You are on page 1of 49

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
• Hiểu được định nghĩa thuốc cổ truyền và các khái niệm
chung về thuốc;
• Nắm được cách phân loại thuốc cổ truyền theo Âm
dương, Ngũ hành, Bát pháp, tính vị và dược lý, danh
mục thuốc chủ yếu Việt Nam;
• Các tương tác thuốc y học cổ truyền;
• Đánh giá được các tính năng cơ bản của thuốc cổ
truyền;
• Phân tích được mối liên quan giữa các tính năng của
thuốc cổ truyền để ứng dụng trong lựa chọn và phối
hợp thuốc
Định nghĩa thuốc cổ truyền
• Thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ
truyền) là thuốc có thành phần dược liệu được
chế biến, bào chế, phối ngũ theo lý luận và
phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo
kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng
bào chế truyền thống hoặc hiện đại
• Đa số thuốc cổ truyền có nguồn gốc thực vật,
đồng thời cũng có thuốc nguồn gốc động vật,
khoáng vật
Một số khái niệm chung về thuốc
• Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc
tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt
tiêu chuẩn làm thuốc
• Thuốc từ dược liệu (thuốc nguồn gốc thiên nhiên)
là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác
dụng dựa trên bằng chứng khoa học (không bao
hàm thuốc cổ truyền)
• Vị thuốc cổ truyền là dược liệu được chế biến
theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền
dùng để sản xuất thuốc cổ truyền hoặc dùng để
phòng bệnh, chữa bệnh
Một số khái niệm chung về thuốc
• Cổ phương là bài thuốc được sử dụng đúng như tài liệu kinh
điển (sách cổ) về: số vị thuốc; liều lượng từng vị; cách chế
biến; cách dùng, liều dùng và chỉ định của thuốc
• Cổ phương gia giảm là bài thuốc sự thay đổi về cấu trúc so với
cổ phương
• Bài thuốc gia truyền là bài thuốc kinh nghiệm lâu đời của dòng
tộc, gia đình truyền lại,..., được Hội Đông y và y tế
xã/phường/thị trấn sở tại và Sở Y tế công nhận, cấp “Giấy
chứng nhận bài thuốc gia truyền”
• Tân phương (thuốc từ dược liệu mới) là thuốc có cấu trúc hoàn
toàn khác với cổ phương về số vị thuốc; liều lượng từng vị;
dạng thuốc; cách dùng, chỉ định
PHÂN LOẠI THUỐC TRONG
YHCT
• Theo Âm dương • Theo công năng của thuốc
• Theo Ngũ hành • Theo tính vị và tác dụng
• Theo Bát pháp dược lý
• Theo Thần nông bản thảo • Theo đặc điểm thực vật,
• Theo tác dụng dược lý hóa học của dược liệu
Đông phương • Theo danh mục thuốc chủ
• Theo nguồn gốc dược liệu yếu Việt Nam
• Theo đặc điểm dược liệu
Phân loại thuốc theo Âm dương

Âm dược Dương dược


• Vị khổ (đắng), hàm (mặn), • Vị cam (ngọt), toan (chua),
tính hàn, lương, tính nhiệt, ôn, tân (cay),
• điều trị Dương chứng • điều trị Âm chứng
• có tính chất trầm, giáng • có tính chất phù, thăng,
• Thuốc có công năng giải • Thuốc có công năng giải
biểu nhiệt, thanh nhiệt, bổ biểu hàn, ôn trung, đa số
âm, phần lớn mang tính ức mang tính kích thích, hưng
chế phấn
bốc đi thẳng, tính tiết ra

đi lên đi xuống,
công năng sơ thông, tính liễm lại tính bổ dưỡng

Phân
loại
thuốc
theo
Ngũ
hành

chặn đứng xuất tiết, tính nhu nhuận đi ngang dọc, tính tán đi
PHÂN LOẠI ĐÔNG DƯỢC THEO NGŨ HÀNH

MỘC HỎA THỔ KIM THỦY


Màu xanh đỏ vàng trắng đen

Vị toan khổ cam tân hàm

Mùi tanh khét thơm hôi thối

Tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận

Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang


Tam tiêu
Tác dụng Thu liễm Chỉ tả Bổ dưỡng Phát tán Tán kết
Cố sáp Táo thấp Hòa hoãn Trấn thống
Vị trí đau Cổ gáy Ngực sườn Sống lưng Vai lưng Eo lưng
dưới
Chứng Thoát chứng Thấp, thực, Hư chứng Biểu chứng Táo chứng
bệnh Co quắp hồi hộp Nôn mửa Ho Run rẩy
Nhóm thuốc Công năng Các vị thuốc tiêu biểu

Thuốc tân (cay) - phát hãn, tán phong hàn, dùng với biểu - Tía tô, Kinh giới
chứng;
- hoạt huyết hóa ứ, dùng với chứng khí
huyết ngưng trệ - Xuyên khung, Bạch chỉ

Thuốc cam (ngọt) - bổ dưỡng, dùng chữa chứng hư, - Thục địa, Mạch môn
- giảm độc, - Cam thảo
- hoãn cấp, thích hợp với cơn đau dạ dày - Mạch nha, Mật ong

Thuốc khổ (đắng) - chỉ tả, táo thấp, chữa các chứng thấp nhiệt - Hoàng liên, Hoàng đằng,
(nhiễm khuẩn tiêu hóa) Vàng đắng

Thuốc toan (chua) - thu liễm, cố tinh, sáp niệu; - Kim anh, Phèn chua
- chữa tiêu chảy kéo dài, sa trực tràng; - Kha tử, Ngũ bội tử
- chữa ho khan, đau họng - Ô mai
Thuốc hàm (mặn) - làm mềm các chất ứ đọng, táo kết ở ruột - Mang tiêu
(nhuyễn kiên)

Thuốc đạm lợi thủy thẩm thấp - Ý dĩ, Hoạt thạch


(nhạt, không vị)
Phân loại thuốc theo Bát pháp
Nhóm Tác dụng
Thuốc hãn giải biểu phát hãn (làm ra mồ hôi)
Thuốc thanh có tính hàn, lương, dùng chữa bệnh nhiệt, nóng sốt do viêm nhiễm
Thuốc ôn tính ôn, nhiệt, dùng chữa hàn chứng
Thuốc tiêu có tác dụng tiêu tán, chống ứ, dùng chữa các chứng táo kết, có cục, có
hòn nổi lên khác thường
Thuốc thổ gây nôn mửa để tống tháo các chất trong dạ dày, trục đờm ứ đọng
trong phế quản
Thuốc hạ nhuận trường, tẩy xổ, dùng điều trị táo kết ở đại tràng
Thuốc hòa hòa giải, triệt ngược: chữa sốt rét, các chứng bán biểu bán lý, viêm
gan mật dai dẳng
Thuốc bổ bồi bổ, chữa các bệnh do chính khí hư, cơ thể suy nhược
Phân loại theo Thần nông bản thảo
365 vị thuốc, chia thành 3 nhóm dựa theo độc tính của thuốc

Thuốc
• có tác dụng bổ dưỡng, không có
thượng độc tính
phẩm

Thuốc • có tác dụng trị bệnh, ít độc


trung
phẩm

• điều trị các bệnh nặng, độc tính


Thuốc hạ
phẩm
cao
Phân loại theo tác dụng dược lý
Đông phương
Nhóm Công dụng
Thuốc bổ Dùng chữa các chứng chính khí hư, cơ thể suy nhược (Nhân sâm, Đại
táo)
Thuốc tuyên Dùng chữa các chứng ngăn trở, uất kết (Trần bì, Sinh khương)
Thuốc thông Dùng chữa các chứng ứ trệ bài tiết (Thông thảo, Phòng kỷ)
Thuốc tiết Dùng chữa các chứng bế (Đình lịch tử, Ngải cứu, Ích mẫu)
Thuốc kinh Dùng chữa các chứng thực (Ma hoàng, Tía tô)
Thuốc trọng Dùng chữa các chứng khiếp sợ, bất an (Chu sa, Thần sa)
Thuốc sáp Dùng chữa các chứng thoát lỏng, xuất tinh, tiêu chảy (Long cốt, Mẫu lệ,
lá Ổi, nụ Sim)
Thuốc hoạt Dùng chữa các chứng táo kết, tiểu tiện ít, đại tiện không thông (Mã đề,
Đại hoàng, Lô hội)
Thuốc táo Dùng chữa các chứng thấp (Bạch truật, Tang bì)
Thuốc thấp Dùng chữa các chứng khô táo, tân dịch thiếu (Sinh địa, Huyền sâm)
Phân loại theo nguồn gốc dược liệu
Danh y Lý Thời Trân (đời nhà Minh) chia thuốc làm 16 bộ
• Bộ thủy • Bộ thái (rau)
• Bộ hỏa • Bộ quả
• Bộ thổ • Bộ phục khí
• Bộ kim • Bộ trùng
• Bộ thạch • Bộ giới
• Bộ mộc • Bộ lân (có vảy)
• Bộ thảo • Bộ cầm
• Bộ cốc (hạt) • Bộ thú
Phân loại theo nguồn gốc dược liệu
Tuệ Tĩnh chia 499 vị thuốc Nam thành 22 loại dược vật
• Loài cỏ hoang (Cao lương khương, Uất kim, Mạt • Loài có vỏ (Mẫu lệ, Trân châu, Thạch quyết
lị hoa…) minh…)
• Loài dây leo (Thỏ ty tử, Sử quân tử, Mộc miết • Loài chim (Hùng kê nhục, Ô kê cốt, Kê can, Dạ
tử…) minh sa…)
• Loài cỏ mọc ở nước (Xương bồ, Bồ hoàng, Phù • Loài chim nước (Quan điểu, Bạch nga, Uyên
bình…) ương…)
• Loài mễ cốc (Cánh mễ, Đạo mễ, Hồ ma tử, Ý • Loài gia súc (Trư nhục, Thủy ngưu nhục, Ngưu
dĩ…) giác…)
• Loài rau (Cửu thái, Cửu tử, Thông căn, Đại toán • Loài thú rừng (Linh dương giác, Lộc nhung, Xạ
…) hương…)
• Loài quả (Mai tử, Ô mai chế, Lý tử, Đào nhân, • Các thứ nước (Vũ thủy, Đông lộ. Trường lưu
Quất thực…) thủy…)
• Loài cây (Bá tử nhân, Quế bì, Quế chi, Ô • Các thứ đất (Hoàng thổ, Đông bích thổ, Thiên bộ
dước…) phong…)
• Loài côn trùng (Phong mật, Tang phiêu tiêu, Bạch • Loài ngũ kim (Tinh kim, Tinh ngân, Mật đà
cương tàm…) tăng…)
• Loài có vảy (Nhiễm xà đởm, Bạch hoa xà, Cáp • Loài đá (Thạch nhũ, Thạch khôi, Thạch giải…)
giới…) • Loài muối khoáng (Thực diêm, Tiêu thạch, Lưu
• Loài cá (Lý ngư, Tôn ngư, Cảm ngư…) hoàng…)
• Loài có mai (Quy bản, Miết giáp, Điền giải…) • Thuộc về người (Loạn phát, Trảo giáp, Nhũ trấp,
Đồng tiện…)
Phân loại theo đặc điểm dược liệu
- Bộ phận hướng lên trị bệnh ở - Cây thuốc nhẹ dễ vào Tâm,
thượng tiêu Phế
- Bộ phận hướng xuống trị - Cây nặng dễ vào Can, Thận
bệnh ở hạ tiêu - Cây rỗng ruột hay phát tán
- Bộ phận ở giữa dùng trị bệnh bên ngoài
trung tiêu - Cây đặc ruột chuyên trị bệnh
- Cành nhánh đi ra tứ chi bên trong
- Da, vỏ thân đi ra bì phu - Thuốc khô ráo vào khí phận
- Ruột thân, rễ đi vào tạng phủ - Thuốc ẩm ướt vào huyết phận
Phân loại theo công năng của thuốc

- Thuốc phát tán phong thấp


- Thuốc phát tán phong nhiệt
- Thuốc thanh nhiệt
- Thuốc hóa đàm, chỉ khái, bình suyễn
- Thuốc trấn kinh, an thần…
Phân loại theo tính vị
và tác dụng dược lý
- Thuốc tân ôn giải biểu
- Thuốc tân lương giải biểu
- Thuốc ôn trung tán hàn
- Thuốc thanh hóa nhiệt đàm
- Thuốc ôn hóa hàn đàm
- Thuốc phương hương hóa thấp
- Thuốc thanh nhiệt tiêu độc
- Thuốc tả hạ có tính hàn
- Thuốc phương hương khai khiếu
- Thanh nhiệt lương huyết
Phân loại thuốc theo đặc điểm
thực vật, hóa học của dược liệu
• Alkaloid
• Saponin
• Coumarin
• Tinh dầu
• ....
Phân loại theo dược lý trị liệu
(kết hợp Đông – Tây y)
• Thuốc hạ nhiệt,
• Thuốc tẩy xổ,
• Thuốc nhuận gan mật,
• Thuốc giảm ho,
• Thuốc long đờm,
• ...
Phân loại theo danh mục thuốc
chủ yếu Việt Nam
Danh mục thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu Việt Nam hiện hành gồm 349 vị thuốc,
được chia thành 30 nhóm dựa trên tác dụng của thuốc:
• Phát tán phong hàn (Bạch chỉ, Kinh giới, Ma hoàng, Quế chi…)
• Phát tán phong nhiệt (Cát căn, Cúc hoa, Cúc tần, Phù bình…)
• Phát tán phong thấp (Cốt khí củ, Dây đau xương, Hy thiêm, Khương hoạt…)
• Trừ hàn (Can khương, Đại hồi, Ngô thù, Địa liền…)
• Hồi dương cứu nghịch (Phụ tử chế, Quế nhục)
• Thanh nhiệt giải thử (Bạch biển đậu, Hà diệp, Hương nhu…)
• Thanh nhiệt giải độc (Bạch hoa xà thiệt thảo, Bồ công anh, Kim ngân hoa…)
• Thanh nhiệt tả hỏa (Chi tử, Hạ khô thảo, Huyền sâm, Tri mẫu, Thạch cao…)
• Thanh nhiệt táo thấp (Actiso, Bán chi liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Hoàng liên…)
• Thanh nhiệt lương huyết (Bạch mao căn, Địa cốt bì, Sinh địa, Mẫu đơn bì…)
• Trừ đàm (Bạch giới tử, Bán hạ, Qua lâu, Bối mẫu…)
• Chỉ khái bình suyễn (Bách bộ, Bách hợp, Cát cánh, Tang bạch bì, Tô tử…)
Phân loại theo danh mục thuốc
chủ yếu Việt Nam
• Bình can tức phong (Bạch cương tàm, Bạch tật lê, Câu đằng, Dừa cạn…)
• An thần (Bá tử nhân, Bình vôi, Táo nhân, Viễn chí, Vông nem, Liên tâm…)
• Khai khiếu (Bồ kết, Thạch xương bồ, Băng phiến)
• Hành khí (Chỉ thực, Hậu phác, Hương phụ, Mộc hương, Trần bì…)
• Hoạt huyết khử ứ (Cỏ xước, Đan sâm, Hồng hoa, Đào nhân, Ích mẫu, Nhũ hương…)
• Chỉ huyết (Hòe hoa, Cỏ mực, Huyết dụ, Tam thất, Trắc bá diệp…)
• Thẩm thấp lợi thủy (Bạch linh, Đại phúc bì, Đăng tâm thảo, Kim tiền thảo, Ý dĩ…)
• Trục thủy (Cam toại, Khiên ngưu, Thương lục)
• Tả hạ, nhuận hạ (Đại hoàng, Lô hội, Muồng trâu, Mật ong, Mè đen…)
• Hóa thấp, tiêu đạo (Bạch đậu khấu, Kê nội kim, Mạch nha, Ô tặc cốt, Sơn tra…)
• Thu liễm, cố sáp (Khiếm thực, Kim anh, Mẫu lệ, Ngũ vị tử, Sơn thù…)
• An thai (Củ gai, Tô ngạnh)
• Bổ huyết (Bạch thược, Đương quy, Hà thủ ô đỏ, Tang thầm, Thục địa…)
• Bổ âm (A giao, Câu kỷ tử, Mạch môn, Miết giáp, Sa sâm, Thạch hộc…)
• Bổ dương (Ba kích, Bách bệnh, Cáp giới, Dâm dương hoắc, Nhục thung dung…)
• Bổ khí (Nhân sâm, Cam thảo, Đại táo, Đảng sâm, Đinh lăng, Hoài sơn, Hoàng kỳ…)
• Dùng ngoài (Bạch hoa xà, Long não, Mã tiền, Ô đầu, Phèn chua…)
• Thuốc trị giun sán (Binh lang, hạt Bí ngô, Sử quân tử, Xuyên luyện tử)
Một số nguyên tắc đặt tên
các vị thuốc cổ truyền
• Căn cứ vào tính chất của vị thuốc
• Căn cứ vào khí vị
• Căn cứ vào hình dạng
• Căn cứ vào màu sắc
• Căn cứ vào cách sống của cây
• Căn cứ vào bộ phận dùng
• Căn cứ vào tên người dùng vị thuốc đầu tiên
• Căn cứ vào tên ngoại quốc phiên âm ra
• Theo nơi sản xuất mà đặt tên
Cách đặt tên
các bài thuốc cổ truyền
• Theo vị thuốc chính kèm theo tác dụng chủ yếu/
có kèm theo cả dạng thuốc:
Ví dụ: “Hoắc hương chính khí” là bài thuốc có vị
thuốc “Hoắc hương”
“Ma hoàng thang” là bài thuốc có vị thuốc
“Ma hoàng”, dạng thuốc thang
• Căn cứ vào thành phần của đơn thuốc:
Ví dụ:
“Lục nhất tán” đơn thuốc dạng bột (tán) gồm 6 phần
hoạt thạch, và 1 phần cam thảo (lục-nhất)
Một số khái niệm cơ bản về tính vị
thuốc YHCT
Tứ khí: hàn, nhiệt, ôn, lương

• Hàn, lương: thuộc âm

• Nhiệt, nóng: thuộc dương

Ngũ vị: cay, mặn, ngọt, chua, đắng

• cay, ngọt: thuộc dương

• mặn, chua, đắng: thuộc âm


Tứ khí
Theo tính vị Công năng Các vị thuốc tiêu biểu
Thuốc có tính hàn - trị các chứng bệnh thuộc nhiệt: - Thạch cao tính hàn trị sốt
hoặc lương thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết, giải cao
độc, lợi tiểu… trị sốt, hoặc trị mụn nhọt, - Mạch môn tính lương
mẩn ngứa, dị ứng trị ho do nhiệt
- có tác dụng ức chế sự hưng phấn cơ
năng quá mức toàn bộ hay cục bộ
Thuốc có tính - trị các chứng bệnh thuộc hàn: - Quế nhục, Phụ tử tính nhiệt
nhiệt, ôn giải cảm hàn, thông kinh, thông mạch, dùng trị chứng hàn nhập lý,
hoạt huyết, giảm đau, hồi dương cứu Thận hư hàn
nghịch… - Ma hoàng, Tía tô, Kinh giới
- có tác dụng hưng phấn đối với sự suy tính ôn, dùng trị hàn chứng ở
nhược cơ năng cục bộ hay toàn bộ mức độ thấp hơn (ngoại cảm
phong hàn)
Thuốc tính bình có thể dùng được với cả hàn chứng và Ý dĩ, Hoạt thạch
nhiệt chứng
Ngũ vị
Vị thuốc Công năng Các thuốc tiêu biểu
Vị tân (cay) có tác dụng phát tán, hành khí huyết Tế tân, Bạc hà

Vị cam (ngọt) có tác dụng bổ dưỡng, hòa hoãn Nhân sâm, Hoàng kỳ

Vị khổ (đắng) có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp và Xuyên Tâm liên, Long
tả hạ Đởm thảo
Vị toan (chua) có tác dụng thu liễm cố sáp Kim anh tử, Ngũ vị tử

Vị hàm (mặn) có tác dụng nhuyễn kiên, nhuận hạ Hải tảo, Thạch quyết minh,
Long cốt…
Vị nhạt (đạm) có tác dụng hóa thấp lợi thủy, thanh Bạch mao căn, Đăng tâm
nhiệt thảo, Thông thảo, Bạch
phục linh…
Vị chát có tác dụng thu liễm, sát khuẩn Liên nhục, Khiếm thực
Mối quan hệ giữa khí và vị
Các vị thuốc có tính vị giống nhau, Hoàng bá, Hoàng cầm đều vị khổ, tính
thường có tác dụng giống nhau hoặc gần hàn, đều có tác dụng thanh nhiệt táo thấp,
giống nhau chống viêm, thoái nhiệt
Các vị thuốc cùng tính nhưng khác vị, có Ma hoàng và Hạnh nhân đều tính ôn. Ma
tác dụng khác nhau hoàng vị tân, có tác dụng phát hãn. Hạnh
nhân vị khổ, có tác dụng hạ khí
Một số vị thuốc có vị giống nhau, tính Bạc hà, Tô diệp vị tân. Bạc hà tính lương,
khác nhau, tác dụng cũng khác nhau dùng giải cảm nhiệt. Tô diệp tính ôn, tác
dụng giải cảm hàn
Những vị thuốc có tính vị khác nhau, tác Nhục quế vị tân cam, tính đại nhiệt, tác
dụng khác hẳn nhau dụng khu hàn ôn trung
Hoàng liên vị khổ, tính hàn, tác dụng
thanh nhiệt táo thấp
Tính và vị của thuốc thay đổi sau khi chế Sinh địa khổ, hàn, tác dụng lương huyết.
biến, tác dụng cũng thay đổi Sau khi chế thành Thục địa, tính trở nên
ôn, vị trở nên cam, có tác dụng bổ huyết
Lưu ý
• Dùng thuần về khí: kích thích, tăng co bóp
• Dùng thuần về vị: êm dịu.
• Dùng chung cả khí và vị: thứ này giúp đỡ thứ
kia, đáp ứng yêu cầu điều trị
• Phối hợp thuốc: tránh mặt hại của thuốc
Ngũ cấm
- Tỳ bệnh cấm dùng toan vị, vì toan thuộc Mộc, mà Mộc khắc Thổ

- Phế bệnh cấm dùng khổ vị, vì khổ thuộc Hỏa, mà Hỏa khắc Kim

- Thận bệnh cấm dùng cam vị, vì cam thuộc Thổ, mà Thổ khắc Thủy

- Can bệnh cấm dùng tân vị, vì tân thuộc Kim, mà Kim khắc Mộc

- Tâm bệnh cấm dùng hàm vị, vì hàm thuộc Thủy, mà Thủy khắc Thổ
Ngũ nghi
- Bệnh ở tạng Tỳ, nên ăn thực phẩm, rau trái vị cam: Truật
mễ (gạo nếp), thịt trâu, thịt bò, trái táo, quỳ (Hướng
dương)
- Bệnh ở tạng Tâm, nên ăn thực phẩm, rau trái vị khổ: Lúa
mạch, thịt dê, trái hạnh (quất, tắc), rau kiệu
- Bệnh ở tạng Thận, nên ăn thực phẩm, rau trái vị hàm:
thịt heo, trái lật (hạt dẻ), rau hoắc (lá đậu), hoàng quyển
(giá đậu nành)
- Bệnh ở tạng Can, nên ăn thực phẩm, rau trái vị toan: Chi
ma (mè, vừng), trái lý (mận, roi), rau hẹ
- Bệnh ở tạng Phế, nên ăn thực phẩm vị tân: thịt gà, trái
đào, hành củ
Một số khái niệm cơ bản về tính vị
thuốc YHCT

Qui kinh:

• Xanh, chua (mộc): vào Can

• Đen, mặn (thủy): vào Thận

• Thay đổi màu sắc, khí vị của thuốc để hướng tác

dụng của thuốc vào cơ quan mong muốn


Một số khái niệm cơ bản về tính vị
thuốc YHCT
Xu huớng tác dụng của thuốc:
• Giáng, trầm: thuộc âm
• Thăng, phù: thuộc dương
• Thăng: đi lên
• Phù: phát tán từ trong ra ngoài
• Giáng: đi xuống
• Trầm: thu liễm từ ngoài vào
• Thuốc có tính nóng, vị cay, cấu tạo mỏng manh: thăng phù
• Thuốc có khí vị thuộc âm, cấu tạo rắn chắc thì giáng, trầm
• Áp dụng: thuôc có vị cay, nóng muốn có tác dụng đi xuống thì tẩm
các chất chua, mặn
TƯƠNG TÁC THUỐC YHCT
• Tương tu
• Tương úy
• Tương ác
• Tương sử
• Tương sát
• Tương phản
Tương tu
• Phối hợp 2 vị thuốc có tính vị giống nhau
• Tăng tác dụng điều trị
- Kim ngân + Liên kiều: thanh nhiệt, giải độc
Tương tu
• Sinh địa + Huyền sâm: lương huyết, chỉ huyết
Tương úy
• Vị này ức chế tính độc của vị kia
- Bán hạ (nôn, ngứa) + Sinh khương
Tương ác
• Vị này kềm chế tính năng của vị kia
- Hoàng cầm (hàn) + Sinh khương (ấm)
Tương sử
• Phối hợp 2 vị thuốc có tính vị khác nhau
• Tăng tác dụng điều trị
- Liên kiều + Ngô thù du: cầm nôn
Tương sát
• Vị này làm mất độc tính vị kia
- Phòng phong – Thạch tín
Tương sát
- Đậu xanh – Ba đậu
Tương phản
• Dùng chung sẽ gây phản ứng xấu, ↑độc tính
- Ba đậu phản Khiên ngưu
Tương phản
- Cam thảo phản Cam toại, Hải tảo, Nguyên hoa
Tương phản
- Ô đầu phản Bối mẫu, Bán hạ, Bạch cập
Tương phản
- Lê lô phản Nhân sâm, Tế tân, Bạch thược
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯƠNG KỊ THUỐC
YHCT
• Cách uống thuốc
• Kiêng kị
• Kiêng kị đối với phụ nữ có thai
• Danh mục thuốc độc A, B
Cách uống thuốc

• Bệnh cảm hàn, phong thấp: uống lúc nóng


• Bệnh nhiệt, thanh nhiệt: uống lúc nguội
• Lý khí, lý huyết, nhuận hạ: uống lúc ấm
• Không nên uống lúc quá no/ quá đói
• Nên uống sau ăn từ 1g30 – 2g
• Uống lúc đói: tả hạ, tiêu đạo
Kiêng kị
• Kiêng kị các thức ăn đối lập với tính chất, tác
dụng của thuốc:
- Thuốc thanh nhiệt không ăn cay, nóng như
rượu, tiêu, ớt
- Thuốc ôn lý trừ hàn, tân lương giải biểu không
ăn sống lạnh: thịt trâu, ba ba, ốc
- Thuốc kiện tỳ, tiêu đạo không ăn chất béo,
nhờn, tanh
- …
Kiêng kị đối với phụ nữ có thai
• Cấm dùng
- Nhóm tả hạ, trục thủy, hoạt huyết, phá huyết,
phá khí
• Thận trọng
- Nhóm tả hạ, hoạt huyết, phá khí, đại nhiệt

You might also like