You are on page 1of 53

NHĨ CHÂM

Ths. Nguyễn Văn Đàn


MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được cơ sở y học cổ truyền và y học hiện đại
của phương pháp nhĩ châm.
2. Trình bày được giải phẫu học loa tai và phân vùng loa tai
trong nhĩ châm.
3. Trình bày được các huyệt nhĩ châm cơ bản.
4. Phân tích được nguyên tắc chọn huyệt trong nhĩ châm.
5. Trình bày được chỉ định, chống chỉ định của nhĩ châm.
6. Trình bày được các tai biến, cách xử lý tai biến khi nhĩ
châm
ĐỊNH NGHĨA

Nhĩ châm: Nhĩ châm là một phương pháp châm cứu


trong đó nơi tác động là các vị trí, các phân vùng đại
diện ở loa tai có liên quan đến bệnh tật ở các cơ quan
trong cơ thể. Hiện nay, nhĩ châm được xếp vào nhóm
Vi châm (Microacupuncture)
MỘT VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NHĨ CHÂM

• Có lịch sử lâu đời từ thời cổ đại ở Châu


Âu.
• Trải qua nhiều biến cố lịch sử, mốc quan
trọng của phương pháp điều trị loa tai là
vào năm 1957, bác sĩ Paul Nogier, đã trình
bày bản đồ thai nhi đảo ngược của mình
tại đại hội của Société Treasureéenne ở
Dr. Paul Marseille, đánh dấu sự xuất hiện kỷ
nguyên mới cho ứng dụng nhĩ châm. Sau
Nogier công bố này, nhóm nghiên cứu của Quân
đội Nam Kinh đã tuyển dụng hơn 2.000
người để thiết lập mô hình nhĩ châm và kết
quả đã xác nhận các đề xuất của Nogier
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHĨ CHÂM VÀ
THỂ CHÂM

• Khác biệt về lịch sử: Thể châm đã được nêu từ rất sớm.
Tuy nhiên, các nhà châm cứu Trung Quốc cổ đại chỉ đề cập
một vài huyệt nhĩ châm và không có ý tưởng như những hệ
thống thể châm mà họ đã sắp xếp. Nhìn từ góc độ lịch sử,
nhĩ châm là một hiện tượng tương đối mới, một ngành khoa
học phản xạ phát triển trong những năm 1950.
• Khác biệt trong cấu trúc: nếu kinh lạc được mô tả theo
những lộ trình vạch định sẵn và có hệ thống huyệt tương
ứng, với vai trò quan trọng gắn liền với sự tuần hành khí
huyết và học thuyết tạng tượng. Trong khi đó hệ thống nhĩ
châm được mô tả theo giải phẫu cơ thể người phương Tây.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHĨ CHÂM VÀ
THỂ CHÂM

Đắc khí ‘De qi’: Nếu trong thể châm, cảm giác đắc khí được
mô tả về phía bệnh nhân là cảm giác căng, tức, nặng, mỏi,..và
không đau khi thực hiện các thủ thuật tiến, lui vê, búng kim. Về
phía thầy thuốc là cảm giác kim bị vít chặt, khó xoay chuyển
kim.
•Trong khi đó, ở nhĩ châm bệnh nhân có thể trải nghiệm cảm
giác đau đớn trong một vài giây, nhưng một khi kim đã yên vị
trí, bệnh nhân hiếm khi có một cảm giác rõ ràng của kim đang
có. Chỉ khi có sự va chạm bất kỳ mới khởi phát lại khó chịu.
Trong điều trị bằng kim châm cứu thường xuyên, bệnh nhân có
thể đôi khi trải nghiệm cảm giác rằng tai đã trở nên lớn hơn và
nóng hơn bình thường.Tai cũng có thể đỏ lên. Hiện tượng như
vậy có thể được mô tả là 'de qi'
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHĨ CHÂM VÀ
THỂ CHÂM

Thuận lợi cho người châm cứu: Phải mất một thời gian dài
để tìm hiểu thể châm và kể cả kiến thức lý luận kinh điển, bệnh
học trong chẩn đoán và điều trị.
•Trong khi đó, nhĩ châm được xây dựng trên cơ sở đơn giản.
•Bởi vì các điểm phản xạ trong tai được chia thành các khu vực
tương ứng với hình vẽ người lộn ngược, có thể tìm hiểu các
nguyên tắc cơ bản trong một vài ngày.
•Điều này có nghĩa rằng một khóa học trong nhĩ châm là rẻ hơn
và ứng dụng nhanh hơn, tiếp cận với bệnh lý y học hiện đại
nhanh hơn so với thể châm.
•Đồng thời có thể bổ sung thêm hệ thống lý luận kinh điển đông
y trong điều trị nhĩ châm để nâng cao hiệu quả trị liệu.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHĨ CHÂM VÀ
THỂ CHÂM

Tiết kiệm thời gian, giảm căng thẳng và lo lắng: nhĩ châm
không mất rất nhiều thời gian để đặt kim vào trong tai. Bệnh
nhân có thể ngồi trong khi điều trị và không cần phải cởi quần
áo.
•Nếu sử dụng nhĩ hoàn, có thể lưu kim trong thời gian dài hơn
(3-4 ngày) mới cần thay kim mới, tùy điều kiện vệ sinh của
bệnh nhân, đỡ phải thể châm hằng ngày nhưng vẫn duy trì
hiệu quả điều trị.
•Điều này tiết kiệm thời gian cho cả bệnh nhân và nhà châm
cứu. "Cho dù ở trong nhà, ngoài trời, nhà xưởng nhà máy, lớp
học,… nhĩ châm đều có thể được áp dụng”
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHĨ CHÂM VÀ
THỂ CHÂM

Hai phương pháp điều trị bổ sung: nhĩ châm và thể châm có
thể được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp. Nhĩ châm có thể là
một sự bổ sung tuyệt vời với thể châm.
•Các chuyên gia điều trị bằng thể châm có thể cải thiện kết quả
bằng cách sử dụng nhĩ châm để điều trị cả các điểm trong tai
tương ứng với các cơ quan, bộ phận cơ thể cần điều trị và để
giảm stress, căng thẳng cơ bắp ở bệnh nhân.
•Tuy nhiên, nhĩ châm không cần phải dùng kết hợp với thể
châm. Nó có thể là hình thức duy nhất của điều trị châm cứu
CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM

Y HỌC HIỆN ĐẠI

Thuyết con người thu


nhỏ (Homuncular Theory)
•Nogier đã đề xuất bản đồ
của một phôi thai bị đảo
ngược bằng cách chú ý
đến sự tương đồng của nó
với loa tai, và bản đồ này
là tài liệu tham khảo được
sử dụng rộng rãi nhất để
chẩn đoán và điều trị bằng
nhĩ châm
CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM

Y HỌC CỔ TRUYỀN

Mối liên quan giữa tai và Hệ kinh lạc


• “Khí huyết của 12 kinh mạch, 365 lạc đều lên mặt để tưới
cho 5 quan, 7 khiếu, não tủy ở đầu mặt... trong đó có khí
huyết tách ra để tưới nhuần cho tai có thể nghe được” (Tà
khí tạng phủ bệnh hình).
• “Kinh thiếu dương ở tay.....từ sau tai đi vào trong tai, rồi ra
trước tai”
• “Kinh thiếu dương ở chân.....từ sau tai đi vào trong tai, rồi ra
trước tai”
• “Kinh thái dương ở tay......có nhánh đến đuôi mắt, rồi vào
trong tai...”
• “Kinh thái dương ở chân.....có nhánh đi từ đỉnh đầu tới tai”
CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM

Y HỌC CỔ TRUYỀN
Mối liên quan giữa tai và Hệ kinh lạc
• “Kinh dương minh ở chân đi qua giáp xa để đến trước tai”
• “Kinh nhánh của quyết âm Tâm bào ở tay.....đi ra sau tai hợp
với thiếu dương Tam tiêu ở Hoàn cốt”
• “Kinh cân thiếu dương ở chân vòng ra sau tai ở góc trán....”
• “Nhánh của kinh cân dương minh ở chân kết ở trước tai. Nhánh
của kinh cân thái dương ở tay vào trong tai. Nhánh của kinh cân
thiếu dương ở tay.....vòng trước tai”
• “Lạc của các kinh thiếu âm, thái âm ở chân tay; dương minh ở
chân đều hội ở trong tai”. 
• Những đoạn kinh văn nêu trên cho thấy có 5 kinh dương, 1 kinh
biệt, 4 kinh cân dương ở chân và kinh cân dương minh ở tay
liên quan với tai.
CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM
Y HỌC CỔ TRUYỀN

Mối liên quan giữa tai và Hệ kinh lạc


• Đồng thời chúng ta cũng biết rằng mỗi kinh âm và kinh dương
chính đều có một kinh nhánh. Tất cả những kinh nhánh âm
đều đổ vào kinh nhánh dương có quan hệ biểu lý tương ứng,
và tất cả các kinh nhánh dương đều đổ vào kinh chính của
nó.
• Như vậy tất cả các kinh âm và kinh dương chính đều thông
với nhau qua kinh nhánh của chúng và hầu hết các kinh âm
và dương chính đều có liên quan đến tai.
• Lý Thời Trân cũng nêu mối liên hệ của Kỳ kinh bát mạch với
tai.
• “Nhĩ vi tổng mạch chi số tụ” (Linh khu – Khẩu vấn) “Loa tai là
nơi tụ hội của các mạch”.
CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM
Y HỌC CỔ TRUYỀN

Mối liên quan giữa tai và Tạng phủ


• “Thận khí thông ra tai. Thận hóa thì tai nghe được....”
• “Tâm..... khai khiếu ra tai ” (Thận lấy tai làm chủ khiếu – Tâm lấy
tai làm khách khiếu)
• “Tỳ..... không đầy đủ thì 9 khiếu không thông”
• “Tủy hải không đủ.... thì tai ù”
• “Bệnh ở can hư.... thì tai không nghe được, khí nghịch thì đau
đầu, điếc tai”
• “Phế khí hư thì khí ít......., tai điếc”
• “Phế chủ âm thanh, làm tai nghe được âm thanh” 
Những ghi chép nêu trên cho thấy tai có quan hệ với tất cả các
tạng phủ và 12 kinh mạch. Đây cũng chính là cơ sở lý luận về
YHCT của phương pháp châm này.
GiẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LOA TAI
GiẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LOA TAI

• Màu đỏ: Dây thần kinh


tai thái dương.
• Màu xanh lá cây: Nhánh
loa tai của dây thần kinh
X
• Màu xanh nước biển: Dây
thần kinh chẩm nhỏ
• Màu vàng: Dây thần kinh
tai to

Sự phân bố thần kinh ở loa tai


GiẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LOA TAI

Nhận xét chung về phân bố thần kinh ở loa tai: loa tai liên hệ:
• Các đường tủy: nhờ vào đám rối cổ nông.
• Não bộ: chủ yếu dựa vào dây thần kinh sinh ba, thứ đến nhờ dây
trung gian Wrisberg và dây lưỡi hầu.
• Hệ thần kinh thực vật:
• Hệ giao cảm: có rất nhiều sợi của thần kinh giao cảm cổ được phụ
vào các nhánh của đám rối tủy cổ nông, của dây phế vị, của dây
sinh ba và của dây lưỡi hầu.
• Hệ phó giao cảm: có các nhánh mạch và bài tiết nước bọt của dây
phó giao cảm thuộc hành não, phụ vào dây trung gian Wrisberg,
dây lưỡi hầu và chủ yếu là dây phế vị qua nhánh tai của nó
CHÂM Ở LOA TAI NHƯNG TÁC DỤNG LÊN TOÀN THÂN
GiẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LOA TAI

• Loa tai được cung ứng máu


khá đầy đủ
• Bạch mạch của loa tai khá
phong phú, hình thành một
mạng lưới tại loa tai
GiẢI PHẪU CÁC VÙNG LOA TAI
GiẢI PHẪU CÁC VÙNG LOA TAI

• Vành tai - Helix (HX) : bộ


phận viền ngoài của loa tai.
• Chân vành tai: bộ phận của
vành tai đi vào nằm ngang
ở trong xoắn tai.
• Lồi củ vành tai: chỗ lồi lên
của vành tai, nằm ở phía
sau.
• Đuôi vành tai: chỗ ranh giới
của đoạn cuối vành tai và
Chân dái tai.
vành tai • 12 vùng từ HX1 đến
HX12
GiẢI PHẪU CÁC VÙNG LOA TAI

• Đối vành tai - Antihelix


(AH): bộ phận nổi lên ở phía
trong và đối xứng với vành tai,
phía trên nó chia làm hai
nhánh.
• Chân trên đối vành tai: nhánh
phía trên của đối vành tai.
• Chân dưới đối vành tai: nhánh
phía dưới của đối vành tai.
Chân • 13 vùng từ AH1 đến AH13
dưới đối
vành tai
Đối
vành tai
GiẢI PHẪU CÁC VÙNG LOA TAI
• Thuyền tai - Scaphoid fossa (SF):
rãnh lõm giữa vành tai và đối vành
tai. Chia làm 6 vùng bằng nhau đi từ
SF1 gần đỉnh loa tai và SF6 gần dái
tai
• Nhĩ bình (bình tai)- Tragus (TG):
phía trước tai, trước lỗ tai ngoài. 4
Rãnh vùng từ TG1 đến TG4
(Khuyết) trên • Đối nhĩ bình (Đối bình tai)-
bình tai Antitragus (AT): phần nổi lên ở phía
dưới đối vành tai, đối xứng với bình
Nhĩ bình tai. 4 vùng từ AT1 đến AT4
(Bình tai)
• Rãnh (Khuyết) trên bình tai: chỗ lõm
Rãnh bình giữa vành tai và bờ trên bình tai.
tai
• Rãnh bình tai: chỗ lõm giữa bình tai
và đối bình tai.
GiẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LOA TAI
TiẾP CẬN THEO Y HỌC HiỆN ĐẠI

• Dái tai - Earlobe (LO): phần


không có sụn ở dưới cùng
của loa tai. 9 vùng từ LO1
đến LO9
Xoắn tai - Concha (CO):
• Xoắn tai trên: phần trên chân
Xoắn tai vành tai của xoắn tai.
trên
• Xoắn tai dưới: phần dưới
chân vành tai của xoắn tai
Xoắn tai
dưới • 18 vùng từ CO1 đến CO18
Phân vùng nhĩ châm (Theo Nogier)

• Theo Nogier, loa tai đại


biểu cho hình thái của
bào thai lộn ngược, đầu
chúc xuống, chân ở
trên. Do đo, vị trí khái
quát của các vùng đại
biểu đó sắp xếp như
hình bên
HUYỆT NHĨ CHÂM CƠ BẢN

• Nhóm làm việc chung lần thứ tư của WHO về danh pháp
nhĩ châm đã họp ở Lyons, Pháp vào năm 1990 với ba
tiêu chí cụ thể: (1) huyệt có tên quốc tế và phổ biến
trong sử dụng, (2) huyệt có giá trị trị liệu đã được chứng
minh rõ ràng và (3) huyệt có vị trí được chấp nhận
chung. Từ đó, WHO đã thông qua 39 vị trí huyệt nhĩ
châm. Còn 36 huyệt còn lại không đáp ứng ba tiêu chí
chính, và do đó không được thông qua
https://d3i71xaburhd42.cloudfront.net/4e6ca370e104ac69c174c93b61dc2b0a3d660657/3-Figure2-1.png
https://static.wixstatic.com/media/5a0a39_a5b20a41c0dd4656867d2eb6d24aefac~mv2.jpg
HUYỆT NHĨ CHÂM CƠ BẢN

Vành tai - HX
Từ trên xuống lần lượt là:
– Nhĩ trung – HX1
– Niệu đạo – HX3
– Bộ phận sinh dục ngoài – HX4
– Hậu môn – HX5
– Đỉnh tai – Nhĩ tiêm – HX6 và HX7
HUYỆT NHĨ CHÂM CƠ BẢN

Thuyền tai - SF
Từ trên xuống lần lượt là:
– Ngón tay– SF1

– Cổ tay (ngang với lồi củ vành tai) - SF2

– Khuỷu tay – SF3


– Vai – SF4 (ngang với rãnh trên bình
tai),
– Khớp vai – SF5
– Xương đòn – SF6 (ngang với chỗ đối
vành tai và đối bình tai giao nhau).
Phân vùng nhĩ châm (Theo Nogier)
Đối vành tai – AH
Chân trên đối vành tai có từ trên xuống:
– Ngón chân (AH2)- Gót chân – AH1
– Cổ chân– AH3
– Gối– AH4
– Háng– AH5
Chân dưới đối vành tai từ sau ra trước có:
– Điểm thần kinh tọa– AH6.
– Thần kinh tự chủ – phần trước AH6
– Mông – AH7
Phân vùng nhĩ châm (Theo Nogier)

Đối vành tai – AH

– Cột sống cổ– AH13


– Cột sống ngực– AH11
– Cổ– AH12
– Ngực– AH10
Phân vùng nhĩ châm (Theo Nogier)

Hố tam giác – TF

o Nhĩ Thần môn – TF4

o Cơ quan sinh dục trong


- TF2
Phân vùng nhĩ châm (Theo Nogier)

Bình tai – TG

• Mũi ngoài – TG1-2


• Đỉnh trên của bình tai– TG1
• Đỉnh dưới của bình tai (Thượng
thận) – TG2
• Họng và thanh quản – TG3
Phân vùng nhĩ châm (Theo Nogier)

Đối bình tai - AT

• Dưới vỏ-AT4
Phân vùng nhĩ châm (Theo Nogier)

Nội tạng phân bố ở xoắn tai – CO


Xoắn tai dưới dưới chủ yếu là vùng nội
tạng ở ngực

– Tim– CO15
– Phổi– CO14
– Khí quản– CO16
– Nội tiết– CO18
– Tam tiêu – CO17
– Miệng – CO1
– Thực quản– CO2
Phân vùng nhĩ châm (Theo Nogier)

Nội tạng phân bố ở xoắn tai – CO


Xoắn tai trên dưới chủ yếu là vùng nội
tạng ở bụng

Sát chân dưới đối vành tai:


– Bàng quang – CO9
– Niệu quản – CO9-10
– Thận – CO10
– Tụy (loa tai trái) hoặc Túi mật
(loa tai phải) – CO11
– Gan –CO12
Phân vùng nhĩ châm (Theo Nogier)

Nội tạng phân bố ở xoắn tai – CO


Xoắn tai trên dưới chủ yếu là vùng nội
tạng ở bụng

Sát chân vành tai:


– Dạ dày- CO4
– Tá tràng– CO5
– Tiểu trường*– CO6
– Ruột thừa – CO6-7
– Đại trường *– CO7
Phân vùng nhĩ châm (Theo Nogier)

Dái tai - LO
• Răng - LO1
• Lưỡi- LO2
• Hàm- LO3
• Dái tai trước (Suy nhược thần
kinh) – LO4
• Mắt – LO5
• Tai trong- LO6
• Amidan – LO7,8,9
NGUYÊN TẮC CHỌN HUYỆT

1. Các huyệt nhĩ châm tương ứng với vùng bị bệnh có thể được
lựa chọn để điều trị. Điều này là phổ biến nhất và là phương
pháp cơ bản để lựa chọn huyệt.
Ví dụ: đau cổ tay chọn huyệt nhĩ châm tương ứng vùng cổ tay,
đau dạ dày chọn huyệt nhĩ châm tương ứng vùng dạ dày.
2. Chọn huyệt dựa theo chức năng của huyệt:
Ví dụ: điểm chẩm là một điểm quan trọng để sử dụng điều trị
chóng mặt. Thần môn có chức năng để ngăn chặn cơn đau,..
NGUYÊN TẮC CHỌN HUYỆT

3. Chọn huyệt theo các học thuyết của Y học cổ truyền: quan
trọng nhất là học thuyết tạng phủ
Ví dụ: nếu bệnh nhân có bệnh lý xoang hay da, châm điểm
Phổi (Phế) bởi vì Phế khai khiếu ra mũi và chủ bì mao.
Và học thuyết kinh lạc.
Ví dụ: với đau đầu, nếu đau khu vực trán thuộc về vùng chi
phối kinh Dương Minh Vị, có thể chọn điểm Dạ dày để
châm. Nếu là đau nửa đầu thuộc vùng chi phối kinh Thiếu
dương Đởm, có thể chọn điểm túi mật để châm
NGUYÊN TẮC CHỌN HUYỆT

4. Chọn huyệt theo bệnh học và sinh lý bệnh của Y học hiện
đại: Nhiều huyệt được đặt tên theo tên y học hiện đại,
chẳng hạn như vùng dưới vỏ, điểm giao cảm, thượng
thận, và nội tiết.
Ví dụ: Điểm thượng thận có chức năng điều chỉnh chức năng
tuyến thượng thận, và đã được chứng minh hiệu quả
trong điều trị viêm, dị ứng, viêm khớp dạng thấp,….
Các điểm thần kinh giao cảm, vỏ não có thể được sử
dụng cho nhiều bệnh lý có rối loạn chức năng thần kinh .
CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA NHĨ CHÂM

Chỉ định
- Được chỉ định nhiều nhất để điều trị các chứng đau khác nhau
như đau sau phẫu thuật, nha khoa, đau do thần kinh, cơ xương
khớp, đau đầu migraine,…
- Ngoài ra, nhĩ châm còn được ứng dụng điều trị tình trạng lạm
dụng thuốc và cai nghiện (thuốc lá, rượu), mất ngủ, giảm cân,
động kinh, …
- Ngày nay ứng dụng của nhĩ châm càng mở rộng, xem đây như
liệu pháp đi kèm với các phương pháp điều trị chính thống khác.
Chống chỉ định
- Trong các trường hợp cấp cứu nội, ngoại khoa như đau bụng
cấp chưa xác định được chẩn đoán,...
- Các trường hợp nhiễm trùng toàn thân cũng như da vùng huyệt
loa tai đang viêm nhiễm.
KỸ THUẬT CHÂM

Tìm điểm nhạy cảm


•Sau khi chẩn đoán bệnh và chọn huyệt
điều trị, hãy tìm điểm nhạy cảm trong khu
vực của huyệt nhĩ châm đã chọn.
•Điểm nhạy cảm là nơi có một số thay đổi
so với bình thường, chẳng hạn như thay đổi
màu sắc, sưng hoặc xuất hiện các đường
Quan sát loa tai
vân nhô lên hoặc lõm xuống, nhăn da hoặc
thay đổi mạch máu. Điểm nhạy cảm cũng
có thể được tìm thấy bằng cách sử dụng
que dò đầu tù hoặc máy đo điện trở (nơi
giảm điện trở so với vùng da bình thường).

Tìm điểm nhạy cảm


KỸ THUẬT CHÂM

Kỹ thuật kích thích: 6 kỹ thuật thường


áp dụng
- Châm kim:
Thủ thuật bổ, tả trong nhĩ châm:
+ Bổ: xoay kim thuận chiều kim đồng
hồ, vê kim ít, lưu kim lâu (20-30 Châm thẳng góc
phút).
+ Tả: xoay kim ngược chiều kim đồng
hồ, vê kim nhiều, lưu kim ngắn (5-15
phút).
Liệu trình châm: người bệnh mắc các
bệnh cấp tính được điều trị một
hoặc hai lần một ngày.

Châm chếch 30 - 40 độ
KỸ THUẬT CHÂM

1. Châm kim:
Liệu trình châm:
Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính
được điều trị mỗi ngày một lần hoặc
cách ngày. Một đợt điều trị kéo dài 10
ngày liên tiếp. Sau mỗi đợt ngừng điều Châm thẳng góc
trị trong 5 - 7 ngày. Điều trị có thể được
lặp đi lặp lại, khi cần thiết.
Sau khi rút kim, chèn bằng bông vô
trùng khô trong một thời gian để tránh
chảy máu. Nếu cần thiết, lau lại bằng
cồn hoặc iốt để tránh nhiễm trùng

Châm chếch 30 - 40 độ
KỸ THUẬT CHÂM

Cảm giác đạt được khi châm:


• Châm vào huyệt A thị trên
loa tai, bệnh nhân thường có cảm
giác đau buốt, nóng bừng và đỏ
Châm thẳng góc
ứng bên tai châm.
• Châm vào những vùng
không phải là điểm ấn đau, bệnh
nhân thường có cảm giác căng
tức.

Châm chếch 30 - 40 độ
KỸ THUẬT CHÂM

2. Cài kim: Thủ pháp thường áp dụng


khi thầy thuốc muốn kéo dài tác dụng
của nhĩ châm. Kim được sử dụng là
loại kim đặc biệt, giúp thầy thuốc dễ
dàng cài đặt và cố định trên loa tai.
Kim này có tên là nhĩ hoàn. Cài nhĩ hoàn (kim, hạt thuốc)
3. Điện nhĩ châm: có thể áp dụng kết
hợp khi châm kim
KỸ THUẬT CHÂM

4. Dán huyệt (nhĩ áp): Dán bằng hạt như hạt Vương bất lưu
hành (thông dụng nhất), hoặc các hạt thuốc khác đảm
bảo kích thước nhỏ, tròn, không gồ ghề để tránh gây xay
xát da khi ấn đè
Dán bằng hạt từ trường (hạt nam châm)
Dán bằng các loại băng keo thuốc như Salonpas, Capsaicin,
…:cắt miếng băng keo thành những miếng nhỏ đủ dán vào
huyệt nhĩ châm.
5. Cứu: rất ít sử dụng vì khó thực hiện.
6. Trích nặn máu: dùng kim Tam lăng châm vào huyệt, nặn ra
ít máu, dùng trong trường hợp có huyết ứ
TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ KHI NHĨ CHÂM

Chú ý nhất là tai biến Vựng châm...


Lưu ý phòng ngừa tránh các tai biến khi
nhĩ châm
- Thực hiện nghiêm ngặt sát trùng da loa
tai trước châm để tránh nhiễm trùng.
- Không thực hiện châm kim nếu da loa
tai đang tê mất cảm giác hoặc viêm
hoặc phụ nữ đang mang thai.
- Đối với người bệnh lớn tuổi hoặc có
tổng trạng yếu, hãy hướng dẫn người
bệnh nghỉ ngơi trước và sau khi nhĩ
châm
TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ KHI NHĨ CHÂM

Chú ý nhất là tai biến Vựng châm...

- Khi châm kim cần tránh những


thao tác đột ngột và quá mạnh;
cần có thời gian để cho người
bệnh thích nghi dần, tránh gây
căng thẳng. Cũng như hào châm,
đừng châm khi người bệnh no
quá, đói quá hoặc đang mệt.
- Tránh châm kim xuyên sụn loa tai,
vì nguy cơ dẫn đến viêm màng
bao sụn và viêm sụn loa tai ngoài
TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ KHI NHĨ CHÂM

Vựng châm
Nhĩ châm cũng có thể gây vựng châm như hào châm với những
biểu hiện:
- Nhẹ: mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, hoa mắt, bồn chồn, có thể
buồn nôn.
- Nặng: ngất, tay chân lạnh.
Cách xử trí:
- Nhẹ: rút kim, cho bệnh nhân nằm đầu thấp.
- Nặng: rút hết kim, nằm đầu thấp; bấm day huyệt Nhân trung,
Hợp cốc, Bách hội hoặc cứu nóng huyệt Khí hải, Quan
nguyên, Dũng tuyền hoặc nhĩ châm Thượng thận, Tim, Dưới
vỏ,...
TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ KHI NHĨ CHÂM

Nhiễm trùng da vùng loa tai


Vệ sinh chỗ nhiễm trùng 3 lần mỗi ngày bằng povidone
iodine 2,5%, thoa dầu mù u. Nói chung, nhiễm trùng
sẽ hết sau 2-3 ngày.
Viêm màng bao sụn (perichondritis)
Là nhiễm trùng da và mô xung quanh sụn của tai ngoài.
Cần đánh giá đầy đủ, nếu cần thiết phải rạch thoát
mủ và điều trị kháng sinh đường uống để tránh dẫn
đến viêm sụn (chondritis) tai ngoài
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Quan Chí Hiếu (2007), Châm cứu học tập 1, Nhà
xuất bản Y học.
2. Pu-Wei Hou, Hsin-Cheng Hsu,Yi-Wen Lin, Nou-Ying
Tang, Chin-Yi Cheng, Ching-Liang Hsieh (2015), “The
History, Mechanism, and Clinical Application of
Auricular Therapy in Traditional Chinese Medicine”,
Evidence-Based Complementary and Alternative
Medicine, Volume 2015, Article ID 495684
3. World Health Organization (1990), A Standard
International Acupuncture Nomenclature: Memorandum
from a WHO meeting, Bulletin of the Health
Organization; 68(2):165-169.
4. Yajuan Wang (2009), Micro-acupuncture in practice,
Churchill Livingstone, an imprint of Elsevier Inc., pp.99-
138

You might also like