ ẩm bên ngoài > bên trong  đóng cửa

 Độ ẩm bên trong > bên ngoài  mở cửa


Kho thuốc
Nhiệt kế, ẩm kế
Phương pháp khắc phục tác hại của độ ẩm

3. Dùng chất hút ẩm (dược liệu ít)


 Vôi cục, than củi

 Silicagel

 Gạo rang

4. Bao bì kín
 Thùng (gỗ, tôn, nhựa) có nắp kín

 Lọ có nắp kín
Bảo quản dược liệu
2. Nhiệt độ
 Nhiệt độ bảo quản tối ưu: 15 – 25oC
 Nhiệt độ bên ngoài: 27 – 32oC
 Tác hại của nhiệt độ cao
 Bay hơi tinh dầu  giảm tác dụng DL

 Thúc đẩy oxy hóa  chất béo/Dl biến chất

 Thay đổi mùi, vị DL


Khắc phục tác hại của nhiệt độ cao

 Xây kho đúng quy cách


 Thông gió: nhiệt độ ngoài kho < trong kho
 Đóng gói, vận chuyển nhanh (không đóng gói,
vận chuyển DL, thuốc phiến dưới nắng gắt)
 Đảo kho định kỳ
 Không để DL sát tường, sát trần (khoảng cách ít
nhất 0,7 m)
Hệ thống thông gió
3. Bao bì đóng gói
 Bao bì không đúng quy cách  ↑ ẩm
 Đóng gói DL khi độ ẩm cao  ↑ ẩm
 Khắc phục:
 Giặt, phơi bao bì (thường xuyên)

 Kiểm tra bao bì, tìm diệt sâu mọt trước khi
đóng gói DL
 Chọn lựa bao bì thích hợp với từng loại DL
TT Dược liệu Bao bì
1 Cành, lá, rễ cồng kềnh Ép kiện, bao tải
2 Hạt, quả dễ hút ẩm Thùng kín lót giấy chống ẩm
3 Củ nhiều đường, bột Bao tải + chất hút ẩm
4 Củ mềm, có đường Bao tải lót giấy chống ẩm
5 Hoa, quả có tinh dầu Thùng gỗ lót giấy chống ẩm
6 Dược liệu quý Thùng kín + silicagel/gạo rang
7 Độc bảng A, B Quy chế riêng
8 Động vật (nhiều thịt) Thùng tôn + Xuyên tiêu, giấy
chống ẩm
9 Xương, mai, vẩy, xác Bảo quản riêng + giấy chống ẩm
10 Khoáng chất dễ hút ẩm Chum/thùng kín
11 Khoáng chất ít hút ẩm Hộp kín có lót giấy chống ẩm
4. Thời gian lưu kho

 Lưu kho lâu  giảm/mất tác dụng


 Nếu đóng gói không kỹ: giảm tinh dầu 15-20%
(6 tháng), 70% (6-12 tháng)
 Nếu đóng gói, bảo quản tốt: giảm 10%

 Biện pháp khắc phục:


 Sắp xếp, phân loại DL hợp lý

 Nguyên tắc: nhập trước, xuất trước

 Nhập/xuất theo thời vụ

 Lưu kho: ≤ 6 tháng


5. Nấm mốc, côn trùng

 Nấm mốc cần nước + nhiệt độ + thức ăn để phát


triển và sinh sản
 90% cơ thể nấm mốc là nước  độ ẩm môi
trường thích hợp với nấm mốc: > 75%
 Nhiệt độ thích hợp: 15 – 40oC, tốt nhất 25-37oC
(bào tử nấm có thể duy trì ở 100oC)
 Thức ăn: bột, đường, cellulose (hydratcarbon)

 Chất thải của nấm mốc: acid hữu cơ, muối, … 


giảm chất lượng thuốc, DL
Biện pháp giảm tác hại của nấm mốc

1. Chống ẩm (triệt tiêu điều kiện sống của nấm mốc)


2. Phòng chống nấm mốc:
 Kiểm tra DL thường xuyên để phát hiện kịp thời

 Cách ly ngay những DL nhiễm nấm mốc, và

 Áp dụng biện pháp bảo quản DL, trừ nấm mốc

 Vệ sinh kho, sát trùng bằng hóa chất (DDT, 666)

 DL dễ hút ẩm, nhiều hydratcarbon: Bảo quản


riêng (kho, khu vực) để dễ phát hiện, xử lý
Sâu mọt
 Điều kiện cần thiết với sâu mọt
 Thức ăn: bột, đường, cellulose (hydratcarbon)

 Nước: để hô hấp, sinh sản (15-18%). Ngừng sinh


sản ở độ ẩm < 9%
 Nhiệt độ thích hợp: 25-30oC. Tê liệt > 38-40oC hoặc
< 15oC
 Mùa sinh sản mạnh: tháng 6-8; tb: tháng 4,10;
ngừng hoạt động: tháng 12, 1, 2
 Cần không khí, ánh sáng: bò ngoài bao bì, gần cửa,
lỗ thông hơi
 DL vụn nát, mất lớp vỏ rắn chắc bảo vệ

 Chất thải của sâu mọt làm thay đổi, biến chất DL
Biện pháp giảm tác hại của sâu mọt
Chủ động đề phòng là hiệu quả nhất
1. Phòng ngừa:
 Thường xuyên theo dõi độ ẩm, kiểm tra DL, bao bì, kệ
tủ, khe cửa, sàn kệ
 Cách ly DL nhiễm sâu mọt

 Phun thuốc diệt sâu mọt trong và xung quanh kho

2. Diệt sâu mọt


 Phơi: củ, hạt chưa chế biến. DL có tinh dầu (âm can)

 Sấy: tăng dần nhiệt độ đến 40-60oC. DL có tinh dầu


(35-45oC)
 Dùng hóa chất: Diêm sinh, Cúc trừ sâu (bột hoa/nước)
Các tác nhân ảnh hưởng đến chất
lượng thuốc trong quá trình bảo quản

1. Độ ẩm (ẩm độ);
2. Nhiệt độ (ôn độ);
tác động qua lại
3. Bao bì đóng gói;
ảnh hưởng lẫn nhau
4. Thời gian lưu kho lâu;
5. Nấm mốc, côn trùng
Thảo luận
1. Yếu tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến chất
lượng dược liệu trong quá trình bảo quản?
2. Các biện pháp khắc phục ảnh hưởng bất lợi của
môi trường trong quá trình bảo quản dựa trên
nguyên tắc cơ bản nào? Tại sao?
3. Nêu các thông số tối ưu áp dụng trong bảo quản
dược liệu

You might also like