You are on page 1of 24

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP

ĐỐI TƯỢNG: Y SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN


A.LÝ THUYẾT
I. LÝ LUẬN YHCT
1.Anh/chị hãy trình bày định nghĩa học thuyết âm dương, quy luật và ứng dụng học thuyết âm
dương trong y học?
Các quy luật của âm dương
1.Âm dương đối lập
Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa 2 mặt âm dương.
Ví dụ: ngày và đêm, nước và lửa, ức chế và hưng phấn
2.Âm dương hỗ căn
Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. Hai mặt âm dương tuy đối lập với nhau nhưng phải nương tựa vào
nhau mới tồn tại và phát triển được Ví dụ: Có đồng hoá mới có dị hoá, hay ngược lại nếu không có
dị hoá thì quá trình đồng hoá không tiếp tục được.
3.Âm dương tiêu trưởng
Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển. Tiêu trưởng nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển
hoá lẫn nhau giữa hai mặt âm dương.
Ví dụ: Khí hậu 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Trong năm luôn thay đổi từ lạnh sang nóng, từ nóng sang
lạnh. Từ lạnh sang nóng là quá trình “âm tiêu dương trưởng, từ nóng sang lạnh là quá trình “dương
tiêu âm trưởng”.
4.Âm dương bình hành
Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn luôn lập lại được thế cân bằng
để đảm bảo sự vật luôn tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên.
Âm Dương
Tạng Phủ
Tinh Thần
Trong cơ thể Huyết Khí
Dịch Tân
Mặt trong, dưới, bụng Mặt ngoài, trên, lưng
Khí hậu Hàn, thấp, lương Phong, Nhiệt, Thử, Táo, Hỏa, Ôn
Âm Dương
Lý Biểu
Lâm sàng
Hư Thực
Hàn Nhiệt
Hàn, Lương Ôn, Nhiệt
Giáng Thăng
Dược liệu
Trầm Phù
Mặn, Đắng Cay, Chua Ngọt

2.Anh/chị hãy trình bày định nghĩa học thuyết ngũ hành, quy luật và ứng dụng học thuyết ngũ
hành?
Ngũ hành là năm loại vật chất cấu tạo nên vũ trụ, vạn vật kể cả con người. Ngũ hành gồm Kim,
Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Nếu âm dương giải thích nguồn gốc phát sinh, phát triển của sự vật thì
ngũ hành giải thích mối quan hệ các sự vật để cùng tồn tại, phát triển trong vũ trụ. Năm hành này có
sinh, khắc lẫn nhau làm cho vũ trụ, vạn vật luôn biến đổi và phát sinh, phát triển
1/ Mối quan hệ:
- Tương sinh – Tương khắc:

Tương sinh nghĩa là hành nọ sinh ra hành kia liền theo nó thành một vòng
kín: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh
Mộc
Tương khắc là hành nọ chế ước hành kia cách nó một hành tạo thành
hình sao: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim
khắc Mộc.
- Tương thừa: A khắc B, A mạnh lên lấn át B => A thừa B.
- Tương vũ: A khắc B, B mạnh lên ức chế ngược A => B vũ A.

Hiện tượng Ngũ hành


Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ
Vật chất Gỗ, cây Lửa Đất Kim loại Nước
Màu sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Mùa Xuân Hạ Cuối hạ Thu Đông
Phương Đông Nam Trung ương Tây Bắc
Tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang
Ngũ thể Cân Mạch Thịt Da, lông Xương, tuỷ
Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Tình chí Giận Mừng Lo nghĩ Buồn Sợ
Âm thanh Hét Cười Tiếng ợ, nấc Khóc Tiếng rên
Biểu hiện Nắm tay Ưu buồn Nôn khan Ho Run rẩy

3/ Ứng dụng trong điều trị:


- Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con.
- Châm cứu:
Ngũ du huyệt
Kinh
Tỉnh Huỳnh Du Kinh Hợp
Âm Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Dương Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ

- Bào chế:
 Chữa chứng thuộc Can sao dược liệu với giấm.
 Chữa chứng thuộc Thận sao tẩm dược liệu với muối.
 Chữa chứng thuộc Tỳ sao dược liệu với Hoàng Thổ hoặc sao tẩm (chích) với mật.
 Chữa chứng thuộc Tâm sao cháy, sao đen dược liệu.
 Chữa chứng thuộc Phế sao dược liệu với gừng.
3.Anh/chị hãy trình bày hội chứng bệnh tạng thận.
Thận
Tạng thận gồm thận âm và thận dương chỉ có biểu hiện các chứng bệnh thuộc hư.
Có 2 hội chứng bệnh: Thận âm hư và thận dương hư.
- Thận dương hư:
Thận dương hư do bẩm tố tiên thiên không đủ, lao tổn quá độ, mắc bệnh lâu ngày, lão suy gây ra.
Các triệu chứng thuộc hư hàn: Không cố sáp được tinh, nước tiêu, phân; không nạp khí; không khí
hóa bài tiết nước tiểu gây phù.
+ Biểu hiện lâm sàng:
Triệu chứng chung: Sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng, đau mỏi vùng thắt lưng, liệt
dương, chất lưỡi nhạt, rêu trắng mạch trầm trì, hoặc 2 mạch xích vô lực.
Nếu thận khí hư không cố sáp thêm các chứng: Di tinh, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều lần, có khi
không tự chủ, đái dầm, ỉa lỏng ở người già; nếu thận hư không nạp khí gây hen suyễn khó thở.
Mạch phù vô lực; nếu thận hư không khí hóa bài tiết được nước gây phù toàn thân nhất là 2 chi dưới
ấn lõm, bụng đầy, đái ít, khó thở chất lưỡi nhạt, mềm bệu, mạch trầm tế.
+Phương pháp chữa: Ôn bổ thận dương, cố nhiếp thận khí (nếu di tinh, di niệu, ỉa lỏng) ôn bổ thận
khí (nếu thận không nạp phế khí); ôn dương lợi thủy (nếu phù thũng do thận dương hư).
- Thận âm hư:
Thận âm hư do mất máu, mất tân dịch, tinh bị hao tổn gây ra (hay gặp ở những bệnh do sốt cao kéo
dài,người mắc bệnh lâu ngày hoặc uống thuốc nóng, lâu ngày). Triệu chứng co nhiểu biểu hiện của
hư nhiệt (âm hư sinh nội nhiệt)
+Biểu hiện lâm sàng: Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, răng lung lay, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, ra
mổ hôi trộm, di tinh, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
+ Phương pháp chữa: Bổ thận âm.

4.Anh/chị hãy phân biệt triệu chứng hư nhiệt và thực nhiệt


- Sắc đỏ: do nhiệt.
Cần phân biệt mặt đo do thực nhiệt hay hư nhiệt: thực nhiệt thì toàn mặt đỏ
đều như sốt nhiễm trùng, say nắng, hư nhiệt gặp ở người mắc bệnh lâu ngày
buổi chiều hai gò má đỏ do âm hư nội nhiệt như người bị lao phổi (do phế âm
hư gây phế lao)

-Xem chất lưỡi:


Về hình dáng của lưỡi:
• Phù nề: thuộc thực chứng, nhiệt chứng: hơi nẻ, 2 bên có dấu răng in thuộc

Rêu vàng: thuộc nhiệt chứng
+ Khô biểu hiện tân dịch đã hao tổn; thực nhiệt gây sốt cao mất tân dịch; hư
nhiệt do âm hư tân dịch giảm
Mạch sác: Mạch đập nhanh trên 90 lần/ phút
Chủ bệnh: bệnh thuộc nhiệt: mạch sác hữu lực là thực nhiệt sác vô lực là hư
nhiệt; mạch phù sác là biểu nhiệt.
Theo cường độ của mạch:
Mạch hư: cả 3 bộ mạch không có lực, ấn thấy rỗng.
Chủ bệnh: thuộc chứng hư do khí huyết hư.
Mạch thực: cả 3 mạch đều cố lực, gọi là mạch hữu lực.
Chủ bệnh: thực chứng - do tà khí thực mà chính khí chưa suy.
Xúc chẩn
- Lòng bàn tay nóng, cảm thấy da nóng bừng nhưng không sốt do hư nhiệt
(âm hư hoả vượng).
-Tay chân đểu nóng nhiều là nhiệt thịnh

5.Anh/chị hãy trình bày chức năng sinh lý tạng can.


Can chủ
Can bình thường: thoải mái sảng khoái Can rối loạn: u uất, dễ nổi giận, cáu gắt.
sơ tiết
Can tàng trữ huyết điều tiết huyết dịch.
Can tàng huyết Huyết/can => cung ứng cơ thể => lúc nghỉ Ngủ không yên, hay giật mình.
Trở về Can <= ngơi
Can huyết không đủ, không hàm dưỡng
Can chủ cân được cân:
Chi phối toàn bộ hệ vận động của cơ thể,
tinh ba thể hiện  Co duỗi khó khăn, có giật, động
liên quan đến chức năng thần kinh cơ, phản
ở móng tay kinh.
xạ tủy sống.
móng chân.  Móng tay móng chân nhợt, không
bóng mịn
Can khai khiếu  Can hư: thị lực giảm, quáng gà.
Tinh tường thị giác.
ra mắt  Can thực: Đau mắt, đỏ mắt.
Can chủ mưu Suy nghĩ chín chắn.  Khó tập trung suy nghĩ.
lự Phán đoán sự việc đầy đủ, chính xác.  Phán đoán thiếu chính xác
Can tàng hồn Rối loạn cảm xúc => trầm cảm.
Giận nhiều => hại can.
Giận dữ
Can bệnh => hay giận.

II. BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC


1.Anh/chị hãy trình bày phương pháp sơ chế dược liệu.

2.Anh/chị hãy trình bày mục đích cùa việc bào chế.
-Làm sạch, loại bỏ tạp chất, khử mùi khó chịu, làm mềm , lên men

-Tăng cường tác dụng chính


-Khử độc, làm bớt tính mãnh liệt của thuốc

-Tăng tính bảo quản: chống mốc chống phân huỷ chất
-Tăng tính dễ sử dụng: các dạng dung khác nhau
-Thay đổi tính vị qui kinh hướng theo ý của người phối thuốc
3.Anh/chị hãy trình bày PP thuỷ chế.

4.Anh/chị hãy trình bày PP hoả chế.


5.Anh/chị hãy trình bày kỹ thuật sắc thuốc.

I. KỸ THUẬT SẮC THUỐC


2.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ sắc thuốc: Nồi sứ, gốm hoặc bằng nhôm, tránh dùng các dụng cụ bằng gang, sắt gây phản
ứng hóa học với các thành phần của vị thuốc.
- Nước dùng để sắc thuốc: Thường dùng nước ngọt như nước giếng, nước mưa, tốt nhất dùng nước
sạch chứa ít khoáng chất và tạp chất.
- Sơ chế các vị thuốc: Các vị thuốc đã được bào chế theo chỉ định. Dùng nước rửa sạch thuốc, giã
dập các phiến thuốc, ngâm trong nước 30 phút trước khi sắc để giảm thời gian sắc thuốc mà chất
lượng nước sắc tốt hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc cần chú ý như:
+ Các loại thuốc là kim thạch (Thạch cao, Thạch quyết minh, Đại giả thạch,…), nhân của các hạt có
vỏ cứng thường giã vụn trước khi sắc.
2.2. Trình tự, kỹ thuật sắc thuốc
-Kỹ thuật sắc thuốc luôn chú trọng mức độ lửa, lượng nước và thời gian. Trước tiên, cho lửa to để
nhanh chóng sôi, sau đó, tùy theo mục đích điều trị, được chia thành hai cách:
+ Sắc thuốc phát tán: các loại thuốc này phần nhiều lấy khí, thường có chứa tinh dầu, dễ bay hơi nên
được sắc một lần, đổ ít nước (mức nước vừa đủ ngập vị thuốc), dùng lửa lớn (vũ hỏa), đun sôi trong
20 phút.
+ Sắc thuốc bổ: các loại thuốc này phần nhiều lấy vị, cho nên được sắc 2 lần, sắc lâu để chất thuốc
đủ thời gian để chiết hết. Trong lượt đầu tiên, đổ nhiều nước (mức nước ngập quá bề mặt thuốc
khoảng 5- 6 cm, khoảng bốn bát nước), dùng lửa nhỏ (văn hỏa), đun sôi trong 120 phút, đến còn lại
gần một bát. Sau đó sắc tiếp lần 2, cho khoảng hai bát nước sắc đến khi còn lại nửa bát. Hòa chung
hai lượt thuốc với nhau để dùng.
-Thứ tự cho các loại thuốc vào sắc
Đa phần các vị thuốc đều được cho vào sắc cùng một lượt, riêng một số vị thuốc sau có những đặc
điểm riêng, cần chú ý khi sắc.
III. BÀI THUỐC CỐ PHƯƠNG
1.Anh/chị hãy nêu thành phần, tác dụng, ƯDLS của bài thuốc tứ quân.
BÀI 1: TỨ QUÂN TỬ THANG (KIỆN TỲ ÍCH KHÍ THANG)
(Hoà tế cục phương)
Cấu trúc bài thuốc:
Nhân sâm (Đẳng sâm) 12g
Bạch truật 12g
Phục linh 12g
Cam thảo (chích) 8g
Cách dùng: Tán mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g hoặc sắc uống.
Tác dụng: Kiện tỳ, ích khí hoà trung.
Chỉ định:
- Tỳ vị khí hư: Người gầy, ăn ít, chân tay mỏi yếu có thể ỉa phân nát, sống, mạch
nhược
Phân tích bài thuốc: Bài này trên lâm sàng rất hay dùng nhất là cho nam giới, đồng
thời cũng là bài thuốc chủ yếu để bổ khí hoặc kiện tỳ ích khí. Trong đó
- Nhân sâm bổ khí, bổ chân khí (nguyên khí) bổ 5 tạng có tính cam ôn nên còn kiện tỳ dưỡng
vị là Quân;
- Bạch truật khổ ôn để kiện tỳ vận thấp (hoá thấp) phôi hợp với nhau để bổ khí kiện tỳ là Thần;
- Phục linh cam đạm để thẩm thấp kiện tỳ giúp Bạch truật tâng tác dụng kiện tỳ hoá thấp là Tá;
- Cam thảo chích tính cam ôn cũng là bổ khí hoà trung đưa thuốcvào tỳ và làm chức năng điều
hoà các vị thuốc giúp Nhân sâm ích khí và hoà trung là Sứ. Cho nên bài thuốc này bổ khí
kiện tỳ mà không gây thấp trệ tăng lên, cơ thể khoẻ hơn. Bốn vị này có tính hòa hoãn dễ
uống đều làm ăn ngon bổ khí nên gọi là Tứ quân tử.
- Bài này vừa bổ khí hoà trung, vừa kiện tỳ trừ thấp. Tuỳ theo môi quan hệ nhân
quả của 2 tác dụng của bài này mà dùng. Nhưng tỳ vị chủ hậu thiên là nguồn sinh hoá
ra khí huyết cho nên nếu khí hư vẫn phải kiện tỳ còn bố khí hoà trung là hỗ trợ: Hai
vấn để này rất quan hệ mật thiết không thể không kết hợp được.

2.Anh/chị hãy nêu thành phần, tác dụng, ƯDLS của bài thuốc tứ vật.
TỨ VẬT THANG
(Hoà tễ cục phương)
Cấu trúc bài thuốc:
Đương quy 12g Bạch thược 12g
Thục địa 12g Xuyên khung 6g
Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang chia 4 lần. Nếu tán bột mỗi ngày uống 12g chiêu
nưốc ấm.
Tác dung: Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh.
Chỉ đinh:
- Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, bê sản dịch.
- Chữa huyết hư huyết trệ do hai mạch xung, nhâm hư tổn hoặc sau đẻ.
Phân tích bài thuốc: Là bài thuốc vừa bổ huyết, vừa hoạt huyết
- Đương quy là bổ huyết, hoà huyết,
- Thục địa là bổ huyết tư âm làm Quân
- Bạch thược là dường huyết liễm âm để tăng tính dược của Quân, làm cho chức năng tàng
huyết của can tốt, làm Thần,

- Xuyên khung có tác dụng hành huyết trong khí làm huyết lưu thông chông huyết ứ trệ cho
nên là Tá và Sứ.
Như vậy bài thuốc này có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết kiêm cả hành khí, cho nên không những
điều trị huyết hư mà đùng cho cả huyết ứ trệ.

3.Anh/chị hãy nêu thành phần, tác dụng, ƯDLS cùa bài thuốc tiêu dao tán.
TIÊU DAO TÁN
Cấu trúc bài thuốc:
Sài hồ 8-12g Bạch thược 12g
Sinh khương 4g Cam thảo 4-6g
Bạch truật 12g Bạc hà4g
Phục linh 12g Đương qui 12g
Cách dùng: thang sắc hay tán bột
Tác dụng: Sơ can giải uất, kiện tỳ dưỡng huyết.

Chỉ định: Đau tức ỏ 2 bên mạng sườn do can uất huyết hư dẫn đến, trên lâm sàng biểu
hiện: Đau đầu, hoa mắt, miệng khô, ăn kém, hay phụ nữ rôì loạn kinh nguyệt. Chất
lữơi đỏ nhợt, mạch huyền mà hư.
Phân tích bài thuốc:
- Trong bài này Sài hồ với tác dụng sơ can, giải uất là chủ được.
- Đương qui, Bạch thược bố’ huyết, hoà dinh để dưỡng can là Thần
- Phục linh, Bạch truật, Cam thảo có tác dụng kiện tỳ, bổ trung là Tá dược.
- Sinh khương ôn trung với Đương qui và Bạch thược cùng sử dụng có tác dụng điều hoà khí
huyết.
- Thêm Bạc hà để tăng cưòng tác dụng sơ can, giải uất của Sài hồ, hai vị thuốc này đều là Sứ
dược.
Những trường hợp can uất, tỳ hư, dinh huyết bất túc, dễ dẫn đến rối loạn kinh nguyệtở phụ nữ. Vì
vậy bài thuốc này còn thường dùng để điều kinh.

4.Anh/chị hãy nêu thành phần, tác dụng, ƯDLS cùa bài thuốc lục vị.

LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN


Cấu trúc bài thuốc:
Thục địa 32g Trạch tả 12g
Sơn thù I6g Phục linh 12g
Hoài sơn 16g Đan bì12g
Tác dụng: Tư bổ can thận.

Chỉ định: Điều trị các bệnh thuộc can thận âm hư và thận âm hư, thường gặp lưng gối
đau mỏi, chóng mặt ù tai, di tinh, đạo hãn, tiêu khát và các bệnh trẻ em phát dục
không tốt.
Trên lâm sàng hay dùng để điều trị viêm tiết niệu mạn tính, tăng huyết áp, đại tháo
đường, tâm căn suy nhược, trẻ nhỏ ra mồ hôi trộm, đái dầm, chậm lớn, chậm phát dục
do âm hư.
Phân tích bài thuốc:
Đặc điểm của bài thuốc là trong bố có tả và trong tả có bổ nhưng
vẫn giữ bố âm là chính cho nên trong bài Lục vị có tam bổ và tam tả.
- Tam bổ:

- Thục địa để tư âm bổ thận trấn kinh ích thuỷ mà sinh huyết, lấy ích thuỷ làm chủ (Quân);
- Sơn thù đê ôn bổ can thận, thu liễm tinh khí cho can thận ỏ hạ tiêu,
- Hoài sơn để kiện tỳ liễm tinh và sáp niệu cùng với
- Sơn thù bảo đảm thuỷ thổ hợp thành đưa xuống dưới, nên lấy bội thuỷ làm nguồn (Thần).
Như vậy Thục địa bổ thận để ích thuỷ; Sơn thù bổ can để tráng thuỷ và Hoài sơn bổ tỳ
cho nên gọi là tam bổ ơ phần âm của 3 tạng nhưng Thục địa bổ thận làm chủ; Sơn thù,
Hoài sơn làm bổ trợ cho nên liều lượng Thục địa gấp đôi Sơn thù, Hoài sơn.
- Tam tả: Đan bì đế lương huyết thanh nhiệt có tác dụng tả hoả ở can do âm hư
sính ra và ức chế tính ôn và tính thu liễm của Sơn thù để điều hoà dẫn thuỷ xu ỏng
bàng quang như vậy có tác dụng thông thuỷ. Đây là trong bổ có tả và trong tả có bổ
song đôi ỏ tạng can Phục linh tính nhạt để kiện tỳ thẩm thấp lợi thuỷ hạn chế cố’ tinh sáp niệu và
tăng tính kiện vận của Sơn thù như vậy có tác dụng điều thuỷ vừa phải cho nên gọi
trong bổ có tả, trong tả có bổ ở tạng tỳ.

- Trạch tả là thanh tiết thận hoả và thẩm thấp lợi thuỷ nên phòng và hạn chê tính
nê trệ ích thuỷ quá của Thục địa đồng thời cũng dẫn thuỷ xuống bể của nó là thận thuỷ
và bàng quang. Đây là trong bổ có tả và trong tả có bổ ỏ thận.

Bài thuõc này là bài thuôc có 6 vị giúp đõ lẫn nhau chế ưốc lẫn nhau để có tác
dụng thông khai bổ hợp có bổ có tả trong tả có bổ trong bổ có tả cho nên không bao
giò thêm vị thuốc điều hoà vào

5.Anh/chị hãy nêu thành phần, tác dụng, ƯDLS cùa bài thuốc độc hoạt tang ký sinh.
ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH THANG
Cách dùng: Tất cả làm thang sắc uổng ngày 1 thang, chia 2 lần.
Tác dụng: Trừ phong thấp, bổ’ khí huyết, ích can thận, chỉ thông tý.
Chỉ định: Chứng phong hàn thẩp tý, các khớp đau, lưng gối đau mỏi.
Phân tích bài thuốc:
Độc hoạt Khử phong thấp, giải biểu, tán hàn
Tế tân Tán phong hà, hành khí, khai khiếu
Sinh đại Thanh nhiệt, lương huyết
Đương quy Dưỡng huyết hoạt huyết
Phòng phong Phát biểu, trừ phong thấp
Tang ký sinh Thanh nhiệt, lương huyết, trừ thấp
Ngưu tất Thanh nhiệt trừ thấp
Tần giao Trừ phong thấp, thư cân hoạt lạc
Bạch thược Dưỡng huyết chỉ thống
Đỗ trọng Bổ can thận, mạnh gân cốt
Quế chi Ôn kinh, thông mạch
Cam thảo Ôn trung hòa vị
Đảng sâm Ích khí, thăng đề
Phục linh Lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ, an thần

IV. ĐÔNG DƯỢC THỪA KẾ


1.Anh/chị hãy trình bày định nghĩa, tác dụng nhóm thuốc bổ.
Thuốc bổ là những vị thuốc, bài thuốc dùng để chữa các chứng trạng hư
nhược của cơ thể do bẩm sinh, do dinh dưỡng hay hậu quả của bệnh tật.

Chú ý: khi dùng thuốc bổ phải chú ý đến chức năng của Tỳ Vị, người có
chứng hư lâu ngày phải bổ từ từ. Nếu âm dương khí huyết mất đột ngột
phải bổ mạnh.
Thuốc bổ phải sắc lâu.
I - Thuốc bổ âm
Chữa các chứng bệnh do phần âm của cơ thể bị giảm sút, tân dịch bị hao tổn: nước tiểu đỏ,
táo bón, ho lao, cao huyết áp, suy nhược thần kinh thể ức chế giảm, viêm khớp dạng thấp do
rối loạn chất tạo keo; sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân...
Không dùng thuốc bổ âm cho những người Tỳ vị hư, loét dạ dày, ỉa chảy do viêm đại tràng
mãn.
II. Thuốc bổ dương
Chữa các chứng bệnh của cơ thể do phần dương suy giảm: di tinh, liệt dương ù tai chân tay
lạnh, lão suy, đái dầm thể hư hàn, trẻ em chậm phát dục.
Một số bệnh về khớp xương, thoái khớp

2.Anh/chị hãy trình bày định nghĩa, tác dụng nhóm thuốc giải biểu.
Thuốc giải biểu là thuốc có tác dụng đưa bệnh tà ra ngoài cơ thể bằng đường mồ
hôi (nguyên nhân bệnh còn ở phần ngoài cơ thể).
I. Thuốc phát tán phong hàn
Chữa các chứng bệnh cảm mạo phong hàn, cảm hàn, ho hen phế quản do lạnh.
Chữa đau cơ, đau dây thần kinh, đau các khớp xương do phong hàn.
Với các triệu chứng: sốt, sợ lanh, đau đầu, không có mồ hôi, mạch phù
II. Thuốc phát tán phong nhiệt
Chữa cảm mạo phong nhiệt gây ra sốt cao, sợ lạnh, nhức đầu, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù
sác (giai đoạn viêm long của các bệnh nhiễm trùng).
Làm mọc các nốt ban chẩn (sởi), giảm ho, chữa viêm phế quản...

3.Anh/chị hãy trình bày định nghĩa, tác dụng nhóm thuốc an thần.
Thuốc an thần là các vị thuốc có tác dụng dưỡng tâm an thần chữa các chứng mất ngủ. Hay hồi hộp,
hay quên, hoảng sợ, hư phiền.
Do âm hư, huyết hư, tỳ hư không nuôi dưỡng tâm nên tâm không tàng thần, do âm hư
không nuôi dưỡng được can âm

4.Anh/chị hãy so sánh vị thuốc độc hoạt và khương hoạt.


Độc hoạt
- Bộ phận dùng: Dùng rễ của cây độc hoạt.
- Tính vị quy kinh : vị đắng, cay, tính ấm.
- Quy kinh: vào kinh bàng quang, can, thận.
Công dụng: Trừ phong thấp, dùng khi phong hàn thấp tý, tê liệt cơ thể.
Chỉ thống: chữa đau nhức khớp xương, đau dây thần kinh, hay dùng cho các chứng
đau từ thắt lưng trở xuống.
- Chữa cảm mạo phong hàn.
Liều dùng: 6-12g/ngày.
Kỵ : Những người âm hư, hoả vượng, huyết hư không nên dùng.

Khương hoạt
Bộ phận dùng: Dùng rễ của cây khương hoạt
Tính vị quy kinh : vị cay, đắng; tính ấm vào kinh bàng quang, can, thận.
Công dụng:
Tán hàn giải biểu, dùng khi cảm mạophong hàn, đau đầu, toàn thân đau mỏi.
Trừ thấp chỉ thống: dùng để chữa bệnh phong thấp, đau nhức xương cốt,đau dây thần kinh, đau cơ
do lạnh.
Liều dùng: 4-12g/ngày.
Kỵ : Những người huyết hư , không do phong hàn thì không dùng vì vị thuốc mang tính ôn táo dễ
hao tổn tân dịch.
Chú ý: dùng tốt trong các chứng thấp đau nhức xương cốt, thần kinh từ lưng trở lên

5.Anh/chị hãy so sánh vị thuốc sa sâm và mạch môn.


1. Mạch môn

Bộ phận dùng: rễ phơi hay sấy khô của cây mạch môn đông.
Tính vị quy kinh: ngọt, hơi đắng mát vào Tâm, Phế, Vị.
Công dụng: chữa ho có đờm, ho lao, ho ra máu
Hay hấp sốt về chiều, hay khát nước, hay sốt nóng, người gày sút.
Liều dùng: 12-16g sắc.
Kỵ: các chứng ỉa lỏng, ăn uống chậm tiêu.
Sa sâm
Bộ phận dùng: rễ cây sa sâm.
Tính vị quy kinh: ngọt hơi đắng lạnh vào kinh Phế.
Công dụng: chữa sốt cao kéo dài.
Ho lâu do Phế âm hư, họng ho có đờm vàng.
Liều dùng: 6-12g.

V. BỆNH HỌC VÀ ĐIỀU TRỊ


l.Anh/chị hãy trình bày triệu chứng, chẩn đoán, pháp, phương điều trị bệnh THA thể can dương
vượng
Can dương thượng cang
- Lâm sàng: đau đầu, đầu căng tức, hoa mắt, chóng mặt, sắc mặt hồng, mắt đỏ, dễ cáu gắt, ngủ ít,
ngủ hay mê, miệng và họng khô; bệnh thường nặng lên khi bệnh nhân bực dọc hoặc cáu giận;
chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
- Pháp điều trị: bình can tiềm dương, tư dưỡng can thận.
- Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm gia vị.
Thiên ma 12g Câu đằng 12g Thạch quyết minh 20g
Chi tử 12g Hoàng cầm 12g Ích mẫu thảo 15g
Ngưu tất 15g Đỗ trọng 12g Tang ký sinh 12g
Dạ giao đằng 12g Phục thần 10g
Bài thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang.
Trong bài thuốc trên thì thiên ma, câu đằng, thạch quyết minh có tác dụng bình can tức phong
tiềm dương; chi tử, hoàng cầm có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa làm cho nhiệt ở kinh can không
thiên cang; ích mẫu thảo có tác dụng hoạt huyết lợi thủy; ngưu tất có tác dụng đưa huyết xuống
dưới, phối hợp với đỗ trọng và tang ký sinh để bổ ích can thận; dạ giao đằng, phục thần có tác
dụng an thần định chí
2.Anh/chị hãy trình bày triệu chứng,chẩn đoán, pháp, phương điều trị bệnh đau thần kinh toạ
thể can thận âm hư.
Đặc điểm lâm sàng:
− Bệnh kéo dài, đau âm ỉ với những đợt đau tăng, chườm nóng hoặc nằm nghỉ dễ chịu: thường
đau 2 bên hoặc nhiều rễ.
− Triệu chứng toàn thân: ăn kém, ngủ ít, mệt mỏi, mạch nhu hoãn hoặc trầm nhược.
Tuy mức độ đau ít hơn, nhưng thường đáp ứng điều trị chậm. Giai đoạn này, cần chú trọng
thêm xoa bóp và tập luyện. Cần chú trọng tập mạnh các cơ vùng thắt lưng, nhóm cơ mông và cơ172
tứ đầu đùi. Tuy nhiên, phải tập từ từ và theo sức của bệnh nhân. ở giai đoạn đầu, chỉ cho tập
gồng cơ, dần dần tiến tới vận động chủ động, rồi chủ động có đề kháng. Ngoài ra, kéo nắn và kéo
cột sống cũng có thể đem lại kết quả tốt.
− Công thức huyệt và kỹ thuật châm cứu: dùng công thức huyệt như trên gia thêm: thận du, thái
khê, phi dương, tam âm giao.
Đối với những huyệt được gia thêm: kích thích kim nhẹ hoặc vừa, thời gian lưu kim cho 1 lần
châm là 20 - 30 phút.
− Những bài tập vận động trị liệu đau dây Thần kinh hông:
+ Người bệnh nằm ngửa:
• Gồng cơ tứ đầu đùi.
• Tập cổ chân.
• Động tác ưỡn lưng.
• Động tác tam giác và tam giác biến thể (xem Dưỡng sinh: bài tập tư thế nằm).
+ Người bệnh nằm ngửa, háng và gối gập: tập gồng cơ bụng.
+ Người bệnh nằm sấp:
• Gồng cơ mông.
• Ngẩng đầu lên, xoay đầu.
• Nhấc từng chân lên, hạ xuống.
• Gập, duỗi gối từng bên và 2 bên cùng một lúc.
• Tay để sau gáy, nhấc đầu và vai lên.
+ Người bệnh quỳ (chống 2 tay và 2 gối):
• Đưa từng chân lên, hạ xuống.
• Động tác chào mặt trời (xem Dưỡng sinh: bài tập tư thế ngồi).
+ Người bệnh ngồi duỗi thẳng 2 chân, hai tay và thân mình vươn tới bàn chân, đầu ngón tay cố
chạn vào đầu ngón chân.
Chú ý khi tập:
+ Bắt đầu từ động tác dễ, nhẹ (gồng cơ) tiến dần đến các động tác nặng, khó hơn.
+ Khi bắt đầu tập một động tác mới, người thầy thuốc phải có mặt để theo dõi, đánh giá, trợ giúp
cho người bệnh, tránh tình trạng quá sức.
− Bài thuốc sử dụng:
+ Bài thuốc 1: Bài thuốc trị thấp khớp (GS. Bùi Chí Hiếu), gồm: lá lốt 12g, cà gai leo 12g, quế
chi 10g, thiên niên kiện 12g, cỏ xước 10g, thổ phục linh 12g, sài đất 12g, hà thủ ô 16g, sinh địa
16g.
+ Bài thuốc 2: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm, gồm: độc hoạt 12g, phòng phong 8g, tang ký sinh
12g, tế tân 6g, quế chi 6g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 8g, đảng sâm 12g, phục linh 12g, cam thảo 8g,
bạch thược 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, đại táo 12g.
Bài thuốc bao gồm những dược liệu có chứa tinh dầu, có tính nóng ấm, có tác dụng chống viêm,
giảm đau; đồng thời có những vị thuốc nâng đỡ tổng trạng, bổ dưỡng.

3.Anh/chị hãy trình bày triệu chứng,chẩn đoán, pháp, phương điều trị bệnh liệt VII ngoại biên
do lạnh.
Phong hàn phạm kinh lạc
Thể bệnh lâm sàng thường xuất hiện trong những trường hợp liệt mặt do lạnh.
Triệu chứng như trên (phần YHHĐ), kèm theo người gai lạnh, sợ lạnh.
Hoàn cảnh khởi phát bệnh ít nhiều có liên quan đến yếu tố thời tiết lạnh như sau khi gặp mưa,
mùa lạnh…, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù
Thể phong hàn phạm kinh lạc
- Pháp trị: khu phong, tán hàn, hoạt lạc; hoạt huyết, hành khí.
- Bài thuốc sử dụng:
Ké đầu ngựa 12g Tang ký sinh 12g
Quế chi 8g Bạch chỉ 8g
Kê huyết đằng 12g Ngưu tất 12g
Uất kim 8g Trần bì 8g
Hương phụ 8g
Điều trị bằng châm cứu
Có thể nói phần lớn những trường hợp liệt mặt ngoại biên chỉ cần áp dụng phương pháp trị liệu
bằng châm cứu, xoa bóp và tập luyện cơ đã đạt kết quả cao.
− Công thức huyệt gồm:
+ Toản trúc, ấn đường, thái dương, dương bạch, nghinh hương, giáp xa, hạ quan, địa thương.
Đây là những huyệt tại chỗ trên mặt (thay đổi theo ngày).
+ ế phong, phong trì: khu phong.
+ Hợp cốc bên đối diện.
− Kỹ thuật:
+ Phần lớn là ôn châm (vì đa số trường hợp liệt mặt là do lạnh). Ôn châm cũng đồng thời được
chỉ định trong trường hợp huyết ứ (do sang chấn). Nếu thuộc thể phong nhiệt phạm lạc mạch thì
kỹ thuật sử dụng là châm tả.
+ Tránh sử dụng điện châm do nguy cơ gây co thắt phối hợp ở mặt (synkinesis) và co cứng mặt
về sau (facial spasm). Nếu sử dụng điện trị liệu, chỉ dùng dòng điện Galvanic ngắt đoạn
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng
5.3.1. ưu điểm
− Bảo vệ mắt trong lúc ngủ.
− Xoa bóp và chườm nóng cơ mặt vùng liệt.
− Tập luyện cơ bằng chủ động trợ giúp và tiến tới tập chủ động có đề kháng.
5.3.2. Kỹ thuật
− Xoa bóp:
+ Người bệnh nằm ngửa, đầu kê trên gối mỏng.
+ Thầy thuốc đứng ở phía đầu người bệnh.
+ Vuốt từ dưới cằm lên thái dương và từ trán hướng xuống tai.
+ Xoa với các ngón tay khép kín, xoa thành những vòng nhỏ.
+ Gõ nhẹ nhanh vùng trán và quanh mắt với các đầu ngón tay.
− Tập luyện cơ: người bệnh cố gắng thực hiện các động tác+ Nhắm hai mắt lại.164
+ Mỉm cười.
+ Huýt sáo và thổi.
+ Ngậm chặt miệng.
+ Cười thấy răng và nhếch môi trên.
+ Nhăn trán và nhíu mày.
+ Hỉnh 2 cánh mũi.
+ Phát âm những âm dùng môi như b, p, u, i …

4.Anh/chị hãy trình bày triệu chứng,chẩn đoán, pháp, phương điều trị bệnh đau lưng do thoát vị
đĩa đệm.
Đặc điểm lâm sàng:
− Đau:
+ Đau lưng sau xuống chân dọc theo dây Thần kinh toạ.
+ Đau dữ dội, đau tăng khi ho, khi hắt hơi, khi cúi gập cổ đột ngột.
+ Đau tăng về đêm, giảm khi nằm yên trên giường cứng.
+ Giảm đau với chườm nóng.
+ Rêu lưỡi trắng, mạch phù (nếu do phong hàn).
+ Lưỡi có thể có điểm ứ huyết (nếu do khí huyết ứ trệ)
Thể phong hàn phạm kinh lạc hoặc khí huyết ứ trệ:
- Nằm yên trên gường cứng, kê một gối nhỏ dưới khoeo chân cho đầu gối hơi gập lại, tránh hoặc
hạn chế mọi di chuyển.
- Công thức huyệt và kỹ thuật châm cứu:
+ Công thức huyệt: áp thống điểm
+ Kỹ thuật: kích thích kim mạnh, có thể sử dụng điện châm kết hợp với cứu nóng. Thời gian lưu
kim cho 1 lần châm là 5 - 10 phút.
+ Có thể sử dụng nhĩ châm (đặc biệt quan trọng trong thời gian cấp tính, khi xoay trở của bệnh
nhân thật sự khó khăn) với huyệt sử dụng gồm: cột sống thắt lưng (+++), dây Thần kinh (++);
hông, mông, háng, gối, cổ chân (+)

5. Anh/chị hãy trình bày triệu chứng,chẩn đoán,pháp điêu trị bệnh THA thể đàm thấp.
Đàm trọc ứ trệ
- Lâm sàng: đầu căng nặng và đau, đầy tức ngực, hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, buồn nôn hoặc
xuất tiết nhiều đờm dãi, chân tay tê bì, rêu lưỡi dày trơn hoặc bẩn nhớp, mạch hoạt.
- Pháp trị: hóa đàm khứ thấp.
- Bài thuốc: Bán hạ bạch truật thiên ma thang.
Bán hạ 08g Thiên ma 12g Bạch linh 10g
Trần bì 10g Bạch truật 12g Cam thảo 08g
Các vị trên gia sinh khương 10g, đại táo 12g; sắc uống ngày 01 thang
VI. CHÂM CỨU
1.Anh/chị hãy trình bày vị trí, tác dụng huyệt ấn đường, hợp cốc, túc tam lý, trung quản, tỳ du.
2.Anh/chị hãy trình bày vị trí, tác dụng huyệt nghinh hương, nội quan, tam âm giao, khí hải, vị du.
3.Anh/chị hãy trình bày vị trí, tác dụng huyệt bách hội, ngoại quan, thái xung, trung cực, thận du.
4.Anh/chị hãy trình bày vị trí,tác dụng huyệt phong trì, khúc trì, thái khê, đại trường du.
5.Anh/chị hãy trình bày vị trí, tác dụng huyệt nhân trung, kiên ngung, uỷ trung, đản trung, cách du.

You might also like