You are on page 1of 18

ThS.BS.

Huỳnh Lê Trường
ThS Nguyễn Trương Minh Thế
BM YHCTCS
 Trình bày được hoàn cảnh ra đời và cấu
trúc của tác phẩm Hồng nghĩa giác tư y
thư.
 Vận dụng được nội dung, giá trị của tác
phẩm Hồng nghĩa giác tư y thư trong giải
thích, chẩn đoán và điều trị YHCT.
 Tác giả: Tuệ Tĩnh thiền sư
 Xuất bản: Y viện triều Lê Dụ Tông (Hậu Lê)
 Năm xuất bản: 1723
 Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư (Pho sách thuốc Giác Tư của vị
danh y ở Hồng Nghĩa) là quyển sách về y lý cổ nhất của
nước ta. Được soạn theo khuôn mẫu Thương Hàn Luận và
Kim Quỹ Yếu Lược của Trương Trọng Cảnh. Tên gọi này do
chúa Trịnh đặt vào năm 1717.
 Giác tư: giác ngộ cho người đời sau (ý nguyện của Tuệ Tĩnh).
 Hồng nghĩa giác tư y thư (Nguồn: Thư viện Quốc gia)
 Nguyên bản chia làm 2 quyển:
• Quyển thượng: Nam dược quốc âm phú, Trực giải
thuốc nam dược tính phú, Y luận, Tạng phủ và Kinh
lạc, Thương hàn các pháp trị lệ.
• Quyển hạ: Thập tam phương gia giảm, Chứng trị
phương pháp, Các đơn thuốc (Như ý đơn, Hồi sinh
đơn, Bổ âm đơn), Các phương thuốc gia truyền hiệu
nghiệm
 Giới thiệu khoảng 590 loại thuốc từ thực vật, động vật, khoáng vật…viết
bằng thơ chữ Nôm (gồm tên và tên riêng).

“Cửu-khổng tên ấy Quyết-minh, chữa mục hôn ắt hiệu.
Thạch-cao gọi rằng Phương-giải, ngăn đầu thống khôn đang.
Cứt dơi gọi Dạ-minh-sa, vốn là phân Biển-bức
Sơn-mài là Đại-giả thạch, sinh ở núi Phượng-hoàng.
Luyện thủy-ngân bảo rằng Khinh-phấn,
Lọc nước đất gọi ấy Địa-tương.
Trần thạch hôi là bột hòn vôi. Đất trên mặt vách, gọi Trần-bích thổ.
Mật đà tăng là cặn lò bạc. Muội dưới trôn nồi gọi Bách-thảo-sương”

 Tài liệu về dược học được ghi chép phong phú, dễ
hiểu, cố gắng tập trung vào các vị thuốc tại chỗ,
giúp cho người dân dễ dàng sử dụng. Thể hiện rõ
tư tưởng “Nam dược trị Nam nhân”

 Trước hiên ba gian liều mọn, rõ có thư đường


Sau nhà một thỏi đất thừa, dùng làm dược phố
 Bài phú chữ Hán, nói về công dụng, tính năng 220 vị thuốc Nam
theo lối giải thẳng ý nghĩa, diễn giải một cách bình thường, dễ hiểu
(tinh thần Xã hội hóa). Bài phú thể hiện sự khác biệt của thiên nhiên
nước nam, từ đó cho rằng dung thuốc nam để trị bệnh cho người
việt Nam là hoàn toàn phù hợp.
 “Dục huệ sinh dân, tiên tầm thánh dược
Thiên thư dĩ định Nam bang, thổ sản hà thù Bắc quốc”
(Muốn giúp nhân dân, trước tìm thánh dược.
Sách trời đã định cõi nước Nam, thổ sản có khác miền Bắc quốc)

 …
“Căn cát, Quát lâu giải khát, công tối ví đa;
Bạc hà, Kinh giới sơ phong, hiệu thụ thậm tốc.
Khai yết hầu doãn tại Ô mai,
Giải Tâm phiền tu cầu Bạch trúc.
Kê đầu thực bổ trung, cường khí, vưu trị thống yêu ;
Ô tặc cốt chỉ lỵ, liệu sang, kiêm năng minh mục.
Lợi tiểu tiện : Quỳ tử, Khiên ngưu,
Thông kinh nguyệt : Hồng hoa, Tô mộc.”
 Bàn về âm dương, ngũ hành, tạng phủ, phương pháp xem mạch, cơ
chế bệnh sinh theo Nội kinh, dược lý tóm tắt, phương tễ tóm tắt, các vị
thuốc chữa bệnh.
 Khái thuyết
Giới thiệu chung về Tạng phủ ứng với Âm Dương, Ngũ Hành.
 Thiên Tăng bổ tập “Vạn kim nhất thống thuật”
bổ sung thêm một số lý luận vào nội dung của thiên Vạn kim nhất thống
thuật sách Vạn Bệnh Hồi Xuân của tác giả Cung Đình Hiền đời nhà
Minh: khí hóa âm dương, biện luận tạng phủ, biện luận cơ thể con người,
biện luận mạch, Bí quyết xem thanh sắc của Biển Thước và Hoa Đà, Phép
luận về chứng hậu khí tuyệt của ngũ tạng, lục phủ; Phép phân biệt bệnh
âm dương; Dược lý tóm tắt; Phương tễ tóm tắt.
 Mô tả hình trạng ngũ tạng lục phủ,
“Can: nặng 4 cân 4 lạng. Bên trái 3 lá, bên phải 4 lá, cộng 7 lá. Can tàng
hồn, thuộc hành Mộc, thịnh về mùa Xuân. Mạch của Can là Huyền. Vị của
Can là Chua. Ngoài ứng với Mắt”.
 đường đi kinh lạc, các vị thuốc (có tác dụng bổ, tả, ôn, lương, dẫn) cho
mỗi kinh lạc
Mô tả lộ trình 12 đường kinh mạch, các loại thuốc quy vào kinh, các loại
thuốc, cách thức ăn uống phù hợp với bệnh trạng của kinh mạch. Ví dụ:
“Bệnh Phế, nên ăn gạo nếp thịt gà, hồ đào, và hành; nên ăn đồ cay,
kiêng đồ đắng”.
13 phương thuốc có gia giảm được Tuệ Tĩnh sử dụng rất tâm
đắc. Nguồn gốc từ Hòa tễ cục phương.
Bất hoán kim khí chính tán Hương tô tán
Nhị trần thang Tiểu sài hồ thang
Sâm tô ẩm Bình vị tán
Tứ vật thang Thập thần thang
Ngũ linh tán Ô dược thuận khí thang
Huyền vũ thang Ngũ tích tán
Tứ quân tử thang
 bàn về y lý, mạch học, triệu chứng, chẩn đoán, mô tả Tạng phủ,
Kinh mạch, các vị thuốc bổ tả ôn lương của 12 kinh. Cuối cùng là
công dụng, cấm kỵ, liều dùng của 214 vị thuốc Nam dùng chữa các
bệnh từ nội khoa đến ngoài da, trùng thú cắn, dùng cho cả nam,
phụ, lão, ấu.
 “Đãn kiến: thố sinh dân nhẫm tịch, Điện quốc thế Thái bàn
Tư bất phụ Nam thiên Quảng Huệ”
(Mong thấy: nhân dân khỏe vui êm ấm, nhà nước bền vững lâu
dài. Thế mới không phụ nhân huệ rộng sâu đối với nước Nam này
vậy”.
 Tinh thần “Giác tư”
 Gồm có 37 phương thuốc, nêu triệu chứng của từng giai đoạn bệnh,
cách gia giảm theo các triệu chứng nặng nhẹ. Đặc biệt có thêm
phần “trùy pháp” (dùng phương pháp đánh thật mạnh vào bệnh).

 Truỳ pháp: cảm hàn khí theo mùa: ..gia 1 dúm Đậu sị, sắc uống ấm,
rồi đắp chăn dày, trùm kín cả đầu, cho ra được mồ hôi, mới có công
hiệu. Thuốc đúng bệnh thì thôi, không nên uống nhiều, uống nhiều
sẽ sinh bệnh khác…
 Những điểm quan trọng chữa các bệnh: Kiết lỵ, Huyết lỵ, Tiết tả,
Thai nhiệt tựa như lỵ, Chuyển bào, Sản hậu huyết khối đau, Tiểu
tiện bất thông, Thạch lâm, Băng lậu, Thổ huyết, Thông đại tiện, Sốt
rét.
 nhắc nhở về cách khám và chẩn đoán bệnh, không nên chỉ dựa vào
mạch chẩn mà phải kết hợp đầy đủ cả tứ chẩn mới tránh lầm lẫn.
1. Như ý đơn: chữa dịch lệ tứ thời và các bệnh có chép trong sách Y
học nhập môn.
2. Hồi sinh đơn: trong sách Vạn bịnh hồi xuân là một phương thuốc
chữa bịnh phụ nữ thai tiền, sản hậu, có tác dụng khởi tử hồi sinh,
làm cho người ta sống lâu mà hưởng phúc.
 Các phương thuốc gia truyền hiệu nghiệm đã được chọn lọc mà
hoàng triều ban bố cho nhân dân, gồm 37 phương.

You might also like