You are on page 1of 833

HOÀNG DUY TÂ N

HOẢNG ANH TUẤN


ý ĩ «
PHƯƠNG TỄ
HỌC
HOÀNG DUY TÂN
HOÀNG ANH TUẤN

P H U Ơ Ĩ I G ĩ i

H Ọ C
LỜI NÓ I Đ Ầ U

Chữ phương (h ) theo gốc từ chữ Hán, có nghĩa là chuẩn mực,


mẫu mực.... để từ đó có thể mô phỏng theo mà áp dụng. Phương tễ
học là phương pháp nghiên cứu các bài thuốc đã và đang được dùng
có hiệu quả, để dựa theo đó, có thể gia giảm cho phù hợp với chứng
trạng tương đối thích hợp với chủ trị của bài thuốc đó.
Nghiên cứu về Thương tễ học’ chúng ta:
• Thừa hưởng được rất nhiều bài thuốc kinh nghiệm quý báu
và hiệu nghiệm của các thày thuốc đi trước (tính đến nay đã hơn
100.000 bài thuôc - Trung y phương tễ đại từ điển), có thể dùng để
điều trị được rấ t nhiều loại bệnh.
• IIọc hỏi được cách lý luận (qua sự giải thích các bài thuốc)
và ứng dụng (qua các tác dụng chu trị) các bài thuôc trong điều
trị.
• Tuy nhiên cái hay nhât là chúng ta học được cách ‘dộng não’
để lập phương. Người xưa thường nói “Dụng dược như dụng binh”,
qua từng bài thuốc, tuy chỉ có khoảng hơn 200 vị thuốc thường dùng
nhưng các danh y, các thày thuốc di trước đã khéo léo xếp đặt, gia
giảm... để các vị thuốc trở thành 'phương thang’ riêng biệt cho từng
trường hợp bệnh, và hiệu quả là bệnh khỏi.
Mỗi bài thuốc được hình thành là cả một quá trình nghiên
cứu (về y lý, dược lý), biện chứng (dộng năo để tìm ra vị thuốc thích
hợp) và trải qua những kinh nghiệm điều trị thực tiễn lâm sàng, vì
vậy, tìm hiểu về ‘Phương tễ học’ là một điều rất hấp dẫn.
Có những bài thucíc được lập phương cách đây hàng nghìn
năm về trước, nhưng đến bây giờ, khi ứng dụng (nếu dúng bệnh
chứng) vẫn có hiệu quả. Và Trung Quốc đã có những công trình
nghirn cứu áp dụng những hài thuốc ‘cổ phương’ để diều trị những
bộnh hiện nay (có thể là ngày xưa chưa có loại bệnh này
lioẠi’ gọi dưới ílạntf tôn khác), và I1ÔU cùng những hệnh chứntf hoẠc
cùng cách biện chứng, trên lâm sàng vẫn có nhiều kết quả rấ t tốt.
Những nội dung này được ghi lại trong những sách mang tên 'Cổ
phương kim dụng’ đáng cho chúng ta nghiên cứu và học hỏi trong
thời đại này.
Bài thuốc trị bệnh có rất nhiều, tuy nhiên, trong mỗi nhóm
thuốc, chúng tôi chỉ chọn lọc giới thiệu một số bài thuôc đã được
các sách giáo khoa chuyên về Thương tễ học' thống nhất giới thiệu.
Những bài thuốc này, chúng tôi để trong khung kèm cả phần trình
bày bằng chữ Hán (nguyên bài thuốc). Còn các bài thuốc khác được
in tên bài thuốc dưới dạng chữ nghiêng (italic) thí dụ: ‘TUYÊN ĐỘC
PHÁT BIỂU THANG' là những bài để tham khảo thêm.
Những bài chọn lọc, chứng tôi sẽ trình bày chi tiết những gì
liỏn quan đến bài thuốc đó: Dược vị, cách chế biến, cách uống thuốc,
tác dụng chủ trị, ý nghĩa của bài thuốc, các ứng dụng lâm sàng, và
Hau cùng thêm các lời bình luận, nhận xét (nếu có) về các bài thuốc
này. Mong rằng, qua những bài thuốc tiêu biểu này, chúng ta có
thế nấm bắt được cách biện chứng, dược lý của các vị thuốc để từ
đó có thể tiếp cận, sử dụng các bài thuô"c một cách hiệu quả hơn
trôn lAm sàng.
Có những bài thuôc ít vị (1-2 vị) nhưng cũng những bài trên
mười mấy hai mươi vị, nếu nhớ được hết các vị thuốc trong bài cả
lồ một diều khó, vi vậy, người xưa đâ nghĩ ra cách đặt thành bài
thư, bài ca... để dễ ghi nhớ. Cho đến nay, vẫn còn nhiều sách giáo
khoa theo phương pháp này. Tuy nhiên, có thể mỗi người sẽ có cách
thức khác nhau trong việc ghi nhớ (có thể bằng thơ, ca, vè...) cách
nào cũng dược, miễn là khi cần, chúng ta có thể kê dược toa thuốc
đố một cách đầy đủ. Qua tham khảo nhiều loại sách, chúng tôi thây
bản tóm tắ t để nhớ các vị thuốc trong bài ở sách ‘Y phương ca quát’
được nhiều sách giáo khoa trích dẫn nhất, vì vậy, sau mỗi bài tiêu
biểu, chúng tôi cũng sẽ trích dẫn những bài ca này để giúp người
đọc dễ nhớ hơn nội dung của bài thuốc đó. Việc chuyển tải sang
tiếng Việt chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là về âm vận, vì
vậy, sẽ có nhiều chỗ phải ép vần không được hay cho lắm. Hy vọng
trong tương lai sẽ sưu tầm thêm nhiều bài ca hơn nữa...
Tiếng Hán, hiộn nay (lược phổ biến rộng rãi, vì vậy, chúng tôi
cũng Hữ #hi tAn hồi thuốc bhnK tiếng Hán (lể tiện Ira cứu. Ntf()Ai rn,
hiộn nny, rất nhiồu Hrttíh nước nKOồi cũng đft dịch ‘Phương học'
thành tiếng bản ngữ, vì vậy, chúng tôi cũng dùng phiên âm quốc tế
(tiếng Quan thoại) để dễ tiếp cận với các sách nước ngoài.
Trong quá trình tham khảo những sách về Thương tễ học’,
chúng tôi nhận thấy quyển ‘Phương tễ học’ của Bắc Kinh xuất bản
năm 2004, có hình thức trình bày rất khoa học: ngắn gọn nhưng
súc tích, cho nên chúng tôi dựa vào quyển sách này và trình bày
lại dưới dạng đồ hình cho dễ nhớ. Chúng tôi cũng giữ nguyên phần
trình bày bằng tiếng Hán, chỉ cố chuyển sang Việt ngữ cho dễ đọc,
dễ tiếp thu.
Quyển sách này được soạn trong tinh thần thừa kế, phát huy
những nét độc đáo của nền YHCT, nhất là trong lĩnh vực nghiên
cứu về ‘Phương tễ học’.
Chúng tôi hy vọng rằng những dóng góp nhỏ bé này sẽ làm
phong phú hơn cho nền YHCT của chúng ta.

Biên Hoà đầu tháng 11 năm 2008


H oàng Duy T ản
H oàng A n h T uấn
LỊCH SỬ ‘PHƯƠNG TỄ HỌC’

Quyển sách sớm nhất đề cập đến lý luận lập phương thuốc
là quyển 'Hoàng Đế Nội kinh'. Trong sách này, có nêu lên 13 bài
thuốc:
Trong thiên ‘Bệnh năng luận’ (Tố vấn 46) có bài thuốc dùng
Sinh thiết lạc trị chứng Dương quyết và bài thuốc trị ‘Tửu phong’
(Trạch tả, Bạch truật, Lộc hàm phong). Thiên ‘Kỳ bệnh luận’ {Tố
vấn 47)y có bài ‘Lan thảo thang trị bệnh khẩu cam. Thiên ‘Phúc
trung luận’ {Tố vấn 40) có bài thuốc dùng Ô tặc cốt, Lự nhự... làm
viên, trị chứng phụ nữ huyết bị khô, và Kê thỉ lễ (phân trắng của
gà) trị cổ trướng. Thiên ‘Mậu thích luận’ (Tố vấn 63) hướng đẫn
dùng tóc ở vùng góc bên trái (tả giác phát) đcít thành than hoà vđi
rượu ngon uống trị chứng ‘Thi quyết’. Thiên ‘Tà khách’ (Linh khu
71) có bài ‘Bán hạ thang’ (Bán hạ, Truật mễ) trị m ắt mờ. Thiên
‘Ưng thứ1{Linh khu 81) hướng dẫn dùng rễ của Lăng và Kiều thảo
sắc uống trị chứng 'Bại tỳ’. Thiên ‘Kinh cân1(Linh khu 13) dùng mỡ
ngựa (mã cao), dùng rượu ngon ngâm với Quế để bôi, trị miệng bị xệ
xuống. Thiên Thọ yếu cương nhu’ (Linh khu 6) dùng Thục tiêu, Can
khương, Quê và rượu... chế biến rồi đắp, hơ để trị chứng Hàn tý.
Dần dần, trải qua dòng lịch sử, mỗi ỉúc số lượng các phương
thang ngày càng tăng, cho đến nay, số lượng bài thuốc đã lên đến
gần 100.000 bài thuốc.

T hời
T ên sá c h T ác giả S ố b à i th u ố c
g ian
Hoàng Đế Thế kỷ
13
Nội kinh 2
Thương hàn Trương
tạp bệnh 2.1.9 314 - 323
Trọng Cảnh
Trú'ti hàu bị Thố kỷ Bơn phương : 510
Cát Mồng
rú Ị) ỊihươỊìỊi 3 Phục phương: 494
Bị cấp Thiên
652 Tôn Tư Mạo 7500
kim phương
Ngoại đài bí
Vương Đào 6800
yểu
Thái bình
Trần Sư Lúc đầu chỉ có 297, sau
huệ dân hoà 1078
Văn đó bổ sung đến 788 bài.
tễ cục phương
Tiểu nhi dược
Chuyên về các bài thuốc
chứng trực 1119 Tiền Ất
dành cho trẻ nhỏ.
quyết
Loại sách sớm n h ất nêu
Thương hàn
lên quân, thần, tá, sứ,
minh lý kim Thành Vô Kỷ
phân tích bài thuô'c, mở
luận đầu cho phương tễ học.
61.739 (Được coi là tổng
Phổ tế hợp nhiều bài thuô"c
1406 Chu Tiêu
phưanịị nhất lúc bấy giờ).
Y phương Sách tham khảo đầu
1584 Ngô Côn
kháo tiên về phương tễ.
Được coi là sách đầu
Y Ịìh ương tập 1682 Ưông Ngang tiên tổng hợp và phân
gtải loại các nhóm thuốc.
Trung Quốc Trung
Bành Hoài
phương tề dại y Giang Nhân 96.592 bài
tự điển Tô .......
HÌNH THỨC PHƯƠNG THANG
ýĩ M ắ ẵ fầ

Để thành lập phương thang, người xưa nêu ra một số nguyên


tắc hướng dẫn như sau:

1- LẬ P PHƯƠNG THANG THEO DƯỢC VỊ

Dựa theo số lượng vị thuốc muôn dùng trong bài thuốc có thể
chia ra làm 7 loại phương thuốc (Thất phương - t zr):

1. Đại Phương
Đại phương có 5 ý nghĩa:
a- Sức thuôc mạnh.
b- Vị thuốc nhiều.
c- Lượng thuốc nhiều.
d“ Lượng thuốc nhiều mà chỉ uống hết trong một lần.
e- Có thể trị bệnh nặng ở hạ tiêu.
Thí dụ: bài Đại thừa khí thang’ trong phép hạ (Đại hoàng,
Hậu phác, Chỉ thực, Mang tiêu) thuộc loại ‘Đại phương’.
Tà khí cường thịnh, bệnh kèm thêm chứng thường sử dụng
Đại phương.

2- Tiểu Phương /Jn^T


Tiểu phương có ba ý nghĩa:
a- Trạng thái bệnh nhẹ, bệnh ở phần biểu, không cần phải
dùng thuốc mạnh.
b- Vị thuốc dùng ít, liều lượng dùng ít, uống làm nhiều lần, có
thế trị bệnh ở thượng tiêu.
c- Bệnh không có kèm chứng.
Thí dụ bài Thông xị thang’ trong phép phát hãn (Thông bạch,
Dạm (lẠu xị) thuộc loại Tiổu phương'.
Dổi với tà khí còn nhẹ, còn nông, bệnh không kèm chứng thì
sứ dụng Tiểu phương.
3- Hoãn Phương M 7 ĩ
Có sáu ý nghĩa :
a- Vị thuốc nhiều, cùng ức chế nhau, không có sức mạnh đi
thẳng tới chỗ bị bệnh một cách đơn độc.
b- Điổu trị bộnh bằng dược liệu không dộc hại, khiến bệnh tà
từ từ tiêu trừ, tránh làm tổn thương đến chính khí.
c- Khí vị của được liệu mỏng yếu, không đòi hỏi thu được hiệu
quả nhanh chóng,
d- Dùng kèm Cam thảo, lợi dụng vị ngọt, tính hoà hoãn để
lAtĩi KÌám yếu tác dụng cưa những vị thuốc mạnh.
(»- Dùng thuốc hoàn (viên) để từ từ tiêu trừ tà khí.
f- Dùng thuốc hoà hoãn để trị gốc (bản), làm tăng thêm sức
đỏ kháng của cơ thể, tậ t bệnh tự nhiên bị tiêu trừ.
Bài ‘Tứ quân tử thang’ trong phép bổ (Nhân sâm, Bạch truật,
Phục linh, Cam thảo) là bài thuốc điển hình của ‘Hoãn phương’.
Thích hợp với bệnh mạn tính, hư yếu.
4. Cấp Phương ũ 77

Có bốn ý nghĩa :
a- Trạng thái bệnh nguy cấp, phải cứu chữa nhanh chóng.
b- Dùng tác dụng tẩy rửa của bài thuốc tương đối nhanh.
c- Tính năng của thuôc mạnh, khí vị cũng rất dũng mãnh.
d- Dùng để trị bệnh ở tiêu (ngọn).
Bài ‘Tứ nghịch thang’ dùng để hồi dương, cứu nghịch trong ôn
pháp (Phụ tử, Can khương, Cam thảo) là bài thuốc thuộc loại ‘Cấp
phương’.
Loại này thường dùng trị bệnh cấp, bệnh nặng.
5. Kỳ Phương u\ ) ị
Dược vị nin l)rti thuốc hợp với số lẻ, gọi là Kỳ phương. Có hai
ý nghìn:
a- Bài thuốc chỉ dùng một vị thuôc.
b- Vị thuốc trong bài thuốc là số lẻ, từ một vị trở lên.
Bài ‘Cam thảo thang’ chỉ dùng một vị Cam thảo sống (sô" lẻ),
trị họng đau thuộc bệnh của kinh Thiếu âm)...
6. Ngẫu Phương {$7?
Dược vị của bài thuốc hợp số chẵn gọi là Ngẫu phương. Có hai
ý nghĩa:
a- Bài thuốc chỉ dùng phôi hợp hai vị thuốc.
b- Vị thuốc trong phương thuốc là sô" chẵn, từ hai vị trở lên.
Bài ‘Kim quỳ thận khí hoàn’ (Thục địa, Sơn thù, Sơn dược,
Trạch tả, Phục linh, Đơn bì, Quế chi, Phụ tử), có 8 vị (sô" chẵn)
thuộc loại ‘Ngẫu phương’.

7. Phức Phương (Phục phương) M77


Kết hợp sử dụng bằng hai phương hoặc nhiều phương, thì gọi
là Phức phương. Phức phương có hai ý nghĩa :
a- Ngoài phương thuốc chính ra, lại cho thêm những vị thuốc
khác.
b“ Liều lượng sử dụng các vị thuốc trong bài thuốc đều như
nhau. Thích hợp với bệnh chứng phức tạp hoặc bệnh m ạn tính điều
trị lâu không khỏi.
Thí dụ bài ‘Sài hồ tứ vật thang’, gồm bài ‘Tiểu sài hồ thang’
hợp với bài ‘Tứ vật thang’ (Sài hồ, Nhân sâm, Hoàng cầm, Cam
thảo, Bán hạ, Xuyên khung, Đương quy, Thược dược, Thục địa, Sinh
khương, Đại táo) trị hư lao lâu ngày, ớn sốt, mạch Trầm Sác...

II- LẬP PHƯƠNG THANG THEO TÁC DỰNG CỦA DƯỢC LIỆU
Dựa vào tác dụng khắc nhau của dược liệu, có thể chia làm mười loại
phương tễ (Thập tễ) : Tuyên tễ, Thông tễ, Bổ tễ, Tả tễ, Khinh tễ, Trọng tễ,
Hoạt tễ, Sáp tễ, Táo tễ, Thấp tễ... Sau này lại thêm 2 loại nữa là Hàn tễ và
Nhiệt tễ, biến thành Thập nhị tễ (Sách 'Y phương tập giải’ lại chia làm hai
mươi môì tề). Trong mỗi bài thuốc, theo tác dụng của thuốc tạo nên đối với
chứng trọng thì có sự khóc nhau về chủ yếu và thứ yếu, lại có thể chin thành
quân, tlhin, tá, sứ.
1. Tuyên Tễ
Tuyên có nghĩa là tán được uất kết ủng tắc. Như các chứng
vùng ngực đầy, nôn mửa, muôn nôn... có thể dùng bài ‘Nhị trần
thang’ (Trần bì, Bán hạ, Phục linh, Cam thảo) để lợi khí, tán uất.
2. Thang Tễ ìit 'J
Thông có thể tiêu trừ dược đình trệ. Thông là thông lợi, trệ
là chứng đình trệ, ứ đọng. Thí dụ sau khi sinh, khí huyết đầy tắc,
sữa không xuống, dùng những vị như Thông thảo, Lậu lô để thông
khiếu, giúp sữa chảy thông.
3. Bể Tễ
BỔ để giúp ích cho những phần suy yếu, m ất m át của cơ thể.
Thí (ỉụ dùng Nhân sâm hựp với Hoàng kỳ nấu thành cao, gọi là
'SAm kỳ cao ‘ có thể trị khí của Tỳ và Phế bị hư yếu.
4. Tà Tễ, Tiết Tễ
Tiốt làm thông được bế tắc. Phần lý (bên trong) bị thực nên
(lùng phỏp tả. Thí dụ chứng Phế thực mà ho, thở gấp, đờm nhiều,
dùng bồi 'ỉ)ình lịch đại táo tả Phế thang’ (Đình lịch, Đại táo) để trừ
(tởm, Nốu <ií> khí uất gây nên táo bón, thường hay ợ hơi, ngực sườn
dAy trướng, muốn đi đại tiện nhưng khó rặn ra, bụng đầy trướng
đau, rôu lưỡi vAng nhớt, mạch Huyền, dùng bài ‘Lục ma thang’ (Trầm
hươnK. Mộc hư<mg, Binh lang, Ô dược, Chỉ thực, Đại hoàng).
5. Khinh Tễ ệm
Khinh ỉà những thuôc có đặc tính nhẹ, có thể trừ khử được
thực. Thí dụ phong tA ở phần biểu, gây nôn chứng thực, phải dùng
thuốc khfti thôn# nhụ phần cơ biểu đổ trừ khử phong tà. Như trường
hợp xốt nóng, 8Ợ lụnh, đầu đau, cơ thổ đau, lưng đau, khớp xương
dau, khổng kỉuU nước, không có mồ hôi, auyễn thở mạnh, mạch
Phù Khẩn, (lùng bồi ‘Ma hoàng thang’ ( Ma hoàng, Quô' chi, Hạnh
nhân, Cam thầo).
I. Trong Tl
Trọn# l thurttí chôt nẠng có thể kổo xuống, trấn tĩnh. Thí dụ
bộnh ậỉlrtn diều trị hÀng Từ chu hoAn’ (Từ thạch, Chu sa,
TliAn khúc),
7. Hoạt Tễ ?M'J
Hoạt là hoạt lợi. Khi tà khí hữu hình ngưng kết ở trong cơ
thể, nên dùng thuốc có tính chất hoạt lợi để trừ bỏ nó di. Thí dụ
như chứng thạch lâm (tiểu buốt, trong nước tiểu có lúc lẫn sạn, sỏi,
tiểu khó, hoặc khi đi tiểu đau buốt không chịu nổi, hoặc bỗng nhiên
lưng đau như gẫy, lan sang bụng dưới, nước tiểu mầu vàng đỏ, vẩn
đục hoặc lẫn máu, rêu lưỡi trắng hoặc vàng nhạt, mạch Sác, dùng
bài ‘Quỳ tử tán ’ (Đông quỳ tử, Thạch nam, Du bạch bì, Thạch vĩ,
Mộc thông)...
8. Sáp Tễ M M
Sáp có nghĩa là thu liễm, thoát là hoạt thoát, trơn tuột, không
giữ lại được, nên điều trị bằng thuốc thu liễm. Ví dụ như sau khi
khỏi bệnh, mồ hôi cứ tự ra, đó là vệ khí không vững, dùng bài ‘Mẫu
lệ tán ’ (Ma hoàng căn, Hoàng kỳ, Mẫu lệ)...

9. Táo Tễ
Táo có thể trừ được thấp. Thí dụ như bệnh thuỷ thũng, thuỷ thấp
tích lại ở vùng bì phu, mặt mắt, chân tay đều phù, bụng đầy trướng,
suyễn, tiểu tiện không thông, có thể dùng bài ‘Ngũ bì ẩm’(Tang bạch
bì, Trần bì, Sinh khương bì, Đại phúc bì, Phục linh bì)...
10. Thâp Tễ
Thấp có thể trừ được táo. Thấp là mềm nhuận, táo là tân
dịch và huyết khô táo. Thí dụ như khí hậu mùa thu nóng nực, khô
ráo, Phế bị táo nhiệt, ho không có đờm, sườn đau, miệng lưỡi khô
ráo, lưỡi đỏ, lưỡi không có rêu, có thế’ dùng bài T hanh táo cứu Phế
thang’ (Mạch môn, Cam thảo, Tang diệp, Thạch cao, Hắc chi ma,
Đảng sâm, Hạnh nhân, A giao, Tỳ bà diệp)...
11. Hàn Tễ ặ f i j
Hàn có thể trừ được nhiệt, tức là dùng thuốc hàn trị chứng
nhiệt. Thí dụ như hoả nhiệt ở biểu lý đều thịnh, nóng nhiều, phiền
táo, bứt rứt, phát cuồng, nôn khan, nước tiểu đỏ, thổ huyết, chảy
máu cam, phát ban và các chứng thực nhiệt, mụn nhọt, đinh độc...,
dùng bài ‘Hoàng liên giải độc thang’ (Hoàng liên, Hoàng cầm,
U(>Antf bá, Chi tử)...
12. Nhiệt Tễ
Nhiệt có thể trừ dược hàn, tức là dùng thuôc tính nhiệt trị
chứng hàn. Thí dụ như chân tay lạnh giá, sợ lạnh, tiêu chảy, không
khốt nước, mạch Trầm Tế vô lực, có thể dùng bài ‘Tứ nghịch thang’
(Phụ tử, Can khương, Cam thảo)...
CÁCH TỔ CHỨC MỘT BÀI THUỐC
t ẵ ý ĩ l ặ .% |J

Bài thuốc Đông y (Nam hoặc Bắc) đều có thể gồm một vị hoặc
nhiều vị. Thí dụ : Bài 'Độc sâm thang’ chỉ có vị Nhân sâm, bài
thuốc chữa viêm gan chỉ có vị Nhân trần. Bài thuốc nhiều vị là có
hai vị trở lên như bài ‘Thông xị thang’ gồm có Thông bạch và Đạm
đậu xị, bài ‘Nhân trần chi tử thang’ gồm có Nhân trần và Chi tử...
Những bài thuốc Đông y đều do thầy thuôc hoặc nhân dân dựa
theo kinh nghiệm chữa bệnh mà tạo nên.
Một bài thuốc Đông y gồm có 4 phần chính:

1. Thuôc chính (Quân dược) M

Là vị thuốc nhằm giải quyết bệnh chính như trong bài ‘Thừa
khí thang’ thì Đại hoàng là chủ dược để công hạ thực nhiệt ô
trường vị.

2. Thuôc hỗ trợ (Thẩn dược) ẼĻ


Để tăng thêm tác dụng của vị thuốc chính như trong bài ‘Ma
hoàng thang’, vị Quế chi giúp Ma hoàng tăng thêm tác dụng phát
hãn. Bài ‘Xạ can ma hoàng thang’, lấy Xạ can làm vị hỗ trợ để giảm
tác dụng tân ôn giải biểu của Ma hoàng, giúp tăng thêm tác dụng
tuyên Phế, bình suyễn.

3. Thuôc tuỳ chứng gia thêm (Tá dược)


Để giải quyết những chứng phụ của bệnh như lúc trị bệnh
ngoại cảm, dùng bài Thông xị thang’ mà bệnh nhân ho nhiều, dùng
thêm Cát cánh, Hạnh nhán; Ăn kém, thêm Mạch nha, Thần khúc.

4- Thuôc dẫn (Sứ dược)


Còn một số vị thuốc Đông y gọi là sứ dược dể giúp dẫn thuốc
vào nơi bị bệnh như Cát cánh dẫn thuốc lên phần bị bệnh ở trên,
Ngưu tấ t (lAn thuốc xuống phần bị bệnh ở dưới hoặc loại thuốc để
(li(MI hoỉt CÍÍC vị thuốc khác như Cam thảo, Đại táo, Gừng tươi.
Cần lưu ý là vị thuốc chủ và vị thuốc hỗ trợ trong bài thuốc
không hạn chế một hoặc 2 vị nhưng nhiều bài thuốc có đến 2 - 3 vị
tạo thành. Tuy nhiên, lúc có vị thuốc chủ hoặc thuốc hỗ trợ có từ 2
vị trở lên, có thể xảy ra 2 trường hợp:
• Một là sau khi ghép vị rồi, có thể tăng khả năng hạn chế
hoặc cải biến tác dụng của vị thuốc chủ hoặc vị thuốc hỗ trợ, như vị
Kim ngân hoa, dùng cùng lúc với Ngân kiều trong bài ‘Ngân kiều tán’
thì tác dụng thanh nhiệt sẽ được tăng lên vì 2 vị đó dược tính giống
nhau. Ma hoàng dùng chung với Thạch cao trong bài ‘Ma hạnh thạch
cam thang’ là để hạn chế nhau vì Ma hoàng thì tân ôn, còn Thạch
cao thì tân hàn, khí vị tương phản, để tạo thành bài thuốc khai Phế,
thanh nhiệt. Quế chi và Bạch thược trong bài ‘Quế chi thang’ là vị
thuốc chủ nhưng khí vị tương phản, chủ yếu để điều hoà Vinh Vệ.
• Hai là cũng có bàỉ kết hợp một lúc 2 cách trị bệnh như bài
‘Đại thừa khí thang’, lấy Hậu phác, Chỉ thực ghép với Đại hoàng là
cách kết hợp một lúc 2 cách chữa là công hạ và hành khí, phá khí,
tác dụng của nó càng mạnh hơn. Bàỉ ‘Hoàng long thang’, dùng Nhân
sâm, Đương quy để ích khí, dưỡng huyết, phối hợp vổỉ Đại hoàng
để công hạ, đó là kết hợp ứng dụng giữa công và bổ, trỏ thành bài
thuốc vừa công vừa bổ.
CÁCH PHỐI HỢP CÁC VI THUỐC
TRONG MỘT BÀI THUỐC
7 Ĩ $'J Ối) 12 ữ

1- Cách phôi hợp các vị thuâíc


Việc phối hợp các vị thuốc trong một bài thuổc như thế nào
để phát huy tốt nhất tác dụng của thuốc theo ý muốn của thầy
thuốc đó là kỹ thuật dùng thuốc của Đông y. Việc phôi hợp vị thuốc
khác nhau có thể làm bài thuốc thay đổi. Thí dụ: Quế chi dùng với
Ma hoàng thì làm tăng tác dụng phát hãn, còn Quế chi đùng với
Bạch thược thì lại có tác dụng liễm hãn (cầm mồ hôi). Cũng có lúc
việc phối hợp thuốc làm tăng hoặc làm giảm tác dụng của vị thuốc
chính. Thí dụ như Đại hoàng dùng với Mang tiêu thì tác dụng xổ
mạnh nếu dùng với Cam thảo thì tác dụng xổ yếu hơn, một sô" thuốc
này có thể làm giảm độc tính của thuốc kia như Sinh khương làm
giảm độc của Bán hạ. Trong việc phối hợp thuốc cũng thường chú
ý đến việc dùng thuốc bổ phải có thuôc tả như trong bài ‘Lục vị’
có thuốc bể như Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, có thêm các vị thuốc
thanh nhiệt lợi thấp như Phục linh, Đơn bì, Trạch tả. Trong bài
thuôc ‘Chỉ truật hoàn’ có vị Bạch truật bổ khí kiện Tỳ, phải có vị
Chỉ thực để hành khí tiêu trệ, trong bài thuốc ‘Tứ vật’ có Đương qui,
Thục địa bổ huyết thì có vị Xuyên khung để hoạt huyết hoặc dùng
thuốc lợi thấp kèm theo thuốc hành khí, thuốc trừ phong kèm theo
thuốc bổ huyết v.v...
Đó là những kinh nghiệm phối hợp thucíc trong Đông y cần
được chú ý. Việc đùng thuốc nhiều hay ít tuỳ theo biện chứng tình
hình bệnh mà chỉ định, nguyên tắc là phải nắm chủ chứng để chọn
những chủ dược trị đúng bệnh, không nên dùng thuốc bao vây
quá nhiều gây lãng phí mà tác dụng kém đi. Một bài thuồc thông
thường không nên dùng quá 12 vị.
2- Liều lượng trong bài thuôc
liiổu lượng mỗi vị thuốc trong thang nhiều ít, chủ yếu là (ỉo
bộnlì lình mà (lịnh. Nôu bộnh (lơn gian hoẠe cách chữa can chuynn
một thời gian thì lượng thuốc cần ít nhưng lượng phải tốt. Nếu
bệnh phức tạp, cần có 2 cách chữa phôi hợp thỉ vị thuốc đương
nhiên phải nhiều lên. Nếu quá nhiều vị trong một thang, có thể đến
một lúc nào dó nó sẽ gây ức chế nhau, vì vậy cần lưu ý đến nguyên
tắc ‘nhiều mà không tạp, ít mà tinh chuyên’.
Liều lượng của mỗi vị thuốc trong bài tuỳ thuộc vào các yếu
tô' sau :
1. Thuốc đó là chủ dược hay thuôc hỗ trợ, thuốc chính dùng
lượng nhiều hơn.
2. Người lứn dùng lượng nhiều hơn trẻ em và người già.
3. Thuốc bổ thường dùng lượng nhiều hơn các loại thuốc khác.
4. Tuỳ trọng lượng của thuốc nặng hay nhẹ, thí dụ Thạch cao,
MĂu lệ dùng nhiều còn như Đăng tâm, Thuyền thoái nhẹ nên chỉ
dùng lượng ít.
Ngoài ra còn tuỳ tình hình bệnh và mục đích dùng thuốc mà
quyết định lượng thuôc.

3- Gia giảm trong một bài thuôc


Một bài thuốc dù là cổ phương hay kim phương đều có phạm
vi chỉ định điều trị trên lâm sàng. Cho nên lúc sử dụng bài thuốc để
đạt hiệu quả cao phù hợp với tình hình bệnh lý cần có sự gia giảm
tuỳ theo bệnh tật, theo lứa tuổi, theo thể chất của người bệnh và
tuỳ theo cẩ loại dược liệu sẵn có, khí hậu của địa phương.
3.1 - Sự tham gia của các vj thuốc:
Bài thuốc thường do sự thay đổi vị mà tác dụng khác nhau,
Thí dụ bài ‘Quế chi thang’ có tác dụng giải biểu, điều hoà Vinh Vệ
dùng điều trị các bệnh ngoại cảm biểu chứng, có mồ hôi sợ gió và
sốt nhẹ; Nếu bệnh cũng chứng trên kèm theo suyễn, thêm Hạnh
nhân, Hâu phóc, bài thuôc sẽ có tác dụng bình suyễn; nếu sốt cao,
bỏ Ma hoàng, thêm Hoàng cầm bài thuốc sẽ có tác dụng hạ sốt.
Hoặc bài ‘Ma hoàng thang’ có tác dụng tân ôn phát hàn, nếu bỏ
Quế chi, bAi thuốc Hố thAnh bồi Tam áo than#’ có tác dụng chính
lh bình HuyAn, chỉ Uhíti. Tuy chỉ giảm đi 1 vị nhưng tác dụng chữa
bộnh đổ khih’.
3.2- Sự gia giảm llíư lượng thuốc:
Trong một bài thuốc nếu lượng dùng củatừng vị thuốc thay
đổi thì tác dụng diều trị sẽ thay đổi.
Thí dụ bài ‘Chỉ truật hoàn’ gồm có Chỉ thực và Bạch truật tác
dụng chính là kiện Tỳ, nếu lượng Chỉ thực tăng gấp dôi Bạch truật
tác dụng của bài thuốc là tiêu tích đạo trệ.
Hoặc vị Hoàng kỳ:
• Nếu ghép với Nhân sâm, Bạch truật, Sài hồ, Thăng ma trở
thành bài ‘Bổ trung ích khí thang5, có tác dụng thăng đề, bổ khí.
• Nếu ghép với Đương quy thì trở thành bài ‘Đương quy bổ
huyết thang’, có tác dụng bổ huyết.
• Nếu ghép với Bạch truật, Phòng kỷ thì trở thành Thòng kỷ
hoàng kỳ thang’, có tác dụng lợi thuỷ.
• Nếu ghép với Bạch truật, Phòng phong, trở thành bài ‘Ngọc
bình phong tán ’, có tác dụng cố biểu, chỉ hãn.
• Nếu ghép với Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích, trở thành bài
Thấu nùng tán ’, có tác dụng nung mủ.
• Nếu ghép với Quế chi, Thược dược, thành bài ‘Hoàng kỳ
kiến trung thang’, có tác dụng ôn trung bổ hư.
• Ghép với Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa
thì thành bài ‘Bổ dương hoàn ngũ thang’, có tác dụng tiêu ứ, thông
lạc.
• Ghép với Miết giáp, Địa cốt bì, thành bài ‘Hoàng kỳ miết
giáp tản*, có tác dụng thanh hư nhiệt...
Như vậy, việc ghép các vị thuốc trong một bài thucíc có liên
quan mật thiết đến tác dụng chủ trị, nhất là thay đổi các vị thuốc
chủ yếu thì tác dụng chữa bệnh của bài thuốc ấy cũng biến đổi.
Thay đổi liều IƯỢng vị ỉhuôc
Nếu liều lượng vị thuốc trong bài thuốc biến đổi lớn thì tác
dụng chính cũng biến dổi theo. Thí dụ: Bài ‘Chỉ truật thang’ và ‘Chỉ
truật hoàn’ cùng gồm 2 vị Chỉ thực và Bạch truật. Nhưng Chĩ thực
trong bài ‘Chỉ truật thang’ liều lượng gấp đôi Bạch truật, vì vậy,
chủ yếu 1A tiêu tích đạo trộ. Còn trong bài ‘Chỉ truật hoàn’ thì Bạch
truột Kấp (lôi Chí thực, cổ tílc (lụng kiện Tỳ hoà trung làm chủ. Bài
‘Chí truột thnng’ nguyên trị (ìAy (lưới vùng tim có thuỷ ổm, bây giờ
có thầy thuốc dùng để chữa sa dạ dày, vì vậy dùng nhiều Chỉ thực
mới có hiệu quả. Bài ‘Chỉ truật hoàn’ thường dùng để kiện Tỳ hoà
trung, trợ tiêu hoá.
Như vậy, vị thuôc giống nhau nhưng liều lượng khác nhau thì
tác dụng chủ, thứ của bài thuốc đổi khác, phạm vi thích ứng cũng
khác nhau.
Thay thế vị thuốc:
Lúc sử dụng một bài thuốc, có khi đầy đủ vị nhưng cũng có lúc
thiếu vị này vị khác, thầy thuốc phải tìm những vị thuốc khác có
tính vị và tác dụng giống nhau để thay thế bảo đảm cho việc điều
trị được thực hiện. Nắm vững nguyên tắc thay đổi cách ghép các vị
thuốc trong bài thuốc thì khi lâm sàng chữa bệnh có thể theo phép
chữa và ý nghĩa bài thuốc mà không dùng tấ t cả các vị thuốc, nhất
1A những vị thuốc quý hiếm, có thể dùng vị thuốc có dược tính tương
tự thay th ế mà không ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh. Thí dụ: 3
vị Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá tác dụng của nó có khác nhau
nhưng đều là vị khổ hàn, đều dùng thanh nhiệt tả hoả, táo thấp,
cho nên có thể dùng vị này thay thế vị kia. Chỉ thực và Chỉ xác,
tác dụng của nó nhanh chậm khác nhau; Nhân sâm vả Đảng sâm
tuy mạnh yếu khác nhau nhưng có thể dùng thay th ế nhau khi chữa
bệnh. Hiện nay khi chữa bệnh thường dùng sừng trâu (Thuỷ ngưu
giác) thay Tê giác, Sơn dương giác thay Linh dương giác; Trân châu
mẫu thay bằng Thạch quyết minh v.v... không ảnh hưởng mấy đến
hiệu quả trị bệnh. Nhưng cần chú ý là khi dùng vị khác thay thế thì
liều lượng cần thay đổi, vị nào nhẹ thì tăng, vị nào trọng thì giảm,
như dùng Đảng sâm thay Nhân sấm thì liều lượng cần tăng thêm,
dùng Chỉ thực thay Chỉ xác, liều lượng nên giảm bớt.
Ngoài ra, còn có thể căn cứ vào tác đụng riêng của từng vị
thuốc mà chọn vị thuốc khác thay thế để đạt một m ặt tác dụng nào
đó. Thí dụ như Sơn thù có tác dụng bổ ích Can Thận, thì khi muốn
bổ ích Can Thận có thể dùng Nữ trinh tử, CAu kỷ tử, Thỏ ty tử vv...
thay thế.
PHÂN LOẠI BÀI THUỐC
lĩ jW M

Việc phân loại bài thuốc dựa theo 8 phương pháp điều trị (bát
pháp) của Đông y là hàn, thổ, hạ, hoà, ôn, thanh, tiêu, bổ để tạo
nên các bài thuốc như thuốc Giải biểu, thuốc Gây nôn, thuốc Tả hạ,
thuốc Hoà giải, thuốc Thanh nhiệt, thuốc Khu hàn, thuốc Tiêu dạo
thuốc bổ dưỡng. Ngoài ra còn có các loại thuốc Lý khí, Lý huyết,
thuốc Khu phong, thuốc Trừ thấp, thuốc Khai khiếu, thuốc Cố sáp,
thuốc Trục trùng... Nếu 8 cách trên chưa khái quát được h ết thì lại
chia thành nhóm Lý khí, nhóm Lý huyết, nhóm Khu phong, nhóm
Hoá thấp, nhóm Khai khiếu, nhóm c ố sáp, nhóm Tiệt ngược, nhóm
Khu trùng w ...
Việc phân chia nhóm thucíc, hầu như các sách giáo khoa về
phương tễ của Trung Quốc đều thông nhất chia ỉàm 19 loại- Có thể
thấy rõ qua sự khảo sát 3 quyển sách của 3 học viện Đông y nổi
tiếng của Trung Quốc, như sau:

NhómthuỐC/''^ Thương tễ ‘Phương tễ ‘Trung y khái


hoe’ Thương hoe’ Bắc Kinh yếu’ (Phần dược),
Sách thuốc Hải 1999 2003 Nam Kinh
An thần X X X
Bổ ích X X X
Cố sáp X X X
Dũng thổ X X
Giải biểu X X X
Hoà giải X X X
Khai khiếu X X X
Khứ đờm X X X
Khứ thấp X X X
Khứ thử X X
Khu trùng X X X
Lý huyết X X X
Lý khí X X X
Ôn lý X X X
Tả hạ X X X
Thanh nhiệt X X X
Tiêu đạo X X X
Trị phong X X X
Trị táo X X X
Ưng nhọt X

3 sách đều thống nhất 19 nhóm, riêng sách ‘Tân biên Trung
y hục’ có thêm một mục là ‘ưng nhọt’.
Tuy nhiên, có bài thuốc không chỉ có một tác dụng như bài ‘Tứ
vật thang’ có thể bổ huyết, lại cố thể hoạt huyết, có thể quy về bài
bổ ích cũng được mà quy về bài lý huyết cũng được. Vì vậy, trong
các sách thuốc, có thể có nhiều cách phân loại từng bài thuôc khác
nhau. Ngoài ra, còn có bài thông dụng và bài chuyên dụng như bài
‘Tứ quân tử thang’ để bổ khí, bài ‘Tứ vật thang’ bổ huyết, ‘Lục vị
địa hoàng hoàn’ bổ thận âm, ‘Quế phụ bát vị hoàn’ bổ thận dương...
đều là những bài thường dùng, phạm vi sử dụng rấ t rộng rãi. Các
bài chuyên dùng chỉ dùng chữa một chứng bệnh nào đó như bài ‘Đại
hoàng mẫu đơn thang’, theo tác dụng của nó là thanh nhiệt giải
độc, nhưng thường dùng trị bệnh đau đại trường. Bài T hập khôi
hoàn’, theo tác dụng của nó là lương huyết, nhưng thường dùng để
cầm máu (chỉ huyết).
Vì số lượng bài thuốc rất nhiều cho nên việc phân nhóm bài
thuốc rất có ích cho người mới làm quen với phương tễ học, qua các
nhóm thuốc, nhất là các bài thuốc tiêu biểu và thường dùng, giúp
người đọc dễ nhớ những điểm chính của các bài thuốc. Thí dụ: Khi
nhắc đến Tân lương giải biểu, cần nhớ ngay bài tiêu biểu là ‘Ngân
kiều tán ’, gặp phải Can Đởm có thấp nhiêt, nhớ ngay bài ‘Long
đởm tổ can thang', cần bổ Thận âm, có bài ‘Lục vị địa hoàng hoàn’...
Và từ các bài thuôc chuẩn này, dựa vào bệnh chứng lâm sàng của
từng người bộnh mồ gia giám và dùng liều lượng tho thích hợp với
từng thố trụng.. Uốt quíí H('í rất cao.
CÁC DẠNG THUỐC

1- Thuôc Thang M M
Thuốe thang là hỗn hợp các vị thuôc, cho vào siêu, đổ nước,
sắc, lược bỏ xác, lấy nước thuốc uống gọi là thuốc thang (Thang :
Nước nóng). Thuốc thang thường ứng đụng rấ t rộng trong các dạng
thuốc, vì nó dùng được liều cao, hấp thụ dễ dàng, hiệu quả nhanh
chóng, mà lại còn gia giảm được linh hoạt, rấ t phù hợp với bịnh
tình phức tạp, nhất là trong giai đoạn tấn công.
2- Thuôíc Cao
Thuốc cao là loại thuốc chiết xuất hoạt chất qua dung môi rồi
cô đặc lại. Thuốc cao có nhiều loại: Cao lỏng, cao mềm, cao dẻo, cao
khô dừng để uống trong và có ỉoại thuốc cao dùng ngoài như cao
dán, cao xoa.
Thuốc cao uống trong trường hợp là thuốc bổ, trị bệnh mạn
tính, dùng dược liệu cao hơn các dạng thuốc tán, hoàn.
Thuốc cao dùng ngoài thường dùng cho những bịnh mụn nhọt
về ngoại khoa và những bịnh tậ t phong, hàn, thấp, tê. Loại cao
dùng ngoài này người xưa gọi là thuốc dán mỏng, bấy giờ gọi là cao
dán. Ngoài ra có loại cao xoa, loại thuốc mềm dùng để bôi hoặc xoa
lên da hay niềm mạc như cao Sao vàng ( Dầu cù là) chẳng hạn.
Các loại thuốc cao :
Thuốc cao có nhiều loại, có tỷ lệ thuôc và nước như sau :
• Cao lỏng : Gần như xi rồ, rót được dễ dàng. Tỷ lệ lOOOml
tương ứng với 1,2 kg hoặc hơn nữa, dược liệu khô như cao Tam tài,
cao ích mẫu V ..V .......
• Cao mềm : Thể chất sánh như Mật đặc hoặc sền sệt, có tỷ
lệ nước từ 20 - 25% như cao Quy bản....
• Cao dẻo : Thể chất dẻo và mềm như kẹo Mạch nha có tỷ lệ
nước từ 12 - 15%, khó tan trong nước như cao Ban long ( Gạc nai),
cao Hổ cốt ( xương cọp)....
• Cao khô : Cao khô tỷ lệ nước không quá 5%, có thể tán
thành bột dễ dàng như cao Mã tiền.
• Cao dán: Tán nhuyễn thucíc rồi trộn với các chất dính, Phết
vào giấy bóng hoặc vải... dán lên vùng bệnh trong điều trị mụn
nhọt, khí huyết ngưng tụ, đau nhức...
3. Thuếc Tễ { Hoàn mểm) A Ã lJ
Thuốc tễ là dạng thuốc mềm dẻo, hình cầu, lớn bằng h ạt nhãn
(đường kính l-2cm). Thuốc tễ phần lớn là thuốc bồi dưỡng cơ thể
hoặc các thuốc cần dùng liên tục lâu dài để chữa các bịnh mạn tính.
Thuốc bổ có bổ âm, bổ dương hay bổ khí huyết như Lục vị địa hoàng
hoàn, Bát vị quế phụ hoàn, Hà xa đại tạo hoàn...

4. Thuôc Tán ( Bột) tMHI


Thuốc tán là loại thuốc thể cứng, rời, Điều chế bằng cách tán
dưựe liệu từ động vật, khoáng vật, thực vật thành bột vừa hay bột
mịn để uống trong hoặc để xoa ngoài thì gọi là thuốc tán. Thuốc tán
là những loại thuôc không thể chịu lửa, hoặc có vị sắc thuốc thang
uống sẽ bị nôn, thuốc tán còn có tác dụng hấp thụ nhanh.
Thuốc uống trong như ‘Ngũ linh tán ’, ‘Ngân kiều tá n \
Thuốc tán dùng ngoài như :
• Ngoại khoa : Như ý kim hoàng tán.
• Hầu khoa : Tích loại tán.
Ngoài ra có loại thuốc thổi vào mũi cũng là một loại thuốc tán
như ‘Thông quan tán ’.
5. Thuốc Rượu (Tửu Dược) MW\
Thuốc rượu là dạng thuốc thể lỏng, chế bằng cách dùng rượu
để rút hoạt chất của thuốc, như đem các vị thuốc ngâm vào rượu
hoặc dùng rượu chưng cách thuỷ, sau đó bỏ bã lấy rượu uống hay để
xoa bóp bến ngoài.
Tính rượu ôn thông, giúp thuốc đi nhanh, đi khắp cơ thể, có
công hiệu khu phung, hoạt huyết, uông trong thường dùng để chữa
bịnh Thấp tô như Mộc Qua Hổ c ố t Tửu, vì vậy gọi là “Thuốc rượu.”
Oĩintf eổ loại “Kưựu thuốc “ (ìùng cho khai vị hoẠe <1(1 xoa bóp
hỏn ngoAi trị <!hu nhức hoặc <i() chấn thương.
6. Thuôc Đính íỀ#!l
Dược liệu đã tán thành bột, trộn chung với các chất dính như
hồ hoặc m ật ong làm thành từng thỏi dài khoảng 5-6cm như Tử
kim đỉnh...
7. Thuôc Đơn (Đan)
+ Trộn thuôc đã tán thành bột nhuyễn chung với các chất
dính như hồ, m ật ong., làm thành từng tấm, cắt mỗi tấm ra thành
từng ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông dài khoảng 0 ,8 c m , g ọ i là 1 Đơn. Khi
cần, bẻ ra dùng. Thí dụ: Thất bảo mỹ nhiệm đơn.
+ Có khi không làm thành từng phiến mà làm thành từng
viên nhỏ như ‘Nhân đơn’ của Nhật Bản...
PHƯƠNG PHÁP SẮC THUỐC
VÀ CÁCH UỐNG THUỐC
M 15 IU i § ÍẾ

1. Dụng cụ sắc thuốc tốt nhất là dùng ấm đất, cũng có thể


dùng ấm nhôm.
2. Thuôc bỏ vào ấm, đổ nước ngập khoảng 2cm, ngâm thuốc
khoảng 15-20 phút trước lúc sắc cho thuốc ngấm đều nước, với
thang thuốc ngoại cảm thường sắc 2 lần. Mỗi lần sắc còn lại 1/3
lượng nước đổ vào, thuốc bổ nên sắc 3 lần lúc nước sôi cho nhỏ lửa,
Hắc lâu hơn và thuốc cô đặc hơn.
3. Những điều chú ý lúc sắc thuốc: Những thuốc thơm có tinh
đáu như Bạc hà, Hoắc hương, Kinh giới... nên cho vào sau (10 phút
trước khi đem thuôc xuống). Những loại thuốc cứng, nặng như sò,
mai rùa cẩn đập vụn và cho vào sắc trước. Những thứ thuốc hạt nhỏ
như họt Cỏ cải, h ạt Tía tô nên bỏ vào túi vải rồi cho vào sắc, những
thuốc có độc tính như Phụ tử, Ô dầu, Thảo ô... nên sắc trước độ nửa
KÌỜ rAi cho các thuốc khác vào sau. Những thuốc quí như Nhân sâm,
hoẠc một Hố thuốc nam lượng nhiều quá cũng nên sắc riêng rồi trộn
chuntf vđi thuôc sắc để uông.
4. Cđch uống thuốc: Tuỳ theo loại thuốc mà cách uống thuốc
khác nhau, thường mỗi thang thuốc sắc 2 lần nếu là thang thuốc bổ
nôn sác 3 lấn rổi trộn lẫn uống trong một ngày, thuốc thanh nhiệt
vìi thuốc (ỉưỡng âm nên uống lúc nguội, thuốc tán hàn và thuốc bổ
(tươntf nfln uống nóng, thuốc chữa ngoại cảm trừ phong uổng lúc
tlmiK bệnh, thuốc bổ và thuôc chữa bệnh mạn tính, nên uống vào
■nu lúc An 1-2 giờ, thường uống vào 8 giờ sáng, 2 giờ chiều và buổi
tỏi trước lúc đỉ ngủ. Đối với trẻ nhỏ, lượng thuốc có thể chia làm
nhiồu lán đố uống trong ngày.
CẤM KỴ TRONG THỜI GIAN UỐNG THUỐC

Trong thời gian uống thuốc, cần kiêng một số thức ăn mà


người xưa gọi đó là “Sự kiêng kỵ trong khi uống thuốc”. Trong các
sách xưa có ghi chép: Bạc hà kỵ thịt Ba ba, Phục linh kỵ giấm,
Miết giáp kỵ Rau dền, Mật ong kỵ Hành, thịt Gà kỵ sáp Ong... tức
là nói khi uống một vị thuốc gi đồng thời phải kiêng ăn một số đồ
ăn kỵ với nó.
Ngoài ra, trong khi uống thuốc cần kiêng một sô" thức ăn, vì
bản thân thức ăn cũng gây ra phản lại tác dụng của thuốc như :
Ưcứig thuốc ôn trung, khu hàn thì không nên ăn đồ sông lạnh, ucíng
thuốc tiêu đạo, kiện Tỳ thì không nên ăn dồ béo nhờn khó tiêu. Khi
uống thuôc an thần thì không nên ăn hay uống những thứ có tính
chất kích thích, hưng phấn...
Sự câm kỵ theo y học cổ truyền đã nêu lên những vị thuôc
phản nhau, sợ nhau, cấm dùng và dùng cẩn thận, song đó là trường
hợp kinh nghiệm và cũng có trường hợp không phải nhất thiết là
như vậy. Vậy khi muốn sử dụng một loại thuốc nào, cho một trường
hợp nào cần phải nghiên cứu xác minh một cách thận trọng để
tránh những sự lầm lẫn đáng tiếc có thể xảy ra.
THUỐC GIẢI BIỂU
» * m

Thuốc Giải biểu còn gọi là thuốc ‘Phát biểu', có tác


dụng sơ tiết phần biểu, tuyên thông Phế vệ, phát tán
ngoại tà để tà khí có thể theo mồ hôi mà tiết ra ngoài.
Những bài thuốc ‘Giải biểu’ thường có vị cay, tính ôn
hoặc cay, lương, thường dùng để chữa hội chứng bệnh
lý ở biểu, gặp trong các bệnh nhiễm d giai đoạn sơ khởi.
Tuỳ theo tính chất mà thuốc được chia 2 loại: Tân ôn giải
biểu và Tân lương giải biểu.

TÂN ÔN GIẢI BIỂU


j s ỀỆ ^

Những bài thuốc Tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong
! hàn, chữa những chứng biểu ngoại cảm phong hàn, thường có các
I triệu chứng sốt rét, gai rét, đau đầu, nhức mỏi chân tay có hoặc
I không ra mổ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn hoặc Phù
I Hoãn.
Những vị thuốc thường dùng có Ma hoàng, Quế chi, Kinh
I giới, Tía tồ, Tế tân, Phòng phong, Bạch chỉ, Khương hoạt, Hương
I nhu, Thông bạch, Gừng tươi...
Bài thuốc thường dùng có ‘Ma hoàng thang’, ‘Quế chi thang’,
I ‘Thông xị thang', 'Kinh phòng bại độc tán’, 'Hương tô tán’, ‘Đại
Ị thanh long thang', Tiểu thanh long thang’ vv...
Trôn lâm sàng, có thể tuỳ chứng mà gia giảm thêm:
• Biểu hàn nhiểu mà không mồ hôi, dùng ‘Ma hoàng thang’.
Nếu có thôm nhiệt ở phần lý, thêm thuốc có vị cay, mát để
làm tá, như bhl ‘Đại thanh long thang’.
• Blổu hỏn có mố hôi, sợ gió, dùng ‘Quế chi thang’.
• Biểu hàn nhụ, dùng 'Thông xj thang'...
MA HOÀNG THANG
(Thương hàn luận) Ma huang tang
Chủ trị
Ngoại cảm phong hàn biểu hư.
B iện chứng yếu đỉểm
(Chứng trạng chính)
Ố hàn phát nhiệt, vồ hãn nhi suyễn, đầu
thân đồng thống, thiệt dài bạc bạch, mạch ĩ à ÌTĩí !
Phù Khẩn (Sợ lạnh, sốt, không ra mồ hôi na, « , í
mà khố thở, đẩu đau, toàn thân đau nhức, m rấ
rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn),
B ện h co* đặc điểm
(N guyên nhân gây bệnh)
Phong hàn thúc Phế, vệ uất doanh trệ,
Phế khí th ất tuyên (Phong hàn dồn ép
Phế, vệ khí bị uất, doanh khí bị trệ, Phế
khí không tuyên thông).
Công đụng
Phát hân giải biểu, tuyên Phế bình suyễn. £ ))$ « Ị
y Dược vị {VỊ thuốc)
Ma hoàng 12g, Quế chi 8g, Hạnh nhân 12g, Chích thảo 4g.
Nau Ma hoàng trưổc với 1,5 lít nước còn 600ml, vớt bỏ bọt, thêm
3 vị kia vào sắc tiếp còn 200ml, lọc bỏ bã, uống ấm. Đắp chăn lại
cho ra ít mồ hôi. Khi ra mồ hôi là được, không cần uống tiếp.

Tác dụng: Phát hãn, giải biểu, tuyên Phế, bình suyễn. Trị
ngoại cảm phong hàn có biểu chứng thực: Sợ lạnh, sốt, đau đầu,
không có mồ hôi mà suyễn, mạch Phù Khẩn.
G iải th ích: Thương hàn lúc mới phát, cỏ các chứng phát sốt,
sợ iạnh, không có mồ hôi, đầu và cơ thể đau nhức đều là do hàn tà
bó lại ở phầri biểu gây nên, da lông bị bế tắc, Phế khí không tuyên
thông được, cho nên không có mồ hôi mà suyễn, dùng bài này phát
han có thổ giái trừ được hàn tà ở biểu lại có thể tuyên thông Phế
khí, (lổ làm cho Phố khí bị uíít bế (lược thông. Bi nu tà (tưực giííi,
Phế khí tuyên thông thì tự nhiên hết sốt, suyễn cũng yên.
Ma hoàng là chủ dược, có tác dụng phát hãn, giải biểu, tán
phong hàn, tuyên Phế, định suyễn; Quế chí phát hãn giải cơ, ôn
thông kinh lạc làm tăng thêm tác dụng phát hãn của Ma hoàng và
chứng đau nhức cơ thể; Hạnh nhân tuyên Phế, giáng khí, giúp Ma
hoàng tăng thêm tác dụng định suyễn; Chích thảo điều hoà các vị
thuốc, làm giảm tính cay táo của Quế chi, giảm tác dụng phát tán
của Ma hoàng.

1Q uân Ma hoàng Khai tấu, phát hãn, tuyên Phế bình suyễn.

Giải cơ phát biểu, thấu dinh đạt vệ, ôn


ị Thần Quế chi
thông kinh mạch.
Hạnh Giáng lợi Phế khí, hợp với Ma hoàng, một
ị Tá
nhân tuyên một giáng.

• Điểu hoà tác dụng tuyên giáng của Ma


hoàng và Hạnh nhân.
Chích cam
Sứ • Kềm chế bớt tác dụng ra nhiều mồ hôi
thảo
quá của Ma hoàng hợp với Quế chi dể khỏi
tổn thương đến chính khí.

ứ n g d ụ n g là m sàng:
Thường dùng trong các trường hợp sau:
Đối với chứng ngoại cảm phong hàn, nghẹt mũi, ho, khó thở
nhiều đờm, có thể bỏ Quế chi gọi là bài ‘Tam ảo thang’ (Hoà tễ cục
phương).
Trường hợp ngoại cảm, phong hàn thấp, sợ lạnh không ra mồ
hỏi, nhức mỏi gân cơ, khớp xương, thêm Bạch truật để trừ thấp gọi
líi bài ‘Ma hoàng gia truật thang’ (Kim quỹ yếu lược).
Trên lâm sàng thường hay dùng bài ‘Ma hoàng thang’ gia
Riiím đố trị các chứng cảm mạo, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên,
hội chứng biểu thực, bồi thuốc còn có tác dụng cả đối với những
bộnh viẠtn Phố qu/in mụn tính, hen Phế quản, lên cơn ho suyễn lúc
cám lạnh,
L â m sà n g h iệ n nay:
• Trị cảm cúm (Lưu hành tinh cảm mạo): Đã dùng bài này,
đa sô" uống 2-3 thang, ra mồ hôi, hạ sốt và khỏi ngay (Tân y dược
tư khoa 4, ỉ 975).
• Trị viêm khí quản, hen Phế quản: Do cảm phong hàn gây
nên. Lúc đầu cho uống ‘Tam ảo thang’, uống 3 thang không có kết
quả, đổi dùng ‘Ma hoàng thang*, uống 3 thang khỏi bệnh (Cát Lâm
trung y dược 1, 1981).
• Trị trẻ nhỏ sốt: Đã trị 167 ca, trong đó có viêm đường hô
hấp trên, viêm amiđan. Trong đó, sốt 38-39°C: 134 ca, 39°C: 33 ca.
Trẻ 1-3 tuổi, dùng bài trên, mỗi vị đều 6g, sắc 2 lần, chia 3 lần uống
ấm. Trẻ 4-7 tuổi, mỗi vị 8g, sắc uống như trê. Trẻ 8 tuổi trở lên,
mỗi vị tăng lên đến lOg, sắc uống như trên. Kết quả: sau khi uống
1-3 lần thì khỏi: 91 ca, sau khi uống 4 - 6 lần là khỏi, 65 ca. Còn
11 ca sau khi uống 6 lần mới khỏi. Thân nhiệt còn 38°c, các triệu
chứng chính dều hết (Tân trung y 9, 1985).
• Trị viêm mũi (Tỵ viêm): Dùng bài này, thêm Hoàng kỳ,
Thương nhĩ tử, Bạch thược, Tân di hoa, Bạch chỉ. Uống liên tục 6
thang, rồi dùng Hành ống, cắt khúc, nhét vào mũi bên bị nghẹt.
Kết quả khỏi bệnh tốt (Phúc Kiến trung y dược 1, 1987).
• Trị viêm mũi (Tỵ viêm): Dùng bài này, thêm Từ trường
noãn, Cát cánh, uống hoặc nấu để xông, đều có kết quả tốt (Cát
Lâm trung y dược 1,1981).
• Trị chảy máư cam: Dùng ‘Ma hoàng thang’ trị cảm phong
hàn không mồ hôi, đau dầu, toàn thân đau nhức, chảy máu cam...
Trước sau uông 3 thang. Kết quả: Sau khi uống 2 thang, mồ hôi ra,
khỏi bệnh (Cát Lẫm trung y dược 1, 1981).
• Trị mề đay phong ngứa: Dùng ‘Ma hoàng thang’ thêm Hoàng
kỳ, Bạch thược, Kinh giới, Thuyền thoái. Kết quả: Sau khi uống,
mồ hôi hơi ra, uống 5 thang, khỏi bệnh, không thấy tái phát {Phúc
Kiến trung y dược 1, 1987).
• Trị viêm da thần kinh: Dùng ‘Ma hoàng thang’ hợp với ‘Tứ
vật thang’ gia giảm, trị 10 ca. Nếu nhiều nốt sừng hoá mà ngứa,
bỏ Hạnh nhân, thêm Ô xà, Toàn yết, Đan sâm, Bạch tiên bì. Uống
4-49 thang. Kết quả: 2 ca các vết ban tiêu hết, không để lại sẹo, 5
ca cức tởn thương cơ bản (lều hết, 2 ca da bớt đến 80%, 1 ca cổc vốt
tổn thương nhạt màu hơn (Chiết Giang trung y tạp chí 2,1956).
• Trị mất tiếng (do cảm phong hàn): Dùng ‘Ma hoàng thang’
thêm Kinh giới, Tiền hồ, Cát cánh, Thuyền thoái. Uống liên tục 3
thang đều khỏi (Phúc Kiến trung y dược 1, 1987).
• Trị đống sang (nứt nẻ gây đau): Dùng ‘Ma hoàng thang’
thêm Phụ tử, Hoàng kỳ, Hồng hoa, Can khương, Tế tân. Trị bệnh
phát vào mùa đông, liên tục 3 năm. Kết quả: Uống 8 thang, khỏi
bệnh. Sau đó cho uổng Hoàng kỳ, Đương quy nấu với cá Diếc. Theo
dõi đến mùa đông năm sau không thấy tái phát (Phúc Kiến trung
ỵ dược 1, 1987).
• Trị bí tiểu (do cảm phong hàn): Dùng ‘Ma hoàng thang’
thêm Ngưu tất, Thông bạch. Kết quả: Uống 1 thang đã có thể tiểu
được (Phúc Kiến trung y dược 1,1987).
• Trị thống kinh (do cảm phong hàn): Dùng ‘Ma hoàng thang’
thêm Bạch thược, Đương quy, Ngô thù du, Can khương. Kết quả:
uống 1 thang, hết đau (Phúc Kiến trung y dược 1,1987).
G h i c h ú : Bài thuốc có tác dụng p h á t h ã n m ạnh, vì thế,
chỉ dùng tro n g trường hợp ngoại cảm phong h à n biểu thực
chứng, không ra mồ hôi, đối với biểu hư ra mồ hôi nhiều,
ngoại cảm phong n h iệ t cơ th ể hư nhược, b ện h sả n phụ mới
sanh, người bị b ện h m ấ t nước, m ấ t m áu nhiều đều không n ên
dùng.
Tham khảo:
C£r Kha Vận Bá nói: “Đây là bài thuốc khai khiếu trục tà phát hãn
mạnh. Ma hoàng ruột rỗng ngoài thẳng tựa như lỗ chân lông khớp xương,
có thể đuổi phong hàn từ khớp xương theo lỗ chân lông mà ra, là vị thuốc
duy nhất để phát tán phong tà ở phần vệ. Qưế chi cành đám ngang giống
như đường kinh biệt, tôn lạc hay vào tâm hoá dịch, thông kinh lạc mà ra mồ
hôi, là vị thuốc đệ nhất để giải tán phong hàn ở phần dinh. Hạnh nhân hình
quả tim, ôn, hay trợ Tâm tán hàn, đắng hay vào Tâm, hạ khí, là vị thuốc hay
nhất để trục tà định suyễn. Cam thảo vị ngọt tinh bình, ngoài chống phong
hàn, trong hoà khí huyết, là vị thuốc hay nhất để làm yên bên trong, làm
dịu bên ngoài. Uống vào dạ dày, hành khí ra lỗ chân lông, thâu tinh vào da
lông, rổi da lông huyết mạch hợp tinh lại mà ra mồ hôi xàm xấp, tà ở biểu
được tống ra hết, đau hết, suyễn yên, nóng sẽ giải ngay, không phải ăn
cháo dô’ mượn cô’c khl cho ra mồ hôl. sở dĩ không dùng Khương, Táo, vl tính
Sinh khươnQ tán ngang ra da th|t, trở ngại cho sự bốc lén oủa Ma hoàng, dó
là muốn đi thẳng ngay, hơi hoãn thì không kịp, tán ngang thì không mạnh
được, nhưng đây là một bài thuốc thuần dương phát tán, như một ông tướng
cầm gươm xông thẳng vào, cốt để đánh một trận là thành công, nếu không
được thì có thể gây hoạ, cho nên chỉ có thể có một chứ không thể có hai.
Nếu mồ hôi ra rồi mà bệnh không giải thì nên lấy ‘Quế chi thang’ thay vào,
nếu tà còn lưu luyến ở bì mao thì có cách rất hay là dùng bài ‘Quế ma các
bán’, hoặc ‘Ma hoàng nhất quế chi nhị thang'. Nếu dương thịnh ở trong mà
không có mồi hôi, lại có ‘Ma hạnh thạch cam thang’, dó là lâm pháp của
Trọng c ả n h dùng thuốc {Danh y phương luận).
‘Sách ‘ Thương hàn luậrí viết rằng sau khi uống ‘Ma hoàng thang’
phải 'đắp chăn cho ra dâm dấp mổ hôi thôi’ , sách ‘ Thương hàn luận' cũng
khuyến cáo là mồ hôi ra nhiều sẽ bị vong dương. V! vậy chữ 'lâm ly’ (ra dầm
dề) trong câu 'Thương hàn phục thử hãn lâm ly' (Thương hàn khi uống mà
mồ hôi ra đầm đìa), cần phải xem một cách linh hoạt. Không nên cho rằng
đó là hiện tượng bình thường sau khi uống bài ‘Ma hoàng thang’ (Thang đầu
ca quát).
‘Ma hoàng thang’ là bài thuốc đứng đầu nhóm tân ôn giải biểu,
những bài thuốc đòi sau cũng giống như thế, vị thuốc tuy có khác nhưng
phần nhiều là từ bài này biến hoá mà thành, biết dược ý nghĩa vể thành
phần của nó thì những bài thuốc khác có thể lừ đó suy ra được. Vì bài này
tân ôn giải biểu, cho nên đối với chứng phong nhiệt ở biểu không nên sử
dụng, vì phong là dương tà, nhiệt là hoả khí, đặc điểm của nó là phát sốt,
khát nước, mạch Sác, không sợ lạnh, hoặc hơi sọ' lạnh, chỉ nên dùng thuốc
tân lương giải biểu, ô n tà thường ra nhíếu mồ hôi cũng rất dễ hao tổn âm
dịch, nếu dùng nó để phát hãn có cái hại là đã bị thướng tổn mà còn làm
tổn thương thêm. Ngoài ra, trong ‘ Thương hàn ìuậrì đối với những trường
hợp như: Người bị nhọt iở, người bị chứng lâm, người bị chứng chảy máu
cam, người bị vong huyết và chứng thương hàn biểu hư, tự đổ mổ hôi, người
huyết hư mà mạch ở bộ xích Trì, bị hạ nhầm mà thấy chứng cơ thể nặng nể,
tim hổi hộp, thì tuy cỏ biểu tà cũng cấm dùng bài này.
Tuy bài thuốc có một số cấm kỵ nhưng ý nghĩa của sự cấm kỵ thì có
một, vì mồ hôi với huyết, dịch, tân, khí đểu là thứ chung nguồn, khác dòng,
các chứng kể trên đểu là ở trong huyết, dich, tân, khí có chỗ thiên hư mà
gây ra, nếu lại sử dụng thuốc tân ôn phát hãn thì sẽ vấp phải sự nghiêm
câm là: ‘Đã hư còn làm cho hư thêm ’.
Tóm lại, bài này là vì chứng biểu thực mà đặt ra, chứng kiêm hư, kiêm
nhiệt đểu không nên dùng (Thượng Hải ‘Phương tẻ học).
> Theo thử nghiệm kháng khuẩn, các vị Ma hoàng, Quế chi, Cam
thảo đốLJ có tác dụng ức che mọnh đối với vi rút cũm (Thượng Hái 'Phương
tồ học).
Từ trước đến nay, ‘Ma hoàng thang’ vẫn dược coi là tiêu biểu cho
loại thuốc phát biểu (giải biểu), tuy nhiên, trên lâm sàng lại cho thấy tác
dụng giải biểu, ra mồ hôi, giảm sốt của ‘Ma hoàng thang’ không tốt bằng
thông Phế, bình sưyễn, vì vậy thường dùng dể trị bệnh ho mà không dùng
giải biểu (380 bài thuốc hiệu nghiệm Đông y).

Bài ca MA HOÀNG THANG

Ma hoàng thang trung dụng Quế chi Bài Ma hoàng có Quê' chi,
Hạnh nhân, Cam thảo, tứ ban thí Hạnh nhân, Cam thảo thực thi bốn rồi,
Phát nhiệt, ố hàn, đẩu hạng thống, Phát sốt, ớn lạnh, đầu, gáy dau.
Thương hàn phực thử hãn lâm ly. Thương hàn mà uống mổ hôi đầm đìa,

MA HOÀNG GIA TRUẬT THANG (Kim quỹ y ế u lược)

- Ma huang jia zhu tang


Là bài ‘Ma hoàng thang’ thèm Bạch truật 120g.
Tác dụng: Phát hãn, giải biểu, tuyên Phế, bình suyễn. Trị cơ
thể nhức mỏi do thấp gây nên.

MA HOÀNG HẠNH NHÂN Ý DĨ CAM TH ẢO THANG (Kim


quỹ y ế u lược)

Ịềịt&.-ẼỈ\j.$ ÉX1Í $ -'ìh - Ma huang xing ren yi yi gan cao tang


Ma hoàng (bỏ mắt, rửa nước nóng) 20g, Hạnh nhân 10 hạt (
bỏ vỏ và đầu nhọn, sao), Chích thảo 40g, Ý dĩ nhân 20g.
Giã nát, mỗi lần dùng 16g, sắc với 1,5 chén nước, còn gần 1
chén, lọc bỏ bã, uống ấm, có ra ít mồ hôi thì tránh gió.
Chủ trị: Giải tán phong tà, trừ thấp, quyên tý. Trị phong
thấp, toàn th ân đều đau, sốt, về chiều nặng hơn.

CAM TH Ả O THANG (Hoà tễ c ụ c phương)

irụ*-?# Cỉfln cao tang


Ma hoàtiẬỉ (khốnịị hồ niđt), Hạnh nhản (không bỏ vỏ và
cíắu nhọn), Cam tháo (khùnu chích).
T án giập ra, mỗi lần dùng 20g, gừng 5 lát, sắc vởi 1,5
chén nước, còn 1 chén, lọc bỏ bã uống h ế t m ột lần , đắp chăn
kín, ngủ m ột giấc cho ra mồ hồi.
C hủ trị: Trị cảm phong hàn, mũi nghẹt, cơ thể nặng nề, khó
nói ra tiếng, hoặc bị gió lạnh, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, chân
tay mỏi, ho nhiều dờm, ngực đầy, hơi thở ngắn.

HOA C ÁI TÁN (Hoà tễ c ụ c phương)

-£jcÉíỉft - Hua gai san


Ma hoàng (bỏ rễ, mất), Tô tử (bọc uào giấy, sao), Xích phục
linh (bỏ Ưỏ), đều 40g, Trần bì (bỏ cùi trắng), Tang bạch bì (sao
mật), Hạnh nhân (bỏ ưỏ, đẩu nhọn, sao), Chích thảo 20g.
Tán bột, mỗi lần dùng 8g, nước một chén sắc còn một nửa
chén, uống ấm sau bữa ăn.
Tác dụng: Tuyên Phế hóa đờm, chỉ khái bình suyễn. Trị Phế
bị phong hàn, ho khí nghịch lên, đờm khí không lợi, có tiếng khò
khè, mạch Phù Sác.
G iải thích-. ‘Hoa cái tán’ trên cơ sở ‘Tam ảo thang5thêm thuốc
lý khí, hoá đờm mà thành, tác dụng hoá đờm, lý khí, cầm ho.
Tham khảo:
> Xét bài ‘Ma hoàng gia truật thang’ với ‘Ma hoàng hạnh nhân ý
cam thảo thang' đếu dựa trên bải ‘Ma hoàng thang’ gia giảm, biến hoá mà
thành, cũng là thuốc chữa ngoại cảm hàn thấp.
Trong bài ‘Ma hoàng gia truật thang’ dùng Bạch truật giúp ‘Ma hoàng
thang’ phát hãn để tránh không ra nhiểu mồ hôi quá, đồng thời giúp trừ hàn
thắng thấp, trị chứng ngoại cảm hàn thấp mà thấy sợ lạnh, phát sốt, cơ thể
nhức mỏi.
‘Ma hoàng hạnh nhân ý dĩ cam thảo thang’ tức là bài ‘Ma hoàng
thang’ bỏ Quế chi, thêm Ý dĩ nhân mà thành, vể liều lượng so với ‘Ma
hoàng thang’ thì nhẹ hơn, cho nên tác dụng phát hãn trừ thấp so với ‘Ma
hoàng gia truật thang’ cũng yếu hơn, trị được chứng phong thấp ngoại cảm,
khắp mình nhức mỏi, phát sốt, về chiều thì nặng hơn.
‘Cam thảo thang’ dùng 3 vị Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo lập
thảnh, không dùng Quế chi, tác dụng phát hãn giải biểu kém hơn 'Ma
hoiing thang’, chủ yốu là tuyồn thông Phế khí, bình suyễn, chỉ khái.
‘Hoa cái tán' dựa trên cơ sở bài ‘Cam thảo thang’ thêm Tô tử, Xích
linh, Phục linh, Trần bì, Tang bạch bì, là những vị thuốc lý khí, hoá đờm,
cho nên thích hộp với các chứng phong hàn phạm vào Phế, Phế khí không
tuyên thông được, đởm cản trở, khí trệ lại mà sinh ra ho, khí đưa ngược lên,
khạc đờm không lợi (Thượng Hải phương tễ học).
> Nói chung 'Ma hoàng thang’, Tam ảo thang’, ‘Hoa cái tán’, T iểu
thanh long thang’ đểu trị phong hàn, ho suyễn. Trong đó ‘Ma hoàng thang’
trị phong hàn biểu thực chứng, ‘Tam ảo thang’ chủ tuyên 1hông Phế khí,
cầm ho, giải biểu phát hãn yếu hơn 'Ma hoàng thang’. T iể u thanh long
thang’ trị ngoại cảm phong hàn, nội cố thuỷ ẩm, nội ngoại cảm hợp íà phát
sốt ho suyễn, nôn khan. ‘Hoa cái tán’ trên cơ sở Tam ảo thang’ thêm thuốc
lý khí, hoá đởm mà thành, tác dụng hoá đờm, lý khí, cầm ho. ‘Ma hạnh
thạch cam thang’ thanh Phế bình suyễn chủ trị nhiệt là uất bế ở Phế, ho
suyễn, nóng sốt (Trung y vấn đối).

ĐẠI THANH LONG THANG (Thương hằn luận)

ièĩỉi - Da qing long tang


Ma hoàng 16g, Thạch cao 32g, Hạnh nhân, Quế chi, Chích
thảo, Sinh khương đều 8g, Đại táo 4 quả.
Ma hoàng nấu trước với 1.5 lít nước, còn 600ml, vớt bỏ bọt,
cho sáu vị kia vào sắc còn 200ml, lọc bỏ bã, uống nóng cho ra
ít mồ hôi. Nếu mồ hôi ra nhiều thì lấy ‘ôn p h ấn ’ xoa vào. Uống
một lần mồ hôi ra rồi th ì không uống nữa, mồ hôi ra nhiều thì
dương khí m ất, trở th àn h hư mà sinh ra các chứng phiền táo, sợ
gió, khỏng ngủ được.
T ác d ụ n g : P h át hãn, giải biểu, thanh nhiệt, trừ phiền. Trị
cóc chứng ngoại cảm phong hàn biểu thực kiêm lý n hiệt chứng
thường thấy sốt sợ lạnh đầu nặng, cơ thể đau, không ra mồ hôi,
khó chịu, rôu lưỡi trắn g hoặc hơi vàng, mạch Phù Khẩn có lực.
G iả i thích: Bài thuốc được tạo thành dựa vào bài ‘Ma
hoàng thang’, tăng lượng Ma hoàng và Cam tháo, có thêm Thạch
cao, (ỉừng và Táo. Tâng lượng Ma hoàng để tăng tác dụng phát
bfln và giải biểu; Thạch cao thanh nhiệt trừ phiền; tăng lượng
Cnm thrto điAu hoA trung khí; thêm Khương, Táo dể điều hoà
Vinh Vộ.
Ohíi trị eiÌM liAl nừy lừ biổu hùn bó ở ngoài, uất tỉhiột khổng
tuyAn thrtnK cho nAn buồn phiAn vột vA, Luy l)\ hiộn tưựng nhiột,
nhưng có quan hệ m ật th iế t với chứng không đổ mồ hôi. Trong
bài dùng Ma hoàng liều cao, phối hợp với Quế chi để phát hãn
làm chủ yếu, thêm Thạch cao đế’ thanh nhiệt trừ phiền làm phụ
tá, làm cho mồ hôi ra một lần là nhiệt tà đều trừ hết.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này được dùng chủ yếu đối với
chứng sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, bứt rứt khó chịu mà mạch
Phù Khẩn có lực. Bài thuôc cũng có thể dùng trong các trường
hợp có đờm ẩm, ho suyễn do cảm ngoại tà gây nên, chân tay
phù, sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, bứt rứt khó chịu.
Hiện nay ‘Đại thanh long thang’ còn được dùng trị cảm,
viêm Phế quản, viêm não dịch tễ, viêm não N hật Bản, da bị
ngứa (bì phu tao dưỡng).
G hi c h ú : Bài thuôc tác dụng phát hãn m ạnh, dễ làm tổn
thương âm dương, vì vậy, không dùng được với những người hư
nhược.
Tham khảo:
> Kha Vận Bá nói: “Đây là chứng nặng của ‘Ma hoàng thang’, vì vậ
dùng ‘Ma hoàng thang gia vị’ để trị. Mọi chứng đều là chứng của ‘Ma hoàng
thang’ chỉ có khác là suyễn và buồn phiền bứt rứt. Suyễn là hàn tà làm khí
uất, thăng giáng không bình thường cho nên dùng nhiểu Hạnh nhân có v ậ y
vị đắng để tiết khi. Buồn phiền, vật vã là nhiệt làm tổn thương phần khi,
thiếu tân dịch không thể sinh được mồ hôi cho nên đặc biệt thêm Thạch
cao vị ngọt để sình tân dịch, nhưng tính của nó chìm mà rất hàn, sợ rằng
nóng ở trong hết ngay mà biểu tà không giải sẽ biến thành chứng hàn ở
trung tiêu sinh ra tiêu chảy kèm nhiệt, cho nên tăng Ma hoàng để phát biểu,
lại tăng Cam thảo dể điều hoà trung tiêu, dủng thêm Khương, Táo để điều
hoà Vinh Vệ. Ra dược mồ hôi mà biểu lý đểu giải, phong nhiệt đểu trừ, đó
là công hiệu thanh trong chống ngoài, cho nên giúp được chỗ bất cập cũa
hai bài ‘Ma hoàng thang’ và ‘Quế chi thang’. Bệnh thiếu âm cũng có chứng
phát sốt sợ lạnh, không ra mồ hôi, buồn phiền, vật vã, giống như chứng
của ‘Đại thanh long thang’ nhưng khác ở chỗ mạch không phù, đầu không
đau. Khi chữa, nên ôn bổ. Nếu mạch Phù, Nhược, tự ra mổ hôi là chứng
‘Quế chi thang’, nếu dùng ‘Ma họàng thạch cao thang’ thì chân dương mất
hết ngay. Vị khí không đến được tay chân, cho nên tay chân buốt lạnh, kinh
khí Thái dương không lưu hành được khắp toàn thân cho nên gân thịt máy
giật, diếu này Trương Trọng cả nh đã dặn rất kỹ. Trước hết phải xét chứng
rối dũng thì mới không sai. Phái biết rằng chứng ‘Ma hoàng thang’ là nhiệt hàn
hoủn lortn ỏ biểu, chứng lự đổ mỗi hôi của ‘Quê chi thnng', chứng buổn
phiền vật vã của 'Đại thanh long thang’ đều kiêm lý nhiệt. Trong bài thuốc
trị biểu, Trương Trọng c ả n h cho thêm thuốc hàn để thanh lý, Tự đổ mổ hôi
là triệu chứng báo trước của buồn phiền, vật vã là triệu chứng của buồn
phiền, mồ hôi ra thi buồn phiền cũng tiết ra được, vì thế, không vật vã thì
không nên dùng vị thuốc hơi hàn, đắng để điều hoà. Mồ hôi không ra thì
buồn phiền không tiết được, vì vậy đối với chứng vật vã, nén dùng vị thuốc
đại hàn, cúng chắc để thanh đi. Thược được với Thạch cao vốn là thuốc
trị phần lý, nay mọi nguài thấy Trương Trọng cả n h cho vào thuốc trị biểu,
thì còn nghi ngờ nên không dám dùng, đến nỗi nhiệt kết ở Dương minh tạo
thành các chứng phát ban, hoàng đản, cuồng loạn.
Trong kinh thái dương, Trương Trọng Cảnh dùng Thạch cao để thanh
hoả ở Vị, là để phòng nhiệt kết ở Duơng minh, thêm Khương, Táo để bồi bổ
khí trung tiêu, để phòng bệnh tà chuyển vào Thái âm, thật là phép hay như
vậy đó (Danh y phương luận).
Đặc điểm của bài thuốc này là dùng liều cao Ma hoàng, phối hợp
với Thạch cao, vì phong hàn quá nhiều, phần cơ biểu bị bó lại, lỗ chân lông
bị bí tắc, nếu không dùng liều thuốc mạnh thi không thể phát hãn giải biểu
được mà uất nhiệt vẫn còn ở phần tý, gây nên phiền táo. Nếu chỉ đơn thuần
dùng vị thuốc tân ôn để phát hãn thì gây nên ra mồ hỏi nhiều quá, iàm tổn
thướng chính khí hoặc có tác dụng phụ như sốt cao mà mồ hôi vẫn không
ra dược, cho nên mới cùng dùng Ma hoàng, Q uế chi, lại phối hợp với Thạch
cao, Nếu đã ra mổ hôi, thì dù thấy phiền táo cũng không được dùng lầm
lẫn’ (Thang dâu ca quát).
> 'Đại thanh long thang’ ngoài việc dùng vào chứng thương hàn biểu
thực nặng, trong đó có hiện tượng nhiệt ra còn có thể bốc được thuỷ khí
ra, cho nôn trong sách 'Kim quỹ yếu iược\ dùng trị chứng dật ẩm kèm có
chứng nhiệt ồ phần lý.
'Đại thanh [ong thang' có tác dụng phát hãn thanh nhiệt tương đối
mạnh, ra mồ hôi nhiều quá dễ tổn thương dương khí, cho nên đối với chứng
trúng phong biểu hư và chứng có mồ hôi mà phiền đểu cấm dùng. Sách
'Thương hùn luận’viết: "Nếu mạch Vi nhược, dổ mổ hôi mà sợ gió thì không
dược cho uổng, uống vào thl quyết nghịch, gân run, thịt giật, đó là trái
nghịch". Chứng gân run thịt giật ở đây tức là chứng dương vong dịch thoát,
gán th|t mát sự ấm áp, nhu nhuận mà gây nên, cũng lả kết quả của việc
dùng lám thuốc.
Còn vể 'ốn phin', trong sách 'Thiồn kim phương’ có bồi thuốc ‘ôn
phấn', dùng Long oốt nướng, M&u iệ nướng, sinh hoàng kỳ, mỗi vị 12g, bột
090 t i 2g, dếu tàn thành bột mịn, hoà dán, dùng VÀI lụa thưa bọc lọi, từ
tử xon lỏn trén da dế dạt được mục đích lảm hốt rn mố hôl, lề một phương
phAp dùng chUa ngoải khl g4p bệnh (Thượng Hài phương t i học),
Bài ca ĐẠI THANH LONG THANG

Oại thanh long thang Quế, Ma hoàng, Ma hoàng, Quế: 'Đại thanh long',
Hạnh, Thảo, Thạch cao, Khương, Táo tàng, Hạnh, Cam, Khưang, Táo đi cùng Thạch cao,
Thái dương vô hán kiêm phiên táo, Thái dương vô hãn nôn nao trong người,
Phong hàn luOng giải thừ vi lương. Phòng hàn cùng giải diợc cả hai.

Bảng so sánh ĐẠI THANH LONG Và Tiếu THANH LONG THANG

Trị phong hàn, biểu thực kèm phần lý


Đều có Ma có nhiệt uất. Thuộc loại biểu hàn lý
hoàng, Quế chi, nhiệt. Thường thấy phiền táo, mạch
Đ ại
Chích cam thảo, Phù Khẩn, vì vậy đùng Ma hoàng liều
th a n h
có tác dụng phát cao, phối hợp với Sinh khương, Hạnh
long
hãn giải biểu. nhân, Đại táo và Thạch cao, cho nên
th a n g
Trị ngoại cảm lực phát hãn mạnh, kèm có tác dụng
phong hàn ở thanh nhiệt ở phần lý, trừ phiền.
biểu, sợ lạnh,
sốt, không mồ Dùng trị phong hàn bó chặt ỗ biểu, hàn
hôi, cơ thể đau ẩm đinh trệ bên trong. Thuộc loại biểu
nhức, mạch hàn lý ẩm. Thường thấy ho làm cho không
T iểu Phù. ngủ được, đờm nhiều mủ xanh, ngực đầy
th a n h tức khó chịu, nôn khan, đau đầu, mặt và
Dù thuộc nhóm
long ‘Biểu lý song chân tay phù, rêu lưỡi trắng nhờn.
th a n g giải’, trước đây Vì vậy, phôi hợp với Can khương, Bán hạ
dùng trị chứng và Ngũ vị tử, Thược dược, sức phát hãn
bệnh d phần lý. không bằng bài ‘Đại thanh long thang’,
chỉ dùng để ÔX1 Phế hoá ẩm.

VIỆT TỲ THANG (Kim quĩ yếu lược)


ỀỀW'M - Yue bi tang
Ma hoàng 12g, Sinh khương 12g, Chích thảo 6g, Thạch cao
24g, Đại táo 4 quả. sắc, chia 3 lần uống trong ngày.
Tác dụng: Sơ tán thuỷ thấp, tuyên Phế, thanh nhiệt. Trị
người bệnh có triệu chứng phù từ th ắt lưng trở lên, m ặt và m ắt
HUtig phù nặng kèm theo ra mồ hối, sợ gió, hơi sốt, miệng khát, gặp
tron# bộnh viôm eồu thộn cổp. phù.
Tham khảo:
Dụ Gia Ngôn cho rằng: ‘"Việt Tỳ thang’ !à bài thuốc phát hãn nhẹ mà
không phát hãn, đại khái iả muốn điều hoà đinh vệ ” . Ma hoàng vị cam, tính
nhiệt, Thạch cao vị cam, tính hàn, hai vị dùng chung, Tỳ thiên về âm thì lấy
cam nhiệt để hoà, Vị thiên dương thì lấy cam hàn mà hoà. Đến cả dương
của phong nhiệt, âm của thuỷ hàn, hễ hư không hoá cho trung thổ đều
dùng được hết, sao vậy? Trung tiêu Tỳ Vị không hoà thì thuỷ cốc không hoá
thành khí, tinh, mồ hôi để làm thực cho dinh vệ, dinh vệ hư thì khí hoà hoặc
nhiệt đểu bế tắc đường đi, không ihông được biểu lý, vì thế phong thuỷ lẩn
quẩn ở biểu quả là muốn không hại đến thổ (Tỳ Vị) mà thôi, thổ không bị
hại thì tự đủ sức tiêu bệnh từ lúc mối chớm nở {Danh y phương luận).

CỬU VỊ KHƯƠNG HOẠT THANG


(Thử sự nan tri) Jiu wei qiang huo tang
]c h ủ jrị^ ..' Ĩ S ....
Ngoại cảm phong hàn thấp tà, nội hữu uất
nhiệt chứng (Bên ngoài cảm phong hàn
thấp, bên trong có uất nhiệt).
T riệu chứng chính
■ố hàn phát nhiệt, đầu thông vô hãn, chi
thể toan sở đông thống, hạng cường, thiệt
I đài bạch hoặc vi hoàng, mạch Phù (Sợ
I lạnh, sốt, đau đầu, không ra mồ hôi, chân ĩ m ,
tay đau nhức khó chịu, cứng gáy, rêu lưỡi
trắng hoặc hơi vàng).
N guyên nhân gây bệnh
Phong hàn thấp tà uất trệ cd biểu, kinh
lạc, lý hữu uẩn nhiệt (Phong hàn thấp tà
uất ở phần cơ, biểu, kinh lạc, phần lý có Ềẻm,
nhiệt uẩn kết),
Vị thuốc
KhươtiịỊ hoạt (quân), Phòng phong (thần), Thương truật (thần)
đếit 6g, Xuy Ôn khmiỊỊ, Sinh địa (tá), Bạch chí (tá), Hoàng cầm
(td), To' tân (trí) 2$, Cam thảo (sứ) đều 4g.
Thỏm Rỉnh kÌHíơng 2 liU, Thồng bạch 3 cọng, Bí1c uỏnỊỊ,

< Tác dụng: Phát hãn, trừ thấp, thanh lý nhiệt, dùng trong
các chứng ngoại cảm phong, hàn, thấp, sốt sợ lạnh, đau đầu, cơ thể
nhức mỏi, miệng đắng, hơi khát, không ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng
trơn, mạch Phù Khẩn.
Giải thích: Khương hoạt là chủ dược, có tác dụng phát tán
phong hàn, trừ phong thấp; Phòng phong, Thương truật phối hợp
tăng thêm tác dụng trừ phong thấp, chỉ thống; Tế tân, Xuyên
khung, Bạch chỉ trừ phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết, trị đau
đầu, thân mình đau; Sinh địa, Hoàng cầm thanh nhiệt ở phần lý,
giảm bớt tính cay, ôn, táo của các vị thuốc làm tổn thương tân dịch;
Cam thảo diều hoà thuốc.

Tán biểu hàn, khứ phong j Giỏi trừ phong,


Khương
Q uân thấp. Ị hàn, thấp ở kinh
hoạt
Lợi quan tiết, chỉ tý thông. Thái dương.
Khứ phong trừ Là thuốc Giúp
Phòng thấp. nhuận trong Khương
phong Tán hàn chỉ nhóm thuôc hoạt khứ
Thần thống. phong. phong, tán
Tàn khổ mà ôn Chuyên trừ hàn, trừ
Thương thấp, chỉ
Phát hãn khứ bàn thấp
truật thống.
thấp ở kinh Thái âm.
Sinh
địa Thanh tiết nhiệt ở phần Lý, ngăn không cho

Hoàng các vị ôn, táo làm tổn thương tân dịch.
cầm

Cách lập bài thuốc này là thuốc thanh nhiệt nằm trong thuốc
tân tán, làm cho thuốc ôn tân không trở ngại gì đến chứng lý nhiệt,
thuốc thanh nhiệt không vướng đến biểu tà, do đó biểu lý đều
thanh, hàn nhiệt đều hết.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài thuốc này chỉ dùng cho các chứng
cảm mạo 4 mùa, có tác dụng khu hàn, thanh nhiệt, giảm đau, nhức
thân irùnh.
T r ô n lả m s à n g hài n à y sử dụng có k ế t quá đối với cric bộnh
a i III cúm, LhAp kh ớp câp cổ nhừng tr iệ u chứng Hốt, Hự lạn h, (líiu
dầu, không có mồ hôi, toàn thần đau, miệng dắng, hơì khát nước.
G ia g iả m :
Nếu thấp tà nhẹ, thân mình đau ít, bỏ Thương truật, Tế tân,
Nếu thấp nặng, ngực đầy tức, bỏ Sinh địa thêm Chỉ xác, Hậu
phác để hành khí hoá thấp,
Nếu thân mình, chân tay đau nhiều, tăng lượng Khương hoạt.
L âm sàn g hiện nay:
• Trị cảm mạo: Bài thuốc này dùng trị 120 ca. Thuộc loại
phong tà thịnh, thêm Kinh giới, Tô diệp. Hàn nhiều, thêm Ma
hoàng, Sinh khương. Thấp nhiều, thêm Độc hoạt, Tang chi, Phục
linh. Cột sống cứng, khó cử động, thêm Cát căn. Đầu đau nặng,
thêm Câu dằng, Kết quả: khỏi 112, không khỏi 8 (Phúc Kiến Trung
y dược 5, 1964).
• Trị viêm khớp do phong thấp: Bài thuốc trên, bỏ Xuyên
khung, Bạch chỉ, Tế tân, thêm Hoàng bá, Xa tiền tử, Thanh phong
đằng, Địa m iết trùng, Đào nhân, Nhũ hương, Một dược. Bệnh đã
nhiều năm, khớp gót chân sưng đỏ, đau nặng hơn 2 tuần rồi, ASLO
1200 đơn vị. Kết quả: Sau khi uống 3 thang, khớp gót chân bớt
sưng. Thêm Hoàng kỳ, uống tiếp 6 thang kết hợp lấy bã thuốc đắp
bên ngoài. Nửa tháng sau, ASLO giảm còn 500 đơn vị, ESE = 16 /
phút, các chứng đều hết (Nội Mông Cổ trung y dược 1986).
• Trị vẹo cổ do phong hàn: Bỏ Sinh địa, Hoàng cầm, thêm
Thiên tiên đằng, Trần bì, Cát căn. Kết quả: Uống 6 thang, khỏi
bệnh (Giang Tô trung y dược 4, 1984).
• Trị liệt mặt (Nhan diện thần kinh ma tý): Thêm Tần giao,
Dương quy, Sao cương tằm, Mạn kinh tử. Kết quả: Sau khi uống 3
thang, mặt cổm thấy nhẹ hdn. Uống thêm 3 thang, miệng bớt méo,
mắt, đrt nhrim mở được. Thêm Câu kỷ tử, uống 3 thang, môi trở lại
binh thường, m ắt chớp nháy được. Thêm Câu đằng, Cúc hoa, Thích
tột IA, uỏn(Ị !ỉ thung, khỏi bệnh (Giang Tây trung y dược 4, 1984).
G hi tỉhù : Bài thuốc có nhiều vị cay ôn táo, vì vậy, có chứng
Am hư khống dùng.
T h a m khảo.
> Cách lập phương cùn bàl này là dùng thuốc thanh nhiệt trong thuốc
tân trìn, làm cho thuỐQ tAn, ôn không in h hưởng dấn chửng iỷ nhlột, thuốc
thanh nhiệt không thấu đến biểu là, đó đó, biểu lý đều thanh, hàn nhiệt đểu
hết (Thượng Hải 'Phương tễ học).
^ Các vị Khương hoạt, phòng phong, Thương truật, Bạch chỉ, Xuyên
khung, Tế tân đều là loại thuốc tân ôn, láo, có mùi thơm, dùng chung với
các bài như ‘Ma hoàng thang’, ‘Quế chi thang’, đểu thuộc phạm vi của tân
ôn giải biểu. Tuy nhiên, đời nhà Tống, Kim, Nguyên, có một số thầy thuốc
cho rằng dùng ‘Ma hoàng thang', ‘Quế chi thang' thường bị thời tiết hạn
chế, không thể sử dụng quanh năm được, vì vậy, Trương Khiết c ổ đã chế
ra bải ‘Cửu vị khương hoạt thang’để thay thế cho các bài ‘Ma hoàng’ và
‘Quế chi thang’, là những bài thuốc thường dùng để giải biểu. Khi dùng,
cẩn phải theo chứng mà biến hoá, như thấp tà nhẹ, có thể bỏ Thương truật;
đầu không đau nhiều, có thể bỏ Tế tân; nếu không có nhiệt bên trong, nên
giảm Hoàng cầm, Sinh địa (Phương tễ học giảng nghĩa).

Bài ca CỬU VỊ KHƯƠNG HOẠT THANG

i ‘Cửu vị khương hoạt' dụng Phòng phong, ‘Cừu vị khương hoạt' có Phông phong,
i Tế tân, Thưcng, Chỉ, dữ Xuyên khung, Tế tân, Bạch chi, Truật (Thương), Xuyên khung,
: Hoàng cẩm, Sinh địa đổng Cam thảo, Hoàng cẩm, Sinh địa cùng Cam thảo,
1 Tam dương giải biểu ích KhiMng, Thông. Giải biểu lam dưong Khương với Thông (Hành)

Bảng so sánh BẠI ĐỘC TÁN và c ử u VỊ KHƯƠNG HOẠT

Đều có Khương Phối hợp với Độc hoạt, Sài hồ, Chỉ
hoạt, Xuyên xác, Cát cánh, Tiền hồ, Phục linh,
khung, Cam Sinh khương, Bạc hà và Nhân sâm
thảo. để tăng tác dụng ích khí. Trị cảm
B ạ i độc mà chính khí bị suy yếu (thuộc loại
tá n Có tác dụng sơ
phong, tán hàn, khí hư ngoại cảm), đờm trở khí trệ.
khứ thấp, giải Triệu chứng: Nghẹt mũi, khan tiếng,
biểu. ho có đờm, ngực đầy tức, mạch Phù
Trị cảm phong nhưng ấn mạnh thì không có lực.
hàn thấp. Biểu Phối hợp với Phòng phong, Thương'
hiện sốt, không truật, Bạch chỉ, Tế tân và Hoàng
Cửu vị mồ hôi, đau đầu, cầm, Sinh địa để tăng tác dụng
khương cứng gáy, tay thanh nhiệt ở phần lý.
hoạt chân đau mỏi, Trị cảm kèm có nhiệt ở lý. Triệu
rêu lưỡi trăng, chứng: Miệng đắng, hơi khát, rêu
mạch l*hù. lưỡi hrti vòng.
ĐẠI KHƯƠNG HOẠT THANG (Thử sự nan tri)
- Da qiang huo tang
Khương hoạt, Hoàng cầm, Phòng phong, Hoàng liên, Độc
hoạt, Thương truật, Tế tân, Chích thảo, Phòng kỷ, Bạch truật, mỗi
vị 12g, Tri mẫu, Sinh địa, Xuyên khung đều 4g.
Thái mỏng, sắc với 3 chén nước còn 1,5 chén, bỏ bã, gạn lấy
nước trong còn độ 1 chén, uống nóng, nếu tà chưa giải, lại uống
thêm, bệnh khỏi thì thôi.
C hủ trị: Trị biểu chứng tà khí phong hàn thấp, kèm có lý
nhiệt, nhức dầu, phát sốt, sợ lạnh, miệng khô, phiền dầy mà khát.

QUẾ CHI THANG


(Thương hàn luận) Gui zhi tang
Chủ trị
Ngoại cảm phong hàn biểu hư.
Chứng trạng chính
Ố phong, phát nhiệt, hãn xuất, mạch Phù Hoãn &JRl, ‘ầ ỉ ầ , ỳf
(Sợ gió, sốt, ra mồ hôi, mạch Phù Hoãn). tib, ĩbtỉlĩíỀ
Đầu thống, tỵ minh, can ẩu, đài bạch, bất khát,
#nậ, T
ị mạch Phù Nhược (Đau đầu, mũi khò khè, nôn
khan, rêu lưỡi trắng, không khát, mạch Phù nK, m,
m m
Ị Nhược).

N guyên nhân gây bệnh


! Ngoại cảm phong hàn, vệ cường doanh nhược,
■Phế Vị th ất hoà (Ngoại cảm phong hàn, vệ
khi mạnh, doanh khí yếu, Phế, Vị không đều
hoà).
Công dụng ĩh m
Mỉìĩl, ỈU
CI1A1 cơ, phát biểu, điều hoà doanh vệ.
ÍP'a'_TI
Vi thuốc
Quờ cJii ịiỊuón), Hạch thược (thẩn) đều 12g, Sinh khương (tứ) I2g,
Dụi táo (tri) '/ (Ịiitỉ, Chích cam thảo (sứ) (iị(.
sắc với 1 lít nước, còn 600ml, lọc bỏ bã. Uống lúc thuốc còn nóng,
uống xong 1 lúc, ăn 1 chén cháo loãng nóng để giúp thêm cho sức
thuốc. Đắp ấm lại, đợi một lúc thấy toàn thân mồ hôi ra dâm dấp
là tốt (không nên để mồ hôi ra nhiều quá). Nếu uống 1 lần, mồ
hôi ra, bệnh khỏi thì không uống nữa. Nếu mồ hôi không ra thì
lại uống tiếp như trên, nếu mồ hôi vẫn chưa ra thì lại uống thêm
một ít, khoảng nửa ngày uống hết 3 lần. Nếu bệnh nặng, uống
hết 1 ngày 1 đêm và theo dõi trong thời gian đó, hết 1 thang,
bệnh chứng không giảm, cho uống tiếp... Mồ hôi không ra, cho
uống 2-3 thang.

Tác dụng: Giải cơ, phát biểu, điều hoà Vinh Vệ. Trị ngoại
cảm phong hàn có chứng biểu hư: sốt, nhức đầu, ra mồ hôi, sợ gió,
nghẹt mũi, nôn khan, không khát, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Hoãn
hoặc Phù Nhược.
Giải thích:
Quế chi là chủ dược, có tác dụng giải cơ biểu, ôn kinh tán hàn
và thông dương khí; Bạch thược liễm âm, hoà vinh, giúp cho Quế
chi không làm tổn thương chân âm. Hai vị thuốc cùng dùng, một
tán, một thu để điều hoà Vinh Vệ, giải biểu, hoà lý; Sinh khương,
Đại táo, giúp Quế, Thược điều hoà Vinh Vệ; Chích cam thảo điều
hoà thuốc.
Ngoại cảm phong tà, tà chính tranh giành nhau ở phần biểu
cho nên thấy sốt, đau đầu. Vì phần Vinh yếu, phần Vệ mạnh cho
nên đổ mồ hôi mà sợ gió, mạch Phù Nhược, mũi nghẹt, nôn khan
là dấu hiệu tà khí bị ngăn trở, Phế khí không thông, Vệ khí không
bình hoà, vì vậy, dùng ‘Quế chi thang’ để giải cơ, phát biểu, điều
hoà Vinh Vệ.

j • Trợ vệ dương, thông Tri Giải cơ


Ị kinh lạc. phần phát biểu,
Q uân
Quế chi I • Giải cơ phát biểu, Vệ bị điều hoà
1khứ phong. cường. doanh vệ.
Rạch Ôn dương liễm doanh - Trị phần doanh b suy
Thần
thược yếu.

i
• Giúp Quế chi lấy vị cay dể
Sinh tán biểu tà. • Bổ Tỳ hoà
khương Vị.
Tá • Hoà Vị, chỉ thổ (cầm nôn).
• Điều hoà
• ích khí bổ trung. doanh vệ.
Đại táo
• Tư Tỳ sinh tân dịch.
Chích
Sứ Điều hoà các vị thuốc.
thảo

ứ n g d ụ n g lă m sàng: Bài thuốc này ngoài việc dùng chữa


biểu chứng ngoại cảm phong hàn, biểu hư còn có thể dùng trong
những trường hợp sau :
• Nếu bệnh nhân kèm ho suyễn, Hậu phác, Hạnh nhân để
bình suyễn, chỉ khái gọi là bài ‘Quế chi gia hậu phác hạnh nhân
thang’ (Thương hàn luận).
• Những trường hợp sau khi mắc bệnh, sau khi sanh mà có
hơi hàn có lúc hơi nhiệt, mạch Hoãn, ra mồ hôi, có thể dùng ‘Quế
chi thang’ để điều trị.
• Trường hợp phụ nữ có thai, nôn nặng, khí huyết không điều
hoà có thể dùng điều trị có kết quả tốt.
• Trường hợp cảm phong hàn, hàn thấp, đau nhức cơ thể có thể
thêm các vị Uy linh tiên, Tục đoạn, Phòng phong, Khương hoạt, Ngũ
gia bì, có tác dụng tăng cường tác dụng trừ phong thấp, giảm đau.
• Trường hợp biểu chứng đã dùng ‘Quế chi thang’, có thêm
chứng cứng gáy, đau lưng, thêm Cát cốn gọi là bài ‘Quế chi gia cát
căn thang' (Thương hàn luận).
• Trường hợp di tinh, chóng mặt, dạo hãn, tự hãn, thêm Long
cốt, MĂu lộ để vừa điều hoà âm dương VỪH cố sáp gọi là bài ‘Quế chi
mAu lộ long cốt thang’ (Kim quỹ yếu lược).

Lăm ềáng hiện nay :


• Trị rrlm: ThAm IloAng kỳ. Trị 95 ca Ktít qud: Sau khi uống
2 thrtUK, khỏi 20, uống 3 thang khỏi 43, uống 4 thung khỏi 27, uống
5 thang, khỏi (iiồ Ịhic trung y tạp chi ã, HỈNỈ),
• T rị tự ra mó hồi: Trị 2 ca, trước tiAn, uống ‘Quố chi thung’
để điều hoà Vinh Vệ dể cầm mồ hôi lại. Sau đó, thêm Hoàng kỳ để
ích khí, cô" biểu, củng cô" hiệu quả điều trị, phòng tái phát. Kết quả
đều khỏi cPhúc Kiến trung y dược 5, 1964).
• Trị táo bón do hư yếu (5-7 ngày mới đại tiện 1 lần): Dùng
'Quế chi thang’ thêm Hoàng kỳ, Chỉ xác. Kết quả: sau khi uống 3
thang, đã đại tiện được 2 lần. Sau đó, dùng bài trên, thêm Đảng
sâm. Sau khi uống 1 thang, từ đó, mỗi ngày đại tiện được 1 lần (Tứ
Xuyên trung y 4, 1986).
• Trị bụng đau do giun đũa: Dùng ‘Quế chi thang’ tăng Thược
dược, thêm Xuyên tiêu, Đường. Kết quả: Uống 1 thang, hết đau
(Giang Tây y dược 4, 1964).
• Trị liệt m ặt: Dùng ‘Quế chi thang’ thêm Bạch phụ tử, Cương
tằm, Ngô công. Kết quả: Sau khi uống 5 thang, vùng m ặt đã có
chuyển biến, uống thêm 5 thang, khỏi bệnh. (Nghiệm phương ứng
dụng - Nxb Ninh Hạ).
• Trị dị ứng da: Dùng ‘Quế chi thang’ thêm Đan sâm, Xích
thược. Uống 1 thang, hơi ra mồ hôi, hạ sốt, bớt đau bụng. Dùng bài
trên, giảm liều Quế chi, Thược dược, ucíng tiếp 2 thang, các vết xuất
huyết đều tan. Cho uống thêm 3 thang ‘Bát trân ’ {Hà Nam trung
y, 5, 1984).
• Trị viêm mủi dị ứng: Dùng Đình lịch tử và Thuyền thoái tán
nhuyễn. Dùng ‘Quế chi thang’ sắc lấy nước uống với thuốc bột. Đã
trị 20 ca. Kết quả: khỏi 18, không khỏi 2, trong đó có 4 ca tái phát
{Tân trung y ĩ, 1978).
•T r ị đau nửa đầu: Dùng ‘Quế chi thang’ gia giảm trị 30 ca.
Trong đó, có 24 bệnh nhân bị đă 4 năm, 6 ca bị 1-3 năm. Kèm âm
hư, thêm Sinh địa, Xuyên khung, Nam tinh, Quế chi giảm còn 5g.
Kèm dương hư, tăng lượng Quế chi, thêm Xuyên khung, Nam tinh,
Toàn yết. Kết quả: Khỏi hoàn toàn, hơn 2 năm không thấy tái
phát: 13 ca. Có khỏi nhưng ngưng thuốc bị tái phát là 17 ca (Hồ
Bắc trung y tạp chí 5, 1987).
• Trị bại liệt (liệt nửa người): Dùng 'Quế chi thang’ thêm
Hồng hoa, Phòng phong. Trị 24 ca. Nếu mồ hôi ra nhiều, tăng Bạch
Ihưực lèn 30g. Huyết ứ nặng, thay Bạch thược bằng Xích thược.
Ka mồ hôi, chân tay lạnh, mạch Vi, thèm Phụ tử. Chân mỏi yếu,
khỏrtg cỏ HỨC, thêm Toỉln yô’t. Ktú quà: khỏi 15 ca, có k ết quá 6, có
chuyển biến 3. Uống ít nhất 14 thang, nhiều nhất 103 thang (Hà
Nam trung y 2, 1986).
• Trị chứng ‘Vô mạch’: Dùng ‘Quế chi thang’ thêm Sinh
khương, Hoàng kỳ, Phòng phong, Bạch truật, Mộc qua, Ý dĩ. Kết
quả: Uống 7 thang, các chứng giảm nhẹ. Dùng bài trên, thêm Tần
giao, Địa long, uống 8 thang, mạch hơi bắt được. Đổi dùng ‘Hoàng
kỳ kiến trung thang’ để ích khí bổ huyết. Theo dõi 2 năm, mạch trở
lại như thường (Liêu Ninh trung y tạp chí 12, 1982).
• Trị nôn mửa lúc có thai: Dùng ‘Quế chi thang’ thêm Bán
hạ, Phục linh, Xích thạch chi. Trị gần 100 ca. Kết quả: Đa số uống
3 thang thấy bớt nôn mửa, uống 7 thang là khỏi hẳn. Nếu nôn ra
nước chua hoặc nước đắng, tâm phiền, nôn khan, có một số không
dùng bài này được (Tứ Xuyên trung y 11, 1986).
• Trị chứng ‘bôn đồn’: Kết quả: Sau khi uống 1 thang, bệnh
bớt, uống 2 thang không phát bệnh nữa. uống liền 6 thang. Sau đó
dùng ‘Linh quế khương táo thang’ chế thành hoàn để uống, uống 2
tháng, khỏi bệnh (Thiểm Tây trung y 7, 1986).
Ghi chú:
Ngoại cảm phong hàn biểu thực chứng. Bệnh nhiễm thời kỳ
đầu sốt rét ra mồ hôi mà khát nước, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Sác,
không dùng.
Tham khảo:
> Kha Vận Bá nói: “Đây là bài thuốc đầu tiên trong các bài thuốc của
Trọng cả n h , là bài thuốc hay nhất về tư âm hoà dương, giải cơ phát hãn,
điều hoà dinh vệ. Phàm trúng phong, thương hàn, tạp chứng, mạch Phù
Nhược, mổ hôi ra mà biểu không giải, đều dùng được; ngoài ra chỉ cần thấy
một vài chứng của nó là có thể dùng, không cần phải đợi đầy đủ chứng
mới dùng.
Quế chi có màu đỏ thông với Tâm, tính ôn, hay tán hàn, vị ngọt hay
ích khí sinh huyết, vị cay hay phát tán ngoại tà, trong giúp quân chủ (Tâm),
phát dương khí mà sinh ra mồ hôi, cho nên hễ là bài thuốc phát hãn đều
dùng đến, chỉ có điều là trong bài ‘Quế chi thang’ thì có thể không dùng
Ma hoàng, mà trong bài ‘Ma hoàng thang’ thì không thể không dùng Quế
chi. Dược vật của bàl này đều cay ngọt, phát tán, riêng vị Thược dược tính
chun hàn, (ch Am klộn huyốt, hoá dính khí ở trong cho nên giỏi cầm được
mố hôi. Người xưn bảo không cổ mổ hôi là không được dúng ‘Quố chi
IhantyVdhlnh vHrong bầl 06 Thượơxlược glòl cấm mố hôi. Công hiệu của
Thược dược là ở chỗ làm hết phiền, phiền hết thì mổ hôi cũng hết, cho nên
chứng phiền và chứng tâm phiền đều nhờ đến nó. Nếu tăng vị Thược dược
thì đó là bài thuốc để kiện trung chứ không phải là bài dùng để phát hãn
nữa. Bài này dùng Quế chi phát hãn; Thược dược chỉ hãn; Sinh khương vị
cay giúp Quế chi để giải cơ; Đại táo vị ngọt giúp Thược dược để hoà lý;
Quế, Thược hoà hợp nhau, Khương, Táo tương đắc nhau, dương biểu âm
lý cùng đi mà không trái nhau, là cương nhu giúp đỡ nhau để điều hoà vậy.
Cam thảo ngọt bình, có tác dụng làm yên bên trong, chống đỡ bên ngoài,
dùng để điều hoà khí huyết, tức là điều hoà biểu lý, đồng thời điều hoà các
vị thuốc. Mà lại hay là ở chỗ ăn cháo loãng nóng để hỗ trợ tác dụng của
thuốc, vì cốc khí đầy đủ ở trong thì tà khí không phạm trở lại, mà ăn cháo
sau khi uống thuốc thì tà khí không lưu lại, tài tình của phức phương là như
thế. Cần biết rằng bài này chuyên chữa biểu hư, giỏi về giải cơ phát hãn
trong phần dinh, mà không có khả năng khai thông lỗ chân lông để phát
tán tà khí ở phần vệ. Cho nên, không ra mồ hôi là chứng của ‘Ma hoàng
thang’, thì không được dùng ‘Quế chi thang’. Nhưng bệnh mới phát không
có mồ hôi nên dùng ‘Ma hoàng thang’ để phát hãn, nếu ra mổ hôi, tà giải
rồi, lại sinh phiển thì dù mạch Phù Sác cũng không thể dùng ‘Ma hoàng
thang’ nữa, mà dùng ‘Quế chỉ thang’. Nếu hạ rồi mạch vẫn phù, khí xung
lên, và hết tiêu chảy rồi mà cơ thể vẫn đau nhức không thôi đểu dùng bài
này để giải, tại sao vậy ? Vì lúc đó biểu tuy không giải mà tấu lý đã sơ hà,
tà không ở bì mao mà ở cơ nhục, cho nên mạch không tuy giống chứng
‘Ma hoàng thang’ mà chủ trị lại thuộc về ‘Quế chi thang’. Thầy thuốc dở nói
rằng ‘Q uế chi thang’ chuyên chữa trúng phong, không được chữa thương
hàn, làm cho người ta nghi ngờ mà không dùng. Không biết rằng bài này
chuyên dùng chữa chứng tự đổ mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, hư ngược, hư lỵ,
hễ dùng là khỏi. Do đó, biết rằng bài thuốc của Trọng c ả n h chữa được mọi
bệnh, người sau gặp một chứng lại đặt ra trăm phương để mê hoặc người,
làm cho mọi người không có chỗ chen tay vào, thật quá nông cạn (Danh ỵ
phương luận).
‘Sự khác biệt chủ yếu trong điều trị giữa 2 bài ‘Ma hoàng thang’ và
‘Quế chi thang' là người bệnh có mồ hôi hoặc không cỏ mồ hôi. Người xưa
từng nói: Có mồ hôi không được dùng Ma hoàng, không có mồ hôi không
được dùng Quế chi, tức là nói về 2 bài thuốc ‘Ma hoàng thang’ và ‘Quế chi
thang’. Tuy nhiên, cũng có khi phải kết hợp 2 bài ‘Ma hoàng thang’ và ‘Quế
chi thang’, thành bài thuốc có tên là ‘Quế chi ma hoàng các bán thang’
(Thang đầu ca quát).
> Theo một số báo cáo lâm sàng bài ‘Quế chi thang gia giảm' như
sau: Cát căn 20 - 40g, Ma hoàng 6g, Bạch thược 12g, Phòng phong 12g, Sài
hổ 6g, Cnm thảo 4g, Đọi táo 6 quả. sác uống, chữa chứng cứng gáy (vạo
cổ) có kốt quả tốt. Theo tòi liệu, Cát cân có tác dụng giăn mạch tăng cường
lưu lượng máu chống co thắt, làm giảm đau (Thượng Hải - Phương tễ học).
‘Q uế chi thang’ tuy là thuốc giải biểu nhưng phối hợp với Thược
dược là thuốc hoà âm; Sinh khương, Đại táo lại hoà được lý, nó khác với
phương thuốc chuyên về phát hãn. Cho nên bài này, ngoài việc dùng vào
biểu chứng ngoại cảm phong tà, đối với những người sau khi bệnh khỏi, sau
khi sinh đẻ, do Vinh Vệ không hoà mà có các chứng lúc thì hơi lạnh, lúc thì
hơi nóng, mạch Hoãn, có mổ hôi, đểu có thể linh hoạt mà sử dụng. Nhưng
đối với phong biểu thực không có mổ hôi, ở biểu bị uất, ỏ lý có nhiệt, mồ
hôi không ra mà phiền táo và mới bị ôn bệnh, xuất hiện ngay những chứng
lý nhiệt, miệng khát, mạch Sác thì không nên sử dụng.
Trong cách uống có nêu ra, sau khi uống thuốc thì ăn cháo loãng,
nóng, là mượn cốc khí để giúp cho sức thuốc, và kiêm bổ ích Vị khí để thúc
tà khí giải ra ngoài. ‘Đắp ấm ’ là để giúp cho sự ra mồ hôi nhưng mồ hôi ra
không nên quá nhiều, vì ra nhiều mồ hôi sẽ hại đến dương khí (Trung y học
khái yếu).

Bài ca QUẾ CHI THANG

Quê' chi thang trị Thái dương phong, Quế chi thang trị Thái đương phong,
Thược duợc, Cam thảo, Khương, Táo đồng, Thược dược, Cam thảo, Khương Táo cùng,
Quế, Ma tương hợp danh Các Bán, Ma, Quế hợp lại tên 'Các Bán',
Thái dương như ngược thử ví cồng. Bệnh Thái dương giống như sốt rét có nhiều công.

Bảng so sánh ‘MA HOÀNG THANG’ và ‘QUẾ CHI THANG’

Ma Quế cùng dùng, thêm Hạnh


nhân, có tác dụng phát hãn, tán hàn,
Đều có Quế chi dùng để tuyên Phế, bình suyễn. Đây
và Cam thảo, là bài thuôc chính thuộc loại ‘tân ôn
cùng thuộc nhóm phát hãn’.
Tân ôn giải biểu. Trị ngoại cảm phong hàn, Phế khí
Dùng trị ngoại không tuyên thông gây nên sợ lạnh,
cảm phong hàn sốt, không có mồ hôi, suyễn, mạch
biểu chứng: Sợ Phù Khẩn, có chứng trạng ở biểu.
lạnh, sốt, đau Quế Thược cùng dùng, Thêm Khương,
đầu, lưỡi trắng Táo, tác dụng phát hãn, giải biểu kém
nhạt, mạch Phù. hưn bài Ma hoàng thang, nhưng có
tiic (ỉụng diều hoầ (loanh vộ. Thuộc
nhóm ‘Tôn ôn giai biốu\
QUẾ CHI GIA QUẾ THANG (Thương hàn luận)

%Ề$LỈỈĨ\%Ế'Ì% - Gui zhi jia gui tang


Là bài ‘Quế chi thang*tăng thêm Quế chi 4g.
Tác dụng: Ôn trung, tán hàn, giáng nghịch, trục tạ, khu hàn.
Trị chứng vì dùng hoả châm cho ra mồ hôi, lỗ châm bị lạnh ĩiểi
hạch lên, sưng đỏ, phát ra bôn đồn sán khí, khí từ bụng dưới xông
lên tim.

QUẾ CHI GIA THƯỢC DƯỢC THANG (Thương hàn luận)

ỳỀị&tỉn^i^ỳlý “ Gui zhi jia shao yao tang


Là bài 'Quê chi thang*tăng thềm 6g Bạch thược,
Tác d ụ n g : Điều hoà doanh vệ, hoãn cấp, chỉ thông. Trị bệnh
ở thái dương, sau khi dùng thuôc hạ sinh ra bụng đầy, bụng đau.

QUẾ CHI GIA C ÁT CĂN THANG (Thương hàn luận)

- Gui zhi jia ge gen tang

Lả bài fQuế chi thang’ thềm Cát căn 8g, Quế chi, Bạch thược
đều giảm đi 2g.
Tác dụng: Giải cơ, phát biểu, thảng tân địch, thư cân mạch.
Trị bệnh ồ kinh thái dương, gáy và lưng cứng, sợ gió, mồ hôi tự ra.

QUẾ CHÍ GIA ĐẠI HOÀNG THANG (Thương hàn luận)

- Gui zhi jia dai huang tang


Là bài ‘Quế chi thang’ thêm Đại hoàng 4g.
Tác d ụ n g : Điều hoà doanh vệ, thông phủ thực. Trị Thái dương
bệnh, thầy thuốc đùng lầm phép hạ gây nên bụng đầy, bụng đau.
Tham khảo: Xét các bài ‘Quế chi gia quế thang’, nếu thêm nhiều
Q uế chi thì chẳng những trừ được ngoại hàn mà còn giáng được khí xung
nghịch, cho nên có thể trị chứng đau khi dùng hoả châm bị hàn, tà khí từ
bụng đưới xông lên tim, ngực gây ra chứng bổn đồn. ‘Quế chi gia thược
dược thang’ thêm nhiều lượng Bạch thược, mục đích ở chỗ hoãn cấp, giảm
đnu. Nôu lọi thôm Đọi hoàng tức là bài ‘Quế chi gia đại hoàng thang’, tri
bệnh Thái dương biểu chứng chưa giải, kèm thấy bụng đầy cứng mà đau.
‘Quế chi gia cát căn thang’ !à bài ‘Quế chi thang’ giảm bớt số lượng Quế
chi, Bạch thược, thêm Cát căn để trị ngoại cảm phong tà, tà trúng vào du
huyệt của kinh thái dương, tân dịch bị trỏ trệ không phân bố được, kinh
mạch mất sự nhu dưỡng, gây ra chứng lưng gáy cứng đờ. Bài này trong
sách ‘Thương hàn luận' còn có Ma hoàng nhưng Ma hoàng dùng chung với
Quế chi đều trị chửng biểu thực không có mồ hôi, nay có thể vì đổ mồ hôi
mà sợ gió, là khí ở biểu đã hư, cho nên bỏ không dùng Ma hoàng nữa. Xét
ý kiến ấy trong sách của Lâm úc cũng nhận rằng bỏ Ma hoàng là đúng
(Thượng Hải phương tễ học).

C ÁT CĂN THANG (Kim quỹ yếu lược)

S i ! - Ge gen tang
Đây là bài 'Quế chi thang’ thêm Cát căn và Ma hoàng.
Tác dụng: Giải biểu, phát hãn, thăng tân (dịch), thư cân. Trị
bệnh ở Thái dương gây ra chứng kính (không có mồ hôi, tiểu ít, khí
xông lên ngực, cấm khẩu không nói được).
G i ả i t h í c h : C á t că n là chủ d ư ợ c hơi có tá c d ụ n g th ă n g lên,
giải cơ, thư mạch; Quế chi, Ma hoàng phát hãn; Thược dược, Cam
thảo trị co rút; Khương, Táo hòa biểu lý.
Lâm sàng hiện nay.
• Trị viêm não B : Dùng bài này trị 10 ca. Mới phát bệnh 1-2
ngày, dùng giải biểu thanh nhiệt là chính. Thời kỳ giữa và cuối,
dùng thanh nhiệt giải độc, trấn kinh dưỡng âm là chính, Kết quả:
Khỏi 9, không khỏi 1 (Phúc Kiến trung y dược 2, 1956).
• Trị viêm màng não tủy: Trị 13 ca. Mỗi ngày uống 2 thang.
Nếu hôn mê cấm khẩu, rót thuốc qua đường mũi. Một số uống thuốc
sau 10 giờ thì hết hôn mê, tỉnh lại, sắc mặt tái xanh chuyển sang
hồng nhuận. Nếu có dấu hiệu động phong, thêm Câu đằng, Thạch
quyết minh để bình can tức phong. Kết quả: Toàn bộ đều khỏi
(Giang Tô trung y 11, 1964).
Tham khảo:
Thái dương bệnh, không mổ hôi mà tiểu ít, khỉ xông lên ngực, cấm
khẩu, đó là chửng cương kính. Dùng bài ‘Cát căn thang’ để trị” ịKim quỹ
yếu lược).
THÔNG X| THANG (Trửu hậu phương)

ĩễ.í&ÌỀ - Cong chi tang


Thông bạch (cả rễ) 5 củ, Đạm đậu xị 12g. sắc với 3 chén nước
(600ml), còn 1 chén, uống nóng hết một lần cho ra mồ hôi. Nếu
chưa ra mồ hôi, thêm Cát căn 4g, Thăng ma 6g, sắc với 5 chén nước
còn 2 chén, chia làm 2 lần uổng thì sẽ ra mồ hôi. Nếu vẫn chưa ra
mồ hôi, thêm Ma hoàng 4g.
Tác d ụ n g : Thông dương, giải biểu (phát hãn). Trị ngoại cảm
mới phát, sợ lạnh, sốt, không mồ hôi, đau đầu, nghẹt mũi.
G iải thích: Thông bạch là chủ dược, có tác dụng tân ôn thông
dương khí, sơ đạt cơ biểu, phát tán phong hàn; Đạm đậu xị cay
ngọt, tán tà, trừ phiền, hỗ trợ tuyên tán giải biểu. Bài thuốc, tính
dược bình tân ôn mà không táo, không làm tổn thương tân dịch,
dùng trong trường hợp phong hàn biểu chứng nhẹ.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Trường hợp cảm phong hàn nặng sợ
lạnh không có mồ hôi, đau đầu nhiều, có thể thêm Khương hoạt,
Kinh giới, Phòng phong, Bạc hà.

Tham khảo:
Đậu xị ngoài giải cơ thoái nhiệt, còn có thể tán tà trừ phiền. Hai
vị ấy hỗ trợ cho nhau, có tác dụng phát hãn giải biểu, đối với bệnh
ngoại cảm mới phát, có các chứng đau đầu, sợ lạnh, mình nóng,
kh ôn g có m ồ hôi đ ểu có th ể chọn đ ù n g . B ài n à y tính th u ố c hoà bình,
tuy là thuốc tân ôn nhưng không táo nhiệt, không làm tổn thương tân
dịch rất được thầy thuốc các thời đại coi trọng (Thượng Hải phương
ỉễ học).

HOẠT NHÂN THÔNG X| THANG (Loại chứng hoạt nhân thư)

sk'M - Huo ren tong chi tang


Là bài *Thông xị thang*thêm Ma hoàng, Cát căn.
Tác dụng: Thông dương, phát hãn. Trị bệnh thương hàn 1- 2
ngày đầu: sợ lạnh, gáy và th ắt lưng, cột sống lưng đau, đầu đau, mũi
nghọl, mạch khẩn không có mồ hôi.
THÕNG XỊ CÁT CÁNH THANG (Thông tục Thương hàn luận)

- Tong chi jie geng tang


Là bài ‘Thông xị thang’ thèm Sơn chi, Cát cá n h B ạ c hà, Liên
kiều, Cam thảo, Đạm trúc diệp.
Tác d ụ n g : Giải biểu, khứ phong, thanh nhiệt. Trị phong ôn,
phong nhiệt mới phát, nhức đầu, mình nóng, hơi sợ gió lạnh, ho,
đau họng.

Tham khảo:
Xét các vị trong hai bài trên đều do Th ôn g xị thang’ gia giảm mà
thành, vì vị thuốc thêm vào khác nhau cho nên chủ trị cũng khác nhau.
Bài ‘Hoạt nhân thông xị thang’ thêm Ma hoàng, Cát căn, để phát hãn
giải biểu, đối với trường hợp biểu chứng hơi nặng chỉ dùng Thông xị mà sức
thuốc không thắng nổi thì nên dùng bài này.
Bài T hông xị cát cánh thang’ thêm thuốc thanh lương, có tác dụng
tuyên phát giải nhiệt. Cát cánh, Bạc hà, Liên kiểu, Sơn chi, Cam thảo,
Đạm trúc diệp, vì thế dùng vào chứng phong ỏn mới phát, tà nhiệt bó lại ở
Phế sinh ra các chứng nhức đầu, mình nóng, hơi sợ gió lạnh, ho, đau họng
mlộng khát, rất là thích hợp (Thượng Hải phương tễ học).
TÂN LƯƠNG GIẢI BIỂU
I -p m m I

Bài thuốc tân lương giải biểu dùng các vị thuốc có tính cay I
ị mát để phát biểu. Những bài thuốc Tân lương giải biểu’ có tác ị
I dụng sơ tán phong nhiệt thường dùng trị các bệnh ngoại cảm I
ị phong nhiệt, giai đoạn đầu của bệnh nhiễm, có các triệu chứng ị
ị như sốt, đau đầu, hơi sợ gỉó, lạnh hoặc miệng khát, đau họng, ho, ị
I rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch Phù, Sác.
Những vị thuốc thường dùng có: Bạc hà, Ngưu bàng tử, Tang ;
ị diệp, Cúc hoa, Cát căn, Thăng ma...
Bài thuốc thường dùng có Tang cúc ẩm, Ngân kỉều tán, Ma ị
I hạnh thạch cam thang, Sài cát giải cơ thang, Thăng m a cá t căn thang, ị
Bài ‘Ngân kiểu tán’ là bài thuốc tiêu biểu cho nhóm tân I
ị lương g iải biể u. T á c d ụ n g chủ yế u củ a nó là d ù n g c á c vị th u ố c tân ị
ị lương p h á t biể u để tá n phong thanh n hiệt, sơ tiế t tấu lý, th ư ờ n g ị
I dùng trị biểu nhiệt do phong nhiệt nhập vào Phế vệ.

TANG CÚC ẨM
(Ôn bệnh điều biện) Sang yu yin
Chủ trị
Phong ôn sơ khởi, phong nhiệt phạm Phế R Ì B tìỄ , JXƯME
khinh chứng. SỆ ígil

Chứng trạng chính

Khái thấu, thấn nhiệt bất kỳ, khẩu vi


khát, mạch Phù Sác (Ho, cơ thể sốt không
định kỳ, hơi khát, mạch Phù Sác). 'ŨM,

N guyên nhân gây bệnh


Tà khách Phế lạc, Phế th ất thanh túc (Tà
khí ở tại Phế, Phế mất chức năng thanh,
giáriịị).
Công dụng

Sơ phong thanh nhiệt, tuyên Phế chỉ khái. MầỆitnằ


Dược vị 15 ọậ
: Tang diệp (quân) 12g, Hạnh nhân (thần) 8 ■ Ỉ2g, Bạc hà (thần)
\ 2 - 4g, Cức hoa (thần) 12g, Cát cánh (thần) 8 - 12g, Liên kiều (tá)
\ 6 - 12g, Lô căn (tá) 8 - 12g, Cam thảo (sứ) 2 - 4g. sắc uống mỗi
Ị ngày 1 - 2 thang.

Tác dụng: Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên Phế, chỉ khái. Trị
phong ÔĨ1 giai đoạn đầu, biểu hiện: ho, sốt không nhất định, miệng
hơi khát, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Phù.
G iải thích: Tang diệp, Cúc hoa là chủ dược, có tác dụng sơ
tán phong nhiệt ở thượng tiêu; Bạc hà phụ vào và tăng tác dụng
của 2 vị trên; Hạnh nhân, Cát cánh, tuyên Phế chỉ khái; Liên
kiều tính đắng, hàn, thanh nhiệt, giải độc; Lô cãn tính ngọt hàn
thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khái; Cam thảo có tác dụng điều hoà các
vị thuốc hợp với Cát cánh thành bài ‘Cát căn thang’, có tác dụng
luyỏn Phế, chỉ khái, lợi yết hầu.
ứ n g d ụ n g lã m sàng: Bài thuốc thường được dùng trị bệnh
vi ôm đường hô hấp trên, cảm cúm, viêm Phế quản thuộc chứng
phong nhiệt ảnh hưởng đến Phế, gây nên ho, sốt, mề đay, viêm
não B, ho gà,
Gia giảm : Ho nhiều mà khí lại nghịch, có thể thêm Tiền
hồ, Tô tử, Tượng bối, Ngưu bàng để tăng thêm tác dụng thông Phế
KÙínK nghịch.
Nốu ho c!ờm, thêm Qua lâu nhân, Bôi mẫu để thanh Phế hoá
(từ 111.
Ho nhlồu đờm, rôu lưỡi trắng nhờn, có thể thêm Trần bi, Bán
hụ, IMiụr linh, í'hỉ xríc đố thông hoá thấp đờm.
Ho dớ ilrtm vrtnK, rflu lưỡi vàng hoặc lưỡi đỏ có thể thêm
lloiU>K rrtm, Dỏng lỊim tử, Tang bạch bì, Trúc lịch, Bán hạ để tiêu
nliiộl hoú ílờm
NAu <ìừm IIỈIIỔU, VÀ1»K lưởi (lổ, n ku vAntf, Lhôm Hoàng
cầm, Đông qua nhân để thanh nhiệt, hoá đờm.
Trong đờm có máu, thêm Bạch mao căn, Thiến thảo để lương
huyết, chỉ huyết.
Lạnh nhiều mà sốt, tuy không biểu hiện rõ mà đầu đau nhẹ
là phong nhiệt quấy ở trên, có thể thêm Bạch tậ t lê, Mạn kinh tử
để xua tán phong nhiệt mà đầu và m ắt thanh thoát.
Ngoài ra khi bị ngoại cảm nhiệt đã uống ‘Ngân kiều tán ’ rồi,
nhiệt dã bớt mà chưa thanh, có thể dùng bài này để thanh dư tà
ở lý.
Miệng khát, thêm Thiên hoa phấn, Thạch hộc dể thanh nhiệt,
sinh tân; sốt cao, khó thở, thêm Sinh thạch cao, Tri mẫu đế thanh
Phế vị.
L â m sà n g h iện n a y :
• Trị cúm: Dùng T ang cúc ẩm’ gia giảm trị 50 ca. Kết quả:
Sau khi uống 2 ngày, 86.5% hạ sốt, một số triệu chứng giảm nhẹ,
đa sô" uống 4 ngày là khỏi (Quảng Đông trung y 2, 1959).
• Trị kết mạc viêm cấp: Thêm Bồ công anh, Ngân hoa, Hoàng
liên, trị 14 ca. Kết quả: Khỏi 13, dỡ 1. Một số uống 1-2 thang đã
khỏi bệnh (Xích cước y sinh tạp chỉ 2, 1977).
“ Trị viêm đường hô hấp trên: Trị 375 ca, khỏi 359, dỡ 16
cPhúc Kiến trung y dược 6, 1957).
• Trị viêm não Nhật Bản: Thêm Ngưu bàng tử, Ngân hoa. sốt
cao thêm Thạch cao. Trị bệnh do tà nhiệt ở phần Vệ, mồ hôi không
ra được, có kết quả tốt (Sơn đông y san 3, 1968).
• Trị ban sởi: Trị 127 ca. Sau khi uống 1-2 thang, ban mọc ra,
toàn bộ dều tốt (Trung y tạp chí 2, 1959).
• Trị ho gà: Trị 11 ca. 5-7 ngày là một liệu trình. Nếu chưa
khỏi, có thể uống tiếp. Kết quả: Toàn bộ đều khỏi. Thời gian uống
thuốc: It nhất là 10 ngày, nhiều nhất là 34 ngày, một sô" uống 8
ngày đã khỏi (Trung cấp y san 1, 1960).
Tham khảo:
Trong sách ‘Ôn bệnh điều biện' Ngô Cúc Thông giải thích rằng: “Ho là
nhiột tà xổm lấn lọc của Phế, mình không nóng dữ là bệnh tà không nặng
lắm, hơi khát là nhiệt không nhiốu’. Lại nói: “Đáy là bài thuốc có vị cay, ngọt,
vị cay, mát, hơi đắng để hóa phong, làm cho Phế là tạng ở bên trong mát
(thanh) mà trống rỗng, hơi đắng thì giáng xuống, cay mát thì bình hoả, lập ra
bài này là để tránh thuốc tân ôn làm hại’ (Thượng Hải phương tể học).

NGÂN KIỂU TÁN m a tẰ


(Ôn bệnh điều biện) Yin qiao san
C hủ tr ị
; Ồn bệnh sơ khởi. Ếĩỉ
T riệu chứng chính
Phát nhiệt, vi ô' phong, yết thống, khẩu
khát, vô hăn hoặc hữu hãn bất sướng, đầu p 1
thống, khái thấu, thiệt tiêm hồng, thiệt
m, n íT tìím * 1
bạc bạch hoặc bạc hoàng, mạch Phù Sác
(Sốt, hơi sợ gió, họng đau, khát, không ữSkỀL 1
mồ hôi hoặc mồ hôi khó ra, đau đầu, ho, m \
đầu lưỡi đỏ, (rêu) lưỡi trắng nhạt hoặc ị R
hơi uàng, mạch Phù Sác).
ị N guyên nhân gây bệnh m tiU ữ ă.
1 Phong nhiệt phạm vệ, nhiệt dộc giảo
: thịnh (Phong nhiệt xâm phạm vào phần ỉẦ ìế M n ,
\ vệ khí, nhiệt độc quá mạnh).
Công dụng

1Tân lương thấu biểu, thanh nhiệt giải độc.

Dược vị
Lỉôn kiều (quân) 8 - 12g, Cát cánh 6 - 12g, Trúc diệp 6 - 8g, Kinh
giới tuệ (thần) 4- 6g, Đạm đậu xị (thần) 8 - 12g, Ngưu bàng tử
j (thần) 8 - 12g, Kim ngân hoa (quân) 8 - 12g, Bạc hà (thần) 8 -
Ĩ2g, Cam thào 2 - 4g. Tất cả các vị cùng tán thành bột, mỗi lần
Ị uống 24g, Bắc với nước Vi căn {tá) đến khi mùi thơm bốc ra nhiều
ỉ thì lấy ra uống, khống sắc lâu quá.

Tác d ụ n g : Tân lương, thấu biểu, thanh nhiệt, giải độc. Trị
bệnh ôn aơ khởi như viôm dường hô hấp trên, cảm cúm, viêm Phế
quiln cấp, HỞỈ, ho gồ, viêm Hmiđan cấp.
G iải thích: Ngân hoa, Liên kiều là chủ dược, có tác dụng
thanh nhiệt, giải độc, tân lương, thấu biểu; Bạc hà, Kinh giới, Đạm
đậu xi, có tác dụng hỗ trợ; Cát cánh, Ngưu bàng tử, Cam thảo tuyên
Phế hoá đờm; Trúc diệp, Lồ căn thanh nhiệt, sinh tằn, chi khát. Là
một bài thuốc tốt dùng thanh nhiệt, giải độc.
G ia giảm :
Nếu đau đầu không có mồ hôi có thể tăng lượng Kinh giới,
Bạc hà, thêm Bạch tậ t lê, Mạn kinh tử.
Nếu sô't cao có mồ hôi, tăng lượng Kim ngân hoa, Liên kiều,
giảm lượng Kinh giới, Bạc hà.
Nếu chứng kiêm thấp như ngực tức, nôn, thêm Hoắc hương,
Bội lan để hoá thấp.
Nếu ho đờm đặc, thêm Hạnh nhân, Bôi mẫu.
Nếu sốt cao, thêm Chi tử, Hoàng cầm, để thanh lý nhiệt.
Nếu khát nhiều, thêm Thiên hoa phấn.
Nếu viêm họng sưng đau, thêm Mã bột, Huyền sâm, Bản lam
căn, để thanh nhiệt, giải độc.
Nếu có nhọt sưng tây, Bồ công anh, Đại thanh diệp để tiêu
tán sang độc.
Nếu đúng là biểu chứng, không ra mồ hôi, rét dữ mà sốt cao,
có thể thêm Khương hoạt, Tây hà liễu để tăng thêm tác dụng thấu
biểu đạt tà.
Ra mồ hôi mà sốt không giảm, có thể bỏ Kinh giới, Bạc hà,
thêm Hoàng cầm, Thanh hao.
Phế khí không thông mà ho nhiều, có thể thêm Tiền hồ,
Hạnh nhân, Tượng bối mẫu để thanh tuyên Phế khí.
Mới bị lên sởi có thể thêm Phục linh, Thiền y để giải sởi,
liễm tà.
Họng sưng đau nặng có thể thêm Xạ can, Mã bột, Qua kim
đằng, Bản lam căn để giải độc lợi hầu.
Thấp ngăn trô trung tiêu mà ngực tức, đầy hơi, muốn nôn, có
thế bỏ Cam thảo, Lô căn, thêm Hậu phác, Hoắc hương, Chỉ xác để
hoíi thAp Hướng trung.
Vị có nhiệt thịnh, nhiệt thương tân dịch làm miệng khát, lưỡi
khô, có thể thêm Thiên hoa phấn để sinh tân, giải khát.
Ản bị trệ mà bụng chướng, miệng hôi, tiêu chảy hoặc bí tiện,
có thể thêm Chỉ thực, Lục thần khúc, Sơn tra, Mạch nha để tiêu
thực, dẫn trệ.
Tham khảo:
> Bài này lấy Ngân hoa, Liên kiều mà gọi tên và liều dùng cũng
nhiều hơn, cho thấy bài này chú trọng vào việc thanh nhiệt giải độc, nhưng
trong bài dùng chung với thuốc giải biểu, như vậy là bài thuốc vừa sơ tà vừa
thanh nhiệt. Ngô Cúc Thông gọi nó là: "Bài thuốc tân lương bình thường".
Có thể dùng rộng rãi với các chứng ôn bệnh khi mới phát, ngoại cảm phong
nhiệt biểu chứng và bệnh ở yết hầu. sở i mới mọc mà phát sốt cũng có thể
dùng nó gia giảm cho thích hợp. Nếu bệnh thế hơi nặng vi Phế khí không
được tuyên thông, thấy có những chứng thở gấp, cánh mũi phập phồng thì
có thể hợp với bài ‘Ma hạnh cam thạch thang’ làm một bài thanh giải Phế
nhiệt, cũng có kết quả tốt. Khi dùng, nếu ghé thấp tà mà thấy chứng vùng
ngực và vị quản tức đầy thì thêm Hoắc hương, u ấ t kim là thuốc phương
hương để hoá trọc. Tân dịch bị thương mà khát, thêm Thiên hoa phấn để
sinh tản; phong nhiệt ủng tắc ở thượng tiêu, gáy sưng, họng đau, thêm Mã
bột, Huyền sâm.
Bài này so sánh với bài Tang cúc ẩm’ ỏ trên, việc dùng thuốc đểu
dùng những vị Liên kiểu, Bạc hà, Cát cánh, Cam thảo, nhưng bài này tăng
thêm Ngân hoa, Trúc diệp, Kinh giới, Đậu xị, Ngưu bàng tử để sơ phong
giải biểu, thanh nhiệt giải độc mà ‘Tang cúc ẩm ’ thì chỉ dùng những vị Tang
diệp, Cúc hoa, Hạnh nhân để sơ tán phong nhiệt, lợi Phế chỉ khái. Theo đó
có thể biết vể phương diện sơ phong giải biểu và thanh nhiệt giải độc thì
T ang cúc ẩm ’ so với nó là nhẹ hơn, nhưng mạnh hơn về mặt lợi Phế chỉ
khái. Ngô Cúc Thông nói: 'Chứng thái âm phong ôn, chỉ có ho, mình không
nóng lắm, hơi khát nước thì dùng thuốc tân lương nhẹ, lấy bài Tang cúc
ẩm’ làm chủ'. Tiếp đó lại giải thích rằng: “Vì sợ bệnh nhẹ mà thuốc nặng
(chĩ vào ‘Ngân kiều tán’), cho nên mới lập ra bài thuốc nhẹ hơn" (Thượng
Hải phương tễ học).
‘Ngân kiểu tán’ và Tang cúc ẩm7, đều là thuốc thường dùng trị
phong nhiệt biểu chứng. ‘Ngân kiểu tán’ tác dụng thanh nhiệt giải độc, phát
tán phong nhiệt, dùng Liên kiều, Ngân hoa vào Phế kinh thanh nhiệt giải
độc, táy trừ uô khí. Do bệnh tại Phế là chính, do đó dùng Ngân hoa, Liên
kiổu làm quồn. 'Tang cúc ẩm ’ không có Đậu xỉ, Kinh giới, Ngưu bàng tử, tác
dụng glỏl blổu yếu hơn 'Ngân kiểu tón’.
Hnl bàỉ cổ mộl aố v| thuôc giống nhau như Cát cánh, Cam thảo, Bạc
hà, Liên kiểu, Lô căn. Tuy nhỉên, ‘Tang cúc ẩm’, Tang diệp, Cúc hoa làm
quân, thêm Hạnh nhân chú trọng thanh Phế, giải phong nhiệt, trị ho, thuộc
loại thuốc cay mát nhẹ, ‘Ngân kiểu tán’ có Kinh giới, Ngân hoa, Ngưu bàng
tử, Trúc diệp, Đậu xị... tăng cường tác dụng thanh nhiệt giải độc thấu biểu,
là loại thuốc cay mát trung bình (Trung y vẩn đối).

Bảng so sánh NGÂN KIỀU TÁN và TANG c ú c Ẩm

Dùng Ngân hoa, Liên kiều làm


quân, phối hợp vổi Kinh giới, Đậu
xị, Ngưu bàng tử, Trúc diệp, có tác
N gân Đều có Liên đụng mạnh để thấu biểu, tán tà,
k iề u kiều, Cát cánh, thanh nhiệt giải dộc. Là loại thuốc
tả n Cam thảo, Bạc tân lương giải biểu.
hà, Lô căn. Trị ôn bệnh mới phát, phong nhiệt
Trị cảm phong phạm vệ, nhiệt độc nhiều quá gây
nhiệt, tà ỏ' Phế sốt, họng đau, khát.
vẹ.
Dùng Tang diệp, Cúc hoa làm quân,
Triệu chứng sợ phối hợp với Hạnh nhân để tuyên
gió, sợ lạnh, thông Phế khí, giảm ho mạnh, tăng
đau đầu, đầu tác dụng giải biểu thanh nhiệt. Là
Tang lưỡi đỏ, rêu lưỡi loại thuốc tân lương giải biểu nhẹ
cúc ẩ m trắng mỏng, (tân lương khinh tễ).
mạch Phù Sác. Trị ôn bệnh mới phát, phong nhiệt
ở Phế. Đặc điểm là tà ít, bệnh nhẹ
mà ho, kèm cơ thể hơi sốt, miệng
hơi khát.

NGÂN KIỀU THANG (Ôn bệnh điều biện)

“ Yin qiao tang


Bạc hà, Cát cánh, Đậu xỉ, Ngân hoa 2ồg, Sinh cam .thảo 4g,
Kinh giới huệ, Liên kiều 12g, Mạch môn 16g, Trúc diệp 8g, Ngưu
bàng tử, Tế sinh địa 16g. sắc uống.
Tác d ụ n g : Tư âm thấu biểu, sơ phong thấu biểu. Trị Dương
minh ôn bệnh, sau khi hạ không có mồ hôi, mạch Phù.
MA HẠNH THẠCH CAM THANG ữ M ® i - ii ỉ ĩễ .ĩ 3 n - 'ì Ỉ j
(Thương hàn luận) Ma xing shi gan tang
C hủ tr ị
Biểu tà vị giải, tà nhiệt ủng Phế chứng
(Tợ ở biểu chưa giải, nhiệt ủng tắc ở
Phế gây nến bệnh).
T riệu chứng chỉnh
Thân nhiệt bất giải, khái nghịch khí
cấp, thiệt đài bạc hoàng, mạch Sác M íầ T ^ m ,
(Thân nhiệt chưa giải, ho, khỉ đưa nghịch % ì s m n , m i
lên, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Sác).
N guyên nhân gây bệnh ís iíH ặ .ầ
Biểu tà nhập lý hoá nhiệt, ủng át vu
Phế (Tà ở biểu nhập vào lý hoá thành
Jfô
nhiệt, ủng tắc ở Phế).
Công dụng m

Tân lương sơ biểu, thanh Phế bình suyễn.

Dược vị 15 nậ
Ma hoàng [bỏ mắt] (quân) 4g, Thạch cao [giã vụn ra, lấy bông
bọc lại] (quân) 12g, Hạnh nhân hạt [bỏ vỏ và đầu nhọn] (thần)
8g, Chích thảo (tá sứ) 4g.
Nước 7 chén, sắc Ma hoàng trước, vớt bỏ bọt rồi cho các vị kia
vào sắc còn 2 chén, lọc bỏ bã, uống 1 chén, lúc thuốc còn ấm.

Tác dụng'. Tân lương tuyên tiết, thanh Phế bình suyễn. Trị
ngoại crim phong tà, mình nóng không giải, ho nghịch lên thở gấp,
cánh mùi p h ậ p phồng, miệng khát, có mồ hôi hoặc không có mồ
hỗi, rAu lưdi mỏng trắng hoặc vàng, mạch Hoạt mà Sác.
O iải th íc h : Trong bài có Ma hoàng cay ấm, tuyên thông Phế
khí, bình Huyỗn; Thạch cao cay lạnh, thanh tiết Phế nhiệt; Hạnh
nhAn <trfng ấm giúp cho Ma hoàng để chỉ khái bình suyỗn; Cam
tM o ntfọt hình, đi^u hoA các vị thuốc.
Bài này do thuốc tân ôn và thuốc tân lương phối hợp lại,
nhưng chủ yếu là một bài thuốc tân lương, có tác dụng tuyên phát
uất nhiệt, thanh Phế bình suyễn.
Gia giảm :
Sốt nhiều, tăng lượng Thạch cao lên dấn 60-120g.
Có dấu hiệu nhiệt độc viêm, thêm Đại thanh diệp, Hoàng
cầm, Liên kiều.
Ho, khó thở, thêm Tri mẫu, Qua lâu, Hoàng cầm.
Kèm đờm ẩm, thêm Đình lịch tử, Tỳ bà diệp, Bốì mẫu.
Ngực đau, thêm Uất kim, Bạch giới tử.
Khạc ra máu, thêm Bạch mao căn, Tiên hạc thảo.

Tham khảo:
> Chứng của bài này là do phong tà hoá nhiệt, ủng tắc ở Phế gây
nên. Chứng chủ yếu íà ‘đổ mồ hôi mà suyễn’. Sách ‘Thương hàn /uẩn’ viết:
“Sau khi phát hãn rồi, không được cho uống ‘Quế chi thang’ nữa, sẽ làm
đổ mồ hôi mà khó thở, không nóng nhiều, có thể cho uống bài ‘Ma hoàng
hạnh nhân cam thảo thạch cao thang", mồ hôi ra là biểu khí đã sơ thông,
không cần phải cho ra mồ hôi nữa, cho nên Ma hoàng không phối hợp với
Quế chi. Nhưng Phế khí vẫn còn bế tắc cho nên thấy chứng suyễn ngược
lôn, vì thế phối hợp với Hạnh nhân. Bẻn trong có uất nhiệt cho nên trọng
dụng Thạch cao. Nếu không nóng nhiều là do bên ngoài biểu sốt không
cao, vì đã ra mồ hôi. Nếu không ra mồ hôi thì tất nhiên sốt sẽ cao, điểu đó
có thể lý giải được, nay mồ hôi ra rồi mà vẫn có chứng khí suyễn, cánh mũi
phập phồng, phiền khát, đó ià vì nhiệt còn ủng tắc ở Phế. Chọn dùng bài
này là thuốc tân lương tuyên tiết, thanh Phế bình suyễn thì Phế khí bị uất
o i được khai thông, nhiệt tà ở lý cũng được thanh trừ tiết ra mà chứng ho
suyển cũng có thể khỏi.
Đây íà bài thuốc chủ yếu để thanh giải Phế nhiệt, đối với bệnh phong
ồn mới phát có các chứng phát sốt, không sợ lạnh, suyễn, không có mồ
hôi, có thể dùng, có mổ hỏi cũng có thể dùng được. Còn dùng trị chứng sởi
tà hãm vào trong, nhiệt uất ở Phế mà gây ra suyễn, cánh mũi phập phồng
(Thượng Hải phương tễ học).
Sách ‘ Thương hàn /ơận'viết: ‘Sau khi phát hãn, không thể dùng
‘Quố chi thang’, ra mồ hổi, suyễn, nóng sốt, có thể dùng ‘Ma hạnh thạch
cnm thang’. Câu văn trên cho thấy sau khi phát hãn, tà nhiệt lưu ở Phế
nỉnh ouyỏn và sau khi họ, dư nhiệt bức vào Phế gây suyễn, dùng ‘Ma hạnh
thụr:h cam thang' điỏu trị, Snu khi ra mổ hôi, suyển, sốt không cao, là biổu
tà đã hết, dư nhiệt Can uất tắc, nội nhiệt nung đốt thì ra mồ hôi, Phế khí
không bế tắc sinh suyễn. Sách ‘Thương hàn luận’v\ết ‘Sau khi phát hãn, ra
mồ hôi, suyễn, nhiệt không nặng, là tà không ở tấu lý mà vào Phế’ và câu
‘Sau khi hạ không thể dùng ‘Quế chi thang’1. Có thể thấy tà ở Thái dương
do dùng phép hạ sai, biểu tà không giải ra đường biểu, ngược lại hãm vào
trong, Phế khí bế tắc, không tuyên phát, hàn tà uất hoá nhiệt, tà nhiệt bức
vào Phế phát suyễn. Phế hợp da lông, uất nhiệt nung đốt Phế ra mồ hôí,
tà nhiệt hãm vào trong, do đó không nóng sốt nhiều. Bài thuốc trị là trừ uất
nhiệt hãm bẻn trong, do đó không thể dùng ‘Quế chi thang’ mà dùng ‘Ma
hạnh thạch cam thang’ trừ tà nhiệt ở Phế.
‘Ma hạnh thạch cam thang’ trị tà nhiệt ở Phế, tác dụng thanh Phế
nhiệt là chính. Tuy nhiên do tà ở ngoài đến, phải giải tán theo đường biểu,
mặt khác Phế chủ da lông, Phế nhiệt cần giải ra đường mổ hôi. Đặc điểm
bài thuốc là chủ yếu thanh Phế nhiệt, trọng dụng Thạch cao, vai trò Ma
hoàng không phải là phát biểu mà khai thông Phế khí. Vì vậy thang ‘Ma
hạnh thạch cam thang’ là bài thuốc thanh lý (Trung y vấn đối).

SÀI CÁT GIẢI c d THANG ị % M M ầm 1


(Thương hàn lục thư) Ị Chai ye jie ji tang Ị
C òn g ọ i là ‘C á t c ă n g i ả i c ơ th a n g 9
Chủ trị
Ngoại cảm phong hàn, uất nhi hoá nhiệt chứng ! i>/íS ;<L 'Síiỉỉ ìfij íii !
(Ngoại cảm phong hàn, uất lại hoá thành nhiệt). I íẠ.ỉii: 1
T riệu chứng chính imĩE®£
ố hàn tiệm khinh, thân nhiệt tảng thịnh, Ị 3E ^ ỆX Ềỳ ỈẰ \
clổu thông, nhãn khuông thống, tỵ can, mạch ; Ịtàtâ ílỳỵ ’ na I
Phù vi Hồng (Sợ lạnh dần dần bớt đi, thân ;p ^ I
nhiột triHỉỉ cao, đầu đau, hô mắt đau. mủi „ ’ ’
k h ị mttt h Phù hai Hồng). Ị
N guyên nhân gây bệnh
Niốu hAn vj giái, uất nhi hoá nhiệt, sơ phạm :
Dơơn# minh, bu cộp Thiếu dương [thuộc tam ;^ jĩ]?pfj|$ ịfií Ị
úỉtỉMỊỊ lcỉnh lục hựp bộnhl (Hàn ở biểu chưa Ị ÍG pú ị
(lược Hitii, uất Ịụi hoứ thành nhiệt, bất đầu ; ÌT /^ ịítị (n KI Ị
■xâm tthập ( Kì n Ị)ươ(ifỉ minh, wì rào Thiếu /7/^ A |Ji *
(lươn tì ịthitội' Ịoụi kin h ỉ ực ctia ,'i (ỉitờnỊị kinh ' |Aj'
í ứứtmậi hựỊi lại Ịiáy bộ nhỉ.
C ông d ụ n g 3*18
Giải cơ thanh nhiệt, tân lương thấu cơ, thanh
tiết lý nhiệt.
Dược vị Í5nậ
Sài hồ (quản) 6 -12g, Cát căn (quân) 8 -16g, Khương hoạt (thần)
4 -6g, Hoàng cầm (thần) 4 - 12g, Thạch cao (thần) 8 - 20g, Bạch
chỉ (thần) 4 - 6g, Bạch thược (tá) 4 -12g, Cát cánh (tá) 4 - 12g,
Cam thảo (sứ) 2 - 4g, thêm Gừng tươi 3 lát, Đại táo 2 quả. sắc
Ma hoàng trước, vớt bỏ bọt rồi cho các vị kia vào sắc, lọc bỏ bã,
uống ấm .

Tác d ụ n g : Giải cơ, thanh nhiệt. Trị cảm phong hàn uất lại
hóa thành nhiệt, sợ lạnh bớt dần, thân nhiệt tăng lên, không ra
mồ hôi, đau đầu, m ắt đau, mũi khô, tâm phiền, m ất ngủ, hố mắt
đau, mạch Phù hơi Hồng.
G iải thích: Cát căn, Sài hồ có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt
là chủ dược; Khương hoạt, Bạch chỉ giải biểu, tán hàn, giảm đau;
Hoàng cầm, Thạch cao thanh lý nhiệt, đều là thuốc hỗ trợ; Bạch
thược, Cam thảo hoà Vinh Vệ; Cát cánh khai thông Phế khí; Gừng
tươi, Đại táo điều hoà Vinh Vệ.
ứ n g d ụ n g lả m sàng:
Không đau đầu và sợ lạnh, bỏ Khương hoạt, Bạch chỉ.
Khát nước, rêu lưỡi khô, thêm Thiên hoa phấn, Sinh địa để
thanh nhiệt, sinh tân.
Ho có dờm đặc, thêm Qua lâu bì để thanh nhiệt hoá đờm.
Bài thuôc dược dùng có kết quả đôi với các bệnh cảm cúm,
crim sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể.

Tham khảo:
> Kha Vận Bá nói: "Thạch cao là vị thuốc thanh hoả mạnh, hai bài
Thanh long thang’ và ‘Bạch hổ thang’ nhờ đó mà lập công. Nhưng nếu
dùng không thích đáng thì chỉ sẽ gây hại, cho nên bài T hanh long thang’ vì
oồ chứng sợ rét, mạch Khẩn, dùng Khương, Quế để phù trợ dương khí của
vệ, bèl ‘Bạch hổ thang’ vì sau khi ra mổ hỏi phiền khái, dùng gạo tẻ để bảo
tổn dưdng khí ỏ Vị. Chứng củn bni này là chỉ có nhiệt mà không cỏ hàn. nếu
dung Khương, Quô thi mọch oồ cấp tộp, mã phát ra ban, hoàng đàn, cuồng
loạn. Nếu thêm gạo tẻ thì thức ăn vào phần âm, khí mạnh ra phần dương,
sẽ phát ra bụng đầy trướng, nói sảng, bừng nóng, nặng quá thì sẽ gây hại,
phải làm cho giảm bớt đi, chú trọng bảo tồn lấy phẩn âm không cần lo sự
vong dương. Cho nên trong ‘Ma hoàng thang’ bỏ Q uế chi cay nóng, dùng
Ma hoàng để khai thông, Hạnh nhân để giáng xuống, Cam thảo để điều
hoà; Bội Thạch cao, lấy tính đại hàn để trừ thực nhiệt chứa đọng ở trong thì
mồ hôi ra dâm dấp mà phiền nhiệt trong ngoài đều hết” .
Trình Phù Sinh nói: “Bài này chữa hàn tà xâm nhập vào Phế phát
thành chứng suyễn nhiệt. Mồ hôi đã ra mà lại suyễn là hàn tà chưa hết,
nếu cơ thể không sốt lắm thì tà nhiệt ủng tắc ở Phế, cho nên dùng Ma
hoàng để tán tà, Thạch cao trừ nhiệt, Hạnh nhân lợi Phế, trong bài ‘Thanh
long thang’ giảm liều lượng Ma hoàng, bỏ Khương, Quế, trở thành bài phát
tán, trừ nhiệt, thanh Phế. Thạch cao trừ nhiệt thanh Phế cho nên Phế nhiệt
cũng có thể dùng (Danh y phương luận).
Cjr Bài này do thuốc tân ôn và thuốc tân lương phối hợp lại, nhưng
chủ yếu là một bài thuốc có đủ tác đụng tân lương có tác dụng tuyên phát
uất nhiệt, thanh Phế bình suyễn.
Chứng của bài này là do phong tà hoá nhiệt, ủng tắc ở Phế mà gây
nôn. Chứng chủ yếu là ‘đổ mồ hôi mà suyễn’. Sách ‘Thương hàn iuận’ y iết:
“ Sau khi phát hãn rồi, không được cho uống ‘Quế chi thang’ nữa, sẽ làm
đổ mổ hôi mà khó thở, không nóng nhiểu, có thể cho uống bài ‘Ma hoàng
hạnh nhân cam thảo thạch cao thang’, mồ hôi ra là biểu khí đã sơ thông,
không cẩn phải cho ra mồ hôi nữa, cho nên Ma hoàng không phối hợp với
Quố chi. Nhưng Phế khí vẫn còn bế tắc cho nên thấy chứng suyễn ngược
lôn, v) thế phối hợp với Hạnh nhân. Bên trong có uất nhiệt cho nên trọng
dụng Thạch cao. Nếu không nóng nhiều là dấu hiệu ngoài cơ biểu sốt
không cao, vì đă ra mồ hôi. Nếu không ra mổ hôi thì tất nhiên sốt sẽ cao,
đl4u đó có thể lý giải được, nay mồ hôi ra rồi mà vẫn có chứng khí suyễn,
cAnh mũl phập phổng, phiền khát, đó là vì nhiệt còn ủng tắc ở Phế. Dùng
bà) này IÀ thuốc tân lương tuyên tiết, thanh Phế bình suyễn thì Phế khí bị
uất |4 được khai thông, nhiệt tà ỏ lý cũng được thanh trừ tiết ra mà chứng
ho iu y ể n cQng có thể khỏi.
BÀI này là bài thuổc chủ yếu để thanh giải Phế nhiệt, đối với bệnh
phọng ôn mớl phối có các chứng sốt, không sợ lạnh, suyễn, không có mồ
hô! Ihl oố thể dùng, có mổ hôi cũng có thể dùng được (Thượng Hải phương
tề học).
> ‘SAI oảt gl&i cơ thang' trong dó Cát cản, Sài hổ làm quân dể giải cơ
thanh nhiệt do dổ oổ tén 'Sàl cát giỏi cơ'. Trị chứng Thối dương tà chưa hết,
klém ahửng Dương minh, Triệu chửng phát sốt nặng, 8Ợ lạnh nhọ, dau đáu,
4Mỉ4iế,raAt,ựni<U khé, mạch hơ! MánGKỠặc diếm bàl thuòc lá thanh lương
giải cơ, kiêm thanh lý nhiệt. Nếu chứng lý nhiệt phủ thực khồng được dùng
bài này, Chứng cảm, biểu tà chưa giải, hàn uất thành nhiệt có thể đùng bài
này điều trị {Trung y vấn đối).

TRÌNH THỊ SÀI C Á T GIẢI c ơ THANG (Y học tâm ngộ)

- Cheng shi chai ye jie ji tang


Sài hồ, Cát căn, Thược dược, Hoàng cầm, Tri mẫu, Đơn bì,
Bối mẫu đều 4g, Sinh địa 6g, Cam thảo l,6g. sắc uổng.
Tâm phiền, thêm Đạm trúc diệp 10 lá; nói sảng, thêm Thạch
cao 12g.
Tác dụng'. Giải cơ thanh nhiệt. Trị nhiệt phát vào mùa xuân,
ôn vào mùa hạ, sốt, đau đầu, giống như chứng chính thương hàn
nhưng không sợ lạnh mà miệng khát, nếu khác với chứng chính
thương hàn thì dùng bài này làm chủ.

TỉỂU THANH LONG THANG 4 'm ý Ẽ ìỉ l


(Thương hàn luận) Xiao qing long tang

C hủ trị
1Ngoại hàn lý ẩm chứng.
T r i ệ u c h ứ n g c h ín h
Ồ hàn, phát nhiệt, vô hãn, suyễn khái, đờm
đa thanh hy, th iệt đài bạch hoạt, mạch Phù M f í If
(Sợ lạ n h , sốt, không mồ hôi, suyễn, ho, í t , m ầ m !§■■&
đờm nhiều, m àu trắng loãng, rêu lưỡi
trắng nhờn).
N guyên n h ân gây b ện h
Tố hữu thuỷ ẩm, phục cảm phong hàn (Bấn
chất vốn có th uỷ ẩm , lại bị cảm thêm X ír7 jc 0 :® íiR ,*
phong hàn).
Thuỷ hàn xạ Phế, Phế thất tuyên giáng
(Thuỷ + hàn nhập P h ế làm cho P h ế m ấ t
ị chức năiiỊỊ tuyên giáìiịị).
C ông dụng
u m iị
Giải biểu tán hàn, ôn Phế hoá ẩm.
ìfẮ
Dược vị
Ma hoàng, Quế chi, Bản hạ, Bạch thược, Can khương, Chích thảo
đều 12g, Tế tân, Ngủ vị tủ đều 6g. sắc, chia 3 lần uống trong ngày.

Tác dụng: Giải biểu, tán hàn, ôn Phế, hoá ẩm. Trị ngoại cảm
phong hàn, bên trong có thuỷ thấp, đờm ẩm ứ trệ, có triệu chứng
sợ lạnh, sốt, không ra mồ hôi, ho suyễn, đờm trắng lỏng, nặng thì
khó thồ không nằm được hoặc chân, m ặt phù, miệng không khát,
rêu lưỡi trắng, nhuận, mạch Phù, Khẩn.
G iải th íc h : Ma hoàng, Quế chi có tác dụng phát hãn, giải
biểu, tuyên Phế, bình suyễn; Bạch thược hợp với Quế chi để điều
hoà Vinh Vệ; Can khương, Tế tân vừa có tác dụng phát tán phong
hàn vừa ôn hoá đờm ẩm; Bán hạ táo thấp, hoá đờm; Ngũ vị tử liễm
Phế, chỉ khái; Cam thảo làm giảm bớt tính cay nóng của Ma hoàng,
Quế chi và Can khương.

1Tuyên phát Phế khí, 1


1Ma hoàng Phát hãn tán hàn 1bình suyễn khái,
Q uản
\ Quế chi để giải biếu. I Hoá khí, hành thuỷ để Ị
Ị lợi ẩm ở phần lý.
Can
Ôn Phế hoá ẩm, giúp Ma hoàng và Quế chi
Thẩn k hương
giải biểu, khứ tà.
Tể tân
Nịịũ vị tử
Liễm Phế khí, chỉ khái.
Tá ■Hạch
Liễm âm ích doanh.
thược
ỉìứn hạ Táo thấp hoá dờm, hoà Vị giáng nghịch.
Chích ram ích khí hoà trung, điều hoà các vị thuốc tân
Sứ
tỉuìo (cay), tán, toan (chua).

dụtỉỊí ỉãtn nùng: Hùi m\y (lược dùng nhiều để trị viêm
Phỏ quán mụn Uiỉlỉ, hun PhtV quan có cik’ triộu chứng ho khó thở,
đờm loãng trắng, rêu lưỡi trắng, hoạt. Trường hợp có thêm chứng
nhiệt, bệnh nhân bứt rứt, thêm Thạch cao, gọi là bài ‘Tiểu thanh
long gia thạch cao thang’ (Kim quỹ yếu ỉược). Bệnh nhân khát,
nhiệt, bỏ Bán hạ, thêm Thiên hoa phấn, Sinh địa để thanh nhiệt
sinh tân.
G ia g iả m :
Sợ lạnh, không mồ hôi, tăng lượng Ma hoàng và Quế chi.
Hoặc thêm Sinh khương, Đại táo.
Đờm ẩm nhiều, tăng Bán hạ, Can khương, Tế tân. Hoặc thêm
Trần bì, Phục linh.
Ho, suyễn, thêm Hạnh nhân, Lai phục tử.
Ngực đầy trướng, tức trướng, thêm Trần bì, Chỉ xác.
Phù thũng: thêm Bạch truật, Phục linh.
Kèm có n h iệt ở phần lý, thêm Thạch cao.
K iêng kỵ: Âm hư, ho khan không đờm, ho suyễn do Phế hư
yếu, thận khí suy kém không nạp được khí: Kiêng dùng.
L â m sà n g h iện nay:
• Trị chi khí quản háo suyễn: Dùng ‘Tiểu thanh long thang’
gia giảm trị 24 ca. Kết quả: Có 20 ca, sau khi uống 1 thang đã bđt
suyễn ngay, còn lại 4 ca, uống 6-10 thang là có kết quả (Trung
thành dược nghiên cứu 12, 1983).
• Trị ho gà (bách nhật khái): Thêm Nam sa sâm, 0 mai,
Thiên hoa phân, Phục linh, trị 102 ca. Kết quả: Khỏi 98, đỡ 4 (Sơn
Đông y san 9, 1962).
• Trị lớn tuổi bị tiểu nhiều (Lão niên tính di niệu): Trị 7 ca.
Kết quả; Khỏi 4, đỡ 2, không khỏi 1 {Tứ Xuyên trung y 4, 1983).
Tham khảo:
> Kha Vận Bá nhận xét: “Nóng rét không giải mà ho, biết đó là
thuỷ khí xâm phạm vào Phế; nôn khan, biết thuỷ khí chưa vào Vị mà ở
dưới tâm. Dưới tâm là vị trí của hoả, thuỷ hoả xung đột nhau thì biến hoá
của thuỷ khí không lường, nếu đi xuống mà không lên thì sẽ khát hoặc tiêu
chỏy, đi lốn mà không xuống thì nghẹn hoặc suyễn, lưu lại nơi trường vị thì
tỉổu tiện không thông lợi, bụng dưới sẽ bị đầy. Chĩ có sốt mà ho là đúng
chứng, cho nồn trong bài ‘Quế chi thang’ bỏ Đại táo vì nệ trệ, thêm Ma
hoàng dể khai thông tốu lý, Tế tân để trục thuỷ khỉ, Bán họ để trừ nôn, Ngù
vị, Can khương để trị ho. Nếu khát là Tâm hoả thịnh, bỏ Bán hạ (do có) táo
nhiệt, thêm Qua lâu căn để sinh tân dịch. Nếu hơi tiêu lỏng và nghẹn, tiểu
tiện không thông, là bệnh có xu thế chuyển vào phần lý, cho nên bỏ Ma
hoàng (phát biểu), thêm Phụ tử để trừ nghẹn, Nguyên hoa, Phục linh để lợi
thuỷ, Hạnh nhân để định suyễn. Hai bài Thanh long thang’ đểu trị chứng
biểu và lý, dều dùng phép giải cả biểu lẫn lý, nhưng ‘Đại thanh long’ là lý
nhiệt, ‘Tiểu thanh long’ là lý hàn, cho nên thuốc dùng để phát biểu thì giống
nhau nhưng thuốc trị phần lý lại khác. Bài này so với bài ‘Ngũ linh tán’ là
bài trị thuỷ tà kết đọng không thông, cho nên lợi thuỷ mạnh mà phát hãn
nhẹ, đó là phép trừ thuỷ uất (thuỷ uất chiết chi - thuỷ tà tích tụ không thông
thì dùng thuốc lợi thuỷ để tả đi). Bài T iể u thanh long thang’ trị thuỷ khí biến
hoá không nhất định, cho nên dùng các vị tân ôn để tán thuỷ khí, đồng thời
dùng vị toan khổ để làm yên Phế, bổi đắp hoá nguyên. Nghiên cứu kỹ các
phép phát biểu lợi thuỷ của Trương Trọng cảnh, sẽ hiểu được nghĩa tinh
thâm của nó vậy (Danh y phương luận).
Bài ‘Tiểu thanh long thang’ không những trị được chứng ở biểu do
ngoại cảm phong hàn mà còn trị cả chứng ở lý, do nước uống vào đình trệ
ở vùng dưới tim. Đây là bài thuốc hay trừ thuỷ ẩm, giải biểu (Thang đầu ca
quát).
> Chứng của bài này so sánh với chứng của ‘Đại thanh long thang’
thl chửng của ‘Đại thanh long thang’ là ngoài hàn mà trong có nhiệt, còn
chứng của bài này là ngoài hàn mà trong có ẩm, chồ nên hai bài ấy vể
thuốc giải biểu thì giống nhau mà thuốc chữa ở lý thì khac nhau. ‘Tiểu thanh
long thang’ trị lý là ôn tán thuỷ ẩm. Nếu fà ngoài hàn trong ẩm mà kiêm
có hiện tượng nhiệt xuất hiện các chứng ưu phiển vật vã, thì dùng T iểu
thanh long thang’ thêm Thạch cao, tức là T iể u thanh long thang gia thạch
cao thang’, đó là cùng dùng cả hàn ôn để làm cho thuỷ và nhiệt đểu hết
(Thượng Hải phương tể học).

XẠ CAN MA HOÀNG THANG (Kim quỹ y ế u lược)


'«M Ui She gan ma huang tang
Xụ am , Ma hoàng, Tử uyển, Khoản đông hoa, Bán hạ đều
Ị2ỷỊ, TA tân '1fỉ, Ngả vị tử 6g, Sinh khương Ĩ2g, Đại táo 3 quả. sắc,
chiu íỉ Irtn utíng trong ngày.
Tức dụng: Ổn Phố, hoá đờm, chỉ khái, định suyễn. Dùng có
koi. quỉi tron# vAv b<)nh viAm Phế quản mạn tính và hen Phê quản
thổ hồn.
KINH PHÒNG BẠI ĐỘC TÁN (Nhiếp sinh chúng diệu
phương)
“ Jing feng bai du san
Kinh giới, Độc hoạt, Sài hồ, Phục linh, Phòng phong, đều 12g,
Khương hoạt 12-30g, Xuyên khung, Tiền hồ, Cát cánh, Chỉ xác đều
8g, Cam thảo 4g.
Nguyên là thuốc tán, mỗi lần dùng 5g- 20g, thêm Gừng tươi
3 - 5 lát, Bạc hà 6g, sắc, chia uống 2 lần trong ngày.
Có thể dùng dạng thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Phát tán phong hàn, giải nhiệt, chỉ thống. Trị
bệnh ngoại cảm phong hàn thấp, sô"t, sợ lạnh, đau đầu, tay chân
và toàn thân đau, ho có đờm, ngực và hông sườn đầy tức, rêu lưỡi
trắng nhờn, mạch Phù Sác.
G iải th ích: Khương hoạt, Kinh giới, Phòng phong tân ôn giải
biểu, phát tán phong hàn; Độc hoạt ôn thông kinh lạc; Xuyẽn khung
hoạt huyết, khu phong, chữa đau đầu nhức cơ bắp; Sài hồ giải cơ
thanh nhiệt; Bạc hà sơ tán phong nhiệt; Tiền hồ, Cát cánh thanh
tuyên Phê khí; Chỉ xác khoan trung lý khí; Phục linh lợi thấp.
ứ n g d ụ n g lã m sàng: Đôi với chứng biểu hàn trong các bệnh
cảm, viêm đường hô hấp trên, có thể dùng cả bài không cần gia
giảm vẫn có kết quả tốt.
Hiện nay, còn dùng trị cảm, sốt sau khi sinh, sốt rét, kiết lỵ,
mề đay.
G ia g iả m :
Nói chung chứng biểu hàn đều dùng cả bài, không cần gia
giảm; hoặc chỉ dùng Khương hoạt, Độc hoạt, Kinh giới, Phòng
phong thêm Tô diệp để tạo thành bài Tân ôn giải biểu cũng có hiệu
quả nhất định.
Nếu ngoại cảm, biểu hàn mà cơ bắp, khớp xương đau không
rõ rệt có thể bỏ bớt Độc hoạt.
Ngực buồn bực có thể bỏ Cam thảo thêm Trúc nhự, tẩm nước
gừng Hao.
Biốu hAn rõ (Hự lạnh, phíU nhiệt, đầu đau, không ra mồ hôi)
mA lý nhiộl ãintf r<j (họng (lau, amiđan Kưng (lổ, (lầu lười (ìỏ, miộng
khô) có thể bỏ Độc hoạt, Xuyên khung, thêm Ngân hoa, Liên kiều,
Ngưu bàng, Bản lam căn, Lô căn là thuốc thanh nhiệt để giải biểu
thanh lý.
Trẻ nhỏ cảm mạo, sốt cao, co giật, buồn bực, lúc dùng bài
thuốc này có thể thêm Thiền y, Câu đằng, Chu sa, Đăng tâm.
L ã m sà n g h iện nay :
• Trị sốt cao sau khi sinh: Dùng bài nầy đổi thành thuốc thang
sắc uống. Trị 10 ca, trong đó nhiễm trùng máu 2, nhiễm trùng sau
sinh 8. Do ứ huyết phát sốt, thêm ích mẫu thảo, Đào nhân, Hồng
hoa, Đan sâm. Do thử thấp, thêm Thạch cao (sông), Tri mẫu, Hậu
phác, Bán hạ, Hoàng cầm. Sốt kéo dài không giảm, thêm Hoàng
cầm. Kết quả: Khỏi 9, không khỏi 1 (Trung y tạp chí 6, 1985).
LÝ KHÍ GIẢI BIỂU

ị Lý k h í g iả i b iể u d ù n g ch ữ a biể u ch ứ n g kiêm có c h ứ n g k h í trệ . ị


I Nơi n g ư ờ i b ệ n h , p h ầ n kh í kh ôn g thư thá i, bị cả m n goại tà , kh ôn g I
ị thể so s á n h như c h ứ n g biểu đơn th u ầ n được mà là c h ứ n g n goại I
ị cảm gây khí trệ, vì thế thuốc giải biểu cần phải kiêm cả thuốc lý Ị
I khí mới có thể thích hợp với bệnh tình phức tạp được.
Ị Thường dùng những vị thuốc như Hương phụ, Trần bì, dùng Ị
: ch u n g v ớ i th u ố c g iả i b iể u. ị
I Bài thuốc thường dùng là ‘Hương tô tán’. ị

HƯƠNG TÔ TÁN
(Hoà tễ cục phương) Xiang su san
C hủ tr ị
Ngoại cảm phong hàn, khí uất bất thư chứng.

C hứ ng tr ạ n g ch ín h
0 hàn phát nhiệt, đầu thông, vô hãn, hung m m m ,
quản bĩ muộn, bất tư ẩm thực, thiệt đài bạc Mã
bạch, mạch Phù (Sợ lạnh, sốt, đầu đau, không ỉ® R ,
ra mồ hôi, ngực bụng đầy tức, không muốn ăn
uống, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù). ẵậ /?-
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
ỹ |-!§ R ,ís I*)#
Ngoại cảm phong hàn, nội kiêm khí uất thấp trệ .

C ông d ụ n g
Sơ tán phong hàn, lý khí hoà trung. ỈIÌÍM ..f . r c
íni^
Dược vị l?iỊậ
Tồ diệp (quân), Hương phụ (thần), đều 160g, Trần bì (tá) 80g,
('hích tháo (sứ) 40ịị,
'IVin bột, mồi lần (lùng 12g, sắc uống. Có thể dùng làm thuốc
tlmug với li Au iuơng gimn IxH.
Tác d ụ n g : Phát hãn, giải biểu, lý khí, hoà trung. Trị ngoại
cảm phong hàn, kiêm khí trệ, có các triệu chứng nóng, sợ lạnh, đau
đầu, ngực, bụng đầy tức, chán ăn, không ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng
mỏng, mạch Phù.

Phát biểu tán hàn. :r


Quâ Tô diệp
Lý khí khoan trung.
Hương „
Thầ Lý khí khai uất.
phụ
Tả Trần bì Lý khí chỉ thống.

Sứ Cam thảo Điều hoà các vị thuốc.

G iải th ích: Tô diệp vị cay, ôn, thơm, có tác dụng giải biểu, lý
khí, điều trung là chủ dược; Hương phụ lý khí, giải uất trệ; Trần bì
lý khí, giảm đau tức bụng, ngực; Cam thảo điều hoà các vị thuôc.
ứng dụ n g lâm sàng: Bài thuổc trị có hiệu quả chứng cảm
mạo kèm rối loạn tiêu hoá.
G ia giảm : Nếu phong hàn nặng, nghẹt mũi, chảy nước mũi
trong, thêm Thông bạch, Sinh khương. Đau đầu, thêm Mạn kinh tử,
Bạch tậ t lê để sơ phong, chỉ thống. Nếu khí nghịch gây nến ho và
dờm nhiều, thêm Tô tử, Bán hạ để giáng khí, hoá đờm.
Tô diệp, Hương phụ, Trần bì đều có tác dụng lý khí, giải uất,
dùng tốt cho chứng đau bụng do khí trệ. Nếu đau bụng đầy tức,
thêm Hậu phác, Chỉ xác. Ăn không tiêu, thêm Kê nội kim, Thần
khúc để tiêu thực đạo trệ.
Ghi ch ú : Bài thuốc tính dược ôn, dùng thận trọng đối với cơ
thố Am hư.
Thềm khảo:
Khl dùng bàl này nếu biểu hàrynặng thì có thể linh hoạt thêm thuốc
giải biếu, bàl ‘Hương tô xị thang’ của Du Căn Sơ dựa vào bài này, thêm
Thông bạoh, Đậu xi mà thành, tác dụng phát hãn giải biểu của nó so với
bàl nảy thl mạnh hơn ( ThưỢnợ Hải Phương tễ học).
THẤU CHẨN GIẢI BIỂU

Thấu chẩn giải biểu chủ yếu dùng với chứng sởi của trẻ em
lúc mới phát, muốn mọc mà không mọc ra dược, hoặc mọc được
mà không ra hết. Vì bệnh sởi lúc mới phát íà bệnh tà ở biểu, phép
chữa nên giải cơ thấu chẩn, làm cho nốt sởi mọc đều, tà có đường
ra, bệnh tình có thể khỏi nhanh
Thường dùng những vị thuốc như: Thăng ma, Cát căn, Kinh
giới, Ngưu bàng, Tây hà liễu v.v...
Các bài thuốc tiêu biểu: Thăng ma cát căn thang, Trúc diệp
liễu bàng thang.

THĂNG MA CÁT CĂN THANG (Tiểu nhi phương luận)


- Sheng ma ge gen tang
Thăng ma 6 - lOg, Thược dược 8 -12g, Cát căn 8 - 16g, Chích
thảo 2 - 4g. Sắc uông ngày 1 thang.
(Theo cổ phương: Các vị thuốc lượng đều bằng nhau, tán bột,
sắc uống).
Tác d ụ n g . Giải cơ, thấu chẩn. Trị trẻ nhỏ bị bệnh sởi khó
mọc hoặc mọc không đều, sốt, sợ gió, ho, m ắt dỏ, chảy nước mắt,
lưỡi đỏ, rêu trắng, mạch phù, Sác.
G iải thích: Cát căn có tác dụng thanh nhiệt, giải cơ thấu
chẩn là chủ dược; Thăng ma là thuốc hỗ trợ có tác dụng thăng
dương thấu biểu hợp với Cát căn làm tăng tác dụng thâu chẩn giải
độc; Thược dược hoà Vinh thanh nhiệt, giải độc; Cam thảo điều hoà
các vị thuốc, hợp với Thược dược có tác dụng điều lý phần huyết;
hợp với Thăng ma tăng tác dụng giải độc, thấu chẩn. 4 vị hợp lại
làm cho bài thuốc có tác dụng giải cơ, thấu chẩn, hoà Vinh, giải độc.
Gia g iả m :
Dối với bộnh sởi mđi phát có thể thêm Bạc hà, Kinh giới,
T h uy ền Ihoríi, N^ưii bi\ng tử, Kim ng ân hoa đổ tă n g cường giải (lộc,
th Á u c h rtn .
Bệnh nhi họng đau, đỏ, thêm Cát cánh, Huyền sâm, Mã bột
để thanh lợi yết hầu.
Sởi chưa mọc hoặc sởi màu đỏ sẫm, dùng Xích thược thay
Bạch thược, thêm Huyền sâm, Đơn bì, Tử thảo, Đại thanh diệp dể
lương huyết giải độc.
Trường hợp bệnh nhân sởi sốt cao, đau đầu, có thể tăng thêm
các thuốc thanh nhiệt, giải độc như Hoàng cầm, Sinh địa, Liên
kiều, Thiên hoa phấn, Trúc diệp.

CHÍNH K H Í THIÊN HƯỜNG TÁN (Bảo mệnh ca quát)

” Cheng qi tian xiang san


Ô dược 2g, Hương phụ 24g, Trần bì 30g, Tử tò 30g, Can khương 20g.
Tán bột, mỗi lần uống 8g, hoà một ít muối vào nước nóng
uống, hoặc dùng hồ thần khúc trộn thuổc bột làm thành viên, to
như hạt ngô đồng, mỗi lần uổng 50 viên.
Tác d ụ n g : Hành khí chỉ thống. Trị các chứng đau vì khí của
đàn bà hoặc xông lên tim ngực, hoặc công kích ở vùng hông sườn,
trong bụng kết thành khối, khi phát thì đau nhói, kinh nguyệt
khồng đều, hoặc choáng váng, nôn mửa, lúc nóng lúc lạnh, không
cứ là lúc có thai hay sau khi sinh đẻ, tấ t cả bệnh về khí đều dùng
được.

TUYÊN ĐỘC PHÁT BiỂU THANG (Y tông kim giám)

Vr ũ & ¥ j ~ Xuan du fa biao tang


É
Thăng ma, Cát căn, Tiền hồ, Hạnh nhân, Cát cánh, Chỉ xác,
Kinh Ịịiởi, Phòng phong, Bạc hà diệp, Mộc thông, Liên kiều, Ngưu
bàtiịị từ isaiỉ), Dạm trúc diệp, Cam thảo.
Tác d ụ n g Sơ phong giải biểu, thanh nhiệt thấu chẩn. Trị
chứng Kỏl mdỉ phát, muốn mọc không mọc ra được.
PHÙ CHÍNH GIẢI BIẾU
Ỉ^ ĨE IẸ #

Phù chính khu tà là phối hợp th u ố c hỗ trợ chín h k h í và giải


biểu lập th à n h bài th u ố c, trị b ện h suy n h ư ợ c cơ th ể , cả m nhiễm
tà khí. C h ứ n g hư n h ư ợ c có âm hư, dương hư, kh í hư, h u y ế t hư, khí
c h ấ t hư n h ư ợ c kh ô n g đ u ổ i đ ư ợ c tà khí, tà khí cố th ủ không đ ư ợ c trừ
khử. P hối hợp th u ố c phù chính khu tà là tăn g c ư ờ n g sứ c đề kh án g
cơ th ể , đ ẩ y lùi tà khí. T ro n g đó th ư ờ n g d ùn g tư âm giải b iể u , trợ
d ư ơ n g g iả i biể u.
Bài th u ố c tư âm (d ư ỡ n g huyết) giải biểu d ùn g trong trư ờ n g
h ợp n go ạ i cả m biểu ch ứ n g kiêm âm h u yế t b ấ t tú c, bị cả m ngoại
tà, không đủ năng lực p h á t hãn trừ tà, phải p h ố i hợp th u ố c tư âm
d ư ỡ n g h u y ế t trừ tà m à không tổn thư ơ ng chín h khí n h ư ‘G ia giảm
uy di th a n g ’ ( Thông tục Thương hàn luận) T h ô n g b ạch th ấ t vị ẩm’
(Ngoại đài b ỉ yếu).

B ài th u ố c trợ dươ n g (ích khí) g iải biểu vì cơ thể dươ n g kh í hư


n h ư ợ c, cảm n hiễm ngoại tà. D ương kh í hư, ch ín h khí su y n hược,
không có sức đuổi tà khí, cần phải dùng thuốc bổ khí tăng cường
sứ c đề kh án g , phối hợp th u ố c giải biểu trừ tà đ u ổ i tà kh í ra ngoài,
trừ tà không ảnh hưỗng chính khí, bồi dưỡng chính khí không lưu
trệ tà khí, như ‘Ma hoàng tế tân phụ tử thang’, Tái tạo tán’.

MA HOÀNG PHỤ TỬ TẾ TÂN THANG ® K'1%T Mỉị-^ỉl;


Ma huang fu zi xi
(Thương hàn luận) xin tạng
C hủ tr ị Ì :J 'Ì
Tố thể dương hư, ngoại cảm phong hàn (Cơ
thể vốn có sẵn dương hư, bị cảm phong hàn
hờn ngoai vào).
T riệ u ch ứ n g c h ín h
rt hí\n trọng, phát nhiột khinh, thần bì dục
mỵ, mạch Trầm (Sợ lạnh n h ih i, hơi sốt, mệt
IM;ÌIÍ
mồi, niĩiốiì HỊịù, mạch Trầm).
N g uyên n h â n gây b ệ n h
Đại hàn trực phạm Phê Thận, thượng trất
khiếu toại, hạ bế Thận khí (Hàn nhiều xâm
phạm trực tiếp vào Phế, Thận, khiếu bển trên
bị tắc nghẽn, Thận khí bền dưới bị bế tắc).
C ông d ụ n g
Trợ dương giải biểu. m
Dược vị

Ma hoàng (quân) 6 - 8g, Thục phụ tử (thần) 4-8g, Tế tân 4 - 8g (tá).


Sắc, chia 3 lần uổng trong ngày.

Tác dụng: Trợ dương, giải biểu. Dùng cho những bệnh nhân
vốn cơ thể dương hư mắc bệnh ngoại cảm phong hàn.
G iải thích: Ma hoàng có tác dụng tán hàn, giải biểu là chủ
dược; Phụ tử ôn kinh trợ dương, phù chính, khu tà; Tế tân vừa giúp
Ma hoàng giải biểu, vừa giúp Phụ tử ôn kinh, tán hàn.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Bài thuốc được dùng trong các trường
hợp viêm Phế quản mạn tính, hen Phế quản thể hàn thường kết
hợp với bài ‘Nhị trần thang’ dể vừa ôn kinh tán hàn, vừa hoá đờm,
định suyễn.
Tham kh ả o : Trong bài ‘Ma hoàng phụ tử tế tân thang’, Phụ tử ôn
kinh trợ dương; Ma hoàng phát hãn giải biểu, tán hàn tà; Tế tản thông đạt
biểu lý, trong tán hàn tà Thiếu âm, ngoài giải biểu tà Thái dương. Ba vị phối
hợp, dùng thuốc ôn kinh hỗ trợ dương phát hãn nhẹ, tán hàn tà, đuổi phong
hàn theo biểu ra ngoài. Nếu chỉ dùng Ma hoàng, Tế tân không dùng Phụ
tử trợ dương thì dương khí theo mổ hôi ra ngoài dẫn đến vong dương. Phụ
tử phối hợp Ma hoàng thì phát hãn kiêm bổ dương đuổi tà mà không tồn
thương dương khí (Trung y vấn đối).

Bài ca MA HOÀNG PHỤ TỪ TẾ TÂN THANG

'Mn lioAnu phụ tíí 1.1n lhnng\ ị 'Ma hoàng phụ tử tế tân',
1’ hAl tilầu ổn klnlt liíờng phitp I ổn kinh giải biểu phép phânrõ ràng,
NIii IỤí ; |>lil biốu ly UAitig klrtm 1fị, ị Khổng tr| bỉổu lỷ dối đường.
IhlAu am phdn nhlột tiỉ)! nanu Minny. ịThlốu âm mà nhiệt blft't làm suo yôn?
MA HOÀNG PHỤ TỬ CAM THẢO THANG (Thương hàn luận)

- Ma huang fu zi gan cao thang


Bài này là bài ‘Ma hoàng phụ tử tế tân thang’ bỏ Tế tân, thềm
Chích cam thảo.
Tác d ụ n g : Trợ dương, giải biểu. Trị dương hư, cảm phong
hàn nhưng tác dụng tán hàn yếu hơn.
ứ n g d ụ n g lâ m sà n g : Hiện nay dùng trị hen suyễn do hàn,
cột sông viêm do phong thấp, đau đầu, cột sông lạnh đau, th ắt lưng
và đùi đau, cơn đau quặn thận, liệt mặt, đau thần kinh tam thoa.

BẠI ĐỘC TÁN


(Tiểu nhi dược chứng trực quyết) ị Bai du san
C ũng gọi là *N h â n săm bại độc tá n ’
Chủ trị

Khí hư, ngoại cảm phong hàn thấp biểu chứng.


rl^ iĩE
Triệu chứng chính
Tăng hàn, tráng nhiệt, chi thể toan thống, vô '\% m ±ĩầ, ẵ ỉ I
hãn, mạch Phù nhi trọng thủ vô lực (Hàn nhiều,
sốt cao, toàn thân đau nhức, không mồ hôi, mạch E ỈIII
Phù nhưng ấn mạnh tay thì không có lực).
N guyên nhân gây bệnh
Chính khí tô" hư, cảm phong hàn thấp tà, kiêm
TEH1ẾỂẾ. ẩk ị
hữu đờm trở khí trệ (Chính khí vốn đã bị hư yếu
RmmM , i I
ađn, cảm phải phong hàn thấp, kèm đờm làm
ngăn trở khí).
C ông d ụ n g ứữ

Trin hàn khứ thấp, ích khí giải biểu. K 3ÍÍÉỈS, &

Dược vị
t)ộc hoạt (quân) 4 - 8g, Khương hoạt (quân) 4 - 6g, Sài hồ (thần),
XuyPn hhutig (thẩn) 4 - ttg, Phục linh (tá), Tiền hồ (tá), Đảng sâm
(tá) (tfiu (ì - Ì2g, Chí xác (tá) đểu 4 - 6g, Cát cánh ịtú) 4 -12g, Cam
. thỉỉo (tá tìứ) 2 - 4fỉ, thPiti Oừnịi tươi (tá (tứ) 3 lát, Bạc hà (tá dứ) 4g,
sắc uồng ngày 1-2 thang.
(Theo cổ phương, các vị thuốc lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần
uống 8g).

Tác dụng: ích khí giải biểu, tán phong, trừ thấp. Trị bệnh
nhân chính khí suy, bị ngoại cảm phong hàn thấp, có những triệu
chứng sốt, sợ lạnh, không có mồ hôi, đầu và gáy đau cứng, chân tay
nhức mỏi, ngực đầy tức, mũi nghẹt, nói khàn, ho có đờm, rêu lưỡi
dày nhớt, mạch Phù.
G iải thích: Khương hoạt, Độc hoạt, có tác dụng giải biểu,
tán phong hàn thấp; Xuyên khung phối hợp với Khương hoạt, Độc
hoạt trị đau đầu, dau cơ thể; Đảng sâm ích khí, kiện Tỳ; Bạch linh
trừ thấp, hoá đờm; Tiền hồ, Cát cánh, Chỉ xác, lý khí làm giảm
tức ngực, chỉ khái, hoá đờm; Sài hồ, Bạc hà, Sinh khương giải biểu,
Cam thảo điều hoà các vị thuốc.
ứ n g d ụ n g lâ m sà n g : Trị kiết lỵ giai đoạn đầu có biểu chứng
như sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau chân tay, rêu lưỡi trắng nhợt.
G ia giảm : Những bệnh nhân cơ thể khoẻ, có thể bỏ Đảng
sâm, thêm Kinh giới, Phòng phong gọi là bài ‘Kinh phòng bại độc
tán ’ (Y học chính truyền).
Bài này có thể trị ung nhọt mới bắt đầu có biểu chứng.
Bài này bỏ Đảng sâm, thêm Kim ngân hoa, Liên kiều gọi lồ
bài ‘Ngân kiều bại độc tán ’ (Y phương tập giải), dùng trị bệnh unỄ
nhọt mới bắt đầu sưng đỏ, đau mà có biểu chứng.
Tham khảo:
Bài này có hiệu quả rất tốt trong việc điểu trị bốn mùa cảm mạc
(Thang đầu ca quát).

Bài ca NHÂN SÂM BẠI ĐỘC TÁN

Ị 'Nhân sâm bạl dộc’ Phục lỉnh, Thảo, ‘Nhân sâm bại độc' Phục linh này,
ị Chi. Cđt, SAI, Tlổn, Khương, Độc, Khung, Chỉ xác, Sài hồ, Khương, Độc đây,
Bạc hà thiếu hử Khiíung tam phlín, Xuyẽn khung, Gát cánh, Tiển hổ, Thảo (Cam),
Tứ thời cám mí>0 hflu ky cống, Sinh khương 3 lát, Bạc hà cay,
Khứ SAm danh v| 'Bại i1ộ<: tấn' Sim bỏ dl rđl, ‘Bội độc' thay,
Gla nhập U6u phong tr| dlộc dổnu, Dlột trừ phono thấp thế rnà hay,
SAM TO AM
(Hoà tề cục phương) Shen su yin
C hủ tr ị
Khí hư, ngoại cảm phong hàn, nội hữ
đờm thấp chứng. ms.
Triệu chứng chính m ìm ã
0 hàn phát nhiệt, vô hãn, đầu thống, khá
thấu đờm bạch, hung quản mãn muộn mm&ĩ&i, K ì ĩ ỉ k
quyển đãi vô lực, đài bạch, mạch Nhượ m,
(Sợ lạnh, sốt, không mồ hôi, đầu đau, h K ỈS R ,
đờm trắng, ngực đầy tức, mệt mỏi không
có sức, rêu lưỡi trắng, mạch nhược).

N guyên nhân gây bệnh


Tố thể Tỳ Phế khí hư, nội hữu đờm thấp
phục cảm phong hàn (Cơ thể vốn khí củ
Tỳ và Phế bị hư yếu, bèn trong có đờrr
thấp, lại cầm phải phong hàrt).
Công dụng

ích khí giải biểu, lý khí hoá đờm.

Dược vị 15 íậ
Đảng sâm (quân), Tô diệp (thần), Cát căn (thần), Tiền hồ (thần),
Bán hạ (tẩm Gừng sao) (thần), Bạch linh (thần), mỗi vị 30g,
Trần bì (thần), Chỉ xác (mạch sao) (tá), Mộc hương (tá), Cát cánh
(bú), Cam thảo (sứ), mỗi thứ 20g. Tán bột, mỗi lần uống 8 -12g,
thèm Gừng tươi 7 lát, Táo 1 quả sắc uống.
Có thể dùng dạng thuô'c thang.

Tác dụng: Trị bệnh nhân khí hư, ngoại cảm phong hàn, bên
trong có đờm thấp có triệu chứng sốt, sợ lạnh, đau đầu, mũi nghẹt,
ho nhiều đờm, ngực sườn đầy tức, rêu lưỡi trắng, mạch Nhược.
O iải thích: NhAn nAm bổ ích cho khí của Phố’, Tỳ; Tử tô, OiU
Cấn, Sinh khương giải cơ, phát biểu; Tiền hồ, Cát cổnh thông giáng
P hế khí để hóa đờm, chỉ khái.
L ă m sà n g h iện nay :
* Trị ho: Dùng bài này, thêm Ma hoàng, Hạnh nhân. Trị 2
ca đều do cảm phong hàn, ho đờm nhiều, kèm đau đầu, nghẹt mũi,
sợ lạnh, không mồ hôi. Kết quả: uống 2 thang, bớt ho, ra mồ hôi,
hết sợ lạnh. Uống tiếp 2 thang, khỏi bệnh (Tứ Xuyên trung y 11,
1990).
• Trị bụng trướng đầy: Dùng bài này, bỏ Tiền hồ, Cát căn,
thêm Lai phục tử, Thần khúc, Mạch nha. Uống 2-3 thang, khỏi
bệnh (Tứ Xuyến trung y 11, 1990).

Bảng so sánh SÂM TÔ Ẩ m và BẠI ĐỘC TÁN

Trị phong hàn ồ biểu, mà khí quá


Đều có Nhân sâm, hư yếu, đờm thấp và khí trệ.
Phục linh, Cam thảo Triệu chứng: Ho, dờm nhiều, đờm
và Chỉ xác, Cát màu trắng, ngực đầy tức, mệt mỏi,
cánh, Tiền hồ, Sinh không có sức, hơi thở ngắn, không
khương. muốn nói, mạch yếu (không Phù).
Dùng Tô diệp, Cát căn, Nhân sâm
Thuộc loại ích khí để ích khí giải biểu làm chính,
giải biểu. tăng Bán hạ, Mộc hương, Trần bì
để hoá đờm, hành khí.
Trị khí hư ngoại cảm Trị phong hàn hiệp với thấp là
phong hàn, kèm đờm chính, khí hư quá và đờm trở khí
trở khí trệ. trệ nhưng không nặng lắm.
Triệu chứng: Sợ lạnh, Đột nhiên có biểu chứng, lạnh
Bại nhiều, sốt cao, mệt mỏi, đau nhức,
sốt, đau dầu, nghẹt
độử
mũi, ho có đờm, ngực không mồ hôi, mạch Phù nhưng
tán
c1/\y, rôu lưỡi trắng, ấn mạnh thì không lực.
mụch không có lực Dùng Khương hoạt, Độc hoạt,
hoẠc yốu. Xuyên khung, Sài hồ, Bạc hà để
trừ tà khí là chính.
TÁI TẠO TÁN H iễ ti
(Thương hàn lục thư) Zai zao san
C hủ tr ị
Dương khí hư nhược, ngoại cảm phong hàn. ỹhíỉẵR Í I

T riệ u ch ứ n g c h ín h

0 hàn phát nhiệt, nhiệt khinh hàn trọng,


vô hãn chi lãnh, thần bì lãn ngôn, thiệt * * * & ,
đạm đài bạch, mạch Trầm vô lực (Sốt ít € . t i ĩ - s m , t t *
lạnh nhiều, không mồ hôi, tay chân lạnh, M u , tt 1
tinh thần mỏi mệt, ngại nói, lưỡi nhạt, rêu U ìíý]
lưỡi trắng).

N g uyên n h â n gây b ệ n h

Dương khí hư nhược, ngoại cảm phong hàn.

C ông d ụ n g m
Trợ dương ích khí, giải biểu tán hàn. 5*1«% 1
Dược vị 15 ọậ
Hoàng kỳ 8g, Nhân sâm 4g, Quế chi 4g, Thược dược 4g, Cam thảo
2g, Thục phụ tử 4g, Tế tân 4g, Khương hoạt 4g, Phòng phong 4g,
Xuyến khung 4g, Gừng nướng 4g, Đại táo 2 quả, sắc uống.

Tác d ụ n g : Trợ dương, ích khí, giải biểu. Trị dương hư, khí
kém, ngoại cảm phong hàn, thường có các triệu chứng đau đầu, sốt
Hự lạnh, chân tay mát, không có mồ hôi, m ệt mỏi, buồn ngủ, sắc
mặt tái nhợt, tiếng nói nhỏ, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch Trầm vô
lực hoặc Phù, Đại vô lực.
Tham khảo:
'Tối tạo tán ’ dùng Sâm, Kỳ bổ khí, Phụ tử trợ dương, Khương hoạt,
Phòng phong, Xuyôn khung, Tế tân giải biểu tán hàn. Các vị thuốc phối
hợp trợ dương, ích khí phát hãn, trừ tà không tổn thương chính khí, bổ ích
mà không lưu tà, đạt mục đích tăng cường chính khí trừ tà.
'Tál tọo tốn' và ‘SAm tô rim ’ tuy đểu là thuốc phù chính giải biổu
nhưng có những đặc điểm riêng. T á i tạo tán’ trị dương khí hư cảm nhiễm
ngoại tà, dùng thuốc cay nóng phát hãn giải biểu. Toàn bài tác dụng trợ
dương giải biểu, ích khí. ‘Sâm tô ẩm’ trị chính khí hư cảm hàn tà, trong có
đờm ẩm. Toàn bài tác dụng ích khí, trừ đờm, lý khí, giải biểu. ‘Tái tạo tán’
trợ dương ích khí mạnh hơn ‘Sâm tô ẩm*, tác dụng hoá đờm hoà vị không
bằng ‘Sâm tô ẩm ’ (Trung y vấn đối).

Bài ca TÁI TẠO TÁN


Tái tạo tán’ dùng Sâm, Thảo, Kỳ (hoàng),
Tái tạo’ dụng Sâm, Kỳ, Cam,
Phòng phong, Khương hoạt, Tế tân ghi,
Quế, Phụ, Khương, Phòng, Khung, Thược tham,
Xuyên khung, Phụ tử, thêm Gừng, Táo,
Tế tân gia Táo, ổi khương tiễn,
Bạch thược đi kèm với Quế chi,
Dương hư vô hãn pháp đương ám.
Dương hư vô hãn nhớ đừng quên.

KHƯƠNG BÀNG B ồ BẠC THANG (Nghiệm phương)


ic irn ỷlỉ - Jiang pang bu bo tang
Khương hoạt 12-20g, Ngưu bàng tử 12g, Bồ công anh 20g, Bạc
hà 4-8g. Sắc uống.
Tác d ụ n g : Giải biểu, thanh nhiệt giải độc. Trị ngoại cảm, sốt,
cúm, viêm đường hô hấp trên, viêm họng hạt, viêm tuyến nước miếng.
G iải th íc h : Đặc điểm ghép vị ở bài thuốc này là cùng dùng
tân ôn và tân lương, có tác dụng phát tán ngoại tà mạnh. Bồ công
anh thanh nhiệt giải độc và Ngưu bàng tử thanh tuyên Phế khí còn
có tác dụng thông Phế thanh nhiệt. Vì vậy bài này thường chữa
bệnh cảm cúm lây lan, viêm đường hô hấp trên, viêm đường tiêu
hoá hoặc bị thấp trệ cản trở, cần thêm các vị hoá thấp, đạo trệ,
hoà Vị.
Gia giảm :
Ho mà Phế khí không thông, có thế
thAm (Mt erinh, lĨHĩih nhân, Tiền hồ.
Hụntf Mưng í1hu nặng, có thể thêm
BAn hun cAn, Xụ can, MA bột.
Ngực tức vA (tầy, buồn nôn, rêu lưỡi
(ỈAy nhrtn, ert Ihrt thAm Hộu phác, Bán
hụ, <!hí xrie, liựí* khrtr,
THUỐC BIỂU LÝ SONG GIẢI

B ài th u ố c có tá c d ụn g trị cả biểu lẫn lý, g iải cả trong lẫn


ị n goài, gọi là bài th u ố c b iể u lý song giải. Có trư ờ n g hợp biểu ch ứ n g
I ch ư a hết, lý c h ứ n g lại x u ấ t hiện, nếu ch ỉ d ùn g th u ố c tá n b iể u thì tà
I ở !ý không trừ được, nếu chỉ trị ở trong thì tà ở ngoài cũng không
ị giải được. Trong trường hợp này, cần phải dùng loại thuốc biểu lý
ị song giả i, trị cả b iể u lý, giải cả trong ngoài, làm cho tà k h í tan đi
I nhanh ch ón g .

I P hâ n loại th u ố c biểu lý song giải chủ yếu là d ự a v à o tính ch ấ t


ị khác nhau của biểu lý cùng bệnh mà quyết định. Theo bát cương
I để phân tích biểu lý cùng bệnh, có những trường hợp biểuthực lý
ị hư, biểu hư lý thực, biểu hàn lý nhiệt, biểu nhỉệt lý hàn và biểu lý
! đều nhiệt, biểu lý đều hàn, biểu lý đều hư, biểu lý đểu thực. Tuy
Ị nhiên, trên lâm sàng, có thể chia thành: Giải biểu công lý, Giải
ị biể u th a n h lý, G iả i b iể u ôn lý.
C òn giải b iể u bổ lý là cách trị bên ngoài có b iể u c h ứ n g mà
I kè m có d ấ u hiệu ch ín h khí su y yếu, có thể tham kh ả o ở ch ư ơ n g
I th u ố c g iải b iể u .

Bài thuốc biểu lý song giải được đặt ra trong trường hợp biểu
lý đ ổn g b ệ n h , m à biểu lý đ ồn g bệnh còn phân b iệ t sự n ặn g nhẹ,
hoãn cấ p g iữ a biểu vớ i lý, cho nên T rư ơ n g T rọ n g C ả n h đã nêu
ra một số phương pháp: trước giải biểu sau công lý, trước ôn lý
sau công biểu, hoặc biểu cấp thì cứu biểu, lý cấp thì cứu lý. Đó là
n h ữ n g c h ỉ dẫn về biểu lý đồng b ện h , không phải trư ờ n g h ợp nào
cũ n g d ù n g th u ố c b iể u lý song giải cả, m à cần p h ả i că n cứ và o
c h ứ n g trạ n g c ủ a biểu lý để lỉnh h oạ t sử d ụn g ch o th ích hợp.

Khi sử dụng bài thuốc biểu lý song giải cần chứ ý:

1. P hải x á c định đã có biểu ch ứ n g lại có cả lý c h ứ n g m ới có


thể dùng, nếu không thì không thích hợp.
2. P h â n b iệ t rõ th u ộ c hàn hay th u ộ c n hiệt, th u ộ c hư hay
thuộc thực, của biểu chứng với lý chứng rồi sau mới có thể nhằm
vèo bệnh tinh mà lựa chọn những bài thuốc thích hợp để trị.
3. P hâ n b iệ t rõ nặng nhạ, chín h h oặ c phụ c ủ a biểu c h ứ n g v ớ i
lý c h ứ n y , rổi sau m ớ i so sá nh , cản n hắ c tỷ lệ g iữ a th u ố c c ủ a b iểu
vù lý, lìỏ có thổ trỏ n h đ ượ c cá i hại thá i quá h oặ c b át cập.
GIẢI BIỂU CÔNG LÝ

Giải biểu công lý là cùng dùng thuốc giải biểu và thuốc tả hạ để làm I
thành bài thuốc, dùng trị chứng bên ngoài có biểu tà, bên trong có thực tích. I
Bài ‘Hậu phác thất vật thang’, ‘Đại sài hồ thang’ là bài thuốc tiêu biểu. I
Những bài thuốc này là khơi nguồn cho phép biểu lý song giải của người ị
đời sau.

ĐẠI SÀI HỒ THANG


(Kim quỹ yếu lược) Da chai hu tang
C hủ t r ị
Thiếu dương, Dương minh hợp bệnh. ỷm m m ừm
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Vãng lai hàn nhiệt, hung hiếp khô mãn,
tầm hạ mãn thống, ẩu thổ, tiện bí, thiệt
đài hoàng, mạch Huyền Sác hữu lực (Lúc ss, 'ừ T v i í i , OE
nóng lúc lạnh, ngực sườn trưởng đau, vùng R tlíĩỄ ,
dưới tim đầy trướng, nôn mửa, táo bónt
rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác có lực).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Thiếu dương bệnh vị giải, kiêm Dương
mm
minh nhiệt kết (Bệnh ở Thiếu dương chưa
giải, lại kèm nhiệt kết ở Dương minh). m & ỉỄ

Công dụng íWB


Hnà gi Ai Thiốu đương, nội tả nhiệt kết.
D ượo vị
Sái hồ (quán) Ĩ2ịị, ĩỉoàng cẩm (quân) 8g, Đại hoàng (thần) 8g,
Chì thực ntíôiig (thán) 6ịị, Thược dược (tá) 8gt Bán hạ (tá) 12g,
Ị Sinh khìMHỊỊ (tá) ỈÍÌỊỉ, ỉ)ạỉ táo (sứ) 3g.
\ Hác với ;j dìổn »ưdi\ (’òỉi l chỏn, uổng nóng. Ngày uống *3 lần.
Tác dụng: Ngoài giải Thiếu dương, trong tả nhiệt kết. Trị
lúc nóng lúc lạnh, ngực sườn đầy đau, nôn mửa không cầm, phiền
nhiệt, dưới tim đầy tức, hoặc dưới tim trướng đau, dại tiện không đi
được hoặc đại tiện do nhiệt, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền hữu lực.
Giải thích: Bài này là bài thuốc phối hợp Tiểu sài hồ thang’
với ‘Tiểu thừa khí thang’ gia giảm, trị chứng của Thiếu dương và
Dương minh. Tà ở Thiếu dương có triệu chứng lúc nóng lúc lạnh,
ngực sườn đầy đau, cho nên dùng Sài hồ, Hoàng cầm để hoà giải
Thiếu dương. Bên trong có thực nhiệt, hiện ra chứng trạng dưới
tim đầy tức hoặc dưới tim đầy đau, uất hơi, phiền nhiệt, đại tiện
bí kết, vì vậy dùng Đại hoàng, Chỉ thực dể tả nhiệt kết, bỏ Nhân
sâm, Cam thảo là vì khí ở lý chưa hư. Dùng Bán hạ, tăng thêm
lượng Sinh khương vì nôn mửa không cầm. Không dùng Hậu phác
vì vị trí bệnh ồ dưới tim, đồng thời Đại hoàng phôi hợp với Bạch
thược có thể trị khí huyết không hoà, bụng đau, phiền đầy, không
nằm được. Vì thê bài này có tác dụng ngoài giải Thiếu dương, vốn
không được dùng phép hạ, nhưng trường hợp nhiệt tà kết ở trong vị
dã thực, tuy có chứng nôn mửa không cầm, cũng là chứng tà thực,
lúc đó cần phải để ý cả biểu lẫn lý. Uông Ngang nói: “Thiếu dương
vốn không hạ được, nhưng kiêm có chứng của Dương minh phủ thì
nên h ạ”. Cho nên trong bài Tiểu sài hồ thang’ bỏ Nhân sâm, Cam
thảo, thêm Đại hoàng, Chỉ thực, Bạch thược, trừ bớt sự kết thực,
như th ế không trái với nguyên tắc là Thiếu dương cấm hạ, đồng
thời có thể chỉ dùng một thang mà biểu lý đều giải, thực là phép
giải một được hai.
Tham khảo:
> Chứng của bài này và chứng của ‘Hậu phác thất vật thang1, thuộ
triệu chứng bệnh cả biểu lẫn lý, nhưng về bệnh tình có hơi khác nhau:
chứng của ‘Hậu phác thất vật thang’ thuộc về Thái dương và Dướng minh
hợp bệnh còn chứng của bài này thiên về Thiếu dường và Dương minh.
Bài này trong sách Thương hàn luận’ không có Đại hoàng, có thể là
do sao chép thiếu sót, người sau chú thích rằng: “Có bài thêm Đại hoàng
nếu không thêm vào sợ không phải là thang ‘Đại sài hồ’” .
Thiên ‘Phúc mãn hàn sán túc thực’ sách *Kim quỹ yếu lượd chép bài
này có 4g Đại hoàng (Thượng Hải phương tễ học).
,<r Bài 'Đại sài hồ thang’ thích hợp với người có thể trạng béo phì.
Dùng một thời gian lâu nó điểu chình chức năng chuyển hoá, tống khứ rn
khỏi cơ thổ nhừng chốt cflh brt và trừ mỡ. Bài thuốc cũng cải thiện chửc
năng toàn cơ thể, trừ những chất không tinh khiết ra khỏi máu và làm cho
người bệnh gầy đi (Kinh nghiệm Đông y Nhật Bản).

HẬU PHÁC TH Ấ T V Ậ T THANG (Kim quỹ y ế u lược)

- Hou po shi wu tang


Hậu phác 12g, Quế chi 6g, Chỉ thực 8g, Đại hoàng 8g, Cam
thảo 4g, Đại táo 4g, Sinh khương 12g. sắc với 3 chén nước, còn 1
chén, uống nóng, ngày uống 3 lần.
Nôn mửa, thêm Bán hạ 5g. Tiêu chảy bỏ Đại hoàng. Hàn
nhiều, thêm Sinh khương.
Tác dụng: Giải cơ phát biểu, sơ tiết lý thực. Trị ngoại cảm
biểu chứng chưa hết, ở trong đã thành thực tà hữu hình, bụng đầy
đau, có lúc phát sô^t, mạch Phù Sác, đại tiện không thông.
G iải thích: Bài này vì biểu chứng ngoại cảm chưa hết, ở
trong đã thành thực tà hữu hình mà bệnh tình lại thiên về phần
lý thực mà dặt ra. Trong bài dùng Hậu phác lượng cao, Chỉ thực
để tiêu bĩ trừ mãn, thêm Đại hoàng để thông lợi đại tiện. Bài này
không dùng Đại hoàng làm quân dược, mà dùng Chỉ thực và Hậu
phác, cho nên gọi là ‘Hậu phác thất vật thang’. Phối hợp với Quế
chi, Sinh khương, Cam thảo, Đại táo dể giải biểu tán hàn, điều hoà
Vinh Vệ.
Tham khảo:
> Dụng ý lập ra bài này chủ yếu là dể hành khí trừ đầy, kiêm giả
biểu tán hàn. Trong thiên ‘Phúc mãn hàn sán túc thực bệnh’ sách ‘Kim quỷ
yốu lượờ có ghi: “ Bệnh bụng đầy phát nóng 10 ngày, mạch Phù mà Sác,
ăn uống như thường, dùng bài ‘Hậu phác thất vật thang’ làm chủ’. Chứng
nÀy phát sốt 10 ngày không giải, mạch vẫn thấy Phù, cho thấy rõ là biểu
tà chưn hốt, Bụng đẩy, mạch Sác, đại tiện bí mà không đi được, là bệnh
dâ chuyển hướng vào lý, đường ruột có thực nhiệt khí trệ, là [ý chứng nặng
hơn biếu chứng.
Trong bài này lấy hành khí thông trệ, tiêu bĩ, tiết mãn, làm chủ yếu,
đống thởl dùng thuòc tổn biểu hàn, hoà Vinh Vệ để điều hoà phần biếu.
Nếu trong VI m6t hoè giáng, khí cơ nghịch lên mà hiện ra chứng nỏn mửa
thi có thể thôm Bàn hệ dổ glàng nghịch, cẩm nôn mửa. Đại tiện không cứng
mà tiôu chÁy Ihl khống nôn dùng Đại hoàng để thồng dọl tiện nữn. Biểu
hàn nộng thỉ tâng lượng íiinh khuơnợ (Thượng Hải phương tỏ học).
> ‘Đại sài hồ thang’ và ‘Hậu phác thất vật thang’ đều là thuốc công l
giải biểu, nhưng chứng hậu khác nhau. ‘Đại sài hổ thang’ trị Thiếu dương,
Dương minh đồng bịnh hàn nhiệt vãng lai, dưói Tâm đầy đau, phiền muộn,
‘Hậu phác thất vật thang’ trị Thái dương, Dương minh đổng bệnh, chứng
chủ yếu là phát sốt (Trung y vấn đối).

PHÒNG PHONG THÔNG THÁNH TÁN (Tuyên minh luận)

- Fang feng tong sheng san


Phòng phong, Liên kiều, Kinh giớiy Bạc hà, Ma hoàng, Đương
quy, Xuyễn khung, Bạch truật, Bạch thược, Đại hoàng, Hắc sơn chi
(nấu với rượu), Mang tiêu đều 20g, Hoạt thạch Ỉ20g, Thạch cao,
Hoàng cầm; Cát cánh đều 40g, Cam thảo 80g.
Tán bột, mỗi lần dùng 8g, thêm một chén nước, 3 lát gừng,
sắc còn 1/2 chén, uống nóng.
Cách dùng gần đây: đổi thành thuốc thang, sắc uống, hoặc
làm thành thuốc hoàn, mỗi lần uống 12 - 16g với nước.
Tác dụng: Giải biểu thông lý, sơ phong thanh nhiệt. Trị
phong nhiệt đầy tắc, biểu lý đều thực, sợ lạnh, sốt cao, váng đầu,
mắt đỏ đau, miệng đắng, khô, họng nghẹn, ngực đầy trướng khó
chịu, nôn mửa, suyễn, nước mũi, nước bọt dính đặc, đại tiện bí kết,
nước tiểu đỏ, tiểu són. Cũng dùng trị mụn nhọt thủng dộc, trường
phong trĩ lậu, kinh cuồng, nói sảng, chân tay co quắp, đơn, ban,
rồm, sởi.
G iải thích: Bài này dùng chung cả thuốc giải biểu thanh
nhiệt, công hạ, chủ trị chứng bị ngoại cảm phong tà, trong có nhiệt
uất kết, biểu lý đều thực. Trong bài, dùng Phòng phong, Kinh giới,
Ma hoàng, Bạc hà để sơ phong giải biểu làm cho phong tà theo mồ
hôi mà thải ra. Đại hoàng, Mang tiêu tẩy nhiệt ở dưới, phối hợp với
Hơn chi, Hoạt thạch dể tả hoả lợi thấp, làm cho nhiệt ở lý theo đại
tí^u tiện thoát ra ngoài. Dùng Cát cánh, Hoạt thạch, Hoàng cầm,
ỉiiôn kiều thanh giải nhiệt ở Phế, vị, thông lợi trên dưới, trị cả biểu
lồn lý. Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược hoà huyết trừ phong.
Bụeh truật kiện Tỳ táo thấp. Cam thảo hoà trung hoãn cấp. Như
thố thì phát hãn mà không hại biểu, công hạ mà không hại lý, nhờ
v/)y inA (“ó tác dụn# thông lý giai hiếu, sơ phong thanh nhiệt.
Tham khảo:
> Xét theo cơ cấu thì bài này lấy thanh nhiệt làm chính, giải biểu làm
p hụt tuy có Mang tiêu, Đại hoàng là thuốc công hạ nhưng ỷ nghĩa vẫn ở
chỗ tả nhiệt. Đối với chứng ngoại cảm phong tà, tà ở phần biểu đến nỗi sợ
rét, sốt cao, phong nhiệt công lên nên đầu mắt choáng váng, mắt đỏ đau,
tai ù, mũi nghẹt, trong có nhiệt uất kết nên miệng đắng khô, đại tiện bí,
tiều tiện đỏ; phong tà xâm nhập vào bên trong, Phế vị bị tà khí nên họng
nghẹn, lổng ngực đầy tức, ho, nôn mửa, suyễn, nước mũi, nước dãi dính
đặc, dùng bài này rất thích hợp. Những chứng mụn nhọt, thủng độc, trường
phong, trĩ lậu, kinh cuồng nói sảng, chân tay co rút, đơn, ban, rôm, sởi đều
do phong nhiệt đầy tắc gây nên, cũng có thể gia giảm để dùng. Trên lâm
sàng, cần dựa vào tình hình cụ thể mà gia giảm. Nếu không có hiện tượng
sợ rét có thể bỏ Ma hoàng, nhiệt tà không mạnh có thể bỏ Thạch cao, đại
tiện không bí có thể bỏ Mang tiêu, Đại hoàng. Còn những vị Quy, Thược,
Khung, nếu không cần thiết thì không dùng cũng được. Tóm lại, về phương
diện thương hàn ôn bệnh, bài này đề ra khuôn mẫu dùng chung cả thuốc
phát hãn, thanh nhiệt, công hạ, cho nên người xưa đặt bài này là bài thuốc
trị cả biểu và lý.
Vương Húc Cao nói: "Đây là bài thuốc trị chung cả biểu lý, khí huyết,
tam tiêu; phát hãn mà không hại biểu, công hạ không hại lý, gọi là thuốc
thánh là nói về tác dụ ng của nó rất thần hiệu vậy" (Thượng Hải phương tễ học).
^ Dùng bài ‘Phòng phong thông thánh tán’ điều trị những bệnh nhân
qúa mập (béo phì) (Kinh nghiệm Đông y Nhật Bản).

GIẢI BIỂU THANH LÝ


m m m m

Phép giải biểu thanh lý là dùng thuốc giải biểu hợp với thuốc thanh
Ịý, trị chứng lý nhiệt đã thịnh mà kiêm có biểu chứng.

Bài 'Cát căn hoàng cầm hoàng liên th a n g ’ và ‘Thạch cao th a n g ’ là bài
tỉôu biếu của loại này.

CÀT CÀN HOÀNG CẨM I $ 4ỊỈ Á i i ìỉi


HOÀNQ LIÊN THANG Ị Ge gen huang qin
(Thương hờn luận) hunng lian tang
(/UnK tíụỉ lồ ‘Cát cAn cổm lìỏn thung’
C hủ tr ị
Hiệp nhiệt hạ lợi.
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Thân nhiệt hạ lợi (xú uế), đài hoàng, mạch
Sác (Người sốt, tiêu chảy phân có mùi hôi,
rêu lưỡi vàng, mạch Sác).
N g u yên n h â n gây b ệ n h
Thái dương biểu chứng vị giải, Dương minh
lý nhiệt kỷ xí, trường th ất truyền đạo
(Thái dương biểu chứng chưa giải, lý nhiệt m « s 'ẤR, M&.
ở Dương minh đã mạnh lèn, ruột mất chức
năng đẩy phân xuống).
C ông d ụ n g
Giải biểu thanh lý. Ề ặ iR S S
Dược vị
Cát căn (quân) 12g, Hoàng cầm (thần) 8g, Hoàng liên (thần) 4g,
Chích thảo (tá sứ) 4g.
Nấu Cát căn trước với 2 chén nước, còn 1.5 chén, cho các vị kia
vào sắc còn 1 chén, lọc bỏ bã, chia hai lần, uống ấm.

Tác d ụ n g : Giải biểu thanh lý. Trị cơ thể nóng, tiêu chảy,
ngực bụng nóng khó chịu, trong miệng khát, suyễn mà không ra
1 Ạ■
mo hôi.
G iải th ích: Bài này nguyên là bài thuốc tri thương hàn biểu
chứng chưa giải, mà thầy thuốc cho hạ lầm, tà hãm vào Dương
minh gây thành chứng tiêu chảy thuộc nhiệt. Trong bài, dùng Cát
căn làm quân dược để giải cơ thanh nhiệt, biểu tà giải thì phần
lý cũng điều hoà; Hoàng cầm, Hoàng liên thanh nhiệt ở trong, vị
đắng làm chắc lại đường ruột để cầm tiêu chảy; Cam thảo vị ngọt,
tính hoãn để hoà trưng tiếu, các vị hợp lại thành bài thuốc giải cơ
thanh nhiột.
Trong bài, (Mỉ. <lùntf liAư cao, cho viV) K.íe tníđe, snu <1ổ
mới <*ho cric vị khrtc vùo <tÁ' trtng tric (lụng giái cơ, Lhnnh trung khí.
Tham khảo:
> Ngoại cảm biểu chứng lúc mới phát, bệnh ỏ Thái dương vốn nên
giải biểu, như chứng biểu chưa giải dùng lầm thuốc công hạ, làm cho khí
ở phần lý bị hư, tà nhiệt nhân chỗ hư mà nhiễm vào Dương minh mà thành
ra chứng tiêu chảy do nhiệt. Lúc đó biểu tà chưa giải, lý nhiệt đã thành cho
nên hiện ra các chứng mình nóng, miệng khát, suyễn mà đổ mồ hôi. Dùng
bài này, ngoài giải tà ở cơ biểu, trong thanh nhiệt ở trường vị thì mọi chứng
đều có thể giải ra được.
Ngoài ra, dùng bài này trị ôn bệnh, nhiệt ỏ lý theo Dương minh dạt ra
ngoài, lúc đó xuất hiện các chứng tiêu chảy, sốt cao, vật vã, miệng khát,
tiểu tiện ngắn mà đỏ, đại tiện có mùi thối khác thường, hậu môn nóng rát,
cũng rất thích hợp. Nếu tiêu chảy mà không sốt, mạch Trầm Trì hoặc vi
nhược, bệnh thuộc về hư hàn thì dùng bài này không thích hợp (Thượng Hải
phương tề học).
> ‘Cát căn cầm liên thang’ chủ yếu là thanh lý, giải biểu là thứ yếu.
Hiện nay dùng Cát căn giải cả biểu lý. Vì Cát căn chẳng những có tác dụng
giải biểu, mà còn khả năng thăng cử khí thanh dương Tỳ Vị, cầm lỵ. Do đó
có thể trị chứng biểu lý đồng bịnh hiệp với chứng lỵ, nhiệt lỵ không có biểu
chứng (Trung y vấn đối).

CAO CẦM THANH ĐỎM THANG (Thông tục Thương hàn luận)

SỀM - Hao qin qing dan tang


Thanh cao 6 - 12g, Hoàng cầm, Phục linh đều 8 - 16g, Trần
bì, Chỉ xác, Trúc nhự, Bán hạ đều 8 - 12g, Phách ngọc tán’ (tức
‘Lục nhất tán’ thềm Thanh đại) 8 - Ỉ6g. sắc, chia 2 lần uống.
Tác dụng: Thanh tiết thấp nhiệt ở gan mật, hoà vị. Trị thấp
nhiột ngoại cảm không giải hết, người rét mà phát sốt, có mồ hôi
không giải dược, sáng nhẹ chiều nặng, đầu nặng, chân tay mỏi,
ngực (lAy tức, buồn nôn, miệng khô khát mà không muốn uống, tiểu
tiộn (tổ, rrit, rAu lưỡi trấng hoặc vàng, mạch Sác.
(Hải thioh: Bài này lấy châ't thơm của Thanh cao để thanh
nhiột thA’u tà, phôi hợp với Hoàng cầm khổ hàn để tiết nhiệt,
nhằm thanh giáỉ thấp nhiệt; Trần bì, Bán hạ, Chỉ xác, Trúc nhự
đA lý khí, KỈAnRÍ n^hỊch, hoà vị; Phục linh, ‘Phách ngọc tán’ để đạm
thAm lợi thA|) vA tỉ ốt nhỉột. Bởi vậy, nguyên lý ghép vị thuốc của
bài níiy giồng uhư hủi ‘Cỉiun lộ tiôu độc đan’, cũng là bồi thuốc tiôu
bi$u vòi thanh lỉhiột lựi thấp,, điỏu hoồ khí cơ bắp, thường trị bệnh
thấp nhiệt trong mùa hè như sốt vừa, sốt nhẹ hoặc hệ thông tiêu
hoá bị viêm, thấp nhiệt lưu ở phần khí. Bài này chú trọng thấu tà
còn bài ‘Cam lộ tiêu độc đan’ chú trọng hoá thấp, đó là chỗ khác
nhau giữa h ai bài thuốc.
Gia giả m : Người bị thấp nhiều mà rêu lưỡi dày, có thể thêm
Hậu phác, Hoắc hương để tăng tác dụng hoá thấp.
Sốt cao, có thể thêm Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng liên để
thanh nhiệt giải độc.
Ớn lạnh, đau dầu, ít mồ hôi có thể thêm Đậu xị, Bạc hà để
giải biểu.
Đau bụng, tiêu chảy, có thể thêm Biển đậu y (vỏ), Hà đế (tươi).
Chứng Thiếu dương lúc nóng lúc lạnh giông như sốt rét, ngực
sườn đầy đau, thuộc thể thấp nhiệt, dùng nguyên bài điều trị.
Can Vị bất hòa, nôn mửa, thêm Đại giải thạch rấ t hiệu quả.
Hoàng đản cấp tính thêm Nhân trần, u ấ t kim, Đại hoàng,
Chi tử.
Trẻ em bị bệnh thấp ôn, sáng m át chiều nóng, m ệt mỏi, ăn ít,
rêu lưỡi vàng dày, tiểu tiện vàng ít, thêm Hạnh nhân, Ý dĩ, Bạch
khấu nhân, Hoàng liên, Tri mẫu, u ấ t kim, Chỉ thực gọi là Thanh
cao ôn đởm tam nhân thang’.
Đờm thấp kiêm nhiệt, chóng mặt, buồn nôn, dùng nguyên bài.
Thấp nhiệt uất trệ Thiếu dương ù tai, điếc tai, thêm Câu
dằng, Xương bồ, Trạch tả, Cúc hoa, Thông thảo.
Đởm nhiệt hồi hộp không ngủ, thêm Qua lâu bì, Hổ phách,
Hoàng liên, Trạch tả.
Chứng Thiếu dương tam tiêu thấp nhiệt đau lưng, tiểu tiện
nhiều lần, tiểu tiện đau, thêm Sài hồ, Mộc thông, Chi tử.
Đờm nhiệt bế tắc ở Phế, ho suyễn, đau ngực, thêm Ngư tinh
thổo, Lô căn, Đông qua nhân.
Can hỏa phạm Phế gây suyễn, thêm Qua lâu bì, Chi tử.
Tham kh ảo: ‘Cao câm thanh đởm thang’ là thuốc đệ nhất trị Thiếu
dương thÂp nhiột, hoộc dởm tí ọc ứ trộ (Trung y vấn đối).
THẠCH CAO THANG (Ngoại đài bỉ yếu)

- Shi cao tang


(Cũng gọi là ‘Tam hoàng thạch cao thang’ (Thương hàn lục thư)
Thạch cao 8g, Hương xị (bọc vải) 30g, Hoàng bá 8g, Chỉ tử lồ
quả, Hoàng liên 8g, Ma hoàng (bỏ mắt) 12g, Hoàng cầm 8g.
Sắc với 1 lít nước, còn 3 chén, chia 3 lần uống hết trong một
ngày cho ra mồ hôi. Uống một thang đầu ra ít mồ hôi, sau đó lại
dùng một thang chia uống trong hai ngày, thường làm cho ra ít mồ
hôi, h ết co giật, bồi hồi, đại tiện vài lần, tâm khiếu khai thông thì
độc tà sẽ hết. Kiêng ăn thịt heo và uống nước lạnh.
Tác dụng: Phát hãn, thanh nhiệt, giải độc. Trị thương hàn
biểu chứng chưa giải, nhiệt ở lý thịnh lên gây nên sốt cao, không có
mồ hôi, thân mình co quắp, mặt đỏ, mắt dỏ, mũi khô, miệng khát,
vật vã, không nằm được, hôn mê, nói sảng, chảy máu mũi, mạch
Hoạt Sác, hoặc phát ban.
G iải thích: Bài này vì thương hằn ở biểu chưa khỏi, đã xuất
hiện nhiệt ở lý mà đặt ra. Trong bài, Thạch cao vị cay ngọt, rất
hàn, cay thì giải nhiệt ở cơ biểu, hàn thì thanh được nhiệt ở lý,
dùng làm quân dược; phối hợp với Ma hoàng, Đậu xị làm cho tà
theo phần ngoài mà giải ra; Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Chi
tử tức là bài ‘Hoàng liên giải độc thang’, có tác dụng tả hoả giải
độc, làm cho hoả ở Tam tiêu theo phần dưới mà tiết ra. Vả lại, Ma
hoàng, Đậu xị có Thạch cao và Hoàng cầm; Hoàng bá, Hoàng liên
có Ma hoàng, Đậu xi thì thanh được lý nhiệt mà không kém sức
công biểu.
Tham khảo :
Ngoọi cảm biểu chứng chưa giải, nhiệt uất ở Vinh Vệ, tuy chưa kết
thành thực nhưng tam tiêu đểu nhiệt, hoả độc bốc thịnh cho nên thấy những
biổu chứng như sốt cao, không có mồ hôi, thân mình co quắp và những
chứng trạng nhlột ở tam tiôu như mặt đỏ, mắt đỏ, mũi khô, miệng khát, vật
vă hôn mô, khổng nằm được, tinh thần mê muội, nói sảng. Nếu tà huyết
bức xúc chạy bậy thl cỏ thể xuất hiện các chứng thổ huyết, nục huyết, phát
bnn... Trong lúc tA khí ở biểu lý đều thịnh, muốn trị trong thì biểu chưa giải,
muôn phổt biểu thl lý lọl Qốp, cho nôn dùng Thạch cao, Hoàng cám, Hoàng
bổ, Hortng lỉổn dế t hoA cùn tnm tiôu, phối hợp với Ma hoồng, Độu xị để
tuyôn trtn biếu tồ, lâm cho tế hoá thông hồnh, biểu lý chỉn ra mà tiéu tán.
Phí Bá Hùng nói: “ Bài này chính là để thanh phong trừ phiền, không phải là
quạt phong giúp thêm hoả vậy”.
Trong sách ‘ Thương hàn lục thư’ của họ Đào chép về bài này lại gọi là
Tam hoàng thạch cao thang’, trong bài lại thêm 3 vị Sinh khương, Đại táo,
Tế trà, trị thương hàn sau khi đã lầm phát hãn, lầm cho thổ, cho hạ, tam tiêu
đều nhiệt, mắt và thân minh đểu đau. Kỳ thực trong nhiệt bệnh từng mùa
cũng có khi giai đoạn đầu biểu chứng chưa giải mà thấy ngay hiện tượng
nhiệt độc bốc thịnh, dùng bài này cũng rất thích hợp... Thật là bài thuốc hay
để trị biểu íý đều nhiệt, tam tiêu hoả thịnh (Thượng Hải phương tễ học).

GIẢI BIỂU ÔN LÝ

Phép giải biểu ôn lý là dùng thuốc giải biểu hợp với thuôc ôn lý, trị
ngoài có biểu chứng mà trong có hiện tượng hàn.
Bài thuốc tiêu biểu !à 'Ngũ tích tá n ’.

NGŨ TÍCH TÁN (Hoà tễ cục phương)


ỈLÍRSC - Wu shi san
Bạch chỉ 12g, Phục linh (bỏ vỏ) 24g, Cam thảo (chích) 12g,
Nhục quế (bỏ vỏ ngoài) 24g, Đương quy (bỏ cuống) 12g, Bán hạ (rửa
sạch 7 lần) 24g, Thược dược Ỉ2g, Trần bì (bỏ cùi trắng) 24g, Xuyên
khung 12g, Chỉ xác (bỏ múi sao) 24g, Thương truật (bỏ vỏ, tẩm nước
gạo sao) 80g, Ma hoàng (bỏ rễ, mắt) 24g, Hậu phác (bỏ vỏ ngoài)
Ĩ6g> Can khương 16g, Cát cánh (bỏ đầu, cuống) 48g.
Nhục quế và Chỉ xác tán riêng thành bột, các vị còn lại tán
thành bột, sao nhỏ lửa cho đổi màu, rồi rải ra cho nguội, sau đó cho
bột Quế và bột Chỉ xác vào trộn đều. Mỗi lần dùng 12g, thêm 1,5
chén nước, 3 lát gừng, sắc còn nửa chén, lọc bỏ bã, uống hơi nóng.
Tác dụng: Phát biểu, ôn trung, tiêu tích. Trị ngoài bị cảm
phong hàn, trong ăn phải thức ăn sống lạnh, mình nóng, không có
mA hôi, nhức đầu, đau mình, lưng gáy co quắp, ngực đầy, chán ăn,
liAn mửa, (tau bụng vả các chứng (làn bả khí huyết không hoà, kinh
uguyột. khống đAu.
G iải thích: Bài này vì bị năm thứ tích: Hàn, thực, khí, huyết,
đờm mà đặt ra, cho nên gọi là ‘Ngũ tích tán ’. Trong bài, dùng Ma
hoàng, Bạch chỉ để phát hãn, giải biểu tà; Can khương, Nhục quế
dể ôn trung tán hàn, trừ hàn tích; Thương truật, Hậu phác táo
thấp lậện tỳ, trừ thực tích; Bán hạ, Trần bì, Bạch linh lý khí hoá
đờm, trừ đờm tích; Đương quy, (Xích) Thược dược, Xuyên khung
hoà huyết, hoạt huyết, trừ huyết tích; Cam thảo hoà trung tiêu,
chỉ thống; Cát cánh, Chỉ xác dùng chung với nhau, một thăng một
giáng, có tác dụng thăng giáng khí cơ, thường dùng với chứng đờm
trở tắc, khí ủng trệ. Các vị hợp lại thành bài thuốc ôn trung tán
hàn, biểu lý song giải, khí huyết cùng trị, đờm thực cùng tiêu.
Tham khảo:
Ngoại cảm phong hàn, tà khí bó lại ở tầng ngoài cơ biểu, tấu lý bị
bế tắc cho nên hiện ra các chứng biểu thực như mình nóng, không có mồ
hôi, đau nhức, thân mình đau, lưng gáy co rút. Bên trong ăn uống thứ sống
lạnh, dương khí của Tỳ vị bị hao tổn, sự vận hoá mất bình thường, đờm thấp
đình trệ ở trong, cho nên lại có các chứng trạng: ngực đầy, chán ăn, nôn
mửa, đau bụng, đờm tắc, khí trệ, khí huyết không điểu hoà. Dùng bài này
phát hãn giải biểu, ôn trung tán hàn để trừ hàn tà ở trong, ngoài, thêm vào
những thuốc táo thấp kiện tỳ, lý khí hoá đờm thì khí cơ được tuyên thông,
dờm thấp tiêu mà Tỳ được kiện vận, mọi chứng đều có thể giải trừ. Vì bài
này có thể hành khí, hoà huyết cho nên đối với các chứng đàn bà khí huyết
không hoà, ngực bụng đau nhức, kinh nguyệt không đều, có thể gia giảm
mà dùng.
Trên lâm sàng, nếu biểu hư, có mồ hôi thì có thể bỏ Ma hoàng,
Thương truật; khí hư bỏ Chỉ xác, Trần bì, thêm Nhân sâm, Bạch truật; hàn
ngưng ở trung tiêu, thêm Ngô thù du, ổ i khương; dương hư, chân tay lạnh,
tự đổ mổ hỏi, thêm Phụ tử; nếu biểu hàn nặng, dùng Nhục quế thay Quế
chi (Thượng Hải phương tễ học).

Tóm tắt
Bòl thuốc gỉảl biểu có thể chia làm 2 loại: Tân ôn giải biểu và
Tán ỉuơng glảỉ biểu. Qua các bài thuốc trên thì thấy phân biệt giữa
Tán ôn giài biểu và Tân lương giải biểu không chĩ khoanh trong dược
tính Oây ấm (tần ôn) hoặc cay mát (tản lương) mà phải phân tích bài
thuốc một cách toàn diện.
Thỉ dụ: Bòl 'Kinh phòng bọỉ độc tán', vl dùng cả Khương hoạt
và Độc huQt nôn BỬC tân ôn phát tán tương đối mọnh. Tuy đổng thời
d ù n g cả S à i hồ, T iề n hồ là vị khổ hàn tiế t n hiệt, nhưng nó v ẫ n là bài
tiêu biểu về Tân ôn giải biểu.
Trong bài ‘Ngân kiểu tán\ tuy lấy Đậu xị, Kinh giới làm vị thuốc
chủ yếu về Tân ôn giải biểu nhưng lại ghép thêm Ngân hoa, Liên
kiều là thuốc khổ hàn, thanh nhiệt, vì vậy nó trở thành bài thuốc tiêu
biểu cho Tân lương giải biểu.
Đ iể m p hâ n b iệ t g iữ a T ân ôn giải biểu và T ân lư ơ ng g iải biể u
ch ỉ ở ch ỗ d ù n g th u ố c g iả i biể u có tính tâ n ô n h o ặ c tính tâ n lư ơng m à
th ô i. X é t về tá c d ụ n g g iải biểu m à nói, thí bài th u ố c T â n ôn tá n hàn,
phát hãn mạnh hơn, còn tác dụng thanh nhiệt yếu hơn. Bài thuốc
Tân lương thì phát hãn ít hơn nhưng thanh nhiệt mạnh hơn. Theo
các sách thuốc xưa để lại thì phân biệt giữa Tân ôn và Tân lương
rất nghiêm ngặt vì cho rằng phong hàn phải dùng tân ôn, còn phong
nhiệt phải dùng tân lương. Nhưng ngày nay, qua thực tiễn trị bệnh,
phần lớn dùng tân ôn cùng tân lương lại có kết quả tốt.
Trong bài thuốc giải biểu thường dùng các vị thuốc tuyên Phế,
thanh n h iệ t, hoá th ấ p để thích ứng v ớ i cá c c h ứ n g b ệ n h n g o ạ i cảm
n h iệ t m à lúc ban đầu kh ô n g biểu hiện ra cù n g lúc.

Vị thuốc thường dùng để tuyên Phế trong bài giải biểu là Ma


hoàng, Hạnh nhân, Tiền hồ, Cát cánh. Tác dụng chủ yếu của nó là
tuyôn thông Phế khí, sau khi ghép với các vị giải biểu thì tăng thêm
khai phát tấu iý, khu tà ngoại xuất. Như bài ‘Kinh phòng bại độc tán’,
'Ngân kiều tán’ phối dùng Cát cánh là có ý nghĩa như vậy.
Trong bài giải biểu, vị thuốc thường dùng thanh nhiệt giải độc
là Ngân hoa, Liên kiều, Bản lam căn, Bồ công anh, đó là phương
pháp ghép vị (phối ngũ) chủ yếu trong bài Tân lương giải biểu. Hoặc
trong bài ‘Ngân kiều tán’, dùng Ngân hoa, Liên kiểu để thanh nhiệt
g iò i d ộ c, g h é p v ớ i Đ ậ u xị, N gưu b àng, K inh giớ i, B ạ c hà đ ể trở th à n h
bài thuốc điển hình về giải biểu thanh nhiệt.
Trong bài giải biểu thường dùng các vị hoá thấp như Hậu phác,
Hoắc hương, thích hợp với chứng ngoại cảm ở biểu mà lại có triệu
ớhứng thấp tà nhập vào bên trong (như ngực tức, buồn nôn, rêu lưỡi
nhờn...), để hoá th ấ p bên tro n g m à dễ g iải b iể u tà bên n g o à i, v ề
m ùn họ th ư ờ n g d ù n g bài 'H ư ơ n g nhu ẩ m ’, lấy H ậu p h á c có tính khổ
ổn (<1ổng Am ), tá o th á p , g hé p vớ i H ư ơ ng nhu trụ c th ử g iả i b iể u , đó là
I1IỘI tiu n g n h ữ n g p h ư ơ n g p h á p y h ố p vị.
Lúc dùng Thuốc giải biểu trị bệnh, ngoài việc xem xét người
bệnh biểu hàn hoặc biểu nhiệt để chọn Tân ôn giảỉ biểu hoặc Tân
lương giải biểu ra, còn xem biểu chứng nặng hoặc nhẹ, có mồ hôi
hoặc không mồ hôi để chọn vị thuốc giải biểu cho thích hợp.
Thí dụ nếu trúng phong, cảm, đau đầu, mũi nghẹt, ho mà nhẹ,
thường chọn thuốc giải biểu yếu như Kinh giới, Phòng phong, Tang
điệp, Cúc hoa, Tố diệp, Xung bạch, Đậu xị. Nếu biểu chứng ở người
bệnh rất rõ như rét nhiều, không ra mồ hôi, sốt cao, đau đầu, khớp
xương và bắp thịt đau mỏi, nên chọn thuốc giải biểu có tác dụng
m ạnh n h ư K h ư ơ n g hoạt, Ngưu b à n g , C á t căn, H ư ơ ng nhu, T â y hà
liễu, Phù bình, Bạc hà. sốt, mồ hôi ra mà không hạ sốt thì phải
chuyển sang dùng thanh nhiệt chứ không dùng giải biểu. Có lúc
dùng ít vị giải biểu nhưng chính vẫn là dùng thuốc phát biểu tác dụng
yếu như lá Dâu, Đậu xị. sốt, mồ hôi ra không giải được mà rét nhiều,
thưởng là triệu chứng biểu tà chưa giải được, ngoài việc chọn thuốc
giải biểu có tác dụng yếu còn phải chọn thuốc thanh nhiệt và phát
tán như Sài hồ, Thanh cao cùng phối hợp sử dụng.
T ro n g bài g iả i biể u, ngoài T ân ôn giải b iể u và T â n lương giải
biểu ra, còn có tư âm (dưỡng huyết) giải biểu, trợ dương (ích khí)
giải biểu, hoá ẩm giải biểu, thẩm thấu giải biểu. Gọi là tư âm (dưỡng
h u yế t) g iả i b iể u th ự c c h ấ t là khi s ử d ụn g th u ố c g iả i biểu n h ư Đ ậ u xị,
Cát căn, Tô diệp, Xung bạch, Bạc hà, còn thêm các vị Địa hoàng,
Mạch môn để dưỡng âm tăng dịch. Trường hợp người bệnh vốn bị
mất máu, thoát dịch, lại mới bị thêm chứng ngoại cảm tà, nguyên
tắc chủ yếu là: cầm mồ hôi, làm cho tân dịch và máu biến hoá.
Lú c h u y ế t hư, tâ n dịch khỏ tấ t n hiên ngu ồ n m ồ hôi kh ô n g đ ủ, cho
nôn v ừ a p h ả i b ổ âm tă n g dịch vừ a p hả i g iả i b iể u m ớ i bổ sung đ ượ c
nguổn mổ hôi để tà ngoại cảm theo mồ hôi giải ra.
G ọ l là trợ d ư ơ n g (ích khí) g iải biể u, th ự c c h ấ t là d ù n g Phụ tử,
Đỏng sâm, Hoàng kỳ, là những vị thuốc ôn dương ích khí, ghép vào
VỚI Khương hoạt, Tế tân là những vị thuốc giải biểu để trị cho người
vòn hư nhược, Tuy người bệnh bị ngoại cả m tà nhưng biểu hiện sắc
mặt hoảnQ hốt, thân sắc lở đờ, chân lạnh, mạch Trầm... Nguyên nhân
chủ yốu lá do dương khí không đủ, không chống lại được ngoại tà cho
nôn vừa cho trợ dương ích khí vừa cho phát hãn giải biểu, bồi bổ đủ
dương khí trong người mớỉ trục tồ ra ngoài, toát mổ hôi mà giải cảm.
Hoá ẩm giải biểu (hực chất là ôn Phế hoá ẩm, thuộc loại giáng
nghịch bình suyễn.
T h ẩ m th ấ u g iả i b iể u, chủ yế u là ch ọ n m ấ y vị th u ố c tâ n lương
g iả i b iểu có tá c d ụ n g p h á t biể u tươ n g đối m ạ n h n h ư N gưu b àn g tử,
Phù bình, Cát căn, ghép thêm vị thuốc thăng tán như Thăng ma để
trị cho người lên sởi đậu không tốt, loại này thuộc về tân lương giải
b iể u.

Người xưa cho rằng ‘Ma hoàng thang’ và ‘Quế chi thang’ là bài
thuốc tiêu biểu về tân ôn giải biểu. Bài trước trị sốt, sợ lạnh, không
ra mồ hôi, bài sau trị sốt, sợ gió, có ra mổ hôi, nhưng theo thực tế
lâm sàng cho thấy, tác dụng gỉải biểu, ra mồ hôi, giảm sốt của ‘Ma
hoàng thang’ không tốt bằng thông Phế bình suyễn, vì vậy thường
dùng để trị bệnh ho mà không dùng để giải biểu. Bài ‘Quế chi thang’
n g u y ê n g ố c d ù n g đ ể đ iều hoà doanh vệ c h ứ kh ô n g p h ả i d ù n g để
giả i b iể u .

C á c h s ắ c th u ố c g iả i b iể u, th ư ờ n g th e o n g u yê n tắ c n gâ m n hiều ,
sắc ít, vì vị th u ố c g iả i biể u th ư ờ n g có m ùi thơ m tha n h th o ả n g , nếu
sắc lâu quá dễ bị bay hơi. Có vị như Bạc hà có thể cho vào sau (tức
lồ sau khi đã sắc thuốc sôi rồi mới cho vị đó vào, đun sôi trào lên 3-5
ián là được). Lúc uống thuốc giải biểu nên uống nóng, uống thêm
nhiểu nước sôi, để mồ hôi ra vừa phải.
B ài th u ố c biể u lý song g iả i d ự a v à o tính c h ấ t k h á c nhau khi
biểu lý cùng có bệnh mà chia ra thành những phép giải biểu công
lý, giái biểu thanh lý, giải biểu ôn lý.
• G iả i biểu công lý:

'Hậu phác thất vật thang’ và ‘Đại sài hồ thang’ thuộc về loại
thuốc giải biểu công lý, nhưng chứng thích hợp của hai bài có khác
nhau. C h ứ n g c ủ a ‘H ậ u p h á c th ấ t v ậ t th a n g ’ th u ộ c v à o thái dương,
D ư ơ n g m in h c ù n g b ệ n h , lấ y p h á t số t, b ụ n g đ ầ y làm chủ ch ứ n g .
Chứng của ‘Đại sài hồ thang’ !à Thiếu dương, Dương minh cùng
bệnh, lấy lúc nóng lúc lạnh, dưới tim đầy đau, uất hơi, phiền nhiệt
làm chủ chứng. ‘Phòng phong thông thánh tán’ là bài thuốc dùng
ohung cả g iả i b iể u thanh n h iệ t và c ô n g hạ, th ích h ợ p v ớ i c h ứ n g
phong nhiệt ủng tắc, biểu lý đều thực.
• Giải biểu thanh lý:
'Grtt căn hoàng cám hoàng iìôn thang’ với Thạch cao thang'
đểu là bủi thuốc giủi bìổu thanh ỉý. Nhưng bài trước là chứng nhiột
hiệp hạ lợi, bài sau là biểu thực không có mồ hôi, tam tiêu có nhiệt
thịnh, cho nên dùng bài này để phát hãn, thanh nhiệt giải độc.
• G iả i biểu ôn lý:

‘Ngũ tích tán’ thuộc loại thuốc giải biểu ôn lý, dùng trong trường
hợp ngoại cảm phong hàn, bên trong lại ăn phải thứ sống lạnh mà
sinh ra chứng biểu lý đều thực, đờm thấp trở trệ.
THUỐC TẢ HẠ
m r m - M T m
Thuốc tả hạ là những bài thuốc dùng để trị các chứng
đại tiện không thông, trường vị tích trệ, thuỷ ẩm đình lưu,
hàn tích nhiệt kết thuộc chứng lý thực. Bài thuốc có tác dụng
công hạ, nhưng vì cơ thể bệnh nhân lúc bị bệnh, biểu hiện có
nhiệt kết, hàn kết, táo kết, thuỷ kết khác nhau, cho nên dùng
thuốc tả hạ có khác nhau, thường được chia ra các loại; Hàn
hạ, Ôn hạ, Nhuận hạ, Trục thuỷ và Công bổ kiêm trị.
Thuốc tả hạ trên lâm sàng không chỉ mang ý nghĩa tả
hạ nhưng có thể gom lại 6 điểm như sau:
1. Dùng trị chứng Dương minh phủ thực. Mục đích của
nó là điều hoà nhiệt kết ở vị trường, tẩy xổ phân táo bón tích
d trong ruột. Biểu hiện lâm sàng điển hình là bốn chứng ‘bĩ,
m ã n , tá o , th ự c ’.
2 - Dùng trị nhiệt độc, Mục đích của nó là tả hoả, thanh
nhiệt, giải độc. Bệnh chứng điển hình thường thấy trong
bệnh ngoại cảm nhiệt như sốt cao, bứt rứt, mê man, nói lảm
nhảm hoặc chân tay co rút, hôn mê, rêu lưỡi vàng. Bài T ả
tâm thang’ là bài thuốc tiêu biểu.
3 - Dùng trị âm hàn tích trọc, do âm hàn tích trệ gây nên
đau bụng, bí tiểu. Thường dùng bài Tam vật bị cấp hoàn1.
Hoặc do dương khí suy yếu, không thể hoá trọc gây
nôn hàn trọc nội trở như điều trị chứng viêm thận, nhiễm
trùng đường tiểu mạn tính. Thường dùng ‘Đại hoàng phụ tử
th a n g ’, ‘ô n T ỳ th a n g ’ .
4 - Dùng trị chứng hoả khí bốc lên trên. Hoả khí bốc
lén trên, phần nhiều do phong nhiệt thịnh bên trên hoặc do
Phô vị có uất hoả hoặc do Can hoả thượng nghịch dẫn đến
dou đ á u d ữ dội, m ặ t đỏ, m ắ t đ ỏ, ch â n răng sư n g đau, x u ấ t
huyrtt, m iệ n g lư ờ i nứt, lở.
'PhòiHỊ phont) thỏnu thánh tán’ (thường dùng trị phong
nhiệt bốc lên), ‘Lương cách tán’ (thường dùng trị Phế Vịcó
uất nhiệt), Đương quy long hội hoàn’ (thường dùng trị Can
hoả thượng nghịch), đều là những bài thuốc tiêu biểu.
5 - D ù n g trị th u ỷ ẩm nội đìn h, đ ờ m , d ãi ủng tắ c g â y
nên thuỷ thũng, bụng đầy, ho. Mục đích của nó là công trục
thuỷ ẩm, hạ đờm, giáng nghịch. Thường dùng bài Thập táo
hoàn’, ‘Khống điên đơn’.
6 - Dùng trị bí đại tiện đơn thuần (kể cả bí đại tiện theo
thói quen), mục đích là nhuận trường thông tiện. Thường
dùng bài ‘Ngũ nhân hoàn’.

Các bài thuốc tả hạ lấy Đại hoàng làm thuốc chủ, tuy
gia giảm các vị khác nhau để hành khí, phá khí, thanh nhiệt
giải độc, dưỡng âm, tăng dịch, phát tán ngoại tà, ôn dương
tán hàn hoặc phù chính ích khí nhưng tác dụng chủ yếu vẫn
là do bản th â n Đ ại h oà n g. T h e o kế t quả n g h iê n c ứ u th ự c
nghiệm hiện đạí: Đại hoàng ngoài tác dụng tả hạ ra còn có
tác dụng ức chế vi khuẩn, lợi đờm, xúc tiến huyết dịch tuần
hoàn ở ruột và bổ sung huyết.
Bài thuốc trị thuỷ ẩm nội đình, đờm, dãi ủng tắc gây
nên thuỷ thũng, thường dùng Cam toại, Nguyên hoa, Đại
kích làm vị chủ vì nó có thể làm thành ru ộ t tiết ra địch thuỷ
mà gây ra tả hạ mạnh, VI vậy gọi là thuốc trục thuỷ. Bài
thuốc này thường dùng trị chứng thuỷ thũng, phúc thuỷ. Tuy
nhiên cần biết rằng trục thuỷ, tả hạ chỉ là cách trị tạm thời,
là biện pháp khẩn cấp để trị kịp thời, khi chẩn đoán lâm
sàng cần nắm vững đúng thời điểm mà dùng. Vị thuốc tả hạ
cố tác dụng nhuận trường thông tiện thường dùng loại quả
và nhân có nhiều chất dầu để nhuận trường thông tiện, tác
dụng tương đối đơn thuần.
Thuốc tả hạ là một phương pháp cô n g tà. Lúc đ iề u trị
cán phân blột rỗ bệnh nhân chính khí mạnh yếu, tà khí thịnh
euy và tương quan lực lượng giữa hai bên chính tà mà chọn
phương thuốc tả hạ cho chính xác mới đạt được mục dích
m ong m u ố n.
Đ ừ n bà cố thai ky d ùn g th u ố c tả họ m ạnh.
HÀN HẠ
m y

Bàỉ thuốc hàn hạ có tác dụng thông tiện, tả nhiệt, trị các thực
ị chứng lý nhiệt, tích trệ.
Triệu chứng lâm sàng thường thấy đại tiện táo bón, bụng
I đ ầ y , b ụ n g đau, nóí sả n g , th ấ p n h iệ t uẩn kế t, k h í h u y ế t ngừng trệ
I sinh ra trường ung, rêu lưỡi khô vàng, mạch Hoạt Thực.
Thường dùng các vị thuốc đắng hàn, tả nhiệt, thông tiện như
Ị Đại hoàng, Mang tiêu.
Nếu nhiệt tích trệ ở trường vị, thường phối hợp với thuốc
I hành khí như Chĩ xác, Hậu phác. Bài thuốc thường dùng là ‘Đại
I th ừ a kh í th a n g ’ .
Nếu thấp nhiệt ứ trệ, kết hợp với huyết ứ sinh ra ung nhọt ở
ị ruột, phối hợp với thuốc lợi thấp, tán ứ như Đan bì, Đông qua nhân.
Thường dùng bài ‘Đại hoàng mẫu đơn thang’.
Nếu như thực chứng thuộc về thuỷ ẩm tích lại ở trong mà
cần công hạ thì nên phối hợp với vị thuốc trục thuỷ như Cam toạị,
Nguyên hoa, Đại kích, Khiên ngưu v.v... Thường dùng các bài ‘Đại
hâm hung thang’, Thập táo thang’, ‘Chu xa hoàn’.
Vì thực chứng lý nhiệt có hoãn cấp nặng nhẹ khác nhau nên
chẳng những vể phương diện dùng vị thuốc chủ yếu nhiều hay ít,
lỉếu lượng nặng hay nhẹ có khác nhau, mà vể phương diện phối
ngG vị thuốc cũng cần tuỳ chứng mà thay đổi, như 3 bài Thừa
khí thang’ tức là 3 cấp độ khác nhau trong phép hàn hạ. về công
trục thuỷ ẩm như ‘Đại hãm hung thang’, Thập táo thang’, ‘Chu
xa hoàn', tuy công dụng chủ yếu của 3 phương này giống nhau
nhưng vì nguyên nhân bệnh, vị trí bệnh có khác nhau nên cũng
biểu hiện ra 3 phương pháp trục thuỷ khác nhau.
ĐẠI THỪA KHÍ THANG -k & K ìĩi
(Thương hàn luận) Da cheng qi tang
C hủ tr ị
Dương minh phủ thực, nhiệt kết bàng lưu, lý
nhiệt thực chứng chi nhiệt quyết, kính bệnh
it,
hoặc p h át cuồng (Dương minh phủ có thực
nhiệt, nhiệt kết và lưu lại, trong lý có nhiệt ỉẳ m ỉầ ỉt
thực, nhiệt quyết, co giật hoặc phát cuồng). s

T riệ u c h ứ n g c h ín h
Bĩ: Tự giác hung quản muộn tắc bất thông,
hữu áp trọng cảm (Người bệnh tự thấy vùng
ngực và vị quản có cảm giác đè nặng, tức,
tắc, vùng vị quản đè vào thấy cứng).
M ãnỉ Quản phúc trướng mãn, án chi hữu đề
kháng cảm (Vùng vị quản đầy trưởng, đè
ỉm m
vào có cảm giác trướng lên).
Táo: Trường trung táo thỉ can kết bất hạ
(Trong ruộtphân đâ khô, khôngđại tiện được). T
Thực: Thực n h iệt nội kết, phúc thống cự
án, đại tiện bất thông hoặc hạ lợi thanh
M íírtấ Ễ M íẼ
thuỷ nhi phúc thống bất giảm, dĩ cập
8 c * fiE * « ĩầ T
triều nhiệt, chiêm ngôn (Thực nhiệt kết
ở bèn trong, bụng đau, ấn vào đau hơn,
táo bón hoặc đại tiện ra nước mà bụng 'lầV.RMữáỀ 0
khủng giầm đữU>..sất ụề chiều,.. ÌĨÓL sảng).,..
Thiệt hồng đồi hoàng, mạch Trầm Thực
[Lưữi dỏ, rũu lưỡi vàng, mạch Trầm Thực).
N guyôn n h â n gây b ệ n h

Thực nhìệl tích trộ nội kết trường vị, phủ khí
ì7iircM i;íU P J';
bố trở, lý nhiệt xí thịnh, tân dịch đại thương.

CAnirdvng
TuAn hạ n liiộ l. líAt (Xồ m ạnh nhiệt liìt bOti ^ Ị •ji t . f r
\ j nw H>‘ ................................................................ ị ....... "
Dược vị I?ĨỊ^
Đại hoàng (tẩm rượu), Hậu phác (bỏ vỏ, nướng), Chỉ thực (nướng)
đều 8 - 16g, Mang tiều 20g.
Cho Hậu phác và Chỉ thực nấu sôi 5-10 phút, cho Đại hoàng vào
sắc tiếp rồi đổ ra, lọc bỏ bã, cho Mang tiêu hoặc Huyền minh
phấn trộn tan, uống.
Sau khi uống 2-3 giờ vẫn chưa thấy xổ được thì uống nựớc thứ
hai, nếu vẫn không đại tiện thì ngưng thuốc.

C hủ trị: - Chứng Dương minh phủ thực, sốt cơn, nói sảng,
trung tiện luôn luôn, đại tiện không thông, chân tay ra dâm dấp
mồ hôi, bụng đầy, đè vào thì cứng, rêu lưỡi vàng, hơi nổi gai, hoặc
hơi đen, khô nứt, mạch Trì mà Hoạt, hoặc Trầm Trì mà có sức. Nếu
thấy tròng m ắt không lanh lợi, tròng m ắt không bình thường thì
nên dùng bài này để hạ gấp.
- Chứng nhiệt kết ở bụng dưới, đại tiện ra nước trong, mùi
thối, bụng rcín đau nhức, đè vào cứng như có khôi u, miệng lưỡi khô
ráo, mạch Sác mà Hoạt hoặc mạch Trầm.
- Nhiệt quyết, co giật hoặc phát cuồng mà thuộc về lý nhiệt
thực chứng, cũng có thể dùng bài này.
G iải th ích: Đại hoàng vị đắng, tính hàn, tả nhiệt, thông tiện
ở đại trường là chủ dược; Mang tiêu vị mặn, tính hàn, tả nhiệt,
nhuyễn kiên, nhuận táo, trừ tích; Chỉ thực, Hậu phác tiêu bĩ trừ
mãn, hành khí tán kết. Các vị thuốc hợp lại có tác dụng chung là
hạ mạnh nhiệt kết.
ứ n g d ụ n g lă m sà n g ỉ Chỉ định của bài thuốc là các chứng bĩ,
mân, táo, thực chứng, mạch có lực. Bài này dùng trong trường hợp
bệnh nhiễm (thương hàn ôn bệnh), có chứng Dương minh phủ, triệu
chứng: Đại tiện táo kết, bụng đầy, ấn đau, hôn mê, nói sảng, sốt
cao về chiều, rêu lưỡi vàng dày khô, mạch Trầm Thực.
Trường hợp nhiệt kết bàng lưu, bệnh nhân tiêu chảy nước trong,
hòi thối, bụng dầy đau, miộng khô, lưỡi táo, mạch Hoạt Sác hoặc
chứni' nhiệt quyết co cuồng hoả, thuộc chứng lý thực nhiệt.
'IVAn ỊAm santf (.hường (lùng bùi nhy đổ trị ertc bệnh vif‘m túi
một (’A|), viOm ruột thìíH cáp vồ một Hố bộnh nhi Am trùng sốl CIIO,
hôn mê co giật, bụng đầy, táo bón, mạch có lực. Có thể gia giảm
dùng tuỳ theo triệu chứng lâm sàng.
Bài thuốc có tác dụng tả hạ mạnh cho nên không dùng trong
các trường hợp khí âm hư không có nhiệt kết ở trường vị, phụ nữ có
thai. Lúc sắc thuốc phải chú ý sắc Chỉ thực, Hậu phác trước rồi mới
cho Đại hoàng, sau đó mới cho Mang tiêu để uống vì Đại hoàng,
Mang tiêu sắc lâu sẽ giảm bớt tác dụng tả hạ.
Trên thực nghiệm cho thấy bài này có tác dụng tăng cường
nhu động ruột, cải thiện tuần hoàn máu, và làm giảm bớt tính
thẩm thấu của mao mạch.
L âm sàn g hiện nay:
• Trị tắc ruột (Trường ngạnh trở - : Dùng bài trên
thêm Đào nhân, Xích thược, Lai phục tử. Trị 115 ca. Kết quả: Khỏi
81, trong đó có 21 ca, chì mới uống 1 thang đã khỏi, 26 ca uổng 2
thang khỏi, 16 ca uống 3 thang, 7 ca uông 4 thang, 11 ca uống 5-7
thang là khỏi. Có 33 ca không khỏi, 1 ca chết (Tân y dược học tạp
chí 10, 1977).
• Trị tuyến tuỵ viêm cấp C iẵtí : Dùng ĐTKT thêm
Hoàng cầm, Hoàng bá, Sài hồ. Mỗi ngày uống 2 thang, cách 6 giờ
uống 1 lần, mỗi lần 500ml. Đại tiện được thì bỏ Mang tiêu, Đại
hoàng, chuyển sang uống ngày 1 thang. Trị 48 ca. Kết quả: Khỏi
hoàn toàn, thời gian trị ngắn nhất 5 ngày, nhiều nhất 15 ngày
(Liêu Ninh trung y tạp chí 2, 1985).
• Trị trong dạ dày có sỏi Thị Ỷ ííĩĩ): (Ãn quả Thị, có một
số người sau đó bị h ạt Thị đọng lại thành những cục sỏi trong dạ
dày). Trị 10 ca. Kết quả: Khỏi hết. Ngắn nhất 7 ngày, nhiều nhất
hơn 2 tháng. Một số chỉ uống 10 ngày đã tiêu được sỏi (Hà Bắc tân
y học 3, 1987).
• Trị túi mật viêm cấp C#,t;ÈJ]ỄÌl5fé) : Dùng ĐTKT, lấy Chỉ
XfU’ thay Ohĩ thực, thêm Phan tả diệp, Thanh mộc hương, Xuyên
luyộn tứ, Cam tháo. Trị 10 ca (toàn bộ đều có kết quả là túi mật
viôm cấp). Kết quả: Có 4 ca, uống 1 thang đã đại tiện được, có 6 ca,
uỐnK 2 th»intf đụi tiện dưực, hết đau (Chiết. Giang trung y tạp chí
9, ỉ ỉm).
• Trị nói (ĩỉỉờtìịt tiếu HìỲkh ): I)ùnK BTKT, thỏm Kim ti^n
tháo, Hái kim MH, Ká nội kim, Vương bất lưu hành, Xuyôn Hơn giáp,
*
Xa tiền thảo, Mộc thông, Trạch tả. Trị 138 ca sỏi thận, sỏi đường
tiểu, sỏi bàng quang. Kết quả: Khỏi 134, không khỏi 4. Thời gian
tống sỏi ra ít nhất là 2 ngày, nhiều nhất là 33 ngày (Trung tây y
kết hợp tạp chí 11, 1989).
• Trị nha chu viêm cấp ClÉ,fỀ^PJiỊifé): Dùng ĐTKT, thêm
Liên kiều, Sơn chi. Kết quả: Sau khi uống thuốc, tiêu tiểu thông,
m ắt và má h ết sưng, răng bớt đau, tai đỡ ù. Cho uống thêm ‘Ngưu
hoàng giải độc phiến’, 3 ngày khỏi bệnh (Tân Cương trung y dược
4, 1987).
• Trị trề nhỏ bị viêm phổi Dùng ĐTKT, thêm
Hạnh nhân, Liên kiều, uống 1 thang, đại tiện ra phân mùi hôi
thôi, bớt sốt, ho suyễn cũng giảm, uống tiếp 3 thang nữa, khỏi
bệnh (Tân trung y 7, 1986).
• Trị mề đay do ăn cá biển. Sau khi uống 1 thang,
đại tiện phân sệt, đỡ ngứa nhiều, ngày hôm sau uống thêm 1 thang
nữa, khỏi bệnh (Chiết Giang trung y tạp chí 1, 1983).
• Trị táo bón nơi người lớn tuổi : Uống 5 thang,
đại tiện thông. Ngừng uống thuốc lại bị tái phát, lại tiếp tục uống.
Uống tấ t cả 124 thang, khỏi bệnh, không thấy có dấu hiệu bị tổn
thương (Sơn Đông trung y tạp chí 4, 1985).
• Trị ung thư dạ dày Dùng ĐTKT, thêm U ất kim,
Xuyên luyện, Đào nhân, Hồng hoa. Sau khi uống 2 thang, bụng bớt
trướng, bớt đau, đại tiện thấy có chuyển biến. Dùng bài trên, bỏ
Đào nhân, Hồng hoa, thêm Tam lăng, Nga truật. Uống 5 thang,
bụng đau về cơ bản đă hết, ăn uống khá hơn. Lại bỏ Tam lăng, Nga
truật, Uất kim, Xuyên luyện, Mang tiêu, thêm Đương quy vĩ, Đảng
sâm, Đan sâm, Thanh bì, Ma nhân, Bồ hoàng, Tiêu sơn tra, Tiêu
lục khúc, sao Mạch nha, Đại hoàng. Ưống 5 thang, h ết trướng và
đau bụng, ăn uống như bình thường, tiêu tiểu đều thông. Dùng bài
trôn, thêm Thương lục. Một năm sau, các chứng trạng về cơ bản đã
hết {Tân Cương trung y dược 4, 1987).
Tham khảo:
Bài này thích hợp với bệnh Dương minh nhiệt tà vào lý chuyển
thành chửng phủ thực, thường thể hiện các chứng sốt cơn, nói sảng, đại
tlộn khồng thông, trong bụng dắy mã đau, đè vào cứng, đồng thời có miệng
khô, lưởi rứo, chân tay rn mố hỏi, trung tiện luôn luỏn, rôu lưỡi hđỉ vàng, nổi
gai hoặc đen, khô nứt, mạch Trầm mà Hoạt, hoặc Trầm Trì có lực.
Nếu ứ nóng ở trong, lại thấy mắt không lanh lợi, tròng mắt không bình
thường, đó ià hiện tượng do nhiệt thịnh ỏ lý, chân âm sắp kiệt, cần dùng
phương này hạ gấp để bảo tổn chân âm.
Tiêu chảy mà dùng ‘Đại thừa khí thang1, tức gọi là chứng ‘nhiệt kết
bàng lưu’. Tuy tiêu chảy ra nước trong mà không có phân thối, mùi hôi thối
là táo nhiệt kết ở trong sinh ra, thường thấy bụng rốn đau, đè vào cứng, nói
sảng, cuồng loạn, mạch Trầm mà Thực.
Còn chứng nhiệt quyết lúc mới phát, mình nóng, sau đó vì nhiệt nhiều
quá mà phát quyết, người bệnh sợ nóng, tay chân quờ quạng, buồn phiển,
vật vã, thích uống nước lạnh. Hoặc bệnh kính (co giật), do tà nhiệt truyền
vào lý, đến nỗi !ý nhiệt đầy tắc, nhiệt thịnh dốt hao tân dịch, gân mạch mất
sự nuôi dưõng, nhân đó mà sinh co quắp, gáy cứng, ngực đầy, hàm răng
nghiến chặt, chân tay co cửng, uốn ván, đều có thể dùng bài này hạ ngay
táo nhiệt để bảo toàn âm dịch.
Cách vận dụng bài này trên lâm sàng, người xưa quy nạp vào 4 chữ
bỉ, mãn, táo, thực:
• Bĩ là người bệnh tự thấy vùng ngực và vị quản có cảm giác đè
nặng, tức tắc, vùng vị quản đè vào thấy cứng.
• Mãn là tự thấy vùng vị quản đầy trướng, đè vào cỏ cảm giác trướng lên.
• Táo là chỉ vào ỏ trong ruột phân đã khô, đè vào bụng người bệnh
thì cứng.
• Thực là chĩ trong trường vị có thực tà hữu hình như phân khô, thức
ă n ( thể hiện các chứng đại tiện bí, hoặc tiêu chảy mà bụng đầy không bớt.
Bốn vị trong bài này nhằm vào 4 chứng bĩ mãn, táo, thực mà đặt ra.
Chỉ thực, tiêu bĩ, phá kết; Hậu phác, trừ mãn, hành khí; Mang tiêu nhuận
táo, nhuyễn kiên; Đại hoàng công hạ trừ thực. Vì thế sử dụng nó cần lấy ‘b ĩ,
‘m ãn’, ‘táo’ ‘thực’ làm căn cứ. Nếu dùng không đúng thì sẽ tổn thương đến
trung khí mà biến ra các chứng tạnh ở trong, kết hung, bĩ khí, cần phải chú ý.
Ngoài ra khi dùng bài ‘Đại thừa khí thang’ còn nên chú ý đến mạch.
Nổl chung lấy mạch thực làm chủ yếu, như ủng tắc kết lại cũng có thể hiện
rn mộch Hoọt mà Sác; như chứng tuy thuộc thực mà trái lại mạch Hư thì
không thổ dùng ‘Đại thừa khí thang’ được. Nếu sau khi uống ‘Đại thừa khí
thnng’, không dạl tiện được mà bụng lại đầy lên, mạch chuyển ra vi nhược,
th) tlổn lượng phán nhlếu không tốt.
CAeh artc củn bòl nhy: trước hết nấu Chỉ thực, Hậu phác, sau cho
Đạl hoàng vào rồl mrtl nho Mnng tlôu vào, cũng cổ ý nghĩa sồu sắc, vl Đọl
hoàng, Mrtrtg tlAu thởl Qlan sác ngán hơn cố thể tttng thôm tAc dụng tả hạ.
Kho Vộn Bá nól: "Sốno thl khí lầ c mà đl trước, chỉn thl khí nhụt mà đl từ từ".
Trương Trọng c ả n h muốn dùng Mang tiêu để hoá phân trước, tiếp đó có
Đại hoàng thông đường ruột, sau đó có Chỉ thực, Hậu phác trừ bĩ mãn. Khi
dùng cần nên sắc đúng cách (Thượng Hải - Phương tễ học).
^ Trần Khuân Yến cho rằng Kha Vận Bá nói: “ Hậu phác bội hơn Đại
hoàng là ‘Đại thừa khí thang’, Đại hoàng bội hơn Hậu phác là T iể u thừa khí
thang’, vậy là thừa khí ở nơi vị Chỉ thực, Hậu phác chứ không ỏ Đại hoàng,
nhưng bài ‘Điều vị thừa khí thang’ không dùng Chỉ, Phác, cũng gọi là ‘Thừa
khí', ià tại sao ? Và trong ba bài T h ừ a khí’ có bài dùng Cam thảo, có bài
không dùng; riêng vị Đại hoàng thì bài nào cũng có, vậy thì tên ‘Thừa khí’
vẫn phải thuộc về Đại hoàng. Ngoài ra, bài ‘Hậu phác tam vật thang’, tức
‘Tiểu thừa khí thang’, liều lượng Chỉ, Phác nhiều hơn Đại hoàng, mà tên
bài không có chữ ‘thừa khí1, không thể cho ‘thừa khí’ ở Chỉ, Phác. Từ đời
Kim, Nguyên người ta lấy chữ thuật để giải thích chữ thừa, mà công của Đại
hoàng không được nêu rõ. Xét trong sách ‘Thần nông bản thảo kinh'có ghi
là Đại hoàng thông huyết, íại tham khảo ý nghĩa câu ‘Cang thì hại, thừa mà
chế đi’ trong thiên ‘Lục vi chỉ đại luận’ (Tố vấn 68) thì thừa khí không phải
là huyết thì ỉà gì ? Khí là chỉ huy của huyết, cho nên huyết theo khí mà đi,
cũng theo khí mà trệ, khí trệ mà huyết không trệ là vì khí không đủ, không
phải là khí có thừa; tuy nhiên khí trệ lan tới huyết rồi lấy huyết làm ẩn náu,
huyết lấy khí làm nòi ở mà liên kết với thức ăn tích đọng, chưng nấu tân
dịch biến hoá thành hoả. Lúc này chỉ một vị Đại hoàng có thể xông thẳng
vào sào huyệt, phá đổ căn cứ khí kết với huyết ứ, thì Chì, Phác mới có thể
làm được chức năng thông khí, vì thế Đại hoàng mới dùng là thừa khí (Bản
kinh sơ chứng).
Về việc hạ gấp để cứu lấy chân âm, đó là tác dụng chủ yếu của
bài ‘Đại thừa khí thang’. Trong sách ‘Thương hàn luận’ có những điểu kinh
vân chuyên nói về phép dùng bài ‘Đại thừa khí thang’ để hạ gấp cứu lấy
chân âm (Thang đầu ca quát).
Thành Vô Kỷ nói: “Nếu là chứng của ‘Đại thừa khí’ mà lại dùng T iể u
thừa khí’ thì tà không chịu lui, nếu chứng của T iể u thừa khí’ mà lại dùng
■Đại thừa khí’ thì tổn thương nhiều đến chính khí mà bụng đầy không ăn
được. Trương Trọng c ả n h sở dĩ phân biệt ra dể trị là vì vậy ( Thượng Hải -
Phương tễ học).

Bài ca ĐẠI THỪA KHÍ THANG

’Đạl thìí.1 khí thang’ dụng Mang tiẽu, ‘Đại thừa khí thang’ dùng Mang tiêu,
Chi thực, Hậu phác, Đại hoàng nhiêu, Chỉ thực, Đại hoàng, Hậu phác theo,
Cứu am tíỉ nliiột công tliíẽn thlộn, Tả nhiệt cứu ãm cóng liiộu tốt,
U1j) 1)4 [)ƯƠII(J m inh hun :;rì íliổu. Dương minh hạ găp có dôi iliổu.
TIỂU THỪA KHÍ THANG (Thương hàn luận)

~ Xia cheng qi tang


Đại hoàng (tẩy rượu) 8-16g, Hậu phác (bỏ vỏ, nướng) 8’10g,
Chỉ thực (nướng) 8~12g. sắc, lọc bỏ bã, chia uống ấm ít một. uống
thuốc dần, nếu đại tiện được thì không uông nữa, nếu vẫn không
đại tiện được thì uống cho hết. Nếu đại tiện rồi thì không uống
nữa.
Tác dụng'. Trị chứng Dương minh phủ, nói sảng, đại tiện
phân cứng, sốt cơn, ngực bụng tức đầy, rêu lưỡi vàng sậm, mạch
Hoạt mà Tật. Bệnh lỵ ồ thời kỳ đầu, bụng đau khổ chịu hoặc trướng
đầy, mót rặn, cũng có thể dùng được (Thương hàn luận).
Tác dụng yếu hơn bài ‘Đại thừa khí thang’.
Tham khảo:
Lấy T iể u thừa khí thang’ so sánh với ‘Đại thừa khí thang' thì thiếu
1 vị Mang tiêu, chứng chủ trị của bài nảy cũng có đủ 3 chứng bĩ, mãn,
thực mà chưa có chứng táo, Đó ỉà do ở thực tích hữu hình của Dương minh
chưa đến mức độ khô táo và cứng lại cho nên không dùng Mang tiêu là thử
nhuận táo nhuyễn kiên, nhưng tích trệ trong ruột đã hình thành cấu kết với
nhiệt tà mà gây ra các chứng ngực bụng đầy tức, sốt cơn, nói sảng, đại tiện
cứng thì phải dùng Đại hoàng để phá tích nhiệt, Hậu phác lợi khí, trừ đẩy,
Chĩ thực tiêu bĩ tán kết.
Ngoài ra, sự khác nhau giữa ‘Đại, Tiểu thừa khí thang’ còn biểu hiện
ra ở chỗ: s ố lượng Hậu phác dùng trong T iể u thừa khí thang’ so với ‘Đại
thừa khí thang’ thì đã giảm đi 3/4; Chỉ thực cũng đùng ít đi 2 quả; về cách
sắc thuốc thì T iể u thừa khí thang’ 3 vị cùng sắc một lần, khác với ‘Đại thừa
khí thang’ thì sắc Hậu phác, Chỉ thực trước rồi sau mớỉ cho Đại hoàng vào.
Theo đó có thể biết các chứng bĩ, mãn, thực chủ trị của ‘Tiểu thừa khí thang’
ở mức độ cũng nhẹ hơn chứng của ‘Đại thừa khí thang’ (Đông y vấn đối).
> Triệu chứng điểu trị của bài thuốc này, ngoài mình nóng, đổ m
hôi, không sợ lạnh và nóí lảm nhảm ra, chỉ có vùng ngực bụng bị đầy cứng,
đọl tlộn khống thông, nhưng không có hiện tượng táo bón khô cứng. Điều
này cho thấy thực nhiệt thịnh ở thượng tiêu và trung tiêu, chứ không như
chửng cúa bồl 'Đọl thửa khí’ có đủ cả bĩ, đầy, táo bón, cứng rắn (bĩ, mãn,
trto, thực, klén), cho nén không dùng vị Mang tiêu để nhuận táo nhuyễn
klôn, vl nợ rtong tính v| hám hàn (mặn lạnh) của Mang tiêu sẽ làm tổn
thương chrtn Am rủtĩ nnn thận ỏ họ tỉôu.
Uài thuốc này thềm Khương hoạt th) gọi lồ brtl ' I nm hoà thang', lá bài
thuốc trong sách ‘Hoạt pháp cơ yếu’ của Trương Nguyên Tố dùng để điểu
trị loại trúng phong, ngoài không có biểu chứng, trong thì hai đường đại tiện,
tiểu tiện không thông. Bài thuốc gồm 4 vị, trọng lượng bằng nhau, cùng tán
thành bột thô, mỗi lần dùng 9g, sắc uống, lấy đại tiện hơi thông lợi làm mức
độ. Nhưng phải là người bệnh có cơ thể khoẻ mạnh mới có thể dùng được,
nếu người bệnh hư nhược mà dùng lầm thì nhất định sẽ có hậu quả không
tốt (Thang đầu ca quát).

Đài ca TIỂU THỪA KHÍ THANG

Tên gọi ‘Tiểu thừa khí thang’,


‘Tiểu thừa khí thang’ Phác, Thực, Hoàng, Chì thực, Hậu phác, Đại hoàng đủ ba,
Thiềm cuồng bĩ ngạnh thượng tiêu cường, Thượng tiêu đẩy cứng rên la,
ích đĩ Khương hoạt danh 'Tam hoá', Lập bài Tam hoá’ ắt là có Khương (hoạt),
Trúng phong bế thực khả tiêu tường. Trúng phong bế tắc đôi đường {đại tiểu tiện),
Uống bài Tam hoá’ rõ ràng tiện thông.

ĐIỂU VỊ THỪA KHÍ THANG (Thương hàn luận)


- Tiao wei cheng qi tang

Đại hoàng (bỏ vỏ, tẩy rượu), Mang tiế u đ ề u 8-16g, Chích cam
thảo 4-8g. Sắc Đại hoàng và Chích thảo trước, lọc bỏ bã, cho Mang
tiêu vào, lại sắc nhỏ lửa cho sôi, uống ấm ít một.
Tác dụng: Thông tiện, nhuyễn kiên, hòa Vị tiết nhiệt. Trị
chứng Dương minh, sốt, miệng khát, táo bón, bụng đầy, ấn vào đau,
rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.
Tham khảo:
> ‘Điểu vị thừa khí thang’ là bài thuốc công hạ từ từ. Trị các chứng
minh nóng đổ mồ hôi, không sợ lạnh, nói lảm nhảm, giống như hai bài 'Đại,
Tiếu thừa khí’ , nhưng không thấy có hiện tượng bí đầy, chỉ thấy táo thực
không đại tiện được, vì vậy bỏ Chỉ thực, Hậu phác, vì sợ làm thương tổn
dường khí ở thượng tiêu. Vì triệu chứng tương đối nhẹ, không cần phải công
hậ mạnh, cho nên thêm Chích cam thảo để hoãn hoà tính thuốc, hơn nữa
dùng tính vị cam ôn của Cam thảo để giữ gìn vị khí không bị thương tổn. Do
đó gọl là ‘Điếu vị thừa khí thang'. Các triệu chứng táo thực ở trung tiêu, cho
uống bài thuốc này, hiệu quả đều rất tốt (Thang đẩu ca quát).
‘Điáu vị thừa khí thang’ dùng Đại hoàng, Mang tiêu mà không
dúng Chỉ thực, Hậu phác, có thể thốy chứng chủ trị của bài này là táo nhiệt
kềt ở trong; đống thời phôi hợp với Cam thảo là dể diếu hoà trung vị, cho
hạ mà không hại đến chính khí, cho nên tên bài thuốc gọi là ‘Điều vị’. Theo
tác dụng của bài này mà nói, so với ‘Đại, Tiểu thừa khí thang’ thì bình hoà
hơn, thích hợp với những Dương minh phủ thực mà nhẹ hơn. Ngoài ra đối
với các chứng phát ban, miệng, răngThọng đau, lưỡi lở loét, do trường vị có
táo nhiệt gây ra, cũng có thể dùng bài này. Vì thế, sách ‘ Khẩu xỉ loại yếu’
dùng bài này để trị họng sưng đau, miệng lưỡi lỏ. Sách ‘Đan khê tâm pháp’
dùng bài này làm thành thuốc hoàn gọi là ‘Phá quan đơn’ trị các chứng lở
loét, sưng đau do phong nhiệt. Bài T h ừ a khí thang’ nói trên, thuốc chỉ có 5
vị nhưng về thành phần, liều lượng và cách sắc thuốc của mỗi bài đểu có
khác nhau, công dụng của những bài thuốc đó cũng có sự khác biệt vể số
lượng vị thuốc nhiều hay ít, hoãn hay cấp. Khi dùng cần phân biệt tỉ mỉ.

Dùng Mang tiêu, Đại hoàng. Đại hoàng


cho vào sau, hoà với Mang tiêu uống.
Đại Phối hợp với Chì thực, Hậu phác giúp
th ừ a cho Đại hoàng công hạ. Gọi là ‘thuốc
khí xổ mạnh’ (tuấn hạ tễ).
th a n g Đều dùng
Đại hoàng Trị: Bĩ, mãn, táo, thực do nhiệt kết
để quét nhiều ở Dương minh phủ.
sạch trường Không dùng Mang tiêu, lực xổ nhẹ
Tiểu vị, công hạ hơn, vì vậy gọi là ‘thuốc xổ nhẹ’ (khinh
th ừ a nhiệt kết. hạ tễ).
khí
Trị: Bĩ, mãn, táo, thực nhưng táo không
th a n g
rõ, do nhiệt kết ít ở Dương minh phủ.
Dùng trị thực Không dùng Chỉ thực, Hậu phác, còn
chứng ở phủ Mang tiêu cho vào sau, Đại hoàng và
Đ iều Dương minh. Cam thảo sắc chung, để lực xể sẽ dịu
vị th ừ a hơn 2 bài trên. Gọi là ‘thuốc xổ hoà
khí hoãn’ (hoãn hạ tễ).
th a n g
Trị táo, nhiệt kết ờ Dương minh phủ,
có táo, thực nhưng không có bĩ, măn.

LƯƠNG CÁCH TÁN (Hoà tễ cục phương)

- hiang go aan
Dại hoừnỊỊ ll)K, hiên kiều, Bạc hà diệp (bỏ cành) đểu 12g, Sơn
chi tứ nhân, iỉoànM vàm tlriu Phác ti âu, Cttm thán đổu Ag. Tổn
hột, mồi ỉ/ìII dùng Kg, cho vAo 7 Iri tr<% một ít một, nưđc một chén,
sắc còn 7 phần, lọc bỏ bã, uổng nóng sau bữa ăn. Trẻ nhỏ cóthể
dùng 2g và tuỳ theo tuổi mà gia giảm cho vừa.
Cách dùng gần đây: Dùng 12 - 24g thuổc, bọc lại, sắc uống.
Cũng có thể dùng 12g hoà vào nước nóng mà uống, hoặc làm thành
thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Tả hoả, thông đại tiện, thanh nhiệt tích ở thượng
và trung tiêu. Trị nhiệt tà đốt mạnh ở trung tiêu và thượng tiêu,
buồn p h iền v ậ t vã, m iệng k h át, m ắt đỏ, môi khô, m iệng lưỡi mọc
mụn, vùng ngực phiền nhiệt, họng đau, thổ huyết, nục huyết, đại
tiện bí, nước tiểu đỏ và chứng cấp kinh ở trẻ nhỏ.
G iải thích: Ba vị Đại hoàng, Phác tiêu, Cam thảo tức là ‘Điều
vị thừa khí thang’, để công hạ táo nhiệt; Chi tử, Hoàng cầm thanh
nhiệt tả hoả; trọng dụng Liên kiều để thanh nhiệt giải độc; phôi
hợp với Bạc hà, Trúc diệp để thanh trừ nhiệt ở Phế, Vị, Tâm; lại
dùng m ật với Cam thảo để hoà hoãn. Như vậy, bài thuốc này là để
thanh nhiệt tả hoả, dùng Mang tiêu, Đại hoàng là phương pháp lấy
hạ làm thanh, dùng tả hạ để thanh nhiệt. Thiên ‘Mạch độ’ (Linh
khu 17) viết: “Tâm khí thông ra lưỡi, Tỳ khí thông ra miệng”. Nay
nhiệt tà đốt m ạnh ở thượng tiêu và trung tiêu, tâm hoả bốc lên,
táo nhiệt ở trung tiêu xông lên, cho nên thấy những biểu hiện
như nhiệt, táo, như miệng lưỡi lở loét, họng đau, thổ huyết, buồn
phiền vật vã, miệng khát, mặt đỏ. Thiên ‘Chí chân yếu đại luận’
{TỐ vấn 74) viết: “Nhiệt tà xông vào trong thì nên trị bằng thuốc
có vị mặn (hàm), tính hàn, giúp thêm bằng thuốc có vị dắng (khổ),
ngọt (cam)”. Bài này dùng Mang tiêu, Đại hoàng là thuốc hàm hàn,
đổ' tẩy nhiệt ở bên trong; Liên kiều, Trúc diệp, Chi tử, Hoàng cầm
lá thuốc khổ hàn, để tiết nhiệt ở phần trên; Cam thảo, m ật ong
1A thuốc ngọt để hoà hoấn, hợp lại với nhau thành hàm hàn, khổ
cam, rất hợp với nguyên tắc chữa bệnh của sách ‘Nội kin h \ có thể
lAm cho tà nhiệt ở trung tiêu, thượng tiêu trên thanh dưới tiết, thì
vùng ngực sẽ mát, các chứng sẽ khỏi, vì vậy gọi là 'Lương cách tán ’
{Thượng Hải - Phương tề học).
Lâm sàn g hiện nay:
* Trị amìđan viếm cẨp : Đổi dạng thuốc tán
UiAnh Lhíintf, uống. Trị 32 ca amiđan viêm cấp ở trẻ nhỏ. Kết quả:
30 (’» khỏi, còn 2 ca, vì hị nôn mửa (không uôn^ thuốc thang đưựe),
tthuyÕM Hiing (ỉùhK thuốc TAy {Cỉiiờt Cỉiang iruììỊị Vt(ip chi 3, 1987).
• Trị niêm mạc họng bị nhiệt cấp (/Tj\ Dùng
bài ‘Lương cách tán ’, bỏ Cam thảo, Mật, thêm Ngân hoa, sắc uống.
Trị 32 ca. Kết quả: Khỏi tấ t cả. Thời gian uống: có 5 ca chỉ uống
1 thang đã khỏi, 15 ca uống 2 ngày, 6 ca uổng 3 ngày, 5 ca uống 4
ngày, 1 ca uống 5 ngày. Trung bình uống 4-8 ngày (Tân trung y 3,
1990).
• Trị viêm phổi thuỳ (^frH ỉlli|jjfé): Dùng bài ‘Lương cách
tán ’, bỏ Trúc diệp, Mật, thêm Lô căn (tươi), Hạnh nhân, Xuyên bối
mẫu, Qua lâu. Kết quả: Sau khi uống thuốc, đại tiện được nhiều
lần, phân nưởc hôi. Hôm sau, thân nhiệt hạ xuống còn 38°c, ngực
bớt đau. Đến ngày thứ 3, thân nhiệt và lượng bạch cầu trở lại bình
thường, đờm màu trắng. Đến ngày thứ 6, khỏi bệnh (Thiền Tân y
dược 2, 1977).
• Trị giãn Phế quản khạc ra máu : Trị 30
ca, trong đó đa sô" bị khạc ra máu. Dùng ‘Lương cách tán ’, thêm
Thiến thảo căn, Bạch mao căn, Bạch cập. Ngực đầy trướng, thêm
Chỉ xác; ngực đau, thêm Qua lâu bì; khó thờ, thêm Tô tử; đờm
nhiều, thêm Quất hồng, Bán hạ, Đởm nam tinh; ho đờm có mủ,
thêm Ngư tinh thảo, Lô căn, Ý dĩ nhân, Cát cánh; đờm ít, lưỡi đỏ,
rêu lưỡi ít, bỏ Phác tiêu, Đại hoàng, thêm Sinh địa, Sa sâm, Bối
mẫu, Mạch môn, Nguyên sâm, Đơn bì, Bách bộ. Kết quả: Khỏi 22,
đỡ 6, không khỏi 2 (Trung Tây y kết hợp tạp chí 5, 1985).
• T rị viêm xoang m ũ i m ạn Dùng ‘Lương cách
tán ’ thêm Cúc hoa, Kinh giới. Kết quả: Sau khi uống 3 thang, đỡ
đau đầu, bớt chảy nước mũi. Sau đó gia giảm uống tấ t cả 12 thang,
khỏi bệnh (Sơn Tây trung y 5, 1986).

ĐẠI HÃM HUNG THANG (Thương hàn luận)

ýc Pâ N M ~ Da xian xiong tang


Đại hoàng 12g, Mang tiêu lOg, Cam toại (tán bột) 2g.
Sắc Đại hoàng với 3 chén nước, còn 2 chén, lọc bỏ bã rồi cho
Mang tiêu vào, đun sôi 1-2 lần, chia làm 2 lần, cho bột Cam toại
vào, uống ấm. Đại tiện thông rồi thì thôi.
Tác d ụ n g ỉ TA nhiột, trục thuỷ. Trị chứng kốt hung, 5-6 ngày
không đụi tiộn dược, trổn ìưởi khô má khrit, (lưới tim cứng (My
đau, kh ôn g th ể HỜ dược, hơi thở ngắn, buồn phỉổn, VỘI vfl, Hốt nhẹ
về chiều, mạch Trầm Khẩn, dè vào có lực.
G iải th ích: Cam toại là thuốc hạ mạnh, tả thuỷ, trục ẩm rất
tốt; Đại hoàng, Mang tiêu tẩy trừ tà nhiệt, giúp cho Cam toại để
trục thuỷ tà, cho nên bài này có tác dụng tả nhiệt trục thuỷ.
Bài này thích hợp với chứng kết hung, nhiệt thực, do thuỷ ẩm
với tà nhiệt kết lại ở vùng ngực bụng, đến nỗi dưới tim đầy cứng
mà đau, thậm chí đau dữ dội không thể sờ vào được; dồng thời kèm
thấy các chứng đại tiện bí, miệng khô mà khát, thở ngắn hơi, buồn
phiền vật vã, trong tim ưu phiền, sốt về chiều.
Tham khảo:
‘Đại hãm hung thang’ với ‘Đại thừa khí thang’ tuy cùng là thuốc hàn
hạ mạnh, đều dùng Mang tiêu, Đại hoàng, nhưng vì nguyên nhân và vị trí
bệnh khác nhau, cho nên sự phối ngũ và cách dùng của 2 bài khác nhau.
Vưu Tại Kinh nói: “’Đạị hãm hung thang’ với ‘Đại thừa khí thang’ tác đụng
khác nhau là ‘d dưới tâm và ô trong vị’, theo ý của tôi, Trương Trọng cả nh
nói dưới tim chính là nói ở vị, nói trong vị chính là nói trong đại và tiểu
trường. Vị là ở chỗ đô hội, thuỷ cốc đểu ở đó, chưa phân biệt ra chất thanh,
chất trọc, tà khí xâm vào, hớp với đờm và các thức ăn kết lại không giải
được thì thành ra kết hung, đại tiểu trường là chỗ chất tinh hoa đã chuyển
đl rổi, chỉ còn lại chất cặn bã, tà khí xâm nhập vào thì chỉ cùng các uế vật
kết thành phân táo mà thôi. ‘Đại thừa khí thang’ chủ trị phân táo trong ruột,
‘Đại hãm hung thang’ thì trị cả nước và thức ăn ở dưới tim, phân táo ở trong
ruột tất nhiên phải nhờ sức tống đẩy để trục cho ra, cho nên cần Chĩ thực,
Hậu phác, nước và thức ăn ở trong vị tất nhiên cần phải kiêm có sức phá
nước đọng, cho nên đùng Cam toại. Ngoài ra ‘Đại thừa khí’ trước nấu Chỉ
thực, Hậu phác rồi sau mới cho Đại hoàng vào, ‘Đại hãm hung thang’ thì
trước nấu Đại hoàng rồi sau mới cho các thuốc khác vào. Khi chữa ở phần
Irền thì bài thuốc nên hoãn, chữa ở phần dưdi thì dược lực nên cấp, mà Đại
hoàng sống thì lưu hành nhanh, chín thì lưu hành chậm, vì chĩ một vị thuốc
mà khác nhau như thế” . Cách so sánh phân tích như thế đối với việc nắm
Vững vận dụng trên trên lâm sàng có rất nhiểu sự phát triển.
Ngoài ra, bài này là bài thuốc tả nhiệt trục thuỷ mạnh, vể cách dùng,
lế c h 'Thương hàn luận ’ có chú thích là “Đại tiện được rồi thì thôi, đừng uống
nưởc sau nữa", cần phải chú ý, đề phòng cho hạ quá độ sẽ tổn thương
ohính khí. Ngoài ra, nếu người vốn hư yếu hoặc sau khi bệnh mỏi khỏi,
không ch|u được sự công phạt thi cấm dùng bài thuốc này ( Thượng Hải -
Phương tổ học).
ĐẠI HOÀNG MẪU ĐdN THANG
(Kim quĩ yếu ỉược) Da huang mu dan tang

Chủ trị ±ÌÍ3


Trường ung sơ khdi, thấp nhiệt ứ trệ. m m ịm , mmmũ
Triệu chứng chính m ìm ã
Thiếu phúc đông thống, cự án, thiệt đài
bạc nị nhi hoàng, mạch Hoạt Sác (Bụng
đau, không thích ấn vào, rêu lưỡi nhạt, K n m )® tt»
dính, hơi vàng, mạch Hoạt Sác).
Nguyên nhân gây bệnh
Thấp nhiệt uất chưng, khí huyết ủng
S ỊM P ,* m
tụ, ứ nhiệt nội kết trường trung, nhục
hủ dữ ung.
Công dụng
Tả nhiệt phá ứ, tán kết tiêu thũng. m x m m , ÌCỈẾ?BJ»
Dược vị
; n . , » - *- I Tả nhiêt truc ứ, quét sach thấp nhiêt,
1Đại hoàng 6-12g * 71 1 •
Ị ; ứ độc ở trường vị
Q uăn ị ^ g 12 1Thanh nhiệt lương huyết, tán ứ tiêu
1thũng.
I Tả nhiệt, đạo trệ, nhuyễn kiên tán
Ị Mang tiêu 8-12g Ị kết. Giúp Đại hoàng quét sạch thực
Ị nhiệt, thúc cho phân ra ngoài.
Thẩn Hoạt huyết phá ứ; hợp với Đơn bì để
Dào nhân 8~12g
tán ứ tiêu thũng.
Thanh trường lợi thấp, bầi nùng tiêu
Dồng qua nhân
Tứ ung, là thuốc chuyên trị ung nhọt
I2«20g
trong ruột.
Dụi hoAng cho vAo NAU, Mang tiêu tíln bột, cho vào thuốc đá sắc,
trộn dổu uống.
G iải th ích: Đại hoàng thanh nhiệt giải độc, tả hạ; Đơn bì
lương huyết tiêu ứ, đều là chủ dược; Mang tiêu hợp với Đại hoàng
thanh nhiệt giải độc, tả hạ, thông tiện; Đào nhân hợp Đơn bì hoạt
huyết tán ứ; Đông qua nhân tán kết bài nùng.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này trị bệnh trường ung (thường
là bệnh viêm ruột dư cấp).
Gia giả m : số t cao, đau bụng nhiều, thêm Hoàng liên để
thanh nhiệt giải độc.
Đại tiện không thông, mót rặn, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Sác, có
dấu hiệu thương âm, bỏ Mang tiêu, thêm Huyền sâm, Sinh địa để
dưỡng âm thanh nhiệt.
Trường hợp có khối u ở bụng dưới, thêm Đương qui, Xích
thược, Tử hoa địa đinh để hoạt huyết hoá ứ.
Trường hợp đã hoá mủ, thêm thuốc thanh nhiệt giải độc như
Kim ngân hoa, Bồ công anh, Bạch hoa xà thiệt thảo.
Bài này có thể dùng trị các bệnh viêm phần phụ hoặc táo bón
thuộc thấp nhiệt.
K iên g kỵ: Chú ý không dùng đối với các trường hợp sau:
viêm ruột dư cấp đã có mủ nặng kèm viêm phúc mạc có triệu chứng
nhiễm độc, choáng. Phụ nữ có thai bị viêm ruột dư mạn tính tái
phát và các trường hợp người già, trẻ em thể chất hư nhược.
Lâm sàn g hiện nayỉ
Trị viêm r u ộ t d ư :
Dùng ‘Đại hoàng mẫu đơn thang’, thêm Kim ngân hoa, Liên
kiều, Đương quy, Chỉ xác, Cát cánh, phôi hợp với ‘Bại tương thang’
thêm Kim ngân hoa, xen kẽ sử dụng. Trị 200 ca viêm ruột dư các
loại. Kết quả: 181 ca viêm đơn thuần, sau khi uống thuốc đều khỏi.
Thoo dõi hơn 5 tháng, có 13 ca tái phát. Có 12 ca kèm viêm phúc
mục, (lều khỏi và xuất viện, chưa thấy tái phát. Có 2 ca bị viêm
phúc mạc, 1 ca dùng thêm kháng sinh, khỏi bệnh. 1 ca phải chuyển
HnnịỊ gini phẫu. Có 5 ca viêm ruột dư mạn tính, trị khỏi 2 ca, không
khói .‘ì ca. Thời gian nhm viộn, ít nhất 2 ngày, nhiều nhất 23 ngày
(Trunti y tạp chi 10, I95S).
• Dùnư 'Dại hoAng inAu đơn t.hanư’ ưin giam, trị 100 ni virm
ruột dư, trong đó có 9 ca bị thủng gây viêm phúc mạc, 7 ca ruột dư
đính thành khối, có 18 ca phải kết hợp thêm kháng sinh. Kết quả:
Khỏi 99 ca. Trung bình trị 6.5 ngày. Có 1 ca trở bệnh nặng phải chuyển
sang giải phẫu (Quảng Đông y học, Tổ quốc y học báo 4, 1965).
• Trị 39 ca viêm ruột dư có mủ. Kết quả: Đều khỏi, thời gia
trung bình là 3-18 ngày (Lâm sàng tư khoa hội biên, Y viện Nhân
Dân tỉnh Sơn Đông 1974).
ÔN HẠ
I ỈSF I

Là n h ữ n g bài th u ố c có tác d ụn g khu hàn, th ô n g tiệ n d ù n g I


I cho những trường hợp lý hàn thực chứng, đại tiện táo kết, chân tay ị
ị mát lạnh, bụng đau ỉúc gặp lạnh, miệng nhạt, không khát, rêu lưỡi I
ị trắ n g h oạ t, m ạ ch T rầ m Trì. ị
Thường dùng các vị thuốc tả hạ như Đại hoàng, Ba đậu, kết ;
ị hợp với thuốc ôn lý khu hàn như Phụ tử, Tế tân, Can khương.
Bài th u ố c th ư ờ n g d ùn g có ‘Đ ại hoà n g phụ tử th a n g ’. I
ị N ế u lạ n h tích đã lâu ngày, tuy tiê u c h ả y lâu kh ô n g khỏi m à ị
ị thực tích vẫn còn thì khi ôn hạ còn cần phối hợp với những vị cam I
I ôn ích khí để chính khí được bồi bổ thỉ càng phát huy được công I
ị dụng của thuốc ôn hạ như bài ‘ôn Tỳ thang’. Trường hợp bệnh I
I cấp, tà thịnh, kết hợp ủng tắc, cần công trục mạnh, như bài ‘Tam Ị
I vật bị cấp hoàn’.
1.. ......................................................................................:

ĐẠi HOÀNG PHỤ TỬ THANG


(Kim quĩ yếu lược) Da huang fu zi tang
Chủ trị ĩỀỸữ
Hàn tích lý thực.
Triệu chứng chính m m ủ
Phúc thống, tiện bí, thủ túc quyết lãnh,
JM ,
thiệt đài bạch nị, mạch Huyền Khẩn
^Ù M , m t
(Rụng đau, táo bón, tay chân lạnh, rêu
lưỡi trắng nhờn, mạch Huyền Khẩn).
Nguyên nhân gây bệnh
Hồn tà tích trệ hỗ kết trường đạo, đương
khí bất thông, truyền dạo th ất chức (hàn ro
tù tích trộ kết ở ruột, dương khí không
thông, mất chức năng dẫn xuống).
Côn# dụng ĩh m
j Ổn lý tán hAn, UìAng tiộn chí thống. ỷ/ul1ỉ[i l k ^ , 1 0 ] lUiĩi
Dược vị
Cay, nóng, ôn lý tán hàn, làm giảm
Bào phụ tử
Q uân dau vùng bụng và hông sườn.
Đại hoàng Đắng, hàn, tả hạ thông tiện.
Tân ôn tuyên thông, tán hàn chỉ thống,
Thần Tế tân
giúp Phụ tử ôn lý tán hàn.
Sắc với 5 chén nước còn 2 chén, chia làm 3 lần, uống ấm. Sau khi
uống khoảng 2 giờ, uống thêm lần nước khác.

G iải thích: Trong bài, dùng Phụ tử ôn kinh tán hàn, trị vùng
bụng lạnh đau; Tế tân ôn tán hàn, thông tý, chĩ thông, hợp với
Phụ tử tăng tác dụng khu hàn; Đại hoàng tả hạ thông đại tiện, tuy
đắng lạnh, nhưng phối hợp với những vị đại nhiệt, như Phụ tử, Tế
tân thì tính hàn tan đi mà chỉ còn lại tính tẩu tiết. Ba vị hợp lại
có tác dụng ôn hạ.
Người thể trạng vốn dương hư, hàn tà kết lại ở trong thành
thực, hiện ra chứng dưới sườn đau, hoặc vùng bụng đau, đại tiện
bí kết, nếu không dùng ôn thì không trừ được hàn, không hạ thì
không trục được kết, dùng bài này rấ t thích hợp.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này trị chứng thực hàn tích tụ, táo
bón, bụng đau, chân tay mát, sợ lạnh, rêu lưỡi nhớt trắng, mạch
Trầm, Huyền, Khẩn.
Gia g iả m : Bụng đau nhiều, thích âm, thêm Quế chi, Bạch
thược để ho à vinh, chỉ thống.
Bụng đầy, tích trệ nặng, rêu lưỡi dày, thêm Chỉ thực, Thần
khúc đố tiêu thực, đạo trệ.
Người yếu, tích trệ nhẹ, dùng chế Đại hoàng để giảm bớt tác
<lụng tó hụ.
Khí hư, thflm Đổng sâm, Hoàng kỳ để bổ khí.
TrưởnK hợp Hítn khí (sa ruột) nhẹ, đau, mạch Huyền Khẩn, có
thố (ỉíinK l)Ai nAy, lhflm Nhục quố, Tiểu hồi (tể tán hản, chỉ thống.
ĩ A m nàng hiộn nay:
• Trị thận Huy IThận công năng suy kiộtl Ctt : Dùng
bài này, bỏ Tế tân, thêm Hoàng kỳ, ích mẫu thảo, Mang tiêu. Trị
46 ca nhiễm trùng đường tiểu. Kết quả: Chỉ uống thuốc 14 ca, khỏi
5, đỡ 7, không khỏi 2. Vừa uống thuốc vừa dùng thuốc này để bơm
vào ruột 32 ca, khỏi 13, đỡ 15, không khỏi 4 (Thiểm Tây trung y
ĩ, 1983).
• Trị tắt ruột [Trường ngạnh trở] (MHEỊ&): Dùng bài này,
thêm Can khương, Chỉ xác, Lai phục tử, Thần khúc. Trị ruột dính.
K ết quả: Sau khi uống 3 thang, đại tiện được, khỏi bệnh {Tứ Xuyến
trung y 4, 1985).
• Trị giun chui ống mật (IẵòẼÍIife,^Ẽ): Dùng bài này thêm Ô
mai, Binh lang. Kết quả: Uô"ng 1 thang, bụng hết đau, khỏi bệnh
(Tứ Xuyên trung y 5, 1986).
• Trị giun chui ống mật (BẵiỊẾliÉ.É'): Dùng bài này bỏ Tế
tân, thêm Quế chi, Khổ luyện căn bì, Hoàng bá. Kết quả: Sau khi
uống 3 thang, ra được hơn 10 con giun, khỏi bệnh (Tứ Xuyên trung
y 4, 19851
• Trị xuất huyết tiêu hoá trên (_hỷ^ 'ỈHÌMlBìÙI) : Dùng bài này
thêm Nhân sâm, Tam thất, Can khương. Trị tá tràng loét gây chảy
máu. Kết quả: Uống 12 thang, khỏi bệnh (Thiểm Tây trung y 8, 1989).
• Trị xuất huyết tiếu hoá trên (_t íLIÌíii-IÉl): Dùng bài này
thôm Hậu phác, Bào khương. Kết quả: Uống 3 thang, khỏi bệnh
(Tứ Xuyên trung y 8, 1987).
• Trị áp xe gan [Can nùng sang] Dùng bài này
thẽm Bại tương thảo, Hồng đằng(thanh nhiệt giải độc), Đào nhân,
Xích thược, Nga truật, Đương quy, Diên hồ (lý khí hoat huyết). Trị
ầp xe gan do lỵ amip. Kết quả: Ưống 14 thang, hết sốt, vùng gan
liốl Hưng đau, trị hơn 1 tháng, khỏi bệnh (Liều Ninh trung y tạp
chi 7, 1986).
• Trị dịch hoàn sưng đau Dùng bài này gia vị,
trị íỉ t:n. Kết quả: Uống 3-10 thang, khỏi bệnh (Trung y dược học
búa /, 1984).
• Trị ruột (hỉ viPỉH (M / d ): Dùng bài nảy thêm Ý dĩ nhân, Đơn
M KAt. quá: Uống 8 thang, khổi bệnh {Thiem Tây trung y 8, í 989).
('h ú y: lyUỢHỊt D ạ i h o à n g ti h ô n /> bao /fịờ i i ù ì i ị ị Ịớn hơn h ỉợnỊị
Phụ tứ
Tham khảo:
> Bài này so với bài ‘Ma hoàng phụ tử tế tân thang’ của thuốc giải
biểu, đểu đùng Phụ tử, Tế tân để ôn kinh tán hàn, nhưng bài kia thì phối
hợp với Ma hoàng, để phát tán biểu tà của Thiếu âm, bài này thì phối hợp
với Đại hoàng tả hạ để trị hàn tích. Hai bài này chỉ khác nhau một vị thuốc
và thay đổi liều lượng mà chứng chủ trị lại khác nhau rất xa. Do đó có thể
biết việc dùng thuốc chế phương của người xưa có pháp độ nghiêm ngặt
mà lại ứng dụng rộng rãi, thích đáng với mỗi trường hợp (Thượng Hải -
Phương tễ học).
> ‘Đại hoàng phụ từ thang’ và ‘Bị cấp hoàn’, đểu là thuốc ôn hạ hàn
chứng; nhưng ‘Đại hoàng phụ tử thang’ trị âm hàn nội thịnh, hàn thực kết
tụ, đau bụng, đại tiện bí, mạch Huyền Khẩn; ‘Bị cấp hoàn’ trị ăn uống thức
lạnh tích trệ, đau bụng cấp cứu (Trung y vấn đối).

Bảng so sánh ỐN TỲ THANG và ĐẠI HOÀNG PHỤ TỬ THANG

Trị Tỳ dương bất túc, lãnh tích đình trệ


bên trong, là chứng trung hư hiệp thực.
Trong bài phối hợp với Mang tiêu để
nhuận trường, nhuyễn kiên, giúp Đại
hoàng tả hạ, công tích; phôi hợp với Can
Đều có Phụ khương, Nhân sâm, Cam thảo để giúp
tử, Đại cho dương khí ở trung tiêu. Đương quy
hoàng. phối hợp với Nhân sâm để ích khí, dưỡng
Đều có tác huyết.
dụng ôn Đặc điểm của bài này là trong ôn bổ có
dương tả công hạ. Lấy ôn dương để tán hàn, công
hạ. hạ nhưng không làm tổn thương chính
Trị lý hàn khí.
tích trệ,
bụng đau, Trị hàn tích, lý thực. Do hàn tà và tích
táo hón. trệ kết hợp với nhau ở trường đạo, đây là
D ụi
chứng thực, không có hư.
hoàng
Hợp với Tế tân để tân ôn tuyên thông,
phụ tử
thang giúp Phụ tử tán hàn, chỉ thống, trở thành
bùi thuốc ôn tán hàn ngưng, khổ tân
UiAng giỉlng, có tỉíe (lụng ôn hạ.
TAM V Ậ T BỊ CẤP HOÀN (Kim quĩ yếu lược)

Z 1 . $ Ị Í Ề - San wu bei ji wan


Ba đậu (bỏ vỏ, lấy ruột sao, nghiền nát), Đại hoàng, Can
khương, đều 40g.
Các vị thuốc đều nên dùng loại còn mới. Ba đậu bỏ vỏ, ép hết
dầu, nghiền nát. Các vị thuốc sấy khô, tán bột mịn, trộn với mật
ong (40-50%) làm thành hoàn nhỏ, đựng vào lọ kín, đừng để tiết
hết khí. Khi dùng, lấy nước ấm hoặc rượu uống với 3-4 viên bằng
hạt đậu nành (l-2g). Nếu không uống được thì nâng đầu lên, rót
vào cho chảy xuống họng, một chôc sẽ khỏi, nếu chưa khỏi lại cho
uống ba hoàn (0,5-lg) nữa (tuỳ theo thể chất người bệnh), trong
bụng sẽ sôi, mửa, đại tiện ngay. Nếu miệng cắn chặt lại thì phải
cạy răng mà đổ thuốc vào.
Cách dùng gần đây: Mỗi lần uống 1-1.5g với nước cơm hoặc
nước nóng, nếu miệng cắn chặt không há ra được thì dùng cách đổ
thuốc vào mũi.
Tác d ụ n g : Công trục hàn tích. Trị bỗng nhiên ngực bụng
trướng đau như kim dâm, thở gấp, miệng cắn chặt, bỗng nhiên
ngất đi.
G iải th ích: Ba đậu cay nhiệt, xổ mạnh, khai thông bế tắc,
h\ chù dược; Can khương ôn trung, trừ hàn, dể kiện Tỳ dương; Đại
hoàng thông đại tiện, làm giảm bớt tính nóng cay độc của Ba đậu. 3
vj thuốc hợp lại làm thành bài thuốc có tác dụng cấp hạ hàn tích.
Màn trệ thực tích kết lại, ngăn trở ở trường vị, khí cơ thăng
tiiitng bị cản trở đến nỗi bỗng nhiên bụng đau, vùng bụng trướng
đầy nổi cao lên, thậm chí xanh mặt, suyễn, cho uống ngay bài này
CÓ thế có công hiệu nhanh. Nhưng nếu là chứng đau bụng dữ dội do
khi ỏn, thử, nhiệt sinh ra thì không dùng bài này.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Bài này dùng trị phần lý có thực hấn,
bộnh nhân dột ngột đau bụng dữ dội, bụng đầy trướng, đại tiểu tiện
khỏng thông, trường hợp nặng có thể bị khó thở, cấm khẩu, chân
tny quyết lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Khẩn.
Trẽn lâm sùng dùng trị CÍÍC chứng nhiễm độc thức ăn, cần tẩy
chứng xơ gan cố IrưứnK, thẠn hư nhiỗm mỡ, bụng đ ầy trướng
đun, <1ại tiốu tiộn kliỏug l.lỉỏng.
Bệnh lý thường nặng, thuốc lại tác dụng mạnh, tổn thương
đến chân âm, chân dương cho nên cần kết hợp với Tây y để đạt
kết quả tốt.
Những trường hợp người lớn tuổi, trẻ em cơ thể suy nhược,
phụ nữ có thai, không dùng. Trường hợp dùng thuốc xổ, tả hạ không
cầm, cho bệnh nhân ăn cháo gạo nguội để cầm và cứu tân dịch.
Tham khảo:
> Kha Vận Bá nói: “Chứng đại tiện bế, nên phân ra âm kết, dương
kết. Dương kết có các bài thuốc T h ừ a khí thang’, ‘Canh y hoàn’. Âm kết lại
chế bài ‘Bị cấp hoàn’. Sách *Kim quỹ’ ứùng bài này trị hàn tà xâm nhập dẫn
đến bỗng nhiên ngực bụng trướng đầy, đau dữ dộỉ như dùi đâm, thở gấp,
hàm răng cắn chặt. Nên biết là bỗng nhiên trúng hàn tà mớỉ dùng được,
nếu đùng cho chứng ôn thử (cảm nắng) nhiệt tà thì càng mau chết. Bài
này lập ra trị chứng âm kết, Can khương tán hàn ở trung tiêư; Ba đậu trục
lạnh tích ở trường vị; Đại hoàng thông trường vị, lại hay giải độc Ba đậu, là
bài thuốc phối ngũ đúng cách. Nhưng bài ‘Bạch tán’ là trị hàn tà kết trong
ngực, cho nên dùng Cát cánh giúp cho Ba đậu, dùng cả thổ, hạ để giải. Bài
này trị hàn tà kết tụ ở trường vị, cho nên dùng Đại hoàng giúp Khương, Ba
để công thẳng vào hàn tà. Người đời chỉ biết phép ôn bổ mà không biết có
phép ôn hạ, vì thế chĩ bàn đến hàn hư mà không nghĩ đến chứng hàn thực
{Danh y phương luận).
> Bài này trong sách 1Trửu hậu phương’ dùng trị nóng nhiều quá,
vì ăn bánh nóng xong rồi lại uống nước lạnh quá nhiều, sách ‘Thảnh huệ
phương' cũng nêu lên giống như vậy. Qua đó có thể biết là bài này phần
nhiều đo ăn uống không điều hoà, thức ăn đinh trệ ở trường vị, đến nỗi
thượng tiêu không lưu hành, hạ quản không thông lợi, cho nên bỗng nhiên
ngất. Lúc đó nếu không có thứ thuốc hạ mạnh như Ba đậu thì không khai
thông được sự bế tắc, không có thuốc tẩy rửa như Đại hoàng thì không tiêu
dược thức ốn, lại thêm Can khương để cố thủ trung tiêu làm cho tà hết mà
Tỳ dương không bị tổn thương. Kha Vận Bá nói: “Bị cấp hoàn’ trị hàn kết ở
trưởng vị để công trục những thứ cặn bã không tiêu hoá” . Sau khi uống rồi
hoặc mửa ra, hoặc đại tiện ra, cốt làm cho tà hết là được. Cho nên ở phần
sau của bàl thuốc có ghi là ‘mửa ỉa được là khỏi’ {Thượng Hải - Phương
tế học).
> Muốn aử dụng bài này phải chẩn đoán chính xác, chỉ sử dụng trong
chửng cÁp cứu hhn !A tích trộ, nếu không có chứng khẩn cấp không được
dùng. Nốu dùng không đủng bịnh gủy hậu quả rất lớn. Sách 'Trương thị y
thông' viết : 'tìị cốp hoàn' trị chứng hồn thực kồt trộ, dược lực mãnh liệt.
Phrtm chứng thưtíng hAn nhlột truyển vào V| phủ, rôu lưỡi vàng đ«n, nổi
gai, nứt nẻ, môi miệng đỏ khô, dùng lầm sẽ chết, do Ba đậu rất nóng tổn
thương âm ’ (Trung y vấn đối).

TAM V Ậ T BẠC H TÁN (Thương hàn luận)

Ể i i “ San wu bai san


Cát cánh 3 phần, Ba đậu (bỏ vỏ ruột sao đen tán mịn) 1 phần,
Bối mẫu 3 phần. Tán bột, trộn đều, mỗi lần uống 2-4g.
Tác d ụ n g : Gây nôn, thực đờm, tả hạ hàn tích. Trị chứng đờm
thịnh ứ trệ, khó thở, khò khè, mạch Trầm Khẩn có lực.
NHUẬN HẠ
m r

Bài thuốc nhuận hạ thường gồm các thuốc vị ngọt, tính bình,
có chất dầu, tác dụng nhuận trường thông tiện.
Thường dùng trong 2 trường hợp táo bón sau đây:

- Do nhiệt làm tổn thương chân âm, trường vị táo mà đại tiện
không thông.
Thường dùng các loại thuốc tư nhuận, kết hợp với thuốc tả
hạ, như Ma nhân, Hạnh nhân, Đại hoàng...
Bài thuốc thường dùng là ‘Ma tử nhân hoàn’.

- Do sau khi bệnh, tân dịch bị tổn hại, người lớn tuổi hoặc
sau khi sinh đẻ, huyết hư gây táo bón, cần dùng ôn nhuận, bổ hư
và n h u ậ n hạ.
Thường dùng các loại thuốc tư nhuận hoạt trường như Hạnh
nhân, Bá tử nhân, Ma nhân, Nhục thung dung, Đương quy...
Bài thuốc thường dùng là ‘Ngũ nhân hoàn’.

Cũng có thể do dương hư thận yếu, hoặc sau khi bệnh khỏi,
người hư yếu, đến nỗi đại tiện bí kết.
Cách trị là ôn nhuận để bổ hư và nhuận ở phần dưới.

Vị thuốc thường dùng như Nhục thung dung, Đương quy,


Thăng ma, Ngưu tất.

Thường dùng bài ‘Tế xuyên tiễn’.

MA TỬ NHÂN HOÀN
ịThươUỊỊ hàn luận)
(lòn gọi h\ Tỳ ước ma nhân hoàn.
Chủ trị
Vị tníởnK táo nhiot. Tý ước tiộn bí. Ị Ị7 IIÍH
í.................................................... i
Triệu chứng chính
Đại tiện can kết, tiểu tiện tần sác, thiệt ị
đài vi hoàng thiểu tân cĐại tiện khô, bón, ị n»
tiêu nhiều ỉẫn,
tiểu lấn, rêu ỉưõi
lưỡi hơi vàng,
vàng,thiếu
thiếu ■■'ĩìlẵ'$í.M/
ủ p í l M Jỹ'ÌỆ
'#
tân dịch). ị
Nguyên nhân gây bệnh I
Thận dương hư nhược, khí hoá vô lực, ị 'if PBỂỀẵíỏ, 'HÍL tE
Tỳ ước bất năng bố tân, trường thất nhu ị ý}, Í^F
nhuận. I
Công dụng
u u g UUlỉg ÍỪMJ v
>yJ/T
Nhuận trường tả nhiệt, hành khí thông tiện. I $1 Mỉ' M , ÍT /j%ÌỄ
Dược vị ị 15
A ị Ma tử nhân
Nhuận trường thông tiện.
Quán I ĩo o g
Thượng túc Phế khí (.Bền trên
Hạnh nhẩn pHH (bỏ
đưa Phế khí xuống).
vỏ, dầu nhọn, nghiền
nát) 50g Hạ nhuận dại trường (Bên dưới
nhuận đại trường).
Thẩn
Dưỡng huyết, liễm âm, hoãn
Bạch thược ù 320g
cấp, hoà lý.
i Đại hoàng 40g Tả nhiệt thông tiện.
i
.............- ..............................................- - - - - - .................................

ị Chỉ xác ỶKtc 320g Hành khí đạo trệ.


Tá 1...---------------
I Hậu phác 40g Trừ táo nhiệt ở trường vị.

• Giúp Ma tử nhân để nhuận



trường thông tiện.
Sứ I Mật ong
• ức chế bớt sức thuốc của Đại
hoàng, Chỉ thực và Hậu phác.
Tán bột, luyộn mật làm hoàn, mỗi lần 4-8g, ngày 2 lần, uống với
nước nỏng, hoặc 1 lần trước khi đi ngủ. Nếu chưa đại tiện được,
rri thA Irtng liều lượng.

(Hãi thích: ỉlAi nay 1A bAi Tiểu thừa khí thang', thôm Mn
lỉhAn, Iỉụnh nhAn vA Thược dưực. Trong bt\i, Ma tử nhAn nhuộn
trường thông tiện là chủ dược; Hạnh nhân giáng khí nhuận trường;
Thược dược dưỡng âm hoà can. Thêm vào bài Thừa khí thang’, có
Chỉ thực tán kết, Hậu phác tiêu thực, Đại hoàng thông hạ.
ứ n g d ụ n g lâ m sàn gĩ Bài này dùng trị táo bón kéo dài do
thói quen, do lớn tuổi. Trường hợp bệnh trĩ, đại tiện ra máu, thêm
Hoa hoè, Địa du để cầm máu.
Tham khảo:
Bài này chủ trị chứng trường vị bị táo nhiệt, Tỳ ước, đại tiện bí. Sách
‘Thương hàn ìuận'V\ết: “Mạch Phu dương phù mà sáp, phù thì vị khí mạnh,
sáp thì tiểu tiện di luôn, phù sáp kết với nhau mà đại tiện cứng là Tỳ bị ước
thúc, chủ trị bằng ‘Ma nhân hoàn’” . Thiên ‘Kinh mạch biện luận’ (Tố vấn
21) viết: “Thức ăn vào vị rối đẩy tinh khí đi lên, chuyển vận sang Tỳ, Tỳ khí
phân bố tân dịch, chuyển vận lên Phế, Phế khí thông điều đường nước,
lại đi xuống thấu vào bàng quang, tinh khí của nước phân bố ra khắp nơi,
lưu hành khắp 5 kinh mạch” . Do đó, có thể thấy Tỳ chủ việc vận hành tân
dịch cho Vị, nay Tỳ yếu Vị mạnh, không phân bố được tân dịch đi khắp nơi,
chỉ thấu vào bàng quang cho nên tiểu tiện nhiều lần, đại tiện bí kết không
thông, cho nên nói: “Vị Tỳ bị ước thúc”. Bài này dùng T iể u thừa khí thang’
để tả táo nhiệt ở trường vị. Ma nhân, Hạnh nhân, Thược dược, ích âm,
nhuận trường thì khí ở phủ lưu thông, tân dịch được lưu hành, chứng đại
tiện bí có thể khỏi, Đồng thời, bài này dùng chung cả thuốc tả hạ và thuốc
nhuận trường, tả mà không mạnh, nhuận mà không nhờn, cho nên thành
ra thứ thuốc nhuận hạ từ từ. Bệnh trĩ, đại tiện bí dùng bài này cũng lấy sự
nhuận táo mà thông hạ từ íừ để giải trừ táo kết ở giang môn, đại trường.
Người lớn tuổi, người hư yếu mà đại tiện bí vì huyết khỏ, tân dịch ít thì không
nồn dùng (Thượng Hải - Phương tễ học).

TẾ XUYÊN TIỄN
(Cảnh Nhạc toàn thư) Ji chuan jian
C hủ tr ị .................m ...........
ThẠn dương hư nhược, tinh tân bất túc. m iu is ủ ,
T riệ u c h ứ n g c h ín h 'Ì B ỉE S â
Bụi tiộn can kết, tiếu tiện thanh trường,
thỉột (lam (1Ai bi.ivh (Dụi tiện khô cứng, Ả i í iK m 'Hìiiírt
K. ■ a
r-ì ấ f ì í \
I nước tiổu nhiờu, troìịịỉ, rfiỉi lưỡi trắng).
N guyồn nhAn gây b ệ n h
u ,„ .
Thận dương hư nhược, khí hoá vô lực, tinh I ‘pf roiỀẵlÌ,
tân bất túc, trường th ất nhuận hạ. j fff ỶỆ^ aĨL, M^VỈÌÌT
Công dụng ÍÙH
Ôn thận ích tinh, nhuận trường thông tiện. : ỸM' í ĩ I
Dược vị j 15^
Nhục thung dung (quân) (rửa rượu cho sạch chất mặn) 8g, Đương
quy (thần) Ỉ2g, Ngưu tất (thần) 8g, Trạch tả (tá) 6g, Thăng ma
(tá) 4g, Chỉ xác (tá) 4g (hư nhiều thì không cần dùng). Nước 1,5
! bát, sắc còn 7 phân, uông trước khi ăn.

Tác dụng: Ôn nhuận, thông đại tiện. Trị thận hư khí yếu,
dại tiện không thông, tiểu tiện trong dài, lưng tê lạnh.
G iải th ích ĩ Trong bài, Nhục thung dung ôn bổ thận dương,
hay nhuận trường, thông đại tiện, làm quân; Đương quy ngọt mà
nhuận, dưỡng huyết hoà huyết lại hay nhuận trường; Ngưu tất
mạnh lưng và thận, nhiều chất nhờn, hay đi xuống dưới, làm thần
được; Trạch tả khí vị rấ t hậu, tính giáng mà nhuận, phối hợp với
Ngưu tấ t đều hay đưa thuốc đi xuống; Chỉ xác khoan thông đường
ruột, đưa khí đi xuống; Thăng ma dùng chung với Đương quy và
Nhục thung dung có thể thông đại tiện, nhuận táo, kết hợp với
Trạch tả và Chỉ xác có tác dụng đưa thanh khí lên, giáng trọc khí
xuống, đều làm tá dược. Các vị thuốc hợp chung với nhau thành bài
thuốc ôn nhuận đại tiện. Tóm lại, bài này trong thuốc ôn nhuận có
kèm thông đại tiện, thích hợp với chứng đại tiện bí nơi người lớn
tuổi và người âm hư.
Gia giảm : Khí bị hư, thêm Nhân sâm; có hoả, thêm Hoàng
cổm; Thận hư, thêm Thục dịa; hư nhiều, bỏ Chỉ xác.
Tham khảo:
> Sách ‘Cảnh Nhạc toàn thư’ nhận xét: “Phàm bệnh có liên hệ đến
hư tổn mà đại tiện bí kết không thông thì những thứ thuốc công mạnh như
Mang tiôu, Đọi hoàng, là không thể dùng được, nếu không thông được thì
nAn dùng bài thuốc này. Bài này ỉà bài thuốc thông ở trong bổ” (Thượng
Hài - Pìuíơng tổ học).
> 'Ma tứ nhAn horin' vn 'Tồ xưyôn tíồn’ dốu írỊ dại tiện bí, trên lâm
sàng sử dụng có điểm gì khác nhau? Hai bài thuốc khác nhau ở chỗ ‘Ma tử
nhân hoàn’ tác dụng nhuận trường thông tiện kết hợp tả nhiệt, trị tân dịch
hao tổn, trường vị táo nhiệt đại tiện bí; ‘Tế xuyên tiễn’ tác dụng ôn Thận,
nhuận trường, thông đại tiện, trị Thận hư khí nhược, người lớn tuổi bị táo
bón (Trung y vấn đối).

Bảng So Sánh TỂ XUYÊN TIỄN và MA TỬ NHÂN HOÀN

Trị thận dương hư yếu, tinh và tân dịch bất


túc, thận hư yếu gây nên táo bón, tiểu nhiều,
lưỡi nhạt, rếu lưỡi trắng, mạch Trầm Trì, kèm
lưng gối đau mỏi, váng đầu, hoa mắt. Trong
Tế bài đùng Nhục thung dung, Đương quy ôn thận
Thuộc ích tinh, dưỡng huyết, nhuận trường làm chủ;
xu yên
loại phối hợp với Ngưu tất, Chỉ xác, Thảng ma,
tiễ n
thuốc Trạch tả để kết hợp thăng và giáng.
nhuận
Thuộc loại trong thông có bổ, trong giáng có
trường
thăng.
thông
tiên. Là loại thuốc ôn nhuận thông tiện.
Trị vị trường có táo nhiệt, tân dịch bất túc,
Trị táo táo bón do Tỳ ước, tiểu nhiều lần, rêu lưỡi hơi
bón do vàng.
M a tử ruột bị Dùng Ma tử nhân, Hạnh nhân, Bạch thược,
nhăn táo. m ật ong, để tư âm, nhuận trường. Đại hoàng,
hoàn Chỉ thực, Hậu phác để tả nhiệt, thông tiện.
Dùng m ật ong làm thành hoàn để phối hợp
công và nhuận. Đây là bài thuốc nhuận trường
một cách từ từ (nhuận trường hoãn hạ).

NHUẬN TRƯỜNG HOÀN (Tỳ vị luận)


ÍÍ*JM) /1 - Run chang wan
Dại hoàng, Khương hoạt, Quy vĩ, đểu 20g, Đào nhân (bỏ vỏ và
đáu nhọn), Ma nhân (sát bỏ vỏ), đểu 40g.
Trừ Ma nhrtn nghỉổn nhuyễn nát ra, các vị khác đồu giả nhỏ,
luyộn vứi m ậ t lAm vifln to bÀntf h ụ t ntfỏ đrtng, mỗi 1/\n uống 50
viền, uống lúc đổi với nước nống.
*
Tác d ụng: Trị chứng vì ăn uống nhọc mệt, đại tiện bí sáp,
hoặc khô ráo, bí kết không thông, không muốn ăn, và phong kết,
huyết kết.

NGŨ NHÂN HOÀN (Thếy đắc hiệu phương)

l i ị z ý l - Wu ren wan
Đào nhân 20g, Hạnh nhân, Bá tử nhân đều 12g, Tùng tử
nhân, ức lý nhân đều 4g, Trần bì 8- 12g. Tán bột, trộn với Mật
làm hoàn. Mỗi lần uống 4-8g.
Tác d ụ n g : Nhuận trường thông tiện. Trị táo bón ở người lớn
tuổi, sản phụ sau khi đẻ.
G iải thích: Bài này cần dùng loại nhân hạt, để làm thuốc
hoàn, nhuận trường đế thông đại tiện. Thường dùng trị chứng đại
tiện bí vì tấn dịch khô, ruột bị táo. Năm thứ h ạt ấy đều có chất dầu,
mục đích để nhuận trường, thông đại tiện mà không hại đến tân
dịch; thêm Trần bì để điều lý phần khí. Luyện với m ật làm viên
giúp nhuận hạ dễ hơn.
ứ n g d ụ n g là m sàng: Hiện nay dùng trị chứng táo bón do
thói quen, người mởi khỏi bịnh lâu ngày, những người lớn tuổi, phụ
nữ sau khi sinh, do tân dịch bất túc, suy yếu gây nên.
Tham khảo :
> Chứng đại tiện bí vì tân (dịch) khô, ruột ráo, hoặc người già, sả
hậu huyết bị hư, nói chung, dùng thuốc mạnh để công trục được, sợ hại đến
tân dịch, nếu đại tiện tạm thông được, cũng thường bí trở lại, thậm chí gây
nhiều biến chứng khác, bài này rất thích hợpđối với chứng đại tiện bí vì tân
dịch không đủ gây nên. Tuy nhiên, trong bài có Đào nhân hay khứ ứ thông
kinh, Úc lý nhân có tác dụng thông đại tiện hơi mạnh, cho nên đàn bà có
thai cần thận trọng khi dừng (Thượng Hải phương tễ học).
'đ' Còn có bài ‘Ngũ nhân thang’ tức ỉà bài này bỏ Trần bì là vị thơm
ráo, Tùng tử nhân là vị nhờn béo, Đào nhân là vị thông ứ, mà thay bằng
Qua lâu nhân, Ma nhân; đồng thời đổi thuốc hoàn thành thuốc thang. Qua
lâu nhân, Ma nhân đều là thuốc chuyên nhuận trường thông đại tiện, dùng
trong bài thuốc này thì sức nhuận hạ mạnh hơn, công hiệu cũng nhanh hơn.
Hnl bài thuốc nẽu trên, ý nghĩa giống nhau, nhưng thuốc thang, thuốc hoàn
nặng nhọ đều có chỗ thích nghi, trôn lâm sàng cấn linh hoạt để vận dụng
(Thượng UM phương tỗ học).
TRỤC THUỶ
I s *
Các bài thuốc trục thuỷ có tác dụng công trục thuỷ ểrn, tống
I lượng nước ứ trệ trong cơ thể ra bằng đường đại tiện. Thường dùng
Ị trong các trường hợp phù nặng, cổ trướng, mà cơ thể còn khoẻ.
ị Những bài thuốc này có tác dụng xổ mạnh và có độc, vì vậy,
ị lúc dùng cần thận trọng. Những vị thuốc thường dùng có Nguyên
I hoa, Cam toại, Đại kích, Ba đậu.

THẬP TÁO THANG


(Thương hàn luận) Chi zao tang
Chủ trị
Huyền ẩm, thuỷ thũng. iữ ,
Trỉệu chứng chính
1-H U Y Ề N Ẩ M
Khái thoá, hung hiếp dẫn thống, mạch Trầm
Huyền (Ho khạc nhổ nước miếng, hông sườn
đau, mạch Trầm Huyền).
2- T H U Ỷ T H Ữ N G

Thân tất thũng, phúc trướng, nhị tiện bất lợi, mạch M M M *, m
Trầm Huyền (Toàn thân sưng phù, bụng trướng, K,
tiều tiểu không thông, mạch Trầm Huyền).
Nguyên nhân gây bệnh
1- HUYỀN ẨM
Thuỷ ẩm ùng thịnh, đình vu hung hiếp (Thuỷ ẩm,
ủng tr ị nhiều, đinh trệ à ngực và hông sườn). ĨP M '
2- THVỲ THŨNG *l!1'
Thuỷ ấm ủng thịnh, ô dật chi thể (Thiiỷ ấm 'ì'j
nhiỉu, trán ru ngoồi ca thđ),
C ông d ụ n g
Ị Công trục thuỷ ẩm. 1 \
Dược vị
• Q uân Cam toại "tí' ìẳế lOg Tăng hành khí, trục thuỷ thấp.
iĐại kích lOg Tăng tiết thuỷ thấp ở tạng phủ.
ị T hần ! Nguyên hoa ỳctE lOg ; Tiêu ẩm phục, đờm tích ở ngực, sườn. 1
• Hoà hoãn bớt độc tính của các 1
vị thuốc.
1Đại táo 10 • ích khí, hộ Vị, làm giảm phản 1
1 Tá quả ứng của thuốc.
• Bồi thổ chế thuỷ, tà và chính 1
1quay lại với nhau.
Ị Nguyên hoa, Cam toại, Đại kích tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 1
=từ 2-4g, ngày 1 lần vào sáng lúc bụng đói với nước sắc Đại táo. ị
Bệnh chưa khỏi thì ngày hôm sau lại uống nữa, thêm lg, sau khi ị
đại tiện được rồi thì bồi dưỡng bằng cháo đặc.
Nếu sau khi uống thuốc, tiêu chảy không cầm, thì ăn cháo gạo ị
lúc nguội.
Cách dùng gần đây: Mỗi lần uống l-2g thuốc bột với nước Đại ;
táo, mỗi ngày uống 1 lần vào buổi sáng lúc đói bụng.

C hủ trị: Trị huyền ẩm, thuỷ ẩm ứ đọng ở khoang sườn, khi


ho, nôn mửa thì đau ran đến ngực sườn, vùng dưới tim đầy cứng,
nôn khan, hơi thỏ ngắn, nhức đầu, chóng mặt, hoặc ngực lưng đau
ran không thở được, rêu lưỡi trơn, mạch Trầm Huyền.
Chứng thuỷ thũng, bụng trướng thuộc về thực chứng cũng có
thể dùng.
G iải thích: Cam toại trục thuỷ thấp; Đại kích tả thuỷ thấp ở
tạ n g phủ; Nguyên hoa công trục thuỷ ẩm ở ngực sườn. Ba vị thuốc
tiếu có tác dụng công trục mạnh và có độc, dễ làm tổn thương chân
khí, hại Tỳ, vì vậy dùng Đại táo tính ngọt bình để ích khí, kiện Tỳ
vA lAm giam bớt; độc của các vị thuốc.
ỨHịỊ d ụ n g lả m HÙng: Hài này dừng trong các trường hựp
thuỷ Uning, trưởng thuộc thực chứntf. Trrn lAm sAntí thưởng
dùng trị các chứng cổ trướng do xơ gan, thận hư nhiễm mỡ.
Trường hợp bệnh nhân hư ỵếu, cần chú ý dùng kết hợp với các
loại thuốc bổ khí bổ âm.
Có báo cáo dùng bài ‘Thập táo thang’ trị viêm màng phổi, xơ
gan cổ trướng, viêm màng bụng, kết hợp Đông Tây y có kết quả tốt.
C hú ỷ: Lúc dùng, tuỳ tình hình thể trạng bệnh nhân, thuốc
bắt đầu dùng lượng ít, có thể tăng dần và không được dùng liên
tục.
Trường hợp cơ thể quá hư nhược và phụ nữ có thai không được
dùng thuốc sắc để uống có thể dùng giấm chế thuốc để giảm tính
gây nôn của thuốc.
Trên lâm sàng, sử dụng bài thuốc thường có những phản ứng
phụ như đau bụng, nôn, buồn nôn, cần được chú ý.
Tham khảo:
> Kha Vận Bá nói: “Các bài thuốc trị thuỷ củ a T rươ n g Trọng cản
không giống nhau, bài này là bài có tác dụng mạnh nhất. Thuỷ khí gây
bệnh hoặc suyễn, hoặc ho, hoặc nghẹn, hoặc mửa, hoặc tiêu chảy, hoặc
ra mổ hổi, bệnh ở một chỗ mà thôi. Thuỷ thì chạy ra ngoài bì mao mà ra
mổ hôi, xông lên cổ họng mà nôn mửa, chạy xuống trường vị gây nên tiêu
lỏng, thuỷ tả tràn ra ngoài, thế lớn lao khó ngăn chặn. Chứng đầu đau, hơi
thở ngắn, vùng ngực, bụng, dưới sườn đầy tức mà cứng đau là thuỷ tà còn
lưu kết ở trung tiêu, thì khí tam tiêu thăng giáng bế tắc không thông. Biểu
tà đã hết, không đùng được phép hãn nữa, tà ở lý đã tràn đầy lại không thể
dùng những vị thấm nhạt có thể thắng được, nếu không lựa dùng những vị
lợi thuỷ mạnh để xông thẳng vào bẻ gẫy thế bệnh, thì khí trung tiêu không
chống nổi, mà bó tay đợi chết vậy. Ba vị Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích,
dổu cay, đắng, khí hàn mà bản tính rất độc, đều chọn dừng cả, khí đồng vị
hợp, cùng giúp đỡ nhau nên có thể cùng tới sào huyệt của tà khí, khơi ngòi
mà hạ mạch đl, chl một lần mà thuỷ loạn có thể yên được. Nhưng tà xâm
nhập được là chính khí đã hư, mà dộc dược công tả tất làm cho Tỳ Vị yếu đi,
nấu không có v| kiện Tỳ điều Vị làm chủ, thì tà khí hết mà sinh mệnh cũng
thto luôn. Cho nén chọn 10 quả táo thật to thật mập làm quân, một mặt là
bối bổ Tỳ thố, một mặt là ché thuỷ khí, một mặt là giải độc của các vị thuốc,
một v| cố <J0 3 tác dụng, dồ không cho tà khí mạnh mà khống chế được, lạl
không dế cho nguyền khí bị hư mà không chống dỡ nổi, đó là chỗ lập phép
r í t tuyột VỚI cua Trương Trọng Cồnh. Tháy thuốc tầm thường bị mô vá cái
thuyết vị ngọt làm cho đáy trung tlôu má không drim dùng, nèo cỏ hiểu lỷ lé
thời thế đâu ? Trương Tử Hoà thể theo ý đó mà lập ra các bài T u ấ n xuyên’,
‘Vũ công’, T h ầ n hựu’... để trị bệnh thuỷ thũng, dờm ẩm, nhưng không biết
dùng vị bổ làm quân để bồi bổ căn bản, chỉ biết dùng độc dược để công tà,
cho nên được toàn vẹn vể sau rất ít (Danh y phương luận).
> Sách ‘Bản kinh'y\ế\: “Cam toại chủ trị bụng đầy, mặt mắt sưng phù,
nước đọng, thức ăn đình trệ lại thành khối cứng, tích tụ, thông lợi đường
cơm nước. Và ‘Đại kích trị cổ độc, thuỷ tà ở 12 kinh, thũng đầy, đau gấp,
tích tụ ’. Sách ‘Biệt lục’ viết: “Nguyên hoa tiêu đờm thuỷ ỏ trong ngực, hay
nhổ, thuỷ thũng” . Các vị thuốc hợp lại dùng thì công hiệu công trục thuỷ ẩm
càng mạnh. Dùng Đại táo là cốt để phù chính bổ Tỳ, có thể hoà hoãn được
các thứ thuốc có độc mạnh, giảm nhẹ sự phản ứng sau khi uống thuốc làm
cho tả hạ mà không tổn hại đến chính khp’.
Tóm lại bài thuốc này !à phương thuốc để trục thuỷ. Bài này trị chứng
nước đình tụ ở trong bụng sinh ra các chứng huyền ẩm và chứng thuỷ
thũng ỏ bụng. Hai hông sườn là đường âm dương thăng giáng, nước đọng
lại ở ngực sườn thì khí cơ thăng giáng bị cản trỏ, cho nên ho, đờm, nhổ vặt,
ngực sườn đau ran. Nước ỏ trong tràn đầy công lên trên cho nên dưới tim
dầy cứng, nôn khan, ngắn hơi, đầu đau, chóng mặt, nặng thì ngực lưng đau
chằng làm cho thỏ khó khăn. Chọn dùng bài này chú trọng ở chỗ trục thuỷ
làm cho thuỷ ẩm hết thì các chứng tự yên. Huyền ẩm là thuộc về các chứng
ngoại cảm gây ra, thời kỳ đầu có biểu chứng nóng lạnh, trước hết cần giải
biểu, sau khi biểu giải rồi lại dùng bài này để trục thuỷ. Nếu người bệnh
chính khí đã hư, không thể dùng thuốc công hạ mạnh thì không nên dùng.
Sách ‘Ngoại đài b íy ế ư nêu ra bài ‘Chu tước thang’ của sách ‘Thâm
SƯ phương' (tức là bài này thêm Đại táo 2 quả), trị bệnh nước đọng kết khối
tụ lâu ngày, dờm đình trệ không tiêu, ở vùng ngực có nước, thỉnh thoảng
dầu choáng váng, đầu đau rút, tròng mắt, thân mình, tay chân, 10 móng
tay đểu vàng, cũng trị chứng chi ẩm, đầy ở dưới sườn, đau ran xuống sườn
cụt. Các dẫn chứng trên, trên cơ sở trị nghiệm của Trọng cả n h , sau này đã
phát triển rộng thêm.
Bài này vể liều lượng dùng, nên dựa vào thể chất bệnh nhân mạnh
hay yếu mà thay đổi, nói chung đểu bắt đầu từ liều lượng ít rổi tăng lên dần
dần, mỗi ngày uống một lần vào buổi sáng, lúc đói bụng, uống với nước
sắc Đại táo. Sau khi dại tiện khoan khoái rồi, dùng cháo lỏng để bồi dưổng.
Đối với người thể chất yếu có thể dùng xen kẽ với thuốc bổ.
Sách ‘Dan khê tâm pháp' đổi bài này thành thuốc hoàn để dùng gọi
là 'Thập táo thang hoàn’ (Thượng Hải - Phương tễ học).
> Khi dùng bài ‘Thập táo thang’ cẩn chú ý những vấn đề sau: Cam
thủo với Đọi kích, Nguyỏn hoa, Cnm toọi tác dụng tương phản do dó bôn vị
hựp nhau nỏ trtng độc tính, orìm rÀí dụng.
- Bài thuốc tác dụng trục thủy ẩm mạnh, uống mỗí ngày một lần vào
lúc đói, bắt đầu dùng ỉiều nhỏ, đựa vào bệnh tình có thể tăng liều dần,
nhưng không được dùng lâu để tránh ngộ độc.
- Nếu sau khi uống thuốc, bịnh nhân tinh thần tỉnh táo, Tỳ Vị hoạt
động bình thường, mà thủy ẩm chưa hết, có thể uống tiếp tục. Ngược lại
sau khi uống thuốc có phản ứng hoặc mệt mỏi, không được dùng thêm.
- Nếu sau khi uống thuốc, thủy ẩm hết, cần điều lý Tỳ Vị. Bệnh nhân
tà khí thực, cơ thể suy nhược, có thể uống bài trên xen lẫn thuốc bổ ích Tỳ
Vị hoặc công sau bổ, hoặc trước bổ sau công.
- Người quá hư nhược, phụ nữ có thai cấm dùng, hoặc dùng phải cẩn
thận (Trung y vấn đối).

KHỐNG DIÊN ĐƠN (Tam nhân cực - bệnh chứng phương


luận)

- Kong yan dan


(Cũng gọi là Diệu ứng hoàn, Tứ long hoàn, Tam nhân phương)
Cam toại (bỏ ruột), Đại kích (bỏ vỏ), Bạch giới tử, lượng bằng
nhau, tán bột, trộn hồ làm thành viên nhỏ. uống sau lúc ăn và
trước khi đi ngủ, mỗi lần 0.5-lg với nước Gừng.
Tác dụn g: Trừ đờm, trục ẩm. Trị đờm dãi ẩn phục ở khoảng
trến dưđi tim và hoành cách mô, bỗng nhiên ngực, lưng và tay
chân, cổ, gáy, th ắ t lưng khó chịu âm ỉ, gân xương co rút, đau, chạy
chỗ này sang chỗ khác không nhất định, hoặc làm cho nhức đầu
không chịu được, hoặc tinh thần mỏi mệt, ngủ nhiều, hoặc ăn uống
không có mùi vị, đờm dãi dính đặc, đêm ngủ trong họng như kéo
cưa, hay chảy nước dãi.
G iải th íc h ỉ Bài ‘Khống diên đơn’ là do từ bài ‘Thập táo
thang* bỏ Nguyên hoa, Đại táo, thêm Bạch giới tử, làm thành hoàn.
Thường dùng trị các chứng đờm ẩm tắc ở ngực, sườn, bụng, gây đau
ủm ỉ, rôu ìuỡi nhớt, dày, mạch Hoạt hoặc phu thũng thực chứng.
K iẽng hỵỉ Phụ nữ có thai không được dùng.
Tham khảo ĩ
Xét ‘KhÒnQ diôn đdfV tà tử bài 'Thập táo thang’ bỏ Nguyện hoa, Đại
trio, thềm Bọch giới tử mồ thồnh, vố đổi thònh thuốc hoàn để dùng. Bạch
giới tứ cny Am, hny trư đởm rlốl ở khoảng trong rn ngoồl mồng, trị ho mà
ngực sườn đầy tức, hơi đưa lên mà hay nhổ vặt, đùng chung với Cam toại,
Đại kích để có thêm công hiệu trừ đờm, trục ẩm. Nói chung, dùng trị thuỷ
ẩm đình tụ ở ngực và các mô, sườn và sườn cụt đau râm râm, rêu iưôi nhờn
dính, mạch Huyền hoặc hoạt, hoặc chứng thuỷ thũng hình khí đều thực
(Thượng Hải - Phương tễ học).

CHU XA HOÀN (C ảnh N h ạ c toàn thư)

- Zhou she wan


Hắc sửu, (tán bột) 160g, Nguyền hoa, Đại kích (sao giấm),
đều 40g, Thanh bì, Trần bì, Mộc hương, Binh lang đều 20g, Khinh
phấn 4g, Cam toại (bọc bột mì nướng), Đại hoàng đều 80g. Tán bột,
trộn hồ, làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 4-Sg, mỗi ngày 1 lần,
lúc bụng đói vào buổi sáng.
Tác dụng: Hành khí trục thuỷ. Trị các chứng phù thũng,
bụng đầy nước, thuộc thực chứng, miệng khát, thở thô, bụng cứng,
táo bón, mạch Trầm Sác có lực.
G iải th ích: Bài này do bài ‘Thập táo thang’ bỏ Đại táo, thêm
Hắc sửu, Đại hoàng, Khinh phấn, Thanh bì, Mộc hương, Trần bì,
Binh lang. ‘Chu xa hoàn’ là thuốc công trục mạnh, trị chứng thủy
thũng, thũng trướng, bụng đầy cứng, đại tiểu tiện không lợi, mạch
Trầm, sác, hữu lực. Do thủy nhiệt uất trệ bên trong, khí cơ bế tắc,
hàn và khí đều thực. Căn cứ lý luận của sách 'Nội kinh’: ‘Chứng
đầy trướng phải tả ở trong’ (Trung mãn giả, tả chi vu nội). ‘Lưu trệ
tích kết phải công trục’ (Lưu giả công chi), phải công trừ thủy nhiệt,
bảo tồn chính khí. Trong bài dùng Đại kích tả thủy ở tạng phủ,
Cam toại trục thủy ở kinh toại, Nguyên hoa trục thủy ở sườn ngực.
Ba vị phôi hợp làm quần trục thủy ngực bụng kinh lạc, Đại hoàng
công trục tích trệ trường vị, tổ thực nhiệt huyết phận. Hai vị phối
hợp tẩy rửa trường vị, tả hạ thủy nhiệt thấp trọc làm Thần. Quân
Thần phối hợp giải trừ thủy, thấp, nhiệt theo đường dại, tiểu tiện
ra ngoài. Do khí có thể hóa được thủy, khí hành thì thủy hành, khí
trệ thì thủy lưu trệ. Thủy thấp đình trệ làm cho khí cơ bế tắc, tác
dụng nhân quả qua lại. Vì vậy công trục thủy thấp đồng thời phải
phối hợp thuốc hành khí phá trệ, làm cho khí hành thì thủy hành.
Phôi hợp thuốc công trục vả hầnh khí phá trệ sẽ tăng tác dụng. Do
vộy dÙHẶĩ Thanh bì lán k(U, Trần bì lý khí táo ihâp, Mộc hương...
( l i ru k h í d ạ o t r ộ ; B i n h ỈÍÍHỊ', h A n h k h í đ ầ n t h ủ y . Hỏn vị p h ô i h ợ p
hành khí đạo thấp thông lợi trừ đầy trướng, khí thông đạt thì hết
chứng thũng trướng. Ngoài ra thêm Khinh phấn cay lạnh, trục thủy
thông tiện hợp chung với các vị thuốc tăng hiệu lực làm tá sứ.
Bài này thích hợp với chứng thuỷ thũng, thuỷ trướng, khí cơ
của trường vị bị cản trở ủng tắc, bụng trướng đầy, miệng khát, thở
to, đại tiểu tiện bí, mạch Trầm Sác có lực, đều là chứng nước bị
ỏng tắc, nhiệt thịnh. Như thế thũng tuy thịnh mà khí của thân thể
không thực thì không thể sử dụng.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Trên lâm sàng thường dùng trị cổ
trướng do xơ gan, thận hư nhiễm mỡ.
Chú ỷ:
Thuốc có độc không nên dùng lâu dài.
Kiêng uống chung với Cam thảo.
Sau khi uống thuốc rồi kiêng ăn muối.
Đàn bà có thai cũng kiêng dùng.
Nếu thuộc hư chứng, cần dùng xen kẽ với các bài thuốc bổ khí âm.
Trường hợp cơ thể quá suy nhược, phụ nữ có thai không nên dùng.
Tham khảo:
> Dựa vào các sách đã ghi chép như 'Cảnh Nhạc toàn thư, ‘ Yphương
tập giảỉ và ‘Lan đài quỹ phạrí đểu nói bài này là do LƯU Hà Gian chế ra.
Tuy nhiên, trong sách ‘ Tuyên minh luận phương1 của Lưu Hà Gian thì cỏ
bài Tam hoa thẩn hựu hoàn’ mà không có bài ‘Chu xa hoàn’, thuốc dùng
có 6 vị là Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, Khiên ngưu, Đại hoàng, Khinh
phấn mà không dùng những vị hành khí lợi thuỷ như Thanh bì, Trần bì, Mộc
hương, Binh lang. Sách ‘Đan khê tâm pháp’ chép bài ‘Chu xa hoàn’ so với
sách 'Cảnh Nhạc toàn thư chép theo Lưu Hà Gian thì lại thiếu 2 vị Khinh
phấn và Binh lang. Hiện nay các nơi như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm
Dương chê' ra bài này để dùng đểu có Khinh phấn, Binh lang giống với sự
ghl chép cùa sách ‘Cánh Nhạc toàn thư (Thượng Hải phương tễ học).

s ơ TẠC ẨM TỬ (Tế sinh phương)


iầ $ ĩ - Hhu HUO yin zhi
Khương hoợt, iìiỉih lang, Thương lục, Tiĩíu mục, Trạch tả,
Tần ỊỊÌao, hại Ịìhúv hì, Phựv linh bỉ, Mộc thồĩìỊị, Xích tiểu dậu, dếu
Ị2fị, thíWn ÌỈKơtỉịi hì HÁi' nước uốn#.
Tác d ụ n g ĩ Trị toàn thân thuỷ thũng, suyễn, ho, miệng khát,
đại tiểu tiện không thông.
G iải thích: Thương lục thông lợi đại tiểu tiện, dùng thếm
Binh lang, Đại phúc bì để hành khí lợi thuỷ; Phục linh bì, Trạch tả,
Mộc thông, Tiêu mục, Xích tiểu đậu để lợi thuỷ làm cho phần nước
ở trong theo đại tiểu tiện mà đi xuống; Khương hoạt, Tần giao sơ
phong thấu biểu làm cho thứ nước ở ngoài theo mồ hôi mà tiết ra.
Tham khảo:
X ét ‘Sơ tạc ẩm tử ’ là bài thuốc theo biểu lý mà phân ra để trị phần khí.
Chủ trị của bài này là lấy thuỷ thũng toàn thân làm chủ chứng. ‘Chu
xa hoàn’ là lấy bụng sưng trướng nước ở trong íàm chủ chứng (Thượng Hải
phương tễ học).

CAM TO ẠI THÔNG K ẾT THANG (B ệnh viện N am K hai ,


Thiên Tân, Trung Q uốc)

"tí*iầiỄẳR - Gan sui tong jie tang


Cam toại bột 0.5-lg, Đào nhân 12g, Xích thược 18g, Sinh
ngưu tất, Mộc hương đều 12g, Hậu phác 20-30g, Đại hoàng 12’24g.
Sắc uôĩig.
Tác dụn g: Hành khí, hoạt huyết, thông kết, công hạ, trị tắ t
ruột, cổ trướng.
G iải th ích: Trong bài, Cam toại, Đại hoàng, thông kết, công
hạ, là chủ dược; Hậu phác, Mộc hương hành khí tán mãn; Đào
nhân, Xích thược, Ngưu tấ t hoạt huyết hoá ứ, làm cho khí huyết lưu
thông, kết trệ thông tiêu.
CÔNG BỔ KIÊM TRỊ

Bệnh tật có khi tà thực chính hư, công tà thì chính khí không
chống đỡ nổi, bổ chính thì thực tà càng ủng tắc. Lúc đó cần được
dùng chung cả thuốc tả hạ và thuốc bổ ích, vừa khu tà vừa bổ
chính mới toàn vẹn. Đồng thời, người bệnh chính khí hư, có khi tuy
dùng thuốc mạnh để công trục, nhân đó chính khí càng hư thêm,
tà và phân táo rút cục cũng không xuống được, nhưng trái lại còn
làm hao âm dịch, hoặc tuy có thể công trục được thực tà nhưng
lại gây ra nguy hiểm là chính khí theo tà khí mà thoát, hoặc vì âm
dịch đã bị nhiệt tà nung đốt sắp hết, trong ruột khô, phân táo, cũng
không thể dồn xuống dược. Vì vậy, dùng chung cả thuốc tả hạ với
thuốc bổ khí hoặc dùng chung cả thuốc tả hạ với thuốc bổ âm dịch
là phương pháp thích hợp để trị tà thực chính hư.
Phép tả hạ hợp với thuốc bổ khí có bài ‘Đào thị hoàng long
thang’; tả hạ hợp với thuốc bổ âm dịch có bài Tăng địch thừa khí
thang’.
Nếu âm dịch đã bị tổn thương nhưng chưa đến nỗi khô cạn,
có thể dùng phép dưỡng âm tả hạ, vừa đề phòng được âm không
bị kiệt, lại có thể thông qua phép dưỡng âm để thanh nhiệt hạ kết.
Bài thuốc thường dùng là bài Thừa khí dưỡng âm thang’.

HOÀNG LONG THANG


(Thương hàn lục thư) Huang long tang
C hủ trị
Dưtín# minh phủ thực, khí huyết bất túc. PBW!»B£, 'UÍII 4'iỉi
T riộ u ch ứ n g ch ín h
Dụi tiộn bí kM, phúc thống cự án, thân
nhiội kháu khitt, thAn bì thiểu khí, thiệt Ảííi*M 'i, m m ỉ m ,
dời ti Au hoAnK hoặc i.iAu hác, mạch Hư í H * i m ị'\'& 'p 'L
{T(Ui hổn, bụttịị (ỉítti, hhốHỊị thích ấn vào, 11*
t'ơ thfi ttồỉ, khát, một mỏi, hai thở ntf(ínt rfìu )#
lưỡi vừng chảy hoặc tim cháy, mạch ỉ hỉ). .................................................
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
ị Trường vị táo nhiệt kết thực, kiêm khí ÌM ig iề ỉ& ịỉig ,
1huyết bất túc. 1
C ông d ụ n g m i
: Công hạ thông tiện, bổ khí dưỡng huyết. Ị l A T i i i ĩ , íl 'C^IÍH Ị
Dược vị ĩ5lỊậ
Ị Đại hoàng (quân) 12g, Mang tiêu (thần) 16g, Đương quy (thần) 1
Ị 12g, Chỉ thực (tá) 8g, Nhân sâm (tá) 8g, Hậu phác (tá) 4g, Cam \
Ị thảo (sứ) 4g. 1

Tác dụng: Thanh nhiệt, thông tiện, bổ khí dưỡng huyết. Trị
bệnh nhiệt, đúng ra phải hạ mà không hạ gây nên vùng dưới tim
dầy cứng, tiêu lỏng, nói sảng, miệng khát, thân thể nóng hoặc cơ
thể vốn khí huyết suy yếu, bị chứng Dương minh Vị thực hoặc do
trị lầm gây ra hư mà thực chứng ở phủ vẫn còn.
G iải th ích: Bài này là bài ‘Đại thừa khí thang’, thêm Đảng
sâm, Đương qui, Khương, Táo, Cam thảo và Cát cánh. Trong bài,
‘Thừa khí thang’ là chủ dược, có tác dụng tả hoả thông tiện; Đảng
sâm, Đương quy bể khí dưỡng huyết để phù chính; Cát cánh khai
Phế để thông trường vị; Khương, Táo, Thảo, điều hoà Tỳ Vị. Các
vị thuốc hợp lại thành một bài thuốc vừa có tác dụng công hạ vừa
phù chính.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Bài này trị các chứng lý thực nhiệt
kiêm khí huyết hư nhược, triệu chứng thường thấy là bụng đầy,
cứng, đau, đại tiện không thông, tiêu chảy nước trong, sốt, khát,
bứt rứt, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, rêu lưỡi vàng dày, mạch Tế
Sổc vô lực.
G ia g iả m : Trường hợp người lớn tuổi bị suy nhược, bụng đầy
trướng, táo bón, cần công hạ, có thể bỏ Mang tiêu, thêm lượng
Háng sâm, Đương qui.
Khí huyết hư, nhiệt kết, táo bón, do nhiệt làm tổn thương
ch An Am, có thố dùn£ bài thuốc này, bỏ Chỉ thực, Hậu phác, Đại
Mo, <’/H C“ánh, thôm Mạch môn, Sinh địa, Huyền sâm, Tây (lươntf
ílưởn^ Am, lrt»K dịch, tfọi ỉ;\ l)Ai ‘Tân gia h()íWitf lon Umni'1
(ồ n hệiih diẠu hiỘỊị).
Tham khảo:
Bài này của Đào Hoằng cả nh , nguyên trị chứng nhiệt kết bàng lưu, là
cách hạ gấp để bảo tồn âm dịch, đời sau các thầy thuốc dùng trị chứng ôn
dịch, đúng ra phải dùng phép hạ nhưng lại không hạ mà chính hư tà thực,
đã có sự phát triển khi vận dụng bài này trên lâm sàng. Ngô Hựu Khả nói:
“Chứng vốn nên hạ, để chậm trễ không trị, hoặc trị hoà hoãn dây dưa, hoả
tà bế tắc lại làm hao khí tổn huyết, tinh thần sắp hết, chỉ còn lại hoả tà đến
nỗi lần áo sờ giường, bắt chuồn chuồn, thịt giật gân run, chân tay run rẩy,
tròng mắt !ờ đờ, đều là lỗi ở chỗ cần hạ mà không hạ. Tà nhiệt chưa trừ
được chút nào, thần khí sắp thoát, bổ vào thì tà càng mạnh hơn, nếu công
thì phần chính khí đã suy kiệt đó không chịu đựng nổi, công không được, bổ
không dược, bổ tả không được, hai đàng đều khó lòng sống nổi, bất đắc dĩ
thì miễn cưỡng dùng bài ‘Đào thị hoàng long thang” .
Chứng nhiệt kết bàng lưu, hoặc cần hạ mà không hạ, chính khí bị
thương, đến nỗi hôn mê nói sảng, bệnh tình đã rất nguy cấp, lúc đó nên
tùy tình hình hư thực của hai phương diện: tà khí, chính khí, trên nguyên tắc
kiêm luôn cả công lẫn bổ mà chọn bài thuốc. Chứng của bài này íà thuộc
vể khí huyết đểu bị nhiệt tà làm tổn thương quá nhiều.
Ngô Cúc Thông còn chế ra bài T â n gia hoàng long thang’, tức là bài
này bò Chỉ xác, Hậu phác là vị khổ ôn. Để đề phòng tân dịch bị khô, bị hao
tổn, thêm Mạch đông, Sinh địa, Huyền sâm, Hải sâm là những vị thuốc tư
âm sinh tân, dụng ý !à để cứu chữa kịp thời chân âm sắp kiệt. Ý nghĩa của
bài này khác với bài ‘Hoàng long thang’ (Thượng Hải phương tễ học).

Bảng so sánh HOÀNG LONG THANG


và TÂN GIA HOÀNG LONG THANG

Đều có Đại hoàng, Dùng ‘Đ ạ i hoàng thừa khí thang’


Hoàng Mang tiêu và Nhân để xổ mạnh nhiệt kết, hạ nhanh để
long sâm, Đương quy, bảo tồn âm khí, phối hợp với thuốc
thang Cam thảo, Sinh
Ị ích khí dưỡng huyết, vì vậy đây là
ị khưưng, là loại thuốc công h ạ n h iệ t k ế t m ạnh.
thuốc còng bổ kiêm Dùng ‘Điều vị thừa khí thang’ để xổ
ị phóng ra. Cổ tác nhiệt kết một cách từ từ, vừa bổ ích
Tồn ị dụng tA hạ nhiệt khí huyết vừa trọng dụng Sinh địa,
gia I Mm bổ ích khí Huyền sâm, Mạch môn, Hải sâm

Hohng huyết. là các loại dưỡng âm, tăng dịch.
long I Trị Dương minh Vì vậy, đây lồ loại tư dm, ích khi.
thang phủ thực, khí huyÁt, Trị nhiột kết loụi nhọ mà khí vh
ôm dịch bất túc. Am bị Huy............................... ..........
TĂNG DỊCH THỪA KHÍ THANG (Ôn bệnh điều biện)

- Zeng ye sheng qi tang


Huyền sâm 20-40g, Mạch môn, Tế sinh địa đều 16~32g, Mang
tiêu 2-5g, Đại hoàng 5~12g. sắc uống. Uống 1/2 lượng thuốc, nếu
thông tiện thì thôi.
Tác dụn g: Tư âm tăng dịch, tả nhiệt thông tiện. Trị nhiệt kết
dương khuy, phân khô táo, đại tiện khó, đại tiện không thông.
G iải th ích: Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn, hợp thành bài
‘Tăng dịch thang’, có tác dụng dưỡng âm, tăng dịch, nhuận trường,
thông tiện; Đại hoàng tả tích nhiệt, thông tiện; Mang tiêu nhuyễn
kiên, táo kết. Các vị thuốc hợp thành một bài thuốc có tác dụng tư
âm, tăng dịch, tả nhiệt, thông tiện.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Chỉ định của bài thuốc là bệnh ôn
nhiệt kết, âm hư, có các triệu chứng đại tiện khó, phân khô cứng,
miệng khô, lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng.
L âm sà n g hiện n a y :
• Trị dạ dày viêm teo: Dùng bài này thêm Sa sâm, Phật th
Kết quả: Uống 3 thang, chứng trạng giảm bđt, vẫn khó đại tiện.
Dùng bài trên, thêm Hoàng kỳ, Thăng ma. Sau khi uống thuốc, đại
tiện được. Cho uống tiếp thuốc dưỡng âm hòa Vị để điều lý hơn nửa
tháng, khỏi bệnh (Tân trung y 5, 1987).
Tham khảo:
Bài này trọng dụng Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa để tư âm, tăng
chất dịch, phối hợp với Mang tiêu, Đại hoàng để tiết nhiệt, thông đại tiện,
cổc vị hợp với nhau thành ra cách ‘thêm nước cho thuyền đi’. Đối với chứng
nhiệt thực ở Dương minh, tân dịch khô ráo, âm hư mà đại tiện khó xuống,
hoặc cho hạ mà không thông được thì dùng bài này để tăng thêm chất dịch,
thông đại tiện, tác động được cả tà và chính. Ngô Cúc Thông cho rằng, ôn
bộnh ỏ Dương minh, hạ rồi mà không thông được, nếu thuộc về tân dịch
không đủ, không có nước nên thuyền dừng lại, thì uống xen kẽ với T ă n g
dịch thang’ (Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn) để tăng thêm tân dịch. Nếu
vôn không đại tiện được thì lại dùng bàỉ T ă n g dịch thừa khí thang’, cho
uống từ từ, điếu này cho thấy chứng nhiệt kết âm suy, phân táo đinh trệ mà
dùng phép hạ, cần phải xét cẩn thận (Thượng Hải phương tễ học).
ÔN TỲ THANG ìm m
(Thiên kim phương) Wen pi tang
Chủ trị
Dương hư hàn tích. P0JẼ¥ÍR
T riệu chứng chính
Phúc thống, tiện bí, thủ túc bất ôn,
đài bạch, mạch Trầm Huyền (Bụng m m ,
đau, táo bón, tay chân không ấm, rêu Iffâ , 8m ỉ Ề
lưỡi trắng, mạch Trầm Huyền).
N guyên nhân gây bệnh
Tỳ dương bất túc, hàn tích trở vu
trường trung.
Công dụng
Ị Công hạ lãnh tích, ôn bổ Tỳ dương. lA T m R , S íb liệro
Dược vị I?iỊậ
Đại hoàng (quân) (cho vào sau), Phụ tử (quân), đều 8-12g, Mang
1tiêu (thần) 8g, Can khương (thần) 4 - 8g, Nhân sâm, Đương quy
ị (tá) đều 12g, Cam thảo (tá sứ) 4g. sắc uống.

Tác dụng: Ôn bổ Tỳ dương, công hạ lãnh tích. Trị táo bón


do lãnh tích, bụng trướng đau, thích xoa bóp, thích ấm, tay chân
không ấm, hoặc kiết lỵ lâu ngày, mạch Trầm Huyền.
G iải thích: Phụ tử ôn dương tán hàn, là chủ dược; Can
khương, Đảng sâm ôn Tỳ; Đại hoàng công hạ tích trệ; Cam thảo
điều hoà các vị thuốc.
ứ n g d ụ n g lả m sà n g : Bài này dùng trị loét tiêu hóa, thận
viêm mạn, túi mật viêm, sỏi mật, giun chui ống mật, tắ t môn vị,
kiết lỵ mạn tính, rối loạn thần kinh dạ dày, viêm gan, tắ t ruột,
tiêu khát.
Bụng đau, có thể thêm Nhục quế, Mộc hương, để ôn trung chỉ
thống.
Nỏn mửa, Lhôm Bán hạ (gừng chế), Sn n h â n , cl<1' hoA Vị giáng
nghịch.
Tham khảo:
> Lập bài thuốc này vì phần lý bị hàn, nếu không có thuốc ôn thì
không tán được, còn thực tích nếu không công trục thì không trừ được, cho
nên phải cùng dùng một lúc cả thuốc hàn thuốc nhiệt, mới thanh trừ được
hàn thực, tiêu tích, giảm đau (Thang đầu ca quát).
^ Theo thành phần mà xét thì bài này là bài ‘Đại họàng phụ tử thang’
bỏ Tế tân, thêm Can khương, Nhân sâm, Cam thảo; đây cũng là bài ‘Tứ
nghịch thang’ thêm Nhân sâm, Đại hoàng. Vi vậy bài này thuộc nhóm thuốc
ôn hạ.
Bài này dùng vào chứng Tỳ dương không đủ, dương khí không lưu
hành, đến nỗi lạnh tích làm trở tắt ở trường vị, đại tiện bị kết không thông
hoặc hư hàn đã lâu ngày, tích lạnh không hoá được, Tỳ khí hư hãm đến
nỗi xích bạch lỵ lâu ngày không khỏi. Lúc đó dương khi của Tỳ vị không đủ
mà tích trệ chưa hết, đơn thuần ôn bổ Tỳ dương thì tích trệ không hết, nếu
dùng thuốc thông lợi bừa bãi thì càng hại đến dương khí ỏ trung tiêu, phép
chữa cần lưu ý cả hai mặt, cho nên trong phép ôn bổ Tỳ dương, dùng Đại
hoàng làm tá để thông lợi trừ tích. Như vậy bài này thích hợp cả hai mặt
phù chính và trừ tà.
Bài 'Ôn Tỳ thang’ có 3 bài, vị thuốc có hơi khác nhau. Một bài thấy
ở chương ‘Lãnh lỵ’ quyển 15 sách 'Thiên kim phương’, so với bài này thì có
Quế tâm mà không có Cam thảo, cho nên điều trị cũng hơi giống, nhưng
thích hợp với chứng hàn mà kiêm thấy chứng trạng xung nghịch. Một bài
thấy ở chương T â m phúc thống’ trong quyển 13 sách 1Thiên Kim\ chủ trị
dau bụng, dưới rốn kết xoắn quanh rốn không khỏi. Thành phần của bài
này tức là bài trên thêm Đương quy, Mang tiêu. Ngoài raTtrong sách 1Bản
sựphươnự cGng có bài ‘Ồn Tỳ thang’, trong bài dùng Hậu phác, Cam thảo,
Can khương, Quế tâm, Phụ tử, mỗi vị 8g, Đại hoàng 16g, trị chứng lạnh kết
lâu ngày ở khoảng trường vị, đau bụng, tiêu chảy kéo dài hàng năm ‘khi
phát, khi không’.
Bài này với bài ‘ồ n Tỳ thang’ của sách ‘ Thiên kim’ Xuy cùng thuộc
nhóm ôn hạ, nhưng phép trị có khác nhau. Bài của sách ‘ Thiên kim
phương’ thì trọng dụng Đại hoàng mà kiêm thuốc ôn bổ. Bài ở sách ‘Bản
9ựphương’ trị lạnh tích, tiêu chảy mà tích trệ không nặng lắm, cho nên Đại
hoàng chỉ dùng ít. Bài thuốc ở sách 'Thiên kim phương' trị xích bạch lỵ, tích
trệ nặng hớn, cho nên trọng dụng Đại hoàng, ngoài ra, vì lỵ đã lâu ngày,
Tỳ vị hư hàn, dương khí suy kém, cho nên dùng Cam thảo, Khương, Phụ,
dế ôn bổ trung cung. Cùng một vị Đại hoàng mà vì sự phối ngũ và ỉiểu
lượng khnc nhau cho nên tác dụng cung khác nhau (Thượng Hải phương
tA học)
Bài ca ÔN TỲ THANG

‘ồn Tỳ' Sâm, Phụ dữ Can khương, 'Ổn Tỳ’ Sâm (Nhẫn), Phụ (tử) với Can khương,
Cam thảo, Đương quy, Tiêu, Dại hoàng, Cam thảo, Đương quy, Tiêu (Mang), Đại hoàng,
Hàn nhiệt tịnh hành trị hàn tích, Rốn bụng quặn đau khồng chịu xiết,
Tể phúc giải kết thống phi thường. Nhiệt hàn, hàn tích trị theo phương.

Tóm kết
Thuốc loại tả hạ có tác dụng điều hoà thực nhiệt ở vị trường,
công hàn tích.

1. Hàn hạ
Tam thừa khí thang’ là phương thuốc chủ yếu để tả hạ nhiệt
kết. Vì bệnh tình có hoãn cấp, nặng nhẹ khác nhau, chứng thích hợp
của 3 bài này cũng có khác nhau trong sự giống nhau.
‘Đại thừa khí thang’ dùng chung cả Mang tiêu, Đại hoàng, lại
có thêm Chỉ thực, Hậu phác, cho nên sức công hạ rất mạnh, chứng
chủ yếu là 4 chứng bĩ, mãn, thực, táo đều nặng.
Trong bài Tiểu thừa khí thang’, Đại hoàng cùng sắc chung với
Chỉ thực Hậu phác, không dùng Mang tiêu thì sức công hạ kém hơn,
trị chứng phân táo chưa kết chặt lại mà lấy bĩ mãn làm chủ chứng.
Bài ‘Điều vị thừa khí thang’, Mang tiêu, Đại hoàng dùng chung,
không dùng Chỉ thực, Hậu phác mà dùng Cam thảo để điều hoà hai
vị trên, cho nên sức công hạ lại kém hdn, trị chứng táo nhiệt kết ở
trong. ‘Lương cách tán’ dựa trên cơ sở của bài ‘Điều vị thừa khí thang’,
thêm thuốc thanh nhiệt tả hoả, là bài thuốc tiêu biểu cho việc lấy hạ
làm thang, lấy sự hạ từ từ đ ể tả nhiệt ở thượng tiêu, trung tiêu.
‘Đạl hãm hung thang’, Thập táo thang’, ‘Chu sa hoàn’, đều là bài
thuốc trục thuỷ dể trị thuỷ ẩm tích ở trong. Nhưng chủ trị của 3 bài này
vẵn dểu có điểm khác nhau, ‘Đại hãm hung thang’ trị chứng kết hung
là thuỳ và nhiệt kốt với nhau ở khoảng ngực bụng, Thập táo thang
trị huyền ẩm là nước đợng ở dưới sườn, ‘Chu sa hoàn’ trị thuỷ thũng,
thuỳ trướng, lấy tinh trạng toàn bụng sưng đầy làm chủ chứng.

2. ôn hf
‘Đại hoàng phụ tử thang' lồ côn bồn của phóp hạ, chủ chứng
là đau riên g d ư ớ i sư ờ n , h oặ c b ụn g đau, đại tiệ n bí, ch â n tay q u y ế t
n gh ịch , m ạ ch T rầ m H u yể n m à kh ẩn . N ếu đã có hàn tích , lại có cả
T ỳ d ư ơ n g b ấ t tú c thì d ùn g ‘ô n T ỳ th a n g ’. N ếu hàn trệ , th ứ c ăn cũ
kh ô n g tiê u , kh í cơ đ ầ y tắ c, v ù n g ngực, b ụn g b ỗn g n hiên bị đau thì
d ù n g n g a y T a m v ậ t bị cấ p h o à n ’ để công trụ c lạnh tích .

3. Nhuận hạ
‘Ma tử nhân hoàn’ lấy nhuận trường phối hợp vớ i Tiểu thừa
kh í th a n g ’ , có khả năng nhu ậ n hạ, th ô n g đ ại tiệ n , trị đại tiệ n bí kế t vì
trư ờ n g vị tá o n h iệ t, tân dịch kh ôn g đủ.

‘N gũ n hâ n h o à n ’ g ồm n h ữ n g h ạt có d ầu , tư n h u ậ n , trơ n , lợi
đ ư ợ c đ ạ i trư ờ n g , đối vớ i ch ứ n g đại tiệ n bí vì tân d ịch kh ô , ru ộ t ráo,
hoặc ở người già cả, người sản hậu huyết hư mà đ ại tiện bí không
d ùn g đ ư ợ c n h ữ n g th u ố c như Đ ại h oà n g, C h ỉ xá c, H ậu p h á c thì dùn g
bài n à y rấ t th ích hợp.

B ài T ế x u y ê n tiễ n ’, ôn nhuận, th ô n g đại tiệ n , trị tá o bón vì


d ư ơ n g hư th ậ n suy, h oặ c vì su y yếu sau khi b ện h khỏi.

4. Cong bổ kỉêm trị


‘Hoàng long thang’ là bài ‘Đại thừa khí thang1thêm thuốc bổ
d ư ỡ n g k h í h u y ế t. B ài n à y đ ư ợ c đ ặ t ra tro n g trư ờ n g h ợ p nên hạ mà
không được hạ, khí huyết bị tổn thương, thực tà không hết.
T ă n g dịch th ừ a kh í th a n g ’ tư âm tă n g d ịch, th ô n g hạ tiế t n hiệt,
trị ôn b ện h n h iệ t kết, âm suy, p hâ n tá o kh ô n g iưu h ành, ch o hạ mà
kh ôn g được.

P h ư ơ n g p h á p p hân loại này, tu y có ý n gh ĩa n h ấ t định củ a nó,


như n g th u ố c cô n g trụ c th u ỷ ẩm và cô ng trụ c th ự c n h iệ t, tu y cù n g
th u ộ c loại ‘hàn h ạ ’ như n g khi đ iề u trị phải p hâ n b iệ t rõ rà n g , không
thể lẫn lộ n . C á c bài th u ố c tả hạ phần lớn d ù n g Đ ại h o à n g làm th u ố c
c h ủ , 3 bài th u ố c m ang tên T h ừ a kh í th a n g ’ là cá ch trị ch ín h , còn
‘Lương c á c h tá n ’, ‘P hòng p h ò n g th ô n g th á n h tá n ’ , T ă n g dịch th ừ a
khí th a n g ’ , ‘Đ ạ i h o à n g phụ tử th a n g ’ đ ể u là cá ch biến h oá củ a 3 bài
'T h ừ a k h í’, m ụ c đ ích chủ yếu là th ô n g phủ tả trọ c như n g có tá c d ụn g
giải đ ộ c ở m ứ c độ kh á c nhau.

N h ữ n g n ăm g ẩ n d ây, trong việ c đ iề u trị và n g h iê n cứ u khoa


học vổ th u ô c tủ hạ có n híổu tiốn triể n , đ ặ c b iệ t là d ù n g Đ ại hoàng
làm chú dược, thường dùng để tr| cóc bệnh viêm túl một cấp tính, tắt
ruột, viêm đường tiết niệu, viêm ruột dư, và bệnh viêm gan siêu vi,
nhiễm trùng đường tiểu.
Với các bài thuốc dùng Cam toại làm thuốc chủ để trục thuỷ,
khi điều trị tuy có tác dụng nhất thời vể thoái thũng (giảm phù), tiêu
phúc thuỷ (tiêu nước ở bụng), nhưng hiệu quả không bền mà còn
có tác dụng ngược lại làm tổn thương đến hoạt động của gan thận,
cho nên chl dùng lúc cần thiết, để trị triệu chứng ‘cấp tắc trị tiêu’ mà
thôi.
THUỐC HOÀ GIẢI

Bài thuốc hoà giải là những bài thuốc có tác dụng sơ


tán, điểu hoà chức năng các tạng phủ bị rối loạn như hoà
giải Thiếu dương, sơ Can lý Tỳ, điểu hoà Tỳ Vị...
Phương pháp này là phép ‘Hoà’ trong bát pháp.
Tác dụng chủ yếu của thuốc hoà giải là hoà giải Thiếu
dương để trị chứng lúc nóng lúc lạnh ỏ ngoài, điều hoà trường
vị để trị hàn nhiệt rối loạn ở trung tiêu, điểu hoà can Tỳ để trị
thổ mộc bất hoà.
Những bài thuốc sốt rét thường được các sách thuốc
giới thiệu ở nhóm thuốc hoà giải.
Khi sử dụng thuốc hoà giải cần chú ý :
- Tà ở cơ biểu chưa vào Thiếu dương, hoặc đã vào lý,
Dương minh nhiệt thịnh đều không nên sử dụng.
- Do nhọc mệt nội thương, ăn uống khồng điểu hoà,
khí hư, huyết hư, hiện ra chứng nóng lạnh, không nên dùng
thuốc này.
HOÀ GIẢI THIẾU DƯƠNG
*n M & m

Những bài thuốc hoà giải Thiếu dương có tác dụng trị hội
chứng Thiếu dương, thường có những triệu chứng lúc nóng lúc
lạnh (hàn nhiệt vãng lai), ngực sườn đầy tức, bứt rứt, muốn nôn,
không thích ăn uống, miệng đắng họng khô, hoa mắt...
Chứng Thiếu dương thuộc ‘bán biểu bán lý1cho nên không
dùng phép hạ, cũng không dùng phép thổ, mà dùng phép hoà giải
tức là hoà lý giải biểu, để đạt mục đích như sách ‘ Thương hàn ỉuậrì
đã nêu ra là ‘ làm cho thượng tiêu thông, tân dịch đi xuống, vị khỉ
điều hoà thì sẽ ra mồ hôi’.
Sách ‘ V học tâm ngộ’ cũng viết: “Thương hàn ở biểu thì dùng
phép phát hãn, ở lý thì dùng phép hạ, ở bán biểu bán lý thì dùng
phép hoà”, đó là nguyên tắc điểu trị của Đôrig y.
Những vị thuốc thường dùng để hoà giải có Sài hồ, Thanh
hao, Hoàng cầm, Bán hạ...
Những bài thuốc thường dùng có Tiểu sài hồ thang, Hao
cầm thanh đởm thang.

TIỂU SÀI HỒ THANG


(Thương hàn luận) Xiao chai hu tang
Chủ trị
Thương hàn Thiếu dương chứng, nhiệt
íỷSm^mìĩE, fầ A È L
nhập huyết thất.
T riệu chứng chính
Thương H à n Thiếu dương Chứng
VAng lai hàn nhiệt, hung hiếp khổ
mân, mặc mẠc bất dục ẩm thực, Tâm
phiền hỷ ẩu, khẩu khổ yết can, thiệt
đài hạc bạch, mạch Huyền (Lúc nóng 'Ù M
Ị lúc lạtih, ngực Hườn trưởng đau, không HR, n t tm II
muốn íĩn tiốtìịị, tâm phiần, muốn nôn,
\ nùộttỷỉ (Utng, họtiỊỊ khô, rfiu lưỡi trấnỊi
[ nhạt, mạch Huyên),
N hiệt Nhập Huyết Thất Chứng ĩầ A È llềvE
Kinh thuỷ thích kỳ, hàn nhiệt phát tác
ịỉy m m , m ằR
Ị hữu thời (Kinh nguyệt đến đúng kỳ, lúc

1nóng lúc lạnh có giờ nhất định).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Ị 1- Thương Hàn Thiếu dương Chứng ttí^ íĐ ỉíE
1Tà phạm Thiếu dương, kinh kỳ bất
m w pm ỉa
Ị lợi, Đởm nhiệt phạm Vị, Vị th ất hoà
1giáng, tà chính phân tranh, tà hữu nội &ÍE s, I1S
Ị hãm chi cơ.
j 2- N hiệt Nhập Huyết Thất Chứng Í&A ểlI Ì ìĩE
\ Phụ nhân kinh kỳ cảm thụ phong tà,
tà nhiệt nội truyền, nhiệt dữ huyết kết, 'ầ ^ È L ^ , JẺL
huyết nhiệt ứ trệ, sơ tiết th ất thường. ỉầ m m , ỉ& M ík is .
13- Ngược tật, hoàng đản dĩ cập nội
íẽ n í l vx R ịỷj í t M
thương truyền bệnh nhi kiến Thiếu
1 dương chứng giả.

C ông d ụ n g
Hoà giải Thiếu dương. ìm ỷ m
Dược vị I5nậ
Sài hồ 12-16g, Hoàng cầm 8-12g, Chích cam thảo 4-8g, Đại táo
4-6 quả, Bán hạ 8-12g, Nhân sâm 8-12g, Sinh khương 8~12g. sắc
uống.

Tác d ụ n g: Hoà giải Thiếu dương, sơ can lý tỳ, điều hoà Tỳ vị.
Trị thương hàn ở Thiếu dương kinh, lúc nóng lúc lạnh, ngực sườn
trướng đau, dần dần không muôn ãn uống, tâm phiền, buồn nôn,
miệng đắng, họng khô, hoa mắt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền.
Phụ nữ bị thương hàn, nhiệt nhập vào phần huyết, kinh nguyệt
không đều, có lúc phát nóng lạnh, sốt rét, vàng da...
G iải th ích: Sài hồ có tác dụng sơ thông khí cơ thấu đạt tả
khí ở Thiếu dương là chủ dược; Hoàng cầm tả uất nhiệt ở Thiếu
(lươn#, hợp với Sài hồ trị dược chứng hàn nhiột vãng lai, sườn ngực
đầy tức, bứt rứt khó chịu. Chứng bệnh thường là do cơ thể hư hoặc
trị lầm làm tổn thương chính khí, tà khí nhập vào Thiếu dương
gây bệnh, vì vậy, thêm các vị Đảng sâm, Cam thảo, Đại táo để ích
khí điều trung, phù chính khu tà; Bán hạ, Sinh khương hoà Vị, chỉ
ẩu; Sinh khương, Đại táo cùng dùng có thể điều hoà Vinh Vệ, hàn
nhiệt vãng lai.
ứng dụng lảm sàng: Bài này trị hội chứng bệnh Thiếu dương.
Nếu dùng trị sốt rét do phong hàn, thêm Thường sơn (sao
rượu), Thảo quả.
Bệnh nhiệt ở Thiếu dương nhập vào phần huyết gây sốt, làm
tổn thương phần âm, thêm Sinh địa, Đơn bì, Tần giao để lương
huyết, dưỡng âm.
Nếu có triệu chứng ứ huyết, bụng dưới đau đầy (thường gặp ở
sản phụ sau đẻ) bỏ Sâm, Thảo, Táo, thêm Diên hồ sách, Đương quy,
Đào nhân để hoá ứ.
Nếu có hàn, thêm Nhục quế tâm để trừ hàn.
Có khí trệ, thêm Hương phụ chế, Trần bì, Chi xác để hành khí.
Tham khảo:
^ Trình Giảo Thuyên nói: “Bài này có tên ‘Tiểu sài hồ thang’ là lấy
nghĩa phối với Thiếu dương, còn như ý nghĩa chế phương và cách gia giảm
thì chỉ nói: Thượng tiêu được thông, tân dịch đi xuống được, vị khí nhờ đó
mà hoà là hết. Sao vậy ? Vì kinh mạch Thiếu dương tuần hành qua hông
sườn, chỗ giáp giói phía bụng và phía lưng, tà ở biểu muốn vào lý lại bị khí
ở lý ngăn trỏ, cho nên hết lạnh thì lại nóng, biểu tà với lý khí chống nhau
mà lưu lại ở chỗ bán biểu bán lý, cho nên ngực sườn đầy tức. Tinh thần ý
thức v) phải chống cự mà mờ khốn, cho nên bị giảm, mộc bị tả cho nên hại
thổ, vỉ thế không muốn ăn, đờm là dương mộc mà ở thanh đạo, bị tà làm
Uất trở, hoả khộng tiết ra dược, bức lên đốt tâm cho nên tâm phiền, thanh
khí b| uất hoổ thành trọc, thl thành đờm trệ, cho nên hay mửa, mửa thì mộc
và hoả dược thư, cho nôn muốn mửa. Đó là chứng nhất định phải có của
Thiếu dương, là bộ vị nửa vời trong nhân thể. Những kẽ hở của biểu lý kinh
lạc đổu theo chỗ hư không mà hiện rõ, tà không nhất định. Dựa vào chửnụ
thl dổu là chửng trong kinh Thái đưđng có cả, đặc biệt là trôn 5-6 ngày mớl
tháy, oho nén thuộc vé Thlấu đương, kiêm cả chửng bán blẩu bán lý, mớl
là chửng QỦQ 'Tlếư 8rtl hổ thnng’,
Trong bài, 8AI hổ tờ thông con khí, lầm cho tà khí ở bàn biếu được
thông đạt ra ngoài; Hoàng cầm thanh hoả, làm cho bán lý được tiêu tan ở
trong; Bán hạ khơi thông đờm kết, lọc trọc khí trở lại thanh; Nhân sâm bổ
hư, bổ Phế để hoà can; Cam thảo điều hoà, lại thêm Khương, Táo giúp cho
khí sinh phát của Thiếu dương, làm cho tà khí không vào trong được. Can
nếu thư phiển mà không nôn là hoả đã thành táo thực mà bức lên ngực cho
nên bỏ Nhân sâm, Bán hạ, Qua lâu. Khát là táo khí đã làm hao tân dịch mà
bức Phế, cho nên bỏ Bán hạ thêm Qua lâu căn. Trong bụng đau là can khí
tán nhập vào Tỳ Vị, vị dương bị khốn, cho nên bỏ Hoàng cầm để yên vị,
thêm Thược dược để dẹp can khí. Dưới sườn đầy cứng là tà khí lưu thì can
khí thực, cho nên bỏ Đại táo ngọt hoãn, thêm Mấu lệ vị mặn để làm mềm
chất cứng. Đưới tim hồi hộp, tiểu tiện không thông lợi là vì thổ bị xâm phạm
thì mộc khí nghịch lên, cho nèn bỏ Hoàng cầm có vị đắng gây ra khắc phạt,
thêm Phục linh nhạt để thấm thấp. Không khát, mình hơi sốt là hàn tà ở bán
biểu còn trệ lại, cho nên bỏ Nhân sâm thêm Quế chi để giải đi. Ho là hàn
tà ở bán biểu xâm phạm vào Phế, vì vậy, bỏ Sâm, Táo thêm Ngũ vị tử, đổi
Sinh khương dùng Can khương để cho ấm lên; tuy Phế hàn mà không giảm
Hoàng cẩm là sợ mộc nggịch lên.
Tóm lại tà ỏ Thiếu dương là do biểu hàn lý nhiệt, cả hai đểu bị uất kết
không thăng lên được, dùng T iể u sài hồ’ để trị, cho nên nói thăng giáng
phù trầm thì thuận (Danh y phương luận).
> Cách cẩu tạo của bài này chủ yếu là để hoà giải Thiếu dươn
những bài thuốc tương tự của đời sau, thường tuân theo phép này mà gia
giảm biến hoá. Vì thế, bài ‘Tiểu sài hồ thang’ thường được sắp lên hàng đầu
các bài thuốc hoà giải.
Hình thành chứng Thiếu dương thương hàn, là do tà khí thâm nhập
vào Thiếu dương. Kinh mạch Thiếu dương phân bố ở vùng sườn, ở vào
khoảng giữa Thái dương và Dương minh, cho nên hiện ra chửng trạng ià
nóng lạnh qua lại, ngực sườn đầy đau, miệng dắng, họng khô, chóng mặt,
những hiện tượng này đều-có quan hệ đến vị trí ở bán biểu bán lý và sự
phận bố của kinh mạch Thiếu dương. Trong phép trị thương hàn, tà ở biểu
thì nên phát tán, tà vào trong Dương minh thì nên thanh, nên hạ. Nay tà đã
khỏng ở biểu cũng không ở lý, mà ở giữa khoảng biểu và lý, cho nên không
dùng phát hãn hoặc thanh hạ được mà dùng phép hoà giải để trị.
Sách ‘ Thương hàn luậrí viết: “Nếu trong ngực bứt rứt mà không nôn
mửa, bỏ Bán hạ, Nhân sâm, thêm Qua lâu 1 quả; nếu khát, bỏ Bản hạ,
tăng Nhân sâm thành 9g, Qua lâu căn 8g; nếu trong bụng đau thì bỏ Hoàng
cẩm, thôm Bạch thược 6g; nếu dưới sườn đầy cứng thì bỏ Đại táo, thêm
Mẫu lệ 8g; nếu dưới tim hổi hộp, bỏ Hoàng cầm, thêm Bạch tinh 8g; nếu
không khrit. ngoài có hơi nóng, bỏ NhAn sâm, thêm Quế ohi 6g, đắp chăn
cho ra ít mổ hôi là khỏi; nếu ho, bỏ Nhân sâm, Đại táo, sinh khương, thôm
Ngũ vị tử, Can khương 4g.
Phương pháp gia giảm nói trên là tuỳ chứng mà dùng cho thích hợp
với bệnh tình.
T iể u sài hồ thang’ ứng dụng trên lâm sàng rất rộng, ngoài chứng Thiếu
dương thương hàn ra, như các chứng sốt rét, hoàng đản và đàn bà hậu sản,
khi hành kinh bị cảm mạo phong tà, thương hàn nhiệt tà xâm vào huyết thất,
thấy có những chứng trạng kể trên đều có thể linh hoạt mà dùng.
T iể u sài hồ thang’ là bài thuốc hoà giải, nói chung, sau khi uống
thuốc mổ hôi không ra mà bệnh khỏi, nhưng cũng có khi sau khi uống thuốc
rồi ra một ít mổ hôi mà bệnh khỏi, điều này đã được Trọng cả n h nhắc đến:
“Cho uống T iể u sài hồ thang’ thì thượng tiêu được thông lợi, tân dịch được
thấu suốt, vị khí nhân đó mà điểu hoà, thân mình ra dâm dấp mổ hôi mà
tà giải” . Như vậy có thể biết rằng sau khi uống T iể u sài hổ thang’ có khi
ra mồ hôi mà bệnh khỏi đó không phải do Sài hồ gây ra mồ hôi mà !à do
thượng tiêu thông lợi được, tân dịch thấu xuống được, nhân đó mà vị khí
điều hoà, cho nên ‘Tiểu sài hồ thang’ đúng là thuốc hoà giải, không dược
xem là thuốc phát hãn (Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca TIỂU SÀI Hồ THANG

Tiểu sài hổ thang’ hoà giải cung, Tiểu sài hổ’ thuốc hoà giải,
Bán hạ, Nhân sâm, Cam thảo tùng, Cam thảo, Bán hạ cùng là Nhân sâm,
Cánh dụng Hoàng cẩm gia Khương Táo, Khương, Táo đi với Hoàng cầm,
Thiếu dương bách bệnh thử vi tông. Thiếu đương trăm bệnh đều quân chủ bài.

Bảng so sánh ĐẠI, TlỂU SÀI Hồ THANG

Đều có Sài hồ, Phối hợp với Nhân sâm, Cam thảo
Hoàng cầm, để ích khí, phù chính. Trị chứng của
Bán hạ, Sinh Sài hồ, kèm chính khí bất túc, có đặc
Tiểu sài
khương, Đại điểm là tâm phiền, thích nôn, không
hồ th a n g
táo. thích ăn uống,miệng khát, họng khồ,
hoa mắt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch
Có tác dụng
Huyền nhưng không Sác.
hoà già ỉ Thiếu
dương, biểu Trọng dụng Sinh khương. Phối hựp
Đ ại 9ái hiộn lúc nóng với Đại hoàng, Chỉ thực, Thược (lược
hồ th a n g lúc lạnh, hỏn# kòm tổ nhiội kết ở hên trong.
Hơởn (1/1y tức, Trị Thiếu dượng, Dưưng minh hựp,
'í...................... .......................... ĩ..................................................................... ................*
Ị phiền, nôn mửa, ị tâm phiền, nôn mửa, đặc điểm là Ị
Ị mạch Huyền. ị nôn không ngừng, uất, hơi phiền, ị
• thường thấy vùng dưới tim đầy cứng ;
I Ihoặc trướng đau, đại tiện không ị
Ị Ithông hoặc tiêu chảy do nhiệt, rêu ị
I lưỡi vàng, mạch Huyền. ị

HAO CẦM THANH ĐỞM THANG


(Trọng đính thông tục Thương hàn luận) Gao qỉn qing dan tàng Ị
Chủ trị
Thiếu dương thấp nhiệt chứng. 4 'W ỉ i $ ỉ f
Triệu chứng chỉnh m m rnầ.
Hàn nhiệt như ngược, hàn khinh nhiệt
trọng, hung hiếp trướng đông, thổ toan
khổ thuỷ, thiệt hồng đài nị, mạch (tả) w & ịa m , M & ĩằ M ,
Huyền (hữu) Hoạt nhi Sác (Nóng lạnh ítíiim * , I
như bị sốt rét, lạnh ít nóng nhiều> ngực m írti 1
sườn trướng đau, nôn ra nước chua mm
đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhờn, mạch bèn
trái Huyền, mạch bên phải Hoạt Sác).
N g u y ê n nhân gây bệnh
Thấp át nhiệt tà vu Thiếu dương, Tam s ìiíM iỉT ỹ ra , = Ị
tiêu khí cơ bất sướng, Đởm nhiệt thiên f! m , m tằ 1
trọng phạm Vị, dịch tà vi đờm, Vị th ất
hoà giáng. w ỉk ĩm
Công dụng ĩb ỉ8
Thanh đởm lợi thấp, hoà Vị hoá đờm. ỉ i Ị
Dược vị
íThanh hao 5 - 12g, Trúc diệp, Xích phục linh đều 8-12g, Chỉ xác,
Trần bí đều 6-Sg, Chế bán hạ 4-8g, Hoàng cầm 8-12g, ‘Bích ngọc \
tán* $ . ỉ-;. (Thạch cao, Cam thảo, Thanh đại) 8'ĩ6g. 'Bích ngọc
tán ’ (bợc lại), sắc uống.
Tác dụng: Thanh đởm, lợi thấp, hoà Vị, hoá đờm. Trị lúc
nóng lúc lạnh, lạnh ít nóng nhiều, miệng đắng, ngực tức, nôn ra
nước đắng chua hoặc nước vàng dính, có khi nôn khan, ngực sườn
đầy đau, lưỡi đỏ, rêu trắng nhớt, mạch Hoạt Sác hoặc Huyền.
G iải thích: Chủ trị của bài thuốc là chứng Thiếu đương thiên
về thực kiêm có đờm thấp, cho nên bài thuốc có tác dụng chính là
thanh đởm nhiệt, hoá đờm thấp. Vì thế, trong bài, vị Thanh hao
tính đắng, hàn, có tác dụng thanh nhiệt ở Thiếu dương; Hoàng cầm
đắng, hàn, tả uất hoả ở Đởm kinh, dều là chủ dược; Trúc nhự thanh
nhiệt trừ phiền, hoá dờm, chỉ ẩu; Quất bì, Chế bán hạ, Ghi xác cùng
dùng vối Hoàng cầm có tác dụng hoà vị giáng nghịch, hoá thấp trừ
đờm; Xích phục linh, ‘Bích ngọc tán ’ thanh thiệt lợi thấp.
ứ ng dụ n g lăm sàng:
Thường được dùng trị thử thấp giống như sốt rét Hiện nay
dùng trị viêm túi mật, trẻ nhỏ bị sốt vào mùa hè, sốt cao.
Cũng được dùng trị viêm đường tiểu, viêm dạ dày, viêm cuống
phổi, sốt rét.
G ia giảm :
Nôn nhiều, thêm T ả kim hoàn’ (Ngô thù du, Hoàng liên) để
thanh nhiệt trừ thấp, giáng nghịch, chỉ ẩu.
Thấp nặng, thêm Thảo quả, Bạch đậu khấu để hoá thấp.
Chân tay nhức mỏi, thêm Tang chi, ích trí nhân, Ty qua lạc
để thanh nhiệt, lợi thấp, thông lạc, chỉ thống.
Nếu thấp nhiệt sinh vàng da, nhiệt nặng thấp nhẹ, bỏ Trần bì,
Bán hạ, thêm Nhân trần cao dể thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng.
Lảm sàn g hiện nay:
• Trị túi mật uiêm: Dùng bài này thêm Sài hồ, Đại hoàng,
NhAn tr/ln, Xa tiền tử. Trị 48 ca. Kết quả: Khỏi 40, đỡ 6, không đỡ
2 {(ỉiang Tồ trung y tạp chí 5, 1987).
• Trị trè nhồ Ềốt vào mùa hè: Trị trẻ nhỏ cứ đến mùa hè là bị
Hốt 40.5°c, không mồ hôi, khát, thích uống nước, đêm ngủ không
yAn, An uốn# ít, cổ lúc bị nốn mửa, ho, táo bón, trung tiện được thì
dỡ, kinh Mự, khóc (1Am, lưỡi đỏ, rỏu lưỡi hơi vồng, chĩ tay đỏ tím,
mạch lỉuyồn Sác. Kốt quá: Uống 2 thang, họ nối, uống tiếp 2 thang,
khỏi bệnh (Phúc Kiến trung y dược 3, 1983).
• Trị sốt cao: Đã trị 34 ca. Kết quả: Uống 1-3 thang, hết số
(Giang Tô trung y tạp chí 6, 1987).
Tham khảo:
Bài này trị chứng Thiếu dương nhiệt nặng kiêm có đờm thấp ngăn trở
ỏ trong. Hà Tử Sơn nói: “Túc Thiếu dương đởm với Thủ Thiếu dương tam
tiêu hợp làm một kinh, khí hoá ở đó một phần giữ trong đởm để tiêu hoá
cơm nước, một phần ra ở tam tiêu đi khắp tấu lý, nếu bị thấp nhiệt uất át,
thì khí cơ của Tam tiêu không lưu lợi được, tướng hoả trong đỏm sẽ bốc lên.
Vì vậy, bài này lấy thanh đởm nhiệt làm chủ, kèm hoá đờm lợi thấp, làm
cho nhiệt tà ở Thiếu dương có thể giải, đờm hoá, thấp trừ, thì khí cơ lưu lợi
được mà mọi chứng tự khỏi.
Bài này cũng thường được dùng trị sốt rét vì thử thấp, như ý nghĩa
vương Mạch Anh nói: “Chứng sốt rét vì phong hàn thì có thể tán phong,
sốt rét vì thử thấp thì phải thanh giải”. Trên lâm sàng khi trị sốt rét, phương
pháp chung là nếu sốt rét vì phong hàn thì dùng T iể u sài hổ thang’ gia
giảm, vì tà khí thử thấp của thời tiết mà sinh ra giống như sốt rét thì có thể
biến hoá dùng bài này (Thượng Hải phương tễ học).

Bảng so sánh TIỂU SÀI Hồ THANG


và HAO CẦM THANH ĐỞM THANG

Sài hồ hợp với Hoàng cầm, thêm


Nhân sâm, Đại táo dể hoà giải bên
trong, lấy thấu tà là chính, kèm ích
Đều có Hoàng khí, phù chính.
cầm, Bán hạ,
Trị Thiếu dương bệnh kèm lý khí bất
Cam thảo.
túc, hông sườn không thoải mái. Đặc
Có tác dụng điểm là hông sườn đầy trướng, tâm
hoà giải Thiếu phiền, thích nôn mửa, thỉnh thoảng
dương. Trị tà không muốn ăn, miệng đắng, họng
ồ Thiếu dương, khô, hoa mắt, rêu lưỡi vàng mỏng,
biểu hiện lúc mạch Huyền không Sác.
nóng lúc lạnh,
Hao hông sườn Thanh hao hợp với Hoàng cầm, phối
cầm không thư thái. hợp với Trúc nhự, Chỉ xác, Trần bì,
th a n h Xích phục linh, ‘Bích ngọc tán ’ để
dởm hoà giai trung tiêu, thanh đơm lầm
th a n ịĩ chinh, thanh nhiộl lợi th;Vp, lý
khí hoá thấp.
Trị Thiếu dương đởm nhiệt nhiều,
kèm có thấp nhiệt đờm trọc,dặc điểm
là lúc nóng lúc lạnh như là sốt rét,
hàn ít nhiệt nhiều, ngực sườn không
thoải mái, thường thấy nôn ra nước
chua, đắng, hoặc nôn ra nước dãi
vàng, dính, nôn khan, nấc, táo bón,
tiểu ít, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhờn, mạch
Huyền, Hoạt Sác.
ĐIỀU HOÀ CAN TỲ
I ìfèifíi!jĩ'« I

Cách điều hoà Can Tỳ dùng trong trường hợp hội chứng I
I bệnh tý có triệu chứng chủ yếu là do Can khí uất kết, ảnh hưởng I
I đến Tỳ Vị, gây nên triệu chứng ngực sườn đau, đầy tức, ợ chua, ợ I
hơi, mạch Huyền.
Các vị thuốc thường dùng là Sài hồ, Bạch thược, Cam thảo, Ị
Bạch truật.
Bài thuốc dùng có Tứ nghịch tán, Tiêu dao tán, Thống tả yếu ị
phương. ị

TỨ NGHỊCH TÁN
(Thương hàn luận) Si ni san
C hủ tr ị
Dương uất quyết nghịch chứng. rai& H òỄ ií
T riệ u c h ứ n g ch ín h
* Dương u ấ t quyết n g h ịch chứ ng K IPM ỈẼÍE
Thủ túc bất ôn, phúc thống, tiết lợi hạ
n a # T
trọng, mạch Huyền (Tay chân không ấm,
bụng đau, tiêu chảy nhiều, mạch Huyền). *,

* C an Tỳ k h í u ấ t chứ ng
Hiếp lặc, quản phúc đông thông, mạch
Huyền, hiếp lặc trướng muộn, tiết lợi
M M h m m ĩ ầ
hạ trọng (Hông sườn, bụng đau, mạch
M H # I 'J T S
Huyền, hông sườn đầy trướng, tiều chảy
nhiều).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
* Dương u ấ t quyết n g h ịch chứ ng
Dương khí nội uất, bất (lạt tứ chi. is rm m 'P i i H t e
* Van Tỳ k h í u ấ t chứ ng MFJirtWiiF
Can khí uất kết, Tỳ khí ủng trệ.
C ông d ụ n g
Thấu tà giải uất, sơ Can lý Tỳ.
* Thấu tà giải uất, điều sướng khí cơ (ro
(dương uất quyết nghich, chứng). » m m M)
* Sơ Can lý Tỳ, hoãn cấp chỉ thống m m m ầ Ẽ s ± m (ffF
(Can Tỳ khí uất chứng). »^=95 iìE
Dược vị
Sài hồ (quân) 6g, Chích thảo (tá sứ) 4g, Chỉ thực (tá) 6g, Thược dược
(thần) 6g. Tán bột, mỗi lần uống 12-16g với nước sôi để nguội.
Có thể làm thuôc thang uống liều lượng có gia giảm.

Tác dụng: Sơ can lý khí, hoà Vinh tán uất. Trị chứng dương
khí nội uất do nhiệt nhập vào lý không thông đạt đến tứ chi gây
nên chứng quyết nghịch (vì vậy gọi là ‘Tứ nghịch tán ’).
G iải th ích: Sài hồ, sơ giải uất kết làm cho dương khí thấu
đạt ra ngoài, là chủ dược; Chỉ thực phối hợp với Sài hồ để thăng
thanh giáng trọc; Thược dược ích âm hoà lý, phôi hợp với Chỉ thực
có tác dụng sơ thông khí trệ; Chích thảo điều hoà trung khí, cùng
dùng với Thược dược có tác dụng thư cân hoà Can. Vì Sài hồ, Chỉ
thực có tác dụng sơ thông Can Tỳ (Vị) khí trệ; Thược dược, Cam
thảo sơ Cati lý Tỳ, chỉ thống, cho nên đây là bài thuốc căn bản trị
chứng Can Tỳ bất hoầ, khí trệ.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này trên lâm sàng dùng trị chứng
Can uất, chân tay quyết nghịch, hoặc Can Tỳ bất hoà gây nên bụng
sườn đau hoặc nôn mửa hoặc bụng đầy, ợ hơi, mạch Huyền có lực.
G ia g iả m ; Nếu có thực tích, thêm Mạch nha, Kê nội kim, để
tiốu thực.
Nôu có huyết ứ, thêm Đan sâm, Bồ hoàng, Ngũ linh chi đổ'
tán ứ, cht thống.
Nốu cố vồng đá, thêm Nhân trần cao, Ưất kim để thanh
nhiột, lợi thấp, thmU hoàng,
Khi trộ nộntf, thổm llương phụ, Urtt kim <1ếhAnh khí giíii uất.
Trường hợp đau dạ dày thuộc chứng Can Vị bất hoà dùng bài
‘Tứ nghịch tá n \
Nếu vùng thượng vị đau, đầy trướng, miệng đắng, ợ chua,
thêm ‘Tả kim hoàn’ để hạ khí giáng nghịch, tả nhiệt khai uất.
Trên lâm sàng thường dùng trị các chứng đau thần kinh liên
sườn, đau dạ dày cơ năng, thuộc chứng Can Tỳ bất hoà, có thể thêm
những vị thuốc như Hương phụ, Diên hồ sách, u ấ t kim để giải uất,
chỉ thống. Trường hợp tả lỵ, mót rặn, có thể thêm Phỉ bạch để
thông tả khí trệ ờ dại trường.
Trên lâm sàng có tác giả báo cáo dùng bài ‘Tứ nghịch tán gia
vị’ (Sài hồ, Chỉ thực, U ất kim mỗi thứ 8g, Bạch thược, Qua lâu bì
mỗi thứ 16g, Phỉ bạch 12g, Cam thảo 4g), trị đau thần kinh liên
sườn kết quả tốt.
C hú ỷ lúc sử d ụ n g : Chứng chân tay quyết nghịch do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Bài thuốc này chỉ có thể dùng trị chứng
nhiệt quyết do dương khí nội uất, những trường hợp khác không
dùng dược.
Tham khảo:
> C hủ c h ứ n g c ủ a bài này là chân tay q u y ế t n g h ịch , ch o nên
tôn bải gọi là ‘T ứ n g h ịch ” . C h ứ n g q u y ế t nghịch có p hâ n ra hàn n hiệt.
Phương này trị chứng nhiệt quyết, vì nhiệt tà truyền kinh hãm vào
phần lý, d ư ơ n g kh í u ấ t lại ở tro ng , kh ôn g th ấ u đ ạ t ra ch â n ta y đ ư ợ c
cho nên ch â n tay q u y ế t lạnh. D ụng ý củ a bài n à y là ở ch ỗ hoà giải
b ỉể u lý, sơ th ồ n g p h ầ n dươ n g để kh ô n g u ấ t lại ở tro n g thì d ư ơ n g kh í
d ư ợ c th ô n g đ ạ t m à q u y ế t ngh ịch khỏi. N ếu là c h ứ n g q u y ế t âm cần
dùng thuốc ôn lý hồi dương thì bài này không thích hợp.
N ế u C an T ỳ m ấ t đ iể u hoà, kh í trệ không hoà, v ù n g b ụn g đau,
tiê u ch ả y , lỵ m ó t rặn, cũ n g có thể d ùn g bài này. B ài n à y d ùn g trị
ohứng th iế u âm ch ân ta y q u y ế t n gh ịch . Đ ơn Ba N g u yê n G iản chú
Ihlch rằng: “ B ài n à y tu y nói là trị th iế u âm , như n g th ự c là th u ố c củ a
Dương minh và Thiếu dương”. Cách lập phương và phạm vi sử dụng
oửa bài n à y đ ờ i sau đ ư ợ c triể n khai th ê m , n h ư bài ‘T iê u dao tá n ’ củ a
'Hoà tề cụ c phương ’, d ự a the o phé p này gia giảm m à th à n h . T rê n lâm
iầ n g , c h ứ n g can uất, th ấ y cá c ch ứ n g ch ân tay q u y ế t n g h ịch , can vị
kh ôn g hoà g â y ra đ au bụn g và q u yế t, đ ề u có th ể d ù n g , k h ô n g hoàn
toèn c h ỉ tro n g phạ m vi th ư ơ n g hàn (Thượng H ải phương tề học).
> T ứ n g h ịch tá n ' (Tl)Ương hàn luận') tu y gọi là T ứ nghịch
nhưng không dùng trị chứng hàn quyết... T ứ nghịch tán’ trị thương
hàn truyền kinh nhiệt vào lý, dương khí uất bế bên trong, không
dạt ra bốn bên, khí âm dương không giao nhau sinh chứng quyết.
Triệu chứng là chĩ có đầu ngón chân tay lạnh, khống sợ lạnh, bụng
đầy đau, hoặc tiêu chảy, mạch Huyền, thuộc chứng nhiệt quyết. Bài
thuốc điều trị là dùng thuốc thấu giải uất nhiệt sơ can lý Tỳ, dùng
T ứ nghịch tán’. T ứ nghịch tán’ trong Thương hàn luận, trị Thiếu âm
nhiệt bịnh quyết nghịch. Tuy nhiên hậu thế trên cơ sở T ứ nghịch
tán’ phát triển trị nhiều chứng bịnh khác, như Can uất khí trệ, tay
chân quyết nghịch, Can Tỳ bất hòa, sườn bụng đau, tiêu chảy mót
rặn... Hiện nay trị viêm gan mạn tính, giun chui ống mật, viêm túi
mật, sỏi mật, viêm tụy, viêm trường vị cấp tính, viêm ruột thừa cấp,
viêm màng ngực, chứng chức năng thần kinh, viêm tuyến vú, đau
thần kinh gian sườn, trên cơ sở bài trên gia giảm điều trị đạt hiệu quả
(Trung y vấn đối).

Đài ca Tứ NGHỊCH TÁN

Tứ nghịch tán’ lỷ dụng Sài hổ, ‘TỨ nghịch tán’ có Sài hồ,
Thược dược, Chì thực, Cam thảo tu, Thược dƯỢc, Chi thực, Thảo (Cam) đà có tên,
Thử thị dương tà thành quyết nghịch, Dương tà quyết nghịch gây nên,
Liễm âm tiết nhiệt bình tễ phù. Liễm âm tiết nhiệt giúp yên một bể.

Bảng so sánh TỨ NGHỊCH TÁN và TIẾU DAO TÁN

Phối hợp Chỉ thực để tăng tác dụng thấu


Đều có Sài tà, diều khí, kèm lý khí, hành trệ.
Tứ hồ, Bạch
Trước đây trị dương uất, quyết nghịch,
n g h ịch thược, Cam
tay chân không ấm. Sau này dùng trị
tả n thảo.
Can uất Tỳ trệ (thực chứng), biểu hiện
fc)ều là thuốc thượng vị và bụng đau, mạch Huyền.
diều lý Can
Tỳ. Có tác Phối hợp với Đương quy, Bạc hà và Bạch
dụng sơ Can truật, Phục linh, Oi khương để dưỡng
giải uất. huyết, sơ can, kèm kiện Tỳ trợ vận.
T iê u
dao Trị Can uất, Trị can uất, huyết hư, Tỳ nhược (thuộc
tá n hỏng aườn loạỉ hư thực lẫn lộn), thường thấy mệt
dau. mỏi, ftn ít, kinh nguyột khòng đều, mụch
Huyổn, líư.
SÀI HỒ S ờ CAN TÁN (Cảnh Nhạc toàn thư)

^êÃÍỈ0tffFifc - Chai hu chu gan san


Bạch thược 12g, Xuyên khung, Hương phụ, Sài hồ, Chỉ xác
đều 8g, Chích thảo 4g, sắc uống.
Tác dụng'. Sơ Can, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống. Trị các
chứng Can khí uất kết, ngực sườn đau tức, lúc nóng lúc lạnh (hàn
nhiệt vãng lai).
Đây là bài ‘Tứ nghịch tán ’ thêm Xuyên khung, Hương phụ,
dùng Chỉ xác thay Chỉ thực.

TIÊU DAO TÁN ilìlic


(Hoà tễ cục phương) Xiao yao san
C hủ tr ị
Can uất, huyết hư, Tỳ nhược. M iầ íU ỉệ lS
T riê u c h ứ n g ch ín h
Luững hiếp phát thống, thần bì thực
thiểu, nguyêt kinh bất điều, mach Huyền
nhi Hư (Hông sườn đau, mỏi mệt, ăn ít, B iỉT - m , 11*52
kinh nguyệt không đều, mạch Huyền Hư).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Cttĩì uất huyết hư, Tỳ nhược bất vận.
C ông d ụ n g
Bơ Oan giải uất, dưỡng huyết kiện Tỳ.
Dược vị
Sái hồ (quân), Đương quy (thần), Bạch thược (thần), Bạch truật
(tá), Rạch lỉnh (tá) đều 40g, Chích thảo (tá sứ) 20g. Tán bột, trộn
đều, mỗi lần uổng 12g với nước Gừng (tá), sắc với Bạc hà (tá). Có
thố’ dùng thuốc thang.

Tác dụng: Sư Can giải uất, kiện Tỳ, dưỡng huyết. Trị chứng
Ụttn uAi, huyết hư, Can uất khí trộ, hai bên hông sườn đau, đầu đau,
intU mờ, phụ nừ kinh nguyệt khòng (lều, hùnh kinh đau bụng, núm
VÚ iƯUK (lau, lười hổng nhụt, mụch llư Iluyồn.
G iải thích: Bài này do bài ‘Tứ nghịch tán ’ gia giảm. Sài hồ
sơ Can giải uất là chủ dược; Đương Quy, Bạch thược bổ huyết dưỡng
Can, hoà vinh; Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo kiện Tỳ bổ trung;
Gừng lùi hoà chung dùng với Quy, Thược để điều hoà khí huyết; Bạc
hà giúp Sài hồ sơ Can giải uất. Toàn bài có tác dụng sơ can lý tỳ,
hoà Vinh dưỡng huyết.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Hiện nay dùng trị viêm gan siêu vi B,
túi m ật viêm mạn, sỏi mật, thống kinh, kinh nguyệt không đều,
viêm xoang chậu, tuyến vú sưng to, rối loạn mãn kinh, rối loạn nội
tiết tố nữ, hy s te ria, nam giới vú to, liệt dương.
Cũng dùng trị ung thư vú, ung thư tuyến giáp, viêm xoang,
ruột viêm mạn, bệnh về mắt.
G ia g iả m : Trường hợp Can uất, huyết hư, sốt, hoặc sô't về
chiều, tự ra mồ hôi hoặc mồ hôi trộm, đầu đau, m ắt mờ, hồi hộp,
bứt rứt, má đỏ, miệng khô hoặc kinh nguyệt không đều, bụng đau,
bụng dưới nặng, tiểu tiện khó và đau, cần thêm Đơn bì, Chi tử để
sơ can thanh nhiệt, gọi là bài ‘Đơn chi tiêu dao tán ’ (Nội khoa trích
yếu).
Can uất huyết hư, bụng dau trước khi hành kinh, mạch Huyền
Hư, bài thuốc trên thêm Sinh địa hoặc Thục địa để tăng cường
dưỡng huyết hoà vinh, gọi là bài ‘Hắc tiêu dao tán ’ (Y lược lục thư
phụ khoa chỉ yếu).
Khí trệ, hông sườn đau nhiều, bỏ Bạch truật, thêm Hương phụ
để hành khí, chỉ thống. Viêm gan mạn, vùng gan đau nhiều, người
mệt mỏi, ăn ít, thuộc chứng Can uất Tỳ hư, dùng bài này bỏ Bạc hà,
Gừng lùi, thêm Hải phiêu tiêu, Đảng sâm để hoà Can bổ Tỳ.
L ăm sàng hiện nay :
• Trị viồm gan B: Dùng bài này thêm Bản lam căn, Bại tương
thảo. Trị 30 ca, khỏi 6, đỡ 23, không khỏi 1 (Hắc Long Giang trung
y dược i, Ì987).
• Trị tỉiềm gan mạn: Dùng bài này hợp với ‘Tứ quân tử thang’,
Lrị 100 cu. Uống 40-60 thang. Kết quả: Khỏi (các triệu chứng tiêu
hết, chức nAng gan trờ lạ ỉ bình thường, HBsAg âm tính, gan teo
nhỏ dưđi bờ Hườn lem, An vùo mổm) 61, có chuyổn biến (ciic triộu
chứn# gidm nhtf hoộc UOu hết, huyết thanh TFT + thAnh ++) 31,
không khỏi 8 (Hà Bắc trung y 6, 1987).
• Trị túi mật viêm m ạn: Trị 32 ca, khỏi 30, không khỏi 2 (Tân
trung y tạp chí 12, 1987).
• Trị sỏi m ật: Dùng bài này hợp với ‘Tiêu thạch phàn thạch
tán ’, thêm Kim tiền thảo, trị 25 ca. Hết đau 17, có chuyển biến 3,
hết sỏi 5 (Thượng Hải trung y dược tạp chí 7\ 1965).
• Trị thống kinh nguyền phát: Trị 52 ca. Hàn ngưng khí trệ,
thêm Ngải diệp, Quế chi, Hương phụ, Diên hồ sách. Khí trệ huyết
ứ, thêm Trạch lan diệp, ‘Thất tiếu tán’, Một dược, Đan bì, Diên hồ
aách, Xuyên luyện tử. Lưng gối đau mỏi, thêm Thỏ ty tử, Hoài ngưu
tất. Trước khi hành kinh 3-5 ngày, uống 5-7 thang. Kết quả: Tỉ lệ
khỏi là 88.4% (Quán Dương trung y y học học báo 3, 1985).
• Trị vú sưng to: Trị 182 ca. Trong đó, Can uất khí trệ, thêm
Uất kim, Trần bì, Chỉ xác, Vương bất lưu hành, Nhũ hương, Một
dược. Khí trệ huyết ứ, thêm Thanh bì, Hương phụ, Đan sâm, Tam
lAng, Nga truật, Nhũ hương, Một dược. Đờm khí uất kết, bỏ Sài hồ,
Hục hà, thêm Trần bì, Bán hạ, Nam tinh, Bạch giới tử, Cương tằm.
Khí hư huyết ứ, bỏ Sài hồ, Bạc hà, thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Dâm
(lưưng hoắc, ư ấ t kim, Đan sâm, Tạo giác thích. Kết quả: Trị Can
khí uất kết 68 ca, khỏi 41, đỡ 27. Khí trệ huyết ứ trị 75 ca, khỏi 27,
đờ 39, có chuyển biến 8, không khỏi 1. Đờm khí uất kết trị 16 ca,
khỏi fj, đở 7, có chuyển biến 1, không khỏi 1. Khí hư huyết ứ, trị 23
Ctt, khỏi 2, đỡ 5, có chuyển biến 9, không khỏi 7 (Cát Lâm trung y
dưực 2, 19841
• Trị vú to ở nam giới: Dùng bài này chế thành hoàn, trị 35
CA, trong đó bệnh từ 3 tháng đến 1 năm có 25 ca. Vú hết sưng 15.
Cổ 10 ca uống 95 ngày hết sưng. Có 7 ca bệnh 1-3 năm, ucíng 110
n|(fty thì có 5 ca khỏi, 2 ca teo nhỏ khoảng 2/3. Có 3 ca bệnh trên
3 nAm, trong đó có 1 ca uống 90 ngày thì xẹp (Trung Tây y kết hợp
tọp chi ỉ, 1988).
• Trị liệt dương: Dùng bài này thêm Xà sàng tử, Thạch hộc.
KAl quri: UôYỉg 10 thang, dương vật có thể cương lên được nhưng
Vần chưn cương được lAu. Tiếp tục nhưng tăng Bạch thược lên đến
tìOg, urtnK 10 thang, khỏi bộnh (ChiOt Giang trung y tạp chí 9, 1984).
• Trị viờm xoan/ỉ m ũi: Dùng bùi nùy thô.m Huyền sâ m, Mạch
(liOii, ( /UC hun, Mụn kình tứ, lỉụch chỉ, Xuyôn khung, Tán (li hoa,
Thương nhĩ tử, Cát cánh, Cam thảo. Trị 32 ca. Kết quả: Uống 10-
15 thang, khỏi 30, đỡ 2. Theo dõi năm đến 1 năm, chưa thấy tái
phát (Tân trung y 10, 1983).
• Trị màng tim ứ nước: Dùng bài này hợp với ‘Đình lịch đạ
táo tả Phế thang’. Kết quả: Sau khi uống thuốc, kiểm tra điện tâm
đồ và chụp X. quang đều thấy tim trở lại bình thường. Theo dõi 3
năm không thấy tái phát (Tân trung y 5, 1987).
Tham khảo:
> Trương Bỉnh Thành: ‘Oan thuộc mộc là chỗ ở của sinh khí, là nơi
tàng trữ huyết, tính của nó nóng lạnh mà thích điều đạt, cần phải có nước
tưới nhuần, đất để bồi đắp vào, rồi sau mới tươi tốt được. Nếu thất tình làm
thương tổn ỏ trong, lục dâm bó d ngoài, xâm phạm vào làm cho mộc uất thì
biến sinh bệnh. Bài này dùng Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết để thấm
nhuận cho Can; Linh, Truật, Cam thảo bổ thổ để bồi đắp vào gốc; Sài hồ,
Bạc hà, Gừng nướng là những vị tân tán, thăng bốc để thuận tính của Can,
làm cho nó khỏi uất. Như vậy là trị cả lục dâm thất tình mà các chứng trên
sao lại không khỏi (Thành phương tiện độc).
> T iê u dao tán’ là vì chứng Can uất huyết hư mà đặt ra, Can giữ chức
tướng quân, thuộc mộc mà tính thích điều đạt là tạng tàng chứa huyết, thể
là âm mà công dụng là dương. Nếu tình chí không được thoải mái, Can mộc
mất sự điều đạt, thể chất của Can mất sự nhu hoà, làm cho can khí hoành
nghịch lên, các chứng sườn đau, nóng rét theo đó mà phát ra. Phương pháp
trị tất nhiên trước phải tuân theo tính điều đạt của Can, khai thông khí bị
uất. Bài này dùng những thứ sơ Can giải uất là dụng ý ở chỗ đó; đồng thời
cũng phù hợp với sự chỉ dẫn của sách ‘Nội kinh’ là “mộc uất thì thông đạt
đí” . Nhưng Can mộc gây bệnh, dễ xâm phạm đến Tỳ thổ, cho nên lại phối
hợp vởi những thứ bổ Tỳ kiện vận để bổ thổ chống lại sự xâm phạm của
mộc. Vả lại Can khí dư thì Can huyết bất túc, cho nên Can uất dễ gây ra
thléu máu, bài này là phối hợp cả thuốc dưỡng huyết hoà vinh, vói bổ Can
hoà Can. Như thế thì dược cả thể và dụng, kiêm trị cả Can Tỳ. Cách dụng
ỷ lập bàl thuốc rất chu đáo, trên lâm sàng thường hay dùng (Thượng Hải
phương t i học).
> Về mặt sinh lý, Can là cơ quan tướng quân, thuộc Mộc, tính thích
diều đẹt, chức nAng tàng huyết, thể âm dụng dương. Can Đởm quan hộ
biếu lý, liền hệ »ườn ngực. Can binh thỉ khí uất, chứng Thiếu dương vãng lai
hàn nhiệt; Can uất huyết hư triệu chứng chóng mặt, dau đầu, mlộng khô,
họng rảo, kinh nguyột không dổu, một mòl, ăn ít, mọch Huyổn... Trong bồi
'Tiêu dao', Sát hổ tầc dựng tơ Can giải uất, thuận theo tính của Can ‘mộc
uất phàl diếu dệt1; Đương quy, Bệoh thược nhu Can dưỗng huyết, ba v| phối
hợp làm quân, thông đạt khí cơ, dưỡng huyết, bổ thể và dụng của Can, phối
hợp Bạch linh, Bạch truật bổ trung khí, điều hòa Tỳ Vị. Một mặt kiện Tỳ hóa
sinh khí huyết, một mặt làm cho Tỳ mạnh, Can không khắc Tỳ, theo lý ỉuận
'bịnh Can sẽ chuyển qua Tỳ thì phải làm thực Tỳ để tránh tác hại của Can’,
hai vị làm thần. Phối hợp Bạc hà tăng cường tác dụng điều đạt Can của
Sài hổ, Ổi khương kiện Tỳ Vị, Chích cam thảo điều hòa các vị thuốc, hỗ trợ
Bạch truật mạnh Tỳ Vị, phối hợp Bạch thược hoãn cấp giảm đau, làm tá sứ.
Các vị phối hợp sơ đạt Can khí, mạnh Tỳ Vị, dưỡng huyết, Tỳ Vị kiện vận,
khí huyết sung vượng thì các chứng bịnh hết.
T iê u dao tán’ thường dùng điều hòa Can Tỳ. Trên lâm sàng bất luận
bịnh phụ khoa, nội khoa, nếu cỏ triệu chứng Can uất huyết hư, Tỳ Vị khí bất
hòa đều có thể dùng (Trung y vấn đối).

Bài ca TIÊU DAO TÁN

Tiêu dao tán’ Bạch thược, Đương quy,


'Tiỗu dao tán’ dụng Đương quy, Thược, Bạch truật, Sài hổ, Linh, Thảo ghi,
Sài, Linh, Truật. Thảo, gia Khương, Bạc, Gừng sống, Bạc hà gia đù vị,
Tán uất trừ chưng công tối kỳ, Trừ chưng tán uất khá thần kỳ,
Đlổu kinh bát vị Đan, Chi chước. Điều kinh bát vị tên thường gọí,
Chl tữ, Đan bì gia tiếp đi.

GIA VỊ TIÊU DAO TÁN (Nội khoa trích yếu)

- Jia wei xiao yao san


Còn gọi là 'Đơn chi tiêu dao tán ’, ‘Bát vị tiêu dao tán ’.
Đây là bài *Tiêu dao tán*thềm Đơn bì, Chi tử, sắc uống.
Tác dụng: Sơ can kiện tỳ, dưỡng huyết, thanh nhiệt. Trị các
chứng can Tỳ huyết hư có nhiệt, phiền táo, dễ tức giận, phát sốt
hoẠc sốt cơn, sốt về chiều hoặc tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, hoặc đầu
tlnu, mắt nhắm, hoặc hồi hộp không yên, hoặc má đỏ, miệng khô,
hoẠc kinh nguyệt không dều, hông sườn đau, vùng bụng đau, hoặc
bụng dưới nặng trệ, tiểu tiện buốt đau, lưỡỉ đỏ, rêu lưỡi hơi nhạt,
mụch Huyền, hơi Sác.
G iải thích'. Trong bài, dùng Tiêu dao tán ’ để sơ lý Can khí,
tliAm Dơn bì, Chi tử để thanh tiết Can hỏa.
ứ n ịỊ iỉụ n ịỉ lã m sàng: (/hu yếu trị Can Uíit hóa nhiệt.
L âm uànịỊ hiộn nay:
• Trị sốt do rối loạn chức năng: Dùng bài này thêm Đan sâm, trị
45 ca. Kết quả: Khỏi hoàn toàn (Trung Tây y kết hợp tạp chí 2, 1982).
• Trị xuất huyết dai dẳng; Dùng bài này thêm Sinh địa, Hoàng
cầm, Xuyên luyện tử, Uất kim, Địa cốt bì. Trị kinh nguyệt ra quá
nhiều, băng huyết, kinh nguyệt đến sớm, đều có kết quả tốt (Thiểm
Tây trung y học viện học báo 4, 1986).
• Trị huyết áp cao: Dùng bài này thêm Câu đằng, Cúc hoa,
Hạ khô thảo. Trị 33 ca huyết áp cao thời kỳ đầu ở thanh niên. Do
can uất khí trệ, thêm Hương phụ, Uất kim, Cam tùng. Mất ngu,
hay mơ, thêm Táo nhân (sao), Dạ giao dằng. Tim hồi hộp, thêm Bá
tử nhân, Liên tử tâm. Đau đầu, cứng gáy, thêm Xuyên khung, Cát
căn. Phần âm bị tổn thương, thêm Huyền sâm, Tri mẫu. Lưng đau,
gối mỏi, thêm Tang ký sinh, Ngưu tất. Phù thũng, thêm Trạch tả.
Kết quả: Huyết áp hạ 14, đố 11, không khỏi 8 (Sơn Tây trung y học
viện học báo ĩ, 1984).

H Ắ C T IÊ U D AO T Á N (Y lược lục thư, Nữ khoa chỉ yếu)

H ìâ iễ tic - Hei xiao yao san


Đây là bài *Tiễu dao tán7thêm Sình địa hoặc Thục địa.
Tác d ụ n g : Sơ can kiện tỳ, dưỡng huyết điều kinh. Trị can Tỳ
huyết hư, khi hành kinh thì đau bụng, mạch Huyền mà Hư.
Tham khảo :
Hai bài thuốc trên đều từ bài Tiê u dao tán’ gia vị mà thành. Bài trước
thêm Đơn bì, Chi tử do đó tăng thêm công dụng sơ can thanh nhiệt, thích
hợp với chứng can uất mà hoả vượng, bài sau thêm Địa hoàng để tăng
thôm công dụng dưỡng huyết, thích hợp với chứng can uất mà huyết hư
nhỉổu (Thượng Hải phương tễ học).

THỐNG TẢ YẾU PHƯƠNG


(Cảnh Nhạc toàn thư) Tong xie yao fang
('ồr» có tAn ‘Bạch truật thược dược tán ’.
Chủ trị
Tỳ hư (•un vưựug rhi thống tíi.
I.
iMuiĩiiiị^íiiíív
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Trường minh phúc thống, đại tiện tiết tả,
tả tất phúc thống, tả hậu thông hoãn, mạch m m m , Ácííitt 1
tả Huyền nhi hữu Hoãn (Bụng sôi, bụng m. m. m \
đau, tiêu chảy, khi tiêu chảy thì bụng đau, Ẽ i m . Mc/ntóiíii Ị
sau khi đại tiện thỉ đỡ đau, mạch tay trái ị
huyền, bên phải mạch Hoãn),
N g u yên n h â n gây b ệ n h
Thổ hư mộc thừa, Can Tỳ bất hoà, Tỳ thụ
Can chế, thăng vận th ất thường (Thổ khí
bị hư, mộc khí thừa cơ khắc thêm, Can Tỳ
không hoà, Tỳ bị Can ức chế, chức năng
ã , #
vận hoá khí đi lên bị rối loạn).
C ông d ụ n g IM
Bổ Tỳ nhu Can, khứ thấp chỉ tả.
Dược vị f§'IỊệì
Hạch truật (thổ sao) (quân) 120g, Phòng phong sao (tá sứ) 80g,
Bạch thược sao (thần) 80g, Trần bì sao (tá) 60g. Chê thành thuốc
tán hoặc thuốc hoàn. Mỗi lần dùng 6~12g, ngày uống 2-3 lần.
Có thể làm thuốc thang sắc uống, các vị thuốc theo tỷ lệ trên giảm
lượng.

Tác d ụng: Tả Can bổ Tỳ. Trị đau bụng, tiêu chảy do Can
vượng Tỳ hư.
G iải thích: Bạch truật kiện Tỳ bổ trung là chủ dược; Bạch
thưực sơ Can, giảm đau; Trần bì lý khí hoà trung; Phòng phong sơ
Can lý Tỳ.
Nguyên nhân gây ra chứng đau bụng tiêu chảy là phức tạp mà
cách chừa cũng có nhiều. Chứng chủ trị của bài này là do can mộc
hại tỳ, Tỳ bị khắc chế, vận hoá th ất thường gây nên. Ngô Hạc Cao
nối: “Tiếu chảy thì trách ở tỳ, đau bụng thì trách ô can, trách can vì
fchự(\ trách Tỷ vì hư, Tỳ hư can thực cho nên sinh chứng đau bụng
tiAu ciuiy”. Hủi này đùng Bạch truật để kiện vận bổ tỳ; Bạch thược
đố Ui nin mộc; Trần 1)1 lý khí tính trung tiêu; Phòng phong tán can
Mơ tỳ lỉôn vị hựp lại cá thÃ’ trí can mộc mA ho Tỳ thổ, (líổu hoA khí
<1A h o i (1mu b ụ n g , liỏ u c h â y .
ứ ng dụ n g lăm sàng:
Trên lâm sàng, bài thuốc dùng trị chứng Gan vượng Tỳ hư
gây nên bụng đau, sôi bụng, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch
Huyền Hoãn. Trong bài thuốc có Phòng phong tác dụng sơ phong
giải biểu cho nên bài thuốc thường được dùng đối với chứng tiêu
chảy do Can vượng Tỳ hư, kèm ngoại cảm.
Lâm sàn g hiện nay :
• Trị ngủ canh tiết tả: Dùng bài này hợp với ‘Tứ thần hoàn’,
trị 30 ca đều đã được xác định là viêm ruột mạn, lỵ mạn do trực
khuẩn và amip. Khí bị tổn thương, dùng bài này. Tạng phủ bị tổn
thương thì dùng T ứ thần hoàn’. Kết quả: Khỏi 29, không khỏi 1
(Trung y tạp chí 8, 1986).
• Trị viêm ruột mạn: Trị 60 ca, đều là thanh niên, thời gian
phát bệnh 1-4 ngày, dều có đau bụng, tiêu chảy, sôi ruột. Đã kiểm
tra, được chẩn đoán là viêm ruột mạn. Phân nhiều nước, thêm
Xa tiền tử, Phục linh, Can khương. Phấn sền sệt như cháo, thêm
Thương truật. Phân có mủ máu, thêm Bạch đầu ông, Hoàng cầm.
Sốt, thêm Hoàng cầm, Hoàng liên. Mót rặn nhiều, thêm Mộc hương,
Binh lang. Bụng đau, tăng Bạch thược, thêm Thanh bì, Hương phụ.
Kết quả: Phần lớn uống 1-2 thang là khỏi. Tỉ lệ khỏi là 90%, tỉ lệ
đỡ 98% (Cáp N hĩ Tân trung y 4, 1964).
• Trị túi mật ưiêm mạn: Trị 48 ca. Hông sườn đau, thêm
Xuyên luyện tử, Diên hồ sách, Quất lạc. Sốt, thêm Kim tiền thảo,
Sài hồ. Nôn mửa, thêm Trúc nhự, Bán hạ. Hoàng đản, thêm Nhân
trần, Uất kim. Ưể oải, thêm Lục khúc (sao), Mạch nha (sao). Kết quả:
Khỏi 38, đỡ 6, không khỏi 4 (Liễu Ninh trung y tạp chí 12, 1988).
Tham khảo :
Bài thuốc tuy chỉ có 4 vị mà vẫn chiếu cố được cả ‘tiêu và bản’, đúng
ià một bài thuốc hay. Nếu thầy thuốc không nắm được bệnh, sai lầm cho
rầng đau bụ no tlôu chảy do Can mộc khắc thổ là thuộc về ăn uống làm tổn
thương Tỳ, chi biết bổ Tỳ chứ không biết bình Can, vì thế mà nguồn gốc
bệnh không trừ được, bộnh không khỏi. Đó là đã mắc phải sai lầm trong
dl4u trị (Thang đàu ca quát).
Bài ca THỐNG TẢ YẾU PHƯƠNG

Thống tả yếu phương có Trần bì,


'Thống tả yếu phương’ Trần bì, Thược, Bạch thược, Phòng phong và Bạch truật,
Phòng phong, Bạch truật tiễn hoàn chước, Sắc nước, làm viên tuỳ cụ thể,
BỔ thổ tả mộc lý Can Tỳ, Lý Can tả mộc chẳng quên Tỳ,
Nhược tác thực thương y tiện thác. Nếu coi chứng ấy là thương thực,
Mà trị thì sai chẳng ích gì.

Bảng so sánh TIÊU DAO TÁN và THỐNG TẢ YẾU PHƯƠNG

Sài hồ là quân, phôi hợp với Đương


quy, Bạc hà, Thược dược để sơ Can,
dưỡng huyết, nhu Can, bổ Can.
Thêm Phục linh, ổi khương, Cam thảo
hợp với Bạch truật để ích khí, kiện Tỳ.
Toàn bài có tác dụng sơ Can kiện Tỳ,
Tiêu chủ yếu là sơ Can dưỡng huyết, kèm
dao tá n kiện Tỳ, phục vận để hoá sinh doanh
Đều có Bạch huyết. Trị Can uất, huyết hư, Tỳ suy
truật, Thược yếu không vận hoá được (Can uất là
dược. chính). Triệu chứng: hông sườn đau,
Đều là thuốc đầu đau, hoa mắt, miệng khô, họng táo,
điều hoà Can mệt mỏi, ăn ít, hoặc kinh nguyệt không
Tỳ, có tác đều, vú sưng đau, mạch Huyền, hư.
dụng kiện Tỳ Bạch truật là quân, phối hợp với thuốc
nhu Can. để tả mộc trong thổ. Phối hợp với
Trần bì để lý táo thấp, tỉnh Tỳ ho à
Trị Can Tỳ bất Vị; Phòng phong thư Tỳ thăng thanh,
hoà, loại hư thắng thấp chỉ tả, kèm tán can uất.
thực lẫn lộn. Là loại thuốc phù thổ ức mộc, chú
Thống
trọng bổ Tỳ khứ thấp, chỉ tả, kèm nhu
tã y&u
Can, chỉ thông (phúc thống).
p hư ơ ng
Trị Tỳ hư can vượng gây nên thông tả
(Tỳ hư là chính). Biểu hiện ruột sôi,
bụng đau, tiêu chảy, tiêu lỏng, khi dại
tiện thì bụng đau, đại tiện xong thì hết
đau, rôu ìưỡi trÁng mỏng, mạch bôn
..
tay trái huyổn, mạch bôn phai Horin.
ĐIỂU HOÀ TRƯỜNG VỊ
ỉm m n

B ài th u ố c đ iề u hoà trư ờ n g vị là nhữ n g bài th u ố c trị b ệ n h tại


trư ờ n g vị do rối loạn c h ứ c năng g â y nên b ụn g đ ầ y, đau, hàn n h iệ t
lẫn lộn, n ôn , b uồ n nôn, sôi b ụng, tiê u ch ảy. T h ư ờ n g d ùn g c á c loại
th u ố c hàn n h iệ t và ca y đắng để đ iề u ch ỉn h cơ năn g củ a trư ờ n g vị.
T h ư ờ n g d ù n g có C an kh ươ n g, H o à ng cầ m , H o à ng liên , B án hạ,
Đ ả n g sâ m , C am th ả o .
B ài th u ố c th ư ờ n g d ùn g là ‘B án hạ tả tâm th a n g ’.

BÁN HẠ TÀ TÂM THANG


(Thương hàn luận) Ban xia xie xin tang
C hủ tr ị
Hàn nhiệt thác tạp chi bĩ chứng.
T riệ u ch ứ n g ch ín h
Tâm hạ bĩ mãn (bất thông), ẩu thổ, hạ
lợi, thiệt đài nị nhi vi hoàng (Vùng dưới ' ừ T S í i ^ i i , Hẵít
tim đầy tức, nôn mửa, tiêu chảy, rêu lưỡi T fij, m un
nhờn, hơi vàng).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Trung khí hư nhược, hàn nhiệt thác tạp,
thăng giáng th ất thường, khí cơ bĩ tắc
(Trung khí bị suy yếu, hàn nhiệt lẫn lộn,
chức ndng thăng giáng bị rối loạn, khí ĩẵM
bị nghẽn tấc).
C ông d ụ n g
HAn nhiột bình diều, tiêu bĩ tán kết.
Dược vị 151*
litịlt liụ (quân) vhế H-lOg, Nhân săm (tá), Hoàng cẩm (thần), Can
khưmtí (thAn) dí 11 H- Hoàng lìin (th/tn), Chich tháo ít/í Hứ)
<lỏu 4-Hg, Dại táo (tri) 4 quủ. sríc uống.
Tác dụng: Hoà Vị, giáng nghịch, khai kết, trừ bĩ. Trị Vị khí
bất hoà gây nên vùng thượng vị đầy tức, nôn khan, sôi bụng, tiêu
chảy, rêu lưỡi vàng mỏng, nhớt, mạch Huyền Tế Sác.
Giải thích: Bán hạ để điều hoà tiêu tích, giáng nghịch, chỉ
ẩu, là chủ dược; Can khương, hợp với Bán hạ tân khai tán kết;
Hoàng liên, Hoàng cầm khổ giáng tiết tả; Đảng sâm bổ khí; Đại
táo, Cam thảo kiện Tỳ, diều hoà các vị thuốc. Tóm lại trong bài
thuốc có các vị thuốc hàn nhiệt cùng dùng để điều hoà âm dương;
cay đắng cùng dùng để diều hoà thăng giáng, bổ tả, điều chỉnh hư
thực, làm cho Vị khí điều hoà chức năng hồi phục, thì các chứng
đầy, nôn, tả sẽ khỏi.
Bài này nguyên trị chứng của ‘Tiểu sài hồ thang’, nhưng do
uống nhầm thuốc hạ mà thành ra chứng bĩ. Tà à Thiếu dương cần
dùng phép hoà giải, nếu dùng thuốc hạ thì tổn thương đến khí ở
trung tiêu làm cho sự thăng giáng thất thường, âm dương m ất điều
hoà, hàn nhiệt kết với nhau mà thành ra chứng bĩ. Chứng bĩ là hàn
nhiệt ngăn trở ở trung tiêu, dầy tắ t không thông trên dưới.
ứ n g d ụ n g lã m sàng: Hiện nay dùng trị co th ắt môn vị, dạ
i\i\y viêm, xuất huyết tiêu hóa, tá tràng có ứ trệ, ruột viêm cấp. kết
trường viêm mạn, thực quản viêm cấp...
Gia g iả m : Thấp nhiệt tích ở trung tiêu gây nên nôn và đầy
tức bụng, bỏ Đảng sâm, Can khương, Đại táo, Cam thảo, thêm Chỉ
thực, Sinh khương để giáng nghịch, chỉ ẩu, tiêu mãn.
Trên lâm sàng bài này dùng trị viêm ruột cấp, sốt, nôn, bụng
lôỉ, tiôu chảy, người mệt mỏi, bụng đầy, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền
TA Sức.
Nêu cơ thể khoẻ, bỏ Đảng sâm, Can khương.
Hung đau, nôn nhiều, hợp với ‘Tả kim hoàn’ để thanh nhiệt
huA Vị, cầm nôn, giảm đau.
Nốu cổ tích thực, bỏ Đảng sâm, Chích thảo, thêm Chỉ thực,
bọị hoàng.
Lâm HÙng hiện nay:
• Trị ị( môn co thắt: Dùng bAi này thêm Tuyền phúc hoa, Đạ
glrt lhm’h, trị 41 ra. Bụng dnii thêm DAo nhAn, Oiôn hồ Hách. Nôn
mùn, thOni Trúc uhự, Phục linh. Tinh than uAt ức, th^ni SAi hrt,
Hương phụ. Âm hư, bỏ Can khương, Nhân sâm, thêm Nam sa sâm,
Mạch môn. Táo bón, thêm Đại hoàng. Mỗi ngày 1 thang. Bệnh có
chuyển biến thì cách ngày uống 1 thang. Kết quả: Khỏi 29, đỡ 8,
không khỏi 4 (Chiết Giang trung y tạp chí 2, 1987).
• Trị xuất huyết tiêu hoá trên: Dùng bài này thêm Hoa nhuỵ
thạch, Ngẫu tiết, Bạch cập. Trị 39 ca. Kết quả: 38 ca lấy phân thử 3
lần đều âm tính. Thời gian cầm máu: 3-6 ngày. Có 1 ca do lủng dạ
dày, chuyển sang phẫu thuật (Hà Bắc trung y tạp chí 3, 1987).
• Trị ruột viêm cấp: Trị 100 ca. Tiêu chảy mỗi ngày 5 lần trồ
lên, tăng Hoàng liên lên. Sốt, thêm Cát căn. Nôn mửa hoặc trong
bụng lạnh đau, thêm Sinh khương. Bụng đau, thêm Mộc hương
(nướng), Chỉ xác (sao). Kết quả: uống 3 thang khỏi 78 ca, có chuyển
biến 14, không khỏi 8 (Chiết Giang trung y tạp chí 4, 1985).
• Trị kết trường viêm mạn: Trị 15 ca. Điều trị 1 tháng là
1 liệu trình. Kết quả: Khỏi 12, đỡ 3. Thời gian uống ít n hất là 1
tháng, nhiều nhất là 4 tháng (Giang Tây trung y dược 4, 1985).
• Trị dạ dày đau: Trị 50 ca, trong đó có 22 ca loét dạ dày, 17
ca viêm dạ dày, 3 ca mới bị ung thư dạ dày, chưa làm xét nghiệm
8. Kết quá: 30 ca uống 3 thang hết đau, chất chua giảm ít, 16 ca do
bệnh tình kéo dài, bệnh tái phát. Sau đó, cho dùng ‘Dị công tán ’
và thuốc điều lý Tỳ vị. Có 2 ca kiên tri điều trị, 2 ca ung thư ngưng
điều trị, sau khi mổ đã chết (Thiểm Tây trung y 7, 1986).
• Trị có thai bị nôn mửa: Trị 25 ca. Hoả nhiều, dùng Hoàng
cầm, Hoàng liên. Đờm dãi nhiều, dùng Can khương, Bán hạ. Tỳ
không hư, bỏ Đảng sâm. Nôn mửa làm tổn thương phần âm, dùng
Sa sâm thay Đảng sâm. Kết quầ: Khỏi 19, đỡ 6 (Hà Nam trung y
3, 1988).
• Trị có thai bị nôn mửa: Dùng bài này thêm Trúc nhự. Trị 13
ca. Sau khi uống 4 thang, có 6 ca hết nôn mửa, uống 6 thang có 7
ca hốt nôn mửa (Hắc Long Giang trung y dược 1, 1988).
T h a m khảo:
> Kha Vận Bá nói: “Tả tâm thang’ tức là bài T iể u sài hồ thang' b
SÒI hổ thồm Con khưong, Hoàng iiện vậy... Ngực sườn đầy đau và dưởt
tlm đầy tức đốu là chứng à bán biểu bốn lý. Trong khi bệnh thương hán
5-6 ngày chưa uổng thuổc họ mà ngực sườn đáy dnu thl dùng ‘Tiểu sốl hố
thang’ dể glảl, thương hồn 5*6 ngày sau khỉ đá bí họ nhắm, vùng dưới tlm
đầy mà ngực sườn không đầy thì bỏ Sài hổ, Sinh khương, thêm Hoàng liên,
Can khương để điểu hoà. Đó là một phép trị về bán biểu bán lý ở Thiếu
dương. Tuy nhiên, tăng vị Bán hạ mà bỏ Sinh khương, hơi thay đổi cách trị
của Sài hồ ở phần bán biểu mà có ý chú trọng vào phần bán lý của Thiếu
dương vậy” .
Phép của ‘Bán hạ tả tâm ’ đời sau dùng rất rộng, như thương hàn hạ
nhầm thành chứng bĩ, nếu không phải do hạ nhầm, hàn nhiệt cản trở ở
trung tiêu mà thành chứng bĩ, cho đến thấp nhiệt lưu lại, Tỳ vị hư yếu, thăng
giáng mất điểu hoà gây nên chứng bĩ, phần nhiều theo phép này gia giảm
cũng có hiệu quả tốt (Thượng Hải phương tễ học).
^ ‘Bán hạ tả tâm thang’ và ‘Hoàng liên thang’ đều phối hợp thuốc
hàn nhiệt, điểu hòa trường vị, nhưng ‘Hoàng liên thang’ có Quế chi thiên về
ỗn tán, thường dùng trị thượng nhiệt hạ hàn, nôn mửa, đau bụng. ‘Bán hạ
tả tâm thang’ có Hoàng cầm thiên về thanh nhiệt, trị hàn nhiệt kết hợp, dưới
Tôm đầy cứng, Vị khí bất hòa, nôn mửa, tiêu chảy (Trung y vẩn đối).

SINH KHƯƠNG TẢ TÂM THANG (Thương hàn luận)

4 i - Sheng qiang xie xin tang


Là bài 'Bán hạ tả tâm thang’ bỏ Can khương thêm Sinh
k hương 12- 16g.
Tác d ụ n g . Hòa Vị, tiêu bĩ, tán kết, trừ thủy. Trị thủy và
nhiột hợp chung khiến cho vùng dưới tim cứng, nôn khan, ợ mùi
hftí, bụng sôi, tiêu chảy.

CAM TH ẢO TẢ TÂM THANG (Thương hàn luận)

ít ^ $4 'ừ M - Gan cao xie xin tang


'rức bài ‘Bán hạ tả tâm thang’, dùng Cam thảo là chính.
Tác d ụ n g : ích khí, hòa Vị, giáng nghịch, tiêu bĩ. Trị Vị khí
hư nhưực, khí kết sinh đầy bụng, rốì loạn tiêu hoá, bụng sôi, tiêu
l)ứt rứt, nôn khan.
Tham khảo :
3 bhi thuốc T ả tâm ’ trẻn đây đều trị chứng ăn không tiêu, đầy bụng
khAc nhnu lả bài ‘Bán hạ tả tâm thang’ trị hàn nhiệt giao kết sinh đẩy
bụng, 'Sinh khơơng tAm thnng' trị chứng thấp nhiệt uất kết sinh đẩy
toụnu, dn dỏ đùng Sinh khương là chỉnh đổ tán thực khí, còn bài ‘Cam thrto
tả tâm thang’ trị chứng Vị hư gây ra đầy bụng, dùng Cam thảo là chính, để
bổ trung khí.
So sánh 3 bài T ả tâm thang’ có thể thấy 3 bài này tuy cùng gọi là
‘tả tâm ’ đều trị chứng bĩ, chủ trị có sự giống nhau nhưng cũng có hơi khác
nhau, vương Húc Cao thường nói: “Bán hạ tả tâm thang’ trị chứng bĩ vì hàn
nhiệt giao kết lại, cho nên vị đắng cay dùng đều nhau; ‘Sinh khương tả tâm
thang’ trị chứng b ĩ vì thuỷ và nhiệt kết lại, cho nên trọng dụng Sinh khương
để tán thuỷ khí; ‘Cam thảo tả tâm thang’ trị chứng vị hư b ĩ kết, cho nên thêm
nhiều Cam thảo để bổ trung khí mà chứng bĩ tự khỏi” (Thượng Hải phương
tễ học).

HOÀNG LIÊN THANG (Thương hàn luận)


MĨỀÌỀ - Huang lian tang
Hoàng liên 4-6g, Chế bán hạ 6-12g, Chích cam thảo 2-4g, Can
khương 2~4g, Quê chi 2-4g, Đảng sâm 6-10g, Đại táo 4 quả. Sắc
nước uông.
Tác d ụ n g : Điều hoà hàn nhiệt, hoà Vị giáng nghịch. Trị ngực
phiền nhiệt, đầy hơi, bứt rứt, khí nghịch lên trên, buồn nôn, bụng
đau hoặc bụng sôi, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng hoạt, mạch Huyền.
G iải th íc h : Chứng của bài này là do trong ngực có nhiệt,
trong vị có hàn, thăng giáng không được, biểu lý bất hoà gây ra.
Cho nên lập phương cũng dùng cả nhiệt lẫn hàn, chữa trị kiêm
cả trên lẫn dưới. Trong bài dùng Hoàng liên dể tán nhiệt ở trong
ngực; Can khương, Quế chi để tán hàn ở trong Vị; hai vị thuốc
này dùng chung có thể làm cho hàn nhiệt điều hoà; phối hợp với
Bán hạ để hoà vị giáng nghịch; Nhân sâm, Đại táo, Cam thảo để
ích khí hoà trung, làm cho trung tiêu dược điều hoà, chức năng
thống giáng được điều hoà trở lại. Hợp lại dùng thì có thể làm cho
ht\n tá n nhiệt tiêu, thăng giáng bình thường, biểu lý điều hoà, Cfk
chứng tự khỏi.
Tham khảo:
> Kha Vận Bổ nól: “Đây cũng là bài ‘Sài hổ thang’ gia giảm vậ
ngoái khổng nóng mà trong bụng đau, cho nồn không dùng Sài hổ, Hoàng
cá m. Quần dược là Hoàng llôn để tả tích nhiệt trong lổng ngực; Khương,
Quế đế trừ hàn tà ỏ trong vị, phụ thôm Cam thảo, Đại táo để dịu chứng đau
bụng; Bán hộ trử mửa; Nhốn sốm bổ hư. Tuy khổng có hàn nhiệt nổng lạnh
ở ngoầi nhưng oỏ hàn nhiệt giằng co ở trong, cũng khổng tách rởl phép tr|
Thiếu dương vậy".
vương Húc Cao cũng nói: "Thương hàn chia ra ba cách trị: ngoài,
trong, giữa. Tà ở trong ngoài đều thịnh thì theo giữa mà điều hoà, cho nên
có phép của T iể u sài hồ thang’. Nếu tà khí ồ đan điển, trong lồng ngực
thì ở phần trên dưới, không ở phần biểu lý, thi thay ‘Sài hồ thang’ bằng
‘Hoàng liên thang’, lấy Quế chi thay Sài hổ, Hoàng liên thay Hoàng cầm,
Can khưtíng thay Sinh khương, cũng là phép theo ở giữa mà điều hoà. Lập
thuyết của họ Kha và họ Vương trên đây, đối với việc lập pháp dụng dược
của bài này lĩnh hội được rất sâu sắc, phạm vi dùng cũng có chỗ phát
triển, trong việc học tập, sử dụng đều có sự mở rộng (Thượng Hải phương
tễ học).
^ Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy: Hoàng liên, Quế chi, Can
khương, Bán hạ dùng chung, có tác dụng kiện Vị, cầm nôn mửa; Quế chi,
đùng chung với Cam thảo có tác dụng chống co giật, giảm đau. Hoàng liên
có thể làm giảm chu vi chỗ viêm loét. Cam thảo có thể ỉàm miệng vết loét
mau lành. Đảng sâm, Đại táo, Cam thảo phối hợp với nhau có tác đụng tư
bổ, làm tăng tác dụng cường tráng. Các vị phối hợp có tác dụng điều chỉnh
cơ của vị trường (Trung y lịch đại danh phương tập thành).

Bài ca HOÀNG LIÊN THANG

'Hoàng liên thang' nội dụng Can khưdng, Sách ghi bài thuốc ‘Hoàng liên1,
Bán hạ, Nhân sâm, Cam thảo tàng, Can khương, Bán hạ đi liền Nhân sâm,
Cánh dụng Quế chi kiêm Đại táo, Cam thảo, Quế, Táo chớ lầm,
Hần nhiệt bình điều ẩu thống vong. Đau nôn cũng khỏi, nhiệt hàn cũng xong.
TRỊ SỐT RÉT (NGƯỢC TẬT)

S ố t ré t th u ộ c phạ m vi c h ứ n g T h iế u d ư ơ n g vì có n h ữ n g triệ u
ị c h ứ n g lâm sà n g g iố n g c h ứ n g T h iế u dương tro n g Đ ô n g y, nhưng
ị p h ư ơ n g p há p hoà g iải c h ỉ là m ộ t tro n g cá c p hư ơ n g p h á p trị s ố t rét,
I cho n ên b ài th u ố c trị s ố t ré t có rất n hiều . P hư ơ ng p h á p trị s ố t rét,
ị n gư ờ i xư a có nói: “ S ố t ré t th u ộ c về T h iế u d ư ơ n g ” , như n g n g u yê n
I nhân c ử a b ện h số t ré t rấ t p h ứ c tạ p , p hé p hoà g iả i kh ô n g thể g iả i
ị q u y ế t đ ư ợ c, cho nên nhữ n g bài th u ố c trị b ện h s ố t rét, trê n cá ch
I cấu tạ o c ữ n g kh á c v ớ i p hé p hoà giải T h iế u d ư ơ n g . T h u ố c trị s ố t
I ré t có rấ t n h iề u , ch ư ơ n g n à y ch ỉ g iới th iệ u m ộ t số bài th ư ờ n g d ù n g
Ị th u ộ c p h ạ m vi p hé p hoà g iải.

THẤT ĐẢO TÁN (Dương thị gia tàng)


§ Sít - Shi bao san
Thường sơn 4-8g, Hậu phác, Thanh bì, Trần bì, Chích thảo,
Binh lang, Thảo quả nhân, các vị đều 2-4g. Thái nhỏ, uống 1 lần;
dùng nửa chén nước, nửa chén rượu (rét nhiều thì thêm rượu, nóng
nhiều thì thêm nước), sắc lên, phơi sương 1 đêm rồi uống lúc đói bụng.
Cách dùng gần dây: Dùng nước, thêm rượu rồi sắc uổng trước
khi lên cơn hai giờ.
Tác dụng: Táo thấp, trừ đờm. Trị sốt rét.
G iải thích: Theo Đông y, bệnh sốt rét có liên quan đến đờm
thấp. Sách xưa cho rằng: ‘Vô đờm bất thành ngược’ (Không có đờm
không thành chứng sốt rét). Trong bài, vị Thường sơn đặc hiệu trị
sốt rổt, tác dụng trừ đờm, tiệt ngược, là chủ dược; Thảo quả nhân,
Binh lung hành khí, táo thấp, trừ đờm; Hậu phác, Thanh bì, Trần
bì hAnh khí, lý Tỳ, táo thấp, trừ đờm; Chích thảo hoà trung, điều
hoA crtc vị thuốc.
ứ n g (lụng lâm sàng: Bài này trị sốt rét, cơ thể người bệnh
khoó, dởm thấp thịnh, rtki lưỡi tráng nhớt, mạch Iluyền Iloạt, Phù
Dại. Ittìi nrty trị HỐI, ríH thi ôn vồ hAn lhAj). Nốu hàn nẠnKi IhAni
chi <1ổ Uin hAn. NAu nỏn, thAm llnn hn CỈ1<\ S in h khương (lổ
táo thấp, trừ đờm, chỉ ẩu.
K iêng kỵ: Bài thuốc gồm nhiều vị cay táo, hành khí, vì vậy,
trường hợp trung khí hư nhược hoặc bền trong cơ thể có hoả uất,
không nên dùng.
Còn có tên là ‘Tiệt ngược thất bảo ẩm’, Triệt ngược thất bảo ẩm’.
Tham khảo:
> Nguyên nhân của chứng sốt rét tuy phức tạp, nhưng thường có
quan hệ với đờm thấp. Chứng sốt rét trị bằng bài này cũng thuộc về đờm
thấp gây ra. Vì đờm thấp sinh ra đểu do nơi tỳ, lý Tỳ trừ thấp, hoá đờm,
cũng là trị tận nguồn gốc của sốt rét (Thượng Hải - Phương tễ học).
> T riệ t ngược thất bảo ẩm’ (Dương thị gia tàng phương) là thuốc trị
Sốt rét phối hợp táo thấp khử đờm, hành khí; trị sốt rét kiêm đờm thấp nặng,
réu lưỡi trắng bệu, mạch Huyền Hoạt Phù Đại. Trong bài thuốc, Thường sơn
dống, cay, hơi hàn, tác dụng trừ sốt rét, tiêu đờm. Sách 'Bản thảo cương
mụd viết: Thường sơn trừ đờm, trị sốt rét rất thần hiệu1. Dược lý học hiện đại
nghiên cứu thấy Thường sơn có tác dụng diệt ký sinh trùng sốt rét, kháng
•ốt rét mạnh. Dùng Thường sơn làm quân, Thảo quả cay nóng, sở trường
trừ chướng khí, trị sốt rét, hóa thấp, trừ uế trọc; Binh lang cay đắng, lợi khí
hành trệ, hóa đờm, phá kết, trị sốt rét, hai vị làm thần, trừ đờm, hóa thấp, tẩy
Uế khí; Hậu phác, Thanh bì lý khí điểu hòa trung khí, hóa thấp, trừ đờm làm
tA; Cam thảo bổ ích Tỳ Vị, điều hòa các vị thuốc làm sứ (Trung y vấn đối).
> ‘Triệt ngược thất bảo ẩm’, ‘Đạt nguyên ẩm’, ‘Hà nhân ẩm ’ đểu là
thuốc trị sốt rét, nhưng tác dụng khác nhau. Do đó vận dụng trên lâm sàng
trị cốc chứng hậu khác nhau. T riệ t ngược thất bảo ẩm ’ chú trọng táo thấp
hóa đờm, trị sốt rét kiêm đờm thấp. Triệu chứng lâm sàng đờm thấp nặng,
Khí trệ, bụng đầy tức, rêu iưỡi trắng dày, mạch Huyền Hoạt. ‘Đạt nguyên
ẩm’ chú trọng khai đạt mô nguyên, tẩy trừ uế khí, thanh nhiệt giải độc, trị
6n địch, sốt rét tà phục tại mô nguyên. Trị thấp nhiệt nặng, nóng lạnh, đau
đầu, phiền táo, tức ngực, buồn nôn, lưỡi đỏ, rêu trắng dày như trát phấn.
‘Hè nhân ẩm ’ trị sốt rét mạn tính cơ thể suy nhược, triệu chứng mặt vàng
úft, suy nhược, mệt mỏi, lưỡi nhạt, mạch Hoãn, Đại, Hư (Trung y vấn đối).

ĐẠT NGUYÊN Ẩm ÌẲ-JEĩfíí


(Ôn dịch luận) Da yuan yin
Chủ trị
ôn dịch hoặc ngược tẠt, tA phục mộ ! ỷUJ$ỉ'£íì:?£:f
nguyOn /)jĩỉlí
Triệu chứng chính $ ÌI E ^ .6
Táng hàn hoặc nhất nhật tam phát vô
định thời, thiệt biên thâm hồng, thiệt
íiT"?!* - t í H . S t à ' 1
đài cấu nị như tích phấn (Lạnh nhiều
Bí, ĩ i ì ù m i 1 A ầ 1
hoặc mỗi ngày lên cơn rét 3 lần không
theo giờ giấc nhất định, rìa lưỡi đỏ sậm,
rêu Lưỡi bẩn, nhờn như có phấn).
Công đụng SWIỈ
Khai đạt mộ nguyên, tịch uế hoá trọc. K & m iễ , sặ& K .& \
Dược vị
Binh lang 12g, Thược dược 8g, Tri mẫu 8g, Hoàng cầm 4-8g, Hậu
phác 8g, Thảo quả, Cam thảo đều 2-4g. sắc uống nóng sau giờ
Ngọ (vào buổi chiều).
Tác dụng: Khai đạo mô nguyên, thanh uế hoá trọc. Trị bệnh
ôn dịch giai đoạn đầu, bệnh ngược tậ t tà phục ở mô nguyên (tức là
phần bán biểu bán lý của cơ thể).
G iải thích: IDạt nguyên ẩm’ nguyên là bài thuốc chủ yếu trị
chứng ôn dịch mới phát, tà phục ở mô nguyên. Tà khí ôn dịch, phần
nhiều hợp với khí uế trọc, cho nên trong bài này dùng Hậu phác
trừ thấp tán đầy, hoá đờm hạ khí; Thảo quả cay thơm trừ uế khí,
tuyên thông phục tà; Binh lang công hạ phá kết làm cho tà mau
tan. Vả lại, ba vị thuốc này dùng chung với nhau có thể đến thẳng
chỗ tà khí ôn dịch chiếm dóng Gf mô nguyên mà trục nó ra ngoài.
Nhưng tà khí ôn dịch uất lại ở trong thành nhiệt dễ làm hại đến
phần âm, cho nên dùng Tri mẫu để tư âm; Thược dược để liễm âm;
Hoàng cầm để thanh nhiệt, dùng Cam thảo một là để chế bớt sức
mạnh của 3 vị Hậu phác, Thảo quả, Binh lang, hai là để hoãn bớt
tính của vị Bạch thược, Tri mẫu, Hoàng cầm.
ứ n g dụn g lảm sàng: Bài này trị ôn dịch ngược tật, phục tủ
ở mô nguyên. Triệu chứng thường thấy là: Sốt cao, rét run, lên cơn
ngày 1 lần hoặc 3 lần, không có thời gian nhất định, ngực sườn (lổy
tức, đnu đAu, bứt rứt, mạch Huyền Sác, bờ lưỡi đỏ thẫm, rẽu lưỡi
trrin# (Uy.
Nfìu NƯỜn đ«u, ù tai, vừn nóng vừa lọnh, nôn, miệng đán#, tức
nhiột tA th ịn h ở kinh ThiÁu (lương, IhAm SAi hồ.
Lưng gáy đau, tà thịnh ở kinh Thái dương, thêm Khương hoạt.
Hô" m ắt đau, mũi khô, khó ngủ, tức tà thịnh ở kinh Dương
minh, thêm Cát căn.
Đờm thấp gây nên ngực bụng đầy tức, bần thần khó chịu,
váng đầu, cơn sốt rét cách nhật, rêu lưỡi dày, dùng bài trên, bỏ Tri
mẫu, Thược dược, thêm Sài hồ, Chỉ xác, Thanh bì, Cát cánh, cành
lá Sen để hành khí hoá thấp, trừ đờm, gọi là bài ‘Sài hồ đạt nguyên
ẩm’ (Thông tục Thương hàn luận).
Trường hợp cảm cúm, lạnh nhiều nóng ít, ngực bụng đầy tức,
cơ thể nặng nề, rêu lưỡi dày nhớt, tức là chứng thấp nặng hơn nhiệt,
bỏ Bạch thược, Tri mẫu, thêm Bội lan, Nhân trần cao để hoá thấp.
Lạnh ít nóng nhiều kéo dài, sốt nặng về chiều, bỏ Binh lang,
thêm Bạch vi hoặc Chi tử để thoái nhiệt.
Lâm sàng hiện nay:
• Trị sốt rét: Dùng bài này thêm Sài hồ, Thường sơn, Bán
hạ, có kết quả tốt (Thực dụng trung y nội khoa học - Khoa học Kỹ
thuật Thượng Hải).
• Trị sốt cao: Dùng trị thấp trọc uất bế gây nên sốt cao. Sốt
trước, sợ lạnh, kèm dấu hiệu thấp trọc, có hiệu quả tốt (Thượng Hải
trung y học tạp chí 11, 1983),
• Trị cúm: Trị 64 ca. Người bệnh sốt, uể oải, đau đầu nhiều,
toAn thân đau nhức, rêu lưỡi trắng nhờn, lưỡi dày nhớt, vàng nhớt
hoặc rêu lưỡi trắng như phấn. Kết quả: Đều khỏi (Sơn Đông trung
y dược 6, 1984).
• Trị lâm chứng (tiểu buốt, tiểu gắt...): Dùng bài này có kết
quả tốt (Hà Nam trung y tạp chí 2, 1982).
• Trị mất ngủ: Trị 30 ca. Tiểu nhiều, dùng Tân lang sao. Kết
quá: Bổu khỏi. Rất thích hợp với chứng m ất ngủ do Tỳ VỊ bất hoà,
đờm nhiệt quấy nhiễu bên trong (Trung y tạp chí 3, 1984).
Tham khảo:
> Ngô Hựu Khả: ‘Xét Tân lang hay tiêu, hay mài mòn, trừ phục
IÀ vị thuốc sơ lợi, lại trừ trướng khí ở miển Lĩnh Nam (Trung Quốc); Hậu
phAc phá khí dộc kồt tụ; Tháo quá cay nổng, khí mạnh, trừ phục tà uất kết
ở chồ khuất khúc. Bn vị hợp lực, xông thắng tới sào huyột, đánh tà khí tnn
võ, mau chóng hổi phục mạc (mô) nguyên, vì thế gọi là ‘Đạt nguyên’. Nhiệt
làm thương tổn tân dịch, thêm Tri mẫu để tư âm, nhiệt thương vinh khí, thêm
Bạch thược để hoà huyết; Hoàng cầm thanh táo nhiệt dư còn lại; Cam thảo
điều hoà trung tiêu. Bốn vị sau chỉ là vị thuốc điều hoà, như khát thì uống
nước, chứ không phải là các vị trị bệnh.
Nếu sườn đau, tai điếc, nóng rét, nôn mà miệng đắng, đó là tà nhiệt
tràn sang kinh Thiếu dương, thêm Sài hồ 4g. Nếu thắt lưng, lưng và gáy
đau là tà nhiệt tràn sang kinh Thái dương, bài này thêm Khương hoạt 4g.
Nếu mắt đau, xương lông mày đau, quầng mắt đau, mũi khô, không ngủ,
là tà nhiệt tràn sang kinh Dương minh, dùng bài này thêm Can cát 4g (Ôn
dịch luận).
> Nguyên nhân cơ chế phát bệnh của chứng ôn dịch, Ngô Hựu Kh
cho rằng: Dịch là cảm phải lệ khí trong ỉrời đất... tà khí từ miệng mũi mà
vào, thì chỗ chiếm đóng của tà khí, trong không ở tạng phủ, ngoài không
ở kinh lạc, nấp trong khoảng thăn thịt, cách biểu không xa, gần bên ở vị,
là chỗ ranh giới giữa trong và ngoài, là chỗ bán biểu bán lý, sách ‘Nội kinh’
ghi: “Ngang liền với mô nguyên” , vì vậy có chứng nóng lạnh qua lại, giống
như chứng sốt rét. Nhưng vì ôn dịch thường hiệp với thấp trọc đờm trệ
uất kết lại cản trở bên trong, cho nên tà khí, trọc khí cùng cản trỏ biểu khí
không'được thông, lý khí không được đạt, cho nên lại thấy các chứng ngực
đầy, nôn mửa, rêu lưỡi bẩn nhờn. Cách chữa trị là không được phát hãn
cũng không được hạ. Ngô Hựu Khả nói: “Tà không ỏ kinh, phát hãn thì chì
hại khí ở biểu, nóng cũng không bót, tà không ô lý, hạ thì chỉ hại đến vị khí
mà khát càng thịnh lên” . Nên dùng những thứ thuốc khai thông mô nguyên,
trừ uế hoá trọc, {làm sao để thuốc) đến ngay sào huyệt (ổ bệnh) làm cho
tà khí tan vỡ ra, mau ra khỏi mô nguyên”. Từ đó làm cho tà hết, bệnh khỏi.
Còn vế cách vận dụng biến hoá của bài này, Ngô Hựu Khả chú thích rằng:
“Nếu sườn đau, tai điếc, nóng rét, nôn mà miệng đắng, đó là nhiệt tà tràn
vào Thiếu dương kinh, dùng bài này, thêm Sài hồ 4g; lưng gáy đau, đó là
nhiệt tà tràn vào đến Thái dương kinh, dùng bài này thêm Khương hoạt 4g;
nếu xương chân mày đau, quầng mắt đau, mũi khô, không ngửi thấy mùi,
dó là nhíột tà tràn vào Dương minh kinh, dùng bài này thêm Cát căn 4g.
Đờm thấp thành sốt rét cũng theo mô nguyên mà phát ra, cho nên thường
dùng bàl này để trị sốt rét (Thượng Hải phương tễ học).

THANH TỲ ẨM (Tế sinh phương)


w - Qing pi yin
Thanh ờl ị bồ vó trdtiỊi), Hậu phức, CtừìiỊỊ (chế sao), Bạch truật,
Thào (Ịuá nhân, Sà ỉ hổ ịhồ cuốn#), Phục linh, ỉỉoàììịị cẩm, Hán hụ
(rửa nước nóng 7 lần), Chích thảo, lượng bằng nhau, tán bột, mỗi
lần uống 8-16g với nước Gừng sắc.
Có thể đổi thành thuốc sắc, uống trước lúc lên cơn sốt rét 2 giờ.
Tác d ụ n g : Hoà Can kiện Tỳ, hoá đờm thấp. Trị sốt rét do
đờm thấp ứ trệ, sốt nhiều hơn rét, ngực bụng đầy tức, miệng đắng,
lưỡi khô, chán ăn, bứt rứt, khát nước, tiểu tiện vàng đậm, mạch
Huyền Sác.

H À N H Â N Ẩm (Cảnh Nhạc toàn thư)

- He ren yin
Hà thủ ô 12-20g, Đương quy 8-12g, Nhân sâm, Tĩ'ần bì đều
4-8g, thêm 3 lát Gừng hoặc thêm rượu, sắc uống.
Tác dụng: Bổ khí huyết. Trị hư ngược, khí huyết hư.
Giải thích: Hà thủ ô bổ Can Thận, ích tinh huyết, dưỡng âm
không gây nê trệ, hoà dương không gây khô táo; Nhân sâm ích khí,
2 vị thuốc để song bổ khí huyết đều là chủ dược; Đương quy dưỡng
huyết hoà vinh; Trần bì, Sinh khương lý khí hoà trung.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Lúc dùng bài này trị bệnh sô"t rét lâu
ngày, khí huyết hư nhược, Tỳ khí hư, thêm Bạch truật, Chích thảo để
bổ Tỳ khí. Nếu lách to, thêm Miết giáp để nhuyễn kiên. Ngoài ra tuỳ
tình hình bệnh lý, có thể thêm Hoàng kỳ bổ khí; Ô mai liễm âm.
Tham khảo:
Sách ‘Bản thảo bị yếu’ v tết : ‘Hà thủ ô bổ ích Can Thận, là thuốc chủ
yếu trị sốt rét’. Sách ‘Ngọc thu dược giải’ v iế t: ‘Hà thủ ô dưỡng huyết vinh
cân, trị sốt rét rất thần hiệu’ (Trung y vấn đối).
TÓM KẾT:
Những bài thuốc hoà giải chia ra: Thuốc hoà giải Thiếu dương,
điều hoà Can Tỳ, điều hoà trường vị và bài thuốc trị sốt rét.
1- H o à g iả i Thiếu dương : 2 bài thuốc ‘T iể u sài hồ thang’, ‘Hao
cầm thanh đởm thang’ đều có tác dụng hoà giải Thiếu dương. Trong
đó bài Tiểu sài hồ thang’ chuyên trị chứng Thiếu dương có kèm
tru n g k h í hư. B ài ‘H ao cầm th a n h đ ởm th a n g ’ có tá c d ụ n g th a n h đởm
lợi th ấ p là ch ín h; đ ồ n g th ò i có th ể hoà V ị h oá đ ờ m , ch u yê n trị ch ứn g
Thiếu dương nhiệt nặng, kèm có đờm thấp.
2- Điều h o à Can Tỳ: C á c b ài th u ố c ‘T ứ ngh ịch tá n ’, T iê u dao
tán’, ‘Thống tả yếu phương’ đều có tác dụng điểu hoà Can Tỳ, trị
n h ữ n g c h ứ n g b ệ n h do C an T ỳ b ấ t hoà g â y nên, tro n g đó b ài T ứ
nghịch tán’ có tác dụng giải uất tả nhiệt, trị chân tay quyết nghịch do
dương khí uất ở trong, bụng đau, do Can Tỳ bất hòa, khí uất ở trong.
Bài Tiêu dao tán’ có tác dụng điều hoà Can Tỳ, dưỡng huyết kiện
Tỳ, chuyên trị Can uất, huyết hư, gây nên ngực sườn đau tức, mệt
mỏi, chán ăn. Bài Thống tả yếu phương’ chủ yếu bình Can bổ Tỳ, trị
bụng đau, tiêu chảy do Can vượng Tỳ hư.
3“ Điều hoà trường vị: Bài ‘Bán hạ tả tâm thang’ là bài thuốc
chính điều hoà trường vị, trị các chứng hàn nhiệt lẫn lộn, thăng giáng
mất điều hoà, sinh ra nôn, đau bụng, tiêu chảy.
4- T rị s ố t r é t Bài ‘Đ ạ t n g u yê n ẩ m ’, T h ấ t bảo tá n ’ đ ể u là bài
thuốc trị sốt rét.
Bài T hất bảo tán’ chuyên trị sốt rét đờm thấp nặng, khí trệ
bụng đầy, chỉ thích hợp với chứng sốt rét cơn mà người thể chất còn
khoe.
Bài ‘Đạt nguyên ẩm’ trị sốt rét, sốt cao, sợ lạnh, thấp nhiệt
nặng, bứt rứt, đau đầu, ngực tức, buồn nôn, nóng lạnh. Chủ trị chứng
ỏn dịch, tà nấp ở mô nguyên, nóng lạnh như chứng sốt rét.
Bài ‘Hà nhân ẩm’ trị sốt rét lâu ngày không dứt, khí huyết hư
(hư ngược).
THUỐC THANH NHIỆT

Những bài thuốc thanh nhiệt thường gồm các vị thuốc


có vị đắng, tính hàn hoặc ngọt hàn, có tác dụng thanh nhiệt,
tả hoả, lương huyết giải độc, dùng trị những hội chứng
bệnh phần Lý có nhiệt (thực nhiệt hoặc hư nhiệt), thường
gặp trong các bệnh nhiễm vào giai đoạn toàn phát hoặc hồi
phục, bệnh nhiễm mạn tính như íao, thấp khớp, bệnh chất
tạo keo, ung thư và cả những trường hợp sốt kéo dài không
rõ nguyên nhân.
Thuốc thanh nhiệt có phạm vi tương đối rộng, bài thuốc
cũng khá nhiểu, nhưng có thể chia thành: Thanh khí nhiệt
(Thanh nhiệt tả hoả), thanh nhiệt lương huyết, thanh nhiệt giải
độc, thanh nhiệt giải thử, tư âm thanh nhiệt (thanh hư nhiệt),
thanh nhiệt tạng phủ v.v...
Đặc điểm chủ yếu của thuốc thanh khí nhiệt là lấy
các vị thuốc có vị cay (tân), tính lạnh (hàn), đắng (khổ) như
Thạch cao, Chi tử, Liên kiều, Hoàng cầm... làm vị thuốc chủ
yếu, còn việc phối ghép thêm các vị khác thì dựa vào bệnh
tình mà gia giảm.
Khi dùng thuốc thanh nhiệt, cần phân biệt được nhiệt
chứng chân hay giả. Nếu là chứng chân nhiệt giả hàn thì
nên dùng bài thuốc thanh nhiệt tả hoả, chớ cho uống nhầm
thuốc ôn; nếu là chứng giả nhiệt chân hàn thì nên sử dụng
bài thuốc ôn lý, hồi dương khõng được dùng những thuốc
hàn íương. Nếu đã dùng nhiều thuốc thanh nhiệt tả hoả mà
nhiệt vẫn không hết, tức là chứng như Vương Thái Bộc nói:
“Cho uống thuốc hàn lương mà vẫn không mát được, đó là vì
thuỷ kém”, ỉúc đó cần chuyển sang dùng tư âm tráng thuỷ,
âm binh phục được thì nhiệt tự khỏi. Những trường hợp như
thê đều nên phân biệt kỹ lưỡng.
Nêu nhiệt tà bốc lên mạnh, cho uống thuốc thanh nhiệt
Ví\0 miệng ià nôn mửa ra ngay, thỉ có thể thêm nước gừng
trong thuốc Ihnnh nhiột tức lò thuốc tân ôn hoặc thuốc hàn
lương mà cho uống nóng, đó tức là phép ‘phản trị’ mà trong
thiên ‘Chí chân yếu đại luận’ (Tố vấn 74) gọi là “bệnh nhiệt
thì cho uống thuốc íúc còn nóng” (nhiệt nhân nhiệt dụng).
Ngoài ra dùng bài thuốc thanh nhiệt tả hoả cần .dựa
vào tình trạng nhiệt nặng hay nhẹ, thể chất bệnh nhân mạnh
hay yếu mà dùng liều lượng cho thích hợp, vì nhiệt tà tuy dễ
làm tổn thương tân dịch nhưng thuốc hàn lương dùng quá
sổm hoặc quá liều lượng cũng có thể sinh ra tai hại là giữ tà
lại không giải được, hoặc làm tổn thương Tỳ vị.

Cách phối ghép vị thường dùng nhất ỉà:


1) Dùng vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt để tuyên thấu như
lấy Chi tử, Hoàng cầm ghép với Đậu xị, Ngưu bàng, Thanh cao, Cát
căn gọi ỉà cách thanh khí tuyên thấu, thích hợp với những bệnh ngoại
cảm nhiệt tà, tuy đã từ biểu nhập lý nhưng phần khí có nhiệt mà biểu
tà chưa giải hết, lại thấy sợ rét, sợ gió, mồ hôi ra ít hoặc không ra;
những bài thuốc thường dùng như bài ‘Chi xị thang’, ‘Cát căn cầm
liên thang’, ‘Cao cầm thanh đởm thang’.
Bàí ‘Chi xị thang’ lấy vị Chi tử vị đắng, tính hàn, để tiết nhiệt,
ghép với vị Đậu xị thoái nhiệt, tuyên thấu.
Bài ‘Cát căn cầm liên thang’ lấy 2 vị cầm , Liên để thanh nhiệt,
táo thấp ghép với Cát căn thấu biểu giải cơ. Bài ‘Cao cầm thanh đởm
thang’ dùng vị Hoàng cầm thanh nhiệt hoá thấp, ghép với vị Thanh
cao, lấy vị thơm để dẫn tà ra (đạt tà).
2) Cách ghép với những vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt sinh
tân như một lúc dùng cả Tri mẫu, Thạch cao thì gọi là cách thanh
nhiệt, bảo tân (dịch), dùng để trị phần khí nóng quá, sốt cao, phiền
khát, mổ hôi ra nhiều, mạch Đại (trong sách ‘Thương hàn ỉuậrì gọi là
Dương minh kinh chứng).
Bồi thuốc thường dùng !à Thạch cao tri mẫu thang’ (tên cũ là
‘Bạch hổ thang’).
3) Cách ghép với những vị thuốc tuyên thông Phế như Ma
hoàng, Hạnh nhân gọỉ là cách thanh nhiệt tuyồn Phế để trị những
bệnh nhiệt thịnh ở phán khí mả đởm nhỉệt ngăn trở d Phế lồm Phế
khỉ bế tắc, ho, suyễn.
Những bài thuốc thường dùng ià ‘Ma hạnh thạch cam thang’.
Trong bài, dùng Thạch cao có dược tính tân hàn, thanh khí, ghép với
Ma hoàng, Hạnh nhân khai phát Phế khí.
Bệnh nhiệt ở phần khí, phạm vi rộng, biến hoá nhiều, vì vậy
khi dùng bài thuốc thanh khí nhiệt có thể phối hợp với các cách hoá
thấp, ỉả hoả giải độc, thanh dinh, ỉường huyết để thích hợp với các
bệnh nhiệt ỏ' phần khí.
Những bài thuốc thường dùng có ‘Bạch hổ thang’, ‘Chi tử xị
thang’, ‘Cát căn cầm liên thang’, Trúc diệp thạch cao thang’, ‘Ngọc
nữ tiễn’, ‘Nhân trần cao thang’.
THANH NHIỆT ở PHẦN KHÍ

Là những bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt tả hoả, dùng


trong các bệnh nhiễm giai đoạn ở phần khí, có những triệu chứng
như sốt cao, khát nước, bứt rứt, ra mồ hôi, rêu lưỡi vàng, mạch
Hồng, Đại, Hoạt, Sác...
Đặc điểm chủ yếu của thuốc thanh khí nhiệt là lấy các vị thuốc
có vị cay (tân), tính lạnh (hàn), đắng (khổ) lạnh (hàn) như Thạch
cao, Chi tử, Liên kiều, Hoàng cầm... làm vị thuốc chủ yếu, còn việc
phối ghép thêm các vị khác thì dựa vào bệnh tình mà gia giảm.
Vì tà nhiệt dễ tổn thương đến khí và tân dịch cho nên thường
phối hợp với những thuốc ích khí sinh tân như Sa sâm, Mạch môn,
Cam thảo.
Thường dùng những vị thuốc như Thạch cao, Tri mẫu, Trúc
diệp, Chi tử.
Bài thuốc thường dùng là Bạch hổ thang, Trúc diệp thanh
cao thang, Chi từ xị thang.

BẠCH Hổ THANG
(Thương hàn luận) Bai hu tang
Chủ trị
Khí phần nhiệt thịnh chứng. TÍ
T riệ u chứng chính
Thân đại nhiệt (tráng nhiệt), khẩu dại
khát (phiền khát dẫn ẩm), hãn đại xuất, % jz ĩằ ìtỉầ , H±?ỊJ
mạch Hồng Đại hữu lực (Người sốt cao, mm
miộng rất khát (khát muốn uống), mồ
hôi ra nhiều, mạch Hồng Đại, có lực).
Nguyền nhản gây bệnh m ỉL 4ệ&
: Lý nhiệt xí thịnh, nhiệt chước tân
thương (ỉiẽtt tronịỊ nhìột quá thịnh, 'lUMlíSỈ.
1nutịịị đốt làm tổn thương tân dịch),
C ông d ụ n g
Thanh nhiệt sinh tân.
Dược vị |?IỊậ
Sinh thạch cao (quân) 40g, Tri mẫu (thần) 8 - 12g, Gạo tẻ (tá)
20 - 30g, Cam thảo (tá sứ) 4g. sắc nước cho chín gạo, lọc bỏ xác,
uống ngày 3 lần.

Tác d ụ n g : Thanh nhiệt, sinh tân. Trị chứng Dương minh


kinh, thường có sốt cao, đau đầu, miệng không khát nước, ra mồ hôi
nhiều, rêu lưỡi vàng khô, mạch Hồng, Đại, có lực hoặc Hoạt Sác.
G iải th íc h : Thạch cao tính ngọt, hàn, tác dụng tả hoả là chủ
dược; Tri mẫu đắng hàn để thanh nhiệt ở Phế Vị; Tri mẫu và Thạch
cao cùng dùng sẽ tăng cường tác dụng trừ phiền; Cam thảo và gạo
tẻ ích Vị, bảo vệ tân dịch. 4 vị dùng chung có tác dụng thanh nhiệt,
trừ phiền, sinh tân, chỉ khát.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Trường hợp bệnh ngoại cảm, lý nhiệt
thịnh, khí âm đều tổn th ất về mùa hè. Trúng thử, sốt cao, khát
nước, mồ hôi nhiều, mạch Đại vô lực, dùng bài này, thêm Nhân
*âm gọi lằ ‘Nhân sâm bạch hổ thang’ (Thương hàn luận).
Ôn ngược, mạch bình, sốt không có rét, đau nhức các khớp,
bứt rứt, có lúc nôn hoặc phong thấp nhiệt, đùng bài này, thêm vị
Quế chi gọi là ‘Bạch hổ gia quế chi thang’ (Kim quỹ yếu lược). Trong
bồi, Quế chi có tác dụng ôn thông kinh lạc, điều hoà Vinh Vệ.
Bệnh thấp ôn, có triệu chứng người nặng nề, bàn chân lạnh
(nhiều mồ hôi), thêm Thương truật gọi là ‘Bạch hổ thương truật thang’
{Hoạt nhân thư), có thể dùng trị bệnh phong thấp, đau các khớp.
Bệnh ôn nhiệt, sô"t cao, phiền khát, hôn mê, nói sảng, co giật,
thAm Linh dương giác, Tê giác gọi là bài ‘Linh tê bạch hổ thang’
(Ồn nhiệt kinh vĩ).
Bệnh nhân có chứng thực nhiệt ở phần khí, thêm Lô căn, Đại
thanh diệp để tăng tác dụng thanh nhiệt, tả hoả.
Vi ôm phổi, sốt cao, ho, đau ngực, đờm nhiều đặc, thêm Đào
nhAn, Qun lAu nhAn, Ỷ (li nhAn, Hối mẫu, cổ trie (lụng thanh Phố,
hori đòm.
Bệnh tiểu đường, khát nhiều, ăn nhiều, mạch có lực, có thể
dùng bài này, thêm Thỉên hoa phấn, Cát căn, Mạch môn, Ngũ vị
để thanh nhiệt, sinh tân.
Lãm sàn g hiện nay :
• Trị viêm não B dịch tễ: Dùng bài này tăng lượng Thạch cao,
trị 54 ca. Kết quả: Tỉ lệ khỏi dạt 90% (Chiết Giang trung y tạp chí
6, 1982).
• Trị viêm não B dịch tễ: Dùng bài này thêm Bản lam căn, trị
329 ca. Kết quả: Tỉ lệ tốt đạt 93,62% (Trung cấp y san 5, 1984).
• Trị viêm não B dịch tễ: Dùng bài này thêm Kim ngân hoa,
Liên kiều, Bản lam căn, trị 46 ca. Kết quả: Khỏi 44, chết 2 (Tân y
học 6, 1974).
• Trị viêm não B dịch tễ: Dùng bài này gia giảm trị 21 ca,
trong đó thanh niên 1, trẻ nhỏ 20, thân nhiệt 39-4l°c. Kết quả:
Trung bình uống 6 ngày thì hết sốt (Giang Tây trung y dược 7,
1959).
• Trị ban sởi: Trị ban sởi đã phát, có nóng bên trong, phiền
khát, kết quả tốt (Cáp N hĩ Tân trung y ỉ, 1950).
Dùng bài này thêm Tử tuyết, Vi hành, Ngưu bàng tử, Tang
bạch bì, Kim ngân hoa, trị ban sởi kèm viêm phổi, nhiệt độc nung
đốt, khó thở, có kết quả tốt (Quảng Đông trung y 4, 1959).
• Trị dịch sốt xuất huyết: Dùng bài này bỏ Ngạnh mễ, thêm
Kim ngân hoa, Liên kiều, Đại thanh diệp, Hoàng cầm, Sinh địa
tươi, trị 928 ca sốt thuộc loại phần khí. Kết quả: Khỏi 909, chết 19
(Chiết Giang trung y tạp chí 6, 1982).
• Trị vỉêm màng não: Dùng bài này gia vị, trị trẻ sơ sinh
nhiễm khuẩn dẫn đến viêm màng não. Kết quả: Uống hơn 90 thang,
hết đau đầu, các triệu chứng chuyển biến tốt, đa số dịch não tuỷ (Ui
chuyÁn thành âm tính (Thượng Hải trung y dược tạp chí 2, 1984).
• Trị Hốt cao: Dùng bài này thêm Bản lam căn, Khương hoại,
trị 50 CH. Mùn (lông, xuân, th êm Kinh giới, Bạc hà, Hạ khô thao.
Mùa hò thu, th^m ĩloric hương, Bội lan. Kết quả: Uống 2 thang, h<H
ttlít (Oinn/Ị Tồ truriịị V tạp chi ĩ, í 986).
• Trị ịịity xươHỊị rồ ỉịrìy nPn HÔỉ rao: Dùng l>Ai II Ay l.hôm I loAi
sơn dược, Đại thanh diệp. Kết quả: Mỗi ngày uống 2 thang, ngày
thứ 2, thân nhiệt giảm xuống còn 38.9°c. Cho uống tiếp, thân nhiệt
trở lại như bình thường (Giang Tây trung y dược 6, 1984).
• Trị tiểu đường: Dùng bài này gia giảm trị 67 ca. Kết quả:
Đối với 3 chứng (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều), lượng đường
trong máu tăng, đường niệu dương tính, đều có kết quả tốt (Liêu
Ninh trung y tạp chí 9, 1983).
* Trị tiểu đường: Dùng bài này thêm Hoàng cầm, Sa sâm,
Thiên hoa phấn, Sinh địa. Bệnh nhân kiểm tra đường máu lúc bụng
đói là 8.9mg/l, đường tiểu ++++. Kết quả: Sau khi uống 24 thang,
các chứng đều hết, đường tiểu âm tính, lượng đường huyết xuống
còn 6.1mg/l (Tân trung y 12, 1983).
Tham khảo:
> Kha Vận Bá nói: Tà vào Dương minh, cho nên lại sợ nóng, nhiệt
vượt ra ngoài cho nên đổ mồ hôi, vì tà nhiệt đốt tân dịch cho nên khát,
muốn uống nước, tà mạnh cho nên mạch Hổng Đại, bệnh còn một nửa ở
kỉnh cho nên mạch kiêm Phù Hoạt. Nhưng hoả viêm thổ táo, không phải
những vị khổ hàn có thể trị được. Sách ‘Nội kinh’ ghi: “Vị ngọt trước hết vào
Tỳ", lại nói lấy vị ngọt tả đi, do đó cho thấy những vị ngọt ỉà những vị thuốc
hay tả vị hoả sinh tân dịch. Thạch cao ngọt hàn, hàn thắng nhiệt, ngọt vào
tỳ, ngoài ra chất cứng hay giáng xuống, đầy đủ thể chất thổ sinh kim, mầu
trấng thông với Phế, chất nặng có chứa nhờn, có tác dụng kim sinh ra thuỷ,
cho nên dùng làm quân. Tri mẫu khí hàn, chủ giáng, đắng để tiết Phế hoả,
cay để nhuận thận táo, cho nên làm thần. Cam thảo làm thuyền chèo cho
tfung tiêu, hay tả hoả ở trung tiêu Tỳ Vị, thuốc hàn gặp nó thì hoãn thế hàn,
làm cho tính trầm giáng đều lưu lại ở Vị; Gạo tẻ khí vị ôn hoà, bẩm thụ tính
HoA binh, vị ngọt của ngũ cốc, được hai vị này làm tá, không phải io ngại gì
vế thuốc âm hàn làm tổn thương Tỳ Vị. Thuốc thang vào Vị, thấu Tỳ thông
Phế\ thuỷ không phân bố khắp thì đại phiền, đại khát có thề trừ. Bạch hổ là
tM n , thuộc kim, ở phương Tây, lấy làm tân thang, được thời lịch của mùa
thu thì khí viêm nhiệt của mùa hè tự giải. Lại thêm Nhân sâm để bổ Tỳ Vị,
ich khl mà sinh ra tân dịch, hoà hợp với sức bể của Cam thảo, gạo tẻ, chế
bot tính hàn của Thạch cao, Tri mẫu, tả hoả nhưng không làm tổn thương
thổ, thột lá phép vạn toàn (Danh y phương luận).
> Kha Vận Bá nói: 'Dương minh tà theo nhiệt hoá, cho nên không sợ
lặnh mrt oợ nóng, nhiệt bốc vượt ra ngoài, cho nên ra nhiều mổ hôi, nhiệt
đốt ỏ tiong V| cho nồn khát muốn uống nước, tà thịnh ở kinh mạch cho nôn
Hoợt, nhưng vl tá còn ở kinh cho nôn thấy cả mọch Phủ, vì Dương
minh là thuộc Vị, ngoài chủ tầng cơ nhục, tuy trong ngoài nhiệt thịnh mà
chưa kết thực, vì thế thuốc khổ hàn không thể thích hợp được”, theo đó có
thể biết khi sử dụng bài này cần lấy các chứng nóng nhiều, ra nhiều mồ
hôi, khát, mạch Hồng Đại mà có lực làm chuẩn. Nếu biểu tà chưa giải mà
sợ lạnh, không có mổ hôi hoặc sốt mà không phiền khát, hoặc mồ hôi tuy
nhiều mà mặt trắng nhợt, hoặc mạch tuy to mà đè vào thì mểm, trống rỗng,
đểu phải kiêng dùng (Thượng Hải phương tễ học).
> Các nhà y học dã tổng kết qui nạp chứng nhiệt thịnh tà thực có thể
dùng thang ‘Bạch hổ’ có bốn chứng chủ yếu: sốt cao (đại nhiệt), khát nhiều
(đại khát), ra mồ hôi nhiều (đại hãn xuất), mạch Hồng Đại (đại mạch),
thường gọi là ‘Bạch hổ tứ đại chứng’. Đó là những căn cứ để dùng ‘Bạch hổ
thang’. Bài thuốc này dược tính mạnh, dùng đúng bệnh tác dụng rất hiệu
quả, dùng không đúng bệnh cũng gây tác hại lớn. Vì vậy phải có đủ bốn
chứng chủ yếu mới sử dụng.

Tuy vậy trên lâm sàng không đủ bốn chứng có thể sử dụng
được không? Căn cứ kinh nghiệm lâm sàng, chứng Dương minh
kinh nhiệt thịnh không nhất định đầy đủ bôn chứng chủ yếu. Vì
vậy dùng ‘Bạch hổ thang’ không nhất thiết đầy đủ cả bốn chứng
chủ yếu. Thực tế trên lâm sàng, chứng kinh Dương minh nhiệt uất
không mồ hôi (do không hiệp thấp, thân không phát vàng), bệnh
nhân phiền táo không yên, không sợ lạnh lại sợ nóng, khát nước
nhiều, mạch Hồng Đại, Hoạt Sác, uống ‘Bạch hổ thang’ thì ra mồ
hôi, khỏi bệnh. Thể bệnh không ra mồ hôi do Dương minh nhiệt
uất không đạt ra ngoài, so với bệnh Thái dương hàn tà bế, ít sợ
lạnh, không ra mồ hôi, thì khác nhau. ‘Bạch hổ thang’ tuy thuốc cay
mát nhưng có thể dạt nhiệt ra biểu. Trong bài thuốc Sinh thạch cao
vị ngọt, rấ t lạnh, chất nặng kÌLÍ nhẹ, tác dụng thanh nhiệt, thấu
nhiệt ra biểu, chứng Dương ĩĩìinh nhiệt tà uất không mồ hôi, sau
khi uống có thể ra mồ hôi, khỏi bệnh (Trung y vấn đối).

Đài ca BẠCH Hố THANG


r-
Bài ‘Bạch hổ’ có Thạch cao,
'Bạch hổ thang' dụng Thạch Cãữ,
Cam thảo, Tri mẫu, Ngạnh mễ cho vào rất
Tri mâu. Cam thảo, Ngạnh mỗ bổi,
hay,
Dlộc hữu gia nhập Nhân sâm giả,
Có bàl thôm Nhân sâm này,
Táo phlổn nhiệt khát thiệt sinh đài.
Nóng khát, phlổn táo, lưoi dầy nhíổu rẽu.
TRÚC DIỆP THẠCH CAO THANG
(Thương hàn luận) Zhu ye shi gao tang
C hủ tr ị
Thương hàn, ôn bệnh, thử bệnh dư nhiệt ỉ&
vị thanh, khí tân lưỡng thương chứng. *m , ỈÍE
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Thân nhiệt đa hãn, tâm hung phiền
muộn, khẩu can hỷ ẩm, khí nghịch dục
M ĩ ằ ^ ì ĩ , 'ừ l M
ẩu, thiệt hồng đài thiểu, mạch Hư Sác
R , □ Ĩ - W it , %
(Người sốt, nhiều mồ hôi, trong ngực
m M , m x SÌI>
thấy phiền muộn, miệng khô, thích
uống, khí nghịch lên gây ra muốn nôn, R
lười đỏ, ít rêu lưỡi, mạch Hư Sác).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Dư nhiệt vị thanh, khí tân lưỡng thương,
Vị khí bất hoà (Dư nhiệt chưa hết, khí 4 k ĩầ * m , %'ìặ m
tân dịch bị tổn thương, Vị khí không m,
điều hoà).
\ Thanh nhiệt sinh tân, ích khí hoà Vị. ĩẳ.%
Dược vị ĩSíỊậ
ị Trúc diệp (quân) 20g, Thạch cao (quân) 20 - 40g, Mạch đông
ị (thần) 20g Bán ha chế (thần), Nhân sâm (thần) đều 6g, Cam thảo
1ịtá, sứ) 4g, Gạo tẻ (tá) 200 - 300g. sắc uống ngày 3 lần.

Tác d ụ n g : Thanh nhiệt sinh tân, ích khí hoà Vị. Trị những
bệnh thời kỳ hồi phục, khí âm hư, nhiệt tà còn lưu lại, có tác dựng
tôt' Nếu trẻ em sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân, dùng bài này có
hỉệu quả cao.
G iải th ích: Cách thiết lập bài này là tà nhiệt chưa dứt mà
khí, dịch đă tổn thương. Trong bài dùng lá Tre, Thạch cao để thanh
nhlột trừ phiền; Nhân sâm, Cam thảo, Mạch đông, gạo tẻ để ích
khí <ỈƯỜntf Am, an trun# h()A vị; Bán hạ giáng nghịch chí ẩu. Các
vị thuốc ílùnK chung có công hiộu thanh nhiột, sinh tổn, ích khí,
vị. Híìị Uiuỏ(ỉ nfty là iỉAi 'Hụch hố thang’ 1)0 Tri mâu, Lhôm Trúc
diệp, Bán hạ, Nhân sâm, Mạch môn để tãng cường ích khí, dưỡng
âm, giáng nghịch, chỉ ẩu.
Lăm sàn g hiện nay:
• Trị dạ dày viêm nóng: Mỗi ngày đau nhiều lần, đau như lửa
nung đô't, thích xoa bụng, ợ hơi, miệng khô, tâm phiền, thích nổi
giận, ãn ít, cơ thể gầy ôm; phối hợp uống thêm 0,5g Trầm hương.
Mỗi ngày uống 3 lần. Kết quả: Sau khi uống 6 thang, bớt đau nhiều,
hết phiền nhiệt, uống tiếp 20 thang nữa, hết đau (Tứ Xuyến trung
y 1, 1987).
• Trị khạc ra m áu: Bệnh nhấn bị giãn Phế quản đã 30 năm,
khi khám thì trong ngực bứt rứt, đau, kèm khạc ra 400ml máu. Kết
quả: Sau khi uôrig, vẫn còn nôn ra máu. Khám lại, thêm Hoàng
liên, Đại hoàng, uống 3 thang, các chứng đều ổn (Hắc Long Giang
trung y dược 4, 1988).
• Trị đầu đau do mạch máu: Người bệnh sốt cao, tinh thần
mê muội, phiền táo bất an. Kết quả: Sau khi uống, đỡ đau đầu
nhiều, bớt sốt, ra mồ hôi, tinh thần tỉnh táo trở lại, ban dêm đã
ngủ được. Theo dõi đến nửa năm không thấy tái phát (Trung y tạp
chí 1, 1983).
• Trị trẻ nhỏ bị loét miệng: Dùng bài này uống bên trong, bê 11
ngoài dùng ‘Ngữ bội thanh phàn tán ’ để bôi. Trị 120 ca. Tâm Tỳ
tích nhiệt, thêm Đạm trúc diệp, Sinh thạch cao, Mạch môn, Sinh
đại hoàng, Lô căn (khô). Âm hư hoả vượng, thêm Đạm trúc diệp,
Sinh thạch cao, Lộ đảng sâiĩi, Hoài ngưu tất. Kết quả: Sau khi uốnK
3 ngày, khỏi 67, sau 4-7 ngày khỏi 46, sau 8-15 ngày khỏi 6; không
khỏi 1 (Hồ Bắc trung y tạp chí 3, 1985).
• Trị ban sởi, viêm phổi: Dùng bài này trị 15 ca, đều (la
mọc ban hoặc sau khi mọc ban viêm phổi. Trong đó, nhỏ nhâ'1 ỈA
6 Lhántf, lớn nhất là 23 tuổi. Thân nhiệt đến 41°c, hạ xuông CÒII
H8,4tì(ĩ, vùng ngực đều nghe thấy tiếng ran đục, 15 ca đều chưa đùnn
khóng HÌnh. Kết quả: Sau khi uống 2 ngày, có 2 ca hạ sốt, 3 ngày 5
ca, 4 ngày 4 ca, 5 ngùy 4 ca. Trung bình sốt hạ xuống là 3,97 n^Ay,
hết lỉống ran phổi khoảng 6.8 ngày (Liẽu Minh trung y tạp chí ,'i,
í980).
• Trị dịch Hốt. xuất huyết: Trị \vz cn. Lúc Hốt, bỏ NhAn hAiii,
tâng lượng Thạch cao (gôngỉ. Bị hạ huyết (tp, táng NhAn «Am hoộci
Đảng sâm, thêm Ngũ vị tử- ít tiểu, tăng Thạch cao (sốĩig), thêm
Bạch mao căn, Nguyên sâm. Tiểu nhiều, tăng Sơn dược (sống), NgQ
vị tử, ích trí nhân. Lúc bình phục, thêm Hoàng kỳ, Đương quy,
Ngọc trúc, Hoàng tinh. Kết quả: Toàn bộ đều khỏi, thời gian ngắn
nhất là 7 ngày, nhiều nhất 18 ngày. Theo dõi 3 tháng đến 1 năm
không thấy tái phát (Hà Nam trung y 3, 1983).
Tham khảo:
^ Kha Vận Bá nói: Bài này là ‘Nhân sâm bạch hổ thang’ gia giảm,
hợp bệnh của tam dương, mạch Phù Đại ở bộ quan, chỉ muốn ngủ mà
không nằm được, nhắm mắt thì đổ mồ hôi, nên đùng nó làm chủ, Nếu dùng
vAỡ sau khi thương hàn đã giải, người hư nhược khí kém, khí nghịch nôn
mửa, thì rất là nhầm.
Hợp bệnh tam dương là đầu, gáy đau mà vị thực, miệng đắng, khô
Cồ, mắt hoa. Mạch Phù là dương, Đại là dương, là mạch thường hợp bệnh
tam dương, nay ở bộ quan là bệnh Cd ở Can và Vị. Phàm Vị không hoà thì
nằm không yên, nếu can hoả vượng bốc lên không khiếu cũng không ngủ
dược. Thận chủ năm chất dịch, vào tâm thì ra mổ hôi, huyết với mồ hôi,
khấc tâm mà đổng loạt, mồ hôi tức là huyết. Tâm chủ huyết mà can tàng
huyốt, người ta nằm thì huyết tụ vể can, nhắm mắt thì đổ mồ hôi. Can có
tướng hoả, khiếu bị bế thì hoả không tiết được, huyết không về Can được,
Tồm không làm chủ được huyết, cho nên phát ra mồ hôi. Mổ hôi này không
do Tôm, cho nên gọi là mồ hôi trộm. Đây là bệnh của Can, cho nên dùng
Trúc diệp làm dẫn đạo, vì nó bẩm thụ mầu xanh của phương Đông, thông
nhập vào Can, khí rất hàn của nó đủ để tả hoả ở Can. Dùng Mạch đông
gtúp Nhân sâm để thông huyết mạch, giúp Bạch hổ để hổi phục tân dịch,
td tđ ế ngưng ra mổ hôi trộm. Bán hạ bẩm thụ khí nhất âm, hay thông hành
dường âm mạch, vị của nó cay, hay tán kinh mạch Dương kiểu đầy tràn,
đửng nổ để đẫn vệ khí từ dương về âm, âm đương thông thì nằm được ngay,
mố hôl tự cầm lại tại sao lại bỏ Tri mẫu ? HỢp bệnh của tam đương mà
ặộr\ dái là Phế khí không thu, đến nỗi tân dịch của Thiếu âm không thăng,
qHo nồn nhờ Tri mẫu để lên tư nhuận Thái âm. Tri mẫu ngoài vỏ có lông
Phế trong ruột thì trắng mà nhuận, là thuốc nhuận Phế. ở đây hợp bệnh
tim đương mà đổ mồ hôi trộm là Can hoả không yên làm cho tinh dịch của
Thiều âm chảy bậy, lại tiết chất mầu mỡ ở bì mao, cho nên dùng Mạch môn
lô n g thny Tri mẫu đó chăng (Thương hàn phụ dực).
> Bài này là bài 'Bạch hổ thang’ gia giảm mà thành, nhiệt xâm nhập
Vào lígng cho nôn minh nóng, nhiểu mô hôi, phiền khát, thích uống nước,
Mtl íiịch tlốu tốn thương, vị khí nghịch lên cho nôn thở ngắn hơi, hư phiền,
nôn mửa, ho. Brti nAy thnnh nhiột miì kiỗm hoà vị, bổ hư mò không lưu tò
lại, cho nên sách ‘Y tông kim giám’ cho rằng: “Lấy bài thuốc đại hàn gói lại
thành bài thanh bổ” , thật là câu nói sâu sắc.
Bài này dùng trị vào thời kỳ cuối của nhiệt bệnh, dư nhiệt chưa hết,
trong quá trình nhiệt bệnh, nếu thấy dấu hiệu khí và tân dịch đã tổn thướng,
đều có thể ứng dụng. Nhất ià đối với bệnh thử nhiệt phát nóng, khí dịch bị
tổn thương, dùng bài này rất là thích hợp (Thượng Hải phương tễ học).
*** T rú c diệp thạch cao thang’ do ‘Bạch hổ thang’ gia giảm biến
thành. Trị bệnh nhiệt thời kỳ cuối, thế tà nhiệt đã giảm, dư nhiệt tồn tại,
khí, tân dịch tổn thương. Triệu chứng phiền khát, nôn mửa, miệng khô, môi
táo, họng khô, ho, sặc, Tâm phiền không ngủ, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Hư Sác.
Bệnh thử nhiệt tân dịch tổn thương, sốt nóng, ra mồ hôi phiền khát, mệt
mỏi, lưỡi đỏ khô, mạch Hư Sác đểu dùng T rú c diệp thạch cao thang’ điều
trị. Bệnh nhiệt tân dịch hao tổn, dư nhiệt tổn tại, nếu dùng ‘Bạch hổ thang’
chỉ có tác dụng thanh nhiệt, không có tác dụng ích khí, sinh tân dịch, thì khí
và tân dịch không hồi phục, chính khí không thắng nổi tà khí sẽ sinh biến
chứng. Nếu dùng thuốc ích khí sinh tân dịch mà không dùng thuốc thanh
nhiệt tất bệnh không khỏi. Chỉ có cách dùng bài thuốc vừa trừ nhiệt, vừa
ích khí sinh tân dịch, vừa trừ, vừa bồi bổ chính khí. Dùng ‘Bạch hổ thang’ bỏ
Tri mẫu, dùng Thạch cao, Trúc diệp trừ nhiệt, thêm Nhân sâm, Mạch môn
ích khí sinh tân dịch, Bán hạ, Cam thảo, Ngạnh mễ hoà Vị khí giáng nghịch,
biến ‘Bạch hổ thang’ tính lạnh th à n h thang thanh bổ. Thang ‘Bạch hổ’ thuộc
thực chứng, T rú c diệp thạch cao thang’ trong hư có thực, đó là đặc điểm
khác nhau của hai bài thuốc (Trung y vấn đối).

Bài ca TRÚC DIỆP THẠCH CAO THANG

Đây bài Trúc diệp thạch cao’,


‘Trúc diệp thạch cao thang' Nhân sâm,
Nhân sâm, Bán hạ, Trúc diệp tiếp vào Mạch
Mạch đông, Bán hạ, Trúc diệp linh,
đông,
Cam thảo, Sinh khitóng kiêm Ngạnh mễ,
Ngạnh mễ, Cam thảo, Sinh khưdng,
Thử phiổn nhiệt khát mạch HƯ tầm.
Nắng nóng, phiền khát, mạch thường thấy hu.

Báng so sánh BẠCH Hổ THANG


và TRUC DIỆP THẠCH CAO THANG

! Đàu có ’ Phôi hợp với Tri mẫu để tống tác (lụnK


7% ị Thạch cao, thanh nhiệt, !A hài thuồc rAt hàn, trị phAn
ỊU£tnư Ngụnh inA, Ị khí cổ nlìiột qud thịnh, thuộc loại tồ thịnh
lhan* i Cam Ihiiõ. ị chính hư.
Biểu hiện sốt cao, ra nhiều mồ hôi, khát
Đều có tác
nhiều, mạch Hồng, Đại.
dụng thanh
nhiệt sinh Phối hợp với Trúc diệp, Nhân sâm, Mạch
tân. Trị môn, Bán hạ để tăng tác dụng thanh
ị Trúc phần khí có nhiệt, ích khí, dưỡng âm, sinh tân. Đây là
Ị d iệ p
nhiệt làm loại thuốc thanh bổ kiêm hoà Vị.
Ithạch tổn thương Trj dư nhiệt chưa giải hết, khí và tân dịch
Ị cao tân dịch. bị tổn thương, thuộc loại tà thực chính hư.
thang Biểu hiện sốt cao, ra nhiều mồ hôi, phiền
khát thích uống, khí nghịch lên, muốn
nôn mửa, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Hư Sác.

HOÁ BAN THANG (Ôn bệnh điều biện)


- Hua ban tang
Thạch cao 24 - 40g, Tri mẫu 12 - 16g, Huyền sâm 10 - 12g,
Quảng tê giác (bột sửng trâu) 8 - 40g} Cam thảo 8 - 12g. sắc uống
ngày 3 lần.
Tác d ụ n g : Thanh nhiệt, giải độc. Trị sốt cao, miệng khát, nói
Híing, có phát ban, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Bài này có tác dụng tốt đối với trẻ nhỏ bj sốt xuất huyết, ban sởi.
Tham khảo:
'Hoá ban thang’ là bài ‘Bạch hổ thang’ thêm Tê giác, Huyền sâm mà
thành, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tư âm, giải độc. ổ n bệnh phát
ban, phần nhiều do Vị hoả vượng mà nhiệt ỏ huyết đốt mạnh lên gây ra.
Lúc đó khí huyết đều bị đốt, dùng ‘Bạch hổ thang’ để thanh nhiệt ở Dương
minh, hợp với Tê giác, Huyền sâm để lương huyết giải độc. Nhưng về
phương diện lương huyết giải độc so với bài Thanh ôn bại độc ẩm’ thì sức
không mạnh bằng (Thượng Hải phương tễ học).

CHI TỬ X| THANG (Thương hàn luận)

M rM - Zhi VẢ chi tang


Chi tứ 8 - I2ịf, Dạm dậu xị 12fỉ, sắc uống.
T á t ' tỉịiììỊỊ: T h a n h nh it H, i.rừ p h i ồ n . T r ị b ộ n h n g o ạ i (‘à m , t,A
ở phần khí, có triệu chứng sốt, bứt rứt, khó ngủ, ngực tức, lưỡi đỏ,
rêu hơi vằng, mạch Sác.
G iải thích: Bài này của sách ‘Thương hàn luận\ nguyên đùng
trị chứng thương hàn sau khi dừng phép hãn, thể, hạ, hư phiền
không ngủ được. Chi tử vị đắng, tính hàn có tác dụng thanh Tâm,
trừ phiền là chủ dược; Đạm đậu xị vị cay, tính mát, giúp Chi tử tả
uất nhiệt ở thượng tiêu.
Tác dụng: Bài này trị ngoại cảm, lý nhiệt nhẹ, bứt rứt khó
ngủ, ngực đầy tức.
Thường được dùng kèm thêm các vị thuốc khác, thí dụ trong
chứng nhiệt ở phần khí kèm biểu chứng, thêm Bạc hà, Ngưư bàng
tử để giải biểu.
Miệng đắng khô, lưỡi đỏ, rêu vàng, thêm Liên kiều, Hoàng
cầm, Lô căn, để tăng tác dụng thanh lý nhiệt.
Đối với trường hợp viêm túi m ật cấp, viêm gan cấp, bứt rứt
khó chịu, tuỳ tình hình cụ thể, có thể dùng k ết hợp bài thuốc này.
Chú ỷ:
• Vị Chi tử là thucíc đắng hàn, cần thận trọng đối với bệnh
nhân tiếu chảy, Tỳ Vị hư hàn.
• Vị Chi tử thường dùng dạng sao để tránh gây nôn.
Tham khảo:
Kha Vận Bá nói: Thái dương lấỵ ngực, bụng làm lý, Dương minh
lấy ngực bụng làm biểu. Lý của Dương minh là Vị thực, không những các
chứng phát nóng sợ nóng, mắt đau, mũi khô, mồ hôi ra, mình nặng nề mới
gọi là biểu, mà các chứng hư phiền, hư nhiệt, cổ khô, miệng đắng, lưỡi có
rêu, bụng đầy, vật vã không nằm được, tiêu khát mà tiểu tiện không thông
iợỉ, đổu là biểu chứng của Dương minh cả. Trọng Cảnh chế bài thuốc phát
hãn là mở đường ra cho biểu tà của Thái dương; chế bài thuốc gây nôn
mửa là dẫn đường ra cho biểu tà của Dương minh. Vì vậy biểu tà ỏ Thái
dương nền dùng phép hãn, không nên dùng phép thổ, biểu tà ở Dương
minh nên thổ không nôn phát hãn. Bệnh Thái dương nên phát hãn mà lạl
cho thố llổn, thấy các chứng tự ra mổ hôi, không sợ rót, đói không ăn được,
sáng ăn chiổu mửa, muốn ăn thứ lạnh, không muốn mặc áo, đó là bệnh
Thái dương, thuộc biểu chứng Dương minh, theo phổp nên dùng 'Chi tử xị
thong’ cho thổ ra. Bệnh Dương minh đóng cho thổ lọl không cho thổ, mrt
lạí dùng phép phắt hãn, hạ, òn châm, dấn nổi trong tâm buổn phlển, nôn
nao, run sợ, vật vã, lưỡi có rêu, nhưng bệnh vẫn ở phần biểu Dương minh,
vẫn dùng ‘Chi tử xị thang’ làm chủ. Chi tử vị đắng, đũng tiết, hàn hay thắng
nhiệt, hình giống như quả tim, lạí có mầu đỏ, thông với tâm, cho nên chủ trị
các chứng về tâm. Đậu hình như quả thận, mầu đen, vào thận, chế thành
xị, xốp nhẹ đi lên, hay làm cho trọc tà ở ngực, bụng, đi lên ra miệng, mửa
dược mà ngực bụng đểu thư thái, phiền nhiệt của biểu ỉý đều giải, s ở đ ĩ như
vậy vì, bệnh của nhị đương (Dương minh) phát ở tâm tỳ, đó là tâm Tỳ nhiệt
không phải là vị thực, tức như ý nghĩa nói có nhiệt thuộc tạng thì công trục,
đừng phát hãn, phải gấp trừ nhiệt ở ngoài vị, không để cho vị thực, điều
đổ cho biết ‘Chi tử xị thang’ là bài thuốc thánh để giải Dương minh biểu lý.
Nhiệt làm thương khí thì khí kém, thêm Cam thảo để ích khí. HƯ nhiệt cấu
kết thì hay mửa, thêm Sinh khương để tán tà. Nếu sau khi hạ mà ngực và
bụng đầy, nằm ngồi không yên ià nhiệt đã vào vị thì không nên hạ nữa, vì
thế chl dùng Chi tử để trừ phiền, Chì, Phác làm tổ để tiết đầỵ, đó là cách
giải cả ngực bụng hay nhất, lại ỉà khinh tễ T iể u thừa khí’ vậy. Nếu dùng
thuốc hoàn để hạ, tâm hơi phiển mà không nôn nao, thì biết là hàn tà lưu ở
trung tiêu, mà thượng tiêu có nhiệt tà, cho nên dùng Chi tử để trừ phiền, bội
Can khương để trục nội hàn mà biểu nhiệt tự giải. Đây lại là cùng dùng cả
Ihuốc hàn íẫn nhiệt, là tễ hoà trung giải biểu. Trong ngoài nhiệt đốt mạnh,
cta thịt phát vàng, tất phải dùng bài thuốc đắng ngọt để điểu hoà. Bá bì,
Cam thảo, mầu vàng mà nhuận, giúp Chi tử để trừ nội phiếm, giải ngoại
nhlột, bệnh hình sắc thì vẫn mượn hình sắc để dễ thông. Đó đểu là gia giảm
dùng Chi, Xị để chống đổ sự biến ảo của Dưdng minh biểu chứng. Tính của
Chi tử hay quanh co đi xuống, không phải là thuốc vọt lên, chỉ có khí mốc
OÚR Xị bốc lên tâm Phế, thường làm cho người ta mửa. Xem như ‘Qua đế
lần', phải dùng nước Khương, Xị hoà uống, thì biết thổ là do Xị không phải
do Chi. ‘Chì tử can khương thang’, bỏ Xị dùng Khương là ý muốn dùng tính
tần ngang ra. ‘Chi tử hậu phác thang’, lấy Chỉ, Phác thay Xị là ý muốn tiết
KUỐng đểu không muốn cho vượt lên trên, uống hai thang mà nôn mửa
được thl thôi không uống lượt sau nữa, là rất trái với ý của Trọng cả n h . Xét
Chl tử với ‘Nhân trần bá bì thang’ đều không nói đến việc mửa, người bệnh
Vốn có tiêu lỏng thì không được dùng, thì hiểu rõ được tính Chi tử vậy (Danh
y phương luận).
,0" Chứng hư phiền nói ở đây là tương đối với hiện tượng đầy cứng
oửo chửng v) thực kết hung mà nói. Nguyên trong sách ‘ Thương hàn luậrí
tuy có chửng trong tim kết đau, ngực bị ngăn nghẹn, nhưng đè vào dưới tim
Ihl rnếm không phải là thực tà gây ra, cho nên gọi là ‘hư phiền’, phần nhiều
vi (lư nhlột quáy nhiểu trong lổng ngực gây nên.
íìrtch ‘ ỉ hương hàn luận' ghi: "Phàm dúng 'Chi tử xị thang’, người bệnh
h iíili: đỏ t)Ị tiổu lỏng thì khỏny thô’ cho uổng được". Binh thường đại tiộn
lông, phân nliiổu In hiộn tượng l y V| hư hán, Chi tử la thuốc khổ hrtn, vì vộy
không cho uống được.
Phạm vi sử dụng của bài này, không phải chỉ đóng khung ở bệnh
thương hàn sau khi cho thổ, hạ, mà ôn tà lúc mới phát, dưới tim đầy tức
khó chịu, buồn phiền ảo não, đều có thể dùng. Vị Chi tử trong bài này theo
sách ‘Thương hàn luậrf phần nhiều dùng sống, vì vậy sau khỉ uống dễ bị
nôn mửa, trên lâm sàng hiện nay thường sao đi mà đùng sẽ tránh được
nôn mửa.
Chứng của bài này mà kèm hơi thở ngắn, thì thêm Chích thảo 4g, gọi
là ‘Chi tử cam thảo xị thang’. Bệnh do nhiệt tà hại khí gây ra, cho nên thêm
Cam thảo để thêm khí. Nếu kèm nôn mửa thì thêm Sinh khương 10g gọi là
‘Chi tử sinh khương xị thang’, vì nôn mửa là do ẩm tà nghich lên, cho nên
thêm Sinh khương để tán ẩm, chĩ nôn, Bài này bỏ Đậu xị, thêm Hậu phác
8g, Chĩ thực 4 quả, gọi ià ‘Chi tử hậu phác thang’, trị thương hàn mà sau
khi dùng phép hạ, gây ra tâm phiền, bụng đầy, nằm ngồi không yên, sau
khi hạ rồi, nhiệt với khí kết lại, tắt trệ ô khoảng ngực bụng, dùng Chi tử trị
tâm phiền, thêm Chỉ thực, Hậu phác để trừ đầy tức. Bài này thêm Chỉ thực
3 quả, dùng nước Thanh tương sắc lên, gọi là ‘Chỉ thực chi tử xị thang’, trị
sau khi bệnh nặng khỏi rồi, làm việc khó nhọc mà bệnh trở lại, uống cho ra
ít mồ hôi để giải trừ lao nhiệt. Nếu vì ăn mà bệnh trở lại thì thêm Đại hoàng
để thanh nhiệt trừ tích (Thượng Hải phương tễ học).
THANH DINH LƯƠNG HUYẾT

N h ữ n g b ài th u ố c thanh n h iệ t lương h u y ế t có tá c d ụ n g thanh


I dinh, làm m á t h u yế t, th ư ờ n g d ùn g trị viêm n h iễ m , tà k h í đã n hậ p
Ị v à o vin h p hậ n và p hầ n h uyế t.
T h u ố c th a n h h u y ế t n h iệ t trư ớ c đ â y ch ia làm 2 loại là tha n h
I dinh, lương huyết, nhưng thực tế phân biệt không nhiều có thể
gọi ch u n g ỉà th a n h h u y ế t n hiệt. B ài th u ố c th a n h h u y ế t n h iệ t gồm
nhữ n g vị th u ố c d ư ợ c tính cam hàn (n h ư S inh địa tư ơ i), hàm hàn
(n h ư H u y ề n sâ m , Tê g iác).
N ế u n h iệ t đ ộ c b ố c m ạ n h, th ấ y s ố t cao, b uồ n b ự c, lưỡi nổi gai
đỏ th ư ờ n g d ù n g th u ố c tả hoả giải đ ộ c như N g â n hoa, Liên kiều,
H o à ng liên , Đ ại th a n h diệ p, B ản lam căn, T ử th ả o . N ế u n h iệ t nhậ p
T âm b ào m à tâ m th ầ n mê man thì nên d ù n g vị th u ố c th a n h tâm ,
khai k h iế u , th ô n g đ ờ m n h ư lá T re tươ i, T h ạ c h xư ơ n g bồ, T rầ n đảm
tinh, U ất kim . N ếu th ấ y phần h u yế t n h iệ t mà hao h u yệ t, đ ộ n g h uyế t,
nôn d ù n g vị th u ố c lương h uyết, tán h u y ế t như Đ ơ n bì, X ích thược.
N h ữ n g bài th u ố c cổ phư ơ ng th ư ờ n g d ù n g có T h a n h dinh
th a n g ’, T ê g iá c địa hoà n g th a n g ’ .
Bài ‘T h a n h dinh th a n g ’ và T ê g iá c địa hoà n g th a n g ’ đ ề u lấ y
Tê g iá c vị m ặ n (h à m ), tính hàn và S in h địa vị n gọ t, tín h hàn làm
v| th u ố c ch ủ y ế u . B ài T h a n h doanh th a n g ’ d ù n g Liên kiề u , H oàng
liên khổ hàn để tả hoả g iải đ ộc, vì thế , tá c d ụ n g th a n h n h iệ t giải
đ ộ c củ a nó tư ơ n g đối m ạ n h. Bài T ê g iá c đ ịa hoà n g th a n g ’ d ù n g
Đ ơn bì, X ích th ư ợ c là nhữ n g vị th u ố c lương h u yế t, tán h u yế t, tá c
d ụ n g lương h u y ế t tư ơ n g đối m ạnh, ỉà bài th u ố c tiê u b iể u về lư ơng
h u y ế t g iả i đ ộ c.

1 THANH DINH THANG 1


(On bệnh diều biện) Qing ying tang
Cũng gọi là Thanh Doanh Thang í7j'ri 'ĨỈ1
Thanh Vinh Thang íủ
C hủ trị tífỉ
Nhiệt nhập vinh (dinh) phần chứng.
T rỉệ u c h ứ n g ch ín h
Thân nhiệt dạ thậm, thần phiền thiểu mỵ,
ban chẩn ẩn ẩn, thiệt giáng nhi can, mạch
Tế Sác (Sốt, về đêm nặng hơn, tinh thần m m ề m , 15
phiền muộn, ít ngủ, nổi ban mờ mờ, lưỡi đỏ pặM T m m m.
tím, khô, mạch T ế Sác).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Dinh nhiệt âm thương, nhiễu thần thoán lạc. m ỉằ ím ,
C ông d ụ n g
Thanh dinh, giải độc, thấu nhiệt dưỡng âm. m m # n , m&Mm
Dược vị
Tê giác (quân) 2 - 4g, Huyền sâm (thần) 12g, Mạch đông (thần)
10 - 12g, Sinh địa (thần) 20g, Đan sâm (tá) 8 - 12g, Hoàng liền
(tá) 6 - 8g, Trúc diệp tâm (tá) 4 -6g, Liên kiều (tá) 6 - lOg, Kim
ngân hoa (tá) 12 -16g.
Tê giác tán bột, uống với thuốc (có thể thay Tê giác bằng đầu
nhọn sừng trâu, lượng dùng gấp 3 đến 10 lần, sắc uống.

Tác dụng: Thanh dinh, giải độc, thanh nhiệt, dưỡng âm. Trị
ngoại cảm, nhiệt nhập dinh huyết, biểu hiện sốt cao, buồn bực, tâm
thần không tỉnh táo, nói lảm nhảm, lưỡi gai đỏ, mạch Tế Sác.
G iải th íc h : Chứng của bài này là do ôn tà truyền vào phần
dinh gây ra. Bài này từ ‘Tê giác địa hoàng thang’ biến hoá ra.
Trong bài dừng Tê giác là chủ dược, có tác dụng thanh nhiệt, giải
độc, ở phần vinh và phần huyết; Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn,
có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm; Hoàng liên, Trúc diệp tâm,
làẽn kiều, Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc; Đan
Hâm hợp lực vđi chủ dược để thanh nhiệt, lương huyết; đồng thời có
thổ' hoạt huyết tán ứ, chống nhiệt kết. Các vị thuốc dùng chung có
trie (lụng thanh dinh giải độc, tiết nhiệt dưỡng âm.
ừ n g d ụ n g lâm Bàng: Bồi này có tốc dụng tốt trong những
trườn# hợp bộnh nhiAm giai <1oụn toàn phiit, Hốt cao, hỏn mô, nói
Bồng, hoặc có phát ban, xuất huyết, trố nhỏ bị ban «ởi, viêm nôo
cấp, sốt xuất huyết.
Nhiệt nhập tâm bào có sốt cao, hôn mê, co giật, cần tăng
lượng Tê giác, có thể dùng thêm các loại thuốc ‘Tử tuyết đơn’, ‘An
cung ngưu hoàng hoàn’, ‘Chí bảo đơn’, để tăng tác dụng thanh
nhiệt, tức phong, trấn kinh.
Trường hợp trẻ em bị Bạch hầu nặng có thể thêm Thạch cao,
Đơn bì, Chi tử, Xích thược để tăng cường thanh nhiệt, tả hoả, lương
huyết, hoạt huyết.
Tham khảo:
> Thiên ‘Chí chân yếu đại luận’ (Tố vấn 70) ghi: "Nhiệt tà xâm vào
trong thì trị bằng thuốc đắng và lạnh, phụ thêm thuốc ngọt và đắng, bài này
dựa theo ý của sách ‘Nội kinh’, để trị tà khí ôn nhiệt thịnh ở trong, ô n tà
vào phần dinh, tuy thần phiền không ngủ, mạch Sác, lưõi bẩn, nhưng còn
có thể thấu dinh tiết nhiệt, vận chuyển phần khí mà giải. Diệp Thiên S ĩ cho
rằng: ‘Tà nhiệt vào phần dinh còn có thể cho nhiệt chuyển ra phần khí” . Lập
ý của bài này là dựa theo ý đó. s ử dụng bài này cần chú ý xem lưỡi. Ngô
Cúc Thông nói: “Lưỡi trắng trơn, thì không thể cho dùng được” . Chất lưỡi
đò mà rêu trắng trơn là hiện tượng nhiệt bị thấp lấn át, dùng lầm bài này thì
giúp cho thấp nhưng sẽ lưu tà lại, như vậy sẽ kéo dài bệnh hơn. c ầ n phải
là lưỡi đỏ bầm mà khô, mới là chứng của nhiệt vào phần dinh. Nếu đã thấy
chứng hôn mê nói sảng, lưỡi ngọng, chân tay quyết iạnh là dấu hiệu tà đã
vồo tâm bào, nên phối hợp với ‘Ngưu hoàng hoàn’, T ử tuyết đơn’ để thanh
tàm khai khiếu. Nếu thấy có chứng kính quyết (co giật) thì có thể thêm Linh
đương giác, Câu đằng, hoặc dùng thêm Từ thạch để thanh nhiệt, tức phong
(Thượng Hải phương tễ học).
> Bài này có tác dựng thanh nhiệt giải độc mạnh hớn bài T ẽ giác địa
hoàng thang'; vì chưa dùng Đan bì, Xích thược nên tác dụng lương huyết,
làn ử, chỉ huyết yếu hơn. Cho nên bài này rất thích hợp trị bệnh nhiệt nhập
dinh huyết (lấy dinh làm chủ biểu hiện như sốt cao, buồn bực, tâm thần
mé hoảng mà chưa bộc lộ tình trạng hao huyết, động huyết) (Thượng Hải
phương ỉé học).
> Trong quá trình điều trị ôn bệnh, Diệp Thiên S ĩđ ể ra nguyên tắc là
'Bệnh ỏ phần vệ, làm cho ra mổ hôi, bệnh ở phần khí, phải thanh khí, bệnh
Ổ phán dinh, phải thấu nhiệt, chuyển ra phần khí, bệnh ở phần huyết phải
thanh huyốt, lương huyết. Căn cứ nguyẻn tắc thấu nhiệt chuyển khí, Diệp
Thlôn Si chọn các vị thuốc: Đan sâm, Sinh địa, Tê giác, Huyển sảm, Trúc
(ilộp trtm, Uôn kiốu để trị ôn bệnh ở phán dinh, sơ bộ tạo thành Thanh dinh
Ihtthy’. ỉỉuu dó Ngỏ Cúc Thông chỉnh lý đạt tôn chính thửc thành ‘Thnnh
dinh thang’, do đó Thanh dinh thang’ đại diện cho bài thuốc thấu nhiệt
chuyển khí. Bài thuốc phối hợp chặt chẽ, sử dụng linh hoạt đạt hiệu quả
cao, có thể gọi là bài thuốc kỳ lạ (kỳ phương).
Bài thuốc trên ngoài trị các chứng phát sốt đêm nặng, tâm phiền
không ngủ, nói sảng, nổi ban lờ mờ, kèm theo khát nước, hoặc không khát.
Nếu khát nước là nhiệt ỏ phần khí, không khát !à nhiệt ở dinh phận. VI vậy
T hanh dinh thang’ trị phần khí hay không là điều gây tranh cãi. Do đó thời
điểm sử dụng T hanh dinh thang’ cũng là một vấn để cần phải bàn luận.
Trong quá trình phát triển ôn bệnh, bệnh xâm nhập theo thứ tự: vệ, khí,
dinh, huyết. Tuy nhiên bài thuốc đại diện cho bốn giai đoạn trên không thể
phân chia một cách tuyệt đối. Thí dụ: Cũng là chứng dinh phận, nếu tà ở
phần khí chưa hết, và lan sang phần huyết, cần phân biệt. Trường hợp chỉ
có đơn thuần dinh phận thì rất ít gặp. Thanh dinh thang’ chú trọng thanh
dinh, sử dụng vào lúc tà mới vào dinh phận. Do tà mới vào phần dinh thì tà
ở phần khí có thể có hoặc không có- Nếu tà ở phần khí thì tân dịch sẽ tổn
thương và khát nước; nếu tà ở phần khí đã hết, thì không khát nước. Do đó
tà mới vào phần dinh, lấy chứng ở phần dinh là chính, bất kể phần khí còn
hay hết, đểu có thể dùng Thanh dinh thang’ để thấu nhiệt chuyển khí. Đó
là điều then chốt khí dùng Thanh dinh thang’ (Trung y vấn đối).

TÊ GIÁC ĐỊA HOÀNG THANG


(Thiên kim phương) Xi jiao di huang tang

C hủ tr ị
Nhiệt nhập huyết phần chứng. Si À |/|L'ử
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Các chứng xuất huyết, ban sắc tử hắc,
thần hôn chiêm ngôn, thân nhiệt, thiệt 3-«ỉtíJfc, SĩẼỹE
hồng giáng (Các ỉoại xuất huyết, nốt ban # S ìtW , ító
màu tim đen, tỉnh thần mê muội nói M m
sáng, sốt, lưỡi dỏ chói).
1) N h iệ t VƯU tă m th ẩ n
ThAn nhiột, chiêm ngôn, thiệt giáng khởi
thích, mạch Tố Sác (Sốt, nối sảng, lưỡi
« . McíHSt
dồ chỏi, cổ nốt ỊỊíù, mạch Tở Sác).
2) N h iộ t ihươtiỊỊ h u yết lạc
ÌBan sắc tử hắc, thổ huyết, nục huyết, Ị
tiện huyết, niệu huyết, thiệt hồng giáng, I MỀìỹEH, RllỐLM ÉL
mạch Sác (Nốt ban màu đen tím, nôn ra I iỐL^IẺL, fq*ỀI ỊSặ
máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, \
íkều ra máu, lưỡi đỏ chói, mạch Sác).
3) Súc hu yết ứ n h iệt n
Hỷ vong như cuồng, thấu thuỷ bất dục I
ỷết, dại tiện sắc hắc dịch giải (Cười nói ị
'khư bị cuồng, uống nước vào không làm I M
Ịbhuận được họng, phân màu đen).
Nguyên nhân gây bệnh
liệt vưu tâm thần, động huyết hao I $í^L 'ừỉệ, 7$JJÉLỆÍJỦ1,
huyết, súc huyết lưu ứ. Ị w ứL&M
* ..;.................. Công dụng.......................... ................
Thanh nhiệt giải độc, lương huyết tán ứ. Ị ?ffĩ$íỄẸỊI, ì^iÔLÌ^
‘f[il Dược vị 15^
Wfr........ ............. ;•......1...... .............................. .................:......................
T ề giác (có thể thay Quảng tê giác) (quẩn) 2 - 4g, Sinh địa
ì(ệhần)20 - 40g, Bạch thược (tá)16 - 20g, Đơn bì (tá) 12 - 20g. sắc,
'ệhỉa làm 3 lần uô"ng.
giác mài vái nước uống.

iiị Tức dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tán ứ. Dùng
trường hợp bệnh nhiễm giai đoạn toàn phát, nhiệt nhập
In huyết gây nên thổ huyết, nục huyết, niệu huyết hoặc nhiệt
vào phần dinh, vào Tâm bào gây hôn mê, nói sảng, chất lưỡi
&ixn, có gai, mạch Tế, Sác.
G iải th ic h : Bài này giỏi về lương huyết, chỉ huyết lại giỏi
lh nhiệt giải độc. Trong bài có Đơn bì, Xích thược vừa thanh
\ị lương huyết vừa hoạt huyết, tán ứ. Do đó phôi hợp hai vị
hoạt huyết tán ứ và thanh nhiệt. Vì nhiệt tà nung đốt huyết
S M n . máu trà n ra ngoài sinh các chứng chảy máu; vì huyết bế
ậ ằ t o h lọc thành huyết ứ do đó dùng Đơn bì, Xích thược tán ứ;
ỉến g thờỉ phối hợp Sinh dịa, Tô giác làm lương huyết, tan máu ứ
huyết mới HÌnh, mụch lục thông lợi thì mriu chảy về kinh, hốt
chảy máu. Ngoài ra huyết thuộc âm, gặp nóng thì thông, gặp lạnh
thì ứ trệ, do đó phải dùng thuốc hoạt huyết, đề phòng thuốc m át
làm máu ngưng trệ. Như vậy Đơn bì, Xích thược có ba tác dụng:
Tan máu ứ, thanh nhiệt và phòng ứ huyết. Vì th ế ‘Thiên kim yếu
phương’ viết: ‘T ê giác địa hoàng thang’ tán ứ, thanh nhiệt giải
độc’.
ứng dụng lâm sàng:
Trong bài thuốc thường dùng Xích thược để thanh nhiệt, hoá ứ.
Lâm sàng thường dùng Xích thược, khống dùng Bạch thược,
vì Xích thược tác dụng thanh dinh tiết nhiệt, lưdng huyết tán ứ,
trị chứng máu ứ, máu nóng, m ất máu, phát ban hiệu quả hơn Bạch
thược, nếu nhiệt làm tổn thương ấm huyết phải trọng dụng Bạch
thược,
Dùng bài này trị các chứng teo gan cấp, hôn mê gan, nhiễm
độc urê máu, nhiễm trùng máu, bạch cầu cấp (Học viện Trung y
Thượng Hải).
Dùng bài ‘Tê giác đại hoàng thang gia giảm’ trị bệnh xuất
huyết do giảm tiểu cầu có kết quả (Phương tễ học - Học viện Trung
y Quảng Đông đồng chủ biên xuất bản, 1974).
Gia giảm:
Sốt cao, nhiệt thịnh, hôn mê, cần dùng thêm ‘Tử tuyết đơn’
hoặc ‘An cung ngưu hoàng hoàn’ để thanh nhiệt, khai khiếu.
Nếu có kèm Can hoả vượng, thêm Sài hồ, Hoàng cầm, Chi tử
để thanh Can, giải uất. Tâm hoả thịnh, thêm Hoàng liên, Chi tử,
để thanh Tâm hoả.
Thổ huyết hoặc chảy máu cam, thêm Trúc nhự, Hạn liên tháo,
Mao hoa hoặc Bạch mao căn, Trắc bá diệp sao, để thanh Phế Vị,
cám máu.
Dọi tiộn ra máu, thêm Địa dư, Hoa hoè để thanh trường, chí
huyết.
Tiếu ra máu, thêm Mao căn, để lợi niệu, chỉ huyết.
K iếng kỵ: Trường hợp dương hư, mfít máu và Tỳ Vị hư nhượr
khổHK n^n dùnff.
Tham kh ả o:
> Thương hàn ôn nhiệt đốt ở trong phần huyết, dương lạc bị tổn
thương thì huyết tràn ra ngoài, âm lạc bị tổn thương thì huyết tràn vào trong
tầng da mà sinh phát ban, hoặc kết lại ở hạ tiêu mà phát ra chứng cuồng.
Diệp Thiên Sĩ nói: "Tà vào phần huyết thì sợ hao huyết, động huyết, cần
phải lương huyết tán huyết", đó là nói đến trường hợp này.
Bài này vì tà khí ôn nhiệt nung đốt ở phần huyết mà dặt ra. Lúc đó
chẳng những nhiệt đốt ở phần huyết, mà nhiệt tà với ứ huyết cấu kết ỉẫn
nhau, cho nên lấy thuốc thanh nhiệt trục ứ dùng chung với thuốc lương
huyết tán huyết.
Bài Thanh dinh thang’ so với bài này thì Thanh dinh thang’ là loại
thuốc thanh nhiệt lương huyết phối hợp với thuốc thanh khí, cho nên có thể
làm cho nhiệt ở phần dinh chuyển ra phần khí mà giải được, vì thế nó thích
hợp với chứng nhiệt tà mới vào phần dinh, chưa động đến huyết. Bài này
hoàn toàn do bài thuốc của phần mà huyết lập nên, chú trọng thanh nhiệt
glál độc, lương huyết tán ứ, để trị chứng phần huyết bị đốt nóng. Đó là điểm
khác nhau của 2 bài (Thượng Hải phương tễ học).
> ‘Tê giác địa hoàng thang’ trị chứng nhiệt tà vào huyết phận, bức
màu chạy càn. Bệnh tại huyết phận so với chứng ‘Hoàng liên giải độc
thang' nặng hơn. Do tà nhiệt đốt nóng huyết phận, toàn thân đều liên lụy,
nhiệt tổn thương dương lạc huyết tràn lên trên, nhiệt tổn thương âm lạc thì
máu tràn xuống dưới. Triệu chứng chảy máu mũi, nôn ra máu, đại tiểu tiện
ra mAu, phát ban, đó là chứng chủ yếu của T ê giác địa hoàng thang’, nhiệt
lổn thương tân dịch thì khát nước, nhưng chứng huyết phận là tà ở âm phận,
lầ nhiệt đốt nóng âm dịch tràn ra ngoài, đưa lên miệng, do đó chứng huyết
phận không khát nước, chỉ khô miệng, chỉ muốn súc miệng không muốn
Uổng. Do đó chứng khát nước hoặc khô miệng có thể dùng T ê giác địa
HoAng thang’, v ể trị liệu, ‘Hoàng liên giải độc thang’ do phần khí lan sang
phấn huyết, bài thuốc điểu trị chủ yếu là thanh nhiệt giải độc. T ê giác địa
hoAng thang' trị tà nhiệt vào phần huyết, điều trị chủ yếu là lương huyết, tán
Huyết ù. Khi dùng trên lâm sàng, không những chi có chứng chảy máu mũi,
Môn ra máu, phát ban mà còn phải biện chứng toàn diện. Triệu chửng chủ
yếu \(\ oòt cao, miệng khô, họng ráo, thần chí mê muội, nói sảng, không
NBỦ, mọch Sác hữu lực, kiêm chảy máư mũi, nôn ra máu, phát ban, đại tiểu
tiện rn mrtu, kèm khô miệng không muốn uống, mạch Tế Sác, lưỡi đỏ sẫm,
n |l gnl, dùng ‘Tê giác địa hoàng thang’ (Trung y vấn đối).
Bảng so sánh THANH DINH THANG vầ TÊ GIÁC ĐỊA HOÀNG THANG

Phối Huyền sâm, Mạch môn, Ngân


hoa, Liên kiều, Trúc diệp, Hoàng liên,
Đan sâm, chú trọng thanh dinh giải
độc, kèm thấu nhiệt dưỡng âm.
Thanh Trị nhiệt mới nhập vào phần dinh,
dinh chưa tấn công vào phần huyết. Biểu
thang hiện sốt, ban đêm nặng hơn, thần
Đều có Tê giác, phiền, m ất ngủ, có khi nói sảng, nối
Sinh địa. ban chẩn, lưỡi đỏ mà khô, mạch Tế Sác
Đều thanh (do nhiệt nhập vào huyết, ngưng không
nhiệt giải độc. dùng 'Thanh dinh thang’ nữa).
Trị các chứng Phôi hợp với Thược dược, Đan bì, chú
bệnh ở phần trọng lương huyết giải độc, kèm hoạt
dinh, huyết. huyết tán ứ.

Trị nhiệt độc đi sâu vào phần huyết,
g iác
dã làm động huyết. Biểu hiện sốt (liên
đ ịa
tục), nặng thì chảy máu, nôt ban màu
hoàng
tím đen, hôn mê, nói sảng, lưỡi đỏ chói,
thang
mạch Sác. (Nếu nhiệt ồ phần dinh,
chưa vào phần huyết thì không dùng
bài ‘Tê giác địa hoàng thang’

PHỔ TẾ TIÊU ĐỘC ẨM


ị (Y phương tập giải) Pu ji xiao du yin
Chủ trị
Dại thực ôn.
i Triệu chứng chính 8HiEl?jầ
i)Au diện hồng thũng hân thống, ố hàn
phítt nhiột, thiệt hổng đài bạch kiêm 'Ẳiủiía.llMMi, &
hoàn#, mạch Phù Sác hữu lực (Đầu mặt )ầ, m ư i ÍI
HưtiỊị (Ịỏ, rất (ĩau, sự lạnh, stít, lưỡi dỏ, rở. II ifị, M 'ìf íí h
ỉttùi trdtiịị vàn#, mạch Phù Sác ró lực).
N guyên nhân gây bệnh
Phong nhiệt dịch độc, ủng vu thượng tiêu,
tó s # , m=f±.
phát vu đầu diện (Phong nhiệt dịch độc, ủng
trệ ở thượng tiều, phát ra ở đầu, mặt).
Công dụng
Thanh nhiệt giải dộc, sơ phong tán tà. -m m m ,
Ị Dược vị
Hoàng cầm (sao rượu), Hoàng liến (sao rượu) đều 12- 20g, Sài hồ,
]pát cánh đều 8 - 12g, Huyền sâm, Trần bì, Cam thảo đều 6 - 8g,
^Bản lam căn, Liên kiều đều 4 - 8g, Ngưu bàng tử, Cương tàm, Mã
b ộ t , Bạc hà, Thăng ma đều 4 - 6g. Tán bột, dùng m ật làm họàn
hoặc sắc uống, liều lượng gia giảm tuỳ tình hình bệnh.
I"
Tác d ụ n g : Thanh nhiệt, giải độc, sơ phong tán tà. Ngày
thxớc, dùng trị ‘đại đầu ôn’ (thường bị ở đầu và mặt), ngày nay dùng
trị dơn ở đầu và mặt, viêm tuyến nước bọt ở hàm, viêm tai cấp tính
ìhà bị sốt cao, sưng mộng răng phát sô't, và m ặt bị dộc sưng to.
G iải thích: Hoàng cầm, Hoàng liên ỉà chủ dược có tác dụng
tả nhiệt dộc ở thượng tiêu đầu mặt; Huyền sâm, Mã bột, Bản
(ậm căn, Cát cánh, Cam thảo, thanh giải nhiệt độc ở họng; Trần bì
tỷ khi, sơ thông ứ trệ; Thăng ma, Sài hồ thăng dương, tán hoả dẫn
đưa lên đầu mặt.
ứ ng dụ n g làm sàng:
X , Bài này dùng trị các bệnh ung nhọt ở đầu mặt, quai bị, viêm
im ldan cấp, chứng thường kèm theo sốt, sợ lạnh, miệng khát, lưỡi
rêu trắng pha vàng, mạch Phù Sác hoặc Trầm Sác có lực.
Hiện nay dùng ‘Phổ tế tiêu độc ẩm’ trị viêm tuyến mang tai
i u h tẽ, viêm amidal cấp tính, viêm vòm họng, phôi hợp bôi đắp
Mhư ý kim hoàng tán ’, Thanh đại, Tử kim đĩnh, tăng tác dụng
Ịhậnh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau, hiệu quả tốt.
Thâm khảo:
> Bài náy là bảl thuốc hay để trị chứng đại đầu ôn (thân minh nón
•i^ậnh, dâu một sưng bừng I6n, đỏ hổng, sờ vào thl đau).
Sách *Ôn bệnh điều biệrì dùng bài này, bỏ Thăng ma, Sài hổ, Trần bì,
Hoàng cầm, Hoàng liên, thêm Ngân hoa, Kinh giới, Vi căn để trị các chứng
ôn độc, họng sưng đau, quai bị và đại đầu ôn.
Quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn, thêm Xuyên luyện tử, Long đởm
thảo để tả Can nhiệt. Bệnh nhân kiêm chứng khí hư, người yếu, mệt mỏi,
thêm Đảng sâm để bổ khí; táo bón, thêm Đại hoàng để tả nhiệt, thông tiện.
Trường hợp quai bị, dùng bài ‘Phổ tế tiêu độc ẩm’ gia giảm, kết hợp
dùng rượu hạt gấc bôi ngoài kết quả rất tốt (Thượng Hải phương tễ học).
> Trong bài thuốc Thăng ma, Sài hổ tác dụng thăng tán, có Hoàng
cầm, Hoàng liên đắng giáng, có đóng có mở rất hợp lý. Dùng Sài hồ,
Thăng ma để thông tiết ôn tà dịch độc theo phía trên để giải trừ; Hoàng
cầm, Hoàng liên đắng giáng xuống làm cho hỏa độc kết bên trong giáng
xuống giải trừ xuống dưới. Thăng ma, Sài hồ phối hợp Hoàng cầm, Hoàng
liên tác dụng tán tà mà không hỗ trợ hỏa thăng lên. Hoàng cầm, Hoàng liên
gặp Thăng ma, Sài hồ thì tác dụng tả hỏa mà không uất trệ tà khí.
Huống hồ Hoàng cầm, Hoàng liên sao rượu tăng cường tác dụng
hành tán, giảm bớt tính mát lạnh nê trệ, tuyệt nhiên không xâm phạm trung
tiêu dẫn giặc vào nhà. Bệnh viêm tuyến mang tai là bịnh ôn độc cấp tính
thuộc kinh Thiếu dương, phối hợp Sài hồ, Hoàng cầm khai thông kinh Thiếu
dương, phát tán tà nhiệt, đuổi tà ra ngoài. Khi dùng ‘Phổ tế tiêu độc ẩm ’
không bổ Thăng ma, Sài hổ, Hoàng cầm, Hoàng liên thường hiệu nghiệm
(Trung y vấn đối).
> ‘Phổ tế tiêu độc ẩm’ là bài thuốc thường dùng rất hiệu nghiệm,
do Lý Đông Viên đời Nguyên sáng tạo, ghi trong sách ‘Đông Viên thỉ hiệu
phương”, được in vào năm 1327. ‘Phổ tế tiêu độc ẩm’ được dùng bắt đầu từ
đó. ‘Phổ tế tiêu độc ẩm ’ nguyên có tên là ‘Phổ tế tiêu độc ẩm tử ’, trị chứng
đầu mặt sưng, mắt không mở được, suyễn, họng bế tắc, lưỡi khô, miệng
ráo. Đối với bệnh thời khí, bài này là nghiệm phương trị thời độc. Có người
bệnh bị ôn bệnh, sau đó bệnh ôn dịch lưu hành, giai đoạn đầu sợ lạnh,
người nặng nể, sau đó đầu mặt sưng, mắt sưng không mở được, suyễn,
họng bế tắc, miệng khô lưãi ráo, tục gọi là bệnh ‘Đại đầu thiên hành’, bệnh
có tính chất lây lan truyền nhiễm. Bệnh qua năm đến sáu ngày, thầy thuốc;
dùng T h ử a khỉ thang’ thêm Bản lam căn điểu trị, sau đó bệnh giảm, máy
ngày lại tái phát như cũ, bệnh tình nghiêm trọng, khi đó mời Lý Đông Viôn
diểu trị. Ông nhận xét rằng nửa thân người trở lên do thiên khí làm chủ, nửn
thân trở xuống do địa khí làm chủ, do tà nhiệt ở Tâm Phế, công lên đilu
mặt, gây nên sưng thũng, ồng dùng các vị thuốc Hoàng cầm, Hoàng llôn
đăng lạnh tả nhiệt Tâm Phế làm quân, dùng Quốt hổng tính bình, Huyốn
sâm đắng lọnh, Sinh cam tháo ngọt mrtt tả hoả, bổ khl lòm thán; Llôn klrtu,
Thử nỉôím tử. Bợc hồ dlộp v| đring tính binh, BAn Inm cftn ưị đổng lọnh, Mrt
bột, Cương tằm vị đắng tính bình, tiêu sưng giải độc, bình suyễn, làm tá,
Thăng ma, Sài hồ vị đắng tính bình trị Thiếu dương, Dương minh; Cát cánh
oay ấm đưa thuốc lên. Các vị tán bột, một nửa làm thuốc thang, một nửa
;thuốc hoàn, ngậm nuốt dần, sau đó khỏi bệnh.
Ị , Hiện nay dùng ‘Phổ tế tiêu độc ẩm’ trị viêm tuyến mang tai dịch tễ,
yỉêm a mi đan cấp tính, viêm vòm họng, phối hợp bôi đắp ‘Như ý kim hoàng
*tận\ Thanh đại, Tử kim đĩnh tăng cường thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng,
*(jỉàm đau hiệu quả tốt (Trung y vấn đối).
ly'"
ự>' Bài ca PHỔ TẾ TIÊU ĐỘC Ẩm
i!
‘Phổ tế tiêu độc’ có Thử, Cám,
Phổ tê' tiêu độc' Cẩm, Liên, Thử, Hoàng liên, Cam thảo, Bản lam căn,
<jtHuyền sâm, Cam, Quất, Lam căn lữ, Sài hổ, Liẽn kiểu, Thăng ma nữa,
xThăng, Sài, Mã bột, Liên kiều, Trần, Cát cánh, Huyền sâm, Mã bột, Tằm (cương),
Cuơng tằm, Bạc hà vi mạt thư, Bạc hà, Trẩn bì, đều tán bột,
Hoặc gia Nhân sâm cập Đại hoàng, Đại hoàng gia tiếp với Nhân sầm,
' t y i ớắu thiên hành lực năng ngư. Đại đầu ôn dịch do truyển nhiễm,
‘Phổ tế' phương này chống nhập xâm.

Hrí*
HOÀNG LIẺN GIẢI ĐỘC THANG I H iS M Ú Ì ẳ
1.1 (Ngọại đài bíỵếu) 1 Huang lian jie du tang
! C hủ tr ị
IMtnini.**.......................................................................................................... j..................................
.^Ttm tiêu hoả độc chứng. I
........... ...............■•■••••••..........................................I................ aiTì-t*,
Ỵ Triệu chứng chính
II1CU UllUllg Ulllllll
RỈIỈI:...............................-............................................................
lệỉ nhiệt phiền táo, khẩu
khấu táo yết can, I
iỉệt hồng đài hoàng, mạch Sác hữu lực I 15
ì ố t cao, phiền táo, miệng họng khô, lưỡi Ị s ýj
ìề, rêu lưỡi vàng, mạch Sác có lực).
N guyên n h â n gây b ệ n h
HoA độc xí thịnh, dục xích tam tiêu. Ị
ÉÉậ^í‘1'1' ........ ............... .............. ....................................................................... ....................
C ông d ụ n g
>ĩẳ hoả giải độc. I
r .................. ..... .............................. ì"”-- ■■
■■
■■
^ 1, ___ Dược vị ................1
Ệểàứng Uền (quân), Hoàn# cầm (thần), Hoàng bá (tá), Chỉ tử (tá)
8 • 12g, Sác uống.
Tác d ụ n g ’. Tả hoả, giải độc. Trị các chứng thực nhiệt, hoả độc,
sốt cao, phiền táo, miệng táo, họng khô, điên cuồng mê loạn, hoàng
đản thấp nhiệt, kiết lỵ, mụn nhọt chảy nước vàng, nóng quá đến
thổ huyết, mũi ra máu, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Sác có lực.
G iải th íc h : Bài này do những vị thuốc rấ t đắng, rấ t lạnh, tả
hoả, giải độc lập nên. Hoàng liên là chủ dược, có tác dụng tả hoả
ở tạng Tâm và trung tiêu; Hoàng cầm tả hoả ở thượng tiêu; Hoàng
bá tả hoả ở hạ tiêu; Chi tử hỗ trợ thông tả hoả ở Tam tiêu. 4 vị hợp
lại, có tác dạng tả hoả, giải độc mạnh hdn, thích hợp dùng cho các
chứng hoả nhiệt thịnh ở tam tiêu.
ứ n g dụ n g lâm sàng:
Dùng bài này, cần phải lấy chứng vì hoả tà thịnh, nhiệt tuy
mạnh nhưng chưa làm tổn thương tân dịch, chất lưỡi không sáng
bóng và đỏ sẫm là thích hợp.
Nếu uất nhiệt, vàng da, thêm Nhân trần, Đại hoàng, tăng
thêm tác dụng tiêu ứ giải độc.
Ưng nhọt đinh độc, có thể giã nát đắp tại chỗ hoặc dùng thêm
thuốc giải độc khác.
Bài này có thể dùng đối với các chứng huyết độc kiết lỵ, viêm
phổi... thuộc chứng hoả độc thịnh.
Đối vổi các chứng xuất huyết như thể huyết, chảy máu cam,
phát ban có huyết nhiệt dùng thêm các vị thuốc lương huyết, thanh
nhiệt như Huyền sâm, Sinh địa, Đơn bì, Mao căn.
C hú ỷ : Dùng bài trên trị nhiệt độc thịnh là chính, những vị
thuốc đều có tính vị đắng hàn dễ làm tổn thương tấn dịch, vi vậy
cần thận trọng đối vởi bệnh nhân có tổn thương tân dịch hoặc cần
thêm những loại thuốc tư âm thanh nhiệt.
Tham k h ả o :
> Khi dùng bài này, cần phải lấy chứng vì hoả tà thịnh khắp cả trong
nQOồi, trên dưới, nhiệt tuy mạnh nhưng tân dịch chưa bị tổn thương, chất
lưỡi không hlộn ra màu sống và đỏ tươi là thích hợp. Thôi Thị nói: “Trong
trường hợp VI có phân táo làm cho người ta nói bậy bạ, nhiệt thịnh cũng
làm cho ngưởl ta nói bậy bạ. Nếu đại tiộn bí mà nói bậy thì nền uống 'Thừa
khí thang'; đạl tiện thông lợi mà nổi bậy thl nôn uống ‘Hoàng llôn giải nhiệt
thang* (tức là 'Hoàng Hên glài độc thang’). Như vộy có thể biết là chứng nóỉ
sảng của bài này là do hoả nhiệt đốt mạnh, làm rối loạn thần minh mà gây
ra, phép trị lấy thanh nhiệt tả hoả làm chủ yếu, không cần dùng bài T hừa
khí’ để tẩy rửa. Ngoài ra, các chứng đau, mụn nhọt, đều thuộc tâm hoả.
Những bệnh thuộc về mụn nhọt, đính độc thuộc về hoả nhiệt sinh bệnh,
cũng có thể dùng bài này để tả hoả giải độc (Thượng Hải phương tễ học).
> ‘Hoàng liên giải độc thang’ (‘Ngoại đài bỉ yếu) trị chứng nhiệt độ
thịnh. T ê giác địa hoàng thang’ trị ôn bịnh nhiệt vào huyết phận. Hai bài
thuốc đểu trị chứng thổ huyết, chảy máu mũi, phát ban, nhưng cơ chế bịnh
lý khác nhau. ‘Hoàng liên giải độc thang’ trị chứng ngoại cảm lục dâm tà
uất hóa nhiệt, hoặc bên trong tích nhiệt, tà nhiệt thịnh thành độc hỏa nhiệt
thịnh tràn vào Tam tiêu, nhiễu loạn thần minh, nặng thì cuồng táo, thần chí
mê mờ, không ngủ, nhiệt làm tổn thương tân dịch họng khô miệng ráo, nếu
khí phận nhiệt thịnh lan sang huyết phận, bức máu tràn ra ngoài sinh các
chứng chảy máu. Do tà nhiệt tại kinh dương, hỏa tính viêm lên trên, dương
lạc tổn thương, huyết bức lên trên chảy máu mũi, thổ ra máu, tràn ra da thịt
thì phát ban, không tổn thương âm lạc nên không có hiện tượng đại tiểu tiện
ra máu. Do đó đặc điểm biện chứng của ‘Hoàng Hên giải độc thang’ là nhỉệt
thịnh, phiền táo, thần chí mê mờ, nói sảng, mạch Sác hữu lực. Chỉ có chứng
chảy máu mũi, thổ huyết, phát ban có thể dùng ‘Hoàng liên giải độc thang’
(Trung y vấn đối).

Bài ca HOÀNG LIÊN GIẢI ĐỘC THANG

'Hoàng liên giải độc thang’ tứ vị, ‘Hoàng liên giải độc’ bốn vị đây,
Hoàng bá, cẩm, Liên, Chi tử bị, Chi tử, Bá, Cẩm, Liên đủ tay,
Táo cuồng đại nhiệt ẩu bất miên, Đại nhiệt, điên cuồng, nôn, không ngủ,
Thổ nục ban hoàng quân khả sử, Phát ban, thổ nục dụng xưa nay,
Nhược vận Tam hoàng thạch cao thang’, Gọi bài ‘Tam hoàng thạch cao' ấy,
Tái gia Ma hoàng cập Đạm xị, Thêm vị Ma hoàng, Đạm xị hay,
Thử vi thương hàn ôn độc thịnh, Trị chứng thương hàn ôn độc thịnh,
Tam tiêu biểu lý tương kiêm trị, Tam tiêu biểu !ý giải trừ ngay,
Chi tử, Kim hoa gia Đại hoàng, Kim hoa, Chi tử, Đại hoàng nhập,
Nhuận trường tả nhiệt chân kham. Tả nhiệt, nhuận trường đáng dựa thay.

THANH ÔN B ẠI ĐỘC Ẩm (Dịch chẩn nhất đắc)

Vj ỳ/li Ịl&liị:Yắ - Qing wen pai du yin


Sinh thạch cao 40 - 80tf, Sinh địa 16 - 20g, Huyền săm, Chi
tứ clmi H - l(ỉg, Ị)ơti hi, Cá í cánh, ỉỉoàtìịỉ cẩm, ỈẢPiì kiều, Trác diệp
iươ\, T ri m ỏu, <Ư‘ U H - I 'Aị\' Hoàìỉịỉ ỊịPti 4 ~ 12g, Cam th (0t(ì 4 - 8 tf, 7 V
giác 2 - 4g. Sắc Thạch cao trước, Tê giác tán bột mịn, ucíng với nước
thuốc sắc.
Tác dụng'. Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, cứu âm. Trị
các chứng hoả nhiệt, lâm sàng có triệu chứng scít cao bứt rứt, khát
nước, nôn khan, đau đầu như búa bổ, hốt hoảng, nói sảng hoặc phát
ban, nôn ra máu, chất lưỡi đỏ thẫm, môi khô, mạch Trầm Tế hoặc
Trầm Sác hoặc Phù Đại Sác.
G iải th íc h : Bài này là tổng hợp những bài ‘Bạch hổ thang’,
‘Tê giác địa hoàng thang’, ‘Hoàng liên giải độc thang’, gia giảm mà
thành. Trong bài Thạch cao, Tri mẫu thanh nhiệt thịnh ồ Dương
minh kinh; Tê giác, Đại hoàng, Huyền sâm, Đơn bì, Xích thược,
thanh dinh lương huyết, giải độc; Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử,
Liên kiều thanh nhiệt tả hoả, giải độc; Trúc diệp thanh tâm trừ
phiền; Cát cánh dưa thuốc đi lên.
Tham khảo:
> Dư Sư Ngu nói: Bài này trọng dụng Thạch cao, đi thẳng vào Vị kinh,
làm cho phân bố ra 12 kinh để làm giảm thế nhiệt mạnh; giúp Thạch cao có
Tê giác, Hoàng cầm, Hoàng liên tiết hoả của tâm Phế ở thượng tiêu; Đan
bì, Chi tử, Xích thược tiết hoả ở Can kinh; Liên kiều, Huyền sâm giải hoả tà;
Sinh địa, Tri mẫu ức dương phù âm, tiết hoả khí cang thịnh mà cứu lấy thuỷ
sắp nguy; Cát cánh, Trúc diệp đưa thuốc đi lên; Cam thảo íà sứ để điểu hoà
Vị. Đây là bài thuốc đại hàn giải độc, trọng dụng Thạch cao, thì chỗ nặng
bình trước, mà hoả ở mọi kinh khác đểu yên hết (Đậu chẩn nhất đắc).
> Dư Sư Ngu nói rằng: ‘Bài này là bài thuốc đại hàn giải độc, trọng
dụng Thạch cao thì chỗ nhiệt mạnh nhất được dẹp yên trước mà hoả ở
Dương minh tự nhiên đểu yên cả'. Theo đó có thể biết bài này tuy là tập
hợp 3 bài lại mà thành, nhưng iấy ‘Bạch hổ thang’ để thanh trừ nhiệt độc
ở Dương minh làm chủ yếu. Các chứng dịch nhiệt, vì nhiệt độc mà hoả tà
thịnh, khí iiuyết ở trong ngoải đểu bị đốt nóng, biểu hiện ra các chứng trạng,
dếu có thể dùng bài này gia giảm để trị (Thượng Hải phương tễ học).

Ị TIÊN PHƯƠNG HOẠT MỆNH Ẩ m I í l l l / / t à iíM lí


(Ngoại khoa phát huy) Ị Xian fang hua ming yin
Chủ trị fcỉfl
Uưưnit chứng ung Nang, thũng độc Hư khởi. Ị Mỉiil'Mịịtâiìịị ĩtỉ-Mtó
T riê*u.............
c h ứ n g ch ín h
............................ •..........................................i
Hồng thủng hân thống, thân nhiệt lẫm
hàn, mạch Sác hữu lực (Sưng đỏ, đau
m
nhiều, sốt, lạnh, mạch Sác có lực).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Nhiệt độc ủng tụ, khí trệ, huyết ứ, đờm i m m m , n ítỂ L m
kết. *
C ông d ụ n g
Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng hội ỈS M ỈS il,
kiên, hoạt huyết chỉ thống. tẫ ÉLihíÌ
1 Dược vị
Ngân hoa (quân) 12“20g, Qui vĩ (thần), Nhủ hương (thần), Một
dược (thần), Trần bì (thần) 6 - 8g, Thiền hoa phấn (tá), Bạch chỉ
(tá), Bối mẫu (tá), Xích thược đều 8 - 12g, Phòng phong (tá) 6 -
8*. Tạo giác thích sao (tá), Xuyên sơn giáp chích (tá), Cam thảo
(sứ) 4 - 8g. Sắc uống, hoặc đùng Vĩ rượu V2 nước sắc uống.

Tác dụng'. Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ung, hoạt huyết, chỉ
thống. Trị mđi bị mụn nhọt nhiệt độc, mụn nhọt nóng đỏ, sưng đau,
Hự lạnh, sốt, mụn nhọt chưa phá mủ, chưa vỡ miệng.
G iải th ích: Kim ngân hoa là chủ dược, thanh nhiệt giải độc,
trị ung nhọt; thêm Phòng phong, Bạch chỉ trừ phong thấp, bài
lìừng, tiêu phù sưng; Quy vĩ, Xích thược, Nhũ hương, Một dược
hỉmt huyết tán ứ, giảm đau; thêm Bối mẫu, Thiên hoa phấn thanh
nhiệt, hoá đờm, tán kết; Trần bì lý khí hành trệ, tiêu sưng; Xuyên
Hítn giáp, Tạo giác thích hoạt huyết, tiêu độc, tuyên thông kinh lạc;
Cỉiim tháo thanh nhiệt giải độc,
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này trị mụn nhọt độc lô loét, thuộc
tỉưưng chứng, thực chứng, dùng thuốc sắc uống còn bã thuốc dùng
dế đắp váo chỗ sưng đau.
Hiộn nay bải này được dùng rất rộng rãi, trị nhiều bịnh viêm
nhi Am, như viêm tổ chức tổ ong, rôm sảy, nhọt ìở, viêm vú, viêm
ruột (lư hán niủ, nle I*hứnjí sơnj( nóng đỏ đau (lương chứng đỗu cổ
tM iliniK-
Gia g iả m :
Trường hợp ung nhọt không to, có thể bỏ Tạo giác thích, còn
Nhũ hương, Một dược thì giảm liều.
Nếu sưng đau nhiều bỏ Bạch chỉ, Trần bì là thuốc cay nóng,
thêm Bồ công anh, Liên kiều, Cúc hoa để tăng tác dụng thanh
nhiệt, giải dộc.
Huyết nhiệt nặng, thêm Đan sâm, Đơn bì để tăng thanh
nhiệt, lương huyết.
Táo bón, thêm Chỉ thực, Đại hoàng, Mang tiêu để tả hạ,
thông tiện.
Chú ỷ: Ưng nhọt đã vỡ và trường hợp âm thư không nên dùng.
Dùng th ận trọng đối với trường hợp bệnh nhân Tỳ Vị hư, khí
huyết kém.
Tham khảo:
CỂr La Đông Dật nói: Đây là bài thuốc thường dùng để công độc trong
trị mụn nhọt, Sách 'Nội kinh’ ghi: “ Dinh khí không thuận đi ngược vào trong
thịt” , cho nên phát ra ung nhọt đều do dinh khí uất trệ, vì thế mà huyết kết,
đờm trệ, chứa chất nhiệt độc gây thành bệnh. Cách trị bệnh này hay ở chỗ
thông kết tụ ở kinh, thông hành huyết-trệ, phối với trừ đờm, điểu khí, giải
độc. Bài này, Xuyên sơn giáp để làm mềm nhọt cứng; Tạo giác thích để
đạt tới nơi có độc; Bạch chỉ, Phòng phong, Trần bì thông kinh, điểu khí, sơ
thông uất trệ, Nhũ hương giảm đau, hoà huyết; Một dược phá huyết, tán
kết; Xích thược, Quy v ĩ đuổi huyết nhiệt đi, để phá kết; Bối mẫu, Kim ngân
hoa, Cam thảo làm tá, một mặt trừ đờm, giải uất, một mặt tán độc, hoà
huyết, thì cứng sẽ tan, đau sẽ giảm. Nhưng bài này, vì dinh vệ còn mạnh,
trung khí chưa suy mà đặt ra, nếu Tỳ Vị vốn nhược, dinh vệ điều hoà, thl
cỏ bài thuốc T h á c lý tiêu độc tán’, cần phải châm chước mà dùng (Danh y
phương luận).
v*~ ‘Tiôn phương hoạt mệnh ẩm’ còn gọi là ‘Chân nhân hoạt mệnh
ám', là bàl thuốc số một trị ngoại khoa ung nhọt. Bệnh ung nhọt giai đoọn
đẩu phần nhlểu thuộc dương chứng, thường sử dụng bài này đầu tiôn,
người xưa gọl là bài thuốc công độc số một của môn ung nhọt. Bài thuốc
phối hợp nghỉôm cẩn chặt chẽ trị các chứng ung nhọt mới mắc rất hiệu quA,
Vương Khầng Đường, danh y đởi Minh, nóỉ: ‘Bài này trị tát cả chứng ung
nhọt, chưa thành mủ thl tiổu, đá thành mú thl vở mủ, tác dụng giảm dnu,
vỡ mủ, tlôu mù, sau khi uống có cảm giác buốn ngủ, hết dau nhức, rđt thổn
hiệu1. VI vộy dược mệnh danh là bài thuốc 80 một tr| ung nhọt.
Hiện nay bài này được dùng rất rộng rãi, trị nhiều bệnh viêm nhiễm,
như viêm tổ chức tổ ong, rôm sảy, nhọt lở, viêm vú, viêm ruột thừa hoá mủ,
các chứng sưng nóng đỏ, đau dương chứng đều có thể sử dụng. Nếu bệnh
thuộc âm chứng hoặc nhọt đã vỡ mủ không được dùng (Trung y vấn đối).

NGŨ VỊ TIÊU ĐỘC Ẩm (Y tông kim giảm)

J&hệ Tề M ÌX - Wu wei xiao du yin


Kim ngân hoa, Bồ công anh, Tử hoa địa đinh, đều 12-20g, Tử
bối thiền quỳ 6-8g, Dã cúc hoa 8-16g. sắc uống, bã thuốc gĩa nát,
đắp vào chỗ sưng đau.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu tán đinh sang. Trị các
loại mụn nhọt, đinh nhọt.
G iải th íc h : Kim Ngân hoa là chủ dược, có tác dụng thanh
nhiệt, giải độc, tiêu sưng ung nhọt; Tử hoa địa đinh, Tử bối thiên
quỳ trị đinh độc; Bồ công anh, Cúc hoa thanh giải nhiệt độc, tiêu
Hưng ung nhọt.
Gia giảm :
Nhiệt thịnh, thêm thuốc thanh nhiệt giải độc như Hoàng liên,
LiOn kiều.
Sưng nhiều, thêm Phòng phong, Thuyền thoái để tán phong,
tỉ Au sưng.
Huyết nhiệt độc thịnh, thêm Xích thược, Đơn bìt Sinh địa để
lương huyết, giải độc.
Ắp xe vú nóng đỏ, sưng đau nhiều, thêm Qua lâu bì, Bôi mẫu,
Thanh bì để tán kết, tiêu sưng.
Bối với viêm cầu thận cấp, sốt, phù, nước tiểu đỏ, ít, lưỡi đỏ,
mọch Sác hoặc viêm amiđan cấp, thêm thuốc thanh nhiệt lợi tiểu
như Bạch mao căn, Xa tiền.
K iêng kỵ: Trường hợp âm hư không dùng.

TỨ DIỆU DŨNG AN THANG (Nghiệm phương tân biên)

- Si mino vong an tang


H u y thi sútn (>() ỈOOịị, Dihtn^ị (Ịiiy 'tO-CìÚỊị, (Uỉtn th ả o 30ịị, K ttti
ngân hoa 100-200g. sắc uổng.
Tác d ụ n g : Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, chỉ thống. Trị
thoát thư (hoại tử), vết thương lở loét hoại tử, viêm tắ t tĩnh mạch,
viêm tắ t động mạch, phiền nhiệt, khát, lưỡi đỏ, mạch Sác.
G iải thích: Kim Ngân hoa làm chủ dược, có tác dụng thanh
nhiệt, giải độc; thêm Huyền sâm tư âm thanh nhiệt; Đương quy
hoạt huyết hoà vinh; Cam thảo hoà trung, giải độc. Dùng tốt đối
với trường hợp chứng thoát thư, lở loét, nhiệt độc thịnh, âm huyết
bị tổn thương.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Bài này dùng trong trường hợp thoát
thư như viêm tắ t tĩn h ^ ạ c h , chân tay lở loét, người sốt, khát nước,
lưỡi đỏ, mạch Sác.
Gia g iả m :
Nếu đau nhiều, thêm Nhũ hương, Một dược để hành khí, hoạt
huyết, giảm đau.
Nhiệt độc thịnh, thêm Bồ công anh, Đan sâm, Xích tiểu đậu,
Xuyên sơn giáp, Địa long để tăng thanh nhiệt giải dộc, hoạt huyết
thông lạc.
Thoát thư có ứ huyết rõ, cần thêm Đào nhân, Hồng hoa đr
hoạt huyết hoá ứ.
Khí hư, thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm để bổ khí.
C hú ý: Thoát thư có hiện tượng hàn ngưng không nên dùng
bài thuôc này.
Lâm sàn g hiện nay:
• Trị viêm tắt mạch máu: Dùng bài này trị 30 ca. Da vùnK
tổn thương lạnh, tím tái, thêm Phụ tử, Xích thược, Quế chi, Ngư\i
tất. Kết quả: Khỏi 28, không khỏi 2 (Thiên Tân y dược tạp chí I,
1960).
• Trị viêm tất mạch máu: Dùng bài này, thêm Trần bì, Nhtằ
hương, Một dược, Bạch biến đậu, Thương truật. Trị 9 ca đều khổ í
Theo dồi 1-2 năm chưa thấy tái phát. Trung bình ưông 10 - 15
thang thì bệnh gi/ỉm nhọ, uống 20 thang khỏi bệnh. Trong (lổ, cỏ
8 ca vết thương drt vở loổt, Hitu khi uốn# 21-50 thang, khỏi bộnh
(Trung y tạp chi 4, 1968).
• Trị viêm tắt mạch máu: Dùng bài này, thêm vị, trị 12 ca
viêm tắ t mạch máu hoại tử; phối hợp dắp thuốc lên vết thương,
dùng ‘Sinh cơ tán’ và ‘Song dưỡng cao’ bôi lên chỗ loét. Kết quả:
phỏi 7, có chuyển biến tô"t 5, thời gian trị 69 —183 ngày. Theo dõi
1. năm không thấy tái phát (Quảng Tây trung y dược í, 1986).

TH Ầ N TÊ ĐƠN (Ôn nhiệt kinh vĩ)

- Shen xi dan
Q. Tề giác (mài với nước), Thạch xương bồ, Hoàng cầm đều 24g,
Sinh địa, Kim ngân hoa đều 60g, Liên kiều 40g, Bản lam căn, Đạm
ịậu xị đều 30g, Thiên hoa phấn, Tử thảo đều 16g. Tán bột, hoà với
nước Tê giác và Địa hoàng (không dùng mật ong), thêm Đạm dậu xị
W n với bột thuốc trên, giã, làm hoàn nặng lOg. Uống ngày 2 lần
vđi nước đun sôi để nguội.
Có thể chuyển sang thuốc thang sắc uống,
Tác d ụ n g : Thanh nhiệt, lương huyết, giải độc> khai khiếu,
bùng trong các bệnh viêm não, sốt xuất huyết, ban sởi nặng ở trẻ
klhồ, cổ sốt cao mê man, nói sảng, phát ban, m ắt dỏ, bứt rứt, chất
luoi đỏ thẫm.
Ị Ghi chú: Trong bài cổ phương có dùng nước lọc phân người
không cần thiết).

t|.;.
THANH NHIỆT GÍẢI THỬ
m ĩầ M ũ m

Là những bài thuốc dùng chữa những bệnh sốt về mùa hè,
thuộc phạm vi chứng thử, có các triệu chứng chính là sốt, khát
nước, ra mồ hôi, mệt mỏi, mạch Hư, thường là chứng nhiệt kiêm
thấp, thường kèm theo khí hư.
Bài thuốc cổ phương thường dùng là ‘Hương nhu ẩm’, ‘Lục
nhất tán’, Thanh thử ích khí thang’.

HƯƠNG NHU TÁN 1? Sỉ1tít


(Hoà tễ cục phương) Xiang ru san
C hủ tr ị ÌỈỂỈ
Âm thử. mã
T riệ u c h ứ n g ch ín h mmmÈ.
Ố phong phát nhiệt, đầu trọng thân
thống, vô hãn, hung muộn, thiệt đài bạch
nị, mạch Phù (Sợ gió, sốt, đầu nặng, toàn
thân đau nhức, không mồ hôi, ngực bứt R 'ìỉ
rứt, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Phù).
N g u y ên n h C â n gây b ệ n h
Hạ nguyệt ngoại cảm phong hàn, nội M \'h
thương thấp trệ. s
C ông d ụ n g
Khứ thA^p giải biểu, hoá thấp hoà trung. ịm #I'I'
Dược vị 15 Hí
Ị ỉìươHỊỊ nhu (quân) 200g, Hậu phác (chế với Gừng) (thần) 40-60g,
Hifin (tậu B(W (tố), 40-60g. Tán bột, mỗi ngày dùng 12g sắc nước uốntf.
Có thA 1‘huyốn thhnh thuốc thung (KÌíim liồu) H^c uống.
Tác d ụ n g : Giải thử, hoá thấp, hoà trung. Trị bên ngoài cảm
phải hàn tà, bên trong bị thấp, triệu chứng: sốt, sợ lạnh, đầu đau,
đầu nặng, không ra mồ hôi, tay chân tê mỏi, ngực đầy trướng,
muốn nôn, nôn mửa, bụng đau, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng nhờn,
mạch Phù Nhu.
G iải thích: Hương nhu có tác dụng giải thử, tán hàn, lợi
thấp, là chủ dược; Hậu phác vị cay, đắng, ôn, có tác dụng hành khí,
táp thấp, hoá trệ; Biển đậu vị ngọt, bình, tiêu thử, hoà trung, hoá
thấp. 3 vị hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng tiêu thử, giải
biểu, hoá thấp, hoà trung.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này dùng trong trường hợp về mùa
hè bị ngoại cảm phong hàn thấp, triệu chứng sốt, sợ lạnh, đầu đau
nặng, ngực đầy tức, không ra mồ hôi hoặc đau bạng, nôn, tiêu chảy,
rêu lưỡi trắng dày, mạch Phù.
Gia g iả m :
Chứng biểu nặng, thêm Thanh hao, Kinh giới để tăng tác
4ụng tiêu thử, giải biểu.
Mũi nghẹt, sổ mũi, kết hợp bài ‘Thông xị thang’ để thông
dương, giải biểu.
Trường hợp lý có thấp nhiệt, thêm Hoàng liên, để thanh
gọi là bài ‘Tứ vị hương nhu ẩm’.
*í(‘' Nếu thấp thịnh, bên trong bụng đầy, tiêu chảy, thêm Phục
ĩ * ! h , Cam thảo để lợi thấp, hoà trung, gọi là bài ‘Ngũ vật hương
tthu ểm\
Nếu hai chân co rút, thêm Mộc qua để thông kinh, gọi là bài
&ục vị hương nhu ẩm \ Thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật,
Quất hồng bì để ích khí, kiện Tỳ, táo thấp, gọi là bài ‘Thập vị
1 ihương nhu ẩm ’.
ỉ ^ Tham khảo:

Bài ‘Hương nhu tán’ vừa có tác dụng giải biểu, tiêu thử, vừa có tác
hoá thấp trộ, hoà trường vị, vì vậy, có thể dùng trị cảm mạo vào mùa
hề ■ thu, các chứng nhiễm trùng dường ruột như viêm ruột, kiết lỵ... khéo gia
|Ịậ m BỒ dạt kết quả tốt (Thượng Hải phương tẻ học).

M)
LỤC NHAT TAN
(Thương hàn tiếu bản) Liu yi san
C h ủ tr ị
Thử thấp chứng.
T riệ u c h ứ n g c h ín h
Thấp nhiệt phiền khát, tiểu tiện bất
lợi, tiết tả (Thấp nhiệt phiền khát, s ,« m /JVÍSW J, m m
tiểu không thông, tiều chảy).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Ngoại cảm thử thấp.
C ông d ụ n g 3*11
Thanh thử lơi thấp.
Dưực vị
“ ; ; x ;
Ị Hoạt thạch 6 phần, Cam thảo 1 phần. Tán bột, trộn đều, moi lân
I uống 6-12g với ít m ật ong và nước đun sôi (ấm), ngày 3 lần.
Có thể chuyển thành thuốc thang, lượng gia giảm, sắc uống.

Tác dụng: Thanh thử, lợi thấp.


G iải th ích: Hoạt thạch là chủ dược, vị nhạt, tính hàn, có tác
dụng thấm thấp, thanh nhiệt, trừ thấp nhiệt ở tam tiêu; Cam thảo
thanh nhiệt hoà trung. 2 vị thuốc phối hợp với tỷ lệ 6 và 1, vì vậy
gọi là bài ‘Lục nhất’; trị những bệnh thử thấp, có triệu chứng sốt,,
khát nước, tiêu chảy hoặc sỏi tiết niệu đều có tác dụng.
Gia giả m : Trưởng hợp bệnh thử, sốt, có kinh giật, bứt rứt,
thêm Thần sa, gọi là bài ‘ích nguyên tán ’ (Hà gian lục thư), đùng
nước Hắc Đăng tâm để uống, có tác dụng trấn kinh an thần,
Thử nhiệt, mắt đỏ, họng đau hoặc miệng lưỡi viêm loét, thêm
Thíinh đọi, gọi là ‘Bích ngọc tán’ (Hà gian lục thư) dể thanh Can hoá,
Tiểu đau và gắt hoặc chứng *sa lâm’ (sỏi đường tiểu), thốm
Kim tiền thốo, dể hoá thạch, chỉ thống, tăng lợi tiểu.
'I<ục nhất tán* thốm Sinh trắc bá diộp, Sinh xa tiền thílo, Sinh
ngAu UM. có lfln IA Tam HÌnh ích nguyAn tiln’, trị tiếu ru mriu. (Jỏ
thể thêm Tiểu kế, Hổ phách, Bồ hoàng để chỉ huyết, thông lâm.
K iếng kỵ: Không dùng đối với trường hợp âm hư, tiểu tiện trong.
Tham khảo:
Trương Bỉnh Thành nói: ‘Lục nhất tán’ trị cảm nắng (thử), cảm mạo,
bỉểu lý đểu nhiệt, phiền táo, miệng khát, tiểu tiện không thông, và các
chứng tả, lỵ, lâm trọc thuộc nhiệt, đó là cách dùng giải cơ hành thuỷ để làm
bài thuốc giải nắng. Hoạt thạch khí thanh, hay giải cơ, chất nặng hay thăng
giáng, tính hàn hay thắng nhiệt, hoạt hay thông khiếu, vị đạm hay lợi thuỷ,
thêm Cam thảo ỉà để điểu hoà trung tỉêu mà hoà hoãn tính hàn, hoạt của
Hoạt thạch, giúp công cho Hoạt thạch thông suốt biểu lý, làm cho tà khí trừ
hết mả chính khí không bị tổn thương, cho nên có thể trị các chửng nói trên
(Thành phương tiện độc).

THANH TH Ử ÍCH KH Í THANG (Ồn nhiệt kinh vĩ)

'ÌỀũ Ỉế./=Í$J - Qing shu yi qi tang


Thạch hộc, Mạch môn đều 12g, Trúc diệp, Cam thảo, Tri mẫu
đồu 8g, Tây dương sâm 6g} vỏ dưa đỏ 40g, Hoàng liên 4g, Cọng sen,
Cánh (ngạnh) mễ đều 20g. sắc uống.
Tác dụng: Thanh thử ích khí, dưỡng âm, sinh tân. Trị sốt,
tnổ hôi nhiều, miệng khát, bứt rứt, người mệt mỏi, mạch Hư Sác.
G iải th íc h : vỏ dưa đỏ, Cọng sen là chủ dược, có tác dụng giải
thử thanh nhiệt; Dương sâm, Thạch hộc, Mạch môn ích khí sinh
tân; Hoàng liên, Tri mẫu, Trúc diệp thanh nhiệt trừ phiền; Cam
thổo, Ngạnh mễ, ích Vị hoà trưng. Các vị thuốc phôi hợp có tác
dụng chung là thanh thử, ích khí, dưỡng âm, ồinh tân.
ứ ng d ụ n g lăm sàn g:
Trẻ nhỏ sốt về mùa hè, sốt kéo dài không khỏi, có tổn thương
tần (lịch, có thể bỏ Hoàng liên, Tri mẫu, thêxi) Bạch vi, Thuyền
để hoà âm, thoái nhiệt.
C hú ý: Dùng thận trọng đối với thấp nặng vì bài thuốc có
nhỉổti vị thuốc nê trệ.
Tham khảo:
> Có một bài thuôc khác cíing tỗn là: ‘Thanh thử ích khí thang' (T
w luận): Hoàng kỳ, Thương truột, Thăng ma, Nhân sâm, Bạch truột, Trổn
bì, Thần khúc, Trạch tả, Mạch môn, Đương qui, Chích thảo, Hoàng bá, Cát
căn, Thanh bì, Ngũ vị tử. Có tác dụng ích khí sinh tân, trừ thấp, thanh nhiệt.
Trị bệnh nhân vốn hư nhược, bị bệnh thử thấp, sốt, đau đầu, miệng khát, ra
mồ hôi, không thích ăn uống, người mệt mỏi, tiêu lỏng, nước tiểu vàng đỏ,
rêu lưỡi dày, mạch Hư Nhược (ĩhượng Hải phương tễ học).
> Lý Đông Viên sở trường trị bịnh Tỳ Vị, vương Mạnh Anh trị bịnh ôn
thử trứ danh. Vì thực tế lâm sàng và điều kiện trị bịnh khác nhau, nên 2 ông
đã lập ra hai thang Thanh thử ích khí’, c ả hai bài thuốc đều có tác dụng
‘thanh thử ích khí’, trị thương thử kiêm hư chứng. Nhưng bài thuốc của Lý
Đông Viên kiêm kiện Tỳ táo thấp, thiên về táo thấp, trị Tỳ vị hư cảm nhiễm
thử thấp, bài thuốc của Vương Mạnh Anh kiêm tư âm sinh tân dịch, thiên về
lương nhuận, trị thử nhiệt làm tổn thương khí, tân dịch. Phải nắm được đặc
tính của hai bài thuốc và khi dùng trên lâm sàng cần linh hoạt thì trị chứng
hư nhược cảm thử mới toàn diện (Trung y vấn đổi).
THANH NHIỆT TẠNG PHỬ
m m K íằ m

B ài th u ố c th a n h tạ n g phủ lý n hiệt, d ự a và o đ ặ c điể m phủ


tạn g m à p hố i g h é p n h ữ n g vị th u ố c khác nhau, c ầ n lưu ý đ ế n ch ứ n g
trạ n g g â y nên b ệ n h m à lựa ch ọn bài th u ố c ch o phù hợp.
• T â m kinh n h iệ t thịnh ( b ứt rứt, m iện g kh át, m iệ n g lưỡi lở,
tiểu đ ỏ ), d ừ n g b à i ‘Đ ạ o xích tá n ’ để tha n h tâm n hiệt.
• C an kinh n h iệ t thịnh (sư ờ n đau, m iệng đ ắ n g , m ắ t đỏ, tai ù)
h oặ c c h ứ n g ‘C an kinh th ấ p n h iệ t’ (tiểu tiệ n đ ỏ, g ắ t, âm hộ sưng
ngứa), d ù n g ‘Long đ ởm tả can th a n g ’ để th a n h C an n hiệt.
• Phế kinh nhiệt (ho suyễn) dùn g T ả bạch tán’ để thanh Phế
nhiệt.
• R ăng lưỡi sư ng lở, d ùn g bài T h a n h vị tá n ’ để th a n h V ị n hiệt.
•T ả lỵ, d ù n g ‘H o à ng cầm th a n g ’, ‘B ạch đ ầ u ô n g th a n g ’ để
thanh n h iệ t ở đại trư ờ n g ...

TẢ TÂM THANG (Kim quỹ yểu lược)

p-rùtâ - Xie xin tang


Đại hoàng 8 —12g, Hoàng cầm 12g, Hoàng liên 4g. sắc uống
hất 1 lần.
Tác d ụ n g : Tả hoả, giải độc, trừ thấp.
•T rị hoả bên trong làm cho huyết đi bậy sinh ra thổ huyết,
chầy máu cam, táo bón, nước tiểu đỏ.
• Thấp nhiệt uẩn kết bên trong sinh ra hoàng đản, ngực sườn
dầy lức, rêu lưỡi vàng dầy.
• Tam tiêu tích nhiệt, mắt đỏ, miệng lở hoặc ung nhọt mà
kèm vùng tim, ngực phiền nhiệt, táo bón.
(ìiả i Ihívh: Dại hoàng, Hoàng liên, Hoàng cầm đều rấ t đắng,
tậllh, có ƯU’ <lụntf tík hun, giai (lộc, hoa thấp, tiết nhiệt. Bài này tuy
lây I)IŨ IkiAmh lAm chù nhưntf khôntf phôi hợp V('íi Mang tiêu thì ý
Mặhlrt UhiiDK phái ờ chu thong đụi Liộn mA ờ chỏ (lùng vị đắnK, h/Ui
để tả hoả, hoá thấp, tiết nhiệt. Lại không dùng với Chỉ xác, Hậu
phác thì biết rằng vùng bụng không có đầy trướng. Chủ yếu do thấp
nhiệt uẩn kết bên trong, không phải là có thức ăn đình trệ.
ứ ng dụ n g lảm sàng:
Các chứng thổ huyết, nục huyết, do hoả nung đốt bên trong,
khiến cho huyết đi bậy, m ắt sưng đỏ, miệng lưỡi lở loét vì tam tiêu
tích nhiệt gây nên, đều có thể chọn dùng bài thuốc này.
Tham khảo :
Chứng thổ huyết, nục huyết, trị bằng ‘Tả tâm thang’ chủ yếu là thông
qua tác dụng thanh nhiệt tả hoả, để thu được công hiệu chỉ huyết. Vì khí
theo huyết vận hành, khí hoả giáng xuống thì huyết vận hành cũng dần dần
yên tĩnh, cho nên người xưa có nói: “Tả tâm tức là tả hoả, tả hoả tức là chỉ
huyết” . Bài này tuy lấy Đại hoàng làm quân dược nhưng chưa phối hợp với
Mang tiêu thì ý nghĩa không phải ở chỗ thông đại tiện mà ở chỗ khổ hàn tả
hoả, hoá thấp, tiết nhiệt. Lại chưa phối hợp với Chỉ xác, Hậu phác là biết
rằng vùng bụng chưa thấy đầy trưổng. Chủ yếu là do thấp nhiệt uẩn kết ở
trong, không phải như là có thức ăn đình trệ. Lý Thời Trân nói: ‘Dùng Tả
tâm thang’, cũng tức !à tả thấp nhiệt ở tỳ,’ không phải là tả tâm vậy” .
Tác dụng trị liệu và ý nghĩa chế phương của bài này về sau được
phát huy rất nhiều. Theo phương diện tả hoả giải độc mà xét, sách ‘Hơd
tễ cục phương1đổi bài này thành thuốc hoàn, trị tích nhiệt ở tam tiêu. Theo
phương diện hoá thấp, tiết nhiệt mà xét, bài Tam hoàng chỉ truật hoàn',
‘Chỉ thực đạo trệ hoàn’ của Lý Đông Viên đều có phát triển thêm (Thượng
Hải phương tễ học).

ĐẠO XÍCH TÁN


(Tiểu nhi dược chứng trực quyết) Dao chi san
C hủ t r ị
TAm kinh hoả nhiệt chứng.
T riệ u ch ứ n g c h ín h ỉệìS E S â
Tâm hung phiền nhiệt, khẩu thiệt
1 Hinh sang, hoặc tiểu tiện xích sáp,
'hlMíÌAÍ!, 11:VI fỏ:.
thiột hồnỊỊ, mạch Sác ịNgực nồng nẩy,
'MUi ,1*1
bứt rứt, tniệnịị lưỡi lở loét, hoặc, tiểu
ị rít, nước tiPu (tỏ, lười (ỉứ, ĩíiụch Sdc).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Tâm hoả thượng viêm, thương cập
thận thuỷ, Tâm hoả hạ giáng tiểu -ừi/cT Ịặ 'h m , mw\
trường, bí biệt th ất chức. £SR
C ông d ụ n g
Thanh tâm, lợi thuỷ, dưỡng âm.

. Dươc vi
.......* .’ ....................... 15 n*
Sinh địa (quân), Mộc thông (quân), Cam thảo tiêu (tá sứ), lượng
bằng nhau. Tán bột, trộn đều, mỗi lần uống 12g. Lấy 1 chén
nước, cho Trúc diệp (thần) vào sắc cạn còn khoảng 5 phân, uống
nóng sau bữa ăn.
; Có thể chuyển thành thuốc thang sắc uống.

Tác dụng'. Thanh tấm, lợi thấp. Trị Tâm kinh nhiệt thịnh,
miệng khát, m ặt đỏ, người nóng bứt rứt, miệng lưỡi lở, tiểu ít, đỏ,
có lúc tiểu buốt.
G iải th íc h : Sinh địa thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm
)A chủ dược; Mộc thông, Trúc diệp, thanh Tâm giáng hoả, lợi tiểu;
Onm thảo tiêu thanh nhiệt, tả hoả và điều hoà các vị thuốc.
ứ n g d ụ n g lã m s à n g : Bài này có thể dùng trị viêm lở miệng
do tAm kinh nhiệt thịnh.
G ia giả m : Nếu Tâm phiền nhiệt, bứt rứt, thêm Hoàng liên,
đế thanh Tâm hoả.
Tiểu buốt, tiểu ra máu, thêm Hạn liên thảo, Tiểu kế, Cù mạch
đế thnnh nhiệt lương huyết, thông lâm.
Viêm bể thận cấp, tiểu tiện nhiều lần, đau, thêm Tiểu phượng
vl th/io, rFrân châu mẫu, Bạch mao căn để tăng tác dụng thanh
nhlột, lợi thuỷ.
Tham khảo:
> Quý Sở Trọng nói: Nội /ớn/? gọi hai thứ tinh kết lại là thần. Như vậ
Ih ín là chốt dịch đặc biệt ở trong tủm chân khí, trong thận để nuôi dưỡng,
nho nến tôm dịch giao xuống mủ hoả tự giáng; Thận khỉ dun lên mà thuỷ tự
lin h , tlổn hlốn Iđy bủl 'Sinh m och’ dế cứu tân dịch, là trị gốc không trị ngọn
vậy; ‘Đạo xích tán’ thanh tả hoả, là trị ngọn để củng cố gốc. Họ Tiền (Ất)
chế ra bài này có ý muốn kềm chế tâm hoả vượng, trước phải bổ can thận;
Sinh địa hoàng mát mà hay bổ thẳng xuống hạ tiêu, bồi bổ thận thuỷ, thận
thuỷ đầy đủ thì tâm hoả tự giáng. Lại sợ can mộc vận hành hay sinh ra hoả(
giúp cho tà khí, làm hại thổ mà hao tổn chính khí, cho nên dùng Cam thảo
tiêu là tá, đi xuống làm hoà hoãn thế cấp bức của can mộc, tức là tả tâm
hoả thực; đồng thời trị trong âm hành đau, lại dùng Mộc thông để thông trệ
ở tiểu trường, tức là thông tâm hoả bế uất, như vậy là trị một được hai. Bài
T ả tâm thang’ dùng Hoàng liên để trị thực tà, thực tà thịnh thì mộc khí hữu
dư, tả can để thanh mẹ vậy. Bài ‘Đạo xích tán’ dùng Địa hoàng để trị hư
tà, hư tà thì trách thuỷ không đủ, làm mạnh thuỷ để chế hoả. Bài này mát
mà bổ, so với những bài đắng, hàn, công phạt vị khí, thương tổn sinh khí thì
khác nhau xa vậy (Danh y phương luậrì).
> Nhiệt thịnh ở tâm kinh, hoả bốc ỏ phần trên, cho nên miệng khát,
mặt đỏ, hoặc trong miệng lở loét. Tâm và tiểu trường có quan hệ biểu lý,
tâm chuyển nhiệt đến tiểu trường, cho nên tiểu tiện vàng đỏ, khi đi tiểu thì
đau buốt. Sách ‘Y tông kim giám’ ghi: “Bài này là thuỷ hư mà hoả không
thực thì nên dùng lợi tiểu tiện, sẽ không làm hại âm t tả hoả mà không phạt
đến vị dương; nếu tâm kinh thực nhiệt, cần thêm Hoàng liên. Nhiệt nhiều,
thêm Đại hoàng, cũng tà phép rút củi dưới đáy nổi vậy” .
Bài này thêm Xa tiền tử, Huyết dư thán, A giao, trị huyết lâm. Sách
‘Chứng nhân mạch trĩ dùng bài này thêm Thăng ma, Hoàng liên, Đơn bi,
gọi là bài ‘Thăng ma thanh vị thang’, có ý dùng Thăng ma để giải độc, phát
sởi ra, Hoàng liên để thanh nhiệt, Đơn bì để lương huyết tán ứ, Đối vỡi
chứng Tâm Vị đều nhiệt, ban sởi khó mọc ra, có thể dung được (Thượng
Hải phương tễ học).
> Đ ạo xích tán’ là bài thuốc số một trị kinh Tâm nhiệt. Sách ‘Mạctỉ
chứng’ quyển thượng v iế t: ‘Chứng Tâm thực, Tâm khí thực, thích nằm ngửa
dùng T ả tâm thang' vì vị Hoàng liên là chủ dược. Chứng trẻ em nằm úp vn
nằm ngửa íà hai chứng trạng khác nhau, ‘Đạo xích tán’ không thuộc kinh
Tâm thực hoả, do đó trong bài không có Hoàng liên là điểm khác. Quyổn
thượng, mục ‘Nội chứng’ viết : ‘Đỏ là Tâm nhiệt, dùng ‘Đạo xích tán’, dỏ
nhạt là Tâm hư nhiệt, dùng ‘Sinh tê tán’. Điều văn nói rằng Tâm nhiệt và
Tâm hư nhiệt chỉ là tương đối, do đó chủ trị của ‘Đạo xích tán’ và Tâm hư
có phân biệt.
Phân tích theo cách lập bài thuốc thì Sinh địa vị ngọt đắng, lạnh, vrto
kinh Tám thanh nhiệt lương huyết, vào Thận tư dưỡng âm dịch. Nếu Thộn
thuỳ đrty dủ th) thông giao Tâm dương, Tâm hoả giáng xuống. Mộc thông v|
đổng ỉọnh, thanh nhlột kinh Tâm, thông lợi Tlổu trường, dAn nhỉệt dl xuống
Do đỏ Sinh đ|a hoàng tr| hư nhiệt, Mộc thông trỊ thực hoà. Nếu kinh TAin
thực hoả phải dùng Mộc thông làm quân, đắng lạnh thanh Tâm dẫn nhiệt đi
xuống, có thể không dùng Địa hoàng hoặc dùng ít để tránh nê trệ. Nếu kinh
Tâm hư nhiệt phải dùng Sinh địa làm chủ dược, để tư âm thanh nhiệt. Có
thể không đùng Mộc thông hoặc dùng ít để tránh tổn thương âm. Trong bài
dùng Mộc thông, Sinh địa lượng như nhau. Vì vậy xem xét chứng và dùng
thuốc không thể biết Tâm nhiệt hư thực (Trung y vấn đối).

Bài ca ĐẠO XÍCH TÁN

i 'Bạo xích’ Sinh địa dữ Mộc thông, ‘Đạo xích': Sinh địa với Mộc thông,
Ị Thảo sao, Trúc diệp, tứ ban công, Thảo tiêu, Trúc diệp bốn bề công,
; Khẩu my, lâm thống tiểu trường hoả, Miệng đau, tiểu buốt, Tiểu trường hoả,
i oẫn nhiệt đông quy tiểu tiện trung. Đưa nhiệt ra đường tiểu tiện chung.

THANH TÂM LIÊN TỬ Ẩm (Hoà tễ cục phương)

- Qing xin lian zi yin


Hoàng cầm, Mạch môn đông (bỏ lõi), Địa cốt bì, Xa tiền tử,
Chích cam thảo đều 20g, Thạch liên nhục (bỏ ruột), Bạch phục
linh, Hoàng kỳ (chích mật), Nhân sâm, đều 30g.
Tán bột, mỗi lần dùng 12g, sắc với 1.5 chén nước, còn 8 phân,
bỏ bã, để nguội, uống lúc đói bụng, trước bữa ăn.
Sốt, thêm Sài hồ, Bạc hà sắc uống.
Tác dụng: ích khí âm, thanh Tâm hoả, chỉ lâm trọc. Trị Tâm
hoả bốc lên, Thận âm không đủ, miệng lưỡi khô ráo, di tinh, lâm
trọc, lao động nặng thì phát bệnh, nhiệt ở phần dinh huyết, huyết
*'bầng, dái hạ, phiền táo, phát nóng.
h G iải thích: Trong bài dùng Thạch liên tử thanh Tâm hoả,
giao Tâm Thận; Địa cốt bì, Hoàng cầm, kiện âm, trừ hư nhiệt; Phục
linh, Xa tiền tử phân lợi thấp nhiệt; Mạch môn đông thanh Tâm
'dưỡng âm; thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo, để ích khí phù
,!trợ chính khí. Các vị thuốc dùng chung có tác dụng ích khí âm,
Hhanh Tâm nhiệt, giao thông Tâm Thận, chỉ lâm trọc.
Tham khảo:
Chửng lâm trọc phán nhlổu là do thấp nhiệt gây ra. Chủ trị của bài
nẳy lồ do lo nghi Ino tAm, tAm huyốt không dủ lực, hoả bốc lôn không giao
Óng VỚI thện được, nhân dd mà sinh ra dl tinh, lâm trọc. Lao dộng nặng
thì phát ra, điều này cho thấy bệnh tình trắc trỏ, chính khí đã hư. Tâm hoả
bốc lên, thì Phế kim bị khắc phạt gây ra miệng khô, cổ ráo, hoặc do hư hoả
quấy động dinh huyết, sinh ra đái hạ, băng lậu. Phiền táo phát nóng cũng
là âm khí không đủ, dương khí phù việt ra ngoài gây ra. Tổng hợp lại, xem
xét bệnh cơ vể chứng của bài này, là dấu hiệu khí âm không đủ, tâm thận
không giao nhau, hư hoả động ở trong, bàng quang lại có thấp nhiệt, cho
nên thành phần của bài này, là chiếu cố cả hư thực, chu đáo cả mọi mặt,
có thể làm cho khí âm hồi phục, tâm hoả dịu yên, tâm thận thông với nhau,
thấp nhiệt được thông lợi, thì các chứng trạng kể trên sẽ dần dần tự khỏi
(Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca THANH TÂM LIÊN TỬ Ẩm

I Thanh tấm liên tử’ Thạch, Liên, Sâm, ‘Thanh tâm liên tử’, Nhân sâm, i
: Địa cốt, Sài hổ, Xích phục, cẩm, Sài hổ, Địa cốt, Hoàng cẩm, Thạch liên, ỉ
; Kỳ, Thảo, Mạch đông, Xa tiển, Phục linh, Kỳ (hoàng), Thảo (cam), Xa tiền, ;
; Táo phiền tiêu khát cập băng lâm. Bãng lâm, đái tháo, táo phiền rất hay. :

LONG ĐỞM TẢ CAN THANG


(CỔ kim y phương tập thành) Long dan xie gan tang
Chủ trị
Ị Can Đởm thực hoả chứng, Can kinh
ra ^ iĩE , m ỉm m i
Ị thấp nhiệt chứng.
T riệu chứng chính

Khẩu khổ nhược xích, thiệt hồng


đài hoàng, mạch Huyền Sác hữu lực
{Miệng đắng, hơi đỏ, lưỡi đỏ, rêu
' lười vàng, mạch Huyền Sác có lực).

ỉ 1) Can Đởm thự c hoả chứng


F)Ẩu thống, mục xích, hiếp thống,
khẩu khố, nhĩ lung, nhĩ thủng,
thiột hồng đài hoàng, mạch Huyền, mm, P ĩ, If
Sác hữu lực (Đầu đau, mắt đỏ, hông
sườn đau, miệng đấng, tai ù, tai m i Jj
atùig, lưỡi dử, rờn lưỡi vàng, mạch
Huyền, Sác, cồ lực).
Ị 2) Can k ỉn h th ấ p n h iệ t chứ ng ................................
Âm thũng, âm dưỡng, cân nuy, âm
: hăn, tiểu tiện lâm trọc, hoặc phụ nữ
đái hạ hoàng xú đẳng, thiệt hồng
1đài hoàng ni, mạch Huyền Sác hữu m m m , r m , 'h
Ị lực (Bộ phận sinh dục sưng, ngứa, í i í # Jt
\ gân yếu, ra mồ hối vùng bộ phận m , 'ầ M M ,
i sinh dục, tiểu buốt, gắt hoặc phụ
1nữ bị huyết trắng, màu vàng, hôi,
ị lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhờn, mạch Huyền
\ Sác có lực).
N g u y ên n h â n g ây b ệ n h
1Can Đởm thực hoả thượng viêm, m m ỉầ
■Can kinh thấp nhiệt hạ chú. T tt
C ông d ụ n g
Thanh tả Can Đởm thực hoả, thanh
lợi Can kinh thấp nhiệt.
Dược vị
ị Long đởm thảo (sao rượu) (quân) 12g, Hoàng cầm (sao) (thần),
1 Chi tử (sao rượu) (thần)22g, Trạch tả (tá), Mộc thông (tá), Đương
\ quy (sao rượu) (tá), Sinh địa tửu sao (tá), Sài hồ (tá sứ) đều 8g,
Ị Xa tiền tử (tá) 6g, Cam thảo 2g. sắc uống.

Tác d ụ n g : Thanh thấp nhiệt ở kinh Can, Đởm. Trị Can, Đồm
có thực hỏa, đầu đau, m ắt đỏ, hông sườn đau, miệng đắng, tai ù,
vỉôm tai giữa, hoàng đản, thấp nhiệt dồn xuống bên dưới gây ra
Uểu buốt, tiểu gắt, đau, ngứa bộ phận sinh dục, đđi hạ.
G iải th ích: Long đởm thảo thanh Can, Đởm thực hoả, trừ
thấp nhiệt ỏ hạ tiêu, là chủ dược; Hoàng cầm, Chi tử hỗ trợ thêm
tAc íiụng thanh thực hoả ồ Can Đởm; Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền
tứ thnnh lợi thâp nhiệt; Đương quy, Sinh địa dưỡng âm huyết, hoà
Cnn, có ý phối hợp thuốc trong tả có bổ để cho tả hoả không hại
chAn Am; Cam tháo (liổu hoá các vị thuốc; Sài hồ sơ thông Can
Hờm. (Yk: vị thuốc phối hợp có tác (lụng chung lả thanh lợi thấp
nhiột.
Hoả thịnh tấ t nhiên làm hao âm dịch, cho nên dùng Sinh địa,
Đương quy để tư dưỡng can huyết, làm cho tà hết mà chinh khí
không bị thương. Sài hồ thông đạt can khí, Cam thảo hoà trung
tiêu giải độc, đồng thời để điều hoà các vị thuốc.
Chứng của bài này là do can hoả hiệp với thấp nhiệt gây ra.
Can hoả nghịch lên thì sườn đau, miệng đắng, trong tim phiền
nóng, m ắt sưng đỏ đau, tai điếc, tai sưng, thấp nhiệt dồn xuống
dưới thì thấy các chứng lâm trọc, âm hộ sưng ngứa, bìu dái phát
mụn nhọt. Bài này có tác dụng tả can hoả, lợi thấp nhiệt, cho nên
đối với các chứng kể trên đều có thể chữa trị, can hoả giáng, thấp
nhiệt trừ thì các chứng tự nhiên khỏi.
ứ n g d ụ n g lâ m sà n g : Trên lâm sàng, thường dùng bài này
gia giảm trị các bệnh viêm gan vi rút (thêm Nhân trần), trị viêm
túi m ật cấp (thêm Khổ luyện căn bì, Đại hoàng), viêm bàng quang
cấp (thêm Hoàng bá, Trúc diệp, Hoạt thạch), và các bệnh như viêm
màng tiếp hợp, viêm tai giữa, cao huyết áp, viêm cầu thận cấp,
viêm hô" chậu cấp có hội chứng Can kinh thấp nhiệt...
Chú ỷ : Bài này sức tả can hoả rấ t mạnh, các chứng thực hoả
của can kinh, tân dịch chưa bị tổn thương, đều có thể dùng thuốc
khổ hàn của bài này để tiêu trừ. Nhưng thuốc khổ hàn có thể
làm hại vị khí, cho nên trúng bệnh thì thôi, khồng nên dùng quá
nhiều.
Tham khảo:
> Sườn đau, miệng đắng, tai điếc, tai sưng, là bệnh thuộc kinh đdm.
Các chửng âm hộ sưng, ngứa, nóng, bạch trọc, tiểu ra máu, là bệnh thuộc
kỉnh can. Cho nên dùng Long đởm thảo tả hoả ở can đởm, lấy Sài hổ đẫn
vào Can, lấy Cam thảo hoà hoãn can cấp, mượn cầ m , Chi, Thông, Trạch,
Xa tiển làm tả để lợi mạnh tiểu tiện, làm cho mọi thứ thấp nhiệt có đường
tháo ra.
Các vị thuốc trên đểu lả những vị tả can, nếu bệnh khỏi thì sợ rằng
tạng can cũng bị tổn thương, cho nên lại thêm Đương quy, Sính địa đẩ
huyết dưỡng can, vl can là tạng trữ huyết, bổ huyết tức ià bổ can, mồ chò
hay nhất tà bối thuốc tả can trở thành thuốc bổ can, có hàm đủ ỷ nghĩa vửn
đánh lại vửa xoa dịu (Sàn b ổ danh y phương luận).
> Trong bài ‘Long đởm tả can thang' Sài hổ, Chì tử, Long đởm thỏo,
Sinh địa,,, phrti dùng rượu ono đổ dỗn thuổc lôn trôn, đống thời tăng hỉệu
lực 8Ơ tán tà khi, tránh v| đáng lạnh làm bé uâỉ tà độc. Trong bửi thuốc dùng
cả vị thuốc bổ và tả, trong giáng có thăng, trong tả có bổ, có tác dụng trừ
tà mà không tổn thương chính khí, tả hoả mà không hại Vị khí, các vị phối
hợp nghiêm cẩn, chặt chẽ, đạt mục đích thanh tả Can hoả...
Trong chỉ định điều trị của bài thuốc, có chửng thấp nhiệt ở kinh Can
dẫn xuống hạ tiêu, v ể mặt sinh bịnh lý, bịnh thấp phần nhiểu liên hệ đến Tỳ
kinh. Can là tạng của huyết, chủ yếu thăng phát thấp nhiệt tại sao lại sản
sinh ở kinh Can? Bài thuốc sở dĩ có tác dụng trị bịnh Can Đởm vì liên hệ
đến Thiếu dương tam tiêu, vể mặt sinh lý, Tam tiêu chủ trì thông lợi đường
thủy dẫn xuống bàng quang. Trong thân thể, phần nhiểu chất nước đều từ
tiển âm bài xuất ra ngoài. Trong thân thể, kinh mạch của Can iiên hệ với
âm khí, đo đó hỏa ở kinh Can thịnh sẽ liên lụy đến tam tiêu, iàm trở ngại
quá trình trao đổi bài tiết dịch thể. Thấp và nhiệt kết hợp nhau uất trệ ở hạ
tiồu, xuất hiện các triệu chứng thấp nhiệt bên dưới như bạch đới, lâm trọc,
sưng ngửa bộ phận sinh dục... Nguyên nhân sinh thấp rất nhiều như Tỳ hư
khổng vận hóa, uống bia rượu quá nhiều đều sinh chứng bịnh thấp nhiệt.
Thấp là âm do đó thường rót xuống hạ tiêu.
Bài thuốc này chủ yếu trị thấp nhiệt ò kinh Can dẫn xuống hạ tiêu,
không phải trị chứng thấp do Tỳ, vì vậy trọng dụng Long đỏm, Hoàng cầm
tả hỏa; Chi tử thông lợi Tam tiêu; Mộc thông, Trạch tả, Xa tiền thấm tiết
thấp nhiệt, mà không dùng Bạch truật, Bạch linh kiện Tỳ khứ thấp (Trung
y vốn dối).

Bài ca LONG ĐỞM TẢ CAN THANG

; 'Long đởm tả can’: Chi tử, Sài,


'Long dởm tả can’: Chi, cầm, Sài, i Hoàng cẩm, Trạch tả chẳng hể sai,
8lnh đ|a, Xa tién, Trạch tả giai, : Xa tiền, Sinh địa nào đau thiếu,
Mộc thông, Cam thảo, Đương quy hợp, ; Cam thảo, Thông (Mộc), Quy phối hợp tài,
Can kinh thấp nhiệt lực năng bài. : Thấp nhiệt kinh Can ghi đâ rõ,
! Tả Can Long đởm sức bền dẻo dai.

TẢ THANH HOÀN (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)


l
1ỈỈ 'pj Jí - Xie qing wan
Dương quy, Long não, Xuyên khung, Sơn chi nhân, Xuyên đại
h(u)nfỊ (nướng), Khương hoạt, Phòng phong, các vị bằng nhau.
Trin hột, luyộn mạt IAitì viôn. Ngày dùng 8g —12g, sắc nước
TrUc <In)ị> cùn tf với ( lư ờng n H , uốntf V(íi t h u ố c lúc n ó n g .

Tới' tiụĩiỊỊ; Thanh can u h(»A. Trị Chu hori uAt nhi^t, không nhm
yên được, dễ kinh sợ, hay giận, mắt sưng đỏ đau, mạch Hồng Thực.
G iải thích: Bài này thanh Can tả hoả. Đại hoàng đắng lạnh,
vị đậm tiết nhiệt đi xuống; Khương hoạt, Phòng phong trừ Can
phong, tả Can hoả, có thể thuận theo tính đi lên của can mộc; Sơn
chi tán uất hoả ở tam tiêu, đưa tà nhiệt theo đường tiểu ra ngoài.
Bài này dùng chung các phép tả hoả, tán uất và dưỡng Can, cho
nên thành ra bài thuốc bình Can tả hoả.
Tham khảo:
> Can tàng chứa hồn, về tình chí là giận, can có uất nhiệt cho nên
thường hay giận, dễ sợ, không nằm yên được, mắt là khiếu của can, phong
nhiệt công lên trên cho nên mắt đỏ sưng đau. Thiên T ạ n g khí pháp thời
luận’ (Tố vấn 22) viết: “Can muốn tán ra, cần dùng thứ cay để tán ra”. Tính
can thích điều đạt cho nên tán ra tức là có ý bổ rồi. Tuy nhiên bài này là bài
thuốc tả hoả, phải là người khoẻ mạnh, thực chửng thì dùng mới thích hợp”
(Thượng Hải phương tễ học).
> T ả thanh hoàn’ trị mắt sưng đỏ, đau nhức, hay lo sợ, tức giận, tinh
thần không yên, tiểu tiện đỏ, đại tiện bí, mạch Hổng Thực..., đó là những
triệu chứng do Can hỏa uất kết. v ề phương diện sinh lý, Can chủ thăng
phát, hỏa thuộc dương, tính viêm lên trên, nếu Can hỏa uất kết tất sẽ công
lên trên, do đó có các triệu chứng trên.
Sách 'Nội kinh’ viết : ‘Hỏa uất kết phải khai thông cho thăng phát,
mộc uất kết phải cho thông đạt, Can thích tán phát phảỉ dùng vị thuốc cay
để thăng tán’ (Hỏa uất phát chi, mộc uất đạt chi, Can dục tán, cấp thực tân
đ ĩ tán chi). Vì vậy phàm bịnh hỏa uất kết phải dùng thuốc phát tán, thăng
đề điểu trị. Can hỏa uất kết phải chữa bằng cách điều đạt thông tán. Các
chứng bịnh do hỏa uất kết ở kinh Can, nếu đơn thuần dùng lượng lớn thuốc
đắng lạnh giáng tiết hỏa uất chẳng những hỏa không được thăng phát,
hỏa tà không được trừ khử mà còn làm ức chế Can Mộc. Nếu chỉ dùng
phong dược dể tán hỏa Can mộc thì sẽ trợ giúp hỏa nhiệt như lửa đổ thốm
dáu. Trong trường hợp này chỉ có kiêm dụng 2 bài thuốc là kế sách vạn
toàn. Trong bài thuốc một mặt dùng Long đởm thảo, Chi tử, Đại hoàng tỏ
Can hỏa, mặt khác dùng Khương hoạt, Phòng phong tán hỏa uất. Các vị
thuốc đắng lạnh như Long đởm thảo, dược Khương hoạt, Phòng phong coy
tán thăng phát thì hòa dược giáng và thăng phát không bị uất bế. Phòng
phong, Khương hoạt tính thăng phát cay tán dược Chi tử, Long đởm thảo,
Đạl hoàng dắng lạnh giáng tiết thl tác dụng thăng tán hỏa uất mà hạn chô
năng lực trợ giúp hòa tà,
Ngortl ra, trong bồl thuốc dùng Phòng phong cổ tốc dụng íức phong,
trấn kinh, CAo y g lt trước đờl Nguyền, Minh, phương phấp diếu trị nội phong,
ngoại phong không phân biệt, chĩ quan niệm ‘dùng Phòng phong trị phong '
(Bản thảo đồ kinh). Trong bài thuốc nguyên trị Can nhiệt tay chân co quắp,
quờ quạng, lưỡi co... do đó sử dụng Phòng phong dẹp yên phong, chống co
giật. Đó là phương pháp tán ngoại phong tả nội phong, hậu thế thay bằng
phương pháp bình Can tức phong. Các vị phong dược tuy công dụng thăng
phát trợ giúp hỏa nhiệt, nhưng trong bài thuốc các vị dược liệu phối hợp
rất thần điệu, đạt mục đích tán kỉnh Can hỏa uất, sơ đạt Can khí, nhiệt hỏa
được trừ khử (Trung y vấn đối).

TẢ KIM HOÀN
(Đan khê tâm pháp) Xie jin wan
C hủ tr ị
Can hoả phạm Vị chứng. If'Ằ ĨE S iE
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Hiếp thống, khẩu khổ, ẩu thổ, thốn
toan, th iệt hồng đài hoàng, mạch
l« p f , PẵMtSSằ,
Huyền Sác (Hông sườn đau, miệng
s- ]» ® it
(ỉấng, nôn mửa, nôn ra nước chua, lưdi
dổt rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác).
N gtiyên n h â n gây b ệ n h
Oan uất hoá hoả, hoành nghịch phạm m ĩ í t ‘X , # tỉẼ íG f,
Vị, Vị th ấ t hoà giáng. s & íniỉặ
C ông d ụ n g ĩh ữ
Thanh tả Can hoả, giáng nghịch chỉ ẩu. m m s f ỉk , pặìỀ ikm
Dược vị I5nậ

ĩỉoảìiịị liên (sao với nước Gừng) (quân) 6 phần, Ngô thù du (ngâm
nước muối) (tá) 1 phần. Tán bột, làm hoàn, uống mỗi lần 2-4g.
CM thổ’ gia giảm chuyển làm thuốc thang sắc uống.

Táv dụng: Thanh tả Can hoả. Trị Can khí uất hoá hoả, ngực
miờn íưiy lức, nôn, miệng (ĨÁng, ự chua, họng khô, lưỡi đỏ, rêu vàng,
niọcli Huy ồn s/ic.
(Hải thivh; IloAng liòn đíỉng hììn, <*6 titc <lụntf tri TAm hort,
tức cũng gián tiếp tả Can hoả (tả mẫu tắc tả kỳ tử) là chủ dược; Ngồ
thù tính cay nóng, có tác dụng khai uất cầm nôn. Bài thuốc có 2
vị, một hàn một nhiệt, tân khai khổ giáng, cùng dùng, có tác dụng
thanh Can hoả, khai Can uất. Trị Can uất hoả, Vị khí nghịch gây
Ợ hơi, Ợ chua, m iệng đắng, ngực sườn đầy tức.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Thường dùng trị các chứng viêm dạ
dày mạn, có triệu chứng nôn, buồn nôn, ợ chua, miệng đắng, ngực
sườn đau tức...
Lâm sàng sử dụng bài này thường thêm Ô tặc cốt, Đoạn ngọa
lăng tử, để bình Can hòa VỊ, chống dư axit, giảm đau.
Trị chứng viêm dạ dày cấp tính, mạn tính thuộc nhiệt chứng,
kiêm Can khí bất hòa, hoặc phối hợp ‘Tứ nghịch tá n ’ gia giảm để
tăng tác dụng sơ Can hòa Vị.
Trị tiêu chảy, kiết lỵ, đau bụng nhiều, thêm Bạch thược.
C hú ỷ: Không dùng trong trường hợp sườn đau do Can huyết
hư.
Tham khảo:
> Hồ Thiên Tích nói: Đây chính là bài thuốc tả can hoả. Trị Can có
mấy loại: Thuỷ suy mộc không sống được, dùng ‘Địa hoàng hoàn’ bổ thận
để tư can; thổ suy mộc không trồng được. Trong bài dùng Sâm, Linh, Cam
thảo để hoãn can bồi thổ. Bản kinh (Can) huyết hư có hoả, dùng T iêu dao
tán’ để thanh hoả, huyết hư không có thuỷ, dùng T ứ vật thang’ để dưỡng
âm. Còn phép bổ hoả cũng như tận ỏ dưới, mà phép tả hoả cũng như tận
ở trên. T ả kim hoàn’ chỉ dùng Hoàng liên làm quân theo phép thực thì tả
tử để bẻ gẫy thế xông bốc của hoả, Ngô thù du cùng ioại thì tìm nhau, dẫn
nhiệt đi xuống, và lấy tính tân táo để khai can khí uất, ức chế thế thiên
thắng, cho nên dùng làm tá, thế thì bản kinh (Can) khí thực mà thổ không
hư mới nôn dùng (Sán b ổ danh y phương luận).
> La Thiôn ích nói: "Trị can có mẩy cách: Thuỷ suy mà mộc không cố
gl để sinh, thì lấy những thứ như ‘Địa hoàng hoàn' để tư bổ vào; thổ suy mrt
mộc không có chỗ để sinh thì đùng những thứ như Sâm, Linh, Cam thảo để
bói bố vào; huyốt hư có hoả thì dùng ‘Tiêu dao tán’ để thanh đi; huyết hư
khổng cò thuỷ thl dùng T ứ vật thang’ để nuôi dưỡng. Phép bổ hoả thì giống
VỚI thộn ỏ dưới; phép tả hoả thl giống với tâm ở trôn, cho nên bài này dùng
một v| Hoàng llén làm quAn dược. Nhưng cẩn phàl lồ mộc khí thực, khổng
bị hư, mớl lò thlch hợpM. Bồi này thích hợp với thực chửng do hoồ tồ ở can
kinh gầy ra, nếu can đỏm huyất hư mà alnh ra ohửng dau •ườn, thl bài này
không thích hợp (Thượng Hải phương ỉễ học).
> ‘Tả kim hoàn’ trị Can hỏa phạm Vị, đau sườn, lợm giọng, buồn nôn
nuốt chua. Thiên ‘Chí chân yếu đại luận’ (Tố vấn 70) viết : ‘Các chứng khí
xung ngược lên đều thuộc hỏa, các chứng nôn mửa ra nước chua đều thuộc
nhiệt’. Nguyên nhân phát sinh nôn mửa, nuốt chua do Can khí uất kết, uất
thành hòa, xâm phạm Vị gây ra. Can phạm Vị, chức năng thăng giáng của
vị bị rối loạn, do đó trong bài dùng Hoàng liên thanh tiết Can hỏa làm quân,
nếu hỏa được thanh thì không xâm phạm Vị. Trong bài thuốc, Hoàng liên
*Ó 2 tác dụng, một là sở trường của Hoàng liên là thanh Tâm, tâm là con
sủa Can, mẹ thực phải tả con, hỏa của kinh Can Tâm giáng thì không khắc
kim, kim vượng ức chế Mộc, do đó bài thuốc được đặt tên là T ả kim’. Hai
|â Hoàng liên có tác dụng thanh Vị nhiệt. Hỏa giáng thì khí tự giáng, do đó
Ịhỉch hợp chứng Can hỏa phạm Vị, nôn nghịch, nuốt chua. Trong bài dùng
Hoàng liên thanh Can hỏa íàm quân, kiêm thanh Tâm, Vị, một phát tên mà
Irủng ba mục tiêu, chỉ một vị thuốc trị cả tiêu bản.
Về mặt sinh lý, Can chủ sơ tiết, khi kinh Can có uất hỏa, nếu không
dửriQ vị đắng lạnh giáng tiết thì không thể khai mở tán kết, do đó, phải dùng
tnột ít thuốc cay nóng như Ngô thù du làm phản tá. Ngô thù du vị cay thơm,
d ín g ấm, có tác dụng khai uất tán kết ỏ kinh Can. Với liều lượng nhỏ so với
Hoàng liên (tỷ lệ 6:1) chẳng những không có tác dụng hỗ trợ nhiệt, ngược
lệl còn tác dụng thông đạt, sơ tiết khí cơ tán kết. u ất kết được khai thông thì
Qláng, hai vị tương phản tương thành. Ngoài ra Ngô thù du có tác dụng
hệ Khí cực nhanh, hỗ trợ Hoàng liên hòa vị giáng nghịch cầm nôn. Ngô thù
ểu linh ấm, hạn chế tinh lạnh của Hoàng liên. Hai vị phối hợp nhau rất đắc
Kle, tà hồa mà không lưu trệ. Ngô thù du thật là một vị tá sứ giỏi. Bài thuốc
(t vị nhưng tác dụng tân khai khổ giáng, hàn nhiệt phối hợp rất linh diệu.
‘ Ồ Mất hỏa ở Can, thanh nhiệt ở Tâm và Vị, chống nôn nghịch, các chứng
l i đểu được trừ khử (Trung y vấn đối).

Bài ca TÁ KIM HOÀN

n kim': Thú Liên lục nhất hoàn, Tả kim’: Thù nhất lục Liên viên,
Ị&tfì Wnh hoả uất thổ thôn toan, Hoả uất kinh Can nồn, ợ, mửa,
H ll gii Thược dược danh 'Mậu kỷ', Ggi tên ‘Mậu kỷ’ Thược gia thẽm,
r^t tấ, nhiột ly phục chỉ an, Uống vào tả, lỵ mau bình phục,'
!«, Phụ lục n h ít tr| vi thống, Vi thống Liến, Phụ lục nhất yên,
n nhẳn nhiệt dụng lý nhất ban. Hàn nhân nhiệt dụng đán nêu lẽn
Bảng so sánh TẢ KIM HOÀN và LONG ĐỞM TẢ CAN THANG

Dùng lượng lớn Hoàng liên làm quân,


Ngô thù ít làm tá.
Tả Có tác dụng giáng nghịch hoà vị, không
kim có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, còn
hoàn tác dụng tả ho ả thì yếu.
Trị Can kinh có uất hoả phạm Vị gây
)ều thanh nên nôn mửa, nuốt chua.
ả Can hoả,
rị can kinh Long đởm thảo làm quân, phôi hợp với
ó thực hoả, Hoàng cầm, Sơn chi, Trạch tả, Mộc
lồng sườn thông, Xa tiền tử, Sinh địa, Đương quy,
Long au, miệng Sài hồ, Cam thảo.
đởm ắng. Có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt nhưng
tả không có tác dụng giáng nghịch hoà Vị,
can còn tác dụng tả hoả yếu.
thang Chủ yếu dùng trị Can Đởm có thực hoả
bốc lên trên gây nên m ặt đỏ, tai ù hoặc
Can kinh có thấp nhiệt dồn xuống gây
nên lâm trọc, ngứa bộ phận sinh dục.

M ẬU K Ỷ H O ÀN (Hoà tê cục phương)

ĩX s ýh - Wu ji wan
Hoàng liên, Ngô thù du, Bạch thược, mỗi vị đều lOg. Tán bột,
lấy hồ bột mì làm hoàn. Ngày uống 8-12g với nước cơm, lúc đói.
Tác d ụ n g : Thanh nhiệt, hoá thấp, hoà huyết, chỉ thống. Trị
Tỳ kinh bị thấp làm hại, tiêu chảy không cầm, thức ăn không tiêu,
dạ dày đau, dạ dày loét, ợ chua (Can Tỳ bất hoà).

HƯƠNG LIÊN HOÀN (Thánh tế tổng Ịục)


fỹ i'Ể ẮL - Xiang li an wan
ỉ loảngliến (bồ rễ, dùng Ngô thù sao chung rồi bỏ Ngô thừ (ỉi)
Ỉ92ịi, Mộc hươnịỊ (quấn giấy bản thấm ướt, rồi nướng) Ĩ92f(.
Tác dụng: IIoA Tỳ vị, điổu khí trộ. Trị tiỏu chủy (do thử tA),
lỵ, tiôu ra mủ mriu.
G iải thích: Hoàng liên táo thấp, tả hoả của tâm tỳ, làm
quân; dùng Ngô thù cùng sao chung là muốn làm thông lợi cái ủng
trệ ở đại trường, làm tan bớt tính đại hàn của Hoàng liên; mót rặn
là do khí trệ, vì vậy dùng Mộc hương để hành khí, ôn tỳ, Hễ khi
hành thì các chứng tự tiêu (Thượng Hải phương tễ học).

LIÊN PHỤ LỤC NHẤT THANG (Y học chỉnh truyền)

H P ÍÍ/\—-'ì# - Lian fu liu yi tang


Tức T ả kim hoàn’ bỏ Ngô thù, thêm Phụ tử 4g, Hoàng liên
thêm Gừng, Táo, sắc uống.
Tác dụng: Tả can hoả, chỉ vị thông. Trị vị quản đau nhiều,
dạ dày đau.
Dùng Hoàng liên 6 (lục) chỉ, Phụ tử 1 (nhất) chỉ, vì vậy gọi là
‘láên phụ lục nhất’.

THANH VỊ TÁN m m k
(Tỳ vị luận) Qing wei san
C hủ tr ị
ị Vị hoả nha thống.
T riệ u c h ứ n g c h ín h
ị Nha thống suất dẫn đầu thông, khẩu khí
nhiệt xú, thiệt hồng đài hoàng, mạch Hoạt p
8ấc ịRăng đau làm cho đầu đau, hơi thở H. m %,
Hồng hôi, lưỡi đỏ, rèu lưỡi vàng, mạch n , t t
Hoạt Sác).
Nguyên nhân gây bệnh
Vị hừu tích nhiệt, hoả uất huyết nhiệt, tuần im * * , m pểl
kinh thượng công. fầ, m Ế ẫ± Ik
C ông d ụ n g ĩh%
1 Th»nh Vị lương huyết.
Ị Dược vặ
ị iỉu0iifí liPn U|uAn), Sinh (ĩịa (thân), Dương qtiy thân (tá) đều lg,
ị ihm bi (tá) 2g, Tỉt(hiff ma (thần kiôrn HƠ) 4g. Trôn hột, lAy
1,5 chén mước, sắc còn 1 chén, để nguội, uống hết 1 lần. Có thể
chuyển thành thuôc thang theo lượng trên, gia giảm sắc uống.

Tác dụng: Thanh Vị lương huyết. Trị Vị tích nhiệt, răng đau.
G iải th ích: Chứng của bài này phần nhiều do vị có tích nhiệt
gây ra. Hoàng liên đắng hàn, có tác dụng tả hoả ở Tâm là chủ
dược; Sinh địa, Đơn bì dưỡng ấm, thanh nhiệt, lương huyết, chỉ
huyết; Đương quy dưỡng huyết, hoà huyết; Thăng ma thanh nhiệt,
giải độc, dẫn thuốc vào kinh Dương minh. Các vị hợp lại thành bài
thuốc có tác dụng thanh Vị hoả, lương huyết nhiệt.
ứ n g d ụ n g lã m sàng: Bài này dùng trị đau răng. Tuy nhiên
cũng dùng bài này gia giảm để trị các chứng Vị nhiệt, hoả uất.Bài
này có th ể tr ị đau th ầ n k in h tam thoa, viêm m iệng.
G ia g i ả m :
Táo bón, thêm Đại hoàng, Mang tiêu.
Miệng khát, thích uống nước lạnh, bỏ Đương quy thêm Huyền
sâm, Thiên hoa phấn để dưỡng âm, sinh tân.
Đau răng do phong hoả, thêm Phòng phong, Bạc hà để khu
phong.
Tham khảo:
> Theo dường vận hành của kinh lạc, kinh túc Dương minh đi từ
ngoài mũi vào hàm răng trên, kinh thủ Dương minh đi lên gáy xuyên quo
má vào hàm răng dưới, đau phần nhiều có quan hệ với hoả tà của Dương
minh. Đổng thời, vị là phủ nhiều khí, huyết, vị nhiệt thì huyết cũng nhiệt,
cho nên bài này ngoài việc thanh trừ nhiệt ỏ Dương minh, còn thêm những
thuốc lương huyết, dưỡng huyết làm tá. Lý Đông Viên khi chế ra bài này,
tuy chuyên vể trị đau răng mà lập ra, nhưng những chứng vị nhiệt, huyốt
nhiệt mà hoả uất, đều có thể gia giảm để dùng.
Sách l Y phương tập giảỉ chép bài thuốc này có Thạch cao, thì công
dụng thanh Vị lại càng rõ. Nếu đại tiện bí kết, có thể thêm Đại hoàng đổ*
đưa nhiệt đi xuống, sẽ có công hiệu nhanh hơn (Thượng Hải phương tô
học).
> Trong bài thuốc Thăng ma dùng lượng nhiểu, nhưng quân dượr
lá Hoảng llôn. Lý Đông Viổn trong 'Tỳ Vị luận' rát chú trọng liểu lượnu
HoAng Hên, có thổ tăng glrtm liéu lượng (mùa hò thì trtng llổu). Như vOy
hứng tỏ trong bài thuốc vai trò Hoàng liên rất quan trọng, v ề mặt sinh lý,
khí giáng là thuận, hỏa tà công nghịch lên phải hạ giáng. Bài thuốc tên
lì T hanh v ị’ thì Hoàng liôn sở trường thanh vị hỏa dùng làm quân. Thăng
ba tính mát, cay tán, thanh nhiệt giải độc, trị răng miệng sưng đau, răng lợi
loét, miệng hôi (Dược tính luận) làm Thần. Tại sao Thăng ma làm thần
liểu lượng lớn nhất? Sách ‘Bản thảo tân biên’ giải thích: ‘Hòa tính bốc
n trên, thuận theo tính thăng của nó thì dễ giải tán, nếu đưa xuống dưới,
h|ch tính của nó thì khó trừ khử, do đó tất phải sử dụng Thăng ma lượng
\ Thăng ma tác dụng thăng tán uất hỏa, giải độc giảm đau làm thần,
long bài thuốc phối hợp Thăng ma, Hoàng liên tân khai khổ giáng, thăng
nh giáng trọc, thông đạt phục hỏa uất bế. Hoàng liên được Thăng ma
t i hỏa mà không lưu trệ tà khí; Thăng ma được Hoàng liên thl tán hỏa
l^hông hỗ trợ hỏa thăng lên. Hai vị phối hợp thanh trên, triệt dưới, làm
tiố a bên trong giáng xuống, hỏa phía trên tán phát, nhiệt độc giải, các
ng đau nhức lở loét được giải trừ. Sách ‘Thiên kim phương’ trị miệng
g lở loét dùng Thăng ma tán bột, ngậm nuốt, có kết quả tốt, đó là mượn
oủa Thanh vị tán’ (Trung y vấn đối).

Bài ca THANH VỊ TÁN

‘Thanh vị tán' dùng Hoàng liên,


Thăng ma, Sinh địa vẹn tuyền trước sau,
h'v| tán’ dựng Thăng ma, Liên,
Đương quy, Mẫu đơn đi đầu,
0 quy, Sinh địa, Mau đơn toàn,
Thạch cao thanh nhiệt ngõ hầu nhiệt thanh,
0 ích Thạch cao bình vị nhiệt,
Đau răng, chảy máu chóng lành,
*u u n g thổ nục cập nha tuyên.
Miệng lở, thổ huyết, nục thành máu cam,
íll '
(Uống vào mọi chứng đều an).

N G Ọ C NỮ T IỄ N
(Cảnh Nhạc toàn thư) Yu nu jian
_ ................. Chủ trị............................ .................. Ì Ĩ Ề ...
tthiệt âm hư chứng. Ị ÌíẨ^í^lẩÌìĩE
T riệ u c h ứ n g c h ín h ỉ#TĨỈ:5 *F,&
th ố n g xỉ tù n g , p h iề n n h iệ t can
ịf th iệ t h ồ n g đ ài h o àn g n h i can
Mỉằ-T-m,
đau, rdng lung lay, phiên nhiệt,
do can nhiệt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi n tvfí 9M-?
ợi khô).
Nguyên nhân gây bệnh í? U I# .6
Thiếu âm Thận thuỷ bất túc, Dương ra nu* Ị
minh Vị hoả hữu dư. ikM ás
Công dụng
Thanh Vị nhiệt, tư Thận âm. m 9 ĩầ ,
Dược vị 15BỆ
Thạch cao (quân) 20-40g, Thục địa (thần) 12-20g, Mạch môn
8~12gNgưu tất, Tri mẫu đều 6-8g. sắc uống.

Tác d ụ n g : Thanh Vị, tư âm. Trị âm hư Vị nhiệt, phiền nhiệt,


miệng khát, đau đầu, đau răng hoặc thổ huyết, chảy máu cam, lười
khô đỏ, rêu trắng hoặc vàng khô, mạch Phù Hoạt hoặc Hồng Đại,
ấn vô lực.
G iải thích: Chứng của bài này là hoả của Dương minh hữu
dư, tinh của thiếu âm bất túc gây ra. Thạch cao thanh Vị nhiệt líì
chủ dược; Thục địa tư thận thuỷ. Hai vị hợp lại vừa có tác dụn^
thanh nhiệt và tán thuỷ; Tri mẫu khổ nhuận, hợp với Thạch cao đó
tả Vị nhiệt; Mạch môn hợp với Thục địa có tác dụng dưỡng âm tănK
tân dịch; Ngưu tấ t dẫn thuốc, giáng hoả xuống dưới.
Gia giảm :
Nếu nhiệt thịnh, bỏ Thục địa, dùng Sinh địa, thêm Đơn hì,
Mao căn, Hạn liên thảo để lương huyết, chỉ huyết, thêm Chi tử, Bịn
cốt bì để thanh nhiệt.
Nếu nhiều mồ hôi, khát nước, thêm Ngũ vị tử.
Đại tiện khó, thêm Trạch tả, Phục linh.
Vị nhiệt thịnh mà thận âm hư không rõ, trái lại sốt cao, lưoi
đỏ sẫm, miệng khô, khát nước, thay Thục địa bằng Sinh địa, Ngiíu
tấ t bằng Huyền sâm để sinh tân, lương huyết, thanh nhiệt.
Khí âm hư, thêm Nhân sâm. Âm hư rõ, tăng lượng Thục đị«
lAm chủ (lược.
Vj n h iộ t t h ị n h mồ nôn ra máu, t ă n g lượng T h ạ c h cao, Ntftíu
lAt. u tn g tric (lụiiK t h a n h Vị nhiột, íỉAn h uyế t (li xuống vA
Bụi giíi thụch, NgAu tiết đố lưưng chỉ huyết. Thiôn vổ Am
dịch bất túc nên uông ấm. Thiên về vị hoả mạnh nên uống lạnh.
; Nếu viêm miệng, viêm lưỡi cấp, đều có thể dùng bài thuốc
*ày điều trị.
ị ' Nếu chất lưỡi khô, đỏ sẫm hoặc trơn, không có rêu, đó là dấu
kiệu Vị âm bất túc, cần thêm Sa sâm, Thạch hộc để dưỡng âm,
ệihh tân.
K iên g kỵ: Tiêu chảy không nên dùng.
Ị 1 Tham khảo: Nguyên ý của Trương cả n h Nhạc chế ra bài này là
[y Thạch cao, Tri mẫu trong ‘Bạch hổ thang’ để thanh hoả hữu dư của
ỉựơng minh; Thục địa góp phẩn dưỡng âm bất túc của thiếu âm; Mạch
òhg dưỡng âm thanh Phế, dùng chung với Thục địa là lấy ý nghĩa kim thuỷ
^Uơng sinh; Ngưu tất dẫn nhiệt di xuống. Bài này dùng chung cả thuốc tư
ấm và thanh hoả, để tráng thuỷ chế hoả.
Sách ‘ớ n bệnh điều biện’ dùng bài này bỏ Ngưu tất, thêm Huyền
|Am , Thục địa đổi thành Sinh địa, dùng trị ôn bệnh vào Thái âm, khí huyết
M u bị nung đốt, có các chứng như miệng khát, lưỡi đỏ, mạch Sác (Thượng
Hẳ/ phương tễ học).
ị > Thanh vị tán’ và ‘Ngọc nữ tiễn* (Cảnh Nhạc toàn thư), đều trị Vị
H6ft đau răng. Tuy nhiên ‘Ngọc nữ tiễn’ tác dụng thanh Vị tư âm, trị chứng
ương minh hữu dư, Thiếu âm bất túc sinh đau đầu, đau răng, răng lung
y, răng chảy máu, phiển nhiệt, khát nước, lưỡi đỏ khô, rêu lưỡi khô vàng,
lệch Phù Hổng Hoạt Đại, ấn vào thì yếu. Thanh vị tán’ thanh Vị lương
yết, trị Vị tích nhiệt, hỏa cồng lên trên gây đau răng lỏ lợi, hôi miệng, lưỡi
rếu vàng, mạch Hoạt, Đại, Sác. ‘Ngọc nữ tiễn’ chủ yếu tư âm giáng hoả,
'hanh vị tán’ chủ yếu tán hỏa giải độc, đó là điểm khác nhau của hai bài
uốc (Trung y vấn đối),

ị' Bảng so sánh THANH VỊ TÁN và NGỌC NỮ TIEN


.........
Dùng Hoàng liên làm quân, thuộc loại
Đều dùng
t ị' thuốc khổ hàn (khổ hàn chi tễ), chú trọng
thuốc thanh hoả ở Vị. Phối hợp với Thăng ma
Thanh thanh tả
để thăng tán giải độc. Kèm dùng Sinh
hoả ở Vị địa, Đan bì để lương huyết, tán ứ.
(Hoàng liên
%
M■•
hoặc Thạch Có tác dụng thanh vị, lương huyết. Trị hoả
ở vị tích lại thành nhiệt, chính khí và tà
cao).
ki
k h í dồu th ịn h . Lâm Hi\ng dựa vồo chứng
đau răng dẫn đến đau đầu, hơi thồ nóng,
Tri nhiêt miệng hôi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch
ở Vị quá Hoạt Sác.
thịnh gây
nên đau Dùng Thạch cao làm quân, phối hợp với
răng hoặc Thục địa, Tri mẫu, Mạch môn để tư âm.
rầng lung Thuộc loại thuốc thanh nhuận (thanh
N gọc lay. nhuận chi tễ).
Có tác dụng thanh hoả ở vị là chính, kiêm
Nữ
tư thận âm. Trị hoả d vị vượng mà thận
tiễ n
thuỷ bất túc, thuộc loại chính khí hư, tà
khí thực. Trên lâm sàng dựa vào chứng
đau răng, răng lung lay, phiền nhiệt,
khát, lưởi đỏ, rêu lưdi vàng.

TẢ BẠCH TÁN
(Tiểu nhi dược chứng trực quyết) Xie bai san
C hủ tr ị
Phế nhiệt suyễn khái chứng.
T riệ u c h ứ n g c h ín h 8 H £ ® jầ
Khái thấu khí cấp, bi phu chưng nhiệt,
thiệt hồng đài hoàng, mạch Tế Sác (Ho,
khí cấp, da hâm hấp nóng, lưỡi đỏ, rêu
lưỡi vàng, mạch T ế Sác).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Phế hữu uất nhiệt phục hoả, âm dịch tiệm
thương, khí nghịch bất giáng. mm,
C ông d ụ n g

Thanh tả Phế nhiệt, chỉ khái bình suyễn.

Dược vị 15 Rậ
Tang bạch bì, Địa cốt bì, đều 40g, Sinh cam thảo 4g. Tán bột,
thêm bột gạo tẻ trộn đều, mỗi lần dùng 8-16g, sắc uống, trước
bữa ăn.
Có thể chuyển thành thuốc thang theo lỉồu lượng trôn gia giảm.
Tác d ụ n g : Thanh tả Phế nhiệt, bình suyễn, chỉ khái. Trị Phế
nhiệt, ho suyễn, da khô, hư nhiệt, sốt về chiều, chất lưỡi đỏ, rêu
vàng, mạch Tế Sác.
G iải th íc h : Tang bạch bì tả Phế nhiệt, chỉ khái, bình suyễn,
là chủ dược; Địa cốt bì trợ lực thêm tả hoả, tả Phế nhiệt, thoái hư
nhiệt; Ngạnh mễ, Cam thảo dưỡng Vị, hoà trung. 4 vị thuổc hợp lại
có tác dụng trị Phế nhiệt, kèm âm bị tổn thương.
Gia giảm :
Phế nhiệt nặng, thêm Hoàng cầm, Tri mẫu.
Phế táo nhiệt, ho nhiều, thêm Qua lâu bì, Xuyên bối mẫu để
nhuận Phế, chỉ khái.
Âm hư, sốt về chiều, thêm Thanh hao, Miết giáp, Ngân sài hồ
để tăng tác dụng thoái nhiệt.
Bài này dùng có hiệu quả dối với trẻ em như sởi bắt đầu bay
mà người nóng, ho nhiều, khó thở.
Trẻ nhỏ mới bắt đầu bị viêm phổi hoặc viêm Phế quản, sốt,
ho, khó thở, dùng bài này thêm Ngưu bàng tử, Hạnh nhân, Thuyền
thoái, Bạc hà để tăng tác dụng tuyên Phế, chỉ khái, có kết quả nhất
dịnh.
C hú ý: Những trường hợp ho suyễn do ngoại cảm phong hàn,
hoặc hư hàn bến trong không nền dùng.
Tham khảo:
> Quý Sở Trọng nói: Sách ‘Nội kinh’ cho rằng Phế bị khốn vì k
nghịch lên, nghịch lên thì thượng tiêu uất nhiệt, khí uất sinh đờm dãi, hoả
Uất sinh nhiệt, do đó mà chức năng chế tiết của Phế không làm được, ủng
uất nặng thì sinh suyễn đầy thũung, ho. Màu trắng (bạch) là màu của Phế,
tà bạch là tả Phế khí hữu dư. Vị quân là Tang bạch bì chất nhuận mà vị cay,
Chất dịch để nhuận táo, vị cay để tả Phế; vị thần là Địa cốt bì chất nhẹ mà
tính hàn, chất nhẹ thì trừ thực, hàn thì thắng nhiệt; Cam thảo dùng sống thì
tà hoả, giúp Tang bì, Địa cốt tả mọi chứng Phế thực, làm cho Phế thanh,
khí trong lặng thì ho suyễn tự khỏi.
Khác xa với Hoàng cầm, Tri mẫu đắng, hàn, thương tổn vị khí. Phàm
hoả nhiệt thl làm tổn thương phần khí, cứu Phế có ba cách: Thực nhiệt thương
f*hồ’ dùng 'Đcich hổ thang’ đổ trị ngọn; hư hoả đốt Phế khí, dùng ‘Sinh mạch
lốn' dô’ trị gốc; nốu như chính khí không bị thương, uất hoả lại nặng thl dùng
‘Tả bạch tán’ để thanh Phế, điều hoà trung tiêu, trị cả gốc ngọn lại bổ sung
được chỗ thiếu sót của hai bài trên (Sán bổ danh y phương luận).
> Theo bệnh cơ về chứng của bài này thì Phế hợp với Tang bạch b
sao, Phế có phục nhiệt cho nên run rẩy, sợ lạnh, da nóng. Phế có nhiệt
thì không làm được nhiệm vụ giáng xuống, cho nên sinh ra ho suyễn. Bài
này có tác dụng thanh Phế, hoà trung tiêu, trị cả tiêu và bản. Nếu chính khí
chưa bị thương tổn nhiều, phục hoả chưa nhiều lắm thì dùng sẽ tương đối
thích hợp. Trên lâm sàng cũng dùng trị trẻ em bị ban sởi mới hồi phục, ho
suyễn, đờm dính, mình nóng không hết. Nếu Phế kinh có nhiệt nhiều thì
sức thuốc của bài này hơi nhẹ quá, có thể thêm Hoàng cầm, Tri mẫu vào
để tăng thêm tác dụng thanh nhiệt. Phế hư thì thêm Sâm, Bạch linh vào để
bổ khí (Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca TẢ BẠCH TÁN

Tả bạch’: Địa cốt, Tang bì,


Tả bạch’ Tang bì, Địa cốt bì,
Nhân sâm, Phục linh, Tri (mẫu), Hoàng (cầm),
Cam thảo, Ngạnh mễ tứ ban nghi,
Trị ho suyễn thô sấn sàng cho thêm,
Sâm, Phục, Tri, cẩm giai khả íập,
Lại còn triệu chứng Phế viêm,
Phế viêm suyễn thấu thử phUGng thi.
Gia giảm Tả bạch’ cũng nên đem dùng.

TẢ HOÀNG TÁN (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)


Ì^M f£ - Xie huang san
Hoắc hương diệp 28g, Sơn chi nhân 40g, Thạch cao 20g, Cam
thảo 40g, Phòng phong (bỏ cuống thái) 40g.
Thái mỏng, lấy m ật với rượu tẩm sao thơm, tán thành bột,
mỗi lần dùng 4-8g, sắc với 1 chén nước còn 5 phân, uống ấm.
Cách dùng gần dây: đổi làm thuốc thang, sắc nước uống.
Tác dụng: Tả phục nhiệt ở Tỳ vị. Trị phục hoả ở Tỳ vị, nhiệt
ở cơ nhục, miệng môi khô, lỏ loét, phiền nóng, hay đói và các chứng
Tỳ nhiệt, lưỡi thè ra.
G iải th ích: Chứng của bài này là do Tỳ vị có phục nhiệt gây
ra. Trong bài dùng Thạch cao, Sơn chi tả tích nhiệt của Tỳ vị; Hoắc
hương lý khí, có thêm Phòng phong để sơ tán phục hoả, theo ý ‘hoả
uất thì khí phát ra\ Cam thảo hoà trung tổ hoả, diều hoà các vị
thuốc.
Tham khảo:
> Miệng là khiếu của tỳ, môi là dấu hiệu ngoài của tỳ. Tỳ có phục
nhiệt, cho nên miệng ráo, môi nứt, miệng lở loét. Tỳ vị có nhiệt, cho nên
phiền nóng, dễ đói. Tỳ chủ da thịt, Tỳ vị có phục hoả, cho nên nói rằng
nhiệt ở cơ nhục. X ét cơ cấu bài thuốc thì không thấy có những vị để lương
huyết, tăng dịch, điểu này cho thấy chứng của bài này tuy có miệng lở,
miệng hôi nhưng không có liên quan đến huyết, hoàn toàn do Tỳ có phục
hoả gây ra.
Bài này thêm Qua lâu, Bối mẫu, trị được chứng dưới lưỡi sưng đau.
Nếu miệng lưỡi đỏ, nứt, đau nhức, thì có thể thêm Hoàng liên, Hoàng bá
(Thượng Hải phương tễ học).
> T ả hoàng íá n ’ chủ trị miệng hòi, lở miệng, Tâm phiền, hay đói,
miệng môi khô ráo, lưỡi đỏ mạch Sác... do Tỳ vị phục hỏa.
V6 phương diện sinh lý, Tỳ chủ thăng phát, tính của hỏa là bốc lên,
do đó các chứng trạng hỏa nhiệt đểu ở phần trên cơ thể. Trong bài thuốc
liều lượng Phòng phong gấp nhiều lần Chí tử, Thạch cao là các vị thuốc
thanh nhiệt tả hỏa theo ý ‘hỏa uất phải thăng phát’ (Hỏa uất phát chi).
Bài thuốc tuy trị chứng Tỳ hỏa nhiệt, mặc dù hỏa nhiệt tuy tính chất
giống nhau nhưng mức độ khác nhau. Hỏa là thể, nhiệt là dụng, hỏa mạnh
thành nhiệt, nhiệt tính viêm lên, kích thích ngược. Sách ‘Khiếm Trai y học
giảng cảo’ giải thích: ‘Tĩnh là nhiệt, động là hỏa’ cho thấy tính của hỏa là
bốc lên. Dựa vào đặc tính này của hỏa, đề ra bài thuốc điểu trị hỏa uất là
phải thăng phát. Nếu dùng ỈƯỢng lớn thuốc mát lạnh để thanh giáng hỏa
uất sẽ làm hỏa uất thêm. Vì vậy trong bài thuốc trọng dụng vị Phòng phong
thăng tán hỏa nấp phục ở Tỳ, Hoắc hương tác dụng lý khí, giúp Phòng
phong sơ tán phục hỏa. Ngoài ra bài thuốc dùng Chi tử, Thạch cao tả hỏa
dẫn hỏa nhiệt đi xuống, đạt mục đích trên dưới phân giải tiêu tán, hoả nhiệt
bị trừ khử. Do đặc điểm của hỏa nhiệt thuộc dương tính, cấp tốc mau lẹ mà
không thể thăng giáng một cách nhanh chóng; vì vậy dùng Cam thảo để
hòa hoãn, điểu hòa thăng giáng một cách trung hòa an ôn. Phòng phong vị
cay ngọt, tính tiêu tán (Trung y vấn đối).

Bài ca TẢ HOÀNG TÁN

Tả hoàng’ Cam thảo, Phòng phong, Tả hoàng' Cam thảo với Phòng phong,
Thạch cao, Chi tử, Hoắc hương sung, Chi tử, Thạch cao, Hoắc {hương) bổ sung,
Sao hi/ưng một tửu diổu hoà phục, Mật, Rượu sao thơm hoà để uống,
VI nhlột kháu sang tịnh kiến công. Khẩu sang, Vị nhiột dễ thành công.
So sánh THANH VỊ TÁN và TẢ HOÀNG TÁN

Dùng Hoàng liên làm quân, phôi hợp với


Đều Thăng ma, Sinh địa, Đan bì, Đương quy
thanh tả thanh hoả ở VỊ vằ lương huyết nhiệt. Có
Thanh hoả ở Vi tác dụng thăng tán giải độc, tư âm dưỡng
vị tá n (Thạch huyết. Trị Vị có tích nhiệt, hoả uất, huyết
cao hoặc nhiệt, theo kinh bốc lên gây đau răng, hơi
Hoàng thở nóng, miệng hồi, chảy máu răng, lưỡi
liên). đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.
Có tác Dùng Thạch cao, Sơn chi tử làm quân, phôi
dụng hợp với Phòng phong, Hoắc hương, Cam
Tả thanh Vi thảo để thanh tả và thăng phát hoả phục ở
hoàng tả hoả. Tỳ VỊ lâu ngày, kèm tỉnh Tỳ hoà trung.
tá n
Tri da Trị Tỳ Vị có phục hoả, miệng lở loét, miệng
dày vỉêm. hôi, phiền khát, mau đói, lưỡi đỏ, mạch Sác.

VI KINH THANG (Thiên kìm phương)


#11$? - Wei jing tang
Vi kinh 40g, Qua biện (Đông qua nhân), Đào nhân đều 12g, Ý
d ĩ nhân 20g. sắc uống.
Tác dụn g: Thanh Phế, hoá đờm, trục ứ, bài nùng. Trị Phê
ung (ho ra ĩĩiủ thôi, đờm lẫn máu, mùi tanh, ngực đau âm ĩ đau tăng
lúc ho, miệng họng khô táo, lưổi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt).
G iải th ích: Vi kinh (Lô căn) thanh Phế, tả nhiệt, là chủ dược;
Đông qua nhân trừ đờm, bài nùng; Ý dĩ thanh nhiệt, lợi thấp; Đào
nhốn hoạt huyết, hoá ứ.
Bài này có tác dụng thanh nhiệt, hoá đờm, trục ứ, bài nùng.
Tuy các vị thuốc có tính bình và nhạt, nhưng đối với Phế ung (áp
XP phổi) có tác dụng tiêu tán.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Bài này thường dùng trị Phế ung, kết
hợp với Bồ cồng anh, Kim ngân hoa, Liên kiều, Ngư tinh thảo, để
thanh nhiệt giải độc.
G ia giảm : Nếu <1$ có mủ, thôm Cát cánh, Cam thảo, Xuyên
bối mAu đố tâng tiíc dụng hoổ dờm, bài nùng.
Bệnh sởi đã mọc kèm sốt, ho đờm nhiều, có thể dùng bài này,
thêm Ty qua lạc, Qua lâu bì, Tỳ bà diệp để thanh Phế nhiệt, hoá đờm.
Đôi với bệnh viêm phổi, ho suyễn, có thể kết hợp với bằi ‘Ma
hạnh thạch cam thang’, ‘Tả bạch tán’ hoặc ‘Bạch hổ thang’ để dùng
tuỳ theo chứng bệnh.
Dùng bài nầy, thêm Xuyên bôi mẫu, Quất hồng, Tỳ bà diệp,
Cam thảo trị ho gà.
Nếu ho ra máu, chảy máu cam, thêm Mao căn, Ngẫu tiết; Nôn
mửa, thêm Trúc nhự, Giả thạch.
Đờm nhiều, thêm La bặc tử.
Tham khảo:
> vương S ĩ Hùng nói: Trong ‘ Trâu Thị tục s ớ ’ có ghi: ‘Vi kinh h
dạng giống như Phế quản, ngọt mát, thanh Phế, lại íà loại có đốt, sống
trong nước, hay thông tân dịch, vì tân dịch bị ngăn cách sinh bệnh, còn
hay làm cho thông hành. Ý đ ĩ mầu trắng, vị nhạt, khí mát, tính giáng, bẩm
thụ toàn thể khí mùa ỉhu, dưỡng Phế trong lặng. Nếu thấp nhiệt xâm nhập
vào Phế, không dùng nó không được. Quy biện tức Đông qua (hạt bí đao),
ở trong ruột bí, ruột dễ thối rữa mà hạt không việc gì thì trong hư bại vẫn
giữ trọn vẹn sình khí, tức là trong khí huyết ngưng bại giữ toàn sinh khí cho
người, cho nên sở trường trị các chứng ung thư (mụn nhọt) kết tụ trong
bụng mà tẩy máu mủ trọc đởm. Đào nhân vào phần huyết mà thông khí,
hợp lại thành bài, không những là bài thuốc trị Phế ung hay, mà còn trị được
chứng Phế tý nguy hiểm nữa {Ôn nhiệt kinh vỉ).
y Ngoài tác dụng trên bài thuốc còn tác dụng gây mửa. Nếu bịnh ở
vùng ngực trở lên, nhân thế của nó mà cho mửa để trừ bịnh tật. Trong bài
không có vị thuốc nào gây mửa, do đó không thể dùng gây mửa. Nguyên
nhân sự ngộ nhận lầm thuốc gây mửa vì bài thuốc có ghi chú: ‘Một thăng,
một giáng, thổ ra máu m ủ’. Sách ‘Kim quỹ yếu lược' viết: ‘Sau khi uống lại
thổ ra như m ủ’. Đưdng nhiên bịnh nhọt phổi có chứng mửa ra máu mủ. Do
bài thuốc tác dụng khử ứ, trừ đờm, thanh nhiệt, tiêu mủ, nên sau khi uống,
ho nhổ ra đởm mủ máu nhiều hơn, đó là hiện tượng khỏi bệnh, không phải
bài thuốc tác dụng gây mửa...
Bài thuốc nguyên dùng thân cây lau non và màu xanh là tốt. Mấy
năm gán đây dùng rễ thay thân lau hiệu quả như nhau.
Trong bài dùng Qua biện, sách ‘Thánh huệ phương' và 1Trương Thị
y thông',., dốu cho In Cnm qua tử. Sách 'C ổ phương tuyển chứ’ c ho là Ty
qua tử, Bách 'ô n bịnh điổu biện' ghl lò Đông qua tử. Cam qua tử, Ty qua tử,
Đông qua tử công dụng như nhau, có thể châm chước sử dụng. Do Đông
qua tử dược liệu phong phú, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, lợi thấp, trừ
mủ hiệu quả, vì vậy hiện nay thường dùng Đông qua tử (Trung y vấn đối).

BẠCH ĐẦU ÔNG THANG 1'! ỉ k t k ì ã


(Thương hàn luận) Bai tou weng tang
C hủ tr ị ẺLỈÙ
Ị Nhiệt độc lỵ tật. ĩ& m m m
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Ị Hạ lỵ nùng huyết, xích đa bạch thiểu,
Ị phúc thống, lý cấp hậu trọng, thiệt hồng
T*WEjm, ịíi< X- i'i 'p, I
Ị đài hoàng, mạch Huyền Sác (Tiêu chảy,
m m, S Ã is a , é 1
Ị kiết lỵ ra mủ máu, đỏ nhiều hơn trắng,
\ bụng đau, mót rặn, lưỡi dỏ, rêu lưỡi \
Ị vàng, mạch Huyền Sác).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
1Nhiệt độc ủng trệ đại trường, thâm hãm
Ị huyết phần. 1 iíu /> Ị
C ông d ụ n g EM
1Thanh nhiệt giải độc, lương huyết trị lỵ. ìítỂLíâ#! 1
Dược vị IS íậ
Ị Bạch đầu ống \6 ’20g, Hoàng bá 12-16g, Hoàng liên, Tần bì đều Ị
ị 8- 12g. Sắc uống ấm.
Tác d ụ n g : Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ lỵ. Trị
nhiệt lỵ mót rặn, bụng đau, dại tiện có máu mủ, khát nước, hậu
môn nóng, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền Sác.
G iải th ích: Bài này là bài thuốc chủ yếu trị lỵ do nhiệt.
Trong đó dùng Bạch đầu ông thanh nhiệt, giải dộc, lương huyết, trị
lỵ, là chủ dược, là vị thuốc chủ yếu chữa chứng xích lỵ nhiệt độc;
Hoàng liên, Hoàng bá, Tần bì hợp với Bạch đầu ông, tống thêm tác
dụng thanh nhiệt, giải độc, táo thâp.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Bài này cũng có thể dùng đối với các
trường hựp huyốt hư, âm hư kèm nhiệt lỵ.
Gia g iả m : - Nếu có triệu chứng ở biểu như sốt, sợ lạnh, thêm
Cát căn, Kinh giới, Ngân hoa, Liên kiều để giải biểu thanh nhiệt.
- Bụng đau, mót rặn nhiều, thêm Mộc hương, Binh lang, Bạch
thược để hành khí, chỉ thống, giảm mót rặn.
- Xích lỵ, thêm Xích thược, Đơn bì, Địa du dể hoạt huyết,
lương huyết, chỉ huyết.
Bài này có thể trị lỵ a míp, lỵ trực trùng, nhiệt độc thịnh.
Phụ nữ sau khi đẻ huyết hư mà bị nhiệt lỵ, tiêu ra máu mủ,
bụng đau, mót rặn, thêm A giao, Cam thảo, gọi là ‘Bạch dầu ông gia
cam thảo a giao thang’ (Kim quĩ yếu lược).
Nhiệt lỵ đã hết mà lưỡi đỏ thẫm, khô, không thích ăn uống,
ăn vào khó nuốt, gọi là ‘cấm khẩu lỵ\ có thể dùng bài này bỏ Hoàng
bá, thêm Hài nhi sâm, Mạch môn, Thạch hộc, Cam thảo, hạt Sen
để bổ Vị âm; thêm Thạch xương bồ, Thạch Hên tử để hoá trọc.
Tham khảo:
> Ba kinh âm đều có chứng đại tiện lỏng. Chứng đại tiện lỏng, không
khát, là thuộc Thái âm, chỉ có quyết âm đại tiện lỏng thuộc hàn thì quyết
lạnh mà không khát; đại tiện lỏng ra nguyên thức ăn, thuộc nhiệt thì tiêu
khát, mót rặn, đại tiện ra máu mủ.
Chứng đại tiện lỏng mót rặn thuộc nhiệt này là hoả uất thấp chưng,
khí ô uế bốc lên kết trường ngang, phách môn, trọng trệ khó ra giống như
mô tả trong sách ‘Nộ/ kinh’: “Đại tiện ra như xối, bức bách ở dưới”. Lấy Bạch
đầu ông làm vị chủ lực (quân), tính hàn mà cay đắng, lấy Tần bì làm thần,
tính hàn mà đắng chát, hàn hay thắng nhiệt, đắng hay ráo thấp, cay hay tán
hoả uất, chát để thu đại tiện lỏng mót rặn. Hoàng liên làm tá, thanh hoả ỏ
thượng tiêu, thì khát có thể cầm lại được. Hoàng bá làm sứ tả nhiệt ô hạ tiêu
thì đại tiện lỏng tự hết. Trị chứng quyết âm nhiệt lợi có hai cách: Mới đại tiện
lòng, dùng bài này, lấy vị đắng để ráo thấp, vị cay để tán uất, vị chát để cố
sáp, đó là phép lấy thuốc hàn trị bệnh nhiệt. Đại tiện lỏng đã lâu thì dùng
'ổ mai hoàn’, lấy vị chua để thu hoả, các vị đắng hàn làm tá, lại thêm các
vị ôn bổ, như vậy là nghịch trị, tòng trị, tuỳ chứng lợi mà cho đi, điều hoà khí
lồm cho hoà bình (Sán bổ danh y phương luận).
> Thiên ‘Quyết âm ’ sách 1Thương hàn luận'viết: “Nhiệt lỵ mót rặn,
dũng 'Bọch dổu ông thang’ là chủ". Và: “Tiêu chảy muốn uống nước là có
nhlột, dùng 'Bọch dáu ông thang' làm chủ". ‘Nhiệt lỵ’ nói ở đây, là chỉ vào
chứng đl lỵ rn máu mủ, mót rộn, kiôm có chứng nóng khắp toàn thân, có
thẨ bỉồ't khổng phối líH chứng tíôu chảy nói chung, mồ là chửng nhiệt độc dl
sâu vào huyết khiến cho đi ly ra toàn máu. Cho nên phép trị chú trọng vào
thanh nhiệt giải độc, ỉương huyết, làm cho nhiệt độc hết thì chứng lỵ, ráót
rặn tự hết (Thượng Hải phương tễ học).
> ‘Bạch đầu ông thang’ và Hoàng cầm thang’ đều là thuốc thanh
nhiệt, lý huyết, cầm lỵ, trị chứng nhiệt ỉỵ, nhưng ‘Bạch đầu ồng thang' kiêm
lương huyết giải độc. Thương hàn luận' v iế t : ‘Chứng nhiệt lỵ hạ trọng, dùng
‘Bạch đầu ông thang’. Chứng lỵ muốn uống nước, nhiệt chứng, dùng ‘Bạch
đầu ông thang’. Như vậy ‘Bạch đầu ông thang’ trị các chứng thấp nhiệt tà
nhiệt nặng, nhiệt độc xâm phạm huyết phận thuộc chứng nặng. Do tà nhỉệt
uất trệ nung đốt trường Vị, khí huyết, làm cho máu thối rửa, hóa thành mủ
phát sinh lỵ ra máu, xích bạch lỵ. ‘Hoàng cầm thang’ trị Thái dương, Thiếu
dưtíng hớp táệnh, thanh nhiệt cầm lỵ, điều hòa trung khí, giảm đau. Do nhiệt
ở Thiếu đương hãm vào lý, phát sinh chứng lỵ, bài thuốc tác dụng thanh
giải lý nhiệt là chính, kiêm thanh nhiệt Thiếu dương... Nóí chung hai bài trên
đều trị chứng nhiệt lỵ, nhưng ‘Hoàng cầm thang' trị bịnh nhẹ, tà nhiệt ở cạn,
thiên về khí phận, ‘Bạch đầu ông thang’ trị bịnh lỵ nặng, nhiệt độc vào sâu,
thiên về huyết phận. Trên lâm sàng sử đụng cần phải phân biệt (Trung y
vấn đối).

THƯỢC DƯỢC THANG (Bảo mệnh tập)

# - Shao yao tang


Hoàng cầm, Hoàng liên 8gy Xích thược, Đương quy 12g, Đại
hoàng 8g, Binh lang 8g, Cam thảo 4g, Mộc hương 8g, Nhục quế 2g.
Sắc uống.
Tác dụng'. Thanh nhiệt táo thấp, điều khí hòa huyết. Trị bệnh
lị, đại tiện ra máu nhờn, đau bụng, lý cấp hậu trọng (mót rặn).
G iải th íc h : Bài này dùng 3 vị Hoàng để giải độc, khử trệ,
dùng Xích thược, Đương quy, Nhục quế phụ trợ để hấnh huyết,
‘hành huyết thì đại tiện ra máụ nhờn sẽ giảm’; Mộc hương, Binh
lang diều khí, ‘điều khí thì hậu trọng sẽ trừ\ Cam thảo có tác dụng
điều hoà các vị thuốc và giảm đau.

Tham khảo:
> Xốt 'Thược dược thang’ là ‘Hoàng cầm thang’ bỏ Đại táo hợp với
Đạl hoồng, ‘Hoàng llôn tả tầm thang’, đéng thời thêm những thuốc hành
huyết điểu khỉ mồ thành, vì chứng lỵ mới phát, thuộc thực, không cỏ biểu
chứng mà lộp ra.
Trong bài Thược dược trị dau bụng có tồ khí, ỉrừ huyết tý, hoà hoãn
trung tiêu, tán ác huyết, y gia các thời đại thường dùng để trị đau bụng,
làm chủ dược của bài này. Đương quy hoà huyết, hợp với Thược dược để
trị kiết lỵ đau bụng; Đại hoàng, Hoàng cầm, Hoàng liên, hoá thấp nhiệt, trừ
tích trệ; Binh íang tiêu đạo hạ khí; Nhục quế ôn trung hành khí; Cam thảo
hoà trung tiêu, hoãn cấp bức. Sách ‘Bảo mệnh tập’ ghi: “Hành huyết thì
chứng đại tiện ra mủ sẽ khỏi, điều khí thì chứng mót rặn hết” , Bài này trên
lâm sàng thường dùng trị đạỉ tiện ra mủ máu lẫn lộn, mót rặn (Thượng Hải
phương tễ học).

> ‘Thược dược thang’ có tác dụng hành khí hòa huyết, là bài thuố
tiêu biểu trị lỵ thấp nhiệt. Căn cứ nguyên tắc lập pháp tạo bài ‘Hành huyết
thì đại tiện hết ra mủ, điều khí thì hết mót rặn’ để lập bài thuốc. Đó là
nguyên tắc cơ bản để hậu thế lập bài trị iỵ.
Trong bài thuốc trọng dụng Bạch thược vị đắng chua hơi lạnh, điểu
hòa khí huyết. Nguyên nhân lỵ thấp nhiệt do khí huyết ứ trệ trong ruột gây
đau bụng mót rặn. Bạch thược tác dụng ‘Tả tà khí gây đau bụng, trừ chứng
huyết tý, trường tích trệ ’ (Thần nông bản thảo kinh) đùng Bạch thược làm
quân, Đương qui tác dụng dưỡng huyết hoạt trường trừ cáu bẩn tích trệ,
tiêu huyết ‘huyết hành thì hết đại tiện ra m ủ’; Mộc hương, Binh lang hành
khí đạo trệ, phá kiên tiêu tích trệ, điều hòa khí. ‘Khí điều hòa thì chứng mót
rặn h ết’. Hai vị phối hợp điều hòa khí huyết trừ đại tiện ra máu mủ. Dùng
Hoàng cầm, Hoàng liên đắng lạnh táo thấp, thạnh nhiệt giảỉ độc, cầm tả
ly; Đại hoàng đắng lạnh tác dụng thông ịý thanh nhiệt, tả hạ giúp Hoàng
cầm, Hoàng liên táo thấp tả hỏa, hỗ trợ Binh lang tẩy rửa trường vị, tích trệ.
Cáu bẩn trong trường vị được khử trừ thì hết lỵ ‘thông nhân thông dụng’.
Dùng Q uế chỉ cay ấm giúp Đương quy hành huyết hòa huyết, khống chế
tính đắng lạnh của Hoàng cầm, Hoàng liên, thành thuốc mát không nê trệ
lồm phản tá; Cam thảo tác dụng điều hòa các vị thuốc hoãn cấp giảm đau.
Các vị phối hợp thanh nhiệt giải độc, táo thấp hành huyết điều khí, trị cả
tlôu bản. Đây là bài thuốc trị lỵ hiệu nghiệm, mở đầu cho phương pháp lớn
để trị lỵ.
Nguyên tắc ‘hành huyết thì đại tiện ra máu mủ hết, điều khí thì hết
chứng mót rặn’ tuy là nguyên tắc cơ bản trị lỵ thấp nhiệt, nhưng cần phải tìm
nguyên nhân bệnh, xem xét bịnh tình mới toàn diện. Như lỵ thấp nhiệt do
tháp nhiệt xâm nhập trường vị, thấp nhiệt uất kết, khí huyết ứ trệ. Nếu chỉ
dùng bài thuốc hành huyết, điều khí mà không sử dụng thuốc thanh nhiệt,
ỉầo thấp, giải độc, thì bịnh không khỏi. Trương Trọng c ả n h dạy rằng ‘không
thể CÓ trường hợp ly không khỏi mà chứng mót rặn khỏi’. ‘Bạch thược thang’
dùng Bạch thược, Đương quy, Mộc hương, Binh lang hành huyết điểu khí
lầm chủ dược; dùng Hoàng cẩm, Hoàng liên, thanh nhiệt táo thấp giải độc;
Dọ! honng tốy rửa tích trộ, trừ khử thấp nhiột tà độc má không tổn thương
trường vị, hết đại tiện ra máu, cáu bẩn tích trệ thông thì chứng mót rặn hết.
Do đó nếu chl đùng phép hành huyết điều khí mà không tìm nguyên nhân
bịnh để phối hợp thuốc ià không biện chứng toàn diện (Trung y vấn đối).

Bảng so sánh BẠCH ĐẦU ÔNG THANG và THƯỢC DƯỢC THANG

Bạch đầu ông là quân, phối hợp với


Hoàng bá, Tần bì, chú trọng việc
Bạch thanh nhiệt, giải độc, lương huyết,
đẩu Đều có Hoàng kèm cố sáp, chỉ lỵ. Trị nhiệt độc hãm
ống Hên. sâu vào phần huyết gây nên nhiệt độc
thang Đều thanh lỵ, phân có nhiều đờm. Thường thấy
nhiệt, giải độc, phiền khát, muôn uống.
táo thấp. Trọng dụng Thược dược, phối hợp vởi
Trị kiết lỵ. Hoàng cầm, Đại hoàng, Đương quy,
Mộc hương, Binh lang, Nhục quế,
Trị nhiệt lỵ,
Cam thảo.
biểu hiện bụng
đau, mót rặn, Vừa thanh nhiệt táo thấp, vừa điều
đại tiện ra mủ hoà khí huyết, lấy ý ‘thông nhân
T h ư ợc máu, hậu môn thông dụng’, làm cho ‘huyết hành thì
dược nóng rát, rêu đại tiện ra mủ sẽ khỏi’ và ‘điều khí
thang lưỡi vàng. Mạch thì sẽ hết mót rặn’,
Huyền Sác. Trị thấp nhiệt uẩn tích ở ruột, khí
huyết không đều, kiết lỵ do thấp
nhiệt, phân có lẫn mủ máu, nước tiểu
ít, màu đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn.

BẠC H ĐẦU ÔNỐ GIA CAM TH ẢO A GIAO TH AN G (Kim


quỹ yếu lược)

í~3 - Bai dou weng jia gan cao e jiao tang


Tức là bài 4Bạch đầu ông thang*thèm Cam thảo, A giao.
Sắc với 7 chén nước còn 2 chén, cho A giao vào quấy tan hết,
chia làm 3 lần, uống ấm.
Chử trị\ Thanh nhiệt chỉ lỵ, dưỡng huyết tư âm. Trị đàn bà
Hỉtu khi đẻ bị tiôu chổy do rát hư yếu,
Thềm k h io : Sách ‘ Kim quỹ yếu IƯỢd cho rằng 'rất hư yếu’ cũng như
là nói hư nhược. Người sản hậu huyết hư mà bị chứng nhiệt lỵcho nến thêm
A giao, Cam thảo để dưỡng huyết tư âm.
Bài này chẳng những dùng trị người sản hậu bị nhiệtlỵ, mà những
người huyết hư bị chứng nhiệt lỵ, đều có thể dùng.
Sách *Thông tục Thương hàn luận' có bài ‘Gia vị bạch đầu ông thang’,
tức là bài ‘Bạch đầu ông thang’ thêm Bạch thược, Hoàng cầm, Quán chúng
(dùng tươi), Mạt lợi hoa (dùng tươi), trị chứng nhiệt lỵ (Thượng Hải phương
tễ học).

H O À N G C Ầ M T H A N G (Thương hàn luận)

- Huang jin tang


Hoàng cầm, Bạch thược, đều 12-16g, Chích cam thảo 6-8g,
Đại táo 3-6 quả. sắc uống.
Tác d ụ n g : Thanh nhiệt, chỉ lỵ, hoà trung, chỉ thông. Trị
tiêu chảy, kiết lỵ do đại trường thấp nhiệt, có các triệu chứng tiêu
chảy hoặc kiết lỵ, bụng đau, người nóng, miệng đắng, lưỡi đỏ, mạch
Huyền Sác.
G iải thích: Hoàng cầm thanh thấp nhiệt ở vị trường, là chủ
dược; Thược dược điều huyết hoà Can, giảm dau bụng; Cam thảo,
Dại táo hoà Tỳ Vị.
G ia giảm :
Trường hợp nhiệt lỵ, bụng đau mót rặn, dùng bài này, bỏ Đại
táo gọi là ‘Hoàng cầm thược dược thang’ {Hoạt pháp cơ yếu).
Trường hợp lỵ trực trùng, phân có mủ máu, bụng đau mót rặn,
bỏ Đại táo, thêm Hoàng liên, Đại hoàng, Binh lang, Đương quy,
Mộc hương, Nhục quế gọi là ‘Thược dược thang’ (Hà Gian lục thư).
Trường hợp thấp nhiệt lỵ, dùng bài này, bỏ Đại táo, tăng
lượng Bạch thược, thêm những thuôc hành khí đạo trệ như Chỉ
thực, Mộc hương.
Kiết lỵ kèm theo nôn mửa? thêm Bán hạ, Sinh khương gọi là
'Hoàng cầm gia bán hạ sinh khương thang’ (Thương hàn luận).
K iêng kỵ: Chứng tà lỵ do hàn thấp, rêu lưỡi trắng, mạch Trì
lloụl, không khắt nước, hhùnịị fi(}tỉ dùfìfí bài nảy.
Tham khảo:
> Kha Vận Bá nói: Hợp bệnh Thái dương, Dương minh là hàn tà mới
bắt đầu xâm nhập vào kinh Dương minh, Vị chưa thực, di hàn sang Tỳ cho
nên tự đại tiện lỏng, đó là âm thịnh dương hư, dùng ‘Cát căn thang’, lấy vị
cay, ngọt, phát tán là để duy trì dương. HỢp bệnh Thái dương, Thiếu dương
là nhiệt tà hãm vào phần lý của Thiếu dương, đởm hoả tự do bốc lên, di
nhiệt sang Tỳ, cho nên tự đại tiện lỏng, đầy là dương thịnh âm hư, dùng
‘Hoàng cầm thang’ có vị đắng, ngọt lẫn lộn, để bảo tổn âm. Khi hợp bệnh
Thái dương, Thiếu dương tà còn ở bán biểu, theo phép trị là dùng ‘Sài hồ
quế chi gia giảm ’, ở đây là nhiệt thấm vào trong, không phải lo tới biểu tà,
cho nên dùng Hoàng cầm để tiết nhiệt ỏ đại trường, phối Thược dược để
bổ Thái âm hư, dùng vị ngọt, táo để điều hoà khí ở trung tiêu, tuy không
phải là Vị thực nhưng cũng không phải là Vị hư, cho nên không cần dùng
Nhân sâm để bổ trung tỉêu. Nếu nôn là tà ở thượng tiêu chưa tán, vì thế vẫn
thêm Sinh khương, Bán hạ, tức ià bài ‘Sài hồ quế chi thang’ bỏ Sài, Quế,
Nhân sâm vậy. Phàm biểu bệnh của hai kinh dương thì dùng biểu được
của hai kinh dương. Bệnh bán biểu của hai kinh dương thì dùng thuốc bán
biểu của hai kinh dương, ở đây là ỉý của hai kinh dương bệnh, vì vậy dùng
lý dược của hai kinh dương, theo từng điều mà xét kỹ, rất là phù hợp. Tuy
nhiên, hễ chính khí hơi kém thì biểu tà tuy còn vẫn phải giữ vững lý trước;
tà khí đang thịnh tuy đại tiện lỏng cũng không cần bổ trung tiêu, đó lại là
đỉềụ đáng chú ý.
Thiên ‘Nhiệt bệnh luận’ sách ‘N ộ / kinh’ viết: Thái dương chủ khí, Dương
minh chủ thịt, Thiếu dương chủ đởm, thương hàn mới m ột ngày, bệnh ở
Thái dương, hai ngày ỏ Dương minh, ba ngày ở Thiếu dương, mùa đông
không tàng tinh, thì tinh không hoá khí cho nên khí bị bệnh trước rồi dẫn đến
thịt, đến đởm, bệnh từ ngoài vào trong. Bệnh này tuy phát từ bên trong mà
nguyên nhân lại vì thương hàn, cho nên một bệnh mà có hai tên. Nưởc mật
(đởm trấp) rất đắng, rất hàn, là vị chính của tướng hoả, hoả vượng thì thuỷ
suy, nước mật tràn lên mà miệng đắng, cho nên dùng Hoàng cầm, Hoàng
liên để tư đởm trấp mà thanh tướng hoả (Thương hàn phụ dực).
> Bài này nguyên dùng trị tiêu chảy của hợp bệnh Thái dương và
Thlấu đướng, nhưng chú trọng về Thiếu dương. Nhiệt ở Thiếu dương bức
bách vào trong gây nên tiêu chảy, cho nên đùng bài này để thanh nhiệt ở
lý, nhlột ở lý thanh thì chẳng những hết tiêu chảy, mà nóng ở ngoài cũng
hết. Sau này, khi trị tiêu chảy, dù do nhiệt ở đường ruột gây ra, vẫn có thể
cho uống bàl này.
Sách 'Hoạt pháp cơ yếu’ dùng bài nảy bồ Đại táo gọi ià ‘Hoàng cầm
thược dược thang’, tr| nhiệt ly, đau bụng, mót rặn. Chu Dương Tuấn chủ
trương dủng bải nảy đế trị ôn bệnh ỉhờl kỳ dâu. Olộp Thlôn S ĩ cũng đổ cao
lập luận này, ông cho rằng: “ Do tà nấp sâu vào trong đã hoá thành nhiệt
rồi, thầy thuốc giỏi ngày xưa lấy ‘Hoàng cầm thang’ làm phương chủ yếu,
dùng thuốc vị đắng, hàn để thanh nhiệt ở lý, đó là phép chính trị, biết rằng
ôn tà kiêng phát tán, nên không dùng theo phép trị của bệnh mới cảm". Do
đó có thể biết, công dụng chủ trị của bài này, đã ra ngoài phạm vi của sách
‘ Thương hàn luận’ (Thượng Hải phương tễ học).
> Các y gia sau này dùng ‘Hoàng cầm thang’ phát triển, trị các chứng
nóng sốt, đắng miệng, đau bụng lỵ, hoặc ly nóng sốt, lưỡi đỏ, mạch Huyền
Sác. Các bài thuốc trị lỵ sau này phần lớn do bài trên biến hóa thành. Như
Chu Đan Khê trị nhiệt ịỵ đau bụng, dùng ‘Hoàng cầm bạch thược thang’,
Trương Khiết c ổ dùng ‘Hoàng cầm thang’ thêm Mộc hương, Binh lang,
Đại hoàng, Hoàng liên, Đương quy, Quế chi bỏ Đại táo gọi là T h ượ c dược
thang’ trị ỉỵ rất hiệu nghiệm.
Nói chung hai bài trên đều trị chứng nhiệt lỵ, nhưng ‘Hoàng cầm
thang’ trị bịnh nhẹ , tà nhiệt ở cạn, thiên về khí phận, ‘Bạch đầu ông thang’
trị bịnh lỵ nặng, nhiệt đ ộc vào sâu, thiên vé huyết phận. Trên lâm sàng
sử dụng cần phải phân biệt (Trung y vấn đối).
THANH H ư NHIỆT
ìẼ m m

Là những bài thuốc dùng để trị các hộỉ chứng bệnh lý nhiệt
thịnh, âm hư, sốt lâu dài như các trường hợp lao, ung thư, rối loạn
chuyển hoá, thực tích, để tư âm thanh nhiệt.
Thường dùng những vị thuốc dưỡng âm thanh nhiệt như Miết
giáp, Thanh hao, Địa cốt bi, Ngân sài hổ, Tần quỳ. Thí dụ bài
Thanh cao miết giáp thang’ lấy Thanh hao vị đắng, tính hàn để giải
tà; dùng Miết giáp vị mặn (hàm), tính hàn để tư âm làm thành phần
chủ yếu của bài thuốc. Loại thuốc này thích hợp trị bệnh ngoại cảm
nhiệt ở thời kỳ sau hoặc trong quá trình trị bệnh mạn tĩnh (như kết
hạch) mà âm dịch bị thương tổn, tà nhiệt ẩn náu ở phần âm, biểu
hiện như sốt nhẹ, sốt cơn, cổ đỏ, gầy mòn, lưỡi nổi gai đỏ mà ít rêu.
Thời kỳ cuối của bệnh nhiệt, tà nhiệt chưa hết, âm dịch đã
bị tổn thương, nhiệt vẫn còn ở phần âm, buổi chiều nóng, buổi
sáng mát, cần thanh hư nhiệt, kèm dưỡng âm tán nhiệt, dùng bài
Thanh hao miết giáp thang’.
Âm hư hoả vượng, nóng âm ỉ, sốt cơn, mổ hôi trộm, điều trị
cần tư âm, thanh nhiệt, dùng bài Tần giao miết giáp tán’, ‘Đương
quy lục hoàng thang’.
Lúc dùng bài thuốc này, cần chú ý đến trạng thái của Tỳ Vị,
nếu thấy bụng chướng, tiểu đường, dạ dày đầy hơi, có thể giảm
liều lượng để kiện Tỳ, hoà Vị, sướng trung.

THANH HAO M1ÊT GIÁP THANG ìầ


(Ôn bệnh điều biện) Qing hao bie jia tang
Chủ trị
ínẳ$! Ja iẨRi
ô n bệnh hậu kỳ, tà phục âm phần chứng.
...ÌhỉSE..............................
Triệu chứng chính
I)ụ nhiệt tổo lương, nhiệt thoái vô hãn,
thiột dái thiổu, mạch Tế Sác (Vầ n. I * m H *
đ ế m thì Hốt* buổi H d U Ịị sớm thi mát, Hốt Ỳ \m
hạ không ra được mồ hôi, lưỡi đỏ, ít rêu,
mạch Tế Sác).
N g u yên n h â n gây b ệ n h
Dư nhiệt vị tận, âm dịch kỷ thương, tà
phục âm phận. è, M ttĨM ti-
C ông d ụ n g J#J8
Ị Dưỡng âm thấu nhiệt.
Dược vị 15
1Thanh hao (quân) 8-ỉ2g, Miết giáp (quân) 16-20g, Tri mẫu (thần)
8-12g, Tế sinh địa (thần), Đơn bì (tá) đều 12-16g. sắc uống.

Tác d ụ n g : Dưỡng ằm, thanh nhiệt. Trị sốt kéo dài dai dẳng,
sáng nhẹ chiều tối nặng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tê Sác hoặc Huyền
Tế Sác.
G iải thích: Miết giáp vị mặn, tính hàn, có tác dụng tư âm,
thoái hư nhiệt; Thanh hao thanh nhiệt, dều là chủ dược; Sinh địa,
Tri mẫu hỗ trợ Miết giáp để dưỡng âm, thoái hư nhiệt; Đơn bì thanh
nhiệt ở phần huyết, tăng tác dụng thanh nhiệt của bài thuốc.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Trường hợp bệnh lao phổi, thêm Sa
sâm, Mạch môn, Hạn liên thảo để dưỡng âm thanh Phế.
Hư nhiệt kéo dài, thêm Thạch hộc, Địa cốt bì, Bạch vi.
Đối với trẻ em sôt vào mùa hè, sốt nặng về đêm, thuộc chứng
ôm hư nội nhiệt, có thể dùng bài thuốc này, thêm Bạch vi, Thiên
hoa phấn, Cọng sen.
K iêng ky/. Trường hợp bệnh nhiễm thời kỳ đầu hoặc bệnh ôn
ở phần kh í, âm hư co giậty không nên dùng bài này.
Tham khảo :
Sách 'Ôn bệnh điều biện’ ghi: “Đêm nóng, sáng mát, nhiệt lui không
có mổ hôi, nhiệt từ phần âm lại, Thanh hao miết giáp thang’ làm chủ” .
Ban dêm nóng, sáng sớm mát, là chứng tà nhiệt nấp ở phần âm. Tà nấp ở
ph/ín âm, không thể chỉ dùng thuốc tư âm, cũng không thể dùng thuốc có
v| drtng, tính hân dể tháng nhiệt, vì cảng tư âm thì càng giữ tà lại, khổ hàn
thl hỉiy hoá trto hoi Am, cho nôn đổu không thích hợp với bệnh tinh. Bải này
một một dương ủm, một mrtt thrìu nhlột, làm cho ủm hòi phục thl dủ đổ chô
hoả, tà hết thì nóng tự khỏi. Dụng ý lập bài này là ở chỗ làm cho tà khí nấp
sâu ở phần âm, thấm ra phần dường mà giải. Vì thế bài này đối với chứng
nhiệt tà nấp sâu ở phần âm, tối nóng, sáng mát, hết nóng thì không có mồ
hôi, người gầy, mạch Sác, lưỡi đỏ, ít rêu, rất là thích hợp.
Bài này còn có thể dùng trị chứng Phế lao, nóng âm ỉ, hoặc những
chứng hư nhiệt khác do âm hư hoả vượng (Thượng Hải phương tễ học).

TH AN H CỐT TÁN ỉ» # tt
(Chứng trị chuẩn thằng) Qing gư san
C hủ tr ị

Can Thận âm hư, hư hoả nội kháng chứng.


t a i!
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Cốt chưng triều nhiệt, hình sấu, đạo hãn,
thần hồng quyền xích, thiệt hồng thiểu
&&&
đài, mạch Tế Sác (nóng trong xương, sốt về
•ff, B Ế L U # , -§
chiều, thân thể gầy ốm, mồ hôi trộm, môi
Ề L ỷ ề , ẫẩcẾEaiic
hồng gò má đỏ, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế
Sác).
C ông d ụ n g Ịh ữ
Thanh hư nhiệt. ỈNỀf &
D ược v ị 15»*
Sài hồ 6g, Địa cốt bì, Hoàng liền, Miết giáp (nướng giấm), Tần
cửu, Thanh hao, Tri mẫu đều 4g, Cam thảo 2g. sắc uống.

Tác d ụ n g : Thanh cốt, thoái chưng, tư âm, tiềm dương. Trị âm


hư phát sốt, hư lao, âm hư hoả thịnh, cốt chưng, lao nhiệt, cơ thể
gầy ốm, mạch Tế Sác.
G iải th íc h : Thanh hao, Địa cốt bì, Tri mẫu thanh thoái hư
nhiệt; hợp với Miết giáp để tư âm.
Trên lâm sàng dựa vào dâu hiệu nóng trong xương để chẩn
đoán.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Hiện nay dùng trị lao phổi, lao thận,
trẻ nhỏ »ốt vồ mùa hè, phụ nữ sau khi sinh bị sốt, các loại sốt
không rờ nguyên nhân.
Gia g iả m :
Huyết hư nhiều, thêm Đương quy, Bạch thược, Sinh địa.
Ho nhiều, thêm A giao, Mạch môn, Ngũ vị tử.

HOÀNG KỲ M IẾT GIÁP TÁN (Vệ sinh bảo giám)

(H ^ - Hưang qi bie jia san)


Hoàng kỳ (nướng mật), Miết giáp (nung), Thiển rnõn, đều 20g,
Tần giao, Sài hồ, Bạch linh, Tang bạch bì, Tử uyển, Bán hạ, Bạch
thược, Sinh địa, Tri mẫu, chích Cam thảo đều 12g, Đảng sảm, Cát
cánh, Nhục quế đều 6g. Tán bột làm thuốc tán hoặc dùng thuốc
thang.
Tác d ụ n g : Tư âm, thanh nhiệt, ích khí, kiện Tỳ, chỉ khái,
hoá đờm. Trị hư lao, phiền nhiệt, chân tay mệt mỏi, ho, họng khô,
đờm ít, chán ăn, ra mồ hôi hoặc sốt về chiều, lưỡi nhợt, đầu lưỡi
đỏ, mạch Hư Sác.

TẦN GIAO MIẾT GIÁP TÁN (Vệ sinh bảo giám)

flĩ)í iỀEPtẰ - Jin jiao bie jia san


Địa cốt bì, Miết giáp (bỏ rìa, bôi mỡ, nướng), Sài hồ đều 40g,
Tần giao, Đương quy, Tri mẫu đều 20g. Tán bột, mỗi lần dùng 1g,
cho vào 1 quả Ô mai, 5 lá Thanh hao, cùng sắc uống hết 1 lần, khi
đi ngủ, lúc đói bụng.
Tác d ụ n g : Tư âm dưỡng huyết, thanh nhiệt, trừ hư nhiệt. Trị
phong lao, lao nhiệt, nóng âm ỉ trong xương, bắp thịt gầy ốm, môi
đỏ, má dỏ, m ệt nhọc, ra mồ hôi trộm, ho, mạch Tế Sác.
G iải thích: Miết giáp, Tri mẫu tư âm thanh nhiệt; Đương quy
bổ huyết hoà huyết; Tần giao, Sài hồ giải cơ; Địa cốt, Thanh hao
thanh nhiệt, trừ hư nhiệt; 0 mai chua, sáp, liễm âm, cầm mồ hôi.
Các vị phối hợp, có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt, trừ
hư nhiệt.
G ia g iả m : Nếu ra nhiều mồ hôi, có thể thêm Hoàng kỳ để ích
khí cô biou, Ho nhiỗu, cỏ thố thôm những vị thuốc trị ho.
ĐƯỜNG QUY LỤC HOÀNG THANG
(Lan thất bí tàng) Dang gui liu huang tang
Chủ trị
Âm hư hoả vượng, đạo hãn.
Triệu chứng chính
Đạo hãn, diện xích, tâm phiền, tiểu
tiện hoàng xích, thiệt hồng, mạch Sác Ạ
(Mồ hôi trộm, mặt đỏ, tâm phiền, nước m %%, s-ỉnatic
tiểu vàng đỏ, lưỡi đỏ, mạch Sác).
Nguyên nhân gây bệnh
Âm hư hoả vượng. mi&-Ảsí
Công dụng
Tư âm tả hoả, cố biểu chỉ hãn
Dược vị
Đương quy, Sinh địa, Thục địa, Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng
bá, lượng bằng nhau. Hoàng kỳ tăng gấp đôi.
Tán bột, mỗi lần uống 1g, dùng 2 chén nước, sắc còn 1 chén, uống
trước khi ăn. Trẻ con giảm bớt một nửa, cho uống.
Tác dụng: Tư âm, thanh nhiệt, cố biểu, chỉ hãn. Trị người
âm hư có hoả ra mồ hôi trộm, phát nóng, m ặt đỏ, miệng khô, môi
ráo, tâm phiền, đại tiện khó, tiểu tiện đỏ, lưỡi đỏ, mạch Sác.
G iải th ích: Bài này là vì âm hư hoả nhiễu động, phát nóng,
ra mồ hôi trộm mà đặt ra. Trong đó dùng Đương quy, Sinh địa,
Thục địa để tư âm dưỡng huyết; Hoàng cầm, Hoàng bá, Hoàng liên
để tả hoả, lại có Hoàng kỳ để bổ Vị khí, củng cố phần biểu, làm cho
âm hồi phục thì nhiệt hết, vệ mạnh lên thì mồ hôi không ra.
C hú ỷ: Bài này sức dưỡng âm tả hoả rất mạnh, rất thích hợp
đôi vứi những người âm hư hoả vượng mà trung khí chưa bị tổn
thương, nếu là người Tỳ VỊ hư nhược, ăn uống kém, đại tiện lỏng,
thl khống nên dùng.

Tham khảo:
> Quỷ Sở Trọng nói: Mổ hôỉ vốn là chất dịch của tâm, sự vào ra cỏ
liên quan tới can và Phế, phần đinh mở đóng do can, phần vệ mở đóng do
Phế. Dinh vệ đều hư thì đểu có mổ hôi cả. Dương hư ra mổ hôi thi trách tại
vệ, âm hư ra mồ hôi thì trách tại dinh, nhưng có tác dụng lẫn nhau. Vệ khí
không kiên cố ỏ ngoài là do âm khí ở trong không tàng, dinh khí không giữ
vững ở trong ỉà do đương khí ở ngoài không kín, cho nên trị mồ hôi trộm có
hai cách: Một là can huyết không đủ, mộc không sinh được hoả mà tâm
cũng hư, T oan táo nhân thang’ bổ can tức là bổ tâm; haỉ là can khí có thừa,
mộc trở lại hại kim mà Phế cũng hư, ‘Đương quy lục hoàng thang’ trị can
mà là trị Phế. Bài này, Đương quy dưỡng can huyết; Hoàng liên đắng thanh
can hoả, một vị bổ một vị tiết, đó íà chủ trị Can hoả động do thuỷ hư không
nuôi dưỡng; Sinh địa thanh nhiệt ở phần dinh; Thục địa bổ phần âm trong
tuỷ; Hoàng bá vị đắng cay, làm mạnh thận, đó là ý nghĩa tả tâm bổ thận.
Can mộc thực là do kim hư không đủ sức chế, Hoàng kỳ bổ Phế khí, Hoàng
cầm thanh Phế nhiệt, đó ià cách trị tả Can bổ Phế. Chỉ nên dùng vào chứng
âm hư có hoả, mạch ỏ hai bộ quan xích vượng. Nếu chứng âm khí thiếu, tân
dịch thoát tiết thì nên dùng ‘Sinh mạch tán’, ‘Lục vị’ để củng cố gốc rễ của
âm dương (chỉ vào thận, thận là tạng thuỷ hoả, chân âm chân dương đều ô
đó); nếu dùng Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá, vị đắng hàn sẽ làm hao
thương vị khí làm cho Phể thêm hư, can hoả càng vượng sẽ trở tay không
kịp (Danh y phương luận).
> Chứng đổ mồ hôi trộm vì âm hư hoả vượng, ngoài những chứn
trạng kể trên, mạch phần nhiều ỉà Tế Sác, hoặc ở bộ xích vượng. Khi íâm
sàng có thể phối hợp thêm những vị như Địa cốt bì, Bạch thược, Mẫu lệ, Ma
hoàng căn, Phù tiểu mạch, rễ và râu cây lúa nếp, nặng hơn thì có thể thêm
cốc vị như Tri mẫu, Quy bản, Miết giáp (Thượng Hải phương ỉễ học).

TÓM KẾT
• Thanh nhiệt ở phẩn khí: Trong các bài thuốc thanh nhiệt
phần khí, dùng Thạch cao, Tri mẫu làm thuốc chính, ngoài việc dùng
‘Bạch hổ thang’ để đại thanh khí nhiệt, ghép thêm các vị Nhân sâm,
Thương truật, Quế chi để thanh nhiệt ích khí, thanh nhiệt táo thấp,
thanh nhiệt hoà dinh, thông lạc ra, còn dùng thêm 3 bài Trúc diệp
thạch cao thang’, Thạch cao địa hoàng tiễn’ và Thanh ôn bại độc
ẩm’ cho thấy rõ cách biến hoá gia giảm của nó: Thạch cao ghép với
Nhân sâm, Mạch môn đông, Bán hạ thì thành bài thuốc ích khí âm,
thanh dư nhiệt mà hoà Vị giáng nghịch; Thạch cao, Tri mẫu ghép
với Thục địa, Ngưu tất thỉ thành bài thuốc tráng thận thuỷ, tả Vị hoả;
Thạch cao tri mẫu thang’ ghép với ‘Tê giác địa hoàng thang’, ‘Hoàng
Hồn yiải độc: thang’ thánh tỗ thuốc lởn tả hoá giải độc.
• Th an h dinh lương huyết N h iệ t ở phần khí không giải, thế
bệnh sẽ tiến sâu vào dinh huyết, thành dinh chứng, thanh dinh gỉải
độc, tiết nhiệt giúp âm, là bài thuốc trị ôn bệnh nhiệt tà vào phần
dinh. ‘Tê giác địa hoàng thang’ thanh nhiệt giải độc, lương huyết tán
ứ, thích hợp với chứng nhiệt vảo phần huyết, bứt huyết chạy loạn,
hiện ra các chứng thổ huyết, nục huyết, ban sởi.
• Th an h c ả k h í h u y ế t Hai loại bài th u ố c th a n h khí, th a n h din h,
thường dựa vào sự phát triển biến hoá của bệnh tình, có thể sử dụng
đơn độc, cũng có thể vận dụng phối hợp mà thành ra bài thuốc
thanh cả khí lẫn huyết. Bài Thanh ôn bại độc ẩm’, thanh nhỉệt giải
độc, lương huyết cứu âm, !à bài thuốc thanh cả khí huyết, thích hợp
với chứng khí huyết đều bị đốt nóng, tà hoả nhiệt thịnh.
• Thanh nhiệt giải đ ộc (tả hoả g iải độc): Hoàng liên, Hoàng
cầm là vị thuốc chủ, chọn thêm T ả tâm thang’ và ‘Hoàng liên giải
độc thang’ cho thấy những thang thuốc tả hoả giải độc đều dùng
nhiều vị thuốc đắng, tính hàn, có tác dụng tiết nhiệt táo thấp.
Đổng thời còn đưa vào bài ‘Cát căn hoàng liên thang’, ‘Phổ tế
tiêu độc ẩm’, Thanh ôn bại độc ẩm’, Đương quy lục hoàng thang’,
cho thấy là có thể ghép các vị thuốc tả hoả giải độc cùng với các
vị thuốc phát biểu thăng tán, lương huyết thanh khí, bổ âm dưỡng
huyết.
• Thanh nhiệt trong tạng phủ : Chủ yếu íà nhằm vào bệnh
chứng do hoả nhiệt ở tạng phủ, của một tạng phủ nào đó thịnh lên
mà gây ra.
T ả tâm thang’, khổ hàn tả hoả, thích hợp với chứng hoả tà đốt
ở trong, bứt huyết tràn lên mà sinh ra thổ huyết.
‘Đạo xích tán’ thanh nhỉệt lợi thuỷ, thích hợp với chứng tâm kinh
hoả vượng, miệng loét, lưỡi lở, và nhiệt ở tâm chuyển xuống tiểu
trường, sinh ra các chứng nhiệt lâm, tiểu đau, buốt, rát.
Thanh tâm liên tử ẩm’, thanh tâm hoả, chỉ lâm trọc, thích hợp
VÓI chứng tâm hoả bốc lên, thận âm không đủ, di tinh, ỉâm trọc.
'Long đởm tả can thang’, tả thấp nhỉệt ở can kinh, thích hợp với
chứng thực hoả ở can kinh, sườn đau, miệng đắng, tai điếc, tai sưng,
vồ thấp nhiột ở can kinh dồn xuống, âm hộ ngứa, blu dái cổ mụn
nhọt, lở loót v.v...
T ả th a n h h o à n ’, th a n h can tả hoả, thích h ợ p v ớ i c h ứ n g hoả tà
ở can kinh, dễ kinh sợ , hay giậ n, không nằm yê n đ ư ợ c.

‘T ả kim h o à n ’, th a n h can tả hoả, trị can hoả u ấ t bế, h ô n g sư ờ n


bên trá i đau, n u ố t ch ua , nôn m ửa.

T ả b ạch tá n ’ , tả P hế thanh nhiệt, bình s u y ễ n , c h ĩ khái, trị P hế


h hiệt, ho s u yễ n .

T ả h o à n g tá n ’, tả p h ụ c n h iệ t ở T ỳ vị, thích h ợ p v ớ i c h ứ n g T ỳ vị
tích nhiệt, m iệ n g lở, m ỉệ n g hôi, hoặc T ỳ nhiệt, lưỡi thè ra.

T h a n h vị tá n ’, th a n h vị lương h uyế t, trị vị nhiệt, răng đ au , hoặc


kẽ răng c h ả y m á u .

‘N g ọ c nữ tiễ n ’ , thanh vị tư âm , trị cá c c h ứ n g hoả ở vị thịnh ,


Cịhân âm không đủ, phiền nhiệt, khô khát, răng đau, mất máu.
i ‘H o à n g cầ m th a n g ’, th a n h nhiệt, cầm tiê u ch ả y, th ích hợp v ớ i
chứng trường nhiệt sinh tiêu chảy.
‘B ạch đ ầ u ô n g th a n g ’ , thanh n h iệ t tá o th ấ p , lương h u yế t, c h ỉ lỵ,
là bài th u ố c chủ yế u trị ch ứ n g lỵ do n hiệt.

C ò n c á c b à i T ả tâm th a n g ’, ‘Đ ạ o xích tá n ’, T h a n h vị tá n ’, T ả
Tỳtốn’, trước đây được coi là những bài thuốc tiêubiểutả nhiệt trong
ỉn g p hủ , như n g c h ú n g tôi (Thượng H ả i phương ỉễ học) ch o rằng nên
Ỉ uy bài ‘Tả tâm thang’ vào loại tễ tả hỏa giải độc, ‘Đạo xích tán’ nên
1uy v à o loại hoá th ấ p lợ i th u ỷ thì thích h ợ p hơn. C ó n h iề u bài th ự c tế
*ng d ụ n g c h ư a n hiều cho nên ch ưa q u y về loại nào.

• Trong các bài thuốc thanh hư nhiệt, nên chú ý đến 2 bài là
hanh c ố t tá n ' và T h a n h hao m iế t g iá p th a n g ’ cho th ấ y rằng Th an h
KO, M iế t g iá p g h é p v à o v ớ i nhau là p hư ơ n g p h á p cơ bản để tha n h
n h iệ t; đ ồ n g th ờ i cho th ấ y là T h a n h c ố t tá n ’ th ê m T ầ n giao, N gân
I hổ đ ể th a n h n h iệ t, cò n b à i T h a n h hao m iế t g iá p th a n g ’ th ê m Đ ịa
rà n g , Tri m ẫ u để tư â m . N g o ài ra cò n nên th ê m bài ‘D ư ỡ n g âm
in h P hế th a n g ’ , ‘N g â n kiều th ạ ch hộc th a n g ’ nêu lên cá ch g h é p
l c v| th u ố c tă n g d ịch tư âm và tha n h n h iệ t g iả i đ ộ c.

T á c d ụ n g chủ yế u c ủ a bài thanh n h iệ t th ư ờ n g đ ù n g trị ch ứ n g


inh tà n h iệ t b ố c m ạ n h, nhưng do tà n h iệ t b ố c m ạ n h th ư ờ n g làm tổn
ihương âm dịch, cho nôn khi sử dụng cụ thể cần phân biệt rõ mức
ặộ ếm dịch tổn thương với tinh hlnh tà, chính hư thực thế nào. Nếu
nhiệt bốc mạnh có gảy tổn thương ảm dịch nhưng không phải là
nguyên nhân chính mà thấy lưỡi đỏ bóng, ít rêu thì cách điều trị nên
lấy tư âm, lương huyết là chính, kèm thanh nhiệt tả hoả.
Khí dùng các vị thuốc dưỡng âm sính tân, cần phải nắm vững
đặc tính từng vị thuốc. Thí dụ: Thấy rêu lưỡi đỏ mà khô ráo thì dùng
Lô căn, Thiên hoa phấn để dưỡng Vị sinh tân. Nếu thấy lưỡi có tia
mà khô, rêu ít thì dùng Sinh địa, Thạch hộc tươi, ỉà những vị thuốc
cam hàn để dưỡng âm tăng dịch. Nếu thấy rêu lưỡi trơn bóng, lưỡi có
tia mà khô nứt nẻ thì nên dùng Miết giáp, Quy bản là những vị thuốc
hàm hàn để tư âm.
Dùng thuốc dưỡng âm sớm quá hoặc không thích hợp thường
không khử được tà ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Những năm gần đây, trong khi điểu trị các bệnh khuẩn trùng
bên ngoài thân thể và thực tế điểu trị nhận thấy phần lớn các bài
và các vị thuốc thanh nhiệt giải độc đều có tác dụng chống khuẩn
trùng rất rõ.
THUỐC KHỨ HÀN (ÔN LÝ H ồ i DƯƠNG)
» O&S0PB) m
Thuốc khứ hàn !à những bài thuốc gồm các vị có tính
vị ngọt, tính ấm , cay, nóng hợp thành, có tá c d ụn g ôn tru ng ,
tán hàn hoặc hồi dương cứu nghịch, ôn kinh tán hàn, dùng
trị c á c c h ứ n g T ỳ Vị hư hàn, T hận dương su y kiệ t, c h ứ n g vong
dương muốn thoát hoặc hàn ngưng tại kinh mạch, là những
bài thuốc trị chứng lý hàn.
H àn là âm tà, rấ t dễ làm tổn hại dươ n g khí, đ ặ c b iệ t là
ở bệnh nguy cấp, dương khí còn hay mất, sống chết như trở
bàn tay, vì vậy, người xưa thường chú trọng đến việc giữ gìn
d ư ơ n g khí. T h iê n ‘S inh khí th ô n g th iê n lu ậ n ’ (T ố vấ n 4) viế t:
“ D ư ơ ng khí c ủ a con n gười, cũ ng n hư m ặ t trờ i tro n g bầu trờ i,
sai chỗ đi thì sẽ chết non, không sống được’. Vi vậy, phép ôn
trê n lâm sà n g có ý nghĩa rấ t quan trọ n g .
Hàn chia ra biểu hàn và lý hàn. Biểu hàn cần tân ôn
p h á t tán th u ộ c về hàn p há p đã nói ở th u ố c g iả i b iể u . C h ư ơ n g
n à y chủ yế u nói về phư ơ ng th u ố c trị lý hàn.
Nguyên nhân chứng lý hàn nói chung không ngoài hai
trường hợp:
Một là do ngoại hàn trực nhập vào lý.
Hai là do trong người dương suy âm thịnh.
Khi đ iề u trị, d ự a và o trạ n g thá i iý hàn n ặn g n hẹ , hoãn
cấp khác nhau, nhất là mức độ dương hư khác nhau mà chia
làm hai loại ôn tru n g kh ử hàn và hổi dươ n g cứ u n gh ịch .
Thuốc ôn trung khử hàn, chủ yếu dùng trị chứng lý
hàn. Chứng này tuy thuộc dương hư âm thịnh nhưng chưa
đến mức dương khí suy thoái, trong khi chẩn trị, thường hạn
c h ế và o c h ứ n g hư hàn ở m ộ t bộ phận h oặ c m ộ t nội tạ n g nào
đ ó. T h í dụ T ỳ Vị hư hàn, có hiện tư ợ n g tru n g tiê u hư hàn,
ngực đầy, nôn mửa, đại tiện lỏng, bụng trên đầy chướng, tay
chAn kh ổ n g ấm , ăn và o không tiê u , m iệ n g kh ỏ n g kh á t, rêu
lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Trì, có thể dùng phương pháp
phối hợp giữa thuốc ôn trung với thuốc kiện Tỳ bổ khí, như
Can khương, Ngô thù, Thục tiêu, Sinh khương, Nhân sâm,
Bạch truật, Cam thảo. ‘Lý trung hoàn’ (thang) là bài thuốc
tiêu biểu về mặt này.
Nếu trung tiêu hàn nhiều, bụng trên đau hàn thì phải
dùng phương pháp kiến trung như ‘Đại kiến trung thang’. Nếu
hàn khí ở Can thượng nghịch, biểu hiện bụng trên đau nhiều,
sau khỉ ăn buồn nôn hoặc nôn khan, nôn ra nước miếng thì
phải ôn trung tán hàn, giáng nghịch, ngừng nôn, như ‘Ngô
thù du thang’. Nếu do nội thương sinh lạnh, ngoại cảm biểu
hàn thì phải giải cả biểu và lý có thể dùng bài ‘Ngũ tích tán’.
Phương thuốc hồi dương cứu nghịch chủ yếu trị các chứng
âm hàn nội thịnh, dương khí suy vi, dương khí muốn thoát.
Loại bệnh này nói chung là nặng, nguy cấp, toàn thân hư
hàn biểu hiện rõ rệt, không dùng thuốc ôn nhiệt hồi dương
hoặc ôn bổ cố thoát thì khó lòng trị nổi.
Những phương thuốc này chủ yếu gồm các vị tân ôn
táo nhiệt như Phụ tử, Can khương, Phụ tử, Nhục quế. Bài T ứ
nghịch thang’ là bài thuốc tiêu biểu về mặt này.
Tuy nhiên dương khí suy vi có thể xuất hiện nhiều dạng
khác nhau: Như dương hư không thể hoá thuỷ, thuỷ khí nội
đình thì dùng ‘Chân vũ thang’; dương khí bạo thoát, dùng
‘Sâm phụ thang’.
Ngoài ra khi dùng thuốc ôn còn phải chú ý mấy trường
hợp như sau:
1“ Âm hàn nội thịnh khiến huyết hành không thuận, khí
trệ không thông, thuốc ôn dược tính vốn tân ôn, có thể tuyên
tán âm hàn, ngưng tụ khiến huyết hành phấn chấn và sơ
thông khí cơ, nếu do lý hàn mà khí trệ nhiều thì trong thuốc
ôn cần thêm Hương phụ, Thanh bì, Mộc hương là những vị
tán ôn, hành khí.
2 - Âm hàn nội thịnh dẫn đến dương khí suy vi, thậm chí
suy kiệt mà thuốc ôn tuy có tác dụng trợ dương khí suy kiệt
muốn thoát th) trong bài thuốc ôn cần thêm Nhản sâm, Ngũ
vị, Long cốt để tăng cường tác dụng cố thoát mới thu được
hiệu quả tốt hơn.
3 - Thuốc ôn thuộc tính ôn nhiệt nhưng dùng quá liều
lượng có thể hao thường âm dịch, lúc dùng thuốc ôn nhiệt
ở thang thuốc ỉớn thì nên dùng thuốc hoà âm với liều lượng
ít như Bạch thược, để ngừa âm dịch bị hao thương. Nếu âm
đương cùng hư thì thuốc ôn dương phải dùng cùng với thuốc
hộ âm.
Phải phân rõ chứng nội chân nhiệt với ngoại giầ hàn để
tránh dùng sai thuốc ôn.
ÔN TRUNG KHỨ HÀN

Bài thuốc ôn trung khứ hàn dùng trị những chứng Tỳ Vị (trung
tiêu) hư hàn, nhưng chưa đến mức dương khí suy thoái, biểu hiện
chủ yếu có các triệu chứng: chân tay mệt mỏi, da mát lạnh, hoặc
bụng đau, tiêu chảy khi gặp lạnh, chán ăn hoặc buồn nôn, nôn,
miệng nhạt, không khát, lưỡi nhợt, rêu trắng nhuận, mạch Trầm
Tế hoặc Trì Hoạt.
Những vị thuốc ôn trung khu hàn thường dùng như: Can
khương, Ngô thù, Hồ tiêu và những thuốc kiện Tỳ bổ khí như Đảng
sâm, Bạch truật, Chích thảo hợp thành những bài thuốc ôn trung
khu hàn.
‘Lý trung hoàn’ !à bài thuốc tiêu biểu.
Nếu trung tiêu hàn nhiều, vùng bựng đau nhiều thì cần dùng
phép kiến trung, như bài ‘Đại kiến trung thang’.
Nếu trong Vị hư hàn, trọc âm nghịch lên thì dùng phép ôn
trung khu hàn chung với giáng nghịch như bài ‘Ngô thù du thang’.
Nếu do nội thương sinh ra hàn, ngoại cảm biểu hàn thì phải
giải cả biểu và lý, có thể dùng bài ‘Ngũ tích tán1.

LÝ TRUNG HOÀN ĨI+ A


(Thương hàn luận) Li zhong wan
Còn gọi là ‘Nhân sâm thang’.
C hủ tr ị
Tỳ Vị hư hàn chứng.
T riệ u c h ứ n g ch ín h
1) Tỳ Vị hư h à n c h ứ n g
Quan phuc miên miên lanh thong, au
thổ, đại tiện hy đường, uý hàn chi lãnh, W íM ịm ì§ m , m
thiệt đạm đồi bạch, mạch Trầm Tế (Vùng Itt *!>!! # i«. I:!è 1
bụntf irờn lạnh đau ỉiẽn miên, nôn mửa, fi® fí n ,
dại tiện dinh, Rơ lạnh* tay chân lạnh, lưỡi li* MB\
nhại, Hu tưởi ịrăngÉmạch Trám Tế).
2) Dương h ư th ấ t h u y ết chứ ng raổi& jầìiE
Tiện huyết, thổ huyết, nục huyết hoặc
băng lậu, huyết sắc ám đạm, chất thanh
hy, diện sắc hạo bạch, khí đoản, thần bì,
mạch Tế hoặc Hư Đại vô lực (Đại tiện ra
'ề. i s n
máu, nôn ra máu, chảy máu mũi hoặc
băng lậu, màu huyết tối nhạt, màu xanh B Ế Ể é È , K £ ! #
dính, sắc mặt trắng bạch, hơi thở ngắn, ũ , lẩctB m
mệt mỏi, mạch Tế hoặc Hư, Đại không
có lực).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
1) Tỳ Vị h ư h à n chứ ng BậBỀÍU iE
Tỳ Vị hư hàn, nạp vận vô quyền, thăng ) | ậ S á ^ , Ể rtS S
giáng th ất thường. tíL, f t f ệ & K
2) D ương h ư th ấ t h u y ết chứ ng
Dương khí hư nhược, Tỳ bất thống huyết.
C ông đ ụ n g ĩhM
ô n trung khứ hàn, bổ khí kiện Tỳ.
Dược vị 15 íậ
Can khương (quân), Đảng sâm (thần), Bạch truật (tá), Chích thảo
(tá sứ), lượng bằng nhau. Tán bột, dùng m ật luyện thành hoàn,
mỗi lần uống 8-16g, ngày uống 3 lần.
Có thế’ sắc thuốc thang uống.

Tác dụng: Ôn trung khư hàn, bố ích Tỳ Vị. Trị Tỳ Vị hư hàn,


CÓ những triệu chứng bụng đau, tiêu lỏng, nôn mửa hoặc bụng đầy,
An ít, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch Trầm Tế hoặc Trì Hoãn.
G iải th ích: Can khương ôn trung, khu hàn, hồi phục Tỳ dương
là chủ dược; Đảng sâm bổ khí kiện tỳ; Bạch truật kiện Tỳ táo thấp;
Chích thảo bổ Tỳ hoà trung và điều hoà các vị thuôc.
G ia g iả m :
- Nôu hồn chứng rõ, tílĩig lượng Can khương;
- Ty hư rỏ, trtng lưựng Oang «Am;
- Tiêu chảy nhiều lần, Bạch truật sao khử thổ để tăng tác
dụng sáp trường, chỉ tả;
- Hư hàn nặng, sắc m ặt tái nhợt, chân tay lạnh, thêm Thục
phụ tử dể tăng cường ôn dương, khư hàn, gọi là bài ‘Phụ tử lý trung
thang* (Hoà tễ cục phương), hoặc thêm Nhục quế, gọi là bài ‘Phụ
quế lý trung hoàn’.
“ Trường hợp kiết lỵ mạn tính thuộc thể Tỳ Vị hư hàn dùng
bài ‘Lý trung hoàn’, hợp với ‘Hương liên hoàn’ để lý khí hoá trệ;
- Viêm ruột mạn tính, rối loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dày
tá tràng, thuộc thể Tỳ Vị hư hàn có thể dùng bài thuốc này gia
giảm;
- Loét dạ dày tá tràng, phân có máu và phụ nữ xuất huyết tử
cung cơ năng thuộc thể Tỳ Vị hư hàn, dùng bài này thêm A giao,
Ngải diệp, Địa du, Hoa hoè để tăng thêm tác dụng chỉ huyết;
- Tỳ Vị hư hàn do sán lãi, đau bụng hoặc nôn ra giun đũa,
dùng bài này, thêm Hồ tiêu, Ô mai, Phục linh, bỏ Cam thảo, gọi là
bài ‘Lý trung an hồi thang’ (Vạn bệnh hồi xuân).
- Trường hợp Tỳ Vị dương hư, Tỳ vận hoá kém sinh ra đờm
thấp ảnh hưởng đến Phế gây ho dờm nhiều, loãng hoặc nôn nước
trong, có thể thêm chế Bán hạ, Bạch linh để táo thấp, hoá đờm
gọi là bài ‘Lý trung hoá đờm hoàn’; thêm Tô tử, có tác dụng giáng
khí định suyễn gọi là bài ‘Lý trung giáng đờm hoàn’ dùng trị đờm
suyễn.
- Ợ hơi do hư hàn, thêm Đinh hương, Bạch khấu nhân, gọi là
bài ‘Đinh khấu lý trung hoàn’.
Tham khảo:
> Trình Giao Thuyên nói: Dương động bắt đầu từ âm, được khí ấm th
tinh hoa của cốc khí vận hành, cốc khí thăng thì trung tiêu dầy đủ cho nên
gọi là lý trung, thực là lấy công điểu hoà trung tiêu để bổ đương cho trung
tléu. Náu vỊ dương hư thì trung khí mất chúa tể, đản trung mất tác dụng
tuyốn phát, lục phủ không có công năng tán bổ, tức như dưới nồi không lửa,
cho nén đ|a tiện ra nguyổn thức ăn, trên mất tư nhuận, ngũ tạng xâm phạm
nhau blấn sinh mọi chứng. Sâm, Truật, Chích thảo để củng cố trung châu
{Tỷ V|). Can khương vị cay dể gìn giữ trung tiôu, tất phải có nổi, có lửa củi
thl mớ! có khí nóng bốc lôn, thế là cốc khí vào âm mà khí mạnh ra dương,
thấu ién dầu nAo, thiếp xuông châu dỏ (bàng quang), ngũ tạng lục phủ déu
được khí ấy. Đó là ý nghĩa của lý trung. Nếu thuỷ và hàn đều mạnh thì nên
ôn cả Tỳ thận, thêm Phụ tử thì bổ mệnh môn mà Tỳ thổ cũng ôn (Danh y
phương luận).

^ Trình Ưng Mao nói: ’Lý trung’ thực íà lấy công điều lý, tăng thêm
dương khí cho trung tiêu'. Bệnh thái âm bụng đau, nôn mửa tiêu chảy,
bụng đầy, không muốn ăn, mạch Trì hoãn, miệng nhạt, lưỡi trắng, đểu có
thể dùng bài này để trị. Nhưng bài ‘Lý trung hoàn’ lấy mật làm hoàn, thuộc
về bài thuốc điều hoà từ từ, vì thế nó thích hợp với bệnh tình hơi nhẹ, quá
trình bệnh kéo dài. Nếu bệnh tình hơi cấp, nên đổi hoàn làm thang, để có
công hiệu nhanh chóng, cho nên ở sau bài thuốc có nói n hư ng không bằng
thuốc thang.
Đối với chứng dương hư, mất máu mà dùng bài này là dựa vào nguyên
tắc ‘dương hư thì âm thoát’, tất nhiên có những chứng trạng hư hàn như mặt
trắng nhợt, tinh thần mỏi mệt, íưỡi trắng, mạch Trì, ôn vào thì dương khí ở
trung tiêu sẽ phấn chấn, huyết có chỗ điều khiển, dù không làm cho huyết
cầm lại mà huyết sẽ tự cầm lại, nhưng cần chú ý hai chữ ‘dương hư’, nếu
không thì khống dùng được. Khi trị chứng dương hư thất huyết, thì Can
khương thường nướng đen mà dùng [tức là Bào khương hoặc Hắc khương
hoặc Thán khương] (Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca LÝ TRUNG HOÀN

'Lý trung hoàn' chủ lý trung hương, Trị trung tiêu có 'Lý trung’,
Cam thảo, Nhân sâm, Truật, hắc Khương, Nhân sàm, Cam thảo với cùng hắc Khương,
Ẩu lợi phúc thống âm hàn thịnh, Nôn, đau (bụng), tiêu chảy, hàn (tà) thương,
Hoặc gía Phụ tử tổng hồi dương. Gia thêm Phụ tử hồi dương tuyệt vời.

So sánh bài LÝ TRUNG HOÀN và TíỂU KIẾN TRUNG THANG

Can khương làm quân, phôi hợp với Nhân


sâm, Bạch truật, Chích cam thảo đều là
Đều có tác loại tân ôn cam nhiệt.
dụng ôn Chú trọng ôn Tỳ khứ hàn, kiêm kiện Tỳ
tỷ
trung bổ hư. táo thấp.
tru n g
hoàn Chủ yếu trị trung tiêu có hư hàn, thiên
Trị trung về lý hàn nhiều hơn, chức năng vận hoá,
tiôu hư hàn, thAnp giáng th ât thường. Biểu hiện bụng
l)ụntf (lau. 1,'inh đau, thích Am, thích chườm xoa, nôn
mứn, (Ini tiộ n lổnK, b ụ n fí trư ớ n g (lầy, An
ít, sợ lạnh, tay chân lạnh, không khát, I
rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Trầm Tế Ị
hoặc Trầm Trì không lực.

Chú trọng dùng đường phèn làm quân, Ị


phối hợp với Quế chi, Thược dược, Chích ị
thảo, Sinh khương, Đại táo, tân ôn để I
hoá dương làm chính, kèm dùng vị chua I
ngọt để hoá âm. Chú trọng ôn kiện dương Ị
Tiểu khí ồ trung tiêu. Có tác dụng hoà lý, hoãn ị
kiến cấp, điều hoà âm dương. Chủ yếu trị trung ị
trung tiêu có hư hàn, rối loạn can tỳ, không hoá ị
thang được nguồn, khí huyết âm dương đều hư ;
yếu gây nên bệnh. I
Triệu chứng: Bụng co th ắt đau, thích ấm, I
thích xoa ấn, m ệt mỏi, không có sức, hơi ị
thở ngắn, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch ị
Tế Huyền. I

QUẾ CHI NHÂN SÂM THANG (Thương hàn luận)

- Gui zhi ren shen tang


Là bài 'Lý trung thang’, thềm Quế chi.
Tác d ụ n g : Ôn trung, giải biểu, tán hàn. Trị các chứng Tỳ Vị
hư hàn kèm ngoại cảm phong hàn.

PHỤ TỬ LÝ TRUNG HOÀN (Tiểu nhị phương luận)

ĩ l 4^ Ẩ. - Fu zi li zhong wan
‘Lý trung hoàn’ thêm Phụ tử một củ.
Tán bột, trộn m ật làm hoàn, mỗi hoàn 4g. Ngày uống 8 - 12g,
lúc dổi.
Tác d ụ n g : Ôn trung, khứ hàn. Trị Tỳ vị hư hàn, ăn uống
khỗng tìòư, tay chân lạnh, bụng sôi, bụng đau, hoẩc loạn chuyến
tfAn, nftn mừa, tiêu chảy.
CHỈ T H ự C LÝ TRUNG HOÀN (Hoà tễ c ụ c phương)

IR ^ ĩ i 4* & - Zhi shi li zhong wan


‘Lý trung hoàn* thêm Chỉ thực, Phục linh. Tán bột, hoàn với
mật, làm viên 8g. Ngày uống 2 hoàn.
Tác dụng: Điều lý trung tiêu, trục đờm ẩm, trị bụng đầy tức,
đau bụng.

LÍÊN LÝ THANG (Trương Thị y thông)

i í ĨỄ.'Ẹj - Lian li tang


‘Lý trung hoàn’ thêm Hoàng liên, Phục linh, sắc uống.
Tác d ụ n g : Ôn trung kiện Tỳ, thanh táo thấp nhiệt. Trị Tỳ Vị
hư hàn, bụng đau, tiêu chảy, nôn mửa nưởc chua, miệng đắng, rêu
lưỡi vàng, mạch Trì mà Huyền.

LÝ TRUNG HOÁ ĐỜM HOÀN (Minh y tạp trứ)

- Li zhong hua dam wan


‘Lý trung hoàn’ thêm Bán hạ (chế gừng), Phục linh. Tán bột,
nhào với nưđc làm thành viên, to bằng h ạt Ngô đồng, mỗi lần uống
40-50 viên với nước nóng.
Tăc d ụ n g : Trị Tỳ vị dương hư, hàn ẩm đình tích ở trong, ăn
ít, đại tiện lỏng, nôn mửa ra nước trong, ho mửa ra đờm lỏng, chân
tfty kém ấm, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Trì.

HẬU PHÁC ÔN TRUNG THANG (N ội n g o ạ i thương biện


h oặc luận)

ỶhỳM^ Ìỉì - Hou po wen zhong tang


ỉ lậu phác (chế gừng), Trần bi, Cam thảo (chích), Phục linh,
Thdo dậu khấu, Mộc hương, Can khương. Tán bột hoặc sắc nước
Uổng
Tác d ụ n g : Ôn trưng, táo thấp, hành khí, trừ măn. Trị các
(ihứng Tỳ Vị hàn thA|>, bụng (lầy (lau, hoặc hàn tà xâm phạm vào
Vị, bụng Irưứng đau.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Trên lâm sàng dùng trị loét tiêu hóa,
viêm ruột mạn, viêm gan siêu vi, phụ nữ bị đái hạ.

NGÔ THÙ DU THANG J Ị* * »


(Thương hàn luận) Wu zhu yu tang
C hủ tr ị
Can Vị hư hàn, trọc âm thượng nghịch
ỈÈ W ±jỄ
chứng.
T riệ u c h ứ n g c h ín h ỈB ìIS â
Thực hậu phiếm phiếm dục ẩu, can ẩu
thổ thanh diên lãnh mạt, uý hàn chi
lương, thiệt dạm đài bạch hoạt, mạch í r ẽ & g S M , T I
Trầm Huyền hoặc Trì (Ăn xong thì muốn í t m m i m
nôn, nôn khan, nôn ra nước dãi trong ì * , S M â S , M
lạnh, sợ lạnh, tay chân mát, lưỡi nhạt,
Ị rêu lưỡi trắng hoạt, mạch Trầm Huyền
1hoặc Trì).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
ị Can VỊ hư hàn, trọc âm thượng nghịch.
C ông d ụ n g
1Ôn trung bổ hư, giáng nghịch chỉ ẩu. PặiẼitng
Dược vị I5 1®
Ngô thù du (quân) 8-12g, Gừng tươi (thần)16-24g, Đảng sâm (tá)
Ị 12-16g, Đại táo (tá, sứ) 4 quả. sắc, chia 3 lần uống trong ngày.

Tác dụng: Noãn Can Vị, giáng nghịch, chỉ ẩu. Trị nôn mửa,
nôn ra đờm dãi, nôn ra nước chua, nôn mà bụng đầy, tay chân lạnh,
phiền táo không yên, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Trì hoặc
Trầm Vi.
O ỉải th ích: Ngô thù du ấm Can Vị, tán hàn, giáng trọc là chủ
dược; Sinh khương ấm vị chỉ ẩu; Đảng sâm, Đại táo bổ Tỳ khí, tính
ngọt, lồm bớt cay táo của Can khương và Ngô thù du.
ứng dụng lâm sàng:
Trong bài ‘Ngô thù du thang’ dùng Sinh khương an khí Dưưng
minh, khí Dương minh thuận, giáng thì hết nôn mửa.
Trường hợp viêm dạ dày mạn tính thuộc chứng hư hàn kiêm
thuỷ ẩm (có tiếng óc ách trong bụng),,chứng đau đầu cơ năng, hội
chứng rối loạn tiền đình thuộc can vị hư hàn, dùng bài này có kết
quả.
Nếu dau bụng do hư hàn kèm nôn hoặc chứng nôn nặng ở phụ
nữ có thai, thuộc Tỳ Vị hư hàn, dùng bài này, thêm chế Bán hạ, Sa
nhân, Trần bì có tác dụng giáng nghịch chỉ ẩu. Bụng đau, miệng
đắng, thêm Bạch thược để hoà Can.
Tham khảo:
> Kha Vận Bá nói: Bệnh thiếu âm nôn mửa, đại tiện iỏng, tay châ
buốt lạnh, vật vã muốn chết, dùng bài này làm chủ. Xét bệnh thiếu âm
nôn mửa, đại tiện lỏng, vật vã, tay chân buốt lạnh là muốn chết thì còn đặt
bài thuốc làm gì ? Phải hiểu rằng muốn chết là có cơ không chết, nói ‘Tứ
nghịch’ là kiêm cả đùi vế, cánh tay, nóí tay chân là chỉ vào bàn tay, bàn
chân, có phân biệt khá nặng, hơi nặng. Sinh khí của Thiếu âm dổn vào can,
âm thịnh thuỷ hàn thì can khí không được thư thái mà mộc uất, cho nên vật
vỗ, Can huyết không ra tới tay chân cho nên buốt lạnh, nước muốn ra khỏi
đất mà không ra được, thì trung thổ (tỳ) không yên, cho nên nôn mửa, đại
tiện lỏng. Bệnh vốn ở thận mà nguyên nhân lại ở can, thuỷ không sinh được
mộc cho nên muốn chết, vì vậy phải ôn bổ thiếu hoả của thiếu âm để mở
đường thông cho quyết âm, sống chết rất nhầrin, nếu không dùng những
vị có khí vị dũng mãnh thì không đủ sức đương nổi trách nhiệm cứu chết ra
•Ống được. Ngô thù du cay đắng, đại nhiệt, bẩm thụ khí sắc của phương
Đông, thông vào can, can được ấm thì mộc được thoải mái. Vị đắng để ôn
thộn, thì thuỷ không hàn, cay để tán tà, thì thổ không quấy nhiễu. Nhân
•âm làm tá để củng cố nguyên khí mà an thần minh, giúp Khương Táo điều
dinh vệ để làm ấm tay chân, đó là bài thuốc chuyển nguy thành an vậy.
Cùng với Ma hoàng, Phụ tử hạ cờ giặc mà nhảy lên trước, và Phụ tử chân
vô giữ vững bờ cõi đất nước, hình thành thế vững như kiềng 3 chân. Nếu
mệnh môn hoả suy, không chưng nấu được thuỷ cốc, chơ nên ăn vào là
muốn mửa. Nếu nôn khan hoặc mửa ra đờm dãi mà đau đầu là Tỳ thận hư
hàn, ốm hàn xâm phạm lên bộ vị của dương. Dùng bài này cổ động thiếu
hoà của tiên thiên mà thổ của hậu thiên tự sinh, bồi bổ chân dương ở hạ
NAu mồ hàn tà ở thượng tiêu tự tán, mở thông cửa thiếu âm mà tam âm đều
yén chố, phải chăng là công của bài nảy ( Thương hàn phụ dực).
Bài 'Ngô thủ du thnng' chủ trị 3 chứng:
- Một là nôn mửn do hòn.
- Hai là đau đầu thuộc Quyết âm, nôn mửa ra bọt dãi.
- Ba là thổ tả, buồn phiền vật vã, thuộc Thiếu âm.
Chứng trạng tuy có khác nhau nhưng bệnh lý đều thuộc vế hư hàn,
cho nên có thể trị chung cùng một bài thuốc. Đổng thời Ngô thù du là chủ
dược của kinh Q uyết âm, trên có thể ôn tán hàn tà, dưới có thể ấm Thận
dương, cũng là một vị thuốc mà 3 bệnh đều thích hợp.
Sách ‘Nội đài phương nghị’ viết: “Nôn khan, mửa ra bọt dãi, đầu đau,
là hàn khí của Quyết âm xông lên; thổ tả, chân tay quyết lạnh, là hàn khí
thịnh ở trong, buồn phiền vật vã muốn chết là dương khí tranh đoạt ở trong,
ăn cơm vào muốn nôn là Vị hàn không chịu được thức ăn” , c ả 3 chứng trên
mà dùng chung bài này là lấy Ngô thù, hay hạ được nghịch khí của tam âm
làm quân dược; Sinh khương hay tán hàn iàm thần dược; Nhân sâm, Đại
táo là thứ ngọt hoãn, hay điểu hoà được các khí cho nên dùng làm tá sứ,
để yên trung tiêu. Tóm lại dùng bài này là lấy các chứng dưới tâm đầy tức,
chất lưỡi không đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch Trì, không có nhiệt làm tiêu chuẩn
(Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca NGÔ THỪ DU THANG

'Ngô thù du thang1: Nhân sâm, Táo, ‘Ngô thù du thang’: Táo, Nhân sâm,
Trọng dụng Sinh khương ôn vị hảo, Dùng mạnh Sinh khương ổn vị hàn,
Dương minh hàn ẩu Thiếu âm lợi, Mửa lạnh, Dương minh, Thiếu âm lợi,
Quyết âm đầu thống giai năng bảo. Quyết âm đẩu nhức được an toàn.

So sánh NGÔ THÙ DU THANG vầ LÝ TRUNG HOÀN

Đều có Nhân Ngô thù du làm quân, trọng dụng Sinh


sâm, Khương. khương, hợp với Đại táo. Chú trọng ôn
Ngô Có tác dụng giáng Can Vị, cầm nôn.
thù ôii trung bổ Trị Can Vị bị hư hàn, trọc âm bốc lên
hư. trên, bệnh ở Can và Vị. Lấy nôn mửa làm
du
Trị trung tiêu chính (ăn xong thỉnh thoảng muôn nôn,
thang hoặc nôn khan, nôn ra nước dãi trong)-
bị hư hàn.
Triệu chứng: Đau vùng đầu, trán là chính, lưỡi nhạt,
Bụng và rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Trầm, Huyồn.
thượng vị Can khương làm quân, hợp với Bnđi
đau, nôn mửn, tru/it, Chích cam thảo. Chú trọng ỏn brt
ti Au chảy, Tỳ vị, táo thấp, vfln Tỳ.
'Lỷ sợ lạnh, tay Trị Tỳ Vị hư hàn, chú trọng Tỳ Vị không
tru n g chân lạnh, hấp thụ và vận hoá được, rối loạn chức
hoàn lưỡi nhạt, năng thăng giáng, lấy bụng đau làm
mạch Trầm, chính (bụng đau âm ỉ, bụng lạnh đau,
Trì. thích ấm, thích xoa bóp). Đại tiện lỏng
là chính, lưỡi nhạt, rêu trắng nhuận,
l
mạch Trầm, Tế.

...........J ........ ...............................................


TIỂU KIẾN TRUNG THANG /.M É + íã
' (Thương hàn luận) Xiao jian zhong tang
C hủ tr ị
Trung tiêu hư hàn, Can Tỳ bất hoà chứng. ‘H I Ể * . JffIệ^fnỉĩE
T riệ u ch ứ n g c h ín h P íE S â
Thần bì phạp lực, phúc trung câu cấp
đống thông, thiệt đạm đài bạch, mạch
Tế Huyền (Mệt mỏi không có sức, trong
bụng đau thắt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, m k
rmạch Tế, Huyền).
Nguyên nhân gây bệnh
Trung tiêu hư hàn, Can Tỳ thất hoà, hoá
*riguyên bất túc, khí huyết âm dương câu i m *J5L, m
iu . mmm
k C ông d ụ n g
ổ n trung bổ hư, hoà lý hoãn cấp. ỈI+ *M Ẽ ,
1 , D ượcvị 15 nậ
'Bường phèn (quân) 20-40g, Bạch thược (thần) 12-16g, Quế chi
<1thần) 6-8g, Chích thảo (tá, sứ) 3-6g, Đại táo (tá) 4 quả, Sinh
khương (tá) 8-12g. Sắc, bỏ bã, cho đường phèn vào uống nóng.

Tác dụng: Ôn trung, bổ hư, hòa lý, hoãn cấp, chỉ thống. Trị

C
Ochửng hư lao thuộc về âm dương đều hư, dương hư nặng hơn,
ng đau thích chườm hoặc tim đập mạnh, hư phiền không yên, sắc
Ẹậặị không tươi hoặc lòntf bàn tay bàn chân và ngực nóng, miệng
khô.
G iải th íc h : Tiểu kiến trung thang’ là ‘Quế chi thang’ bội
Bạch thược, dùng kẹo mạch nha làm quân dược lập nên. Trong bài
thuốc đường phèn có tác dụng bổ trung; Quế chi ôn trung tán hàn,
2 vị hợp lại có tác dụng ôn trung, bổ hư, tán hàn, là chủ dược; Bạch
thược hoà can liễm âm; Cam thảo điều trung ích khí; Sinh khương,
Đại táo điều hoà Vinh Vệ, các vị thuốc hợp lại có tác dụng làm cho
âm dương, Vinh Vệ, điều hoà chức năng, Tỳ Vị được hồi phục, khí
huyết đầy đủ.
Mạch nha phôi hợp với Quế chi vừa ngọt vừa ôn, dùng chung
giúp ôn trung bổ hư. Kẹo mạch nha, Cam thảo hợp vứi Thược dược,
đắng ngọt hỗ trợ nhau, giúp hoà lý hoãn cấp. Thêm Sinh khươn^
cay ấm, Đại táo ngọt ấm, cay ngọt hợp với nhau làm cho mạnh Tỳ
vị, điều hoà Vinh Vệ. Gọi là “Kiến trung” tức là thông qua nhữnK
tác dụng trên mà làm khoẻ lại trung khí.
ứ n g d ụ n g lã m sà n g : Hiện nay thường dùng trị loét dạ dày,
tá tràng, dạ dày viêm mạn, gan viêm mạn, chóng mặt, vàng (ia
chảy máu...
G ia giảm :
- Nếu chứng khí hư nặng như ra mồ hôi, khó thở, người m<H
mỏi, thêm Hoàng kỳ gọi là ‘Hoàng kỳ kiến trung thang’ (Kim quy
yếu lược).
- Phụ nữ sau dẻ bị hư nhược, bụng đau, khí kém hoặc bụntf
dưới đau không muốn ăn, dùng bài thuốc trên thêm Đương quy gọi
là bài ‘Đương quy kiến trung thang’ (Thiên kim dực phương).
- Bài thuốc này gia giảm điều trị các chứng viêm loét hành trì
tràng, suy nhược thần kinh có kết quả nhất định.
- Trường hợp sốt do rối loạn cơ nảng, âm dương m ất điều hoÁ
sinh hư nhiệt trong bệnh ‘đa bạch cầu’, khí huyết đều hư, sốt lơ'o
dài, bài thuốc này có tác dụng ‘cam ôn trừ nhiệt’.
Tham khảo:
> Hư lao đau bụng là do trung khí hư hàn, không được ấm áp cho nổn
trong bụng co thắt mà đau, dùng bài này có thể hoà hoãn trung tlôu, l>rf
hư, ôn trung ích khí. Hư lao phát nóng thuộc về Tỳ vị không mạnh, dỉnh vộ
không hoà, vl Tỳ vj là nguổn stnh hoá của dinh vệ, dùng bàl này lồm mọnh
lại trung tiôu, điéu hoíH dinh vộ, đổng thời cũng lấy ý nghĩa cam ôn có thd
trừ dược nhiệt. Còn chứng tlm hổl hộp, hư phlổn, lả chứng ảm dương dều
hư, dinh vệ bất túc, dùng bài này điểu hoà được dinh vệ thì sẽ có công hiệu
(Thượng Hải phương tễ học).
> Bài T iể u kiến trung thang’ có tác dụng ôn trung bổ hư, hòa lý hoãn
Cấp. Tuy nhiên cũng có tác giả cho rằng bài này có tác dụng tả mộc bình
Can. Danh y Kha Vận Bá đời Thanh cho rằng nguyên nhân binh trên do
thổ hư, mộc thừa thổ gây ra. Vì vậy trong ‘Quế chi thang’ bội Thược dược
tồ mộc giúp Tỳ. Lý Đông Viên nói: ‘Thược dược vị chua, tả thổ trong mộc
làm quân’. Như vậy bài này ngoài tác dụng ôn trung bổ hư, còn có tác
^jụng tả mộc bình Can, không chỉ đơn thuần điểu hòa âm dương. Bệnh hư
lao, lý cấp đau bụng, chủ yếu do trung khí hư hàn, âm dương đều hư, trung
tiêu không được ôn ấm nuôi dưỡng, dùng T iể u kiến trung thang’ rất hiệu
nghiệm. Đối với chứng đau bụng do mộc thừa Tỳ, chủ yếu do Can khí thịnh,
phần nhiều đau bụng kiêm đầy trướng (Trung y vấn đối).
> T iể u kiến trung thang’ và ‘Lý trung hoàn’ đều trị chứng trung tiêu
bu hàn, trong dó dùng thuốc ôn trung bổ hư khác nhau. ‘Lý trung hoàn’ trị
trung tiêu hư hàn, Tỳ vị không được ôn ấm, khí cơ thăng giáng thất thường.
Do đó phát sinh các triệu chứng đầy bụng, ăn ít, nôn mửa, tiêu chảy, mạch
Trì Hoãn... T iể u kiến trung thang’ trị trung tiêu hư hàn, âm dương đều hư,
fjuơng khí bất túc, Tỳ vị không được ôn ấm nuôi dưỡng, nhu nhuận, phát
Illộh chứng đau bụng lý cấp, thích chườm nóng, thích xoa bóp, mạch Huyền
ĩầ p ... Tuy hai bài thuốc điều trị chứng trung tiêu hư hàn nhưng xu thế bịnh
ý phát triển khác nhau, kiêm chứng không giống nhau, thì sử dụng thuốc
khác nhau (Trung y vấn đối).

ĐẠI KIẾN TRUNG THANG (Kim quỹ y ế u lược)

Ẩ Í É‘t ’ - Dai jian zhong tang


l)
Xuyên tiêu, Can khương, Nhân sâm, Đường phèn (di đường),
•ắc, bỏ bã, thêm đường phèn uống nóng.
Tác d ụ n g : Ôn trung, bổ hư, giáng nghịch, chỉ thống. Trị các
bhứng trung tiêu hư hàn, bụng đau, nôn, không thích ăn, có giun
I 'dũa, có hiệu quả tốt.
<* G iải th ích: Trong bài Thục tiêu ôn trung, hạ khí, giáng
nghịch, giảm đau; Can khương ôn trung trừ hàn, hoà vị chĩ ẩu;
NhAn sâm bổ ích Tỳ vị, nâng cao chính khí; Trọng dụng di đường
4<1A m mạnh trung tiêu, hoãn cấp; đồng thời còn điều hoà được khí
lầu nhiột cùa Oan khương, Thục tiêu. Toàn bài có tác dụng ôn trung
bổ hư, KÌrínK nghịch, giiim (líUi.
Tham khảo:
> Chủ chứng của bài này là vùng bụng đau nhiều, do dương khí ở
trung tiêu suy yếu, khí âm hàn nghịch iên gây ra. Thiên T ý luận’ (Tố vấn
43) ghi: “Đau là hàn khí nhiểu, có hàn thì đau’, Thiên ‘Cử thống luận’ (Tố
vấn 39) viết: ‘Hàn khí vào kinh đóng lại lâu, ngưng mà không lưu hành, nếu
phạm ở mạch thì huyết ít, phạm vào trong mạch thì khí không thông, cho
nên bỗng nhiên sinh đau” . Vì dương khí ở trung tiêu hư cho nên đau mà
không ăn được, nặng thì nôn mửa. Do hàn tà nghịch lên nên trong bụng
lạnh, xung lên nổi rõ ra ngoài da mà xuất hiện ra từ đầu đến chần mà không
sờ vào được. Trong bài trọng dụng những thuốc ôn trung giáng nghịch,
kiến trung phù chính, làm cho khí trung tiêu mạnh trô lại, thì đau, các chứng
nghịch íên sẽ tự khỏi (Thượng Hải phương tễ học).
> Bài thuốc ‘Đại kiến trung thang’ được ghi chép trong phần ‘mạch
chứng’, sách ‘Kim quỹ yếu iược\ điểu trị chứng đầy bụng, hàn sán, tích thực.
Chủ yếu điểu trị ngực lạnh đau, nôn mửa không ăn được, khí nghịch, bụng
lạnh, nổi lên ngoài da bụng, đầu, chân, trên dưới đau không thể sờ được...
Dựa vào nguyên tắc: ‘Bệnh cấp phải trị tiêu, thì bài thuốc trị phải cấp
tốc ôn tán hàn tà. Do đó trong bài dùng Can khường, Thục tiêu rất cay, rất
nóng íàm chủ dược, ôn tán hàn tà, giải trừ âm hàn ngưng trệ .’ Hàn tà giải
thì dương khí trung tiêu hổi phục, hết đau bụng, nôn nghịch. Dùng Di đường
hoãn cấp giảm đau hỗ trợ Tỳ Vị, đồng thời hạn chế tính cay nóng mãnh
liệt của Can khương, Thục tiêu, giảm bớt hao tán dương khí. Trong bài còn
dùng Nhân sâm kiện Tỳ ích khí, hưng phấn dương khí trung châu, phù chính
khu tả, hạn chế Thục tiêu, Can khương làm hao tán dương khí. Các vị phối
hợp trừ tà mà khồng tổn thương chính khí, giải trừ âm hàn, trừ đau bụng.
Bài này tán hàn tà cấp tốc, tuy dùng Nhân sâm so với phướng pháp ôn bổ
trị hư hàn có sự khác nhau. Nếu chl dùng thuốc cay nóng ôn táo, không
dùng Nhân sâm sẽ tổn thương dương khí do đó bắt buộc sử dụng Nhân
sâm (Trung y vẩn đối).
> T iể u kiến trung thang’ và ‘Đại kiến trung thang’ đều trị đau bụng do
hàn, Nhưng T iể u kiến trung thang’ trị hư lao lý cấp, đau bụng thích chườm
nóng, xoa bóp. Cơ chế bịnh lý chủ yếu là trung tiêu dương hư, không vận
hành, âm huyết bất túc, không được dinh dưõng. Bệnh trung tiêu hư hàn,
ầm dương đều hư, phải ôn trung bổ hư. ‘Đại kiến trung thang’ chủ trị âm
hàn thịnh bôn trong bụng đau dữ dội, da nổi tên như có đầu, chân, đau cự
án. Cd chế bịnh chủ yếu là âm hàn thịnh bên trong, đưdng khí hư suy, hàn
lồ chỉnh, hư lồ thứ yếu. Đó là đỉểm khác biệt công dụng chủ trị của hal bồi
thuốc (Trung y vấn đ ố iị
Sa sánh bài TIÊU KIẼN TRUNG và ĐẠI KIẾN TRUNG THANG

Dùng đường phèn làm quân, phối hợp với


Quế chi, Bạch thược, Chích cam thảo, Sinh
T iểu khương, Đại táo, lấy vị cay, ngọt làm chính,
kèm lấy vị chua ngọt để hoá âm, chú trọng ôn
k iế n Đều có trung, hoãn cấp, kiêm điều hoà âm dương.
tru ng đường Trị trung tiêu bị hư hàn, hư lao, lý cấp,
th a n g phèn. bụng quặn đau, thích ấm, thích xoa ấn,
Đều ôn lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế, Nhược.
trung bể
hư, khứ Dùng Độc tiêu làm quân, phôi hợp vđi Can
hàn, chỉ khương, Nhân sâm, toàn dùng vị cay, ngọt
thông. để làm ấm và làm mạnh dương khí ở trung
Trị trung tiêu.
tiêu bị Chú trọng tán hàn, giáng nghịch.
Đ ại hư hàn Trị dương khí ở trưng tiêu bị suy yếu, âm
k iế n gây đau hàn mạnh ở bên trong, ngực bụng lạnh đau
tru n g bụng. (bụng đau lan đến ngực), đau như kim đâm
th a n g hoặc vùng bụng thỉnh thoảng thấy nổi khôi
u, ấn vào thấy đau, nôn mửa, không muôn
ăn, rếu lưỡi trắng nhờn, mạch Trầm Khẩn,
hoặc chân tay lạnh, mạch Phục.
HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH
B IS B & ÌỄ ÍR )

Thuốc hồi dương cứu nghịch dùng trị các chứng dương khí
suy yếu, nội hàn thịnh, có các triệu chứng chân tay quyết íạnh,
tiêu lỏng nước trong, lưỡi nhạt, rêu trắng nhuận, mạch Trầm Vi
hoặc Trì Nhược. Bài thuốc có tác đụng ôn Thận trừ hàn, ích khí cố
thoát để hồi dương cứu nghịch.
Hồi dương cứu nghịch, chủ yếu do những vị thuốc cay, ôn,
táo, nhiệt tạo nên, như Phụ tử, Can khương, Nhục quế... Trong lúc
bệnh đang tiến triển đến tình trạng dương khí suy yếu, âm hàn
thịnh bên trong, có các chứng tay chân lạnh, sợ rét, nôn mửa, tiêu
chảy, mạch Trầm Vi, nếu không dùng đại tễ thuốc ồn nhiệt để hồi
dương cứu nghịch thì khó mà cứu chữa được.
Tuy nhiên, dương khí suy thì chứng trạng xuất hiện lộn xộn:
quyết nghịch, truỵ mạch hoặc là dương hư không hoá được thuỷ,
hoặc dương vượt lên trên, hoặc đẩy dương ra ngoài... Vì vậy, khi
dùng phương pháp ‘hồi dương cứu nghịch’, thường sử dụng phép
ích khí sinh mạch, hoá khí lợi thuỷ, trấn nạp phù dương.
Thường dùng c á c vị thuốc Phụ tử, Can khương, Nhục quế,
phối hợp với Nhân sâm, Chích thảo.
Bài thuốc thường dùng có Tứ nghịch thangTSâm phụ thang,
Chân vũ thang (ôn dương lợi thuỷ thang), Hắc tích tán (đơn)...

TỨ NGHỊCH THANG H à Ẽ íi
(Thương hàn luận) Si ni tang
C hủ tr ị
TAm Thận dương suy hàn quyết chứng.
T riệ u c h ứ n g chính m m m ầ.
Tử chi quyết nghịch, thần suy dục mị,
; (liộn h4c thương bạch, mạch Vi Tế (Tay íậíĩỉiXíữi, ị
chán lanh, m ột mỏi, m uốn tìỊỊti, sắc mặt Itíâ ữ l'l. «9
\ xanh trtitiẬỊ, mạch Vi Tế)
Nguyên nhân gây bệnh
I Tâm Thận dương suy, âm hàn nội thịnh, j ‘í t
I hoả bất noãn thổ, Tỳ dương diệc suy. I 'Ằ^tỉ.1 d:,
Công dụng.......................................ĩ)]Rị..
Ị Hồi dương cứu nghịch. I
Ị Dược vị 15^
Phụ tử (quân) 1 củ sống, gọt vỏ, cắt làm 8 miếng (12-20g), Can
khương (thần) 8-20g, Chích cam thảo (tá sứ) 6g. sắc với 3 chén
nước, còn 1 chén, bỏ bã, chia 2 lần, uống ấm.

Tác dụng. Hồi dương cứu nghịch. Trị bệnh Thiếu âm chân tay
quyết lạnh, sợ rét, nằm co, tiêu ra nước trong và thiếu ăn, miệng
không khát, mạch Trầm. Bệnh Thái dương phát hãn nhầm sinh ra
vong dương, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, chân tay giá lạnh.
G iải thích: Thục phụ tử tính vị rất cay, rất nhiệt, ôn phát
dương khí, khu tán hàn tà, là chủ dược; phối hợp với Can khương
ôn trung tán hàn, thì sức thuốc càng mạnh, giúp thêm có Chích
thảo để điều hoà trung tiêu ích khí, có tác dụng bổ chính khí, yên
trung tiêu, làm giảm bớt tính cay nóng của Khương, Phụ.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này trị các chứng bệnh ở Thiếu
ám, dương khí suy kiệt, âm hàn nội thịnh, sinh ra chân tay quyết
lạnh, nằm co, sợ lạnh, tinh thần mỏi mệt, thích nằm hoặc đại tiện
lồng, trong bụng đau lạnh, miệng nhạt, không khát, lưỡi nhợt, rêu
trắng, mạch Trầm Vi khó bắt hoặc do chứng dùng thuốc phát hãn
<|uá m ạnh gây nên chứng vong dương, bệnh tình tuỳ nặng nhẹ mà
ếử dụng bài thuốc có gia giảm.
Gia giảm :
Chân tay quyết lạnh do tiêu chảy nặng m ất nước, âm dịch suy
vong, nên dùng bài Tứ nghịch thang’, thêm Nhân sâm gọi là bài
*Tứ nghịch nhân sâm thang’ để hồi dương cứu âm.

Trường hợp bệnh Thiếu âm tả lỵ chân tay quyết lạnh, mạch


VI khó bắt, dùng bài ‘Tứ nghịch thang’, tăng Can khương lên, gọi
ỉà bAi ‘Thông mạch tứ nghịch thang’ (Thương hàn luận) để ôn lý,
thông (lương mạnh hơn.
Trường hợp bệnh Thiếu âm hạ lợi, chân tay quyết nghịch, mặt
đỏ, mạch Vi là chứng âm hàn thịnh ở dưới, đẩy hư dương xông lên,
có thể dùng Tứ nghịch thang*, thêm Thông bạch bỏ Cam thảo, gọi là
‘Bạch thông thang* (Thương hàn luận) để thông dương, phục mạch.
Trường hợp hạ lợi không cầm, m ặt đỏ, nôn khan, bứt rứt chân
tay, quyết nghịch, mạch không bắt dược, dùng ‘Bạch thông thang’
thêm nước tiểu người (đồng tiện), nước m ật heo, gọi là bài ‘Bạch
thông gia trư đởm thang’ (Thương hàn luận).
Nếu bài này tăng gấp đôi lượng Can khương, gọi là 'Thông
mạch tứ nghịch thang’, trị chân tay lạnh, mạch Vi muốn tuyệt là
nhờ nhiều Can khương để ôn dương, cố thủ trung tiêu, ôn trung hồi
dương để thông mạch.
Tham khảo:
> vương Tấn Tam nói: Tứ nghịch là tay chân buốt lạnh, nhân chứn
mà đặt tên bài thuốc. Phàm chứng tam âm nhất dương (Thái âm, Quyết
âm, Thiếu ầm và Thái dương) có quyết lạnh đều dùng đến nó. Cho nên
bệnh thiếu âm dùng để cứu khi nguyên dương của thận, bệnh thái âm dùng
để ôn tạng hàn, bệnh quyết âm đột nhiên quyết lạnh, muốn giữ dương sắp
thoát, không dùng nó không cứu được. Đến như bệnh Thái dương phát hãn
nhầm, vong dương cũng dùng nó là vì thái, thiếu là chủ của thuỷ hoả, nếu
không được giao thông khí trung thổ thì không thể hồi phục chân dương,
cho nên dùng Sinh phụ tử, Sinh can khương thấu đạt cả trên dưới, trục
xuất âm tà, vãn hổi dương khí, giao tiếp 12 kinh, lại dùng Chích cam thảo
để giám chế vì vong dương chưa đến mức mổ hôi phát ra nhiều thì biết là
dương chưa chắc thoát hết, cho nên có thể hoãn thuốc ở lại trung tiêu, là
phép hay để triệu hồi dương khí ở ngoài về {Cổphương tuyển chú).
ar Thiên ‘Chí chân yếu đại luận’ (Tố vấn 70) viết: ‘Hàn tà xâm nhập
vào bên trong thì dùng thuốc có vị cam, nhiệt để trị’. Đây là ý nghĩa căn bản
để lập phương ‘TỨ nghịch thang’. Bài này là bài thuốc chủ yếu trong phép
hổi dương cứu nghịch, Sách 'Thương hàn luậrí dùng trị chứng âm hàn thịnh
ở trong, chân dương suy yếu. Tử nghịch tức ià chỉ vào dương khí suy kém,
chân tay giá lạnh. Chân tay là gốc của các khí dương, dương khí không đủ,
ôm hồn lấn vào, thì dương khí không phân bố ra được cho nên chân tay giá
lạnh. Lúc đó nếu không phải là vị thuốc thuần dương thì không đủ để phá
được âm hản, mà làm phấn chấn dương khí, cho nên Khương, Phụ là vị
thuốc bát buộc phải dùng đến.
Nếu hàn tà vào sâu ồ lý, Tỳ, Thận dương suy, có các chửng chân
tay quyổít lạnh, tiồu chảy ra nước và thức ân, bụng đau, tinh thán mỏl một,
muốn ngủ, mạch Trầm hoặc ra nhiều mồ hôi, vong dương thì cần dùng
ngay bài thuốc này để cứu vãn dương khí sắp tuyệt.
Xét bệnh cơ của âm thịnh dương suy, còn có hoãn cấp nặng nhẹ
khác nhau, khi dùng T ứ nghịch thang’ cũng nên tuỳ chứng gia giảm, thí dụ
chứng T ứ nghịch gia nhân sâm thang’, chân tay quyết lạnh, tiêu chảy, mà
bỗng nhiên chứng tiêu chảy tự khỏi, chỉ có chứng sợ rét, mạch Vi vẫn còn,
thì đó không phải là hiện tượng dương hồi phục mà là vì âm dịch kiệt hết
Ồ trong nên không còn tiêu chảy, vì vậy sách 'Thương hàn luận' ghi: “Hết
tiêu chảy, là vì mất hết huyết” . Lúc đó, nếu chỉ hồi dương thì chẳng những
không có kết quả, mà còn làm cho mau chết. Vì thế, trong bài T ứ nghịch
thang’ thêm Nhân sâm, để hổi dương phụ âm. Nếu sau khi ra mồ hôi rồi âm
dương đều bị tổn thương, xuất hiện chứng phiền táo thỉ có thể lấy bài ‘TỨ
nghịch gia nhân sâm thang’, cho thêm Phục linh, tức là ‘Phục linh tứ nghịch
thang’, để hổi dương trấn nghịch. Nếu chứng thiếu âm hàn, tiêu chảy quyết
nghịch mặt đỏ buồn phiền, vật vã mà mạch Vi là âm hàn ở dưới, dương khí
suy vi thì có thể dùng 'bài ‘Tứ nghịch thang’ bỏ Cam thảo, thêm Thông bạch
tức là ‘Bạch thông thang’, lấy việc suy, hoạt, hành khí của Thông bạch để
thông hành dương khí, giải tán hàn tà. Nếu âm thịnh, dương ở ngoài thấy
mặt đỏ, nôn khan, buồn phiền, vật vã thì có thể dùng bài ‘Bạch thông gia trư
dởm trấp thang’, lúc đó trên dưới không thông, âm dương xô đẩy nhau, cho
nôn trong thuốc ôn dương còn “phản tá ’, thuốc hãm hàn khổ giáng, để ngăn
ngừa sự đẩy nhau của thuốc nhiệt, đó là theo ý của thiên *Chí chân yếu đại
luận’ (TỐ vấn 70) là: “Thuốc nhiệt nhân thuốc hàn mà dùng, bệnh nặng thì
dùng phép tòng trị” . Cách gia giảm biến hoá kể trên, chỉ thêm bớt một, hai
v| thuốc, nhưng ý nghĩa của bài thuốc, phép trị, đều khác nhau.
Bài này tăng gấp bội liều lượng Can khương, gọi là Th ôn g mạch íứ
nghịch thang’, trị chứng chân tay quyết lạnh, mạch Vi muốn tuyệt, là nhờ
nhỉáu Can khương để ôn dương, cố thủ trung tiêu, ôn trung hồi dương,
thông mạch (Thượng Hải phương tễ học).
> Phụ tử và Can khương phải bào chế để giảm bớt tính mãnh ÍỊệt của
ohúng, nâng cao tác dụng ôn dương khí. Nếu Can khương không sáo, Phụ
tứ dùng sống thì khí vị mãnh liệt, sức tán hàn mạnh; nếu được bào chế thì
tầc dụng ôn bổ dương khí tăng lên. Sách ‘Bản thảo cương mục’ v i ế t : ‘Phụ
tử dùng sống thì phát tán, dùng chín thì bổ’. Khi dùng thuốc hổi dương cứu
nghịch nên dùng sống, muốn ôn bổ Thận dương thì dùng Phụ tử chín (thục
Phụ từ). Phụ tử sống có độc, do đó nên dùng liều vừa phải, sắc lâu để giảm
dộc tính, cán phối hợp Cam thảo để hạn chế độc (Trung y vấn đối).
Bài ca TỨ NGHỊCH THANG
Bài 'Tứ nghịch’ có Can khương,
Tứ nghịch thang’ trung Khương, Phụ, Thảo, Phụ tử, Chích thảo tạo phương dễ tìm,
Tam âm quyết nghịch Thái dương trầm, Quyết nghịch này thuộc íam âm,
Hoặc ích Khương, Thông, Sâm, Thược, Cát, Lại thêm triệu chứng mạch Trầm Thái dương,
Thông dương phục mạch lực năng nhâm, Gia Sâm, Thược, Cát, Thông, Khương,
Uống vào mạch được thông dương phục hồi.

T ứ NGHỊCH TÁN (Thương hàn luận)

- Si ni san
Cam thảo, Chỉ thực, Sài hồ, Thược dược, đều 4-8g. Sắc uống nóng.
Tác d ụ n g : Trị kinh thiếu âm bị bệnh, tay chân lạnh, tiểu
không thông, bụng đau, tiêu lỏng.
G iải th íc h : Sài hồ sơ Can, lý khí; phối Bạch thược, Cam thảo
để hoà vinh, chỉ thống; Chỉ thực để tiêu đạo, tích trệ, tăng thêm
hiệu quả hành khí, giải uất.

So sánh bài TỨ NGHỊCH TÁN và TỨ NGHỊCH THANG

Trị quyết nghịch do dương bị uất. Do ngoại


tà theo kinh truyền vào lý, dương khí bị
uất ở bên trong, không truyền ra chân tay
được, gây nên bệnh.
Tứ
Tay chân lạnh ở các đ ẩ u chiy không
nghịch Đều có
đến quá c ổ tay hoặc m ắ t cả chăn. Gó
tán thể trị T ứ
thể kèm hông sườn trướng, mạch Huyền.
nghịch’.
Trong bài Sài hồ phối hợp với Thược dược,
Chỉ xác, Cam thảo, có tác dụng thấu tà
Tuỳ triệu giải uất, điều sướng khí cơ.
chứng mà
chọn dùng Trị dương khí suy, quyết nghịch, do tâm
bài cho thận dương hư, âm hàn thịnh ở bên trong.
Tứ thích hợp. Tay chân lạnh nhỉềuy đ ặ c b iệt là lên
đến quá khuỷ tay hoặc quá đầu gối.
nghịch Có thể kèm sợ lạnh, chỉ thích nằm, sắc
th a n g
mặt trắng xanh, tinh thần mệt mỏi, muốn
ngủ, bụng đau, tiêu chảy, nôn mửa, không
khrit, rAu lưỡi tráng nhờn, mụch Tô', Vi.
HỒI DƯƠNG CỨU CẤP THANG m m Ê ,m
(Thương hàn lục thư) Hui yang jiu ji tang
C hủ trị
Hàn tà trực trúng tam âm, chân dương suy
vi chứng. m í
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Tứ chì quyết lãnh, thần suy dục mị, hạ lợi
phúc thông, mạch Trầm Vi hoặc vô lực (Tay
T í'] M m , Mĩ/ĩ
chân lạnh, mệt mỏi, muốn ngủ, tiêu chảy,
ĩầẼ-.Tctl
bụng đau, mạch Trầm Vi hoặc không lực).
C ông d ụ n g
ị Hồi đương cô' thoát, ích khí sinh mạch. ỈÌ^ ÍÈ I*
Dược vị 15 nệ;
Bạch truật sao, Bán hạ chế, đều 12g, Nhân sâm 8g, Cam thảo
chích 6g, Nhục quế, Ngũ vị tử đều 4g. Thêm nước 2 chén, gừng 3
i lát, sắc lên, khi uống hoà với 0,01g Xạ hương mà uống. Khi tay
chân ấm đều là thôi, không được uổng nhiều.
Nôn mửa ra nước bọt, hoặc bụng dưới đau thì thêm Ngô thù sao
muôi. Không bắt được mạch thì thêm một thìa nước m ật lợn.
Tiêu chảy không cầm thì thêm Thăng ma, Hoàng kỳ. Nôn mửa
không cầm thì thêm nước cốt Gừng (Khương trấp).

Tác dụng: Hồi dương cứu nghịch, ích khí sinh mạch. Trị hàn
tà trúng thẳng vào tam âm, sợ rét, nằm co, chân tay quyết lạnh,
tun rẩy, bụng đau, thổ tả, không khát hoặc nóng, chân tay và môi
xanh, hoặc mửa ra bọt dãi, mạch Trầm Trì vô lực, thậm chí không
CÓ mạch.
G iải thích: Bài này là lấy ‘Tứ nghịch thang’ hợp với ‘Lục
quân tử thang’, thêm Ngũ vị, Nhục quế, Xạ hương mà thành. Chủ
trị chứng hàn trúng vào tam âm, âm thịnh dương vi. Trong bài
đùng ‘Tứ nghịch thang’ hồi dương cứu nghịch, thêm Nhục quế ích
(ỉưonK tiêu âm, ‘Lục quân’ bổ ích Tỳ Vị, hoà trung tiêu, ích khí; đồng
thời Nhân snm phôi hợp với Ngũ vị, có thố ích khí sinh mạch, hay
nhát là thom vào 0,01K Xụ hưưng, (lựH vào Unh phương hương táu
n, phri cứa chụy tháng VỒG, giúp cho SAm, Phụ, Can khương, Nhục
quế để mau thu được công hiệu. Hà Tú Sơn nói: ‘Đấy là bài thuốc
hay đệ nhất, dể hồi dương cố thoát, ích khí sinh mạch”.
Tác dụng chủ yếu của bài thuốc là hồi dương cứu nghịch, ích
khí, sinh mạch, chủ trị các chứng âm hàn thịnh, dương khí suy,
chân tay quyết lạnh, bụng đau, thổ tả, không khát, đầu ngón tay và
môi tím tái, lưỡi nhợt, rêu trắng hoạt, mạch Trầm Trì vô lực, hoặc
không bắt được mạch.
Tham khảo:
> Hà Tú Sơn nói: Bệnh thiếu âm mà đại tiện lỏng, mạch vi, nặng
đại tiện lỏng không cầm lại được, tay buốt lạnh không có mạch, nôn khan,
tâm phiền, Trọng c ả n h dùng bài ‘Bạch thông gia Trư đởm trấp’ làm chủ,
nhưng không bằng bài này, chú trọng đến toàn điện hơn, cho nên họ Du
thường dùng bài này có hiệu quả. Xem xét ý nghĩa của bài thuốc, tuy lấy
T ứ nghịch thang’ thêm Quế để ôn bổ hổi dương làm quân, nhưng vẫn lấy
‘Sinh mạch tán ’ của sách ‘ Thiên kim phương1làm thần, vì Sâm hay ích khí
sinh mạch, Mạch đông hay nối lại lạc mạch của vị đã dứt, Ngũ vị tử hay dẫn
dương khí vế gốc. Lấy Bạch truật, ‘Nhị trần thang’ làm tá để kiện Tỳ hoà
vị, trên cầm nôn khan, dưới cầm tiêu lỏng, kỳ diệu ở chỗ thêm ít Xạ hương
làm sứ để phá cửa thành mà xông vào giúp Sâm, Phụ, Khương, Quế thành
công mau chóng. Người ít học thường sợ nó tán khí mà không dám dùng,
không biết rằng Xạ hương cùng dùng với Băng phiến và các vị có mùi thơm
khác thì có tác dụng tán khí, nhưng nếu dùng chung với các vị ôn bổ, thu
liếm như Sâm, Phụ, Truật, Quế, Mạch đông, Ngũ vị thì lại chỉ có tác dụng
trợ khí mà không tán khí. Đó là bài thuốc thứ nhất để hổi dương cố thoát,
ích khí sinh mạch ( Trùng đỉnh thông tục Thương hàn luận).
Hà Tú Sơn nói: “Đây ià bài thuốc hay đệ nhất để hổi dương cố
thoát, ích khí sinh mạch". Chứng hàn tà trúng thẳng vào âm kinh, phần
nhiều vì chân dương trong người suy kém, không có sức để chống đỡ ngoại
hàn, đến nỗi hàn tà vào sâu, trúng thẳng vào trong, thì bệnh phát mà không
có biểu chứng, biểu lộ một loạt các hiện tượng âm thịnh dương vi, lúc đó.
cần đại tễ thuốc âm dược để trợ dương, mới có thể điểu trị được. Bài này
hợp cùng cả Phụ, Quế, Sâm, Khương là dựa vào cách thức trổn. Du Căn
Sơ từng dùng bài này, bỏ Phục linh, thêm Mạch môn, làm phép hổi dương
sinh mạch, chủ trị cũng giống bài trên nhưng tác dụng ích khí sinh mạch
lại tốt hơn.
Trưởng hợp nôn đờm dãi hoặc bụng dưới đau, thêm Ngô thù sao muối.
Khổng bầt mạch được, thêm 1 thìa mật heo (trư dởm trấp). Tiôu lỗng
không cám, thêm Thông mn, Hoàng kỳ. Nôn không cám, thâm nước Gừng
(Thượng Hấí phươnQ té học).
Bài ca HỔI DƯƠNG cửu CẤP THANG

‘Hổi dương cứu cấp’ dụng ‘Lục quân’, 'Hổi dương cứu cấp’ ‘Lục quân’,
Quế, Phụ, Can, khương, Ngũ vị quân, Can khương, Nhục quế, Phụ từ, Ngũ vị, hợp quẩn,
Gia Xạ tam ly hoặc đởm trấp, Xạ hương, nước mật (heo) tiếp sau,
Tam âm hàn quyết kiến kỳ huân. Tam âm hàn quyết công đáu lập công.

CHÍNH DƯƠNG TÁN (Thải bình Thánh huệ phương)

lEroiẲ - Zheng yang san


. Phụ tử (nướng bỏ vỏ cuống) 2g, Xạ hương (nghiền thật nhỏ)
4g, Can khương (nướng) 6g, Tạo giác (bỏ Ưỏ, nướng vàng, bỏ hạt,
nghiền thật nhỏ như bột) 2g, Cam thảo (nướng) 6g.
Mỗi lần dùng 8g, nước 1 chén, sắc còn 5 phân, lọc bỏ bã uống
nóng hoặc hoà vào nước sôi mà uống bất kỳ lúc nào.
Tác d ụ n g : Trị chứng âm độc thương hàn, m ặt xanh, há miệng
thở ra, vùng dưới tim cứng, mình không nóng, chỉ có mồ hôi trán,
phiền khát, lưỡi đen, hay nhổ vặt, chân tay đều lạnh.

ĐẠI TH U ẬN TÁN (Hoà tễ cụ c phương)

- Dai shun san


Cam thảo 1.5kg (cắt dài khoảng 1 tấc), Hạnh nhân (bỏ vỏ và
đầu nhọn, sao); Nhục quế (bỏ vỏ ngoài nướng đều 2kg).
Đem Cam thảo sao với cát trắng cho chín vàng đến 8 phần,
sau đó, cho Can khương vào cùng sao, cho đến khi Can khương nứt
ra, rồi cho Hạnh nhân vào cùng sao, cho đến khi Hạnh nhân không
có tiếng nữa là được, dùng rây rây cho sạch, rồi cho Quế vào tán
thành bột, mỗi lần dùng 8g, sắc với 1 chén nước, còn lại 7 phân,
ỉọc bỏ bã uống nóng.
Nếu buồn phiền vật vã thì hoà với nước giếng buổi sáng mà
uống, uống bất kỳ lúc nào, lấy nước sôi hoà vào uống cũng được.
Tác d ụ n g : Trị cảm nắng, có nhiệt ẩn phục, khát uống nước
nhiổu, Tỳ vị có thấp trọc, không phân biệt được cơm nước, chất
thanh chât trọc tranh chấp nhau, khí âm dương nghịch lên, hoắc
loitn, nỏn mửa, tióu chiiv, tạng phủ khồntf điổu hoà.
SÂM PHỤ THANG (Phụ nhân lương phương)
- Shen fu tang
Nhản sâm 8-16g, Thục phụ tử 4-12g. Nhân sảm sắc riêng,
hợp với nước sắc Phụ tử uống.
Tác dụng: Hồi hương, ích khí, cố thoát. Trị ấm dương, khí huyết
sắp thoát, suyễn cấp, mồ hôi tự ra, tay chân lạnh, bụng đau, sinh xong
phát sốt, mồ hôi tự ra, phá thương phong, đậu chẩn, thổ tả.
G iải th íc h : Nhân sâm đại bổ nguyên khí; Phụ tử ôn tráng
chân dương. Hai vị phối hợp có tác dựng làm phấn chấn dương khí,
ích khí, cố thoát. Vị thuốc ít nhưng liều lượng cao vì th ế hiệu quả
thuốc càng nhanh và mạnh.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này thường dùng cấp cứu nguyên
khí suy thoát, chân tay quyết lạnh, ra mồ hôi, thở yếu, mạch nhỏ
khó bắt, như trong trường hợp suy tim, choáng, truỵ tim mạch,
huyết áp hạ.
Hoặc trong trường hợp sau sanh mất máu nhiều, dùng bài này
để hồi dương ích khí cứu thoát.
Trường hợp bệnh nặng có thể tăng lượng dùng mỗi ngày, có
thể uống 2 thang.
Bài ‘Sâm phụ thang’ được lập ra là do sở trường bổ khí tiên
thiên, hậu thiên của Nhân sâm và Phụ tử. Trên lâm sàng thường
dùng bài trên trị suy tim, sốc do viêm phổi, thuộc thể nguyên khí
quá suy, dương khí bạo thoát... có kết quả tốt (Trung y vấn đối).
Lăm sà n g hiện n ay :
* Trị ngất, bất tỉnh: Dùng bài này là chính, kết hợp với cấp
cứu của y học hiện đại, trị 3 ca hôn mê do viếm phổi. Kết quả: Tỉnh
lại sau 12-15 phút (Tân y dược học tạp chí 11, 1977).
• Trị ngất, bất tỉn h : Dùng bài này thêm Long cốt(sinh), Mạch
môn, Ngũ vị tử. Trị 31 ca hôn mê do viêm phổi hợp với cơ tim bị
trúng độc. Kết quả: Tốt (Trung y khảo học Quảng Tây 2, 1976).
* Trị suy tim: Dùng bài này làm chính, trị 3 ca, kết quả dổu
trờ lại như thường (Thượng Hải trung y dược tạp chí l ĩ , ĩ965).
• Trị suy tim: Dùng bài nùy kết hợp với bồi ‘Sinh mụch tán',
trị 16 CH Huy tim mạn. Tron# (tó, suy tim do phong thAp G ca, nghèn
động mạch vành 1 ca, huyết áp cao do nghẽn mạch vành 1. Kết
quả: Hết suy tim, chức năng tim trở lại bình thường 13, có chuyển
biến tốt 3 (Giang Tây trung y dược 1, 1984).
• Trị tim đập chậm: Dùng bài này thêm Can khương, Ngô thù,
Mạch môn, nghiền nát cho nuốt. Chích thêm Đan sâm qua đường
tĩnh mạch. Trị 12 ca. Kết quả: Tim đập tăng lên 10 nhịp/phút 7 ca,
tim đập hơn 5-10 nhịp/phút 4 ca, không quá 5 nhịp/phút 1 ca. Thời
gian uống thuốc ít nhất 2 tuần, nhiều nhất 8 tháng (Thượng Hải
trung y dược tạp chỉ, 11, 1982).
• Trị chậm phát triển: Dùng bài này trị thanh niên 25 tuổ
người thấp bé, không có râu, nhìn vào chỉ như 15-16 tuổi, tình dục
suy yếu, sau khi kết hôn 5 năm mà vẫn như vậy. Kết quả: Uống 1
tháng, có chuyển biến, uống tiếp 2 tháng có con (Thành Đô trung
y học viện học báo 3, 1979).
Tham khảo:
> Cái có trước khi ta sinh gọi là tiên thiên, cái có sau khi ta sinh g
là hậu thiên. Khí tiên thiên ở thận là cha mẹ phú cho, khí hậu thiên ở Tỳ là
cơm nước hoá ra. Khí tiên thiên là ‘thể’ của khí, 'thể" chủ tĩnh, cho nên con
ở trong bào thai nhờ vào hơi thở của mẹ để dưỡng sinh khí, thì thần tàng mà
cơ iý là yên tĩnh. Khí hậu thiên là 'dụng" của khí, dụng chủ động cho nên
sau khi sinh nhờ cơm nước mà sinh trưởng, thì thần phát ra mà vận động,
khí của trời đất kết hợp với khí của con người, hai khí tảc dụng lẫn nhau,
cho nên khí của hậu thiên được khí tiên thiên thì sinh không ngừng, khí tiên
thiên có khí hậu thiên thì hoá không cùng. Nếu ăn ở không cẩn thận tổn
thương thận, thận bị tổn thương thì khí tiên thiên hư. Ăn uống không điểu độ
thì tổn thương tỳ, Tỳ tổn thương thì khí hậu thiên hư. Bổ khí hậu thiên khống
gì bằng Nhân sâm, bổ khí tiên thiên không gì bằng Phụ tử, đó là ỉý do iập ra
bài ‘Sâm phụ thang’. Xét hư nhiều hay ít của hai tạng mà thay đổi liều lượng
của Sâm, Phụ, hai vị giúp đỡ nhau, nếu dùng thích đáng, thì dướng khí phút
chốc bồng từ không mà hoá có, giây lát sinh ra trong mệnh môn, bài này
có còng hiệu nhanh chóng thần kỳ. Nếu chứng biểu hư, tự ra mồ hôi, lấy
Hoàng kỳ thay Phụ tử gọi ỉà ‘Nhân sâm hoàng kỳ thang’ để bổ khí, kiêm
cầm mổ hôi. Mất máu, âm vong, lấy Sinh địa thay Phụ tử, gọi là ‘Nhân sâm
sinh địa hoàng thang’ để cố khí, kièm cứu âm. Hàn thấp sinh quyết lạnh
ra mổ hôi, lấy Bạch truật thay Nhân sảm, gọi là ‘Truật phụ thang’ để trừ
thấp, kiêm ôn lý. Dương hư quyết lạnh, ra mồ hôi, tấy Hoàng kỳ thay Nhân
sốm, gọi là ‘Kỳ phụ thang' dô’ bổ dương kiêm cô biểu. Đó là cách biến đổi
bài 'SAm phụ thang' vậy. Người làm thuốc phủi r.uy rộng mả bổ sung vào,
không thỏ* nói hốt chồ diộii ký (ò*đn bổ danh y phương luận).
Trong quá trình bệnh tật, đương khí thoát gấp là chứng cực kỳ
nguy hiểm, trên lâm sàng biểu hiện ra các chứng trạng tinh thần bải hoải,
thở ngắn gấp, mồ hôi ra quyết lạnh, thậm chí tinh thần hoảng hốt, trên trán
ra mồ hôi, suyễn gấp, mạch VI muốn tuyệt, có thể chết trong chốc lát. Lúc
đó không dùng thuốc đại ôn đại bổ thì không đủ để cứu vãn dương khí,
khôi phục thần minh. Đàn bà hậu sản hoặc hành kinh băng huyết ra nhiều,
hoặc mụn nhọt vỡ mủ mà đến nỗì huyết thoát đương vong, cũng cùng một
cơ chế, đều có thể dùng bài này để điều trị. Người xưa nói: "Huyết thoát
thì phải ích khí" tức là chỉ vào trường hợp này. Nhất định chờ sau khi dương
khí hồi phục, bệnh tình ổn định rồi sau đó lại tiếp tục điểu lý (Thượng Hải
phương tễ học).

> ‘Sâm phụ thang’ và T ứ nghịch thang’ đểu là thuốc hổi dương cứ
nghịch, trị dương khí hư nhược, chân tay quyết lạnh, mạch Vi muốn tuyệt...
Tuy nhiên ‘Tứ nghịch thang’ trị âm hàn nội thịnh, dương khí hư suy, triệu
chứng chân tay quyết lạnh, nằm co, nôn mửa, đau bụng, mạch Trầm, Vi,
Nhược. ‘Sâm phụ thang’ chủ trị nguyên khí đại hư, dương khí bạo thoát,
triệu chứng tay chân quyết tạnh, ra mổ hôi dầu, mặt trắng nhạt, thở yếu,
mạch nhỏ muốn tuyệt. Trong T ứ nghịch thang’, dùng Can khương, Phụ tử
làm chủ, để trừ hàn, hồi dương cứu nghịch, ‘Sâm phụ thang’ dùng Nhân
sâm, Phụ tử là chủ dược, để ích khí, hồi dương, cố thoát (Trung y vấn đối).

KỲ PHỤ THANG (N gụy thị gia tàng phương)

1&MÌỈỈ - Qi fu tang
Tức là bài 'Sâm phụ thang’ bỏ Nhân sâm, thêm Hoàng kỳ.
Tác d ụ n g : Bổ khí, trợ dương, cố biểu. Trị dương hư, mồ hôi
ra dầm dề.

TR U Ậ T PHỤ THANG (Y tông kim giám)


^ Ptt'!% - Zhu fu tang
Tức là bài ‘Sâm phụ thang’ bỏ Nhân sâm, thèm Bạch truật.
Tác dụng: Ồn Tỳ dương, khu hàn táo thấp. Trị chứng hàn
thấp, làm cho cơ thể nhức mỏi.

C H ÂN VŨ TH AN G (Thương hàn luận)


H & m - Zhen wu tang
Cũng dọc ỉà ‘Chôn vồ thang*.
Phục linh 6g -12g, Thược dược 6g - 12g, Bạch truật 4g - 12g,
Sinh khương thái 6g ' 12g, Phụ tử nướng bỏ vỏ 8g chẻ làm 8 miếng.
Sắc với 8 chén nước còn 3 chén, lọc bỏ bã, chia 3 lần uống
trong ngày.
Nếu ho, thêm Ngũ vị tử 20g, Tế tân 2g, Can khương 2g; tiểu
tiện lợi, bỏ Phục linh; tiêu chảy, bỏ Thược dược, thêm Can khương
4g; nôn mửa, bỏ Phụ tử, tăng Sinh khương thành nửa cân.
Tác dụng: Ôn dương, lợi thuỷ. Trị:
- Thận dương suy kém, thuỷ khí đình lại ở trong, tiểu tiện
không thông, chân tay nặng nề, đau nhức, sợ lạnh, bụng đau, tiêu
chảy, hoặc chân tay, toàn thân sưng phù, rêu lưỡi trắng, không
khát, mạch Trầm.
- Thương hàn bệnh thái dương, phát hãn, mồ hôi ra không
giải, người bệnh vẫn phát nóng, dưới tim hồi hộp, đầu choáng, run
giật, lảo đảo muốn ngã xuống đất.
G iải th ích: Phụ tử rấ t cay rất nóng, ấm thận dương, trừ hàn
tà; Phục linh, Bạch truật kiện Tỳ lợi thuỷ, kéo nước đi xuống; Sinh
khương ôn tán thuỷ khí; Thược dược điều hoà bên trong, cùng dùng
chung với Phụ tử có thể vào phần âm phá kết trệ, liễm âm hoá
dương. Hợp lại thành bài thuốc ôn thận tán hàn, kiện Tỳ lợi thuỷ.
Thận là thuỷ tạng, chủ hoá khí mà lợi tiểu tiện, thận dương không
đủ, thì khí không hoá thuỷ, cho nên sợ rét mà tiểu tiện không
thông. Thuỷ khí đình trệ bên trong, thì bụng đau, tiêu chảy; tràn ra
ngoài thì tay chân đau nặng hoặc toàn thân sưng phù. Bệnh thuộc
về hạ tiêu hư hàn, không chế được thuỷ, dùng ‘Chân vũ thang’ ôn
thận dương để tiêu ôn uế, thông lợi đường nước mà đuổi thuỷ tà.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Trên lâm sàng sử dụng ‘Chân vũ thang’
trị dương hư ngoại cảm, trừ các triệu chứng phát sốt sợ lạnh, biểu
chứng, kèm theo lưỡi nhạt, bệu, hoặc có dấu răng, mạch Trầm
nhược, nói chung là các triệu chứng dương hư, nếu thêm thuốc về
biểu trị cả tiêu lẫn bản thì hiệu quả càng cao.
Hiện nay dùng trị thận viêm cấp, mạn, suy thận cấp, mạn,
thúy thũng, viôm gan truyền nhiễm, chóng m ặt do tai trong, suy
giáp, u xơ ti ổn liệt tuyến, ruột viêm mạn, phong thấp khớp viêm
mụn, vi(Wn Phỏ quíín mạn; củng đùng trị thoứt thư (viêm tắ t dộng
m ụ c h c h i ) , i nAt tiOnK. t n y c h A n Xíỉnh t í m
Tham khảo:
> Bệnh Thái dương sau khi phát hãn mà dùng ‘Chân vũ thang’ là vì
phát hãn thì thưdng tổn vệ dương, hàn thuỷ động bên trong, đến nỗi thuỷ
khí đưa lên, mà thành chứng tim hồi hộp, đầu choáng váng, chân dương
mất ở ngoài, thì kinh mạch không có chủ, cho nên người run động, lảo đảo
mà không đứng vững được, cũng tức là ý nói: ‘Phát hãn thì động kinh mạch,
thân mình trở nên ỉảo đảo’. Những biến hoá này, có vẻ khác với điều trên,
nhưng nguyên nhân bệnh đều là do đương khí hư hàn, thuỷ tà gây ra, cho
nên đùng một bài này mà trị được cả (Thượng Hải phương tễ học).
> Chương ‘Biện Thái dương bịnh mạch chứng tịnh trị’ (Thương hàn
luận), điều 84, ghi: ‘Bệnh Thái dương mà ỉàm cho ra mổ hôi, ra mồ hôi mà
không khỏi bệnh, phát sốt, dưới tim đập mạnh, chóng mặt, thân run rẩy
muốn ngã, dùng ‘Chân vũ thang’ điểu trị1. Bài ‘Chân vũ thang’ có tác dụng
chủ yếu là ôn dương khí của Thận, dùng trị gốc, kèm lợi thủy khí !à trị tiêu.
Thận dương đầy đủ thì hóa khí, hành thủy, thủy tà giải thì Tam tiêu thông
lợi, khí ở lý tự thông ra biểu. Hdn nữa, trong bài thuốc, Phụ tử thông hành
12 kinh mạch, hỗ trợ dương giải biểu; Sjnh khương cay ấm, phát tán, dẫn tà
ra biểu, không giải biểu mà tà hết. Do đó tuy chủ yếu trị bịnh Thiếu dương
là chính, nhưng bịnh Thái dương dướng hư, thủy đình trệ, kèm ngoại cảm
hoặc đương hư ngoại cảm kiêm thủy đình trệ đểu có thể dùng ‘Chân vũ
thang’ (Trung y vấn đối).

PHỤ TỬ THANG (Thương hàn luận)


w ■? TẾ - Fu zi tang
Thục phụ tử 2 củ (khoảng 8-12g) (nướng, bỏ vỏ, chẻ làm 8
miếng), Bạch linh 8-12g, Đảng sâm 8-16g, Bạch truật 8-16g, Bạch
thược (sao) 8-12g. sắc uống ấm.
Tác dụng'. Ôn trung trợ dương, khu hàn hoá thấp. Trị dương
hư hàn thấp, các khớp đau nhức, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng hoạt,
mạch Trầm, Vi, vô lực.
G iải th ích : Bài này trọng dụng Phụ tử để ôn kinh tráng
dương; Nhân sâm bổ ích nguyên khí; Phục linh, Bạch truật kiện
Tỳ hoá thấp; Thược dược hoà Vinh giảm đau. Đồng thời Truật, Phụ
dùng chung với nhau thì tác đụng trợ dương hoá thấp càng rõ rệt;
Bạch thược, Phụ tử dùng chung có thể ôn kinh, bảo vệ phần dính.
Đối với chứng thiếu âm chân dướng suy kém, ầm hàn thịnh ở t,rôĩìff,
hoăc hí\n thrtp xâm ì ấn à trong, Vinh Vộ vận hành Sítp trộ mà gáy
ra các chứng sợ lạnh, chân tay lạnh, thân mình khớp xương dau
nhức, dùng bài này rất là thích hợp.
Tham khảo:
Bài này dùng trị chứng dương hư, hàn thấp xâm lấn ở trong, thân
mình đau nhức, chủ yếu ở chỗ trọng dụng Phụ tử ồn kinh, trấn thống, phối
hợp với Bạch truật để bồi bổ trung tiêu, hoá thấp. Trương Trọng cả n h trị
chứng tê đau vì phong hàn thấp, thường dùng chung cả Bạch truật và Phụ
tử như bài ‘Bạch truật phụ tử thang’, ‘Cam thảo phụ tử thang'.
So sánh tác dụng của bài ‘Chân vũ thang’ và ‘Phụ tử thang’ thì hai bài
gần giống nhau, nhưng có sự khác biệt. ‘Chân vũ thang’ dùng Sinh khưdng
không dùng Nhân sâm là cốt ở chỗ ôn tán để trừ thuỷ khí, thích hợp với
chứng dương hư, thuỷ khí đình trệ ở trong. ‘Phụ tử thang’ không dùng Sinh
khương, bội Bạch truật, Phụ tử, thêm Nhân sâm là cốt ở chỗ ôn bổ để trừ
hàn thấp, thích hợp với chứng hư hàn thấp thịnh ở trong, thân mình, khớp
xương đau nhức (Thượng Hải phương tễ học).

QUẾ CHI PHỤ TỬ THANG (Kim q u ĩ y ế u lược)

- Gui zhi fu zi tang


Quế chi 8-16g, Phụ tử chế, Sinh khương đều 8-12g, Chích thảo
4-8g, Đại táo 2-5 quả. sắc uống.
Tác dụng: Thông dương, trục thấp. Trị phong hàn thấp, cơ
thế đau, khó chuyến động, không nôn, không khát, mạch Hư Sáp.

BẠCH THỒNG THANG (Thương hàn luận)

É) Ũ Wi - Bai tong tang


Thông bạch 4 củ, Can khương 2g, Sinh phụ tử 1 củ. sắc uống.
Tác dụng. Phá âm, hồi dương, tuyên thông nội ngoại. Trị.
cảm hàn, chân tay lạnh, tiêu chảy ho hàn mà mạch Vi.
G iải th íc h : Can khương, Phụ tử để hồi dương, tiêu âm, trị
tfốc, tuyên thông dương khí ở trên và dưới; Thông bạch có tác dụng
phrit tán, thông dương khí ở trên và dưới. Trị bệnh thiếu âm tiêu
chíiy, mạch Vi, cho uống ‘Bạch thông thang’, tiêu chảy không cầm,
<|uy<U nghịch không có mạch, nôn khan, phiền, dùng ‘Bạch thông
gÍM l.nr (ìớrn trnp Inm chủ. Wônfí vAo mạch nối mạch n^ay IA
cluH, nim*h xuAI hiọn yiMi nhô t.ừ từ IA sònf* {'rhươtiịi hàn luận).
Tham khảo:
Xét bệnh cơ của âm thịnh dương suy, còn có hoãn cấp nặng nhẹ
khác nhau, khi dùng *Tứ nghịch thang’ cũng nên tuỳ chứng gia giảm, thí dụ
chứng Tứ nghịch gia nhân sâm thang’, chân tay quyết lạnh, tiêu chảy, mà
bỗng nhiên chứng tiêu chảy tự khỏỉ, chỉ có chứng sợ rét, mạch Vi vẫn còn,
thì đó không phải ià hiện tượng dương hồi phục mà là vì âm dịch kiệt hết ở
trong, vì thế không còn tiêu chảy, cho nên sách ‘Thương hàn luận’ ghi: “Hết
tiêu chảy, là vì mất hết huyết”. Lúc đó, nếu chĩ hổi đương thì chẳng những
không có kết quả, mà còn làm cho mau chết. Do đó, trong bài Tứ nghịch
thang’ thêm Nhân sâm, để hổỉ dương phụ âm. Nếu sau khi ra mồ hôi rồi âm
dưđng đều bị tổn thương, xuất hiện chứng phiền táo thì có thể lấy bài Tứ
nghịch gia nhân sâm thang’, cho thêm Phục linh, tức là ‘Phục linh tứ nghịch
thang’, để hồi dương trấn nghịch. Nếu chứng thiếu âm hàn, tiêu chảy, quyết
nghịch, mặt đỏ, buồn phiền, vật vã mà mạch Vi là âm hàn ở dưới, dương khí
suy vi thì có thể dùng bài ‘Tứ nghịch thang’ bỏ Cam thảo, thêm Thông bạch
tức là ‘Bạch thông thang’, lấy việc suy, hoạt, hành khí của Thông bạch để
thông hành dương khí, giải tán hàn tà. Nếu âm thịnh, dương ở ngoài, thấy
mặt đỏ, nôn khan, buồn phiền, vật vã thì có thể dùng bài ‘Bạch thông gia
trư ddm trấp thang’, lúc đó trên dưới không thông, âm dương xô đẩy nhau,
cho nên trong thuốc ôn dương còn ‘phản tá’, thuốc hãm hàn khổ giáng, để
ngăn ngừa sự đẩy nhau của thuốc nhiệt, đó ỉà theo ý của thiên ‘Chí chân
yếu đại luận’ (Tô' vấn 70) : “Thuốc nhiệt nhân thuốc hàn mà dùng, bệnh
nặng thì dùng phép tòng trị’. Cách gia giảm biến hoá kể trên, chĩ thêm bớt
một, hai vị thuốc, nhưngý nghĩacủa phươngthuốc, phép điềutrị, đều có
khác nhau (Thượng Hải phương tễ học).
ÔN KINH TÁN HÀN

Những bài thuốc ôn kỉnh tán hàn dùng để trị các chứng
đương hư, hàn tà xâm phạm kinh mạch, gây nên các chứng tê
thấp, bụng đau, âm thư do dương khí kém, kinh mạch cảm thụ hàn
tà, huyết dịch bị ủng trệ làm cho chân tay quyết lạnh tê đau hoặc
gây nên âm thư.
Những bàỉ thuốc thường dùng có Đương quy tứ nghịch thang,
Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang, Dương hoà thang...
Dương hư có hàn kèm huyết hư, mạch cấp, chân tay lạnh,
mạch Tế muốn tuyệt, thì cần ôn kinh tán hàn, dưỡng huyết, thông
mạch như bài ‘Đương quy tứ nghịch thang9.
Dương khí suy kèm hàn ngưng khí trệ gây nên ngực bụng đầy
trướng, đau thì nên ôn trung, lý khí như bài ‘Hậu phác ôn trung thang’.
Chứng ‘ngũ canh tả’, vì mệnh môn hoả không đủ, hoả thổ
đều suy và chứng íạnh bí do dương khí không thông, cũng thuộc
chứng lý hàn và hư, đều cần ôn dương, vì vậy bài T ứ thần hoàn’
được xếp vào !oại này.

ĐƯƠNG QUY T Ứ NGHỊCH THANG


(Thương hàn luận) Dang gui si ni tang
C hủ t r ị
Huyết hư hàn quyết chứng. ỂLiẩíSÍSíìiE
T riệ u c h ứ n g c h ín h IW E * £
Thủ túc quyết hàn, thiệt đạm đài bạch,
mạch Tê dục tuyệt (Tay chân lạnh, lưỡi
É, m m ỊỀ
nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế muốn tuyệt).
B ệ n h cơ y ế u đ iểm
Huyết hư thụ hàn, hàn ngưng kinh mạch, ầ I Í É S $ , Ỉ«ỈIỄẾ
huyốt hAnh bất sướng. )!*, liu í I
Công dụng
Ồn kinh tán hàn, dưỡng huyết thông mạch. I

Dượe vị
Đương quy (quân), Quế chi (quân), Bạch thược (thần) đều 8-12g,
Tế tân (thần), Mộc thông (tá) đều 6-8g, Đại táo (tá) 3-5 quả
Chích cam thảo (tá sứ) 4-8g, sắc uống.

Tác d ụ n g : Ôn kinh, tán hàn, dưỡng huyết, thông mạch. Trị


các bệnh chứng huyết hư, hàn tà xâm nhập kinh lạc gây nên chứng
tý thông, phụ nữ kinh nguyệt không đều, có các chứng đau kinh do
huyết hư hàn.
G iải th ích: Đương qui, Thược dược có tác dụng điều dưỡng
Can huyết là chủ dược; Quế chi, Tế tân ôn kinh tán hàn; Chích
thảo, Đại táo có tác dụng bổ trung kiện Tỳ, ích khí sinh huyết; Mộc
thông hợp với các vị thuôc để thông huyết mạch.
Sách ‘Bản thảo đồ kình’ viết: ‘Cổ phương dùng Thông thảo,
hiện nay dùng Mộc thông’. Mộc thông tác dụng thanh nhiệt lợi
thủy, tuy nhiên bài thuốc này không dùng tác dụng lợi thủy. Sách
‘Thần nông bản thảo kinh’ viết : ‘Mộc thông thông lợi khiếu, thông
huyết mạch xương khớp’. Lý Trung Tử viết : ‘Công dụng của Mộc
thông tuy có nhiều, nhưng không ngoài tác dụng tuyên thông khí
huyết bốn chữ\ Trong bài thuốc dùng Mộc thông chủ yếu là tác
dụng thông đạt, tuyên thông khí huyết, thông lợi huyết mạch. Mộc
thông tính đắng lạnh, tuy nhiên trong bài có Quế chi, Tế tân phối
hợp hạn chế tính hàn, tăng cường tính tuyên thông kinh mạch, khí
huyết của nó.
ứ n g dụ n g lâm sàng:
Bài này cũng dùng trị sa ruột, đau bụng dưới, chân lạnh,
mạch Trầm Huyền.
Có thể thêm các vị Ô dược, Tiểu hồi, Lương khương, Mộc
hương để ấm Tỳ, dưỡng huyết, ôn kinh, tán hàn.
Trường hợp viêm dạ dày thể hư hàn kèm nôn, đau bụng, có
t h ể dù ng bài thuốc này, t h ê m Ngô thù (iu, Sinh khương, gọi là bài
‘Đương quy tứ nghịch gia Ngô thù du sinh khương thang’ (Thương
hùn luận), có tiic dụng ÔI1 trung, nghịch.
Tham khảo:
> Phàm bệnh Q uyết âm thì mạch Vi mà quyết lạnh, vì Quyết âm là
kinh cuối cùng của tam âm, âm tận thì dưong sinh, nếu cảm thụ tà thì khí
âm dương không được thuận tiếp nhau, cho nên mạch Vi mà quyết ỉạnh.
Nhưng tạng Q uyết âm tướng hoả du hành ở khoảng đó, kỉnh tuy thụ tà mà
tạng chưa bị nguy, cho nên trước quyết thì sau tất phát nóng, vì thế bệnh
thương hàn mới phát, thấy tay chân buốt lạnh mạch Tế muốn tuyệt, không
được vội nhận là hư hàn mà dùng Hương phụ. Bài này lấy ‘Q uế chi thang’
mà dùng Đương quy làm quân, vì quyết âm chủ (can) là nơi tàng trữ huyết,
lấy Tế tân vị rất cay tàm tá hay thông đạt tam âm, ngoài ôn kinh mà trong
Ôn tạng; Thông thảo tính rất thông, khơi thông khớp xương, trong thông
khiếu mà ngoài thông dinh; bội gia Đại táo tức như ‘Kiến trung thang’ thêm
Di đường vị ngọt; bỏ Sinh khương sợ cay quá nhiều mà tán nhanh. Chí của
can sơ cấp, thần của can muốn tán, ngọt cay mà cùng dùng thì chí toại
mà thần sướng, chưa có khi nào Quyết âm thần chí toại sướng mà mạch vị
không ra, tay chân không ấm lên vậy. Không cần Sâm, Linh để bổ, không
dùng Hương phụ mãnh liệt, đó là cách trị khác nhau của Q uyết âm quyết
nghịch với Thái âm và Thiếu âm vậy. Nếu người bệnh trong có hàn tụ lâu
ngày, những vị cay không kỉêm trị được thì thêm Ngô thù du, Sinh khương
cay nhiệt, lại dùng rượu để sắc là giúp cho Tê tân xông thẳng tới tạng
Quyết âm, tán nhanh hàn tà trong ngoài, đó là cách cứu Q uyết ảm trong
ngoài đều tổn thương vì hàn (Sán bổ danh y phương luận).
> Chứng chân ìay quyết lạnh trị bằng bài này, cũng thuộc về hàn
quyết nhưng không giống với chứng vong dương nguy cấp của T ứ nghịch
thang’, mà là người bệnh bình thường huyết hư, dương khí không đủ, bị cảm
ngoại hàn mà làm cho khí huyết vận hành không lợi, không ôn dưõng được
lay chân, xuất hiện chứng tay chân quyết ỉạnh, mạch Tế muốn tuyệt. Lúc
đó cần ôn tán hàn tà, lại cần dưỡng huyết thông mạch, bài này nhằm vào
chỗ đó. Thành Vô Kỷ nói: "Tay chân quyết lạnh là dương khí hư ở ngoài
không làm ấm được tay chân, mạch Tế muốn tuyệt là âm huyết suy nhược
Ồ trong, mạch vận hành không lưu lợi, cho dùng bài này để hổi dương sinh
ầm". Như thế đối với việc biện chứng dụng dược của bài ‘Đương quy tứ
nghịch thang’, đã nói lên được rất là đơn giản.
Bài thuốc gọi là ‘Tứ nghịch’, có những bài: Tử nghịch tán, Tứ nghịch
thang, Đương quy tứ nghịch thang. Tuy cùng gọi là T ứ nghịch’ nhưng chủ
tr| vá dùng thuốc đều có sự khác nhau. Chu Dương Tuấn nhận định: "T ứ
nghịch thang’ toàn theo ở phép hổi dương mà nhận định, ‘TỨ nghịch tán’
loàn thoo ở phép hoà giải biểu lý mà nhận dịnh. ‘Đương quy tứ nghịch
thang' toàn thoo ở phóp dường huyết thỏng mạch mà nhận định" ( Thượng
Hàl phương tô học).
> ‘Tứ nghịch thang’, ‘Đương quy tứ nghịch thang’, T ứ nghịch tán’ để
có tồn ‘Tứ nghịch’, đểu trị tay chân quyết lạnh. Nhưng ‘Tứ nghịch thang’ chủ
trị dương hư suy, âm hàn nội thịnh, sinh hàn nghịch. Triệu chứng tay chân
lạnh nặng, lan lên đầu gối, khuỷu tay, mệt mỏi, nằm co, sợ lạnh, nôn mửa,
tiêu chảy, rêu lưỡi trắng, không khát, mạch Trầm, Vi Tế, cần phải dùng
thuốc hồi dương cứu nghịch. ‘Đương quy tứ nghịch thang’ chủ trị huyết hư
hàn ngưng kinh mạch bế tắc phát sinh chứng hàn quyết. Triệu chứng tay
chân lạnh nhẹ, thân thể đau nhức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế
hoặc Trầm Tế muốn tuyệt. Bệnh do huyết hư hàn ngưng trệ, cần phải ôn
kinh tán hàn, dưởng huyết, thông mạch. T ứ nghịch tán’ trị dương khí uất kết
bên trong, không thông đạt ra bốn bên, dẫn đến chứng nhiệt quyết, chân
tay lạnh nhẹ, hoặc đẩu ngón lạnh, đau bụng, tiêu chảy, mạch Huyền...
(Trung y vấn đối).

So sánh ĐƯƠNG QUY TỨ NGHỊCH THANG


với Tứ NGHỊCH TÁN và TỨ NGHỊCH THANG

Trị quyết nghịch do dương bị uất, do ngoại


tà theo kinh truyền vào lý, dương khí bị
uất ở bên trong, không truyền ra chân tay
được gây bệnh.
Tứ
Tay chân lạnh ở cảc đẩu chi, không
nghịch
đến quả cổ tay hoặc m ắt cá chân. Có
tả n Đều thể kèm hông sườn trướng, mạch Huyền.
có thể Trong bài Sài hồ phôi hợp với Thược dược,
trị Tứ Chỉ xác, Cam thảo, có tác dụng thấu tà giải
nghịch7. uất, điều sướng khí cơ.
Trị dương khí suy, quyết nghịch, do tâm
Tuỳ triệu
thận dương hư, âm hàn thịnh ở bên trong.
chứng
mà chon Tay chân lạnh nhiều, đ ặ c b iệ t là lên
Tứ đến q u á k h u ỷ tay hoặc q u á đ ầ u g ố i. Có
dùng bài
nghịch cho thích thể kèm sợ lạnh, chỉ thích nằm, sắc mặt
than g hợp. trắng xanh, tinh thần mệt mỏi, muốn ngủ,
sắc mặt trắng xanh, bụng đau, tiêu chảy,
nôn mửa, không khát, rêu lưỡi trắng nhờn,
mạch Tế, Vi.
Trị huyết hư, h àn quyết. Do huyết hư, h à n
ngừng trệ ở kỉnh lạc gây nên, Hàn tà ở
kinh chứ khô ng phíii ở tạng. C hán tay
lạ n h nhưrtg kh ô n g quả cổ tay hoặc cổ
Đ ương
c h ă n , hoặc kèm lưng, đùi, chân, vai, cánh
tay dau, không khát, rêu lưỡi trắng mỏng,
quy
mạch Trầm Tế.
tứ
Trong bài dùng Đương quy phối hợp với
ngh ịch
Quế chi, Bạch thược, Tế tân, Mộc thông,
th a n g
Đại táo, Cam thảo. Chú trọng ôn kinh tán
hàn, dưỡng huyết thông mạch.

ĐƯƠNG QUY TỨ NGHỊCH GIA NGÔ THÙ DU SINH


KHƯƠNG THANG (Thương hàn luận)
■Dang gui si ni jia wu zhu yu sheng
jiang tang
Là bài ‘Đương quy tứ nghịch thang’ thêm Ngô thù du 25g,
Sinh khương 5 lát.
Sắc với nửa rượu và nửa nước để ucmg.
Tác d ụ n g : Ôn kinh thông mạch, ôn trung giáng nghịch. Trị
chân tay quyết lạnh, đau đầu, nôn mửa, nôn ra nước trong, mạch
Tế muốn tuyệt, người bệnh có hàn từ lâu ở trong.
Tham khảo:
Xét ‘Đương quy tứ nghịch gia ngô thù du sinh khương thang’, tức là
bài ‘Đương quy tứ nghịch’ thêm Ngô thù du, Sinh khương mà thành, dùng
tr| chứng của bài ‘Đương quy tứ nghịch’ mà trong có hàn từ lâu, vì hai vị
Sinh khương, Ngô thù có thể tăng thêm tác đụng ôn trung tán hàn. Trong
có hàn từ lâu, tại sao không dùng Phụ tử, Can khương mà lại dùng Sinh
khương, Ngô thù ? Vì chứng này là dương hư có hàn, nhưng lại là âm hư
huyết nhược, vả lại bệnh ỏ quyết âm cho nên không dùng Phụ tử, Can
khương là thứ tân nhiệt để đề phòng sự làm khô hao âm dịch (Thượng Hải
phương tễ học).

HẬU PHÁC ÔN TRUNG THANG


Ị (Nội ngoại thương biện hoặc luận) Hou po wen zhong tang
1 .................................................
C ông d ụ n g
I Jftnh k h í Lrừ mã 11„ ôn t r u n L á o tháp. c
í J7 1 $ , 1Jtì!
ỳ/iẲ 1 ?'\\'
<Chủ t r ị
Tỳ Vị hàn thấp khí trệ, quản phúc
trướng thống, thiệt đài bạch nị (Tỳ
Vị có khí trệ do hàn thấp, vùng bụng
trướng đau, rêu lưỡi trắng nhờn).
D ưựe vị
Hậu phác (chếgừng) 12g, Trần bì (bỏ xơ trắng), Phục linh (bỏ vỏ),
Can khương đều 8g, Chích cam thảo, Thảo đậu khấu nhân, đều
4g, Mộc hương 2g. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, thêm 3 lát Gừng,
sắc với 2 chén nước còn 1 chén, bỏ bã, uống ấm, trước bữa ăn.
Tác d ụ n g : Ôn trung, lý khí, táo thấp, trừ mãn, trị Tỳ Vị có
hàn thấp, bụng đầy trướng hoặc hàn tà xâm nhập vào Vị, thỉnh
thoảng đau bụng.
G iải thích'. Hậu phác hạ khí, táo thấp, trừ đầy trướng; Thảo
khấu, Can khương, Sỉnh khương ÔĨ1 trung, tán hàn; Mộc hương, Trần
bì hành khí, khoan trung; Phục linh, Cam thảo kiện Tỳ thấm thấp.
Các vị hợp lại có tác dụng ôn trung, lý khí, táo thấp, trừ đầy trướng,
L â m sà n g h iện n a y :
• Trị loét tiêu hoá: Trị 6 ca đều khỏi (Phúc Kiến trung y dược
5, 1964).
• Trị viêm gan siêu vỉ: Dùng bài này thêm Nhân trần, Uất
kim, Bản lam căn, trị viêm gan siêu vi loại hàn thấp khí trệ; hoặc
do uống nhiều thuốc hàn lương quá khiến cho trung dương bị tổn
thương, làm cho hàn thấp khí trệ. Kết quả: Đều khỏi (Tân trung y
8, 1984).
Tham k h ả o : Vùng bụng trướng đầy có hàn nhiệt hư thực khác nhau,
thực, trệ, đờm ứ trùng tích khác nhau, nhưng do hàn thấp uẩn kết, trở tắt
gây ra ià nhiều hơn. Chứng trướng đầy chủ trị bằng bài này, tức là chứng
Tỳ vj hàn thấp. Vì hàn thì ngừng trệ, thấp thì nhờn dính, hai thứ ấy bám lại
không lưu hành, cho nên đường khí không thông, thãng giáng mất binh
thường mà thành ra chứng trướng đầy, tức đau. Thiên T rư ớ ng luận’ (Linh
khu 35) ghí: “Hàn khí nghịch lên, chân khí với tà khí đánh nhau, hai khí ấy
kết lẫn nhau mà thành ra trưởng” . Thiên ‘Âm dưdng ứng tượng đại luận’ {ĩ ố
vẩn 5) viết: “Hàn khí sinh trọc, trọc khí ở trôn, thl sinh trướng đầy". Do đó
có thể thấy, trướng đầy phẩn nhlểu vì hàn thấp mà thành ra. Trồn lâm sàng
thấy trưởng đau, thích đố vào, được nóng thl nhạ bớt, rôu lưỡi trắng trơn,
mửa ra nước trong, đại tiện lỏng, đểu là dấu hiệu tà khí hàn thấp xâm nhập
vào Tỳ vị. Cách trị nên ôn trung lợi khí, trừ hàn hoá thấp, làm cho hàn thấp
được trừ hết, khí trệ được !ƯU hành, thì tức, trướng, đau tự hết (Thượng Hải
phương tễ học).

HOÀNG KỲ QUẾ CHI NGŨ VẬT THANG


Huang qi gui zhi wu
(Kim quĩ yếu lược) wu tang
C hủ tr ị
Huyết tý. OM
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Cơ phu ma mộc bất nhân, hãn xuất ố
phong, mạch Vi (Da thịt tề dại, mất cảm
14. Sim
giác, ra mồ hôi, sợ gió, mạch Vi).
B ệ n h cơ y ế u điểm
Doanh vệ khí huyết câu hư, ngoại cảm 9m Ị
phong tà, tà trệ huyết mạch, doanh ữ 1
huyết ngưng sáp. ỂiìSỈE I
C ông d ụ n g ĩM
ích khí thông kinh, hoà huyết thông tý.
Dược vị
Hoàng kỳ (quân), Bạch thược (thần), Quế chi ( thần) 8-12g, Sinh
khương (tả) đều Ỉ2-Ĩ6g, Đại táo (tá) 3-5 quả. sắc uống.

Tác dụng: ích khí, ôn trung, ho à vinh, thông tý. Trị huyết tý,
thường có triệu chứng da tê rần, mạch Vi hoặc Sáp Khẩn.
G iải thích: Hoàng kỳ ích khí, cố biểu là chủ dược; Quế chi ôn
kính thông dương, giúp Hoàng kỳ đạt biểu mà vận hành khí; Thược
ílưực (lưỡng huyết hoà vinh; Sinh khương ôn kinh tán hàn ở biểu;
Khương, Táo cùng dùng để điều hoà Vinh Vệ.
ứ n g dụn g lâm sàn g:
Trưởng hợp huyốl tý chứng lâu ngảy Rân co rút, tê dại
nặn#. UiOm Dịn ]ontf, ToAn yôl, Hạch cương l.Am đổ thông lạc trừ
yhonK'
Huyết tý kèm theo huyết ứ, đau nhiều, thêm Đào nhân, Hồng
hoa, Đa sâm để hoạt huyết tiêu ứ.
Di chứng trúng phong, tay chân liệt, cảm giác tê dại, có thể
dùng bài này để trị.
Huyết hư, thêm Đương qui, Hà thủ ô để bổ huyết. Khí hư,
tăng lượng Hoàng kỳ, thêm Đảng sâm để bổ khí. Dương hư, thêm
Phụ tử.
Nếu gân cơ teo, yếu, thêm Mộc qua, Đỗ trọng, Ngưu tất.
Lãm sàng hiện n ay :
• Trị vai đau ê ẩm: Dùng bài này thêm Khương hoạt, Khương
hoàng, Đương quy, Tang ký sinh, Địa long; phôi hợp với châm cứu.
Trị 30 ca đều khỏi (Thượng Hải trung y dược tạp chí 3, 1985).
• Trị đau thần kinh toạ: Dùng bài này hợp vứi ‘0 đầu thang’.
Trị 54 ca. Nếu khí bị hư, thêm Hoàng kỳ. Huyết hư, tăng Thược
dược, thêm Đương quy. Dương hư, thêm Phụ tử. Lạnh, tăng Xuyên
ô, Thảo ô. Co rút, tăng Thược dược, Cam thảo, thêm Mộc qua. Thấp
nhiều, thêm Phòng kỷ, Khương hoạt. Bệnh lâu ngày không khỏi,
thêm Toàn yết, Ngô công, Giá trùng. Vùng vai m ất cảm giác, thêm
Kê huyết đằng. Kết quả: Khỏi 40, đỡ 11, không khỏi 3 (Hà Nam
trung y tạp chí ĩ, 1984).
• Trị teo não nguyên phát: Dùng bài này thêm Hà thủ ô,
Đương quy, Kê huyết đằng, Ngưu tất. Kết quả: uống thuốc Vi nãm,
cơ bản đã khỏi. Theo dõi 2 năm, không thấy tái phát, bệnh ổn định
(Hắc Long Giang trung y dược ly 1985).
• Trị bại liệt (tiệt than): Dùng bài này thêm Kê huyết đằng,
Sơn thù nhục, Hà thủ ô, Ba kích thiên. Trị liệt do viêm tuỷ cấp.
Kết quả: Uống thuốc hơn 4 tháng, cơ bản đã khỏi (Hắc Long Giang
trung y dược ỉ, 1985).

TỨ THẦN HOÀN
(Nội khoa trích yếu) Si shen wan
Chủ trị
i Tỳ Thận dương hư chi Thận tả hoặc
i cửu t/i.
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Ngũ canh tiết tả, bất tư ẩm thực, thiệt
đạm đài bạc, mạch Trầm Trì vô lực n m m , m
(Tiêu chảy lúc sáng sớm, không muốn 'S*'ÌỀ ầ fề , Jjậ ÌÌLìẵ :JÍ
ăn uống, lưõi nhạt, rêu lưỡi trắng,
mạch Trầm Trì không lực).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h m tm ã
Mệnh môn hoả suy, hoả bất noãn thổ,
Tỳ th ất kiện vận. ỉié
C ông đ ụ n g
Ôn Thận noãn Tỳ, cố trường chỉ tả. unm m , m m itm
Dược vị
Phá cố chỉ (quân) 160g, Nhục đậu khấu [bọc bột nướng bỏ dầu]
(thần), Ngủ vị tử (tá) đều 80g, Ngô thù du (tá) 40g, Hồng táo 50
quả, Sinh khương 160g.
4 vị thuổe tán bột. Lấy 1 chén nước nấu Sinh khương với Đại táo
(Hồng táo), bỏ Sinh khương đi, đến khi nước cạn lấy thịt Đại táo
hoà với bột thuốc, viên bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 50-70
viên, uống lúc đói bụng hoặc trước bữa ăn.
Cũng có thể mỗi lần uống 12-20g với nước sôi hoặc nước muối nhạt.

Tác dụng: Ôn Thận, Tỳ, sáp trường chỉ tả. Trị Tỳ Thận hư
hàn, đại tiện lúc sáng sớm, không muôn ăn uống, ăn không tiêu
hoá, hoặc bụng, th ắt lưng đau, chân tay lạnh, tinh thần uể oải, mệt
nhọc, mạch Trầm Trì không có sức.
G iải th ích: Phá cố chỉ bổ hoả Mệnh môn; Ngô thù du ôn trung
trừ hàn; Nhục đậu khấu hành khí tiêu thực ấm Vị, sáp trường; Ngũ
vị tứ liễm âm tích khí, cố sáp chỉ tả; Sinh khương ấm Vị; Đại táo có
thế bổ thổ, hợp lại mà dùng thành ra phương thuốe ôn Thận ấm tỳ,
nrip trường chỉ tả. Trị tiêu chảy lúc sáng sớm, rất công hiệu.
Bải này do bài ‘Nhị thần hoàn’ và ‘Ngũ vị tử tá n ’ của sách
'iìiỉn Hự phương' hợp lại mà thành. ‘Nhị th ần hoàn’ dùng Nhục đậu
khAu, liô côi chi có thố bô Tỳ Thận, Sỉíp trường chỉ tả, trì chứng
Tý ThẠn hư nhược, tiôu (’h/iy lúc sánií sớm, khóng muốn An uốnfí;
4Ngu vị lù lan' (ỉùng Nf{u vị tử, Ngỏ thù du cỏ thố chí tri, ]Am ấm
trung tiêu. Phôi hợp hai bài lại làm một thì công hiệu ôn thận ấm
tỳ, sáp trường chỉ tả càng tốt hơn. Đối với chứng ngũ canh tiết tả
do Tỳ Thận hư hàn, dùng rấ t công hiệu. Ưông Ngang thường nói:
“Tiêu chảy lâu ngày thường do hoả của Thận, mệnh môn suy kém,
không chuyên trách được cho Tỳ Vị, vì vậy, đại bổ nguyên dương ở
hạ tiêu, làm cho hoả vượng, thổ mạnh thì có thể chế thuỷ mà thuỷ
không chạy bậy nữa”.
L ãm sàn g hiện nay :
• Trị ngũ canh tiết tả: Trị 20 ca. Kết quả: Khỏi 16, đở 4 (Tân
trung y 1, 1977).
• Trị ngủ canh tiết tả: Dùng bài này hợp với Thụ tử lý trung
hoàn’, ‘Đào hoa thang’ gia giảm, trị 30 ca. Trong lúc uống thuốc,
cần chú ý việc ăn uống, không ăn thức ăn sống lạnh, dầu mỡ. Khi
đại tiện trở lại bình thường, dùng bài ‘Lý trung thang5hợp với ‘Sâm
linh bạch truật tán ’. Kết quả: Khỏi 22, đỡ 3, có chuyển biến 5 (Hà
Bắc trung y tạp chí 6, 1985).
• Trị ruột viêm kích thích: Trị người bệnh bị 9 năm, mỗi ngày
đại tiện 2-3 lần. Kết quả: uống 20 ngày, đại tiện đã có khuôn, uống
tiếp 10 ngày, đại tiện trở lại bình thường, bụng hết đau. Ngừng
thuốc (Thượng Hải trung y dược tạp chí 10, 1965).
• Trị ruột viêm m ạn: Dùng bài này thêm Bạch thược, Bạch
truật, Sơn dược, Ô mai, Trần bì, Quế chi, Sài hồ, Phục linh, Khiếm
thực. Trị 35 ca. Kết quả: Khỏi 20, đỡ 7, có chuyển biến 5, không
khỏi 3 (Tứ Xuyên trung y 12, 1989).
• Trị loét ruột: Dùng bài này thêm Chu sa liên, Ngân hoa
(sao), Ngũ bội tử, Tạng thanh quả, Nhục đậu khấu, Ô mai, Cam
thảo sống sắc lấy nước thụt vào ruột. Trị 80 ca viêm ruột mạn
loại Tỳ Thận dương hư. Kết quả: Khỏi 8, đỡ 58, có chuyển biến 12,
không khỏi 2 (Thiểm Tây trung y 1, 1989).
Tham khảo:
> Kha Vận Bá nói: "Tiêu chảy là bệnh ở bụng, mà bụng là chỗ tụ h
của tam ám, nộỉ tạng không điều hoà là có thể bị tiêu chảy ngay, cho nên
chứng tlâu chảy của 3 kinh âm, Trọng Cảnh đểu có lập phương thuốc dể
trị: Trị Thái ảmr có ‘Lý trung thang’, 'Tứ nghịch thang’; trị Quyết âm có ‘ô
mai hoồn\ 'Bọch đáu ông thang’; trị Thlốu âm có các bài 'Đào hoa thang',
'Chân vũ thung’, T rư linh thang', 'Sâm phụ thang', 'Tử riQhịch thang', 'Tử
nghịch tán’, ‘Bạch thông thang’, ‘Thông mạch tán’..., có thể nói tất cả sự ẩn
khúc của bệnh tình, mọi phép đầy đủ.
Nhưng chỉ đặt phép trị một tạng nếu 3 tạng liên quan, lưu ịại lâu ngày
không khỏi, như chứng tiêu lỏng nửa đêm về sáng thì còn chưa đủ. Từ gà
gáy đến mò' sáng là phần âm của trời đất, là phần dương ở trong âm, vì
dương khí đáng lẽ đến rồi mà không đến, hư tà được lưu lại lâu không đi,
cho nên sinh ra tiêu lỏng vào lúc mờ sáng, có 4 lý do: M ộ t là vì Tỳ hư không
chế được thuỷ; hai là vì thận hư không hành được thuỷ, cho nên ‘Nhị thần
hoàn’ lấy Bổ cốt chỉ cay ráo làm vị thuốc quân, vào thận để chế thuỷ, Nhục
đấu khấu cay ôn íàm vị tá, vào Tỳ để làm ấm thổ, lấy Táo nhục làm viên,
dùng vị cay ngọt phát tán, là dương vậy; ba là mệnh môn hoả suy không
sinh được thổ; bốn là Thiếu dương khí hư không lấy gì để thay cũ đổi mới,
cho nên ‘Ngũ vị tử tá n ’ lấy Ngũ vị làm quân, tính chua ôn để thu hoả hao
tán của thận, thiếu hoả sinh khí để bồi đắp thổ, Ngô thù du ỉàm tá tính cay
ôn để nhuận với thế muốn tán của can, vì thuỷ khí mà mở đường tư sinh
để cung cấp khí xuân sinh vậy. Bốn lý do trên, tuy khác nhau mà chứng
lại giống nhau, đều do thuỷ khí mạnh làm hại. ‘Nhị thần hoàn’ !à bài thuốc
thừa thế; ‘Ngũ vị tử tán' là bài thuốc hoá sinh, hai bài lý khác nhau mà tác
dụng giống nhau, cho nên có thể dùng lẫn lộn dể tăng hiệu quả, cũng có
thể hợp dùng để thành công. Hợp 2 bài làm thành bài T ứ thần hoàn’ là bài
thuốc chế sinh, chế sinh thì hoá, tiêu lỏng lâu ngày tự khỏi. Gọi là ‘Tứ thần’
là so sánh với ‘Lý trung hoàn’, ‘Bát vị hoàn’ thì hiệu quả nhanh hơn (Danh
y phương luận).

*** Sách ‘Đạm Liêu phương’ có bài T ứ thần hoàn’, dùng bài T ứ thần
hoàn’ bên trên, bỏ Ngũ vị tử, Ngô thù du, thêm Mộc hương, Hổi hương. Chủ
tr| giống như vậy. Hồi hương là thuốc ấm thận; Mộc hương hay hành khí
mà thúc đại trường, cho nên công hiệu cũng rất giống nhau (Thượng Hải
phương tễ học).

DƯƠNG HOÀ THANG


ị (Ngoại khoa toàn sinh tập) Yang he tang


C hủ tri
.................................... ...•............. . .. ÌỸO
Àm thư.
1 " ...................................................
T riệ u c h ứ n g ch ín h m
lloạn ngoại mạn thũnịỊ vô đầu, bì sắc
l>íU l)iôn, (lông thông vô nhiệt, thiột đạm
í ílAi bm*h, mạch Trmn TA (Mụn nhọt HƯììg
Ị tú ti ììịỊùy hhồỉiịị co iìảu, màu (ỉ(f lỉĩiôiiịỉ Ìb tì fl
thay đổi, đau nhưng không nóng, lưỡi
nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế).
B ệ n h cơ y ế u đ iểm
Tố thể dương hư, doanh huyết bất túc,
hàn ngưng dờm trệ, tý trở vu cơ nhục, m m m m,
cân cốt, huyết mạch.
C ông d ụ n g Jm
Ôn dương bổ huyết, tán hàn thông trệ.
Dược vị
Thục địa (quân) 20-40g, Lộc giác giao (quân) 12-16g, Bạch giới
tử (thần) 6-8g, Bào khương (thần) 2g, Nhục quế 4-6g, Cam thảo
(sứ) 4g, Ma hoàng (tá) 2g. sắc uông.

Tác d ụ n g : Ôn dương, bổ huyết, tán hàn, thông mạch. Trị các


chứng ấm thư, lưu chú, hạc tấ t phong thuộc chứng âm hàn.
G iải th ích; Thục địa dùng lượng nhiều, đại bổ âm huyết là
chủ dược; Lộc giác giao hợp với Thục địa sinh tinh bổ huyết, phôi
hợp với Nhục quế, Bào khương ôn dương tán hàn, thông huyết
mạch; Bạch giới tử hợp với Khương, Quế có tác dụng tán hàn,
ngưng hoá đờm trệ và giảm bớt tính nê trệ của Thục địa, Lộc giác
giao; Cam thảo giải độc, diều hoà các vị thuốc.
ứ n g dụ n g lăm sàng:
Trên lâm sàng, có nhiều báo cáo dùng bài thuốc này gia giảm
để trị các chứng lao xương, lao màng bụng, lao hạch, viêm tắ t động
mạch, áp xe sâu kéo dài, có hội chứng hư hàn...
Trường hợp khí hư, thêm các vị thuốc bổ khí như Đảng sâm,
Hoàng kỳ mới có hiệu quả tốt.
K iên g kỵ: Không dùng trong các trường hợp chứng nhọt lở,
sưng đỏ, đau hoặc âm hư có nội nhiệt hoặc chứng âm thư đã lở
loốt.
Tham khào:
Trương Binh Thành nói: Phàm ung nhọt, nhọt di chuyển, chứng thuộc
ftm hrtn, nl cGng đổu biết dùng phổp ôn tán; nhưng chứng đờm ngưng huyết
trệ, nếu chính khí đầy đủ thì tự có thể vận hành được, không trở ngạỉ gì.
Nhưng tà sở d ĩ xâm nhập vào được tất chính khí đã hư, cho nên chỗ hư
đó là chỗ thụ tà. Nguyên nhân bệnh ở phần huyết, thì vẫn phải theo phần
huyết mà tìm, cho nên dùng Thục địa là thuốc đại bổ âm huyết làm quân;
thuốc thảo mộc vô tình sức không dầy đủ, nên lại lấy Lộc giác giao thuộc
loạỉ tinh huyết hữu hình để trợ lực; nhưng đã hư lại hàn, không thể dùng
bình bổ mà thu hiệu quả được nhanh, nên lại lấy Bào khương ấm trung tiêu
tán hàn, hay vào phần huyết dẫn Thục địa, Lộc giác giao vào mà thu được
hiệu quả; Bạch giđi trừ đờm ở phần trong da ngoài thịt; Q uế chi vào dinh;
Ma hoàng đạt vệ, hợp lại có tác dụng giải tán sự thông trệ của Thục địa và
Lộc giác giao; Cam thảo không những điều hoà các vị thuốc mà còn nhờ nó
bẩm thụ tinh anh của đất, trăm thứ độc gặp đất thì hoá vậy {Thành phương
tiện độc).

TÓM TẮT
Thuốc ôn lý hồi dương bao gồm ba loại là ôn trung khử hàn,
Ổn kinh tán hàn và Hồi dương cứu nghịch.

1. Ôn trung khử hàn:


‘Lý trung hoàn’ bổ khí kiện Tỳ, ôn trung trừ hàn, là bài thuốc
chủ yếu để trị trung tiêu hư hàn.
‘Đại kiến trung thang’ ôn trung bổ hư, giáng nghịch, chl thống,
trị dương khí ở trung tiêu hư nhược, âm hàn nghịch lên, vùng bụng
đau nhiều.
T iể u k iế n tru n g th a n g ’ ôn tru n g bổ hư, hoà lý h o ã n cấ p bên
trong, trị hư lao, đau bụng, dương hư phát sốt.
‘N gô th ù du th a n g ’ ôn tru n g bổ hư, g iá n g n gh ịch , cẩ m nôn m ửa,
trị bệnh hư hàn ở 3 kinh: Dương minh, quyết âm, th iế u âm, trọc âm
nghịch lên, đau đầu, nôn khan, mửa ra bọt dãi, hoặc ăn vào muốn
nôn, vị quản đau, nuốt chua, và các chứng nôn mửa, tiêu chảy,
quyết lạnh, buồn phiền vật vã muốn chết.

2. Hổi dương cứu nghịch:


‘Tứ nghịch thang’ là bài thuốc chủ yếu của phép hồi dương cứu
nghịch, thích hợp với chứng âm hàn thịnh bên trong, mà có sự vong
dương nguy cấp.
‘Hổi dương cứu cáp thang’ là hổi dương cố thoát, ích khí sinh
mạch, trị hàn trúng vào tam âm, âm thịnh dương vi (ít).
‘Sâm phụ thang’ hồi dương ích khí, cứu thoát, phần nhiều dùng
trị nguyên khí rất suy kém, dương khí sắp thoát gấp.
‘Phụ tử thang’ ôn bổ tráng dương, trị hàn nặng dương suy, hoặc
hàn thấp xâm lấn vào trong, thân mình đau nhức.
Hai bài trên dùng thuốc giống nhau, chỉ có khác nhau giữa vị
Sâm và vị Sinh khương, mà công hiệu bổ, tán đều khác.

3. Ồn kinh tán hàn


‘Hậu phác ôn trung thang’ ôn trung lý khí, táo thấp trừ đầy, trị
Tỳ Vị hư hàn, vùng bụng trướng đầy, hoặc trong Vị lạnh, bụng đau.
‘Đương quy tứ nghịch thang’ ôn trung tán hàn, dưỡng huyết
thông mạch, trị âm hư hàn, chân tay quyết lạnh, mạch Tế muốn
tuyệt.
T ứ thần hoàn’ ôn Thận ấm Tỳ, sáp trường chỉ tả, trị Tỳ Thận
hư hàn, ngũ canh tiết tả (tiêu chảy lúc sáng sớm) rất hay.

T óm lạ i:
Thuốc ôn lý hồi dương là lấy ôn trung trừ hàn, hồi dương cứu
nghịch làm chủ yếu, ôn lý dùng ‘Lý trung thang’ làm đại biểu, hồi
dương lấy T ứ nghịch thang’ làm phương thuốc đại biểu.
Thuốc hồi dương cứu nghịch, do dương khí sắp mất, chủ yếu
là ở thận mệnh môn, cho nên phần nhiều dùng Quế, Phụ tử để lập
phương.
Loại ôn trung tán hàn, là dương khí ở trung tiêu suy kém, chủ
yếu là bệnh ở Tỳ vị, cho nên thường dùng Can khương, Ngô thù du
mà lập thành phương.
Giữa hai phép này tuy có khác nhau nhưng có khi bệnh tình
phức tạp thì có thể kết hợp lại mà dùng.
THUỐC LÝ KHÍ

Những bài thuốc có vị cay, nóng, có mùi thơm, thường


có tác dụng sơ thông khí cơ, điều chỉnh cơ năng tạng phủ để
trị các bệnh về khí gọi là bài thuốc lý khí.
Thuốc lý khí ỉà thuốc có tác dụng ỉàm cho khí bị nghịch,
khí ứ trệ, uất tích được lưu thông đưới 2 dạng là Hành khí và
Giáng khí,
+ Nếu khí trệ, uất, dùng các bài thuốc hành khí, giải uất.
+ Nếu khí nghịch, dùng các bài thuốc giáng khí.
Tuy phân biệt làm 2 loại Hành khí và Giáng khí nhưng
đều chung tác dụng đến Can, Tỳ, Vị, Đại trường và Tiểu
trường, để giải trừ Can khí uất kết, Can khí phạm Vị, Can Tỳ
bất hoà, khí ở trường Vị uất trệ, trọc khí nghịch lên, khí cơ
không điều hoà... biểu hiện bằng vùng hông, ngực bụng thấy
khó chịu, đầy tức hơi, muốn nôn, nôn mửa.
Vì vậy, thuốc lý khí có tác dụng sơ Can, giải uất, tán kết,
chỉ thống, hoà Vị khoan trung, ngừng nôn, giáng nghịch.
Tuy nhiên, do khí trệ và khí uất thường kèm thêm huyết
ứ, đờm kết, hoả uất, thấp trọc trung trở, thực trệ đình tích, vì
vậy, khi dùng thuốc lý khí đổng thời cần phối hợp các phương
pháp khác để hoạt huyết khứ ứ, hoá đờm tiêu kết, tả hoả giải
uất, phương hương hoá trọc, tiêu thực đạo trệ. Thuốc lý khí
trình bày ở chương này là những bài thuốc thông thường, chủ
yếu dùng các vị thuốc lý khí làm chủ để trị các chứng khí trệ,
khí uất, khí nghịch. Còn thuốc kiện Tỳ lý khí, hoá đờm lý khí,
giáng khí bình suyễn và !ý khí hoạt huyết được trình bày ở
chương khác.
Những bệnh về khí bao gồm: Khí hư, khí nghịch, khí trệ.
Nếu khí hư thì bổ khí, khí trệ thì hành khí, khí nghịch thì
giáng khí.
Những hài thuốc bổ khí sẽ để cập đốn ở chương bài
thuốc bổ, trong chương này chĩ giới thiệu những bài thuốc
hành khí và giáng khí.
Lúc dùng bài thuốc lý khí cần chú ý bệnh tình hư thực:
Nếu là chứng thực cần dùng thuốc hành khí vì nếu đùng
thuốc bổ khí thì khí trệ càng nặng thêm; nếu là hư chứng thì
phảỉ dùng thuốc bổ khí, nếu nhầm dùng thuốc hành khí thì khí
càng hư.
T rường hợp khí trệ kiêm khí hưthì cần dùng bài thuốc hành
khítrongđó cóthêmthuốcbổkhíđểcótácdụngđiềuhoàhưthực.
Ngoài ra thuốc bổ khí để sơ thông khí cơ cho nên để
phát huy tác dụng của các loại thuốc khác cũng thường kèm
thuốc hành khí. Thí dụ dùng thuốc hoá đờm, thuốc lợi thuỷ,
trừ thấp hoạt huyết đểu thường hay dùng thuốc lý khí kèm
theo nhiều ít, tuỳ tình hình bệnh lý.
Tính vị bài thuốc lý khí thường là đắng ôn, cay táo, dễ
làm tổn thương khí và tân dịch, vì vậy lúc dùng, cần chú ý
không dùng kéo dài.

ứ n g dụ n g lảm sàng
+ Phần lớn thuốc hành khí có tác dụng giảm đau, giảm co
thắt... vi vậy thường được dùng trong trường hợp ngực đầy, bụng
trướng, muốn nôn, ợ hơi, suyễn...
+ Tuy nhiên, các vị thuốc hành khí phần nhiều có vị cay, tính
ấm, thơm, ráo, do đó, các trường hợp choáng, truỵ mạch (khí hư
yếu) phải bổ khí huyết, bổ âm.
Các vị thuốc lý k h í thường dùng

Hương phụ ị Hành khí, giảm đau, chống co thắt.


Sa nhân ị Hành khí, khai Vị.
Thanh bì Ị Hành khí, sơ Can.
Trổn bì Ị Hành khí, tỉôu đờm.
Mộc hương Hành khí, giảm đau.
Bạch đậu khấu Hành khí, trừ thấp.
Ị Hậu phảc ! Hạ khí, tiêu đờm.
1 Trầm hương Ị G iá n g khí, hạ đ ờm .
Thị đế ị G iá n g khí, ôn T ỳ.
1 Đại phúc bì 1 Hành khí, thấm thấp.

Một s ố p h ả n b iệt khi dùng thuốc lý k h í


+ Hương phụ, Mộc hương và Ô dược đều là những vị thuốc lý
khí, dùng trị bụng đau, ngực tức. Tuy nhiên, cần phân biệt:
• Hương phụ th ô n g lợi Can k h í tố t hofn} dùng trị Can khí
uất kết, ngực đau, bụng đau, hông sườn đau.
• Mộc hương đ iề u hoà k h í trệ ở d ạ dày, ru ộ t tố t hem, dùng
trị bụng trướng đau, lỵ mót rặn,
• Ô dược tả n k h í lạ n h ở b àng quang, dùng trị bụng dưới sôi
đau, sán khí, tiểu gắt.
+ Trần bì và Thanh bì cũng có tác dụng lý khí nhưng:
• Trần bì chủ yếu là thăng phù, th iê n về lỷ k h í v ù n g P h ê,
Tỳ, vì vậy, thường dùng trong các trường hợp cần hành khí, kiện
Vị, táo thấp, hoá đờm, bụng trướng đầy, ho đờm.
• Thanh bì có tác dụng chủ yếu là giáng tiết, th iê n về lợi k h í
vù n g Can Đ ở m , vì vậy thường dùng khi cần phá khí, thông lợi
gan, tiêu tích, hoá trệ, ngực đau, vú sưng, sán khí.
+ Nhũ hương, Một dược đều có tác dụng tán ứ nhưng :
• Một dược tá n ứ mạnh hơn.
• Nhũ hương h à n h k h í mạnh hơn.
THUỐC HÀNH KHÍ
ÍT^ÍRl

T h u ố c h àn h khí d ùn g để trị c á c c h ứ n g kh í u ấ t trệ do k h í trệ ở


T ỳ V ị, C an k h í u ấ t kế t g â y ra.
Bài thucíc hành khí có tác dụng hành khí giải uất. Chỉ định
là các chứng khí cơ uất trệ. Uất trệ thường có Tỳ vị khí trệ và
Can khí uất trệ, lúc dùng cần chú ý phân biệt.
Tỳ Vị khí trệ thường có các triệu chứng: bụng trên dầy tức,
ợ hơi, ợ chua, ãn ít, buồn nôn, đại tiện th ất thường, thường dùng
các vị thuốc như: Trần bì, Hậu phác, Sa nhân, Mộc hương, Hương
phụ v.v... để hành khí kiện Tỳ.
Trường hợp Can khí uất trệ, thường có các triệu chứng hông
sườn đầy tức, đau, hoặc sán khí đau hoặc kinh nguyệt không đều,
đau bụng kinh.
Thường dùng các vị Uất kim, Xuyên luyện tử, Thanh bì để
sơ Can giải uất. Chứng đau do khí trệ thường có tính chất đau
tức lúc tăng lúc giảm.
C á c bài th u ố c h à n h kh í th ư ờ n g d ù n g : V iệ t c ú c h o à n , Đ ạ o kh í
th a n g .

VIỆT CÚC HOÀN Ể Ề It ý i


(Đan khế tâm pháp) Yue ju wan
C hủ tr ị
Lục uất.
T riệ u c h ứ n g c h ín h
Hung phúc bĩ mãn, quản phúc trướng thống,
mmmm, mm
ấm thực bất tiêu (Ngực bụng đầy tức, bụng
1m ,
trướng đau, ăn uống không tièu)'
N g u yên n h â n gây b ệ n h
WJIf
Khí uAl vi tiôn, (lì Cun Tỳ VỊ khí trộ vi chủ.
«17 \ .
Công dụng
Hành khí giải uẵt.
Dược vị
Hương phụ (quân), Xuyến khung (thần), Thương truật (thần - tả), I
Lục khúc (thần - Itá), Sơn chi tử (sao) (thần - tá), lượng bằng nhau. Ị
Tán bột, dùng nuức làm hoàn, mỗi lần uống 8-12g với nước sôi ấm. ị
Có thể dùng làm thuốc thang sắc uống, liều lượng tuỳ chúừig gia giảm. I

Tác dụng: Hành khí giải uất. Trị 6 chứng uất. {Khí uất
thường thường biểu hiện ngực bụng đầy tức; thấp uất, thực tích trệ
thường do ăn uống không tiêu, bụng trên đầy no, ợ hơi, nôn đờm;
hoả uất k ế t, đờm tích trệ trung tiêu, th ă n g th a n h giáng trọc bị rối
loạn, thường thấy ợ hơi, ợ chua; huyết uất trệ thường sinh ra các
chứng đau). Tất cả các chứng uất đều gây ra các triệu chứng trên,
trong đó khí uất là nguyên nhân chính, vì khí hành, giải uất, thì
huyết hành, tức là huyết lạc lưu thông, khí huyết trệ thì đờm, hoả,
thấp và thực h ết ứ trệ, đau cũng được tiêu trừ.
G iải thích: Lục uất làm thành bệnh, chủ yếu là do Tỳ vị khí
cơ không lưu lợi, thăng giáng mâ^t bình thường, mà làm cho những
thứ thấp, thực, đờm, hoả, khí, huyết, vì đó mà uất trệ, thường hiện
ra các chứng lồng ngực đầy tức, nuốt chua, nôn mửa, ăn uổng không
tiêu. Trong bài dùng Hương phụ hành khí giải uất, trị khí uất là
chủ dược; Thương truật táo thấp kiện Tỳ, trị thấp trệ; Xuyên khung
hành khí hoạt huyết, trị huyết ứ, giảm đau; Lục khúc tiêu thực hoà
Vị, trị thực tích; Sơn chi tử thanh nhiệt trừ phiền, trị hoả uất, dều
là tá dược.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Bài này thiên về hành khí giải uất
nhưng trên lâm sàng tuỳ theo chứng uất nào nặng hơn mà thêm vị
thuốc cho phù hợp.
• Nếu khí uất nặng, lấy Hương phụ làm chủ, thêm Mộc hương,
Hậu phác, Chỉ xác để tăng tác dụng hành khí giải uất;
• Thấp trộ nặng lấy Thương truật làm chính, thêm Phục linh,
Trạch ta để lợi thấp;
• Thực tích nẠntí lAy Lục khúc lAm chính, Ihôm Mạch nha,
Hơn tra (1<> li nu thực;
• Đờm uất nặng, thêm Nam tinh, Bán hạ, Qua lâu để tiêu đờm;
• Huyết ứ nặng, lấy Xuyên khung làm chính, thêm Đào nhân,
Hồng hoa, Xích thược để hoạt huyết hoá ứ;
• Hoả uất nặng, lấy Chi tử làm chính, thêm Hoàng liên, Long
đởm thảo, Thanh đại để thanh nhiệt giáng hoả;
• Nếu kiêm hàn, thêm Ngô thù du để khu hàn v.v... tuỳ chứng
mà gia giảm;
• Chứng tinh thần phân liệt thể khí uất có thể thêm Ưất kim,
Phật thủ, Diên hồ sách, Xích thược để tăng tác dụng hành khí, sơ
Can giải uất.
Bài này có thể dùng trị các chứng đau dạ dày cơ năng, rối
loạn tiêu hoá, bụng đầy, ợ hơi, ợ chua, thêm Sa nhân, Trần bì có
hiệu quả tốt.
L ă m sà n g h iệ n n a y :
• Trị dạ dày đau: Dùng bài này hợp với bài ‘Kim linh tử tán ’
trị dạ dày đau do khí uất, kết quả tốt (Hắc Long Giang trung y dược
1, 1983).
• Trị dạ dày đau do khí uất huyết ứ: Dùng bài này hợp với bài
‘Thất tiếu tán’ có kết quả tốt (Hắc Long Giang trung y dược 1, 1983).
• Trị gan viêm m ạn: Dùng bài này hợp với bài ‘Long đỏm tả
can thang’, trị gan viêm mạn do Can Đởm có uất nhiệt, có kết qua
tốt (Hắc Long Giang trung y dược 1, 1983).
• Trị thần kinh liến sườn đau: Dùng bài này, bỏ Chi tử, thẽm
Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Nam tinh. Kết quả: uống 3 thang, giảm
đau, uống thêm 6 thang khỏi bệnh (Cát Lâm trung y dược 1, 1983).
• Trị hành kinh đau bụng (thống kinh): Dùng bài này hợp với hòi
T hất tiếu tán’, có kết quả tốt (Hắc Long Giang trung y dược 1, 1983).
C hú ỷ: Bài này chí nên dùng trị thực chứng, nếu trường ỉtỢỊ)
hư ch ứng gây nên bụng đầy kém ăn, tiêu lỏng, không nên dùng.
Tham khảo:
> Con người ta lấy khí làm gốc, khí điểu hoà thì lẻn xuống không má
chừng mực, vận hành không ngừng trệ, thì bệnh từ đâu mà ra được. Nêu An
uống không giữ gìn, ấm lạnh không điều hoàt mừng giận bất thường, đổn
nổl Vị bị uất, không muổn ân uống, Tỳ uất khỏng tiôu hoá cơm nước, khí
uát ngực bụng trướng dáy, huyổt uA't lổng ngực nhói đau, thốp uất sinh dởm
ẩm, hoả uất thành nhiệt và muốn nôn, nôn mửa, nuốt chua, mửa ra nưổc
chua, cồn cào, ợ hơi, trăm bệnh nổi dậy. Cho nên dùng Hương phụ để khai
thông khí uất, Thương truật trừ thấp uất, Xuyên khung hành huyết uất, Sơn
chi tránh hoả uất, Thần khúc tiêu thực uất, đó là Chu Chấn Hanh vì năm
chứng uất mà biến thông đặt thành bài thuốc để trị vậy. Năm vị cùng hoà
hợp nhau, cộng thành hiệu quả giải năm chứng uất, Nhưng phải xem xét
chứng uất nào nặng hơn thì dùng vị thuốc nào làm chủ. Còn nếu n h ư kh í hư,
thêm Nhân sâm; khí đau thêm Mộc hương; uất nặng thêm u ấ t kim; biếng
Ôn, thêm Cốc nha; đầy trướng thêm Hậu phác; đầy tức thêm Chỉ thực; nôn
dờm, thêm Gừng; mùa hè hoả thịnh thêm Du (Ngô thù du), Liên (Hoàng
llôn), lúc lâm chứng cần xét rõ mà gia giảm (Sán bổ danh y phương luận).
'V* Bài ‘Lục uất thang’ nguyên là bài thuốc của Chu Đan Khê lập ra,
dùng thuốc theo phân loại 6 chứng uất, đến Lý Diên đời nhà Minh lại dựa
vào phương pháp của Chu Đan Khê chế ra bài ‘Lục uất thang’ để tiêu đờm,
hành khí, hoá trệ, trừ bí kết. Bài thuốc ở đây là bài nói về ‘Lục uất thang’ của
Lý Diên. Bài này gồm 9 vị: Hương phụ sao với dấm, Xích phục linh, Trần bì,
Bán hạ (chế), Xuyên khung, Sơn chi, mỗi vị 4g, Thương truật, Sa nhân, Cam
thảo, đểu 2g, thêm Sinh khương 3 lát, sắc uống (Thang đầu ca quát).
> Bài này chú trọng hành khí giải uất, vì khí hành thì huyết hành, kh
lưu thông thì những thứ đờm, hoả, thấp, trực, uất kết sẽ tự hết. Nhưng khi
dùng trên lâm sàng, cần đánh giá trong 6 thứ, thứ nào nặng hơn mà thêm
các vị thuốc cho thích hợp với bệnh tình.
Nếu khí uất nhiều hơn, thêm Mộc hương, Binh lang; thấp uất nhiều
hơn, thêm Phục linh, Trạch tả; đờm uất nhiểu hơn, thêm Bán hạ, Nam tinh,
Qua lâu; huyết uất nặng hơn, thêm Đào nhân, Hồng hoa; thực uất nhiều
hơn, thêm Sơn tra, Mạch nha, Sa nhân; hoả uất nhiều hơn, thêm Xuyên
llận, Thanh đại; có hàn thì thêm Ngô thù; nê trệ, trướng đầy, thêm Hậu
phác, Chỉ xác.
Tóm lại, bài này tuy là hành khí giải uất, nhưng chỉ nêu một cách
chung chung, phải tuỳ từng trường hợp gia giảm, thì hiệu quả điều trị sẽ cao
bdn (Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca VIỆT c ú c HOÀN


Sáu chứng uất đây 'Việt cúc hoàn’,
j 'Vlộl cúc hoàn' trị lục ban uất,
Nguyên nhân: khí, hưyết, hoả cùng đờm,
Ị Khl, huyết, dờm, hoả, thấp, thực nhân,
Cũng do tà thấp và ăn uống,
I Khung, Thương, Hương phụ kiêm Chỉ,
Thần khúc, Sơn chi giải nhẹ nhàng,
! Khúc,
Hương phụ, Xuyên khung, Thương truật nữa,
í Khl siíớng Uiít thư thông muộn thăn,
Khai thông khí uất mọi đau tan,
Ị Hựu lụ c uât thang' Thương, Khung, Phụ,
Còn 'I ục u.lY Thương (truột), Khung, Phụ,
I Cam, Linh, ( M t, BAn, Chi, Sa níiAn.
Quít, BỐI), Linh, Chl (từ), Sa (nhẫn) vớt Cam (thảo).
LƯƠNG PHỤ HOÀN (Lương phương tập dịch)

ỉHPfí % - Liang fu wan


Cao lương khương, Hương p h ụ, lượng bằng nhau, tán bột,
dùng nước cơm, nước gừng tươi, cho ít muối, làm thành viên nhỏ,
mỗi lần uống 4-6g. Có thể dùng làm thuốc thang.
Tác d ụ n g ’. Ôn trung tán hàn, hành khí chỉ thống. Trị Can
khí uất trệ, hàn ngưng do Tỳ Vị gây nên. Sườn, bụng đau, bứt rứt,
thêm Can khương, Thanh bì, Mộc hương, Đương quy để tăng tác
dụng hành khí, trừ hần, chỉ thống.
G iải th ích: VỊ quản đau nhức, nguyên nhân rấ t nhiều, chứng
chủ trị của bài này là can uất khí trệ, trong dạ dày có hàn ngưng
tụ, khí hàn ngừng trệ không thông thì đau. Bài này dùng Lương
khương ôn vị tán hàn; Hương phụ sơ can hành khí, khí hành, hàn
tiêu tan thì đau có thể khỏi. Nếu do can vị hoả uất đến nỗi vị quản
đau nhức thì không dùng được.
Tham khảo:
Nguyên Thứ chú rằng: “Nếu do hàn thì dùng Cao lương khương 1g,
Hương phụ bột 0,5g; nếu do giận dữ, dùng Cao lương khương 0 f5g, Hương
phụ bột 1g; nếu do cả hàn và tức giận, dùng Cao ỉương khương 2g, Hương
phụ 2g” . Đó là dựa vào hàn ngưng với khí trệ thiên vể bên nào mà linh hoạt
dùng liều lượng.
Bài này trong sách ‘Y luỹ nguyên nhung’ gọi là ‘Lập ứng tán’, trị vùng
tim và bụng đau cấp.
Hiện nay thành phần dược vật của bài ‘Lương phụ hoàn’, chưa được
thống nhất, sách giáo khoa về ‘Phương tễ học’ của Nam Kinh, Vũ Hán,
Hàng Châu đều dùng hai vị Cao lương khương, Hương phụ, chỉ có Thượng
Hải dùng thêm 5 vị Can khương, Thanh bì, Mộc hương, Trầm hương, Đương
quy... như thế thì tác dụng hành khí trục hàn càng mạnh, trên lâm sàng có
thể tuỳ bệnh tình nặng nhẹ mà dùng (Thượng Hải phương tễ h ọ c ị

Đ ẠO K H Í TH AN G (Thẩm thị tôn sinh thư)

/ i ìh - Tao qi tang
XỉiyPn luyện tử 16g, Mộc hương Ỉ2g, Tiểu hồi hương SịỊ, Nịịô
thu Hg, srtc, chiu 2 lán uống.
Tảv d ụ n g : Sơ can, lý khí, titn hồn, chi thống. Trị Hrin khí (lo
hàn, dịch hoàn sưng cứng như đá.
G iải th íc h : Xuyên luyện tử vị đắng, tính hàn, vào kinh Can,
có tác dụng thư giãn gân cơ, làm thồng nhiệt ở tiểu trường và bàng
quang, khiến cho nước tiểu đi xuống, làm chù dược; Mộc hương có
tác dụng thăng giáng khí, thông lợi tam tiêu, sơ Can mà hoà Tỳ;
Hồi hương vào Thận và bàng quang, trừ được khí lạnh; Ngô thù
du hành khí của Can và Thận, táo thấp mà trừ hàn. Ba vị hợp lại
có tác dụng tuyên thông Can khí, thông lợi tiểu tiện, táo thấp, trừ
hàn, làm chủ dược. Các vị thuốc phối hợp có tác dụng sơ Can, lý
khí, tán hàn, chỉ thống.

BÁN HẠ HẬU PHÁC THANG


(Kim quĩ yếu lược) Ban xia hou po tang
C hủ tr ị
F)ờm khí hỗ kết chi mai hạch khí.
T riệ u c h ứ n g c h ín h
Hầu trung như hữu vật trở, khạc thổ bất
xuất, thôn yết bất hạ, hung cách mãn
muộn, thiệt đài bạch nị, mạch Huyền Hoãn í t * ỉ t i , *
hoẠc Huyền Hoạt (Trong họng như có vật T , BI SSỈSH, Hí
gì vướng, khạc nhổ không ra, nuốt không Ố K , Bậc Ỉ£Ế8§Ễ
ngực đầy tức, rêu lưỡi trắng nhờn;
mạch Huyền Hoãn hoặc Huyền Hoạt).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h m tílịề ù .
Tinh chí bất toại, Can khí uất kết, Phế Vị l i * * ® ,
thAt vu tuyên giáng, đờm khí uất kết yết s
hrtu. Pặ, ỉầ H M ịh m m
C ông d ụ n g
1ỉf\Vìli khí tán kết, giáng nghịch hoá đờm. % m ỉí, m m í m
Dược vị ỉ?nậ
Ịìátị hạ cỉiế (quân) H-lGịị, Ỉlậỉi phác (thần) 8-12g, Phục linh (tá)
I 12 ỉ (ìịi, Tô di?Ị) (lá) (Ì'i2ịị, (từng tươi (tá) H-Ĩ2fị, Síic, chia làm 4
ị lấ n uốntf íVtn.
Tác d ụ ng: Hành khí khai uất, giáng nghịch hoá đờm, Trị
đờm khí uất kết, trong họng như có vật ngăn trồ, nhổ, nuốt khó
khăn (mai hạch khí), ngực sườn đầy tức, đau, hoặc ho, khó thở, hoặc
nôn, rêu lưỡi nhuận hoạt, trắng, mạch Huyền Hoạt hoặc Huyền
Hoãn.
G iải thích: Bán hạ hoá đờm tán kết, hoà Vị, giáng nghịch;
Hậu phác hành khí khai uất, trừ mãn, đều là chủ dược; Bán hạ
giáng nghịch, hoá đờm giúp Hậu phác tuyên Phế tán kết; Phục
linh thấm thấp kiện Tỳ, giúp Bán hạ hoá đờm; Sinh khương ôn Tỳ,
giáng nghịch, hoà trung. Các vị thuốc hợp lại có tác dụng hành khí
khai uất, giáng nghịch, hoá đờm.
G ia giảm :
Trường hợp ngực sườn đau tức nhiều, thêm Mộc hương, Thanh
bì, Chỉ xác dể hành khí, giảm đau.
Nôn nhiều, thêm Bán hạ, Sinh khương hoặc Sa nhân, Bạch
đậu khấu, Đinh hương để giáng nghịch, cầm nôn.
Đờm thấp không nặng, thêm Đại táo 2 quả để hoà trung, kết
hợp dùng Sinh khương điều hoà Vinh Vệ, thông đạt khí cơ gọi là
bài ‘Tứ th ất thang’(Hoà tễ cục phương).
Bài này có thể đùng trị co th ắt thực quản, bệnh hysteria (có
cảm giác trong họng có dị vật), đau dạ dày cơ năng hoặc nôn mửa,
viêm Phế quản cấp, mãn tính, ho nhiều đờm, thuộc hội chứng khí
trệ, đờm tắt.
Lâm sàn g hiện nay :
• Trị mai hạch khí: Dùng bài này, thêm Hoàng liên, Ngô th
du, trị 74 ca. Trong đó, có 13 ca chỉ có mai hạch khí, 22 ca kèm rối
loạn đường ruột, 14 ca kèm viêm họng mạn, 12 ca kèm rốì loạn
mnch máu, 4 ca kèm bệnh mạch máu tim, 9 ca kèm bệnh về xươntf.
K(U quá đạt 44,6% (Chiết Giang trung y tạp chí 8, 1983).
K iếng kỵ: Àm hư, đờm hoả uất kết: không nên dùng.
Tham khảo:
> Trong họng như có cục thịt tắt nghẹn là nói trong họng có dởm dA
tựa như cục thịt nướng, khạc không ra, nuốt không xuống, tức ngáy nny gụi
lò bệnh mai họch khí. Bệnh này nguyôn nhAn do thAít tinh, UÂÍ khí ngưng tụ
bọt dãi mà thành, cho nên dùng Bán hạ, Hậu phác, Sinh khương vị cay để
tốn kết, vị đắng giáng nghịch, Phục lính giúp Bán hạ để lợi thuỷ ẩm, dẫn
dờm dãi, tư bổ khí thơm để tự khỏi. Chứng này nam giới cũng có, không
riêng gì phụ nữ (Y tông kim giám).
> Bài này chủ trị chứng mai hạch khí. Chứng này thường do thất tình
uất kết, chức năng tuyên giáng của Phế và vị bị rối loạn, làm cho khí trệ
dờm ngưng, xuất hiện chứng trong họng như có vật gì cản trỏ, nuốt mửa
không hết được, đó là dấu hiệu đặc trưng của chứng này. Dùng bài này
hành khí khai uất, giáng nghịch, hoá đởm, khí hành đờm tiêu thì các chửng
khác tự hết. Nhưng trong bài này đểu lầ thuốc khổ ôn, tân táo, chỉ thích
hợp với chứng khí uất đờm kết, nếu có chứng họng khô, gò má đỏ, lưỡi đ ỏ t
ft rêu, âm hao, tân dịch ít, thì tuy có đủ đặc trưng của chứng mai hạch khí,
Cũng không nên sử dụng bài này, Vì những thuốc khổ ôn, tân táo sẽ làm
hại âm hao dịch, nếu dùng không đúng, có thể sẽ làm cho càng tổn thương
hơn, gây ra biến chứng khác (Thượng Hải phương tễ học).

ô DƯỢC THANG (Lan thất b ỉ tàng)

- Wu yao tang
Đương quy, Mộc hương, Cam thảo đều 20g, Hương phụ tử
(Hao) 80g, Ô dược 40g.
Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, sắc, uống ấm.
Tác d ụ n g : Lý khí, hành huyết. Trị phụ nữ bụng dưới đau,
hAnh kinh đau.
Tham khảo:
‘ò dược thang’ và ‘Gia vị ô dược thang’ đểu có tác dụng hành khí,
glẩm đau, tuy nhiên ‘ô dược thang’ tác dụng giảm đau không bằng ‘Gia vị
ổ dược thang’, nhưng tác dụng dưỡng h uyế t mạnh hơn (Trung y vấn đối).

GIA VỊ ô DƯỢC THANG (T ế âm cương mục)

ì]\\ HẬ^ H/ ìỉi - Jia wei wu yao tang


Ò dược, Sa nhân, Mộc hương, Huyền hồ đều 4g, Hương phụ
ị mo bỏ lông) 8g, Cam thảo 6g. Thái nhỏ, mỗi lần uống dùng 28g,
tliAm .'ì lát gừng tươi, sắc với 1,5 chén nước, còn 1 chén, uống ấm,
bAÌ, kỳ lúc nào.

T ú i' d ụ tìịỊ: l l à n h khí Íĩhí thống. Trị trước lúc h à n h k in h hoẠc


khi mới hành kinh, bụng dưới trướng đau, trướng nhiều hơn đau,
hoặc trướng đau lên cả ngực sườn, vú đều đau, hoặc nửa đầu đau,
tinh thần uất ức, ngực tức, muôn nôn, thỉnh thoảng ợ hơi, th ắ t lưng
đều trướng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Sáp.
G iải th íc h : Bài này là bài thuốc trị đau bụng lúc hành kinh.
Chứng thông kinh có nhiều nguyên nhân khác nhau, chứng trạng
cũng khác nhau, có khi đau trước lúc hành kinh hoặc sau lúc hành
kinh, có khi trướng nặng hơn đau hoặc đau nặng hơn trướng, nhưng
khộng ngoài thực hàn, hư hàn, hư nhiệt, khí trệ, huyết ứ. Bài này
thích hợp với chứng can uất khí trệ, kinh hành không thông, trước
khi hành kinh bụng dưới trướng đau, trướng nhiều hơn đau. Cho
nên, trong bài dùng những vị Ô dược, Sa nhân, Mộc hương, Huyền
hồ, Hương phụ dể sơ can hành khí, giảm đau, thêm Cam thảo để
hoãn cấp và điều hoà các thuốc, uống vào có thể làm cho khí hành,
huyết lưu lợi, huyết lưu lợi thì kinh nguyệt tự điều hoà, đau tự hết.
Tuy nhiên, trong bài này phần nhiều là thuốc có mùi thơm, táo, gặp
chứng khí trệ huyết ứ thì cần phải gia giảm mà dùng.
Tham khảo:
Bài ‘ô dược thang’, ‘Gia vị ô dược thang’, ‘Lương phụ hoàn’, ‘Kim
linh tử tán’, ‘Đan sâm ẩm ’ đểu có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên ‘Gia vị ô
được thang’ trị Can uất khí trệ, trước khi hành kinh bụng căng đau; ‘ô dược
thang’ tác dụng giảm đau không bằng ‘Gia vị ô dược thang’ nhưng tác dụng
bổ huyết mạnh hơn; ‘Lương phụ hoàn’ chủ trị Can Vị bất hòa, thuộc hàn
chứng; ‘Kim linh tử tán’, ‘Đan sâm ẩm’ đều có tác dụng hành khí hóa ứ, trị
khí trệ huyết ứ, tuy nhiên ‘Kim linh tử tán’ thiên vể hành khí, ‘Đan sâm ẩm’
thiên vế hóa ứ (Trung y vắn đối).

QUA LÂU GIỚI BẠCH BẠCH TỬU THANG (Kim quỹ yếu lược)

J1: f“-ỊÌWiầ - Gua loa xie bai bai jiu tang


Qua lâu thực 1 quả, Giới bạch 12g, Rượu trắng 7 chén.
Sắc lấy 2 chén, chia 2 lần uổng ấm.
Tác dụng: Thông dương tán kết, tiêu đờm hạ khí. Trị ngực
đnu Huyễn, ho khạc, ngực đau, lưng đau, hơi thở ngắn, rêu lưỡi trrtnx
(lính, mạch hộ thốn Trổm, mạch bộ quan Khẩn.
( H ủ i th i c h : Hủi m\y h\ l)Ai thuốc thỏnK (lương tíln kết, ti^n
(tờm hụ khí. T ro ng bAi, Qua lAu khai hung Irin Uốt, LhAng khí táy
đờm; Giới bạch hoạt lợi, thông dương hành khí, giảm đau; Rượu
trắng giúp sức thuốc đi lên, thông điều khí cơ. Dương khí tuyên
thông, thăng giáng trở lại bình thường thì ho suyễn sẽ tự hết. Ngực
đau, chủ yếu là do dương khí trong ngực không mạnh, khí trọc âm
nghịch lên, tân dịch không phân bố khắp được, ngừng trệ lại mà
thành đờm, khí cơ bị ngăn trở mà gây nên. Bài này có tác dụng
thông dương tán kết, tiêu đờm hạ khí, thường được chọn dùng trên
lâm sàng. Thiên ‘Hung tý tâm thông đoản khí bệnh’ sách ‘Kim quỹ
yếu lược* trị đau ngực dùng bài này làm thuốc chủ yếu. Nhưng cơ
chế bệnh khác nhau cho nên gia giảm dể dùng.
Gia giảm :
Bài này thêm Bán hạ gọi là ‘Qua lâu giới bạch bán hạ thang’,
trị ngực đau nhiều, không thể nằm yên, dó là đờm dãi kết tụ khá
nặng, cho nên thêm Bán hạ để tăng tác dụng tán kết hoá đờm.
Bài này bỏ rượu trắng, thêm Chỉ thực, Hậu phác, Quế chi,
Kọi là ‘Chỉ thực giới bạch quế chi thang’, trị ngực đau do khí kết à
ngực, trong tim (ngực) đầy cứng, khí từ dưới sườn xông lên tim vì
(lương khí trong ngực không mạnh lại thêm đờm ẩm cùng khí kết
Ịại trong ngực, cho nên thêm Hậu phác, Chỉ thực dể trừ đầy cứng,
trtn kết; Quế chi thông dương khí, tán đờm ẩm. Khi dương khí phục,
clìứng ẩm tiêu thì th ế bệnh nghịch lên sẽ có thể điều hoà (Thượng
Hãi phương tễ học).

NOÃN CAN TIỄN (C ảnh N h ạ c toàn thư)

ỉỉ$J]f - Ni yan jian


Dương quy, Tiểu hồi hương, Nhục quế, 0 dược, Phục linh đều
*H. ( ■âu kỷ Ĩ2g, Trầm hương (hoặc Mộc hương) 4g.
Thèm gừng tươi 3-5 lát, sắc với 1.5 chén nước, còn 1 chén,
IIỐMK ấm, xa bữa ăn.
Tác dụng: Noãn can, ôn thận, hành khí, trừ hàn, chỉ thông.
Tri cun thận âm hàn, trúng hàn gây daư bụng dưới, sán khí.
Giải th íc h : Đương quy, Câu kỷ ôn bổ can thận; Nhục quế,
Tiếu liAi ỏn thận, tán hàn; Ô dược, Trầm hương hành khí, thuận
klil; IMlụi: lỉnh lợi thấp, giííng nghịch. Bải này ỏn bổ can thận là trị
KÓ(\ hùnlì khi, trục \v\n IA trị ngọn. ])ưưntf (lưực ôn, h ả n bị tnn thì
đau sẽ hết. Bài này thích hợp với các chứng can thận suy yếu, âm
hàn thiên thịnh, đến nỗi bụng dưới đau nhức, hoặc sán khí.
Tham khảo:
Nguyên Chu nói: “Hàn nặng thêm Ngô thù du, Can khương;
nặng hơn thì thêm Phụ tử”. Cho thấy hàn có nặng nhẹ, dùng thuốc
cũng theo đó dùng tăng dần lên.
Nhưng bài này đặt ra là vì chứng sán khí do âm hàn thiên
thịnh, nếu vì thấp nhiệt dồn xuống, bìu dái sưng đỏ nóng đau thì
bài này không thích hợp (Thượng Hải phương tễ học).

TH Ư CAN HOÀN (Trung y Thượng Hải)

% - Shu gan wan


Bạch thược, Khương hoàng, Phục linh, Chỉ xác, Diên hồ
sách, Trầm hương, Trần bì, Quảng mộc hương, Sa nhân, Khấu
nhân, Hậu phác, Xuyên luyện tử.
Tán bột, làm hoàn, mỗi hoàn lOg. Mỗi lần dùng 1 hoàn, hoà
với nước đun sôi uống hoặc nhai nhỏ uống với nước, ngày uông 2-3
lần.
Tác d ụ n g : Sơ can, hành khí, chỉ thống, hoà vị. Trị Can uất
khí trệ, hai bên hông đau nhói hoặc can vị bất hoà, nôn ra nước
chua, rối loạn tiêu hoá, ăn uống không biết mùi vị.

KIM LINH TỬ TÁN


Ị (Tố vấn bệnh cơ khí nghi bảo mệnh tập) Jin ling zi san
Công dụng
Sơ Can tiết nhiệt, hoạt huyết chỉ thông. 8KIFỈ1&,
C hủ tr ị
Can uất hoá hoả. m \ í \ L ‘k
T riệu chứng chính
Hung phúc hiếp lặc chư thống, khẩu khổ,
M » ) l M í i r i , II
thiệt hổng đài hoàng, mạch Huyền Sác
7i. M ư i lk, M
(Ngực, bụng, hông sườn đau, miệng đấng,
lưỡi dó, rOu lưỡi vàtiịị, mạch iỉuyển Sác). ■im
Dược vị
Kim linh tử, Diên hồ sách, ỉượng bằng nhau. Tán bột, mỗi lần
uống 8-12g với rượu trắng, có thể làm thuốc thang. Tuỳ bệnh tình
mà gia giảm liều lượng và các vị thuốc.

Tác dụng: Sơ Can tiết nhiệt, hành khí chỉ thống. Trị đau do
Can khí uất trệ, khí uất hoá hoổ gây nên đau ngực sườn hoặc đau
bụng kinh lúc tăng lúc giảm, bứt rứt khó chịu, ăn chất nóng đau lại
tăng, lưởi đỏ rêu vàng, mạch Huyền Sác.
G iải th ích: Kim linh tử thanh Can hoả, hành khí, giải uất, là
chủ dược; Diên hồ sách hành khí, hoạt huyết, giỏi về giảm đau. Hai
vị hợp lại có tác dụng thanh Can hoả, sơ Can khí làm cho chứng
đau giảm, khí thông, huyết hành thì đau nhức tự hết.
ứ ng d ụ n g lâm sàng:
Có thể thêm các vị Sài hồ, U ất kim, Bạch thược, Sơn chi tử
để sơ Can tả nhiệt, hành khí chĩ thống.
Bài thuôc này thêm các vị thuốc hành khí chỉ thống có thể trị
chứng đau đo Can khí uất trệ trong các bệnh loét dạ dày hành tá
trồng, viêm gan, viêm đại tràng, viêm túi mật.
Bài này có thể thêm các vị hành khí hoạt huyết như U ất kim,
Bạch thược, Xuyên khung, ích mẫu thảo thường dùng trị các bệnh
phụ nữ như thống kinh, kinh nguyệt không đều do Can khí uất gây
nôn. Để trị các chứng đau do thoát vị bẹn, dùng bài thuốc trên,
thêm Lệ chi hạch, Quất hạch. Nếu thiến về hàn, thêm Ngô thù,
Tiốu hồi để ôn Can, tán hàn, chỉ thông.
Lâm sàn g hiện n ay :
• Trị dạ dày viêm m ạn: Dùng bài này thêm Mộc hương, Cam
thiio, Hương phụ, Đương quy, Xích thược, Bạch thược, Tô ngạnh,
Unn Hâm, Bồ công anh, trị 39 ca. Kết quả: Ưống thuốc trên 1 tháng,
phân lớn đều khỏi. Một sồ' trường hợp phải uống thuốc hơn 2 tháng
{Tứ Xuyên trung y 7, 1986).
• Trị giun chui ổng mật: Dùng bài này phối hợp với bài ‘Tứ
nghịch títn* gia trị 40 ca. sốt, bạch cầu tảng cao, thêm Kim
iigAn hoa, Liôn ki Au. Sốt. cao, Hồ công anh, Hoàng liôn. Nôn
IUÚTii khổng cAm, ihôni Sinh khương, liiíiì hạ, Trúc nhự. Cơ thô Huy
yếu, ra mồ hôi, tay chân lạnh, mạch Tế Nhược, thêm Hồng sâm,
Thục phụ tử, Can khương, Tế tân. Kết quả: Đều khỏi (Quảng Tây
trung y dược ly 1985).
C hú ỷ: Dùng thận trọng đối với phụ nữ có thai.
Tham khảo:
Chứng của bài này do can hoả uất bên trong, khí cơ mất điều hoà
gây nên. Khí trệ thì huyết không thông hành, cho nên điều trị lấy hành khí
hoạt huyết làm chính. Do can hoả uất bên trong vì thế gặp nóng đau càng
mạnh, khác với chứng đau thuộc hư hàn gặp nóng thì giảm (Thượng Hải
phương tễ học).

DIÊN HỒ SÁCH TÁN (T ế sinh phương)

- Yan hu suo san


Đương quy (bỏ cuống, rửa rượu, giã, sao), Diên hồ sách (sao,
bỏ vỏ), Bồ hoàng (sao), Xích thược, Nhục quế (để sống) đều 12g,
Khương hoàng (thái lát, rửa), Nhữ hương, Mộc dược, Mộc hương (để
sống) đều lg, Chích cam thảo lg .
Giã giập, mỗi lần dùng 2g, thêm Sinh khương 3 lát, sắc với
1,5 chén nước, còn gần Vấ chén, lọc bỏ bã, uống ấm trước bữa ăn.
Ch ủ trị: Trị phụ nữ thất tình, thương cảm làm cho khí tích
với huyết ứ ở bụng dưới, sinh ra đau hoặc lan cả đến th ắ t lưng và
sườn, hoặc lan đến thăn lưng, đau nhói cả trên lẫn dưới, nặng thì
co giật, kinh nguyệt không đều, tấ t cả các chứng đau nhức thuộc
khí huyết đều dùng được.

ĐAN SÂM Ẩm (Y tông kim giám)

1'ỳ^íỷc — Dan shen yin


Đan sầm 40g, Đàn hươngJ Sa nhân, mỗi thứ 6g, sắc uổng.
Tác d ụ n g : Hành khí hoá ứ, chỉ thông, trị chứng đau dạ dủy,
đau th ắt lưng, tim đau do huyết ứ, khí trệ gây nên.
G iải th ích: Trong bài, dùng Đan sâm hoá ứ, Đàn hương điồu
khí, Sa nhân thông lợi trung tiêu. Các vị thuốc hợp lại có tác đụng
íliổu khí, hoá ứ huyết, giám (lau.
KHẢI CÁCH TÁN (Y học tâm ngộ)
Ẽ Hra8fc - Kai ge san
Sa sâm l,5g, Đan sâm l,5g, Uất kim 0,5g, Cuống lá sen 2 cái,
Phục linh 0,5g, Xuyên bối mẫu Ig, Cảm đầu chày l,2g. sắc nước
uống.
Tác dụng: Nhuận táo giải uất. Trị nghẹn do uất ức lâu ngày,
khí kết, tân dịch khô ráo, nuốt vào là nghẹn, nặng thì dau nhức,
nôn mửa.
G iải thích: Trong bài Sa sâm thanh vị tư nhuận mà không
nhờn; Xuyên bối giải uất hoá đờm mà không táo; Phục linh bổ tỳ,
điều hoà trung tiêu; U ất kim khai thông uất kết; Cám đầu chày trị
bỗng nhiên bị nghẹn; Đan sâm bổ huyết hoạt huyết; Cuông lá sen
tuyên thông vị khí, hợp dùng với Đan sâm có tác dụng trị cả khí
huyết.
Tham khảo:
Bài này trị nghẹn do khí kết, tân dịch thiếu, trong dạ dày khô ráo.
Sách ‘Y học tâm ngộ’ viết: “Nghẹn là chứng khô ráo, nên nhuận” . Hoặc
“Chứng nghẹn không ngoài 4 chữ là vị quản khô ráo”. Vì vậy, trị chứng này
không dùng được vị thuốc khô ráo để làm hao tổn tân dịch nữa, mà nên
dùng bài này để nhuận táo giải uất, thông nghẹn.
Bệnh hư, thêm Nhân sâm; kèm huyết ứ, thêm Đào nhân, Hồng hoa,
hoộc lấy lá hẹ vò lấy nước uống; đờm kết, thêm Quảng quất hồng; kèm
thực tích, thêm La bặc tử, Mạch nha, Sơn tra (Thượng Hải phương tễ học).

THIÊN THAI Ô DƯỢC TÁN t


(Y học phát minh) Shian tai wu yao san
Chủ trị ẺLm
Cnn kinh hàn ngưng, khí trệ. m ỉ
Triệu chứng chính m 0F£
ỉ Ti Au trường sán khí, thiếu phúc thông
! đAn cao hoàn, thiệt dạm đồi bạch, mạch
TVrtm lluyon (Tìếỉi trường sán khí, bụng 'JI m i, S ĩm ĩ
i ti ười (ỉ(tu ỉ an xuổtiịỊ dịch hoàn, lười nhật, 1*1, J]Ậ f/L!í&
ị /v>f/ lưới trắììg, mạch T râ m Ịỉuyồnì.
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Hàn ngưng Can mạch, khí cơ trở trệ.
C ông d ụ n g
Lý khí sơ Can, tán hàn chỉ thông. ĩi HMm, It«
Dưựe vị l5Rậ
Ô dược (quân) 12g, Tiểu hồi hương (thần), Mộc hương (thần), Cao
lương khương (tá), Binh lang (tá), đều 8-12g, Xuyên luyện tử (sứ)
12-16g, Thanh bì 8g, Ba đậu (sứ) 4 hạt.
Ba đậu giã nát, thêm Phù tiểu mạch (sao cháy đen) 20g với Xuyên
luyện tử 8g. Bỏ Ba đậu, lấy Tiểu mạch, Xuyên luyện tử cùng các
vị thuốc khác, tán bột, mỗi lần uống 4g với rượu.
Bài thuốc có thể bỏ Ba đậu dùng làm thuốc thang sắc uống.

Tác dụn g : Hành khí sơ Can tán hàn chỉ thông. Trị chứng
đau sán khí (đau thoát vị) do hàn ngưng, khí trệ.
G iải th ích : Tiểu hồi hương lý khí, sơ Can, tán hàn, chỉ thống,
là chủ dược; Cao lương khương tán hàn chỉ thống; Thanh bì điều
khí, sơ Can; Mộc hương hành khí chỉ thống, đều là tá dược hỗ trợ;
Binh lang hành khí tiêu trệ; Xuyên luyện tử tính vị đắng hàn dùng
chung vởi các vị thuốc khác làm giảm bớt tính nóng của bài thuốc;
đồng thời có tác dụng giảm đau. Xuyên luyện tử cùng sao vối Ba
đậu, có thể làm cho khí vị mãnh liệt của Ba đậu do Xuyên luyện
dẫn đến lạc mạch của can để trừ hàn thâ'p khí trệ ồ hạ tiêu. Đồng
thời, trong thuốc cay thơm ôn táo, thêm một vị Xuyên luyện có tính
đắng hàn cũng có ý nghĩa phản tá.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Trên lâm sàng thường dùng bài thuốc
này thêm các vị Quất hạch, Lệ chi hạch trị đau sán khí tác dụng
tốt hơn.
L âm sàn g hiện nay :
• Trị bạch đái: Dùng bài này gia giảm, trị 30 ca. Thận dương
hư, thêm Phụ tử, Nhục quế, Can khương, Lộc giác sương, Ba kích.
Tỳ hư, thêm Đảng Hâm, Hoàng kỳ, Sơn dược, Phục linh, Bạch truộl,
KOt (\uả. Khỏi 25 (không còn đíti hạ, không đau lưng, mỏi gốỉ vù
trong bụng h<u lạnh đíiu); (lở 4 (bụch (tái còn ra ít, hơi đau lạnh
bụng); không khỏi 1 (Tứ Xuyên trung y 11, 1986).
• Trị các chứng đau: Do hàn ngưng khí trệ, Can khí hoàn
nghịch gây đau bụng, dạ dày đau, bụng đau do giun, hành kinh đau
bụng... đều khỏi. Ba đậu có thể dùng đến 15-30 hột, chế theo đúng
phương pháp. Sau khi uống thuốc, đa số thấy sôi bụng và đại tiện
dễ. Thấy bụng hết trướng thì phải giảm liều Ba đậu (Phúc Kiến
trung y dược 5, ỉ 964).
Trường hợp chứng hàn nặng, thêm Ngô thù du, Nhục quế để
ôn trục hàn tà. Trường hợp đau nhiều, thêm Trầm hương để tán
hàn chỉ thống.
T h a m khảo:
Bài này trị sán khí do hàn ngưng khí trệ, do hàn tà, thấp tích lại ở hạ
tiêu làm cho lạc mạch của can bị rối loạn, khí trệ không thông, do đó bụng
dưới đau lan xuống hòn dái. về cách trị chứng sán khí, người xưa có thuyết
T rị sán (khí) trước hãy trị khí” , nhưng vì có kiêm hàn cho nên dùng chung
với các vị thuốc ôn tán trục hàn. Bài này chủ yếu là hành khí sơ can, kiêm
tán hàn, làm cho khí không điếu, hàn tán, an lạc điều hoà thì đau có thể hết
(Thượng Hải phương tễ học).

So sánh bài THIÊN THAI Ô Dược TÁN và NOÃN CAN TIỄN

Đều có Ô Ô dược làm quân, phôi hợp với Thanh bì,


dược, Tiểu Cao lương khương, Mộc hương, Binh lang,
hồi. Xuyên luyện tử.
T h iên
Tác dụng: Hành khí, tán hàn, chỉ thống.
th a i Có tác Trị hàn ngưng ở can mạch, khí cơ trở trệ,
ố dược dụng hành đau do sán khí, loại thực chứng.
tả n khí, tán
Đặc điểm là dau vùng bụng dưđi lan xuống
hàn, chỉ dịch hoàn, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch
thông. Trầm Huyền.
Trị hàn
ngưng ở Nhục quế, Tiểu hồi làm quân, phôi hợp
can mạch, với Đương quy, Câu kỷ tử, Trầm hương,
N tíăn
khí cơ bị Phục linh, Sinh khương.
can trở trệ, Tác đụng: Ôn bổ Can Thận. Trị can thận
tiễn (líìu <!<> Sítn híYt túc, hàn ngưng ở can mạch, đau (lo
khí. sán UI)í. Thuộc loiũ Ihr hư IA thực.
Đặc điểm lâm sàng là dịch hoàn lạnh đau.
hoặc đau vùng bụng dưới, sợ lạnh, thích ấm,
lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm, Trì

Q U ẤT HẠCH HOÀN ( T ế sinh phương)

- Ju he wan
Quất hạch (sao), Hải tảo, Côn bố, Hải đới, Xuyên luyện tử
(đập vụn sao), Đào nhân (sao với lúa mạch), mỗi thứ 40g, Hậu phác
(bỏ vỏ, sao với gừng), Mộc thông, Chỉ thực (sao với lúa mạch), Diên
hồ sách (sao),-Quế tẩm, Mộc hương, đều 20g. Tán bột, trộn với rượu
làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 8-16g, lúc đói vối rượu nóng hoặc
nước muôi nhạt.
Có thể dùng làm thuốc thang sắc uống. Liều lượng gia giảm
tuỳ chứng.
Tác dụng: Hành khí chỉ thống, nhuyễn kiên tán kết. Trị
chứng sán khí, thoát vị bẹn gây nên đau do hàn thấp ngừng trệ ở
kinh Quyết âm Can làm cho khí huyết không lưu thông.
G iải th ích: Chứng của bài này là do hàn thấp lưu ồ quyết âm
gây ra. Quất hạch, Mộc hương, Xuyên luyện tử hành khí chỉ thông
là chủ dược; Đào nhân, Diên hồ sách hoạt huyết tán kết; Nhục quế
ôn Can Thận, tán hàn; Hậu phác, Chỉ thực hành khí tiếu tích; Hầi
tảo, Côn bố, Hải đới nhuyễn kiên, có tác dụng phá ứ huyết, hoạt
huyết; Mộc thông thông lợi thấp tà ồ hạ tiêu. Các vị hợp lại có tác
đụng chung là hành khí tán kết, nhuyễn kiên tiêu phù.
ứ ng d ụ n g lâm sàn g:
Bài này thường dừng trị sán khí, thoát vị bẹn, viêm địch
hoàn, dịch hoàn có nước.
Dừng bài này trị sán khí dạng hàn thấp có kết quả tốt.
G ia g iả m :
• Nếu âm nang phù cứng, thêm Lệ chi hạch, Hoàng bì hạch
đế tăng tác đụng hành khí, tán kết; hoặc thêm Iluyền minh phA*n
để tăng tác dụng nhuyỗn kiên tán kốt.
• Trường hựp lười tím th/hn hortc cớ (tiốin tụ huy ốt ớ lưỡi,
thêm Tam lăng, Nga trưật để hoạt huyết hoá ứ.
• Nếu đau nhiều, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Huyền, tăng
lượng Quế tâm, Mộc hương hoặc thêm Tiểu hồi, Ngô thù để tăng
tác dụng tán hàn chỉ thống.
• Trường hợp thấp nhiều, âm nang sưng có nước, thêm Thổ
phục linh, Thương truật để hoá thấp.
• Nếu âm nang sưng đỏ, chảy nước vàng, ngứa, tiểu ít, nước
tiểu vàng đậm, bỏ Nhục quế, thêm Xa tiền tử, Trạch tả, Nhân trần
để thanh nhiệt lợi thấp.
• Nếu nhiệt nặng hơn, thêm Hoàng cầm, Hoàng bá để thanh
nhiệt trừ thấp.
L ă m sà n g h iệ n n a y :
• Trị viêm tinh hoàn: Dùng bài này thêm Thương truật, Hoàng
bá, Ngân hoa, Thổ phục linh. Dịch hoàn sưng to, bóng nước, ấn vào
dau, nước tiểu vàng, đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng dầy, mạch
Trầm Huyền. Kết quả: uống 5 thang, bớt đau. Dùng bài trên bỏ
Nhục quế, thêm Tạo giác thích, Địa long, Lệ chi hạch, uống hơn 20
thang, khỏi bệnh (Sơn Đông trung y tạp chí 6, 1987).
Bài này có thể trị viêm tinh hoàn, âm nang tích thuỷ (bìu dái
ứ nước).
THUỐC GIÁNG KHÍ

+ Có tác dụng giáng khí, trừ hen suyễn, khó thỏ, do Vị khí nghịch
(nấc, nôn mửa...) hoặc Phế khí nghịch (khó thở, hen suyễn...).
+ Chứng khí nghịch có các loại hàn, nhiệt, hư, thực, vì vậy,
phải tuỳ triệu chứng lâm sàng mà phối hợp cho thích hợp.
Các vị thuốc thường dùng có Tô tử, Quất bì, Hậu phác, Tuyền
phúc hoa, Đại giả thạch, Trầm hương.
Khí nghịch thường phân biệt hàn nhiệt, hư thực cho nên bài
thuốc giáng khí thường được phốỉ hợp với các vị thuốc có tác dụng
khác nhau, thí dụ trường hợp khí nghịch do cơ thể hư, dùng thuốc
giáng khí cùng với thuốc bổ khí. Nếu khí nghịch kiêm hư nhiệt
hoặc hư hàn, đùng thuốc giáng khí kết hợp với thuốc thanh bổ
hoặc ồn bổ. Trưởng hợp khí nghịch kiêm đờm hoả hoặc hàn ẩm,
dùng thuốc giáng khí kèm thêm thuốc thanh hoá nhiệt đờm hoặc
ôn hoá hàn ẩm, đó là nguyên tắc biện chứng luận trị của Đông y.
Các bài thuốc giáng nghịch thường dùng là: Đinh hương thị đế
thang, Ngũ ma ẩm, Tô tử giáng khí thang, Bán hạ hậu phác thang.

TÔ TỬ GIÁNG KHÍ THANG ĩặ ^ \ÌỀ


(Hoà tễ cục phương) Su zi jiang qi tang
C hủ tr ị
Thượng thực hạ hư suyễn khái chứng. ..b S T iỀ D i^ ìI
T riệ u ch ứ n g c h ín h
Khái suyễn khí cấp, đờm đa hy bạch,
hung cách mãn muộn, thiệt đài bạch
ỉm Mi 11,
hoạt hoặc bạch nị, mạch Huyền Hoạt (Ho
pi-ỸỶmíi
suyễn thở gấp, đờm nhiều, màu trắng
ỉầẺ lM , M M ắí
dính, ngực đầy tức, rêu lưỡi trắng bóng
hoặc trắng nhờn, mạch Huyền Hoạt).
N g u y ên n h â n gày bộnh
Dờm ntfifnK iiníỉ Phố (thượng thực), thộn W I “M. I.'-');, '/1
(lươn# l»A*t túc (hạ hơ).
C ông d ụ n g
Giáng khí bình suyễn khứ đờm chỉ khái. j
p ượ c v ị..............................................I? RỆ:...............
Tô tử (quân), Tiền hồ (thần) đều 8-12g, Hậu phác (thần) 6-8g,
Chế bán hạ (thần) 6-12g, Đương quy (tá) 12g, Trần bì (tả) 4-6g,
Chích thảo (tá) 4-5g, Sinh khưomg (tá) 3 lát, Nhục quế (tá) (tán
bột, uống với nước thuốc) 2g. Tán bột, mỗi lần uổng 6-12g với
nước sôi ấm hoặc sắc uống.

Tác dụng: Giáng khí bình suyễn, ôn hoá đờm thấp. Trị ho
suyễn, nhiều đờm, khó thở, ngực dầy tức, rêu lưỡi trắng hoạt.
G iải thích: Tô tử bình suyễn, chỉ khái; Chế bán hạ giáng
nghịch trừ đờm là chủ dược; Hậu phác, Trần bì, Tiền hồ phụ thêm
chủ dược để tuyên Phế, giáng khí, hoá đờm, chỉ khái; Nhục quế ôn
thận nạp khí để trị Thận khí hư; Đương quy ngoài tác dụng trị ho
khí nghịch (theo Bản thảo kinh), còn có tác dụng bổ huyết, hoạt
huyết làm giảm bớt tính táo của các vị thuốc; Cam thảo hoà trung;
Sinh khương hoà Vị, giáng nghịch, các vị cùng dùng có tác dụng
gỉ áng khí, trừ đờm, bình suyễn.
ứ ng dụ n g lâm sàng:
Đờm nhiều, khó thồ nặng, không nằm được, thêm Trầm hương
để Uing tác dụng giáng khí, bình suyễn.
Nếu còn chứng biểu phong hàn, bỏ Nhục quế, Đương quy,
thAm Ma hoàng, Hạnh nhân, hoặc Tô diệp dể sơ tán phong hàn.
Trên lâm sàng thường dùng để trị các bệnh: Viêm Phế quản
mfln, hen Phế quản, tâm Phế mãn, có triệu chứng ho khó thô,
nhiều đờm, có hiệu quả nhất định.
Lâm sàn g hiện nay :
• Trị hen Phế quản: Dùng bài này thêm Trầm hương, Bạch
tjUÂ, ĩ lạnh nhân, Ngũ vị tử, trị 10 ca hen Phế quản dạng hư hàn.
Bệnh lAu ngAy, kết hợp thêm ‘Kim quỹ thận khí hoàn’ và Hồ đào
nhục. KíVt quá: Bỡ 5, khỏi 5 (Quáng Đông y học tổ quốc y học báo
4t ĩi)C>4).
• Trị k h ạ c ra máu: Dùn# IMi Iìí\y, bỏ Nhục <]UỐ, Hương <juy,
thêm Đình lịch tử, Hoàng cầm, Đại hoàng (sống). Kết quả: uống 3
thang hết khạc ra máu, đỡ ho, cho uống tiếp ‘Tỳ bà diệp cao’, khỏi
bộnh (Liêu Ninh trung y tạp chí 1, 1980).
• Trị tràn dịch màng phổi (Phế khí thủng): Dùng bài này gia
giảm, trị tràn dịch màng phổi loại thượng thực hạ hư, thận không
nạp khí. Kết quả: Đa số sau khi uống thuốc đều dễ thở, hơi thở đều
tăng {Trung y tạp chí 10, 1964).
* Trị viêm Phế quản mạn (loại hư hàn): Sau khi uổng thuốc,
ho, đờm đều bớt, hết sợ lạnh (Trung y tạp chí 10, 1964).
K iên g kỵ: Phế nhiệt, suyễn do hàn: không dùng bài này.
Tham khảo:
> Trường Bỉnh Thành nói: Phàm phong tà ở ngoài vào, tất trước xâm
phạm vào Phế, do đó Phế khí bế tắc không thông, tân dịch trong Phế uất
lại thành đờm, cho nên ho suyễn không yên. Phế với Đại trường có quan hệ
biểu lý với nhau, tân dịch của Phế hư thì Đại trường không nhuận, cho nên
đại tiện không thông lợi. Người xưa có lập luận là ‘thấy đờm đừng trị đờm,
thấy huyết đừng trị huyết’, tuy chứng thấy đờm, thấy huyết nhưng cẩn xét
nguyên nhân tại đâu. Trong bài, Tô tử, Tiến hổ, Hậu phác đều là những vị
giáng khí, có tác dụng sơ thông tà khí; Bán hạ, Quất hồng hoá đờm. Hoả
đem huyết đi lên, cho nên dùng Nhục quế dẫn hoả về nguyên chỗ, Đương
quy dẫn huyết về kinh. Bệnh trên dưới giao nhau thì trị ở giữa, cho nên dùng
Cam thảo bồi bổ trung thổ, thêm Gừng sắc, vì bệnh do phong tà đưa đến thì
vẫn không rời được ý tân tán (Thành phương tiện độc).
rjr Bài này lấy giáng khí, hoá đờm, định suyễn làm chủ, kiêm ôn thận.
Do đờm dãi vít lấp, hạ nguyên khí kém, dẫn đến các chứng kể trên, dùng
bài này rất thích hợp. Có bài khác bỏ Nhục quế, thêm Trầm hương thì tác
dụng giáng khí định suyễn càng rõ rệt, nhất là đờm dãi ủng bế, ho suyễn
khí nghịch (Thượng Hải phương tễ học).
> Bài ‘TÔ tử giáng khí thang’ và ‘Định suyễn thang’ đều có các vị
thuốc tuyên thông Phế khí, hóa đờm định suyễn, vì vậy cả hai bài dếu tri
đờm trọc ứ trệ, Phế thăng giáng thất thường sinh ho suyễn, đó là những (Irtr
điểm giống nhau của hai bài thuốc này. Nói chung T ô tử giáng khí thang'
và ‘Định suyễn thang’ đểu có tác dụng giáng Phế khí, định suyễn, nhưng
‘Tô tử giáng khí thang’ sỏ trường ôn hóa đờm thấp, chủ trị trên thực dưới hu
sinh đờm suyễn, còn ‘Định suyễn thang’ trừ tà khí, an chỉnh khỉ, định suyAn,
thăng giáng Phế khí, giải biểu, thường trị phong hàn, dờm nhiệt, suyỗn thực
nhiệt (Trung y văn đối).
Bài ca TỐ TỬ GIÁNG KHÍ THANG

; ‘TÔ tử giáng khí’: Đương quy,


Tô từ giáng khí' Quất, Bán, Quy, ! Bán hạ, Nhục quế, Quất hổng bì chép sang,
Tiển hồ, Quế, Phác, Thảo, Khương y, : Tiền hố, Thảo, Phác (Hậu), Khương thang,
Hạ hư thượng thịnh dờm tấu sưyễn, i Dưới hư trên thịnh kéo đờm suyễn ho,
Diệc hOu gia Sâm qưý hợp ky. i Dương khí quá yếu đừng lo,
ỉ Thêm Nhân sâm ấy sao cho kịp thời.

ĐỊNH SUYỄN THANG


(Nhiếp sinh chúng diệu phương) Ding chuan tang
C hủ tr ị
Phong hàn ngoại thúc, đờm nhiệt nội uẩn.
T riệ u c h ứ n g c h ín h
' Háo suyễn khái thấu, đờm đa trù hoàng
Ị (bất dịch khạc xuất), vi ố phong hàn, thiệt tấÊ-ỈM
Ị dài hoàng nị, mạch Hoạt Sác (Suyễn, ho, M i), 'ũ.
dờm nhiều, màu vàng (không khạc ra
được), hơi sợ gió lạnh, rều ỉưỡi vầng nhờn, iHcítSc
: mạch Hoạt Sác).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
1 TỐ thể đa đờm, hựu cảm phong hàn, Phế m ịệ -ỷ m , ĩL B iẪ m ,
khí ủng bế, uất nhi hoá nhiệt.
C ông d ụ n g
Tuyên giáng Phế khí, thanh nhiệt hoá đờm. ím ĩ-t;, m ĩầ ịtm
................................. ..................................
1 Dược vị 15 nậ
Ị ............................ ...................................

Ma hoàng (quân), Bạch quả (sao) (quân) 10-20 quả, Bán hạ (chế)
(thán) đều 6- 12g, Khoản đông hoa (thần) đều 12g, Hạnh nhân
ịthần) 6-8g, Tô tử (thần) 5'8g, Tang bạch bì (tá) 12g, Hoàng cầm
(tá) 8-ỉ2g, Cam thảo (sử) 4g. sắc uống.
Tr^n lâm sàng Bạch quả thường dùng 4-8 quả.

Tác dụng: OiiíÍMK khí bình suyón, ôn hort rlờm thấp, thanh
tllliộl. Trị ho Hiiyón.
G iải thích: Ma hoàng tuyên giáng Phế khí để bình suyễn,
kiêm giải biểu hàn; Tang bạch bì thanh Phế chi khái, bình suyễn
là chủ dược; Hạnh nhân, Tô tử, Bán hạ (chế) giáng khí bình suyễn,
hoá đờm chỉ khái; Bạch quả hoá đờm liễm Phế, bình suyễn; Hoàng
cầm kết hợp Tang bạch bì thanh Phế nhiệt; Khoản đông hoa hợp
với Bán hạ trừ đờm chĩ khái; Cam thảo điều hoà các vị thuốc. Các
vị thuốe cùng dùng, có tác dụng tuyên Phế, giáng khí bình suyễn,
thanh nhiệt hoá đờm.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này trị ho suyễn do ngoại cảm
phong hàn, Phế bị uất, đờm nhiệt, có triệu chứng ho, đờm nhiều,
ngực tức, khó thở hoặc kiêm có biểu chứng, sốt, sợ lạnh.
Trường hợp dùng trị chứng viêm Phế quản mãn tính, hen Phế
quản, thiên về đờm nhiệt, thêm Qua lâu, Đởm nam tinh.
Ngực đầy tức, thêm Chỉ xác, Trúc nhự.
Tham khảo:
> Trương Bình Thành nói: Phế là tạng non yếu, sợ nhiệt, sợ hàn, m
mảy như lông tóc cũng không chịu được, tính của nó đi xuống là thuận,
đi lên là nghịch. Nếu bị phong hàn bó ở ngoài thì Phế khí bế tắc, mất tính
đi xuống, lâu ngày sinh uất nhiệt ở trong, do đó tân dịch trong Phế uất lại
thành đờm, gây ra các chứng ho suyễn. Nếu hàn không khỏi thì uất không
thông, uất không thông thì nhiệt không giải, nhiệt không glảỉ thì khó trừ
các chứng ho suyễn có đờm. Cho nên dùng Ma hoàng, Hạnh nhân, Sinh
khương, khai Phế thông tà; Bán hạ, Bạch quả, Tô tử hoá dờm giáng trọc;
Hoàng cầm, Tang bi đắng, hàn, trừ uất nhiệt mà giáng Phế khí; Khoản
đông hoa, Cam thảo ngọt dưỡng Phế táo mà ích Phế kim, các vị giúp đỡ
nhau đạt được hiệu quả là mọi cố tật hen suyễn đều có thể khỏi (Thành
phương tiện độc).
Cir Phí Bá Hùng nót: “Trị đờm trước phải trị khí, không làm cho cơ tiết thì
cố kết không thông”, đó là ý dùng Ma hoàng trị suyễn vậy {Yphương luận).

Bài ca ĐỊNH SUYỄN THANG

‘Định suyễn’: Bạch quả, Ma hoàng,


*Đ|nh suyễn': Bạch quả dữ Ma haầng,
Khoản đổng, Bán hạ với Tang bạch bl,
Khoản đông, Bán hạ, Bạch bì tang,
Hoằng cẩm, Cam thảo đẫ ghi,
Tô, Hạnh, Hoẳng cám klỗm Cam thảo,
Hạnh nhân, Tỗ tử ngại gl suyỗn hen,
Phô hần cách nhlột suyỗn háo thường,
Gí\y nôn hon siiySn sấn sồng dùng ngay.
So sánh bài ĐỊNH SUYỄN THANG va TÔ TỬ GIÁNG KHÍ THANG

Để tuyên Phế, liễm khí, dùng Ma hoàng,


Bạch quả làm quân, phôi hợp với Hoàng
cầm, Tang bạch bì, Hạnh nhân, Khoản
đông hoa là những vị thuốc giáng khí, bình
suyễn, thanh nhiệt, hóa đờm.
Chú trọng tuyên giáng Phế khí, thanh nhiệt
Đ ịnh Đều có Tô hóa đờm, kiêm giải biểu tán hàn, biểu lý
suyễn tử, Bán đồng trị nhưng trị lý là chính.
th a n g hạ, Cam Trị phong hàn bó bên ngoài, đờm nhiệt nội
thảo. uẩn bên trong gây nên ho suyễn, biểu lý dồng
bệnh, nhưng lấy chứng ở lý là chính.
Đều giáng Biểu hiện: ho, suyễn, thở dốc, đờm nhiều, đờm
khí, khứ đặc màu vàng, khó khạc đờm ra, hơi sợ gió,
đờm, bình lạnh, rêu lưỡi vàng, nhớt, mạch Hoạt Sác,
suyễn.
Tô tử giáng khí, bình suyễn làm quân, phôi
hợp với Hậu phác, Tiền hồ để hạ khí, trừ
Trị đờm đờm. Làm sứ có Nhục quế ôn thận, nạp khí;
uẩn, khí Đương quy theo cách ‘khí bệnh điều huyêV.
nghịch
Tô Chú trọng giáng khí trừ đờm, kiêm ôn thận
gây nến
nạp khí.
tứ ho suyễn
g iả n g nhiều Trị ho suyễn do đờm dãi ủng trệ ồ Phế, thận
đờm, dương bất túc, thượng thực hạ hư, nhưng lấy
khí
thượng thực là chính.
th a n g
Biểu hiện: Ho suyễn, thở dốc, đờm dính, màu
trắng, ngực đầy tức, rêu lưỡi trắng trơn hoặc
trắng nhờn, mạch Huyền Hoạt hoặc kèm thở
ra nhiều, thở vào ít, lưng đau, chân mỏi, tay
chân mỏi mệt, phù thũng.

TAM TỬ DƯỠNG TH Â N THANG


(ỉỉàn thị y tìlông) San zi yang qin tang
Chủ trị
l)A m ủ n g k h í n g h ịc h th ự c t.rộ.

Triệu c h ứ n Ị ỉ c h í n h m \m iầ
Khái thấu suyễn nghịch, đờm đa hung
bĩ, thực thiểu nan tiêu, thiệt đài bạch
nị, mạch Hoạt (Ho suyễn, nhiều đờm, t Ị ỷ m m , t f ĩ ỉ ỂaK§)c
ngực đầy, ăn ít, khó tiêu, rêu lưỡi trắng
nhờn, mạch Hoạt).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Đờm ủng thực trệ, Phế thất tuyên giáng. ;SẼ?-Ế-ỉf,
C ông d ụ n g
Ôn Phế hoá đờm, giáng khí tiêu thực. ? !m m , R K ỈB #
Dượe vị !5l5fc
Tô tử, La bạc tử đều 6-12g, Bạch giới tử 4-8g. sắc uống.

Tác d ụ n g : Thuận khí giáng nghịch, hoá đdm, tiêu trệ. Trị ho,
khó thở, ngực đầy, đờm nhiều.
Bài thuốc này cũng có tác dụng hoá đờm, bình suyễn giống
như bài ‘Định suyễn thang’ nhưng thiên về ôn Phế, tiêu trệ, vì vậy,
dùng trị hen suyễn thiên về do hàn đờm ứ trệ.
Lâm sàn g tr ị liệu:
• Trị viêm Phế quản: Trị 43 ca ho suyễn nơi người cao tuổi,
do khí nghịch đờm bế tắc. Kết quả: Đều khỏi (Trung Hoa y học tạp
chí 1, 1939).
• Trị hen Phế quản: Dùng bài này thêm Kim anh tử, Phục
linh, Trần bì, Chích cam thảo, trị 20 ca. Trong đó, nam 13, nữ 7,
tuổi từ 19 —45, thời gian bệnh 1 - 1 0 nãm. Do phong hàn, th^m
Quế chi; Phế nhiệt, thêm Ngư tinh thảo, Phế hư, thêm Chích hơừĩìK
kỳ. Tỳ hu, kết hợp với bài ‘Bổ trung ích khí hoàn’; Thận dương hư,
kết hợp với bài ‘Tế sinh thận khí hoàn’; Thận âm hư, kết hợp với
‘Lục vị địa hoàng hoàn’. Thời gian trị 7 - 6 0 ngày. Kết quả: Khổi
16, đỡ 3, không khỏi 1 (Hồ Bắc trung y tạp chí 6, 1987),
• Trị hen Phế quản: Dùng bài này, thêm Tử uyển, Khoán (1ỎIIK
hoa, Địa long, trị 46 ca, nam 7, nữ 39, tuổi từ 8 —60. Do hàn 18 CII,
nhiệt 7 ca, hư chứng 9, thực chứng 12. Mỗi ngày uống 1 thang. Trò
nhỏ giảm liều. 10 thang 1A 1 liộu trinh. IIAn uất, thỏm Tố tAn, ('an
khưưng, Hạnh nhAn. Nhiộl Ihịnh, Ihồm Xuyôn bối mAu, Tri mAu,
Liên kiều. Hư chứng, thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ, Ngũ vị tử, Nữ
trinh tử. Thực chứng, thêm Ngân hoa, Thạch cao, Xạ can. Kết quả:
28 ca h ết suyễn, tiếng phổi hết rít, theo dõi 2 năm không thấy tái
phát. 15 ca bớt suyễn, tiếng phổi về cơ bản hết rít. Có 3 ca, uống
liên tục 20 ngày, các triệu chứng không thấy chuyển biến (Quốc y
luận thuật 2, 1988).
* Trị Phế khí thũng (tràn khí màng phổi): Dùng trị các chứng
Tây y xác định là tràn khí màng phổi, viêm phế quản mạn. Biểu
hiện: ho thì khó thở, trong họng đờm khò khè, đờm màu vàng nhạt,
ngực đầy tức, bụng trướng, chán ăn, rêu lưỡi nhờn, dày, mạch Hoạt
hơi Sác. Kết quả: Dùng bài này them Đởm nam tinh, sau khi uống
3 thang, bớt suyễn, khó thở, đễ khạc đờm. Uống tiếp 3 thang nữa,
suyễn khó thở giảm được 8-9/10. Đổi thành thuốc hoàn, thêm Nhân
sâm, Đào nhục, uống hơn 1 tháng, tự cảm thấy bệnh lâu ngày đã
tiêu h ết (Thượng Hải trung y dược tạp chí 5, 1987).
* Trị màng ngực có nước: Dùng bài này thêm Đình lịch tử,
Qua lâu bì, Xuyên tiêu mục, Chỉ xác (sao), Phục linh. Sau khi uống
7 thang, bệnh giảm, tiểu nhiều hơn, lượng đờm khạc ra nhiều hơn,
vùng ngực thấy thoải mái hơn. Bỏ Tiêu mục, thêm Đại táo, uống
10 thang, 1 tuần sau, kiểm tra lại X quang, thấy kết quả tốt (Giang
Tây trung y dược 4,1982).
* Trị suy tim (tâm lực suy kiệt): Dùng bài này, thêm Phụ tử,
Sinh khương bì, Bạch truật, Xích tiểu đậu, trị người bệnh bị thấp
khứp đã 10 năm, 3 năm gần dây bị hồi hộp, hơi thở ngắn, vận động
thì bệnh tăng, được chẩn doán là thấp khớp biến chứng vào tim
(chứng thấp tim), nghe tim phổi thấy giảm âm, chẩn đoán là hở
van 2 lá, bóng tim to, suy tim. Kết quả: uống 3 thang, triệu chứng
Cố giảm bớt, uống thêm 2 thang, tiểu nhiều hơn, bớt phù một nửa.
BỖ Phụ tử, Sinh khương bì, thêm Quế chi, Chích cam thảo, uống 15
thang bệnh chuyển biến rõ, 1 tháng sau, bệnh giảm nhiều (Giang
Tây trung y dược 4, 1982).

TÙ YEN PHỦC Đ ẶI G IẪ THẨNG


(Thươỉiệt hàn luận) Xuan fu dai zhe tang
Chủ trị
ị Vj hư (Ịờ 111 trơ khí nghịch ciiứng. m iíW íỉ/ c .$ ỉii:
Triệu chứng chính
Vị quản bĩ muộn, tần tần ái khí, hoặc ẩu
thổ ách nghịch, thiệt đại bạch nị, mạch
Hoãn hoặc Hoạt (Bụng đầy tức, thỉnh ÌS, t r ể â
thoảng ợ hơi, nôn mửa, nấc, rêu lưỡi M, Sỉ^ẵậctt 1
trắng nhờn, mạch Hoãn hoặc Hoạt).
Nguyên nhân gây bệnh
Vị khí hư nhược, đờm trở khí nghịch.
Công dụng
Giáng nghịch ho á đờm, ích khí hoà Vị. Vặm m , £ l%$> ị ị
Dược vị
Tuyền phúc hoa (quân) 12g, Đại giả thạch (thần) 12-20g, Bán
hạ (chế) (thần) 8-12g, Đại táo (tá) 3 quả, Đảng sâm (tá) 12-16g,
Chích thảo (sứ) 4g, Sinh khương (thần) 3 lát. sắc uống.

Tác dụng: Giáng khí hoá đờm, ích khí hoà Vị. Trị Vị khí hư
nhược, đờm trọc khí trệ gây nên Vị khí nghịch, sinh ra nấc cục, ợ
hơi, nôn, hoặc nôn đờm dãi, rêu lưỡi trắng hoạt, mạch Hư Huyền.
G iải thích: Tuyền phúc hoa giáng khí tiêu đờm; Đại giả thạch
giáng nghịch, trị VỊ khí nghịch, là chủ dược; Đảng sâm kiện Tỳ ích
Vị, trị Vị khí hư nhược trừ đờm trọc ứ trệ; Bán hạ giáng nghịch
trừ đờm, tiêu bĩ tán kết; Cam thảo, Đại táo ích khí hoà trung; Sinh
khương cùng với Bán hạ giáng nghịch cầm nôn.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Bài này thường dùng trị viêm dạ dày
mãn tính, sa dạ dày, hội chứng đau dạ dày cơ năng, loét dạ dày,
hành tá tràng, có những triệu chứng nấc cục, ợ hơi, nôn, buồn nôn
có tác dụng nhất định.
Trường hợp Vị khí bình thường, bỏ Đảng sâm, Đại táo, Chích tháo.
Đờm nhiều, thêm Phục linh, Trần bì để hoà Vị tiêu đờm.
Tỳ Vị hư hàn gây ra nâc, dùng Can khương thay Sinh khươr%
thêm Đinh hương, Mộc hương, Sa nhân để ôn Vị, giáng nghịch.
Lâm sàn g hiện n ay :
• Trị hystcria (ý bệnh). Dùng t)Ai nAy, thftm T<mn tiío nhfln,
Bá tử nhân, trị 45 ca. Kết quả: Khỏi 34 (hết các triệu chứng, thực
quản trở lại bình thường, làm việc lại được), đỡ 8 (các triệu chứng
về cơ bản đã hết, thực quản hết vướng, làm việc lại được, không
khỏi 3 (Thượng Hải trung y dược tạp chí 4, ỉ 984).
• Trị dạ dày viêm do nước mật tràn vào: Dùng bài này thêm
Thương truật, Trần bì, Bạch truật, Phục linh, Thần khúc, Tô ngạnh.
Kết quả tốt (Quảng Tây trung y dược 5, 1986).
• Trị nghẽn u môn: Dùng bài này thêm Hoàng liên, trị 14 ca,
khỏi hoàn toàn (Hồ Bắc trung y tạp chí 6, 1981).
• Trị xoẩn dạ dày: Dùng bài này hợp với bài ‘Chích cam thảo
thang', trị xoắn dạ dày do khí nghịch đờm uất, khí huyết bất túc.
Kết quả: Uống 30 thang, cơ bản đã khỏi. Cho uống ‘Lục quân tử
thang’ để củng cố kết quả (Tân trung y 11, 1984).
Tham khảo:
> La Đông Dật nói: Bài này của Trương Trọng cả n h là bàí thuốc r
hay trị chính khí hư không quy về gốc để thông suốt thượng tiêu và hạ tiêu.
Vì sau khi dùng phát hãn, thổ, hạ, biểu tà tuy lui nhưng vị khí suy tổn cũng
nhiểu. Vị khí đã hư, tam tiêu cũng vì thế mà mất chức năng, dướng không
Cỏ chỗ về nên không thăng lên được, âm không có chỗ nạp mà không
gỉống xuống. Do đó trọc tà lưu trệ, phục ẩm gây thành nghịch, cho nên dưới
tlm đầy cứng, ợ hơi liên tgc. Trong bài dùng Nhân sâm, Cam thảo dưdng
chính bổ hư, Khương Táo hoà Tỳ dưống VỊ, VI thế yên định được trung tiêu
Tỳ Vị; lại lấy Đại giả thạch được vị ngọt của đất mà trầm lắng, có tác dụng
llém phù trấn nghịch, dẫn Nhân sâm đưa khí xuống; Tuyển phúc hoa vị cay
mà nhuận dùng để khai Phế khí, tẩy đờm ẩm; dùng Bán hạ làm tá để trừ
đởm ẩm ỏ thượng tiêu. Nếu không có hai vị ấy thông suốt từ trên xuống
dưới thì lấy gì để trị hết được ợ hơi liên tục, dưới tim đầy tức. Xem Trọng
Cồnh trị thuỷ khí ở hạ tiêu nghịch lên tim gây nên run rẩy muốn ngã xuống
đất. dùng ‘Chân vũ thang’ để trấn áp; Chứng đại tiện lổng do hạ tiêu, hạ
nguyên không vững, dùng Xích thạch chi và Vũ dư lương để cầm giữ lại.
ỏ đôy Vị hư ở trung tiêu, khí không thông xuống, dùng bài này dẫn xuống,
bệnh trong ngực chuyển biến tốt, các phép quy nguyên, cố hạ đều hết ngay
(Danh y phương luận).
'ề' Bồi này trong sách ‘Thương hàn luận' dùng trị sau khi dùng các
phóp hân, thổ, hạ, biểu tả giải mà trung khí bị tổn thương, vị khí nhân hư mả
nghịch lôn làm cho dưới tim đầy cứng, ợ hơi không ngửng.
Đổi với tạp bệnh, nốu do vj khí không điểu hoà, dây tức, ợ hđỉ, đến củ
cùc chứng phíôn v| do v| hư, khí nghịch gây ra, cúng đổu dùng được. Nốu
vị khí không hư, có thể bỏ Nhân sâm, Cam thảo, Đại táo; đờm nhíểu có thể
thêm Phục linh; kèm hoả, thêm Hoàng cầm, Mạch đông.
Sách ‘Thương hàn phụ dực’ ghi: “Tuyền phúc hoa, Bán hạ làm thang
hợp với bột Đại giả thạch trị đờm kết ở ngực và cách mạc lâu ngày không
khòi, hoặc đờm dãi xốc lên, rất hay” (Thượng Hải phương tễ học).
> Trong bài Tuyền phúc hoa, Đạị giả thạch ỉàm quân. Kinh viết: ‘Cá
loài hoa đều có xu hướng thàng lên, chỉ có Toàn phúc hoa là giáng xuống’,
do đỏ, dùng Tuyền phúc hoa giáng khí, tiêu đờm, trừ ho; Đại giả thạch vị
đắng tính lạnh, tác dụng trấn khí nghịch nhưng do tính mát lạnh, Đại giả thạch
không được dùng liều cao tránh tổn hại Tỳ Vị dương (Trung y vấn đối).

Bài ca TUYỀN PHÚC ĐẠI GIẢ THẠCH THANG

'Đại giả tuyền phúc’ dụng Nhân sâm, 'Đại giả tuyền phúc’ có Nhân sâm,
Bán hạ, Can khương, Đại táo lâm, Táo, Khưđng, Cam, Bán thực không lẩm,
Trọng đĩ trấn nghịch hàm nhuyễn bĩ, Nặng thỉ trấn nghịch, hàm (mặn) mểm bĩ,
Bĩ ngạnh y khí lực năng cấm, Bĩ cứng ợ hơi đủ sức cẩm.

QUẨT b ì t r ú c NHự t h a n g à à tíỉn ís


( Kim quĩ yếu lược) Ju pi zhu ru tang
C hủ tr ị
VỊ hư hữu nhiệt chi ách nghịch. P ỉiÈ íĩítò n lẼ iẼ
T riệ u c h ứ n g ch ín h $ iiE Ì?/ằ
Ách nghịch hoặc can ẩu, thiệt hồng nộn,
mạch Hư Sác (Nấc hoặc nôn khan, lưỡi đỏ
!*, li
bệu, mạch Hư Sác).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Vị hư hữu nhiệt, khí nghịch bất giáng (Dạ
dày có nhiệt, khí nghịch lên không giáng
xuống).
C ông d ụ n g
Giáng nghịch chỉ ách, ích khí thanh nhiệt.
D ược VỊ
Quất bì 8-12g, Dại táo U-5 <|im, (hun thảo Aịị, i)àng sâm, Truv tị hự
(lAu 12-Uỉg, Sinh /thươutỉ 8-12g, srie, chia ‘ì lAn uống trong ngfty.
Tác d ụ n g : ích khí thanh nhiệt, giáng nghịch, cầm nôn. Trị
nấc do Vị khí hư kiêm nhiệt.
G iải th ích: Chứng của bài này trị được là chứng vị hư, ghé
nhiệt, do bệnh lâu ngày vị hư, khí thảng giáng mất diều hoà mà
gây nên. Quất bì lý khí, hoà Vị, giáng nghịch, cầm nôn; Trúc nhự
thanh Vị nhiệt, cầm nôn, đều là chủ dược; Đảng sâm ích khí, hoà
Vị, cùng dùng với Quất bì có tác dụng lý khí, bổ hư; Sinh khương
hoà Vị, cầm nôn; Cam thảo, Đại táo ích khí hoà Vị. Các vị thuốc
cùng dùng làm cho bài thuốc có tác dụng ích Vị khí, thanh Vị nhiệt,
giáng VỊ nghịch. Tác dụng tổng quát của bài này là bổ hư điều hoà
khí, thanh mà không hàn, khí thuận, nhiệt thanh, vị khí được hoà
giáng, thì nấc có thể khỏi.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Trên lâm sàng, bài này thường được
dùng trị nôn mửa lúc có thai, nôn do hẹp môn vị không hoàn toàn,
nầc cụt sau phẫu thuật vùng bụng thuộc hội chứng VỊ hư nhiệt.
• Nếu Vị âm bất túc, miệng khát, nôn khan, ợ hơi, ăn ít, lưỡi
đỏ, ít rêu, khô, mạch Tế Sác, lúc dùng, thêm thuổc tư dưỡng Vị âm
như Mạch môn, Cát căn, Thiên hoa phấn, Thạch hộc, Lô căn.
• Trường hợp trị chứng nấc cụt do Vị nhiệt, cơ thể khoẻ mạnh,
có thể bỏ Đảng sâm, Đại táo, Cam thảo, thêm Thị đế để giáng
nghịch, gọi là bài ‘Tân chế quất bì trúc nhự thang’ (Ôn bệnh điều
biện).
• Trường hợp có ứ huyết, thêm Đào nhân để hoạt huyết.
• Nêu đờm hoả, thêm Tỳ bà diệp, Qua lâu nhân dể thanh
nhiột, hoá đờm.
C hú ỷ: Không dùng bài này đối với trường hợp nấc cụt do hư
hàn hoặc thực nhiệt.
Tham khảo:
Trương Bỉnh Thành nói: Thường khí của người ta đều bẩm thụ ở vị, vị
ià bó của ngũ tạng lục phủ, khí thường đỉ xuống, hư thì đi ngược lên. Nói khí
hơu dư tức là hoả, hoả chưng đốt tân dịch thành đờm, do đó sinh nôn mửa
VÀ nấc. Cho nên chứng nôn mửa và nấc không kể hàn nhiệt hư thực đểu
Ih bộnh từ vị. Bài này trị vị hư, nôn mửa và nấc, bệnh do hư mà sinh ra thl
trước vồn phải trị hư, cho nên dùng Sám, Thảo để trợ VỊ khí, hoà Vị, thanh
phlổn, dùng Khương Trio, vl VỊ In nguốn của Vộ, Tỳ lủ gốc củn Vinh, Vinh
Vệ dlốu hort thl Tý Vị so khổng m át chừng mực (Thành phương ỉiộn dộc).
Bài ca QUẤT BÌ TRÚC NHự THANG

‘Quất bì trúc nhự’ chỉ ẩu ách, 'Quất bì trúc nhự’ nấc, nôn hoài,
Sâm, Cam, Bán hạ, Tỳ bà, Mạch, Bán hạ, Sâm, Cam, Mạch chẳng sai,
Xích phục tái gia Khương, Táo tiễn, Xích phục, Tỳ bà gia Khương, Táo,
Phương do ‘Kim uỹ' thử gia tích. Xem trong ‘Kim quỹ’ chọn nên bài.

So sánh bài TUYỀN PHÚC ĐẠI GIÀ THẠCH THANG


và bài QUẤT BÌ TRÚC NHự THANG

Mạnh Tỳ Vị, giáng nghịch, cầm nôn


Tuyền
Đều có Sâm, mửa, tiêu trừ đầy trướng.
ph ú c
đ ạ i g iả Cam thảo, Trị Vị khí hư nhược, đờm trọc ứ trệ, VỊ
thạch Sinh khương, khí nghịch lên sinh các chứng ợ hơi,
thang Đại táo. phiên vị nôn mửa, nhổ ra đờm dãi, rêu
Đều có tác lưỡi trắng hoạt, mạch Huyền Hư.
dụng giáng Có tác dụng bổ ích Tỳ Vị, giáng nghịch
Q uất nghịch, chỉ cầm nôn mửa, chỉ ách, thanh nhiệt.
bì trúc ách.
Chủ trị hư nhược lâu ngày, hoặc sau khi
nhự Đều dùng trị nôn mửa, tiêu chảy, Vị hư nhược kiêm
than g nấc. nhiệt khí nghịch lên sinh nấc cụt, nôn
mửa, lưỡi hồng nhạt, mạch Hư Sác.

TÂN CHẾ QUẤT BÌ TRÚC NHự THANG (Ôn bệnh điều biện)
'ìầ - Xin zhi ju pi zhu ru tang
Là bài ‘Quất bì trúc như thang* bỏ Nhân sâm, Táo, Tháo,
thêm Thị đế.
Tác d ụ n g : Trị nấc do vị bị nhiệt, vị khí không hư.
Tham khảo: Xét bài T ế sinh quất bì trúc nhự thang’ trị chứng
nấc kèm âm dịch thiếu, bài ‘Tân chế quất bì trúc nhự thang’ trị ĩìốv
do Vị bị nhiệt mà Vị khí không hư.
So với bùi ‘Quất bì trúc nhự thang’ của số ch ‘Kim quỹ’ thì 11ÍC
dụng cùa 3 bài khác nhaur cách trị cũng khác, trôn lAm sàng nAn
lựa chọn cht) thích hựp {Thượìiịị Hái phươtiỊỊ học).
ĐINH HƯƠNG THỊ Đ Ế THANG (Chứng nhân m ạch trị)

- Ding xiang shi di tang


Đinh hương 2’4g, Đảng sâm 8-16g, Thị đế (tai hồng) 8-12gJ
Gừng tươi 8-12g. Sắc uống.
Tức d ụng: ích khí ôn trung, trừ hàn giáng nghịch. Trị nấc
do hư hàn.
G iải thích: Chứng nấc thuộc hàn là do dương khí ở trung
tiêu khồng mạnh, vị có hư hàn. Đinh hương, Thị đế ÔĨ1 Vị, tán hàn,
giáng nghịch, chỉ ách, là chủ dược; Đảng sâm bổ trung ích khí; Sinh
khương tán hàn, giáng nghịch. Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng
ích Vị khí, tán Vị hàn, giáng Vị khí nghịch.
ứ n g dụ n g lâm sàng:
Bài này trị nấc cụt do bệnh lâu ngày cơ thể hư yếu, trung tiêu
hư hàn sinh ra, thường có các triệu chứng như nấc cụt, nôn, miệng
nhạt, chán ăn, bụng đầy ngực tức, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch Trầm
Trì.
• Bài này thường dùng trị chứng Vị hư hàn, nấc cụt sau phẫu
thuật, bụng co th ắt do cơ hoành hoặc nấc cụt cơ năng.
• Nâc do hàn mà cơ thể khoẻ, bỏ Đảng sâm, gọi là ‘Thị đê
thang’ (Tế sinh phương).
• Nấc do hàn mà kiêm khí uất đờm trệ, thêm Quất bì, Trúc
nhự, Cao lương khương, Trầm hương, Chế bán hạ để lý khí hoá
đờm, giáng nghịch, chỉ ẩu.
L âm sàn g hiện nay:
• Trị nấc ỉâu ngày không khỏi (ngoan cô" tính ác nghịch): Đã
trị 2 ca, khỏi hoàn toàn (Cát Lâm y dược vệ sinh, 2, 1975).
• Trị viêm dạ đày do ứ nước mật (Đởm trấp phản lưu tính Vị
viêm): Dùng bài này hợp với bài ‘Tứ quân tử thang’, so sánh với
dùng thuốc Tây y. Kết quả: Trung y trị 53 ca, khỏi 49, đỡ 4; Tây y
trị 5iỉ ca, khối 26, đỡ 10, không khỏi 17 (Trung Tây y dược kết hợp
tọp chí :ĩ , ì 990).
Bài ca ĐINH HƯƠNG THỊ ĐẾ THANG

Dinh hưdng, Thị đế, Nhân sâm, Khương, Đinh hutsng, Thị đế, Nhân sâm, Khidng,
Ách nghịch nhẫn hàn trung khí tường. Nấc ngược do hàn khí tổn thương,
Tế sinh Hương, Đế cẩn nhị vị, Hưdng (Đinh), Đế {Thị) Tế sinh 2 vị thuốc,
Hoặc gia Trúc, Quất dụng giai lương. Hoặc thêm Trúc (nhự), Quất, ấy lương phương.

So sánh bàỉ ĐINH HƯƠNG THỊ ĐỂ THANG


và bài QUẤT Bì TRÚC NHự THANG

Đều dùng Có tác dụng ôn trung ích khí, giáng nghịch,


Nhân sâm chống nấc cụt.
Đ ỉnh Thiên về ấm, trị Vị khí hư hàn sinh nấc
bổ trung
hưotng ích khí cụt, nôn mửa.
th ị và Sinh Trị Tỳ khí hư hàn, không điều hòa sinh
đe khương nấc cụt, nôn mửa, phiền muộn, lưỡi nhạt,
th a n g cam non rêu trắng, mạch Trầm Trì.
mửa. Trị sau khi phẫu thuật cơ hoành co thắt,
sinh nôn mửa, thuộc chứng Vị khí hư hàn.
Đều có tác Dùng thuốc thanh mà không'lạnh, bổ mà
Q uất dụng giáng không trệ.
bì nghịch Thiên về mát, trị Vị hư kiêm nhiệt.
trú c cầm nấc
nhự Trị có thai nôn mửa do nhiệt, nôn mửa do
cut, nôn hẹp môn vị, hoặc sau khi giải phẫu bụng
th a n g mửa. sinh nấc cut.

THỊ Đ Ế THANG ( T ế sinh phương)

- Shi di tang
Là bài ‘Đinh hương thị đế thang’ bỏ Nhân sâm.
Tác dụng'. Ôn trung, tán hàn, giáng nghịch, chỉ ách. Trị ngực
đáy tức, nấc không ngừng, thuộc loại nấc do hàn mà chính khí ch ưu
hư yốu.

TH | TIỂ N TÁ N (Khiết c ổ gia trân)

|i|jWB( - Shi qian Han


LA bíú 'Dinh hươtịỊị thị d t thanỊị' bổ Sinh khươHỊi, Uín bột.
Tác d ụ n g : Ôn trung ích khí, giáng nghịch chỉ ách. Trị ngực
đầy trướng, nấc liên tục không ngừng, thuộc loại Vị khí hư mà hàn
không quá nhiều.
T h a m k h ả o : Xét bài ‘Thị đế thang’ trị nấc thuộc hàn mà
c h ín h k h í h ư cho nên không dùng Nhân sâm; còn bài ‘Thị tiền
tán ’ tuy trị nấc thuộc hàn nhưng nặng về k h í h ư m à h à n cò n
n h ẹ, cho nên bỏ Sinh khương (Thượng Hải phương tề học).

ĐẠI BÁN HẠ THANG (Kim quỹ yếu lược)

- Da ban xia tang


Mật ong 40-80g, Bán hạ 12-20g, Nhân sâm 8-12g, Bạch truật
20g.
Sắc với 10 chén nước, hoà với mật, múc lên đổ xuống 200 lần,
cho thuốc vào sắc lấy 2.5 chén, uống ấm 1 chén. Nưđc thuốc còn lại,
chia làm 2 lần uống.
Tác dụng: Bổ trung tiêu giáng nghịch. Trị phiên vị, sáng ãn
chiều mửa, hoặc chiều ăn sáng mửa.
G iải thích: Vị lấy giáng xucíng là thuận, bốc lên là nghịch,
nôn mửa của chứng phiên vị là do vị hư không giáng xuống. Trong
hồi dùng Bán hạ giáng nghịch chỉ nôn, Nhân sâm bổ hư ích vị,
Hạch m ật ngọt thuận, hoà hoãn trung tiêu, sắc thuốc dùng nước,
lấy nước hoà với m ật múc lên đổ xuống 200 lần, làm cho nước và
mật hoà đều với nhau. Bán hạ được nước mật sắc thì giảm bớt tính
khỏ ráo.
Chứng phiên vị thường kèm đại tiện bí, trọng dụng Bạch
mẠt không những dùng để giúp hoà trung tiêu, mà tác dụng nhuận
trường của nó làm cho phủ khí thông đều, cũng gián tiếp làm cho
hAt nôn mửa.

TIỂU B Á N HẠ THANG (Kim quỹ y ế u lược)


/J\ 'I' Ợ ỳịj - Xiao ban xia tang
Hán hạ Ỉ5g, Sinh khương 15g. sắc với 7 chén nước còn 2
ehổn, chia lAm 2 lÀn, uống Am.
Tác d ụ n g ; Khứ (lờitì hòa Vị, giang nghịch, chỉ ẩu. Trị nôn
mửa mà không khát, vùng ngực dưới tim có nước óc ách, không ãn
cơm cháo được.
G iải th íc h : Bán hạ vị cay, tính táo, có tác dụng giáng nghịch,
địch ẩm, là thuốc chuyên dùng trị ẩm chứng; Sinh khương vị cay,
tính tán, cố tác dụng ôn trung, giáng nghịch, ức chế bứt độc tính
của Bán hạ.
ứ n g d ụ n g lâ m sà n g : Hiện nay dùng trị rối loạn thần kinh
dạ dày, rối loạn tiền đình (hội chứng mê ni e), nghẽn u môn (không
hoàn toàn), viêm vị trường, ngộ độc thức ăn, có thai bị nôn mửa
(thai nghén).
L âm sàn g hiện nay:
• Trị đau dạ dày do rối loạn thần kinh: Dùng bài này thêm
Phục linh, Táo tâm thổ. Kết quả: Uống 3 thang, hết nôn mửa
(Trung y tạp chí 12, 1982).
• Trị chóng mặt do tai trong (hội chứng mê ni e): Dùng bài
này thêm Phục linh, hợp với bài ‘Trạch tả thang’. Kết quả: Tốt
(Trung y tạp chí 12, 1982).
• Trị có thai bị nôn mửa (nhâm thần ố trở): Dùng bài này
thêm Tử tô, Bạch truật, Hoàng cầm, Trúc nhự, Hoàng liên. Kết quả
tốt (Tân trung y 7, 1990).

CAN KHƯƠNG NHÂN SÂM BÁN HẠ HOÀN (Kim quỹ yếu


lược)

^ Ể ề Ả í r ^ l ĩ Ấ , - Gan jiang ren shen ban xia wan


Can khương, Nhân sâm đều 4g, Bán hạ 8g. Tán bột, lấy nước
gừng khuấy hồ làm viên, to bằng h ạt Ngô đồng, mỗi lần uống 10
viên, ngày uống 3 lần.
Tác dụng'. Ôn trung bổ hư, giáng nghịch chỉ ẩu. Trị có thui
nôn mửa không ngừng.

T Ứ MA Ẩ m ( T ế sinh phương)

- Si mo yin
Nhân tìárti, Tân lanịị, Trảm hương, Ỏ dược, các vị bhng nhmi,
mỉli uột uột với nước, lấy khoáng 7/10 chén, đun aối 3-ỗ lán, uống Ám,
Tác dụng: Phá trệ giáng nghịch, kiêm phù trợ chính khí. Trị
th ất tình khí nghịch, khí xông lên suyễn thở gấp, ngực và cách mạc
không khoan khoái, phiền muộn không ăn dược.
G iải th íc h : Thất tình khí nghịch lên, suyễn, phiền muộn là
do can khí nghịch lên, phạm vào Phế thì suyễn, khó thở, phạm
sang Tỳ vị thì ngực phiền muộn không ăn uống được, đó là ngọn
bệnh phát ở Phế và Tỳ vị, mà gốc bệnh thì ở can. Bài này dùng
Tân lang phá trệ hành khí, Trầm hương giáng nghịch khí suyễn,
Ô dược điều hoà can, thuận khí. Tuy nhiên, các vị thuốc giáng khí,
hành khí, thường dễ làm hao tổn chính khí, cho nên dùng Nhân
sâm để bổ ích chính khí.
Tóm lại, bài này lấy giáng khí, thuận khí, trị can là trị vào
gốc bệnh, gốc bệnh được trừ thì ngọn bệnh như suyễn, khó thở,
phiền muộn cũng hết. Dược vật dùng trong bài mài uống, thì mức
tập trung hiệu quả nhanh. Vương Hựu Nguyên nói: “Bốn khí vị đều
dặn, mài thì vị được toàn vẹn, sắc thì khí được thông đạt”.

Đài ca T ứ MA Ẩ m

'TỬ ma' diệc trị thất tình xâm, ‘TỨ ma’ bệnh bởi 7 tình ra,
Nhân sâm, ô dược cập Tân, Trầm, ô dược, Sâm, Tân, Trám ấy mà,
Nùng ma tiễn phục điểu nghịch khí, Mài đặc sắc lên điểu khí nghịch,
Thực gla Chỉ xác dịch Nhân sâm, Thực thời Chỉ xác đổi Sâm qua,
Khứ Sâm gia nhập Mộc hương, Chỉ, Bỏ Sâm gia Mộc hương và Chỉ (thực),
‘Ngũ ma ẩm tử’ Bạch tửu châm. Rượu trắng mài thành gọi 'Ngũ ma'.

NGŨ MA ẨM TỬ ( Y p h ư ơ n g tập giải)

- Wu mo yin zi
Là bài ‘Tứ ma ẩm ’ bỏ Nhân sâm thêm Mộc hương, Chỉ xác,
mAỈ với rượu trắng, uống.
Tác d ụ n g : Thuận khí, giáng nghịch. Trị chứng khí huyết
nghịch lôn do uất.
G iải thích: o (ìưực, Mộc hương hành khí; Chỉ xác, Binh lang
plỉrt khí, Trầm hương giáng khí. Ngoài ra, (lùng thuốc mài với rượu
uốny Am, aU' vị thuốc: không qua (lun sắc, khí (tÀy, sức mạnh, hiộu
Ịịud t‘AnK nhanh. i)Ại' (liÁiti rún l)Ai nAy ỈA U)p trung các vị thuốc cỏ
sức hành khí, phá khí, giáng khí mạnh vào một bài.
Tham khảo:
Xét bài ‘Tứ ma ẩm’, một m ặt dùng Trầm hương, Tân lang, ô
dược phá khí, giáng nghịch, một m ặt lại dùng Nhân sâm để bể hư
yếu, là phương pháp trong công ghé bổ, điều chĩnh được cả tà lẫn
chính. Bài ‘Ngũ ma ẩm tử’ bỏ Sâm, thêm Mộc hương, Chi xác tức
là tập trung vào tác dụng công lợi, chỉ nên dùng đối với chứng khí
thực người khoẻ. Hai bài phép dùng và mức độ khác nhau, khi dùng
nên phân biệt rõ (Thượng Hải phương tễ học).

Kết luận
Các bài thuốc hành khí, giáng khí chỉ thích hợp trong điểu trị
cá c b ệ n h th ự c c h ứ n g . N ếu kh í hư phải d ù n g bài th u ố c bổ khí.

Nếu khí trệ kèm khí hư: đùng thuốc Bổ khí + Hành khí.
Loại thuốc hành khí, giáng khí thường gổm các vị thuốc cay,
thơm, dễ làm thương tổn đến tân dịch, vì vậy, khi đã đạt yêu cầu về
trị bệnh, cần ngưng thuốc ngay.
Đối với người bệnh âm hư, tân dịch giảm, khi dùng cần thận
trọng.
Thuốc lý khí thường không ngoài tác dụng hành khí và giáng
khí nhưng cần phối hợp các bài thuốc cho thích hợp vối chứng trạng
lâm sàng.
T ứ nghịch tán’ là bài thuốc chính để sơ Can, hành khí.
B ài ‘S à i hồ sơ can tá n ’ và T iê u dao tá n ’ từ bài trê n b iến hoá ra,
ngoài sơ Can, hành khí, giải uất lại còn có tác dụng hoạt huyết và
đ iể u hoà C an T ỳ (xem ch ươ n g ‘ Thuốc H o à ’.

‘Kim linh tử tá n ’ sơ C an hành khí, giải trừ C an kinh u ất n h iệ t kèm


thêm tác dụng hoạt huyết, thích hợp với các chứng Can khí không
thư thái, Can kinh uất nhiệt, khí trệ huyết ứ mà dẫn đến các chứnỊỊ
đau, đ ặ c b iệ t cá c ch ứ n g đau ở ngực hông, bụng trên, bụng dưới.

Hành khí
Bài ‘Việt cúc hoàn' hành khí giỏi uất, có thổ trị bệnh do 6 thử
uát gây ra, nhưng trị khí uát là chủ yếu, dùng chung VỚI c ố c v| thuổc
lý khí, hoạt huyết, hoá đờm, táo thấp, tiết nhiệt, tiêu thực nên ngoài
tác dụng sơ Can hành khí ra, còn giải trừ các chứng uất về huyết,
đờm, hoả, thấp thực.
‘Gia vị ô dược thang’ hành khí giảm đau, thích hợp với can uất
khí trệ, đau bụng trước khi hành kinh.
‘Q u a lâu g iớ i b ạ ch b ạ ch tửu th a n g ’ th ô n g dươ n g tán kết, tiê u
dờm hạ khí, dùng trị chứng dương khí ở ngực không mạnh, khí trọc
âm nghịch lên, ngực đau.
Thiên thai ô dược tán’, ‘Quất hạch hoàn’, đều là bài thuốc trị
bệnh sán khí nhưng mỗi bài đều có sở trường riêng. Thiên thai ô
dược tán’ hành khí tán hàn, trị sán khí đau; ‘Quất bạch hoàn’ hành
khí tiêu cứng, trị chứng đổi sán, cả hai bài ấy bệnh tình đều là khí
thực, không hư.
'Lương phụ hoàn’, ‘Kim linh tử tán’, ‘Đan sâm ẩm’ đều có thể
trị đau dạ d à y nhưng m ỗi bài đ ều có chủ trị riêng: ‘Lương phụ h o à n ’
thích hợp với chứng can vị bất hoà, chúng hàn ở vị; ‘Kim lình tử tán’,
'Đ an sâm ẩ m ’ đ ề u có tá c d ụ n g đ iể u hoà khí, hoá ứ h u yế t, th ích hợp
với chứng khí huyết ứ kết. ‘Khải cách tán’ nhuận táo giải uất, trị
chứng nghẹn thuộc khí kết, tân dịch khô.

Giáng khí
Tuyền phúc đại giả thang’, có khả năng giáng nghịch khí, kiêm
bổ hư, dùng trị các chứng ngăn trở khí nghịch, nôn mửa do vị khí hư
nhược, Ợ hơi.
‘Quất bì trúc nhự thang’ và ‘Đinh hương thị đế thang’ là hai bài
thuốc dùng trị nấc, nhưng bài trước chủ yếu là bổ hư thanh nhiệt,
hồnh khí chỉ nấc, dùng trị chứng vị hư kiêm nhiệt; bài sau chủ yếu là
bố trung tán h à n , d ù n g trị tru n g tiê u hư hàn.
N g o à i ra, th u ố c lý kh í th ư ờ n g có tá c d ụn g sơ C an, sơ Can và
ịý khí th ư ờ n g th ư ờ n g đi đ ô i vớ i nhau n hưng cần p h ả i b iế t là ‘C an là
lộ n g cư ơ n g , tính thích đ iể u đ ạ t’, Can kh í cầ n th ư th á i, C an thể cần
nhtiộn, người nào Can khí khống thư thái đương nhiên phải dùng
lluỉrtc lý khí. Thuốc lý khí phần lớn thơm và táo, dùng nhiều quá sẽ
yÃy lổn thương Can ám, lỉHm hao Can huyết, vì vậy, khi dùng thuốc lý
khí i1ór>n thời phrSi quan tAm d ư ớ n y h uyế t, nhu C an, p h ả i th ê m cá c vị
iệ o h thược, M ộ c qua, Đ an sâm, Đương quy, s in h địa, Câu kỷ tử, Hà
thủ ô. Cho nên bài T ứ nghịch tán’ trong thuốc lý khí có Bạch thược,
Tiêu dao tán’ có Đương quy, Bạch thược trị đau ở hông sườn, ở dạ
dày, mục đích là dưỡng Can âm, ích Can huyết là chính, sơ Can lý
khí là phụ. Những mối quan hệ này cần được chú ý khi dùng thuốc
lý khí.
THUỐC LÝ HUYẾT
ỉầ È L M

Thuốc Ịý huyết là những bài thuốc gồm những vị thuốc


có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, hoặc chỉ huyết (cầm máu), có
tác dụng tiêu tán huyết ứ, tăng cường huyết mạch lưu thông
hoặc cầm máu, chủ yếu trị những bệnh vể huyết.
Huyết là vật chất quan trọng để nuôi dưỡng cho cơ thể.
Sách íNạn kinh’ viết: “Huyết chủ nhu nhuận” (Nạn thứ 22).
Thiên ‘Doanh vệ sinh hội’ (Linh khu 18) viết: “Để nuôi sống
người không gì quí bằng nó”. Nếu do một nguyên nhân nào đó
làm cho huyết lưu hành không thông sướng, ứ tắt bên trong
sinh ra bệnh, cần sử dụng phép hoạt huyết, khử ứ để trị.
Phân loại
Trên lâm sàng thường được chia làm 3 loại chính:
1- Hoạt huyết, khứ ứ.
2“ Chĩ huyết.
3- Bổ huyết.
Huyết ứ dùng phép hoạt huyết, xuất huyết dùng phép
ch? huyết, huyết hư dùng phép bổ huyết.
Trong chương này chỉ giới thiệu 2 phép hoạt huyết và
ch? huyết còn bài thuốc bổ huyết sẽ giới thiệu trong chương
bài thuốc bổ.
Những bài thuốc hoạt huyết thường dùng kèm theo
thuốc hành khí theo nguyên tắc ‘khí hành tắc huyết hành1.
Thuốc cầm máu cũng thường hay dùng thuốc hoạt huyết
kồm theo vì huyết ứ cũng có thể sinh ra chảy máu.
Cách chọn thuốc

- Dùng các vị thuốc có tính lý khí (như Hương phụ, ô


dược...) phối hợp với thuốc bổ khí (như Hoàng kỳ...) và bổ
huyết (Đương quy...) để làm thông huyết, theo nguyên tắc
‘Khí hành tắc huyết hành'.
- Dùng các thuốc có vị ôn (Quế chi, Sinh khương...)
để ôn kinh, làm cho huyết ấm lên mà hành đi được, theo
nguyên tắc ‘Đắc ôn tắc hành’.
- Dùng các thuốc thanh nhiệt, giải độc, phối hợp để
hoạt huyết, thanh nhiệt khi điều trị các chứng mụn nhọt.
- Đối với phụ nữ có thai, cần phải rất thận trọng khỉ
dùng các thang thuốc hoạt huyết, không được sử dụng các
vị thuốc phá huyết như Tam lăng, Nga truật.
THUỐC HOẠT HUYẾT
VÉJÚlf§
Thuốc hoạt huyết có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, thích hợp
trị các chứng huyết lưu thống không thuận lợi, chứng ứ huyết làm
trở ngại bên trong.
Trên lâm sàng thường dùng các loại thuốc hoạt huyết trị các
chứng bệnh của hệ tim mạch, viêm gan mãn tính, xơ gan, tiểu són,
di chứng của tai biến não, xuất huyết não, các bệnh ngoại khoa,
viêm khớp do phong thấp, u bướu, các bệnh phụ khoa, các bệnh
ngoại thương (tai nạn) v.v...
Tuy nhiên, hội chứng ứ huyết, xuất huyết có khác nhau, thí
dụ trong bệnh nhiễm sốt cao bứt rứt, bụng dưới đầy đau, tiểu tiện
không thông, đại tiện phân màu đen, đó là biểu hiện của chứng
xuất huyết.
Trường hợp bị trúng phong do khí hư, huyết trệ, kinh mạch
không thông, xuất hiện bán thân bất toại (liệt nửa người) hoặc phụ
nữ bế kinh, bụng dưới đầy, chứng có hòn cục (khối u, trưng, hà),
có lúc có sốt hoặc rét, âm đạo xuất huyết, mầu thâm tím hoặc
xuất huyết nhiều, hoặc do té ngã, va chạm gây tổn thương ứ huyết
ở nội tạng, ngực sườn đau tức... là biểu hiện của huyết ứ.
Dùng phương pháp hoạt huyết khứ ứ phải dựa vào sự nặng
nhe., hoãn cấp của bệnh tình; đồng thời còn phải chú ý đến bệnh
mới hay đã lâu và thể chất yếu khoẻ của người bệnh.
Tuỳ tình hình bệnh ỉý khác nhau mà dùng các bài thuốc hoạt
huyết, khứ ứ cho thích hợp.

Các vị thuốc thường dùng để hoạt huyết, khứ ứ

Đan sâm Hoạt huyết, khứ ứ, điều kinh, thanh nhiệt. I


Xuyôn khung i Hoạt huyết, điếu kinh.
: ích mảu Hoạt huyết, điều kinh.
Ngưu tát Hoạt huyết, thông kinh.
Dơn (1ỏ ( í ram ) (1ổ) 1loi.ll huyỏt, khứ ứ.
Đào nhân Phá huyết, thông kinh.
Hồng hoa Hoạt huyết, thông kỉnh, phá ứ.
Xuyên sơn giáp Hoạt huyết, thông kinh.
Khương hoàng Hành huyết, khứ ứ.
Uất kim Hành huyết, phá ứ.
Tam lăng Phá huyết, hành khí.
Nga truật Phá huyết, hành khí.
Tô mộc Hoạt huyết, thông kinh.
Xích thược Hoạt huyết.

Các bài thuốc hoạt huyết khứ ứ thường dùng:


T ứ vật đào hồng thang’, ‘Đào nhân thừa khí thang’, ‘Cách hạ
trục ứ thang’, ‘Huyết phủ trục ứ thang’, Thân thống trục ứ thang’,
'Quế chi phục lỉnh hoàn’.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng
Trên thực tế lâm sàng, thuốc hoạt huyết thường được dùng:
• Trị cơn đau ở tạng phủ hoặc tại chỗ do xung huyết, phù nề
(té ngã, bị đánh đập, chấn thương...).
• Đưa máu đi khắp nơi, trong các trường hợp viêm tắt: Viêm
tắ t động mạch, viêm khớp...
• Điều hoà kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều, bế kinh,
thống kinh...).
• Nổi mề đay, phong ngứa do dị ứng gây phù, làm giãn các
mạch máu gây ra ứ huyết...
• Cao huyết áp do giãn mạch.
• Chống viêm nhiễm (sưng tấy, phù nề...) trong các chứng mụn
nhọt, viêm tuyến vú...
ĐÀO NHÂN THỪA KHÍ THANG t i í .r ị 'i .ì ắ
(Thương hàn Luận) Tao ren cheng qi tang
Còn gọi là ‘Đào hạch thừa khí thang’
C hủ tr ị
Hạ tiêu súc huyết chứng. "FD !S jME
Triệu chứng chính
Thiếu phúc cấp kết, tiểu tiện tự lợi, Ị
mạch Trầm Thực hoặc Sáp (Bụng dưới ; m t i ẽ , /Jv fĩi? !l,
co thắt, tiểu không thông, mạch Trầm Thực \
hoặc Sáp).
Nguyên nhân gây bệnh
ữ nhiệt hỗ kết hạ tiêu.
Công dụng ĩhM
Trục ứ tả nhiệt. ìSíăĩÊịĩầ ■
Dược vị 151*
Đào nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn) 12-16g, Quế chi 4-8g, Mang tiêu
4-8g, Đại hoàng 6-12g, Chích thảo 4-8g, sắc, chia làm 3 lần uống
trong ngày.

Tác dụng : Hoạt huyết trục ứ. Trị chứng huyết ứ súc kết ở hạ
tiêu, triệu chứng thường thấy là bụng dưới đầy đau, đại tiện phân
màu đen mà tiểu tiện bình thường.
G iải thích: Đây là bài ‘Điều vị thừa khí thang’, thêm Quế
chi, Đào nhân mà thành. Đào nhân hoạt huyết phá ứ là chủ dược;
(^uố chi thông huyết mạch; Đại hoàng thanh nhiệt tiêu tích qua
dường đại tiện (công hạ); Mang tiêu nhuyễn kiên tán kết, phối hợp
với Đào nhân, Đại hoàng có tác dụng công hạ; Chích thảo điều hoà
cric vị thuốc.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này chủ yếu trị huyết ứ nội kết ở
hụ tiôu hoặc Hau khi tổn thưưng do ngã va chạm gây nên huyết ứ
bôn trong, (lụi tiộn táo bổn, phân đen, bụng dưới đau nhói, miệng
khíU, phrít sốt, m ạch Sác, Ihôm Xích thược, T am t h ấ t (lổ
CƯỞIIK hoạt Imyốt khu ứ.
Có báo cáo lâm sàng đùng bài th.uốe này kết hợp bài ‘Mẫu
đơn bi thang’ (Qui vĩ, Xích thược, Đơn bì, Diên hồ sách, Nhục quế,
Xuyên ngưu tất, Tam lăng, Nga truật, Hương phụ, Cam thảo), trị có
thai ngoài tử cung có kết quả tốt (Trung y Thượng Hải).
G ia g iả m ;
Dùng trị thống kinh, kinh nguyệt không đều, có thể thêm
Đương quy, Hồng hoa, Hương phụ chế để điều kinh hoạt huyết.
Sau khi đẻ bụng dưới đau nhói, thêm Bồ hoàng, Ngũ linh chi
để hoạt huyết giảm đau.
Sốt chảy máu cam hoặc nôn ra máu đen (nhiệt lộng huyết
hành), ngực tức khó chịu, thêm Sinh địa, Mao căn, Hạn liên thảo
để lương huyết chỉ huyết, có thể dùng bài này trong trường hợp phụ
nữ sau khi đẻ sót nhau, thai ngoài tử cung, xuất huyết khó cầm.
L â m sà n g h iện n ay :
• Trị tinh thần phân liệt: Dùng bài này thêm Hồng hoa, trị 10
ca. Trong đó, có 8 ca thuộc loại cuồng, 2 ca điên, đều thuộc loại hạ
tiêu có ứ huyết. Trong dó, những ca cuồng không chịu uống thuôc,
lúc đầu phải chích thuốc an thần sau đó mới cho uống thuốc. Tinh
thần không tỉnh táo, mạch Hoạt Sác, rêu lưỡi vàng nhờn, thêm
Viễn chí, Xương bồ. Khí uất không thư thái, thêm Hương phụ, Ưât
kim. Biểu chứng chưa giải thì phải giải biểu trước. Kết quả: Tất cá
đều khỏi (Thiểm Tây trung y 3, 1983).
• Trị viêm bể thận mạn: Đã trị 46 ca, kiểm tra nước tiểu đều
thấy có bạch cầu, khuẩn cầu. Đại tiện lỏng, bỏ Mang tiêu. Tiểu
gắt, tiểu nhiều lần, thêm Hoạt thạch. Bụng dưới đau co thắt, tăng
nhiều Quế chi, hoặc thêm Ô dược. Kết quả: Đỡ 24, có chuyển biến
15, không khỏi 7 (Cát Lâm trung y dược 4, 1986).
• Trị ruột viêm cấp hoại tử: Dùng bài này thêm Hồng hoa,
Iloàng cầm, Hoàng liên, Ngân hoa, Chỉ thực, Lai phục tử (thường
uống với rượu), trị 22 ca. Sốt cao, phiền táo, thêm T hất diệp nhất
chi hoa, Bồ công anh. Rêu lưỡi vàng dày, nhờn, thêm Bội lan, NhAn
trđn. Miộng khát, chất lưỡi khô, thêm Cát căn, Thạch hộc. Kết quà;
Khồi 19, chốt 2 (đồu do bộnh nặng, nhâp viộn trỗ, trong vòng 5 KÌỜ
đAu chốt), ehuyổn sang ngoại khon 1. Trung hình trị 7.5 ngòy (Tâti
tn iiịịị V 2, Ỉ9H-1),
• Trị họng vièm cấp: Dùng bài này thêm Ngưu tất, Xạ can,
Cát cánh, Bàng đại hải, trị 47 ca, đều khỏi. Uống 2 thang khỏi: 21
ca, 3-4 thang khỏi 24 ca, 5 thang khỏi 2 ca. Trung bình trị 2.8 ngày
{Quảng Tây trung y dược 2, 1989).
• Trị tiểu ra dưỡng trấp tải phát: Dùng bài này thêm Xích
thược, Đan sâm, Địa long, Thiên hoa phấn, Thương truật, Hoàng
bá, trị 15 ca. Lưng đau, thêm Bạch thược. Tiểu không thông, thêm
Trạch tả, Xa tiền tử. Đường tiểu đau buốt, thêm Sinh địa, Mộc
thông. Miệng khô, đắng, thêm Cát căn. sốt, đau đầu, thêm Ngân
hoa, Liên kiều, uống 10 thang là 1 liệu trình. Kết quả: Khỏi 8 (theo
dõi 3 năm không thấy tái phát), đỡ 4, giảm 2, không khỏi 1 (Sơn
Tây trung y 2, 1990).
Tham khảo:
> Chứng của bài này là do tà ở Thái dương không giải, truyền vào hạ
tiôu, kết cấu với h u yế t m à thành, chứng thấy bụng dưới trướng đầy mà tiểu
tiện thông lợi, cho nên biết là súc huyết chứ không phải súc íhuỷ.
Nhiệt ở phần huyết cho nên vể đêm phát nóng. Tà nhiệt xông lên
xồm phạm thần minh cho nên buồn phiển, vật vã, nói sảng, nặng thì cuồng.
Sử dụng bài này phá huyết hạ ứ, ứ huyết hết thì nhiệt tà không có chỗ trú,
bệnh tự giải.
N gười sau vận dụng bài này trên lâm sàng đã có phát triển thêm , như
chứng vấp ngã bị thương, ứ huyết ngưng đọng, đau nhức không thể quay
trở được, đại tiểu tiện bí kết, hoả vượng mà huyết uất ở trên, đầu đau, đầu
trướng, mắt đỏ, răng đau, huyết nhiệt vọng hành gây nên chảy máu mũi,
hoặc mửa ra máu đen, phụ nữ huyết ứ kinh bế, hoặc sau khi sinh huyết
hôl không xuống hết, bụng dưới trướng đau, suyễn đầy nguy cấp, đều có
hlộu quả tốt. Tình thần tổng quát không ngoài phá huyết hạ ứ, dẫn nhiệt đi
xuống ịThượng Hải phương tễ học).
> Nội dung bài thuốc ià công trục nhiệt, huyết ứ tại sao sử dụng Q uế
chi là thuốc cay ấm ? Bài này dùng Q uế chi có tác dụng ôn thông kinh mạch,
thông máu ứ r hành trệ. Quế chi phối hợp Đào nhân, Đại hoàng, Mang tiêu
vào huyết phận trừ khử máu ứ ở hạ tiêu. Do liều dùng Quế chi thấp do đó
di với Mang tiêu, Đại hoàng không có tác dụng trợ nhiệt. Sách ‘Thương hàn
luận', điểu 106 viết: ‘Bệnh Thái dương, nhiệt kết Bàng quang, người như
cuồng, tiểu tiên ra máu thì bệnh khỏi’. Nếu bệnh Thái dương ngoại chứng
Chưa glồi, không thể công họ, phải sử dụng thuốc giải biểu tà. Nếu biểư tà
óế hốt, bụng dưới crtng dnu, phỏi dùng thuốc công trục nhiệt, m áu ứ, dùng
'Đào nhán thửa khí thang'. Như vộy bài này Quố chi không có tác dụng giỏi
biểu th. VI tà ở bìổu đri hốt mới dung phương này (Trung y vân dối).
Bài ca ĐÀO NHÂN THỪA KHÍ THANG

'Dào nhân thừa khí’ 5 chàng,


'Đào nhân thừa khf ngũ ban kỳ,
Tiêu (phác), Đào (nhân), Cam thảo, Đại hoàng
Cam thảo, Tiêu, Hoàng, tịnh Quế chi,
Quế chi,
Nhiệt kết bàng quang thiếu phúc trướng,
Bàng quang nhiệt kết một khi,
Như cuổng súc huyết tối tương nghi.
Như cuổng, tụ huyết rất chi nên dùng.

ĐẾ ĐƯƠNG THANG (Thương hàn luận)

- Di dang tang
Thuỷ điệt (dùng mỡ heo sao cho đen) 50 con, Manh trùng (bỏ
cánh, chân, dùng mỡ heo sao cho đen) 50 con, Đào nhân (bỏ vỏ, đầu
nhọn) 20 hột, Đại ìioàng (rửa rượu) 12g. sắc với 5 chén nước còn 3
chén, lọc bỏ bã, uống ấm 1 chén. Nếu chưa đại tiện được thì uống
thêm 1 chén nữa.
Tác dụng: Phá huyết trục ứ. Trị hạ tiêu có súc huyết, bụng
dưới đầy cứng, tiểu tiện thông lợi, hay quên, phát cuồng, đại tiện đễ
mà màu phân đen, mạch Trầm Kết, và phụ nữ kinh nguyệt khôn#
thông, bụng dưới đầy cứng, ấn vào đau.
G iải thích: Bài này là trong bổ công trục ứ huyết. Trong bài,
Thuỷ điệt trục huyết xấu, phá huyết, trục tích tụ; Manh trùng trục
ứ huyết, phá huyết tích thành cục cứng. Hai vị này đều là vị thuốc
công trực ứ huyết mạnh; phối hợp với Đào nhân phá huyết hành ứ;
Đại hoàng tẩy rửa nhiệt tà, dẫn ứ huyết đi xuống.
L ãm sàn g hiện nay :
• Trị thống kinh : Trị người bệnh bị thống kinh kéo dài <1A
hơn 4 năm. Kết quả: Ưống gần 100 thang, khỏi bệnh (Tứ XuyPn
trung y 10,1988).
• Trị lạc nội mạc tử cung: Dừng bài này, nghiền n át thành
bột cho uống, trị 156 ca. Kết quả: Tỉ lệ khỏi đạt 82.5% (Trung y phụ
khoa học - Khoa học kỹ thuật Thượng Hải).
• Trị viêm xoang chậu: Dùng bài này hợp với bài ‘Lý trung
th a n g \ trị 51 ca. K ết quả; Khỏi 18, dỡ 20, có chuyển biến 11., khổĩiịi
khỏi 2 (Trung y phụ khoa học - Khoa học Kỹ thuật Thượng ỉỉãi).
• T r ị th ai cỉiỉ*t trong btỊììỊỊ'. Dù n g M i nhy h ựp với lĩoAỈ ngtrti
tất, bơm thuốc vào âm đạo, trị 20 ca. Kết quả: Khỏi 15, đỡ 4, không
khỏi 1 (Phúc Kiến trung y dược 1, 1964).
K iên g kỵ: Phụ nữ có thai: kiêng dùng.
Tham khảo:
y Chứng súc huyết có chia ra nặng nhẹ. Chứng của ‘Đào nhân thừa
khí thang’ là như cuồngỉ, bụng dưới kết đau, mạch Trầm thực, mức độ súc
huyết còn nhẹ; chứng của ‘Để đương thang’ là phát cuồng, bụng dưới đẩy
cứng, mạch Trầm mà Kết, có khi còn thấy toàn thân phát vàng, mức độ súc
huyết đã nặng. Ngoài ra, đối với phụ nữ chứng thực huyết ứ, kinh bế, có lức
phát nóng, cũng có thể đùng bài này để trị. Nhưng không kể là súc huyết
hoặc kinh bế đểu phải là tà khí cố kết, người thể chất khoẻ mạnh mới có
thể dùng được, Nếu người bệnh hư yếu, trong thuốc bổ huyết dưỡng huyết
nôn thêm ít vị hoạt huyết, không thể mù quáng dùng bài này (Thượng Hải
phương tễ học).
> ‘Đào nhân thừa khí thang’ và ‘Để đương thang’ đều trị hạ tiêu sú
huyết. Nguyên nhân do bệnh Thái dương tà vào hạ tiêu, máu ứ kết hợp
với nhiệt gây nên. Tuy nhiên ‘Đào nhân thừa khí thang’ trị chứng súc huyết
nhẹ, máu ứ đang hình thành. Triệu chứng bụng dưới căng đau, tiểu tiện
bình thường, đại tiện phân đen, phiền khát, nói sảng, về đêm phát sốt,
người như cuồng, mạch Trầm Thực. Chứng này máu ứ nhẹ, nhiệt kết nặng,
đo đó trọng dụng Đại hoàng, Mang tiêu vào phần huyết để tả nhiệt, tẩy rửa
trường vị. Bài ‘Để đương thang’ trị chứng huyết ứ dã thành, chứng súc huyết
nặng, triệuchứng: bệnh nhân phát cuồng, bụng dưới cửng đau, đại tiện
phân đen, mạch Trầm Kết..., chứng này ứ máu nặng, nhiệt kết nhẹ. Do đó
dùng Thủy điệt, Manh trùng làm chủ dược, vảo phần huyết để phá ứ; Đào
nhân, Đại hoàng làm tá, thay cũ đổi mới, kiêm thanh tả nhiệt. Nếu chứng
máu ứ lâu ngày, bệnh nặng dùng ‘Để đương hoàn’ để công trục một cách
hòa hoãn (Trung y vẩn đôl).

ĐỂ ĐƯỜNG HOÀN (Thương hàn luận)

^ A - Di đang wan
Thuỷ diệt (dùng mỡ heo sao cho đen) 20 con, Manh trùng (bỏ
cứnh, chân, dùng mờ heo sao cho đen) 20 con, Đào nhân 25 hạt,
Đại hoàng Ĩ2g.
Bốn vị giã nhỏ, chia làm 4 viên, lấy nước 1 chén, sắc 1 viên,
Cồn 7 phAn, uống, Híỉng hỏm Hau HÔ (lụi tiộn ra huyết, nếu không ra
huyết lại uống 1 1/1n nừa.
Tác d ụ n g : Phá huyết trục ứ. Trị hạ tiêu có súc huyết, bụng
dưới đầy cứng, tiểu tiện thông lợi, hay quên, phát cuồng, đại tiện di
mà màu phân đen, mạch Trầm Kết, và phụ nữ kinh nguyệt không
thông, bụng dưới đầy cứng, ấn vào dau.
Tham khảo: Xét thành phần của hai bài ‘Để dương hoàn’ và
‘Để đương thang’ thấy giống như nhau, chủ trị cũng gần như nhau,
nhưng trong bài ‘Để dương hoàn’, Thuỷ đĩệt, Manh trùng liều dùng
hơi ít, lại đổi làm viên, cho nên sức thuốc tương đối hoà hoãn,
nhưng lúc dùng cũng cần nắm vững bệnh thuộc thực và xác định
có ứ huyết mởi là chứng thích hợp. Còn bài ‘Để đương thang’, vì
huyết kết dưới rốn, bụng dưới có cục cứng, đè vào đau, hoặc có khi
tự phát đau nhức, mạch Trầm Kết hoặc Sáp mới dùng (Thượng Hải
phương tễ học).

HẠ ứ HUYẾT THANG (Kim quỹ yếu lược)

- Xia yu xue tang


Đại hoàng 90g, Đào nhân 20 hạt, Manh trùng (bỏ cánh, bỏ
chân) 20 con.
Ba vị tán bột, trộn m ật làm 4 viên, lấy rượu 200ml, sắc với
1 viên, còn lại 150ml, uống hết cả 1 lần. Uống xong phân ra như
máu gan heo.
Tác d ụ n g : Khứ ứ hoạt huyết, tả hạ thông kinh. Trị phụ nữ
sau khi sin h đau bụng, có huyết ứ dưới rổn, hoặc ứ h u y ết ngăn trở
làm cho kinh nguyệt không thông.
G iải th íc h : Trong bài dùng loại thuốc hoạt huyết, phá ứ như
Manh trùng, Đào nhân; phối hợp với Đại hoàng dể hành ứ, thôntf
tiện. Đây là đặc điểm của sự phối hợp thuốc.
ứ n g d ụ n g lả m sàng\ Bài này chủ yếu dùng trị ứ huyết U<H
tụ bôn trong khiến cho sản hậu bị đau bụng.
L â m sà n g h iện nay.
• Trị ró thai ngoài tử rang-. Dùng bài này thêm Xuyên ngưi
iAt, Nịíỏ còng, Hương phụ (ĩíl tAng tác (ỉụng hành khí trục ứ. Kốt (||JJỈ:
ĨĨỐIIK 7 UmnK (ta cổ kốt quỉi. SiAu Am thấy không còn khối thai mía,
liụriK h/H hốt cháy mrin ịGiuttỊi Tây tnmỊỊ y dưựr .7, Ị982).
• Trị thai chết lưu: Dùng bài này thêm Ngưu tất, Hồng hoa,
trị rong huyết không cầm. Kết quả: Uống 3 thang, âm đạo tiết ra 1
cục máu màu đen và màng nhầy trắng, hết ra máu. Uống thêm bài
‘Quy Tỳ thang’, khỏi bệnh (Giang Tây trung y dược 3, 1982),
• Trị xơ gan: Trị xơ gan giai đoạn đầu, dùng bài này thêm
Đan sâm, Xích thược, Xuyên sơn giáp (bào), Miết giáp, Đương quy,
Hồng hoa. Nếu đau bụng tiêu chảy, nấu Đại hoàng trước hoặc giảm
liều. Uống thường xuyên có thể cải thiện chức năng gan. Dùng
bài này hợp vối bài ‘Tứ quân tử thang’, thêm thuốc lợi niệu, trị xơ
gan kèm bụng trướng nước. Sau khi bụng giảm, dùng thuôc bổ làm
chính, phối hợp với thuôc lý khí, h o ạt huyết (Trung y niên giám
năm 1986).

HUYẾT PHỦ TRỤC ứ THANG J ấ lfìl$ ía


(Y lâm cải thác) Xue fu zhu yu tang
ị C hủ t r ị
Ị Hung trung huyết ứ chứng. lỊ ltầ L M E
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Hung thông, đầu thông, thống hữu
định ngoại, thiệt chất ám hồng, hoặc
m m , ỉk ỉẵ ,
thiệt hữu ứ ban, mạch Sáp hoặc Huyền
ỹh ẳ i, 1
Khẩn (Ngực đau, đầu đau, đau có chỗ nhất
định, chất lưỡi màu đỏ tối hoặc ỉưỡỉ có nốt ứ » ĩ ,
huyết, mạch Sáp hoặc Huyền Khẩn).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
ứ huyết nội trỗ, kiêm khí cơ uất trệ. iR Ể L im »
C ông d ụ n g
Hoạt huyết hoá ứ, hành khí chĩ thống. m ừ .ịm , íT ^ ũ tí*
Dược vị isn ậ
Ịùào nhân (quân) 8~ĩ6g, Hồng hoa (quẩn) 6g, Xuyên khung (thần)
6'8g, Xích thược (tỉiần) 8-12g, Xuyên ngưu tất (thần) 6-12g, Đương
quy (tú), Sinh địa (tá), đểu Ĩ2'ỉ6g, Chỉ xác (tá), Cát cánh (tá),
(ỊẠu d-SịỊ, Sài. hồ (tá) tì- Ỉ2tf, Cam thảo (sứ) 4g, sắc, chia 2 lần
uống.
Tác dụng: Hoạt huyết hoá ứ, hành khí chi thống. Trị chứng
đau tức ngực do huyết ứ, khí trệ, bế kinh, hành kinh đau bụng
(thống kinh), đầu đau, ngực đau lâu ngày không khỏi, hoặc nấc lâu
ngày không khỏi, hoặc nội nhiệt phiền muộn, hoảng hốt, m ất ngủ,
ban ngày dễ chịu, về chiều thì sốt.
G iải th ích: Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết hoá
ứ là chủ dược; Xuyên khung, Xích thược hoạt huyết, hoá ứ; Sinh
địa phối hợp Đương quy dưỡng huyết hoà âm; Ngưu tấ t hoạt huyết
thông mạch; Sài hồ, Chĩ xác, Cát cánh sơ thông khí trệ, giúp thông
mạch Hoạt lạc; Cam thảo điều hoà các vị thuốc.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Trên lâm sàng thường dùng trị các
bệnh tim mạch như đau tức ngực do thiếu máu cơ tim, xơ cứng động
mạch vành, co th ắt động mạch vành.
G ia g iả m :
• Mất ngủ, thêm Thục táo nhân;
• Suy nhược, khí hư, thêm Đảng sâm để bể trung ích khí;
• Dương hư bỏ Sài hồ, thêm Thục phụ tử, Quế chi để ôn Tâm
dương;
• Hạ sườn bên phải đau, có khôi u, thêm Uất kim, Đan sâm
để hoạt huyết, tiêu tích;
• Tức ngực, thêm Xuyên khung, Hồng hoa, tăng liều Đan sâm.
Trên lâm sàng, có tác giả dùng trị chứng đau đầu kéo dài,
huyết áp cao, chóng mặt, đau đầu, đau thần kinh Hên sườn, đau
lưng sau đẻ do huyết ứ, khí trệ, có kết quả tốt.
L âm sàn g hiện nay:
• Trị tắc mạch máu não: Dùng bài này chế thành thuốc chích
tĩnh mạch, trị 25 ca. Khỏi 6, đỡ 7, đỡ ít 8, không khỏi hoặc nặng
hơn 4 (Trung Quốc y viện dược học tạp chí 3, 1983).
• Trị chấn thương sọ não: Trị những ca bệnh nặng, 15 ngày
Hau thì tỉn h , 40 ngày th ì tự đi lại được, di chứng để lạ i r ấ t ít (Thiết
thứ y họe 2, Ị984).
• Trị di chứng chấn thương sọ não: Đã trị 38 ca. Khỏi 33, âỉi
2, d ờ ít 2, k h ô n g k h ỏ i 1 (ĨÀÔU Ninh trung y tạp chỉ ĩ, Í987).
• Trị đau dầu: Trị 55 cu duu đồu do ứ huyết. Khỏi H8, chuyển
biến 15, không khỏi 2 (Thiểm Tây trung y 2, 1983).
• Trị 100 ca trẻ nhỏ đau đầu: Trong đó loại thần kinh 82, do
mạch máu co th ắt 15 rối loạn thần kinh 2, động kinh 1. Uống 4-20
thang. Kết quả: Khỏi 76, đỡ 20, không khỏi 4 (Chiết Giang trung y
tạp chí 9, 1983).
• Trị mất ngủ: Trị 46 ca, trong đó, loại khí trệ huyết ứ 29 ca
(chỉ dùng bài thuốc này), đờm ngưng huyết kết 13 ca (kết hợp với
bài ‘Đạo đờm thang’, loại khí hư huyết ứ 4 ca (dùng chung với bài
‘Bổ dương hoàn ngũ thang’). Kết quả: Khỏi 22, đỡ 13, có chuyển
biến 11 (Hồ Bắc trung y tạp chí 2, 1986).
• Trị hay mơ'. Dùng bài này thêm Ưất kim, Hương phụ. Kết
quả: Sau khi uống 5 thang đều hết các triệu chứng, sau đó, cho uống
thêm ‘Tiêu dao hoàn’. Theo dõi 4 năm sau không thấy tái phát (Tứ
Xuyên trung y 1, 1989).
• Trị tim đập nhanh: Dùng bài này thêm Quế chi, Đảng sâm,
Cam thảo, Sài hồ. Kết quả: Sau khi uôĩig 9 thang, nhịp tim còn 70-
80/phút {Tứ Xuyên trung y 7, 1987).
• Trị hen Phế quản: Dùng bài này thêm Địa long, trị 10 ca.
Hết lên cơn 7, có chuyển biến 2, không khỏi 1. Uống ít nhất 10
thang, nhiều nhất 30 thang (Thượng Hải trung y tạp chí 9, 1984).
Tham khảo:
Phương pháp lập bài ‘Huyết phủ trục ứ thang’ íà dựa vào trạng thái
thịnh hư cuả tà khí và chính khí, căn cứ vào sự thăng giáng khí cơ của tạng
phủ, kinh lạc và sự sinh hóa của khí huyết để tạo thành bài thuốc. Đặc điểm
cấu tạo bài thuốc có mấy ý nghĩa sau:
Trị cả khỉ lẫn huyết: Dựa vào nguyên lý ‘khí là thống soái của huyết,
khí hành thì huyết hành’ cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa khí và huyết;
đổng thời dựa theo chức năng và tính chất Can là thích thông đạt, bài thuốc
sử dụng thuốc hoạt huyết hóa ứ làm chủ dược, phối hợp thuốc hành khí
như Sài hồ, Chỉ xác, Cát cánh đạt mục đích ‘Khí hành thì huyết hành, huyết
hành thì hết ứ trệ ’.
Trừ tà khí không tổn thương chính khỉ: Chứng huyết ứ, âm huyết tổn
thương, thuốc hành khí hoạt huyết dễ làm tổn thương âm huyết, do đó trong
bài thuốc, dùng ‘TỨ vật thang' dưỡng huyết, bồi dưỡng chính khí, thêm các vị
thuốc hoạt huyết hành khí, dể trừ tà khí mà không làm tổn thương chính khí.
Phươnụ pháp vừa thăng vừa gìớng: Trong bài thuốc dùng Cát cánh
làm mái chèo thuyền, đưa thuốc vào vùng ngực để tán máu ứ, dùng Ngưu
tất dẫn máu ứ đi xuống. Hai vị phối hợp một thăng một giáng, thông lợi khí
cơ, điều đạt khí huyết, trừ tà khí, lập lại cân bằng âm dương (Trung y vấn
đối).

PHỤC NGUYÊN HOẠT HUYẾT THANG M TCỈtiẺLỈẵ


Fu yuan hua
(Y học phát minh) xue tang
C hủ trị
Điệt đả tổn thương, ứ huyết trở trệ (Bị té SầịĩịẪiỷi,
ngã tổn thương, ứ huyết bị ngăn trỏ). IS.Í®
T r iệ u c h ứ n g c h ín h
Hiếp lặc ứ thủng, thống bất khả nhẫn (Hông
sườn sưng trướng, đau không chịu nổi).
N guyên n h â n gây b ện h
ứ huyết trệ lưu hiếp lặc, khí cơ trở trệ
M L ỉf %
(Huyết ứ trệ ở hông sườn làm cho khí không
lưu thông được).
Công dụng
ỉtiẺ iii??, HÍT
Hoạt huyết khứ ứ, sơ Can thông lạc.
j a & ...... ..................
Dược v ị
Đại hoàng (ngâm rượu) (quân) 4- 12g, Sài hồ (quân) 12-20g, Đào
nhân (ngâm rượu, sao) (thần) 8- 16g, Xuyên sơn giáp (thần) 8- 12g,
Qua lâu căn (tá) 12g, Đương quy (tá) 12g, Hồng hoa (thần) 8- 12g,
Cam thảo (sứ) 8g. sắc với nước và rượu (tỉ lệ rượu 1/3) uống ấm,
lúc bụng đói, chia 2 lần trong ngày. Hết đau thì ngưng uống.

Tác d ụ n g : Hoạt huyết hoá ứ, sơ can thông lạc. Trị các chứng
sang chấn, tổn thương gây ứ huyết ở ngực sườn.
Giải thích: Bài này chủ trị chứng vấp n g ã bị thương, huyết
ứ ngưng tụ , ngực sườn đau nhức. Đương quy vào k in h C an dưỡng
h u y ế t h o ạ t h u y ế t, chĩ th ô n g là chủ dược; S ài hồ sơ C an h à n h khí;
Oại h o à n p d ù n g rượu sao chố, k ố t hợp với Đ ào n h â n , H ồng hơH,
Xuyỏn Hơn g iá p cố tá c d ụng h o ạ t h u y ết hoá ứ, th ô n g k ỉn h , chỉ
thống; Qua lâu căn có tác dụng tiêu ứ huyết; Cam thảo diều hoà các
vị thuốc. Các vị thuốc dùng chung có tác dụng hành khí hoạt huyết,
sơ Can khu ứ, làm cho ứ huyết tiêu thì huyết mới sinh nên có tên
gọi ‘Phục nguyên’.
ứ n g d ụ n g lả m sà n g : Bài này chủ yếu thường dùng trị viêm
thận, tổn thương phần mềm, gãy xương, chấn thương mắt, chấn
thương đầu, chấn thương não.
Bài này có thể dùng trị có hiệu quả các chấn thương phần
mềm, đau dây thần kinh liên sườn hoặc trường hợp áp xe gan.
Lãm sàn g hiện nay :
* Trị viêm thận: Dùng bài này uống, phôi hợp với bơm thuôc
vào, trị thận viêm mạn, chức năng thận suy yếu, có dấu hiệu ứ
huyết. Kết quả: Uống 15-30 thang, các triệu chứng đều hết, chức
năng thận trở lại bình thường, có hiệu quả tốt (Tứ Xuyên trung y
10, 1986).
* Trị xẹp phổi: Dùng bài này thêm Cát cánh, Hạnh nhân,
Xuyên bối mẫu, trị do chấn thương làm cho xẹp phổi, trị hơn 4
năm không khỏi. Kết quả: Sau khi uổng 25 thang, bớt dau ngực, ho
thưa hơn. Uống đến 30 thang, hết đau ngực, hết ho, tinh thần tươi
tỉnh hơn. X quang phổi thấy giảm hơn phân nửa, cho uống tiếp 20
thang, hết xẹp phổi (Thượng Hải trung y dược tạp chí 9, 1986).
• Trị chấn thương não: Sau khi uống 3 thang bớt đau dầu,
uống 6 thang, các chứng khác đều khỏi, não dược mạnh lên, mắt
Háng ra (Giang Tây trung y dược 4, 1987).
• T r ị chấn thương mắt'. Dùng bài này bỏ Xuyên sơn giáp,
thêm Đan sâm, Thiến thảo, Mộc tặc, trị mắt bị chấn thương gây
chảy máu, võng mạc bị chấn thương. Kết quả: Sau khi uống 12
thang, máu ứ ở nhãn cầu tiêu hết, hết đau, thị lực trở lại bình
thường (Giang Tây trung y dược 4, 1987).
• Trị gãy xương: Trị gãy xương sườn, có ứ huyết ở bên trái.
Kết quả: Sau khi uống 5 thang, hông sườn bớt đau, X quang thấy
móu ứ đă giảm, uống tiếp 15 thang, các chứng đều khỏi (Giang Tây
trung y dược 4, ĩ 987).
Tham khảo:
> Trương Binh Thành nổi: p5hàm chứng vủp nga, đánh nhau bị thương
tất có huyết ứ ở hai bên sườn, vì can ỉà tạng tàng trữ huyết, kinh mạch của
nó chạy hai bên sườn, cho nên không kể là bị thương ở kinh nào, phép trị
đểu không rời khỏi tạng Can. Hơn nữa chứng vấp ngã là đều đau lưng và
sườn càng chứng minh rõ. Cho nên bài này dùng Sài hồ chuyên đi vào can
đởm, tuyên thông đường khí, thông hành uất kết. Lấy rượu tẩm Đại hoàng
khiến cho tính thông đến nơi đi thẳng xuống mà theo Sài hồ ra biểu vào lý
để tấn công vào chỗ có ứ huyết. Đương quy hành khí trong huyết, khiến
cho huyết đểu trở về kinh. Giáp phiến có thể trục ứ huyết trong lạc mạch,
làm cho huyết tán bổ khắp nơi. Chỗ huyết ứ tất có phục nhiệt cho nên đùng
Hổng hoa để thanh. Lúc đau nhiều, khí mạch chắc chắn sẽ bị cấp, cho
nên dùng Cam thảo để hoà hoãn. Đào nhân phá ứ. Hồng hoa hoạt huyết
thì huyết ứ trừ, huyết mới sinh, đau tự giải mà nguyên khí hồi phục (Thành
phương tiện độc).
Trương Vĩnh Thành nói: "Cái nên bỏ thì bỏ đi, cái nên sinh thì sinh
ra, cái đau đỡ thì nguyên khí tự khôi phục“ cho nên bài này lấy tên là ‘Phục
nguyên’. Tuy nhiên chứng vấp ngã bị thương, không những huyết ứ đọng,
mà tà khí cũng trệ, cho nên lúc dùng nên thêm một vài vị hành khí, làm cho
khí hành huyết hoạt thì hiệu quả càng tốt hơn (Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca PHỤC NGUYÊN HOẠT HUYẾT THANG

‘Phục nguyên hoạt huyết thang’: Sài hồ, ‘Phục nguyên hoạt huyết’ Sài hổ đây,
Hoa phấn, Đương quy, Sơn giáp câu, Hoa phấn, Đương quy, Sơn giáp hay,
Đào nhân, Hổng hoa, Dại hoàng, Thảo Cam thảo, Đào nhân, Hổng (hoa) với Đại (hoàng),
Tổn thương ứ huyết tửu tiễn khư. Tổn thương tụ máu uống tiêu ngay.

So sánh HUYẾT PHÙ TRỤC ứ THANG


và PHỤC NGUYÊN HOẠT HUYẾT THANG

Đào nhân, Hồng hoa làm quân, chú


Đều có trọng hoạt huyết, hành khí, khoan hung
H u yết
Đào nhân, để tuyên thông ứ trệ vùng ngực.
phủ
tru c ứ Hồng hoa, Trị ứ huyết ngăn trở ở vùng ngực, khí
th a n g Đương quy, cơ trở trệ. Lấy đau không nhất dịnh ở
Sài hồ, vùng ngực làm chính, môi xám hoặc 2
cam thảo. mắt sạm đen, lưỡi đỏ tím hoặc có nốt ban
ị Đểu hoạt ứ huyết, mạch Sáp hoặc Huyền Khẩn.
1 huyết khứ
i Bại hoAng (chế rượu) và SAi hồ làm
đờm, hành quân, yhối hợp với Xuyốn «ơn giáp, Qua
khí chỉ âu căn.
Phục
thông. Chú trọng khứ ứ, sơ can, thông lạc để
nguyên
Trị huyết àm tan ứ trệ ở hạ sườn.
h oạt
ứ khí trệ, Trị té ngã tổn thương gây ứ huyết ở hạ
huyết
than g ngực sườn sườn, khí cơ bị trở trệ, hông sườn sưng
đau. đau, đau không chịu được.

THÔNG KHIẾU HOẠT HUYẾT THANG (Y lâm cải thác)


ÌỄỈ5 ỳ#JỬlẸj - Tong qiao hua xue tang
Xích thược, Xuyên khung đều 8g, Đào nhân, Hồng hoa, Xích
thược đều 12g, Củ hành già 3 củ (cắt vụn), Sinh khương 12g, Đại
táo 7 quả, Xuyên khung, Nhục quế đều 4g, Xạ hương l-2g (uống với
nước thuốc). Sắc uống.
Tác d ụ n g : Hoạt huyết thông khiếu. Trị huyết ứ ở đầu và mặt
như chứng điếc, giảm thính lực, chứng mũi đỏ.
G iải thích: Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Xích thược
để hoạt huyết, tiêu ứ; Xạ hương khai khiếu, hoạt huyết, thông kinh
lạc; Xuyên khung, Táo, điều hoà Vinh Vệ; Hành củ thông dương,
dẫn thuốc vào lạc, làm tá và sứ.
ứ n g d ụ n g lả m sàng. Bài thuốc thiên về khai thông khiếu,
trị bệnh đầu mặt, trị đau vùng đầu mặt, do huyết ứ, rụng tóc do ứ
huyết, chứng tửu tra tỵ, tai điếc, phát ban, m ắt đen, khô do ứ huyết.
Hiện nay trị di chứng chấn thương não, viêm não B,.„
Tham khảo:
Nguyên nhân gây ra ứ huyết rất nhiều, thương hàn tạp bệnh, tà khí
lưu trệ từ phần khí thâm nhập vào huyết lạc, làm cho huyết lưu hành không
thông, ứ huyết lưu lại ở bên trong. Vì vị trí huyết bị ngưng đọng khác nhau,
có thể phát sinh chứng trạng khác nhau, cho nên họ Vương, ngoài việc
chế định bài này để thích hợp với chứng ứ huyết ở phần trên, lại chế bài
'Huyết phủ trục ứ thang’ để trị chứng huyết ứ ở vùng ngực; ‘Cách hạ trục ứ
thang’, T h iế u phúc trục ứ thang’ để trị ứ huyết dưới cách hạ hoặc ở bụng
dưới. Những bài thuốc này, khi dùng, ngoài việc dựa vào chứng chủ trị ra,
như bụng dưới dầy cứng mà tiểu tiện thông lợ it bụng không đầy mà người
bệnh cảm thấy đẩy trướng, hoặc gân xanh hiện rò, miệng khô, muôn súc
miệng VQ không muôn nuốt, hoặc giữa lưỡi có chứa huyết ứ, quanh mỏi
xanh, hoflc hni mÁt mờ, dnu, dn thịt khô rrip bong vj"íy, rrtọch Trăm Kô’t v.v...
Những chứng trạng ấy, trong quá trình bị bệnh tuy không xuất hiện hoàn
toàn nhưng nếu kết hợp với chủ chứng mà phân tích, biện chứng chọn
phương mới càng thích hợp.

Theo sách Y lảm trị pháp\ bài này ngoài việc dùng trị chứng
kể trên ra, đôi với các chứng thương hàn, ôn dịch, đậu sởi, bĩ khối
dẫn đến chứng trẻ nhỏ bị cam tích, dùng bài này cũng có hiệu quả
(Thượng Hải phương tề học).

C Á C H H Ạ T R Ụ C ứ T H A N G (Y lâm cải thác)

- Ge xia zhu yu tang


Ngữ linh chi (sao), Đương quy, Đào nhân đều 12g, Xuyên
khung 8g, Đơn bỉ 8-12g, Xích thược lOg, Ô dược, Hương phụ, Chỉ
xác đều 6-8g, Diên hồ sách 4-6g, Cam thảo 6-12g, Hồng hoa 6-10g.
Sắc uống.
Tác d ụ n g : Hoạt huyết, hoá ứ, hành khí, chỉ thông. Trị chứng
huyết ứ dưới cơ hoành hoặc kết thành khối u đau, chỗ đau nhất
định, nằm thì bụng có cảm giác trằn xuống.
ứ n g d ụ n g lâ m sà n g : Trên lâm sàng dùng trị vùng dưới cơ
hoành (cách hạ) có khôi ư, bụng đau, chỗ đau nhất định, miệng
họng khô, ráo, da và móng xám, lưỡi tím tối, mạch Tế, Sáp.
Trường hợp xơ gan hoặc gan lách to dùng bài này có kết quả
nhất định.
G iải thích: Bài này dùng Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy,
Xích thược, Xuyên khung (là bài ‘Đào hồng tứ vật thang’ bỏ Thục
địa) để hoạt huyết hóa ứ; phôi hợp với Hương phụ, Chỉ xác, Ô dược
để lý khí chỉ thống.
Lảtti sà n g hiện n ay :
• Trị kết trường viêm: Trị 15 ca. Kết quả: Một số uống 3-
thang, bệnh giảm nhẹ uống tiếp 10 thang, khỏi bệnh (Chiết Giang
trung y tạp chí 7, 1987).
• T r ị phúc tả (tiêu chảy kèm đau bụng): Trị 2 ca ngũ canh tiết
tả do thận hư yếu. Kết quả: uống 3-5 thang, bệnh giảm, uống tiếp
6-15 thang, đại tiện trở lại bình thường. Theo dõi hơn 4 năm không
thây tái phát (Tứ Xuyờn trung y 6, 1985).
• Trị kiết lỵ chưa dứt lại bị phức tả lâu ngày không khỏi. Kết
quả: Uống 6 thang, bệnh có chuyển biến, uổng tiếp 4 thang, hết
phúc tả, cho uống thêm 3 thang để củng cố kết quả. Khỏi bệnh (Hà
Nam trung y 3, 1982).
• Trị nấc do khí trệ huyết ứ lâu ngày không khỏi: Kết quả:
Uống 3 thang có kết quả (Liêu Ninh trung y tạp chí 10, 1987).
• Trị trong dạ dày có cảm giác nóng: Uống 6 thang, khỏi
bệnh (Thiểm Tây trung y 3, 1984).
• Trị bệnh xuất huyết: Dùng bài này, thêm Trạch tả, Xa tiền
tử, Mộc thông. Kết quả: Sau khi uống thuốc, nước tiểu tăng, bụng
bớt đau, củng mạc bớt vàng, uống tiếp 6 thang, chức năng gan trở
lại bình thường, bụng hết đau (Hà Nam y dược 2, 1983).
• Trị băng lậu (rong huyết): Dùng bài này thêm Tam thất,
Thiến thảo. Kết quả: Ưcmg 2 thang cầm máu, uống thêm 2 thang,
khỏi bệnh (Tứ Xuyên trung y 11, ỉ 986).
K iêng kỵ:
• Hư chứng, dùng cần thận trọng.
• Có thai: cấm dùng.

T H IẾ U P H Ú C T R Ụ C ứ T H A N G (Y lâm cải thác)

^PIĩẵĩỄ'ffl'ỉẫl - Shao fu zhu yu tang


Tiểu hồi hương 7 hột, Can khương sao 2g, Diên hồ sách, Một
dược đều 4g, Đương quy, Ngũ linh chi (sao) đều 8g, Bồ hoàng 12g.
Sắc uống.
Tác d ụ n g : Hoạt huyết hoá ứ, ôn kinh chỉ thống. Trị bụng
dưới đau do huyết ứ có hòn cục hoặc không có cục, hoặc có kinh
bụng dưới dầy, lưng đau, kinh nguyệt không dều, màu kinh tím đen
hoặc có cục.
G iải th íc h : Tiểu hồi, Can khương, Quan quế ôn kinh tán hàn,
thông đạt hạ tiêu; ‘Thất tiếu tán ’ (Ngũ linh chi, Bồ hoàng) thông ứ,
chỉ thống, vừa ôn thông vừa hành.
ứ n g d ụ n g là m sàng. Bí\i thuốc có tác (lụng ôn thông, chuyên
trị ứ huyốl vùng bụng (lưới, trị lmng (lưứi lạnh (lau, có u khối, hoẠc
khỏiìg thành u cục, chườm nóriK thì gi/im (lau, hoộtỉ bụng (lưới cAug
tức, hoặc hành kinh đau lưtig, kinh nguyệt không đều, màu máu
đen tím hoặc có cục, băng lậu, đau bụng dưới... Hiện nay trị viêm
khoang chậu do ứ máu, u bướu, quen dạ sẩy thai, không có thai.
Gia g iả m :
• Bạng dưới trướng đau, thêm Nga truật, Thanh bì, Mộc
hương;
• Bụng dưới đau, không thích ấn vào (ấn vào đau hơn): thêm
Khương hoàng, Tam lăng;
• Hư hàn, thêm Phụ tử.
K iêng kỵ: Thực nhiệt làm tổn thương âm, âm hư huyết táo,
không dùng.

TH ÂN THỐNG TRỤC ứ THANG ( Y lâm c ả i thác)

- Shen tong zhu yu tang


Tần giao, Hồng hoa đều 6-12g, Xuyên khung 8g, Đương quy,
Đào nhân đều 12g, Cam thảo 4-6g, Khương hoạt, Một dược, Hương
phụ, Địa long đều 4-8g, Ngũ linh chi (sao) 8g, Xuyên ngưu tất 12g.
Sắc uống.
Tác d ụ n g : Hoạt huyết hoá ứ, hành khí thông lạc, lợi tý chỉ
thống. Trị đau vai, đau lưng, đau chân hoặc đau toàn thân kéo dài
khó khỏi.
Trường hợp có hơi sốt, thêm Thương truật, Hoàng bá. Đau lâu
ngày, cơ thể hư nhược, thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm.
ứ n g d ụ n g là m sàng: Bài thuốc có tác dụng tuyến tý, trị
bệnh ở tay chân. Triệu chứng là khí huyết ứ trệ, đau vai, đau cánh
tay, đau chân, hoặc toàn thân đau nhức, bệnh mạn tính không
khỏi. Hiện nay trị phong thấp xương khớp đau nhức, viêm khớp
dạng thấp nhiệt.
Lâm sàng hiện n ay :
• Trị thần kinh tọa: Dùng bài này, bỏ Ngũ linh chi, thêm Thân
cân thảo, trị 36 ca đau thần kihh tọa, trong đó, loại hàn thấp 14 ca,
loại ứ hu y ết 16 ca, loại khí hư huyết ứ 6 ca. Phong h à n nhiều, thêm
Xuyên ô,Quế chi. Thấp nhiệt nhiều, thêm Thương truật, Hoàng bá.
Khí hư, thêm Hoàng kỳ. Đau nhiều, thôm Ngô công. Kết quả: Khỏi
(các triệu chứng đều hết, công tác được trở lại) 29 ca, đỡ (các triệu
chứng cơ bản đã khỏi, lao động còn hơi đau) 6 ca, có chuyển biến 1
ca. Thời gian trị ngắn nhất 7 ngày, nhiều nhất 45 ngày (Tứ Xuyên
trung y 11, 1985).
• Trị thần kinh tọa: Trị 67 ca. Bệnh kéo dài lâu ngày, thêm
Xích thược. Thấp nhiệt nhiều, thêm Đan bì, Hoàng bá. Cơ thể suy
yếu, thêm Hoàng kỳ, Kê huyết đằng. Hàn nhiều, thêm Quế chi.
Thận dương hư, bỏ Đào nhân, Hồng hoa, thêm Phụ tử, Nhục quế-
Thận âm hư, bỏ Đào nhân, Hồng hoa, thêm Đỗ trọng, Câu kỷ tử,
Thục địa. Kết quả: Khỏi 53, đỡ 9, không khỏi 5 (Hồ Nam trung y
tạp chí 1, 1987).
• Trị thần kinh tọa: Trị 140 ca. Khí huyết suy kém, bỏ Ngũ
linh chi, Hương phụ, thêm Hoàng kỳ, Thục địa. Mạch Sác, hơi
nhiệt, bỏ Khương hoạt, thêm Hoàng bá. Mạch Phù, phong nhiều,
thêm Phòng phong. Mạch Khẩn, hàn nhiều, bỏ Tần giao, thêm Quê
chi. Mạch Hoăn, thấp nhiều, thêm Thương truật. Kết quả: Khỏi
96, đỡ 32, không khỏi 12. Thời gian điều trị 6-50 ngày (Hắc Long
Giang trung y dược 1, 1988).
• Trị tý chứng (đau nhức): Trị 67 ca. Hàn nhiều, thêm Phụ
tử, Tế tân, Uy linh tiên. Nhiệt nhiều, bỏ Khương hoạt, thêm Nhẫn
đông đằng, Sinh thạch cao, Hoàng bá, Ý dĩ nhân. Gân cơ co rút,
thêm Bạch cập. Phong thắng, thêm Bạch hoa xà thiệt thảo, Ổ tiêu
xà. Kết quả: Khỏi 50, đỡ 14, không khỏi 3. Điều trị ngắn nhất 2
ngày, nhiều n hất 10 ngày (Vân Nam trung y tạp chí 3, 1989).
Tham khảo:
vương Thanh Nhậm chế ra các bài thuốc trị huyết ứ:
+ Thông khiếu hoạt huyết thang: trị huyết ứ ở vùng trên.
+ Huyết phủ trục ứ thang: trị huyết ứ ồ ngực.
+ Cách hạ trục ứ thang: trị huyết ứ ở bên dưới hoành cách mô.
+ Thiếu phủ trục ử thang: trị huyết ứ ở bụng dưới (Phương tễ học
giảng nghĩa).

T H Ấ T LY TẨN (Danh y b ạ i án)

L ỊÍ3( - Si li san
Huyết hiệt Nhũ h.ưưnịi, ÌỈỒìiịị hon, Nhi trà đều 6()g, Xạ
hươ/iẠỊ, ỉiơttịị Ịihiổn đều Một (lược, C hu HU T á n bột. Mồi
lần uống 0,2-lg, ngày 1-2 lần với rượu nóng hoặc nước nóng. Có thế
tẩm rượu đắp ngoài.
Tác d ụ n g : Hoạt huyết tán ứ, cầm huyết, chỉ thống. Trị chấn
thương phần mềm, gãy xương, huyết ứ gây đau nhức.
G iải thích: Bài này là bài thuốc nổi danh trong thương khoa.
Trong bài Huyết kiệt, Hồng hoa trừ ứ, hoạt huyết; Nhũ hương, Một
dược hành khí khứ ứ, tiêu sưng chỉ đau; Nhi trà thanh nhiệt chỉ
huyết; Chu sa trấn tĩnh tâm thần; Xạ hương, Băng phiến cay tán
hay chạy, đi vào khí huyết làm giảm đau. Các vị cùng dùng có tác
dụng hoạt huyết tán ứ, giảm đau, cầm máu. Cho nên hễ gặp khi vấp
ngã hoặc đánh nhau bị thương hoặc bị đâm chém chảy máu, và tất
cả các chứng vô danh thủng độc, bỏng lửa, bỏng nước dùng thuốc
này uống trong, đắp ngoài, hiệu quả rấ t nhanh. Tuy nhiên, trong
bài đều là thuốc có vị thơm nồng, chạy nhanh, hành khí khứ ứ đều
có thể hao khí, xảy thai, cho nên người có thai kiêng uống.
K iêng kỵ:
• Bài này có nhiều vị thuốc hành khí, khứ ứ cho nên không
được dùng lâu ngày.
• Bài này làm hao khí, trụy thai, do đó có thai kiêng dùng.
L âm sàn g hiện nay :
• Trị phong thấp khớp mạn tính: Dùng bài này bỏ Xạ hương,
Băng phiến, Chu sa, thêm Tang chi, Hoàng liên, Chi tử, Hoàng bá,
Ty qua lạc, Cam thảo, đổi thành thuốc thang, sắc uốĩìg. Kết quá:
Ưống 10 thang, các chứng đều hết. Theo dõi 1 năm, không thấy Ui
phát (Trung thành dược nghiên cứu 9, 1983).
• Trị đinh nhọt, mụn nhọt: Dùng bài này thêm Đại hoàng,
tán bột, trộn với vaselin làm thành cao, dùng để bôi, có kết quả tốt.
(Liêu Ninh trung y tạp chỉ 10, 1980).
• Trị trĩ lở loét: Trị 20 ca, trong đó trĩ nội 15, trĩ ngoại 5.
Bệnh tình ngắn nhất hơn 3 tháng, dài nhất là hơn 10 năm. KÁt.
quA: Khỏi 17, đỡ 3. Thời gian trị bệnh ngắn nhất 15-20 ngày, (lỏi
nhất 30 ngAy (Sơn Đông trung y học viện học báo 1, 198.1).
• Trị Z0 H(1 (ịịiời leo): Trị 46 ca, khỏi hoAn toAn. Trong <1ỏ, 4'/
ca khỏi KHU 5 n^Ay, 4 CH Hau 10 ngày, n ế t đau, ngắn nhất 2 ngAv.
nhiAu nhất 10 ngày {Trung cấp y am l t 1986),
HẮC t h ầ n t á n (Hoà tễ c ụ c phương)

H íệiẲ - Hei shen san


Thục địa hoàng, Quy vĩ, Xích thược, Bồ hoàng, Quế tâm, Can
khương (sao), Cam thảo đều 16g, Đậu đen sao bỏ vỏ nửa bát. Tất cả
tán bột, mỗi lần dùng lOg, nửa rượu, nửa đồng tiện sắc uống.
Tác dụng: Hoạt huyết, hành trệ. Trị nôn ra máu, chảy máu
cam, sinh đẻ khó, thai chết trong bụng, sau khi sinh huyết hôi
không xuống hết, sưng lên đau và nhau không ra, con chết trong
bụng nhau thai không ra, các chứng bệnh sau khi sinh.
G iải th íc h : Bạch thược, Thục địa, Đương quy nhuận huyết;
Bồ hoàng, Hắc đậu hành huyết; Quế tâm, Can khương, tính ôn, để
phá huyết; Cam thảo hoăn cấp; Đồng tiện tán ứ nghịch, thêm rượu
để dẫn thuốc vào phần huyết.
Tham khảo:
Xét bài ‘Hắc thần tán’ so với ‘Sinh hoá thang’ thì thiếu hai vị Đào
nhân, Xuyên khung nhưng lại có thêm Đậu đen, Thục địa, Xích thược, Bồ
hoàng, Quế tâm. Xét về dược vị thì đây cũng là bài thuốc hoạt huyết tiêu ứ,
nhưng vì thêm Q uế tâm, Thục địa thì công hiệu ôn kinh, giảm đau và dưỡng
huyết mạnh hơn bài ‘Sinh hoá thang’ (Thượng Hải phương tễ học).

QUẾ CHI PHỤC LINH HOÀN


(Kim quĩ yếu lược) Gui zhi fu ling wan
C hủ tr ị ±ỈÉf
Ư trệ bào cung.
T riệ u c h ứ n g c h ín h
Bệnh nhân thiếu phúc tố hữu trưng khối,
nhâm thần lậu hạ bất chỉ, hoặc thai động
m A ỉir m m r « ,
bất yên, huyết sắc tử hắc hối ám, phúc
* it, m
thống cự án (Người bệnh bụng dưới von có
Ể L & ítS
khẢì u tích tụ, cỏ thai huyết ra không cầm hoặc
thai động không yên, màu huyết đen, toi, bụng I«0fỉ, M Í Ẽ ÍS
(1iìỉỉ, khàng thích ấn vào).
NguyAn nhAn grty bệnh ầ
ứ huyết trưng khối, đình lưu bào cung, I $£IÈLÍÌÍỊ&, WWỈÌỀ'Ẽ,
Xung Nhâm th ất điều, thai nguyên bất cố. I í t Í^ĨÌM ,
...................... Công: dụng........................................
Hoạt huyết hoá ứ, hoãn tiêu trưng khối. I tít iMtỉSr*, WLÌ& ỉH($ì
Dược v ị .............. 15^
Quế chi (quân), Đào nhân (thần), Phục linh (tá), Đơn bì (tá),
Thược dược (tá), Bạch mật (sứ), lượng bằng nhau, tán bột, luyện
m ật làm hoàn, mỗi lần uống 25g, ngày 2-3 lần.

Tác dụng: Hoạt huyết hoá ứ, tiêu kết. Trị:


• Phụ nữ bụng dưới có khôi u (huyết trưng) kết cục, đè vào
đau, bụng co rút, mạch Sác.
• Phụ nữ kinh nguyệt khó khăn, hoặc bế kinh, bụng trướng
đau, hoặc khó đẻ, hoặc đẻ rồi nhau không ra, hoặc thai chết trong
bụng không ra, hoặc sau khi sinh huyết hôi không xuống hết mà
bụng đau.
G iải th íc h : Trong bài, dùng Quế chi ôn thông huyết mạch;
Thược dược thông huyết trệ; Đan bì tiêu ứ huyết; Đào nhân phá
huyết kết; Phục linh thấm thấp đi xuống, cùng dùng với Quế chi có
thể vào âm thông dương, viên với m ật mục đích làm cho hoà hoãn
sức thuốc. Các vị dùng chung có tác dụng hoạt huyết hoá ứ, tiêu dần
huyết trưng kết cục.
Bài này còn là bài thuốc hoá ứ huyết, thông kinh.
Lâm sàng hiện nay :
• Bệnh về kinh nguyệt (thống kinh, hành kinh nôn mửa, đau
đầu...): Uống bài này hơn 1 tháng, kết quả đạt 80% (Quốc ngoại y
học, Trung y phân san 9, 1980).
• Trị băng lậu: Dùng bài này thêm Hải phiêu tiêu, Đảng sâm,
trị 30 ca (gồm có tiền sử xảy thai, tử cung xuất huyết, u xơ tử cung,
sinh xong không ra máu xấu.,.). Kết quả: Sau khi uống 3 thang, khỏi
7 ca; uống 6 thang, khỏi 14 ca; uống 6 thang trở lên, khỏi 7 ca, đỡ
2 ca (Thiểm Tây trung y 11, 1987).
• 7Vf ung thư tử cung: Trị 100 ca. Khỏi hoàn toàn 46 ca, tử
cung too ỉạỉ 2 phần 8 0 với trước 34 ca, khổng kết quả 20. Ưống ít
nhất 36 thang, nhiều nhất 200 thang (Chiết Giang trung y tạp chí
4, 1884).
• Trị viêm xoang chậu cấp và mạn tính: Dùng bài này thêm
Hương phụ, Đương quy, Diên hồ sách, đã trị 50 ca. Mạn tính 35 ca,
khỏi 27, không khỏi 8. Cấp tính 5 ca, khỏi 4, không khỏi 1. Á cấp tính
10 ca, khỏi 8, không khỏi 2 (Chiết Giang trung y tạp chí 11, 1980).
• Trị viêm phần p h ụ : Dùng bài này thêm Lô căn, Đông qua
tử, trị 23 ca. Khỏi 16, đỡ 5, không khỏi 2 (Hồ Bắc trung y tạp chí
5, 1987).
• Tắt ống dẫn trứng'. Trị 23 ca. Kết quả: Có thai 19 ca, 1 ca bỏ
dở vì không tin tưởng, 3 ca do lao hạch nên không trị tiếp (Trung
y tạp chí 2, 1988).
• Trị không thụ thai: Dùng bài này hợp với bài T hanh kim
đơn hương ẩm ’ (Thanh bì, Uất kim, Đan sâm, Hương phụ), trị phụ
nữ lập gia dinh đã 6 năm không có con. Kết quả: Sau khi ucíng 8
thang dã thụ thai (Thiểm Tây trung y 2, 1981),
• Trị không thụ thai: Dùng bài này hợp với bài ‘Thanh đái
thang’ gia giảm, trị phụ nữ lập gia đình 12 năm mà chưa có con.
Kết quả: Sau khi uống 20 thang, đã có thai (Phúc Kiến trung y dược
3, 1983).
• Trị quen dạ xảy thai: Trị 11 ca quen dạ xảy thai do ứ huyết
gây nên. Kết quả: Đều có kết quả. Uống trên dưới 10 ngày, lưng
và bụng dưới đau đều khỏi, thai nhi phát triển bình thường ( Sơn
Đông y san 3, 1966).
• Trị thai ngoài tử cung: Đã trị 11 ca, đều khỏi (Sơn Đông y
san 3, 1966).
• Trị phì đại tiền liệt tuyến: Dùng bài này thêm Hồng hoa,
Đại hoàng, ích mẫu, Trạch lan, sắc uống. Trị 5 ca. Sau khi uống 10
thang, 4 ca đi tiểu được, 1 ca không khỏi (Chiết Giang trung y tạp
chí ỉ ỉ, 1983).
• Trị sỏi đường tiều: Dùng bài này kết hợp với bài ‘Thất tiếu
tán ’, thêm Vương bất lưu hành, Kim tiền thảo, Hoàng kỳ, trị 2 ca
Hỏi (lường tiểu. K ết quả: Sau k hi uống 4 th a n g , b ụ n g b ớ t đau, gia
KÚim uống hơn 1 thítng, sỏi tiêu mất (Nội Gia Mồng trung y dược
2, 191)0).
Tham khảo:
Sách ‘Phụ nhân lương phương’ có bài ‘Đoạt mệnh hoàn’ chính là bài
này. Sách ‘Phụ nhân lương phương’ cho rằng phụ nữ đẻ non, con chết trong
bụng, bgng trướng, thấy “thai khí xông lên xâm phạm đến tim, ngất, sắp
nguy, tự ra mồ hôi lạnh, suyễn, khó thở, nên tăng liều lượng lên, mỗi lần có
thể uống một viên to như hòn đạn, nhai nhỏ, uống với nước giấm nhạt hâm
nóng, uống tiếp vàí viên.
Nếu thêm Đại hoàng thì có thể phá huyết hạ ứ. Sách lKim quỹ yếu lượd
dùng bài này trị phụ nữ có thai, có huyết trưng kết gây ra rong huyết không
cầm, vì nguyên nhân rong huyết này là do huyết trưng kết tụ lại, huyết tụ
lại không tiêu thì rong huyết không cầm lại được, sẽ ảnh hưởng tới thai, cho
dùng bài này tiêu dần huyết cục, cũng là ý trị bệnh theo nguyên nhân.
Trong sách qui định cách uống mỗi ngày 1 viên, không thấy nói đến
uống tăng dần tới 3 viên, mà viên chĩ to như phân thỏ; điểu này cho thấy có
ý dùng liều nhỏ mà phá được ứ huyết tụ lại thành khối, làm tan khối u cách
từ từ, không được công phá mạnh quá, nếu công mạnh quá có thể làm tổn
thương nguyên khí, trên lâm sàng khi dùng bài thuốc này cần phải chú ý
(Thượng Hải - Phương tễ học).

BỔ DƯỜNG HOÀN NGŨ THANG


(Y lâm cải thác) Bo yang huan wu tang
C hủ tr ị Ì.ÌÙ
Trúng phong chi khí hư huyết ứ chứng. tM Ì^xlÉ iỄ iíỉB iE
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Bán thân bất toại, khẩu nhãn oa tà,
thiệt ám đạm, đài bạch, mạch Hoãn n R N IA ,
vô lực (Liệt nửa người, mắt lệch miệng SU « ù , »Ếẵ
méo, lưỡi tối nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch 3týj
Hoãn, không có lực).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Khí hư huyết ứ, mạch lạc ứ trở. 't ĩ l â ì K , E ỉẵ M M
C ông d ụ n g Dim
BỔ khí, hoụl huyốl, thông lạc. í K í it t É i i S ^
Dược vị
Sinh Hoàng kỳ (quân) 40-160g, Đương quy vĩ (thần) 8-12g, Xích
thược (tá) 6g- 8g, Đào nhân (tá) 4-8g, Địa ỉong (tá) 4g, Xuyên
khung (tá) 8g, Hồng hoa (tá) 4-8g. sắc uồng.

Tác dụng: Bổ khí, hoạt huyết, thông lạc. Trị đi chứng trúng
phong, khí hư huyết trệ, mạch lạc không thông gây nên liệt nửa
người, nói khó, m ắt lệch, miệng méo.
G iải thích: Hoàng kỳ dùng sống lượng nhiều, có tác đụng
đại bổ nguyên khí là chủ dược; Đương quy vĩ, Xuyên khung, Xích
thược hoạt huyết hòa vinh; Đào nhân, Hồng hoa, Địa long hóa ứ,
thông lạc. Khí huyết được lưu thông, phần cơ thể bị bệnh sẽ được
hồi phục.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Lúc dùng bài thuốc này trị di chứng
trúng phong, tai biến mạch máu não, chú ý dùng lượng Hoàng kỳ
phải nhiều để bể nguyên khí, các vị thuốc hoạt huyết không nên
dùng nhiều, trường hợp lâu ngày cơ bị teo, nên chú ý dùng thuốc bổ
huyết dưỡng cân như Đương quy, Thục địa, Miết giáp, Bạch cương
tàm, để dưỡng huyết, cường tráng cơ thể.
Gia giảm :
Trường hợp cơ thể hư hàn, thêm Thục phụ tử để ôn dương tán
hàn.
Tỳ Vị hư nhược, thêm Đảng sâm, Bạch truật để bổ khí kiện tỳ.
Đờm nhiều, thêm chế Bán hạ, Bối mẫu, gừng để hoá đờm.
Nói khó, tinh thần không tỉnh táo, thêm Viễn chí, Thạch
xương bồ để khai khiếu, hóa đờm.
Lâm sàn g hiện nay:
• Trị thiểu năng tuần hoàn não: Trị 56 ca, khỏi 26, kết quả
thấp 25, có hiệu quả 03f không hiệu quả 02 (Thượng Hải trung y
dược tạp chí 8, 1981).
* Trị trúng phong liệt nửa người 93 ca, khỏi 40, hiệu quả ít
íìt, (liỗn biến tốt 20, không hiộu quả 2 (Hồ Nam trung y tạp chỉ 6,
í 986).
• Trị trứng phong liệt nửa người 100 ca, đạt kết quả 94%.
Uống 10 ngày là 1 liệu trình, uống 5 liệu trình (Giang Tô trung y
tạp chí 5, 1982).
• Trị mạch máu não viêm tắt cấp 30 ca, kết quả khỏi 83%
(Trung y tạp chí 5, 1984).
• Trị xuất huyết não cấp 150 ca, khỏi 82% {Sơn Tây trung y
tạp chí 6, 1987).
• Trị liệt do xuất huyết não, kết quả phục hồi tốt. Trị xuất
huyết dưới màng nhện kết quả khỏi hoàn toàn (Chiết Giang trung
y tạp chí 1, 1980).
• Trị huyết áp cao do thiếu máu: kết quả huyết áp hạ được
(Trung Tây y kết hợp tạp chí 2, 1982).
• Trị huyết áp cao sau khi bị tai biến não: Trị 21 ca, khỏi 10,
hiệu quả ít 7, không khỏi 4 (Thiểm Tây trung y tạp chí 9, 1987).
• Trị xơ cứng động mạch não: Trị 35 ca, khỏi 94,20% (Thiểm
Tây tân y dược 3, 1979).
• Trị liệt mặt'. Trị 49 ca, khỏi 32, kết quả ít 15, không kết quả
2 (Thiểm Tây trung y tạp chí 11, 1989).
• Trị thần kinh toạ đau 100 ca, uống 8 - 2 5 ngày, khỏi 89, kết
quả ít 7, chuyển biến tốt 2 (Quảng Tây trung y dược 2, 1980).
• Trị thần kinh toạ đau: dùng bài này thêm một số vị trừ
phong, tán hàn, trị 31 ca, kết quả khỏi 15, kết quả ít 6, chuyển biến
tốt 10. Uống 10 ngày (Tứ Xuyên trung y tạp chí 9, 1986).
• Trị di chửng do chấn thương não: Kết quả khỏi tốt (Chiết
Giang trung y tạp chí 1, 1980).
• Trị bệnh động mạch vành 41 ca: Kết quả: Chứng đau th ắt
ngực khỏi 85,71%, điện tâm đồ trô lại bình thường 53,66% (Chiết
Giang trung y tạp chí 12, 1986).
• Trị thấp tim : Thêm Nhân sâm, Phụ tử, trị 15 ca. Kết quả
chức năng tim phục hồi tốt (Trung Tây y kết hợp tạp chỉ 2, 1988).
• Trị tiểu không tự chủ, tiểu nhiều: Sau 14 ngày, kết quả tốt
{Hồ Bđc trung y tạp chí 5, 1985).
• Trị tiểu ra máu do bàng q ìtang có khối u: Kết quả sau khi
uống 10 ngày, hối ru máu {Tân trung y tạp chi Ị, Ỉ985).
• Trị chấn thương đầu gây nên ngủ nhiều: Kết quả uống hơn
20 thang, bệnh có kết quả tốt, uống V2 năm thì khỏi hẳn (Chiết
Giang trung y tạp chí 11, 1985).
• Trị mất ngủ lâu năm: uống bài này có kết quả tốt {Tân
trung y tạp chí ly 1990).
• Trị tĩnh mạch viêm tắt 30 ca: Kết quả khỏi 21, có kết quả 9
{Thượng Hải trung y tạp chí 5, 1988).
• Trị tiền liệt tuyến sưng to (phì đại): Thêm Hổ phách, Đông
quỳ tử, Nhục quế, trị 1 năm không thấy tái phát (Tứ Xuyên trung
y tạp chí 8, 1990).
• Trị chứng vô mạch: Thêm Bạch truật, Đan sâm, Kê huyết
đằng, trị 6 ca, khỏi 3, có tiến triển ít 2, có tiến triển tốt 1 (Chiết
Giang trung y tạp chí 9, 1981).
• Trị mắt cá chân sưng 3 ca: Thêm ích mẫu thảo, Kê huyết đằng,
kết quả khỏi tốt (Thực dụng trung y nội khoa tạp chí 2, 1990).
• Trị vú sưng 18 ca: Kết quả khỏi 16, kết quả ít 1, bỏ không
trị 1 (Trung y tạp chí 6, 1984).
• T r ị thống kỉnh: Kết quả sau khi uống thuốc hết đau ngay
(Sơn Tây trung y tạp chí 6, 1989).
Tham khảo:
Bài thuốc này dùng lượng Hoàng kỳ rất lớn, có thể tới 120g là một
đặc điểm. Vương Thanh Nhậm dựa vào nguyên lý ‘Khí là thống soái của
huyết, khí hành thì huyết hành’, Trên cơ sở nguyên lý này, ông phát triển
thêm: ‘Nếu nguyên khí hư, thì không thông đạt vào mạch máu, mạch máu
không có khí thì huyết ứ trệ’. Lý luận ‘Khí hư thì huyết ứ’ là cd sở chỉ đạo
cách lập bài thuốc này. Kinh mạch ứ trệ là do khí hư, không đủ sức vận
hành máu, sinh ứ trệ. Do đó trọng dụng Hoàng kỳ bổ khí hành huyết, đây
ià điểu then chốt. Thực tế lâm sàng trị chứng trúng phong liệt nửa người,
nếu dùng Hoàng kỳ 30-60g không có tác dụng, thì tăng liều i2 0 g hiệu lực
tăng rất rõ. Nếu sợ Hoàng kỳ ôn bổ quá mạnh thì lúc đầu dùng iiểu thấp,
sau đó tăng dần đến mức đạt hiệu quả. Sau khi bệnh khỏi, uống 2 đến 3
ngày một thang để củng cố.
Trên lâm sàng dùng ‘Bổ dương hoàn ngũ thang' trị tắt nghẽn mạch
máu não đạt hiệu quả cao trên 90% nhờ Hoàng kỳ xúc tiến tuần hoàn các
hạch bạch huyết. Do đó trọng dụng Hoàng kỳ là điểu kiện trọng yếu. Trốn
lâm sồng dùng 'Bổ dưđng hoàng ngũ thang’ cắn phải nắm vững cd chê
bệnh lý là khí hư huyết ứ có triệu chứng không phát sốt, thở ngắn, mạch Tế
Nhược... Nếu có các triệu chửng mạch Hổng Đại có iực hoặc mạch Huyền
có lực, trước khi phát bệnh đau đầu, chóng mặt, phiền táo, hay giận dữ, khi
phát bệnh thì đau đầu, chóng mặt hơn, phát sốt, không được dùng bài này
(Trung y vấn đối).

ÔN KINH THANG m ỉm
(Kim quĩ yếu lược) Wen jing tang
C hủ tr ị ì lố
Xung Nhâm hư hàn, ứ huyết trở trệ. S y a B ii
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Kinh nguyệt bất điều, tiểu phúc lãnh
thống, kinh huyết sắc ám hữu khối, thời /MKỉệ
hữu thủ túc tâm phiền nhiệt, thiệt chất ỉ«, â Ể L Ê I I %
hắc hồng, mạch Tế nhi Sáp (Kinh nguyệt ik,
không đều} bụng dưới lạnh đau, màu kinh ■ s ® * ẾI, fầ
tối, có cục, lòng bàn tay, bàn chân nóng m m w
bứt rứt, lưỡi đen tím, mạch Tế mà Sáp).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
ìf m
Hư, hàn, ứ, nhiệt thác tạp, nhi dĩ Xung
Nhâm hư hàn, giáp hữu ứ trệ vi chủ. ?+ í ĩ A m ,
m » ì.
C ông d ụ n g
Ôn kinh tán hàn, dưởng huyết khứ ứ.
Dượe vị
Ngô thù du, Bán hạ (chế) đều 6- 12g, Xuyên khung, Bạch thược,
A giao, Sinh khương, Đơn bì đều 8-12g, Đương quy, Đảng sâm,
Mạch đông đều 12g, Quế chi 4-8g, Chích thảo 4g. sắc, chia làm
2 lần uồ'ng trong ngày.

Tác dụng: Ôn kinh dưỡng huyết, hoạt huyết điều kinh. Trị
huyết ứ, 2 mạch Xung Nhâm hư hàn, kinh nguyệt không đều hoặc
lâu ngày không có con.
G iải thích: Đây IA hài thuốc điều kinh hAng đổu trong phụ
khoa. Tỏn bAi thuốc lồ ‘Ôn kinh' nói lôn tác dụng chính của bài h\
ôn dưỡng huyết mạch làm cho huyết ấm dễ lưu thồng và sẽ không
còn ứ huyết. Trong bài, Ngô thù du, Quế chi ôn kinh tán hàn;
Đương quy, Xuyên khung dưỡng huyết kiêm hoạt huyết khứ ứ, đều
là chủ dược; A giao, Thược dược, Mạch môn hợp với Đương quy để
dưỡng huyết hoạt huyết; Đảng sâm ích khí để sinh huyết; Đơn bì
hoạt huyết khứ ứ; Bán hạ, Khương, Thảo hợp với Đảng sâm để bổ
trung khí, kiện Tỳ vị.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này trên lâm sàng dược dùng trị
chứng kinh nguyệt không đều, thống kinh do mạch xung 'nhâm bị
hư hàn.
G ia g iả m : Bụng dưới đau nặng nhiều, bỏ Đơn bì, Mạch môn,
thêm Tiểu hồi hương, Ngải diệp (sao) để tán hàn chỉ thống.
• Nếu khí trệ, thêm chế Hương phụ, Ô dược;
• Rong kinh kéo dài, màu kinh nhợt, bỏ Đơn bì, thêm Bào
khương, Ngải diệp sao, Hạn liên thảo sao, Thục địa, dể ôn kinh bổ
huyết, cầm máu;
• Khí hư nặng bỏ Đơn bì, Xuyên khung, Ngô thù, thêm Hoàng
kỳ để ích khí;
Bài này cũng có thể dùng trị chứng xuất huyết tử cung cơ
năng có kết quả tốt.
L â m sà n g h iệ n n a y :
• Trị không thụ thai: Trị 11 ca, trong đó có 4 ca do buồng
trứng bị nghẹt, 8 ca tử cung không phát triển, 2 ca không rụng
trứng, 1 ca lạc nội mạc tử cung, 1 ca bị thông kinh nguyên phát.
Kết quả: Khỏi 6, ngắn nhất là hơn 2 tháng, nhiều nhất là 13 tháng
{Trung y nghiền cứu 1, 1990).
• Trị không thụ thai'. Trị 32 ca. Kết quả: Thụ thai 19, trong
đó có 19 ca không thụ thai 3-5 năm, đã thụ thai được 14 ca; 5-8 ca
không thụ thai đã 11 năm, có 5 ca đã thụ thai, tỉ lệ thụ thai vẫn
còn thấp (Hồ Nam trung y học viện học báo 4, 1988).
• Trị tử cung không phát triển tốt: Dùng bài này gia giảm, trị
25 ca. Trong đó 22 ca dưới 10 năm, 3 ca trên 10 năm. Thận dương
hư, thôm Dâm hoắc. Thận âm hư, bỏ Quế chi, thêm Hà thủ ô. Can
uAt, l)ỏ Quê chi, Lhôm SAi hồ, Phạt thú, Hương phụ. ứ huyết, thẻm
Trụch tan, Vương bAl lưu hành. Dờm thấp, bỏ A giao, thôm Phụt;
linh, Bạch truật. Kết quả: Có 19 ca đã thụ thai, biện chứng là do
thận dương hư, đạt 91.7%. Loại không thụ thai do ứ huyết đạt 80%
(Tân trung y 12, 1988).
• Trị tử cung chảy máu ở thiếu nữ: Trị 11 ca. Dùng bài này,
chế thành hoàn, mỗi hoàn 9g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 hoàn,
Kiêng thức ăn sống lạnh. 1 tháng là 1 liệu trinh. Kết quả: Khỏi
(uống thuôc 1 tuần, không còn ra máu, uống hơn 1 tháng, không
thấy tái phát) 6 ca. Bệnh giảm (uổng nửa tháng không thấy ra máu
nữa, uống 2 tháng thấy kinh nguyệt có trở lại) 4 ca. Có chuyển biến
1 ca (.Hắc Long Giang trung y dược 3, 1989).
• Trị băng lậu (rong huyết): Trị 8 ca. Kết quả: Đều khỏi- uống
ít nhất 3 thang, nhiều nhất 10 thang, trung bình uống 6 ngày. Theo
dõi nửa năm sau không thấy tái phát (Hà Bắc trung y 6, 1985).
• Trị kinh nguyệt đến sau kỳ: Trị 40 ca. Trong đó 10 ca trước
khi kết hôn, 30 ca sau khi kết hôn. Kinh nguyệt thường kéo dài ít
nhất 8 ngày, chậm nhất 10 ngày. Sau khi dứt kinh 2 tuần bắt dầu
uông 3-4 thang. Kết quả: Khỏi 18, dỡ 7, không khỏi 3, có 2 ca bỏ
không điều trị. Uổng thuốc ít nhất 6 thang, nhiều nhất 15 thang
(Hà Nam trung y 6, 1988).
• Trị bế kinh: Người bệnh do mạch Xung Nhâm bị tổn thương,
kèm trung tiêu bị hư hàn dẫn đến bế kinh. Kết quả: Khỏi hoàn toàn
0Chiết Giang trung y tạp chí 11, 1983).
• Trị bế kinh : Dùng bài này trị bế kinh chức năng. Kết quả:
Uống 9 thang, khỏi bệnh (Thiểm Tây trung y 2, 1983).
• Trị bế kinh do rối loạn buồng trứng: Sau khi uống thuốc, kinh
nguyệt trở lại hình thường (Vân Nam trung y tạp chí 2, 1984).
• Trị thống kinh : Dùng bài này thêm Tam thất. Kết quả: Sau
khi uông 5 thang, âm dạo ra những hòn cục máu ứ. Bỏ Tam thất,
uống tiếp 5 thang, hết đau bụng. Cho uống tiếp ‘Ô kê bạch phụng
hoàn’ để duy trì k ết quả, sau đó, kinh nguyệt trở lại bình thường.
Theo dõi không thấy tái phát (Trung y tạp chí 10, 1985).
• Trị thống kinh nặng: Lúc đau phải ôm bụng rên la, nôn
mửa, tiêu chảy. Kết quả: Uống hơn 5 tháng theo kỳ kinh, khỏi bệnh
và thụ thui (Sơn Đôìiịỉ trung y tạp chí 4, 1987).
• Trị u nang buồĩìỊỊ trứng: Trong (ló có trường hợp nang cổ
kích 'thước 3 X 3 X 3cm. được chẩn đoán lồ lục nội m ạc tử cung. Kết
quả: Sau khi uống thuốc, hết thông kinh, siêu âm thấy khôi li nhỏ
lại (Tứ Xuyên trung y 1, 1985).
• Trị u nang buồng trứng: Siêu âm thấy khối u ở góc trên bên
phải buồng trứng, bề m ặt khối u láng, hoạt động, ấn không thấy
đau. Chẩn đoán là u nang buồng trứng bên phải. Kết quả: Sau khi
uống thuốc nửa năm, kiểm tra lại thấy khối u tiêu hết (Trung y tạp
chí 1, 1965).
• Trị đái hạ: Dùng bài này bỏ Mạch môn, thêm Thương truật,
Bạch truật. Người bệnh khí hư ra nhiều, sắc m ặt trắng nhiều vàng
ít, bụng đau, thích ấm. Kết quả: Đều khỏi {Thiểm Tây trung y 2,
1983).
• Trị âm đạo viêm: Dùng bài này chế thành hoàn, trị 45
người lớn tuổi bị viêm âm đạo kèm ngứa âm đạo. Mỗi ngày uống 3
lần, mỗi lần 2,5g, liên tục 2 tuần. Kết quả: Đều khỏi (Trung thành
dược ĩ, 1990).
• Trị muốn sinh trước thời hạn: Dùng bài này, bỏ Bán hạ,
thêm Đỗ trọng, Tang ký sinh, Tô ngạnh. Kết quả: Sau khi uông 3
thang, cầm máu, thai yên ( Thiểm Tây trung y 2, 1983).
• Trị không thụ thai: Trị tinh ít, không thụ thai. Người bệnh
kiểm tra tin h địch th ấy tin h trùng 0.3 X 108ml, tin h trùng di động
30%. Kết quả: Sau 2 tháng, người nữ đã thụ thai (Hà Nam trung y
6, 1985).
• Trị sán k h í: Dùng bài này gia giảm, trị sán khí làm cho tinh
hoàn sưng đau, lạnh. Kết quả: Sau khi uống 10 ngày, khỏi bệnh (Hà
Nam trung y 6, 1985).
• Trị tiểu nhiều: Trị tiểu đêm kèm kinh nguyệt không đều.
Người bệnh sắc m ặt trắng nhạt, miệng khô, hay mơ, lòng bàn tay
chân nóng. Kết quả: Uống liên tục 10 thang, các chứng tiêu hết,
tiểu tiện trở lại bình thường {Hà Nam trung y 3, 1988).
Tham khảo:
> Trình Vân nói: Phụ nữ có ứ huyết nên đùng ‘Hạ ứ huyết thang’, na
phụ nữ tuổi 50 thời kỳ thiên quý đã tuyệt, không nên dùng thuốc hạ, cho
dùng thuốc ôn để trị, vì huyết được ôn thì sẽ vận hành. Kinh hàn thì đùng
Thù du, Khương, Quế để ôn; huyết hư thêm Thược dược, Quy, Khung; khí
hư đùng Nhân sâm, Cam thảo để bổ; huyết khô dùng A giao, Mạch đông để
nhuộn; dùng Bủn hạ đổ chỉ đớỉ họ; Đớn b) đổ trục trưng hà; 12 vị là những
vị dưỡng huyết ôn kinh, thì ứ huyết tự thông mà huyết mới tự sinh. Cho nên
cũng dùng trị không sinh đẻ, băng huyết mà điều kinh (Kim quỹ trực giải).
'T Bài này chỏ trị bệnh mạch xung nhâm hư hàn mà kiêm có ứ huyết.
Mạch xung nhâm hư hàn cho nên bụng dưới lạnh đau. ử huyết ligăn trở bên
trong, sự vận hành của huyết dịch mất bình thường cho nên kinh nguyệt
hoặc đến trước kỳ hoặc đến sau kỳ, hoặc nhiều hoặc ít, ứ huyết không trừ
thì huyết mới không sinh, cho nên môi miệng khô ráo, âm hư không tăng
nạp được dương cho nên về tối phát sốt, lòng bàn tay nóng. Dùng bài này
ôn thông kiríh mạch, bổ dưỡng khí huyết, thì ứ huyết tự trừ, huyết mổỉ tự
sinh, kinh nguyệt điều hoà mà bệnh giải.
Đối với chứng ứ huyết trở trệ, dẫn đến kinh nguyệt không đều, sách
‘Kim quỹ yếu iượd có phép hạ ứ huyết, nhưng người thể chất hư có hàn thì
không dùng được phép hạ, cho nên lập riêng ra phép ôn kinh, vì huyết gặp
ấm thì hành, huyết hành thì sẽ không bị ứ huyết ngưng đọng, tên bài là ‘ồ n
kinh thang’ ý nghĩa cũng là ở chỗ đó (Thượng Hải phương tễ học).

SINH HOÁ THANG ỉA t m


(Cảnh Nhạc toàn thư) Sheng hua tang
C hủ tr ị
Huyết ứ hàn ngưng, huyết ứ trở trệ.
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Sản hậu ác lộ bất hành, tiểu phúc lãnh
thống, mạch Trì Tế hoặc Huyền (sinh
xong máu dơ không ra, bụng dưới lạnh ỉm
đau, mạch Trì T ế hoặc Huyền).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Sản hậu huyết hư hàn ngưng, ứ trở bào rẼ Ế L ũ m m , M
cung.
C ông d ụ n g
Dưỡng huyết khứ ứ, ÔĨ1 kinh chĩ thống. U iỉ.A M
Dược vị IS í*
Ị Đương quy (quân) 32g, Đào nhân (thần)12& Cam thảo (tá) 2g,
\ Xuyến khung (thần)72#, Đào kìuiơng (tá) 2g. SẤc uống hoặc cho
: thỏm ít rượu, sắc uống.
Tác dụng: Hoạt huyết, hóa ứ, ôn kinh chỉ thống. Trị chứng
huyết hư, ứ trệ sau khi đẻ, bụng dưới đau do hàn.
Giải thích: Đương quy liều cao có tác dụng bổ huyết, hoạt
huyết, hóa ứ sinh tân, là chủ dược; Xuyên khung, Đào nhân, hoạt
huyết hóa ứ; Bào khương ôn kinh chỉ thông; Chích thảo điều hòa
các vị thuốc, dùng rượu tăng tác dụng hoạt huyết tiêu ứ.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Bài này thường được dùng cho sản phụ
sau khi dẻ, máu xấu không ra hết, đau bụng, vì bài thuôc tính ôn
cho nên dùng thích hợp với chứng hư hàn.
G ia giảm :
• Trường hợp có cục ứ huyết, bụng đau nhiều, thêm Bồ hoàng,
Ngũ linh chi, Diên hồ sách dể hóa ứ chỉ thống;
• Hư hàn, thêm Nhục quế để ôn kinh tán hàn;
• Nếu huyết ứ sinh nhiệt, thêm Đan sâm, Xích thược để thanh
nhiệt lương huyết, hoạt huyết hóa ứ;
Bài này dùng cho sản phụ sau khi sinh đẻ có tác dụng làm
giảm đau bụng do co bóp tử cung, đồng thời có tác dụng kích thích
tăng sữa cho người mẹ.
Lãm sàng hiện nay.
• Trị sinh xong tử cung không co lại hết: Dùng bài này thêm
Hồng hoa, trị 59 ca so với 50 ca đối chiếu. Kết quả: Sau khi uống
thuốc, tử cung co lại chỉ còn xệ xuống 2cm, 51 ca so với 18 ca ở tổ
đối chiếu (Thượng Hải trung y dược tạp chí 3, 1984).
• Trị sinh xong tử cung không co lại: Trị 100 ca, sinh xong
1-3 ngày, uống mỗi ngày 1 thang. Kết quả: Sau khỉ uống thuốc tử
cung co lại, hết ra sản dịch, sữa tiết ra như bình thường (Tứ Xuyên
trung y 12, 1989).
• Trị sinh xong tử cung co rứt đau: Đã trị 41 ca, khỏi 35, 3
ca đỡ ít, 3 ca không kết quả rõ lắm (Thượng Hải trung y dược tạp
chí 3, 1984).
• Trị sau khi phá thai âm đạo chảy m áu: Dùng bài này thêm
Han sâm, Sung úy tử, trị 360 ca. Dỡ ít 210 ca (uôYig 3 thang không
thAy cam máu), 150 ca cá kết, qua (uf>ntf 'A UimiK, thời gian cầm mấu
không qiut íỉ ngíầy) (ỉiổ ỉiúr trunịị y tạp chi !, í986),
• Trị sau khi phá thai âm đạo chảy máu: Dùng bài này hợp
với bài ‘T hất tiếu tán ’, trị 80 ca. Khỏi 72 (hết chảy máu và các triệu
chứng đều h ế t 2-6 ngày), 6 ca có chuyển biến tốt (hết chảy máu sau
6-8 ngày), 2 ca không khỏi (Vân Nam trung y tạp chí 3, 1988).
• Trị sau khi phá thai và sau khi mổ âm đạo bị ra máu: Đã
trị 56 ca, 4 tễ là 1 liệu trình, có một sô" uống 1 liệu trình, một sô" 2
liệu trình. Kết quả: Khỏi 50, đỡ 3, không khỏi 3 (Liêu Ninh trung
y tạp chí 8, 1990).
• Trị thai chết lưu: Có triệu chứng lâm sàng đau lưng, bụng
trằn đau, ra máu không cầm: Kết quả: Sau khi uống 2-4 thang, xổ
thai chết ra, h ết ra máu, bụng hết đau (Thượng Hải trung y dược
tạp chí 3, 1984).
• Trị thai chết lưu (có triệu chứng lâm sàng: đau lưng, bụng
trằn đau, ra máu không cầm): Dùng bài này thêm Đan sâm, Diên
hồ phấn, trị trường hợp thai chết 10 ngày không ra, đã quyết định
phải mổ. Dùng bài này 2-3 ngày có thể trục thai ra (Vân Nam y
dược 1, 1985).
• Trị thai ngoài tử cung: Dùng bài này bỏ Bào khương, hợp
với bài ‘Quế chi phục linh hoàn’, trị 33 ca. Kết quả: Có 12 ca không
thích hợp phải chuyển sang giải phẫu còn lại 21 ca đều khỏi (Tân
trung y 11, 1984).
• Trị tử cung sưng to (phì đại): Dùng bài này thêm Tam lăng,
Nga truật, trị 46 ca, khỏi 25, đố 18, không khỏi 3 (Sơn Tây y học
tạp chí 6, 1980).
Tham khảo:
Trương Bĩnh Thành nól: Phàm sau khi sinh, khí huyết lại hư, vốn nên
bối bổ. Nhưng có bại huyết ứ trệ thì huyết mới không sinh được, cho nên
thấy các chứng đau bụng, lại không thể không trừ ứ làm đầu. Trong bài
Đương quy dưỡng huyết, Cam thảo bổ trung tiêu, Xuyên khung điều hoà khí
trong huyết, Đào nhân hành ứ trong huyết, Bào khương mầu đen vào dinh,
giúp Quy, Thảo để sinh huyết mới, gỉúp Khung, Đào để hoá dương, cái hay
sinh hoá mới thần kỳ làm sao. Dùng Đồng tiện là để ích âm trừ nhiệt dẫn
bại huyốt theo đường cũ xuống vậy (Thành phương tiện độc).
So sánh bài ÔN KINH THANG và SINH HÓA THANG

Ngô thù du, Quế chi làm quân, phối hợp


với Đan bì, Thược dược, A giao, Mạch
Đều có môn, Nhân sâm, Bán hạ, Sinh khương.
Đương Chú trọng ÔĨ1 kinh, dưỡng huyết chứ
Ôn quy, Xuyên không nhằm khứ ứ.
kỉnh khung, Cam Có tác dụng ích khí thanh nhiệt, thuộc
thang thảo. loại 0 X1 thanh, tiêu bể cùng dùng.
Đều dưỡng Trị mạch Xung Nhâm bị hư hàn, kèm ứ
huyết, ôn huyết trở trệ, kinh nguyệt không đều,
kinh, khứ ứ. rong kinh không cầm, thống kinh, bệnh
về kinh nguyệt và chứng không thụ thai.
Dùng trong
phụ khoa và Dùng toàn Đương quy làm quân, phối
sản khoa, hợp với Đào nhân, Bào khương, Hoàng
chuyên về tửu, Đồng tiện. Chú trọng dưỡng huyết,
Sinh
huyết hư khứ ứ, kiêm ôn kinh tán hàn.
hóa hàn ngưng, Trị sau khi sinh huyết bị hư mà bị hàn
thang ứ trở. ngưng ở bào cung làm cho sản dịch không
ra, bụng dưới lạnh đau, các chứng sau khi
sinh.

THẤT TIẾU TÁN


(Hoà tễ cục phương) Shi xiao san
C hủ tr ị
Ú huyết đình trệ.
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Tâm phúc thích thống, hoặc nguyệt kinh bất điều,
Thiếu phúc cấp thống, thiệt chất tử hắc, hoặc
biến hữu ứ ban, mạch Sáp hoặc Huyền (Ngực MŨM,
bụng đau như kim đăm hoặc kinh nguyệt không ĩị£ ìh
đều, bụng dưới đau cấp, chất lưỡi đen tím hoặc
rìa lưỡi có nốt ban ứ, mạch Sáp hoặc huyền). i-ĩKíỉ
N guyên n h â n gây b ệ n h
ĩ í huyốt (lình trí). M i
C ông d ụ n g
Mít
Hoạt huyết khứ ứ, tán kết chỉ thống.
ỉề ± m
Dược vị
Ngữ linh chi, Bồ hoàng, lượng bằng nhau,
Tán bột. Mỗi lần dùng 8- 12g, lấy bao vải bọc thuốc, sắc, chia 2
lần uống trong ngày, hoặc sắc với lượng giấm và nước bằng nhau
để uổng.

Tác d ụng: Hoạt huyết hoá ứ, tán kết chỉ thông. Trị ứ huyết
trở trệ, ngực bụng đau, hành kinh đau bụng, sinh xong bị đau
bụng.
G iải th ích: Ngũ linh chi dùng sống có tác dụng thông lợi
huyết mạch, hành huyết chỉ thống; Bồ hoàng dùng sông thì phá
huyết, chỉ thống. Dùng giấm sắc để sức thuốc được thông hành, có
tác dụng giảm bớt tính tanh, táo của Ngũ linh chi, trực tiếp trừ
ngutng trệ ở quyết âm (can) mà có công hiệu thay cũ đổi mứi. Trị
bụng dưới đau do huyết ứ tích trệ, đau kinh, tắ t kinh, đau bụng sau
khi đẻ.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Là một bài thuốc thường dùng để hoạt
huyết, hóa ứ, chỉ thống. Những trường hợp bụng dưới đau do huyết
ứ tích trệ, đau kinh, tắ t kinh, đau bụng sau khi đẻ... đều dùng
được.
G ia g iả m :
• Thường dùng bài này, thêm các vị Đan sâm, Xích thược để
tăng tác dụng hoạt huyết;
• Nếu đau nhiều, thêm Nhũ hương, Mộc được;
• Nếu huyết ứ do hư hàn, thêm Đương quy, Xuyên khung,
Ngải diệp để bổ huyết, hoạt huyết, tán hàn;
• Khí trệ, thêm Thanh bì, Hương phụ, Tiểu hồi để hành khí,
tiêu trệ;
• Kèm huyết hư, thòm ‘Tứ vật thang’ để dưỡng huyết.
lỉíú nùy có thố đùnK trị các chứng đau tức ngực <ỉo thiốu máu
cự tim hoẠc cu t h ắ t (lộng mạch vành, đau dọ dày thuộc huyết ứ trệ,
đều có kết quả nhất định.
Lâm sàng hiện nay :
• Trị bệnh động mạch vành, cơn đau thắt tim : Dùng bài này
thềm Nhân sâm, Hoàng kỳ, sắc uống. Trị 30 ca. Kết quả: Kiểm tra
điện tâm đồ thấy khỏi 10, đỡ 5, không khỏi 5. Chứng đau th ắt tim
khỏi 16, dỡ 13, không khỏi 1 (Giang Tô trung y tạp chí 3, 1988).
• Trị xuất huyết tiễu hóa phía trên: Dùng bài này thêm Tam
thất, Bạch cập, Đại hoàng, sắc ucíng. Trị 40 ca. Trong đó loét hành
tá tràng 32 ca, loét dạ dày 4 ca. Kết quả: Khỏi 19, đỡ 15, không
khỏi 6 (Trung Tây y kết hợp tạp chí 9, 1984).
• Trị u xơ tử cung: Dùng bài này hợp với bài ‘Hoạt lạc hiệu
linh đơn’, trị 60 ca. Kết quả: Tỉ lệ khỏi đạt 96% (Thiên Tân trung
y 2, 1987).
• Trị sinh xong đau bụng: Dùng bài này hợp với bài ‘Thánh
dũ thang’ trị có kết quả tốt (Bắc Kinh trung y tạp chí 4, 1988).
• Trị thống kinh: Dùng bài này thêm Hương phụ, Diên hồ
sách, 0 dược, Trạch lan diệp, Ngưu tất, ích mẫu thảo, sắc uống. Kết
quả: Sau khi uống 2 thang, đau giảm nhiều, uống tiếp 2 thang, hết
đau {Phúc Kiến trung y dược 1, 1989).
• Trị băng lậu: Dùng bài này thêm Tam thất, Hạn liên thảo,
Xích thược, Bạch thược, Đơn bì, Câu kỷ tử, A giao, sắc uống. Kết
quả: Uống 2 thang, bụng bớt đau, bớt ra huyết, uống tiếp 2 thang,
các chứng đều hết (Phúc Kiến trung y dược 1, 1989).
• Trị hôi miệng'. Trị 2 ca bị hơn 10 năm. Sau khi uống 4 thang
bắt đầu có kết quả (Giang Tô trung y dược 3, 1982).
• Trị tiểu ra m áu: Dùng bài này hợp với bài ‘Tứ vật thang’, trị
3 ca, đều khỏi (Trung tây y kết hợp trung y tạp chí 6, 1988).
• Trị lạc nội mạc tử cung: Dùng bài này thêm Huyết kiệt,
Điền tam thất, Đương quy, sắc uống. Trị 30 ca. Khỏi 12, đõ’ 16,
không khỏi 2 (Giang Tô trung y tạp chí 8, 1990).
Có háo cáo dùng bài thuốc này hợp với bài ‘Giao ngải tứ vật
thang’ bỏ ('am tháo (Ngũ linh chi lfỉ-20g, Bồ hoàng 16-20g, bài ‘Tứ
vội’ (lùng Sinh (lịa), kốt hợp với thuốc kháng sinh, trị có thai ngoAi
tư CUHK cỏ k ô l q ua tôi. (Thượng ỉiải phương t() học).
Tham khảo:
Cổ nhân dùng bài này chì người bệnh hết bệnh một cách bất ngờ,
đưa đến một nụ cười là xong, cho nên gọi là T h ấ t tiếu tán’.
Kinh nguyệt không đểu hoặc sau khi sinh ứ huyết ngưng trệ, phần
nhiều bệnh thuộc 3 kinh Tâm, Can, Tỳ vì khí trệ không hành, ứ huyết ngưng
lại bên trong dẫn đến bụng dưới kết đau, huyết hôi không xuống, đầu mắt
choáng véng, xây xẩm. Nếu không dùng thuốc loại cam ôn hành huyết,
phá huyết thì không thể công trục ứ huyết, thông uất tán trệ được, hơn nữa
lại không thương tổn Tỳ vị, tiêu bổ trung tiêu Tỳ thổ để đạt được hiệu quả
(Thượng Hải phương tễ học).

ĐÀO HỒNG TỨ VẬT THANG (Y tông kim giảm)


tề ẳ l ìỉỉ - Tao hong si wu tang
Đương quy 12g, Xuyên khung 6-12g, Đào nhân, Xích thược đều
8’12g, Sinh địa 12-20g, Hồng hoa 4:-12g. sắc uống ngày 1 thang.
Tác dụng: Hoạt huyết điều kinh. Trị rối loạn kinh nguyệt,
đau bụng kinh-
G iải thích: Bài thuốc này là bài ‘Tứ vật thang’ thêm Đào
nhân, Hồng hoa. Trong bài, Đương quy, Sinh địa dưỡng huyết, bổ
huyết; Xích thược, Xuyên khung hoạt huyết phôi hợp với Đào nhân,
Hồng hoa để phá huyết ứ. Đó là bài thuốe căn bản để hoạt huyết
điều kinh.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Đây là bài thuốc căn bản để hoạt
huyết điều kinh, trên lâm sàng thường gia giảm liều dùng.
* Trường hợp huyết nhiệt, thêm Đơn bì, Liên kiều, Địa cốt bì;
♦ Đau bụng, thêm Diên hồ sách, Hương phụ chế, Thanh bì để
hành khí hoạt huyết.
L âm sàn g hiện n ay :
• Trị 50 ca bế kinh, thời gian ngắn nhất là 37 ngày, nhiểu
nhất là 2 năm. Kết quả: Sau khi uống thuốc 1 tuần, thấy có kinh 32
ca, không kết quả (uôĩig 1 tuần chưa thấy kinh trở lại 18 ca (Chiết
GiaìiỊỊ trung y tạp chí 2, ĩ 984).
• Trị hờ kinh, thống kinh, kinh nguyệt không ra do ứ huyết: Trị
19 ca, khỏi 13, đờ 4, không khỏi 2 (Phúc Kiến trung y dtíợc 1, Ĩ988).
• Trị thống kinh’. Trị 40 ca, bệnh ngắn nhất là ĩ năm, nhiều
nhất 12 năm, đều dau trước khi hành kinh 3 ngày. 10 ngày là 1 liệu
trình. Kết quả: Khỏi 8, đỡ 30, không khỏi 2 (An Huy trung y học
viện học báo 2, 1990).
• Trị lạc nội mạc tử cung: Dùng bài này hợp với bài ‘Thiếu
phúc trục ứ thang’ trị 12 ca. Kết quả: Khỏi 3, đỡ 5, không khỏi 4
(Trung Tây y kết hợp tạp chí 10, 1988).
• Trị kinh lậu (rong kinh): Dùng bài này thêm Đan bi, Đan
sâm, Bồ hoàng, trị 250 ca, khỏi 198 (uống 7 thang, hết ra máu), dỡ
28 (uống 10 thang hết rỉ máu), không khỏi 24 (An Huy trung y học
viện học báo 3, 1986).
• Trị sinh xong sần dịch ra không cầm: Dùng bài này thêm
Thủy điệt, trị sinh xong sản dịch ra không cầm đã hơn 3 tháng. Kết
quả: Đều khỏi {Tứ Xuyên trung y 10, 1989).
• Trị không thụ thai (do tắt nghẽn buồng trứng). Trị 40 ca.
Lúc rụng trứng, thêm Hồng đằng, Bại tương thảo. Thời gian tạo
trứng, thêm điều bổ Can, Thận. Kết quả: 20 ca có thai (Trung y tạp
chí 8, 1985).
• Trị không thụ thai do ứ huyết, thấp nhiệt'. Trị 6 ca, uống 3-4
tháng. Kết quả: Khỏi 3 (Chiết Giang trung y tạp chí 12, 1984).
• Trị viêm xoang chậu: Dùng bài này thêm Bồ công anh,
Hoàng bá, Phục linh, Tam lăng, Nga truật, trị 10 ca, hoàn toàn
khỏi (Giang Tây trung y dược 2, 1985).
THUỐC CHỈ HUYẾT
ihầLl?

Thuốc chỉ huyết thường là các loại thuốc có tác dụng ngăn
chận không cho máu chảy ra ở:
+ Đ ư ờ n g hô h ấ p : K h ạ c ra m á u , c h ả y m á u cam...
+ Đường tiêu hóa: Nôn ra máu, xuất huyết dạ dày...
+ Đường tiêu tiểu: Tiểu ra máu, tiêu ra máu...
+ Đ ư ờ n g kinh n guyệt: Rong kinh, rong huyết, băng huyết...
+ X u ấ t h u y ế t d ư ớ i da (tử ban).

Nguyên tắc sử dụng thuôc chỉ huyết (cẩm máu)


• T h u ố c c h ỉ h u y ế t đa số do th u ố c lương h u y ế t tạ o th à n h .
• N g u y ê n n hâ n củ a cá c c h ứ n g x u ấ t h u yế t, tu y p h ầ n lớn
do huyết quá nhiệt, nhưng cũng có khi do âm hư hoả vượng, khí
không nhiếp được huyết, Tỳ bất thống huyết v.v... Do đó, thuốc
chỉ huyết thường hay phối hợp với các vị thuốc thanh hoả, dưỡng
âm, bổ khí huyết, ôn dương, kiện Tỳ, để thích hợp với các nguyên
nhân gây bệnh. Cũng có khi do ứ huyết nội trở, huyết không trở
về kinh được cũng gây ra chảy máu.
Chỗ đã có xuất huyết, thường hay sinh ứ. Nếu ứ huyết ấy
không được trừ, thì chứng chảy máu khó mà cầm được. Cho nên
thuốc cầm máu, lại có nhiều loại kiêm thuốc hoạt huyết, chỉ huyết
do vậy vừa có tác dụng cầm máu, vừa có tác dụng hoạt huyết.
Chỉ huyết và hoạt huyết đúng là tương phản mà tương thành (luật
‘mâu thuẫn hỗ căn’ hay ‘dĩ hành vi chỉ’).
• T h e o Đ ô n g y, th u ố c ch ỉ h u yế t th ư ờ n g sao đen để tăng
cường tính thu sáp nhưng phải ‘đốt tồn tính’.
• T ro n g ch ư ơ n g này, ch? lựa ch ọn c á c p h ư ơ n g th u ố c uống
trong, không bao gồm thuốc cẩm máu bên ngoài.
C ác vị thuốc cầm máu thường dùng

V ị th u ô c Tác d ụ n g

C ầm m áu trong m ọi trư ờ n g h ợp , th ư ờ n g
1 Cỏ m ự c (H ạ n liên th ả o )
d ùn g trong số t x u ấ t h uyế t.

Ị N gó sen C ầm m áu, d ùn g tro n g cá c c h ứ n g tiê u ra


1 (N gẫu tiế t, Liên ngẫu) m á u , băng h uyế t, c h ả y m á u ca m .

C ầm m á u , trị băng h u yế t, tiê u ra m áu,


Ị G ương sen (Liên p hò n g)
tiể u ra m áu.
C ầm m áu, d ùn g tro n g ho ra m á u , nôn
: Lá T rắ c bá
ra m áu, tiể u ra m á u , tiê u ra m á u , băn g
Ị (T rắc bá d iệ p ) sao đen
h uyết, ch ả y m áu cam .
Ị Đ ại kế, T iể u kế Lương h u yế t, cầm m á u .

ị H oa h òe (H oè hoa) C ầ m m áu, d ù n g tro n g h ội c h ứ n g lỵ, trĩ.

1 Đ ấ t lò n g b ế p C ầm m áu, d ù n g tro n g nôn ra m á u , ho


1 (P h ụ c long can) ra m áu.

C ầ m m áu, d ùn g trong nôn ra m á u , c h ả y


Ị M uội n ồi m áu ch ân răng, đ ắ p v à o v ế t th ư ơ n g
(B á ch th ả o sư ơ n g )
ch ả y m áu.

C ầm m áu, d ùn g trong ho ra m á u , chấn


B ạch cập
thương.
....................................................
C ầm m áu, d ùng trong nôn ra m áu, ch ả y
S âm tam th ấ t m áu cam , băng lậu, tiể u ra m á u , chấn
th ư ơ ng , rong h u yế t sau khi sinh.

H ành huyế t (d ù ng số ng ), c h ỉ h u yế t (sao


Bồ hoà n g
đen).

Một số bài thuốc thường dùng là Thập khôi hoàn, Tứ sinh hoàn,
Tiểu ké ẩm tử, Hoe hoa tán, Hoàng thổ thang, Giao ngải thang.
Có những phương thuôc uống cầm được máu (chỉ huyết) như
Tá tâm thang, Hoàng liên giải dộc thang, Tê giác địa hoàng thang,
Quy Tỳ Lhnng... không liệt kê ở đây, nên tham khảo ở các chương
khík’ rổ lĩôn quan.
THẬP KHÔI TÁN
(Thập dược thần thư) Shi hui san
C hủ tr ị
Huyết nhiệt vọng hành chi thượng bộ
T riệ u ch ứ n g c h ín h
Ẩu huyết, thổ huyết, khạc huyết, thấu
huyết, nục huyết... Huyết sắc tiên hồng, PEiíiLd:Jầ«Ỗ-ầLiậfeầi
thiệt hồng, mạch Sác (Nôn ói ra máu, khạc ÌBỂL, JẺLẾỂỆấL,
ra máu, ho ra máu, chảy máu mũi... màu SỂ£J0cSc
máu đỏ tươi, lưỡi đỏ, mạch Sác).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
% 'X
Hoả nhiệt xí thịnh, khí hoả thượng xung,
± ít,
tổn thương huyết lạc, ly kinh vọng hành.
n &
C ông d ụ n g Tbm
Lương huyết chỉ huyết. 7^JỄLJLÌiJftL
Dược vị R #
A 1Đại kế (thán) :*CÌỊỈ^ Ị Lương huyết chỉ huyết,
Ị Tiểu kế (thán) Ị trò ứ.
_ Ị Chi tử (thán) Ị Thanh nhiệt tả hoả, đạo
Ị Đại hoàng (thán) Ị hành.

I Lượng bằng nhau, sao đen tồn tính, tán bột (theo cổ phương, lấy
I giấy gói lại, lấy chén úp để trên đất 1 đêm cho xuất hỏa độc). Mỗi ;
ị lần uống 4-12g với nước Ngó sen hoặc nước Mực tàu.
I Hiện nay, xí nghiệp dược ở Thượng Hải dùng nước sắc Bạch cập
luyện với bột thuốc làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi
; lần uống 4-12g, ngày 1-3 lần với nước chín,
ị Trưóc khi dùng thuốc, lấy nước Củ cải hoăc nước Ngó sen vắt ra
I chừng 100 ml mài với Mực tàu, hòa thuốc vào uống sau bữa ăn, ị
ỉ uống xong nếu bệnh nhẹ thì chỉ chừng đó thuốc là khỏi.

O iái thich: ĐAy là bái thuốc thường dùng đổ cầm máu. Trong
bài, i)ợỉ vồ Tiểu kế, TAy thổo (Thiến thảo) cỗn, Trổc bá diệp, Mao
căn, Sơn chi tử đều có tác dụng lương huyết, chỉ huyết; Tông lư bì
thu liễm chỉ huyết; Hà diệp (lá sen) tán ứ chỉ huyết; Đơn bì lương
huyết tán ứ; Đại hoàng tả nhiệt hóa ứ. Các vị đều sao thành than
thì tác dụng chủ yếu là liễm huyết, chỉ huyết, dùng trong trường
hợp cấp cứu.
Bài này có thể dùng trị các chứng xuất huyết tiêu hóa, xuất
huyết hô hấp do huyết nhiệt.
Cấp tính có thể dùng thuốc thang sắc uống, trường hợp chảy
máu cam có thể thổi vào hoặc nhét thuốc vào mũi để cầm máu.
Trường hợp tổn thương ngoài da chảy máu, đắp thuốc này có
tác dụng cầm máu tốt.
Bài thuốc này chỉ có tác dụng trị triệu chứng cầm máu, cần
phải tìm nguyên nhần chảy máu để dùng bài thuốc trị có hiệu
quả.
h ăm sàng hiện nay:
• Trị lao phổi ho ra máu\ Trị 27 ca. Kết quả: Khỏi 22, đa số
uống 4-6 ngày thì hết ra máu, trung bình uống 5 ngày. Có 3 ca,
uống 2 ngày dã thấy cầm máu. Còn 5 ca, vì ra máu nhiều nên đã
chuyển sang dùng thuốc Tây cPhúc Kiến trung y dược 3, 1960).
Dùng bài này, trị 21 ca, đều đã kiểm tra bằng X quang, trong
đó, 16 ca lao kê, 4 ca phổi có hang mạn, 1 ca vừa lao phổi vừa giãn
Phế quản. Trong sô" đó có 11 ca phổi có hang, có 5 ca khạc ra máu
lượng lớn, Vố lít đến 1 lít, 3 ca khạc ra 100-300ml máu, 2 ca khạc
ra 50ml. Kết qưả: Sau khi uống bài thuôc trên, thời gian cầm máu
nhiều n h ất là 10 ngày, ít nhất là 3 ngày (Giang Tây trung y dược
4, 1960).
• Trị chảy máu mủi: Dùng bài này gia giảm, trị 55 ca, trong
đó, do cảm sốt 26 ca, viêm Phế quản 4, giảm tiểu cầu 3, bệnh ở
niêm mạc mũi 2, chấn thương mũi 2, xơ gan 2, không rõ nguyên
nhân 16. Kết quả: Toàn bộ đều khỏi, thời gian cầm máu ngắn nhất
là ‘2 ngày, nhiều nhất 10 ngày {Tứ Xuyên trung y 11, 1980).
• Trị xuất huyết đường tiêu ỉiod trên: Trị xuất huyết tiêu hoá
trỏn (lo nhiệt. Đổi thành thuốc thang. Nếu thấy lưỡi đỏ, miệng khô,
thỏm Sinh địa, Sa sam, Mạch mòn, Ntfọc trúc, Bạch biển đậu. Nêu
nhiột ở Vj quii thịnh, thOm Thạch cao (Hống), Tri mfiu. Miộng hỏi,
rêu lưỡi vàng nhờn, thêm Hoàng cầm, Hoàng liên, Bán hạ (Trung
y lịch đại danh phương tập thành).
• Trị tiền phòng mắt bị xuất huyết do chấn thương: Dùng bà
này thêm Hồng hoa, sắc uống, trị 10 ca. Kết quả: Sau khi uống 3
thang, bớt xuất huyết, 6-9 ngày sau, hoàn toàn khỏi, đáy m ắt trở
lại như bình thường, 1 ca do hoàng thể bị rách nên khồng kết quả,
còn lại 9 ca, thị lực đều trở lại 1.0 (Trung Tây y kết hợp tạp chí 3,
19871
Tham k h ả o :
> Sách 'Thành phương tiện độờ viết: “Phàm mửa ra máu, khạc ra
máu, vốn có chia ra dương hư, âm hư, hư hoả, thực hoả, các học giả cần
nên xét kỹ, nhưng khi gặp chứng xuất hiện gây bất ngờ thì phải điều trị
gấp, dùng phép trị bệnh gấp thì trị ngọn để ngăn chận thế bệnh” . Bài này
tập hợp các vị lương huyết, chỉ huyết, thanh giáng, vào làm một, do bệnh
chứng mà đặt ra.
Tuy nhiên xét kỹ thấy rằng bài này vẫn là cách trị ngọn, không nên
uống lâu dài, khi máu ngưng rồi, nên tìm nguyên nhân và lưu ý đến gốc
bệnh mà điều chĩnh. Trong bài, các vị đều đốt tồn tính, cũng ngụ ý thu sáp,
chỉ huyết trong đó (Thượng Hải phương tễ học).
Theo nguyên tắc ‘cấp tắc trị tiêu’, thì bài trên là thuốc cầm máu
tạm thời. Sau khi cầm máu, phải biện chứng tìm nguyên nhân để trị tận gốc
bệnh. Truyền thống xưa cho rằng thuốc cầm máu thường sao đen để tăng
cường tính thu sáp. Vì thế bài này cấc vị nên sao cháy, nhưng phải tồn tính
(Trung y Thượng Hải).

TỨ SINH HOÀN (Phụ nhân lương phương)


0 ÉỀ. Ai - Si sheng wan
Lá sen tươi 32g, Ngải diệp tươi 12g, Trắc bá tươi 40g, Địa
hoàng tươi 40g.
Tất cả giã nát, làm thành hoàn, to bằng quả trứng gà. Mỗi
lần dùng 1 viên, sắc uống.
Iliộn nay dùng tươi, giã lấy nước uổng hoặc làm thang sắc
uống.
Tác dụng: Lương huyết, chỉ huyết. Trị nôn ra máu, chổy máu
cam, ho m mứu (lo nhiột, niAu máu <lỏ tươi, miộng ráo cổ khò, mạch
Huyền Sác hữu lực.
G iải thích: Trắc bá diệp thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết;
Sinh địa tươi lương huyết, dưỡng âm; Lá sen tươi chỉ huyết, tán ứ;
Ngải diệp tươi tính ôn, có tác dụng chỉ huyết và làm giảm bớt tính
mát lạnh của 3 vị thuốc trên.
Bài thuốc dùng tươi có thể tảng thêm tác dụng lương huyết
chỉ huyết.
ứ ng dụ n g lãm sàng:
Bài thuốc thường dược dùng để trị các chứng sốt cao kèm theo
chảy máu cam, nôn ra máu, miệng, họng khô, lưỡi đỏ.
Nếu không có các vị trên, có thể thay bằng các vị Ngẫu tiết
tươi, Mao căn tươi, Hạn liên thảo tươi, Tiểu kế tươi.
K iêng kỵ: Trường hợp hư hàn xuất huyết không dùng bài này.
Lâm sàn g hiện nay.
• Trị xuất huyết tiễu hoá bên trên: Dùng bài này hợp với ‘Chỉ
thực đạo trệ hoàn’, trị thấp nhiệt làm tổn thương Tỳ Vị gây nên
chảy máu (Thực dụng trung y nội khoa học - Thượng Hải khoa học
kỹ thuật xuất bản).
• Trị lao phổi ho ra máu: Trị lao phổi dạng âm hư huyết nhiệt
gây nên khạc ra máu (Trung y lịch đại danh phương tập thành).
• Trị xuất huyết dưới da: Dùng bài này làm chính. Nếu nhiệt
thịnh gây nên chảy máu, thêm Xích thược, Đơn bì, Tử thảo, Huyền
Bám. Nếu âm hư huyết nhiệt, thêm Thiến thảo, Bạch thược, Đương
quy. Xuất huyết nhiều quá, thêm Ngẫu tiết, Tiểu kế, Tiên hạc thảo/
Do khí huyết đều hư, thêm Phục linh, Bạch truật, Đảng sâm, Đương
quy, Hoàng kỳ (Trung y lịch đại danh phương tập thành).
• Trị sau khi sinh, sản dịch ra không dứt: Dùng bài này
thêm Sơn tra (than), Hoè hoa (sao đen), Địa dư (sao đen), ích mẫu
tháo, Bạch thược, có kết quả tốt (Trung y lịch đại danh phương tập
thành).
Tham khảo
> Kha Vận Bá nói: “Khí của Tâm Thận không giao nhau thì ngũ tạng
đếu thương tổn”, âm hư th) dương không biết dựa vào đảu, sinh hoả bốc
lén thượng tiôu, dương thịnh thl dương lọc tổn thương cho nôn huyết tràn ra
mũi. Phàm tính cún cfty cỏ uóng th) mát, nấu chín th) ôn, chín th) bổ, sống
thi tả. Tất cả 4 v ị đều là thanh, hàn, đều dùng sống, giã nát làm viên, vì thế
thuỷ khí toàn vẹn, không qua chưng nấu thì càng không chịu ảnh hưởng
của lửa. Sinh địa nhiểu chất cao, thanh Tâm Thận mà thông nguồn của
huyết mạch; Bá điệp lấy về phía Tây, thanh Phế kim mà điều hoà khí, dinh;
lá Ngải cứu mùi thơm vào Tỳ Vị mà sinh huyết; lá Sen thuộc quẻ chấn vào
Phế mà hoà thổ, trị phần huyết. Năm tạng yên ổn thì thuỷ hoả không xâm
lấn nhau, âm thăng bằng, dương kín đáo, thì huyết trở về kinh. Bài này có
thể đùng tạm để át thế nhiệt huyết chạy bậy, nếu dùng nhiều thì làm tổn
thương phần dinh, vì huyết gặp lạnh thì ứ huyết không tán mà huyết mới
không sinh được. Nếu chỉ biết thanh hoả, lương huyết mà không biết dùng
bài ‘Quy Tỳ thang’ để điểu ỉý vể sau thì bệnh sẽ kéo dài liên miên mà chết.
Không phải lập phướng không tốt mà lỗi tại người dùng bậy (Danh y phương
luận).
Vì trong bài phần nhiểu là vị lương huyết, chỉ nên tạm dùng để
cầm máu lại không cho máu chạy bậy, không nên dùng nhiều, vì mát lạnh
quá sẽ làm cho máu ngưng đọng lại thành ứ (Thượng Hải phương tễ học).
> Gần đây người ta hay dùng Ngó sen 1280g, quả Lê tươi 640
Sinh địa (tươi) 160g, gọt bỏ vỏ, giã lấy nước cốt uống cũng được (Trung y
Thượng Hải).

B à i ca T ứ SINH HO ÀN

‘Tứ Sinh hoàn’ dụng tam ban diệp. Tử sinh’ bài có tam ban,
Trắc bá, Ngải, Hà, Sinh địa hiệp, Lá tươi: Sen, Ngải, Trắc (bá) và Sinh địa,
Đẳng phân sinh đảo như nê tiễn, Cùng đem giã nhuyễn làm viên,
Huyết nhiệt vọng hành chỉ nục thiếp. Máu cam huyết nhiệt dẹp yên mọi bề.

TIỂU KẾ ẨM TỬ
(Tế sinh phương) Xiao ji yin zi
C hủ tr ị
Nhiệt kết hạ tiêu chi huyết lâm, niệu huyết.
T riệ u ch ứ n g c h ín h
Niệu trung đái huyết, xích sáp nhiệt
thống, thiệt hổng, mạch Sác (Nước tiểu fỉM'ír/[ía, r/ tò
cỏ lần máu, nước tiều màu đỏ, rít, nóng, m, m.U-tt
đau, lười đỏ, mạch Sác).
Nguyên nhân gây bệnh
Hạ tiêu ứ nhiệt, tổn thương bàng quang
huyết lạc (Hạ tiêu có ứ nhiệt làm tổn T i a ta f» m
m m
thương huyết lạc ở bàng quang).
Công dụng .................t ì Ị H .................

Lương huyết chỉ huyết, lợi thuỷ thông lâm. Md&LihẺL, ĨU / K i i #


Dược vị
Lương huyết chỉ huyết, lợi 1
Q uân Tiểu kế /M I 12- Jf6g
thuỷ thông ỉâm.
Lương huyết chỉ huyết, dưỡng Ị
Sinh địa 20-3Og
âm thanh nhiệt.
Bồ hoàng (sao) 1 1 8- 12g Giúp Tiểu kế để lương huyết Ị
chỉ huyết. Ị
Thần
Ngẫu tiết iH~tj 12g Tiếu ứ, khiến cho cầm máu
mà không bị ứ trệ.
Hoạt thạch '/#5 16-20g
Thanh nhiêt,
' Đạm trúc diệp Yí 8 - 12g Lợi thuỷ,
Thông lâm.
Mộc thông 7fcò§ 6- 12g
Thanh tiết hoả ở Tam tiêu, Ị

Chi tử M T 8- Ỉ2g dẫn nhiệt đi xuống và bài Ị


tiết ra ngoài.
Tá Dưỡng huyết hoà huyết, dẫn ị
Đương quy ẾỉỊlEỊ (tẩm huyết quy kinh.
rượu) 12g Ngừa không cho thuốc hàn,
lương làm cho huyết trệ lại. Ị
Hoãn cấp chi thông, điều hoà
Tá sứ Cam thảo (Chích) t ì * 4 g
các vị thuốc.
Giã giập, mỗi lần dùng 12g, sắc với một chén rưỡi nước, lấy 8
phân, bỏ bã, uống ấm lúc đói bụng, trước bữa ăn.
Cách dùng gần đây là chuyển thành thuốc thang, sắc nước uống.

G iả i th í c h : Tiếu kế, Sinh địa th a n h n h iệ t, lương hu yết, chỉ


huyOt ờ hạ ti Au; Hổ hoàng, N gầu tiố t chỉ huyốt, tiôu ứ; H o ạ t th ạ ch ,
Mộc thông, Đạm trúc diệp, Chi tử thanh nhiệt, lợi tiểu, thông lâm;
Đương quy dưỡng huyết, hoạt huyết, dẫn huyết trồ về kinh; Chích
thảo kiện Tỳ chỉ thống.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Tiểu kế ẩm tử’ là bài thuốc thường
dùng trị huyết lâm. Nhưng nguyên nhân của chứng huyết lâm rất
nhiều, chứng của bài này chủ yếu là do hạ tiêu có ứ nhiệt. Bài này
chủ yếu dùng trị chứng huyết lâm do nhiệt kết ở hạ tiêu, triệu
chứng thường có tiểu tiện nhiều lần, tiểu rát, buốt, tiểu ra máu, môi
đỏ, mạch Sác có lực.
G ia g iả m : Trường hợp huyết lâm, tiểu buốt nhiều, thêm Hải
kim sa, Hổ phách để thông lâm chỉ thống.
Trường hợp uất nhiệt thịnh, tiểu dỏ, nóng đau nhiều, thêm
Thạch vi, Đào nhân, Hoàng bá để thanh nhiệt tiêu ứ.
Dùng trị tiểu ra máu, tiểu tiện rít mà đau, không cần gia
giảm. Chích thảo có thể thay bằng Sinh thảo để thanh nhiệt giải
độc.
Nếu tiểu ra máu lâu ngày, chính khí hư, khí âm đều tổn
thương thì nên giầm các vị thấm lợi như Mộc thông, Hoạt thạch, có
thể cho Đảng sâm, Hoàng kỳ, Thạch hộc, A giao để bổ khí, dưỡng
âm.
C hú ý: Chứng huyết lâm lâu ngày, chính khí đã hư thì nên
dùng thuốc bổ huyết dể trị, không dùng được bài này.
Tham khảo:
> Trương Bỉnh Thành nói: “ Phàm bệnh lâm, hoặc cao lâm hoặc s
lâm, hoặc thạch lâm hoặc khí lâm hoặc lao lâm, các loại khác nhau”, nhưng
cũng là một gốc vậy, tất tiểu tiện bí són, nhò ra từng giọt, trị bệnh này vẫn
nồn phân biệt, trị bệnh tất phải tìm gốc, muốn khơi thông đường nước tất
phải thanh nguồn, nếu không thanh nguồn mà chỉ khơi thông là vô ích. Cách
chung, chứng huyết ỉâm, không khi nào không do Tâm với Tiểu trưởng tích
nhiệt mà sinh ra, Tâm là tạng sinh huyết, Tiểu trường là phủ truyền đạo,
hoặc Tầm di nhiệt xuống Tiểu trường, Tiểu trường di nhiệt xuống bàng
quang, lại không cấu kết với huyết mà thành chứng lâm sao ? Sơn chi,
Mộc thông, Trúc diệp thanh Tâm hoả, thông dạt xuống Tiểu trường, đó gọi
là thanh nguổn vậy. Hoạt thạch lợi khiếu, phân tiêu thấp nhiệt theo bàng
qimng mà xuống, đó là sơ thông à dòng vậy. Tuy nhlôn huyết dã ử, huyết
không thế trở IqI nguổn gốc đượo, huyốt ứ khổng trừ th) bệnh không Khòi,
cho nên dùng Tiểu kế, Ngó sen thoái nhiệt tán ứ. Ngoài ra, sợ ứ huyết đã
bị trừ mà huyết mới bị tổn thương hơn cho nên dùng Bồ hoàng (sao đen) để
chỉ huyết; Sinh địa để dưõng huyết; Đương quy trừ ứ huyết, sinh huyết mới,
dẫn mọi thứ huyết đi về đúng kinh của chúng. Dùng Cam thảo vị ngọt để
hoãn cấp, đồng thời tả hoả (Thành phương tiện độc).

Bài ca TIỂU KẾ Ẩ m t ử

Tiểu kế’ Bổ hoàng, Ngó sen,


Tiểu kê' ẩm tử’ Ngẫu, Bổ hoàng, Sinh địa, Hoạt thạch lại kèm Mộc thông,
Mộc thông, Hoạt thạch, Sinh địa nhương, Đương quy, Cam thảo cho dùng,
Quy, Thảo, Hắc chi, Đạm trúc diệp, Đạm trúc diệp ấy đi cùng Sdn chi,
Huyết lâm nhiệt kết phục chi ương. Huyết lâm chứng ấy một khi,
Nhiệt tà uất kết, uống thì rất hay.

So sánh bài TlỂU KẾ Ẩ m t ử và BÁT CHÍNH TÁN

Tiểu kế làm quân.


Đều có Hoạt
T iểu Chú trọng lương huyết, chỉ huyết,
thạch, Sơn chi tử,
kiêm dưỡng âm.
kế Cam thảo, Mộc
ẩm thông. Trị hạ tiêu có ứ nhiệt uẩn kết, làm
tổn thương huyết lạc ở bàng quang
tử Đều thanh nhiệt, g ây n ê n tiểu ra máu, tiểu buốt, lưỡi
lợi thủy, thông đỏ, mạch Sác.
lâm.
Hoạt thạch, Mộc thông làm quân.
Trị nhiệt kết ở Chú trọng tả hỏa, lợi thủy, thông
bàng quang, thủy lâm.
đạo không thông, Trị hạ tiêu có ứ nhiệt uẩn kết,, bàng
Bát nhiệt lâm. quang mất chức năng khí hóa gây
c h ín h Triệu chứng: Tiểu nên bệnh lâm do thấp nhiệt, nặng
tả n nhiều, nước tiểu hơn thì bị bí tiểu, bụng dưới đầy
sít, nóng, buốt. trướng, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch
Hoat Sác.

KHÁI HUYẾT PHƯƠNG (Đan khê tâm pháp)

líu )} - K<‘ xuc* íh n g

T h an h (ỉụi (thuý p/iiK Kh a tứ, s<m chi (tìao (ỉ<’fi), Qfíd lâu
nhân (bỏ đầu), Hải thạch (bỏ cát lẫn ưào).
Tán bột, lấy m ật với nước gừng làm thành viên, ngậm nuốt
dần.
Tác dụng:
Thanh nhiệt hoá đờm, liễm Phế khí, chỉ khái. Trị Can hoả
nghịch lên đốt Phế, ho long đờm, ho lẫn máu, đờm đặc, ho khạc
không ra đờm, tâm phiền, miệng khát, má đỏ, đại tiện bí, rêu lưỡi
vàng, mạch Huyền Sáp.
G iả i th í c h :
Trong bài Thanh đại tả Can lương huyết, cùng với Sờn chi
thanh Tâm, Phế, hợp lại làm chủ dược; Kha tử liễm Phế khí, giảm
ho, định suyễn; Qua lâu nhân giúp Thanh đại và Sơn chi thanh
nhiệt ở Can và Tâm; Hải thạch giúp Kha tử liễm Phế, chỉ khái.
Tham khảo :
> Bài thuốc này không dùng thuốc chỉ huyết, chỉ dùng thuốc thanh
nhiệt, tả hỏa, nhuận Phế hóa đờm, mà cũng hết ho, cầm máu, đó là phương
pháp trị từ gốc. Nhất là áp đụng cách ngậm thuốc cho tan ra, khiến cho sức
thuốc từ từ vào Phế, lại càng là phương pháp dùng thuốc rất hay để trị ho
(Thang đầu ca quát).
> Chứng của bài này là Can hoả hại kim (Phế) đến nỗi Phế khí
nghịch iẽn mà sinh ho, ho tổn thương Phế lạc, huyết tràn ra ngoài tạo thành
chứng ho ra máu. Chủ ý của bài này là ở thanh hoả chứ không phải là chỉ
huyết, vì Can hoả được thanh thì Phế sẽ yên ổn, chức năng dịu mát hữu
hiệu thì ho giảm mà huyết cũng tự ngừng, đó là phép trị gốc. Nhưng vì Can
hoả đốt làm tổn thương Phế lạc mà ho ra máu thì phần âm cũng bị hao tổn,
nếu thêm các vị thanh Phế dưỡng âm thì càng tốt hơn (Thượng Hải phương
tễ học).

Bài ca KHÁI HUYẾT PHƯƠNG

'Khái huyết phương' trung Kha tử thu, Kha tử trong bài 'Khái huyết’ hay,
Qua lâu, Hài thạch. Sơn chi đầu, Qua lâu, Hải thạch, Sơn chi này,
Thanh đạl mật hoàn khẩu cẩm hóa, Mật viên Thanh đại ngậm đi,
Khâl thấu đờm huyết phục chl trừu. Ho dờm ho máu uống thì khỏi ngay.
HOÈ HOA TÁN
(Bản sự phương ) Huai hua san
C hủ t r ị
Phong nhiệt thấp độc, uẩn át trường đạo, M í ầ S * . I S ìI R iI , Ị
tổn thương huyết lạc. ÌẪ f à JfiL ỈS
T riệ u c h ứ n g c h ín h
Tỉện huyết, huyết sắc tiên hồng hoặc hối
ám, th iệt hồng, mạch Sác (Đại tiện ra H À , ỂLỀJặỀiẼ& m
1máu, màu máu đỏ tươi hoặc ám tối, lưỡi ít , irr i i l k »
đỏ, mạch Sác).

N g u y ên n h â n gây b ệ n h
I Phong nhiệt hoặc thấp nhiệt tà độc, uẩn Ị IM I
át trường đạo, tổn thương huyết lạc. I i ! II/ iH, ÍIHẴĨ ỉủtếír
C ông d ụ n g
Thanh trường chỉ huyết, sơ phong hành Ị 1
khí.
Dược vị
Chuyên thanh thấp nhiệt d đại 1
Q uân Hoè hoa sao 12g
trường, lương huyết chỉ huyết.
Thanh nhiệt chỉ huyết.
Trắc bá diệp (sao)
Thẩn Giúp Hoè hoa để lương huyết, chỉ
12g
huyết.
Tân tán sơ phong, nên sao đen để 1
Kinh giới tuệ (sao
dễ vào phần huyết, giúp cầm máu
đen) X2g
Tá tốt hơn.
Hành khí khoan trường, khí điều
Chỉ xác sao 12^
hoà thì huyết cũng điều hoà.
.................
Tán bột, mỗi lần uống 8g vứi nước sôi nguội hoặc nước cơm.
Có thể dùng làm thuốc thang, tùy bệnh tình gia giảm kết hợp với I
các vị thuốc khác.

Tác d ụ n g : Thanh trưởng, chỉ huyết, sơ phong, hành khí. Trị


chứng trường phong tạng độc (đại tỉộn ra máu đỏ, đen) do phong
nhiệt hoặc thấp nhiột ứ trộ tại huyỏt phđn của trường vị gfly nftn.
G iải th ích: Hoa hòe thanh thấp nhiệt, lương huyết, chỉ huyết
là chủ dược; Trắc bá diệp lương huyết, chỉ huyết; Kinh giới huệ lý
huyết, sơ phong; Chỉ xác hành khí để thông lợi đại trường.
Bài này trong nguyên gốc chủ trị chứng trường phong tạng
độc. Người xưa cho rằng đại tiện ra máu, ra máu tươi là trường
phong, ra máu tím đen là tạng độc. Nhưng xét đến nguyên nhân,
là do phong nhiệt hoặc thấp độc ủng á t phần huyết của trường vị,
huyết thấm ra ruột mà sinh ra, cho nên dùng bài này thanh nhiệt
ở ruột, lương huyết sơ phong, để thanh nhiệt ở gốc. Phong nhiệt
thấp độc đã thanh thì đại tiện ra máu sẽ hết.
Nếu đại tiện ra máu đã lâu ngày, triệu chứng thấy khí hư
hoặc âm hư, thì nên tìm cách trị khác, bài này không dùng được.
ứ n g d ụ n g là m sàng: Bài thuốc này trên lâm sàng thường
trị chứng đại tiện phân đen hoặc có máu cục thâm đen.
Nhiệt thịnh, thêm Hoàng bá, Hoàng liên để thanh lợi nhiệt.
Ra máu nhiều, thêm Địa du, Hạn liên thảo, bớt Kinh giới.
Khí hư hoặc huyết hư, cần thêm thuốc bổ khí bổ huyết.
Tham khảo:
> Trương Bỉnh Thành nói: “Chứng trường phong, đại tiện ra huyết
đỏ tươi, bắn ra tung toé theo phân”. Hoặc do phong tà xâm nhập vào ruột,
hoặc hoả ngấm vào ỉàm Phế táo, đến nỗi nung đốt âm lạc, cho nên huyết
bị bức vào ruột mà bắn ra tung toé như vậy. Chửng tạng độc, đại tiện ra
máu ứ, mầu tím bầm, nhỏ từng giọt, không kể ra trước phân hay sau phân
đều như thế, đều đo thấp nhiệt uất kết, hoặc khí âm độc lâu ngày tạo thành
làm cho máu bình thường bị tà ngăn trở tan vd mà ra, thấm vào trong ruột
mà xuống. Nhưng máu của hai chứng ấy với máu của trĩ dò đều khác nhau.
Máu của trường phong tạng độc là từ trong ruột mà ra, máu của trĩ dò là ra
từ lỗ dò ở hậu môn. Cách trị cũng có khác nhau. Hoè hoa bẩm thụ tính chí
âm của trời đất, sơ thông Can khí tà nhiệt, hay làm mát đại trường. Trắc bá
diệp sỉnh ra hướng vể phía tây, bẩm thụ khí kim, đoài (tây), đắng hàn, mùi
thơm, hay vào phần huyết, dưỡng âm, ráo thấp, rất mát phần huyết. Kinh
glớl tán ứ, trừ phong. Chỉ xác thồng trường lợi khí. Chổ mà các vị vào tới
đểu là tương phản, vì vậy các bệnh trường phong tạng độc đều có thể trị
dược (Thành phương tiện độc).
> Trong sách 'Tốsinhphươnự có bài ‘Gia giảm tứ vật thang’, tức bài
Tứ VỘI thnng’ bỏ Thược dược, dùng chung với bài này, trị chứng trường
phong, đpt tiện ra máu không cám (Thượng Hải phương tề học),
Bài ca HÒE HOA TÁN

‘Hòe hoa tán’ dụng trị trường phong, Hoa hòe dùng trị chứng trường phong,
Trắc bá, Hắc kinh, Chỉ xác sung, Trắc bá, Hắc kinh (giới), Chỉ xác cùng,
Vi mạt đẳng phân mễ ẩm hạ, Tán bột bằng nhau, chiêu nước cháo,
Khoan trường lương huyết trục phong công Khoan trường, lương huyết, lập nhiếu công,

HOÈ GIÁC HOÀN (Đan khê tâm pháp)


ỶỉtỄi A, - Huai jiao wan
Hoè giác, Đương quy, Phòng phong, Chi xác, Địa du, Hoàng cầm.
Tán bột làm viên, mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần.
Tác dụng'. Trị các chứng trĩ và lòi dom, trường phong hạ
huyết (đại tiện ra máu).

TẠNG LIÊN HOÀN (Chứng trị khuẩn thẳng)


iiiìíẵẨ, - Zang lian wan
Hoàng liễn 6ồg, Ruột già heo 1 đoạn (70g).
Đem Ruột heo nấu chín, cùng giã nhừ với bột Hoàng liên, làm
thành viên, mỗi lần uống 8-12g.
Tác d ụ n g : Trị dại tiện ra máu lâu ngày không khỏi, bụng
không đau, không mót rặn, hậu môn trằn xuống, đau.

HOÀNG THỔ THANG n± M


(Kim quĩ yếu lược) Huang tu tang
Chủ trị
Tỳ dương bất túc, Tỳ bất thông
ĨỂL
huyết.
Triệu chứng chính
' Đại tiện hạ huyết (tiên tiện hậu
huyết), hoặc băng lậu, huyết sắc
F llấ
ổm (lạm, thiệt đạm ctài bạch,
ÌW, i i i L f e ii t ì ỉ& , s ^ r V r i ,
mạch Trầm Tế vô lực (Dụi tiện
IMữlll K. )!
ra máu, lúc (ìâu ra pỉtâìi sau dó
ra tnau) hoậr bị rotiR huyết, màu
máu tối nhạt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi
trắng, mạch Trầm Tế không lực).
Nguyên nhân gây bệnh
Tỳ dương bất túc, huyết th ất thống
nhiếp.
Công dụng
ô n dương kiện Tỳ, dưỡng h u y ế t! ỉ g m í m
chỉ huyết.
D ược vị
„ 1Táo tâm hoàng thổ
Ôn trung, thu sáp, cầm máu.
H Ị cĐất lòng bếp) 4Og
Thẩn : Bạch truật 12g Ôn dương kiện Tỳ để thống
Bào Phụ tủ 4-12g huyết.
; Sinh địa hoàng 12g Tư âm, dưỡng huyểt, cẫm mẫu!
Bổ cho phần huyết đã bị hao
Ị A giao 12g . tổn, giúp .cầm máu,........................
Tá Hợp với Sinh địa và A giao để
Ị Hoàng cầm 12g kềm chế bớt tính ôn táo của Bạch
truật và Phụ tử.

ích khí hoà trung, điều hoà các


Tá sứ 1Cam thảo 6-Sg
vị thuốc.
Sắc với 3 chén nước, còn 1 chén, uống lúc còn ấm.

Tác dụn g : Ôn dương kiện tỳ, dưỡng huyết chĩ huyết.


G iải th íc h : Đất lòng bếp (Phục long can, Táo tâm hoàng
thổ) ôn trung, sáp trường, chỉ huyết, là chủ dược; Bạch truật, Phụ
tử ôn dương kiện Tỳ; Địa hoàng, A giao dưỡng huyết chỉ huyết; lại
sợ các vị cay nóng hao huyết động huyết cho nên lấy Hoàng cầm có
vị đắng để làm m ạnh phần âm, phối với Cam thảo điều hoà các vị
thuốc, điều hoà trung tiêu. Các vị thuốc cùng dùng cương nhu giúp
đỡ nhau, ôn dương mà không thương tổn âm, tư âm mà không tổn
thương dương, vì th ế Vưu Tại Kinh gọi bài này là ‘Hữu chế chi sư'
(đội quAn có kỷ luật). Tỳ là tạng thống quản huyết, Tỳ khí hư hàn
không thống nhiếp được huyết, vì thế huyết tràn ra ngoài dẫn đến
các chứng nôn ra máu, chảy máu mũi, dùng bài này có hiệu quả rất
tốt. Cũng có thể dùng trị phụ nữ do dương khí kém mà bị chứng
băng huyết, rong huyết (Thượng Hải ~ Phương tề học).
ứ n g d ụ n g lâ m sàng; Trên lẩm sàng bài thuốc thường được
dùng dể trị các chứng nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu
hoặc phụ nữ rong kinh do Tỳ khí hư hàn.
Bài này thường được dùng trị xuất huyết do viêm loét hành tá
tràng, dạ dày, viêm trực tràng xuất huyết, viêm dại tràng mãn, có
hội chứng Tỳ Vị hư hàn, có kết quả nhất dịnh.
Ản kém có thể bỏ A giao, dùng Cáp phấn sao hoặc Hải phiêu
tiêu sao.
Khí hư, thêm Đảng sâm để ích khí, nhiếp huyết.
Tim hồi hộp, bỏ Hoàng cầm, thêm Nhãn nhục, Toan táo nhân
để dưỡng Tâm, an thần.
Lúc chảy máu nhiều có thể thêm các vị Tam thất, Bạch cập,
Hoa hoè, Hạn liên thảo...
Nếu Tỳ vị hư hàn, ăn uống không thấy thơm ngon, Trung quản
bĩ mãn, muôn nôn, thích uống nước nóng, sợ lạnh, đại tiện nhão
nhoét mà đi nhiều lần, có thể thêm Bào khương thán, Hoàng cầm
sao cháy để giảm tính khổ hàn, lấy Mạch đông tính cam nhuận để
kềm chế tính tân táo của Bạch truật, Phụ tử, Can khương.
Nếu trung khí hạ hãm, xuất hiện tay chân mềm yếu, tinh
thần uể oải, ngắn hơi, bụng trướng, nên phối hợp bài này với ‘Bổ
trung ích khí thang’ gia giảm mà trị.
Nếu Tỳ thận dều hư, xuất hiện cả th ắt lưng đau mỏi, chi dưới
mềm yếu, tiểu tiện trong, dài, thì bỏ Hoàng cầm, thêm Nhục quế,
Bổ cốt chỉ và thêm Mạch đông để khỏi tổn thương âm khí.
Lâm sàn g hiện nay:
• Trị xuất huyết phần trên tiễu hoá: Trị 175 ca (vỡ tĩnh mạc
thực quản), trong đó, bị lần đầu 119 ca, tái phát 3-5 lần 56 ca. Kết
quổ: Sau 3 ngầy, xét nghiệm phân thấy âm tính 89 ca, 4-15 ngày
phAn chuyến thành âm tính 74 ca, chuyển sang giải phẫu 8 ca,
chuyổn H a n g (lùng thuốc khác A ca (Thiên Tân trung y 2, Ĩ990).
Dùng bài này thêm Bơn bì, trị 25 ca. Kết quả: Khỏi 24, xét
nghiệm phân thấy âm tính sau 2 ngày, tối đa là 12 ngày, không
khỏi 1 (Phức Kiến trung y dược 1, 1983).
• Trị tĩnh mạch thực quản bị phình trướng gây xuất huyết:
Dùng bài này thêm Trắc bá (than), Bào khương (than), Tam th ất
phấn, trị bệnh nhân bị xơ gan đã hơn 10 năm, tĩnh mạch thực quản
bị rách gây nên nôn ra máu. Kết quả: Sau khi uống 5 thang, hết
nôn ra máu (Vân Nam trung y tạp chí 1, 1985).
• Trị chảy máu mũi: Dùng bài này hợp với bài ‘Bá diệp thang’,
trị người bệnh bị cao huyết áp dẫn đến chảy máu mũi, máu chảy
như xối nước. Kết quả: Sau khi uống 3 thang, mũi h ết chảy máu, sau
đó, cho uống thuốc loại ích khí, dưỡng huyết, tư âm, thanh nhiệt,
một tuần sau, xuất viện (Vân Nam trung y tạp chí 1, 1985).
Dùng bài này trị 3 ca chảy máu mũi dai dẳng, đều khỏi (Giang
Tô trung y tạp chí 3, 1982).
• Trị xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu: Dùng bài này trị
người bệnh bị cao huyết áp làm cho tiểu cầu bị giảm, bệnh đã hơn
10 năm, niêm mạc miệng thường bị chảy máu, kèm da có .những
nốt xuất huyết mầu nhạt, kết quả tốt (Vân Nam trung y tạp chí 1,
1985).
• Trị kết trường viêm loét'. Dùng bài này thêm Bào khương
(thán), Mộc hương, Bại tưcmg thảo, trị người bệnh đại tiện ra máu
dính đặc, mỗi ngày 4-6 lần. Kết quả: Sau khi uống 10 thang, bụng
hết đau, đại tiện ngày 2 lần. Tiếp tục cho dùng bài ‘Lý trung thang’
hợp với thuốc thanh nhiệt ở trưdng vị. Sau khi uống 35 thang, khỏi
bệnh. Theo dõi 2 năm, không thấy tái phát (Vân Nam trung y tạp
chí 1, 1985).
• Trị nội trĩ, đại tiện ra m áu: Dùng bài này đổi Phụ tử thành
Bào khương, thêm Tiên hạc thảo, trị nhiều trường hợp nội trĩ, đại
tiện ra máu không cầm (Tứ Xuyên trung y 5, 1985).
• Trị tiểu ra máu: Trị người bệnh sau khi giao hợp, cảm thấy
bụng dưới nặng trằn xuống, tiểu buốt, tiểu nhỏ giọt không thông,
đau nhu dao đâm, sau đó tiểu ra 4-5 cục máu ứ to như hạt bắp, cứ
m5i lán giao hợp đều bị như vậy. Đã dùng thuốc loại cầm máu,
ti Au vi$m hưn V'i nặm nhưng không khổi. Kết quả: Sau khi uống 15
thang, khỏi bộnh. Thoo (lồi hơn 4 nftm, không thấy tái phát (ĩỉà
Nam trung y 5, 1983).
• Trị mồ hôi tự ra, tiểu nhiều: Đã trị người bệnh bị ra mồ hôi,
tiểu nhiều đã 3 năm. Kết quả: Sau khi uống 1 thang, mồ hôi hơi
giảm, uống 3 thang, các triệu chứng đều giảm; đối với chứng tiểu
nhiều, uống tiếp 2 thang, khỏi bệnh. Theo dõi V2 năm, không thấy
tái phát (Tứ Xuyên trung y 5, 1990).
Dùng bài này thêm Long cốt, Mẫu lệ, trị trẻ nhỏ tiểu nhiều,
kèm tự ra mồ hôi. Kết quả: Sau khi uông 2 thang, về cơ bản đã đỡ
nhiều (Tân trung y 11, 1983).
• Trị băng lậu: Dùng bài này thêm ích mẫu, Tục đoạn, Tiên
hạc thảo, Tông lư thán, Ngải diệp thán, trị 50 ca. Sau khi hết ra
máu, chuyển sang dùng bài ‘Quy Tỳ thang’ để củng cố. Mỗi thang,
dùng Đất lòng bếp, thêm 100 ml nước ngâm 1 ngày đêm, sau đó lấy
nước này sắc thuốc. Kết quả: Sau khi uống 3 thang, có 1 ca khỏi,
uống 10-20 thang 6 ca, uống 22-30 thang trị khỏi 11 ca; uống 50-70
thang khỏi 20, đỡ 9 (Hà Bắc trung y 1, 1985).
Tham khảo:
Trương Bỉnh Thành nói: “Sách ‘Kim quỹ' trị chứng hạ huyết, huyết ra
sau phân là huyết ở xa, dùng bài ‘Hoàng thổ thang' làm chủ”. Phàm chứng
hạ huyết, nguồn của nó đều khác nhau. Sách ‘Kim quỷ 'tu y có chia ra huyết
ở xa và huyết ở gần, tóm lại không ngoài hư với thực, hàn với nhiệt mà thôi.
Nhưng nhiệt phần nhiểu thực, hàn phần nhiều hư, càng rất xác đáng. Phàm
huyết của con người ta đều nhờ vào Tỳ làm chủ, mới có thể thông ngự toàn
thân, lưu thông trăm mạch. Một khi Tỳ thổ đã hư thì sẽ mất quyển thống
ngự, do đó, huyết gặp nhiệt thì chạy bậy, gặp hàn thì ngưng kết, đều có
thể rời kinh mà ra ngoài, là huyết không giữ vững được. Bài này vì Tỳ tạng
hư hàn không thống nhiếp được huyết, màu huyết nhợt nhạt, hoặc tím bầm
theo phân mà ra, cho nên dùng Hoàng thổ tính ôn táo vào Tỳ, hợp với Bạch
truật, Phụ tử để khôi phục công năng hoá vận của Tỳ; A giao, Địa hoàng,
Cam thảo để bổ huyết đã thoát kiệt; lại sợ thuốc cay ôn làm hại huyết, cho
nên thêm Hoàng cầm đắng, hàn, để phòng thái quá. Đạo quân giỏi và quý
ở chổ kỷ luật nghiêm minh vậy (Thành phương tiện độc).
“Đối với các chứng bệnh về huyết, nếu có biểu hiện Tỳ dương
hư hàn, dùng bài này nhất định công hiệu như thần" (380 bài thuốc hiệu
nghiệm Đôngy).
BÁ DIỆP THANG (Kim quỹ yếu lược)

ịm m - Bai ye tang
Lá trắc bá, Can khương, đều 12g, Ngải cứu 3 nắm (50-60g).
Thêm 5 chén nước, đồng tiện 1 chén, sắc còn một chén, chia
2 lần uống ấm.
Tác dụng: Dẫn huyết về kinh. Trị nôn ra máu không ngưng,
sắc m ặt vàng úa, lưỡi nhợt không tươi, mạch Hư Sác, ấn vào rỗng.
G iải thích: Lá Trắc bá lương huyết, thu liễm chỉ huyết; Can
khương ấm trung tiêu, tán hàn; lá Ngải cứu ôn kinh chỉ huyết;
Đồng tiện dẫn huyết đi xuống. Các vị cùng dùng có tác dụng dẫn
huyết về kinh.
Tham khảo :
Huyết gặp nhiệt thì chạy bậy, cho nên thuốc chl huyết phần nhiều
dùng thuốc mát, nhưng cũng có khi hư ghé hàn, âm dương không gìn giữ
được nhau, đến nỗi thổ huyết không ngừng, cho nên dùng Can khương, lá
Ngải cứu tính ôn để dẫn huyết về kinh, Huyết đã tràn lên, thế bộc phát của
nó không phải thuốc ôn có thể khống chế được, cho nên dùng lá Trắc bá,
Đồng tiện (nguyên bản ngày xưa đùng phân của ngựa). Phân ngựa tính hơi
hàn, nén cho nó xuống. Như vậy thì thế nghịch lên có thể bình, huyết chạy
bậy có thể ngưng lại. Bài này chủ yếu dùng trị chứng khí hàn huyết thoát,
nếu vì huyết nhiệt chạy bậy dẫn đến thổ huyết thì cấm dùng bài này.
Phân ngựa lấy thứ phân tươi vắt lấy nước dùng, người sau thay bằng
nước Đồng tiện, công hiệu càng rõ rệt (Thượng Hải phương tễ học).

GIAO NG ẢI THANG (Kim quỹ y ế u lược)

- Jiao ai tang
Kỉiung cùng, Ngải cứu, A giao, Đương quy, Cam thảo, Thược
dược, Can địa hoàng đều 16g.
Trừ A giao, các vị kia sắc với 5 chén nước và 3 chén rượu
tráng, lọc bỏ bã còn 3 chén, cho A giao vào quậy cho tan hết, uống
ấm 1 chén, ngày uống 3 lần, chưa khỏi lại uống tiếp.
Tác dụng: Bổ huyết điều kinh, an thai, ngừng rong huyết. Trị
phụ nừ 2 mạch Xung Nhâm hư tổn, bồng huyết, rong huyôt, kinh
nRuyột rn quri nhiổu, đổi (ỉrit khỏntf ntfừnK, hoộc Hau khi đổ non
huyết ra không ngừng, hoặc có thai ra huyết, bụng đau.
Giải th ích: Bài này là bài thuôc chủ yếu trị phụ nữ băng
huyết, rong huyết và an thai. Trong bài, Khung, Quy, Thục, Thược
tức là bài ‘Tứ vật thang’, có tác dụng bổ huyết điều kinh; Thược
dược hợp với Cam thảo tức là bài Thược dược cam thảo thang’, có
hiệu quả hoà hoãn, giảm đau; A giao hợp với Cam thảo có khả năng
cầm máu như bài ‘Bạch đầu ông thang'. Trong bài thuốc thanh
nhiệt, thêm Cam thảo, A giao trị chứng huyết lỵ hoặc bài ‘Hoàng
thổ thang’ ở trên trị chứng đại tiện ra máu, đều là những thí dụ
dùng A giao hợp dùng với Cam thảo. Ngải cứu làm ấm tử cung, là
vị thuốc chủ yếu để điều kinh, an thai. Tổng hợp thành bài có tác
dụng bổ huyết, điều kinh, an thai, ngừng rong huyết.
Tham khảo :
Mạch xung là biển của huyết, Mạch nhâm chủ về bào thai, hai mạch
xung nhâm bị hư, âm khí không yên ở trong thì có thể gây ra băng huyết,
rong huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, hoặc sau khi đẻ non, huyết xuống
không cầm hoặc có thai bị ra máu, thai động không yên, trong bụng đau
thắt. Dùng bài này bổ huyết, ôn dương, củng cố hạ tiêu, hiệu quả rất tốt.
Nếu khí hư có thể thêm Sâm, Kỳ hoặc thêm Đỗ trọng, Tục đoạn, Tang ký
sinh thì tác dụng an thai càng mạnh (Thượng Hải phương tễ học).

TỔNG KẾT

C h ủ y ế u cử a sự p hố i h ợp th à n h th a n g th u ố c h o ạ t h u y ế t là:

1- L ấ y H ư ơ n g p h ụ , ồ d ư ợ c, X u yê n luyệ n tử , T rầ n bì, T h a n h bì...


để lý khí, p h ố i h ợ p cá c vị hành kh í n à y vớ i th u ố c bổ kh í n h ư H o à ng
kỳ để lập th à n h b ài th u ố c .

Đ ó là ý n g h ĩa : K h ỉ hành tắc huyết hành.

2- Dùng các thuốc thông kinh tán hàn như Quế chi, Sinh
khương... phối hợp khiến cho huyết nóng lên để dễ lưu thông (đắc ôn
tắc hành), là phương pháp dựa vào ôn hoá hàn ngưng mà khứ ứ.

3- D ù n g th u ố c khứ ứ, c h ỉ huyết n hư T rắ c bá d iệ p , T h iế n thả o ,


H oè hoa, Đ ịa d u... để kh ứ ứ, ch ỉ h uyế t.

4- D ù n g th u ố c thanh nhiệt giải độc n h ư Đ ịa đ inh th ả o , Dã cú c


hoa c á c c h ứ n g ung n h ọ t d ộ c tro ng và n goài.

Phụ nữ có tha i cám d ù n g , h oặ c d ù n g rá t thậ n trọ n g vớ i có c bài


thuốc hoạt huyết.
Các bài ‘Đào hồng tứ vật thang’, £Ôn kinh thang’ đều có tác
dụng điều kinh, bài trước thiên về lương, bài sau thiên vể ôn.
‘Sinh hoá thang’ có tác dụng hoá ứ, dùng trị sau khi sinh đẻ
máu xấu không ra.
Bài Thiếu phúc trục ứ thang’ và bài T h ất tiếu tán’ có tác dụng
trục ứ chĩ thống, dùng trị thống kinh (đau bụng lúc hành kinh).
5. H oạt huyết chỉ thống: Như ‘Phục nguyên hoạt huyết thang’ và
các thành phẩm phụ như Thất ly tán’, ‘Lê đông hoàn’... đều có tác dụng
hoạt huyết, tiêu ứ, chỉ thống, chuyên dùng trong khoa chấn thương.
6. Phá huyết trục ứ: ‘Đ à o nhâ n thừa kh í th a n g ’ p há h u y ế t trụ c
ứ, ỉà bài thuốc tiêu biểu để trị các loại ứ huyết nội kết. Hơn nữa có
‘Đại hoàng giá trùng hoàn\ ‘Hạ ứ huyết thang’, ‘Để đương hoàn’, để
tiêu các trưng hà tích tụ.
‘Huyết phủ trục ứ thang’ trục được ứ huyết ở vùng ngực sườn;
‘Cách hạ trục ứ thang’ trục được ứ huyết ở dướỉ hoành cách mô.
Ngoài ra, ‘Bổ dương hoàn ngũ thang’ phối hợp thuốc bổ khí với
thuốc hoạt huyết ứ để trị chứng bán thân bất toại (liệt nửa người),
hai chân mềm yếu.

Thuốc chl huyết:

Chương này lựa chọn một số bài thuốc, dùng cả thuốchàn


lương và thuốc ÔĨ1 bổ để lập ra phương thuốc chỉ huyết.
Có hai phương hướng chính để lập nên bài thuốc loại chỉ huyết:

1“ Dùng thuôc hàn lương thanh hoả chỉ huyết


Thích hợp trị chứng huyết nhiệt xuất huyết, đó là các bài
‘Thập khôi hoàn’, ‘Tứ sinh hoàn’, Tiểu kế ẩm tử’, ‘Hoè hoa tán ’.
• Bài ‘Thập khôi tán ’ là bài thucíe hợp dùng cả thanh nhiệt chí
huyết vả hoá ứ, không những chỉ huyết mà không làm huyết ứ đọng
lại, rm\ còn đùng được trong tấ t cả mọi trường hợp có ra máu.
• 'Tứ sinh hoàn’ lủ bài thuốc lương huyết chỉ huyết, thường
dùng trị tthiộl thấm vAo trong (lAn (tốn nôn ra mrìu, ho ra máu hoẠc
chày mổu cam.
Hai bài trên dược vật phá huyết hơi nhiều, cho nên khi cầm
máu rồi thì ngừng uống.
‘Khái huyết phương’ tuy trực tiếp chỉ huyết nhưng vì hoả giáng
thì Phê yên, ho giảm thì máu ngưng, cho nên thường dùng trị can
hoả đốt Phế, ho ra máu.
• T iểu kế ẩm tử’ dùng trong chứng tiểu ra máu (niệu huyết
và huyết lâm).
• ‘Hoè hoa tán ’ dùng trong đại tiện ra máu, trĩ {tiện huyết, trĩ
sang), đều dùng vào chứng thuộc nhiệt.
Tuy nhiên, nếu huyết nhiệt vọng hành có chảy máu nặng
hoặc toàn thân có nốt xuất huyết {tử ban) thì các phương tễ trên
còn yếu. Cần chọn dùng ‘Tê giác địa hoàng thang5, ‘Tả tâm thang’,
‘Hoàng liên giải độc thang’...

2- Dùng thuôc ôn bổ để cẩm máu:


Thường dùng trong các chứng Tỳ hư, khí hư, huyết hư gây
nên xuất huyết. Các bài thuốc thường dùng: ‘Hoàng thổ thang’,
‘Giao ngải thang’.
• Bài ‘Hoàng thổ thang’ cũng là bài thuốc cầm máu, nhưng tác
dụng là ôn dương, lấy bổ Tỳ làm chính, thích hợp với chứng Tỳ khí
hư hàn, không thống nhiếp được huyết gây ra tiêu ra máu, nôn ra
máu, và phụ nữ băng huyết, rong huyết, do dương khí hư suy.
• ‘Bá diệp thang’ ôn dương chỉ huyết, trị chứng dương khí hư
hàn, huyết không về kinh.
• ‘Giao ngải thang’ chủ yếu bổ huyết, điều kinh, an thai,
ngừng rong huyết, nguyên nhân do hai mạch Xung Nhâm hư, âm
khí không giữ gìn được ở bên trong mà gây ra, thường dùng trong
các chứng băng huyết, rong huyết, lậu huyết...
Nếu các bệnh về huyết và khí huyết mà khí huyết đều hư, nên
chọn đùng ‘Quy Tỳ thang’ để bổ ích Tâm Tỳ.
Nêu xuất huyết quá nhiều, khí theo máu mà hư thoát, phải
(lùng 'Độc sAm thang’ bố khí cô thoát.
Ngoni rn CỈÍC phương p h á p cầm máu còn có p h é p h à n h huyôt
khứ ứ.
THUỐC TRỊ PHONG
m m i

B ài th u ố c Trị phong g ồm có 2 loại: S ơ tá n n g o ạ i p h o n g , bình


tứ c n ộ i p h o n g .

N g o ạ i pho n g là c h ỉ n h ữ n g hội c h ứ n g b ện h lý do cả m thụ


pho n g tà tạ i kinh lạ c, cơ n hụ c, gân cố t, cá c k h ớ p g â y n ên , triệ u
c h ứ n g th ư ờ n g th ấ y là: C h â n ta y tê d ạ i, kinh m ạ ch đ au g iậ t, co duỗ i
khó, kh ă n h o ặ c m iệ n g m ắ t m é o xệ ch . C ù n g vớ i c h ứ n g uốn vá n g â y
nên cấm k h ẩ u , ch â rT ta y co cứ n g , lưng đòn g á n h ” .

NỘI p h o n g th ư ờ n g do th ậ n th ủ y b ấ t tú c , vin h h u y ế t h ư kém


h o ặ c n h iệ t th ịn h th ư ơ n g âm , C an pho n g nội đ ộ n g , kh í h u y ế t nghịch
lo ạ n g â y n ê n h ô n m ê đ ộ t q uỵ, b ấ t tỉnh n hâ n sự , m iệ n g m é o m ắ t
lệ c h , bán th â n b ấ t to ạ i, hoặc co g iậ t ch â n tay. Đ ố i v ớ i n go ạ i phong
th ì p h ả i sơ tá n , đối v ớ i nội pho n g th ì phải bình C a n tứ c pho n g.

T rê n lâm s à n g , có trư ờ n g h ợ p n go ạ i p h o n g d ẫ n đ ế n nội


p ho n g, h o ặ c n ội pho n g hợp v ớ i ngoại p ho n g, triệ u c h ứ n g lẫn lộn,
cầ n p h ầ n b iệ t rõ để d ù n g bài th u ố c cho th ích h ợ p .
Đ iể u trị n g o ạ i pho n g nên tá n , nội pho n g nên đè x u ố n g (tức
p h o n g ), vì th ế n ộ i d un g ch ư ơ n g n à y g ồm hai p h ầ n : S ơ tán ngoại
p ho n g v à B ình tứ c n ội pho n g.

TIỂU TỤ C MỆNH THANG (Thiên kim phương)

- Xiao xu ming tang


Ma hoàng 4g, Thược dược 4g, Phòng kỷ 4g, Khung cùng 4g,
Nhâm sâm 4g, Hạnh nhân 4g, Hoàng cầm 4g, Phụ tử 1 củ, Phòng
phong 6g, Quê tâm (Quế chi) 4g, Cam thảo 4g, Sinh khương 20g.
Tán giập, thêm 2 chén nước, trước nấu Ma hoàng sôi 8 lần,
vớt bỏ bọt rồi cho các vị còn lại vào, sắc lấy 1 chén, chia 3 lần uống.
KhAntf đỡ, lại dùng thêm 3 - 4 thang.
Tác dụng: Bổ chính trừ phong. Trị miộng mắt mổo lộch, gAn
mạch co rút, bại liột nửa người, nói nrtng khó khAn, hoộc thAn khí
rối loạn và trị cả phong thấp tê đau.
G iải thích: Ma hoàng, Phòng phong, Phòng kỷ, Hạnh nhân,
Cam thảo, Sinh khương, trừ phong thông lạc để khai thông ngoài
biểu, vì phong tà thường hợp với hàn tà để xâm phạm cơ thể, cho
nên thuốc dùng phần nhiều là các vị tân ôn phát táo. “Tà xâm
phạm được là vì chính đã hư” cho nên lại lấy Sâm, Phụ, Nhục quế
bổ khí trợ dương; Thược dược điều hoà khí huyết, làm cho chính khí
hồi phục thì tà khí lui. Phong tà ủng tắc ở ngoài, khí ở lý không
dược tuyên thông, thường dễ uất mà sinh nhiệt, cho nên lấy vị đắng
hàn của Hoàng cầm để trị ngọn (nhiệt), dùng làm tá. Các vị dùng
chung có tác dụng tân ôn phát tán, phù chính trừ tà.
Trong bài, Quế tâm trên lấm sàng có khi đổi sang Quế chi.
Quế tâm sở trường về ôn thận trợ dương, Quế chi nặng về giải biểu,
trên lâm sàng có thể tuỳ bệnh chứng mà chọn dùng.
L âm sàn g hiện n ay:
* Trị mồ hôi ra ở nửa người: Dùng bài này thêm Đương quy,
Hoàng kỳ, Cát căn, trị người bệnh 10 năm trước, sau khi sinh thì
bị liệt mặt, đã uống thuốc và châm cứu thì khỏi bệnh, sau đó, nửa
người bên phải không ra được mồ hôi, gần đây, nửa người bên trái
tự nhiên lạnh, vùng gáy, vai bị nhiều hơn. Kết quả: Sau khi uống
3 thang, mồ hôi ra đều đều, nửa người bên trái bớt lạnh. Dùng bài
trên, bỏ Hạnh nhân, thêm Khương hoạt, Độc hoạt, Hoàng kỳ tăng
lên đến 60g, uống 3 thang, khỏi bệnh (Sơn Đông trung y tạp chí 1,
1990).
• Trị đau các khớp (lịch tiết phong): Dùng bài này gia giảm, trị
cơ thể bị dương hư, cảm phải phong hàn gây nên đau nhức toàn thân.
Không có uất nhiệt, bỏ Hoàng cầm. Mồ hôi nhiều, bỏ Ma hoàng,
thêm Hoàng kỳ (Thực dụng trung y nội khoa học - Thượng Hải).
Tham khảo:
Sách ‘ Thành phương tiện độd viết: “Chứng hôn mê bất tỉnh, thần khí
rối loạn, dùng bài này trị, chủ yếu là đựa vào dấu hiệu tà khí bỗng nhiên đột
nhập, chính khí không giữ vững gân mạch, gân gặp lạnh thì co lại; bại liệt
nửa người là cơ thể bẩm thụ âm dương thiên thắng, khí huyết đầy vơí, đến
nổi tà khí xâm phạm vào nửa người; nói khó khăn là phong trúng vào lạc,
đò xuống làm lưỡi cứng; miệng mắt méo lệch là chỗ thụ tà duỗi ra, chính
khí bị tò khí kéo lại” .
Trong bài này phần nhiều dùng những vị trừ phong hàn thấp, nhằm
đến cả tà lẫn chính, trên lâm sàng lại thường dùng trị chứng phong thấp tê
đau.
Mục ‘Khu phong m ôn’ trong sách ‘Thiên kim phương1có một bài cũng
gọi là ‘Tiểu tục mệnh thang’, có Bạch truật, không có Hạnh nhân, chủ trị
trúng phong đau không biết chỗ nào, co cứng không quay trở được, tay chân
co lại hoặc duỗi ra, trung tiện, tiêu chảy” (Thượng Hải phương tễ học).

B ài ca TỤC MỆNH THANG

Đây bài Tiểu tục mệnh thang’,


Tiểu tục mệnh thang': Quế, Phụ, Khung, Nhân sẫm, Cành quế, Ma hoàng, Xuyên khung,
Ma hoàng, Sâm, Thược, Hạnh, Phòng phong, Hạnh nhân, Bạch thuọc, Phòng phong,
Hoàng cẩm, Phòng kỷ kiêm Cam thảo, Hoàng cám, Cam thảo kèm Phòng kỷ theo,
Lục kinh phong trúng thử phương thông. Sáu kinh phong đã trúng vào,
Bài thuốc này uống thế nào cũng thông.

TỤC M ỆNH THANG (Cổ kim lục nghiệm phương)

Ẹj - Xu ming tang
Là bài ‘Tiểu tục mệnh thang’ bỏ Phòng phong, Hoàng kỳ, Phụ
tử, Bạch thược, Hoàng cầm, thêm Đương quy, Thạch cao, đổi Sinh
khương thành Can khương.
Tác d ụ n g : Trị trúng phong tê dại, thân thể không tự chủ,
miệng không nói được, hôn mê, không biết đau chỗ nào, hoặc co rút
không cử động dược.

Đ Ạ I TẦ N GIAO THANG ( T ố vấn bệnh c ơ k h ỉ nghi bảo


mệnh tập)

- Da qin jỉao tang


Tần giao 12g. Thạch cao, Cam thảo, Xuyến khung, Đương quy,
Độc hoạt, Bạch thược đều 8g, Khương hoạt, Phòng phong, Hoàng
cầm, Bạch chỉ, Bạch truật, Sinh địa, Thục địa, Bạch phục lỉnh đều
4g, Tế tân 2g.
Giô nhỏ, mỗi lần dùng 4g, sắc nước, bỏ bã, uống ấm, không
kố lúc nAo.
T ứ c d ụ n g : T rừ phong thanh nhiột, điổu lý khí huyết. Trj
phong tà mới trúng vào kinh lạc, tay chân không vận động được,
lưỡi cứng không nói được, phong tà tản khắp không ở một kinh nào.
G iải thích: Bài này gồm nhiều vị thuốc phong hợp với những
vị dưỡng huyết, hoạt huyết, thanh nhiệt lập thành. Trong bài lấy
Tần giao làm quân, trừ phong mà thông hành kinh lạc; Khương
hoạt, Phòng phong tán phong ở thái dương; Bạch chỉ tán phong ở
Dương minh; Tế tân, Độc hoạt trừ phong ở thiếu âm. Thuốc phong
phần nhiều táo, cho nên phối hợp Đương quy, Thục địa bổ huyết,
Xuyên khung hoạt huyết, Bạch thược liễm âm, dưỡng huyết. Lại
dùng Bạch truật, Phục linh, Cam thảo bổ khí mạnh Tỳ để giúp
đỡ nguồn sinh hoá. Hoàng cầm, Thạch cao, Sinh địa lương huyết,
thanh nhiệt, là vì phong tà ghé nhiệt mà đặt ra. Các vị hợp lại có
tác dụng trừ phong thanh nhiệt điều hoà khí huyết.
Gia g iả m :
• Hàn nhiều, thêm Sinh khương;
• Dưới ngực đầy tức, thêm Chỉ thực;
• Mùa xuân, hạ, th ê m Tri mẫu;
• Không thấy sốt, bỏ Hoàng cầm, Thạch cao;
• Nếu chỉ thấy méo miệng lệch mắt, thêm Toàn yết, Cương tằm;
• Gân cơ khó có duỗi, thêm Mộc qua, Uy linh tiên.
Lâm sàng hiện nay :
• Trị trúng phong: Tri 37 ca. Phong tà hiệp với nhiệt lưu vận
ở kinh lạc, bỏ Bạch truật, Thục địa, Độc hoạt, thêm Hồng hoa, Đan
sâm, Cương tằm, Ngưu tất, Cúc hoa. Phong tà hiệp với hàn lưu vận
ở kinh lạc, thêm Quê chi, Mộc qua, Toàn yết, Cương tằm. Cơ thể
suy nhược, bỏ Khương hoạt, Độc hoạt, Tế tân, Sinh địa, Thạch cao,
thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Kê huyết đằng, Thiên ma, Đỗ trọng,
Kỷ tử, Ngưu tất. Phong tà hiệp đờm, lưu vận ở kinh lạc, bỏ Thục
địa, Sinh địa, thêm Bán hạ, Thiên ma, Toàn yết, Cương tằm, Địa
long, Ngưu tất. 30 thang là 1 liệu trình. Nếu bệnh nặng, kết hợp với
y học hiện đại để trị, bệnh bớt thì lại dùng bài trên. Kiêng thức ăn
có dầu mờ, chất béo. Kết quả: Khỏi 19, cơ bản khỏi 15, không khỏi
3. Một sô' có phản ứng nhẹ như tiêu chảy, toàn thân ngứa, sau khi
uống 6 thang thì khỏi (Trung thành dược nghiên cứu 5, 1989).
Tham khảo: Bài nủy trị phong tà mởi trúng vào kinh lạc, ngoài cố
biểu chứng là thích hợp. Bệnh trúng phong thường do chính khí hư trước,
sau đó phong hàn xâm nhập. Bài này dùng thuốc phong giải biểu là chủ
yếu, kiêm dùng thuốc vể khí, huyết, để điểu hoà, có thể làm cho hoạt
huyết, tán phong. Kinh lạc thông hoà, thì tay chân cử động, lưỡi mểm nói
được. Tuy nhiên trong bài có nhiểu vị thuốc phong quá, nếu biểu chứng
không nặng thì những vị tân (cay) táo (khô ráo) có thể giảm bớt (Thượng
Hải phương tễ học).

Bài ca ĐẠI TẦN GIAO THANG

‘Đại tần giao’: Phòng (phong), Khương (hoạt),


Độc hoạt,
'Đại tần giao thang’: Khưđng, Độc, Phòng,
Xuyên khung, Bạch chỉ, Tế tân, Hoàng cầm,
Khung, Chỉ, Tân, Cẩm, nhị Địa hoàng,
Sinh, Thục địa, Đương quy, Cam thảo,
Thạch cao, Quy, Thược, Linh, Cam, Truật,
Bạch linh, Thược, Truật cùng là Thạch cao,
Phong tà tán kiên khả thông thường.
Phong tà ngoại nhập từ ngoài,
'Đại tần giao’ ấy thành bài phổ thông.

TA M S IN H Ẩ m (Hoà tễ cục phương)

- San sheng yin


Sinh nam tinh 4g, Sinh phụ tử (bỏ vỏ), Sinh xuyên ô (bỏ vỏ)
đều 2g, Mộc hương 0,4g.
Giã giập, mỗi lần dùng 2g, thêm 2 chén nước, gừng 15 miếng,
sắc lấy 8 phần, bỏ bã, ucmg ấm.
Tác dụ n g: Trợ dương trừ hàn, trục phong đờm, thông kinh
lạc. Trị bỗng nhiền hôn mê bất tỉnh nhân sự, đờm dãi ngăn tắt,
nói năng khó khăn, hoặc mắt lệch miệng méo, liệt một nửa người.
G iải th ích: Trong bài dùng Phụ tử, Xuyên ô tính m ãnh liệt,
cương táo, trừ phong hàn, thông kinh lạc; Nam tinh trừ phong hoá
đờm. 3 vị đều dùng sông không chế biến là ý dùng lực mạnh mà
chạy nhanh; Mộc huơng một ít làm tá để lý khí, làm cho khí thuận
thì đờm thông; Sinh khương dùng đến 15 miếng vừa phát tán hàn
tà, khu trừ khí trọc âm, lại ức chế bớt độc tính của Ô dầu, Phụ tử,
Nam tinh. Các vị hợp lại thành bài thuôc mạnh về trợ dương, trừ
hàn, trục phong đờm, không kinh lạc.
Tham khảo: Chứng bệnh chủ trị của bài này là dương khl suy yốu,
trúng phồl phong tà, hồn dởm ủng tát ở trôn, khí thanh dướng ò ngực bị
khí trọc âm che ỉấp không thông đến nỗi bỗng nhiên ngã vật ra bất tỉnh
nhân sự, mắt lệch miệng méo. Người dương hư thường kèm đờm thấp, khỉ
bị trúng phong thì tà bên trong hợp với bên ngoài gây nên các chứng như
trên. Lý Đông Viên nói: “Người có tuổi ngoài 40, thời kỳ khí đã suy, hoặc
lo, mừng, giận dữ làm tổn thương phần khí, đa số có chứng này” , tức là nói
đến ý đổ. Đang khi hàn đờm đưa lên, khí trọc âm che lấp, thuốc tầm thường
không thể giải quyết được, cho nên lấy những vị mãnh liệt, cương táo, trợ
dương, thông kinh, khu trừ khí trọc âm. Những người thể chất béo phì, hàn
đờm bế tắc kinh lạc hoặc cảm phong hàn, bỗng nhiên hôn mê, đdm dãi
ngăn tắc, mình không nóng mà môi nhợt, rêu lưỡi trắng, dùng để cấp cứu
sẽ có công hiệu. Nếu trọc âm đã mở, hàn đờm đã giảm thì nên tuỳ chứng
mà dùng bài thuốc cho thích hợp, vì thuốc tân táo mãnh liệt, chỉ có thể tạm
dùng, hơn nữa dược lực rất mạnh, dùng phải thận trọng.
Tiết Lập Trai cho rằng bài này phải thêm Nhân sâm, để khống chế
bớt độc; đồng thời bổ ích chân khí, nếu không thì chẳng những vô ích, mà
ch? thất bại, thật là lời nói của người có kinh nghiệm. Nhân sâm có tác dụng
phù trợ chính khí để trừ tà, làm cho tà khí hư mà chính khí không bị tổn
thương, dụng ý rất hay có thể bắt chước (Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca TAM SINH Ẩ m

Tam sinh ẩm' có Nam tinh,


Tam sinh ẩm’ dụng ồ, Phụ, Tỉnh, Xuyến ỗ, Phụ tử dụng sinh đó mà,
Tam giai sinh dụng Mộc hương thính, Tam sinh: dùng sống cả 3,
Gia Sâm đổi bán phù nguyên khí, Mộc hương vj ấy sách đã ghi đây,
Tốt trúng đồm mê phục thử linh. Sâm phù nguyên khí xưa nay,
Bờm mê tâm khiếu uống hay cực kỳ,

TINH HƯƠNG TÁN (Dị giản phương)


l l l l i Ằ - Xing xiang san
Cũng gọi lằ ‘Tinh hương thang’.
Là bài "Tam sinh ẩm ’ bỏ Xuyên ô, Phụ tử, ỉấy Sinh khương,
sắc nước uống ấm.
Tác d ụ n g : Lý khí hóa đờm. Trị trúng phong đờm thịnh, bỗng
nhiên bị trúng mô man bất tỉnh, răng cắn chặt, miệng m ắt méo
lộch, hại liộl nửa người, họng thở khò khè, đờm sồi chận nghẹt
họng, mạch ĩluyền ĩ loạt.
ĐẠI TÌNH PHONG THANG (Cục phương)
~X$ẾĨẢ'ÌỈJ - Da xing feng tang
Là bài 'Tam sinh ẩm ’ bỏ Mộc hương, thêm Phòng phong,
Toàn yết, Độc hoạt, Cam thảo, sắc uống.
Tác dụng: Khứ phong trừ đờm, thông lạc chỉ kính. Trị trúng
phong đờm quyết, sùi bọt mép, m ắt mờ, choáng váng, tay chân co
giật, bại liệt.

THANH CHÂU BẠCH HOÀN TỬ (Hoà tễ c ụ c phương)

iỊf Él - Qing zhou bai wan zi


Thiên nam tinh (sống) 80g, Bạch phụ tử (sống) 8ồg, Bán hạ
(sống) 280g, Xuyên ô đầu (sống, bỏ vỏ) 200g. Giã nát, tán nhỏ, lấy
túi lụa cho thuốe vào, sau đó dùng nước giếng mà đãi cho thuốc ra,
nếu chưa ra h ết thì lấy tay bóp nặn cho thuốc ra hết, nếu còn bã
to thì bỏ ra giã lại, rồi lại cho vào túi lụa làm tiếp như trước, lấy
đến h ết thuốe thì thôi, đựng vào chậu ngày phơi nắng, đêm phơi
sương, đến sáng gạn bỏ nước, đùng nước giếng ban mai quấy đều,
lại phơi, sáng hôm sau lại thay nước, lại quấy, làm như vậy mùa
xuân 3 ngày, mùa hè 3 ngày, mùa thu 7 ngày, mùa đông 10 ngày,
gạn bỏ nước phơi khô, đợi khi đóng thành như miếng ngọc, nghiền
ra, dùng bột nếp nấu hồ làm viên to bằng h ạ t đậu xanh, lúc đầu
uống 5 viên, các lần sau uống tăng dần cho tới 15 viên, với gừng
tươi sắc làm thang, uống lúc nào cũng được. Nếu bị liệt nửa người
thì uống với rượu nóng 20 viên, ngày 3 lần. Trẻ em kinh phong
uống 2-3 viên với nước Bạc hà làm thang.
Tác d ụ n g : c ể n đờm khai khiếu, khứ phong, định kinh. Trị
liệt nửa người, tay chân tê liệt, miệng m ắt méo lệch, đờm dãi bế
tắc, và trẻ em kinh phong, người lớn bị chứng đầu phong.
Chú ỷ :
Trong bài có Thiên nam tinh (sống), Xuyên ô, và Bạch phụ tử
(sống) đều có độc, do đó, cần thận trọng về liều lượng để tránh bị
trúng độc.
Kiềng kỵ: Phụ nữ có thai không được (lùng. Không đùng dài ngày.
XUYÊN KHUNG TRÀ ĐIỂU TÁN
(Hoà tễ cục phương) Chuan xiong cha tiao san
Chủ trị
Ngoại cảm phong tà đầu thông.
B iệ n c h ứ n g y ế u đ iểm m
Đầu thông (thiên chính đầu thống hoặc
điên đỉnh tác thông), tỵ hàn, thiệt đài
bạc bạch, mạch Phù (Đầu đau - nửa « ) , iS ím Ẻ,
đầu hoặc chính giữa đầu - mủi lạnh,
rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù).
B ệ n h cơ đ ặ c đ ỉểm
Phong tà ngoại tập, thượng phạm đầu
muc, trở á t thanh dương (Phong tà ix lP ỹ m , ± Ĩ E * B ,
bền ngoài xâm nhập vào, bốc lên đầu, sa a ỉtP B
mắt, làm ngăn trở khí thanh dương).
C ông d ụ n g
Sơ phong chỉ thông. S M ltí*
Dược vị l?!Ịậ
Xuyên khung (quân) 16g, Bạc hà (lá) (thần) 20-32g, Kinh giới (tá)
8-16g, Bạch chỉ 8-12g, Phòng phong (tá), Khương hoạt (tá) đều
6-8g, Tế tấn (bỏ cuống) (tá) 4g, Trà thanh (tá) 4g, Chích cam thảo
(tá sứ) 4g. Tán bột, mỗi ỉần uống 6-8g với nước trà, ngày 2 lần.
Có thể dùng thuốc thang sắc uống.

Tác d ụng: Khu phong tán hàn, sơ tán phong hàn, sơ phong
chỉ thống. Trị đau đầu do cảm phong, nửa đầu đau, vùng trán đau,
chóng m ặt, nghẹt mũi, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Phù.
G iải th íc h : Xuyên khung chuyên trị đau đầu, kinh Thiếu
dương (hai bên đầu gáy đau); Khương hoạt chuyên trị đau đầu kinh
Thái đương (đau ở gáy và trước trán); Bạch chỉ chuyên trị đau đầu
kinh Dương minh (đau vùng trước lông mày và trán) đều là chủ
dược; Tế tân, Bạc hà, Kinh giới, Phòng phong sơ tốn phong tà ở
trôn, trợ giúp cilc thuốc tr£n phđt huy tắc dụng; Cam tháo hòa
trung ích khí, (li^u hòa crtc vị thuôe; Trà diộp tính dắng, hhn, íliổu
hòa bớt tín h ôn táo các vị thuốc.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Bài này có nhiều vị cay, ôn, sơ phong
tán hàn, có chỉ định tốt với bệnh ngoại cảm đau đầu.
Thiên về phong hàn, thường thêm Gừng tươi, Tô diệp để tăng
thêm tác dụng khu phong hàn, trị đau đầu.
Có thể sử dụng trị viêm mũi mãn tính gây đau đầu, trị chứng
đau nửa đầu có kết quả nhất định.
K iên g kỵ: Đau đầu do phần khí bị hư, hoặc vì can phong, can
dương, không dùng.
L âm sàn g hiện nay :
• Trị thiên đầu thống: Trị 126 ca. Phong hàn xâm nhập vào
đưa lên não, thêm Tử tô, Sinh khương. Cơ thể vốn có đờm thấp,
phong tà xâm nhập vào uất lại hóa thành nhiệt, thêm Cúc hoa,
Mạn kinh tử. Kết quả: Khỏi 83.3% (Cáp N hĩ Tân trung y dược 7,
1961).
• Trị đau đầu do thần kinh mạch máu não: Trị 43 ca, mỗi
ngày uống 1 thang, 30 ngày là 1 liệu trình, ngưng thuốc. Nếu chưa
đỡ, cứ cách 15-30 ngày lại uống thêm 1 liệu trình. Có người phải
uống hơn 3 liệu trình. Kết quả: Khỏi 11, đố 14, có chuyển biến 12,
không khỏi 6 {Trung y tạp chí 9, 1983).
• Trị liệt mặt: Trị 54 ca, có trường hợp chỉ uống thuốc hoặc
chỉ đắp thuốc.
+ Thuốc uống: Dùng bài trên sắc uống. Thiên về phong thấp,
thêm Sài hồ, Cúc hoa, Nhẫn đông đằng. Can dương vượng, thêm
Hạ khô thảo, Câu đằng. Kiêm phong đờm, thêm Bạch phụ tử, Toàn
yết. Khí huyết suy yếu, thêm Đương quy, Hoàng kỳ.
+ Thuốc đắp: Dùng bài trên, bỏ Bạc hà, tán thành bột, thêm
dầu Bạc hà 5g. Cứ 5-7 ngày lại tăng lượng thuôc lên. Khi đắp,
trộn thêm với nước trà rồi đắp vào vùng khóe miệng (huyệt Địa
thương), góc hàm (huyệt Giáp xa, Cư liêu), vùng trước tai (huyệt
Khièn chính, Thính cung), vùng đuôi m ắt (Đồng tử liêu), Mỗi lẩn
đắp thuốc dầy khoảng 1-1,5cm, mỗi ngày thay 1 lần. 5 ngày là 1
liộu trình, nghỉ 1 ngày rồi lại tiếp tục. Thời gian trị ngắn nhất ỉà 5
ngày, nhiồu n h ấ t là 36 ngày. K ết quả: Khỏi 50 ca, dỡ 3, không khỏi
1 (Chiết Uiaìig trung y tạp chí 6, 1989).
• Trị viêm xoang trán: Dùng bài này bỏ Khương hoạt, Tế t
thêm Hoàng kỳ, Cúc hoa, Tân di, Thương nhĩ tử, Kim ngân hoa. Trị
12 ca, khỏi 11, đỡ 1. Uống thuốc ít nhất 3 ngày, nhiều n hất 9 ngày
(,Hắc Long Giang trung y dược 6,1989).
K iên g kỵ: Trường hợp đau đầu lâu ngày, khí huyết hư hoặc do
Can Thận bất túc không nên dùng.
Tham khảo :
D ùng lá chè nấu nước làm thang hoà th u ố c uống, lấy tính vị đắng
hàn của chè vừa thanh phong nhiệt ở phần trên, vừa kểm chế tính phong
tán thái quá của phong dược theo ý ‘trong thăng có giáng’. Chứng đau đầu
thuộc phong tà thường dùng thuốc phong để trị, vì trên đỉnh đầu chì có
phong dược mới tới được. Nhưng nếu đau đầu thuộc khí hư, hoặc vì can
phong, can dương, thì bài này không dùng được (Thượng Hải phương tễ
học).

Bài ca XUYÊN KHUNG TRÀ ĐIỀU TÁN

‘Khung trà điều tán’: Phòng phong,


Tế tân, Kinh giới, Bạch chỉ, Xuyến khung, Bạc hà,
‘Xuyên khung trà điều tán’: Kinh, Phòng,
Khương hoạt, Cam thảo ấỵ mà,
Tân, Chì, Bạc hà, Cam thảo, Khương,
Mắt hoa, mũi nghẹt phong tà dọc ngang,
Mục hôn, tỵ tắc, phong công thượng,
Chính, thiên đẩu thống an khang,
Chính, thiên đầu thống tất năng khang,
Gia Cương tằm ít, Cúc vàng mấy bông,
Cúc hoa trà điều dụng diệc tàng.
‘Cúc hoa trà tán' lập công,
Hóa đờm thanh nhiệt, mắt trong sáng nhiều.

Đ ẠÍ HOẠT LẠC ĐƠN (Kỳ hiệu lương phương)

- Dai hua luo dan


Bạch hoa xà tẩm rượu 8g, Ô tiêu xà Sg, Lưỡng đầu tiêm (tẩm
rượu) 8g, Thảo ổ, Thiến ma (lùi) 8g, Thủ ô (tẩm nước đậu đen)
8g, Quy bản nướng 8g, Quán chúng 8g, Cam thảo nướng 8g, Quan
quế 8g, Hoắc hương 8g, Hoàng liên 8g, Thục địa hoàng 8g, Mộc
hương 8g, Trầm hương (dùng lõi) 8g, T ế tân 4g, Xích thược dược
8g, Đinh hương 4g, Nhủ hương (bỏ dầu) 4g, Thiến nam tinh (chế
gừng) 4g, Thanh bì 4g, Bạch đậu khẩu nhân 4g, An tức hương
(chưnịí rượu) Hoàng cầm (chưng rượu) 4$, Phục linh 4g, ĩ ĩ uy hi
sám 4ịịt Hạch tniật 4ịị, ỉỉy linh tiởỉi Hg, Toàn yết (bỏ (lộc) Mịỉ, Ma
hoàng 8g, Khương hoạt 8g, Ô dược 8g, Đại hoàng (chưrtg) 8g, Một
dược (bỏ dầu) 4g, Cương tầm 4g, Cốt toái bổ 4g, Hắc phụ tử (chế)
4g, Hương phụ (tẩm rượu sấy) 4g, Xương ống chân hổ (nướng) 6g,
Phòng phong lOg, Cát căn 6g, Đương quy 6g, Huyết kiệt 3g, Địa
long (nướng) 2g, Tè giác 2g, Xạ hương 2g, Tùng chỉ 2g, Ngưu hoàng
2g, Phiến não 2g, Nhân sâm 12g.
Tán bột, trộn nghiền đều, viên với m ật to bằng hột nhãn,
dùng thếp bạc làm áo, lấy sáp bọc ngoài, mỗi lần uống 1 viên với
rượu để lâu năm.
Tác dụng: Bổ chính trừ phong, hoạt lạc chỉ thống. Trị các
chứng trúng phong liệt nửa người, nuy tý (bại liệt), đờm quyết, âm
hư, lưu chú.
G iải thích: Bài này do hai bài ‘Tứ vật’, 'Tứ quân’ hợp với các
vị thuốc trừ phong thông lạc mà lập thành. Trị do khí huyết hư suy,
phong tà xâm nhập vào gây bệnh, cho nên trong bài dùng ‘Tứ quân’
bổ khí, 'Tứ vật’ bổ huyết đó là mặt bồi bổ gốc. Hỗ trợ có Ma hoàng,
Khương hoạt, Phụ tử, Quan quế để trừ phong tán hàn; Bạch hoa
xà, 0 tiêu xà, Toàn yết, Hổ cốt trừ phong giải co cứng, giảm đau;
Địa long, Cát căn duỗi gân, hoãn co cứng; Nhũ hương, Một dược,
Huyết kiệt hoạt huyết hoá ứ; Xạ hương, Phiến não, An tức hương
thông lạc; lại thêm Bạch truật, Bạch linh để m ạnh Tỳ hoá đờm;
Đinh hương, Mộc hương, Trầm hương để thông khí cơ. Hợp các vị
lại thành bài thuốc bổ khí huyết, trừ phong, giảm đau.
Tham khảo:
Chính khí không đủ, không chống đỡ được ngoại tà, bị phong tà xâm
nhập cơ thể, chân tay, các khớp, lưu lại không đi, thì vệ khí không thông
hành, huyết vận hành bị trỏ trệ, tân dich ngưng kết thành đờm, càng trở
trệ sự vận hành của khí huyết, do đó nặng thì thành bán thân bất toại
hoặc đờm quyết, nhẹ thì chân tay tê đau, hoặc tà bám vào cục bộ thành
c á c c h ứ n g â m hư, lưu c h ú . B ệ n h tà đã lưu trệ ờ kinh íạ c k h ô n g p h ả i th u ố c
nồo cũng có thể chữa trị được, cần phải dùng những vị thuốc mạnh, làm
thành viên dể trừ khử dần dần, bài này thuộc vào loại đó. Từ Linh Thai nỏi:
"Ngoan dờm, ốc phong, nhiệt độc ứ huyết xâm nhập kinh lạc, khỏng dùng
bàl náy thl không thấu đạt tới được. Trị đại bệnh ở chi thể, tốt phải dùng đến
nóM{Thượng Hái phương tễ học).
TIỂU HOẠT LẠC ĐƠN
( Hòa tễ cục phương) Xiao hua luo dan
C hủ t r ị
Phong hàn thấp tý.
B iệ n c h ứ n g y ế u đ iểm
1- P h o n g h à n th ấ p tỷ
Chi thể cân mạch loan thông, quan tiết
1
khuất th ân bất lợi, thiệt đạm tử, đài bạch
JS # * f!i, .m * ề Ị
(Gân cơ chân tay co rứt, đau, các khớp khó
%' ù 1
co duỗi, lưỡi tím nhạt, rêu lưỡi trắng).
2- T rú n g p h o n g n h ậ t cửu
Thủ túc bất nhân, thoái đồn gian tác
thống, thiệt đạm tử, đài bạch nị, mạch
Trầm Huyền hoặc Sáp (Tay chân mất
m, s á sm â 1
cảm giác, mông đùi đau, lưỡi tím nhạt,
M, HỈòiS
rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Trầm Huyền
1 hoặc Sáp).

B ệ n h cơ đ ặ c đ iểm
1- P h o n g h à n th ấ p tỷ
i
Phong hàn thấp uất lưu trệ kinh lạc, nhật
B X íỉl SĨ-RRÍ. & 1
cửu đờm ngưng ứ trd, kinh lạc bất thông.
lỗ- -T-ìl
2- T rú n g p h o n g n h ậ t cửu
Phong tà cửu kê kinh lạc, thấp đờm ứ
; huyết trở trệ (Phong tà lưu lại lâu ngày m Ẹ íK m & m , m m
trong kinh lạc, thấp đờm và ứ huyết bị mứL
trô trệ).
C ông d ụ n g
Khứ phong trừ thấp, hoá đờm thông lạc, w m & , im m
hoạt huyết chỉ thống. íft, MiíiL it*8
Dược vị
Xuyên ô (chế), Thảo ố (chế), Địa long, Nam tinh (chế), đều 240g,
N hũ hương, Mộc dược, đều 88g.
Tán bột, dùng rượu để làm hoàn, mỗi hoàn nặng 4g. Mỗi lần
uống một hoàn, ngày uống 1-2 lần lúc đói với rượu.

Tác dụn g: Ôn kinh hoạt lạc, khu phong trừ thấp, trừ đờm,
trục ứ. Trị phong thấp tý thống lâu ngày chân tay tê dại, kinh lạc
có đờm thấp, huyết ứ gây đau.
G iải th íc h : Xuyên ô, Thảo ô thông kinh hoạt lạc, ôn tán
phong, hàn, thấp, là chủ dược; Nam tinh táo thấp hoạt lạc, khu
phong; Nhũ hương, Một dược thông ứ hoạt lạc, chỉ thông; Địa long
thông kinh hoạt lạc, thêm rượu lâu năm có tác dụng dẫn rượu vào
nơi bị bệnh.
ứ n g d ụ n g lâm sàng:
Trường hợp phong nặng, phôi hợp uống bài ‘Đại tần giao
thang’.
Nếu thiên về Can Thận khí huyết bất túc, phối hợp với bài
‘Độc hoạt ký sinh thang’.
L âm sà n g hiện nay :
• Trị viêm quanh vai: Trị bệnh nhân đau cánh tay trái, không
đưa tay lên được, đầu cổ khó xoay, về đêm đau không ngủ được,
rêu lưỡi trắng nhợt, lưỡi hơi nhờn, mạch Tế Huyền. Kết quả: Sau
khi uống thuốc 1 tuần, khỏi bệnh (Trung thành dược nghiên cứu
4, 1985).
• Trị hành tá tràng bị uẩn tích: Hình thể gầy ôm, vùng bụng
trên ấn vào đau, bụng sôi, lưỡi nhạt, có vết răng, giữa lưỡi có rêu
hơi nhờn, quanh rìa lưỡi màu đỏ tối, mạch Trầm Tế, hơi Huyền.
Đây là do Tỳ Vị bị hư hàn, ứ trở ở lạc mạch của Vị. Kết quả: Sau
khi uống 4 thang, bớt đau nhiều, uống tiếp 3 thang khỏi bệnh. Sau
đổ cho uống thêm ‘Bổ trung ích khí hoàn’ để ngừa tái phát (Trung
y tạp chí 3, Ĩ985).
• Trị di chửng trúng phong (liệt nửa người do tai biến mạch
nttếti não): Có kết qua tốt [Trung Quốc cơ bản tnuiỊỉ thành dược,
Nxh Vộ sinh Nhớn (iâtì).
K iên g kỵ: Bệnh lâu ngày, âm hư nội nhiệt hoặc phụ nữ có
thai, không nên dùng.
Tham khảo:
Bài này vốn tên ‘Hoạt ịạc đan’ nhưng vì trong sách 1Thánh huệ phương1
có bài ‘Đại hoạt lạc đan5, vì vậy, gọi là T iể u hoạt lạc đan’ để phân biệt.
Trường hợp tai biến mạch máu não để lại di chứng bán thân bất toại
mà cơ thể khỏe, dùng bài này có kết quả tốt.
X éí bài T iể u hoạt ỉạc đơn’ với bài ‘Đại hoạt lạc đơn’ công dụng gần
giống nhau, nhưng T iể u hoạt lạc đơn' thường dùng cho người thể khi tráng
thực, nếu thuộc tà thực chính h i/th ì nên dùng ‘Đại hoạt lạc đơn’ được cả
gốc ngọn.

KHIÊN CHÍNH TÁN $ IE S [


(Dương thị gia tàng phương) Qian zheng san
C hủ tr ị
Khư phong hoá đờm, thông lạc chỉ kính. ịè M tM , 'M ịỉr± íề
B iệ n c h ứ n g y ế ư đ iểm mvEW È.
Thốt nhiên khẩu nhãn oa tà, thiệt đạm
hồng, đài bạch (Đột nhiên bị mắt lệch,
miệng méo, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng).
B ệ n h cơ đ ặ c d iểm
Phong đờm trở vu đầu diện kinh lạc.
C ông d ụ n g
Khư phong hoá dờm, giải kính thông lạc. ttí?u m , M ÌỈM Í&
Dược vị
Bạch phụ tử, Bạch cương tàm, Toàn yết, lượng bằng nhau.
Toàn yết khử độc, tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 4g với rượu nóng.
Có thể làm thuốc thang sắc nước uống.
..........................................................................................................................................

Tùy tình hình bệnh mà gia giảm với các vị thuốc khác cho
phù hợp.
Tác dụnỊỊ: Khu phontí hóa (lởm. Trị chứng phong đờm trà trộ
ở vùng đầu mặt, liệt mặt, trúng phong liệt m ặt, đau dây thần kinh
tam thoa.
G iải th ích : Bạch phụ tử chuyên trị phong ồ đầu mặt; Cương
tàm trị phong ồ kinh lạc; Toàn yết trị phong, chống co giật. Ba vị
thuốc đều là chủ dược chuyên trị chứng trúng phong miệng m ắt
méo xệch, uống với rượu nóng giúp các vị thuốc phát huy tác dựng
ồ đầu mặt.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Bài này dùng trị chứng viêm thần
kinh m ặt (thần kinh VII) gây nên miệng m ắt méo xệch.
Muốn tăng tác dựng khứ phong chỉ kính, thêm Ngô công và
Thiên ma.
K iên g kỵ:
Bài thuốc tính dược cay, táo, dùng trong trường hợp phong
đờm thiên về hàn thấp, nếu khí hư huyết ứ hoặc do Can phong
nội động, gây nên liệt thần kinh m ặt (liệt trung tâm) không nên
dùng.
Lúc dùng chú ý liều lượng không nên quá nhiều vì các vị thuốc
đều có độc.
L âm sàn g hiện nay :
• Trị liệt m ặt: Dùng bài này thêm Ngô công, Câu dằng, Bạch
chỉ, trị 2 ca. Thuốc tán thành bột, ngày uống 2 lần sáng sớm và tối.
Lấy Phòng phong nấu sôi uống với thuốc bột. Kết quả: Thường 6-10
ngày là khỏi (Tân trung y dược 8, 1958).
• Trị liệt mặt: Dùng bài này thêm Hoàng kỳ, Đương quy, trị
101 ca, dùng thuốc sắc uống, thêm lOml rượu. Mỗi ngày 1 thang,
chia làm 3 lần uống. Kết hợp dùng sinh tố B12 hợp với Novocain,
tiêm vào các huyệt Giáp xa, Địa thương, Ê phong, Hạ quan, Đầu
duy, Nghinh hương. 4 ngày chích 1 lần. Kết quả: Khỏi 50, đố 46, có
chuyển biến 3, không khỏi 2 (Chiết Giang trung y tạp chí 9, 1983).
• Trị liệt m ặt: Dùng bài này bỏ Bạch phụ tử, thêm Sinh bán
họ, Quất bì, Ưy linh tiên, Xuyên ô đầu, Thảo ô đầu, Bạch cập, trị
15 ca. Dùng bài này tán thành bột, mỗi lần dùng 9g, lấy nước cốt
UừnK trộn vào cho sền sêt, Phết lên miếng vổi mỏng, dán vào vùng
mặt 7-14 ngAy. Kết quẩ; Khỏi 10, cư bán khỏi 3, có chuyển biốn 2
(Liùu Ninh y hục tạp chí (ĩ, Ỉ9(i0).
• Trị liệt m ặt: Dùng bài này thêm Đương quy, Ngô công, chế
thành dịch thuốc chích, trị 418 ca. Các huyệt dùng là Địa thương,
Giáp xa, Khiên chính, Dương bạch, Thái dương, phôi hợp với huyệt
Hợp cốc. Các huyệt luân phiên thay đổi dùng, mỗi ngày 1 lần, mỗi
lần lấy 3 huyệt, mỗi huyệt chích 0,6ml. Thời gian trị 7- 42 ngày.
Kết quả: Tỉ lệ khỏi là 90% (Hồ Bắc trung y tạp chí 1, 1982),
• Trị thần kinh tam thoa đau\ Trị 27 ca. Nếu hàn nhiệt nhiều,
thêm Long đởm thảo. Ngoại phong xâm nhập, thêm Bạch chỉ. Bệnh
kéo dài gây co rút, đau, thêm Ngô công. Kết quả: Sau khi uổng 10-
30 ngày đều khỏi. 1 năm sau bị tái phát, lại dùng bài thuốc như
trên (Chiết Giang trung y học viện học báo 3, 1989).
• Trị trúng phong liệt nửa người: Dùng bài này thêm Ngô
công, trị 3 ca. Kèm huyết áp cao, thêm Hạ khô thảo, Hoài ngưu tất,
Tang ký sinh, Đỗ trọng. Kết quả: Đều khỏi (Tân trung y 5, 1984).
Tham k h ả o : Kinh mạch của túc Dương minh vòng quanh môi miệng,
kinh mạch của túc Thái dương bắt đầu từ khoé trong mắt. Dương minh ở
trong chứa đờm trọc, Thái dương ở ngoài bị trúng phong, làm cho âm dương
mất cân bằng, kinh toại không thông mà sinh ra các chứng miệng mắt méo
lệch, miệng mắt rung giật. Bài này trừ phong hoá đờm, thẳng tới chỗ bệnh
rất đắc lực, cho nên các chứng phong đờm trỏ tắc kinh lạc, thái dương,
Dương minh mà chứng thấy như trên đểu có thể dùng (Thượng Hải phương
tễ học).

CHỈ KÍNH TÁN (Bài thuốc kinh nghiệm)

ihM nk - Zhi jing san


Ngô công, Toàn yết, lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 1-4g.
Tác dụng'. Khứ phong, trấn kinh, chỉ thông. Trị kinh quyết,
chồn tay co giật, ưỡn lưng trong bệnh uốn ván, bệnh viêm não, đầu
(lau lâu ngày, các khớp đau.
ứ ng dụ n g lăm sà n g :
• Hiện nay dùng trị uốn ván, động kinh, đau thần kinh tam
thoa, viêm não gây co giật.
• Thường (ỉùng kốt hợp với các thuốc thanh nhiệt giải độc.
• Dôi với nhứrtK t.níừr»tf hợp (lau dầu lâu ngAy, đau nhức khớị)
xươnn e<i ílụnK (lau.
G ia giảm :
• Sốt cấp tính, nhiệt cực sinh phong, thêm Tang diệp, Cúc
hoa, Long đởm thảo, Câu đằng, Thiên ma hoặc phối hợp với ‘Bạch
hổ thang’, ‘Hoàng liên giải độc thang’;
• Uốn ván, chân tay co giật, phôi hợp với ‘Ngọc chân tán ’;
• Trẻ nhỏ bị mạn kinh phong do Tỳ hư, phối hợp với ‘Phụ tử
lý trung thang5;
• Co giật, hôn mê, phôi hợp với ‘Khai khiếu tán ’.
NỘI PHONG
(* m

Phép trị nội phong là trị bệnh phong do biến chứng của nội
Ị phong gây ra. Loại phong này gọi là nội phong, tức là loại mà thiên
I ‘C h í ch â n y ế u đại lu ậ n ’ (T ố v ấ n 70) viế t: “ M ọi c h ứ n g p hong ch ó n g
I m ặt, hoa m ắ t đ ề u th u ộ c về ca n ” (Chư phong trạ o h u yễ n giai th u ộ c
I vu c a n ).
Nguyên nhân phát bệnh có nhiều loại. Nếu dương tà can
I thịnh, nhiệt cực động phong thì thường thấy các chứng sốt cao
Ị không dứt, thần chí hôn mê, tay chân GO cứng; ôn bệnh tà nhiệt
I làm hao tổn huyết, huyết hư sinh phong, hư phong dấy động ở
ị trong, thì thấy các chứng gân mạch co rút, tay chân máy động;
I C an d ư ơ n g m ạ n h hơn, can phong b ố c lên thì th ư ờ n g x u ấ t hiện
I các chứng đau đầu, choáng váng, trong năo nóng đau, mặt đỏ
I như say rựợu, thậm chí bỗng nhiên ngã vật ra, miệng mắt méo
Ị lệch, bại liệt nửa người; hoặc thận hư quyết nghịch phát ra cấm
j khẩu tê dại... Loại bệnh phong này đều thuộc phạm vi nội phong.
Phép trị: cấm dùng những vị phát tán, nên trị theo nguyên
ị nhân g â y ra b ện h .
ị Dược vật thường d ù n g như Lỉnh dương g iá c, Câu đằn g ,
Thạch quyết minh, Mau lệ, Tật lê, Cúc hoa, Tang diệp, Thiên ma,
A giao, Thược dược, Lòng đỏ trứng gà, Long xỉ, Từ thạch, Giả
thạch, Sinh địa...
Những bài thuốc thường dùng có Linh gỉác câu đằng thang,
A giao kê tử hoàng thang, Trấn can tức phong thang, Đại định
phong châu, Địa hoàng ẩm tử.

LINH GIÁC CÂU ĐẰNG THANG p ệ A im m


(Thông tục Thương hàn luận) Ling jiao gou teng tang ị
C hủ trị
Nhiột thịnh (lộng phong chứng BlíSítOMìiT.
KiVII c h ứ n g yốu điếm
n Nhiệt thịnh dộtìỊỊ ỊìhotiỊi Nhiộl thịnh (lộng phonn
Cao nhiệt phiền táo, thủ túc trừu súc,
thiệt giáng nhi can, mạch Huyền Sác M ĩm m ,
(Sốt cao, phiền táo, tay chân co rút, » m ì
lưỡi đỏ, khô, mạch Huyền Sác).
2) Can kinh phong trở thượng nghịch
Đầu huyễn trướng thống, diện hồng
như tuý, thủ túc táo nhiễu, thiệt hồng,
m m m ,
mạch Huyền Sác (Váng đầu, đầu nặng
ỉ- ì& m m ,
đau, mặt đỏ như say rượu, tay chân quờ
quạng, lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác).
B ệ n h cơ đ ặ c đ iểm
Can nhiệt dương kháng, phong dương
«,|S 0±j£
thượng nghịch.
C ông d ụ n g
Lương Can tức phong, tăng dịch thư
cân.
Dược vị H íậ
Linh dương giác (sắc trước) (quàn) 2g, Câu đằng (thần) 12g,
Tang diệp (thần), Cúc hoa (thần) đều 8-12g, Sinh địa (tá), Trúc
nhự (tá) đều 12-20g, Bạch thược (tá), Phục thần (tá) đều 8-12g>
Xuyên bối mẫu (tá) 8-16g, Cam thảo (sứ) 3-4g. sắc uống.

Tác dụng: Bình Can tức phong, thanh nhiệt chỉ kính. Trị
Can kinh nhiệt thịnh, nhiệt cực sinh phong, sốt cao, phiền táo, tay
chân co rút, thậm chí có thể bị kinh quyết (hôn mê, chân tay lạnh
ngắt), lưởi đỏ mà khô, mạch Huyền, Sác.
G iải th ích: Linh dương giác, Câu dằng thanh nhiệt lươn^
Can, tức phong chỉ kinh, là chủ dược; Tang diệp, Cúc hoa
thêm tác dụng thanh nhiệt tức phong; Bạch thược, Sinh địa, Cnm
tháo dường âm tăng dịch để bình Can; Bối mẫu, Trúc nhự để thanh
nhiột hóft đờm (vì nhiệt đốt tân dịch sinh đờm); Phục thổn định
tAm ftn th/in; Cam thao điỂu hòa các vị thuốc.
ứ n g d ụ n g l ă m 8ănfỊ. BAi nủy trôn ỊAm sAng (ỉùntf trị eric chứng
bệnh viftm nhiAm Hốt cao, chAn tay co tfiật hoặc chứng Híin
Trường hợp sốt cao kinh giật hôn mê phối hợp với các bài
‘Tử tuvết đơn’, ‘An cung ngưu hoàng hoàn’, ‘Chí bảo đơn’, để thanh
nhiệt khai khiếu.
Trường hợp sốt cao tổn thương tân dịch hoặc bệnh nhân vốn
Can âm bất túc đều thuộc chứng âm hư dương thịnh, thêm các vị tư
âm tăng dịch như Huyền sâm, Mạch môn, Thạch hộc, A giao...
Trường hợp huyết áp cao, dau đầu, hoa m ắt thuộc chứng âm
hư dương thịnh, thêm Hoài ngưu tất, Bạch tậ t lê.
L â m sà n g h iệ n nay.
• Trị sốt cao co giật, hôn mê: Dùng bài này thêm Thạch quyết
minh hoặc Trân châu mẫu, kết quả tốt (Chiết Giang trung y tạp chí
2, 1980).
• Trị huyết áp cao: Do Can nhiệt sinh phong gây nên chóng
mặt, phiền táo, huyết áp cao, dùng bài này trị có kết quả (Thiên
Tân y dược 2, 1978).
• Trị viêm não B dịch tễ: Dùng bài này hợp với bài ‘Tê giác
địa hoàng thang’, trị 8 ca, hoàn toàn khỏi (Quảng Đông trung y 10,
1958).
Tham khảo :
Chứng của bài này là tà nhiệt truyền vào quyết âm, dương nhiệt cang
thịnh, nhiệt cực động phong gây nên. Bệnh tình này thuộc nhiệt, thuộc
thực, cho nên trong bài dùng các vị thanh can tức phong, trấn kỉnh; vì hỏa
vượng sinh phong, đốt hao âm dịch, cho nên phối hợp với ít vị chua, ngọt,
dổ hóa âm, tư âm, nhu nhuận để thêm tân dịch, thư cân. uống bài này có
thể làm cho hỏa tắt, tức phong, âm dương hòa bình.
Nếu thần chí hôn mê, nhiệt tà bế lại ở trong thì nên phối hợp với T ử
tuyết đan’ để cho mát mà khai thông đi. Còn nếu nhiệt tà lưu trệ, nung đốt
chôn âm dến nỗi hư phong dấy động bên trong, gân mạch co rút, tay chân
máy động thì nên lấy dưdng huyết tư âm, nhuận táo, tức phong làm chủ
(Thượng Hải phương tễ học).

CÂU Đ ẰNG Ẩm (Ả u khoa tâm pháp)

)|è t t - Gou t<»11£ yi n


í-Vỉ// (tàitịị, ỉ Ánh ihùrnịị ỉịìúv, Toàn yíft (bỏ dộc), Nhăn sám,
Thtũn ma, (ĩhtch (hão, !UÌC UÓMK.
Tác d ụ n g : Tức phong, trấn kinh, thanh nhiệt, an thần. Trị
trẻ em bị cấp kinh phong, hàm răng cắn chặt, chân tay co rút, kinh
sợ, sốt cao, m ắt trợn ngược.

THIÊN MA CÂU ĐANG Ẩm (Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa)

- Tian ma gou teng yin


Thiên ma, Chi tử, Hoàng cầm đều 8-12gC âu đằng, Xuyên
ngưu tất, ích mẫu thảo đều 12-16g, Dạ giao đằng, Bạch linh đều
12-20g, Thạch quyết minh (sắc trước), Tang ký sinh đều 20-30g,
sắc uống.
Tác d ụ n g : Bình Can tức phong, tư âm thanh nhiệt. Trị huyết
áp cao, đau đầu, ù tai, hoa mắt, m ất ngủ hoặc bán thân bất toại,
lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác.
G ia g iả m :
• Nhiệt thịnh phong động, bỏ Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu
tất, ích mẫu thảo, thêm Tang diệp, Cúc hoa, Long đởm thảo;
• Trị tử giản (sản co giật): bỏ Ngưu tất, ích mẫu thảo;
• Tay chân co giật, thêm Linh dương giác, Mẫu lệ.
L âm sàn g hiện nay:
• Trị huyết áp cao: Dùng bài này hợp với ‘Tả quy ẩm’ trị 17
ca huyết áp cao. K ết quả: Có 5 ca huyết áp trở lại bình thường, 6 CH
huyết áp giảm 4.0 đến 8.0 mmHg, không ổn định, 4 ca giảm khoảng
2.67 đến 5.33mmHg, có 2 ca bỏ dở không trị tiếp (Y phương tân
giải, Thượng Hải Khoa học Kỹ thuật xuất bản).
• Trị trúng phong: Dùng bài này trị 266 ca, loại phong dưưng
thượng cang. Có kết hợp với châm cứu. Kết quả: Hết liệt nửa người,
hết liệt m ặt 126 ca, bớt liệt, chống gậy đi lại được, tự sinh hoại
được 56 ca, có chuyển biến 77 ca, không khỏi 7 (Liêu Ninh trung y
tạp chí 9, 1984).
Tham khảo:

Bài này cũng như bài ‘Linh gióc câu đằng thang’ đểu cổ l;ir
dụng bình Oan tức phong, nhưntf bải ‘Thiên ma câu đhng ẩm' cỏ Liu*
dụng thrtnh nhiộl m ạ nh hơn; (lồng thời dưỡng huyốt an thÂn, còn
bài ‘Linh giác câu dằng thang’ thiên về chống co giật; kèm có tác
dụng hóa đờm thông lạc (Thượng Hải phương tễ học).

ĐẠI ĐỊNH PHONG CHÂU


ị (Ôn bệnh điều biện) Dai ding feng zhou Ị
C hủ trị l:.<rỉ
Âm hư phong động. m & ỈA ĩii
B iệ n c h ứ n g y ế u đ iểm
Thân quyện khiết túng, thiệt giáng thiểu
lễ iặ ỷ I
đài, mạch khí Hư Nhược (Cơ thể mỏi mệt, uể
oải, lưỡi đỏ chói, ít rêu, mạch Hư Nhược).
B ệ n h cơ đ ặc điểm
ị................................................................
ítraírẤ ỉễ, Ị
Chân âm dục kiệt, thuỷ bất hàm mộc, âm
Ạ, m T -im , ấ
I bất duy dương, hư phong nội dộng.

C ông d ụ n g tíiữ
Tư âm tức phong. m m tĩM
Dược vị ĩ?
ỉìạch thược, Mạch môn (để cả lõi) đều 12-24g, Sinh quy bản, Sinh
mẫu lệ, Sinh miết giáp đều 12-I6g, Ma nhân, Chích thảo, A giao
đèu 8-12g, Can địa hoàng 12-20g, Ngủ vị tử 6g, Kè tử hoàng 2 quả.
Sắc, bỏ bã, cho A giao, Kê tử hoàng vào, trộn đều, uống nóng.

Tác dụn g: Tư âm, tăng dịch, tức phong. Trị chân dương muốn
kiệt, nhiệt thịnh thương âm, hư phong nội động, biểu hiện tinh
thổn mệt mỏi, muôn thoát, lưỡi đỏ chói, rêu lưỡi ít, mạch Tế, Vi.
G iải th íc h : Bài này là bài ‘Gia giảm phục mạch thang’ (Chích
cnm thảo, Can địa hoàng, Sinh bạch thược, Mạch đông, A giao, Ma
nhAn) gia giảm mà thành. Kê tử hoàng, A giao tư âm tăng dịch để
trừ nội phong là chủ dược; Địa hoàng, Mạch môn, Bạch thược tư âm
fihu/)n Can; Quỉ biin, Miết giíip, Mẫu lộ, (lục âm tiềm dương; Chích
tháo, Ngu vị Lử chua ngọt sinh Am; Ma nhân (lưởng âm nhuận
Irto. (Vu- vị l.huỏc hợp lạ i (‘ÙÍ1ỈỊ (lùnf» cổ tíic (lụ n g lư (ỉư ở n g Am d ịc h ,
nhuẠn ( -im lứt' phong.
G ia g iả m :
• Nếu khí hư, có thể thêm Nhân sâm;
• Tự ra mồ hôi, thêm Long cốt, Nhân sâm, Tiểu mạch;
• Tim hồi hộp khó ngủ, thêm Phục thần, Nhân sâm, Tiểu mạch;
• Trường hợp viêm não, sốt kéo dài, bệnh nhân mệt mỏi,
mạch khí hư nhược, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi ít, dùng bài thuốc này điều
trị. Nếu có đờm nhiều, thêm Thiên trúc hoàng, Bối mẫu để thanh
hóa nhiệt đởm. Có triệu chứng sốt nhẹ kéo dài, dùng Sinh địa thay
Can địa hoàng, thêm Bạch vi, Sa sâm, Ngũ vị tử.
L âm sàn g hiện nay :
• Trị viêm não B dịch tễ: Trị 39 ca, khỏi 36, chết 3 (Quảng
Đông trung y 3, 1985).
• Trị viêm não B dịch tễ: Dùng bài này phối hợp với ‘Địa long
bạch đường địch’, trị 8 ca trẻ nhỏ bị viêm não B dịch tễ. Kết quả:
Sau khi uống 1 tháng, thần trí trở lại bình thường, h ết các di chứng
(HỒ Bắc trung y tạp chí 6, 1982).
• Trị viêm não B dịch tễ: Dùng bài này thêm Thạch xương
bồ, sau khi uống 6 thang, có thể nói được trở lại (Trung y tạp chí
5, 1965).
• Trị liệt do chấn thương: Dùng bài này hợp với bài ‘Lục vị địa
hoàng hoàn’, có kết quả tốt (Giang Tây trung y dược 5, 1982).
Tham khảo :
Chứng của bài này là nhiệt tà nung đốt chân âm, nội phong động
ngầm, cho nên tay chân run giật; âm dịch có thể muốn thoát, cho nên tinh
thần m ệt mỏi, mạch Hư, tà ít hư nhiều cho nên lưỡi ít rêu; lúc này âm dịch
quả kiệt, tà khí mười phần cũng chĩ còn một, hai, vì thế trọng dụng bổ âm
tức phong để cứu vãn âm dịch sắp kiệt. Nếu âm dịch tuy hư mà tà khí còn
mạnh thì bài này không dùng được.
Ngô Cúc Thông nói: “Tráng hoả còn mạnh, không được dùng ‘Định
phong châu’, nên xét dùng chung thanh nhiệt và dưỡng âm, mới sát với
bộnh tình. Trong sách cũng ghi: “Suyễn, thêm Nhân sâm; tự đổ mổ hôi,
thềm Long cốt, Nhân sâm, Tiểu mạch; tim đập mạnh, thêm Phục thần,
Nhân sâm, Tiểu mạch". Suyễn, tim đập mạnh, tự đổ mổ hôi là chứng hu,
cho nên thém Nhân sâm để bổ khí; Long cốt, Tiểu mọch để cầm mổ hôi,
Phục thổn để trị tím độp mạnh (Thượng Hài phương tổ học).
So sánh bài ĐẠI ĐỊNH PHONG CHÂU
và LINH GIÁC cẤu ĐẰNG THANG

A giao, Kê tử hoàng làm quân,


Chú trọng chấn bổ chân âm, kiêm tiềm
dương.
Đ ại
địn h Thuộc loại tư âm tức phong.
phon g Trị chấn âm muôn tuyệt, hư phong nội
châu Đều có động gây nên tay chân quyết lạnh (tay
Địa hoàng, chân mỏi yếu, cử động chậm chạp), mệt
Bạch mỏi, lưỡi đỏ chói, ít rêu, mạch Hư, thỉnh
thược, Cam thoảng muốn m ất mạch.
thảo. Đa sô gặp sau khi bị ôn bệnh, bệnh tình
Đều tư âm, lấy hư yêu là chính, âm hư nặng, bệnh
tăng dịch, tiến triển dần dần.
bình tức Linh dương giác, Câu đằng làm quân.
nội phong, Trấn can tức phong, trị tiêu làm chính,
tiêu bản có tác dụng thanh nhiệt, giải kính mạnh,
Lỉnh cùng trị. kiêm tăng dịch, thư cân. Cũng có tác dụng
g iá c hóa đờm, an thần,
càu Trị ôn
Thuộc loại thuốc lương can, tức phong.
đằng bệnh, can
phong nội Trị can kinh có thấp nhiệt, nhiệt cực sinh
thang phong khiến cho chân tay bị co rút, không
động.
có sức, gây ra chứng kinh quyết, sô"t cao,
phiền táo, có thể bị hôn mê, mạch Huyền
Sác.
Thường thấy ở ôn bệnh nặng, bệnh thuộc
thực chứng, nhiệt quá thịnh. Bệnh tình
diễn biến nhanh.

TIỂU ĐỊNH PHONG CHÂU (Ôn bệnh điều biện)

—Xiao ding feng zhou


Lồng đỏ trứng gà (dùng nóng) 1 cái, Sinh quy bản 24g, Châu
a giao 8g, Đạm thái 12g, Đồng tiện ỉ chén, Nước 5 chén.
Trước sìic Quy hỉỉn, Dạm thỉti lay 2 chen, bỏ bã, cho A giao
vầo, bríc lôn lứa nâu (‘ho hoÀ tan, cho liOiụĩ <1Ỏ trứng vAo klmAy
đều, rồi cho Đồng tiện vào, hoà đều uống hết cả 1 lần.
Tác dụng: Tư âm, tức phong. Trị ôn tà lưu trú lâu ngày ở hạ
tiêu, nung đốt dịch ồ can gây nên chứng quyết, nhiễu loạn mạch
xung làm thành chứng co, mạch Tế mà căng cứng.

A GIAO KÊ TỬ HOÀNG THANG (Thông tục Thương hàn luận)

- A jiao ji zi huang tang)


Agiao 8-12g, Sinh bạch thược, Lạc thạch đằng đều 12g, Thạch
quyết minh 16-20g, Câu đằng 6-8g, Đại sinh địa, Phục thần, Sinh
mẫu lệ đều 12-16g, Chích thảo 3-4g, Kê tử hoàng 2 quả. sắc, bỏ bã,
cho A giao và Kê tử hoàng vào trộn đều, uống nóng.
Tác dụng: Nhuận Can, tức phong, tư âm. Trị chứng sốt lâu
ngày, chân âm bị tổn thương gây nên huyết hư sinh phong, chân
tay run giật, gân cơ co cứng hoặc váng đầu, chóng m ặt, chất lưỡi đỏ
sẫm, rêu lưỡi ít, mạch Tế Sác.
G iải th íc h : Trong bài dùng A giao, Lòng đỏ trứng gà làm
quân, lấy vị thuốc là huyết nhục hữu hình dể tư huyết dịch, tức
phong dương; Thược, Thảo, Phục thần làm thần, chua ngọt hoá ầm,
nhu nhuận can, tức phong; Quyết minh, Mẫu lệ làm tá, lấy vị mặn
ghim xuống để trấn nhiệt phù dương; gân co thì lạc mạch cũng
không duỗi thẳng, cho nên dùng Câu đằng, Lạc thạch đằng là sứ,
lấy ý thông hành lạc mạch, gân mạch. Hợp lại thành bài dưỡng
huyết tư âm, nhu nhuận can, tức phong.
T h a m k h ả o : Chứng của bài này là tà nhiệt lưu trệ lâu ngày, nhiệt
làm thương tổn huyết dịch, huyết hư sinh phong. Huyết không đủ nuôi gân
thì gân co rút, co duỗi khó khăn, cho nên tay chân máy động. Đầu choáng,
mắt mờ là thuỷ không hàm mộc, can dương bốc lên mà gây nên, cho nên
trong bải lấy dưỡng huyết tức phong làm chủ, tiềm dương thông lạc làm
phụ. Thời kỳ cuối của bệnh ôn nhiệt thường thấy có chứng này. Bài này với
bài 'Linh giác câu đằng thang’ cũng là bài thuốc tức phong, nhưng giữa hai
bài dổu có phân biệt: chứng của ‘Linh giác câu đằng’ thuộc phong hoả bốc
mạnh, nhiệt cực sinh phong, chứng thuộc nhiệt thuộc thực, cho nôn nặng
vể lương can tức phong; chứng của bài này là chân âm kiệt ở trong, huyết
hư sinh phong, bộnh thuộc hư mà cổ nhiệt, cho nên nặng vể dưỡng huyết
tức phong. Trong đó hư thực chù yếu và thử yếu cẩn phân biệt rõ (Thượng
Hàl phương tễ học).
ĐỊA HOÀNG Ẩm t ử (Tuyên minh luận)

iểrMÌ^C"/1 - Di huang yin zi


Can địa hoàng, Ba kích thiên (bỏ lõi), Sơn thù, Thạch hộc,
Nhục thung dung (tẩm rượu sao), Phụ tử chế, Ngữ vị tử, Nhục quế,
Bạch phục linh, Mạch môn (bỏ lồi), Xươrtg bồ, Viễn chí (bỏ lõi), các
vị thuốc lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần dùng 8-12g (bột), Sinh
khương 5 lát, Đại táo 10 quả, Bạc hà 5-7 lá, sắc uống.
Có thể dùng thuốc thang sắc uống tùy chứng bệnh gia giảm.
Tác d ụng: Tư thận âm, bổ thận dương, an thần khai khiếu.
Trị trúng phong cấm khẩu, các chứng bệnh trong quá trình bị bệnh
mạn tính xuất hiện Thận âm thận dương đều hư, động mạch não
xơ cứng, di chứng tai biến mạch máu não...
G iải th ích : Can địa hoàng, Sơn thù đu bổ ích Thận âm là chủ
dược; Ba kích, Nhục thung dung, Nhục quế, Phụ tử (chế) ôn Thận
tráng dương, phối hợp với chủ dược làm cho nguyên dương được ÔĨ1
dưỡng; Nhục quế dẫn hỏa qui nguyên; Thạch hộc, Mạch môn, Ngũ
vị tử tư bổ âm dịch; Bạch linh, Xương bồ, Viễn chí giao thông tâm
thận, khai khiếu hoá đờm; Bạc hà lợi yết; Khương, Táo hoà Vinh
Vệ.
Bài thuốc có tác dụng vừa ôn bổ hạ nguyên, nhiếp nạp phù
dương, vừa khai khiếu hóa đờm, tuyên thông khí của tâm và Phế.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này chuyên dùng chữa trúng phong
không nói được, hai chân suy yếu.
Hiện nay có thể dùng để trị những bệnh như tai biến mạch
máu não, xơ cứng động mạch, có hội chứng bệnh lý Thận âm Thận
dương đều hư.
G ia g iả m : Trường hợp chân yếu, thiên về Thận âm hư, các
khớp xương nóng, thêm Tang chi, Địa cốt bì, Miết giáp để thoái hư
nhiệt.
Nếu thiên về Thận dương hư, lưng gối đều có cảm giác lạnh,
thêm Dâm dương hoắc, Thỏ ty tử, Tiên mao để làm ấm Thận dương.
Nếu có khí hư, thỏm Hoàng kỳ, Đảng sâm để bể khí.
Nmi chỉ có chân yốu liệt cổ thổ bổ Thạch xương bồ, Viễn chí,
li 111' h»v
Trường hợp chỉ có âm hư đờm hỏa thịnh, bỏ các loại thuốc ôn
táo như Quế, Phụ, thêm Bôi mẫu, Trúc lịch, Đởm tinh, Thiên trúc
hoàng để thanh hóa nhiệt đờm.
Lảm sàn g hiện nay:
• Trị xuất huyết não: Trị 30 ca, trong đó, tai biến mạch máu
não 9, xuất huyết dưứi màng nhện 11, xuất huyết não 10. Bệnh tình
ngắn nhất là 6 giờ, nhiều nhất 12 ngày, hôn mê 16, ngủ li bì 7, tỉnh
táo 7. Kết quả: Khỏi 24, có chuyển biến 6 (Thiểm Tây trung y học
viện học báo 2, 1989).
• Trị mi mắt co giật: Dùng bài này hợp với bài ‘Khiên chính
tán ’, trị 2 ca. Sau khi uống 20 thang, triệu chứng cải thiện nhiều,
uống thêm 30 thang, khỏi bệnh (Bắc Kinh trung y 31 9 8 8 ).
• Trị huyết áp cao: Dùng bài này thêm Bán hạ, trị huyết áp
cao do động mạch thận bị tắc nghẽn, chức năng thận bị suy kiệt.
Sau khi uống 10 thang, bớt chóng mặt, uống tiếp 30 thang, huyết
áp trở lại bình thường. Cho uống bài thuốc trên nửa năm, chức
năng thận trở lại bình thường (Tứ Xuyên trung y 12, 1985).
• Trị huyết áp cao: Dùng bài này thêm Đỗ trọng, Trạch tả,
trị 22 ca huyết áp cao loại âm dương đều hư. Kết quả: Đều khỏi (Hồ
Bắc trung y 5, 1989).
• Trị nghẽn mạch máu não: Dùng bài này trị 5 ca, kết quả
đều khỏi (Sơn Tây trung y 3, 1985).
• Trị rối loạn tiểu não: Dùng bài này thêm Hoàng kỳ, Quy
bản, Đỗ trọng. Kết quả: Uống 10 thang, đỡ chóng mặt, 2 đùi (chân)
đã có sức, tiếp tục uống sau 5 tháng, khỏi bệnh (Cát Lâm trung y
dược 2, 1988).
• Trị bệnh Parkinson: Dùng bài này thêm Đởm tinh. Kết quả:
Sau khi uống 19 thang, bệnh có giảm, uống tiếp 20 thang, hết run,
uống tiếp hơn nửa năm, khỏi bệnh (Tứ Xuyên trung y 12, 1985).
• Trị bệnh ở tủy sống: Trị bệnh ở khe đốt sống, viêm đốt
lống, hở đốt sông. Kết quả: Sau khi uống 20 thang, gân cơ phục hồi,
chi dưới hoạt động lại được, uống 30 - 50 thang có thể tự bước đi,
Hinh hoi.it dưực {Liều Ninh trung y dược 7, 1984).
Tham khào:
> Trương Bỉnh Thánh nól: Chứng trúng phong, có chAn trúng phong,
có loại trúng phong. Chân trúng phong là thật trúng phong tà; loại trúng
phong thì không ngoài âm hư và dương hư. Nếu trong thận âm dương hư thì
nhiều đờm, nhiều thấp; nếu chân âm hư thì nhiều hỏa, nhiều nhiệt. Dương
hư thì nhiếu chứng bạo thoát; Âm hư thì nhiều chứng hoả thịnh. Còn những
chứng tinh thần mờ tối, hôn mê, bại liệt nửa người, cũng giống như chân
trúng phong mà thực ra là không phải, thày thuốc không thể không biện rõ
để chữa trị. Bài này ghi rằng Thiên âm khí huyết không đến, khí là dương
vậy, đó là thận dương hư không còn nghi ngờ gì nữa. Cho nên trong dùng
loại Thục địa, Ba kích, Sơn thù, Thung dung, đại bổ thận mà ỉấy Quế, Phụ
tân nhiệt, hợp với bốn vị để ôn dưỡng chân dương; nhưng chân dương hư
ở dưới tất có dương bốc lên trên cho nên dùng Thạch hộc, Mạch đông để
thanh đi. Hoả đưa dờm lên cho nên dùng Phục linh để thấm đi; nhưng đờm
hoả vượt lên tất phiền nhiễu làm bế tắc khiếu đạo. Xương bồ, Viễn chí hay
giao thông tâm thận mà tuyên thông khiếu, trừ tà; Ngũ vị để thu khí hao tán
làm cho chính khí trở về; Bạc hà để trừ dư tà làm cho phong không còn lại,
dùng Khương tảo để hoà dinh vệ phù chính trừ tà (Thành phương tiện độc).
Chứng của bài này thuộc hạ nguyên hư suy, hư dương phù việt
lên, đờm trọc theo đó dẫn lên làm ngăn trở các khiếu đến nỗi bên dưới thì
bị quyết (lạnh chân tay), bên trên thì bị choáng váng, Bài này chủ yếu trị
chứng ‘âm phì’, âm là lưỡi không nói được, phì íà chân bại liệt. Thuốc dùng
trong bài cũng nhằm vào hai chứng trạng đó, một mặt ôn bổ hạ nguyên,
nhiếp nạp dương phù việt; một mặt khai khiếu hoá đờm, tuyên thông tâm
khí. Trị cả trên dưới, cả gốc lẫn ngọn, nhưng trị dưới là chính.
Trẽn lâm sàng, nếu chỉ thấy chứng ‘phì’ (chân bị bại Hệt) có thể bỏ
bớt Xương bồ, Viễn chí. Nếu chỉ thấy chứng âm (lưỡi không nói được) thì
không dùng bài này được. Đồng thời, bài này ôn mà không táo, đó là sở
trường đặc biệt, nhưng vẫn thiên về ôn bổ, nếu do khí hoả xông lên, can
dương mạnh lên, bỗng nhiên bị câm thì bài này không dùng được (Thượng
Hải phương tễ học).

Bài ca ĐỊA HOÀNG Ẩ m t ử

‘Địa hoàng ẩm tử’ có sơn thù,


ĩhạch hộc, Viễn chí, Xương bổ, Phục linh,
'Đja hoàng ẩm tử’: sơn thù, Hộc, Mạch món, Ngũ vị rành rành,
Mạch, Vị, Xuưng bồ, Viễn chí, Phục, Thung dung, Quế, Phụ, Ba kích đồng hành,
Thung dung, Quế, Phụ, Ba kích thiên, Bạc hà một ít trước sau,
Thlổu nhập Bạc hà, Khương, Táo phục. Sinh khương, Đại táo yẽu cẩu chớ quên,
HƯ hỏa dược dẫn vổ nguổn,
Thủy sinh can mộc (lọp yân một bé.
TRẤN CAN TỨC PHONG THANG ( Y học trung trung tham
tây lục)

^JFFJêW lĩ - Zhen gan xi feng tang


Hoài ngưu tất 40g, Sinh giả thạch (giã nhỏ) 40g, Sinh long cốt
(giã nhỏ) 20g, Sinh mẫu lệ (giã nhỏ) 20g, Sinh quy bản (giã nhỏ)
20g, Sinh hàng thược 20g, Huyền sâm 20g, Thiền đông 20g, Xuyên
luyện tử (giã nhỏ) 8g, Sinh mạch nha 8g, Nhân trần 8g, Cam thảo
6g. Sắc uống.
Tác dụng: Trấn can tức phong. Trị Can phong khuấy động
ở trong, can dương bốc lên, mạch của nó là Huyền Trường, hữu
lực, hoặc trên thực dưới hư, đầu m ắt hay choáng váng, hoặc trong
não hay đau nhức, phát nóng, hoặc m ắt sưng, tai ù, hoặc trong tim
(ngực) phiền nổng, hay ợ hơi, hoặc cơ thể dần cảm thấy không bình
thường, hoặc miệng m ắt dần dần méo lệch, hoặc m ặt như say rượu,
hoặc chóng m ặt đến ngã mê man không biết gì một lúc mới tỉnh,
tỉnh rồi không hồi phục như cũ được.
G iải th ích: Trong bài, trọng dụng Ngưu tấ t dẫn huyết đi
xuống, ức chế phong dương của can thịnh; Long cốt, Mẫu lệ, Quy
bản, Thược dược tiềm dương, trấn nghịch, nhu can tức phong. Can
dương bốc lên thái quá thì khí của tạng phủ đều theo đó mà đi lên.
cho nên dùng tính trọng trấn của Giả thạch dể giáng khí xu nu
nghịch của vị. Còn Huyền sâm, Thiên môn có thể tráng thuỷ tư
can, thanh kim chế mộc; Thanh cao (Nhân trần mà Trương Tích
Thuần dùng ỗ đây thực ra là Thanh cao) hấp thụ được khí Thiôu
dương của đầu mùa xuân có thể thanh can nhiệt mà thư can uất;
Mạch nha sơ can, điều hoà trung tiêu; Xuyên luyện tử tả can khí.
Các vị dùng chung có tác dụng trấn can tức phong (Thượng Ịlái
phương tễ học).
Tham khảo :
Chửng trúng phong của bài này thuộc loại nội phong tức chứng 'loọl
trúng phong’. Bệnh cơ của nó là can phong dấy động ở trong, can dương
bốc lên, huyết khí cùng xung lên trên mà gây ra.
Trong bài trọng dụng thuốc loại tiềm trấn, thăng giáng, là theo ý này.
Nếu nhiểu đờm có thể thồm Trúc lịch, Đởm tinh để thanh nhiệt glrìnu
đởm. Mọch ở hai bộ Xích hư, nôn thôm Thục dịa, Sơn thù nhục bổ thộn líAm
cnn (Thượng Hái phương tể học).
So sánh bài THIÊN MA CÂU ĐẰNG Ẩm
và TRẤN CAN TỨC PHONG THANG

Dùng Thiên ma, Cấu đằng, bình can tức



phong, làm quân.
Thuộc loại bình can tức phong.
ị Thiên
ị ma
Thiên về tức phong thanh nhiệt, kiêm
Icảu Đều bình tức hoạt huyết, an thần.
Iđằng nội phong, Trị can dương vượt mạnh, sinh phong,
bổ ích can hóa nhiệt, gây nên chóng mặt, đau đầu,
thận, tiêu kèm m ất ngủ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng,
bản cùng trị. mạch Huyền Sác, Bệnh thuộc loại nhẹ,
Trị can thận bệnh tiến triển từ từ.
âm hư, can Dùng Ngưu tấ t dẫn máu di xuống, làm
dương thiên quân.
kháng, can
Thuộc loại trấn can tức phong nhung sức
phong nội
trọng trấn tiềm dương mạnh.
động.
Trấn Trị can dương bôc mạnh, khí huyết bị xáo
Triệu chứng:
Can trộn giông như là loại trúng phong.
Chóng mặt,
tức đau đầu. Triệu chứng chính: Chóng m ặt, hoa mắt,
phong vùng não nóng đau, m ặt đỏ như say rượu,
th an g mạch Huyền, Trường, có lực hoặc váng
đầu, hôn mê, tay chân khó cử động, liệt
nửa người. Bệnh thuộc loại nặng, bệnh
tiến triển nhanh.

KẾT LUẬN

1. Sơ ỉán ngoại phong:


• Tiểu tục mệnh thang’ bổ chính trừ phong, thích hợp với chứng
bỗng nhiên bị trúng phong ngoài có biểu chứng.
• ‘Đại tần giao thang’ trừ phong thanh nhiệt, điểu lý khí huyết
thích hợp với chứng phong tà lưu trệ ở kinh lạc.
Hai bài trên chủ yếu là tân tán, căn cứ kinh nghiệm ‘trị phong
trước phải trị huyết’ (trị phong tỉên trị huyết), phối hợp với các vj
dưỡng huyết ích khí, để đạt hiệu quả phù chinh trừ tà.
• ‘T am sinh ẩ m ’ g iú p dươ n g trừ hàn, th ô n g kinh lạ c, hoá đ ờm ,
thích hợp dùng vào chứng dương hu hàn, thông lên trên, dẫn đến
bỗng nhiên hôn mê bất tỉnh.
• ‘K h iê n ch ín h tá n ’ trừ phong hoá đ ờ m , th ích hợp v ớ i ch ứ n g
phong đờm ngăn trở kinh lạc, Thái dương, Dương minh, gây nên
méo miệng, lệch mắt.
• ‘Đ ộ c h o ạ t ký sinh th a n g ’ , ‘Q u yê n tý th a n g ’ c ũ n g là bài th u ố c
trị chứng tý mà còn có tác dụng bổ kiêm tán, nhưng bài trước trị
chứng Can Thận đều hư, tà khí bám vào gân cốt là thích hợp, bài sau
thì trị dinh vệ đ ề u hư, b ệ n h ẩn nấp v à o kh o ả n g D inh V ệ , kinh lạc.

• ‘N g ọ c c h â n tá n ’ trừ p hong, giải trừ co cứ n g . T rị c h ứ n g phá


thương phong, có thể uống trong bôi ngoài, là bài thuốc thông
dụng.
• ‘X u y ê n kh u n g trà điề u tá n ’ sơ tán p ho n g tà, trị c h ứ n g đầu
phong do ngoại cảm phong tà.
• ‘Đ ạ i h o ạ t lạ c đ ơ n ’ bổ ch ín h trừ p h o n g , h o ạ t lạc g iả m đau,
thích hợp với các chứng trúng phong, liệt nửa người, nuy tý, nuy
quyết, âm thư, lưu chú.

2. Bình tức nội phong:


• ‘Linh g iá c câu đ ằn g th a n g ’ lương can tứ c phong, th ê m tân dịch,
thư cân, thích hợp với chứng can phong thiên về nhiệt thịnh.
• ‘A giao kê tử hoàng thang’ dưỡng huyết tư âm, nhu nhuận
can, tức phong, thích hợp với chứng can phong thiên về âm suy
tổn.
• ‘Đ ạ i địn h p ho n g c h â u ’ tư âm d ịch, tứ c p h o n g , th ích hợp vớ i
chứng nhiệt nung đốt chân âm, nội phong động ngầm.
• ‘T rấ n can tứ c pho n g th a n g ’ có tá c d ụ n g trấ n can tứ c phong,
hợp với chứng loại trúng phong, Can dương bốc lên, gây ra chóng
mặt, choáng váng.
• 'Địa hoàng ẩm tử’ bổ nạp nguyên dương, giao thông tâm
thận, hợp với chứng thận hư quyết nghịch.
THUỐC NHUẬN TÁO
MiếỉPi
B ài th u ố c N huận ỉáo là nhữ n g bài th u ố c trị c h ứ n g do
b ê n n g o à i tá o kh í g â y nên h o ặ c bên tro n g âm hư nội n hiệt,
sin h c h ứ n g khồ tá o . T h u ộ c phạ m vi ‘ư ớt có th ể n h u ậ n k h ỏ ’
tro n g th ậ p tễ . Loại bài th u ố c n à y d ự a và o n g u yê n tắ c ‘tá o thì
n h u ậ n đ i’ c ủ a th iê n ‘C h í ch ân yế u đại lu ậ n ’ {Tố vấn 74).
C h ứ n g tá o có ‘nội tá o ’ và ‘n g o ạ i tá o 5 vì v ậ y n h ữ n g bài
th u ố c ch ia ra hai loại trị c h ứ n g nội tá o và c h ứ n g n go ạ i táo .
N ội tá o là do tro n g tân dịch, tro n g nội tạ n g su y tổ n . T ù y
th e o vị trí p h á t b ện h m à ch ia ra th ư ợ n g táo, tru n g tá o và hạ
tá o .
N ói ch u n g trị c h ứ n g tá o th ư ờ n g d ùn g khinh tu y ê n n hu ậ n
tá o và cam hàn tư n hu ậ n.
P h é p khin h tu y ê n n hu ậ n tá o trị b ệ n h cả m p h ả i lương
tá o h o ặ c ôn tá o . Lương tá o p hần n hiểu do cu ố i thu k h í hậu
m á t m ẻ b ỗ n g n h iê n bó c h ặ t lấy P h ế kh í g â y ra. Lươ n g táo
xâ m p h ạ m đ ế n P h ế thì P hế kh í kh ô n g tu y ê n th ô n g , kh í cơ
c ủ a to à n th â n vì th ế m à kh ôn g th ô n g lợi, th ư ờ n g th ấ y cá c
c h ứ n g ho s u yễ n , n g h ẹ t m ũ i, đầu đau, sợ rét, h ô n g s ư ờ n bên
trá i đau n h ứ c, h ọn g khô, m iệ n g ráo. C á ch trị cụ th ể , lương
tá o p h ầ n n h iề u d ự a v à o ý củ a th iê n ‘C h í ch â n yế u đại lu ậ n ’
( T ố vấn 74): “T á o ở tro ng , d ùn g th u ố c đ ắ n g ấm , lấ y c á c vị
n g ọ t ca y làm tá ” . D ư ợ c v ậ t th ư ờ n g d ù n g n h ư c á c vị H ạ n h
n h â n , Tô n g ạ n h , T iề n hồ, Đ ậu xị, T h ố n g b ạch , C á t cá n h . B ài
th u ố c th ư ờ n g d ù n g là ‘H ạnh tô tá n ’.
Ôn tá o so v ớ i lương táo th ấ y n hiều hơn, do trờ i n ắn g lâu
k h ô n g m ưa, kh í thu ráo n óng, tân dịch c ủ a P h ế bị tá o làm tổn
th ư ớ n g g â y ra. ô n tá o làm th ư ơ n g tổ n P hế, thì c h ứ c n ă n g dịu
m á t c ủ a P h ế bị rối loạn, th ư ờ n g th ấ y m ộ t lo ạ t c h ứ n g trạ n g
bị táo n h iệ t làm hại tân dịch như đau đ ầ u , cơ thể n ó n g , ho
khan ít đ ờ m , h oặ c kh í nghịch, su yễ n , tâm p h iế n , m iệ n g khát,
lư ồ i khô kh ô n g rêu, h o ặ c rê u lưỡi m ỏ n g trắ n g m à kh ô , rìa
lưỡi và chót lưỡi đều đỏ tươi. Phương pháp trị: nên thanh
táo, nhuận Phế. DƯỢC vật thường dùng như Tang diệp, Hạnh
nhân, Sa sâm, Mạch đông, Ngọc trúc, Hoa phấn, Thạch cao,
A giao.
Khi điểu trị táo chứng cần lưu ý đến yếu tố bên’ ngoài
(táo tà) lẫn bên trong, vì Khi điều trị táo chứng cần lưu ý đến
yếu tố bên ngoài (táo tà) lẫn bẽn trong, vì giữa bên ngoài
và trong nội tạng có quan hệ lẫn nhau. Thí dụ cổ họng khô
đau, ho suyễn, hoặc trong đờm có lẫn máu, vốn thuộc táo ở
phần trên, nhưng có khi iại liên quan đến thận âm không đủ,
hư hoả xông lên, trên ỉâm sàng thường dùng tư thận nhuận
Phế, điều hoà cả kim lẫn thuỷ. Hoặc chứng Phế suy ho khạc
ra đờm dãi, cổ họng không thông lợi, cũng thuộc táo ở phần
trên, nhưng cũng có khi lại do vị khí hư suy, khồng đưa tân
dịch lên được, lúc này phải ích vị sinh tân dịch để trị gốc
bệnh.
Ngoài ra, trong bài thuốc nhuận táo có khi lại kèm theo
ít vị tiết nhiệt, vì táo là nhiệt tà hoá ra, tiết nhiệt thì công hiệu
nhuận táo càng rõ rệt. Hoặc trong bài nhuận táo, thông đại
tiện, dùng ít vị lợi khí làm tá, vì khí cơ thông lợi thì tăng cường
tác dụng nhuận hạ, còn những vị cay thơm hao tân dịch,
đắng hàn tổn thương khí đểu không dùng được trong bệnh
táo.
Táo khí dễ hóa nhiệt, chứng nhiệt lại dễ làm tổn thương
tân dịch, trong những bài thuốc nhuận táo cần phối hợp các
vị thuốc ngọt, hàn, thanh nhiệt dưỡng âm, vì thế những bài
thuốc nhuận táo dễ ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của
Tỳ Vị, do đó không nên dùng đối với những chứng đờm thấp
ngưng trệ ở trung tiêu hoặc Tỳ Vị hư hàn tiêu hóa rối loạn.
NGOẠI TÁO
MếM
Là những bài thuốc trị chứng ngoại cảm do lương táo hoặc
ôn táo gây nên.
Bệnh do lương táo gây nên thường vào mùa thu cảm lạnh,
Phế khí không tuyên, thông thường thấy các triệu chứng ho, nghẹt
mũi, đau đầu, sợ lạnh, ngực sườn đau tức, môi họng khô, rêu lưỡi
trắng mỏng.
Thường dùng các vị thuốc Hạnh nhân, Tô điệp, Cát cánh,
Tiền hồ, Đạm đậu xị, Thông bạch.
Bài thuốc tiêu biểu là ‘Hạnh tô tán’.
Ôn táo thường gặp hdn do mùa thu khí hậu khô ráo ít mưa,
con người dễ cảm ôn táo, làm tổn thương tân dịch của Phế, thường
gặp các chứng sốt đau đầu ho khan, ít đờm, suyễn tức, khó thở,
miệng khát, lưỡi khố v.v...
Phép trị là thanh nhuận Phế táo.
Thường đùng các vị thuốc Tang diệp, Sa sâm để dưỡng âm
thanh nhiệt, tiêu biểu là bài Tang hạnh thang’, Thanh táo cứu Phế
thang’.

HẠNH TÔ TÁN
(Ôn bệnh điều biện) Xing su san
Chủ trị ìỉố
Ngoại cảm lương táo.
Triệu chứng chính
Ô hàn, vô nhiệt, khái thấu đờm hy, ẩu
can, đài bạch, mạch Huyền (Sợ lạnh,
không sốt, ho đờm đặc, nôn khan, rêu HKT, I É mĩ.
lưỡi trắng, mạch Huyền).
Ngtiyên nhân gây bệnh
Lương táo hoặc phong hàn ngoại tập, ỉỳ, iif !'Jì M ‘JKỳị « , M 4'
Pho bât tuyên t,An (lịch bai hố, lì’ vl' ỉikA'-1ÌI.
(lòm tHAjt> nội trơ. u IMPIL
C ông d ụ n g
Khinh tuyên lương táo, lý Phế hoá đờm.
Dược vị IS íậ
Hạnh nhân, Tiền hồ, Cát cánh đều 8 - 12g, Chế bán hạ 6 - 12g,
Chỉ xác, Tô diệp đều 6-8g, Bạch linh 12- 15g, Quất bì 4-6g, Cam
thảo 4g, Đại táo 2 quả, Gừng tươi 3 lát. sắc uống.

Tác dụng: Ồn tán phong hàn, tuyên Phế hóa đờm. Trị Phế
khí không thông, đờm thấp ứ trệ do ngoại cảm lương táo, gặp trong
các bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp trên và nhiều bệnh viêm
nhiễm khác thời kỳ sơ khởi, có các triệu chứng: Đau đầu, sợ lạnh,
không có mồ hôi, ho đờm lỏng, nghẹt mũi, rêu lưỡi trắng.
G iải th ích: Hạnh nhân vị đắng, ôn nhuận, có tác dụng tuyên
Phế chỉ khái, trừ đờm; Tô diệp cay ôn, có tác dựng phát hãn nhẹ
để giải lương táo, là chủ dược; Cát cánh, Chỉ xác, một thăng một
giáng, giúp Hạnh nhân tuyên Phế chỉ khái; Tiền hồ sơ phong giáng
khí, trừ đờm; Bán hạ, Quất bì, Phục linh lý khí, kiện Tỳ, hóa dờm;
Cam thảo hợp Cát cánh (là bài ‘Cát cam thang’) có tác dụng thông
Phế chỉ khái, cùng Khương Táo điều hòa Vinh Vệ.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Trường hợp sợ lạnh nhiều, thêm Thông
bạch, Đạm đậu xị để giải biểu.
Nếu đau đầu nặng, thêm Phòng phong, Bạch chỉ.
Nếu ho đừm nhiều, thêm Trần bì, Tử uyển dể ôn nhuận hóa đờm.
L âm sàn g hiện n ay :
• Trị ho do phong hàn: Trị 50 ca, trong đó, nam 28, Ĩ1Ữ 22.
Trẻ nhỏ và trên 6 tháng 20 ca, 60 tuổi trở lên 5 ca. Sợ lạnh, sốt,
thêm Cát căn, Sài hồ. Kèm ho, thêm Tử tô. Ngực đầy trướng, thêm
Tô ngạnh. Tà ở biểu chưa trừ hết, ho lâu ngày không khỏi, thôrn
Bách hợp. Kết quả: Khỏi 40, đỡ 7, không khỏi 3 (Hồ Bắc trung y
tạp chí 5, 1984).
• Trị cảm: Đau đầu, sợ lạnh, muốn nôn, nôn mửa, 2 bỏ 11
dưới sườn và bụng dưới đau không chịu được, rêu lưỡi trắnK, mạch
Huyền. Kết quả: Sau khi uốn£ 3 thnntf, khỏi bộnh (Vạn đại danh
ị) ỉlương tinh hì ộti).
Tham khảo:
Bàí này dùng các vị thuốc có vị đắng, tính ấm, cay, ngọt, trị chửng
ngoại cảm lương táo. Lương táo làm tổn thương ngoài da lông, Phế, cho
nên hơi đau đầu, sợ lạnh, không có mồ hôi. Phế bị lương táo bó chặt, cho
nên nghẹt mũi, họng tắc, vì mũi là khiếu của Phế, họng, liên hệ với Phế.
Tân dịch kết ở trong biến hoá thành đờm, làm trở ngại Phế khí, thì ho
suyễn, ít đờm. Nếu mạch thấy huyển cũng là dấu hiệu ngoại hàn kiêm có
cảm trọc. Tóm lại, chứng của bài này là ngoại cảm lương táo, tân dịch kết tụ
thành đờm, cho nên dùng thuốc phát biểu tuyên hoá để làm cho biểu giải,
đờm hoá, Phế thông lợi khí điều hoà thì mọi chứng tự khỏi.
Bài này thích hợp với chứng ôn táo vây bọc ở ngoài, Phế âm bị nung
đốt. Táo khí xâm phạm ở trên thì Phế khí tổn thương trước, tân dịch bị nung
đốt, cho nên thấy các chứng cơ thể nóng, miệng khát, ho khan không có
dờm, hoặc đờm ít mà đặc dính, mạch bên tay phải Sác, Đại. Bài này ngoài
thì thanh táo giải nhiệt, trong để lương nhuận Phế kim, làm cho táo nhiệt
trừ, tân dịch của Phế hồi phục thì mọi chứng đểu hết (Thượng Hải phương
tễ học).

So sánh bài HẠNH TÔ TÁN và TANG HẠNH THANG

Trị ngoại cảm lương táo.


Lương táo bó chặt Phế lảm cho Phế m ất chức
năng tuyên giáng, tân dịch không chuyển
H ạnh đi được, đờm thấp trở trệ bên trong. Vì vậy,
Đều dùng Hạnh nhân và Tô diệp làm quân, hợp

khinh với thuốc tuyên Phế, hóa đờm, theo cách khổ
tả n tuyên ôn cam tân.
ngoại Chú trọng khinh tuyên lương' táo, lý Phế hóa
táo. đờm. Làm cho lương táo được giải, tân dịch
được chuyển đi.
Trị
ngoại Trị ngoại cảm ôn táo.
táo gây Ôn táo bên ngoài xâm nhập, tân dịch ồ Phế
Tang nôn ho. bị nung đốt, vì vậy dùng Hạnh nhân và Tang
hạnh diệp làm quân.
th u n g Chú trọng khinh tuyên ôn táo, lương nhuận
Phó kim. Làm cho táo nhiệt được thanh, tân
địch phuc rto ]
TANG HẠNH THANG
(Ôn bệnh điều biện) Sang xing tang
C hủ tr ị
Ngoại cảm ôn táo.
T riệ u ch ứ n g c h ín h
Thân nhiệt bất thậm, can khái hoặc đờm
thiểu nhi niêm, mạch Phù Sác nhi hữu # ,* * * * , UMĩịSỈ,
mạch Đại (Không sốt cao, ho khan hoặc M 'ỷ MÍÈ, t t í ?
đờm ít nhưng dính, mạch Phù Sác, mạch
tay phải Đại).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Ôn táo ngoại tập, Phế dịch thụ chước (Ôn
táo bên ngoài xâm nhập vào, Phế dịch bị
nung đốt).
C ông d ụ n g
m s - m ế , SJW.it
Thanh tuyên ôn táo, nhuận Phế chỉ khái.
m
Dược vị 15«*
Tang diệp, Đạm đậu xị, Hạnh nhân, Tượng bối mẫu, Sơn chi bì,
Vỏ lê đều 8-12g, Sa sâm 12 - 16g. sắc uống.

Tác d ụ n g: Sơ phong nhuận táo, thanh Phế chỉ khái. Trị Phế
âm bị tổn thương do ngoại cảm ôn táo, triệu chứng thường có sốt,
đau đầu, khát nước, ho khan, ít đờm, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng,
khô, mạch Phù Sác.
G iải th ích: Tang diệp, Hạnh nhân tuyên Phế lý khí; Sa sâm
nhuận Phế sinh tân là chủ dược; Đạm đậu xị giúp Tang diệp thông
Phế; Vỏ lê giúp Sa sâm nhuận táo; Sơn chi bì thanh Phế nhiệt; Bối
mẵu chĩ khái, hóa đờm.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này trị viêm đường hô hấp trên,
có triệu chứng táo n h iệ t
Họng khô, đau, thêm Ngưu bàng tử, BAng đại hổi để thanh
lợi yêt háu.
Chảy máu cam, thêm Mao căn, Hạn liên thảo để cầm máu.
Ho dờm vàng đặc, thêm Qua lâu nhân, Thiên hoa phấn để
thanh nhiệt trừ đờm.
Trường hợp sởi trẻ em, lúc sởi bay còn có triệu chứng da
khô, mũi họng khô đau, hơi sốt, khát nước, ho khan, rêu lưỡi trắng
mỏng, khô, có thể dùng bài này, thêm Lô căn, Qua lâu nhân để
thanh nhiệt sinh tân.
Trường hợp dãn Phế quản, ho ra máu, dùng bài thuốc này bỏ
Đạm đậu xị, thêm Tử uyển, Thiến thảo căn, Trắc bá diệp để tuyên
Phế, nhuận táo, chỉ huyết, có kết quả nhất định.
L â m s à n g h iệ n n a y :
* Trị viêm hô hấp trên: Trị ngoại cảm dẫn đến viêm hô hấp
trên. Lưỡi đỏ, miệng khô, thêm Mạch môn, Thạch hộc. Đờm vàng
dinh, khó khạc, thêm Tử uyển, Khoản dông, Quất hồng. Khạc ra
máu, thêm Bạch cập, Ngẫu tiết, Tiên hạc thảo (Trung y lịch đại
danh phương tập thành).
• Trị táo bón: Dùng bài này thêm Đậu xị, Lê bì. Trị có thai
hơn 3 tháng, bị táo bón đã nửa tháng, miệng mũi khô, đại tiện như
phân dê, muốn giải mà không tiêu được. Sau khi uống 2 thang, đại
tiện được (Giang Tây trung y dược 4, 1990).
Tham khảo :
Bài này thích hợp với chứng ôn táo vây bọc ở ngoài, Phế âm bị nung
đốt. Táo khí xâm phạm ở trên thì Phế khí tổn thương trước, tân dịch bị nung
dốt, cho nên thấy các chứng cơ thể nóng, miệng khát, ho khan không có
dờm, hoặc đờm ít mà đặc dính, mạch bên tay phải Sác, Đại. Bài này ngoài
thì thanh táo giải nhiệt, trong để lương nhuận Phế kim, làm cho táo nhiệt
trừ, tân dịch của Phế hồi phục thì mọi chứng đều hết.
Chứng táo nhiệt xâm phạm vào Phế, thâm nhập vào Phế lạc dẫn
đến ho ra máu, cũng có thể dùng bài này. Nhưng táo nhiệt mà âm dịch
dã thương tổn quá, có thể dùng Thanh táo cứu Phế thang’ để thanh táo,
dưỡng âm (Thượng Hải phương tễ học).
So sánh bài TANG HẠNH THANG và TANG cúc Ẩm
Phôi hợp thuốc tân lương giải biểu (Đậu
xị) với thuốc thanh tiết Phế nhiệt (Chi tử)
và thuốc dưỡng âm nhuận Phế (Sa sâm,
Đều có Tang Lê bì), lấy nhuận Phế, chỉ khái, hóa đờm
T ang diệp, Hạnh (Bối mẫu), thành phương pháp tân lương
hạnh nhân. cam nhuận, khinh tuyên lương nhuận.
th a n g Trị ho do Nếu nặng hơn thì dùng cách thanh tuyên
ngoại cảm ôn táo.
nhẹ, sốt Trị cảm ôn táo, tân dịch bị tổn thương,
không giờ khát, đa sô' kèm họng khô, mũi táo.
giac nhất
Phối hợp với Bạc hà, Cúc hoa, Liên kiều,
định, khát,
Cát cánh, Cam thảo, Lô căn để sơ tán phong
Tang mạch Phù
nhiệt, đây là cách tân lương giải biểu.
cúc Sác.
Trị mới bị phong ôn, tân dịch chưa mất
am
nhiều, thấy miệng hơi khát, thường kèm sợ
gió, đau đầu, do phong nhiệt ồ phần biểu.

KIỀU HÀ THANG (Ôn bệnh điều biện)


- Qiao he tang
Bạc hà Gg, Sơn chi bì 6g, Liên kiều 6g, Cát cánh 8g, Sình
cam thảo 4g, Lục đậu bì 8g. sắc với 2 chén nước còn lchén, uô"ng
hết cả một lần, ngày uống 2 thang, nặng thì uống 3 thang.
Tai ù, thêm Linh dương giác, Khổ đinh trà. Mắt đỏ, thêm
Tiên cúc diệp, Khổ đinh trà, Hạ khô thảo. Họng đau, thêm Ngưu
bàng tử, Hoàng cầm.
Tác d ụ n g : Trị táo khí hoá đờm, thanh khiếu không thông,
biểu hiện ho khan, đờm khó khạc, đầu váng, m ắt sưng đỏ đau, tai
ù...

THANH TÁO cứu PHẾ THANG Ìh Ì Ế Ũ B M


(Y môn pháp luật) Ị Qing zao jiu fei tang
C hủ trị
Ou tấo UiƯiínK 1’ liA, k h i Am lưởntí thương. /lu!'Ht'\)\!J||>, / CWI M
T riệ u c h ứ n g ch ín h 8 H E !F á
Thân nhiệt, can khái vô đờm, khí nghịch
nhi suyễn, thiệt can thiểu đài, mạch Hư fìM ịĩ-i^ 9 ã m , H ìỀ
Đại nhi Sác (Người nóng, ho khan không jjậ
đờm, khí nghịch lên gây ra suyễn, lưỡi
khô, ít rêu lưỡi, mạch Hư Đại mà sác).
N g u y ên n h â n g ây b ệ n h
Táo nhiệt thương Phế, khí âm lưỡng n l;)J
thương, Phế th ất thanh.
C ông d ụ n g ĩh m
Thanh tuyên nhuận Phế, dưỡng âm ích khí. ĩSÍLỈMHilĩ,
Dược vị l? íậ
Tang diệp (quân) 8“12g, Thạch cao (thần)16-30g, Mạch môn
(thần) 8A2g, Nhân sâm (Đảng sâm) (tá), Hồ ma nhân (tá), Tỳ
bà diệp (tá), A giao (tá) đều 8-12g, Hạnh nhân 8-16g, Cam thảo
(tá, sứ) 4g. Sắc uống.

Tác dụng: Thanh Phế nhuận táo. Trị Phế khí âm hư do ôn


táo làm tổn thương Phế, triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu,
ho khan, suyễn tức, khó thở, mũi miệng họng khô, ngực đầy, sườn
đau, lưỡi khô không rêu.
G iải th ích: Tang diệp thanh nhuận Phế táo; Thạch cao thanh
táo nhiệt ồ Phế, VỊ, đều là chủ dược; Mạch môn, A giao, Hồ ma
nhân tư âm nhuận Phế; Hạnh nhân, Tỳ bà diệp thông giáng Phế
khí; Đảng sâm ích khí sinh tân; Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
Các vị thuôc hợp lại có tác dụng thanh Phế nhuận táo.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Trường hợp âm hư huyết nhược, thêm
Sinh địa để dưỡng âm thanh nhiệt.
• Đờm nhiều, thêm Qua lâu, Bôi mẫu để thanh nhuận hóa
đờm;
• Ho ra máu, thêm Trắc bá diệp, Hạn liên thảo, Hoa hòe để
cổm máu;
T r r n líĩm síing thường (iùn£ (lố trị viôrn P h ố qu án m ã n tính.
H o U('(í (ỉỉũ hoẠc U ư ở n K hự|> ( l u n P h f \ (Ịuiin t ù y c h ứ ì i t f tfin
đều có kết quả nhất định.
L ảm sàn g hiện n ay :
• Trị ho do táo: Trị 54 ca, khỏi 40, không khỏi 14 (Thiểm Tây
trung y 9, 1984).
• Trị họng sưng đau (hầu tý): Trị 4 ca. Kết quả: Sau khi uống
2-3 thang, hết sưng đau (Tân Cương trung y dược 1, 1988).
• Trị khan tiếng: Trị 85 ca. Khỏi (Sau khi uống thuốc, hết
khan tiếng, hơn 3 tháng không thấy tái phát) 84 ca, không khỏi 1.
Trong thời gian trị, uống 1-3 thang khỏi 45 ca, uống 4-6 thang khỏi
33 ca, uống 7 thang trở lên 6 ca (Tân trung y tạp chí 4, 1984).
• Trị dị ứng mạn tính: Trị 5 ca. Bệnh ngắn nhất 2 năm, nhiều
nhất 10 năm. Sau khi uống 2 tuần, đều hết ngứa (Thượng Hải trung
y dược tạp chí 6, 1983).
Tham khảo:
Kha Vận Bá nói: c ổ phương dùng những vị thơm ráo để trị khí uất
mà không hiệu quả là vì hoả thành táo, chỉ Mục Trọng Thuần biết điều đó,
cho nên lập ra phép dùng những vị ngọt mát, tư nhuận, để thanh kim bảo
Phế. Du Căn Sơ tuân theo ý ấy, tập hợp các vị tư nhuận lại thành bài Thanh
táo cứu Phế thang’, dụng ý sâu, tổ chức phương chu đáo không còn thiếu
sót ý nghĩa nào nữa. Thạch cao, Mạch đông bẩm thụ sắc của phương tây
(trắng), nhiều chất dịch mà ngọt, hàn, bồi bổ Phế kim là nguồn chủ khíTthì
khí có thể không uất nữa. Thổ là mẹ của kim, con bị bệnh thì mẹ hư, dùng
Cam thảo điểu bổ nguồn sinh khí ở trung tiêu, mà kim được giúp đỡ, kim táo
thì thuỷ không có khí nuôi dưỡng mà tương sinh, mẹ làm cho con hư vậy.
Dùng A giao, Hồ ma mầu đen thông thận để tư âm, thông lên với nguồn
sinh thuỷ thì Phế không đến nỗi cô đơn. Phế hư thì can thực, can thực thì
kim sẽ bình đi. Tang diệp, Tỳ bà diệp bẩm thụ sắc của phương đông, vào
thông với can, Tỳ bà diệp ngoài ứng với da lông, vốn là thuốc trị Phế của
can, mà Tang diệp, Tây qua sương lại không phải thuốc trị can trong Phế
hay sao? Phế bị thương tổn thì bổ khí, Nhân sâm ngọt để bổ khí. Khí hữu
dư là hoả, cho nên lấy Hạnh nhân vị đắng làm tá để giáng khí, khí giáng thl
hoả cũng giáng mà chức năng tiết được thi hành, khí thông hành thì không
uất, mà các chửng suyễn, nôn mửa tự hết. Phải biết rằng mọi phẩn khí uất
đổu do Phế khí đại hư, nếu câu nệ vào thuyết Phế nhiệt thương Phế, khổng
dùng Nhân sảm, tất uất không khai mà hoả càng đốt mạnh, da nhăn, lông
rụng, suyền, khó thở không ngừng. Bài này gọi là cứu Phế là nói lương mồ
hay bổ. Nếu bảo thực hoả cổ thế tả mà uống nhlổu cám , Liôn lạl theo hoả
hoá nguy đến nơi. Cho nên tôi rất khâm phục bài này và hết sức tán thưởng
(Danh y phương luận).
> Trị chứng táo, trước nên phân biệt thuộc lương táo hay ôn táo
chứng của bài này là do tiết thu trời nắng nên không mưa, khí táo nhiệt làm
thương tổn Phế gây ra. Táo nhiệt gảy thương tổn Phế, khiến Phế mất chức
năng tuyên giáng, nhuận giáng, cho nên thấy các chứng khí nghịch lên,
ho suyễn, họng khô, miệng khát, lưỡi khô không rêu. Lúc đó, không được
dùng những vị cay thơm để phòng hại khí, cũng không dùng những vị đắng
hàn, tả hoả để tránh hại khí. Du Căn Sơ đã nghĩ đến điều đó cho nên chế ra
bài ‘Thanh táo cứu Phế thang', để trị mọi chứng phần khí uất thuộc Phế táo,
quả thật có kết quả tốt. Kha Vận Bá rất phục bài này, cho là ‘dụng ý sâu,
dùng vị thuốc thích đáng’, vì vậy trên lâm sàng rất thường dùng. Nguyên
Thứ khi chú giải bài này cho rằng: “Huyết khô, thêm Sinh địa là để dưỡng
huyết thanh nhiệt; đởm nhiểu, thêm Tượng bối mẫu, Qua lâu vì hai vị này
thanh nhuận hoá đờm; sốt cao, thêm Tê, Kinh, Ngưu hoàng, vì nhiệt quấy
nhiễu tâm bào mà đặt ra, đó là dựa theo ý "nhiệt nặng ở trong, dùng vị mặn
tính hàn mà trị' (Thượng Hải phương iễ học).

So sánh bài THANH TÁO cứu PHẾ THANG, BỐI MAU q u a l â u t á n


và MẠCH MÔN ĐỒNG THANG

Trị mới cảm phải ôn táo, hao khí,


thương âm, ôn táo làm tổn thương Phế,
ị Thanh
sốt, đau đầu, ho khan, ít đờm, khát.
\ táo cứu
Vì vậy, dùng Tang diệp để tuyên Phế,
\ Phế Đều trị ho
phối hợp với Thạch cao để thanh nhiệt,
ị thang do táo. Mạch môn nhuận táo, Nhân sâm ích
Nguyên khí, chú trọng khinh tuyên táo nhiệt.
nhân gây Trị táo nhiệt làm tổn thương Phế,
Ị Bối bệnh khác
i m âu
X thiêu đốt tân dịch, đờm, gây nên hoả
nhau do dó đờm do táo, đờm đặc khó khạc ra. Vì
1 qua lă u tùy bệnh vậy, dùng Bôíi mẫu, Qua lâu làm chính
tán chứng mà dể nhuận táo, hóa đờm.
chọn dùng Trị âm của Phế, vị hư yếu, khí và hỏa
bài thuốc
Mạch bốc lên gây nên Phế nuy, hư nhiệt,
cho thích ho khạc ra đờm loãng. Vì vậy, trong
môn
hợp. bài (lùng Mạch môn lượng lớn, phối
đông
than g hợp với Bítn hạ, Nhan sâm, đê tư âm,
nhuOn Phố, Kiríntt nghịch hạ khí.
SA SÂM MẠCH ĐÔNG THANG (Ôn bệnh điều biện)

- Sha shen mai tong tang


Sa sâm 12-20g, Ngọc trúc 8‘12g, Mạch môn 12-16g, Cam thảo
s~4g, Tang diệp 8- 12g, Sinh biển đậu 8' 12g, Thiến hoa phấn
8-12g, sắc uông.
Tác d ụ n g : Thanh dưỡng Phế Vị, sinh tân nhuận táo. Trị táo
khí làm tổn thương Phế Vị, tân dịch bị hao tổn, họng khô, khát, ho
khan, ít đờm, lưỡi đỏ, ít rêu.
Trên lâm sàng thường dùng trị viêm Phế quản mãn tính, dãn
Phế quản, lao phổi có hội chứng Phế âm hư. Tùy chứng gia giảm
sẽ có kết quả tốt.
L âm sàn g hiện n ay :
• Trị trẻ nhỏ trong miệng lở ỉoét: Trị 34 ca. khỏi hoàn toàn.
Thời gian điều trị ngắn nhất 2 ngày, nhiều n hất 5 ngày (Thiểm
Tây trung y 1, ỉ 984).
• Trị chứng thu táo: Trị 4 ca, uống 5-6 thang, khỏi bệnh (Phúc
Kiến trung y dược 2, 1983).
• Trị tim đập nhanh: Bệnh nhân có tiền sử tăng năng tuyến
giáp, hồi hộp, thở ngắn, mồ hôi ra nhiều, ăn ít, khát,. Kết quả:
Ưống 7 thang, bệnh giảm, uống tiếp 21 thang, nhịp tim trở lại bình
thường (Liêu N inh trung y tạp chí 1, 1980).
• Trị trẻ nhỏ bị viêm phổi kéo dài: Trị 25 ca. Kết quả: Khỏi
20, đỡ 4, không khỏi 1. Thời gian uống thuốc ngắn n hất 7 ngày,
nhiều n h ất 30 ngày (Liêu Ninh trung y tạp chí 3, 1986).
NỘI TÁO
l*HỈ#ÍỊ|
Nội táo có thể do tân dịch cửa tạng phủ không đầy đủ hoặc
do cảm phải ôn tà làm tổn thường tân dịch gây nên.
Nếu gây tổn thương ở phần trên (Phế) xuất hiện các chứng
ho khan, họng khô hoặc ho ra máu do Phế âm bị tổn thương, phép
trị là thanh táo nhuận Phế.
Nếu táo ở phần giữa (trung tiêu), xuất hiện chứng ‘mau đói’,
miệng khô, khát, hoặc nấc cục, ợ khan, là do âm của Vị bị tổn
thương, phép trị là sinh tân dưỡng Vị.
Nếu táo ở hạ tiêu xuất hiện chứng tiêu khát, họng khô hoặc
táo bón, các chứng thận âm hư, phép trị là dưỡng âm tư thận hoặc
nhuận trường thông tiện.
Phép chính trị nội táo là tư dưỡng âm dịch, các vị thuốc
thường dùng là Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn, Bách hợp, Hồ
ma nhân, Sa sâm, Ngọc trúc, Hoàng tinh...
Bài thuốc thường dùng có Dưỡng âm thanh Phế thang, Bách
hợp cố kim thang, Mạch môn đông thang, Tăng dịch thang.

DƯỠNG ÂM THANH PHẾ THANG m m m m


(Trọng lâu ngọc thược) Yang yin qing fei tang
C hủ tr ị ±ỈỀÍ
' Bạch hầu chi âm hư táo nhiệt chứng.
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Mầu gian khôi bạch như hủ, bất dịch thức
khư, hầu trung thũng thống, tỵ can thần
nRíệlẾỊỊẺỐn®,
ị táo, mạch Sác vô lực (Trong họng trắng
\ như mủ, không tan đi đươc, trong hong « - £ , HÌ4* I t n , &
1Hỉdìg đau, mũi khô, môi ráo, mach Sác T Hắtìk, M đA ĩcỈ!
! không lực).
N guyên nha 11 gây b ện h
Tố thể âm hư uẩn nhiệt, phục cảm táo
khí dich đôc thời tà.
C ông d ụ n g
Dưỡng âm thanh Phế, giải độc lợi hầu. u m m
Dược vị 15 íậ
Sinh địa (quân) 12-20g, Huyền sâm (thần), Mạch môn (thần),
Đơn bì đều 8- 16g, Xích thược (thần), Bối mẫu (thần), đều 8-12g,
Cam thảo (tá), Bạc hà (tá) đều 6-8g. sắc uống.

Tác d ụ n g: Dưỡng âm thanh Phế, lương huyết giải độc. Trị


bạch hầu, trong họng sùi trắng như lồ loét, sốt, mũi khô, môi khô,
thở nghe có tiếng như suyễn mà không phải là suyễn.
G iải th íc h : Đông y cho rằng bạch hầu thuộc tà táo nhiệt,
dễ tổn thương âm dịch, vì vậy phép trị chính là dưỡng âm thanh
Phế, lương huyết giải độc. Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn có tác
dụng dưởng âm lương huyết, thanh nhiệt giải độc là chủ dược; Bạch
thược hỗ trợ Sinh địa dưỡng âm; Đơn bì hỗ trợ Huyền sảm, Sinh địa
lương huyết giải độc; Bối mẫu nhuận Phế, chỉ khái, hóa đờm, thanh
nhiệt; Sinh Cam thảo thanh nhiệt giải độc; Bạc hà tuyên Phế lợi
yết. Các vị thuôc cùng dùng có tác dụng dưỡng âm thanh Phế lương
huyết, giải độc.
ứ n g d ụ n g lâm sàng: Bài thuốc thường dùng trị các chứng
bệnh viêm amiđan cấp, viêm họng sưng đau, bạch hầu, có triệu
chứng sốt, Phế âm hư, ung thư mũi, họng (do âm hư).
Trường hợp thận âm hư, thêm Thục địa để tư bổ thận âm.
Nhiệt độc nặng, thêm Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh
nhiệt giải dộc.
Trường hợp có biểu chứng, thêm Tang diệp, Cát căn.
Lâm. sàn g hiện n ay :
• Trị amiđan viêm cấp: Trị 50 ca. Táo bón, thêm Nguyên hồ
phấn 3g; Tiểu ít, nước tiểu vàng, thêm Xa tiền tử. Miệng khô, thêm
Thiôn hoa phấn. Kết quả: Khỏi 45, đỡ 3, không khỏi 2 (Trung Hoa
y hục tạp chi 3, 1962).
• Trị amidan viêm cấp: Trị 42 ca, đều khỏi (Liếu Ninh trung
cấp y san 1, 1981).
• Trị họng viêm mạn: Trị 50 ca. Thời gian bệnh ngắn nhất là
1 tháng, nhiều nhất là 7 năm. 10 thang là 1 liệu trình, uống 3 liệu
trình. Kết quả: Khỏi 20, đỡ 27, không khỏi 3 (An Huy trung y học
viện học báo 3, 1982).
• Trị khoang miệng lở loét: Trị 36 trẻ nhỏ. Nhiệt chưa hết,
thêm Kim ngân hoa 5g, Đạm trúc diệp 3g. Táo bón, thêm Đại
hoàng 3-5g. Kết quả: Đều khỏi hết. Từ 2- 4 ngày có 31 ca khỏi, 5-7
ngày có 5 ca khỏi (Giang Tô trung y tạp chí 4, 1988).
Tham kh ả o :
Chứng bạch hầu phần nhiều do người bệnh vốn có nhiệt ẩn nấp ở
thượng tiêu làm hao tổn âm dịch trước rồi lại cảm phải độc khí của thời dịch
mà thành bệnh. Sách T rọ n g lâu ngọc thược’ viết: “Chứng này phát nơi
người Phế thận bản chất vốn hư hoặc gặp khi táo khí lưu hành, hoặc uống
nhiểu thứ cay nóng gây thành bệnh” . Vì thế, phép trị nên nặng vế dưỡng
âm thanh Phế, nhưng nếu lúc mới đầu có kèm biểu chứng thì nên thêm
ít vị tuyên thông, phát tán nhẹ. Nhiệt nặng, có thể thêm những vị thanh
nhiệt giải độc. Nếu tiếng nói ngọng, thở gấp, phần nhiều thuộc chứng nguy
(Thượng Hải phương tễ học).

KHÁNG BẠCH HẦU H ộp TỄ (Kinh nghiệm bệnh viện


Thiên Tân)

tfc Ù M n~ỹf!l - Kang bai hou he ji


Liên kiều, Hoàng cầm đều 24g, Mạch môn, Huyền sâm đều
Ĩ2g, Sinh địa 40g.
Sắc với 600ml nước còn 60ml, chia 4 lần uống trong ngày.
Tác d ụ n g : Thanh nhiệt, dưỡng âm, giải độc. Trị bạch hầu
giai đoạn đầu, kết quả tốt.

BÁCH HỢP CỐ KIM THANG


(Y phương tập giải) Bai he gu jin tang
C hủ trị ìỉíỉ
Phò Thận Am khuy, hư hoa thượng viêm
M í m V. M.‘k I-.&ÌIÍ
chứng.
Triệu chứng chính

Khái thấu khí suyễn, đờm trung đái
huyết, yết hầu táo thống, thiệt hồng
thiểu đài, mạch Tế Sác (Ho suyễn, đờm « m m, S i iỷ 1
lẫn máu, họng khô, đau, lưõi đỏ, ít rêu,
mạch Tế Sác).
Nguyên nhân gây bệnh
Phế Thận âm khuy, hưhoả thượng viêm,
Phế th ất túc giáng, chước thương Phế tìịỷ ĩB ịẵ
; lạc (Phê Thận âm suy, hư hỏa bốc lên,
Ị Phế mất chức năng giảng khí xuống,
1làm cho Lạc của Phế bị nung đốt).
Công dụng
I Tư âm Phế Thận, chỉ khái hoá đờm. m m m n,
Dược vị
1Sinh địa (quân), Thục địa (quân) 12-16g, Bách hợp (quân) 8-12g,
1Mạch môn (thần) 8-12g, Huyền sâm (thần), Bối mẫu (tá), Đương
1qui, Bạch thược (sao) (tá), Cát cánh 8-10g (tá sứ), Cam thảo (tá
1sứ) 4~8g. Sắc uống.

Tác dụng: Đưỡng âm thanh nhiệt, nhuận Phế hóa đờm. Trị
Phế Thận âm hư, hư hỏa bốc lên sinh ra họng sưng đỏ đau, ho, khó
thở, đờm vàng, đờm có máu, lòng bàn chân tay nóng, lưỡi đỏ, ít
rêu, mạch Tế Sác.
G iải thích: Bách hợp, Sinh địa dưởng âm thanh nhiệt, tư
nhuận Phế Thận là chủ dược; Mạch môn hỗ trợ Bách hợp nhuận
Phế chỉ khái; Huyền sâm trợ giúp Sinh địa tư Thận thanh nhiệt;
Đương qui, Bạch thược dưỡng huyết hòa âm; Bối mẫu, Cát cánh
thanh Phế hóa đờm; Cam thảo điều hòa các vị thuốc, hợp với Cát
cánh cổ tác dụng lợi yết hầu.
ứ ng dụ n g lâm sàng: Trường hợp đờm nhiều, thêm Qua lâu
(lố’ thanh nhiột hóa cĩờm.
I lo ra mau nlìiổu, thỏm Mao cAn, Ngầu ti ốt, Hụn liôn thao,
Tiên hạc thảo đế cầm máu.
Bài này có thể dùng đôi với các chứng bệnh lao phổi, viêm
Phế quản mãn tính, dãn Phế quản, có hội chứng Phê thận âm hư,
ho ra máu.
Bài thuôc này có nhiều vị ngọt, hàn, nê trệ, vì vậy, gặp những
trường hợp Tỳ hư tiêu lỏng, không nên dùng.
Có báo cáo lâm sàng dùng bài này thêm Sa sâm, Thạch hộc,
Tang bạch bì, Địa cốt bì, Tri mẫu, Uất kim, La bạc tử, trị bệnh bụi
phổi kết quả khả quan.
Tham khảo :
Chứng của bài này do Phế thận âm suy gây nên, âm hư sinh nội
nhiệt, hư hoả bốc lên thì cổ họng khô ráo, đau; Phế bị hoả đốt thì ho, suyễn,
ho làm tổn thương Phế lạc thì trong đờm có tẫn máu; tay chân phiền nóng,
lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác đểu là hiện tượng âm hư hoả vượng. Bài này
tư âm nhuận Phế, điểu hoả Phế thận, cho nên thích hợp với những chứng
trạng kể trên. Lý Sĩ Tài nói: “Bài này của Đào Tiết Am, thật có kiến thức
cao. Nhưng thổ (tỳ) là mẹ của Kim (Phế), sau khi thanh kim (con), nên để ý
đến mẹ (thổ), nếu không thì kim không bao giờ được đầy đủ ’. Như vậy, sau
khi dùng bài này có hiệu quả rồi nên điểu dưỡng Tỳ vị, khiến thổ vượng thì
sinh kim, thể lực sẽ dễ hồi phục (Thượng Hải phương tễ học).

B ổ PHẾ A GIAO THANG (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)

- Bu fei a jiao tang


(Có tên là A giao tán)
A giao (Mạch sao) 60g, Mã đâu linh 20g, Ngưu bàng tử, Chích
thảo đều lOg, Hạnh nhân 6-7g (7 hạt), Gạo nếp sao 40g. Tán bột,
mỗi lần dùng 8g\ sắc nước uống.
Có thể dùng làm thuốc thang, lượng các vị thuốc có thể gia
giảm tùy tình hình bệnh lý.
Tác d ụ n g :
Dưỡng âm bổ Phế, chỉ khái huyết. Trị lao phổi, ho ra máu,
thuộc chứng Phế âm hư.
MẠCH MÔN ĐÔNG THANG M cN £8ỉ
(Kim quỹ yếu lươc) Mai men dong tang Ị

Còn gọi là ‘Mạch đông thang’


C hủ tr ị
I Hư nhiệt Phế nuy, Vị âm bất túc. m m m , 1
T riệ u ch ứ n g c h ín h
ị 1) H ư n h iệ t P h ế nuy 1)
Ị Khái thổ diên mạt, đoản khí suyễn xúc, Ị
Ị thiệt can hồng thiểu dài, mạch Hư Sác (Ho \
i£, I* 1
Ị nôn ra nước miếng, hơi thở ngắn, suyễn
Ị cấp, lưõi khô, đỏ, ít rêu., mạch Hư, Sác).
Ị 2) Vị â m b ấ t túc 2)
Ị Khẩu can ẩu (thổ ách) nghịch, thiệt hồng
n"i-»ẵ (B±»IẼ)ÌẼ,
1thiểu đài, mạch Hư Sác (Miệng khô, nôn
ĩ /I>):,!i í ỉ ; . Ị
Ị oe, lưỡi đỏ, ít rêu, mach Hư Sác).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
1Vị âm bất túc, th ất ho à khí nghịch.
C ông d ụ n g
Ị Thanh dưỡng Phế Vị, giáng nghịch hạ khí. I i # i § , P ặ iẼ T n Ị
Dược vị
Ị Mạch môn (quân) 12-24g, Đảng sâm (thần)12-16g, Bán hạ (chế) Ị
1(tá) 8-10g, Gạo tẻ (tá)20-40g, Đại táo (tá) 4 quả, Cam thảo (tá,
j sứ) 4g. Sắc uống.

Tác dụng: ích Vị sinh tân, giáng nghịch hạ khí. Trị chứng
Phế nuy do tân dịch củaVỊ bất túc, hư nhiệt gây nên, thường có
triệu chứng ho đờm dãi rấ t nhiều, khí suyễn, khó thở, họng khô,
miệng táo, lưỡi đỏ khô, ít rêu, mạch Hư Sác.
G iải th ích: Mạch môn nhuận Phế, dưỡng Vị, thanh thoái hư
nhiệt, làm chủ dược; Để phụ có Nhân sâm, Cam thảo, Ngạnh mề,
Đại Mo ích khí sinh tân để tư âm của Vị, trung khí mạnh lên thì
tôn địch Htì tự quay vồ với Phố, Phố Hỏ đưực nuối (lưỡng, theo ý '1)1
thổ sinh kim’; làm tá có Bán hạ giáng nghịch, hạ khí, hoá đờm.
Bán hạ giáng nghịch, hạ khí dùng chung với các vị khác thì hoà Vị,
hoá đờm mà không bị táo; Mạch môn gặp Bán hạ thì có tác dụng tư
âm mà không gây nên chất béo, theo cách tương phản tương thành;
làm sứ có Cam thảo nhuận Phế, lợi hầu. Các vị thucíc cùng dùng có
tác dụng dưỡng Vị, nhuận Phế, giáng hư hỏa, lợi yết hầu làm cho
ho, khó thở tự khỏi.
ứ n g d ụ n g lă m sà n g : Đây là bài thuốc chủ yếu tư dưỡng tân
dịch ở Phê Vị, trị Phế nuy thuộc hội chứng âm hư.
Nếu tân dịch tổn thương nặng, thêm Sa sâm, Ngọc trúc để
dường Phế Vị, tư âm sinh tân.
Nếu có sốt về chiều, thêm Ngân sài hồ, Địa cốt bì.
Bài này có thể dùng trị loét dạ dày, hành tá tràng thuộc thể
âm hư. Có các triệu chứng vùng thượng vị nóng đau, miệng khô, đại
tiện táo bón, lưỡi đỏ ít rêu, thêm Thạch hộc, Bạch thược, rễ Lúa
nếp, Mai mực để dưỡng âm chỉ thống.
K iên g kỵ: Phê nuy thuộc chứng hư hàn không nên dùng bài này,
Tham khảo:
> Ai biết phép hay của Trọng cả n h ở chỗ dùng Mạch môn, Nhâ
sâm, Cam thảo, Đại táo, Gạo tẻ đại bổ trung khí để sinh tân dịch.Trong
nhóm sinh tân dịch lại thêm Bán hạ cay, ôn, để khai Vị, hành tân dịch, mà
giúp nhuận Phế, đâu phải chỉ dùng để lợi cổ họng, hạ khí mà thôi. Nhưng
thông lợi cổ họng, hạ khí được không phải là công của Bán hạ mà thực ra
là công ở chỗ cách dùng Bán hạ (Danh y phương luận).
Bài này chép trong thiên ‘Phế nuy Phế ung khai khiếu thượng
khí bệnh’ sách 'Kim quỹ yếu lược\ các thầy thuốc đời sau đểu cho đây là
bàl thuốc chủ yếu trị chứng Phế nuy. Sách ‘ Trửu hậu phương’ cũ ng có bài
'Mạch môn đông thang’ trị chứng Phế nuy. Nhưng nguyên nhân của chứng
Phế nuy rất nhiểu, chứng trạng cũng không nhất định, chứng của bài này
lò do Vị hư có nhiệt, tân dịch không đủ, hư hoả nghịch lên mà gây ra, bệnh
tuy ở Phế, mà gốc ỏ vị. Uống bài này tư nhuận thanh trường, thì Vị được
nhuận, Phế được tư bổ, như vậy thì hư hoả sẽ giáng xuống, cổ họng thông
lợl, ho suyễn khí nghịch lên cũng theo đó mà khỏi.
Ngoài ra, bài này dùng trị chứng Vị âm không đủ, khí hoả nghịch lên,
V| mát chức năng hoà giáng sinh nôn mửa, cũng có hiệu quả (Thượng Hải
phương tè học).
GIA GIẢM MẠCH ĐÔNG THANG ( Y h ọ c trung trung tham
tây lục)

%rìỉỉ - Jia jian mai dong tang


Là bài ‘Mạch môn đông thang* bỏ Gạo tể, thêm Sơn dược,
Sinh hàng thược, Đan bì, Đào nhân.
Tác dụng: Dưỡng âm ích khí, lý huyết điều kinh. Trị rối
loạn kinh nguyệt, đảo kinh [nghịch kinh].

ÍCH VỊ THANG Ễ Ị Ị
(Ôn bệnh điều biện) Yi wei tang
Công dụng
Dưỡng âm ích VỊ. # K ẳ ìíf
Chủ trị
Vị âm tổn thương. 11m i ỷ ĩ
Triệu chứng chính m ìE S ã
Cơ bất dục thực, khẩu can hầu táo, thiệt
hồng thiểu tân, mạch Tế Sác (Đói mà
không muốn ăn, miệng khô, lưỡi đỏ, ít S Ế L ^ Ỉậ , S/iếBtS
tân dịch, mạch Tế Sác).
Dược vị lĨRậ
Sa sâm 12g, Mạch môn l2-20g, Sinh địa 12-20g, Ngọc trúc 6-8g.
Sắc xong cho đường phèn 4-6g uống.

Tác dụng'. ích âm sinh tân. Tri nhiệt làm tổn thương phần
âm, phiền nhiệt, khát, họng khô, lưỡi khô, ít rêu. Trị sau khi sốt
cao trong các bệnh nhiễm khuẩn hoặc bệnh lâu ngày, làm tổn hại
phần âm của VỊ, trẻ nhỏ chán ăn.
Cũng dùng trị viêm tiền liệt tuyến.
L àm sàn g hiện n ay :
• Trị nhiễm khuẩn lây ỉan: Trị 2 ca sau khi sốt cao, bị nhiỗm
khuẩn. Trong đó, có 1 ca viêm tắt túi mật, sau khi mổ bị H(Vt cao,
hôn mê do trúng độc, đă trị nhiồu thuốc mA không bớt, lưỡi loỏt
nát. Sau khi uống thuốc, hạ sốt, lưỡi hết loét, ăn uống khá hơn. Có
1 trường hợp sốt cao hơn 50 ngày, lưỡi đỏ chói, loét nát, nước tiểu
đỏ, táo bón. Dùng bài này hợp với bài ‘Tê giác địa hoàng thang’
uống 10 thang, lưỡi hết loét, ăn uống khá hơn (Trung tây y kết hợp
tạp chí 5, 1986).
• Trị trẻ nhỏ biếng ăn: Dùng bài này, thêm Trần bì, Thần
khúc,Mạch nha, Lai phục tử (sao). Trị 24 ca, đều thấy tâm phiền,
khát nhưng không muôn uống, miệng lưởi khô táo, đại tiện khô,
chán ăn. Kết quả: Đều khỏi (Sơn Đông trung y tạp chí 5, 1987).
• Trị viêm tiền liệt tuyến: Trị bệnh nhân 67 tuổi, khó tiểu hơn
1 tháng, phải dùng tay bóp mới tiểu dược, kèm miệng lưỡi lô loét,
nôn mửa, không ăn uống được. Kết quả: Sau khi uống 1 thang, bệnh
đỡ hơn, uống 2 thang, ăn được khá hơn, uống 3 thang, tiểu được (Tứ
Xuyên trung y 3, ĩ 989).
Tham khảo:
Bài này có tác dụng ích Vị sinh tân mạnh hơn bài ‘Mạch môn đông
thang’ (Thượng Hải phương tễ học).

TĂNG DỊCH THANG


(On bệnh điều biện) Zeng ye tang
Chủ trị
Dương minh ôn bệnh, tân khuy tiện bí. B S M iPí,
Triệu chứng chính mmmã
Đại tiện bí kết, khẩu khát, thiệt can
Ầ lỉtt-tn n /M,
hồng, mạch Tế Sác, hoặc Trầm nhi vô lực
ắr, 1$ m ĩ t , ệ&ìĩi
(táo bón, khát, lưỡi đỏ khô, mạch Tế Sác
m ih ti
hoặc trầm không lực).
Nguyên nhân gây bệnh
Nhiệt bệnh thương tân, dịch khuy trường
táo, vô thuỷ chu đình cBệnh nhiệt ỉàm .ttísttỉ-t':, ì® ‘1 ¥j!
tổn thương tân dich, tân dich suỵ, ruột bị iế, ?L7X ẨHy
khô, không có nước đế đẩy thuyền đi).
C ông (lụng
■TAnií cỉieh nliuAn t.jìo. Jìnf í1']ttt
Dược vị
Ị Huyền sâm 40g, Mạch môn, Sinh địa đều 32g. sắc uống, nếu I
ị chưa đại tiện, uống thêm.

Tác dụn g : Tăng dịch nhuận táo. Trị bệnh sốt làm cho tân
dịch hao tổn, có triệu chứng táo bón, miệng khát, lưỡi đỏ khô, mạch
Tế Sác.
G iải th ích: Huyền sâm dùng lượng nhiều, có tác dụng dưỡng
âm, sinh tân, thanh nhiệt, nhuận táo là chủ dược; Mạch môn dưỡng
Vị; Sinh địa lương huyết thanh nhiệt mà sinh tân dịch, do đó có tác
dụng nhuận trường, thông tiện do trường táo, dịch khô gây nên. Ba
vị hợp lại có tác dụng dưdng âm thanh nhiệt, nhuận trường thông
tiện.
Trường hợp này là ‘lấy thuốc bổ dùng làm thuốc tả \
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này được dùng có hiệu quả với tấ t
cả các chứng âm hư táo bón.
Táo bón nặng, nếu dùng bài này vẫn chưa thông tiện, thêm
Mang tiêu, Đại hoàng gọi là ‘Tăng dịch thừa khí thang’.
Vị âm bất túc, chất lưỡi đỏ trơn, rêu lưỡi có gai sáng, môi khô,
miệng ráo, có thể thêm các vị dưỡng âm sinh tân như Sa sâm, Ngọc
trúc, Thạch hộc để dưỡng âm sinh tân,
Tham khảo :
Bài này chủ trị bệnh nhiệt hao tổn tân dịch, đến nỗi đại tiện bí kết.
Nhiệt kết ở Dương minh, không thể không hao tổn tân dịch, thường dẫn đến
đại tiện bí kết. Nếu người khỏe mạnh, có thể dùng ‘Thừa khí thang’ công hạ
để tống nhiệt tà ra thì âm khí sẽ héi phục. Nếu bệnh thuộc âm dịch đă hao
suy, mà lại dùng ‘Thừa khí thang’ sẽ làm hao tân dịch thêm, sẽ có thể dẫn
đến vong âm. Ngô Cúc Thông sáng chế bài thuốc này để dùng vào chứng
T â n dịch hao tổn nặng mà dịch kết ít’. Ngô Cúc Thông cho rằng: "Dương
minh ôn bệnh, không có chứng thượng tiêu, vài ngày không đại tiện nỗn hạ
đi, nếu là người âm dịch vốn thiếu, không thể dùng được T h ừ a khí thang’
thì lấy T ă n g dịch thang’ làm chủ. Sau khi uống ‘Tăng dịch thang’ rổi, đủng
12 giờ sau xem lại, nếu không đại tiện được thì cho dùng xen kẽ với ‘Điổu
vị thừa khí thang’. Ngô Cúc Thông cũng nhận định lồ: ‘T â n dịch không đủ,
không có nước th) thuyổn không dỉ, uống ‘Tâng d|ch thang' mồ vỗn khống
đại tiện được thl dùng Tàng d|ch thừa khí thang' iàm chủ'.
Bài này trị do nhiệt bệnh mà hao tổn tân dịch dẫn đến đại tiện bí kết,
khác với bài T h ừ a khí thang’ chuyên vể công hạ, thích hợp với chứng dịch
khô nhiều mà nhiệt kết ít. Thực tế bài này là bài cơ sở về dưỡng âm sinh
tân, rất nhiều bài trị bệnh nhiệt có cốc vị thuốc của bài này (như Thanh
dinh thang’...). Do đó đủ biết tác dụng của bài này là thêm tân dịch thì thừa
nhưng công hạ lại thiếu, là vì tân dịch ít mà lại không táo kết lắm mà đặt
ra. Nếu tân địch không đủ, táo kết đã nặng thì bài này không đảm trách nổi
(Thượng Hải phương tễ học).

NGŨ TR Ấ P Ẩ m (Ôn bệnh điều biện)

ỈL'ìfÌ% - Wu zhi yin


Nước quả lê, Nước củ năng, Nước rễ lau tươi, Nước Mạch
đông, Nước ngó sen hoặc dùng nước mía.
Liều lượng nhiều ít tuỳ ý, hoà đều vđi nhau, uống nguội, không
muốn uống lạnh thì hâm cách thuỷ uống ấm.
Tác d ụ n g : Sinh tân dịch, nhuận táo. Trị ôn bệnh nhiệt nặng,
đốt hao tân dịch của Phế và vị, trong miệng khô khát, ho nhổ ra
bọt trắng, kết dính khó chịu.
G iải thích: Trong bài, 5 vị dều dùng nước tươi. Có tác dụng
ngọt hàn, hạ nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo. Trong đó dùng nước
quả Lê thanh Phế, nước rễ lau thanh Vị, nước Mạch dông nhuận
Phế sinh tân dịch, nước củ năng thanh hoá dờm nhiệt, nước Ngó
sen thanh nhiệt chỉ khát. Các chứng ÔĨ1 bệnh, nhiệt nặng hao
thương tân dịch, âm dịch của Phế Vị bị tổn thương, trong miệng
khô khát, ho nhổ ra bọt trắng kết dính khó chịu, đều có thể dùng
bài này (Thượng Hải phương tễ học).

QUỲNH NGỌC CAO (Hồng Thị tập nghiệm phương)

- Qiong yu gao
Nhân sâm 96g (tán bột), Sinh địa hoàng (giã lấy nước) 550g,
Bạch phục linh 180g (tán bột), Bạch mật 400g (nấu cho chảy ra).
Trước hết lấy nước Địa hoàng nâu nhỏ lửa thành cao (nhỏ
vAo giấy không thám), cho bột Nhân sâm và Phục linh vào, thêm
(lườntf 'lOOg, bíít’ lon lửa (juây cho tan đồu, lAy ra, cho vào bình kín
cAt (lô <luntf. Mòi snnj», lây 2 i.hiu cnnli (lOml), hoA vAo rượu nổng
hoặc nước sôi uống.
Công dụng: Dưỡng âm nhuận Phế. Trị hư lao, ho khan, họng
khô, khạc ra máu.
Giải th ích: Trong bài, Địa hoàng tư thận thuỷ; Bạch truật
dưỡng Phế âm. Hai vị hợp dùng có ý nghĩa kim thuỷ tương sinh.
Nhân sâm, Phục linh bổ ích Tỳ khí, Tỳ mạnh thì thổ sinh dược
kim, Phế hư có thể hồi phục, hơn nữa Phục linh là vị thuốc vị nhạt
khí nhẹ, dùng trong thuốc có thể làm cho tư nhuận mà không trệ.
Các vị hợp lại thành bài thuốc có tác dụng tư âm nhuận Phế, điều
bổ Tỳ vị.
Tham kh ả o : Chứng ho khí đưa lên, có ngoại cảm, nội thương khác
nhau, do hàn hoặc do nhiệt không giống nhau. Chứng của bài này íà âm
hư dương cang, hư hoả bốc lên làm cho Phế không được trong lặng, ho
khan ít đờm, hoặc họng khô khạc ra máu. Dùng bài thuốc dưỡng âm nhuận
táo, làm cho thuỷ mạnh lên thì hoả tắt, Phế được thanh tĩnh thì ho tự khỏi.
Bài này lại là bài thuốc chủ yếu trị gốc của bệnh ho lao, nếu lúc có chứng
ngọn rõ rệt thì nên hợp dùng với thuốc thang. Nếu có ngoại cảm thì bài này
không dùng được (Thượng Hải phương tễ học).

QUỲNH NGỌC CAO II (Trương Thị y thông)

ĩậiE # - Qiong yu gao


(Cũng gọi là ‘Cổ tiên Quỳnh ngọc cao’)
Là bài ‘Quỳnh ngọc cao’ thêm Trầm hương, Hổ phách đều
15-20g, nghiền riêng, hoà vào uống.
Tác dụng-. Trị ho lao, ho khan, trong cổ có máu tanh, trong
ngực đau âm ỉ, rấ t thích hợp cho người uống rượu, ho lâu ngày,

Tóm tắt
Thuốc nhuận táo dựa vào nguyên nhân bệnh khác nhau và táo
làm thương tổn nội tạng khác nhau, phương pháp trị chia làm hai loại
là sơ thông táo và cam hàn tư nhuận, tùy chứng mà chọn bài thuốc
cho thích hợp.

1. Khỉnh tuyân nhuận táo:


BỒI ‘Hạnh tô tán’ ôn tán phong hàn, tuyôn thồng Phế khí, hoá
đờm, thích hợp với chứng lương tá o xâm phạm và Phế sinh các
chứng cơ thể nóng, miệng khát, ho khan không có đờm.
Bài ‘Thanh táo cứu Phế thang’, ‘Sa sâm mạch đông thang’
c ũ n g là b à i th u ố c trị ô n tá o thương tổn P hế , nhưng chứng củ a T h anh
táo cứu P h ế thang’ nặng hơn chứng của ‘Sa sâm mạch đông thang’,
bài trư ớ c là ôn táo làm thương tổn Phế , khí th a n h túc của Phế không
thông hành, cho nên có các chứng khí nghịch lên gây ra suyễn, ngực
đầy, sườn đau; bài sau là táo làm thương tổn âm dịch của P h ế và
vị, chỉ thấy cổ khô miệng khát, ho khan ít đdm.

2. Cam hàn tư nhuận:


Bài ‘Quỳnh ngọc cao’ dưỡng âm nhuận Phế, thường dùng vào
chứng ho lao, họng khô, khạc ra máu.
Bài ‘Bách hợp cố kim thang’ tư thận nhuận Phế, là bài thuốc
điều bổ cả kim ỉẫn thuỷ (Phế thận), thích hợp với chứng âm hư nội
n h iệ t, h ư hoả b ố c !ên, cổ họn g khô đau, ho tro n g đ ờ m có lẫn m áu.

‘Dưỡng âm thanh Phế thang’ dưỡng âm thanh nhiệt, tuyên


thông Phế khí, giải độc, thường dùng trị bệnh bạch hầu.
‘Mạch môn đông thang’ dùng trị Phế suy, nguyên nhân gây
bệnh là ở Phế mà gốc ở vị, cho nên lấy ích vị sinh tân dịch, chỉ khí
nghịch làm chủ.
‘Ngũ trấp ẩm’ với Tăng d ịch thang’ đều trị bệnh nhiệt hao tổn
tân d ịc h , tá c đ ụ n g cũ n g đ ề u d ư ỡ n g â m , sinh tâ n d ịch , n hư n g T ă n g
dịch thang’ chỉ dùng vào trường hợp tân dịch hao thương, đại tiện
bí, còn ‘Ngũ trấp ẩm’ iại thường dùng vào chứng tân địch không
đủ, trong miệng khô, khát. Hơn nữa, ‘Tăng dịch thang’ thích hợp với
c h ứ n g ‘tâ n d ịch khô n h iề u m à n h iệ t kế t ít’, n ếu vì tâ n d ịch khô ít m à
táo kết nhiều thì bài này không dùng được.
THUỐC CỐ SÁP
mmm
Những bài thuốc lấy vị thuốc thu liễm cố sáp là chủ, trị
khí huyết tinh dịch hao tán, hoạt thoát, thì gọi chung là bài
thuốc cố sáp, tức là bài thuốc ‘sáp có thể cố sáp’ trong “thập
tễ” .
Bài thuốc C ố sáp là những bài thuốc gồm các vị thuốc
có tác đụng thu liễm, như Phù tiểu mạch, Ngũ vị tử, Long cốt,
Mẫu lệ... có tác dụng cầm mồ hôi. Kim anh tử, Tang phiêu
tiêu, Sơn thù có tác dụng sáp tinh, cầm tiểu tiện. Khiếm thực,
Liên nhục, Xích thạch chi, Thạch lựu bì, ồ mai, Kha tử có tác
dụng cầm tiêu chảy để trị các chứng do âm dương khí huyết
hư tổn, chức năng tạng phủ bị rối loạn gây nên. Trên lâm
sàng thường thấy các chứng: Mồ hôi ra nhiều (tự hãn hoặc
đạo hãn), tiêu chảy, kiết lỵ kéo dài, di tinh, hoạt tinh, tiểu tiện
nhiều lần, tiểu không tự chủ hoặc các chứng phụ khoa như
băng lậu, huyết trắng ra nhiều... Những chứng bệnh trên
thường do khí hư, vì vậy, trong lúc sử dụng thường kèm theo
các loại bổ khí như Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật...
Những trường hợp chứng thực như sốt do mổ hôi ra
nhiều, kiết lỵ cấp tính, tiêu chảy cấp do thấp nhiệt, huyết
trắng ra nhiều do thấp nhiệt... đều không thuộc chỉ định của
loại thuốc cố sáp.
Trên lâm sàng thường phân ra

LIỄM HÃN CỐ ĐIẾU


Phép liễm hãn cố biểu, thích hợp với các chứng dương hư I
ị khí yếu, sức bảo vệ ở ngoài không vững mạnh, cho nên tự ra mồ ị
ị hôi không cầm. ị
Thường dùng những vị thuốc như Hoàng kỳ, Ma hoàng căn, ị
ị Mầu lệt Phù tiểu mạch.
ị Bài thuốc thường dùng là ‘Mẩu lệ tán’. ị

MẪU LỆ TÁN
(Hoà tễ cục phương) Mu li san
C h ủ tr ị
Thể hư, tự hãn, đạo hãn
T riệ u c h ứ n g c h ín h
Thường tự hãn xuất, dạ ngoạ canh kỳ,
tâm quý, khí đoản, thiệt đạm hồng, mạch
'ítí ỶTth, SỄME
Tế Nhược (Thường hay tự ra mồ hôi, ban
í t , 'ừ 'If,
đêm khi đi ngủ lại ra mồ hôi, tim hồi hộp
i m i , ttếBB m
lo sợ, hơi thở ngắn, lưỡi hồng nhạt, mạch
Tê Nhược).
N g u yên n h â n gây b ệ n h
Khí hư, vệ ngoại bất cô", âm thương, tâm
dương bất tiềm, nhật cửu tâm khí diệc
% Ề J l ỳ M
hao (Phần khí bị hư yếu, phần vệ bên
ịjĩ, ‘ù B
ngoài cơ thể không vững chắc, phần âm
bị tổn thương, tâm dương không kềm chế
j được, lâu ngày tâm khí bị tổn hao).
C ông đ ụ n g
Liốm âm chí hãn, ích khí cố biểu. SicMiUT', Ã T í.ra*
n ư ự c vệ 15»*
Mẫu lệ nướng (quân) 20-40g, Hoàng kỳ (thần) 20-40g, Ma hoàng
căn (tá), Phù tiểu mạch (tá) đều 12-20g.
Tán bột, mỗi lần dùng 12g, thêm 100 h ạt Phù tiểu mạch, sắc với
1,5 chén nước còn 1 chén, lọc bỏ bã uống nóng, ngày uống hai
lần, bất kỳ lúc nào.
Có thể đổi thành thuốc thang sắc uống.

Tác đụng: c ố biểu, liễm hãn. Trị chứng khí hư, ra mồ hôi
trộm hoặc tự ra mồ hôi, do cơ thể hư yếu.
G ỉảỉ thích: Mẫu lệ liễm âm, tiềm dương, chĩ hãn là chủ dược;
Hoàng kỳ ích khí cố biểu; Phù tiểu mạch liễm âm chỉ hãn; Ma
hoàng căn chỉ hãn, có tác dụng giúp Hoàng kỳ, Mẫu lệ ich khí cố
biểu, liễm âm chỉ hãn. Các vị phối hợp có tác dụng ích khí, cố biểu,
liễm âm, chỉ hãn,
ứ ng dụ n g lâm sàng:
• Dương hư, thêm Bạch truật, Phụ tử để trợ dương cô" biểu.
• Khí hư, thêm Đảng sâm, Bạch truật để kiện Tỳ ích khí.
• Âm hư, thêm Can địa hoàng, Bạch thược để dưỡng âm.
• Huyết hư, thêm Thục địa để dưỡng huyết chỉ hãn.
Bài này thường được dùng với những bệnh nhấn bị bệnh
nhiễm trùng thời kỳ hồi phục, lao phổi, khí âm hư ra mồ hôi nhiều,
có thể dùng cho bệnh nhân nữ sau khi đẻ cơ thể suy yếu ra mồ hôi
và trẻ em suy đinh dưỡng ra mồ hôi trộm.
Tham khảo:
Mồ hôi phân biệt ra tự hãn và đạo hãn. Khi thức hay ngủ, không lao
động mà tự nhiên đổ mổ hôi, gọi ỉà ‘tự hãn’; ngủ mà ra mổ hôi, tĩnh thì hết
đổ mổ hôi, gọi là ‘đạo hãn’. Mồ hôi lá chất dịch của tâm, dương là phần
bảo vệ cho âm, dương hư không bảo vệ ở ngoài cho kín được thì tầng da
ngoài thưa rỗng mà tự đổ mổ hôi; Âm fií/k h ô n g giữ vững ở trong mà liễm
tàng dược thl âm dịch tiết ra ngoài mà ra mồ hôi. Chửng của bài này là vệ
khí không vững chắc, lại thêm âm dương không ẩn nấp, âm không cố thủ
ở trong, cho nôn binh thường tự ra mổ hôi, đêm ngủ càng ra nhiều hơn.
Chửng hổl hộp, kinh sợ, tâm phiển, người mệt cũng là vl mổ hôi ra quá
nhiếu, hno tổn tâm khí mà gây ra. Bàf này vừa ích khí, cố biểu, liễm âm,
câm mố hôỉ, cho nồn khí được đáy đủ, biểu được củng cố, vỉ vậy, chứng mố
hổl tự cám được (Thượng HỎI phương tè học).
Bài ca MẪU LỆ TÁN

Tự đổ mổ hôi dưdng hư,


: Dương hư tự hãn 'Mẫu lệ tán’,
Bài 'Mẫu lệ tán' có từ bao năm,
: Hoàng kỳ, Phù mạch, Ma hoàng căn,
Hoàng kỳ, Tiểu mạch, Ma hoàng rễ,
! Phốc pháp, Khung, cảo, Mấu lệ phấn,
Xuyên khung, Cảo bản, Mầu lệ tán,
; Hoặc tương Long cốt, Mầu lệ môn.
Hoặc Long (cốt), Mau (lệ) tán ra bôi.

NGỌC BÌNH PHONG TÁN


(Thế y đắc hiệu phương) Yu ping feng san
C hủ tr ị Ì.Ỉ&
1 Biểu hư tự hãn. X lÉ É íff
T riệ u c h ứ n g ch ín h
i Tự hãn, ô phong, diện sắc hạo bạch,
Ễ Ỉ ĨS R l, lÊ lẾ S ,
1 thiệt dạm, mạch Hư (Tự ra mồ hôi, sắc
s ìĩk Mcit
■mặt trắng bệch, lưỡi nhạt, mạch Hư).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h ũ
1 Vệ khí hư nhược, bất năng cố biểu (Vệ
khi suy yếu, không giữ được bến ngoài
1 - phần biểu).

C ông d ụ n g
ích khí, cố biểu, chỉ hãn. ỉỉ^ .0 * jtíĩ-
Dược vị I5HÍ
Hoàng kỳ 24g, Phòng phong 8g, Bạch truật 16g. Tán bột, trộn
đều, mỗi lần uống 8-12g, ngày 2 lần. Có thể dùng thuốc thang
sắc uống.

Tác dụng: ích khí kiện Tỳ, cố biểu, chỉ hãn. Trị chứng biểu
hư, vệ khí không vững chắc, đễ bị cảm, sợ gió, ra mồ hôi, sắc mặt
tráng nhợt, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch Phù, Hư, Nhuyễn.
G iải thích: Iloàng kỳ dùng liều cao để ích khí, cố biểu là chủ
ílưực; Bạch truạt kiện Tỳ; Phòng phong khu phong. Phòng phong
phỏi với I loàng kỳ, (lần Hoàng kỷ ra ngoài biổu đô chê ntỊự phong
tà; Hoàng kỳ có Phòng phong thì trán h được sự lưu luyến ngoại tà.
Phòng phong có Hoàng kỳ thì tránh được trạng thái phát biểu thái
quá. Bài này thuộc về phép ‘trong bổ có tán, trong tán có bổ’ vậy.
ứ n g d ụ n g lảm sàng: Bài thuốc dùng để trị chứng biểu hư dễ
cảm mạo, đối với người hay bị cảm mạo dùng bài này có thể nâng
cao sức khoẻ.
Gia g iả m :
Trường hợp ngoại cảm, biểu hư, sợ gió, ra mồ hôi, mạch Hoãn,
thêm Quế chi để giải cơ.
Mồ hôi ra nhiều, thêm Mẫu lệ, Tang diệp, Ngũ vị tử, Ma
hoàng căn để tăng cường cô' biểu, cầm mồ hôi.
Viêm mũi mạn tính hoặc do dị ứng, thêm Thương nhĩ tử, Bạch
chỉ để sơ phong khai khiếu.
L ăm sàn g hiện nay:
1- Trị ưiềm hô hấp truyền nhiễm : Dùng bài ‘Ngọc bình phong
tán ’ trị 85 trường hợp, kết quả khỏi 59, có kết quả 22, không kết
quả 4 {Trung y tạp chí (1) 1982).
2- Trị trẻ nhỏ mồ hôi tự ra (tự hãn): Trị 54 ca, khỏi 33, hiệu
quả ít 20, không hiệu quả 1 cLiêu Ninh trung y tạp chí (5) ỉ 983).
3- Trị mồ hôi trộm : Trị 44 ca, khỏi 41, có hiệu quả 3 (Thượng
Hải trung y dược tạp chí (11) 1964).
4- Viêm mũi dị ứng: Trị 255 ca, khỏi 106, hiệu quả ít 72, có
kết quả 38, không kết quả 39 (Thượng Hải Trung y dược tạp chí
(11) 1964).
5- Trị mề đay, dị ứng mạn tính : dùng Ngọc bình phong tán trị
26 ca, kết quả khỏi 8, có kết quả 14, không kết quả 4. Ưống 7 đến
21 ngày (Bắc Kỉnh trung y học viện học báo (3) 1978).
6- Trị da nổi vết ban: Trị 100 ca, khỏi 95, hiệu quả ít 4, không
hiệu quả 1 (Hồ Bắc trung y tạp chí (6) 1989).
7- Trị ho: Trị 200 ca, trong đó 56 ca viêm đường hô hấp trên,
38 ca viôm P h ế quản cấp, 106 ca viêm P h ế quản m ạn. K ết quả: hiệu
quổ ít 1Ht ca, có hiộu quá 14, không hiệu quả 5, uống 2 - 1 1 ngày
{Hổ ỉiđc trung y tạp chí (,'ỉ) ì 987).
8- Trị lác sữa ở m ặt: Trị 49 ca, khỏi 32, hiệu quả ít 15, có kết
quả 2 (Thiểm Tây trung y tạp chí (3) 1989).
9- Trị trẻ nhỏ sốt về mùa hè: Trị 25 ca. Kết quả khỏi hoàn
toàn. Uống 3 - 7 ngày (Hồ Bắc trung y tạp chí (4) 1987).
10- Trị lác, lang ben, da mẩn đỏ (tử điến): Trị 7 ca. Trong
đó tiểu cầu giảm 4 trường hợp, dị ứng 3 trường hợp. Kết quả: khỏi
hoàn toàn (Thiểm Tây tạp chí (6) 1986).
11- Trị thận viêm thể ẩn: Trị 36 ca. Kết quả hồng cầu trong
nước tiểu giảm 90,9%, dản bạch giảm 83,3%. Trung bình bị bệnh 8
tháng đến 3 năm, theo dõi không thấy tái phát (Trung tây kết hợp
tạp chí (6) 1983).
Tham khảo:
> Kha Vận Bá nói: Tà khí xâm nhập được tất do chính khí đã hư, cho
nên trị phong không sợ không có gì mà đuổi phong, chi sợ không có gì để
mà ngăn ngừa được phong, không sợ phong không đi mà chỉ sợ phong trỏ
lại. Sao lại thế ? Vì phát tán thái quá, đổ mồ hôi không đóng kín lại được.
Người không giỏi không biết cách thác lý cố biểu, chi chuyên dùng phong
dược để khu trừ, thì cái đi cứ đi, cái lại cứ lại, tà khí lưu liên không bao giờ
xong. Phòng phong thông hành khắp toàn thân, gọi là vị thuốc tiên về trị
phong, trên thanh bảy khiếu ở đầu và mặt, trong trừ phong khớp xương đau
tẻ, ngoài giải tay chân co cứng là vị thuốc nhuận trong loại thuốc trị phong,
trị phong dùng độc một vị này đảm nhiệm dược trọng, công dùng dược
chuyên. Nhưng vệ khí là để làm ấm thó’ thịt, đầy đủ ngoài da thịt, vững tấu
lý mà chủ việc mở đóng, chỉ có Hoàng kỳ hay bổ tam tiêu mà chắc vệ khí,
làm then chốt chống đỡ phong cho lỗ mồ hôi, hơn nữa có mồ hôi thì sẽ cầm
lại, không có mồ hôi thì làm cho phát ra, công dụng giống như Quế chi, cho
nên lại có thể trừ phong nhiệt ở đầu mắt, bệnh phong, bệnh hủi, trường
phong hạ huyết, phụnữtửcung bị phong, làvị thuốc trị phongtrongthuốc
bổ vậy, vì thế Phòng phong được Hoàng kỳ thì công hiệu càng mạnh; Bạch
truật kiện Tỳ Vị, ấm thớ thịt, bồi thổ tức để làm yên phong. Phòng phong
hay trị phong, gặp Hoàng kỳ để cố biểu, thì ngoài được bảo vệ, dược Bạch
truật để cố lý, thì trong vững chắc, phong tà đi mà không trở lại đó là muốn
tán phong tà nên dựa vào bình phong, quí giá như ngọc. Ra m ổ hôi không
chỉ cũng do vì tà ở biểu, bì mao cơ nhục không kín đáo vậy. Khác xa với các
bồl như ‘Phòng phong thông thánh’ (Danh y phương luận).
> Chứng tự đổ mồ hôi của bài này khác với chứng thương phong
(cảm) tự đổ mổ hôi. Thương phong tự đổ mổ hôi thl trách tại tà thực, chứng
nAy tự dổ mổ hôi thl trnch tại bíổu hư, cho nân có bổ có tán khác nhnu.
Theo sách ‘Bản kinh’, Phòng phong chủ trị ‘Gió nhiều, sỢ gió’, có thể biết
chứng của bài này ngoài chứng tự đổ mồ hôi ra, còn có chứng trạng sợ gió.
Tuy nhiên, chứng sợ gió của bài này là do vệ khí hư, thấy gió thì sợ, khác
với chứng sợ gió vì ngoại cảm tà thực. Sau khi dùng bài này thì vệ khí phấn
chấn, tấu lý kín đáo, chứng tự đổ mổ hôi và sợ gió đều sẽ khỏi (Thượng Hải
phương tể học).
> Dùng bài ‘Ngọc bình phong tán’ thêm Hoàng tinh, Dâm dương
hoắc và Ngũ vị tử có tác dụng ích khí, cố biểu, ôn thận, bổ Phế. Trị Phế
khí bất túc, vệ khí ở biểu không đầy đủ, vững chắc, công năng miễn dịch
của cơ thể bị suy giảm. Trên lâm sàng, có thêm Dâm dưđng hoắc, Hoàng
tinh, Ngũ vị tử để ôn thận, ích âm, liễm Phế, so với chl dùng bài ‘Ngọc bình
phong tán’ đơn độc thì tác dụng cao hơn rõ rệt. Với các bệnh mạn tính, cảm
mạo, hen suyễn, dị ứng, mề đay... thì bài này cũng có kết quả rất tốt (Thiên
gia diệu phương).
> Dùng bài ‘Ngọc bình phong tán’ thêm Chỉ xác, thành bài ‘Tử kỳ
thang’ (Hoàng kỳ 20g, Bạch truật 15g, Chỉ xác 15g, Phòng phong 10g), có
tác dụng thăng đề, cố thoát, trị vị khí hư, trung khí hạ hẵm, dạ dày sa xuống.
Bài ‘Ngọc bình phong tán’ dùng thay bài ‘Bổ trung ích khí thang’, dược lực
so vói bài ‘Bổ trung ích khí thang’ có tác dụng lớn hơn. Ngoài công dụng trị
sa dạ dầy, bài T ứ kỳ thang’ còn có tác dụng trị sa ruột, thoái vị bẹn, dãn dạ
dầy, lòi dom, sa tử cung (Thiên gia diệu phương).

So sánh bài NGỌC BÌNH PHONG TÁN và QUẾ CHI THANG

Trị vệ khí bị hư yếu, tấu lý không vững chắc,


chính khí bị hư, sắc m ặt không tươi sáng, lưỡi
nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù, Hư,
N gọc
biểu hiện của khí hư.
b ìn h
Trị người mà tấu lý không vững chắc, cảm
phong Đều có
phải phong tà.
tả n thể trị
biểu hư, Có tác dụng ích khí, cô" biểu, chĩ hãn, kiêm
tự ra khứ phong (nhưng chú trọng phù chính).
mồ hôi, Trị cảm phong hàn, vệ dinh không điều hoà.
sợ gió. Thường thấy sốt, đầu đau, không có biểu hiện
Q uế
khí bị hư.
chi
Dùng Quế chi làm quân.
thang
Thiên vổ giái cơ phát biểu, điồu hoà Vinh Vộ
(khứ tA (liổu chính, nhưng chú trọng khứ ti\).
ĐƯƠNG QUY LỰC HOÀNG THANG
( Lan thất bí tàng) Dang gui liu huang tang
Chủ trị
Ảm hư hoả vượng, đạo hãn M Ề-Xnm ỉT
Triệu chứng chính
Đạo hãn, diện xích, Tâm phiền, tiểu
tiện hoàng xích, thiệt hồng, mạch Sác , B #,
(Mồ hôi trộm, mặt đỏ, Tâm phiền, nước
tiểu vàng đỏ, lưỡi đỏ, mạch Sác).
Nguyên nhân gây bệnh
Âm hư hoả vượng. m ầ .‘XS£
Công dụng ĩh m
Tư âm tả hoả, cố biểu chỉ hãn. ỈSRP?*., 0 * J t f f
Dược vị

ị Đương quy, Sinh địa, Thục địa đều 12g, Hoàng cầm, Hoàng liên,
1Hoàng bá đều 8-Ỉ2g, Hoàng kỳ 16-24g. Tán bột, mỗi lần uống
Ị 8-20g, hoặc sắc uống.

Tác d ụng: Tư âm thanh nhiệt, cố biểu chỉ hãn. Trị âm hư


hỏa vượng, ra mồ hôi trộm, sốt nhẹ, m ặt đỏ, miệng khô, tâm phiền,
môi khô, táo bón, nước tiểu vàng đỏ, lưỡi đỏ chói, mạch Sác. dohư
nhiệt.
G iải thích: Đương quy, Sinh địa, Thục địa tư âm dưỡng huyết
đều là chủ dược; Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm thanh nhiệt
giáng hoả dể giữ âm; Hoàng kỳ để ích khí cô" biểu. Nhiệt được
th a n h thì hoả không còn phục ở trong; Âm được mạnh thì mồ hôi
không tiế t ra ngoài nữa. Mồ hôi ra nhiều th ì tấ u lý k hông chặt, vì
vẠy, dùng Hoàng kỳ để ích khí, thực vệ, cố biểu, chỉ hãn. Các vị
phối hợp có tác dụng làm cho âm huyết phục hồi, nội n h iệt được
trừ, phần biểu được chặt, mồ hôi được cầm, các chứng tự khỏi.
ư n g d ụ n g lâ m sàng: Trên lAm sảng (lùng trị mồ hôi trộm, (ii
tinh, sốt nhọ, rn.‘U ngú, ki(H !ỵ, xuAt huyôt tiôu hổn trôn, t ă n g nAriK
tuy ôn kfi/i|>, hội rluíM^ I.UMI num kinh, xuiìt ImycH (lo giíim t.iru CIIII,
Có thể thêm Ma hoàng căn, Phù tiểu mạch, tác dụng tốt hơn.
Trường hợp sốt nhiều, họng khô, có thể thêm Tri mẫu, Quy
bản để tư âm tiềm dương.
C hú ý: Bài thuốc có nhiều vị dễ gây đầy trướng, vì vậy, nên
thận trọng trong trường hợp Tỳ Vị hư yếu, chán ăn, tiêu lỏng.
Tham khảo:
Quý Sở Trọng nói: Mồ hôi vốn là chất dịch của tâm, sự vào ra có liên
quan tới can và Phế, phần dinh mở đóng do can, phần vệ mở đóng do Phế.
Dinh vệ đều bị hư thì đều có mổ hôi cả, dương hư ra mồ hôi thì trách tại vệ,
âm hư ra mồ hôi thì trách tại dinh, nhưng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau. Vệ
khí không kiên cố ở ngoài !à do âm khí ở trong không tàng, dinh khí không
giữ vững ở trong là do dương khí ỏ ngoài không kín, cho nên trị mồ hôi trộm
có hai cách: Một là can huyết không đủ, mộc không sinh được hoả mà tâm
cũng hư, T oan táo nhân thang’ bổ can tức là bổ tâm. Hai là can khí có thừa,
mộc trở lại hại kim mà Phế cũng hư, ‘Đương quy lục hoàng thang’ trị can
mà là trị Phế. Bài này, Đương quy dưỡng can huyết; Hoàng liên đắng thanh
can hoả, một vị bổ một vị tiết, đó là chủ trị. Can hoả động do thuỷ hư không
nuôi dưỡng; Sinh địa thanh nhiệt ở phần dinh; Thục địa bổ phần âm trong
tuỷ; Hoàng bá đắng cay, làm mạnh thận, đó là ý nghĩa tả tâm bổ thận. Can
mộc thực ià do kim hư không đủ sức chế, Hoàng kỳ bổ Phế khí; Hoàng cầm
thanh Phế nhiệt, đó là cách trị tả Can bổ Phế. C hỉ nên dùng vào chứng
âm h ư có hoả, mạch ở ha! bộ quan xích vượng. Nếu chứng âm khí thiếu,
tân dịch thoát tiết thì nên dùng ‘Sinh mạch tán’, ‘Lục vị’ để củng cố gốc rễ
của ảm dương, nếu dùng Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá, vị đắng hàn
sẽ làm hao thương vị khí, làm cho Phế thêm hư, can hoả càng vượng sẽ trở
tay không kịp (Danh y phương luận).

Bài ca ĐƯƠNG QUY LỤC HOÀNG THANG

'Đương quy lục hoàng’ trị hãn xuất, ‘Đương quy lục hoàng' trị mồ hôi,
Kỳ, Bá, Cẩm, Liên, Sinh Thục địa, Kỳ, Bá, Cẩm, Liên, Sinh Thục địa,
Tả hoả cố biểu phục tư âm, Tư âm, tả hoả, biểu thêm vững,
Gla Ma hoàng căn công cánh dị. Thêm rễ Ma hoàng càng thêm tuyệt.
LIỄM PHẾ CHỈ KHÁI
P h é p liễ m P h ế g iả m ho, thích hợp vớ i c h ứ n g ho lâu đo P h ế ị
hư, k h í dịch hao tổ n , g â y ra ho su yễ n , tự ra m ổ hôi, m ạ ch H ư ị
Sác.
Thường dùng những vị thuốc như: Nhân sâm, Ngũ vị, ổ mai, I
A nh tú c x á c . I
Bài thuốc thường dùng là ‘Cửu tiên tán’.

CỬU TIÊN TÁN (Y học chỉnh truyền)

- Jiu qian san


Nhân sâm, Khoản đông hoa, Cát cánh, Ngũ vị tử, A giao, Bổi
mẫu đều 8 g 0 mai 1 quả, Anh túc xác (sao mật) 6g.
Tán bột, thêm 1 lát gừng, 1 quả táo sắc vứi 2 chén nước còn
1 chén, uống nóng.
Tác dụng: ích khí, liễm Phế, chỉ khái. Trị ho lâu không khỏi,
Phế hư khí yếu, suyễn, tự ra mồ hôi, mạch Hư Sác.
G iải th ích: Bài này trị ho lâu không khỏi, Phế khí hao tán,
Phế âm suy kém. Ho lâu không khỏi, hại Phế, hại khí, dùng Nhân
sâm để bổ khí; A giao để bổ Phế; suyễn thì khí hao, dùng Ngũ vị
tử chua để liễm Phế khí, hao tán. Thêm Ô mai, Anh túc xác liễm
Phế giảm ho; Khoản đông hoa, Tang bì, Bối mẫu dể giảm ho, bình
suyễn, hoá đờm; Cát cánh đưa thuốc đi lên. Các vị dùng với nhau
có tác dụng ích khí, liễm Phế, giảm ho.
Tham khảo:
Ho lảu không khỏi, khí hao, âm suy, ho suyễn, tự ra mồ hôi, dùng bài
này rất thích hợp.
Nếu đờm ủng tắc hoặc ngoài có biểu tà, không nên dùng để tránh cái
hại là giữ tà lại (Thượng Hải phương ỉễ học).
SÁP TRƯỜNG CỐ THOÁT
P h é p sá p trư ờ n g cố th o á t th ích hợp v ớ i c h ứ n g k iế t ly lâu I
n g à y k h ô n g khỏi, tà kh í đã suy, nội tạ n g hư hàn, h o ặ c vì d ùn g I
p h é p c ô n g hạ n h iề u , đ ư ờ n g ru ộ t kh ô n g g iữ v ữ n g , đ ế n nỗi đại tiệ n I
hoạt thoát không cầm được hoặc đi lỵ ra máu mủ. ị
Khi bệnh thuộc Tỳ thận dương suy, hạ tiêu không giữ kín I
được, nên dùng ‘Đào hoa thang’, hoặc ‘Chân nhân dưỡng tạng I
th a n g ’.
Nếu có thấp nhiệt lưu trú lâu ngày mà hại âm, thì nên dùng ị
‘C hu sa h o à n ’ . I

ĐÀO HOA THANG (Thương hàn luận)


- Dao hua tang
Xích thạch chi 32g, Gạo tẻ 20g, Can khươĩig 8g.
Lấy 1/2 Xích thạch chi (16g) sắc cùng Can khương và Gạo tẻ,
đợi lúc gạo chín nhừ, lấy nước ra uống với bột Xích thạch chi còn
lại, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Nếu uống một lần mà khỏi thì ngừng, không uống nữa
Tác dụng: Ôn trung, sáp trường, trị bệnh lỵ, bụng đau, phân
cổ máu mủ, kéo dài lâu ngày không khỏi, lười trắng nhạt, mạch Trì
Nhược hoặc Vi Tế.
G iải th ích: Bài này trong ‘Thương hàn luậrì là bài trị bệnh
lỵ, bụng đau, phân có máu mủ, kéo dài lâu ngày không khỏi, tổn
thương đến Tỳ Vị, chuyển thành chứng hư hàn, hoạt thoát, cho nên
phải dùng phép ôn sáp cố thoát. Xích thạch chi có tác dụng sáp
trường cố thoát, là chủ dược; Can khương ôn trung tán hàn; Gạo tẻ
dưỡng Vị hoà trung.
ứ n g d ụ n g lâm sàng: Bài này thường dùng trị tiêu chảy, kiết
lỵ láu ngày không khỏi, trẻ em bị sa trực tràng.
Gia g iả m :
Trưởng hựp khí hư, thêm Đfíntf sAm, Nhục khấu.
Có NH trực tràng, thỏm ThAng ma, IIoÀng kỳ.
Trường hợp hàn nặng, sắc mặt tái nhợt, đau bụng chườm
nóng giảm đau, rêu lưỡi trắng dày, mạch Trầm Trì Nhược, dùng
Bào khương thay Can khương.
Tham khảo :
Sách 1Thương hàn luận' viết: ‘Bệnh thiếu âm đại tiện ra mủ máu,
dùng bài ‘Đào hoa thang’ làm chủ’. Đại tiện ra mủ và máu, nói chung, phần
nhiều là thuộc nhiệt, hoặc nói bệnh thiếu âm đại tiện ra máu mủ, biết !à do
Tỳ thận dương suy, hạ tiêu không giữ vững được mà sinh ra. Lúc đó tất có
một loạt chứng trạng hư hàn hiện ra, như lưỡi trắng nhợt, mạch Trì NhưỢc
hoặc Vi Tế, thần trí mệt, khí yếu, bụng đau, thích ấm, đè vào thì hết, và máu
mủ cũng có màu tối nhạt, không tươi v.v...
Chứng tiêu chảy lảu ngày mà hoạt thoát, cũng có thể dùng bài này.
Nếu thấy chứng của bài này, kèm có chân tay quyết lạnh, mạch Trầm Vi,
chẳng những thổ hư mà mệnh môn hoả cũng suy, có thể tham khảo bài
‘Xích th ạ c h chi thang’ ở sách ‘ Trửu hậu phương’ (Xích thạch chi 8g, Can
khương 8g, Phụ tử (nướng) 4g. Dưới rốn đau, thêm Đương quy, Bạch thược
(Thượng Hải phương tễ học).

CHÂN NHÂN DƯỠNG TẠNG THANG % x m m


í Hoa tỉ cục phương) Zhen ren yang zang tang
Còn gọi là Dương Tạng Thang
C hủ trị ±ÍỀ?
Cửu tả, cửu lỵ, Tỳ Thận hư hàn chứng. ĩK n ĩK m ,
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Đại tiện hoạt thoát bất cấm, tề phúc .............. .. .............
đông thống, hỷ ôn hỷ án, quyện tức
thực thiểu, thiệt đạm đài bạch, mạch
Trì Tê (Đại tiện lỏng, không cầm, rốn m ,
và bụng đau, thích ấm, thích xoa ấn,
mệt mỏi, ăn ít, lưỡi nhạt, rêu lưỡi
trắng, mạch Trì Tế).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Tỳ ThẠn hư hà 11, trường hont. t hất, cấm. w m ir« , M K V k ĩt
(Yítiịí <lụntf m i
Sáp trường cố thoát, ôn bổ Tỳ Thận. Ị jf[Jj?IÌljỊ%t W
............................ D iíỢ c v ị.................................................. 1?.™..................
Bạch thược G4g, Kha tử bì (thần) 48g, Nhục đậu khấu (nướng)
(thần) 20g, Đảng sâm (tá), Đương quy (tá), Bạch truật (tá) đều
24g, Mộc hương (tá) 56g, Nhục quê (tá), Chích thảo (tá sứ), đều
32g, Anh túc xác (quân) (tẩm mật sao) 124g (Anh túc xác có thể
thay bằng Thạch lựu bì). Tán bột thô, mỗi lần dùng 8-12g. sắc
nước uống nóng.
Có thể dùng làm thuốc thang (giảm liều), sắc uống.

Tác dụng: Ôn bổ khí huyết, sáp trường, cố thoát. Trị tiêu


chảy hoặc lỵ kéo dài do Tỳ Thận hư hàn nặng, có thể kèm theo
sa trực trường, thường kèm đau bụng âm ỉ, chườm nóng giảm đau,
người m ệt mỏi, chán ăn, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch Trầm Trì.
G iải thích: Đảng sâm, Bạch truật ích khí kiện Tỳ là chủ
dược; Nhục đậu khấu, Nhục quế ôn Tỳ Thận để chĩ tả; Kha tử, Anh
túc xác sáp trường cô' thoát; Mộc hương điều khí lý Tỳ, giảm bớt
tính nê trệ của thuốc cố sáp; Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết
hoà huyết; Chích thảo ích khí hoà trung, điều hoà các vị thuôc. Các
vị hợp lại có tác dụng ôn trung sáp trường, bể dưỡng tạng khí đã bị
tổn thương, vì vậy gọi là ‘Dưỡng tạng thang’.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này chủ yếu dùng để trị tiêu chảy,
kiết lỵ kéo dài do Tỳ Thận dương hư.
G ia g iả m :
Nếu dương hư nặng, Tỳ Thận hư hàn, thêm Can khương, Phụ
tử để ÔĨ1 Tỳ bổ Thận.
Tả lỵ lâu ngày gây nên khí bị hư, hạ hãm gây thoát giang (sa
trực tràng), thêm Hoàng kỳ, Thăng ma để bổ khí thăng đề.
Bài này trị có kết quả tôt chứng kiết lỵ mãn tính, viêm đại
trường mãn thể tiêu chảy.
C hú ỷ; Lúc dùng trị các bệnh trên, dặn bệnh nhân kiêng
uống rượu, kiềng ăn chất dầu mỡ, cá tanh, chất sống lạnh.
Trường hợp có tích trộ, chú ý thflm các vị thuốc ti Au thực (lạo
trệ.
Tham khảo:
Chứng chủ trị của bàỉ này tà do Tỳ thận hư hàn gây ra, sách ‘ Y
phương tập giảĩ dùng bài thuốc này để trị tả lỵ lâu ngày, thuộc hư hàn, lòi
đom. Nhưng lòi dom do ở khí hư hạ hãm, cho nên cần đại bổ nguyên khí,
hoặc thêm một ít Thăng ma, Sài hố để đưa khí lên.
Cách trị bệnh lỵ, ồ thời kỳ mới phát, tà khí đang thực, chính ra nên
dùng phép T h ô n g nhân thông dụng’, không được vội dùng thuốc chì sáp
(cầm giữ) lại; nếu bệnh iỵ lâu ngày không cầm, tíc h % |:<Éẩ hết, bụng không
đau hoặc bụng đau mà thích ấm, thích đè, trong trường hợp tạng hư hoạt
thoát, thì cần phải ôn sáp, cố thoát, mới có kết quả. Hàn nhiều, thêm Can
khương, Phụ tử, là để ôn bổ Tỳ thận mà trị âm hàn (Thượng Hải phương tễ
học).

Bài ca CHÂN NHÂN DƯỠNG TẠNG THANG

‘Chân nhân dưỡng tạng' có chàng Kha (tử), 'Chân nhân dưỡng tạng’ có chàng Kha,
Nhục khấu, Đtídng quy, Quế. Mộc hudng, Nhục khấu, Quy, Huong, Quế, một nhà,
Truật, Thược, Sâm, Cam vi sáp tễ, Truật, Thược, Sâm, Cam, là thuốc sáp,
Thoát giang cửu lỵ tảo tiên thường. Thoát giang kiết iỵ uống đi mà.

TỨ THẦN HOÀN
(Chứng trị chuẩn thằng) Si shen wan
C hủ t r ị
Tỳ Thận dương hư chi Thận tả hoặc cửu
ta. 1
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Ngũ canh tiết tả, bất tư ẩm thực, thiệt
đạm đài bạc, mạch Trầm Trì vô lực (Tiêu E m tỂ m , 1
chảy sáng sớm, không muốn ăn uổng, í t, m, » 1
lư ỡ i nhạt, rêu lư ỡ i trắng, mạch Trầm Trì ìKìẼĩcý]
không lực).
N g u y ê n n h â n gây b ệ n h
Mệnh môn hoả suy, hoả bất noãn thổ, Tỳ ổ ríl^ S ,
th ấ t kiộn vạn. k, )$•/Ẳ;flỉ!jUì
C ông d ụ n g
Ôn Thận noãn Tỳ, cố trường chỉ tả. s ís itB ệ , m m ± m
Dược vị
: BỔ Cốt chỉ (quăn) 160g, Nhục đậu khấu (sao) (thần), Ngủ vị tử \
\ (tá) đều 80§, Ngô thù du (tá) 40g, Sinh khương (tá) 320g, Đại táo I
I 240g
: Bốn vị đầu tán bột, dùng nước sắc Khương, Táo làm thang, trộn I
I với bột thuốc, thêm ít bột mì vừa đủ, luyện thành hoàn, mỗi lần Ị
Ị uống 12-16g với nước muối nhạt hoặc nước sôi nguội, trước lúc I
Ị ngủ. Có thể làm thuốc thang sắc uống, liều lượng và vị thuốc có Ị
j thể gia giảm tuỳ tình hình bệnh ỉý.
Tác dụng: Ôn Tỳ, Thận, cô" sáp, chỉ tả. Trị tiêu chảy do Tỳ
Thận hư hàn, sinh ra chứng tiêu chảy kéo dài thường vào buổi sáng
sớm (ngũ canh tiết tả), lưng đau, chân lạnh (do Thận dương hư)
người m ệt mỏi, chán ăn (Tỳ dương bất túc).
G iải th ích: Bổ cốt chi bổ mệnh môn hoả, ôn dưỡng Tỳ dương
là chủ dược; Nhục đậu khấu ôn Tỳ sáp trường; Ngô thù du ôn trung
khu hàn; Ngũ vị tử toan liễm cô sáp; Thêm Sinh khương ôn Tỳ Vị;
Đại táo bổ Tỳ dưỡng Vị. Các vị hợp lại thành một bài thuốc có tác
dụng ôn Tỳ Thận, sáp trường, chỉ tả.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này trên lâm sàng thường dùng
trị các bệnh viêm đại tràng mãn, lao ruột có hội chứng Tỳ Thận hư
hàn, tiêu chảy kéo dài hoặc tiêu chảy lúc sáng sớm (kê minh - ngũ
canh tả).
Gia giảm :
Trường hợp tiêu chảy lâu ngày có biến chứng sa trực trường
nên thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Thăng ma để ích khí thăng đề.
Trường hợp tiêu chảy khó cầm, lưng đau, chân lạnh nhiều,
Lhuộc Tỳ dương hư nặng, thêm Phụ tử chế, Nhục quế để ôn bổ Thận
dương.
Trường hợp bụng dưới đau nhiều, dùng bài này, bỏ Ngũ vị tử,
Ngô thù du, thêm Hồi hương đế ÔĨ1 Thận hành khí chỉ thống.
Có h áo cáo (lùntf l)Ai n/\y trị viAm đại trư ờ n g cơ nAng, tiflu
chiiy mụn tính có kốt qutỉ.
L â m sà n g h iệ n n a y :

• Trị ngũ canh tiết tả: Dùng bài này trị 20 ca. Kết quả: Khỏi
16, đở 4 (Tân trung y 1, 1977).
• Trị ngủ canh tiết tả: Dùng bài này hợp với bài Thụ tử lý
trung hoàn’, ‘Đào hoa thang’ gia giảm, trị 30 ca. Trong thời gian
uống thucíc cẩn thận trong việc ăn uống, tránh ăn thức ăn tanh
sống, thức ăn khó tiêu. Sau khi đại tiện bình thường thì dùng bài
‘Lý trung thang’ hợp với bài ‘Sâm linh bạch truật tá n ’ để điều
dưỡng. Kết quả: Khỏi 22, dỡ 3, có chuyển biến 5 (Hồ Bắc trung y
tạp chí 6, 1985).
• Trị ruột viêm do dị ứng'. Trị người bệnh đã bị 9 năm, mỗi
ngày đại tiện 2-3 lần. Kết quả: Sau khi uống 20 ngày, đại tiện
phân đã có khuôn, uống tiếp 10 thang, đại tiện bình thường, hết
đau bụng. Ngưng thuốc theo dõi hơn 1 tháng, tình trạng vẫn tốt
{Thượng Hải trung y dược tạp chỉ 10, 1965).
• Trị ruột viêm m ạn: Dùng bài này, thêm Bạch thược, Bạch
truật, Sơn dược, 0 mai, Trần bì, Quế chi, Sài hồ, Phục linh, Khiếm
thực. Trị 35 ca. Kết quả: Khỏi 20, đỡ 7, có kết quả ít 5, không khỏi
3 {Tứ Xuyên trung y 12, 1989).
• Trị ruột viêm loét: Dùng bài này kết hợp với Chu sa, Ngân
hoa (sao), Ngũ bội tử, Nhục đậu khấu, Ô mai, Cam thảo (sông). Trị
80 ca. Kết quả: Khỏi 8, dỡ 58, có chuyên biến 12, không khỏi 2
(Thiểm Tây trung y 1, 1989).
K iêng kỵ: Trường hợp rốì loạn tiêu hoá kéo dài do thực tích
không dùng bài này.
Tham khảo:
Kha Vận Bá nói: “Tiêu chảy là bệnh ở bụng, mà bụng là chỗ tụ hội
của tam âm, nội tạng không điểu hoà là có thể bị tiêu chảy ngay, cho nẽn
chứng tiêu chảy của 3 kinh âm, Trọng Cảnh đều có lập phương thuốc để trị.
Thái ảm, có ‘Lý trung thang’, T ứ nghịch thang’; Quyết âm có ‘Ồ mai hoàn',
‘Bạch đầu ông thang’; Thiếu âm có ‘Đào hoa íhang’, ‘Chân vũ thang’, ‘Trư
linh thang’, ‘Sâm phụ thang’, ‘Tứ nghịch thang’, ‘TỨ nghịch tán’, ‘Bạch thông
thang’, T h ông mạch tán’..., có thể nói tất cả sự ẩn khúc của bệnh tình, mọi
phóp dẩy đủ. Nhưng chỉ đặt phép trị một tạng nếu 3 tạng liên quan, lưu lọi
lAu ngày không khỏi, như chứng tiôu lỏng nửa đôm vể sáng thì còn chưn
dú. Tử ga gAy đôn mờ srtng là phân Am của trời dÁt, là phân dương ở trong
âm, vì dương khí đáng lẽ đến rồi mà không đến, hư tà được lưu lại lâu không
đi, cho nên sinh ra tiêu lỏng vào lúc mờ sáng, có 4 lý do: Một !à vì Tỳ hư
không chế được thuỷ; hai ià vì thận hư không hành được thuỷ, cho nên ‘Nhị
thần hoàn’ lấy Bổ cốt chỉ cay ráo làm quân vào thận để chế thuỷ; Nhục đấu
khấu cay ôn làm tá vào Tỳ làm ấm thổ, lấy Táo nhục làm viên, iại là cay
ngọt phát tán là dương vậy; ba là mệnh môn hoả suy không sinh được thổ;
bốn là Thiếu dương khí hư không lấy gì để thay cũ đổi mới, cho nên ‘Ngũ vị
tử tán’ lấy Ngũ vị làm quân, tính chua ôn để thu hoả hao tán của thận, thiếu
hoả sinh khí để bồi đắp thổ; Ngô thù du làm tá, tính cay ôn để nhuận tình
trạng muốn tán của can, vì thuỷ khí mà mỏ đường tư sinh để cung cấp khí
xuân sinh vậy. Bốn lý do trên, tuy khác nhau mà chứng lại giống nhau, đểu
do thuỷ khí mạnh làm hại. ‘Nhị thần hoàn’ là bài thuốc thừa chế; ‘Ngũ vị tử
tán’ là bài thuốc hoá sinh, hai bài lý khác nhau mà tác dụng giống nhau,
cho nên có thể dùng lẫn lộn để tăng hiệu quả, cũng có thể hợp dùng để
đạt được hiệu quả. Hợp làm ‘TỨ thần hoàn’ ỉà bài thuốc chế sinh, chế sinh
thì hoá, tiêu lỏng lâu ngày tự khỏi. Gọi là T ứ thần’ là so sánh với ‘Lý trung
hoàn’, ‘Bát vị hoàn’ thì hiệu quả nhanh hơn (Danh y phương luận).

So sánh bài TỨ THẦN HOÀN


và CHÂN NHÂN DƯỠNG TẠNG THANG

Trọng dụng Bổ cốt chi làm quân. Lấy ôn


Tứ
thận làm chính, kèm noãn Tỳ chỉ sáp.
Thần
Trị mệnh môn hoả suy, hoả không sưởi ấm
hoàn thổ gây nên chứng thận tả.
Đều là
C hăn thuốc cố Dùng Anh túc xác làm quân. Lấy cố sáp làm
nhân sáp, chỉ chính. Phối hợp với thuốc ôn trung bổ Tỳ là
tả. Nhân sâm, Bạch truật, Nhạc quế.
dư ỡng
Trị tả lỵ lâu ngày, Tỳ thận bị hư hàn, Tỳ
tạ n g
th a n g hư trường thoát gây ra tiêu chảy lâu ngày
không cầm.

XÍCH TH Ạ C H CHI v ũ DƯ LƯƠNG THANG (Thương hàn


luận)

- Chi shi zhi yu yu Hang tang


Xích tìiạch chi 40gf Vũ dư lương 40g, sắc nước, bỏ bả, chia 3
lđn, uống lúc nóng.
Tảo dụng: Sấp trường chỉ tễi. Trị tủ lỵ lâu ngày không khỏi,
Tham khảo:
Bài này khác với bài ‘Đào hoa thang’ ỉà không có tác dụng ôn trung,
còn tác dụng cô sáp thì lại mạnh hđn (Thượng Hải phương tễ học).

TRÚ XA HOÀN (Thương hàn luận)

i ì ậ A i - Zhu she wan


A giao 120g, Bào khương 40g, Đương quy, Hoàng liễn đều 60g.
Lấy giấm nấu A giao, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống
8 -1 2 g .
Tác d ụ n g : Trị lỵ lâu ngày làm tổn thương phần âm, đại tiện
ra máu, mủ, mót rặn.
G iải th ích: Âm bị tổn thương, sinh nhiệt, vì vậy, dùng Hoàng
liên để thanh nhiệt chỉ lỵ; Đương quy dưỡng âm huyết; Bào khương
để ôn tán.
Tham khảo: Bài này khác với bài ‘Đào hoa thang’ trị chứng lỵ
lâu ngày làm tổn thương dương, còn bài này trị chứng lỵ lâu ngày
làm tổn thương âm (Thượng Hải phương tễ học).

CHU SA HOÀN (Thiên kim phương)

ýl - Zhu sha wan


Hoàng liến 240g, Đương quy, A giao đều 120g, Can khương 80g.
Tán thành bột, riêng A giao cho vào 8 cáp giấm, nấu cho chảy
ra, sau đó hoà bột thuốc, làm thành hoàn to bằng h ạ t đậu nành,
mỗi lần uống 30 hoàn, ngày uống 3 lần.
Cách dùng gần đây: Thuốc hoàn mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần,
với nước nóng, hoặc làm thành thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Điều hoà cả hàn nhiệt, hoá thấp, kiên (làm mạnh)
âm. Trị thấp nhiệt uất đã lâu, nóng lạnh không đều, kiết lỵ màu
trắng đỏ, mót rặn, bụng rốn đau nhức. Cũng trị cả chứng đi lỵ lâu
ngày, khi phát khi khỏi không dứt (hưu tức lỵ).
G iải th ích: Hoàng ỉiên, A giao làm mạnh âm, chỉ lỵ; Đương
quy hoà huyết chí thổng; Can khương ôn trung hoá thấp. Sóch ‘Cục
Ị)hươfịịị>thì KHO <1íkn (ỉùng có k h a nftng tr ừ ứ, liỗm huyết. Dồn#
thời Hoàng liên dùng chung với Can khương có thể diều hoà cả hàn
nhiệt; Đương quy dùng chung với A giao, hay về dưỡng âm chỉ lỵ;
Đương quy dùng chung với Can khương, có thể điều hoà khí huyết.
Thuốc tuy chỉ có 4 vị nhưng phối hợp rất có ý nghĩa sâu sắc, đối với
chứng lạnh nóng không đều, kiết lỵ trắng đỏ thì rấ t thích hợp.
Chứ ỷ: Nếu lỵ mới phát có biểu chứng, hoặc kiêm tích trệ,
dùng không thích hợp.
T h a m k h ả o : Chửng của bài này ià do thấp nhiệt 1ƯU đọng lâu ngày
hại âm mà gây ra, cho nên trong thuốc kiên âm dưỡng huyết, phối hợp với
thuốc khổ tân khai hoá, làm cho thấp nhiệt hết mà âm không tổn thương,
dưỡng âm, hoà huyết mà không sợ bị nê trệ. Dùng bài này rất thích hợp với
chứng lỵ lâu ngày mà còn có chứng mót rặn, vì lúc đó vẫn thuộc vào chứng
hư có thực, cho nên cần phải trị kiêm tiêu bản, cả hư lẫn thực (Thượng Hải
phương tể học).
SÁP TỈNH CHỈ DI
M ± iầ

P h é p s á p tin h ch ỉ di, thích hợp vớ i c h ứ n g th ậ n hư k h ô n g tà n g


g iữ đ ư ợ c , tin h qua n kh ô n g đ ó n g kín, h o ặ c hạ tiê u h ư h à n , th ậ n kh í
kh ô n g g iữ đ ư ợ c, b àn g quang kh ôn g co lại đ ư ợ c, m à sinh ra cá c
c h ứ n g di, h oạ t, tiế t tin h, tiể u n hiều , tiể u kh ô n g tự ch ủ .
T h ư ờ n g d ù n g n h ữ n g vị th u ố c như T a n g p h iê u tiê u , K hiếm
th ự c , Liê n tu , Long cố t, M ấu íệ, Sa uyển tậ t lê.
B ài th u ố c th ư ờ n g d ùn g là Kim toả cố tinh h oàn, T a n g p hiêu
tiê u tá n .

KIM TOẢ CỐ TINH HOÀN


( Y phương tập giải) Jin cuo gu jing wan
C ông d ụ n g
Sáp tinh bổ Thận.
C hủ tr ị Ì.Ỉ&
Thận hư bất cố chi di tinh.
T riệ u c h ứ n g ch ín h
: Di tinh, hoạt tiết, yêu thống, nhĩ minh, thiệt
iẫtft?ítỉÈ\ ÍSÍS,
Ị đạm đài bạch, mạch Tê Nhược (Di tinh,
â,
ị hoạt tinh, tiết tinh, lưng đau, tai ù, lưỡi
nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Nhược).
Dược vị
I Sa uyển tật lê (quân), Liên tu (thần), Khiếm thực (thần) 80g,
ị Mẫu lệ nung (thần), Long cốt nung giấm (thần), đều 40g. Tán
bột, thêm bột Liên nhục hồ làm hoàn, mỗi lần uống 12g lúc đói
với nước muối nhạt.
Có thể dùng làm thuốc thang sắc uống theo tỷ lệ trên.

Tác dụng: cố Thận sáp tinh. Trị chứng hoạt tinh do Thận hư.
Oitỉi thích: Sa uv<’ n ịẠl lô bổ ThẠn, ích tinh ỈA chú (lược;

Dui ỈTtiurA unr ---


Liên nhục, Khiếm thực cố Thận sáp tinh; Liên tu sáp tinh; Long
cốt, Mẫu lệ tiềm dương, sáp tinh. Các vị hợp lại thành bài thuốc cố
Thận sáp tinh.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Trên lâm sàng, bài này thường được
dùng trị di tinh, mộng tinh do Thận hư, biểu hiện dau mỏi vùng
th ắt lưng, hoạt tinh, di tinh, tiểu nhiều lần, lưỡi nhợt, rêu lưỡi
trắng, mạch Trầm Nhược.
• Trường hợp Thận dương hư, thêm Bổ cốt chi, Sơn thù để ôn
bổ Thận dương.
• Nếu mộng tinh, trằn trọc khó ngủ, lưỡi đỏ khô, mạch Tế
Sác, thiên về Thận âm hư, thêm Quy bản, Nữ trinh tử hoặc thêm
‘Lục vị hoàn’ dể bổ Thận âm.
• Trường hợp hư nhiệt, thêm Tri mẫu, Hoàng bá để tư âm
giáng hoả.
• Bài này cũng dùng có kết quả tốt trị suy nhược thần kinh có
hoạt tinh, mộng tinh, m ất ngủ, đái dầm ở trẻ nhỏ có kết quả tốt.
Lâm sàn g hiện nay :
• Trị di tinh do suy nhược thần kinh, viêm tiền liệt tuyến,
viêm túi tinh, lao phổi và hư lao, liên quan đến thận âm suy, kèm
váng đầu, hoa mắt, ù tai, lưng đau, mệt mỏi, cơ thể gầy ốm, lưỡi đỏ,
ít rêu, mạch Huyền Tế, hơi Sác. Kết quả tô"t (Thực dụng trung y nội
khoa học, Kỉioa học Kỹ thuật Thượng Hải).
• Trị cao lâm (tiểu ra dưỡng trấp): Dùng bài này hợp với bài
"Lục vị địa hoàng hoàn, trị cao lâm loại hư chứng, bệnh lâu ngày
không khỏi hoặc có phản ứng xuất hiện nước tiểu đục như mỡ, sít
đau không chịu được, cơ thể gầy ốm, lưng đau gối mỏi, váng dầu,
không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhờn, mạch Tế Sác không lực.
Kết quả tốt (Thực dụng trung y nội khoa học, khoa học kỹ thuật
Thượng Hải).
• Trị nhược cơ nặng: Người bệnh mi m ắt trên bên phải bị
sụp xuống, ta y c h â n k h ô n g có sức, n h a i nuố t khó k h ă n , khó thở,
hụt hơi. Người bệnh đồ dùng bài ‘Bổ trung ích khí thang’, ‘Quy Tỳ
t h a n g ’ n h ư n g k h ô n g đỡ. C huyển dùn g bài n ày, mỗi lầ n uổng 12g,
n ft\y 3 lAn, với nước muôi n h ạ t, k h ồ n g ă n t h ị t b a ba và t h ị t mòo.
Kốt quti: Sau khi uống 2 tuần, bộnh tình (tii chuytín biến, tay chân
đi lại đã có sức. Tiếp tục uống dài ngày, khỏi bệnh. Theo dõi 6 năm,
không thấy tái phát (Tân trung y 5, 1973).
• Trị sữa chảy ra: Dùng bài này, đổi thành thang sắc uống
thêm Sài hồ, Mạch nha (sao), Hoàng kỳ, Thanh bì, Cam thảo, Kha
tử. Trị người bệnh nữ 53 tuổi, sữa cứ tiết ra liên tục, mỗi ngày có thể
ra đến 100-150ml, kèm váng đầu, hoa mắt, tiểu đêm nhiều lần, hồi
hộp, án ít. Kết quả: uống 6 thang, khỏi bệnh (Tân trung y 5, 1986).
Tham khảo:
> Trương Bỉnh Thành nói: Phàm chứng di tinh chẳng qua chia làm hai
nguyên nhân hữu hoả, vô hoả và hư thực mà thôi. Nằm mộng ỉà vì tướng
hoá mạnh, nên thanh hoả ở tâm can thì bệnh có thể khỏi. Không nằm mộng
thì hoàn toàn thuộc Thận hư không giữ vững, nên dùng thuốc bổ sáp để cố
thoát. Đã thuộc chứng hư hoạt thì không có hoả, không có trệ mà tiêu đạo,
cho nên dùng Đồng sa uyển để bổ nhiếp tinh của Thận, bổ chỗ hư thiếu,
Mầu lệ cố hạ tiêu mà tiềm dương, Long cốt an hồn, bình mộc (can), hai vị
dều có công năng cố thoát, Khiếm thực ích Tỳ mà chỉ bạch trọc, Liên nhục
vào Thận để giao Tâm, lại dùng Liên tu là chuyên nhờ công năng chỉ sáp.
Bài này vì trị hư hoạt tinh mà đặt ra (Thành phương tiện độc).
^ Bài thuốc có tên ‘Kim toả cố tinh’ tức là nói bài thuốc giống như
chiếc khoá vàng giữ vững cửa của tinh dịch. Vi kim toả nghĩa là khoá vàng
(Thang đầu ca quát).
> Chứng di tinh có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có quan hệ mật
thiết với 2 tạng Can thận, vì Thận chủ việc tàng tinh, can coi việc sơ tiết,
Thận âm hư thì tinh quan không kiên cô mà sinh ra hoạt thoát, Can dương
mạnh thì tướng hoả bốc ở trong mà sinh ra di tiết. Cách chung, nếu ngủ mơ
mà xuất tinh, phần nhiều là tướng hoả nung đốt bên trong, hoả nhiễu động
khiến cho tinh tiết ra; nếu không có ngủ mơ mà xuất tinh, phần nhiều thuộc
cửa của thận không bển chặt, tâm thận không giao nhau. Chứng trước điều
trị nên tư âm giáng hoả, chứng sau nên dùng bài này để cố sáp. Do thấp
nhiệt ở hạ tiêu khuấy động mà sinh ra di tinh thì cần dùng bài này (Thượng
Hải phương tễ học).

Bài ca KIM TOẢ c ố TINH ĐƠN

'Kim toả cố tin h ’: Khiếm, Liên tu, Cố tinh, Khiếm thực với tua Sen,
I ong cốt, Tật lê, Mẫu lệ nhu, Long cốt, Tật lê, Mẩu lệ nên,
i iôn, phẩn hổ huàn diôm tửu hạ, Sen bột quấy hổ viên thuốc uống,
Sáp tinh bí khí hoạt (li vổ s<1|) tinh vững khí, hoíít, dí (tỉnh) yôn.
PHONG TUỶ ĐƠN ( Y tông kim giám )

ỉítÉ ^* “ Feng sui dan


Sa nhân 40g, Hoàng bá 120g, Chích cam thảo 28g. Tán bột,
luyện m ật làm hoàn nhỏ, mỗi lần uống 12g, lúc bụng đói với nước
muôi nhạt.
Có thể dùng làm thuốc thang sắc uống theo tỷ lệ trên gia giảm.
Tác dụng'. Thanh hoả cố tinh, dùng trong trường hợp xuất
tinh do Can hoả vượng.

THUỶ LỤC NHỊ TIÊN ĐƠN (Chứng trị chuẩn thằng)

7jcpí n l ỉ ỉ i ^ - Shui lu er xian dan


Khiếm thực, Kim anh tử, lượng bằng nhau. Lấy nước sắc Kim
anh tử trộn với bột Khiếm thực, dùng rượu và hồ làm hoàn nhỏ,
Mỗi lần uống 12g.
Tác d ụ n g : Cố sáp chỉ di. Trị các chứng nam di tinh, hoạt
tinh, nữ bạch đới do Thận hư.
ứ n g d ụ n g lă m sà n g : Thường dùng trị di tinh, hoạt tinh, ung
thư bàng quang, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.

TANG PHIÊU TIÊU TÁN S ifíN fA


(Bản thảo thuật nghĩa) Sang piao xiao san
C hủ tr ị
Tâm Thận lưỡng hư chứng.
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Tiểu tiện tần sác hoặc di niệu, tâm thần
hoảng hcít, th iệt đạm đài bạch, mạch Tế 'h M Sc giỉ àẵ M , ‘ù
Nhược (tiểu nhiều lần, hoặc tiểu không ĩ r l k ị 'ì ù , M
tự chủ, hoảng hốt ỉo sợ, lưỡi nhạt, rêu
lưỡi trắng, mạch Tế Nhược).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h ^+/14$ .ầ
TAm ThẠn lưởng hư, thuỷ hoii bất KÌUO. 'lVPf M )>ỉiì, Ạ. 'k. ‘A' £
C ông d ụ n g j* ; ị)
j Điều bổ Tâm Thận, sáp tinh chỉ di.
Dưực vị l?IỊậ
Tang phiêu tiêu (quân), Long cốt (thần), Xương bồ (tá), Đảng
sâm (tá), Đương quy (tá), Viền chí (tá), Phục thần (tá), Quy bản
(tẩm giấm nướng) (tá), đều 40g. Tán bột mịn, dùng Đảng sâm
làm thang uông, mỗi lần 8-12g, trước lúc ngủ. Có thể dùng làm
thuốc thang.

Tác dụng: Điều bổ Tâm Thận, cố tinh chỉ di niệu. Trị chứng
di tinh, mộng tinh hoặc di niệu (đái dầm, đái són, đái nhiều lần)
do Tâm Thận bất túc.
G iải th íc h : Tang phiêu tiêu bổ Thận, cố tinh, chỉ di niệu, là
chủ dược; Phục thần, Viễn chí, Xương bồ định Tâm an thần; Đảng
sâm, Đương quy song bổ khí huyết; Long cốt, Quy bản diều hoà
Tâm Thận, các vị thuốc phôi hợp có tác dụng điều hoà Tâm Thận,
bổ ích khí huyết, định Tâm an thần, cố tinh, chỉ di niệu.
ứ n g d ụ n g lả m sà n g : Bài thuốc này trị các chứng tiểu nhiều
lần, tiểu đêm, đái dầm, tiểu không tự chủ hoặc di tinh, mộng tinh
do Tâm, Thận bất túc có kết quả tốt.
• Trường hợp di niệu có thể thêm Phúc bồn tử} ích trí nhân.
• Nếu di tinh, mạch Hư Nhược, thêm Sơn thù, Sa uyển tật lê.
Bài này dùng có kết quả đối với các chứng tiểu đêm, đái dầm,
hoạt tinh, m ất ngù, hay quên, tim hồi hộp do Tâm, Thận bất túc,
suy nhược thần kinh.
L â m sà n g h iện nay:
• Trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ: Dùng bài này hợp với bài
'Súc tuyền hoàn’, đổi thành thuốc thang sắc uổng, đã trị 15 ca. Kết
quả: Khỏi 11, đờ 4. Có 3 ca uống 20 thang, 7 ca uống 30 thang, 5 ca
uông 40 thang (Chiết Giang trung y tạp chí 1, 1985).
• Trị trỏ nhỏ đái dầm, tiểu nhiều: Trị 51 ca. Kết quả: Uống
2-7 ngày, khỏi 49, cổ 2 ca khỏn^ (1ốn bíio kốt quá (ỉ ỉ ắc Loììg (Ìian/Ị
tnniỷỉ Vdược /, lỉ)ỉ)0).
• Trị sa tử cung: Dùng bài này, thêm Hoàng kỳ 24g, Thăng
ma 9g, Sài hồ 9g, sắc uống. Bên ngoài dùng ích mẫu thảo 15g, Chỉ
xác 15g, nấu lấy nước rửa. Kết quả: Uống 4 thang, tử cung co lại.
Dùng tiếp bài thuốc gia giảm thêm, uống 3 thang nữa, khỏi bệnh
{Quảng Đông trung y 1, 1950).
Ghi chú\ Nếu do hạ tiêu hoả thịnh gây nên tiểu nhiều lần,
nước tiểu đỏ, tiểu rít, đau; hoặc do Tỳ thận dương hư, tiểu nhiều
hoặc tiểu không cầm được, đều không nên dùng bài này.
Tham khảo :
Tiểu nhiều lần, có khi thuộc hoả thịnh ở dưới, có khi thuộc hạ tiêu
hư không kiên cố. Nhưng có hoả khí thì tất nhiên tiểu tiện ngắn, đỏ, hoặc
sáp, đau. Tinh không kiên cố, cũng có khi vì thuỷ hoả không giao nhau,
hoặc Tỳ thận khí yếu, khi muốn đi tiểu thì không nín được, người già, trẻ em
thường hay có chứng của phương này là thuỷ hoả không giao nhau, tâm
thận không đủ mà gây ra. Tâm khí không đủ thì tâm thần hoảng hốt mà hay
quên, thận hư không giữ kín được thì tiểu nhiều lần hoặc tiểu không tự chủ.
Bài này có đủ tác dụng bổ thận cố tinh, dưỡng tâm an thần, giao thông tâm
thận, điều hoà khí huyết, đối với các chứng tâm thận không đủ, hoảng hốt,
hay quên, hình sắc tiều tuỵ, tiểu nhiều lần, và tiểu không tự chủ, di tinh,
bệnh tình thiên vể hư nhiệt, rất thích hợp (Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca TANG PHIÊU TIÊU TÁN

Tang phiêu tiêu tán' trị tiện sác, Tiểu nhiều chứng ấy Tang phiêu tiêu' (tán),
Sâm, Linh, Long cốt đổng Quy xác, Long cốt, Sãm, Linh, Quy xác (bản) theo,
Xương bồ, Viễn chí cập Đương quy, Viễn chí, Xương bồ, Đương quy ấy,
Bổ thận ninh tâm kiện vong giác. Ninh tâm bổ thận nhớ tăng nhiều.

SÚC TUYỀN HOÀN (Phụ nhân lương phương)

ị ề ^ Ì L - Chu yuan wan


Ô dược , ích trí nhân, lượng bằng nhau.
Thôm Sơn dược lượng như trên, nấu với rượu, phơi khô. Tất
cii trin hột, lồm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần với nước sôi đo
nguội hoẠc nưức cơm.
Tác d ụ n g : Ổn thi)n, trừ hùn, Hiíp tiếu tiộn. Trị tiểu tiộn
nhiều lần hoặc trẻ nhỏ đái dầm do thận dương hư.
Giải thích'. ích trí nhân ôn bổ Tỳ thận, cố tinh khí, sáp tiểu
tiện; Ô dược ôn khí của bàng quang, trị tiểu nhiều lần; lại dùng
Hoài sơn hồ làm hoàn, là để kiện Tỳ bổ thận. Thận với bàng quang
có quan hệ biểu lý, thận khí không đủ thì bàng quang hư lạnh,
không co lại được, vì thế tiểu nhiều lần hoặc tiểu không tự chủ. Tác
dụng của bài này là ôn thận trừ hàn, làm cho hạ tiêu được ôn mà
hết hàn thì công dụng của bàng quang mạnh trở lại, các chứng tiểu
nhiều sẽ hết.
L ã m sà n g h iệ n nay :
• Trị trẻ nhỏ tiểu nhiều: Dùng bài này thêm Hoàng kỳ, Phúc
bồn tử, Kim anh tử, Ngũ vị tử. Trị 21 ca, khỏi 16, đỡ 3, không khỏi
2. thời gian điều trị : 2 —10 ngày (Cát Lâm trung y dược 5, ỉ 988).
* Trị tiểu không tự chủ: Dùng bài này thêm Thỏ ty tử, Bổ cốt
chỉ, Nhục thung dung, Tang phiêu tiêu. Kết quả tốt (Cát Lâm trung
y dược 5, 1988).
c ố BĂNG CHỈ ĐÁI
I HHHitíBr I

C h u y ê n d ù n g trị cá c c h ứ n g đàn bà h u y ế t b ăn g kh ô n g cầ m , 1
I đái hạ ra n h iề u . Loại th u ố c này, th ư ờ n g d ự a v à o c h ứ n g trạ n g lâm I
Ị sà ng m à d ù n g th u ố c kh á c nhau. C á ch ch un g , h u y ế t b ăn g thì dinh ị
Ị h u y ế t th ư ơ n g tổ n n hiều , khi đ iề u trị th ư ờ n g p h ố i hợp v ớ i n h ữ n g vị ị
I tư âm bổ h u y ế t. ị
Đ ái hạ p hầ n n hiều do th ấ p trọ c dồn xu ố n g , khi đ iề u trị th ư ờ n g I
ị d ù n g ch u n g cả th u ố c tá o thấ p và th u ố c thu liễm . N h ư bài ‘C ố kinh ị
I h o à n ’ trị b ă n g h u y ế ỉ vì âm hư h u yế t nhiệt, ch o nên d ù n g ch u n g cả I
I th u ố c tư âm th a n h n h iệ t v ớ i th u ố c thu liễm , T h ư thụ că n h o à n ’ trị Ị
I đái hạ v ì th ấ p n h iệ t, ch o nên d ù n g chung cả th u ố c th a n h n h iệ t tá o ị
ị th ấ p và th u ố c thu liễ m . ;

HOÀN ĐÁI THANG


(Phó Thanh Chủ nữ khoa) Huan dai tang
C hủ trị ìỉố
Tỳ hư Can uất, thấp trọc trệ hạ. lệ Ề M , ỉt& ỉtT
T riệ u c h ứ n g ch ín h f » iĩE ^ £
1 Đới (đái) hạ sắc bạch, thanh hy như phí,
1thiệt đạm đài bạch, mạch Hoãn hoặc Nhu ? T F Ê Ú ,
1Nhược (Đái hạ màu trắng trong, đặc như í$, ÌÂ 1=1 c 1, 11'jc-Jf
1nước sôi, lưỡi nhạt, rêu lưdi trắng, mạch ẵ S S i
\ Hoãn hoặc N hu Nhược).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Tỳ hư th ất vận, Can khí thất sơ, đới mạch
ị th ất ước, thấp trọc hạ chú (Tỳ hư mất S ậ ỉ i ^ à i , IP -Í,*
\ chức năng vận hoá, Can khí mất chức & , 'Áỉil, ?v
năng sơ tiết, đới mạch mất chức năng ® T í t
kềm chế, thấp trọc dồn xuống dưới).
C ông d ụ n g IM
Bố Tỳ sơ Can, horí LhA|> chi (lới. ll.M
Dược vị 15^
Bạch truật (thổ sao) (quân) 40g, Sơn dược (sao) (quân) 40g, Đảng
sâm (thần) 8-12g, Xa tiền tử (sao rượu) (thần)12g, Bạch thược
(thần)12-20g, Thương truật (thần) 8-12g, Sài hồ (tá) 6-8g, Trần
bì (tá) 4-6g, Hắc giới tuệ (tá) 4-6g, Cam thảo 4g. sắc uổng.

Tác dụng: Kiện Tỳ táo thấp, sơ Can lý khí. Trị bạch đới do
Tỳ hư, Can khí uất.
G iải th íc h : Bạch truật và Sơn dược dùng liều cao dể táo
thâp, kiện Tỳ, trị bạch đới, là chủ dược; Đảng sâm ích khí kiện Tỳ;
Thương truật táo thấp; Bạch thược, Sài hồ sơ Can giải uất; Hắc giới
tuệ thu liễm chỉ đới; Trần bì lý khí kiện Tỳ; Xa tiền tử lợi thuỷ trừ
thấp; Cam thảo điều hoà các vị thuốc. Các vị hợp lại thành một bài
thucíc có tác dụng ích khí, kiện Tỳ, táo thấp, chỉ đới.
ứ n g d ụ n g lã m sàng: Bài này chủ yếu dùng trị chứng bạch
đới do Tỳ hư.
Gia g iả m :
• Đau lưng, thêm Đỗ trọng, Thỏ ty tử để bổ Thận.
• Bụng dưới đau, thêm Ngải diệp, Hương phụ (chế) dể lý khí
chỉ thông.
• Trường hợp bệnh kéo dài, bạch đới loãng, chân tay mát,
mạch Trầm, Trì, thêm Ba kích, Lộc giác sương đế ôn Thận cố sáp.
L â m sà n g h iện n a y :
• T r ị cổ tử cung viêm mạn: Trị 47 ca, bạch đái ra quá nhiều.
Uống ít nhất 15 thang, nhiều nhất 46 thang, trung bình uống 20-
30 thang. Kết quả: Khỏi 25, đỡ 18, không khỏi 4 (Giang Tô trung
y tạp chí 4, 1987).
K iêng kỵ: Không dùng bài thuốc này cho chứng bạch đới thể
thâp nhiệt.

DŨ ĐÁ ỉ (ĐỚI) HOÀN (Tư H ạ c Đình tập phương)

M — tthu (lai wan

T h ụ c (lịa ! (>ịị, ỉiụch thược, Dươiiỷí tỊuy, H o à n g bá, L ư ơ iiịị


khương đều 12g, Xuyên khung 8g, Xuân căn bì 24g. sắc uống.
Tác d ụ n g . Thanh thấp nhiệt, trị đái hạ (hoàng đái, xích bạch
đái) có kết quả tốt.

CỐ KINH HOÀN
lẫl 1Ẽ.ÌL - Gu jing wan
Hoàng cầm, Bạch thược, Quy bản đều 40g, Xuân căn bì 30g,
Hoàng bá 15g, Hương phụ 8g.
Tán bột, trộn với rượu làm hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi
lần uống 50 hoàn, với rượu.
Cách dùng gần đây, chuyển thành thuốc thang, sắc nước uống.
Tác dụng: Tư âm thanh nhiệt, chỉ huyết cố kinh. Trị kinh ra
không cầm, băng lậu, màu huyết đỏ sẫm, kèm có huyết khối ứ tím,
tim ngực phiền nóng, bụng đau, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, mạch Huyền
Sác.
G iải thích: Chứng của bài này là do can uất hoá hoả, mạch
xung nhâm bị nhiệt xâm lấn, bức huyết vọng hành mà gây ra.
Trong bài dùng Quy bản, Bạch thược để tráng thuỷ chế hoả, tiềm
dương, liễm âm; Hoàng cầm, Hoàng bá, Xuân căn bì thanh nhiệt,
chỉ huyết, cô" kinh; Hương phụ, điều khí hư uất. Như th ế thì thuỷ
vượng có thể chế hoả, huyết nhiệt được thanh mà không sinh ra
vọng hành có hại.

So sánh bài c ố KINH HOÀN và c ố XUNG THANG

Trị băng lậu, kinh nguyệt ra quá nhiều,


CỐ Đều âm hư hoả vượng, mạch Xung Nhấm bị tổn
k in h dùng trị thương, huyết đi bậy.
hoàn băng lậu Dựa vào màu kinh đỏ sậm, hoặc đỏ tím, dính,
(rong lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác.
............ kinh),
kinh Trị băng huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều,
CỐ nguyệt do Tỳ thận đều hư, mạch Xung Nhâm không
xung ra quá vững chắc khiên cho máu ra nhiều, màu kinh
th a n g nhrôu. nhạt, lư n tf (lau, tfối mỏi, lư ờ i nhnt, mạch hơi
N hưực.
Điều trị: Lấy bổ khí cố xung, nhiếp huyết làm
chính. ích khí, kiện Tỳ để hỗ trợ tác dụng cố
nhiếp, dựa theo ý ‘Cấp thì trị ngọn’.

CHẤN LINH ĐỐN (Hoà tễ c ụ c phương)

H M 'ỹ]~ —Zhen ling dan


Vũ dư lương, Tử thạch anh, Đại giả thạch, Xích thạch chỉ đều
160g, Một dược, Ngũ linh chi 8ồg, Nhủ hương SOg, Chu sa 4Og.
Tán bột, trộn đều, thêm bột gạo 10-20% làm hồ, chế thành
viên nhỏ, mỗi lần uống 8-16g, ngày 2 lần với nước nóng. Hoặc tính
theo liều lượng gia giảm của thuốc sắc, cho thuốc vào túi vải, sắc
uống.
Tác dụn g: Khử ứ, sinh tân. Trị băng đới. Trị băng lậu phụ
nữ, kinh nguyệt kéo dài hoặc bạch đới lâu ngày không cầm.
G iải thích: Vũ dư lương, Xích thạch chi, Đại giả thạch, Từ
thạch anh có tác dụng chỉ tả, chỉ huyết, cô sáp là chủ dược; Thêm
Ngũ linh chi, Nhũ hương, Một dược tác dụng hoạt huyết ứ sinh
tân; Chu sa an thần. Trong bài thuôc, các vị thuốc vừa có tác dụng
chỉ huyết và hoạt huyết (thông sáp cùng dùng) có tác dụng rất tốt
trong điều trị các chứng xuất huyết do ứ huyết, cho nên bài thuốc
này dùng điều trị chứng băng lậu rất hay.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này chủ yếu trị băng lậu, rong
kinh có kết quả tốt. Tuỳ tình hình bệnh nhân, có thể thêm các vị
thuốc bổ khí huyết.

TH Ư THỤ CĂN HOÀN (N hiếp sinh chún g diệu phương)

- Shu shu gen wan


Lương khương (đốt thành than) 15g, Hoàng bá (đốt tồn tính)
ĨOg, Thược dược 10g, Thư thụ căn bì 60g.
Tán bột, lấy bột mì nấu thành hồ, làm viên to bằng hạt ngô
(lồng, mồi lần uống ,‘ì() hoàn, lúc đói bụng với nước cơm.
Oách d ù n g |»ần (lây UìƯờng (tối th à n h thu ố c U m n g sÁe uông.

Túc iiụnịí Thanh nhií‘1 hoií tháp, thu lióĩn chỉ (lái (hạ). Trị
thấp nhiệt dồn xuống, gây ra xích bạch đái, lượng nhiều mà tanh
hôi, nước tiểu vàng đỏ, hoặc tiểu buốt.
G iải thích: Bài này trị xích bạch đới vì thấp nhiệt dồn xuống.
Trong đó dùng Hoàng bá thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu; Bạch thược vị
đắng, tiết hoả ở phần dinh huyết; Thụ căn bì thanh nhiệt cố sáp,
dùng lượng nhiều, hợp với Hoàng bá, Bạch thược là có ý nghĩa, lấy
đắng để táo thấp, hàn để thắng nhiệt, sáp để cô' thoát. Dùng Lương
khương là theo phép tòng trị, trong thuốc khổ hàn có loại thuốc tân
ôn, hoà âm, thì thuốc khổ hàn mà không hại Tỳ vị. Cùng đốt thành
than với Hoàng bá, thì lại có công hiệu chỉ huyết, thu thoát.

Tóm tắt
Bài th u ố c cố sá p d ù n g trị nhữ n g c h ứ n g h o ạ t th o á t kh ô n g cầm
đ ư ợ c , ch ư ơ n g n à y ch ia ra làm 5 loại:

1. Liễm hãn c ố biểu: ‘M ẫu lệ tá n ’, ‘N g ọ c bình pho n g tá n ’ có


tá c d ụ n g liễm h ãn cố b iể u , th ích h ợp v ớ i c h ứ n g vệ d ư ơ n g kh ô n g giữ
v ữ n g , d ư ơ n g kh ô n g bến c h ặ t ở tro ng , tự ra m ồ hôi kh ô n g cầ m .

2. Liềm P h ế c h ỉ khái: ‘C ửu tiê n tá n ’ ích khí, lỉễm P hế giả m ho,


trị ho lâu k h ô n g khỏi, tự ra m ổ hôi, hơi th ở n g ắ n , P hế kh í hao tổn ,
P h ế âm c ũ n g bị su y hao.

3. Sáp trường cố ỉhoảỉ: ‘Đào hoa thang’ ôn trung sáp trường,


th ích hợp v ớ i c h ứ n g hạ tiê u hư hàn, đại tiệ n ra m á u m ủ, h o ạ t th o á t
không cầm được.

• ‘Chân nhân dưỡng tạng thang’ bổ hư ôn tru n g , sáp trường cố


th o á t, th ích hợp v ớ i c h ứ n g tả lỵ lâu ngày, lòi dom kh ô n g thu và o . So
sá n h hai bài trê n thì bài trư ớ c ch ỉ là sáp trư ờ n g cố th o á t, còn bài sau
kiêm cả ôn tru n g bổ hư.

• ‘C h u sa h o à n ’ đ iề u hoà cả hàn n hiệt, kiê m âm hoá th ấ p , thích


h ợp v ớ i c h ứ n g đi lỵ lâu ngày, âm bị thư ơ ng m à kiêm có th ấ p nhiệt.

4. S áp tinh c h ỉ di: ‘Kim toả cố tinh h o à n ’ thu sá p cố tin h , thích


h ợp v ớ i c h ứ n g tâ m th ậ n không đủ, th u ỷ hoả không giao n hau, di tinh,
ra m ồ hôi trộ m .

T a n g p h iê u tiê u tá n ’ và ‘S úc tuyề n h o à n ’ đều là p h ư ơ n g th u ố c


trị tiể u n h iề u lẩ n , h oặ c tiể u không tự chủ. N hưng bài trư ớ c là trong
thuốc CỐ nhiếp còn kiôm cả an thán dưỡng huyết, giao thông tâm
thận; Bài sau thì dùng ôn thận trừ hàn để cố sáp. Đó íà chỗ khác
nhau của hai bài này.
5. C ố bảng chỉ đái: ‘ Cố kinh hoàn’ tư âm thanh nhiệt, chĩ huyế
cố kinh, thích hợp với các chứng hành kỉnh không cầm, băng huyết,
rong huyết thuộc về âm hư huyết nhiệt.
Th ư thụ căn hoàn' thanh nhiệt hoá thấp, thu liễm, chĩ đới hạ,
trị đớỉ hạ đo thấp nhiệt.
TRỪ THẤP
W ã M

Những bài thuốc trừ được thấp tà, trị được bệnh thấp
gọi chung là bài thuốc trừ thấp.
Bài thuốc trừ thấp gồm những vị thuốc để hoá thấp, lợi
thấp, hoặc táo thấp có tác dụng hoá thấp, lợi thuỷ, thông lâm,
tả trọc, dùng trị các chứng thuỷ thấp ứ đọng trong cơ thể sinh
ra thuỷ thũng, lâm trọc, đờm ẩm, tiết tả, thấp ôn, bí tiểu...
Thấp là âm tà, có dạng là trọc, nguyên nhân của nó
được chia ra từ bên trong hay từ bên ngoài. Gọi là ngoại thấp,
thường nhân khi thể khí hư suy, dầm mưa lội nước, ở chỗ ẩm
thấp, chính không thắng được tà gây nên bệnh. Khi đã thành
bệnh, thường thấy các chứng nóng lạnh thất thường, đầu
sưng, mình nặng nể, tay chân các khớp đau nhức, hoặc toàn
thân phù thũng, hoàng đản. Nội thấp từ trong sinh ra, thường
do ăn thức ăn sống lạnh, uống nhiểu, rượu, sữa, chất béo,
dương khí ở trung tiêu không mạnh mà thành bệnh. Bệnh
phát ra thì thấy ngực tức, bụng đầy, ăn vào không tiêu, tiêu
chảy, kiết lỵ, tiểu gắt, bí tiểu hoặc vàng da, Tóm lại, ngoại
thấp gây bệnh phần nhiều là bệnh ở cơ biểu, kinh lạc; nộị
thấp gây bệnh phần nhiều thuộc tạng phủ khí huyết.
Tuy nhiên, biểu và lý iuôn quan hệ mật thiết với nhau,
thấp ở biểu nặng có thể ảnh hưỏng đến nội tạng; nội thấp
nặng cũng lan ra biểu, cho nên không thể tách riêng nội thấp
và ngoại thấp ra được.
Vì thấp tà gây bệnh có thể ở biểu, ở lý, hàn nhiệt khác
nhau, cách trị cũng phải phối hợp khác nhau, vì vậy nội dung
chương này đề cập đến: Táo thấp hoá trọc, thanh nhiệt lợi
thấp, lợi thuỷ hoá thấp, ôn hoá thuỷ thấp và tỉêu tán thấp tà,
còn phép công trục thuỷ thấp thì đã bàn trong bài thuốc tả hạ.
Khi sử dụng thuốc trừ thấp, nên để ý đến vị trí gây
bệnh, trên đưới, trong ngoài, đổng thời cũng phải để ý đến
y ế u tố hàn n h iệ t hư th ự c kh ác nhau. N h ư th ấ p tà ở trê n , ở
n g o à i nên p h á t hãn nhẹ để giải đi, ở tro ng thì kiệ n T ỳ lợi th u ỷ
để th ỏ n g đi, đó là th e o ý củ a thiên ‘Â m dươ n g ứng tư ợ n g đại
lu ậ n ’ (T ố vấn 5) “Ở n go à i bì phu thì p h á t hãn m à g iải đi - ở
d ư ớ i thì dẫn x u ố n g cho h ết đ i” , nếư thấ p th e o hàn hoá thì
nên ôn tá o , th ấ p th e o n h iệ t hoá thì nên tha n h lợi. N ếu m ạ ch
chứng thực, thuỷ thấp kém thì nên phù trọ’ chính khí, vẫn
the o ý ‘T h ự c thì tả m à hư thì b ổ ’ làm g ố c.
Tỳ hư thi thấp sinh, thận hư thì thuỷ tràn lên, Phế khí
kh ô n g th ô n g thì c h ứ c năn g thô n g đ iể u không làm đ ư ợ c, b àn g
q u a n g kh ô n g lợi thì tiể u tiệ n không th ô n g , khí tam tiê u bị
ngăn trở thì công năng khơi thông bị hạn chế.
Tạng phủ đều có liên quan đến bệnh do thuỷ thấp gây
ra. Vì th ế làm m ạ n h T ỳ thì th ổ có thể th ắ n g đ ư ợ c th ấ p và còn
có khả năng chế thuỷ. Thận có thể khí hoá thì thuỷ mới ổn
định kh ô n g đến nỗi trà n ra th à n h b ệ n h . P hế khí th ô n g thì khí
hoá v à tu y ê n g iá n g trở lại bình th ư ờ n g , đ ư ờ n g n ư ớ c th ô n g
điều thì thấp cũng tự hoáf bàng quang thông lợi thì tiểu tiện
trở lại bình thường. Tam tiêu khí hoá thì chức năng khơi thông
mở ra, đường nước thông lợi. Vì vậy, khi sử dụng thuốc trừ
th ấ p , cầ n x é t đến sự liên hệ vớ i tạ n g phủ.
T h ấ p vớ i th u ỷ kh á c tên m à cù ng loạỉ, th ấ p sẽ d ầ n th à n h
th u ỷ , th u ỷ là th ấ p tích lại, c h ỉ là nặng nhẹ biến hoá, hai th ứ
ấy thật khó phân chia riêng rẽ được. Thuỷ thấp với đờm ẩm
cũng có quan hệ mật thiết với nhau, cho nên nói “Tỳ thấp
sinh đ ờ m , tụ th u ỷ th à n h ẩ m ” . Bài th u ố c hoá th ấ p lợi th u ỷ c h ỉ
có th ể trị th u ỷ k h í đ ờm ẩ m , vì v ậ y đ ểu th u ộ c p hư ơ ng p há p
b ện h k h á c nhau m à p hé p trị g iố ng nhau, cái hay là ở ch ỗ linh
hoạt vận dụng.
Đ iề u cấm kỵ chủ yếu khi d ù n g th u ố c trừ th ấ p là chú ý
tới chứng ảm hư, tân dịch khô, không nên dùng thuốc phân
lợi, vì phân lợi thi âm dịch càng bị tổn thương, trong trường
hợp cầ n th iế t p h ả i d ùn g thì phải đ ư ợ c p hối hợp ch o kh éo ,
đ ặ c b iệ t là n h ữ n g bài có vị khổ táo cà ng phải cẩn th ậ n . Nếu
sau khi bệnh khỏi, đòi với chửng phù thũng do Tỳ hư hoặc
phụ n ứ bị phù th ù n g khi có thai, trong p hé p trị tuy p h ả i trừ
thấp lợi thuỷ, nhưng cần phải phối hợp với các vị làm mạnh
Tỳ để giúp cho chính khí là chủ yếu.
Ghi chú: Bài thuốc trừ thấp phân lớn dễ làm tổn thương
tân dịch, vì vậy, không dùng kéo dài, đối với cơ thể âm hư,
cần thận trọng ỉúc dùng.
PHƯƠNG HƯƠNG HOÁ THẤP

Thấp bị ngăn trở ở Tỳ Vị, biểu hiện ở công năng vận hoá của
Tỳ Vị bị giảm sút hoặc rối loạn gây ra chứng trạng kém ăn, ngực
tứ c, b ụn g trư ớ n g , đại tiệ n lỏng phân, m iệ n g n hạ t, n g ọ t h o ặ c đ ắn g ,
hoặc buồn nôn, nôn mửa dẫn đến đầu nặng trướng, tay chân mỏi
mệt, tiểu tiện ngắn và ít v.v... Thấp thuộc loại tà khí trọng trọc, vì
th ế , khi đ iề u trị c á c c h ứ n g th ấ p trở T ỳ V ị, trư ớ c h ế t nên d ù n g th u ố c
có mùi thơm, vị đắng, tính ôn, và phải phối hợp kiện Tỳ, lợi thuỷ (lợi
n iệ u) để th à n h p h ư ơ n g tễ hoá thấ p .
Bài thuốc phương hương hoá thấp thường bao gồm các vị
thuốc phương hương hoá trọc, ôn trung táo thấp, như Hoắc hương,
Bạch đậu khấu, Thương truật, Trần bì..., dùng cho các chứng Tỳ
Vị vận hoá kém, thấp thịnh ở trong, gây nên bụng đầy đau, ợ hơi,
Ợ chua, b uồ n nôn, nôn m ửa, tiê u ch ả y, ăn ít, n g ư ờ i m ệ t.
Trong các bài này, dùng các vị Hoắc hương, Trần bì, Khấu
nhân có mùi thơm để hoá thấp, và các vị khổ ôn như Hậu phác,
Thương truật để táo thấp. Đó là các cơ sở để íập thành bài thuốc.
Bài thuốc thường dùng có ‘Hoắc hương chính khí tán’, ‘Bình
vị tán’.

BÌNH VỊ TÁN ¥P?B c


(Hoà tễ cục phương) Ping wei san
C hủ trị Ì.ÌÙ
Thấp trệ Tỳ VỊ chứng.
T riệ u ch ứ n g ch ín h g ia ® ? *
Quản phúc trướng mãn, thiệt đài bạch nị nhi ĩim m m ,
hạu (Bụng đầy trướng, rêu lưỡi trắng dầy). ỂH ĩỉữ
N guyên n h â n gây b ệ n h
Thấp khốn Tỳ Vị, khí cơ trở trộ, nạp vận thất 'iv .M im Aa )i
(liồu, thAntf g iá n g t h a i Ihưừng {T hấp lù m ỉổn l'íỉ.ìríií, tỶiìh 'Ằ ÌJ'*j,
thỉỉơnỊỊ T y Vị, k h i hị ìiẬỉún trở, h u n ìI 'k VÍV
chức năng hấp thu và vận hoá bị rối loạn, sự
thăng giáng khí của Tỳ bị xáo trộn).
Công d ụ n g íM i
íề ỉlis flậ ,
Táo thấp vận Tỳ, hành khí hoà Vị.
Dược vị 15 íậ
Thương truật (quân) 6-12g, Hậu phác (thần), Trần bì (tá) đều
4-12g, Cam thảo (sao) (tá sứ) 4g. Tán bột, mỗi lần uống 6- 12g
với nước sắc gừng 2 lát, Táo 2 quả.
Có thể chuyển thành thuổc thang sắc uống.

Tác dụng: Kiện Tỳ táo thấp, hành khí đạo trệ. Trị chứng Tỳ
Vị thấp trệ, có triệu chứng bụng đầy, miệng nhạt, buồn nôn, nôn,
chân tay mệt mỏi, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng nhớt, dày.
G iải thích: Thương truật kiện Tỳ táo thấp là chủ dược; Hậu
phác trừ thấp giảm đầy hơi; Trần bì lý khí hoá trệ; Khương, Táo,
Cam thảo điều hoà Tỳ Vị.
ứ n g d ụ n g lã m sàng: Trên lâm sàng dùng trị viêm vị trường
cấp hoặc mạn tính, rối loạn thần kinh dạ đày, ỉoét dạ dày tá tràng,
gan viêm siêu vi, thận viêm, xơ gan cổ trướng, bệnh động mạch
vành, rối loạn nhịp tim, mất ngủ, ho gà, bế kinh, tửu tích.
• Trường hợp thấp nhiệt nặng, thêm Hoàng cầm, Hoàng liên.
• Nếu thực tích, bụng đầy, đại tiện táo kết, thêm Đại phúc bi,
La bạc tử, Chỉ xác để hạ khí thông tiện.
• Bên trong có thấp trệ, kèm ngoại cảm, triệu chứng có nôn,
bụng đầy, sốt sợ lạnh, thêm Hoắc hương, Chế bán hạ dể giải biểu hoá
trọc, gọi là bài ‘Bất hoán kim chính khí tán’ (Hoà tễ cục phương).
• Sốt rét (thấp ngược), thân mình nặng, đau, mạch Nhu, lạnh
nhiều nóng ít, dùng bài này hợp với bài ‘Tiểu sài hồ thang’ để trị
gọi là bài ‘Sài bình thang’ {Nội kinh thập di phương luận).
• Bài này thêm Tang bạch bì gọi là ‘Đôi kim ẩm tử’, trị chứng
Tỳ Vị thấp, ngưòi năng, dft phù.
TrAn lArn sàng cổ l)ít<> Cíto (lùng bAi nAy trị viAm dạ dày mflr>
t í n h , <1mu đi.i (ỈAy cơ n An g, h ụ n g ítrìy, fln k ^ m , r ỏ u lưỡi t r í í n g (ỉí\y.
L â m sà n g h iệ n n a y :
• T r ị ruột viêm cấp: Dùng bài này hợp với bài ‘Hậu phác
thang’ gia giảm, trị 129 ca. Bụng đầy trướng, thêm Hoắc hương.
Rêu lưỡi dục hoặc nhờn nhớt, thâm Thảo đậu khấu. Nếu phân có
mùi tanh, do thực tích, thêm Tô diệp. Kết quả: Ưông 4-6 thang đều
khỏi. Trong đó, khỏi 81, đỡ 42, có chuyển biến 6 (Phức kiến trung
y dược 4, 1984).
• Trị tiêu chảy: Trị 129 ca trẻ nhỏ bị tiêu chảy. Bị bệnh 1-7
ngày, mỗi ngày đại tiện 4 - 1 0 lần hoặc nhiều hơn. Kèm sốt, bụng
trướng, nôn mửa. Do thương thực, thêm Sơn tra, Thần khúc, Mạch
nha. Phong hàn, thêm Kinh giới, Tử tô. Thấp nhiệt thêm ‘Lục nhất
tán ’. Tỳ hư, thêm Sơn dược, Cam thảo. Tỳ Thận dương hư, thêm
Bào khương, Phụ tử. Nôn mửa, Bụng trướng, thêm Sa nhấn, Bán
hạ, bụng đau, thêm Thanh bì, Mộc hương. Tiểu ít, thêm Trạch tả.
Sốt thêm Cát căn. Kết quả: trị 3 ngày, khỏi 79, dỡ 42, không khỏi
8 (Chiết Giang trung y tạp chí 1, Í988).
• Trị tiêu chảy: Dùng bài này thêm Hoắc hương. Trị 112 ca.
Khỏi 102, đõ' 6, không khỏi 4 (Phúc kiến trung y dược 1, 1984).
• Trị không muốn ăn uống: Dùng bài này, thay Thương truật
bằng Bạch truật. Tỳ Vị hư yếu, thêm Hoàng kỳ, Sơn dược, Phục
linh. Dư nhiệt chưa hết, thêm Trúc diệp, Thạch cao. Khí uất, thêm
Sài hồ, Sa nhân. Thức ăn đình trệ, thêm Mạch nha, Cốc nha, Kê
nội kim. Đờm thấp, thêm Bán hạ, Phục linh, Trạch tả (Phúc kiến
trung y dược 2, 1966).
• Trị viêm gan truyền nhiễm: Dùng bài này thêm Nhân trần,
Chi tử, Hoàng bá, Chỉ xác. Trị 550 ca. khỏi 471, đỡ 72, không khỏi 7,
trung bình trị 27.8 ngày (Hắc Long Giang trung y dược 1, 1984).
• Trị bế kinh do hàn thấp: Dùng bài này thêm Tam lãng, Nga
truật, Ngưu tất, Kề nội kim. Trị bệnh nhân bị bê kinh đã 3 năm. Kết
quả: Uống 25 thang, thấy kinh trở lại (Cát Lâm trung y dược 4, 1984).
• Trị tửu tích: Dùng bài này thêm Cát hoa, Sa nhân, Can
khưưng, Bạch thược. Kết quả: uống 2 thang, khỏi bệnh (Tứ Xuyên
trung y ĩ, ỉ 986).
K iêng kỵ: Bài thuốc có vị đắng, cay, ôn láo, dễ làm tôn
thương tán (lịch, âm huyết, VI vạy, (lung thận trọng dối với Ị)!ì ụ nữ
vó thai.

■III *A 1 » ^
Tham khảo:
> Kha Vận Bá nói: Sách 'Nội kinh' ghi: Thổ vận thái quá gọi là đôn
phụ, bệnh của nó là bgng đầy, bất cập gọi là ty giám, bệnh của nó là lưu
mãn bĩ tắc. Trướng Trọng cả n h chế ba bài T h ừ a khí thang’ điểu hoà đôn
phụ của vị thổ, Lý Đông Viên chế ‘Bình vị tán’ để binh ty giám của vị thổ.
Đắp chỗ thấp cho bằng, chứ khống có nghĩa là san bằng, cũng như ‘ô n
đởm thang’ dùng thuốc lương mà làm cho ôn, không phải dùng thuốc ôn.
Người chú thích bản thảo đời sau nói đất đầy cao nên dùng Thương truật
để làm cho bằng, đất lõm thấp nên dùng Bạch truật đắp cho bằng, nếu cho
đất ướt là cồn cao, thế thì đất khô là thấp hay cao, không xét kỹ nghĩa chữ
đôn phụ, ty giám vì không hiểu iý của bài ‘Bình vị’. Hai loại Bạch truật và
Thương truật đều có tác dụng táo thấp kiện Tỳ, Tỳ táo thì không trệ, cho
nên hay kiện vận mà được bình thường. Nhưng Bạch truật nhu mà hoãn,
Thương truật mãnh liệt mà hung hãn, ỏ đây muốn dùng nó phát hãn, khoẻ,
trừ thấp nhanh cho nên dùng Thương trưật làm quân, không thể câu nệ
thuyết mầu trắng thì bổ, đỏ thì tả của Thương, Bạch truật. Hậu phác mầu
đỏ, vị đắng tính ôn, hay trợ thiếu hoả để sinh khí, nên dùng làm tá. Thấp
là vì khí không thông hành, khí hành thì khỏi, vì thế, dùng Trần bì làm tá.
Ngọt vào Tỳ trước, Tỳ được bổ mà vận hoá khoẻ, cho nên dùng Chích cam
thảo tàm sứ. Tên gọi ‘Bình vị’ thực ra là bài thuốc hoà Tỳ thuận khí (Danh
y phương luận).
> Tỳ vị có nhiều thấp tích trệ, chức năng tiêu hoá bị rối loạn, xuất
hiện những chứng trạng trên, đó là thuộc hiện tượng thổ khí bị rối loạn,
cho nên dùng những vị thuốc cay thơm, lấy ráo trừ thấp trệ, điểu hoà khí
của Tỳ vị. Làm cho trung tiêu vận hành trở lại thì các chứng đều tiêu trừ.
Nhưng nên chú ý, các chứng rêu lưỡi trắng nhớt mà dày, không khát, dưới
tim đầy cứng, mỏi mệt, không muốn ăn, là chứng thích ứng chủ yếu của
bài này. Rêu lưỡi nhớt mà vàng, miệng đắng, cổ khô nhưng lại không khát
lắm, là chứng thấp nhiệt đều thịnh, nên phối hợp với các vị cầ m , Liên, để
thanh thấp nhiệt. Trương cả n h Nhạc nói: ‘Theo tính vị thì phải cay đắng ráo
mới có thể tiêu, có thể tán, chỉ chứng có trệ, có thấp, cỏ tích thi nên dùng”
(Thượng Hải phương tễ học).

B à i ca BÌNH VỊ TÁ N

'Binh vỊ tán' thị Thương íruật, Phác, Bình vị’ Truật, Phác, chẳng lạ xa,
Tíítn 1)1, Cam tháo, tứ ban dược, Trẩn bì, Cam thảo bốn quân ta,
Trừ M p t.1n m.ln khu chướng lam, Tỉỗu đẩy trừ thấp xua lam chướng,
Ulốu vị thư phuong tồng thử khoáng Điổu vi' các bải tử đấy ra.
B Ấ T HOÁN KIM CHÍNH KHÍ TÁN (Hoà tễ cục phương)

- Bu huan jin zheng qi san


Là bài ‘Bình vị tán’ thêm Hoắc hương, Bán hạ, lượng bằng
nhau, tán bột, mỗi lần dùng l,5g. Thêm gừng tươi 3 lát, táo 2 quả,
sắc với 1.5 chén còn gần 1 chén, bỏ bã, uống ấm trước bữa ăn.
Tác d ụ n g : Hóa thấp giải biểu, hòa trung chỉ ẩu. Trị bôn mùa
bị thương hàn, chướng ngược do thời khí, sốt cao, đầu đau, th ắt lưng
đau, lúc nóng lúc lạnh, ho đờm, hoắc loạn, thổ tả, xích bạch lỵ.

SÀI BÌNH THANG (Nội kinh thập di phương luận)

- Chai ping tang


Đây là bài ‘Tiểu sài hồ thang’ hợp với ‘Bình vị tán.
Tác d ụ n g . Hòa giải Thiếu dương, táo thấp kiện Tỳ. Trị chứng
thấp ngược, toàn thân đau nhức, tay chân nặng nề, rét nhiều nóng
ít, mạch Nhu.

LỤC HOÀ THANG (Y phương khảo)

- Liu he tang
Bán hạ, Hạnh nhân, Nhân sâm, Bạch truật, Biển đậu, Hoắc
hương, Xích phục linh đều 8g, Mộc qua 6g, Sa nhân, Hậu phác, đều
3g, Cam thảo 2g. sắc uống.
Tác d ụng: Điều hoà trung tiêu, hoá thấp, thăng thanh giáng
trọc. Trị mùa hè ăn uống không điều độ, thấp tà làm tổn thương
Tỳ Vị, hoắc loạn thổ tả, mỏi mệt hay nằm, ngực và cách mạc dầy
cứng, rêu lưỡi trắng nhờn.
G iải thích: Nhân sâm, Bạch truật, Biển đậu, Cam thảo bổ
khí kiện Tỳ; Hậu phác, Sa nhân, Hạnh nhân thông khí khai Vị;
lloăc hương, Bán hạ hoà Vị chỉ nôn; Xích phục linh, Mộc qua hoà
Tỳ lợi thấp. Các vị hợp lại thành bài thuốc điều hoà trung tiêu lợi
thấp.
T ham khảo:
BAi nì\Ỵ Uuíởn^ (iùntf t.rị n tc chứng An uốntf k h ô n g đổu, thAp
lùm tốn thương Tỳ VỊ, v ận hoấ IIIAi l)\nh l.hườiụí, khí et/ k h ỏ n g tliru
hoà, đến nỗi ngực dầy cứng, mệt mỏi, hoắc loạn thổ tả, nhất là về
mùa hè thường hay dùng. Ngô Học Cao nói: “Lục hoà là điều hoà
sáu phủ. Tỳ Vị là chủ của sáu phủ, cho nên bệnh bất hoà của sáu
phủ, trước là diều hoà Tỳ VỊ” (Thượng Hải phương tễ học).

HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ TÁN


(Hoà tễ cục phương) Huo xiang zheng qi san Ị
C hủ tr ị
Ngoại cảm phong hàn, nội thương thấp
ỹ h S H ỉ? , r t t s s í t i í 1
trệ chứng.
Triệu chứng chính
Ố hàn phát nhiệt, ẩu ô" tiết tả, thiệt đài
m m m ầ, 1
bạch nị (Sợ lạnh, sốt, muốn nôn, nôn
I1! ri Ể3 M
mửa, rêu lưỡi trắng nhờn).
Nguyên nhân gây bệnh
Phong hàn thúc biểu, vệ dương uất át,
thấp trọc trung trở, thăng giáng thất
thường (Phong hàn bó chặt ngoài phần H IW ÌS ,
biểu, vệ khí và dương khí bị ngăn trở,
thấp trọc ngăn trở ở trung tiêu, làm cho
chức năng thăng giáng bị rối loạn).
Công dụng ĩb ữ
Giải biểu hoá thấp, lý khí hoà trung. m m m ,
Dược vị 15 íậ
Hoắc hương (quân) 12g, Bán hạ khúc (thần) 8-12g, Trần bì (thần)
6-12g, Phục linh (thần), Bạch truật (thần), Tô diệp (tá), Cát
cánh (tá), Bạch chỉ (tá), Đại phúc bì (tá) đều 8-12g, Hậu phác
(chếgừng) (tá) 6 - 10g, Chích thảo (tá) 4g. Tán bột, mỗi lần uống
6- 12g với nước sắc gừng và Đại táo.
Có thể chuyển thành thuốc thang, sắc uống

Tác d ụ n g : Giải biếu, hoà trung, lý khí hoá thấp. Trị ngoại
cỏm, Hốt, 9ự rét, đau đầu, bụntf ngực đồy đau, kèm nôn, tiêu chíìy.
t í i á i t h í c h . Horic hưư n g đê' phương hưư n g hoổ th ấ p , lý k h í
hoà trung, kiêm giải biểu là chủ dược; Tô diệp, Bạch chỉ giải biểu
tán hàn hoá thấp; Hậu phác, Đại phúc bì trừ thấp tiêu trệ; Bán hạ
khúc, Trần bì lý khí hoà vị, giáng nghịch, chỉ ẩu; Cát cánh tuyên
Phế, thông lợi thấp trệ; Phục linh, Bạch truật, Cam thảo, Đại táo
ích khi kiện Tỳ giúp vận hoá lợi thấp.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Trên lâm sàng thường dùng trị bệnh
viêm đường ruột cấp, có triệu chứng biểu hàn nội thấp.
Trường hợp làm thuốc thang sắc uống, nếu chứng biếu nặng,
thêm Tô diệp để sơ tán biểu phong.
Trường hợp thực tích, bụng đầy tức, bỏ Táo, Cam thảo, thêm
Thần khúc, Kê nội kim đế tiêu thực.
Nếu thấp nặng, thêm Mộc thông, Trạch tả đề lợi thấp.
Lâm sàng hiện nay:
• Trị tiêu chảy cấp: Dùng bài này thêm Sinh khương, Đại táo
chê thành ‘Hoắc hương chính khí hoàn’, trị 85 ca. Khỏi 73, đỡ 12
(trong đó có 4 ca viêm gan cấp, 8 ca rối loạn tiêu hoá, thuỷ thũng).
Một số uống 1-2 thang là khỏi (Quảng Đông trung y 4, 1963).
• Trị ruột ưiêm cấp: Trị 30 ca. Đa sô" đều khỏi nhanh, một số
chỉ 2 ngày đã có hiệu quả (Quảng Đông trung y 9, 1960).
• Trị lỵ trực khuẩn mạn tính : Dùng bài này bỏ Bạch truật,
Bạch chỉ, Đại phúc bì, Cát cánh, thêm Thương truật, Mộc hương,
Sinh khương chế thành ‘Hoắc hương chính khí phiến’. Kết quả: Sau
khi uống, ngày thứ 2 thì thân nhiệt giảm, hết mót rặn, ngày thứ 3
bụng hết đau, ngày thứ 4 khỏi bệnh, kiểm tra phân thấy âm tính,
ở viện 5 ngày thì xuất viện. 32 ngày sau, kiểm tra lại phân thấy
âm tính (Phúc Kiến trung y dược 4, 1964).
• Trị ruột viêm cấp: Dùng bài này thêm Cát căn, Thương
truật, Sơn tra, Lục khúc, Quế chi, chế thành thuốc hoàn. Kết quả:
Hiệu quả tốt (Giang Tây trung y dược 6, 1959).
• T r ị cước thấp khí (tổ đỉa): Cho ngâm chân nước ấm hoặc
nước muôi rồi dùng bài này bỏ Cát cánh, chế thành ‘Hoắc hương
chính khí thuỷ’ dùng để ngâm. Mỗi lần ngâm 2 giờ, ngày 1-2 lần.
Kết qua: Nêu cỏ ehíiy nước vàng, ngâm 4-8 giờ là khỏi, 12 giờ sau
lù kh ô vA b on tf n h ữ n j[ chỗ bị hoại tử đi ( T ru ỉiịi thảnh dược ìiỊịìùờn
rứa II, Í9HG).
Tham khảo:
> Trịnh Tâm Như nói: Ấm lạnh thất thường, không khí biến đổi nhanh
chóng, giao kết uất chưng, lệ khí lưu hành, ăn ở không cẩn thận, ăn uống
không dè dặt, thiên thời, nhân sự hai yếu tố đó tác dụng đến thì không
khỏi bị tật bệnh xâm nhập, nếu muốn bảo đảm khoẻ mạnh, thì đã có ‘Hoắc
hương chính khí tán’. Hoắc hương thơm cay ôn, thuận khí mà tuyên thông
trong ngoài, điều hoà trung tiêu mà chỉ thổ tả, hay trừ ác khí mà giải biểu
lý, cho nên dùng làm quân. Biểu lý lẫn lộn, trên dưới rối loạn mà chính khí
hư, cho nên dùng Linh, Truật, Cam thảo kiện Tỳ, bồi bổ trung tiêu làm thần,
giúp chính khí thông điều thì tà khí tự trừ. Lại có Tô, Chỉ, Cát cánh tán hàn,
thông lợi cách mạc, làm tá để phát tán biểu tà; Phác, Phúc, ‘Nhị trần’ tiêu
đầy trừ đờm làm tá để sơ thông lý khí, lại thêm Khương Táo làm sứ để điều
hoà dinh vệ thì biểu lý hoà hoãn, sức khoẻ hồi phục (Thực dụng phương tễ
học).
> Thấp ôn mói cảm, tà khí lưu trú ở phần khí, hình thành hiện tượng
lấn át nhiệt phục, nếu chỉ dùng vị thuốc đắng cay, ấm ráo để hoá thấp, thì
nhiệt càng đốt mạnh, hoặc chỉ dùng thuốc đắng hàn để bẻ gẫy thấp nhiệt,
thì thấp vẫn không trừ được, cho nên dùng những vị thơm, đắng cay, nhẹ,
nhạt, thấm, lưu thông khí cơ, íàm cho khí của tam tiêu thông lợi, thấp nhiệt
phân hoá mà tiêu hết, nhất là trường hợp thấp nặng hơn nhiệt thì càng thích
hợp. Chứng thử ôn nhiệt thấp cũng dùng bài này theo cách biện chứng như
trên (Thượng Hải phương tễ học).

HOẮC PHÁC HẠ LINH THANG (Y nguyên)


- Huo po xia ling tang
Hoắc hương, Xích linh, Bán hạ, Hạnh nhân, Đạm đậu xị
đều 12g, Sinh dĩ nhân 16g, Trư linh, Trạch tả đều 6g, Bạch khấu
nhân 2g, Hậu phác 4g. sắc ucíng.
Tác dụng: Phương hương hóa trọc, hành khí thấm thấp. Trị
bệnh thấp ôn, mình nóng, không khát, tay chân, toàn thân mỏi
mệt, ngực phiền đầy, miệng nhđt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Nhu
Hoãn.
Tham khảo: Bài này là bài Tam nhân thang’ bỏ Hoạt thạch,
Thông thảo, Trúc diệp, thêm Hoắc hương, Đậu xị, Xích linh, Trư
linh, Trạch tả mà thành. So sánh thấy hai bài đều là bài thuốc
thơm, nhạt, tuyên thông hoá thấp, cùng trị thfip ôn tù ở phán
khí rrw\ nẠng vổ thấp. Nhưng Tam nhân thung’ đùng ĩìuạt thạch,
Thông thảo, Trúc diệp thì tác dụng lợi th ấ p th a n h n h iệ t hơi
m ạ n h hơn. Bài ‘Hoắc phác hạ linh thang’ có thêm Hoắc hương,
Xích, Trư linh, Trạch tả thì tác dụng p hư ơ ng hương hoá th ấ p lạ i
m ạ n h hơn (Thượng Hải phương tễ học).

LIÊN PHÁC ẨM (Hoắc loạn luận)

iẼỶbííC - Lian po yin


Hậu phác (chế gừng) 8g, Hương xị (sao) 12g, Sơn chi tiêu
12g, Hoàng liên (sao với nước gừng), Bán hạ chế, Thạch xương bồ
đều 4g, Lồ căn 60g. sắc uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt tán thấp, lý khí hoá trọc. Trị thấp
nhiệt ngưng tụ ở trong, hoắc loạn thổ tả, ngực bụng đầy tức, rêu
lưỡi vàng nhờn, tiểu tiện ngắn đỏ.
G iải thích: Trong bài, dùng Hoàng liên thanh nhiệt táo thấp;
Hậu phác hành khí hoá thấp; Chi, Xị thanh giải uất nhiệt; Xương
bồ khí thơm hoá trọc; Bán hạ hoá thấp, điều hoà trung tiêu; Lô căn
thanh nhiệt sinh tân dịch. Các vị dùng chung có hiệu quả thanh
nhiệt táo thấp, lý khí hoá trọc.
Tham khảo:
Sách 'Hoắc loạn luận’ ghi: “Trị thấp nhiệt uẩn phục mà thành hoắc
loạn, kèm tiêu hoá thức ăn, tẩy đờm ”. Vì thấp nhiệt uẩn tích ở trong, thanh
trọc lẫn lộn, cơ năng thăng giáng của Tỳ vị bất bình thường, vì thế không
đưa được thanh khí lên, giáng xuống mà thành tả, nặng nữa thì thức ăn
ngưng đọng thành đờm. Phép trị không ở chỗ đình chỉ thổ tả mà chỉ tìm
cách thanh thấp nhiệt, Tỳ vị được điếu hoà thì các chứng đều khỏi. Chứng
thấp ôn, thấp nhiệt đều nặng, cũng có thể dùng bài này để thanh cả thấp
lẫn nhiệt (Thượng Hải phương tễ học).

TAM NHÂN THANG H t i


(On bệnh điều biện) Ị San ren tang
Chù trị -Ỉ.ríỉ
Thấp ôn sơ khổi cạp thử ôn giáp thấp chi
th á p trọ n g vu nhiệt. chứntf. '/'í ỷV '|i í tóill1
T r i ộ u <“h ứ iiK c h ín h
Đầu thống, ố hàn, thân trọng đông thống,
íim m
ngọ hậu thân nhiệt, đài bạch bất khát
m , ' R i ‘m iáỉ
(Đầu đau, sợ lạnh, thân mình đau nhiều,
ŨT''M
sốt về chiều, rêu lưỡi trắng, không khát).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Thấp nhiệt lưu luyến phần khí, thấp trọng
vu nhiệt, thấp trở khí phần.
C ông d ụ n g ĩh m
Tuyên sướng khí cơ, thanh lợi thấp nhiệt. ELịỉì^A ll, ÍhÍ'Iỉì.8:
Dược vị l?ọậ
Hạnh nhân (quân) 8-20g, Bạch đậu khấu (quản) 6-8g, Ỷ dĩ nhân
(quàn) 12-24g, Hoạt thạch phi (thần) 12-24g, Trúc diệp (thần),
Bạch thông thảo (thần) 4-8g, Chế bán hạ 8- 12g. sắc, chia 3 lần
uống trong ngày.

Tác dụng: Tuyên sướng khí cơ, thanh lợi thấp nhiệt. Trị thấp
ôn giai đoạn đầu, bệnh ở phần khí, thấp nặng hơn nhiệt, đau đầu,
thân mình nặng, sốt về chiều, ngực bụng đầy tức, rêu lưỡi trắng,
mạch Huyền Tế mà Nhu.
G iải thích: Hạnh nhân vị cay, đắng, có khả năng khai thông
thượng tiêu, tuyên thông Phế khí; Bạch đậu khấu vị cay, đắng, hoá
thấp lợi Tỳ; Ý dĩ nhân ngọt, nhạt, thanh lợi thấp nhiệt ở hạ tiêu,
đều là chủ dược; Bán hạ, Hậu phác trừ thấp, tiêu trệ; Thông thảo,
Hoạt thạch, Trúc diệp thanh lợi thấp nhiệt. Các vị thuốc hợp lại
thành một bài thuốc có tác dụng sơ lợi khí cơ, thông tam tiêu. Thấp
nhiệt tiêu tán, bệnh sẽ khỏi.
ứ n g d ụ n g lã m sàng: Trường hợp thấp nhiệt đều nặng, thêm
Liên kiều, Hoàng cầm để thanh nhiệt.
Nấu còn triệu chứng biểu như sợ lạnh, thêm Hương nhu,
Thanh cao để giải biểu.
Lúc nóng lúc lạnh, thêm Thảo quả, Thanh cao để làm lui hàn
nhiệt.
Một Hố brto cáo lfìm Hf\ng cho biốt sử dụng bAi thuốc này gia
giám trị thương hAn, viỏm ruột, <lạ dày, viỏm Ihộn có kết quA tốt.
L â m sà n g h iệ n n a y :
• Trị thương hàn, phó thương hàn: Trị 37 ca, trong đó thương
hàn 31 ca, phó thương hàn 6 ca. Bệnh giai đoạn đầu 13 ca, giai
đoạn cuối 22 ca, giai đoạn đờ 1 ca, có 1 ca bị biến chứng lủng ruột,
phải chuyển sang giải phẫu. Kết quả: Uống 2-3 ngày, thân nhiệt
giảm 30 ca, uống 5 ngày, thân nhiệt trở lại bình thường 29 ca. Kết
quả đều tốt (Tân trung y 7, 1982).
• Trị tiêu chảy dịch tễ: Dùng bài này thêm thêm Hoắc hương,
trị 31 ca. Nếu bị m ất nước, kết hợp truyền dịch hoặc uống bù nước.
Kết quả: Khỏi 93% (Thiểm Tây trung y 5, 1985).
• Trị viêm thận cấp: Trị 32 ca loại thấp nhiều hơn nhiệt. Kết
quả: Khỏi 28, đỡ 3, có chuyển biến 1. trung bình trị 18 ngày. Hết
phù 3-15 ngày, kiểm tra nước tiểu thấy trở lại bình thường 7-60
ngày {Tứ Xuyèn trang y 10,1986).
• Trị viêm bể thận: Trị 15 ca. Cấp tính 9, mạn tính 6. Kết
quả: Khỏi 5, đờ 7, có chuyển biến 3 {Trung y tạp chí 5, 1966).
• Trị nhiễm trùng đường tiểu cấp: Dùng bài này thêm Kim
ngân hoa, Liên kiều. Kết quả: Uống 3 thang, hết sốt, thêm Biển
súc, Nhân trần, uống liên tục 4 thang, đi tiêu tiểu dễ dàng, thoải
mái, khỏi bệnh (Tân trung y 8, 1984).
• Trị tiểu chảy cấp: Trị 50 ca, tuổi từ 4 —50. Điều trị 1-13
ngày. Kết quả: Khỏi 39, đỡ 6, chuyển biến 3, không khỏi 2 (Trung
y tạp chí 3, 1988).
• Trị mề đay dị ứng: Dùng bài này thêm Địa phu tử, Bạch
tiên bì. Trị 201 ca. Ưống 2-4 thang khỏi 170 ca, vì bệnh phát nên
có uống kèm với thuốc khác 28 ca, không khỏi 3 (Vân Nam trung y
học viện học báo 12, 1989).
Tham khảo:
Thấp ôn mới cảm, tà khí lưu trú ở phần khí, hình thành hiện tượng át
nhiệt phục, nếu chỉ dùng bài thuốc đắng cay, ấm ráo để hoá thấp, thì nhiệt
càng đốt mạnh, hoặc chỉ dùng thuốc đắng hàn bẻ gẫy thấp nhiệt, thì thấp
vẫn không trừ được, cho nén dùng những vị thơm, đắng cay, nhẹ, nhạt,
thấm, lưu thông khí cơ, làm cho khí của tam tiêu thông lợi, thấp nhiệt phân
hoá mà tiẻu hốt, nhốt là trường hợp thấp nặng hơn nhiệt thì càng thích hợp.
Chứng thử ôn nhiột tháp cOng dùng bni này theo cnch biện chứng như trôn
(Thượng Hải phương tỏ học).
THANH NHIỆT HOÁ THẤP
ỳjf

Là những bài thuốc dùng trị các chứng thấp nhiệt đều nặng,
thường gồm các vị thuốc thanh nhiệt lợi thấp và thanh nhiệt táo
thấp kết hợp.

NHÂN TRẦN CAO THANG m m n m


(Thương hàn luận) Ren chen gao tang
Chủ trị
Thấp nhiệt hoàng đản.
Triệu chứng chính
Thân diện mục câu hoàng, thiệt đài hoàng
nị, mạch Trầm Sác hoặc Hoạt Sác hữu lực
(Toàn thân, mặt, mắt đều vàng, rêu lưỡi K , l/M & ĩầ ít ĩí
vàng nhờn, mạch Trầm Sác hoặc Hoạt
Sác có lực).
Nguyên nhân gây bệnh
Thấp nhiệt uẩn trệ trung tiêu, huân
chưng Can Đởm, Can đởm phàm dật m m
{thấp nhiệt uẩn trệ ở trung tiều, nung đốt lim, íiriii.i s f&
Can Đởm).
Công dụng
Thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng. íi&ímian
Dược vị
Nhân trần cao (quân) 12-24g, Chi tử (thần)8-16g, Đại hoàng (tá)
4-8g. Sắc, chia 3 lần uống trong ngày.

Tác dụn g: Thanh nhiệt lợi thấp. Trị thấp nhiột hoàng đan,
toàn thân, mặt m ắt đều vàng, màu vàng tươi, bụng hơi đầy, tiểu ít,
tiốu không thòng, khỉU nước, rôu lười vủng nhờn, mạch lloạl Sỉfc
hoộe TrAm Thực.
Giải thích: Nhân trần làm chủ dược, thanh uất nhiệt ở Can
Đởm, lợi thấp, thoái hoàng, là vị thuổc chuyên trị hoàng đản, là
chủ dược; Chi tử thanh lợi thấp nhiệt ở Tam tiêu; Đại hoàng tả
uất nhiệt; Nhân trần phối hợp với Chi tử dẫn thấp nhiệt ra bằng
đường tiểu; Nhân trần hợp với Đại hoàng làm cho thấp nhiệt ra
bằng đường đại tiện. Cả ba vị đắng tính hàn, tiết giáng đi xuống,
có thể làm cho tà k h í thấp nhiệt theo xuống dưới mà giải, cho nên
đây là bài thuốc thanh nhiệt lợi thấp. Hoàng đản vì ứ nhiệt ồ lý
không tiết ra được, cùng hợp với thấp tà, thấp nhiệt phát ra dương
hoàng. Dùng bài này thông tiết ứ nhiệt, thanh lợi thấp nhiệt, làm
cho tà có đường lui thì hoàng đản tự hết.
ứ n g d ụ n g lã m sàng:
Là bài thuốc chủ yếu trị chứng hoàng đản. Nhưng hoàng đản
có âm hoàng và dương hoàng, dương hoàng là do thấp nhiệt còn
âm hoàng là do hàn thấp. Vị Nhân trần dùng trị dương hoàng thì
phối hợp với Chi tử, Hoàng bá; nếu trị âm hoàng thì phối hợp với
Phụ tử, Can khương.
Bài này trị viêm gan virút cấp là chủ yếu, nếu là viêm hoặc
sỏi túi mật, bệnh xoắn trùng gây nên chứng vàng da thì tuỳ chứng
mà gia giảm dùng cho phù hợp.
G ia g iả m . Sốt, sợ lạnh, đau đầu, thêm Sài hồ, Hoàng cầm để
hoà giải, thoái nhiệt.
Nếu táo bón, thêm Chỉ thực hoặc tăng lượng Đại hoàng để tả
nhiệt thông tiện.
Nếu nước tiểu đỏ, ít, thêm Xa tiền thảo, Kim tiền thảo, Trạch
tả, Hoạt thạch để tăng tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu.
Nếu sườn bụng đầy, dau, thêm Uất kim, Chỉ xác, Xuyên luyện
tử để sơ Can chỉ thống.
Sốt nặng, thêm Hoàng bá, Long đởm thảo để tăng tác dụng
thanh nhiệt.
Trị táo bón, (lùng Đại hoàng đế công hạ thì cho vào sau, nếu
(lùng (1(1 thanh uất nhiột thì cùng sắc chung.
Tham khảo:
Khn Vnn Híi noi: i h;u dươncỊ, Uườnq minh <lou co chứng phát vnm).
Chỉ ra mồ hôi đầu mà toàn thân không có mồ hôi thì nhiệt không tiết ra
ngoài được; tiểu tiện không thông lợi thì nhiệt không tiết xuống đưới được,
cho nên ứ nhiệt ở lý. Nhưng bệnh ở phần lý có mức độ khác nhau, do thịt là
phần lý của Thái dương, nên cho ra mồ hôi để phát tán đi, dùng ‘Ma hoàng
liên kiều xích tiểu đậu thang’ là phép dương tán; vùng tim, ngực là phần
lý của Thái dương, Dương minh, nên dùng hàn để thắng nhiệt, dùng ‘Chi
tử bá bì thang’, là phép thanh hoả; Trường vị là phần lý của Dương minh,
phải tả ở trong, cho nên lập ra bài này, đây là phép trục trệ. Nhân trần bẩm
thụ màu sắc của phương Bắc, qua mùa đông vẫn không tàn, ngạo nghễ
với sương tuyết, bẩm thụ khí đại hàn, cho nên hay trừ nhiệt tà lưu kết, giúp
Chi tử để thông nguồn nước; giúp Đại hoàng để điều lý vị thực, làm cho
ứ nhiệt toàn thân trong ngoài đều theo tiểu tiện mà ra, bụng đầy tự giảm,
trường vị không tổn thương, vẫn hợp với phép thông lợi đại tiểu tiện cho tà
khí ra hết. Đây là bài thuốc rất hay về lợi ỉhuỷ ở Dương minh. Trọng cảnh
trị chứng Dương minh khát, uống nước, có bốn phép: 1- v ố n chứng Thái
dương chuyển đến thì dùng ‘Ngũ linh tán’ phát hãn nhẹ để tán thuỷ khí. 2-
Đại phiền táo khát, tiểu tiện thông lợi, dùng ‘Bạch hổ thang’ thêm Sâm để
thanh hoả, sinh tân dịch. 3- Mạch Phù, sốt, tiểu tiện không thông lợi, dùng
‘Trư linh thang’ tư âm để lợi thuỷ. 4-Ttiểu tiện không íợi, bụng đầy, đùng
‘Nhân trần cao thang’ để tiết đầy, khiến cho hoàng đản theo nước tiểu mà
ra. Tính chất và cách điều trị đã có sẵn vậy.
Thiết nghĩ Trọng cả n h muốn lợi tiểu tiện tất dùng những vị khí hoá,
thông đại tiện tất dùng những vị thừa khí, cho nên tiểu tiện không lợi tất gia
Phục linh, nặng nữa kiêm dùng Trư linh, vì Bạch, Trư linh là những vị khí
hoá mà tiểu tiện do khí hoá mà ra vậy. Nay tiểu tiện không thông lợi sao
lại không dùng Phục, Trư linh? Sách này nói: Bệnh Dương minh mổ hôi ra
nhiều mà khát không được dùng ‘Trư linh thang’, vì mồ hôi ra nhiều thì táo,
mà ‘Trư linh thang’ lại lợi tiểu tiện, đó là điểu hay. Bệnh Dương minh mồ hôi
ra nhiểu mà khát không được dùng, thì mồ hôi không ra mà khát, là tân dịch
ráo trước, càng rõ là không dùng được. Bài này dùng Nhân trần có tính thay
cũ đổi mới, Chi tử có tính khuất khúc đi xuống làm tá, không dùng những
vị Chỉ, Phác để nhuận khí, Mang tiêu thông lợi mãnh liệt, thì Đại hoàng chỉ
có thể nhuận vị táo, đủ biết đại tiện không đi ngay, cho nên phải qua một
đôm bụng mới bắt đầu giảm, vàng theo tiểu tiện ra mà không theo đại tiện.
Trọng Cảnh lập phép thẩn kỳ, người thường không thể nghĩ đến (Danh y
phương luận).
Bài ca NHÂN TRẦN CAO THANG

'Nhân trần cao thang' trị đởm hoàng, ‘Nhân trần cao thang’ trị vàng da,
Âm dương hàn nhiệt tế suy tường, Hàn nhiệt âm dương xét kỹ mà,
Dương hoàng Đại hoàng, Chỉ tử nhập, Dương chứng Đại hoàng, Chi tử rót,
Âm hoàng phụ tử dữ Can khương, Âm hoàng Phự tử, Can khương thêm,
Diệc hữu bất dụng Nhẫn trần giả, Có khi chẳng dụng Nhân trẩn nữa,
Trọng cảnh ‘Bá bì chi tử thang’. Trọng Cảnh 'Bá bì chi tử’ ca.

NHÂN TRẦN Tứ NGHỊCH THANG (N g ọc cơ vi nghĩa)

- Yin chen si ni tang


Là bài ‘Tứ nghịch thang’ thêm Nhân trần.
Tác d ụ n g : Ồn dương, hoá thấp, lợi đởm, thoái hoàng. Trị chứng
âm hoàng do Tỳ dương hư, mồ hôi tự ra, tay chân và cơ thể lạnh.

CHI TỬ BÁ BÌ THANG (Thương hàn luận)

- Zhi zi bai pi tang


Chi tử, Hoàng bá đều 8-12g, Cam thảo 3-4g, sắc uống.
Tác d ụ n g : Thanh nhiệt, khứ thấp, thoái hoàng. Trị hoàng
đản nhiệt nặng hơn thấp, nước tiểu màu vàng, đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi
vàng, mạch Hoạt Sác.
ứ n g d ụ n g lă m sà n g : Thường dùng trị viêm gan vàng da
cấp, cầu thận viêm cấp, xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu, lỵ trực
khuẩn.

BÁT CHÍNH TÁN A IE ti


(Hoà tễ cục phương) Ba zheng san
C hủ trị
Thấp nhiệt lâm chứng.
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Niệu sác niệu cấp, nịch thời sáp thông,
thiộl (lài hoàng' nị, mạch ỉĩoạt Sác (Tiểu S ìn íỸ í-íiií,
n h i ỷ ti, ti ó’tí k h ỉ t iìd thi rít, (1au, rfiu il-M M . ttr im
lười vàn Ị* nhơn, mach ilaat Sar).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Thấp nhiệt uẩn kết bàng quang, khí hoá
th ất diều, thuỷ đạo bất sướng. 7 K il^ 'lKr
C ông d ụ n g ĩbM
Thanh nhiệt tả hoả, lợi thuỷ thông lâm. ỉtỉằ ^ ik , flj7 jc »

Dược vị 15 nậ
Hoạt thạch (quân) 16-40g, Mộc thông (quân) 4-8g, Bán hạ(thần)
4-8g, Hậu phác (thần) 12-20g, Xa tiền tử (thần) 12-20g, Biển súc
(thần) 12g, Cù mạch (thần) 12g, Cam thảo (sứ) 4-12g, Sơn chi tủ
(tá), Đại hoàng (tá) đều 8-ĩ2g. Tán bột, mỗi lần uống 8-12g với
nước sắc Đăng tâm (sứ).
\ Có thể làm thuôc thang sắc uống.

Tấc dụng: Thanh nhiệt tả hoả, lợi tiểu thông lâm. Trị thấp
nhiệt hạ chú ở bàng quang, tiểu gắt, tiểu nhỏ giọt, nước tiểu đỏ,
tiểu buốt, niệu đạo viêm nóng đau.
G iải thích: Cù mạch có tác dụng lợi thuỷ thông lâm, thanh
nhiệt lương huyết; Mộc thông lợi thưỷ giáng hoả là chủ dược; Biển
súc, Xa tiền tử, Hoạt thạch, Đăng tâm thanh nhiệt lợi thấp thông
lâm; Chi tử, Đại hoàng thanh nhiệt tả hoả; Cam thảo điều hoà các
vị thuốc.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Là bài thuốc chính trị các chứng nhiệt
lâm, thạch lâm, có các chứng lâm sàng: tiểu gắt, tiểu ít, tiểu buốt,
tiểu nhiều lần, bụng dưới dầy, miệng táo, họng khô, lưỡi đỏ, rêu
vàng, mạch Sác có lực.
Trên lâm sàng dùng bài này trị các bệnh viêm bàng quang,
viêm niệu đạo, sỏi đường tiết niệu có hội chứng thấp nhiệt chứng
thực.
Có thể dùng trị các bệnh viêm cầu thận cấp, viêm thận, bể
thận cấp, có hội chứng thấp nhiệt để thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu phù.
G ia g iả m \ Tiểu ra máu, thêm Tiểu kế, Hạn liên thảo, Bạch
mao cAn để lương huyết, chỉ huyết.
Nốu có Hụn ở (lường tiốu, tiểu (lau, thAm Iliii kim Ba, Kim tiổn
thảo, Kê nội kim để thông lâm, hoá thạch.
Tiêu lỏng bỏ Đại hoàng.
Bài này có chỉ định chính là chứng lâm thực nhiệt, nếu chứng
lâm đã lâu ngày cơ thể hư, cần thận trọng chú ý mặt phù chính và
gia giảm cho thích hợp.
Lảm sàn g hiện nay.
• Trị viêm đường tiểu: Trị 91 ca. Kết quả: Loại thấp nhiệt
khỏi 89.7%, loại nhiệt độc khỏi 76.9% (Hồ Bắc y học viện học báo
3, 1981).
• Trị bí tiểu: Trị sinh xong bị bí tiểu 32 ca. Kết quả: Sau 4 giờ,
tiểu được 15 ca, 4-8 giờ, sau khi uổng 2-5 thang, khỏi 17 ca (Xích
cước y sinh tạp chí 12, 1976).
• Trị viêm thận: Trị 25 ca cấp tính. Trung bình uống 2-3 tuần
(Cáp N hĩ Tân trung y 9, 1960).
Tham khảo:
> Thông điều đường nước thông xuống bàng quang ỉà chức năng
của tam tiêu. Tàng trữ tân dịch, khí hoá ra ỉà chức năng của bàng quang.
Nếu đường nước không xuống thì đọng tại ở trong gây nên suyễn trướng,
tràn ra ngoài thành phù thũng, là bệnh của tam tiêu vậy. Nếu nhận chứa
mà không hoá thì sinh ra các chứng tiểu gắt, tiểu són mà đau, tiểu tiện
không thông là bệnh của bàng quang. Sách ‘Nội kinh’ v iế t : ‘Âm không có
dương thì không lấy gì làm sinh, dương không có âm thì không lấy gì làm
h o á \ cho nên âm dương có chênh lệch đểu không sinh hoá. Dươna thinh
âm hư mà khí bàng quang không hoá sinh bệnh là chứng của ‘Thông quan
hoàn’. Âm thịnh dương hư, khí bàng quang không hoá mà sinh bệnh là
chứng của ‘Thận khí hoàn’. Đó là bệnh do khí hoá âm dương vậy. Sách
'Nội kinh’ viết: Hạ tiêu hư thí sẽ bị tiểu són, lại cho rằng bàng quang không
ước thúc thì sẽ bị tiểu són. Sách 'Nội kinh’ ghi: Bàng quang không thông
lợi thì thành chứng lung (bí tiểu). Cho nên hư hàn thì tàng được mà không
giữ chặt được, thực mà nhiệt thì giữ chặt được mà không tiết được. Bàng
quang khí hư không có khí để giữ cho kiên cố thì tàng trữ mà không giữ
chặt, không tự chủ được, chứng tiểu són sẽ phát ra, là chứng của trung cổ
chân không. Bàng quang khí nhiệt, ủng kết không thông thì giữ chặt không
cho ra, bệnh tiểu gắt, bí tiểu phát sinh, là chứng của ‘Bát chính tán’, ‘Ngũ
lAm tán’. Đó không hoàn toàn thuộc về khí hoá, mà lại thuộc vể hư hàn
thực nhíột sinh bộnh. 'Bnt chính', ‘Ngũ lủm ’ đổu là những bài thuốc trị tiổu
gổt, tiốu bí nhưng có phAn biột nộng nhọ. Nhọ thi cỏ nhiộí mà chưn kốt, tuy
thấy các chứng tiểu gắt, nước tiểu đỏ như nước đậu, có sạn, sỏi hoặc đặc
như keo, có máu, khó tiểu, nhưng đau còn nhẹ, bệnh không gấp, nên dùng
‘Ngũ lâm tán’ để đơn thuần thanh đường nước, cho nên lấy Chi, Linh thanh
nhiệt mà thông đường nước; Quy, Thược ích âm mà hoá dương. Lại thêm
Cam thảo làm tá để điểu hoà âm dương, mà dùng Thảo tiêu là ý trị tiển âm.
Chứng nặng là nhiệt đã kết thực, không những đau nhiều thế gấp mà đại
tiện cũng không thông, nên dùng ‘Bát chính tán’ tả cả tiền âm, hậu âm, cho
nên trong đội ngũ thuốc trị tiền âm, thêm Đại hoàng để công thẳng vào hậu
âm. Bài của Đan Khê thêm Mộc hương ý cũng là lấy khí hoá chăng? (San
bổ danh y phương luận).
^ Bài này trị bệnh lâm, là chứng thấp nhiệt dồn xuống. Thấp nhiệt
dồn xuống súc tích ở bàng quang thì đường nước không thông lợi, tiểu tiện
nóng, gắt, buốt, đau, thậm chí bế tắc không thông, cho nên dùng bài thuốc
thanh nhiệt lợi thuỷ làm cho tà khí theo mà đi xuống thì lung bế tự thông. Tà
nhiệt đốt bên trên, nung nấu hao tổn tân dịch cho nên cổ họng khô miệng
ráo, khát muốn uống nước lạnh. Dùng bài này tả nhiệt ở tiểu trưòng, làm
cho nhiệt tà đi xuống ra ngoài thì âm dịch có thể đi lên, cho nên các chứng
đểu hết (Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca BÁT CHÍNH TÁN

‘Bát chính’ Mộc thông dữ Xa tiền, Xem bái ‘Bát chính' Mộc, Xa tiền,
Biển súc, Đại hoàng, Hoạt thạch nghiên, Biển súc, Đại hoàng, Hoạt thạch nghiền,
Thảo sao, Cù mạch kiêm Chi tử, Chi tử, Cam thảo, Cù mạch ấy,
Tiễn gia Dăng thảo thống lâm quyên. Bấc đèn sắc uống bớt đau ngay.

TH ẠC H VI TÁN (P h ổ ỉ ế phương)

- Si wei san
Xa tiền tử 12g, Thạch vi 8g, Du bạch bì 8g, Mộc thông 6g,
Xích phục linh 12g, Hoạt thạch 12g, Cù mạch 2g, Đông quỳ tử 8g,
Cam thảo 4g. sắc uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt lợi niệu, bài thạch thông lâm. Trị
bụng dưới đau âm ỉ, đau trong đường tiểu, thạch lâm, tiểu ra sỏi, cát.

NGŨ L Â M T Á N (Hoà tễ c ụ c phương)

- Wu lin san
Xích phục linh 24ịị Dưưnịị quy 20ịi, Cam thao dùìiỊị sống 20ịịt
Xích thược 80g, Sơn chi 80g. Tán bột nhỏ, mỗi lần dùng 4g, sắc với
1 chén nước còn 8 phân, uống lúc đói trước bữa ăn.
Tác d ụ n g : Thanh nhiệt lương huyết, hòa huyết thông lâm.
Trị thận khí yếu, bàng quang có nhiệt, thuỷ đạo không thông, tiểu
gắt không thông, muốn tiểu luôn, bụng rốn đau thắt, lúc đau lúc
nghỉ, hơi nhọc mệt là phát, hoặc tiểu ra như nước đậu hoặc như
hạt sỏi.
Tham khảo:
Xét 3 bài ‘Bát chính tán’, Thạch vi tán’, ‘Ngũ lâm tán’ đểu trị bệnh
lâm, nhưng có hơi khác nhau. ‘Bát chính tán’ chủ trị thấp nhiệt uẩn kết
không những tiểu tiện không thông mà đại tiện cũng bí, cho nên dùng
thuốc tả cả đại tiểu tiện; T hạch vi tán’ trị sa lâm, thạch lâm, vì trong bài có
Thạch vi, Hoạt thạch, Đống quỳ tử đều là những vị thông trơn khiếu, bài tiết
sỏi; ‘Ngũ lâm tán’ tuy không trị các chứng lâm, chỉ trị nhiệt lâm, huyết lâm
mà nhiệt chưa kết thực, vì thế trong thuốc dùng thanh lợi kiêm hoà huyết
(Thượng Hải phương tễ học).

ĐẠO XÍCH TÁN


(Tiểu nhi dược chứng trực quyết) Dao chi san
C hủ tr ị 1-ííỉ
Tâm kinh hoả nhiệt chứng. ■i.'ịề :ẰÍ?-ÌI
T riệ u c h ứ n g c h ín h
Tâm hung phiền nhiệt, khẩu thiệt sinh
sang, hoặc tiểu tiện xích sáp, thiệt hồng,
mạch Sác (Tim và ngực nóng bứt rứt, M 'M m - 8 ỉ ,ĩ è i
miệng lưỡi lồ loét hoặc tiểu sít, nước tiểu ề i m i
đỏ, lưỡi đỏ, mạch Sác).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Tâm hoả thượng viêm, thương cập thận
thuỷ, Tâm hoả hạ giáng tiểu trường, bí 7jc, -ừ-Ằ Ị
biệt th ất chức {Tâm hoả bốc lèn làm tổn »»|J
thươìig thận thuỷ, Tâm. ìioả đưa xuống
Tiếu trường lùm mất chức nãiig dại tiện.).
C ôn# íh in K
Thanh tâm, lợi thuỷ, dưỡng âm. I ỸRJừ í !J 7K
Dược vị 15^
Sinh địa (quân) 16-40g, Mộc thông (quân), Trúc diệp (thần) đều
8’12g, Cam thảo (tá sứ) 8g. Tán bột. Mỗi lần đùng 4-6g.
Có thể chuyển thành thuốc thang sắc uống.

Tác d ụ n g : Thanh Tâm hoả, lợi tiểu tiện. Trị Tâm hoả vượng,
tâm phiền, khó ngủ, miệng lưỡi lở loét, nước tiểu đỏ, tiểu ít, buốt.
G iải thích: Sinh dịa lương huyết; Trúc diệp thanh Tâm hoả;
Mộc thông, Cam thảo thanh nhiệt, thông lâm, vì vậy có tác dụng
dẫn nhiệt di xuống. Trên thì trị được miệng lưỡi lở loét, dưới thì trị
tiểu ít, tiểu buốt, nước tiểu đỏ.
G ia giảm :
Tâm hoả vượng quá, nên thêm Hoàng cầm, Liên kiều, Sơn
chi, Ngân hoa.
Tiểu ra máu, thêm Tiểu kế, Ngẫu tiết, Bồ hoàng, Hoạt thạch,
Đương quy, Sơn chi.
L âm sàn g hiện n a y :
• Trị nhiệt lâm : Dùng bài này thêm Hoàng bá, Hoàng liên,
Phượng vĩ thảo, trị 31 ca. Biểu hiện trong lòng bứt rứt buồn bực,
muốn nôn, miệng đắng, khô, bụng dưới đau co quắp, tiểu nhiều lần,
buốt, sít. Kết quả: Đều khỏi (Tân trung y 12, 1983).
• Trị sỏi đường tiểu: Trị 9 ca. sỏi trong thận 2, sỏi ống dẫn
tiểu 6, sỏi bàng quang 1. Kết quả: Ưống 3-9 thang, tiểu ra sỏi, hết
đau buốt 6; sỏi bị đẩy xucíng 2; Không khỏi 1 (Chiết Giang trung y
dược 11, 1983).
• Trị thận viêm ẩn cấp: Dùng bài này gia vị, trị 5 trẻ nhỏ
bị viêm thận ẩn cấp, thuộc về chứng tâm hoả kháng thịnh. Người
bệnh tiểu ra máu, kèm miệng dắng, miệng lưỡi ld loét, khát thích
uống, đầu lưỡi đỏ, mạch Sác. Kết quả: tỉ lệ khỏi là 86% (Thượng
Hải y dược tạp chí 6, 1982).
• Trị viêtn cơ tim do vỉrus: D ù n g b à i n à y g ia g iả m t r ị 64 ca.
trong dứ nam 36, nữ 28, một số tim (lập nhanh, rối loụn nhịp tim.
Đữ dược (to điộn tỉm. Nốu Irong ngực bứt rứt, thỏm Đun hAiti, Chỉ
thực, Xuyên khung. Hồi hộp lo sợ, thêm Viến chí, Táo nhân. Rối
loạn nhịp tim, tăng lượng Cam thảo lên cao, có thể đến 20g. Kết quả:
Khỏi 55, có chuyển Ịjiến 9 (Chiết Giang trung y dược 10, 1987).
• Trị zona (giời leo): Trị 12 ca. Khát nhiều, tăng Sinh địa.
Mụn zona lớn chảy nhiều nước, tăng Mộc thông. Tâm phiền nhiều,
tăng Trúc diệp. Đau rát, thêm Tế tân 5g. Kết quả: Đều khỏi. Trong
đó, uống 3-4 thang có 5 người, uống 6-8 thang có 7 người (Trung y
tạp chí 6, 1987).
• Trị xoang miệng lở loét: Dùng bài này, thêm Kim ngân hoa,
Liên kiều, Sơn chi. Trị 63 ca trẻ nhỏ bị lở loét miệng. Tuổi nhỏ
nhất là 11 ngày, nhiều nhât là 6 năm. Phát bệnh ít nhất là 1-4
ngày (53 ca), 5-6 ngày (8 ca), 7 ngày trở lên (2 ca). Mỗi ngày uống
1 thang, sắc 2 lần, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Kết quả:
Khỏi hoàn toàn (Hồ Nam trung y tạp chí 1, 1989).
• Trị rối loạn do dị ứng: Trị 3 ca. Gồm da viêm dị ứng, mề
đay, ngứa toàn thân. Người bệnh đều cảm thấy tròng ngực nóng bứt
rứt, miệng khát muốn uống, miệng khô, lưỡi lở loét, tiểu ít, nước
tiểu đỏ. Kết quả: Đều khỏi (Liêu Ninh trung y tạp chí 6, 1982).
• Trị trẻ nhỏ nhịp tim hơi bị rối ỉoạn: Dùng bài nảy thêm
Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá và ‘Tứ linh tá n ’, trị 10 ca. Kết
quả: đều có chuyển biến tốt, 4 ca về cơ bản đã trở lại gần như bình
thường {Liều Ninh trung y tạp chí 10, 1989).
• Trị ASLO tăng: Dùng bài này thêm Liên tử tâm (tim sen),
Sơn chi, Chu sa. Người bệnh hoảng sợ, tim đập mạnh, sốt về chiều,
nhiều mồ hôi, phiền táo không yên, nước tiểu vàng, đỏ, cảm thấy
nóng rát trong đường tiểu. Kết quả: uống 12 thang, các chứng giảm
nhiều nhưng đường tiểu vẫn rát. Dùng bài trên, thêm Long đởm
thảo, tâng Trúc diệp đến 30g, uống 6 thang, khỏi bệnh (Hà Bắc
trung y ĩ, 1984).
Tham khảo:
Quý Sở Trọng nói: Nội kinh ghi rằng hai thứ tinh kết tại gọi là thần.
Như vậy thần là chất dịch đặc biệt ỏ trong tâm chán khí, trong thận để nuôi
dường, cho nên tâm dịch giao xuống mà hoả tự giáng; Thận khí đun lên
mà thuỷ tự sinh, tiên hiến lấy bài 'Sinh mạch tán’ để cứu tân dịch, là trị gốc
không trị ngọn vậy; ‘Đạo xích tán' thanh tả hoả, là trị ngọn để củng cố gốc.
Họ ĩiô n chố ra bài nny có ỷ muốn chố TAm hort vượng, trước phrti bổ Cnn
Thận; Sinh địa hoàng mát mà hay bổ thẳng xuống hạ tiêu, bồi bổ Thận
thuỷ, Thận thuỷ đầy đủ thì Tâm hoả tự giáng. Lại sợ Can mộc vận hành hay
sinh ra hoả giúp cho tà khí, làm hại thổ để hao tổn chính khí, nên dùng Cam
thảo tiêu làm tá, đi xuống làm hoà hoãn thế cấp bức của Can mộc, tức là tả
Tâm hoả thực, đồng thời trị trong âm hành đau, lại dùng Mộc thông thông
trệ ở tiểu trưởng tức !à thông tâm hoả bế uất, như vậy là trị một được hai.
T ả tâm thang’ dùng Hoàng liên để trị thực tà, tà khí thực thì mộc khí hữu
dư, tả Can dể thanh mẹ vậy; ‘Đạo xích tán’ dùng Địa hoàng để trị hư tà, hư
tà thì trách thuỷ không đủ, làm mạnh thuỷ để chế hoả. Bài này mát mà bổ,
so với những bài đắng, hàn, công phạt vị khí, thương tổn sinh khí thì khác
nhau xa vậy (Danh y phương luận).

TUYÊN TÝ THANG (Ôn bệnh điều biện)


J=Lyệr'Ẹj - Xuan pei tang
Mộc phòng kỷ 10-20g, Liên kiều, Chế Bán hạ, Chi tử, Tằm sa
đều 8-12g, Hạnh nhân 8- 16g, Xích tiểu đậu 12-24g, Hoạt thạch, Ý
dĩ nhân đều 12-20g. sắc, chia 3 lần uống trong ngày.
Tác d ụng: Thanh lợi thấp nhiệt, tuyên thông kinh lạc. Trị
thấp nhiệt uất bế tại kinh lạc, trị thấp nhiệt tý, biểu hiện các khớp
đau sưng nóng, co duỗi khó khăn, nước tiểu vàng, ít, chất lưỡi đỏ,
rêu vàng nhớt.
G iải thích: Mộc phòng kỷ thanh nhiệt lợi thấp, thông lạc chỉ
thống là chủ dược; Tàm sa, Ý dĩ nhân hành tý trừ thấp, thông lợi
quan tiết; Liên kiều, Chi tử, Hoạt thạch, Xích tiểu dậu thanh nhiệt
lợi thấp tăng thêm tác dựng thanh nhiệt, lợi thấp của chủ dược;
Bán hạ táo thấp hoá trọc; Hạnh nhân tuyên Phế lợi khí, đều được
dùng làm sứ dược theo nguyên tắc ‘Phế chủ khí, khí hoá tắc thấp
hoá\ Các vị hợp thành một bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt lợi
thấp tuyên tý chỉ thống.
ứ n g d ụ n g lã m sàng: Trên lâm sàng thường dùng trị viêm
khớp, gối sưng đau do thấp nhiệt dồn xuống, các khớp đau nhức,
dính khớp khó hoạt dộng.
Nếu đau nhiều, thêm Khương hoàng, Hải đồng bì, Tang chi để
tăng thông lạc chỉ thông.
(Y> tiíc gia dùng bài Tuyên tý thang’ hựp ‘Nhị diộu tán ’ trị
thAp khớp t‘Ap, níc khớp Hiíng nóng <1Ỏ (lau cỏ kot quii tốt.
NHỊ DIỆU TÁN
(Thể y đắc hiệu phương) Er miao san

C hủ tr ị iKĩíĩ

Thấp nhiệt hạ chú. S íííT tt 1


T riệ ư ch ứ n g ch ín h
Túc tấ t hồng thủng đông thống, tiểu tiện
đoản xích, th iệt đài hoàng ni, cân cốt
dông thống, lưỡng túc nuy nhuyễn, thấp
sttó V íE , m Ị
nhiệt trệ hạ, hạ bộ thấp sang, thấp chẩn
# Ĩ Ỉ M , !«•) /'li £•
(Chân, gối sưng đỏ, đau, tiểu ít, nước
s »T, T 1
tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, gân xương
đau nhức, 2 chân mềm yếu, vùng sinh
dục lở ngứa).
N g u yên n h â n gây b ệ n h
Thấp nhiệt câu trọng, lưu chú vu hạ.
C ông d ụ n g
Thanh nhiệt táo thấp. ìỂ Ắ m m ị
Dược vị ỈỊ0Ệ
Hoàng bá (sao), Thương truật (ngâm nước gạo sao), lượng bằng
nhau. Tán bột, trộn đều, mỗi lần uống 8-12g với nước sôi để nguội
hoặc làm thuốc thang.

Tác dụng: Thanh nhiệt, táo thấp. Trị thấp nhiệt ở hạ tiêu,
gân xương đau nhức, nặng thì bị phù thũng, đau, không có sức, hoặc
âm đạo lở ngứa, đái hạ, nước tiểu ít, màu vàng, rêu lưỡi vàng nhờn,
mạch Nhu Sác.
Giải thích: Hoàng bá đắng, hàn, thanh nhiệt; Thương truật
đắng ÔĨ1 , táo thấp, 2 vị hợp lại có tác dụng thanh nhiệt táo thấp rất tốt.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này thường được dùng trị thấp
khớp ở gối, cẳng chân, bàn chán sưng đau nóng đỏ, hoặc chứng
thấp sang lử, bạch đới, âm dạo nóng đỏ, kết hợp với các vị thuôc
thanh nhiột giai (lộc như Kim ngân hoa, Thổ phục linh, N^ư tinh
Unío, Hạ khô lluío...
Gia giảm : Đối với chứng cước khí do thấp nhiệt tụ ở hạ tiêu,
thêm Ngưu tất, Xích tiểu đậu, Ý dĩ nhân, Mộc qua để kiện Tỳ,
thông lợi kinh mạch.
Trường hợp lưng gối đau nhiều, thêm Ngưu tất, Mộc qua, Ngũ
gia bì, Thiên niên kiện, Tần giao để tư cân trừ thấp, thông mạch
chỉ thống. Đới hạ do thấp nhiệt, khí hư ra nhiều, màu vàng đặc,
ngứa, thêm Kim ngân hoa, Thổ phục linh, Hạ khô thảo, Khiếm
thực, Bạch chỉ, Xà sàng tử để tăng tác dụng thanh nhiệt, giải độc
táo thấp, chỉ dưỡng..
L âm sàn g hiện n ay :
• Trị thấp nhiệt hạ chứ: Hoàng đái, âm đạo ngứa, tay chân
mỏi yếu, chân tay nặng, phù thũng, khớp gối sưng đỏ, đau. Uống
5-10 thang đều khỏi {Phúc Kiến trung y dược 5, 1982).
• Trị thần kinh toạ đau: Dùng bài này thêm Ngưu tất, Hoạt
thạch, Mộc qua, Tần giao, Uy linh tiên, Nhũ hương, Cam thảo. Kết
quả: Uống 5 thang giảm đau. Lại thêm Bạch chỉ, Ngọc mễ tu (râu
bắp), uống 15 thang, khỏi bệnh {Tứ Xuyến trung y 3, 1989).
• Trị trẻ nhỏ viêm thận cấp: Trị 135 ca. Kết quả: Đều khỏi.
Điều trị 18 - 52 ngày (Cát Lâm trung y dược 2, 1988).
Tham khảo:
Bài này đã thấy chép rất sớm trong bộ T h ế y đắc hiệu phương’ gọi
là bài T hương truật tán’, chủ trị giống nhau; Sách *Đan khê tâm pháp’ đổi
tên là ‘Nhị diệu tán’. Hiện nay phần nhiều chế thành viên gọi là ‘Nhị diệu
hoàn’.
Thiên ‘Sinh khí thông thiên luận’ (Tố vấn 3) viết: “Thấp nhiệt không
bài trừ thì gân lớn mếm ngắn lại, gân nhỏ dãn duỗi ra, mềm ngắn lại thành
co rút, dãn duỗi ra thành bại xụi”. Đó là chứng thấp nhiệt xâm hại vào trong,
có thể dẫn đến tê đau, liệt rũ đã được ghi chép rất sớm. Thấp nhiệt sinh
liệt rũ, nên chú trọng thanh nhiệt táo thấp, không nên sử dụng các vị mạnh
gân khoẻ xương (ThƯọng Hải phương tễ học).
> Sách cổ có thêm 2 bài ‘Nhị diệu tán’ nữa.
Một của sách 'Đan khê tâm pháp , là bài trên, thêm Cam thảo, Khương
hoại, Trán bi, Thược dược, Uy linh tiên. Tác dụng, chủ trị giống bài trên.
Một bài của sách *tụ c khoa chuẩn thằng’: Là 'Nhị diệu tán’ thôm
Đương quy, Thục địa. Tác dụng, chủ trị giống bài trỗn ( Trung y lịch đại danh
phương tập thầnh).
TAM DIỆU HOÀN ( Y học chính truyền)

L “ San miao wan


Là bài ‘N hị diệu hoàn’ thêm Ngưu tất.
Tác d ụ n g : Thanh nhiệt lợi thấp. Trị thấp nhiệt dồn xuống,
chân gối sưng đỏ, hoàng đản, sắc vàng tươi như quả quýt, bụng
hơi đầy, miệng khát, chỉ ra mồ hôi đầu, dại tiểu tiện không
thông, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch Trầm Thực hoặc Hoạt Sác.
G iải thích: Bài này lấy Nhân trần làm chủ dược, thanh lợi
thấp nhiệt, trị các chứng phát vàng, phối với Chi tử thông hành
tam tiêu; Đại hoàng làm tá để thông tiết ứ nhiệt. Ba vị đắng, tính
hàn, tiết giáng đi xuống, có thể làm cho tà khí thấp nhiệt theo
xuông dưới mà giải, cho nên là bài thuốc thanh nhiệt lợi thấp.
Hoàng đản vì ứ nhiệt ở lý không tiết ra được, cùng hợp với thấp tà,
thấp nhiệt phát ra dương hoàng. Chọn dùng bài này thông tiết ứ
nhiệt, thanh lợi thấp nhiệt, làm cho tà có dường lui thì hoàng đản
tự hết.

Ngụy Diệc Lâm


LỢI THUỶ THẤM THẤP
M 7 jc ỉ# ìi.

Những bài thuốc lợi thuỷ thấm thấp, có tác dụng thông lợi
tiểu tiện.
Thuỷ thấp đình tụ chủ yếu biểu hiện là tiểu tiện ngắn, ít, phù
nước (thuỷ thũng). Nguyên nhân là do sự khí hoá của bàng quang
bị giảm sút, không lợi thuỷ được hoặc có khi do Tỳ thận dương khí
suy nhược không thể hoá khí hành thuỷ cho nên thuỷ thấp từ trong
mà ra, đến nỗi tụ lại thành phù nề.
Phương pháp chủ yếu để trị các chứng này, ngoài những vị
thuốc hoá thấp lợi thuỷ như Phục linh, Trư linh, Trạch tả, Phòng
kỷ, Thông thảo... còn có các vị thông dương hoá khí (phần nhiều
dùng Quế chi) hoặc các vị bổ khí (thường dùng Hoàng kỳ) hoặc
các vị thuốc kiện Tỳ (thường dùng Bạch truật) hoặc các vị thuốc ôn
dương (thường dùng Phụ tử)... Đó !à các thành phần chủ yếu để
lập phương thuốc. Bài ‘Ngũ íinh tán’, ‘Ngũ bì ẩm’, ‘Phòng kỷ hoàng
kỳ thang’, Thực Tỳ ẩm’... đểu thuộc loại phương thuốc này.
Thấp nhiệt hạ trú bàng quang, biểu hiện ra các chứng niệu
đạo nóng, đau, tiểu luôn luôn, tiểu gắt, tiểu đỏ, tiểu đục hoặc trong
nước tiểu có lẫn cát, sỏi. Chủ yếu là do thấp nhiệt hạ trú mà ra.
Nguyên tắc điểu trị là phải dùng phép lợi, nhiệt cần dùng phép
thanh. Trước hết, nên chọn các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt
giải độc, lại thêm lợi thuỷ (thanh nhiệt thông lâm) như Hoạt thạch,
Cam thảo, Mộc thông, Xa tiền, Biển súc, Cù mạch, Chi tử, Thạch
vi, Tỳ giải... lập phương thuốc.
Các vị thuốc trị thuỷ thấp đình tụ mà tiểu ít, phần nhiều vị
đạm, thấm, dùng để lợi niệu có khác nhau. Lục nhất tán, Bát chính
tán thuộc loại thanh nhiệt thông lâm. Lâm sàng thường thêm Ngân
hoa, Hoàng bá, Bồ công anh, Tần bi, Mã xỉ hiện để tăng cường tác
dụng tiêu nhiệt giải độc.
NGŨ LINH TẤN
(Thương hàn luận) Wu ling san
C hủ tr ị
Bàng quang khí hoá bất lợi chi súc thuỷ
chứng. 7jùjĩ
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Tiểu tiện bất lợi, thiệt đài bạch, mạch Phù
hoặc Hoãn, hoặc đầu thông vi nhiệt, phiền
khát dục ẩm ’ thậm tắc thuỷ nhập tức thổ
tì:ị? 'ầ.M, S ặ c *
(thuỷ nghịch chứng), thiệt đài bạch (Tiểu
ề ấ , mmtk, a
không thông, rêu lưỡi trắng, mạch Phù
jaij7jc A B Pitte*jẼ
hoặc hoãn, hoặc đau đầu, hơi sốt, phiền
i i ) , f ĩir É ỉ
khát, muốn uống, nặng hơn thì thuỷ ngăn
trở thổ tức là thuỷ nghịch chứng).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Bàng quang khí hoá bất lợi, thuỷ thấp nội J S K n í W J , 7KS
đình, kiêm ngoại tà vị giải.
C ông d ụ n g ĩh ữ
Lợi thuỷ th ấm thấp, ÔĨ1 dương hoá khí. Í'j7 jc » ỉi, S R M tn
Dược vị 15 Bậ
Trach tả (quân) 12-20g, Bạch linh (thần), Trư linh (tá), Bạch truật
(tá) đều 12-18g, Quế chi (tá) 4-8g. Tán bột, mỗi lần uống 6-12g,
ngày 2 lần với nước sôi dể ấm. Có thể sắc thuốc thang uống.

Tác dụn g: Thông dương lợi thuỷ, kiện Tỳ trừ thấp. Trị bên
ngoài có biểu chứng, bên trong thủy thấp đình trệ lại, gây nên sốt,
phiền khát, uống nước liên tục, tiểu ít, tiểu không thông. Thủy thấp
nội đình gây nên phù thũng, tiêu chảy, tiểu không thông, hoắc
loạn, thổ tả, đàm ẩm, hơi thở ngắn, ho, suyễn, dưđi rốn đập mạnh,
nôn ra nước miếng, váng đầu, hoa mắt.
G iải th ích: Bạch linh, Trư linh, Trạch tả tính vị ngọt nhạt,
hơi hàn, có tííe (lụng thầm tháp lợi tiốu lả chủ dược; Quế chi cay ôn,
giúp híing qunng khí hon, giúp cho các vị thuốc lỉlng lítc đụng lợi
tiểu; Hạch truẠt kiộn Tỳ tiío thAị>.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Trên lâm sàng thường dùng trị tiểu
tiện không thông gây nên phù.
G ia giảm : Do Tỳ Vị tổn thương, đại tiện lỏng, tiểu tiện ít, bỏ
Quế chi tức là bài ‘Tứ linh tán ’ {Minh y chỉ chưởng).
• Phù nặng, thêm Tang bạch bì, Trần bì, Đại phúc bì để tăng
tác dụng hành khí, lợi thuỷ, tiêu phù tMinh y chỉ chưởng).
• Trị thấp nhiệt hoàng đản, tiểu tiện ít, thấp thắng, thêm Nhân
trần cao gọi là bài ‘Nhân trần ngũ linh tán’ (Kim quĩ yếu lược).
• Thương thực, bụng đầy, đau, tiêu chảy, tiểu tiện ít, dùng bài
này kết hợp với bài ‘Bình vị tán ’ gọi là bài ‘Vị linh thang’ (Đan khê
tâm phấp).
L âm sàn g hiện n ay :
• Trị thận viêm cấp: Dùng bài này thêm Mộc thông, Phòng
kỷ, Hạ khô thảo, Đỗ trọng, Bạch mao căn. Trị 3 ca. Khỏi 2, có
chuyển biến 1 (Quán Châu vệ sinh 4, 1959).
• Trị thận viêm cấp: Trị 40 ca. 7 ngày là 1 liệu trình. Kết quả:
Khỏi hoàn toàn (Cáp Nhĩ Tân 12, 1959).
• Trị thận viêm cấp: Dùng bài này hợp với bài ‘Thận khí
hoàn’, uống xen kẽ nhau. Trị 5 ca viêm thận cấp, 2 ca viêm thận
mạn. Kết quả: Bệnh nhân đều tiểu được nhiều, h ết phù (Quảng
Đông trung y 7, 1960).
• Trị bí tiểu: Trị 8 ca sau khi sinh bị bí tiểu. Muốn tử cung
co rút lên, thêm Đương quy, Xuyên khung. Để tăng lợi tiểu, thêm
Mộc thông, Thông thảo. Kết quả: Sau 1-4 ngày đều tự đi tiểu được
(Trung Hoa phụ sản khoa tạp chí ĩ, 1959).
• Trị gan viêm truyền nhiễm : Dùng bài này bỏ Trư linh, Quế
chi, thêm Nhân trần, Sơn tra, Sa nhân, Trần bì, Kê nội kim. Trị
353 ca. Kết quả: Sau 3 tuần, khỏi 198 ca, 4 tuần khỏi 112 ca, 6 tuần
lchỗi 35 ca, 8 tuần khỏi 8 ca (Thỉểm Tây trung y học viện học báo
ĩ, 1990).
• Trị não ứ nước: Dùng lượng cao ‘Ngũ linh tán ’, trị 4 ca não
ứ nơức. Kết quả (lều khỏi (Tân y dược học tạp chí 8, 1978).
• Trị (lịch hoàn ứ Ỉuỉớvẩ. Dùng bài nồy thỏm Xa tiồn tử, Tiểu
hổi, TrAn bì, Thanh bì, Binh lang, Mộc thông, Ồ dưực, Lộ chỉ hụch,
Quất hạch. Trị 4 ca trẻ nhỏ dịch hoàn ứ nước. Kết quả: Đều khỏi
(Tứ Xuyên trung y 3, 1985).
Tham khảo:
> Triệu Vũ Hoàng nói: Thuỷ của người ta có hai, một là chân thu
một là khách thuỷ, Chân thuỷ là do thận sinh ra; khách thuỷ !à do ăn uống
sinh ra. Cho nên chân thuỷ chỉ muốn cho nó thăng lên, khách thuỷ chỉ
muốn cho nó giáng xuống. Nếu chân thuỷ không thăng lên, thì thuỷ hoả
không giao nhau mà sinh chứng tiêu khác, khách thuỷ không giáng xuống
thì thuỷ thổ lẫn lộn mà sinh thũng đầy.
Bài ‘Ngũ linh tá n ’ là vì thông hành thuỷ ở bàng quang mà đặt ra, mà
cũng là phương thuốc đứng đầu để trục thuỷ ẩm nội ngoại, vì thuỷ dịch tuy
dồn xuống hạ tiêu mà tam tiêu đều có trách nhiệm cho nên Phế kim có
chức năng trị tiết. Tỳ thổ chuyển vận không nghỉ, cửa thận đóng mở bình
thường thì tiểu tiện mới đi đúng lúc được. Nếu Phế khí không vận hành thì
khí hoá ở cao nguyên (Phế) tuyệt, trung châu (tỳ) không vận chuyển thì âm
thuỷ chảy tràn, thận tàng không có dương thì thuỷ đóng băng lại d trong,
thuỷ không bao giờ tự thông hành được, không hiểu rõ gốc, chỉ trị ngọn sao
được ? Trong bài dùng Bạch truật để bồi đắp thổ, thổ mạnh thì chế được
âm thuỷ; Phục linh để ích kim (Phế), kím thanh mà thông điều đường nưdc;
Q uế vị cay nhiệt, lại thông đạt hạ tiêu, vị cay hoá khí, tính nhiệt, chủ lưu
thông, châu đô (bàng quang) ấm áp thì thuỷ tự thông hành; dùng Trạch
tả, Trư linh nhạt thấm làm tá thì hiệu quả trị thuỷ sẽ rõ rệt. Các danh y
xưa nói: Nước chảy xuôi dòng yên lặng ià có đất làm đê điều giữ gìn, chảy
mãi không thôi là nhờ hoả chưng động. Không có thuỷ thì hoả không phụ
vào đâu, không có hoả thì thuỷ không !ưu hành, câu nói thật chí lý (Danh y
phương luận).
La Đông Dật nói: Thương hàn dùng bài ‘Ngũ linh’, chính Ịà hàn tà
Thái dương phạm vào gốc nhiệt ở bàng quang, cho nên dùng ‘Ngũ linh’ lợi
thuỷ tả nhiệt, nhưng đùng Quế chi là để tuyên thông tà, vẫn trị thái dương.
Tạp chứng mà dùng ‘Ngũ linh’ là chỉ vì bàng quang hư, hàn thuỷ ngưng
đọng, ở đấy tất dùng Nhục quế vị hậu làm quân, mà khí hư hàn mới được
vận hành tuyên tiết. Hai chứng dùng có hơi khác nhau, không thể không
biện rõ (Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca NGŨ LINH TÁN

'Ngũ linh tán’ trị Thái riương phù, Trj phù Thái đương có 'Ngũ linh',
Rạch truột. ỉ rạch tổ. I rư. Phụt: linh, Trư linh, Trạch tả, Truật cùng Linh (Phục),
(Ịiiatig hoa khl thiOrn Uuan (|UỖ, háng ip in u liu.i khí lliỡ in Quan quô,
: Lợi tiểu, tiêu thử phiển khát thanh, Lợi tiện, tiêu phiền, thử, khát thanh,
i Trừ Quế danh vi Tứ linh tán’, Tên ggi 'TỨ linh' khi bỏ Quế,
; Vô hàn đãn khát phục chí linh, Không hàn mà khát, uống càng nhanh,
: 'Trư linh thang’ trừ Quế dữ Truật, 'Trư linh thang' trừ Quế và Truật,
í Gia nhập A giao, Hoạt thạch đình, Thêm vị A giao, Hoạt thạch dành,
; Thử vi hoà thấp kiêm tả nhiệt, Ấy gọi hoà thấp kiêm tả nhiệt,
i Đản hoàng bế khát ẩu ninh. Vàng da tiện bí khát yên lành.

NGŨ BÌ TÁN
(Trung tàng kinh) Wu pi san
Công dụng
Lợi thuỷ tiêu thũng, lý khí kiện Tỳ.
C hủ tr ị
Tỳ hư thấp thịnh, khí trệ thuỷ phiếm chi j9¥ẩE ££, ^,ỉ®7jcfé
bì chứng. iJE
Triệu chứng chính
1Thân tấ t thũng, tâm phúc trướng mãn,
Ịtiểu tiện bất lợi, đài bạch nị, mạch Trầm
Hoãn (Cơ thể phù, ngực bụng đầy trướng, /M ỉ T-m ,
tiểu không thông, rêu lưỡi trắng nhờn, B ìm .
mạch Trầm Hoãn).
D ược vị
. Tang bạch bì, Trần quất bì, Sinh khương bì, Đại phúc bì, Bạch
linh bì, lượng bằng nhau. Tán bột, mỗi lần uống 8-12g với nước
sôi để nguội.
Có thể sắc thuốc thang uống, liều lượng tuỳ chứng gia giảm.

Tác d ụ n g : Kiện Tỳ hoá thấp, lý khí tiêu phù. Trị phù thũng,
tay chân nặng, ngực bụng đầy trướng, suyễn, tiểu không thông, rêu
lưỡi trắng nhờn, mạch Trầm Hoãn.
Giải thích: Bài thuốc còn có tên gọi ‘Ngũ bì tán', có tác dụng
trị các chứng Tỳ hư thấp trệ thuỷ ứ. Trong bài, Trần bì lý khí kiện
Tỳ; Bạch linh bì thấm thấp kiện Tỳ (léu là chủ dược; Tang bạch bí
thông girtng Phố khí lAm cho thuỷ đạo (lược thông điẻu; Đại phúc bì
hành khí, tiêu trướng, hoá thấp; Sinh khương bì (vỏ gừng) tiêu tán
thuỷ khí. Ca năm vị thuốc đều dùng vỏ vì vậy gọi là ‘Ngũ bì ẩm ’.
ư n g d ụ n g lả m sàng: Trên lâm sàng bài thuốe dùng có kết
quả đôi với các bệnh nhân viêm cầu th ận cấp, m ãn, phù do suy
tim.
Trường hợp phù nặng cần kết hợp với bài ‘Ngũ linh tá n 5.
Nếu kèm P h ế nhiệt, phối hợp với bài ‘Tả bạch tá n ’.
Gia g iả m : Ngoại cảm phong tà, phù từ th ắt lưng trở lên,
thêm Tô diệp, Kinh giới, Bạch chỉ để khu phong tá n thấp.
Nếu thấp nhiệt thịnh ở dưới, phù từ th ắt lưng trở xuống nặng,
thêm Trạch tả, Xa tỉền tử, Phòng kỷ để thanh lợi th ấp nhiệt.
Trường vị tích trệ, đại tiện không thông, thêm Đại hoàng,
Chỉ thực để đạo trệ , thông tiện.
Bụng đầy tức, thêm La bạc tử, Hậu phác, Mạch nha dể hành
khí tiêu trệ.
Trường hợp Tỳ hư, cơ thể suy nhược, thêm Đảng sâm, Bạch
tru ậ t để bổ khí kiện Tỳ.
Nếu h àn th ấp nặng, T hận dương hư, thêm Can khương, Phụ
tử, Nhục quế để bổ dương khu hàn.
Phù ở phụ nữ có th ai là do Tỳ hư, thấp nặng, bỏ Tang bì, thêm
Bạch tru ậ t để kiện tỳ, trừ thấp, an thai, tiêu phù, có tê n là ‘Toàn
sinh bạch truật tán ’ (Phụ nhân lương phương).
Lâm sàn g hiện nay.
• Trị viêm thận: Dùng bài này hợp với b ài ‘Tứ lin h tá n ’ tr ị
8 ca trẻ nhỏ bị viêm th ận cấp. Kết quả: Đều khỏi. Sau khi uống
thuốc, lượng nước tiểu tăng, h ết phù, nhanh n h ấ t là 1 ngày, chậm
n h ấ t là 3 ngày, trưng bình là 2 ngày. Khỏi bệnh nhanh n h ấ t là 4
ngày, nhiều n h ấ t 15 ngày, đa số là 6-12 ngày. Không có tác dụng
phụ (Thượng Hải trung y tạp chí 7, 1957).
• Trị viêm thận: Trị 26 ca viêm thận mạn. Kết quả: Khỏi 5,
(ĩỡ 16, có chuyển biến 4, không khỏi 1 (Cát Lâm y đại học báo 4,
1959).
• Trị xơ ịịun cố ỉnuìnịị', Dùng bài n ày tfiíi RỈmn, trị 2 ca. KíH
quả: Sau khi uống thuốc, tiểu nhiều hơn, nước ở bụng dần dần tiêu
hết, ăn uống khá hơn, có thể đi lại vận động được (Trung cấp y san
1, 1958).
• Trị mề đay: Dùng bài này thêm vị, đổi th àn h thuốc thang
sắc uống. Trị 9 ca đều khỏi (Trung y tạp chí 4, 1980).
Tham khảo:
> Trương Bỉnh Thành nói: Trị bệnh thuỷ thũng, khí xung lên gây ra
suyễn, thởgấp, hoặc chứng từthắt lưng trỏxuống, đócũng làcông năng
trị tiết của Phế không thì hành được, đến nỗi nước tràn ra da thịt sinh ra các
chứng nói trên, cho nên dùng Tang b! để tả Phế giáng khí, Phế khí trong
lặng thì thuỷ tự đi xuống. Dùng Phục linh dẫn thuỷ từ trên xuống; Đại phúc
bì tuyên thông trong ngực, dẫn thuỷ; Khương bì vị cay mát, có tác dụng giải
tán; Trần bi điều khí hoá đờm. Các vị đểu dùng vỏ vì bệnh ở trong da, ý
muốn dùng vỏ để trị da, Nhưng Phế và Tỳ là haỉ tạng có quan hệ mẹ con,
con bị bệnh tất liên luỵ đến mẹ. Cho nên chứng phù thũng có liên quan đến
Tỳ, nếu không thế thì Tỳ có khả năng vận hoáTthổ vượng thì chế được thuỷ,
tuy Phế không làm được chức năng trị tiết cũng không bị phù thũng. Vì thế
hai vị Trần bì, Phục linh vốn là thuốc của tỳ, công dụng đều là trong hành
có bổ, phù chính trừ tà, cùng một việc mà được hai, thì tà ở trên dưới cũng
đều tiêu tan hết (Thành phương tiện độc).
Sách ‘Ma khoa hoạt nhân toàn thư’ có bài ‘Ngũ bì ẩm ’, dùng Ngũ
gia bỉ thay Tang bạch bì có tác dụng lợi thuỷ thấp, th ông kinh lạc, dùng trị
sưng phù trong bệnh phong thấp (Thượng Hải phương tễ học).
> Sách ‘Hoà tễ cục phương’ có bài ‘Ngũ bì ẩm ’ dùng Ngũ gia bì, Địa
cốt bì thay Tang bạch bì, Trần bì, dùng trong trường hợp sưng đau khớp lâu
ngày có hư nhiệt ( Thượng Hải phương tễ học).

PHÒNG KỶ HOÀNG KỲ THANG (Kỉm quỹ y ế u lược)

s Si - Fang ji huang qi tang


Phòng kỷ, Bạch truật đều 8-12g, Hoàng kỳ 12~24g, Cam thảo
(sao) 4g, Sinh khương 2-3 lát, Đại táo 2-3 quả. sắc uống.
Tác dụng: Bể khí, kiện Tỳ, lợi thuỷ, tiêu phù. Trị phong
thuỷ, thấp tý thuộc chứng biểu hư thấp nặng, ra mồ hôi, sợ gió,
thân thể sưng phù, nặng nề.
G iải th íc h : Phòng kỷ khu lợi thAp, thông tý; Hoàng kỳ ích
khí cô biôu lồ chú (lược; Btych truật kiện Tỳ trừ thấp, tỗng thôm
tác dụng lợi thuỷ; Cam thảo kiện Tỳ hoà trung; Gừng, Táo điều hoà
Vinh Vệ. Các vị thuốc hợp lại, có tác dụng bổ khí, kiện Tỳ, lợi tiểu,
tiêu phù.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này trị phong thuỷ (có triệu chứng
ra mồ hôi sợ gió, toàn thân phù nặng nề, tiểu ít, lưỡi nhợt, rêu
trắng, mạch Phù), và chứng thấp tý( chân tay nặng, tê dại).
Trường hợp kèm đau bụng, thêm Bạch thược, chế Hương phụ.
Khó thở, thêm Tế tân, Ma hoàng để tán hàn giáng khí, bình suyễn.
Tức nặng bụng, ngực, thêm Trần bì, Chỉ xác, Tô diệp.
Phù nặng phần lưng, chân nhiều, thêm Phục linh, Thương
truật...
Dùng cho rối loạn thận, thận hư trong lúc có thai, khi sinh,
sắc m ặt xanh, mập, phù, chân lạnh, mệt mỏi (Kinh nghiệm Đông
y Nhật Bản).
Trị khớp gổì biến dạng nơi những phụ nữ mập, dễ ra mồ hôi
(Kinh nghiệm Đông y Nhật Bản).
L âm sàng hiện n ay :
• Trị thận viêm : Trị 16 ca thận viêm mạn, tiểu đục. Kết
quả: Khỏi 14 (hết các triệu chứng, xét nghiệm nước tiểu thấy bình
thường, theo dõi 1 năm không thấy tái phát); đỡ 2 (Hà Bắc trung
y 2, 1985).
• Trị huyết áp cao do thận, do khí hư huyết ử, thủy thấp
không thông: Trị 30 ca. Kết quả: Kết quả khá 24 (huyết áp trở lại
bình thường, chỉ số huyết áp hạ 2.66mmHg), đỡ 2 (chỉ số huyết áp
hạ từ 1.33 —2.53mmHg); không khỏi 4 (Phúc Kiến trung y tạp chí
2, 1989).
• Trị phúc thủy: Trị 34 ca phúc thủy của thời kỳ cuối do giun
móc. Kết quả: Khỏi 27, đỡ 5, biến chứng nặng 2. Kiểm tra thấy
lượng máu và chức năng gan có cải thiện, hết vàng da (Chiết Giang
trung y tạp chí 3, 1960).
ÔN DƯƠNG HOÁ THẤP
I
B ài th u ố c ‘Ổn dươ n g hoá th ấ p ’ là n h ữ n g bài th u ố c trị c á c I
c h ứ n g phù th ũ n g , đ ờm ẩm do T ỳ T h ậ n d ư ơ n g hư, c h ứ c n ăn g vậ n I
hoá b ài tiế t s u y g iả m sinh ra th u ỷ th ấ p ứ trệ trong cơ th ể , th ư ờ n g Ị
g ồm c á c v ị th u ố c ôn dươ n g lợi th u ỷ, h àn h kh í tạ o th à n h . ị

LINH QUẾ TR U Ậ T CAM THANG


(Thương hàn luận) Ling qui zhu gan tang
Còn gọi là ‘Phục linh quế chi bạch truật cam thảo thang’
C hủ tr ị
Trung dương bất túc chi đờm ẩm.
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Hung hiếp chi mãn, mục huyễn tâm quý,
thiệt đài bạch hoạt (Ngực và hông sườn m »zm , SBỈML'#,
đầy trướng, hoa mắt, tim hồi hộp, rêu ữ tâ tt
lưỡi trắng nhớt).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Trung dương hư hàn, Tỳ th ất kiện vận,
thuỷ ẩm nội đình.
C ông d ụ n g
Ôn dương hoá ẩm, kiện Tỳ lợi thấp. ỈS P B tttt M ỉ ệ í m
Dược vị
Bạch linh (quân) 12-16g, Quế chi (thần) 8-10g, Bạch truật (tá)12g,
Chích thảo (sứ) 4-6g. Sắc, chia 3 lần uống trong ngày.

T á c d ụ n g : K iện Tỳ th ấ m th ấ p , ÔĨ1 hoá đờm ẩm . T rị đờm


ấm , ngực Hườn đau, chóng m ặ t, hồi hộp, hoặc ho, k hó thở, rêu lưỡi
trrintf, h o ạt, m ạch H uyền, H o ạ t hoặc T rầ m K hẩn.
G iả i th í c h : Bạch linh kiộn Tỷ, thAVn th ấ p lợi th u ỷ là chủ
dưực; Quố chi th ô n g dương ỏn hoá thuỷ Am; Bụch tr u ộ t kiộn Tỳ táo
thấp; Cam thảo bổ Tỳ ích khí, điều hoà các vị thuốc.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Trị bệnh động mạch vành, thấp tim,
bệnh cơ tim, huyết áp cao, dạ dày viêm, u mồn nghẽn, túi mật
viêm, khối u ở gan, xơ gan cổ trướng, táo bón, thận viêm mạn, dịch
hoàn ứ nước, điên cuồng.
Gia g iả m : Nôn ra đờm nước, thêm Khương bán hạ để ÔĨ1 hoá
hàn đờm, giáng nghịch chỉ ẩu. Đờm nhiều, thêm Trần bì lý khí hoá
đờm. Nếu Tỳ hư, thêm Đảng sâm để ích khí bổ Tỳ. Thấp tả do Tỳ
dương hư, kết hợp với ‘Bình vị tán ’ để tán thấp chỉ tả.
Tham khảo:
Triệu Lương nói: Sách ‘Linh khu’v\ếi: Mạch của tâm bào lạc động thì
bệnh, ngực sườn đầy tức là nói đờm ẩm tích tụ ở tâm bào thì bệnh tất phải
như vậy. Mắt hoa, Vị có đờm ẩm làm ngăn trở đương khí trong ngực, không
phân bố tinh dịch lên trên được. Phục ỉinh nhạt thấm trục đờm ẩm xuống
phía dưới, do lợi mà đỉ cho nên dùng làm quân, Quế chi thông dương đẩy
thuỷ ra ngoài, da iông theo mồ hôi mà giải, cho nên dùng làm thần. Bạch
truật ráo thấp giúp Phục linh táo thấp tiêu đờm để trừ đầy tức. Cam thảo
bổ trung tiêu, giúp Quế chi !àm mạnh thổ để chế thuỷ tà. Thở ngắn hơi íà
thuỷ ẩm ngưng tụ, thở ra hlt vào khó khăn gây nên. Sách ‘Kim quỹ’ nêu lên
hai bài, ý nghĩa rất hay. Thở ra ngắn hơi, dùng ‘Linh quế truật cam thang’ để
nhẹ thanh thông dương, dương hoá khí thì tiểu tiện tự thông. Thở vào ngắn
hơi, dùng ‘Thận khỉ hoàn’ nặng giáng để thông âm, Thận khí thông thì cửa
quan tự mở (Sán b ổ danh y phương luận).

THựC TỲ TÁN m ầm
(Tế sinh phương) Shi pi san
j C h u t r ị ^ ..............................
Tỳ Thận dương hư, thuỷ khí nội đình chi W n m ấ '; .. w
âm thuỷ........... ........................
Triệu chứng chính
Thân bán dĩ hạ thũng thậm, hung phúc
trưứng mãn, thiệt đài bạch nị, mạch mm
Trầm Trì (Nữa người bẽn dưới, bị sưng mm, fm ím B
phù năiiỊỊỊ, ngực bụng đẩy trưởng, rêu vỉíiii
Ịịtờị Ịrdn/Ị nhờn, mạch Trâm Trì).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Tỳ Thận dương hư, dương bất hoá thuỷ, lệSK Ổ B ,
thuỷ đình khí trệ. 7k,
C ông d ụ n g
Ôn dương kiện Tỳ, hành khí lợi thuỷ.
Dược VỊ

Chế Phụ tử (quân) 4-6g, Can khương (quân) 4-8g, Phục linh
(thần) 12-16g, Bạch truật (thần), Thảo quả nhân (tá), Mộc qua
(tá) đều 8-12g, Hậu phác (tá), Đại phúc bì (tá), Mộc hương (tá),
đều 4-%, Binh lang 4-12g, Chích thảo (tá sứ) 4g, Đại táo 3 quả,
Sinh khương 3 lát. sắc, chia 2 lần uống trong ngày.

Tác dụng: Ôn dương kiện Tỳ, hành khí lợi thuỷ. Trị phù do
Tỳ Thận dương hư, hàn thấp ứ trệ, phù toàn thân (phần dưới nhiều
hơn), kèm theo bụng ngực đầy trướng, chân tay lạnh, tiêu lỏng, tiểu
trong, rêu lưỡi dày nhuận, mạch Trầm Trì.
G iải th ích: Bài này có tác dụng ôn Tỳ dương là chính, vì vậy
gọi là Thực Tỳ tán ’.
Trong bài, Bạch truật, Phụ tử, Can khương, Cam thảo ôn
dương kiện Tỳ, trừ hàn thấp, đều là chủ dược. Các vị thuốc hành
khí như Hậu phác, Binh lang, Thảo quả, Mộc hương, Đại phúc bì
đều có tác dụng hành khí lợi thuỷ làm cho tiêu trướng đầy ở ngực,
bụng, giảm phù nề toàn thân; Khương, Táo tăng tác dụng kiện
Tỳ.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này dùng trị xơ gan cổ trướng,
viêm thận mạn, bệnh thận, suy tim, thủy thững.
Trên lâm sàng có thể dùng bài này phối hợp với ‘Ngũ linh
tán ’, trị viêm thận mãn, phù do suy tim thuộc chứng Tỳ Thận
đương hư.

Tham khảo:
Tỳ VỊ hư, thổ không chế dược thuỷ, thuỷ chạy bậy ra cơ biểu cho
nôn thôn minh nặng nể, sinh phù thũng. Dùng Bạch truật, Cam thảo, Sinh
khương, Đọi táo để bổ Tỳ Vị hư. Tỳ Vị hàn thl trung tỉôu hàn, không hoá
được thuỷ, thuỷ ngưng lại ở trưởng vị, cho nốn biếng ăn, không khổt, đạl
tiểu tiện thất thường. Dùng Khương, Phụ, Thảo quả để ôn Tỳ Vị, lại thêm
Đại phúc, Phục linh, Hậu phác, Mộc hương, Mộc qua làm tá để thông thuỷ
lợi khí. Vì khí là mẹ của thuỷ, thổ phòng giữ thuỷ, khí hành thì thuỷ hành,
thổ thực thì trị thuỷ, cho nên gọi là ‘Thực T ỳ’ vậy. Nhưng bài này sức thông
thuỷ lợi khí có thừa, chứng âm thuỷ hàn nhưng mà khí không hư thì nên
dùng. Nếu khi yếu tiếng nói nhỏ thì phải lý trung, thêm Phụ tử, bội Phục
linh làm quân, ôn bổ nguyên khí để hành th u ỷ là đích đáng nhất (Sản bổ
danh y phương luận).

TY GIAI PHAN THANH AM


(Đan khê tâm pháp) Pi jie fen qing yin
C hủ tr ị
Hạ tiêu hư hàn chi cao lâm, bạch trọc
T riệ u c h ứ n g ch ín h $ ỉĩE ® ,á
Tiểu tiện tần sác, hỗn trọc bất thanh
(Bạch như mễ cam, ngưng như cao hồ), 'MSỉHSc, n 'ìkT-m
thiệt đạm đài bạch, mạch Trầm (Tiểu
nhiều lần, lúc trong lúc đục (Trắng như
nước gạo} đọng lại thì đặc như keo dính).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Hạ tiêu hư hàn, thấp trọc bất hoá. T í ằ â í S , ỉlồ T O t,
C ông d ụ n g
Ổn Thận lợi thấp, phân thanh hoá trọc.
Dược v ị
Xuyên Tỳ giải, Ô dược, ích trí nhân, Thạch xươrtg bồ, lượng bằng
nhau (có bài thêm Phục linh, Cam thảo). Tán bột mịn, mỗi lần
uổng 8-12g, cho ít muối, sắc uống nóng.
Nếu dùng thuốc thang sắc uống, tuỳ tình hình bệnh mà gia giảm.

Tác dụng: Ôn Thận lợi thâp, phân thanh khử trọc. Trị thận
khí suy yếu, tháp trọc dồn xuống hạ tiêu, gây nên cao lâm, bạch
trục (tiốu nhinu lần, nước tiổu đục như nước gạo, dính như hồ keo,
<JỎ c h ấ t n h ờ n ) .

( rìt ii t h í c h ; T ỳ f>mi lá t.huỏc lợi t h Ap , t h ư ờ n g t rị t i o u (lục, lAm


chủ dược. Nhưng tiểu tiện nhiều lần, chất đục, phần nhiều do Thận
khí hư nhược không chế ước dược tiểu tiện, lại không phân thanh
biệt trọc được, nên phải thêm các vị thuốc ÔĨ1 thanh, súc niệu như
ích trí nhân để hoá khí thông lâm, lại thêm Xương bồ thông khiếu
hoá trọc. Bài này trong thông có sáp, lợi thấp mà cô' được Thận
khí, trong sáp có thông, tuy trị tiểu nhiều mà vẫn phân thanh biệt
trọc được. Phương pháp này thông sáp cũng dùng để chữa thận và
bàng quang khí hoá m ất bình thường, thấp trọc hạ trú gây ra chứng
cao lâm.
ứ n g d ụ n g lâ m sà n g : Nếu có triệu chứng Tỳ hư, thêm Đảng
sâm, Bạch truật, Phục linh, Chích thảo để kiện Tỳ lợi thuỷ. Trường
hợp phụ nữ hàn thấp khí hư ra nhiều, thêm Thục Phụ tử, Nhục quế,
Thỏ ty tử, Thương truật, Phục linh.
Có báo cáo lâm sằng dùng bài này, thêm ‘Lục vị địa hoàng
hoàn’, bỏ Ổ dược, thêm Hoàng bá trị viêm tuyến tiền Hệt thuộc thể
Thận âm hư có kết quả tốt, nếu thuộc thể Thận dương hư, thêm
‘Bát vị*.
L âm sàn g hiện nay :
• Trị tiểu đục (tiểu ra dưỡng trấp - nhũ mê niệu): Dùng bài
này thêm Đan sâm, Xa tiền tử, Sa nhân, Cam thảo tiêu, Cận thái
(rễ), trị 34 ca. Tỳ hư, thêm Bạch truật, Phục linh. Khí hư nhiều,
thêm Hoàng kỳ. Dương hư nhiều, thêm Nhục quế, A giao. Tỳ thận
dương hư, tiểu ra máu nhiều, thêm Sinh địa, Sâm tam thất, Bạch
mao căn, Tiên hạc thảo. Thấp nhiệt nhiều, thêm Ngân hoa, Bồ
công anh, Hoàng bá. Kết quả: Khỏi 30 ca (hết các triệu chứng, xét
nghiệm nước tiểu âm tính, theo dõi 3 năm không thấy tái phát),
đỡ 2, có chuyển biến tốt 2. Thời gian uống thuốc trung bình 6 ngày
nước tiểu hết dưỡng trấp (Hà Nam trung y 2, 1990).
• Trị lâm chứng (tiểu buốt, gắt, đau...): Dùng bài này thêm
Đan sâm, Kim ngân hoa, Liên kiều, trị 62 ca. Toàn bộ đều được xét
nghiệm nước tiểu, đều có nhiễm khuẩn, đã uống nhiều thuốc nhưng
không hiệu quả. Kết quả: Uống 15 thang, các triệu chứng đều hết
56 ca, không khỏi 6. Thời gian trị 7-15 ngày (Cát Lâm trung y dược
2, ỉ 990).
• Nịịứa hộ phận sinh đục (âm dạo, âììi hộ, dương vật...): uống 5
thang, đỡ ngứa nhiồu, uống 20 thang, khỏi bộnh (Tán trung y .9, lỉỉMÌ).
• Trị viêm tiền liệt tuyến: Dùng bài này hợp với bài ‘Lục v
địa hoàng hoàn’, bỏ 0 dược, thêm Hoàng bá. Trị viêm tiền liệt
tuyến cấp, mãn tính, do thận âm bất túc, có kết quả tốt. Nếu do
thận dương bất túc, dùng chung với bài ‘Thận khí hoàn’ (Thượng
Hải Phưong tề học 1974),
Tham khảo:
Có bài khác cũng tên Tỳ giải phân thanh ẩm ’ (Y học tâm ngộ) nhưng
bỏ ích trí nhân, ô dược, thêm Hoàng bá, Phục linh, Bạch truật, Liên tử tâm,
Xa tiền tử, tác dụng chủ yếu là thanh lợi thấp nhiệt, cần chú ý phân biệt
(Thượng Hải phương ỉễ học).

Bài ca TỲ GIẢI PHÂN THANH ẤM

‘Phân thanh Tỳ giải’: Thạch xương bổ,


Tỳ giải phân thanh’ Thạch xương bổ, Lại có Thảo sao ích chí, ô (dược),
Thảo sao, ô dược, ích trí câu, Hoặc cũng cho thêm Linh, Muối, sắc,
Hoặc ích Phục linh, Diêm tiễn phực, Thông tâm cố thận trọc tinh trừ,
Thống tám cố thận trọc tinh khâu, Súc tuyền: ích chí cùng ô dược,
'Súc tuyển' ích chí đồng ô dược, Rượu nấu Hoài sơn tựa quấy hồ,
Sơn dược hồ hoàn tiện sác nhu. Trộn thuốc làm viên theo sách dạy,
Tiểu nhiều chứng ấy nhớ dùng cho.
THUỐC KHU PHONG THẤP

Phương thuốc khu phong thấp có tác dụng khu phong thấp,
thông kinh lạc, giải nhiệt, trấn thống, dùng trị các chứng đau ngoài,
tê dại khó cử động, nặng nữa thì các khớp xương sưng to, biến
dạng, co duỗi khó khăn. Chứng này thường ở khắp cơ thể, cơ nhục
và nhất là các khớp v.v...
Bệnh tý sinh ra một mặt do ngoại tà xâm nhập, một mặt
khác do chính khí suy yếu dẫn đến phong, hàn thấp thừa hư xâm
phạm vào khắp cơ nhục, kinh lạc, khớp đốt v.v... khí huyết không
tuyên thông được mà sinh ra. Vì thế khi lập phương tễ khu phong
thấp, ngoài các vị thuốc khu phong tán hàn, trừ thấp còn phải kiêm
dùng các vị thuốc dưỡng huyết, hoạt huyết thông dương, lý khí
cho khí bổ ích Can Thận. Nếu có kèm nhiệt, cần thêm thuốc thanh
nhiệt. Bệnh lâu, tà đă vào lạc mạch, gọi là ngoan tý, dai dẳng khó
trị, cần phải phối hợp các vị thuốc loại côn trùng (Ngô công, Toàn
yết...) để SƯU tà th ồ n g lạc.
Thuốc trừ phong thấp như Độc hoạt, Tang ký sinh, Khương
hoạt, Tần giao, Phòng phong... thường dùng chung với thuốc
dưỡng huyết, theo nguyên tắc điều trị của y học cổ truyền là Trị
phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt’.

Đ Ộ C H O Ạ T K Ý S IN H T H A N G íliỉív ỉp l- .iá 1
1 (Thiền kim phương) Du hua ji sheng tang Ị
C hủ tr ị
1Tý chứng nhật cửu, Can Thận lưỡng hư,
Ịkhí huyết bất túc. ầ,
T riệ u ch ứ n g ch ín h
1 Yêu tấ t lãnh thống, chi tiết khuất thân
Ị bất lợi, tâm quý, khí đoản, mạch Tê JIỈTĨÍÍH'I'
Nhưực (Lưng gối lạnh đau, chân tay, các * f'J, ■ừífAtỉu ,
1khớp khố co duỗi, sợ sột, hơi thở ngẩn,
mạch Tfi Nhược).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Phong hàn thấp tý khán cân cốt, luy cập 'ầ ị
Can Thận, hao thương khí huyết. R ffF'0,
C ông d ụ n g
Khư phong thấp, chỉ tý thông, ích Can ttP U S , iLíPíli,
Thận, bổ khí huyết. !ií?í, ít- H ầ i
Dược vị HKậ
Độc hoạt (quân), Tần giao (thần) đều 8- 12g, Quế tâm (thần) 4g,
Phòng phong (thần) 8'12g, Tế tãn (thần) 4-8g, Tang ký sinh (tá),
Địa hoàng (tá) đều 16-24g, Bạch thược (tá); Bỗ trọng (tá), Phục ị
linh (tá), Ngưu tất (tá), Đương quy (tá), Đảng sâm (tá) đều 12- Ị
16g, Xuyên khung (tá) 6-12g, Chích thảo (tá sứ) 4g. sắc chia 2 Ị
lần uống trong ngày.

Tác d ụng: Trừ phong thấp, giảm đau, dưỡng Can, Thận, bổ
khí huyết.
G iải thích: Độc hoạt, Tang ký sinh khu phong trừ thấp, dưỡng
huyết hoà vinh, hoạt lạc thông tý là chủ dược; Ngưu tất, Đỗ trọng,
Thục địa bổ ích Can Thận, cường cân tráng cốt; Xuyên khung,
Đương qui, Thược dược bổ huyết, hoạt huyết; Đảng sâm, Phục linh,
Cam thảo ích khí kiện Tỳ, đều có tác dụng trợ lực, trừ phong thấp;
Quế tâm ôn Can kinh; Tần giao, Phòng phong phát tán phong hàn
thấp. Các vị thuốc hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng vừa trị
tiêu bản vừa phù chính khu tà, là một phương thường dùng đối với
chứng phong hàn thấp tý.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Trường hợp chứng hàn tý lâu ngày,
cần thêm Xuyên ô, Thiên niên kiện, Bạch hoa xà để thông kinh
lạc, trừ hàn thấp. Trường hợp viêm khớp mãn tính, đau lưng, đau
khớp lâu ngày, đau thần kinh toạ thuộc chứng Thận hư, khí huyết
bất túc, dùng bài này gia giảm có kết quả tốt.
Lảm sàng hiện nay :
• Trị thẩn kinh toợ đau: Dùng bài này bỏ Quê tâm, Can đ
lìoAng, Phục linh, Hạch thược, thêm cẩu tích, Thỏ ty tử, Tục đoạn,
HoAnií kỳ, Hy UiMMH Uuio, ĩ lồng hon. Trị 19 ca. Do ngoại th-Mng
gAy <1mi, Un*m Nhu hương, Mội. (iưực. Dùi nẠng đau, Uiôtỉ! Y <!i
nhân. Tê dại thêm Mộc qua, Hắc mộc nhĩ. Sợ lạnh, thêm Quế chi.
Kết quả: Đều khỏi (Liễu Ninh trung y tạp chí 8,1982).
• Trị thần kinh toạ đau: Dùng bài này tăng Tang ký sinh, Ngưu
tất, Đỗ trọng. Trị 100 ca. Kết quả: Khỏi 87, đỡ 7, có chuyển biến 3,
không khỏi 3 (Thực dụng trung y nội khoa tạp chí 1, 1990).
• Trị gai cột sống: Trị 110 ca, trong đó, do thoái hoá đốt sống
48 ca, do chấn thương 62. Vùng lưng lạnh đau, tăng lượng Quế tâm.
Vùng lưng nóng đau, Thêm Ý dĩ, Tang chi. Lưng đau nhiều, cử động
khó khăn, thêm cẩu tích, Ô xằ. Lưng đau làm di lại khó khăn, tăng
Thược dược, Cam thảo, phối hợp dùng Nhũ hương, Một dược, Sinh
xuyên ô, Bạch giới tử, trộn với giấm, xào nóng, đắp lúc thuốc âm
ấm. Kết quả: Khỏi 67 (lưng hết đau, cử động dễ dàng, sau 1 năm
không thấy tái phát), đỡ 41 (các triệu chứng đều hết, vùng đau hoạt
động được, trong 1 năm có bị tái phát, dùng thuốc như cũ lại khỏi),
2 ca không kết quả (Hà Bắc trung y 1, 1990).
• Trị chân sưng bì (như da voi): Dùng bài thuốc này uống
trong, phôi hợp dùng Mạn đà la hoa 30g hoặc Phụng tiên hoa 120g,
nấu lấy nước để rửa. Trị 8 ca. Kết quả: Các chứng lạnh, đau đều hết,
da bởt sưng bì (Chiết Giang trung y tạp chí 3, 1959).
Tham khảo:
Trương Bĩnh Thành nói: Đây cũng do Can Thận hư mà ba khí (phong,
hàn, thấp) xâm nhập. Cho nên dùng Thục địa, Ngưu tất, Đỗ trọng, Ký sinh
bổ Can ích Thận, mạnh gân khoẻ xương. Quy, Thược, Xuyên khung hoà
dinh, dưỡng huyết, tức là nói trị phong trước hãy trị huyết, huyết thông hành
thì phong tự diệt vậy. Sâm, Linh, Cam thảo ích khí bổ Tỳ, lại cũng là muốn
trừ tà trước hãy bổ chính, chính mạnh thì tà tự trừ vậy. Nhưng bệnh do Can
Thận hư trước, chính mạnh thì tà tự trừ. Nhưng bệnh do can thận hư trước,
tà khí tất thừa hư thâm nhập, cho nên dùng Độc hoạt, Tế tân vào kinh Thận
lục soát phong núp trong ấy mà tống ra ngoài. Quế tâm vào phần huyết của
Can Thận mà trừ hàn. Tần giao, Phòng phong lả những vị tá sứ trị phong,
chạy khắp cơ biểu và phong hay thắng thấp vậy {Thành phương tiện độc).

TAM TÝ THANG (Phụ nhân lương phương)

- San pi tang
Tức hồi ‘Dộc hoạt hỷ sinh thang’ bồ Tang ký sinh, thêm Hoàng
ìtỳ, Tục dtìạn, Gừng tươi, aríe uống.
Tác dụng: ích Can Thận, bổ khí huyết, trừ phong thấp.
Chủ trị giống như bài ‘Độc hoạt ký sinh thang’.

KHƯƠNG HOẠT TỤC ĐOẠN THANG (Bảo mệnh ca quát)

^kìf\ỈỆ;W\'-ỉỉl - Qiang huo xu duan tang


Là bài ‘Độc hoạt ký sinh thangJ bỏ Độc hoạt, Tang ký sinh,
Cam thảo, thêm Khương hoạt, Tục đoạn, Bạch chí, Gừng 3 lát, sắc
uống lúc đói.
Đau lạnh lâu ngày, thêm Phụ tử sao chín và Hoàng bá sao.
Tác d ụ n g : Trị Tỳ thận khí hư, xương đau suy yếu và chứng
lội nước, nằm nơi ẩm thấp, thương tổn thận thành chứng tý thống,
thấp thâm vào kinh lạc, th ắt lưng đầu gốì đau nhức, chân nặng nề
khó đi lại.

QUYÊN TÝ THANG (Y học tâm ngộ)

ỄW$ặ-ÌỀ - Juan bi tang


Khương hoạt, Độc hoạt, Tần giao, Đương quy đều 12g, Quế
chi, Xuyên khung đều S-12g, Hải phong đằng, Tang chi đều 40g,
Mộc hương 6 - 8g, Chích thảo 6g, Nhũ hương 4 - 8g. sắc, chia 2 lần
uống trong ngày.
T ác dụng: Khu phong trừ thấp. Trị phong hàn thấp tý, chân
tay và toàn thân đau, nặng, khớp xương nhức hoặc tê sưng, cử động
khó khăn, gặp nóng thì đỡ hơn, gặp trời mưa, thời tiết lạnh thì
bệnh tăng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Huyền, Khẩn.
G iải th íc h : Khương hoạt, Độc hoạt, Hải phong đằng, Tang
chi, Tần giao, Quế chi cổ tác dụng khư phong trừ hàn thấp, là
chu dược; phụ thêm có Đương quy, Xuyên khung, Nhũ hương, Mộc
hương có tác dụng hoạt huyết lý khí để giảm đau; Cam thảo điều
hoà các vị thuốc.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Bài này chủ yếu trị các khớp đau nhức
(lo hàn thấp tý, viêm quanh khớp vai, lưng đau.
Gia giảm : Nêu thuộc phontf tý (đau các khớp di chuyến),
lliom Phòng phong;
• Trường hợp thiên về hàn tý nặng (đau nhức nhiều), thêm
chế Phụ tử;
• Nếu thiên về thấp nặng (các khớp phù, sưng, chân tay nặng
nề), thêm Phòng kỷ, Thương truật, Ý dĩ nhân;
• Chi trên đau nhiều, thêm Ưy linh tiên;
• Chi dưới đau nhiều, thêm Ngưu tất, Tục đoạn.

QUYÊN TÝ THANG 2 (Bách nhất tuyển phương)

Khương hoạt, Khương hoàng, Đương quy (tẩm rượu), Hoàng


kỳ (sao mật), Xích thược, Phòng phong, mỗi vị 15-20g, Chích thảo
4g. Tán bột, mỗi lần dùng 12-16g, sắc với nước Gừng tươi.
Tác d ụ n g : ích khí hoạt huyết, khư phong trừ thấp. Trị đau
nhức phong thấp, nhất là đau vùng gáy, lưng, vai, cánh tay, toàn
thân mỏi nặng, các khớp đau nhức.
Tham khảo:
Trương Bỉnh Thành nói: Chứng phong tý có các loại tý ở gân xương,
cơ, thịt, dinh vệ khác nhau, tý ở gân xương đã có bài riêng. Nhưng tà xâm
nhập không khi nào không qua dinh vệ, kinh lạc đa thịt, rồi mới vào gân
xương. Cho nên nhân khi tà mới xâm nhập vào mà hoà dinh vệ, thông kinh
lạc, tán phong, thông bế, thì tà khí tự giải. Bài này dùng Hoàng kỳ ích vệ
khí, dùng Phòng phong, Khương hoạt cay chua để trợ giúp vào, làm cho bổ
mà khống trệ, hành mà không tiết, bổ chính thông tà cả hai đểu hiệu quả.
Quy, Thược hoà dinh huyết lại dùng Khương hoàng tẩu huyết hành khí hay
trừ hàn, ráo thấp làm tá, khiến cho 3 thứ tà khí phong hàn thấp không có
chỗ dung nạp. Cam thảo điều hoà các vị mà hoà hoãn trung tiêu, bổ hư.
Khương táo thông dinh vệ mà sinh tân dịch, đạt tấu lý. Cho nên bài này trị
chứng tý không do can thận hư, nhưng bệnh về gân cốt thì uống vào hiệu
quả nhanh, ý người lập phương thật đã toàn vẹn (Thành phương tiện độc).

T H Ư CÂN THANG (Phụ nhân lương phương)

tũỉ 'Ẹi - Shu jin tang


(Còn gọi là ‘Ngũ tý thang’ - iiPHìỉi)
liA hiYì ‘QuyOti tý lỉutnịị' bỏ iioàtiẬỊ kỳ, Phồng phong, thèm
Bạch truật, Hải đồng bì, sắc uống.
Tác d ụ n g : Khứ phong trừ thấp, thông lạc chỉ thông. Trị cảm
phong hàn thấp tý, kinh lạc không thông, vai, cánh tay và th ắt
lưng trở xuống đau nhức, m ất cảm giác.

TRÌNH THỊ QUYÊN TÝ THANG (Y học tâm ngộ)


M R i f £rr - Cheng shi juan bi tang
Khương hoạt, Độc hoạt, Tần giao, Cam thảo nướng, đều 4g,
Quế tâm 2g, Đương quy, Cành dâu, đều 12g, Xuyên khung, Nhủ
hương, Mộc hương, đều 3g, Hải phong đằng 8g. sắc uống.
Tác d ụ n g : Khứ phong trừ thấp, thông lạc chỉ thống. Trị
phong, hàn, thấp, hợp lại thành bệnh tê đau.

TIÊU PHONG TÁN m /xitỉc


(Y tông kim giám) Jiao feng san
C hủ tr ị
Phong chẩn, thấp chẩn. ÍA ÍỈỈỀ 3
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Bì phu tao dưỡng, chẩn xuất sắc hồng,
mạch Phù Sác (Ngứa da, ban mọc có màu
ẾI, SẶỈĨĨk
đỏ, mạch Phù Sác).
N g u yên n h â n gây b ệ n h
Phong thấp hoặc nhiệt chi tà, tẩm dâm ( x U I ã tttò ĩP ,
huyết mạch, uất tại cơ phu. Ifn » , m m M ầ
C ông d ụ n g
Sơ phong trừ thấp, thanh nhiệt dưỡng
huyết.
Dược vị 15 ỌỆ
Kinh giới, Phòng phong, Đương quy, Sinh địa, Khổ sâm, Thương
truật (sao), Thuyền thoái, Hồ ma nhãn, Ngưu, bàng tử (sao, tán),
Tri mẫu, Thạch cao ịìììing) mỗi thứ 4 g , Cam thào sống, Mộc.
thỏìiỉỉ, mồi thứ Síú’ UÔI1K lúc* bụnK
Tác d ụ n g ; Sơ phong tiêu sưng, thanh nhiệt trừ thấp. Trị
thấp chẩn, phong chẩn ngứa chảy nước, rêu lưỡi trắng hoặc vàng,
mạch Phù Sác có lực.
G iải th íc h : Kinh giới, Phòng phong, Ngưu bàng tử, Thuyền
thoái giải phong thấp ở biểu là chủ dược; Thương truật vị cay, đắng
tính ÔĨ1 tán phong trừ thấp; Khổ sâm đắng, hàn, thanh nhiệt táo
thấp; Mộc thông thanh lợi thấp nhiệt; Thạch cao, Tri mẫu thanh
nhiệt tả hoả; Đương quy hoà Vinh hoạt huyết; Sinh địa thanh nhiệt
lương huyết; Hồ ma nhân dưỡng huyết nhuận táo; Cam thảo giải
nhiệt hoà trung.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Bài này có thể dùng trị các chứng lở
loét, mụn nhọt ở đầu, chàm, lở ngứa nhiều, có kết quả tốt, thường
dùng kết hợp với thuốc bôi ngoài có tác đụng thanh nhiệt, giải độc,
trừ thấp.
• Trường hợp phong độc thịnh, thêm Ngân hoa, Liên kiều để
sơ phong thanh nhiệt giải độc;
Huyết nhiệt thịnh, thêm Xích thược, Tử thảo để thanh nhiệt
lương huyết;
Thấp nhiệt thịnh, thêm Địa phu tử, Xa tiền tử để thanh nhiệt
lợi thấp.
L âm sàn g hiện n ay :
• Trị phong thấp khớp: Trị 60 ca. Phong hàn thấp tý, dùng
bài này. Phong nhiệt thấp tý, dùng bài ‘Mộc phòng kỷ gia giảm
thang’. Kết quả: Khỏi 13, đỡ 25, có chuyển biến 14, không khỏi 8
{Chiết Giang trung y tạp chí 1, 1980).
• Trị phong thấp khớp: Dùng bài này thêm Hy thiêm thảo,
Xích thược, Địa miết trùng. Trị 155 ca. Can Thận đều hư, thêm Địa
cốt bì, Ngân sài hồ, Đỗ trọng. Khí huyết bất túc, thêm Hoàng kỳ,
Đảng sâm. Cơ thể phù, m ất cảm giác, thêm Đởm nam tinh, Bạch
giới tử. Ú huyết ngăn trở bên trong, thêm Xuyên sơn giáp, Bạch
hoa xà. Kết quả: Khỏi 49, đỡ 56, có chuyển biến 25, không khỏi 25
(Cát Lâm trung y dược 1, Ĩ990).
• Trị phang thấp khớp: Trị 115 ca tay bị phong hàn thấp tý,
khổi dờ 38, cỏ chuyển biến 26, không khỏi 5 (C/tiế/ Giang trunịỉ
-y tạp chí !i, íí)84)'
NGỌC CHÂN TÁN (Ngoại khoa chỉnh tông)

- Yu zhen san
Nam tinh, Phòng phong, Bạch chí, Thiên ma, Khương hoạt,
Bạch phụ tử.
Các vị bằng nhau. Tán bột, mồi lần dùng lg, hoà vào rượu
nóng uống và bôi chỗ đau.
Nếu hàm răng cắn chặt, lưng ưỡn cong, mỗi lần dùng 12g, hoà
vào Đồng tiện uống nóng, tuy trong có ứ huyết cũng khỏi; Hôn mê
chết ngất mà chấn thủy còn ấm thì uống liên tiếp vài lần cũng có
thể sống lại.
Tác dụng: Trừ phong, chống co rút. Trị phá thương phong
(uốn ván), hàm răng cắn chặt, miệng cắn môi mím, thân thể cứng
đờ, uốn ván.
G iải th íc h : Trong bài hai vị Phòng phong, Nam tinh khu
phong hoá đàm, lại thêm Bạch phụ tử trừ phong ở đầu mặt, chống
co giật; Khương hoạt tán phong ở Thái dương; Bạch chỉ tán phong ỏ
Dương minh; Thiên ma tán phong ở Quyết âm. Như thê thì sức chỉ
phong càng mạnh, phong tán, co cứng hết, bệnh cũng tự hết.
Tham khảo:
^ 1Mgọc chân tán’ trong sách 1Bản sự phương’ nguyên chỉ có hai vị
Nam tinh, Phòng phong chủ trị chứng phá thương phong. Sau đó Trần Thực
Công thông qua thực tiễn lâm sàng lại thêm các vị trừ phong như Khương
hoạt, Bạch chỉ, Thiên ma, Bạch phụ tử thì hiệu quả càng mạnh hơn (Thượng
Hải phương tễ học).
> Nguyên nhân của chứng phá thương phong, sách ‘Thẩm thị t
sinh’ đã ghí rất rõ: “Chỉ có vấp ngã, đánh nhau bị thương, vết thương chưa
kín miệng, trúng phải phong tà mà thành, đó là chân phá thương phong".
Do đó đủ biết, phá thương phong là do phong tà xâm nhập vào chỗ vết
thương, bệnh thuộc ngoại phong làm hại. Đặc trưng của nó là thần chí tỉnh
táo, cấm khẩu từng cơn hoặc liên tục, tay chân co rút, mới bắt đầu phần
nhiều có nóng rét thay đổi, hàm răng hơi cắn, tiếp đó miệng cắn, mắt lệch,
thân thể cứng đờ, uốn ván. Còn cách trị, nên lấy trừ phong, định co cứng,
dần tà ra ngoài làm chủ.
Bài này là bài thuốc thông dựng trị phá thương phong, bất luận
bộnh mới phnt ho.Ịc đn co cứng đốu có thổ dùng; dồng thời ngoài viộc
uống trong cung cỏ thố bỏ! ngoủi. Nôu vôt thương ch íiy máu qun nhiđti
huyết hư không nuôi dưdng được gân mà phát co cứng, thì bệnh tình
lại khác, không nên dùng phép đưỡng huyết thư cân để trị (Thượng Hải
phương tễ học).

QUẾ CHI THƯỢC DƯỢC TRI MẪU THANG (Kim quỹ yếu
lược)

- Gui zhi shao yao zhi mu tang


Quế chi, Phụ tử đều 8-12g, Bạch thược, Bạch truật, Tri mẫu,
Phòng phong đều 12g, Ma hoàng, Chích thảo đều 8g, Sinh khương
5 lát. Sắc uống.
Gần đây người ta dùng bài trên, bỏ Sinh khương, tán bột,
uổng với nước gừng, ngày 2 lần, sáng và tối. Người lớn mỗi lần 12g.
Một liệu trình là 1 tuần lễ.
Tác dụng: Khư phong thấp, thanh nhiệt, chỉ thống. Trị phong
hàn thấp tý gây nên táo, toàn thân và tay chân, các khớp đau nhức,
siừig, nóng, toàn thân không sốt rõ rệt.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Hiện nay dùng trị các loại phong thấp
đau nhức, viêm khớp dạng thấp, đau khởp, thần kinh tọa, đau lưng
đùi; Cũng dùng trị viêm phổi sau khi bị ban sỗi.
G iải th ích : Toàn bài đùng trị phong hàn thấp tý nhưng
phát táo (bệnh tiến triển), có triệu chứng nhiệt do uất sinh. Quế
chi ôn thông huyết mạch; Ma hoàng, Phòng phong, Phụ tử, Bạch
tru ật để khư phong, tán hần, trừ thấp; Tri mẫu, thanh nhiệt.
Trong bài đã có Quế, Phụ ÔĨ1 thông dương khí, lại có Thược dược,
Tri mẫu bảo hộ âm dịch. Hàn dược và nhiệt dược, âm dược và
dương dược cùng dùng; đồng thời còn thêm Cam thảo để điều hoà
các vị thuôc.
G ia giảm : Các khớp dau nhiều, không co duỗi dược, hễ có
nóng thì giảm đau, phải tăng thêm Phụ tử, Nhục quế;
• Thân thể nặng nề, khớp sưng to, tê, ngày m át bệnh tăng,
nên tăng Truật, Phụ.
• Nơi đau hơi nóng, ngày nhẹ đêm nặng, nên tăng Thược
dược, Trí mẫu, Cam thảo, Sinh khương, Nhẫn đông đằng.
TANG CHI HỔ TRƯỢNG THANG (Nghiệm phương)

S Ỷ Ỉ IẼ tt/# “ Sang zhi hu zhang tang


Tang chi 40g (dùng tươi càng tốt có thể đến 80g), Hổ trượng
căn 20g, Kim tước căn 40g, Xú ngô đồng căn 40g, Hồng táo 10 quả.
Sắc, chia 2 lần uống.
Tác dụng: Khư phong thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Trị
đau do phong thấp, chân tay tê dại.
G iải thích: Bài này ìà nghiệm phương ở Thượng Hải, thường
dùng trị phong thấp. Bốn vị đầu có tác dụng khư phong thấp, thông
kinh lạc, dùng lượng nhiều là để giảm đau ngay. Kim tước căn có
tác đụng cường tráng; Hồng táo để dưỡng huyết và bổ chính khí, trị
các chứng đau do phong thấp.

GIA GIẢM THƯƠNG TRUẬT THẠCH CAO


TRÍ MẪU THANG (Nghiệm phương)

hĩẤíẩc -Hr ĩĩ 'kWiẸ 10 - Jia jian cang zhu shi cao zhi mu tang
Khương hoạt, Độc hoạt, Tri mẫu, Phòng kỷ, Sinh cam thảo
đều 12g, Áp chích thảo, Thạch cao đều 40g, Xích thược 12“40g,
Thương truật 12-20g, Tây hà liễu 20g. sắc uỏng.
Tác dụng: Khư phong thấp, thanh nhiệt. Trị nhiệt tý, khớp
sưng nóng đỏ, đau, toàn thân sốt, miệng khát, lưỡi đỏ, rêu nhớt,
mạch Sác.
G iải th ích: Bài này lấy cơ sở là bài ‘Thương truật thạch cao
tri mẫu thang* (tên cũ là ‘Thương truật bạch hổ thang’ - Thương
truật, Thạch cao, Tri mẫu, Ngạnh mễ, Cam thảo) để hoá thấp,
thanh nhiệt; lại thêm Khương hoạt, Độc hoạt, Tây hà liễu, Phòng
kỷ để khư phong thấp; Xích thược lương huyết; Áp chích thảo thanh
nhiệt để trị chứng phong hàn thấp tà dã hoá nhiệt gọi là Nhiệt tý,
rất có hiệu quả.
G ia giảm : số t cao, thêm Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng liên để
thanh nhiệt giải độc;
• Sốt cao, mồ hòi nhiều, chính khí hư yếu, thêm Đảng sâm
íhoẠt! \h\i nhi sAm), Quy, Thục (lố bố khí dưởng huyết.
Ồ ĐẦU THANG (Kim quỹ yếu lược)

Mi$ấWì - Wu dou tang


Ma hoàng 8-12g, Hoàng kỳ, Chế xuyên ồ đều 12-20g, Bạch
thược, Cam thảo đều 12g, Mật ong 80g. Sắc uông.
Tác dụng: Ôn dương tán hàn, bổ khí huyết, trấn thông. Trị
thống tý, toàn thân và khớp đau nhiều, cử động khó khăn.
Giải thích: Bài này dùng Ô đầu ôn dương làm chủ dược; Ma
hoàng hỗ trợ tán hàn giảm đau có hiệu quả, dùng trị các chứng tý
thiên về hàn.
Khi dùng các vị Xuyên ô, Thảo ô, Phụ tử để trị thông tý
thường phải dùng thuốc bổ khí, dưỡng huyết làm phụ trợ, không
những là chế bớt tính tân tán của Ô, Phụ mà còn làm mạnh khí
huyết về sau, có tác dụng làm cho Ô, Phụ ôn thông đi khắp nơi, cho
nên phát huy hiệu quả giảm đau rõ rệt. Đối với bệnh nhân thể chất
yếu, nến chứ ý đặc điểm này.
Bài này dùng Hoàng kỳ bổ khí; Bạch thược dưỡng huyết, xuất
phát từ lý ấy; Mật ong, Cam thảo không những có tác dụng trị
phong thấp, tý thông mà còn hoà hoãn độc tính của 0 đầu. 0 đầu
nên sắc kỹ trước nửa giờ đến 1 giờ để giảm bớt tác dụng phụ và
độc tính của nó.
ứ n g dụ n g làm sà n g :
Hiện nay dùng trị phong thấp đau nhức, viêm khớp dạng
thấp, thần kinh tọa, thần kinh tam thoa đau, cơn đau quặn mật,
cơn dau quặn thận, tiểu nhiều, bí tiểu.

THÂN THỐNG TRỤC ứ THANG ( Y lâm c ả i thác)

- Shen tong zu yu tang


Đào nhăn, Hồng hoa, Đương qui, Tần giao, Khương hoạt,
Ngưu tất, Chế hương phụ, Ngũ linh chi đều 12g, Địa long 6g, Nhủ
hương 6-12g, Chích thảo 4g. sắc uông.
Tác dụng:
I Ioc.it huyôt, khứ ứ, thông kinh lạc, chỉ tý thống. Trị bộnh tý
lAu UhAng khói, An vAo thì ritiu nhiổu, mỏi lưởi cỏ gân xanh,
tía hoặc nốt xuất huyết.
G iải th ích: Bài này dùng Đào, Hồng, Đương quy để hoạt
huyết hoá ứ; Ngũ linh chi, Địa long, khứ ứ thông lạc; Xuyên khung,
Một dược hoạt huyết, giảm đau; Khương hoạt, Tần giao trừ phong
thấp toàn thân; Hương phụ lý khí chỉ thông; Ngưu tấ t làm mạnh
gân xương; Cam thảo diều hoà các vị thuốc. Các vị thuốc hợp lại có
tác dụng tuyên thông khí huyết nơi các chứng đau lâu, tà vào lạc
mạch.
Gia giảm :
• Đau nhiều, thêm Toàn yết hoặc Ngô công (bằng lượng Địa long);
• Đau tại thắt lưng và đùi, thêm 0 tiêu xà (lượng bằng Địa long);
• Đau ỏ phần trên, bỏ Ngưu tất, thêm Ưy linh tiên;
• Có hàn chứng, bỏ Tần giao, thêm Chế xuyên ô.

TIỂU HOẠT LẠC ĐAN


(Hoà tễ cục phương) Xiao hua luo dan
C hủ tr ị ì:.fíí
Phong hàn thấp tý.
T riệ u ch ứ n g c h ín h
1- P hong h à n th ấ p tỷ
Chi thể cân mạch loan thống, quan tiết
ì& fâM ỉbị'£íS,
khuất thân bất lợi, thiệt đạm tử, đài bạch
V-' ĩ ỉ ;ã \
(Cơ thể, gân mạch đau, các khớp co duỗi
khó khăn, lưỡi tím nhạt, rêu lưỡi trắng). ■ề. n È

2- T rú n g p h o n g n h ậ t cửu
Thủ túc bất nhân, thoái đồn gian tác thống,
thiêt
• v đam
■ tử,’ đài bach ■ ni, mach Trầm SiWÍSl 1
Huyền hoặc Sáp (tay chân tê dại, khớp đùi ề s tầ !
mông đau, lưỡi tím nhạt, rêu lưỡi trắng âẩ, 1
nhờn, mạch Trầm Huyền hoặc Sáp).
N g u yên n h â n gây b ệ n h
1- Photiịĩ h à n th ấ p tỷ
Phong hàn thấp uất lưu trệ kinh lạc, nhật
0 xm m m
cửu đờm ngưng ứ trở, kinh lạc bất thông.

2- T rú n g p h o n g n h ậ t cửu
Phong tà cửu kê kinh lạc, thấp đờm ứ t& m , & m 1
huyết trở trệ. &JÍL fflí® 1
C ông d ụ n g m i
Khứ phong trừ thấp, hoá dờm thông lạc, íẾ R its , ím m tằ , '
hoạt huyết chỉ thống. ỉíỂ L ita
Dược vị
Thuốc chế sẵn gồm Xuyên ồ, Thảo ô, Địa long, Nam tinh, Nhủ
hương, Một dược, làm thành viên, mỗi viên 4g, uống trước bữa
ăn, với nước nóng hay với rượu. Mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần.

Tác dụng: Khu phong trừ thấp, hóa đờm thông lạc. Trị phong
thấp đờm ứ, chứng tý ngăn trở kinh lạc, gân xương đau nhức, các
ngón chân tê, m ất cảm giác, các khớp khó co duỗi.
ứ n g d ụ n g lã m sàng: Hiện nay dùng trị phong thấp khớp,
viêm khổp, quanh vai viêm, chấn thương té ngã bong gân, trậ t
khđp, di chứng tê bại sau trúng phong.
L ă m sà n g h iệ n n a y :
• Trị quanh khớp vai đau: Trị người bệnh cánh tay trái không
đưa lên được, mặc áo choàng qua đầu rất khó khăn, về đêm đau
không ngủ được, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhạt, nhuận, mạch
Tế, Huyền. Kết quả: Ưống 1 tuần, khỏi bệnh (Trung thành dược
nghiên cứu 4, 1985).
• Trị di chứng trúng phong: Trị liệt nửa người do đi chứng tai
biến mạch máu não có kết quả tốt (Trung quốc cơ bản trung thành
dược - Nxb Vệ sinh Nhân dân).
• Trị tá tràng bị uẩn tích (thập nhị chí trường uẩn tích chứng):
Người bệnh gầy ốm, ấn đau vùng bụng trên, bụng sôi, lưỡi nhạt,
có vết răng, rêu lưỡi có chất nhờn mỏng, rìa đầu lưỡi màu đỏ tím,
mạch Trẩm, Tô" hơi Huyền. ĐAy )A Tỳ vị hư hí\n, ứ trở ở lạc mạch
của Vj. Kốt quá: Sau khi uốnịí 4 thang, đau giỉim nhiổu, uống thôm
3 thang, các chứng đều hết. Đôi cho uống ‘Bổ trung ích khí hoàn’ để
phù chính khí, ngừa tái phát (Trung y tạp chí 3, 1985).

TRƯỚC TÝ NGHIỆM PHƯƠNG (Xích cước y sinh thủ sách)

- Zhu bi yan fang


Ngô công nướng 2g, Chích toàn yết l-2g, Chích khương lang
4-8g, o tiêu xà, Chích địa miết trùng đều 6g, Chích phong phòng,
HỔ cốt nướng đều 8g, Đạo cốt phong, Thân cân thảo, Chiêm địa
phong, Lộc hoạt thảo, Toàn đương quy đều 12g, Chích thảo 6g, Lão
hạc thảo 80g. sắc uống, hoặc chế thành viên, mỗi lần uống 4g, ngày
1-2 lần.
Tác dụng: Sưu tà thông lạc, hoạt huyết khứ ứ, mạnh gân
xương, chí tý thống. Trị bệnh trước tí (thấp bám dai), khớp sưng
đau tiến triển, trị lâu không khỏi, khớp đã biến dạng, chứng khớp
không co duỗi được.
G iải thích: Đặc điểm của bài này là dùng các thuõc loại
trùng: Ngô công, Toàn yết, Khương lang, 0 tiêu xà, Địa miết trùng,
Phong phòng để SƯU tà, thông lạc mà chỉ thống, hay hơn bài T h â n
thống trục ứ thang’; hỗ trợ có Đạo cốt phong, Thân cân thảo, Chiêm
địa phong, Lộc hoạt thảo, Lão hạc thảo, Hổ cốt... để khư trừ phong
thấp, mạnh gân xương; Đương quy hoạt huyết dưỡng huyết; Cam
thảo diều hoà các vị thuốc. Bài này trị được chứng trước tý, ngoan
tý, các khớp đau dữ dội, không co duỗi được, nhất định là phải
khỏi.
Gia g iả m : Bài này có thể thay Hổ cốt bằng Báo cốt,
Bệnh lâu vào Thận, Thận chủ cốt, nếu đã hiện ra chứng các
khớp dị dạng, cứng khớp thì nên dùng Tiên mao, Dâm dương hoắc,
Phụ tử, Lộc giác, Thục địa, Quy bản, Tử hà xa để ôn bổ Thận dương
vá thêm các vị cố tinh.

Kết luận
T h u ố c hoá th ấ p lợi th u ỷ có thể ch ia làm 4 loại n h ư sau:

> Phương hương hoả thấp: B ài ‘H o ắ c h ươ n g ch ín h khí tá n ’ và


'Tnm nhàn th a n g ’ đổu lây cá c vị p hư ơ ng h ương hoá th ấ p làm chủ
d ư ợ c, p h ố i h ợ p v ớ i c.ac vị thu ố c kiộn Tỳ táo th á p vả đ ọ m thám lợi
th u ỷ . C hỗ k h á c nhau củ a 2 bài n à y là: ‘H o ắ c h ư ơ n g ch ín h k h r có
kiêm g iải b iể u , T a m nhân th a n g ’ tu y ê n th ô n g p hầ n k h í làm cho thấp
tà p h ả i th e o hai đ ư ờ n g th ư ợ n g hạ m à tiêu đi.

> Táo thấp kiện Tỳ: Bài ‘Bình vị tán’ làm đại biểu. Các loại
th u ố c tá o th ấ p kiện T ỳ đ ể u lấ y bài n à y làm cơ sở.

> Thấm thấp lợi thuỷ: Bài ‘N gũ linh tá n ’, ‘N gũ bì ẩ m ’, ‘P hò n g


kỷ hoà n g kỳ th a n g ’ , T h ự c Tỳ ẩ m ’ và ‘Lục n h ấ t tá n ’ có c h u n g đặc
đ iể m là: đ ề u có tá c d ụ n g thấ m th ấ p và lợi th u ỷ. N h ư ng có m ộ t số
đ iể m k h á c n hau là: ‘N gũ linh tá n ’ lấ y tá c d ụ n g th ô n g d ư ơ n g , ‘Ngũ bì
ẩ m ’ lấ y tá c d ụ n g h àn h khí, ‘P hòng kỷ h oà n g kỳ th a n g ’ lấ y tá c dụn g
bổ khí, T h ự c T ỳ ẩ m ’ lấy tá c d ụn g ôn d ư ơ n g h àn h khí. ‘L ụ c n h ấ t tá n ’
lấ y tá c d ụ n g th a n h n hiệt. C ho nên phải tu ỳ b ệ n h tìn h m à d ù n g th u ố c
ch o đ ú n g .

> Thanh nhiệt thông lâm : ‘L ụ c n h ấ t tá n ’, ‘B á t ch ín h tá n ’, ‘Đ ạ o


xích tá n ’, d ù n g đ iề u trị ch ứ n g bàng quang th ấ p n hiệt: T iể u nhiều
lần, tiể u g ấp , tiể u b uố t, n ư ớ c tiể u đ ỏ. T rê n lâm sà n g th ư ờ n g dùn g
b ài ‘L ụ c n h ấ t tá n g ia v ị’ , bài ‘B á t chính tá n ’ đều có tá c d ụ n g tiê u sỏi
tro n g đ ư ờ n g tiế t n iệ u . ‘Đ ạ o xích tá n ’ có tá c d ụ n g tha n h T â m hoả. Trị
th ấ p g â y v à n g da, n ên th ê m ‘N h â n trầ n ngũ linh tá n ’ là th u ố c thoái
h o à n g , lợi th u ỷ . B ỏ Q u ế gọi là T ứ linh th a n g ’ để b iế n tá c d ụ n g thô n g
d ư ơ n g lợ i th u ỷ , sa ng th u ố c th ấ m th ấ p lợ i th u ỷ . Bỏ Q u ế , T ru ậ t, th ê m
A gia o, H o ạ t th ạ c h là T r ư linh th a n g ’ (T rư linh, P h ụ c lỉnh, T rạ c h tả,
A giao, H o ạ t th ạ c h ) là biế n tác d ụn g th ô n g d ư ơ n g lợi th u ỷ th à n h tác
d ụ n g tư âm lợ i th u ỷ . C ò n bài T ỳ giải phâ n th a n h ẩ m ’ là cá ch thô n g
s á p cù n g d ù n g đ ể trị tiể u đ ục. N hưng bài T ỳ g iả i p h â n th a n h ẩ m ’
trong s á c h ‘ V h ọ c tâm ngộ' bỏ vị ôn thậ n (ích trí, ô d ư ợ c ), th ê m th u ố c
th a n h lợi th ấ p n h iệ t n h ư H o à ng bá, Xa tiề n để b iế n th à n h loại th u ố c
th a n h n h iệ t, th ô n g lâm .

> Khư phong thấp:


T a n g ch i hổ trư ợ n g th a n g ’ , Q u yê n tý th a n g , Đ ộ c h o ạ t ký sinh
th a n g , th ư ờ n g d ù n g trị p h o n g hàn th ấ p tý hiệ p n h iệ t.

‘G ia giả m th ư ơ n g tru ậ t th ạ ch cao tri m ẫ u th a n g ’ trị n h iệ t tý.

‘ô đ ầ u th a n g ’ trị th ố n g tý.

T h â n th ô n g trụ c ứ th a n g ’ , ‘T rư ớ c tý n gh iệ m p h ư ơ n g ’ và ‘Đ ại,
T iể u h o ạ t lạc đ a n ’, trị c á c ch ử n g tý lâu n g à y n hậ p lạc.
Xét vể phương diện khư tà và phù chính, thì các bài này đa số
là khư tà phù chính kiêm dụng, đặc biệt các loại khư tà ở đây là ‘tuấn
mã chi dược” (thuốc cực kỳ mạnh), cho nên phải phối hợp nhiều các
vị thuốc phù chính để ích khí, dưỡng huyết. Nếu thuốc khư tà có dược
tính hoà hoãn thì có thể không cần dùng thuốc phù chính để phối
ngũ như ở các bài Tang chi hổ trượng thang’. Bài ‘Gia giảm thương
truật thạch cao tri mẫu thang’ ià loại thuốc chỉ chuyên khư tà.
TIÊU ĐỜM

Đờm !à sản vật bệnh lý của tân dịch. Đờm gặp trong
nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau: Thường gặp trong bệnh
lý bộ máy hô hấp do chất xuất tiết của niêm mạc đường hô
hấp như ho suyễn có đờm, ngực đầy tức khó thở, nôn, buồn
nôn, đau đầu chóng mặt, bệnh tràng nhạc (loa lịch, hạch
đờm) và đờm cũng íà bệnh !ý của các chứng trúng phong,
kỉnh giản, kinh quyết...
Nguyên nhân sinh đờm có thể do nội thương tạng phủ,
chức năng tạng phủ rối loạn (chủ yếu là ba tạng Tỳ, Phế,
Thận) và có thể đo ngoại cảm lục dâm (phong, hàn, thấp,
táo, hoả) cho nên tính chấtđờm có khác nhau: thấp đờm, táo
đờm, nhiệt đờm, hàn đờm, phong đờm. Vì vậy, để trị chứng
đờm, đông dược có những loại thuốc khác nhau như thuốc
táo thấp hoá đờm, nhuận táo hoá đờm, thanh nhiệt hoá đờm,
ôn hoá hàn đờm, trừ phong hoá đờm.
Loại thuốc trừ đờm, lấy đờm làm chính, phương pháp
chữa chú trọng vào hoá đờm. Nhưng người xưa có nóỉ “Thấy
đờm đừng trị đờm”, đó là ý nói trị bệnh phải tìm gốc bệnh.
Như Tỳ hư thấp thịnh sinh đờm, trị Tỳ thì thấp hoá, thì đờm
do đâu mà sinh ra; nếu Thận hưthuỷ tràn lên thành đờm, ôn
thận thì thuỷ không tràn ỉên nữa, đờm cũng tự tiêu.
Loại thuốc trừ đờm thường phối hợp các vị điều khí, vì
khí uất đễ sinh ra đờm, đờm ngăn trở thì khí cơ càng bị trở
trệ, cho nên trong bài thuốc trừ đờm có thêm những vị ỉý
khí, thông điều khí cơ, khí thuận thì đờm đễ tiêu. Bàng An
Thường nói: “Người trị đờm giỏi, không trị đờm mà trị khí, khí
thuận thì tân địch toàn cơ thể cũng theo khí mà thông thuận.
Đờm và ẩm có sự khác biệt, ỡ đây chủ yếu là bàn về trị đờm,
còn trị ẩm đã có phương pháp riêng.
TÁO THẤP HOÁ ĐỜM
m m m

Phép táo thấp hoá đờm ià trị bệnh do thấp đờm gây ra.
Nguyên nhân gây ra thấp đờm, do Tỳ dương không mạnh, vận
hoá không bình thường, thuỷ thấp lưu tụ, thấp thắng sinh đờm.
Chứng xuất hiện trên lâm sàng như các chứng đờm trắng dễ
khạc ra, ngực đầy tức muốn nôn, tay chân uể oải, mệt mỏi, hoặc
đầu choáng, tim đập mạnh, rêu lưỡi trơn nhờn, mạch Hoãn hoặc
Huyền.
Táo thấp hoá đờm dùng các vị đắng ấm, táo thấp, hoặc ngọt
nhạt lợi thấp phối hợp với các vị hoá đờm. Dược vật thường dùng
như các vị Bán hạ, Trần bì, Phục linh.
‘Nhị trần thang’ là bài thuốc đại biểu.

i
l^í
11
NHỊ TR ẦN THANG
(Hoà tễ cục phương) Er chen tang
C hủ tr ị
Thấp đờm chứng. s,m ~ £
C h ứ ng tr ạ n g ch ín h
Khái thấu đờm đa, sắc bạch dị khạc, ố
tâm ẩu thổ, thiệt đài bạch nị, mạch Hoạt m ầ ĩầ % , 1
(Ho nhiều đờm, màu trắng, khó khạc m 'ừ n ẵ ít, i t S ’Ố M 1
đờm ra, muốn nôn, nôn mửa, rêu lưỡi E ỉ t
trắng nhờn, mạch Hoạt).
N g u yên n h â n gây b ệ n h
Tỳ th ấ t kiện vận, đờm trở khí trệ, uất
tích thành đờm.
Công d ụ n g ĩh ữ
Táo thấp hoá đờm, lý khí hoà trung. ■m n.itm , í r c í i '1 '
I)ưực vị Ĩ<M
Bán hạ (quẩn), Trần bì (thần) đều 8- Ỉ2g, Phục linh (tá)12g, Cam
thảo (tá sứ) 4g. Giã nát, mỗi lần dùng 2g, nước 1 bát, gừng tươi
(tá) 3g, Ô mai (tả) í quả, cùng sắc lấy 6 phần, bỏ bã, uồĩig nóng.
Cách dùng gần đây: không dùng gừng tươi, 0 mai. sắc thuốc
phiến uống, hoặc làm thuốc viên, lấy 4 vị trên tán bột, dùng m ật
hoặc nước gừng tươi, hoặc đổ nước vào giã nhuyễn làm viên, mỗi
lần uống 1-1,5g, với nước nóng.

Tác dụn g : Táo thấp hoá đờm, lý khí hoà trưng. Trị ăn phải
chất sống lạnh, chức năng Tỳ VỊ bị rối loạn, thấp sinh đờm.
G iải thích: Bán hạ cay ấm tính ráo, có công năng táo thấp
hoá đờm, hoà vị chỉ nôn, tiêu đầy tán kết. Khí cơ không thông lợi
thì đờm ngưng tụ, đờm ngưng tụ thì khí cơ lại càng bị trỗ trệ, cho
nên dùng Quất bì điều khí hoá đờm, làm cho khí thuận thì đờm
giáng, khí hoá thì đờm hoá, đờm do thấp sinh ra, thấp hết thì
đờm cũng tiêu, cho nên dùng Phục linh để làm m ạnh tỳ, lợi thấp.
Lại thêm Cam thảo điều hoà trung tiêu, bổ ích Tỳ thổ, làm cho Tỳ
mạnh thì thấp hoá đờm tiêu. Tổng hợp bài này có hiệu quả ráo
thấp hoá đờm, điều khí hoà trung tiêu.
Trong bài, hai vị Quất hồng, Bán hạ dùng thứ lâu năm thì
không có táo quá, cho nên có tên bài là ‘Nhị trầ n ’. Ăn uống thức
ăn sông lạnh, Tỳ Vị không hoà, vận hoá b ất thường, thuỷ thấp
ngưng đọng bên trong, ngưng tụ thành đờm, đờm ẩm lưa trệ vì mất
chức năng hoà giáng, đi ngược trở lên thì gây ra nôn mửa, muôn
nôn. Khí trọc âm ngưng tụ, khí thanh dương không đưa lên được
gây nên váng đầu, hoa mắt, đờm ẩm xâm hại tâm thì tim hồi hộp
không ngủ, đờm ẩm phạm đến Phế thì ho nhiều đờm. Đờm ngăn
trô thì khí cơ không thông đến nỗi ngực và cách mạc đầy tức không
khoan khoái. Chứng trạng xuất hiện như trên đều do đờm gây ra.
Dùng bài này dể táo thấp hoá đờm, điều khí, hoà trung tiêu, làm
cho thấp hết, đờm tiêu, khí cơ thông lợi, Tỳ vận hoá được mạnh thì
mọi chứng đều theo đó mà giải.
ứ n g d ụ n g lâm sàng: Trên lâm sàng, bầi này thường dùng
để hoá đờm, hoà Vị, vì thế, được dùng nhiều trong điều trị các
chứng <1ờm.
• Nốu chứng thuộc phong ítờm, thôm chế Nam tinh, Hạch phụ
tử để trừ phong, hoá đờm;
• Nếu thuộc hàn đờm, thêm Can khương, Tế tân để ôn hoá đờm;
• Nếu thuộc nhiệt đờm, thêm Qua lâu, Bối mẫu, Hoàng cầm
để thanh nhiệt hoá đờm;
• Nếu thuộc thực đờm, thêm La bạc tử, Chỉ xác để tiêu thực
hoá đờm;
• Viêm Phế quản mãn tính, ngực tức, khó thở, ho đờm nhiều,
rêu lưỡi trắng, nhớt, đùng bài ‘Nhị trần’, thêm Tử uyển, Khoản đông
hoa, Bách bộ, Cát cánh, Sa nhân để giáng khí, hoá dờm, chỉ khái;
• Rổì loạn tiêu hoá, bụng đầy, chán ăn, buồn nôn, có thể dùng
bài này để hoà Vị, chỉ ẩu, tiêu thực;
Trên lâm sàng có báo cáo dùng bài này thêm Côn bố, Hải tảo,
trị bướu cổ đơn thuần, có kết quả.
G ia giảm : ‘Nhị trần thang’ bỏ Quất hồng, Cam thảo, Ô mai,
là bài ‘Tiểu bán hạ gia Phục linh thang’, trị trong vị có nước ngưng
đọng, nôn mửa, dưới tim đầy tức, chóng mặt, miệng không khát.
‘Nhị trần thang’ thêm Mộc hương, Sa nhân, gọi là ‘Hương sa
nhị trần thang’, trị Vị hàn thể hư, nôn mửa.
L ảm sàn g hiện nay:
• Trị viêm Phế quản mạn: Dùng bài này hợp vởi bài ‘Bình vị
tán ’, trị 55 ca. Trong đó Phế khí thũng (tràn dịch màng phổi) 33.
Kết quả: Ho suyễn một số sau 1 tuần đã có chuyển biến. Theo dõi
41 ca, có 37 ca chuyển biến tốt (Thương Hải trung y dược tạp chí
3, 1965).
• Trị viêm Phế quản m ạn: Dùng bài này gia vị, trị 175 ca. Kết
quả: 109 ca đơn thuần có 105 ca khỏi; 55 ca suyễn, khó thở, khỏi 59.
Phế khí thũng 11 ca, khỏi 4 (Giang Tây trung y dược 1, 1988).
• Trị viêm phổi lây ở trẻ nhỏ: Dùng bài này trị 31 ca, trong
đó, viêm Phế quản 10, viêm khí quản 21. Kết quả: Sau khi uống
thuốc 6-12 ngày, ho, suyễn đờm và đục vùng phổi đã hết, Xquang
thấy vùng ngực trở lại bình thường, ăn uống khá hơn (Hồ Nam
trung y tạp chi 4, ỉ 986).
• Trị ho suy?n: Dùng bAi nảy thôm F)ương quy, Trị ho vồ (lôm,
có kết <ỊUii tỏi (Chiết (Man# trunịi y tạp chí 'ì, 1980),
• Trị ho suyễn: Dùng bài này thêm Tiêu sơn tra, Thần khức
(sao). Trị 40 ca, ho lúc sáng sớm. Kết quả: uống 3-5 thang, đỡ ho.
Bệnh nặng, uống 8-9 thang ho suyễn đề hết (Chiết Giang trung y
tạp chí 11- 12, 1982). , _
• Trị áp lực sọ não tăng cao thể lành tính: Dùng bài này hợp
với T rạch tả thang’, trị 2 ca, kết quả tốt (Sơn Đông trung y học
viện học báo 4, 1979).
• Trị túi mật viêm mạn: Dùng bài này thêm Chỉ thực, Bạch
thược, Nhân trần, Hương phụ, trị nhiều ca đều khỏi (Van Nam
trung y tạp chí 6, 1982).
• Trị viêm gan mạn: Dùng bài này gia vị, trị 2 ca. Kết quả:
Sau 2 tuần, SGPT trở lại bình thường, 1 ca HBsAg âm tính (Chiết
Giang trung y tạp chí).
• Trị mất tiếng: Dùng bài này thêm Thuyền thoái, Bạch truật,
Cát cánh. Kết quả: uống 2 thang, đỡ nhiều, uống tiếp 3 thang, khỏi
bệnh (Thực dụng y học tạp chí 1, 1988).
• Trị trẻ nhỏ chảy nước miếng: Dùng bài này thêm ích trí
nhân. Kết quả: Đều tôt (Tẩn y dược học tạp chí 10, 1977).
• Trị ngủ nhiều: Dùng bài này thêm Bạch truật, Thạch xương
bồ, trị lúc nào cũng muốn ngủ, sau khi ăn buồn ngủ nhiều hơn, tỉnh
lại là muốn ngủ tiếp. Kết quả: Sau khi uống 2 tuần khỏi bệnh (Tăn
y dược tạp chí 11, 1977).
Tham khảo:
> Lý STTài nói: Người béo nhiều thấp, thấp ghé với nhiệt mà sinh
đờm, đưa khí lên gây ra thượng nghịch. Bán hạ vị cay, lợi đại tỉểu tiện, trừ
thấp; Trần bi vị cay, thồng tam tiêu, điều lý khí; Phục linh giúp Bán hạ để
làm ráo thấp; Cam thảo giúp Trần bì để tăng sức điều hoà.
Thành Vô Kỷ nói: “Bán hạ hành thuỷ khí mà nhuận thận táo. Sách
‘Nội kinh’ viết: Lấy vị cay để ôn là như vậy. Thuỷ thông thì thổ tự ráo, không
phải là cay ráo của Bán hạ. Hoặc có người nói đờm mà khát nên bỗ Bán
hạ thay Bối mẫu vào. Ngô Hạc Cao nói: “Khát mà hay uống nước thì đổi
(dùng Bối mẫu thay Bán hạ), không hay uống nước thì tuy khát cũng nên
dùng Bán hạ”. Trường hợp này, thấp là gốc, nhiệt là ngọn, đó là tượng vậy.
Hdn nữa, người ở miền đông nam, thấp nhiệt sinh đởm, cho nên Đan Khô
thường vẫn thêm Chí thực, Sa nhân tửc là bài 'Chỉ sa nhj trần thang’, tính
cấp hơn bài 'Nhị trán’. Người xun nói: ‘Nhị trán' lá bài thuốc trị đờm rát hay,
chứng đờm bất kể trên dưới, trái phải, đều dùng được, nhưng chỉ có tác
dụng trị ngọn, không trị được gốc, đờm vốn ở Tỳ Thận, người thầy thuốc
nên biết rõ điểu đó (Danh y phương luận).
^ Bài này là bài thuốc chủ yếu để trừ đờm, trên lâm sàng thường
dựa trên bài này để gia giảm, dùng trị các loại chứng đờm, Sách ‘ Yphương
tập giảĩ viết: “Trị đờm, thường dùng bài ‘Nhị trần’; phong đờm, thêm Nam
tinh, Bạch phụ, Tạo giác, Trúc lịch; hàn đờm, thêm Bán hạ, Khương trấp;
Đờm hoả, thêm Thạch cao, Thanh đại; thấp đờm, thêm Thương truật, Bạch
truật; táo đởm, thêm Qua lâu, Hạnh nhân; Thực đờm, thêm Sơn tra, Mạch
nha, Thần khúc; đờm lâu ngày không hết, thêm Chĩ thực, Hải thạch, Mang
tiêu; khí đờm, thêm Hương phụ, Chỉ xác; đờm ở trong ra ngoài vùng hông
sườn, thêm Bạch giới tử. Đởm ở tay chân, thêm Trúc lịch” .
Câu "Hàn đờm thêm Bán hạ, Khương trấp” trong nguyên văn, sợ là
sai lầm , vì trong nguyên bài đã có Bán hạ, Sinh khương, có ỉẽ thêm Can
khương thì đúng hơn (Thượng Hải phương tễ học).

Đài ca NHỊ TRẦN THÁNG

I ‘Nhị trần thang’ dụng Bán hạ, Trẩn, ‘Nhị trần’: Bán hạ, tiếp theo Trần bì,
I ích d ĩ Phục linh, Cam thảo thẩn, Cam thảo, Phục linh lượng giảm dần,
i Lợi khí điểu trung kiêm khứ thấp, Lợi khí, điều trung, kiêm trừ thếp,
i Nhất thiết đờm ẩm thử vi trân. Chứng đờm ẩm ấy quý vô cùng.

ÔN ĐỞM THANG ỈA m m
1 (Thiên him phương) Wen dan tang
C hủ trị
; Đởm uất đờm nhiễu. m nm m
C h ứ n g tr ạ n g c h ín h % ịìíW ầ.
Đởm khiếp dị quý, tâm phiền bất mị, đài
bạch nị, mạch Huyền Hoạt (Sợ hãi quá, H Ễ í ỉ m .ừ * ! *
tâììi phiền, không ngủ được, rêu lưỡi trắng 5f, §■ S K , t ìí & ti
' nhờn, mạch Huyền Hoạt).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
r Đơm th ất sơ li (Vi., khí uất sinh (lởm, đờm
I trọc nội nhiỏu, Dữin Vị hàl hoà (Dởm mất
chức năng sơ tiết, khí bị uất lại sinh ra
đờm, đờm trọc quấy nhiễu bên trongĐ ởm m , mìÉi Ị*J ỉ t , lỗ
và Vị không điều hòa).
C ông d ụ n g
Lý khí hoá đờm, hoà Vị lợi Đởm. ỉỄ H im , $ t w w m
Dược vị I5nậ
Bán hạ [chế] (quân), Trần bì (thần), Chỉ thực (thần) đều 8-12g,
Trúc nhự (thần) 8g, Phục linh (tá) 12g, Cam thảo (sử) 4g, Sinh
khương (tá) 3 lát, Đại táo (tá) 5 trái, sắc uống.

Tác d ụ n g : Thanh Đởm, hoà VỊ, tiêu đờm, cầm nôn. Trị Đởm
hư, đờm nhiệt bốc lên gây bứt rứt, khó ngủ, ngực tức, miệng đắng,
nôn đờm dãi.
G iải thích: Đây là bài ‘Nhị trần thang’ thêm Trúc nhự, Chỉ
thực, Đại táo. Chỉ thực hợp với Bán hạ để hoá đờm giáng nghịch,
tăng tác dụng của bài ‘Nhị trần ’; Trúc nhự hợp với Trần bì để hoà
Vị, lý khí, hỗ trợ cho bài ‘Nhị trần ’; Đại táo, Phục linh phối hợp
với Cam thảo có tác dụng hoà trung, an thần; Chỉ thực, Trúc nhự
tính mát, phối hợp với Trần bì, Bán hạ tính ôn, vì vậy có tác dụng
thanh nhiệt mà không hàn, hoá đờm mà không táo.
ứ n g d ụ n g lã m sà n g : Trên lâm sàng, dùng bài này trị các
bệnh của hệ thần kinh, đờm nhiệt nội kháng, m ất ngủ do Vị bị rối
loạn (Vị bất hoà nhi ngoạ bất an)... với các triệu chứng như chóng
mặt, hồi hộp, m ất ngủ... có kết quả tương đối tốt.
Có thể dùng trị các chứng suy nhược thần kinh, ăn kém, khó
ngủ, bụng đầy, váng đầu, tim hồi hộp.
Có thể dùng trong các trường hợp người béo phì, đau tức ngực
do đờm thấp.
Lâm sàn g hiện nay:
• Trị phong trúng vào não (thốt trúng)'. Dùng bài này thêm
Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xích thược, Địa long, Câu đằng,
trị bệnh ở mạch máu não (thốt trúng). Người bệnh sau khi uống
rượu, váng đầu, đi lại khó khăn, nòi không rõ, cử động khó khăn,
lười ílỏ tối, m ạch Huyổn ỉloụt. Kết quá: Sau khi uống 10 thang, đỡ
váng đầu, tay chân co duỗi được. Dùng bài trên, thêm Viễn chí,
uống 20 thang, đi lại được, nói rõ. Theo dõi Vì năm không thấy tái
phát (Hồ Nam trung y 3y 1985).
• Trị phong trúng vào não: Dùng bài này thêm Cương tằm,
Toàn yết, Bạch giới tử, La bặc tử. Trị 22 ca đờm ứ kết với nhau gây
nên đờm trọc ở não, dạng thốt trúng. Kết quả: Các chứng trạng
thần kinh tiêu hết 6 ca, triệu chứng thần kinh tiêu hết, cơ lực tăng
7 ca. Chứng trạng cải thiện, cơ lực tăng lên 6 ca, không khỏi 3 ca
(Tứ Xuyên trung y 3, 1986).
• Trị điên cuồng: Dùng bài này gia vị, trị 25 ca. Loại nhẹ,
thêm Đởm nam tinh, Viễn chí, Thiên trúc hoàng; điên cuồng và
chứng trạng giảm nhẹ, cho dùng bài ‘Chu sa an thần hoàn\ Kết
quả: Khỏi 20, đỡ 3, không khỏi 2 (Cát Lâm trung y dược 5, 1984).
• Trị đau đầu do thần kinh'. Dùng bài này, thêm Đào nhân,
Hồng hoa, Xuyên khung, Mạ kinh tử. Người bệnh do ngồi quá lâu
gây đau đầu do thần kình, sau đó, do tức giận chuyện gia đình,
muôn ói, ói mửa, mạch Huyền Tế. Kết quả: Sau khi uống 3 thang,
các triệu chứng giảm bớt, uống thêm 5 thang, khỏi bệnh (Hà Nam
trung y 3, 1985).
• Trị suy nhược thần kinh'. Dùng bài này thêm Sài hồ, Hoàng
cầm, Quất hồng, Viễn chí, Hợp hoan bi, Dạ giao đằng, trị người
bệnh ngủ hay mơ, ngủ hay bị sợ hãi, váng đầu, nặng đầu, đã uống
thuốc an th ần Tây y nhưng không khỏi. Hiện nay thấy hông sườn
trưởng đau, đại tiện bón, rêu lưỡi vàng, mạch Tế. Kết quả: uống
3 thang triệu chứng giảm, uống tiếp 3 thang, ngủ được (Hà Nam
trung y 3, 1985).
Tham khảo:
> La Đông Dật nói: Đởm là chức vụ trung chính, là phủ thanh tĩn
thích được yên tĩnh, ghét sự phiền nhiễu, thích nhu hoà, không thích uất át,
vì khí Thiếu đương mộc ở phương Đông là khí ôn hoà. Nếu bệnh mới khỏi
hoặc bệnh đã lâu ngày, hoặc nóng lạnh mới giảm, dư nhiệt ở ngực và cách
mạc chưa hết, sẽ thương tổn đến hoả khí của Thiếu dương, vì thế cho nên
bị hư phiền, run sợ, là vì đởm bị nhiệt nung đốt không yên; nhiệt mà nôn
mửa ra đắng là vì đởm phủ bị uất thực không được thanh tĩnh. Đỏm khí
nghịch lên là vì thấp nhiệt ở Tỳ thổ xâm phạm mà khí can mộc không thăng
được. Như vộy thì trước nôn thanh nhiệt và giảỉ lợi Tam tiêu. Trong bồi dùng
Trúc nhự thanh nhiệt ở vj quản; Cam thảo, Sinh khương lồm thổn điểu hoồ
vị để yên chính khí; ‘Nhị trần’ làm tá, dưới có Chỉ thực trừ đdm bít ở tam tiêu,
lấy Phục linh tính bình thấm, đem lại thanh khí cho trung tiêu, đổng thời khu
tà và dưỡng chính, Tam tiêu bình thì Thiếu dương bình, Tam tiêu chính thì
Thiếu dương chính. Đởm sẽ không thanh tĩnh an hoà sao? Hoả tức là ôn, ôn
đởm thực ra là lương Đởm: Nếu Đởm thật sự hàn mà khiếp nhược, lại thuộc
về mệnh môn hoả suy, nên trị vào Can Thận (Danh y phương luận).
> Bài ‘Ôn đởm thang' do bài ‘Nhị trần thang’ gia vị mà thành. ‘Ôn
ddm thang’ thêm Chỉ thực hạ khí, Trúc nhự thanh nhiệt, trị các chứng Đởm
hư, Đởm nhiệt xông lên, hư phiền, không ngủ, run sợ, miệng đắng, nôn ra
bọt dãi, có công năng hoà Vị, trị đdm kiêm chỉ nôn. Tên gọi là ‘ô n đởm ’ mà
thực chất là thanh Đỏm hoà Vị (Thượng Hải phương tễ học).

ĐẠO ĐỜM THANG (T ế sinh phương)

ÌỀ ìỆÌÌỀ - Dao dan tang


Bán hạ (chế), Trần bì, Chỉ thực, đều 8-12g, Phục linh 12-16g,
Nam tinh (chế) 6-10g, Cam thảo 4g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 2
quả. Sắc uống.
Tác d ụ n g : ích khí, trừ đờm, hoá trọc, khai khiếu. Trị trúng
phong, đờm mê tâm khiếu, cứng lưỡi không nói được.
G iải th íc h : Đấy là bài ‘Nhị trần thang’, thêm Chỉ thực để hạ
khí, giáng nghịch, thêm Nam tinh để sưu phong khứ đờm, vì vậy
dẫn được đờm xuống, trị được phong dờm thượng nghịch.
Tham khảo:
‘Đạo đờm thang’ do bài ‘Nhị trần thang’ gia vị mà thành. ‘Đạo đờm
thang’ thêm Nam tinh để giúp Bán hạ trừ đờm, thêm Chl thực để hành khí
tiêu kết, thích hợp với các chứng ngoan đờm cố kết, đờm quyết, chóng mặt,
ho đởm, vùng vị quản đầy tức (Thượng Hải “ Phương tễ học).

ĐỊCH ĐỜM THANG (T ế sinh phương)

ìề tầ ìề - Di dan tang
Bán hạ chế gừng, Đởm tinh, Xương bồ, đều 6g, Nhân sâm
4g, Quất hồng, Chỉ thực, Phục linh, đều 8g, Trúc nhự 3g, Cam
thào 2g, thêm Gừng, Táo, sắc uống.
Tác d ụ n g ; Địch đờm táo thâp. Trị chứng phong đờm mê
tAm khiốu, lưởi cứng khổng nói được.
G iải thích'. Bài thuốc này tẩy trừ được phong đờm, cho nên
gọi là ‘Địch đờm thang’. Người bệnh ngày thường vốn Tâm Tỳ hư
nhược mà có đờm, lại bị cảm nhiễm phong tà, phong và đờm cùng
kết lại, ủng tắ t kinh lạc, thế là hôn mê lưỡi cứng không nói được, vì
vậy dùng Quất hồng bì, Bán hạ, Đởm tinh lợi khí táo thấp mà hoá
đờm; Xương bồ khai khiếu thông Tâm; Trúc nhự thanh hoá nhiệt
đờm; Chỉ thực phá đờm, thông lợi vùng ngực; Nhân sâm, Phục linh,
Cam thảo bổ ích Tâm Tỳ, tả hoả, khiến cho đờm tiêu đi, hoả giáng
xuống, kinh lạc thông lợi, cho nên sau khi uống bài thuốc này thì
tỉnh lại và nói nãng như thường (Thang đầu ca quát),

B à i ca ĐỊCH ĐỜM TH A N G

'Địch đờm thang' dụng Bán hạ, Tinh, ‘Địch đờm thang’: Bán hạ, Đởm tinh,
Cam thảo, Quất hổng, Sâm, Phục linh. Cam thảo, Quất hồng, Sâm, Phục linh,
Trúc nhự, Xương bổ kiêm Chỉ thực, Trúc nhự, Xương bồ kiêm Chỉ thực,
Đờm mê thiệt cường phục chỉ tinh. Đờm mê, lưỡi cứng, tỉnh càng nhanh.

KIM THUỶ LỤC QUÂN TlỄN (Cảnh N hạc toàn thư)


ý\ - Jin shui lu jun qian
Là bài ‘Nhị trần thang\ thêm Đương quy 8-12g, Thục địa 16-
20g, Gừng tươi 8 lát, sắc uống.
Tác d ụng. Dưỡng âm huyết, hoá đờm. Trị Phế Thận âm hư, Tỳ
thấp sinh đờm, ho suyễn đờm nhiều, nôn, họng khô, miệng táo.

CHỈ MÊ PHỤC LINH HOÀN (Bách nhất tuyển phương)

- Zhi mi fu ling wan


Còn gọi là Thục linh hoàn\
Bán hạ (chế gừng) 80g, Phục linh 40g, Chỉ xác (sao cám) 20g,
Phong ìioá phác tiều lOg.
Tán bột, lấy nước gừng khuấy hồ làm viên, to bằng hột Ngô
(lổng, mỗi lần uống 20 viên, sắc gừng lấy nước uống thuốc viên,
Hau bừa ăn.

Tác dụng: Táo thnp hành khí, liru kriíii ngoan (íờm. Trị (ìờm
n^ƯnK l.ụ ờ trung quán, 11III nính tay (lau nhức, hai l>An t.ay moi,
mạch Trầm và Tế Hoạt.
G iải th ích: Bán hạ táo thấp, trừ đờm; Phục linh thấm thấp
hoá đờm; Chỉ xác hành khí; Phác tiêu làm mềm chỗ cứng, dùng
nước gừng khuấy hồ viên, nước gừng làm thang, là để khai vị hoá
đờm, cũng là để chế độc; thêm Bán hạ càng nâng cao tác dụng hoá
đờm của hành khí.
Tham khảo:
Tỳ vị chủ vể tay chân, Tỳ vị không hoà thì bên trong sinh đờm ẩm,
dồn vào tay chân thì vai lưng đau, khó cử động, nếu nhầm mà trị phong
sẽ không hiệu quả. Cho nên dùng bài này ráo thấp trừ đờm, hành khí, làm
mềm chỗ cứng, làm cho đờm tiêu thì cánh tay đau và bàn tay rũ mỏi tự hết.
Cũng là ý trị bệnh tìm gốc bệnh (Thượng Hải phương tễ học).
KHU HÀN HOÁ ĐỜM

D ù n g trị cá c c h ứ n g hàn đờm do T ỳ T h ậ n d ư ơ n g hư, hàn tích


tụ n h iề u đ ờ m .
T h ư ờ n g d ù n g cá c loại th u ố c ôn dươ n g trừ hàn hoá d ờm n hư
C an kh ư ơ n g , B ạ ch tru ậ t, T ế tân , C am thả o .

LÍNH CAM NGŨ VỊ KHƯƠNG TÂN THANG (Kim q u ĩ yếu lược)

- Ling gan wu wei qiang jin tang


Phục linh \2-16g, Ngủ vị tử, Tế tân, Cam thảo đều 4-8g, Can
khương 8-12g. Sắc uống.
Tác dụng: Ôn Phế hoá dờm. Trị chứng hàn đờra thuỷ ẩm tích
tụ tại Phế, gây nên ho, khó thở.
G iải thích: Bạch linh kiện Tỳ, thấm thấp hoá dờm; Can
khương, Tế tân ôn Phế tán hàn đều là chủ dược; Ngũ vị tử ôn liễm
Phế khí; Cam thảo kiện Tỳ, điều hoà các vị thuốc. Các vị thuôc
cùng dùng, vừa có tác dụng tán và liễm, vừa khai và hợp làm cho
Phế được ấm, đờm ẩm sẽ tiêu tan.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này dùng trị Phế bị hàn, có đờm.
• Nôn đờm nhiều, thêm Chế bán hạ để giáng nghịch, cầm
nôn, táo thấp, hoá đờm;
• Ho nhiều, thêm Hạnh nhấn, Tử uyển, Khoản đông hoa để
giáng khí chỉ khái;
• Khí trệ, ngực đầy tức, thêm Trần bì, Sa nhân dể hành khí
tiêu trệ;
• Tỳ hư, mệt mỏi, ăn ít, thêm Đảng sâm, Bạch truật để ích
khí kiện Tỳ;
Bài này dùng trị các bộnh viêm phế quản mãn tính, giãn phế
qurìn có hội chứn£ Phố hàn, đờm, có kết quả nhất định.
K iê n g k ỵ . K hông (lược (lùntf Irong trư ờn g hựị) ho, khổ thơ lâu
ngAy có Iriộ u c h ứ n g Phô triu Am hư.
THANH NHIỆT HOÁ ĐỜM

Là những bài thuốc dùng trị các hội chứng bệnh lý nhiệt
I đờm. Nhiệt đờm thường sinh ra do tà nhiệt thịnh ở trong, không
I thanh giải được, nung nấu tân dịch, uất lại sinh dờm, thậm chí uất
Ị lâu quá hoá thành đờm hoả.
I Biểu hiện lâm sàng là: ho, đờm vàng, khó khạc kèm theo có
ị sốt hoặc không, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Thường gồm các vị thuốc đắng hàn để thanh nhiệt, hợp với
Ị thuốc hoá đờm như Hoàng cầm, Hoàng liên, Huyền sâm, Qua lâu,
ị Bối mẫu.
Bài thuốc thường dùng là Thanh khí hoá đờm hoàn’, ‘Cổn
I đồm hoàn’, Tiểu hãm hung thang’.

TIỂU HÃM HUNG THANG 'b ĩ ề M ì Ề


(Thương hàn luận) Xiao xian xiong tang :
C hủ trị â :.ỉfỉ
Đờm nhiệt hỗ kết.
C h ứ ng tr ạ n g ch ín h
Hung quản bĩ muộn> án chi tắc thống,
thiệt hồng, đài hoàng nị, mạch Hoạt Sác
m, ÍĨỈL&MK, B :
(Ngực bụng đầy trướng, ấn vào đau, lưỡi
ỉt»
đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch Hoạt Sác).
N g u yên n h â n gây b ệ n h
Đờm nhiệt hỗ kết tâm hạ hoặc hung quản,
khí uất bất thông (Đờm nhiệt cùng kết lại
ở vùng dưới tim, vùng ngực bụng, khí uất m, ^ íỉíi^ ii
kết không thông gây nên).
C ống d ụ n g
Thanh nhiột côn (lòm, khonn huuK tán kôt. tiittr m , '&nnKítíi
1 **
Dược vị 1 ?^
Toàn qua lâu (quăn) 12-20g, Hoàng liên (thần) 4-8g, Khương bán
hạ (thần) 8-12g. Nước 6 bát, sắc Qua lâu trước, lấy 3 bát, lọc bỏ bã,
cho 2 vị kia vào, sắc lấy 2 bát, lọc bỏ bã, chia làm 3 lần uống ấm.

Tác dụng: Thanh nhiệt đạo đờm, khai kết. Trị thương hàn
hạ lầm, đờm nhiệt kết tụ dưới tim, đè vào thì đau, rêu lưỡi vàng
nhầy, mạch Phù Hoạt.
G iải thích: Thương hàn biểu chứng hạ lầm, làm nhiệt hãm
vào trong, cùng kết tụ với đờm nhiệt ở dưới vùng tim, tạo thành
chứng tiểu kết hung. Hoàng liên đắng, hàn, tả hoả, trừ nhiệt kết là
chủ dược; Bán hạ khai ôn, trừ đờm, tiêu mãn; hai vị hợp dùng, đắng
cay, khai kết, có tác dụng tả nhiệt, trừ đờm, tiêu mãn, tán kết; Qua
lâu thanh nhiệt, trừ đờm, tán kết, lợi đại tiện.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này dùng trong trường hợp đờm
nhiệt ứ kết làm cho ngực, bụng đầy tức, ân đau, táo bón, thường
thêm vị Chỉ thực đế lý khí, tán kết, tiêu đờm.
Nếu có buồn nôn, thêm Gừng tươi để cầm nôn kiện Tỳ.
Bài này có thể dùng trị các bệnh viêm màng phổi nưđc, viêm
Phế quản thuộc thể nhiệt đờm.
Trường hợp khó thở cấp, thêm Đình lịch tử, Hạnh nhân để
thanh tả Phế nhiệt, khai thông Phế khí.
L ă m sà n g h iện n a y :
• Trị dạ dày đau: Trị 83 ca, trong dó dạ dày viêm cấp và mạn
36 ca, loét hành tá tràng 30 ca, đau dạ dày thần kinh 17. Kết quả:
Khỏi 52, đờ 29, không khỏi 2 (Hồ Bắc trung y tạp chí 1, 1984).
• Trị cơn đau quặn tim, đau thắt tim : Dùng bài này hợp với
‘Tứ nghịch tán ’. Kết quả: Uống sau 1 tháng, hết đau (Tân trung y
Ỉ2, 1988).
• Trị xẹp phổi cấp: Dùng bài này thêm Chỉ thực, Hậu phác, La
bặc tử, Trúc lịch. Kết quả: Bệnh giảm nhiều {Tân trung y 12, 1985).
• Trị viêm màng ngựr: Dùng hài này thom Bình lịch tử, Xa
t i í n tứ, Dai líto. Kôt. quii: lTôn/V r> ngAy, triệu (“hứng giam, nơiíc ờ
n g ự c l i í ‘ 11 h<H (ỉlà N u m tntHỉỉ y tì, ỉ 984).
• Trị viêm gan vàng da cấp: Dùng bài này thêm Chỉ thực.
Kết quả: Uống 2 tuần, hết vàng da, SGPT trở lại bình thường (Tân
trung y 12, 1986).
• Trị họng viêm mạn: Dùng bài này thêm Chỉ thực, Xạ can,
Hải tảo, Nguyệt thạch. Kết quả: Ưống 2 tuần, khỏi bệnh. Theo dồi
1 năm không thấy tái phát (Hà Nam trung y 6, 1984).
• Trị táo bón: Dùng bài này thêm Tử uyển, Thông thảo, Hạnh
nhấn, Bạch tiền, Tuyền phúc hoa. Kết quả: Kết quả tốt (Chiết
Giang trung y tạp chí 12, 1982).
Tham khảo:
> Trình Phù Sinh nói: Đấy là nhiệt kết dưới tim chưa nặng lắm, chưa
bằng chứng nhiệt kết nặng ỏ dưới tim, đè vào đau của chứng ‘đại kết hung\
so với mức không dám đè vào là nhẹ, mạch Phù Hoạt lại hoãn hơn Trầm
Khẩn, nhưng đờm ẩm vốn thinh, kiêm có nhiệt tà kết tụ ở trong, cho nên
mạch thấy Phù Hoạt. Dùng Bán hạ vị cay để tán, Hoàng liên vị đắng để
tả, Qua lâu vị đắng nhuận để tẩy, do đó mà trừ nhiệt, tán kết ở trong ngực.
Sắc trước Qua lâu chia 3 lần uống ấm, đểu !à phép hoãn để trị ở thượng bộ
(Danh y phương luận).
^ Chứng của bài T iể u hãm hung thang’ là đờm với nhiệt kết tụ dưới
tim, đè vào thấy đau, so với chứng của ‘Đại hãm hung thang’ (là thuỷ nhiệt
kết tụ ở ngực bụng, từ chấn thuỷ (dưới tim) đến bụng đầy cứng mà đau,
không thể sờ vào được) thì nhẹ hơn. Mạch Phù Hoạt lại hoãn hơn Trầm
Khẩn, cho nên vùng tim thấy dễ chịu, Dùng Hoàng liên, Bán hạ, Qua lâu
thanh nhiệt tẩy đờm, làm cho nhiệt trừ, đờm tiêu thì chứng kết hung tự khỏi.
Ngoài ra đờm nhiệt kết tụ thành chứng hung tý (đau ngực), nhiệt đờm ở
phía trên cách mạc !àm thành ho suyễn, mặt đỏ, ngực bụng thường nóng
(chỉ tay chân có khi cảm thấy mát), mạch Hổng, có thể dùng bài này để trị
(Thượng Hải phương tễ học).

So sánh bài TlỂU HÃM HUNG và ĐẠI HÃM HUNG THANG

Chuyên trị đờm nhiệt cùng kết ở vùng


dưới tim, bệnh tình tương đối nhẹ, bệnh
T iểu : Đều trị chứng tiến triển từ từ. Cảm thấy vùng dưới
h ã m i đau ngực do tim đầy cứng, ấn vào đau hơn, mạch
h u n g ; thực nhiột. Phù Hoạt, vì vậy, dùng Qua lâu, Hoàng
liên, Bán hạ (lổ thanh nhiột, địch đờm,
tán kết.
Chuyên trị thuỷ và nhiệt kết ở vùng
Tuỳ nguyên
dưới tim, lan ra ngực bụng. Bệnh thuộc
nhân, bệnh loại nặng, bệnh tiến triển nhanh.
Đ ại tình, vị trí
bệnh... mà Vùng dưới tim đau, ấn vào thấy cứng
hãm
như đá, lan từ tim xuống bụng dưới,
hung chọn Tiểu
cứng đầy, đau không thể đụng vào,
th a n g hoặc Đại hãm
mạch Trầm Khẩn, vì vậy dùng Đại
hung thang.
hoàng, Mang tiêu và Cam toại phối hợp
để tả nhiệt, trục thuỷ, phá kết.

THANH K H Í HOÁ ĐỜM HOÀN (Y p h ư ơ n g khảo)

- Qing qi hua dan wan


Trần bi (bỏ cùi trắng), Hạnh nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn), Chỉ
thực (sao cám), Hoàng cầm, Qua lâu nhân (bỏ đầu), Phục linh, đều
40g, Đởm nam tinh, Chế bán hạ, đều 60g.
Tán bột, dùng nước gừng trộn thuổc bột làm viên uống.
Cách dùng gần dây: Mỗi lần uống 8-12g với nước nóng hoặc
lấy 8-12g sắc uống.
Tác dụng: Trị đờm nhiệt kết ở bên trong, ho khạc ra đờm
vàng, dính đặc, nặng hơn thì khó thở, muốn nôn, ngực đầy tức,
hoặc phát sốt, hoặc hồi hộp, ngủ không yên, tiểu tiện ngắn đỏ, chất
lưỡi đỏ, rêu vàng nhầy, mạch Hoạt Sác.
G iải th íc h : Bài này là bài ‘Nhị trần thang’ bỏ Cam thảo,
thêm Hoàng cầm, Qua lâu, Chỉ thực, Hạnh nhân, Đởm tinh mà
thành. Là bài thuốc chủ yếu trị đờm nhiệt. Trong bài, Hoàng cầm,
Qua lâu, thanh nhiệt hoá dờm, vì nhiệt đờm do hoả tà nung nấu
tân dịch, cho nên dùng nó là chủ dược. Hoả tà từ khí mà ra, khí
hữu dư tức là hoả; Trần bì, Chỉ thực hay hành khí phá kết; Tỳ là
nguồn sinh đờm, Phế là nơi chứa đờm, cho nên lại dùng Phục linh
mạnh Tỳ thấm thấp; Hạnh nhân thông Phế hạ khí; Bán hạ, Đởm
tinh làm tá, tăng cường tác dụng hoá dờm; hợp lại mà dùng có tác
dụng thanh nhiệt hoá đờm, hạ khí giảm ho.
L ả m sà n g h iện nay:
• Trị cảm thấy có mùi Ỉỉôi, ợ hôi hoặc trung tiện dểu ìiối: Sn
khi uốntf 7 llmn#, h(H mùi hỏi (Sơn Tây trung y 2, Ị990).
Tham kh ả o : Uông Ngang nói: “Nhiệt đờm là đờm nhân hoả mà
thịnh, đờm là hoả hữu hình, hoả là đờm vô hình, đờm theo hoả mà lên
xuống, hoả dẫn đờm mà hoành hành, biến sinh mọi bệnh, không kể hết
được” . Chứng của bàí này như ho suyễn, đờm vàng, đờm đặc dính, nặng thì
thở gấp, muốn nôn, ngực, cách mạc đầy kết, nước tiểu ít, đỏ, rêu lưõi vàng
mà nhầy, mạch Hoạt Sác, đều do đờm nhiệt gây nên. Run sợ không ngủ
cũng do đờm nhiệt quấy nhiễu bên trong, ảnh hưởng đến tâm thần không
yên. Bài này có tác dụng ffújận khí, thanh nhiệt, hoá đờm, làm cho khí
thuận thì hoả tự giáng, nhiệt thanh thì đờm tự tiêu, đờm tiêu thì hoả không
có chỗ dựa, mọi chứng có thể giải trừ (Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca THANH KHÍ HOÁ ĐỜM HOÀN

Thanh khí hoá đờrrT: Tinh, Hạ, Quất, Thanh khí hoá dờm’: Bán hạ, Tinh,
Hạnh nhân, Chi thực, Qua lâu thực, Quất hổng, Chi thực, Hạnh nhẫn, Linh,
Cẩm, Linh, Khương trấp vi Hổ hoàn, Qua (lâu), Cầm, Khương trấp viên thành thuốc,
Khí thuận hoả tiêu đờm tự thất. Khí thuận hoả tiêu đờm rút nhanh.

T Ử UYỂN THANG (Y p h ư ơ n g tập giải)

- Zi wan tang
A giao (cho vào sau), Tử uyển, Bối mẫu, Tri mẫu đều 8-12g,
Đảng sâm, Phục linh đều Ỉ2g, Cát cánh 8g, Ngủ vị tử, Cam thảo
đều 4g. Sắc uống.
Tác d ụ n g : Dưỡng âm, bổ Phế, giảm ho, cầm máu. Thường
dùng trị lao phổi, Phế khí hư, ho sốt lâu ngày, ho đờm có máu.

TIÊU LOA HOÀN ( Y h ọ c tâm ngộ)

M ýl - Xiao luo wan


Huyền sâm, Sinh mẫu lệ, Bối mẫu, lượng bằng nhau, tán bột
mịn, trộn với m ật làm hoàn. Mỗi lần uống 8-12g, mỗi ngày 2 lần
với nước ấm.
Có thể dùng làm thang sắc uống.
Tác d ụ n g : Thanh hoá nhiột đờm, nhuyễn kiên tán kết.
Thường đùng trị chứng lao hạch (loa lịch), bướu cổ, đờm hạch.
ứ n g d ụ n g lã m Hàng: Tròn ]Am Hàng thườnpr dùnR Irị viôm
hụch bụch huyốt (tuyến lympho), hạch luo, vú Hưng, vú có lchối u
(nhũ tuyến tăng sinh).
Gia giảm :
• Âm hư hoả vượng, miệng khô, họng táo, tăng lượng Huyền
sâm, thêm Mạch môn, Sinh địa, Đơn bì dể tư âm giáng hoả;
• Nếu đờm nhiều, dính đặc, miệng đắng, tăng lượng Bôi mẫu,
thêm Qua lâu, Phù hải thạch để thanh nhiệt, hoá đờm;
• Trường hợp có khối u cứng, tăng lượng Mẫu lệ, thêm Côn
bố, Hải tảo, Hạ khô thảo để tăng tác dụng nhuyễn kiên, tán kết;
• Nếu Can khí uất, sườn ngực đầy đau, thêm Sài hồ, Bạch
thược, Thanh bì để sơ Can giải uất, lý khí hành trệ.

MÔNG THẠCH C ổN ĐỜM HOÀN H ĩ ĩ M S ỉ Ai


(Đan khê tâm pháp) Meng shi gun đan wan
C hủ tr ị
Thực hoả ngoan đờm.
C h ứ ng tr ạ n g ch ín h
Điên cuồng, kinh quý, đại tiện bí kết,
thiệt hoàng hậu ni, mạch Hoạt Sác hữu
lực (Điên cuồng, kinh s ợ t á o bón, lưỡi
vàng nhiều nhớt, mạch Hoạt Sác có lực).
N g u yên n h â n gây b ệ n h m ũ tệ Â
Thực nhiệt lão đờm, cửu tích bất khứ.
C ông d ụ n g
Tả hạ trục đờm. m r M ỉầ
Dược vị
Đại hoàng (chưng rượu), Hoàng cầm (rửa rượu) đều 320g, Mồng
thạch 40g, Trầm hương 20g. Cho vào lọ sành đậy kín, lấy dây
thép buộc chặt, lấy bùn trá t kín, phơi khô, dùng lửa nung đỏ, đợi
nguội lấy ra.Tán bột nhỏ, rưới nước vào làm viên bằng hột Ngô
đồng, mỗi lần uống 40-50 viên, tuỳ người hư thực mà thêm hoặc
bớt liều lượng. Trước lúc đi ngủ, sau bữa ăn, dùng nưởc chè hoặc
nước nóng uống thuốc.
OíteH (ỉìinR tfần (lAy: Mỗi 1Àn (lung H- 12g ntfí\y 1-2 lần, uong vứi
nưứ(’ nổntf.
Tác d ụ n g : Giáng hoả trục đờm. Trị các chứng thực nhiệt,
ngoan đờm, bệnh lâu ngày sinh ra chứng dộng kinh hoặc ho suyễn,
đờm vàng dính, đại tiện bón hoặc váng đầu, tức ngực, rêu lưỡi vàng
dày, dính, mạch Hoạt Sác có lực.
G iải th íc h : Bài này chuyên dùng trị thực nhiệt lão đờm (đờm
lâu ngày do thực nhiệt). Trong bài, Mông thạch bản tính mãnh
liệt, cùng nung với Tiêu thạch, có khả năng công trục đờm ẩn náu,
tích tụ lâu ngày; Đại hoàng đắng hàn, tẩy xổ thực tích, mở đường
đi xuống; Hoàng cầm đắng hàn, thanh hoả ở thượng tiêu, tiêu trừ
nguồn sinh đờm; Trầm hương điều đạt khí cơ, mở đường cho các vị
thuốc. 4 vị dùng chung có tác dụng giáng hoả trục đờm.
Thực nhiệt lão đờm, tích lâu không trừ, có thể gây nên điên
cuồng, kinh sợ, hoặc thành hồi hộp, hôn mê, hoặc ho suyễn, đờm
đặc, hoặc ngực bụng đầy tức, hoặc thành chóng mặt nhiều đờm.
Nếu kèm dại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng dày mà nhờn, mạch
Hoạt Sác có lực, có thể dùng bài này dể giáng hoả trục đờm, làm
cho đờm tích và vật độc theo dường ruột mà ra.
L ả m sà n g h iện n a y :
• Trị ho suyễn: Trị ho có đờm lâu ngày. Người bệnh đã bị
nhiều năm, vào mùa hè bệnh phát nặng hơn, m ặt đỏ, trán đỏ tím,
suyễn đờm khò khè, không nằm được, đờm vàng dính, khó khạc.
Đại tiện nhiều lần nhưng khó đại tiện. Kết quả: Sau khi uống
thuốc, ruột sôi kêu, đại tiện nhiều lần, ho suyễn giảm nhiều, ăn
uống khá hơn. Lại cho uống thanh nhiệt hoá đờm, kiện Tỳ lý khí,
khỏi bệnh. Theo dõi 20 năm không thấy tái phát (Giang Tây trung
y dược 2, 1984).
• Trị điên cuồng: Dùng bài này đổi thành thang sắc uống,
thêm Xương bồ, Ưất kim, Chỉ thực, Viễn chí, bỏ Bán hạ. Người
bệnh vì th ất chí khiến cho tinh thần rối loạn, thích động chứ
không thích yên tĩnh, phiền táo, dễ tức giận, khó ngủ, mặt đỏ mắt
đỏ, miệng hôi, dại tiện ngày 3 lần nhưng khó đại tiện, rêu lưỡi
vàng nhớt, lưỡi đỏ, mạch Huyền Hoạt Sác. Kết quả: Sau khi uống
5 thang, đại tiện ngày 3-4 lần, ngủ được, tinh thần tỉnh táo dần.
Uống tiếp 4 thang, thần chí tỉnh táo. Dùng bài ‘Lục quân tử hoàn
hợp với bài ‘Cổn đờm hoàn’, uống 1 tháng, khỏi bộnh ( Giang Tây
trung y dược 2, 1984).
• Trị mộng du: Dùng bài này gia vị. Trị người bệnh ban ngày
nói nhiều, da mặt trắng nhạt, phản ứng chậm chạp, ban đêm thức
dậy đi lại, ngày hôm sau không nhđ mình đã làm gi. Hiện nay bụng
đầy trướng, miệng hôi, táo bón, lưỡi dỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt
Đại có lực. Dùng ‘Cổn dờm hoàn’, bọc lại, thêm Sơn tra, Chỉ thực,
Thần khúc, Lai bặc tử, Phục linh, Hậu phác, sắc uống. Kết quả:
Uống 4 thang, bụng hết trướng, đại tiện dễ dàng, ban đêm bớt đi
lại. Uống tiếp 3 thang, đổi làm thành hoàn, mỗi ngày uống 20g,
chia làm 2 lần uống, nửa tháng thì khỏi. Sau đó không thấy tái
phát {Tứ Xuyên trung y 11, 1988).
C hú ỷ:
Bài thuốc có tác dụng mạnh, chỉ dùng với những trường hợp
đờm kéo dài lâu ngày, thực nhiệt.
Người già yếu hư nhiệt, phụ nữ có thai cần thận trọng.
Tham khảo:
Sách ‘Nội kinh’ viết: “Ấn uống vào Vị, du dật tinh khí, vận thâu lên tỳ.
Du là vận hành, dật là thấm tràn, thâu (du) là phân bố; Tinh khí là tinh khí
hoá thuỷ, thấm tràn ra ngoài trường vị, phân bố lên Tỳ vậy... Có chỗ ghi:
“Tỳ khí tán tinh lên, quy vể Phế” , là nói thanh khí của nước bốc lên giống
như mưa của trời vậy... Chỗ khác ghi: “Thông điều thuỷ đạo, hạ thâu bàng
quang”, là nói khí trọc của thuỷ giáng xuống như sông ngòi của đất vậy.
Đó đều là nói íhuỷ từ trọc hoá thành, từ phủ chuyển sang tạng, từ thanh
phân ra trọc, từ tạng chuyển sang phủ, là vận hành tuần hoàn của thuỷ.
Sách 'Nội kinh' cũng ghi: “Thuỷ tinh tứ bổ, ngũ kinh tính hành”, là nói thuỷ
phát nguyên từ Tỳ, phân bố khắp bốn tạng, thông hành khắp năm kinh. Đó
đểu là nói thuỷ trong thì nuôi dưỡng tạng phủ, ngoài thì nuôi dưỡng toàn
thân, thuỷ biến hoá tinh vi vậy. Như vậy thi làm sao mà có đờm ? Nếu ăn
uống không chừng mực, trung tiêu không hoà, thuỷ tinh không thấm tràn ra
ngoài, đi thẳng xuống đại tiểu trường, sinh ra tiêu chảy. Nếu tam tiêu không
vận chuyển khí, không chưng hoá, thanh khí của thuỷ không thăng, trọc
khí của thuỷ không giáng, thanh khí không hoả thành thuỷ thì ngưng đọng
lại bên trong thành trướng, tràn ra ngoài thành phù thũng, xung lên thành
suyễn, khó thỏ, đọng ở dưới thành lâm, bế. Nếu thượng tiêu khí không trong
lặng, không thể phân bố, lưu lại trong ngực, tất cả tinh của thuỷ đều biến
thành trọc, dương thịnh thì thiêu đốt thành đờm, âm thịnh thì ngưng đọng
thồnh ầm. Cho nên trị đờm láy thanh hoả làm chủ, thực thì lợi đi, hư thì hoá
đt. Trị ắm lấy rno thấp Inm chủ, thực thì trục di, hư thì ôn đi. Vì thế trị ẩm có
phóp ôn bổ m/i tri đởm thi khỏng có phóp ồn bổ. Vương An QuAn chô rn bài
‘Mông thạch cổn đờm hoàn’ dùng trị chứng lão đờm (đờm lâu ngày không
khỏi), dùng Hoàng cầm thanh mọi thứ nhiệt vô hình trong ngực; Đại hoàng
tả thực hoả có chất ở trường vị, đó là trị đờm tất phải thanh hoả vậy. Dùng
Mông thạch tính táo mà mãnh liệt vì trị dờm tất phải trừ thấp; dùng Trầm
hương tính giáng nhanh là trị đờm cần phải lợi khí. Hoàng cầm, Đại hoàng
gặp Mông thạch, Trầm hương thì dẫn nhanh đến sào huyệt của lão dờm,
tẩy sạch cặn bã đục nhờn, do dó mà có tên là ‘Cổn đờm ’.
Nếu dương khí (hoá) không thịnh, dờm kiêm cả ẩm thì không dùng
đƯỢc bài này mà nên hợp với bài ‘Chỉ mê Phục linh hoàn’ để trị. Dùng Bán
hạ táo thấp; Phục linh thấm thấp; Phong tiêu làm mềm vật cứng; Chỉ xác lợi
khí, khác với ‘Nhị trẩ n ’ ngọt hoãn, khác xa tính mãnh liệt của Mông thạch,
Đại hoàng. Đây cũng là bài thuốc bình trong nhóm thuốc công (Sán bổ
danh y phương luận).

TRÚC LỊCH Đ ẠT ĐỜM HOÀN ( C ổ kim y giám )

- Zhu li da dan wan


Tức ‘Cổn đờ ìn hoàn’ thêm Phục linh, Bán hạ, Quất hồng, Cam
thảo, Nhân sẩm, tán bột nhỏ, thêm Trúc lịch 2 bát lớn, nước cốt
gừng 3 chén, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hột bắp, mỗi
lần uống 50-70 viên với nước nóng sau bữa ăn.
Tác dụng: Thanh nhiệt, hoá đờm, kiện tỳ, táo thấp. Trị các
chứng đờm, đờm kết ở ngực, ho khạc không ra, dạ dày đau, táo
bón.
G iải thích: Trúc lịch, Thanh mông thạch thanh nhiệt, địch
đờm; hợp với Bạch truật, Bán hạ để kiện tỳ, hoá đờm; Nhân sâm
để bổ khí. Tiêu bản cùng trị.
L ăm sàn g hiện nay :
• Trị viêm Phế quản m ạn: Dùng bài này thêm Tang bạch bì
Bối mẫu, Qua lâu. Ho đờm có mùi tanh hôi, thêm Ngư tinh thảo,
Ý dĩ nhân. Ngực đau, thêm Uất kim, Ty qua lạc (Trung y lịch đại
danh phương tập thành).
Tham khảo:

Bài Trúc lịch đạt đờm hoàn’ từ bài ‘Cổn đờm hoàn’ và ‘Nhị
trần thang’ gia giám mờ thánh. Trong bài, Trúc lịch thanh nhiệt
hort (lờm; Khương trầp tẩy dởm h()A vị, làm hời tính hồn của Trúc
lịch, hai vị này hợp lại có thể nâng cao tác dụng trục đờm. Nhân
sâm phù trợ chính khí, làm cho trong công có bổ, tả tà mà không
hại chính khí. Bài này lấy trục đờm làm chủ, phối hợp với các vị
phù chính, so với bài ‘Cổn đờm hoàn’ thì công hiệu hoá đờm mạnh
hơn, nhưng tính mănh liệt lại hoà hoãn hơn. Cho nên dôi với bệnh
dờm keo k ết7 tích lâu không trừ, chính khí lại hư không chịu dựng
được sức mãnh liệt của ‘Cổn đờm hoàn’, thì dùng bài này thích hợp
(Thượng Hải phương tễ học).
TRỪ HÀN HOÁ ĐỜM

Phép trừ hàn hoá dờm dùng trị bệnh do đờm gây ra. Sinh ra
đờm là do ở Tỳ vị dương hư, hàn ẩm ngưng đọng bên trong. Chứng
xuất hiện trên lâm sàng là: mửa ra đờm loãng, trong miệng cảm
thấy khí lạnh, mình lạnh, chân tay không ấm, đi ngoài lỏng loãng,
lưỡi nhạt rêu trơn, mạch Trầm. Trừ hàn hoá đờm là lấy những vị
tân nhiệt ôn dương, phối hợp với các vị hoá đờm như Can khương,
Nhục quế, Bán hạ, Phục linh.
‘Lý trung hoá đờm hoàn’ là bài thuốc tiêu biểu (xem ở mục
Thuốc Ồn1).
Nếu hàn đờm ẩn nấp ở Phế gây ra hen suyễn, nên dùng
loại thuốc ôn Phế, tán hàn, địch đờm.
‘Lãnh háo hoàn’ là bài thuốc tiêu biểu.

LÃNH HÁO HOÀN (Trương Thị y thông)

- Ling xiao wan


Bạch phàn (dùng sổng), Bán hạ khúc, Cam thảo (dùng sống),
Nha tạo (bỏ Ưỏ và hột rồi tẩm mỡ, sữa, nướng), đều 6g, Ma hoàng
(rửa nước sôi), Trần đởm tinh, Thục tiêu, Hạnh nhân (bỏ thứ 2
nhân, dùng cả vỏ và đầu nhọn), Tử uyển nhung, Khoản đông hoa,
đều lOg,
Xuyên ô (dùng sống), Tế tân, đều 20g.
Tán bột, lấy nước gừng hoà với Thần khúc tán bột, khuấy hồ
làm viên, thường khi lên cơn hen, trước khi đi nằm dùng nước gừng
tươi đun sôi uống với thuốc lg, người yếu uống 0,5g.
Hiện nay: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3-6g.
Tác dụng: Tán hàn tẩy đờm. Trị lưng bị hàn tà, gặp lạnh
liền phát ho suyễn, ngực và cách mạc đầy tức, ngồi dựa mà thở,
không nằm được, lưỡi nhuận, rêu lưỡi trắng, mạch Hoạt Khẩn.
G iải thích: Bài này là biến phưưng của ‘Ma hoàng phụ tử
tỏ tân thang’ hợp với ‘ĩíy điôn tán’ mA LhÀnh. Trong bài đùn^ Ma
hoàng, Xuyên ô, Tế tân ôn kình tán hàn; Thục tiêu ÔĨ1 trung trừ
thấp; Bạch phàn chua đắng, có tác dụng tiết phát mạnh, làm mềm
ngoan đờm; Tạo giác cay ôn, tẩy đờm, thông lợi khiếu; Bán hạ,
Đởm tinh trừ dờm hạ khí; Hạnh nhân, Tử uyển, Khoản đông hoa
giảm ho hoá đờm; Cam thảo diều hoà các vị thuốc.
Chứ ý: Không nên dùng dài ngày, có thể làm tổn thương
chính khí.
Người cơ thể suy nhược, phụ nữ có thai: không dùng.
Tham khảo:
> Vùng lưng !à chỗ huyệt Phế du, vùng lưng bị cảm hàn ảnh hưởng
tới Phế, Phế bị hàn không thể phân bố tân dịch, dần dẩn ngưng kết thành
đờm. Vì đờm ngăn trở khí sẽ phát ra ho suyễn, thậm chí không nằm được,
khi thời tiết chuyển sang mát thì ho suyễn càng mạnh, thời tiết chuyển ấm
thì bệnh hơi giảm. Bài này ôn Phế, tẩy đờm, là bài thuốc trị ngọn. Sách
‘Trương Thịy thông’gb\: “Khi lên cơn suyễn, nên dựa vào bản chất yếu hoặc
khoẻ, cho uống liều lượng thích hợp. Khi chưa lên cơn, nên dùng thuốc bổ
Tỳ Phế để lo trị gốc, chính khí hồi phục, có thể giảm nhẹ cơn ho suyễn và
iên cdn ít đi. Bài này là bài thuốc mạnh khai phát Phế khí, đũng tiết hàn
đờm, nếu chính khí hư thiếu, hoặc ăn uống kém sút, hoặc trong đờm có lẫn
máu là dinh khí đã tổn thương thì cấm đùng bài này (Thượng Hải phương
tễ học).
> Dùng T a m kiến cao’ (Phụ tử, Thiên hùng, Xuyên ô, tán thành bột,
mỗi lần dùng một ít, hòa với nước gừng tươi thành cao sển sệt) dán vào
huyệt Phế du (sau lưng - Bq 13). Sau khi uống thuốc thường nôn ra đờm
dính đặc, trong ngực và cách mạc cảm thấy khoan khoái, uống như vậy vài
ngày, sau đó dùng thuốc bổ Tỳ Phế để điểu iý, đợi khi lên cơn nữa lại uống
(Thượng Hải phương ỉễ học).

**********
NHUẬN TÁO HOÁ ĐỜM
ỈÉi* ề í t ì ă

P h é p n h u ậ n tá o hoá đ ờm , là trị b ện h do tá o đ ờm g â y ra.


S inh ra tá o đ ờ m do P hế âm kh ôn g đ ủ, hư hoả đ ố t P h ế kim , biến
tâ n dịch th à n h đ ờ m . C h ứ n g trạ n g lâm sà n g th ư ờ n g th ấ y ho sặ c,
th ở d ồ n , k h ạ c khó ra đ ờ m , đ ờm đ ặ c m à dín h, n ặn g thì th à n h cụ c
th à n h d â y b ọc, khô n gh ẹ n, đau, ho nhiều thì khan cả tiế n g . N h u ận
tá o hoá đ ờ m là lấy cá c vị tư nhu ậ n h o ạ t lợi p hố i h ợ p v ớ i c á c vị hoá
đ ờ m n h ư B ối m ẫu, Q u a lâu, H oa p hấn, C á t cá nh , P h ụ c linh.
‘B ối m ẫ u q u a lâu tá n ’ là bài th u ố c đ ạ i biểu.

BỐI MẪU QUA LÂU TÁN


(Y học tâm ngộ) Bei mei gua lou san
C hủ tr ị
Táo đờm khái thấu.
C hứ ng tr ạ n g ch ín h m ìm ã
Khái thấu thương cấp, khạc đờm bất sảng,
sáp nhi nan xuất, yết hầu can táo, ngạnh
M, tb, “H
thống, đài bạch nhi can (Ho cảm, khạc
m m , 'ẽ
đờm khó, đờm dính khó khạc ra, họng khô
âM T
ráo, họng vướng đau, rêu lưỡi trắng khô).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Táo nhiệt thương Phế, chước tân thành ịầ ỉíìữ ĩb , ttỉậ /ầ
dờm, thanh túc vô quyền, Phế khí thượng m, m JW
nghịch. \ 1m
C ông d ụ n g
Nhuận Phế thanh nhiệt, lý khí hoá đờm.
Dược vị 15nậ
Bối mẫu (quân) 6- ỈOg, Qua lâu (quân) 8-lỒg, Thiên hoa phấn
(thẩn), Quất hồng (tả), Bạch linh (tá), Cứt cánh (tá sứ) đều 8-ĩ2g.
Sííc uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt hoá đờm, nhuận Phế, chỉ khái. Trị ho
do Phế bị táo, khó khạc đờm, họng khô đau, lưỡi đỏ, ít rêu mà khô.
G iải thích: Bài này là ‘Nhị trần thang’ bỏ Bán hạ, Cam
thảo, thêm Bối mẫu, Qua ỉâu, Hoa phấn, Cát cánh mà thành. Bán
hạ tính táo dễ làm hao tổn tân dịch, không nên dùng cho chứng
táo đờm, vì vậy đổi dùng Bối mẫu; Qua lâu thanh nhiệt hoá đờm,
nhuận Phế, chỉ khái, là chủ dược; Thiên hoa phấn sinh tân, nhuận
táo; Cát cánh tuyên Phế lợi yết; Quất hồng, Bạch linh, thuận khí
hoá đờm.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này chủ trị Phê táo nhiệt có đờm,
cảm, viêm Phế quản, lao phổi, ho gà.
Tham khảo:
> Ngứa ở cổ gây ho, thêm Tiền hồ, Ngưu bàng tử để tuyên Phế lợ
yết. Tiếng nói khàn, trong đờm có máu, bỏ Quất hổng, thêm Sa sâm, Hạn
liên thảo, để dưỡng âm chỉ huyết. Táo nhiệt nặng, họng khô, đau, thêm
Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn, Lô căn để thanh nhiệt nhuận táo. Phế
nhiệt dờm thịnh, ho đờm vàng đặc dính, người nóng bứt rứt, lưỡi đỏ, rêu
vàng, bỏ Thiên hoa phấn, Phục linh, Cát cánh, thêm Hoàng cầm, Hoàng
liên, Chi tử, Đởm nam tỉnh, Cam thảo để tăng cường thanh nhiệt hoá đờm,
gọi là bài ‘Bối mẫu qua lâu tán’ (Y học tâm ngộ).
^ Táo nhiệt tổn thương Phế, nung tân dịch thành đờm, táo đờm
không hoá, chức năng dịu mát của Phế bị rối loạn đến nỗi Phế khí nghịch
lên ho sặc sụa, khó khạc đờm, cổ khô nghẹn đau, khí nghịch lên, suyễn
khó thở. Trình Chung Linh nói: "Cách chung, đờm lấy táo thấp mà phân
biệt, thấp đờm ở bên trên mà dễ ra, phần nhỉểu sinh ở tỳ ; Tỳ thực thì tiêu đi;
Táo đởm sít mà khỏ ra, phần nhiều sinh ở Phế, Phế táo thì nhuận đi". Cho
nên bài này chọn dùng các vị thanh nhiệt hoá đờm, nhuận Phế lợi khí, íàm
cho nhiệt thanh thì đom tiêu, Phế nhuận thì khí yên tĩnh, mọi chứng đều hết
{Thượng Hải phương tễ học).

CHỈ TH ẤU TÁN ( Y h ọ c tâm ngộ)

iK^IỈẲ - Zhi shou san


Cát cánh (sao), Tử uyển (chưng), Kinh giới (chưng), Bách bộ,
đều 8Q0g, Bạch tiền (chưng), Cam. thảo (sao), Trần bì (rửa sạch, bỏ
cùi trung), (lều 'iOOịị.
T ỉ i n ỉxH, mồi l ầ n Hỏng s a u h ứ a An, l.níớc k h i di ngii.
Sơ cảm phong hàn, dùng gừng tươi sắc nước làm thang.
Cách dùng gần đây: làm thành thuốc tán hoặc làm thuốc
thang sắc uống.
Tác dụng: Chỉ khái hoá dờm, kiêm giải biểu tà. Trị hữ do
ngoại cảm, khó khạc đờm, mạch Phù Hoãn.
G iải th íc h : Kinh giới sơ phong giải biểu; Bách bộ, Tử uyển
điều Phế khí, giảm ho; Bạch tiền, Trần bì, Cát cánh lợi khí hoá
đờm; Cam thảo điều hoà các vị thuốc, cùng dùng với Cát cánh có
thể khai thông Phế khí.
Tham khảo:
Bài này có thể gia giảm dùng trị ho mới hoặc lâu, khó khạc đờm.
Nếu mới bị cảm phong hàn, đầu đau, nghẹt mũi, sốt, sợ lạnh mà ho, thêm
Kinh giới, Phòng phong, Tô diệp để sơ tán ngoại tà. Nếu thử nhiệt làm tổn
thương Phế, hoặc kèm có lý nhiệt, miệng khát, tâm phiền, nước tiểu đỏ,
thêm Chi tử, Hoàng cầm, Hoa phấn để thanh nhiệt. Riêng chửng ho đo âm
hư thì không dùng (Thượng Hải phương tễ học).
KHU PHONG HOÁ ĐỜM
r n M im i

P hé p khu pho n g hoá đờm d ùn g trị b ện h do phong đ ờm g â y


ra. P hong đ ờm có th ể do ngoại cảm phong tà, P h ế vị bị xâm p hạm ,
P hế khí kh ô n g tu y ê n th ô n g , khí ngừ n g trệ thì đ ờm xỏ n g lên, x u ấ t
hiện cá c c h ứ n g đ ầ u đau, m ắ t m ờ, ho s u yễ n n hiều d ờ m . B ên tro ng
sinh pho n g đ ờ m p hầ n n hiều do T ỳ vị bị tổn th ư ơ n g , th ấ p trọ c kh ôn g
hoá, ngưng lại th à n h đ ơ m , h oặ c hàn n h iệ t nung đ ố t bên tro n g làm
cho tâ n dịch b iế n th à n h đ ờ m ; đờm trọ c xô ng lên pho n g cũ n g theo
lên, c h ạ y ra kinh lạc, b iểu hiện trên lâm sà ng , nhẹ thì c h ó n g m ặt,
đau đ ầ u , n ặn g thì ho, toà n th â n co giật.
T rị n go ạ i cảm phong đ ờ m , nên d ùn g cá c vị sơ tán n go ạ i tà
kiê m hoá đ ờ m , n h ư b à i ‘Ch? th ấ u tá n ’, trị nội sinh pho n g đ ờ m , dùn g
n h ữ n g vị khu p ho n g, tứ c p hong, phối hợp vớ i c á c vị hoá đ ờm n hư
T h iê n ma, B ạ ch phụ tử, Nam tinh, Bán hạ.
T h ư ờ n g d ù n g cá c bài ‘Bán hạ b ạch tru ậ t th iê n m a th a n g ’,
T h a n h c h â u b ạ ch hoà n tử ’...

BÁN HẠ BẠCH TRUẬT


THIÊN MA THANG Ban xia bai zhu
(Y học tâm ngộ) ti an ma tang
C hủ tr ị
Phong đờm thượng nhiễu.
Chứng trạng chính $HãE3?Jầ
1Huyễn vựng, đầu thống, thiệt dài bạch ni,
ị mạch Huyền Hoạt (Chóng mặt, đau đầu,
K, tt-toỉtt
rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Huyền Hoạt).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Tỳ thấp sinh đờm, thấp đờm uẩn át, dẫn Míẵỉm
: động Can phong, phong đờm thượng nhiễu a , ‘ilStMII M. M
th a n h k h ô n g . ^ í 'lÌL ÍV P r

y)ìỉ\}
Hoá đờm tức phong, kiện Tỳ khứ thấp. im ỉế ỉẪ , HBậttỉa
Dược vị 151*
Bán hạ chế (quân), Thiến ma (quân), Quất hồng (tá) đều 6-8g,
Bạch linh, Bạch truật (thần) đều 8-12g, Cam thảo (sứ) 2-4g. Cho
thêm gừng tươi 2 lát, Táo 2 quả, sắc uống.

Tác dụng: Kiện Tỳ, táo thấp, hoá đờm, tức phong. Trị đau
đầu, chóng mặt, đờm nhiều, ngực đầy, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch
Huyền Hoạt, do phong đờm gây nên.
Giải thích: Bài này do bài ‘Nhị trần thang’ thêm Bạch truật,
Thiên ma, thường dùng dể trị chứng phong đờm, đau đầu, chóng
mặt. Trong bài, Bán hạ, Thiên ma hoá đờm tức phong, trị đau dầu,
chóng mặt là chủ dược; Bạch truật, Bạch linh kiện Tỳ trừ thấp để
tiêu đờm; Quất hồng lý khí hoá đờm; Cam thảo, Sinh khương, Đại
táo điều hoà Tỳ Vị.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Thường dùng trị huyết áp cao, bệnh
mạch vành, xuất huyết não, động kinh, đau nửa đầu, hysteria, hội
chứng chóng mặt do tai trong (rối loạn tiền đình).
Cũng dùng trị lao màng não.
Chóng m ặt nhiều, thêm Cương tàm, Đởm nam tinh dể tăng
tác dụng tức phong.
Khí hư, thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ để bổ khí.
K iên g kỵ\ Những trường hợp đau đầu, chóng m ặt do Can
dương thịnh, âm hư không được dùng.
L ă m s à n g h iệ n n a y :
• Trị chóng mặt do tai trong (hội chứng Mê ni e): Trị 40 ca.
Kết quả: Hết chóng mặt, nôn mửa 26, có chuyển biến tôt 13, không
khỏi 1 (Tứ Xuyên trung y 5, 1988).
• Trị chóng mặt do tai trong (hội chứng Mè ni e): Sau khi
uống 8 thang, chóng m ặt đau đầu giảm nhiều, hết nôn mửa. uống
liên tục 1 tháng, khỏi bệnh. Theo dõi 1 năm không thấy tái phát
(Hồ Nam trung y tạp chí 5, ỉ 989).
• Trị chỏng một <ỉo tai tronịị (hội vhứnịị Mờ ni (>): Uống iỉ
thang, bớt chóng mặt, hết nôn mửa, uống thêm 5 thang, khỏi bệnh
(Nam Kinh trung y học học báo 1, 1987).
•" Trị cao huyết áp: Dùng bài này thêm Nam tinh, Hoàng cầm.
Kết quả: Uống 10 thang, bớt váng đầu, uống 20 thang, huyết áp trở
lại bình thường (Hồ Nam trung y học học báo 1, 1987).
• Trị nghẽn mạch máu não: uống 20 thang, hết đau đầu, bớt
váng đầu, tay chân cử động tốt hơn. Ưông 40 thang, có thể chông
gậy đi lại được (Nam Kinh trung y học học báo 1, 1987).
• Trị đau nửa đầu: Dùng bài này hợp với bài ‘Ngô thù du thang’.
Kết quả: Ưôứig 5 thang hết muôn nôn, bớt đau đầu. Uống thêm 10
thang, khỏi bệnh (Nam Kinh trung y học học báo 1, 1987).
• Trị lao màng não: Dùng bài này thêm Toàn yết, Địa long,
Cương tằm, trị 7 ca. Thần trí mê man, đờm nhiều, thêm Xương bồ,
Bối mẫu, Nam tinh. Toàn thân sốt, thêm Hoàng cầm. Co rút, thêm
Hổ phách. Kết quả: Đều khỏi. Theo dõi 5 năm tình trạng tốt (Giang
Tô y học tạp chí 5, 1980).
• Trị động mạch vành: Uống 20 thang, vùng trước tim giảm
đau, nhịp tim bớt nhanh. Uống 20 thang, hết các triệu chứng. Cho
uống tiếp để củng cố kết quả điều trị. Theo dõi hơn Vz nảm không
thấy tái phát (Thiểm Tây trung y 8, 1990).
Tham khảo:
Sách ‘ Tỳ vị luận’ gh\: “Túc thái âm (tỳ) bị đờm quyết, đau đầu, không
dùng Bán hạ thì không khỏi; đầu choáng váng, mắt hoa, nội phong bốc lên,
không dùng Thiên ma thì không hết” . Chương ‘Huyễn vựng’ sách l Y học
tâm ngự cũng ghi: “Có thấp đờm ủng tắt, sách xưa ghi là đầu choáng, mắt
hoa, không có Thiên ma, Bán hạ không trừ dược, là như vậy” . Đủ biết hai vị
Bán hạ, Thiên ma, sở trường vể trừ đờm, tức phong, cho nên trải qua mấy
đời nay, các thầy thuốc thường dùng iàm vị thuốc chủ yếu trị chứng chóng
mặt, đau đầu. Nếu đầu đau nặng, có thể thêm Mạn kinh tử. Người khí hư có
thể thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ (Thượng Hải phương tề học).
CÁC BÀI THUỐC TRỊ ĐỜM KHÁC

C á ch trị đ ờm đã nói b ê n trê n , n hưng đ ờm g â y b ệ n h có quan I


; hệ v ớ i T ỳ và P h ế . Vì vậ y, d ù n g cách đ iề u P h ế th u ậ n khí, hoá đ ờ m , Ị

; là p hư ơ n g p h á p th ư ờ n g d ùn g n h ấ t tro n g lâm sà n g , và b ài T a m tử I
I d ư ỡ n g th â n th a n g ’ là bài th ư ờ n g đ ư ợ c d ù n g . I

TAM TỬ DƯỠNG THÂN THANG - ĩ


( H àn th ị y thông) San zi yang qin tang
C hủ tr ị
Đờm ủng khí nghịch thực trệ. ỈM í ỉ®
Chứng trạng chính
Khái thấu suyễn nghịch, đờm đa hung
bĩ, thực thiểu nan tiêu, thiệt đài bạch nị,
mạch Hoạt (Ho suyễn, nhiều đờm, ngực
\ đầy tức, ăn ít, táo bón, rêu lưỡi trắng » ỉt
1nhờn, mạch Hoạt).
N g u yên n h â n gây b ệ n h
! Đờm ủng thực trệ, Phế thất tuyên giáng.
C ông d ụ n g
1Ôn Phế hoá đờm, giáng khí tiêu thực. ìẫ m im , N H íỉS ír
Dược vị l?lỊậ
1Tô tử 6-12, La bặc tử 8-12g, Bạch giới tử 6-8g.
ị Các vị rửa sạch, sao qua, giã nhỏ, xét chứng nào nhiều thì lấy vị
đó làm quân, các vị kia ít hơn. Mỗi thang không quá 12g, dùng
lụa mộc làm túi nhỏ đựng thuốc, sắc nước uống thay nước trà,
Ị không nên nấu kỹ. Nếu bình thường khi đại tiện mà phân cứng
Ị thì lúc ucíng thêm ít m ật đã nấu chín, về mùa đông trời lạnh,
1thêm 3 lát gừng tươi.

Tác dụng: Giáng khí, hori dởm, bình suyAn. Trị ho, khỏ thớ,
đờm nhiổu, ngực tức, An kém, rôu lười dày, mụch ỉioụt.
G iải th íc h : Tô tử giáng khí hoá đờm; Bạch giới tử ÔĨ1 Phế
hoá đờm; La bặc tử tiêu thực hoá đờm, đều là những vị thuốc chủ
yếu để trị ho, đờm nhiều.
ứ n g d ụ n g lã m sàng: Trên lâm sàng bài này thường dùng
để trị các chứng viêm đường hô hấp hoặc viêm phê quản cấp, mãn
tính, ho đờm nhiều.
• Trường hợp phong hàn nặng, tăng lượng Tô tử;
• Ngực dau nhiều, tăng lượng Bạch giới tử;
• Bụng đầy, ăn không tiêu, tăng lượng La bặc tử;
• Thường kết hợp với các vị thuốc thanh nhiệt hoặc nhuận
Phế.
Lâm sàng hiện n ay :
• Trị viêm khí quản: Trị 43 ca người lớn tuổi bị ho, suyễn, đờm
ngăn nghẹn. Kết quả: Khỏi (Trung Hoa y học tạp chí 1, 1939).
• Trị hen Phế quản: Dùng bài này thêm Kim anh tử, Trần bì,
Phục linh, Chích cam thảo. Trị 20 ca. trong đó nam 13, nữ 7. tuổi
từ 19 - 45. thời gian bệnh từ 1- 10 năm. Do phong hàn, thêm Quế
chi; Phế nhiệt, thêm Ngư tinh thảo; Phế hư, thêm Hoàng kỳ. Tỳ
hư, hợp với bài ‘Bổ trưng ích khí hoàn\ Thận dương hư, uống thêm
‘Tế sinh thận khí hoàn’, Thận âm hư, uống thêm ‘Lực vị địa hoàng
hoàn’. Thời gian điều trị 7 - 6 0 ngày. Kết quả: Khỏi 16, đỡ 3, có kết
quả ít 1 (Hồ Bắc trung y tạp chí 6, 1987).
• Trị màng ngực có nước'. Dùng bài này thêm Đình lịch tử,
Qua lâu bì, Xuyên tiêu mục, Chỉ xác (sao), Phục linh. Trị người
bệnh ho, khó thở, ngực đau hơn nửa năm, chụp Xquang thấy hông
sườn bên trái đầy, ngực trái có tiếng ran ẩm, khó nghe thấy tiếng
tim, không nghe thấy tiếng thở. Chẩn đoán là màng ngực trái có
ứ nước. Kết quả: Sau khi uống 7 thang, triệu chứng đã giảm nhẹ,
lượng nước tiểu tăng lên, ho khạc ra đờm nhiều, vùng ngực sườn
cảm thấy dễ chịu hơn. Dùng bài trên, bỏ Tiêu mục, tăng Đại táo,
uống 10 thang. Các chứng đều hết. 1 tuần sau chụp X quang lại
thấy vùng dưới màng ngực bằng phẳng (Giang Tây trung y dược 4,
1982).
Tham khảo:
Trương Rỉnh Ihnnh nói: Phàm sinh ra dờm, hoặc vì tân dịch hon

D U tlrlN Q TÊ W O C 597
ra, hoặc có thuỷ ẩm tạo thành, nhưng cũng có khi do ăn uống hoá ra, đều
do Tỳ vận hoá thất thường đến nỗi thức ăn vào không hoá thành chất tinh
ba lại hoá ra đờm. Ọờm ủng tắc thì khí trệ, khí trệ thì Phế khí không giáng
xuống được, vì thế sinh các chứng ho, hen suyễn. Bệnh vì thực tích sinh
ra, cho nên trong bài dùng La bặc tử tiêu thực, hành đờm; đờm ủng tắc thì
khí trệ, dùng Tỏ tử giáng khí, hành đờm; Khí trệ thì cách mạc bị tắc, Bạch
giới tử thông cách mạc, hành đờm. c ả ba vị đểu là thuốc trị đờm, mà trong
trị đờm mỗi vị lại có sở trường riêng, thực tiêu, khí thuận, ho suyễn tự yên
mà mọi chứng đểu khỏi. Đó là nhờ người dùng đúng vậy (Thành phương
tiện độc).
ar Bài này của họ Hàn, vốn trị người lổn tuổi ăn ít, đờm nhiểu, đến
nỗi ho suyễn khí nghịch, cho nên có tên gọi ‘Dưỡng thân’. Người có tuổi,
khí trung tiêu hư, ăn uống không tiêu hoá thành chất tinh vi, lại hoá ra đờm,
đờm ngưng thì khí trệ, khí trệ thì Phế mất chức năng giáng xuống, cho nên
thấy các chứng hoT suyễn nghịch. Bệnh gấp thì trị ngọn, cho nên bài này
dùng các vị hoá đờm tiêu thực, thuận khí giáng nghịch. Nhưng người già
khí trung tiêu hư, thực là gốc sinh ra đờm, một khi thấy chứng trạng giảm
bớt, nên chuyển kiêm điểu lý, nếu chi quá chú trọng vào tiêu đạo, càng làm
thương tổn khí của trung tiêu. Ngô Côn nói: “Trị đờm trước phải trị khí, đó
là bàn về trị ngọn, cuối cùng không bằng dùng ‘Nhị trần’ mạnh Tỳ trừ thấp,
chữa gốc hay hơn, nhưng chứng khí thực, thì bài Tam tử dưỡng thân thang’
có hiệu quả nhanh" ( Thượng Hải phương tễ học).

Kết luận:

Bài thuốc trừ đờm là những bài thuốc có tác dụng bài trừ hoặc
tiêu hết đờm dãi. Chương này dựa vào mấy loại bệnh do thấp đờm,
táo đờm, nhiệt đờm, hàn đờm, phong đờm khác nhau mà phân ra
cách trị.

1- Táo thâp hoá đờm:


‘Nhị trần thang’ táo thấp hoá đờm, điểu khí, hoà trung tiêu, là
bài thuốc chủ yếu trừ đờm, chủ trị thấp đờm ngăn trở bên trong, ho
suyễn, muốn nôn, nỏn mửa, chóng mặt.
B ài ‘C h ỉ m ê p h ụ c linh h o à n ’ táo th ấ p hàn h khí, tiê u trừ đờm
đặc, ch ủ trị đ ờm c h ạ y ra ch â n tay, vai và cá nh tay đau âm ỉ, cử độn g
khó khăn.

2- Nhuận táo hoá đờm/


Bài ‘Bối mẫu qua lâu tán' nhuận Phế hoá đờm, chủ trị Phế táo,

S9A QUlirtkKL TỀ UfhT!


ho sặc, thở dồn dập, khó khạc đờm.

3- ĩhanh nhiệỉ hoá đờm:


Bài ‘Thanh khí hoá đờm hoàn’ thanh nhiệt hoá đờm, hạ khí chỉ
ho, chủ trị đ ờ m n h iệ t th ịn h b ên trong, ho, thở g ấp h oặ c run sợ kh ô n g
ngủ.
Bài Tiểu hãm hung thang’ thanh nhiệt tẩy đờm, khai kết, trị
chứng tiểu kết hung, đờm kết tụ với nhiệt ở vùng dưới tim.
Bài ‘Cổn đờm hoàn’ giáng hoả trục đờm, trị các chứng thực
nhiệt lão đờm, chóng mặt, run sợ, điên cuồng.

4- Trừ hàn hoá đờm:


Bài ‘Lãnh háo hoàn’ tán hàn tẩy đờm, chủ trị hàn đờm ẩn nấp
ở Phế phát thành chứng hen suyễn.

5- Khu phong hoá đờm:


B ài ‘C h ỉ th ấ u tá n ’ làm g iả m ho, hoá đ ờ m , kiêm g iả i biể u tà, trị
ngo ạ i cả m ho m ới h o ặ c ho đã lâu.

Bài ‘Bán hạ bạch truật thiên ma thang’ bổ Tỳ táo thấp, hoá


đ ờ m tứ c p h o n g , trị c h ó n g m ặt, đau đ ầu .

6- Các bài thuốc trị ổờm khác.

Tam tử dưỡng thân thang’ nhuận khí, giáng nghịch, hoá đờm
tiêu thực, trị ho suyễn khí nghịch lên, đờm nhiều, ăn không tiêu.
THUỐC TIÊU
Ỉ8JW

T h u ố c T iê u là loại th u ố c d ù n g để;
• T iê u đạo (tiê u th ự c ).
• T iê u tá n (n h u yễ n kiê n , hoá tích ).
G ọ i c h u n g là b à i th u ố c tiê u đ ạ o hoá tích , th u ộ c về ‘p h é p
tiê u ’ tro n g b á t p h á p . Đ ố i v ớ i n hữ n g trư ờ n g h ợp vì T ỳ không
k iệ n v ậ n đ ư ợ c , vị kh ôn g th ô n g g iá n g đ ư ợ c , đ ư ờ n g kh í không
lưu íợi m à s in h ra th ấ p , đ ờ m , h u y ế t nhâ n đó m à k ế t lại th à n h
c á c c h ứ n g b ĩ m ã n , tích tụ , trư n g hà, đ ề u n ên d ù n g loại th u ố c
n ày.
Phép tiêu được đùng khá rộng rãi, sách l Y học tâm
ngộ’ ghi: “Giữa khoảng tạng phủ, cơ nhục, vốn không có vật
ấ y, m à b ỗ n g n h iê n lại có, thì cẩn phả i làm cho tiê u tá n đi,
m ớ i đ ư ợ c b ìn h th ư ờ n g lạ i” . C h o n ên cá c c h ứ n g k h í h u y ế t tích
tụ , th ự c tích s ú c th u ỷ (n ư ớ c đ ọ n g lại), ung th ủ n g , trư n g hà,
huyền tịch ( kết khối, kết báng) đều có thể dùng phép tiêu
đ ể trị.
N ội d u n g ch ư ơ n g n à y chủ yế u bàn về tiê u th ự c đ ạ o trệ
v à tiê u b ĩ hoá tích . C ó thể tha m kh ả o th ê m ở c á c c h ư ơ n g lý
khí, lỷ h u y ế t, trừ th ấ p , trừ đ ờ m , m ụ n nhọt.
B ài th u ố c tiê u đ ạo hoá tích v ớ i bài th u ố c tả hạ đều
có tá c d ụ n g tiê u trừ th ự c tà hữu hình, n hư n g trê n lâm sà ng ,
hai b à i n à y có ch ỗ k h á c nhau. B àí th u ố c tả hạ th íc h h ợp vớ i
c h ứ n g th ự c tà h ữu hình cấ p, bài th u ố c tiê u đ ạ o thì d ù n g vớ i
c h ứ n g b ĩ m ã n tích tụ , g â y th à n h d ần d ầ n , là p h ư ơ n g p há p
làm cho tiêu tán từ từ.
T ín h c h ấ t c ủ a b à i th u ố c tiê u đ ạ o hoá tích tu y h oà hoãn
hdn th u ố c tả hạ, nhưng cũ n g vẫ n là th u ố c k h ắ c p h ạ t, vì th ế ,
đối với chứng chỉ có hư không có thực thi cấm dùng. Nếu
c h ứ n g tích tụ n ặ n g lắm , kh ôn g cô n g p hạ t, kh ô n g trừ đ ư ợ c,
m à lại ch o u ố n g th u ố c tiêu đ ạo thỉ bện h n ặ n g th u ố c n hạ ,
trá i lại có thể làm lỡ b ện h cơ. C ho nên cầ n phải cân n h ắ c từ
c h ứ n g hư th ự c , h oã n cấ p nặng nhẹ th ế nào, m à biện ch ứ n g
lu ậ n trị.
N g o à i ra, bài th u ố c tiê u đ ạo đ ối v ớ i c h ứ n g th ứ c ăn đình
trệ k h ô n g tiê u hoá, có thể sử d ụn g đơn đ ộc, cũ n g có th ể vận
d ụ n g k ế t h ợp vớ i bài th u ố c
N g u yê n tắ c sử d ụn g th u ố c tiêu

a- Đối với thuốc tiêu đạo


• Nếu do Tỳ Vị hư yếu không tiêu hoá thức ăn, dùng
c á c loại th u ố c kiện T ỳ. N ếu kh ôn g đỡ, p h ả i d ù n g m ộ t số
th u ố c tả hạ để đưa th ứ c ăn tích trệ ra ngoài.
• T h ứ c ăn không tiêu thường có liên quan đến kh í trệ, vì
vậy, nên dùng th u ố c giúp tiêu hoá, phối hợp với th u ố c lý khí.

b- Đối với thuốc tiêu tán


• N ên th e o n g u yê n tắc ‘Kiên nhi tước c h i’ tứ c là làm
ch o m ềm và m ò n d ần , vì cá c ch ứ n g tích trư ớ n g , k ế t tụ , kế t
sỏi... khi đã hình th à n h khối cứ ng , m u ố n làm tiê u , phả i có m ộ t
th ờ i gian để th u ố c làm m ềm ch ấ t cứ n g , tiê u tan d ầ n . N ếu
d ùn g c á c loại th u ố c m ạnh công phá gấp và m ạ n h thì có thể
x ẩ y ra tình trạ n g tích ch ưa tiêu m à chính khí đã bị su y. Vì vậy,
th u ố c tiê u th ư ờ n g nên d ùn g loại th u ố c hoàn để tiệ n uốn g lâu
và trị c h ậ m , liều lư ợ n g d ùn g m ỗi lần cũ ng ít.
• Đ ố i với người chính khí hư (bệnh lâu ngày), nên dùng
cù n g m ộ t lú c th u ố c tiê u và th u ố c bổ để kh ỏ i bị tổ n th ư ơ n g
về chính khí.

Các vị thuốc thường dùng trong tiêu pháp:

S ơn tra T iê u th ự c, hoá tích.


T iê u th ự c, hoá tích.
Kê nội kim S ao đen, tán b ột uống có hiệu quả hơn là sắc
uống.
M ọ ch nha I iỏu th ự c, hoá tích, kiện Tỳ, d ư ỡ n g Vị.
C ố c nha T iê u th ự c, hoá tích, kiện T ỳ, d ư ỡ n g Vị.

T h ầ n kh úc T iê u th ự c, hoá tích, kiện T ỳ, d ư ỡ n g Vị.

C h ỉ th ự c , C h ỉ x á c T iê u tích, hoá đ ờm .
................... ..... á.......................................................................
Kim tiề n th ả o T iê u sỏi, tiêu sạn.

Lục phàn T iê u tích.

H ải tảo T iê u bướu (do th iế u ỉ od).

C ôn bố T iê u bướu (do thiếu 1 od).

Hạ khô th ả o T iê u hạch.

Các bài thuốc tiêu thường dùng.


1- Tiêu th ự c : ‘Bảo hoà hoàn7, ‘Chỉ thực đạo trệ hoàn’, ‘Chỉ
truật hoàn’, ‘Chỉ truật thang’, ‘Mộc hương binh lang hoàn’.
2- Tiêu tích: ‘Chỉ thực tiêu bỉ hoàn’, ‘Tiêu thạch phàn thạch
hoàn', ‘Đởm đạo bài thạch thang’, ‘Hạ khô thảo cao’, ‘Hải tảo ngọc
hồ thang’.
THUỐC TIÊU THỰC ĐẠO TRỆ
iỄ írã Ịl

P hé p tiê u th ự c đ ạ o trệ, dùng trị bệnh thương thực, th ấ y có các


ch ứ n g ngực b ụn g đ ầ y trư ớ n g , ợ hăng, n uố t chua, hoặc tiêu chảy.
T h ư ờ n g d ù n g nhữ n g vị th u ố c n h ư S ơn tra, T h ầ n kh úc, C ốc
nha, M ạch nha, M a n hân, Kê nội kim , La bặc tử.
Bài th u ố c đại biểu n h ư B ảo hoà hoàn, C h ỉ th ự c đ ạ o trệ hoàn,
C h ỉ tru ậ t h oàn, K iệ n T ỳ h oàn. N h ữ ng loại bài th u ố c n à y hoàn toàn
do vị th u ố c tiê u đ ạ o m à lập nên. N ếu bện h tà lâu n g à y h oặ c do T ỳ
vị vố n hư m à th ấ y cá c ch ứ n g ăn uống khống tiê u , b ụn g đ ầy, đại
tiệ n lỏng, ch â n ta y rã rời, thi cần phối hợp th u ố c tiê u đ ạ o vớ i th u ố c
bổ ích, tứ c là p h é p tiê u bổ kiêm trị.
T u y n hiên , tích trệ nhẹ m à Tỳ hư nặng, thì nên bổ n hiều hơn
tiê u , T ỳ h ư nhẹ m à tích trệ n ặn g , thì nên tiê u n h iề u hơn. N ế u tích
trệ u ấ t lạ i hoá n hiệt, thì nên tiê u và kiêm th a n h ; tích m à kiêm hàn,
nên tiê u đ ạ o kiêm cả ôn tru ng .

BẢO HOÀ HOÀN Í R ịữ ý i


(Đan khê tâm pháp) Bao he wan
Chủ trị 'líiíỉ
Thực trệ vị quản chứng. ít Sí i'l
Triệu chứng chính £HìiEWử
Quản phúc trướng mãn, ái hủ, yếm
thực, thiệt đài hậu ni, mạch Hoạt
(Bụng đầy trướng, ợ hôi, chán ăn, rêu mm
lưỡi dày nhờn, mạch Hoạt).
Nguyên nhân gây bệnh
Ấm thực bất tiết, thực tích nội đình,
1trơ trộ khí cơ, Tỳ VỊ thrtng giáng th ất
1 thường.
ỉre+JL,
C ông d ụ n g
Tiêu thưc
4 hoà Vi. 1SírínB
Dược vị !5nậ
Sơn tra (quân) 240g, Thần khúc (thần) 80g, La bặc tử (thần) 40g,
3ạch linh (tá), Bán hạ (tá) đều 120g, Liền kiều (tá), Trần bì (tá),
đều 40g.
Tán bột, trộn với hồ làm thành viên. Mỗi lần uống 6-12g với
nước sôi nguội hoặc nước sắc Mạch nha sao.
Có thể làm thuốc thang lượng tuỳ theo bệnh lý.

Tác dụng: Tiêu tích hoà Vị, thanh nhiệt lợi thấp. Trị thực
tích đình trệ, ngực bụng dầy trướng, ợ hơi, nuốt chua, không muôn
ăn, nôn nghịch, rối loạn đại tiện, rêu lưỡi dày, nhờn.
G iải th ích: Sơn tra, La bặc tử, Thần khúc đều có tác dụng
tiêu thực, nhưng Sơn tra chủ yếu là tiêu tích do chất dầu mỡ; La bặc
tử tiêu tích do chất đường bột, thêm tác dụng giáng khí, hoá đờm;
Thần khúc tiêu thực do ngoại cảm ảnh hưỏng đến chức năng Tỳ Vị,
đều là chủ dược; Bán hạ, Trần bi, Bạch linh hành khí, hoà Vị, hoá
thấp; Liên kiều tán kết, thanh nhiệt. Các vị thuốc hợp lại thành
bài thuốc tiêu tích hoà Vị, thanh nhiệt lợi thấp.
ứ ng dụn g lăm sàng: Bài này thường dùng trị chứng thực
tích ỏ trẻ nhỏ rối loạn tiêu hoá, cam tích,tiêu chảy, viêm dạ dày
mạn tính.
Nếu thực tích kèm Tỳ hư, thêm Bạch truật gọi là bài ‘Đại an
hoàn’ (Đan khê tâm pháp), có tác dụng tiêu tích kiện Tỳ.
Bài thuốc này, bỏ Bán hạ, La bặc tử, Liên kiều, thêm Bạch
truật, Bạch thược gọi là bài Tiểu bảo hoà hoàn’ (Y phương tập giải),
tác dụng chủ yếu là kiện Tỳ tiêu thực nhẹ hơn.
Nếu bài thuốc thêm Bạch truật, Hậu phác, Hương phụ, Chỉ
thực, Hoàng cầm cũng gọi là ‘Bảo hoà hoàn’ (Cổ kim y giám ) có tác
dụng kiện Tỳ tiêu tích, hoá thấp thanh nhiệt.
Trường hợp kiết lỵ mới bắt đầu có chứng thực tích cũng có
thể dùng bài thuốc này, bỏ Phục linh, Liên kiều, thêm Hoàng liên,
Binh lang, Chỉ thực để điổu khí, t h a n h nhiệt, đạo trệ.

Tẻ iirtn
L â m sà n g h iệ n n a y :

• Trị rối ỉoạn tiêu hoá: Dùng bài này, sắc uống. Trị 69 ca trẻ
sơ sinh bị rối loạn tiêu hoá. Tiêu chảy lâu ngày, có dấu hiệu hư,
thêm Bạch truật. Nôn mửa tiêu chảy, không muốn ăn uống, thêm
Kê nội kim, Hà diệp. Kết quả: Khỏi 61, có tiến bộ 5, không khỏi 3
(Phúc Kiến trung y dược 8 ỉ 958).
• Trị trẻ nhỏ bị cam tích: Dùng bài này, bỏ Liên kiều, thêm
Bạch truật, Kê nội kim, Mạch nha (sao), đổi thành thuốc thang sắc
uống. Trị 30 ca. Khí hư, thêm Thái tử sâm, Hoàng kỳ. Có sốt, thêm
Hoàng cầm. Bụng trướng, thêm Hậu phác. Bụng đau, thêm Bạch
thược. Phối hợp xoa bóp cột sống. Kết quả: Đều khỏi (Hồ Bắc trung
y tạp chí 1, 1988).
• Trị trẻ nhỏ ho: Dùng bài này chuyển thành thuổc thang sắc
uống, trị 120 ca. Có biểu chứng, thêm Tô diệp, Hạnh nhân, Tiền
hồ. Tỳ hư, thêm Đảng sâm, Bạch truật, giảm Lai phục tử. Nôn mửa,
thêm Sa nhân, Trúc diệp. Táo bón, thêm Thục đại hoàng. Kết quả:
Khỏi 105, đờ 11, không khỏi 4 (Tứ Xuyên trung y 12, 1986).
• Trị trẻ nhỏ ho: Dùng bài này thêm Tỳ bà diệp, Khoản đông
hoa, sắc uống. Trị 54 ca. Ngủ không yên, thêm Hương phụ, Hậu
phác. Phế nhiệt, đờm vàng, thêm Tang bạch bì, Hoàng cầm. Ho
nhiều, thêm Tử uyển. Táo bón, thêm Tân lang. Kết quả: Khỏi 52,
không khỏi 2. Uống 1 thang đã có hiệu nghiệm: 15; uống 2 thang
21, uống 3 thang 9, uống 4 thang 2, uống 5 thang có 5 ca (Thượng
Hải trung y dược tạp chí 8, 1990).
• Trị u môn bị nghẽn hoàn toàn: Dùng bài này hợp với 'Diên
hồ sách chỉ thống giao nang5. Trị 12 ca táo bón lâu ngày, dùng Đại
hoàng sống, nấu lấy nước thấm vào khãn đắp vùng chấn thuỷ. Kết
quả: Đều có kết quả. ít nhất là 5 ngày, nhiều nhất 20 ngày cTrung
y dược 2, 1986).
• Trị viêm túi mật cấp: Dùng bài này chuyển thành thang sắc
uổng. Trị 20 ca. Trong đó chỉ viêm túi m ật 1, sỏi m ật kèm viêm túi
mật 9, ống m ật viêm 4. Kết quả: Khỏi 14, đỡ 5, không khỏi 1 (Chiết
Giang trung y tạp chí 10, ỉ 983).
T ham khảo:
C hứ n g thương thực In do An uống quá độ, ham thích các thứ rượu,
thịt, dAu. béo mà gây rn. Ihiôn 'l y luộn' ( lố ván 43) viốt: "An uống quri
mức thì trường vị bị tổn thương, ăn uống quá độ thì Tỳ vận hoá không kịp,
sẽ đình tích lại thành thực trệ” . Phương pháp trị thức ăn đình trệ ở bên trên
vị quảncó chiểuhướngnghịchlên, thì nêndùng phépthổ, !àmchonônra;
Thức ăn đình trệ phía dưới vị quản kết lại thành khối cửng, nên dùng phép
hạ đ ể c ô n g trụ c đi; Đ ìn h trệ ỏ p h ía d ư ớ i vị q u ả n , tích iại c h ư a n ặ n g , c h ỉ th ấ y
các chứng vùng trung quản đầy tức, ợ hăng, không muốn ãn, trong bụng
trướng đầy, đã không có chiều hướng nghịch lên, lại không kết thành khối
cứng, thì dùng phép thổ và hạ đều không thích hợp, chỉ có cách lấy thuốc
bình hoà để làm tiêu đi. Vì thế bài này có tên gọi là ‘Bảo h o à \
Bài này là bài thuốc tiêu đạo, thức ăn đình trệ nhẹ, nếu tích nặng thì
có thể thêm Chỉ thực, Binh lang.
Bài ‘Bảo hoà hoàn’ ở sách l Y cấp’, là bài này thêm Mạch nha.
Bài ‘Bảo hoà hoàn’ ở sách ‘C ổ kim y giám’ cũng là bài trên thêm Bạch
truật, Hậu phác, H ương phụ, C h ĩth ực, H oàng liên, Hoàng cầm (Thượng Hải
phương tễ học).

So sánh bằỉ BẢO HOÀ HOÀN và KIỆN TỲ HOÀN

Lai phục tử, Sơn tra, Thần khúc làm quân;


phối hợp với Bán hạ táo thấp, tán kết, hoà vị,
chỉ ẩu; Liên kiều thanh nhiệt, tán kết.
Đều có Bài này tiêu thực hoà Vị, nhưng tiêu mà không
B ảo Sơn tra, bổ, cho nên đây là bài thuốc tiêu thực nhẹ.
Thần
hoà Trị ăn uống bị tích trệ nhưng không nặng lắm,
khúc,
hoàn chính khí chưa hư.
Phục
linh, Trên lâm sảng dựa vào bụng đầy trướng, ợ hơi,
Trần bì. không muốn ăn, rêu lưỡi nhờn, dày, mạch Hoạt.
Bạch truật, Phục linh làm quân; Nhân sâm,
Đều Cam thảo ích khí kiện Tỳ là chính; Mạch nha
tiêu hợp với Sơn tra, Thần khúc tiêu thực hoà VỊ
thực, làm thần; phối hợp với Mộc hương, Sa nhân
hoá hành khí hoá thấp, tỉnh Tỳ khai vị; Nhục đậu
K iện tích. khấu, Sơn dược ôn sáp chỉ tả; Hoàng liên táo
Tỳ thấp ở ruột. Tiêu bổ cùng dùng, lấy ích khí
hoàn Đều trị
kiện Tỳ làm chính.
rối loạn
tiêu Đây là loai thuốc kiện Tỳ tiêu thực.
hóa. Lâm sàng dựa vào Tỳ hư có tích trộ, bụng trướng
đny, ftn ít, An không tiêu, đọ ỉ tiện lổnR, loang,
rỏu lưỡi nhờn^ hưi vàng, mụch Hư Nhưực.
ĐẠI AN HOÀN (Đan khê tâm pháp)
^Cj£c A> - Tai an wan
Là bài ‘Bảo hoà hoàn’ thêm Bạch truật 80g.
Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 20-30g với nước sắc Mạch nha.
Tác d ụ n g : Kiện Tỳ hòa vị, tiều thực, đạo trệ. Trị ăn uống
không tiêu (do khí hư), thức ăn tích trệ kiêm cả Tỳ hư, và trẻ nhỏ
bị thức ăn tích trệ, đại tiện lỏng.

T IỂ U B Ả O HO À H O ÀN (Yphương tập giải)

- Xiao bao he wan


Là bài ‘Bảo hoà hoàn’ bỏ Bán hạ, La bạc tử, Liên kiều, thêm
Bạch truật, Bạch thược.
Tác d ụ n g : Kiện tỳ, tiêu tích, hành trệ, hoà huyết. Trị thực
tích đình ẩm, bụng đau, tiêu chảy, no hơi, nôn chua, tích trệ, không
muốn ăn uống, thực đờm, hạ lỵ.

KIỆN TỲ HOÀN (Chứng trị chuẩn thằng)

ÍỈÉIIậẨ, - Jian pi wan


Còn gọi là ‘Nhân sâm kiện Tỳ hoàn’.
Bạch truật (sao) 100g, Mộc hương (nghiền riêng), Hoàng liễn
(sao rượu), Cam thảo, đều 30g, Bạch phục linh bỏ vỏ 80g, Nhân
sâm 60g, Thần khúc sao, Trần bì, Sa nhân, Mạch nha sao, Sơn tra
nhục, Nhục đậu khấu 0bọc bột nướng chín, lấy giấy gói lại đập cho
hết dầu), Hoài sơn, đều 40g.
Tán bột, lấy nước tẩm bánh chưng làm hoàn, to bằng hạt
đậu xanh, mỗi lần uống 50 hoàn, lúc đói bụng, ngày uổng 2 lần với
nước.
Cách dùng gần đây: Làm dạng thuốc hoàn, mỗi lần uống 12-
]6g với nước; hoặc làm thành thuốc thang, sắc uống.
Tác dụng: Bổ ích Tỳ vị, lý khí hành trệ. Trị Tỳ vị hư nhược,
An uốn^ không liôu, vùntf bụnjí đầy trướng, dại tiộn lỏng loãng, rêu
lười n h ờ n , hơi vAnn. k h i hơi N hược.
G iải th íc h : Trong bài này, Sâm, Truật, Linh, Thảo, bổ ích Tỳ
Vị; Sơn dược, Cam thảo bình bổ trung tiêu, tăng thêm công dụng
bổ Tỳ; Mộc hương, Sa nhân, Trần bì, hoà Vị, tỉnh Tỳ, giúp vận hoá
của Tỳ Vị; Thần khúc, Mạch nha, Sơn tra tiêu đạo thức ăn đình trệ,
lại thêm Nhục khấu ấm trung tiêu, sít ruột lại; Hoàng liên táo thấp
thanh nhiệt, cũng có tác dụng bổ ích Tỳ Vị, lý khí, vận trệ, kiêm
cả thanh hoá thấp nhiệt.
Lâm, sà n g h iện nay :
• Trị sa dạ dày. Trước hết dùng thuốc thang, uông liên tục
3 tháng, sau đó, chuyển thành thuốc tễ. Kết quả: Các chứng trạng
đều hết. Kiểm tra X quang thấy dạ dày trở lại vị trí bình thường
(Vũ Hán y học viện học báo ỉ, 1979).
Tham khảo:
Tỳ Vị là chức vụ kho tàng, vị chủ việc thu nạp, Tỳ coi việc vận hoá. Vị
hư không giáng được, thì không dung nạp được, Tỳ hư không thăng được,
thi không vận hoá được, vì thế xuất hiện các chứng ăn uống không tiêu,
vùng bụng đầy trướng, đại tiện lỏng.
v ể cách điều trị, Tỳ vị hư nhược cần phải bổ ích; ăn uống khó tiêu,
cần phải tiêu đạo, nay hợp haí phép lại thành một, thì Tỳ vận hoá mạnh,
thức ăn tiêu hoá, cho nên gọi là ‘kiện Tỳ’. Nhưng chủ trị của bài này đối với
chứng Tỳ Vị hư nhược có thấp nhiệt tích trệ là thích hợp. Nếu T Ỳ Vị có hàn,
hoàn toàn không có thấp nhiệt, cần bỏ Hoàng liên, thêm Bào khương mới
thích hợp (Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca KIỆN TỲ HOÀN

'Kiện tỳ': Sâm, Truật dữ Trẩn bì, Sâm, Truật, Trần bì ấy 'Kiện tỳ’,
Chỉ thực, Sơn tra, Mạch nghiệt tuỳ, Sơn tra, Chỉ thực, Mạch nha ghi,
Khúc hồ tác hoàn mễ ẩm hạ, Quấy hồ Thần khúc viên thành thuốc,
Tiêu bổ kiêm hành vị nhược nghi. Tiêu bổ đổng thời trị Vị suy.

So sánh bài KIỆN TỲ HOÀN và SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN

■K iện Đều có ; Phối Sơn tra, Thần khúc, Mạch nha, Một’ :
: Tỳ Nhân sâm, ! hươnp, Trồn bì, Nhục dậu khấu, Hoàng í
' hoàn Hạch LruẠt, Ị liôn. :
Có tác dung kiên Tỳ, tiêu thưc, chỉ tả, kèm
Phục linh ly khi, hoa Vị
Cam thảo, Trị Tỳ hư, thực tích, tiêu chảy, kèm bụng
Sơn dược,
trướng đầy, ản ít, khó tiêu, rêu lưỡi nhờn,
Sa nhân. hơi vàng, mạch Hư Nhược.
Đều ích khí
kiện tỳ. Phối hợp với Liên tử nhục, Ý dĩ nhân,
Trị tiêu Biển đậu, Cát cánh, Đại táo.
Sâm chảy do Tỳ Có tác dụng kiện tỳ, thấm thấp, chỉ tả, kèm
hư. bảo Phế, theo cách ‘bồi thổ sinh kim’.
lỉn h
Trị Tỳ hư, thấp thịnh, tiêu chảy, kèm sôi
bạch
ruột, bụng trướng đầy, ăn không tiêu, tay
tr u ậ t
chân không có sức, rêu lưỡi trắng nhờn,
tá n mạch Hư Hoãn.
Có thể trị Phế tổn hư lao hoặc khí của Phế
và Tỳ hư, ho do đờm thấp.

CHỈ TRUẬT HOÀN (Kim quỹ yếu lược)

- Zhi zgu wan


Chỉ thực fsao lúa mạch rồi bỏ lúa mạch đij 40g, Bạch truật
80g.
Tán bột, lấy lá Sen bọc cơm, đốt, tán bột, trộn hồ làm hoàn.
Mỗi lần uống 8-12g với nước sôi nguội.
Tác dụng: Kiện Tỳ tiêu tích. Trị Tỳ Vị hư yếu, tiêu hoá
không tốt, bụng đầy trướng, đại tiện nhão hoặc không thoải mái.
G iải thích: Bạch truật có tác dụng kiện Tỳ trừ thấp, là chủ
dược; Chỉ thực giáng khí, hoá thấp, tiêu tích; Lá sen bao cơm nung
có tác dụng kiện Tỳ Vị. Trong bài, vị Bạch truật lượng gấp đôi Chỉ
thực, vì vậy tác dụng chủ yếu là kiện Tỳ để tiêu tích.
Trường hợp tích nặng, người khoẻ có thể tăng lượng Chỉ thực.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Bài thuốc này, thêm Thần khúc, Mạch
nha (1(1 tăng cường ti âu thực đạo trệ, gọi là bài ‘Khúc mạch chỉ truật
hoủn’ (V học chinh truyền), trị chứng ăn nhiều, bụng đầy tức, khó
rhịu.
N ố u U ỉA m B a n h ụ , QuAL b ì g ọ i \i\ l ) f t i 'C ^ u A t b á n c h í t r u Ạ t h o A n ’
(Y học nhập môn) để trị chứng Tỳ hư đờm tích, ăn uống không tiêu,
khí trệ đầy tức.
Nếu bài thuốc thêm Mộc hương, Sa nhân gọi là bài ‘Hương sa
chỉ truật hoàn’ (Nhiếp sinh bí phẫu), trị ăn uống không tiêu, khí
trệ, bụng dầy.
Lăm sàn g hiện n ay :
• Trị sỏi thị ở dạ dày (vị thị thạch): Dùng bài này chuyển
thành thuốc thang, thêm Kê nội kim, Diên hồ sách, Nga truật. Kết
quả: Uống 3 thang, bụng bớt trướng đau, ăn uống được nhiều hơn.
Uống thêm 5 thang, hết đau, hết đầy trướng. Bỏ Diên hồ sách, Nga
truật, thêm Mộc nhĩ và m ật ong, đổi thành thuốc hoàn, ngày uống
3 lần. Lúc dầu, thấy ra 1 cục to bằng ngón tay, mầu đen, cứng, đại
tiện ra hơn 10 cục. Xquang kiểm tra lại, không còn thấy sỏi nữa
(Thiểm Tây trung y 3, 1989).
T h a m k h ả o : ‘Chỉ truật hoàn’ là Trương Khiết c ổ theo bài ‘Chỉ
truật thang’ trong sách ‘Kim quỹ yếu ỉượd mà biến hoá ra. ‘Chỉ truật thang’
nguyên trị chứng “ Dưới tim cứng to như cái mâm, ngoài biên như cái mâm
tròn, do thuỷ ẩm gây ra’. Vì thuỷ ẩm đọng kết ở vị, cần phải trừ ngay, cho
nên cho uống thuốc thang, dùng Chỉ thực dụng ý ở chỗ lấy tiêu làm chủ
yếu. Chứng này là Tỳ vị không vận hoá được, thức ăn đình trệ lại, khí cơ
không hoá được, thì cần tiêu trừ dần dần, cho nên đổi thang làm hoàn, mà
còn dùng Bạch truật gấp đôi, dụng ý lấy bổ là chủ yếu. Do ở sự thay đổi liều
lượng trong bài thuốc, tức ỉà biến cấp thành hoãn, ghé tiêu trong bổ, do đó
có thể thấy người xưa iập bài thuốc rất hay (Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca CHl TRUẬT h o à n

j 'Chì truật hoàn’ diệc tiêu kiêm bổ, i Bài 'Chỉ truật hoàn’ tiêu với bổ, ;
i Hà diệp thiêu phạn thượng thăng kỳ. ; Lá Sen bọc gạo nấu cơm kỳ (tạ). !

KHÚC NGHIỆT CHỈ TRUẬT HOÀN (Y học chính truyền)


- Qu nie zhi zhu wan
Là bải ‘Chỉ truật hoàn’ thèm Thần khúc, Mạch nha.
C h ủ tr ị: Kiộn Tỳ tiêu thực. Trị An quá nhiều làm Tỳ vị bị tổn
thương, ngực bụ ng trướng <1/1 y, kh ôn g khoan khorìi.
QUẤT BÌ CHỈ TR U ẬT HOÀN ( Y h ọ c n h ậ p môn)
- Ju pi zhi zhu wan
Là bài ‘Chỉ truật hoàn’ thêm Bán hạ, Trần bi.
Chủ trị: Kiện tỳ, lý khí, tiêư bĩ. Trị Tỳ hư, hàn đờm ứ dọng,
ăn uống không tiêu, khí trệ đầy tức, vùng dưới tim đầy cứng.
Ghi chú: Sách 'Nội ngoại thương biện hoặc luận’ có bài tên
‘Quất bì chỉ truật hoàn’, giống bài trên nhưng không có Bán hạ. Tác
dụng giống bài này.

HƯƠNG SA CHỈ TRUẬT HOÀN (Cảnh N hạc tồn thư)

A, - Xiang sha zhi zhu wan


Là bài ‘Chỉ truật hoàn’ thêm Sa nhân, Mộc hương.
Tác d ụ n g . Tiêu bĩ, lý khí, phá khí trệ, tiêu thức ăn đình trệ,
khai vị, tăng sức ăn. Trị thức ăn qua đêm không tiêu, khí trệ làm
cho vùng dạ dày đầy tức, không muôn ăn uống.

MỘC HƯƠNG BINH LANG HOÀN ( Y p h ư ơ n g tập giải)

- Mu xiang bing lang wan


Mộc hương, Binh lang, Thanh bì, Trần bì, Tam lăng, Nga
truật, Hoàng liến đều 40g, Hoàng bá, Hương phụ sao, Đại hoàng
dều 120g, Khiên ngưu đều Ỉ60g.
Tán bột, làm hoàn nhỏ, mỗi lần uống 8-12g với nước sôi ấm
hoặc nước sắc gừng tươi, uống lúc đói, ngày 2-3 lần.
Có thể làm thuốc thang sắc uống tuỳ bệnh lý gia giảm.
Tác d ụ n g : Hành khí, đạo trệ, tả nhiệt, thông tiện. Trị bụng
(táy đau, đại tiện táo bón, xích bạch lỵ, đau bụng mót rặn.
G iải th íc h : Mộc hương, Binh lang, Hương phụ, Thanh bì,
TrAn bì, Chỉ xác để hành khí, lợi khí, phá khí, đạo trệ; Tam lăng,
Nga truật tiêu tích; Hoàng liên, Hoàng bá táo thấp, thanh nhiệt;
Hrii* SƯU, Đại hoàng thông tiộn. Trong bài tập trung dùng Mộc
hương, Binh lanfí (io hành khí, mục đích đố sư thông trường vị, co
(Irtĩi cơ IA chính, ííiúp lùm cho hốt- (lầy t.rưđng, đau, đồ ng thời t.íi
Iihiột., Uiỏng <]ụo tn), (lAy thấp <ìi xuống. Vì vẠy, cỏ IhAp nhiột
tích trệ, khí trệ, táo bón hoặc đau bụng, mót rặn, mà người bệnh
chính khí chưa hư thì dùng bài thuốc này rấ t thích hợp.
ứ n g d ụ n g lâ m sà n g : Hiện nay thường dùng trị kiết lỵ, tắt
ruột, viêm ruột cấp, trẻ nhỏ bị trùng tích (cam tích).
Lâm sàng hiện nay:
• Trị tắt ruột cấp (ngạnh trở tính cấp phúc chứng): Trị 2
ca. Trong đó, 1 ca được X quang chẩn đoán là tắ t ruột cấp, uống 3
thang, dại tiện được, các chứng đều hết. Cho ăn thức ăn nhẹ, dễ
tiêu. 1 ca khác, đau bụng do xạ trị, kèm bụng trướng, muôn nôn,
nôn mửa, chẩn đoán là dính ruột. Cho uống bài thuốc trên, phôi
hợp với truyền dịch và kháng sinh, ngày hôm sau khỏi bệnh (Giang
Tô trung y tạp chí 6, 1982).
Tham k h ả o : Bài này lấy tên là ‘Mộc hương binh lang’, lại dùng nhiều
thuốc hành khíT thì ý nghĩa của việc làm thành bài thuốc là lấy hành khí
thông trệ làm chủ yếu và kiêm có tiết nhiệt, thông đại tiện.
Bình thường ăn uống không điều độ, trường vị bị tổn thương trước,
tích trệ lại ở trong, việc vận hoá mất bình thường, làm cho khí cơ bị ủng tắc
không thư thái mà thành ra các chứng vùng bụng chướng mà đau, đại tiện
bí không thông, hoặc kiết lỵ màu đỏ trắng, bụng đau, mót rặn. Dùng bài này
để thông lợi khí cơ, đưa tích trệ theo dại tiện ra thì các chứng tự khỏi. Nhưng
cần phải bên trong có tích trệ, ngoài không có biểu chứng thì dùng mới
thích hợp. Nếu dùng lầm bài này thì trái lại, làm cho chính khí bị tổn thương,
có thể biến sinh các chứng nấc, cấm khẩu, cần phải thận trọng.
Sách ‘ 7 phương tập giảỉ có bài ‘Mộc hương binh lang hoàn’, so với
bài này có thêm Ch? xác, Tam lăng, Mang tiêu. Có một bài khác còn thêm
Đương quy, sức hành khí thông trệ của nó còn mạnh hơn.
Hiện nay thuốc được chế sẵn tiêu thụ ở hiệu thuốc của địa phương,
phần nhiều là dựa vào sách ‘ Y phương tập giải’ mà chế ra (Thượng Hải
phương tể học).

CHÌ THỰC ĐẠO TRỆ HOÀN


(Nội ngoại thương biện hoặc luận) \ Zhi shi dao zhi wan
C hủ tr ị ÌỈỂ?
! Thâp nhiệt thực tích chứng. 'ì'ấjÁ\ í t
T riộ u c h ứ n g ch ín h
Quản phúc trướng thống, dại tiện th ất I ỊỊ^iỊtĩ ỊỊi/ưa
thường, thiệt đài hoàng nị, mạch Trầm hữu Ị ^ ũí
lực (Bụng trướng đau, đại tiện không đều, i ’
ị rêu lưỡi vàng nhớt, mụch Trầm có lục).
..Nguyên nhân gây bệnh............... .........
Ị Thấp nhiệt thực trệ, nội trở Vị trường. j Í^ILPỉ Mỉ
C ông d ụ n g
I Tiêu dạo hoá tích, thanh nhiệt lợi thấp. I íí^iÌHtíR,
Dược vị 15Rậ
I Đại hoàng (quân) 40g, Chỉ thực (sao mạch) (thần), Thần khúc
Ị (sao) (tá) đều 20g, Bạch linh (tá), Hoàng cầm (tả), Hoàng liễn
\ (tá), Bạch truật (tá) đều 12g, Trạch tả (tá) 8g. Tán bột, làm hoàn.
ị Mỗi lần uống 8-16g với nước sôi nguội hoặc làm thang sắc uống.

Tác d ụ n g ’. Tiêu đạo tích trệ, thanh lợi thấp nhiệt. Trị kiết
lỵ, tiêu chảy, bụng đau? mót rặn, hoặc dại tiện bón, tiểu tiện ít, đỏ,
lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Thực.
G iải th íc h : Đại hoàng, Chỉ thực công hạ tích trệ; Hoàng liên,
Hoàng cầm táo thấp, thanh nhiệt; Phục linh, Trạch tả thấm lợi
thấp nhiệt; Thần khúc tiêu thực, hoà trung; Bạch truật kiện Tỳ táo
thấp. Các vị phôi hợp, vừa trừ thấp nhiệt tích trệ, vừa khôi phục
dược chức năng tiêu hoá của Tỳ Vị.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này thích hợp trị các chứng thấp
nhiệt thực trệ làm ngăn trở trường vị, bụng trên đầy trướng, bụng
đau, hạ lỵ.
Các chứng thấp hợp với thực ngăn trở ở trường vị, đầy tức
không yên, bụng đau, kiết lỵ, dùng rất thích hợp.
Gia g iả m : Bài này thêm Mộc hương 12g, Binh lang 16g để
lý khí, đạo trệ, gọi là ‘Mộc hương đạo trệ hoàn’, đùng trị các chứng
thấp nhiệt tích trệ thành kiết lỵ, bụng đầy trướng.
Lâm sàn g hiện n ay :
• Trị xơ ỊỊan cổ trướng'. Dùng bồi nAy đổi thành thuốc thang
n/ỉc uồntf. Trị 21 ca. Kốt qu/ì: Khỏi 14, dở r>, khỏng khỏi 2. Lhoo (lõi
1 n r t m k h ô r i Ị í t h A y t.íii p h i í t { ìỉ ồ N a m truiiịị V t(ỊỊ) c h í 6, í 999).
• Trị xơ gan cổ trướng'. Dùng bài này thêm Hổ trượng, Bạch
hoa xà thiệt thảo. Kết quả: Uống 2 thang, chứng trạng giảm nhiều.
Cho dùng ‘Cam lộ tiêu độc đan’ gia giảm, bệnh tình ổn định (Hà
Bắc trung y tạp chí 4, 1980).
• Trị bụng trướng đau: Dùng bài này thêm Bạch đầu ông,
Quảng mộc hương. Kết quả: uống 2 thang, đại tiện trở lại bình
thường, bụng hết trướng đau. Đổi dùng ‘Long đởm tả can thang’,
khỏi bệnh (Hà Bắc trung y tạp chí 4, 1980).
• Trị viêm ruột dư sau giải phẫu bụng: Dùng bài này bỏ Bạch
truật, thêm Hậu phác. Người bệnh trướng bụng không chịu nổi,
bụng dưới đau, sờ thấy có khối u, muôn trung tiện, muôn đại tiện
nhưng khó đi. Kết quả: uống 2 thang, khí đã dẫn được xuống dưới,
bụng bớt trướng, uống tiếp 2 thang nữa, dại tiện thông, khỏi bệnh
(Hà Bắc trung y tạp chí 4, 1980).
T h a m k h ả o : Thấp nhiệt thực tích cùng cản trở ỏ trường vị mà sinh
ra tiết tả ở thời kỳ đầu thì dùng thanh trừ thấp nhiệt, tiêu đạo khứ tích, thật
là hai cách trị quan trọng. Vì thấp nhiệt tích trệ chưa mất thì đau bụng, tả, lỵ
vẫn còn, chỉ có thanh trừ thấp nhiệt, thì tả, lỵ mới có thể khỏi dược. Lý Đông
Viên chế ra bài này dựa theo ý Thông nhân thông dụng’ trong thiên ‘Chí
chân yếu đại luận’ ịT ố vấn 70) mà suy ra (Thượng Hải phương tễ học).

So sánh bài CHỈ THựC ĐẠO TRỆ HOÀN


và MỘC HƯƠNG BINH LANG HOÀN

Đều có Đại ại hoàng làm quân; Chỉ thực làm


C hi hoàng, Hoàng thần; hỗ trợ có Hoàng cầm, Phục linh,
th ự c liên. Trạch tả, Bạch truật, Thần khúc.
đạo
Đều đạo trệ, Có tác dụng thanh nhiệt lợi thâp
tr ệ
công tích. mạnh, công tích yếu hơn. Dùng trị
hoàn
Trị thấp nhiệt thấp nhiệt tích trệ nhẹ.
tích trệ.
Mộc hương, Binh lang làm quân;
Triệu chứng:
M ộc Thanh bi, Trần bì, Khiên ngưu, Đại
Táo bón, kiết
hương hoàng làm thần; hỗ trợ có Hương
lỵ, bụng trướng phụ, Nga truật, Chỉ xác, Hoàng bá.
b in h
đau, rêu lưỡi
la n g
vàng nhờn, Lực hành khí, công tích khá mạnh,
hoàn
mạch Trầm kèm điều huyết.
Thực, có lực. D ùng trị thấp nhiệt tích trộ nặn#.
MỘC HƯƠNG ĐẠO TRỆ HOÀN (Tùng nhai y kỉnh)
Hr ^ - Mu xiang tao zhi wan
Là bài 'Chỉ (hực đạo trệ hoàn’ thêm Mộc hương, Binh lang.
Dùng bánh chưng ngâm nước sôi, trộn thuốc bột làm thành
hoàn, to bằng hạt ngô dồng, mỗi lần uống 50-70 hoàn, xa bữa ăn.
Tuỳ người mạnh yếu mà thêm bớt số hoàn, cho đến khi đại tiện
lợi là được.
Tác d ụ n g : Tiêu đạo tích trê, thanh nhiệt khứ thấp. Trị thấp
nhiệt làm tổn thương Tỳ vị, không tiêu hoá được, đầy tức khó chịu
không yên.

KHẢI TỲ HOÀN (Thành phương tiện độc)


B - Qi pi wan
Đảng sâm sao với gạo cho vàng rồi bỏ gạo; Bạch truật chế;
Liên nhục, đều 6g; Sơn tra nướng ra than; Ngũ cốc trùng thán, đều
4g; Trần bì, Sa nhân, đều 2g.
Tán bột, mỗi lần uống 8g.
Tác d ụ n g . Kiện Tỳ khải Vị. Trị trẻ nhỏ vì bệnh gây ra hư
yếu, ăn ít, người yếu, sắp thành chứng cam, hoặc bẩm thụ vận yếu,
Tỳ Vị suy yếu thường hay bị bệnh.
THUỐC TIÊU TÍCH
m m

Phép tiêu bĩ hoá tích có thể trị các chứng bĩ khối, trưng hà.
Loại bệnh chứng này phần nhiều do hàn nhiệt, đờm thực, và khí
huyết cùng kết nhau mà gây ra.
Về phép trị, người xưa có đề ra 3 phương pháp: Sơ, trung,
mạt, nhưng thường là chứng trong hư ghé thực, công vào thì chính
khí không chịu đựng nổi, bổ vào thì tà càng thịnh lên, cho nên
chọn dùng phép tiêu tán dần dần.
Bài thuốc trong phép này phần nhiều do những vị thuốc ‘tân
khai khổ tiết’, lý khí, hoạt huyết, hoá đờm, hoá thấp, tiêu bĩ, nhuyễn
kiên mà thành, như những vị Chĩ thực, Bán hạ, Bạch truật, Xuyên,
Liên, Thanh bì, Đào nhân, Hồng hoa, Quy vĩ, Tam lăng, Nga truật,
Miết giáp v.v...
Bàỉ thuốc tỉêu biểu như ‘Chỉ thực tiêu bĩ hoàn’, ‘Miết giáp tiễn
hoàn’.
Nếu chính khí không hư, bỗng nhiên vì đờm huyết, tà khí
ngừng trệ mà gây ra, thì có thể đổi dùng phép công trục để trị.

CHỈ THỰC TIÊU BĨ HOÀN


(Lan thất bí tàng) Zhi shi xiao pi wan
C hủ tr ị
Tỳ hư khí trệ, hàn nhiệt hỗ kết chứng.
T riệ u c h ứ n g c h ín h
Tâm hạ bĩ mãn, thực thiểu quyện đãi,
đài nị nhi vi hràng (Vùng dưới tim
đầy tức, ăn ít, mệt mỏi, rêu lưỡi nhờn,
hơi vàng).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Tỳ Vị tố hư, thăng giáng thất chức, IKMVầiề. /1'»'*«)!,
hàn nhiột hỗ kốt, khí uẩn thấp tụ.
C ông d ụ n g ĩb ữ
Tiêu bĩ trừ mãn, kiện Tỳ hoà Vị. # ÍS 5 im tiU ậín B
Dược vị
Bạch truật (thổ sao), Đảng sâm, Chích Chí thực, Bạch lỉnh, Hậu
phác, Hoàng liên (sao nước gừng) đều 8-12g, Mạch nha khúc, Bán
hạ khúc đều 6-8g, Can khương 4g, Chích thảo 4-8g. Tán bột, làm
hoàn nhổ, mỗi lần uống 8-12g với nước sôi ngiiội, lúc bụng đói.
Hiện nay có thể dùng dưới dạng thuốc thang sắc uống.

Tác dụng: Tiêu bĩ mãn, kiện Tỳ hòa Vị. Trị vùng thượng vị
đầy trướng ăn không tiêu, đại tiện không thông, đạ dày viêm, dạ
dày sa, làm m ạnh vị.
G iải thích: Chỉ thực dùng liều cao để tiêu mãn, tán kết là
chủ được; Hậu phác, Bán hạ khúc, Mạch nha khúc hành khí, trừ
mãn, hoá thấp, tiêu đờm; Can khương, Sinh khương, Hoàng liên
điều hoà hàn nhiệt giao kết. Các vị Sâm, Lỉnh, Truật, Thảo là bài
thuốc bổ khí, cùng các vị hành khí tán kết cùng dùng làm cho bài
thuốe vừa có tác dụng bổ khí kiện tỳ, vừa có tác dụng tán kết tiêu
bỉ mãn.
ứ n g d ụ n g lă m sàng:
Trường hợp đau đầy vùng thượng vị, kèm nôn, triệu chứng
thiên về hư hàn, bỏ Hoàng liên, thêm Ngô thù du để ôn trung tán
hàn.
Bài này có thể dùng để trị bệnh viêm Phế quản mạn tính,
khó thở, nhiều đờm, ngực đầy tức, chán ăn, tinh thần m ệt mỏi, có
thể bỏ Hoàng liên, thêm Trần bì, Sa nhân để kiện tỳ, trừ đờm. Nếu
có trùng tích, thêm Sử quân tử, Phỉ tử, Bỉnh lang, Bách bộ để trục
trùng.
Lâm sàng hiện nay :
• Trị ngực đau (hung tý): Dùng bài này thêm Đan sâm, Đà
nhớn, Hồng hoa, Ilương phụ. Trị người bệnh vùng ngực bụng đầy
tức, lo sợ khỏrìg yên, trước ngực đau, lúc đau lúc không, lưỡi tím,
rẽII lưỡi trắng nhờn, mneh Trầm Síip, không lực. Kết quả: Uống 3
than#, bộnh chuyên biôn nhiổu. Khám lại, (lùn/lí bài này hợp vứi
‘Qua lâu cửu bạch thang’, uống 3 thang, khỏi bệnh (Cát Lâm trung
y dược 6, 1987).
Trị hông sườn đau: Dùng bài này thêm Xuyên luyện tử, Sài
hồ, Nhân trần, Bạch mao căn, điều trị chứng Tỳ hư Can vượng, khí
cơ uẩn trệ. Kết quả: uống 3 thang, ăn uống khá hơn; uống tiếp 10
thang, khỏi bệnh. Theo dõi nửa năm không thấy tái phát (Cát Lâm
trung y dược 6, 1987).
Trị eổ trướng: Dùng bài này thêm Bách bộ, Liên kiều, Thanh
bì, Đại phúc bì, trị người bệnh bị lao màng bụng, đã uống thuốc
chông lao mà không bớt. Kết quả: Uống 3 thang, bụng bớt sưng,
hết nôn mửa, ăn uống khá hơn; Uống tiếp 5 thang, khỏi bệnh (Cát
Lâm trung y dược 6, 1987).

Bài ca CHl th ự c tiêu b ĩ hoàn

'Chỉ thực tiêu b ĩ đủ ‘Tứ quân’,


'Chl thực tiêu b ỉ 'TỨ quân' toàn, Mạch nha, Bán hạ đúng đổng cân,
Mạch nha, Hạ, Khúc, Phác, Khuâng, Liên, Can khương, Hậu phác, Hoàng liên nữa,
Chưng bính hồ hoàn tiêu tích mãn, Tích tụ đẩy tiêu, bánh hấp viên,
Thanh nhiệt phá kết bổ hư thuyên. Thanh nhiệt phá kết hư được bổ,
Thuốc trên cho uống bệnh tình yên.

CÁT HOA GIẢI TỈNH THANG (Lan thất b í tàng)


- Ge hua jie xing tang
Mộc hương, Nhân sâm (bỏ cuống), Trư linh (bỏ vỏ đen), Bạch
phục linh, Quất bì, Bạch truật, Can khương, Trạch tả, Trần bỉ,
Thanh bì, Sa nhân, Bạch đậu khấu nhân, Cát hoa, đều 2g.
Tán bột, trộn dều, mỗi lần uông 12g với nước nóng, ra được ít
mồ hôi thì bệnh sẽ hết (giải rượu và chữa các triệu chứng độc hại
do rượu gây nên).
Cách dùng gần đây: làm thành thuôc thang sắc uống.
Tác dụng: Phân hoá tửu thấp, ôn trung kiện tỳ. Trị uống
nhiều rượu, trung khí bị hư, thấp làm hại Tỳ vị, choáng váng, nôn
mửa. lồng ngực đầy tức, ăn ít, người mệt mỏi, tiểu tiện không lợi.
G iái thích: F)ây ỉầ hồi thuốc phán tiOu trong ngoài. Trong
bài, vị Cát hoa để giải dộc, làm cho tà theo cơ biểu mà ra; Trư linh,
Bạch linh, Trạch tả đạm thấm thấp làm cho thấp tà theo tiểu tiện
mà ra; lại thêm Sa nhân, Đậu khấu, Thanh bì, Trần bì, Mộc hương,
Can khương điều khí ôn trung; Sâm, Truật, Thần khúc bổ Tỳ kiện
vị, trị chứng độc rượu tích lại làm hại Tỳ.
Tham kh ả o :
Rượu vốn là tinh chất của gạo chế biến thành, thể ướt, tính nhiệt
mạnh, uống vào thì thông hành khí huyết, giúp cho sự tiêu hoá ở trong,
chống đỡ phong hàn ở ngoài, nếu uống quá độ thì Tỳ vị sẽ bị tổn thương,
ẩm thấp đình lại ở trong, gây nên choáng váng, nôn mửa, ngực đầy, ăn ít.
Lý Đông Viên cho rằng: “Rượu rất nóng, có độc, khí vị đều thuộc
dương, !à thứ vật vô hình, nếu bị phải thì chỉ nên làm cho ra mổ hôi !à bệnh
khỏi, đó là cách hay nhất, thứ nữa không gì bằng lợi tiểu tiện. Hai phép ấy
cách phân tiêu thấp ở trên dưới, thì làm gì có bệnh rượu được. Cách phân
tiêu trong ngoài thực là phép hay để trị bệnh rượu, vì độc rượu được phân
tiêu thì trong thân thể sẽ được an hoà.
Nhưng cần chú ý bị rượu mà thành bệnh, thường tuỳ theo người thuộc
âm, thuộc dương mà phân ra hàn hoá nhiệt hoá, bài này chỉ trị chứng Tỳ
vị hư hàn, dương khí ở trung tiêu không phấn chấn, thấp theo hàn hoá.
Nếu thấp theo nhiệt hoá, thấp nhiệt thịnh ở trong, hiện ra các chửng mặt
đỏ, nóng phiền, miệng khát, uống lạnh, nên bỏ bớt những thuốc can táo
mà dùng sang những thuốc khổ hàn thanh nhiệt như Hoàng cầm, Hoàng
liên mớí được. Ngoài ra Chi tử giải độc rượu rất hay, khi gặp bệnh, có thể
dùng.
Còn có bài ‘Cát hoa giải tỉnh hoàn’ tức là bài này đổi làm thuốc hoàn
dùng để nuốt uống (Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca CÁT HOA GIẢI TỈNH THANG

‘Cát hoa giải tỉnh’ Hường, Sa nhân, 'Cát hoa giải tỉnh’ có Hương (mộc), Sa (nhân),
Nhi Linh, Sâm, Truật, Khấu, Thanh, Trần, Sâm, Truật, nhị Lình (Bạch, Trư), Thanh, Khấu gia,
Thẩn khúc, Can khưdng kiêm Trạch tả, Trạch tả, Can khưđng, Trần (bì), Khúc (thần) đủ,
ôn trung lợi thấp tửu thương chân. Ôn trung lợi thấp rượu tiêu ma.

TIÊU THẠCH PHÀN THẠCH TÁN (Kim quỹ yếu lược)


íií'j 4 i íiiirf ílíí - X i ao shi fan shi san

7’/Vf/ thạch (liori Phùn thạch (Lt/C p/iàn).


Tán bột, uống với nước cháo Đại mạch.
Hiện nay trên lâm sàng, thường dùng Huyền minh phấn hoặc
Mang tiêu, dùng ít Hoả tiêu, trộn với bột làm hoàn hoặc phiến,
nuốt uống, mỗi phiến khoảng 0,3g, mỗi lần 3- 5 phiến, ngày 2-3
lần, sau khi ăn cơm dùng thuốc là tốt.
Tác d ụng: Bài thạch, tán kết, lợi đởm. Trị sỏi mật.
G iải thích: Bài này phối hợp dùng Tiêu thạch và Phàn thạch
để phá chứng tán kết, hoá ứ, tiêu tích, thuộc loại thuô"c tán kết,
phá tích. Dùng nước cháo Đại mạch uống thuốc là có ý làm giảm
tác dụng kích thích của hai vị thuốc đối với đường tiêu hoá. Bài này
trước đây dùng trị bệnh hắc đản (tức là bệnh hoàng dản nặng), hiện
nay trong điều trị, dùng để tiếu sỏi m ật có hiệu quả nhất định,
Dùng bài này có thể phôi hợp dùng cả thuốc thang, theo kinh
nghiệm điều trị, thường kết hợp dùng ‘Tứ nghịch tán ’ hoặc ‘Tiêu
dao tán ’, thêm 40-80g Kim tiền thảo, Kê nội kim 16-32g (nuốt).

KHU HỒI THANG s ố 2 (Bệnh viện Nam Khai Thiên Tân)


Wịĩò - Qu hui tang
Sài hồ, Nhân trần, Mẫu lệ, Chi tử, Mộc hương, Chỉ xác, Uất
kim, Khô phàn.
Đại tiện bí thêm sinh Đại hoàng.
Tác d ụ n g : Thích hợp với bệnh giun bị chết ở ống mật.
Tham khảo: Toàn bài có tác dụng lợi đởm, hoá trùng, bài
thải mà tác dụng bài thải giun chết trong ổng m ật chủ yếu dựa vào
Khô phàn (tức phèn chua phi). Còn bài ‘Tiêu thạch phàn thạch tán'
tiêu sỏi m ật thì dùng phèn xanh. Phèn xanh, Phèn chua đều có thể
tiêuHích nhưng mỗi thứ có tác dụng riêng (Thượng Hải phương tễ
hoc).
\

LỢl đ ở m h o à n (Học viện trung y Thượng Hải)


ÍMMẰ, - Li dan wan
Nhân trần Ĩ20g, Long đởm thảo, Uất kim, Mộc hương, Chỉ
xác đều 90ịị .
Tán bột, thêm nước m ật heo tươi, hoặc m ật bò hoặc nước mật
dê 1 cân, phải cô nước mật đặc còn 1/2 cân, cho thuốc vào, thêm ít
m ật ong, chế thành hoàn, mỗi lần dùng 3g, uống với nước đun sôi,
uống sáng và tối.
Tác d ụ n g : Lợi đởm, tiêu sỏi, uống liên tục một tháng, ngừng
uống 1 tuần lại uống tiếp đợt 2.

ĐỞM ĐẠO BÀI THẠCH THANG (Y viện Nam Khai Thiên Tân)
HẵăUíĩĩỶlĩ - Dan tao pai shi tang
Kim tiền thảo 40g, Nhân trần, Uất kim, Chí xác, Mộc hương,
Sinh đại hoàng, đều Ỉ2g. sắc, chia 2 lần uống. Cũng có thể chê
thành hoàn. Thuốc hoàn mỗi lần dùng 3g, sớm và tôi, mỗi đợt điều
trị một tháng, nghỉ 1 tuần lại diều trị đợt 2.
Tác dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, hành khí chỉ thống, lợi
dởm, bài thạch. Trị sỏi ở ống mật do thấp nhiệt kết lại (biểu hiện
là dưới hông phải, bụng trên đau xoắn vào nhau, ấn tay vào đau
chạy lên sống lưng, ngực dầy, bụng buồn bực, nôn mửa, không
muốn ăn, khát không muốn uống, đại tiện tích kết, vàng da, gầy
mòn, nặng hơn thì ớn lạnh mà sốt, m ặt vàng, rêu lưỡi vàng nhờn,
mạch Huyền Hoạt mà Sác).
Trị sỏi m ật phát lên theo kỳ, thích hợp với mấy trường hợp
sau đây:
1- Ông m ật có sỏi đường kính nhỏ hơn 1 ly.
2- Ông gan có sỏi 3, sau khi mô xong còn sót lại.
G iải thích: Kim tiền thảo tiêu sỏi, lợi thấp, cùng với Nhân
trần, Uất kim lợi đởm, hỗ trợ thải sỏi ra ngoài; Chỉ xác hành khí,
phá kết; Mộc hương điều khí, chỉ thông; Đại hoàng tả hoả thông
tiện, giúp tiêu sỏi.
Tham khảo:
‘Bài thạch thang1có 3 bài thuốc:
Một bài là bài thuốc thực nghiệm của bệnh viện Tỏn Nghĩa, gọi là
'Tam hoàng bài thạch thong': Hoàng liên 8g, Hoàng cầm, Quảng Mộc
hương, Chỉ xnc, Sinh đọi honng dổu 12g.
Một brti khrtc tôn In T)ụl brtl thọch thnng' gồm các vị Síìi hổ, Bạch
thược, Quảng mộc hương, sinh Đại hoàng (cho vào sau), Hoàng cầm, chế
Bán hạ, đểu 12g, Chỉ thực 16g, Hoàng liên 8g, Ngô thù du 4g, Mang tiêu 20
“ 40g, tức là ‘Đại sài hồ thang’ hợp với T ả kim hoàn’, trị sỏi ống mật thuộc
Can uất khí trệ (biểu hiện dưới hông phải hoặc vùng tim đau dẫn lên xương
sống, ngực buồn bực, đầy hơi kèm theo nôn mửa, miệng đắng, họng khô,
rêu lưỡi mỏng trắng hoặc vàng, ỉưỡi tía nhạt, mạch Huyển hoặc Sác.
Và bài ‘Đỏm đạo bài thạch thang’ ở trên.
Thực tế ỏ các địa phương cho thấy: Kim tiền thảo, Đại hoàng, Mộc
hương, Chỉ xác, Hổ trượng, Trần bì cùng phối hợp, dùng có tác dụng tiêu
sỏi (Thượng Hải phương tễ học).

NỘI TIÊU LOA LỊCH HOÀN (Thượng H ả i kinh nghiệm


phương)

l*J 'ÌỀMlM - Nei xiao luo li wan


Huyền sẩm, Thanh lam đều Ỉ50g, Cam thảo, Bạch liếm, Chỉ
xác, Hải tảo, Chế đại hoàng, Liến kiều, Thiên hoa phấn, Đương quy,
Tượng bối mẫu, Cát cánh, Bạc hà, Sinh địa, Hải phấn đều 30g.
Tán bột, dùng Hạ khô thảo 240g, đun lên với Huyền ninh
phấn 30g, tấ t cả cho vào trộn làm thành hoàn, to bằng h ạt đậu to.
Mỗi lần dùng 8-12g, ngày uôrig 2 lần, uống với nước ấm.
Tác dụng: Nhuyễn kiên, tán kết, hoá đờm, tiêu u bướu, đờm
hạch. Trị u bướu, tràng nhạc (đờm hạch), hoặc phù thũng.
G iải thích: Đặc điểm của bài này là tập trung hoá đờm,
nhuyễn kiên, tán kết để tiêu bướu, tràng nhạc, đờm hạch. Các vị
Hải tảo, Chỉ xác, Cát cánh, Bối mẫu, Liên kiều, Hải phấn, Huyền
sâm, Thiên hoa phấn, Thanh lam, Bạch liễm, Hạ khô thảo, Huyền
minh phấn đều thuộc loại thuôc này. Trong bài còn dùng Đương quy
hoạt huyết; Sinh địa dưỡng âm; Đại hoàng tả hoả; Bạc hà tân tán
để tăng thêm sức nhuyễn kiên, tiêu tán; Cam thảo có tác dụng diều
hoà các vị thuốc.

HẠ KHÔ TH ẢO CAO ( Y tông kim giám)

- Xia ku cao gao


Đương quy, Rạch thược, ỉỉuyền xâm, Bối mẫu, Cương tàm, Ò
dược dểu 20ịị, Cam tháo. Cứt cánh, lỉổììịị hoa, Tràn bì, Cồn bố, XuyPn
khung đều Ỉ2g, Hương phụ 40g, Hạ khô thảo 96g, Mật ong 320g.
Nấu thành cao, mỗi lần uống 12-20g, ngày uống 2 lần vào lúc đói.
Có bài thuốc chỉ dùng Hạ khô thảo sắc xong, hoà với mật ong
làm cao.
Tác d ụ n g : Hóa đờm hoạt huyết, nhuyễn kiên tán kết. Trị
bướu cổ, tràng nhạc, đờm hạch.
Bài này cơ bản giông với bài ‘Nội tiêu loa lịch hoàn\

VU NÃI HOÀN (380 Bài thuốc hiệu nghiệm Đông y)

- Yu nai wan
Thanh vu, Nãi can.
Bỏ vỏ, tán bột, rang nóng, dùng 20% nưởc gừng sống hoà bột
làm thành viên, to bằng hạt đậu.
Tác dụng'. Hóa đờm, tiêu anh. Trị bướu cổ, tràng nhạc, đờm
hạch.
Tham khảo :
Một bài thuốc khác dùng Vu nải 10 cân, Bột tề 1 cân, Hải triết 1 cân.
Rửa Hải triết cho nhạt đi rồi hoà với nước Bột tề đã sắc, ngào bột thành
hoàn. Có thể tiêu đờm, nhuyễn kiên. Là bài thuốc đơn giản trị bướu cổ,
tràng nhạc, hạch đờm.
Bài thuốc này cùng dùng với bài T u yế t dương thang’ (Bột tề, Hải
triết), công hiệu càng tốt.
Ngoài ra, có người dùng bài thuốc thí nghiệm gọi là ‘Hoá kiên hoàn’
gổm các vị Mầu lệ, Côn bố đều 8g, Hải cáp xác, Bôl mẫu xuyên khung, Quế
chi, Tế tân, Bạch chỉ, Hoắc hương, Sơn từ cô đều 20g, Hải tảo 80g, Hạ khô
thảo, Đương quy đều 40g. Tán bột, làm viên to bằng hạt đậu, mỗi lần uống
12g, ngày uống 3 lần (Thượng Hải phương tễ học).

HẢI TẢO NGỌC HỔ THANG (Y tông kim giám)


ỳtyìị< M - Hai tao yu hu tang
ĩỉdi tảo, Cỏn bổ, ỉ ỉ ải tai, Bối mẫu, Bán hạ đều 12g, Liên kiều,
DươitỊỊ quy, ỉ)ộr hoạt đề tỉ 8'12g, Trần bi 6g, Thanh bì (ìfí, Xuypti
kỉtìUtỊt 4 ì'?.Ịị.
sắc, chia 2 lần uổng.
Tác d ụ n g : Hoá đờm nhuyễn kiên, tiêu tán ư bướu. Trị tuyến
giáp trạng u, sưng to, bưởu cổ.
G iải thích: Hải tảo, Hải tai, Côn bố theo phân tích của dược
lý hiện đại có chứa nhiều chất can xi, có tác dụng tiêu tan ư bướu,
làm chủ dược của bài thuốc này. Ư bướu thường do khí huyết ngưng
tụ vì vậy, dùng Trần bì, Thanh bì sơ Can lý khí; Đương quy, Xuyên
khung, Độc hoạt, hoạt huyết, hành khí; Bốì mẫu, Liên kiều tiêu
thũng tán kết. Là bài thuốc tiêu biểu và tiêu tán u bướu. Hiện nay,
trong lâm sàng thường dùng trị chứng tuyến giáp trạng sưng to
(bướu cổ) do thiếu chất can xi.
Tham khảo:
Dựa vào bài thuốc này, thêm Hoàng dược tử 3-5g, Hạ khô thảo, Bạch
hoa xà đều 10g, để trị bướu cổ, rối loạn tuyến giáp trạng có hiệu quả nhất
định (Thượng Hải phương tễ học).

M IẾT GIÁP TIỄN HOÀN (Kim quỹ y ế u lược)

^ ¥ w Ằ, - Bie jia jian wan


A giao, Can khương, Đại hoàng, Hậu phác, Quế chi, Thạch
vi, Thử phụ, Tử uy (Lăng tiều), Xạ can, đều l,2g, Bán hạ, Đình
lịch tử, Nhân sâm; đều 0,4g, cồ mạch; Đào nhân, đều 0,8g, Hoàng
cầm, Khương lang, Sài hồ, đều 2,4g, Miết giáp, Xích tiều, đều
4,8g, Mẫu đơn bì, Thổ miết trùng, Xích thược, đều 2g, Phong sào
(nướng) l,6g.
Tán bột, dùng lOOg đất lòng bếp (Phục long can) lẫn tro dang
nóng, đổ rượu vào để tro hút rượu chừng nửa giờ, cho Miết giáp
vào đó để nướng, sau đó, trộn với thuốc bột làm hoàn. Ngày uống
16 - 20g.
Cách dùng gần đầy: nuôt 8-12g hoặc hoà làm thuốc thang, bọc
lại sắc 4g.
Tác dụng: Tiêu trưng (khối) hoá tích. Trị sốt rét lâu ngày
không khỏi, dưới sườn đầy cứng có khi thành ngược mầu.
Giải thích: B ài nồy (ỉùng M iết g iáp đồ làm m ềm k h ố i cứng,
tíín kốt, Ví\í) lạc của can (1(1 (tuổi LA, trị chứng trưng hí\, Hốt rót, lùm
chủ dưực; Bụi hoàng, Thược (lưực, Giri trùntf, ỉ)Ao nhAn, Xích tiôu,
Đơn bì, Thử phụ, Tử uy công phá sự ứ kết của phần huyết; Hậu
phác, Bán hạ, ô phiến, Phong khoa, Khương lang hạ khí hoá đờm,
lợi sự kết trệ của phần khí: Thạch vi, Cù mạch, Đình lịch lợi thuỷ,
đưa tà xuống theo đường tiểu ra ngoài; Sài hồ, Quế chi thông đạt
Vinh Vệ, đem tà theo phần ngoài mà giải. Lại lấy Can khương,
Hoàng cầm, một thứ hàn một thứ ÔĨ1, điều hoà âm dương hàn nhiệt;
Nhân sâm, A giao ích khí dưỡng huyết, bổ ích chính khí. Đó là một
bài thuốc dùng cả hàn nhiệt, kiêm cả công bổ, lý khí lý huyết, các
phép đều đầy đủ. Còn tro ở dưới bếp lò rèn có thể chữa được chứng
trúng tà cứng tích, trừ tà khí độc, rượu tính tân nhiệt tẩu huyết, có
thế cùng với các thuốc khác thành công dụng tiếu trung hoá tích.
Tham khảo:
Sách !Kim quỹ yếu lượờ viết: ‘Cơn sốt rét, 1 tháng phát 1 ngày, đáng
lý 15 ngày là khỏi, nếu không khỏi thì hết tháng là khỏi thì nên nói ra làm
sao ?, Trọng c ả n h nói: Đó là kết thành trưng hà (có khối), gọi ỉà chứng
‘ngược m ẫu’. Ngược mẫu là sốt rét íâu ngày không khỏi, tà bám lại không
hết mà gây ra. Nguyên nhân của nó vi tà khí hàn nhiệt thấp đờm, cùng
cố kết với khí huyết, ỉưu trệ lại thành ra tích, thành báng ỏ dưới sườn bên
trái, kết lại thành chửng trưng hà. Còn về cách trị, thiên ‘Chí chân yếu đại
luận’ (Tố vấn 70) viết: “Cứng thì làm cho mềm ra, kết thì làm cho iưu hành
đi” . Vi vậy, bài này đểu dùng những loại động vật, những vị hành khí trục
huyết, làm tan vỡ thứ tà uất kết. Đổng thời sốt rét lâu ngày không khỏi, kết
lại thành ngược mẫu, đã là thứ bệnh chính khí hư, tà khí kết lại, trong đó
hàn nhiệt lẫn lộn, nếu không tập hợp cả đội thuốc khí huyết lại, cả thuốc
công bổ lý thì khó mà thu được công hiệu. Còn về cách uống 7 hoàn lúc đói
bụng, ngày uống 1 lần, cũng là ý nghĩa làm hoá đi dần đần.
Bài này ngoài rượu và nước tro ủ dưới bếp lò rèn lấy thăng đấu mà
lường ra (còn phân lượng của các vị khác đều lấy phân mà tính), nguyên
văn ghi: “Cổ phương nóí là phân tức là phân ra từng phần” , bài này người
sau đã đổi làm 4 phân nên coi là một lạng, mới hợp với ý nghĩa xưa (Thượng
Hải phương tễ học).

HOÁ TRÙNG HỒI SINH ĐƠN (Ôn bệnh điều biện)


itiU F'l /í:. i'J - Hua chong hui sheng dan
Nhâìì săm Ĩ80g, Manh trùng, Quế, Kinh tam lăng, Lưỡng
dầu ti ờìn, Xạ hưaììỊi, Phi (ítì lử khươíiỊỊ hoàng, Tạng ìlồng hoa, Công
(ỉìnỉì hương, Tù tứ nươtìỊị, Xay ân tì&u thán, Tô mộc, Ngũ lình chì,
Thu ỷ (ỉiệt thán, (ỉiảitẶị châìi ĩtươtiẬỊ, A ììịịỉiỳ, ('<1H tất, Một (lược, Nỉuì
hương, Hạnh nhân, Ngải thán, Lương khương, Ngô thà du, Xuyên
khung, Diên hồ sách, đều 60g, Đào nhân, Hương phụ mẹ (củ to),
Tiểu hồi hương thán, đều 90g, Bạch thược, Địa hoàng, Đương quy
vĩ, đều 120g, ích mẫu cao, Đại hoàng 240g, Bồ hoàng thán 30g,
Miết giáp giao 480g.
Tán bột, lấy một cân rưỡi giấm làm bằng gạo, nấu đặc, phơi
khô, tán bột, lại cho giấm vào nấu, làm như thế 3 lần, phơi khô,
tán bột, lấy 3 thứ cao Miết giáp, ích mẫu, Địa hoàng trộn đều lại,
giã nát vào, làm viên, nặng 6g, lấy vỏ sáp bọc ngoài. Khi dùng hoà
với nước uống lúc đói. Chứng ứ huyết nặng uống với rượu.
Tác d ụ n g : Trị các chứng ngược tậ t có khôi không tan, đàn bà
hành kinh dau bụng, kinh bế, sản hậu ứ huyết đau bụng, lao, huyết
khô thuộc thực và bị thương đánh, té ngã có ứ trệ.

Tóm kết
+ L o ạ i t i ê u t h ự c , đ ạ o tr ệ :
• ‘Bảo hoà hoàn’ chuyên về tiêu thực hành khí, hoà vị, hoá
thấp, thích hợp với những chứng thực tích nói chung, ngực bụng
đầy tức, nuốt chua, ợ hăng, không muốn ăn.
• 'Chỉ thực đạo trệ hoàn’ với ‘Mộc hương binh lang hoàn’ lấy
hành khí, đạo trệ làm chính, dùng trị các chứng trường vị bị thấp
nhiệt, trệ, tiêu chảy, kiết lỵ cấp. Nhưng bài trước hay về thanh lợi
thấp nhiệt, bài sau nặng về hành khí đạo trệ.
• ‘Chỉ truật hoàn’ và ‘Chỉ truật thang’ là loại kiện Tỳ, tiêu bĩ,
lấy kiện vận Tỳ vị làm chủ, tiêu bĩ khoan trung làm phụ, kiêm cá
bổ tả, thích hợp với bệnh đã lâu chữa từ từ, có thể dùng trị sa dạ
dày.
• ‘Kiện Tỳ hoàn’ trị Tỳ vị hư nhược, thức ãn không tiêu, kiêm
có thấp nhiệt, cho nên trong bài ngoài việc dùng kiêm công bổ ra
còn dùng Hoàng liên thanh hoá thấp nhiệt để tiêu bĩ mãn.
‘Chỉ thực tiêu bĩ hoàn’ so với ‘Chỉ truật hoàn’, với hai phương
diện kiện vận Tỳ vị tiêu bĩ khoan trung đều tăng thêm, kiêm có sớ
trường của cả hai bài.
‘Chì truẠt hoAn’ vA ‘Bíìn hạ lá Lâm lhnntf\ ‘C á t hoa giải tinh
th n n g ’ phAn hort tửu ihAp, ổn trung kiộn tỳ, thích hựp với chứng
rượu kết lại làm tổn hại tỳ, thiên về hàn hoá.
+ L oại tiê u sỏi, tiê u tích.
• Tiêu thạch phàn thạch tá n ’ để tiêu sỏi ở mật. Nhưng khi
bệnh mới phát, để hoà giải bệnh và bài trừ sỏi, phải dùng bài ‘Đởm
đạo bài thạch thang’. Muốn tiêu sỏi ở đường tiểu (Bàng quang,
Thận) cần phối hợp thêm thuốc có tác dụng thông lâm, lợi tiểu.
• Tiêu đờm, làm mềm chất cứng (hạch), dùng các bài 'Hạ
khô thảo cao’, ‘Vu nãi hoàn’, hoá đờm, làm mềm chất cứng, đều là
những loại thuốc trị u bướu, tràng nhạc, đờm hạch.
• ‘Hải tảo ngọc hồ thang’ là bài thuốc thường dùng trị tuyến
giáp trạng sưng to (bướu cổ).
CHỈ THỔ
± ĩ± m

Thuốc ngừng nôn (chĩ thổ) giáng nghịch có tác dụng


hoà vị giáng nghịch, trị các chứng nôn mửa, muốn nôn, nôn
khan, đầy hơi, nấc.
Vị lấy giáng làm hoà, thường ngoại cảm, nội thương
ảnh hưởng đến Vị dẫn đến Vị khí không hoà, bốc ngược lên
gây ra nôn mửa, muốn nôn.
Nguyên nhân cỏ thể do Vị hàn, Vị nhiệt, Vị hư, Vị thực,
cho đến Can khí phạm Vị, tiếp nhận uế trọc. Vì thế, thuốc
ngừng nôn giáng nghịch trong khi dùng các vị thuốc phối hợp
có phân biệt tán hàn, thanh nhiệt, bổ hư, tả thực, sơ Can hoà
Tỳ để giúp giáng nghịch.
Dùng thuốc ngừng nôn giáng nghịch, thường sắc đặc,
liều lượng ít, uống dần dần.
Các bài thuốc cầm nôn thường dùng: Tiểu bán hạ
thang, Ngô thù du thang, Tả kim hoàn, Đại bán hạ thang,
Đại hoàng cam thảo thang, Tuyền phúc đại giả thang, Quất
bì trúc nhự thang, Đinh hương thị đế thang.
TIỂU BÁN HẠ THANG (Kim quỹ yếu lược)

—Xiao ban xia tang


Bán hạ 12-20g, Sinh khương 3-5 lát. sắc uống ấm.
Tác dụng'. Hoà Vị giáng nghịch, chỉ ẩu. Trị chứng nôn mà
không khát, I
G iải th íc h : Bán hạ vị cay, tính táo, có tác dụng giáng nghịch,
địch ẩm, là thuốc chuyên dùng trị ẩm chứng; Sinh khương vị cay,
tính tán, có tác dụng ôn trung, giáng nghịch, ức chế bớt độc tính
của Bán hạ và lại tăng thêm tác dụng ôn vị, tán hàn, trừ đờm. Hai
vị phối hợp với nhau, có tác dụng ngừng nôn. Các bài ‘Nhị trần
thang’, ‘Ôn đởm thang’, ‘Tiểu sài hồ thang’, ‘Hoắc hương chính khi
thang’, ‘Bán hạ tả tâm thang’ đều có Bán hạ và gừng sống. Có thể
coi đây là bài thuôc cơ bản để ngừng nôn.
Gia giảm : Bài này thêm Phục linh gọi là ‘Tiểu bán hạ gia
phục linh thang’, có tác dụng ninh tâm thần, hoá thuỷ thấp, trị đờm
ẩm thượng nghịch, nôn mửa, ngực bụng dầy trướng, choáng váng,
tim hồi hộp. Bài này bỏ gừng sống, thêm Can khương gọi là ‘Bán
hạ can khương tán ’, tác dụng ôn vị tán hàn tương đôi mạnh, trị nôn
khan hoặc nôn ra đờm dãi. Bài này nếu đổi gừng sống thành nước
gừng sống (sắc Bán hạ trước, sau đó nhúng vào nước gừng chừng
1/2 thìa đến 1 thìa, chia làm nhiều lần uống) gọi là ‘Sinh khương
bán hạ thang’, tác dụng tân tán khai kết tương đôi mạnh, trị các
chứng muốn thở mà không thở được, muốn nôn không nôn được,
buồn bực không yên. Nếu hàn nhiệt xen kẽ (có hiện tượng sốt mà
lưỡi dỏ, rêu vàng) gây ra nôn, có thể thêm Hoàng cầm, Hoàng liên.
Vị hư hàn có thê phối hợp thêm Đảng sâm, Phục linh, Trần bì gọi
là thông và bổ pháp. Người ăn bị trệ có thể thêm Chỉ thực hoặc Chỉ
xác, Thần khúc, Mạch nha là những vị thuốc tiêu tích đạo trệ.
L â m sà n g h iệ n nay :
• Trị đau dạ dày do thần kinh'. Dùng bài này thêm Phục linh,
Táo tâm thổ. Sau khi uống 3 thang, hết nôn (Trung y tạp chí 12,
1982).
* Trị hội chứng Mĩ* ni (' (rối. loạn tiếìì đỉnh): Dùng bài này
thAm Phục linh, hợp với lỉAi ‘Trạch tri thang’, có kết quả tốt (Trung
V Ị ịch (ỉ (tỉ ditnh Ịìhươnịị tậ p (hành).
• Trị hẹp u m ôn: Dùng bài này hợp vối bài ‘Linh quế truật
cam thang’, thêm Sơn tra, Thần khúc, đều có kết quả tốt (Trung y
lịch đại danh phương tập thành).
• Trị nôn mửa lức có thai: Dùng bài này thêm Tô diệp, Bạch
truật, Hoàng cầm, Trúc nhự, Hoàng liên, có kết quả tốt (Tân trung
y 7, 1990).
• Trị viêm cơ tim do virus: Dùng bài này thêm Phục lỉnh, trị
11 ca, uống 15 - 40 thang. Kết quả đều khỏi, làm diện tâm đồ, 10
ca trở lại bình thường, 1 ca bị viêm màng tim (Thượng Hải trung y
dược tạp chí 9, 1983).

ĐẠI BÁN HẠ THANG (Kim quỹ y ế u lược)

- Dai ban xia tang


Bán hạ 12-20g, Mật ong 40-80g, Nhân sâm 8-ỉ2g. sắc uổng.
Tác dụng: Hoà vị, giáng nghịch, cầm nôn. Trị nôn mửa do vị
khí hư yếu, táo bón.
G iải th íc h : Nhân sâm, Bán hạ, Mật ong để trị Vị hư, ăn
không xuống dạ dày, thường bị chứng muốn nôn. Nhân sâm bổ Vị
khí, được Bán hạ có vị cay làm cho thông thì bổ mà không trệ, vừa
có hiệu quả thông và bổ. Tuy nhiên, vi nôn lâu ngày, tân dịch bị
tổn thương, vị trường không còn nhu nhuận, đại tiện thường bón,
đại tiện bón thì trọc khí dồn lên dễ làm cho Vị m ất chức năng hoà
giáng. Bán hạ tuy có thể hoà Vị, giáng nghịch nhưng dược tính tán
táo, có Mật ong ngọt, nhuận thì có tác dụng thông mà không bị
táo.
Gia g iả m : Bụng ngực đầy trướng, dại tiện bí có thể thêm Chỉ
thực, Hậu phác, Binh lang dể tăng thêm tác dụng khoan trung lý
khí, đạo trệ, tán kết.
Nếu do tâm tinh không sảng khoái, có lúc nôn, ợ hơi, có thể
thêm ô dược, Thanh bì, Trần bi, dể sơ Can lý khí.
Sắc mặt trắng bệnh, sợ lạnh, chân tay lạnh có thể thêm
Xuyftn tiôu, gừng sống để ôn trung tán hàn.
Mặt phù, mi mắt sưng, tim hồi hộp mà dưới tim có thuỷ khí,
có thố UiAm Quố chi, Phục linh đế ồn hoố thuy ấm.
Tham khảo:
Cao Thế Thức nói: “Sáng ăn chiều mửa thức ăn không tiêu, gọi là
phản vị”. Phản vị chl mửa mà không nôn, nhưng mửa với nôn không tách
rời, cho nên nói phản vị nôn mửa. Dùng Bán hạ giúp táo khí để tiêu cơm,
Nhân sâm bổ nguyên khí, an Vị, Bạch mật cho vào nước múc lên dội xuống
làm cho vị ngọt tan đểu trong nước, nước được mật mà hoà hoãn, mật được
nước mà thấm ngấm, làm cho Vị yên mà nôn mửa khỏi.
Lý Thông Tỷ nói: “Người bị mửa không nên dùng vị ngọt, thế mà lại
dùng Bạch truật? Vì phản vị ở đây vốn thuộc Tỳ hư. Sách ‘Nội kinh’ ghi: “Vị
ngọt vào tỳ ” , về cái nơi mà nó ham thích vậy. Huống chi dùng Bán hạ làm
quân, lấy vị cay để cầm nôn, lại dùng Nhân sâm làm tá để ôn khí mà bổ
trung tiêu, phản vị tự khỏi” ( Y tông kim giám).

ĐẠI HOÀNG CAM THẢO THANG (Kim quỹ y ế u lược)

^ ^ - Dai huang gan cao thang


Cam thảo (sổng) 40g, Đại hoàng (sống) 160g. sắc uống.
Tác d ụ n g . Thanh nhiệt, hoà Vị, thông lợi đại tiện. Trị nôn
mửa (do hoả ở VỊ), táo bón, khát, nôn ra nước.
G iải th íc h : Đại hoàng có tác dụng quét sạch trường vị; Cam
thảo hoà vị, an trung, hoãn giải bớt sức mạnh của Đại hoàng ở
hạ tiêu, khiến cho thuốc có tác dụng tả hoả nhưng không làm tổn
thương Vị, làm cho khí ở phủ được thông, vị khí được hoà thì chứng
nôn mửa sẽ cầm.
Gia giảm : Bài này thêm Mang tiêu gọi là ‘Điều vị thừa khí
thang’. Bỏ Cam thảo, thêm Chỉ thực, Hậu phác gọi là ‘Tiểu thừa
khí thang’. Bỏ Cam thảo thêm Mang tiêu, Chỉ thực, Hậu phác gọi
là ‘Đại thừa khí thang’. Trị trường vị thực nhiệt, biểu hiện bí đại
tiện, nôn mửa v.v...
L â m sà n g h iện nay:
• Trị viêm túi mật cấp: Dùng bài này thêm Kim tiền thảo
Thanh mộc hương, trị bệnh nhân sườn bên phải đau dữ dội, kèm
nôn mửa, 5 ngày rồi chưa đại tiện được, tiểu ít, nước tiểu màu vàng.
K<H quii: Sau khi uống 1 thang, trung tiện dược, bớt đau, bớt nôn
mửíi, mồ hỏi không rn min. uống thôm 1 thang nữa, đại tiộn (lược,
phAn <ir>n|Ị UiAnh cục, hốt. (lau, An imnfĩ (lược, khỏi bộnh. Theo (lõi
Vị nAm, khỏntf thAy Líii Ị)híU ịỈAỜu Nitiỉi trung y lạp chí H, 1990).
• Trị kiết lỵ do trúng độc: Dùng bài này thêm Hoàng liên,
Mộc hương. Kết quả: Sau khi uống 3 thang, đại tiện ngày 3 lần,
phân màu vàng, mềm, kiểm tra phân thấy âm tính. Cho uống thêm
2 thang Sâm linh bạch trưật tán, khỏi bệnh (Liêu Ninh trung y tạp
chí 8, 1990).
• Trị chóng mặt do tai trong (rối loạn tiền đình): Dùng bài
này thêm Thiên ma, Chỉ xác, Mộc hương, trị bệnh nhân trong
trường vị có tích nhiệt, phủ khí bốc lên gây ra chóng mặt. Kết quả:
Sau khi uống 1 thang, đại tiện ra được 10 cục, người tỉnh táo hơn,
hết váng đầu. Tiếp tực dùng ‘Kỷ cúc địa hoàng hoàn’, đổi thành
thang, sắc uống, uống 4 thang, theo dõi hơn V2 năm, không thấy
tái phát (Liêu Ninh trung y tạp chí 8, 1990).

NGÕ THÙ DU THANG


(Kim quỹ yếu lược) Wu zhu yu tang
Chủ trị
Can Vị hư hàn, trọc âm thượng nghịch
chứng lii ỈẺM±ÌỄ
Chứng trạng chính
Thực hậu phiếm phiếm dục ẩu, can ẩu thổ
thanh diên lãnh mạt, uý hàn chi lương,
tẼ Ễ tílíí, T I
thiệt đạm đài bạch hoạt, mạch Trầm
t t * Mỉệ-ÌẶ,
Huyền hoặc Trì (An xong thì muốn nôn
teíM, s m s
mửa, nôn khan, nôn ra nước trong, lạnh,
B áù ỉĩỉỉíiìẵ
sợ lạnh, tay chân mát, lưỡi nhạt rêu lưỡi
trắng bóng, mạch Trầm Huyền hoặc Trì)
Nguyên nhân gây bệnh
Can VỊ hư hàn, trọc âm thượng nghịch. ;* •)! i 'i í
Công dụng
ô n trung bổ hư, giáng nghịch chỉ ẩu. ỉ & t ỉ h i i , |Sậìíii'.i'K
Dược vị
Nịịồ thù du (quân) 2-6g, Sình hhươHỊị (thẩn) 3~ỉ> lát, Nhân sám
(tá) 8'í2g, Dại táo (tá Hứ) 12 trái, sric uống.
Tác dụng: Ôn Vị, tán hàn, giáng nghịch, chỉ ẩu. Trị nôn
mửa, nôn ra đờm dãi, nôn ra nước chua, nôn mà bụng đầy, tay chân
lạnh, phiền táo không yên, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm
Trì hoặc Trầm Vi.
G iải th íc h : Ngô thù du vị cay, rất nóng đế noãn can, ôn vị,
tán hàn, chỉ thông, giáng nghịch, chỉ ẩu, làm quân; Sinh khương vị
cay, tính tán, hỗ trợ cho Ngô thừ để ốn trung, giáng nghịch, ôn vị,
chỉ ẩu, làm thần; Nhân sâm vị ngọt, tính ấm, để bổ khí, kiện tỳ,
phù chính, sinh tân, an thần, phòng nôn nhiều quá làm tổn thương
tân dịch, làm tá; Đại táo vị ngọt, tính hoãn để hoà trung, giải bớt
tính cay của Ngô thù và Sinh khương, giúp cho Nhân sâm để bổ hư,
phù chính, làm sứ.
Tham khảo:
Kha Vận Bá nói: Bệnh thiếu âm nôn mửa, đại tiện lỏng, tay chân
buốt lạnh, vật vã muốn chết, dùng bài này làm chủ. Xét bệnh thiếu âm nôn
mửa, đại tiện lỏng, vật vã, tay chân buốt lạnh là muốn chết thì còn đặt bài
thuốc làm gì ? Phải hiểu rằng muốn chết là có cơ không chết, nói Tứ nghịch
là kiêm cả đùi vế, cánh tay, nói tay chân là chỉ vào bàn tay, bàn chân, có
phân biệt khá nặng, hơi nặng. Sinh khí của Thiếu âm dồn vào can, âm thịnh
thuỷ hàn thì can khí không được thư thái mà mộc uất, cho nên vật vã. Can
huyết không ra tói tay chân cho nên buốt lạnh, nước muốn ra khỏi đất mà
không ra được, thì trung thổ (tỳ) không yên, cho nên nôn mửa, đại tiện lỏng.
Bệnh vốn ở thận mà bệnh cơ lại d can, thuỷ không sinh được mộc cho nên
muốn chết, thế tất phải ôn bổ thiếu hoả của thiếu âm để mở đường thông
cho quyết âm. số ng chết rất nhanh, nếu không dùng những vị có khí vị
dũng mãnh thì không đủ sức đương nổi trách nhiệm cứu chết ra sống được.
Ngô thù du cay đẳng, đại nhiệt, bẩm thụ khí sắc của phương Đông, thông
vào can, can được ấm thì mộc được thoải mái. Vị đắng để ôn thận, thì thuỷ
khòng hàn, cay để tán tà, thì ỉhổ không quấy nhiễu. Nhân sâm làm tá để
củng cố nguyên khí mà an thần minh, giúp Khương Táo điểu đinh v ệ để
làm ấm tay chân, đó là bài thuốc chuyển nguy thành an vậy. Cùng với Ma
hoàng, Phụ tử hạ cờ giặc mà nhảy lên trước, và Phụ tử chân võ giữ vững
bờ cõi đất nước, hình thành thế vững như kiểng 3 chân. Nếu mệnh mòn
hoả suy, không chưng nấu được thuỷ cốc, cho nên ăn vào là muốn mửa.
Nếu nôn khan hoặc mửa ra đờm dãi mà đau đầu là Tỳ thận hư hàn, âm hàn
xâm phạm lên bộ vị của dương. Dùng bài này cổ động thiếu hoả của tiên
thlôn mà thổ của hậu thiỏn tự sình, bồi bổ chản dương ở hạ tiêu mà hàn tà
ở thượng tiôu tự tán, mỏ thông cửa thiỏu âm mà tam âm đều yên chỗ, phỏi
chrtng là công cún bhi này ( Thương hàn phụ dực).
Bài ‘Ngô thù du thang’ chủ trị 3 chứng:
Một là nôn mửa do hàn.
Hai là đau đầu thuộc quyết âm, nôn mửa ra bọt dãi.
Ba !à thổ tả, buồn phiền vật vã, thuộc thiếu âm.
Chứng trạng tuy có khác nhau nhưng bệnh lý đều thuộc về hư hàn,
cho nên có thể trị chung cùng một bài thuốc. Đồng thời Ngô thù du là chủ
dược của kinh quyết âm, trên có thể ôn nhiệt hàn, dưới có thể ấm thận
dương, cũng là một vị thuốc mà 3 bệnh đều thích hợp.
Sách ‘Nội đài phương nghị’ viết: “Nôn khan, mửa ra bọt dãi, đầu đau,
là hàn khí của quyết âm xông lên, thổ tả, chân tay quyết lạnh, là hàn khí
thịnh ở trong, buồn phiền vật vã muốn chết là dương khí tranh đoạt ở trong,
ăn cơm vào muốn nôn lả vị hàn không chịu được thức ăn. c ả 3 chứng trên
mà dùng chung bài này là íấy Ngô thù, hay hạ được nghịch khí của tam âm
làm quân dược; Sinh khươr*) hay tán hàn làm thần dược; Nhân sâm, Đại
táo là thứ ngọt hoãn, hay điểu hoà được các khí cho nên dùng làm tá sứ,
để yên trung tiêu. Tóm lại dùng bài này là lấy các chứng dưới tim đầy tức,
chất lưỡi không đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch Trì, không có nhiệt làm tiêu chuẩn
(Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca NGÔ THÙ DU THANG

‘Ngô thù du thang’: Nhân sâm, Táo, j 'Ngô thù du thang’: Táo, Nhân sâm,
Trọng dụng Sinh khương ôn vị hảo, ; Dùng mạnh Sinh khương ôn vị hàn,
Dương minh hàn ẩu Thiếu âm lợi, : Mửa lạnh, Dương minh, Thiếu âm lợi,
Quyết âm đấu thống giai năng bảo. : Quyết âm đấu nhức được an toàn.

TẢ KIM HOÀN m -ầ .%
(Đan khê tâm pháp) Xie jin wan
C hủ tr ị
ị Can hoả phạm Vị chứng.
C h ứ ng tr ạ n g ch ín h
Hiếp thông, khẩu khổ, ẩu thổ, thốn toan,
thiệt hồng đài hoàng, mạch Huyền Sác
; (Hông sườn đau, miệng dắng, nôn mửa, m, i5 il? í M, M
nuốt chua, lười đỏ, r&ti lưỡi vàng, mạch ‘i m .
ỉỉìiyồn Sác).
N g u yên n h â n gây b ệ n h
Can uất hoá hoả, hoành nghịch phạm VỊ, íMiHt*, flta»m !
Vị th ất hoà giáng. B , 1'í* m ặ .
Công đ ụ n g
Thanh tả Can hoả, giáng nghịch chỉ ẩu ii’rft'IIl 'Ằ, B ÌÍ li »k 1
Dược vị 151*
Hoàng liên (quân - sao nước Gừng) 240g, Ngô thù du (tá - ngâm :
nước muối) 40g. Tán bột làm viên. Ngày uống 4-6g.

Tác dụng: Thanh tả can hoả, trị dạ dày viêm loét cấp và
mạn, nôn mửa, ợ chua, vùng thượng vị đau.
G iải thích: Hoàng liên thanh nhiệt ở Vị, chống nôn, dùng ít
Ngô thù để phản tá, nhằm khai Can uất, giáng nghịch khí.
L ă m sà n g h iệ n nay:
• Trị mai hạch khí: Dùng bài này thêm Quất lạc, Tuyền phúc
hoa, Uất kim. Kết quả: Sau khi uôrig 10 thang, họng không còn
thấy vướng nữa. Theo dõi hơn 1 năm, không thấy tái phát (Hồ Nam
trung y tạp chí 3, 1990).
• Trị mai hạch khí: Bệnh nhân nữ 21 tuổi, tinh thần uể oải,
họng như thấy vướng vật gì. Kết quả: Sau khi uống 7 thang, khỏi
bệnh (Trung thành dược nghiên cứu 7, 1987).
• Trị mất ngủ: Dùng bài này thêm Câu đằng, Hạ khô thảo,
Hợp hoan bì, trị bệnh nặng sinh ra mất ngủ. Người bệnh do bi
thương quá độ làm cho tinh thần bị uất ức, không ngủ được. Kết
quả: Uống 5 thang, ngủ được 3-4 giờ, uống tiếp 5 thang nữa, ngủ
dược bình thường (Hồ Nam trung y tạp chí 3, 1990).
Tham khảo:
Hổ Thiên Tích nói: Đây chính íà bài thuốc tả can hoả. Trị Can có mấy
loại: Thuỷ suy mộc không sống được, dùng ‘Địa hoàng hoàn’ bổ thận để tư
Can; thổ suy mộc không trồng được. Trong bài, Sâm, Linh, Cam thảo để
hoăn can bổi thổ. Bản kinh (Can) huyết hư có hoả, dùng T iê u dao tán’ để
thnnh hoỏ, huyốt hư khỏng có thuỷ, dùng ‘TỬ vật thang' để dưỡng âm. Còn
phóp bổ hort củng như lAn ở dưới, má phép tA hoỏ cũng như tản ở trôn.
'Trt kim horin’ chí riung Hortng liôn lòm quân theo phép thực thl tổ tử dổ bổ
gẫy thế xông bốc của hoả; Ngô thù du cùng loại thì tìm nhau, dẫn nhiệt đí
xuống, và lấy tính tân táo để khai can khí uất, ức chế thế thiên thắng, cho
nên dùng làm tá, thê thì bản kỉnh (Can) khí thực mà thổ không hư mới nên
dùng (Sán bổ danh y phương luận).

Bảng so sánh TẢ KIM HOÀN


và LONG ĐỞM TẢ CAN THANG

Dùng lượng lớn Hoàng liên làm quân, Ngô


Tả thù ít làm tá.
k im Có tác dụng giáng nghịch hoà vị, không có
hoàn tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, còn tác dụng
Đều tả hoả thì yếu.
thanh tả
Can hoả, Trị Can kinh có uất hoả phạm Vị gây nên
trị can nôn mửa, nuốt chua.
kinh Long đởm thảo làm quân, phôi hợp với
Hoàng cầm, Sơn chi, Trạch tả, Mộc thông,
Long có thực Xa tiền tử, Sinh địa, Đương quy, Sài hồ,
đởm hoả, hông Cam thảo.
tả sườn đau, Có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt nhưng
can miệng không có tác dụng giáng nghịch hoà Vị, còn
th a n g đắng. tác dụng tả hoả yếu.
Chủ yếu dùng trị Can Đởm có thực hoả bốc
lên trên gây nên m ặt đỏ, tai ù hoặc Can
kinh có thấp nhiệt dồn xuống gây nên lâm
trọc, ngứa bộ phận sinh dục.

Q U ẤT BÌ TR Ú C N H ự THANG (Kim quỷ y ế u lược)

$5 /£ t í ĩrĩ 'ih - Ju pi zhu ru tang


(Xem chương ‘Lý khí’).
K ẾT LUẬN

T h u ố c n g ừ n g nôn chú trọ n g hoà Vị, g iá ng ngh ịch , trong đó,


chú trọ n g đến Bán hạ và S inh khương.

Bài T iể u b án hạ th a n g ’ là bài th u ố c cơ b ản để n g ừ n g nôn,


th ô n g th ư ờ n g d ù n g bài th u ố c n à y phối hợp vớ i cá c vị th u ố c khác
đ ể trị n ôn m ử a do n h iề u n g u yê n nhâ n k h á c nhau, kh ôn g có th ể giải
đ ư ợ c . V í dụ T iể u sài hồ th a n g ’, ‘H oắc hương chín h k h í tá n ’ đều có
tá c d ụ n g n g ừ n g nôn vì tro ng th u ố c đ ều có Bán hạ, S in h kh ư ơ n g . K ế
đó là H o à ng liên, N gô thù tả Vị hoả, g iá ng ngh ịch khí, có tá c dụn g
n g ừ n g n ôn tư ơ n g đ ố i m ạ n h n h ư bài T ả kim h o à n ’ là bài th u ố c n g ừ n g
nôn th ư ờ n g d ù n g tro n g lâm sà ng .

N g o ài ra c á c vị H o ắ c hương, K hấu n hân, Sa n h â n , P h ậ t thủ


là n h ữ n g th u ố c thơm cù n g vớ i Lô căn, M ạch m ôn đ ô n g , T h iê n hoa
phấn đều th a n h Vị sinh tản, cũ ng có tác d ụ n g n g ừ n g nôn n h ấ t định.

L oại trẽ n th ư ờ n g d ù n g trị Can u ấ t khí nghịch h o ặ c do th ấ p trọ c


trở ngại b ẽ n tro n g m à g â y nên buồn lợm , b uồ n n ôn . Loại sau th ư ờ n g
d ù n g trị nôn khan do vị âm hư g â y nên.

T h u ố c n g ừ n g nôn g iá n g nghịch khi trị c á c loại tạp b ện h trư ớ c


tiê n cần p hâ n b iệ t hàn, n hiệt, hư, thực.

Vị hàn, d ù n g ‘N gô thù du th a n g ’ để ôn Vị tá n h à n , kè m the o hư


hàn, tro n g ‘N gỏ thù du th a n g ’ d ùn g S âm , T á o để bổ hư.

V ị n h iệ t có thể d ù n g T ả kim h o à n ’ tân khai khổ g iá n g nhưng


ch ín h đ ể th a n h Vị n hiệt, còn nếu hàn n h iệ t xen kẽ m à g â y ra nôn,
n ôn kh an , có th ể d ù n g ‘ Bán hạ tả tâm th a n g ’ gia g iả m .

Vị hư có th ể d ù n g ‘Đ ại bán hạ th a n g ’, Vị th ự c có th ể d ù n g ‘Đ ại
hoà n g cam th ả o th a n g ’ và ‘Tam th ừ a khí th a n g ’.

N ế u vì uế trọ c g â y nên nôn, nôn khan có th ể d ù n g ‘N g ọ c khu


d a n ’ để tu y ê n th ô n g khai tiế t, tỵ uế g iải đ ộc.

T u y ể n p h ú c đại giả th a n g ’ trị b uồ n nôn, nôn, n ấ c f đ ặ c điể m là


dùn g ch u n g cả 2 th ứ th u ố c tiê u đ ờm hoà Vị và g iá n g n gh ịch .

‘Q u ấ t bì trú c n h ự th a n g ’, ‘Đ inh hương thị đ ế th a n g ’, 2 bài này


th ư ờ n g d ù n g c h ữ a nấc, nôn khan, bài sau c h u y ê n trị ôn Vị tá n hàn.
c ổ n phải nêu rõ, Vị m ấ t đi sự hoà g iá ng th ư ờ n g do can kh í phạ m vị,
n ôn u ố n g hoủ Vj phủ i sơ C an n hư ‘N gỏ thù du th a n g ', T ả kim h o à n ',
đều là những phường thuốc cùng trị Can Vị.
Trong lâm sàng lúc dùng các bài thuốc khác để ngừng nôn
giáng nghịch, nếu thấy Can Vị bất hoà, cần thêm vị thuốc sơ Can iý
khí
Những bài thuốc chọn ỏ chương này chuyên trị muốn nôn, nôn,
nấc, còn những bài thuốc khác như ‘Nhị trần thang’, ‘ô n đởm thang’,
‘Hoắc hương chính khí tán’, Tiểu sài hồ thang’, ‘Bán hạ tả tâm thang’
tuy cũng có tác dụng ngừng nôn giáng nghịch nhưng ở một mặt nào
đó thôi còn thì dùng trị các bệnh khác, vì thế, ở chương này không
chọn vào.
THUỐC BỔ
* t m

Thuốc bổ là các loại thuốc dùng để 'bổ hư, ích tổn’, vì


vậy, đó là các loại thuốc bổ sung những gì không đủ vể Âm
Dương, Khí Huyết hoặc cải thiện một số chức năng sinh lý
bị suy thoái.

Phân loại
Cơ thể con người gồm bốn phần chính là âm, dương, khí,
huyết, vì vậy thuốc bổ cũng có bốn loại bổ âm, bổ dương, bổ
khí, bổ huyết. Mỗi loại có phương pháp và dược liệu trị riêng.

Nguyên tắc chọn thuốc


Tuy phân làm bốn loại theo bốn yếu tố âm, dương, khí,
huyết nhưng ‘Khí huyết cùng nguồn’ và ‘âm dương cùng gốc’
do đó, khi chọn thuốc, lập phương, cần chú ý đến sự quan
hệ giữa các yếu tố âm dương, khí huyết.
Khí huyết tuy đều có trọng điểm nhưng cũng không thể
tuyệt đối tách rời nhau. Lý Đông Viên nói: “Huyết không tự
sinh ra, cần được thuốc sinh dương khí thì huyết tự vượng
lên”. Hoặc “Huyết hư lấy Nhân sâm bổ vào, dương vượng thì
sinh được âm huyết”, Điều này cho thấy là phương pháp bổ
huyết có khi cần kết hợp với thuốc bổ khí. Huyết hư mà khí
yếu thì bổ huyết cần thêm thuốc bổ khí. Nếu vì bị ra huyết
nhiều mà làm cho huyết hư thì nên bổ khí gấp để cố thoát,
Nếu chỉ huyết hư mà khí không hư thì có thể dùng thuốc bổ
khí. Còn chứng khí hư thì rất ít khi vận dụng huyết dược vì
SỢ thuốc thiên về âm nhu dễ làm trệ khí, nhưng cũng không
hoàn toàn như thế. Tóm lại cần dựa vào nguyên nhân và
nặng nhẹ, chủ yếu, thứ yếu của huyết hư, khí hư mà áp dụng
các phương pháp bổ khí, bổ huyết, hoặc bổ cả khí huyết.
Vì âm dương hỗ trợ và tác động lẫn nhau, người xưa
gọi là âm dương hỗ căn. Trương cảnh Nhạc nói: “ Nói về bổ
dương thi cần phủi tỉm dương ở trong âm, giỏi vể bổ ảm thì
cần tìm âm trong dương”. Sách Trung tàng kinh’ ghi: “Hoả
đến chỗ quẻ khảm, thuỷ đến chỗ quẻ ly”, đều cho thấy khi
bổ âm, bổ dương không được nhấn mạnh vào một mặt, cần
phải coi âm - dương là một chỉnh thể. Nhưng nếu dương hư
mà âm không hư thì cần lấy dương hư làm chủ, nên bổ bằng
thuốc cam ốn; âm hư mà hoả vượng thì cần lấy âm hư làm
chủ, nên bổ bằng thuốc cam lương; âm dương đều hư lại nên
bổ cả âm dương.
Sách ‘Nạn kinh’viết ‘Hư ở Phế thì ích khí; hư ở Tâm thì
đ iề u hoà V in h V ệ; hư ở T ỳ thì điều hoà ăn u ống, g iữ nóng
lạnh vừa phải; hư ở C an thì hoà hoãn trung tiêu; Hư ở thận
thì bổ tin h ” , đ â y íà kim ch ỉ nam cụ th ể vể bổ ích ngũ tạ n g .
Đổng thời còn chú ý đến tác dụng quan hệ lẫn nhau giữa các
chứng tạng phủ, như Phế hư thì bổ Tỳ là bồi thổ sinh kim; Tỳ
hư thì bổ mệnh môn là bổ hoả sinh thổ; Can hư thi bổ Thận
là tư thuỷ sinh Can; Thận hư thí bổ Phế là tư kim sinh thuỷ;
Tâm hư thì bổ can là bổ mộc sinh hoả. Cách này là ý trị liệu
th e o s á ch ‘Nan kinh’: “C on hư thì bổ m ẹ ” .
T ro n g p h é p bổ ngũ tạn g , cá c danh y đời xưa nhấ n
mạnh vào Tỳ Thận vỉ ngũ tạng đều bẩm khí ở Vị, sách ‘Nộì
kinh’ cho rằ n g : Tinh, khí, h u yế t đểu do kh í c ủ a cơm n ư ớ c sinh
ra, lại do thận là gốc của tiên thiên, là chỗ ở của chân âm,
chân dương là mẹ của khí huyết: nguồn gốc của sinh mệnh
người ta”. Vì vậy, bổ Thận là vấn đề căn bản nhất trong phép
bổ. Ngoài ra người xưa cũng tranh luận giữa bổ Tỳ, bổ Thận
bên nào quan trọng. Một thuyết cho rằng ‘bổ Tỳ không bằng
bổ T h ậ n ’, v ì m ệ n h m ôn hoả vư ợ n g thì có th ể sinh th ổ , hoặc
nói ‘bổ thổ không bằng bổ Tỳ’, cho rằng tinh khí của thức ăn
uố n g , tự nó có th ể dồn xu ố n g T h ậ n . T h u y ế t n ào đ ú n g hơn?
Chưa có câu trả lời cụ thể nhưng Trình Chung Lỉnh nói: “Cần
b iế t là nếu th ậ n kh ô n g hư thì bổ T ỳ là g ấp , T h ậ n yế u m à Tỳ
k h ô n g hư thì bổ T h ậ n trư ớ c , nếu T ỳ th ậ n đ ể u hư thì bổ cả Tỳ
T h ậ n ” . C ó th ể coi đ â y là hướ n g dẫn th iế t th ự c.
Bài thuốc bổ ích còn phân biệt ra tuấn bổ và binh bổ.
Đối với thế bệnh cấp bức như chứng khí huyết thoát gấp thl
nên d ù n g p h é p tu ấ n bổ mà cấ p cứ u ngay, đ ốỉ v ớ i b ệ n h thế
hơi hoãn nói ch u n g , như ch ứ n g hư n h ư ợ c b ện h tình ké o dài
thì nên bình bổ. C á ch lập phương th u ố c nói ch un g , vị th u ố c
tu ấ n bổ là vị th u ố c ít nhưng lư ợng n hiểu, để cho sứ c th u ố c
đ ư ợ c tậ p tru n g , cò n bài th u ố c bình bổ th ư ờ n g sắ p xế p làm
sao để tiệ n ch o v iệ c uống th ư ờ n g xu yên , p hải d ự a v à o tình
hình cụ thể c ủ a n gư ờ i bệnh để phối hợp th ích đ án g vớ i n h ữ n g
th u ố c k iệ n tỳ, hoà vị, íý khí, h oạ t h u y ế t h oặ c hoá ứ, đó là
th e o ý ‘bổ c h ín h m à kh ôn g q uê n trừ tà, b ồi bổ lại kiêm lý k h í’ .
N g o ài ra cò n cần chú ý về ch ứ n g giả hư, có trư ờ n g
h ợp b ệ n h rấ t th ự c m à có ch ứ n g trạ n g su y yế u , tuy rấ t g iống
v ớ i hiện tư ợ n g hư, nhưng th ự c ra là tích n h iệ t ở tro ng , nếu
bổ nhầ m thì b ệ n h sẽ nặn g th ê m . C ũ n g có trư ờ n g h ợ p biểu
c h ứ n g m à kiêm lý hư, h oặ c ch ứ n g trạ n g hư m à lẫn th ự c , cho
nên cần x é t ch o cẩn thậ n m à d ùng, nếu vộ i d ù n g th u ố c bổ
thì khó trá n h hiện tư ợ n g ‘đóng cử a g iữ kẻ c ư ớ p ’.
T ạ o th à n h bài th u ố c bổ cũ ng cần chú ý yế u tố k ế t hợp
và bổ tả.
T h í dụ bài ‘Bổ tru n g ích khí th a n g ’ kế t hợp g iữ a ích khí
và lý khí; bài T ứ v ậ t th a n g ’ kế t hợp g iữ a bổ h u y ế t và hành
h u y ế t; bài ‘Lục vị địa h o à n g ’ kế t hợp 3 vị th u ố c bổ và 3 vị
th u ố c tả...
Á p d ụ n g p h ư ơ n g cách kết hợp - bổ tả tro n g th u ố c bổ sẽ
g iú p bổ m à kh ô n g trệ , ôn m à không táo..., vì v ậ y có th ể dùn g
lâu dài m à kh ô n g bị tổn hại.
+ T h u ố c bổ cần sắ c cho kỹ để c h ấ t th u ố c thấ m ra hết.
+ T à khí g â y bệnh ch ưa giải q u y ế t dứt, ch ư a nên cho
bổ. Khi c ầ n , có thể thê m th u ố c bổ và o th u ố c trừ tà, bổ chính
để đ u ổ i tà kh í ra.
+ D ù n g th u ố c bổ nên chú ý đến tình trạ n g c h ứ c năng
c ủ a T ỳ V ị vì T ỳ V ị có h o ạ t độn g bình th ư ờ n g thí th u ố c m ới dễ
hấp thu v à p h á t huy tá c dụng.
THUỐC BỐ ÂM

T h u ố c bổ âm là loại th u ố c dùn g tro ng cá c ch ứn g g â y ra do âm


hư: Can Thận âm hư, Phế âm hư, Vị âm hư và Tân dịch hao tổn.

Nguyên tắc sử dụng thuốc bổ Âm


T h u ố c bổ âm th ư ờ n g đ ù n g n h ữ n g vị th u ố c bổ T h ậ n âm (Đ ịa
h o à n g , Q u y bản...) làm ch ín h, có th ể phố i h ợp vớ i:
4- T h u ố c làm nhu C an, d ư ỡ n g Can (B ạch th ư ợ c, C âu kỷ tử...).

+ Thuốc thanh Phế, tăng dịch (Thiên môn, Mạch môn...).


+ T h u ố c d ư ỡ n g T â m , ninh T â m (Đ an sâ m , V iễ n chí, B á tử
n hâ n , T o a n tá o nhân...).

+ T h u ố c tả hoả (H o à n g bá, Tri mẫu...).


- T h u ố c bổ âm còn được gọi là thuốc dưỡng âm.
- T h u ố c bổ âm th ư ờ n g có c h ấ t béo, dính, n h ờ n , lạ n h, vì vậ y,
p hả i th ậ n trọ n g khi đ ù n g trong cá c trư ờ n g h ợ p : b ụ n g đ ầ y, chậm
tiê u , tiê u lỏ n g , tiê u c h ả y kéo dài, sứ c chịu lạ n h ké m , p h ù , thậ n
n hiễm mỡ...

Cấc vị thuốc b ổ âm thường dùng

M ạ ch m ô n : H o lâu ngà y, s ố t ké o dài, m iệ n g kh ô , kh át.


T h iê n m ô n : s ố t cao ké o dàỉ, ho ra m áu, b ón .
T h ạ c h h ộ c: s ố t kéo dài, m iện g khô, khát, tá o b ón .
C â u kỷ tử : Bổ C an T h ận , nhuận táo.
Q u y b ản : S ố t âm ỉ kéo dài, ra mồ hôi trộ m .
M iế t g iá p : s ố t ké o d à i, số t ré t cơn lâu ngày.
S a sâ m : s ố t ké o dài, ho lâu ngày.
N g ọ c trú c : s ố t ké o dài, ho lâu ngày, m iện g khô kh át.

Các bàỉ thuốc bổ âm thường dùng


‘D ư ỡ n g vị th a n g ’, 'Đ ạ i bổ ảm h o à n ’, ‘Đ ại bổ n g u y ê n tiễ n ’, ‘MA
xa đ ạ i tạ o h o à n ’, ‘Hổ tiế m h o à n ’, ‘Lục vị địa h oà n g h o à n ’, ‘M ạ ch m ôn
đ ôn g th a n g ’, ‘S inh m ạch tá n ’, T r i bá địa hoàng h o à n ’, ‘M ạch vị địa
h oàng h o à n ’ (tứ c ‘B á t tiê n trư ờ n g thọ h o à n ’)...

Ghi chú:
Dùng thuốc bổ âm cần chú ý là trong thuốc bổ âm còn có hai
loại:
1- Dường âm tăng dịch: chú trọng điều dưỡng Vị khí như
‘Mạch môn đông thang7dùng Ngạnh mễ; Dưỡng vị thang dùng Biển
đậu... Loại này thường dùng các bài ‘Tăng địch thang’, ‘Mạch môn
đông thang’, ‘Dưỡng vị thang’...
2- Tư âm giáng hoả\ Dùng bổ âm làm chính, tả hoả làm phụ.
Thường dùng các bài ‘Đại bổ âm hoàn’, T ri bá bát vị hoàn5...

LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN


(Tiểu nhi dược chứng trực quyết) Liu wei di huang wan
Chủ trị
Can Thận âm hư chứng ffF'í5MlÈií
Chứng trạng chính
Yêu tất toan nhuyễn, đầu vậng
mục huyễn, khẩu táo yết can, thiệt
hồng thiểu đài, mạch Trầm Tế Sác ỉtc Ễ B E , □**
(Lưng gối đau mỏi, váng đầu, hoa H0T, ĩ ỉ ỉ L ỷ ^ , m m m
mắt, miệng và họng khô, lưỡi đỏ, ít
rèu, mạch Trầm Tể Sác)
Hoặc nhĩ minh, nhĩ tủng, đạo hãn,
di tinh, tiêu khát, cốt chưng, triều
nhiệt, thủ túc tâm nhiệt, nha xỉ
động dao, túc cấn tác thông, tiểu « 5 3 , ìẵ ỉm m m m ,
tiộn lâm lịch dĩ cập tiểu nhi não # í-S .ừ Ẫ íi, 3?
môn bất hợp (Tai ù, điếc, mồ hôi
trộm, di tinh, tiêu khát, nóng trong
xươtiịi, sốt vố chiều, lòng bàn tay
Ị rhâìi nóng, rãHỊt lung lay, tiểu sán,
, trỷ tỉỉió tho/) (ỉắi/ hhỏỉiỊỊ kín).
Nguyên nhân gây bệnh
Can Thận âm khuy, hư nhiệt nội
kháng.
Công dụng
Tư bổ Can Thận
Dược vị 151*
Tư âm bổ Thận, chấn tinh
Q uân Thục địa HiẾ 20-32g
ích tuỷ.
Sơn thù nhục Bổ dưỡng Can Thận, cố sáp
tinh khí Tam I
10-16g
bổ
Thần Sơn dược uLjl? 10’ Bổ ích Tỳ âm, cô" Thận sáp
16g tinh
Lợi thấp, tiết trọc khí ở
Trạch tả #^3 8-12g Thận, giảm bớt tính nê trệ
và nhiệt của Thục địa.
Thấm thấp ở Tỳ, giúp
Phục linh Trạch tả để thải trọc tà
8-12g ở Thận, giúp Sơn dược để Tam Ị
1 Tá kiên vân. tả
Thanh tiết hư nhiệt, làm
Đơn bì 8-12g giảm bđt tính ôn sáp của
Sơn thù nhục.
Ị Tán bột, luyện m ật làm thành hoàn. Mỗi lần uống 8-12g, ngày
ị 2-3 lần với nước sôi nguội hoặc với nước muôi nhạt.

Tác dụng: Tư bổ âm của Can Thận. Trị Can Thận bất túc,
Thận âm khuy tổn, lưng đau, gốì mỏi, hoa mắt, ù tai, di tinh, tiêu
khát và trẻ em phát dục không tốt. Hiện nay trong lâm sàng thấy
triệu chứng Can Thận âm hư như viêm đường tiểu mãn tính, tiểu
đường, huyết áp cao và thần kinh suy nhược, thường lấy bài thuốc
này làm chuẩn rồi gia giảm thêm.
G iải thích: Thục địa tư âm bổ Thận, thêm tinh ích tuỷ mA
HÌnh huyốt, lồ chủ được; Sơn thù ôn bổ Can Thận, thu sáp tỉnh khí;
Sơn dược kiộn Tỳ cố tinh, ‘Tam bổ’ trong bồi thuốc, nhưng lấy
Thục dịa bổ Thận làm chính, 8ưn thù bổ Can, Sơn dược bổ Thận
làm phụ, vì vậy liều lượng Thục địa gấp đôi vi kia; Đơn bì lương
huyết thanh nhiệt mà tả hoả ở Can Thận, giảm bớt tính ôn của Sơn
dược; Trạch tả thanh tả Thận hoả, giảm bớt tính nê trệ của Thục
địa; Phục linh lợi thuỷ thấm thấp, giúp Sơn dược kiện Tỳ. Đơn bì,
Trạch tả, Bạch linh là ‘Tam tả ’ của bài thuốc này. Vì bài thuốc này
bổ là chính nên liều lượng các vị thuốc tả dùng ít thôi.
ứ n g d ụ n g lã m sàng: Bài này được dùng nhiều trên lâm
sàng để trị bệnh mạn tính như suy nhược thần kinh, suy nhược
cơ thể, lao phổi, lao thận, tiểu đường, viêm thận mạn tính, cường
tuyến giáp, huyết áp cao, xơ mỡ mạch, phòng tai biến mạch máu
não ở người lớn tuổi hoặc ở những bệnh xuất huyết tử cung cơ năng,
có hội chứng Can Thận âm hư đều có thể gia giảm dùng, có kết
quả tốt.
Những bệnh về m ắt như viêm thị thần kinh, viêm võng mạc
trung tâm, teo thị thần kinh, thêm Đương qui, Sài hồ, Cúc hoa, Ngũ
vị tử để chữa có kết quả nhất định.
Lâm sàn g hiện nay :
• Trị tiểu đường: Dùng bài này trị 20 ca, trong đó, có 18 ca
biểu hiện lâm sàng rõ, còn 2 ca lâm sàng chưa rõ (thuộc loại ẩn).
Kết quả: Khỏi 12, dỡ 8. Thời gian uổng thuốc, ngắn nhất là 90
ngày, nhiều nhất là 180 ngày (Vân Nam y dược 3, 1983).
• Trị tiểu đường: Dùng bài này trị 53 ca. Khỏi 46, dỡ 5, không
khỏi 2 (Hồ Bắc trung y tạp chí 3, 1987).
• Trị thận viêm, nước tiểu đục: Dùng bài này gia giảm trị 30
ca. Khỏi 20, đỡ 8, không khỏi 2 (Quán Châu ỵ dược 3, 1986).
• Trị thận viêm, nước tiểu đục: Dùng bài này gia giảm trị 10
ca, khỏi hoàn toàn (Hồ Bắc y dược tạp chí 4, 1987).
• Trị lao thận (Thận kết hạch), tiểu ra máu: Dùng bài này gia
f<iảm trị 2 ca. Kết quả: Hết tiểu ra máu. Theo dõi hơn 1 năm, không
thấy tái phát (Giang Tô trung y 9, 1963).
• Trị hội chứng khô táo (Can táo tổng hợp chứng): Dùng bài
nAy gia giảm trị 11 ca. Khỏi 4, đỡ 7. Thời gian trị ngắn nhất là 5
ngAy, nhíổu nhA"t 21 ngáy {Trung y tạp chí 8, 7.9,90).
• Trị ìiỌìiịị Sơ/Iỷí đau UỈÀu tý): Dùng bùi này gia g ia m trị 10
CH. Khôi 7, đờ 2, khỏntf khói 1. Thời RÌMn liỏnK thuốc: ngíín nhAt r>
ngày, nhiều nhất 32 ngày (Quảng Tây trung y dược 1, 1986).
• Hội chứng mãn kinh ở phụ nữ (Phụ nữ canh niên kỳ tổng
hợp chứng): Dùng bài này gia giảm trị 23 ca. Kết quả: Tỉ lệ khỏi
đạt 61% (Trung Tây y kết hợp tạp chí 6, 1986).
• Trị viêm vỏng mạc trung tâm: Dùng bài này gia giảm trị trị
52 ca, khỏi 11, đỡ 12, có chuyển biến 16, không khỏi 13. Thời gian
uông thuốc, ngắn nhất 12 ngày, nhiều nhất 190 ngày (Tân y dược
học tạp chí 5, 1976).
• Trị viêm võng mạc trung tâm, viêm thần kinh thị giác:
Dùng bài này gia giảm trị 28 ca, khỏi 13, đỡ 12, không khỏi 3 (Khoa
y dược bệnh viện Hồ Bắc 3, 1975).
• Trị ung thư thực quản (Thực quản thượng bì trọng độ tăng
sinh): Dùng bài này trị 30 ca. Kết quả: Uống thuốc sau 1 năm, có
26 ca thực quản trở lại bình thường, không kết quả 4 (Tân y dược
học tạp chí 10,1977).
• Trị bệnh ở cột sống (Cảnh chuỳ bệnh): Dùng bài này gia
giảm trị 18 ca, khỏi 14, đỡ 3, không khỏi 1 (Hà Bắc trung y 1,
1990).
• Suy sinh dục nam (Nam tính bất dục chứng): Đã trị 21 ca,
khỏi 15, đỡ 3, không khỏi 3. Nhóm khỏi bệnh, theo dõi thấy có 10
người đã có con tNam Kinh trung y học viện học báo 2, 1988).
• Trị ung thư thực quản, sau khi phẫu thuật bị tái phát (Thực
quản nham thuật hậu phục phát): Tri 2 ca. Kết quả: Sau khi uống
14-18 tháng, toàn bộ đều khỏi. Có người đã sống đến 2 năm 9
tháng, có người sống hơn 5 năm 7 tháng cPhúc Kiến trung y dược.
3, 1984).
• Trị iai tự nhiên bị ù: Trị 2 ca. Sau khi uôrig 20 thang, khỏi
bệnh (Tân trung y 2, 1977).
K iêng kỵ: Rối ioạn tiêu hoá, tiêu chảy, không nên dùng.
Tham khảo:
> Vì Thận chủ 5 chất dịch, nếu âm thuỷ không giữ vững thì chân âm
không đầy đủ, nước tiểu không lưu thông thì tà thuỷ đi ngược !ồn, cho nôn
lấy Địa hoàng làm quân để bảo vệ sự phong tàng của Thận, lấy Trạch tà
làm tố để sơ thông cái ngừng trệ cùa dường nước. Nhưng Thận hư nAu
không bổ Phế, không khơi trôn nguổn cOng không láy gi đổ củng cổ' CỐI
dụng phong tàng; Sơn dược mát, bổ, để bồi bổ nguồn của thuỷ; Phục linh
nhạt, thấm, để khơi thông nguổn của nước tiểu; lại thêm Thù du chua,
ôn, để thu hồi Thiếu dương hoả (đởm), tư dịch cho Quyết âm (Can); Đơn
bì cay hàn để thanh hoả của thiếu âm (Tâm) và kềm chế dương khí của
Thiếu dương. Tư hoả nguyên, phụng sinh khí, thì tinh (của nam), huyết (của
nữ) được yên chỗ, mạnh thuỷ để chế hoả, chĩ ià một mối mà thôi (Danh y
phương luận).
> “Bài này không chỉ trị Can Thận bất túc mà thực ra là bàí thuốc
trị tạng Tâm và phần âm. Có Thục địa nhờn, béo để bổ Thận thuỷ, lại có
Trạch tả hỗ trợ để tuyên tiết chất trọc vào trong Thận. Có Sơn thù để ôn
sáp Can kinh thì có Đơn bì hỗ trợ để thanh Can tả hoả. Có Sơn dược thu
nhiếp Tỳ kinh thì có Phục linh giúp thấm thấp để điều hoà. Bài thuốc chỉ có
6 vị mà có mở có đóng, cũng trị cả tam âm, đúng vớí mục đích chính của
bài thuốc vậy” (Yphương luận).
> “Lục vị địa hoàng hoàn’ vị nặng, thuần âm, là bài thuốc nhuận hạ...
Tiền Ấ t dùng trị các bệnh: trẻ nhỏ chậm biết đi, chậm mọc răng, ống chân
mềm, thóp đầu không kín, âm hư, sốt, đều do Thận hư. Mà trẻ nhỏ dương
khí còn ít, thuần khí, không có phép bổ dương, chl dùng bài này là có công
hiệu ngay” (Thành phương thiết dụng).

TRI BÁ Đ ỊA HOÀNG HOÀN ( Y tông kim giám )

ýt - Zhi bai d.i huang wan


Còn gọi là ‘Tri bá bát vị hoàn’.
Là bài ‘Lục vị địa hoàng hoàn’ thêm Hoàng bá, Tri mẫu.
Tác dụng: Tư âm, tả hoả. Trị âm hư hoả vượng, sốt ấm ỉ
trong xương.
Có tác dụng tư âm giáng hoả mạnh hơn, dùng trong những
trường hợp bệnh lao, sốt kéo dài, ra mồ hôi trộm, có tác dụng tốt.

KỶ CÚC Đ ỊA HOÀNG HOÀN (V cấp)

4lỉ 30 Mỉ ýl - Qi ju di huang wan


Lầ ‘Lục vị địa hoàng hoàn’ thềm Cúc hoa, Kỷ tử.
Tác d ụ n g : Tư thận, đưỡng Can. Tác dụng chủ yếu là tư bể
Can ThẠn, lồm Háng miH, (lùng trong những trường hợp âm hư can
hoiỉ vượng HÌuh ra hon ítiiii, mờ mí1l, (lan đầu, ch ỏn g m ặ t, Buy nhược
t h ổ n k in h , cao huy ỐI, ÁỊ), ('<) k<H quá í,ối.
ĐÔ KHÍ HOÀN (Trương Thị y thông)

- Du qi wan
Tức là ‘Lục vị địa hoàng hoàn*thêm Ngủ vị tử.
Tác dụng: Tư Thận nạp khí. Trị thận hư yếu, khí suyễn hoặc nấc.

MẠCH VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN (Thọ th ế b ả o nguyên)

- Mai wei di huang wan


(Còn gọi là ‘Bát tiên trường thọ hoàn’ —Y cấp).
Là bài ‘Lục vị địa hoàng hoàn’ thêm Mạch mồn và Ngữ vị tử.
Tác d ụ n g : Bổ Thận, tư Phế. Trị Phế Thận âm hư ho ra máu,
sô't về chiều, đêm ra mồ hôi, như trong trường hợp lao phổi.

MINH MỤC ĐỊA HOÀNG HOÀN (Thẩm Thị dao hàm)


s - Ming mu di huang wan
Đây là bài ‘Lục vị địa hoàng hoàn’, thèm Đương qui, Bạch
thược, Câu kỷ tử, Cúc hoa, Bạch tật ỉê, Thạch quyết m inh.
Tác dụng: Tư bổ Can Thận, tiêu tán phong nhiệt, làm sáng
mắt. Trị các chứng m ắt khô, mắt mờ, quáng gà, huyết áp cao thể
âm hư hoả vượng.

TẢ QUY HOÀN £ j) ì ý l
(Cảnh Nhạc toàn thư) Xie gui wan
Chủ trị
Chân bất túc.
Chứng trạng chính
Đầu vậng mục huyễn, yêu đông thối
nhuyễn, thiệt hồng thiểu đài, mạch Tế
{Chống mặt, hoa mắt, lưng đau, chân ỉ k . n i i í p n , M I
mỏi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch Tế).
Công dụng m
Tư âm bổ ThẠn, chấn tinh ích tuỷ.
Dược vị
Tư Thận ích tinh, làm Ị
Q uân T h ụ c địa lẫiÉ 320g mạnh chân âm.
Dưỡng Can tư Thận, sáp ]
Sơn thù LÌJTp; 160g tinh liễm hãn.
Bổ Tỳ ích âm, tư Thận cố Ị
Sơn dược liịli 160g
tinh.
Bổ Thận ích tinh, dưỡng 1
Câu kỷ tử 1^42í 160g Can minh mục.
Thần Quy bản giao (thái
T
LàV!loại. uhuyết
^ 1Bổ âm
m ỏng, sao châu) 160g
nhục, bổ mạnh
Lộc giác giao ỈỈỀẼÌ& (cắt cho tinh tuỷ. Ị Bổ
vụn, sao thành châu) 160g 1dương

Thỏ ty tử 160g
ích Gan Thận, làm mạnh
Tá N gưu tấ t (rửa rượu lưng gối, mạnh gân xương.
nấu chín) 120g
Lấy Thục địa nấu cho nhừ nát, giã th ành cao, thêm bột I
thuốc vào làm thành viên to bằng h ạt ngô đồng, m ỗi lầ n Ị
trước bữa ăn, uống 100 v iên với nưởe đun sôi, hoặc nước Ị
muôi nhạt. Hoặc luyện m ật làm th ành hoàn, m ỗi lầ n dùng ị
4~8g, ngày 1-2 lần, uống với nước muôi nhạt.

Tác dụng: Bổ Can Thận, ích tích huyết. Trị bệnh lâu ngày,
sau khi bệnh nặng, hoặc người lớn tuổi Can Thận tinh huyết hư
tổn, thân thể gầy mòn, lưng gối đau mỏi, hoa mắt, di tinh,
G iải thích: Bài này từ ‘Lục vị địa hoàng hoàn’ bỏ ‘tam tả ’,
không dùng Đơn bì lương huyết, tả hoả và Phục linh, Trạch tả
thấm thấp lợi thuỷ mà dùng Thỏ ty tử, Câu kỷ tử để bổ ích Can
Thận và Cao quy bản, Lộc giác giao để bổ nhanh cho tinh huyết;
Ngưu tấ t làm mạnh gân cốt, vì vậy, bài này có tác dụng bổ ích
Can Thận mạnh hơn bài ‘Lục vị địa hoàng hoàn’. ‘Lục vị địa hoàng
hoừn’ lấy bổ Thận âm làm chính, có bố có tả, dùng trị âm hư nội
nhiột. Tíỉ quy h()fW thuộc loại thuổn cam tráng thuỷ (dùng vị ngọt
đổ‘ lAm mạnh thuỷ), bố khỏng tổ, đùng trị ch An Am bất túc, tinh
tuỷ đều suy. Phân biệt với ‘Lục vị dịa hoàng hoàn’, sách Y phương
chính trị hối biên>cho rằng “Bài ‘Lục vị’ tráng thuỷ để chế hoả, ‘Tả
quy’ nuôi âm để hàm dương, không phải là tráng thuỷ để ức chế
dương’.
L ă m s à n g h iệ n n a y :
• Trị viêm Phế quản mạn, tràn khí màng phổi: Dùng bài này
là chính. Có khạc ra nhiều đờm lẫn máu: thêm Bán hạ (chế gừng),
Tô tử, Suyễn, khó thở nhiều, thêm Từ thạch, Ngũ vị tử. Tay chân
phù, thêm Bạch truật, Phục linh (Trung y lịch đại danh phương
tập thành).
• Trị sa thận (Thận hạ thuỳ): Dùng bài này bỏ Lộc giác giao,
Đương quy, thêm Hoàng kỳ, Thăng ma, trị 2 ca sa thận vừa và
nặng. Trong đó, 1 ca kèm sa tử cung độ II, 1 ca kèm tiểu đường.
Kết quả: Sau khi uổng 30 ngày bớt đau lưng, 1 ca qua khám nghiệm
thấy có chuyển biến tốt. 1 ca sau 2 tháng lượng đường trong máu đã
trở lại bình thường (Chiết Giang trung y tạp chí 3, 1980).
• Trị liệt cơ nặng: Dùng bài này thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm,
trị 51 ca yếu cơ do Tỳ Thận dương hư (chân tay lạnh, tiểu đường,
lưng đau, khó nuốt, toàn thân mỏi mệt). Kết quả: Khỏi 5, đỡ 7, có
chuyển biến 32, không khỏi 7 (Thượng Hải trung y dược tạp chí
12, 1987).
• Trị hội chứng bệnh Durhing (Đô Hán Thị tổng hợp chửng):
Trị 3 ca. Sau khi sinh bị bế kinh, lông rụng, vú và tử cung teo, giảm
tình dục, phù thũng, gầy ốm, váng đầu, sợ lạnh. Kết quả: Trị 2 ca,
khỏi 1 (Thượng Hải trung y dược tạp chí 3, 1981).
Dùng bài này hợp với ‘Tứ quân tử thang’ trị 1 ca đã 14 năm
dùng thuốc loại Thyroxin (nội tiết tô' tuyến giáp) nhưng không khỏi.
Kết quả: Sau khi uống 12 thang, bệnh có chuyển biến tốt (Thượng
Hải trung y dược tạp chí 3, 1981).
Tham khảo:
> Các chứng tinh thuỷ kém ở trong, tân dịch khô cạn đều nên tráng
thuỷ cho nhanh để bồi bổ cho khí nguyên âm ở thận bên tả, mà tinh huyết
tự đầy đủ vậy, nên dùng bài này làm chủ (Thượng Hải phương tễ học).
> Bài này so với bài với bài ‘Lục vị địa hoàng hoàn' có sự khác biệt:
người xưa cho rằng bài ‘Lục vị’ có tác dụng tráng thuỷ dể chế hoả còn bảl
T ả quy hoàn’ có tác dụng dưỡng âm, tiềm dương (380 Bài thuốc Đông y
hiệu nghiệm).

TẢ QUY ẨM (C ảnh N h ạ c toàn thư)

ầí!!3 ýl - Xie gui yin


Đây là bài ‘Lục vị địa hoàng’ bỏ Trạch tả, Đơn bì, thêm Câu
kỷ tử, Chích thảo.
Thục địa 9g, Sơn dược, Sơn thù, Câu kỷ tử đều 6g, Phục linh
4.5g} Chích cam thảo 3g. sắc, uống lúc ăn.
Tác d ụ n g : Trị chân âm bất túc, lưng đau, di tinh, mồ hôi
trộm, miệng khát, họng khô, đầu lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.
Tác dụng, chủ trị gần giống bài ‘Tả quy hoàn’, nhưng sức ích
tinh bổ Thận kém hơn ‘Tả quy hoàn’.
G iải thích: Bài này là bài thuốc thuần ngọt tráng thuỷ. Trong
bài Thục địa, Câu kỷ, Sơn thù, tư bổ phần âm của Can Thận, làm
cho thuỷ vượng lên để chế hoả; Phục linh, Sơn dược, Chích thảo tư
dưỡng phần âm của Tỳ vị, làm cho thổ nhuận để có thể dưổng Phế
tư âm, âm bình hoà thì dương kín đáo. Vì vậy, đối với chứng Thận
thuỷ suy kém, hoặc âm thổ bị tổn thương, sinh các bệnh nghẹn tắc,
dùng bài này đều có hiệu quả.
Lâm sàn g hiện nay :
• Trị giảm tình dục (bất dục): Bài này thêm Nhục thung dung,
Tiên linh tỳ, Nhân sâm, Cáp giới. Trị tinh ít, thiếu tinh trùng,
giảm sinh dục (Trung y lịch đại danh phương nghiệm phương).
• Trị teo dịch hoàn: Dùng bài này gia giảm, trị 25 ca, khỏi
16, đỡ 9. Thời gian uống thuốc ngắn nhất 50 ngày, nhiều nhất 110
ngày (Tân trung y ly 1987).
Tham khảo ;
> Bài này bắt nguồn từ bài ‘Lục vị địa hoàng hoàn’ nhưng 2 bài hơi c
khác nhau. ‘Lục vị địa hoàng hoàn' thì ghé tả trong bổ, thích hợp với chứng
âm hư hoả vượng; Bài này íà bài thuốc thuần ngọt tráng thuỷ, vả lại chứng
thuộc hàn hư, cho nốn không dùng Trạch tả để tiết, Đơn bì để lương.
Vổ phương pháp gia giảm, sách ‘Cảnh Nhạc toàn thư hướng dẫn:
Phô nhỉệt mà phiốn, thôm Mọch đông 4g; Tỳ nhiột mau đói, thỗm Bọch
thược 4g; Thận nhiệt, nóng trong nhưng nhiều mổ hôi, thêm Địa cốt bì 4g;
Huyết nhiệt, thêm Sinh địa 6g; Âm hư không yên, thêm Nữ trinh tử 4g; Trên
thực dưới hư, thêm Ngưu tất 4g để kéo xuống; Huyết hư mà táo trệ, thêm
Đương quy 4g (Thượng Hải phương ỉễ học).
> T ả qui ẩm ’ và ‘Lục vị địa hoàng hoàn’ đểu là thuốc tư bổ Can Thận.
Trị Thận âm hư, đau lưng, di tinh, chóng mặt, hoa mắt, mạch Tế Sác... Hai
bài thuốc có những điểm giống nhau, ‘Lục vị địa hoàng hoàn’ sử dụng 3
bổ 3 tả, có đóng có mở, tác dụng thanh bổ, dược lực hòa hoãn, trị âm hư
có hỏa. ‘Tả qui ẩm ’ không dùng phép bổ tả đóng mở, có đóng không mỏ,
mà dùng thuốc thuần bổ, tăng lực tư âm. Trị Can Thận hư tổn huyết hư khí
nhược. Trong bài dùng Thục địa tư âm, Câu kỷ, Sơn thù nhục dưỡng Can
huyết; Phục linh, Sơn dược, Chích cam thảo bổ ích Tỳ khí, làm mạnh cho
thủy. Do đó tiền nhân nói: ‘Lục vị' là thuốc làm mạnh thủy chế hỏa, T ả qui’
là thuốc dưỡng âm hàm mộc’, ‘Lục vị’ trị trong hư có thấp nhiệt, nếu thuần
hư không dùng Trạch tả để tiết, Đơn bì để thanh, chỉ dùng thuốc ngọt bình
bổ (Trung y vấn đối).

ĐẠI BỔ ÂM HOÀN
(Đan khê tâm pháp) Da bu yin wan
C hủ tr ị
Âm hư hoả vượng. ũ ỉk s ỉ
C h ứ n g trạ n g ch ín h
Cốt chưng, triều nhiệt, thiệt hồng thiểu đà
xích mạch Sác nhi vô lực (Nóng trong xương
sốt về chiều, lưỡi đỏ, ít rêu lưỡi, mạch bộ xíc
sác không lực).
Đạo hãn, di tinh, khái thấu, khạc huyết, tâm
phiền, dị nộ, túc tấ t đông nhiệt (Mồ hôi trộm
M Jơ ís AẼ.
di tinh, ho, khạc ra máu, tâm phiền, dễ tứ
giận, chân và gối đau, nóng).
N g u yên n h â n gây b ệ n h

Chân âm khuy hư, tướng hoả độc vượng, tổ


m ỉ, ÍR & D Ĩ-
cập Can âm, hư hoả hình kim.

C ông d ụ n g
Tư ầm giáng hoả. m m iặỉk
Dược vị
hục địa (chưng Tư âm, Đại bổ
Q uăn
ượu) 24g H iế tt chấn tinh. chân âm.
Bổ 1
Quy băn (nướng) 24g Tư âm tiềm Ị Tráng hoả gốc
dương. chế thuỷ.
Tả tướng
Hoàng bá ịỷ ff 4Ú Dùng
hoả để làm
Thẩn sao thành màu nâu) theo cách
mạnh phần Thanh
6g âm. tương tu.
ở gốc
Giáng hoả
Tri mẫu (rửa Tư Thận bảo âm.
ượu, sao) 16g nhuận Phê.
Tả Tuỷ sống heo í t Là loại thuốc huyết nhục, có vị
sứ Trư tích tuỷ) ngot, tính nhuân. Chấn tinh ích
tuỷ, giúp Thục địa và Quy bản để
Vlật ong tư âm, tráng thuỷ, kềm chế bớt
tính hàn táo của Hoàng bá.
Các vị tán bột, lấy tuỷ xương sống heo nấu chín, hoà với mật; làm Ị
thành viên to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uổng 70 viên, với nước ;
muối nhạt, lúc đói bụng.
Cách dùng gần đây: Làm thành thuốc hoàn nuốt 8 - 12g hoặc làm Ị
thành thuốc thang sắc uông.

Tác dụng: Bổ Thận âm, tả hư hoả ở Can Thận, tư âm giáng


hoả. Trị Can Thận âm hư, hư hoả bốc lên biểu hiện sốt theo cơn,
đổ mồ hôi trộm, lưng đau, chân yếu, m ặt đỏ, hoa mắt, tai ù hoặc ho
khạc ra huyết, hoặc tâm phiền, dễ nổi giận, hoặc ngủ ít, hay mơ,
mộng tinh.
G iải th ích: Chu Đan Khê nói: “Âm thường bất túc, dương
thường hữu dư, nên thường phải bổ thêm cho phần âm, âm với
dương băng nhau, thuỷ chế được hoả thì không có bệnh vậy”. Bài
rw\y tức là bái thuốc đại biểu, căn cứ vào lý luận ấy mà chế ra. Bài
nAy In bùi thuốc diốn hình vồ tư Am giáng hoả. Các vị thuốc dùng
trong hìti <1ồu thuộc loại tư Am ttirìng hoa, hố Thận thêm tinh, vì vậy
dượt' (lẠl Umi Ià ‘Dại 1)6 Am h<mn\ Tuy nhu* 11, tác; dụng các vị lliuùc
ấy không hoàn toàn giông nhau: Hoàng bá, Tri mẫu dược tính là
khổ hàn, 2 vị cùng dùng có tác dụng tả hoả tương đối mạnh, dùng
nó tả hoả để giữ được âm dịch, hay bình ổn tướng hoả mà giữ gìn
chân âm, đó là một m ặt thanh ở nguồn gốc; Thục địa đại bổ Thận,
tư âm mà sinh huyết; Quy bản, Tuỷ xương sống heo thuộc loại huyết
nhục, làm tăng tinh, ích tuỷ mạnh hơn, đó là bể vào gốc.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Bài này là một phương thuốc vừa tả
hoả vừa bổ âm kết hợp với nhau, với các triệu chứng âm hư hoả
vượng đều dùng được.
Các bệnh tăng năng tuyến giáp, lao thận, lao xương, tiểu đường
thuộc loại âm hư, hoả vượng, đều có thể dùng bài thuôc này.
Lâm sàng hiện nay :
• Trị lao phổi khạc ra máu: Trị 10 ca. Hết ra máu 9, không
kết quả 1 (Tân trung y 4, 1975).
• Trị viêm dịch hoàn: Trị 18 ca, khỏi hoàn toàn. Ngắn nhất 3
ngày, nhiều nhất 35 ngày (Chiết Giang trung y tạp chí 12, 1985).
• Trị trẻ nhỏ mắt bị mờ đột ngột'. Trị 2 ca. Sau khi uô'ng 60
thang, khỏi bệnh (Tứ Xuyên trung y 4, 1986).
• Trị mồ hôi trộm : Có bệnh nhân bệnh hơn 2 tuần, sau đó cứ
sốt âm ỉ, về đêm ra mồ hôi trộm. Sau khi uống 9 thang, không ra
mồ hôi nữa. Cho uống ‘Bách hợp cố kim thang’ để củng cố. Theo dõi
hơn 1 năm, chưa thấy tái phát (Cát Lâm trung y dược 1, 1986).
• Trị viêm bể thận mạn: Dùng bài này gia giảm để trị. Có
bệnh nhân bị bệnh hơn 3 năm, bị tái phát, tiểu nhiều, tiểu gắt, vùng
bụng dưới nặng trằn xuống, xét nghiệm nước tiểu thấy protein (+),
hồng cầu (+), mủ (+). Kết quả: Sau khi uống 4 thang, triệu chứng
giảm nhiều, uống thêm 5 thang, khỏi bệnh. Theo dõi hơn nửa năm,
không thấy tái phát (Hắc Long Giang trung y dược 3, 1985).
K iêng kỵ\ Tỳ Vị suy yếu thì kiêng dùng.
Tham khảo:
> Chu Đan Khê nói: “Âm thường không đủ, dương thường có thừa,
vì vộy thường dưỡng âm, âm dương thầng bằng nhau thì thuỳ cỏ thể chế
hoằ sẽ không có bệnh". Người thời bây giở, lòng ham muốn quá nhiéu, tinh
huyốt đố fiuy thiếu, tưóng hoả tất vượng, chân âm càng kỉệt, cô dương chạy
bộy, sinh ra cảc các chứng lao sảl, sốt cớn, ra mổ hôi trộm, nóng âm ĩ, ho
hen, khạc ra huyết, nôn ra huyết.. Vì thế người đời vì hoả vượng mà sinh
ra những chứng ấy, 10 người có đến 8, 9 người, còn vì hoả suy mà thành
chứng này, trăm người không đến hai ba. Đan Khê phát sinh ra ý chỉ của
thánh hiển xưa mà hàng ngàn năm nay chưa ai phát minh ra được, công
lao ấy mới v ĩ đại làm sao! Bài này có thể bổ gấp cho chân âm, ức chế được
tướng hoả, so với bài ‘Lục vị địa hoàng hoàn’ thì công hiệu nhanh hơn.
Vi nhân lúc đó dùng bài ‘Lục vị’ để bổ thuỷ, thuỷ không sinh được ngay;
dùng bài ‘Sinh m ạch’ bổ Phế thì sợ rằng Phế còn bị ngăn trở; Chỉ dùng
ngay Hoàng bá vị đắng, làm mạnh Thận, thì chế được Thận hoả; Dùng Tri
mẫu để mát Phế, thì có thể bảo toàn được Phế đang bị tổn thương. Nếu
không chiếu cố đến gốc thì dù bệnh có khỏi sợ rằng tà khí còn trở lại, cho
nên dùng Thục địa, Quy bản đại bổ chân âm tức là bồi gốc (Thận), thanh
nguồn (Phế) vậy. Tuy nhiên, dù có chứng ấy, nếu kèm đại tiện lỏng tức là
bị hư thì chớ khinh thường mà dùng (San bổ danh y phương luận - Y tông
kim giám).
> Bài ‘Lục vị địa hoàng hoàn’, ‘Tả quy ẩm ’ và ‘Đại bổ âm hoàn’ đều
có tác dụng bổ âm, nhưng ‘Đại bổ âm hoàn’ mạnh nhất, ‘Tả qui ẩm ’ yếu
hơn, ‘Lục vị địa hoàng hoàn’ yếu nhất. Tác dụng giáng hỏa thì ‘Đại bổ âm
hoàn’ mạnh nhất, ‘Lục vị địa hoàng hoàn’ thứ nhí, T ả qui ẩm ’ yếu nhất
(Trung y vấn đối).

THÔNG QUAN HOÀN (Lan thất bỉ tàng)


ÌỄ M ih —Tong guan wan
(Còn gọi là ‘Tư thận hoàn’ và ‘Tư thận thông quan hoàn’)
Hoàng bá, Tri mẫu đều 30g, Nhục quế 1.5g. Tán bột, dùng
nước hoặc m ật trộn chung làm thành hoàn cứng. Mỗi ngày uống 2
lần, mỗi lần 6g.
Tác d ụ n g . Thanh nhiệt hóa khí, thông lợi tiểu tiện. Trị thấp
nhiệt uẩn kết ở bàng quang (hạ tiêu), bí tiểu, tiểu không thông,
bụng dưới đầy trướng, hoặc tiểu rít, buốt.
ứ n g d ụ n g lã m sàng: Hiện nay thường dùng trị viêm tiền
liệt tuyến, u xơ tiền liệt tuyến gây nên khó tiểu, rối loạn việc bài
tiết nước tiểu.
L â m s à n g h iệ n n a y :
• Trị rối loạn bài tiết nước tiểu: Dùng i)ài này thêm Trạch tả
Sơn dược, Ngưu tất, Cù mạch, Sinh (lịa, Thục (lịa, Phục linh, Táo bì,
í)j\o niiAn, DrtnK Ưìni thao. Trị 48 cn tion liột luyôn phì (lại gAy ra
rối loạn đường tiểu. Kết quả: Khỏi 29, đỡ 16, không khỏi 3. uống
12 - 54 thang (Hồ Bắc trung y tạp chí 3, 1989).
Tham k h ảo: ‘Thông quan hoàn’ trị chứng tiểu tiện bí do nhiệt ở hạ
tiêu. Vì nhiệt ở hạ tiêu, phần huyết, cho nên không khát. Nếu khát mà tiểu
tiện bí không thông là nhiệt ở thượng tiêu, phần khí (Lý Đông Viên dùng bài
Thanh Phế ẩm tử ’ (Đăng tâm, Thông thảo, Trạch tả, Cù mạch, Hổ phách,
Biển súc, Xa tiền, Phục linh, Trư linh). Còn vị Tri mẫu, Hoàng bá trong bài
T hông quan hoàn’, chủ yếu là lấy sự rất đắng, rất hàn của nó để tả thận
hoả, đồng thời dùng Nhục quế một ít để giúp cho việc khíhoá, hỗ trợ
dụng thông lợi tiểu tiện (Thượng Hải phương tễ học).

H ổ TIỀM HOÀN (Đan khê tâm pháp)


lẼHtẨ, - Hu qian wan
Hoàng bá (sao rượu) 200g, Bạch thược 80g, Quy bản (nướng
với rượu) 160g, Toả dương 40g, Tri mẫu (sao) 40g, Hổ cốt (nướng)
20g, Thục địa 80g, Can khương 20g, Trần bì 80g.
Tán bột, hoà với hồ rượu, hoặc với cháo.
Cách dùng gần đây mỗi lần uống 12g, mỗi ngày 2 lần với nước
muối nhạt, trước bữa ăn.
Tác dụng: Tư âm giáng hoả, làm mạnh gân xương. Trị Can
Thận bất túc, gân xương mềm nhũn, bắp chân gầy teo, đi lại kém
sức, th ắt lưng đau, tinh suy.
G iải thích: Thiên ‘Nuy luận’ (TỐ vấn 44) ghi: “Can khí nhiệt
thì m ật tiết ra, miệng dắng, màng gân khô, màng gân khô thì gân
căng, co lại, phát thành chứng cân nuy... Thận khí nhiệt thì sống
lưng không ngay được, xương khô mà tuỷ kém, phát thành chứng
cốt nuy. Điều này cho thấy, thận có nhiệt, âm huyết không đủ,
không nuôi dưỡng dược gân xương, làm cho gân xương mềm rũ, bắp
chân gầy ốm, đi lại yếu sức, thành ra chứng bại liệt. Bài này Đan
Khê dùng Tri mẫu, Hoàng bá, Quy bản, Thục địa tư âm giáng hoả,
trong đó lượng Hoàng bá dùng nhiều hơn, đủ thấy ý là lấy giáng
hoả làm chính. Vì bệnh có liên quan đến gân xương cho nên phối
hợp với Bạch thược để nhuận can dưỡng gân; Hể cốt làm mạnh
xương gân; lại sợ là thuốc âm nhuận thì có sự ngừng trệ khó hoá,
thêm Toá dương đố tráng (lươr)tf ích tinh; thêm một ít Can khương
ôn trung, TrAn bì (lố lý khí, tính tỳ.
Tham khảo:
Từ Linh Thai thường nói: “Chứng bại liệt đều thuộc ỗ nhiệt; Sách 'NỘỊ
kintì có nói rõ, dùng bài này rất là thích hợp, người sau dùng ôn bổ trị bại
liệt là làm sai vậy. Chứng bại liệt cũng có khi thuộc vể đờm thấp, phong
hàn, ngoại tà thì bài này dùng không thích hợp” . Điều này đối với việc vận
dụng trên lâm sàng thật là lời bàn thiết yếu.

Dụng ý của việc ỉập phương rất là chu đáo, đối với chứng bại liệt vì
can thận âm suy có nhiệt thường được dùng trên lâm sàng.
Sách 'Y phương tập giảĩ có bài ‘Hổ tiềm hoàn’, so với bài này thì có
thêm 3 vị Đương quy, Ngưu tất, Thịt dê, về tác dụng còn rõ rệt hơn bài này
(Thượng Hải phương tễ học).

ĐỊA HOÀNG Ẩ m t ử
(Tuyên minh luận) Di huang yin zi
Chủ trị
Hạ nguyên hư suy, đờm trọc thượng phiếm T 7 tS S , 2
chi ám phi chứng. .hi£:£Rj ?()'iỊỊE

Chứng trạng chính ÌiB E Ìâ


Thiệt cường bất năng ngôn, túc Phế bất
năng dụng, khẩu can bất dục ẩm, mạch J£JK
Trầm Tế Nhược (Lưỡi cứng không nói được,
Phê mất chức năng túc giáng, miệng khô í t ,
không muốn uống, mạch Trầm Tế Nhược).
Nguyên nhân gây bệnh
Thận âm Thận dương hư suy, hư dương n w n m Ế L M , ầ . m

thượng phù, đờm trọc thượng phiếm, đổ tắc ± ? ? , *


khiếu đạo.
Cồng dụng
Tư Thận âm, bổ Thận dương, hoá đờm khai m ít
khiếu
Dược vị
Thục địa hoàng 90g
■Quân Tư âm bổ Thận, chấn tinh
Sơtt thù du Iì()g
Ba kích thiên 30g Ôn Thận trợ dương,
Nhục thung dung 30g ích tinh

Bào phụ tử 6-12g Trợ dương ích hoả


Nhiếp nạp phủ đửởĩig, dẫn Hoầ
Nhục quế 4g
.quỵ nguyên...................................
Thạch hộc 30g Tư dưỡng Phế Thận,
Thần Mạch môn 30g kim thuỷ tương sinh
Phối vởi Sơn thù để cố Thận
sáp tinh. Hợp với Nhục quế để
Ngũ vị tử 15g
nhiếp nạp phù dương, nạp khí
quy về Thận.
Thạch xương bồ 30g
Hoá đờm khai khiếu,
Tá Viễn chí 30g
Giao thông Tâm Thận.
Phục linh 30g
Sinh khương 5 lát Hoà trưng,
Tá sứ
Đại táo 1 quả Điều hoà các vị thuốc
Tán bột, mỗi lần dùng 3g, lấy 1,5 chén nưởc, 5 lát gừng sống, 1
quả Đại táo, 5-7 lá Bạc hà, sắc uống.
Hiện nay chuyển thành thuốc thang.

Tác d ụ n g : Bổ Thận ích tinh, hóa đờm khai khiếu. Trị bại
liệt, lưỡi cứng không nói được, chân yếu không bước đi được, miệng
khô, không muốn uống, rêu lưỡi nhờn, mạch Trầm Trì, Tế Nhược.
G iải thích: Can địa hoàng, Sơn thù, Ba kích, Thung dung bổ
thận mà lấy tính tân nhiệt của Phụ, Quế hợp với các vị trên để ôn
dưỡng chân nguyên, nhiếp nạp dương phù. Mạch môn đông, Thạch
hộc, Ngũ vị tử tư âm, liễm tân dịch, làm cho âm dương phôi hợp
trở lại cân bằng; Xương bồ, Viễn chí, Phục linh giao thông Tâm với
Thận, khai các khiếu, hoá đờm. Thêm một ít Bạc hà để xua đuổi tà
khí phù tán còn lưu lại. Gừng táo làm thuốc dẫn, điều hoà dinh vệ,
bố ích chính khí mà trừ tà khí. Hợp lại thành bài có tác dụng ôn
bổ hạ nguyên (Thận), nhiếp nạp dương phù, giao thông Tâm Thận,
khai khiếu hoá đờm.
ứ n g d ụ n g lâ m sừ n g : Bùi nAy trước đAy dùng trị trúntf phong
không nói được, hai chân suy yếu. Hiện nay thường dùng trị chứng
bệnh trong quá trình bị bệnh mãn tính, xuất hiện Thận âm Thận
dương đều hư, như uộng mạch não xơ cứng, bị di chứng sau khi
trúng phong, thận viêm mạn, huyết áp cao.
Lảm sàng hiện nay:
• Trị xuất huyết não: Dùng bài này gia giảm, trị 30 ca, trong
đó, nghẽn mạch máu não 9, xuất huyết dưới màng nhện 11, xuất
huyết não 10. Đã bị bệnh 6 giờ đến 12 ngày, hôn mê 16, nằm li bì
7, tỉnh táo 7. Kết quả: Khỏi 24, có chuyển biến 6 (Thiểm Tây trung
y học viện học báo 2, 1989).
• Trị mi mắt co giật: Dùng bài này hợp với bài ‘Khiên chính
tán 5, trị 2 ca mi mắt co giật, khó cử động môi và hàm dưới. Kết
quả: Uống 20 thang, các triệu chứng chuyển biến rõ. Sau khi uống
30 thang, khỏi bệnh (Bắc Kinh trung y 3, 1988).
• Trị huyết áp cao\ Dùng bài này, thêm Bán hạ, trị huyết áp
cao do xơ cứng đông mạch thận, chức năng thận bị suy mạn tính.
Kết quả: Sau khi uống 10 thang, bớt hoa mắt. Uống tiếp 30 thang,
huyết áp trở lại bình thường. Uống thuốc đến nửa năm, chức năng
thận về cơ bản đã trở lại bình thường {Tứ Xuyến trung y 12, 1985).
• Trị huyết áp cao: Dùng bài này, thêm Đỗ trọng, Trạch tả,
trị 22 ca huyết áp cao loại âm dương đều hư. Kết quả: Tốt (Hà Bắc
trung y 5, 1989).
• Trị xơ cứng động mạch não: Dùng bài này gia giảm, trị 5 ca,
kết quả đều tốt (Sơn Tây trung y 3, 1985).
• Trị rối loạn tiểu não: Dùng bài này thêm Hoàng kỳ, Quy
bản, ĐỖ trọng. Sau khi uống 10 thang, bớt chóng mặt, hai chân có
sức hơn, uống thêm 5 tháng nữa, khỏi bệnh (Cát Lâm trung y dược
2, 1988).
• Trị bệnh Parkinson: Dùng bài này thêm Nam tinh. Dau khi
uống 19 thang, các triệu chứng giảm nhẹ, uống thêm 20 thang, hết
rung; uống tiếp nửa năm, không thấy tái phát {Tứ Xuyên trung y
12,1985).
• Trị bệnh ở cột sống: Dùng bài này là chính, trị bệnh ở đốt
sống, viêm tuỷ, hở (lốt sống bẩm sinh. Kết quả: Sau khi uống 20
ihaiìịĩ, cơ dược phục hồi, 2 ch An đíì vận độriịĩ (lược. Uống tiốp 30-50
thantf, cổ thÁ' tự đi bộ (lược, tự lo cho HÌnh hoụt cri nhAn đưựe {ÍÃÒU
Ninh trung y tạp chí 7, 1984).
• Trị di chứng viêm não Nhật bản: Dùng bài này thêm Bối
mẫu, Uất kim, Trúc lịch. Trị 40 ngày sau khi bệnh làm liệt nửa
người, tai ù. Kết quả: Sau khi uống 7 thang có thể nói được, tai nghe
rõ (Giang Tây trung y dược 1, 1986).
Tham khảo:
Đ ặ c đ iể m g h é p cá c vị th u ố c c ủ a bài n à y là c ù n g d ù n g hai loại th u ố c
ô n T h ậ n tư âm v à khai kh iế u an th ầ n , để trị b ệ n h trú n g p h o n g . S au này,
LƯU H à G ia n (đ ờ i n hà T ố n g ), ch o rằ n g trú n g p h o n g là do ‘n g o ạ i p h o n g ’, d ầ n
dần phát triểnđến học thuyết ‘nội phong’, cho rằng bị trúng phong là do
âm khí suy nhược ở dưới mà dương khí bạo thoát ở trên, cho nên bài này
dùng Địa hoàng, Ba kích, Sơn thù, Nhục thung dung để đại bổ Thận tinh
bất túc; Phối thêm Phụ, Quế để dẫn hoả quy nguyên; Dùng Ngũ vị để liễm
âm cố thoát.
Chứng của bài này thuộc hạ nguyên hư suy, hư dương phù việt lên,
đờm trọc theo đó dẫn lên làm trở tắc các khiếu đến nỗi bên dưới bị quyết,
bên trên bị choáng váng. Cho nên bài này chủ yếu là trị c h ứ n g ’ âm phì (âm
là lưỡi không nói được, phì là chân không đi được). Thuốc dùng trong bài
cũng nhằm vào hai chứng trạng đó, một mặt ôn bổ hạ nguyên, nhiếp nạp
dương phù việt; Một mặt khai khiếu hoá đờm, tuyên thông tâm khí. Trị cả
trê n d ư ớ i, cả g ố c lẫn n g ọ n , n hư ng trị ở d ư ớ i là ch ín h .

Trúng phong mà lưỡi cứng, khó nói hoặc cấm khẩu thường do môi
lư ỡ i bị k h ô ráo , m à h ọ n g có đ ờ m , n ên d ù n g bài này.

Trên [âm sàng, nếu chĩ thấy chứng phì phong có thể bỏ bớt Xương
bồ, Viễn chí. Nếu chỉ thấy chứng âm thì bài này lại không dùng được. Ngoài
ra, sở trư ờ n g đ ặ c b iệ t c ủ a bài n à y ôn m à k h ô n g tá o, n h ư n g v ẫ n th iê n về ôn
bổ, nếu do khí hoả xông lên, Can dương mạnh lên, bỗng nhiên bị câm thì
không được dùng bài này (Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca ĐỊA HOÀNG Ẩm tử

'ĐỊa hoàng ẩm tử' có Sơn thù, ‘Địa hoàng ẩm tử': Sơn thù,
Thạch hộc, Mạch môn, Viễn chí chừ, Thạch hộc Viễn chí, Xương bồ, Phục lỉnh,
NgD vị, Phục linh cùng Quế, Phụ, Mạch môn Ngũ vị rành rành,
Thung dung, Ba kích với Xương bổ, Thung dung Quê', Phụ, Ba kích đống hành,
Bạc hà một ít đừng quôn nhé, Bạc hà một ít trước sau,
Gừng, Táo ghi dãy chớ có ngờ, Sinh khương, Đại táo yôu cáu chớ quôn,
Dẫn hoả quy nguyôn theo thận thuỷ, HƯ hoả được dẫn quy nguyõn,
Thuỷ sinh Can mộc bệnh ôm ru. Thuỷ sinh Can mộc đạp yôn một bổ,
HÀ XA Đ ẠI TẠO HOÀN (Ngô P h ổ bản thảo)

'M ặ ^ ìa A , - He che da zao wan


Hà xa (nhau thai) 1 cái ( tẩm nước gạo rửa sạch, để trên miếng
ngói mới, sấy khô), Đại quy bản (tẩm nước tiểu trẻ con 3 ngày, tẩm
mỡ hay sữa nướng vàng) 80g, Hoàng bá (bỏ vỏ ngoài, tẩm muối
rượu, sao lên đến khi thành màu nâu) Gồg, Sinh địa lOOg, Đỗ trọng
(bôi mỡ, sữa, sao hết xơ) 60g}bột Sa nhân 24g, Phục linh 80g (dùng
rượu tốt nấu 7 lầnt bỏ Phục linh không dùng), N hân sâm 40g.
C ách dùng: Lấy riêng Địa hoàng, dùng chày gỗ giã th ật
nhuyễn nát như cao, các vị khác tán thành bột, hoà với cao Địa
hoàng, lại thêm rượu, bột và hồ vào làm thành hoàn, to bằng hạt
đậu xanh, mỗi lần uống 80-90 hoàn vào lúc đói bụng, khi đi ngủ
uống vổi nước muối, nước sôi, nước gừng tuỳ ý. Mùa lạnh, thì uống
với rượu.
Cách dùng gần đây mỗi lần uống 12- 16g, vào buổi sáng với
nước hoặc với nước muối nhạt.
Tác dụng: Đại bổ âm dương khí huyết, chủ yếu là ích âm,
thêm tinh, bổ huyết. Trị bệnh lâu ngày, hư tổn, như Phế Thận âm
hư, người gầy mòn, ho, sốt cơn, tự ra mồ hồi, mồ hôi trộm, người
già suy nhược, tinh huyết không đủ, mệt mỏi, không có sức, lưng
gối yếu, đi lại không dễ dàng, các chứng thận viêm măn tính, hen
suyễn.
Các bệnh khác đã ổn định cũng dùng bài thuốc này để bồi
dưỡng cơ thể.
G iải thích: Bài này dùng Tử hà xa làm thuốc chính, đại bổ
nguyên khí, ích tinh huyết, dựa theo ý ‘tinh không đủ thì bổ’; Quy
bản, Thục địa tư bổ Thận âm; Thiên môn, Mạch môn dưỡng âm
huyết, thanh Phế; Nhân sâm ích khí sinh tân; Đỗ trọng, Ngưu tấ t
bổ Can Thận, m ạnh gân xương; Hoàng bá thanh tướng hoả, trừ
chứng nóng âm ỉ trong xương; Bạch linh kiện Tỳ trừ thấp. Nhân
sâm, Phục linh chế chung với thuốc bổ thì bổ, nhuận mà không
nhờn dính, bể mà không nê trệ, cách phối hợp của phương này
rất là chu đáo. Các vị phối hợp có tác dụng bồi bổ khí âm dương,
tinh huyết. Đây lỉ\ bài thuốc tăng cường sức khoẻ toàn diện đối với
những người hư yếu nhưng th iền về ả m huyết là c h í n h , vì vẠy,
gợi IA iííì; xa dại tọo ímAn\
K iêng kỵ: Các vị thuốc mà bài này dùng thường là nhuận,
béo, vì vậy, đối với người Tỳ vị yếu, ân kém, hoặc trung tiêu có thấp
đờm trọc khí ngưng đọng thì không nên dùng hoặc dùng ít, hoặc
kết hợp dùng chưng với thuốc kiện Tỳ Vị.
L â m sà n g h iệ n nay :
• Trị ho suyễn: Một sô" trẻ, sau khi uống 2-3 tháng, sức khoẻ
thấy tăng lên, dù thời tiết có thay đổi cũng không bị hen suyễn, hoặc
nếu có lên cơn suyễn thì bị rất nhẹ (Giang Tố trung y ly ỉ 963).
• Trị chóng mặt (huyền vựng): Trị 10 ca, kết quả đều tốt
{Giang Nam y dược tạp chí 4, 1984).
• Trị yếu sinh lý (nam tử bất dục): Dùng bài này gia giảm,
trị 106 ca, 1 tháng là 1 liệu trình. Kết quả: Sau khi uống 4 liệu
trình, có 5 ca không có tinh trùng, sau khi uống thuốc có 2 ca đã
có con; Có 24 ca tinh trùng hoạt động kém, sau khi uổng thuốc, có
21 ca lượng tinh trùng hoạt động đã tăng lên, có 16 ca có con. Có
31 ca không có tinh trùng, sau khi trị, 24 ca có chuyên biến, 20 ca
có con, 5 ca tinh trùng tăng ít. Có 10 ca tinh dịch ít, sau khi uống
thuốc, có 6 ca tinh dịch đã tăng lên, 2 ca đã có con. 18 ca viêm tiền
liệt tuyến, sau khi trị, 10 ca hết viêm, 7 ca có con. 4 ca tinh dịch
không sinh ra tinh trùng, sau khi trị, 2 ca đã bình thường trở lại.
4 ca không phóng tinh, sau khi uông thuốc đều phóng tinh tốt và
đã có con. 3 ca dịch hoàn không phát triển, sau khi uống thuốc, đều
không có kết quả cLiếu Ninh trung y tạp chí 10, 1990).
Tham khảo:
Theo tác dụng chung của bài thuốc này thì bài này dùng thuốc huyết
nhục hữu tình, điều bổ lao tổn, phấn chấn sinh cơ để trị vào ‘bản’; lại lấy
thuốc thanh tướng hoả, trừ chửng nóng âm ỉ trong xương, nhuận táo, làm an
Phế để trị vèo ‘tiêu’, phối hợp rất là thích đáng, hợp với các chứng hư tổn,
lao thương, tinh huyết suy nhiều, hư hoả vượng thịnh, ho sốt cơn, người gầy
ốm (Thượng Hải - Phương tễ học).

TH IÊN VƯƠNG BỔ TÂM ĐƠN (Nhiếp sinh bỉ phẫu)

- Shian wang bu xin dan


Nhân sâm (bỏ cuống) 20g, Đương quy thân (rửa rượu) 4()ịỉ,
Huyền sâm (sao) 20g, Tìiièn dông (rửa rượtt) 40ịị, Dan sâm (sao
qua) 20g, M ạch dông (bồ ruột) 'íOịị, Bạch p h ụ c lin h (bỏ vồ) 2<)fĩ, ỉiá
tử nhân (sao) 40g, Cát cánh 20g, Toan táo nhân (sao) 40g, Viễn chí
(bỏ ruột, sao) 20g, Ngữ vị (sao) 40g, Sinh địa (rửa rượu) 160g.
Tán bột, luyện m ật làm hoàn, to bằng h ạt ngô đồng, dùng
Thần sa 12-20g làm áo, lúc đói bụng uống với nước nóng 12g, hoặc
uống với nước sắc Long nhãn cũng tốt.
Kiêng các thứ rau mùi, tỏi, hột cải củ, cá tanh, rượu nấu.
Tác d ụ n g : Tư âm thanh nhiệt, bổ Tâm an thần. Trị âm suy,
huyết kém hư phiền, tim hồi hộp, nằm ngủ không yên, tinh thần
suy kém, mộng tinh, di tinh, hay quên, kém suy nghĩ, đại tiện khô
ráo, miệng lưỡi lở, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế mà Sác.
G iải thích: Bài này chọn rất nhiều thuốc dưỡng âm, an thần,
phối hợp lại mà thành. Sinh địa, Huyền sâm, tráng thuỷ chế hoả;
Đơn sâm, Đương quy bể huyết dưỡng Tâm; Nhân sâm, Phục linh để
ích Tâm khí; Viễn chí, Bá tử nhân để dưỡng tâm thần; Thiên đông,
Mạch đông để tăng âm dịch; Táo nhân, Ngũ vị tử vị chua, liễm tâm
khí hao tán; Cát cánh đưa thuốc đi lên, dùng để làm sứ; Thần sa
làm áo là để vào Tâm, an thần...
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Hiện nay dùng trị bệnh về tỉm, tinh
thần phân liệt, hysteria, uất chứng, thần kinh suy nhược, rối loạn
mãn kinh, tăng năng tuyến giáp.
L âm sàn g hiện nay:
• Trị bệnh thần kinh: Giúp phục hồi sau thời gian điều trị.
Trị 62 ca. Kết quả: Đều khỏi. Khi tái phát, lại cho uống, đều khỏi
(Trung Hoa thần kinh thinh thần khoa tạp chí 6, 1958).
• Trị nghẽn cơ tim, đau thắt ngực: đều có kết quả tốt (Trung
thành dược nghiến cứu 5, 1982).
• Trị mất ngủ: Dùng bài này, chuyển thành thang, trị 76 ca.
Kết quả: Khỏi 74, không khỏi 2 (Giang Tô trung y 1, 1959).
Tham khảo:
Tâm thận không đủ, to nghĩ quá độ, âm hư dương thịnh làm cho hư
hoả dễ động, thưởng hiện ra các chứng mất ngủ, mộng tinh, di tinh, tim hồi
hộp, hay quên. Thiồn T ỷ luận’ (Tố vẩn 43) ghi: “Âm khí tĩnh thì thần tàng,
nhiễu động thl tiôu vong', tức ià chỉ vào những trường hợp này. Dùng bài
này dưdng âm an thán, điốu hon cả tôm thộn thi các bệnh đều hết.
‘Quy Tỳ thang’ với bài này đều thuộc loại thuốc dưỡng tâm an thần,
đều trị các chứng hay quên, hổi hộp, mất ngủ, nhưng ‘Quy Tỳ thang’ lấy
kiện Tỳ ích khí làm chủ, thích hợp với chứng khí hư, còn bài này lấy dưỡng
âm thanh nhiệt làm chủ; người âm hư huyết nhược dùng thích hợp hơn
(Thượng Hải phương tễ học).

So sánh bài THIÊN VƯƠNG Bổ TÂM ĐAN và QUY TỲ THANG

Chú trọng dùng Sinh địa làm quân.


Điều hoà Tâm Thận, thuỷ hoả ký tế, tiêu
Đều có bản cùng trị.
Nhân sâm, Lấy tư âm dưỡng huyết, bồ tâm an thần là
Thiên
Phục linh, chính, kèm thanh hư hoả.
vương
bổ Đương quy, Trị Tâm Thận âm huyết đều suy, tâm thần
Toan táo không được nuôi dưỡng, kèm hư hoả nhiều
tâ m nhân, Viễn ở bên trong.
đan chí. Biểu hiện: hư phiền, mệt mỏi, mộng tinh,
Đều dưỡng di tinh, lòng bàn tay chân nóng, miệng
Tâm an lưỡi lở loét, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
thần. Bệnh ở Tâm Thận nhưng chú trọng đến Tâm.
Trị tâm
huyết bất Nhân sâm, Long nhãn nhục làm quân,
túc, tâm ích khí kiện Tỳ là chính, kèm bổ huyết
thần không dưỡng tâm.
được nuôi Trị tâm Tỳ khí huyết suy, tâm thần không
Quy
dưỡng, hồi được nuôi dưỡng, mệt mỏi, ăn ít (dấu hiệu
Tỳ hộp, lo sợ, Tỳ khí hư), sắc mặt vàng úa, lưỡi nhạt, rêu
thang m ất ngủ, lưỡi trắng mỏng, mạch Tế (dấu hiệu khí
hay quên. huyết suy).
Tâm và Tỳ bệnh, lấy khí huyết đều hư
nhưng không có hoả.

DƯỠNG VỊ THANG (Lâm chứng chỉ nam)


p? # - Yang wei tang
Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Biển đậĩt sống, Lá dâu, Cam
thảo. Sắc uống.
T á c d ụ n g : ích Am sinh tAn. Trị nhiột lAm tổ n thương phđn
âm, phiền táo, Vị âm bất túc, miệng ỉưỡi khô ráo, rêu ít hoặc không
rêu, ăn uổng giảm sút, đại tiện khô táo.
Tham khảo: Đặc điểm bài này là trong bài thuốc dưỡng Vị
sinh tân, có thêm Biển đậu để kiện Tỳ Vị, vì vậy tác dụng dưỡng
Vị âm của nó mạnh.
Trên lâm sàng có thể thêm Thạch hộc, sinh Cốc nha... (Thượng
Hải phương tễ học).

CAM MẠCH ĐẠI TÁO THANG (Kim quỹ yếu lược)


v t - Gan mai da zao tang
Cam thảo 120g (6g), Tiểu mạch 40g (20g), Đại táo 10 quả (4 quả).
Sắc với 6 thăng nước, còn 3 thăng, chia làm 3 lần, uống ấm,
Tác dụng: Dưỡng tâm, an thần, hoà trung hoãn cấp. Trị
chứng tạng táo (hysteria), hay buồn thương muốn khóc, tinh thần
hoảng hốt, không tự chủ được, hay ngáp, vươn vai.
G iải thích: Cam thảo ngọt, hoà hoãn trung tiêu để hoãn cấp;
Tiểu mạch vị ngọt hơi hàn, để dường tâm khí; Đại táo ngọt bình,
bổ trung tiêu, ích khí, vững chí, trừ phiền; dừng chung với nhau có
tác dụng dưỡng Tâm an thần, ngọt nhuận hoãn cấp. Cơn thần kinh
vốn là bệnh tình chí, phần nhiều do tâm hư và can khí bị ức uất gây
ra, sách ‘Kim quỹ’ dùng bài này để trị, rất hợp với ý nghĩa “Can sợ
cấp bức, cần dùng ngay vị ngọt để hãm lại”.
Tham khảo:
> “ Phụ nữ tạng táo, Ưa bi thương, muốn khóc, giống như thần linh tác
động đến, vươn vai ngáp nhiều lẩn, dùng bài ‘Cam mạch đại táo thang’ để
trị” (Kim quỷ yếu lược).
> Chứng lúc bắt đầu thì tri giác quá nhạy bén, nằm ngủ không yên,
khi phát ra thì tự thấy phiển buổn, tức bực, nóng nẩy, hoặc buồn thương
khóc lóc, hoặc sinh chứng co giật, hoặc kinh cuồng như điên dại, hiện ra
một loạt trạng thái thần khí thất thường, cho nên người xưa hình dung !à
‘giống như bị thần linh quấy rối’; Chứng này đàn ông đàn bà đểu có, nhưng
đàn bà thường thấy nhiều hơn. Bài ‘Cam mạch đại táo thang’ dùng trị chứng
này cỏ công hiệu rất tốt. Sách 'Thẩm Thị nữ khoa tập y ê u ’ chép bài này có
thôm Bạch thược, Từ thọch anh, gọi là ‘Gia vị cam mạch đại táo thang’, trị
cơn thán kinh kòm chứng co glột (Thượng Hải phiíơng tỗ học).
NHẤT QUÁN TIỄN
(Liễu châu y thoại) Yi guan qian
C hủ tr ị ±?ê

Can Thận âm hư, Can khí uất trệ chứng.


» ỈI
T riệ u c h ứ n g chính
Quản hiếp ẩn thông, thôn toan thổ khổ,
thiệt hồng thiểu tân, mạch Hư Huyền l â U M m § s g í t
(Bụng và sườn đau âm ỉ, nôn ra nước # , í-"rr '>'i 1'. E
chua, nước đắng, lưỡi đỏ, ít tân dịch, ã ỉ í
mạch H ư Huyền).
Nguyên nhân gây bệnh
Can Thận âm hư, Can thể th ất dưỡng, w w m m , ..I f
# , SĨH. ti! m , #1
Can khí uất trệ, hoành nghịch phạm Vị.
i Ễ Í E I ................ .........
C ông d ụ n g
Tư âm sơ Can. m m ỉầ m
Dược vị
Sinh địa hoàng (quân) 24-30g, Bắc Sa sâm (thần) 12g, Mạch môn
(thần) 2g, Câu kỷ tử (thần) 12-24g, Đương quy thân (thần) 12g,
Xuyên luyện tử (tá) 6g.
Sắc nước, lọc bỏ bã, uống nóng.
Miệng đắng khô ráo, thêm Hoàng liên (sao rượu) 3 đến 5 phân.

Tác dụng: Tư âm, sơ can, Trị can thận âm hư, khí trệ không
vận hành, ngực bụng sườn đau, nuốt chua, nôn đắng, sán khí có
kết khôi, mạch Tế Nhược, hoặc Hư Huyền, lưỡi không có tân dịch,
họng khô ráo.
G iải thích: Bài này dùng những vị Sa sâm, Mạch môn, Đương
quy, Sinh địa, Kỷ tử, tư dưỡng can thận, thêm Xuyên luyện tử sơ
can lý khí, làm cho can được nuôi dưởng, can khí được thoải mái,
thì chứng sườn đau sẽ tự hết. Miệng đắng mà khô ráo là có uất
hoả, cho nên thêm Xuyên luyện tử để tiết đi. Trong bài, dừng thuốc
đưởng Am, th ẽm vảo m ột ít XuyAn luyện tử, thì HÕ không HỢ thuốc
(1/íng rrin làm hại Am.
Tham kh ả o :
Bài này là trong phép tư dưỡng Can Thận, thêm một ít thuốc sơ Can
lý khí mà thành. Chủ trị Can Thận âm suy, Can mất sự nuôi dưỡng, Can khí
nghịch lên gây ra chứng hông sườn đau. Nói chung thì ngực, bụng, sườn
đau do Can khí hoành nghịch lên, thường dùng thuốc sơ Can lý khí íàm chủ
yếu, nhưng thuốc lý khí phần nhiều tính vị thơm ráo, dùng đối với người Can
Thận âm hư, thường làm cho hao dịch hại khí, càng làm bệnh nặng thêm.
Ngụy Ngọc Hoành (Liễu Châu y thoại) đã dùng bài này, sau này
nhiều thầy thuốc dựa theo bài này mà gia giảm, như đại tiện bí kết, thêm
Qua lâu nhân; có hư nhiệt, ra nhiều mồ hôi, thêm Địa cốt bì; đờm nhiều,
thêm Bối mẫu; lưỡi đỏ mà khô, âm quá suy, thêm Thạch hộc; lông sườn
trướng đau, đè vào cứng, thêm Miết giáp; phiền nhiệt, khát, thêm Tri mẫu,
Thạch cao; bụng đau, thêm Bạch thược, Cam thảo; chân yếu, thêm Ngưu
tất, Ý dĩ nhân; không ngủ, thêm Toan táo nhân V .V .. Tuy nhiên, bài này
thuốc tư nhuận hơi nhiều, cho nên đối với người có đờm ẩm tích đọng, thì
không thích hợp (Thượng Hải phương tễ học).

So sánh NHẤT QUÁN TlẾN và TIÊU DAO TÁN

Sinh địa làm quân, phôi hợp với Câu kỷ tử,


Bắc sa sâm, Mạch môn để tư bổ âm huyết cho
Can, Thận; một ít Xuyên luyện tử dể sơ Can
lý khí.
Chú trọng tư bổ Can Thận dể dưỡng Can.
Đều có
Kèm sơ Can lý khí.
N hất Đương
quán Đây là bài đại biểu cho loại thuốc tư âm sơ Can.
quy.
Trị Can Thận âm hư, Can không được nuôi
tiễ n
Đều sơ dưỡng, Can khí không được thoải mái, hông
Can lý sườn đau, kèm họng khô, miệng ráo, lưỡi đỏ,
khí. ít rêu, là dấu hiệu âm hư, tân dịch ít; bụng
đau, nuốt chua là dấu hiệu Can khí phạm Vị,
Trị Can
mạch
uất khí
trê, hông Tế Nhược hoặc Hư Huyền.
sườn đau. Sài hồ sơ Can, giải uất làm quân, phối hợp
Tiêu với Bạch thược, Đương quy để dưỡng huyết,
nhu Can, làm thần; tá có Bạch truật, Phục
dao
linh, Cam thao kiộn Tỳ, giúp vận hoá.
tá n (Y> Iríc (iụnK sơ Cíin, tfiai uất, (lương huyôt,
kiòn Tỳ.
; ; ; Đây là bài tiêu biểu cho loại thuốc sơ Can I
; i : kiện Tỳ, thường dùng trong điều kinh của i
I ; i phụ khoa. ỉ
; ; ị Trị tình chí không thoải mái, Can uất huyết ì
: i : hư, hông sườn đau, kinh nguyệt không đều, i
i i i đau đầu, hoa m ắt kèm mệt mỏi, ăn ít, mạch i
í ; i Huyền Hư. ;

B ổ PHẾ A GIAO THANG (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)

- Bu fei a jiao tang


(Còn gọi là ‘A giao tán’, ‘Bổ Phế tárí)
A giao (sao vói cám) 6g, Mã đâu linh (sẩy) 2g, Ngưu bàng tử
(sao cho thơm) lOg, Chích cam thảo 10g, Hạnh nhân (bỏ vỏ và đầu
nhọn sao) 7 hạt, Gạo nếp (sao) 40g.
Tán bột, mỗi lần dùng 5 đến lOg, sắc với 1 chén nước còn 6
phân, uống nóng sau bữa ăn.
Cách dùng gần đây: Thái mỏng, sắc uống.
Tác dụng: Dưỡng âm bổ Phế, chỉ khái, chỉ huyết. Trị Phế hư
hoả thịnh, ho suyễn, họng khô ráo, ho đờm ít, hoặc trong đờm có
máu, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Phù mà Sác.
G iải thích: Bài này trị Phế hư hoả thịnh, tân dịch bị đốt mà
gây ra các chứng ho suyễn, họng khô ráo. Vì ho nên hại Phế, Phê
lạc bị tổn thương, nhân đó mà trong đờm có vướng máu. Trong bầi
đùng A giao dưỡng âm bể Phế, kiêm cả dưỡng huyết, chỉ huyết; Mã
đâu linh thanh nhiệt hoá đờm, giảm ho; Ngưư bàng tử tuyên Phế,
hoạt đờm, lợi mục; Hạnh nhân hạ khí định suyễn; Gạo nếp, Cam
thảo bổ thổ sinh kim. Các vị cùng dùng có tác dụng dưỡng âm bố
Phế, giảm ho và cầm máu.

NG UYỆT HOA HOÀN ( Y h ọ c tâm ngộ)

- Yue hua wan


Thiền đông, Mạch dông, Sinh địa, Thục địa, Ị ỉ oài Hơn, Bách
hộ, Sa săm, XuyỜH. bối mẫu, Châu agỉiUỉ, Phục linh, Thát can ( ẶỊtm
rái cá), Quảng tam thất, Bạch hoa cúc, Tang diệp, luyện với mật
làm thành hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-10g.
Tác d ụ n g : Tư âm giáng hoả, tiêu đờm khử ứ, chỉ ho, định
suyễn, bảo Phế, bình Can, tiêu phong nhiệt, sát trùng, là bài thuốc
rất hay để trị ho do âm hư.

THẠCH HỘC DẠ QUANG HOÀN (Nguyên cơ khải vi)


- Shi hu ye guang wan
Thiến môn đông (sấy khô), Phục linh, Nhân sâm, đều 80g,
Mạch môn đông, Sinh địa hoàng, Thục địa hoàng, đều 40g, Thảo
quyết minh, Hạnh nhân (bỏ vò và đầu nhọn), Hoài sơn, Ngưu tất
(tẩm rượu), Thỏ ty tử (tẩm rượu), Câu kỷ tử, Cam hoa cúc, đều 30g,
Hoàng liên, Chỉ xác (sao cám), Ngủ vị tử, Tật lê, Thanh tương tử,
Thạch hộc, Phòng phong, Thung dung, 0 tể giác (chề nhỏ), Xuyên
khung, Linh dương giác (chề nhỏ), Chích thảo, đều 20g.
Tán bột, luyện hoàn to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 30
đến 50 hoàn với rượu ấm hoặc nưđc ấm.
Tác dụng: Bình Can, tức phong, tư âm. Trị con ngươi tán
rộng, hoa mắt, mờ m ắt và các chứng nội chướng.
G iải thích: Bài này dùng Nhân sâm, Phục linh, Chích thảo,
Hoài sơn để bồi bổ Tỳ vị, làm cho thổ vượng có thể tốt được mộc.
Sinh địa, Thục địa, Thiên đông, Mạch đông, Thỏ ty, Câu kỷ, Ngũ vị
tử, Ngưu tất, Thung dung, Thạch hộc ích âm bổ tinh, chủ yếu làm
cho thuỷ m ạnh lên, cũng là để nuôi dưỡng Can mộc; lại dùng Tật
lê, Cúc hoa, Xuyên khung, Chỉ xác, Phòng phong, Thanh tương tử,
Quyết minh tử dể điều lý can khí, sơ tán phong nhiệt; Hạnh nhân
lợi Phế khí. Còn dùng Hoàng liên, Linh dương giác, 0 tê giác để
thanh Can trừ phong. Dùng chung, có tác dụng tư âm, minh mục,
bình Can tức phong.
T ham khảo:
Nguyên nhân cửa bệnh đau mắt có ngoại cảm phong nhiệt và Can
Thộn ảm hư khác nhau. Chứng chủ trị của bài này là Can Thận đểu suy,
tinh huyết không đủ, tinh khí khồng thấu lên mắt được. Dùng những thuốc tư
Am, dưỡng Can làm cho ỏm tinh đáy đủ, tháu lên trên được thì mắt tự trong
srtng. Đó là phương pháp trị gốc (bán). Nhưng ám hư th) dương bốc lôn, tức
như sách ‘iNguyên cơ khải w'viết: “Âm suy không phối hợp được với dương” ,
vì vậy, thêm những thuốc thanh can tả hoả để trị vào ngọn (tiêu). Lại vì hư
thì dễ gây ra Can uất, cho nên thêm những thuốc điều hoà Can khí, công lợi
Phế khí, trừ phong nhiệt để làm cho sơ thông. Như thế, phối ngũ được chu
đáo, thích hợp với bệnh tình mà tự nhiên có nhiều công hiệu.
Chứng của bài này là dương hư âm nhược, không đưa tinh lên mắt
được mà gây ra, so với bài ‘Từ châu hoàn’ ỏ sách Thiên kim' đều là bài
thuốc nổi tiếng, chủ trị cũng gẩn giống nhau, nhưng T ừ châu hoàn’ là thuốc
trấn truỵ (đè ép xuống), bài này là thuốc tư bổ, đó là điểm khác nhau của
hai bài thuốc ịThượng Hải phương tễ học).
THUỐC BỐ HUYẾT
Ị tiỉí iíii. ?§

Thuốc bổ huyết là loại thuốc dùng để bồi bổ, nuối dưỡng và


ị tá i sinh cho phần h u y ế t bị hư yếu.

Nguyên tắc sử dụng


Thuốc bổ huyết thường dùng các vị: Thục địa, Hà thủ ỏ,
I Đ ư ơ n g quy... là n h ữ n g vị th u ố c bổ âm làm chín h để lập th à n h bài
ị th u ố c , phối h ợp th ê m :
+ C á c vị th u ố c bổ khí, kiện Tỳ: H o à ng kỳ, B ạch tru ậ t d ựa
ị the o n g u yê n tắ c ‘D ư ơ ng sinh, âm trư ở n g ’ và T ỳ th ố n g h u y ế t’ . Tỳ
I có m ạ n h , v iệ c kiện v ậ n h u y ế t m ới đạt.
+ X u y ê n kh un g , Ngưu tất... là những vị th u ố c th ô n g kinh, h o ạ t
; lạc, g iú p h u y ế t vậ n ch u yể n tố t hdn vì ‘kh í hàn h thì h u y ế t h à n h ’.
Khi dùng thuốc bổ huyết, phải chú ý bổ khí. Khi bị mất máu
I nhiểu, tất nhiên khí cũng theo huyết mà thoát ra, vì vậy, phải dùng
ị n hiều th u ố c bổ kh í để ‘ích khí n hiếp h u y ế t’ tứ c là p h ư ơ n g phá p
; ‘H u y ế t th o á t thì p hải ích k h í’. Dù ch ứ n g trạ n g là h u y ế t hư h o ặ c m ấ t
I m áu không n hiều m à triệ u ch ứ n g kh í hư kh ô n g rõ rệt, cũ n g cần
ị thê m th u ố c bổ khí, ích khí để sinh h u yế t hoặc thê m cá c vị th u ố c
I kiện T ỳ để g iú p th ê m cho ‘N guồn sinh hoá c ủ a h u y ế t’. C á c bài
ị ‘Q u y T ỳ th a n g ’, ‘B á t trâ n th a n g ’, ‘Đ ư ơ ng q u y bổ h u yế t th a n g ’ đ ểu
Ị d ự a v à o n g u y ê n tắ c trị này.
N goài ra, tuỳ th e o triệ u ch ứ n g lâm sàng m à thê m bớt:
• K hí th e o h u yế t thoát: c ầ n bổ khí, n hiếp h u y ế t b ằn g c á c vị
Ị H o à ng kỳ, B ạch truật...
• H u y ế t kh ô n g d ư ỡ n g T â m , phải d ư ỡ n g T â m , an th ầ n , d ù n g
; c á c vị V iễ n chí, T á o nhân...
• H u y ế t ứ trở trệ , phải h o ạ t h u yế t khứ ứ bằng H ồ n g hoa, Đ à o
! nhân...
• Huyết hư, Can vượng, phải nhu Can bằng Bạch thược...
• T h u ố c bổ h u y ế t còn có tác d ụn g đ iề u kinh, h o ạ t h u y ế t (bài
I T ứ v ậ t th a n g ’ chủ yế u là bổ h u yế t nhưng vẫ n có tá c d ụ n g điểu
I kinh, h o ọ t h u y ố t).
Các vị thuốc b ổ huyết thường dùng
Thục địa: Bổ Thận, bổ huyết.
Đương quy: Bổ huyết, hoạt huyết.
Tang thầm (quả dâu chín): Bổ huyết, trị thiếu máu.
Hà thủ ô đỏ: BỔ Can Thận, thiếu máu.
A giao: Bổ huyết, cầm máu.
Nhau thai (Tử hà xa): Đại bổ khí huyết, suy nhược.
Các bài thuốc bổ huyết
‘Bổ can thang’, ‘Đương quy bổ huyết thang’, ‘TỨ vật thang’.

TỨ VẬT THANG
(Hoà lợi cục phương) Si wu tang
C hủ tr ị
Doanh huyết hư đới chứng. 'Ề Ế L ã ^ ì ỉ
Chứng trạng chính
Diện sắc vô hoa, thần giáp sắc đạm, thiệt
dạm, mạch Tế (Sắc mặt không tươi, quanh
9L,
môi màu nhạt, lưỡi nhạt, mạch Tế).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Doanh huyết khuy hư, tạng phủ hình thể
th ất dưỡng, Huyết hành bất sướng. ÈL'Ũ ^%
C ông d ụ n g
Bổ huyết đỉều huyết. íhỦLìMiÍQ.
Dưực vị 15 íậ
„ . .. 1Tư dưỡng âm huyết, bố Thân chấn
Q uân 1Thuc đia 24g ị ,. . & J
" \ tinh.
T h ẩ n Đương quy ẾÍ1Ỉ3 12g Ị Bổ huyết dưỡng Can, hoạt huyết.
Ị Dưỡng huyết liễm âm, giúp Thục
ị Tá Ị Bạch thược 12g địa và Đương quy để bổ huyết,
hoãn cấp, chỉ thống.
1 1 . .,,•**£ 1Hoạt huyết hành khí, giúp Đương
ị X u y è n k h u n g m * 1^ “ Ỵ huyết hành
Sắc uống.
Tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh. Trị doanh huyết
bị hư trệ, hoảng hốt, váng đầu, hoa mắt, ù tai, sắc m ặt vàng úa,
móng tay chân nhợt nhạt, kinh nguyệt không đều và các chứng
bệnh thuộc huyết hư hoặc huyết hư kèm theo ứ trệ, chất lưỡi nhạt,
mạch Huyền Tế hoặc Tế Sáp.
G iải thích: Đương quy bổ huyết hoà huyết; Địa hoàng bổ
huyết tư âm, hai vị đó đều nặng về bổ huyết; Bạch thược dưỡng
huyết nhu Can; Xuyên khung hành khí ở trong huyết, là thuốc
hành khí hoạt huyết, vì vậy bài thuốc này có tác dụng dưỡng huyết,
hoạt huyết, kiêm cả hành khí.
ứ n g d ụ n g lâ m sà n g : Hiện nay dùng trị kinh nguyệt không
đều, tử cung xuất huyết cơ năng, thai lệch, rối loạn buồng trứng,
thai ngoài tử cung, xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu. Cũng dùng
trị mề đay, vảy nến, viêm da dị ứng, đau đầu do thần kinh, đau đầu
do mạch máu.
Gia g ỉảm \ Nếu khí và huyết đều hư, có thể thêm Nhân sâm,
Hoàng kỳ.
• Nếu bị thêm huyết ứ có thể thêm Đào nhân, Hồng hoa,
Bạch thược thay Xích thược gọi là ‘Đào hồng tứ vật thang’.
• Huyết hư có hàn, thêm Nhục quế, Can khương.
• Huyết hư có nhiệt, thêm Hoàng cầm, Đơn bì, đổi Thục địa
thành Sinh địa.
• Muôn hành huyết thì dùng Xích thược thay Bạch thược.
• Muôn chỉ huyết thì bỏ Xuyên khung.
L ă m sà n g h iệ n n a y :
• Trị xuất huyết tử cung cơ năng ĩỳ]Ề'Ế‘\ỉẾ :ỉ'1È tBiẺL: Dùng bài
này (‘Tứ v ật’) gia giảm, trị 93 ca. Kết quả: khỏi 76, có kết quả 4, kết
quả ít 11, không kết quả 2. Trung bình uống 8 ngày, nhiều nhất là
16 ngày (Chiết Giang trung y tạp chí, 1989, ỉ).
• Trị ronệ kinh tỉỉS : Dùng ‘Tứ vật thang’ gia giảm, trị 250
CH. Kết quả: Hiệu quả ít 198, có kết quả 28, không kết quả 24 (An
Huy Trung y học viện học báo 1989, 3).
I)ùntf T ứ vại thnnf(’ tfin giíim trị 59 ca, trong đó, (ỉo phá thai,
HIIU mỏ 1'2 ca, KJIU <1ẠI vòng 8 ca, Hau khi ninh hoặc dang có thai
giữa kỳ phải mổ lấy thai là 8 ca, bướu tử cung, nội mạc tử cung khác
thường 8 ca, rối loạn tiền mãn kinh 13, kinh nguyệt không đều,
viêm nội mạc tử cung, uống thuốc phá thai 10 ca. Kết quả: Hiệu quả
ít 43, có hiệu quả 7, không hiệu quả 9. Trung bình uống thuốc, ít
nhất 3 ngày, nhiều nhất 7 ngày {Hồ Bắc Trung y tạp chí 1990, 4).
• Trị rối loạn chức năng của hoàng thể (kinh nguyệt) MÌẶĩý]
Dùng ‘Tứ vật thang’ gia giảm trị 40 ca có theo dõi. Kết quả:
Đều có kết quả ít (Trung y tạp chí 1986, 10).
• Trị thai lệch : Dùng ‘Tứ vật thang’ gia giảm trị 87
ca. Kết quả: khỏi hoàn toàn 78, không hiệu quả 9 (Tân y dược thông
báo 1972, 10).
• Trị viêm xoang chậu Dùng ‘Tứ vật thang’ gia giảm
trị 154 ca. Trong đó, bị viêm cấp 5, viêm mạn 143, có 6 ca đang
trong tình trạng viêm mạn thì bị viêm cấp. Kết quả: Khỏi 89, hiệu
quả ít 46, có chuyển biến 8, không hiệu quả 11 (Hồ Nam y học tạp
chí 1983, 4).
• Trị sinh xong bị sốt Dùng 'Tứ vật thang’ gia giảm
trị 153 ca. Kết quả: Khỏi 107, có hiệu quả 41, không hiệu quả 5.
Thời gian điều trị ngắn nhất 3 ngày, nhiều nhất 6 ngày (Giang Tô
Trung y tạp chí 1990, ổ).
• Trị phụ nữ lưng đau Dùng ‘Tứ vật thang’ gia
giảm trị 135 ca. Kết quả: Khỏi 37, có kết quả 82, không kết quả 16
(Tân trung y 1986, 8).
• Trị ban xuất huyết do giảm tiểu cầu
1&M: Dùng ‘Tứ vật thang’ gia giảm trị 17 ca. Kết quả: Hiệu quá ít
12, có hiệu quả 4, không hiệu quả 1. Thời gian uống thuốc, ngắn
nhât 11 ngày, nhiều nhất 53 ngày (Hắc Long Giang Trung y dược
1990, ổ).
• Trị ngứa da nơi người lớn tuổi ÉiRkĩầíặĩÌẼ: Dùng Tứ
vật thang’ gia giảm trị 45 ca. Kết quả: Khỏi 26, có kết quả ít 17,
khồng kết quả 2 (Thiểm Tây Trung y 1990, 2).
• Trị mề đay Dùng ‘Tứ vật thang gia’ giảm trị 51 ca.
Kết quả: Hiệu quả ít 28, có kết quả 12, không kết quả 11. Thời gian
điều trị ngắn nhất 3 ngày, nhiều nhất 10 ngày (Thượng Hải Tnttìịị
y dược tạp chi 1965, 8).
• Trị bạch biến, ngân tiêu Dùng ‘Tứ vật thang’ gia
giảm trị 10 ca. Kết quả: Khỏi 2, có kết quả 7, không kết quả 1.
Thời gian uống thuốc, ngắn nhất 4 ngày, nhiều nhất 49 ngày (Chiết
Giang Trung y dược tạp chí 1965, 2).
• Trị mụn cóc, mụn cơm Dùng ‘Tứ vật thang’ gia giảm
trị 67 ca. Kết quả: Khỏi hoàn toàn. Thời gian uống thuốc ít nhất 2
ngày, nhiều nhất 12 ngày (Thiểm Tây trung y 11, 1986).
• Trị tửu tao tỵ jặ, 'Míế Mũi lở đỏ: Dùng T ứ vật thang’
gia giảm trị 40 ca. Kết quả: Hiệu quả ít 18, Có hiệu quả 14, không
hiệu quả 8. Thòi gian diều trị, ngắn nhất 18 ngày, nhiều nhất 60
ngày (Thiểm Tây Trung y hàm thụ 1987, 5).
• Trị đầu đau do thần kinh : Dùng Tứ vật thang’
gia giảm trị 79 ca. Kết quả: Khỏi 19, hiệu quả ít 32, có hiệu quả
24, không hiệu quả 4. Thời gian uống thuổc, ít nhất 10 ngày, nhiều
nhất 30 ngày (Thiểm Tây trung y 1989, 7).
Dùng Tứ vật thang gia giảm trị 24 ca. Kết quả: Khỏi 20, hiệu
quả ít 4 (Thiểm Tây trung y dược 1986, 11).
• Trị viêm khớp do phong ôn Tĩi£: Dùng ‘Tứ vật
thang’ gia giảm trị 100 ca. Kết quả: Khỏi 58, đỡ 42. thời gian uống
thuốc ít nhất 10 ngày, nhiều nhất 60 ngày (Tân trung y 1977, 4).
• Trị thận viêm cấp, mạn /lằíễtỀ íf Dùng ‘Tứ vật thang’
gia giảm trị 200 ca. Trong đó, 50 ca cấp tính, 150 ca mạn tính. Kết
quả: Thận viêm cấp và mạn đạt 90%. Thận viêm mạn đạt 72,58%
{Trung tây y kết hợp nghiền cứu tư liệu 1980, 16).
Dùng ‘Tứ vật thang’ gia giảm trị 42 ca. trong đó 5 ca cấp tính,
33 ca mạn tính, thận viêm kèm xuất huyết da 4 ca. Kết quả: Thận
viêm cấp đạt 60%, Thận viêm mạn đạt 39,4%. Thận viêm kèm ban
xuất huyết dị ứng đều khỏi hoàn toàn (Trung Hoa nội khoa tạp chí
1987, 1).
• Trị tiểu ra máu đặc phát Dùng ‘Tứ vật thang’
gia giảm trị 3 ca. Kết quả: Khỏi toàn bộ (Chiết Giang trung y dược
1976, 2)
• Trị trẻ itìiỏ bị tử di ấn do dị ứng Ạ ^ ĨỈỀ: Dùng ‘Tứ
vội. Uiang’ gia gia m trị 25 cu. KOt quá: Khỏi to An hộ. Ngắn nhAt 14
ngAy, nhiíMi nhAI. ir> ịliồ liríc Trunịị y tạp chi Ịĩ)8H, 6).
Tham khảo:
> Trương Bĩnh Thành nói; “Người ta sống được là nhờ khí với huyết,
thẩy thuốc trị bệnh cũng trị khí huyết mà thôi” . Cho nên tất cả các bài thuốc
bổ khí đều từ T ứ quấn’ mà hoá ra; Tất cả các bài thuốc bổ huyết đều từ
bài ‘Tứ vật’ biến hoá ra. Bổ khí nên tìm ỏ Tỳ Phế, bổ huyết nên tìm ở Can
Thận. Địa hoàng vào Thận tráng thuỷ bổ âm, Bạch thược vào Can liễm âm
ích huyết, hai vị là vị chính để bổ huyết. Tihưng huyết hư hay trệ, kinh mạch
không thông, lại sợ Địa, Thược tính thuần âm, không có khả năng ôn dưổng
lưu động, cho nên phải thêm Đương quy, Xuyên khung cay thơm, ôn nhuận,
hay dưỡng huyết mà thông hành khí ở trong huyết, làm cho huyết chạy điểu
hoà. Tóm lại, bài này điều lý tất cả các chứng về huyết, đó là sở trường của
nó. Nếu bệnh thuần thuộc âm hư, thiếu huyết, nên tư âm giáng hoả thì Quy,
Khung tính hành tán Ịại không nên dùng (Thành phương tiện độc).
Bài này là bài thuốc chủ yếu trong thuốc dưỡng huyết, lại là bài
thuốc điều hoà kinh nguyệt cần thiết, đồng thời có thể gia giảm mà dùng
với các chứng thai tiền, sản hậu. Nhưng cần nói rõ, là nói vể bổ huyết thì
sự sinh thành của huyết bắt nguồn ở khí hoá. Nếu như ra huyết quá nhiều,
hđi thở suy yếu, thì lại nên theo ý nghĩa: ‘huyết thoát thì bổ khí', mà trọng
dụng những vị bổ khí, ích khí để sinh huyết; Nếu vẫn dùng bài này để bổ
huyết thì không đúng với bệnh tình. Ngoài ra như người vốn Tỳ Vị dương
hư, ăn ít, đại tiện lỏng, thì vị Địa hoàng, Bạch thược đều thuộc về âm dược,
lại không nên đùng.
Bài này trén lâm sàng, nếu kèm khí hư thì có thể thêm Sâm, Kỳ; kèm
có ứ huyết có thể thêm Đảo nhân, Hổng hoa; nặng thì có thể thêm Đại
hoàng, Mang tiêu; huyết hư và có hàn, thêm Nhục quế, Bào khương; huyết
hư mà nhiệt, thêm Hoàng cầm, Đơn bì; muốn hành huyết thì bỏ Bạch thược;
muốn chĩ huyết thì bò Xuyên khung (Thượng Hải phương tễ học).

Bài ca T ứ VẬT THANG

‘TỨ vật’: Quy, Thục, Thược với Khung,


Tứ vật’: Địa,Thược dữ Quy, Khương,
Hàng trăm bệnh huyết vẫn thường
Huyết gia bách bệnh thử phương thông,
dùng,
'Bát trân’ hợp nhập T ứ quân tử’,
‘Bát trân’: kết hợp ‘Tứ quân tử',
Khí huyết song liệu công độc sùng,
Khí huyết 2 đàng trị lập công,
Tái gia Hoàng kỳ dữ Nhục quế,
Gia vị Hoàng kỳ cùng Nhục quế,
‘Thập toàn đại bổ' phương hùng,
Thập toàn đại b ô '1 lực vô song,
Thập toàn’ trừ khước Kỳ, Địa, Thảo,
‘Thập toàn' nay bỏ Thục, Kỳ, Thẳo,
Gia Túc tiễn chi danh ‘Vị phong'.
Cho gạo vào đun gọi 'Vị phong’.
B ổ CAN THANG (Y tông kim giám)

t i ẫ Ĩ'M - Bu gan tang


Là bài ‘Tứ vật thang’ thêm Toan táo nhân, Mộc qua, Mạch
môn, Chích cam thảo. Các vị thuốc thêm vào đều có vị chua, ngọt,
tư nhuận, ghép với bài T ứ vật thang’.
Tác dụng'. Dưỡng huyết nhu Can. Trị Can huyết không đủ,
đầu váng, hoa mắt, ít ngủ, kinh nguyệt ra ít, huyết không nuôi
dưỡng gân, tay chân tê, co gân, móng tay chân không phát triển.
Có thể thêm Kê huyết dằng, Tang ký sinh, Tục đoạn, Câu kỷ
tử, Hoài ngưu tất.

ĐƯƠNG QUY BỔ HUYẾT THANG


(Nội ngoại thương biện hoặc luận) Dang gui bu xue tang 1
C hủ trị
Huyết hư dương phù phát nhiệt chứng. Ế tm m m ầ ìi 1
C h ứ ng tr ạ n g ch ín h m ì& ã
Cơ nhiệt, diện xích, phiền khát, hỷ nhiệt
ẩm, thiệt đạm, mạch Đại nhi Hư, trọng
án vô lực (Gân cơ nóng, mặt đỏ, phiền
khát, thích uống nóng, lưỡi nhạt, mạch rnĩũý]
Đại, Hư, ấn mạnh vào không có lực).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
" ĨOTh.^7 1
Lao quyện nội thương, âm huyết khuy hư,
ầ , r n ^ ỉm ,
âm bất duy dương, dương khí phù việt
J 3 M ..............................
Công d ụ n g
Bổ khí sinh huyết. í h^ẺtLiỦL
1) ích khí cố biểu, bổ khí sinh huyết & li ^ í h^CÍÈiốL
2) ích khí dưỡng huyết nhi thoái nhiệt íằ ^iịrẾ L m ìầ ĩằ
3) Bố khí dưỡng huyết, thác độc sinh cơ
Dược vị
Bổ khí cố biểu
Q uân Hoàng kỳ ftĩ£ 20-40g Bổ khí sinh
Trị
huyết huyết
Dưỡng huyết hư ở Ị
Thần Đương quy ^ỊlEỊ (sao rượu) 12-16g gốc
hoà vinh
sắc uống uống ấm lúc đói bụng trước khi ăn.

Tác dụng: Bổ khí sinh huyết. Trị sau khi ra máu nhiều, phụ
nữ bị rong huyết, hậu sản, có hiện tượng huyết hư, da m ặt vàng úa,
tinh thần m ệt mỏi, thiếu sức hoặc có sốt nhẹ, mạch Hư không có
lực, sau khi u nhọt vỡ máu mủ nhiều.
G iải thích: Bài này là bài thuốc tiêu biểu về bổ khí sinh
huyết, là phương pháp trị ‘Huyết thoát thì ích khí’. Do khí có thể
sinh huyết, vì vậy dùng nhiều Hoàng kỳ đại bổ Tỳ Phế nguyên khí
để làm vốn sinh huyết, là chủ dược; Đương quy bổ huyết hoà Vinh.
Hai vị phối hợp có tác dụng bổ khí, sinh huyết. Khí mạnh thì huyết
sẽ được đầy đủ.
ứ n g d ụ n g lâ m sà n g : Bài này thường dùng trị các chứng khí
huyết suy yếu do rong kinh, băng ỉậu, m ất máu hoặc xuất huyết nổi
ban dị ứng.
Nếu xuất huyết nhiều, thêm Long cốt, Sơn thù, A giao dể tăng
cường cố sáp, chỉ huyết.
L âm sàng hiện nay:
• Trị xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu (Nguyên phát tính
huyết tiểu bản giảm thiểu tính tử điến); Dùng bài này gia vị, trị 24
ca. Kết qu4: Khỏi 7, đỡ 12, có chuyển biến 5. Thời gian uông thuốc
ngắn nhất 42 ngày, nhiều nhất 115 ngày. Sau khi khỏi, theo dõi 1
năm thấy tiểu cầu vẫn bình thường {Trung y tạp chí 5, 1984).
• Trị giảm bạch cầu (Bạch tế bào giảm thiểu): Dùng bài này
gia vị, trị 20 ca. Kết quả: sau khi uống 14-21 thang, khỏi 8, đỡ 11,
không khỏi 1 (An Huy trung y học viện học báo 3, 1987).
• Trị chứng tý (tê mỏi, đau nhức): Dùng bài này gia vị, iri
15 ca. Trong đó loại nhiệt tý là 5, Trước tý 12, Thống tý 19. Kól
quả: Khỏi 36, dỡ 10, khòng khỏi 5. Thời gian (li^u trị nhAt 10
ngày, nhiều nhất 45 ngày (Hồ Bắc trung y tạp chí 1, 1986).
• T r ị táo bón sau khi sinh: Dùng bài này gia vị, trị 19 ca.
Sau khi uống 1-5 thang, hoàn toàn khỏi (Cát Lâm trung y dược 2,
1989).
• Trị miệng thường xuyên bị lở ỉoét'. Dùng bài này gia vị, trị
nhiều bệnh nhân bị lở loét trong miệng. Sau khi uống 5 thang, khỏi
bệnh (Chiết Giang trung y tạp chí 10, 1986).
• Trị bế kinh: Có người bị bế kinh hơn 6 tháng, váng đầu,
bụng dưới nặng trằn, lưng đau, tâm phiền, hay quên. Sau khi uống
6 thang, kinh nguyệt ra một ít, màu kinh tối, bụng dưới bớt trằn
đau. Uống thêm 9 thang, cách ngày uống 1 thang, kinh nguyệt lại
có, các triệu chứng đều hết (Tứ Xuyên trung y 2, 1989).
• Trị đau quanh khớp vai: Dùng bài này gia vị, trị có người bị
đau vai 8 năm 2 vai dau mỏi, mất cảm giác, cử động khó. Kết quả:
Uống 18 thang, khỏi bệnh. Theo dõi 1 năm, không thấy tái phát
(Tân trung y 1, 1989).
Ghi c h ú : Người âm hư hoả vượng tránh dùng bài thuốc này.
Tham khảo:
> Ngô Hạc Cao nói: “Huyết thực thì mình mát, huyết hư thì minh
nóng". Hoặc vì đói khát làm việc mệt nhọc, tổn thương âm huyết, dương
khí càng thịnh một mình, cho nên sinh ra mọi chứng. Chứng này hoàn
toàn giống chứng ‘Bạch hổ thang', như mạch Hổng đại mà vô ỉực, không
phải đại mà trường, đè vào hữu lực, cần phân biệt kỹ. Sách ‘Nội kinh’ viết:
“Huyết hư thì mạch Hư” là như.vậy. Đương quy vị hậu, là âm ở trong âm,
cho nên dưỡng được huyết; Hoàng kỳ vị ngọt bổ khí. Nay Hoàng kỳ dùng
nhiều gấp mấy lần mà lại bổ huyết, là vì huyết hữu hình không thể tự sinh,
mà sinh từ khí vô hình vậy. Sách ‘Nội kinh' viết: “Dương sinh âm trưởng” là
ỷ như vậy (Danh y phương luận).
tir Nhọc mệt nội thương, nguyên khí kém, ảnh hưởng đến âm huyết
cũng suy hao, cho nên bên ngoài hiện ra các chứng da nóng, mặt đỏ, phiền
khát, muốn uống nước, lúc đó không được dùng lầm thuốc tán biểu, thanh
nhiệt, mà chỉ có cách phù dương tồn âm, bổ khí sinh huyết, thì âm bình
hoà, dương kín đáo, hư nhiệt tự hết, đó là nguyên ý của Lý Đông Viên khi
lộp ra bãi 'Đương quy bổ huyết thang’. Còn như ỏng nói: "Huyết hư phát
nóng, giông như chứng ‘Bạch hổ thang"' cần phải phân tích cho kỹ. Chứng
cùn ‘Bọch hố thang’ In vì ngoọi cám tà gAy ra, là triệu chứng dương cang
thịnh, tAn dịch bị tổn thương, bộnh tinh thuộc thực. Chứng của 'Dương quy
bổ huyết thang’ là do nội thương gây ra, khí hao huyết hư, bệnh tình thuộc
hư. Vì thế, chứng của ‘Bạch hổ thang’ là mạch Hồng đại có lực, chứng của
bài này là mạch tuy Hồng Đại mà đè vào trống rỗng. Cho nên Lý Đông
Viên nói: "Chỉ có mạch không Trường, Thực là đủ phân biệt rồi, uống nhẩm
‘Bạch hổ thang’ là sẽ chết", sự phân biệt hư thực, cần phải thận trọng
(Thượng Hải - Phương tễ học).
> Trong sách ‘Vạn bệnh hồi xuân’ cũng có bài ‘Đương quy bổ huyết
thang’: Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Thục địa, Nhân sâm, Bạch truật,
Phục linh, Trần bì, Mạch môn, Cam thảo, Sơn chi, Ô mai, Sao mễ (gạo
rang), Đại táo. Có tác dụng bổ huyết ích khí, kiện Tỳ, an thần. Trị tim đập
mạnh, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, sắc mặt không tươi, tinh thẩn uể oải,
ăn uống kém.
Sách ‘Thẩm thị dao hàm’ có bài ‘Đương quy bổ thuyết thang’: Sinh
địa, Thiên môn, Xuyên khung, Ngưu tất, Bạch thược, Chích cam thảo, Bạch
truật, Phòng phong, Thục địa, Đương quy. Có tác dụng dưỡng huyết tư âm.
Trị nam giới chảy máu cam, đại tiện ra máu, phụ nữ sau khi sinh bị băng
lậu, mất máu nhiều, tròng mắt đau, không nhìn rõ, mi mắt hoạt động yếu,
xương chân mày đau (Thượng Hải phương tể học).
Trong bài trọng dụng Hoàng kỳ bổ khí Tỳ Phế, hỗ trợ Đương quy
hòa dinh ích huyết, bổ huyết, sinh huyết. Bài thuốc có tác dụng bổ huyết
nhưng Hoàng kỳ dùng liều cao gấp năm lần Đương quy do lý luận ‘khí là
thống soái huyết, huyết là mẹ của khf, chứng huyết thoát thường kèm theo
khí thoát. Do âm huyết hư tổn nặng, dương khí không có chỗ cư trú, hư
dương phù việt ra ngoài do đó phát sốt. Tuy huyết hư là chứng chủ yếu,
nhưng huyết hữu hình thuộc âm, khí vô hình thuộc dương theo nguyên tắc
‘huyết hữu hình không tự sinh ra được, phải nhờ vào khí vô hình'. Do đó
trong bài thuốc trọng dụng Hoàng kỳ đại bổ khí cho Tỳ Phế, tư bổ nguồn
sinh huyết, khí vượng thì huyết sinh, tức dương sinh âm trưởng. Phối hợp
Đương quy bổ huyết hòa dinh, làm cho khí huyết sung vượng, âm đương
điều hòa thì hết nóng sốt (Trung y vấn đối).
> ‘Đương quy bổ huyết thang’ và T ứ vật thang’ đều là thuốc bổ
huyết, dùng trị chứng huyết hư, nhưng ‘TỨ vật thang’ tác dụng bổ huyết điểu
huyết, trị dinh huyết hư trệ dẫn đến kinh nguyệt không đều, lượng ít, màu
nhạt, hành kinh đau bụng, chóng mặt. hồi hộp, mạch Tế... Bệnh chủ yếu
do huyết hư ứ trệ, dùng Thục địa, Bạch thược, Đương quy, Xuyên khung bổ
huyết, điều huyết, hành khí. Vì nguyên khí không thoát, do đó không dùng
Hoàng kỳ. ‘Đương quy bổ huyết thang’ bổ khí sinh huyết, trị huyết hư phát
sốt. V) khí theo huyết thoát, nếu dùng loại thuốc bổ âm thl huyết không thể
sinh một cách nhanh chóng, do dó phải trọng dụng Hoàng kỳ bổ khí sinh
huyết, đó là điểm khác nhau của hai bài thuốc (Trung y vấn đối).
QUY TỲ THANG
(Tể sinh phương) Gui bei tang
C hủ tr ị ÌÍỂỈ
Tâm Tỳ khí huyết lưỡng hư, Tỳ bất thống J!ệ*
huyết. Ịfíầ
C hứ ng tr ạ n g ch ín h M ìíM ã .
Tâm quý, thất miên, thân quyện, thực
thiểu, tiện huyết hoặc băng lậu, thiệt đạm,
ỷ, ữ
mạch Tế Nhược (Tim đập mạnh, mất ngủ,
mỏi mệt, ăn uống kém, tiễu ra máu hoặc
'I>if
rong huyết, lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược).
1) Tâm Tỳ k h í h u yết lưỡng h ư ch ứ n g :
Tâm quý, chinh xung, kiện vong, thất
miên, đạo hãn, thể quyện, thực thiểu,
'ừ-|f, t l í t , t ẳ S ,
diện sắc nuy hoàng, thiệt đạm, đài bạc
ỉmíf,
bạch, mạch Tế Nhược (Tim hồi hộp, lo sợ,
hay quèn, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, mệt !§■
m, »w m
mỏi, ăn ít, sắc mặt vàng úa, lưỡi nhạt,
rêu lưỡi trắng nhạt).
2) Tỳ b ấ t th ố n g h u yết c h ứ n g :
Tiện huyết, bì hạ tử điến, phụ nữ băng
lậu, nguyệt kinh siêu tiền, lượng da sắc
đạm, hoặc ỉâm ly bất chỉ, thiệt đạm, mạch Í Ỉ Ế i É i T ^ m t ì - i c m
Tế Nhược (Đại tiện ra máu, xuất huyết
dưới da, băng lậu; kinh nguyệt đến trước
kỳ, lượng kinh nhiều, màu nhạt hoặc
rong kinh không dứty lưỡi nhạt, mạch Tế
Nhược).
N g u yên n h â n gây b ệ n h
1) Tỳ khí hư nhược, vận hoá phạp lực, SÍ ■
Ềv, ® ẵS is tt. 2 ý] 'ừ
Tâm huyết bất túc, tâm thần th ất dưỡng
'2) Tỳ khí hư nhược, thống nhiếp vô quyền tir iầ m m m -tâ x
C ồng d ụ n g
ícl) khí 1)0 huviH, ki<)n Tỳ 'lưởitK TAm írcỉi-iỉn , iíJ!WKM>
Dược vị 15^
Bổ khí sinh huyết,
Nhân sâm À # 12g
dưỡng Tâm ích Tỳ.
1Q uân I Bổ ích Tâm Tỳ, dưỡng I
Long nhãn nhục 8g
huyết an thần
Hoàng kỳ 0sao, bỏ cuống) i‘ỳ ff ^ Ĩ2g j Giúp Nhân sâm ích
khí bổ Tỳ.
I T h ầ n 1Bạch truật ố Ạ 12g
Giúp Long nhãn bổ
Đương quy Ếi Ị)3 8g
huyết dưỡng Tâm.
Phục linh (Phục thần - bỏ lõi) Vt \
\ ^ ' m m I2g Thường dùng Phục
Toan táo nhân (sao, bỏ vỏ) ịỳtẾ thần hơn.
12g Ninh Tâm an thần. I
I Viễn chí iẵắĩ 4 g
Lý khí tỉnh Tỳ, giúp Ị
việc vận hoá.
Ị Tá I Ngừa các chất béo
: Mộc hương ỹ|cff 2g (cho vào sau,
! làm ảnh hưởng đến
tránh lửa)
Vị, giúp cho bổ mà
không trệ.
ích khí bổ trung,
Sứ Ị Chích cam thảo %. ti' $ 2g
điều hoà Tỳ Vị,
I Thêm Táo đỏ 4 quả, Gừng sống 3 lát. sắc uống.
Ị Có thể hoà với m ật làm thành hoàn. Mỗi lần uống 8-12g.

Tác dụng: Kiện Tỳ ích khí, bổ huyết dưỡng Tâm. Trị Tâm
Tỳ đều hư, khí huyết không đủ, mỏi mệt, ăn ít, tim hồi hộp, mồ hôi
trộm, m ất ngủ, hay quên, do Tỳ không thống huyết dẫn đến tiêu ra
máu và phụ nữ bị rong huyết.
G iải th ích: Bài này gồm 2 bài ‘Tứ quân tử thang’ và ‘Đương
quv bổ huyết thang’, thêm Long nhãn nhục, Toan táo nhân, Viễn
chí, Mộc hương, Đại táo. Sâm, Truật, Linh, Thảo để kiện Tỳ ích
khí, thôm IIoùntf kỳ đổ trtng thỏm tác dụng ích khí; Táo nhân, Viễn
chí, Long nhăn để dườn£ TAm ttn thần; Mộc hương lý khí tỉnh Tỳ.
Tống hợp tác dụng bài này, tuy bổ cả khí và huyết, cùng trị Tâm
Tỳ, nhưng mục đích chủ yếu của nó là trị huyết hư. Sd dĩ dùng số
lớn thuốc kiện Tỳ bổ khí, một là do ‘khí năng nhiếp huyết’ và ‘khí
nảng sinh huyết’, vì vậy, dùng nó để ‘nhiếp huyết sinh huyết’, để
trị chứng ‘Tỳ không thông huyết’ dẫn đến băng huyết. Hai là Tỳ là
nguồn sinh hoá khí huyết, Tỳ vận động khoẻ thì sự sinh hoá khí
huyết không ngừng, dễ hồi phục. Do Tâm chủ huyết, dựa vào huyết
dịch để hoạt động, người huyết hư thường thấy tim hồi hộp, ít ngủ,
hay quên, cho nên bài này lại dùng Táo nhân, Viễn chí, Nhãn nhục
để dưỡng Tâm huyết, an thần.
L ã m sà n g h iện n a y :
• Trị thần kinh suy nhược: Dùng bài này gia giảm, trị 275 ca.
Khỏi 16, đỡ 347, đỡ ít 204, không khỏi 159. uống thuốc ít nhất 30
ngày, nhiều nhất 40 ngày. Sau khi điều trị 1 năm, theo dõi không
thấy tái phát (Tân trung y dược 3, ỉ 958).
• Trị thần kinh suy nhược: Dùng bài này gia giảm, chế thành
hoàn, trị 100 ca. khỏi 19, đỡ 72, không khỏi 9 (Trung Hoa y học
tạp chí 10, 158).
• Trị băng lậu: Dùng bài này gia giảm, trị 46 ca. khỏi 31, đỡ
6, có chuyển biến 5, không khỏi 4. thời gian uống thuổc ít nhất 5
ngày, nhiều nhất 35 ngày. Theo dõi 3 năm không thấy tái phát
(Nam Kinh trung y học viện học báo 2, 1988).
• Trị thiếu m áu: Dùng bài này gia giảm, trị 3 ca thiếu máu
không tái tạo. Khỏi toàn bộ cHắc Long Giang trung y dược 2,
1990).
• Trị thiếu m áu: Trị 19 ca thiếu máu. Khỏi 4, đỡ 11, không
khỏi 4 (Trung thành dược nghiên cứu 5, 1987).
• Trị tử cung xuất huyết: Dùng bài này gia giảm, trị 5 ca. khỏi
toàn bộ (Tây An y học viện học báo 8, 1959).
• Trị giảm bạch cầu: Dùng bài này gia giảm, trị 3 ca khỏi
hoàn toàn (Thiểm Tây tân y dược 9, 1979).
• Trị ỉtìấl ngu: Dùng bài này gia giảm, trị 5 ca. Sau khi uống
thnng, (lồu ngủ dược {Trung y tạp chí 2, 1955).
• 7'rị lovt dụ dày tá trùn/ỉ- bAi nAy gia giam, trị fi() ca,
tliw) (loi l>hriK XqtmnK- K(H (|UÍÌ: Khỏi 48, đỡ 12. Sau lổn chụp
Xquang kiểm tra, xác dịnh là hết loét. Theo dõi 1 năm, không thấy
tái phát (Chiết Giang trung y tạp chí 2, 1991).
• Trị di chứng não sau chấn thương: Dùng bài này gia giảm,
trị 88 ca. Khỏi 41, đỡ 30, có chuyển biến 17 (Tân y dược học tạp
chí 3, 1977).
• Trị rụng tóc: Dùng bài này gia giảm, trị 30 ca. Khỏi 16, đỡ
10, không khỏi 4 0Vân Nam trung y tạp chí 2, 1985).
• Trị phù thũng: Dùng ‘Quy Tỳ hoàn’ hợp với ‘Lục vị địa
hoàng hoàn’, trị 31 ca. Khỏi 28, đỡ 3. Thời gian diều trị, ngắn nhất
30 ngày, nhiều nhất 90 ngày (Quảng Tây trung y dược 5, 1990).
Tham khảo:
> La Đông Dật nói: “Trong bài, Long nhãn, Táo nhân, Đương quy để
bổ Tâm, Sâm, Kỳ, Truật, Linh, Thảo để bổ Tỳ. Tiết Lập Trai thêm Viễn chí,
lại lấy thuốc bổ Thận thông lên Tâm mà bổ, là hai kinh kiêm trị cả Thận mà
lại gọi ‘Quy tỳ ’ là tại sao ?. Tâm tàng thần, tác dụng của nó là tư (lo nghĩ),
Tỳ tàng trí, thể hiện là ý, tức là thần chí tư ý, hoả sinh thổ vậy. Tâm vì tinh
thần mệt mỏi quá mà bị tổn thương, Tỳ vì ý chí uất kết mà bị tổn thương,
thì bệnh mẹ tất truyền sang con, con lại hay làm cho mẹ hư, tất nhiên là
như vậy. Chứng hổi hộp, kinh sợ, vật vã là thuộc Tâm; chứng không muốn
ăn, mỏi mệt, uể oải, nghĩ ngợi, tay chân yếu mỏi, tai điếc, mắt mờ là thuộc
Tỳ. Cho nên nếu Tỳ dương không vận hoá thì khí Tâm Thận tất không giao
nhau, nếu không có Tỳ làm môi giới thì không đưa dược khí của Thận về
Tâm, mà Tâm âm không được nuôi dưỡng, đó là tư thuỷ để tế hoả, vì thế
tất quy về Tỳ vậy. Dược vật của nó, một mặt tư Tâm âm, một mặt dưỡng
Tỳ dương, làm cho mạnh lên để khoẻ con và mẹ. Nhưng sợ Tỳ uất đã lâu
thương tổn càng nhiểu, cho nên lấy Mộc hương cay, lại tán, để khai thông
khi kích động Tỳ làm cho mau chóng thông Tỳ khí lên Tâm âm, quy vể Tỳ
chính là chỗ đó.
Trương Lộ Ngọc nói: Hai bài ‘Bổ trung ích khí’ và ‘Quy tỳ ’ đều xuất xứ
từ bài ‘Bảo nguyên thang’, cũng đểu thêm Quy, Truật và sự khác nhau lả
thăng cử vị khí và tư bổ Tỳ âm. Bài này tư dưỡng Tâm Tỳ, cổ vũ thiếu hoả,
hay ở chỗ Mộc hương thông điều mọi khí. Người đời thấy Mộc hương tính
táo không dùng, nếu uống vào thường sinh đầy hoặc tiêu lỏng, kém ăn, đó
là vì thuần âm không có dương, khỏng thể thâu hoá lực của thuốc (Danh y
phương luận).
Tâm tàng thẩn mà chủ huyết, Tỳ chủ suy nghĩ mà thông huyết,
io nghĩ quá dộ mệt nhọc hại Tâm Tỳ, vl dó mà thán khí nguy khốn, ăn ít,
khổng ngủ được. Tỳ \/| là nyuòn CỦ8 khí huyết, Tỳ hư huyết thláu th) Tôm
mất sự nuôi dưỡng mà càng hư thêm, cho nên sinh ra các chứng hồi hộp,
hay quên, sợ hãi, đổ mồ hôi trộm. Dùng bài này bổ ích Tâm Tỳ, khí vượng
huyết sinh thì các chứng mất ngủ, hồi hộp, hay quên sẽ tự khỏi.
Đàn bà Tỳ hư khí yếu, không thông huyết được, mà hiện ra các chứng
băng, lậu kinh, đới, vận dụng bài này, chứng chủ trị tuy khác nhau, mà cơ
lý giống nhau, cũng thuộc vào ý nghĩa khác bệnh mà trị như nhau (Thượng
Hải - Phương tễ học).

Bài ca QUY TỲ THANG

‘Quy tỳ thang’ dụng Truật, Sâm, Kỳ, ‘Quy tỳ’: Sâm, Truật với Hoàng kỳ,
Quy, Thảo, Phục thần, Viễn chí tùy, Quy, thảo, Phục thần, Viễn chí ghi,
Toan táo, Mộc hương, Long nhãn nhục, Toan táo, Mộc hương, Long nhãn nhục,
Tiên gia Khương, ĩáo ích Tâm Tỳ, Gia thêm Khương, Táo bổ Tâm Tỳ,
Ching xung, kiện vong câu khả khước, Hay quên, hồi hộp đều lui được,
Trường phong băng lậu tổng năng y. Băng lậu, trường phong vẫn trị đi.

DIỆU HƯƠNG TÁN (Hoà tễ cục phương)

- Miao xiang san


Còn gọi là ‘Thần sa diệu hương tán’
Phục linh, Phục thần, Nhân sâm, Cát cánh, Cam thảo, Thự
dự, Viễn chí, Hoàng kỳ, Thần sa, Xạ hươngf Mộc hương.
Tác d ụ n g : ích khí ninh Tâm, an thần trấn kinh. Trị Tâm khí
không đủ, lý trí không định, kinh hãi sợ sệt, buồn lo, ưu phiền, ít
ngủ, mừng giận th ất thường, mồ hôi trộm, ăn uống không có cảm
giác, váng đầu, hoa mắt.
Bài này uống thường xuyên thì bổ ích khí huyết, an thần trấn
tâm.

ĐƯƠNG QUY SINH KHƯƠNG DƯƠNG NHỤC THANG


(Kim quỹ y ế u lược)

'/ÍÍỈM/Ỉ;. £ T; \MWj - Dang gui sheng qiang yang rou tang


ỉ)ương quy 24ịị, Sinh kỉI.ương 20g, Dương nhục (thịt dê) 320g.
sric uống.
IỈA II nhiÁ u, tA ng lư ợng S in h kh ươ n g; (lau n h ỉồ u miị nữn mửa,
thêm Quất bì 8g, Bạch truật 40g.
Tác dụng: Ôn trung, bổ huyết, trừ hàn, chỉ thống. Trị:
1. Hàn sán trong bụng và dưới sườn trướng đau.
2. Đàn bà sản hậu trong bụng dau nhức.
3. Ho lao suy kém.
G iải thích: Bài này trị đau bụng do huyết hư có hàn. Huyết
hư thì kinh mạch m ất sự nuôi dường, hàn nhiều thì kinh mạch co
lại, cho nên bụng sườn đau nhức, trong bụng co thắt. Vì huyết hư,
không thể dùng những thuốc cay nóng, táo có thể làm tổn thương
thêm phần âm, vì thế, dùng Đương quy làm chủ dược, vừa có thể
bổ huyết, vừa giảm đau; phối hợp với Sinh khương để ôn trung tán
hàn. Bệnh thuộc hư chứng cho nên dùng thịt dê là thứ thuốc huyết
nhục hữu tình để ôn trung bổ hư. Các vị dùng chung, có công hiệu
ôn trung, bổ huyết trừ hàn, hết đau. Nếu huyết hư có hàn, hiện ra
chứng hàn sán bụng đau, đàn bà sản hậu trong bụng đau quặn, và
hư lao suy kém, đều có thể dùng bài này.

ĐƯƠNG QUY DƯƠNG NHỤC THANG (Tế sinh phương)

- Dang gui yang rou tang


Là bài ‘Đương quy sinh khương dương nhục thang’ thêm Nhân
sâm, Hoàng kỳ.
Tác dụng: Trị sản hậu phát nóng, tự đổ mồ hôi, chân tay và
toàn thân đau.

CHÍCH CAM THẢO THANG


(Thương hàn luận) Zhi gan cao tang
{Phục m ạch thang) (ítM'M)
C hủ tr ị
Am huyết, dương khí hư nhược, Tâm M iầ K ^ ỉS iẵ , <ừji*
mạch th ất dưỡng chứng ‘k M ĩ .
C h ứ ng tr ạ n g ch ín h
1) Ả m h u y ết, dương k h í h ư nhưựCy M 1(11
Tâm m ụch th ấ t dưỡng chứng
Mạch Kết Đại, Tâm động quý, hư doanh
-bĩ)]' lf, ã
thiểu khí, thiệt quang sắc đạm, thiểu đài
ữ ỷ 'i.
(Mạch Kết, Đại, tim đập hồi hộp, doanh
n
khí hư yếu, hụt hơi, lưỡi nhạt, lưỡi ít rêu).
2) H ư lao, P h ế nuy
Khái thoá diên mạt, hình sấu, khí đoản,
hư phiền bất miên, mạch Hư Sác (Khạc I,
nhổ đờrri dãi, cơ thể gầy Ốm, hơi thở ngắn,
hư phiền, không ngủ, mạch Hư Sác).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
1) Á m h u yết, dương k h í h ư nhược,
Tâm. m ạ ch th ấ t dưỡng chứ ng # «
Âm huyết bất túc, dương khí hư nhược,
Tâm mạch th ất dưỡng, cổ động vô lực.
2) H ư lao, P h ế nuy ỂỀ$rBậ$ĩ
Khí âm lưỡng thương, Phế thất nhuận
% m m \% B& M #,
dưỡng, bất năng bô" tân, Phế khí thượng
nghịch.
C ông d ụ n g ĩhPS
ích khí tư âm, thông dương phục mạch. ỉẳ^LM m , iir o tt® :
Dược vị I5nậ

Tư âm dưỡng huyết. ích khí


Sinh địa hoàng 16-20g ;riĩ
Q uân ‘Thông huyết mạch, dưỡng
iếM
ích khí lực’. huyết
để phục
ích khí bổ Tâm. mạch
Chích cam thảo 12
-20g ‘Thông kinh mạch, về gốc.
lợi huyết khí’.
Nhân sâm À # 8-12g Bổ ích tấm thần.
Thẩn Hợp với Chích thảo để giúp cho
Đại tảo K f 10 quả nguồn sinh hoá khí huyết.
A ỷỊÌ(t() 8-1 Tư Am (lường huyết.
Mạch tuôn j H«12g 1 Hựp với Sinh địa (iưởntf
Tâm, dục mạch để cho mạch
Ma tử nhân ẩ s í í - 8“16g
trở về gốc.
Quế chi 8-12g Ôn Tâm dương, thông huyết
mạch.

Sinh khương 3-5 lát Giúp cho bài thuốc bổ mà
không béo, trệ.
ị Rượu 7 bát, nước 8 bát, trước nấu 8 vị cạn còn 3 bát, lọc bỏ bã,
I cho A giao vào quây cho tan hết, uống nóng 1 bát, ngày uống 3
I lần.
I Khi sắc, thêm ít rượu để lấy vị cay ôn thông huyết mạch, tăng
I tác dụng của thuốc.

Tác dụng: ích khí, bổ huyết, dưỡng Tâm âm, thông Tâm
dương, phục mạch. Trị khí hư huyết nhược, hư phiền, m ất ngủ, tim
đập không đều, mạch xơ cứng, chất lưỡi nhạt, ít rêu, mạch kết, đợi
hoặc hư sác.
G iải thích: Bài này vì dùng nhiều Cam thảo cho nên gọi
là ‘Chích cam thảo thang’. Chích cam thảo vị ngọt, ôn, ích khí bổ
trung, sinh khí huyết để hồi phục huyết mạch, là chủ dược; Nhân
sâm, Bại táo bổ khí, ích Vị kiện Tỳ để sinh khí huyết; Sinh địa, A
giao, Mạch môn, Ma nhân bổ Tâm huyết, dưỡng Tâm ấm, dể dưỡng
đầy huyết mạch; Quế chi hợp với Chích thảo để bổ Tâm dương; hợp
với Sinh khương để thông huyết mạch, dùng rượu nấu để tăng tác
dụng thông mạch.
Đặc điểm phối hợp các vị thuốc là dựa vào nguyên lý theo
nhu cầu âm huyết của người ta mà thúc đẩy dương khí, trọng điểm
à bổ Tâm khí, thông Tâm dương. Tâm dương thông, Tâm khí trở
lại là điều tấ t yếu để mạch khỏi xơ cứng, lại phôi hợp thêm thuốc
bổ huyết tư âm để huyết sung đầy mạch mà dương khí có chỗ dựa,
không xảy ra phù tán thì tim sẽ hết hồi hộp, mạch xơ cứng sẽ trở
lại bình thường, vì vậy, cùng gọi là Thục mạch thang’.
Trên lâm sàng thường thêm Táo nhân; Tim đập mạnh còn
phải thêm Từ thạch, Chu sa là những thuốc an thần.
Gia g iả m :
• Khí hư, thêm Nhân sâm hoặc IloAng kỳ.
• Âm hư, tăng Sinh địa, Mạch môn lên, hoặc bỏ Sinh khương,
Quế chi giảm liều.
• Hung dương không phấn chấn, thêm Phụ tử.
• Rối loạn nhịp tim, thêm Khổ sâm.
ứ n g d ụ n g lă m sà n g : Hiện nay dùng trị viêm cơ tim do
virus, thấp tim, bệnh tâm Phế, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim,
suy nhược thần kinh. Cũng dùng trị rối loạn tiêu hóa, dạ dày viêm
dạng teo, miệng lở loét, nấc, di chứng chấn thương não.
L âm sàn g hiện nay :
• Trị viêm cơ tim do ưirus: Dùng bài này gia giảm trị 57 ca.
Kết quả: Khỏi 18, đỡ 38, không khỏi 3 (Bắc Kinh trung y ĩ, 1990).
• Trị bệnh truyền nhiễm : Dùng bài này gia giảm trị 38 ca,
trong đó ban sởi 8, sốt xuất huyết 7, cúm 5, viêm tủy 5, quai bị 5,
thủy đậu 4, viêm gan siêu vi 4. Làm điện tâm đồ thấy bình thường
22 ca, rối loạn nhịp tim 17, sóng S-T ngắn, rối loạn nhịp tim nặng
10... Kết quả: Khỏi 30, đở 4, không khỏi 4. Thời gian điều trị ngắn
nhất 6 ngày, nhiều nhất 42 ngày (Giang Tô trung y tạp chí 1,
1984).
• Trị rối loạn nhịp tim : Dùng bài này gia giảm trị 50 ca.
Trong đó có 27 ca bệnh động mạch vành, chứng phong tâm 7, tim
to 1, viêm cơ tim 3, không rõ nguyên nhân 12. tâm thu co th ắt 25,
tim đập nhanh 2. Kết quả: Khỏi 35, đỡ 8, có chuyển biến 7. Thời
gian trị ngắn nhất 20 ngày, nhiều nhất là 5 năm (Thiên Tân trung
y 3, 1985).
• Trị rối loạn nhịp tim: Dùng bài này gia giảm trị 56 ca. Kết
quả: Khỏi 42, đỡ 8, có chuyển biến 6 (Thiểm Tây trung y 7, 1989).
• Trị nhịp thất sớm: Dùng bài này trị 40 ca. Trong đó bệnh
do tim 10, di chứng sau khi viêm cơ tim 5, không rõ nguyên nhân
25. Kết quả: Khỏi 31, đỡ 7, không khỏi 2. Thời gian uống thuốc
ngắn nhất 20 ngày, nhiều nhất 80 ngày (Quảng Tây trung y dược
4, 1984).
• Trị đau thắt ngực: Dùng bài này gia giảm trị 150 ca, khỏi
48, (l(ì 90, không khỏi 12 (Thiên Tân y dược 1977).
• Trị lort ti()u hoa : Dùng bùi này gin giám trị 18 ca, khỏi ỉ), (lờ
8, không khỏi 1 (Thành Đô trung y học viện học báo 3, 1959).
• Trị nấc nặng: Trị 14 ca. Trong đó nấc do não sung huyết 7,
tắc mạch máu não 3, chảy máu dưới màng nhện 2, nấc do ung thư
gan 2. Kết quả: Sau khi uống 1-3 thang là hết nấc (Trung y tạp chí
11,1982).
• Trị miệng lở loét tái phát: Trị 18 ca, khỏi 15, đỡ 2, không
khỏi 1 (Hắc Long Giang trung y dược 1, 1986).
Tham khảo:
> Bài này là bài thuốc chủ yếu trị chứng mạch Kết Đợi, tim đập
mạnh, hồi hộp, vì có thể hổi phục mạch, hết hồi hộp, cho nên gọi là “Phục
mạch thang’. Sau khi phát hãn, thổ, hạ, hoặc mất máu nhiều, vì khí huyết
hư tổn mà gây ra các chứng tim đập mạnh, hồi hộp hoặc hư lao, Phế nuy
mà ho, khí huyết đểu suy kém, mạch Kết Đợi, đểu có thể trị bằng bài này.
Ngoài ra, trong bài này dùng rượu cay nóng để đẩy thuốc lưu hành,
thông lợi kinh mạch. Đồng thời trong bài chỉ có Địa hoàng dùng liều lượng
nhiều nhất, mà dùng rượu để sắc thì sức dưỡng huyết, phục mạch càng rõ
rệt, cho nên người xưacó câu nói: “Địa hoàng được rượu thì tốt” . Trongnhững
sách thuốc như: “ Trửu hậu’, ‘Thiên kim', những bài thuốc dùng chung rượu
với Địa hoàng, phần nhiều ỉà có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết. Điều này,
trên lâm sàng cần chú ý (Thượng Hải phương tễ học).
> Chích cam thảo thang còn gọi là ‘Phục mạch thang’, có tác dụng tư
âm phục mạch, trị mạch kết đợi, hổi hộp. Trong bài thuốc dùng Chích cam
thảo làm quân, vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ích khí, bổ Tâm khí hư nhược,
‘thông kinh mạch, lợi khí huyết’ (Vanh y biệt lục’), chủ yếu là tác dụng phục
mạch. Dùng Nhân sâm đại bổ nguyên khí Tỳ VỊ, ích khí, sinh tân dịch, Đại
táo ích Tỳ, hỗ trợ nguồn sinh hóa, Sinh địa, Mạch môn tư Thận dưồng âm, A
giao, Ma nhân nhuận táo, Quế chi ôn thông kinh mạch, vào Tâm trợ dương,
hỗ trợ Nhân sâm ích khí thông kinh mạch, phối hợp Quế chi, Cam thảo cay
ngọt hóa dương, Sinh khương ôn hành dương khí, phối hợp Đại táo điều hòa
dinh vệ, dùng rượu sắc tăng cường hiệu lực thông kinh mạch. Các vị phối
hợp tác dụng nhuận mà không trệ, ôn mà không táo, giúp khí huyết sung
vượng thì các chứng hết.
Trong bài thuốc sử dụng Sinh địa liều cao có hai ý nghĩa rất lớn. Một
là chứng này khí huyết suy nhược, do đó dùng Địa hoàng tư âm dưỡng
huyết. Tả Lý Vân nói: Trong bài ‘Chích cam thảo thang’, Địa hoàng tác
dụng nhuận gân xương kinh mạch, hai là tác dụng trừ hàn nhiệt tích tụ,
chống đau nhức, bế tắc’ (Thẩn nông bản thảo kinh), Địa hoàng tác dụng
bổ ngũ tạng nội thương hư tổn, thông huyết mạch, ích khí lực' (Danh y biệt
lục). Do đó trong bài ‘Chích cam thảo thang’ trọng dụng Địa hoàng, chủ yếu
tác dụng thông bế tắc, thông kinh mạch. Kinh nghiệm cho biết, đối với các
chứng bịnh ngoan cố, binh khó, dùng Sinh địa không hiệu quả do liều lượng
không đủ. Nếu dùng liểu 45-60g thì đối với các chứng binh ngoan cố, binh
khó sẽ hiệu nghiệm.
vể cách sắc thuốc, thường dùng rượu, nước, mỗi thứ một nửa (rượu
bảy phần, nước tám phần) để sắc, hiện nay phần lớn dùng rượu. Rượu có
tác dụng thông hành huyết mạch, dẫn thuốc đi lên. Ncịoài ra một số người
nhận xét rằng Địa hoàng, Mạch môn dùng rượu sắc thì Dược lý học
hiện đại nghiên cứu cho thấy rượu là một loại dung môi tốt, có thể hòa tan
chiết xuất nhiều loại hoạt chất. Do đó sắc bài ‘Chích cam thảo thang’ nên
thêm rượu để sắc (Trung y vấn đối).

GIA GIẢM PHỤC MẠCH THANG (Ôn bệnh điều biện)

tỊUÌÍŨÍẦ^Ĩắ - Jia jian fu mai tang


Tức ‘Phục mạch thang’ bỏ Sinh khương, Quế, Sâm, Đại táo,
thềm Bạch thược.
Tác d ụ n g : Trị ôn tà hãm lâu ở Dương minh, thân mình nóng,
mặt dỏ, miệng khô, lưỡi ráo, mạch Hư đại, lòng bàn chân bàn tay
nóng hơn mu bàn chân, bàn tay.
Tham khảo:
Trong 'Ôn bịnh điều biện’ dùng ‘Phục mạch thang gia giảm ’ có tác
dụng tư âm thanh nhiệt. Trị sau khi bị ôn bịnh Thận âm hư tổn, chân âm
khô kiệt, tà khí ít, hư nhược nhiều. Triệu chứng sốt nóng, mặt đỏ, lòng bàn
chân, bàn tay nóng, miệng môi khô, nặng thì răng đen môi nứt nẻ, mệt mỏi,
ù tai, mạch Hư đại (Trung y vấn đôl).
TH U Ố C BỔ DƯƠNG
mmm
Thuốc bổ dương hoặc còn gọi là thuốc trợ dương là loại
thuốc dùng trong các chứng dương hư (bao gồm Tỳ dương hư,
Tâm dương hư và Thận dương hư). Chương này đề cập nhiều đến
Thận dương hư.
Thường các chứng thắt lưng, đầu gối mỏi đau, thắt lưng trở
xuống có cảm giác lạnh, chân mềm yếu, bụng dưới co thắt, tiểu
tiện không lợi hoặc sau khi tiểu xong còn có ít giọt hoặc tiểu tiện đi
luôn hoặc liệt dương, xuất tinh quá sổm hoặc gầy yếu khát nước
nhiều, mạch tiểu nhược, nhất là bộ mạch xích rất trầm tiể u . Những
chứng này đểu là chứng thận dương hư nhược, không hoá khí lợi
thuỷ được, hạ nguyên mất sự ôn dưỡng. Thiên ‘Chí chân yếu đại
lu ậ n ’ (T ố vấn 74) v iế t: “ N h ữ ng b ện h uốn g th u ố c, n h iệ t v à o m à vẫn
hàn thì trị vào phần dương” , vương Thái Bộc nói: “Bổ vào nguồn
của hoả để làm tiêu tán âm tà” , đều là nói đến phép ôn bổ thận
dương.

Nguyên tắc xử dụng


- Thuốc bổ dươ n g th ư ờ n g dùn g các vị N hục quế, Linh dương
g iá c, N h ụ c th u n g dung... là nhữ n g vị th u ố c bổ T h ậ n d ư ơ n g làm
chính, và các vị Địa hoàng, Quy bản, Thỏ ty tử... là những vị thuốc
bổ Thận âm, ích Thận tinh để hỗ trợ. Thí dụ: Bài ‘Bát vị quế phụ
hoàn’ dùng để bổ Thận dương, lấy từ bài ‘Lục vị', thêm Phụ tử,
Nhục quế.
- Thuốc bổ dương phần nhiều mang đặc tính ‘nóng’, do đó,
cần thận trọng khi dùng trong các trường hợp ‘Âm hư’.

Các vị thuốc b ổ dương thường dùng:


Cẩu tích: Bổ Can, Thận, trị tiểu nhiều, lưng đau, gối mỏi.
Thỏ ty tử: Bổ Can Thận, trị di tinh, hoạt tinh, lưng đau, gối mỏi.
Tục đoạn: Bổ Can Thận, mau liền xương,
ích trí nhản: Bổ Thận, Tâm, Tỳ, trị tiểu đêm, di tinh.
Lộc nhung: Bổ Thận dương, trị suy nhược, thiếu máu, di tinh,
khí hư, liệt dương.
Các bài thuốc b ổ dương thường dùng

‘Bát vị quế phụ hoàn’, ‘Hữu quy hoàn’, ‘Nhị tiên thang’, Thận
khí hoàn’.

THẬN KHÍ HOÀN ĨÍ ‘ c *l


(Kim quỹ yếu lược) Shen qi wan
Còn g ọi là *K im quỹ th ậ n k h í h o à n \ *B á t vị th ậ n k h ỉ
h o à n \ ‘B á t v ị đ ị a h o à n g h o à n \ ‘B á t vị q u ế p h ụ hoàn*.

C hủ tr ị
Thận khí bất túc.
Chứng trạng chính
Yêu thống cước nhuyễn, tiểu tiện
bất lợi hoặc phản đa, thiệt đạm nhi
phì, mạch Hư nhược nhi xích bộ m m m vK ,
Trầm Tế (Lưng đau, gối mỏi, tiểu 1ẳ:ầ . SiĩỉE, ị
không thông hoặc tiểu nhiều, lười ỈKHB
nhạt mà nhờn, mạch Hư nhược, bộ
xích Trầm Tế).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Thận dương khuy hư, ôn dưỡng vô
năng, khí hoá th ất tư, thuỷ dịch đại
't 1
tạ th ất thường.
C ông d ự n g IM
Bổ Thận trợ dương, íc h hoả chi í h ì t g m
nguyên, dĩ tiêu âm ế’ (Vương Băng). » (T M ) !
Dược vị I5nậ
Bào phụ tử I Bổ thận
Ôn dương bổ hoả.
30g ị dương hư.
Quản
Ôn thông dương Ị Trợ khí
Quỉ? ch i H 30g
khí. ! hoá nguyên.
Can địa hoàng 'ĨỈẾ Tư âm bể thận, Tư ấm bổ
ft 240g chấn tinh. Thận.
Sơn thù du llllỉcH Bổ ích Can Thận, Chấn tinh
Th ầ n Ỉ20g liễm tinh. hoá khí.
Âm sinh
Bổ Tỳ, ích Thận, dương
Sơn dược iXl1? 120g
sáp tinh. trưởng.
Lợi thuỷ thấm
Trạch tả 60g
thấp, tiết trọc.
Hợp với Quế chi
Phục linh GOg
để ôn hoá đờm ẩm. Thuôc loai
Tả
Hoạt huyết tán ứ, tả trong bổ
Mẫu đơn bì Hợp với Quế chi để tả trợ
60g có thể làm huyết bổ.
không bị trệ.
Tán bột, làm thành hoàn. Mỗi ngày uống 12- 16g.

Tác d ụng: Ôn bể thận dương. Trị Thận dương bất túc, lưng
gối đau lạnh, bụng đau, tiểu tiện không lợi hoặc tiểu không tự chủ,
ban đêm tiểu tiện nhiều và các hiện tượng thận dương hư suy như
ho đờm, tiêu khát, thuỷ thũng, tiếu chảy lâu ngày, chất lưỡi nhạt,
dầy, mạch Hư nhược.
G iải th ích: Bài này là bài ‘Lục vị địa hoàng hoàn* thêm Nhục
quế, Phụ tử. Bài thuốc gốc dùng Quê chi nhưng đời sau thường
dùng Nhục quế. Câu nói của Vương Thái Bộc: “Bổ vào nguồn của
hoầ để tiêu tan âm ế”. Có thể nói lên công dụng của bài này. Thận
là gốc của tiên thiên, trong chứa mệnh môn hoả, nếu thận dương
không đủ, không ôn dương được hạ tiêu, thì th ắt lưtig đau, chân
mềm, nửa người trô xuống thường có cảm giác lạnh, thận dương hư
yêu không hoá khí hành thuỷ được, thì tiểu không thông; Thận hư
không giữ được nước thì tiểu nhiều, nước tụ lại không hoá, thành
ra đờm ẩm.
u n g dụng lâm sàng: Hiện nay dùng trị viêm thận mạn, tiểu
đường, viêm đường tiểu, huyết áp cao, huyết áp thấp, u xơ tiền liệt
tuyến (phì đại tiền liột tuyên), tiểu nhiều lổn, thần kinh suy nhược,
viôm Phế quán mạn, tràn {lịch màng phối, loổt tít tràng, mrit có
màng, rối loạn mãn kinh, tử cung xuất huyết công năng, hội chứng
addison, không thụ thai, rối loạn thần kinh, thoái hóa khớp, mề
day, miệng lở loét...
L ă m sà n g h iện nay:
•T r ị thận viêm mạn: Dùng bài này hợp với 'Ngũ bì ẩm’, trị 12
ca, khỏi 10. Thời gian trị ngắn nhất 21 ngày, nhiều nhất 40 ngày.
Có một sô sau khi uống 2 thang đã thấy bớt phù (Trung y tạp chí
12, 1956).
Dùng bài này thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch mao căn, Đan
sâm, trị thận viêm mạn. Kết quả: Sau khi uống thuốc 2 tháng, nước
tiểu hết albuniin, sau 4 tháng, thận trở lại bình thường. Sau khi
uống 131 thang, xét nghiệm nước tiểu, thấy trở lại bình thường (Tứ
Xuyên trung y 9, 1985).
• Trị huyết áp cao: Dùng bài này thêm Long cốt, Mẫu lệ, Hạn
liên thảo. Sau khi uổng 20 thang, huyết áp hạ xuống bình thường.
Theo dõi 1 tháng, thấy bệnh tình ổn định {Tứ Xuyên trung y 5,
1987).
• Trị tiểu đường: Dùng bài này thêm Thiên hoa phấn, Thiên
môn, Mạch môn, Hoàng kỳ (sống), trị bệnh nhân bị tiểu dường dã 8
năm, phải chích insulin, nhưng ngưng chích thì bệnh tái phát, kèm
ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, cơ thể gầy ốm, cơ thịt teo gầy.
Kết quả: Sau khi uống 24 thang, hết bệnh- Theo dõi hơn 14 tháng,
không thấy tái phát. Lượng đường trong máu từ 16.1/ml xuống còn
6.8/ml, đường trong nước tiểu (++++) xuống còn (-) (Nội khoa nội
mông - Thượng Hải nhân dân xuất bản xã).
• Trị hen phế quản m ạn: Dùng bài này thêm Hồ đào nhục, Bổ
cốt chỉ, Cáp giới, thấy có tác dụng cố bản, phù chính tốt (Nội khoa
học - Thượng Hải nhân dân xuất bản xã).
• Trị các loại bệnh ở tiền liệt tuyến: Trị 56 ca phì đại tiền
liệt tuyến, xơ cứng cổ bàng quang, tiền liệt tuyến viêm, bàng quang
viêm dạng thần kinh. Kết quả: Đi tiểu dễ dàng hơn đạt 46.9%, đi
tiểu nhiều lần, tiểu đêm đạt 36% (Quốc ngoại y học - Trung y trung
dược 4, ĩ 984).
• Trị mát có màng nơi người ỉớn tuổi (Lão niên tính bạch nội
ehưứntí): Dối thành (ỉnnií thuôc hoàn, mỗi 1.4n uống 3g, ngí\y 2 lổn,
uống lAu <IM. K<H (ỊUíi: Khỏi 80%, trong dó, íiO% thị lực citi tlìiộn
tốt, 20% không bị kéo màng thêm nữa (Quốc ngoại y học - Trung
y trung dược 4, 1984).
• Trị bí tiểu: Dùng bài này thêm Đại phúc bì, Trần bì, Xa tiền
tử, trị 2 ca bí tiểu sau sinh đã 8 ngày. Kết quả: Uống 1 thang, tự đi
tiểu được, cho uống thêm, khỏi bệnh cTrung tây y kết hợp tạp chí
7, 1988),
Tham khảo:
> “Bài này là thuốc thánh để trị chứng thủy tràn lẻn thành dờm" (Kim
quỹ yếu lược giảng nghĩa).
caP “Phg quế bát v ị’ là thuốc trị Thận, Mệnh môn hư hàn, cũng ỉà phép
trị hay để đưa rồng về biển, nhưng là chửng hư dương bốc lên, hoả không
có chỗ nương tựa, thì cần xem kỹ ở mạch: Nếu mạch Hồng đại mà đè vào
rất yếu hoặc bộ quan và thốn thấy hồng đại mà 2 bộ xích lại hư, tế, sác thì
mới nên dùng” (Yphương luận).
> Kha Vận Bá nói: “Mệnh môn hoả là dưđng ở trong thuỷ. Thuỷ thể
vốn tĩnh, mà sông chảy mãi không ngừng là vì khí đọng, là dụng của hoả,
không chỉ vào cái hữu hình mà nói. Nhưng hoả ít thì sinh khí, hoả mạnh thì
hại khí, cho nên hoả không thể càng thịnh quá, mà cũng không thể suy. Nói
hoả sinh thổ tức là thiếu hoả của thận, lưu hành khắp nơi để sinh thổ. Nếu
mệnh môn hoả suy, thiếu hoả gần như sắp tắt, muốn ôn dương khí của Tỳ
Vị thì trước phải ôn hoả của mệnh môn, T hận khí hoàn’ cho Quế, Phụ vào
để tư âm, là tàng tâm trong thận, mạnh khoẻ toàn thân. Mệnh môn có hoả
thì thận có dương khí, cho nên không nói ôn thận mà gọi thận khí, do đó biết
thận lấy khí làm chủ, thận được khí mà thổ tự sinh. Hơn nữa hình bất túc thi
lấy khí mà lảm cho ấm thì bệnh do Tỳ Vị vì hư hàn sinh ra có thể khỏi; Mà
chứng thất huyết vong dương do hư hoả không vể chỗ sinh ra cũng nạp khí
mà về ” (Danh y phương luận).
^ “Uống bài ‘Bát vị’ lâu ngày khiến cho người ta béo khỏe mà sinh
nhiểu con” (Tuyên minh luận).
> “Lãn tôi xét tiên hiền Trương Trọng Cảnh là tổ SƯ lập ra bài thuốc
‘Bát vị’ này, thật là tiên phương để trị thủy hỏa, thánh dược cứu âm dương,
tôl tôn làm của báu nhất để bảo vệ sức khỏe, giúp bệnh hiểm nghèo, cứu
bệnh nguy, nhờ khuôn khổ này mà các bệnh nặng đến đâu cũng được
khỏi cả, vì kinh nghiệm đã lâu, ngoài phương pháp có thể không hlnh dung
được, hiểu được càng sâu, biến hóa vô cùng như cái vòng tròn không đầu
mối, thực khó nói hết” (Huyền tẫn phát vi - Hải Thượng y tôn tâm lĩnh).
“Bệnh nặng nhất trong các thứ bệnh của đời người không bệnh
nào nặng hơn các bệnh Phong, Lao, cổ , Cách. Thuốc này uống lâu chân
hỏa vững chắc ở đan điển thì hư phong còn từ đâu mà phất lên được, không
phải lo SỢ bị trúng phong nữa. Vị cam, ôn thì trừ được nóng dữ, vị bổ dưỡng
thì tinh huyết dễ sinh. Chứng cốt chưng, phục nhiệt còn chỗ nào để ẩn náu
được, chứng hư lao đã thành cũng khó mà dằng dai được. Chân hỏa ở dưói
đã đầy đủ, nguyên khí ỏ giữa tự nhiên lớn mạnh. Sự tiêu hóa bình thường
thì chứng bụng đẩy còn làm sao mà sinh được, chứng cổ trướng cũng
không lo nữa. Dưới nồi có lửa thì cơm trong nồi tự nhiên chín, tinh khí dào
dạt, tinh ba lan khắp 4 bên thì những chứng táo sáp, ợ, nghẹn còn lo gì nữa.
Chứng nặng đã có thể tiêu tan thì chứng nhẹ dứt khoát khó mà trầm trọng
được, thật là môn thuốc quý báu nhất, bài thuốc hay nhất để bảo toàn sinh
mạng” (Huyền tần phát vi - Hải Thượng y tôn tâm lĩnh).
> Nghiên cứu vể cách lập bài thuốc, T hận khí hoàn’ trọng dụng
Thục địa, Sơn thù, Sơn dược tư âm bổ Thận, dùng Nhục quế, Phụ tử, ôn
Thận hóa khí, thuốc bổ âm gấp mười lần thuốc bổ dương, chủ yếu ‘lấy
Thiếu hỏa sinh khí’ (lấy ý trong thiên ‘Ám dương ứng tượng đại luận’ (Tố vấn
5). Nếu dùng thuốc bổ dương nhiều, sợ thuốc ôn táo cay tán quá mức, phát
sinh hiện tượng ‘tráng hỏa thực kh f. Do đó trên cơ sở nền là thuốc bổ âm,
dần dần sinh hỏa và thận khí, do đó mới đặt tên là T h ận khí’, tà ý tứ như
trên. Danh y Kha Vận Bá nói: ‘Thận khí hoàn’ dùng Quế, Phụ tử bằng một
phần mười thuốc bổ âm là để bổ hỏa, sinh hỏa một cách nhẹ nhàng, từ từ
để sinh Thận khí, do đó không gọi là ôn thận mà gọi là Thận khí’ (San bổ
danh y phương luận).
> Bài này dùng ‘Lục vị địa hoàng hoàn’ để tráng thuỷ, làm chủ; Thêm
Phụ tử, Nhục quế để bổ hoả trong thuỷ, giúp hỗ trợ Thận khí. Trong bài
chl dùng ít thuốc ôn thận trong thuốc tư thận, theo nghĩa thiếu hoả sinh khí,
vì vậy gọi là T h ậ n khí’. Mục đích bài này là ôn bổ Thận dương mà trong
bài dùng Địa hoàng, Sơn thù là thuốc âm thì Thận âm và Thận dương đểu
có quan hệ vói nhau, tửc là ‘âm dương cùng gốc’, ‘khéo bổ dương tất phải
trọng âm ’ (Thượng Hải phương tễ học).
> Trong ‘Kim quỹ yếu lược’, Thận khí hoàn’ trị các chứng thủy dịch
không điểu hòa. Như thiên ‘Trúng phong lịch tiêu phong' trị cước khí vào
bụng dưới, tê cứng, thiên ‘Huyết tý hư lao’ trị hư lao, đau lưng, bụng dưới
đau cấp, tiểu tiện không lợi, thiên ‘Đờm ẩm khái thấu’ trị thở ngắn, có đờm
ẩm, thiên 'Tiêu khát tiểu tiện lâm lịch bệnh’ trị đàn ông tiêu khát, tiểu tiện
nhiều, thiên ‘Phụ nhân tạp bệnh’ ỉĩ\ chứng chuyển bào, tiểu tiện không lợi.
Qua đó có thể thấy ‘Thận khí hoàn’ phần nhiểu trị chứng tiểu tiện thông
lợi, và các triệu chứng Thận dương hư không rõ ràng như nửa thân dưới
lạnh, tay chân không ấm, lưng đau, hoặc chứng hư lao, đau lưng, không thể
khẳng định là Thận dương hư.
Qun phán tích trôn, Thộn khỉ hoàn' không chĩ dơn thuán trị Thộn
dương hư mà trị Thận âm, Thận dương h ư íứ c là Thận khí hư. Tác dụng của
bài T hận khí hoàn’ không phải là ôn bổ Thận dương mà ôn bổ Thận khí,
Thận khí sung vƯỢng thì hóa khí hành thủy và các chứng bệnh hết. Trương
Sơn Lập nói: ‘Bát vị thận khí hoàn’ trị Thận khí hư, tiểu tiện không lợi, Quế,
Phụ tử, làm ấm nóng Thận dương, Địa hoàng tư dưỡng âm dịch, Sơn thù
thu nhiếp khí hao tán, Đơn bì tiết thấp nhiệt, Phục linh, Trạch tả thấm thấp,
lợi bàng quang, Sơn dược làm mạnh Tỳ, ngăn thủy, các vị thuốc đều tập
trung lợi thủy. Tên bài thuốc là T hận khí' là chú trọng chữ ‘khí’ vậy. Quế,
Phụ dùng liều nhỏ sưởi ấm chân dương, thông lợi niệu đạo.
T hận khí hoàn' còn gọi là T h ô i thị bát vị hoàn’. Bàn vể bài của Thôi
thị có 5 điều, điểu thứ tư v iế t: ‘Bệnh CƯỚC khí vào bụng, bụng dưới tê cứng,
dùng Trương Trọng c ả n h ‘Bát vị hoàn’, c ấ u tạo của bài này và bài Thận
khí hoàn’ giống nhau, đổi Quế chi thành Quế tâm, liều tượng khác nhau
chút ít. Nói chung hai bài này giống nhau, chỉ khác là Q uế chi thay bằng
Quế tâm gọi là T h ô i thị bát vị hoàn' (Trung y vấn đối).

QUẾ PHỤ B Á T VỊ HOÀN (Trung y Thượng Hải)

- Gui fu ba wei wan


Cũng có tên là Thụ quế bát vị hoàn’.
Là bài 'Kim quỹ thận khí hoàn’ dùng Nhục quế thay Quế chi.
G iăi thích'. Bài này dùng Quế, Phụ làm chủ dược, là phương
thuốc bổ Thận được dùng sớm nhất. Bài ‘Lục vị địa hoàng hoàn’ và
các loại ‘Địa hoàng hoàn’ khác đều từ bài này biến hóa ra. Mục đích
bài này là ôn bổ Thận dương mà trong bài dùng Địa hoàng, Sơn thù
là các vị thuốc âm thì Thận âm và Thận dương đều được bể. Thận
âm Thận dương có quan hệ với nhau tức là dựa vào ý ‘Âm dương
cùng gổc’ hoặc ‘khéo bổ dương tấ t phải trong âm cầu dương’.
Tham khảo:
Ngày xưa không phân biệt Quế chi với Nhục quế, đời sau mới phân
biệt ra, vì vậy mới định bài riêng là ‘Quế phụ bát vị hoàn’, cả 2 bài thuốc
đồu là ôn bổ Thận dương, là phương pháp điều trị “ích hoả nguyên để tiêu
âm hàn’, tuy nhiên, có sự khác biệt giữa đùng Quế chi và Nhục quế. Quế
chi giỏi thồng dương, tính của nó chạy mả không giữ lại cho nên hợp với
cốc chứng thuỷ ẩm đình tụ, thuỷ thấp tràn lan, khí huyết ngưng trệ. Nhục
quế giỏi nạp khí, dẫn hoả quy nguyên, tính nó giữ lại mà không chạy cho
nỗn nếu mệnh mỏn hoả suy mà hư hoả bốc lồn, Thận không nạp khí gây
nên suyễn và hạ tiêu hư hàn th) dùng Nhục quế hay hơn (Thượng Hải
phương tê học).
TẾ SINH THẬN KHÍ HOÀN (T ế sinh phương)

- Ji sheng shen qi wan


Là bài ‘Kim quỹ thận khí hoàn’ thêm Ngưu tất, Xa tiền tử.
Tác dụng: Trị Thận hư yếu, lưng đau nặng, chân sưng, tiểu
không thông, phù thũng.
Tham khảo: So với bài ‘Kim quỹ thận khí hoàn’, vì bài này
thêm Ngưu tất, Xa tiền tử cho nên tác dụng ÔĨ1 dương lợi thuỷ, tiêu
thuỷ mạnh hơn (Thượng Hải phương tễ học).

TH Ậ P BỔ HOÀN ( T ế sinh phương)

-pậhA - Shi bu wan


Là bài ‘Thận khí hoàn’ thêm Lộc nhung, Ngủ vị tử.
Tác d ụ n g : Ồn dương bổ thận, hóa khí lợi thủy. Trị thận tạng
hư nhược, sắc m ặt đen sạm, chấn lạnh, chân sưng, tai ù, tai điếc,
chân tay, mình mẩy gầy ốm, chân gối mềm yếu, tiểu tiện không
thông, th ắt lưng, đầu gốì đau nhức.
Tham kh ảo: Xét bài ‘Tế sinh thận khí hoàn’ và bài T h ậ p bổ hoàn’,
đều tà bài ‘Kim quỹ Thận khí hoàn’ gia vị mà thành. Bài trước thêm Ngưu
tất, Xa tiền để bổ thận lợi thủy, thường dùng ở chứng dương hư thủy thũng;
Bài sau thêm Lộc nhung, Ngũ vị tử để nạp dương khí, đối với chứng thận hư
nhược, tinh khí không đủ thì hiệu quả càng rõ (Thượng Hải phương tễ học).

HỮU QUY HOÀN


(Cảnh Nhạc toàn thư) You gui wan
C ông d ụ n g
Ôn bổ Thận dương, chấn tinh ích tuỷ. ® ií''(tra , ỉ i t ì t t ì t i
C hủ tr ị

Thận dương bất túc, mệnh môn hoả suy.

C hứ ng tr ạ n g chính
C h ín h k h í suy, Ih n 1)1, 11V hàn, chi la n h, ii:'ííẾ , # $ . I'<*
yôti tnt n lm y rn nhược, m ạ rli T rn m n h i T r ì 114ỉ t, llĩM tt* ). M
(Chính khí suy, mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân I ^ ^
lạnh, lưng gối mỏi yếu, mạch Trầm Trì).
Dược vị
Thục địa hoàng 240g, Thỏ ty tử Ĩ20g, Sơn dược 120g, Sơn thù 90g,
Đỗ trọng 120g, Câu kỷl2ồg, Đương quy 90g, Lộc giác giao 120g,
Phụ tử chế 60g, Nhục quế 60g. Tán bột, trộn mật làm hoàn.

Tác d ụ n g : Ôn Thận dương, ích tinh huyết. Trị Thận dương


không đủ, mệnh môn hoả suy, người già bệnh lâu xuất hiện chứng
lão suy, sợ lạnh, chân tay lạnh, liệt dương, hoạt tinh, lưng gối đau
mỏi.
G iải thích: Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Câu kỷ bổ thận âm;
Nhục quế, Phụ tử ôn dưỡng thận dương; Chích thảo bổ trung, ích
khí; Đỗ trọng cường tráng, ích tinh.
Gia giảm : Dương suy khí hư, chủ yếu phải thêm Nhân sâm
8-12g hoặc 24g, tùy người hư hay thực mà thêm nhiều hay ít; vì
công năng của Nhân sâm là hễ theo dương dưực thì vào dương
phận, theo âm dược thì vào âm phận, muốn bổ dương khí của mệnh
môn, nếu không thêm Nhân sâm thì khồng có công hiệu nhanh.
Nếu dương hư tinh hoạt, bạch đái, bạch trọc, đại tiện lỏng thì
thêm Bổ cốt chỉ 12g sao rượu.
Tiêu chảy, hoặc tiêu lỏng không cầm, thêm bắc Ngũ vị tử 12g,
Nhục đậu khấu 12g (sao cám cho hết dầu).
Ăn uống kém hoặc rối loạn tiêu hoá hoặc nôn mửa nuốt chua
thì đều là Tỳ Vị hư hàn, thêm Can khương 12 - 16g (sao).
Bụng đau không hết, thêm Ngô thù du 8g (tẩm nước sôi nửa
ngày, sao).
T hắt lưng đau, gối mỏi, thêm Hồ đào nhục cả vỏ 16g.
Âm hư, liệt dương, thêm Ba kích nhục 16g, Nhục thung dung
12g, hoặc thêm dịch hoàn của chó vàng 1-2 đôi, (lấy rượu nấu cho
n át nhừ ra giã trộn vào).
Đại tiện lỏng có thể bỏ Đương quy, Câu kỷ, thêm Bạch truật,
ích trí nhân.
Khí hư muốn thoát hoặc hôn mê, hoặc ra mồ hôi, hoặc choáng
váng, hoặc hơi thở ngắn, thêm Nhân sâm.
Vị khí hư hàn, nôn, ợ chua, có thể thêm Can khương, Ngô thù.
Tiểu nhiều dầm dề không dứt, có thể thêm Bể cốt chỉ.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Hiện nay dùng trị viêm Phế quản mạn,
bệnh tấm Phế, huyết áp cao, thiếu máu, suy thượng thận (Addison),
liệt cơ nặng, sa thận, u xơ tiền liệt tuyến, thần kinh tọa, bệnh
Durhing, rối loạn mãn kinh, kinh nguyệt ra nhiều, rối loạn sinh lý,
không thụ thai.
Lâm sàng hiện nay :
• Trị sa thận: Dùng bài này bỏ Lộc giác giao, Đương quy,
thêm Hoàng kỳ, Thăng ma. Trong đó, sa cả 2 thận nặng 2 ca, 1 ca
kèm sa tử cung độ 2, có 1 ca kèm tiểu đường. Kết quả: Sau khi uống
30 thang, lưng gối dỡ đau nhiều, có 1 ca đi kiểm tra siêu ầm lại,
thấy thận bớt sa nhiều. Còn 1 ca, sau 2 tháng, kiểm tra lại lượng
đường trong máu, thấy đã trở lại bình thường (Chiết Giang trung
y tạp chí 3, 1955).
• Trị liệt cơ nặng: Dùng bài này thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm,
trị 51 ca liệt cơ do thận dương suy yếu (sợ lạnh, tay chân lạnh, đại
tiện lỏng, lưng đau, nuốt vào khó khăn, toàn thân mỏi mệt, không
có sức). Kết quả: Khỏi 5, đỡ 7, có chuyển biến tốt 32, không khỏi 7
{Thượng Hải trung y dược tạp chỉ 12, 1987).
• Trị bệnh Durhing {Độ Hán Thị tổng hợp chứng): Sau khi
sinh bị bế kinh, lông tóc rụng, vú và tử cung teo, suy giảm tình
dục, phù thũng, gầy ốm, váng dầu, sợ lạnh... Kết quả: Khỏi 2, đỡ 1
('Thượng Hải trung y dược tạp chí 3, 1981).
Dùng bài này kết hợp với bài ‘Tứ quân tử thang’, trị bệnh
nhân bị bệnh Durhing hơn 14 năm, đã uống nội tiết tố tuyến giáp
(Thyroxin) nhưng không khỏi. Kết quả: Sau khi uống 12 thang bài
thuôc trên, các chứng trạng có triệu chứng giảm, trước đây đang
uống 30mg Thyroxin/ngày, nay giảm còn 5mg/ngày. 87 ngày sau,
các khỏi bệnh (Liêu Ninh trung y tạp chí 5, 1985).
• Trị bệnh Addison (A Địch Sâm thị bệnh): Dùng bài nảy
thAm Dan Hâm, Diỗn tam thíít, Quy bản, Cam tháo, trị 2 ca. Bệnh
nhAn tỉa (lon xạm, chAn rAng ilíỉn như tro, tay chAn lạnh, phù thùng.
Kết quả: Uống thuốc 3 tháng, hết phù, da trở nên tươi nhuận như
thường, các chứng đều khỏi. Kiểm tra lại 17-Sterroid trong nước
tiểu, thấy trở lại bình thường. Theo dõi hơn 1 năm, không thấy tái
phát (Tân trung y 3, ỉ 988).
• Trị rối loạn tiểu não dạng di truyền: Dùng bài này bỏ Sơn
thù, thêm Hà thủ ô, Quy bản, trị người bệnh chân đứng không
vững, khó đi lại, lảo đảo, tay không có sức để cầm, váng đầu, tai ù,
hay quên, tay chân lạnh- Đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không
khỏi. Kết quả: Uống 20 thang, tinh thần chuyển biến tốt, đứng và
đi được. Ucmg 50 thang bệnh chuyển biến tốt, có thể tự đi lại được
{Thượng Hải trung y dược tạp chí 2, ỉ 984).
• Trị đau thần kinh toạ: Dùng bài này bỏ Sơn thù, Đương quy,
thêm Ma hoàng, Bạch thược, Xuyên Ngưu tất, Cam thảo, gia giảm
trị 48 ca. Trong đó, loại nguyên phát có 41 ca, thứ phát 7. Đau như
kim đâm, thêm Một được (chế), Nhũ hương (chế). M ất cảm giác,
thêm Kê huyết đằng. Đau về ban đêm, thêm Hà thủ ô, Đương quy.
Hợp với thấp, bỏ Câu kỷ tử, thêm Thương truật, Mộc thông. Mệt
mỏi, tiêu lỏng, thêm Sa nhân, Sơn tra. Tự ra mồ hôi, bỏ Ma hoàng,
thêm Hoàng kỳ. Kết quả: Khỏi 32, đỡ 12, không khỏi 4 {Tứ Xuyến
trung y 11, ỉ 985).
• Trị rối loạn tình dục: Dùng bài này thêm ‘Tái dục dơn’, trị
46 ca. Bệnh nhân sắc m ặt không tươi, chân tay lạnh, hoa mắt, ù
tai, lưng đau, tiểu nhiều... Sau khi uống thuốc đều có kết quả tốt
(Thượng Hải trung y dược tạp chí 6, 1990).
• Trị suy sinh dục: Dùng bài này bỏ Bào phụ tử, Nhục quế,
Đương quy, thêm Tử hà xa, Hải cẩu thận, Trần bì, Tiên linh tỳ, trị
11 ca, do rối loạn tinh dịch làm cho suy giảm tình dục. Kết quả: Sau
khi uống thuốc 2 tháng, có 2 ca vợ có thai. Có 5 ca, sau khi uống
thuốc 3 tháng, vợ đã có thai (Hà Nam trung y 4f 1988).
• Trị kinh nguyệt ra quá nhiều: Dùng bài này làm chính, trị
9 ca, trong đó có 5 ca tuổi trẻ mà lượng kinh ra quá nhiều, do phá
thai làm mạch Xung Nhâm bị tổn thương 2 ca, rốì loạn mãn kinh
đo thận hư 2 ca. Kết quả: Đều có kết quả tốt (Thiểm Tây trung y
4, ĩ 988).
Tham khảo:
Bài này từ bải ‘Phụ quế bảt vị hoàn' biến hoá ra, lấy T ả quy hoàn’
làm cơ sở, bỏ Ngưu tất, cao Quy bản, thêm Phụ tử, Nhục quế, Đương quy,
Đỗ trọng. Bài này cùng với ‘Phụ quế bát vị hoàn’ cũng là bài thuốc ôn thận
tráng dương, nhưng giữa hai bài thuốc có chỗ khác nhau. Bài trên là bổ
dương kèm tả còn bài này bổ mà không tả, lại có Lộc giác giao, Đương quy
ích tinh huyết; Câu kỷ tử, Thỏ íy tử, Đỗ trọng ôn dưỡng Can Thận, vì vậy,
sức trợ hoả tráng dương của nó mạnh hơn, thích hợp với chứng bệnh dương
hư hoả suy tương đối nặng. Người xưa cho rằng ‘Phụ quế bát vị hoàn’ chỉ
là ‘ích hoả chi nguyên để tiêu âm hàn', mà bài này thì ‘phù dương để phối
âm ’. Còn chỗ khác nhau giữa bài này với bài T ả quy hoàn’ là ‘Tả quy hoàn’
nặng về ích tinh huyết, bài này nặng về ôn tráng thận dương (Thượng Hải
phương tễ học).
> Chân dương không đủ, tất có các chứng thần mệt, khí khiếp, tim
hồi hộp không yên, hoặc chân tay rã rời, hoặc dương nuy, không có con.
Đều nên bổ gấp nguồn của hoả, để bồi bổ khí nguyên dương ở thận bên
phải (hữu thận) thì thần khí tự mạnh lên (Thượng Hải phương tễ học).
^ Bài này bổ hỏa tận gốc để bồi thận nguyên dương. Bài này cùng
với bài T ả quy ẩm ’ chủ yếu để tráng thủy, bồi thận nguyên âm (Phương tể
học giảng nghiả).

HỮU QUY ẨM (Cảnh Nhạc toàn thư)

- You gui yin


Thục địa 8-12g, Sơn dược (sao), Câu kỷ tử, Đỗ trọng (chế
gừng), Sơn thù, Chích cam thảo đều 8g, Nhục quế 4g, Pìiụ tử (chế)
2g. Sắc uổng.
Tác dụng'. Ôn thận chấn tinh. Trị thận dương bất túc, chân
tay lạnh, mạch Tế hoặc âm thịnh cách dương, chân tay lạnh, giả
nhiệt.
G iải thích'. Bài này từ bài T hận khí hoàn' biến hoá ra. Thục
địa, Sơn thù, Sơn được, Câu kỷ bổ Thận âm; Nhục quế, Phụ tử ôn
dưỡng thận dương; Chích thảo bổ trung, ích khí; Đỗ trọng cường
tráng, ích tinh.
Chứng mệnh môn hoả suy mà gây ra chứng hư hàn, thậm chí
xuất hiện chứng giả nhiệt đều có thể sử dựng.
G ia giảm'. Khí hư huyết thoát, ra mồ hôi, chóng mặt, hơi
thơ ngiin, thêm Nhân sAm, Bạch truạt. ĩĩoá suy không sinh (ĩưực
Uìố tfỉìy ní-íi nôn mửa, nuôi, chua, thôm Can khươn^. DươnK khí
Niiy, (ÌMI liộn IÓMK, Ihuik, thôm Nhân sàm, Nhục (lẠu kliAu.
•ki tì A —■
Bụng dưới đau, thêm Ngô thù du. Tiểu gắt, khí hư (đới hạ), thêm
Phá cố chỉ. Huyết kém, huyết trệ, th ắt lưng đau, gôì mỏi, thêm
Đương quy.
ứ n g d ụ n g lả m sà n g : Hiện nay dùng trị huyết áp cao, suy
giảm miễn dịch, rối loạn vận mạch, hạ thân nhiệt, tinh dịch dị
thường, lupus ban đỏ.
Tham khảo:
• Bàỉ này bổ hoả tận gốc để bồi Thận nguyên dương.
• Bài này cùng với bài ‘Tả quy ẩm ’ chủ yếu để tráng thuỷ, bồi Thận
nguyên âm.
• Bài này cũng thuộc bài thuốc bổ cho nguồn của hoả. Thận là tạng
thủy hoả, thận dương hư kém, âm hàn thịnh ở trong, thì bụng đau thắt ÍƯng
mỏi, chân lạnh, mạch Tế, nặng thì vì hư dương vượt ra ngoài mà hiện ra
chứng đẩy đương ra thành chân hàn giả nhiệt. Bài này bổ vào nguồn của
hoả, để bồi thêm khí nguyên dương của thận, cùng với bài ‘Tả quy ẩm’,
mạch chủ của thủy, để bồi thêm khí nguyên âm của thận, nguyên lý vẫn là
một (Thượng Hải phương tễ học).

PHỤC PHƯƠNG NHỊ TIÊN THANG ( Y viện Th ử Q uang


Thượng Hải)

'M - Fu fang er xian tang


Tiên mao 12-16g, Tiên lỉnh Tỳ 12-20g, Đương quy, Hoàng bả,
Ba kích đều 12g, Tri mẫu 6-12g. sắc uống.
Tác dụng: Ôn Thận dương, bổ thận tinh, tả thận hoả, điều
lý hoả xung. Trị các chứng rối loạn mãn kinh, người nhiều tuổi cao
huyết áp, bế kinh và các chứng mản tính khác như Thận âm Thận
dương không đủ mà hư hoả bốc lên.
G iải thích: Đặc điểm ghép vị của bài thuốc này là dùng cả
2 loại thuốc tráng dương và tư âm tả hoả nhằm vào các bệnh phức
tạp như âm dương đều hư ở dưới mà hư hoả bốc lên trên (gồm cả
Can hoả, Thận hoả). Dùng Tiên mao, Tiên linh tỳ, Ba kích để ôn
Thận dương, bổ Thận tinh; Hoàng bá, Tri mẫu tả hoả mà tư dưỡng
Thận âm; Đương quy ôn nhuận để dưỡng huyết và điều hoà hoả
không cho bốc lên.
Tham khảo:
Bài này lúc đầu dùng để trị người lớn tuổi huyết áp cao và các bệnh
mãn kinh, báo cáo cho thấy tình trạng sức khoẻ cải thiện rõ ràng, huyết áp
hạ xuống, sau đó mở rộng ra các bệnh mãn tính khác như thận viêm, nang
thận viêm, viêm đường tiểu, bế kinh, và người già bị tinh thần phân liệt,
hoặc trong khi bị bệnh xuất hiện thận hư hoả vượng, dùng bài này làm cơ
sở để gia giảm điểu trị (Thượng Hải phương tễ học).
THUÕC BÕ KHl

Thuốc bổ khí thường được dùng trị các chứng khí lực suy yếu
như thiếu sức, hụt hơi, mau mệt, thở ngắn, sa trực trường, sa tử
cung...

Nguyên tắc xử dụng

Thuốc bổ khí thường dùng các vị thuốc có vị ngọt (cam), tính


ấm (ôn), có tác dụng ích khí như Hoàng kỳ, Đảng sâm, Cam thảo...
làm chính, phối hợp với:
+ Các loại thuốc kiện Tỳ (Bạch truật, Hoài sơn...) để kiện Tỳ,
ích khí trong các chứng bệnh Tỳ Vị hư yếu.
+ Thuốc thăng đề (Thăng ma, Sài hồ...) để thăng dương, ích
khí trong các chứng do trung khí hạ hãm gây ra.
+ Thuốc ôn dương (Phụ tử, Nhục quế...) để hồi dương, cố
thoát, trong các trường hợp dương khí bạo thoát, vong dương...
+ Thuốc dưỡng âm lỉễm khí (Mạch môn, Ngũ vị tử...) để ích
khí, liễm âm, trong các chứng khí âm đều tuyệt.
Trên thực tế lâm sàng, thuốc bổ Khí thường được dùng phốỉ
hợp với thuốc bổ Khí, bổ huyết, hành khí.

C ác vị thuốc b ổ kh í thường dùng


Đảng sâm: Bổ khí, sinh tân, trị thiếu máu, mệt mỏỉ.
Bạch truật: Bổ Tỳ, trừ thấp, trị đầy hơi, chậm tiêu.
Hoài sơn: Bổ Tỳ Phế, Trị khí hư, kém ăn, ho lâu ngày.
Đinh lăng: Trị mệt mỏi, suy nhược, tăng sức dẻo dai.
Ngũ gia bì: Trị mệt mỏi, suy nhược, mạnh gân cốt.
Cam thảo: Bổ khí, bổ Tỳ, điểu hòa các vị thuốc.

Các b ài th u ố c bổ k h í
‘Tứ quân tử thang’, ‘DỊ công tán’, ‘Bổ trung ích khí thang’, 'Điểu
trung ích khí thang’, ‘Độc sâm thang’.
Tứ QUÂN TỬ THANG
(Hoà tễ cục phươnạ) Si jun zi tang
Chu trị '
Tỳ Vị khí hư chứng
Chứng trạng chính
Diện sắc nuy bạch, khí doản phạp lực, thực
thiểu, thiệt đạm đài bạc, mạch Hư Nhược
(Sắc mặt trắng úa, hơi thở ngắn, mệt mỏi,
ăn ít, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch â,
Hư Nhược).
Nguyên nhân gây bệnh
Tỳ Vị khí hư, nạp vận vô quyền, khí huyết ìế
phạp nguyên
Công dụng
ích khí kiện Tỳ
Dược vị
Nhân sâm (bỏ cuống) À # Kiện Tỳ ích khí bổ
Q uân
8-12g dưỡng Vị. Tỳ.
Kiện Tỳ
Thẩn Bạch truật É3 8~12g
táo thấp. Kiện Tỳ
Kiện Tỳ khứ thấp,
Tá Phục linh (bỏ Ưỏ) 12g
thâm thấp. trợ vận.
HỖ trợ tác dụng bổ
Sứ Chích cam thảo Ạ 4g trung của Sâm và Truật,
điều ho à các vị thuốc.
Tán bột, mỗi lần dùng 4g, sắc với một chén nước còn 7 phân,
uống.
Cách dùng gần đây: thái thành phiến sắc uống, hoặc làm thành
Ị thuốc hoàn, uông mỗi lần 8-12g.

Tác dụng'. Kiện Tỳ vị, ích khí, hoà trung. Trị Tỳ Vị suy
yếu, khí hư bất túc, một mỏi rã rời, mặt vàng úa, người gầy, ăn
uống giíim sút, (lại tiộn phân NỘt, mạch Nhu Nhưực, r£u lưdi mỏntf
trring.
G iải thích: Nhân sâm bổ khí; Bạch truật kiện Tỳ vận thấp,
phối hợp với nhau là thành phần chủ yếu; Phục linh thấm thấp,
giúp Bạch truật kiện Tỳ vận thấp; Cam thảo cam bình, giúp Nhân
sâm ích khí hoà trung. Tác dụng của toàn bài, bổ khí mà không trệ
thấp, thúc đẩy cơ năng vận hoá của Tỳ Vị, khiến ăn uống tăng lên,
có lợi cho việc khôi phục sức khoẻ. 4 vị thuốc mà bài thuốc chọn,
tính bình hoà, có thể dùng lâu dài mà không gây tác dụng xấu, vì
vậy, được gọi là ‘Tứ quân tử thang’.
L â m s à n g h iệ n n a y :
• Trị đau dạ dày m ạn: Dùng bài này gia giảm, trị 123 ca.
Đã qua kiểm tra Xquang, có 86 ca viêm dạ dày mạn, 13 ca loét tá
tràng, 24 ca viêm và loét dạ dày. Kết quả: Khỏi 49, đỡ 65, không
khỏi 9 {An Huy trung y học viện học báo 1, 1987).
• Trị trẻ nhỏ bị tiêu chảy (Anh ấu nhi phúc tả): Dùng bài này
gia giảm, trị 150 ca, khỏi 144, không khỏi 6, trong dó có 10 ca m ất
nước nặng, phải kết hợp truyền dịch bù nước (Vân Nam trung y học
viện học báo 1, 1978).
• Trị có thai bị nôn mửa: Dùng bài này thêm Trúc nhự, Tô
ngạnh, trị 93 ca. Trong đó, đã có thai 67 ca, vừa mới thụ thai 26 ca.
tấ t cả đều khỏi. Thời gian uống thuôc ít nhất là 2 ngày, nhiều nhất
14 ngày (Thượng Hải trung y dược tạp chí 71959).
Dùng bài này gia giảm, trị 52 ca. Tất cả đều khỏi. Ưống thuôc
ít nhất là 1 ngày, nhiều nhất là 5 ngày (Trung hoa phụ sản khoa
tạp chí 1, 1960).
• Trị da xạm đen (bì phu hắc bệnh biến): Dùng bài này gia
giảm, trị người bệnh bị đã 3 năm, da vùng ngực, bụng, tay chân,
lưng đều có nhiều mảng màu đen, tinh thần uể oải, dờ đẫn. Kết quả:
Sau khi uống 20 thang, da bớt xạm đen, uống liên tục 60 thang,
màu da cơ bản đã gần hết đen, uống thêm 30 thang nữa, khỏi bệnh
{Giang Tô trung y 1, 1961).
• Trị đái hạ: Dùng bài này gia giảm, trị bệnh nhân đã bị 3
năm, đái hạ ra nhiều, mùi hôi, có khi màu trắng, có lúc màu vàng.
Kết quả: Uống 2 thang, bớt đái hạ, uống tiếp 6 thang, khỏi bệnh.
Theo dõi hơn 4 năm, không thấy tái phát (Tứ Xuy ôn trung y 3,
1987).
Trị mạn kinh phong: Dùng bái nAy gia giâm, trị chốu bổ
hơn 18 tháng tuổi bị phát co giật 2 tháng. Lúc phát, tay chân co lại
như chân gà, m ắt trựn ngược, da mặt xanh, bất tỉnh. Kết quả: Sau
khi uống 2 thang, hết co giật, uống thêm 7 thang, khỏi bệnh. Theo
dõi hơn nửa năm, không thấy tái phát (Hồ Nam trung y học viện
học báo 4, 1989).
Tham khảo:
Trương Lộ Ngọc nói: “Khí hư, lấy vị ngọt để bổ” . Sâm, Truật, Linh,
Cam thảo ngọt, ôn, ích Vị, lại có tác dụng kiện vận, có tính trung hoà cho
nên gọi là quân tử. Cơ thể người ta lấy Vị khí làm gốc, Vị khí mạnh thì ngũ
tạng cũng khoẻ, Vị khí tổn thương thì trăm bệnh nổi dậy. Cho nên hễ bệnh
lâu ngày, các thuốc không khỏi, chỉ có hai con đường là ích Vị và bổ Thận,
cho nên dùng ‘TỨ quân tử ’ tuỳ chửng gia giảm (Danh y phương luận).
> Bài này !à bài thuốc kiện Tỳ dưỡng Vị và cam ôn ích khí. Tỳ Vị là
gốc của hậu thiên, là nguồn của khí huyết Vinh Vệ cho nên bổ khí cần phải
trị Tỳ Vị trước. Ngô Côn nói: "Nhìn thấy sắc mặt trắng nhợt biết được là khí
hư vậy, tiếng nói nhỏ nhẹ thì nghe mà biết được khí hư, tay chân yếu sức
thì hỏi mà biết được khí hư, mạch Hư Nhược thì bắt mạch mà biết được khí
hư, như thế thì nên bổ khí’1( Thượng Hải - Phương tễ học).

BÀI CA T ứ QUÂN TỬ THANG

Tứ quân tử thang': trung hòa nghĩa, ‘TỨ quân' vốn rất trung hòa,
Sâm, Truật, Phục linh, Cam thảo tỳ, Sâm, Linh, Truật, Thảo, gọi là ‘TỨ quân’,
ích dĩ Hạ, Trẩn danh 'Lục quân’, ‘Lục quân' gia Bán hạ, Trán,
Khư đờm bổ khí dương hư nhị, Tiêu đờm, bổ khí, trị phẩn dương hư,
Trừ khước Bán hạ danh ‘Dị công’ ‘Dị công, Bán hạ loại trừ,
Hoặc gia Hương, Sa, vị hàn sủ. Vị hàn chứng ấy phải nhờ Hương, Sa,

DI CÔNG TÁN (Tiểu nhi dư ợc chứng trực quyết)

w - Yi gong san
Tức bài ‘Tứ quân tử thang’, thềm Trần bì.
Tác d ụ n g '. Kiện Tỳ, hòa trung. Trị Tỳ Vị hư yếu, khí trệ ở
trung tiêu, kém ân, tiêu chảy, nôn mửa. Thường dùng trị trẻ nhỏ bị
rối l o ạ n ti CHI h o á .

Tham kháo:
Vì ĩ r Á n bl là th u ô c c h ín h dô’ lý k h i h à n h k h í, s a u k h i p h ố i h ợ p v ớ i S ả m ,
Truật, tăng thêm tác dụng kiện Tỳ, hoà Vị, lý khí, vì vậy, thích hợp với người
bệnh Tỳ Vị suy yếu mà khí trệ không thông (Thượng Hải phương tễ học).

LỤC QUÂN T Ử THANG ( Y h ọ c chỉnh truyền)

Ằ t ĩ i - Lu jưn zi tang
Lầ bài T ứ quân tử thang’ thêm Trần bì, Bán hạ.
Tác d ụ n g : Kiện Tỳ, bổ khí, hòa trung, hóa đờm. Trị Tỳ Vị hư
yếu, nhiều đờm, tiêu hóa rốì loạn, khí quản viêm mạn.
G iải th íc h : Bạch linh, Bạch truật, Nhân sâm, Trần bì là bài
‘Tứ quân tử thang’, có tác dụng ích khí, kiện tỳ, dưỡng vị; Bán hạ,
Trần bì táo thấp, hóa đờm
ứ n g d ụ n g lâ m sà n g : Trong lâm sàng thường dùng cho người
bệnh Tỳ Vị suy yếu mà đờm thấp, viêm dạ dày mạn, loét tá tràng,
viêm Phế quản mạn tính, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, tiêu chảy,
đục thủy tinh thể.
Tham khảo:
Bài này là bài thuốc tiêu biểu về kiện Tỳ hoá đờm vì vậy, viện Trung y
Thượng Hải đặt tên bài này là ‘Kiện Tỳ hoá đờm thang’ (Thượng Hải phương
tễ học).

HƯƠNG SA LỰC QUÂN TỬ THANG ( Y ph ươn g tập giải)


íếlậậo p f - Xiang sha lu jun zi tang
Tức là bài ‘Tứ quân tử thang’, thêm Mộc hương (hoặc Hương
phụ), Sa nhân.
Tác dụng: Kiện Tỳ ích khí, lý khí sướng trung. Trị Tỳ Vị khí
hư, hàn thấp ứ trở ở trung tiêu, ngực bụng đầy trướng, đau, ăn uống
kém, ợ hơi, nôn mửa, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng nhờn.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Hiện nay dùng trị đau dạ dày, loét dạ
dày tá tràng, dạ dày viêm mạn, rối loạn tiêu hóa, dạ dày teo, bệnh
đường ruột sau mổ.
Tham khảo:
> Bài này trọng điểm là hoà Vị, sướng trung, trị các chứng Tỳ Vị suy
yếu, vùng bụng đau lâm râm hoặc ngực tức, khò khồ, nôn mửa hoặc bụng
sôi, đạí tiện lòng.
Các vị thuốc thêm vào đểu có mùi thơm làm tỉnh Tỳ, hoà Vị, sướng
trung, điểu lý khí cơ (Thượng Hải phương tễ học).
G* Viện trung y Thượng Hải, dựa vào tác dụng kiện Tỳ hòa Vị của bài
thuốc cho nên gọi bài này là ‘Kiện Tỳ hoà vị thang’ (ThượngHải phương tễ
học).

QUY THƯỢC LỤC QUÂN TỬ THANG (Thượng Hải phương


tễ học)

'ĨÍH - Gui shao lu jun zi tang


Còn gọi là 'Kiện tỳ nhu can thang’ (Thượng Hải phương tế học)
Tức là bài ‘Lục quân tử thang’, thêm Đương quy, Bạch thược.
Tác d ụ n g : Điều hoà khí huyết. Trị các chứng khí huyết không
đủ, Can Tỳ cùng có bệnh, suy yếu, ăn uống giảm sút, ngực tức, bụng
chướng, ít ngủ.
Thường dùng trị viêm gan mạn tính, gan bị xơ cứng sớm, kinh
nguyệt không đều và các bệnh mạn tính khác.
Nếu thấy lưỡi đỏ mà rêu ít có thể bỏ Bán hạ tức là ‘Quy thược
dị công tán ’ để khỏi quá tân táo mà tổn thương âm địch.

SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN


(Hoà tề cục phương) Shen ling bai zhu san
C hủ tr ị
Tỳ hư thấp thịnh chứng m Ị& m m i
C h ứ ng tr ạ n g ch ín h mmmă
Tiết tả, thiệt đạm đài bạch nị, mạch Hư
mm, n m
Hoãn (Tiếu chảy, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng
nhờn, mạch Hư, Hoãn)
Am thực bất hoá, hung quản bĩ muộn, ĩx ts iL , m ầm
trường minh, tứ chi phạp lực, hình thể tiêu R , sm%, es K 2
sâu, diện sắc nuy hoàng (Ản uống không
)J, ì v m n m , ĨỈỈIÊ
tiễu, ngực bụng dấy trướng, sôi ruột, cơ
lỉii^ịịẩy Ốm, sđc mật. lutng ủa).
Nguyên nhân gây bệnh
Tỳ Vị khí hư, vận hoá thất ty, thấp trọc
nội sinh, thăng giáng thất thường (Khí
của Tỳ Vị hư yếu, rối loạn chức năng vận Bj, m m n Ê., f í
hoá, thấp trọc bên trong sinh ra, làm mất fặ ỉk i$
chức năng thăng giáng).
Công dụng ứ ữ
ích khí kiện Tỳ, thấm thấp chỉ tả. ìẳ K tím ,
Dược vị
Nhân sâm À # (bỏ cuống) 80g ích khí,
Bạch truật ố 80g kiện Tỳ,
Q uản
Phục lình 80g thấm thấp.
Sơn dược LỈ|I*f 80g
Liên tử nhục 40g Kiện Tỳ,
Thần Bạch biển đậu â ắ ỉ s (tẩm ích khí,
nước gừng, bỏ vỏ, sao qua) 40g chỉ tả.
Ý dĩ nhân 40g
Tả Tỉnh Tỳ hoà Vị, lợi khí
Sa nhân #Mn 40g
hoá thấp.
Tuyên Phế lợi khí
(Khoan hung lợi cách để
giúp điều sướng khí cơ).
Thông điều thuỷ đạo để
Tá Cát cánh 40g
giúp khứ thấp.
sứ
Dẫn khí đi lên bên trên,
bồi thổ sinh kim.
Kiện Tỳ hoà trung, điều
Sao Cam thảo ‘p y \ì ^ 40g
hoà các vi thuốc.

Tác dụng: Bổ khí, tỉnh Tỳ, hòa Vị, thấm thấp. Tri Tỳ Vị hư,
sức yếu, khí ít, ăn ít, đại tiện lỏng hoặc ho đờm lấu ngày, mạch
Hoãn không lực.
G iải thích'. Bài nảy dùng ‘Tứ quân tử thang’ hợp với Biển
đậu, Sưn dưực để kiện Tỳ, ích khí; hợp với Ý (ỈT nhfln, Sa nhân để
thấm thấp, lợi thấp, hóa thấp; Dược tính binh hòa, không béo,
không táo, không thiên về hàn hoặc nhiệt.
ứ ng dụ n g lảm sà n g :
Bài này có thể dùng trị viêm đại trường mạn tính, rối loạn
tiêu hóa kéo dài, hoặc trong trường hợp viêm thận mạn thể Tỳ hư,
nước tiểu có albumin lâu ngày không hết.
Cũng có thể dùng trị bệnh lao phổi, ho đờm nhiều, cơ thể mệt
mỏi, ăn uống kém.
Lâm sàn g hiện nay :
• Trị tiêu chảy mạn (mạn tính phúc tả): Trị 56 ca, trong đó có
ruột viêm mạn tính, tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa. Kết quả: Khỏi
29, đỡ 15, có chuyển biến 7, không khỏi 5. Điều trị ít nhất 20 ngày,
nhiều nhất 65 ngày (Hồ Bắc trung y tạp chí 3, 1986).
• Trị dạ dày viêm nhẹ: Trị 32 ca. Kết quả: Khỏi 15, đỡ 9,
có chuyển biến 7, không khỏi 1 (Thiểm Tây trung y hàm thụ 2,
1990).
• Trị viêm thận thể ẩn: Trị 15 ca. Kết quả: Khỏi 8, đỡ 4,
không khỏi 3. Điều trị ít nhất 45, nhiều nhất 156 ngày (Trung tây
y kết hợp tạp chí 7, 1987).
• Trị xơ gan: Trị 30 ca. Kết quả: Đỡ 9, có chuyển biến 14, không
khỏi 3, chuyển biến xấu 4 (Hà Nam trung y tạp chí 2, 1990).
• Trị tiểu ra dưỡng trấp: Trị 2 ca. Kết quả đều khỏi. Trong dó
có 1 ca đã bị 4 năm, uông 20 ngày, khỏi bệnh. Một ca đã bị hơn 3
năm, kèm có sỏi đường tiểu, uống thuốc 35 ngày, kiểm tra đường
tiểu thấy hết sỏi luôn (Tứ Xuyên trung y 71989).
• Trị liệt dương: Dùng bài này gia giảm, trị người bệnh ăn
uống không tiêu, ngực bụng đầy trướng, tiểu đường. Kết quả: Uống
7 thang, ăn uống khá hơn. Uống tiếp 14 thang, dương vật hoạt
động tốt, các triệu chứng tiêu hết- Đổi sang dùng ‘Quy Tỳ hoàn’.
Theo dôi hơn 1 năm không thấy tái phát, sau đó đã có con (Tứ
Xuyên trung y 10, 1989).
Tham khảo:
Bái nAy so với bài 'TỨ quủn', th) có thổ dùng rộng rãi hơn, hơn nửn
tính thuốc bỉnh hoà, không đỗn nỗl thiôn lộch vổ hòn nhiệt. Đôi VỚI cric
chứng Tỳ vị hư nhược, ăn uống không tiêu, thổ tả, người yếu, dùng để bổ
khí kiện Tỳ, hoà Vị hoá thấp có công hiệu tốt.
Các chứng kể trên đều do Tỳ Vị hư nhược mà gây ra. Tỳ vị hư thì vận
hoá không được, thấp từ trong sinh ra, cho nên ăn uống không tiêu, hoặc
thổ hoặc tả. Ăn uống ít thì nguồn dinh dưỡng ngày càng kém, cho nên hình
thể hư yếu, mạch Hư nhược, vô lực. Tỳ có thấp trệ, thì khí cơ không thông
lợi, cho nên ngực bụng không khoan khoái, c ầ n bổ hư, trừ thấp hành trệ,
điều khí hoà Tỳ vị thì bài này rất thích hợp.
Sách ‘ Y phương tập giảỉ có bài ‘Sâm linh bạch truật tán’ thêm Trần
bì, thích hợp với chứng Tỳ vị hư nhược kiêm cả khí trệ không thông sướng
hoặc ho có nhiều đờm.
Bài ‘Sâm linh bạch truật tán’ cũng có tác dụng bổ Phế hư, !ý khí hoá
đờm, tăng sức ăn uống, cho nên đối với chứng ho lao Phế suy thì trong
phép ‘bồi thổ sinh kim’ lại là một bài thuốc chủ yếu thường dùng (Thượng
Hải phương tễ học).

Bài ca SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN

Sâm, Lỉnh, Bạch truật, Biển dậu, Trần, Sầm, Linh, Bạch truật, Biển, Trần đây,
Sơn dược, Cam, Liẽn, Sa, Ý nhân, Sơn duợc, Cam, Liên, Sa (nhân), Ý (đì) này,
Cát cánh thượng phù kiêm bảo Phế, Cát cánh đi lên kiêm bảo Phế,
Táo thang điều phục ích Tỳ thẩn. Làm thang Đạí táo bổ Tỳ hay.

T H Ấ T VỊ BẠCH TRUẬT TÁN (Tiểu nhi d ư ợ c chứ ng trực


quyết)

' t ^ Ù Tít - Qi wei bai zhu san


Tức là bài ‘Ngũ vị dị công tán ’ thêm Cát căn, Hoắc hương,
Mộc hương.
Tác d ụ n g : Kiện tỳ, chỉ tả. Trị trẻ nhỏ Tỳ VỊ bị hư hàn, nôn
mửa, tiêu chảy, miệng họng khô khát, thức ăn không tiêu, g ầ y ốm.
G iải th íc h : Thêm ‘Cát căn để chỉ tả; Hoắc hương có mùi
thơm hoá thấp; Mộc hương điều khí sướng trung.
G hi c h ú : Còn gọi là ‘Bạch truật tán ’.
T ư SINH HOÀN (Lan đài quỹ phạn)

lễrẺÈA. "Si sheng wan


Là bài ‘Sâm linh bạch truật tán ’ bỏ Đại táo, thêm Hoắc hương,
Quất hồng, Hoàng liền, Trạch tả, Khiếm thực, Sơn tra, Mạch nha,
Bạch đậu khấu.
Tác d ụ n g : Kiện Tỳ trợ vận, ích khí an thai. Trị có thai mà
Tỳ Vị hư yếu, nôn mửa hoặc người có thai 3 tháng, mạch Dương
minh suy bị trụy thai.
ứ n g d ụ n g lă m sà n g : Trị rối loạn tiêu hóa mạn tính, dạ dày
viêm mạn, ruột viêm mạn, loét tá tràng, trẻ nhỏ biếng ăn, suy dinh
dưỡng.
Tham khảo:
Xét chứng chủ trị của bài này, là bài thuốc điểu lý Tỳ Vị, ích khí an
thai. Hiện nay bài này được dùng nhiều trong nội khoa, nhi khoa, là bài
thuốc bình ôn, điểu lý Tỳ vị hư nhược kiêm có thấp nhỉêt (Thượng Hải
phương tễ học).

G hi chú: Cũng gọi là Tư sinh kiện tỳ hoàn’.

BO TRUNG ICH KHI THANG


(Tỳ Vị luận) Bu zhong yi qi tang
Chủ trị
Tỳ hư khí hãm chứng. U ệ íi^ isg il
Chứng trạng chính
Thể quyện phạp lực, thiểu khí, lãn ngôn,
diện sắc nuy hoàng, mạch Hư Nhuyễn, vô i ặ ĩ Ẽ í ý ] , 'ỳ 'H
lực (Uể oải, mệt mỏi, hụt hơi, làm biếng m s , m,
\ nói, sắc mặt vàng úa, mạch Hư Nhuyễn, Sâc J t 3ũýj
không có sức).
1) Tỳ h ư k h í hăm chứng E ệỀ H m vE
ị Trung khí ha hãm, thăng cử, nhiếp nạp vô fỉ $
lực, thoát giang, tử cung thoát thuỳ, cửu m Ịfi J ifí, Iiií
! tổ cửu lỵ, hăng lậu, ẩm thực giảm thiểu, E , {- Vf
IhA quvẠn c h ì n h u yõ n , thiíVu k h í lãn ngôn, ‘' a P ìIk U Ú , ij)l ÍW,
diện sắc nuy hoàng, đại tiện hy đường, 'ỳ , w
thiệt đạm, mạch Hư (Trung khí bị hăm
xuống, không đưa lền được, rối loạn chức
năng nhiếp nạp, thoát giang, sa tử cung, ỈS, s-
tiễu ch ả ykiết lỵ lâu ngày, mệt mỏi, tay chân
mềm yếu, hơi thở ngắn, lười nói, sắc mặt
vàng úa, phân sền sệt, ỉưỡi nhạt, mạch Hư).
2) K h í h ư p h á t n h iệ t chứng

Thanh dương hãm vu hạ tiêu, uất át bất


đạt, thân nhiệt, tự hãn, khát hỷ nhiệt ẩm, S B P Ỗ T T Í t , SP
khí đoản phạp lực, thiệt đạm, mạch Hư ÌS -f'ìÈ,
Đại vô lực (Khí thanh dương bị hãm ở hạ ff, ĩ f s ỉầ ik ,
\ tiêu, ngăn trở không thông, sốt, tự ra mồ í 'ìầ
; hôi, khát, thích uống ấm, hơi thở ngắn, mệt
mỏi, ỉưỡi nhạt, mạch Hư Đại không lực).

N g u y ên n h â n gây b ệ n h
; Ẩm thực lao quyện, tổn thương Tỳ Vị, dĩ chí
1Tỳ Vị khí hư, thanh dương bất thăng (Do m m
1ăn uống, làm việc mệt mỏi, làm tổn thương I, %
\ Tỳ Vị, khí thanh dương không đưa lên trên ®, » m
\ được).
C ông d ụ n g m
Ị Bổ trung ích khí, thăng dương cử hãm íh 4 lí ì 'Ếv„
Dược vị 15 nậ
Bô trung ích khí, thăng
Ị Q uân 1Hoàng kỳ ff 20g dương cử hãm, thực vệ cô"
: Nhẩn sẩm (bỗ cuổng) Ẵ
Ị . 8g.................................... Bổ khí kiện Tỳ, giúp tăng
1 T h ầ n Ị Chích cam thảo 4g.
tác dung bổ trung ích khí
Bạch truật 12g của Hoàng kỳ.
Đương quy ^ Ịl3 (tẩm
Dưỡng huyết hoà doanh.
Ị rượu sấy khô) 12g
■Tá .... . ....................
I Trần bì (đế cả xơ
Lý khí hoà Vị.
ị trắng) 4 '6ịị
Thăng ma 4 -6g Thăng dương cử hãm,
Giúp Hoàng kỳ để nâng khí
Tá sứ Sài hồ 6’lồg bị hạ hãm lên.
Chích cam thảo H t í V ĩ 2 g Điều hoà các vị thucíe.
Thái mỏng, dùng hai chén nước sắc còn một chén, lọc bỏ bã, uổng
hơi nóng, xa bữa ăn.

Tấc d ụng: ích khí thăng dương, điều bổ Tỳ Vị. Trị Tỳ Vị khí
hư, tinh thần m ệt mỏi, sợ lạnh, tự ra mồ hôi hoặc phát sốt, mạch
Hư không có sức, trung khí hạ hãm, nội tạng bị sa (lòi đom, sa tử
cung), tiểu tiện không cầm được, phụ nữ băng lậu thuộc chứng khí
bất nhiếp huyết.
G iải thích: Hoàng kỳ, Nhân sâm là vị thuốc chủ yếu dùng để
cam ồn ích khí. Trong đó Hoàng kỳ là thuốc chủ có công thăng bổ
phối hợp với Thăng ma, Sài hồ để thăng đề dương khí. Vừa dùng
thuốc thăng đề vừa dùng thuốc bổ khí là đặc điểm cơ bản trong
việc ghép các vị thuốe ở bài này. Chuyên trị các bệnh do trung khí
hạ hãm gây nên. Còn Bạch truật, Trần bì, Đương quy, Cam thảo
dùng để kiện Tỳ lý khí, dưỡng huyết hoà trung và thuốc hỗ trợ của
bài thuốc này. Như thế, thì thăng dương ích khí bồi bể trung tiêu
củng cố vệ khí, nhọc m ệt uống vào thì nóng rét tự hết, khí hãm tự
đưa lên.
Bài này do Hoàng kỳ ích khí cố biểu, Thăng ma thăng dương
giáng hoả; Sài hồ giải cơ thanh nhiệt vì vậy người dương khí hư suy
mà lại bị ngoại cảm tà phát sốt, cũng có thể dùng cách chữa này,
gọi là ‘cam ôn trừ nhiệt’.
L âm sàng hiện nay :
+ Trị sa dạ dày w F H : Dùng bài này gia giảm, trị 103 ca
dều đã kiểm tra X quang xác định chẩn đoán, trong đó số dạ dày
sa dưới đường liên mào chậu 5- 12em 78 ca, 13- 16cm 23 ca, 17cm
2 ca, kèm loét dạ dày 12 ca, loét tá tràng 3 ca. Kết quả khỏi bệnh
54 ca, tốt 25 ca, có kết quả 22 ca, không kết quả 2 ca. Thời gian
uống thuốc ngắn nhất 1 5 ngày, dài nhất 60 ngày. Có 23 ca trị khỏi
có theo (lôi từ 2-4 năm không tái phát (Tạp chí Tân y dược học, số'
tháng N ỉ 1974).
Cũng bài thuốc này gia giảm trị 42 ca khác, kết quả khỏi 30
ca, tốt 5 ca, có kết quả 5 ca, không kết quả 2 ca (Tạp chí Trung y,
số tháng 3/1960).
+ Trị sa tử cung - p K T H : Dùng bài này gia giảm, trị 36 ca.
Kết quả sau khi uống 30 thang khỏi 32 ca, có kết quả 4 ca (Báo
Trung y dược Giang Tây số tháng 12 f 1959). Cũng bài thuốc này gia
giảm trị 23 ca khác, kết quả khỏi 18 ca, có kết quả 2 ca, không kết
quả 3 ca (Tạp chí y dược Thiển Tân, sổ tháng 1/1960).
+ Trị đới hạ 'rỊỹT; Dùng bài này gia giảm, trị 358 ca. Kết quả
sau khi uống 5-8 thang, tất cả đều khỏi bệnh. (Báo Trung y Thiểm
Tây, số tháng 11Ị 1989).
+ Trị băng lậu Dỉắl : Dùng bài này gia giảm, trị 26 ca. Kết
quả khỏi 22 ca, có kết quả 3 ca, không khỏi 1 ca. Thời gian uống
thuổc ít nhất 3 ngày, dài nhất 20 ngày (Báo Trung y Thiểm Tây,
số tháng 8 Ị 1986).
+ Trị yếu cơ nặng Dùng bài này gia giảm, trị 53
ca. Kết quả khỏi 22 ca, kết quả tốt 10 ca, có kết quả 5 ca, không kết
quả 16 ca (Báo Trung Y Tạp chí số tháng 6 Ị 1980).
Dùng bài này gia giảm, trị sụp mi 32 con mắt (28 người bệnh).
Kết quả khỏi 23 mắt, tốt 4 mắt, có kết quả 3 mắt, khống kết quả 2
m ắt (Tạp chí Trung y Liêu Ninh, số tháng 5-1987).
+ Trị viêm gan mạn tính í^:.' Dùng bài này gia giảm, trị
20 ca, trong đó HBSAG dương tính 5 ca, GPT trên 130 đơn vị 18 ca,
GPT âm tính nhưng BSP đều trên 5% 2 ca. Kết quả sau khi uổng
30-90 thang, kết quả rõ 16 ca, GPT hồi phục bình thường, trong
đó HBSAG chuyển âm tính 3 ca có kết quả 4 ca (Báo Trung y Bắc
Kinh, số tháng 3 í 1984).
Cũng bài thuốc này gia giảm trị 80 ca. Kết quả sau khi uống
20-30 thang khỏi (chức năng gan bình thường, hết triệu chứng lâm
sàng) 78 ca, tốt 2 ca (Báo Trung y Hà Bắc, số tháng 1 Ị 1989).
+ Trị thoát vị bẹn ĩ: Dùng bài này gia giảm, trị 16
ca đều thoát vị 1 bên và ấn lên được. Kết quả khỏi 9 ca, tốt 5 ca,
có kết quả 2 ca. Thời gian uống thuốc ít nhất 17 ngày, dài nhất 60
ngày. Theo dõi 2 năm, những người khỏi bệnh không tái phát (Tạp
chí truìiịỉ y Liẽỉi Ninh, số thảng 67 1985).
• Trị lồng ruột trẻ nhỏ tái phát nhiều lần
Dùng bài này gia giảm, trị 10 ca. Kết quả sau khi uống 5-6 thang
thuổc, toàn bộ bệnh nhi đều khỏi. Theo dõi bệnh 1-4 năm không tái
phát (Báo Trung y Thiểm Tây số tháng 2/1982).
• Trị viêm trực tràng do tia xạ Dùng bài này
gia giảm, trị 80 ca. Kết quả sau khi uống 5-90 thang thuốc, toàn bộ
có hiệu quả (Học báo y Học viện Vũ Hán).
• Trị tiều chảy trẻ nhỏ vào mùa thu /J\JL$cặJỈẴ'í^j‘ Dùng bài
này gia giảm, trị 80 ca. Kết quả khỏi 52 ca, tốt 14 ca, có kết quả
7 ca, không kết quả 7 ca (Báo Trung y dược Phức Kiến, số tháng
5-1983).
• Trị tiểu đục (nhủ mi niệu) Dùng bài này gia giảm,
trị 30 ca. Kết quả khỏi 19 ca, có kết quả 8 ca, không kết quả 3 ca
(Học báo Học Viện Trung y Nam Kinh, số tháng 1 11959).
Dùng bài này gia giảm, trị 44 ca. Kết quả khỏi 38 ca, có kết
quả 4 ca, không kết quả 2 ca. Thời gian dùng thuốc ngắn nhất
5 ngày, dài nhất 21 ngày (Tạp chí Trung Y Sơn Đông, sổ" tháng
5/1984).
+ Trị trẻ nhỏ tiểu nhiều lần do rối loạn thần kinh
Dùng bài này gia giảm, trị 60 ca. Kết quả khỏi 58 ca, không
kết quả 2 ca (Tạp chí Trung y Chiết Giang). Bài thuốc gia giảm trị
112 ca. Kết quả khỏi 78 ca. có kết quả 28 ca, không kết quả 6 ca
(Tạp chỉ Trung y Hồ Nam, số tháng 6 Ị 1989).
+ Trị tiểu không tự chủ sau sinh và sau phẫu thuật
: Dùng bài này gia giảm, trị 57 ca. Kết quả khỏi 45 ca, có kết
quả 12 ca (Báo Trung y Thiểm Tây số tháng 6/ 988).
+ Bí tiểu tiện sau sanh r^ĩnĩỀÍÃị: Dùng bài này gia giảm, trị
24 ca. Kết quả sau khi uống thuốc 1-3 thang, toàn bộ khỏi (Tạp chí
Trung y dược Thượng Hải, số tháng 10/1983). Bài thuốc này gia
giảm trị 3 ca. Kết quả toàn bộ khỏi sau khi uống thuốc 2-3 thang
(Báo Trung y Giang Tô số tháng 8 Ị 1965).
+ Trị đau thắt thận : Dùng bài này gia giảm, trị 72 ca
trong đó sỏi thận 44 ca, sỏi niệu quản phần trên 12 ca, phần giữa
8 CH, phần (lưới 8 ca. Kết quả sau khi uống 1-5 thang, toàn bộ hết
(lau. KAt quổ chụp lụi X quang 18 ca Hỏi đưực (lẩy xuống, 6 ca hAt
sỏi (Tạp chí Trung Y Chiết Giang, số tháng 6 / 1988).
+ Trị bạch cầu giảm Dùng bài này gia giảm, trị
75 ca. Kết quả tốt 63 ca, có kết quả 7 ca, không kết quả 5 ca (Tạp
chí Tnmg y Vân Nam, số tháng 3/1989).
+ Trị động kinh Dùng bài này gia giảm, trị 54 ca. Kết
quả tốt 46 ca, có kết quả 6 ca, không kết quả 2 ca, trong đó uống
thuốc ít nhất là 6 ngày, dài nhất 112 ngày. Trong số 46 ca kết quả
tốt, theo dõi 2 năm không lên cơn 35 ca, trên 2 năm 11 ca (Học báo
Trung y học viện Quí Dương số tháng 1 / 1984).
+ Trị ù tai Dùng bài này gia giảm, trị 30 ca. Kết quả
khỏi 23 ca tốt 2 ca, có kết quả 3 ca, không kết quả 2 ca (Báo Trung
y dược tỉnh Quảng Tây, số tháng 2/1989).
+ Trị mất ngủ (Thất miên) Dùng bài này gia giảm, trị
43 ca. Kết quả toàn bộ tốt. (Tạp chí Trung Y, số tháng 7Ị 1983).
+ Trị nấc cụt AỄiẼ: Dùng bài này gia giảm, trị 9 ca. Kết quả
khỏi 26 ca, có kết quả 2 ca, không kết quả 2 ca. Ngày diều trị ngắn
nhất 6 ngày, dài nhất 18 ngày (Báo Trumg y Hà Bắc, số tháng
6 Ị 1986).
+ Trị chứng uất fỉUiE: Dùng bài này gia giảm, trị 50 ca. Kết
quả khỏi 28 ca, tốt 17 ca, có kết quả 5 ca (Báo Trung ỹ Bắc kinh,
số tháng 6/1987).
+ Trị di tinh sau khi kết hôn : Dùng bài này gia
giảm, trị 9 ca. Kết quả uống từ 7 - 28 thang, toàn bộ khỏi (Tạp chí
Trung y Liêu N inh, số tháng 10/1990).
Tham khảo:
> Triệu Dưỡng Quỳ nói: “Hậu thiên Tỳ thổ nếu không được khí của
tiên thiên giúp thì không vận hành”, khí ấy vì mệt nhọc mà hãm xuống Can
Thận, thanh khí không thăng, trọc khí không giáng, cho nên dùng Thăng,
S à i đ ể g iú p S â m , K ỳ . B ài n à y là bổ tiê n th iê n tro n g h ậ u th iê n v ậ y . T ỳ Vị
thích ngọt mà ghét đắng, thích bổ mà sợ công, thích ôn mà sợ hàn, thích
thông mà sợ trệ, thích thăng mà sợ giáng, thích ráo mà sợ ướt. Bài này
được cả những mặt đó (Danh y phương luận).
tjr Lý Đông Viên dựa vào ý nghĩa trong sách 'Nội kinh' "Hư tổn thì nên
bổ, nhọc một thl nẻn ôn” mà chế ra bồi náy. Trị chứng vl ăn uÔ'ng, làm lụng
nhọc mệt, Tỳ hư khí nhược, nội thương chứng nỏng rớt. Lý Đông viên cho
rằng: ‘Bên trong Tỳ Vị bị tổn thương thì hại đến khí, bên ngoài cảm phong
hàn thì hại đến hình. Tổn thương ở phần ngoài íà hữu dư, hữu dư thì tả đi,
tổn thương ở phần trong là bất túc, bất túc thì bổ vào. Bệnh nội thương
bất túc, nếu nhận lầm là bệnh ngoại cảm hữu dư, mà tả tà thì hư càng hư
thêm ”. Nhân đó mà lập ra bài thuốc cam ôn trừ nhiệt. Các y gia sau này
cho rằng: “Cam ôn trừ đại nhiệt” tức là theo ý nghĩa này. Nhưng đại nhiệt
nói ở đây, với chứng đại nhiệt của bệnh ngoại cảm là một thực một hư có
chỗ khác nhau. Lý Đông Viên nhận định rằng: "Ăn uống không chừng mực
thì bệnh ở Vị, VỊ bệnh thì khí đoản, tinh thần ít mà sinh đại nhiệt... thân thể
làm việc nhọc mệt thì Tỳ bệnh, Tỳ bệnh thì chỉ muốn nằm, chân tay buông
xuôi ra, đại tiệntiết tả".
Có thể hiểu rằng Tỳ vị là nguồn của Vinh Vệ khí huyết, ăn uống nhọc
mệt hại đến Tỳ Vị thì khí huyết hư tổn mà sinh ra đại nhiệt. Tỳ khí không
đ ư a lê n , k h í th a n h d ư ơ n g h ã m x u ố n g th ì đại tiệ n tiế t tả, h o ặ c th à n h lòi dom ,
hoặc thành sa dạ con. Ngoài ra, như sốt rét lâu ngày, lỵ lâu ngày cũng vì
khí hư mà không đẩy tà ra ngoài được, đùng bài này đều có hiệu quả tốt
(Thượng Hải phương tễ học).

ĐIỀU TRUNG ÍCH KHÍ THANG (Lan thấỉ bỉ tàng)


ÌM41 - Tiao zhong yi qi tang
Là bài ‘BỔ trung ích khí thang’ bỏ Bạch truật, Đương quy,
thèm Thương truật, Mộc hương.
Tác dụng: ích khí thăng dương, điều trung tả hỏa. Trị nguyên
khí bất túc, Tỳ vị bị rối loạn, ngực đầy, tay chân mỏi, ăn ít, thiếu
hơi, ãn không ngon, ăn vào hay nôn, tiêu lỏng, váng đầu hoa mắt,
hoảng hốt mê man, tai ù, đầu đau, không muôn ăn uống, mạch
Huyền hoặc Hồng Sác, không lực.
G iải thích'. Bài này hợp với bệnh khí hư hạ hãm, thấp trệ ở
Tỳ Vị. Đại tiện lỏng, cho nên dùng Thương truật thay Bạch truật
để tăng thêm tác dựng táo thấp; bỏ Đương quy vì dược tính nhuận
không thích hợp với đại tiện lỏng; thêm Mộc hương là lấy tác dụng
tân hương hành khí.

ĐỘC SÂM THANG (Thương hàn đ ạ i toàn)

í ỉ ì i ế - Du shen tang
N h â n xâììị 12tf - 20g. Síic: nhổ lửíi, uống.
Tác dụng: ích khí cố thoát, liễm hãn, dưỡng âm sinh tân.
Trị ra huyết nhiều, vết thương không khỏi, tâm lực suy kiệt và các
bệnh nặng khác, biểu hiện sắc m ặt trắng bệch, tinh thần uể oải,
tay chấn lạnh, mồ hôi nhiều, mạch Vi Tế muôn tuyệt. Thường dùng
để cấp cứu trong trường hợp choáng, ngất do dương khí vong.
Giải thích: Nhân sâm đại bổ nguyên khí, dùng riêng thì lực
chuyên về bổ khí mạnh, vì vậy bài này chuyên dùng để ích khí cố
thoát. Người ra nhiều máu, huyết thoát phải ích khí trưức.
Nếu tay chân lạnh, ra mồ hôi, huyết áp không lên, thuộc
chứng vong dương hư thoát, có thể thêm Phụ tử, Long cốt, Mẫu lệ
để tăng tác dụng hồi dương, cố thoát.
Lâm sàng hiện nay :
• Trị sinh xong bị chóng mặt: Đã trị 90 ca, uống 7-10 ngày,
hoàn toàn khỏi (Trung Nguyền y san 1989, kỳ Vĩ).
■ Trị bệnh động mạch vành : Dịch N h ân sâm, chích tĩn h mạch,
trị 31 ca, trong đó 25 ca thiếu máu cơ tim, nghẽn cơ tim 5, rối loạn
nhịp tim nặng 8. Kết quả: Sau 30-60 ngày, hết cơn đau th ắt ngực
93,54%, còn lại trung bình đạt 80,64%. Đo điện tim thấy thiếu máu
tim khỏi 77,66%, 1 ca nhịp tim trở lại binh thường, 3 ca ổn định
(An Huy Trung y tạp chí 1988, kỳ ĨỈI).
• Trị nghẽn cơ tim : Huyết áp thấp 80/53mmHg. Sau khi uổng
thuốc 2 giờ, Huyết áp tăng lên 146/93. Uống tiếp 45 thang ‘Nhân
sâm dưỡng vị thang’, các triệu chứng lâm sàng đều khỏi, do điện
tim hoàn toàn bình thường (Trung Quốc y dược học báo 1987, kỳ
III
• Trị tim đập chậm (42 nhịp / phút). Kết quả sau 7 ngày, đo
điện tim lại, thấy chuyển biến tốt. Sau 30 ngày, đo điện tim bình
thường. Sau 1 năm, không thấy tái phát (Giang Tô Trung y tạp chí
1986, kỳ V).
• Trị viêm gan siêu vi nặng: Sau khi uống 7 ngày, bệnh chứng
giảm nhẹ, sau 14 ngày, bớt vàng da, sau 2 tháng các triệu chứng
tiêu hết, chức năng gan trở lại bình thường (Giang Tô Trung y tạp
chí 1986, kỳ Vỉ).
• Trị viPm m ũi dị ứiiịí nặng: Dùng (lịch chích NhAn sAm,
chích í lưới ni Am mạc mũi. Kốt quá: Trị 70 cn, khỏi cố k/H quii
33, không kết quả 2 (Trung tây y kết hợp tạp chí 1988, kỳ 8).
• Trị tử cung xuất huyết cơ năng: Trị 37 ca. Kết quả: Sau 5
ngày khỏi 5, đỡ 14, có kết quả 10, không kết quả 8 (Giang Tô trung
y tạp chí 1986, kỳ 5).
• Trị nấc: Có người bị nấc gần 10 năm, mỗi lần làm việc là
nấc không ngừng. Sau khi uống thuốc 3 ngày, hoàn toàn khỏi. Sau
hơn 1 năm, không thấy tái phát (Vân Nam Trung y tạp chí 1990,
kỳ III).

BẢO NGUYÊN THANG (Truyền thụ tâm giám)


\%7viỉỉ - Bao yuan tang
Hoàng kỳ 12g, Nhân săm 12g, Cam thảo 4g, Nhục quế 2g.
Thêm Sinh khương 1 lát, sắc nước uống ấm.
Tác dụng: Bổ khí ôn dương. Trị các chứng hư tổn, lao khiếp,
nguyên khí không đủ, và mụn đậu vì dương hư đậu mụn hãm xuống,
huyết hư nước trong, không mưng mủ được.
G iải thích: Bảo nguyên ý chỉ bảo trì nguyên khí. Bài này là
tổng phương trị khí hư. Dùng Hoàng kỳ giữ khí ở phần biểu; Cam
thảo giữ khí ở phần lý; Nhân sâm giữ tấ t cả khí trên dưới, trong
ngoài. Trong đó Sâm, Kỳ dược sự dẫn đạo của Quế thì tác dụng ích
khí càng rõ. Quế được tính hoà bình của Cam thảo thì ôn dương mà
điều khí lý huyết. Người xưa thường nói khí hư không khỏi, dùng
các thuốc không công hiệu, thì chỉ có cách ích Tỳ bổ thận, bài này
dùng Nhân sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo bổ trung tiêu ích khí, khôi
phục công năng của Tỳ vị, phối hợp với Nhục quế làm ấm nguyên
đương ở hạ tiêu, điều chỉnh cả Tỳ Thận cho nên có thể trị chứng
chân nguyên không đủ, dương khí thiếu hư.
Khí được giữ thì nguyên khí tự đủ. Nhưng để bổ khí thuộc hậu
thiên, thủy cốc thì có thừa nhưng để sinh khí của tiên thiên tại
mệnh môn thì chưa đủ, vì vậy, thêm Nhục quế để cổ vũ cho mệnh
môn, kích thích thận khí.
Khí chan npuyôn trong nhân thể chứa ở thận, mà khí cơm
nước của Tỳ vị, hợp hoá với khí hô h â p của Phố, nuôi k h ắ p t h â n
ha Uìứ ây IA gôc nin sinh mộnh. Nóu ntfuyôn khí không (Ki, ịíAy
ni hư tôn, lao Uhióp. Dùng bùi nì*y (lo ỏn bố nguyỏn Uhí, khí tl/ly
đủ, thân thể mạnh thì hư tổn tự nhiên hồi phục. Tuy nhiên công
dụng của bài này thiên về ôn bổ, người âm hư huyết kém không
nên dùng.
Tham khảo:
Bài này là do Nguỵ Quế Nham theo bài ‘Hoàng kỳ thang’ của Lý
Đông Viên, dùng trị đậu mùa mà lập ra. Bài ‘Hoàng kỳ thang’ của Lý Đông
Viên chỉ dùng ba vị: Sâm, Kỳ, Cam thảo. Nguỵ Quế Nham từ trong thực
tiễn mà hiểu được dùng Tứ quân tử thang’ thêm Hoàng kỳ, Tử thảo, cố
nhiên có thể làm cho đậu mọc ra đầy đủ mà giải được, nhưng nếu gặp khí
đã mọc ra nhiều rồi mà dùng bài này thì đậu không thể thành 'tương’ được,
đến nỗi khô kiệt róc đi mà chết cũng có. Xét sâu vào nghĩa đó, thì biết
Bạch truật táo thấp, Phục linh vị đạm, thấm thấp, không có lợi cho người
khí huyết không đủ, bỏ bớt Linh, Truật đi thì dùng có công hiệu, nhưng sợ
rằng tính thuốc rất hoãn, phát ra không nhanh, cho nên thêm Quan quế để
giúp cho sức thuốc, vì thế công hiệu càng rõ rệt, do đó Ngụy Quế Nham
chế ra bài thuốc mới này, gọi tên là “Bảo nguyên” . Qua đó đủ biết biết cách
lập phương của họ Nguỵ đã hấp thu được kinh nghiệm của tiền nhân, lại
kết hợp với sự linh hoạt trong thực tiễn của mình mà đặt ra (Thượng Hải
phương tễ học).

SINH MẠCH TÁN íÉ tttè


(Nội ngoại thương biện hoặc luận) Sheng mai san
C hủ tr ị
Khí âm lưỡng hư.
C h ứ ng tr ạ n g c h ín h
Thể quyện, khí đoản, yết can, thiệt hồng,
ịặ-iề, Hií-,
mạch Hư (Cơ thể mỏi mệt, hơi thở ngắn,
-Ẽrẳi, M .
họng khô, lưỡi đỏ, mạch Hư).
Ôn nhiệt, thử nhiệt hao kh í thương ảm
- Hãn đa khẩu khát, thần bì, thể quyện,
khí đoản, lãn ngôn, yết can, thiệt can
f t % a ì m ỉ S . f o ‘ầ fií
hồng, thiểu đài, mạch Hư Vi (Mồ hôi ra
nhiều, khát, mệt mỏi, uể oải, hơi thở ngắn,
làm biếng nói, họng khô, lười đỏ khô, ít lĩMcíim
rẽu, mạch Hư Vi).
Cừu k h ả i thương Phèf ìthi ám lưững h ư ị \ ' c1^1$)
- Can khái thiểu đờm, khí đoản, tự hãn,
khẩu can, thiệt táo, mạch Hư Tế (Ho khan,
ít đờm, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, miệng
khô, lưỡi rảo, mạch Hư Tế).
N g u y ên n h â n g â y b ện h
1) Ôn nhiệt, thử nhiệt hao khí thương âm. 1) ỈỄẳ. la ệí; H í^ĩ p/ỉ
2) Cửu khái thương Phế, khí âm lưỡng hư. Ị 2)
C ông đ ụ n g im
1) ích khí sinh tân, liễm âm chỉ hãn.
2) ích khí dưỡng âm, liễm Phê chỉ khái. a .K m m M .m
Dược vị ISiỊậ
Đại bổ nguyên khí, ích Phế sinh
Q uản Nhân sâm À # 8-12g
tân, cố thoát chỉ hãn (cam bổ).
DưBng âm thanh nhiêt, nhuân
Thần Mach môn 12g
................. 1
.......... 1
............................................................ ... . .
Phế sinh tân (thanh nhuận).
Liễm Phê chỉ hãn, sinh tân chỉ
Tá Ngũ vị tử Ĩ/>ẬT 8g
khát (toan liễm).
Sắc uống.

Tác d ụ n g ; ích khí sinh tân, liễm âm chỉ hãn. Trị nhiệt hại
nguyên khí, ấm tân hao nhiều, mồ hôi nhiều, người mệt, thở ngắn,
miệng khát, mạch Hư nhược.
Giải thích: Nhân sâm bổ ích nguyên khí, sinh tân dịch, là
chủ dược; Mạch môn dưỡng âm sinh tân, đồng thời có tác dụng
thanh Phế; Ngũ vị tử liễm Phế, chỉ hãn, hợp với Mạch môn làm
tăng thêm tác dụng sinh tân. 3 vị thuốc hợp lại, 1 bổ, 1 thanh,
1 liễm, vì vậy, có tác dụng ích khí, liễm hãn, dưỡng âm sinh tân
tốt.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Hiện nay thường chế thành dạng thuốc
tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp thịt, trị m ất nước nặng, hư thoát,
choáng, tác dụng nhanh. Thuốc có tác dụng tăng cường co bóp cơ
tim, điồu chính, nâng CHO huyết áp, duy trì, ổn định, tă n g sức m ạnh
củn tim, t.rtng lực cơ lim, chống tình trạng thiếu oxy đo suy cơ tim
vA (ỊU/Í tr ì n h ehuyOn hóa (lường, điổu ch ỉn h CỈÍC chức nAng cư thố
hoạt động bình thường.
Lâm sàn g hiện nay :
• Trị bệnh nhiệt (nhiệt bệnh): Dùng bài này gia giảm, trị áp
xe phổi do liên cầu khuẩn gấy nên, bệnh thấp tim và viêm phổi do
virus, cơ tim viêm, sau khi sinh bị sốt... Vđi các triệu chứng sốt, ra
nhiều mồ hôi, hơi thd ngắn, mỏi mệt, uể oải, khát, lưỡi khô không
có nước miếng, mạch Hư không lực. Kết quả: Đa số đều khỏi (Tân
trung y 5, 1984).
• Trị di chứng viêm não Nhật Bản (Ất hình não viêm hậu kỳ):
Đã trị 39 ca, trong đó đa số do sốt cao làm cho Vị âm bị hao tổn,
tân dịch suy yếu. Kết quả: Tỉ lệ khỏi là 92,3% (Quảng Đông trung
y 3, 1958).
• Trị ngất: Dùng bài này thêm Ngũ vị tử, chế thành thuốc
chích ‘Sâm m ạch\ Mỗi lần dùng 10-20ml, hoà với 500ml dịch truyền
Glucose truyền vào tĩnh mạch. Trị 30 ca, trong đó nhiễm trùng 20
ca, tụt huyết áp 7, thấp tim 1, 2 ca rối loạn nhịp tim sau khi sinh...
Kết quả tốt (Thành Đô trung y học viện học báo 2, 1988).
• Trị rối loạn nhịp tim : Dùng bài này gia giảm, trị 19 ca. Kết
quả: Nhịp tim tăng lên 60 nhịp/phút, đo điện tim có giảm 8 ca, nhịp
tim tăng lên 50 nhịp/phút, các triệu chứng đều giảm 9 ca, không
khỏi 2 (Hà Bắc trung y tạp chí 5, 1986).
• Trị đau cơ tỉm mạn tính (Mạn tính khắc sơn bệnh): Dùng
bài này thêm Phục linh, Hồng hoa, trộn mật làm hoàn. Trị 54 ca,
khỏi 70.2%, đỡ 96.3% (Địa phương bệnh phòng trị 2, 1975).
• Trị có thai bị chảy máu mũi: Dùng bài này gia giảm, trị 2
ca kèm thai chết trong bụng. Kết quả: Hết chảy máu mũi (Hồ Nam
trung y học viện học báo 4, 1987).
• Trị rối loạn thần kinh thực vật sau khi giải phẫu: Dùng bài
này gia vị, trị sau khi giải phẫu, bị sốt, tự ra mồ hôi, khát, sắc mặt
xanh nhạt hoặc ửng đỏ, mệt mỏi, uể oải, lưỡi đỏ nhạt, mạch Tế Sác,
thấy cổ chuyển biến tốt (Tứ Xuyên trung y 2, 1989).
• Trị teo thần kinh thị giác: Dùng bài này gia giảm, trị có kết
quổ tốt (Trung y tạp chí 7, ĩ 957).
Tham khảo:
> Sách Nội kinh viết: “Đại khí chứa ở trong ngực do Phế làm chủ”.
Thử nhiệt thương Phế; Phế bị thương tổn thì khí cũng tổn thường, cho nên
hơi thở ngắn, mỏi mệt mà ho, suyễn. Phế chủ da lông, Phế bị tổn thương,
không bảo vệ được bên ngoài thi ra mồ hôi. Nhiệt làm tổn thương nguyên
khí, khí bị thương tổn thì không sinh được tân dịch, cho nên miệng khát. Bài
này đùng Nhân sâm tàm quân để bổ khí, tức là bổ Phế; Mạch môn làm
thần để thanh khí, tức là thanh Phế; Ngũ vị làm tá để thu liễm khí tức là
ỉiễm Phế. Ngô Côn nói: “Một vị bổ, một vị thanh, một vị liễm, phép dưỡng
khí như vậy là đủ, tên gọi là ‘Sinh mạch’ vì mạch có khí thì dầy đủ, thiếu
khí thì yếu” . Lý Đông Viên nói: “Mùa hè uống ‘Sinh mạch ẩm ’ thêm Hoàng
kỳ, Canrì thảo gọi là ‘Sinh mạch bảo nguyên thang’, làm cho khí lực người
ta mạnh lên” ; Lại thêm Đương quy, Bạch thược gọi là ‘Nhân sâm ẩm tử ’, trị
khí hư ho suyễn, thổ huyết, máu cam, cũng là cái lệ hư hoả có thể bổ (San
bổ danh y phương luận - Y tông kim giám).

k'r Mùa nóng mổ hôi ra nhiều, tân khí bị hao tổn, thường dùng bài
này. Vì thử là dương tà, rất dễ hao tổn khí âm, Phế chủ khí, ngoài hợp với
bì mao, thử nhiệt hại Phế thì hơi thở ngắn, Phế hư, lỗ chân lông không giữ
vững cho nên đổ mồ hôi, mổ hôi ra nhiều, tân dịch bị tổn thương cho nên
mỉệng khát, nguyên khí bị hao tổn thì chân tay uể oải, mạch Hư nhược.
Trong lúc đó, cho dùng bài thuốc ích khí sinh tân, làm cho nguyên khí phấn
chấn thì các chứng hơi thở ngắn, nhọc mệt, tự đổ mổ hôi có thể khỏi. Khí
đủ thì tân dịch sinh, cho nên chứng miệng khát cũng theo đó mấ hết. Còn
ho lâu, Phế hư, tân khí đều bị tổn thương, hiện ra chứng trạng như trên mà
dùng bài này theo ý nghĩa ích khí sinh tân, liễm Phế chĩ khái. Tuy nhiên,
bài này không phải ià bài thuốc thường dùng để trị thử, như ngoài có biểu
tà, thử nhiệt nhiều, khí âm chưa bị tổn thương, thì không dùng được. Ngoài
ra nếu dùng nó để trị chứng Phế hư ho lâu, phải là trong lúc tân dịch bị tổn
thương, khí bị hao, chỉ có hư không có tà thì dùng mới đúng.
Bài này có thể cấp cứu nguyên khí hao thương, hư thoát mà có nhiệt
khác với ‘Tứ nghịch thang’, ‘Sâm phụ thang’, cứu vong dương hư thoát
{Thượng Hải - Phương tễ học).
> Bài ‘Sinh mạch tán’ chủ yếu trị sau khi cảm nắng thử tà đã hết,
tân dịch, khí hư nhược, tuy nhiên có người ngộ nhận là trị bệnh thử. Nếu
bịnh thử tá khí chưa hết, cách trị chủ yếu là thanh thử, nếu dùng bài này,
Ngũ vị sẽ thu liễm tà khí không phát tán được. Từ Hồi Khê nói: ‘Sau khi thử
làm tổn thương, dùng bài này bảo tổn tân dịch, không phải là thuốc trị thử
tà, nốu dùng trị bịnh cảm năng là sai lẩm lớn'. Do đó, bài này trị dư chứng
bịnh cỏm nring, tồn dịch, khí tổn thương, đó In đặc điểm biện chửng chủ
yồu (Trung y vấn đối),
> So với ‘Sâm phụ thang', cả hai bài đều có tác dụng trị nguyên
dương hư tổn nặng. Tuy nhiên giữa hai bài có những đặc điểm khác nhau.
‘Sinh mạch tán’ ích khí, sinh tân dịch, liễm âm, cầm mồ hôi, trị thử nhiệt
làm tổn thương phần âm, khí, tân dịch ; ‘Sâm phụ thang’ ích khí, hổi dương,
cứu thoát, trị dương khí đại hư, khí thoát, tâm lực suy kiệt, bịnh nặng, thở
yếu, tay chân lạnh, ra mồ hôi lạnh không cầm, mạch nhỏ muốn tuyệt (Trung
y vấn đối).

T H Ă N G Á P T H A N G (Thương hàn đại thành)

- Sheng ya tang
Đảng sâm 12-20g, Hoàng tinh 40g, Cam thảo 40g.
Tác d ụ n g : Hồi sinh cấp cứu. Dùng để cấp cứu (ngất xỉu, bất
tỉnh, hôn mê...), huyết áp hạ thấp (tụt huyết áp), truỵ mạch, có tác
dụng nhất định.

NHÂN SÂM CÁP GIỚI TÁN (Vệ sinh bảo giám)


- Ren shen ge jie san
Còn gọi là ‘Sâm giới tán'.
Cáp giới (Tắc kè) 1 cặp nguyên (ngâm nước sông 5 đêm, hằng
ngày thay nước, rửa sạch mùi tanh, tẩm mỡ, sữa, nướng vàng),
Hạnh nhân (sao, bỏ vỏ và đầu nhọn), Cam thảo (chích), đều 150g,
Nhân sâm, Bối mẫu, Phục linh, Tang bạch bì, Tri mẫu, đều 60g.
Tán bột, cho vào trong bình sành, mỗi ngày pha uống như trà.
Cách dùng gần đây: làm thành thuốc tán, mỗi lần dùng 8-12g,
ngày uống 1 - 2 lần, hoặc sắc uống.
Tác dụng: Bổ Phế, thanh nhiệt, hoá đờm, định suyễn. Trị ho
lâu ngày, suyễn, khí nghịch lên, đờm đặc mà vàng, hoặc ho nôn ra
mủ máu, trong ngực phiền nóng, thân thể yếu gầy, hoặc m ặt mắt
sưng phù, mạch Phù mà hư, dần dần biến thành chứng Phế nuy,
m ấ t tiế n g .
ứ n g d ụ n g lă m sà n g : Hiện nay dùng trị suyễn, viêm Phế
quản, Phế khí thủng, hen Phế quản do tâm Phế.
Giải thích: Cáp giới bổ Phế khí, ích tinh huyốt, định suyễn,
g iá m ho; N hA n Hổm ( lạ i b ổ n g u y ô n k h í; P h ụ c lin h , C n m th á o hoà
trung kiện tỳ; Hạnh nhân, Bối mẫu, hoá đờm hạ khí; Tri mẫu,
Tang bì tả Phế thanh kim. Đồng thời Phục linh phôi hợp với Tang
bạch bì, có thể lợi thuỷ tiêu thũng; Cam thảo phôi Bối mẫu, có thể
nhuận Phế giảm ho. Đối -với người ho đã lâu, Phế hư có nhiệt, gây
thành chứng Phê nuy, có đủ chứng trạng như trên, có thể dùng.
Nếu mới bị ho, có ngoại tà, thi chớ dùng lầm.

NHÂN SÂM HỒ ĐÀO THANG (T ế sinh phương)

- Ren shen hu tao tang


Nhân săm 30g; Hồ đào 5 quả (6g) [lấy phần thịt thái mỏng],
Sinh khương 5 lát.
Tác d ụ n g : Khai bổ Phế Thận, nạp khí, bình suyễn. Trị Phế
Thận đều hư, suyễn, không nằm ngủ dược.
G iải th íc h : Hồ đào vị ngọt, tính ấm, vào kinh Phế và thận,
bổ Phế, nhuận táo, năng nhiếp nạp thận khí; Nhân sâm đại bổ
nguyên khí, trị khí hư. Hai vị phối hợp, một trị Phế thận hư, một
trị thận khí không nạp, vì vậy, có tác dụng bổ hư, định suyễn.
Tham khảo:
Nhân sâm, Cáp giới trị ho suyễn có hiệu quả tốt, sách ‘P hổ tể phương’
dùng 2 vị này trị ho suyễn, mặt và chân tay phù thũng. ‘Nhân sâm hồ đào
thang’ lấy Nhân sâm bổ nguyên khí, Hồ đào nhục nạp khí suy thận, thêm
Sinh khương giáng nghịch tán ẩm, cho nên cũng là bài thuốc trị hư suyễn
thường dùng. Nếu hư mà có nhiệt và đờm nhiểu thì có thể dùng bài ‘Nhân
sâm cáp giới tán’ (Thượng Hải phương tễ học).
B ố KHÍ HUYẾT
%ẾLjm Ị
Bổ cả khí huyết là bài thuốc phối hợp cả bổ khí và bổ huyết, I
dùng trị những chứng khí và huyết đều hư.
Bài thuốc thường dùng như bài ‘Bát trân thang’, Thập toàn I
đại bổ’, ‘Nhân sâm dưỡng vinh thang’, Thái sdn bàn thạch tán’... I
Bài ‘Bát trân thang’ và những phụ phương của bài đểu ỉà bài ị
thuốc bổ huyết và cả khí. Thập toàn đại bổ thang’ là bài thuốc bổ Ị
cả khí huyết thưởng dùng; ‘Nhân sâm dưỡng vinh thang’ có tác I
dụng ích khí bổ huyết, dưỡng tâm, an thần. Thái sơn bàn thạch I
tán’ bổ khí kiện tỳ, dưỡng huyết, an thai, thích hợp với người có thai I
khí huyết đều hư không nuôi đưỡng được thai, hay sẩy thai.

BÁT TRÂN THANG A ỉặ ìề


(Chỉnh thể loại yếu) Ba zhen tang
C ông d ụ n g úm
ích khí bổ huyết.
C hủ t r ị
Khí huyết lưỡng hư (khí huyết đều hư).
C h ứ n g tr ạ n g ch ín h
Khí đoản phạp lực, tâm quý, huyễn vựng,
'ừ #
thiệt đạm, mạch Tế Nhược vô lực (Hơi thở
ngắn, mệt mỏi, tim đập mạnh, chóng mặt,
ýì
lưỡi nhạt, mạch T ế Nhược, không lực).
Dược vị
Tứ vật thang + Tứ quân tử thang n m ỉỉ + 0
; Đương quy (tẩm rượu), Bạch thược, Bạch linh, Đảng sâm, Bạch
I truật (sao), Thục địa (tẩm rượu), đều 12g, Xuyên khung 6g, Chích
I thảo 4g, Đại láo 3 trái; Sình khươìig 3 lái. sắc uống.
Tác d ụ n g : Bổ ích khí huyết. Trị khí huyết đều thiếu, gầy ốm,
sắc mặt vàng úa, kinh nguyệt không đều, băng huyết không cầm,
mụn nhọt vỡ mủ lâu không liền da.
G iải th íc h : Bài này gồm ‘Tứ vật thang’ hợp với ‘Tứ quân tử
thang’ thành bài song bể khí huyết. Trong đó, Tứ quân’ bổ khí, ‘Tứ
vật’ bổ huyết, thêm Sinh khương, Đại táo để diều hoà Vinh Vệ. Khí
huyết âm dương thường tác dụng lẫn nhau, mất huyết quá nhiều thì
âm hư, âm hư thì sinh nóng ỏ’ trong, cho nên phiền táo mà khát.
Khí huyết đều hư, thì Vinh Vệ mất điều hoà, vì vậy sinh ra sợ rét
phát nóng. Tác dụng của bài này là bổ cả khí huyết, trong bổ huyết
lại kiêm ích khí, giúp dương sinh âm trưởng.
ứ n g d ụ n g lâ m sà n g : Hiện nay dùng trị giảm bạch cầu, dạ
dày viêm mạn, quen sẩy thai, hội chứng bệnh Durhing, tử cung
xuất huyết cơ năng, kinh nguyệt không đều.
L ă m sà n g h iện nay:
• Trị chứng bạch cầu giảm : dùng ‘Bát trân thang’ gia giảm,
trị 42 ca. Lượng bạch cầu tối đa chỉ có 1,8 - 3,9 X 109/ lít, trung bình
là 3,318 X 109/lít. Kết quả: Toàn bộ đều có kết quả, lượng bạch cầu
tăng hơn 6,293 X 109/lít (Hồ Nam trung y tạp chí, kỳ 4 Ị 1989).
• Trị dạ dày viêm thể co rút mạn tính: Trị 54 ca.Kết quả đạt
98,15% (Hà Bắc Trung Y, kỳ 611987).
• Trị thường hay bị xẩy thai'. Trị 38 ca. Kết quả:khỏi hoàn
toàn (Phúc Kiến Trung Y Dược, kỳ 6/1960).
• Trị tóc rụng-, dùng bài ‘Bát trân thang’ thêm Hà thủ ô, Nữ
trinh tử. Kết quả: sau 15 thang, tóc mới bắt đằu mọc, uống 1 năm,
tóc mọc lại bình thường (Chiết Giang trung y dược, 1979, 3).

TH ẬP TOÀN ĐẠI B ổ THANG (Y học phát minh)

'Ỳ lề: Ấ ị\\ĩ'ì% - Shi quan da bu tang


Lả bài ‘Bát trân thang’ thêm Hoàng kỳ, Nhục quế.
Tác d ụ n g : Ôn hổ khí huyết. Trị khí huyết bất túc, hư lao,
ho suyỗn, sắc mặt trắng nhạt, chíìn và gối không có sức, băng lận,
kinh ntfuy<H khỏntf dồn, lcif loíH lAu ngAy không khỏi.
Tham kh ổ o : Bồi này cố tức dụng grìn giống bài 'Bủt írAn thong’,
nhưng lực bổ mạnh hơn, dược tính ôn, thích hợp với các bệnh khí huyết đều
thiếu mà thiên về h ư hàn (Thượng Hải phương tễ học).

NHÂN SÂM DƯỠNG VINH THANG (C ụ c phương)

- Ren shen yang ying tang


Là bài ‘Thập toàn đại bổ’ bỏ Xuyên khung, thêm Ngủ vị ịử,
Viễn chí, Trần bì.
Tác d ụ n g : ích khí bổ huyết, dưỡng huyết an thần. Trị khí của
tỳ, Phế hư yếu, dinh huyết bất túc, mệt mỏi, không có sức, ăn ít,
hơi thở ngắn, hoảng sợ, hay quên, đêm ngủ không yên, họng khô,
môi ráo, rụng tóc, hoặc lở loét lâu ngày không khỏi, lưối n hạt dày,
mạch Hư Nhược.
Bài này tác dụng gần giông bấi T hập toàn đại bổ thang’,
nhưng thêm tác dụng dưỡng Tâm, an thần.
L ấ m s à n g h iệ n nay.
* Trị thiếu máu: Dùng bài này trị 2 ca. Kết quả sau khi uống
thuốc 12 - 34 thang, huyết sắc tố, tế bào hồng cầu đều hồi phục
bình thường, hết các triệu chứng lâm sàng (Thượng Hải trung y
dược tạp chí 1, 1985).
* Tri rụng tóc: Dùng bài này bỏ Trần bì, Viễn chí, thêm Ma
hoàng căn (rễ Ma hoàng), trị 1 bệnh nhân m ất máu sau khi sinh,
tóc rụng dần, sốt âm ĩ đã 3 tháng. Kết quả sau khi uống được 10
thang h ết sốt, uống 20 thang bắt đầu mọc tóc, sợi tóc bạc tơ trắng,
sau 30 thang tóc mọc ồ gáy, uôrig thêm 60 thang bệnh khỏi (Giang
Tô trung y tạp chí, số tháng 5, 1985).
* Trị trẻ em chán ăn, hiếu động, trí lực phát triển chậm:
Dùng bầi này làm thành hoàn, trị hơn 100 trẻ, kết quả đều tốt.
Thời gian uống thuốc từ 2 đến 6 tháng (Tân Cương trung y dược tạp
chỉ, sô tháng 1, 1990).

Bài ca NHÂN SÂM DƯỠNG VINH THANG

; 'NhAn sâm duỡng vinh' tức ‘Thập toàn', ‘Nhân sâm dưỡng vinh' tức Thập toàn’,
I Trừ khước Xuyôn khung, NgO vj llẽn, Nhớ ỉhâm Ngũ vị, bỏ Xuyẽn khung,
I Trân bì, Vỉỗn chí gia Khương, Táo, Trán bì, Viỗn chí thôm KhươrìQ, Táo,
; Tỵ Phô khí huyết bổ phương tiôn. Tỳ Phê khí huyết bổ truớc tlôn.
THÁI SƠN BÀN THẠCH TÁN
Ị (Cảnh Nhạc toàn thư) Tai san pan shi san 1
C ông d ụ n g
Ị ích khí, kiện Tỳ, dưỡng huyết, an thai. lai' c l1® ìị 'Í!! 'ỉclỊíi ị
C hủ tr ị
Ị Khí huyết hư nhược, thai nguyên bất cố
: chi truỵ thai, hoạt thai, thai động bất yên, 1 ^ J Ế ļ ẫ , Hu 7Ẽ
ị quyện cấp phạp lực, yêu toan thần bì, thiệt 1 m 1
Ị đạm, đài bạc bạch, mạch Hoạt vô lực (Khí Ị ề.
\ huyết suy yếu, truỵ thai, xảy thai do thai \ ỉ .ý j , j8fỉfS#H,
ị khí không vững, động thai, mệt mỏi, không ị ữ ỉrg ỉS â , M i 1
\ có sức, lưng đau, uể oải, lưỡi nhạt, rêu lưỡi
ị trắng mỏng, mạch Hoạt không có ỉực).
Dược vị HiK*
! A ỉ ậ m n ị Ầ ^ , to Ị
1‘Bát trân thang’ bỏ Phục linh, thêm Tục
i m í, À #,
• đoạn, Hoàng cầm, Nhân sâm, Nhu mễ.
1ỉ f
I Thục địa 20g} Nhản sâm (hoặc Đảng sâm), Bạch thược (sao rượu),
Ị Hoàng kỳ chích, Đương quy, Bạch truật (sao), Hoàng cầm, Tục Ị
Ị đoạn đều 12g, Xuyên khung 4g, Chích cam thảo, Sa nhân đều 2g, Ị
Ị Gạo nếp 1 nắm. sắc uống.

Tác dụng: An thai. Trị thai động không yên, dự phòng quen
dạ sẩy thai.
G iải thích: Bài này từ ‘Bát trân thang’ biến hoá mà ra.
Thêm Hoàng kỳ bổ khí; Sa nhân lý khí an thai; Gạo nếp ôn dưỡng
Tỳ Vị; Tục đoạn bổ ích Can Thận mà giữ thai ổn định, có hai công
dụng bồ khí huyết và dưỡng thai; Hoàng cầm thanh nhiệt tả hoả,
phối hợp với Truật, Thược là thuồc chính để an thai. Bài này lấy
tên là ‘Thái sơn bàn thạch tán ’ là người xưa hình dung bài này có
tác dụng điều bổ khí huyết để giừ thai ổn định.
Gia giảm : Có thai mà ra dịch màu đỏ, cần bỏ Xuyên khung,
th^m A gino, h\ Ntfrii cứu, ỉ)ỗ trọng (cùng đùntf chung với bài ‘Giao
nKíii U m n K ’ K>Jl KÌiini).
L ă m sà n g h iệ n n a y :

• Trị xảy thai: Dùng bài này gia giảm, trị 104 ca, trong đó
mới bị lần đầu 96 ca, quen dạ xảy thai 8 ca. Kết quả: Đến đúng
tháng mới sinh 98 ca, không kết quả 6 (Vân Nam trung y tạp chí
6, 1985).
Dùng bài này thêm Trữ ma căn, A giao, trị 3 ca quen dạ xảy *
thai. Kết quả: Đều sinh đúng tháng (Chiết Giang trung y học viện
học báo 6, 1981).
• Trị nôn mửa lúc có thai: Dùng bài này gia giảm, tri 88 ca.
Khỏi 85, đỡ 1, không khỏi 2 (Cát Lâm trung y dược 5, 1990).
• Trị xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu: Dùng bài này gia
giảm, trị nhiều bệnh nhân bị bệnh đă nhiều năm, da có lúc có vết
ban tím xanh, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài không
hết, lượng nhiều, màu kinh nhạt, gần ngày hành kinh thì bắp tay
nổi gân xanh tím. Kết quả: Sau khi uống 4 thang, các nốt xuất
huyết giảm dần, uống tiếp 10 thang, khỏi bệnh, theo dõi 1 thời
gian không thấy xuất huyết dưởi da và chảy máu chân răng (Trung
thành dược nghiên cứu 9, 1985).

TH Ự D ự HOÀN (Kim quỹ y ế u lược)

?n' Wl Ẩi - Shu yu wan


Đậu hoàng quyển, Địa hoàng, Đương quy, Thần khúc, đều
4g,Thược dược 3,6g, A giao, Nhân sâm, đều 2,8g, Bạch truật, Hạnh
nhân, Mạch đông, Phòng phong, Phục linh, Quế chi, Sài hồ, Xuyên
khung, đều 2,4g, Cát cánh 2g, Can khương, Cam thảo, đều l,2g,
Bạch liềm 0,8g, Đại táo ỉ 00 quả.
Tán bột, luyện m ật làm hoàn to bằng hòn đạn, lúc đói bụng
uống với rượu 1 hoàn, 100 hoàn là 1 tễ.
Cách dùng gần đây mỗi lần uống 8g (1 hoàn), ngày uổng 2 lần
với nước nóng hoặc với rượu.
Tác d ụng: Kiện tỳ, ích khí, phù chính, khu tà. Trị các chứng
hư lao, bất túc, đầu choáng mắt hoa trong tâm phiền uất, mình
nặng ít khí, gầy yêu kóm ăn, các chứng khớp xương, lưng trôn lưng
(lưới (lau buốt, các bộnh vì phong khí.
G iải thích: Thự dự (Hoài sơn) làm mạnh Tỳ vị, trị hư tổn,
đồng thời trị phù phong ở đầu mặt, đầu phong, m ắt choáng váng.
Vưu Tại Kinh nói: “Kiêm có sở trường bổ hư trừ phong”, làm chủ
dược bài này. Sâm, Truật, Linh, Thảo, Can khương, Đại táo, bổ Tỳ
ích khí; Địa, Thược, Quy, Khung, Mạch đông, A giao dưỡng huyết
tư âm, hỗ trợ Thự dự để bồi bổ hư tổn; Phòng phong, Bạch liễm,
Quế chi, Sài hồ thăng tán, thấu biểu, phối hợp với Thự dự để khứ
phong tà. Ngoài ra Cát cánh, Hạnh nhân, sơ thông khí cơ; Đậu
quyển, Thần khúc, hoá thấp kiện tỳ, đều ]à vị thuốc tá sứ. Tóm lại
bài này trong bổ có tán, bổ mà không trệ, vì thế có công hiệu bổ
hư, trừ phong.
Tham khảo:

Bài này trong sách 1Kim quỹ yếu lược’ chủ trị: “Mọi chứng hư lao
bất túc, các bệnh vì phong khí” ; là chỉ vào những chứng hư lao, sợ hãi,
đầu váng, hoa mắt. Cho nên sách ‘Thiên kim’ đưa vào mục phong huyễn
choáng váng, hoa mắt. Các chứng hư lao ghé phong tà thì không được chỉ
bồi bổ, vì sẽ làm cho tà khí lưu lại không giải, cũng không được chĩ lo trừ
phong, làm cho chính khí càng tổn thương, mà cần ghé tán trong bổ, íàm
cho tà hết mà chính khí không bị tổn thương, gọi là phép phù chính trừ tà,
tức là ý nghĩa lập phương của Thự dự hoàn’ (Thượng Hải phương tễ học).

TỔNG KẾT VỀ THUỐC B ổ

Bài thuốc bổ dựa vào sự suy kém của âm dương khí huyết mà
đưa ra các phép bổ khí, bổ huyết, bổ khí huyết, bổ âm, bổ dương.

Bổ ÂM:

‘Lục vị địa hoàng hoàn’ là bài thuốc chủ yếu để bổ ích Thận
âm, thích hợp với các chứng vì Thận âm không đủ mà gây ra, những
bài thuốc tư âm tráng thuỷ, hoặc tư âm giáng hoả của đời sau, phần
nhiều dựa vào bài này gia giảm mà thành.
T ả quy ẩm’ bổ ích Thận âm, thích hợp với chứng Thận thuỷ
không đủ, thắt lưng đau, di tinh, tiết tinh, ra mồ hỏi trộm.
‘Đại bổ âm hoàn’ tư âm giáng hoả, thích hợp với chứng âm
hư hoả vượng, nóng âm ỉ trong xương, sốt cơn, ho sặc, dờm có lẫn
máu.
‘HA xn tr.K) hoAn' (hícíncỊ Am, thanh nhiột, ích Thận, hổ Phrì,
th ích h ợ p v ớ i c h ứ n g hư tổn, lao th ư ơ n g , ho đ ờ m , lao n hiệt.

T h iê n v ư ơ n g bổ tâm đ ơ n ’ , tư âm th a n h hoả, bổ tâ m an thầ n ,


th íc h h ợp v ớ i c h ứ n g âm su y h u y ế ĩ ít, m ấ t n gủ , m ộ n g tin h, di tin h, tim
hồi hộp, hay q u ê n ;

‘C am m ạ c h đ ại táo th a n g ’ d ư ỡ n g T â m an th ầ n , hoà tru n g , hoãn


cấp, trị c h ứ n g cơn th ầ n kinh (h yste ria - Ý b ệ n h ).

‘N h ấ t q u á n tiễ n ’ tư âm sơ C an, trị C an T h ậ n âm hư, n g ự c bụn g


s ư ờ n dau.

T o a n tá o n hâ n th a n g ’ d ư ỡ n g T â m an th ầ n , th a n h n h iệ t trừ
p hiền , th ích hợp vớ i c h ứ n g ho lao, hư p hiền kh ô n g ngủ đ ư ợ c.

‘Bổ P h ế a gia o th a n g ’ d ư ỡ n g âm bổ P hế, giả m ho, cầm m áu,


th ích h ợ p v ớ i c h ứ n g âm hư hoả vư ợ n g , ho, su yễ n , h ọn g khô, hoặc
tro n g đ ờ m có m á u .

‘T h ạ c h h ộ c dạ qua n g h o à n ’ bình C an tứ c p ho n g, tư âm sáng


m ắt, th ích h ợ p v ớ i cá c c h ứ n g con ngươi tán rộng, m ắ t hoa, ch o á n g
vá n g v à n ộ i c h ư ớ n g .

B ổ DƯƠNG:

T h ậ n k h í h o à n ’: Ôn bổ T h ậ n d ư ơ n g , thích h ợ p v ớ ỉ cá c ch ứn g
T h ậ n d ư ơ n g s u y y ế u , lưng đau, gối m ỏi, ch â n m ề m , đ ờ m ẩm , tiêu
kh át.

‘H ữ u q u y ẩ m ’: Bổ ích T h ậ n d ươ n g, d ù n g trị c á c ch ứ n g th ậ n suy


ké m , đau b ụ n g , lưng đau h oặ c âm thịnh cá ch d ư ơ n g , ch â n hàn giả
n hiệt.

B ổ KHÍ:

• T ứ q u â n tử th a n g ’ là bài th u ố c chủ yế u tro n g th u ố c bổ khí,


có tá c d ụ n g ôn ích khí, kiệ n T ỳ d ư ỡ n g Vị, thích h ợp v ớ i c h ứ n g khí ở
tru n g tiê u s u y k é m , T ỳ Vị vậ n hoá không m ạnh.

• ‘S ả m linh b ạch tru ậ t tá n ’ n goài tá c d ụ n g bổ k h í kiệ n T ỳ ra cò n


có sở trư ờ n g hoà Vị hoá th ấ p , đ ối vớ i T ỳ Vị hư n h ư ợ c kiêm có ch ứn g
n g ự c b ụ n g kh ô n g khoan khoái thl thích hợp hơn.

• 'B ổ tru n g ích kh í th a n g ’ đ iề u bổ T ỳ V ị khí, th ă n g d ư ơ n g ích khí,


thích h ợ p v ớ i c h ứ n g n họ c m ệ t hại T ỳ, khí thanh d ư ơ n g hãm xu ốn g ,
khí hư phát nhiệt.

• ‘S inh m ạ ch tá n ’ bổ kh í kiêm cả d ư ỡ n g âm sinh tâ n , vì c h ứ n g


n h iệ t th ư ờ n g làm ch o n g u yê n khí, â m , tâ n dịch bị tổ n th ư ơ n g nhiều
m à đ ặ t ra.

• ‘N g ọ c bình p h o n g tá n ’ bổ k h í c ố b iể u, th ích h ợp v ớ i ch ứ n g
biể u hư, tự đ ổ m ồ hôi;

• ‘B ả o n g u yê n th a n g ’ bổ khí ôn dươ n g, th ư ờ n g d ù n g v ớ i c h ứ n g
ch â n n g u y ê n kh ôn g đ ủ , th ỉê n về d ương kh í hư hàn;

• ‘N hân sâ m cá p g iớ i tá n ’ bổ kh í sinh tân , g iả m ho, đ ịnh su yễ n ,


th íc h h ợ p v ớ i c h ứ n g âm h ư ho lâu, su yễ n , g ầ y yế u .

B ổ HUYẾT:

T ứ v ậ t th a n g ’ là bài th u ố c bổ h u y ế t chủ yế u , có tá c d ụ n g bổ
h u y ế t điề u kinh. C á c c h ứ n g dinh h u y ế t h ư trệ , kỉnh n g u y ệ t kh ô n g
đ ề u v à b ă n g h u yế t, rong h uyế t, đ ều có th ể d ù n g bài n à y g ia giả m
đ ể trị.

‘Đ ư ơ n g q u y bổ h u y ế t th a n g ’ bổ kh í sinh h u yế t, trị h u y ế t hư p h á t
số t, m ạ ch tu y H ồ n g Đ ạ i, nhưng đè v à o th ấ y yế u sứ c.

‘Q u y tỳ th a n g ’ d ư ỡ n g T âm kiện T ỳ, trị T â m T ỳ k h í h u y ế t đ ều hư,


hồi hộp, m ấ t n g ủ .

‘P hụ c m ạ ch th a n g ’ ích kh í d ư ỡ n g âm , hồi m ạ ch , th ích h ợp v ớ i


ch ứ n g kh í h u y ế t h ư ít, m ạ ch K ế t Đ ại, tim đ ập m ạnh, sợ hãi.

B ổ K H Í HUYẾT:

‘B á t trâ n th a n g ’ là bài th u ố c p hố i h ợp T ứ q u â n ’ v à T ứ v ậ t’,


th íc h h ợp v ớ i c h ứ n g kh í h u y ế t đ ều hư.

‘ T h ậ p to à n đ ạ ỉ bể th a n g ’ tá c d ụ n g g iố n g n h ư ‘B á t trâ n th a n g ’
nhưng s ứ c bổ m ạ n h hơn.

‘Q u y tỳ th a n g ’d ư ỡ n g T â m kiện T ỳ, trị T â m T ỳ k h í h u y ế t đ ể u hư,


hổi hộp, m ấ t n g ủ .

T h ự d ự h o à n ’ là bài th u ố c bổ hư trừ pho n g, th ích h ợp v ớ i c h ứ n g


hoa m ắt, c h o á n g vá n g , n g ư ờ i gầy, ăn ké m .
THUỐC AN THẦN

T h u ố c an th ầ n là n h ữ n g bài th u ố c có tá c d ụ n g g iúp
n gư ờ i b ệ n h b ớ t că ng th ẳ n g tin h th ầ n , dễ n gủ , c h ố n g lại cá c
cdn kích đ ộ n g tin h thầ n , lo â u, b ứ t rứt. T h e o y h ọ c cồ tru yề n ,
trạ n g th á ỉ tin h th ầ n củ a con n g ư ờ i có liên quan m ậ t th iế t đến
sự h o ạ t đ ộn g và trạ n g thá i hư th ự c củ a cá c tạ n g phủ nhưng
liên q ua n m ậ t th iế t n h ấ t !à 2 tạ n g C an và T â m . N ếu tin h th ầ n
luôn kích đ ộ n g h oặ c hưng p hấ n , b ứ t rứt, dễ g iậ n d ữ, th ư ờ n g
là th ự c ch ứ n g , th u ộ c về C an. N ếu tinh th ầ n kh ô n g y ê n biể u
hiện hồi h ộp , khó ngủ, hay q u ê n , khó tập tru n g tư tư ở n g là
hư c h ứ n g , do T â m h u y ế t kém , tâm th ầ n kh ốn g đ ể u h òa . C ho
nên p h é p trị th ư ờ n g là hoặc sơ Can lý khí, th a n h C an hỏa
hoặ c là d ư ỡ n g T â m an thầ n , nhưng lúc trị b ệ n h , n go à i v iệ c
d ù n g th u ố c , cầ n bồi d ư ỡ n g ch o bệnh nhân m ộ t tinh th ầ n
lạc quan yê u đời tạo cho m ình m ộ t cu ộ c số n g vui tươ i lành
m ạ n h , trá n h n h ữ n g cảm xú c âm tính (tứ c g iậ n , b uồ n b ực, !o
âu, s u y n g h ĩ n h iề u ) đ ồn g thờ i p hải tă n g c ư ờ n g tậ p lu yệ n cơ
th ể , chú trọ n g p hư ơ n g p há p d ư ỡ n g sinh kế t hợp v iệ c d ù n g
th u ố c m ớ i đ ạ t đ ư ợ c kế t quả tốt.

L oại chứng H ư ớ n g tr ị
Ị • Dương khí của Tâm, Can mạnh, nhiệt
Trọng trấn an thần.
Ị làm tổn thương tâm thần.
I • Âm huyết b ất túc, tâm thần không được
Tư dưỡng an thần.
1nuôi dưỡng.
; • Do hoả nhiệt gây nên cuồng, táo, nói sảng. Thanh nhiệt tả hoả
! • Do đờm gây nên điên cuồng. Khứ đờm.
• Do ứ gây nên cuồng. Hoạt huyết, khứ ứ.
1 • Do Dương minh bị thực gây nên cuồng loạn. Công hạ.
• Do hư tổn kồm thổn trí khỏng yôn. Bồi bổ.
Phân loại:

T rê n lâm sà n g th ư ờ n g gặp 2 loại sau:

• T rọ n g trấn an thẩn D ương khí củ a T â m và Can


m ạnh q u á (T âm C an dươ n g cang); N h iệ t làm tổn th ư ơ n g tâ m thần
(N h iệ t VƯU tâm th ầ n ch ứ n g ).

• T ưdưõng an thần (ỈẼ # $ ; # ) : Âm huyết bất túc; T â m thần


kh ôn g đ ư ợ c nuôi d ư ỡ n g (Tâm thầ n b ấ t d ư ỡ n g ch ứ n g ).

Nguyên tắc đỉểu trị:


+ T rọ n g trấ n an th ầ n : T h ư ờ n g d ùn g C hu sa, T ừ th ạ c h , Long
cốt, M ẫu lệ... là c á c vị th u ố c loại khoáng vậ t, h oặ c loại g iá p x á c (vỏ
cá c đ ộ n g v ậ t có th â n m ềm như S ò, Trai...) hợp th à n h , th e o n g u yê n
tắ c ‘trọ n g khả trấ n k h iế p ’ (vậ t nặng có thể làm h ế t khiế p sợ ).

T h u ố c trọ n g trấ n có thể an thầ n nhưng an th ầ n kh ô n g ch ỉ có


trọ n g trấ n .

C á c lo ạ i th u ố c kh ác như dưỡ n g T âm , d ư ỡ n g h u yế t, có thể an


th ầ n . T h an h T â m g iá n g hoả cũ ng có thể an th ầ n . H oá đ ờ m , hoà Vị
cũ ng có thể an th ầ n .

Vì vậ y, d ù n g cá c vị th u ố c có tá c d ụ n g nêu trê n để trị m ấ t ngủ,


hồi hộp, tim đập mạnh... đều có thể đạt được kết quả an thần và đểu
có th ể g ọi là th u ố c an th ầ n đượ c.

N h ữ n g bài th u ố c th ư ờ n g d ùn g là:

+ T rọ n g trấ n an th ầ n : ‘C hu sa an th ầ n h o à n ’.
+ T ư d ư ỡ n g an thầ n : ‘T h iê n vư ơ n g bổ tâm đ ơ n ’, T o a n táo nhân
th a n g ’, ‘Bá tử d ư ỡ n g tâm h o à n ’.

CHU SA AN THẦN HOÀN


{Nội ngoại thương biện hoặc luận) Zhou sha an shen wan Ị
Còn gọi là ‘Hoàng liên an thần hoàn’
‘An thần hoàn’
C hủ trị
Tâm h ý kháng thịnh, Am huyết bất : |l)| H iH ^ i
túi* eliứn^'
T riệ u ch ứ n g ch ín h
Thất miên, kinh quý, thiệt tiêm hồng,
, H=izkỀL,
mạch Tế Sác (Mất ngủ, hoảng sợ, đầu
m i
lưỡi đỏ, mạch Tế Sác).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Tâm hoả kháng thịnh, nhiễu loạn tâm
thần, chước thương âm huyết (Tâm hỏa 'ừ ik /L ắ ỉ,
quá thịnh, làm nhiễu loạn tâm thần, tìm n Ẻ L
nung đốt âm huyết).
C ông d ụ n g ĩbRi
1Trấn Tâm an thần, tả hoả dưỡng âm.
Dược vị 15»*
■Chu sa (tỉiuỷ phi) (quân) 15g, Hoàng ỉiên (tẩy rượu) (thần), Quy
1thân (tá) đều 18g, Sinh địa (tá) 4.5g, Chích cam thảo 16g.
\ Tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 4-12g trước khi đi ngủ, với nước
Ị nóng hoặc kết hợp uống với thang thuốc theo tình hình bệnh lý.

Tác d ụ n g : Thanh nhiệt, dưỡng huyết, an thần. Trị Tâm hỏa


vượng làm tổn thương đến tâm âm huyết, lâm sàng biểu hiện tinh
thần bứt rứt, khó ngủ, đêm hay nằm mơ, đầu lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.
G iải th íc h : Chu sa định Tâm an thần, dùng lượng lớn để tư
âm dưỡng huyết, trị chứng Tâm Thận âm hư, tâm huyết bất túc mà
tâm hoả cang thịnh.

~ I Ị Vào kinh Tâm, trọng trấn an Ị Thanh Tâm,


Q uân I Chu sa ị tihariTram h o ả I Tả hoả,
I rr V I Vào kinh Tâm, thanh Tâm ; Trấn Tâm,
T h â n \ Hoàngliên ị , , 77 , . :A *
jhoa dế trừ phiên nhiệt. IAn thán.
I Sinh địa I Tư âm thanh nhiệt.

ị Đương quy Bổ huyết. I Tư bổ âm
ị • Điều hoà các vị thuốc. huyêt để
Sứ 1 Chích tháo 1 tíí , đ ắ " g , ạ n h í a ỉ f " g
llơang liôn va tính nẠng cua 1 •
(•hu S11, (lo kh ỏi lAm hMi Vị.
ứ n g d ụ n g là m sà n g : Trên lâm sàng bài này thường được
dùng trị suy nhược thần kinh, hysteria, bệnh uất ức. Ngoài ra cũng
dùng trị hội chứng mãn kinh, mồ hôi trộm.
Gia giảm : Có đờm nhiệt làm cho đầy tức, thêm Qua lâu nhân
để khu đờm, thanh nhiệt.
• Khó ngủ nhiều, thêm Liên tử tâm, Toan táo nhân.
• Tâm hỏa nặng, thêm Chi tử để thanh Tâm hỏa.
L â m sà n g h iệ n nay:
• Trị thần kinh suy nhược, khó ngủ, hay mơ, hồi hộp, hay
quên, tinh thần hốt hoảng, có kết quả tốt (Trung quốc cơ bản trung
thành dược - Nhân dân vệ sinh xuất bản).
• Trị hành kinh thì phát cuồng, sau khi sinh xong bị nhiệt kéo
dài không dứt, phiền nhiệt, lưng ra mồ hôi, ngực đau: Đổi thuốc
hoàn thành thuốc thang sắc uống. Dùng lần nầo cũng có kết quả
(Tứ Xuyên trung y (9) 1986).
• Trị mồ hôi trộm, về đêm khó chịu hơn: Mỗi lần uống 9g,
ngày 3 lần. Dùng Chi tử lOg, sắc lấy nước uống thuốc. Sau khi uống
5 ngày, khỏi bệnh (Hà Nam trung y (ỉ), 1983).
Ghi chú:
+ Sách 'Tiểu nhỉ dược chứng trực quyết* có bài ‘Chu sa an
thần hoàn’ (Mạch môn, Phục linh, Sơn dược, Mã nha tiêu, Hàn thuỷ
thạch, Cam thảo, Chu sa, Băng phiến).
+ Sách Y học phát minh’ cũng có bài ‘Chu sa an thần hoàn’
(Chu sa, Hoàng liên, Cam thảo. Có tác dụng thanh Tâm an thần.
Trị Tâm hoả thịnh quá.
+ Sách <
Vệ sinh bảo giáìrì cũng có bài ‘Chu sa an thần hoàn’
(Chu sa, Hoàng liên, Cam thảo. Có tác dụng thanh Tâm an thần.
Trị Tâm hoả thịnh quá).
+ Sách ‘Phụ khoa ngọc xích' có bài ‘Chu sa an thần hoàn’(Chu
sa, Đương quy, Hoàng liên, Cam thảo, Sinh khương trấp. sắc uống.
Có tác dụng trừ phiền an thần. Trị phụ nữ có thai mà bị hư hoả
thịnh, phiồn muộn không yên, hồi hộp lo Hự).
K iê n g kỵ:
• Chu sa, không nên uống lâu dài để tránh bị ngộ độc.
• Người âm hư hoặc Tỳ suy: không nên dùng.
Tham kh ả o :
>► Diệp Trọng Kiên nói: “ Sách ‘Nội kinh’ viết: T h ẩ n khí ở tâm thì tinh
thần đầy đủ’. Lại viết: T â m là gốc của sự sống, là chỗ ở của thần’, vả lại
Tâm là quân chủ, chủ không sáng suốt thì tinh khí loạn, thần mỏi mệt quá
thì hồn phách tán, vì thế, ngủ không yên, tà khí xâm nhập, nhẹ thì kinh sợ,
hồi hộp, nặng thì si ngốc, điên cuồng. Chu sa tinh thể lóng lánh, màu đỏ
thông vào tạng Tâm, chất nặng hay trấn nhiếp, tính hàn hay thắng nhiệt, vị
ngọt sinh tân dịch, vì vậy âm hoả tản mạn để dưỡng nguyên khí ở thượng
tiêu, là vị thuốc an thần hay nhất. Tâm khổ vì nhiệt, phối với Hoàng liên
đắng hàn để tả Tâm nhiệt, lại thêm Cam thảo vị ngọt làm tá để tả nữa. Tâm
chủ huyết, dùng Đương quy vị ngọt, ôn, để đưa Tâm huyết về, lại thêm Địa
hoàng tính hàn làm tá để bổ nữa. Tâm huyết đầy đủ thì Can được tàng mà
hồn tự yên, tâm nhiệt giải thì Phế phục hổi chức năng mà phách dược ổn
(Sán bổ danh y phương luận).
> Bài này trước đây được gọi ỉà ‘An thần hoàn’ nhưng hiện nay đều
gọi là ‘Chu sa an thần hoàn’ (Thượng Hải phương tễ học).

So sánh bài CHU SA AN THẦN HOÀN


và THIÊN VƯƠNG Bổ TÂM ĐAN

Chu sa làm quân, Hoàng kỳ làm thần, phối


Đều có hợp với Cam thảo.
Sinh địa, Chú trọng việc trấn tâm an thần, thanh
Đương Tâm tả hỏa, kiêm tư âm dưỡng huyết.
Chu quy, Chu
sa Thuộc loại thuốc trọng trấn an thần.
sa.
an
Trị tâm thần bất an do Tâm hỏa thịnh qưá
nùng
lẩm nhiễu loạn tâm thần gây nên. Kèm âm
thần tư âm,
huyết bị nung đốt, thiên về thực chứng.
hoàn dưỡng
huyết, Chú trọng vào mất ngủ,, hồi hộp lo sợ, đầu
trấn tâm, lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.
an thần. Thường thấy tâm phiền, thần loạn, trong
tim ảo não, hay mơ.
Trị tâm Chú trọng dùng Sinh địa làm quân.
T hiên
thần bất Chú trọng tư âm bố huyết, dường tAm an
vương
an, mất thổn. Ki^m thanỉi hư hỏa.
ngủ, hồi Là loại thuốc Tâm Thận cùng trị, tư dưỡng
hộp, lo an thần.
sợ, mạch Trị tâm thần bất an, do Tâm, Thận âm
Tế Sác. huyết đều suy, Tâm không được dưỡng, kèm
có hư hỏa mạnh bên trong.
Thuộc loại hư chứng.
Chú trọng vào chứng tim hồi hộp, m ất ngủ,
lòng bàn tay chân nóng, lưỡi đỏ, ít rêu,
mach Tế Sác.

TOAN TÁO NHÂN THANG K ít®


(Kim quỹ yếu lược) Suan zao ren tang
C hủ tr ị
Can huyết bất túc, hư nhiệt nội nhiễu.
T riệ u ch ứ n g ch ín h
Hư phiền, thất miên, hầu can khẩu táo, thiệt
ifeW!ẰHK. #MTri 1
hồng, mạch Huyền Tế (Hư phiền, mất ngủ,
họng khô miệng táo, lưỡi đỏ, mạch Huyền Tế). m ,
N g u yên n h â n gây b ệ n h
Can huyết bất túc, âm hư nội nhiệt.
C ông d ụ n g
Dưỡng Tâm an thần, thanh nhiệt trừ phiền.
Dược vị
Toan táo nhân (quân) 12-20g, Phục linh (thần) 12g, Tri mẫu \
(thần) 8-12g, Xuyên khung (tá) 4-6g, Cam thảo (sứ) 4g. sắc uống, Ị
vào buổi chiều và tối trước khi di ngủ.

Tác dụng'. Dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền. Trị
Can huyết không đủ sinh ra chứng hư phiền, khó ngủ, tim hồi hộp,
váng đầu, hoa mắt, ra mồ hôi trộm, miệng họng khô, mạch Huyền
hortc Tế Sác.
G iải thỉv.h. Tonn táo nhrtn bổ can đưỡntf huyốt, lù chủ (lược;
phò tfí có Xuyỏn khung (ỈAn thuốc lốn vùn# (láu mặt, Hơ can Un uAt;
Tri mẫu tư âm giáng hoả để thanh can dương; Phục linh hỗ trợ Táo
nhân định tâm an thần; Cam thảo hoãn cấp diều trung. Bài này
dùng trị bệnh Can khí uất kết hoá hoả gây ra m ất ngủ.

Q uản Toan táo nhân Dưỡng huyết bổ Can, ninh Tâm, an thần.
Phục linh Ninh Tâm, an thần.
Thẫn
Tri mẫu Tư âm nhuận táo, thanh nhiệt trừ phiền.
Điều Can huyết, sơ Can khí. Phối hợp
Tá Xuyên khung với Toan táo nhân để tăng tác dụng tấn
tán và toan thu.
Sứ Cam thảo Hoà trung, hoãn cấp, điều hoà các vị thuốc.

ứ n g d ụ n g lă m sàng: Bài này thường dùng trị mất ngủ trong


bệnh suy nhược thần kinh do Can huyết không đủ, suy nhược thần
kinh, rối loạn tiền mãn kinh, huyết áp cao, bệnh về tim dẫn đến
hồi hộp, m ất ngủ, chóng mặt, mồ hôi trộm, di tinh.
Gia giảm : Có hư nhiệt, thêm Đương quy, Bạch thược, Sinh
địa để dưỡng âm huyết, lương huyết, hòa Can, thanh nhiệt.
• Ra mồ hõi nhiều, thêm Mạch mòn, Ngũ vị để an thần, liim hãn.
• Tim hồi hộp nhiều, khó ngủ, thêm Long xĩ để trấn kinh.
• Trường hợp tâm khí hư, người mệt mỏi, thêm Đảng sâm,
Long Xỉ để ích khí, trấ n kinh.
L ă m sà n g h iện nay:
• Trị chóng mặt, mất ngủ: Dùng bài này gia giảm, trị tiền
mãn kinh, rối loạn thần kinh, huyết áp cao, động mạch vành, tim
đập nhanh mạn, chấn thương não dẫn đến chóng mặt, m ất ngủ,
đều có kết quả (Tứ Xuyên trung y (12), 1987).
Tham khảo:
La Khiêm Phủ nói: ‘Sách 'Nội kinh' viết: ‘Can tàng cân, người ta nằm
thì huyết dồn về Can’. Lại viết: ‘Can là gốc của sự mỏi m ệt’, cũng như ‘Lao
động quá thì dương khí càng thịnh; Mỏi mệt quá thì tổn thương Can; Lao
phiền quá th) âm tinh tuyệt; Can thương tinh tuyệt thl hư lao, hư phiền, chắc
chắn sẽ không nằm được". Táo nhân chua, bình, ứng vối Thiếu dương mộc
mả trị Can, quá lắm thi nền thu, nôn bổ, dùng Toan táo nhôn tớl hai thrtng,
Ổổ 8lnh tôn huyết, dưỡng Can huyét, tức là lấy v| chuo đế thu llém, láy vị
chua để bổi bổ là như vậy, Nhưng Can khí uất muốn tán, lấy Xuyên khung
cay tân mà tán, để giúp cho Táo nhân thông Can điểu vinh, nên lại nói lấy
cay để bổ. Can khí cấp muốn hoãn, hoãn thì lấy Cam thảo ngọt, hoãn, để
phòng Xuyên khung sơ tiết quá gấp, đó tức là lấy thổ để bảo vệ. Tuy nhiên,
sợ rằng lao động nhọc m ệì quá thì hoả phát, âm bị tổn thương, dương khí
vượng, phần dương không đi vào âm, mà vẫn không ngủ được, cho nên
mượn Tri mẫu làm tá để bổ âm thuỷ mà chế hoả, Phục linh lợi dương thuỷ
(nước tiểu) để bình âm, làm cho thuỷ mạnh lên thì hoả tự yên, hoả thanh
thì thần cũng yên tĩnh. Thật là bài thuốc trị Can bị h ư ia o cự c kỳ diệu nhất
(Sán bổ danh y phương luận).

So sánh bài TOAN TÁO NHÂN THANG


và THIÊN VƯƠNG B ổ TÂM ĐƠN

Dùng Toan táo nhân để dưỡng Tâm


Đều dùng thuốc an thần; Phôi hợp với thuôc diều khí
T oan
tư âm bổ huyết, hành huyết là Xuyên khung, có tác
tá o dụng dưỡng huyết điều Can rấ t tốt.
dưỡng Tâm
nhân an thần làm Trị Can huyết bất túc gây nên bứt rứt
th a n g chính. (hư phiền), m ất ngủ, chóng m ặt, váng
Phôi hợp với đầu, hoa mắt, mạch Huyền, Tế.
thuốc thanh hư Sinh địa phối hợp với Thiên môn,
nhiệt. Mạch môn, Huyền sâm, là những
T h iê n thuốc tư âm thanh nhiệt. Làm cho bài
vương Trị m ất ngủ do thuốc thành dưỡng Tâm an thần.
bổ âm huyết bất Trị Tâm Thận âm suy, huyết ít, hư
tâ m túc, hư nhiệt hoả bên trong bốc lên gây nên bứt rứt
đan nội kháng, hư (hư phiền), m ất ngủ, kèm lòng bàn
phiền. tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ, ít rêu,
mạch Tế Sác.

BÁ TỬ DƯỠNG TÂM HOÀN (Thể nhân vựng biên)


“P 1 ( ' A ■ Bai zi yang xin wan
Bá tử nhân ỈOOg, Mạch môn đông 40g, Thạch xương bồ 40g,
Huyền sâỉìì 80g, Cam thảo 20g, Câu kỷ tử 120g, Đương quy 'ÍOg,
Phục thần 4()g, Thục (ỉịa 80g.
Tỉm bột, luyộn mẠt lùm hoủn nhỏ. Mỏi lần uống 8-12g. LAy
ỉ)Ang tmn hoộr Long nlmn nhụi* Hìíe láy nước (lố uóng.
Có th ể dùng thuốc thang sắc uổng.
Tác dụng'. Dưỡng tâm an thần, bổ thận tư âm, trị âm huyết
bất túc, Tâm Thận mất sự điều hòa, sinh ra chứng hồi hộp, hay sợ,
dễ quên, đêm ngủ hay mơ, ra mồ hôi trộm.
G iải th íc h : Bá tử nhân dùng liều cao để dường Tâm an thần,
là chủ dược; Đương quy, Thục địa, Câu kỷ tử bổ ích tinh huyết;
Huyền sâm, Mạch môn tư âm thanh nhiệt; Thạch xương bồ, Phục
thần định Tâm an thần; Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
Các vị thuốc hợp lại thành một bài thuốc có tác dựng điều hòa
Tâm Thận, tư âm dưỡng huyết, định tâm an thần.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Bài này trên lâm sàng thường dùng trị
chứng suy nhược thần kinh, dễ quên, hoảng sợ, tim hồi hộp.
G ia g iả m : Ra mồ hôi nhiều (tự hãn, đạo hãn), thêm Long cốt,
Mẫu lệ, Phù tiểu mạch, Ngũ vị tử hoặc Ma hoàng căn để an thần,
cầm mồ hôi.
• Trường hợp đêm nằm mộng nhiều ít ngủ, di tinh, thêm Kim
anh tử, Khiếm thực, Liên tu để an thần liễm tinh.
• Trí nhớ kém, tinh thần mệt mỏi, thêm Đảng sâm, Viễn chí,
Táo nhân để ích khí, an thần.
Lâm sàng hiện nay.
• Trị nghẽn cơ tim : Dùng bài này gia giảm, vào thời kỳ hồi
phục sau khi bớt bệnh hoặc trị người suy nhược sau khi bớt bệnh.
Trị 62 ca, kết quả đều khỏi, không thấy tái phát. Uống lâu dài,
có kết quả tốt (Trung Hoa thần kinh tinh thần khoa tạp chí (6),
1958).
• Trị mất ngủ: Dùng bài này, thêm vị thuốc bổ Tâm, trị 76 ca.
Kết quả: khỏi 74, không khỏi 2 (Giang Tô trung y, (1), 1959).
• Trị mề đay mạn tính: Dùng bài này, tuỳ theo chứng mà gia
giảm, trị khỏi 4 ca (Thượng Hải trung y dược tạp chí (8), 1965).
• Trị kết mạc viêm m ạn: Dùng bài này, đổi thành thuốc thang,
gia giảm để trị. Kết qua: Sau khi uống 10 thang thuốc, các chứng
mắt đỏ, măl (lính, sự ánh sáng, nhìn không rõ, m ắt cộm hoặc bứt
rứt vA chiều, đốnrì mơ nhiổu... đổu lchỏi (Chiết Giang Tninịỉ y tạp chí
(2) 1980).
HOÀNG LIÊN A GIAO THANG (Thương hàn luận)

IÍIÌRĨI]p'ÍJI - Huang li an a jiao tang


Hoàng liên 6g, Hoàng cầm, Bạch thược, A giao đều 12g, Kê
tử hoàng 2 trái.
Sắc thuốc 2 lần, trộn chung, cho A giao vào nấu tiếp cho tan,
cho lòng đỏ trứng gà (Kê tử hoàng) vào, khuấy đều, chia làm 2 lần
uống. Khi uống, hâm nóng thuốc.
Tác dụng'. Tư âm giáng hoả. Trị âm hư hoả vượng, tâm phiền,
m ất ngủ, lưỡi đỏ, rêu khô, mạch Tế Sác.
G iải thích: Hoàng cầm, Hoàng liên giáng hoả; Kê tử hoàng,
Bạch thược, A giao dưỡng âm huyết. Đối với chứng âm hư hoả
vượng nặng gây m ất ngủ, dùng bài này rấ t có hiệu quả.
G ia giảm : Trên lâm sàng có thể thêm Nữ trinh tử, Hạn liên
thảo.
• Âm hư nặng, tân dịch hao thương, họng khô ráo, thêm
Huyền sâm, Mạch đông, Thạch hộc.
• Hoả vượng nặng, trong tim bồi hồi, thêm Sơn chi, Tiên trúc
diệp.
• Khi ngủ hay kinh hoàng mà dễ tỉnh, thêm Long xỉ, Trân
châu mẫu.
• Ngủ không được say, thêm Toan táo nhân, Dạ giao đằng.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng:
• Trị mất ngủ lâu ngày không khỏi: Dùng ‘Hoàng liên a giao
thang’, thêm Sinh địa. Trị 18 ca. kết quả: Sau khi uống 3-12 thang,
đều gần như khỏi hẳn (Giang Tây trung y dược 6, 1984).
• Trị tạng táo (hysteria): Dùng bài này trị 25 ca đều có kết
quả (Bắc Kinh trung y 3, 1985).
• Trị răng đau: Dùng bài này thêm Nhục quế, Xuyên ngưu tất,
Thục địa, Địa cốt bì. Kết quả: Uống 2 thang, khỏi bệnh (Tứ Xuyên
trung y 10, ĩ 985).
• Trị nùộttịị Ỉtỉời lớ UiVi: I)ùnfỊ bAi này bổ H o ả n g cầm, th ê m
Sinh <lịn, ( ’jim Uuio, NhAn trun g Imrh, Mộc thông, ( ’á t cánh. Kòi.
quả: Điều trị nửa tháng, khỏi bệnh (Tân trung y 2, 1990).
• Trị viêm kết trường: Dùng bài này thêm Mã xĩ hiện, Phòng
phong, Diên hồ. Kết quả: Uống 14 thang, khỏi bệnh (Cát Lâm
trung y dược 4, 1990).

TH IÊN VƯƠNG BỔ TÂ M ĐAN


{Thế y đắc hiệu phương) Tian wang bu xin dan
Còn gọi là ‘Bổ Tâm Đan’ - Bu xin dan.
C hủ t r ị
Âm hư huyết thiểu, thần chí bất an (Ầm
MđLIỀÍ^, ĩ ệ Ế T 'í :
hư, huyết thiếu, thần chí khống yên).
T riệ u c h ứ n g ch ín h
Tâm quý, th ất miên, thủ túc tâm nhiệt,
thiệt hồng thiểu đài, mạch Tế Sác (Tim
sợ hãi, mất ngủ, lòng bàn tay bàn chân s & ỷ - g , tìcếiSi
nóng, lưỡi đỏ, ít rêu lưỡi, mạch Tế Sác).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Tâm Thận âm huyết khuy hư, Tâm thất sở
dưỡng, hư hoả nội nhiễu (Tâm âm, Thận 'll' re * ? , ‘ù ỹ i ữ
âm, huyết suy, hư, tâm không được nuôi
dưỡng, hư hỏa quấy động bên trong).
C ông d ụ n g
Tư âm thanh nhiệt, dưỡng huyết an thần.
Dược vị HiỊậ
Sinh địa hoàng (quân) 160g, Toan táo nhân, Thiên môn đông
(thần), Bá tử nhân (thần); Đương quy thân (thần), Mạch môn
(thần), Ngủ vị tử (tá) đều 40g, Đan sâm (tá), Đảng sâm (tá), Viễn
chí (tá), Huyền sâm (tá), Bạch linh (tá), Cát cánh (Sứ) đều 20g.
Tán bột, luyện m ật làm hoàn. Dùng Chu sa (tá) bọc ngoài làm
áo, Mỗi lần uống 12g.
Có thể dùng thuốc thang sắc uống.

Tác dụng'. Tư Am thanh nhiệt, bổ Tâm an thổn. Trị chứng


I Tâm Thận âm hư, hỏa bôc lên sinh ra hư phiền, m ất ngủ, mộng
I tinh, ra mồ hôi trộm, miệng lưỡi lở, tim hồi hộp, hay quên,
ị G iải th íc h : Bài này dùng Sinh địa, Thiên đông, Mạch đông,
Huyền sâm để dưỡng âm; Đan sâm, Đương quy dưỡng Tâm huyết;
Chu sa, Phục linh, Viễn chí, Táo nhân, Bá tử nhân an thần; Nhân
sâm bổ Tâm khí; Ngũ vị tử liễm Tâm âm; Cát cánh dẫn thuốc đi
lên dể thông được Tâm khí, khiến cho sức thuốc tác dụng được ở
thượng tiêu. Bài này trị Tầm âm hư mà hoả không vượng lắm gây
ị chứng mất ngủ thì nhất định có hiệu quả.

Tư âm (vào Thận), dưỡng huyết (vào •


Q uản Sinh địa
Tâm). Tráng thuỷ để chế hư hoả.
Thiến môn Tư âm, 1
Mạch môn ,1
thanh V-Ai
nhiệt. :i Giúp Sinh
* .A,
Thẩn Toan táo nhân Dưỡng Tâm, Ị ~u~ dJỡng 1
Bá tử nhân An thần, Ị Tâm an thần. 1
Đương quy BỔ huyết nhuận táo. 1
Huyền sấm Tư âm giáng hoả.
Phục linh
Dưỡng Tâm an thần.
Viễn chí

Tá Nhân sâm Bổ khí để sinh huyết, an thần ích trí.


Lấy vị chua để thu liễm Tâm khí, ninh
Ngũ vị tử
Tâm an thần.
Đan sâm Thanh Tâm, hoạt huyết.
Chu sa Trấn Tâm, an thần.
Dẫn thuốc đi lên, tập trung đưa thuốc
Sứ Cát cánh
vào Tâm kinh.

ứ n g d ụ n g lả m sàng: Trên lâm sàng, thường dùng để trị suy


nhược thần kinh, ngủ kém, tim hồi hộp, hay quên hoặc mộng tinh,
ra mồ hôi trộm, có hiệu quả nhất dịnh. Mất ngủ nhiều, tim hồi hộp,
thôm Long nhãn nhục, Dạ giao đằng để dưỡng Tâm an thần. Di
tinh, hoạt tinh, thỏm Kim anh tử, Khiốm thực đế cố Thận sáp tinh.
Ními miỘMK liọntf khô, môi lưởi lư 1()ÓL, thêm Thạch hộc, lĩoAng liôn,
Liên tử tâm để dưỡng Vị âm, thanh Tâm hỏa.
Bài này có nhiều vị thuốc có tính chất nê trệ, vì vậy, lúc sử
dụng cần thận trọng đối với những bệnh nhân Tỳ Vị hư nhược, rối
loạn tiêu hóa, chán ăn.
Tham k h ả o :
> Kha Vận Bá nói: “Tâm chủ hoả, vì thế mà chủ thần, thần suy thì
hoả tác hại, cho nên bổ tâm tất phải thanh hoả thì thần mới yên” . ‘Bổ tâm
đơn’ dùng Sinh địa làm quân, là lấy ý đi xuống, tức Thiếu âm để tư Thận
thuỷ, thuỷ mạnh có thể chế hoả, đây không phải !à bổ dương của Tâm mà
là bổ thần của Tâm. Phàm loại quả có nhân cũng như tâm có thận, thanh
khí không gì bằng Bá tử nhân, bổ huyết không gì bằng Toan táo nhân, thần
của nó ở đó vậy. Sâm, Linh vị ngọt để bổ tâm khí, Ngũ vị vị chua để thu
liễm tâm khí; Thiên, Mạch đông tính hàn để thanh hoả ở phần khí, Tâm khí
hoà thì thần tự yên. Đương quy vị ngọt để sinh tân huyết, Huyền sâm mặn
để bổ tâm huyết, Đan sâm hàn để thanh hoả trong huyết, Tâm huyết đầy
đủ thì thần tự tàng. Lại mượn Cát cánh làm thuyền chuyên chở, Viễn chí
dẫn đường, cùng các vị thuốc vào Tâm làm cho thần minh được an. Dùng
bài này làm thuốc dưỡng sinh thì sống lâu, làm sao mà bị lo âu, hay quên,
hồi hộp, tân dịch khô ráo, trên lưỡi lở loét, đại tiện không thông (Danh y
phương luận).
rJr Sách 'Chỉnh nhân mạch trị’có bài Th iê n vương bổ tâm đơn’, từ bài
trên, bỏ Chu sa, thêm Hoàng liên. Tác dụng và chủ trị giống như bài trên.
Sách T h ế y đắc hiệu phương’ có bài ‘Bổ tâm đơn’, từ bài trên, dùng
Sinh địa thay Thục địa, bỏ Chu sa, thêm xương bồ, Phục thần, Chích thảo,
Bách bộ, ĐỖ trọng, Kim bạc. Trị phiền nhiệt, hồi hộp, họng khô, miệng táo,
ngủ không yên, hay mơ, di tinh, hay quên (Thượng Hải phương tễ học).

So sánh bài THIÊN VƯƠNG B ổ TÂM ĐAN


và QUY TỲ THANG

Chú trọng dùng Sinh địa làm quân.


Đều có Nhân Điều hòa Tâm Thận, thủy hỏa ký tế, tiêu
T h iên
sâm, Phục bản cùng trị.
vương
linh, Đương Lấy tư âm dưỡng huyết, bồ tâm an thần
bổ
quy, Toan là chính, kèm thanh hư hỏa.
tà m
táo nhân, Trị Tâm Thận âm huyết đều suy, tâm
đan
Viỗn chí. than không (lược nuôi dưỡng, kòm hư
hồn nhiồu ở hồn trong.
Đều dưỡng Biểu hiện: hư phiền, mệt mỏi, mộng
tâm an thần. tinh, di tinh, lòng bàn tay chân nóng,
Trị tâm miệng lưỡi lở loét, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch
Tế Sác.
huyết bất
túc, tâm Bệnh ở Tâm Thận nhưng chú trọng đến
thần không Tâm.
được nuôi
Nhân sâm, Long nhãn nhục làm quân,
dưỡng, hồi
hộp, lo sợ, ích khí kiện Tỳ là chính, kèm bổ huyết
m ất ngủ, hay dưỡng Tâm.
quên. Trị tâm Tỳ khí huyết suy, tâm thần
Quy
không được nuôi dưỡng, mệt mỏi, ăn ít
Tỳ
(đấu hiệu Tỳ khí hư), sắc m ặt vàng úa,
th a n g
lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế
(dấu hiệu khí huyết suy).
Tâm và Tỳ bệnh, lấy khí huyết đều hư
nhưng không có hỏa.

GIAO T H Á I HOÀN (Hàn Thị ỵ thông)

- Jiao tai wan


Hoàng liên 4g, Nhục quế 2g. Tán bột, chia làm 2 lần uống
trước khi đi ngủ 3 giờ.
Tác dụng: Giao thông Tâm Thận. Trị m ất ngủ, khi đi nằm
tinh thần hưng phấn, tim hồi hộp không yên, không nằm được, ban
ngày thì váng đầu, hay buồn ngủ,
G iải th ích: Hoàng liên, Nhục quế cùng dùng, dựa theo ý
của sách cổ y là ‘Năng giao tâm thần vu đồn khắc” (nghĩa là làm
giao thông Tâm Thận ngay tức khắc), cho thấy công hiệu an miên
(ngủ yên) của bài thuốc. Mất ngủ, phần nhiều do Tâm hoả bốc lên.
Nhưng Tâm hỏa bốc lên được là do Thận âm bị hao tổn, cững có
thể do Thận dương suy yếu gây nên. Loại trước thuộc về ấm hư hoả
vượng, loại sau thuộc về hoả bất quy nguyên. Hai loại này tuy khác
nhau nhưng đều thuộc cơ chê ‘Tâm Thận bất giao’. Vì vậy trong bài
trị mfìt ngủ, thường dùng Iloàng liên tả Tâm hoả, phối hợp với A
KĨMí), Kê tư hoAiiK. Hạch thược (tố iư dưỡng Thạn Am, chế ngự (lược
(!mi (lương. Nỏu phôi hựp Nhục quố líì đố ôn thẠn (lương, lù rrírh
dẫn hoả qui nguyên. Hai loại phối ngũ này đều thuộc trị pháp “giao
thông tân th ận \
Bài này dùng hai vị Hoàng liên, Nhục quế. Hoàng liên thanh
Tâm để tả hoả. Nhục quế ôn Thận dể dẫn hoả quy nguyên. Hai vị
phối hợp làm cho Tâm Thận giao nhau thì sẽ ngủ yên dược. Bài này
chỉ dùng có 2 vị, thuốc ít mà công hiệu nhiều, cho nên mới có tên
là ‘Giao th ái’ (là ý nghĩa Tâm Thận hỗ tương dể chế ưđc).
G hi chú: M ất ngủ do âm hư, không dùng.
Tham khảo:
> Trên kinh nghiệm lâm sàng, nếu chỉ đơn thuần dùng thuốc trấn tĩnh
an thần thường không có hiệu quả. Nếu thêm ít thuốc hưng phấn thường
thu được hiệu quả tốt hơn.
Bài này dùng Hoàng liên phối hợp với lượng nhỏ Nhục quế, hai vị
cùng dùng chính là cách phối ngũ đó. Ngoài ra Viễn chí, xương bổ có tính
vị tân ôn, có tác dụng khai khiếu, lại phối hợp thuốc dưỡng huyết trọng trấn,
có tác dụng an thần thì cũng gọi là pháp ‘giao thông Tâm Thận’.
Thí dụ như Hoàng liên hợp với Nhục quế ở bài thuốc này có thể tuỳ
tình hình thực tế mà gia giảm, nhưng lượng của Nhục quế phải ít hơn lượng
của Hoàng liên.
^ Sách T ỷ vị luận’ c Ong có bài ‘Giao thái hoàn’: Bào khương, Ba
đậu sưdng, Nhân sâm, Nhục quế, Sài hồ, Xuyên tiêu, Bạch truật, Hậu phác
(sao), Khổ luyện tử, Phục linh, Sa nhân, Bào xuyên ô, Ngô thù du, Hoàng
liên, Tạo giác, Tử uyển. Trị chứng thường hay buồn ngủ, tay chân uể oải,
mệt mỏi.
• Sách Tăng bổ vạn bệnh hồi xuân’ cũng có bài ‘Giao thái hoàn’:
Hoàng liên, Chỉ thực, Bạch truật, Ngô thù du, Đương quy vĩ, Đại hoàng,
Thần khúc. Trị trong ngực bứt rứt khó chịu, không muốn ăn uống, đại tiện
khô cứng.
• Chứng mất ngủ, thường đo Tâm hoả thượng cang. Nhưng Tầm hỏa
thượng cang, lại do Thận âm bị hao tổn, cũng có thể do Thận dương suy
nhược mà ra. Loại trước thuộc vể âm hư hoả vượng, loại sau thuộc về hoả
bất quy nguyên. Hai loại này tuy khác nhau nhưng đểu thuộc cơ chế ‘tâm
thận bất giao’. Cho nên trong bài trị mất ngủ, thường dùng Hoàng liôn tả
tâm hoả, phối hợp với A giao, Kê tử hoàng, Bạch thược để tư dưỡng thận
âm, chê ngự được cang dương, Nếu phối hợp Nhục quế )à để ôn thận
dương, là cách dẫn hoả qui nguyên.
Hai loạỉ phối hợp này đểu thuộc cách "giao thông Tâm Thận’.
- Bài này dùng hai vị Hoàng liên, Nhục quế. Hoàng liên thanh Tâm
để tả hoả thượng cang. Nhục quế ôn thận để dẫn hoả quy nguyên, khiến
cho tâm thận giao nhau ià tự ngủ yên được. ‘Dược giản hiệu đa’ thuốc ít mà
công hiệu nhiều, cho nên mới có tên là ‘Giao thái’. Bài này dùng Hoàng liên
phối hợp với lượng nhỏ Nhục quế, hai vị củng dùng chính là phép phối ngũ
đó. Trên kinh nghiệm lâm sàng, nếu chỉ đơn thuần dùng thuốc trấn tĩnh an
thần thường không có hiệu quả. Nếu thêm ít thuốc hưng phấn thường hay
thu được hiệu quả nhanh.
Ngoài ra Viễn chí, Xương bổ có tính vị tân ôn, có tác dụng khai khiếu,
lại phối hợp thuốc dưỡng huyết, trọng trấn có công hiệu an thần thì cũng
gọi là pháp ‘giao thông tâm thận’.
Thí dụ như Hoàng íiên hợp Nhục quế ỏ bài này có thể tuỳ tình hình
thực tế mà gia giảm, nhưng lượng của Nhục quế phải ít hơn lượng của
Hoàng liên (Thượng Hải phương tễ học).

QUẾ CHI KHỨ THƯỢC D ư ợ c GIA THỤC TẤT l o n g


CỐT MẪU LỆ CỨU NGHỊCH THANG (Thương hàn luận)

ĩ§ M 1Ềầỉỉấ %ft$t$ỉỉĩị!tìỀÌ%- Gui zi qu shao yao jia shu


xi long gu mu li jui ji tang
Quế chi, Thục tất, Sinh khương đều 12g Cam thảo 8g, Đại táo
12 quả Long cốt 16g, Mẫu lệ 20g
Nước 8 chén, nấu Thục tất cho cạn đi 2 chén rồi cho các vị kia
vào, đun cạn còn 3 chén, uống nóng 1 chén.
Tác dụng: Trị thương hàn hoả nghịch kinh sợ phát cuồng,
nằm ngồi không yên, mồ hôi ra, chân tay lạnh.
G iải thích: Bài này là bài thuốc trọng trấn an thần. Nguyên
nhân trị chứng dùng nhầm lửa hơ (cứu pháp) để phát hãn, đến nỗi
tổn hại đến tâm dương, phát ra chứng kinh cuồng, nằm ngồi không
yên. Thiên ‘Thái dương’ sách ‘Thương hàn luận’ ghi: “Thương hàn
mạch Phù, thầy thuốc dùng lửa hơ cho ra mồi hôi, làm cho vong
dương, tất nhiên sinh kinh cuồng, nằm ngồi không yên, dùng bài
‘Quê chi khứ thược dược gia Thục tấ t Long cốt Mẫu lệ cứu nghịch
thang’ mà trị”, ơ đây nói vong dương là chỉ vào lấy lửa hơ cho ra
mồ hồi, làm tổn thương tâm dương, khác với chứng thiếu âm ra mồ
hôi mà vong (lươn#. Tâm tàng thần, bị lửa bức bách làm ra mồ hôi,
hao lòn t.àm tmn thần mât chó nương lựa, cho nôn hiộn ra
chứng Itin h n m iiK k liỏ n g yOn. N h ơ n tf hiíVu chứng vAn CÒI1, cho »An
dùng Quế chi để giải cơ, điều hoà Vinh Vệ. Tâm dương đã hao tổn,
thần khí không yên, cho nên bỏ Bạnh thược là vị khô tiết, thêm
Long cối, Mẫu lệ để giữ lấy tâm thần. Thêm Thục tấ t vì nó có thể
trừ tà khí kết ở lồng ngực”. Chứng này là vi hoả khí bức bách vào
tâm bào, cho nên dùng để trục tà yên chính. Các vị dùng chung với
nhau, có tác dụng trấn an tinh thần.

SÀI HỒ GIA LONG CỐT MAU l ệ t h a n g (Thương hàn luận)

'ữÌÈ‘m$í.$ịjì$ỉ - Chai hu jia long gu mu li tang


Sài hồ 16g, Hoàng cầm 6g, Nhân sâm 6g, Phục linh 6g, Duyên
đan 6g, Quế chi 6g, Long cốt đều 6g, Mẫu lệ 6g, Đại hoàng 8g, Bán
hạ 1 cáp, Đại táo 6 quả, Nước 8 chén.
Trừ Đại hoàng, các vị kia sắc còn 4 chén, cho tiếp Đại hoàng
vào, lại nấu sôi 1-2 dạo, lọc bỏ bã, uổng nóng 1 thăng.
Chủ trị: Trị thương hàn 8-9 ngày sau khi hạ rồi, ngực đầy,
phiền nhiệt, kinh sợ, tiểu tiện không thông, nói sảng, thân mình
nặng nề, không xoay chuyển được.

TR Â N CHÂU MẪU HOÀN (Bản s ự phương)


ỉỳĩỆ-ỉậýl - Zhen zhu mu wan
(Nguyền gọi ỉà Trân châu hoàn)
Trân châu mẫu 3 phân (nghiền thành bột nhỏ), Đương quy
60g, Tê giác (cạo thành bột nhỏ) 20g, Thục địa hoàng 60g, Phục
thần đều 20g, Nhân sâm 40g, Trầm hương 20g, Toan táo nhân 40g,
Long cốt 20g, Bá tử nhân 40g.
Tán bột, luyện m ật làm thành hoàn, to bằng hạt Ngô đồng,
dùng bột Thần sa làm áo, mỗi lần uống 40-50 hoàn, với nước Kim
ngân, Bạc hà sắc lên, uống vào lúc giữa trưa và tối đi ngủ.
Tác dụng: Tư âm an thần, trấn kinh, yên hồi hộp. Trị âm
huyết không đủ, phong dương động ở trong, đêm ngủ không yên,
kinh sợ, hồi hộp, sắc mặt ít tươi, đầu choáng, m ắt hoa, mạch Tế
Nhược.
G iả i th í c h : BAi n à y trị Can T h ậ n â m hư, tAm t h ổ n kh ông
vững, grty rn chứng kinh sự, hồi hộp, ít ngủ. Trong bài t r ọ n g (lụng
Nhân sâm, Đương quy, Thục địa tư bổ phần âm của thận, để bổ vào
phần gốc. Can Thận âm hư, phong dương động lên ở trong, tâm
thần không giữ kín, làm thành các chứng kinh sợ, hồi hộp, đêm
ngủ không yên. Trong bài những vị Trân châu mẫu, Tê giác, Phục
thần, Long côt để bình Can trấn nghịch, an thần, hồi hộp; Dùng
Bá tử nhân để dưỡng Tâm; Toan táo nhân để dưỡng Can, tăng tác
dụng trấn kinh, an thần, hết hồi hộp; Trầm hương thu nạp dương
khí phù lên; Thần sa làm áo; Kim ngân sắc nước làm thang, cũng
không ngoài ý nghĩa nặng để dè khí nghịch xuống.
Tham khảo:
Chủ chứng của bài này là kinh sợ, hồi hộp, xét nguyên nhản gây
bệnh là do âm dịch không đủ, phong dương động ở trong mà gây ra. Bài
này vừa tư dưỡng âm của can thận, vừa trấn kinh, hết hổi hộp, điều chỉnh
cả tiêu và bản. Nếu đờm nhiệt quấy nhiễu lên, hoặc Can dương thịnh lên
mà gây ra chứng kinh sợ hồi hộp, dùng nó không thích hỢp (Thượng Hải
phương ỉễ học).

TỪ CHU HOÀN (Thiên kim phương)

ĩH Ấ j - Ci zu wan
(Nguyên gọi là ‘Thần khúc hoàn )
Thần khúc 160g, Từ thạch 80g, Chu sa 40g.
Tán bột, luyện mật làm hoàn, to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần
uống 3 hoàn, ngày uống 3 lần, Uổng lâu dài sẽ làm cho sáng mắt.
Cách dùng gần đây: Mỗi lần dùng 8g, uống với nước cơm lúc
sáng sớm, khi đói bụng, có thể uống thêm đến 2g.
Tác dụng: Thu liễm phù dương, an Tâm, sáng mắt. Trị tim hồi
hộp không ngủ, tai ù, tai điếc, hoa mắt, kinh giản (động kinh).
Giải thích: Trong bài này Từ thạch vào thận, có thể bổ âm
tiềm dương, trấn kinh; Chu sa vào tâm, có thể an thần định khí,
chấn dưỡng tâm huyết, làm cho tà hoả không bốc lên. Thần khúc
tiêu hoá thức ăn, kiện tỳ, làm cho thuốc không hại dạ dày, thức
An horí thành tinh dược, cho nên có tác dụng ích thận, tiềm dương,
trấn t/un, minh mục.
Tham khảo:
Thiên ‘Đại hoặc luận’ (Linh khu 80) viết: “Tinh khí của ngũ tạng lục
phủ, đểu dồn lên mắt mà làm ra tinh anh” . Đó tức là nói rõ mắt sở đ ĩ trông
thấy được, phân biệt được màu sắc, là nhờ vào tinh khí của ngũ tạng lục
phủ thấm tưới lâu. Thận là thuỷ tạng, tàng chứa ngũ dịch, mắt được trong
sáng do có quan hệ mật thiết với thận. Người xưa lại nói ‘thuỷ là cái gương,
hoả là cái đuốc” , thì đủ biết không những thận suy cũng có thể làm cho mắt
nhìn không rõ, hoa mắt, mờ mắt. Trên lâm sàng thường thấy là khi tâm thận
mất điểu hoà, thuỷ hoả không giao nhau, thường có thể làm cho 2 mắt mờ,
trông không rõ, đầu choáng, tai ù, tim hổi hộp, không ngủ. Bài này dùng
chung các thứ thu liễm phù dương, trấn Tâm, sáng mắt, và giúp cho sự hoá
vận của trung tiêu, làm cho tinh dịch được cung cấp iên trên, Tâm hoả yên
ổn, thì các chứng tự khỏi.
Bài này cũng có thể dùng trị động kinh (điên giản), là lấy sức trấn
trụy an thần của nó có thể dẹp được nội phong, ngăn chặn dương khí bốc
lên. Nhưng nếu điên giản đờm nhiều, thì cần phối hợp với thuốc trừ đờm mà
dùng. Còn vị khí hư nhược ăn uống không ngon, tiêu hoá chậm, thì dùng
nó lượng ít mởi hợp, vì những thuốc trọng trấn, không có lợi cho vị, sợ ảnh
hưởng đến sự hoá vận.
Bài này tuy có Lục khúc trợ vận, Từ thạch, Chu sa đều là kim thạch
nên đối với bệnh nhân Tỳ Vị hư nhược thì nên chuyển thành thang để uống
(Thượng Hải phương tể học).

QUẾ CH! CAM TH ẢO LONG CỐT MAU l ệ t h a n g


(Thương hàn luận)

- Gui zhi gan cao long gu mu li tang


Quế chi 4-12g, Cam thảo 8~12g, Long cốt 20-40g, Mẫu lệ 20-40g.
Sắc, chia 2 lần uống.
Tác dụng: Trấn kinh an thần, thông dương chỉ hãn. Trị tim
đập mạnh, hồi hộp, ra mồ hôi, chân tay lạnh, chất lưỡi nhạt, nhuận.
G iải th íc h : Bài này dùng Quế chi, Cam thảo ôn thông Tâm
dương; Long cốt, Mẫu lệ lấy vị nặng để trấn khiếp, theo ý ‘Trọng
khả trấn khiếp' (nặng có thể làm hết sợ). Toàn bài thuốc có tức
dụng trọng trấn an thần.
TOM TA T

Các bài thuốc nêu trên, đều có công hiệu trọng trấn an thần
nhưng khi dùng cụ thể thì trong chỗ giống nhau cũng có chỗ khác
nhau:
‘Quế chi khứ thược dược gia thục tấ t long cốt mẫu lệ cứu
nghịch thang’, trấn kinh an thần, trị Tâm dương bị tổn thương,
tâm thần không có chỗ dựa gây nên kinh sợ phát cuồng, nằm ngồi
không yên.
‘Chu sa an thần hoàn’ dưỡng huyết thanh hoả, trấn Tâm an thần.
‘Trân châu mẫu hoàn’ tư âm an thần, trấn kinh, định hồi
hộp, hai bài này đều lấy kinh sợ, hồi hộp, m ất ngủ làm chủ chứng,
nhưng bài trước do Tâm hoả bốc lên, Tâm huyết không đủ, bài sau
do Can Thận âm hư, phong dương động ở trong, đó là điểm khác
nhau, khi dùng cần phân biệt rõ.
‘Từ châu hoàn' thu nạp phù dương, trấn Tâm, sáng mắt, trị
tim hồi hộp, m ất ngủ, tai ù, tai điếc, hoa mắt, mờ mắt.
Các bài thuốc ‘Thiên vương bổ tâm đơn’, ‘Chu sa an thần
hoàn’, ‘Hoàng liên a giao thang’, Toan táo nhân thang’ đều có tác
dụng an thần, trị m ất ngủ nhưng:
• ‘Thiên vương bể tâm đơn’ lấy tư âm dưỡng huyết làm chính.
• ‘Chu sa an thần hoàn’ lấy giáng hoả là chính.
• ‘Hoàng liên a giao thang’ chú trọng tư âm và giáng hoả.
• ‘Toan táo nhân thang’ sơ Can giải uất, giáng hoả an thần.
• ‘Giao thái hoàn’: Giao thông TâmThận, dẫn hoả quy nguyên.
Trị mất ngủ còn có một số bài thuốc thường dùng khác như ‘Quy
tỳ thang" (Tâm Tỳ huyết hư), ‘ô n dởm thang’ (Đởm nhiệt bốc lên)...
Ngoài ra, cần lưu ý là mất ngủ lâu ngày có liên quan đến yếu
tô" tinh thần, không nên quá lệ thuộc vào thuôc để giải quyết các
chứng này.
THUỐC KHAI KHIẾU
m ĨU

Bài thuốc Khai khiếu là những bài thuốc có tác dụng trị
chứng hôn mê bất tỉnh, thường gặp trong các chứng bệnh sốt
cao, co giật, kinh phong, trúng thử hoặc bệnh thần kinh hôn
mẽ đột quị, làm cho bệnh nhân tỉnh lại (gọi là khai khiếu).
Chứng bế trong Đông y học thường chia hai loại nguyên
nhân khác nhau: Nhiệt bế thường gặp trong ôn bệnh (bệnh
nhiễm), do nhiệt độc thịnh nhập tâm bào gây nên và chứng
Hàn bế thường gặp trong các bệnh nội khoa nặng, ảnh hưởng
đến thần kinh, thường là do đờm, thấp trọc gây nên, chứng
đờm mê tâm khiếu làm cho bệnh nhân hồn mê bất tỉnh. Cho
nên bài thuốc khai khiếu thường chia hai loại:
Lương khai: Trị chứng nhiệt bế.
Ôn khai: Trị chứng hàn bế.
LƯƠNG KHAI

P h é p lương khai có tác dụng thanh Tâm khai kh iế u , lương


g iả i n h iệ t độc, d ù n g trị ôn tà n h iệ t độc, hoả và o tâ m b ào , b iể u hiện
cá c c h ứ n g hôn m ê, nói sả ng , nặng thì uốn vá n , q u y ế t lạ n h. N goài
ra, nếu cảm phải những khí uế trọc, bỗng nhiên xoay xẩm ngã ra,
b ất tỉnh kh ô n g b iế t gì, th ấ y có hiện tư ợ n g n h iệ t thì cũ n g có th ể lựa
dùng.
Vị th u ố c th ư ờ n g d ùn g là nhữ n g loại phư ơ ng hươ n g khai kh iế u,
thanh n h iệ t g iải đ ộc, h oặ c lương h uyế t, trấ n kỉnh p h ố i hợp.
Bài th u ố c đ ại biểu như ‘Ngưu hoàng h o à n ’, ‘C h í b ả o đ ơ n ’ , T ử
q u y ế t đ ơ n ’, T h ầ n tê đ ơ n ’.
Cách dùng bài thuốc lương khai, cần biện chứng đó là nhiệt
hãm vào tâm bào khiến cho khiếu bị bế, thần trí bị che lấp. Nếu
biểu c h ứ n g c h ư a giải, n h iệ t thịnh , thầ n trí m ê m an, p h é p trị, nên
giải b iể u th ấ u n h iệ t, làm cho tà có đườ n g ra, kh ôn g được d ù n g lầm
bài thuốc khai khiếu, nếu không, sẽ có thể ‘mở cửa rước kẻ cướp
v à o n h à ’ , đưa tà kh í v à o sâu, làm cho b ện h tình có th ể n ặn g hơn.
T rư ờ n g hợp ch ứ n g D ương m inh phủ th ự c , n h iệ t tà nung đốt,
hiệ n ra c h ứ n g thầ n trí mê m an, nói sả ng , đ iề u trị, n ên d ù n g phé p
hàn hạ, th e o cá ch ‘rú t củ i d ư ớ i n ồ i’, kh ô n g đ ư ợ c d ù n g lầm bài
th u ố c khai kh iế u; N ếu như D ương m inh phủ th ự c tà m à kiêm có tà
hãm v à o tâm b ào , thì p hé p trị cũ ng kh ôn g đ ư ợ c đơn th u ầ n dùn g
th u ố c khai kh iế u, m à ch ỉ có thể d ự a v à o b ện h tìn h hoãn hay cấ p,
đ ầ u tiê n ch o u ốn g th u ố c khai kh iế u, h oặ c lú c đầu cho uống thu ố c
hàn hạ, h o ặ c đ ồn g th ờ i d ù n g cả khai kh iế u và cô n g hạ, m ới có
th ể th ích h ợ p đ ư ợ c v ớ i bệnh tìn h. V à o thờ i kỳ cu ố i c ủ a ôn b ện h ,
âm hư, tân d ịch khô, can phong bốc lên, hiện ra c h ứ n g th ầ n trí mê
m an, kinh q u y ế t, kh ôn g đ ư ợ c d ùn g lầm th u ố c p h ư ơ n g hương có
tính c h ạ y và b ố c lê n , cũ n g không được d ùn g lầm th u ố c ca y thơ m ,
ôn tá o , làm tổn hại th ê m tân dịch.
AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN
(Ôn bệnh điều biện) An gong niu huang wan
C hủ tr ị
Tà nhiệt nội hãm Tâm bào.
T rỉệ u c h ứ n g ch ín h
Cao nhiệt, phiền táo, thần hôn chiêm
ngôn, th iệt hồng hoặc giáng, đài hoàng
MỈ&Miề, t t i ì t m,
táo, mạch Sác hữu lực (Sốt cao, phiền
S ẳ r m ệ , ĩ ĩ M ỉế,
táo, thần trí mê muội, nói sảng, lưỡi
đỏ hoặc đỏ chói, rêu ỉưỡi vàng khô,
mạch Sác có lực).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Ôn nhiệt tà độc nội bế Tâm bào.
C ông d ụ n g J3W8
Thanh nhiệt giải độc, khai khiếu tỉnh
thần. ĩềỉ&M^ề, l i lệ

Dược vị 151*
Ngưu hoàng 4^11, Uất kim Hoàng cầm, Hùng hoàng,
Ế |jf Chu sa Tê giác HẾI, Hoàng liên Hòi, Chỉ tử đều
40g, Trân châu ỉệĩỆ 20g, Băng phiếnì M*, Xạ hương n # đều
lOg. Tán bột, luyện m ật làm hoàn, mỗi viên 4g.
Người lớn mà bệnh nặng người khỏe thì ngày uống hai lần, nặng
hơn thì 3 lần; trẻ nhỏ uống nửa hoàn, chưa tỉnh thì uống nửa
hoàn nữa.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, khu đờm, khai khiếu. Trị
sốt cao, hon mê, co giật (Nhiệt nhập tâm bào), nói sảng, lưỡi đỏ
sẫm, mạch Sác hoặc trẻ em sốt cao, co giật.
G iải th ích : Ngưu hoàng thanh tâm giải độc, hóa đờm, khai
khiếu; Tê giác thanh Tâm, lương huyết, giải độc; Xạ hương khai
khiếu, an thần là chủ dược; Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử tả Tâm
hỏa, thanh nhiệt độc; Hùng hoàng cùng với Ngưu hoàng khu đờm
giải độc; Uất kim, Băng phiến phương hương hóa trọc, thông khiếu
khai bế; Chu sa, TrAn chôu trAn kinh an thAn. (Mc vị thuốc hợp lụi
thành l)Ai thuốc có tổc (lụng thnnh nhiột giai <1ộc, khu (lờrn, khai
khiếu, trấn kinh, an thần.
ứ n g d ụ n g lấ m sàng: Đây là một bài thuốc chủ yếu để thanh
nhiệt, khai khiếu, khu đờm, đối với những bệnh nhiễm độc nặng,
sốt cao, hôn mê, co giật, như viêm màng não, viêm não, lỵ nhiệt
độc, viêm phổi nhiễm độc đùng có tác dụng tốt. Trường hợp có
hội chứng nhiệt nhập tâm bào, sốt cao, hôn mê, co giật, thêm hội
chứng Dương minh phủ chứng (táo bón, bụng đầy trướng), có thể
dùng bài này thêm với bột Đại hoàng 12g, chia 2 lần uống, gọi là
bài ‘Ngưu hoàng thừa khí thang’.
L âm sàn g hiện nay :
• Trị viêm màng não B : Khi có hôn mế thì dùng bài này làm
chính. Uống liên tục 3-4 ngày, phối hợp với châm cứu, trị 83 ca,
khỏi 68, có di chứng 2 ca, chết 13 ca (Phúc Kiến trung y dược tạp
chí 2, 1957).
Dùng bài này kết hợp với thuốc thang, trị 16 ca trề nhỏ bị viêm
não B. Kết quả: Trung bình uống 2.6 ngày (Tân y dược thông báo).
• Trị trúng độc hôn mê, nhiễm độc gây sốt caoJ hôn mê gan,
viêm não gây hôn mê, viêm nhiễm gây sốt cao, trị 75 ca. Kết quả:
hết sốt 43 ca (Trung Hoa y học tạp chí 9, 1974).
• Trị chấn thương sọ não: Trị 104 ca, khỏi 76% (so với tổ đối
chiếu chỉ đạt 41%) (Trung tây y dược tạp chí 12, 1989).
• Trị viêm gan vàng da: Dùng bài này thêm Kim ngân hoa,
Liên kiều, Sinh đại hoàng, Đại phúc bì, nấu uống thay nước chè.
Kết quả: Sau 3 tuần chức năng gan trở lại bình thường, hết vàng da,
các triệu chứng cơ bản đã hết (Giang Tây trung y dược 6, 1986).
Tham k h ả o :
Xét bài này là theo bài ‘Ngưu hoàng thanh tâm hoàn’ của Vạn Mật
Trai, gia vị mà thành. Để thanh nhiệt giải độc thêm Tê giác, để trấn tâm an
thần thêm Trân châu, Xạ hương, Băng phiến, đồng thời thêm Hùng hoàng
để hoá nhiệt giải độc. Thông qua sự biến hoá như thế, so vói nguyên bài
của Vạn Thị thì thuốc nhiếu mà sức mạnh hơn. Nhất là về phương diện
phương hương hoá trọc, khai khiếu thì càng nổi bật.
Đối với những bệnh nặng, nhiệt bế, tính thẩn hôn mê thì dùng bài
thuốc này ịThượng Hải phương tề học).
NGƯU HOÀNG THANH TÂM HOÀN (Dậu chẩn t h ế y tâm
pháp)

41 - Niu huang qing xin wan


(Còn gọi là Vạn Thi Ngưu hoàng hoàn, Vạn Thị Ngưu hoàn
thanh tâm hoàn)
Ngưu hoàng lg, Chu sa 6g, Sinh hoàng liên 20g, Hoàng cầm
12g, Sơn chi Ĩ2g, Ưất kim 8g.
Cùng tán thành bột nhỏ, lấy nước tuyết tháng chạp hoà vđi
bột mì làm thành hoàn to bằng h ạt ngô, mỗi lần uống 7-8 hoàn, với
nước sắc Đăng tâm.
Cách dùng gần đấy: Luyện với m ật ong làm viên, mỗi viên
còn ướt nặng khoảng 4g, lấy bao sáp ong bọc lại làm vỏ ngoài cho
kín. Mỗi lần uống một hoàn, nghiền ra hoà với nước mà uống. Trẻ
nhỏ tuỳ tuổi mà giảm bớt.
Tác dụng'. Thanh nhiệt, giải độc, khai khiếu, an thần, thường
dùng trị trẻ nhỏ sô't cao, co giật, hôn mê, nói sảng hoặc chứng kinh
phong, đờm nhiều, bứt rứt.
Tham kh ả o :
Tà khí hãm vào trong, nhiệt quấy nhiễu tâm bào, thì tâm chủ sẽ mất
sự sáng suốt bình thường, cho nên thần mê, nói sảng, phiền táo không yên.
Trẻ nhỏ bị chứng kinh quyết, trứng phong, khiếu bế, dùng bài này, cũng
một loại cơ chế như vậy.
Bài này của Vạn Mật Trai, là bài thuốc quan trọng trong ôn bệnh, cho
nên Vương Tấn Tam nói: “ô n tà hãm vào tâm bào lạc mà thần mê, duy có
bài này của Vạn Mật Trai là hay nhất. Thuốc hoàn này hoà vào trong thuốc
thang có những vị như Tê giác, Linh dương giác, Kim trập, Cam thảo, Nhân
trung hoàng, Liên kiểu, Bạc hà v.v.„ tác dụng rất hay” (Thượng Hải phương
tễ học).

C hủ tr ị
On nhiột bệnh, n h iệ t bệnh tâm bào cẠp
nhiọl th ịn h (lộng phong. /í IMì-
N g uyên n h â n gây b ệ n h
Ỏn nhiệt tà độc nội bế Tâm bào. S M IỈ
T riệ u c h ứ n g ch ín h $ iíE M
Cao nhiệt phiền táo, thần hôn chiêm ngôn,
kinh quyết, thiệt chất hồng giáng, mạch ĩmĩMRịể,
Sác hữu lực (Sốt cao, phiền táo, thần trí mê s , ĩềWk, ,'iWi*r.
muôi, nói sảng, co giật, chất lưỡi đỏ chói, Pí, 1» m. ẢI h
mạch Sác có lực).
Công đ ụ n g m
Thanh nhiệt khai khiếu, tức phong chỉ kinh. m m m , iề M .K -
Dược vị
Hoạt thạch, Thạch cao, Hàn thủy thạch đều 640g, Từ thạch 1 280g.
Sắc, bỏ bã. Cho tiếp các vị thuốc sau:
Linh dương giác, Thanh mộc hương, Tê giác, Trầm hương đều
200g. Thăng ma, Huyền sâm đều 640g, Đỉnh hương 4Og, Chích
thảo 320g.
Trộn khuấy đều vào nước, sắc các thuốc trưởc, chưng kỹ bỏ bã,
cho tiếp các vị:
Phác tiêu, Tiêu thạch mỗi thứ 1.280g, gạn sạch tạp chất. Chưng
nhỏ lửa, tiếp tục cho 2 vị: Chu sa 120g (bột mịn), Xạ hương 1%.
Tán bột mịn, trộn đều vào nước sắc, để cho ngưng đọng lại thành
dạng kết tinh, như hoa tuyết nên có tên là Tử tuyết đơn. Mỗi lần
uống l-2g với nước chín để nguội. Ngày 2-4 lần.

Hiện nay người ta dùng dạng bột. Trong bài gốc có vị Hoàng
kim (tức là vàng), hiện nay không còn dùng.
Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, trấn kinh khai khiếu. Trị
sốt cao kinh giật, hôn mê, nói sảng hoặc chứng kinh phong, đờm
nhiều, bứt rứt.
G iải thích: Trong bài dùng các vị thuốc ngọt, hàn, sinh tân
như: Thạch cao, Hoạt thạch, Hàn thủy thạch để tả hỏa, trừ đại
nhiột; Linh (ỉưưng giác thanh Can, lức phong, chống co giật; Tẽ giỉlc
thanh (Am, gi ni nhiíU (lộc; Xạ hương khai tâm khiếu, (tồ u lủ chủ
tlưực; ỈJuyt‘ii .sám, Thrtng (tm, Cam tluio tư Am, Ihanh nhiột, giãi
độc; Chu sa, Từ thạch an thần trấn kinh; Thanh mộc hương, Đinh
hương, Trầm hương hành khí tuyên thông; Phác tiêu, Tiêu thạch
tả nhiệt tán kết. Các vị thuốc hợp lại thành bài thucíc có tác dụng
thanh nhiệt giải độc, trấn kinh khai khiếu.
ứ n g d ụ n g lã m sàng: Đây là một bài thuốc chủ trị sốt cao,
hôn mê, co giật rấ t tốt. Trên lâm sàng thường được dùng trị trẻ nhỏ
sốt cao, co giật. Những trẻ nhỏ mắc bệnh sởi nhiệt độc thịnh, sởi
lên không đều, màu ban sởi đỏ tím, sốt cao, hôn mê, khó thở, chỉ
văn tía dỏ, dùng bài này có tác dụng tốt.
Trường hợp viêm màng não, viêm phổi câp (nhiễm độc) có
triệu chứng sốt cao, co giật, hôn mê hoặc bứt rứt, khó thở, miệng
khát, môi khô, dùng đều có kết quả.
L â m s à n g h iệ n nay:
• Trị viêm màng não do siêu vi: Dùng bài này kết hợp với
truyền dịch, thuốc kháng sinh, trị viêm màng não do siêu vi đã hôn
mê 3, nửa mê nửa tỉnh 1. Kết quả: Thân nhiệt đến ngày thứ 2 đã
hạ xuống, đến ngày thứ 5-7 trở lại bình thường, hôn mê đến ngày
thứ 3-4 thì tỉnh lại, đều không để lại di chứng (Chiết Giang trung
y tạp chí 7, 1970).
• Trị sốt cao do bệnh bạch huyết cấp: Trị 3 ca, đều hạ sốt tốt
0Chiết Giang trung y tạp chí 7, 1979).
• Trị tinh thần phân liệt: Trị 5 ca. Đều dùng Sinh địa 30g,
Trúc nhự 30g, nấu sôi, uống thuốc viên. Kết quả: Sau 3 ngày, bệnh
tình có chuyển biến, điều trị 3-6 tuần, khỏi bệnh. Theo dõi 2 năm
không thấy tái phát (Hà Bắc trung y tạp chí 2, 1982).
• Trị amiđan viêm cấp: Trị 20 ca, khỏi 18. Thân nhiệt trong
vòng 24 giờ hạ xuống bình thường, có 2 ca tái phát (Trung Hoa nhĩ
tỵ hầu khoa tạp chí 3, 1960).
• Trị suyễn do dị ứng: Dùng bài này phối hợp với Hồng sâm
và thuốc giảm ho, hạ suyễn. Trị người bệnh đã có tiền sử bệnh 5
nãm. Kết quả: Ho suyễn dều bớt, dùng thuốc chế thành hoàn cho
uống, khỏi bệnh (Tứ Xuyên trung y 4, 1989).
T h a m khảo\
Thương hàn, ôn bệnh và các bệnh ôn độc, tà nhiệt đẩy tất cả trong
ngoài, dốn nỗi phiổn nóng, hôn mô, phát cuống, kinh quyết, kinh giản, dùng
ngay bài này để thanh nhiệt giải độc, an thần, trấn kinh. Từ Hổi Khê nói: “Tà
hoả, độc hoả, qua kinh vào tạng, không có thuốc nào trị được, dùng thuốc
này thì tiêu trừ được, tác dụng rất hay” ,
Bài này nguyên ià ở sách ‘Thiên kim dực phường’ mà ra, gọi đơn giản
là ‘Tử tuyết’, trong bài chỉ khác có một vị Hoạt thạch, còn các vị khác thì
đểu giống, chủ trị các chứng: "Độc kim thạch phát ra nóng dữ” . Từ đời Tống
về sau, dùng vào nhiệt bệnh thần mê, trẻ con kinh giản, như thế trên việc
vận đụng đã có bước phát triển.
Cũng có bài T ử tuyết đơn’ ỏ sách T iể u nhi phương luận’ của Diêm
Thị, liều lượng dùng chl bằng 1/10 của bài này, mà vị thuốc thì đểu giống.
Chủ trị các chứng trẻ nhỏ bị kinh giản (động kinh), phiền nóng, nước giãi ra,
quyết lạnh, thương hàn phát ban, tất cả chứng nhiệt cao, họng tê sưng đau
và độc khí công phá lên họng, không nuốt nước được. T ử tuyết đơn’ trong
sách ‘Bản sự phươnự thì thiếu những vị Hoàng kim, Tê giác, Trầm hương,
Sách 1Ôn bệnh điều biện’ chép theo sách ‘Bản sự phươrtự bỏ bớt Hoàng
kim. Tiết Công Vọng cho rằng không dùng cũng được. Người xưa thường
đem những bài thuốc thanh nhiệt khai khiếu ra so sánh, cho rằng ‘An cung
ngưu hoàng hoàn’ là mát nhất, ‘TỬ tuyết đơn’ là thứ hai, ‘Chí bảo đơn’ là
kế tiếp. Tuy nhiên sự khác nhau của 3 bài này không phải chi có thế. Tác
dụng trấn kinh của T ử tuyết đơn’ tốt hơn ‘Ngưu hoàng hoàn’ và ‘Chí bảo
đdn’ nhưng tác dụng giải độc, trừ đờm thì không bằng ‘Ngưu hoàng hoàn’,
sức khai khiếu thì hơi kém ‘Chí bảo đdrì’.
Tóm lại công dụng chủ trị của 3 bài này hơi giống nhau, nhưng mỗi
bài đều có sở trường riêng, trên lâm sàng biện chứng ứng dụng sẽ có kết
quả tốt (Thượng Hải phương tễ học).

CHÍ BẢO ĐƠN


(Hòa tễ cục phương) Zhi bao dan
C hủ tr ị
; Đờm nhiệt nội bế tâm bào.
B iện c h ứ n g y ế u điểm
Thần hôn chiêm ngôn, thân nhiệt phiền I Jâ.ífcỉ?i
táo, đờm thịnh khí thô (Thần (rí mê man, nói : p» Ằ
; sảỉỉỊỊ, xốí. phiên tảo, dởm nhỉỏu, hơi thở thô),
C ồng dụng'
Hná t.rọe khai khiAu, t h a n h nhiộl, giài (lộc. , í C í i U í t t , ii'ítóíWití
Dược vị
Nhân sâm À # , Thiên trúc hoàng, Đại mạo Tê giác ẼỀ-ậí
íặ$i, Hùng hoàng m u , Hổ phách Ì^LĨŨ, Chu sa 7ỈC# đều 40g, An
tức hương SOg, Nam tinh (chế), Ngưu hoàng đều 20g,
Xạ hương H Băng phiến (Long não) jÈẫẳ‘ đều 4g.
Tán bột mịn, trộn đều, luyện m ật làm viên nặng 4g, mỗi lần
uống 1 viên, tán nhỏ uống với nước sôi nguội, trẻ em giảm liều,
uống 1/2 viên đến 1/4 viên, tùy tuổi.

Tác dụng: Hóa trọc khai khiếu, thanh nhiệt giải độc, trấn
kinh an thần. Trị các chứng trúng thử, trúng phong, có hội chứng
đờm mê tâm khiếu, biểu hiện các triệu chứng: hôn mê, cấm khẩu,
khó thở, khò khè*
G iải th ích : Bài này trị đờm nhiệt mê tâm khiếu, hôn mê
không nói được, đờm thịnh khó thở. Trong bài, Xạ hương, Băng
phiến, An tức hương, Thiên trúc hoàng khu đờm khai khiếu, phương
hương hóa trọc là chủ được; Tê giác, Ngưu hoàng, Đại mạo thanh
nhiệt giải độc; Hùng hoàng, chế Nam tinh trừ đờm giải độc; Chu
sa, Hổ phách trấn kinh an thần; Nhân sâm bổ khí có tác dụng phò
chính khu tà.
ứ n g d ụ n g lả m sàng: Thường được dùng trị các chứng bệnh
động kinh co giật, tai biến mạch máu não, đột quị, hôn mê gan...
trường hợp sốt cao cần thêm thuốc thanh nhiệt, lương huyết, giải
độc. Trong bài, có vị Nhân sâm, cổ nhân dùng Nhấn sâm sắc riêng
để uống vđi thuốc, có ý bổ khí cô" thoát, phù chính, khu tà, trong
trường hợp bệnh nguy kịch dễ có tình trạng tâm khí suy thoát.
Tham khảo:
vương Tấn Tam nói: Đây là bài thuốc trị tỉnh thần mờ loạn của tâm,
từ biểu thấu lý, Tê giác, Ngưu hoảng, Đồi mồi, Hổ phách là những linh vật
thhông khiếu của tâm; Chu sa, Hùng hoàng, Kim ngân bạc là những vị chất
nặng để trấn an tâm thần; Long não, Xạ hương, An tức hương làm tá để lục
soát các khiếu sâu kín, cho nên nhiệt xâm vào tâm bào lạc, ỉưdi đỏ bầm,
tinh thần mờ loạn, dùng hoàn này hoà vào thuốc thang hàn lương mà uống
có thể trừ âm tà khởi dương khí, lực mạnh, tinh thần sáng suốt, các thuốc
khác không bì kịp. Nếu bệnh mổi phát thl đau đầu, sau rổi tinh thần mờ
loạn, không nói, đổ là can hư, hổn đưa ỉôn đỉnh đáu, nôn dùng 'Mâu lệ cửu
nghịch thang’ để giáng xuống, lại không phải là ‘Chí bảo đơn’ có thể làm
tình được (Cổ phương tuyển chú).

TH ẦN TÊ Đ dN (Ôn nhiệt kinh vĩ)

lệiẸ-PỊ- - Shen xi dan


Ô tê giác tiêm (mài ra nước), Thạch xương bồ, Hoàng cầm đều
240g, Sinh địa tươi lấy nước 640g, Ngân hoa lấy thứ tươi (giã vắt
lấy nước là tốt nhất), 640g, Kim trập, Liên kiều đều 4000g, Bản lam
căn (nếu không có thì thay bằng thứ Thanh đại tinh khiết) 360g,
Hương xị 320g, Huyền sâm 280g, Hoa phấn 16ồg, Tử thảo 160g.
Các vị thuốc phơi sông, nghiền th ật nhỏ, kiêng dùng lửa sao,
lấy nước Tê giác, nước Đại hoàng, nước Kim trập trộn vào, giã
luyện làm viên, nhất thiết không được thêm mật, nếu khó làm viên
thì đem Đậu xị nấu cho nát ra. Mỗi viên nặng 12g, hoà vứi nưởc
cho tan ra mà uổng, ngày uống hai lần, trẻ nhỏ giảm bớt một nửa.
Nếu không có Kim trập thì lấy Nhân trung hoàng 8g nghiền nhỏ
cho vào.
Cách dùng gần đây: Làm thành hoàn, mỗi lần uống 1-2 hoàn.
Tác dụng: Thanh nhiệt khai khiếu, lương huyết giải độc.
Trị các chứng ôn nhiệt, thử dịch, nhiệt sâu độc nặng, hao dịch,
hại dinh, mê man, nói sảng, đậu nhọt, phát ban, mầu lưối đỏ sậm,
miệng họng lồ loét, m ắt đỏ, thần phiền.
G iải th íc h : Bài này dựa trên cơ sở của bài ‘Tê giác địa hoàng
thang’ phát triển mà ra, trong bài dùng Tê giác, Sinh địa, Huyền
sâm để lương huyết thanh dinh, phụ thêm những vị Hoàng cầm,
Ngân hoa, Liên kiều, Bản lam căn, Kim trập, Tử thảo, Hoa phấn.
Đều là thuốc thanh nhiệt giải độc; Hương xị đế thanh tuyên thân
nhiệt; Thạch xương bồ phương hương để khai khiếu.
Tham kh ả o :
Xét chung, cả bài này có tác dụng thanh nhiệt, khai khiếu, lương
huyết giải độc và chú trọng nhất là giải độc. So với tác dụng lương huyết
tán ứ của T ê giác địa hoàng thang’, thanh dinh tiết nhiệt của bài Thanh
dinh thang’, tả hoả giải độc của bài ‘Hoàng liên giải độc thang’, thì đều
có chỗ khác nhau. Tà khí, ôn nhiệt thử dịch đốt ở dinh huyết, mà thấy có
những chứng kể trốn thỉ nén dùng bài này. Bài này tuy có tác dụng thanh
tâm khni khiôu, nhưng trợng diốm là ở chố thnnh dinh giải độc, như hôn
quyết hơi nặng, thì lấy thanh tâm khai khiếu làm cấp hơn, có thể dùng
chung với những thứ như ‘Ngưu hoàng thanh tâm hoàn’, T ử tuyết đan’
(Thượng Hải phương tễ học).

TIỂU NHI HỒI XUÂN ĐƠN (Trung dược thành phương


phối bản của thành phố Tô Châu)

/hJL ỈU - Xiao er hui chun dan


Tây ngưu hoàng, Xuyên bốiJ Thiền trúc hoàng, Hồ hoàng liên,
Thanh mông thạch (đốt), Chu sa phi, Chế bán hạ, Hoàng liên, đều
8g, Cửu tiết xương bồ 12g, Châu phấn 2,5g, Đởm tinh 8g, Xạ hương
lg-
Tán bột, trộn đều, dùng Câu đằng, Bạc hà, đều 8g sắc lên,
bỏ bã đi, lấy nước, thêm vào 18g mật, nấu cho chín lên, trộn vào
thuốc làm viên, chia làm 400 viên, mỗi viên nặng chừng 6 ly, mỗi
viên sáp bọc vào 5 viên. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì uống 2-3 viên, một
tuổi trở lên thì uổng 5 viên, hoặc dùng 2 viên nghiền th ật nhỏ rắc
vào rốn.
Tác dụng: Thanh nhiệt hoá đờm, khai khiếu an thần. Trị
trẻ nhỏ bị cấp kinh phong, đờm nhiệt che lấp, hôn mê, suyễn thở,
phiền táo, phát nóng.
G iải thích: Bài này là bài thuốc thường dùng trị trẻ nhỏ bị
kinh phong cấp, trong bài dùng Ngưu hoàng để thanh tâm giải dộc,
lợi đờm, định kinh; Hoàng liên thanh nhiệt; Mông thạch, Bán hạ,
Xuyên bối, Đỏm tinh, Trúc hoàng, Châu phấn hoá đờm, lại phôi
hợp với Xạ hương, Xương bồ để khai khiếu, an thần rất hay. Đối
với chứng trẻ nhỏ bị kinh phong cấp vì đờm nhiệt ủng tắc, che lấp
tám khiếu, hôn mê, khí suyễn, buồn phiền, vật vã, phát nóng, hoặc
đờm dãi đầy miệng, trong họng khò khè như tiếng kéo cưa, thì có
thể áp dụng. Nếu do Tỳ Thận hư hàn mà sinh ra chứng mạn kinh
thì không thể dùng được.

BÀO LONG HOÀN (Tiểu nhị dược chứng trực quyết)

ỈỀjfcýl - Bao long wan


Thiên trúc hoàng 40g, Hùng hoàng thuỷ phi 4g, Thẩn sa
(nghiền riềng) 20g, Xạ. hương (nghiền riêng) 20%, Trần đởm tinh
Ĩ 60g.
Lấy Trần đởm tinh, tháng chạp bỏ vào trong m ật bò phơi 100
ngày, nếu không có thì lấy thứ sống gọt vỏ, giă dập, sao khô mà
dùng.
Các thuốc trên tán thành bột, nấu nước Cam thảo hoà vào
làm viên, to bằng h ạt Tạo giác, uống với nước nóng.
Trẻ nhỏ dược 100 ngày, mỗi hoàn chia làm 3-4 lần uống, từ 5
tuổi trở lên uống 1-2 hoàn, người lớn 3-5 hoàn.
Trị chứng bạch đới của đàn bà, bệnh phụ khoa uống 1-2 hoàn,
uống với nước pha với ít muối để nguội.
Tác dụng: Hoá đờm, khai khiếu, thanh nhiệt, an thần. Trị
trẻ nhỏ cấp kinh phong, đờm nhiệt ủng tắc ồ trong, mình nóng, ngủ
mê, thở to, kinh giật, chân tay co rút.
G iải thích: Trong bài, Thiên trúc hoàng, Đởm tinh thanh
nhiệt, hoá đờm; Hùng hoàng trừ đờm giải dộc; Xạ hương phương
hương khai khiếu; Thần sa an thần trấn kinh. Thích hợp với trẻ
nhỏ có đờm nhiệt ủng tắc ồ trong, phát thành chứng cấp kinh,
thường hiện ra các chứng mình nóng, hôn mê, thở to, kính quyết,
chân tay co rút, rêu lưỡi vàng bẩn, nhờn. Nếu là chứng mãn kinh
thì dương khí suy vi, hàn đờm ủng tắc lên thì không dùng được. Bài
này sợ liều lượng Xạ hương quá nhiều, hiện nay như thuốc ở Quảng
Châu chế ra thì Xạ hương chỉ dùng có 4g (Thượng Hải phương tễ
học).

NGƯU HOÀNG BẢO LONG HOÀN (Minh y tạp trứ)

- Niu huang bao long wan


Tức là ‘Bảo long hoàn7thêm Ngưu hoàng 4g.
Tác d ụ n g : Hoá đờm, khai khiếu, thanh nhiệt, an thần. Trị
trẻ nhỏ cấp kinh phong.

HỔ PHÁCH BẢO LONG HOÀN (Hoạt ấu tâm thư)

ìỉíỉUItóiÈẰl - Hu po bao long wan


Tức là ‘Báo long hoùri’ thờiìi Hổ phách, Nhân sâm, Cam thảo,
('hí xác, Chi thực, I*hục tinh, Sơn (lược, Kim hục, Dàn hương, bỏ
Xạ hươuỊị.
Tác dụng'. Hoá đờm, khai khiếu, thanh nhiệt, an thần. Trị
chứng trẻ con cấp kinh, thể chất hư nhược.
Tham khảo:
Xét 3 bài ‘Bảo long hoàn’, tuy cùng trị chứng cấp kinh phong, nhưng
tác dụng có khác nhau. ‘Bảo long hoàn’ trọng dụng Xạ hương, phương
hương chạy bốc, sức khai khiếu rất mạnh, thích hợp với chứng mê man
khiếu bế tắc; ‘Ngưu hoàng bảo long hoàn’ thanh nhiệt giải độc so với bài
trưóc tốt hơn, cho nên thích hợp với chứng đờm nhiệt nặng; ‘Hổ phách bảo
long hoàn’ kiêm cả điểu lý Tỳ vị, thích hợp với chứng đờm nhiệt cấp kinh,
người thể chất hư yếu (Thượng Hải phương tễ học).
ÔN KHAI

Cũng gọi là 'Ôn thông khai khiếu phương’ ỉmlìỄ Ĩ^ ý ĩ


Phép ôn khai có tác dụng ôn thông khí cơ, khai khiếu, giải
uất, thích hợp với chứng trúng phong, đờm quyết, khí quyết, đột
nhiên hôn mê, hàm răng nghiến chặt, mê man, bất tỉnh, rêu lưỡi
trắng, mạch Trì, thuộc vào chứng hàn tà thấp đờm khí bế.
Vị thuốc thường dùng là lấy thuốc phương hương khai khiếu,
phôi hợp với thuốc tân ôn khí giải uất.
T ô h ợ p hươ n g h o à n ’ , ‘K hai quan tá n ’, là bài th u ố c đại biểu.

TÔ HỢP H ư ơ n g h o à n (Hòa ỉễ cục phương)

H L - Su he xiang wan
Bạch truật, Thanh mộc hương, Tể giác, Hương phụ, Chu sa,
Kha tử, Bạch đàn hương, An tức hương, Trầm hương, Xạ hương,
Đinh hương, Tất bát đều 40g, Long não (Băng phiến), dầu Tô hợp
hương, N hũ hương, đều 20g.
Trừ dầu Tô hợp hương, Xạ hương, Băng phiến, các vị còn lại
nghiền th ật mịn trộn đều rồi thêm 3 vị trên vào nghiền và trộn
đều, thêm m ật vừa đủ vào bột thuốc, chế thành hoàn, mỗi hoàn
nặng 4g, mỗi lần uống 0,5- 1 hoàn, ngày 1-2 lần vđi nước sôi nóng,
trẻ em tùy tuổi giảm liều.
Tác dụng: Ôn thông khai khiếu, giải uất hóa trọc. Trị:
- Trúng phong, trúng khí, bỗng nhiên hôn mê ngã ra, hàm
răng nghiến chặt, mê man không biết gì.
- Trúng ác chạm vía, ngực bụng đầy đau, hoặc bỗng nhiên hôn
mê, đờm tắc khí bế.
- Các chứng thố’ tả, dịch thời khí, sốt rét ngã nước.
G iải thích: Trong bài có 10 loại thuốc có vị thơm - hương
íiưực (Tô hợp hươn^, TrAm hương, Xạ hươntf, ĐAn hương, ninh
Nhủ hưưng, An tức hương, Thanh mộc hương, Hưưng phụ,
Băng phiến), có tác dụng phương hương khai khiếu, hành khí giải
uất, tán hàn hóa trọc; Tất bát phối hợp với hương dược tăng cường
tán hàn khai uất; Tê giác thanh Tâm giải độc; Chu sa trấn kinh an
thần; Bạch truật kiện Tỳ hòa trung để hóa trọc; Kha tử nhục ôn
sáp liễm khí, giảm bớt chất cay của các vị hương dược có hại đến
chính khí. Đặc điểm bài thuốc là nhiều vị hương dược để ôn thông,
khai khiếu tỉnh thần.
ứ n g d ụ n g lă m sàng: Đây là bài thuốc đại biểu ‘ôn khai5,
dùng trị chứng trúng phong, khí bế hoặc kinh giản, đờm quyết,
thường do hàn đờm nội bế. Thường dùng trị các chứng trúng phong
đột quị, hàm răng nghiến chặt. Những bệnh động kinh lên cơn,
những bệnh hysteria, thuộc chứng hàn bế, thực chứng.
Chứ ỷ: Không nên dùng đối với phụ nữ có thai, chứng nhiệt
bế hoặc chứng thoát.
Tham khảo:
Vương Tấn Tam nói: Tô hợp hương thông 12 kinh lạc, 365 khiếu,
cho nên dùng làm quân và lấy tên đặt cho bài thuốc, cùng hoà hợp với An
tức hương có thể trong thông tạng phủ; Long não tân tán khinh phù, chạy
vào kinh lạc, cùng hoà hợp với Xạ hương vào tận xương tuỷ; Tê giác vào
tâm; Trầm hương vào thận; Mộc hương vào tỳ; Hương phụ vào can; An tức
hương vào Phế; Đinh hương vào vị vì vị cũng là một dạng. Dùng Bạch truật
kiện tỳ, là muốn làm cho các vị thơm đều vào cả Tỳ để Tỳ chuyên thấu
sang các tạng. Mọi tạng đều dùng vị thuốc cay thơm để thông, chỉ riêng
tạng tâm dùng Chu sa tính hàn để thông, vì tâm là tạng hoả, không chịu
được những vị cay, nóng, tán khí, nên phản tá đi để trị hàn tà làm trắc trỏ
quan khiếu, tức là bệnh hàn dùng thuốc hàn để trị theo nguyên tắc (hàn
nhân hàn dụng) (Cổphương tuyển chú).

THÔNG QUAN TÁN (Đan khê tâm pháp phụ dư)

- Tong guan san


Tạo giác, T ế tân, lượng bằng nhau. Tán bột, hòa đều, lúc dùng
thổi vào mũi gây hắt hơi (nhảy mũi).
Tác dụng: Thông quan, khai khiếu. Trị hôn mê bất tỉnh.
G iải thích: Bái nồy dùng Tạo giác đế khu (lờm; Tế tán thông
khiếu, thối vAo mùi đÀ thông khai Phố khiốu, vì Phố chủ khí to An
thâyi, gAy hát hơi lùm cho Phô khí được tuyAn thông thì chứng hê
dược giải thoát.
ứ n g d ụ n g lâ m sàng: Trên lâm sàng bài này chỉ dùng trong
trường hợp cấp cứu chứng trúng phong hoặc đờm quyết, thường gặp
ở bệnh nhân hysteria, cơn động kinh, tự nhiên ngã lăn bất tỉnh
nhân sự, hàm răng nghiến chặt, đờm khò khè, sùi bọt mép, thuộc
chứng bế, chứng thực.
Tuyệt đối không nên dùng đối với chứng thoát, hôn mễ trong
tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não.
Bài này chỉ dùng cấp cứu, sau khi bệnh nhân đã tỉnh, phải
xem nguyên nhân hôn mê để dùng thuốc cho thích hợp.
Tham kh ả o :
Phàm trúng phong bế chứng, hoặc đờm quyết, bỗng nhiên miệng
câm khí tắc, mê man không biết gì, đểu có thể dùng để thổi vào mũi cho
hắt hơi. Vì Phế chủ khí cả toàn thân, Phế khí bế tắc thì các khí đểu bế, cho
nên hôn mê, câm. Hắt hơi được là Phế khí tuyên thông, khí cơ thông sướng,
có thể tỉnh táo lại. Đây là một phương pháp cấp cứu khi lâm sàng, lại nữa
trúng phong bế chứng, dùng để cho hắt hơi có được tác dụng hay không,
thường có thể từ đó xem xét tiên lượng tốt hay xấu, cho nên người xưa có
câu nói: “Có hắt hơi thì trị được, không hắt hơi, thì Phế khí đã tuyệt, không
trị được nữa” (Thượng Hải phương tễ học).

HÀNH QUÂN TÁN (Hoắc loạn luận)

- Xing jun san


(Còn gọi là ‘Gia cát hành quân tán’, ‘Vũ Hầu hành quân tán’)
Tây ngưu hoàng, Đương môn tử (Xạ hương), Trân châu, Mai
phiến, Bàng sa, đều 4g,
Minh hùng hoàng (phi) 32g, Hoả tiêu 3 phân (Ig), Phi kim
20 lá.
Nghiền th ật nhuyễn, cho vào bình kín, lấy sáp bọc lại, mỗi
lần uống một đến hai phân (0,3 - 0,6mg) với nước lạnh.
Tác dụng: Trừ uế khí, giải độc, khai khiếu. Trị hoắc loạn, nôn
mửa, tiêu cháy, sơn lam chưứng khí và các chứng tà khí thử nhiệt,
uô tạp, xAm thíing vAo tAm bào lạc, đầu váng, hoa mắt, choỉíng
mí' ma n khỏntf hi ốt. KÌ. <lồntf thời trị rniộn^ l(5r họntf đau.
Nhỏ vào m ắt thì trừ phong nhiệt gây ra mây màng, thổi vào
mũi thì tránh dược khí thời dịch.
G iải th ích : Hùng hoàng trừ uế khí giải dộc, liều lượng dùng
nhiều; Bằng sa thanh nhiệt giải độc; Hoả tiêu tả nhiệt phá kết; Xạ
hương, Băng phiến phương hương tẩu tán, khai khiếu trừ uế khí;
Ngưu hoàng thanh tâm giải độc; Trân châu, Phi kim trọng trấn an
thần, các vị dùng chung với nhau có tác dụng trừ uế khí, giải độc
khai khiếu.
Tham khảo:

Mửa hay hoắc loạn thổ tả là do cảm phải khí uế trọc trong
mùa đó, hoặc bệnh độc phạm thẳng vào Tâm Tỳ mà gây ra. Thần
minh ở bào lạc bị che mờ, thì mê man không biết gì, chất thanh
trọc ở trung tiêu thăng giáng th ất thường thì hoặc thổ hoặc tả,
hoặc thổ tả không được, tâm bụng phiền khó chịu muốn chết. Cho
uống bài thuốc này thì có thể giải cứu, chứng nhẹ thì có thể yên,
chứng nặng thì cũng có thể trị kịp. Vì Hùng hoàng bẩm thụ tinh
hoa của khí thuần dương, đi thẳng vào Dương minh, có thể hiệp
với các thuốc khác để trừ uế giải độc; Băng phiến, Xạ hương, Trân
châu, Ngưu hoàng chạy thẳng vào tâm bào lạc, có thể thanh tâm
khai khiếu an thần, cho nên kiến hiệu rấ t nhanh. Chướng khí, dịch
lệ, trúng thử, uế độc, hiện ra các chứng dầu váng, hoa mắt, thậm
chí bỗng nhiên ngã ra hôn mê quyết lạnh, dùng bài này để cấp cứu
cũng là lấy tác dụng trừ uế giải độc, thanh tâm khai khiếu.
Những vị Hùng hoàng, Trân châu, Ngưu hoàng, Băng phiến,
Bằng sa, trong bài này đều có tác dụng phương hương tán nhiệt,
giải độc, cho nên có thể trị được các chứng miệng lở, họng đau,
phong nhiệt, m ắt có mây màng. Nhưng cơ chế phát bệnh thì có
khác các chứng nói trên. Bài này cay thơm chạy bcíe, đàn bà có thai
kiêng dùng.
Bài này bỏ Ngưu hoàng, Trân châu, thêm Chu sa gọi là ‘Nhân
mã bình yên tán ’, chủ trị gần giông như th ế nhưng tác dụng kém
(Thượng Hải phương tễ học).
So sánh bài AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN, TỬ TUYẾT ĐAN
và CHÍ ĐẢO ĐAN

A n cung Tính rất hàn.


ngư u h o à n g Đều thanh Có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
hoàn nhiệt, khai
Dùng khi nhiệt thịnh, sốt cao.
khiếu.
Tử Tính hàn lương yếu hơn.
tu yế t Trị chứng Tác dụng tức phong chi kinh.
nhiệt bế.
đan Dùng trị nhiệt động can phong co giật.
Là ‘tam Tính hàn lương yếu hơn.
C hí bảo’ trong
Có tác dụng phương hương khai
bảo loại thuốc
khiếu, hóa trọc, tịch uế.
đan lương khai.
Trị đờm trọc ĩửiiều gây hôn mê nặng.

TÓM T Ắ T

Bài thuốc khai khỉếu thông quan, cách chung có thể chia làm
hai loại: lương khai và ôn khai, mà đều là thuốc chế sẵn tiện dùng
khi cấp cứu.

1. Lương khai:
• ‘An cung ngưu hoàng hoàn’, ‘Chí bảo đơn’, T ử tuyết đơn’,
Thần tê đơn’ đều íà bài thuốc trị nhiệt bế ở tâm bào nhưng khì dùng
có hơi khác nhau.
• ‘An cung ngưu hoàng hoàn’ chú trọng vào thanh tâm giải
độc, khai khiếu an thần, thích hợp với chứng nhiệt hãm vào tâm bào,
tinh thần hôn mê, nói sảng.
• ‘Chí bảo đơn’ để khai khiếu thông kinh !àm chủ yếu, trị chứng
bế tắc ở trong, hôn mê quyết nghịch.
• T ử tuyết đơn’ về công hiệu giải độc tuy không bằng ‘An cung
ngưu hoàng’, sức khai khiếu không bằng ‘Chí bảo đơn’ nhưng lại
ỉương Can tức phong được, vì vậy, đối với chứng nhiệt tà hãm vào
Quyết âm, thần mê mà kiêm kinh quyết, dùng rất thích hợp.
• Thần tê đơn’ tuy có công dụng khai khiếu nhưng so với 3 bài
trôn có chỗ khỏng giống nhau, có sở trường về thanh nhiệt lương huyết,
giải độc, cho nốn thường dùng với chứng ôn bệnh sốt cao hôn mô.
* ‘Hành quân tánf có tác dụng tránh uế khí, giải độc, lại khai
khiếu được, thích hợp với chứng trúng thử hôn mê quyết nghịch, và
các chứng hoắc loạn, sởi dịch.
• Tiểu nhi hồi xuân đơn’, ‘Bảo long hoàn’ đều trị các chứng
cấp kinh của trẻ nhỏ, cách dùng thuốc và công hiệu cách chung
giống nhau, đểu có thể khai khiếu an thần, nhưng tác dụng thanh
nhiệt hoá đờm của ‘Hổi xuân đơn’ so với ‘Bảo long hoàn’ thì mạnh
hơn. Hai bài trên phần nhiều dùng những loại thuốc bằng kim thạch
c h ấ t n ặ n g , d ồ n x u ố n g , nếu c h ứ n g cấ p kinh m à p h o n g n h iệ t vẫ n còn
ở biểu thì không được dùng.

2. Ôn khai:
‘TÔ hợp hương hoàn’ là bài thuốc đại biểu của thuốc ôn khai,
tác dụng chủ yếu là giải uất khai khiếu, trị các chứng trúng phong,
trúng khí, trúng ác, thuộc vể chứng trạng hàn tà đờm thấp bế tắc
khí cd.
Thông quan tán’ tân ôn tuyên tán, lợi đờm khai khiếu, là phương
pháp đdn giản có công hiệu dùng để cấp cứu.
THUỐC KHU TRÙNG

Những bài thuốc có thể điệt trừ ký sinh trùng trong


bụng đều gọi chung là bài thuốc khu trùng.
Chứng trạng chung của bệnh trùng là: sắc mặt vàng
ứa, hoặc xanh hoặc trắng, hoặc sinh ban trắng, hoặc thấy
những dãy đỏ, lưỡi bong rêu, nghiến răng, trùng trong ruột
hoặc tụ hoặc tán, cổn cào, bụng đau, ỉúc đau lúc không, thất
thường hoặc bụng đau nôn ra nước trong, đau mà vẫn ăn
được, mạch khí đại khi tiểu, hoặc thấy hổng đại. Để lâu ngày
không trị thì đa thịt tiêu mòn, tròng mắt đục lờ, bụng ỏng gân
xanh, thành các chứng cam lao, cam tích. Ngoài ra, môi và lỗ
mũi sinh ngứa, ở phía trong môi có những nốt trắng hoặc đỏ,
đó là hiện chứng có giun đũa. Nếu hậu môn ngứa, là biểu
hiện của giun kim. Đại tiện trong phân có những đoạn trắng
là đặc trưng của sán sơ mít. Thích ăn những thức ăn lạ là
hiện chứng chung của giun móc câu và giun đũa.
Bài thuốc khu trùng thường lấy các vị có vị chua, đắng,
cay như ô mai, Xuyên tiêu, Lôi hoàn, Tân lang, s ử quân tử,
Khổ luyện căn bì, Hạc sắt... để lập thành. Khi phối ngũ nên
tuỳ tính chất bệnh, thể chất người yếu hay khoẻ, bệnh thế
hoãn hay cấp để xử lý cho thích hợp.
Nếu bệnh thuộc hàn thì trong thuốc khu trùng phối hợp
với các vị ôn trung khư hàn như Can khương, Thục tiêu, Tế
tân, bài thuốc đại biểu như ‘Lý trung an hồi thang’. Bệnh
thuộc nhiệt thì trong thuốc khu trùng phối hợp với các vị đắng
hàn thanh nhiệt như Hoàng liên, Hoàng bá, bài thuốc đại
biểu như ‘Liên mai an hổi thang’. Nếu bệnh hàn nhiệt lẫn lộn
thì tuỳ chứng trạng mà dùng thuốc khu trùng phối hợp với các
vị hàn nhiệt như Hoàng liên, Hoàng bá (hàn), Tế tân, Can
khương, Phụ tử (nhiệt), bài thuốc đại biểu như ‘ô mai hoàn’...
Nếu bệnh thuộc loại cấp, thuộc thực, thì ngoài thuốc khu
trùng, nôn thêm các vị công trục như Đại hoàng, Hắc sửu, để


mượn sức sơ đạo lý thực, trục xuất xác trùng, như bài ‘Vạn
ứng hoàn’. Bệnh từ từ, thuộc hư, có thể dùng thuốc khu trùng
phối hợp với các vị bổ dưỡng, điều chỉnh tà lẫn chính như bài
‘Bố đại hoàn’.
Thuốc khu trùng như Khổ luyện căn bì, Lôi hoàn, Hạc
sắt, Quán chủng, đều có độc, khi sử đụng cẩn chú ý liều
lượng. Đồng thời khi dùng các bài thuốc khu trùng phần
nhiều uống vào lúc đói, hiệu quả mới tốt. uống thuốc khu
trùng mà trùng đã ra rồi thì nên điều bổ Tỳ Vị, làm cho trùng
hết mà chính khí không bị tổn thương...
Ngoài ra, hễ thấy chứng trạng có ký sinh trùng, trước
hết có thể xét nghiệm phân, nếu phát hiện thấy trứng, mới
cho uống thuốc khu trùng, như vậy sẽ phù hợp hơn.
Ô MAI HOÀN ■ốrtt ý l
(!Thương hàn luận) Wu mei wan
Còn gọi là ‘0 mai an hổi hoàn’, ‘0 mai an vị hoàn’.
C hủ tr ị
Tạng hàn hồi quyết chứng. Iề ^ í I K ìI
T riệ u c h ứ n g c h ín h
Phúc thống trận tác, phiền muộn, ẩu thổ,
thường tự thổ hồi, thủ túc quyết lãnh m m n t t , *sR »ẵ
st,
(Bụng đau từng cơn, phiền muộn, nôn mửa,
thường nôn ra giun, tay chân ỉạnh ngắt).
N g u y ên n h â n gây b ệ n h
Tô' hữu hồi trùng, phục do trường đạo hư
hàn, trùng nhiễu khí nghịch hoá nhiệt (Cơ S Ẻ iă ìi
thể vốn có sẵn giun do ruột bị hư hàn, giun quay
nhiễu khiến cho khỉ nghịch lên gáy nên nhiệt).
C ông d ụ n g Ttim
Ôn tạng an hồi. S IỀ ỈĨÍ 0
Dượe vị 151BỆ
Ô mai (quân) 30 quả, Thục tiêu (sao) (thần) Ỉ6g, Tế tân (thần)24g,
Can khương (tá) 40g, Quế chi (tá) 20g, Đương quy (tá) 16g, Hoàng
bá (tá) 24g, Phụ tử bỏ vỏ nướng (tá) 24g, Hoàng liên (tá) 64g,
Nhàn sâm (tá) 24g. Tán bột, trộn đều, lấy giấm ngâm 0 mai 1
đêm, bỏ hột, cùng nấu với 5 đấu gạo, gạo chín giã nhừ trộn đều
với bột thuôc, cho vào cối cùng m ật giă nhuyễn, làm viên to bằng
hột ngô đồng, trước bữa ăn uống 10 viên, ngày 3 lần, tăng dần
mỗi lần uống lên tứi.20 viên.
Cách dùng gần đây mỗi lần uống 6g với nước lọc.

Kiêng ăn các thức sống lạnh, trơn nhớt, thức ăn có mùi ôi thiu.
Tác dụn g : On tạng, an hồi. Trị hồi quyết (giun chui ống mật),
phiền muộn nôn mửa, lúc phát lúc nghỉ, ản vào thì nôn, thường nôn
ra giun íHiu. tay chân buỏt Innh, có lúc (lau bụng, kiôm chữa chứng
Giải thích: Ô mai chua có th ể ức chế giun; Thục tiêu, Tế
tân vị cay có thể đuổi giun ôn được tạng đang bị hàn; Hoàng liên,
Hoàng bá vị đắng làm cho giun lui xuống. Kha Vận Bá nói: “Giun
gặp chua thì nằm im, gặp cay thì ẩn nấp, gặp đắng thì lui xuống”.
Theo người xưa, giun chui vào ống m ật là do nội tạng hư hàn, vì vậy
bài này không những có đủ các vị đắng cay, chua để đuổi trùng mà
còn phối hợp với Khương, Quế, Phụ tử để ôn tạng trừ hàn, làm yên
trùng; Nhân sâm, Đương quy bổ dưỡng khí huyết dể phù trợ chính
khí. Hàn nhiệt cùng dùng, điều chỉnh cả tà lẫn chính, đối với chứng
hồi quyết thuộc hàn nhiệt lẫn lộn mà chính khí hư thì bài này rất
thích hợp. Còn với chứng lỵ lâu ngày cũng thuộc chứng hàn nhiệt
lẫn lộn, có thể chọn dùng bài này.
L âm sàn g hiện nay :
• Trị giun chui ống m ật: Dùng bài này trị 74 ca. Khỏi hơn
91% (Phúc Kiến trung y dược 6, 1960).
• Trị giun chui ống m ật: Dùng bài này trị 155 ca, khỏi 149,
đỡ 5, không khỏi 1. Trung bình uống 2-5 thang (Chiết Giang trung
y tạp chí 1, 1984).
• Trị ruột tắc do g iu n : Dùng bài n à y tr ị 8 ca trẻ nhỏ, đều
khỏi. Đa sô" uống 1 ngày đều bớt đau bụng, uống 1-3 ngày, khối u ở
bụng đều tan hết, sau đó đại tiện ra giun (Phúc Kiền trung y dược
5, 1960).
• Trị ngộ độc thức ăn: Dùng bài này thêm Xích thạch chi, Anh
túc xác, Kha tử. Trị trẻ nhỏ bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn hơn 10
ngày. Kết quả: Ưống 1 tuần, khỏi bệnh (Trung y tạp chí 8, 1964),
• Trị nổi ban do dị ứng: Trị 68 ca, khỏi 34 ca, chỉ uống 1
thang là đỡ, sau đó cho uống tiếp 7 ngày, không thấy tái phát. Có
32 ca, đã uống nhiều thang thuốe nhưng không khỏi, đổi sang thuốc
hoàn thay thuốc thang, uống mỗi lần lOg, ngày 3 lần, điều trị 3
tuần thì khỏi, có 1 ca không khỏi. Có 1 ca biến chứng thành mụn
nhọt, chuyển sang điều trị ở khoa ngoại (Giang Tô trung y tạp chí
3, 1988).
Tham khảo:
Kha Vận Bá nói: Bệnh sáu kinh chỉ có kinh Quyết âm là khó trị nhất.
Gốc bệnh thuộc âm, ngọn bệnh lại nhiệt, thể của nó lã mộc mà dụng íại là
hoả. Phỏi trị tộn gốc mà trước phối tlm ra nguyôn nhân, hoặc thu hoặc tán,
hoặc nghịch hoặc tàng, tuỳ đằng nào lợi thì làm. Điều hoà khí trung tiêu
cho được hoà bình đó là phép chữa bệnh quyết âm. Q uyết âm là chỗ giao
hội cuối cùng của hai kỉnh âm, lại có tên tuyệt dương của âm nên không
có sốt. Nhưng nó có lẽ hối sóc, âm vừa tận tức dương vừa sinh, vì thế nhất
dương mới chớm, nhất âm chịu một mình, thì bệnh quyết âm có sốt là do
Thiếu dương gây nên. Hoả vượng thì thuỷ suy, cho nên tiêu khát, khí xung
iên tim, trong tỉm nóng đau, là khí hữu dư tức là hoả. Mộc thịnh thì khắc thổ
cho nên đói mà không muốn ăn. Trùng do phong hoá ra, đói thì trong vị
không hư, giun đũa nghe mùi thức ăn thì ngoi ra, cho nên nôn ra giun đũa.
Trọng c ả n h lập phương đều lấy những vị cay ngọt đắng làm quân, không
dùngnhữngvị chuađể thu, màởđâylại dùng, làvì quyết âmchủcanmộc
vậy. Sách ‘Hồng phạm’ ghi: Mộc tính cong thẳng sinh ra vị chua. Sách ‘Nội
kinh’ ghi: Mộc sinh ra chua, chua vào can, ô mai rất chua làm quân là để
trị gốc vậy; Phối với Hoàng liên tả tâm mà trừ đau, Hoàng bá tư thận để
trừ khát, là thuốc trị về nguyên nhân. Vậy thận là mẹ của can, Tiêu, Phụ
để ôn thận thì hoả có chỗ trở về, can được nuôi dưỡng, đó là củng cố căn
bản. Can muốn tán, dùng Tế tân, Can khương vị cay để tán đi, Can tàng
trữ huyết, Quế chi, Đương quy dẫn huyết về kinh, vị hàn vị nhiệt đùng lẫn
lộn, thì vị khí thông hoà, vì vậy lấy Nhân sảm làm tá để điều hoà trung khí,
Dùng giấm tẩm ô mai, đồng khí thì tim nhau, ô dưới gan là để nhờ cốc khí.
Thêm mật làm viên, cho dùng ít mà dần dần thêm lên là hoãn thì trị gốc.
G iun đ ũa là loại côn trùng, là vật sinh lạnh, hợp với khí thấp n h iệ t m à sinh
ra, cho nên thuốc cũng dùng hàn nhiệt lẫn lộn. Hơn nữa, trong ngực phiền
mà nôn m ửa ra giun đũa, thì Liên, Bá là ‘hàn nhân nhiệt dụng’ vậy. Giun
gặp chua thì nằm yên, gặp cay thì ẩn nấp, gặp đắng thì lui xuống, thật ià
bài thuốc tốt để hoá trùng, đại tiện lỏng lâu thì hư, điểu hoà hàn nhiệt, chua
để thu liễm thì bệnh tự hết (Danh y phương luận).

LÝ TRUNG AN HỒI THANG (Vạn bệnh hồi xuân)

- Li zhong an hui tang


Nhân sâm 3g, Xuyên tiêu, 0 mai đều l,5g, Bạch truậty Phục
linỈL đều 4g, Can khương sao đen 2g. sắc uống.
Nếu làm thuốc viên, dùng 0 mai tẩm ướt, chưng chín, giã nhừ,
trộn với thuốc bột làm thành viên, mỗi lần uống 10 viên với nước
cơm.
Tác dụng: Ảm trung tiêu, ydn trùng, trị dương khí ở trung
tiôu không (lủ, Tỳ Vị hư hàn, đại tiện lỏng, nước tiểu trong, bụng
<1/111 mii Hỏi, nôn ra giun dúa, hoặc dại tiộn ra giun, tay chân lạnh,
lười t r á n g , m ụ c h Hư.
G iải th ích: Bài này tức là bài ‘Lý trung thang’ bỏ Cam thảo,
thêm Phục linh, Xuyên tiêu, 0 mai mà thành, dùng trị chứng trung
tiêu hư hàn mà có giun. Trong bài dùng Sâm, Linh, Khương, Truật
để ôn dưỡng dương khí của trung tiêu, Tỳ Vị, hồi phục công năng
vận hoá, thêm các vị Xuyên tiêu, 0 mai cay chua để tẩy trừ giun
đũa. Như vậy thì giun trừ mà dương khí của Tỳ VỊ được hồi phục,
bệnh khỏi.

LIÊN MAI AN HÓI THANG (Thông tục Thương hàn luận)


- Lian mei an hui tang)
0 mai nhục 2 quả, Hồ hoàng liên 4g, Sinh xuyến bá 2g, Xuyên
tiêu sao 10 hạt, Bạch lôi hoàn 12g. sắc. Thêm Tân lang (2 hột) mài
ngoài, hoà với nưởc thuổc uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt an hồi (yên giun). Tri trùng tích đau
bụng, không muổn ăn uống, ăn vào thì nôn ra giun, nặng thì buồn
phiền, vật vã, lạnh toát, đồng thời có m ặt đỏ, tâm phiền, miệng
khô, lưỡi đỏ, mạch Sác.
G iải thích: Bài này và ‘0 mai hoàn’ đều là bài thuốc trị hồi
quyết, nhưng chứng của ‘0 mai hoàn’ là hàn nhiệt lẫn lộn, cho nên
trong bài dùng cả vị thuốc hàn lẫn vị thuốc nhiệt. Chứng của bài
này là Gan và Vị đều nhiệt thịnh, cho nên dùng 0 mai, Xuyên tiêu,
Lôi hoàn, Tần lang để khu trùng; Hồ liên, Xuyên bá hợp với 0 mai
để tiết nhiệt ở Can và Vị, đồng thời xổ giun.
Tham khảo: Bài ‘Lý trung an hổi thang’ và bài này tuy cùng dùng
Xuyên tiêu, Ô mai để trục giun, nhưng bài trước sử dụng Sâm, Khương,
Linh, Truật để ôn dưổng trung tiêu; bài này thì dùng Hồ íiên, Hoàng bá
thanh nhiệt ở Can và Vị; thêm Lôi hoàn, Tân lang để tăng cường sức tẩy
giun. Giữa hai bài có sự khác nhau vể hàn nhiệt, hư thực, cần phân biệt rõ
(Thượng Hải phương tễ học).

PHÌ NHI HOÀN (tìoà tễ cục phương)


- Fei er wan
Nhục đậu khấu (bọc bột nướng), Sử quân tử (bỏ uỏ) đều 20g,
Thần khúc (sao), Hoàng liến (bỏ rẽ nhỏ) đều 40g, Mạch nha sao,
Mộc hương đều Sfỉ, Tân lang (dờtiỊỊ Hống) 2 hột. Trtn hột, hoAn với
nước m ật làm viên, to bằng hạt gạo, mỗi lần uống 80 viên, tuỳ tuổi
mà thêm bớt, uống với nước nóng lúc đói.
Cách dùng gần đây mỗi lần uống 1 viên (nặng 4g), dưói một
tuổi giảm bớt, uống với nước sôi để ấm.
Tác dụng: Sát trùng tiêu tích, kiện Tỳ, thanh nhiệt. Trị
trùng tích đau bụng, tiêu hoá không tốt, mặt vàng gầy, bụng đầy
trướng, phát nóng, miệng hôi.
G iải thích: Sử quân, Tân lang sát trùng; Thần khúc, Mạch
nha, tiêu tích; Hoàng liên vị dắng thanh nhiệt xổ giun; Mộc hương,
Đậu khấu điều khí kiện Tỳ. Các vị dùng chung có tác dụng sát
trùng tiêu tích, kiện Tỳ thanh nhiệt.
G ia giả m : Nếu không có nội nhiệt, có thể bỏ Hoàng liên;
• Tỳ khí hư yếu có thể thêm Sâm, Truật;
• Đại tiện không thông, có thể thêm Đại hoàng, Chỉ thực.
• Sau khi uống trùng tích hết rồi thì nên điều bổ Tỳ vị, làm
cho nguỳên khí hồi phục. Hễ không vì trùng tích mà người gầy yếu
thì không dùng được bài này.
L ả m s à n g h iệ n n a y :
• Trị giun, rối loạn tiêu hoá hoặc sau khi xổ giun mà cơ thể
suy yếu, mỏi mệt [có kết quả tốt] (Thực dụng trung y nội khoa học
- Nxb Khoa học Kỹ thuật Thượng Hải).
• Trị trẻ nhỏ tiêu chảy: Dùng bài này chế thành thuốc tán, trị
206 trẻ nhỏ tiêu chảy do thương thực, Tỳ hư. Kết quả: Khỏi 183, đỡ
7, không khỏi 16 (Hắc Long Giang trung y dược 4, 1987).

BỐ ĐẠI HOÀN (Bổ yếu tụ trân tiểu nhi phương luận)


- Bu dai wan
Dạ minh sa, Vu di, Sử quân tử đều 8g, Bạch phục linh, Bạch
truật, Nhân sâm, Cam thảo, Lô hội đều 4g. Tán bột, lấy nước sôi
tấm, chưng lên thành bánh, làm hoàn to bằng hạt nhãn (9g). Mỗi
lán dùng 1 viên, lấy miếng lụa bọc lại, rồi lấy thịt lợn nạc 60g cùng
nAu với Ihuôe, (lợi khi t h ị t nhừ, bỏ bọc thuốc, (tom t h ị t và nưức cho
(.»•('> An.
Tác dụng: Tẩy giun tiêu cam, bổ dưỡng Tỳ Vị. Trị trẻ nhỏ
bị cam giun, mình nóng, mặt vàng, tay chân gầy nhỏ, bụng to, tóc
khô, m ắt mờ.
G iải thích: Sử quân tử, Vu di diệt giun, tiêu cam, làm chủ
dược; Nhân sâm, Phục linh, Bạch truật, Cam thảo bổ khí kiện Tỳ,
làm thần. Quân thần phối hợp, vừa khu trùng tích, vừa bổ Tỳ hư;
Trùng tích lâu ngày, Can huyết bị hư sẽ sinh uất nhiệt, Lô hội, Dạ
minh sa, để tẩy giun, tiêu cam, để bồi bổ Tỳ Vị. Phối hợp cả lại có
hiệu quả trong bổ dưỡng Tỳ khí, có ghé tác dụng sát trùng, thì cam
tiêu mà chính khí không thương tổn.
Tham khảo:
Bài ‘Phì nhi hoàn’ và bài này đều trị trẻ nhỏ bị cam tích, đểu có tác
dụng sát trùng tiêu cam, nhưng bài trước nặng về tiêu tích sát trùng, vì thế
dùng cho bệnh thuộc thực, trùng tích bụng đau, còn bài này thì phối hợp
với thuốc bổ dưỡng Tỳ khí, vì vậy dùng cho chứng cam giun mà trung tiêu
T ỳ V ịh ư n h ư ợ c (Thượng Hải phương tễ học).

HOÁ TRÙNG HOÀN (Hoà tễ cục phương)


- Hua zhong wan
Hồ phấn (sao), Tân lang, Hạc sắt (bỏ đất), Khổ luyện căn bi
(bỏ vỏ ngoài) đều 40g, Bạch phàn khô 2g.
Tán bột, dùng bột gạo khuây hồ, làm viên to bằng hạt mè,
trẻ em 1 tuổi mỗi lần uống 5 viên, dùng nước tương thuỷ hâm ấm
nhỏ vài giọt dầu vừng vào khuấy đều uống với thuốc. Hoặc uống với
nước cơm, có thể uống bất cứ lúc nào. Uống vào giun nhỏ thì hoá
thành nước, giun to thì xổ ra.
Tác dụng: Khu sát trường trung chư trùng (Diệt các thứ giun
trong ruột). Trị giun, lúc phát thì trong bụng đau, đi lại lên xuống,
đau dữ dội, nôn mửa ra nước trong.
G iải thích: Hạc sắt là vị chủ yếu xổ giun; Khổ luyện căn bì
trừ giun đũa, giun kim; Tân lang trừ sán sơ mít, sán lá; Khô phàn,
Hồ phấn (tức Duyên phấn), đều có tác dụng sát trùng. Xét chung các
vị trong bài, dùng riêng thì có tác dụng sát trùng, dùng chung thì
tác dụng Rổt trùng càng mạnh. Các loại ịíiun, Kán ký sinh trong ruột
như tfiun (lùa, tfiun kim, Síín Hơ mít, srin liì, bài nrty (ĩồu trị được.
Nếu giun đa xổ ra hết thì nên điều bổ trường vị ngay.
Tham kh ảo: Trong ‘ Y phương tập giảỉ có bài ‘Hoá trùng hoàn’, nhiều
hơn bài này hai vị Vu di và s ử quân tử. Vu di có thể diệt 3 thứ giun, chữa
sán sơ mít; s ử quân tử diệt giun đũa, cho nên tác dụng của bài đó mạnh
hơn bài này (Thượng Hải phương tễ học).

VẠN ỨNG HOÀN (Y học chỉnh truyền)

TĨỈỈẢýl - Wan ying wan


Tân lang 20g, Đại hoàng 32g} Hắc sửu Ỉ6g, đều tán bột; Tạo
giác 1 quả, dùng quả không sâu mọt, Khổ luyện căn bì 1 bát.
Trước đem Tạo giác, Khổ luyện, dùng nước 2 bát lớn, sắc đặc
thành cao, cho bột các vị thuốc trên hoà đều, làm viên to bằng hột
ngô đồng. Lấy Trầm hương, Mộc hương, Lôi hoàn mỗi vị 30g tán
bột, làm áo, bột Trầm hương làm lớp áo trong, Lôi hoàn làm lớp
áo giữa, và Mộc hương làm lớp áo ngoài. Đến canh tư, dùng nước
đường uống với thuốe.

Tác dụng: Công tích sát trùng. Trị trùng tích ngăn trở ở
trong, bụng trướng đau, ấn vào đau hơn, đại tiện bí, mạch Trầm
thực.
G iải thích: Trong bài Đại hoàng công tích; Lôi hoàn, Khổ
luyện căn bì, sát trùng; Hắc sửu, Tân lang, Tạo giác đã hay công
tích lại hay sát trùng; Mộc hương, Trầm hương hành khí, ấm trung
tiêu. Các vị hợp lại thành bài có công hiệu công tích sát trùng.
Tham khảo:
Trùng tích ngăn trở ỏ trong, vùng bụng trướng đau, không thích ấn
nắn, đại tiện bí, mạch Trầm thực, đều có thể dùng, Nhưng bài này tác dụng
công trục khá mạnh, đối với người bệnh thể chất hư yếu mạch nhược thì
cấm dùng (Thượng Hải phương tễ học).

CAM THẢO PHẤN MẬT THANG (Kim quỹ yếu lược)


lí 'V ÍỀ - Gan cao fen mei tang
Cam thảo 12-20$.
1)m»k ('arti thiio HÁC vđi nước lAm thang rồi cho một lưựntf bột
K1.10 1.Ó mội. lưựi»K m ật thích hựp tiôp tục chưnK 1ÔI1 th à n h ílụng chứo
loãng, uống lúc nóng.
Tác dụng-. Trị giun dũa gây ra chứng chảy nước dãi, ngực
bụng đau, bệnh phát từng lúc, đã dùng các thuốc tẩy giun khác
không ra giun mà đau lại không dứt.

ĐẠI HOÀNG PHẤN MẬT THANG (Viện trung y Thượng Hải)


- Dai huang fen mei tang
Đại hoàng sống, tán bột, 20g, hột gạo tể (sao thơm không
cháy) 12g, hoà với 30g mật ong. Mỗi lần dùng 5g với nước âm ấm.
Mỗi tễ thuốc có thể dùng được 10 ngày.
Nếu dùng hết tễ thuốc ấy mà không ra giun, có thể dùng
thêm tễ nữa.
Tác dụng: Trị trẻ nhỏ từ 3-7 tuổi bị tắt ruột do giun đũa
gây ra.
Tham khảo:
> Bài này !à biến phương của ‘Cam thảo phấn mật thang’.
Bụng đau lan xuống dưới, nôn ra nước hoặc ra giun, tắt ruột do
giun đũa gây ra (bụng trướng, đại tiện bí, bụng có khối u (búi giun), đã
dùng thuốc tẩy giun mà không ra, đau liên miên, dùng bài này có kết quả
(Thượng Hải phương tễ học).

NHẤT HIỆU KHU Hồl THANG (Trung tây y kết hợp cấp,
phúc chứng thủ sách)

- Yi xiao qu hui tang


Binh lang, Sử quân tử, đều 40g, Khổ luyện căn bì 20g, Mộc
hương 16g, Huyền minh phấn 12g, Chí xác 8g, Xuyên tiêu, Tế tân,
Can khương đều 4g, Ô mai 5 quả.
Sắc, chia làm 2 lần uống.
Tác dụng: Khu hồi, an hồi. Trị giun chui ống m ật (hồi
quyết), chứng bệnh tương dối nhẹ.
G iải thích: Bài này trọng dụng Binh lang, Sử quân, Khổ
lu y ệ n c ă n b ì đ ể t ẩ y g iu n , p h ụ t h ê m có Ỏ m a i, X u y ẻ n tiô u , T ố tA n ,
Can khương dể an hổi; Mộc hương, Chỉ xác hAnh khí, đftu;
Huyền minh phấn thông dại tiện, đẩy giun ra theo đường đại tiện.
Bài này có tác dụng an (yên), khu (đuổi) và hành (cho ra), nhưng
lấy khu trùng làm chủ.

KHU ĐIỀU THANG (Nghiệm phương)

- Qu diao tang
Nam qua tử (hạt bí đỏ - bí ngô) 40-100g, Binh lang (hạt cau)
30 - 50g (lựa hạt già cho đỡ chát).
Buổi sáng lúc đói ăn hạt Bí ngô (đã bỏ vỏ). Hai giờ sau uống
nước sắc hạt Cau: Trẻ nhỏ trên 10 tuổi 30g, phụ nữ 50-60g, người
lớn 80g hạt Cau, sắc với 300ml nước, còn 150ml, uống h ết một lần.
Nửa giờ sau, uổng một liều thuốc tẩy (Huyền minh phấn lOg hoặc
Magne sulfate 30g). Nằm nghỉ, đợi lúc th ật muốn di tiêu thì ngồi
vào một chậu nước ấm cho sán ra hết.
Hoặc Binh lang 60g, Sơn tra Ikg (trẻ nhỏ giảm nửa ỉiều). Nếu
dùng khô: người lớn 250g, trẻ nhỏ 120g.
Rửa Sơn tra, bỏ nhân, 3 giờ chiều bắt đầu ăn đến 10 giờ tối
hết, tối nhịn ăn. Sáng hôm sau, sắc Binh lang còn lại 1 chén trà
nhỏ, uống hết một lần, nằm nghỉ. Lúc muôn di tiêu, nín 15 phút rồi
ngâm mông vào chậu nước ấm nóng cho ra hết sán.
Tác dụng: Khu điều trùng (tẩy sán giây).
G iải thích: Binh lang, Nam qua tử đều là thuốc tẩy sán có
hiệu quả. Theo kinh nghiệm dùng 2 vị này hay dùng riêng từng vị
cũng tốt. Binh lang phá khí mà trầm giáng.
K iên g kỵ: Phụ nữ có thai cấm dùng.

PHỈ TỬ QUÁN CHÚNG THANG (Nghiệm phương)

lí- T ẨKìỉl - Fei zi guan zhong tang


Phỉ tử, Binh lang, Hồng đàng đều 40g, Quán chúng 20g.
Sắc, chia làm 2 lần uống. Thời gian dùng thuốc nên ăn thêm
tỏi 2-3 củ. Uống liền trong 3 giờ.
Tác dụng: Tẩy giun móc câu (khu câu trùng).
(iiiỉi thích: HAÌ MÀy (lùng Phí tử, liinh lantí, Qurín chiing, Dụi
toán (tỏi) đều là các vị thuốc sát trùng; Phỉ tử, Quán chúng thường
dùng trị giun móc câu; Hồng đằng vào phần huyết để thanh nhiệt
giải độc tán kết, tiêu thũng, thường dùng trị trường ung. Vì giun
móc câu hay làm tổn thương ruột và gây chảy máu, cho nên dùng
Hồng đằng làm tá.

TÓM KẾT
T h u ố c khu trù n g gồm ba phư ơ ng d iệ n : an hồi, khu trù n g và tiêu
tích.

Loại th u ố c an hồi d ùn g trị ch ứ n g h ồi q u y ế t (g iu n chui ống m ật).


V ì v ậ y có lú c d ù n g th u ố c m ạnh tẩ y giun ra, h o ặ c có lú c d ự a v à o sự
sinh hoá c ủ a c h ú n g , d ùn g th u ố c khiế n c h ú n g đ ộ n g kh ô n g ở yên
đ ư ợ c m à p h ả i ra. C h o nên trư ớ c h ết phải an hồi hoãn th ố n g , để cho
trạ n g th á i b ệ n h đ ư ợ c ổn định đã, sau đó m ớ i d ù n g th u ố c khu trù n g
(tẩ y g iu n), n h ư v ậ y m ới bảo đảm an toà n . N h ư ng kh ô n g p h ả i tu y ệ t
đối k h ô n g đ ư ợ c khu trù n g , m à trư ớ c an sau đ u ổ i h o ặ c ‘an đ u ổ i cùng
d ù n g ’ là p h ả i că n cứ b ện h tình m à d ùn g th u ố c. Loại th u ố c an hồi, lấy
Ổ mai, H o à n g liên, X u yê n tiê u làm th u ố c ch ín h.

T h u ố c khu trù n g ở tro n g c á c p h ư ơ n g th u ố c tẩ y p h ả i tu ỳ th e o


sự k h á c nha u c ủ a c á c lo ạ i ký sin h trù n g đ ư ờ n g ru ộ t đ ể m à dẫn dụ
c h ú n g . T h í dụ n h ư tẩ y giun đ ũ a trư ớ c h ế t d ù n g s ử q u â n tử , K hổ
lu y ệ n c ă n bì. T ẩ y sá n giu n (đ iề u trù n g ), sán lá (k h ư ơ n g p h iế n trù n g )
trư ớ c h ế t d ù n g B inh la n g; T ẩ y giun m ó c câ u trư ớ c h ế t d ù n g P hỉ tử.
N h ư n g c ò n p h ả i xem th ể c h ấ t m ạ n h y ế u c ủ a b ệ n h n h â n . N ế u n g ư ờ i
y ế u th ì d ù n g s ử q u â n tử trư ớ c thì hợp hơn ỉà K hổ lu y ệ n că n bì. Đ ố i
v ớ i c ơ th ể n g ư ờ i, đ ộ c tính c ủ a S ử q u â n tử y ế u hơn K h ổ lu y ệ n că n
bì.
T h u ố c tẩ y giun uống v à o lúc đói, phần n hiều d ù n g đ ộ c vị nhưng
c ũ n g có khi d ù n g p h ố i hợp vớ i cá c vị th u ố c kh á c m à th à n h bài th u ố c.
Đa s ố tro n g c á c loại th u ố c khu trù n g đã có tá c d ụ n g cô n g hạ nhẹ
kh ô n g cầ n p h ả i cho th ê m th u ố c tả hạ kh ác nữa.

C á c c h ứ n g b ện h do ký sinh trù n g đ ư ờ n g ru ộ t g â y ra, nếu th ấ y


có c h ứ n g T ỳ V ị hư n h ư ợ c, rối loạn tiê u hoá, m ặ t v à n g , cơ d ầy, thì
phả i d ù n g kiệ n T ỳ tiê u th ự c để điều lý T ỳ V ị. C ó thể d ù n g p hư ơ ng
ấy trư ớ c khi khu trù n g , hoặc cù ng dùng ch un g m ộ t lúc v ớ ị cố c loại
th u ố c khu trù n g .
‘ô m ai h o à n ’, ‘C am th ả o phấ n m ậ t th a n g ’ đ ể an hồi. ‘Ô mai
h o à n ’ trị g iu n c h u i ố n g m ậ t có h iệu quả tố t. v ề p hư ơ ng tễ an hối còn
có b à ì ‘Đ ạ i kiến tru n g th a n g ’ thích h ợp ch ữ a c h ứ n g hồi tích và đau
b ụ n g do h ư hàn ( xem tra n g ).

Tslhất hiệ u khu hồi th a n g ’ ; ‘Khu điề u th a n g ’ tẩ y sán; ‘P hí tử


q u á n c h ú n g th a n g ’ tẩ y giu n m óc; ‘Hoá trù n g h o à n ’ tẩ y cá c kỷ sinh
trù n g đ ư ờ n g ru ộ t, đ ề u là cá c bài th u ố c khu trù n g .
THUỐC GÂY NÔN

T h u ố c có th ể làm nôn m ử a (g â y nỏn m ử a ), g ọi ch u n g là


th u ố c ‘d ũ n g th ổ ’, h oặ c ‘th ô i th ổ ’ là p h é p th ổ tro n g ‘B á t p h á p ’,
th u ộ c v à o loại ‘tu yê n th ô n g để trừ ủng tắ c ” , tro n g th ậ p tễ .
T á c d ụ n g c ủ a th u ố c g â y nôn, chủ yếu là làm ch o n hữ n g
th ứ n h ư đ ờm , dãi, th ứ c ăn đình trệ, nhữ n g v ậ t đ ộ c lưu đ ọ n g
ở k h o ả n g y ế t hầu, lồng n gự c, dạ d à y th e o sự n ôn m ử a m à
ra n go à i.
D ù n g trị cá c loại bện h n hư trú n g phong, đ ờm q u yế t,
th ự c tích, th ự c q u yế t, hầu tý, cấ p h oà n g, can h oắ c loạn và ăn
n h ầ m th ứ có đ ộ c v.v... S á ch T h á n h tễ tổ n g lụ c ’ v iế t: “ B ệ n h ở
th ư ợ n g q u ả n , cò n ở trê n ch ưa xu ố n g d ư ớ i, cần cho ra nhanh,
kh ô n g làm ch o m ử a ra đi thì v à o sâu tro n g trư ờ n g vị, tru y ề n
kh ắ p ra c á c kinh còn trị đ ư ợ c sa o ? ” .
T h u ố c g â y nôn d ù n g trong cá c trư ờ n g h ợp n g u y kịch,
đ ư ơ n g n hiên là có hiệu quả nhanh, như n g dễ th ư ơ n g tổn
đ ế n vị khí, và còn có phả n ứng v ớ i m ứ c độ kh á c nhau, cho
nên đ ố i v ớ i n g ư ờ i n h ư già yế u , su y n h ư ợ c, trong b ụn g có khí
d ộ n g , k h í h u y ế t kh ô n g đủ và n gư ờ i có thai, n gư ờ i m ớ i đẻ đểu
cấm dùng.
Khi d ù n g th u ố c g â y nôn, bảo n gư ờ i b ệ n h tìm ch ỗ không
có g ió m à u ốn g th u ố c , vỉ sau khi nôn rồi th â n th ể bị hư kém ,
dễ bị cảm m ạ o . Sau khi uống th u ố c rồi m à kh ô n g nôn thì
d ù n g ta y kích thích tro n g họng h oặ c uống n hiểu n ư ớ c nóng
v à o ch o nôn.
S au khi u ốn g m ộ t ít th u ố c g â y nôn rồi, nếu cứ nôn m ãi
kh ô n g d ứ t thì có th ể uống m ột ít n ướ c g ừ n g h o ặ c m ộ t ít ch á o
n g u ộ i, h o ặ c m ộ t ít n ư ớ c sôi để n guội để cầ m n ôn . N ế u vẫ n
k h ô n g cầm đ ư ợ c thì có th ể tù y n h ữ n g vị th u ố c đã d ù n g để
cho n ôn mà xử lý.
N ế u u ố n g ‘Q ua đ ế tá n ’ mà nôn không cầm d ư ợ c thi
có th ể c h o u ố n g 0.01 g h o ặ c 0,03g Xạ hương đ ể g iả i; u ố n g
T a m th á n h tá n ’ m à nôn kh ôn g d ứ t thì cho uống n ư ớ c hành
s ắ c đ ặ c đ ể g iả i; u ố n g ‘H y diê n tá n ’ mà nôn kh ôn g cầ m đ ư ợ c
thì d ù n g C am th ả o , Q u á n ch ú n g sắ c cho u ố n g để giả i.
S au khi đã nôn rồi, cầ n chú ý đ iể u lý vị khí, n ên cho
ă n c h á o , từ lỏ n g đ ến đ ặ c d ầ n , làm cho kh í kh ô n g ngh ịch
lên n ữ a . K h ô n g ăn n hữ n g th ứ đ ầu m ỡ , ch iê n x à o v à tấ t cả
n h ữ n g th ứ khó tiê u đ ể trá n h đ ừng cho b ệ n h trở lại sẽ làm tổn
th ư ơ n g ch ín h k h í hơn.
C h ú ý: CÓ khi kh ôn g cần d ù n g th u ố c làm ch o n ôn ,
c ũ n g kh ô n g p hả i c h ữ a th ự c tà hữu hình ở th ư ợ n g tiê u , ch ỉ
d ù n g c á c h m ó c h ọ n g cho nôn có th ể iàm ch o P hế k h í khai
th ô n g , tru n g kh í đ ư ợ c đ ưa lên để đ ạ t m ụ c đ ích c h ữ a m ộ t th ứ
b ệ n h n ào đ ó, tu y d ù n g p h é p thổ nhưng hoà n to à n không
d ù n g m ộ t ỉoại th u ố c nôn m ửa nào thì kh ôn g th u ộ c p hạ m vi
c ủ a bài n ày.
GÂY NÔN TRỊ THựC CHỨNG
C á c h g â y n ôn trị th ự c ch ứ n g d ùn g cho n h ữ n g n g ư ờ i kh oẻ , tà I
th ự c , b ện h ở kh o ả n g ngực, họng.
T h ư ờ n g d ù n g nhữ n g vị th u ố c n hư Q ua đ ế, Lê lô, T ạ o g iá c. I
B ài T a m th á n h tá n ’ là bài th u ố c tiê u biểu.

QUA Đ Ế TÁN (Thương hàn luận)

St - Gua di san
Qua đế sao vàng, Xích tiểu đậu. Hai vị bằng nhau.
Đều tán bột, rây riêng rồi hợp lại. Dùng Hương xị 35g, nấu
lấy nước cốt, hòa 4g thuốc bột vào, uống ấm. Hễ thấy nôn ra được
thì ngưng. Nếu chưa nôn được, cho uống thêm 1 ít nữa.
Tác dụng: Thông thổ thực đờm, làm nôn mửa ra đờm, thức
ăn. Trị đờm dãi, thức ăn đầy tắc ở vùng thượng quản (bí môn),
trong ngực đầy cứng, phiền não không yên, khí xông lên họng
không nôn được, mạch bộ thốn phù.
G iải th ích : 'Qua đế tán’ là bài thuốc chủ yếu làm cho nôn.
Trong bài: Qua đế vị đắng mà tính dũng tiết, có tác dụng gây nôn
mửa, là thứ có độc; Xích tiểu dậu vị chua, hai vị phôi hợp với nhau
dựa theo ý là ‘chua đắng dũng tiết thuộc âm’. Lại phôi hợp với Đậu
xị để khai phát vật hư nát lâu ngày, giúp cho nôn ra. Các vị hợp lại
thành bài thuốc làm nôn mửa đờm và thức ăn.
Bài này trị đờm dãi ngăn trở ở trong ngực hoặc thức ăn đinh
trệ ở vùng thượng quản, đờm và thức ăn ngăn lấp, khí không thông
được cho nên thể hiện các chứng trong ngực dầy cứng, phiền não
không yên, xông bòc lên muôn nôn. Dùng ‘Qua đế tán ’ là nhân cơ
hội ấy mà cho tuyên thông để nôn, làm cho tà khí sẽ lên gần phía
trên mà giải ra, nhưng Qua đế đắng lạnh, có độc, nôn nhiều cũng
có hại đến trung khí, cần phải dùng vừa phải, tránh làm tổn thương
đến Tỳ vị, chính khí. Vì thế, dùng phép thổ cần phải chú ý dốn UìÁ'
chất người mạnh khoẻ, có chứng trạng như kố trôn mới có thô đùriK
được. Nêu thức (1n ra khỏi (lạ (lAy, vAo (lường ruột mi, hoẠc’ (lờm
trọc không ở ngực và dạ dày nữa, hoặc người hư yếu mà bị chứng
bệnh ấy đều phải cấm dùng.
K iên g kỵ: Người vốn bị huyết hư, ưa chảy máu: không dùng.
L â m sà n g h iệ n n a y \
• Trị điên: Dùng bài này thêm Sơn chi (sao đen), Lê lô, Thanh
mông thạch, Bạch giới tử, Lai phục tử, Tây nguyệt thạch, Trần đởm
tinh, Cáp xác (nung), Ngoại lăng (nung), sắc uống lúc dói. Chưa nôn
thì lại uống tiếp, hễ nôn ra thì ngưng. Kết quả: Bệnh tình chuyển
biến tốt (Thiểm Tây trung y ỉ, 1984).
• Trị tạng táo (ý bệnh - hysteria): Dùng bài này thêm Lê lô,
Bạch giới tử, Lai phục tử, Ngoạ lảng (nung),Tây nguyệt thạch, Đởm
phàn, Sinh hương phụ, Xuyên uất kim. Kết quả: Bệnh tình chuyển
biến tốt (Thỉểm Tây trung y 1, 1984).
Tham khảo:

Sách ‘Ngoại đài bí yếu’ có ghi bài 'Qua đế tán ’ trong sách
‘Diên niên bí lục’ (tức là bài này bỏ Đậu xị), trị hoàng đản cấp,
vùng vị quản cứng, khát, muốn uống, suyễn, hơi thở thô, m ắt vàng.
Sách ‘Ôn bệnh điều biện’ dùng bài này bỏ Đậu xị, thêm Sơn chi
dùng để chữa ôn bệnh ở thái âm có các chứng đờm dãi ngăn trở,
tâm phiền không yên, trong ngực đầy tắc, muôn nôn mửa. Những
phương pháp này đều dựa trên bài ‘Qua đế tán ’ để phát triển thêm
(Thượng Hải phương tễ học).

TAM THÁNH TÁN (Nho môn sự thân)

- San sheng san


Phòng p hongQ ua đế đều 8g, Lê lô 4g, ít muối.
Sắc với 1 chén nước cho sôi, đổ nước thuốc ra. Thêm 1 chén
nước vào bã thuốc sắc tiếp, đổ nước thuốc ra. Sau đó lại đổ thêm 1
chén nước nữa, đun sôi cùng bã thuốc. Đổ tiếp 2 chén trước vào đun
sôi, lọc bỏ bã để lắng nước trong mà uống, cứ uống từ từ không cần
hết chén thuốc, đốn khi nôn là được. Cũng có thể rót vào trong lỗ
mùi, (lốn khi mửa ra nưức dãi thì miệng tự mở ra.
T á c d ụ n g : ỉ lòm nỏn mửa, tr ừ phong (ìờrn. Trị:
• TnmK phunK rhứnK W\ khÔMK nổi <Ufựe, phiỏn loụn, mìU
lệch miệng méo (liệt mặt), hoặc mê man, hàm răng nghiến chặt,
mạch Hoạt thực.
• Động kinh, có đờm trọc vít tắc ở lồng ngực, có khí nghịch lên.
• Ngộ độc thức ăn thời gian chưa lâu, tinh thần còn tĩnh táo.
G iải thích: Trong bài, Qua đế làm nôn mửa; Phòng phong
khu phong tán tà; Lê lô thổ được phong đờm. Ba vị dùng chung với
nhau có tác dụng gây nôn mửa, trị phong đờm.
Bài này trị trúng phong chứng bế, dùng làm phương pháp cấp
cứu mở cửa khai thông bế tắc.
Tham khảo:
Có một số bệnh trúng phong sau khi đột ngột bị trúng rồi đờm trọc
ngăn trở khí đạo, vừa khó đổ thuốc vừa sợ bị nghẹt thở, lúc đó dùng bài
thuốc nôn mửa phong đờm để khaỉ thông đờm ngăn nghẹn, làm cho hết
đờm, cổ họng được thông lợi rồi sau đó tuỳ chứng mà cho uống thuốc. Trị
động kinh cũng là theo tác dựng trừ phong khứ đờm của nó. Trị ngộ độc
thức ăn thời gian chưa íâu, tinh thần còn tỉnh táo, thức độc còn ở trong dạ
dày, cho nên mượn phép thổ để trừ độc, thì mới áp dụng được. Nhưng sức
thuốc của nó hơi mạnh, Qua đế, Lê !ô đều có tính độc, sử dụng phải cẩn
thận đề phòng, nếu dùng thái quá có hại đến chính khí. Cách chung có thể
dùng liều lượng ít rồi tăng lên dần, đến khi nôn được khoan khoái thì thôi
(Thượng Hải phương tễ học).

C Ấ P CỨU HY DIÊN TÁN (Thánh tế tổng lục)

- Ji jiu xixian san


Trư nha tạo giác 4 quả (chọn thứ to, chắc, không có sâu, gọt
bỏ da đen), Bạch phàn 2g (chọn thứ trong sáng).
Tán th ật nhuyễn. Nếu bệnh nhẹ có thể uông lg, bệnh nặng
thì uống 3 thìa (12g), hoà vào nước nóng mà uông.
Không nôn ra nhiều, chỉ có nưđc dãi lạnh chảy ra ít, tỉnh lại
rồi thì sẽ điều trị từ từ.
T ác dụn g : Khai khiếu, gây nôn mửa. Trị trúng phong bế
chứng, đờm dãi tắc đầy, trong họng có tiếng đờm khò khè, hôn mê,
không nói được, nhưng không són đái, mạch thì hoạt thực mà có
lực, cũng trị chứng bầu tý.
G iả i th íc h :

Trong bài dùng Tạo giác vị cay có thể khai khiếu, vị mặn có
thể tẩy chất độc, tẩy trừ chứng đờm dục nhờn; Bạch phàn chua
đắng, làm mềm được đờm dính đặc, đồng thời có tác dụng khai bế
tắc, gây nôn mửa. Đôi với trúng phong bế chứng, đờm dãi đầy tắc,
trở ngại đến việc hô hấp, trở tắc khí cơ, có thể dùng bài này làm
cho đờm lỏng và nước dãi chảy ra, khi họng được thông lợi rồi sau
đó mới dùng những phương thuốc khác thích hợp mà trị. Bài này
thuộc vào loại thuốc công phạt, là thứ thuốc để cấp cứu, cho nên chỉ
thích hợp với chứng thực. Nếu là trúng phong thoát chứng, hoặc là
âm kiệt mà dương bốc lên, hoặc là chứng đới dương đờm vít lấp thì
cấm dùng.

DIÊM THANG THÁM T H ổ PHƯƠNG (Thiên kim phương)

ỉm .w w ụi-TĨ - Yan tang chan tu fang


Muối ăn.
Dùng 3 thăng nước muối th ật mặn, uống nóng một thăng, móc
họng cho thức ăn nôn ra hết, không nôn thì uống nữa, nôn xong lại
uống tiếp, nôn đến 3 lần thì thôi.
Tác dụng: Làm nôn mửa thức ăn ra. Trị:
- Chứng can hoắc loạn muốn nôn không nôn được, muôn đại
tiện không được, trong bụng đau dữ dội.
- Chứng thức ăn cũ tích trệ không tiêu, nôn không được, đại
tiện không được.
Giải thích:
Bài này dùng nước muối thật mặn để kích thích, cho uống rồi
móc họng cho nôn. Trong sách T hần nông bản thảo kinh’ phần
nói về thực diêm có ghi: “Làm cho nôn mửa”, Trương Lộ cũng nói:
“Mặn thì hạ được khí, mặn quá thì kéo nước dãi tụ lại ở trên lồng
ngực làm cho nôn mửa ra”. Chứng can hoắc loạn là do thức ăn ngăn
trở ở giữa, khí cơ không lưu lợi được, cho nên ngực bụng trướng
đầy, trôn dưới không thông, dùng thang này làm cho nôn, đế thức
An không tiôu hoá (lược* S(* theo lên mà ra ngoài thì chỗ tắc có thể
Uiỏn^. trướng (1,'IU (■/> tho h(H. Nốu sau khi uống inA không nôn 1,1ù
l ụ i c h o ICÒI1K i n í ớ c m u ỏ i m í a r ồ i ( l ù n g n g ổ n t a y m ó c h ọ n j í (1(1 KÌÚỊ) HỨC
cho nôn, nhằm làm cho nôn được là tốt. Chứng thực quyết, vì ăn
no đầy lấp dạ dày mà gây nên chứng thực quyết vì can khí quá uất
gây nên, cũng có thể chọn dùng bài này dể gây nôn được thì khí cơ
thông lợi mà quyết nghịch tự hồi phục.
Tham khảo:
Bài này dễ dùng, hiệu quả cũng tốt, cho nên Uông Ngang nhận định:
"Đây là một phương rất giản dị mà có công dụng hồi sinh, không nên xem
thường” (Thượng Hải phương tễ học).
GÂY NÔN H ư CHỨNG
Hư chứng vốn không nên cho nôn, nhưng đờm dãi vít lấp ở
thượng tiêu, không ch o nôn thì không trừ hết bệnh, lúc bất đ ắc dĩ
chỉ có thể lưu ý cả tà khí và chính khí, dùng phép hoà hoãn để làm
cho nôn đi.

S âm lô ẩm là bài thuốc đại biểu cho nhóm này.

SÂM LÔ TÁN (Đan khê tâm pháp)

- Shen lu san
Nhân sâm lô (cuống Nhân sâm). Tán bột, hoà nước uống 4-8g,
hoặc hoà thêm nước Trúc lịch vào uống.
Tác dụng: Gây nôn mửa ra đờm dãi nơi người hư yếu. Trị
người hư yếu, đờm dãi tắc đầy, lồng ngực đầy tức, muốn nôn mửa,
mạch nhược mà hoạt.
G iải thích: Sâm lô vị đắng, tính ấm, bẩm tính hoà hoãn,
gây nôn được đờm dãi ủng tắc thuộc hư chứng, đối với người yêu
cầu được cho nôn thì dùng vị này rất thích hợp. Ưông Ngang nói:
“Người bệnh hư yếu, cho nên lấy Sâm lô thay cho Lê lô, Qua đế,
tuyên phát mà kiêm có bổ, không đến nỗi làm hao tán nguyên khí”.
Nếu nhiệt dờm sinh bệnh thì có thế thêm Trúc lịch để thanh nhiệt,
lợi đờm. Sau khi uống rồi mà không nôn thì có thể dùng lông ngỗng
kích thích trong họng cho nôn mửa ra.
L â m sà n g h iện nay:
• Trị sa trực trường'. Đã trj 50 ca sa trực trường thời kỳ I. Kết
quả: Sau khi uống 20 ngày, toàn bộ đều khỏi (Tử Xuyên trung y 1,
1985).
• Trị đờm dãi nhiều: Trị người lớn tuổi, sức yếu mà bị dờm
dãi nhiều, khạc khó ra. Uống bài này có kết quả (Tứ Xuyên trung
y 1, ĩ 985).
MỤC LỤC

LỜI NÓI Đ ẦU ................................................................5


Lịch sử ‘phương tễ học’................................................................ 9
Hình thức phương thang...............................................................11
C á c h tổ chức m ộ t bài t h u ố c ................................................................ 17
Cách phối hợp các vị thuốc trong một bài th u ố c ....................19
Phân loại bài thuốc..................................................................... 23
Các dạng th u ố c ...........................................................................25
Phương pháp sắc thuốc và cách uống thuốc............................28
Cấm kỵ trong thời gian uống thuốc ......................................... 29
THUỐC GIẢI B IỂ U ............................................................................30
Tân ôn giải b iể u ......................................................................... 30
Tân lương giải biểu ................................................................... 57
Lý khí giải b iể u .................................................................. ........75
Thâu chẩn giải biểu.................................................................... 77
Giải biểu thanh lý ....................................................................... 92
Giải biểu ồn lý............................................................................ 97
THUỐC TẢ H Ạ ..................................................................................103
Hàn h ạ ........................................................................................ 105
Ôn h ạ ...........................................................................................121
Nhuận h ạ ....................................................................................128
Trục thuỷ ......................... .........................................................134
Công bổ kiêm trị........................................................................142
T H U Ố C H O À G IẢ I ......................................................................................151
Hoà giải thiếu dương................................................................152
Điều hoà can tỳ..................................................... 161
Điều hoà trường vị................................................. 174
Trị sốl rét (ngưực lậ t) .........................................................................180
THUỐC THANH NHIỆT............................................................... 187
Thanh nhiệt ở phần khí.......................................................... 190
Thanh nhiệt giải th ử .............................................................. 222
Thanh nhiệt tạng p h ủ ..............................................................227
Thanh hư nhiệt........................................................................260
THUỐC KHỨ HÀN (Ôn Lý Hồi Dương).................................... 269
Ôn trung khứ h à n .............................................................................. 272
Hồi dương cứu nghịch............................................................ 286
Ôn kinh tán h à n ......................................................................... 301
THUỐC LÝ KHÍ............................................................................. 315
Thuốc hành khí......................................................................... 318
Thuốc giáng khí........................................................................336
THUỐC LÝ HU YẾT......................................................................357
Thuốc hoạt huyết....................................................................359
THUỐC CHỈ HUYẾT.....................................................................398
Thuốc trị phong......................................................................420
Nội phong................................................................................437
THUỐC NHUẬN TÁO.................................................................. 451
Ngoại tá o .................................................................................453
Nội táo .....................................................................................463
THUỐC CỐ S Á P ............................................................................ 476
Liễm phế chỉ k h á i................................................................. 485
Sáp trường cố th o á t............................................................... 486
Sáp tinh chỉ d i ........................................................................495
Cố băng chỉ đ á i ......................................................................502
TRỪ THẤP ..................................................................................... 508
PhƯtíng hương hoá th ấp .........................................................51 1
T h an h nhiệt hoá t h ấ p ...................................................................... 522
ỉ .iỉi Ihuý t há m lliíìp.......................................................................... 5M)

&AI «AỈM
TTÊƯ Đ Ờ M ................................................................................................ 566
Táo thấp hoá đờm .................................................................. 567
Nhuận táo hoá đờm ................................................................. 590
Các bài thuốc trị đờm k h á c .................................................... 596
THUỐC TIÊU ....................................................................................600
CHỈ THỔ............................................................................................ 628
THUỐC BỔ ......................................................................................639
Thuốc bổ âm ............................................................................. 642
Thuốc bổ huyết......................................................................... 671
THUỐC AN T H Ầ N ..........................................................................738
THUỐC KHAI KHIẾU.................................................................... 758
THUỐC KHU TRÙNG........,........................................................... 777
THUỐC GÂY NÔN..........................................................................790
Gây nôn trị thực chứng............................................................792
Gây nôn hư chứng................................................................... 797
BẢNG TRA BÀI THUỐC
SỐ thứ tự ngay sau tên bài thuốc là s ố trang cần tra

A giao kê tử hoàng thang ............................................................444


An cung ngưu hoàng hoàn ..........................................................760
An thần hoàn .................................................................................. 739
Bá diệp thang ............................................. ...................................416
Bá tử dưỡng tâm h o à n ..................................................................475
Bách diệp thang ...........................................................................279
Bách hợp cố kim th a n g ................................................................ 465
Bạch đầu ông gia cam thảo thang..............................................256
Bạch đầu ông thang ................. ................................................... 252
Bạch hổ thang ................................................................................190
Bạch thông thang ..........................................................................299
Bại độc tán ........................................................................................ 81
Bán hạ bạch truật thiên ma thang .............................................593
Bán hạ hậu phác thang ............................................................... 323
Bán hạ tả tâm thang ..................................................................... 174
Bảo hoà hoàn .................................................................................603
Bảo long hoàn ................................................................. ........... 768
Bảo nguyên thang ........................................................................ 723
Bát chính tán ..................................................................................525
Bát tiên trường thọ h o à n ............................................................. 648
Bát trân th a n g ................................................................................ 730
Bát vị địa hoàng h o à n .................................................................. 693
Bát vị quế phụ hoàn .....................................................................693
Bát vị thận khí h o à n ...................................................................... 693
Bất hoán kim chính khí tán ......................................................... 515
Binh vị t á n ........................................................................................ 511
BỔ can thang ................................................................................. 677
Bổ dưdng hoàn ngũ thang .......................................................... 382
BỐ đọi hoàn ................................................................................... 783
Bổ phế a giao thang .........................................................467, 668
Bổ trung ích khí th a n g ....................................... ...........................715
Bối mẫu qua lâu tán ..................................................................... 590
C ách hạ trục ứ th a n g ....................................................................374
Cam mạch đạỉ táo thang .............................................................665
Cam thảo phấn m ật thang .......................................................... 785
Cam thảo tả tâm thang ......... ...................................................... 177
Cam thảo thang ............................................................................... 36
Cam toại thông kết thang ........................................... .................141
Can khương nhân sâm bán hạ hoàn ........................................ 352
Cao cầm thanh đởm thang ........................................................... 94
C át căn hoàng cầm hoàng liên thang .......................................92
Cát căn thang ...................................................................................54
Cát hoa giải tỉnh th a n g ................................................................. 618
Cấp cứu hy diên tán .....................................................................794
Câu đằng ẩ m ................................................................ .................439
Chân nhân dưỡng tạng th a n g .................................................... 487
Chân vũ thang ............................................................................... 296
Chấn linh đơn ................................................................................ 505
Chi tử bá bì thang ........ .............. *.............................................. 525
Chi tử xị thang ....................................... ...... ................................ 199
C hí bảo đơn .......... '......................................................................765
Chỉ kính tán ....................................................................................435
Chỉ mê phục linh hoàn ................................................................575
C hỉ thấu tán .................................................................................... 591
C hỉ thực đạo trệ h o à n .................................................................. 612
Chỉ thực lý trung hoàn .................................................................277
Chỉ thực tiêu bĩ hoàn ................................................................... 416
Ch? truật h o à n ................................................... ............................ 609
Chích cam thảo th a n g .................................................................. 686
Chính dương tán ........................................................................... 293
Chính khí thiẻn hương t á n ............................................................. 78
Chu sa an thần hoàn ................................................................... 739
Chu sa hoàn ........ ......................................................................... 493
Chu xa hoàn .................................................................................. 139
Cố kinh hoàn ................................................................................. 504
Cửu tiên tán ................................................................................... 485
Cửu vị khương hoạt thang ............................................................ 42
Dị công tán .................................................................................... 709
Diêm thang thám thổ phương .................................................. 795
Diên hồ sách tán ........................................................................330
Diệu hương tán ............................................................................. 685
Dũ đái hoàn ................................................................................... 503
D ư ơ n g h o à th a n g ....................................................................................... 311
Dưỡng âm thanh phế th a n g ....................................................... 463
Dưỡng vị thang ............................................................................. 664
Đại an hoàn ................................................................................... 607
Đại bán hạ thang ................ .............................................. 351, 630
Đại bổ âm hoàn ............................................................................ 652
Đại định phong châu ................................................................... 441
Đại hãm hung thang ........................ .................... ...................... 116
Đại hoàng cam thảo thang ......................................................... 631
Đại hoàng mẫu đơn thang .......................................................... 118
Đại hoàng phấn mật thang ........................................................ 786
Đại hoàng phụ tử thang ............................ .................................. 121
Đại hoạt ỉạc đơn ...........................................................................429
Đại khương hoạt thang ................................................................. 46
Đại kiến trung thang ....................................................................283
Đại sài hồ thang ................................................... ..........................88
Đại tần giao thang ...................................................................... 284
Đại thanh long thang ..................................................................... 38
Đại thuận tán .................................................................................293
Đạỉ thừa khí thang ........................................................................106
Đọl tỉnh phong thang ...................................................................426
Đan sâm ẩm ...................................................................................330
Đ ào hạch thừa khí thang
Đào hoa thang ................................................................. ........... 486
Đào hồng tứ vật thang ........................................................... . 396
Đào nhân thừa khí thang ............................................................361
Đạo đờm thang .............................................................................. 574
Đ ạo khí thang ................................................................................ 322
Đạo xích tán ......................................................................... 228, 529
Đ ạt nguyên ẩm ...............................................................................181
Để đương hoàn .............................................................................. 365
Để đương thang ........................................................................ 364
Địa hoàng ẩm tử .................................................................. 445, 657
Điều vị thừa khí th a n g ............................................................... 113
Điểu trung ích khí th a n g ............................................................... 721
Địch đờm thang .............................................................................574
Đinh hương thị đế thang ............................................................. 349
Định suyễn thang ......................................................................... 339
Đô khí hoàn ....................................................................................648
Đ ộc hoạt ký sinh th a n g ................................................................550
Đ ộc sâm thang .............................................................................. 721
Đởm đạo bài thạch thang ............................................................621
Đương quy bổ huyết thang ..................................................... 677
Đương quy dương nhục thang ................................................ 686
Đương quy lục hoàng thang ................................................... 264
Đương quy sinh khương
dương nhục thang ......................................................................... 685
Đương quy tứ nghịch th a n g ......................................................... 301
Gia giảm mạch đông thang ........................................................470
Gia giảm phục mạch thang ........................................................ 691
Gia giảm thương truật thạch
cao tri mẫu thang .......................................................................... 559
Gia vị ô dược thang ......................................................................325
Gia vị tiêu dao tán ........................................................................ 169
Giao ngải thang .............................................................................417
Giao thái hoàn ............................................................................... 751
Hà nhân ẩm ...................................................................................185
Hà xa đại tạo hoàn .......................................................................661
Hạ khô thảo cao .................................................... .......................622
Hạ ứ huyết thang .......................................................................... 366
Hải tảo ngọc hồ thang .................................................................623
Hành quân t á n ...............................................................................773
Hạnh tồ t á n .....................................................................................453
Hao cầm thanh đởm thang ......................................................... 157
Hắc thần tán .................................................................................. 379
Hắc tiêu dao tán ............................................................................170
Hậu phác ôn trung th a n g .................................................277, 305
Hậu phác thất vật thang ................................................................90
Hoa cái tán ........................................................................................... ... 37
Hoá ban thang ............................................................................... 199
Hoá trùng h o à n ............................................................................. 784
Hoá trùng hồi sinh đơn ................................................................625
Hoàn đái thang ..............................................................................502
Hoàng cầm thang ......................................................................... 257
Hoàng kỳ m iết giáp tán ...............................................................263
Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang .............................................. 307
Hoàng liên a giao th a n g ....................... .......................................747
Hoàng liên an thần hoàn ............................................................ 497
Hoàng liên giải độc th a n g ........................................................... 140
Hoàng liên thang .......................................................................... 178
Hoàng long thang ......................................................................... 142
Hoàng thổ th a n g ............................................................................ 411
Hoạt nhân thông xị thang ............................................................. 55
Hoắc hương chính khí tán ........................................................... 516
Hoắc phác hạ linh th a n g ..............................................................518
Hoè giác hoàn ............................................................................... 411
Hoè hoa tán .................................................................................... 409
Hổ phách bảo long hoàn ..................................... ....................... 769
Hổ tiềm hoàn ..................................................................................656
Hồi dương cứu cấp thang ........................................................ 291
Huyết phủ trục ứ th a n g ................................................................ 367
Hương liên hoàn ............................................................................240
Hương nhu tán ............................................................................... 222
Hương sa chỉ truật hoàn .......................................................... 611
Hương sa lục quân tử thang .......................................................710
Hương tô tán .....................................................................................83
Hữu quy ẩm ....................................................................................703
Hữu quy hoàn ................................................................................ 699
ích vị thang .....................................................................................470
Khái huyết phương .......................................................................407
Kháng bạch hầu hợp tễ ....... ....................................................... 465
Khải cách tán .................................................................................331
Khải tỳ hoàn ...................................................................................615
Khiên chính t á n ..............................................................................433
Khống diên đơn ............................................................................. 138
Khu điểu thang ............................ ................................................. 787
Khu hổi thang ............................................................................. ..6 20
K húc nghiệt chỉ truật hoàn ......................................................... 610
Khương bàng bổ bạc thang .......................................................... 86
Khương hoạt tục đoạn thang ............................................ .......372
Kiện tỳ hoàn ...................................................................................607
Kiều hà thang ................................................................................ 458
Kim linh tử tán .................................................................................328
Kim quỹ thận khí h o à n ................................................................. 693
Kim thuỷ lục quân t i ễ n ................................................................. 575
Kim toả cố tinh h o à n .................................................................... 495
Kinh phòng bại độc tán ................................................................. 73
Kỳ phụ thang ................................................................................. 296
Kỷ cúc địa hoàng h o à n ................................ 647
Lãnh háo hoàn .............................................. 588
Liên lý thang ................................................... 277
Liên mai an hồi thang .................................. 782
Liên phác ẩ m .................................................. 519
Liên phụ lục nhất th a n g ............................... 241
Linh cam ngũ vị khương tân thang .......... 620
Lỉnh giác câu đằng thang ............................ 437
Linh quế tru ật cam th a n g ............................. 544
Long đởm tả can th a n g ................................ 232
Lợi đởm hoàn .............................................. 620
Lục hoà th a n g ................................................. 515
Lục nhất tán ................................................... 224
Lục quân tử thang ........................................ 710
Lục vị địa hoàng hoàn .................................. 432
Lương cách thang ........................................ ..7 2
Lương phụ hoàn ............................................ 215
Lý trung an hồi th a n g .................................... 781
Lý trung hoá đờm hoàn ............................... 277
Lý trung hoàn ................................................. 272
Ma hạnh thạch cam thang ........................... ..6 4
Ma hoàng gia truật th a n g ............................. ..3 6
Ma hoàng hạnh nhân ý d ĩ cam thảo thang ..3 6
Ma hoàng phụ tử cam thảo th a n g .............. ..81
Ma hoàng phụ tử tế tân thang .................... ..7 9
Ma hoàng th a n g ............................................. ..31
Ma tử nhản hoàn ........................................... 128
Mạch môn đông th a n g ................................. 468
Mạch vị địa hoàng hoàn .............................. 648
Mẫu lệ tán ...................................................... 477
Mậu kỷ hoàn ................................................... 240
Minh mục địa hoàng hoàn ........................... 648
M iết giáp tỉễn hoàn ...................................................................... 624
M ộc hương binh lang hoàn ......................................................... 611
Mộc hương đạo trệ hoàn ............................................................ 615
Mông thạch cổn đàm h o à n .........................................................583
Ngân kiều tán ..................................................................................60
Ngân kiều thang ............................................................................. 63
Ngọc bình phong tán ...................................................................479
Ngọc chân tán .............................................................................. 557
Ngọc nữ tiễn .................................................................................. 243
Ngô thù du thang ...............................................................278, 632
Ngũ bì tán .......................................................................................540
Ngũ lâm tán ................................................................................... 528
Ngũ linh tán ................................................................................... 537
Ngũ ma ẩm t ử ................................................................................535
Ngũ nhân h o à n .............................................................................133
Ngũ tích tán ..................................................................................... 97
Ngũ trấp ẩm ..................................... ...........................................473
Ngũ vị tiêu độc ẩm ...................................................................... 219
Nguyệt hoa hoàn ..........................................................................668
Ngưu hoàng bảo long hoàn ....................................................... 769
Ngưu hoàng thanh tâm hoàn .....................................................762
Nhân sâm bại độc tán ................................................................... 81
Nhân sâm cáp giới tán ............................................................... 728
Nhân sâm dưỡng vinh thang .....................................................732
Nhân sâm hồ đào thang ................................................... ....... 729
Nhân sâm thang .......................................................................... 272
Nhân trần cao thang ....................................................................522
Nhân trần tứ nghịch thang ..........................................................525
Nhất hiệu khu hồi thang .............................................................786
Nhất quán tiễn .............................................................................. 666
Nhị diệu tán ................................................................................... 533
Nhị trần thang ................................................................................567
Nhuận trường hoàn ......................................................................132
Noãn can tiễn ..............................................................................327
Nội tiêu loa lịch hoàn .................................................................622
Ồ dược thang ............................................................................... 325
Ô dược thang gia v ị .................................................................. 325
Ô đầu thang ................................................................................. 560
Ô mai hoàn .....................................................................................779
Ôn kinh thang ................................................................................386
Ôn đởm th a n g ................................................................................ 571
Ôn tỳ thang .....................................................................................146
Phì nhi hoàn .................................................................................. 782
Phỉ tử quán chúng thang ............................................................ 787
Phong tuỷ đơn ...............................................................................498
Phòng kỷ hoàng kỳ th a n g ...........................................................542
Phòng phong thong thánh tán ............................... ......................91
Phổ tế tiêu độc ẩm ...................................................................... 210
Phụ quế bát vị hoàn ....................................................................698
Phụ tử lý trung hoàn ........................................... ........................ 276
Phụ tử thang .................................................................................. 298
Phục m ạch thang gia giảm ......................................................... 691
Phục nguyên hoạt huyết thang ................................................ 370
Phục phương nhị tiên th a n g ....................................................... 704
Qua đế t á n ......................................................................................792
Qua lâu giới bạch bạch tửu thang ............................................326
Quất bì chỉ truật hoàn .................................................................. 611
Q uất bì trúc nhự th a n g ......................................................346, 636
Quất hạch hoàn ............................................................................ 334
Q uế chi cam thảo long cốt mẫu lệ th a n g ................................ 756
Q uế chi gia cát căn thang ......................................................... 53
Quế chi gia đại hoàng thang ....................................................53
Q uế chi gia quế thang ................................................................ 53
Quế chi gia thược dược thang .................................................. 53
Quế chi khứ thược dược gia thục tố t..........................................753


Q uế chi nhân sâm thang ............................................................ 276
Q uế chi phụ tử th a n g .............................. .................................... 299
Q uế chi phục linh hoàn .............................................................. 379
Q uế chi thang ..................................................................................46
Quế chí thược dược tri mẫu thang ..........................................558
Q uế phụ bát vị hoàn .................................................................... 698
Quy thược lục quân tử thang .................................................. 711
Quy tỳ thang ...................................................................................681
Q uyên tý thang .................................................................... 553, 554
Q uỳnh ngọc cao ..................................................................473, 474
Sa sâm mạch đông thang ......................................................... 462
Sài bình thang .............................................................................. 515
Sài cát giải cơ thang ...................................................................... 66
Sài hồ gia long cốt mẫu lệ thang ..............................................754
Sài hồ sơ can t á n .......................................................................... 165
Sâm linh bạch truật tán .......... ............................................... ...711
Sâm lô tán .................................................................................... 797
Sâm phụ thang ............................................................................. 294
Sâm tô ẩ m ........................................................................................ 83
Sinh hoá thang ............................................................................. 390
Sinh khương tả tâm thang ......................................................... 177
Sinh mạch tán .............................................................................. 724
Sơ tạc ẩm tử .................................................................................. 140
Súc tuyền hoàn ............................................................................500
Tả bạch tán ...................................................................................246
Tả hoàng tán ............................................................................... 248
Tả kim h o à n ......................................................................... 237, 634
Tả quy ẩm ......................................................................................651
Tả quy hoàn ..................................................................................648
Tả tâm thang ................................................................................ 227
Tả thanh hoàn .............................................................................. 235
Tái tạo tán ....................................................................................... 85
Tam diệu hoàn ..............................................................................535
Tam hoàng thạch cao thang .........................................................96
Tam nhân thang ........................................................................... 519
Tam sinh ẩm .................................................................................. 424
Tam thánh tán ...............................................................................793
Tam tử dưỡng thân thang ............................................... 341, 596
Tam tý th a n g .................................................................................. 552
Tam vật bạch t á n .......................................................................... 127
Tam vật bị cấp hoàn .................................................................... 125
Tang cúc ẩ m .....................................................................................57
Tang chi hổ trượng thang ........................................................... 559
Tang hạnh thang .......................................................................... 456
Tang phiêu tiêu tán ..................................................................... 498
Tạng liên hoàn .............................................................................. 411
Tân chế quất bì trúc nhự thang .................................................348
Tần giao miết giáp tán .................................................................263
Tăng dịch th a n g ............................................................................. 471
Tăng dịch thừa khí thang .............................................................145
Tê giác địa hoàng thang ............................................................. 206
Tế sinh thận khí hoàn .................................................................. 699
Tế xuyên t iễ n ................................................................................. 130
Thạch cao thang ..............................................................................96
Thạch hộc dạ quang h o à n .......................................................... 669
Thạch vi tán ................................................................................... 528
Thái sơn bàn thạch t á n ................................................................733
Thanh cao miết giáp thang ......................................................... 173
Thanh châu bạch hoàn tử ................................ .........................287
Thanh cốt tán ..............................................................................174
Thanh dinh th a n g .......................................................................... 133
Thanh hao m iết giáp thang .........................................................260
Thanh khí hoá đờm h o à n ............................................................. 581
Thanh ôn bợi độc ẩm .................................................................. 215
Thanh tâm liên tử ẩm .................................................................. 231
Thanh táo cứu phế thang ...........................................................458
Thanh thử ích khí thang .............................................................. 225
Thanh tỳ ẩm ................................................................ ..................184
Thanh vi t á n ................................................................................... 528
Thân thống trụ c ứ thang .................................................. 376, 560
Thận khí h o à n ................................................................................693
Thần tê đơn ........................................................................ 221, 767
Thập bổ hoàn ................................................................................699
Thập khôi tán ............................................................................... 400
Thập táo thang ............................................................................. 134
Thập toàn đại bổ thang ...............................................................731
Thất bảo tán .................................................................................. 180
Thất ly t á n ...................................................................................... 377
Thất tiếu tán ...................................... ....................................... 393
Thất vị bạch truật tán ................................................................. 714
Thăng ma cát căn th a n g ...............................................................77
Thăng áp thang ......... ..................................................................728
Thị đế thang ....................................... .........................................350
Thị tiền t á n ..................................................................................... 350
Thỉên ma câu đằng ẩm ..............................................................440
Thiên thai ô dược t á n ................. ............................................. 331
Thiên vương bổ tâm đ ơ n .........................................................662
Thiếu phúc trục ứ thang .............................................................375
Thông khiếu hoạt huyết th a n g .................................................. 373
Thông quan hoàn .........................................................................655
Thông quan tán ............................................................................772
Thông xị cát cánh thang ...............................................................56
Thông xị th a n g ................................................................................ 55
Thống tả yếu phương ................................................................. 170
Thuỷ lục nhị tiên đơn ............................. .....................................498
Thư can h o à n ................................................................................ 328
Thư cân th a n g .................................................................................554
Thư thụ căn hoàn ..........................................................................505
Thự dự hoàn ...................................................................................734
Thực tỳ tán ..................................................................................... 545
Thược dược th a n g ............. ....................................................... 254
Tiên phương hoạt mệnh ẩm .......................................................216
Tiêu dao tán .................................................................. ................ 165
Tiêu loa hoàn ..................................................................................582
Tiêu phong tán ..............................................................................555
Tiêu thạch phàn thạch t á n .......................................................... 619
Tiểu bán hạ thang ............................................................ 351, 269
Tiểu bảo hoà hoàn ...................... ................................................ 607
Tiểu hãm hung thang .................................................................. 578
Tiểu hoạt lạc đ ơ n ......................................................... .. ...............431
Tiểu kế ẩm tử ................................................................................ 804
Tiểu kiến trung th a n g .................................................................... 281
Tiểu nhỉ hồi xuân đơn .................................................................. 768
Tiểu định phong châu .................................................................. 443
Tiểu sài hồ th a n g ...........................................................................152
Tiểu thanh long thang .....................................................................69
Tiểu thừa khí thang ....................................................................... 112
Tiểu tục m ệnh thang ....................................................................420
Tinh hương t á n ............................................................................... 425
Toan táo nhân thang ................................................................... 743
Toàn phúc đại giả th a n g ..............................................................343
Tô hợp hương hoàn ...................................................................... 771
Tô tử giáng khí th a n g ....................................................................336
Trân châu mẫu hoàn ................................................................... 754
Trấn can tức phong thang .......................................................... 448
Trỉ bá địa hoàng hoàn ................................................................. 647
Trinh thị quyên tý thang ...............................................................532
Trinh thị sài cát giải cơ th a n g ........................................................ 69
Trú xa hoàn ....................................................................................493
Truật phụ thang .............................. ....................................... .....296
Trúc diệp thạch cao th a n g ................................................................ .. 195
T rúc lịch đạt đờm h o à n ................................................................586
Trước tý nghiệm phương ..................................... ................... 563
Tục m ệnh thang ........................................................................... 422
Tuyên độc phát bỉểu th a n g ........................................................... 78
Tuyên tý th a n g ............................................................................ 532
Tuyền phúc đại giả t h a n g ................................................................ 34
T ư sinh h o à n ............................................................ ..................... 715
T ứ diệu dũng an thang ................................................................219
T ứ ma ẩm .......................................................................................352
Tứ nghịch t á n ................................................................................. 290
Tứ nghịch thang .......................................................................... 286
Tứ quân tử thang .......................................................................... 707
Tứ sinh h o à n ......... ........................................................................402
Tứ thần hoàn .....................................................................3 0 8 ,4 8 9
T ứ vật thang .................................................................................. 672
T ừ chu hoàn ........................................... .......................................755
T ử tuyế t đơn ..................................................................................762
T ử uyển thang .......................................................... .................... 582
Tỳ giải phân thanh ẩ m .................................................................547
Tỳ ước ma nhân hoàn ................................................................. 128
Vạn ứng hoàn ................................................................................785
Vi hành thang (Vỉ kỉnh thang) ....................................................250
Vi kỉnh th a n g .................................................................................. 250
Việt cúc hoàn ................................................................................318
Việt tỳ thang ..................................................................................... 41
Vu nãi hoàn .......................................................... .........................623
Xạ can ma hoàng thang ................................................................72
Xích thạch chi vũ dư lương thang .......................................... 492
Xuyên khung trà điểu tán ...........................................................427
MỤC LỤC TRA BÀI THUỐC
THEO THỨ T ự PHIÊN ÂM QUAN THOẠI
A jia o ji zi h ua n g t a n g ....................................................................................444
An gong niu huang w a n ................................................................................ 760
Ba zh en t a n g .................................................................................................... 730
Ba zh e n g s a n .................................................................................................... 525
Bai dou weng jia gan cao e jiao tan g ................................................256
Bai du s a n ............................................................................................................. 81
Bai he gu jin ta n g .............................................................................................465
Bai hu t a n g ........................................................................................................ 190
Bai ton g t a n g ....................................................................................................?99
Bai tou w e n g ta n g ........................ ...................................................................?5P
Bai ye ta n g ......................................................................................................... 416
Bai zi ya n g xin w a n .........................................................................................745
Ban xia bai zh u tia n m a t a n g ...................................................................... 593
Ban Xia hou po ta n g ....................................................................................... 323
Ban xia xie xin t a n g ........................................................................................ 174
Bao he wan.......................................................................................... 603
Bao long w a n .................................................................................................... 768
Bao yuan t a n g ..................................................................................................723
Bel m ei g ua lou s a n ....................................................................................... 590
Bie jia jian w a n ..................................................................................................624
Bo yang huan wu ta n g ...................................................................................382
Bu dai wan ..........................................................................................783
Bu fei a jia o ta n g ................................................................................. 467, 668
Bu huan jin zh en g qi s a n ............................................................................. 515
Bu zh on g yi qi t a n g ........................................................................................ 715
C hai hu chu gan san ..................................................................................... 165
C hai hu jia long gu m u li tang ................................................................... 754
C hai ping t a n g ................................................................................................. 515
C hai ye jie ji t a n g ...............................................................................................66
C heng ahi chai ye jie ji ta n g ...........................................................................69
C h e n y shi ịuan bi lang ................................................................................. 555
Chi shi zhi yu yu liang tang................................................................492
C hi za o ta n g ....................................................................................................134
C hu yu an w a n ...................................................................................................500
C h u an xio n g ch a tia o s a n ............................................................................427
Ci zu w a n ........................................................................................................... 755
C o n g chi t a n g ..................................................................................................... 55
D a ban xia ta n g ................................................................................................ 351
Da bu yin w a n ...................................................................................................652
Da ch ai hu t a n g ................................................................................................. 88
Da ch e n g qi ta n g ........................................................................................... 106
Da huang mu dan t a n g ................................................................................. 118
Da qiang huo t a n g ............................................................................................46
Da qịn jiao ta n g ................................................................................................422
Da q in g long t a n g ............................................................................................. 38
Da xian xỉong tang ........................................................................................ 116
D a xing ten g t a n g ...........................................................................................426
Da yuan y in ........................................................................................................ 181
Dai ban Xia t a n g ............................................................................................. 630
Dai đing te n g z h o u .......................................................................................... 441
Dai hua luo d a n ................................................................................................429
Dai huang fen m ei ta n g .................................................................................786
Dai huang gan cao th a n g ............................................................................. 631
Dai jia n zh on g ta n g ........................................................................................ 283
Dai shun s a n .....................................................................................................293
D an shen y irt.....................................................................................................330
Dan tao pai shi ta n g ....................................................................................... 621
Dang gui bu xue t a n g ..... ............................................................................. 677
Dang gui liu huang t a n g ...................................................................... 264, 4 83
D ang gui sh e n g q iang yang rou ta n g ...................................................... 685
D ang gui si ni ta n g ................................... ...................................................... 301
Dang gui ya n g rou t a n g ............................................................................... 686
D ao ch i s a n ...................................... ..................................................... 2 28 , 529
Dao dan tang .............................................................................................574
D ao hua t a n g ................................................................................................... 486
Di dan ta n g ....................................................................................................... 574
Di dan g t a n g ..................................................................................................... 364
Di dang w a n ............................................................................................. . 365
Di huang yin z i .....................................................................................657, 445
Ding chuan t a n g ........................................................................................... 339
Ding xia n g shi di t a n g ........................................................................ ........349
Du hua ji sh e n g ta n g ................................................................................... bSO
Du qi w a n .........................................................................................................048
Du shen t a n g ................................................................................................. 721
Er chen t a n g .................................................................................................. 567
Er m iao s a n ....................................................................................................533
Fang teng tong sh en g s a n ......................................................................... ...91
Fang ji huang qi t a n g .................................................................................. 542
Fei er w a n ....................................................................................................... 782
Fei zi guan zhong t a n g .............................................................................. 787
Feng sui d a n .................................................................................................. 498
Fu tang er xian tang .................................................................................. 704
Fu yuan hua xue ta n g .................................................................................370
Fu zi li zhong w a n ............................................................................................276
Fu zi tang ..........................................................................................................298
Gan cao fen m ei t a n g ................................................................................... 785
Gan cao xie xin ta n g ......................................................................................177
Gan jian g ren shen ban xia w a n .............................................................352
G an mai da zao t a n g ................................................................................. 665
G an sui tong jie t a n g ..................................................................................... 141
G ao qin qing dan t a n g ..................................................................................157
Ge gen huang qin huang lian ta n g ..............................................................92
Ge gen ta n g ........................................................................................................ 54
Ge hua jie xing ta n g ...................................................................................... 618
Ge Xia zhu yu tang........................................................................... 374
G ou ten g y in ..................................................................................................439
Gu jing w a n ......................................... ......................................................... 504
Gua di s a n .......................................................................................... 792
G ua loa xie baibai jiu tang ......................................................................... 326
Gui bei t a n g ................................................................................................... 681
Q ui fu ba w oỉ w a n ....................................................................................... 698
G ui shao iu ju n zi t a n g ...................................................................................711
G ui zhi fu ling w a n ......................................................................................... 379
G ui zh i fu zi t a n g ............................................................................................299
G ui zh i gan cao long gu mu li t a n g .......................................................... 756
G ui zhi jia dai huang t a n g ..............................................................................53
G ui zhi jia ge gen ta n g .................................................................................... 53
G ui zhi jia gui ta n g ............................................................................................53
Gui zhi jia sh ao yao t a n g ................ .............................................................. 53
G ui zhi ren sh en tang .......................................... ...................................... 2 76
G ui zh i sh a o yao zhi mu t a n g ....................................................................558
G ui zhi t a n g ........................................................................................................46
G ui zi qu sh a o ya o jia shu xi long gu mu li ju i ji t a n g ........................ 753
Hai ta o yu hu ta n g .......................................................................................... 623
Hao qỉn qin g dan ta n g ..................................................................................... 94
He che da zao w a n ........................................................................................ 661
He ren yỉn ........................................................................................................ 185
Hei sh e n s a n .................................................................................................... 379
Hei xia o ya o s a n .............................................................................................170
H ou po shi w u ta n g .......................................................................................... 90
H ou po w e n zh on g ta n g ...............................................................................277
Hou po w e n zh o n g ta n g .............................................................................. 305
Hu po bao long w a n ...................................................................................... 769
Hu qia n w a n ..................................................................................................... 656
H ua ban t a n g ...................................................................................................199
H ua ch on g hui sh en g d a n ...........................................................................625
H u a gai s a n ....................................................................................................... 37
H u a zh on g w a n .............................................................................................. 784
H uai hua s a n .................................................................................................. 409
Huai jiao wan ................................................................................... 411
Huan dai tang ..................................................................................502
H uang jin tan g .............................................................................................. 257
H uang lian a jia o tan g .................................................................................747
H uang lian jie du ta n g ..................................................................................213
H uang lian t a n g ..............................................................................................178
H uang long tang .........................................................................................142
H uang qi bie jia s a n ....................................................................................... 263
H uang qi gui zh i w u w u ta n g .......................................................................307
Huang tu tan g.................................................................................... 411
Hui yang jiu ji ta n g .............................................................................291
Huo po Xia ỉing tang.......................................................................... 518
Huo ren tong chi ta n g ......................................................................... 55
H uo xia n g zh e n g qi s a n ............................................................................... 516
Ji chuan jian....................................................................................... 130
Jj sh e n g sh en qi w a n .....................................................................................699
Jia jỉan ca ng zhu shi cao zhi mu tang .................................................... 559
Jia jian fu m ai ta n g ............................................................................ .......... 691
Jia jian m ai d o n g t a n g .................................................................................. 470
Jla w e i w u ya o t a n g ....................................................................................... 325
Jia w e i xia o yao s a n ....................................................................................... 169
Jian pi w a n .........................................................................................................607
Jia n g pan g bu bo t a n g ................................................... ................................ 86
Jỉaoaitang ....................................................................................... 416
Jỉao tai w a n ........................................................................................751
Jỉn cuo gu jin g w a n ........................................................................................ 495
Jỉn jỉao bie jia s a n ............................................................................. 263
Jin ling zi san.....................................................................................328
Jin shui ỉu ju n q ỉa n ..........................................................................................575
Jỉn g ten g bai du s a n ........................................................................................ 73
J iu qian s a n ...................................................................................................... 485
Jiu w ei q ia ng huo ta n g .................................................................................... 42
jiu xixian s a n ..................................................................................................... 794
Ju he w a n ..........................................................................................................334
Ju pi zhi zhu w an ..............................................................................611
Ju pi zhu ru ta n g ................................................................................. 346, 636
Ju a n bi t a n g ...................................................................................................... 553
Juan bỉ tang....................................................................................... 554
Kai ge s a n ...........................................................................................................331
Kang bai hou he j i ............................................................................. 465
Kong yan dan ................................................................................... 138
Li dan w a n ......................................................................................... 820
Li zh o n g an hui t a n g ...................................................................................... 781
Li zh o n g h ua dam w a rì.................................................................................. 277
Li zh on g w a n ....................................................................................................272
Lian Ịi t a n g .........................................................................................................277
Lian m ei an hui t a n g .................................... .................................................782
Lian po y i n .........................................................................................................519
Liang fu w a n ..................................................................................................... 322
Liang ge s a n .....................................................................................................114
U n g gan w u w e i q ia n g jin ta n g ................................................................... 577
U n g qui zhu gan t a n g ................................................................................... 5 4 4
U n g x ia o w a n ................................................................................................... 588
Liu he ta n g ........................................................................................................ 515
Liu w e i di h u a n g w a n ....................................................... .............................643
Liu yi s a n .......................................................................................................... 2 2 4
Long dan xie gan t a n g .................................... ............................................. 232
Lu ju n zi t a n g ................................................................................................... 710
M a huang fu zi xi xin ta n g ..............................................................................79
M a huang ta n g ....................................................................................................31
Ma huang xing ren yi yi gan cao ta n g ........................................................36
Ma xing shi gan ta n g ........................................................................................64
M a zi ren w an .................................................................................................128
M ai m en d o n g t a n g ............................... ........................................................ 468
Mai w e i đi huang w a n ................................................................................... 648
M eng shi g un dan w a n ............................... ................................................ 583
M iao x ia n g s a n .................................................................................................685
M ing m u di huang w a n ................................................................................ 648
Mu li s a n ........................................................................................................... 477
Mu xia n g bing lang w an ...............................................................................611
Mu xiang tao zhi w an.........................................................................615
Nei xỉa o luo li w a n .......................................................................................... 622
Ni yan j i a n ................................... .................................................................... 327
Niu h uang bao long w a n ...... .......................................................................769
Niu h u a n g qing xin w a n .............................................................................. 762
Pi jie fen qing y i n ........................................................................................... 547
Ping w e i san ..................................................................................................... 511
Pu ji xíao du y i n .............................................................................................. 210
Q i fu tang ..........................................................................................................296
Qi ju di huang w a n ......................................................................................... 647
Qi pi w a n ............................................................................................................ 615
Qi w ei bai zhu s a n ......................................................................................... 714
Q ian zh en g s a n .............................................................................................. 433
Q iang huo xu duan tang .............................................................................553
Q ỉng gu s a n ......................................................................................................262
Q ing hao bie jia ta n g ............................... :.................................................. 260
Q in g pi y in ..........................................................................................................184
Q ing qi hua dan w a n ...................................................................................... 581
Q ing shu yi qi tan g ........................................................................................ 225
Q ing w ei s a n ..................................................................................................... 241
Q ỉng w e n pai du yin ................................................................... ..................215
Q ỉn g xin lian zi y in ...........................................................................................231
Qỉng ying ta n g .................................................................................. 203
Qlng zao jiu fei tang..........................................................................458
Qlng zhou bai wan z i....................................................................... 426
Qlong yu g a o .................................................................................... 473
Qỉong yu g a o ........................................................... ............... 474, 787
Q u hui t a n g .......................................................................................................620
Q u nie zhi zhu w an ..................................................................................... 610
R en ch en gao t a n g ........................................................................................522
R en sh en ge jie s a n ...................................................................................... 728
Ren shen hu tao t a n g ...................................................................................729
Ren shen yang ying tang ........................................................................... 732
R un chang w a n .............................................................................................. 132
S an m iao w a n ..................................................................................................535
S an pi t a n g ....................................................................................................... 552
San ren tang..................................................................................... 519
San sheng san................................. ............................................... 793
San sheng yin................................................................................... 424
San wu bai san ................................................................................ 127
San wu bỡi ji w a n ............................................................................. 125
San zl yang qin ta n g .....................................................................341, 600
Sang piao xiao s a n ............................................................................. 498
S ang xing ta n g ............................................................................................ . 456
Sang yu yin............................................................................................ 57
S ang zhi hu zh a n g tang ...............................................................................559
S ha shen m ai tong t a n g ...............................................................................462
S ha o fu zhu yu t a n g ...................................................................................... 375
S ha o yao ta n g ...................................................................................................254
S he gan m a huang t a n g ................................................................................. 72
S he n fu t a n g .....................................................................................................294
S hen ling bai zhu s a n .................................................................................... 711
S hen lu s a n ....................................................................................................... 797
S hen qi w a n ...................................................................................................... 693
S hen su y in .......................................................................................................... 83
S hen ton g zhu yu ta n g ......................................................................3 76 , 560
S hen xi d a n ........................................................................................................ 221
S he n g hua t a n g ...............................................................................................390
S he n g m a ge gen tan g .................................................................................. 77
S h e n g m ai s a n ................................................................................................. 724
S he n g q ia ng xie xin t a n g ............................................................................. 177
S heng ya t a n g ................................................................................................. 728
S hi bao s a n ...................................................................................................... 180
Shi bu w a n .........................................................................................................699
Shi cao ta n g .........................................................................................................96
Shi di tang.......................................................................................... 350
S hi hu ye gua n g w a n .................................................... ................................669
Shi hui s a n .........................................................................................................400
Shi pi s a n ........................................................................................................... 545
Shi qian s a n ...................................................................................................... 350
Shi quan da bu ta n g ........................................................................................731
Shi xiao s a n ................................................................................................... 393
S hian tai w u yao s a n .......................................................................................331
S hian w a n g bu xin d a n ...................................................................................662
Shu dai w a n ......................................................................................................503
Shu jin ta n g ................................................................................................ . 554
Shu shu gen w a n ............................................................................................ 505
S hu su o yin z h i................................................................................................ 140
Shu yu w an......................................................................................... 734
S hui lu e r xian d a n ......................................................................................... 498
Si jun zi t a n g .................................................................................................... 707
Si li san ............................................................................................................. 377
Si m iao yong an tan g ................................................................................... 219
Si m o y in ............................................................................................................ 352
Si ni s a n ....................................................................................................161, 290
Si ni ta n g ............................................................................................................ 286
Sỉ shen w an................................................................................308, 489
Si sh en g w a n ..........................................................................................402, 715
Si weí s a n ........................................................................................... 528
Si w u ta n g ......................................................................................................... 672
Su he xiang w a n ............................................................................................. 771
Su zi jiang qị ta n g .............................................................................. 336
S uan zao ren t a n g .........................................................................................743
Tai an w a n ........................................................................................................ 607
Tai san pan shi s a n ........................................................................................733
Tao hong si wu t a n g ..................................................................................... 396
Tao qi ta n g ........................................................................................................ 322
Tao ren ch e n g qi ta n g ................................................................................... 361
T ian ma gou te n g y in ....................................................................................440
Tian w a n g bu xin d a n ....................................................................................748
T ia o w ei ch en g qi t a n g .................................................................................113
Tiao zhong yi qi tang.......................................................................... 721
Tong chi jie geng t a n g ....................................................................................56
T ong guan s a n ................................................................................................ 772
Tong guan wan ................................................................................. 655
T o ng qiao hua xue tan g .................................................................. ......... 373
T ong xie ya o f a n g .......................................................................................... 170
Wan ying w an .................................................................................... 785
W ei jing ta n g .................................................................................................... 250
W en dan t a n g .................................................................................................. 571
W en jing ta n g ...................................................................................................386
W on pi tang .....................................................................................................146

I
W u dou ta n g .................................................................................................... 560
W u ji w a n ........................................................................................................... 240
W u lìn s a n .......................................................................................................... 528
W u íing s a n ....................................................................................................... 537
W u m ei w a n ...................................................................................................... 779
W u m o yin .............................................................................................. 353
W u pị s a n ......................................................................... .................................540
W u ren w an ..................................................................................................... 133
W u shi s a n ........................................................................................................... 97
W u w ei xiao du y in ......................................................................................... 219
W u yao ta n g ...................................................................................................... 325
W u zhi y in ........................................................................................................4 7 3
W u zhu yu t a n g .....................................................................................278, 632
Xi jiao di huang t a n g ......................................................................................206
X ia Cheng qi ta n g ............................................................................................ 112
X ia ku cao g a o ................................................................................................. 622
X ia yu xue t a n g ............................................................................................. 366
X ian ta n g hua m ing y in .................................................................................216
X ia ng ru s a n .................................................................................................... 222
X ia ng sh a lu ju n zi t a n g ................................................................................710
X ia ng sha zh i zhu w a n ...................................................................................611
X ia ng su s a n ....................................................................................................... 75
X iao ban xia ta n g .................................................................................. 3 51 , 629
X ỉao bao he w a n ............................................................................................. 607
X iao ch ai hu t a n g ............................................................................................ 152
X iao d ing te n g z h o u . „ ................................................................................... 443
X iao e r hui ch u n d a n ......................................................................................768
X iao hua luo d a n ..............................................................................................431
X iao hua luo d a n ..............................................................................................561
X iao ji yin z i....................................................................................................... 404
X iao jia n zh o n g t a n g ...................................................................................... 281
X iao luo w a n ................................................................... .................................582
X iao qing long ta n g ............................................................................................... ... 69
X iao sh i tan sh i san .......................................................................................619
X iao xỉan xio n g t a n g ..................................................................................... 578
X iao xu m ing t a n g ........................................................................................... 420
X iao yao s a n ......................................................................................................165
Xie bai s a n ......................................................................................................... 246
X ie gui w a n ........................................................................................................ 648
Xie g u i y in ........................................................................................................ 651
X ie hua n g s a n ................................................................................................... 248
Xie jin w a n .............................................................................................237, 634
Xie jin w a n ......................................................................................................... 634
X ie qing w a n ..................................................................................................... 235
Xie xin ta n g ........................................................................................................ 227
X in zhi ju pi zhu ru t a n g ................................................................................ 348
X ing ju n s a n ...................................................................................................... 773
X ing su s a n ........................................................................................................453
X ing xia n g s a n ................................................................................................. 425
Xu m ing t a n g .................................................................................................... 422
X uan du fa biao ta n g .........................................................................................78
X uan fu dai zhe ta n g ...................................................................................... 343
Xue fu zhu yu ta n g ..........................................................................................367
Yan hu suo s a n ............................................................................................... 330
Van tang chan tu fa n g ....................................................................................795
Y ang he tang ................................................................................................... 311
Y ang w e i ta n g ...................................................................................................664
Y an g yin qing fei t a n g ................................................................................... 463
Y i gon g s a n ........................................................................................................709
Y i gua n q ia n ...................................................................................................... 666
Y i xia o qu hui ta n g ..........................................................................................786
Yin chen si ni ta n g ..........................................................................................525
Yin q ia o s a n ......................................................................................................... 60
Y in q ia o ta n g ....................................................................................................... 63
Y ou gui w a n ...................................................................................................... 699
Y ou gui y in .........................................................................................................703
Yu nai w a n ......................................................................................................... 623
Yu nu jia n ........................................................................................................... 243
Yu ping fong s a n ............................................................................... ............479
Yu zhon s a n ........................................................................................557
Y ue bi t a n g ........................................................................................................... 41
Y ue hua w a n ..................................................................................................... 668
Y ue ju w a n ......................................................................................................... 318
Zai zao s a n .......................................................................................................... 85
Zang íian w a n .............................................................................................. 411
Z e n g ye s h e n g qỉ tang ................................................................................. 145
Z e ng ye ta n g ......................................................................................................471
Zhen gan xi teng tang ...................................................................................448
Zhen ling dan ...................................................................................................505
Zhen ren yang zang ta n g ............................................................................. 487
Z h en wu ta n g .................................................................................................... 296
Z h en zhu m u w a n ........................................................................................... 754
Z h en g yang s a n ...............................................................................................293
Zhi bai di huang w a n ...................................................................................... 647
Zhi bao dan..........................................................................................765
Zhi gan cao tang.................................................................................686
Zhi j'ing s a n ........................................................................................................435
Zhi mi fu ling w a n ............................................................................................ 575
Zhi shi dao zhi w a n .........................................................................................612
Zhi shi li zhong w a n ....................................................................................... 277
Zhi shi xiao pi w a n ..........................................................................................616
Zhi shou s a n ......................................................................................................591
Zhi zgu w an ..................................................................................................... 609
Z hi zi bai pi t a n g ............................................................................................. 525
Zhi zi chi t a n g ............................................................................................. 199
Z hou sh a an shen w a n .................................................................................739
Zhou she w a n ............................................................................................. 139
Z hu bi yan fa n g .............................................................................................. 563
Zhu fu tan g ...................................................................................................... 296
Zhu li da dan w a n ........................................................................................... 586
Zhu sh a w a n .....................................................................................................493
Zhu she w a n ....................................................................................................493
Zhu ye shi gao t a n g ....................................................................................... 195
Zi w an t a n g ....................................................................................................... 582
Zi xue d a n .......................................................................................................... 762
Tài liệu tham khảo:
• 380 bài thuốc hiệu nghiệm dông y - Viện Tru nu VThượng Hải 1982
• Trung y phương tề học - Nxb Khoa học kỹ Uiutt Tứ Xuyên 1987
• Phương tễ tâm đắc thập giảng - Nxb Vộ Minh Nhần Dân 1990
• Trung y lịch đại danh phương tập thành - Nxb Từ Thư Thượng Hải
1994
• Phương tễ học - Nxb Khoa học kỹ thu(ll Thượng Hải 1999
• Phương tễ học - Nxb Bắc Kinh 1991
• ừ ả i Thượng y tông tâm lĩnh - Nxb Y học 1991
• Phương tễ và pháp trị Trung y “ Nxb Vệ Sinh Nhân Dân 1975
• T ừ điển phương thang Đông y - Nxb Đồng Nai 2004
• Thuốc Đồìig y - Cách sử dụng và một số bài thuốc hiệu nghiệm
- Nxb Y ĩ lọc 2006
NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA
33 Chu Văn An, Huế - ĐT: (054)3823847, 3821228
Fax: (054)3848345 - E-mail: nxbthuanhoa@vnn.vn

PHƯƠNG TỄ HỌC
Hoàng Duy Tân - Hoàng Anh Tuấn

Chịu trách nhiệm xuất bản:


NGUYỄN DUY TỜ
Phụ trách bản thảo:
QUỲNH TRÂM
Trình bày: ANH TUÂN
Bìa: NHẤT NHÂN
Sửa bản in: THIÊN NGA

Đơn vị liên kết:


CỒNG TY SÁCH
T k in đ a > i
THOIDAIBaOKSLTD

In 1.000 cuốn, khổ 16x24 cm tại Cty CP In P h an V ăn Mảng.


Số đ ãn g ký K ế hoạch xuất bản: 314'2009/CXR/22'04/T1hỉI ĩ.
QDXB sô: 79/Qn-XIVÍ'l ỉ. In xong <St n ộ p lư u d iiíu Quý 1II/(W.
CÙNG MỘT TÁC GIẢ
• T ử ĐIỂN PHƯƠNG THANG ĐÔNG Y
• KINH NGHIỆM ĐÔNG Y NHẬT BẢN
• TRỊ LIỆU BÀN CHÂN
• T ừ ĐIỂN CHÂM CỨU
• SỔ TAY CHẨN TRỊ ĐÔNG Y
• TR ÁC NGHIỆM CHÂM c ử u
. TƯỢNG SÓ LIỆU PHÁP
• TH IÊN GIA DIỆU PHƯƠNG
• CHÂM CỨU TRỊ LIỆU
• CHÂM CỨU HIỆN ĐẠI
• ĐÔNG DƯỢC HỌC
• HÁN VÂN ĐÔNG Y
• HỌC HÁN VĂN QUA PHƯỜNG THANG
• CỔ KIM Y ÁN
• SỔ TAY CH ẨN TRỊ

T H O I D A I B O o K S LT D p ^ l ỉN
u nH AtikSiiA
ti i^ iMC H.iu
iiM TmJSrỂ
cM

You might also like