You are on page 1of 34

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LÝ LUẬN Y HỌC CỔ TRUYỀN

Câu 1: Phân biệt Âm chứng và Dương chứng


Câu 2: Phân biệt Âm bệnh và Dương bệnh
Câu 3: Nêu nội dung quy luật Đối lập, Hỗ căn
Câu 4: Nêu nội dung quy luật Tiêu trưởng, Bình hành
Câu 5: Ứng dụng của Học thuyết Âm dương trong Dưỡng sinh
Câu 6: Nêu sự quy loại Âm dương trong cơ thể người
Câu 7: Nêu thuộc tính cơ bản của Ngũ hành
Câu 8: Vẽ sơ đồ mô tả quy luật Tương sinh, Tương khắc của Học thuyết Ngũ hành
Câu 9: Nêu sự quy loại Ngũ hành trong cơ thể người
Câu 10: Nêu sự quy loại Ngũ hành trong tự nhiên
Câu 11: Có bao nhiêu Nguyên nhân gây bệnh? Cụ thể?
Câu 12: Nêu đặc tính gây bệnh của Phong tà, Hàn tà, Nhiệt tà, Thấp tà
Câu 13: Nêu hình thái và động thái của tạng Tâm
Câu 14: Nêu hình thái và động thái của tạng Can
Câu 15: Nêu hình thái và động thái của tạng Tỳ
Câu 16: Nêu tên các loại Khí trong cơ thể con người và vị trí hoặc vai trò của chúng.
Câu 17: Các nội dung của Vọng chẩn
Câu 18: Các nội dung của Vấn chẩn
Câu 19: So sánh mối tương quan giữa Thiệt chẩn và Mạch chẩn
Câu 20: Nêu nội dung Hãn pháp.
Câu 21: Nêu nội dung Thanh pháp
Câu 22: Nêu nội dung Hạ pháp

ĐÁP ÁN LÝ LUẬN YHCT :


Câu 1: phân biệt âm chứng, dương chứng
Về cấu tạo tổ chức cơ thể

Dương: biểu, trên, lưng, mặt ngoài tứ chi, bì mao, lục phủ, kinh dương ở chân và tay,
khí.

Âm: lý, dưới, bụng, mặt trong tứ chi, cân cốt, ngũ tạng, kinh âm ở tay và chân.

Trong các phần đó lại có thể phân chia nhỏ nữa. Ví như ngũ tạng, tâm phế ở trên thuộc
dương, can tỳ thận ở dưới thuộc âm. Mỗi tạng lại có thể phân nhỏ nữa: tâm có tâm   âm
, tâm dương...

Về thay đổi bệnh lý

Khái quát nhân tố gây bệnh: nhân tố gây bệnh phân thành 2 loại lớn là âm tà và dương
tà. Ví như trong lục dâm gây bệnh thì phong, nhiệt, thử, táo thuộc về dương tà; hàn,
thấp thuộc về âm tà.

Khái quát quy luật diễn biến bệnh: trạng thái sinh lý  là kết quả của âm dương duy trì
được động thái cân bằng. Nếu quá trình đó bị phá vỡ sẽ xuất hiện biến hoá thiên thịnh
thiên suy, tức là phát sinh bệnh tật.

Âm dương thiên thịnh: tức là âm thịnh hoặc dương thịnh.

Dương thịnh gây chứng thực nhiệt: sốt cao, khát, ra mồ hôi, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi
vàng, mạch sác.

Âm thịnh gây chứng thực hàn: chân tay lạnh, đau bụng, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt,
rêu lưỡi trắng, mạch trầm.

Cả hai loại trên đều do tà khí thịnh gây nên, phần lớn là thực chứng.

Âm dương thiên suy:

Dương hư là dương khí của cơ thể hư yếu (chứng hư hàn): sắc mặt trắng, sợ lạnh,
chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, mạch vi.
Âm hư là âm dịch của cơ thể không đầy đủ (chứng hư nhiệt): sốt từng cơn, ra mồ hôi
trộm, lòng bàn chân tay nóng, miệng lưỡi khô, mạch vi sác.

Âm dương cùng tổn thương: do ở âm dương hỗ căn, vì thế khi một trong hai mặt bị
hư thì cũng kéo theo phần kia bất túc. Dương hư đến một trình độ nào đấy, không thể
hoá sinh âm dịch sinh ra âm hư; đồng thời âm hư đến trình độ nào đó, không hoá sinh
dương khí sinh ra dương hư. Cuối cùng gây nên trạng thái bệnh lý âm dương lưỡng
hư.

Âm dương ly tán: dựa trên nguyên lý âm dương hỗ căn, khi một mặt hao tổn đến cực
điểm mà tiêu mất thì mặt kia cũng theo đó mà tiêu vong.

Vong âm gây dương thoát, vong dương gây nên âm kiệt: đều gây nên âm dương ly
quyết.

Câu 2: Phân biệt âm bệnh dương bệnh

Về chẩn đoán bệnh tật

Quy nạp các thuộc tính  triệu chứng bệnh tật:

Chứng thuộc dương: sắc sáng, thanh âm to rõ, tiếng thở thô, phát sốt, miệng khát, tiện
bí, mạch phù sác.

Chứng thuộc âm: sắc tối, thanh âm thấp bé, tiếng thở vô lực, sợ lạnh, miệng không
khát, tiện lỏng, mạch trầm trì.

Là tổng cương phân loại biện chứng:

Dương chứng: biểu- nhiệt- thực. Âm chứng:  lý- hàn- hư.

Về điều trị tật bệnh

Xác định nguyên tắc điều trị


Nguyên tắc điều trị âm dương thiên thắng:

Dương thắng thì âm bệnh: dương nhiệt thịnh làm hao tổn âm dịch, thuộc thực nhiệt
chứng, điều trị dùng thuốc hàn lương để chế dương thịnh.
Âm thắng thì dương bệnh: âm  hàn thịnh làm tổn thương dương khí, thuộc thực hàn
chứng, điều trị dùng thuốc ôn nhiệt để chế âm hàn thịnh.

Nguyên tắc điều trị âm dương thiên suy:

Âm hư không chế được dương gây chứng hư nhiệt, nói chung không nên dùng thuốc
hàn lương để trị  hư nhiệt mà nên dùng pháp tư âm tráng thuỷ để ức chế dương cang
hoả thịnh.

Dương hư không chế âm gây nên chứng hư hàn, không nên dùng thuốc cay nóng phát
tán để tán âm hàn mà dùng pháp trợ dương ích hoả để trừ âm hàn.

Tóm lại, nguyên tắc điều trị cơ bản là: hư bổ thực tả.

Quy nạp tính năng dược vật


Dược tính (tứ khí): hàn, nhiệt, ôn, lương. Trong đó hàn lương thuộc âm, ôn nhiệt thuộc
dương. Điều trị nhiệt chứng thường dùng thuốc hàn lương, điều trị hàn chứng thường
dùng thuốc ôn nhiệt.

Ngũ vị: chua, cay, ngọt, đắng, mặn. Trong đó cay, ngọt, mặn thuộc dương; chua, đắng
thuộc âm.

Thăng giáng phù trầm: thăng phù thuộc dương (thuốc có tính lên trên ra ngoài; có tác
dụng thăng dương, ra mồ hôi, khứ phong tán hàn, khai khiếu...). Trầm giáng thuộc âm
(thuốc có tính xuống dưới vào trong; có tác dụng tả hạ, thanh nhiệt, lợi niệu, trọng chấn
an thần, bình can tức phong, tiêu đạo, giáng nghịch, thu liễm...)

Câu 3: nêu nội dung quy luật đối lập và hỗ căn


Câu Nội dung Quy luật đối lập
: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo
thành những mâu thuẫn ,sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành
xung lực nội tại của sự vận động và phát triển.
Đối lập có nghĩa là mâu thuẫn, chế ước lẫn nhau: ví dụ trên dưới, trong ngoài, nóng
lạnh ,thiện ác
Đối lập có những mức độ, đối lập tuyệt đối và đối lập tương đối
Trong y học âm dương đối lập mà thống nhất, tồn tại trong mọi sự vật và hiện tượng tự
nhiên. Mỗi sự vật hiện tượng đều có 2 mặt âm duong. Tuy nhiên trong nội bộ âm
dương còn có: trong âm có dương, trong dương có âm. Trong dương có dương trong
âm có âm
Nêu nội dung quy luật Hỗ căn
Hỗ là tương hỗ, căn là rễ, là gốc. hỗ căn có nghĩa là tương tác nương tựa, giúp
đỡ, thúc đẩy lẫn nhau trên cùng một gốc
Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau (để phát triển). Hai mặt âm và dương tuy đối lập
nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt
đều là tích cực của một sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển.
Ví dụ : trong con người có quá trình đồng hóa và dị hóa. Có đồng hóa mới có dị
hóa và có dị hóa thúc đẩy đồng hóa
Câu 4 nêu nội dung quy luật tiểu trường, Bình hành
3. tiêu trưởng:
Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển. Quy luật này nói nên sự vận động
không ngừng sự chuyển hoá lẫn nhau giữa âm và dương. Âm và dương không
cố định mà luôn biến động, khi tăng khi giảm theo chu kỳ hình sin.
Thời sinh học ngày nay cũng khẳng định quy luật trên , vạn vật đều hoạt động
theo đồng hồ sinh học từ cực tiểu đến cực đại rồi từ cuawcj đại đến cực tiểu
Âm dương biến động đến mức cực đại thì chuyển hóa âm thành dương, dương
thành âm
Ví Dụ: chuyển hoá khí hậu 4 mùa. Mùa xuân trời ấm áp đến mùa hè trời nóng bức
là quá trình âm tiêu dương trưởng: mùa thu trời mát mùa đông lạnh leoxlaf quá
trình dương tiêu,âm trưởng
Quy luật này có các trạng thái của vận động sau:– Âm tiêu dương trưởng (lạnh
giảm và nóng tăng)– Dương tiêu âm trưởng (nóng giảm và lạnh tăng)– Dương
cực sinh âm và âm cực sinh dương; hàn cực sinh nhiệt và nhiệt cực sinh hàn
VD trong quá trình phát triển của bệnh tật
Bệnh thuộc phần dương (sốt cao) có khi gây ảnh hưởng đến phần âm (mất
nước), hoặc bệnh tại phần âm (mất nước, điện giải, mất máu) ảnh hưởng phần
dương ( gây trụy mạch, hạ huyết áp, choáng gọi thoát dương)
Nội dung quy luật bình hành.
Bình hành là song song , vận hành cùng nghĩa là cân bằng nhau , cân bằng của
học thuyết âm dương là căn bằng động , cân bằng sinh học
Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng nhưng luôn luôn lập lại
được thế thăng bằng, quân bình giữa hai mặt. Thăng bằng của hai mặt âm dương
nói nên mâu thuấn thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất.
* Từ 4 quy luật trên của học thuyết âm dương, trong y học khi vận dụng người ta
thấy được một số phạm trù sau (3 phạm trù):
a. Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt âm dương
Sự đối lập giữa hai mặt âm dương là tuyệt đối, nhưng trong một điều kiện cụ thể
nào đó có tính chất tương đối.
VD Tuyệt đối : hàn thuộc âm đối lập nhiệt thuộc dương,
Tương đối: lương thuộc âm đối lập ôn thuộc dương
Trên lâm sàng: sốt là nhiệt thuộc dương nhưng nếu sốt cao thuộc lý dùng thuốc
hàn, nếu sốt nhẹ thuộc biểu dùng thuốc mát (lương)
b. Trong âm có dương, trong dương có âm
Âm và dương có quan hệ hỗ căn, nương tựa vào nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ
vào nhau trong sự phát triển.
Trên lâm sàng thấy khi cho thuốc làm ra mồ hôi để hạ sốt thì tránh cho ra mồ hôi
nhiều vì gấy mất nước và điện giải
Triệu chứng bệnh thì có triệu chứng của hàn và của nhiệt, hư và thực cùng xuất
hiện
Về cấu trúc cơ thể thì tạng thuộc âm – phủ thuộc dương, nhưng trong tạng và
phủ lại có cả âm và dương, như tạng can có can âm và can dương….
c. Bản chất và hiện tượng
Thông thường thì bản chất phải phù hợp với hiện tượng, khi chữa bệnh người ta
chữa vào bản chất của bệnh: bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc
hàn.
Nhưng có khi bản chất và hiện tượng không phù hợp với nhau, hiện tượng này
gọi là sự “thật giả hay chân giả”, trên lâm sàng khi chẩn đoán bệnh cần phải xác
định cho đúng bản chất để dùng thuốc chữa đùng nguyên nhân bệnh.
VD: Bệnh truyền nhiễm gây tr/ chứng sốt cao (chân nhiệt), nhưng do tình trạng
nhiễm độc biến chứng gây trụy mạch ngoại biên làm cho chân tay lạnh, vã mồ
hôi lạnh giả hàn), trường hợp này phải dùng thuốc mát để điều trị.

Ứng dụng của Học thuyết Âm dương trong Dưỡng sinh


Phòng bệnh là giữ gìn và bồi bổ chính khí, phải:
- Ăn uống, dinh dưỡng đủ lượng, đủ chất đáp ứng yêu cầu lao động và phát triển
cơ thể. Ngoài ra cũng chú ý cân bằng hàn nhiệt, nếu ăn uống nhiều thứ cay
nóng sẽ làm thương tổn âm dịch; nhiều thức ăn lạnh, sống sẽ làm thương tổn
dương khí.
- Lao động và nghỉ ngơi xen kẽ hợp lý. Thức ngủ điều hòa.
- Trong rèn luyện thân thể phải chú ý luyện tâm với luyện thể, tập tĩnh xen kẽ tập
động, nội công và ngoại công.
- Rèn luyện thích nghi với biến đổi của khí hậu, với điều kiện sống.
Câu 6: Nêu sự quy loại Âm dương trong cơ thể người

Âm Dương
Tạng phủ Tạng: Tâm, tâm bào, can, tỳ, phế, Phủ: Tiểu trường, tam tiêu, đởm,
thận vị, đại trường, bàng quang
Kinh lạc Kinh âm: thiếu âm tâm, thận: thái Kinh dương: Dương minh vị, đại
âm phế, tỳ; quyết âm can, tâm trường; thái dương tiểu trường,
bào bàng quang; thiếu dương đởm,
tam tiêu
Biểu lý Phần lý: ở trong, nội tạng Phần biểu: ở ngoài, kinh lạc, da
cơ.
Khí huyết Huyết Khí
Triệu chứng Âm chứng: thân nhiệt thấp Dương chứng: thân nhiệt cao
Mạch nhỏ, chậm Mạch to, nhanh
Tiếng nói nhỏ, thở yếu… Tiếng nói to, thở mạnh

CÂU 7: thuộc tính cơ bản của ngũ hành:


Câu 8: Vẽ sơ đồ mô tả quy luật Tương sinh, Tương khắc của Học thuyết Ngũ
hành

Câu 9: Nêu sự quy loại Ngũ hành trong cơ thể người


Tương sinh: Trong cơ thể con người: can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ
sinh phế kim, phế kim sinh thận thủy, thận thủy sinh can mộc.
Tương khắc: Trong cơ thể con người: can mộc khăc tỳ thổ; tỳ thổ khắc thận thủy; thận
thủy khắc tâm hỏa; tâm hỏa khắc phế kim; phế kim khắc can mộc
Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý: 
Có hiện tượng hành nọ hay tạng nọ khắc hành kia tạng kia quá mạnh mà sinh ra bệnh
gọi là tương thừa; hoặc hành nọ tạng nọ không khắc được hành kia tạng kia gọi là
tương vũ

-VD về tương thừa: bình thường can mộc khắc tỳ thổ, nếu can khắc tỳ quá mạnh gây
các hiện tượng như đau vùng thượng vị (dạ dầy), đi ngoài nhiều lần (ỉa chảy do TK), khi
chữa phải chữa bình can (hạ hưng phấn của can) và kiện tỳ (tăng chức năng kiện vận
của tỳ).

– VD về tương vũ: bình thường tỳ thổ khắc thận thủy, nếu tỳ hư không khăc được thận
thủy sẽ gây: ứ nước (bệnh ỉa chảy kéo dài) gây phù dinh dưỡng, khi chữa phải kiện tỳ
và lợi niệu (để làm mất phù thũng).
Câu 10: Nêu sự quy loại Ngũ hành trong tự nhiên
Tương sinh:
Kim có thể sinh thủy vì kim loại sau khi nóng chảy biến thành thể lỏng. Trong ngũ hành
thì thể lỏng thuộc nước cho nên nói được kim sinh thuỷ.
Thuỷ có thể sinh mộc vì rằng cây cối phải dựa vào nước để duy trì sự sống.
Mộc có thể sinh Hỏa, trước đây người ta làm bếp củi nấu ăn, lấy cành cây làm củi đốt
lửa, cành cây là một phần của cây vì vậy nói được mộc sinh hoả.
Hỏa có thể sinh thổ vì rằng sau khi dùng lửa để thiêu đốt thì vật chất sẽ biến thành tro
bụi, tro bụi rơi vào đất vô hình trung làm cho đất dày lên.
Thổ có thể sinh kim càng dễ lý giải, kim loại được lấy từ trong đất để luyện nên.
Tuong khắc
Theo như thuyết ngũ hành thì vạn vật sẽ có nguồn gốc sinh sôi theo tuần hoàn nhất
định, sự vật sẽ sinh (gọi là tương sinh) và biến mất đi (gọi là tương khắc)
Theo thứ tự Thủy Hỏa Kim Mộc Thổ:
Kim có thể khắc mộc, lưỡi rìu có thể chặt được cây, điều này ai cũng biết không cần
phải giải thích thêm,
Mộc có thể khắc thổ, rễ cây không ngừng vươn rộng trong lòng đất, điều này cho thấy
mộc khắc thổ.
Thổ có thể khắc thuỷ vì nước dùng đất để ngăn chặn. Nước nhiều có thể dùng đê đập
để ngăn chặn, vì vậy nói thổ khắc thuỷ.
Thuỷ có thể khắc hoả, vì nước dập tắt được lửa.
Hoả có thể khắc kim vì lửa có thể làm nóng chảy kim loại.

Câu 11: Có bao nhiêu nguyên nhân gây bệnh? Cụ thể


Nguyên nhân: ngoại cảm, nội thương và các nguyên nhân khác ( ăn uống, vết thương,
côn trùng cắn,..)
Ngoại cảm:
-Là những nguyên nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường da lông hay mũi
miệng.
-Bệnh do ngoại cảm gây nên thường có tính chất cấp tính, giai đoạn đầu thường có
biểu hiện lâm sàng của chứng hàn hoặc chứng nhiệt, sưng đau họng, đau nhức cơ
xương khớp…
-Nguyên nhân ngoại cảm gồm: lục dâm và lệ khí.
* Lục dâm: Phong hàn thử thấp táo hoả là 6 loại khí hậu biến hoá trong giới tự nhiên,
gọi là lục khí; là điều kiện sinh trưởng của vạn vật. Đối với con người lục khí là vô hại.
– Lục khí trong quá trình biến hoá thất thường, ví như mùa xuân tiết khí không ấm áp
mà lại lạnh, mùa thu không mát mà lại nóng… trong lúc chính khí cơ thể bất túc, sức đề
kháng giảm thì lục khí sẽ thành nhân tố gây nên bệnh, gọi là lục dâm. Lục dâm không
phải là chính khí nên còn gọi là tà khí.
– Lục dâm có thể đơn độc gây bệnh, có thể kết hợp với nhau để gây bệnh như phong
hàn, phong hàn thấp…
* Lệ khí: Nguyên nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào nhưng có tính chất truyền
nhiễm mạnh, nên còn gọi là dịch độc
– Đặc điểm: + Tính chất truyền nhiễm mạnh
+ Phát bệnh cấp tính và nguy hiểm
+ Tính đặc dị và triệu chứng giống nhau
Nội thương: – Thất tình là 7 loại tình chí: hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh ( vui mừng,
giận dữ, lo lắng, suy nghĩ, buồn giầu, sợ hãi, kinh dị ).
– Nếu xuất hiện đột ngột, mạnh mẽ hoặc tác động lâu dài, vượt quá phạm vi hoạt động
sinh lý bình thường của cơ thể thì sẽ gây nên bệnh.
. Đặc điểm gây bệnh
– Trực tiếp tổn thương nội tạng: nộ thương can, hỉ thương tâm, tư thương tỳ, ưu
thương phế, khủng thương thận.
– Ảnh hưởng tạng phủ: nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí tiêu, khủng tắc khí
hạ, kinh tắc khí loạn, ưu tắc khí kết.
– Tình chí thay đổi thất thường làm cho bệnh tình nặng thêm hoặc diễn biến nhanh. Ví
như bệnh nhân cao huyết áp, nếu gặp sự việc gây cáu giận có thể làm huyết áp tăng
nhanh…
. Chứng bệnh tình chí thường gặp
Thường gặp khí huyết thất điều ở 3 tạng tâm can tỳ.
– Lo lắng thương tỳ, tỳ mất kiện vận, biểu hiện: bụng trướng đầy, ăn ít, tiện lỏng; giận
dữ kéo dài.
– Can mất sơ tiết: căng tức ngực sườn, phiền táo dễ cáu.
– Quá mừng làm tổn thương tâm, tâm không tàng thần: mất ngủ, hay mê, thậm chí tinh
thần thất thường, cuồng táo vong động…
Nguyên nhân khác
* Ăn uống
– Ăn uống không điều độ: ăn qua đói làm cho nguồn sinh huyết không đầy đủ. Ăn quá
no, làm tổn thương tỳ vị, tiêu hoá rối loạn, trẻ em thành chứng cam tích, người lớn phát
sinh bệnh tỳ vị.
– Ăn uống không sạch: gây bệnh ở vị trường hoặc bệnh ký sinh trùng đường ruột; ăn
chất ôi thiu sinh đau bụng, buồn nôn, ỉa lỏng; ăn phải thức ăn có độc gây đau bụng,
nôn, thậm chí hôn mê, tử vong
* Lao lực quá độ
– Lao động quá sức: lâu ngày tích lao thành tật, làm tạng khí hư thiếu, xuất hiện thiếu
khí, vô lực, tứ chi mỏi, tinh thần mệt mỏi, hình thể teo sút.
– Lao thần quá độ: lo lắng buồn phiền quá độ làm hao thương tâm khí, tổn thương tỳ
khí sinh ra tâm quý, kiện vong, mất ngủ, hây mê, ăn ít, bụng đầy, tiện lỏng.
– Phòng lao quá độ: làm hao thương thận tinh, gây nên đau lưng mỏi gối, chóng mặt ù
tai, nam giới thì di tinh hoạt tiết, nặng thì liệt dương….
*Tác nhân bên ngoài
– Bao gồm các vết thương do dao kiếm, súng đạn bắn, bỏng, vấp ngã, côn trùng, rắn
cắn…
– Nếu tổn thương ở da cơ xương khớp: sưng nề, chảy máu, ứ ban, bong gân, sai
khớp… Nếu tổn thương ở tạng phủ gây xuất huyết nhiều, hôn mê, thậm chí tử vong.
* Ký sinh trùng
– Thường gặp các loại ký sinh trùng đường tiêu hoá, gây đau bụng nghiện ăn dị vật,
sắc mặt vàng, cơ teo người gầy, hậu môn ngứa ngáy.
Và 1 số nguyên nhân khác…
Câu 12: Nêu đặc tính gây bệnh của phong tà, hàn tà, nhiệt tà, thấp tà?
Phong tà
– Thời gian: phong tà thường gây bệnh vào mùa xuân nhưng các mùa khác cũng có
thể xuất hiện.

– Đặc điểm:

Phong là dương tà có đặc tính hướng lên trên ra ngoài nên hay gây bệnh vùng đầu mặt
và phần ngoài cơ thể

Phong tính di chuyển và biến hóa nên gây bệnh hay di chuyển: đau các khớp, ngứa
nhiều chỗ, gây bệnh với tốc độ nhanh.

Phong tính chủ về động nên gây bệnh có đặc tính run và lắc.

– Lâm sàng: xâm phạm vào bì phu gây bệnh thì xuất hiện cảm giác ngứa ngoài da, mọc
ban chẩn…

+ Phong hàn: sợ lạnh, sốt, ngạt mũi, không ra mồ hôi, đau nhức cơ khớp, mạch phù
khẩn.
+ Phong nhiệt: sốt cao, sợ nóng, tự ra mồ hôi, mạch phù sác

+ Phong thấp: sưng đau các khớp, vận động các khớp hạn chế…

Hàn tà
– Thời gian: hàn tà thường gây bệnh vào mùa đông, nhưng các mùa  khác cũng đều
có.

– Tính chất: hàn thuộc âm tà, dễ làm  tổn thương dương khí; hàn tà có tính ngưng trệ,
thu liễm, co rút.

Hàn là biểu hiện của âm khí thịnh. Ngưng trệ tức là ngưng kết trở trệ không thông, âm
hàn thiên thịnh làm cho khí huyết trở trệ không thông, gây nên đau (bất thông tắc
thống). Hàn hay gây co rút lại như lạnh gây co cứng cơ, đau bụng do lạnh…

– Lâm sàng

+ Thương hàn (hàn làm tổn thương dương khí): sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, đau đầu,
đau nhức khớp, mạch phù khẩn.

+ Trúng hàn (hàn tà tổn thương tỳ vị): bụng lạnh đau, ăn kém, buồn nôn, đại tiện lỏng,
mạch trầm trì.

Nhiệt tà
– Tính chất: hoả tính thiêu đốt, bốc lên trên, hao khí thương tân, sinh phong động
huyết.

– Đặc điểm gây bệnh:

Hoả tà xâm phạm cơ thể thiêu đốt tân dịch, tổn thương chính khí, thiêu đốt kinh can
làm cân mạch mất sự nuôi dưỡng nhu nhuận sinh ra can phong nội động.

Hoả nhiệt làm tăng cường vận hành huyết dịch, thiêu đốt mạch lạc, bức huyết vong
hành sinh ra các loại xuất huyết.

Hoả tà nhập vào huyết phận, tụ ở tổ chức sinh ra các loại mụn nhọt.

Hoả nhiệt với tâm khí tương ứng, nên hoả thịnh sẽ nhiễu loạn thần minh gây chứng
thần chí không yên…

– Lâm sàng:

+ Sốt cao, bứt dứt, khát nước, mụn nhọt ngoài da, nếu nặng sẽ thấy co quắp tứ chi,
mặt đỏ, mắt đỏ

+ Gây viêm: loét miệng lưỡi, đau nhức mắt…

+ Xuất huyết: nôn ra máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, băng kinh…

+ Rối loạn thần chí, rối loạn ngôn ngữ…


Thấp tà
– Thời gian: 4 mùa đều có.

– Tính chất: thấp là âm tà, trở trệ vận hành của khí, dễ tổn thương dương khí. Thấp có
tính trầm nặng, dính trệ, di chuyển xuống dưới.

Thấp tà xâm phạm cơ thể, ứ đọng ở tạng phủ gây trở trệ vận hành khí làm khí cơ thăng
giáng thất thường; ứ đọng ở kinh lạc gây trệ tắc kinh lạc.

Thấp tính trầm nặng, xâm nhập cơ biểu gây đầu căng nặng như đội mũ chật; thấp tà ứ
trệ ở kinh lạc xương khớp gây nên chứng thấp tý, làm chi thể cảm thấy nặng nề, khớp
co duỗi khó khăn.

Thấp tính uế trọc gây nên chứng thấp nhiệt: chất bài tiết không bình thường như thấp
nhiệt bàng quang (đái đục, đái buốt, đái máu), thấp nhiệt đại tràng (lỵ có nhầy máu mũi,
đau quặn bụng), thấp nhiệt ở ngoài da (mụn nhọt chảy nước vàng, ngứa).

Thấp tính niêm trệ, là dính nhớp đình trệ.

– Lâm sàng :+ Thấp tổn thương phần biểu: sốt, sợ gió lạnh, mình mẩy tứ chi nặng nề,
đau nhức.

+ Thấp tổn thương cơ khớp: các khớp đau nhức, co duỗi khó khăn.

+ Thấp kết hợp với nhiệt: đái buốt đái rắt, đái đục, đại tiện phân nhày máu mũi, mụn
nhọt ngứa ngoài da…

CÂU 13:TẠNG TÂM

CÂU 13:NÊU HÌNH THÁI VÀ ĐỘNG THÁI CỦA TẠNG TÂM.


-Tâm là tạng quan trọng,tâm là quân hỏa là trung tâm hoạt động sống của cơ thể.
Tâm thuộc hành hỏa khai khiếu ra lưỡi,vinh nhuận ra mặt,sinh tỳ thổ ,khắc phế kim
-Chức năng:
.tâm chủ thần mịnh[tâm tàng thần]:biểu hiện tâm không bệnh,chức năng tàng thần
tốt,biểu hiện ra sự thông minh,hoạt bát,tư duy linh hoạt nói năng minh mẫn,trí
huệ ,logic.ngược lại tâm bệnh,biểu hiện hay quên,tư duy kém ,mất ngủ ,mệt mỏi,biểu
hiện mắt và mặt lờ đờ, thần trí kém sắc,nói năng trả lời không đúng mục đích chậm
chạm,nặng thì nói nhảm nói một mình hoặc hoang tưởng...
.Tâm chủ huyết mạch:tâm khí thúc đẩy huyết dịch đi nuôi dưỡng toàn thân,mạch dẫn
huyết đi nuôi cơ thểcos vai trò tuần hoàn huyết dịchvaanj hành thông suốt tam tiêuneen
[sinh tỳ thổ]và vinh nhuận ra mặt hồng hào tươi nhuận. nếu bệnh thì biểu hiện sắc mặt
xanh xao,xám héo,môi thâm.
.Tâm chủ hãn[.khăcs phế kim] là chức năng tự hãn ;điều tiết mồ hôi . khi tâm không
tàng được thần mồ hôi tự vã ra ví dụ như kinh hãi trước môtt sự việc gì ,trúng phong,
trúng thử, hôn mê.
.Ttâm khai khiếu ra lưỡi là sự biểu hiện ra bên ngoài của tạng tâm;lưỡi người bình
thường chất lưỡi mềm mại,rêu mỏng sắc hồng nhuận,nói năng hoạt bát .
Lưỡi bệnh:chất lưỡi nhạt nhợt, sắc lưỡi biến đổi tùy theo chứng bệnh,lưỡi cứng hay
lệch bệu hay gầy ...vv quan sát đầu lưỡi phản ánh tạng tâm.
-Một số bệnh liên quan đến tạng tâm
.tâm dương hư ,:biểu hiện tim đạp nhanh,hơi thở ngắn,hoặc khó thở ,mặt trắng
bệch ,lưỡi nhợt nhạt,môi tím tá,i mạch vi tế ,sợ lạnh ,hoa mắt ,chóng mặt.nên dùng,
thuốc[dưỡng tâm ,an thần,hóa đờm ,bổ khí ,bổ huyết ]
.Tâm huyết hư [tâm huyết bất túc] hyết thiếu ,tim đập nhanh,biểu hiện hay quên ,mất
ngủ,ngủ hay mộng,da xanh xao lưỡi trắng nhợt,thân nhiệt hạ .nên dùng thuốc;bổ huyết
an thần .
.tâm huyết ứ trệ:biểu hiện đau vùng tim ,tim đập nhanh,mật ,môi,móng tay thâm tím,nên
dùng thuốc hành khí hành huyết
.tâm hỏa vượng ;mặt đỏ,miệng đắng ,niêm mạc lưỡi phồng rộp,đầu lưỡi đỏ tiểu tiện
nóng đỏ,lòng bàn tay bàn chân nóng...nên dùng thuốc thanh nhiệt kiêm lợi thủy an
thần.

CÂU 14:NÊU HÌNH THÁI VÀ TRẠNG THÁI CỦA TẠNG CAN.


-Can thuộc mộc ,can chủ tướng hỏa .tính ưa vận động và vươn tỏa,phò tá cho tâm
cùng với đởm là cơ sở chính cho tính quyết đoán dũng cảm .can khai khiếu ra mắt ,vinh
nhuận ra móng tay móng chân,sinh tâm hỏa,khắc tỳ thổ,phế kim.
-Can chủ sơ tiết [thư thái ,thông sướng] điều đát thúc đẩy khí huyết tới mọi bộ phận
trong cơ thể giúp cho khí huyết được vận hành dễ dàng,thăng giáng điều hòa khí huyết
lưu thông tinh thần thoải mái thư thái .Khi chức năng sơ tiết kém,biểu hiện bệnh lý chủ
yếu ở tình chívaf tiêu hóa.hay giận dữ sẽ làm tổn thương can.
-Can tàng huyết :Can tàng chữ , chứa huyết và điều tiết lượng huyết trong cơ thể .Khi
cơ thể nghỉ ngơi,khi ngủ ,nhu cầu huyết dịch ít đi thì máu thường tàng trữ về can .khi
hoạt động can lại bài tiết máu dự trữtowis các bộ pận trong cơ thể.
Nếu chức năng này kém hay rối loạn sẽ gây bệnh can huyết hư[chóng mặt ,tóc rụng tay
chân tê ,gân thịt ,rung giật;gầy rộc ,mật vàng môi nhạt chất lưỡi nhạt, mạch tế],can
huyết ứ [ hiệnb tượng xuât huyết kèm chứng;sườn đau như đâm ,dưới sườn có khối
dầy] .can không tàng huyết suất hiện triệu chứng ,buồn nôn ,khó ngủ
-Can chủ gân[cân:bao quanh cơ khớp các dây chằng dây thần kinh ngoại biên,]can
huyết tốt các cân mạch vận động tốt .can huyết kém xuất hiện co duỗi khó khăn,các hệ
thống dây chằng sa giãn,đi lại khó khăn teo nhẽo cơ ,trẻ em chậm biết đi hoăc không đi
được đau các khớp khuỷu, chân tay run.Nếu sốt cao huyết dịch không nuôi dưỡng
được gây co giật.
-Can tàng hồn ,chủ nộ ,chủ mưu lự:[ giận giũ,cáu gắt,liên quan chủ sơ tiết,hay nghĩ, lo
xa,nghĩ vớ vẩn ,hay mất ngủ.ngur hay mê,dễ kinh sợ ,ngủ không yên giấc.biểu hiện
bệnh lý của can không tàng được hồn.]
-can khai khiếu ra mắt :khi can tốt thị lực tốt,khi can kém mắt mờ,nhìn kém.mắt khô
thâm quầng là can huyết bất túc,mắt đỏ là can hỏa thịnh.Mắt vàng can nhiệt , măt trắng
giã là can huyết hư
-trong can chứa tướng hỏa;hỏa nghịch lên thì đầy chướng,mặt nóng,mắt đỏ,miệng khô
đắng
-can thôngg với phong khí :can dương cang lên ,nhiệt nhiều.Huyết hư sinh phon;nhiệt
nhiều chân tay tê,. Co giật ,lưỡi run
Một số bệnh của can:can phong nội động [ngã đột ngột,hôn mê bất tỉnh,bán thân bất
toại miệng mắt méo xệch ,các chứng động kinh],can hỏa thượng viêm [đầu đau căng
thẳng,mặt đỏ mắt đỏ miệng đắng lưỡi hồng hay chảy máu cam],can khí uất kết :[hai
bên sườn đau tức đau lồng ngực,đau bụng,phụ nữ kinh nguyệt không đều,viêm gan
mạn tính],can đởm thấp nhiệt: [da vangf tiểu tiện vàng,sườn đau căng,phụ nữ khí hư
bạch đới]...
.
Câu 15: TẠNG TỲ
CÂU 16: nêu tên các loại khí trong cơ thể người, vị trí/ vai trò:
 Khái niệm về khí

Có ba chữ khí: một chữ khí có nghĩa là bỏ đi, lìa xa, quên đi, một chữ khí ám chỉ công
cụ, đồ dùng và một chữ khí thể hiện cả sinh thái của sự sống và vật chất. Chúng ta chỉ
đề cập, nghiên cứu chữ khí này thôi. Chỉ một chữ khí này mà biết bao nhiêu hợp từ có
nó. Chữ Hán được tạo thành mang tính chất tượng nghĩa, tượng thanh, tượng hình…
và trong nguyên tắc cấu trúc những chữđồng âm mà khác về ý nghĩa, khác về bản chất
thì chữ viết khác nhau. Vậy mà biết bao nhiêu hợp từ có chữ khí. Chữ khí này có bộ
mễ, thể hiện một ý nghĩa là có sự sống và có sự sống là có nó. Chúng ta đi vào nghiên
cứu ba loại khí:

– Không khí.

– Thần khí.

– Dinh khí.

(Không khí, thần khí, dinh khí về ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, nhưng có chung bản
chất nên có chung một chữ viết).

2.1. Không khí: Là khí trời, con người ta sống trong khí trời như cá sống trong nước.
Không khí gồm có khí ôxy, nitơ, hydrô, cácbon…

2.2. Thần khí: Có dũng khí, hào khí, sầu khí… Đó là cái khí thể hiện từ trong thần
phách, tâm hồn, tinh
lực con người. Ví như:

– Dũng khí là cái khí tạo nên sự dũng cảm và từ hành động dũng cảm nó toát ra cái khí
mà gọi là dũng khí. Trong thần khí còn có chính khí. Ý nghĩa chính khí này khác với
chính khí trong điều trị (chính khí hư). Tại các bàn thờ của người Hoa kiều, người ta có
thờ Quan Vân Trường mà phía chính diện có chữ “chính khí” có ý là họ tôn sùng Quan
Vân Trường mọi tư duy, hành động đều chính đáng và tư duy hành
động đó luôn toát ra chính khí. Còn sinh khí hợp từ này không có nghĩa là khí sống mà
sinh khí là bực tức, uất ức, cáu giận. Cái khí này là một trong tứ độ tường cùng với tửu,
sắc, tài. Người xưa coi: Tửu, sắc, tài, khí (rượu, gái, tiền bạc, khí) là 4 bức tường kìm
hãm chí tiến thủcủa con người, cái khí đó cũng thuộc về thần khí.

2.3. Dinh khí: Là thành phần trong dinh dưỡng, một thành phần cấu tạo của cơ thể, là
chất cơ bản duy trì sự sống của con người có tác dụng thúc đẩy huyết và các công
năng tạng phủ, kinh lạc hoạt động. Trong dinh khí có nguyên khí.

Nguyên khí còn gọi là chân khí, khí của chân nguyên, do tiên thiên sinh ra được tàng
trữ ở thận.

– Vinh khí: Trong đồ ăn thức uống của con người, chỉ có 5 oại gọi là “ngũ vị”: tân, toan,
cam, hàm, khổ (tân là vị cay, toan là vị chua, cam là vị ngọt, hàm là vị mặn, khổ là vị
đắng). Năm vị này sau khi nhập vị (đưa vào bao tử) thì được hỗ trợ do sự vận hóa thủy
cốc của tỳ và được nguyên khí từ thận đưa lên xúc tác, ngũ vị đã được hóa thành ngũ
khí. Đó là chiêm, tinh, hương, tiêu, hủ (chiêm là mùi của cầm thú chết, tinh là mùi tanh,
hương là mùi thơm, tiêu là mùi khét, hủ là mùi mục nát).

Ngũ khí này còn gọi là khí tỳ vị. Ngũ khí được đưa lên thủ thái âm phế rồi từ đó phân
bổ tới các ngũ tạng lục phủ củng cố huyết và nuôi dưỡng cơ thể. Phần khí này được
vào mạch thành một bộ phận của
huyết dịch gọi là vinh khí.
– Tông khí: Tông khí là khí trời hợp với khí của tì vị mà thành, sự vận hành của khí
huyết. Sự hô hấp hơi thở tiếng nói và mọi hoạt động đều quan hệ mật thiết đến tông
khí.

– Vệ khí: Vệ khí bắt nguồn từ tiên thiên do dương khí của thận sinh ra, được bổ sung
không ngừng bằng khí Tỳ vị, hoạt động được là do sự tuyên phát của phế. Vệ khí đi
ngoài mạch phân bố toàn thân trong thì làm ấm nội tạng, ngoài thì thấm nhuận da lông,
đóng mở tuyến mồ hôi, bảo vệ cơ thể chống ngoại tà xâm nhập.

Vậy chúng ta có thể đi đến kết luận rằng: Khí là một dạng hợp chất chưa hữu hình
trong thành phần cơ cấu không gian và cơ thể con người ta cũng như trong mọi sinh
thái của vũ trụ, do sự vận hóa khác nhau mà tạo thành các loại khí khác nhau và mang
tính chất khác nhau.

Câu 17: Các nội dung của Vọng chẩn


Vọng chẩn
Phương pháp đầu tiên trong Tứ chẩn được sử dụng nhiều nhất chính là quan sát thần
sắc, hình thái, môi, lưỡi của người bệnh. 
2.1.1. Quan sát sắc thần 

 Thần tốt (còn thần): tỉnh táo, mắt hoạt sáng, tiếp xúc tốt, chính khí còn tốt, tiên
lượng chữa bệnh tốt.
 Thần yếu (không còn thần): vẻ mặt u uất, mắt lờ đờ, tiếp xúc chậm chạp, chính
khí đã suy, tiên lượng chữa bệnh kẽm
 Lạc thần: ánh mắt trầm uất, hoặc sáng một cách bất thường, cười nói không ăn
nhập, luyện 
 Hiện tượng giả thần: bệnh đang rất nặng đột nhiên người bệnh tỉnh táo, ánh mắt
sáng minh mẫn. Đây là dấu hiệu nguy kịch, chính khi sắp thoát. Đây chính là
hiện tượng “hồi quang phản chiếu” được Y học cổ truyền nhắc tới. 

Thần thái sắc mặt sẽ phản ánh rõ về sự tổn thương của lục tạng
2.1.2. Quan sát sắc da

 Sắc sáng tươi mới mắc, tối sẫm là lâu ngày


 Sắc xanh: là khí huyết ứ trệ biểu hiện hàn và đau bệnh thuộc can
 Sắc đỏ: là hỏa nhiệt bệnh thuộc tâm
 Sắc vàng: là đàm thấp, bệnh thuộc tỳ
 Sắc trắng: là hư hàn, bệnh thuộc phế
 Sắc đen: là dương khí suy yếu hoặc ứ huyết bệnh thuộc thận

2.1.3. Quan sát lưỡi

Đầu tiên chính là quan sát rêu lưỡi để chẩn đoán bệnh trong đó thì rêu lưỡi chính là
chất bám trên bề mặt của lưỡi: 

 Rêu lưỡi trắng mỏng: chứng biểu hàn


 Rêu lưỡi vàng: chứng lỵ nhiệt
 Rêu lưỡi sạm đen: bệnh nặng
 Rêu lưỡi dày: bệnh đã vào trong (phần lý)
 Rêu lưỡi khô do nhiệt cao, âm hư gây mất, giảm tân dịch
 Rêu lưỡi dính nhầy: do thấp ứ trệ

Ngoài ra, khi kiểm tra chất lưỡi (hình dạng, tổ chức cơ và niêm mạc của lưỡi) thì cũng
có thể chẩn đoán được bệnh như sau: 

 Chất lưỡi nhạt: bệnh hư hàn, khí huyết hư


 Chất lưỡi đỏ: chứng nhiệt
 Chất lưỡi xanh tím: nếu khô là cực nhiệt, nếu ướt là cực hàn hoặc tuyết ứ

2.1.4. Quan sát hình thể

 Xem hình dáng, tư thế, cử động


 Mắt lòng trắng đỏ bệnh ở tâm, vàng bệnh ở tỳ, đen bệnh ở thận, ..
 Môi đỏ hồng khô là nhiệt, trắng nhợt là huyết hư, xanh tím là huyết ứ, lở loét là
do vị nhiệt, hồng tươi là âm hư hỏa vượng, ...
 Sắc mũi đỏ là do phế nhiệt...

 Câu 18: Các nội dung của Vấn chẩn
Hỏi về hàn nhiệt

Thông qua tình trạng thân nhiệt của người bệnh, các thầy thuốc cũng sẽ đưa ra được
những phán đoán bệnh như sau: 
Để làm rõ hơn về bệnh trạng của người bệnh khi tới thăm khám thì vấn đề có đổ
mồ hôi hay không cũng được các thầy thuốc quan tâm: 2.3.2. Hỏi về mồ hôi

 Phát sốt không ra mồ hôi là chứng biểu thực, ra mồ hôi là chứng biểu hư 
 Tự ra mồ hôi không phải do thời tiết nóng hoặc lao động, người thấy lạnh:
dương hư, khí 
 Ra mồ hôi khi ngủ ban đêm gọi là chứng ra mồ hôi trộm (đạo hãn): âm hư

2.3.3. Hỏi về đau

Đối với những bệnh nhân có triệu chứng đau thì các thầy thuốc sẽ hỏi rõ hơn về tình
trạng cơn đau để đưa ra chẩn đoán rõ ràng hơn. 
2.3.4.Hỏi về ăn uống

Ngoài ra, một số thầy thuốc cũng sẽ dựa vào tình trạng ăn uống của người bệnh để cho
kết quả chẩn đoán rõ ràng
Đối với những người bệnh có sắc mặt nhợt nhạt, mắt thâm quầng thì các thầy
thuốc sẽ hỏi thêm về giấc ngủ của người bệnh: 
2.3.5. Hỏi về ngủ

 Mất ngủ kém hồi hộp hay mê sợ hãi: tâm huyết không đầy đủ
 Trằn trọc khó ngủ âm hư hỏa vượng
 Mất ngủ kèm miệng đắng, hôi, hồi hộp, vật vã do đàm hỏa nhiễu tâm

2.3.6. Hỏi về đại tiện

 Táo bón: Bệnh mới ở người khỏe là do thực nhiệt bệnh lâu ngày ở người già,
người yếu là do âm hư, huyết hư, khí hư.
 Đi lỏng: 

+ Phân khẳn thối là: tích trệ, lý nhiệt


+ Phân lỏng ít thối: tỳ vị hư hàn
+ Thường đi phân lỏng và buổi sáng sớm: thận dương hư
+ Phân trước rắn sau lỏng: tỳ vị hư nhược
+ Đại tiện nhiều lần kèm máu, mũi, đau mót rặn: thấp nhiệt đại trường
2.3.7. Hỏi về tiểu tiện

Thầy thuốc sẽ hỏi về màu sắc, số lượng, số lần đi tiểu


 Nước tiểu ít, nóng, màu đậm: thực nhiệt
 Nước tiểu trong, nhiều: hư hàn 
 Đái rắt, đái buốt, đi tiểu luôn, nước tiểu đậm: thấp nhiệt bàng quang
 Đái luôn, mót đái, đái đêm nhiều, đái không tự chủ, đái dầm là do thận khí hư

2.3.8. Hỏi về kinh nguyệt 

Cần hỏi về chu kỳ, màu sắc, thời gian, lượng kinh, tính chất trong kỳ kinh để phán đoán
được chính xác bệnh mà người bệnh nữ đang gặp phải

 Kinh sớm trước kỳ, màu đỏ tươi, lượng nhiều: huyết nhiệt
 Kinh muộn sau kỳ, máu thẫm có cục, kèm đau trước kinh do hàn hay do huyết ứ
Kinh muộn lượng ít, màu nhạt là do huyết hư
 Khí hư màu trắng, lượng nhiều là do tỳ thận hàn thấp
 Khí hư nhiều, vàng dính hôi là do thấp nhiệt\

 Câu 19: So sánh mối tương quan giữa Thiệt chẩn và Mạch chẩn

Câu 20: Nêu nội dung Hãn pháp:
. HÃN PHÁP
1. Định nghĩa
Hãn pháp là dùng thuốc cho ra mồ hôi tạo thành bài thuốc để đưa tà khí ra ngoài: chỉ
dùng thuốc khi bệnh còn ở biểu không cho truyền bệnh vào trong (lý).
2. Ứng dụng lâm sàng
a. Ngoại cảm phong hàn

 Cảm mạo phong hàn: sợ rét, ít nóng, miệng khô khát, rêu trắng mạch phù, dùng
thuốc: Tân ôn giải biểu như Quế chi thang.
 Các bệnh đau dây thần kinh ngoại biên, co cứng các cơ do lạnh như đau vai
gáy, đau lưng.
 Dị ứng nổi bạn do lạnh, viêm mũi dị ứng.

b. Ngoại cảm phong nhiệt

 Cảm mạo có sốt giai đoạn đầu, viêm long của các bệnh viêm nhiễm: triệu chứng
sốt nhiều, sợ lạnh, ít khát, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác, dùng bài thuốc Tân
lương giải biểu.
 Viêm màng tiếp hợp cấp theo mùa.

c. Ngoại cảm phong thấp

 Viêm khớp dạng thấp đau dây thần kinh ngoại biên. Dùng thuốc phát hãn phong
thấp.

d. Bệnh phong thuỷ

 Viêm cầu thận cấp dị ứng do lạnh có hiện tượng phù, muốn khoác áo kèm sốt
sợ lạnh, suyễn, viêm họng, dùng bài Việt tỳ thang.

e. Bệnh sởi

 Lúc chưa mọc ban thường dùng Bạc hà Kinh giới để thúc ban.

3. Chú ý

 Không dùng phép hãn khi ỉa chảy nôn mất nước, khi bệnh xuất hiện ở biểu và lý
cùng một lúc

 Câu 21: Nêu nội dung Thanh pháp
THANH PHÁP
1. Định nghĩa
Là phương pháp dùng các thuốc mát, lạnh để tạo thành bài thuốc để chữa chứng bệnh
gây ra nhiệt hoặc cơ thể ở tình trạng dị ứng nhiễm trùng.
2. Ứng dụng lâm sàng
a. Thanh nhiệt tả hoả

 Sốt cao gây mất tân dịch,


 Chứng dương minh kinh chứng

b. Thanh nhiệt lương huyết

 Tình trạng dị ứng nhiễm trùng


 Ôn bệnh thuộc phần dinh, phần huyết:….

c. Thanh nhiệt giải độc

 Mụn nhọt,…
 Bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng…

d. Thanh nhiệt trừ thấp

 Chữa chứng bệnh gây ra do thấp nhiệt như nhiễm trùng tiết niệu nhiễm trùng
tiêu hoá, các bệnh ngoài ra bội nhiễm.

e. Thanh nhiệt giải thử


Chú ý
Dùng thận trọng các trường hợp suy nhược cơ thể, ỉa chảy kéo dài do tỳ hư, ăn kém
thiếu máu


 Câu 22: Nêu nội dung Hạ pháp
HẠ PHÁP
1. Định nghĩa
Là phương pháp dùng các bài thuốc tẩy và nhuận tràng để đưa các chất ứ đọng trong
cơ thể ra ngoài bằng đường đại tiện. Ngoài ra còn để chưa chứng nhiệt kết, gây mất
nước, táo bón, trong giai đoạn toàn phát của bệnh truyền nhiễm.
2. Ứng dụng lâm sàng

 Chứng táo bón do các nguyên khác nhau: mất nước, huyết hư, khí hư.
 Chứng dương minh phủ chứng (hội chứng lục kinh): Nóng từng cơn, nói sảng,
bụng đầy trướng, cự án, đại tiện táo, lưỡi khô, rêu lưỡi vàng, mạch trầm nhược.

Tùy mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh có thể dùng một trong 3 bài: Đại thừa
khí thang, Tiểu thừa khí thang, Điều vị thừa khí thang:

 Chứng phù thũng, ứ nước màng phổi màng tim chỉ dùng cho bệnh nhân có sức
khoẻ tốt.
 Chứng hoàng đản nhiễm trùng ứ mật.
 Chứng mụn nhọt kéo dài kèm theo táo bón.
 Chứng huyết ứ đại trường.
 Chứng đàm ẩm ở tỳ vị gây trướng bụng, mạch hữu lực.

Chú ý

 Khi dùng thuốc phải chú ý tính chất hàn nhiệt của bệnh:
o Thuốc hàn hạ:
o Thuốc nhiệt hạ:
 Phải căn cứ vào thể chất hư hay thực của người bệnh mà dùng thuốc mạnh yếu
khác nhau:
o Tuấn hạ (loại tẩy):
o Nhuận hạ:
 Không được dùng trong những trường hợp:
o Bệnh thuộc biểu, bán biểu bán lý mà không có chứng táo bón kết hợp.
o Bệnh thuộc chứng dương minh kinh chứng (không có táo bón)
o Người già yếu, phụ nữ sau đẻ, thể trạng hư chứng không dùng được các
loại thuốc tẩy
o Phụ nữ đang có thai

You might also like