You are on page 1of 256

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

KHOA Y HỌC CỔ TRUYỂN


GS. TRẤN THUÝ - PGS. TS. NGUYỄN NHƯỢC KIM

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
GS. TRẦN THUÝ
PGS. TS. NGUYỄN NHƯỢC KIM

ÔN BỆNH ■

NHÀ XU Ấ T BẢN Y HỌC


HÀ NỘI - 2005
LỜI NÓI ĐẦU

Chúng tôi biên soạn phần Ôn bệnh - là phần nằm trong chương
trình giản g dậy cho các sinh viên và học viên của các bậc học sau đại
học của chuyên ngành Y học cô truyền, nhằm giúp người đọc tham
kh ảo thêm những Y văn kinh điển về những chứng bệnh thường gặp
đặc biệt trong các bệnh ngoại cảm có sốt và những bệnh truyền nhiễm
của y học cô truyền.
Cơ sở biên soạn chủ yếu của chúng tôi dựa trên cuốn Ôn bệnh của
Diệp Thiên S ĩ (1667 - 1746) cuối đời nhà Thanh - Trung Quốc và Ôn
dịch luận của Ngô Hựu K hả (1587 - 1657) cuối đời Minh - đầu đời
Thanh Trung Quốc, cùng với các tác giả Việt Nam như Ôn bệnh biệt
nam của Nguyễn Gia Phan (1814) và một s ố tác giả khác ...
Chúng tôi biên soạn cuốn "Ôn bệnh" là nằm trong chương trình
nghiên cứu k ế thừa vốn qu í của Y học c ổ truyền phương Đông - của Bộ
Y tế. Kiến thức của người xưa rất rộng, ngôn từ nhiều nghĩa nên biên
soạn những sách kinh điển là vấn đ ề khó khăn. Do vậy trong quá trình
biên soạn, khó tránh khỏi sai sót rất mong được sự đóng góp của các
đồng nghiệp, đ ể hy vọng những lần biên soạn sau được hoàn chỉnh hơn.

Các tác giả

3
KHÁI NIỆM

1 - ĐỊNH NGHĨA

Ôn bệnh là các bệnh cảm phải ôn tà. Ôn bệnh nằm trong phạm trù của bệnh
ngoại cảm, bệnh có tính chất nhiệt như: Nóng, khát, miệng khô, mồ hôi ra nhiều
họng háo, tâm phiền, đại tiện táo, xuất huyết, điên cuồng, mê sảng, co giật, mạch
sác v.vễ.ế
2ể ỒN BỆNH VÀ ÔN DỊCH

Ôn bệnh là bệnh lẻ tẻ từng người, ôn dịch là bệnh hàng loạt người bị, Chu
Dương Tuấn nói: Một ngưòi bị bệnh gọi là ôn, một địa phương nhiều người bị bệnh
giống nhau gọi là dịch.
3 ể PHÂN LOẠI
Ồn bệnh là do ôn tà gây nên nhưng mỗi ôn tà gặp các thời tiết (quý tiết)
khác nhau phát sinh ra bệnh khác nhau. Cho nên dựa vào thòi tiết khác nhau mà
chia ra các bệnh sau:

3.1. PHONG ÔN (PHONG ÔN BỆNH ĐỘC).


Bệnh xuất hiện cuối đông (đông mạt) và đầu xuân (xuân sơ)
Khí hậu có nhiều gió (phong) và ấm (ôn) kết hợp gây bệnh.
3.2. XUÂN ỒN (XUÂN ÔN BỆNH ĐỘC).
Bệnh xuất hiện.giữa mùa xuân
3.3. THỬ ÔN (THỬ ÔN BỆNH ĐỘC).
Bệnh xuất hiện mùa hạ vì mùa hạ có nắng nhiều (thử).
3.4. THẤP ÔN (THẤP ÔN BỆNH ĐỘC).
Bệnh xuất hiện ở trưởng hạ (cuối hạ) vì cuối hạ có mưa nhiều (thấp).
3.5. THU TÁO
Bệnh xuất hiện ở mùa thu vì mùa thu khí hậu khô hanh.
3.6. PHỤC THỬ.
Bệnh xuất hiện bệnh ở mùa thu và mùa đông.
3.7. ĐÔNG ÔN.
Bệnh xuất hiện mùa đông, mùa đông thường là khí hậu lạnh nhưng lại nóng
(ôn) gọi là trái tiết.
3.8. ÔN ĐỘC.

Bệnh xuất hiện ở hai mùa đông xuân, xuất hiện những chứng cục bộ sưng
nóng đỏ đau, nặng thì vỡ lở loét.

5
PHẦN I

CHẨN TRỊ ÔN BỆNH


■ ■

Chương I

BỆNH PHONG ÔN

I. ĐẠI CƯƠNG

Phong ôn là bệnh ôn nhiệt phát ở hai mùa Đông - Xuân, do cảm phải độc tà
phong nhiệt mà gây ra, cho nên gọi là phong ôn. Đặc trưng của nó là khí mới phát
bệnh có những chứng về phế như phát sô't, hơi sợ gió, lạnh, miệng hơi khát.
Nguyên nhân do cảm phải độc tà phong nhiệt của mùa xuân hoặc mùa đông
mà gây nên vì mùa xuân khí phong mộc hành bệnh, dương khí bốc lên, khí hậu
ấm áp nhiều gió, ngưòi nào bẩm thụ kém, tấu lý sơ hở, hoặc vì làm việc, nghỉ ngơi
không điều độ dầu dãi trước phong nhiệt sẽ cảm thụ độc tà, mà sinh bệnh. Diệp
Thiên Sĩ nói: "Chứng phong ôn là mùa xuân của phái phong tà, phong khí đã ấm
(ôn)" tức là chỉ về bệnh này. Nếu đang mùa đông mà khí hậu trái thường, đáng lý
rét lại ấm, người nào chính khí kém có thể cảm phải độc tà phong nhiệt mà phát
ra bệnh này. Do bệnh này phát sinh ở mùa đông, cho nên gọi tên là đông ôn. Vì
thế Ngô Khô An nói "Phàm tròi lạnh ấm, gió ấm ấm quá, cảm phải khí đó tức là tà
của phong ôn". Đấy cũng đã nói rõ nguyên nhân gây bệnh của phong ôn là ỏ trong
điều kiện "gió ấm ấm quá" mà hình thành.
Bệnh này lúc mới phát lấy tà ở phế trung tâm bệnh. Vì độc tà ôn nhiệt phần
nhiều cảm vào từ thượng bán thân trước vị trí của phế rất cao, tà tất làm tổn
thương trước. Bởi vì phế hợp với bì mao, vệ khí thông với phế, vì sao lại là nơi vệ
khí phân bô", cho nên độc tà vào phế tất nhiên vệ khí là chỗ xung yếu trước hết,
mà xuất hiện ra chứng hậu về phế vệ khí là phát sốt sợ gió, ho, hơi khát nước.
Nếu tà ở phế và không giải được xu hướng phát triển của nó sẽ dẫn đến hai tình
huống: một là thuận truyền xuống tâm vị; hai là nghịch truyền sang tâm bào.
Diệp Thiên Sĩ nói: "Ôn tà cảm thụ ở trên đầu tiên phạm vào phế, nghịch truyền
sang tâm bào "không chỉ rõ bệnh biến của bệnh phong ôn khí mới phát mà còn
vạch ra qui luật diễn biến của nó nữa. Phàm nhiệt là thuận truyền xuống vị phần
nhiều hiện rõ dấu hiệu Dương minh nhiệt thịnh, nếu nhiệt tà ở dương minh
không được thanh giải kịp thời, thường dễ vào sâu đến hạ tiêu, làm tổn hại phần
âm của can thận mà thành chứng hậu thực tà ít hư nhiều, ôn tà nghịch truyền
sang tâm bào, thì tất thấy những chứng hậu về thần chí như mê man nói sảng.
Ngoài ra trong quá trình diễn biến dễ biến, dễ phát ra chứng sởi, và xuất hiện

7
những chứng kinh quyết động phong đàm nóng, suyễn cấp, đó cũng là một trong
những đặc điểm của bệnh này.
Chữa bệnh phong ôn, khi mới phát hiện tà còn ở phế vệ nên dùng phép "tân
lương tuyên giải" để đuổi tà ra ngoài, nếu tà truyền vào phần khí thì nên dùng
phép " tân hàn thanh nhiệt", hoặc "khổ hàn công hạ", nếu là hãm vào tâm bào thì
tất phải "thanh tâm khai khiếu". Diệp Thiên Sĩ đã nói ở trong "Tam thời phục khí
ngoại cảm thiên" rằng: “Chứng này lúc đầu phát sốt, ho trước dùng thuốc thanh
lương để làm dịu mát thượng tiêu,... nếu sắc xanh, nhiệt thắng, phiền khát dùng
Thạch cao. Trúc diệp tân hàn thanh tán, chứng sởi cũng nên chữa theo cách này”,
nếu sô" ngày nhiều dần, tà không giải được thì bài Cầm Liên hương cách cũng nên
sử dụng đến khí nhiệt tà nghịch truyền vào Đản trung, hôn mê mắt mờ, mũi
không chảy nước, các khiếu muôn bế tắc, thế bệnh nguy cấp, tất phải dùng Chí
bảo đan hoặc Ngưu hoàng thanh tâm hoàn. Còn dư nhiệt sau khi bệnh đã bớt chỉ
nên dùng thuốc Cam làm thanh dưỡng vị âm là đủ . v ề cách chữa từng giai đoạn
trong quá trình phát triển của bệnh này trình bày cụ thể sau:

II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ


• • •

2 .1 . T à x â m v à o p h ế vệ

2.1.1. P h o n g ôn lư u ở biểu
a. Chứng hậu: Phát sốt, hơi sợ gió lạnh, không mồ hôi hoặc ít mồ hôi, nhức
đầu, ho, hơi khát nước, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù sác.
b. Cơ c h ế bệnh: Bệnh phong ôn mới phát, tà xâm nhập vào phần biểu, vệ khí
bị uất, mất chức năng mở đóng, cho nên thấy những chứng phát sốt, hơi sợ gió
lạnh, không mồ hôi hoặc ít mồ hôi, đầu nhức, rêu lưỡi mỏng trắng. Vệ khí thông
với phế, vệ khí uất trở, thì phế không tuyên thông, cho nên ho. Tính chất của tà
phong ôn thuộc nhiệt, lúc mới phát bệnh tà còn ở phần vệ, cho nên mạch phần
nhiều phù sác. Tà phong ôn hoá nhiệt rất nhanh, để hao tôn tân dịch, cho nên mới
mắc bệnh thì cảm thấy hơi khát nước, nhưng so với chứng khát nhiều uống luôn
của chứng lý nhiệt quá thịnh thì khác nhau. Những chứng phát sốt, hơi sợ gió
lạnh không mồ hôi hoặc ít mồ hôi, nhức đầu, ho, rêu lưỡi mỏng trắng của chứng
này, hơi tương tự với chứng ngoại cảm phong hàn, nhưng phong hàn ỏ phần biểu,
phát sốt nhẹ hơn mà sợ gió lạnh lại nặng hơn và lại không khát nước, mạch phần
nhiều phù hoãn hoặc phù khẩn còn phong ôn ở phần biểu thì phát sốt nặng hơn,
sỢ gió lạnh nhẹ hơn, hơi khát nước, mạch phần nhiều phù sác, cho nên biện chứng
của hai bệnh này được phân biệt rõ ràng.
c. P háp chữa: Phàm khí tà còn ở ngoài cơ biểu thì tất cả cách chữa đều nên
dùng thuốc tân tán để khu trừ ngoại tà. Chứng này đã thuộc tà lưu ở vệ biểu tất
nhiên phải dùng thuốc tân ôn thích hợp với chứng phong hàn ở phần biểu, chứng
này là phong nhiệt lưu ở phần biểu tất nhiên phải dùng thuốc tân lương. Thiên
Chí Chân yếu đại luận sách "Tô" vấn" nói: "Phong khí lan tràn ở trong, chữa bằng
thuốc tân lương là bằng thuốc khổ cam, dùng thuốc ngọt để làm hoà hoãn" cũng
tức là ý này. Nếu dùng nhầm thuốc tân ôn thì biểu tà chưa chắc đã giải được, mà

8
nhiệt tà lại tăng thêm. Chứng này dùng Ngân kiều tán, tức là có ý dùng tân đế
giải biểu, lương để thắng nhiệt.
d. B ài thuốc: Ngân kiều tán (ôn bệnh điều biện).
Liên kiều 40g Đạm đầu sị 20g
Bạc hà 24g Cát cánh 24g
Kinh giới tuệ 16g Cam thảo 20g
Ngân hoa 40g Ngưu bàng tử 24g
Trúc diệp 16g
Các vị trên tán nhỏ mỗi lần uống 6 đồng cân sắc với Rễ lau tươi khi thấy hơi
thơm bốc lên thì rót ra uống, chớ nên sắc quá mức, thuốc chữa phế cần lấy trong
nhẹ, sắc quá mức thì vị đậm mà dẫn vào trung tiêu. Bệnh nặng 2 giò uô"ng 1 lần,
ngày uống 3 lần, đêm uống 1 lần; bệnh nhẹ thì 3 giò uống 1 lần, ngày uống 3 lần,
đêm uống 1 lần. Bệnh chưa khỏi thì nên uống thêm thang nữa.
Ngô Cúc Thông nói: "Chữa ở thượng tiêu thì cần như lông, không nhẹ thì
không cất lên được". Cho nên bài này lấy thuốc nhẹ trong tuyên đạt để tuyên
thông tà ở phế vệ. Trong bài có Kinh giới tuệ, Đậu sị, Bạc hà, giải biểu phát hãn,
đuổi tà ra ngoài, Ngưu bàng, Cam thảo, Cát cánh, nhẹ nhàng tuyên thông phế khí
để trừ ho, Liên kiều, Ngân hoa, Trúc diệp thanh nhiệt làm chủ, mà hơi kiêm
thuốc tân ôn, cho nên Ngô Cúc Thông gọi nó là Tân lương bình tễ", dùng vào
chứng phong nhiệt lưu ở phần biểu mà sợ lạnh không mồ hôi là rất thích hợp. Nếu
sỢ lạnh rồi thì Kinh giới. Đậu sị cũng không nên dùng nữa. Nếu bệnh nhân không
tiện dùng thuốc tán mà rút bớt đi, thời gian sắc thuốc cũng không nên lâu quá.
Sau bài có chép cách tuỳ chứng gia giảm nên tham khảo.
Kiêm có uế trọc ngăn trở ở phần khí, mà tức ngực thì gia them Hoắc hương,
Uất kim để lấy thơm tho trừ uế, thông lợi khí cơ.
Vì ôn nhiệt đốt tân dịch mà khát nước nhiều, thì gia thêm Thiên hoa phấn
để sinh tân thanh nhiệt.
Kiêm ôn tà ghé độc mà cổ sưng họng đau, thì gia Ngưu bàng tử, Huyền sâm
để giải độc tiêu thũng.
Vì phế khí không giáng xuống ho nhiều khá nặng, nên gia Hạnh nhân để
tuyên lợi phế khí.
Vì nhiệt thương tổn dương lạc mà nạo huyết nên bỏ Kinh giới, Đậu sị là
thuốc tân ôn hay sợ nhiệt, gia những vị Bạch mao căn, Trắc bá đốt thành than,
Chi tử đốt thành than để làm mát phần dinh, cầm máu.
Nếu nhiệt dẫn vào lý mà hại tới phần dinh, thì gia Sinh địa nhỏ củ, Mạch
đông để thanh nhiệt tư dưỡng phần dinh.
Nếu nhiệt làm hao tổn tân dịch mà tiểu tiện ngắn, nên gia Tri mẫu, Hoàng cầm,
Chi tử khổ hàn và Mạch đông, Sinh địa là thuốc cam hàn để thanh nhiệt dưỡng âm.
2.1.2. P h o n g tà xâ m p h a m vào p h ê

a. Chứng hậu : Chỉ ho, mình không nóng lắm, hơi khát nước.

9
b. Cơ chê bệnh: Chứng này là chứng hậu phong ôn xâm phạm vào phế, cảm
phải tà khí nhẹ hơn, cũng là chứng thấy của bệnh phong ôn mới bắt đầu" Vì bệnh
thể nhẹ hơn, trọng tâm của cơ chế bệnh là ở phế, phế khí không tuyên thông được
cho nên biện chứng lấy ho làm chủ yếu. Còn các chứng khác như phát sốt, khát
nước đều nhẹ hơn.
c. P háp chữa: Thể của chứng này nhẹ hơn, cho nên chữa nó nên tân lương
thấu biểu. Dùng bài Tang cúc ẩm là rất thích hợp.
d. B ài thuốc: Tang cúc ẩm (ôn bệnh điều biện).
Hạnh nhân 8g Liên kiều 6g
Bạc hà 7g Tang diệp 8g
Cúc hoa 4g Cát cánh 8g
Cam thảo 8g Lô căn 8g
Bài này thuộc tân lương khinh tễ. Thuốíc dùng Tam diệp, Cúc hoa, Liên
kiều, Bạc hà, tân lương nhẹ thấu biểu để tiết phong nhiệt, Cát cánh, Cam thảo,
Hạnh nhân tuyên khai phế khí để chỉ ho, Lô căn để sinh tân, chỉ khát. Phương
này với Ngân kiều tán đều là phương tân lương, cho nên hai bài đều thích dùng
vói chứng phong nhiệt lưu ở phần biểu, nhưng trong Ngân kiều tán có Kinh giới,
Đậu sị hợp vào trong thuốc tân lương, cho nên gọi là tân lương bình tễ. v ả lại
lượng thuốc nhiều hơn, sức giải biểu mạnh hơn, Tang cúc ẩm phần nhiều là thuộc
tân lương, và lượng thuốc nhẹ hơn, cho nên gọi là tân lương khinh tễ, sức giải biểu
của phương này kém hơn Ngân kiều tán.
Sau bài có chép cách tuỳ chứng gia giảm nên tham khảo thêm.
Kiêm nhiệt vào phần khí mà hơi thở to như suyễn gia Thạch cao, Tri mẫu để
thanh nhiệt ở phần khí.
Kiêm nhiệt vào phần dinh mà lưỡi đỏ, về chiều sốt nhiều hơn, gia Tê giác,
Huyền sâm để thanh dinh tiết nhiệt.
Nêu nhiệt vào phần huyết, nên bỏ Bạc hà, Lô căn, gia Mạch đông, Sinh địa nhỏ
củ, Ngọc trúc, Đan bì. Vì nhiệt vào phần huyết, biểu tà đã nhẹ, cho nên không cần
dùng Bạc hà để thấu biểu, nhiệt vào phần huyết, phần nhiều không khát nước, cho
nên bỏ Lô căn là thuốc sinh tân chỉ khát, phần huyết có nhiệt, cho nên dùng những vị
Mạch đông, Sinh địa, Ngọc trúc, Đan bì để thanh nhiệt ở phần huyết.
Nếu phế nhiệt hơn, nên gia Hoàng cầm để thanh phế nhiệt.
Nếu nhiệt tổn thương tân dịch mà khát nước nên gia thêm Thiên hoa phấn
để thanh nhiệt sinh tân.
2 .2 . N h iệ t v à o p h ầ n k h í

2.2.1. N h iêt u ấ t ỏ lồ n g n g ự c.
a. Chứng hậu: Mình nóng, tâm phiền bứt rứt, nằm ngồi không yên, rêu lưỡi vàng.
b. Cơ c h ế bệnh: Đây là biểu chứng đã giải, nhiệt tà vào lý, quấy rối phần lý ở

10
lồng ngực, uất mà không thông, cho nên thấy chứng mình nóng, tâm phiền bứt
rứt, nằm ngồi không yên. Nhưng chứng này tà tuy truyền vào lý mà lý không
nóng lắm, chưa đến nỗi nhiệt thịnh tổn hại đến tân dịch, cho nên rêu lưỡi chỉ lộ ra
hơi vàng mà không có chứng lưỡi khô, miệng khát.
c. Phép chữa: Cần thanh tuyên thấu nhiệt, đưa tà ra ngoài, nên dùng Chi tử
sị thang rất là đúng chứng. Bài này dùng Chi tử thanh nhiệt, Đậu xị tuyên uất
đạt biểu, hợp lại để thanh tuyên nhiệt ở trong ngực. Nếu biểu tà chưa hết, nên gia
Bạc hà, Ngưu bàng tử để giải biểu thấu tà, tân dịch hao, miệng khát, nên gia
Thiên hoa phấn để sinh tân thanh nhiệt.
2.2.2. N hiệt tà làm b ế tắc p h ế khí.
a. Chứng hậu: Mình nóng, phiền khát, mồ hôi ra, ho suyễn, mạch sác, rêu
lưõi vàng.
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này là tà của phong ôn hoá nhiệt vào lý, nhiệt làm bế
tắc phế khí mà gây nên. Đã hoá nhiệt vào lý cho nên mình nóng mà không sợ
lạnh, rêu lưỡi cũng từ trắng chuyển thành vàng. Lý nhiệt bốc, tân dịch tổn hao,
cho nên mồ hôi ra mà khát nưốc cũng nhiều hơn. Tổng hợp các chứng trên mà xét
thì cơ chế bệnh là nhiệt làm bế tắc phế khí so với chứng phong ôn mới phát, là ở
phế vệ có phân biệt rõ ràng.
c. Phép chữa: Nhiệt tà làm bế tắc phế khí cần phải thanh tuyên nhiệt tà ở
trong phế, phế khí được tuyên giáng, cho nên cần dùng Ma hạnh thạch cam thang
để thanh tuyên phế nhiệt mà dẹp cơn suyễn.
d. B ài thuốc: Ma hạnh cam th ạch th an g (thương hàn luận)
Ma hoàng 12g Chích thảo 12g
Hạnh nhân 12g Thạch cao 16g
Phương này dùng Ma hoàng, Hạnh nhân tuyên thông phế khí, Thạch cao
thanh tiết nhiệt tà, Cam thảo điều hoà các thuốc. Hợp lại cùng thành công hiệu
thanh tuyên phế nhiệt. Ma hoàng tân ôn, vốn là thuốc phát hãn giải biểu, Thạch
cao tân hàn, chuyên thanh nhiệt ở phần khí của Dương minh nhưng hai thứ này
phối hợp với nhau thì tác dụng của Ma hoàng lại không ở phát hãn giải biểu, mà
chủ yếu là ở tuyên phế định suyễn, Thạch cao phối hợp với Ma hoàng thì không
phải thanh nhiệt ở Dương minh mà lại là tiết nhiệt tà ở trong phế. Vì thế phương
này tuy cũng thuộc loại thuốc tân lương tuyên thấu, nhưng tác dụng chủ yếu là
tuyên phế thấu nhiệt mà không phải giải biểu, so với những Ngân kiều tán, Tang
cúc ẩm, tân lương giải biểu là khác nhau.
2.2.3. Đ àm n h iêt n g ă n trởphếy p h ủ có n h iệt kết

a. Chứng hậu : Sốt cơn, đại tiện bí, thở dốc không yên, đòm bị ngưng trệ,
mạch hữu thốn thực đại.
b. Cơ c h ế bệnh '. Sốt cơn, đại tiện bí, là chứng có Dương minh phủ thực, nhiệt
uất ở phế, nung đốt tân dịch hoá đòm, phá mất chức năng túc giáng, khí ngược lên
thành suyễn, đàm nhiệt ngăn trở phế, do đó mạch hữu thôn thực đại. Phế với đai
trưòng là tương quan biểu lý với nhau, phế khí không giáng xuống thì phủ khí

11
cũng không dễ đi xuống vì phủ nhiệt kết không thông thì nhiệt tà ở trong phế
cũng ít cơ hội tiết ra ngoài, cho nên chứng này tà ỏ phế với đại trường là làm hậu
quả lẫn nhau.
c. Phép chữa-. Nên tuyên phế hoá đàm, tiết nhiệt công hạ. Và đàm nhiệt
ngăn trở phế, tự nhiên phải thanh hoá, phủ có nhiệt kết, lại cần nên công hạ.
Nếu không chiếu cố cả hai mặt, thì bệnh tà khó thanh trừ được, bài Tuyên
bạch thừa khí thang là bài thuốc đúng chứng.
d. B ài thuốc: Tuyên bạch thừ a kh í th an g (ôn bệnh điều biện)
Sinh thạch cao 7g Sinh đại hoàng 12g
Hạnh nhân phấn 8g Qua lâu bì 4g
Nước 5 chén, sắc lấy 2 chén, nước uống 1 chén, nếu chưa khỏi thì uống lần nữa.
Bài này lấy ý nghĩa của hai bài Bạch hổ, Thừa khí mà biến chế ra. Trong bài
dùng Thạch cao để thanh nhiệt cả nhiệt ở phế, vệ, Hạnh nhân, Qua lâu bì tuyên
giáng phế khí, hoá đàm định suyễn, Đại hoàng công hạ phủ thực. Cho nên bài này
là một bài thuốc thanh tuyên phế nhiệt, thông giáng phủ khí chữa chung cả trên
lẫn dưới.
2.2.4. Đ àm n h iêt kết h u n g (ở ngực)
a. Chứng hậu : Mặt đỏ, mình nóng, khát muốn uống nước lạnh, ngực bụng tức
đầy, ấn vào đau nhức, buồn nôn, đại tiện bí, rêu lưỡi vàng trơn, mạch hồng hoạt.
b. Cơ c h ế bện h: Mặt đỏ mình nóng, khát muôn uống nước lạnh, là nhiệt
thịnh ở lý, ngực bụng đầy tức ấn vào đau. Nhức là triệu chứng đàm nhiệt kết
hung, đó là mấu chốt để biện chứng của chứng này. Buồn nôn, đại tiện bí là đàm
nhiệt ngăn trở ỏ trong mà vị khí được đưa ngược lên, mất chức năng thông giáng.
Rêu lưỡi vàng trơn, mạch hồng hoạt, cũng là dấu hiệu đàm nhiệt ngăn trở ở trong.
Chứng này mặt đỏ, mình nóng, khát muốn uống nước lạnh, tựa như chứng Dương
minh nhiệt vô hình càng thịnh, nhưng rêu lưỡi vàng trơn mà không phải vàng
khô, và có cảm giác ngực bụng tức đầy, thì rõ rệt không phải hiện tượng Dương
minh kinh chứng. Trong đó đại tiện bí kết, tựa như chứng Dương minh phủ thực,
nhưng chứng phù thực, đại tiện bí kết, tất thấy sốt cơn hoặc bụng rắn đầy đau
nhức, nay đại tiện bí mình nóng mà bụng không rắn đau, vả lại rêu lưỡi cũng
không vàng dầy khô ráo, mạch cũng không trầm thực, thì biết không phải là
chứng phủ thực, đại tiện bí. Lại chính đàm nhiệt kết hung này với chứng đàm
nhiệt ngăn trở phế, vị trí bệnh tuy cũng ở thượng tiêu, mà cơ chế bệnh và chứng
thể hiện thì tuyệt đôi khác nhau.
Chứng đàm nhiệt ngăn trở phế tất ảnh hưởng đến sự tuyên giáng của phế khí,
cho nên ho suyễn, ho đờm là chứng tất yếu phải có, kết hung là đàm nhiệt kết ở ngực
bụng mà tà không ở phế, cho nên chứng này lấy ngực bụng đầy tức làm chủ yếu.
c. Phép chữ a: Chữa chứng này nên dùng Tiểu hãm hung gia chỉ thực thang
để thanh nhiệt hoá đàm khai kết. Vì đàm với nhiệt kết lại với nhau. Nếu không
thanh nhiệt tà không trừ, không hoá đàm thì đàm trọc không tiêu, lại cần phải có
thuổc khai kết, mới làm cho đàm nhiệt phân giải được.

12
d. B ài thuốc: Tiểu hãm hung gia Chỉ thực th an g (ôn bệnh điều biện).
Hoàng liên 12g Qua lâu 12g
Chỉ thực 8g Bán hạ 20g
Dùng nước 5 chén, sắc lấy 2 chén, chia uống 2 lần.
Bài này tức là Tiểu hãm hung thang ở trong. "Thương hàn luận" mà gia vị,
dùng Hoàng liên thanh nhiệt. Qua lâu hoá đàm, Bán hạ hoà vị, chỉ nôn, Chỉ thực
giáng khí khai kết, hợp lại cũng có đủ công hiệu thanh nhiệt hoá đàm khai kết.
Kinh nghiệm trên lâm sàng thấy được chứng ngực bụng tức đầy, nếu chỉ sử dụng
Tiểu hãm hung thang, thì hiệu quả thường thường không bằng gia Chỉ thực, lại
chứng này nôn lợm nhiều hơn thì nên gia vào ít nước Sinh khương.
2.2.5. N hiệt tắc trở ở lồng n g ự c , hơi kiềm p h ủ th ự c
a. Chứng h ậ u : Mình nóng không thôi, buồn phiền vật vã không yên, lồng
ngực nóng ran như đốt. Môi xám họng khô, khát nước, đại tiện bí, lưỡi khô, xung
quanh lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng hoặc trắng, mạch phù hoạt mà sác.
b. Cơ c h ế bệnh: Mình nóng không thôi mà không sợ lạnh, là vì tà đã vào lý, mà
lý nhiệt đã nhiều, buồn phiền vật vã không rêu lưỡi, lồng ngực nóng ran, môi xám
họng khô, giữa lưỡi khô, xung quanh lưỡi hồng, rêu lưỡi hoặc vàng hoặc trắng đều
là tà nhiệt ở thượng tiêu qúa thịnh. Đại tiện bí là chứng Dương minh phủ thực,
nhưng bụng lại không đầy rắn và đau, và mạch không trầm thực mà thấy phù hoạt
đới xác, thì có thể biết là phủ thực chưa nặng lắm. Chứng này với chứng dùng Chi
tử sị thang cùng là nhiệt ở thượng tiêu, nhưng thể bệnh có phân biệt nặng nhẹ, cơ
chế bệnh cũng có chỗ khác nhau. Chứng Chi tử sị thang chỉ nhiệt uất ở lồng ngực,
mà không kiêm phủ thực, chứng này là nhiệt ngăn trở ở lồng ngực, mà hơi kiêm
phủ thực. Và chứng này với chứng Tuyên bạch thừa khí thang đều là tà ở thượng
tiêu và trung tiêu, nhưng chứng Tuyên bạch thừa khí thang là đàm nhiệt ngăn trở
phế mà kiêm phủ thực, cho nên ở trung tiêu chứng phủ thực đại bí thì giông nhau,
mà chứng ở thượng tiêu thì rõ ràng là có khác nhau.
c. Phép chữa: Lồng ngực nóng dữ không nhanh thì không khỏi, trong ruột
phủ thực không hạ thì không trừ, cho nên chứng này phải dùng Lương cách tán
để thanh trên tiết dưới.
d. B à i thuốíc: Lương cách tá n (Cục phương)
Đại hoàng (tẩm rượu) 80g Mang tiêu 40 lạng
Cam thảo 24g Sơn chi tử (sao cháy) 32g
Bạc hà 28g Hoàng cầm (tẩm rượu sao) 40g
Liên kiều 40g
Tán nhỏ, mỗi lần uống 4,5 đồng cân đến 1 lạng, gia Trúc điệp 15 lá, nước
trong sắc, bỏ bã uống ấm, ngày 3 lần, đêm 2 lần, đi ngoài được là độ dừng thuốc.
Bài này dùng Liên kiều, Bạc hà, Trúc diệp, Sơn chi, Hoàng cầm để thanh
tiết nhiệt tà ở lồng ngực, Đại hoàng, Mang tiêu công hạ phủ thực mà thông đại
tiện bí. Làm cho nhiệt ở thượng tiêu theo ngoài mà tiết ra, thực ở trung tiêu theo

13
dưới mà đi xuống. Tuy nó có sức thông phủ, nhưng tiêu chuẩn để áp dụng là chỗ
đại tiện bí, giả sử đại tiện không bí, mà lồng ngực nóng như đốt cũng không sử
dụng được.
2.2.6. N h iệt ở d ư ơ n g m in h
Nhiệt tà phong ôn truyền vào Dương minh, có khi đơn thuần lý nhiệt quá
thịnh, có khi nhiệt tà với tích trệ cô' kết lẫn nhau, có khi nhiệt bức bách đường
ruột mà đi ỉa lỏng. Vì thế nhiệt ỏ Dương minh lại có mấy chứng như sau:
• C h ứ n g n h iệt th in h vô h ìn h
a. Chứng h ậ u : Mình nóng, mặt đỏ, sợ nóng, tâm buồn bực, ra mồ hôi nhiều,
rêu vàng mà khô, khát muốn uống nước lạnh, mạch hồng đại ấn tay vào càng
mạnh hơn.
b. Cơ c h ế bệnh : Chứng này là triệu chứng Dương minh lý nhiệt quá thịnh. Lý
nhiệt bốc mạnh, thì thấy mình nóng dữ, sự nóng, buồn bực, mồ hôi ra nhiều. Nhiệt
Dương minh đi lên vinh nhuận ở mặt má. Dương minh nhiệt thịnh cho nên mặt
hồng đỏ, nặng thì mắt cũng đỏ hồng. Nhiệt tà đã thịnh lại ra nhiều mồ hôi, tân dịch
hao tổn nhiều quá cho nên miệng khô khát nước và hay thích uống nước lạnh. Rêu
lưỡi vàng khô cũng thuộc về chứng trạng nhiệt thịnh tân hao. Nhiệt tà bức bách ở
trong, chính khí cố chống lại cho nên mạch hồng đại có lực. Nói tóm lại, nóng dữ ra
mồ hôi, khát nưốc mạch đại, là mấu chốt để biện chứng về chứng này. .
cể Phép chữa: Phần khí Dương minh nhiệt thịnh hao tổn dịch, cho nên khi
chữa nên dùng bài Bạch hổ thang để thanh nhiệt ở phần khí Dương minh, làm cho
nhiệt lui mà tân dịch trở lại, nếu dùng thuốc sinh tân mà không thanh nhiệt tà, thì
tân dịch chưa chắc đã kịp sinh ra, nhiệt tà kết chặt lại mà không giải ra được.
d. B ài thuốc: B ạ ch hổ th an g (ôn bệnh điều biện)
Thạch cao 40g (tán vụn) Cam thảo 12g
Tri mẫu 20g Gạo tẻ trắng 1 chén.
Tám chén nước, sắc lấy ba chén, chia 3 lần uống ấm, bệnh đỡ thì giảm lần
uống sau, chưa khỏi lại uống lần nữa.
Bạch hổ thang là chủ phương thanh tiết Dương minh lý nhiệt, Thạch cao tân
hàn thanh tiết lý nhiệt, Tri mẫu khổ nhuận thanh nhiệt sinh tân, Cam thảo, gạo
tẻ dưỡng vị sinh tân dịch, hợp lại có công hiệu thanh tiết lý nhiệt mà giữ gìn tân
dịch. Dùng được đúng, thực có công hiệu ngay, nhưng dùng không đúng thì nguy
hại cũng rất lớn, vì thế phải nên chú ý phạm vi cấm kỵ của nó. Sách "Thương hàn
luận" đã từng vạch ra "chứng biểu chưa giải được thì không nên cho uô'ng Bạch hổ
thang". Ngô Cúc Thông cũng từng vạch ra dùng Bạch hổ thang có điều cấm:
"Mạch phù huyền mà tế, không cho uống
Mạch trầm không cho uông
Không khát không cho uống"

Đại ý biểu tà chưa giải hoặc lý nhiệt chưa thịnh, hoặc bệnh không phải là
Dương minh thực nhiệt, đều xếp vào loại cấm dùng.

14
• C h ứ n g n h iêt kết h ữ u h ìn h

a. Chứng h ậ u : Sốt cơn về chiều, thường có khi nói sảng, đại tiện bí kết, hoặc
đi ngoài ra thuần nưốc loãng, bụng ấn vào thì đau, rêu lưỡi vàng khô, mạch trầm
có lực.
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này là nhiệt tà nhập lý đã sâu, kết hợp với đồ tích trệ
mà thành chứng Dương minh phủ thực, cho nên sốt cơn về chiều. Lý nhiệt hun
bốc thần minh làm trí rối loạn, thì thường hay nói sảng. Phủ thực kết trệ cho nên
đại tiện bí kết không thông. Cũng có khi vì phân táo kết ở trong ruột cho nên,
nước phân chen lẫn đôi bên mà đại tiện ra thuần nước loãng gọi là "nhiệt kết bàng
lưu" Chất đi ra thối khắm lạ thường, và hậu môn có cảm giác nóng. Không kể là
đại tiện bí không thông hoặc nhiệt kết bàng lưu, đều vì trong ruột có phân táo kết
trệ, cho nên bụng ấn vào thì đau, rêu lưỡi vàng mà khô, mạch trầm có lực, đều là
biểu hiện lý nhiệt đã thành thực.
c. Phép chữa: Trong ruột táo kết nhiệt thực, không dùng thuốc làm mềm rắn
công hạ tiết nhiệt, thì phân táo bón không hạ, nhiệt tà không trừ. Bài điều vị
thừa khí thang rất là đúng chứng.
d. B ài thuốc: Đ iểu vị thừa kh í thang (Thương hàn luận)
Đại hoàng 12g (tẩy rượu)
Mang tiêu 12g
Chích cam thảo 12g
Trong phương, dùng Mang tiêu mặn lạnh để làm mềm chất rắn, Đại hoàng
đắng lạnh để công hạ tiết nhiệt, Cam thảo để hoãn sức mạnh của Tiêu, Hoàng,
khiến cho hai vị đó lưu ở trung tiêu mà chậm xổ, thì phân táo uất nhiệt có thể xổ
mà giải được.
• C h ứ n g ỉa chảy n ó n g tro n g ruột

a. Chứng h ậ u : Đi ỉa sắc vàng nóng thối, hậu môn nóng ran, bụng không rắn
đau, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này do nhiệt tà ở phế vị đi xuống đại tràng mà gây ra.
Phế với đại tràng có tương quan biểu lý với nhau, vị với đại tràng liên thuộc với
nhau, nhiệt tà ở phế vị không theo ngoài mà giải ra, lại không kết ở trong mà đưa
xuống đại tràng, cho nên đi ỉa nóng thối, hậu môn nóng rát phân này tựa như
chứng nhiệt kết bàng lưu,nhưng chứng nhiệt kết bàng lưu thì phân táo kết ở trong,
đến nỗi nước phân phải chen lẫn hai bên mà ra, cho nên đi ra mùi thường hơi
khẳn, nưóc loãng, mà bụng ấn thì đau, còn chứng này là nhiệt đưa xuống đại tràng,
cho nên đi ngoài thường sắc vàng phân loãng mà không phải nước loãng. Vì trong
không có phân táo, cho nên ấn vào bụng không có cảm giác rắn đau.
c. Phép chữa: Chứng này nên dùng Cát căn cầm liên thang, với tính vị đắng
lạnh để thanh nhiệt cầm ỉa chảy.

15
d. B ài thuốc: C át căn Hoàng cầm Hoàng liên thang (Thương hàn luận)
Cát căn 12g Chích cam thảo 8g
Hoàng cầm 12g Hoàng liên 4g
Phương này dùng Cát căn nhẹ để thăng phát, có công thanh nhiệt cầm ỉa
chảy, Cầm, Liên đắng lạnh trực tiếp giải lý nhiệt, Cam thảo ngọt hoãn hoà trung
tiêu. Uất nhiệt ở trong ruột đã thanh giải rồi thì ỉa lỏng tư khỏi. Cho nên đây
cũng là phương thuốc chủ yếu chữa ỉa chảy vì nhiệt.
2 .3 . N h iệt v à o p h ầ n d inh

2.3.1. C h ứ n g n h iệt đốt d in h âm


a. Chứng h ậ u : Mình nóng về đêm nhiều, tâm phiền vật vã, hơn nữa có khi
nói sảng, ban chẩn lờ mờ, lại không khát lắm, chất lưỡi đỏ hồng, không rêu, mạch
tế sác.
b. Cơ c h ế bệnh: Nhiệt tà ở phần khí không giải mà hãm vào phần dinh, dinh
âm hao tổn thì mình nóng lại không khát lắm, hoặc hơi có ban chẩn lò mờ. Chứng
này so với chứng nhiệt nhập vào phần huyết mà ban chẩn hơi rõ là có khác nhau
rõ rệt. Dinh khí với tâm khí thông nhau, nhiệt tà vào dinh, tâm thần bị rối loạn,
thì thấy tâm phiền vật vã, hơn nữa có lúc nói sảng, chứng này so với chứng nói
sảng của chứng Dương minh phủ thực nhiệt thịnh hôn mê, có thể dựa theo đại
tiện có bí kết hay không? Bụng có đau rắn hay không? Trên lưỡi có rêu cáu hay
không? để tiến hành phân biệt.
c. Phép chữa: Diệp Thiên Sĩ vạch ra rằng "vào dinh còn có thể thấu nhiệt
chuyển ra khí", cho nên chứng này nên dùng Thanh dinh để thanh dinh tiết nhiệt
khiếu cho tà nhiệt ở phần dinh chuyển ra phần khí mà giải, không thì nhiệt tà
hãm vào trông thêiĩỊ*một bước nữa, sẽ có cái mối lo "nhiệt bế tắc tâm bào hoặc
nhiệt thịnh động huyết".
d. B ài thuốc: Thanh dinh thang (Ôn bệnh điều biện)
Tê giác 12g Sinh địa 12g
Huyền sâm 12g Trúc diệp 4g
Mạch đông 12g Đan sâm 8g
Hoàng liên 6g Ngân hoa 12g
Liên kiều 8g (dùng cả lõi)
Nước 8 chén sắc còn 3 chén, ngày uống 3 lần.
Trong phương, Tê giác, Hoàng liên để thanh nhiệt ở tâm dinh, Sinh địa,
Huyền sâm, Mạch đông, Đan sâm thanh dinh nhiệt mà tư dưỡng dinh âm. Ngân
hoa, Liên kiều, Trúc diệp nhẹ tuyên tiết nhiệt, làm cho nhiệt tà ở phần dinh
chuyển ra phần khí mà giải.
2.3.2. C h ứ n g p h ế n h iệt p h á t sởi (chẩn)
a. Chứng hậu : Mình nóng, ho tức ngực, ngoài mọc sỏi.

16
b. Cơ c h ế bệnh: Nhiệt tà ở trong uất tại phế, cho nên mình nóng mà không sợ
lạnh. Nhiệt uất, phế khí không tuyên đạt, thì sinh ra ho, ngực tức, phế nhiệt lan
đến phần dinh, lọt vào đưòng huyết lạc, thì ngoài phát sởi. "Chương Hư Cốc nói:
ban là nhiệt độc ở Dương minh, sỏi là phong nhiệt ở Thái âm" cơ chế của chứng
phong ôn phần nhiều thiên về phế, cho nên trong quá trình diễn biến của bệnh để
phát ra sởi cũng là một đặc trưng của bệnh này.
c. Phép chữa: Nhiệt tà uất ở phế, không tuyên phế tiết nhiệt thì phế nhiệt
không thanh giải. Phần dinh có nhiệt, không cho mát dinh thấu tiết, thì sởi không
mọc suốt. Cho nên chứng này nên dùng Ngân kiều tán bỏ Kinh giới, Đậu sị, gia
Sinh địa, Đan bì, Đại thanh diệp, Huyền sâm để tuyên phế, tiết nhiệt, thanh
dinh, thấu chẩn.
d. Bài thuốc: Ngân kiều tán, bỏ Kinh giới, Đậu sị gia Sinh địa, Đan bì, Đại
thanh diệp, Huyền sâm ("ôn bệnh điều biện")
Liên kiều 40g Cam thảo 20g
Ngân hoa 40g Sinh địa nhỏ 16g
Cát cánh 24g Đại thanh diêp nhỏ 12g
Bạc hà 24g Đan bì 12g
Trúc diệp 20g Huyền sâm 40g
Ngân kiều tán là bài thuốc cay mát bình hoà, dùng về chứng phong ôn mới
phát ở phần vệ. Chứng này là không ở biểu cho nên bỏ Kinh giới, Đậu sị là thuốc
giải biểu, vì phế nóng lan đến phần dinh mà phát sởi, cho nên gia Sinh địa, Đan
bì, Đại thanh diệp, Huyền sâm để thanh dinh tiết nhiệt giải độc, cùng tạo thành
công hiệu thông phế tiết nhiệt, thanh dinh thấu chẩn.
2 .4 . N h iệt h ã m v à o tâ m b ào

2.4.1. C h ứ n g n g h ịc h truyền vào tăm bào.


a. MB9SỊHẴI H!ỊYf ẵ
Chứng hậu : Nóng ran, hôn mê, nói sảng, hoặc mê rr
ngọng, chân tay quyết lạnh. ĨRUNGĨẰM HỌC LIỆU Ị
b. Cơ c h ế bệnh: Tà ở vệ kinh Thủ Thái âm, vì chữa lầm, hoặc không được
chữa, hoặc vì tâm khí vốn kém mà đễn nỗi nhiệt hãm vào tâm bào là nghịch
truyền, chứng này trong qúa trình bệnh Phong ôn thường thấy nhiều, thể bệnh
cũng nguy hiểm. Nhiệt tà hãm vào trong, nung đốt tân dịch hoá đàm, đàm nhiệt
vít lấp tâm bào, thần chí bị che lấp, thì sinh chứng hôn mê nói sảng hoặc mê man
không nói. Lưỡi là nằm ngoài của tâm, đàm nhiệt ngăn trở ở tâm khiếu, cho nên
dẫn đến nói ngọng hoặc nói năng ú ớ. Nhiệt tà ngăn lấp ở trong cho nên, mình
nóng nhưng mà chân tay quyết lạnh. Chứng hôn mê nói sảng của chứng này so
với chứng hôn mê nói sảng của chứng nhiệt vào phần dinh, thì cơ chế bệnh có hơi
khác nhau, trình độ cũng có phân biệt nhẹ với nặng. Chứng hôn mê của chứng
nhiệt vào phần dinh là vì phần dinh nóng mà tâm thần rối loạn, chưa có đòm đục
bít lấp ở trong cho nên hôn mê nói sảng không nặng lắm, hoặc có lúc còn tỉnh táo,
chứng này vì đờm nóng bít lấp ở tâm khiếu, cho nên thần chí mê man, nói sảng
nặng hơn, hoặc mê man không nói. vả lại nhiệt vào phần dinh thì không có hiện
tượng nói ngọng, chân tay quyết lạnh. Hai chứng lấy điểm đó mà phân biệt.

17
cệ Phép chữa: Chữa chứng này nên thanh tâm khai khiếu, để thanh nhiệt ở
tâm bào mà khai thông bế tắc của đòm đục, cho nên dùng Thanh cung thang, An
cung ngưu hoàng hoàn hoặc Chí bảo đan, Tử tuyết đan.
d. B ài thuốc:
Thanh cung thang (ôn bệnh điều biện)
Huyền sâm 12g Liên kiều 8g
Liên tử tâm 12g Tê giác 8g
Trúc diệp 8g
Liên tâm mạch đông 12g (Mạch đông để cả lõi)
- An cung Ngưu hoàng hoàn (ôn bệnh điều biện)
Ngưu hoàng 40g Xạ hương 10g
Uất kim 40g Trân châu 20g
Tê giác 40g Sơn chi 40g
Hoàng liên 40g Hùng hoàng 40g
Chu sa 40g Hoàng cầm 40g
Mai phiến 10g
Tán cực nhỏ, luyện mật tốt làm viên mỗi viên nặng 4g vàng thếp làm áo, bọc
sáp mỗi lần 1 viên, ngưòi lốn bệnh nặng thể thực ngày uống 2 lần, nặng thì uống
đến 3 lần, trẻ con nửa viên, không khỏi lại uống nửa viên.
Tử tu yết đan (ôn bệnh điều biện)
Hoạt thạch 360g Hàn thuỷ thạch 360g
Thạch cao 360g Từ thạch 720g
oỊiq bã rối cho các thuốc săc vào.
Mộc hưdrig 200g Thăng ma 360g
Lưiíi dương giác 200g Đinh hương 40g
Tê giác 200g Huyền sâm 360g
Trầm hương 200g Chích cam thảo 180g
Tám vị trên đều giã nát cho vào nước thuốc trên sắc, bỏ bã, rồi cho các vị
thuốc sau đây vào.
Phác tiêu, Thạch tiêu đều 720g
Lọc sạch vào trong nước thuốc trước, đun nhỏ lửa dùng cành liễu khuấy luôn
tay, chò khi nước đông lại, cho hai vị sau đây vào.
Thần sa (nghiền nhỏ) 120g
Xạ hương 44g
(nghiền nhỏ cho vào thuốc đã sắc quấy đều).
Hợp xong, chờ hết hơi lửa. Uống với nước lạnh mỗi lần 1 - 2 đồng cân.

18
Chí bảo đan ("ôn bệnh điều biện")
Tê giác 40g (chẻ ra) Chu sa 40g (phi)
Hổ phách 40g (nghiền ) Đồi mồi 40g (chẻ vụn)
Ngưu hoàng 20g Xạ hương 20g
Dùng An tức hương nấu cách thuỷ cho tan ra, hoà vào thuốc viên 100 viên, bọc sáp.
Thanh cung thang chuyên thanh nhiệt tà ở bào lạc, bào lạc là cung thành
của tâm, cho nên thanh nhiệt ở tâm bào gọi là thanh cung, tê giác thanh tâm
nhiệt, Huyền sâm tâm, Liên tử tâm, Liên tâm Mạch đông thanh tâm thêm tân
dịch, Trúc diệp, Liên kiều thanh tâm tiết nhiệt, hợp dùng để làm cho nhiệt tà ở
tâm bào thấu đạt ra ngoài mà bệnh khỏi.
An cung Ngưu hoàng hoàn, Tử tuyết đan, Chí bảo đan, đều là thuốc thanh
tâm khai khiếu chễ sẵn, đều có công hiệu định lại thần chí. Trong đó An cung
Ngưu hoàng hoàn thì thiên về thanh nhiệt kiêm giải độc. Tử tuyết đan thì kiêm
cả tức phong, Chí bảo đan thì thiên về phương lương trừ uế.
2.4.2. N hiệt vào tăm bào, kiêm có p h ủ thực.
a. Chứng hậu : Mình nóng, hôn mê, nói ngọng, chân tay quyết lạnh, đại tiện
bí, bụng ấn vào rắn đau.
b. Cơ c h ế bệnh: Nhiệt hãm vào tâm bào, cho nên thấy mình nóng, hôn mê,
lưỡi ngọng, chân tay quyết lạnh. Phủ thực kết trệ thì đại tiện bí kết mà bụng rắn
đau.
c. Phép chữa: Chữa chứng này dùng Ngưu hoàng thừa khí thang, một là để
thanh tâm khai khiếu, hai là để công hạ phủ thực, nếu chứng tâm bào nghiêm
trọng thì nên cho khai khiếu trước rồi sau mới tiến hành công hạ.
d. B ài thuốc: Ngưu hoàng thừa khí thang ("ôn bệnh điều biện").
Tức là dùng An cung Ngưu hoàng hoàn một viên làm cho tan ra với bột Đại
hoàng sống 3 đồng cân, trước uống một nửa, không khỏi lại uống lần nữa.
Bài này lấy nghĩa là An cung Ngưu hoàng thanh nhiệt hãm ở tâm bào, Đại
hoàng sống công hạ Dương minh phủ thực.
2 .5 . N h iệt th ịn h đ ộ n g p h o n g .

2.5.1. C h ứ n g C an k in h n h iệt th ịn h d ộ n g p h o n g .

a. Chứng hậu : Mình nóng dữ dội, đầu choáng đau, chân tay vật vã nặng thì
co quắp hay buông xuôi, cuồng loạn kinh quyết, lưỡi hồng rêu khô không tân dịch,
mạch huyền sác.
b. Cơ c h ế bệnh: Nhiệt tà thịnh ở trong, cho nên mình mẩy nóng dữ, nóng qúa
sinh phong, làm rối loạn lên đầu, thì choáng chướng đau, đi lọt vào kinh mạch, thì
chân tay vật vã, nặng hơn thì chân tay co giật, kinh quyết mà uốn ván, nhiệt làm rối
thần minh, thì cuồng loạn không yên. Đều do can kinh nhiệt thịnh động phong mà
gây nên, vì thế phần nhiều lưỡi hồng rêu khô không tân dịch mà mạch huyền sác.

19
c. Phép chữa: Chữa nên dùng Linh giác câu đằng thang, để thanh can tức phong.
d. B ài thuốc: Linh dương câu đằng thang ("Thông tục thương hàn luận")
Linh dương giác (chẻ mảnh) (sắc trước) 6g
Câu đằng 12g (cho vào sau)
Xuyên bối (bỏ ruột) 12g
Phục thần 12g
Sinh địa 20g
Cam thảo 6g
Trúc nhự tươi 20g
dùng Linh dương giác trước để thay)
Lá dâu qua sương 8g
Cúc hoa 12g
Bài này dùng Linh dương giác, Câu đằng, Lá dâu, Cúc hoa để thanh can tức
phong, Phục thần để yên thần định chí. Nhiệt đốt tân dịch thì sinh đàm, cho nên
dùng Xuyên bối để tiêu đàm. Hoả vượng sinh phong, phong giúp thêm cho hoả,
cho nên dùng Xuyên bối để tiêu đàm và rất dễ tổn thương âm dịch, cho nên dùng
Thược, Cam thảo, Sinh địa tươi chua ngọt hoá âm, nuôi dưỡng quyết dịch để hoãn
cân mạch co quắp, Trúc nhự để tuyên thông mạch lạc.
2.5.2. C h ứ n g D ư ơ n g m in h n h iệt th ịn h d ẫ n đ ộ n g C an p h o n g .
a. Chứng hậu: Nóng dữ như đốt, miệng khát muốn uống nước lạnh, chân tay
co giật thậm chí uốn ván, rêu lưỡi vàng mà khô.
b. Cơ c h ế bệnh: Nóng dữ khát nước, là Dương minh vị nhiệt quá thịnh. Chân
tay co giật, uốn ván, là biểu hiện can phong động ở trong. Cơ chế thuộc về nhiệt vô
hình ở Dương minh thịnh dẫn động quyết âm can phong, khuấy động ở trong.
cửPhép chữa: Nhiệt vô hình ở Dương minh thịnh dẫn động can phong, nên
dùng Bạch hổ thang gia Linh dương giác, Câu đằng, một là để thanh tiết vị nhiệt,
hai là để thanh can tức phong, nếu thuộc chứng Dương minh phủ thực mà dẫn
động can phong, nên dùng Điều vị thừa khí thang gia Linh dương giác, Câu đằng,
một là để công hạ phủ thực hai là để thanh can tức phong. Tóm lại, chữa chứng do
Dương minh nhiệt thịnh động can phong, cần phải dùng phép chữa "vừa thanh
vừa hạ" làm chủ yếu, mà dùng phép vừa thanh nhiệt, vừa thanh can tức phong.
d. B ài thuốc: B ạch bổ th an g Điều vị thừa khí thang (xem ở trên)
2.5.3. Tâm d in h n h iêt th in h , d ẫ n đ ộ n g ca n p h o n g .

a. Chứng hậu: Nóng ran chân tay quyết lạnh, thần chí hôn mê, chân tay co
giật, chất lưỡi đỏ hồng.
b. Cơ c h ế bệnh: Nóng ran, chân tay quyết lạnh, thần chí hôn mê, lưỡi đỏ là
dấu hiệu nhiệt hãm vào tâm bào, tay chân co giật là triệu chứng can phong động ở
trong, cho nên chứng này là hai kinh Thủ, Túc quyết âm cùng bị bệnh, do phần

20
dinh ở tâm bào nhiệt thịnh, dẫn động can phong gây nên. Đứng về mặt lâm sàng
mà xét, chứng này với chứng "Dương minh nhiệt thịnh động phong" bệnh hình
thức phong đều phần nhiều hay thấy, vì vậy hai chứng này cần phân biệt rõ rệt.
Phàm Dương minh nhiệt thịnh động phong thì rêu lưỡi tất vàng khô, hoặc vàng
sém đen xám, miệng tất khát muôn uống nước lạnh, chứng tâm dinh nhiệt thịnh
động phong, thì tất có hôn mê, chân tay quyết lạnh, chất lưỡi đỏ mà không rêu,
nên lấy những điểm ấy để phân biệt.
c. Phép chữa: Chứng này đã do tâm dinh nhiệt thịnh mà dẫn động can
phong, cho nên chữa phải dùng Thanh cung thang cũng gia Linh giác, Câu đằng,
Đan bì hoặc Tử tuyết đan, một là để thanh tâm khai khiếu, hai là để thanh can
tức phong.
d. B ài thuốc: Thanh cung thang. Tử tuyết đan (xem ở trên).
2 .6 . N h iệt đ ố t c h â n âm .
2.6.1. C h ứ n g d ư ơ n g c a n g âm hư.
a. Chứng hậu: Trong lòng buồn bực không nằm được, mình nóng, rêu lưỡi
vàng chất lưỡi hồng, mạch tế sác.
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này là chứng hậu âm dịch hư suy mà dương nhiệt quá
thịnh, tức như Ngô Cúc Thông nói: "Chứng thiếu âm ôn bệnh chân âm sắp kiệt
hết, tráng hoả lại bốc cháy. Nhiệt tà vào sâu đến kinh Thiếu âm, giúp tâm hoả bốc
cháy ở trên, bức đốt thận thuỷ hư kiệt ở dưới, thận thuỷ không đưa lên trên được
thì tâm hoả càng bốic cháy, tâm hoả càng bốc cháy thì thận thuỷ càng hư suy, đến
nỗi sinh ra chứng thuỷ suy hoả bốc trong lòng bứt rứt khó chịu không được ngủ
yên. Những chứng mình nóng, rêu lưỡi vàng, lưỡi hồng, mạch tế sác, cũng đều là
dấu hiệu âm hư dương thịnh thường thấy. Trọng tâm bệnh biến của nó là ở kinh
Thiếu âm tâm thận, tức như Diệp Thiên Sĩ nói: "Dương thịnh không vào phần âm,
âm hư không thu nạp dương"
c. Phép chữa: Chữa chứng này nên dùng phép thanh nhiệt dưỡng âm, dùng
Hoàng liên A giao thang để chữa. Vì chúng thuộc dương thịnh âm hư, cho nên không
thể đơn thuần dùng tư âm, hoặc đơn thuần dùng thuốc thanh nhiệt mà chữa được.
d. B ài thuốc: Hoàng liên A giao thang (ôn bệnh điều biện)
Hoàng liên 16g Thược dược 4g
Hoàng cầm 4g Lòng đỏ trứng gà 2 cái
A giao 12g
Nước 8 chén sắc còn 3 chén bỏ bã, cho A giao vào tan hết, lại cho lòng đỏ
trứng gà vào, khuấy đều, ngày uống 3 lần.
Bài này dùng Hoàng liên, Hoàng cầm để thanh nhiệt tà, Lòng đỏ trứng gà,
Thược dược, A giao để cứu chân âm cùng đạt được công hiệu thanh nhiệt dưỡng âm.
2.6.2. C h ứ n g ca n th â n âm thương.

• C h â n ảm sắp kiêt hết.


a. Chứng hậu : Mình nóng, mặt đỏ, lòng bàn tay chân nóng hơn mu bàn tay

21
bàn chân, miệng khô, lưỡi ráo, hoặc tinh thần mỏi mệt, tai điếc, mạch hư đại.
b. Cơ c h ế bệnh: Đây là chứng hậu của chân âm ở hạ tiêu suy kém, tà ít hư
nhiều, ôn bệnh dễ hao tổn âm dịch, nhiệt tà lưu lâu, thường phần nhiều vào sâu
hạ tiêu, bức đốt âm dịch của can thận. Cho nên ôn bệnh ở thòi kỳ cuốỉ phần nhiều
đã xuất hiện chứng này. Mình nóng, mặt đỏ là biểu hiện âm tinh hao tổn, hư
nhiệt ấy rối ỏ trong, nên phân biệt với chứng nhiệt tà quá thịnh gây raề Lòng bàn
tay bàn chân nóng hơn mu bàn tay bàn chân là chứng cớ rõ ràng hư nóng ở trong.
Còn các chứng khác như lưỡi khô, miệng ráo, cũng là hiện chứng âm dịch hao tổn.
Nếu âm tinh hao tổn khá nặng, thần không được nuôi dưỡng, thì có thể hiện
ra chứng hư, tinh thần mỏi mệt, buồn ngủ. Chứng này so với chứng vật vã không
ngủ của chứng tâm hoả quá thịnh thì khác nhau rõ rệt. Ngoài ra, nếu tinh bị đoạt
mà không đưa lên được, thì có thể gây ra tai điếc không tỏ, chứng điếc này so với
chứng điếc thuộc thực do nhiệt uất ở kinh Thiếu dương thì khác nhau xa. Tai điếc
của chứng Thiếu dương là do Thiếu dương phong nhiệt quấy rối lên trên, thanh
khiếu không thông lợi gây nên, tai điếc là "Hai tai không nghe thấy gì" phần
nhiều có cảm giác đầy tức, vả lại tất có một loạt hiện chứng Thiếu dương, tai điếc
của chứng này là do thận tinh không đưa lên được mà gây bệnh, trong "Nội kinh"
có những thuyết "thận khai khiếu ở tai" và "Tinh thoát thì tai điếc" vì có âm tinh
thiếu kiệt không thể thừa tiếp lên trên, loại tai điếc này phần nhiều không có cảm
giác đầy tức mà chỉ thấy đầy đủ một loạt chứng tượng âm tinh hao tổn. Ồn bệnh
hiện ra vậy, là tình thế rất nguy hiểm, cho nên cùng một chứng tai điếc, lại có thể
chia ra hư thực nhẹ nặng khác nhau. Thứ nữa, chứng này mạch thấy hư đại cũng
thuộc chứng âm suy tổn. Riêng đem chứng này so với chứng trên, hai chứng cùng
thuộc về chân âm khuy tổn, nhưng chứng trên là âm hư mà dương nhiệt bốc lên,
chứng này là hư nhiệt nhiều mà nhiệt tà ít, vả lại trình độ hư lại nghiêm trọng
hơn, lâm sàng xét chứng không nên lẫn lộn.
c. Phép chữa: Chữa chứng này nên dùng phép tư âm dưỡng dịch để trừ bỏ hư
nhiệt. Nên dùng gia giảm Phục mạch thang mà chữa. Nếu vì chữa lầm phát hãn
không đúng bị tổn thương, chữa nên dùng phép tư âm trấn nhiếp, nên dùng Cứu
nghịch thang mà chữa, nếu hạ không đúng mà âm dịch tiết xuống kiêm thấy đại
tiện hơi sệt sệt, thì nên dùng pháp tư âm cố nhiếp, dùng Nhất giáp phục mạch
thang mà chữa.
d. B ài thuốc: Gia giảm phục m ạch thang (ôn bệnh điều biện)
Chích cam thảo 24g Mạch đông 12g (không bỏ lõi)
Can địa hoàng 24g Bạch thược 24g
A giao 8g Ma nhân 8g
Địa hoàng 32g
Uống ngày 3 lần, đêm 1 lần.
Nưốc 8 chén, sắc còn 3 chén, chia uống 3 lần.
Nặng thì gia Cam thảo 1 lạng.
Bài này do Chích cam thảo thang của Thương hàn luận bỏ Sâm, Quế,
Khương, Táo gia Bạch thược mà tổ chức thành, làm chủ phương chữa độc bệnh ôn

22
nhiệt vào sâu hạ tiêu, can thận bị tổn thương. Ngô Cúc Thông nói "Nhiệt tà vào
sâu, hoặc ở Thiếu âm, hoặc ở Quyết âm đầu tiên nên dùng bài phục mạch" trong
Phương dùng Địa hoàng, A giao, Mạch đông, Bạch thược để tư âm bổ huyết, Chích
cam thảo, Ma nhân để phù chính nhuận táo. Ngô Cúc Thông lại nói: "Đương thời
Trọng Cảnh, chữa bệnh thương hàn mạch kết đại, mới dùng Sâm, Quế, Khương,
Táo để phục hồi dương ở trong mạch, ngày nay chữa bệnh thương ôn vì dương
thịnh âm kiệt, không được bổ phần dương nữa dùng phép cổ mà không câu nệ
phương cổ, là do người thày thuốíc khéo biến hoá vận dụng".
Cứu nghịch thang (ôn bệnh điều biện).
Tức là bài gia giảm Phục mạch thang bỏ Ma nhân, gia Sinh long cốt 4 đồng
cân, Sinh mẫu lệ 4 đồng cân, cách sắc như Phục mạch thang. Mạch hư đại muốn
tán gia Nhân sâm 2 đồng cân.
Phương này dùng Phục mạch thang bồi bổ chân âm bỏ Ma nhân hoạt tiết,
lại gia Long cô"t, Mầu lệ trấn tâm an thần, giữ vững tân dịch, để đưa đến công
hiệu tư âm trấn nhiếp. Nếu mạch hư tán đại, là dấu hiệu khí hư muốn thoát, cho
nên gia Nhân sâm để bền vững chính khí.
Nhất giáp phục m ạch thang (ôn bệnh điều biện)
Tức là bài Gia giảm Phục mạch thang bỏ Ma nhân, gia Mẫu lệ 1 lạng:
Phương này cũng dùng Gia giảm phục mạch thang tư bổ chân âm, vì Ma nhân
tính hoạt tiết hay nhuận trường thông đại tiện, người đại tiện đi sệt sệt thì không
dùng được, cho nên bỏ mà không dùng, lại gia Mẫu lệ để giữ vững âm dịch, hợp lại
mà thành bài thuốc tư âm cố nhiếp.
• H ư đ ô n g ở trong.
a. Chứng hậu : Chân tay máy động, nặng hơn thì co giật, trong tim đập thình
thịch, tinh thần mỏi mệt, mạch hư, lưỡi đỏ rêu ít, nặng thì thường thường như
muốn thoát.
b. Cơ c h ế bệnh: Đây là thuỷ không nuôi dưỡng mộc, đến nỗi hư phong động ở
trong, phần nhiều do chứng chân âm sắp kiệt, mà phát triển ra, cho nên phần
nhiều thấy ở thòi kỳ cuối của ôn bệnh. Can là tạng phong mộc, chủ thuộc gân
mạch và nhò thận thuỷ để tư dưõng, tức là nghĩa "At quý đồng nguyên". Nhiệt tà
ở lâu, chân âm bị đốt, thuỷ suy mộc vượng, cân mạch mất tư dưỡng mà co quắp,
đến nỗi hiện ra những chứng động phong chân tay máy động, hoặc co giật. Chứng
trong tim đập thình thịch cũng là do âm hư thuỷ suy, hư phong ấy rối ở trong mà
gây ra. Tinh thần mỏi mệt, mạch hư lưỡi đỏ rêu ít, hơn nữa hoặc sắp thoát, đều là
hư tượng âm tinh hao thiếu.
Chứng này với chứng Nhiệt thịnh động phong tuy cùng là can phong động ở
trong nhưng vì nhiệt tà quá thịnh, cân mạch khô ráo có khác nhau. Chứng thưc
phong thì chân tay co giật, thể bệnh rất là kịch liệt, mà còn kiêm có triệu chứng
nhiệt thịnh cực độ. vả lại hiện chứng của hai loại ấy cũng có khác nhau. Chứng
thực phong thì chân tay co giật, thể bệnh rất là kịch liệt, mà còn kiêm có triệu
chứng nhiệt thịnh nóng ran, chân tay quyết lạnh, tinh thần hôn mê, chứng này
thì chân tay máy động dữ hoặc co giật vả lại còn kiêm có một loạt triệu chứng âm

23
hư, hai chứng khác nhau rõ rệt. Hà Tú Sơn nói: "Huyết hư sinh phong, không
phải là phong thật. Kỳ thực vì huyết không nuôi dưõng cân, cân mạch co quắp, co
duỗi không được tự nhiên, cho nên chân tay co giật, giông như phong động, vì thê
gọi là "nội hư ám phong". Vê thòi kỳ cuối của bệnh ôn nhiệt phần nhiều thấy có
chứng này, là do nhiệt làm tổn thương huyết dịch".
c. Phép chữa: Chữa chứng này lấy tư âm dưỡng huyết, bình can tức phong
làm phương pháp chủ yếu, so với chứng nhiệt thịnh động phong, chữa bằng thuốc
thanh nhiệt lương can tức phong thì khác nhau. Nhưng khi lâm sàng lại nêu căn
cứ vào trình độ nặng nhẹ của bệnh tình mà lựa dùng bài thuốc khác nhau. Như
chứng nội phong sắp phát mà chỉ thấy chân tay máy động chưa đến nỗi kinh
quyết, nên dùng Nhị giáp phục mạch thang mà tư âm tiềm dương, để phòng phát
chứng kính, nếu kiêm trong tim đập thình thịch, mạch tế sác, thì là âm suy khá
nặng mà can phong đã có thể bổc mạnh lên, chữa nên dùng Tam giáp phục mạch
thang mà tư âm tiềm trấn, nếu đã thấy chân tay co giật, tinh thần mỏi mệt, mạch
hư, lưỡi đỏ ít rêu, thường thường muốn thoát thì là âm tinh cực thiếu, hư phong
quấy rối, nên kíp cho uốhg phương Đại định phong châu để tư âm cố thoát, tiềm
dương tức phong.
d. B ài thuốc: Nhị giáp m ạch thang (ôn bệnh điều biện).
Tức là bài Gia giảm phục mạch thang gia Sinh mẫu lệ 5 đồng cân, Sinh miết
giáp 8 đồng cân.
Bài này dùng Gia giảm phục mạch thang tư bổ chân âm, gia Mẫu lệ, Miết
giáp thuộc loại có mai để tiềm dương.
Tam giáp phục m ạch thang (ôn bệnh điều biện).
Tức là bài Nhị giáp phục mạch thang gia Sinh Quy bản 1 lạng.
Bài này là trong bài Nhị giáp phục mạch thang gia một vị Quy bản để giúp
sức tư âm tiềm trấn.
Đại định phong châu (ôn bệnh điều biện).
Bạch thược 24g Sinh mẫu lệ 16g
A giao 12g Mạch đông 24g
Sinh quy bàn 16g Can địa hoàng 24g
Chích cam thảo 16g Ma nhân 8g
Lòng đỏ trứng gà 2 cái (để sông) Sinh miết giáp 16g
Nước 8 chén, sắc lấy 3 chén lọc bỏ bã, hoà lòng đỏ trứng gà vào, quấy nguội
cho đều, chia uống 3 lần.
Bài này do bài Tam giáp phục mạch thang gia vị mà tổ chức thành. Trong
phương dùng A giao, lòng đỏ trứng gà lấy nghĩa là loại huyết nhục hữu hình để bổ
âm dịch mà tắt nội phong. Thược dược, Cam thảo, Ngũ vị tử ngọt chua hoà âm, bổ
âm liêm dương. Lại dùng 3 vị thuôc loài có mai có tính tiềm dương, mạch động.
Địa hoàng tư âm nhuận táo. Hợp lại làm thành phương thuốc chủ yếu chữa chứng
hư phong động ở trong. Chỉ có phương này các vị thuốc đều là một loạt thuốc tư
bổ, khi lâm sàng cần phải hiểu rõ nhiệt tà đã trừ mà thuần thuộc chứng âm khuy
phong động, mới nên sử dụng.

24
• Tà lư u ở p h ầ n ảm.
a. Chứng hậu: Đêm nóng, buổi sớm mát, nóng lui không có mồ hôi, ăn được
mà ngưòi gầy.
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này phần nhiều thấy ở thòi kỳ cuối của ôn bệnh,
thưòng thường, dai dẳng không khỏi. Bệnh thế khá chậm thấy chứng khá nhẹ
phần nhiều do hư tà của ôn bệnh ẩn nấp ở phần âm mà không giải ra ngoài, cho
nên nóng lui không có mồ hôi. Vì bệnh tà không ở phần khí, vị trường không
bệnh, cho nên bệnh nhân vẫn ăn được. Xét vì bệnh ở phần âm, tuy thấy chứng
không nặng lắm, nhưng thòi gian lâu dần, âm huyết tốt cũng hao hụt, cho nên
thấy hình thể gày mòn. Ngô Cúc Thông nói: "Đêm đi vào phần âm mà nóng, ngày
đi vào phần dương mà mát, đủ biết tà khí nấp sâu vào phần âm, nóng lui không
có mồ hôi, tà không ra phần biểu mà vẫn về phần âm lại càng rõ hơn".
c. Phép chữa: Chữa chứng này nên dùng phép tư âm thấu tà làm cho tà ở
phần âm thấu ra phần dương mà bệnh khỏi. Ngô Cúc Thông nói: "Tà khí ẩn sâu
trong phần huyết, lẫn lộn trong huyết lạc, không nên đơn thuần dùng thuốc dưỡng
âm, lại không phải là làm mạnh hoả, nên càng không được dùng thuốc đắng ráo"
cho nên dùng Thanh hao Miết giáp thang vào phần âm đuổi tà để chữa.
d. B ài thuốc: Thanh hao Miết giáp thang (ôn bệnh điều biện).
Thanh hao 12g Sinh địa nhỏ 16g
Miết giáp 20g Tri mẫu 8g
Đan bì 8g
Nước 5 chén sắc lấy 2 chén, ngày uống 2 lần.
Bài này dùng Miết giáp tư âm, vào đường lạc đuổi tà, Thanh hao thơm thấu
đường lạc, dẫn tà ra ngoài. Đan bì, Sinh địa nhỏ củ mát huyết dưỡng âm, Tri mẫu
sinh tân nhuận táo. Ngô Cúc Thông nói: "Phương này có cái taì tình là trước đưa
vào sau đưa ra, Thanh hao không thể vào thẳng phần âm được, thì nhò có Miết
giáp đưa vào, Miết giáp không thể một mình ra phần dương được thì đã có Thanh
hao đưa ra".

III. TIỂU KẾT

Phong ôn là bệnh ôn nhiệt phát sinh ở hai mùa Đông và Xuân. Nguyên nhân
gây ra bệnh này là cảm phải độc tà phong nhiệt, khi mới phát bệnh phần nhiều
thấy có chứng ở phế vệ, trong qúa trình diễn biến của bệnh có hai loại tình huống
thuận truyền và nghịch truyền. Trong quá trình diễn biến của bệnh, dễ phát ra
chứng sởi, và xuất hiện những chứng kinh quyết động phong, đòm nhiệt suyễn
cấp, đó cũng là đặc điểm của bệnh này.
Khi bệnh mới phát tà ở phế vệ, chữa nên dùng phép tân lương thấu biểu,
thấy chứng thiên về vệ biểu nên dùng Ngân kiều tán, cảm tà nhẹ hơn, thấy
chứng thiên về phế kinh, nên dùng Tang cúc ẩm, Nếu biểu tà không thấy giải
bệnh không ngoài lấy ba mặt phế, lồng ngực và trường vị làm chủ yếu, nen chỉ
dùng Chi tử sị thang để tiết nhiệt trừ phiền, nếu nhiệt tà làm bế tắc khí thì lấy ho

25
suyễn là chủ yếu, nên dùng Ma hạnh thạch cam thang để thanh tuyên phế nhiệt
nên dùng Tuyên Bạch thừa khí thang thanh nhiệt hoá đàm, công hạ phủ thực,
nếu thuộc về đàm nhiệt kết hung, nên dùng tiểu hãm hung gia Chỉ thực thang
thanh nhiệt hoá đàm khai kết, nếu ở lồng ngực nhiệt tà khá thịnh mà hơi kiêm
chứng phủ thực thì nên dùng Lương cách tán để thanh trên tiết dưới. Còn như
nhiệt tà truyền vào Dương minh thì không ngoài hai loại nhiệt vô hình và nhiệt
hữu hình kết lại. Nhiệt vô hình thịnh mà tân dịch tổn thương, chữa nên dùng
Bạch hổ thang để thanh nhiệt bảo tồn tân dịch, nếu nhiệt tà chuyển xuống đại
trường, nên lấy Cát căn cầm liên thang để thanh nhiệt chỉ hạ lợi, nếu thuộc chứng
nhiệt hữu hình kết thành phủ thực, nên dùng Điều vị thừa khí thang để công hạ
tiết nhiệt. Nếu Dương minh nhiệt thịnh mà dẫn động can phong thì nên dùng
Bạch hổ thang hoặc Thừa khí thang gia Linh giác, Câu đằng để thanh can tức
phong, nếu đòm thuần do can kinh nhiệt thịnh động phong, nên dùng Linh dương
giác câu đằng thang để thanh nhiệt lương can tức phong. Nếu nhiệt tà ở phần khí
truyền vào phần dinh, còn có thể mong thấu nhiệt chuyển ra phần khí thì dùng
Thanh dinh thang thanh dinh tiết nhiệt, nếu tiến triển lên thành chứng nhiệt bế
tâm bào, nên dùng phép thanh tâm khai khiếu, dùng Thanh cung thang để chiêu
thuốc An cung Ngưu hoàng hoàn hoặc là Chí bảo đan, Tử tuyết đan, chứng nhiệt
bế tắc tâm bào mà kiêm phủ thực, nên dùng Ngưu hoàng thừa khí thang vừa
thanh tâm vừa công hạ. Chứng tâm bào cấp bách, nên trước khai khiếu rồi sẽ
công hạ, nếu tâm dinh nhiệt thịnh mà dẫn động phong, càng nên dùng cả hai
phép thanh tâm khai khiếu và lương can tức phong, dùng Thanh cung thang gia
Linh dương giác, Câu đằng, Đan bì. Nếu phế nhiệt lan rộng đến dinh mà phát sởi
ra ngoài nên cho uông Ngân kiều tán bỏ Kinh giới, Đậu sị gia Sinh địa, Đan bì,
Đại thanh diệp để thanh dinh thấu chẩn.
Bệnh này ở thài kỳ cuối nhiệt tà vào sâu ở hạ tiêu, thường dễ xuất hiện
chứng nhiệt đốt chân âm. Chân âm đã hư, dương nhiệt lại đốt mạnh, nên dùng
Hoàng liên A giao thang để tư bổ chân âm. Nếu vì phát hãn và kiêm tâm khí tổn
thương dùng Cứu nghịch thang để tư âm trấn nhiếp, nếu vì hạ nhầm mà kiêm
nước dịch tiết, đại tiện phân nhão, nên dùng Nhất giáp phục mạch thang để tư
âm cố nhiếp. Chân âm hư nhiều, thuỷ không nuôi dưỡng được mà hư phong động
ở trong, chữa nên tư âm tức phong cho nên tuỳ chứng mà chọn dùng. Ôn bệnh ở
thòi kỳ cuối nhiệt phục phần âm, đêm nóng sớm mát nên dùng Thanh hao miết
giáp thang để tư âm thanh nhiệt, thấu tà ra ngoài. Nói tóm lại, chữa chứng nhiệt
đốt chân âm, cần phải lấy tư âm làm chủ yếu, kết hợp vói bệnh tình mà dùng loại
thuốc thanh nhiệt làm tá. Ngưòi xưa nói: "còn được một phần tân dịch sẽ là còn có
một phần sống" ý nghĩa rất là thực tiễn.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Chứng phong ôn hình thành như thế nào? khi mới phát bệnh có đặc điểm
chứng hậu gì? Chữa bằng cách nào?
2. Chứng phong ôn có truyền thuận và truyền nghịch như thế nào? Chứng
trạng và cách chữa của nó ra sao?
3. Chứng phong ôn hay phát sởi cách nào? Cách chữa trị ra sao?

26
4. Chứng phong ôn có những nhiệt thịnh động phong với âm hư động phong,
chứng hậu với cách chữa có gì để phân biệt?

PHỤ 1: BỆNH ÁN VỀ BỆNH PHONG ÔN

1. Bệnh phong ôn tà nhập vào tâm bào (Ngô Cúc Thông Y án)
Họ Diêu 32 tuổi, bị chứng phong ôn, nhầm là thương hàn cho uống thuổc
phát biểu, đến nỗi tinh thần đò đẫn, nói sảng, đại tiện ra nước loãng mà không
thông lợi, hiện tại mạch phù, đó là xuống hết mức lại đi lên. Trước khát mà hay
không khát, đó là tà dồn lên về phần huyết.
Bài: Ngưu hoàng thanh tâm hoàn.
Liên kiều 8g Tang diệp 4g
Ngân hoa 12g Cam thảo 4g
Huyền sâm 12g Mạch đông 12g
Trúc diệp 4g Tê giác 8g
Đan bì 8g
Một ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 viên.
Chẩn đoán lần thứ h ai: Trưóc dùng phép thanh Đản trung, ngày nay tinh
thần hơi tỉnh táo nhưng tiểu tiện ngắn đi luôn, đại tiện ra nước lỏng, định dùng
phép cam khổ hợp lại để hoá âm khí, vẫn dùng Ngưu hoàng hoàn.
Bài: Ngưu hoàng hoàn.
Sinh địa (củ to) 20g Xuyên liên (chính) 4g
Mẫu lệ để sông 36g Hoàng cầm 8g
Đan bì 20g Tê giác 2g
Mạch đông 20g Nhân trung hoàng 4g
Nước 8 bát
Sắc lấy 3 bát, chia uống 3 lần. Sáng ngày mai uống thang nữa.
Chẩn đoán lần thứ ba: Cũng dùng phương trước bỏ Tê giác, gia Miết giáp
(sông), Bạch thược đều 36g.
Chẩn đoán lần thư íỉ/ềẻNóng dữ đã bớt, dư nhiệt hãy còn, tiểu tiện vẫn không
sướng, dùng phép ngọt đắng hợp lại để hoá âm khí.
Sinh địa nhỏ củ 32g Hoàng bá sao 8g
Bạch thược 8g Mẫu lệ 20g
Mạch môn để cả lõi 6g Miết giáp 32g
Cảm thảo 8g Hoàng cầm 8g
Buổi chiều hôm nay một thang. Ngày mai hai thang.
Chẩn đoán lần thứ năm: Ôn bệnh đã giải, tà ít hư nhiều, dùng phép phục mạch

27
Sinh địa to củ 24g Ma nhân I2g
Bạch thược sao 24g Mâu lệ 24g
Mạch đông 24g (để cả lõi) Tri mẫu 8g
Hoàng bá 8g Chích cam thảo 8g
A giao 12g
Ba thang uống 3 ngày.
- Chẩn đoán lần thứ sáu: Nhiệt tà uất át, tất hại chân âm, dùng phương trước
bỏ Hoàng bá, Tri mẫu, gia Miết giáp, Sa sâm, để ngăn ngừa sau khi khỏi bệnh rồi
sinh táo.
Bài trước bỏ Tri mẫu, Hoàng bá, gia Miết giáp để sống 24g, Sa sâm 12g.
Nhận xét: Chứng phong ôn dùng làm thuốc tân ôn phát hãn, mà gây ra tinh
thần đò đẫn, nói sảng, là triệu chứng tà nhập vào tâm bào. Trước khát mà nay
không khát, là hiện tượng tà vào dinh huyết. Đại tiện ra nước loãng mà không lợi,
là nhiệt tà bức bách ở trong gây nên. Mạch phù là nói rõ bệnh tà chữa bí đại tiện
ra nước loãng mà hãm xuống, là tà khí vẫn có cái thế muốn giải ra ngoài.
Tóm lại, Chứng này mạch phù, không phải tà ở biểu, đại tiện ra nước loãng
không thông cũng không phải chứng nhiệt kết bàng lưu. Trọng tâm của bệnh ở
phần dinh tâm bào, cho nên dùng Tê giác, Đan bì, Ngân kiều, Tang, Trúc, Ngưu
hoàng hoàn, thanh tâm khai khiếu, Lương dinh táo, bệnh có chuyển biến tốt.
Nhưng đại tiện ra nước loãng, vẫn là lý nhiệt bức xuống, cho nên dùng thêm Hoàng
liên, Hoàng cầm đắng lạnh để tả hoả thanh nhiệt vững âm, thòi kỳ cuối của ôn
bệnh tổn thương phần âm ở hạ tiêu mà ỉa chảy, nguyên có dùng phép Nhất giáp
tiêu để cố sáp đại tiện, bảo tồn âm dịch, nhưng chứng này lý nhiệt chưa sạch dùng
Mâu lệ tựa như sớm quá. Sau dinh nhiệt đã thanh rồi mà âm chưa khôi phục, cho
nên bỏ Tê giác, gia những vị Miết giáp, Bạch thược, Sinh địa, A giao để chú trọng
dưỡng âm.
Chứng này là chứng phong ôn lầm phát biểu mà đến nỗi nhiệt hãm tâm dinhẾ
Sau khi dùng thuốc thanh tâm mát dinh, tuy bệnh tình có chuyển biến tốt
mà về sau phải liên tục dùng thuốc thanh nhiệt dưỡng âm, bệnh mới khỏi hẳn, có
thể thấy rõ chứng phong ôn để nghịch truyền vào tâm bào và ôn bệnh để tổn
thương âm dịch, đó là sự thực trên lâm sàng, cũng do đó mà có thể hiểu biết được
ý nghĩa thực tiễn: "ôn bệnh cần phải bảo tồn chân âm", không phải chỉ trong quá
trình phát triển chú ý vấn đề này, mà tốt nhất là lúc mới chữa cần phải làm sao
cho nó không hoá nhiệt làm tổn thương âm dịch.
2. B ệ n h p h o n g ôn đ àm n h iệ t k ín h q u y ế t (Đ in h c a m N h ân y án )

Cháu bé họ Từ, phát sốt 6 ngày ra mồ hôi không thấu suốt, thường thường
co giật, rêu lưỡi mỏng nhớt mà vàng, mạch hoạt sác không rõ, vân tay sắc tím đã
lên đến khí quan, thầy thuốc đã nhiều lần cho uống những thuốc Linh dương,
Thạch cao, Câu đằng, mà bệnh tình cứ nặng thêm. Nguyên do vì tà khí phong ôn
vô hình vói đàm nhiệt hữu hình, cùng ngăn trở phế vị, bệnh túc giáng của phế
không thi hành, nhiệt của Dương minh đốt ở trong, ôn tà ở Thái âm không giải

28
được, có hiện tượng giống như chứng kính quyết mà thực không phải kính quyết,
tức là chứng nặng của Mã tỳ phong, chỉ chữa ở Quyết âm thực là vô ích. Đương
lúc nguy cấp này, nếu không phải tướng giỏi thì không thể dẹp được giặc, nghĩ
dùng Ma hạnh thạch cam thang gia giảm, mới mong cứu vãn được 1 trong 10
phần mà thôi.
Ma hoàng 4g Hạnh nhân 8g
Cam thảo 4g Thạch cao 12g
Tương bối mẫu 12g Thiên trúc hoàng 8g
Uất kim 12g Trúc diệp tươi 30 lá
Trúc lịch 20g Lô căn tươi 40g (bỏ đốt)
Chẩn đoán lần thứ h ai: Trước cho uống Ma hạnh thạch cam thang gia giảm,
phát sốt nhẹ hơn, nghiến răng co giật đều yên, là triệu chứng tốt. Chỉ còn ho khí
đưa ngược lên, trong họng còn có tiếng đờm, mạch hoạt sác, vẫn tay rút ngắn,
miệng khô muốn uống nước, nước tiểu ngắn đỏ, đó là phong ôn đòm nhiệt giao
nhau ngăn trở phế vị, một lúc chưa thể thanh trừ hết, vẫn thúc dục phải tiến nữa.
Ma hoàng 4g Thiên trúc hoàng 8g
Hạnh nhân 12g Mã đâu linh 6g
Cam thảo 4g Đông qùi tử 12g
Thạch cao 12g Đạm trúc lịch 20g
Xuyên bối 12g Lô căn 80g (bỏ đốt)
Uất kim 1 đồng cân.
Chẩn đoán lần thứ ba: Qua hai lần uống Ma hạnh thạch cam thang, mình
nóng bớt, thở gấp yên, nghiến răng co giật cũng đỡ, chỉ còn ho nhiều đờm, miệng
khô muốn uống nước, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện phân hơi nhão, sắc vàng. Phong
ôn đã được giải rồi, đàm nhiệt lưu luyến, nhưng thể chất non yếu thì chớ nên
dùng nhiều quá, nay chế nhỏ thang thuốc đi.
Tĩnh thiên y 6g Hạnh nhân 12g
Xuyên bối 6g Viễn chí nướng 6g
Kim ngân hoa 12g Đông qùi tử 12g
Thiên hoa phấn 12g Đậu linh 6g
Thông thảo 3g Đông tang diệp 2g
(lá dâu mùa đông)
Nưóc củ nàng: 1 chén uống rượu (Mã thầy).
Nhận x ét: Theo bệnh án ghi chép, chứng hậu chủ yếu của bệnh nhân là ho
đờm trợ ngại, thở gấp nghiến răng, co giật, đó là Thủ Thái âm với Túc Quyết âm
cùng bệnh không nghi ngò gì nữa, nhưng tại sao đã cho uống những loại thuốc
bình can tức phong như Linh dương giác, Câu đằng mà co giật vẫn không thôi,
bệnh lại nặng thêm? Mà cho uống hai lần Ma hạnh thạch cam thang rồi mình
nóng bốt, thở gấp và nghiến răng, co giật bình, bệnh tình được chuyển biến tốt?
Đó là vì co giật tuy là thấy chứng của can kinh, nhưng nguyên nhân bệnh lại là do

29
đàm nhiệt giao nhau ngăn trở phê vị, cho nên dùng Ma hạnh thạch cam thang
thanh tuyên đàm nhiệt, không chữa co giật mà co giật tự bình, chữa bệnh phải
tìm gốc bệnh, cho nên thu được công hiệu mong muốn.

PHỤ 2: THAM KHẢO LÂM SÀNG

Bệnh phong ôn mói phát, thường nóng ở ngoài biểu, phép chữa phần nhiều chú
trọng tân lương, nhưng cũng có khi khách hàn bao lấy hoả (biểu hàn bó ở ngoài nặng
lắm) thì thuốc tân lương lại không nên dùng sớm hoặc dùng qúa nhiều để đề phòng
thuốc mát thì làm ngăn trở. Nói chung có thể dùng phép hơi cay giải nhẹ, tán biểu
hàn trước. Nhưng cũng không nên dùng thuốc tân ôn cương táo, để khỏi giúp cho
nhiệt, làm hao tân dịch, hoặc dùng nhầm thuốc tân ôn đến nỗi cướp hao tân dịch, thì
hậu quả thường có khi đưa đến hư tổn thanh lao, cần phải cẩn thận.
Bệnh phong ôn mới phát ngoài những chứng hậu phải có như nóng khát, ho,
nhức đầu, mạch phù ra, thường kiêm có chứng đau họng. Nhưng chứng đau họng
này nói chung không có sưng mấy, cách chữa nên lấy sơ tán phong nhiệt làm chủ
yếu, nên ở trong thuốc cay mát giải biểu gia vào loại Ngưu bàng, Cát cánh, nhất
thiết không nên vội dùng những loại ngọt lạnh mát bổ để khỏi ngăn tà ra được.
Lại có khi bệnh còn ở biểu đã thấy ngay chứng đổ máu mũi, cơ chế của loại đổ
máu mũi này, vẫn là phong nhiệt ở phế vị, nên dùng Ngân kiều tán gia Bạch mao
căn cay mát tiết nhiệt, biểu tà thấu đạt ra ngoài được thì chứng đổ máu mũi tự
hết. Nhất thiết không nên mới thấy đổ máu mũi mà đã nhầm cho là nhiệt vào
dinh huyết, rồi chữa bừa bãi bằng phép thanh dinh lương huyết.
Ho là chứng tất phải có của bệnh phong ôn, nếu ngưòi tuổi già thận khí hư
suy, hoặc ngưòi vôn có chất ẩm ứ đọng lúc bấy giò hay phát cả chứng suyễn thỏ,
cách chữa nên trong thuốc sơ giải biểu tà châm chước gia thêm thuốc chữa suyễn.
Nếu người thận khí hư suy, nên gia Hồ đao nhục, Tử thạch anh, nếu người vốn có
chất ẩm ứ đọng, nên gia những vị Bán hạ, Trần bì, nếu nhận nhầm là chứng Ma
hạnh thạch cam thang, thì sẽ gây ra biến chứng.
Trẻ con bệnh phong, do đàm trọc ngăn trở, thường có thể hiện ra chứng hậu
kính quyết động phong, phép chữa nên thanh hoá đàm nhiệt. Đàm nhiệt trừ xong
thì chứng quyết cũng theo đó mà tự khỏi, nhất thiết không nên thấy phong thì
chữa phong, rồi chuyên dùng phép cương can tức phong.
Phàm người lúc bình thường âm hư hoả vượng, cảm phải phong ôn, thường
dễ bị nhiệt hãm vào tâm bào, khi gặp bệnh nên chú ý. Bệnh phong ôn nói chung
phát triển thành tà ít nhiều, can dịch, thận dịch khô cạn cũng ít chỉ có khi nhiệt
tà chưa được thanh giải kịp thời, lưu cữu lâu ngày cũng có một đôi khi, nói chung
không phải là chứng thường gặp trên lâm sàng.
Đau sườn là thường thấy trong bệnh phong ôn, trong phép sơ tiết phong
nhiệt, tà bằng loại thuốc thanh tuyên phế lạc như những vị Uất kim, Tỳ bà diệp,
Qua lâu bì sẽ được hiệu quả ngay, nhất thiết kiêng dùng bừa bãi những vị hương
táo chữa khí như loại Hương phụ, Mộc hương, Trần bì.
Bệnh phong ôn nhiệt kết bàng lưu phần nhiều đi ngoài ra phân loãng, hậu

30
môn không nóng rát lắm, chứng trường nhiệt hạ lợi thì phần nhiều hậu môn nóng
rát, đi ra nước loãng thối khẳn, hai chứng này tựa hồ giống nhau, nhưng thực ra
thì khác. Cho nên trên lâm sàng lấy bài Điếu vị thừa khí thang chữa chứng nhiệt
hạ đới cô" nhiên là không nên, nếu dùng Cát căn cầm liên thang chữa nhiệt kết
bàng lưu, cũng là không đúng. Thuốic đã trúng bệnh mà lại để nhầm cơ chế bệnh
gây nên bệnh tình chuyển nặng, có thể hiện ra chứng trạng đau bụng khó chịu.
Chữa bệnh phong ôn nhiệt hãm vào tâm bào tuy dùng thuốc lương khai để
giải, nhưng chưa thấy lạnh thuốc bế chứng mà chỉ thấy có khi nói sảng thì thuốc
lương khai không nên dùng sớm quá, dùng sớm quá lại hay đưa tà vào sâu. Lại
phương Tử tuyết đan nếu không phải hôn mê mà nhiệt độc cực thịnh thì không
nên dùng bừa bãi.
Bệnh phong ôn nóng quá động phong, co giật mạnh, nếu dùng thuốc thanh
nhiệt tức phong chung chung thì khó ngăn chỉ được, nên trong phương thuốic chủ
trị gia vào những thuốc định kinh thuộc loại côn trùng như những vị Ngô công,
Toàn yết, Địa long, nhưng cần chú ý, nếu chứng động phong thuộc loại âm hư thì
không nên sử dụng.
Bệnh phong ôn tuy thuộc loại tà dương nhiệt, nhưng cũng có khi kiêm ghé
thấp tà, trên lâm sàng thường thấy xuất hiện chứng hạnh bối, phần nhiều là
thuộc loại này. Cách chữa nên xen vào loại thuốc hoá thấp trong thuốc thanh sơ
phong nhiệt, nhưng hoá thấp không nên dùng thuốc ôn táo, để khỏi giúp nhiệt
làm hao tân dịch, chỉ nên dùng thuốc ngọt nhạt lợi thấp như những vị Lô căn,
Hoạt thạch.

31
Chương II

BỆNH XUÂN ÔN

IẾĐẠI CƯƠNG

Xuân ôn là bệnh nhiệt cấp tính do cảm thụ độc tà ôn nhiệt mà phát sinh về
mùa xuân, Căn cứ mùa phát bệnh mà đặt tên. Đặc điểm của nó là: Phát bệnh đột
ngột, bệnh tình nghiêm trọng, biến hoá tương đối nhiều, bệnh tình tương đối dài,
khi mới phát thấy ngay những chứng hậu lý nhiệt như nóng ran, khát nước, tâm
buồn bực, nước đái đỏ.
Nguyên nhân bệnh này phát sinh ra là cảm phải độc tà ôn nhiệt của mùa xuân.
Vì khí hậu mùa xuân ấm áp, bệnh độc dễ sinh, nên trong ngưòi chính khí kém hoặc
làm lụng nghỉ ngơi ăn uông điều độ, thì có thể cảm phải mà thành bệnh.
Môi trường cảm thụ ôn bệnh, phần nhiều là do miệng mũi mà vào, cho
nên trung tâm mắc bệnh này phần nhiều ở vị trước. Những vì cảm thụ bệnh tà
có nhẹ nặng thân thể hư suy có ít nhiều, vì thế cơ chế biến hoá lại có chia ra tà
ở phần khí với tà ở phần dinh khác nhau, do đó mà hiện ra chứng hậu ở các
mặt vị, trường đởm, tân dịch. Tà ở phần khí là tà chính đấu tranh kịch liệt lúc
này tà khí tuy thịnh nhưng sức đề kháng của chính khí cũng mạnh, cho nên
bệnh tình so với chứng tà ở phần dinh còn nhẹ hơn, nhưng xu hướng phát triển
của nó có thể vào sâu phần dinh, phần huyết. Tà ở phần dinh là nhiệt tà vào
sâu, dinh âm thiếu thôn, cho nên bệnh tình so với chứng tà ở phần khí thì
nặng hơn. Nếu nóng ở phần dinh không đưa ra ngoài được, thì có thể tiến sâu
một bước vào phần huyết, hoặc can thận ở hạ tiêu, nhưng nếu chữa được đúng,
thì cũng có thể thấu đạt ra ngoài phần khí mà bệnh tình chuyển nhẹ. Nhưng
không cứ ở khí, ở dinh, khi bệnh mói phát đều phần nhiều có kiêm biểu chứng.
Nguyên tắc chữa bệnh này là lấy thanh tiết lý nhiệt làm chủ yếu, và cần
nên chú ý bảo hộ âm dịch, thấu tà ra ngoài. Nhiệt ở phần khí, thì khi mới phát
nên dùng ngay thuốc khổ hàn để thanh lý nhiệt. Nhiệt ở phần dinh, thì cần
dùng thuốc thanh dinh giải độc, thấu nhiệt ra ngoài. Nếu kiêm có biểu chứng
thì nên căn cứ bệnh tình hoãn hay câp, trước cho thuốc giải biểu, tiếp đó sẽ
thanh lý, hoặc cả giải biểu, cả thanh lý, cùng tiến hành một lúc.
Còn về cách chữa các loại bệnh chứng hậu trong quá trình phát triển của
bệnh này, thì căn cứ vào kết quả của các giai đoạn, rồi tuỳ chứng mà chữa.

32
II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
• • •

2 .1 . T à ở p h ần khí

2 .1.1. N hiệt ở T h iếu d ư ơ n g đờm kinh.


a. Chứng hậu : Phát sốt không sợ lạnh, miệng đắng mà khát, tâm buồn bực,
nước tiểu ngắn đỏ, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sácẵ
b. Cơ c h ế bệnh: Đó là chứng hậu bệnh xuân ôn mói phát, nhiệt ỏ kinh Thiếu
dương đởm. Vì nhiệt tà ở lý, cho nên khi bệnh mới phát liền thấy phát sốt mà
không sỢ lạnh, so với bệnh phong ôn lúc mới phát tà ở phế vệ mà thấy phát sốt sợ
lạnh là vì ở đởm, khác nhau rõ rệt. Nhiệt uất ở kinh Thiếu dương đởm tân dịch
hao thương cho nên tâm buồn bực miệng đắng mà khát, tiểu tiện vàng đỏ, lưỡi
hồng, rêu lưỡi vàng mà mạch huyền sác.
Cơ chế của bệnh này là nhiệt ở kinh Thiếu dương đởm, so với nhiệt ở kinh
Dương minh là lý nhiệt thịnh ra ngoài, biểu lý đều nóng, thể nóng rất nặng nề tân
dịch hao tổn cũng nhiều, chứng này thì nhiệt tà uất ở đởm kinh, ứ đọng ở trong
mà không thoát ra ngoài cho nên chứng thể hiện cũng nóng trong nhiều hơn mà
ngoài không nóng lắm. Đó là điểm chủ yếu phân biệt hai chứng khác nhau.
c. Cách chữa: Chữa bệnh này bằng thuốc đắng lạnh trực tiếp thanh giải lý
nhiệt là chủ yếu. Nên dùng bài Hoàng cầm thang. Nếu kiêm có biểu chứng như sợ
lạnh, nhức đầu thì phép chữa nên giải cả biểu và lý, nên dùng Thông sị cát cánh
thang gia Hoàng cầm.
d. B ài thuốc:
H oàng cầm th an g (thương hàn luận)
Hoàng cầm 8g Cam thảo 4g
Thược dược 8g Đại táo 12g
Bài này là thuốic khổ hàn thanh nhiệt kiêm cả bền vững phần âm. Trong bài
dùng Hoàng cầm làm quân, đắng lạnh trực tiếp thanh giải lý nhiệt , lại dùng
Thược dược, Cam thảo, Đại táo chua ngọt sinh hoá âm dịch.
T hông sị c á t cán h th an g (Thông tục thương hàn luận)
Thông bạch 3 - 5 củ Đạm đậu sị 12 - 20g
Cát cánh 6g Sơn chi sao cháy 8 - 12g
Liên kiều 6g Cam thảo 3g
Đạm trúc diệp chút ít.
Bài này do Chi sị thang hợp với Cát cánh thang gia giảm mà tổ chức thành.
Thông bạch, Đậu sị, Bạc hà, Cát cánh cay tán ngoại tà. Liên kiều, Sơn chi, Cam
thảo, Đạm trúc diệp thanh nhiệt giải độc, gia vào Hoàng cầm để thanh lý nhiệt.
2 .1.2. N h iệt ỏ D ư ơ n g m in h vị k ỉn h

Bệnh Xuân ôn nhiệt Dương minh vị trường chứng hậu biến hoá cũng không

33
ngoài hai loại nhiệt vô hình thiêu đốt và nhiệt hữu hình kết lạiẽ Chứng trước là
Dương minh kinh chứng, cho nên nóng dữ, khát nước, ra mồ hôi nhiều, mạch hồng
đại, chữa nên dùng Bạch hổ thang để thanh khí tiết nhiệt. Chứng sau tức là
Dương minh phủ chứng, thấy sốt cơn nói sảng, bụng đầy đại tiện bí, rêu lưỡi vàng
ráo, mạch trầm thực, chữa nên dùng Điều vị thừa khí thang công hạ tiết nhiệt.
Bệnh này so vổi bệnh phong ôn nhiệt Dương minh nên dùng phép hạ là chỗ giống
nhau. Nhưng bệnh Xuân ôn nhiệt kết vị trường, thường nên liên tục công hạ thì
bệnh tà mới giải trừ được. Đó là chỗ khác nhau với bệnh phong ôn nhiệt dùng
phép hạ. Dưới đây chú trọng trình bày hai loại kiêm chứng của bệnh Xuân ôn khi
thấy Dương minh phủ chứng.
• C h ứ n g p h ủ th ự c kiêm âm hao tổn
a. Chứng hậu: Mình nóng, bụng đầy, đại tiện bí, miệng khô, môi nứt, rêu
lưỡi khô xám.
b. Cơ c h ế bệnh: Ồn bệnh rất dễ làm tổn thương âm, cho nên chứng dương
minh phủ thực của ôn bệnh rất dễ kiêm thấy âm dịch hao tổn. Phủ thực chưa trừ,
âm dịch đã tổn thương, cho nên ngoài chứng phủ thực thấy đầy bụng, đại tiện bí,
còn có hiện tượng âm dịch hao tổn như miệng khô, môi nứt, rêu lưỡi khô xám.
c. Phép chữa: Chữa bệnh này, nên dùng phép tư âm công hạ. Dùng bài Tăng
dịch thừa khí thang, một mặt công hạ thực tà, một mặt tư dưỡng âm dịch, để đạt
tới mục đích tà trừ mà tân dịch khôi phục. Nếu thực tà trừ, chỉ vì âm dịch tổn
thương mã gây ra trường táo, đại tiện bí, thì chữa nên dùng Tăng dịch thang, tư
âm nhuận táo "thêm nước cho thuyền đi".
d. B ài thuốc.
Tăng dịch thừa khí thang (ôn bệnh điều biện).
Huyền sâm 36g Mạch đông 32g
Mang tiêu 6g Sinh địa nhỏ củ 32g
Đại hoàng 12g (cả lõi)
Nước 5 chén, sắc lấy 3 chén, trước uống 1 chén, chưa chuyển lại uông lần nữa.
Tăng dịch thừa khí thang tức là Tăng dịch thang gia Mang tiêu, Đại hoàng mà
thành. Phương dùng Tăng dịch thang có Huyền sâm, Mạch đông, Sinh địa để tư
dưỡng âm dịch, nhuận trường thông tiện, lại gia Đại hoàng, Mang tiêu để tả nhiệt
làm mềm chất rắn, công hạ phử thực, cũng đưa đến công hiệu tư âm công hạ.
Tăng dịch thang (ôn bệnh điều biện).
Huyền sâm 1 lạng Sinh địa nhỏ củ 32g
Mạch đông (cả lõi) 32g
Nước 8 chén, sắc còn 3 chén, miệng khô thì cho uống hết, không đi đại tiện
thì cho uống thang nữa.
Phương này đều là thuôc sinh tân dưỡng dịch, cho nên khi chứng ôn bệnh
phu thực tà đã trừ rôi mà chỉ vì nước dịch khô, đại tiên bí, dùng phương này rất là
thích hợp.

34
ộ C h ứ n g p h ủ th ư c kiêm k h í d ịch đ ều hư.
а. Chứng hậu : Mình nóng, bụng đầy, đại tiện bí, miệng khô, họng ráp, môi
nứt lưỡi xám, mỏi mệt ít rêu, rêu lưỡi vàng, hoặc xám đen, mạch trầm nhược hoặc
trầm sác.
б. Cơ c h ế bệnh: Chứng này vì Dương minh phủ thực nên hạ mà không hạ,
đến nỗi thực tà ở vị phủ chưa trừ mà khí dịch của ngưòi đã hư, cho nên ngoài
những chứng phủ thực mình nóng, bụng đầy, đại tiện bí ra, lại thấy chứng hậu
âm dịch thiếu là miệng khô lưỡi xám đen, môi nứt, rêu lưỡi khô, và hiện tượng
chính khí hư yếu như mỏi mệt ít hơi, mạch trầm nhược hay trầm sác. Chứng này
so với chứng trước, bệnh tình cũng thuộc hư thực lẫn lộn, nhưng chứng trước chỉ
là tà thực mà âm dịch đủ, chứng này thì tà thực mà âm dịch thiếu, chứng này thì
tà thực mà khí dịch đều hư, đó là chỗ phân biệt chủ yếu của hai chứng.
c. Cách chữa: Chứng này đã có thực tà kết ở trong, chữa nên công hạ, nếu lại
thấy khí dịch đã hư, thì cũng nên bồi bổ, nhưng cũng không nên thuần bổ, mà nên
chữa bằng phép "vừa bổ vừa công" nên dùng bài Tân gia Hoàng long thang.
d. B ài thuốc: Tân gia Hoàng long thang (ôn bệnh điều biện)
Sinh địa nhỏ củ 20g Mạch đông (dùng cả lõi) 20g
Nhân sâm (sắc riêng) 6g Đương quy 6g
Hải sâm (rửa) 2 con Nước gừng 6 thìa
Cam thảo 8g Huyền sâm 12g
Đại hoàng sổng 12g Mang tiêu 4g
Nước 8 chén, sắc lấy 3 chén, trước uống 1 chén pha Sâm 5 phân, nưóc Gừng
2 thìa uống hết. Trong bụng có tiếng sôi hoặc trung tiện muốn đi đại tiện, chờ 2
giờ sau nếu không đi đại tiện theo cách trên uống 1 chén.ẵ. nếu uống một chén mà
đi đại tiện được, thì thôi đừng uông lần sau.
Bài này là theo bài Hoàng long thang của Đào Tiết Âm gia giảm mà thành.
Trong bài dùng Nhân Sâm, Cam thảo bồi bổ chính khí, Đại hoàng, Mang tiêu tả
nhiệt làm mềm chất rắn, Mạch đông, Sinh địa, Huyền sâm, Đương quy tư âm
nhuận táo, Hải sâm bồi bổ âm dịch, mặn lạnh làm mềm chất rắn. Nước Gừng
tuyên thông kết trệ ở phần khí. Phương này là thuốc dùng cả bổ và công chữa cả
tà và chính.
2 .2 . T à ở D inh h u y ế t

2 .2 .1 . C h ứ n g n h iệ t ở p h ầ n d in h .
Bệnh Xuân ôn nhiệt ở phần dinh về chứng hậu, cơ chế của nó so với chứng
nhiệt vào phần dinh của phong ôn là giông nhau, phép chữa cũng dùng Thanh
dinh thang để thanh dinh tiết nhiệt. Nhưng nếu nhiệt ở phần dinh kiêm có biểu
chứng mà thấy những chứng phát sốt, sợ lạnh, nhức đầu, không mồ hôi hoặc là ít
mồ hôi, tâtn buồn bực, lưỡi đỏ, họng khô, thì nên dùng Ngân kiều tán gia Sinh đia,
Huyền sâm, Đan bì để chữa.

35
Bài thuốc: Thanh dịch thang (xem ở chương phong ôn)
Ngân kiểu tán (xem ở chương phong ôn).
Ngân kiều tán là bài thuôe tân lương giải biểu, lại gia là Đan bì, Sinh địa,
Huyền sâm để thanh dinh dưỡng âm, hợp lại để chữa chứng nhiệt ở phân dinh mà
kiêm ngoại cảm, lấy công hiệu thấu biểu thanh dinh.
2.2.2. N hiệt vào p h ầ n huyết.
а. Chứng hậu: Nóng ran, vật vã, nặng thì mê cuồng, nói sảng, nói càn, ban
chẩn tím đem hoặc thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, chất lưỡi đỏ sâm.
б. Cơ c h ế bệnh: Dinh là tầng nông của huyết, nhiệt ở phần dinh không phải
được vào sâu đến phần huyết, nóng làm rối loạn tâm thần, cho nên thấy nóng ran
vật vã, nặng thì mê cuồng, nói sảng, nói càn. Nhiệt tà bức huyết đi lung tung, cho
nên thấy chứng thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện huyết, ban chẩn mọc ra. sắc lưỡi
đỏ sẫm càng là đặc trưng của huyết nóng bốic dữ. Do đó có thể biêt chứng nhiệt
vào phần huyết, so vối chứng nhiệt vào phần dinh càng nghiêm trọng hơn, và
phần nhiều thấy có chứng ra huyết.
c. Phép chữa: Nhiệt vào phần huyết bệnh tình nặng hơn, nên cho uống Tê giác
địa hoàng thang để lương huyết giải độc. Đây là phép chữa như Diệp Thiên Sĩ đã nói:
"Vào phần huyết chỉ sợ hao huyết động huyết, cần phải mát huyết tán huyết".
d. B ài thuốc: Tê giác Địa hoàng thang (ôn bệnh điều kiện)
Can Địa hoàng 40g Đan bì 12g
Bạch thược 12g Tê giác 12g
Nưóc 5 chén, sắc lấy 2 chén chia uống 2 lần, bã sắc lại lấy 1 chén uống.
Bài này dùng Tê giác thanh nhiệt giải độc. Đan bì, Sinh địa, Thược dược
lương huyết tán huyết, hợp lại mà cùng đưa tới công hiệu thanh nhiệt giải độc,
lương huyết tán huyết.
2.2.3. K hí d in h huyết đ ều bị th iêu đốt.
а. Chứng hậu: Nóng dữ, khát nước, buồn bực vật vã không yên, rêu lưỡi
vàng. Lưỡi đỏ, hoặc da nổi ban, nặng thì thổ huyết, nục huyết.
б. Cơ c h ế bệnh: Chứng này vì nhiệt tà ở phần khí chưa giải được mà nhiệt là
ở phần dinh để thịnh đến nỗi hình thành chứng huyết (dinh) đều thiêu đốt.
Chứng này nóng dữ, miệng khát, rêu lưỡi vàng là hiện tượng phần khí bị nhiệt
đốt, Lưỡi đỏ, buồn bực vật vã là triệu chứng nhiệt quấy rối tâm dinh. Nếu lại thấy
da dẻ nổi ban, nặng thì thổ huyết, nục huyết là thuộc chứng huyết nhiệt bốic thịnh
không ngờ nữa. Đặc điểm của nó là đã có chứng phần khí, lại có chứng phần dinh,
hoặc phần huyêt, khác hẳn với những hiện chứng đơn thuần nhiệt đốt phần khí
hoặc nhiệt vào phần dinh, phần huyết.
c. Phép chữa: Chữa chứng này nên dùng phép thanh cả khí huyết (dinh). Nói
chung chứng khí huyết (dinh) đều thiêu đốt, nên dùng gia giảm Ngọc nữ tiễn; nếu
thấy nổi ban, nên dùng Hoá ban thang, nếu lại thấy chứng thổ huyết, nục huyết thì
nên chữa bằng hợp phương Bạch hổ thang kết hợp với Tê giác, Địa hoàng thang.

36
G?ửB ài thuốc:

Ngọc nữ tiến khử Thục địa, Ngưu tất, gia Huyền sâm... (ôn bệnh điều biện).
Thạnh cao sông 120g Huyền sâm 16g
Mạch đông 24g Tri mẫu 16g
Sinh địa nhỏ củ 24g
Nước 8 chén sắc lấy 3 chén, chia uống 2 lần, bã sắc lấy lại 1 chén uống.
Bài này là theo bài Ngọc nữ tiễn của Cảnh Nhạc gia giảm mà thành Trong bài
dùng Thạch cao, Tri mẫu để thanh nhiệt ỏ phần khí, Huyền sâm, Sinh địa, Mạch
đông để lương dinh dưỡng âm, cũng được công hiệu thanh cả khí huyết (dinh).
Hoá ban th an g (Ôn bệnh điều biện).
Thạch cao (để sông nghiền nát) 40g
Tri mẫu 16g
Cam thảo 12g
Huyền sâm 12g
Tê giác 8g
Gạo tẻ 1 chén
Nước 8 chén, sắc còn 3 chén, ngày uống 3 lần. Bã lại sắc lấy 1 chén. Đêm
uống 1 lần.
Bài này tức là Bạch hổ thang gia Huyền sâm, Tê giác. Bạch hổ thanh nhiệt ỏ
phần khí của Dương minh (vị), lại gia Tê giác, Huyền sâm để thanh dinh lương
huyết giải độc. Tức là phép chữa mà "Nội kinh" đã nói: "Nhiệt tà lan tràn ở trong
chữa bằng thuốc mặn lạnh, tả bằng thuốc ngọt".
Tê giác địa h oàng th an g (xem ở trước).
B ạ ch h ổ th an g (xem ở chương phong ôn).
2.2.4. N h iệt kết với huyết.
a. Chứng hậu : Bụng dưới rắn đau nhói, tiểu tiện tư lợi, thần chí như cuồng,
hoặc tỉnh hoặc mê, mạch trầm thực.
b. Cơ c h ế bệnh: Đây là chứng hậu hạ tiêu đọng huyết, phần nhiều do tà vào
phần huyết, nhiệt kết với huyết đọng ở hạ tiêu mà gây nên. Nay bụng rắn đầy đau
nhói, mà tiểu tiện tư lợi, là vì nhiệt với huyết kết hợp. Tâm chủ có những chứng
thần chí như cuồng, hoặc tỉnh hoặc mê. Tổng hợp toàn diện chứng hậu mà phân
tích, có thể biết chứng súc huyết do ứ nhiệt giao kết lẫn nhau.
cệ Phép chữa: Chữa chứng này nên dùng Đào nhân thừa khí thang để thanh
nhiệt, thông hạ, hoạt huyết trục ứ để mong lý huyết với nhiệt tà, theo đại tiện mà
tống hết ra.
d. B ài thuốc: Đào nhân thừa khí thang (ôn bệnh điều biện)
Đại hoàng 20g Đương quy 12g

37
Mang tiêu 12g Thược dược 12g
Đào nhân 12g Đan bì 12g
Bài này tức là Đào nhân thừa khí thang gia giảm mà thành. Chứng thuộc
nhiệt tà vào âm huyết, cho nên không dùng Quế chi tính ôn, muốn cho thuốc có
sức đi xuống hạ tiêu cho nên không dùng Cam thảo tính hoãn. Trong phương có
Đào nhân, Đan bì, Thược dược, Đương quy hoạt huyết hành huyết, Đại hoàng,
Mang tiêu thông ứ kết thanh nhiệt thì các chứng tự khỏi.
2 .3 . P h ầ n âm c ủ a c a n th ậ n tổ n th ư ơ n g
Chứng Xuân ôn, lý nhiệt nặng hơn tân dịch càng dễ tổn thương, cho nên bệnh
đến thòi kỳ cuối nhiệt tà rất dễ vào sâu ở hạ tiêu, cướp đốt phần âm của can thận, so
với chứng phong ôn, càng thấy càng nhiều hơn, chứng trạng và cách chữa của nó thì
cũng giống nhau. Như nhiệt đốt chân âm, dương thịnh âm hư, chữa bằng phép "
thanh nhiệt dưỡng âm", chân âm sắp hết chữa bằng phép "tư bổ chân âm", âm hư
phong động, chữa bằng phép "tư âm tức phong", về lý pháp phương dược, nên tham
khảo nội dung chứng trị của chứng phong ôn bị nhiệt đốt chân âm.
Cần nêu ra, trong quá trình phát triển của chứng Xuân ôn, cũng có cải biến
vì dinh huyết nhiệt thịnh mà bế tắc tâm bào ở trong, xuất hiện ra chứng mê man
nói sảng hoặc nhiệt thịnh động phong mà sinh ra chứng kính quyết chứng trạng
và cách chữa của nó cũng đều giông như chứng phong ôn, cho nên không trình bày
lại nữa.

I I I ỂTÓM TẮT

Xuân ôn là bệnh nhiệt cấp tính cảm thụ độc tà ôn nhiệt của mùa xuân mà
phát sinh. Trên lâm sàng thấy phát bệnh đột ngột, bệnh tình nghiêm trọng và lúc
mới phát bệnh liền thấy xuất hiện chứng hậu lý nhiệt khá thịnh làm đặc trưng.
Cơ chế của bệnh này có phân biệt tà ở phần khí và tà ở phần dinh nhưng bắt đầu
phát bệnh phần nhiều kiêm có biểu chứng.
Bệnh này mới mà nhiệt ở kinh Thiếu dương đởm, thì chữa nên dùng Hoàng
cầm thang để thanh nhiệt vùng âm, nhiệt ở phần dinh thì chữa nên dùng Thanh
dinh thang để thanh dinh tiết nhiệt. Nhưng không cứ tà ở phần khí hay tà ở phần
dinh, nếu kiêm có biểu chứng, cách chữa nên hợp với phép giải biểu, chứng khí
nhiệt kiêm biểu, nên dùng Thông sị cát cánh thang gia Hoàng cầm để giải biểu
thanh lýể Chứng dinh nhiệt kiêm biểu, thì dùng Ngân kiều tán gia những vị Đan
bì, Sinh địa, Huyền sâm để tiết vệ thấu dinh.
Chứng nhiệt ở Dương minh trường vị cũng không ngoài hai kinh chứng và
phủ chứng, chứng trạng và cách chữa giống như chứng phong ôn. Nhưng chứng
phủ thực mà kiêm khí dịch đều hư chữa nên vừa công vừa bổ, dùng Tân gia
Hoàng long thang để phù chính khu tà, chứng thực tà tư âm công hạ, nếu thực tà
đã trừ rồi vì tân dịch khô, đại tiện bí thì nên dùng Tăng dịch thang để tư âm
thông đại tiện.
Tà ở dinh huyết, chứng khá nặng, nếu là nhiệt vào phần huyết thì dùng Tê
giác Địa hoàng thang để lương huyết giải độc, ở phần khí nhiệt tà đã thịnh, đó là

38
chứng huyết (dinh) đều thiêu đốt, nên thanh cả huyết (dinh) các bài gia giảm
Ngọc nữ tiễn, Hoá ban thang nên tuỳ chứng mà chọn dùng, chứng nhiệt kết với
huyết, chữa nên dùng Đào nhân thừa khí thang để tiết nhiệt trục ứẻ
Tà vào hạ tiêu cướp đốt âm dịch của can thận, cơ chế biến hoá cũng không
ngoài mấy loại lương thịnh tâm hư, chân âm sắp hết, âm hư động phong, chứng
trạng và cách chữa cũng giống với chứng phong ôn.
Trong quá trình phát triển của bệnh này cũng xuất hiện những chững nhiệt
hãm vào tâm bào, nhiệt thịnh động phong, về chứng trạng và cách chữa của nó
cũng giông như chứng phong ôn.

PHỤ 1: BỆNH ÁN VỀ BỆNH XUÂN ÔN

l ề B ệ n h x u â n ôn b iến ch ứ n g vì p h á t h ã n n h ầ m (thời bệnh luận).

Ông Chương ở Thành đông, mắc bệnh xuân ôn, thầy thuốc trước không hiểu,
lại cho là thương hàn, bèn dùng những thuốc Kinh, Phòng, Khương, Độc, uống 1
thang ra mồ hôi mình nóng lui hết, thang sau vô hiệu, lại nóng như đốt, khát
nhiều uống nước lạnh, thế bệnh như cuồng. Thay thầy khác chữa, bảo là hoả
chứng, lại dùng Tam hoàng giải độc làm quân. Không những thế nóng không bớt,
lại còn biến ra chứng hôn mê, chân tay co giật, vội vàng lại bàn với tôi để chữa.
Xem mạch thấy huyền hoạt có lực, xem lưối thấy vàng khô không tân dịch. Tôi
nói: "Đây là bệnh Xuân ôn, mới phát vốn nên phát hãn, để giải hàn ở biểu cho
nhiệt theo mồ hôi mà giải. Tiếc rằng lại uống tiếp nguyên phương, mồ hôi ra quá
nhiều trở thành táo lại thêm thuốc đắng lạnh ngăn nhiệt tà lại, đến nỗi biến
chứng lung tung, nên theo chứng tà vào tâm bào, can phong động ở trong mà
chữa". Kíp dùng phép chữa khu nhiệt tuyên khiếu gia Linh dương giác, Câu đằng,
uống một thang thì chứng chân tay co giật hơi yên, tinh thần cũng tỉnh, chỉ còn
tân dịch chưa trở lại, môi lưỡi còn khô. Giữ y phép chữa trưóc, bỏ Viễn Chí và
Xương bồ, gia Sa sâm, Sinh địa tươi, uống liền 3 thang, các bệnh đều khỏi.
N hận xét: An này theo lòi nói "mới phát vốn nên phát hãn" của họ Lôi mà
xét, thì có thể biết được rằng bệnh xuân ôn nhiệt tà ở lý kiêm có biểu chứng. Vì
thấy thuốc trước nhận lầm là thương hàn mà hại cần cho uổng thuốc tân ôn phát
biểu, để đến nỗi lý nhiệt thừa cơ bốc mạnh, nhiệt tà nung đốt, tân dịch càng hao,
cho nên thấy chứng mình nóng như đốt, khát nhiều uống nước lạnh. Lúc đó nếu
mau dùng trọng tễ thuốic cay mát, tán bằng thuốc ngọt lạnh, hoặc có thể đè được
thể lửa cháy mạnh, mà lại đi dùng Tam hoàng đắng lạnh để chữa, đắng lạnh trầm
giáng, thì tà không thông được ra ngoài, đắng hoá táo, thì tân dịch càng hao, cho
nên uông thuốic rồi không những các chứng không bớt, mà lại xuất hiện những
chứng hôn mê, chân tay có quắp. Họ Lôi chẩn đoán là Tà vào tâm bào, can phong
đang ở trong mà dùng phép khu nhiệt tuyên khiếu (Liên kiều, Tê giác, Xuyên bối
mẫu, Thạch xương bồ tươi, Chí hắc đan) gia vào thuốc bình can tức phong, thực là
đúng vối cơ chế bệnh. Cho nên uống thuốc rồi thấy hiệu quả ngay như hình với
bóng. Duy chứng này đã là nhiệt thịnh hao tổn mà rêu lưỡi vàng khô thì Sinh địa,
Huyền sâm là loại thuốc thanh nhiệt sinh tân đáng lẽ phải ứng dụng sớm.

39
2. B ệ n h X u â n ôn n h iệ t k ế t D ương m in h (Vương Mạch Anh Y án).
Em Vương Sô Thạch bị bệnh Xuân ôn lúc đầu thì nói sảng phát cuồng, uống
liền đại tễ thanh giải sinh ra mê mẩn, không nói, chân tay lạnh như nước đá, măt
nhắm không mở, són đái, không uông nước, thầy thuốc đành bó tay. Mạnh Anh
xem mạch thấy huyền đại mà hoãn hoạt, rêu lưỡi vàng nhớt khắp lưỡi, hơi thối
xông ra. Cho uổng Thừa khí thang gia Ngân hoa, Thạch hộc, Hoàng cầm, Huyền
sâm, Thạch xương bồ đi ngoài ra phân keo đen rất nhiều mà tinh thần tỉnh dần,
cho ăn chút nước cháo. Hôm sau bỏ hai vị Tiêu, Hoàng gia các vị La bạc tử, Hoàng
liên, Thạch cao, uống hai thang thì rét run đổ mồ hôi mà khỏi, chân tay ấm lại,
rêu lưỡi tróc đi, cho ăn cháo ... mà khỏi.
Nhận xét: Bệnh nhiệt đã đến hôn mê nói sảng, thường không ngoài hai
chứng tà vào tâm bào hay Dương minh nhiệt thịnh. Nhưng nhiệt vào tâm dinh,
phần nhiều chất lưỡi đỏ hồng mà ít rêu cáu, tinh thần phần nhiều vật vã mà vị
tất đã phát cuồng. Nay nói sảng mà đến phát cuồng là đủ biết chứng tà thịnh ở
Dương minh. Nhưng chữa tà nhiệt vô hình ở Dương minh, vẫn có thể thanh giải
mà khỏi, giả sử nhiệt tà với phần táo giao kết lại, thì nếu không phải thang Thừa
khí để tẩy trừ thì không công hiệu. Xem đã uống liền Đại tễ thuốic thanh giải mà
bệnh không chuyển biến tốt, chính vì thuốc lạnh mát ngăn trở làm cho nhiệt
không đạt được ra ngoài, cho nên uống thuốc rồi lại thấy chứng mê mẩn không
nói, chân tay lạnh, mắt nhắm tựa như chứng dương khí hư suy mà thực là chứng
nhiệt nhiều quyết lạnh nhiều. Theo chứng rêu lưỡi vàng khắp lưổi hơi thối xông ra,
xác đinh được là chứng cớ của nhiệt lượng, cho nên dùng Thừa khí thang để tẩy hết
phủ thực, gia Thạch hộc, Huyền sâm để sinh tân dịch, Ngân hoa, Hoàng cầm để
thanh nhiệt giải độc, Xương bồ để trừ hết khí uế trọc. Uống thuốc rồi đi ra phân keo
đen mà thần chí thấy tỉnh táo dần. Chính là thuốc đúng với bệnh, uất nhiệt đã thấy
giảm bốt tiếp tục cho thuốc thanh nhiệt giải độc để quét sạch tà khí rớt lại. Chính
thắng tà lui thì bệnh theo chỗ ra mồ hôi rét run mà khỏi.
3. B ệ n h X u â n ôn s ú c h u y ế t (Nghiêm Chấp, Trung Y án, chép trong Toàn
quổic danh y nghiệm án loại biên).
Bệnh nhân: Em gái ông Trương Đông Lâu, 19 tuổi, ở ngõ Trần Châu Thưòng.
Tên bệnh: Xuân ôn.
Nguyên nhân: Cuối năm trước hơi cảm hàn tà, hàn uất hoá nhiệt, sang xuân
năm nay lại mới cảm phong hàn mà phát, thầy thuốc trước cho uống vài thang
thuốc giải biểu, ra mồ hôi nóng không lui.
Chứng hậu: Khi mới phát bệnh nhức đầu đau mình tức ngực, ăn ít, khát
nước uông luôn, khoảng về chiều nóng dữ, có khi nói lầm thầm. Sau một tuần
hành kinh bỗng ngừng lại, nhân đó mà bụng đau dữ, liền đêm nói sảng, ho đòm
dính, cô sức khạc mà đờm vẫn không ra, răng khô lưỡi gai, đòi nước mà không
uống nhiều tính ra đã 27 ngày.
Chân đoán: 6 bộ mạch huyền sác, bộ Xích tê ấn mức trầm thì súc, chứng
thuộc Xuân ôn, mà tà vào âm phần, đọng huyết ở bào cung rõ rệt. May mà bệnh
nhân mới 18 tuôi, chân âm còn chưa bị thiêu đốt lắm, nếu cấp cứu đúng phép còn
có thể chữa khỏi được.

40
Phép chữa: Chữa bệnh tất phải tìm gốc, cho nên trọng dụng Huyền sâm,
Mạch đông, Sinh địa, Tri mẫu, Đan bì, tư âm thanh nhiệt làm chủ yếu. Xuyên bối
mẫu, Ngưu bàng tử, Trần bì, lý khí hoá đàm làm phụ tá. Lại nghĩ rằng huyết
đọng ở hạ tiêu, đại tiện táo kết thì "quấy nóng ngăn trào, không bằng rút củi dưới
nồi". Vì thế dùng Đào nhân, Đại hoàng để chữa cả trước sau, dùng Đan bì giúp
sức cho Đào nhân, Cam thảo giúp sức cho Đại hoàng, dụng ý một là để phong
chậm, một là vì sợ cấp. Ngoài ra, như Lô căn, Mao căn, Ngân Kiều vói Xuyên bối
mẫu, Ngưu bàng chẳng qua là tà từ ngoài vào, thì lại làm cho tà theo ngoài mà ra,
cho nên các ông Ngô Cúc Thông, Diệp Thiên Sĩ, Trần Bình Bá, Vương Mạch Anh
đều bảo đó là thuốíc chủ yếu để phát biểu ôn tà.

XỬ PHƯƠNG
Tri mẫu 12g Xuyên bối mẫu 12g
Sinh cam thảo 12g Sinh địa 12g
Huyền sâm 12g Đan bì 8g
Mao căn 10g Liên kiều 10g
Kim ngân hoa 12g Trần bì 20g
Mạch đông 12g Ngưu bàng tử 12g
Đào nhân 8g Đại hoàng 6g
Lô căn 8g
Hiệu quả: Tôi đề ra phương thuốc này, các thầy thuốc lúc đó bàn bạc lung
tung bảo là sắp chết đến nơi, mà còn dùng Đại hoàng 3 lần cân, rồi xúi giục người
nhà bệnh nhân đừng cho uống. Nhưng người nhà bệnh cho bệnh nhân uống liền 2
thang, quả nhiên lại thấy kinh mùi tanh khẩn khó ngửi, đêm không nói sảng,
ngày không mơ hồ, mình nóng cũng lui hơi muốn ăn uống. Mòi tôi xem lại rêu lưỡi
vàng đã tan, mạch huyền sác đã hoãn chỉ có ho đòm đặc, so với trước càng nhiều
hơn. Tôi lại theo phương trước bỏ Đại hoàng, Đào nhân gia Hạnh nhân nô, Toàn
Qua lâu, uống liền 4 thang nữa là khỏi.
Ông Liêm nhận xét: Bệnh thuộc về nhiệt phục ở mạch Xung mạch Nhân
Thang Đào nhân Thừa khí gia giảm, chính là hợp với cơ chế bệnh, nhưng không
phải là người có kiến thức can đảm thì không dám sử dụng.
Nhận xét: Bệnh án này khi bệnh mới phát lý nhiệt mà kiêm biểu chứng,
thầy thuốc trước cho uống giải biểu, trên nguyên tắc vẫn không nhầm. Nhưng đã
có lý mới là đúng hướng. Nếu chỉ nghĩ đến phát biểu mà không thanh lý nhiệt, thì
tuy mồ hôi tiết ra ngoài lần nữa thế tất càng hao tâm dịch, nóng ở trong càng đốt
mạnh, biến cố’ nhân đó mà sinh ra. Bệnh án này khi mới phát bệnh liền khát
nước, tức ngực, đêm nóng nhiều , có lúc nói lẩm nhẩm, tức là chứng cố nhiệt uất
tân dịch tổn thương rõ rệt. Nóng trong nung đốt lại thêm mấy lần phát hãn nhầm,
tân dịch nung nấu thành đòm, cho nên dính chặt khó khạc ra. Sau một tuần kinh
nguyệt lại đình chỉ, nhiệt vào huyết thất mà nói sảng luôn mấy đêm, chính như
chứng "tối thì nói sảng, như thấy ma quỷ" đã chép ở điều nhiệt nhập huyết thất
trong Thương hàn luận. Nhiệt vào huyết thất mà ứ huyết ngăn trở ở trong cho
nên bệnh nhân tuy rằng khô lưỡi gai, chỉ đòi nước mà không uống nhiều.

41
Bệnh đã 27 ngày, lúc này bệnh nhân đương nhiên là gầy yếu, cho nên các
thầy thuốc dùng Đại hoàng công hạ, tức thì bàn luận lung tung. Nhưng nhiệt vào
huyết thất mà ứ huyết trở ngại ở trong chắc chắn là thực chứng. Ngưòi xưa có lời
dạy rõ ràng "một bên hư một bên thực, thì phải chữa thực", cho nên Đào nhân
thừa khí thang gia giảm, để công ứ thanh nhiệt lý khí thoát đàm mà chữa, thuoc
hợp với bệnh, cho nên mối uống vài thang mà bệnh đã khỏi hắn.

PHỤ 2: THAM KHẢO LÂM SÀNG.

Bệnh Xuân ôn mới phát, bệnh này phần nhiều biểu chứng với lý nhiệt đều
thấy cả. Người trước đại khái dùng phép phát biểu thanh lý mà chữa, nhưng rút
cuộc lấy thấu biểu đạt ra, cho dù tà ở phần khí, phần dinh cũng nên lấy thấu đạt
tà ra làm chủ yếu. Người gần đây thường dùng bài Bắc cao phương ở sách "Trửu
hậu" (Sinh địa với Đậu sị cùng giã nát, gia giảm, dùng Sinh địa tươi để thanh
dinh, dùng Đậu sị để thấu đạt tà ra ngoài, dùng về chứng tà mới vào phần dinh,
có vi điểu là thấu đạt tà mà không thương tổn âm dịch nuôi dưỡng âm dịch mà
không lưu tà lại).
Ngưòi trước chữa bệnh Xuân ôn nhiệt ở Thiếu dương đởm dùng Hoàng cầm
thang để trực tiếp thanh nhiệt ở lý, tuy có căn cứ, nhưng theo thực tiễn lâm sàng
mà xét thì đó vẫn là chưa đủ. Phương này chỉ là thuốc đắng lạnh thanh nhiệt, lại
có tác dụng thấu đạt tà ra, vả lại trong phương có một vị Bạch thược tuy có cái tệ
chua hay thu liễm. Chủ chương của Liễu Bảo Di gia Đậu sị và Huyền sâm, đã hay
thanh phần lý, lại hay thấu đạt tà ra tương đối thích hợp hơn. Nhưng nếu vì lý
nhiệt bức bách xuống mà đưa đến chứng trường nhiệt hạ lợi, thì thang Hoàng cầm
lại là đúng đích, có thể không nên thêm bớt gì nữa.
Bệnh xuân ôn tà ở phần vệ hoặc truyền vào phần khí, mà chưa đến nỗi
Dương minh nhiệt thịnh, thì trong phương tiết vệ thanh khí gia một vị Thuyền y,
công hiệu lui nhiệt càng rõ rệt. Vì là Thuyền y khó thanh nhiệt thấu tà. Lại chứng
Dương minh nhiệt thịnh dùng Bạch hổ thang gia vào những vị Bạc hà, Trúc diệp,
Ngưu bàng, giúp cho tà thấu đạt ra ngoài, đã có công phân giải uất nhiệt, lại
không có cái tệ là "mát lạnh quá sinh co lại". Đấy là phép cay mát ngọt lạnh
thanh giải biểu lý, so với đơn thuần dùng Bạch hổ thang về phương pháp thì linh
hoạt hơn nhiều.
Tà vào phần dinh, trình độ sâu nông cũng có khác nhau, có khi tà mới vào
dinh có khi dinh đã chuyển dần vào huyết. Nếu tà mới vào phần dinh, sắc lưỡi tuy
đỏ, nhưng hẳn rêu vàng chưa sạch, là tà ở phần khí còn chưa thanh hết, cách
chữa cần phải nhiệt chuyển ra khí, ở trong bài thuốic thanh dinh gia vào Ngân hoa
, Liên kiều, làm cho nhiệt tà ở phần dinh, vẫn theo phần khí mà giải. Nhất thiết
kiêng dùng huyết dược sớm, như rêu lưỡi vàng lui hết, lưỡi chuyển đỏ sẫm, thì là
dinh chuyên sang huyêt, lúc này thì trong thuốíc thanh dinh nên gia thuốc lương
huyêt như Sinh địa, Đan bì. Vì lúc ấy nhiệt tà đã tách ròi phần khí, thê không thể
thâú nhiệt chuyên ra khí dược nữa, vì thê phải nên bỏ khí dược, mới là hợp cách.
Bệnh Xuân ôn tà nhiệt ở lý thường phần nhiều âm dịch bị tổn thương trước,
chữa phải nuôi dưỡng âm dịch để hợp với ý tư âm thoát nhiệt, nhưng kiêm có thấp

42
tà, thì loại thuổc âm như bổ béo dùng phải cẩn thận, để khỏi trợ thấp mà không
giải ra được. Nhưng mà không thể đơn thuần cho thuốc hoá thấp phòng hại âm
dịch nữaể Loại chứng hậu này khi chữa rất là mắc mớ, cần phải nắm vững nguyên
tắc hoá thấp mà không hại phần âm, tư âm mà không trở ngại thấp.
Bệnh Xuân ôn, vị nhiệt lan đến dinh huyết dễ sinh phát ban, nêu ban chẩn
phát ra ngoài, nhiệt tà sẽ có cơ thấu đạt ra ngoài. Nhưng có khi vị lý nhiệt, khí
ủng tắc quá, ban mọc ra mà không thấu suốt, thì nên cho uống chút ít thuốc
thông phủ, làm cho khí ở lý thông, ban sẽ mọc hết ra ngoài. Thông lý thì dùng
Kim trấp là rất tốt, vì Kim trấp có khả năng tả nhiệt giải độc. Nếu Dương minh
táo kết quá, cũng nên sử dụng điều vị thừa khí thang, nhưng không nên sổ mạnh
quá, khỏi đến nỗi tà hãm vào trong sinh ra biến chứng.
Ôn bệnh tà vào hạ tiêu, hư phong động ở trong, nếu kiêm có thấp tà không
hoá, thì là chứng trong hư ghé thực nếu chữa thì trỏ ngại thực, chữa thực thì trở
ngại hư, dùng thuốc so với chữa hư chứng đơn thuần lại khó hơn, nhưng chứng
này lấy hư làm chủ yếu, thêm chữa thấp tà thì lại làm cho chính khí càng chuyển
thành hư, loại chứng hậu này tiên lượng phần lớn là không tốt.
Bệnh Xuân ôn đã có lý nhiệt, lại có biểu chứng, khí chữa dù là biểu chứng
nặng hơn, cũng chỉ nên cho thuốc hơi cay giải biểu, rất kỵ thuốic nhưng thuốc tân
ôn phát hãn như Khương, Độc, Kinh, Phòng, vì phong dược tính phần nhiều cương
tác, dùng nhầm thì rất dễ hao tốn tân dịch mà sinh ra biến chứng.
Bệnh Xuân ôn nhiệt ủng tắc ở vị, rồi từ vị bốc lên phế, tân dịch trong phế bị
nung nấu thành đàm, thường sinh chứng ho nhiều đòm, đưòng lạc ở phế không
thông, phần nhiều thấy chứng ngực sưòn đau nhói. Nhiệt uất lâu ngày, thế tất ho
mà kiêm suyễn, hoặc mà đới huyết, nặng thì đòm đục như mủ, gần giống như
chứng phế ung. Chữa chứng này nên thanh tả phế vị, vì nhiệt ở trong phế phần
nhiều do vị nhiệt bổc lên, nên thanh phế mà không thanh vị, thì phế nhiệt không
trừ được, bệnh khó khỏi được, nhưng phương Ma hạnh thạch cam thang, Thanh
táo cứu phế thang, dùng chữa chứng này rất thích hợp, vì trong hai phương đều có
Thạch cao, tức là lẽ thanh vị mà đạt đến thanh phế. Sau khi uống thuốic nhiệt bớt
mà đòm đục chưa hết, nên dùng Thiên vĩ hành thang (Vĩ hành, Ý dĩ nhân, Đào
nhân, Đông qua nhân) tham gia với thuốc hoà đưòng lạc thường thu được hiệu
quả tốt. Chữa lại bệnh biến này, biện chứng cần phải rõ ràng, đã không vì thấy
thở gấp mà coi là ngoại cảm tầm thưòng để dùng bừa thuốíc phát tán, lại không vì
thấy nhiều đòm mà dùng bừa Nhị trần thang, lại cũng không thể cho là chứng hư
suyễn mà dùng Sinh địa, Thục địa. Tóm lại những phương thuốc hao tổn dịch, trợ
nóng, sinh đòm, liễm bổ, đều cần kiêng cả.
Phàm ôn bệnh đòm nhiệt, đã lâu không hoá, mình nóng trước sau không lui,
nên dùng Tuyết canh thang (Phiên hải triết, Bột tễ, dùng uống luôn luôn, về tác
dụng hóa đờm thanh nhiệt có công hiệu mau, nếu nhiều đòm, nên đem riêng củ năng
(bột tà) giã lấy nước củ hoặc củ cải hoà vào thuốc thì công hiệu càng rõ rệt hơn).

43
C h ư ơ n g II I

BỆNH THỬ ÔN

I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh Thử ôn là bệnh nhiệt cấp tính phát sinh về mùa hạ. Lấy chứng hậu
Dương minh vì nhiệt như nóng dữ, phiền khát, mồ hôi nhiều làm chủ chứng. Đặc
điểm của nó là: Phát bệnh cấp, chuyển biến nhanh, dễ thương tân hao khí.
Bệnh này là vì cảm thụ độc tà thử nhiệt của mùa hạ mà gây nên. Vì mùa hạ thử
khí hành bệnh. Vì tà cứu thử nhiệt hại người rất nhanh, cho nên bệnh mới phát phần
nhiều đi tắt vào Dương minh vị. Diệp Thiên Sĩ nói: "Bệnh hạ thử phát từ Dương mmh"
tức là nói về bệnh này. Vì tà của thử nhiệt dễ làm tổn thương nguyên khí, càng hay
làm tổn thương tân dịch, cho nên bệnh này rất dễ hiện ra những chứng khí thương, tân
hao. Lại vì mùa hạ ĩriưa ẩm khá nhiều , hoặc vì trời nắng dọi xuống, thấp khí dưới đất
bốc lên, tà thấp nhiệt dễ dàng nung nấu mà gây bệnh. Nhân đó chứng bệnh thử ôn lại
thường thương kiêm ghé thấp tà mà thành chứng "thử ôn ghé thấp", nhưng vẫn lấy
nhiệt tà làm chủ, kiêm thấp làm khách. Ngoài ra, vì nóng nực quá, ham mát uông lanh
cũng là thưòng tình của người ta, ví hoặc hóng mát uống lạnh thái quả, tà thử nhiệt dễ
bị hàn thấp lấn át, mà thành chứng thử kiêm hàn thấp.
Bệnh này mới phát, Dương minh vị nhiệt thịnh nên dùng thuốc tân lương để
thanh tiết nhiệt tà, nếu tiến lên mà thành chứng tà nhiệt thương tâm thì nên
dùng thuốíc cam hàn để thanh nhiệt sinh tân, nếu đến kỳ cuối nhiệt tà tuy trừ hết
mà dinh hao tổn thì nên dùng thuốc ngọt chua, để bổ khí liễm tân. Trong sách
"Thương thử toàn thư" của Trương Phụng Quì nói: "Bệnh thử đầu tiên dùng thuốc
cay mát, tiếp đó dùng thuôc ngọt lạnh cuối cùng dùng thuốc ngọt chua liễm tân,
không cần dùng thuốc hạ, có thể gọi là tổng kết được phép lớn chữa bệnh thử ôn
trong toàn bộ quá trình bệnh biến”. Nhưng cần nêu rõ, nói trước tiên dùng thuốc
tân lương là chỉ về thuốíc tân lương mạnh tức là phép tân hàn thanh khí, phủ thực
kết trệ ít hơn, cho nên nói chung không cần dùng thuốc hạ, nhưng nếu thấy hiện
ra chứng phủ thực thì tất nhiên cũng cần phải công hạ. Nếu thử tà truyền dinh
vào huyết hoặc cướp đốt phần âm của can thận, cách chữa cũng giông như chữa
bệnh phong ôn, Xuân ôn. Còn như chữa chứng Thử ôn ghé thấp, thì thanh thử tất
phải kiêm lợi thấp. Sách "Minh y tạp trưốc" của Vương luan nói: "Phép chữa
chứng thử thanh tâm lợi tiểu tiện là rất tốt”, đáng làm nguyên tắc chữa chứng
thử ôn ghé thấp. Thử vì hàn thấp ngăn trở, chữa nên dùng thuốc tân ôn để tán
hàn ở ngoài, hợp với thuốc hoá thấp thấu nhiệt.

II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ


2.1 . T h ử t à v ào D ương m in h vị:

aế Chứng hậu: Sợ nóng, tâm phiền, đầu nhức và choáng váng, hơi thở to,

44
miệng khô khát nước, mồ hôi nhiều, lưng hơi sợ lạnh, mạch hồng đại mà khâu.
b. Cơ c h ế bệnh: Thử là tà khí hoá nhiệt, nung đốt Dương minh, cho nên mới
phát bệnh là thấy ngay chứng mình nóng dữ dội mà sợ nóng, tâm phiền. Thử
nhiệt bốc lên, thì đầu nhức choáng váng, mà mặt đỏ hồng, chứng này so với chứng
nhiệt nung nấu ở trong, bức tân dịch tiết ra ngoài thì háo khát nhiều mồ hôi mà
thở hơi to nhiệt thịnh mồ hôi, tổn thương đến khí dịch, thì lưng hơi sợ lạnh, mạch
hồng đại mà khâu. Chứng này nhức đầu sợ lạnh của tà ở biểu, tất không có mồ hôi
hoặc ít mồ hôi, mà mạch phù, và cũng không đến háo khát, thở to. Nay tuy đầu
nhức và choáng váng, nhưng lưng hơi sợ lạnh mà mạch hồng đại và háo khát
nhiều mồ hôi, sợ nóng tâm buồn bực thì rõ ràng là lý nhiệt bốc lên, tổn thương đều
khí dịch mà gây nên như vậy.
c. Phép chữa: Chứng Dương minh vị nhiệt thịnh, cần phải thanh khí tiết
nhiệt; nguyên khí tân dịch tổn thương, lại cần phải bổ khí sinh tân. Cho nên
chứng này dùng Bạch hổ gia Nhân sâm thang, để thanh nhiệt, ích khí, sinh tân.
Nếu thử nhiệt tuy thịnh mà tân khí chưa tổn thương, thì nên cho uổng Bạch hô
thang trực tiếp thanh nhiệt tà ở phần khí bảo tồn tân dịch.
d. B ài thuốc
B ạ ch hổ gia Nhân sâm th an g (ôn bệnh điều biện).
Sinh thạch cao (nghiền ra) 40g Gạo tẻ 1 chén
Nhân sâm 12g Cam thảo 12g
Tri mẫu 20g
Nước 8 chén, sắc lấy 3 chén, chia uống ấm 3 lần. Bệnh đỡ thà giảm lần uống
sau. Không khỏi thì lại uống thang nữa.
Các vị thuốc tổ chức thành phương này, tức là trong Bạch hổ thang gia
Nhân sâm, Bạch hổ thang thanh khí tiết nhiệt gia Nhân sâm để bổ khí sinh tân.
B ạ ch hổ th an g (xem ở chương phong ôn)
2 ẻ2 . T h ử t à là m tổ n th ư ơ n g tâ n d ịch v à ch ín h k h í.

a. Chứng hậu : Mình nóng, hơi thở to, tâm phiền, nước tiểu vàng, khát nước,
tự ra mồ hôi, chân tay mỏi, tinh thần mệt, mạch hư không có lực.
b. Cơ c h ế bệnh: Mình nóng, hơi thở nóng, tâm phiền, nước tiểu vàng là lý có
nhiêt tà. Khát nưóc, tự ra mồ hôi, là tân dịch đã bị tổn thương. Chân tay mỏi, tinh
thần mệt, mạch hư không có lực là nguyên khí hư suy. Tổng hợp các chứng mà
phân tích thì chứng này cũng là do nhiệt làm tổn thương tân dịch và khí mà gây
nên, nhứng so với chứng trước thì chứng này nhiệt tà nhẹ mà tân dịch tổn thương
nặng hơn.
c. Phép chữa: Chứng này nên dùng Vương thị thanh thử ích khí thang, một
là để thanh nhiệt tiêu thử, hai là bổ khí sinh tân.
d. B ài thuốc: Vương thị thanh thử ích khí thang (ôn nhiệt kinh vĩ)
Tây dương sâm 12g Thạch hộc 12g

45
Mạch đông 8g Hoàng liên 3g
Trúc diệp 12g Ngẫu tiết 12g
Tri mẫu 12g Cam thảo 4g
Tây qua 4g Gạo tẻ 12g
Trong phương dùng Tây dương sâm, Thạch hộc, Cam thao, gạo te đe bô khí
sinh tân. Hoàng lien, T n mâu, Trúc diệp, Ngẫu tiết, Tây qua để .thanh tiêu thử.
Bài này so với bài Bạch hổ gia Nhân sâm thang sức thanh nhiệt kém mà sức sinh
tân lại trội hơn.
2 .3 . T ân d ịch v à ch ứ n g k h í sắp th o á t.
a. Chứng hậu: Mình nóng đã lui, mồ hôi ra không dứt, thở suyễn sắp thoát,
mạch tán đạiẳ
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này tà thử nhiệt tuy đã giải trừ, nhưng vì chính khí
tổn thương nhiều quá, không giữ vững ở ngoài được, cho nên mình không nóng mà
mồ hôi vã ra không dứt, mạch tán đại mà không có lực, tân dịch và chính khí tổn
thương quá nhiều, hơi ít không đủ để thở, cho nên thở suyễn sắp thoátễ Đó là dấu
hiệu tân khí đại hư, nguồn thở hoá sắp hết, so với chứng dương khí ở ngoài mất
mà mồ hôi ra tay lạnh, mạch vi sắp tuyệt, đều không giông nhau.
c. Phép chữa: Mồ hôi ra càng nhiều thì tân dịch và chính khí càng hao, chính
khí càng tổn thương thì mồ hôi tiết ra càng nhiều. Nếu không dùng Sinh mạch
tán để bổ liễm tâm khí, thì sẽ gây ra thể ngoại thoát.
d. B ài thuốc: Sinh m ạch tán (Ôn bệnh điều biện).
Nhân sâm 12g Ngũ vị tử 4g
Mạch đồng 8g (không bỏ lõi)
Nước 3 chén sắc còn 8 phần chia uống làm hai lần. Bã lại sắc uống lần nữa.
Nếu mạch không liễm được thì lại uống thang nữa, cho đến khi mạch liễm
lại mới thôi.
Bài này dùng Nhân sâm để bổ ích nguyên khí, Mạch đông, Ngũ vị chua ngọt
sinh âm, giữ lưu dương, khiến cho nguyên khí được vững thì mồ hôi không tiết ra
ngoài nữa, âm dịch giữ lại ở trong, thì dương không thoát ra ngoài nữa. Đó tức là ý
nghĩa "cuối cùng dùng thuốc ngọt chua liễm tân" trong phép chữa chứng thử của
Trương Phụng Quỳ. Nhưng bài này thuần thuốc về bổ liễm, nếu thử nhiệt chưa hết
thì nhất thiết không nên dùng, để khỏi lưu tà làm hạiể Từ Linh Thái nói: "Sinh
mạch tán là một phương thuốc bảo tồn tân dịch sau khi cảm thử. Dùng bài thuốc
này phải hiểu rõ thử tà có hay không, nên theo thói quen mà gọi là bài thuốc chữa
cảm thử được". Kinh nghiệm này thật là đáng nên chú ý.
2 .4 . T h ử t à làm tổ n th ư ơ n g tâ m th ậ n .

a. Chứng hậu: Tâm nóng buồn phiền vật vã, tiêu khát không thôi, lưỡi đỏ,
rêu lưỡi khô.
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này là vì thử nhiệt lưu lại lâu ngày tổn thương tới

46
tâm thận mà gây nên. Nhiệt tà giúp tâm hoả ở trên mạnh quá, thì tâm nóng,
buồn phiền vật vã. Thử nhiệt đốt thận âm ỏ dưới, thận thuỷ không giao tê lên
trên được thì tiêu khát không thôi, lưỡi đỏ cũng là dấu hiệu tổn thương âm. Rêu
lưỡi vàng khô là triệu chứng lý nhiệtắ
c. Phép chữa: Chứng này nên dùng Liên mai thang, một để thanh tâm nhiệt
mạnh quá, hai là để bổ thận dịch thiếu thôn.
d. B ài thuốc: Lỉên mai thang (ôn bệnh điều biện)ẵ
Hoàng liên 8g A giao 8g
Sinh địa 12g Mạch đông 12g
Ô mai 12g
Nước 5 chén sắc lấy 2 chén, chia uống hai lần Mạch hư đại mà khâu, gia
Nhân sâm.
Bài này là do Hoàng liên, A giao thang ở sách "Thương hàn luận" bỏ Hoàng
cầm, Thược dược, Lòng đỏ trứng gà, già Ô mai, Mạch đông, Sinh địa mà thành.
Trong phương dùng Hoàng liên để thanh tâm nhiệt, A giao để bổ thận dịch, Mạch
đông, Sinh địa ngọt nhuận để tư âm, lại dùng 0 mai vị chua, hợp với đắng tiết
nhiệt, hợp với ngọt thì chữa sinh âm, làm cho tâm nhiệt hết mà tân dịch trở lại,
thì những chứng tâm phiền tiêu khát, cũng đều khỏi hết.
2 .5 . T h ử t à n h ậ p v à o d in h h u y ế t.

2.5.1. T h ử tà n h â p vào tâm d ịch


a. Chứng hậu : Mạch hư lưỡi đỏ, tâm phiền, miệng khô, đêm ngủ không yên,
có lúc nói sảng.
b. Cơ c h ế bệnh: Thử để vào tâm, cho nên trong quá trình chứng thử ôn rất dễ
hiện ra chứng tà vào tâm dinh. Thử tà vào phần dinh, tâm dinh bị hao tổn cho
nên mạch hư lưỡi đỏ. Nhiệt quấy rối tâm thần thì tâm phiền không ngủ, nặng thì
có lúc nói sảng, nhưng chứng này với chứng hôn mê nói sảng của trường hợp nhiệt
bế tắc tâm bào, trên bệnh tình có nhẹ nặng sâu nông khác nhau.
c. Phép chữ a:Chứng này cũng nên dùng Thanh dinh thang để thanh tâm
mát dinh, nếu phần dinh nhiệt thịnh mà đến nỗi bế tắc tâm bào ở trong hiện ra
chứng hôn mê nói sảng, thì nên dùng Thanh dinh thang chiêu với thuốc An cung
Ngưu hoàng hoàn để thanh tâm khai khiếu.
d. B ài thuốc:
Thanh dinh th ang (xem ở chương Phong ôn).
An cung Ngưu hoàng hoàn (xem ở chương Phong ôn).
2.5.2. T h ử tà n h ậ p vào p h ầ n huyết .

a. Chứng h ậ u :Nóng rát buồn phiền vật vã, sắc ban tím đen, lưỡi đỏ rêu khô,
nặng thì hôn mê, nói càn, hay cười.

47
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này là độc bệnh thử nhiệt thịnh quá, vào sâu đến
phần huyết. Nhiệt tà thịnh qúa, âm huyết tổn thương nặng thì nóng rát, buồn
phiền vật vã. Độc tà đốt cháy ở dinh huyết, thì sắc ban tím đen, lưỡi đỏ rêu khô.
Tâm chủ huyết, huyết nóng hãm tâm bào, tâm thần rối loạn, cho nên hôn mê, nói
càn, hay cưòi, chứng này so với chứng trước lại sâu hơn một mức, cho nên thể
bệnh rất là nặng.
c. Phép chữa: Nên kíp dùng Thần tê đan hợp với An cung Ngưu hoàng hoàn,
để lương huyết giải độc, thanh tâm khai khiếu.
d. B ài thuốc:
Thần tê đan (Ôn nhiệt kinh vĩ).
Ô tê giác tiêm (Mài lấy nước) Thạch xương bồ đều 240g
Hoàng cầm, sinh địa (nước lã rửa sạch giã vắt nước côt) 360g
Ngân hoa (nếu có hoa tươi giã vắt nước dùng càng tốt) đều 360g
Bản lam căn (nếu không có thì lấy Thanh đại phi sạch thay vào) 280g
Phấn thanh, Hương sị 320g
Liên kiều, Huyền sâm 280g
Hoa phấn, Tử thảo 120g
Đều phơi thái nhỏ (kiêng sao lửa), dùng nước mài Tê giác, nước Địa hoàng,
Phần thanh hoà giã làm viên (không được cho mật, nếu khó viên thì đem Hương
sị nấu nhừ) mỗi viên nặng 3 đồng cân.
Đây là bài thuốc lương huyết giải độc, trong phương dùng Tê giác, Phấn
thanh, Ngân hoa, Liên kiều, Huyền sâm, Hoàng cầm, Bản lam căn để lương huyết
giải độc, Sinh địa, Tử thảo, Đậu sị để lương huyết thấu ban, Hoa phấn để sinh tân
chỉ khát, Thạch xương bồ thơm tho khai khiếu, hợp dùng sẽ có công hiệu lương
huyết giải độc, thanh tâm khai khiếu.
An cung Ngưu hoàng hoàn (xem ở chương Phong ôn).
2 .6 . C h ứ n g th ử th ấ p làm t r ở n g ại tru n g tiê u

a. Chứng hậu: Nóng dữ, phiền khát, mồ hôi nhiều nước tiểu ít, mạch hồng
đại, rõ ràng là dấu hiệu Dương minh vị nhiệt qúa thịnh. Bụng tức mình nặng, là
triệu chứng thái âm thổ chưa thấp. Đó là chứng hậu thử thận làm trở ngại trung
tiêu, nhiệt nặng thấp nhẹ.
c. Phép chữa: Nên dùng Bạch hổ gia Thương truật thang, để thanh nhiệt ở
Dương minh vị, kiêm hoá thấp ở thái âm tỳ.
d. B ài thuốc Bạch hổ gia Thương truật thang (chứng trị chuẩn thằng).
Thạch cao (nghiền nát) 40g Tri mẫu 12g
Thương truật I2g Cam thảo 4g
Gạo tẻ 16g

48
Các vị thuốc tổ chức thành phương này, tức là do Bạch hổ thang Thương
truật mà thành, Bạch hổ thang thanh nhiệt ở Dương minh vị, Thương truật làm
ráo thấp ở Thái âm tỳ.
2 ề7. T h ử th ấ p la n t r à n ở ta m tiê u .

a. Chứng hậu : Mình nóng, mặt đỏ, tai điếc, ngực tức bụng đầy, đi ỉa nước
loãng, tiểu tiện ngắn ít, ho đờm có dính huyết, không khát nước lắm, lưỡi đỏ hồng,
rêu lưỡi vàng trơn.
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng thử thấy uất ở trong rồi, bốc lên thì thấy chứng mình
nóng, mặt đỏ, tai điếc. Diệp Thiên Sĩ nói: "Thấp là tà nặng đục, nhiệt là khí hun
bốc, nhiệt ở trong thấp, khí hun bốc đưa lên bức bách thanh khiếu, tai mắt thông
tỏ, khác với tai điếc của chứng Thiếu dương. Tai điếc của chứng Thiếu dương tất
kèm những chứng nóng điếc của chứng nóng rét qua lại, miệng đắng họng khô,
mạch huyền, cùng với chứng này vì thử thấp uất bốc, rõ ràng có phân biệt. Phế
chủ khí của toàn thân, thử thấp xâm nhập vào phế, phế khí không tuyên thông,
thì ngực tức khạc đờm có dây máu. Lưỡi tuy đỏ hồng, rêu lưõi còn vàng trơn, thì
đủ biết bệnh tà còn ở phần khí. Thở thấp uất bốc ở trung tiêu, thì bụng tức đầy
mà không khát nước lắm, thử thấp bức bách ở đường ruột, mất chức năng khơi
trong gạn đục, thì tiểu tiện ít mà đỏ, đi ỉa nước loãng, chứng này so với chứng
nhiệt kết bàng lưu đi thuần nước loãng mà bụng ấn thấy đau cũng dễ phân biệt.
Lại chứng này cùng chứng Bạch hổ gia Thương truật thang đều là thử thấp lan
tràn suốt tam tiêu, cho nên ngoài những chứng thấy ỏ trung tiêu như miệng khát
bụng đầy, lại còn có biện chứng ở thượng tiêu như ngực tức tai điếc và biện chứng
ở hạ tiêu như đi ỉa nước loãng, nước tiểu ít mà đỏ".
c. Phép chữa: Thử thấp uất bốíc, cần nên thanh nhiệt, lợi thấp. Chứng này đã
là thử thấp lan tràn suốt hạ tiêu, cho nên dùng Tâm thạch thang để thanh giải tà
thử thấp ở Thượng tiêu, Trung tiêu và Hạ tiêu.
d. B ài thuốc: Tam th ạch thang (Ôn bệnh điều biện).
Phi hoạt thạch 12g Sinh thạch cao lOg
Hàn thuỷ thạch 12g Hạnh nhân 12g
Trúc nhự (sao) 8g Ngân hoa 12g
Kim trap 1 chén uống rượu (Ngân hoa lô càng tốt)
(hoà vào thuốc)
Thông thảo 2g
Nước 5 chén, sắc thành 2 chén, chia làm 3 lần uống ấm.
Phương này dùng Hạnh nhân để khai thông phế khí ở Thượng tiêu để thông
đạt xuống bàng quang, Thạch cao, Trúc nhự để thanh tiết nhiệt ở trung tiêu. Hoạt
thạch, Hàn thủy thạch, Thông thảo để tiết lợi nhiệt ỏ hai tiêu, Ngân hoa, Kim trấp
thì tiêu thử giải độc, cùng đạt được công hiệu thanh tuyên thử thấp ở tam tiêu.

49
2 ệ8 ẻ C h ứ n g th ử k iêm h à n th ấ p .

a ỂChứng hậu: Đầu nhức, mình nóng, sợ lạnh, không ra mồ hôi, thân hình co
quắp, bụng đầy tâm phiền, rêu lưỡi mỏng nhớt.
b. Cơ c h ế bệnh: tháng hè cảm thử, lại vì hóng mát, uống nước lạnh, đến nỗi
thử bị hàn thấp ngăn át, Hàn uất cơ biểu, thì đầu nhức mình nóng, sợ lạnh không
ra mồ hôi, thân hình co quắp. Thấp tà ngăn trở ở trong thì rêu lưỡi nhớt bụng đầyử
Thử nhiệt uất ỏ trong thì tâm phiền không yên. Chứng này so với hiện chứng thử
thấp uất ở trong của chứng thương hàn thuần là tà ở biểu mà không có rêu lưỡi
nhớt bụng đầy tâm phiền, rõ ràng có khác.
c. Phép chữa: Chứng này nên dùng bài Tân gia Hương nhu ẩm, để giải biểu
tán hàn, hoá thấp tiêu thử. Nếu gai gai sợ lạnh, mình nóng, phiền táo mà khát
nưóc, đi ỉa sệt sệt thì nên dùng bài Hoàng liên hương nhu ẩm.
d. B ài thuốc:
Tân gia Hương nhu ẩm (ôn bệnh điều biện).
Hương nhu 8g Ngân hoa 8g
Hoa biểu đậu tươi 12g Hậu phác 8g
Liên kiều 8g
Nước 5 chén, sắc lấy 2 chén, uống rồi hễ ra được mồ hôi thì thôi uông lần
sau, nếu chưa ra mồ hôi thì uống lần nữa, nếu uổng hết cũng không thấy ra mồ
hôi, lại uống thang nữa.
Bài này tức là bài Tam vật Hương nhu ẩm bỏ Biển đậu gia Ngân hoa, Liên
kiều, Hoa Biển đậu mà thành. Trong phương dùng Hương nhu cay ẩm thơm thấu
để giải biểu trừ thử. Hậu phác để lý khí hoá thấp, Ngân hoa, Liên kiều, Hoa biển
đậu để thanh nhiệt tiêu thử.
H oàng liên Hương nhu ẩm (Loại chứng hoạt nhân thử)
Hoàng liên 2g (sao với rượu)
có bản chép là 3g; có bản chép là cùng sao với nước gừng 12g
Hương nhu 8g (bỏ đất)
có bản chép là 12g
Hậu phác 12g (chế bằng Gừng)
có bản chép là 6g
(Một phương có Biểu đậu, Cam thảo)
Sắc với nước, chế vào ít rượu, uống nguội (hoặc chép là Hoàng liên để thanh
uất nhiệt ở trong, Hậu phác để lý khí hoá thấp. Bài này với bài tân gia Hương nhu
ẩm đều là bài thuốc tán biểu hàn ở ngoài, thành thử thấp ỏ trong, giải cả biểu lý.
Chô khác nhau là bài Tân gia Hương nhu ẩm thì chủ trị chứng ngoại hàn với thử
tà đều khác nhau, mà bài Hoàng liên Hương nhu ẩm thì chủ trị chứng thử thấp ở
lý nhiều hơn).

50
PHỤ: CÁC CHỨNG MẠO THỬ, THỬ QUYẾT, THỬ PHONG, THỬ SÁI, THỬ UẾ.

1. C h ứ n g m ạo th ử (c ả m n ắn g )
Về mùa hè cảm thụ độc tà thử nhiệt hoặc bệnh thử thấp, mà lấy Thái âm
phế làm trọng tâm bệnh biến, gọi là Mao thử.
а. Chứng hậu : Mình nóng, khát nước, ho xốc không đờm, ngực tức sườn đau,
mạch nhu hoạt mà sác, hai mạch thốn có lực, hoặc chóng mặt, nóng rét, ra mồ hôi,
rêu lưỡi mỏng trắng hơi nhớt.
б. Cơ c h ế bệnh: Vì cảm thụ thử nhiệt, chứng hàn nhiều thấy mình nóng khát
nước ho không có đờm, ngực tức sườn đau, mạch nhu hoạt mà sác, hai mạch thốn
có lực. Thử tà dễ lưu ỏ phần khí, nay vì thử nhiệt khá nhẹ, cho nên không lưu ỏ
Thủ Thái âm phế. Thử nhiệt ở lý, cho nên mình nóng miệng khát, phế kim bị
nhiệt tà làm tổn thương, cho nên thấy những chứng ho xốc không đòm, ngực tức
sưòn đau. Lôi Thiếu Đạt gọi là chứng Thử khái.
Nếu khi bệnh mới phát thấy những chứng đầu choáng váng nóng rét ra mồ
hôi, ho, rêu lưỡi mỏng trắng hơi nhớt, thì là tà thử xâm nhập vào phế mà gây nên.
Tà ngăn trở ở phế vệ mở đóng mất chức năng, cho nên nóng rét ra mồ hôi. Thử
thấp ngăn trở, khi thận dương không nên được, cho nên đầu choáng váng, vệ khí
bị khốn, phế khí thăng giáng thất thường, vì thế mà khí đưa ngược lên sinh ho, vì
cảm phải khí thấp còn nhẹ, cho nên rêu lưỡi thấy mỏng trắng hơi nhớt. So sánh
chứng này vối chứng trước, nguyên nhân của chứng trước là cảm thụ phải thử
nhiệt, cơ chế bệnh là thử nhiệt thương phế, lúc mới phát không thấy chứng ở phần
vệ, rêu lưỡi cáu nhớt, nguyên nhân của chứng này là thử thấp, cơ chế bệnh là thử
uất ở phế vệ, lúc mới phát thấy có hiện chứng ỏ phần vệ mà rêu lưõi hơi nhớt.
c. Phép chữa: Thử nhiệt hại phế, thì dùng Lôi thị thanh tuyên kim tạng
pháp để thanh nhiệt túyên phế: Thử thấp xâm nhập vào phế vệ, thì dùng Lôi thị
thanh lương dịch thử pháp Hạnh nhân, Qua lâu xác để tuyên thông tà thử thấp ở
phế vệ.
d. B à i thuốc:
Lôi thị th anh tuyên kim tạng pháp (Thời bệnh luận).
Ngưu bàng tử 6g Trầm qua lâu xác 12g
Xuyên bối mẫu (bỏ ruột) 8g Cát cánh 6g
Mã đậu linh 4g Tang diệp 12g
Hạnh nhân 8g Gia Tỳ bà diệp 12g
(bỏ vỏ đầu nhọn nghiền) (bỏ lông tẩm mật nước) làm thuốc dẫn.
Trong phương dùng Ngưu bàng, Bốì mẫu, Đậu linh, Tang diệp để tan tuyến
phế nhiệt, Hạnh nhân, Qua lâu, Cát cánh, Tỳ bà diệp để tuyên giáng phế khí phế
nhiệt hết rồi, phế khí lại tuyên giáng bình thường, thì các chứng tự nhiên khỏi hết.
Lôi thị th anh dương dịch thử pháp (thời bệnh luận).

51
Hoạt thạch 12g Liên kiều (bỏ ruột, thuỷ phi) 12g
Sinh cam thảo 3g Bạch phục linh 12g
Thanh hao 6g Gia: vỏ dưa hấu 1 miếng sắc uông.
Bạch biểu đậu 6g
Phương này dùng Thanh hao, Biển đậu, Liên kiều, vỏ dưa hấu để thanh thử
tiết nhiệt, Hoạt thạch, Cam thảo, Phục linh, Thông thảo để thanh lợi thử thấp gia
Hạnh nhân, Qua lâu xác giáng phế khí mà chỉ ho.
2. C h ứ n g th ử q u y ế t (sa y n ắn g )
Vì mùa hè đột nhiên trúng phải tà thử nhiệt, mà đến nỗi phát ngay ra
chứng hôn mê, chân tay quyết lạnh, gọi là chứng thử quyết, (nếu chân tay không
quyết lạnh gọi là trúng phải thử).
a. Chứng hậu: Đột nhiên choáng váng ngã ra, hôn mê không biết gì, mình
nóng, chân tay quyết lạnh, hơi thở to như suyễn, nói không ra tiếng, hàm răng hơi
cắn lại, hoặc há miệng, mạch hồng đại hoạt sác.
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này phần nhiều phát về mùa nắng nực quá thịnh,
dưới ánh nắng gay gắt, ngưòi lại hoạt động vận tải đi xa dễ phát sinh vì đột nhiên
trúng phải tà thử nhiệt bế tắc thanh khiếu, cho nên thấy ngay chứng hôn mê ngã
ra. Thử nhiệt nung bức ở trong, cho nên mình nóng mà thở hút hơi to như suyễn,
mạch hồng đại phát sác. Nhiệt uất khí cơ cho nên chân tay lại thấy quyết lạnh, đó
cũng thuộc về loại nhiệt quyết. Nhiệt nhiều thì quyết lạnh cũng nhiều, nhiệt vừa
thì quyết lạnh cũng vừa. Thanh khiếu bế tắc, tâm thần mất linh hoạt, cho nên
miệng hơi cắn lại hoặc há miệng mà lặng lẽ không lên tiếng. Chứng này phát
bệnh mau chóng, hơi tựa như chứng trúng phong nhưng trúng phong phần nhiều
có chứng miệng mắt méo xệch, mà chứng này thì không, vả lại chứng này phần
nhiều thấy ở mùa hè nóng nực cho nên hai chứng ấy cũng dễ phân biệt.
cế Phép chữa:Chứng thử nhiệt bế tắc thanh khiếu, cần cho uống thuốc thanh
tâm khai khiếu như An cung Ngưu Hoàng hoàn, Tử tuyết đan, và nên kết hợp với
pháp châm những huyệt Nhân trung, Thập tuyên, Khúc trạch, Hợp cốc để thanh
tiết nhiệt tà, thức tỉnh thần chí. Nếu sau khi tỉnh lại chân tay khỏi quyết mà
bệnh còn chưa khỏi, nên chiểu theo chứng của bệnh thử ôn mà chữa, cho uống
thuốc thanh khí tiêu thử, hoặc thanh dinh dưỡng âm, đang khi thử nhiệt bế tắc ở
trong nhất thiết kiêng dùng thuốc lạnh mát, để tránh khỏi thử tà càng bị uất át
càng vào sâu, đến nỗi không giải ra được.
d. B ài thuốc:
An cung Ngưu hoàng hoàn (xem ở chương Phong ôn)
Tử tuyết đan (xem ở chương Phong ôn).
3 . C h ứ n g th ử p h o n g
Là chứng phong bệnh đột nhiên trúng phải thử nhiệt mà dẫn động can phon
a. Chứng hậu: Mình nóng, chân tay co giật, nặng hơn thì uốn ván, răng cắn
chặt, hôn mê bất tỉnh, mạch huyền sác.

52
b. Cơ c h ế bệnh: chứng này là thử nhiệt dẫn động can phong mà phát ra, cho
nên thấy một loạt chứng hậu nhiệt cực sinh phong. Ngô Cúc Thông nói: "Trẻ con
mắc chứng thử ôn, mình nóng, đột nhiên kính quyết gọi là chứng Thử giản". Chứng
này với chứng thử phong tên gọi tuy khác nhau mà thực tế là cùng một bệnh.
c. Phép chữa: Thử nhiệt thịnh quá dẫn động can phong, cần phải dùng phép
thanh nhiệt tức phong làm chủ yếu, có thể dùng Linh giác Câu đằng thang.
Dương minh vị nhiệt thịnh thì gia Thạch cao, Tri mẫu, tán hàn để thanh khíỗTân
dinh nhiệt thịnh thì gia Tê giác, Đan bì để thanh dinh tiết nhiệt, hoặc dùng
Thanh dinh thang gia Linh giác, Câu đằng để thanh dinh mát can. Nếu co giật
khá nặng, thì gia những loại Ngô công, Toàn yết, Địa linh, Cương tàm để chấn
kinh tức phong.
d. B ài thuốc: Linh giác, Câu đằng th an g (xem ở chương Phong ôn).
4 Ệ C h ứ n g th ử sái

Vì cảm phải thử nhiệt mà đột nhiên thổ huyết, tựa như chứng ho lao (lao
sái), gọi là chứng thử sái.
a. Chứng hậu : Đột nhiên thổ huyết, nục huyết, đầu mắt không thanh sáng,
phiền nóng khát nước, ho suyễn, mạch ấn nhẹ tay thì hồng, ấn vừa tay thì trông
không, ấn nặng tay lại thấy.
b. Cơ c h ế bệnh: Thử nhiệt tà tổn thương phế, phế mất chức năng tuyên
giáng, thì ho suyễn thử nhiệt nung bức, thì phiền nóng khát nước, đầu mắt không
thanh sáng. Nhiệt tổn thương đường dương lạc, huyết ở đường lạc trào lên, thì đột
nhiên thổ huyết, nục huyết. Nhiệt nung đốt ở lý, cho nên mạch ấn nhẹ tay thì
hồng, mà lại vì: thổ, nục thất huyết, cho nên ấn tay vừa thì trông không, tuy thể
nục mà chính khí còn chưa hư lắm cho nên ấn nặng tay lại thấy. Chứng thử để
ghé thấp, nếu vì thử thấp thương phế mà thổ nục ho suyễn, rêu lưỡi tất trắng
trơn, miệng phần nhiều không khát. Tóm lại, chứng thử sái, không kể là có ghé
thấp hay không so với chứng lao sái do chân âm hao tổn, bệnh phát chậm, dẫn
đến ngưòi gầy trơ xương ra, là rõ ràng có hư thực khác nhau.
c. Phép chữa: Thử nhiệt thương phế, chữa nên thanh thử nhiệt để giữ phế,
thanh nhiệt ở đưòng lạc để chỉ huyết. Nếu bệnh vừa mối phát thổ chất thực, thì
dùng Lôi thị thanh tuyên kim tạng pháp gia Khổ, cầm , Hắc, Chi, người thể chất
hư thì dùng Lôi thị khước thử điều nguyên pháp bỏ Bán hạ, Gạo tẻ gia Sinh địa
tươi, Thạch lạc tươi, Ngó sen tươi, Đan bì, cỏ nhọ nồi mà chữa. Nếu thuộc thử
thấp thương phế, thì dùng Thanh lạc ẩm gia Hạnh nhân, Đan bì, Hoạt thạch
thang, để thanh hết tà khí thử thấp.
d. B à i thuốc:
Lôi thị th anh tuyên kim tạn g pháp (xem ở trên).
Lôi thị khước thử điều nguyên pháp (Thòi bệnh luận).
Thạch cao 16g Nhân sâm 8g

53
Hoạt thạch (phi) 12g Mạch môn đông (bỏ lõi) 8g
Bạch phục linh 12g Phấn cam thảo 3g
Bán hạ chế 4g Gia 1 nhúm Gạo tẻ để dẫn thuốc.
Bài này dùng Thạch cao, Hoạt thạch, Cam thảo để thanh tiết thử nhiệt,
Nhân sâm, Mạch đông để thanh kim giữ phế. Bỏ bán hạ, là sợ thuốc cay ráo giúp
nóng mà ra huyết càng nhiều. Bỏ gạo tẻ là sự lưu tà gây bệnh, gia Sinh địa tươi,
Thạch hộc tươi, Ngó sen, Đan bì, cỏ nhọ nồi để lương chỉ huyết.
Thanh lạc ẩm gia Hanh nhân, Đan bì, Hoạt thạch thang (ôn bệnh điều biện).
Rìa lá sen tươi 8g Vỏ mướp 8g
Ngân hoa tươi 8g Nõn lá tre tươi 8g
Vỏ dưa hấu 8g Hạnh nhân 8g
Hoa biển đậu tươi 3g Mạt hoạt thạch 12g
Sa nhân 12g
Hai chén nước sắc lấy 1 chén, ngày uông 2 lần.
Bài này là bài thuốc nhẹ mát để thanh tiết thử nhiệt, thanh hết thử thấp.
Thử thấp hết, phế khí hồi phục, thì chứng thổ nục ho suyễn cũng khỏi. Nếu lạm
dụng thuốic lương huyết, chỉ huyết thì có hại là làm lưu trệ thấp tà.
5. Chứng thử uế
Vì cảm thụ khí thử thấp uế trọc, mà gây nên bệnh, đột nhiên buồn phiền vật
vã và gọi là chứng thử uế.
a. Chứng hậu: Đầu nhức mà chướng, ngực bụng tức đầy, buồn phiền vật vã
nôn lợm, da nóng có mồ hôi, nặng thì hôm mê tai điếc.
ỏế Cơ c h ế bệnh: Thử thấp uế trọc giao trở ở trong, ngăn át khí cơ, thì ngực
bụng tức đầy buồn phiền vật vã, nôn lợm. Thử thấp lưu ở lý, cho nên da nóng có
mồ hôi nhưng nói chung không nóng lắm, mồ hôi cũng không nhiều uế thấp trở át
thanh dương, thì đầu đau mà chướng, u ế trọc che lấp thanh khiếu thì tai điếc hôn
mê, chứng này so với chứng hôn mê do nhiệt hãm vào tâm bào, phần nhiều thấy
lưỡi ngọng, chân tay quyết lạnh, nóng rát, lưỡi đỏ, rõ ràng là khác nhau. Chứng
này thử mà thử nhiệt nặng, thì rêu lưỡi trắng nhợt mà miệng cũng không khát.
c. Phép chữa: Nên dùng Lôi thị phương hương hoá trọc pháp để trừ tà khí
thử thấp uế trọc. Thử nhiệt nặng hơn thì gia Hoạt thạch, Cam thảo, thử thấp
nặng hơn thì gia Thần khúc, Thương truật, uế trọc che lấp thanh khiếu, thì dùng
Thông quan tán thổi vào lỗ mũi cho hắt hơi, và uống Ngọc khu đan thơm tho, trừ
uế, khai khiếu.
d. B ài thuốc:
- Lôi thị phương hương hoá trọ c pháp (thòi dịch luận)
Lá hoăc hương 4g Đại phúc bì 6g (tẩybằng rượu).
Lá bội lan 6g Gia lá sen tươi 12g để dẫn thuốc.

54
Phương này dùng Hoắc hương, Bội lan thơm tho trừ uế. Trần bì, Bán hạ,
Hậu phác để lý khí hoá thấp, Lá sen tươi để thanh thấu thử nhiệt.
Thông quan tán (Đan khê tâm pháp phụ dư)
Trư nha tạo, Tế tân bằng nhau, nghiền nhỏ hoà đều, thổi vào lỗ mũi.
Ngọc khu đan (Lại có tên là Tử kim dĩnh).
Vị thuốc lược.
Hai phương trên đều là thuốc chễ sắn. Thông quan tán thổi vào mũi cho hắt
hơi, có công hiệu khai thông khí cơ. Ngọc khu đan bì là thuốic ôn khai, có công
hiệu thơm tho trừ uế, nếu thuộc chứng nhiệt hãm vào bào thì phương này không
thích hợp.

III. TÓM TẮT

Chứng thử ôn là bệnh nhiệt cấp tính vì cảm phải khí thử nhiệt của mùa hè
mà sinh ra. Thử là tà khi hoá nhiệt, rất dễ hại khí, cho nên bệnh này lúc mới phát
thì: tà 'ích khí sinh tân. Vì tà thử nhiệt dễ tương khí hao tân, cho nên trong quá
trình bệnh biến phần nhiều thấy tân khí hao tổn. Nếu thử thương tân khí mà
nhiệt tà không nặng lắm thì nên dùng Vương thị thanh thử ích khí thang để
thanh nhiệt tiêu thử, ích khí sinh tân, nếu nặng hơn mà làm cho chính khí hao
quá, khí dịch sắp thoát mà thử nhiệt đã hư thì nên dùng Sinh mạch tán để bổ tân
liễm khí, nếu không thì sẽ có bệnh thử ôn. Trương Phụng Quỳ cho là: "Bệnh thử
đầu tiên dùng thuốc cay mát, rồi dùng thuốc ngọt lạnh, cuối cùng dùng thuốíc ngọt
chua" tức là phỏng theo ý này mà đặt ra. Nếu thử thương tâm thận, tâm nhiệt
quá thịnh mà tân dịch thiếu thôn, nên dùng Liên mai thang chua đắng tiết nhiệt,
chua ngọt sinh âm. Nếu thử vào tâm dinh, dinh âm hao tổn, nên dùng Thanh
dinh thang để thanh tâm mát dinh. Nếu tử độc vào sâu phần huyết mà tà bế tắc
tâm bào, nên cho uống Thần tê đan hợp với An cung Ngưu hoàng hoàn để lương
huyết giải độc, thanh tâm, khai khiếu.
Mùa hè thử nhiệt đã thịnh mà mưa thấp cũng nhiều, đồng thòi tròi nắng oi
bức thì khí ẩm thấp dưới đất đã bốc lên, cho nên chứng thử ôn càng nhiều chứng
hậu ghé thấp. Nếu nhiệt đốt ở vị mà thấp hạ ở tỳ, thì nên cho uông Bạch hổ gia
Thương truật thang để thanh nhiệt hoá thấp, thử thấp lan tràn ở tam tiêu, nên
dùng Tam dịch thạch thang để thanh tuyên thử thấp ở Thượng tiêu, Trung tiêu
và Hạ tiêu. Tóm lại, chứng thử ôn ghé phần nhiều là chứng hậu nhiệt nặng thấp
nhẹ. Nếu thấy thấp nhiệt đều nặng hoặc thấp nặng hơn nhiệt, nên thảm khảo với
chứng thấp ôn mà chữa. Nếu tử tà ghé thấp chưa chất ở trong mà lại cảm hàn tà ở
ngoài, thì là chứng thử kiêm hàn thấp, chữa nên dùng Tân gia Hương nhu ẩm
hoặc Hoàng liên Hương nhu ẩm, một đằng là để cay ấm tán hàn, một đằng là để
thanh thử lợi thấp.
Nếu thử nhiệt không phát ở Dương minh vị mà đi tắt vào tâm bào, tức là
chứng thử quyết, trước nên dùng Ngưu hoàng hoàn hoặc Tử tuyên đan để thanh
tâm khai khiếu, chò khi tinh thần tỉnh lại rồi thì cho uống thuốc thanh thử tiết
nhiệt. Nếu vì cảm thụ thể nhiệt mà dẫn động can phong, tức là chứng thử phong

55
nhưng cơ chế bệnh của hai bài này có chỗ khác nhau. Nếu thử ở Dương minh vị, tà
có cơ chuyển hướng ra ngoài, hiện ra các chứng nóng dữ, nhiều mồ hôi khát nưốc,
mạch hồng và khâu, thì nên dùng Bạch hổ gia Nhân sâm thang, nếu thử nhiệt
uất ở phần lý, hiện ra các chứng mình nóng, tâm phiền, nước tiểu vàng, miệng
khô mà khát thì dùng Vương thị thanh thử ích khí thang, Bài trước có Thạch cao
để thấu nhiệt ra ngoài, phương sau có Hoàng liên, thanh nhiệt trừ phiền, tuy
rằng thanh thử ích thì là một, nhưng có chỗ khác nhau là một đằng chủ đạt biểu,
một đằng chủ thanh lý.
Mùa nắng vẫn nhiều chứng thử ôn, nhưng mùa nắng lại hay thấy chứng
hàn, hàn có chia ra ngoại hàn và nội hàn. Chứng ngoại hàn phần lớn là do hứng
mát lâu quá, hoặc nắng trần ở ngoài, da dẻ cảm phải tà, hàn tà bó chặt ở ngoài
mà sinh ra những chứng nhức đầu sợ lạnh, phát sốt không ra mồ hôi, cách chữa
dùng Hương nhu ẩm cay ấm phát hãn để giải ngoại han, chứng nội hàn phần lớn
là do ăn bừa dưa quả sống lạnh, hàn trúng vào trường vị mà sinh ra đau bụng thổ
tả, cách chữa nên dùng Đại thuận tán nặng nữa thì dùng những phương lý trung
Tứ nghịch làm ấm trung tiêu để trừ nội hàn. Hàn tuy là một, lại chia ra nội ngoại
hai đường, cần phải phân biệt rõ ràng, không nên chữa lẫn lộn.
Mùa hè chứng thử ôn nhiệt ở vị, hoặc là chứng thử sái nóng khát ho ra máu,
đều nên ăn dưa hấu, có công hiệu tiêu thử giải khát chỉ huyết, mà không có cái tệ
mát phục ứ đọng tà lại, ngưòi trưóc khen dưa hấu là "Thiên sinh Bạch hổ thang”
thật có ý nghĩa thực tiễn của nó.
Trẻ con thể chất bẩm thụ thuần dương, vì cảm phải thử nhiệt mà dẫn đến
chứng thử phong khế nhiều, chứng thử phong khác nhau với chứng thử quyết, về
chứng hậu là một bên thì chân tay co giật, một bên thì hôn mê chân tay quyết
lạnh, về cơ c h ế thì một bên là can phong nội động mà ở can, một bên thử nhiệt
nhiệt bế khiếu mà ở tâm bào. Do đó, chữa chứng trước nên lương can tức phong,
chữa chứng sau nên thanh tâm khai khiếu.

58
C h ư ơ n g IV

BỆNH THẤP ỐN

Iẵ ĐẠI CƯƠNG

Thấp ôn là một bệnh thấp nhiệt thường phát về mùa thu ẩm thấp nhiều, khi
mới phát mình không nóng lắm, nhức đầu sợ lạnh, mình nặng đau nhức, bụng không
khát, sắc mặt vàng nhợt, rêu lưỡi nhớt, mạch nhu hoãn là chủ chứng. Đặc điểm của
nó là: phát bệnh chậm, bệnh tình thường kéo dài, để phát chứng bạch bồi.
Nguyên nhân bệnh này sinh ra là cảm thụ độc thấp nhiệt mà gây nên, cũng
có khi vì là tỳ thấp không hoá, rồi lại cảm phải ngoại tà mà phát ra bệnh nàyề Tiết
Sinh Bạch nói: "Thái âm nội thương thấp ẩm đình trệ, khách tà lại đến, trong
ngoài hấp dẫn nhau, cho nên sinh ra bệnh thấp nhiệt", tức là nói về chứng này. Vị
là bể chứa thuỷ cốc, tỳ là tạng thấp thổ, cho nên chứng thấp ôn, đều lấy tỳ vị làm
trọng tâm bệnh biến. Đúng như Chương Hư Cốíc nói. "Khí thấp vối thổ cùng loại
hấp dẫn nhau, cho nên tà thấp nhiệt lúc đầu tuy cảm thụ ở ngoài, cuối cùng cũng
về tỳ vị". Vì là dương thổ chủ táo, tỳ là âm thổ chủ thấp cho nên là thấp nhiệt xâm
nhập trung tiêu, thì cơ chế bệnh lại vì trung khí trong ngưòi mạnh haỵ yếu mà
khác nhau. Người trung khí thực, thì bệnh phần nhiều ở vị, mà nhiệt nặng hơn
thấp, người trung khí hư thì bệnh phần nhiều ở tỳ mà thấp nặng hơn nhiệt.
Nhưng không cứ thấp mà nhiệt đằng nào nhẹ đằng nào nặng, mà thành ra nhiệt
thịnh hao tân, làm thành chứng phủ thực táo kết. Nếu như truyền từ phần dinh
vào phần huyết thì cơ chế, chứng trạng và cách đại thể là giống vói bệnh Phong
ôn, Xuân ôn. Nhưng cần chú ý rằng, thấp là âm tà. Nếu kéo dài quá lâu cũng có
thể làm tổn thương dương khí, đó là chỗ khác với các chứng ôn bệnh khác.
Chữa bệnh này, giai đoạn đầu nếu thấp nặng hơn nhiệt, thì nên lấy hoả
thấp làm chủ, để làm cho thấp hết mà chỉ còn lại nhiệt. Phép hoá thấp có nhưng
thuốc Phương hương hoá trọc. Khổ ôn hoá thấp, Đạm thẩm lợi thấp khác nhau,
trên lâm sàng nên căn cứ vào chứng trạng cụ thể mà vận dụng cho đúng. Để thấp
uất thượng tiêu thì lấy phép Phương hương hoá trọc làm chủ yếu thấp ngăn trở ỏ
trung tiêu thì lấy phép Khổ ôn táo thấp làm chủ yếu, thấp thịnh ở hạ tiêu thì lấy
phép Đạm thấp làm chủ yếu. Nếu thấp theo nhiệt hoá mà nhiệt nặng hơn thấp thì
chữa nên lấy Khổ hàn thanh nhiệt làm chủ yếu, kiêm cả hoá thấp. Còn về những
pháp hãn, công hạ, tư âm, bệnh này mới phát đều nên công cấm kỹ kỵ. Nếu lầm
dùng thuốc tân ôn phát hãn thì dễ làm cho thấp nhiệt bốc lên mà thanh khiếu bị
trở ngại, công hạ sớm quá thì dễ tổn hại dương khí của tỳ vị lầm dùng thuốc béo
bổ âm nhu, thì càng làm cho thấp tà cô' kết không giải được. Ngô Cúc Thông nói:
"Phát hãn thì hôn mê tai điếc, nặng hơn thì mắt nhắm không muôn nói, hạ thì đi
như tháo, nhuận thì bệnh càng nặng không giải được", tức là đã vạch rõ ba sự cấm
kỵ lớn trong việc chữa bệnh thấp ôn mới phát.

59
II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
• • •

2 .1 ẳ C hứng th ấ p lấ n á t vệ k h í

а. Chứng hậu: Nhức đầu sợ lạnh, mình nóng đau nhức hoặc mình không
nóng lắm, về chiều thì nóng rõ rệt hơn, ngực tức bụng đầy không đói, không khát
nước, sắc mặt vàng nhợt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu hoãn.
б. Cơ c h ế bệnh: Chứng này là do chứng thấp ôn mới phát thấp uất vệ khí gây
nên. Thấp tà uất ở ngoài phần vệ, khí thanh dương bị trở ngại thì đầu nhức.
Trong "Nội kinh" đã nói: "Vì bị thấp thì đầu như bưng", cho nên đầu nhức của
chứng này phần nhiều lấy chướng nặng làm chủ yếu, không như phong hàn ở biểu
hoặc tà nhiệt bốc lên mà đau kịch liệt. Thấy uất ở biểu, vệ khí không tuyên thông,
vả lại nhiệt vì thấp ngăn trở, cho nên sợ lạnh mà mình không nóng lắm. Bệnh
nhân tuy tự cảm thấy làm ôn tà, vượng về phần âm, cho nên buổi chiều không
nóng rõ hơn. Thấp tình nặng nề, lưu ở phần da thịt cho nên mình nặng đau nhức,
và cảm thấy mỏi mệt không có lực. Thấp ngăn trở ở phần lý, khí cơ không tuyên
sướng thì ngực tức bụng đầy, sắc mặt vàng mà rêu lứỡi phần nhiều trắng nhớt,
không khát nước, hoặc cũng có khi khát, nhưng phần nhiều khát mà không muốn
uống hoặc uống thì phần nhiều thích nước nóng. Bệnh mới phát, thấp tà còn chưa
hoá nhiệt lắm, khí cơ bị thấp ngăn cản, cho nên mạch nhu mà hoãn.
Chứng này đầu nhức sợ lạnh, mình nặng đau nhức, có khi giống như biểu
chứng của bệnh thương hàn, nhưng mạch không phù khẩn mà thấy nhu hoãn, thì
không phải hàn tà xâm phạm phần biểu. Ngực tức bụng đầy, có khi giông như lý
chứng thực trệ, nhưng rêu lưỡi không vàng nhớt mà thấy trắng nhớt và lại không
có những chứng ợ ra mùi thức ăn, thì không phải thực trệ tổn thương trung tiêu,
sốt chiều giông như chứng trạng âm hư, nhưng hai gò má không đỏ, mà sắc mặt
vàng nhợt, vả lại mạch không tế sác, thì rõ ràng không phải là chứng âm hư. Tóm
lại, chứng này, tuy ở lúc mối phát, nhưng bệnh tà không thuần ở biểu, mà là biểu
lý cùng bệnh, tuy thuộc tính chất ôn bệnh, nhưng mới phát bệnh phần nhiều
thấp nặng hơn mà nhiệt tà không có mấy.
c. Phép chữa: Thấp uất ở cả biểu lý, nhiệt tà không nặng thì nên tuyên hoá
thấp ở biểu lý. Nếu thấp ở biểu khá nặng, thì dùng Hoắc phác Hạ linh thang, nếu
thấy ở lý chưa thành nhiệt thì dùng Tâm nhân thang.
d. B ài thuốc:
Hoắc Ph ác hạ linh thang (cảm chứng tập yếu)
Hoắc hương 8g Khấu nhân 3g
Bán hạ 6g Trư linh 6g
Xích linh 12g Trạch tả 6g
Hạnh nhân 12g Đạm đậu sị 12g
Ý dĩ nhân sông 16g Hậu phác 4g

60
Phương này dùng Hoắc hương, Đậu sị thơm hoá tuyên thấu để trừ biểu
thấp, Hạnh nhân thông phế lợi khí, vì phế chủ khí của toàn thân, khí hoá thì thấp
cũng dễ hoá, Hậu phác, Khấu nhân, Bán hạ lý khí táo thấpễ Xích linh, Trạch tả, Ý
dĩ nhân nhạt thêm lợi thấp. Tổng hợp lại tổ chức của phương này chủ yếu là thuốc
đắng ấm thơm hoá và tả bằng thuốc nhạt thảm, làm cho thấp ở biểu lý, theo trong
và ngoài mà phân giải, để cho hết thấp thì nhiệt không còn chỗ' nương tựa, mà
bệnh dễ khỏiắ
Tam nhân th ang (ôn bệnh điều biện).
Hạnh nhân 20g Trúc diệp 12g
Hoạt thạch phi 24g Hậu phác 8g
Bạch thông thảo 8g Ý dĩ nhân sống 24g
Bạch khấu nhân 8g Bán hạ 20g
Cam lan thuỷ 8 chén sắc lấy 3 chén, mỗi lần uống 1 chén, ngày uống 3 lần.
Bài này dùng Hạnh nhân thông phê lợi khí để hoá thấp, Khấu nhân, Hậu
phác, Bán hạ thơm cay để lý khí táo thấp, Thông thảo, Ý dĩ nhân, Hoạt thạch
đạm thấm lợi thấp, Trúc diệp để thấu nhiệt ra ngoài, hợp lại thì đạt được công
hiệu tuyên sướng khí cơ, thanh lợi thấp nhiệt. Bài này với Hoắc phác hạ linh
thang, đều có những thuốic khai thông thượng tiêu, tuyên đạt trung tiêu, thâm lợi
hạ tiêu, ý nghĩa tổ chức đại thể cũng giống nhau, những bài Hoắc phác hạ linh
thang có Hoắc hương, Đậu sị là thuốc thơm, thang không có Hoắc hương, Đậu sị,
mà có Trúc diệp, Hoạt thạch, nên không có tác dụng thơm hoá thấu biểu mà lại có
công hiệu cay mát tiết nhiệt.
2 .2 . T à ở p h ầ n k h í

2.2.1. C h ứ n g tam tiêu m ất c h ứ c n ă n g th ă n g g iá n g .

a. Chứng hậu : Bụng đầy chướng, đại tiện khó đi, hoặc đi phân sệt, mình
nặng đau, rêu lưỡi trơn hoặc hơi vàng, mạch đập không rõ hoặc nhu hoãnắ
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này tuy thuộc thấp tà uất ở tam tiêu, nhưng trọng
tâm bệnh nhất là ở trung tiêu cho nên thấy bụng đầy chướng. Phủ khí ở trung
tiêu không thông xuống được cho nên đại tiện do đó mà khó đi, nếu thấp tà hơi
thắng mà làm vận hoá không mạnh được thì thấy đại tiện đi phân sệt, đó tức là
nói "Thấp thắng thì sinh ỉa lỏng"ế Nếu chứng thuộc thấp nặng mà nhiệt tà còn
nhẹ, hoặc là hàn thấp ngăn trở ở trong, thì lưỡi phần nhiều trắng trơn, nếu thấy
hiện tượng hơi vàng tức là có xu hướng hoá nhiệt. Mạch nhu hoãn là thấp uất ở
phần khí mà chưa hoá nhiệt, nếu mạch đập không rõ mà thân thể nặng đau thì
lại là thấp ngăn trở kinh lạc mà gây nên. Tóm lại, thấp ngăn trở ở trung tiêu mà
khí cơ không thông sướng, thì bụng đầy chướng là chứng tất yếu phải có. Rêu lưỡi
trắng nhớt là thấp tà chưa hóa nhiệt, trắng trơn là hàn thấp ngăn trở, nhớt mà
thấy vàng, là thấp hoá nhiệt.

61
c. Phép chữa: Vì thấp uất ở Tam tiêu mà trọng tâm bệnh là ỏ trung tiêu, cho
nên cách chữa cần sơ thông thấp trọc ở trung tiêu trước làm cho khí cơ ỏ trung
tiêu thông sướng, thì công năng thăng giáng của tam tiêu sẽ được hồi phục. Nếu
vùng bụng đầy chướng, đại tiện khó đi, thì dùng bài Nhất gia giảm Chính khí tán,
để tuyên hoá thấp trọc ở trung tiêu mà thông lợi khí cơ nếu bụng đầy đại tiện
phân sệt mình đau, rêu trắng mạch mơ hồ, thì nên dùng Nhị gia giảm chính khí
tán để hoá thấp lý khí tuyên thông kinh lạc, nếu rêu vàng bụng đầy, nên dùng
Tam gia giảm chính khí tán để lý khí hoá thấp kiêm tiết nhiệt, nếu rêu trắng trơn
mà mạch hoãn nên dùng Tứ gia giảm chính khí tán để ôn trung hoá thấp, nếu
bụng đầy ỉa táo, nên dùng phương Ngũ gia chính khí tán kiện tỳ táo thấp.
d. B ài thuốc:
Nhất gia giảm chính khí tán (ôn bệnh điều biện).
Cành Hoắc hương 8g Trần bì 4g
Hậu phác 8g Thần khúc 6g
Hạnh nhân 8g Mạch nha . 6g
Vỏ phục linh 8g Nhân trần 8g
Đại phúc bì 4g
Lấy 5 chén nước sắc còn 2 chén, uống 2 lầnử
Hoắc hương chính khí tán, vốn là phương thuốíc chữa hàn thấp uất trở ở biểu
lý. Bài này tức là Hoắc hương chính khí tán bỏ Tử tô, Sinh khương, Bạch chỉ cay
ấm tán biểu, Cát cánh, Cam thảo thăng đề, Bạch truật, Đại táo ngọt bổ ủng trệ,
gia Hạnh nhân, Thần khúc, Mạch nha, Nhân trần mà thành.
Trong phương lấy Hoắc hương thơm cay hoá trọc, dùng cành mà không dùng
lá, là lấy nghĩa cành Hoắc hương chuyên về sơ hoá trung tiêu làm chủ yếu, mà
không muốn tuyên thấu ra ngoài, Hậu phác, Trần bì, Đại phúc bì để lý khí hoá
thấp, Hạnh nhân lợi khí của phế và đại trường, để thông lợi trệ trỏ, Thần khúc,
Mạch nha để làm tỉnh lại khí của tỳ vị, Nhân trần, Phục linh để thẩm lợi thấp tà.
Nhị gia giảm chính khí tán (ở sách: Ôn bệnh điều luận)
Cành hoắc hương 12g Mộc phong kỷ 12g
Trần bì 8g Xuyên thông thảo 5g
Vỏ phục linh 12g Ý dĩ nhân 12g
Lấy 8 chén nước, sắc lấy 3 chén, chia uống 3 lần.
Thấp ngăn trở trung tiêu mà bụng đầy, đại tiện sền sệt cho nên dùng cành
Hoắc hương, Hậu phác, Trần bì để hoá thấp ở trung tiêu, thấp chạy các kinh khác
mà mình đau, mạch mơ hồ, cho nên dùng Phong kỷ, Ý dĩ nhân để tuyên thông
thấp ở kinh lạc, Biển đậu, Thông thảo thẩm lợi thấp tà, lợi tiểu tiện tức là để đại
tiện rắn lại.

62
Tam gia giảm chính khí tán (ồn bệnh điều biện)ễ
Hoắc hương 12g (cả cành và lá) Trần bì 6g
Vỏ phục linh 12g Hạnh nhân 12g
Hậu phác 6g Hoạt thạch 12g
Lấy 5 chén nước sắc còn 2 chén, uống 2 lần.
Lưỡi vàng, bụng đầy, là thấp ngăn trở ở trung tiêu mà hơi có hiện tượng hoá
nhiệt, cho nên dùng cành Hoắc hương, Hậu phác, Trần bì để sơ lý trung tiêu, Hoạt
thạch, Vỏ phục linh thảm thấp tiết nhiệt, vì thấp dẫn hoá nhiệt cho nên dùng
Hoắc hương thấu nhiệt ra ngoài. Hạnh nhân tuyên lợi phế khí, khí hoá thì thấp
nhiệt đều hoá.
Tư gia giảm chính khí tán (ở sách "Ôn bệnh điều biện)
Cành Hoắc hương 12g Trần bì 6g
Hậu phác 8g Thảo quả 4g
Phục linh 12g Sơn tra 20g
Thần khúc 8g
Lấy 5 chén nưốc sắc còn 2 chén, bã sắc lấy 1 chén, uống làm 3 lần.
Phương này dùng cành Hoắc hương, Hậu phác, Trần bì, Phục linh để lý khí
hoá thấp, Thảo quả để ôn vận tỳ dương, Sơn tra, Thần khúc để thêm sức kiện vân
trung tiêu.
Ngũ gia giảm chính khí tán (ở sách "ôn bệnh điều luận").
Cành Hoắc hương 8g Đại phúc bì 6g
Trần bì 6g Cốc nha 4g
Phục linh 12g Trương truật 8g
Hậu phác 8g
Lấy 5 chén nước, sắc lấy 2 chén, ngày uông 2 lần.
Bụng đầy đại tiện lỏng là vì thấp thắng gây nên, cho nên dùng những vị
Hoắc hương, Trần bì, Hậu phác, Phúc bì, Phục linh để lý khí hoá thấp, lại lấy
Thương truật để táo thấp, Cốc nha để mạnh sự vận hoá của tỳ. Phục linh để đạm
thẩm lợi thấp, làm cho thấp tà không chuyên thấm vào đưòng ruột thì chứng đại
tiện lỏng tự khỏi.
Năm phương trên, phương nhất, nhị, tam, gia giảm chính khí tán đều là
phương chữa thấp nặng hơn nhiệt. Phương Tứ Ngũ gia giảm chính khí tán thực tế
là phương thuốc chữa bệnh hàn thấp gây bệnh, do ở phương nhất, nhị, tam gia
giảm chính khí tán mà liền loại để ra. Nay đem vị thuốc của 5 phương gia giảm
chính khí tán kê thành biểu đồ so sánh như sau:

63
Cốc nha (g) 4
Sơn tra (g) 20
Thương truật (g) 8
Thảo quả (g) 4
Hoạt thạch (g) 20
ý dĩ nhân (g) 12
Thông thảo (g) 6
Biển đậu (g) 8
Mộc phòng kỷ (g) 12
Nhân trần (g) 8
Mạch nha (g) 6
Đại phúc bì (g) 4 16
Thần khúc (g) 6 8
Hạnh nhân (g) 8 12
Quảng bì (g) 8 8 6 6 6
Phục linh (vỏ) (g) 8 12 12 12 12
Hậu phác (g) 8 12 8 8 8
Hoắc hương
(cành) (g) 8 12 12 12 8
+ Vị thuốc Nhất gia Nhị gia Tam gia Tứgia Ngũ gia
* Liều lượng giảm giảm giảm giảm giảm
- Phương tế chính chính chính chính chính
khí tán khí tán khí tán khí tán khí tán

Do đó để biết 5 phương gia giảm chính khí tán đều có cành Hoắc hương, Hậu
phác, Trần bì, Phục linh lý khí hoá thấp, thơm tho hoá trọc khác nhau là ở chỗ:
Phương nhất gia giảm chính khí tán thì có những vị Thần khúc Mạch nha, cho
nên hay chữa được chứng đại tiện khó đi vì thức ăn nê trệ không tiêu, Phương nhị
gia giảm chính khí tán thì có Phòng kỷ, Ý dĩ, Thông thảo, Biển đậu, cho nên chữa
được chứng mình mẩy đau nhức do thấp nhiệt uất trở, phương tam gia giảm chính
khí tán trọng dụng Hoạt thạch cho nên lấy nghĩa là thấm lợi thấp nhiệt, phương
Tứ gia giảm chính khí tán, có Thảo quả để ôn vận tỳ dương mà hoá thấp trọc,
phương Ngũ gia giảm chính khí tán nhò Thương truật để ráo tỳ thấp.
2.2.2. C h ứ n g u ế trọc ỏ m ạ c nguyên.

a. Chứng hậu: Rét nhiều nóng ít, mình đau có mồ hôi, chân tay nặng nề, nôn
xôc trưốc đầy, rêu lưỡi trắng đầy nhớt đục, mạch hoãn mà không huyền.
b. Cơ chê bệnh: Chứng này là dấu hiệu thấp tà thịnh hơn mà kiêm uế trọc,

64
dương khí bị uất. Hiện chứng là rét nhiều nóng ít, mình đau có mồ hôi chân tay
nặng nề, đều là biểu hiện thấp tà ngăn trở, dương khí uất mà không được điều
đạt. Còn như nôn xốc trước đầy, cũng thuộc về hiện tượng thấp tà kiêm uế trọc
ngăn trỏ ở trong, khí mất điều sướng. Rêu lưỡi trắng nhớt, mạch hoãn mà không
huyền lại là dấu chứng rõ ràng vì thấp uế ngăn trỏ ỏ trong hiện chứng có cả chứng
này cũng giống như bệnh thương hàn, nhưng thương hàn thì không mồ hôi, mạch
khẩn, chứng này thì có mồ hôi mà mạch hoãn, vả lại kiêm những hiện tượng thấp
thắng như bụng đầy, nôn xốc, rêu lưỡi nhớt, so với chứng hàn tà xâm nhập ở phần
biểu thì có chỗ khác nhau.
c. Phép chữa: Vì chứng này do thấp tà nặng hơn, mà kiêm uế trọc uất trệ,
cho nên chữa không phải chỉ dùng phương thuốc hoá thấp chung chung mà thành
công được, phải dùng phương Lôi thị tuyên thấu mạc nguyên pháp để sơ lợi thấu
đạt tà khí thấp trọc, mới thích hợp được với bệnh tình.
d. B ài thuốc: Lôi th ị tuyên thấu m ạc nguyên pháp (thời bệnh luận)
Hậu phác (chế nước gừng) 4g Tân lang 4g
Thảo quả nhân 3g Hoàng cầm (sao với rượu) 4g
Cam thảo 2g Hoắc hương 4g
Bán hạ (chế với gừng) 6g Gia Gừng sống 3 lát
Sinh khương để dẫn thuốc.
Phương này nguyên lý theo phương Đạt nguyên ẩm của Ngô Hữu Khả mà
biến hoá ra, dùng Hậu phác, Tân lang, Thảo quả thấu đạt thấp tà ngăn trở ở
trong dùng chút ít Hoàng cầm để thanh nhiệt uất trệ ở trong thấp. Cam thảo để
hoà trung, lại gia Hoắc hương, Bán hạ để táo thấp trung tiêu, Gừng cay thơm để
giúp sức thấu đạt.
2.2.3. C h ứ n g tà lư u ở T h iếu d ư ơ n g Tam tiêu
a. Chứng hậu : Nóng rét khi phát khi chỉ, ngực tức bụng, đầu chướng, nước
tiểu ngắn, rêu lưỡi nhớt.
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này là tà lưu ở Thiếu dương tam tiêu. Tam tiêu là
đưòng hoá khí thành thuỷ, thấp nhiệt lưu luyến thì tam tiêu mất chức khí hoá,
gây ra những chứng trạng thấp nhiệt ngăn trở ở Thượng tiêu, Trung tiêu, và Hạ
tiêu như nóng rét khi phát khi chỉ, ngực tức bụng đầy, bụng chướng, nước tiểu
ngắn, rêu lưỡi nhớt.
c. Phép chữa: Chứng này nên dùng Hoàng liên ôn đởm thang phân hoá tiết
nhiệt, tuyên thông khí cơ hoá được tà khí thấp nhiệt.
d. B ài thuốc: Hoàng liên ôn đởm th an g (lục nhân điều biện)ề
Hoàng liên 12g Cam thảo 4g
Bán hạ 12g Gừng sống 12g
Trần bì 8g Trúc nhự 12g
Phục linh 12g Chỉ thực 6g

65
Bài này tức Ôn đỏm thang gia Hoàng liên, Ôn đởm thang có công năng hoá
thấp lý khí, giáng nghịch hoà vị, gia Hoàng liên để táo thấp thanh nhiệt, mà đạt
được công hiệu phân hoá tà khí thấp nhiệt ỏ tam tiêu.
2.2.4. C h ứ n g thấp n h iệt u ấ t trệ ở tỳ vị
a. Chứng hậu: Vùng bụng đầy tức, bứt rứt nôn lợm, mình nóng khát nước,
rêu lưỡi vàng.
b. Cơ c h ế bệnh: Thấp ngăn trở ở Trung tiêu, tỳ vị mất sự thăng giáng bình
thường, cho nên xuất hiện các chứng vùng bụng đầy tức, nôn lợm, nhiệt nung nấu
ở lý thì mình nóng miệng khát mà bứt rứt không yên. Rêu lưỡi vàng nhớt.
Là chứng lý nhiệt đã thịnh mà thấp cũng chưa hoá được.
d. Phép chữa: Chừng này nên dùng Vương thị liên phúc ẩm là thuốc tân
khai (cay khai thông) khổ giáng (đắng giáng xuống), gia Hoàng cầm, Hoạt thạch
để thanh lợi thấp nhiệt.
cẵB ài thuốc: Vương th ị liên phác ẩm (hoắc loạn luân).
Xuyên liên (tẩm nước gừng sao) 4g Bán hạ chế 4g
Hậu phác chế 8g Đạm đậu sị 12g
Thạch xương bồ 4g Lô căn 72g
Sắc uống ấm.
Phương này dùng Xuyên liên đắng lạnh thanh nhiệt hoá thấp. Hậu phác đắng
ấm lý khí hoá thấp, Bán hạ giáng nghịch hoà vị, Xương bồ thơm cay hóa trọc, Chi tử,
Đậu sị thanh tuyên uất nhiệt, Lô căn thanh lợi thấp nhiệt, và để sinh tân chỉ khát,
lại gia Hoàng cầm, Hoạt thạch để giúp thêm thanh nhiệt hoá thấp.
2.2.5. C h ứ n g thấp n h iệt lan trà n ở tam tiêu.
a. Chứng hậu: Rêu lưỡi trắng, ngực đầy tức, mình nóng, nôn lợm, phiền
khát, ỉa chảy, ra mồ hôi, đi tiểu ít.
b. Cơ c h ế bệnh: Rêu lưỡi trắng, ngực tức, ỉa chảy, nôn mửa, là hiện tượng
thấp ở lý, mình nóng, phiền khát, mồ hôi ra, đi tiểu chứng nhiệt ở lý. Tà khí thấp
nhiệt ngăn trở khí cơ thì sinh chứng ngực bụng đầy tức ngăn trở ở Trung tiêu, vị
khí nghịch lên, thì sinh chứng nôn lợm. Thấp nhiệt ngăn trở ở Hạ tiêu, tiểu
trường mất chức năng khơi trong gạn đục, thấp tà thấm nhiều xuống đại trường
thì đi tiểu ít mà đại tiện tư lợi. Chứng này so với chứng trước tà ở Trung tiêu mà
không có chứng ở Thượng tiêu và Hạ tiêu là có khác nhau.
c. Phép chữa: Thấp nhiệt cùng chưng bốc, không chữa thiên về hàn hay
thiên về nhiệt được, nên dùng Hạnh nhân hoạt thạch thang, là thuốc khổ tân khai
tiết, Thanh lợi nhiệt ở tam tiêu.
d. B ài thuốc: Hạnh nhân h o ạt th ạ ch th an g (ôn bệnh điều biện)
Hạnh nhân 12g Hoàng liên 12g
Hoạt thạch 12g Uất kim 8g

66
Hoàng cầm 8g Thông thảo 4g
Quất hồng 6g Hậu phác 8g
Bán hạ 12g
Nước 8 chén, sắc lấy 3 chén, chia uống 3 lần
Bài này dùng Hạnh nhân, Uất kim tuyên thông khí cơ ở Thượng tiêu để khai
thông ngực tức, Hậu phác, Quất hồng, Bán hạ sơ lý Trung tiêu để lý khí hoá thấp,
Hoàng cầm, Hoàng liên để thanh nhiệt hoá thấp. Thông thảo thấm lợi Hạ tiêu,
khiến cho tà thấp nhiệt ỏ tam tiêu đều được phân giải.
2.2.6. C h ứ n g n h iệt kết khó giả i.
a. Chứng hậu: Mạch hoãn, rêu lưỡi vàng, nhạt mà trơn, mình đau, khát không
uôíhg nhiều nước, hoặc lại không khát, mồ hôi ra thì hết nóng, tiếp đó lại nóng.
b. Cơ c h ế bệnh: Mạch hoãn, mình đau tựa như chứng Thái dương trúng
phong, nhưng mạch không phù, rêu lưỡi vàng nhạt mà trơn, thì không phải là
chứng trúng phong mà là chứng thấp nhiệt uất trỏ khí cơ. Mồ hôi ra thì hết nóng,
tiếp đó lại nóng là thấp với nhiệt kết lại vối nhau mà gây nên. Nhiệt tà theo mồ
hôi tiết ra ngoài, cho nên mình nóng hơi bớt, nhưng tính của thấp dính trệ, không
theo mồ hôi mà giải ra được, cho nên tiếp đó lại nóng. Tà thấp nhiệt, làm khôn ở
tỳ vị, cho nên khát không uống nhiều nước, hoặc lại không khát.
c. Phép chữ a:Nên dùng Hoàng cầm, Hoạt thạch thang để thanh hoá tà khí
thấp nhiệt cố kết lại.
d. B ài thuốc: H oàng cầm, Hoạt th ạch th an g (ôn bệnh điều biện)
Hoàng cầm 12g Đại phúc bì 8g
Hoạt thạch 12g Bạch khấu nhân 4g
Phục linh bì 12g Thông thảo 4g
Trư linh 12g
Nước 6 chén sắc còn 2 chén. Bã sắc lại lấy 1 chén, chia 3 lần uống ấm.
Phương này dùng Hoàng cầm, Hoạt thạch, vỏ Bạch linh thanh lợi thấp
nhiệt, Khấu nhân, Phúc bì lý khí hoá thấp, Trư linh, Thông thảo thẩm thấp lợi
niệu để cùng đạt tới công hiệu trừ thấp thanh nhiệt.
2.2.7. C h ứ n g th ấ p n h iệt u ấ t trở k h í cơế
a. Chứng hậu : Phát nóng mệt mỏi, chân tay đau ê, ngực tức bụng đầy, nôn
lợm, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi trắng nhạt, hoặc đục nhớt.
b. Cơ c h ế bệnh: Thấp chứa chất ở trong, ngăn trở khí thanh dương, trên dưới
không thông thì ngực tức bụng đầy mà nôn lợm, nước tiểu đỏ. Nhiệt nung nấu ở
trong, tỳ khí bị khôn thì phát nóng, mệt mỏi mà chân tay đau ê, rêu lưỡi trắng
nhạt hoặc đục nhớt, là thấp nhiệt kiêm với uế trọc mà gây nên.
cẵ Phép chữa: Chứng này nên dùng Cam lộ tiêu độc đan để thanh nhiệt lợi
thấp, phương hương hoá trọc.

67
d. B ài thuốc: Cam lộ tiêu độc đan (ôn nhiệt kinh vĩ).
Hoạt thạch 540g Xuyên bối mẫu 150g
Mộc thông 150g Hoàng cầm 400g
Hoắc hương 150g Thạch xương bồ 240g
Xạ can 120g Bạc hà 160g
Liên kiều 120g Khấu nhân 120g
Nhân trần 100g
Các vị thuốíc kể trên trừ Nhân trần ra, thì các vị kia đều phơi sống tán
thành bột nhỏ, đem Nhân trần nước trộn làm viên, bằng hạt đậu xanh hoặc dùng
hồ Thần khúc làm viên mỗi lần uống 12g, hoà vào nước sôi mà uông, hoặc dùng
20g đến 40g, bọc lụa sắc uống.
Phương này có công năng hóa trọc lợi thấp, thanh nhiệt giải độc, cho nên là
bài thuốc có công hiệu chữa thấp ôn, thời dịch. Trong phương có Hoắc hương,
Khấu nhân, Xương bồ thơm cay hoá trọc, Hoàng cầm, Liên kiều thanh giải uất
nhiệt giải độc, Bạc hà sơ biểu, Xạ can, Bối mẫu tuyến phế giải uất, làm cho khí
hoá thì thấp cũng tự hoá, Nhân trần, Hoạt thạch, Mộc thông để lợi thấp.
Mấy chứng kể trên, đều là hiện tượng nhiệt đều thịnh, cho nên dùng thuốc,
đại khái đều chú trọng cả thanh nhiệt và lợi thấpế Nếu muôn phân lợi tam tiêu,
thì dùng Hạnh nhân, Hoạt thạch thang, thanh lợi trung tiêu, thì dùng Hoàng
cầm, Hoạt thạch thang, nếu lấy thơm cay giải độc, thì dùng Cam lộ tiêu độc đan.
2.2.8. C h ứ n g thấp n h iêt u ấ t p h á t ra b a ch bối
a. Chứng hậu: Phát nóng mình đau, có mồ hôi mà tà không giải, ngực tức
bụng đầy, buồn nôn rêu lưỡi vàng trơn nhớt các vùng ngực bụng phát ra mụn
bạch bối.
b. Cơ c h ế bệnh: Tà thấp nhiệt lưu luyến phần khí không giải được uất bốc ở
tầng ngoài da cho nên phát nóng mình đau, ngực bụng phát ra mụn bạch bối.
Tính thấp ngừng trệ trong trọc cho nên ra mồ hôi mà tà vẫn khó tiết ra
được. Ngô Cúc Thông nói: "Có mồ hôi mà tà không giải thì không phải phong cũng
là thấp". Rêu lưỡi vàng trơn nhớt, là hiện tượng thấp nhiệt uất bốc, ngực bụng đầy
tức buồn lợm, là triệu chứng bạch bối thấu ra, vì lẽ tà khí thấp nhiệt có xu thế tiết
ra ngoài mà chưa được thông sướng. Phàm nhiệt tà hợp với thấp, uất ở phần khí
không giải ra được, thường gây ra bạch bối, cho nên chứng ôn bệnh ghé thấp đều
có thê xuất hiện chứng bạch bối, không phải riêng bệnh thấp ôn mới như vậy, mà
chỉ là thấp ôn thì càng dễ thấy mà thôi. Phàm chứng bạch bối do thấp nhiệt uất
trở, đều giống như thuỷ tinh vỡ ra thì có nước vàng nhạt chảy ra, đó là tà khí thấp
nhiệt có cơ thấu tiết ra ngoài, cho nên có khí vì thấp nhiệt không thanh trừ mà
xuât hiện bạch bối trở đi trở lại. Nêu mụn bạch bôi sắc khô trắng mà trống rỗng
không có nưốc thì gọi là "khô bối", đó là triệu chứng khí dinh khô kiệt.
c. Phép chữa: Chứng này có thể dùng Ý dĩ, Trúc diệp tán hoặc Tam nhân
thang đê thanh tiêt thấp nhiệt mà thấu tà ra ngoài. Nếu vì khí dịch đều hết, mà
sắc mụn bạch bôi như xương khô, nên dùng Sinh mạch tán để bổ khí dinh.

68
d. B à i thuốc:
Ý dĩ, T rúc diệp tán (ồn bệnh điều biện).
Ý dĩ 20g Liên kiều 2g
Trúc diệp 12g Hoạt thạch 20g
Phục linh 12g Thông thảo 6g
Bạch khấu nhân 6g
Cùng tán mạt, mỗi lần uống 5 đồng cân.
Bài này dùng Trúc diệp, Liên kiều thanh nhiệt tà, Bạch khấu nhân thơm cay
lý khí hoá thấp. Ý dĩ, Hoạt thạch, Phục linh, Thông thảo thẩm thấp thuỷ, lợi thuỷ
một là thấu nhiệt ra ngoài, một là thấm ở trong, làm cho tà khí thấp nhiệt theo
biểu lý mà phân hoá. Ngô Cúc Thông đã nói về bài này rằng: "Dùng thuốc cay mát
để giải nhiệt ở cơ biểu, cay nhạt thẩm thấp ỏ lý, khiến cho biểu tà theo khí hoá tan
mà đi lý tà theo tiểu tiện mà tống ra, là một diệu pháp để giải cả biểu lý.
Tam nhân thang (xem ỏ trên).
- S in h m ạch tán (xem ở chương Thử ôn)ẵ
2.2.9. C h ứ n g thấp n h iệt gây ra đà m ch e lấp tâm bào.
a. Chứng hậu : Mình không nóng lắm, có lúc hôn mê nói sảng, rêu lưỡi vàng
cáu nhớt, Mạch nhu hoạt mà sác.
b.Cơ c h ế bệnh: Thấp nhiệt ngăn trỏ ỏ khí phận, cho nên thấy rêu lưỡi vàng
cáu nhớt, mạch nhu hoạt mà sác. Thấp nhiệt uất lâu không giải, gây thành đòm
đục, che lấp tâm bào, cho nên mình không nóng lắm mà có lúc nói sảng.
Chứng này so với nhiệt bế tắc tâm bào, hiện chứng thần chí hôn mê, nói
sảng, nói càn không ngớt, hoặc mơ màng không nói, nóng ra chân tay, quyết lạnh,
lưỡi đỏ không có rêu, thì rõ ràng có khác nhau.
c. Phép chữa: Chứng này nên dùng Xương bồ, Uất kim thang để thanh nhiệt
hoá thấp, hoát đờm khái khiếu. Nếu thiên về nhiệt nặng thì nên dùng phương này
sắc để chiêu với Chí bảo đan. Nếu uế trọc nhiều, nên dùng Tô hợp hương hoàn.
d. B ài thuốc:
Xương bồ U ất kim th an g (ôn bệnh toàn thư)
Thạch xương bồ tươi 4g Uất kim 6g
Sơn chi sao 8g Liên kiều 12g
Cúc hoa 6g Hoạt thạch 16g
Trúc diệp 12g Đan bì 8g
Ngưu bàng tử 12g Khương trấp 8g
Trúc lịch (pha vào uống) 240g
Bột thuốc Ngọc khu đan 2g (pha vào thuốc uống).
Tổ chức của phương này phần nhiều là loại thuốc hoá đàm tẩy trọc, phàm

69
chứng hôn mê nói sảng do đàm trọc che lấp thanh khiếu thì nên dùng phương
này. Nếu làm cho uống thanh tâm khai khiếu thì lại có hại, là thuốc lạnh làm
chặn thấp tà lạiề
Chí bảo đan (xem ở chương Phong ôn)
Tổ hợp hương hoàn (ở sách "Ngoại dài bí yêu")
Bạch truật 50g Phụ tử chế 20g
Chu sa 40g Đinh hương 40g
Vỏ kha lê lặc 20g Trầm hương 40g
Xạ hương 30g Tất bát 20g
Đàn hương 40g An tức hương 40g
Bắc mộc hương 40g Mạt tê giác (đều 80g)
Huân lục hương 40g Tồ hợp hương 20g
Long não (đều 2g)
Giã nhỏ rây kỹ, hoà Mật ong làm viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi sáng sớm
lấy nước giếng, uống. 4 viên cho vào bát sạch nghiền nát mà uống, người già trẻ
con uống 1 viên. Chế thuốc vào tháng chạp, đựng trong lọ kín, đừng để hả hơi
thuốc (tiết lục).
Bảng so sánh chứng trạng và cách chữa chứng nhiệt bế tâm bào và chứng
thấp nhiệt gây che đàm lấp tâm bào.

Cơ chế
Loại Thần chí Rêu lưỡi Mạch Phép chữa Phương
nóng

Chứng Mình Hôn mê Lưỡi đỏ Tế sác Thanh tâm Thanh cung


nhiệt bế nóng rét nói sảng không rêu khai khiếu thang, An
tâm bào hoặc mơ cung ngưu
màng hoàng hoàn
không nói
Chứng thấp Mình Có lúc Rêu lưỡi Nhu hoạt Thanh nhiệt Xương bổ uất
nhiệt gây không hôn mê vàng cáu mà sác lợi thấp hoá kim thang.
đờm che bít nóng nói sảng nhớt đàm khai
tâm bào lắm hoặc có khiếu
lúc tĩnh
táo

2.2.10. C h ứ n g thấp n g ă n trở h ạ tiêu, m ất c h ứ c n ă n g g ạ n lọc.

a. Chứng hậu: Nóng bốc đầu chướng, tiểu tiện không thông, khát không
uống nhiều, rêu lưỡi trắng nhớt.
b. Cơ chê bệnh: Chứng này là hiện tượng thâp ngăn trở hạ tiêu, thấp nặng
nhiệt nhẹ. Vì nhiệt bị thấp ngăn trở, cho nên nhiệt tà tuy không nhiều lắm mà

70
bệnh nhân tự cảm thấy nóng bốc, đầu căng chướng. Thấp tà ngăn trở ở trong, tiểu
trường mất chức năng khơi trong gạn đục, cho nên tiểu tiện không thông, chứng
này so với chứng tiểu tiện không thông bàng quang mất chức năng khí hoá thì tất
nhiên có cả chứng bụng dưới kết căng là có chỗ khác nhau. Rêu lưỡi trắng nhớt
mà khát không uống nhiều nước, cũng là chứng có rõ ràng thấp nặng nhiệt nhẹ.
c. Phép chữa: Chứng này có thể dùng Phục linh bì thang, lấy vị nhạt đạm
thẩm thấp tà làm chủ yếu, khiến cho tiểu tiện thông lợi thì thấp hết mà nhiệt tà
cũng dễ tiết ra.
dề B ài thuốc: P h ụ c linh b ì th an g (ôn bệnh điều biện).
Phục linh bì 20g Ý dĩ nhân sông 20g
Trư linh 12g Đại phúc bì 12g
Bạch thông thảo 12g Đạm trúc diệp 8g
Nước 8 chén, sắc lấy 3 chén, chia uống 3 lần.
Trư Linh, Ý dĩ nhân, Thông thảo, Đạm trúc diệp đều là thuốc nhạt thẩm lợi
thấn, Phục linh bì thì hơi kiêm tiết nhiệt. Đại phúc bì lý khí hoá thấp.
Tóm lại, công hiệu của phương này, cốt là làm cho thấp tà ỏ lý theo tiểu tiện
mà ra.
2.2.11. C h ứ n g thấp n g ă n trở đ ư ờ n g ruôt m ất c h ứ c n ă n g truyền đao.
a. Chứng hậu : Tinh thần mơ màng như bị che mò, bụng dưới rắn đầy, đại
tiện không thông, rêu lưỡi cáu nhớt.
b. Cơ c h ế bệnh: Thấp nhiệt uất lâu, khí cơ ở đường ruột bị nghẽn tắc, mất
chức năng truyền đạo đưa xuống bình thưòng, cho nên bụng dưới rắn đầy mà đại
tiện không thông, nhưng bụng tuy rắn đầy mà rất ít đau, vả lại vì thấp ngăn trở ở
lý nên rêu lưỡi tất cáu nhớt, chứng này so với chứng đại tiện không thông vì phần
táo kết ở trong tất có những nóng cơn, bụng ấn đau, rêu lưỡi vàng đầu khô ráo
hiện chứng của Dương minh phủ thực là có khác nhau. Thấp tà ngăn trở ở trong,
trọc khí công lên, cho nên tinh thần mơ màng như bị che mờ, nhưng ý thức của
bệnh nhân còn được rõ ràng so với chứng thần chí hôn mê mà ý thức không thông
rõ ràng của chứng nhiệt nhập tâm bào cũng có chỗ khác nhau.
c. Phép chữa: Vì chứng này không phải là táo kết ỏ trong, cho nên cấm dùng
thuốc khổ hàn xổ mạnh. Đã là vì thấp trở khí cơ, thì phải tuyên hoá thấp troc. Cho
nên dùng tuyên thanh đại trọc thang để tuyên thông khí cơ, thanh hoá thấp trọc.
d. B ài thuốc: Tuyên th an h đạo trọ c th an g (ôn bệnh điều biện)
Trư linh 20g Hàn thuỷ thạch 24g
Phục linh 20g Tầm sa 16g
Tạo giác tử 12g
Nước 5 chén, sắc còn 2 chén, chia uông 2 lần, hễ đại tiện thông lợi là được.
Bài này lấy Trư linh, Phục linh, Hàn thuỷ thạch để lợi thấp thanh nhiệt.
Tầm sa, Tạo giác tử để hoá thấp trừ uế, hợp với các thuốc trước, một là để hóa khí

71
vô hình, một là để đuổi thấp hữu hình, thấp tà đã giải thì khí cơ tuyên thông mà
đại tiện thông sướng.
2.2.12. C h ứ n g thấp n h iệt g h é tích trệ, n g ă n trỏ tro n g vi trư ờ n g.
a. Chứng hậu: Mình nóng không lui, ngực bụng đầy tức, bụng hơi đau, đại
tiện phân sệt mà khó đi, rêu lưỡi vàng đục.
b. Cơ c h ế bệnh: Thấp nhiệt ghé tích trệ, ngáng trở nhau ở trường vị, nhiệt
uất không lui, khí cơ không thư thái cho nên thấy mình nóng bụng đầy, bụng đau,
đại tiện khó đi, rêu lưỡi vàng đục. Chứng này so với chứng Dương minh phủ thực,
phân táo kết ở trong mà không kiêm thấp trệ, có chỗ khác nhau.
c. Phép chữa: Nói chung, chứng thấp ôn kiêng dùng phép công hạ, Ngô Cúc
Thông nói: "Hạ thì sinh chứng đi tháo dạ"ễ Nhưng đó chỉ là nói về lúc bệnh mới
phát, sỢ hạ sóm quá mà đến nỗi tỳ dương hãm xuống, chuyển thành chứng đi tháo
dạ. Chứng này vị thấp nhiệt hiệp với tích trệ, ngáng trở nhau ở trường vị, thì nên
dùng Chí thực đạo trệ hoàn để xổ ra từ từ.
d. B ài thuốc: Chỉ thực đạo trệ hoàn (Nội ngoại thương cảm biện luận)
Đại hoàng 36g Hoàng cầm 12g
Chỉ thực 20g Hoàng liên 12g
Thần khúc 20g Bạch truật 12g
Phục linh 12g Trạch tả 8g
Nghiền nát thành bột nhỏ tẩm nước nóng chưng thành bánh làm viên, to
bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 - 70 viên, chiêu với nước ấm ấm, cách xa bữa
ăn, tuỳ ngưòi hư hay thực để gia giảm mà dùng.
Phương này dùng Đại hoàng, Chỉ thực để công hạ nhiệt tà, thanh trừ tích
trệ, bằng các vị Hoàng cầm, Hoàng liên, Phục linh, Trạch tả để thanh nhiệt lợi
thấp, lại dùng Thần khúc, Bạch truật để tiêu trệ hoá thấp kiện tỳ, hợp thành bài
thuốc thanh nhiệt lợi thấp, tiêu đạo tích trệ.
2 .3 . T à dinh h u y ế t
2.3.1. C h ứ n g thấp n h iêt hoá táo, đ a i tiên ra huyết
a. Chứng hậu .ễĐại tiện ra huyết, nóng rát phiền táo, lưỡi đỏ.
b.Cơ c h ế bệnh: Chứng này vì thấp nhiệt hoá táo, vào sâu dinh huyết, tổn
thương đường âm lạc mà đến nỗi đại tiện ra huyết, nóng rát, phần táo, lưỡi đỏ là
nhiệt độc ở dinh huyết quá thịnh.
c. Phép chữa: Nên kíp cho uống Tê giác địa hoàng thang gia những vị Liên
kiều, Tử thảo, Lô căn, Ngân hoa để lương giải huyết nhiệt, nếu chữa không kịp thời,
thì thưòng ra huyêt qúa nhiều, mà thành biến chứng chính khí thoát ra ngoài.
d. B ài thuốc: Tê giác đia hoàng th an g (xem ở chương Xuân ôn)
2.3.2. C h ứn g ra huyết qúa n h iêu , khí h ư m uôn thoát.
a. Chứng hậu: Đại tiện ra huyết, sắc mặt trắng xanh, ra mồ hôi, chân tay
lạnh, mạch vi tế.

72
b. Cơ c h ế bệnh: Thấp nhiệt hoá táo mà làm cho đại tiện ra huyết, bệnh tình
nguy hiểm, biến hoá cũng gấp. Nếu chữa không kịp thời, thưòng vì ra huyết nhiều
qúa mà gây nên chính khí hư thoát. Vì khí là tướng của huyết, huyết là mẹ của
khí, hai bên giúp đỡ lẫn nhau. Đại tiện ra huyết qúa nhiều thì khí mất chô nương
tựa, cho nên lâm sàng thấy xuất hiện một loại chứng trạng nguy hiểm vì chính
khí sắp thoát ra như sắc mặt trắng xanh mồ hôi ra, chân tay lạnh.
c. Phép chữa: Huyết hữu hình không thể sinh ra chất tinh hoa được, khí vô
hình cần phải củng cô" gấp, đương lúc chỉnh khí sắp thoát, cần cho uống ngay Độc
sâm thang để bổ khí cô" thoát. Vì khí có thể giữ được huyết, chính khí vững thì
chứng đại tiện ra huyết cũng có thể chỉ lại được một ít. Sau đó có thể dùng Hoàng
thổ thang để phù dương bổ âm, dưỡng huyết chỉ huyết.
d. B ài thuốc:
Độc sâm th an g (Thập dược thần thư)
Nhân sâm, có công năng bổ khí, phù chính cố thoát, chỉ dùng một vị, thì lực
càng chuyên, phàm chứng khí hư sắp thoát, sắc lên cho uống luôn luôn, hiệu
nghiệm rất rõ rệt.
H oàng th ổ th an g (Kim quỹ yếu lược).
Cam thảo 6g A giao 16g
Địa hoàng khô 12g Hoàng cầm 12g
Bạch truật 12g Phụ tử chế 8g
Đất vàng trong lòng bếp (hoàng thổ) 40g
Bài này dùng Bạch truật, Hoàng thổ, Phụ tử để ôn dương kiện tỳ, vì tỳ có
công năng thông quản huyết, tỳ mạnh thì huyết có chỗ thông quản. A giao, Địa
hoàng, dưỡng huyết tư âm, Hoàng cầm đắng lạnh bền vững phần âm, và lại để
ngăn ngừa Truật, Phụ táo nhiệt, Cam thảo để điều hoà các thuốic, làm cho ấm
phần dương mà không đến nỗi thương tổn phần âm, nuôi dưỡng huyết mà không
đến nỗi hao tổn dương.

III. TÓM TẮT


Chứng thấp ôn phần nhiều phát sinh bệnh về mùa mưa ẩm thấp khá nhiều,
nguyên nhân chủ yếu của nó là cảm phải độc tà thấp nhiệt mà gây ra.
Vì thấp là âm tà trong trọc, hợp với nhiệt lại càng khó giải mau, cho nên
bệnh tình của chứng thấp ôn khá dài, lấy tỳ vị trung tiêu làm trọng tâm bệnh
biến. Chương Hư Cốc nói: "Trong người ta dương khí vượng thì hoá theo hoả mà
về Dương minh vị, dương khí hư thì hoá theo thấp mà về Thái âm tỳ".
Vì thế trong qúa trình chứng thấp ôn mới có hai loại hình chứng hậu là thấp
nặng hơn nhiệt hay nhiệt nặng hơn thấp, v ề cơ chế thấp nặng hơn nhiệt thiên về
Thái âm tỳ thổ, cách chữa nên hoá thấp làm chủ yếu, về cơ chế nhiệt nặng hơn
thấp thì thiên về Dương minh trưòng vị, cách chữa lấy phép khổ hàn thanh nhiệt
làm chủ yếu mà kiêm hoá thấp. Cho nên phàm chứng thấp ôn mới phát, thấp uất
ở phần vệ phần khí thì dùng Hoắc phác, Hạ linh thang hoặc Tam nhân thang để

78
tuyên hoá thấp tà, thấp uất ở phần khí, tam tiêu mất chức năng thăng giáng thì
dùng phương gia giảm chính khí tán để lý khí hóa thấp, thấp trọc ngăn ở mạc
nguyên thì dùng phép tuyên thấu mạc nguyên để sơ lợi thấp trọc, tà lưu 0 Thiếu
dương tam tiêu thì dùng Hoàng liên ôn đởm thang để phân tiêu tẩu tiết, nếu thấy
dần dần hóa nhiệt, nhiệt năng thấp nhẹ ngăn trỏ ở tỳ vị thì dùng phương Vương
thị Liên phác ẩm gia vị thuốc khổ hàn để tham nhiệt kiêm cả hoá thấp, thấp
nhiệt lan tràn tam tiêu, thì dùng Hạnh nhân, Hoạt thạch thang để thanh lợi ở
Tam tiêu, thấp và nhiệt kết chặt khí giải thì dùng Hoàng cầm, Hoạt thạch thang
để thanh hoá tà khí thấp nhiệt, thấp nhiệt uất trợ khí cơ thì dùng Cam lộ tiêu độc
để thanh nhiệt lợi thấp thơm cay hoá trọc, thấp nhiệt uất phát mụn bạch bối, nói
chúng thì nên cho uống Ý dĩ, Trúc diệp tán hoặc Tam nhân thang để tiết thấp
thấu nhiệt, nếu khí và dịch cùng hư mà phát ra mụn khô bối, thì dùng Sinh mạch
tán để bỏ khí dương âm, nếu thấp nhiệt uất lâu không giải mà sinh đòm, che bít
thanh khiếu thì dùng Xương bồ, Uất kim thang để thanh hoá thấp nhiệt khoát
đàm khai khiếu thấp nhiệt ngăn trở ở tiểu trường mất chức năng gạn lọc thì dùng
Phục linh bì thang để phân lợi thấp nhiệt, thấp nhiệt ngăn trở đường ruột khí cơ
nghẽn tắc, thì dùng Tuyên thanh đạo thấp trọc tjhang để thông đạo thấp trọc,
thấp nhiệt và tích trệ giao kết ở vị trường, nên dùng chỉ thực đạo trệ hoàn để hạ
chậm thấp nhiệt và tích trệ.
Thời kỳ cuối của bệnh thấp ôn, thường vì thấp tà hoá táo vào sâu dinh huyết
gây ra chứng đại tiện ra huyết, cách chữa này nếu thuộc huyết nhiệt bốc mạnh thì
dùng Tê giác - Địa hoàng thang gia vị để mát huyết giải độc, nên vì ra huyết
nhiều quá mà dẫn đến khí hư sắp thoát tiếp đó cho uống Hoàng thổ thang để phù
dương, bổ âm, sáp trường, chỉ huyết.
Tóm lại, bệnh tình biến hóa của chứng thấp ôn là rất phức tạp, khi lâm sàng
cần phải nhận rõ thấp nhiệt đằng nào nhẹ, đằng nào nặng với vị trí của bệnh tà ở
đâu, như vậy mới có thể tìm được sự chính xác của biện chứng luận trị.

PHỤ 1: BỆNH ÁN CHỮA BỆNH THẤP Ôn

1. C h ứ n g th ấ p ôn th ấ p n ặ n g h ơ n n h iệ t (T rư ơ n g D u ật T h a n h y án )

Trương X, bị bệnh thấp ôn 10 ngày, phiền nóng không có mồ hôi, nốt chẩn đỏ
lò mò không mọc suốt, vùng ngực tức nóng lạ thưòng, ho không thông suốt,
thưòng khi nói mê sảng, khát nước luôn mà không muôn uông, uống thì thích
nước cực nóng, mạch sác tế hoạt, rêu lưỡi trắng giữa lưỡi vàng, gần cuông lưỡi đầy
trệ. Đó là vì tà khí vô hình tuy muôn tiết ra mà thấp giàn giữ nhau không hoá
được, tà tuy muốn tiết ra mà thấp ỏ lý uất kết lại thì khí ở biểu không thông ra
ngoài được, cho nên sơ thông phát hãn, mà nốt chẩn và mồ hôi vẫn không phát ra
được, nhiệt với thấp sẽ như chỗ chứa mây mù, thần cơ trở nên rối loạn, rất sợ thấp
bốc làm đờm, che kín ở trong mà sinh chứng hôn mê kính quyếtẵ
Dùng Tam nhân thang bỏ Hoạt thạch, Xuyên phác, Trúc diệp, gia Đậu sị,
Quất hồng, Uất kim, chỉ xác, Xương bồ, Phật thủ.
Chân đoán thứ h ai: Trưốc cho uông thuốc cay tuyên, đạm hoá, phần khí

74
thượng tiêu đã hơi thông, thế nhiệt nung nấu đã hơi hoà hoãn, tinh thần hôn mê
đã tỉnh dần, nói sảng co giật đã yên, bứt rứt cũng bớt, rêu lưỡi mất dần, nhưng
khí có khí xung lên thì ho xốc, mạch sác hơi hoạt. Nguyên là uất bốc đã hơi giảm,
mà thế của tà thấp vẫn thời kỳ rất thịnh, tuy có cơ bớt, cũng chưa hết được. Phế vị
hun bốc thì khí khó hạ xuống. Cho nên chứng khí xung lên muốn ho vẫn chưa bớt.
Trong phép trước, lại thêm vào thuốc sơ phế, hạ khí.
Dùng:
Đình lịch tử 12g Uất kim 8g
Thông thảo 12g Vỏ quýt mỏng 8g
Hạnh nhân 12g Mảnh hoạt thạch 10g
Bán hạ chế 8g Chỉ sao 12g
Đông qua tử 12g Tỳ bà diệp 12g
Cát cánh 12g Trúc nhự 12g
Chẩn đoán lần thứ ba: Ngực tức bứt rứt, khí xung lên ho xốc, dần dần giảm
nhẹ, khạc đòm, thổ đòm cũng thấy dễ dàng, rêu lưỡi cũng tróc gần hết, nhưng
mạch vẫn không thông ra được, tà không có lối ra, vẫn còn khó cho là đã ổn định.
Dùng:
Hạnh nhân 12g Bạch khấu nhân 8g
Uất kim 8g Ý dĩ nhân 16g
hoàng cầm lOg Bán hạ chế lOg
Tang diệp 12g Đậu sị sao thơm 12g
đình lịch tử 10g Vỏ quýt 8g
Cát cánh 12g Tỳ bà diệp 12g
Chẩn đoán lần thứ tư: Ho khí xốc lên đã bớt nhiều, đòm cũng thông lợi, nói
sảng nóng phiền cũng bớt dần, riêng tiểu tiện trong mà không lợi, đại tiện không
đi được thường hay đánh rắm, mạch sác hơi hoạt, rêu lưỡi tróc mà ở giữa lại đầy,
vẫn còn là thấp đởm ngăn trỏ ở trong, tà khô tiết ra, lại phải đạo trệ.
Dùng:
Uất kim 8g Bán hạ chế 8g
Quất hồng 8g Xích phục linh 16g
Cát cánh 12g Dĩ nhân sống 16g
Hoạt thạch lOg Tỳ giải 16g
Thông thảo 12g Trúc lịch đạt đàm hoàn 12g
Dùng nước sắc Phật thủ. Thông thảo chiêu nóng.
Chẩn đoán lần thứ năm: Đại tiện đã di chứng phiền yên hẳn, nóng cũng nhẹ
hơn, khát cũng bớt, nhưng nốt chẩn, đỏ tuy mọc mà rất lơ thơ, mồ hôi không ra được,
mạch thanh sảng hơn, cuông lưỡi rêu trắng còn trệ, thấp tà nung nấu tuy đã nhẹ
dần, nhưng chưa thoát tiết ra được, còn mong vượt được ra ngoài thì mới là ổn thoả.

75
Dùng:
Hạnh nhân 12g Đinh lịch tử 12g
Uất kim 8g Cát cánh 12g
Quất bì 8g Xích phục linh 12g
Thông thảo 12g Ý dĩ nhân 16g
Mộc thông 12g Chỉ xác 8g
Bán hạ chế 8g Mạch hoạt thạch lOg
Bạch phục linh 16g
Chẩn đoán lần thứ sáu: Thế nung nấu lan tràn của thấp nhiệt tuy nhẹ,
nhưng tính thấp dính nhớt không tiêu trừ mau được, lý khí không thông, biểu khí
khó thấu đạt, mồ hôi bạch bối đều không ra được, ho khí đưa xốc lên tiểu tiện
không lơi, mạch sác rêu trắng, tà và thấp nương tựa lẫn nhau, vẫn còn khó.
Dùng:
Uất kim 8g Bán hạ chế 8g
Hạnh nhân 12g Ý dĩ nhân 16g
Quất bì 8g Xích phục linh 12g
Đông qua tử 12g Thông thảo 10g
Cát cánh 12g Vĩ hành 4 dọc
Phật thủ tươi 16g
Chẩn đoán lần thứ bẩy: Thế nóng bớt dần, ho cũng nhẹ dần, nhưng thấp
bám vào trong tà không vượt ra ngoài được, vì vậy thế nóng lẩn quẩn không lui,
không đạt ra ngoài được, mà muốn làm tan ở trong, không thể muôn làm mau mà
xong việc được.
Đậu quyển 12g Quất bì 8g
Hoạt thạch lOg Trư linh 16g
Hạnh nhân 12g Cát cánh 12g
Uất kim 8g Chỉ xác 8g
Bán hạ chế 8g Ý dĩ nhân 16g
Thông thảo 12g Phật thử 12g
Chẩn đoán lần thứ tám : Dùng Thanh lý dư uẩn phương.
Đậu quyển 12g Trạch tả 12g
Ý dĩ nhân 16g Hạnh nhân 12g
Bán hạ chế 8g P h ật thủ tươi12g
Thông thảo 12g Bạch khấu nhân 10g
Quất bì 8g Bội lan 12g
Nếu ngực tức gia Cát cánh, Uất kim, nặng hơn gia Xuyên phác, Chỉ xác,

76
Hoắc hương, đều nặng gia Tật lê, Thiên ma, Cương tàm, chữa vị gia Côc nha sống,
và sao, Trầm hương khúc, Mai khôi hoa.
Nguyên án chứng này là thấp ôn, tức ngực, mới phát thì có ngay chứng nói
sảng, Trương Công Nhưng Vân chẩn đoán trước, vì thấy nhiều tuổi, thần chí
không được sáng suốt, trong bệnh án có ghi đề phòng bế tắc vào trong sinh ra
chứng kính quyết, phương đầu dùng những loại Thanh hao, Quất lạc, Tinh gián,
tiếp đó dùng những loại Đậu quyển, Ngưu bàng, Xích thược, Tiền hồ, Trúc hoàng,
Chu kiều, Phục thần, Ngọc tuyết cứu khổ đan, không có công hiệu. Tiếp mới Sài
Sùng Sơn bệnh án ghi những hiện tượng ho không lợi, khát muôn uống nưóc
nóng, do phần khí hãm vào trong Quyết âm, Thiếu âm, nói sảng, Phong động,
Phương này dùng những vị:
Đậu quyển 12g Thạch cao 10g
Ý dĩ nhân 16g Cát cánh 12g
Tiền hồ 12g Liên kiều lOg
Hạnh nhân 12g Chí bảo đan 2g
Uất kim 8g
Rồi mà thế nóng vẫn bốic mạnh, bệnh án ghi có thể tà hoả sẽ lọt vào tâm bào,
nếu thế nó mạnh quá, để phòng động nội phong đổi dùng các loại Linh dương, Lô
căn, Tử tuyết vẫn không có hiệu quả, nên mời ông đến xem thấy mạch hơi sác, rêu
lưỡi trắng nhớt, xem tinh thần thì hôn mê, cho uống thuốc khai thông khí hoá,
nhẹ hơi nhạt tả, sau khi uống 1 thang thì bệnh bớt. Xem bệnh án này, trộm nghĩ
tại sao các danh y trên đất Hộ này về một bệnh thấp ôn mà vẫn còn lờ mờ như
vậy, thì có gì lạ đối với những ndi hẻo lánh, hết thảy đều dùng một loại thuốc âm
nhu như Thanh hao, Hoàng cầm, Thạch hộc, làm một diệu thuật duy nhất để giữ
tiếng tăm, thật không thể nín được sự bùi ngùi than tiếc - Thanh Nho ghi thêm.
N h â n x ét: Bệnh án này trước mới ông, Trương đã từng cho uổng thuốc mấy
thang thông lạc khai khiếu mà bệnh chưa bớt, ông Trương xử phương tuy tựa như
bình thưòng mà mới uống lần là thế bệnh chuyển tốt ngay, lý do tại sao, đó là chỗ
đáng được nghiên cứu thảo luận.
Nói chung, bệnh thấp ôn có chia ra thấp nhiều với nhiệt nhiều. Chứng này
lưỡi trắng giữa vàng, cuổì lưỡi đầy trệ, khát không muốn uống nước, hoặc thích
uống nước nóng, có thể biết tà thấp tà nặng mà kiêm ghé đàm trọc, thấp hợp với
nhiệt, lan tràn ở thượng tiêu, cho nên vùng ngực đầy tắc, ho không thông suốt,
che bít tâm bào, thì thần chí mơ hồ, có khi nói sảng. Vì nhiệt ở thấp, thấp không
trừ thì nhiệt bao giò dứt được. Họ Trương bắt tay dùng thuốc cay thông, nhạt hoá
để làm thông khí cơ, phân hoá thấp trọc, cho nên một lần uống đã có hiệu quả
ngay, nhưng vì đòm đục lưu ở trong, thấp và nhiệt chưng bốc lẫn nhau, một lúc
chưa thể hoá tán ngay được, khí của phế vị, không được giáng xuống, cho nên
chẩn đoán lần thứ hai vẫn chủ trương y theo phép trước, gia thêm những vị Đình
lịch, Tỳ bà diệp để giáng khí hóa đàm. Chẩn đoán lần thứ ba thì thấp trọc đã lần
lượt giảm nhẹ, nhưng bệnh có cơ hoá nhiệt, mà tà không có lối ra, cho nên y theo
phép trước gia những vị Hoàng cầm, Đậu sị, Tang diệp để thanh tuyên tiết giáng
sau khi uống thuốc khí bốc lên đã bình, phiền nóng đều giảm, chỉ vì thấp đàm

77
ngăn trổ ở trong mà không đi đại tiện, cho nên chẩn đoán lần thứ tư liền bỏ Định
lịch mà gia Trúc lịch đạt đàm hoàn để tiết đờm tích. Đợi đại tiện đi được, lại dùng
phép tuyên khí hoá trọc, đạm thẩm lợi thấp để trừ hết thấp tà còn rớt lại, đúng
như trong bệnh án chẩn đoán lần thứ bẩy đã nói:" ... muôn hoá tán ở trong, không
thể muốn làm mau mà xong việc được”. Bệnh án này lập pháp linh hoạt ổn đáng
có thể bắt chước được.
2 . C hứng th ấ p ôn, n h iệ t n ặ n g h ơ n th ấ p (Đ inh C an N h ân ý án )

Bệnh nhân là Cưu z, bị chứng thấp ôn đã 8 ngày, nóng dữ có mồ hôi không


khỏi, miệng khô muốn uống nước, phiền táo không ngủ, khi nóng quá nói sảng nói
càn, ngực tức, lợm giọng, không ăn được, nước tiểu đục đỏ, rêu lưỡi vàng nhiều
trắng ít, mạch huyền mà sác, nóng ỏ Dương minh vị rất mạnh, thấp ỏ Thái âm tỳ
không hoá được, chứa chất nung nấu ở khí phận, tràn khắp tam tiêu có xu thể "ôn
hoá nhiệt, thấp hoá táo" chứng không phải nông nhẹ, tạm nghĩ gia giảm phương
Thương Truật, Bạch hổ thang, để xem động tĩnh thế nào.
Hoạt thạch 12g Chỉ thực 4g
Bán hạ 6g Thông thảo 3g
Lô căn tươi 10g Thương truật 3g
Ngẫu tiết 10g Phục linh bì 12g
Thạch cao sống 12g Trúc nhự sao 6g
Tri mẫu 6g
Chẩn đoán lần thứ h a i: Này xem mạch hồng sác đã hơi hoãn, nóng dữ cũng
bớt đi nhiều, dần dần đã được, miệng khô muốn uống nước, ngực tức lợm giọng
không ăn được, rêu lưỡi nhớt vàng hoá, ôn tà ẩn phục giải dần, mà thấp tích còn
lưu ở trung tiêu. Thấy có hiệu quả, nên không cần thay đổi, và thêm vào loại
thuốc phương hương đạm thẩm, làm cho thấp nhiệt có lối thoát ra.
Thạch cao nung 12g Trúc nhự sao 6g
Bán hạ 6g Thông thảo 3g
Chỉ thực đốt than 4g Hoạt thạch phi 12g
Trạch tả 4g Hoắc hương tươi 4g
Thương truật 3g Bội lan tươi 6g
Ngẫu tiết lOg
Chẩn đoán lần thứ ba: Nóng lui vài ngày lại chuyển sang hiện tượng nóng
rét như chứng sốt rét, ngực tức không muốn ăn, và lợm giọng nưóc tiểu ngắn đỏ
rêu lưỡi vàng miệng đắng, mạch tay trái huyền sác, tay phải nhu hoạt. Đó là tà
ẩn vào kinh thiếu dương, thấp tích lại lưu luyến ở trung tiêu, vị mất chức năng
giáng hoà. Nay nên dùng thuốc hoà giải khu cơ phương hương đạm thẩm, khiến
cho phục tà, theo khu cơ mà giải tán, thấp ôn theo tiểu tiện mà ra ngoài.
Sài hồ 3g Chỉ thực 4g
Bán hạ 8g Trúc nhự sao 6g
Hoàng cầm 4g Thông thảo 3g

78
Xích linh 12g Trạch tả 6g
Hoắc hương tươi 6g Ngẫu tiết lOg
Bội lan tươi 6g
N h â n xét: Nóng dữ, có mồ hôi không khói, miệng khô muốn uống nước, đúng
là hiện tượng Dương minh vị nhiệt qúa thịnh, Ngực tức lợm giọng, đúng là triệu
chứng Thái âm tỳ thổ bị thấp tích. Nói sảng nói càn là thuộc nóng quá tinh thần
hôn mê mà không phải là tà vào tâm dinh, cho nên dùng Thương truật, Bạch hô
thang để thanh nhiệt ở Dương minh vị, làm ráo thấp ở Thái âm tỳ lại tả bằng thuốc
đạm thẩm sơ lợi, làm cho thấp nhiệt có lối thoát. Sau lần chẩn đoán thứ nhất nhiệt
tà giảm dần, mà thấp tiết ở tỳ vị chưa tiêu được, cho nên trong phép trước bỏ Tri
mẫu có tính nhuận, thêm vào Hoắc hương, Bội lan thơm cay tuyên khí để hoá thấp
tà. Sau khi nóng lui được vài ngày, bỗng nhiên lại nóng rét như chứng sốt rét, đó là
trong quá trình chứng thấp ôn thường thường hay có như thế là hiện tượng dư tà ra
ngoài Thiếu dương đảm phù, cho nên chẩn đoán lần thứ ba, dùng thuốc hoà giải
khu cơ, thơm cay đạm thẩm để chữa, làm cho đàm thấp với nhiệt tà đều có lối
thoát, lập pháp dùng thuốc đàm thấp với nhiệt tà đều có lối thoát.
Lập pháp dùng thuốc đều trùng với bệnh cơ, không phải người thực có cao
kiến thì không thể biện biệt dược như thế.
3 . C h ứ n g th ấ p ôn h o á tá o v ào dinh (Đinh cam Nhân Y án)

Trịnh X, bị chứng thấp ôn 16 ngày, mình nóng ran, có mồ hôi mà vẫn khồng
lui, khát nước muốn uống phiền táo, ít ngủ, nói chiêm bao như nói sản|Ị, mắt đỏ,
nưóc tiểu đỏ, lưỡi hồng ráp không tân dịch, mạch huyền sác, nốt chẩn đỏ mọc
khắp ở khoảng ngực. Đó là ôn đã hoá nhiệt thấp đã hoá táo, táo vào phần dinh,
làm hại âm, hao dịch, có cái thế làm khô nguồn tâm dịch, kiệt nguồn sinh hoá, mà
biến thành chứng phong động kinh quyết, nguy hiểm đến ngay trước mắt. Vội cho
dùng đại tễ sinh tân mát dinh, để hạ thế nhiệt đang bốc dữ, may ra tân sinh được,
tà lui, mà khỏi vòng nguy hiểm.
Sinh địa tươi 24g Lá dâu mùa đông 12g
Thiên hoa phấn 12g Ngân hoa 3g
Xuyên bốì mẫu 3g Linh dương phiến 3g
Đan bì 8g Phục thần 12g
Liên kiều cả lõi 12g Thạch hộc tươi 16g
Trúc diệp tươi 30g Lô căn 40g
Chẩn đoán lần thứ h a i: Bệnh đã 18 ngày, đã uống hai thang thuốíc cam hàn
thanh giải, lưỡi đỏ ráo hơi nhuận, tân dịch khôi phục dần dần, chứng mình nóng
ran, khát nước đòi uống luôn đều bớt, đêm ngủ hơi yên, đó là điểm tốt Nốt chẩn đỏ
mọc ra khắp mà cứ nhiều dần, tròng trắng mắt có gân đỏ, tiểu tiện ngắn đỏ, mạch
sác không yên, phần âm của thiếu âm thận đã tổn thương, thuỷ không giao tế với
hoả được, nhiệt ở phần dinh còn thịnh, mộc hoả bốc lên phương trước đã thấy có
phần công hiệu, không cần thay đổi nữa.
Dùng nguyên Phương gia Tây dương sâm 6g

79
Ngẫu tiết 160g
(Thái phiến cho vào sắc)
Chẩn đoán lần thứ ba: Bệnh đã đến 21 ngày, ôn đã hoá nhiệt, thấp đã hoá
táo, cho luôn thuốc sinh tân lương giải, chứng mình nóng rát bớt nhiều ngủ yên
giấc, nói đã hết, nốt chẩn đỏ mọc khắp, nóng ở phần dinh đã được tiết ra ngoài,
mạch sác không tỉnh, lưỡi hơi hồng sáng, tiểu tiện vàng, 7 - 8 ngày không đi đại
tiện, âm dịch khó khôi phục mau được, can hoả còn đốt mạnh, lửa tàn chưa tắt,
vẫn cho dùng thuốc sinh tân tiết nhiệt, tả bằng thuốc thông phủ khí, tuy hạ từ từ,
mà cũng có ý bảo tồn âm dịch.
Tây dương sâm 6g Cam thảo sống 3g
Lá dâu mùa đông 8g Thạch hộc tươi 16g
Thiên hoa phấn 12g Phục thần 12g
Sinh địa tươi 16g Úc lý nhân 12g
Đan bì 8g Ma nhân 16g
Xuyên bối mẫu 12g
Chẩn đoán lần thứ tư: Bệnh đã 22 ngày, mình nóng rát đã hết, ngủ yên, tinh
thần tỉnh táo, nốt chẩn đỏ mọc khắp, mà bay dần, phủ khí cũng thông, chất lưỡi
hồng, rêu lưỡi hơi trắng, mạch nhu huyền mà sác, tinh thần mệt mỏi, nước tiểu
vàng nhạt, ăn cơm không ngon, tà khí lui chính khí hoà vị, dè dặt dùng thuốc hàn
lương, lo quá cũng như không kịp vậy.
Tây dương sâm (sao với gạo) 20g Phục thần 12g
Qua lâu bì 8g Thạch hộc 12g
Quất bạch (Lòng trắng vỏ quýt) 4g Sinh cam thảo 2g
Xuyên bối mẫu 8g Thông thảo 3g
Bắc thuật mễ 12g
N h ậ n x ét: Nói chung chữa chứng thấp ôn rất kiêng dùng thuốc âm nhu, báo
bô" bệnh án này vì ôn đã hoá nhiệt tổn thương tân dịch, thấp đã hoá táo vào đến
phần dinh, mà xuất hiện các chứng sốt cao, ra mồ hôi, khát nước uống luôn, lưỡi
hồng nháp không tân dịch, nốt chẩn đỏ đã mọc khắp, phiền táo không yên, mắt đỏ
nước tiểu đỏ, nói mơ như sảng, cho nên dùng đại tễ thuốc thanh dinh tiết nhiệt,
sinh tân cứu dịch mà thu được công hiệu, nếu đóng khung ở lời nói thấp ôn kiêng
nhuận, chuyên dùng một loại thuốc tân táo thấm lợi, tất nhiên làm cho âm khô
dịch cạn mà chết.
4 . C h ứ n g th ấ p ôn ch ín h k h í h ư d ư ơn g th o á t (Đ in h C am N h ân Y án )

Chu X, bị chứng thấp ôn hơn một tháng, mình nóng, nhiều mồ hôi, tinh thần
mơ màng, nói sảng, nói mê lặp đi lặp lại, môi ráo khô miệng, không muốn uống
nước, không ăn cơm cháo, rêu lưỡi khô nhớt, mạch trầm tế, đó là thấp tà, làm
khốn ở Thái âm, đã lâu ngày hãm vào Thiếu âm, thấp là âm tà, rất dễ hại dương,
vệ dương mất chức năng chống giữ ở ngoài thì ra nhiều mồ hôi, phù dương bốc ra
ngoài cơ thể mình nóng, thần không ở yên chỗ thì tinh thần mơ hồ, so với chứng

80
nhiệt vào tâm là khác nhau một trời một vực, cử động thì hơi suyễn là thận khí
không liễm nạp, hơn 10 ngày không đi đại tiện là chứng âm kết. Tham hợp mạch
với chứng là chính khí tan tác, âm dương ly thoát ngay ở trước mắt. Vội cho dùng
Sâm, Phụ để bồi dương, Long cốt, Mâu lệ, để ghìm dương, nếu dương hồi, thần
dịch dược, thì may ra mới có thể chuyển nguy thành an được.
Nhân sâm 8g Hắc phụ tử 8g
Mẫu lệ 12g Sa nhân 3g
Bán hạ 8g Viễn chí 4g
Táo nhân sao 12g Bắc thuật mễ 12g
Phù tiểu mạch 16g Phục thần 12g
Long cốt 12g
Chẩn đoán lần thứ h a i: Hai lần cho uống Sâm, Phụ hồi dương, Long cốt,
Mẩu lệ ghìm dương thì mồ hôi liễm lại, tinh thần tỉnh táo, dương khí đã liễm được
vào trong. Miệng khô, khát thích uống nóng, ăn kém tinh thần khốn đốn, hơn 10
ngày không đi đại tiện, trong bụng hơi đầy và không khối rắn, rêu lưỡi khô nhớt,
mạch đưa xuống được cũng như khi rét quá nước đóng thành băng mà đất nứt nẻ
ra, tuy đã xa núi đèo hiểm trở, nhưng chưa tới con đưòng bằng phẳng, lại cho
dùng thuốc phù chính trợ dương, ôn thông phủ khí.
Nhân sâm 4g Trần bì 4g
Hắc nhu tử 6g Ma nhân 16g (nghiền)
Phục thần 12g Úc lý nhân 12g (nghiền)
Viễn chí 4g Cốc nha sao cháy 16g
Tảo nhân sao 12g Bán lưu hoàn 12g
Bán hạ 12g
Ngoài dùng phép Thông khoan bằng mật sắc.
Chẩn đoán lần thứ ba: Sau khi uống hai thang, phù khí đã thông, các chứng
khác vẫn như cũ, dùng Nguyên phương bỏ Bán lưu hoàn, ú c lý nhân, Ma nhân,
gia Bạch truật sao với nước gạo.

N h ậ n x ét: Bệnh án này là triệu chứng bệnh đã lâu chính hư tà hãm, nếu
chỉ xem những chứng tinh thần mơ màng, khát không muốn uống nước thì rất
giống như chứng tà vào tâm bào, lưỡi không đỏ hồng mà thấy khô nhớt, vả lại có
những chứng cử động thì hơi suyễn, mạch trầm tế, thì đủ chứng cơ rõ ràng là tâm
thận dương suy, đó là chỗ then chốt biện chứng, do đó mà kết luận được chứng cử
động thì hơi suyễn là thận khí không liễm nạp, mình nóng mồ hôi ra là dừơng bốc
ra ngoài thần chí mơ màng là thần không ở vị trí. Chính vì biện chứng chính xác,
cho nên lúc đầu cho uống thuốc hồi dương cố nhiếp mà đã làm cho bệnh tình qua
được bước khó khăn ngay, tiếp sau vì âm khí kết ỏ trong mà phủ khí không thông,
dùng Bán lưu hoàn hợp với Phụ tử để phá âm đọng, tá bằng những vị Ma nhân
Úc lý nhân để hoạt lợi đại trường cho nên sau hai tháng thì phủ khí thông sướng
được ngay, bệnh thể chuyển biến tốt.

81
PHỤ 2: THAM KHẢO TRÊN LÂM SÀNG

Cách chữa chứng thấp ôn, quy nạp lại, đại khái có 3 điểm, tức là:
1. Hoá
2. Thanh
3. Công hạ
"Hoá" là chỉ vào phép dùng thuổc đắng ấm thơm hoá, như loại Hoắc hương
chính khí tán, Hoắc hương hạ linh thang, phép này đặt ra là nhằm vào chứng
thấp ôn mối phát, mà thấp nặng hơn. "Thanh" là nói về thanh thấp nhiệt, như
loại Vương Thị Liên phác ẩm gia Hoàng cầm, Hoạt thạch, phép này lập ra là
nhằm vào chứng thấp dần dần hoá nhiệt, thấp nhiệt cùng uất lại, chưng bốc lên.
"Công hạ" là nói về công hạ thấp nhiệt tích trệ, như những phương chỉ thực đạo
trệ hoàn hoặc lục thị nhuận hoàn, Phác hoàng hoàn, phép này là vì tà theo táo
hoá, hoặc hiệp với thấp trệ, đã có đủ chứng nên hạ mà lập ra. Trong ba phép này
chỉ có phép hạ là rất khó vận dụng, bởi vì thấp tà tuy có thể hoá táo, nhưng vẫn là
thuộc âm tà, nếu chưa có đủ chứng đáng hạ mà đã hạ sớm quá, thì thương tổn
trung khí, bệnh đó cũng có thể vì dương chuyển sang âm, từ hoá táo mà chuyển ra
hoá hàn. Nhưng đáng hạ thì cần phải hạ: nếu đóng khung ở lời nói thấp ôn kiêng
hạ mà chần chừ không hạ, cũng sẽ để lỡ bệnh cơ. Ba phép nói trên là cách chữa
chung về bệnh thấp ôn, chớ nên xem nó một cách máy móc.
Chứng thấp ôn tà ở Thượng tiêu, thường vì phế khí uất tắc mà phát sinh
chứng nấc, có thể dùng phương Tuyên tý thang ở "thiên thượng tiêu sách ôn bệnh
điều biện" để khai khí, phế được khai thông, phế khí giáng xuống, thì chứng nấc
tự khỏi, không nên mới thấy nấc đã dùng ngay những vị Đinh hương, Thị đế, loại
thuốc này là thứ thơm cay giáng nghịch, dùng vào chứng này không những không
có công hiệu, và còn có cái hại hoá nhiệt hao tân dịch.
Thấp nhiệt chứa ở kinh lạc, nhân đó mà thành chứng tý, trong bệnh thấp ôn
thường thấy, cách chữa nên thanh nhiệt trừ thấp, thông lạc chỉ thống, có thể
phỏng theo phương Tuyên tý thang ở "Thiên trung tiêu sách ôn bệnh điều biện"
gia Ty qua lạc, Lạc thạch đằng, Mộc qua, nhất thiết không nên theo cách chữa của
chứng Hàn thấp mà cho uống bừa thuốc Ôn kinh thông lạc. Khi phong tán hàn, vì
bệnh nhân khác nhau, nên cách chữa cũng khác nhau.
Chứng thấp ôn ở phần biểu, nên cho Tuyên hoá thấp ở phần biểu, phép chữa
vẫn không ngoài thuốc thơm cay, nhất thiết không được theo chữa phong hàn mà
thuôc sơ biểu phát hãn, đời chưa có lời răn là người có bệnh thấp kiêng phát hãn,
nếu dùng lầm phát hãn, thì không những thấp tà không trừ được mà lại dễ làm
hao tân dịch. Nếu chữa như chứng phong nhiệt mà cho dùng lầm thuốc lương tiết
quá độ thì thấp tà hãm vào trong, rất dễ gây thành chứng lỵ, lại còn thấp tà ở
biểu, thường phần nhiều ra mồ hôi không dính là khác nhau. Đương nhiên các
hiện chứng khác của hai chứng này cũng khác nhau rõ rệt.
Thấp nhiệt uất lại chưng bốc lên thì thường hay phát mụn Bạch bối, nếu khí
dịch không hư thì mụn bạch bôi trong suốt đẫy mà có nước, lúc này nên dùng một
chén rượu cất để cách thuỷ đun nóng, rôi sau dùng tim bấc vò thành cục chấm

82
rượu nóng, xát nhè nhẹ, tim bấc có thể thấy to nhỏ sắc trắng tựa như lông dê, cho
nên tục gọi là chẩn lông dê, nếu khí dịch đều hư mà thành mụn khô bôi thì không
được sử dụng cách này.
Chứng thấp ôn lâu ngày, thấp tà dần dần hoá nhiệt mà đến nỗi khí dịch đều
tổn thương, thường thường buổi sáng không nóng mà buổi chiều cảm thấy mình
nóng, gò má đỏ, sắc mặt kém tươi, đó là Âm ngưu phát nóng, nên theo phương
Tiết thị sâm mạch thang dùng Nhân sâm thay Tây dương sâm bổ, dưỡng khí âm
(dịch), khí âm trở lại thì âm nhiệt tự lui, chứng này thuộc tà ít hư nhiều, cho
dùng thanh nhiệt thì vô ích, mà các loại thuốc đắng lạnh càng nên kiêng.
Thấp nhiệt uất bốíc, phát ra chứng hoàng đảm, trong chứng thấp ôn rất
thưòng gặp nhưng có khác nhau là thiên về nhiệt, cần phải phân biệt rõ ràng: Vì
chứng này ngoài cảm thấp khí của thòi bệnh, trong chứa thấp khí của thủy cốc,
khí cơ nghẽn nhiều lắm, cho nên chữa đều lấy tuyên thông phần khí làm chủ yếu,
nếu chữa sai lầm rất dễ thành chứng thũng chướng. Nếu thành chứng thũng
chướng nên theo phương Nhị kim thang ở "Thiên trung sách ôn bệnh điều biện”
gia giảm, để khoan trung mà trừ chướng, lợi thấp mà tiêu thũng, nhất thiết
không nên mới thũng trước mà cho uống bừa bãi thuốic công phạt, nếu không thì
chính khí càng hư, thũng trước càng tăng, cũng có thể gây thành bất trị.
Thời kỳ cuối của chứng thấp ôn, thấp đã hoá táo, nếu thấy chất lưỡi sáng
trọc như quả hồng, là triệu chứng hạ huyết, cần dùng gấp cách chữa lương huyết
tư âm, hoặc có thể ngăn ngừa được. Như thương tổn đến đường âm lạc mà đại tiện
ra huyết, nếu thuộc về chứng huyết nhiệt bốc mạnh thì nên dùng Tê giác Địa
hoàng thang, nếu là chứng huyết ra không cầm, khi theo huyết thoát ra mồ hôi ra
vong dương, thì nên trước dùng Độc sâm thang hoặc Sâm phụ thang để bổ khí cố
thoát, tiếp dùng Hoàng thổ thang để phù dương cầm huyết, ranh giới trong đó, rất
nên phân biệt cho rõ ràng. Ngoài ra cũng có khi thấp nhiệt còn chưa hoá hết, mà
nhiệt làm tổn thương phần huyết, đi lỵ ra mủ máu, đau bụng nặng trệ mót rặn,
hậu môn nóng rát, đó là chứng tiện huyết cách chữa nên dùng phương Bạch đầu
ông thang gia giảm để thanh nhiệt hoá thấp, bên chắc phần âm chỉ đi lỵ, mới là
đúng phép.

83
C hương V

BỆNH PHỤC THỬ

I. ĐẠI CƯƠNG
Phục thử là một loại bệnh nhiệt cấp tính về mùa thu và mùa đôngế Đặc
trưng của bệnh này là lúc bệnh mới phát thì tựa như cảm mạo, 'nhưng trong có
hiện chứng thử thấp, kế có hình như chứng sốt rét, mà nóng không theo qui tắc,
về sau chỉ nóng không rét, về đêm càng nóng dữ hơn, sáng sớm mai ra mồ hôi bốt
dần mà ngực bụng nóng rát không khỏi, đại tiện phần nhiều sền sệt mà đi không
thông, thể bệnh đã nặng mà lại dây dưa. Vì thòi tiết phát bệnh có mùa thu, mùa
đông khác nhau, cho nên lại có tên là "vãn phát" (bệnh phát chậm).
Nguyên nhân sinh ra bệnh này là trước cảm phải độc tà thử thấp, sau vì tà
của thòi bệnh thu đông dẫn dụ mà phát sinh.
Cơ chế của bệnh này là có chia ra tà ở phần khí và ở phần dinh khác nhau.
Tà ở phần khí là thử thấp lẫn lộn, tà ở phần dinh là thuộc thử thấp hoá táo gây
nên. Nhưng hai chứng này khi mới phát đều kiêm có biểu chứng của phần vệ. Sau
khi biểu chứng ở phần khí đã giải rồi, thưòng hay xuất hiện chứng thử thấp uất
bốc ở kinh Thiếu dương đởm Nếu chuyển vào tỳ vị trung tiêu mà thấp tà chưa hết,
thì phần nhiều là chứng hậu nhiệt nặng thấp nhẹ, chứng trạng và cách chữa của
bệnh này, đại thể cũng giống vối bệnh thử ôn, thấp ôn. Ngô Cúc Thông nói: "Ba
chứng: Phục thử, Thử ôn và Thấp ôn là cùng một nguồn gốc, trước sau nên tham
khảo lẫn nhau, không nên thiên chấp". Chính là nhằm vào tình hình này mà nói.
Nếu tích trệ cũ chưa sạch tà vào trường vị, thường hay thấy chứng trạng thử thấp
kiêm tích trệ. Còn về chứng tà ở phần dinh thì bệnh cơ, xu hướng phát triển và
tình hình chứng trạng vối cách chữa của chứng này cũng giông như chứng tà ở
phần dinh của bệnh xuân ôn. Cho nên chứng trạng và cách chữa' tà ở phần dinh
của phần này không bàn luận ở đây nữa để khỏi trùng lặp.
Bệnh này lúc mới phát, cách chữa nên dùng thuốc cay để giải tà ở cơ biểu,
thanh trừ thử thấp ở lý, đến khi biểu tà giải rồi thử thấp uất lại ở kinh Thiếu
dương đởm, thì nên hoà giải tuyên thấu. Nếu thử thấp kiêm tích trệ uất ở đường
ruột, thì nên dùng thuốc đắng cay thông giáng để sở thông thử thấp về tích trệ.
Nếu tà khí và tích trệ đã thông hạ chưa sạch hết thì phải liên tiếp công hạ đến
khi tà hết mà đại tiện không có chứng trạng nước lỏng như tương nữa mới có thể
thôi không hạ nữa. Đó là đặc điểm của việc vận dụng phép thông hạ đối với bệnh
này khác với những loại ôn bệnh khác.

II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ

2 .1 . C h ứ n g lý n h iệ t k iêm b iểu ch ứ n g .
a. Chứng hậu: Nhức đầu sợ lạnh, phát nóng không có mồ hôi tâm phiền khát

84
nước, tiểu tiện ngắn đỏ, bụng đầy, rêu lưỡi nhớt.
b. Cơ c h ế bệnh: Nhức đầu sợ lạnh, phát nóng không có mồ hôi là triệu chứng
tà ở phần vệ. Tâm phiền khát nước, tiểu tiện ngắn đỏ, là hiện tượng thử nhiệt uất
ở trong. Bụng đầy, rêu lưỡi nhớt là biểu hiện thấp ngăn trở ở phần khíắ Thử nhiệt
bị thấp ngăn cản, cho nên miệng tuy khát mà rêu lưỡi cáu nhớt, nhất là lúc này
bệnh mới phát thì chứng rêu lưỡi trắng nhớt càng thấy nhiều hơn, chứng này với
những chứng thương hàn cảm mạo ở khoảng mùa thu, mùa đông, phong hàn ở
biểu, tuy cùng là bệnh ngoại cảm, nhưng chứng trạng lại khác nhau. Chứng
phong hàn ở biểu, thì chỉ hiện ra những biểu chứng sợ lạnh phát nóng, nhức đầu
không có mồ hôi, mà hoàn toàn không có hiện tượng thử thấp ngăn trở ở trong là
khát nước, rêu lưỡi nhớt. Chứng này thì đã có biểu chứng lại có cả lý chứng, cho
nên hai chứng cũng dễ phân biệt.
c. Phép chữa: Ngoài có biểu tà tất phải dùng thuốc tân tán giải biểu, trong
có thử thấp, nên dùng thuốc thanh nhiệt hoá thấp. Cho nên chứng này nên dùng
Hoàng liên, Hương nhu ẩm mà chữa. Nhưng nếu phần vệ biểu nhiệt nặng hơn mà
biện chứng thử thấp không nặng lắm, xuất hiện các chứng như phát nóng nặng,
hơi sỢ lạnh, lưỡi trắng trơn, khát nước không có mồ hôi, thì cách chữa nên dùng
pháp tân lương thấu biểu kiêm lợi thử thấp, có thể dùng Ngân kiều tán ra Hạnh
nhân, Hoạt thạch, Ý dĩ nhân , Thông thảo.
d. B ài thuốc:
Hoàng liên hương nhu ẩm (xem ở chương thử ôn)
Ngân kiều tá n (xem ở chương phong ôn)
Ngân kiều tán cay mát sơ giải tà ở phần vệ, gia Hạnh nhân, Hoạt thạch, Ý
dĩ nhân, Thông thảo để thanh lợi thử thấp ở lý. Vì phế chủ khí của toàn thân, khí
hoá thì thấp cũng hoá, cho nên dùng Hạnh nhân để khai phế lợi khí, Hoạt thạch
vốn là thuốc thanh lợi thử thấp, Ý dĩ nhân, Thông thảo là thuốc đạm thẩm lợi
thấp, cốt để tà ở biểu lý đều được phân giải ra.
2.1.2. C h ứ n g p h ầ n d in h kiêm biểu
a. Chứng hậu : Phát nóng, hơi sợ lạnh, nhức đầu, ít mồ hôi, miệng khô không
khát, tâm phiền, lưỡi đỏ không có rêu.
b. Cơ c h ế bệnh: Tà xâm phạm ở ngoài, cho nên thấy những chứng phát nóng
sợ lạnh, nhức đầu ít mồ hôi. Thử thấp hoá táo mà nhiệt ở phần dinh, cho nên tâm
phiền lưỡi đỏ mà không có rêu cáu. Chứng này so với chứng trưốc đều là chứng
phục thử mói phát. Biểu và lý cùng bị bệnh, nhưng nhiệt tà có ở khí, ở dinh khác
nhau, và thử thấp lẫn lộn với thử thấp hoá táo cũng khác nhau, cho nên biểu
chứng thì giông nhau mà hiện chứng ở lý thì khác nhau. Chứng trước là thử thấp
uất ở phần khí, cho nên có khát nước mà rêu lưỡi có cáu nhớt, chứng này là thử
thấp hoá táo mà tà ở phần dinh cho nên chỉ miệng khô mà không khát, lưỡi tất đỏ
hồng mà không có rêu.
c. Phép chữa: Chứng này nên dùng Ngân kiều tán gia Sinh địa, Đan bì, Xích
thược, Mạch đông một là để cay mát biểu, hai là để thanh dinh tiết nhiệt.

85
d. B ài thuốc: Ngân kiều tán (xem ở chương phong ồn)
Ngân kiều tán cay mát giải biểu, để sơ giải tà ỏ phần vệ. Gia Đan bì, Xích
thược thanh dinh tiết nhiệt, Sinh địa, Mạch đông thanh dinh thêm dịch để thanh
nhiệt ở phần dinh.
2.2. Tà ở kinh thiếu dương đởm
a. Chứng hậu: Nóng rát giông như chứng sốt rét, khát nước, tâm phiền,
bụng đầy, rêu lưỡi nhớt, mình nóng về buổi chiều nặng hơn, đến nỗi càng kịch liệt,
sáng mai ra được mồ hôi, các chứng bớt dần, nhưng chứng ngực bụng nóng ran,
trước sau vẫn không khỏi.
b. Cơ c h ế bệnh: Tà khí thử thấp uất trỏ ở kinh Thiếu dương đởm, khí cơ
không lợi, cho nên nóng rét giông như chứng sốt rét. Thử nhiệt bốíc ở trong cho
nên khát nước tâm phiền. Thấp tà ngăn trở ở trong, cho nên bụng đầy rêu lưỡi
nhớt, chứng này so với chứng thương hàn tà ở kinh Thiếu dương, rêu lưỡi mỏng
trắng không nhớt, vả lại không đầy bụng là có khác nhau. Buổi chiều, ban tối
thuộc âm, thấp là âm tà, âm tà vượng ở phần âm, thử thấp giao tranh rất giữ, cho
nên buổi chiều mình nóng càng nhiều mà đến tối càng kịch liệt hơn. Chứng này so
với chứng nóng cơn buổi chiều của chứng Dương minh phủ thực, thì hiện tượng
nóng có khác nhau. Thử nhiệt muốn bốc bức tiết ra ngoài, mà lại bị thấp tà ngăn
trở, cho nên sốm mai ra được mồ hôi các chứng bớt dần, nhưng chứng ngực bụng
nóng rát không khỏi. Chứng này so vói chứng sốt rét, sau khi ra mồ hôi thì các
chứng đều khỏi hết rồi lại phát cơn trỏ lại là khác nhau rõ rệt.
c. Phép chữa: Chữa chứng này nên thanh tiết nhiệt ở Thiếu dương đởm kiêm
cả lợi thấp, có thể dùng cao cầm thanh đởm thang.
d. B ài thuốc: Cao cầm th an h đởm thang: (Thông tục thương hàn luận).
Thanh hao 6 - 8g Đạm trúc nhự 12g
Bán hạ 6g Xích phục linh 12g
Thanh tử cầm 12g Chỉ xác sống 6g
Trần bì 6g Bích ngọc tán 12g
Phương này dùng Thanh hao, Hoàng cầm tiết nhiệt ở Thiếu dương đởm để
thông lợi khí cơ, Bán hạ, Trần bì, Chỉ xác, Trúc nhự để lý khí hòa vị hoá thấp,
Xích linh, Bích ngọc tán để thanh lợi thấp nhiệt, thấp nhiệt trừ hết, khí cơ thông
lợi thì các chứng sẽ tự khỏi.
2.3. Nhiệt kết ở trường vị

2.3.1. Thấp nhiệt hợp với tích trệ, n gă n trở ở vị trường.


a. Chứng hậu: Ngực bụng nóng ran, nôn lợm, đại tiện sền sệt không lợi, sắc
vàng như tương, rêu lưỡi vàng cáu nhớt.
b. Cơ chê bệnh: Thử thâp tích trệ, ngăn trở ở đường ruột, cho nên đại tiện
sên sệt mà không lợi, săc vàng như tương. Đưòng ruột không truyền tải được bình
thường, vị khí không đi xuông được mà lại đi ngược nên, cho nên có chứng nôn

86
mửa lợm giọng. Thử tà uất ở trong thì ngực bụng nóng ran mà rêu lưỡi vàng nhớt.
Vì trọng tâm bệnh biến đã rời khỏi kinh Thiếu dương đởm mà lấy đường ruột làm
chủ, cho nên không xuất hiện chứng nóng rét tựa chứng sốt rét nữa.
c. Phép chữa: Tà trệ ở đưòng ruột, không công hạ thì không hết, thử thấp
uất ở trong, lại cần phải thanh nhiệt hoá thấp, cho nên chứng này nên dùng Chỉ
Thực đạo trệ thang đắng cay thông xuống để hoá thấp nhiệt tích trệễ Lại không
thích hợp với bệnh tình, lại vì chứng này là thấp nhiệt hợp với tích trệ, ngăn trở ở
trường vị, thường không phải công hạ một lần mà đã bài trừ được bệnh tà ngay
cho nên phải liên tục công hạ nhiều lần phát trở lại, đại tiện lại đi sền sệt mà
không thông lúc đó cần phải công hạ nữa cốt để bệnh tà ở trường vị hết sạch thấp
nhiệt tiêu hết thì thôi.
d. B ài thuốc: Chỉ thự c đạo trệ thang (Thông tục thương hàn luận)
Chỉ thực 8g Đại hoàng sống 6g
Sơn tra 12g Tân lang 6g
Hậu phác 6g Hoàng liên 2g
Thần khúc 12g Liên kiều 6g
Tử thảo 12g Mộc thông 2g
Cam thảo 2g
Phương này dùng Đại hoàng, Chỉ thực, Hậu phác, Tân lang để đuổi tích trệ,
và tiết nhiệt lý khí hoá thấp, Sơn tra, Thần khúc để tiêu đạo hoà trung, Hoàng
liên, Liên kiều, Tử thảo để thanh nhiệt giải độc, Mộc thông lợi thấp, Cam thảo
điều hoà các vị thuốc.
2.3.2. C h ứ n g d ư ơ n g m inh p h ủ thực, tiểu trường n hiệt kết.
a ỗ Chứng hậu : Mình nóng, phiền khát, bụng đầy đau không ưa ấn, tiểu tiện
ngắn đỏ và đau buốt, rêu lưỡi vàng khô.
b. Cơ c h ế bệnh: Mình nóng phiền khát, bụng đầy đau, rêu lưỡi vàng khô, là
triệu chứng Dương minh phủ thực. Tiểu tiện ngắn đỏ mà đau buốt là nhiệt kết ở
tiểu trường gây nên. Trọng tâm bệnh biến của chứng này là ở đại trường và tiểu
trường, so với chứng trước chỉ là thấp nhiệt hợp với tích trệ, ngăn trở ở trường vị,
mà không thấy chứng nhiệt kết ở tiểu trường, thì khác hẳn nhau.
c. Phép chữa: Dương minh phủ thực nên dùng thuôc công hạ, tiểu trường
nhiệt kết dùng thuốc tả nhiệt, cho nên chứng này nên dùng Đạo xích thừa khí
thang để xua đuổi tà ở cả đại trường và tiểu trường.
d. B ài thuốc: Đ ại x ích thừ a kh í th an g (Ôn bệnh điều biện)
Xích thược 12g Hoàng liên 12g
Sinh địa nhỏ củ 20g Hoàng bá 8g
Đại hoàng sống 12g Mang tiêu 4g
Năm chén nước, sắc lấy 2 chén, trước uông 1 chén, không xổ được thì uống
thang nữaử

87
Phương này tức là do hai phương Đạo xích tán, Điểu vị thừa khí thang hợp
lại gia giảm mà thành. Hoàng liên, Hoàng bá, Sinh địa, Xích thược để tả nhiệt kết
ở tiểu trường, vả lại để tư dưỡng tân dịch, Đại hoàng, Mang tiêu để công hạ
Dương minh phủ thực. Tả ở đại, tiểu trường đã hết thì các chứng cũng khỏi cả.
Phương này cùng với phương Chỉ thực đạo trệ thang đều có tác dụng tả hạ thực
nhưng chứng chữa bằng Chỉ thực đạo trệ thang là thử thấp hiệp với tích trệ uất ở
đưòng ruột, đại tiện đi sền sệt mà không lợi, cho nên dùng thuôc đắng, cay thông
giáng, mà không thư mặn, lạnh làm mềm chất rắn như Mang tiêu thử ngọt lạnh
dịch như Sinh địa nếu dùng lầm thì trái lại sẽ làm lưu luyến thấp trệ đại tiện
càng sền sệt, chữa bằng phương pháp nào là táo nhiệt kết ở đưòng ruột, đại tiện
táo kết mà không thông cho nên dùng những thuốc đắng lạnh, mặn mà không
phải dùng những thuốíc lý khí hoá thấp như Chỉ thực, Hậu phác, Tân lang. Nếu
dùng lầm thì trái lại làm cho tân dịch càng hao, mà giúp cho nhiệt tà gây bệnh.
2.4. Tà ở dinh huyết

2.4.1. C hứng nhỉêt ở tâm dinh , đi xuống tiểu trường.


a. Chứng hậu: Phát nóng ngày nhẹ đêm nặng, tâm phiền, không ngủ, miệng
khô khát không muốn uống nước, tiểu tiện ngắn đỏ, nóng đau, lưỡi đỏ chói.
b. Cơ c h ế bệnh: Phát nóng ngày nhẹ đêm nặng, miệng khô lưỡi đỏ, đều là
biểu hiện thử nhiệt đốt ở trong phần dinh, dinh âm bị thương tổn. Tâm phiền
không ngủ là thuộc về nhiệt quấy rối tâm thần mà gây ra tâm với tiểu trường là
biểu lý với nhau nhiệt tà ở tâm dinh chuyển xuông tiểu trường cho nên lại gồm cả
hiện tượng tiểu trường nhiệt thịnh, là tiểu tiện ngắn đỏ nóng đau. Chứng này là
tâm dinh vối tiểu trường cùng bệnh, so với chứng đơn thuần nhiệt đốt phần dinh
hoặc chứng phủ thực kiêm tiểu trường nhiệt kết thì hiện chứng đều có khác nhau.
c. Phép chữa: Nhiệt ở tâm dinh, chữa nên thanh tâm mát dinh nhưng kiêm
tiểu trường nhiệt thịnh thì lại cần hợp với phép thanh tả hoá phủ, có thể dùng
Đạo xích thanh tâm thang để chữa.
d. B ài thuốc: Đạo x ích th an h tâm th an g (Thông túc thương hàn luận)
Sinh địa tươi 24g Phấn đan bì 8g
Chu phục thần 8g ích nguyên tán 12g (bọc vải sắc)
Mạch đông cả lõi (nhuộm bằng thần xa) lOg
Mộc thông nhỏ 2g Đạm trúc diệp 6g
Tâm hạt sen 30 cái Tim bấc nhuộm thần xa 20 cái
Phương này dùng Sinh địa, Mạch đông, Đan bì thanh dinh thêm dịch Phục
thần, Tâm hạt sen, Tim bấc nhuộm chu sa yên tâm an thần, Mộc thông, Trúc
diệp, ích nguyên tán, thanh lợi nhiệt ở tiểu trưòng, Tâm dinh thanh, Hoả phủ lợi
thì các chứng sẽ tự khỏi. Phương này gọi là Đạo xích thanh tâm, tức là nói về công
hiệu của nó nguyên phương dùng một chén đồng tiện (nước tiểu trẻ con) hoà vào
thuốc uống, lấy nghĩa là đồng tiện thành giáng nhiệt tà dẫn hoả đi xuống nhưng
gần đây ít dùng cho nên bỏ đi.

88
2.4.2. C h ứn g n hiệt b ế tắc tâm bào huyết lạc ứ trệ.
a. Chứng hậu : Phát nóng, về đêm nóng dữ, hôn mê nói sảng, súc miệng
không muốn nuốt, lưói đỏ không có rêu trông như là khô, sò vào thì ướt hoặc săc
tím sẫm mà ướt.
b. Cơ c h ế bệnh: Phát nóng, về đêm nặng cũng là biểu hiện nhiệt đốt trong
phần dinh, hôn mê nói sảng là dấu hiệu tà bế tắc tâm bàoể Súc miệng không muốn
nuốt, lưỡi đỏ trông như là khô, sò vào lại ướt, hoặc lưỡi hiện ra sắc tím sẫm mà
ướt, đểu là hiện tượng phân dinh nhiệt bốc, huyết lạc ứ trệ.
Chứng này so với trên tuy đều là nhiệt ở tâm dinh, nhưng chứng trên kiêm
tiểu trường nhiệt thịnh mà chứng này thì kiêm tà bế tắc tâm bào mà huyết lạc bị
ứ trệ, cho nên hiện chứng của hai chứng này, có chỗ khác nhau.
c. Phép chữa: Nhiệt đốt ở trong phần dinh, chữa nên thanh dinh tiết nhiệt,
nhưng kiêm tà bê tắc tâm bào thì nên hợp dùng phép thanh tâm khai khiếu,
huyết lạc ứ trệ, lại phải kiêm cả hoạt huyết. Cho nên chữa chứng này, nên dùng
cả hai phép thanh dinh tiết nhiệt, khai khiếu thông ứ, có thể cho uống Tê địa
thanh lạc ẩm.
d. B ài thuốc: Tê địa th an h lạc ẩm (thông tục thương hàn luận).
Tê giác mài lấy nước (hoà vào thuốc) 4 thìa
Đan bì 8g Đạm trúc lịch (hoà đều) 2 muôi
Liên kiều (để cả lõi) 6g Sinh địa tươi 8g
Xích thược 6g Đào nhân (bỏ vỏ) 9 hặt
Nước gừng sông (cùng hoà vào thuốc) 2 giọt
(Trước dùng rễ cỏ gianh tươi 40g)
Tim bấc 5 cái sắc nước thay nước lã
Nước thạch xương bồ tươi 2 thìa pha vào.
Phương này do phương Tê giác địa hoàng thang gia vị mà tổ chức thành, ứ
nhiệt bế tắc ở trong cho nên dùng Tê giác địa hoàng thang mát huyết tan huyết
làm chủ, lại gia Đào nhân, Rễ cỏ gianh để hoạt huyết mát dinh thay cũ đổi mới,
Liên kiều, Tim bấc để thanh tâm giải nhiệt, ba thứ nước cốt khai khiếu tẩy đờm.
Phàm vị ứ nhiệt mà đến nỗi tinh thần không thanh sảng đều nên vận dụng
phương này.

III.TÓM TẮT.
Phục thử là loại bệnh nhiệt cấp tính, trước cảm phải tà khí thử thấp, sau vì tà
của thời bệnh dẫn dụ mà phát ra. Phần nhiều phát về mùa thu đông, khi mỏi phát
bệnh đã có biểu chứng lại có hiện tượng thử thấp uất ở trong, về cơ chế bệnh có chia
ra tà ở phần khí với tà ở phần dinh khác nhau, ở phần khí thì nhiều là chứng thử
thấp uất bốc, ở phần dinh, thì đều thuộc về chứng hậu thử thấp hoá táo.
Thử thấp uất ở phần khí mà kiêm có biểu chứng, có thể dùng Hoàng liên

8Q
Hương nhu ẩm hoặc là Ngân Kiều tán gia Hạnh nhân, Hoạt thạch, Ý dĩ nhân,
Thông thảo để giải biểu tà ở ngoài thanh thử thấp ở trong. Nếu biểu chứng đã giải
rồi, mà thử thấp uất ở kinh Thiếu dương đỏm thì nên dùng Cao cầm thanh đởm
thang để thanh tiết nhiệt ở đởm lý khí hoá thấp. Nếu thử thấp xâm vào trường vị
cùng kết hợp với tích trệ, thì nên dùng Chỉ thực đạo trệ thang đắng cay thông
giáng. Nếu thử thấp hoá táo mà chuyển vào Dương minh vị phủ thì nên theo
Dương minh phủ chứng mà chữa. Nếu Dương minh phủ thực kiêm tiểu tiện nóng
đau, lại nên ở trong thuốc công hạ kiêm cả thanh đạo tiểu trường, dùng Đạo xích
thừa khí thang. Đó là tình hình khái quát chứng trị của chứng thử thấp ngăn trở
ở phần khí. Chứng thử nhiệt phát ở phần dinh, về cơ chế chứng trong cách chữa
và tình hình diễn biến của chứng này cùng với chứng tà ở phần dinh của bệnh
Xuân ôn giống nhau, đại ý đều lấy thanh dinh tiết nhiệt làm chủ yêu. Nếu mới
phát bệnh kiêm có biểu chứng, chữa nếu dùng phép tân lương giải biểu, kiêm
thanh dinh tiết nhiệt nên dùng Ngân kiều tán gia các vị Sinh địa, Đan bì, Xích
thược, Mạch đông, nhiệt vào tâm dinh mà kiêm tiểu trưòng nhiệt thịnh thì nên
dùng Đạo xích thanh tâm thang nếu phần dinh nhiệt đốt mà kiêm huyết lạc ứ trệ
đến nỗi ứ nhiệt bít khiếu, thì chữa nên dùng phép thanh dinh khai khiếu hoạt
huyết, dùng tê địa thanh lạc ẩm mà chữa. Còn về những chứng ban chẩn kinh
quyết, thì phép chữa giống các ôn bệnh khác, nên tham khảo lẫn nhau.

PHỤ 1: BỆNH ÁN VỀ BỆNH PHỤC THỬ

l ễ C hứng p h ụ c th ử u ố n g q ú a n h iều tâ n ôn , h o á h o ả tổ n th ư ơ n g
â m d ịc h (chép ỏ sách "Thòi bệnh luận").
Trần X, ỏ Vũ lâm, vốn quen với tôi, một hôm bỗng phát nóng rét mời tôi đến
chữa. Vì bị mưa chưa đi được ông ta có ngưòi đồng sự biết thuốc bèn cho uống
thuốc tân tán phong hàn uống xong ra nhiều mồ hôi mà nóng lui hết, không ngò
trưa ngày hôm sau, thể nóng vẫn như cũ, ra nhiều mồ hôi, khát nước, các chứng
đòm suyễn lại sinh ra. Mạch tượng lấy mức nhẹ thì hoạt mà có lực, lấy mức trầm
thì càng sác, rêu lưỡi vàng đen không tân dịch. Tôi nói: "Chứng này là bệnh phục
thử đáng lẽ trước phải dùng thuốc hơi cay để thấy biểu, các loại Kinh, Phòng,
Khương, Chỉ, đều quá cay ôn, cho nên cướp đoạt mất tân dịch. Hiện chứng hôm
nay là phục tà hoá hoả, ghé tạng bị hoả khắc phạt nên dùng thanh lương dịch
thử, bỏ Biển đậu, Thông thảo, gia Sinh địa nhỏ củ. Dương sâm uống 2 tháng, rêu
lưỡi chuyển nhuận, khát nước cũng bớt, chỉ về chiều còn có hơi nóng, cho nên
chiểu theo phương cũ, thêm vào Thuyền y, Hà diệp lại uống 2 thang thì nóng cũng
theo mồ hôi mà giải. Nhưng Đàm suyễn vẫn y nguyên, đêm ngủ không yên, đổi
dùng phương Nhị trần, Gia: Tô, Đình, Toàn, Hạnh uống vào là trúng bệnh. Sau
bèn dùng phương bổ dương thông thường rồi thu xếp về quê.
N h ậ n x ét: Chứng phục thử tuy ở lý có thử thấp, nhưng tất kiêm có biểu
chứng, cho nên trình tự chữa biểu này nói chung trước giải biểu tà, rồi tiếp đó
thanh lý nhiệt, hoặc dùng kiêm cả giải biểu tà và thanh lý. Bệnh của Trần X bắt
đầu thấy nóng rét, là hiện tượng ngoại tà xâm phạm ở cơ biểu. Ông z chữa bằng
những thuôc Kinh, Phòng, Khương, Chỉ tân ôn sơ tán, thì nguyên tắc chữa là
không sai, nhưng vận dụng phương thuốc thì chưa đúng, vì bệnh thuộc biểu

90
chứng mà kiêm có thử thấp ỏ lý, mà chỉ đơn thuần chữa theọ chứng phong hàn,
dùng thuốc qúa cay ráo ôn tán, sau khi uống thuốc tuy ra mồ hôi mà nhiệt tà tạm
lui nhưng thuốc ôn táo, rút cục vẫn dễ hao tân dịch giúp cho nhiệt tà, mà làm cho
tà thử thấp đều theo hoá hoả, cho nên đến trưa ngày hôm sau, bệnh tình lại tái
phát biểu lộ những hiện tượng lý nhiệt thương âm, mình nóng, ra mồ hôi, khát
nước, rêu lưỡi vàng đen không tân dịch, mạch hoạt sác. Hộ Lôi chữa bằng phép
Thanh lương địch thử (Hoạt thạch, Cam thảo sống, Thanh hao, Bạch biển đậu,
Liên kiều, Bạch phục linh, Thông thảo, vỏ dưa hấu) bỏ Biển đậu, Thông thảo là
thuốc thẩm lợi gia Sinh địa, Dương sâm để ích khí dưỡng âm. Uống liền 2 thang
rêu lưỡi, trở nên nhuận, khát nước cũng bớt, đỏ là hiện tượng nhiệt tà đã suy , tân
dịch dần trở lại, mà buổi chiều còn hơi nóng, là dư nhiệt chưa hết, cho nên lại tả
bằng Thuyền y, Lá sen để thấu tiết dư nhiệt, uống xong ra mồ hôi mà mình nóng
hết. Cuối cùng vì đàm suyễn bệnh cũ chưa trừ, cho nên dùng Nhị trần gia Tô,
Đình, Toàn, Hạnh thanh phế hóa đàm, mà bệnh khỏi dần.

2 . C h ứ n g th ự c th ử h o á n h iệ t v ào p h ần âm , đờm t r ọ c b ít lấ p (Lâm
chứng chỉ nam y án).

Bệnh đã gần 1 tháng vẫn còn các chứng tai điếc, tinh thần không linh lợi, ho
dữ đòm dính, khi thở thì trong họng có tiếng, chứng này không phải cảm mạo
thương hàn, mà là vào khoảng mùa hạ thu tà khí nhiệt thử thấp uất ở trong khí
mát dẫn động tà ẩn nấp ở trong, đáng lý nên dùng khinh tễ thanh giải tam tiêu,
tại sao thầy thuốc lại không hiểu phục khí gây bệnh, chỉ chuyên dùng thuốíc phát
tán tiêu thực, hàn lương thanh hoả, đến nỗi vị thấp tiêu vong, chân âm khô hết,
ria lưỡi đỏ, chân răng khô nứt chảy máu, tà lưu ở trong dinh, sẽ có biến chứng bế
tắc ở trong, co giật quyết lạnh. Huống chi mạch bên phải nhỏ sác, mạch bên trái
sác nhược, nhiệt vẫn ở lý, đương lúc âm dịch thương tổn lâu ngày, hạ thì lại phạm
điều răn vong âm. Xưa nay đầu mặt đều là thanh khiếu, đã bị tà che lấp, thì lại
tinh hoa của khí huyết sẽ không được lưu hành, mà các khiếu đều mất thông
minh vậy. Chứng này phải dùng thuốc khinh thanh, thanh giải là quá rõ rồi. Bèn
cho dùng thuốc thanh khí huyết ủng tắc ỏ thượng tiêu trưốc, không dùng trong tễ
khổ hàn, chính là bắt chưốc theo người xưa, bệnh của người béo thì cần đề phòng
hư mất phần dương đó thôi.
Liên kiều tâm, Huyền sâm, Tê giác, Uất kim, Quất hồng (tẩm nước mật sao),
Sơn chi sao đen, Xuyên bối, tễ Xương bồ tươi gia Trúc lịch.
N h ả n x ét: Chứng này đã bị chữa nhầm nhiều lần, đến nỗi nhiệt tà vào phần
dinh, đờm trọc bít lấp, cho nên dùng Tê giác, Liên kiều tâm để mát dinh thanh
tâm, Sơn chi, Huyên sâm để thanh nhiệt sinh tân, Uất kim, Xương bổ thơm cay
khai khiếu, Quất hồng, Xuyên bối, Trúc lịch để tẩy đòm trọc.

PHỤ 2: THAM KHẢO TRÊN LÂM SÀNG

Bệnh phục thử ngực bụng nóng ran như đốt, do nhiệt tà uất ở trường vị mà
gây nên là một đặc trưng của bệnh này. Chỉ thanh giải thì vô ích, phải dùng phép
hạ, được cộng hạ mà bệnh khỏi, có đến 70 - 80%. Nếu nhiệt tà lưu liên hiệp với

91
thực trệ, nhiệt uất qúa nặng, thì có công hạ liên tục, đến khi hết tà thì thôi. Đó là
chứng ít thấy ở các loại ôn bệnh khác. Nhưng hạ nên hạ nhẹ, có thể dùng Chỉ thực
đạo trệ thang, nhân thế bệnh mà không lợi để tiết uất nhiệt ra. Còn như Đại thừa
khí thang thì tính thuốc mãnh liệt dùng không thích hợp.
Hà Liêm Thần nói: "Kỳ khởi bệnh của bệnh phục thử, lấy "hậu làm kỳ, cứ 5
ngày là 1 hậu... như ngày thứ 9 có mồ hôi mát, thì ngày thứ 10 là nóng khỏi, ngày
thứ 14 có mồ hôi mát, thì ngày thứ 15 sẽ khỏi, nếu không có mồ hôi mát, lại cần
đợi một hậu nữa, vì trưóc một ngày nóng khỏi tất có mồ hôi mát... "Điều đó vẫn
tin và có thể nghiệm, còn về lý thì khó giải thích. Bệnh phục thử cũng có khi vì
thấp nhiệt lưu liên mà phát ra mụn bạch bối, nếu tà ở phần dinh, bức huyết chảy
ra, cũng có thể hiện ra nốt ban. Phát mụn bạch bối, nếu phần nhiều là thấp nặng
hơn, nên dùng phép tuyên khí hoá thấp, phát ban thì phần nhiều là vị nhiệt, cách
chữa nên thanh tiết vị nhiệt. Ngô Cúc Thông nói: "Ba chứng phục thử, thử ôn và
thấp ôn là cùng một nguồn gốc, nên tham khảo lẫn nhau cả trước sau không nên
thiên chấp", ý nói chữa bệnh là cần nắm vững rõ cơ chế bệnh làm chủ yếu không
nên cố định theo bệnh danh.

92
C hương VI

BỆNH THU TÁO

I. ĐẠI CƯƠNG

Thu táo là bệnh nhiệt ngoại cảm phát về mùa thu, đây là căn cứ vào mùa
phát bệnh kết hợp với chủ khí của thòi bệnh mà đặt tên. Đặc điểm của nó là lúc
mối phát tà ở phế vị mà có hiện chứng tân khí khô ráo, như những chứng họng
khô, mũi ráo, ho ít đờm, da khô. Nói chung bệnh tình truyền biến ít hơn, dễ khỏi.
Bệnh này phát sinh là do cảm thụ phải độc tà táo khí của mùa thu mà
thành, Táo khí có hai loại thuộc tính khác nhau là Ôn táo và Lương táo, như thế
chủ yếu là do khí hậu mùa thu có sự biến đổi khác nhau là thiên về hàn hoặc
thiên về nhiệt mà gây nên. Du Căn Sơ nói: "Cuối thu mới phát gió tây hiu hắt,
người cảm bệnh phần nhiều là bệnh phong táo, đó là thuộc về lương táo, so với
chứng hàn về mùa đông thì nhẹ hơn, nếu nắng lâu không mưa, mặt tròi mùa thu
nắng dãi, người cảm bệnh phần nhiều là bệnh ôn táo, đó là thuộc về táo nhiệt, so
với bệnh phong ôn về mùa xuân thì nặng hơn". Do đó biết được táo mà thiên về
hàn là chứng lương táo, đó là đặc trưng của bệnh này. Còn về chứng lương táo sau
khi hoá nhiệt thì chứng trạng và cách chữa cũng giông như bệnh ôn táo.
Cơ chế của bệnh này, phần nhiều là tà ở phế vệ, mà thấy chứng hậu của phế
vệ. Trong đó chứng lương táo rất giông với phong hàn, chứng ôn táo gần với chứng
phong ôn, nhưng không cứ là lương táo hoặc ôn táo, khi mới phát ngoài sự có đủ
biểu chứng đều tất kiêm có hiện tượng tán khi khô ráo, đó là đặc trưng của bệnh
này. Còn về chứng lương táo sau khi hóa nhiệt, thì chứng trạng và cách chữa cũng
giông như bệnh ôn táo.
Táo tà khi đã truyền vào lý thì biến chuyển bệnh lý và tình hình diễn tiến,
đại để cũng giông như các ôn bệnh khác. Nhưng vì bệnh này dễ dẫn đến tân khí
khô ráo, cho nên táo ở nhiệt ở phế, thì đễ thành phế khồ âm thương. Khi truyền
vào Dương minh vị trưòng, thì phần nhiều đại tiểu tiện bí hoặc âm hư phủ thực.
Truyền vào hạ tiêu thì phần nhiều thương tổn phần âm ở can thận, rất dễ làm
cho thuỷ không dưỡng mộc, hư phong động ở trong. Nhưng cũng cần phải nêu rõ,
nếu khi bệnh mới phát, chữa được kịp thòi và đúng, hoặc bệnh nhân bẩm thụ
không hư nhược lắm, thì nói chung cũng rất ít khi phát triển đến bước như vậy.
Táo tà rất dễ hại tân dịch, cho nên cách chữa cốt lấy tư nhuận làm chủ yếu,
"Thiên chỉ chân yếu đại luận sách nội kinh" có dạy rõ rằng "táo thì phải làm cho
nhuận". Trong phương thư có chóp "Táo ở trên thì chữa khí, táo ở giữa thì tăng dịch,
táo ở dưới thì chữa huyết" có thể láy để làm phép tắc chung để chữa bệnh thu táo ở thòi
kỳ đầu và cuối. Nhưng chứng thu táo vẫn thích ứng với thuốc nhuận táo, còn phân biệt
thuộc tính của bệnh tà, mà dùng thêm thuốc nhuận táo, còn cần phân biệt thuộc tính

93
của bệnh tà, mà dùng thêm thuốc giải biểu để thấu tà ra ngoài, nói cụ thể thì chứng
lương táo lúc mới phát nên dùng thuốc tân khai ôn nhuận, chứng ôn táo mới phát nên
dùng thuốc tân lương cam nhuận (cay mát ngọt nhuận).
Nói chung ôn bệnh sau khi hóa nhiệt, có khi dùng thuốc đắng lạnh thanh
nhiệt, duy chứng táo thì ưa nhu nhuận, rất kiêng thuốc đắng táo. Người trước đã
nói: "Chữa hoả có thể dùng thuốc đắng lạnh, chữa táo thì tất dùng thuốc ngọt
lạnh, Hoả uất thì có thể phát, táo thắng thì tất phải dùng nhuận, Hoả có thể dập
ngay, táo thì phải nhu dưỡng". Điều đó cần nên chú ý.

II. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ


2 .1 ỄT à ở p h ế vị
2.1.1. C hứng ôn táo.
a. Chứng hậu: Phát nóng, hơi sợ gió lạnh, nhức đầu, ít mồ hôi, ho ít đờm,
họng khô mũi ráo, miệng khát nước, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi hồng, mạch bên tay
phải sác đại.
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này là chứng ôn táo mới phát, tà xâm tập vào phế vệ
gây nên. Phát nóng, hơi sợ lạnh, nhức đầu ít mồ hôi là chứng tượng táo nhiệt ở
biểu, ho ít đòm họng khô, mũi ráo, miệng khát là biểu hiện táo nhiệt xâm phạm
vào phế, phế tân bị thương tổn, nếu lưỡi trắng, chất lưỡi hồng mạch bên tay phải
sác đại, lại là chứng cứ rõ rệt táo nhiệt ở phế vệ.
Chứng này với chứng phong ôn khi mới phát cũng giông nhau, chỗ khác
nhau là: Chứng phong ôn thì do độc tà phong nhiệt gây ra, chứng này thì do độc
tà táo nhiệt gây ra. Trên chứng trạng thì chứng này ngoài sự có đủ những hiện
tượng biểu nhiệt giông với chứng phong ôn, còn có đặc trưng của táo nhiệt thương
tân dịch. Hai chứng này thực dễ phân biệt.
c. Phép chữa: Chứng này vì ôn táo thương phế, nên cách chữa khác với
chứng phong hàn và phong nhiệt, thuốc tân ôn vốn không nên dùng, mà cho
thuần thuôc tân lương cũng không dùng. Ôn thì nên lương, táo thì nên nhuận cho
nên cách chữa chứng này nên dùng thuốc tân lương cam nhuận, có thể dùng
Tang, Hạnh thang mà chữa. Nếu cam táo khi mà ho, bệnh tình còn nhẹ hơn thì
nên dùng Tang cúc ẩm làm thấu đạt tà khí ở phế vệ.
d. B ài thuốc:
Tang - Hạnh th an g (ôn bệnh điều biện)
Tang diệp 4g Hương sị 4g
Hạnh nhân 4g Chi tử bì 6g
Sa sâm 8g Lê bì 4g
Bốì mẫu 4g
Phương này dùng Tang diệp, Hạnh nhân, Hương sị tuyên phế thấu tà, Bối
mẫu để ho á đàm, Chi tử bì để thanh nhiệt, Sa sâm, Lê bì để dưỡng tâm thanh
hoả, làm cho tà hết mà tân dịch không bị hao thương. Dùng với chứng ôn táo ở
phế, rất là thích hợp.

94
T an g cúc ẩm (phương này ở chương phong ôn).
2.1.1. C h ứn g lương táo.
a. Chứng hậu: Phát nóng, sợ lạnh, nhức đầu, không mồ hôi, mũi ngạt, họng
khô, ho ra đòm loãng.
b. Cơ chế bệnh: Chứng này là triệu chứng lương táo lúc phát, tà xâm vào phế
vệ, so với chứng trên rõ ràng có khác nhau. Chứng trước thuộc về ôn táo, tính chất
thiên về nhiệt cho nên hiện tượng nhiệt nặng hơn, chứng này thuộc về lương táo,
tính châ't thiên về hàn, cho nên khi bệnh mới phát thì sợ lạnh nặng, mà phát nóng
nhẹ hơn. Tà lương táo ngoài bó lại biểu, thì đầu nhức, sợ lạnh, không mồ hôi, uất
ở trong phế, phế khí không có lợi mũi ngạt ho ra đòm loãng. Họng khô môi ráo, là
đặc trưng táo thương tân khí, cũng là then chốt để phân biệt với các chứng thương
hàn nói chung.
c. Phép chữa: Cách chữa chứng này nên tuyên phế đạt biểu, hoá đờm nhuân
táo, có thể dùng Hạnh tô tán.
d. B ài thuốc: Hạnh tô tá n (ôn bệnh điều biện)
Hạnh nhân 12g Cát cánh 4g
Tử tô 12g Chỉ xác 6g
Bán hạ 8g Phục linh 12g
Trần bì 6g Sinh khương 12g
Tiền hồ 6g Đại táo 4 quả
Cam thảo 4g
Phương này dùng Tô diệp, Tiền hồ cay tán thông biểu, Hạnh nhân để tuyên
phế nhuận táo, Cam thảo, Cát cánh, Chỉ xác, Quất bì, Bán hạ, Phục linh để hoá
đòm chỉ ho. Khương táo điều hoà dinh vệ, cho nên với chứng lương táo tà xâm
nhập vào phế vệ, dùng rất thích hợp.

SO SÁNH CHỨNG LƯƠNG TÁO VỚI ÔN TÁO


Chứng ôn táo Chứng lương táo

1. Chứng sợ lạnh nhẹ hơn, không bao lâu sẽ 1. Sợ lạnh nhiều hơn, thời gian giằng dai
theo mổ hôi mà hết. hơn.
2. Trong mũi tất có cảm thấy khô nóng 2. Mũi khụt khịt mà ngạt hoặc chảy nước
trong.
3. Khạc đờm phần nhiều dính đặc 3. Đờm phần nhiều trong loãng sau khi hoá
nhiêt mới biến thành dính đăc.
4. Môi ráo, họng khô, tâm phiền, miệng 4. Môi ráo, họng khô, không khát.
khát.
5. Rêu lưỡi mỏng trắng và khô, rìa lưỡi, đầu 5. Rêu lưỡi mỏng trắng mà khô chất lưỡi
lưỡi đỏ hồng. chưa thay đổi.
6. Đốt khô âm dịch mau hơn chứng lương 6. Sau khi hoá nhiệt, thì cũng giống với
táo. chứng ôn táo.

95
2 .2 . T à ở p h ần k h í.

2.2.1. C h ứn g táo can p h ạ m thanh khiếu.


a. Chứng hậu: Tai ù, mắt đỏ, lợi răng sưng, họng đau.
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này vì táo nhiệt quấy rối ỏ phần khí của thượng tiêu
liên cập đến thanh khiếu mà gây nên. Vì yết hầu là của phế vị, lợi răng là chỗ nối
liền của đường mạch kinh Dương minh, táo nhiệt theo đưòng kính can phạm lên,
cho nên họng đau, lợi răng sưng, thanh khiếu bị quấy nhiễu cho nên tai ù mắt đỏ.
c. Phép chữa: Tà khí táo nhiệt can phạm lên trên thanh khiếm do đó không
ldi, cho nên cách chữa nên lấy khinh thanh, tuyên thấu táo nhiệt ở thượng tiêu
làm chủ yếu. Dùng phương Hà kiều thang rất là thích hợp.
d. B ài thuốc: Hà kiều th an g (Ôn bệnh điều biện)
Bạc hà 6g Sơn chi sao đen 4g
Liên kiều 6g Cát cánh ' 8g
Cam thảo 4g vỏ đậu xanh 8g
Nước 2 chén, sắc lấy 1 chén, uổng hết 1 lần, ngày uống 2 thang, nặng hơn
ngày uống 3 thang.
Trong phương dùng Bạc hà cay mát để thanh đầu mục, Liên kiều, Chi tử, vỏ
đậu xanh để thanh táo hoả, Cam thảo, Cát cánh để lợi yết hầu là bài thuốc tân
lương thanh hoả nhẹ.
2.2.2. Chứng táo nhiệt hại phế

a. Chứng hậu: Mình nóng, ho khan, không đòm, khí nghịch lên mà suyễn,
họng khô, mũi ráo, ngực đầy sưòn đau, tâm phiền khát nước, rêu lưỡi mỏng trắng
mà khô, chất lưỡi ở rìa lưỡi và đầu lưỡi đỏ hồng.
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này vì táo nhiệt ở phế kinh hoá hoả làm hao âm, dịch.
Phế bị nhiệt đốt thì ho mà suyễn. Nhiệt ủng khí trệ thì ngực đầy sườn đau. Phế
nóng, âm hao mà bệnh tà còn ở phần khí, cho nên rêu lưỡi mỏng trắng mà khô,
chất lưỡi ở rìa lưỡi và đầu lưỡi đỏ hồng.
c. Phép chữa: Chứng này vì táo nhiệt hoá hoả hao đến phế âm, cách chữa
nên thanh phế nhuận táo làm chủ yếu, có thể dùng thanh táo cứu phế thang để
thanh phế, nhuận táo, dưỡng âm. Nếu ở cơ biểu còn có nhiệt tà, thì lại nên thêm
một ít thuốc tuyên phát nhẹ, dễ đẩy tà ra ngoài.
d. B ài thuốc: T hanh táo cứu phế th an g (Y môn pháp luận)
Thanh hao lOg Lá dâu mùa đông 12g
Cam thảo 4g Nhân sâm 3g
Hồ ma nhân 4g (sao nghiền nhỏ) Mạch môn đông 6g
A giao 6g Hạnh nhân 3g
Tỳ bà diệp 1 lá (bỏ bông, tẩm mật nướng).

96
Nước 1 bát, sắc còn 6 phần, cho uống dần dần 2,3 lần, uống nóng.
Phương này dùng Hạnh nhân, Lá dâu, Tỳ bà diệp để tuyên phế chỉ ho,
Thạch cao, Cam thảo, Mạch đông dễ thanh hỏa sinh tân, Nhân sâm để bổ ích khí
âm, A giao, Ma nhân để tư âm nhuận táo, hợp lại dễ có được cồng hiệu tư âm
nhuận táo.
2.2.3. C h ứn g p h ế vị ăm thương.
a. Chứng hậu : Mình không nóng lắm, ho khan không thôi, miệng lưỡi khô
ráo mà khát.
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này vì táo nhiệt đốt hao tân dịch của phế vị mà gây
nên. Vị dịch tổn thương thì ho không thôi mà không có đờm.
cửPhép chữa: Chứng này là lấy tên dịch tổn thương làm chủ yếu, táo nhiệt
không nhiều lắm, chữa nên tư dưỡng vị dịch và phế dịch làm chủ yếu. Nên dùng
Sa sâm mạch đông thang hợp với Ngũ trấp ẩm.
d. B ài thuốc:
Sa sâm Mạch đông thang (ôn bệnh điều biện)
Sa sâm 12g Lá dâu mùa đông 6g
Ngọc trúc 8g Mạch đông 12g
Cam thảo 4g Biển đậu sông 6g
Hoa phấn 6g
Nước 5 chén sắc lấy 3 chén ngày uống 2 lần.
Phương này dùng Sa sâm, Mạch đông, Hoa phấn, Ngọc trúc tư dưỡng tân
dịch của phế vị làm chủ yếu. Biển đậu, Cam thảo để hoà dưỡng vị khí, Lá dâu để
thanh tiết nhiệt tà.
Ngũ trấ p ẩm (ôn bệnh điều biện):
Lê trâp Ngẫu trấp
Bột tễ trấp Tiên vĩ căn trấp
Mạch đông trấp (hoặc dùnể nufớc mía)
Khi dùng châm chước nhiều ít hoà đều ụông mát, nếu không thích uống mát
thì hãm cách thuỷ uống âm ấm.
Phương này toàn là thuốc sinh tân dưỡng dịch, dùng với chứng tân dịch tổn
thương mà nhiệt tà không nhiều lắm, rất là thích hợp. Nếu thuộc chứng tân dịch
tổn thương mà nhiệt tà nhiều, thì nên hợp vào trong phương thuốc thanh nhiệt để
sử dụng.
2.2.4. C h ứ n g p h ế táo đ ại trư ờ ng b ế tắc.
a. Chứng hậu: Ho không thông mà nhiều đờm, ngực bụng chướng, đại tiện bí.
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này là biểu tà đã giải rồi, chỉ phế bị táo khí tổn
thương, khí không tuyên thông, cho nên ho mà không thông, táo nhiệt thương tổn

97
phế, phê mất chức năng phân bố, thì tân dịch đình tụ mà làm ho nhiều đòm. Phế
không phân bô" tân dịch, đại trường không hoạt nhuận thì cặn bã đình tụ mà
thành ra chứng đại tiện bí, bụng chướng.
c. Phép chữa: Chứng này là phế táo đại tràng bế tắc, tân dịch thiếu mà đại
tiện bí, khác với chứng Dương minh táo thực kết trệ không dùng được. Thừa khí
thang là thuốíc đắng lạnh công hạ. Cách chữa nên lấy phép thanh phế hoá đàm
nhuận trường thông đại tiện làm chủ, có thể dùng Ngũ nhân Quất bì thang.
d. B ài thuốc: Ngũ nhân Quất bì th an g (Thông tục thương hàn luận)
Hạnh nhân 12g Tùng tử nhân 16g
Úc lý nhân 16g Đào nhân 8g
Bá tử nhân 8g Quất bì 4g
Tùng tử nhân, ú c lý nhân, Nguyên đào nhân, Bá tử nhân đều có công năng
Nhuận táo hoạt trường. Dùng Nguyên đào nhân là chỉ lấy tính nhuận trường của
nó, chớ không phải để phá hành ứ. Hạnh nhân đã hay nhuận phế hoá đàm lại
cũng hay hoạt trường thông đại tiện. Quất bì hay hành khí trừ đầy, dùng mật tẩm
nướng cũng là lấy ý tư nhuận. Vì phế với đại trường là biểu lý, cho nên phế khí
giáng thì đại tiện dễ thông.
2ệ2ệố. C h ứn g p h ủ thực tân d ịch tổn thương.
a. Chứng hậu.ẵĐại tiện bí, bụng đầy, hôn mê nói sảng, rêu lưỡi đen, khô ráo.
b. Cơ c h ế bệnh: Táo nhiệt kết vào Dương minh, Tân hao khí trệ, cho nên đại
tiện không thông mà bụng đầy chướng, vị nhiệt xung lên, làm rối loạn thần kinh
hôn mê nói sảng, nhiệt kế ở trường vị, tân dịch bị đốt, cho nên rêu lưỡi đen mà
khô ráo. Chứng này so với chứng trước, tuy đều có chứng đại tiện bí kết, nhưng về
cơ chê thì hoàn toàn khác nhau. Chứng trước là vì phê không phân bô" tân dịch mà
trường táo đại tiện bí, hoàn toàn không có hiện tượng của nhiệt tà thịnh ở trong
như hôn mê nói sảng, rêu lưỡi đen, khô ráo, chứng này là vì táo nhiệt kết trệ mà
phủ thực, tân hao, hoàn toàn không có hiện chứng của phế như nhiều đòm trên
lâm sàng hai chứng này cũng dễ phân biệt.
c. Phép chữa: Táo nhiệt kết trệ, nên dùng thuốc công hạ phủ thực, tân dịch
bị thương lại nên tư dưỡng âm dịch, có thể dùng Điều vị thừa khí thang để công
hạ phủ thực, gia Thủ ô tươi, Sinh địa tươi, Thạch hộc tươi để dưỡng âm dịch.
d. B ài thuốc: Điều vị điều kh í thang. (Xem ở chương Phong ôn)
2.3. T à ở dinh huyết

2.3.1. C hứng p h ế táo trường nóng , đường lạc tổn thương , ho ra huyết.
a. Chứng hậu: Khi bệnh mới phát thì họng ngứa, ho khan, kê đó thì nhân ho
nhiều và đòm dính huyết, ngực sườn đau ran, bụng nóng rát, đại tiện đi lỏng.
b. Cơ c h ế bệnh: Khi bệnh mới phát, táo nhiệt hại phế, cho nên họng ngứa, ho
khan. Kế đó thì táo nhiệt hoá hoả, nhiệt đàm tổn thương phế lạc, cho nên đờm
dính huyết mà ngực sườn đau ran. Phê với đại trường là tương quan biểu lý với

98
nhau tà khí táo nhiệt ồ phế chuyển xuông đại trường. Cho nên bụng nóng rát mà
đại tiện đi lỏng.
c. Phép chữa: Chứng này nên lấy phép thanh nhiệt chỉ huyết, tư âm nhuận
táo mà chữa, có thể dùng A giao, Hoàng cầm thang.
d. B à i thuốc: A giao Hoàng cầm thang (Thông tục Thương hàn luận)
A giao 12g Bạch thược 4g
Hoàng cầm 12g Cam thảo 3g
Hạnh nhân 12g cỏ Xa tiền tươi 20g
Tang bạch bì 12g Ngọn mía 20g
Trước dùng 1 lạng gạo nếp, nước sôi ngâm lấy nước, thay nước lã để sắc thuốc.
Nguyên nhân chủ yếu của chứng này là phế khô trường vị nóng, cho nên
dùng Điểm hạnh nhân, vỏ dâu, Mía để nhuận phế sinh tân dịch. Hoàng cầm
thanh nhiệt ỏ phế với đại trường. A giao dưỡng huyết chỉ huyết. Thược dược, Cam
thảo chua ngọt hoá âm, Xa tiền để dẫn nhiệt đi xuống.
2 .3 .2 . C h ữ a k h ỉ h uyết đ ều bị đốt nóng.
а. Chứng hậu : Mình nóng miệng khát, phiền toái không yên, nặng hơn nữa
thì thể nục huyết, rêu lưỡi vàng, chất lưõi đỏ xẫm.
б. Cơ c h ế bệnh: Chứng này là táo nhiệt ỏ phần khí của Dương minh chưa
giải, mà lại tiến vào dinh huyết, đến nỗi khí huyết đều đốt nóng. Mình nóng
miệng khát, rêu lưỡi vàng là hiện tượng phần khí của Dương minh nhiệt thịnh,
chất lưỡi đỏ, phiền toái không yên, thổ huyết, nục huyết là triệu chứng nhiệt tà
đốt ở phần huyết.
cẻ Phép chữa: Khí huyết đều bị đốt nóng, thì cần phải thanh nhiệt ở phần
khí và phần huyết, có thể dùng phương gia giảm Ngọc nữ tiễn.
d. B ài thuốc: G ia giảm Ngọc nữ tiế n (Xem ở chương Xuân ôn)
Sự trình bày ở trên là chứng trạng và cách chữa tà khí táo nhiệt ở phần khí
chưa khỏi, mà lại ảnh hưởng vào phần dinh huyết. Nếu tà khí táo nhiệt đã hoàn
toàn vào phần dinh huyết, thì bệnh cơ biến hoá cũng không ngoài các phương diện
nhiệt đốt dinh âm, nhiệt bế tắc tâm bào, nhiệt bức huyết trào ra, nếu tiến thêm
mà nhiệt đốt khô chân âm, thì phần nhiều cũng xuất hiện ra chứng can thận âm
thương, về chứng trạng và cách chữa có thể tham khảo ở chương Phong ôn.

III. TÓM TẮT.

Thu táo là bệnh nhiệt ngoại cảm vì bị cảm độc tà táo khí mà phát sinh, có
hai tính chất khác nhau là ôn táo và lương táo. Chứng ôn táo tựa như chứng
phong ôn, chứng lương táo tựa như phong hàn, chỗ khác nhau là bệnh này có đặc
điểm tân khí khô ráo. Chữa táo nên nhuận, chứng lương táo mới phát nên tân
khai ôn nhuận, như bài Hạch tế tán, chứng ôn táo mới phát nên tân lương cam
nhuận như các bài Tang hạnh thang, Tang cúc ẩm. Nhưng lương táo sau khi hoá

99
nhiệt thì có chê diễn biến cũng giống như chứng ôn táo. Nếu táo can phạm thanh
khiếu, có thể dùng Kiều hà thang để thanh tán táo nhiệt ở phần khí thượng tiêu.
Nếu táo nhiệt hoá hoả tổn thương đến phế âm, có thể dùng Thanh táo cứu phế
thang để thanh phế dưỡng âm. Nếu táo làm tổn thương tân dịch của phế vị, nên
dùng Sa sâm Mạch đông thang với Ngũ trấp ẩm để nhuận táo dưỡng âm. Giả sử
phế táo trường bế tắc tân dịch thiếu mà đến nỗi đại tiện bí, thì nên dùng Ngũ
nhân Quất bì thang để nhuận trường thông đại tiệnửNếu phủ thực tân thương,
thì nên dùng điều vị thừa khí thang gia Thủ ô tươi, Sinh địa tươi, Thạch hộc tươi
để công hạ phủ thực, tư dưỡng âm dịch. Nếu phế táo trường nhiệt mà đường lạc bị
thương ho ra huyết, có thể dùng A giao, Hoàng cầm thang để thanh nhiệt chỉ
huyết, tư âm nhuận táo.
Còn như táo nhiệt vào phần dinh động huyết, hoặc táo lâu ngày tổn thương
đến phần âm của can thận, thì chứng trạng và cách chữa cũng giống với các loại
ôn bệnh khác.

PHỤ 1: BỆNH ÁN VỀ BỆNH THU TÁO.

l ễ C hứng lư ơng tá o p h am p h ế (Y án của Hà Chúng Hoa chấp ở sách


Toàn quốc danh y nghiệm án loại biện)
Bệnh nhân: Đan Tăng Khang 36 tuổi, làm nghề buôn, ở Đan cảng.
Tên bệnh: Chứng Lương táo phạm phế.
Nguyên nhân: Cuổĩ thu mới mát, gió tây hiu hắt, bỗng cảm thấy phong táo mà
phát bệnh.
Chứng trạng: Khí mới phát bệnh đầu nhức mình nóng sợ lạnh, không mồ
hôi, mũi khụt khịt mà ngạt, giống như phong hàn, duy môi ráo họng khô, ho khan
liên thanh, ngực đầy khí nghịch, hai sườn thoảng đau, da khô đau.
Chẩn đoán: Mạch bên tay phải phù sác, bên trái huyền khẩn, rêu lưỡi trắng
mỏng mà khô, sò vào ráo tay, chứng này tức như "Nội kinh" đã nói là "Khí mùa
thu mát quá, sự tươi tốt đổi hình dung, trong ngực không khoan khoái, họng tắc
mà ho".
Phép chữa: Theo ý Kinh vân dùng thuốc đắng ấm làm quân, tá bằng thuốc
cay ngọt. Dùng Hương tô thông sị thang bỏ Hương phụ, gia những vị ôn nhuận
Hạnh nhân, Bách bộ, Tứ uyển, Tiên hồ, Cát cánh để khai thông Thượng tiêu,
Thượng tiêu được thông thì lương táo tự khỏi.
Xử phương:

PHƯƠNG THỨ NHẤT:


Hạnh nhân 12g Củ hành tươi 4củ
Lá cành tía tô 6g Đạm hương sị 6g
Trần bì 6g Bách bộ 6g
Tứ uyển 12g Cát cánh 4g

100
Tiền hồ 6g Chích thảo 3g
Chẩn đoán lần thứ 2: Sau khi uống hai thang, khắp mình ra dâm dấp mồ
hôi, nóng rét khỏi hẳn, đau sườn cũng bớt. Chỉ còn ho không thôi, đờm nhiều. Khí
nghịch lên trước ngực đầy tức, đại tiện táo kết. Mạch bên tay phải phù hoạt, tay
trái huyền khẩn đã khỏi, rêu lưỡi chuyển thành trơn trắng, đó là phế khí uất, tuy
đã khai thông, mà phục tà ở ngực bụng hãy còn bị ngăn trở nhiều. Chữa bằng
thuốc tân hoạt thông nhuận, lưu lại khí cơ, khí cơ thông thì đại tiện tự giải được,
dùng Ngũ nhân, Quất bì thang gia, Qua lâu, củ KiệuỂ
PHƯƠNG THỨ HAI:
Hạnh nhân (bỏ vỏ giã nát) 16g
Bá tử nhân 12g Sinh khương 2g
Toàn Qua lâu 20g Tùng tử nhân (bỏ vỏ giã) 12g
Qua lâu nhân (giã) 16g Củ kiệu khô (giã) 8g
Quất hồng tẩm mật nướng 1 đồng cân.
H iệu q u ả : Uống 1 thang thì đại tiện thông, ho bớt, hai thang thì đòm ít khí
bình, sau dùng Thanh kim chỉ thấu cao, ngày uông 2 môi, điều dưỡng vài ngày là khỏi.

THANH KIM CHỈ THAU cao p h ư ơ n g

Nước ngó sen 160g Nước gừng 120g


Nưốc quả lê 160g Nước củ cải 20g
Mật ong 120g Xuyên bối (bỏ lõi) 80g
Hạnh nhân (bỏ vỏ) 80g
Cho vào nồi sành nấu thành cao, ngâm cho tiêu dần, bất kỳ lúc nào.
Ông Liêm nhận xét: Diệp Hương Nhằm nói chứng thu táo, lúc đầu chữa phế
là cấp nên dùng phương thuốc cay mát ngọt nhuận thì khí táo tư bình mà bệnh
khỏi. Nếu có khí mát đột ngột bó ở ngoài, thì chỉ nên dùng Thông sị thang gia các
loại Hạnh nhân, cành Tía tô, Tiền bồ, Cát cánh. Bệnh án này phương đầu, theo
phép của họ Diệp gia giảm, tiếp đến dùng phương Ngũ nhân, Quất bì thang gia
Qua lâu, Củ kiệu, phương thuốc đều là cay nhuận hoạt giáng, có công hiệu nhanh
chóng, chỉ vì lúc mới phát tuy thuộc lương táo kế đó thì dần hoá nhiệt, cho nên
cuổỉ cùng dùng Thanh kim chỉ thấu cao để thu toàn công.

2. C h ứ n g ôn tá o tổ n th ư ơ n g p h ế (Y án của Hà Chứng Hoa chép ở tập


"Toàn quốc danh y nghiệm án loại biên").

B ệnh nhân: Vương Kính Hiền 35 tuổi làm nghề buôn, ở Nam Nhai Sái
trường lộng.
Tên bệnh: Ôn táo tổn thương phế.
Nguyên nhăn: Cuối mùa thu nắng lâu, không mưa, khí tròi ấm ráo, nên cảm
khí đó mà phát bệnh.

101
nhuận táo, chứng sau tuy cũng có biểu tà, nhưng chỉ có thể dùng thuốc cay mát để
thấu biểu thuốíc đắng ngọt để hóa âm, như loại Thanh táo cứu phế thang của họ
Du. Đó là phương pháp xử lý hai loại hình ôn táo lương táo khác nhau của chứng
thu táo ở thòi kỳ đầu. Đến như xu hướng phát triển về sau, bệnh thế của hạ Đan
là do lương hoá nhiệt, cho nên trước cho uống phương Ngũ nhân quất bì thang gia
Qua lâu, Củ kiệu cay ngọt thông nhuận, bệnh thê của họ Cương là do nhiệt mà
hao thương tân dịch, cho nên cho uông Trúc diệp Thạch cao thang và Ngũ trấp
ẩm ngọt lạnh thanh nhuận.
Hai chứng này đến kỳ cuối đều có chứng đại tiện không thông, nhưng
nguyên nhân lại không giông nhau, chứng lương táo là do khí cơ của trường vị
mất sự sơ lợi, chứng ôn táo thì do tân dịch khô ráo, nên cách chữa một đăng lấy
tân khai hoạt giáng làm chủ, một đằng lấy ngọt lạnh tư nhuận làm chủ. Chứng
này so với chứng Dương minh phủ thực đại tiện bí, cân cho thừa khí thang đăng
lạnh công hạ, thực có nhẹ, nặng, chậm, gấp khác nhau, không thể xêp lộn làm một
mà được.

PHỤ 2: THAM KHẢO TRÊN LÂM SÀNG

"Táo ở trên thì chữa khí, Táo ở giữa thì thêm dinh, Táo ở dưới thì chữa
huyết", đó là phép tắc chung để chữa chứng thu táo ở 3 thòi kỳ đầu, giữa và cuối.
Bệnh táo ở trên phần nhiều ở phế, phế bị táo nhiệt nung đốt, mà xuất hiện những
chứng ho ít đờm, mình nóng, hơi thở to, lưỡi ráo, họng khô, miệng khát thì nên
dùng Thanh táo cứu phế thang tiết táo nhiệt ở phần khí kinh Thủ thái âm, đó tức
là ý nói táo ở trên thì chữa khí, táo ở giữa bệnh phần nhiều ở vị, vị âm bị táo nhiệt
làm tổn thương, mà xuất hiện những chứng miệng khô, khát nước, họng khô lưỡi
hồng, ho khan, thì nên dùng những phương Sa sâm Mạch đông thang, Ngũ trấp
ẩm để sinh tân dịch, dương vị, đó tức là ý nói táo ở giữa thì thêm dịch, táo ở dưới
bệnh phần nhiều ở can thận, bệnh táo lâu ngày, tất nhiên tổn thương phần âm
của can thận mà xuất hiện những chứng ngày mát, đêm nóng, ho khan, đại tiện
bí, hơn nữa hoặc thuỷ không dưỡng mộc, cân mạch không được tư dưỡng, mà đến
nỗi hư phong kinh quyết thì nên dùng những phương Tam giác phục mạch thang.
Đại định phong châu đê bồi bổ phần âm của can thận, đó tức là nói hạ táo ở dưới
thì chữa huyết. Xét chứng táo chia ra ở trên, ở giữa, ở dưới để luận trị, không
những là căn cứ vào bệnh tà của nó nặng nhẹ khác nhau. Bệnh táo ở trên phần
nhiều tà nặng mà phế âm bị tổn thương, bệnh táo ở giữa là tà chưa thanh mà vị
âm bị tổn thương, bệnh táo ỏ giữa là tà khác nhau, bệnh táo ở dưới thì tà ít mà
phần âm của can thận tổn thương nhiều, cơ c h ế trong đó nếu phân tích được rõ
ràng thì lập pháp xử phương không đến nỗi sai lầm.
Chứng táo không hoàn toàn giống với hoả nhiệt, do đó mà có thuyết "chữa
táo không giống với chữa hoả". Chữa hoả thì dùng thuốc khổ hàn, chữa táo thì
nên dùng thuốc nhu nhuận, hoả uất thì có thể phát, táo tà thì nên nhu nhuận,
chữa có thể dùng cách dập ngay đi, chữa táo chỉ nên dùng tư nhuận. Đương nhiên
đó chỉ là nói về phép chữa chung không thể nhận xét một cách máy móc được,
nhưng về mặt chữa bệnh dùng thuốc cũng cổ ý nghĩa.
Chứng thu táo có chia ra lương táo và ôn táo, lương táo, giống như chứng

104
phong hàn, ôn táo gần giống chứng phong ôn. Hai chứng này mới phát chứng
hậu khác nhau, cách chữa cũng khác nhau xaẾCó người dùng Hạnh tô tán thông
trị cả các chứng cảm mạo 4 mùa, thực chưa thoả đáng. Hạnh tô tán là hai bài
thuốc tán ôn phát tán, dùng với chứng phong hàn hoặc chứng lương táo mới
phát, vẫn là đúng. Nếu dùng lầm về chứng phong ôn hoặc chứng ôn táo mới
phát, thì thường dễ cướp hại phế âm, thậm chí vì thế mà hư lâu không khôi phục
được rồi thành chứng hư tổn. Trái lại, nếu dùng thuốc tân lương, như những
phương Tang cúc, Ngân kiều để chữa chứng ho thuộc phong hàn, cũng có thể
làm cho tà không giải ra ngoài được, cuối cùng sẽ dẫn đến hư tổn, trong đó,
chứng nào nên lương, chứng nào nên ôn, cần phải nhận chứng cớ rõ ràng, thì
dùng phương mới có thể đúng được.

105
C h ư ơ n g VII

ỒN ĐỘC

IỀĐẠI CƯƠNG
Ôn độc là tên gọi chung của tất cả các bệnh về ôn nhiệt thời độc. Phàm vì
cảm phải tà ôn độc, thì ngoài những chứng trạng ngoại cảm nói chung ra còn xuất
hiện những chứng như cục bộ sưng đỏ nóng đau, nặng thì vỡ loét, đều có thể gọi
chung là ôn độcắNói chung phát sinh vào hai mùa đông xuân thì phần nhiều là do
khí hậu thất thường dẫn tụ mà phát ra. Bệnh phát tương đối nguy kịch, chứng
trạng trên lâm sàng cũng khá nghiêm trọng, nếu không chữa kịp thời cũng có thể
tạo thành hậu quả không tốt.
Bệnh hậu của ôn độc bao quát rất nhiều, như Đại đầu ôn, Phát di, đến cả
Lạn hầu sa, Bạch hầu cũng đều thuộc trong phạm vi của nó. Chương này chú
trọng giới thiệu nội dung chứng trạng và cách chữa hai bên bệnh Đại đầu ôn và
Lạn hầu sa.
1.1. Đ ại đầu ôn.

Bệnh này lại có tên là Đại đầu thương hàn, Đại đầu phong. Phong ôn thời
độc, đều lấy đặc điểm của chứng hậu mà đặt tên. Phần nhiều-pháp về hai mùa
'đông xuân, chứng hậu trên lâm sàng ngoài chứng trạng ngoại cảm chung, lấy đầu'
mặt sưng đỏ làm đặc trưng của bệnh.
a. Chứng hậu: Bệnh mối phát thấy sợ lạnh phát nóng đầu mặt sưng đỏ hoặc
cổ họng đau nhức, tiếp đó thì sợ lạnh bớt dần mà nóng lại cao lên, cổ họng sưng đỏ
làm đặc trưng của bệnh.
b. Cơ c h ế bệnh: Phong ôn thời độc từ ngoài xâm phạm vào, phế vị thu tà đều
là chỗ hội tụ của mọi khí dương, độc tà kết ở trên thì đầu mặt sưng đỏ hoặc cổ
họng đau nhức, độc tà uất ở cơ biểu thì thấy sợ rét phát nóng. Một khi tà theo hoả
hoá thì biểu chứng sợ rét. Giải dần mà xuất hiện nhiều chứng hậu nhiệt độc ở phế
vị như nóng cao hơn, cổ họng sưng đau càng nặng, miệng khát rêu vàng. Nếu cảm
phải độc tà qúa nặng, cũng có thể xuất hiện các chứng nguy như tai điếc, miệng
câm, tinh thần hôn mê nói nhảm.
c. Cách chữa: Bệnh này là do phong độc gây nên cho nên cách chữa phải sơ
phong thấu tà, thanh nhiệt giải độc. Phổ tế tiêu độc ẩm là bài thuốíc đại biểu.
Nhưng bệnh mới phát, biểu chứng rõ rệt mà lý chứng chưa nặng lắm thì bài này
nên bỏ cầm , Liên là những vị đắng mà giáng. Nếu kiêm Dương minh phủ thực thì
bài này nên gia thêm Đại hoàng để tà hạ thực tiêu nhiệt. Trên lâm sàng ngoài
việc cho thuốc uông trong, có thể kiêm dùng phép chữa ngoài tức là đắp thuốc tiêu
sưng giải độc tại chỗ, nói chung thì nên trước đắp thuỷ tiên cao, tiếp đó đắp Tam
hoàng nhị hương tán.

106
d. B ài thuốc:
P h ổ tế tiêu độc ẩm (Đông viên thập thư)
Hoàng cầm 8g Ma bột 6g
Huyền sâm 4g Cương tàm sao 8g
Sài hồ 4g Trần bì 6g
Hoàng liên 3g Cam thảo 4g
Liên kiều 12g Bản lam căn 12g
Ngưu bàng tử 12g Bạc hà 4g
Cát cánh 4g Thăng ma 3g
Bài này dùng cầm, Liên đắng hàn để thanh hoả, giải độc, Bạc hà, Cương
tàm, Ngưu bàng, Sài hồ để thấu tiết phong nhiệt. Thăng ma, Liên kiều, Bản lam
căn để tiết nhiệt giải độc, Cát cánh, Cam thảo để lợi cổ họng, Mã bột để tiêu sưng
giải độc, Huyền sâm mặn hàn sinh tân dịch để chế hoả tà.
Thuỷ tiên cao (ôn bệnh điều biện).
Hoa và rễ thuỷ tiên không kể nhiều ít, bóc vỏ già đỏ, bỏ bốt rễ con, cho vào
cối đá giã nhuyễn như cau, đắp vào chỗ sưng ở giữa trừ một lỗ hổng cho tiết khí
nóng hễ khô lại đổi, lấy trên da nổi những nốt màu vàng bằng hạt gạo làm chừngẳ
Tam hoàng nhi hương tán (ôn bệnh điều biện)
Hoàng liên 40g Hoàng bá 20g
Nhũ hương 20g Một dược 20g
Sinh đại hoàng 40g
Nghiền bột thật mịn, lúc đầu dùng nước Tô" Trà (1) hoà đắp, khô thì đổi, sau
đó hoà vào dầu vừng mà đắp.
Bài này tính vị đắng hàn cay thơm, có tác dụng thanh hoả, tiêu sưng, hoạt
lạc, chỉ đau. Hễ sau khi để thuỷ tiên cao, độc tà đã thấu phát ra, chỉ ngoài da hoá
mủ đau, sưng chưa tiêu hết thì dùng bài này đắp vào để thu hậu quả được tốt.
1.2. Lạn hầu sa.

Khái thuyết: Lạn hầu sa là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phần
nhiều phát về mùa Đông xuân, chủ chứng là cổ họng loét, ngoài ra nổi đơn sa, cho
nên Jại có tên là Lạn hầu đơn sa, vì bệnh phát có quan hệ mật thiết với thời khí
biến hoá, cho nên lại có tên là Thời hầu sa, vì có tính chất truyền nhiễm hay lây
nên lại có tên là Dịch hầu sa. Tóm lại tên gọi khác nhau như vậy là căn cứ vào đặc
điểm chứng trạng, tình hình phát bệnh hoặc lưu hành mà xác định.
Cơ chế phát bệnh của bệnh này là độc tà từ ngoài xâm nhập vào, phế vị cảm
tà, cổ họng là cửa ngõ của phế và vị, độc tà xung lên cổ họng thì phát sinh sưng đỏ
loét đau nhức. Độc tà thấu ra ngoài da thì phát đơn sa, nốt sa dày kín da đỏ tựa
như nền gấm.
Mới đầu độc tà uất ở cơ biểu, không tiết được ra ngoài, thì xuất hiện biểu

107
chứng phát nóng sợ rét. Nếu chữa không kịp thòi hoặc chữa không đúng, độc tà sẽ
hoá táo hoá hoả, tràn đầy phần khí phần dinh, tạo thành chứng trạng nguy hiểm.
"Hầu sa chí yếu luận" nói: "Hầu sa là chứng nguy nhất, nặng thì không quá 3, 4
ngày (là chết) đủ biết bệnh này biến hoá rất nhanh chóng".
Bệnh này khi mới phát nên tuyên tiết phế vì thấu đạt tà ra ngoài gấp, khi tà
đã vào lý, chữa nên thanh hoả giải độc làm chủ. Nếu độc tà kết tụ ở phần khí, nên
chú trọng thanh khí giải độc, đã thâm nhập vào phần dinh, nên thanh dinh giải
độc. Bệnh đã lâu dinh âm tổn thương, thì phép chữa lại nên thanh dinh dưỡng âm
làm chủ. Tóm lại, chữa bệnh này nói chung không ngoài các phép tuyên phế,
thanh hoả, giải độc, dưỡng âm.

II. BIỆN PHÁP LUẬN TRỊ

2.1. Độc tà xâm phạm vào phế và vị.


a. Chứng hậu: Khi mới phát sợ rét, phát nóng, tiếp đó là nóng cao phiền khát,
cổ họng sưng đỏ đau nhẹ, nặng thì loét, ngoài da tl}ịt nồi đơn sa lò mờ, rêu lưỡi
trắng đỏ như son, mạch huyền sác hoặc trầm sác hoặc trầm huyền không sác.
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này là một loại hình thường thấy của bệnh Lạn hầu
sa lúc mới phát, cơ chế bệnh là tà ỏ phế vị, nhưng có thiên về biểu và thiên về lý
khác nhau. Sợ rét phát nóng rêu trắng mà khô là do độc tà xâm phạm vào phế vị
gây ra, so với biểu chứng của ôn bệnh nói chung lúc mới phát cơ bản là giống
nhau. Chỉ có cổ họng sưng đỏ, đau nhức là biểu hiện độc tà ở phế vị xung lên. Đơn
sa lò mò là độc tà sắp phát ra ngoài da nhưng chưa phát được. Lưỡi đỏ như son là
dấu hiệu nhiệt đột uất kết ở trong. Đó là đặc điểm của chứng này, mà cũng là
then chốt để biệt với các loại ôn bệnh nói chung. Chứng trạng kể trên là bệnh thế
còn thiên về phần biểu. Nếu chứng thấy phát sốt cao, sợ rét nhẹ, cổ họng sưng đỏ
mà loét, đơn sa đã hiện rõ là thiên về lý nhiệt nặng mà biểu tà nhẹ hơn.
c. Cách chữa: Cách chữa này, mới phát bệnh còn thiên về phần biểu, chữa
nên sơ biểu thấu tà khiến cho bệnh tà theo mồ hôi mà giải. Đinh Cam Nhân nói:
"Chứng Lạn hầu đơn sa lấy mồ hôi thấu suốt làm ý nghĩa chủ yếu thứ nhất”. Trần
Canh Đạo nói: Tà còn ở biểu nên sơ thông thấu đạt đi ểằằ hoả không đốt mạnh ở
trong, sa nổi ít mà nhiệt nhẹ, tinh thần thanh sảng, mà cổ họng không loét, thì
trưốc tấu đạt sau thanh hoả là lẽ thông thường". Đủ thấy giải biểu phát hãn là
phương pháp quan trọng để chữa bệnh này lúc bắt đầu. Thanh yết thang là bài
thuốc thích hợp nhất. Nếu lý nhiệt nặng mà biểu chứng nhẹ hơn, thì cách chữa
nên thanh lý tiết nhiệt kiêm giải biểu Trần Canh Đạo nói: "Bệnh dịch sa năng thì
sơ tán thanh hoá nên dùng cùng một lúc. Biểu tà chưa giải thì sơ tán vôn không
thể thiếu, dịch hoả đốt mạnh ở trong thì thanh hóa có thể trì hoãn được đâu". Vĩ
thể chứng này không nên đơn thuần giải biểu hoặc thanh lý, đơn thuần giải biểu
thì lý nhiệt càng đốt mạnh, đơn thuần thanh lý thì biểu chứng cũng không giải
được, cho nên dùng Thanh yết Chi tử sị thang để chữa. Ngoài ra, có thể dùng
Ngọc thuộc thuỷ thổi vào họng để giải độc tiêu sưng.
d. B ài thuốc:
- T h anh yết thang (Dịch hầu thiên luận)

108
Kinh giới 6g Tiền hồ 12g
Hạnh nhân 12g Cảm lãm 3 quả
Tiên phù linh 4g Cát cánh 6g
Bạch cương tàm 8g Chỉ xác 4g
Phòng phong 6g Ngưu bàng tử 12g
Cam thảo 4g Bạc hà 4g
Bài này lấy Kinh, Phong, Bạc, Bình để thấu biểu tà. Tiền, Cát, Chỉ, Hạnh để
tuyên tiết phế. Cương tàm, Ngưu bàng. Cam thảo, Cảm lãm để giải độc thanh yết,
hợp thành bài thuốc tuyên tán biểu tà thanh lợi cổ họng.
Th anh yết ch i tử sị th an g (Dịch hầu thiên luận)
Sơn chi 12g Cát cánh 6g
Bạc hà 4g Ngân hoa 12g
Thiền y 3g Phấn thảo 4g
Liên kiều 12g Tê giác (mài ngoài hoà uông) 3g
Đậu sị 12g Ngưu bàng tử 12g
Mã bột 6g Bạch cương tàm 8g
Bài trên công chuyên giải biểu thấu tà, bài này giải biểu thấu tà, bài này
giải biểu mà lại thanh lý, cho nên thích đụng vào chứng hầu sa lý nhiệt đã mạnh
mà biểu tà chưa hết. Trong bài dùng Đậu sị, Bạc hà , Ngưu bàng, Thuyền y, Cát
cánh để thấu biểu tuyên phế, Ngân hoa, Liên kiều, Sơn chi để thanh tiết tà nhiệt,
Tê giác, Mã bột, Cương tàm, Cam thảo để thanh nhiệt giải độc.
Ngọc thược chuỷ (chứng trị chuẩn thăng).
Diêm tiêu 54g Bằng sa 18g
Bạch cương tàm 6g Băng phiến 2g
Các vị trên tán bột, dùng ông trúc thổi vào họng chừng 5 phân khỏi ngay.
Cách cAể/Dùng nồi nấu Bạc vừa nấu xong, trước cho Bằng sa và Huyền minh
phấn vào nung đến như khô phàn, xếp dòn là tốt, bắc ra đặt trên đất mát cho xuất
hoả khí, nghiền thật mịn lại cho Cương tàm, Băng phiến vào trộn đều. Làm như
vậy thì người thể chất yếu thổi thuốic vào không đến nỗi đi ngoài.
Bài này là thuốc chữa ngoài thưòng dùng trong hầu khoa, có công năng
thanh nhiệt tiêu sưng, cho nên chứng hầu sa mới phát cổ họng sưng đỏ mà chưa
vỡ loét, dùng rất thích hợp.
2.2. Độc tà ủng kết ở thượng tiêu

a. Chứng hậu : Sốt dữ dội, miệng khát phiền táo, cổ họng đỏ vỡ loét, lưỡi đỏ
rêu vàng.
b. Cơ chế bênh: Đây là biểu tà đã giải mà nhiệt độc hoá hoả nhập lý, cho nên
rét hết mà sốt vẫn cao, khát nước phiền táo, cổ họng sưng đỏ vỡ loét, lưỡi đỏ rêu
vàng, cũng đều là biểu hiện của nhiệt độc ủng kết ở phần khí thượng tiêu.

109
c. Cách chữa: Chứng này tuy tà đã truyền lý, nhưng chưa vào đến dinh đến
huyết, bệnh độc kết tụ thiên vể phần khí ở thượng tiêu vì thế nên phải dùng bài
Dư thi thanh tâm lương cách tán để thanh khí tiết nhiệt, lương cách giải độc,
Đồng thòi có thể dùng Tích loại tán thổi vào họng để thanh nhiệt giải độc, trừ hư
lại sinh da non.
dể B ài thuốc:
Dư thi thanh tâm lương cách tán (ôn nhiệt kinh vĩ)
Liên kiều 12g Hoàng cầm 12g
Bạc hà 4g Thạch cao 24g
Cam thảo 4g Sơn chi 12g
Cát cánh 4g
Bài này là thuốc lương cách tiết nhiệt, Liên kiều, Hoàng cầm, Sơn chi thanh
tâm lương cách, Thạch cao, Bạc hà cay mát thấu nhiệt, Cát cánh, Cam thảo tuyên
thông phần khí thượng tiêu kiêm lợi yết hầu. Vì bệnh này tà ở phần khí là nhiệt
vô hình, cho nên không dùng những bài đắng hào giáng xuống mà đắng hàn giáng
xuống mà chỉ dùng những vị khinh thanh thượng phù để thấu đạt uất nhiệt.
Tích loại tán (Kim qủi dực)
Tượng nha tiết lg Băng phiến 0,3g
Thanh tại lg Bột chỉ giáp 0,5g
Ngưu hoàng 0,5g Trân châu lg
Bích tiền 22g cái (ổ nhện trên tường đất)
Các vị hợp lại tán nhỏ, cất vào lọ kín không cho tiết khí, mỗi lần dùng một ít
thổi vào chỗ đau.
Bài này cũng thuộc loại thuốc dùng ngoài trong hầu khoa có công năng
thanh nhiệt giải độc, trừ thịt thối lên da non. Cho nên những chứng hầu sa nhiệt
độc ủng kết nặng, cổ họng vỡ loét, dùng nó tương đối thích hợp.
2.3. Độc tà nung đốt khí huyết.

a. Chứng hậu: c ổ họng sưng đỏ vỡ loét ngăn tắc không thông, đơn sa nổi dày
kín thành quầng đỏ như ban, sốt cao, mồ hôi ra nhiều, miệng khát phiền táo, lưỡi
đỏ mà khô.
ỏẵ Cơ c h ế bệnh: Chứng này là chứng nặng, nguy hiểm của hầu sa, so với
chứng trên thì càng sâu hơn một mức. Chứng trên tuy cũng là lý nhiệt hoá hoả,
nhưng bệnh cơ còn ở phần khí, chứng này thì khí huyết đều bị nung đốt, đã
thành thế hoả mạnh cháy tràn. Nhiệt độc tắc trở ở trong thì cổ họng vỡ loét, dinh
huyết bị nhiệt đốt cho nên đơn sa mọc đầy mà lưỡi đỏ khô, khí nhiệt càng thịnh,
cho nên sốt cao, phiền khát mà mồ hôi ra dầm dềề
c. Cách chữa: Phép chữa nên thanh khí lương dinh (huyết) giải độc cứu âm,
có thể dùng Lương dinh thanh khí thang.

110
d. B ài thuốc: Lương dinh thanh khí thang (Đinh cam nhân tự đính phương)
Tê giác 4g Bạc hà 4g
(mài ngoài hoà vào thuốc uống)
Huyền sâm 16g Thạch hộc 16g
Liên kiều 12g Xích thược 12g
Kim trap 1 chén con Sinh thảo 4g
Đơn bì 8g Lô căn 16g
Xuyên liên 4g Mao căn 16g
Sinh thạch cao 32g Hắc chi tử 12g
Trúc diệp 12g
Bài này là do ba bài Ngọc nữ tiền, Lương cách tán và Tê giác địa hoàng
thang gia giảm mà thànhằ Tê giác, Đơn bì, Sinh địa, Xích thược, Kim trấp để
thanh dinh lương huyết giải độc, Chi, Bạc, Kiều, Liên, Cao. Thảo để thanh thấu
nhiệt tà ở phần khí, lại thêm Huyền sâm, Thạch hộc, Trúc diệp, Lê căn, Mao căn
ngọt hàn để sinh tân dịch. Hợp các vị có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương dinh
sinh tân dịch.
2 ẵ4. Dư độc tổn thương âm dịch.

a.Chứng hậu : cổ họng vỡ loét đau nhức, sốt cao đã hết, chỉ về chiều còn sốt,
mạch tế sác, lưỡi đỏ mà khô.
òề Cơ c h ế bệnh: Chứng này là một loại chứng trạng thường thấy ở thời kỳ
cuối của bệnh Lạn hầu sa. Lúc này chứng nguy tuy giảm, mà âm dịch đã tổn hao
nhiều, dư nhiệt chưa hết, vì thế cổ loét kéo dài không khỏi, về chiều còn sốt, mạch
tế sác, lưới đỏ mà khô cũng đều chứng minh âm hư có nhiệt. Xét các chứng trạng,
tuy còn có nhiệt tà dư lại những âm dịch không hồi phục th ì dư nhiệt khó mà
thanh, mọi chứng khác cũng rất khó tiêu trừ.
c. Cách chữa: Cách chữa chứng nhiệt do âm hư khác với chứng nhiệt thuộc
dương thịnh. Nhiệt thuộc dương thịnh, chữa nên thanh tiết, thuốc nên dùng
những vị đắng hàn, nhiệt do âm hư chữa nên thanh nhiệt tư âm, thuốc nên dùng
những vị ngọt hàn, cho nên chứng này nên dùng bài Thanh yết dưỡng dinh thang
tư dưỡng âm dịch kiêm thanh dư nhiệt.
dỂB ài thuốc: T h an h yết dưỡng dinh th an g (dịch hầu thiên luận)
Tây dương sâm 12g Bạch thược 8g
Mạch đông 12g Huyền sâm 16g
Thiên đông 12g Phục thần 12g
Chích cam thảo 4g Hoa phấn 16g
Đại sinh địa 12g Tri mẫu 12g
Bài này lấy Tây dương sâm, Thiên mạch đông, Sinh địa, Tri mẫu, Hoa phấn
ngọt hàn để sinh tân tiết nhiệt, Huyền sâm, Thược dược, Chích thảo, chua ngọt để

111
hoá âm, hoá dinh tiết nhiệt, lại dùng Phục thần để yên thần ích khí, âm dịch hồi
phục, dư nhiệt thanh, thì mọi chứng hàn dần khỏi.

III. TÓM TẮT:

Bệnh ôn độc phần nhiều phát sinh vào hai mùa Đông Xuân, phần lớn là do
khí hậu khác thường, người âm khí không đủ cảm thụ phải khí phong ôn thời độc
mà thành. Vì cơ chế phát bệnh và chứng hậu biểu hiện khác nhau, cho nên lại
phân ra hai loại Đại đầu ôn và Lạn hầu sa. Do đó đủ biết ôn độc tên gọi chung bao
quát nhiều loại bệnh thuộc ôn nhiệt thòi độc.
Đại đầu ôn lấy đầu mặt sưng đỏ làm đặc trưng, nhưng bệnh mới phát cũng
có biểu chứng chung, cách chữa lấy thấu tà giải độc làm nguyên tắc, Phổ tế tiêu
độc ẩm là bài thuốc đại biểu, bệnh mói phát, biểu uất nặng thì bỏ cầm , Liên, đợi
khí biểu chứng hết, lý nhiệt dần thịnh lại gia vào, nếu kinh Dương minh phủ thực
đại tiện bí, thì có thể gia Đại hoàng để tẩy nhiệt kết.
Lạn hầu sa là một chứng nặng, lấy cổ họng sưng đỏ đau nhức vỡ loét và
ngoài phát đơn sa làm đặc trưng. Cách chữa lấy giải thấu tà nhiệt làm nguyên
tắc, bệnh mới phát chứng biểu nặng thì dùng Thanh yết thang để thấu biểu phát
hãn, nếu lý nhiệt đã nặng mà biểu chứng đã nhẹ thì dùng Thanh yết chi sị thang
để tiết nhiệt giải độc kiêm thấu biểu, nếu tà nhiệt vào lý ủng kết phần khí ở
thượng tiêu thì nên dùng Thanh tâm lương cách tán để thanh khí tiết nhiệt nên
nhiệt tà đã vào dinh, phần khí và phần dinh đều bị nung đốt thì dùng Lương dinh
thanh khí thang để thanh cả phần dinh lẫn phần khí. Bệnh đã đến thời kỳ cuối,
nhiệt tà đã giảm mà âm dịch không đủ, có thể dùng Thanh yết dưỡng dinh thang
để dưỡng âm thanh nhiệt. Ngoài ra, trong quá trình chữa, còn có thể kết hợp vối
phép chữa ngoài như lấy Ngọc thược chuỷ, Tích loại tán thổi vào họng. Tóm lại,
chữa bệnh ôn độc, bệnh mới phát còn ở biểu, thì trước tiên nên thấu tà để bệnh
độc phát tiết ra ngoài, đến khi lý nhiệt hoá hoả, còn ở biểu, thì trước nên thấu tà
để bệnh độc phát tiết ra ngoài, đến khi lý nhiệt hoá hoả, thì nên chú trọng vào
thanh hoá giải độc, nếu tà nhiệt đã giảm mà tân dịch chưa hồi phục thì lại nên
nặng về dưỡng âm.

PHỤ: BỆNH ÁN VỂ BỆNH ỒN ĐỘC

1. Đ ại đ ầu ôn (Đ inh c a m n h â n y án )

Chu X, đầu mặt sưng như cái đấu, phát nóng rét, miệng khô, họng đau, phủ
kêt (đại tiện bí), đỏ là chứng Đại đầu ôn nặng vậy. Đầu là chỗ hội của mọi kinh
dương, phong là dương khí của tự nhiên, trước phạm vào thượng tiêu, hoả ở can
và vị thừa thê mà xông bôc lên ba kinh dương đều bị bệnh, dùng phổ tể tiêu độc
ẩm gia giảm.
Kinh giới tuệ 6g Phòng phong 4g
Sài hồ 3g Hoàng cầm sao rượu 4g

112
Xuyên liên sao rượu 3g Cát cánh 8g
Liên kiều 4g Ngưu bàng tử (sao) 8g
Mã bột 3g Sinh cam thảo 3g
Chích cương tàm 12g Đại hoàng sao rượu 12g
Bản lam căn 12g
Chẩn đoán lần thứ h a i: Thế sưng so với hôm trước đỡ nhiều, nóng rét và
họng đau cũng giảm, đã thấy có hiệu quả, chưa tiện đổi bài thuốc.
Kinh giới tuệ 16g Bạc hà diệp 3g
Hoàng cầm sao rượu 6g Sinh cam thảo 2g
Mã bột 3g Cát cánh 8g
Bản lam căn 12g Bối mẫu 12g
Phòng phong 4g Liên kiều 12g
Ngưu bàng tử (sao) 8g
Chẩn đoán lần thứ ba: Sưng tiêu nóng lui, họng chưa hết đau, phong tà
ngoại cảm đã giải, Can hoả bốc lên chưa yên, lại cho uống thuốc thanh giải.
Tang diệp 12g Sinh cam thảo 2g
Kim ngân hoa 12g Cúc hoa 3g
Cát cánh 4g Liên kiều 12g
Đơn bì 4g Mã bột 3g
Đại cáp tán (bọc lại) 20g Trúc diệp 30 lá
Nhận x ét: Kinh mạch của ba kinh dương đều chạy lên đầu, phong nhiệt
hiệp với khí ôn độc xâm nhập vào 3 kinh dương mà phát ra chứng đầu mặt sưng
to tức là Đại đầu ôn. Bệnh án lúc mới chẩn đoán, ngoài thì nóng rét không giải,
trong thì đại tiện bí (phủ kết) miệng khô họng đau, chính là nhiệt độc rất nặng,
cho nên dùng Phổ tế tiêu độc ẩm của Đông viên để thanh hoả tiết nhiệt, giải độc
tiêu sưng. Thấy thế khí không hư lại không có đòm trọc, cho nên bỏ Nhân sâm,
Quất hồng, vì biểu uất quá nặng nên gia Kinh, Phòng để giải biểu thấu tà, vì
trong có đại tiện bí, cho nên gia Đại hoàng để thông phủ thực, chọn dùng phương
mà không nệ được chính là chỗ tốt nhất. Sau đó khám lại lần thứ hai và thứ ba
đều tuỳ bệnh mà chuyển thuốc, cho nên dùng là hữu nghiệm ngay.

2 . L ạ n h ầ u s a (T rư ơ n g D u ật th a n h y á n ).

Bệnh nhân: Kim y, điểm sởi nổi hơi rõ hơn trước, kèm có nổi nốt trắng có
nước, họng đỏ đau, phía bên trái bắt đầu võ loét, uẩn nhiệt ỏ phế vị chưa được
tuyên tiết, bệnh phát mới ba ngày, chính lúc thể bệnh đang mạnh.
Liên kiều 12g Mã bột 3g
Ngưu bàng tử 12g Cát cánh 12g
Xạ can 8g Đăng tâm lOg
Uất kim 8g Kinh giới 16g

113
Bạc hà diệp 12g Thuyền y 12g
Chẩn đoán lần thứ h a i: Điểm sởi tuy đã nổi khắp nhưng ở mặt ngực và chân
chưa phát hết, phiền nóng, ngực phiền đầy, họng đau, rêu lưỡi vàng ráp hơi khô.
Tà ở phế và vị chưa tuyên tiết hết, kiêm có tích trệ không hoá được, sự hoá hoả
nung đốt vào trong.
Thuyền y 12g Ngưu bàng tử 12g
Liên kiều 12g Cát cánh 12g
Bạc hà 6g 1
Uất kim 8g
Chỉ xác (sao) lOg Thạch cao nướng lOg
Mao căn 16g Ma hoàng 4g
Chẩn đoán lần thứ ba: Họng đau hơi đỡ, ngoài ra nổi đơn đỏ, uông thuốc tân
ôn, hàn, tuyên tiết nhiệt ở phế và vị, thể nhiệt giảm nhiều, rêu vàng gần hết mà
ria lưỡi có gai đỏ, tà muốn hoá hoả, lại dùng thanh tiết hoả nhiệt.
Liên kiều 12g Uất kim 8g
Hoạt thạch lOg Thạch cao nướng 10g
Hắc sơn chi 8g Đạm đậu sị 12g
Hạnh nhân 12g Ngưu bàng tử 12g
Trúc diệp tâm lOg Chỉ xác(sao) 10g
Chẩn đoán lần thứ fi/.ẻ Ngoài da nổi đơn đỏ, mà điểm sởi chưa phát hết, nếu
nhiệt ở phế vị không tuyên tiết được, tà đã hoá hoả, nung đốt tân dịch, lưỡi đỏ
khô ráp. Sợ tà nhiệt truyền vào trong mà tinh thần hôn mê phát kính (co cứng).
Tê giác 2g (mài ngoài) Hạnh nhân 12g
Sinh địa 20g Huyền sâm 12g
Mao căn 32g Ngưu bàng 12g
Đăng tâm 20g Uất kim 6g
Kê tô tán 16g Trúc diệp 30 lá
Kinh giới 4g Đan bì 8g
Liên kiều 12g
Chân đoán lần thứ năm : Đơn sa bắt đầu bay, mà phong hoả chưa tiêu hết,
họng đau càng nặng, đại tiện không đi được, lưỡi đỏ mà khô, nghĩ phải hạ gấp để
bảo tồn dịch.
Tê giác (mài ngoài) lg Sinh địa 30g
Phòng phong 4g Hắc sơn chi 12g
Đan bì 8g Huyền sâm 8g
Huyền minh phần 6g Sinh đại hoàng 12g
Đại bốĩ mẫu 2g Cát cánh 4g
Kinh giới 4g Sinh cam thảo 2g

114
C hẩn đoán lần thứ sáu: Đại tiện thông họng đỡ nhiều, nhưng nhiệt vẫn
thịnh ở lý, lưỡi đỏ đầu lưỡi có gai mà khô, nốt sởi bay quá sớm, thế tà hoá hoả, đốt
khô tân dịch, chưa được ổn đáng.
Huyền sâm Uất kim
Lê căn Ngân hoa
Trúc diệp Cát cánh
Sinh cam thảo Liên kiều
Sơn chi Sinh địa
Thiên môn đông.
Chẩn đoán lần thứ bảy: Họng đau gần khỏi hẳn, thế nhiệt giảm nhiều, lưỡi
đỏ và gai cũng hết.
Sinh địa 16g Thiên môn 12g
Thạch hộc 20g Lê căn 54g
Sinh cam thảo 2g Ngân hoa 6g
Sơn chi 12g Huyền sâm 12g
Thiên hoa phấn 2g Trúc diệp 30 lá
Liên kiều 12g Vỏ đậu xanh 12g
Chẩn đoán lần thứ tám : Mạch tĩnh, người mát bình yên, thoát nguy, may
quá bèn cho uống thanh dưỡng phế vị, để triệt hết dư tà.
Thiên đông Huyền sâm
Liên kiều Phục linh
Vỏ đậu xanh Xuyên bối mẫu
Trúc diệp tâm Lê căn
Bạch ngân hoa.
N h ậ n x ét: Đinh Cam Nhân nói: "Hầu sa mới phát không thể không phát
tán ngay". Lại nói: "Lạn hầu đơn sa lấy ra nhiều mồ hôi làm ý nghĩa chủ yếu thứ
nhất". Bệnh án họ Kim, bệnh phát đã ba ngày, sa chẩn phát chưa hết, bệnh thế
đang thịnh, họ Trương lập phép tuyên thấu, nguyên là chính trị, nhưng hiềm vì
dược lực hơi yếu làm cho tà ở phế vị chữa không dễ một lúc mà tuyên thấu được,
nêu gia thêm các vị tuyên phát biểu tà như Phù bình, Phòng phong hình như càng
đầy đủ hơn. Lúc chẩn đoán lần thứ hai, sa điểm tuy đã nổi, nhưng ở mặt, ngực và
chân phát chưa thấu hết, cho nên phiền nóng ngực tức, rêu lưỡi vàng ráp mà khô
cũng nói lên rằng tà nhiệt không thấu tiết ra được, tất truyền vào trong mà hoá
hỏa, cho nên trong bài thuốíc lần chẩn đoán thứ hai lại gia Ma Hoàng, Thạch cao
để tuyên thông phế khí thanh nhiệt. Nhưng đã lỡ cơ hội thuốc chữa tuy đúng mà
thế tà khó diệt ngay, cho nên khi chẩn đoán lần thứ ba, thứ tư họng đau có giảm
mà đơn sa vẫn chưa mọc thấu khắp, rêu lưỡi từ xung quanh đỏ nổi gai chuyển sang
lưỡi đỏ có gai mà khô, thế tà tuy đã hoá hoả, bệnh từ phần khí vào phần dinh, cho
nên chữa dùng thanh dinh tuyên thấu. Chẩn đoán lần thứ năm, đơn sa bắt đầu tiêu
hết, mà nhiệt ở dinh còn nặng, phủ khí lại kết (đại tiện bí), bệnh độc vẩn kết, nung

115
đốt hết tân dịch, lập pháp đã thích đáng hiệu quả tất rõ rệt, vì vậy khi chẩn đoán
lần thứ sau, thứ bảy, cơ chế bệnh biến chuyển rất tốt, chỉ còn uẩn nhiệt chưa hết,
âm dịch chưa hồi phục, cuối cùng dùng dưỡng âm thanh nhiệt mà khỏi.
Bệnh án này khám đi khám lại tất cả tám lần, bắt đầu từ khi bệnh phát
được 3 ngày cho đến khi bệnh khỏi, vận dụng đủ các phép thấu biểu, thanh lý,
lương dinh, tả hạ, dưỡng âm, có thể nói là đã giới thiệu toàn diện các giai đoạn
biến chuyển của cơ chế bệnh và các phương pháp chữa về bệnh hầu sa.
Bệnh án này lúc chẩn đoán lần đầu nói có nổi chẩn trắng trên lâm sàng
tương đối ít, thấy là biểu thị độc tà nặng mà sâu. Nhưng nếu phát được thấu suốt,
tức là độc tà đã giải, cho nên so với sự chẩn trị chứng hầu sa nói không có gì khác,
Hầu sa mà kiêm phát ra mụn sởi trắng, là bệnh tương đối nguy. "Dịch sa thảo"
nói: "có bọng nước là mụn sởi nổi lên mà chưa đủ sức xuất hết độc, cho nên trên
mụn sởi lại có bọng trắng gọi là "độc bào", thịnh thì bào nổi dày mà bọng nước, là
hoả độc mạnh, nên dùng đại tễ thuốc thanh, hoá, nếu họng không võ loét lắm,
tinh thần thanh sảng, mụn sởi nhò bọng nưốc mà tà không đạt được, thì cũng
chưa nhất định là chứng chết". Có thể dùng để tham khảoễ

116
C hương VIII

ÔN DỊCH •

Ôn dịch là bệnh nhiệt cấp tính, bị cảm phải độc tà dịch lệ phát sinh. Đặc điểm
của nó là: Bệnh phát cấp bức, bệnh tình nguy hiểm, mà có tính chất truyền nhiễm
mạnh và rất rộng lớn. Nói về tính chất của nó chia ra thấp nhiệt dịch và thử táo dịch.
Như ôn dịch hàn trong sách ôn dịch luận của Ngô Hữu Khả tức là loại dịch do thấp
nhiệt uế trọc, mà chứng ôn dịch hàn trong sách dịch chẩn nhất đắc của Dư Sư Ngu
thì là loại dịch do thử táo dâm nhiệt. Trong chương này bàn về bệnh dịch là thuộc hai
loại tính chất ấy.

A. THẤP NHIỆT DỊCH

I. ĐẠI CƯƠNG

Thấp nhiệt dịch là do bị cảm phải thấp nhiệt dịch độc mà gây nên, cơ chế phát
bệnh của nó Ngô Hữu Khả cho là "Tà do miệng mũi mà vào ẩn nấp ở chỗ thăn thịt, gần
giáp với vị tức Nội kỉnh gọi là hoành liên mạc nguyên". Cho nên cơ chế của bệnh này
đã không ở biểu, lại không ở lý mà ở chỗ mạc nguyên nơi bán biểu, bán lý. Thấp nhiệt
dịch độc cô" kết không giải được, có hai khả năng truyền biến, nếu bệnh tà xuất ra
ngoài là có thể xuất hiện chứng của Thái dương, nếu nhập lý hoá táo thì có thể xuất
hiện lý chứng của Dương minh phủ thực. Do dịch độc đã sâu lại nặng hay truyền biến
trắc trở, vì thế trong ôn dịch luận của họ Ngô lại có trình bày về 9 loại truyền biến.
Tóm lại, bệnh này truyền biến nhiều cách, khác với các loại ôn bệnh nói chung, lúc
chưa bệnh, không được khinh suất.
Bệnh này tá khí thấp trọc khá nặng, nhiệt tà vì bị át trở mà khó thấu đạt ra
được, cho nên cách chữa lấy sơ thòi thấu đạt làm nguyên tắc, không thể cưỡng dùng
thuốc phát hãn, hoặc công lý mà làm tổn hại chính khí. Nhưng nếu tà uất ở biểu thì
có thể hợp với thuốc thấu biểu, tà kết ỏ lý thì có thể kết hợp vối thuốc tả hạ.

I I ỀB IỆ N CHỨNG LUẬN T R Ị
• • •

2.1ẳ Tà u ất ở m ạc nguyên

a. Chứng h ậu : Lúc mới phát sợ rét nóng dữ, sau đó thì chỉ nóng mà không
rét, phát nóng suốt đêm ngày, về chiều càng nặng, đầu đau mình đau, mạch
không phù không trầm mà sác, rêu lưỡi trắng như trát phấn, chất lưỡi đỏ.
b. Cơ c h ế bện h: Chứng này lúc mới phát tuy giông với thương hàn, nhưng thể
bệnh đến gấp rút nóng rất đều nặng, mạch không phù hoãn, phù khẩn, rêu lưõi
trắng như trát phấn, chất lưỡi đỏ, chứng này khác với chứng rét nhiều nóng ít

117
không qua sự ra mồ hôi, liền chuyển nhanh thành chứng chỉ, nóng mà không rét,
không giống như thương hàn sau khi biểu chứng giải, nhiệt tà truyền vào dương
minh, mới xuất hiện chứng trạng chỉ nóng không rét. Còn như mạch sác không
phù, càng rõ ràng bệnh không ở biểuẵ Do tà ở mạch nguyên có xu thê xuất ra
ngoài, cho nên sợ rét nóng dữ, đầu đau mình nhức. Nhiệt uất ở lý, cho nên mạch
thấy sác mà về chiều nóng càng nặng. Ngoài mạch và chứng kể trên, rêu lưỡi tất
đục nhòn, thậm chí rêu trắng mà dày như trát phấn, nhưng chất lưỡi phần nhiều
đỏ, đó là hiện tượng thấp nhiệt hiệp với uế trọc ngăn trở ở trong.
c. Cách chữa: Chứng này đã là nhiệt kết hợp với uế trọc cho nên cách chữa
nên dùng bài Đạt nguyên ẩm để thấu đạt tà khí uất. Do tà không ở biểu cho nên
kiêng phát hãn, vị phủ không thực cho nên kiêng công hạ, trong nhiệt, có thấp thì
không thể đơn thuần thanh nhiệt, trong thấp có nhiệt cũng không thể một mặt
ráo thấp. Cho nên bệnh này mới phát, nói chung kiêng dùng phát hãn và công hạ.
Nếu sau khi uống Đạt nguyên ẩm, lưỡi biến ra vàng, liền thấy ngực và cách mạc
đầy đau, khát nhiều, phiền táo, đó là tà khí thấp nhiệt truyền vào dương minh,
dần dần hoá táo trở tắc vị phủ, mà tà ở mạch nguyên vẫn cố kết không giải,có thể
dùng Đạt nguyên ẩm gia Đại hoàng để hạ đi.
d. B ài thuốc: Đ ạt nguyên ẩm (ôn dịch luận)
Tân lang 8g Thược dược 4g
Tri mẫu 4g Thảo quả 4g
Cam thảo 2g Hoàng cầm 4g
Hậu phác 4g
Các vị trên, nước 2 bát, sắc lấy 6 phần, uống ấm vào lúc quá trưa. Tân lang,
Hậu phát, Thảo quả ôn vận khí cơ, sơ thông thấp trệ, Bạch thược tư âm hoà
huyết, Hoàng cầm, Tri mẫu thanh nhiệt, Cam thảo điều hoà trung tiêu, hợp dùng
để sơ thông thấu đạt tà khí ở mạc nguyên.
Bài đạt nguyên ẩm gia Đạt hoàng tức là bài Đại nguyên ẩm gia Đại hoàng 2
đồng cần.
2.2. Tà tru yền vào dương m inh (Dương m inh k h í nhiệt)

a. Chứng hậu: Sốt cao, miệng khát, mồ hôi ra nhiều, rêu lưỡi vàng mạch
hồng sác.
b. Cơ chê bệnh: Đây là tà khí thấp nhiệt uế trọc ở mạc nguyên, hóa táo
truyền vào dương minh tràng vị, tạo thành chứng phủ thực. Phiền khát mình
nóng về chiều càng nặng, phiền táo càng tăng, mũi như xông khói khắp lưỡi biến
ra đen mà sinh gai, rõ ràng là lý nhiệt thịnh lắm, biểu hiện của tà kết ở dương
minh tạo thành chứng phủ thực. Đây là tà nhiệt hoá hoả, chứng tượng đại nhiệt
đại thực, âm dịch rất dễ tiêu vong, cho nên bệnh tình rất nghiệm trọng. Lúc nắy
tất phần nhiều kiêm có các chứng bụng đầy cứng đau.
c. Cách chữa: Chứng này là chứng hậu đại nhiệt đại thực, bệnh tình cấp bức,
phép chữa nên dùng Đại thừa khí thang hạ gấp thực nhiệt để cứu âm dịch sắp kiệt.
d. B ài thuốc: Đại thừa khí th an g (ôn dịch luận)

118
Đại hoàng 20g Chỉ thực 4g
Hậu phác 4g Mang tiêu 12g
Giã gừng và nước sắc uống, người yếu giảm đi một nửa, tà nhẹ đều giảm một
nửa. Bài Đại thừa khí thang là bài thuốc công hạ mạnh do Đại hoàng Mang tiêu
tả nhiệt làm mềm chất rắn. Hậu phác, Chỉ thực điều khí hoá trệ. Cho nên hễ
ngưòi thể chất yếu và tà nhẹ cần phải giảm bớt liều lượng.

B. THỤ TẠO DỊCH.

I. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh này do cảm thụ dịch độc thủ táo dâm nhiệt mà gây nên. Phần nhiều
thấy ở những năm hạn hán lâu ngày không mưa, thứ khí danh thịnh. Bệnh cơ của
nó là dâm nhiệt hoả độc nung đốt dương minh ngoài thấu kinh lạc, trong nung đốt
tạng phủ đến nỗi độc tà tràn khắp biểu lý trên dưói trong ngoài mà xuất hiện một
loạt chứng trạng nhiệt độc cực thịnh.
Chữa bệnh này nếu dùng Đại tễ thanh nhiệt giải độc, lương huyết cứu âm,
không được dùng biểu tán, nếu lầm thì độc tà càng nung đốt mạnh như lửa được
gió quạt thêm, tất khó mà chữa nổiẻ

I I ẾBIỆN CHỨNG LUẬN T R Ị


• • •

2 Ế1. Nhiệt độc trà n khắp biểu lý.

a. Chứng hậu: Mình nóng dữ, đầu đau như búa bổ, hai mắt hoa mờ, hoặc cuồng
táo nói nhảm, miệng khô cổ đau, khớp xương đau nhức, cơ lưng đau như bị gậy đánh,
hoặc nôn ra máu, đổ máu mũi, phát ban, lưỡi đỏ rêu khô sém hoặc sinh gai, mạch phù
đại mà sác hoặc trầm sác, hoặc sáu bộ trầm tế mà sác.
b. Cơ c h ế bệnh: Chứng này mới phát vì nhiệt độc tràn đầy trong ngoài mà
xuất hiện biểu lý đều nhiệt. Vì tà phạm vào hai kinh thái dương, dương minh, cho
nên đầu đau như búa bổ, hai mắt hoa mờ, có trạng thái khó chống chọi. Vì độc hoả
nhiễu loạn ở trong, thần kinh không yên, cho nên cuồng táo nói nhảm. Hoả độc
nung đốt vị, xông lên họng cho nên miệng khô họng đau. Thận chủ về xương, lưng
là phủ của thận, khí dâm nhiệt lọt vào thận kinh thì xương khớp đau nhức, lưng
đau như bị gậy đánh, lưỡi đỏ rêu sám hoặc sinh gai, nóng dữ rõ ràng. Mạch phù
đại mà sác là hoả độc phát ra ngoài, mạch trầm sác là độc thể đã vào sâu, nếu các
bộ mạch trầm tế mà sác thì độc càng vào sâu nữa.
c. Cách chữa: Độc thứ nhiệt tràn đầy trong ngoài, chỉ nên dùng Thanh ôn bại
độc ẩm của họ Dư để thanh nhiệt giải độc mới đủ để diệt thế xông bốc của độc tà.
Vận dụng bài này có thể tuỳ theo chứng nặng hay nhẹ mà châm chước gia giảm
liều lượng, nếu nhiệt độc phát dương thì dùng tễ nhỏ, nhiệt độc hơi sâu thì dùng tế
vừa, nhiệt độc vào càng sâu thì dùng tễ lớn để thanh giải mới có thể khỏi đượcễ

119
dẳ B ài thuốc: Thanh ôn bại độc ẩm (ôn nhiệt kinh vĩ)
Thạch cao 40 - 80g Chi tử 8 - 16g
Xích thược 8 - 16g Sinh địa 20 - 40g
Cát cánh 4-8g Huyền sâm 8 - 16g
Tê giác 2 - 4g Hoàng cầm 8 - 16g
Liên kiều 8 - 16g Hoàng liên 4 - 12g
Tri mẫu 8 - 16g Cam thảo 4 - 6g
Đan bì 8 - 16g Trúc diệp 4 - 8g
Trước sắc Thạnh cao sôi vài mươi giây, rồi cho các vị kia vào sắc, Tê giác mài
nước ngoài hòa vào thuốíc uống. Tất cả làm thang sắc uông ngày 1 thang sắc 2 lần.
Bài này là do ba bài Bạch hổ thang, Hoàng liên giải độc thang, và Tê giác
địa hoàng thang hợp thành, có tác dụng tổng hợp của những bài ấy lại, giúp đỡ
lẫn nhau phát huy tác dụng càng lớn, cho nên nó có đủ công hiệu thanh ôn bại độc
"Sách ôn nhiệt kinh vĩ nói: "Đây là bài thuốc tiêt hoả cả 12 kinh .ề. trong dụng
Thạch cao vào thẳng vị kinh, để nó phân bổ ra 12 kinh mà trừ dâm nhiệt, tá bằng
Hoàng liên, Tê giác, Hoàng cầm để tiết hoả của tâm phế ở thượng tiêu; Đơn bì,
Chi tử, Xích thược để tiết hoả ở Can kinh mà cứu thuỷ sắp kiệt; Cát cánh, Trúc
diệp dẫn thuốc đi lên; Cam thảo làm sứ để hoà vị, đây là bài thuốc đại hàn giải
độc, trọng dụng Thạch cao thì chỗ hoả thịnh được bình trước mà hoả ở các kinh
I khác sẽ yên".

PHỤ: CÁCH GIA GIẢM

Nếu thấy nốt chẩn tím xanh, tròn gọn có gốc là vị nhiệt cực thịnh, huyết khí
uất trệ không thông, thì bài này gia Tử thảo, Hồng hoa, Qui vĩ để hoạt huyết
thanh nhiệt.
Nếu nổi ban chẩn, tinh thần mò tối nói nhảm, thì hợp với Ngưu hoàng hoàn,
Tử tuyết đan để khai khiếu tiết nhiệt.
Nếu ban chẩn mọc không đều đặn mà kiêm bụng đầy chướng đau, đại tiện bí
kết, đó là lý thực mà khí cơ uất trệ không thông, nên hợp Điều vị thừa khí thang
để chữa.
Nếu nhiệt tà làm thương tổn cân, cân thịt máy động, thì bỏ Cát cánh khai
phế vị, mà gia Cúc hoa, Đơn thảo để thanh nhiệt lương can.
2.2. Nhiệt độc tràn lan khắp tạn g phủ.

a. Chứng h ậu .ể Nóng nhiều, khát lắm, miệng há thỏ ra, hoặc bụng đau như
soắn ruột, hoặc đầu não chướng đau muốn chết hoặc há miệng câm không nói,
hoặc toàn thân phát ra mùi hôi thối khó ngửi, hoặc bỗng nhiên ngã lăn ra bất
tỉnh, mắt trực thị, mạch loạn, lưỡi khô đen không có rêu, hoặc đỏ nứt mà nứt nẻ,
hoặc rêu đen loét từng mảng, hoặc lưỡi có quầng màu xám tro.
b. Cơ chê bệnh: Đây là tạng phủ thực nhiệt đến cực độ, là chứng nguy, lưỡi

120
đen lóc từng mảng, hoặc quầng xám trùng điệp là biểu hiện nhiệt độc thịnh lắm
truyền khắp 3 kinh âm. Trên lâm sàng phàm sắc lưỡi có quầng xám thêm một
quầng là nhiệt độc sâu thêm một tầng, một quầng còn nhẹ, hai quầng là nặng, ba
quầng càng nặng hơn. Đến như nhiệt nhiều khát nhiều là do nhiệt cực thịnh tân
dịch bị đốt khô, muốn uống nước để tự cứu. Dâm nhiệt hoả độc tràn đầy bên
trong, cho nên bụng đau soắn muôn chết, hoặc tìm đưòng ra ngoài cho nên há
miệng thở ra, khí hoá nhiệt quấy nhiều lên trên thì đầu não chướng đau muốn
chết. Vì phong hoả cùng quạt mạnh nên lo sinh ra kinh quyết cho nên miệng câm
không nói. Khí dâm nhiệt hoả độc chưng bốc, uế khí bị bức ra, vì thế toàn thân
toát ra mùi hôi thối khó ngửi, lại vì hiệp với đờm trọc ngăn trở ở trong, thân mình
vô chủ, cho nên bỗng nhiên ngủ vật ra bất tỉnh. Hoả ở can đòm nghịch lên, sinh
khí hao tán đều cho nên mắt trực thịề Vì dâm nhiệt phục trong tạng phủ, khí
huyết vận hành mất bình thường cho nên mạch loạn.
c. Cách chữa: Chứa chứng này phải dùng tễ lớn tà nhiệt giải độc làm chủ, có
thể dùng Thập toàn khổ hàn cứu bổ thang.
d. B ài thuốc: Thập toàn khổ hàn cứu bổ thang (Quảng ôn nhiệt luận)
Sinh thạch cao 20g Hoàng liên 12g
Hoàng cầm 24g Hậu phác 4g
Đại hoàng 12g Hoàng bá 16g
Tê giác 16g Mang tiêu 12g
Tri mẫu 24g Chỉ thực 20g
Sắc nưốc uống không kể giò giấc, uống liền liều gấp. Bài này hay ỏ chỗ hợp ba
bài Bạch hổ thang, Hoàng liên giải độc và Thừa khí. Dùng Bạch hổ để thanh nhiệt,
Hoàng liên giải độc để tả hoả. Thừa khí để thông tạng phủ triệt tà, lại dùng Tê giác
lương huyết giải độc, nếu có hiệu quả lương thấu tạng phủ cứu cấp nguy nan.

c. TÓM TẮT
Ôn dịch là một loại bệnh nhiệt cấp tính do cảm thụ độc khí dịch lệ mà phát
sinh, có tính chất truyền nhiễm rộng lốn, cũng thuộc trong phạm vi ôn bệnh.
Trong chương này chủ yếu là bàn về bệnh dịch thấp nhiệt uế trọc và dịch
thử phát táo dâm nhiệt, hai loại ấy về chứng trạng có đặc điểm khác nhau, cho
nên về lý, pháp, phương cũng không giống nhau.
Dịch thấp nhiệt uế trọc là độc tà ngăn trở ở mạc nguyên, bệnh đã không ở
biểu, lại không ở lý, mà ở bán biểu lý bán lý. Chứng trạng thấy sợ rét nhiều nóng
dữ, đầu đau, mình đau mạch sác, rêu lưỡi như trát phấn, nặng thì dày kín không
hở, chữa nên táo thấp thanh nhiệt trừ uế, dùng Đạt nguyên ẩm làm bài thuốc chủ
yếu tà ở mạc nguyên chưa giải, truyền vào vị phủ, nên dùng Đạt nguyên ẩm gia
Đại hoàng để công hạ. Nếu tà đã hoá táo truyền vào phần khí của Dương minh thì
dùng Bạch hổ thang để thanh tiết nhiệt tà. Nếu tà kết ở vị phủ thì dùng gấp Đại
thừa khí để công hạ thực nhiệt. Dịch thử nhiệt hỏa độc là dâm nhiệt hoả độc tràn
đầy biểu lý, nặng thì hoặc lan tràn tạng phủ. Chứng thấy mình nóng cao, phiền
táo không yên, đầu nhức như búa bổ, bụng đau thổ tả, ban chẩn, ngã vật co cứng,

121
nặng nữa hoặc há miệng thỏ ra, bụng đau như soắn sắp nguy, toàn thân toát ra
mùi hôi thối khó ngửi. Phép chữa nên thanh mạnh hoả độc như Đại tễ thanh ôn
bại độc ẩm, thập toàn khổ hàn cứu bổ thang cho uống liền gấp.

PHỤ: BỆNH ÁN VỀ BỆNH ÔN DỊCH

1. D ịch th ử táo: (Chép ở "Toàn quốc danh y nghiệm án loại biên" Y án của
Khương Đức Thanh).
Bệnh nhân: Hoãn Trung Học, 30 tuổi ở vườn hoa phía Bắc thành Bình độ.
Bệnh danh: Ôn dịch hôn quyết
Nguyên nhân: Cảm nhuyễn dịch độc từ tháng 8 năm Tân Dậu, thày thuốc
trước đã công hạ nhiều nhưng không khỏi.
Chứng trạng: Lúc đầu sợ rét đầu đau, tay chân đau nhức, chữa lầm nhiều
lần, dẫn đến lưỡi chướng đầy mồm, không nói được mê man, gọi không thưa, tiểu
tiện tự són, đại tiện bí hơn 16 ngày, bụng trên bụưg dưới đều đầy chưóng đè vào
thấy cứng.
Chẩn đoán: Sáu bộ mạnh đều hồng, cáu răng tím như sơn khô, thăm hợp
mạch và chứng, thấy đây là chứng ôn dịch hôn quyết cực nặng. Thấy thuốc không
biết rõ nguyên nhân, phát biểu vài lần hao nhiều tân dịch, dùng ôn bổ nhiều càng
giúp cho hoả tà, hoả tà đốt hao tân dịch, xông lên tâm não, đốt xuống tràng vị. Do
đó tạo thành loại bệnh.
Cách chữa: Dùng cả thang và hoàn trọng dùng Thạch cao để trừ ngay hoả ở
Dương minh, làm cho phân bô" khắp 12 kinh đê lui dâm nhiệt làm quân: Tê giác,
Xuyên liên, Hoàng cầm, Liên kiều tiết hoà ở tâm và phế làm quân; Huyền sâm,
Sinh địa, Tri mẫu để ức dương phù âm, tiết hoả khí càng thịnh mà cứu âm thuỷ
sắp tuyệt làm tá; Đơn bì, Xích thược, Chi tử tiết hoả ở Can kinh làm sứ. Trưóc hết
cho uống 5 viên lợi tiện Đường y hoàn, tiếp cho uống dầu thầu dầu 1 lạng, uống
rồi chừng 1 giờ thì tự đi ngoài, bụng trên bụng dưới mềm, liều dùng 2 thang thuốc
sắc nước đều hoà với viên An cung Ngưu Hoàng hoàn mà uống.

Xử phương:

Sinh thạch cao 240g Tê giác 16g


Xuyên liên 16g Hoàng cầm 16g
Xích thược 12g Liên kiều 12g
Chi tử 12g Huyền sâm 40g
Sinh lục đậu 72g Sinh địa 40g
Tri mẫu 32g Đan bì 12g
Trúc diệp 20g (sắc lấy nước thay nước l ã )
An cung ngưu hoàng 2 viên.

122
Chẩn đoán lần thứ h a i: Sáu bộ mạch hoà nhưng hơi to, cáu răng sạch hết
lưỡi còn khô, nói được, chỉ mê man nói nhảm chưa thật hêt, đó là dư nhiệt chưa
thanh, nguyên phương trước giảm bớt liều lượng, lại cho uống 2 thang nữa, uông
song với An cung Ngưu hoàng hoàn 1 viên, hoà uống với thuốc nước.
Bài thuốc thứ hai:
Sinh thạch cao 15g Sinh địa (bột tán) 32g
Tri mẫu 24g Tê giác 8g
Đan bì 12g Xuyên liên 8g
Xích thược 8g Hoàng cầm 8g
Sơn chi 12g Liên kiều 12g
Sinh lục đậu 36g Huyền sâm 24g
Trúc diệp 8g An cung ngưu hoàng hoàn 1 viên
(nghiền bột hoà uống với thuốc thang).
Chẩn đoán lần thứ ba: Sáu bộ mạch điều hoà, rêu lưỡi còn hơi khô, có lúc còn
nói sai, phỏng theo ý bài Tăng dịch thang cho uống liên tiếp 2 thang uống xen với
Vạn thị Ngưu hoàng hoàn 1 viên hoà uống với thuốc thang.
Bài thuốc thứ ba: Phỏng theo y bài Tăng dịch thang
Sinh thạch cao (nghiền nhỏ) 72g
Mạch đông để lõi 16g
Vạn thị ngưu hoàng hoàn 1 viên
Sinh địa
(nghiền bột hoà uống với thuốc thang) 32g
Tri mẫu 24g
H iêu q u ả : Sau 8 giò ngồi dậy được, hơn 10 ngày ăn uống tốt bệnh khỏi.
N h â n x ét: Bệnh án này thuộc dịch thử táo, bệnh mới phát sợ rét đau đầu là
chứng của thời kỳ đầu, vì chữa nhầm, bổ nhầm lại công hạ nhiều lần, đến nỗi dịch
độc hãm vào trong, tà nhiệt đốt mạnh tràn đầy trên dưới, thành thể xông đốt tràn
lan. Cho nên dùng Thanh ôn bại độc ẩm để thanh nhiệt giải độc, đồng thòi dùng
Ngưu hoàng hoàn để thanh tâm khai khiếu tránh tình trạng độc tà bế kết lại ở
trong. Tuy nhiệt tà có giảm mà tân dịch chưa hồi phục, liền lấy tăng dịch sinh tân
làm tá, nhưng tư âm vẫn không quên thanh nhiệt khai khiếu, mục đích là để
thanh tẩy dư tà thủ táo. Xét toàn diện bệnh tình, vẫn phải hạ cấp để bảo tồn âm
dịch, vì qua nhiều lần hãn, hạ, âm dịch đã hư cho nên không thể dùng Thừa khí
công phạt mà có hiệu quả được, vì vậy biến công hạ thành nhuận đạo, thuốc tuy
khác nhau nhưng lý vẫn là một. Do phương được đối chứng, cho nên chuyển nguy
thành an và thu hiệu quả nhanh chóng.

2. D ịch th ấ p n h iệ t (chép ở "Liễu tuyển tú gia y án, Y án của Trương Trọng Hoa).

Bệnh nhân: Sốt cao, tinh thần hôn mê, bệnh phát đột ngột, mạch sác đại mà

123
hỗn loạn, không thứ tự khắp lưỡi có nhớt dày, đánh rắm luôn, són đái, bụng trên
đầy cứng, thở to có tiếng đòm, đã không phải là cảm thụ lục khí tầm thường, mà
cũng không phải là chứng chân trúng, loại trúng. Xem như mồ hôi ra dầm dề, mồ
hôi nóng mà không dính tay, tràn trở như thường, đoán chắc không phải trúng
phong. Giả sử là ngoại cảm, thì sao lại mới đã nặng mà có thể tự ra mồ hôi. Nếu
cứ theo cách chữa thương hàn trước biểu sau lý, là không sợ chậm, thì chết đến
nơi vậy, đã từng đọc luận thuyết "trước lý sau biểu, hạ gấp để bảo tồn chân âm
của Ngô Hữu Khả. Chứng này một khi thấy nổi ban xanh là vị đã nát loét mà bào
lạc đã hãm, thế gấp rút khác thường, cần hạ cho sớm, còn có thể cầu may được,
các bạn có cho là đúng không ?”
Hậu phác 4g Tân lang 4g
Đại hoàng 32g Thảo quả 3g
Hoàng cầm 4g Tri mẫu 6g
Chỉ thực 4g Trần bì 4g
Chẩn đoán lần thứ hai: Thần chí thanh sảng, ngoài biểu nóng, tự ra mồ hôi, bụng
còn chối nắn, còn đánh rắm luôn, đi ngoài ra chất nhờn dính rất hôi thốỉ và không
thông, tiểu tiện ra từng giọt như dầu, mạch sác đã đỡ hỗn loạn, rêu lưỡi còn cáu bẩn
từng lớp, khí uế trọc uất chưng trong vị còn xông đốt, tất phải hạ nữa, đợi uất trệ ở lý
đỡ dần, sau đó mới giải biểu, bài bàn về cách chữa bệnh dịch của Ngô Hựu Khả đã bổ
sung được chỗ thiếu sót của người xưa, thậm chí có khi hạ tới 3,4 rồi sau mới chạy ra
biểu, nếu chưa theo lối phát nhiệt tầm thường, thì chẳng lầm lắm sao?
Đại hoàng 20g Xuyên liên 20g
Tri mẫu 6g Huyền minh phấn 6g
Hoạt thạch 12g Ngân hoa 8g
Chỉ thực 6g Đại phúc bì 6g
Bán hạ 6g Hoắc hương 4g
Chẩn đoán lần thứ ba: Đi ngoài thông và đưa ra những vật như bã tương
như keo mạch nha rất hôi bẩn, bụng đã mềm, tinh thần đã thanh sảng, biểu nhiệt
còn nặng mà mồ hôi khó ra, rêu lưỡi tiêu chừng một nửa, mạch đã hơi hoạt, khát
muôn uống nước nóng, nước tiểu đã hơi nhiều, Lúc này chưng bôc trong vị mới
bình, bệnh đã lui ra phần biểu, nên sơ thông phần biểu: Luận thuyết trước lý sau
biểu quả đúng không ngoa.
Sài hồ 2g Liên kiều 6g
Hậu phác 3g Quất bì 4g
Chỉ thực 4g Xích linh 12g
Thông thảo 4g Đại phúc bì 6g
Bán hạ 6g Hoắc hương 4g
Chân đoán lần thứ tư: Biểu nhiệt theo mồ hôi mà giải, nếu lưỡi đờ hơn nửa,
mạch chuyển sang tễ, tinh thần mỏi mệt, lúc này là bệnh lui rồi chính khí hư, nên
hoá dưỡng trung khí làm chủ, kèm một ít thông tiết nhẹ để quét sạch dư nhiệt, ăn
cháo như để dưỡng vị khí.

124
cẩn thận chớ vì hư mà dùng thuốc bổ quá sớm.
Nếu uống thuốc bổ vào bệnh sẽ tái phát.
Tang diệp 6g Đơn bì 6g
Thần khúc 6g Quất bạch 4g
Cam thảo 3g Biểu đậu 12g
Bán hạ 6g Đậu quyển 12g
Thạch hộc 12g Ý dĩ nhân 12g
N h ả n x ét: Nguyên nhân làm cho tinh thần hôn mê là rất nhiều, nếu vì
nhiệt vào tâm bào mà sinh mê thì tất kiêm có chứng lưỡi cứng, tay chân quyết
lạnh, chất lưỡi tất tím bầm, bệnh án này không phải trúng phong. Từ khi bệnh
mới phát đã nặng dữ mà tự ra mồ hôi, đoán không phải là ngoại cảm, lại thấy rêu
lưõi cáu nhờn mà chất không đỏ tía biết bệnh không ở dinh huyết, bỗng nhiên sốt
cao, tinh thần nhiệt uất ở trong, hỢp với khí uế trọc xông lên mà tinh thần có bị
ngăn trở, cho nên trên thì thở to có tiếng đờm, dưới thì són đái, thấp nhiệt uất
chung ở mạc nguyên hoá, phủ khí dương minh lại không thông cho nên đánh rắm
luôn mà ngực bụng đầy cứng, vì vậy phỏng theo bài Tam tiêu ẩm của Ngô Hưu
Khả gia giảm để sơ lợi thấp nhiệt kiêm thông thủ thựcỂ Bệnh thế nguy cấp cho
nên bỏ Cam thảo là thuốic ngọt hoãn gia Chỉ thực, Trần bì mượn sức đề điều khí
hoá thấpế Bệnh án này biện chứng xác đáng rõ ràng, dùng thuốc sát đúng với
bệnh, có thể lấy làm khuôn phép.

125
C hương IX

ĐỒNG ÔN

I. ĐẠI CƯƠNG

Đông ôn là ôn bệnh phát về mùa đông.


Nguyên nhân: Do đông ôn bệnh độc gây ra nghĩa là do trái tiết đáng lẽ mùa
đông phải lạnh nhưng lại nóng mà phát sinh.
Bệnh này khi mới phát thường ở phế vệ có các chứng trạng như: Phát nóng
nhưng hơi sợ lạnh, đau đầu không ra mồ hôi (giông như thái dương thương hàn)
nhưng lại có các chứng: Miệng khát mũi khô hoặc mũi tắc chảy nước trong, ho thỏ
khí ngược lên hoặc họng khô đờm kết mạch sác rêu lưỡi trắng.
Chứng bệnh của đông ôn, thương hàn và phục'thủ đều là bệnh phát về mùa
Đông nhưng 3 chứng đó có chỗ khác nhau.

Đông ôn Thương hàn Phuc thử

1. Cảm thụ ôn tà mùa 6. Cảm thụ ôn tà. 1. Cảm thụ thử thấp.
đông
7. Mới phát sợ lạnh 2. Mới phát nóng rất nhiều, sợ
2. Mới phát sợ lạnh ít, nhiều, phát nóng ít. lạnh ít.
phát nóng nhiều.
8. Hàn tà phạm thái 3. Phục thử bệnh độc thường
3. Ôn tà phạm phế nên dương bàng quang, phát ở mộ nguyên dễ truyền
mũi ngạt chảy nước nên da nổi gai ốc, đầu vào dương minh, nên phát
trong, ho tức ngực. gáy đau, lưng cứhg. bệnh không bao lâu mà đại
tiện đã bí kết hoặc ỉa chảy
nóng gian môn hoặc tiện bí.
4. Mới phát giác có các
4. Mới phát giác có các
chứng trạng về hàn 4. Mới phát giác có các chứng
chứng trạng về nhiệt
tượng như sắc lưỡi trạng về lý nhiệt như nóng
như miệng khát, họng
nhạt, miệng bình dữ, phiền khát, mắt đỏ.
khô, lưỡi đỏ, mạch sác.
thường, rêu lưỡi trắng
mỏng, mạch phù khẩn”
5. Phép trị: Dùng thuốc
5. Phép trị: Phải dùng 5. Phép trị: Phải sơ biểu thanh
tân lương tuyên chế,
thuốc tân ôn tán hàn, lý, đồng thời phòng bệnh tà
đồng thời phải chiếu
đồng thời phải chiếu cố vào quyết âm, thiếu âm.
cố đến âm khí.
đến dương khí.

Khí bệnh tà vào khí phần thì rêu lưỡi từ sắc trắng chuyển sang vàng, mồ hôi
ra nhiều mà không khỏi nóng, ho khan, sườn đau, mạch hoạt sác, lưỡi có rêu vàng
khô, bệnh nặng thì phiền táo không yên, đại tiện bí, nói nhảm.bụng đầy hoặc đi
trung tiện, mạch huyền hoặc phục, lưỡi đỏ, rêu vàng khô. Khi bệnh tà vào doanh

126
phần thì trong bụng nóng nhiều mà ngoài da nóng ít phiền tạo ngủ ít, hôn mê nói
nhảm, ban chẩn lò mờ, mạch huyền sác, lưỡi đỏ tươi rêu vàng khô. Khí bệnh tà
vào huyết phần thì phiền nhiệt, hôn mê hoặc có căn lưỡi đỏ tươi, nốt ban nổi đen
tím, mạch sác hoặc súc, bệnh nặng thì lưỡi đỏ khô, ban chẩn khi mọc khi lặn thất
thường, hôn mê có lúc cưòi, vê áo sò giường tay bắt chuồn chuồn, tay chân run rẩy
mạch tế sác, hoặc huyền sác hoặc mạch sáp.

II. BIỆN CHỨNG VÀ LUẬN TRỊ.


• • •

2 ếl ỂBệnh ở phế vệ.

Thường dùng Thông sị cát cánh thang là thuốc tân lương giải biểu (tham
khảo phương Thông sị cát cánh gia hoàng cầm ở bệnh xuân ôn).
Thông bạch 2 củ Cát cánh 12g
Chi tử sao đen 12g Cam thảo 6g
Đậu sị 12g Bạc hà 8g
Liên kiều 12g Trúc diệp 16g
Hoàng cầm 12g
Nếu sợ lạnh ít thì dùng Ngân kiều tán gia Tang diệp, Qua lâu bì, Hạnh
nhân, Tỳ bà diệp (Ngân kiều tán xem phong ôn).
2.2. Bệnh ở khí phần

Nếu nóng khát, ho đòm đặc thì dùng Tang cúc ẩm gia Thạch cao, Tri mẫu,
Bối mẫu, Qua lâu bì, Tỳ bà diệp (Tang cúc ẩm xem ở Phong ôn).
Nếu họng đau hoặc răng đau dùng Trúc diệp thạch cao thang bỏ Bán hạ, gia
Bằng sa, Huyền sâm, Đại thanh diệp ngoài dùng Băng bằng tán để thổi vào họng.
+ Trúc diệp thạch cao thang (là thuốc tân lương cam hoá). Trúc diệp Thạch
cao, cam thảo, Ngạnh mễ, Mạch môn, Nhân sâm, Bán hạ.
+ Băng bằng tán: Băng phiến, Bằng sa, Huyền minh phấn, Chu sa (tán bột
thổi vào họng).
Nếu đại tiện bí kết dùng Điều vị thừa khí thang gia Sinh địa, Hà thủ ô,
Thạch hộc (xem thu táo)ệ
2.3. Bệnh tà ở doanh phần.

Nếu ban chẩn lờ mò, hôn mê Thiềm Ngữ dùng Thanh danh thang gia Thạch
hộc, Xương bồ, Sinh thạch cao, Ngọc kim ngoài ra cũng có thể dùng An cung ngưu
hoàng hoàn. Thanh dinh thang xem phong ôn.
2.4. Bệnh tà vào huyết phần và hạ tiêu.

Nếu ban chẩn đen, tím, lưỡi đỏ, hôn mê dùng Tê giác địa hoàng thang gia
Sinh địa, Huyền sâm, Liên kiều, Nhân trung hoàng, Đan sâm, Tử thảo, hoặc dùng
Tử tuyết đan.

127
+ Tê giác địa hoàng thang xem xuân ôn Tê giác, Sinh bạch thược, Can địa
hoàng, Đan bì.
+ Tử tuyết đan (xem phong ôn).
Nếu chân tay run rẩy thì dùng Nhị giáp hoặc Tam giáp phục mạch (xem ở
phong ôn).

III. KẾT LUẬN:

Đông ôn là bệnh ôn phát về mùa đông do đông ôn bệnh độc gây ra. Đông ôn
có 4 giai đoạn bệnh biến là vệ, khí, dinh, huyết và có những chứng đặc biệt của
nó, ngoài các chứng chung với các bệnh ôn khác. Các chứng đặc biệt của đông ôn
các bệnh ôn khác. Các chứng đặc biệt của đông ôn thì đã nêu lên ở chương này,
còn các chứng chung với các bệnh ôn khác thì tham khảo các chứng khác.

128
PHẦN II

CHỌN CHÚ THÍCH


MỘT SỐ TRƯỚC TÁC Nổỉ TIÊNG

C hương I

"NGOẠI CẢM ÔN NHIỆT THIÊN"


CỦA DIỆP HƯƠNG NHAM

Thiên "Ngoại cảm ôn nhiệt" của Diệp Hương Nham là một thiên trước tác về
ôn bệnh nổi tiếng. Không những nó chiếm một địa vị quan trọng trong học thuyết
ôn bệnh, mà nó có ảnh hưởng sâu sắc đối vối toàn diện y học.
Theo truyền thuyết về thiên này, là khi họ Diệp đi chơi ỏ núi Động Đình, có
người học trò là Cô' Cảnh Văn cùng đi theo trong thuyền, đem lòi truyền miệng
chép lại mà thành. Người đòi truyền là thiên này do hai ngưòi Hoa Tự Vân và
Đường Đại Liệt mà ra. Họ Hoa đem bài đó chép vào sách "làm chứng chỉ nam" gọi
là "Diệp thiên sĩ ôn nhiệt luận", còn họ Đưòng thì đưa vào sách "Ngô y hối giảng"
và so với nguyên văn có chỗ sửa đổi. Chương Hư Cốc theo bản của họ Đường lại
đem biên vào sách "Y môn bổng hát" và có thêm chú thích nguyên văn. Vương
Mạnh Anh lại theo bản của họ Hoa đem thiên này vào trong sách "ôn nhiệt kinh
vĩ" và đổi tên thiên này là "Diệp hương nham ngoại cảm ôn nhiệt thiên", ngoài
việc lựa chép lòi chú giải của họ Chương, còn tự mình cũng đã chú thích đáng
thêm tập. Bài giảng này là lựa chép trong sách "ôn nhiệt kinh vĩ" cho nên tên
thiên cũng dùng theo tên gọi theo bản mới của họ Vương.
Nội dung thiên nay, rất thiết thực, thật là sự kết tinh kinh nghiệm lâm sàng
của họ Diệp Tinh thần chủ yếu của nó có thể khái quát mấy điểm dưới đây:
Đã nói rõ cơ chế phát sinh phát triển và phép tắc chữa ôn bệnh.
Đầu tiên xướng lên thuyết "vệ khí dinh huyết" làm căn cứ biện chứng của ôn
bệnh, rồi do đó mà hiểu được qui luật chứng trạng và cách chữa ôn bệnh.
Đã phát triển phương pháp chẩn đoán ôn bệnh như các phương pháp biện về
lưỡi, nghiệm về răng, biện ban chẩn, bạch bối để vận dụng chẩn đoán trên lâm
sàng, đã nói lên được toàn diện và cụ thể. Tất cả những kinh nghiệm lý luận có
kiến giải đặc biệt ấy đã công hiến cho nội dung Y học cổ truyền thêm phong phú,

129
nhất là đốì với việc phát triển học thuyết ôn bệnh, đã có tác dụng thừa kế của
người trước mở lối cho ngưòi sau, đặt cơ sở cho sự hình thành hệ thống lý luận của
học thuyết ôn bệnh. Đã viết lên một trang sáng chói trên lịch sử phát triển của Y
học Trung Quốíc. Cho nên đến mãi ngày này nó vẫn là một bộ phận tài liệu tham
khảo quan trọng để nghiên cứu học thuyết ôn bệnh.
Nguyên văn:
Ôn tà cảm thụ vào p h ần trên, trước hết là ph ạm vào phế, nghịch truyền vào
tâm bào. P h ế chủ k h í thuộc vệ, Tâm chủ huyết thuộc d in h ”. Biện dinh vệ khí
huyết tuy giông như thương hàn nhưng bàn đến phép chữa thì kh ác thương hàn
nhiều lắm.
G iả i th íc h : Câu này tuy chỉ vẻn vẹn vài câu nhưng đã nói khái quát được cơ
chế phát bệnh, xu hướng truyền biến và phép chữa khác nhau về hàn ôn của bệnh
ngoại cảm ôn nhiệt. Nói chung toàn thiên thực đã có ý nghĩa cương lĩnh. Nay
phân biệt giải thích dưới đây:
Thiên này mở đầu đã nêu ra một cách mấu chốt về cơ chê phát bệnh của ôn
bệnh "ôn tà cảm thụ vào phần trên, trước hết phạm vào phế". Vì phế hợp vối da
lông, chủ về phần biểu của toàn thân, hơn nữa tà khí ôn nhiệt tất nhiên trước hết
xâm phạm vào phế mà xuất hiện chứng trạng của phế và vệ.
Ồn bệnh tà ở phế vệ là bệnh còn nhẹ mà nông, nếu được chữa đúng có thể
giải tà ra ngoài, nếu tà không giải ra ngoài được thì có thể từ phế hãm vào tâm
bào, tạo thanh bệnh tính ác hoá, phế gọi là "nghịch truyền:". Hãm nghĩa của chữ
nghịch truyền "là nói trái lại với sự "thuận truyền", ý nghĩa của thuận truyền họ
Diệp tuy chưa nói rõ, nhưng theo hàm nghĩa chữ nghịch truyền mà suy luận trái
lại, rồi kết hợp với câu trong thiên "tạm khôi phục khí ngoại cảm của họ Diệp nói
rằng:"Túc kinh thuận truyền như Thái dương truyền dương minh" mà lý giải thì
rõ ràng được thuận truyền của ôn bệnh là nó bệnh tà ở thượng tiêu, phế vệ có thể
truyền xuống dương minh khí phận, cũng tức là bệnh phát triển dần dần chiều
theo tầng thử cạn sâu chung mà chuyển biến. Ngược lại, nếu bệnh là ở vệ không
truyền xuống dương minh mà truyền tất vào tâm bào, đó là sự chuyển biến cấp
kinh của bệnh tình thê bệnh nguy hiểm, cho nên gọi là nghịch truyền phê và tâm
bào đều ở thượng tiêu vì thê ôn tà phạm vào phê và nghịch truyền tâm bào là hai
loại hình lớn của ôn bệnh ở thượng tiêuẳ Do phế, tâm bào với ôn khí dinh huyết
trên sinh lý có quan hệ nội tại mật thiết, nên nói "phế chủ khí thuộc vệ. Tâm chủ
huyêt thuộc dinh", vì thê trong quá trình bệnh lý, bệnh biến của phê với tâm bào
cũng tất nhiên ảnh hưởng đến công năng của vệ khí dinh huyết, làm cho mất bình
thường, do đó mà phản ảnh ra loại hình chứng trạng nông sâu khác nhau. Cho
nên họ Diệp trong bệnh biên của phê và tâm bào lại kết hợp với cơ chê của khí
dinh huyết, phân biệt ra bốn loại hình chứng nông sâu khác nhau.
On bệnh với thương hàn đều là ngoại cảm nhiệt bệnh, về quá trình phát triển
cũng đều là từ biểu vào lý, từ nông vào sâu. Thương hàn tuy biện chứng theo lục
kinh, nhưng trong đó cũng kêt hợp với vệ khí dinh huyết để biện bệnh nông sâu,
tuy ý nghĩa biện biệt vệ khí dinh huyết của nó có chỗ khác với ôn bệnh, nhưng tinh
thần chung cũng đều không ngoài việc để xác minh bệnh biến sâu nặng nhẹ. Song
tính chất của ôn bệnh với thương hàn rút cuộc có chỗ khác nhau, mặc dầu tinh thần

130
biện chứng là nhất trí, nhưng trên phương pháp chữa cụ thể thì có phân biệt, cho
nên họ Diệp nhấn mạnh rằng "Biện theo dinh vệ khí huyết tuy giông với thương
hàn nhưng bàn về cách chữa thì khác thương hàn nhiều lắm".
Lời chú thích chọn lọc
Hoa Tự Vân nói: Tà khí theo miệng mũi xâm nhập cho nên nói là xâm phạm
vào phần trên.
Chương Hư cốc nói: Mọi thứ tà khí xâm nhập vào con người thì phong là đầu
tiên, cho nên nói phong đứng đầu trăm bệnh, tức là theo khí hàn nhiệt ôn lương
biến hoá thành bệnh, cho nên kinh nói hay chạy mà biến hoá cũng nhanh. Sở dĩ nói
ôn tà xâm phạm vào phần trên, trước hết phạm vào phế là từ phần vệ vào phế kinh
vậy. Vì vệ khí thông vói phế, dinh khí thông tâm mà tà khí từ vệ vào dinh, cho nên
nghịch truyền sang tâm bào. Nội kinh nói: tâm làm chủ toàn thân mà không thụ
tà, nếu thụ tà thì thần mất mà chết, phàm nói là ở tâm tức là ở tâm bào lạc, vì bào
là màng bọc ngoài quả tim. Tâm thuộc hoả, phế thuộc kim, hoả vốn khắc kim, mà
tà ở phế lại truyền vào tâm cho nên nói là nghịch truyền. Phong hàn trước xâm
phạm vào túc kinh thì nên dùng thuốc Tân ôn phát hãn, phong ôn trước xâm phạm
vào thủ kinh thì nên dùng thuốc Tân lương giải biểu, bộ vi trên dưới khác nhau tà
khí hàn ôn không giống nhau, nên cách chữa cũng khác nhau, đó là thương hàn với
ôn bệnh lúc sơ cảm cũng như sự truyền biến đều không giống nhau.
Vương Mạnh Anh nói: Ôn tà bắt đầu cảm thụ vào phần trên, bệnh ở phần vệ,
được giải ra ngoài thì không truyền nữa. Chương thứ tư nói: Không giải ra ngoài
tất đến nỗi kết tụ ở lý, là do từ thượng tiêu khí phận lần xuống trung hạ tiêu là
thuận truyền, chỉ có bào lạc ở trên đâu trung tà không giải ra ngoài lại không lần
xuống thì dễ xâm nhập vào, là hàm vào phần dinh là nghịch truyền. Thế thì
thuận truyền của ôn bệnh. Thiên sĩ tuy chưa nói ra nhưng xét kỹ nghị luận của
ông thì cho tà từ phần khí lần xuống là thuận, tà hãm nhập vào phần dinh là
nghịch. Nếu không có thuận làm sao có nghịch, họ Chương không nghiên cứu mà
lại đem sinh khắc ra giải thích, đã sai nguyên ý lại trái với kinh văn, há lại chưa
đọc sách của Tân Việt Nhân hay sao?
Dương Chiếu Lệ nói: Phế thông với tâm, cho nên phế nhiệt rất dễ nhập và vào tâm,
Thiên Sĩ hiểu rõ điều đó nên chưa nói thuận truyền mà nói nghịch truyền trước.
Nhận X ét
Hàm nghĩa của chữ nghịch, giải thích của họ Chương và họ Vương khác
nhau. Họ Chương lấy học thuyết ngũ hành sinh khắc để giải thích, lý luận tuy
khá thông, nhưng vẫn cảm thấy câu nệ. Họ Vương thì theo ý nghĩa của nguyên
văn, rồi lật lại để suy luận, cho là nó trái lại vơi thuận truyền. Cách giải thích
này ổn đáng hơn lối giải thích của họ Chương. Còn về nhân tô' ôn tà nghịch truyền
tâm bào, họ Dương dựa trên sinh lý cho là vì phế vối tâm bào thông nhau, nhưng
đó hoàn toàn không phải là nhân tô" quyết định sinh ra nghịch truyền. Xét về thực
tế, ôn bệnh sinh ra nghịch truyền, chủ yếu là quyết định ở hai mặt tà khí và chính
khí. Nói chung, hễ người bệnh tâm khí hoặc tâm âm không đủ và bị cảm tà qúa
nặng thì rất dễ xuất hiện chứng trạng nghịch truyền.
Nguyên văn
Vì tà thương hàn lưu luyến ở biểu sau rồi hoá nhiệt nhập lý, ôn tà thì nhiệt

131
biến rất nhanh, chưa truyền vào tâm bào tà còn ở phế, p h ế chủ khí, hợp với da
lông cho nên nói ở biểu, ở biểu thì lúc đầu dùng thuốc tân lương nhẹ, g h é phong
thì g ia loại B ạc hà, Ngưu bàng g h é thấp thì g ia loại Lô căn, H oạt thạch, hoặc
thấu phong ra ngoài nhiệt, hoặc thấm thấp vào xương dưới nhiệt, không cho cấu
kết với nhiệt, th ế nhiệt tất bị cô lập.
Giải thích
Câu này chú trọng trình bày sự truyền biến khác nhau của thương hàn và
ôn bệnh từ đó mà tiến thêm một bước dễ chứng minh chỗ khác hẳn nhau về cách
chữa ôn bệnh và thương hàn đã nêu ra ở bài trên. Thương hàn, ôn bệnh tuy đều
thuộc ngoại cảm nhiệt bệnh, nhưng tính chất cảm tà của hai bệnh ấy có hàn ôn
khác nhau, hàn phần nhiều hại dương, nhiệt phần nhiều hại âm, cho nên phép
chữa khác nhau rất nhiều. Thương hàn là cảm thụ hàn tà, hàn tính âm ngưng,
quá trình hoá nhiệt từ từ, lúc mới đầu lưu luyến ở biểu, vệ dương bị uất, xuất hiện
chứng trạng biểu hàn, tất đợi trải qua một thòi gian nhất định rồi sau mới dần
dần hoá nhiệt, mà từ biểu truyền vào lý, cho nên bệnh thương hàn mới phát, nên
dùng thuốc tân ôn giải biểuỆ Còn ôn là dương tà, biến nhiệt rất nhanh, lúc mới
phát ở biểu liền xuất hiện chứng trạng nặng về nhiệt, cho nên cách chữa nên
dùng thuốic Tân lương nhẹ. Đó là chỗ khác nhau về cách chữa thương hàn và ôn
bệnh lúc mới phát. Đương nhiên, nếu sau khi nhập lý hoá nhiệt, thì đểu thuộc lý
nhiệt, chứng trạng và cách chữa cũng sẽ có chỗ giống nhau.
Tà khí ôn nhiệt thường dễ kèm với các tà khí khác, nhất là ghé phong thấp,
phép chữa những trường hợp ấy có chỗ khác nhau. Phàm chứng ộn nhiệt ghé
phong, cách chữa nên trong bài thuốc tân lương gia thêm những vị tân tán sơ giải
như Bạc hà, Ngưu bàng để thấu phong ra ngoài nhiệt, chứng ôn nhiệt ghé thấp
thì nên gia những vị ngọt nhạt thẩm thấp như Lô căn, Hoạt thạch dễ thấm xuống
dưới nhiệt, không cho nhiệt cấu kết với thấp vì thế tà sẽ bị cô lập mà bệnh dễ giải
trừ. Vì tính thấp nhờn dính ngưng trệ, dây dưa khó giải, nếu chữa không đúng
cách thì thấp bế nhiệt lại, bệnh sẽ khó khỏi.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Bệnh thương hàn tà ở Thái dương, tất sợ rét nhiều,
mình nóng là do dương khí bị uất mà tà chưa hoá nhiệt. Truyền với Dương minh
tà khí hoá nhiệt thì không sợ rét nữa, lúc đầu có thể dùng phép lương giải, nếu
còn một phần nào sợ rét, vẫn nên ôn tán. Bởi vì hàn tà âm ngưng, cho nên cần
dùng thuốc mạnh như Ma, Quế, còn ôn tà là dương tà, thì nên dùng phát tán nhẹ,
nếu dùng thuốc mạnh, làm ra nhiều mồ hôi mà tổn thương tân dịch, lại hoá táo
thì thêm khó chữa. Lúc đầu giải biểu dùng tân lương, nên tránh những vị hàn
ngưng, sợ ủng tắc tà khí lại thêm khó giải. Hoặc gặp khí mưa dầm liên miên, thấp
khí cảm vào da lông, thì nên giải biểu thấp, khiến cho nhiệt tà thấu ra dễ giải,
nêu không thì thấp khí sẽ bê nhiệt tà lại xâm nhập vào trong, bệnh càng thjêm
nặng. Nếu bệnh ghé thấp ở trong thì dùng phép thanh nhiệt tất kiêm thẩm hoá,
không cho thấp cấu kết với nhiệt thì bệnh dễ giải.
Trần Quan Tùng nói: Điều này nói rõ cách chữa ôn tà mới phát chưa truyền
vào phần dinh, phàm ôn tà gây bệnh tất có hiệp vối các tà khác mà không ngoài

132
hai thứ phong với thấp, phong là dương tà nên giải biểu cho phát tán, cho nên nói
là thấu ngoại; thấp là âm tà, nên phân hoá mà lợi đi, vì thế nói là thẩm hạ.
Nhận xét
Họ Chương phân biệt thương hàn với ôn bệnh là dựa theo các mặt tính chất
bệnh tà, cơ chế phát bệnh, đặc điểm truyền biến và chứng trạng lâm sàng để tiến
hành phân tích rồi từ đó nêu ra chỗ khác hẳn nhau về cách chữa, đồng thòi cũng
đã nhấn mạnh những điểm cần chú ý về cách chữa bệnh ấy. Lý luận sâu sắc, rất
có thể công nhận, v ề cách chữa ôn tà ghé thấp thì phần biệt thấp ở biểu, thấp ỏ lý
lại càng toàn diện, so với lập luận của họ Diệp là cụ thể rõ ràng hơnỗ Sự phân biệt
về cách chữa kiêm chứng trong ôn bệnh của họ Trần là dựa vào tính chất khác
nhau của phong tà và thấp tà để nói rõ chỗ dụng ý nên thấu tà ngoài hay nên
thấm xuống dưới, cũng là ý kiến xác đáng.
Nguyên văn
K hông như thế, thì phong gh é với ôn nhiệt m à sinh táo, thanh khiết tất khô,
thuỷ k h í không dựa lên được vì h ai thứ hoả cùng đốt. Thấp hợp với ôn, chưng uất
m à che kín ở trên, thanh khiếu bị ủng tắc, trọc tà làm hại vậy. B ệnh chứng có
giống như thương hàn, cách xét nghiệm là thương hàn hay có nhiều biến chứng
còn ôn nhiệt thì tuy lâu vẫn ở một kinh, lấy đó m à biện biệt.
Giải thích
Câu này là tiếp theo câu trên mà nói rõ thêm về chứng trạng đại khái của ôn
nhiệt ghé phong và ghé thấp, đồng thòi nêu lên điểm chủ yếu khác với thương
hàn. Phong tính sơ tiết cho nên ôn nhiệt ghé phong, chữa nên dùng thuốíc tân
lương thấu giải, làm cho tà khí phong nhiệt theo đường da lông mà giải, nếu
không thì sẽ tạo thành tình trạng hoá táo tổn thương tân dịch. Vì phong với nhiệt
đều thuộc dương tà, hai thứ dương tà hợp lại, phong hoả càng đốt, thể tất tiêu hao
tân dịch, một khi tân dịch đã hao tổn, thì hoả tà càng đốt mạnh, nhưng thanh
khiếu ở đầu mặt như miệng và lỗ mũi, vì không được tân dịch thấm nhuần, tất
nhiên sẽ có hiện tượng khô ráo. Đó là chứng trạng biểu hiện rõ rệt nhất của ôn tà
làm hao tân dịch, cho nên họ Diệp chỉ nêu lên một tích ra là sợ người sau dùng
phép chữa thương hàn mà chữa lầm sang ôn bệnh nhất là sợ chữa lẫn lộn giữa hai
chứng trọc tà thấp ôn hại thanh khí và hai thứ dương tà phong ôn đốt hao tân
dịch. Những câu trên (chỉ từ đầu cho đến đây) trước hết thảo luận sự khác nhau
về chứng trạng và cách chữa thương hàn và ôn nhiệt, cách chữa khác nhau giữa
ghé phong và ghé thấp của ôn bệnh, đường xâm nhập của tà khí có thứ tự vệ khí
dinh huyết, là đã nêu lên tất cả chỗ cương lĩnh để chỉnh dần cho người học, đến
đoạn sau mới nói rõ.
Lời chú th ích chọn lọc
Chu Học Hải nói: Bệnh thương hàn cũng có khi không truyền kinh, nhưng
phần nhiều là truyền kinh, ôn bệnh thì ít truyền kinh. Sở dĩ như vậy là vì hàn tà
thì thu liễm, xâm nhập từ từ, tiên thêm một mục thì lại chuyển sang một hiện
tượng, cho nên biến chứng nhiều, ôn tà thì mở ra, nhiều cửa nhiều hang, bệnh mới
phát là thường kiêm hai, ba kinh, truyền lần thứ hai thì hết cả sáu kinh, cho nên
ít biến chứng.

133
Nhận xét
Họ Chương nêu ra chứng táo khát có dương hư linh ẩm, tân dịch không đưa
lên được, với chứng phong nhiệt kết hợp hoá táo đốt khô tàn dịch mà thanh khiếu
khô ráo, để tiến hành phần tích so sánh, từ đó mà nêu lên sự khác nhau về cơ chế
bệnh và cách chữa giữa hai chứng ấy, rất có giá trị tham khảo. Đó không những
giải thích được sâu sắc ý nghĩa của nguyên văn, mà đối với việc biện chứng chính
xác trên lâm sàng cũng rất có ý nghĩa, về câu nguyên văn nói: "Bệnh này có chứng
trạng giông như thương hàn", họ Chương nhân rằng đó là chỉ vào câu "trọc tà hại
thanh khiếu" của chứng thấp nhiệt để so sánh với câu của Trọng Cảnh nói "đầu
trúng hàn thấp", thuyết ấy cũng có lý do nhất định có thể tham khảo. Nhưng đối
với sự phần tích trong câu "Thương hàn hay truyền biến, ôn bệnh tuy lâu vẫn ỏ
một kinh không di chuyến". Lấy kinh mạch dài ngắn của thủ túc để nói là thương
hàn hay truyền biến ôn bệnh ít truyền biến thì rất cưỡng giải, khó cho người ta
tin được. Họ Trần nêu lên điểm chủ yếu của điếu văn này là chú trọng ở chỗ làm
cho việc biện chứng trị liệu trên lâm sàng được chính xác, đó là chỗ giải thích
nguyên văn sâu sắc và toàn diện. Còn như cho rằng thực chất tinh thần của mấy
điều nguyên văn từ đầu thiên đến đoạn này là khái để cương yếu lĩnh, cũng rất là
đúng với ý nghĩa nguyên văn, có sự giúp đỡ cho mọi người nắm vững được trọng
điểm của nguyên văn. Họ Chu phân tích về thương hàn hay biến chứng, nhận
rằng “thương hàn truyền dần dần từ ngoài vào trong, tiến thêm một mức thì có
thêm một hiện tượng thay đổi" cho nên nhiều biến chứng. Thực chất tinh thần
của nó cũng là nói chứng trạng của thương hàn phần nhiều theo vào sự truyền
biến mà tính chất có biến đổi, cho nên nói là "phần nhiều ở biến chứng". Thuyết
ấy còn là hợp lý có thể tham khảo. Nhưng giải thích về ôn bệnh "ít biến chứng"
thì chưa hẳn đã hoàn toàn đúng. Họ Chu cho là ôn bệnh lúc mới phát thì thường
kiêm chứng của hai ba kinh, đồng thòi còn truyền lần nữa thì hết cả sáu kinh"
cho nên ít biến chứng"tình hình thực tế trên lâm sàng hoàn toàn không phải
như vậy. Tình hình ôn bệnh lúc mới phát mà kiêm có ngay chứng trạng của hai
ba kinh vốn không phải là chuyện thường có, mà là ít thấy, nếu như có tình
huông bệnh mới phát mà xuất hiện ngay chứng trạng của mấy kinh, học giả
trong khi chuyển biến có khắp cả sáu kinh, thế thì cũng không thể nói là ít biến
chứng mà ngược lại đó là nhiều biến chứng. Bởi vì ôn bệnh lúc mới phát nếu
kiêm có ngay chứng trạng của hai ba kinh, thì bệnh tình ấy nhiều là nghiêm
trọng phức tạp mà chứng trạng của hai ba kinh, thì bệnh tình ấy phần nhiều là
nghiêm trọng phức tạp mà chứng trạng diễn biến cũng là biến hoá nhiều cách.
Như vậy thì làm sao mà cho là ít biên chứng được? lý do của họ Chu giải thích ở
đoạn này là chưa đủ và chưa xác đáng.
Nguyên văn
Đoạn trước nói tân lương tán phong, cam đam trừ thấp, nếu bệnh vẫn không
giải, là bệnh đã dần dần muốn vào phần dinh. P hần dinh bị nhiệt thì huyết dinh
bị khô hao, tâm thân không yên, về đêm nặng hơn, không ngủ, thành ban điểm lờ
mờ, thì bỏ ngay k h í dược. Nếu là phong nhiệt hãm vào thì dùng loại Tê giác, Trúc
diệp. Nêu là thấp nhiệt g ia thêm các vị Tê giác, H oa lê. Nếu có thêm chứng phiền
táo, đ ại tiện không thông củng có thê g ia thêm Kim trấp, người g ià hoặc người vốn
có hàn thì thay bang N hăn trung hoàng, làm gấp cho ban thấu p h á t ra là chủ yếu.

134
Giải thích
Câu này là tiến lên một bước mà nói rõ về chứng trạng chủ yếu và cách chữa
bệnh ôn nhiệt ghé phong, ghé thấp nghịch truyền vào phần dinh. Đoạn văn trên
đã chỉ rõ ôn nhiệt ghé phong nên dùng thuốc tân lương tán phong, ghé thấp thì
gia thêm các vị ngọt đạm thẩm thấp, đó vốn là hai phép lớn chữa bệnh ôn nhiệt
ghé phong ghé thấp lúc mới phát. Nhưng nếu chữa đúng cách mà bệnh lại không
giải theo như dự định, thì đó là dấu hiệu bệnh tà sâu, nặng hoặc người chính khí
kém không đủ sức chống đỡ với tà khí. Đến nỗi bệnh tà có xu thế nghịch truyền
vào tâm bào. Vì tâm chủ dinh thuộc huyết, cho nên hễ ôn bệnh nghịch truyền mới
phát phần nhiều trước phạm vào phần dinh mà sau dần dần bế vào tâm bào. Tà
vào phần dinh tất nhiễu loạn tâm thần làm cho thần kinh không tỉnh mà xuất
hiện chứng trạng tâm thần không yên, về đêm nặng hơn, không ngủ được. Dinh
với huyết đều chạy trong mạch, tà ở phần dinh, tất nhiên huyết dịch bị đốt hao,
quá lắm có khi vì ảnh hưởng của dinh nhiệt bức ra ngoài da thịt mà xuất hiện ban
chẩn lò mò trong da. Như vậy đều là đặc trưng chứng trạng của tà nhiệt đã xâm
nhập vào phần dinh. Bệnh tà đã nhập vào dinh thì những dược vật tân lương tán
phong, ngọt nhạt thấm thấp có tác dụng ở phần vệ, phần khí đều không nên tiếp
tục dung được nữa. Cách chữa lúc này cần phải lấy thanh dinh thấu nhiệt làm
chủ, nhưng phải phân biệt tính chất của bệnh tà hãm vào ra sao, để phương diện
dùng thuốc có thể tham giảm biến hoá. Nói chung bài thuốc thanh dinh thì Tê
giác là vị thuốíc chủ yếu, nếu tà hãm vào là phong nhiệt thì nên gia loại Trúc diệp
để thanh nhiệt thấu tiết: nếu vì ôn nhiệt ghé hãm vào thì có thể gia loại Hoa để
thanh tiết thơm hoá. Nếu chứng lại thêm phiền táo, đại tiện không thông, thì biết
là độc tà cực thịnh cố kết ở trong, cách chữa có thể gia thêm Kim trấp để thanh
hoả giải độc, nhưng phải chú ý Kim trấp tính rất hàn, người bệnh vốn hư hàn và
những người tuổi già dương khí suy yếu phải dùng cẩn thận, hoặc có thể thay
bằng Nhân trung hoàng thì thích hợp hơn. Tóm lại, cách chữa tà khí vào phần
dinh mà thấy ban chẩn lờ mờ trong da, cần phải thanh tiết nhiệt độc, làm cho ban
chẩn thấu phát là khâu chủ yếu, vì ban chẩn thấu lộ ra thì tà khí nội hãm có cơ
thông đạt ra ngoài, bệnh để giải trừ, nếu không thì tà sẽ hãm vào lý, thế tất tạo
thành cục diện hiểm ác trong bế ngoài thoát. Còn cần chỉ rõ ràng, về vấn đề chứng
trị tà nhập vào phần dinh, thì chứng trạng và dược vật để chữa nếu lâu trong
nguyên văn, chỉ là nêu thí dụ có tính chất đại biểu, không nên xem như là cố
định, điểm quan trọng là phải biểu rõ tinh thần biện chứng luận trị. Vì vậy, trên
lâm sàng chỉ cần phân biệt chính xác bệnh cơ ở vệ khí dinh huyết thì dùng thuổc
sẽ linh hoạt biến thông.
Lời chú th ích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: "Nhiệt nhập vào phần dinh, sắc lưỡi tất đỏ tươi, phong
nhiệt không kèm thấp thì lưỡi không có rêu, hoặc có rêu cũng rất mỏng, nhiệt ghé
thấp tất có rêu đục mà nhiều đờm, nhưng thấp ở phần biểu cũng không có rêu
(theo nhận xét cũng có rêu mỏng), mạch ấn mức phù tất tế sác.
Trần Quang Tùng nói: Xét phần dinh bị nhiệt đã thấy ban lờ mờ, thì mau
mau thấu ban là chủ yếu. Phép thấu ban không ngoài lương huyết thanh nhiệt,
nặng thì hạ đi, tức như nói nóng lò bớt củi thông hết ung tắc thì ngọn lửa sẽ bừng

135
sáng lên, nếu Kim trấp, Nhân trung hoàng không đủ sức hạ thì Đại hoàng Huyền
minh phấn cũng nên gia vào tự người học giả thấy chứng dinh cách chữa, suy ra
mà hiểu, ngẫm kỹ câu phiền táo, đại tiện không thông thì tự rõ.
Uông Viết Trinh nói: Gấp gấp thấu ban, không ngoài lương huyết thanh
nhiệt giải độc, thầy thuốc tầm thường tất dùng Phù bình, Anh đào hạch, Tây hà
liễu làm thấu phát, thật là lầm.
Nhận xét
Giải thích của các nhà đều có chỗ phát huy thêm. Họ Chương nêu ra biến
hoá của rêu lưỡi, làm căn cứ biện chứng tà vào phần dinh, rất là cần thiết. Bởi vì,
trên lâm sàng biện chứng tà nhiệt vào dinh, cho đến phong nhiệt, thấp nhiệt, thì
quan sát tình hình biến hoá của chất lưỡi và rêu lưỡi dầy mỏng, quả là một khâu
quan trọng.
Về câu "gấp gấp thấu ban" hai ông Trần, Uông đều cho là không ngoài
"thanh dinh tiết nhiệt giải độc". Kiến giải thật có chỗ độc đáo, hiểu sâu được yếu
lĩnh của nguyên văn, không đến nỗi cố kết ở lý, nung đốt dinh huyết, đó là chỗ
dụng ý "gấp gấp thấu ban". Nếu không căn cứ chứng trạng cụ thể mà phân tích,
chỉ xuất phát theo khái niêm chung chung, cho rằng thấu ban tức là chỉ vào thăng
tán để thấu, mà dùng bừa những vị tân tán thăng đề thì lầm rất lớn, hậu quả của
nó tất nhiên là nhiệt độc càng hun đốt mạnh, tân dịch và khí càng hao, biến
chứng lung tung, tạo thành thế lửa cháy khắp đồng khó lòng dập nổi. Vì vậy, họ
Uông nêu ra "thấy thuốc tầm thường tất lấy Phù bình... làm phép thấu phát, rất
là -lầm to "thật là câu nói xuất phát từ kinh nghiệm, nên đưa làm điều nhắc nhở,
họ Trần lại nêu ra: Nếu lý nhiệt ủng thịnh mà ban điểm khó thấu thì phép chữa
có thể gia các vị tả hạ như Đại hoàng, Huyền minh phấn, đó lại là cách biến hoá
trong phép chữa, có thể bổ sung cho chỗ thiếu sót của nguyên văn. Xét trên lâm
sàng ôn bệnh phát ban, quả thường có khi vì lý nhiệt ủng thịnh mà ban khó thấu
phát, lúc đó nếu chữa chỉ dùng những vị thanh giải chung chung thì khó có hiệu
quả nhanh, có thể gia những vị hàn tả thích đáng, phủ khí thông sướng, thực
nhiệt có đưòng thông tiết thì ban điểm dễ thấu phát, điểm này ta sát chứng trạng
biến hoá mà lập phương dùng thuốc, gia giảm linh hoạt, chính đó là tinh thần
biện chứng luận trịỄ
Nguyên văn
Nếu ban xuât hiện m à nhiệt không g iải là tăn dịch của vị kiệt, dùng thuốc
cam hàn làm chủ, nặng thì như Ngọc nữ tiễn, nhẹ thì như loại vỏ Lê, nước mía,
hoặc người bệnh thân thủy vốn suy, tuy bệnh chưa truyền xuống hạ tiêu, trước
củng tự p h ả i lo lăng, tất nhiên xem ở lưỡi, như trong thuốc cam hàn g ia vào thuốc
hàm hàn là trước cốt đê yên nói chưa thu tà, dùng cho k h í đ ã hãm vào.
Giải thích
On bệnh phát ban phần nhiêu do dương minh vị nhiệt hãm vào dinh huyết
gây nên, ban phát được ra ngoài thì tà nhiệt có cơ thấu giải, cho nên nói chung,
sau khi ban phát, đáng lẽ là thê nhiệt xuống dần đến lúc giải trừ. Nay ban đã ra
ngoài mà nhiệt lại không giải trừ thì lại là do tà nhiệt đốt hao tân dịch của vị
thuỷ không giao tế với hoả, phép chữa nên dùng thuốc cam hàn để sinh tân dịch

136
thanh nhiệt, chứng trạng nặng thì có thể dùng Nước tiên nữ gia giảm để thanh
khí lương dinh, thấu nhiệt sinh tân nếu chứng trạng nhẹ thì dùng loại vỏ Lê, nước
mía cũng khỏi. Nhưng phải chú ý nếu thận thuỷ vôn suy thì tà nhiệt rất dễ thừa
hư thâm nhập hạ tiêu, vì thế trên lâm sàng chữa có thể trong thuốc cam hàn gia
thêm những vị hàm hàn để tư dưỡng thận âm. Thận âm đầy đủ thì tà nhiệt không
có cơ truyền vào mà bệnh không đến nỗi ác hoá, đó tức như họ Diệp nói: "Trước
cốt để yên nơi chưa thụ tà, đừng cho tà khi dễ hãm vào". Nguyên tắc chữa có đủ tư
tưởng dự phòng ấy là cách làm tích cực để khống chế bệnh biến phát triển.
Còn như chẩn đoán thận thuỷ suy trong chứng này, ngoài việc kết hợp quan
sát các mặt như thể chất bẩm tô" của người bệnh quá trình bệnh biến thì việc xem
xét sự biến hoá của lưỡi và rêu lưỡi, là một khâu quan trọng. Phàm người thận
thuỷ suy kém thì chất lưỡi phần nhiều đỏ tươi khô teo, chỉ cần nắm vững được đặc
trưng ấy thì việc biên nhận trên lâm sàng sẽ không khó nữa.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Ban xuất tà đã thấu phát, đáng lẽ là nhiệt hư, đằng này
nhiệt vẫn không giải, cho nên biết là do tân dịch của vị khô thuỷ không giao tế với
hoả, chữa nên dùng cam hàn sinh tân dịch. Nếu thận thuỷ suy nhiệt càng khó lui
cho nên tất gia loại hàm hàn như Huyền sâm, Tri mẫu, A giao, Qui bản, tức như
nội làm mạnh thuỷ để chế hoả vậy. Như Trọng Cảnh chữa Thiếu âm thương hàn
tà tại bản kinh tất dùng Phụ tử ôn tạng, tức là trước yên chỗ chưa thụ tà, sợ tà
hãm vào vậy. Nhiệt tà thì dùng hàm hàn tư thuỷ, hàn tà thì dùng hàm nhiệt trợ
hoả, được tuy khác nhau nhưng lý pháp là một.
Vương mạnh Anh nói: Điều văn này chú dùng cam hàn, nặng thì như Ngọc
nữ tiễn là nói như Thạch cao cùng dùng với Địa hoàng của Ngọc nữ tiễn để thanh
nhiệt chưa hết mà cứu tân dịch đã mất, vì đoạn văn trên từng nói tà đã nhập
dinh, cho nên biến phép Bạch hổ gia Nhân sâm mà sang phép Bạch hổ gia Địa
hoàng. Không nói Bạch hổ gia Địa hoàng mà nói như Ngọc nữ tiễn là cách nói
gián tiếp vậy. Văn bản của nhà Đưòng bỏ một chữ “như” nói tắt là nặng thì Ngọc
nữ tiễn là ấn định nguyên phương Ngọc nữ tiễn. Ngô Cúc thông, Hư cốc nhân đó
mà nhận lầm. Nào có biết rằng tân dịch của vị tuy mất nhưng mình nóng chưa
lui, thì Thục địa, Ngưu tất dùng làm sao được. Tôi chữa chứng này, lập án tất
trước phải chính danh, gọi là Bạch hổ gia Địa hoàng thang, thế mới là phép chính
để thanh nhiệt nung đốt cả khí lẫn huyêt.
Ngô Tích Hoàng nói: Xét dinh khí đều bị bệnh, nhiệt thịnh thì còn có phép
Tê giác Địa hoàng hợp Bạch hổ là để thanh nhiệt tư dịch, tân dịch khô hao quá,
tất gia thêm nước lê, nước mía hoà vào thuốc uống, hiệu quả càng nhanh.
Trần Quang Tùng nói: Cau thứ hai ở trên (nói bắt đầu từ câu "trước nói tân
lương tán phong" đến đây). Nói rõ chứng nghịch truyền tâm vào tà hãm vào dinh
huyết và đề xuất cách chữa. Câu này vẫn gồm cả phong ôn, thấp ôn mà nói nhưng
chứng thấy ở phong ôn nhiều hơn.
Nhận xét
Họ Chương đối với người bẩm tô" thận âm hư, dùng thuốc hàm hàn để chữa
bổ sung dược vật cụ thể, rất là xác đáng, đồng thời còn nêu lên trường hợp trong

137
thương hàn luận chữa thiếu âm thương hàn tà ở bản kinh mà gia phụ tử ôn tạng
để so sánh với cách chữa ôn bệnh thận âm hư mà cho dùng thuốc hàm hàn tư
thận để "trước yên chỗ chưa thụ tà" cũng thực có phát huy.
Về bài thuốc dùng theo cách chữa bằng thuốc cam hàn, nguyên văn nêu lên
"nặng thì như Ngọc nữ tiễn" họ Vương cho là "Như Ngọc nữ tiễn" ý nghĩa không
phải là bảo dùng phương ấy mà là nội dung bài thuốc như Ngọc nữ tiên dùng
chung cả Thạch cao với Địa hoàng như Ngọc nữ tiễn, vì thế ông chủ trương cách
chữa chứng này nên dùng Bạch hổ gia Địa hoàng thang chứ không nên dùng Ngọc
nữ tiễn, vì trong bài Ngọc nữ tiễn có hai vị Thục địa, Ngưu tất không hợp với bệnh
tính. Kiến giải như thế thật có chỗ độc đáo, Ngô Cúc Thông chữa chứng khí dinh
đều bị đốt dùng Ngọc nữ tiễn bỏ Ngưu tất, Thục địa mà ra sinh địa, huyển sâm
gọi là gia giảm Ngọc nữ tiễn, thực tế cũng là một ý ấy. Ngô tích Hoàng để ra như
tà nhiệt nặng thì dùng Tê giác, Địa hoàng thang hợp với Bạch hổ thang, cùng là
đúng chứng. Tóm lại, chỉ cần biện chứng cho rõ ràng, lập pháp cho chính xác thì
việc xử phương dùng thuốc có thể linh hoạt biến thông mà không cần cứng nhắc
câu nệ.
Nguyên văn
Nếu tà k h í trước sau vẫn lưu ở p h ần khí, có th ể mong có chiến hãn đ ể thấu
tà, phép chữa nên ích vị làm cho tà dồn vào với m ồ hôi, nhiệt thông đạt, tấu lý
khai, thì tà theo m ồ hôi m à ra. Sau khi tà giải, vì k h í không hư thì da lạnh một
h a i ngày đêm , đợi khi hồi phục thì ấm lại như thường. Vì chiến hãn m à tà giải, tà
hết, chính hư, dương k h í theo m ồ hôi m à tiết ra, cho nên da cứ lạn h dần, chưa
p h ả i là đ ã thành chứng thoát, lúc này nên bảo người bệnh nằm nghỉ tĩnh dưỡng,
đê đợi dương k h í hồi phục, người chung quanh chớ có kinh sợ, kêu gọi luôn luôn
nhiễu loạn nguyên thần sẽ gây nên phiền táo không nằm yên, da lạnh, m ồ hôi ra,
đó là chứng k h í thoát lại có trường hợp tà thịnh chính hư, không th ể một lần chiến
hãn m à g iải được, qua một vài ngày lại chiến hãn m à bệnh khỏi cũng cần biết
điều đó.
Giải thích
Câu này tiêp theo bài trên tiến thêm một bước nói rõ về phép tắc chữa chứng
ôn tà không giải ra ngoài, cũng chưa vào phần dinh mà trước sau vẫn lưu ở phần
khí phần nhiều xuất hiện ở giai đoạn tà đã rồi phần biểu nhưng chưa vào trong
phần dinh, chứng trạng biểu hiện tuy nguyên văn chưa nêu ra nhưng nhiều y gia
đã bổ sung, có thể tham khảo. Như Chương Hư Cốc nói: "Không sợ rét mà phát
nóng, nưóc tiểu vàng, là tà đã vào phần khí". Ngô Khôn Yên nói: "Phàm rêu lưỡi
trắng chính giữa đới vàng, tuy đã dài ngày nhưng tà vẫn lưu ở phần khí, có thể
mong được chiến hãn mà giải".
Do đó có thể hiểu rằng phát nóng dai dẳng không lui mà không sợ rét, rêu
lưỡi trắng chính giữa hơi vàng là dấu hiệu chủ yếu tà còn ở phần khí. Do bệnh tà
trước sau vẫn lưu ở phần khí chưa vào dinh, động huyết, tà tuy chưa hết, chính
cũng chưa hư, vì thể có hy vọng thông qua chiến hãn để thúc đẩy bệnh tà giải ra
ngoài. Về cách chữa ở giai đoạn ấy, nguyên văn nêu ra: Phép chữa nên ích vị, Nói
"ích vị" thì căn cứ vào bệnh tình mà xét là không phải vì bổ ích vị khí. Vương
Mạnh Anh cho là: ích vị là sơ thông chỗ mở đóng (khu cơ), rưới dội thẩm nước làm

138
cho tà khí thông đạt cùng với mồ hôi mà ra. Thuyết này tương đôi hợp lý. Nói cho
cụ thể, cũng tức là lấy những vị thuốíc kinh thanh, thanh khí sinh dịch, tuyên
thông khí cơ, và rưỡi dội thêm nước để khí cơ được tuyên thông, nhiệt tà đạt ra
ngoài, tân lý khai, mồ hôi ra khí tà cũng theo đó mà giải.
Trong quá trình ôn bệnh xuất hiện chiến hãn, nói chung là hiện tượng tốt,
bởi vì "chiến" là biểu hiện tà khí chính khí giao tranh kịch liệt, chiến mà mồ hôi
ra, nóng lui là dấu hiệu của chính khí thắng tà, bệnh tà đã giải. Do đó có thể hiểu
được rằng cơ chế của chiến hãn là tà khí lưu đã lâu ngày, mà chính khí chưa hư
suy, còn có thể trỗi dậy mà đuổi tà ra ngoài. Chính khí đuổi tà, cố sức chọc thủng
vòng vây, cho nên xuất hiện hiện tượng chiến hãn. Chiến hãn biểu hiện trên lâm
sàng phần nhiều là trước hết toàn thân run rẩy, thậm chí có khi tay chân lạnh
mạch phục, sau đó không lâu toàn thân mồ hôi tầm tã. Sau khi run rẩy mà mồ hôi
ra bệnh giải, do một lúc dương khí không đủ, không phân bô" được ra da thịt, cho
nên thường sau khi chiến hẳn khoảng một đêm ngày, da thịt hơi lạnh, đó là một
loại hiện tượng tạm thòi mà lại tất nhiên sau khi chiến hãn, không lấy gì làm lạ,
không thể cho đó là chứng thoát, đợi dương khí hồi phục dần dần thì sẽ ấm lại
như thường. Việc chăm sóc lúc này cần phải thận trọng. Phàm sau khi chiến hãn,
nên dặn người bệnh nằm nghỉ yên tĩnh, để cho dương khôi phục dần dần, những
ngưòi xung quanh chớ thấy mệt nằm không nói, mồ hôi ra da lạnh, có hiện tượng
giống như chứng thoát mà bối rối kinh hoảng, kêu gọi luôn luôn, như thế sẽ làm
nhiễu loạn nguyên khí. Đó là điểm cần được chú ý.
Sau khi chiến hãn, có một số hiện tượng giống như chính khí thoát ra ngoài
lúc này biện chứng, chẩn sát mạch trong là một khâu quan trọng. Phàm sau khi
chiến hãn, mạch hư nhuyễn hoà hoãn là biểu hiện tấ t nhiên của tà thối, chính hư,
chứ không phải là chứng thoát. Nếu mạch cấp tập, người bệnh phiền táo không
yên, da lạnh toát mồ hôi, thì đúng là chứng khí thoát nguy hiểm. Lại có một loạt
tình trạng khác, tà thịnh mà chính khí tương đối kém, đến nỗi không thể một lần
chiến hãn mà giải, phải ngừng lại một hai ngày, đợi chính khí hồi phục, lại phát
chiến hãn một lượt nữa mới giải được, đó cũng là có khả năng như vậy.
Lời chú th ích chọn lọc
Nguỵ Liễu Chân nói: Mạch bỗng nhiên phục cả hai bên hoặc một bên, mà tay
chân buốt lạnh, hoặc móng chân móng tay xanh tím là sắp phát chiến hãn, nên
nhớ điều đóắ
Chương Hư Cốc nói: Tà ở phần khí, có thể mong có chiến hãn, phép chữa nên
ích vị, là vì mồ hôi do khí của cơm nước trong vị hoá ra khi thuỷ cốc vượng, cùng
dồn lại với tà khí mà hoá thành mồ hôi, tà với mồ hôi cùng ra một lần, cho nên
Trọng Cảnh dùng Quế chi thang chữa chứng phong thượng vệ, sau khi uống thuốc
cho ăn ít cháo nóng loãng để giúp cho ra mồ hôi. Nếu vị hư mà phát run rẩy, tà
không xuất ra được, trái lại trở vào trong, cho nên cần phải biết được tà ở nông
hay sâu, nếu tà đã vào trong, mà còn trợ vị tức là giúp tà làm hại. Cho nên như tà
khí phong hàn ôn nhiệt, lúc còn ở biểu, có thể trở vị để đẩy tà ra, nếu tà khí thử
dịch, lúc mới bị đã ở ngay chỗ mạc nguyên gần vị khẩu, thì không thể có phép trợ
vị tuy người vốn hư, cũng trước vân phải khai đạt, nếu lầm mà bổ vào thì hại
không nhỏ.

139
Sau khi chiến hãn tà giải da lạnh trở lại ẩm, cũng không thể dùng thuốc bổ
ngay, sợ dư tà chưa hết bệnh quay trở lại. Còn chứng khí thoát ra càng nên hiểu
rõ. Nếu mạch cấp tập, phiền táo không nằm được, mà mình nóng không mồ hôi,
đó là tà khí và chính khí giao tranh, lành dữ quyết định ỏ lúc ấy, nếu chính thắng
được tà thì mồ hôi ra ngay, ngưòi mát, mạch tĩnh, nằm yên, thì rõ ràng là chính
khí thoát. Hoặc đã ra mồ hôi và người vẫn nóng, mạch cấp tập mà phiền táo, là
chính không thắng nổi tà, tức như Nội kinh nói "âm dương giao, giao thì chết".
Vương Mạnh Anh nói: Chương thứ hai ở trên (chỉ câu trên) nói tâm và phế
đều ở cách mạc, ôn tà không giải ra ngoài dễ nghịch truyền vào tâm bào, cho nên
bài đầu bàn về cách chữa chứng tà hãm vào trong, tiếp đó bàn đến cách cứu tân
dịch cuối cùng bàn về bệnh là không truyền vào phần dinh thì có thể phát ra
chiến hãn mà giải. Nhưng tà trước sau lưu ở phần khí há lại có thể chỉ giải thích
khí sơ cảm tà còn ở biểu hay sao? Bởi thế họ Chương nghĩ "ích vị" là bổ ích vị khí,
cho nên chưa hoàn toàn hợp lý của nguyên văn. Tà khí ôn nhiệt khác xa tà khí
phong hàn, khí cảm vào ngưòi ta thì theo đưòng miệng mũi mà xông vào, trưóc
tiên phạm vào phế, không giải ra được thì kết ở lý mà thuận truyền xuống vị. Vị
thuộc dương thể, nên giáng nên thông, vì thế nói phủ, lấy thông làm bổ, cho nên
chương sau có nói tới các phép nhân tiểu tấu tiết để khơi thông chỗ mở đóng, phát
chiến hãn ... Đủ biết ích vị là sơ thông chỗ mở đóng rưới dội thêm nước làm cho tà
khí thông dạ, cùng ra mồ hôi, thì chỉ một lần chiến hãn mà thành công.
Tức như tà khí thử dịch ở mạc nguyên, chữa tất làm cho tà nhiệt tan vỡ, đợi
lúc sắp chiến hãn thì cho uống nhiều nước cháo hoặc nước sôi để giúp cho ra mồ
hôi. Xét lòi nói của họ Chương thì chứng dịch không có cách giải bằng chiến hãn.
Vả lại chiến hãn phần nhiều ở khoảng 6, 7 ngày hoặc hơn mười há lại chưa thấy
sao. Nếu đợi bô vào rồi mới phát chiễn hãn, hoặc cũng có khi có là vì chính khí vốn
nhược, nhưng cũng không phải là chứng mối ở biểu.
Trần Quang Tùng nói: Đầy là rõ cách chữa tà từ phần vệ vào phần khí,
không truyền vào dinh, Đại phàm ôn tà vào lý có hai đường. Tâm bào và dương
minh, cách chữa không ngoài thấu huyết, thương tổn dinh huyết tất phát ban,
phải chữa bằng cách thấu ban, vào dương minh là thuộc tràng với vị tất thành lý
kết, lý kết thì phải hạ. Nếu chưa vào lý, lưu liên ở phần khí thì thuộc tam tiêu, ở
thượng tiêu có thể mong phát chiễn hãn mà giải, chữa nên ích vị.ế. phép ích vị
như các bài Tuyết lê tương, Ngũ trấp ẩm, Quế chi bạch hổ trong ôn bệnh điều
biện, đều có thể chọn dùng, nhiệt thịnh thì ăn dưa hấu, lúc sắp phát hãn cho uông
nước cháo hoặc nước sôi tức là nói làm cho nước hợp với mồ hôi, nhiệt đạt tấu lý
khai thì thông tiết được. Nếu ở trung hạ tiêu thì cho phép phần tiêu.
Lại nói: Đầy nói rõ trạng thái sau lúc bệnh giải biện mạch của chứng thoát
và không phải chứng thoát, lại dạy cho ngưòi ta biết còn có trường hợp phát chiến
hãn lần thứ hai do tà thịnh hư, sợ tà nhiệt chưa thanh, nhận lầm tà hư thoát vội
cho uống thuốc bổ vào. Mồ hôi ra, da lạnh và da lạnh, mồ hôi ra có khác nhau, mồ
hôi ra da lạnh là sau khi mồ hôi ra nóng lui, người mát bệnh sẽ khỏi, da lạnh mồ
hôi ra tức như trong Thương hàn luận nói vong dương mồ hôi ra không cầm, và
mồ hôi ra như dầu. Thiên "Bình nhiệt bệnh luận". Sách Tố Vân nói: "Mồ hôi ra mà
mạch còn táo thịnh thì chết". Thiên "Nhiệt bệnh luận" sách Linh khu nói: "Nhiệt
bệnh đã ra được mồ hôi mà mạch còn táo thịnh, đó là âm mạnh đến cực độ, chết ra

140
được mồ hôi mà mạch tĩnh, sông", ở đây mạch cấp tật mà phiền táo vì thê nói là
chứng khí thoát.
Nhận xét
Họ Nguy bổ sung thêm hiện tượng khí phát chiến hãn, có giúp thêm cho việc
tham khảo trên lâm sàng, v ề ý nghĩa và mục đích của phép chữa ích vị, họ
Chương và họ Vương đều có phần tích cụ thể, nhưng kiến giải của hai nhà có chỗ
chưa hợp nhau. Căn cứ vào bệnh tình mà xét, thì lý luận của họ Vương tương đối
sát hơn, họ Trần bổ sung thêm phương dược cụ thể để ích vị cũng gọi là thích hợp.
Còn như họ Trần biện chứng khí hư với khí thoát, đưa ra phân biệt chứng mồ hôi
ra da lạnh với da lạnh ra mồ hôi, tựa hồ chứng nhắc câu nệ, trên lâm sàng cần
phải căn cứ mạch chứng toàn diện để tiến hành phân tích mới có thể đi kết luận
chính xác.
Nguyên văn
L ạ i bàn về luận ở p h ần k h í có khi thông truyền vào phần huyết m à tà lưu ở
tam tiêu, củng như bệnh thiếu dương trong thương hàn. Bệnh thiếu dương thì hoà
g iải biểu lý, bệnh này thì p h ần tiêu thượng hạ, tuỳ chứng biến p h áp như gần đây
dùng các loại H ạnh, Phác, Linh hoặc tẩu tiết như Ôn đởm thang. Vì bệnh còn ở
p h ần khí, còn có th ể mong đợi p h á t chiến hãn chuyển thành sốt rét.
Giải thích
Ôn tà lưu đọng ở khí phần lâu ngày, đã không giải ra ngoài, cũng không
truyền vào trong, thường thưòng lưu ở tam tiêu. Tam tiêu thuộc thiếu dương, chủ
sự thăng giáng xuất nhập của khí cơ, mà chủ việc thông hành đường nước, Bệnh
tà lưu đọng thì khí cơ uất trệ, mà đưòng nước không thông, đến nỗi âm tà hiệp với
đòm thấp đình lại ở trong cho nên chứng này phần nhiều thấy các chứng nóng rét
thay đổi nhau, ngực đầy bụng chướng, tiểu tiện ngắn, rêu lưỡi nhợt, chứng ấy so
với bệnh thiếu dương. Trong thương hàn luận tuy có nhiều chỗ giông nhau nhưng
về bệnh cơ thì hoàn toàn khác. Bệnh thiếu dương trong thương hàn luận là tà ở
bán biểu lý, chỗ mở đóng không thông lợi cho nên phép chữa phải hoà giải, chứng
này tuy cũng thuộc bệnh thiếu dương, nhưng bệnh cơ thì thuộc tà khí ngăn trở
khí cơ ở thượng, trung, hạ tiêu, cho nên cách chữa nên dùng phép phần tiêu tẫu
tiết, như loại Hạnh, Phác, Linh hoặc Ôn đỏm thang. Nhưng cần chú ý là tác dụng
của Hạnh, Phác, Linh hoặc Ôn đởm thang đều nặng về tuyên khí hoá thấp, tương
đối thích dụng với chướng khí cơ không thông nặng về đàm thấp nếu nhiệt nhiều
hơn thì lại cần dùng phép thanh hoá, nếu thuộc loại phong nhiệt lưu ở phần khí
thì càng không nên ứng dụng, nếu dùng phép thanh khí tiết nhiệt chữa, nếu dùng
thuốc phân tiêu tẫu tiết, thì lại có thể làm cho hoá táo hao tân dịch, đến nỗi bệnh
tình chuyển biến nặng hơn. Tóm lại, trên lâm sàng cần phải tuỳ sự biến hoá của
bệnh mà lập phép chữa, đó tức là tinh thần chủ yếu của họ Diệp đã nêu ra là "tuỳ
chứng mà biến phép chữa".
Do chứng tà lưu ở tam tiêu, bệnh biến cũng ở phần khí, nếu chữa đúng phép,
khí cơ tuyên hoá thì có thê thông qua chiến hãn mà giải, hoặc chuyển biến ra
thành chứng sốt rét mà khỏi dần.

141
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Phàm khí biểu lý đều do tam tiêu mà thăng giáng xuất
nhập, đường nước là do tam tiêu mà thông hành, cho nên tà mới vào tam tiêu,
hoặc ngực sưòn đầy tức, hoặc tiểu tiện không thông lợi, lúc này nên thông đạt khí
cơ, tuy ôn tà không thể dùng thuốc hàn lương để át đi, như loại Hạnh, Phác, ôn
đởm, cay bình ngọt đắng để lưu lợi sự thăng giáng mà vận chuyển khí cơ, khai
thông cửa ngõ của chiến hãn, để hoá thành như chứng sốt r é t ... Không hiểu nghĩa
đó, hễ nghe đến ôn bệnh là cho uống bừa thuốc hàn lương, làm cho biểu tà lại ở
trong, nhiệt thế càng mạnh do đó càng chữa bệnh càng nặng, đến chết cũng không
biết nguyên nhân vì đâu, thật là đáng thương.
Vương Mạnh Anh nói: Giải thích của họ Chương, lý luận thì thông nhưng
chưa sát với bệnh tình. Nói rằng phân tiêu thế thượng hạ dùng Hạnh nhân khai
thượng tiêu, hãn phát tuyên thông trung tiêu, Phục linh lợi thấp ở hạ tiêu, tựa hồ
như chỉ vào chứng thấp ôn, hoặc là người vốn có đàm ẩm mà nói, cho nên ôn đởm
thang cũng có thể dùng, hãy tham khảo với các bệnh án ôn thấp trong Chỉ nam thì
đủ rõ. Nếu phong ôn lưu ở phần khí, đoạn văn dưới đã nói đến phần khí mới có thể
thanh khí, nói thanh khí, là chỉ nên khơi thông khí hoá bằng thuốc khí thanh, như
các vị Chi, Cầm và Lâu, Vĩ, tuy không thể vội dùng những vị hàn trệ, nhưng loại
Hậu phác, Phục linh cũng cần dùng. Nhưng người hễ mới nghe đến ôn bệnh là dùng
bừa ngay thuốc hàn lương, vốn là đáng thương mà những người không biện biệt có
thấp trệ hay không cứ vội dùng Chỉ, Phác cũng không đáng tiếc hay sao? Còn về cơ
chế chuyển thành sốt rét, nguyên ý là chỉ vào khí cơ thông đạt, bệnh sẽ hoá thành
sốt rét, thì tà sẽ hết, theo đó đón lấy mà dẫn ra, thì bệnh khỏi dần.
Nhận xét
Chú giải của hai nhà đều rất tinh thông. Họ Chương thì theo chức năng khí
hoá của tam tiêu để phân tích vào bệnh cơ của tà lưu lại tam tiêu, lại tiến thêm
một bước nói rõ về chứng trạng biểu hiện và sự nên hay kiêng trong cách chữa,
rất có giá trị tham khảo. Họ Vương thì trình bày sâu sắc về phạm vi thích ứng của
phép chữa phân tiêu tẫu tiết và phân biệt cách vận dụng phép thanh khí để chữa
phong nhiệt lưu lại ở phần khí, có thể cũng với lập luận của họ Chương mà lâm
sàng tỏ thêm.
Nguyên văn

P hàm khi khám xét sau về mới nói tới k h í sau dinh mới nói tới huyết. Ở vệ có
thê p h á t hãn, tới k h í mới có th ể thanh khí, vào tới dinh còn có th ể thấu nhiệt
chuyển ra phần k h í như các vị Tê giác, Huyền sâm , Linh dương giác, vào tới phần
huyết thì sơ hao huyết động huyết, p h ả i dùng ngay lương huyết tán huyết như các
vị Sinh địa, Đơn bì, A giao, Xích thược, Nếu không th ể thì trước sau không theo
phép hoãn cấp, e rằng làm đến là sai, rồi lại sinh hoang mang.
Giải thích
Câu này bàn khái quát về tầng thứ nông sâu về bệnh cơ của vệ khí dinh
huyết và phép chữa bệnh cơ biên hoá của vệ khí dinh huyết trong quá trình ôn
bệnh là họ Diệp phát minh ra trước hết, cho nên toàn diện đều quán triệt tinh
thần biện chứng luận trị về "Vệ khí dinh huyết".

142
Vệ khí dinh huyết là tiêu chí cho mức đo và giai đoạn khác nhau của bệnh
biến nông sâu nặng nhẹ. Nói chung, chứng ở phần vệ phần nhiều là nhẹ mà nông,
chứng ỏ phần khí là tà đã truyền vào lý, bệnh đã nặng hơn, chứng ỏ phần dinh là tà
đã vào sâu, bệnh thế càng nặng, chứng ở phần huyết là tà đã vào sâu thêm một
tầng nữa, bệnh hết sức nghiêm trọng. Còn về phép chữa trên nguyên tắc thì: Chứng
ỏ phần vệ chữa nên hãm giải, chứng ỏ phần khí, chữa nên thanh khí tiết nhiệt,
chứng ỏ phần dinh thì thanh dinh thấu nhiệt để mong tà nhiệt thấu xuất ra phần
khí mà giải, chứng ở phần huyết thì lương huyết tán huyết. Đó là căn cứ vào cơ chế
bệnh lý khác nhau về chứng hậu của phần khí dinh huyết mà xác định cách chữa,
vi vậy, trên lâm sàng cần phải biện chứng rõ ràng chữa mới không lầm.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Phàm ôn bệnh mới cảm thấy phát nóng mà hơi sợ rét, là
tà ỏ phần vệ không sợ rét mà sợ nóng, nước tiểu vàng là tà đã vào phần khí, nếu
mạch sác, lưỡi đỏ là tà đã vào phần dinh, nếu lưỡi đỏ thẫm, phiền nhiều không
ngủ được hoặc đêm có nói nhảm là bệnh tà đã vào tới phần huyết. Tà ở phần vệ
thì phát hãn nên dùng Tân bình biểu tán, không được dùng thuốíc lương thanh khí
nhiệt, không được dùng hàn trệ, làm cho tà không thấu đạt ra ngoài được, lại bế
vào bên trong thì bệnh càng thêm nặng, cho nên tuy bệnh đã vào phần dinh, còn
có thể chuyển đạt tà ra phần khí mà giải, nếu không biện rõ chữa như vậy thì hễ
động tay tới là lầm.
Vương Mạnh Anh nói: Ngoại cảm ôn bệnh xem xét như vậy các chứng cảm
phong hàn khác, cũng đều như vậy, đó là chỗ mà cổ nhân chưa chỉ rõ, gần đây chỉ
riêng Vương Thanh Nhiệm biết rõ điều đó. Nếu phục ôn bệnh, tuỳ lý xuất gia biểu
là trước bệnh ở phần huyết sau dạt ra phần khí, cho nên lúc bệnh mới phát
thưòng thường lưỡi nhuận mà không có rêu nhưng chẩn mạch thì nhuyễn mà có
khi huyền, hoặc hơi sác miệng chưa khát mà tâm phiền sợ nóng, lúc đó nên cho
uổng những vị thanh giải dinh âm, đợi khi tà theo phần khí được. Nếu phục tà
nặng, lúc mới phát liền thấy lưỡi đỏ họng khô, thậm chí có giả tượng tay chân
lạnh, mạnh phục thì phải gấp thanh mạch phục tà ở phần âm, tiếp đó tất rêu lưỡi
vàng dầy nhớt bẩn dần dần xuất hiện, đó là chỗ trước sau khác nhau của phục tà
với tân tà. Còn trường hợp phục tà ở hơi sâu hơn không thể một lúc xuất hiện ra
hết được tuy chữa đúng phép mà sau khi rêu lưỡi nhợt rồi qua một hai ngày lại
khô đỏ, rêu lại váng khô tựa như tước chuối bóc kén, tầng lớp không cùng khác với
ngoại cảm ôn tà từ vệ vào khí, từ dinh vào huyết vậy. Chứng phục thử về mùa
thu, nhẹ mà nông thì tà ẩn nấp ở mạc nguyên sâu và nặng cũng phần nhiều như
thế, nếu chưa lịch duyệt nhiều, thì vị tất đã biết được, điều quanh co như thếệ
Trần Quang Tùng nói: Theo đơn giản mà nói thì vệ khí, dinh là huyết theo
thứ tự mà nói, thì vệ là ngọn của khí, khí là gốc của vệ, dinh là chỉ huy của huyết,
huyết là đồ đệ cho nên huyết ở sau dinh, mà bệnh tà vào dinh còn có thể thấu
nhiệt chuyển ra phần khí. Bỏ lỡ cơ hội ấy không chữa thì dinh bị bệnh mà huyết
cũng bị bệnh, huyết trệ thì khí không thông, cho nên phải lương huyết tán huyết
không thông suốt kinh mạch làm cho dinh khí trở lại đường cũ. Đó là thứ tự của
vệ khí dinh huyết. Ngưòi học nên nghiên cứu các thiên điều khí kinh lạc, trong
sách Tố Vân và các thiên Dinh khí, Vệ khí, Dinh vệ sinh hội trong sách Linh khu
thì tự rõ.

143
Nhận x ét
Chương Hư Cốc đối với việc biện chứng và cách chữa vệ khí dinh huyết đã đi
sâu vào toàn diện mà luận chứng, v ể phương diện biện chứng, ông đã bô sung
chứng trạng chủ yếu về loại hình chứng hậu của vệ khí dinh huyết, đồng thời còn
căn cứ vào ý nghĩa nông sâu của vệ khí dinh huyết mà bàn luận tình hình chung
của ôn bệnh phát sinh và phát triển có thể nói là ông đã nêu khâu chủ yếu của việc
biện chứng ôn bệnh trên lâm sàng: v ề phương diện điều trị, cũng đã nói được cụ thể
về cách chữa các loại chứng hậu và những điểm cần chú ý trong đó, lập luận đều rất
xác đáng, có thể bổ sung cho chỗ thiếu sót của nguyên văn. Nhưng nói: "Tà ở phần
vệ thì phát hãn nên dùng tần bình biểu tán, không được dùng lương" Vương Mạnh
Anh nhận rằng câu đó chưa được thoả đáng mà trên nó là "tà ở phần vệ thì phát
hãn nên dùng thuốc tân lương khinh giải". Căn cứ tính chất và chứng trạng của ôn
tà ở phần vệ mà xét, thì kiến giải của họ Vương là hợp lý hơn. Ngoài ra, họ Vương
dựa trên cơ sở lý luận của họ Chương về luận chứng ôn bệnh phát sinh và phát
triển, lại tiến lên một bưóc bàn rõ tình hình truyền biến của ôn bệnh về các loại
hình lý nhiệt phát ra ngoài vệ khí dinh huyết, đồng thòi nêu cụ thể đặc điểm chứng
trạng của mọi giai đoạn: Như vậy đối với phương diện biện chứng lâm sàng của mọi
giai đoạn, rất là bổ ích Trần Quang Tùng căn cứ vào ỉý luận của Hội - Kinh đã bàn
về quan hệ nông sâu của vệ khí dinh huyết lại nhận rõ được lý luận sâu sắc về vệ
khí dinh huyết của họ Diệp cũng là một phát minh mới.
Nguyên văn

Miền Đông N am vùng nước Ngô củ ở Trung Quốc nhân dân bị thấp tà làm
h ạ i rất nhiều, nếu sắc m ặt trắng thì p h ả i chiếu có dương khí, thấp thắng thi
dương k h í suy, phép chữa nên thanh lương nhưng 10 p h ần chỉ nên dùng 6 - 7 tức
là không th ể quá dùng hàn lương, sợ lại hỏng việc sao lại thế? Một khi thấp nhiệt
đ ã trừ dương k h í củng suy, sắc m ặt xanh thì p h ả i chiếu c ố tân dịch, thanh lương
10 p h ầ n chỉ dùng 6 -7 thường thường nhiệt giảm thân hàn không th ể cho đó là hư
hàn m à với dùng thuốc bổ, sơ lửa trong lò tay đã tắt nhưng còn có lửa trong tro,
p h ả i xét kỹ tình hình m à dùng b ổ từ từ từng ít một, cẩn thận chớ dùng ồ ạt. L ạ i có
người nghiện rượu thấp k h í ở trong vôh thịnh, ngoài tà vào lý hợp với thấp ở trong.
ơ người dương vượng vì thấp thường nhiều, ở người âm thịnh, thì thấp cũng
không ít, nhưng hoá nhiệt thì là một. N hiệt bệnh cứu âm còn dễ, thông dương rất
khó, cứu âm không ở huyết m à ở tân dịch với m ồ hôi, thông dương không ở ôn m à
ở lợi tiểu tiện, nhưng so với tạp chứng thì có kh ác nhau.
Giải thích
Câu này bàn về chứng trạng do thấp tà gây ra và các phép chữa, nội dung
rất rộng rãi, nay phân ra giải thích như dưới đây:
- Thấp tà âm tà, tính vôn trọng trọc rất dễ làm tổn thương dương khí của con
người. Phàm người sắc mặt trắng xanh phần nhiều dương khí kém, nếu lại cảm
phải thấp tà sa thấp thắng dương vị, vì thế trong quá trình trị liệu cần phải chú ý
chiếu cố giữ lấy dương khí. Nói cụ thể là nên dùng thuốc thanh lương để chữa thì
chỉ nên dùng đến mức vừa thôi, thuốc hàn lương dùng đến lúc nhất định nào đó
mà tà nhiệt đã lui bớt thòi không nên dùng hàn lương quá nhiều nữa để tránh tạo

144
thành dương khí suy vong.
Phàm người sắc mặt xanh, phần nhiều thuộc âm hư hoả vượng, trong qúa
trình trị liệu, lại phải chú ý bảo vệ tân dịch, dùng thuốíc phải kỵ ôn bổ, ngay cả
thòi kỳ cuối của bệnh, tinh hình nhiệt giảm người mát, cũng không nên vội bổ
mạnh, để phòng dư tà chưa hết, mà sinh tình trạng "Tro trong lò bùng cháy".
Thấp tà có phân ra nội thấp, ngoại thấp. Ngoại thấp là cảm thụ từ ngoài vào,
nội thấp phần nhiều do tỳ vị vận hoá không tốt mà từ trong sinh ra. Phàm người
hay uống rượu đa sô" là có thấp tà ẩn phục ở trong, một khi lại cảm thụ ngoại
thấp, thế tất tà khí trong ngoài hợp nhau mà tạo thành bệnh. Do tỳ tà tạng thấp
thổ, vị là bể chứa cơm nước, khí thấp thổ đồng loại thì tìm nhau cho nên thấp tà
gây bệnh phần nhiều trọng tâm là ở tỳ vị, nhưng lại tùy theo thể chất người bệnh
khác nhau, mà có hai loại cơ chế chuyển hoá khác nhau, ở người dương vượng,
thấp tà hay hoá theo nhiệt mà quy về dương minh (vị), bệnh nhiệt nặng hơn thấp,
ở người âm thịnh thì tà hay hoá thấp, lưu lại ở Thái âm (tỳ) mà thành bệnh thấp
nặng hơn nhiệt. Đó là hai hình lớn của chứng thấp nhiệt uất chưng, trên lâm sàng
nên nhận xét cho rõ ràng.
Trong quá trình ôn bệnh, sử dụng phép tư âm, có nhiều cơ hội, mà vận dùng
phép thông dương thì cơ hội lại ít hơn. Nhưng vị tư âm tính thiên về cam lương,
dùng chữa chứng ôn nhiệt, nguyên thuộc chính trị, cho nên họ Diệp nói: "Bệnh
nhiệt cứu âm còn dễ": Phép thông dương nói chung ôn bệnh không cần dùng đến,
chỉ trong quá trình bệnh thấp ôn 'mới có cơ hội cần dùng. Do nhiệt lưu liên, khí
hóa bất chợt, đã không nên quá dùng hàn lương nhiệt, cũng không thể qúa dùng
khổ táo hoá thấp, khí cơ không thể một lúc mà thông sưống được, vì thế nói:
"Thông dương rất khó". Nhưng phải hiểu rõ phép cứu âm thông dương của ôn
bệnh khác với tạp bệnh. Mục đích cứu âm trong ôn bệnh không phải ở chỗ tự bổ
âm huyết mà ỏ chỗ sinh tân dưỡng dịch để phòng mồ hôi ra qúa nhiều làm hao tổn
tân dịch: Ôn bệnh thông dương, mục đích cũng không phải ở chỗ vận dụng ở chỗ
vận dụng thuốc ôn để ôn bổ dương khí mà ở chỗ hoá khí lợi thấp thông lợi tiểu mà
ra hết.
Lời chú th ích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Tà khí lục dâm có âm tà dương tà khác nhau, tà khí
xâm phạm nhân thể, lại tùy âm dương của cơ thể yếu khoẻ mà biến hoá thành
bệnh. Người mặt trắng dương hư, cơ thể béo đẫy, vein nhiều đàm thấp, nếu bị cảm
khí hàn thấp, mà không dùng Khương, Phụ, Sâm, Linh thì không khỏi được, nếu
bị thấp nhiệt cũng rất dính trệ khó giải, cần phải thông dương khí để hoá thấp, cơ
thể gày gò, nội hoả dễ động, thấp theo nhiệt hoá, làm hao thương tân dịch, thì
cách chữa ngược lại với phép chữa dương hư.
Vương Mạnh Anh nói: "Tà khí lục dâm có âm dương khác nhau, lại tuỳ thể
âm dương của cơ thể mà biến hoá, thế là lại không phân biệt được rõ ràng sao.
Đến như người mặt trắng thể béo đầy, đã bị thấp nhiệt, nên dùng thanh lương,
trong nguyên văn vốn đã nói rõ, nhưng bệnh khỏi sau bẩy phần rồi, thì không nên
quá dùng hàn lương, không phải nói lúc đầu bệnh chưa khỏi không được dùng hàn
lương. Nay nói đối với ngưòi mặt xanh thể gầy gò thì phép chữa ngược lại, là trước
khi bệnh chữa khỏi sáu bẩy phần cũng nên dùng Khương, Phụ, Sâm, Truật, như

145
chữa chứng hàn thấp vậy... Nguyên văn nói "Cứu âm không phải ở huyết mà ở tân
dịch và mồ hôi", tức là nói cứu âm nên dùng những vị làm đầy đủ tân dịch, vì
huyết là khó sinh, mà mồ hồi là do tân dịch hoá ra vậy.
Trần Quang Tùng nói: Cứu âm không ở huyết mà ở tân dịch và mồ hôi,
Vương Mạnh Anh bảo cứu âm cần dùng những vị làm đầy đủ tân dịch như là vậy
ẵ.. những phép tăng dịch dưỡng âm trong sách On bệnh điều biện của họ Ngô đã
rất đúng với ý nghĩa ấy. Thông dương không ở ôn mà ở lợi tiểu tiện, thuyết của
Chương Hư Cốíc và Vương Mạnh Anh đều chưa được rành rõ. Bởi vì câu đó là
truyền thuốc về thấp ôn, nhiệt ở trong thấp, thấp bao ngoài nhiệt, thấp nhiệt giao
kết lẫn lộn che lấp tất cả, lúc này không khai thông thì nhiệt không đạt ra được,
dùng thuốc ôn để khai thông thì lại giúp cho nhiệt tà.
Nhưng thuốc thông dương không ngoài thuốc ôn, nay thuốc ôn đã không
dùng được, cho nên nói thông dương rất khó. Chỉ cho dùng phép phân tiêu nguyên
hoá của Hà Gian, thông lợi tiểu tiện, khiến cho thấp tà tràn lan ở tam tiêu, được
thông xuống bàng quang mà hết, khi thấp trọc đã tiêu trừ thì nhiệt tà tự thấu ra,
mà dương khí sẽ thông được. So với tạp chứng thì có chỗ khác nhau, nói tạp chứng
lấy thuốic bổ huyết làm dưỡng âm, thuốíc ôn làm thông dương, khác với ôn bệnh.
Lại sợ ngưòi ta nhận nhầm lấy thông lợi tiểu là phép cô' định để thông dương rồi
chữa lầm sang chứng hoàn thấp hoả suy, thì lại hao tổn thận khí mà dương càng
suy, vì thế mới căn dặn kỹ như vậy. Phần này vì chuyên nói về thấp ôn, phàm ôn
tà gây bệnh, không khỏi hai lối ghé phong, ghé thấp. Nhưng phong ôn biến nhiệt
tuy nhanh mà phép chữa chỉ có thể dùng tân lương thấu giải, thanh nhiệt dưỡng
âm, và làm đúng thứ tự trước sau của vệ khí dinh huyết thì mới k)iông bị lầm lẫn,
còn như thấp ôn thì cảm thụ tà khi rất phức tạp, thấp nhiều hoặc nhiệt nhiều,
phép chữa khác nhau ra hoà nhiệt hoá táo, truyền biến vô định. Thanh nhiệt thái
quá thì lưu thấp lại cùng khốn mà dưỡng âm không dùng lại sinh che lấp, trong
việc điều trị, dùng thuốc rất là khó. Cho nên ỏ đây đặc biệt nêu rõ để dạy người
học, nếu theo đó mà tìm tòi, thì tuy bệnh truyền biến phức tạp, mà phép chữa
không ròi khỏi nguyên tắc, thì kỹ thuật chữa thấp ôn cũng đã khá giỏi rồi.
Nhận xét
Hai ông Chương, Vương đều nhất chí nêu lên: Ngoại tà cảm vào người tất
tuỳ âm dương của từng người, mạnh hay yếu mà biến hoá gây bệnh. Do đó có thể
hiểu rằng, ôn bệnh tuy thuộc ngoại cảm, nhưng cơ chế chuyển hóa lại có quan hệ
nhất định với nhân tổ’ nội tại trong cơ thể. Đủ biết biện chứng luận trị ôn bệnh
trên lâm sàng cần phải kết hợp với thể chất tố”bẩm của người bệnh mà tiến hành
phân tích thì kết luận mới chính xác toàn diện.
Họ Trần đốì với ý nghĩa câu văn của họ Diệp nêu lên: "Bệnh nhiệt cứu âm
còn dễ, thông dương rất khó cứu âm không phải ở huyết mà ở tân dịch và mồ hôi".
Thông dương không ở ôn dương mà ở lợi tiểu tiện đã giải thích được rõ ràng cụ
thể, luận chứng thích đáng, khiến cho lý giải nguyên vẹn rất có bổ íchỂ
Nguyên văn
L ạ i bàn đến bệnh tam tiêu không g iải ra ngoài được tất thành kết lại ở lý,
kết ở chô nào, ở Dương m inh vị tà tràng vậy. Củng cần dùng phép hạ, không thê

146
cho là p h ầ n k h í huyết thì không h ạ được. Nhưng thương hàn tà nhiệt ở lý, đốt khô
tân dịch thì nên h ạ mạnh, chứng này phần nhiều thấp tà kết tụ ở trong thì nên hạ
nhẹ. Thương hàn đ ạ i tiện lỏng là tà đã hết không h ạ được nữa, vì p h ần khô rắn là
không có thấp nữa.
Giải thích
Trước đã nói bệnh ở phần khí không truyền vào phần huyết mà thường có
thể lưu lại ở tam tiêu. Câu này tiến lên một bước bàn rõ về xu hướng phát triển
của tà khí lưu lại tam tiêu. Bệnh tà lưu ở tam tiêu nếu kịp thời dùng phép phân
tiêu tẩu tiết để chữa thì bệnh tà phần nhiều thấu đạt ra ngoài mà giải, hợp lại thì
sẽ kết tụ ở Dương minh tràng vị mà thành chứng phủ thực. Đây tuy là bệnh ở
phần khí diễn biến mà ra, khác với bệnh thương hàn biểu tà nhập lý, nhưng chỗ
bệnh kết tụ là một cho nên chữa chứng này cũng nên dùng công hạ để khử trừ
thực tà. Nhưng tình hình lý kết của thương hàn với ôn bệnh (chủ yếu chỉ thấp ôn)
kết cuộc có chỗ khác nhau, vì thế vận dụng cụ thể phép hạ giữa hai bệnh cũng có
chỗ khác. Dương minh lý kết của thương hàn là tà đã hoá nhiệt truyền lý, tân
dịch bị đốt khô mà thành phân táo, cho nên hạ nên gấp mạnh, cũng tức là ý hạ
gấp để bảo tồn âm ,chứng dương minh lý kết của bệnh thấp ôn phần nhiều thuộc
thấp nhiệt uất trệ, nhiệt kết hợp với thấp, mà không phải là phân táo, vì thế hạ
nên nhẹ nên hoãn. Nhưng nếu thấp tà hoá táo, đã cùng kết với cặn bã ỏ ruột, thì
công hạ cũng phải tuỳ bệnh mà chế biến cho đúng. Tuyệt đối không được cô' chấp
rồi cứ dùng thuốc hạ, hạ từ từ, bỏ lỡ thòi cơ. Ngoài ra, do thương hàn lý kết là
thuộc táo nhiệt gây nên, vì thế sau khi hạ đại tiện lỏng là táo kết đã hết, tà nhiệt
đã trừ, không thể tiếp tục hạ được nữa. Bệnh thấp ôn thì khác, đại tiện lỏng là
thấp trệ chưa kết tất phải đợi khi đại tiện rắn, mới là đến mức tà kết, vì thế nói:
Phân táo thì không có thấp, chữa không nên công hạ nữa.
Lời chú th ích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Thương hàn hóa nhiệt tràng vị khô kết cho nên hạ nên
mạnh, thấp nhiệt ngưng trệ, đại tiện vốn không khô kết, là vì âm tà ứ bế không
thông, nếu dùng thừa khí hạ mạnh, thì đi nhanh mà khí tổn thương, thấp vẫn
giao kết không trừ, cho nên nên hạ nhẹ, mà luôn luôn, như đoạn dưới nói: các bài
Tiểu hãm hung, Tả tâm đều là phép hạ nhẹ.
Vương Mạnh Anh nói: Thương hàn hoá nhiệt vôn là dương tà, thấp nhiệt
ngưng trệ, đại tiện tuy không khô kết, nhưng có khi đen như keo sơn, sao lại có
thể gọi là âm tà, nói là trọc tà khí được.
Nhận xét
Họ Chương phân tích cách vận dụng phép hạ chữa thương hàn và thấp ôn rất
hợp lý của nguyên văn. Họ Vương nhấn mạnh về chứng lý kết của thấp ôn, đại tiện tuy
không khô táo, nhưng không thể cho là âm tà gây bệnh, điều đó chỉ đạo cho lâm sàng
trị liệu, lập pháp dùng thuốc được chính xác có ý nghĩa rất quan trọng.
Nguyên văn
Trong cơ th ể người vi quản ở trên bụng, vị trí ở khoảng giữa thân thể, đè vào
thì đau hoặc tự đau, hoặc đầy chướng, nên dùng thuốc k h ổ tiết vì là vào gần bụng.

147
Tất nghiệm ở lưỡi hoặc vàng hoặc bẩn, có th ể dùng Tiểu hãm hung thang hoặc Tả
tâm thang tuỳ chứng m à chữa, hoặc trắng không khô, hoặc vàng kiêm trắng, hoặc
m àu xám không khác, thì cẩn thận chớ dùng thuốc k h ổ tiết. Trong đó có chứng
ngoại tà chưa g iải m à lý đ ã kết trước, hoặc tà k h í còn uất, hoặc vốn thuộc trung
tiêu lạnh, tuy có trong bụng đầy tức, củng nên kh ai tiết tuyên thông k h í trệ đ ạ t về
p h ế vệ như các vị H ạnh, Khấu, Quất, Cát, dùng gần đây là hơi đắng cay có đủ tác
dụng lưu động là được.
Giải thích
Chứng thấp ôn hoặc chứng ôn nhiệt đàm thấp, tà khí phần nhiều kết ở ngực
bụng mà thành chứng "bí" (đầy) chứng thấy ngực bụng đầy chướng, tự cảm thấy
đau hoặc đè vào thấy đau, rêu lưỡi vàng bẩn, đó là do thấp nhiệt đờm trọc ngăn
trở ở trong, khí cơ bị uất trệ mà gây ra. Do chỗ bị bệnh, vào bụng đã gần, cho nên
cho dùng những vị khổ tiết, vì thuốc khổ tân thông giáng đạt tà đi xuông. Như
Tiểu hãm hung thang, Tả tâm thang, đều là những bài thuốc thường dùng.
Quan sát rêu lưỡi là một khâu quan trọng để biện chứng mà chữa chứng
này, vì thế họ Diệp nói: "tất nghiệm ở lưỡi". Phàm chứng bĩ rêu lưỡi tất vàng bẩn,
mới là dấu hiệu của tà khí thấp nhiệt hoặc đòm nhiệt hữu hình kết tụ với nhau,
phép chữa mới có thể dùng khổ hàn tiết giáng, như thấy rêu trắng mà không khô
là hoàn toàn thuộc đàm thấp ngăn trỏ ở trong mà không có nhiệt, rêu lưỡi vàng
trắng lẫn lộn, thì phần nhiều thuộc chứng biểu chưa giải mà lý đã kết, rêu lưỡi
xám mà không khát, thì lại là dương khí không hoá, âm tà ủng trệ, hoặc giả người
bệnh vốn có chứng trung tiêu lạnh. Những chứng hậu ấy tuy đều thấy có chứng
bĩ, cách chữa lại không thể dùng những vị khổ tiết mà nên lấy khai tiết làm chủ
như Hạnh, Khấu, Quất, Cát đều là những vị thường dùng để khai tiết khí cơ. Nếu
kiêm chức biểu chưa giải có thể gia ít vị thấu biểu, đờm thấp nặng thi lại gia các
vị ráo thấp hoá đòm, nếu dương khí không hoá mà âm tà uất trệ thì có thể châm
chước gia những vị ôn thông. Tóm lại, trên lâm sàng cần căn cứ bệnh tình cụ thể
thì trị mới xác đáng.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốíc nói: Đây nói rêu trắng là hàn, không khô là đàm thấp, còn
như vàng trắng lẫn lộn và xám mà không khát đều thuộc dương khí không hoá,
âm tà ủng trệ, cho nên không thuộc dùng bậy thuổc khổ hàn hoạt tiết để tránh
tổn thương dương khí. Ngoại tà chưa giải mà lý đã kết trước cho nên rêu vàng
trắng lẫn lộn mà bụng lại đầy, đều nên dùng những vị hơi đắng hơi cay để tuyên
thông khí trệ.
Vương Mạnh Anh nói: Phàm khám ôn bệnh tất xét xem ở ngực bụng, nếu
thấy chối nắn thì phép chữa trước nên khai tiết. Nếu rêu trắng không khát, phần
nhiều là ghé đòm thấp, nhẹ thì các vị Quất, Khấu, Xương, Giới nặng thì Chỉ thực,
Liên, Hạ, đều có thể dùng. Tuy lưỡi đỏ, tinh thần mờ tối, mà dưới ngực chổi nắn
thì không thể dùng thuốc lương nhuận, tất phải tham hợp với những vị tân khai
mới có hiệu quả.
Trần Quang Tùng nói: Vị quản vị trí ở trung tiêu, đè vào đau, hoặc tự đau,
hoặc đầy chướng, là thuốc thấp nhiệt cùng kết, đòm trọc ngưng trệ, ngăn trở phần

148
khí ở trung tiêu mà thế đều thuộc chứng bĩ, cho nên dùng Tiểu hãm hung thang,
hoặc tả tâm thang, tán khổ thông giáng, tẩy trừ đàm nhiệt. Tất nhiên ở lưỡi vàng
hoặc bẩn, vì lưỡi thấy vàng bẩn là tà đã vào trung tiêu, trung tiêu là vùng bụng,
không thể nâng lên thượng tiêu để có thể lại dùng phép tuyên tiết được nữa, chỉ
có thể dẫn đạt xuống dưới, xem kỹ đoạn nguyên văn sau sẽ rõ. Họ Ngô trong Ôn
bệnh điều biện chữa trệ đàm ngưng tụ tức đầy dưới tâm, dùng Bán hạ tả tâm,
thang bỏ Sâm, Khương, Đại táo, Cam thảo, gia Chỉ thực, Hạnh nhân và kết hợp
với phép khổ tiếtễ.. trường hợp không nên dùng khổ tiết thì dùng khai tiếtỂVì rêu
trắng không thô, là thấp chưa hoá nhiệt, chỉ thương tổn phần khí, rêu vàng trắng
lẫn lộn, là tà ở phần khí chưa hết, rêu xám không khát, thuộc tỳ thấp thịnh.
Ngoại tà chưa giải mà lý đã kết thì thấp ôn phong ôn đều có, vì tà chưa thấu
đạt, thấp làm ngăn trở ở trung tiêu. Tà khí còn uất chưa thông là chỉ vào chứng
thấp trệ nhiệt phục. Người vốn thuộc trung tiêu lạnh là nói lý thấp vốn thịnh.
Ngưòi sẵn có đàm ẩm, trong bụng trên đầy đau là thuộc thấp ngăn trở phần khí,
trung tiêu không vận hoá được, vì thế chữa nên khái tiết dùng các vị Hạnh, Khấu,
Quất, Cárĩh, hơi đắng hơi cay để tuyên thông khí trệ. Nhất định qui về phế, là vì
phế chủ khí của toàn thân, khí hoá thì thấp cũng hóa. Xét trong Ồn bệnh điều
biện có các bài Tâm nhân thang, Quyên tý thang, Tam lương thang đều hợp với
chứng này, có thể tuỳ mức độ bệnh nặng nhẹ mà chọn dùng.
Nhận xét
Họ Vương nêu lên chứng đàm thấp ngăn trở ở trong dưới ngực chối nắn, tuy
có lưỡi đỏ tinh thần mờ lối cũng không thể dùng bừa thuốc lương nhuận, mà thuốc
phải khai tiết, thực là câu nói, kinh nghiệm. Vì lưỡi đỏ tinh thần mờ tối cũng có
khi thuộc đàm nhiệt che kín thanh khiếu ở trong mà gây nên, chứng của nó tuy
thuộc nhiệt tượng, nhưng nguyên nhân chủ yếu của bệnh lại là đàm trọc bế tắc
ngăn trỏ, cho nên pháp chữa trước phải khai tiết đê hoá đàm trọc, trừ được đàm
trọc thì nhiệt cũng có thể thấu ra mà bệnh dễ giải trừ, nếu cứ dùng lương nhuận
trước thì không những không thanh ngay được nhiệt, mà lại giúp cho đàm trọc
làm hại. Họ Trần đối vói cơ chế bệnh biện chứng mà cách chữa chứng bĩ đã luận
chứng rõ ràng, nội dung cụ thể, thuyết lý sâu sắc, rất có giá trị tham khảo.
Nguyên văn
Câu trứơc nói, lưỡi vàng hoặc bẩn, là p h ả i nên lưỡi vàng, nếu trơn bóng là
trong thấp nhiệt vô hình có hiện tượng hư, rất kiêng phép chữa trước. Từ lỗ rốn trở
lên là bụng trên, hoặc đầy hoặc chướng hoặc đau, đó tất là tà đ ã vào lý, tất không
có biểu chứng, hoặc mười phần chỉ còn lại một. Củng cần nghiệm vào lưỡi, hoặc
vàng lắm , hoặc ở giữa có vằn cắt ngang, đều nên ho đi, như tiểu thừa k h í thang,
dùng các vị như Tân lang, Thanh bì, Chỉ thực, Huyền m inh phấn, Sinh thủ ô, Nếu
chưa thấy các hiện tượng lưỡi ấy thì không nên dùng những phép ấy, sợ trong đó
có thấp tụ ở T hái âm m à đầy, hoặc hàn thấp lẫn lộn m à đau, hoặc k h í ủng tắc m à
chướng, thì lại có phép chữa khác.
Giải th ích
Câu này có thể chia làm hai đoạn giải thích, đoạn trước chủ yếu là tiếp với

149
đoạn sau một bước để bàn rõ thêm về yếu điểm sắc lưỡi để dùng phép khổ tiết
chữa chứng bĩ, đoạn sau thì trọng điểm là ở chỗ biện biệt về chứng phủ thực. Nay
chia và bàn dưới đây:
ở trên đã nói: Phàm chứng bĩ nên dùng thuốc khổ tiết, thì rêu lưõi tất vàng
bẩn, nhưng rêu lưỡi vàng bẩn cũng có nhiều loại tình huống cần biện biệt rõ. Cho
nên phần này lại tiến lên một bước làm rõ thêm. Phàm loại rêu vàng cáu bẩn này
tất nhiên vàng mà có gốc (căn), cạo không hết, không phải là vàng trơn hoặc cáu
bẩn nói trên, đó mới rõ ràng là chứng thấp nhiệt đàm trọc kết trệ, chữa mới có thể
dùng những vị khổ hàn hoạt tiết. Nếu thấy vàng mà trơn bóng cáu nổi lên trên,
cạo thì sạch ngay, là vàng mà không có gốc, đó là thấp nhiệt ngăn trở ở trong mà
trung khí đã hư, phép chữa chỉ có thể dùng thanh nhiệt lợi thấp, mà kiêng dùng
khổ tiết để tránh hao thương trung khíỂ
Chứng Dương minh phủ thực là do thực tà ngăn trở ở trong, phủ khí mất sự
thông giáng, cho nên ở vùng bụng trên tất cảm thấy đầy chướng mà đau, điều đó
nói rõ là tà vào lý mà biểu chứng đã giải, hoặc mưòi phần chỉ còn có một. Nhưng
trên lâm sàng chẩn đoán cũng phải nghiệm ở lưỡi, phàm rêu lưỡi vàng già, hoặc
như sắc trầm hương, hoặc vàng như sắc vàng sáng, hoặc vàng thẫm, hoặc ở giữa
có vằn ngang, mới là hiện tượng lý kết thành thực, phép chữa mới công hạ được
như Tiểu thừa khí thang hoặc các vị Tân lang, Thanh bì, Chỉ thực, Huyền minh
phấn đều có thể chọn dùng. Nhưng nếu bụng trên tuy đầy chướng mà rêu lưỡi
xuất hiện như những tình trạng kể ở trên thì bệnh không phải là thực tà nội kết,
mà do những nguyên nhân khác, trong đó cũng có thể là thấp tà ngưng tụ, hoặc vì
Thái âm (tỳ) không vận hoá, hoặc vì hàn thấp lẫn lộn, cũng có khi vì -khí cơ ủng
trệ, đều tuỳ chứng mà chữa, tuyệt đối kiêng dùng công hạ.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Rêu trên lưỡi như cỏ mới mọc trên mặt đất, tất có gốc,
không có gốc là phù cấu, cạo thì sạch ngay đó là thấp nhiệt vô hình mà vị không
có tà kết thực, cho nên có hiện tượng trung khí hư. Nếu dùng bậy thuốc công tả
làm tổn thương bên trong thì biểu tà lại hãm vào, bệnh thành khó chữa, dẫu có
những loại rêu như vậy, cũng không nên dùng thuốc tả hạ. Lại như thấp là âm tà,
tỳ là thấp thổ, cho nên tỳ thương hư thì thấp tụ bụng đầy, đè vào không cứng, tuy
thấy có các loại rêu lưỡi như thế nào cũng trơn, sắc vàng là nhiệt, trắng là hàn
tóm lại nên phù tỳ ráo thấp làm chủ, nhiệt thì gia thuốc lương, hàn mà không
dùng đại ôn thì thấp không trừ được. Nếu khí ủng tắc thành chướng, đều có hư
thực hàn nhiệt khác nhau càng phải biện biệt, chữa lấy lợi khí hoá khí làm chủ.
- Vương Mạnh Anh nói: Họ Chương giải thích nói rêu trắng là hàn không
dùng thuốc ôn thì không trừ được thấp là đúng. Nhưng rêu tuy trắng mà không
khô, còn phải hỏi xem trong miệng như thế nào? nếu trong miệng cảm thấy nhờn
dính thì thấp dần hoá thành nhiệt, chỉ có thể dùng các vị Hậu phác, Tân lang tính
cay đắng dần hoá thành nhiệt. Nếu trong miệng đắng mà khát là tà đã hoá nhiệt,
thì không những đại ôn không dùng được mà phải đổi dùng những vị nhạt thấm
đắng giáng hơi mát. Hoặc khát muôn nước nóng là tà tuy hoá nhiệt mà đòm ẩm
thịnh ở trong nên dùng Ôn đởm thang gia Hoàng liên.
Trần Quang Tùng nói: Rốn trở lên chính là vị trí của vị hoặc đầy chướng

150
hoặc đau, là tà đã nhập lý kết ỏ tràng vị không còn nghi ngò gì nữa, lúc này biểu
chứng tất đã hết, nếu còn một hai phần nhưng lý kết đã nặng, thì không thê
tuyên thông khai kết mà đạt được, cho nên cứ vào lưỡi mà hạ đi.
Nhận xét
Họ Chương cho nguyên văn nói "Trong có hiện tượng hư" là ý nói không có
tà kết thực ở vị, ý kiến này có thể tham khảo, v ề việc biện chứng và cách chữa
chứng bụng đầy, đã luận chứng được rõ ràng cụ thể, có thể sáng tỏ vấn đề một
cách đầy đủ. Lại thêm họ Vương phân tích bổ sung một sô" luận điểm nội dung
càng được hoàn thiện.
Nguyên văn
L ạ i rêu vàng không dày lắm m à trơn là nhiệt chưa làm hao thương tân dịch,
còn có thê thanh nhiệt thấu biểu. Nếu rêu tuy mỏng m à khô là tuy hết m à tân dịch
đ ã tổn thương, cần dùng những vị k h ổ trong, nên dùng Khinh tễ cam hàn.
Giải thích
Câu này tuy chuyên bàn về rêu vàng nhưng nội dung tương đối giản lược vì
hai câu trên đã có bàn đến để tham khảo. Rêu vàng chủ lý chủ nhiệt, là bệnh ở
phần khí. Phàm tà khí ôn bệnh do biểu vào lý, từ vệ vào khí, rêu lưdi cũng tất từ
trắng chuyển sang vàng. Nhưng rêu vàng cũng biểu hiện nhiều loại khác nhau,
ngoài những loại hình đã bàn đến ỏ hai câu trên còn có phân biệt nhuận và khô
nữaề Phàm rêu vàng không dày lắm mà trơn nhuận là nhiệt tà tuy truyền vào lý
nhưng tân dịch chưa tổn thương, chữa nên thanh nhiệt thấu tà, làm cho tà theo
biểu mà giải. Nếu rêu mỏng mà khô, thì tuy tà đã giải dần hoặc tà nhiệt không
nặng lắm nhưng tân dịch trong vị đã hao tổn nhiều, nên cấm dùng những vị khổ
hàn mà dùng những vị cam hàn để nhu dưỡng tân dịch kiêm thanh nhiệt.
Lời chú th ích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Nhiệt tà mới vào phần dinh thì lưỡi đỏ rêu vàng ngay.
Rêu không dày lắm là tà kết chưa sâu, cho nên có thể thanh nhiệt, dùng những vị
tân khai, theo biểu thấu phát ra, lưỡi trơn mà tân dịch chưa thương tổn, sẽ hoá
thành mồ hôi mà giải. Nếu tân dịch thương tổn lưỡi khô, tuy rêu mỏng là tà nhẹ,
cũng tất bí kết khó ra, cho nên trước phải dưõng tân dịch, tân dịch hồi phục lưỡi
nhuận, lại thanh dư nhiệt tà.
Trần Quang Tùng nói: Câu này nói rêu vàng không nên công hạ ... Vì còn có
thể thanh nhiệt thấu biểu, cấm dùng thuốc khổ trọng ... tễ nhẹ cam hàn như các
phép tăng dịch trong Ôn bệnh điều biện, có thể bắt chước.
Nhận xét
Họ Chương cho rằng chữa chứng nhiệt chưa làm tổn thương tân dịch, nên
dùng thuốic tân khai để thấu tà khí theo biểu mà giải. Nói tân khai để thấu tà khí
theo biểu mà giải là chỉ vào tân lương khinh thấu nhiệt tà ở phần khí, khiến cho
nó theo mồ hôi mà giải, chứ không phải là bảo dùng những vị tân ôn thấu biểu,
phát hãn khu tà, đó là điểm cần chú ý.
Nguyên văn
L ạ i bàn đến nhiệt truyền vào p h ần dinh, sắc lưỡi tất đỏ, đỏ là hồng đậm

151
vậy. Mới truyền vào thì đỏ giữa kiêm vàng lẫn trắng, đỏ là ở p h ần k h í chưa hết,
chữa nên tiết về dinh hoả cả dinh vệ là được. Thuần đỏ tươi bóng là bào lao thu
bệnh, nên dùng các vị Tê giác, Sinh địa, Liên kiều, u ấ t kim, T hạch xương bồ. Kéo
d à i vài ngày, hoặc ngày thường vốn tâm hư có đờm, một khi nhiệt tà ở ngoài hãm
vào, đường lạc ở lý liền b ế tắc thì Xương bô] u ấ t kim không đủ sức k h a i thông
nữa, nên dùng loại Ngưu hoàng hoàn, Chí bảo đơn đê k h ai thông bê tăc sơ bệnh
biến m à thành chứng kinh hôn quyết.
Giải thích
Phàm tà ở phần vệ khí , phần nhiều thấy rêu lưỡi biến hoá, tà ỏ phần dinh
phần huyết, thì phần nhiều thấy chất biến hoá. Ôn bệnh tà nhiệt truyền vào phần
dinh, rêu lưỡi tất hiện ra đỏ thắm, đó là một khâu quan trọng để biện chứng bệnh
ở phần dinh. Khi nhiệt tà mới truyền vào phần dinh, sắc lưỡi tuy đã chuyển thành
đỏ, nhưng thưòng trên lưỡi có bọc một lớp rêu vàng cáu bẩn, đó là biểu hiện tà ỏ
phần khí chưa giải hết, thì trong thuốc thanh dinh nên gia những vị thanh khí
thấu tiết. Dinh khí thông với tâm, cao nên tà ở phần dinh để xâm phạm tâm bào.
Bào lạc là màng bọc ngoài quả tim, thay tâm thi hành mệnh lệnh, cũng là chỗ
xuất phát của thần minh, khi nhiệt tà hãm vào đó thanh khiếu bị che lấp, thì
bệnh tình chuyển thành nặng nên gấp dùng những vị thanh tâm khai khiếu như
loại Tê giác, Sinh địa, Liên kiều, Xương bồ, Ngọc kim (Uất kim). Nếu chữa không
kịp thời hoặc ngưòi bệnh vốn bị tâm hư và có đàm trọc, thì một khi tà nhiệt hãm
vào, cùng kết hợp với đờm trọc, tất bào lạc bị bế tắc đến nỗi thanh bị bịt kín, thần
chí mất bình thường, sẽ xuất hiện những chứng trạng nguy hiểm như tinh thần
mò tối nói nhảm, cũng theo đó mà phát ra. Lúc này nên dùng gấp thuốc thanh
tâm hoá đàm khai khiếu như loại Yên cung ngưu hoàng hoàn, Chí bảo đơn, nếu
không bệnh sẽ biến thành kính quyết nguy hiểm.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Lưỡi đỏ là chỉ vào cuống lưỡi, sắc vàng trắng là chỉ vào
rêu lưỡi. Nền lưỡi thông với khí huyết của tâm tỳ, tâm chủ phần dinh, dinh nhiệt
cho nên lưỡi đỏ. Tỳ vị là trung thổ, tà vào vị thì sinh rêu, như mặt đất mọc cỏ.
Nhưng người vô bệnh thường có lớp rêu mỏng lóp cỏ, đó là sinh khí trong vị, nếu
trơn bóng như gương là vị không có khí sinh phát, như đất không có cỏ mọc, thì
khô cằn. Vị có sinh khí mà tà xâm nhập thì rêu tất dày mà dài, như cây cỏ gặp
phân mà xanh tốt, cho nên có thể dựa vào đó để nghiệm bệnh hư thực hàn nhiệt,
tà khí nông sâu nặng nhẹ ..ể Rêu kiêm màu trắng thuộc khí, cho nên biết là tà
chưa ròi khỏi phần khí, có thể dùng tiết vệ thấu nhiệt vẫn cho theo biểu giải ra,
không cho nhập vào trong. Lưỡi thuần đỏ tươi bóng là nói lưỡi không có rêu thì vị
không có trọc kêt, mà tà đã ròi khỏi phần vệ vào phần dinh, nhiệt ở tâm bào
rồi.Nếu người thường vốn có đờm, tất lưỡi có rêu, sắc lưỡi nhiều không đỏ tươi
hoặc nhợt đi vô thần, là hãm và phần nhiều nguy mà khó chữa. Bằng vào đó mà
tốt hay xấu. Nếu tà hoả thịnh mà sắc đỏ nên dùng Ngưu hoàng hoàn, đàm thấp
thịnh mà có rêu bẩn thì nên dùng Chí bảo đơn.
Vương Mạnh Anh nói: Đỏ tươi mà bóng tuy có dấu hiệu dinh nhiệt nhưng
thực ra có đờm, cho nên không khô táo lắm, hỏi ra nếu ngực đầy nữa thì càng
đúng là có đờm, không cần định là có rêu nữa. Xương bồ, Uất kim cũng vì thê mà

152
đặt ra, nếu thật không có đòm, thì lưỡi tất không bóng lắm.
Ngô Khôn Yên nói: "Tà vào phần dinh nên tiết dinh thấu nhiệt cho nên dùng
Tê giác để thấu nhiệt tà ở phần dinh, Kiều, Đơn, Tiên, Sinh địa để thanh nhiệt tà
ỏ phần dinh. Tà vào tâm bào lạc thì tinh thần mù mờ, bế tắc ở trong, nên gia thêm
Xuyên ngọc kim, Thạch xương bồ để khai thông. Nừu kiêm hóa đàm tất có đờm
dãi bế tắc ở trong, càng nên gia loại Tây ngưu hoàng, Xuyên bối, Thiên trúc hoàng
để thanh hoả trừ đòm.
Nhận xét
Họ Chương luận chứng về nguyên lý sinh thành của rêu lưỡi có ý nghĩa sâu ,
đốì với rêu lưỡi biến hoá do tà xâm nhập vào tâm bào lạc kiêm hợp với đòm trọc,
hai ông Chương, Vương đều đã bổ sung rõ ràng, kiến giải tuy có chỗ khác nhau,
song đều là những câu nói kinh nghiệm có thể dùng tham khảo. Riêng họ Chương
cho là "tà đã rời khỏi phần vệ vào dinh là nhiệt ở tâm bào" đem tà ở phần dinh và
tà ở tâm bào hợp lại làm một rất không thoả đáng, bởi vì dinh khí với tâm bào lạc
về sinh lý và bệnh lý tuy có quan hệ nội tại, nhưng chứng hậu bệnh cơ của nó vẫn
khác nhau. Vì vậy Ngô Khôn Yên đem cách chữa hai chứng ấy phân tích rõ ràng
như vậy, mới là hợp lý.
Nguyên văn
L ại bàn đến lưỡi đỏ m à ở giữa lại khô là hoả đốt tâm vị, nung đốt tân dịch,
thì H oàng liên, T hạch cao củng có th ể g ia vào. Nếu phiền khát phiền nhiệt, giữa
lưỡi khô, xung quanh hồng, ở giữa hoặc vàng hoặc trắng là không p h ả i tà ở phần
huyết, đó là ở thượng tiêu k h í nhiệt đốt hao tân dịch, gấp dùng Lương cách tán đê
tán nhiệt vô hình, đ ể lại chuyển biến ra sao, cẩn thận chớ dùng huyết dược nhờn
béo, sợ tà thêm nê trệ thì khó tan. Còn lưỡi đỏ trông qua thì như khô sờ vào thấy có
tân dịch, đó là tân dịch suy hao thấp nhiệt hun đốt, sắp thành chứng trọc đờm che
lấp tâm bào.
Giải thích
Lưỡi đỏ tươi là dấu hiệu tà đã vào phần dinh, nếu kiêm thấy giữa lưỡi khô
ráo thì không những tâm dinh nhiệt thịnh mà kiêm cả vị hoả đốt tân dịch, cho
nên phép chữa trên lâm sàng thì trong thanh dinh thấu nhiệt phải gia thêm
những vị thanh vị tả hỏa, như Hoàng liên, Thạch cao, đều có thể gia vào. Nếu
thây giữa lưỡi khô, xung quanh hồng, hoặc ở giữa có rêu vàng hoặc trắng thì
không phải là tà ở dinh huyết mà là phần khí ở thượng tiêu nhiệt thịnh nung đốt
tân dịch gây ra, nên dùng Lương cách tiết nhiệt để tán nhiệt vô hình, bài Lương
cách tán là thích hợp nhất. Sau khi cho uống thuốíc, có thể căn cứ sự chuyển hoá
của chứng trạng, tuỳ chứng mà chữa. Tóm lại, chứng này nhất quyết không thể
thấy quanh lưỡi hồng mà nhận làm tà nhiệt đã vào đến phần dinh mà dùng thuốc
chữa phần dinh huyết, vì tác dụng của những vị thuốc ở dinh huyết phần nhiều
nê trệ, bệnh ở phần khí mà dùng lầm phải, thì bế tà lại không giải, có khi lại dẫn
tà vào sâu thêm, đó là điều phải chú ý lại như lưỡi đỏ trông qua thì như khô, sò
vào vẫn thấy có tân dịch là thuộc tân dịch tổn thương mà thấp nhiệt hun đốt, sắp
gây thành hiện tượng đờm trọc che lấp tâm bào, nên gấp dùng thuốc thanh hoá
thấp nhiệt, dịch đòm khai tiết để phòng nội bế.

153
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Nhiệt đã vào phần dinh thì lưõi đỏ, vị hoả đốt tân dịch
thì giữa lưõi khô, gia Hoàng liên, Thạch cao vào trong thuốc Tê giác, Sinh địa để
thanh dinh tiết nhiệt mà cứu tân dịch của vệ, tức là loại bài Bạch hổ thang gia
Sinh địa.
Chương Hư Cốc nói: Quanh lưỡi hồng mà' không đỏ, giữa lưõi có rêu vàng
trắng mà khát, thì biết nhiệt không ỏ phần huyết, mà ở phần khí trên thượng
tiêu, nên dùng Lương cách tán để thanh đi, chớ dùng huyết dược, sợ dẫn tà vào
phần huyết lại thêm khó giải. Vì công dụng của vị là thông giáng, nếu dinh nhiệt
chưng, trọc khí trong vị thành đờm , không giáng xuông được, lại bốc che kín tâm
bào, trông qua thấy lưõi như khô sờ vào lại vẫn ướt, đó là dấu hiệu của chứng này.
Trần Quang Tùng nói: Xét Hoàng liên thanh tâm hoả, Thạch cao bình vị
nhiệt, vì tâm vị bị hoả đốt, khô hao tân dịch, cho nên gia hai vị ấy vào trong các
thuốc trước có Tê giác, Sinh địa. Còn như bài Bạch hổ gia Sinh địa là chữa ban
thân nhiệt, không giải mà vị âm vong, không giống với chứng này, họ Vương dẫn
vào làm ví dụ là không đúng.
Nhận xét
Vấn đề tâm vị bị hoả đốt gia Hoàng liên, Thạch cao để chữa, họ Vương cho
là giống như phép Bạch hổ gia Sinh địa mà họ Trần lại cho là không phải như thế,
đó là chỗ cao kiến riêng của họ Trần. Vì chữa chứng này gia Hoàng liên, Thạch
cao và Tê giác, Sinh địa theo dược vật thì tuy có một số giống với phép Bạch hổ gia
Sinh địa, nhưng ý chí lập pháp lại có khác nhau, họ Trần đưa ra phân tích càng
sáng tỏ vẫn đề.
Nguyên văn
L ại có chứng nhiệt truyền vào dinh huyết người bệnh vốn bị thương có ứ
huyết ở trong ngực, củng kết hợp với nhiệt tà, sắc lưỡi tất tím sẫm , sờ tay vào thấy
ướt, nên g ia thêm những vị tán huyết như H ổ phách, Đơn sâm , Đào nhân, Đơn bì.
Nếu không th ể thì ứ huyết hợp với nhiệt tà, ngăn trở chính k h í rồi biến thành
chứng như cuồng hoặc p h á t cuồng. Nếu lưỡi tím m à sưng to là tửu độc xung lên
tăm. Nếu tím m à khô đen là sắc can thận tràn lên khó chữa.
Giải thích
Câu này bàn về chứng lưỡi tím, Lưỡi tím so với lưỡi đỏ là bệnh càng sâu hơn
một mức, phần nhiều là do nhiệt độc ở phần dinh huyết quá thịnh, nhưng cũng CC
khi thì kiêm hiệp với ứ huyết mà xuất hiện lưỡi tím như người bệnh vôn có ú
huyết ngưng trệ ở ngực và cách mạc, một khi tà nhiệt đã truyền vào dinh huyết
rồi, thì liền kết hợp với nhau mà xuất hiện lưỡi tím, sắc lưỡi tất tím mà tối, sò vàc
thấy ướt, khác với chứng nhiệt độc cực thịnh lưỡi đỏ tím mà khô ráo hoặc sinh gai.
Phần lưỡi tím vì kiêm ứ huyết phép chữa nên trong bài thuốc Thanh lương gia
thêm những vị hoạt huyết tán ứ như loại Hổ phách, Đan sâm, Đan bì, nếu không
thì hiệp tà kết tụ ý huyết ý nhiệt, ngăn trở khí cơ nhiễu loạn thần mình mà xuấl
hiện những hiểm ác như cuồng hoặc phát cuồng. Ngoài ra, người nghiện rượu dc
uống quá nhiều đến nỗi tửu độc xung lên tâm, cũng có thể xuất hiện lưỡi tím

154
nhưng phần nhiều tím mà sưng to đó là đặc trưng của tửu độc gây ra. Lại có
trường hợp khác là thời kỳ cuối của ôn bệnh, nhiệt tà vào sâu hạ tiêu, đốt khô âm
dịch của can thận, thường xuất hiện lưỡi sắc tím nhưng màu tím mà tối sẫm, đó là
biểu hiện sắc của nội tạng lộ ra ngoài, tiên lượng phần nhiều không tốt, cho nên
nguyên văn nói là "khó chữa"
Lời chú thích chọn lọc
Hà Bảo Chí nói: Tửu độc uẩn kết ở trong, lưỡi tất tím bầm mà có đỏ hoặc khô
ráo, nếu tím nhạt hơi xanh mà trơn là chứng hàn, cần biện cho rõắ
Chương Hư Cốc nói: Lưỡi tím mà tối, sờ vào thấy ướt cho nên biết là ứ huyết.
Màu tốì mà khô là tinh huyết đã khô, tà nhiệt xâm hại, cho nên khó chữa. Thận
sắc đen, can sắc xanh, xanh cùng hợp với đen hiện ra ở lưỡi, biến hoá tím mà tối,
cho nên nói là sắc của can thận hiện ra. Tửu độc xung lên tâm, gấp gia Hoàng liên
để chữa.
Nhận xét
Họ Chương đối vói cơ chế bệnh biến của lưõi bầm và ướt hoặc bầm mà khô
đã thuyết minh rất rõ. Trên lâm sàng nếu kết hợp với toàn diện chứng hậu mà
quan sát thì hiện chứng luận trị cũng sẽ không sai lầm. về việc họ Hà giải thích
lưỡi tím do tửu độc xung tâm với chứng hư hàn, tuy không thuộc phạm vi ôn bệnh,
nhưng có thể dùng để phân biệt với lưỡi tím của ôn bệnh.
Nguyên văn
Lưỡi đỏ m à trên lưỡi nhờn dính tựa như rêu m à không p h ả i rêu, là ở trong có
k h í u ế trọc, gấp ra những yị phương hương đ ể trục đi. Lưỡi đỏ muốn thè ra ngoài
mồm m à đến răng cản lại khó thè ra nhanh là đờm làm ngăn trở cuống lưỡi, trong
đó có nội phong. Lưỡi đỏ m à sáng bóng là vị âm vong, p h ả i dùng gấp những vị
cam lương nhu nhuận. Nếu lưỡi đỏ m à khô là hoả tà đốt dinh thì lương huyết
thanh hoả làm chủ yếu. Lưỡi đỏ m à có g iải rác những điểm trắng vàng, là sắp
sinh chứng cam, điểm hồng to là nhiệt độc thừa tâm, nên dùng H oàng liên, Kim
trấp. Còn có lưỡi tuy đỏ m à không tươi, khó m à teo là âm khô kiệt, gấp dùng
những vị A giao, Kê tử hoàng, Đại hoàng, Thiên đông đ ể cứu, nếu đ ể chậm sợ kiệt
quá không cứu được nữa.
Giải thích
Câu này là tiếp với trên mà lại bàn về mấy loại lưỡi đỏ, Phàm nhiệt tà hoàn
toàn vào dinh huyết phần nhiều lưỡi đỏ mà không có rêu, nếu kiêm có rêu vàng
trắng, là tà ở phần khí chưa hết, đó là điều mà câu trước đã từng bàn đến. Nhưng
có một loại tình huống là lưỡi đỏ mà trên lưỡi bọc lớp nhờn dính tựa như rêu mà
không phải rêu, đó là tà ở phần dinh mà trung tiêu kiêm có khí uế trọc, phép
chữa nên kiêm dùng thuốc phương hương để khai trục khí uế trọc, nếu không thì
khí uế trọc không trừ, cũng có thể dẫn đến che lấp thanh khiếu. Nếu chất lưỡi
hồng đỏ, mà lưỡi khó co duỗi tức là nói "muốn duỗi ra mà đến răng ngăn lại khó
duỗi nhanh" là hiện tượng tà đang thịnh, nội phong muốn động mà có đòm trọc
ngăn trở cuống lưỡi. Lại như lưỡi đỏ sáng bóng là biểu hiện vị âm suy vong, nhưng
trên lâm sàng nên kết hợp với các chứng hậu để phân biệt chữa chứng này nên

155
chú trọng dùng những vị cam hương nhu nhuận để dưõng vị âm, không thể dùng
phép thanh dinh tiết nhiệt để chữa được. Lại như chất lưỡi hồng đỏ mà trên lưõi
khô ráo là triệu chứng dinh nhiệt đốt mạnh, đốt khô dinh chất lưdi hồng đỏ mà
trên lưỡi khô ráo là triệu chứng dinh nhiệt đốt mạnh, đốt khô dinh âm, phép chữa
nên dùng tễ thanh dinh lương huyết tả hoàn. Nếu lưỡi đỏ mà trên mặt lưỡi rải rác
những điểm vàng trắng, cũng là dấu hiệu nhiệt độc đốt mạnh, lưỡi sắp sinh chứng
cam. Như lưỡi đỏ mà có điểm hồng lớn thì lại là biểu hiện của nhiệt độc thừa tâm,
chứng trạng rất nặng, chữa nên dùng gấp những vị thanh hoả giải độc như Hoàng
liên, Kim trấp. Ngoài ra ở thòi kỳ CUỐI của bệnh có tình hình thận âm khô kiệt tà
ít hư nhiều, cũng có thể xuất hiện lưỡi đỏ, nhưng mặt đỏ mà không tươi khô mà
teo, tuyệt đối không có sắc dinh nhuận, chứng này với chứng lưỡi của vị nhiệt ở
phần dinh rõ ràng là khác nhau, thấy loại lưỡi này là chúng đã nguy lắm, chữa
nên dùng đại tễ tư thận dưỡng âm, để cứu thận âm sắp kiệt, nếu không thì tinh
khí khô kiệt khó lòng cứu vãn được.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Chứng kiêm uế trọc tất ra những vị phương hương để
khai giáng trọc khí trong vị mà thanh nhiệt ở phần dinh. Đòm ngăn trở ở cuống
lưỡi do nội phong nghịch lên, thì trong thuốíc khai giáng, lại gia thêm những vị
tân lương hàn nhuận để dẹp nội phong. Mạch của tỳ và thận đều liên lạc tới cuống
lưỡi, cũng có trường hợp khí của tỳ thận bại mà lưỡi lại không duỗi được nguyên
nhân do đòm ngăn trở, mà thôi. Lưỡi không tươi, khô ráo mà teo, là thận âm sắp
kiệt, cũng là chứng nguy, mà Hoàng liên, Kim trấp đều có thể chữa cam.
Vương Mạnh Anh nói: Lưỡi đỏ bóng mà vị âm vong dùng Chích cam thảo
thang bỏ Khương, Quế gia Thạch hộc, lấy nước mía đổi đi đường. Lưõi đỏ khô mà
hoả tà đốt phần dinh, dùng tê giác địa hoàng thang của Vương Tấn Tam gia
Huyền sâm, Hoa phấn, Tử thảo, Ngân hoa, Đan sâm, Liên tử tâm, Trúc diệp.
Trần Quang Tùng nói: Câu trên nói lưỡi tím mà khô tối là sắc của can thận
hiện ra, khó chữa. Câu này là thận âm khô kiệt còn có thể cấp cứu là đỏ với tím
phân biệt mà thôi. Bỏ lỡ cơ hội ấy không chữa thì thận âm càng kiệt cũng thành
chứng sắc của can thận hiện ra.
Nhận xét
Họ Chương nêu lên chứng lưỡi rụt không duỗi được do khí của tỳ thận đã bại
để so sánh với chứng cuông lưỡi bị nội phong đàm trở muôn đưa ra ngoài miệng
nhưng đến chân răng không duỗi ra nhanh được, như vậy rất cần. Vì hai chứng ấy
tuy có chỗ giông nhau, nhưng cơ chế hoàn toàn khác nhau, phép chữa cũng khác
nhau. Phân biệt hai chứng này nên căn cứ vào chứng trạng toàn diện mà phân
tích. Về hai loại chứng hậu lưỡi đỏ thuộc vị âm suy vong và lưỡi đỏ do hoả tà đốt
phần dinh, họ Vương bổ sung thêm phép chữa bài thuốc và dược vật rất thích
đáng để tham khảo. Ngoài ra họ cho rằng lưỡi đỏ do thận âm khô kiệt và lưỡi tím
do sắc của can thận hiện ra về bệnh cơ và tính chất của hai chứng giông nhau, chỉ
là bệnh tình có mức độ nặng nhẹ khác nhau mà thôi nêu lên để răn người sau,
nếu ở giai đoạn đỏ mà khô, không chữa kịp thời, bệnh tiến thêm một mức nữa sẽ
hiện ra chứng lưỡi tím do sắc của can thận hiện ra. Thuyết này rất có lý.

156
Nguyên văn
Có trường hợp chỉ ở giữa lưỡi đỏ khô, đó là vị nhiệt nung đốt tâm dinh, nên
trong bài thanh vị g ia các vị thanh tâm, không thì sẽ lan tới chót lưỡi, tức là tân
khô h oả đốt mạnh. Chỉ riêng chót lưỡi đỏ khô là tâm hoả bốc lên, dùng Đạo xích
tán tả phủ của nó.
Giải thích
Câu này bàn về hai loại lưỡi đỏ khác nhau. Giữa lưỡi khô đỏ và chót lưỡi khô
đỏ, tuy đều là lưỡi đỏ mà khô nhưng bỏ vị khác nhau nên cơ chế cũng khác nhau.
Chính giữa lưỡi thuộc vị cho nên thấy chỉ giữa lưỡi đỏ mà khô là thuộc vị kinh có
nhiệt tà càng thịnh, tâm dinh bị hun đốt, phép chữa nên trong bài thanh vị tiết
nhiệt gia thêm những vị thanh tâm lương dinh, không thế thì bệnh tiến thêm mức
nữa giữa lưỡi đỏ khô lan tối chót lưỡi tức là tâm vị nhiệt độc càng thịnh đốt hao
tân dịch. Chót lưỡi thuộc tâm, nếu chỉ thấy chót lưỡi đỏ mà khô là dấu hiệu
tâm hoả bốc lên. Tâm với tiểu tràng có quan hệ biểu lý, cho nên tâm hoả thịnh,
chữa dùng Đạo xích tán tả tiểu tràng để thanh tâm hoả.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Phần giữa lưỡi thuộc vị, chót lưỡi thuộc tâm, muốn thanh
cả tâm và vị thì dùng Bạch hổ gia Sinh địa, Hoàng liên, Tê giác, Trúc diệp, Liên tử
tâm, tân dịch khô hoả thịnh thì có thể gia Tây dương sâm, Hoa phấn, Lô trấp, Giá
tương, Tâm hoả thượng viêm dùng Đạo xích thang gia Đồng tiện càng hay.
Trần Quang Tùng nói: Lưỡi đỏ ở câu này với chứng lưỡi đỏ mà ở giữa khô của
câu trên khác nhau. Chứng trên là đỏ cả lưỡi riêng ở giữa khô. Chứng này là cả
lưỡi không đỏ chỉ riêng giữa lưỡi đỏ khô mà thôi. Chứng trên là tà vào dinh, là
chứng khí huyết đều bị nung đốt, cho nên chữa dùng Hoàng liên, Thạch cao để
thanh cả tâm vịệ Chứng này là nhiệt vị đốt hao tân dịch tà nhiệt ỏ vị, cốt bình vị
nhiệt, làm cho tân dịch không bị vị nhiệt nung đốt, cho nên trong bài thanh vị gia
thêm các vị thanh tâm.
Nhận xét
Về cách chữa vị nhiệt tâm dinh bị đốt, họ Vương cho là có thể dùng Bạch hổ gia
các vị Địa hoàng, Tê giác, đó là bài thuốc thanh cả tâm và vị, căn cứ bệnh tình còn là
xác đáng. Họ Trần cho rằng chỉ chính giữa lưỡi đỏ khô hàn ở câu này cùng với chứng
toàn lưỡi đỏ mà ở giữa khô của câu trên nên phân biệt rõ, đồng thời so sánh về hai
chứng lưỡi đỏ, về cơ chế, về phép chữa, thuyết lý rất xác đáng minh bạch.
Nguyên văn
L ại nói đến rêu trắng dày m à khô là vị táo kh í thương, trong suốt tư nhuận gm
thêm Cam thảo lấy ý là vị ngọt giữ tân dịch trở lại, rêu trắng m à mỏng là ngoại cảm
phong hàn, nên sơ tán đi. Nếu rêu trắng mỏng mà khô là tân dịch ở p h ế thụ thương nên
gia những vị khinh thanh như Mạch đông, Hoa lô, Lô căn, vỉ bệnh ở trên thì đưa thuốc
lên vậy. Nếu rêu trắng lưỡi đỏ là thấp át nhiệt phục, trước nên tiết thấp thấu nhiệt,
phòng biến thành lưỡi khô, đừng lo ngại, sau lại từ lý thấu ra biểu, thì trở lại nhuân
ngay. Bệnh mới p hát lưỡi đã khô tinh thân không mờ tối thì gấp ra thuốc dưỡng chính
thấu tà, nếu tinh thần đã mờ tối là trong đã kiệt rồi không cứu được nữa.

157
Giải thích
Câu này bàn về rêu lưỡi trắng, đó là một loại rêu lưõi thường thấy trong ôn
bệnh, rất nhiều loại hình, chế cũng đều khác, phàm ngoại cảm mới phát, rêu lưõi
trắng mỏng là dấu hiệu tà ở phê vệ, nhưng trên tính chất lại có phân biệt hàn
nhiệt. Rêu trắng mỏng mà không khô, chất lưỡi bình thường là thuộc ngoại cảm
phong hàn, phần nhiều thấy ở bệnh thương hàn mới phát, chữa nên dùng tân ôn
sơ tán. Nếu rêu trắng mỏng mà ít nhuận quanh lưỡi mà chót lưỡi hồng là ngoại
cảm phong nhiệt tân cảm ôn bệnh mới phát thường thấy loại này, chữa nên dùng
tân lương giải biểu. Nếu rêu mỏng trắng mà khô, là biểu tà chưa giải mà tân dịch
ở phế đã thụ thương, chữa nên trong thuốc sơ giải gia các vị dưỡng phế sinh tân
dịch. Nhưng phải chú ý là thuốíc dưỡng phế sinh tân nên chọn những vị tư nhuận
mà không nê trệ, như loại Mạch đông, Hoa lô, Lô căn, không nên quá dùng cam
nhuận tự nhị để tránh giữ tà lại không giải. Nếu dùng thuốc nùng vào hậu vị thì
lại đi thẳng xuống hạ tiêu mà không ích gì cho phế. Nếu rêu trắng dày mà khô ráo
là tân dịch ở vị hao mà phế khí thụ thương, khí cơ không hoá, cho nên lưỡi hoá
rêu dày, phép chữa nên dùng những vị tư nhuận để sinh tân dịch nhuận táo đồng
thòi có thể gia Cam thảo, lấy ý là ngọt để giữ tân dịchắ Nếu thấy rêu trắng mà
chất lưỡi đỏ là dấu hiệu thấp át nhiệt phục, nhưng rếu trắng phần nhiều dày
nhờn là hiện tượng thấp ngăn trở bên trong, chất lưỡi là trong có nhiệt phục, phép
chữa trước nên khai tiết thấp tà, thấp khai thì nhiệt cũng thấu ra ngoài mà bệnh
đã giải trừ, nếu trước không khai thấp thì tà nhiệt không theo vào đâu mà đạt ra
ngoài, bệnh thêm khó giải. Nhưng các vị tiết thấp phần nhiều thiên về hương táo
(thơm ráo), dùng nó tất có tệ báo tân dịch, cho nên đề phòng lưỡi khô, thế nhưng
thấp đã được tiết thì nhiệt tà đã đạt ra ngoài, lại dùng thuốc lương giải để thấu
nhiệt, nhiệt tà đã thấu đạt ra ngoài, tân dịch tự có thể phân bổ, do đó lư5i khô
cũng có thể tự nhiên chuyển sang nhuận cho nên nói "chớ lo ngại". Nếu bệnh mới
phát đã thấy lưỡi khô ráo, là vốn sẵn tân dịch suy tổn, nếu không xuất hiện chứng
nguy thì còn có cơ cứu chữa, gặp dùng thuốc dưỡng chính thâu tà. Nếu lưỡi khô
kèm thêm tinh thần mò tối, là nguyên khí suy bại, chính không thắng nổi tà,
chứng chết của nhiệt tà lan tràn, phần nhiều không chữa được.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Rêu trắng mà dày vôn thuộc trọc tà, khô ráo thương tân
dịch, thì trọc kết không hoá được, cho nên trước phải dưỡng tân dịch sau rồi hoá
trọc tà. Vị trí của phế ở cao nhất, tân dịch của phế vị thương, tất dùng những vị
khinh thanh mới đạt tới phế, nếu những vị khí hậu trọng mà tính lại đi xuống thì
lại không dính dáng gì cả, cho nên nói bệnh ở trên thì dùng thuốc đi lên. Thấp uất
nhiệt ẩm phục, tất trước phải dùng thuốc tân khai khổ giáng để tiết thấp tà, thấp
khai nhiệt thấu cho nên phòng lưỡi khô, lại dùng thuốc khổ tân cam lương đẩy tà
từ trong ra ngoài, thì vị khí hoá mà tân dịch phân bổ, lưỡi sẽ nhuần lại, tự có thể
làm ra mồ hôi, mà nhiệt tà cũng theo mồ hôi mà giải. Nếu bệnh mới phát lưỡi đã
khô, là vì tân dịch vốn kiệt trước, gấp dùng thuốc dưỡng chính, kiêm hơi thấu tà,
Nếu tinh thần mò tối là nguyên khí đã bại, mà chính không thắng nổi tà, bệnh
không cứu được nữa
- Vương Mạnh Anh nói: Có trưòng hợp bệnh mới phát lưỡi khô mà mạch hoạt,
bụng phiền đầy, đó là đòm ngăn trở ở trung tiêu mà tân dịch không đưa lên được,

158
chưa có thể dùng thuốc bổ ngay được.
- Ngô Khôn Yên nói: Đây bàn về cách chữa phong hàn và phong nhiệt khác
nhau. Phàm phong hàn mới vào Thái dương thì lưỡi không có rêu, hoặc sinh rêu
trắng nhuận mà mỏng, đó là hàn tà nặng, tân dịch không thiếu, có thể dùng tân
ôn phát hãn đi. Nếu rêu trắng tuy mỏng mà khô, hoặc xung quanh lưỡi và chót
lưỡi hơi hồng là tà phong nhiệt làm tổn thương phần khí, đồng thời ở phế kinh đã
thiếu, không thể phát hãn quá, chỉ nên thanh khinh lương giải phần phế.
Ngô Tích Hoàng nói: Xét rêu trắng lưỡi đỏ hoặc rêu vàng lưỡi đỏ, chứng phục
nhiệt cuối mùa thu thấy nhiều, đó là nhiệt ở phần dinh bị thấp tà ở cách mạc che
kín. Thấy lưỡi như vậy hỏi ra không ai không có chứng bụng phiền đầy. Chứng
này nếu tư âm dịch thì giúp cho đòm, vận hoá thấp thì giúp nhiệt dùng thăng để
thì tinh thần mò tối, uống lâu các vị Huyền sâm, Sinh địa, Thiên đông, Mạch đông
thì động đến thấp ở Trung tiêu, đòm khí thăng phù, khí đại không thông mây mù
che tròi thường thường khí nghịch mắt đò tay chân lạnh như mê man mà chết.
Bệnh ôn nhiệt tuy nên dưỡng âm, riêng về chứng này phải nên thận trọng.
Nhận xét
Chú giải của các nhà đều rõ ràng có thể theo được. Họ Chương bàn về phép
chữa chứng rêu mà khô, luận chứng rất nhiều, đối với cách chữa chứng thấp uất
át nhiệt phục, đã bàn cũng rất rõ ràng đầy đủ. Họ Vương lại nêu lên chứng đàm
ngăn trở trung tiêu, tân dịch không phân bô" được, lúc bệnh mới phát cũng có thể
xuất hiện lưỡi khô, tuyệt đốt không thể nhận lầm là tân khí suy tổn mà lạm dụng
thuốc bổ. Đủ biết trên lâm sàng biện về lưỡi cần phải kết hợp chứng hậu toàn diện
mà phân tích, thì chữa mới không đến nỗi sai lầm. Ngô Khôn Yên biện biệt rêu
lưỡi của chứng phong hàn phong nhiệt, cũng rất sát hợp với tình hình thực tế trên
lâm sàng.
Đến như Ngô Tích Hoàng bàn về cơ chế chứng trạng và cách chữa của chứng
thấp uất át nhiệt phục càng rõ ràng sâu sắc, rất có giá trị tham khảo.
Nguyên văn
K hông k ể là rêu lưỡi sắc gì, h ễ trên lưỡi sinh g ai đều là thương tiêu cực nhiệt,
nêu lấy vải xanh tẩm nước B ạc h à đ ể nguội lau sạch ngay là nhẹ, lau rồi lại sinh
như củ là nguy.
Giải thích
Trên lưỡi sinh gai là do thượng tiêu tà nhiệt cực thịnh. Nguyên văn tuy nêu
ra rêu lưỡi "không kể là sắc gì", nhưng căn cứ bệnh tình mà suy đoán, phần nhiều
là lưỡi hồng, rêu vàng, nói đúng là dấu hiệu nhiệt thịnh, cũng trên lâm sàng ngoài
việc dùng thuốc uống trong, xử lý cục bộ có thể dùng vải xanh để tiêu độc tím
nước Bạc hà để nguội lau chùi trên lưỡi. Nếu lau sạch gai ngay là nhiệt tà chưa
cấu kết, bệnh khá nhẹ, nếu lau sạch rồi lại sinh ra ngay là nhiệt bốc rất mạnh, cố
kết khó giải, bệnh đã nguy lâm.
Lời chú th ích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Lưỡi sinh gai rêu tất vàng xám hoặc đen. Nếu không có

159
rêu, lưỡi tất đỏ đậm. Rêu trắng hoặc đỏ nhợt là vị không nhiệt lắm, tất không sinh
gai. Hoặc chót lưỡi, hoặc xung quanh lưỡi có nốt nhỏ đỏ, là dinh nhiệt uất kết, nên
khai tiết phần khí để thông dinh thanh nhiệt. Thượng tiêu nhiệt cực nên dùng
Lương cách tán làm chủ.
Tần Hoàng Sĩ nói: Phàm khát mà không tiêu thuỷ, mạch hoạt không sác,
cũng có khi rêu lưõi sinh gai, phần nhiều là biểu tà ghé thực tích, dùng Bảo hoà
hoàn gia Trúc lịch, nưóc Củ cải, hoặc gia Chi tử, Chỉ thực đều có hiệu quả. Nếu
dùng Hàn lương ức uất, thì nói nhảm phát cuồng càng nặng, nặng lắm thì miệng
câm không nói được.
Nhận xét
Họ Chương cho rằng hễ lưỡi sinh gai rêu tất vàng hoặc đen lưỡi phần nhiều
đỏ bầm, đó là sát hợp vối tình hình bệnh biến, đồng thòi nói rõ ngoài chứng lưỡi
sinh gai do thượng tiêu nhiệt thịnh ra phần dinh nhiệt kết không giải, xung
quanh và chót lưỡi có thể sinh nốt nhỏ đỏ, cũng sát hợp với thực tế trên lâm sàng.
Tần Hoàng Sĩ lại nêu lên chứng biểu tà ghé thực cũng có khi sinh gai, chứng
trạng và cách chữa cùng với chứng do nhiệt thịnh gây nên hoàn toàn khác nhau.
Vì vậy, biện chứng trên lâm sàng, cần kết hợp toân diện của chứng hậu mà phân
tích, nhất thiết không thể thấy lưỡi có gai liền cho là nhiệt cực thịnh mà vội dùng
hàn lương.
Nguyên văn
Rêu lưỡi không khô, tự cảm thấy p h iền muộn lắm là thuộc tỳ thấp thịnh,
H oặc trên có vết thương m áu ngưng lại, thì p h ả i hỏi xem có lúc nào cài g ã i da
không, không th ể thấy có m áu m à cho là chứng ỉưỡi khô, và vẫn cứ chữa theo
p h ép chữa thấp. L ạ i có trường hợp tinh thần tỉnh táo, lưỡi chướng to khôn g thò
ra ngoài mồm được, đó là tỳ thấp vị nhiệt, uất cực h oá phon g độc lên tới miệng,
dùng Đ ại hoàng m ài nước h oà vào thuốc đan g uống thì lưỡi trước tự tiêu.
Giải thích
Rêu lưỡi trắng, ngoài việc biểu hiện tà ở phần vệ, còn là thấp tà ngăn trở
bên trong nữa. Bệnh ỏ biểu rêu phần nhiều mỏng mà trắng, do thấp thì rêu phần
nhiều trắng mà dày. Rêu trắng không khô nói trong câu này là chỉ vào rêu trắng
mà nhờn bẩn, đó là thấp tà thịnh ở trong vả chăng tự cảm thấy rất phiền muộn,
cho nên nguyên văn nói đó là "thuộc tỳ thấp thịnh", phép chữa nên dùng cách hoá
thấp tiết trọc, không thể lầm dùng hàn lương. Lại có chứng tỳ vị có thấp nhiệt uất
trưng, có thể xuất hiện chứng lưỡi chướng to không thò ra khỏi miệng được, đó là
do thấp át trở bên trong, nhiệt uất không đạt được ra ngoài, uất cực hoả phong
trên lâm sàng cần xét thấy tinh thần tỉnh táo thì đủ chứng minh là tà nhiệt
không ở tâm dinh, cách chữa chỉ cần trong bài thuốc thanh hoá thấp nhiệt gia Đại
hoàng mài nưốc hoà uống để thanh giải hoả độc, thì lưỡi chướng có thể tiêu.
Lời chú thích chọn lọc
Hà Bảo Chí nói: Phàm trung tiêu có đòm ẩm, thuỷ, huyết, lưỡi phần nhiều
không khô, không thể nhận lầm là hàn được.
- Chương Hư Cốc nói: Khi thăng giáng của tam tiêu, do tỳ phát động, trung

160
tiêu điều hoà thì khí trên dưới thuận, tỳ khí nhược thì thấp từ trong sinh ra, thấp
thịnh mà tỳ không vận hoá khoẻ, trọc tà ủng tắc không thông, tự thấy phiền
muộn lắm, tuy có nhiệt tà, nhưng trong thấp thịnh thì rêu lưỡi vẫn không khô,
trước nên khai tiết thấp tà rồi sau sẽ thanh nhiệt, không nên dùng thuốc hàn
lương để bế thấp tà lại. Tinh thần tỉnh táo, mà lưỡi chướng to, cho nên biết là tà ở
tỳ vị. Nếu tinh thần không tỉnh táo là bệnh thuộc hai tạng tâm và tỳ. Tà ở tỳ vị
thì môi cũng nề.
Nhận xét
Chứng rêu trắng không khô của chứng thấp trọc đàm thuỷ ngăn trở bên
trong với chứng rêu trắng mà nhuận của bệnh thương hàn mới phát, biện biệt hai
chứng ấy ngoài việc kết hợp chứng trạng toàn diện thì rêu dày hay mỏng cũng là
một mặt quan trọng. Biểu chứng thương hàn phần nhiều rêu trắng mỏng mà
nhuận, thấp trọc ngăn trở bên trong thì phần nhiều tà ở phần nhiều lấy tỳ vị làm
trọng tâm. Thấp tà ngăn trở thì tỳ không vận hoá được mạnh đến nỗi thấp trọc
tắc trở không hành. Họ Chương phân tích rất rõ ràng chính xác.
Nguyên văn
L ạ i bàn về rêu trắng nhờn dính, mửa ra đờm, dãi đục đặc, trong miệng tất
cảm thấy ngọt là bệnh tỳ đàm , đó là k h í thấp nhiệt tụ lại kết hợp với k h í cơm
nước, là t h ế hữu dư, đầy thì tràn lên, nên dùng tinh dầu thảo phương hương tân
tán đ ể trục đi thì khỏi. Nếu trên lưỡi rêu như muối là trong vị có đồ ăn ngưng trệ
hợp với trọc u ế uất phụ c p h ả i mau khai tiết đi nếu không sẽ b ế tắc ở trung tiêu,
không th ể theo m ạc nguyên thông đạt ra được.
Giải thích
Câu này bàn về rêu lưỡi biến hoá và cơ chế chứng trạng và cách chữa bệnh
tỳ đàm là do tỳ mất chức năng vận hoá, không vận hoá được thuỷ cốc, thấp nhiệt
ngưng tụ cùng kết hợp với đồ ăn gây nên. Rêu lưỡi trắng mà nhòn dính là dấu
hiệu thấp trọc ngăn trở bên trong. Vị của tỳ là ngọt, tỳ thấp uất nhiệt cho nên
miệng cảm thấy ngọt tỳ chủ về nước dãi, tỳ vị thấp làm khốn, tân dịch không
phân bô" được bình thưòng, đến nỗi tràn lên mà mửa ra bọt dãi đục đặc, chữa nên
dùng phép phương hương hóa trọc tà cho nên dùng làm vị thuốc chủ yếu chữa
bệnh này.
Lại như rêu trắng như muối là trong vị vốn có tích trệ lại thêm uế trọc uất phục
chữa nên mau mau khai tiết, để tránh bế tắc khó giải mà bệnh tình chuyển nặng hơn.
Lời chú th ích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: chứng tỳ đàm mà trọc tà tràn lên trong miệng thấy
ngọt, càng ngọt, càng nên xem xét cuống lưỡi, nêu cuông lưỡi hồng đỏ là tà nhiệt,
nên dùng tân thông khổ giáng để tiêt trọc tà. Nếu săc nhợt không hồng là tỳ hư
không giữ được nước dãi mà tràn lên, chữa nên kiện tỳ để giáng trọc. Nếu rêu như
muối, là trọc tà kết nặng, cho nên phải gấp khai tiết sợ chậm sẽ bế lại.
Vương Mạnh Anh nói: Trọc khí tràn lên thì đàm dãi đặc bẩn, nước tiểu vàng
đỏ, tỳ hư không giữ được nước dãi thì dãi loãng dính nước tiểu trong trắng, chứng
khác xa nhau, hư thì nên ôn trung nhiếp dịch như loại Lý trung hoặc Tứ quân gia
ích trí nhân có thể dùng được.

161
Nhận xét
Chứng tỳ đàm mửa ra bọt dãi, hai ông Chương, Vương đểu chia ra hư thực
để chữa, rất là xác đáng. Phàm thấy trọc tràn lên là thuộc thực, tỳ hư không
thông nhiếp được là thuộc hư trên lâm sàng nên căn cứ vào sắc lưỡi, màu nước
tiểu và các chứng hậu khác, tiến hành phân biệt rồi từ đó định cách chữa.
Nguyên văn
Nếu lưỡi không có rêu, m à có như m àu xông khói lờ mờ, không khat, tay
chăn lạnh, biết là hiện âm bệnh. Nếu miệng khát phiền nhiệt, lúc thường vị táo
lưỡi khô, không th ể công hạ được, nếu ráo thì dùng cam hàn ích vị, nếu nhuận thì
cam ôn phù tỳ. Sao lại thế, vì lộ ra ngoài chứ trong không có.
Giải thích
Câu này bàn về sắc lưỡi như hun khói mờ, tính chất của nó có phân biệt hư
thực hàn nhiệt, trên lâm sàng, ngoài việc kết hợp chứng hậu để phân biệt, còn
phải căn cứ vào lưỡi nhuận hay ráo. Phân thấy lưõi không có rêu mà sắc như hun
khói mờ mờ, lại thêm hiện tượng không khát nước, tay chân lạnh, là dương khí ở
trung tiêu không đủ, âm tà thịnh ở trong, chứng thuộc hư hàn, chất lưỡi tất trơn
bóng, chữa nên dùng phép cam ôn phù tỳ, để bổ dương khí ở trung tiêu. Nếu lưỡi
tuy thấy có sắc như hun khói mò, mà chất lưỡi khô lại thêm miệng khát phiền
nhiệt thì không phải là hiện tượng âm mà là ngưòi bệnh trung dương vốn thịnh,
tân dịch khô vị táo. Nhưng tính chất tuy thuộc dương chứng, cũng không giông
như chứng phủ thực do thực nhiệt lại kết, vì rêu lưỡi chỉ biểu hiện như hun khói
mờ mờ mà không có rêu, cho nên phép chữa không thể công hạ, chỉ nên dùng
thuốc cam hàn, nhuận dưỡng tân dịch của vị.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốíc nói: Phàm rêu đen rất phân biệt hư thực hàn nhiệt, tức là
rêu vàng hoặc trắng vì ăn thức ăn có vị chua cũng hoá thành đen, càng phải hỏi
kỹ, lưỡi nhuận không khô, hoặc không có rêu, như sắc hun khói, chính là thận
thuỷ lan lên tâm hoả, dương khí hư cực. Nếu đen mà khô nẻ là hoả cực biến ra sắc
của thuỷ, như đốt gỗ thành than đen vậy. Hư thực không biện rõ thì chết như trở
bàn tay.
Vương Mạnh Anh nói: Chứng hư hàn tuy thấy rêu đen nhưng sắc lưỡi vẫn
nhuận mà không đỏ tía, hiểu được điều đó là một bí quyết. Lại có chứng âm hư
mà rêu lưỡi đen, rêu không khô lắm, miệng không khát lắm, chất lưỡi thì rất đỏ,
hoặc giữa lưỡi tuy đen mà không có rêu mấy, nên lưỡi khô mà không đỏ lắm,
chứng tuy phiền khát đại tiện bí, bụng không đầy đau, thần không mờ tối lắm,
chữa đều nên tráng thuỷ tư âm, không thể cho là chứng dương hư. Nếu rêu đen
trông vào thấy tuy khô mà sinh gai, nhưng khát mà không uống nhiều, hoặc
không khát, quanh ria lưỡi hoặc có rêu trắng, nếu lưỡi nhợt mà nhuận, cũng thuộc
giả nhiệt, chữa nên ôn bổ. Nếu giữa lưỡi tinh không có rêu đen, nhưng cuông lưỡi
có rêu đen mà khô, thì nên công hạ đi đó là nhiệt ở hạ tiêuẽ Nếu nền lưỡi không có
rêu, chỉ đầu chót lưỡi đen mà khô, là tâm hoả tự đốt, không chữa được.
Trần Quang Tùng nói: Lưỡi không rêu mà có sắc như hun khói lò mò, là rêu

162
đen còn nhẹ, dưới đó có câu không thể hạ, cùng với đoạn sau dưới câu lưỡi đen mà
khô lại nói rằng gấp dùng mặn đắng mà hạ đi, ý câu nói đối lại với nhau.
Nhận xét
Lập luận của hai nhà Chương và Vương là nói đại khái về chứng lưỡi đen
chung, đều không phải chuyện nhằm về câu này mà nói. Rêu lưỡi bàn trong câu
này, không kể là "ghé âm" hoặc là "vị táo" bệnh cơ đều thiên trung tiêu còn chưa
đến trình độ "thận hàn lấn lên tâm hoả" và “hỏa cực biến ra thuỷ sắc" như họ
Chương đã nói đó cần phải biết rõ. Ngoài ra họ Chương lại nêu ra cách biến rêu
đen cần chú ý những giả tượng khi bị khô nhuận, đó cũng là một vấn đề cần chú
ýế Họ Vương bàn về điểm chủ yếu để hiện biệt hàn nhiệt hư thực của các loại rêu
đen, thực là mấu chôt của việc biện chứng luận trị.
Nguyên văn
Nêu lưỡi đen m à trơn, là thuỷ lại khắc hoả, làm âm chứng chữa nên Ô1Ĩ. Nếu
thấy lưỡi rút ngắn là thận k h í kiệt bệnh khó chữa. Muốn cứu vãn thì g ia N hân
sâm, Ngủ vị tử mong có cứu được trong muôn một. Lưỡi đen m à khô là tân dịch
khô h oả đốt m ạnh, p h ả i gấp dùng cách tả nam b ổ bắc (tả tâm b ổ thận). Nếu khô
m à ở giữa dày là thô táo thuỷ kiệt, p h ải gấp dùng thuốc đắng m ặn h ạ đi.
Giải thích
Câu này tiếp với trên tiến lên một bước mà bàn rõ về sự biến hoá của rêu
lưỡi đen. Câu trên bàn về sắc lưỡi như hun khói lò mờ, là chỉ vào một loại hình
nhẹ về rêu đen. Rêu đen bàn ở câu này, mức độ thì tương đối nặng nhưng cũng có
phân biệt hư thực hàn nhiệt. Phàm rêu đen thuộc về âm hàn tất đen mà trơn
nhuận đó là do âm hàn thịnh ở trong, chân dương suy vị gây nên, tất thấy chứng
âm hàn như chân tay lạnh, mạch vi thậm chí có khi ỉa lỏng, chữa nên dùng phép
ôn hư hàn. Chứng này so với rêu lưõi thuộc âm chứng bàn ở câu trên, thì mức độ
càng nặng hơn.
Chứng ở câu trên chỉ là dương khí ở trung tiêu không đủ, mà chứng ở câu
này là thuộc dương khí trong thận ở hạ tiêu suy vi, cho nên chữa chứng trưốc thì
nặng về ôn bổ trung tiêu, mà chữa chứng này thì nên ôn bổ thận dương, trừ hàn
cứu nghịch. Lại như chứng lưỡi đen kèm thêm lưỡi rụt ngắn thì lại là thận khí đã
kiệt, chứng rất nguy hiểm, cho nên nói "khó chữa".
Nếu chữa thì trong bài đang dùng nên gia thêm những vị liễm bổ nguyên
khí như loại Nhân sâm, Ngũ vị tử để mong có cứu vãn được trong muôn một. Còn
như lưỡi đen biến hoá trong qúa trình ôn bệnh phần nhiều là do âm suy hoả thịnh
gây nên, lưỡi phần nhiều đen mà khô, đó là biểu hiện thận âm ỏ hạ tiêu khô kiệt,
tâm hoả ở thượng tiêu càng thịnh, phép chữa nên dùng thuốc tư thận cứu âm,
thanh tâm tả hoả. Ngoài ra, chứng dương minh phủ thực do nhiệt tà thịnh ở trong
đốt hao thận thuỷ ở dưới. Tức gọi là chứng "thổ táo thuỷ kiệt" cũng có thể xuất
hiện rêu đen, rêu vôn là đen mà khô, nhưng ở giữa lưỡi cũng tất có rêu dày hơn là
do thổ táo mà dẫn đến thuỷ kiệt cho nên phép chữa nên phải hạ gấp, vì phủ thực
ở trung tiêu đã trừ, thì thận thuỷ ở hạ tiêu cũng không bị đốt hao nữa, đó tức là ý
"hạ gấp để bảo tồn âm dịch". Đó cũng là nguyên tắc chữa bệnh tìm gốc, trước chữa
nguyên nhân bệnh.

163
Lời chú thích chọn lọc
Hà Bảo Chí nói: Chứng thử nhiệt ghé huyết, phần nhiều giữa lưỡi rêu đen
nhuận, chớ lầm mà chữa theo âm chứng.
Chương Hư Cốc nói: Rêu đen mà hư hàn, không dùng Quế Phụ vì sẽ không
khỏi, tá bằng các vị điều bổ khí huyết, tuỳ chứng mà chữa. Nếu lưỡi đen khô
không có rêu là vị không có trọc tà, nên tả hoả phương nam để bổ thuỷ phương
bắc (tả tâm để bổ thận) dùng Hoàng liên, A giao thang của Trọng cảnh làm chủ.
Lưỡi đen khô mà giữa có rêu dày là vị trọc tà nhiệt khô kết, nên dùng tiêu
hoàng đắng mặn hạ đi.
Mao Vũ Nhân: Phàm bệnh phát thấy phát nóng ngực đầy, khắp lưỡi đen mà
nhuận, ngoài ra không có chứng trạng nguy hiểm, đó là ngực và cách mạc vốn có
phục đòm, không cần hoang mang, chỉ dùng một tễ Bạch giới, Qua lâu Quê chi,
Bán hạ, thì rêu đen tự hết, hoặc không dùng Quế chi mà thay Chỉ xác, Cát cánh,
cũng có hiệu qủa.
Nhận xét
Về bệnh biến của các loại rêu lưỡi đen, Họ Chương đã hết thảy bổ sung cách
chữa và phương dược cụ thể rất phù hợp với tinh thần của nguyên văn, có thể
giúp cho việc tham khảo, họ Mao, họ Hà nêu ra rêu lưỡi đen nhuận ngoài chứng
âm hàn thường hay thấy ra, chứng thử nhiệt ghé huyết và chứng trong ngực và
cách mạc có phục đờm cũng có thấy, đó là sự thực. Trên lâm sàng nên căn cứ
chứng hậu toàn diện để biện biệt.
Nguyên văn
Lưỡi hồng nhạt không có sắc, hoặc lưỡi khô m à sắc không tươi, đó là tăn
dịch ở vị tổn thương m à k h í không hoá dịch nên dùng Chích cam thảo thang,
không nên dùng thuốc hàn lương.
Giải thích
Người bình thường sắc lưỡi phần nhiều hồng nhuận điều hoà, không nhợt
không đậm, nếu thấy sác hồng đậm là dấu hiệu nhiệt thịnh, ngược lại thấy lưỡi
hồng không có sắc mà khô ráo không tươi là khí huyết suy hư, khí thụ thương
không hoá được tân dịch, không thể thấy lưỡi khô ráo mà bảo là nhiệt thịnh
thương tổn tân dịch mà dùng thuốc hàn lương. Nên dùng phép tư dưỡng âm
huyết, bồi bổ khí dịch mới là đối chứng như lại bài Chích cam thảo thang.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Côc nói: Lưỡi hồng nhợt không có sắc là khí huyết ở tâm tỳ vốn
hư lại thêm khô mà không tươi là tân dịch trong vị cũng hao, cho nên không dùng
được thuốc khổ hàn, dùng Chích cam thảo thang dưỡng khí huyết để thông kinh
mạch, thì tà khí tự khỏi dần.
Trần Quang Tùng nói : Xét chứng trị của câu này là thuộc loại chứng tà khí
đã lui mà khí huyêt đều hư và cấm dùng thuốíc mát không chỉ riêng cấm thuốc
khổ hàn, cho nên dùng Phục mạch thang, không sợ cay ấm của Khương Quế. Nếu

164
tà chưa hết thì có bài gia giảm Phục mạch trong Ôn bệnh điều biện, không nên
dùng cả Khương, Quế.
Nhận xét
Lưỡi hồng nhợt nói chung phần nhiều thấy ở thời kỳ cuối của ôn bệnh, lúc
này bệnh tình đúng như họ Trần đã nói "Tà khí lui mà khí huyết đều suy", cho
nên phép chữa nặng về bổ ích. Còn như Khương, Quế trong bài Chích cam thảo
thang, tính thuộc tân ôn, đã không có công năng bổ ích lại có tệ làm hao tân dịch.
Nhưng chứng này dùng thuốc lại không kỵ hai vị ấy, dụng ý là ở chỗ thông dương
hoá khí để tân dịch có thể phân bô" được.
Nguyên văn
Nếu lưỡi rêu trắng như bột m à trơn xung quanh ria lưỡi sắc đỏ tía là bệnh tà
k h í mới vào tới m ạc nguyên, chưa qui vào vị phủ p h ả i thấu g iải gấp, đừng đợi cho
thấp vào trong biến thành bệnh hiểm ác, m à lại thấy lưỡi ấy là bệnh đ ã nguy p h ả i
nên cẩn thận".
Giải thích
Đây là một loại rêu thường thấy trong chứng dịch thấp nhiệt, tà ở mạc
nguyên ấy, rêu lưỡi trắng trơn như trát bột, nhưng ria lưỡi và chót lưỡi đỏ tía đó
là khí uế thấp ngăn trở bên trong, át phục nhiệt tà gây nên, phép chữa nên khai
tiết thấu giải gấp. Vì chứng dịch truyền biến rất nhanh, ảo đa đoan, chữa không
kịp thời thưòng dễ tạo thành tà hãm vào mà gây bệnh tình ác hoá, cho nên
nguyên văn nêu lên “thấy lưỡi như vậy bệnh tất là nguy, cần phải cẩn thận” ý
nghĩa là ở chỗ đó.
Lời chú th ích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Bệnh ôn dịch rêu trắng dày như trát bột là uế trọc nặng.
Nền lưỡi đỏ tía là tà nhiệt bị uế trọc làm bế tắc, cho nên phải thấu giải gấp, đó là
chứng thấp dịch ở trong ngũ dịch, Ngô Hựu Khả dùng Đạt nguyên ẩm làm chủ
cũng nên tuỳ chứng gia giảm, không nên chấp nê.
Ngô Khôn Yên nói: "Phàm thương hàn mới phát, rêu lưỡi dày như trát bột,
xung quanh rìa lưỡi đỏ hồng, đó là chứng ôn dịch, tà ở mạc nguyên, thế bệnh rất
mạnh, truyền biến rất nhanh, thầy thuốc chớ nên coi thường, Ngô Hựu Khả dùng
Đạt nguyên ẩm gia các vị biểu dược dẫn kinh đê thấu đạt tà khí, như kiêm chứng
Thái dương thì gia Khương hoạt, Dương minh thì gia Cát căn, Thiếu dương thì gia
Sài hồ. Nếu lưối biến sắc vàng khô là đã nhập vị ,thì gia Đại hoàng để hạ đi. Nếu
biến ra sắc đen, là tà vào lý đã sâu, dùng Thừa khí hạ đi. Thế dịch mạnh thì trong
một ngày lưỡi biến sắc ba lần, từ trắng biên thành vàng, từ vàng biến ra đen, nên
hạ luôn gấp đi.
Trần Quang Tùng nói: Câu này chuyên bàn về lưỡi của ôn dịch mới phát
khác với chứng thấp ôn rêu trắng lưỡi đỏ là do thấp át nhiệt phục, chữa thấp giải
nên dùng các phép Đạt nguyên ẩm của Ngô Hựu Khả.
Nhận xét
Bài Đạt nguyên ẩm là bài thuốc chủ yếu của Ngô Hựu Khả trong ôn dịch

165
luận, chữa chứng dịch thấp nhiệt, có công năng khai đạt uế thấp, đối với chứng
thấp nhiệt uế trọc uất trở mạc nguyên, dùng nó rất hiệu qủa. Còn như rêu lưỡi
của chứng dịch thấp nhiệt bàn trong câu này với chứng khác nhau chủ yếu là
chứng dịch uế trọc rất nặng, mà thể tà cô" kết khá nặng, biến hoá đa đoan, mà
chứng thấp ôn thì thấp át nhiệt phục không nặng đến như thế.
Nguyên văn
P hàm ban chẩn mới phát, nên dùng giây bít đầu ngón tay xát p h ía trên ngực
hướng về hai bên sườn, nổi to lên m ặt da gọi là ban, hoặc như đầu mây lờ mờ,
hoặc nổi những hạt lấm tấm nhỏ gọi là chân, lại nên có m à không nên có nhiều.
Xét trong phương thư nói ban sắc hồng thuộc vị nhiệt, sắc tía là nhiệt cực, sắc đen
là vị loét, nhưng củng p h ả i kết hợp với các ngoại chứng mới có thê quyết định.
Giải thích
Ban chẩn là một loại chứng trạng thường thấy trong qúa trình ôn bệnh,
phần nhiều phát ở những chỗ ngực sưòn gáy lưng, Ban với chẩn phân biệt trên
hình thái là: Ban điểm to thành mảng, dãi bằng ra trên mặt da, chẩn nổi lên
những hạt nhỏ lấm tấm như đầu nâu mờ, do ban chẩn phát ra ngoài, là biểu hiện
tà nhiệt ở phần dinh huyết có cơ thấu đạt ra ngoài, cho nên chứng tà uất của phần
dinh nên "thấy ban chẩn" nhưng nếu ban chẩn phát ra nhiều quá, thì lại là phần
dinh tà nặng độc thịnh, bệnh thế nghiêm trọng cho cho nên trên lâm sàng lại
"không nên thấy nhiều", sắc của ban nói chung có ba loại hồng, tím, đen, biện sắc
trạch của nó có ý nghĩa phán đoán nhất định của nhiệt tà nặng nhẹ. Phương thư
nói "sắc hồng thuộc vị nhiệt, tía là nhiệt cực, đen là vị loét", đó là căn cứ vào "hàn
thuộc Dương minh" mà lập luận. Xét nguyên nhân phát ban của ôn bệnh là
Dương minh nhiệt thịnh bức dinh huyết ở trong mà gây nên, cho nên sắc ban
hồng, tía, đen vốn phản ánh mức độ nông sâu của bệnh độc ở phần dinh huyết.
Đương nhiên biện chứng trên lâm sàng còn phải kết hợp chứng trạng toàn
diện mà tổng hợp phân tích mới đi đến kết luận chính xác. Đúng như họ Diệp đã
nói "nhưng cũng phải hợp với ngoại chứng mới có thể đoán định được" đó là có ý
nghĩa thực tiễn.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Côc nói: Nhiệt bô" trong phần dinh cho nên hay phát ban chẩn,
ban theo cơ nhục mà xuất, thuộc vị, chẩn theo huyết lạc mà xuất, thuộc kinh,
hoặc có khi ban chẩn cùng xuất hiện là vị và kinh đều nhiệt ... không xuất hiện là
tà bế, cho nên có xuất hiện tà là nặng, do vậy không nên có nhiều.
Nhận xét
Ban chẩn không những về hình thái khác nhau, mà về cơ chế cũng có mức
độ nông sâu khác nhau. Ban thuộc Dương minh vị nhiệt bức vào phần huyết, chẩn
do nhiệt tà ở phế kinh lọt vào phần dinh, theo huyết lạc mà phát ra, đó đúng như
ý họ Chương nói "ban từ cơ nhục mà phát, thuộc vị, chẩn từ huyết lạc mà phát,
thuộc kinh".
Nguyên văn
Nhưng m à khoảng mùa xuân hạ, bệnh thấp đều p h á t chẩn là nhiều, m à

166
p h ả i biện biệt sắc của nó. Nếu màu hồng nhợt, tay chân mát, miệng không kh át
lắm , m ạch không huyền sác, nếu không p h ả i là hư ban thì là âm ban. H oặc vùng
ngực hơi thấy có vài điểm, m ặt đỏ chân lạnh, hoặc đi ngoài ra cơm nước, đó là âm
thịnh ở dưới đẩy dương lên trên, chữa nên làm cho ấm.
Giải thích
Câu này bàn về chứng trạng và cách chữa âm chứng phát ban. Ban có phần
biệt hàn nhiệt hư thực, cho nên trên lâm sàng có dương ban, âm ban khác nhau,
hàn là âm ban, thực nhiệt là dương ban. Ôn bệnh phát ban vốn thuộc thực nhiệt,
nhưng cũng nên phân biệt với chứng âm ban thuộc hư hàn. Ngoài việc quan sát
hình thái sắc trạch còn trọng yếu nhất là phải kết hợp chứng trạng toàn thân mà
phân tích. Phàm sắc âm ban nói chung phần nhiều là hồng nhợt, hoặc vùng ngực
lác đác vài điểm, so với dương ban sắc đỏ bầm hoặc tím đen mà vùng ngực lưng
mọc dày là khác nhau. Trên chứng trạng âm ban còn có tay chân mát lạnh miệng
không khát lắm, mạch không hồng sắc, nặng thì mặt đỏ chân lạnh, hoặc đi ngoài
ra nguyên thức ăn, biểu hiện chứng thuộc hư thuộc hàn. Đó là do âm hàn thịnh ở
trong, dương khí bị đẩy ra ngoài, so với thực nhiệt phát ban rõ ràng là khác nhau.
Phép chữa dùng thuốc ôn dương để dẫn hoả quy nguyên.
Lời chú th ích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Câu này chuyên bàn về ban chẩn, không riêng gì ôn
bệnh mới có mà còn hư thực khác nhau xa. Nhưng hoả uất không thành ban chẩn,
nếu hư hoả lực yếu, thì sắc nhợt. Tay chân mát, là hơi lạnh. Miệng không khát
lắm, mạch không hồng sắc thì đúng là không phải thực hoả, cho nên gọi là hư
hàn. Nếu mặt đỏ chân lạnh ỉa lỏng ra nguyên thức ăn, đó là âm hàn thịnh ở trong
đẩy dương khí ra ngoài, trong chân hàn, ngoài giả nhiệt, uất lại thành ban, cho
nên gọi thẳng là âm ban, nên dùng Quế, Phụ để dẫn hoả về nguyên chỗ, lầm dùng
hàn lương thì chết, thực hoả lầm mà bổ vào cũng chết, phải biện biệt rất rõ.
Trần Quang Tùng nói: Xét câu nói "thực hoả bổ lầm cũng chết" của họ
Chương đủ bổ sung chỗ thiếu sót của thiên này, thường thường thấy nổi lác đác
vài nốt ở ngực, mặt đỏ chân lạnh, nhưng đại tiện tất bí kết, hoặc hiệp nhiệt hạ lợi,
mùi rất hôi tanh, lúc này nên hạ uế trọc đi, uế trọc được tông ra, độc hoả tự thấu
phát, ban chẩn tự xuất hiện nếu dùng thuốc ôn bổ, tất là bế uất lại sinh suyễn
đầy mà chết. Thấy thuốic không hiểu lẽ đó, lại cho là tà hãm vào, nào có biết hãm
với bế khác nhau. Hãm là chính khí hư tà độc hãm vào, người bệnh tất thần chí
suy vi, lim lim nói, bê là nhân tà hoả uất phục, che kín nhiều lớp, người bệnh tất
nói nhảm buồn phiền vật ra, thở to uất muộn, cho nên biện biệt chứng này là ở
bôn chữ "hạ lợi thanh cốc" mà thanh cốc không phải là ỉa ra nguyên thức ăn
không tiêu, mà là nước trong suốt mát lạnh. Nếu không thể thì tuy thế mọi chứng
cũng không được theo chứng âm thịnh cách dương.
Ngô Tích Hoàng nói: Xét âm chứng phát ban giông như nốt muỗi đốt, phần
nhiều phát ở ngực lưng tay chân, nhưng mọc thưa thớt mà hồng nhạt, mình tuy
nóng mà yên tĩnh, vì người bệnh nguyên khí vốn yếu, tâm thận có suy, nên bổ
không bổ, thì âm ngưng không giải, hoặc uống lượng dược thái quá, đến nỗi biến
thành âm chứng, hàn uất ở dưới, bức hoả vô căn lên, tụ trong ngực, hun đốt tỳ vị
truyền ra da thịt mà phát ban điểm, chứng này nên ôn bổ thác tà.

167
Nhận xét
Các nhà chú giải đều có phát huy như Chương Hư Cốc, Ngô Tích Hoàng đã
bàn rất rõ ràng về cơ chế và đặc điểm chứng hậu của âm chứng phát ban. Trần
Quang Tùng đối với chứng trạng và cách chữa phát ban do độc hoả uất phục muôn
thấu phát mà không thấu phát được, phân tích càng được cụ thể, theo trên chứng
hậu mà phân biệt hẳn với âm ban. về phép chữa việc bàn về các phép chữa ra, lại
nêu rõ hậu quả không tốt do chứng dương ban lầm dùng ôn bổ. Luận chứng như
thế trên thực tiễn lâm sàng đều có ý nghĩa chỉ đạo.
Nguyên văn
Nếu ban sắc tím, nốt nhỏ, là tăm bào nhiệt, nốt to m à tím là trong vị nhiệt.
B an sắc đen m à sáng bóng là nhiệt m ạnh độc thịnh, tuy thuộc chứng bất trị, nhưng
nếu người k h í huyết đầy đủ học chữa đúng phép thì còn có cơ cứu được. Nếu sắc đen
m à tối thì chết. Nếu ban đen m à lờ mờ m à xung quanh đỏ là hoả uất phục bên
trong, đại dụng thanh lương thấu phát, hoặc có khi chuyển thành sắc hồng thì có
th ể cứu được. Nếu g h é ban g h é chẩn, đều là tà không nhất định, tùy từng nơi mà
thấu tiết. Nhưng ban thuộc huyết là nhiều, chẩn thuộc k h í cũng nhiều, ban chân
đều là hiện tượng tà k h í lộ ra ngoài, khi p h á t xuất nên tinh thần tỉnh táo là ý ngoài
g iải trong hoà, nếu ban chấn xuất m à tinh thần mờ tối, là chính không thắng nổi tà,
tà hãm vào trong làm hại hoặc vì tân dịch của vị khô kiệt.
Giải thích
Câu này bàn về ý nghĩa chẩn đoán ban chẩn. Trên lâm sàng biện ban chẩn
chủ yếu là quan sát biến hoá của sắc trạch và hình thái, rồi théo đó mà phán
đoán, tình hình bệnh biến. Bên trong nói chung, sắc trạch của ban chẩn đều lấy
hồng nhuận là thuận nếu sắc ban tím là biểu hiện nhiệt tà ở sâu và nặng, nhưng
lại cần phải kết hợp quan sát hình thái biến hoá để phán đoán chỗ trọng tâm của
nhiệt tà. Phàm sắc tím mà điểm nhỏ phần nhiều thuộc tâm bào nhiệt thịnh, sắc
tím là điểm to phần nhiều thuộc nhiệt thịnh ở Dương minh, nếu ban thấy sắc đen
thì so với sắc tía là tà vào sâu hơn một tầng là nhiệt, thịnh độc nặng, nhưng tiên
lượng lành dữ thì lấy sự thịnh suy của khí huyết người bệnh mà biến chuyển. Đại
phàm ban tuy đen mà sắc sáng bóng, tuy thuộc nhiệt độc sâu nặng, nhưng khí
huyết còn đầy đủ, còn có khả năng đầy tà ra ngoài, nếu chữa được kịp thòi, chính
xác thì còn có thể chuyển nguy thành an. Ngược lại, ban đã đen lại sắc tối xám thì
không chỉ nhiệt thịnh độc nặng mà chính khí cũng suy vong, chính không thắng
nổi tà, cho nên tiên lượng phần nhiều không tốt. Ngoài ra còn có ban đen lờ mờ,
nhưng xung quanh nốt ban đỏ, đó là hiện tượng tà độc uất phục khó đặt ra ngoài,
nên dùng Đại tễ thanh lương độc để cho tà khí uất phục có thể thấu đạt ra ngoài,
thì sắc ban cũng có khả năng từ đen chuyển thanh hồng mà bệnh có thể cứu chữa,
lại có chứng phát ban đới chẩn trong qúa trình ôn bệnh, là do nhiệt tà xâm phạm
vào phần dinh huyết, nhiệt độc phạm vào phần huyết của dương minh, tràn ra da
thịt thành ban, nhiệt độc phạm vào phần dinh của phế kinh mà ra huyết lạc thành
chẩn, cho nên phép chữa nên lý thấu tiết tà độc làm chủ. Do ban chẩn phát ra
ngoài, là hiện tượng tà khí ngoại đạt, cho nên sau khi ban chẩn phát ra, đáng lẽ
tinh thần tỉnh táo, mạch tĩnh, ngưòi mát mới là tà đã giải. Ngược lại, ban chẩn tuy
đã phát xuất, nhưng lại xuất hiện tinh thần mờ tối, thì lại là biểu hiện chính hư

168
không chống nổi tà khí tà nhiệt hãm vào trong, hoặc giả vì tân dịch trong vị khô
kiệt, thuỷ không tếhoả ’hoả độc quá thịnh thì tiên lượng phần nhiều không tốt.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Câu này bàn về ban chẩn thuộc thực hoả. Điểm nhỏ từ
huyết lạc xuâ't ra là nốt chẩn, cho nên biết là nhiệt ở tâm bào. Điểm to là từ cơ
nhục xuất ra mà làm ban, cho nên có thể cứu chữa, sắc đen mà sáng bóng là
nguyên khí đã bại, tất chếtắXung quanh sắc đỏ là khí huyết còn sống, có thể thâu
phát được. Ban chẩn lẫn lộn, là nhiệt ở vị kinh, tuỳ bộ vị mà thấu tiết ra ngoài,
nhiệt tà vào vị, vốn thuộc phần khí, thấy ban hiện ra thì phần nhiều là tà ở phần
huyết, nhiệt tà vào vị, vôn thuộc phần khí, thấy ban hiện ra thì phần nhiều là tà ỏ
phần huyết. Chẩn, tất chữa nên thanh cả khí huyết là đúng. Ban chẩn đã xuất
hiện mà tinh thần mò tối là chính khí không thắng nổi tà khí thì chết.
Nhận xét
Ban chẩn phát ra, tuy đều là biểu hiện nhiệt tà lan tới phần dinh huyết,
nhưng trọng tâm của tà khí có chỗ khác nhau, ban là do dương minh nhiệt thịnh
bức huyết tràn ra mà thành, cho nên bệnh thiên về phần huyết. Chẩn phần nhiều
thuộc phần khí thái âm tà nhiệt lan tới phần dinh mà phát ở huyết lạc, cho nên
trọng tâm của tà còn ở phần khí, nhưng đó chỉ là nói tình hình chung, cũng có khi
vì tâm bào nhiệt thịnh mà theo huyết lạc xuất ra thành chẩn, tức như họ Chương
nói: "nốt nhỏ là chẩn từ huyết lạc xuất ra, cho nên nhiệt ở tâm bào", chứng này so
với chứng phế nhiệt phát chẩn có chỗ khác nhau, trên lâm sàng cần căn cứ chứng
trạng toàn thân để phân biệt.
Nguyên văn
L ạ i có một loại bạch bối nốt nhỏ, trong như thuỷ tinh, đó là thấp nhiệt
thương phế, tà tuy p h á t xuất m à k h í dịch đ ã khô, tất p h ả i dùng thuốc ngọt đ ể bổ.
H oặc bệnh chưa lâu, tổn thương tới k h í dịch, đó là thấp uất ở p h ần vệ, m ồ hôi ra
chưa đến mức, nên g iải tà ở phần khí. H oặc trắng như xương khô, phần nhiều hậu
quả không tốt, vì là k h í dịch kiệt.
Giải thích
Câu này là bàn về bạch bốì. Bạch bối phần nhiều ở chứng thấp hiệp với
nhiệt, cho nên trong chứng thấp ôn thường thấy , xuất hiện, cũng là hiện tượng
thấp nhiệt đạt ra ngoài hình thái của nó là những hạt nho màu trắng, trong có
nước bên trong, nên nói như "sắc thuỷ tinh". Nguyên nhân phần nhiều do thấp
nhiệt ở phần khí, từ phần mà đạt ra bì mao, do mồ hôi không đến mức, đến nỗi
thấp nhiệt uất chứng mà thành. Cho nên phép chữa nên nhân thể lợi đạo để
thanh tiết thấp nhiệt uất ở phần khí. Nhưng cần chú ý, nếu bạch bối phát trở đi
trở lại, tà khí tuy giải ra được, nhưng khí dịch của cơ thể tất bị tổn thương, cho
nên sau mấy lần bạch bối phát ra mà tà đã thâú giải, cách chữa nên dùng thuốc
cam bình thanh dưỡng để tăng bổ khí dịch, nếu không thì dịch hao kiệt mà bạch
bối hiện ra sắc trắng như xương khô, phần nhiều là chứng nguy do chính khí hư.
Đó là một vấn đề hết sức chú ý khi chữa bạch bối.
Lời chú th ích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Tà khí thấp nhiệt uất ở phần khí, bỏ lỡ cơ hội, không

169
dùng thuổíc khinh thanh khai tiết, may mà không truyền sang kinh khác, lại theo
phần vệ phát ra bạch bối, chữa nên thanh dư tà ở phần khí. Nếu tà uất đã lâu,
tuy phát ra bạch bối nhưng khí dịch cũng theo đó mà tiết, cho nên phải dùng
thuốc cam nhuận để bổ. Nếu sắc trắng như xương khô thì tuy dùng thuốc ngọt để
bổ cũng sợ không kịp.
Ưông Viết Trinh nói: Chứng bạch bối người xưa chưa bàn kỹ, câu này có sự
giúp ích rất nhiều. Tôi đã gặp thứ bạch bối trắng như xương khô, không những
không cứu được mà cũng không kịp cứu, cho nên thầy thuốc tầm thường hễ thấy
bạch bốì liền nói là nguy làm cho nhà bệnh kinh sợ, kỳ thực bạch bối trắng như
thuỷ tinh là không khẩn cấp, tôi đã gặp nhiều, nhưng không biết dùng phép cam
nhu, lại dùng khổ táo thăng đề thì không khô cũng thành khô.
Hà Liêm Thần nói: Ôn nhiệt phát bạch bối, thường thấy vào khoảng hạ thu
trong chứng thấp ôn phục thử, về mùa Đông Xuân trong chứng phong ôn kiêm
thấp cũng có khi có, lúc đầu do thấp uất ở bì mao, tấu lý, mồ hôi ra không đến
mức, trắng như thuỷ tinh, chỉ nên dùng cách khinh tiết phế khí, khai tiết phần vệ
như Ngũ diệp lô căn thang là ôn tễ, rất hay.
Nếu đã lâu mà thương tổn đến khí dịch, trắng như xương khô phần nhiều là
xấu, phải dùng gấp thuốc cam nhuận để tư khí dịch, như loại Mạch đông thang,
Thanh táo cứu phế thang, vạn nhất có thể cứu vãn, kỵ nhất là khổ táo ôn thăng,
hao khí dịch mà thêm mau chết, xin giải thích rõ chứng phát bối như dưới đây:
+ Sắc trắng nốt nhỏ, hình như sởn gai ốc, sò vào chạm tay mà hơi ngứa, gãi
võ hơi có nước, như hạt thuỷ tinh, mà sáng nhuần là tốt.
+ Thế nhiệt mạnh thì thể hiện ra ngoài, thế nhiệt hoãn thì ẩn nấp, phát
xuất không có định kỳ, thậm chí phát luôn năm ba lần.
+ Nếu sắc trắng như xương khô thì rất xấu, mạch tất vi nhược hoặc tế sác,
tinh thần mệt mỏi khiếp nhược, đổ mồ hôi nhớt.
Nhận xét
Các thầy thuốc bàn bạc đều rất minh xác, phàm ôn bệnh phát ra bạch bốì,
tất nhiên là có kiêm thấp tà. Vương lại nêu rõ hơn, chữa chứng thấp nhiệt không
kịp thòi thanh tiết, rất dễ uất bốc mà thành bạch bốì, đó đúng là một nhân tố trên
lâm sàng thưòng gặp. v ề hai loại tình huống, tiên lượng của bạch bối, họ Uông
phân tích rất xác đáng sát thực tế lâm sàng, chứng bạch bối thay trong ôn bệnh
phần nhiều tiên lượng tốt. Còn như nói tình trạng trắng như xương khô thì tiên
lượng không tốt, đó là một loại tương đối riêng biệt mà trên lâm sàng loại này
cũng ít gặp. Về biện chứng luận trị hai loại này, họ Hà trình bày đã toàn diện cụ
thể và rất thiết thực.
Nguyên văn
L ạ i nói bệnh ôn nhiệt... củng cần nghiệm rằng răng thông với thận, lợi là lạc
của vị, nhiệt tà nếu không làm khô tân dịch của vị, thì tất làm hao tân dịch của
thận, vả lại thuyết của h ai kinh ấy đều chạy về chỗ của nó, bệnh vào sâu động tới
huyết. Kết hạch ờ trên, Dương huyết thì tím, tím như sơn khô, ăm huyết thì sắc
vàng, vàng như bã tương. Nếu thấy dương huyết thì yên vị làm chủ, nếu thấy ăm

170
huyết thì cứu thận là chủ. Nhưng sắc như miếng đậu phần nhiều là nguy nếu
chứng không nghịch thì còn có th ể chữa, nếu có chứng nghịch thì khó chữa lăm.
S ao lại thế, vì là âm kiệt ở dưới, dương huyết ở trên vậy.
Giải thích
Nghiệm răng là một phương pháp chẩn đoán đặc biệt của ôn bệnh. Vì răng
và lợi có liên hệ nội tại với thận và vị mà trong qúa trình ôn bệnh nhiệt tà lại
phần nhiều đốt khô tân dịch của vị và của thận, vì thế quan sát răng lợi có thể
giúp cho biết mức độ nhiệt tà nặng nhẹ mà tân dịch còn mất, đó là nghĩa chủ yếu
của việc quan sát răng lợi. Nhiệt tà vào sâu động huyết, ở khoảng lợi răng thường
có kết hạch trên lâm sàng nếu biện biệt sắc trạch để chẩn đoán bệnh hư thực.
Phàm sắc hạch nhiệt tím, nặng nữa thì như sơn khô, phần nhiều thuộc Dương
minh thịnh động huyết, thuộc thực gọi là dương huyết, phép chữa nên nặng về
thanh lý sinh tân dịch, nếu sắc hạch vàng như bã tương là nhiệt nung đốt thận
âm, dương khí tải huyết vượt lên trên, bệnh thuộc hư gọi là âm huyết, trên lâm
sàng thấy xuất hiện loại hạch này phần nhiều là chứng nguy, nhưng nên kết hợp
với chứng trạng toàn thân để chẩn đoán tiên lượng. Phàm trên lâm sàng thấy
chứng chưa có hiện tượng hại tuyệt thì còn có cơ cứu chữa, nên dùng gấp thuốíc
cứu thận dưỡng âm, nếu thấy biểu hiện chứng nguy hiểm âm kiệt ở dưới, dương
quyết ở trên "thì khó lòng cứu chữa được".
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Thận chủ về xương, răng là chất dư của xương, cho nên
răng trồi mà lợi không sưng là thận hoả thuỷ suy. Mạch của vị liên lạc với lợi
trên, mạch của đại tràng liên lạc với lợi dưối. Nếu thuộc Dương minh, cho nên lợi
răng sưng đau là do hoả Dương minh bốíc lên. Nếu thấp vào vị, tất liên cập tói đại
tràng, huyết theo kinh lạc mà đi, tà nhiệt động huyết mà lên kết tụ ở lợi răng, sắc
tím là huyết của Dương minh, Thiếu âm huyết tổn thương là ở dưới kiệt, dương tà
càng thịnh lên mà khí quyết nghịch, cho nên khó chữa.
Trần Quang Tùng nói: Xét câu dương quyết ở trên, quyết là hết, vì nói âm
kiệt ở dưới, cô dương hết ở trên, cho nên khó chữa, há lại vì dương tà càng thịnh
lên mà thành quyết nghịch được sao.
Tống Hữu Phủ nói: Yên vị làm chủ là loại Tiên địa, Hoắc hộc, Thạch cao, Tri
mẫu, cứu thận cốt yếu là loại Sinh địa, A giao.
Nhận xét
ở đây có hai vấn đề cần nêu ra để thảo luận:
Về nội dung cụ thể của chữ "yên vị" là gì? Căn cứ vào câu nói của họ Chương
"huyết của Dương minh có thể thanh có thể tả" mà xét, có lẽ là chỉ vào hai phép
thanh và phép tả, nhưng theo họ Tông nêu lên những vị thuôc "yên vị" mà xét thì
lại giống như chỉ vào phép Cam lương nhu nhuận. Vậy thì phép nào là đúng?
Chúng tôi cho rằng "nội dung của chữ "yên vị" bao quát rất rộng, phàm các phép
thanh tả, nhuận đều thuộc vào phạm vi của nó, mà không thể cốt một chuyên chỉ
vào một phép nào. Đến như vận dụng trên lâm sàng thì nên căn cứ chứng hậu
toàn diện đê phân tích mà chọn phép dùng, nếu thuộc nhiệt vô hình của Dương

171
minh thịnh thì nên dùng phép thanh nhiệt hữu hình, kết thì nên dùng phép tả, vì
nhiệt tổn thương tân dịch thì nên dùng phép thương hàn lương nhu nhuận.
Hàm nghĩa của chữ " dương quyết ở trên", họ Chương và họ Trần giải thích
khác nhau, vậy thì ai là đúng? Vậy căn cứ vào bệnh tình mà xét, thì đã là âm kiệt
ở dưới thì dương quyết ở trên tức là chỉ có dương nghịch lên, vì thế chúng tôi cho
thuyết của họ Trần tương đối thoả đáng hơn. Họ Chương giải thích chữ "quyết" là
khí quyết nghịch, tuy lý cũng khá thông, nhưng không phù hợp với bệnh tình nói
ở câu này, không bằng họ Trần giải thích từ "cô dương hết ở trên" được rõ ràng
thiết thực hơn.
Nguyên văn
Răng sáng khô như đá là vì nhiệt thịnh. Nếu không có m ồ hôi sợ rét vệ thiên
thắng, dùng tân lương tiết vệ, thâu m ồ hôi là chủ yếu. Nếu trắng như xương khô là
tân dịch khô, bệnh khó chữa. Nếu nửa trên nhuận là thuỷ không đưa lên được, tâm
hoả viêm ở trên, p h ải gấp thanh tâm cứu thuỷ, đợi chỗ khô chuyển nhuận là khỏi.
Giải thích
Câu này bàn về tình hình răng khô và răng nhuận, Nói chung răng sáng khô
phần nhiều thuộc vị nhiệt thịnh, nhưng cũng kết hợp với chứng hậu để biện biệt.
Nếu răng tuy thấy sáng khô mà chứng thấy không có mồ hôi sợ lạnh, thì lại là
dương nhiệt uất ở trong, vệ khí không thông mà gây nên, chớ nhầm là vị nhiệt
càng thịnh chữa nên dùng thuốc tân lương thâu hãn để tiết vệ thấu biểu, biểu
khai nhiệt tán thì tân dịch phân bổ, răng có thể chuyển sang nhuận. Nếu thấy
răng khô màu như xương khô là thận dịch khô kiệt, tiên lượng phần nhiều không
tốt, vì thế nói khó chữa. Ngoài ra còn có một loại tình huống nữa, tức là răng nửa
trên nhuận, nửa dưới khô đó lại thuộc thận thuỷ không thể nhuận được chân răng
bị tâm hoả đốt mà gây nên, phép chữa gây tư thuỷ thanh tâm đồng thòi cùng
dùng, để cho thận thuỷ hồi phục, tâm hoả giáng thì chỗ răng khô cũng chuyển
thành nhuận.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Vị nhiệt thịnh lại mà còn sợ rét, là dương uất ở trong
mà biểu khí không thông, cho nên không có mồ hôi mà thành vệ khí thiên thắng,
nên thông tiết vệ dễ thấu phát thì nhiệt ở trong theo biểu mà tán ra. Phàm sợ rét
mà ra mồ hôi là biểu dương hư, tấu lý không kín đáo, tuy có nhiệt ở trong cũng
không phải là thực hoả. Răng khô mà sáng là tân dịch của vị tuy khô, mà thận
khí chưa kiệt, khô như xương khô là thận khí cũng bại, cho nên khó chữa. Răng
nửa trên nhuận là tân dịch ở vị nuôi dưỡng, nửa dưối khô, là do thận thuỷ không
tư nhuận được chân răng mà tâm hoả nung đốt, cho nên phải gấp thanh tâm cứu
thuỷ, dùng Hoàng liên, A giao thang của Trọng Cảnh làm chủ.
Trần Quang Tùng nói: Xét chứng không có mồ hôi sợ rét, môi khô, răng khô,
thì bệnh ngoại cảm hay có, nói vệ khí thiên thắng là tà nhiệt hung bốc phế vị gây
nên, không phải là tân dịch của vị đã khô, cho nên phép chữa dùng tân lương tiết
vệ. Nếu tân dịch của vị khô thì lại nên dùng cam hàn nhu nhuận. Nên hiện rõ.
Ngô Tích Hoàng nói: Xét răng trắng như xương khô, dùng Đại tễ tư dưỡng

172
phần âm của can thận cũng có khi khỏi được.
Nhận xét
Răng khô do vệ khí thiên thắng với răng khô do vị nhiệt thịnh, tuy đều sáng
khô như đá, nhưng cơ chế bệnh lý, chứng hậu trên lâm sàng cho đến phương pháp
chữa đều có chỗ khác nhauế Họ Trần phân tích rất xác đáng mà họ Chương gộp
hai chứng làm một thì hình như chưa được ổn.
Nguyên văn
Nếu cắn răng nghiến răng là thấp nhiệt hoá phong, thuộc bệnh tính; nhưng
cắn răng là vị nhiệt k h í theo lục m ạch chạy lên, nếu cắn răng m à m ạch chứng đều
suy là vị hư, không có cốc k h í đ ể nuôi dưỡng bên trong củng cắn răng, sao lại thế?
Vì hư thì ưa thực vậy. Lưỡi vốn không rụt m à cứng, m à hàm răng cắn chặt lại khó
há, đó không p h ả i là phong đờm ngăn trở lạc mạch, thì tức là muốn p h á t bệnh
kính, dùng vị chua xát vào tức há ra, mộc lại tiết th ổ nên thế.
Giải thích
Cắn răng nghiến răng là hai loại biểu hiện khác nhau và có hư thực khác
nhau. Phàm cắn răng và nghiến răng đồng thời xuất hiện, thì phần nhiều thuộc
nhiệt thịnh động phong gân răng co lại mà gây nên, đó là biểu hiện đã thành
chứng kính. Nhưng chỉ cắn răng chứ không nghiến răng thì lại phần nhiều thuộc
khí nhiệt của vị chạy theo kinh lạc mà lên, nhưng trên lâm sàng cũng nên kết hợp
với mạch chứng để biện biệt. Nếu cắn răng mà thấy mạch chứng hư suy* thì là
thế. Do cơ chế của chứng này là thuộc khí trung tiêu hư, mà chúng thấy hiện
tượng cắn răng muốn cầu sung thực vì thế nói "Hư thì ưa thực". Ngoài ra còn có
chứng hàm răng cắn chặt khó há miệng, mà kiêm lưỡi cứng, nhưng không rút
ngắn, đó cũng là thực chứng cơ chế của nó không ngoài hai phương diện, một là do
phong đàm ngăn trở lạc mạch hai là do nhiệt thịnh động phóng. Trên lâm sàng
nên kết hợp chứng hậu toàn diện để biện chứng luận trị. Riêng chứng cắn răng có
thể chữa cục bộ, thông thường dùng 0 mai nhục xát vào lợi răng thường có thể
làm cho mở ra được, tức là ý của họ Diệp nói "Mộc lại tiết thể".
Lời chú th ích chọn lọc
Chương Hư Cốic nói: Nghiến răng là do nội phong cổ động, nhưng răng cắn
mà không nghiến là khí nhiệt thịnh tràn đầy lạc mạch, hàm răng càng khít lại.
Nếu mạch chứng đều hư, vị không có cổc khí để nuôi dưỡng nội phong thừa hư
xâm nhập vào lạc mạch, cũng thay cắn răng hư mà lại thấy hiện tượng thực, cho
nên bảo hư thì ưa thực, nên biện rõ. Lại như phong đàm ngăn trở lạc mạch là
chứng là thực, nhiệt thịnh hoá phong, sắp thành chứng kính, hoặc do thương âm
mà ghé hư đều nên biện rõ.
Nhận xét
Chú thích của họ Chương rất đúng đắn có thể theo ông nói chứng cắn răng
mà lưỡi cứng cũng có khí "thượng âm mà ghé hư", đó là bổ sung vào nội dung của
nguyên văn, có thê tham khảo.
Nguyên văn
Nếu cáu răng đóng lại như keo xám là vị k h í hư hại, tân dịch tiêu vong, thấp

173
trọc lấn át, p h ần nhiều chết. Bệnh mới p h á t m à rõ ràng chảy m áu trong m à đau là
vị hoả xung khích, nếu không đau là hoả long lôi nung đốt ở trong. R ăng kh ô xám
không có cáu thì chết, răng khô xám có cáu, là vì nhiệt đốt thận thuỷ, nên h á nhẹ
hoặc dùng Ngọc nữ tiễn đ ể thanh vị cứu thận.
Giải thích
Câu này bàn về hai loại tình huống cáu răng và kẽ răng chảy máu. Trong
quá trình ôn bệnh xuất hiện cáu răng, phần nhiều do nhiệt tà chưng bốic trọc khí
trong vị ngưng kết mà thành, cho nên răng khô xám mà có cáu tuỳ thuộc vị nhiệt
nung đốt thận thuỷ nhưng khí dịch chưa kiệt, tiền lương có còn tốt, phép chữa có
thể căn cứ chứng hậu cụ thể, cho công hạ nhẹ, để tiết vị nhiệt hoặc thanh vị tư
thuỷ, dùng Ngọc nữ tiễn nếu răng tuy có cáu nhưng đóng lại như keo xám là khí
dịch trong vị đều kiệt, sở dĩ có cáu răng là do thấp trọc sinh ra tiên lượng phần
nhiều không tốt. Nếu răng khô sém không có cáu, thì lại là khí dịch của thận và
vị đều kiệt, là chứng chết. Kẽ răng chảy máu có phân ra hư và thực, phàm chảy
máu mà có đau là Dương minh vị nhiệt xung khích gây nên, bệnh thuộc thực, nếu
kẽ răng chảy máu mà không thấy đau nhức, là thận thuỷ hư suy, long hoả đốt bên
trong, bệnh thuộc hư. Bệnh thuộc thực phần nhiều nhẹ, bệnh thuộc hư phần
nhiều nặng.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Cáu răng do thận nhiệt chưng bốc trọc khí trong vị
nhưng ngưng kết, sắc như keo xám thì là khô bại mà tân khí đều vong, thận vị
đều kiệt, chỉ có trọc là lấn át, cho nên là chết. Kẽ răng chảy máu vì vị nhiệt chảy
ra lợi răng, vị hỏa xung khích cho nên đau, không đau là máu ra ở chân răng, là
thận hoả thượng viên, răng khô xám là thận thuỷ khô, không có cáu thì vị dịch
kiệt, cho nên chết, có cáu là hoả thịnh mà khí dịch chưa kiệt, cho nên xét thấy tà
nhiệt thịnh thì dùng Điều vị thừa khí thang để hạ nhẹ vị nhiệt, nếu thận thuỷ
suy thì dùng Ngọc nữ tiễn để thanh vị tư thận có thể khỏi.
Nhận xét
Chú thích của họ Chương đã làm sáng tỏ ý nghĩa của nguyên văn. Nhất là
biện biệt hư thực của chứng chảy máu răng, nói lên bộ vị xuất huyết có chỗ khác
nhau thực là câu nói kinh nghiệm, giúp ích rất nhiều cho việc biện chứng trên
lâm sàng.
Nguyên văn
L ạ i bàn về ôn bệnh của phụ nữ củng giống với nam giới, nhưng p h ần nhiều
cảm bệnh về thời kỳ có thai: sau khi sinh lúc bắt đầu hàn h kinh, và lúc vừa hết
kinh, đ ại ph àm bị bệnh khi có thai, c ổ nhân đều dùng bài Tứ vật g ia giảm , bảo
rằng bảo vệ thai là chủ yếu, sợ bệnh tà làm h ại thai, như nóng lắm thì dừng bùn
đáy giếng, vải chàm tẩm lạnh đắp lên trên bụng u.u..ề đều là có ý bảo vệ thai,
nhưng cũng cần xét xem có th ể g iải tà ở chỗ ráo. Nếu những vị huyết không được
công hiệu thì lại nên xét kỹ, không nên cứ cứng nhắc câu nệ. Nhưng cần p h ả i từng
bước bảo vệ thai nguyên đừng đ ể chính k h í tổn thương, tà sẽ hãm vào.
Giải thích
Chữa ôn bệnh của phụ nữ, trên nguyên tắc cũng giống như chữa ôn bệnh

174
của nam giới, nhưng gặp trường hợp có thai, sau khi sinh nở và lúc kinh nguyệt
vừa tới hoặc lúc kinh nguyệt vừa hết, cần phải phân biệt tình hình mà xem xét
cho thích đáng. Đại phàm cảm ôn bệnh lúc có thai, phép chữa đều nên chú ý bảo
vệ thai nguyên. Như cổ nhân dùng Tứ vật gia giảm để chữa, khi nóng lắm thì
dùng bùn đáy giếng hoặc vải chàm tẩm lạnh để đắp lên bụng. Nhưng phương
pháp ấy là dụng ý đều không ngoài bảo vệ thai nguyên để tránh tà nhiệt phạm
vào thai. Nhưng cần phải chỉ rõ bảo vệ thai nguyên chỉ là một khâu cần phải chú
ý trong quá trình trị liệu, mà cụ thể lập pháp dùng thuốc, tất cần phải kết hợp
toàn bộ chứng trạng mà xét, như họ Diệp nói "chưng cũng phải xét xem giải tà ở
chỗ nào nếu tà ở biểu thì nên giải biểu thấu tà, để tránh tà nhiệt vào trong làm
hại thai nguyên, lý nhiệt càng thịnh thì dùng ngay thanh tiết lý nhiệt những
phương pháp chữa ấy tuy nhằm đúng toàn thể bệnh tình mà đặt ra, nhưng trên
thực tế đều có thể có tác dụng gián tiếp bảo hộ thai nguyên. Nếu không xét toàn
bộ bệnh tình mà chỉ khăng khăng nhấn mạnh về bảo hộ thai, lạm dụng những vị
huyết dược nhu nhuận thì không những giải quyết được vấn đề căn bản mà lại có
thể lưu trệ tà, tạo thành hậu quả không tốt"ẵ
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Bảo vệ thai nguyên là không để cho tà nhiệt vào trong
làm hại thai nguyên. Nếu tà còn ở phần biểu thì nên khai đạt để giải ra, nếu cứ
chấp nệ thuyết dùng Tứ vật thì lại dẫn tà vào trong, bệnh nhẹ biến thành nặng
ngay, cho nên phải xét xem tà ỏ nông hay sâu mà chữa là điều cần yếu nhất. Nếu
tà nhiệt bức thai, thì gấp thanh nhiệt ở trong làm chủ. Như ngoài dùrig bùn vải
đắp lên bụng, sỢ đuổi nhiệt vào trong lại sinh hại thai, càng nên xét kỹ, chờ nên
khinh suất. Tóm lại thanh nhiệt giải tà, không để tà khí động chạm đến thai, tức
là bảo hộ, nếu trợ khí hoà khí để đạt tà còn có thể châm chước mà dùng, còn như
những vị bổ huyết nê trệ thì sợ ngăn át tà lại ế.. cho nên điều cốt yếu là ở chỗ biện
biệt kỹ càng, dùng phép thích đáng, không phải cứ khư khư là chỉ Tứ vật thang
mới bảo hộ được thai nguyên.
Nhận xét
Về ý nghĩa hộ thai trong ôn bệnh của phụ nữ, họ Chương đã bàn rất tưòng
tận, kiến giải xác đáng, ông cho rằng hộ thai trong ôn bệnh của phụ nữ không ở
chữ cứ câu chấp dùng những vị nê trệ như Tứ vật thang, mà là vẫn nên chú ý
toàn bộ bệnh tình lấy trừ tà làm nguyên tắc, cũng tức là phải căn cứ chứng hậu
biến hoá mà lập pháp dùng thuốc, để đuổi tà mà không tổn thương thai, tức là đạt
mục đích hộ thai, điều đó có ý nghĩa chỉ đạo nhất định trên thực tiễn lâm sàng.
Nguyên văn
Còn như p h ép chữa ôn bệnh sau khi sinh, xét phương thư nói cẩn thận
dùng thuốc k h ổ hàn, sợ tổn thương âm dịch đ ã hao. Nhưng củng cần biện rõ xem
tà có th ể g iả i được ở thượng trung tiêu, thì có thê tuỳ chứng m à dùng củng không
h ạ i gì, chẳn g qu a khôn g p h ạ m vào h ạ tiêu là được, vả lại người th ể chất hư yếu,
thì nên chữa người hư yếu. Tóm lại không p h ạm vào điều lỗi đ ã thực làm cho
thêm thực, đ ã hư làm cho thêm hư, huống chi sau kh i sinh, kh i m à k h í huyết
đan g sôi nôi, rất nhiều lỗ hổng, tà t h ế tất thừa hư hãm vào trong, ch ỗ hư thu tà
bệnh thành khó chữa.

175
Giải thích
Câu này bàn về cách chữa ôn bệnh sau khi sinh. Do sau khi sinh phần nhiều
âm huyết đã suy tổn, vì vậy nói chung nên dùng cẩn thận thuốc khổ hàn, để tránh
làm hao tổn âm dịch, y gia các thời đại đều có thuyết "có thai nên dùng ôn". Đó chỉ
là nói chung về phép điều lý thông thường sau khi sinh, không thể xem là quy
luật tuyệt đối. Nếu tà ở thượng tiêu và trung tiêu, để thích ứng vổi nhu cầu của
bệnh tình khách quan thì thuộc khổ hàn cũng có thể châm chước mà dùng không
ngại gì cả, nhưng phải chú ý chớ để cho âm huyết của can thận ở hạ tiêu bị tổn
thương. Tóm lại chữa ôn bệnh sau khi sinh, cũng cần nắm vững tinh thần biện
chứng luận trị, điều chủ yếu là trong lúc chữa ôn bệnh, phải xét kỹ thể chất hư
sau khi sinh, họ Diệp cho là "nên chữa như chữa ngưòi hư yếu" thực đã nêu lên
được nguyên tắc chữa ôn bệnh sau khi sinh. Vì sau lúc sinh thể chất tất nhiên hư
nhược, nếu lập pháp dụng được như những ngưòi bệnh khác mà không nghĩ đến
hư, thì dễ làm cho chính khí hư thêm, đương nhiên nếu dùng đơn thuần bổ hư,
cũng tất làm cho tà lưu luyến khó giải cho nên họ Diệp răn dạy người ta chớ có
phạm vào điều cấm “đã thực lại làm cho thực thêm, đã hư lại làm cho hư thêm" đó
là ý nghĩa thực tiễn.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Sau khi sinh hạ nguyên khí hư tổn nặng, thường thấy
người vốn thể chất dương hư, hoặc vì ăn uống, tả lợi không chỉ, tỳ thận khí thoát,
thường thường hai ba ngày sau thì chết, người âm hư, can phong dễ động, nhiệt tà
thừa thế, cũng có khi liên thành kinh quyết, cho nên rất khó chữa. Người dương
hư thì phù dương là chủ, ngưòi âm hư trước nên dưỡng âm. Câu chớ phạm hạ tiêu
can thận là câu hết sức quan trọng. Nếu lúc đầu chữa không tốt, tà hãm vào tạng
thì chết. Ngưòi mà bản chất khỏe mạnh, thì tuỳ chứng dùng thuốc, phải biện biệt
tà ở nông hay sâu, chớ để cho hãm vào trong mà thương tổn bản nguyên.
Từ Linh Thái nói: Sản hậu huyết thoát, cô dương độc vượng, tuy Thạch cao,
Tê giác nếu đối chứng vẫn không cấm dùng. Mà thầy thuốíc lầm tin vào thuyết sản
hậu nên dùng ôn bổ, không kể bệnh chứng gì, đều dùng thuốc tân nhiệt, tà hại
phần âm mà ích cho hoả tà, không có trường hợp nào không chết, tôi thấy rất
nhiều, chỉ trong bệnh án của họ Diệp là không có tệ ấy.
Ngô Cúc Thông nói: Ôn bệnh sau khi sinh vốn nói là chữa ở thượng tiêu
không được phạm vào trung tiêu, nên dùng thuốc lại không nên quá nhẹ, nên
dùng phép thuốc nhiều mà uống từng ít một, trúng bệnh thì ngừng uống, tức
như đạo quân thiếu lương thực thì cần phải đánh nhanh nếu sợ sản hậu hư
nhược, dùng thuôc qúa nhẹ kéo dài sau ba bôn ngày thì thuốc lại không có hiệu
qủa nữa.
Nhận xét
Họ Chương nêu lên chứng sản hậu dương hư tỳ thận khí thoát và chứng âm
hư động phong kinh quyết, thực là hai loại bệnh tương đối hiểm nghèo, bệnh cơ
chủ yếu là hư, cho nên phép chữa nên dựa trên nguyên tắc hư thì bổ, ngưòi dương
hư thì phù dương, người âm hư thì tư âm. Họ Từ nêu lên không nên câu chấp vào
thuyết "sản hậu nên ôn" do đó mà cho là thuốc hàn lương nếu đối chứng vẫn

176
không cấm dùng. Thuyết này rất có kiến hay và cũng phát huy thêm ý nghĩa của
nguyên văn, về việc họ Ngô nói sản hậu bệnh nhân "nên dùng phép thuốc nhiều mà
uống từng ít một" rất hợp với nguyên tắc "chữa như chữa người hư nhược thụ tà".
Nguyên văn
Nếu kinh nguyệt vừa đến hoặc vừa dứt, tà sắp hãm vào huyết thất thì trong
thiên thiếu dương thương hàn đ ã bàn rất kỹ, ở đây không cần nói nhiều. Nhưng tác
động thì khác với chính thương hàn. Trọng Cảnh lập Tiều sài hồ thang, đ ể xuất
nhiệt tà hãm vào huyết thất, cầm , táo, phù vị k h í vì m ạch Xung thuộc Dương minh,
bài này dùng vào chứng hư thì thích hợp. Nếu nhiệt tà hãm vào kết hợp với huyết,
nên dùng Đào thị Tiểu S ài h ồ thang bỏ Sâm, Táo, g ia Sinh địa, Đào nhân, Sơn tra,
Đan bì hoặc Tê giác. Nếu bản kinh huyết hết nang, tất bụng dưới đầy đau, nhẹ thì
thích vào huyệt Kỳ môn, nặng thì dùng Tiểu sài h ồ thang bỏ những vị ngọt (Sâm,
Táo) g ia Diên h ồ sách, Qui vĩ, Đào nhân, g h é hàn gia Nhục quế, k h í trệ gia Hương
phụ, Trần bì, Chỉ xác. Nhưng chứng huyết hãm vào huyết thất, phần nhiều nói
nhảm như cuồng, nên đ ề phòng có th ể là Dương minh vị thực, p h ả i biện rõ. Huyết
kết thì thân th ể tất nặng nề, không p h ả i như chứng Dương minh thực, thân th ể nhẹ
nhàng hoạt bát, sao lại th ế ĩ Vì âm phủ trong trọc, kinh lại bị ngăn trở đau hai bên
cạnh tới ngực lưng bị gò bó khó chịu, cho nên trừ tà thông lạc là chữa đúng bệnh,
thường thường đê kéo dài, tà k h í nghịch lên tâm bào, trong ngực đau, tức như họ
Đào nói là chứng huyết kết hung vậy. Vương H ải Tàng đặt ra bài Q uế chi hông hoa
thang g ia H ải cáp, Đào nhân nguyên là đ ể g iải cả biểu lý trên dưới, xét bài này rất
hay cho nên chép ra đây đ ể giúp người học tham khảo sử dụng.
Giải thích
Câu này bàn về chứng nhiệt nhập huyết thất. Trong qúa trình bệnh nhiệt
tính, do gặp khi bắt đầu hành kinh hoặc khi vừa gần sạch kinh, huyết thất không
hư, thường bị nhiệt tà hãm vào mà thành chứng này. về chứng trạng và cách
chữa bệnh này tuy đã bàn đến rất sớm trong thương hàn luận, nhưng phép chữa
còn chưa toàn diện, ngoài cách thích vào huyệt Kỳ môn chỉ nêu ra có một bài Tiểu
sài hồ. Xét tác dụng của bài Tiểu sài hồ, chủ yếu là hoà giải khu cơ (chỗ mở đóng)
thấu đạt tà ra ngoài, đối với chứng nhiệt tà hãm chưa sâu, xuất hiện chứng chính
tà dành nhau nóng rét qua lại như sốt rét, tà khó có thể thấu đạt ra ngoài tuy có
thể dùng, nhưng vẫn không thể xem là bài thuốc thông dụng chữa nhiệt nhập
huyết thất, rất nhiệu loại hình phức tạp, phép chữa cũng nên căn cứ chứng trạng
khác nhau mà phân biệt đối phó. Nếu thuộc nhiệt tà nung đốt phần huyết, nhiễu
loạn tâm thần, mà thấy các chứng tinh thần mờ tối nói nhảm mê cuồng, chất lưỡi
đỏ tím, chữa nên lương huyết tán huyết. Nếu thuộc nhiệt kết hợp với huyết thấy
các chứng bụng dưới đầy đau, lưõi đỏ, nặng nữa là mê cuồng, thì chữa lại nên
thanh nhiệt lương huyết, hoạt thuyết trừ ứ. Trong nguyên văn nêu ra bài Đào thị
Tiểu Sài hồ thang gia giảm tức là bài thuốc thích dụng với loại hình này.

Ngoài ra cần phải nêu lên rằng: nhiệt nhập huyết thất thường thấy nói
nhảm nhu cuồng, đó là do tà nhiệt ở phần huyết nhiễu loạn tâm thần cùng với
chứng tinh thần mờ tối của chứng Dương minh phủ thực, cơ chế hoàn toàn khác
nhau. Trong văn nêu lên mình có nặng nề hay không để làm điểm chủ yếu biện

177
chứng giữa hai chứng ấy, đó chỉ là một mặt, nên xét toàn diện chứng trạng để
biện biệt mới là đúng đắn nhất.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Chữ sắc động chưa rõ nghĩa thế nào, hoặc chữ sắc là
lầm chữ biến chăng, còn đợi người hiểu biết hơn chỉnh lý. Mạch xung là huyết
thất, do can làm chủ, mạch ấy bắt đầu từ huyệt khí nhau, khí khai là huyết của
kinh dương minh vị, cho nên nói vốn thuộc dương minh. Tà nhập huyết thất,
Trọng Cảnh chia ra nông sâu mà lập ra hai phép chữa, tà vào sâu thì nói là giống
như kết hung, nói nhảm, thích vào huyệt Kỳ môn, theo chứng thực mà tà đi, đó là
theo can mà tiết tà khí, cũng tức như họ Đào bảo là chứng huyết kết hung; tà vào
còn nông thì nói là nóng rét qua lại như bệnh sốt rét mà không nói nhảm, dùng
Tiểu sài hổ thang, là chữa theo đòm. Bởi vì nóng rét qua lại là chứng Thiếu
dương, cho nên dùng Tiểu sài hổ thang đuổi tà ở Thiếu dương, thì nhiệt ỏ huyết
thất cũng có thể theo đó mà ra ngoài, vì can đờm có quan hệ biểu lý, cho nên ở sâu
thì chữa can, ở nông thì chữa đàm để dẫn tiết tà ở huyết thất ra vậy. Nay tiên
sinh (chỉ họ Diệp) lại nói rõ chứng trạng, và chọn dùng hai phương pháp của họ
Đào, họ Vương, hợp lại với các điều của Trọng Cảnh thật là chu đáo. Nói Tiểu sài
hồ thang chỉ ngươi hư mới nên dùng là tại sao? Vì tà khí thương hàn từ kinh mà
vào huyết thất, vị không có tà, cho nên dùng Sâm, Táo, nếu tà khí ôn nhiệt thì
trước phạm vào vị, sau mới nhập huyết thất, cho nên bỏ Sâm, Táo, chỉ những
người vị không có tà và trung khí hư mới có thể dùng được. Nên biết thương hàn
dừng Tiểu sài hồ thang chính là đề phòng tà từ thiếu dương kinh thừa hư vào vị,
cho nên dùng Sâm, Táo giúp vị để ngăn ngừa trước, cùng với tà khí ôn nhiệt
đưòng vào không giông nhau, cho nên phép chữa cũng giải khác.
Vương Mạnh Anh nói: Ôn tà huyết nhập huyết thất có ba chứng như vừa gặp
thì hành kinh, vì nhiệt tà hãm vào kết hợp với huyết mà kinh không hành, chữa
nên phá huyết kết, nếu vừa gặp khi kỳ kinh vừa dứt mà tà lại nhân huyết thất
không hư xâm nhập vào, nên dưỡng dinh để thanh nhiệt, nếu như tà nhiệt truyền
vào dinh, bức huyết chạy bậy làm cho chưa đến kỳ hành kinh mà kinh đã ra, chữa
nên thanh nhiệt đê yên định.
Chu Học Hải nói: Sác động là chỉ vào mạch mà nói, khác với mạch Huyền tế
của thương hàn, ý của tiên sinh (chỉ họ Diệp) là nói thiếu dương thương hàn tà
vẫn ở phần khí cho nên mạch Huyền tế, có thể dùng Sâm, Táo phù vị để trừ tà.
Nếu ôn bệnh nhiệt tà sắp hãm vào huyết thất tức là có thể kết hợp với huyết, cho
nên mạch tất thấy động sác. Trung gian có một đoạn nhiệt nhập huyết thất, lòi
chú giải trước chưa rõ nên nay lại theo văn mà giải thêm, phụ nữ bị ôn bệnh nếu
kinh nguyệt vừa đến hoặc vừa dứt, huyết thất không hư, tà tất dễ hãm vào, chứng
này vốn đã thấy rõ ở thiên Thiếu dương sách thương hàn. Nhưng ôn bệnh mạch
sác động khác với mạch Huyền tế của chứng chính thương hàn. Chính thiếu
dương thương hàn Trọng Cảnh lập Tiểu sài hồ thang dùng Sâm, Táo để phù vị khí
mà đẩy tà hãm ra ngoài, sở dĩ phải phti vị khí là vì huyết thất xung mạch vốn
thuộc dương minh. Sở dĩ có thể dùng thuốc phù vị khí, là vì hàn tà tuy đã hoá
nhiệt dần dần, mà hãm vào trong, nhưng vị khí chưa trọc loạn, không hư chưa
thụ tà, cho nên có thể bổ. Còn như ôn bệnh thì nhiệt tà sớm đã hợp với vị, lúc này
lại dê kết với huyết, thế là ở vị, ở phần khí huyết đều bó tà nhiệt tràn đầy, nhất

178
định không lý gì lại phù vị khí để giúp thêm cho tà nhiệt vào huyết.
Chỉ có thể bỏ Sâm, Táo gia những vị công huyết làm cho phần huyết được ròi
lỏng mà lưu thông, không kết với nhiệt nữa mà tà có thể tán. Đó đều là con đường
từ phần lý mà thấu đạt tà khí ra ngoài, mà phép chữa lại có bổ khí công huyết
khác nhau. Tại sao vậy? Một đằng là bị thương cảm phải hàn tà thì dương khí bất
túc, cho nên mạch Huyền tế, cho nên bổ khí. Một đằng là bị thương cảm phải
nhiệt tà thì dương tà hữu dư, cho nên mạch sác động, chữa nên công huyết.
Trần Quang Tùng nói: Nhiệt tà hãm vào cùng kết hợp với huyết so với nhiệt
nhập huyết thất mà không kết hợp với huyết thì nặng hơn, bởi vì nhiệt đã kết với
huyết thì tà khí vô hình kết hợp với huyết hữu hình, khó lòng đẩy ra được cho nên
cần lương huyết tán huyết, làm cho huyết không kết được với nhiệt mà sau có thể
hoà giải, như phép của họ Đào vậy (nếu bản kinh huyết kết nắng) đây cùng với
chứng nhiệt truyền vào dinh huyết mà người bệnh vôn có ý huyết ngưng tụ, hiệp
với nhiệt mà kết giông nhau tức là nói vốn có bệnh về kinh nguyệt mà lại kết hợp
với nhiệt tà nữaề Châm vào huyệt Kỳ môn là tà kết thực làm cho khí hành huyết
tán. Nặng thì dùng Tiểu sài hồ bỏ vị ngọt (Sâm, Táo) gia Huyền hồ, Qui vĩ, Đào
nhân, để lợi khí phá huyết. Hiệp hàn gia Quế tâm là nói lúc bình thường vôn có
hàn, Hương phụ là vị thuốíc chữa khí trong huyết, Trần bì, Chỉ thực thông trệ,
Thanh bì, khí trệ cho nên gia vào.
Nhận xét
Chú thích của ba ông Chương, Chu, Trần nội dung tuy rất tưòng tận, thuyết
lý cũng rất thông, nhưng phần nhiều theo văn diễn nghĩa, khó nắm được trọng
tâm, không bằng chú thích của họ Vương, luận chứng gọn mà rõ những điều cốt
yếu, có thể nói là lập luận rất đủ xác đáng, kiến giải mới mẻ, thiết thực, đủ bổ
sung cho chỗ thiếu sót của nguyên văn, đối vối thực tiễn lâm sàng rất có giá trị
tham khảo.

179
C hương II

THIÊN "TẠM THỜI KHÔI PHỤC KHÍ NGOẠI CẢM”


• • •

CỦA DIỆP HƯƠNG NHAM

Thiên "Tạm thòi phục khí ngoại cảm" cũng thuộc trước tác có quan hệ đến
ôn bệnh của họ Diệp. Nguyên bản in phụ vào sau cuốn "Lâm chứng chỉ nam y án".
Khi Vương Mạnh Anh viết "ôn nhiệt kinh vĩ" cũng đem thiên này chép vào sau
thiên "Ôn nhiệt luận"ẽ Họ Vương cho rằng thiên này là tự tay họ Diệp viết ra, đối
với học thuyết ôn bệnh cũng có chỗ phát huy cùng với "Ồn nhiệt luận", thì có cái
hay là giúp nhau mà làm sáng tỏ thêm.
Xét nội dung cả toàn thiên, trừ chủ yếu là bàn về Ôn bệnh của ba mùa
Xuân, Hạ, Thu ra, còn bàn đến một số chứng trạng về cách chữa về đa khoa. Nội
dung tuy tương đối khái quát, nhưng rất thực dụng. Chép thiên này chỉ giới hạn
trong Ôn bệnh của ba mùa, còn nội dung của đa khoa thì không đưa vào đây.
Còn như sự khác nhau phục khí ôn bệnh và tân cảm ôn bệnh bàn ở trong
thiên chủ yếu là bệnh có của chứng sau thì từ biểu vào lý, chứng trước thì từ lý ra
biểu, trên thực tế là vì độc tà ôn nhiệt có chủng loại khác nhaus và thể chất của
ngưòi bệnh có yếu mạnh khác nhau, do đó mà bệnh cơ cũng có chỗ khác nhau.
Người học nên biết điều đó, không nên vì lợi mà hại ý.
Nguyên văn
Chứng Xuân ôn, do m ùa đông thu tàng không kiên cố, người xưa cho đông
hàn nội phục, tàng vào thiếu âm, sang mùa xuân p h á t ra ở thiếu dương, vì xuân
mộc trong ứng với can đởm. H àn tà ẩn nấp vào sâu, đ ã tăng hoá nhiệt, người xưa
dùng H oàng c ầ m thang làm chủ, lấy k h ổ hàn thanh ngay lý nhiệt, nhiệt phụ c ở
âm, vị đắng kiêm âm, đó là chính trị. Nên biết ôn tà kỳ tán, không giống như cách
chữa chứng cảm đột ngột. Nếu vì cảm ngoại tà trước, dẫn động tới nhiệt phụ c ở lý,
tất trước p h ả i dùng tân lương đ ể g iải tà mới cảm, tiếp đó dùng k h ổ hàn đ ể thanh
nhiệt phụ c ở trong uống nhiệt tà k h í vô hình, thầy thuốc đương thời p h ần nhiều
dùng tiêu trệ, công p h á t hữu hình, vị dịch khô trước, âm dịch bị đốt khô là nhiều.
Giải thích
Chứng Xuân ôn, người xưa phần nhiều cho là mùa đông bị cảm hàn tà, ẩn
phục ở trong hoá nhiệt, đến mùa xuân phát ra, đó là kết luận dựa vào đặc điểm
của chứng hậu mà suy đoán, theo quan điểm bây giờ mà xét thì bệnh này phát
sinh thực tê là bị cảm phải độc tà ôn nhiệt của mùa xuân mà gây nên.
Do bệnh này lúc mới phát liền biểu hiện lý nhiệt rất nặng, hoàn toàn khác

180
với chứng đột nhiên cảm nói chung, cho nên phép chữa rất kỵ tân tán, mà nên
thanh trừ lý nhiệt kiêm tư âm dịch, bài Hoàng cầm thang trong thương hàn luận
đã hay thanh nhiệt và cũng kiêm âm, là đối chứng, cho nên y gia các thòi đại đều
lấy bài này làm phương thuốc chủ yếu để chữa bệnh này.
Thế nhưng cần phải hiểu rõ thanh nhiệt kiên âm là phép chính trị ôn bệnh
từ trong phát ra, nếu lý nhiệt kiêm có biểu chứng, thì không nên thuần dùng khổ
hàn, trước nên dùng tân lương giải biểu để tán tà ở phần vệ, tiếp đó dùng khổ hàn
thanh lý để tiết lý nhiệt. Do lý nhiệt thuộc tà khí vô hình, cho nên kiêng dùng tiêu
đạo công phạt để tránh làm hao khô tân dịch mà tạo thành hậu quả không tốt.
Nguyên văn
Bệnh phong ôn là mùa xuân bị cảm phong tà, k h í vốn đã Ô1Ĩ, nội kinh nói
m ùa xuân bệnh ở đầu, chữa ở thượng tiêu, p h ế ở vị trí cao nhất, tất bị thương
trước, không chữa kịp thời hoặc chữa không đúng thì tà vào thủ quyết âm tâm bào
lạc m à p h ần huyết củng bị thương. Vì túc kinh thuận truyền, như Thái dương
truyền vào dương m inh thì ai củng biết, bệnh p h ế thất trị nghịch truyền tâm bào
lạc thì không mấy người biết. Thầy thuốc tầm thường thấy mình nóng ho suyễn,
không biết ý nghĩa là bệnh p h ế ở thượng tiêu, dùng bừa loại Kinh, Phòng, Sài, Cát
g ia thêm các vị Chỉ, Phác, Hạnh, Tô, L a bào tử, Tra, Mạch, Quất bì, lại nói là đ ể
g iải cơ tiêu thực, có khi thấy đờm suyễn lại dùng Đại hoàng mông thạch cổn đàm
hoàn, đ ại tiện đi luôn, nhiệt ở thượng tiêu càng thêm kết tụ. Trẻ con sốc k h í yếu, vị
bạc nhược, biểu lý đắng cay hoá táo, tân dịch của vị đã tổn thương lại dùng thuốc
hoàn Đại hoàng đ ại k h ổ trầm giáng làm cho k h í dương hoà của tỳ vị càng hư, biến
thành kinh giản, không cứu được là nhiều.
Giải thích
Câu này bàn về tình hình phát sinh, phát triển, nguyên tắc chữa và những
điểm cần chú ý về bệnh phong ôn. Chứng phong ôn tà ôn bệnh phát về mùa xuân,
cảm thụ phải độc tà phong ôn của thòi bệnh mà thành. Phế ở thượng tiêu vị trí cao
nhất, vả lại phế chủ của toàn thân, cho nên phong ôn ở ngoài xâm nhập vào, tất
trước phạm vào phế, mà thu thái âm vệ phân, khí phân thụ bệnh. Phép chữa lúc
này, căn cứ vào tinh thần câu "trị thượng tiêu như vũ" không dùng những vị khinh
thanh thì không lên đến nơi của Ngô Cúc Thông thì nên dùng tả khinh thanh thấu
đạt tà khi ra ngoài, không thế thì là chữa không kịp thời, tà tất truyền vào trong.
Nói chung ngoài việc có thể truyền vào trung tiêu dương minh, mà còn rất dễ hãm
vào thủ quyết âm tâm bào lạc, túc gọi là "nghịch truyền tâm bào". Tâm bào học
ngoài tâm chủ thuộc dinh huyết, tà vào bào lạc thì phần dinh phần huyết tất cũng
phát sinh bệnh biến, cho nên bệnh tình rất nghiêm trọng. Xét về cơ chế chứng
trạng và cách chữa chứng nghịch truyền tâm bào, thòi xưa không thấy ghi chép, họ
Diệp đã phát minh ra, thực là phát huy cái mà ngươi xưa chưa phát huy, là một
công hiệu rất lớn làm phong phú thêm cho học thuyết ôn bệnh.
Bệnh phong ôn mới phát, tà ở phế vệ, cho nên phép chữa nên dùng thuốc tân
lương, tuyên phế thấu tà mới là đối chứng. Nếu theo thông thường mà dùng lầm
thuốíc phát biểu thăng tán, hoặc nhân người bệnh là trẻ em mà kiêm tiêu đạo hoá
thực, hoặc cũng có khi vì thấy chứng đờm suyễn mà dùng công đạo đòm nhiệt, thì
dễ dẫn đến tân dịch kiệt khô làm cho bệnh chuyển thành nặng, cần phải chú ý.

181
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Phong ôn là bệnh phế chữa ở thượng tiêu, phàm bệnh xuân ôn kiêng
dùng phát hãn, lúc mới phát nên dùng tân lương, nếu xen lẫn thuốc tiêu đạo phát
tán, thì không những không dính líu gì bệnh ở phế mà còn làm khô tân dịch ở vị,
phế không được tân dịch ở dưối đưa lên nuôi dưỡng, thì đầu, mắt, thanh khiếu sẽ bị
nhiệt khí xông đốt, mũi khô như xông khói, mắt mò hoặc trợn ngược không có nước
mắt, hoặc nhiệt qúa sâu chân tay quyết lạnh, cuồng táo đái rắt, ngực dô cao thở dốc
ngắn hơi, đều là dấu hiệu của phế khí không tuyên hoá. Lúc này nếu dùng phế dược
gia thêm một vị thanh giáng, làm cho dược lực không đến nỗi đi thẳng ngay xuống
tràng vị, mà vùng ngực bế tắc có thể khai thông, mọi khiếu tự thông, không như
những thầy thuốc tầm thường đoán là kết hung, rồi đều dùng những vị khổ hàn
trực giáng như Liên, Sài, Chỉ, làm cho bế tắc càng nặng đến chết là nhiều.
Lại chứng này mới phát vì có phát nóng ho suyễn, nên trước hết dùng tân
lương để thanh túc thượng tiêu như Bạc hà, Liên kiều, Ngưu bàng, Tương bối,
Tang diệp, Sa sâm, Chỉ bì, Khương bì, Hoa phấn. Nếu sắc mặt tái xanh, nhiệt
thắng phiền khát, dùng Thạch cao, Trắc diệp tán hàn thanh tán, sa chẩn cũng
nên dùng như vậy. Nếu số ngày nhiều dần lên, tà không giải được, thì cầm , Liên
lượng cách cũng có thể dùng. Còn như nhiệt tà nghịch truyền đản trung tinh thần
mò loạn mắt mờ, không có nước mũi, các khiếu muốn bế tắc, thế rất nguy cấp, tất
dụng Chí bảo đơn hoặc Ngưu hoàng thanh tâm hoàn. Sau khi bệnh giảm còn dư
nhiệt, chỉ dùng Cam hàn thanh dưỡng vị âm là khỏi.
Nhận xét
Lòi chú thích của họ Diệp, là trên cơ sở nguyên văn mà nói rõ thêm về phép
chữa, bài thuốc cụ thể, của cách chữa chứng phong ôn, cùng với chứng trạng và
cách chữa sau khi dùng lầm thuốc tiêu đạo phát tán, mà phát sinh ra biến chứng.
Như vậy đối với việc lý giải nguyên văn có chỗ phát triển, nhất là bàn về cách
chữa, đã toàn diện lại rõ ràng đầy đủ. Trên cơ bản đã khái quát trình bày nội
dung trị liệu các loại hình chứng hậu trong quá trình phát triển của toàn bộ
chứng phong ôn, rất có giá trị tham khảo trong thực tiễn lâm sàng.
Lại nữa trong nguyên văn có nói "bệnh xuân ôn kỵ phát hãn, căn cứ vào một
câu ở dưói "nên dùng tân lương" mà biểu thị gọi "Xuân ôn" tức là chứng phong ôn
về mùa xuân. Vì chứng xuân ôn lấy thanh lý nhiệt làm chính trị, chứ không phải
là "nên dùng tân lương", lại như nói "Kỵ phát hãn" cũng tức là chỉ vào thuốc tân
ôn phát tán, chứ không phải là cấm dùng tất cả phép sơ giải biểu tà, theo như
đoạn sau nói "trước hết dùng tân lương để dịu mát thượng tiêu" thì trên thực tế
cũng có bao hàm tác dụng thấu biểu đạt tà. v ề những vấn đề ấy cần được lý giải
cho chính xác.
Nguyên văn
Về mùa hạ là nhiệt bệnh, nhưng trước tiết h ạ chí, thời tiết chưa nóng lắm.
Nội kinh gọi trước tiết H ạ là ôn bệnh, sau tiết H ạ ch í là thời bệnh. Ôn tà thì ở trên
đ ã nói rõ, còn chứng thử nhiệt, thấy thuốc d ễ lầm lẫn. Chứng h ạ thử p h á t từ
dương minh, người xưa dùng B ạch h ổ thang làm phương thuốc chữa chủ yếu. H ậu
hiền có Lưu H à Gian sáng ra thuyết, kh ác xa với các y g ia đương thời, ông bảo tà

182
k h í ôn nhiệt từng mùa nên phân ra tam tiêu, dùng thuốc lấy khô tân hàn làm chủ
yếu, nếu câu nệ p h â n chứng theo lục kinh, chữa như chữa thương hàn thì lầm rât
nhiều . Vì thương hàn là cảm thụ hàn tà ở ngoài tất trước theo hãn g iải được,
dùng tân ôn tán tà là phải, còn như hàn tà do miệng mủi hấp thụ vào, tức là
trung hàn ôn bệnh, chữa nên ôn lý, chia ra làm âm theo chứng m à chữa. Còn như
thử bệnh, phương thuốc chuyên chữa bệnh này rất ít, đều là do người xưa không
bàn đến thử, m à chỉ bàn kỹ chứng hàn. Xét c ổ thư như Kim quĩ nói về nguyên
nhân của thử, yết, kinh, m à Trương K hiết c ổ lấy động và tĩnh p h ân ra trúng thử
trúng nhiệt, đều rất ch í lý, nay không thuật lại. B àn về ấu khoa bị bệnh thử nhiệt
có kiêm những bệnh khác chăng m à lúc bấy giờ không ngoài p h á t tán tiêu đạo, g ia
thêm một vì hương nhu hoặc uống Lục nhất tán. Xét sách bản thảo, vị Hương nhu
tân ôn p h át hãn, hay tiết thuỷ ngưng tụ, hạ nhiệt k h í b ế không ra được m ồ hôi,
kh át uống nước nhiều thuỷ ngưng tụ.
Hương nhu p h ả i có H ạnh nhân làm tá, vì H ạnh nhân k h ổ gián g tiết khí, Đại
thuận tán dùng nó là ý nghĩa ấy. Tiết trưởng hạ nhiều thấp, thở tất kiêm thấp thử
thương khí, m ồ hôi ra thì hao k h í thương dương, vì dịch bị đốt hao quá dữ, bệnh
biến do đó rất nhiều, vì thời bệnh p h á t tiết chân thì k h í ờ lý tự hư. Trương Phương
Qui nói: "thử bệnh trước hết dùng tân lương, tiếp theo dùng cam hàn, rồi sau dùng
toan tiết toan liễm, bất tất p h ả i hạ". Có th ể nói đó là câu tóm tắt không p h ả i phiền
phức g ì cả.
Giải thích
Câu này chủ yếu bàn về nguyên nhân, cơ chế và cách chữa thử tà gây bệnh.
Nhưng nội dung tương đối phức tạp, ở đây chỉ nhặt lấy một số vấn đề có quan hệ
tới nội dung thử bệnh để phân tích. Thử bệnh cũng gọi là nhiệt bệnh, nói theo
nghĩa hẹp, cũng tức là hiện nay gọi là thử ôn. Mùa hạ nóng gay gắt cái nóng nung
người, độc tà xâm nhập nhân thể, phần nhiều đi tắt vào phần khí của dương
minh, đó là đặc điểm phát bệnh của bệnh này, so với các chứng ôn bệnh khác lúc
mới phát thì tà ở thượng tiêu phế vệ, là có chỗ khác nhau, cổ nhân dùng bài Bạch
hổ thang làm bài thuốc chủ yếu để chữa bệnh này lúc mới phát, tức là dùng vào
tác dụng tân hàn thanh khí tiết nhiệt sinh tân, đó là căn cứ vào đặc điểm cơ chế
phát tự dương minh mà xác định. Mùa hạ tuy là thời bệnh thử nhiệt, nhưng do
tròi nắng bức xuống, thấp ở đất bốíc lên, cho nên thấp tà cũng mạnh, vì thể thử tà
thường dễ kèm cặp với thấp tà mà gây bệnh, tức như ý họ Diệp nói "tiết trưỏng hạ
nhiều thấp, thư tất kiêm thấp". Không kể là thử nhiệt hoặc thử kiêm thấp tà gây
bệnh, lúc mới phát tà đều ở phần khí, bởi vì "thử thương khí phận, thấp cũng
thương khí". Nhưng thử nhiệt phần nhiều phát ở phần khí dương minh, mà thấp
thì phần nhiều làm tổn thương phần khí của Túc thái âm, đó là chỗ khác nhau.
Nhưng so với các chứng ôn bệnh khác do tà ở tượng tiêu thuộc phần vệ của Thủ
thái âm thì đều khác hẳn. Cho nên trên lâm sàng điều trị, khồng những không
dùng được tân ôn phát tán mà đầu "tân lương để dịu mát thượng tiêu" cũng không
thích hợp. Chứng thử nhiệt đã như vậy, chứng ghé thấp tà chữa cũng như vậy. Do
c ố nhiên là vì bệnh cơ đều không ở phần vệể Ngoài ra, còn do thử dễ phát tiết, tân
khí dễ hao, chứng phế thấp thì trung dương cũng suy, mà thuốc thấu biểu phát
hãn, thì không có thứ nào là không hao khí thương dương, tổn hao tân dịch, cho
nên cũng cấm dùng.

183
Nhưng trường hợp thử kiêm hàn thấp bó kín ngoài biểu, lại nên dùng thuốc
tân ôn phát hãn như loại Hương nhu, cách chữa chứng này với cách chứng thử ôn
ghé thấp không thể cùng gộp lại mà bàn chung được. Còn như cách chữa chứng
hậu điển hình của thử nhiệt thương khí, thì nên như Trương Phương Quỳ đã nói:
"trước hết dùng tân lương, tiếp đó dùng cam hàn, rồi dùng cam tiết toan liễm, bất
tất phải hạ". Đó là căn cứ cơ chế biến hoá trong quá trình phát triển của bệnh thử
nhiệt chung mà ấn định nguyên tắc chữa, rất có ý nghĩa chỉ đạo.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Mùa nắng thấp thịnh, tất hay kiêm cảm, cho nên nói
là ghé, cũng giống như hàn tà ghé thực, thấp chứng ghé phong, đều là nói hai
bệnh kiêm phát chứ không phải nói là trong thử tất nhiên có thấp. Cho nên bàn
về thử, nên biết là ánh nắng mặt trời gay gắt nung đốt không thể làm cho là hai
khí thấp và nhiệt hợp lại làm một mới thanh thử đâu, mà chữa nên biết là phần
nhiều có ghé thấp.
Nhận xét
Chú thích của họ Vương, về luận điểm "thử tất kiêm thấp" đã được rành rõ,
lập luận nghiêm túc, có sức thuyết phục, thực có thể phát huy thêm ý nghĩa của
nguyên văn. Từ họ Diệp nêu ra "thử tất kiêm thấp" trỏ về sau, rất nhiều y gia như
họ Chương Hư Cốíc, Lôi Thiếu Đạt đều đem thử với thấp gộp lại mà bàn. Chương
Hư Cốc nói: "hoả thấp hợp hoá mà thành thử" cho rằng trong thử tấ t có thấp tà.
Mà chỉ một mình họ Vương thì có kiến giải riêng, họ Vương cực lực phản đối
thuyết ấy, ông cho rằng thử và thấp tuy hay kiêm cảm, nhưng không phải hai khí
ấy hợp lại làm một mới thành thử khí, do đó mà làm cho khái niệm và sự quan hệ
giữa thử và thấp được rõ ràng.
Nguyên văn
Mùa hè bị cảm nhiệt, hôn mê như kinh giản đó là chứng thử quyết, do nhiệt
khó b ế tắc không khiếu gây nên. Tà nhiệt vào lạc, củng chữa như trúng lạc, dùng
Ngưu hoàng hoàn, C hí bảo đơn phương hương lợi khiếu là có th ể khỏi. Sau khi
tỉnh lại rồi dùng thanh lương huyết p h ận , như loại Liên kiều tâm, Trúc diệp tâm,
Huyền sâm, Sinh địa, Thiên m ạch đông, Chứng này mới p h á t rất kiêng phong
dược, bệnh thử nhiệt mới đầu thương khí, dùng Trúc diệp thạch cao thang, h oặc tễ
nhẹ thanh phế. Đại p h à m p h á t nhiệt nặng thì quyết lạnh củng nặng, chăn tay g iá
lạnh, nhưng thấy m ặt cáu bẩn răng khô, đại tiểu tiện không thông, hoặc ỉa lỏng
m à đi không khoan khoái là chính bệnh này, rất kiêng nhận lầm là thương hàn.
Giải thích
Câu này bàn về chứng trạng và cách chữa chứng thử quyếtế Thử quyết là
một loại hình trong bệnh thử nhiệt, cơ chế phát bệnh là do mùa hè bỗng nhiên
cảm phải thử nhiệt nặng, độc tà bế tắc bào lạc, khổng khiếu gây nên, cho nên
chứng trạng lâm sàng thấy tinh thần hôm mê, đồng thòi do nhiệt nặng quyết lạnh
mà thấy tay chân giá lạnh, chứng này cùng với chứng tay chân giá lạnh do dương
hư của bệnh thương hàn hoàn toàn khác nhau. Chứng thử quyết, ngoài những
chứng trạng hôn mê quyết lạnh ra, phần nhiều có thêm các chứng lý nhiệt như
mặt cáu bẩn, răng khô, đại tiểu tiện không thông, hoặc ỉa lỏng mà đi không khoan

184
khoái, đó là độc tà của thử nhiệt uất trở ở lý. Chứng này khi tà còn ở bào lạc, nên
trước dùng phương hướng khai khiêu, có thê dùng loại Ngưu hoàng hoàn, Chí bảo
đơn, nếu dùng kịp thời đều có thể có hiệu quả. Nhưng phép khai khiếu chỉ là một
phương pháp xử lý nhất thời, sau khi tỉnh lại rồi thì không dùng được nữa, mà
nên dùng những vị thanh tâm lương dinh để tiết tà nhiệt, như các vị Liên kiều
tâm, Trúc diệp tâm, Sinh địa, Huyền sâm, Tóm lại chứng này kỵ nhất là những vị
phong táo thăng tán, để khỏi trợ nhiệt thương tổn tân dịch, đến nỗi bệnh tình
chuyển thành nặng. Mặc dầu chứng thử nhiệt cũng nhẹ, tân khí không thụ
thương mấy, hoặc chứng thử tà xâm phạm vào phế, cũng chỉ có phân biệt dùng
thuốc thanh nhiệt ích khí sinh tân, hoặc thanh phế thấu tà, chứ không thể dùng
ôn táo thăng tán.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Thử là hoả tà, tâm là tạng hoả, tà dễ nhập tâm, cho
nên chữa trúng thử tất dùng vị thuốic thanh tâm làm quân.
Nguỵ Liễu Châu nói: Hoả cực độ giống như thuỷ, tức là vật quá cực thì tất
trở lại, phàm bị chứng này là bị táo nhiệt dùng lầm ôn bổ giết chết rất nhiều, thật
đáng thương ! Bởi vì chứng trong chân hàn mà ngoài giả nhiệt, các nhà thường
bàn đến luôn, còn chứng trong chân nhiệt mà ngoài giả hàn thì rất ít bàn đến.
Nhận xét
Họ Vương cho là thử dễ nhập tâm, đúng là sự thực, đó là do đặc tính của thử
quyết định. Còn như nói chưa trúng thử tất lấy vị thuốc thanh tâm làm quân, thì
đó là chỉ vào cách chữa sau khi thử quyết đã tỉnh lại mà nói chú thích của họ
Nguỵ tuy thiếu nội dung thực tế, nhưng nêu lên được cái tệ chữa lầm chứng nhiệt
nặng, quyết cũng nặng, đối với thực tiễn lâm sàng cũng là một ý kiến mới.
Nguyên văn
Cuối thu mới mát, trẻ em nóng ho hen chứng giông như phong ôn, m ùa xuân,
nhưng ôn là sắp nhiệt, m át là sắp hàn, mùa xuân cảm bệnh, còn là sau sự kín đáo
của m ùa đông dư lại, mùa thu cảm bệnh là vừa gặp sau khi thời bệnh p h á t tiết
của m ùa hè, th ể chất người bệnh có hư thực khác nhau. Nhưng ôn cảm từ thượng
tiêu, táo củng thương tổn thượng tiêu, lý củng như nhau, đều là p h ế k h í thụ bệnh.
Người đời nhận lầm là bỗng nhiên cảm thụ phong hàn, dùng bừa thuốc p h á t táo ở
tam dương kinh, tân dịch càng khô hao suyễn thở gấp càng nghiêm trọng. Nếu
thật bỗng nhiên cảm p h ả i k h í lương bó lại bên ngoài, mình nóng ho đờm, chỉ nên
dùng Thông sị thang hoặc loại Tô ngạnh, Tiền hồ, H ạnh nhân, Cát, Chỉ một vài tễ
củng được. L ạ i có những thầy thuốc kém, cũng biết bệnh nhiệt m à lại dùng Tả
bạch tán g ia loại c ầ m , Liên, không biết rằng càng đắng nhiều càng thêm táo, sẽ
sinh nhiều biến chứng khác. Nếu dùng những bài tân lương cam nhuận, k h í táo tư
bình m à khỏi, c ẩ n thận chớ dùng những vị khô táo m à không m ất vị dịch.
Giải thích
Câu này là bàn về chứng thu táo. Nguyên văn tuy chỉ bàn về trẻ em, nhưng
về lý pháp phương dược cũng thích dụng cho ngưòi lớn bị chứng thu táo. Cơ chế
phát bệnh của chứng thu táo cũng là tà xâm vào thượng tiêu, phế vệ bị bệnh

185
trước, cho nên lúc mới phát phần nhiều thấy các chứng phát nóng ho hen, chứng
này cùng với chứng phong ôn của mùa xuân cơ bản giống nhau. Chỉ khác nhau ở
chỗ, phong ôn là cảm thụ và khí phong ôn của mùa xuân,thu táo là cảm thụ khí
táo kim của mùa thu, đồng thời về tính chất cũng phân ra lương táo và ÔĨ1 táo. Do
táo dễ tổn thương tân dịch, cho nên chứng thu táo ngoài những chứng trạng của
phế vệ, còn có thêm chứng tân khí khô ráo, đó là đặc trưng của bệnh này. Cho nên
chứng lương táo tuy giống như chứng bỗng nhiên cảm thụ phong hàn, nhưng nhất
thiết không được dùng lầm tân ôn phát hãn, nếu không thì sẽ dẫn đến tân dịch
càng hao mà tà càng nặng. Chứng ôn táo tuy nhiệt tượng nặng hơn, nhưng phép
chữa cũng không như hoả nhiệt mà dùng thuốic khổ hàn, vì khổ hay giúp cho táo,
dùng vào tất sinh biến chứng khác. Không kể là lương táo hay ôn táo, phép chữa
đều nên lấy tuyên phế đạt tà nhuận táo làm nguyên tắc, nhưng chứng lương táo
nên thiên về tân lương cam nhuận.
Lời chú thích chọn lọc
Chương Hư Cốc nói: Chứng thu táo, phần khí cảm thụ trước, chữa phế là
gấp. Nếu kéo dài vài mươi ngày bệnh tất vào phần huyết, thì lại những vị khinh
phù chữa phế không có tác dụng nữa, nên xét thể chất và chứng trạng, người xưa
nói chữa bệnh nên hoạt bát, linh hoạt như hạt châu lăn trên mâm.
Nhận xét
Chứng thu táo mới phát, do bệnh cơ ở phế, cho nên phép chữa nên chữa phế
là gấp, nhưng nếu tà hoá nhiệt vào lý, kết tụ ở dương minh hoặc thâm nhập vào
phấn dinh phần huyết, thì phép chữa không thể câu chấp vào phép chữa phế, mà
phải căn cứ tinh thần biện chứng luận trị "nên xét thể chất và chứng trạng mà
lựa chọn phép chữa khác nhau".

186
C hương III

THIÊN "NGOẠI CẢM ÔN BỆNH CỦA TRAN b ì n h BÁm

Thiên này là trước tác của Trần Bình Bá (Tổ cung), đã từng được chép vào
trong "Ôn nhiệt kinh vĩ" của Vương Mạnh Anh và trong "ôn nhiệt chuế ngôn" của
Ngô Từ Âm. Bài này là lựa chép từ quyển "Ôn nhiệt kinh vĩ của họ Vương".
Thiên này cũng viết ra theo hình thức điếu văn, nội dung tuy chỉ có 12 điều,
song đã bàn đến các mặt thời tiết phát bệnh, chứng trạng, cách chữa lúc mới phát,
tình hình diễn biến và cách chữa kiêm chứng của bệnh phong ôn, đều là phần
điều chia mục, rành mạch, thích hợp với lâm sàng thực dụng, có thể học tập.
Nguyên văn
Phong ôn gây bệnh p h ần nhiều ở về mùa xuân và mùa đông, hoặc sợ gió hoặc
không sỢ gió, tất m ình nóng, ho, phiền khát, đó là đ ề cương của bệnh phong ôn.
Giải thích
Điều văn này nêu lên mùa phát bệnh của bệnh phong ôn,, chủ yếu là hai
mùa Đông, Xuân, trọng tâm bệnh biến là ở Thủ thái âm phế. Mùa Xuân là thòi
bệnh của quyết âm phong mộc, khí hậu ấm áp, nhiều gió, giả sử cơ thể có hơi yếu,
cảm mà thành bệnh, tức phong ôn. Mùa Đông là thòi bệnh của thiếu âm hàn
thuỷ, đáng lẽ giá lạnh, nếu mùa Đông nên rét mà lại ấm thì cũng có thể làm cho
người ta cảm phải khí trái mùa mà phát ra phong ôn (đông ôn).
Chứng phong ôn mới phát vì tà ở phế vệ, cho nên hoặc có sợ gió, hoặc không
sợ gió, mà ho. Ôn là tà hoá nhiệt, cho nên tất có chứng trạng mình nóng phiền
khát, nhưng khí mới phát, phần nhiều không khát lắm.
Lời chú th ích chọn lọc
Tự chú: Mùa xuân là thời bệnh của phong tà, đầu mùa xuân khí ấm gió
nhiều, cho nên bệnh phong ôn phần nhiều thấy vào thòi gian ấy, nhưng phong tà
thuộc dương, dương tà theo vào phần dương, tất tổn thương vệ khí. Trong nhân
thể, phế chủ về phần vệ, vì là gốc của vệ, cho nên phong ôn ở ngoài, phế vị thích
ứng ở trong phong ÔĨ1 xâm phạm vào trong thì phế và vị thụ bệnh. Ôn tà ở trong
và ngoài khác nhau, mà sự chuyên trách của phế vị thì là một, cho nên sợ gió là
chứng hoặc có hoặc không, mà nóng, khát ho hen là chứng tất yếu phải có. Đọc kỹ
sách của Trọng Cảnh thấy hai chỗ nói tới ôn bệnh, một chỗ nói bệnh Thái dương
phát nóng mà khát không sợ rét là ôn bệnh, đó chẳng qua là lấy chứng không sợ
rét mà khát để biện sự khác nhau giữa thương hàn và ôn bệnh, chứ không phải

187
chuyên bàn về chứng phong ôn. Một chỗ khác nói: Sau khi phát hãn, người nóng
như đốt, gọi là phong ôn, mạch âm dương đều phù, tự ra mồ hôi, mình nặng, hay
ngủ, mũi thở như ngáy, nói năng khó khăn. Phàm chứng như vậy đều là biến
chứng do dùng lầm thuốc phát hãn hao khô tân dịch, chứ không phải là chứng săn
có của ôn bệnh, tiếp đó nói nếu bị công hạ, thì trực thị, són đái, nếu bị hoả pháp
thì phát vàng, nặng thì chứng trạng như kinh giản, thỉnh thoảng co giật, nếu
dùng lửa xông, một lần lầm thì bệnh kéo dài, hai lần lầm thì chết gấp. Đó cũng
chỉ mới là nói rõ biến chứng của phép hạ, phép hoả, mà chưa nói đến chứng trạng
vốn có của bệnh phong ôn. Nhưng từ đó suy kỹ ra thì biết phong ôn là tà khí táo
nhiệt, táo theo kim hỏa, táo nhiệt quy về dương minh, cho nên phế và vị là chỗ tất
yếu phải phạm vào ôn tà, và có thể biết phong ôn là bệnh táo nhiệt, táo thì thương
âm, nhiệt thì thương tân dịch, tiết nhiệt hoà âm lại là phép chữa nhất định về
bệnh phong ôn, trái lại thế là nghịch. Cho nên không hiềm tranh vượt, chỗ Trọng
Cảnh không lòi thì tìm ra lòi, chỗ Trọng Cảnh chưa chữa thì tìm ra cách chữa,
bàn chứng dễ chữa, xếp thành điều lệ, biết cho ta hay bắt tội ta là ở chỗ đó.
Nhận xét
Do phế chủ phần vệ, vị là gốc của vệ, tà khí phong ôn tất thương vệ khí, mà
suy luận ra phế vị là chỗ mà tà khí phong ôn tất nhiên phạm vào. Nhưng xét bệnh
phong ôn khi mới phát thì trọng tâm bệnh biến phần nhiều ở phế, xét về truyền
biến thì phần nhiều thuận truyền vào vị, điều này cùng với lời của họ Diệp nói "ôn
tà vào thượng tiêu trước hết phạm vào phế, nghịch truyền vào tâm bào" cũng đồng
một ý nghĩa mà có thể phát huy lẫn nhau. Còn như nói phong ôn là tà khí táo
nhiệt thương âm hao tân dịch, chữa tất tiết nhiệt hoà âm, đó vẫn không chỉ riêng
gì một chứng phong ôn, mà tất cả ôn bệnh đều như thế cả. Ngô Tích Hoàng nói:
"Chữa ôn bệnh nên nhớ kỹ là phải chiếu cố tân dịch" tức là ý ấy.
Chứng phong ôn nói trong thương hàn luận là ôn bệnh chữa lầm sinh biến
chứng cho nên trong nguyên văn nêu lên mọi chứng trạng đều là nhiệt thịnh, tinh
thần mò loạn gây nôn, cùng với chứng phong ôn đây tuy giông nhau mà ý khác
nhau. Hai chứng này không thể gộp lại bàn chung được, nhưng tác giả tìm ra lòi ở
chỗ Trọng cảnh chưa chữa mà nhận thức được phong ôn là tà táo nhiệt, trước nên
tiêt nhiệt hoà âm, hay ở chỗ là đọc sách mà nhận thức được.
Nguyên văn
Chứng phong ôn mình nóng, sợ gió, đầu đau, ho hen, miệng khát, m ạch phù
sác, rêu lưỡi trắng là tà còn ở biêu. Nên dùng B ạc hà, Tiền hồ, H ạnh nhân, Cát
cánh, Tang diệp, Xuyên bối đ ể lương g iải biểu tà.
Giải thích
Đây là chứng trạng và cách chữa chứng phong ôn mới phát tà ở phế vệ. Tà
vệ phong ôn uất ở vệ biểu, cho nên thấy các chứng biểu nhiệt. Mình nóng sợ gió,
đầu đau, mạch sác, rêu trắng. Phê chủ phần vệ, vệ bị tà xâm phạm, phê mất chức
năng tuyên giáng thì sinh ho hen. ô n tà dương tà, tân dịch chịu ảnh hưởng của
nó, cho nên lúc mới phát tà ở phần biểu liền thấy miệng khát, nhưng so với chứng
miệng khát uống nhiều của dương minh nhiệt thịnh thì mức độ nặng nhẹ khác
nhau. Tóm lại, chứng này là nhiệt uất phế vệ, cho nên phép chữa dùng Bạc hà,
Tang diệp tân lương thấu biểu, Hạnh nhân, Xuyên bối để chỉ ho hoá đòm, Tiền hồ,

188
Cát cánh, để tuyên giáng phế khí. Cách chữa này cùng với Ngân kiều tán, Tang
cúc ẩm, dược vị tuy có khác nhau nhưng ý nghĩa tổ chức bài thuốc thì đại thể
giống nhau.
Lời chú thích chọn lọc:
Tự chú: Phong thuộc dương tà, không hiệp với hàn là phong ôn. Dương tà tất
thương dương lạc, cho nên đau đầu sợ gió, tà uất ở biểu, phế và vị ứng ở trong cho
nên ho hen, miệng khát, rêu trắng, tà lưu ở biểu cho nên mạch phù sác. Biểu chưa
giải thì trước nên giải biểu, nhưng không dùng Ma, Quế như chữa thương hàn.
Dương Tô' Viên nói: Tiền hồ, Cát cánh một vị giáng, một vị thăng để tiết tà ở
phế, vẫn hay. Nhưng Cát cách nên dùng ít thôi.
Hà Tây Trì nói: Phép biện đờm, người xưa cho vàng đặc là nhiệt, trắng loãng
là hàn, đó chỉ là nói đại khái, không nên câu nệ.
Lấy ngoại cảm mà nói: Thương phong sinh ho, đòm ra theo với ho, ra luôn và
nhiều, sắc đều trắng và loãng, nếu lầm mà cho rằng hàn để chữa thì phần nhiều
là nguy, vì hoả thịnh cũng làm ho luôn, đòm cũng ra luôn, đọng lại chưa lâu, nên
chưa biến thành vàng và đặc được ...ế cho nên đờm vàng đặc là hoả khí còn hoãn
mà yếu, còn đòm trắng loãng là hoả khí lại cấp mà mạnh, đều nên dùng tân lương
giải tán, không nên dùng thuốic ôn nhiệt, suy ra chứng nội thương cũng thế, ai bảo
rằng đờm loãng trắng là nhất định thuộc hàn được khi lâm sàng, cần phải xét kỹ
rồi tham hợp với mạch nữa thì tự có thể thấy.
Nhận xét
Bệnh phong ôn mới phát, tuy tà ở phần biểu, nhưng đã có cơ hoá nhiệt, cho
nên chỉ nên dùng tân lương giải biểu, mà không nên dùng tân lương phát hãn.
Ma, Quê vốn nên cấm dùng, suy ra mà hàn hết thảy những vị tân táo liệt, trợ
nhiệt hao tân, thì không kể là lúc mới phát hoặc trong qúa trình diễn biến của ôn
bệnh đều nên cấm dùng. Đòm vàng đặc là nhiệt, trắng loãng là hàn, đó là nói
thông thường.
Hà Tây Trì nói: Đòm vàng đặc là hoả khí còn hoãn mà yếu, đòm trắng loãng
là hoả khí cấp mà thịnh, đó là nói khi biến. Trên lâm sàng chứng minh: Đòm
trắng loãng, mà thuộc nhiệt, thì phần nhiều hơi dính mà như bọt, tất trước ho rồi
sau mới ra đờm, đòm trắng loãng mà thuộc hàn, thì phần nhiều trong như nước
mà không dính, khi không ho cũng theo nhổ mà ra, còn như phong ôn mới phát,
mà không ho ra đòm loãng, thì có các hiện tượng nhiệt như mình nóng miệng khát
làm bằng cứ, vẫn không cần phải đợi đờm có dính hay không mới biết được tính
chất của nó.
Nguyên văn
Chứng phong ôn m ình nóng m à ho, tự ra m ồ hôi miệng khát, phiền muộn
m ạch sác, rêu lưỡi vàng là nhiệt tà ở phê' và vị. Nên dùng các vị Xuyên bối, Ngưu
bàng, Tang bì, Liên kiều, Quất bì, Trúc diệp, đ ể lương tiết lý nhiệt.
Giải thích
Đây là phong ôn biểu tà đã giải, mà tà nhiệt truyền vào trong, phế vị bị
bệnh, cho nên mình nóng không sợ gió, mà có cảm phiền muộn. Nhiệt chứng lý mà

189
cơ biểu không có tà, cho nên mạch sác mà không phù, rêu lưỡi từ trắng chuyển
thành hơi vàng, tự ra mồ hôi. Do đó đủ biết, các chứng mình nóng, ho, miệng
khát, tuy giông như chứng trưóc, nhưng chứng trước lúc mới phát, tà ở phê vệ, tất
kèm thêm các chứng ở vệ biểu như sợ gió, mạch phù, rêu trắngắ Chứng này là tà
nhiệt ở phế vị, cho nên tất có các chứng tự ra mồ hôi, phiền muộn, mạch sác rêu
vàng, làm bằng cứ, cho nên phép chữa dùng các vị Ngưu bàng, Tang bì, Liên kiểu,
Trúc diệp để thanh tuyên nhiệt tà ở phế vị.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Đây là ôn tà xâm nhập vào trong, phế nhiệt thì ho mà mồ hôi toát
ra, vị nhiệt thì miệng khát, phiền muộn, rêu trắng chuyển sang vàng, phong hoá
theo hoả, cho nên phép chữa lấy thành tiết nhiệt tà ở phế vị làm chủ yếu.
Vương Mạnh Anh nói: Rêu vàng không khô lắm thì chữa nên như thế, nếu
vàng mà đã khô thì những vị như Tang bì, Quất bì đều hiềm vì tỉnh táo, cần đổi
sang dùng Qua lâu, Hoàng cầm, để tránh hao thương tân dịch.
Nhận xét
Nhiệt ủng ở phần khí của phế kinh, so vối nhiệt nhập phần khí của dương
minh, thì nhẹ và nông hơn cho nên rêu lưỡi phần nhiều vàng mỏng mà không khô
lắm, nếu vàng mà khô táo lại, có những chứng nhiệt đốt hao tân dịch như tự ra
mồ hôi miệng khát thì Quất bì tính ôn mà giúp cho táo, tất nhiên không thích
hợp. Họ Vương dùng đổi Qua lâu, Hoàng cầm để thanh phế nhiệt mà nhuận phế
hoá đờm, rất là thích hợp. Cho nên không cần đợi đến khi rêu thật vàng mà khô
rồi mới gia giảm. Còn như Tang bì tính vốn cam hàn hay thanh phế tiết nhiệt, cho
nên Tả bạch tán dùng nó để tả phế nhiệt, dùng vào chứng này kể cũng tốt.
Nguyên văn
Chứng phong ôn, m ình nóng như đốt, miệng kh át nhiều, ho đờm, phiền
muộn, nói nhảm như nói mê, m ạch huyền sác, nôn khan, đó là nhiệt đốt p h ế vị,
phong hoả vùng vẫy bên trong, nên dùng loại Linh dương giác, Xuyên bối, Liên
kiều, M ạch đông, T hạch hộc, Thanh hao, Tri mẫu, H oa phấn đ ể tiết nhiệt hoà ăm.
Giải thích
Đây là triệu chứng phế nhiệt cực thịnh dẫn động can phong, nói mình
nóng như đốt, miệng khát nhiều, thì không thể so sánh với chứng nóng miệng
khát ở trên được, chứng này là nhiệt làm hao thương tân dịch mà gây nên.
Nhiệt ủng tắc ở phế cho nên ho đòm phiền muộn, nhiệt thịnh tinh thần mờ tối,
thì nói nhảm nhưng nói mê. Mạch huyền sác, nôn khan, là can phong động ở
trong gây nên. Theo nhiệt thịnh thương tân dịch mà nói, thì chứng này nhất
định rêu lưỡi vàng mà khô, nếu lưỡi đỏ mà nói nhảm như nói mê, tức là nhiệt
nhập vào tân dịch gây nên. Cho nên dùng thuốc thanh nhiệt sinh tân, lương
can dẹp phong để chữa, trong đó Xuyên bối, Tri mẫu, Hoa phấn, Thạch hộc
thanh phế tiết nhiệt sinh tân dịch, Linh giác để lương can dẹp phong, Thạch
cao, Liên kiều, để tiết nhiệt ra ngoài, còn như Mạch đông nguyên là muốn
dùng để sinh tân dịch mà đặt ra, nhưng không phù hợp với chứng trạng cho
lắm, nên tham khảo với lời chú thích ở dưới.

190
Lời chú thích chọn lọc
- Tự chú: Đây là ôn tà đã xâm vào lạc mạch của phế vị, nung đốt âm dịch, dẫn
động can phong hoả, cho nên có các chứng phiền khát nôn mửa, kíp nên thanh tiết
nhiệt tà ở lạc, để phong hoả cùng bùng lên, lọt vào tâm bào lạc.
Vương Mạnh Anh nói: Họ lại phiền muộn, thì chưa nên dùng Mạch đông
ngay, hiểm vì tư nhuận. Nếu ngưòi bệnh vì khát nhiều, thì đã có Tri mẫu, Hoa
phấn cũng đủ đảm nhiệm rồi, Mộc hoả xung lên mà nôn khan thì Thanh hao tuy
thanh được thiếu dương mà hiềm vì tính thăng, nên bỏ hai vị ấy, gia Chi tử, Trúc
nhự, Tỳ bà diệp thì hay lắm.
Uông Tạ Thành nói: Xét từ Hồi Khê bảo Mạch đông có thể làm đầy phế khí,
không thích hợp được với chứng ho thuộc thực.
Nhận xét
Mạch đông tuy có công hiệu sinh tân dịch, nhưng lại hay níu giữ tà lại, dùng
vào chứng phế hư mà không có tà nhiệt rất hay. Nếu phế nhiệt mà ho thì dùng
không thích hợp. Họ Vương cho rằng nên gia Chi tử, Tỳ bà diệp, ý kiến rất là xác
đáng, vì Chi tử thanh lý nhiệt, ức chế cái thế phong hoả bốc lên, Trúc nhự có công
năng thanh nhiệt hoà vị chỉ nôn, lại hay thanh tiết nhiệt tà trong lạc. Tỳ bà diệp
thanh phế hạ khí chỉ ho, có công hiệu giúp kim bình mộcế Xét chứng này mình nóng
đắng miệng khát nhiều thì trong phương dược nên gia thêm Sinh Thạch cao để
thanh tiết lý nhiệt lại càng thích hợp hơn.
Nguyên văn
Chứng phong ôn ,m ình nóng ho đờm, miệng khát, ỉa lỏng rêu vàng, nói
nhảm, ngực đầy m ạch sác, đó là do ôn tà dồn xuống đại tràng,nên dùng loại
H oàng cầm, Cát cánh, Đậu quyển, Cam thảo, Quất bì đ ể thăng tiết ôn tà.
Giải thích
Phế với đại tràng có quan hệ biểu lý, phế nhiệt không giải được ra ngoài, tất
đi xuống đại tràng. Nhiệt bức dịch của đại tràng dồn xuống thì sinh ỉa lỏng, cho
nên loại ỉa lỏng này phần nhiều sắc vàng nóng mà thối, mà lúc đi ra ngoài đầu lỗ
đít cảm thấy nóng. Mình nóng miệng khát rêu vàng nói lảm nhảm, mạch sác đều
là bằng cứ của lý nhiệt, ho là phế nhiệt chưa thanh. Ngực đầy nếu kiêm thấy rêu
vàng mà nhờn là ghé thấp. Tổng hợp các chứng, chủ yếu là do nhiệt uất ở phế và
đại tràng gây nên. Cho nên dùng Cát cánh, Hoàng cầm, để khai tiết phế khí mà
thanh phế nhiệt, Cát căn, Hoàng cầm, Cam thảo để thanh giải trường nhiệt mà
chỉ ỉa lỏng, Đậu quyển, Quất bì thì dùng để thanh hoá thấp nhiệt.
Lời giải th ích chọn lọc
Tự chú: Đại tràng liên thuộc với vị cùng biểu lý với phế, ôn tà bức vào trong,
dồn xuống đại tràng thì sinh ỉa lỏng. Chữa chứng này nên thanh tiết ôn tà không
cần chuyên chữa về ỉa lỏng. Xét trong Thương hàn luận chứng ỉa lỏng, nói lảm
nhảm là có phần táo nên dùng Đại thừa khí thang. Đó là thực nhiệt kết tụ ở trong
bức dịch đi xuống tất có kiêm thấy chứng lưỡi khô rêu vàng sinh gai và bung đầy
đau, cho nên có thể hạ để trục nhiệt. Còn do ôn mà ỉa lỏng là phong nhiệt bức ở
trong tuy có chứng nói lảm nhảm, vẫn là nhiệt vô hình, uẩn súc ở trung tiêu mà

191
không phải là có vật hữu hình kết tụ ở trong, cho nên dùng Cát căn để thăng đề,
mà không dùng được Tiêu, Hoàng để trục hạ.
Vương Mạnh Anh nói: Thương hàn là âm tà, khi chưa truyền vào phủ hoá
nhiệt, thì rất ngại tà khí hãm xuống, phép chữa tất dùng thăng đề ôn tán mà
không vội hạ. Ôn nhiệt là dương tà, hoả tất khắc kim, cho nên phạm vào phế
trưốc, tính hoả bốc lên, rất khó đi xuống. Nếu phế khí còn có khả năng túc giáng,
đẩy tà xuống đại trưòng mà tiết ra, thì đó chính là đường giải của tà khí, nên
thuộc thăng để làm sao mà có thể dùng bậy được. Đã nói thanh tiết tà khí, không
cần phải chuyên về chữa ỉa lỏng, huống gì còn có kiêm chứng ho đờm ngực đầy,
thì sao lại dùng Cát căn, Đậu quyển, Cát cánh được nên đổi sang dùng Hoàng
liên, Tang diệp, Ngân hoa. cần biết rằng ỉa lỏng mà không vì hàn, thì thuốc
nhuận cũng phần nhiều có thể dùng. Trọng Cảnh dùng Trư phu bạch mật chữa ôn
bệnh ỉa lỏng, "Ngụ ý thảo” bàn về chứng phế nhiệt ỉa lỏng rất rõ, người học nên
lưu tâm nghiên cứu. Nhưng thương hàn với ôn nhiệt, tà tuy khác nhau, mà đều là
tà khí vô hình. Thương hàn có phần táo, thì hoàn toàn không phải là khí kêt, mà
đó là hàn tà hoá nhiệt, tân dịch bị hao thương, cặn bã luyện thành phân táo vậy.
Bệnh ôn nhiệt, đại tiện không bế là dễ chữa, vì tạng nhiệt chuyển sang phủ, tà có
đường đi xuống, tức như nói phủ khí thông thì tạng khí yên vậy. Nếu đại tiện bế,
như đốt tân dịch của vị, thì lâu ngày sao lại không có chứng phân táo nên hạ? Chỉ
có thương hàn không nên hạ sớm, cho nên tà nhập phủ rồi mới có thể hạ phân táo.
Ôn bệnh từ phế truyền xuống vị, tuy không như chứng ôn dịch cần hạ thì hạ
không sợ sớm, nhưng muốn đại tiện thông, nên dùng thanh lương, cho nên chứng
này kết thành phân táo cũng tương đốì ít.
Nhận xét
Trong sách Thương hàn luận bàn về chứng ỉa lỏng nói lảm nhảm mà dùng
Đại thừa khí thang là thuộc chứng nhiệt kết bàng lưu, vì phân táo kết ở trong làm
cho tân dịch trong ruột chen quanh mà ra, đó là kết thực hữu hình, cho nên tất có
chứng bụng đầy đau, chối nắn làm bằng cứ. Chứng này là do trường nhiệt bức
xuống mà ỉa lỏng, là thuộc tà nhiệt vô hình, trong không có kết trệ, cho nên ỉa
chẩy nóng thối, mà bụng đầy cứng đau, hai chứng ấy phân biệt không khó. Không
kể là thương hàn hay ôn bệnh đến khi tà nhiệt truyền vào phủ cùng kết với thực
trệ mà thành chứng phụ thực, đều nên dùng thuốic khổ hàn để công hạ. Nếu chỉ
thuộc tràng nhiệt ỉa lỏng, thì nên thanh nhiệt chỉ ỉa lỏng. Cho nên tác giả dùng
những thuốc để chữa chứng này còn gọi là đối chứng. Họ Vương cho rằng nên gia
thêm Hoàng liên, Tang diệp, Ngân hoa, thì càng rất thích hợp với bệnh, bởi vì gia
Hoàng liên vào trong bài thuốc tức là có ý nghĩa của bài Cát căn Hoàng cầm
Hoàng liên thang, dùng chữa chứng trường nhiệt ỉa lỏng rất là thích hợp. Còn như
bảo Cát căn, Đậu quyển, Cát cánh đều là thăng đề không thích hợp với chứng này
nên cấm dùng thì còn cần phải thảo luận. Nên biết rằng Cát căn, Cát cánh tuy là
những vị thăng đề khai tiết, nhưng không thể so sánh với tính trực đạt thăng đề
của Thăng ma, Sài hồ, vì thế Thăng ma, Sài hồ có thể chữa được khí hư hãm
xuống, mà Cát căn, Cát cánh không có tác dụng ấy. Hơn nữa chứng này còn có ho
là do tà nhiệt ủng tắc ở phế, dùng Cát cánh, Hoàng cầm để khai phế tiết nhiệt,
làm cho tà nhiệt trong phế có cơ phát tiết ra ngoài. Lý Đông Viên nói: "Cát căn có
khí khinh thanh, cổ vũ vị trí lên để sinh tân dịch, lại giải cơ nhiệt, là vị thuốc

192
thánh để điều trị tỳ vị hư nhược sinh tiết tả"ễ Do đó đủ biết dùng Cát căn chữa ỉa
lỏng, chủ yếu là cổ vũ vị khí đi lên, chứ không phải là thăng đề dương khí hãm
xuống, hơn nữa Cát căn nướng lên dùng thì lực phát tán đã giảm mà chuyên nhập
dương minh để thăng phát khí thanh dương, cho nên sau khi phối hợp với cầm,
Liên có thể chữa chứng trưòng nhiệt ỉa lỏng.
Nguyên văn
Chứng phong ôn nóng lâu ngày không khỏi, ho đến sưng môi, miệng khát
ngực đầy, không biết đói, m ình phát chẩn trắng như sởn gai ốc, tự ra m ồ hôi m ạch
sác, đó là phong tà hiệp với thái âm tỳ thấp p h át thành phong chẩn, dùng các vị
Ngưu bàng, Kinh giới, Phòng phong, Liên kiều, Quất bì, Cam thảo đ ể lương g iải đi.
Giải thích
Phong ôn lưu lại mãi ở phê không giải, cho nên chứng ho hen, miệng khát,
mạch sác, thấp tà làm khôn ở trong, khí cơ không thông, thì ngực đầy không biết
đói mà môi sưng. Nhiệt hợp với thấp, hun xông không giải, cho nên mình nóng lâu
không giải, ngoài thì phát chẩn trắng. Chứng này với chứng chẩn hồng do nhiệt
vào phần dinh mà phát tiết ra, dẫu cùng xuất hiện trên mặt da lấm tấm như hạt
gạo, ho nên gọi chẩn tư. sắc hồng là hồng chẩn, sắc trắng là bạch chẩn, bạch chẩn
hiện nay phần nhiều gọi là bạch bồi.
Bệnh chứng đã do phế nhiệt không giải mà kết hợp với thấp tà uất chưng
thành bệnh, thì phép chữa nên dùng những vị thanh hoá thấp nhiệt làm chủ như
Ngưu bàng, Liên kiều thanh tiết phế nhiệt còn có thể dùng được, còn như Kinh
giới, Phòng phong thì hiềm quá phát tán. Bởi vì bạch bối vốn không phải là do
phong tà hiệp với thấp gây nên, cho nên cũng không gọi được là chẩn, nay dùng
Kinh, Phòng trừ phong phát biểu sợ không đối chứng, còn như Quất bì tuy có công
hiệu lý khí hoá thấp, nhưng chứng nhiệt thịnh cũng hiểm là nó tính ôn trợ nhiệt,
Cam thảo tuy có ý là vị ngọt giữ được tân dịch hồi phục, nhưng dùng vào chứng
ghé thấp, tất phải phối ngũ vối những vị nhạt thấp mới có hiệu quả ngọt nhạt
thấm thấp.
Lời giải th ích chọn lọc
Tự chú: Phong ôn lưu ở phế và vị, nếu ở thái âm trước đó có thấp tà ẩn phục,
tà khí phong nhiệt cùng với thấp nhiệt, lưu niên không giải, tuy đã nhiều ngày
vẫn lưu ở phần khí, từ cơ nhục mà đạt ra bì mao, phát thành chẩn. Vì phong tà
cùng hợp với dương minh dinh nhiệt thì phát thành ban, cùng hợp với thái âm
thấp tà thì phát thành chẩn. Lại có trường hợp bệnh lâu ngày trung khí phận hư
lắm mà phát ra bệnh chẩn, tất mạch vi nhược mà khí yếu hèn, phần nhiều là
nguy, không thể không biết đến.
Vương Mạnh Anh nói: Bạch chẩn tức là bạch bối, tuy hiệp thấp tà lâu ngày
không giải mà hoá nhiệt vả lại ra mồ hôi, khát. Mạch sác, tưởng không thể lại
dùng Kinh, Phòng để tán biểu nữa, nên đổi dùng Hoạt thạch, Vĩ hành, Thông
thảo mới là hợp với phép lương giải, nếu có hiện tượng hư thì nên dùng Cam dược
để tư khí dịch.
Nhận xét
Thấp nhiệt lưu niên ở phần khí không giải, mà chưng uất phát ra bạch bối

193
phần nhiều trong bóng như thuỷ tinh, vỡ ra thì thấy có nước vàng nhợt chẩy ra,
đó là tà khí thấp nhiệt có cơ thấu phát ra ngoài, tiên lượng phần nhiều là tôtẵ
Nếu bệnh lâu ngày trung khí hư, phần khí hư lắm, mà ngoài phát bạch bôi thì
phần nhiều trắng như xương khô, là vỏ rỗng của bạch bối khô không có nước,
đó là chứng nguy của khí dịch đã suy kiệt, tiên lượng phần nhiều là xấu,
nhưng dùng đại tễ tư bổ khí dịch thì cũng có khi có thể sông được. Họ Vương
nói: "Nên dùng cam dược tư bổ khí dịch" tức là nhằm vào cách chữa bạch bối
trắng khô mà nói. Họ vương lại cho chúng bạch bối này là thấp hoá theo nhiệt,
vả lại ra mồ hôi, khát nước, mạch sác, tưởng không nên lại dùng Kinh, Phòng
để tán biểu nữa, mà nên đổi dùng Hoạt thạch, vì Hành, Thông thảo, gia giảm
rất là thích hợp. Tóm lại bạch bối là thấp nhiệt uất chưng ở phần lchí mà thành,
cho nên phép chữa nên lấy thanh hoá thấp nhiệt ở phần khí làm chủ yếu, thấu
biểu phát hãn lại có tệ trợ nhiệt thương tân, nặng nữa hoặc có khi làm cho thấp
nhiệt xông lên che lấp, tạo thành biến chứng hôn mê nói nhảm kinh quyết.
Nguyên văn
Chứng phong ôn, mình nóng ho đờm, miệng khát, ngực tức, đau m ắt sưng to,
m ắt p h át mụn nước, phong độc b ế tắc dương lạc, nên dùng loại Kinh giới, Bạc,
Liên kiều, Huyền săm , Ngưu bàng, Mã bột, Thành đại, Ngân hoa đê thanh nhiệt
tán tà.
Giải thích
Đây là triệu chứng phong ôn ghé độc, mình nóng ho đờm miệng khát ngực tức
là phong ôn nhiêt tà ủng tắc ở phế. Đầu mắt trương to, mặt phát mụn nước, là ôn
độc công lên, tức ngực gọi là bệnh Đại đầu ôn. Cho nên phép chữa dùng Kinh giới,
Bạc hà để thấu tà tiết nhiệt, Ngưu bàng để thanh nhiệt, tuyên phế, Liên kiều,
Ngân hoa, Huyền sâm, Mã bột, Thanh đại để thanh nhiệt giải độc. Theo cách dùng
thuốc mà xét, thì tức là bài Phổ tế tiêu độc ẩm bỏ Thăng, Sài, cầm, Liên mà gia
giảm tí chút. Vì phế nhiệt mà ho thì phế khí không giáng, nếu lại gia Thăng, Sài có
tính thăng đề sợ sinh biến chứng hen suyễn, cầm, Liên khổ hàn trầm giáng cũng
không lợi cho việc thấu tiết tà ra ngoài, cho nên đều bỏ đi không dùng.
Lời giải thích chọn lọc
Tự chú: Đây tức là chứng mà thông thường vẫn gọi là bệnh Đại đầu ôn, cổ
nhân dùng Tam hoàng thanh làm bài thuốc chủ trị, nhưng phong nhiệt ủng át
đến nỗi lạc khí không thông, đầu sưng to như cái đấu, vẫn không bằng phỏng theo
bài Phổ tế tiêu độc ẩm để thông lạc trừ nhiệt tà tốt nhất.
Nhận xét
Tam hoàng thang tức là ba vị Hoàng liên, Hoàng cầm, Đại hoàng, tuy có
công hiệu thanh nhiệt giải độc mà tính đều khổ hàn trầm giáng, dùng vào chứng
ôn độc xung lên, lại làm cho nhiệt độc khó tiết ra ngoài.
Nguyên văn
Chứng phong ôn, m ình nóng dữ, miệng k h át lắm , m ắt đỏ môi sưng, thở to,
phiền táo, lưỡi đỏ, răng khô, ho đờm, thêm ch í tinh thần lọạn nói lảm nhảm , ỉa ra
nước vàng, phong ôn nhiệt độc, thâm nhập vào phần dinh của dương minh, là

194
chứng đ ã rất nguy, dùng Tê giác, Liên kiều, Cát căn, Huyền sâm , Xích thược, Đan
bì, M ạch đông, Tử thảo, Xuyên bối, N hân trung hoàng đ ể g iải độc đ ề ban, thỉnh
thoảng củng có ca sông được.
Giải thích
Minh nóng dữ, miệng khát lắm, mắt đỏ, môi sưng, thở to phiền táo, răng khô
đều là hiện tượng dương minh phân nhiệt thịnh, hao thương tổn dịch. Đờm nhiều
là đòm nhiệt ở phế chưa thanh, ỉa ra nước vàng là nhiệt bức tràng dịch gây nên,
lưỡi đỏ, thậm chí tinh thần mò loạn nói nhảm, là dấu hiệu nhiệt nhập vào phần
dinh mà sắp có thể đòm nhiệt làm ngăn tắc tâm bào.
Tổng hợp các chứng lại mà xét thì là vì phế nhiệt chưa thanh mà nhiệt động
ủng thịnh ở dương minh và ảnh hưởng tới phần khí, cho nên chữa dùng Tê giác,
Đan bì, Xích thược, Tử thảo, Ngân trung hoàng, Liên kiều, để thanh dinh giải độc,
Xuyên bối để thanh hóa đờm nhiệt, Huyền sâm, Mạch đông để tư dưỡng tân dịch,
Cát căn thăng thanh khí chỉ là ỉa lỏng. Từ chứng trạng mà xét, chứng này đúng là
chứng khí và dinh đều bị nung đốt, Thạch cao, Tri mẫu cũng có thể gia vào, vả
chăng Tri mẫu đã có tác dụng thanh nhiệt lại còn có khả năng tư dưỡng tân dịch,
so với tính nhờn nhuận mà trệ của Mạch đông thì hay hơn nhiều.
Lời giải th ích chọn lọc
Tự chú: Đây là chứng phong ôn nhiệt độc ứ trệ phế và vị ở trong, xâm nhâp
vào phần dinh, lan tràn khắp trên dưới trong ngoài, nếu độc tà không nặng lắm,
hoặc người thể khí đầy đủ, còn có thể vẫn hồi, nếu không thì nguy.
Dương Tô Viên nói: Cát căn, Mạch đồng đều không được đối chứng lắm.
Nhận xét
Thòi xưa thường dùng Cát căn, Thăng ma để thấu phát ban chẩn, điều này
nguyên văn có câu nói " giải độc đề ban" dùng Cát căn hoặc là ý ấy chăng? Cát căn
hay cổ vũ vị khí đi lên, vì vậy lại có hiệu quả chữa ỉa lỏng, nhưng chữa chứng
tràng nhiệt ỉa lỏng, tất phải phổi hợp với Hoàng cầm. Chứng này tuy là tà nhiệt
đã vào phần dinh mà vị tất đã có dấu hiệu phát ban, và chăng ỉa lỏng cũng không
phải là trọng điểm của chứng này, cho nên chứng này có dùng Cát căn hay không
cũng không quan hệ lắm.
Nguyên văn
Độc là phon g ôn mới cảm thấy mình nóng, miệng khát, m ắt đỏ, họng đau,
nằm ngồi không yên, tay chân quyết lạnh, ỉa lỏng, m ạch Phục, nhiệt độc ủng tắc
bên trong lạc, k h í bị ngăn trở, nên dùng loại Thăng ma, H oàng cầm, Tê giác,
N găn hoa, Cam thảo, Đậu quyển đ ể thăng tán nhiệt độc.
Giải thích
Đây là chứng ôn độc tà nhiệt xâm nhập ở ngoài mà không phải là chứng
phong ôn ghé độc, cho nên bệnh mới phát không thấy có chứng của phế vị, mà
thấy ngay hiện tượng nhiệt độc xâm nhập dương minh. Mình nóng, miệng khát,
mắt đỏ họng đau là dấu hiệu tà nhiệt chưng lên và bốc ra mạnh. Nằm ngồi không
yên là hiện tượng phiền táo do tà nhiệt thịnh ở trong. Tay chân quyết lạnh, ỉa

195
lỏng, là nhiệt độc uất ở đường ruột, tức như nói "nhiệt thâm quyết cũng thâm",
“mọi chứng bạo chú hạ bức đều thuộc nhiệt". Nhiệt độc phục ở trong, khí cơ bị uất
trở, cho nên mạch phục không thấy tay chân lạnh, ỉa chẩy, mạch phục giông như
chứng âm hàn thịnh ở trong, dương khí suy vị, nhưng tham hợp với các chứng
mình nóng, miệng khát họng đau thì rõ ràng là do nhiệt độc thịnh ở trong gây ra,
lại có chứng âm thịnh ở trong đẩy dương ra ngoài, chân hàn giả nhiệt cũng có thê
xuất hiện tay chân giá lạnh, ỉa lỏng mạch phục, mình nóng miệng khát, họng đau,
phiền táo. Những chứng ỉa lỏng thuộc chân hàn giả nhiệt phần nhiều đi ngoài ra
nguyên thức ăn, mình cũng không nóng lắm, ấn vào đầu tay không thấy nóng,
miệng khát phần nhiều không uông nhiều, lại thích uông nước nóng, họng đau mà
không sưng đỏ ngăn tức, còn chứng ỉa lỏng này do nhiệt độc xâm nhập vào trong,
tất nhiên đi ra nước vàng hôi hám, mình phần nhiều nóng như đốt, nhất là vùng
ngực bụng, miệng tất khát lắm nóng nhiều, lại hay uổng nước nguội lạnh, họng
đau phần nhiều sưng đỏ khó chịu. Ngoài ra, chân hàn giả nhiệt phần nhiều xuất
hiện vào giai đoạn cuối của bệnh, mới đầu tất nhiên thấy chứng dương hư, chất
lưỡi tất sắc nhợt không tươi. Mà chứng này nhiệt độc xâm nhập vào trong, xuất
hiện ở giai đoạn đầu của bệnh, chất lưỡi tất đỏ mà tươi thắm.
Tóm lại, chỉ cần chẩn xét kỹ lưỡng thì chứng hàn, chứng nhiệt phần biện
không khó. Vì chứng này thuộc nhiệt độc xâm nhập vào trong, cho phép nên chữa
dùng các vị thanh nhiệt giải độc như Thăng ma, Hoàng cầm, Tê giác, Ngân hoa,
Cam thảo, Đậu quyển.
Lời giải thích chọn lọc
Tự chú: Đây là độc tà phong ôn kết tụ ở dương minh khí phận, tức Trọng
Cảnh nói là bệnh dương độc, năm ngày còn có thể chữa, bẩy ngày thì không chữa
được nữa, thừa khi tễ còn ở phần khí chưa vào tới phần dinh, cho nên còn có thể
dùng thăng tán mà khỏi.
Dương Tô Viên nói: Phàm khi đau họng, hễ dùng Thăng ma thì tà vào phế
lạc, tất sinh hen suyễn có tiếng như kéo cưa.
Nhận xét
Kim Quỹ nói: "Bệnh dương độc, mặt đỏ nổi ban như văn gấm họng đau, khạc
ra mủ máu, năm ngày còn chữa được, bẩy ngày thì chết". Có người cho rằng chứng
này tương đương với chứng "Lạn hầu sa" của đời sau, có đúng hay không, còn đợi
nghiên cứu. Chứng này đã thuộc nhiệt độc ủng tắc ở dương minh khí phận lại
thấy có chứng mắt miệng khát thì thạch cao có tính thân hàn thanh nhiệt tất
nhiên là phải dùng, huống Thạch eao cùng dùng với Thăng ma đã hay thăng tiết
nhiệt, tà ở dương minh khí phận, lại có thể thanh giải độc ở thượng tiêu sinh ra
mắt đỏ họng đau. Họ Dương nói chứng này nên cấm dùng Thăng ma, nếu dùng thì
sinh biến chứng hen suyễn. Là nói chỉ đơn thuần dùng Thăng ma, Hoàng cầm. và
liều dùng với các vị thanh nhiệt giải độc như Thạch cao, Hoàng cầm và liều dùng
lại ích, thì không đến nỗi có cái hại thăng đề bậy, mà phôi hợp với các vị thanh
nhiệt giải độc thì lại giúp nhau thành công càng rõ rệt.
Nguyên văn
Chứng phong ôn m ình nóng tự ra m ồ hôi, m ặt đỏ thần mê, m ình nặng nề

196
khó quẫy trở, hay ngủ, mũi thở như ngáy, nói khó ra tiếng, m ạch sác, ôn tà bức
vào dương m inh, tinh dịch bị đốt khô, thần cơ không vận chuyển, dùng loại Thạch
cao, Tri mẫu, M ạch đông, Bằn hạ, Trúc diệp, Cam thảo đ ể tiết nhiệt cứu tân dịch.
Giải thích
Mình nóng tự ra mồ hôi, mắt đỏ thở như ngáy, mạch méo là hiện tượng của
dương minh nhiệt thịnh. Từ nhiệt chưng đốt ở trong, bức dịch ra ngoài, thì mình
nóng tự đổ mồ hôi, Kinh mạch dương minh chạy lên mặt. Kinh mạch của nó bắt
đầu từ gổc mũi, dương minh nhiệt thịnh cho nên thấy có chứng mặt đỏ bắt đầu từ
gốc mũi, dương minh nhiệt thịnh cho nên thấy có chứng mặt đỏ mũi thở như ngáy.
Thần mê hay ngủ, nói khó ra tiếng, là hiện tượng nhiệt thịnh tinh thần hôn mê.
Mình nặng nề khó quay trỏ là vì nhiệt thương khí dịch, nhiệt thịnh thì thương
khí, nhiệt nung đốt thì hao tân dịch, kinh lạc không được tân dịch thấm nhuần,
lại thêm khí cơ không vận chuyển, cho nên mình nặng nề khó quay trở. Tóm lại,
chứng này là chứng dương minh nhiệt thịnh thương tổn tân dịch, cho nên phép
chữa dùng Trúc diệp, Thạch cao, Tri mẫu, Mạch đông thanh nhiệt sinh tân dịch,
Cam thảo điều hoà các vị thuốc. Sợ Mạch đông nhờn nhuận lưu tà cho nên dùng
Bán hạ giúp vị, để cùng đạt công hiệu thanh nhiệt sinh tân dịch.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Mũi thở như ngáy, là vị nhiệt cực thịnh, âm khí của con ngưòi nhờ vị
nuôi dưỡng, nhiệt tà nung đốt vào trong, vị dịch khô hết, âm khí còn nhờ vào đâu
mà thấm nhuần kinh lạc, cho nên gân cốt rũ liệt, cơ quan mất hết sức vận động,
gấp dùng những vị cam lương, để thanh nhiệt nhuận tân hoặc có thể chữa được.
Vương Mạnh Anh nói: Nên gia Tây Dương sâm, Bách hợp, Trúc lịch.
Nhận xét
Chứng này là nhiệt thịnh thương tổn tân dịch mà khí dịch cũng hư. Họ
Vương nhận rằng nên gia Tây dương sâm, Bách hợp, Trúc lịch, là rất thích đáng.
Vì Tây dương sâm, Bách hợp rất tư bổ khí dịch, Trúc lịch thanh tuyên nhiệt
tà ở kinh lạc, vả lại thần mê, mũi thở như ngáy, khó nói ra tiếng, thì rất sợ đòm
nhiệt bế tắc khiếu lạc. Trúc lịch cùng dùng với Bán hạ có tác dụng thanh hoá đờm
nhiệt làm bê tắc khiếu lạc.
Nguyên văn
Chứng phon g ôn m ình nóng ho đờm, miệng khát thần mê, tay chân co giật
giông như kinh giản, m ạch huyền sác, đó là nhiệt cướp đốt tân dịch, kim (phế) tù
mộc (oan) vương, nên dùng loại Linh dương, Xuyên bối, Thanh hao, Liên kiều, Tri
mẫu, M ạch đông, Câu đằng đ ể dẹp phong thanh nhiệt.
Giải thích
Mình nóng ho đòm, miệng khát thần mê, là đờm nhiệt trong phế chưa
thanh, mà lại nhiệt thịnh hao thương tân dịch. Tay chân co giật giống như kinh
giản, mạch huyền sác đều thuộc hiện tượng nhiệt thịnh động phong. Chứng này
với chứng ở điều văn trên "Chứng phong ôn mình nóng đốt, miệng khát nhiều, ho
hen phiền muộn, nói nhảm như nói mê, mạch huyền sác, nôn khan" thì bệnh co và

197
chứng trạng có bản giống nhau, cho nên thuốc chữa cũng dùng loại Linh dương
giác, Bối mẫu, Thanh hao, Liên kiều, Tri mẫu, Mạch đông, để thanh nhiệt sinh
tân dịch, lương can dẹp phong. Chỗ khác nhau là chứng trên vì miệng khát nhiểu,
mà chứng động phong còn nhẹ, cho nên dùng Hoa phấn để thanh nhiệt sinh tân
dịch mà chữa dùng Câu đằng, chứng này vì chứng trạng động phong đã nặng mà
miệng lại không khát lắm, cho nên dùng Câu đằng để bình can dẹp phong, mà
chữa dùng Hoa phấn, theo tinh thần nguyên tắc, thì hai chứng này vốn không sai
khác nhau.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Phế thuộc kim mà sợ hoả, nhò tân dịch của vị nuôi dưõng, để làm
cho dịu mát, và tưới nhuần trăm mạch. Nhiệt tà thịnh ở trong, tân dịch của vị
nung đốt, phế mất chỗ nuỗi dưỡng, mộc là mẹ của hoả, con hay làm cho mẹ thực,
vượng kim bị kìm chế, mộc không có sợ gì nữa, trở lại khinh nhờn cái khắc nó, do
gân mạch không được nuôi dưỡng, phong hoả dấy động bên trong, nên các chứng
có giật kinh giản là không tránh khỏi, tức thường gọi là phát kinh, cho nên phép
chữa lấy dẹp phong thanh nhiệt làm chủ.
Vương Mạnh Anh nói: Có thể gia Huyền sâm, Chi tử, Ti qua lạc.
Nhận xét
Dựa vào thuyết ngũ hành tương khắc mà nói, thì hoả khắc kim, kim khắc mộc.
Nay nhiệt thịnh mà tân dịch của phê vị bị thương tổn, là hoả vượng khắc
kim cũng tức là nói "hoả vượng kim tù". Kim vốn là khắc mộc, nay phế bị nhiệt
nung đốt, không khắc chế được can mộc, thì can phong động ở trong, cho nên thấy
xuất hiện chứng chân tay co giật. Họ Vương cho là có thể gia Huyền sâm hay Tư
âm dịch của phế thận, bởi mộc hoả vượng thì thận thuỷ dễ bị suy, phế thận hồi
phục thì kim loại khắc chê mộc, dùng Chi tử để thanh thẳng vào Can hỏa, dùng
Ty qua lạc, ý lấy lạc để thông lạc, thanh tiết tà nhiệt ở kinh lạc. Như vậy thì thực
thanh nhiệt dẹp phong sinh tân dịch càng mạnh hơn.
Nguyên văn
Chứng phong Ô1Ĩ, nhiệt kh át phiền muộn, hôn mê bất tỉnh, không nói năng
như chứng thi quyết, m ạch sác, là nhiệt tà uẩn súc ở trong, chạy vào tâm bào lạc,
nên dùng loại Tê giác, Liên kiều, Viễn chí, Thạch xương bồ, M ạch đông, Xuyên
bối, Ngưu hoàng, đ ể tiết nhiệt thông lạc.
Giải thích
Đây là chứng đờm nhiệt bế tắc tâm bào, cho nên thấy các chứng mình nóng ,
miệng khát, phiền muộn, hôn mê không nói. Nhưng chứng miệng khát do nhiệt bế
tâm bào phần nhiều không khát lắm, khác hẳn với chứng miệng khát uống nhiều
do dương minh nhiệt thịnh thương tổn tân dịch. Loại chứng này hôn mê không
nói, so với chứng tinh thần hôn mê do dương minh nhiệt thịnh nên phân biệt rõ.
Chứng dương minh nhiệt thịnh tinh thần hôn mê là bệnh tại phần khí, cho nên
khát muôn uống nhiều mà rêu lưỡi tất vàng khô, còn chứng này hôn mê không nói
là bệnh tại phần dinh, cho nên phần nhiều khát không uống nhiều, chất lưỡi phần
nhiều đỏ tươi nhuận mà ít rêu. Cho nên chứng dương minh nhiệt thịnh, dùng

198
những vị thanh sinh tân dịch để chữa, thì tinh thần hôn mê tự hết, còn chứng này
nếu không dùng những vị thanh tâm khai khiếu, thì tinh thần hoá đòm thì không
khai thông được đòm nhiệt bế tắc ở bào lạc. Vì vậy dùng Tê giác, Liên kiều là để
thanh tâm tiết nhiệt, Mạch đông, Xuyên bối, Viễn chí là để thanh hoá nhiệt đờm,
Xương bồ khí thơm khai khiếu, Ngưu hoàng, Chí bảo là chỉ vào Ngưu hoàng hoàn,
Chí bảo đơn, hai thứ này đều là thuộc thanh tâm khai khiếu, dùng một trong hai
thứ là được.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Nhiệt tà cực thịnh, cùng với tướng họả của tam tiêu bùng lên, rất dễ
truyền vào tâm bào, bức loạn thần minh, bế tắc lạc mạch, đến nỗi hôn. mê không
nói, tựa như chứng thì quyết, tục gọi là phát quyết là chứng này. Bế thì nên khai,
cho nên phép chữa chủ yếu là dùng lương khai tân tán.
Nhận xét
Tà nhiệt truyền vào tâm bào, là do tà khí hoá hoả, nung đốt tân dịch thành
đờm, làm bế tác tâm khiếu gây nên. Loại bệnh nhân này phần nhiều tâm dinh
vốn hư, cho nên tà nhiệt rất dễ hãm vào.

199
C hương TV

"THIÊN THẬP NHIỆT BỆNH"


• • •

CỦA TIẾT SINH BẠCH

Thiên này là trước tác của Tiết Sinh Bạch tiên sinh, ông tên huý là Tuyết, tư
là Sinh Bạch, hiệu là Nhất Biểu, sinh đầu đòi nhà Thanh, người huyện Ngô.
Nguyên văn
Thiên thấp nhiệt bệnh không tìm thấy, trong các sách "Y thư thấp thập nhị
chủng" của Trần Tu Viện, "Y môn bổng hát" của Chương H ư Cốc, "Ôn nhiệt kinh
vĩ" của Vương M ạnh Anh, "Nam bệnh biệt gián" của Tống Hựu Phủ đêù thấy có
thu phép, duy nội dung cụ th ể thì các bản chép có hơi kh ác nhau đôi chút, ờ đây
dựa theo thứ tự sắp sếp của "Ôn nhiệt kinh vĩ", lựa chọn nội dung bàn về chứng trị
chứng thấp m à chép vào, còn về những mục kh ác như bệnh lý, bệnh hoắc loạn thì
chưa đưa vào.
Người đòi cho rằng: Thiên này quyển "ôn bệnh điều biện" đều là những trước
tác lưu truyền từ đời này qua đồi khác, là bộ sách tất yếu phải đọc của các thầy
thuốic. Xét về nội dung Thiên này đối với bệnh biến của thấp tà gây ra, đặc biệt là
đối với chứng trạng và cách chữa của chứng thấp ôn, phân tích rành mạch, hết
sức biến hoá không kể là xử thường hay xử biến đều có bệnh để làm căn cứ, có
phương pháp để noi theo, đối với việc tuỳ chứng thì trị chứng thấp ôn thực đã có
sự phát huy và giúp đỡ rất lớn.
Nguyên văn 1
Chứng thấp nhiệt, mới đầu sợ rét, sau chỉ nóng m à không rét, m ồ hôi ra,
ngực tức đầy, lưỡi trắng, miệng không uống nước nhiều.
G iải th ích
Đây là chứng trạng điển hình của chứng thấp ôn lúc mới phát nói chung,
Thấp ôn là bệnh kiêm nhiệt, lúc mới phát ra ở phần biểu, dương khí bị thấp uất
át, cho nên cảm thấy rét, đồng thòi người bệnh thường có những hiện tượng thấp
uất như mình nóng nhẹ, đầu thân thể nặng nề, khác hẳn với chứng hàn tà ở biểu.
Vị là bể chứa thuỷ cốc, tỳ là tạng thấp thể, cho nên tà khí thấp ôn rất dễ xâm
phạm tỳ vị lúc mói phát thuỷ cốc, tỳ là tạng thấp thể, cho nên tà khí thấp ôn rất
dễ xâm phạm tỳ vị lúc mới phát mặc dầu tà còn ở biểu cũng thường kiêm có chứng
thấp ở lý như ngực bụng phiền đầy, rêu lưỡi trắng nhờn, khát mà không muôn
uống. Bệnh thấp ôn mới phát, tuy không nóng lắm, nhưng sau tất dần dần hóa
nhiệt, nhiệt ở trong thấp mà lưu luyến ở phần khí, thì chứng xuất hiện cũng từ sợ
rét mà chuyển sang chỉ nóng không rét, có mồ hôi mà nóng không giải, rêu lưỡi
cũng phần nhiều từ trắng nhòn mà chuyển thành vàng nhòn.

200
Lời chú thích chọn lọc
- Tự chú: Điều văn này là đề cương của chứng thấp nhiệtề Chứng thấp nhiệt
phần nhiều thuộc kinh dương minh, thái âm, trung khí thực thì bệnh ở dương
minh, trung khí hư thì bệnh ở thái âm. Bệnh ở phần biểu của hai kinh này, phần
nhiều kiêm thiếu dương tam tiêu, bệnh ở phần lý của hai kinh, thường kiêm quyết
âm phong mộc, vì thiếu dương, quyết âm đều chủ tướng hoả. Thấp nhiệt ở dương
minh thái âm uất kết bên trong, uất quá thì thiếu hoả đều thành tướng hoả, mà
tung hoành tràn khắp trên dưới trong ngoài, cho nên chứng này rất dễ bị tai điếc,
nôn khan, phát kinh, phát quyết mà trong đề cương chưa nói tới, vì các chứng nói
trên đều là biến chứng trong chứng thấp nhiệt, chứ không phải chính là chứng
trạng tất phải có của chứng thấp nhiệt. Lúc mới phát thấy sợ rét, là vì dương bị
thấp uất mà sợ rét, không phải như sợ rét của biểu chứng thương hàn, sau chỉ
nóng mà không rét là uất mà thành nhiệt nên trở lại sợ nóng. Nhiệt thịnh ở dương
minh thì mồ hôi ra, thấp che lấp thanh dương thì ngực đầy, thấp tà thịnh ở trong
thì lưỡi trắng, thấp nhiệt cùng hun xông thì lưỡi vàng, nhiệt thì tân dịch không
lên mà miệng khát, thấp thì thuỷ ẩm lưu động ở trong mà không uống nước
nhiều. Nhưng nói biểu, là biểu của thái âm dương minh, chứ không phải là biểu
của thái dương, biểu của thái âm là tay chân, biểu của dương minh là cơ nhục, là
trong ngực, cho nên ngực đầy là chứng tất yếu phải có của chứng thấp nhiệt, tay
chân rũ mỏi, cơ thịt đau phiền cũng tất nhiên đều hiện ra. Sở dĩ không liên can
đến thái dương, vì thái dương là phủ hàn thuỷ, chủ phần biểu của toàn thân,
phong hàn tất từ biểu vào, cho nên thuộc thái dương. Tà khí thấp nhiệt mà từ
biểu phạm vào, thì mười bệnh chỉ có một hai, do miệng mũi mà vào thì người bệnh
đã đến tám chín. Dương minh là bể chứa thuỷ cốc, thái âm tà là tạng thấp thể,
cho nên phần nhiều là dương minh thái âm thụ bệnh. Mục nguyên thì ngoài thông
với cơ nhục, trong gần với vị phủ, tức là cửa ngõ của tam tiêu, thực là chỗ bán biểu
bán lý của toàn thân. Tà từ trên phạm vào, thẳng xuống trung đạo, cho nên bệnh
phần nhiều quy về mạc nguyên. Tóm lại bệnh thấp nhiệt, không những chỉ khác
với thương hàn, mà còn khác Ầa với ôn bệnh là Thiếu âm Thái dương cùng bị
bệnh. Trong đề cương không nói tới mạch là vì chứng thấp nhiệt mạch không có
thể nhất định, hoặc hồng, hoặc hoãn, hoặc phục, hoặc tế, tuỳ chứng mà xuất hiện,
không phải một cách, cho nên khó mà lấy một mạch nhất định, để cho ngưòi sau
dựa làm căn cứ được.
Chứng thấp nhiệt, dương minh tất kiêm thái âm, chỉ biết là tạng phủ liên
quan, thấp thổ đồng khí, mà không biết rằng cũng ví như ôn bệnh tất kiêm thiếu
âm. Thiếu âm không tàng thì mộc hoả nung đốt bên trong, phong tà xâm nhập ở
ngoài, biểu lý tương ứng cho nên sinh ôn bệnh. Thái âm ở trong bị thương thấp
ẩm đinh tụ, tà khí ngoài lại xâm phạm, trong ngoài cũng dần dụ lẫn nhau, cho
nên thành bệnh thấp nhiệt. Đó đều là trước có nội thương lại cảm khách tà chứ
không phải là nói từ phủ đến tạng. Còn chứng thấp nhiệt không hiệp với nội
thương, trung khí đầy đủ thì bệnh tất nhẹ, hoặc có khi trước vì thấp, lại thêm đói
bụng làm mệt nhọc sinh bệnh cũng thuộc loại nội thương hiệp thấp, tiêu bản đều
bị bệnh. Nhưng chứng mệt nhọc thương tỳ là bất túc, thấp ẩm đinh tụ là hữu dư,
cho nên nội thương ngoại cảm bên nào nhiều bên nào ít, bên nào thực bên nào hư
lại là cho cần cân nhắc đúng lúc lâm chứng.

201
Chương Hư Cốc nói: Ngoài tà xâm phạm vào người tất theo khí của người mà
biến chuyển. Như phong hàn ở thái dương thì sợ rét, truyền vào dương minh thì
biến thành nóng mà không sợ rét. Nay vì tà khí thử hợp vói thấp, cho nên dương
khí của cơ thể vượng thì liền hoá mà quy về dương minh, người dương khí hư thì
hoá thấp mà quy về thái âm.
Nhận xét
Tự chú của họ Tiết, đã phát huy rất nhiều đối với đề cương, trước hết nêu lên
tỳ vị nơi trung tâm bệnh biến của thấp nhiệt, sau đó nêu lên chính chứng và biến
chứng của thấp ôn, làm cho người ta nhận thức được lúc thường, lúc biến của bệnh
ấy, không đến nỗi hồ đồ khi lầm chứng. Sau nữa lại nêu lên bệnh thấp nhiệt nên
phân rõ với thương hàn, ôn bệnh, thương hàn là xâm vào phần biểu thái dương, mà
ôn bệnh là thiếu âm thái dương cùng bị bệnh, thấp nhiệt lại là dương minh thái âm
cùng bị bệnh là chỉ vào chứng xuân ôn phát về thòi bệnh mùa xuân. Cuối cùng, nêu
lên sự tiên lượng nặng nhẹ của chứng thấp nhiệt, và có liên quan với nội thương
trung khí hay không, trung khí đầy đủ thì bệnh nhẹ, ngược lại thì bệnh nặng, câu
nói của họ Chương: "Ngoại tà cảm vào người, tất theo khí của cơ thể mà biến
chuyển" đã phát huy ý nghĩa cơ chế phát bệnh của ngoại cảm nhiệt bệnh.
Nguyên văn 2
Chứng thấp nhiệt, sợ rét không ra m ồ hôi m ình nặng nề, đầu đau, thấp ở
p h ầ n biểu nên dùng các vị H oắc hương, Hương nhu, Khương hoạt, Thương truật,
B ạc hà, Ngưu bàng tử, đầu không đau thì bỏ Khương hoạt.
Giải thích
Đây là hiện tượng thấp tà xâm nhập ngoài biểu mà chưa hoá nhiệt. Vệ khí
bị thấp át, cho nên sợ rét không ra mồ hôi. Tính thấp nặng mà trệ, khí cơ bị bế
tắc, thì mình nặng nề đầu đau. Thấp là âm tà, chưa hoá thành nhiệt thì tính gần
với hàn, cho nên dùng những vị phương hương tân tán để thấu tà ra ngoài.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Mình nặng nề sợ rét là biểu chứng của thấp át vệ dương, đầu đau tất
hiệu phong tà, cho nên gia Khương hoạt không những trừ thấp mà còn để trừ
phong. Điều văn này là bàn về chứng âm thấp phạm vào phần biểu.
Dương Chiếu Lệ nói: Chữa thấp nên dùng thuốc thẩm thấp mà không nên
chuyên dùng thuốc ráo thấp. Đầu đau thuộc nhiệt không cần can thiệp đến phong.
Chương Hư Cốc nói: Sợ rét mà không phát nóng cho nên là âm thấp.
Nhận xét
Âm thấp là ý nói thấp chưa hoá nhiệt, gần giống với hàn thấp.
Thấp ở lý, chữa nên dùng thuốíc thẩm thấp làm chủ. Thấp ở biểu chữa nên
dùng thuốc phương hương tân tán làm chủ, cũng có thể gia ít vị thẩm thấp làm tá.
Thấp mà thiên về hàn, chữa nên ôn táo, thấp mà thiên về nhiệt chữa nên thanh
lợi. Họ Dương nói " chữa thấp nên dùng thuốc thẩm thấp không nên chuyên dùng
thuốc táo "không thể nhất thiết như vậyẾCòn như nói "đầu đau thuộc nhiệt không
can gì đến phong" cũng hiềm hơi câu chấp, cần phải biết rằng đầu đau vôn CC

202
thuốc nhiệt, nhưng chứng này là thấy ở biểu mà chưa hoá nhiệt, thì rõ ràng là
không phải nhiệt gây nên.
Nguyên văn 3
Chứng thấp nhiệt sợ rét p h á t nóng, mình nặng nề khớp xương đau nhức,
thấp ở da thịt không th ể cho ra m ồ hôi m à g iải được, nên dùng các vị H oạt thạch,
Đại đậu hoàng quyển, Phục linh bì, Thương truật bì, H oắc hương diệp, B ạc h à
diệp, Thông thảo, Cát cánh, không sợ rét thì bỏ Thương truật bì.
Giải thích
Đây cũng là chứng thấp tà phạm vào phần biểu, cho nên cũng có các chứng sợ
rét mình nặng nề. Chỗ khác nhau là: Chứng trưốc thì thấp chưa hoá nhiệt mà chứng
này thì thấp đã hoá nhiệt, cho nên chứng trước không phát nóng mà chứng này thì
phát nóng, vì vậy về phương diện dùng thuốc, cũng trong chỗ giống nhau có chỗ khác
nhau. Vì thấp tà ở biểu, cho nên đều dùng Hoắc hương phương hương tuyên hoá biểu
thấp, chứng trước thấp thiên về nhiệt cho nên dùng các vị Hoạt thạch, Đậu quyển,
Phục linh, Thông thảo là những vị thẩm thấp để lợi thấp tiết nhiệt.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Điều văn này chứng trạng bề ngoài giông với chứng biểu ở điều văn
trên, chỉ khác là ra mồ hôi. Lại thêm chứng xương khớp đau nhức, là thấp tà bắt
đầu phạm vào phần biểu dương minh. Mà dùng liền thanh nhiệt ở vị quan là
không muôn cho uất nhiệt của thấp tà chưng bốc lên trên, mà muôn thấp tà thấm
xuống dưới. Đó là chứng dương thấp phạm vào phần biểu.
Chương Hư Cốc nói: Vì sợ rét mà phát nóng nhiều, cho nên nói là dương thấp.
Nhận xét
Dương thấp tức là nói thấp đã hoá nhiệt, là nói đổi với chứng âm thấp khi
thấp chưa hoá nhiệt.
Nguyên văn 4
Chứng thấp nhiệt ba bốn ngày liền thấy cấm khẩu, tay chăn co rút, nặng
nữa thì uốn ván, đó là thấp nhiệt xâm nhập vào trong kinh m ạch nên dùng các vị
Địa long, Tần giao, Uy linh tiên, H oạt thạch, Thương nhĩ tử, Ty qua đằng, H ải
phong đằng, H oàng liên sao rượu.
Giải thích
Đây là chứng thấp nhiệt ghé phong xâm phạm vào cân mạch, cho nên chứng
thấy cấm khẩu, tay chân co rút, mà thuốc dùng những vị trừ phong thanh nhiệt
thắng thấp tuyên thông cân mạch để trừ ngoại tà. Nếu thấp nhiệt hoá táo, nội
phong nổi dậy mà phát thành chứng kinh, thì những vị trên nhất thiết không
dùng được.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Điều văn này là bàn về thấp tà ghé phong. Phong là khí của mộc,
phong động thì mộc cũng động, thừa thế xâm nhập vào lạc mạch.

203
Nhận x ét
Phát kinh, tinh thần mò loạn cười nói lảm nhảm giống như chứng tà nhập
thủ túc quyết âm, nhưng chứng tinh thần mò tối cười nói lảm nhảm của tà nhập
vào tâm bào, mạch phần nhiều tế sác, lưỡi tất hồng đỏ, nay mạch hồng sác hữu
lực mà chưa nói lưỡi đỏ, thì biết là không phải tà nhập tâm bào, cho nên chữa
dùng thuốc khai tiết không có hiệu quả. Can kinh nhiệt thịnh động phong phát
kính, mạch phần nhiều huyền sác. Nay mạch huyền sác hữu lực, là hiện tượng
dương minh tà nhiệt càng thịnh, cho nên chứng này phát kính, tinh thần mò loạn
cười nói lảm nhảm đều là do dương minh phủ nhiệt thịnh gây nên. Chữa dùng
Lương cách, Thừa khí chính là ý lấy bớt củi dưới nỗi mà đặt ra.
Chứng này với chứng trên đều có phát kính tinh thần mò tối, cười nói lảm
nhảm. Nhưng chứng trước là tà nhập bào, bệnh ở phần dinh, chứng này là nhiệt
kết dương minh bệnh ở phần khí. Nên dựa vào chỗ lưỡi có hay không rêu, mạch
hồng sác hay tế sác mà phân biệt. Tà nhập vào phần dinh tâm bào tất lưỡi đỏ mà
không rêu, mạch phần nhiều tế sác, nhiệt kết ở phần khí dương minh tất rêu vàng
dày mà khô, nặng nữa thì khô sém sinh gai, mạch phần nhiều hồng mà hữu lực
hoặc trầm thực hữu lực.
Nguyên văn 5
Chứng thấp nhiệt, nóng dữ p h iền k h á t lưỡi kh ô sém hồng h oặc rút lại,
ban chẩn, ngực đầy, tự ỉa lỏng, tinh thần m ờ tối kín h quyết, tà n hiệt tràn đầy
biểu lý tam tiêu nên dùng loại đ ạ i tễ các vị Tê giác, L in h dương giác, S in h địa,
Huyền sâm , N gân hoa tô, Tử thảo, Phương chư thuỷ, K im trấp, Xương bồ.
Giải thích
Thấp nhiệt hoá táo, phần khí dương minh nhiệt lắm thì nóng dữ phiền khát,
nhiệt độc nung đốt phần huyết thì lưỡi khô sém hồng hoặc rụt lại mà ngoài phát
ban chẩn, lý nhiệt tràn đầy thì ngực đầy, tự ỉa lỏng, ảnh hưởng tới thủ túc quyết
âm thì kinh quyết, tinh thần mờ tối. Tóm lại là thuộc nhiệt độc tràn đầy khắp nơi
cho nên dùng các vị kể trên, lấy đại tễ lương huyết giải độc, tiêu nhiệt sinh tân
dịch, khai khiếu dẹp phong để chữa, ngoài ra như các vị Sinh thạch cao, Tử tuyết
đơn, Thần tê đơn cũng có thể tuỳ chứng gia vào.
Lời chú thích chọn lọc
• • •

Tự chú: Điều văn này là chứng nặng nhất trong chứng kinh quyết, trên thì
ngực phiền đầy dưới thì hiệp nhiệt ỉa lỏng, ban chẩn kính quyết, âm dương đều
nguy khôn. Chỉ lấy thanh nhiệt của dương minh, cứu tân dịch của dương minh là
gấp, là sơ tân dịch của vị không còn, thì người bệnh sẽ khô mà chết.
Vương Mạnh Anh nói: Đây thực là nơi dạy chữa bệnh ôn nhiệt, người thấy
thuốc hãy nên nhớ kỹ lấy. Phương Chu Thuỷ Túc thường lấy nước con trai, bạng
thuỷ thay vào, mùi tanh bẩn quá, nên dùng Trúc lịch thì hay hơn.
Nhận xét
Bệnh ôn nhiệt lo nhất là thương âm, âm dịch không kiệt thì người không
chết, còn được một phần âm dịch thì còn có cơ sống được một phần. Chứng này là

204
tà nhiệt ở phần khí dương minh xâm nhập vào phần huyết gây nên, cho nên phép
chữa lấy thanh nhiệt cứu âm làm chủ. Phương Chư Thuỷ là vị thuốc cam hàn sinh
tân giải độc, Trúc lịch tuy cũng cam hàn sinh tân, nhưng chủ yếu là thanh hoá
nhiệt đàm, hai vị công dụng nguyên có hay, nếu chứng nhiệt bế tâm bào mà ngực
đầy tức thì Trúc lịch đúng là vị thuốc đối chứng.
Nguyên văn 6
Chứng thấp nhiệt, nóng rét như bệnh sốt rét, là thấp nhiệt trở át m ạc
nguyên, nên dùng các vị S ài hồ, Hậu phác, Tân lang, Thảo quả, H oặc hương,
Thương truật, B án hạ, Xương bồ, Lục nhất tán.
Giải thích
Chứng nóng rét như sốt rét nguyên nhân rất nhiều, có trưòng hợp là tà nhập
thiếu dương, có trường hợp là nhiệt nhập huyết thất. Chứng này là nhân tà ỏ
thiếu dương mà hiệp với thấp tà ngăn trở bên trong, ngoài chứng nóng rét như sốt
rét ra, tất có những chứng trạng thấp trọc ngăn trở bên trong như rêu lưỡi trắng
trơn mà nhầy, vị quản và bụng phiền đầy để làm bằng cứ, cho nên dùng Sài hồ để
hoà giải thiếu dương, Hậu phác, Bán hạ, Tân lang, Thảo quả để điều hoà tỳ khí
ráo thấp, Hoặc hương, Xương bồ phương hương hoá trọc, Lục nhất tán để thanh
lợi thấp nhiệt.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Bệnh ngược (sốt rét) là do thử nhiệt ẩn phục bên trong, đến mùa thu
khí mát bó lại ở ngoài mà thành. Nên mùa hè tấu lý mở rộng, lỗ chân lông thưa
hở, thì sao thành sốt rét được. Mà nóng rét có định kỳ, vì mạc nguyên là bán lý
của dương minh, thấp nhiệt ngăn trở khí dinh vệ giao tranh nhau, chứng tuy như
sốt rét, không thể chữa sốt rét, cho nên phỏng theo bài Đạt nguyên ẩm của Ngô
Hựu Khả, bởi vì một đằng là do khí mát bó lại ở ngoài, một đằng là do thấp ngăn
trở bên trong.
Chương Hư Cốic nói: Mạc nguyên ở bán biểu bán lý, cùng giống như thiếu
dương ở chỗ giáp âm dương, mà khí của dinh vệ từ tỳ vị xuất ra, tỳ vị bị tà ngăn
trở thì dinh vệ không điều hoà mà ra chứng nóng rét như sốt rét.
Nhận xét
ở điều để cương của chứng thấp, lòi tự chú, họ Tiết đã từng nói tới: "Mạc
nguyên là ngoài thì thông với da thịt, trong thì gần với vị phủ, tức là cửa ngõ của
tam tiêu thực là chỗ bán biểu lý của toàn thân", nay lại nói "Mạc nguyên là bán
biểu bán lý của dương minh", lòi tuy có khác mà ý thì là một. Xét "Mạc nguyên
ngoài thông với da thịt trong gần với vị phủ là nơi bán biểu bán lý của toàn thân,
nhưng với bán biểu bán lý của Thiếu dương có chỗ khác nhau. Thiếu dương bán
biểu bán lý là chỉ vào tà khí thương hàn nguyên lý hoà nhiệt mà ở túc thiếu
dương, mạc nguyên bán biểu bán lý là chỉ vào bệnh thấp át nhiệt phục mà gần
trung tiêu. Hai bệnh ấy chứng tuy gần giông nhau mà bệnh khác nhau".
Nguyên văn 7
Chứng thấp nhiệt, sau vài ngày vùng vị quản hơi đầy, biết đói m à không ăn

205
đó là thấp tà che cách tam tiêu, nên dùng các vị H oắc hương diệp, B ạc hà, H à
diệp, Tỳ bà diệp, Bội lan diệp, Lô tiêm, Đông qua nhân.
Giải thích
Đây là chứng thấp nhiệt, dư tà chưa thanh, vị khí chưa hồi phục, cho nên
vùng vị quản hơi cảm thấy chướng ngại mà đói không ăn được. Cùng lúc đó, người
bệnh không sốt lắm, rêu lưỡi cũng không thấy bẩn lắm, cho nên dùng những vị
trên, khinh thanh phương hoá, để thanh lợi dư tà thấp nhiệt.
Vương Mạnh Anh cho Lô tiên tức là Lô căn, dùng đầu nhọn lấy ý là thông suốt.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Đây là chứng thấp nhiệt đã giải, dư tà còn che lấp thanh dương, vị khí
chưa được thư thái nên dùng những vị hết sức khinh thanh, để tuyên thông dương
khí ở thượng tiêu, nếu dùng thuốc vị đậm là không dính dáng gì với bệnh tình.
Nhận xét
Những vị thuốíc hậu chất nặng phần nhiều vào phần âm can thận, ở hạ tiêu
với bệnh này tà ở phần khí trên thượng, trung tiêu thì dùng không phù hợp, hơn
nữa vị khí chưa hồi phục thì vị hậu càng cấm dùng, sự nê trệ không tiêu hoá mà
sinh ra biến chứng.
Nguyên văn 8
Chứng thấp nhiệt, mới đầu p h á t nóng, ra m ồ hôi ngực tức đầy, m iệng khát
lưỡi trắng, thấp ẩn nấp ở trung tiêu, nên dùng các vị H oắc ngạnh, K hấu nhăn,
H ạnh nhăn, Chỉ xác, Cát cánh, Ngọc kim, Thương truật, H ậu phác, T hảo quả,
B án hạ, Xương bồ, Bội lan diệp, Lục nhất tán.
Giải thích
Theo các chứng kể trên mà xét là tà khí thấp nhiệt ở lý mà không ở biểu, cho
nên bệnh tuy mới phát liền phát nóng ra mồ hôi không sợ rét. Tà khí thấp nhiệt,
ảnh hưởng tói sự tuyên hoá của phế ở thượng tiêu, cho nên vùng ngực đầy tức.
Nhưng trọng tâm bệnh tà vẫn là ỏ trung tiêu, vả lại là thấp nặng hơn nhiệt, cho
nên rêu lưỡi trắng trơn, trắng nhầy, đến như miệng khát, cũng có thể lấy lý mà
hiểu, tất là không muốn nống nhiều, cho nên thuốc dùng Hạnh nhân, Cát cánh,
để khinh tuyên thượng tiêu phế khí, mà khí hoá thì thấp cũng hoá theo, Xương
bồ, Hoắc ngạnh, Bội lan, Khấu nhân để phương hương hoá trọc, Thương truật,
Hậu phác, Thảo quả, Bán hạ đế ráo thấp ở trung tiêu, vì thấp nặng nhiệt nhẹ nên
dùng một ít Lục nhất tán để thanh lợi thấp nhiệt.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Trọc tà xâm phạm lên thì ngực đầy, vị dịch không đưa lên được thì
miệng khát. Bệnh ở phần khí trung tiêu, cho nên dùng nhiều vị khai thông phần
khí trung tiêu. Chứng của điếu văn này thường hay ghé thực, nếu thấy cuông lưỡi
vàng thì nên gia Qua lâu, Sơn tra, La bạc tử.
Nhận xét
Vị dịch không đưa lên được thì miệng khát là chỉ vào vì thấp tà ngăn trở bên
trong mà tân dịch không đưa lên được, khác với chứng vị dịch suy thiếu mà miệng

206
khát, cho nên tác giả không dùng những vị sinh tân dịch để chỉ khát mà chỉ dùng
những vị hoá thấp làm chủ thấp hoá thì tân dịch đưa lên được, miệng tự hết khát.
Điểm biện chứng là: khát do tân dịch của vị không đủ tất trên mặt khô ráo mà
khát uống nước nhiều, còn khát do thấp trọc ngăn trở bên trong tất yếu lưỡi trơn
nhầy, khát mà không muốn uống nhiều.
Nguyên văn 9
Chứng thấp nhiệt, sau vài ngày tự sinh ỉa lỏng, nước tiểu đỏ, miệng kh át là
thấp lưu xuống dưới hạ tiêu, nên dùng các vị H oạt thạch, Trư linh, Phục linh,
Trạch tả, Tỳ giải, Thông thảo.
Giải thích
Thấp nhiệt ngăn trở ở hạ tiêu, tiểu tràng không thể gạn lọc được trong đục,
cho nên tiểu tiện thì đỏ sẻn mà đại tiện thì lỏng tháo, tức như nói: "thấp thắng thì
chẩy tháo", cho nên thuốc đều dùng những vị đạm thẩm lợi thấp, để hồi phục chức
năng gạn lọc trong đục của tiểu tràng thấp nặng thì đại tiện trở lại bình thường
miệng khát cũng hết.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Hạ tiêu thuộc âm, thái âm làm chủ, âm đạo hư cho nên tự ỉa lỏng, hóa
nguyên trệ thì nước tiểu đỏ, tỳ không vận chuyển tân dịch lên được thì miệng khát.
Tóm lại là do thái âm thấp thắng hơn thế. Thấp trệ ở hạ tiêu cho nên dùng cách
phân lợi chủ yếu, nhưng kiêm chứng miệng khát ngực đầy, nên dùng Cát cánh,
Hạnh nhân, Đại đậu quyển hoàng làm tá để khai tiết trung tiêu và thượng tiêu,
nguồn sạch thì dòng nước tự trong, không thể không biết điều đó.
Vương Mạnh Anh nói: Như vậy thì điều văn này nên thêm vào hai chữ ngực
đâỳ theo như bản của họ Ngô là đúng.
Nhận x ét
Về điều văn này trong sách "ôn nhiệt tuế ngôn" của Ngô Tử Âm, dưới câu:
"sau vài ngày, có thêm hai chữ "ngực đầy", câu "tiểu tiện đỏ" chép "tiểu tiện sẻn".
Căn cứ vào nội dung tự chú và cách dùng thuốc mà xét, thì họ Vương nói rất
đúng, nguyên văn nên có thêm chứng ngực đầy. Chứng tự ỉa lỏng của chứng này,
tác giả có bàn can thiệp tới thái âm thấp thắng, có lẽ không cần, bởi vì ỉa lỏng của
thái âm thấp thắng chữa nên kiện tỳ hoá thấp làm chủ, so với chứng thấp trệ ở hạ
tiêu mà chữa nên phân lợi, vốn khác nhau nhiều.
Nguyên văn 10
Chứng thấp nhiệt, lưới trắng khắp, miệng kh át là thấp trệ ở dương m inh nên
dùng các vị tân kh ai như H ậu phác, Thảo quả, Bán hạ, Xương bồ.
G iải th ích
Đây là chứng thấp tà cực thịnh mà hoá nhiệt lưỡi trắng tức ý nói rêu lưỡi
trắng nhầy khắp lưỡi, đúng là hiện tượng thấp trọc cực thịnh, thấp tà ngăn trở
tân dịch không đưa lên được thì miệng khát. Nếu khát thuộc thấp tà hoá nhiệt thì
rêu tất vàng nhầy, mà không phải là khắp lưới trắng nhầy, xét chứng này đáng lẽ

207
nên có các chứng thấp trọc ngăn trở bên trong như vị quản phiền đầy, lợm giọng
buồn nôn, cho nên thuốíc dùng các vị trên, tân khai lý khí để ráo thấp ở trung tiêu.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Đây là chứng thấp tà cực thịnh. Miệng khát là do tân dịch không
đưa lên được, chứ không phải là có nhiệt. Nếu tân tiết thái quá thì có thể biến
thành nhiệt, mà lúc này là thấp tà chưa uất thành nhiệt, cho nên trọng dụng
thuốíc tân khai, làm cho thượng tiêu được thông thì tân dịch thông được.
Chương Hư Cốc nói: Lưới trắng là chỉ vào rêu, nếu rêu trơn mà miệng không
khát, là thuộc chứng thái âm, nên dùng thuốíc ôn.
Vương Mạnh Anh nói: Rêu trắng không khát, nên hỏi xem đại tiện nước tiểu
không nóng, mới đúng là chứng nên dùng thuốic ôn.
Dương Chiếu Lệ nói: Chứng thấp nhiều nhiệt ít mới phát còn có thể tạm
dùng những vị trên để khai, một khi đã thấp khai hoá nhiệt, liền phải chuyển
sang dùng thanh nhiệt, nếu chấp nệ đây là phép thường dùng thì là lầm.
Trong chú thích bổ sung hỏi xem đại tiện, nưóc tiểu, càng chu đáo hơn.
Nhận xét
Chú thích của họ Dương nêu ra những vị thuốc tân khai táo thấp chỉ có thể
tạm dùng mà không thể thường dùng, một khi thấy thấp khai hoá nhiệt, liền
chuyển sang dùng thanh nhiệt, quả rất là khẩn yếu, đặc biệt đối với người thể
chất vốn âm hư, dùng những vị ấy càng dễ hoà táo, thường khi thấp tà tuy hoá
mà cái biến tân dịch khô kiệt cũng theo đó mà nổi lên.
Nguyên văn 11
Chứng thấp nhiệt, cuống lười trắng, chót lưỡi hồng, thấp dần hoá thành nhiệt,
dư thấp còn trệ, nên dùng tăn tiết, lấy thanh nhiệt làm tá như các vị K hấu nhăn,
B án hạ, Xương bồ, Đại đậu hoàng quyển, Liên kiều, Lục đậu y, Lục nhất tán.
Giải thích
Điều văn trước nói toàn lưỡi trắng, điều văn này nói cuống lưỡi trắng thì
thấp tà chứng nào nặng chứng nào nhẹ tưởng cũng dễ thấy. Điều văn trước chỉ nói
rêu trắng mà lại nói chót lưỡi hồng, là vì thấp tà chưa uất nhiệt. Điều văn này đã
nói rêu lưỡi trắng mà lại nói chót lưỡi đỏ thì thấp tà đã hoá nhiệt không nói ra
cũng biết.
Thấp chưa hoá nhiệt, cho nên trọng dụng tân khai, thấp đã hóa nhiệt thì
không thể chuyên dùng thuốc khai được, cho nên dùng những vị trên để thanh
hoá thấp nhiệt, đủ thấy lập pháp dùng thuôc có thứ tự tề chỉnhỄ
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Đây là chứng nửa nhiệt nửa thấp, mà trong thuốc táo thấp, lại lấy
thuốc thanh nhiệt làm tá, cũng là để bảo tồn tân dịch của dương minh. Hai điều
văn trên, dựa vào lưỡi để dùng thuốíc, là điều chủ yếu lúc lâm chứng, bởi vì lưỡi là
hình tượng ngoài của tâm, trọc tà xông lên tâm phế, rêu lưỡi cũng thay đổi theo.

208
Nhận xét
Chữa bệnh nhiệt phải nặng về cứu âm, mà ý nghĩa cứu âm không phải là
chuyên chỉ về tân dưỡng dịch, phàm các phép chữa giữ cho tân dịch không bị hao
tổn đều bao hàm ý nghĩa cứu âm cho nên hạ gấp có thể bảo tổn âm dịch thanh
nhiệt cũng là quan trọng, cho nên phép biện lưỡi, biện răng trong "ôn nhiệt luận",
của họ Diệp cần phải nghiên cứu tham khảo cho tốt.
Nguyên văn 12
Chứng thấp nhiệt, mới p h á t liền thấy ngực phiền đầy, mê man, mơ màng kêu
đau lắm, đó là thấp nhiệt b ế tắc ngàn trở trung, thượng tiêu, nên dùng Thảo quả,
Tăn lang, Xương bồ, Lục nhất tán đều trọng dụng, hoặc g ia Tạo giác, dùng địa
tương thuỷ sắc thuốc.
Giải thích
Chứng này tuy cũng do thấp tà gây nên, nhưng không phải là loại bệnh biến
thấp ôn thông thường, chứng thấp ôn mới phát quyết không có trạng thái mơ
màng hỗn loạn kêu đau. Theo chứng trạng mà phần tích, thì chứng này là thấp ôn
ghé uế trọc, làm bế tắc khí cơ nên thế, cho nên bệnh mới phát đã thấy ngay các
chứng ngực phiền đầy, mơ loạn kêu đau, giống như chứng Sa uế mà đương thời
vẫn gọi, cho nên thuốc dùng tân khai lý khí hoá thấp, phương dương tịch uế giải
độc để chữa.
Lời chú thích chọn lọc:
Tự chú: Điều văn này là chứng thấp nhiệt đều thịnh, mà dùng thuốc trừ
thấp nhiều, thuốc thanh nhiệt ít, vì tà với thấp đã bế ngay, không thể lấy tân
thông khai bế làm gấp, không muộn dùng hàn lương để làm ngưng trệ khí cơ.
Thẩm Tông Cam nói: Chứng của điều văn này rất giốhg chứng Sa, nên dùng
Linh nghiệm Sa hoàn là hay nhất, Lục nhất tán có Cam thảo dùng nên thận trọng.
Nhận xét
Chứng sa, bệnh phát rất gấp, thuổíc tháng hoãn không cứu được thế bệnh
gấp, không bằng dùng Linh nghiệm sa hoàn đã tiện, hiệu quả nhanh. Chứng này
là khí cơ ủng bế, phàm những thuốc cam bổ đều hay ủng bế khí cơ, chú thích của
họ Thẩm nêu lên trong bài Lục nhất tán có Cam thảo dùng nên thận trọng, tức là
lẽ ấy.
Nguyên văn 13
Chứng thấp nhiệt bốn năm ngày, miệng khát nhiều, ngực phiền đầy sắp
tuyệt, nôn khan không thôi, m ạch t ế sác, lưdi bóng như gương, đó là vì dinh bị
cướp, đờm hoả xung lên, nên dùng các vị Tây qua trap, Kim trấp, Sinh đ ịa trấp,
Cam g iá trấp với u ấ t kim, Mộc hương, Hương phụ.
Giải thích
Chứng miệng khát ngực phiền đầy của mấy điều văn trên, đều thuộc thấp tà
gây bệnh, mà chứng miệng khát của chứng này là vị dịch bị hao tổn, ngực phiền
đầy khí của can đởm nghịch lên. Chỗ biện biệt là miệng khát, ngực phiền đầy do

209
thấp trọc tất rêu lưỡi trắng nhờn, chứng khát do vị dịch suy hư thì lưỡi bóng như
gương mà không có rêu, mạch tế sác cũng là dấu hiệu âm dịch không đủ. Vì khí
của can đởm nghịch lên, cho nên nôn khan không thôi mà ngực phiền đầy muôn
tuyệt. Cho nên chọn dùng những vị trên để tư dưỡng vị dịch mà sơ thông can đờm
khí trệ.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Đây là người dinh âm vôn suy, mộc hoả vôn vượng, mộc thường
dương minh, hao thương tân dịch, may mà không có ẩm tà, cho nên, một mặt
thanh nhiệt của dương minh, một mặt tán tà khí của thiếu dương. Không dùng
thuốic sắc là muốn giữ được khí vị của thuốc toàn vẹn.
Chương Hư Cốc nói: Lưỡi sáng bóng không có rêu là tân dịch khô chứ không phải
là trọc tà ủng tắc, lại thấy ngực phiền đầy muôn tuyệt là khí của can đởm nghịch lên.
Cho nên, dùng các thứ nước để tư vị dịch, các vị tán hương để tán khí nghịch.
Vương Mạnh Anh nói: Phàm chữa bệnh âm hư, khí trệ có thể phỏng theo
cách dùng thuốic này.
Nhận xét
Âm hư nên tư bổ, khí trệ nên sơ thông, đó vôn là phép nhất định, nhưng
chọn dùng thuốic không thích đáng thì cho uống tư âm mà hại nê trệ, dùng hương
tán lại có tệ hao tổn tân dịch, những vị mà tác giả dùng ỏ đây có thể nói là dùng
rất đúng chỗ.
Nguyên văn 14
Chứng thấp nhiệt nôn mửa ra nước trong hoặc nhiều đờm đó là thấp nhiệt
lưu trệ ở bên trong, mộc hoả nghịch lên nên dùng ôn đởm thang g ia với các vị Qua
lâu, B ích ngọc tán.
Giải thích
Nôn mửa ra nưốc trong hoặc nhiều đờm, rõ ràng là đàm ẩm ngăn trở bên
trong, lại thêm mộc hỏa nghịch lên, cho nên dùng ôn đỏm thang gia vị để hoá đòm
giáng nghịch và để thanh nhiệt ở can đởm.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Đây là vốn có đàm ẩm mà dương minh, thiếu dương cùng bị bệnh,
cho nên một mặt tẩy xả đàm ẩm một mặt giáng nghịch, cũng như chứng nôn ở
điều văn trên mà cách chữa khác nhau, nên tham hợp.
Chương Hư Cốc nói: Bích ngọc tán tức lục nhất tán gia Thanh đại, dùng để
thanh nhiệt ở đởm. Điều văn trên vì tân dịch khô động đến hoả cũng của can đởm
cho nên nôn khan, điều văn này do đàm ẩm uất hoả can đởm cho nên nôn ra nước.
Nhận xét
Họ Chương theo chứng nôn khan và nôn ra nước để biện biệt tân dịch khô
với đàm ẩm, có thể tham khảo. Nhưng chứng trên tân dịch khô mà lưỡi bóng như
gương, thì chứng này đàm ẩm mà uất can hoả, tất rêu lưỡi nhờn bẩn mà miệng
cảm thấy đắng, thì không nói cũng rõ được...

210
Nguyên văn 15
Chứng thấp nhiệt, nôn oẹ không thôi, ngày đêm không đd, sắp nguy, đó là p h ế vị
bất hoà, vị nhiệt đi sang phế, p h ế không thu tà, nên dùng Xuyên hoàng liên ba bốn phân,
Tô diệp hai ba phân, hai vị sắc nước, uống khỏi cô là khỏi.
Giải thích
Vị khí đi xuống là thuận, thấp nhiệt uất trở ở vị mà vị khí nghịch lên, cho
nên đêm ngày nôn oẹ không thôi. Nội kinh nói "mọi thứ xung nghịch đều thuộc về
hoả", cho nên dùng Hoàng liên, Tô diệp thanh hoá thấp nhiệt đồng thời thông tiết
hoả tà xung nghịch.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Phế vị bất hoà rất dễ gây ra mửa, vì vị nhiệt đi sang phế, phế không
thụ tà, lại quay trở lại vị. Tất dùng Hoàng liên để thanh thấp nhiệt, Tô diệp để
thông phế vị, uôíhg vào khỏi ngay vì khí nếu không có Tô diệp thì không thông,
dùng liều lượng ít, vì tễ nhỏ hợp với cách chữa bệnh ỏ thượng tiêu ...
Vương Mạnh Anh nói: Bài thuốc này chữa chỉ có hai vị, liều lượng chưa tới
một đồng cân, không những bệnh ở thượng tiêu nên dùng tễ nhỏ, mà thuốc nhẹ
cũng có nước, uống để chữa bệnh nặng, tức như nói khinh có thể trừ thực. Hợp với
điều văn sau mà xét, vi khí quí hồ được lưu thông, mà tà khí ngăn trở thì chu lưu
tác trệ, mất sự thanh hư linh động lại sinh ra thực.
Chỉ có dùng tễ khinh thanh, thì chính khí phân bô", tà khí tiêu ngầm mà tắc
trệ tự thông. Nếu dùng thuốc trọng tễ, không những đi quá chỗ bị bệnh, bệnh
không trừ được, mà nơi không bệnh lại bị khắc phạt trước. Họ Chương bảo rằng tễ
nhẹ là vì ngươi ở đất Ngô thể chất yếu mà đặt ra, đó là chưa rõ nguyên lý chữa
bệnh. Xuyên liên không những chữa sa thấp nhiệt, mà vị đắng lại có thể giáng
được vị hoả xung lên, Tô diệp vị cam tán mà khí phương hương, thông giáng
thuận khí, lại là sở trưòng, nhưng tính ôn tán, cho nên tuy cùng với Hoàng liên
mà còn giảm bớt phân lượng để chế đi có thể nói là phương thuốíc đầy đủ mà giả
ước. Ngưòi đời không hiểu lẽ "mọi thứ xung nghịch đều thuộc về hoả", chữa nôn
mửa chỉ biết dùng ngay Phương, Du, Đinh, Quế, đều là thấy thuốc cũ. Tôi dùng
bài này chữa chứng có thai nôn mửa rất hay.
Nhận xét
Lý do Xuyên liên, Tô diệp có thể chữa nôn mửa, đã chú thích được rõ ràng
mà không thiếu sót. Họ Vương dùng bài này chữa có thai nôn mửa, có thể nói là
vận dụng rất tài tình, nhưng cũng thuộc loại thai hoả nghịch lên thì mới có hiệu
quả, nếu ghé hàn mà nôn mửa thi cũng không nên dùng bài nàyề
Nguyên văn 16
Chứng thấp nhiệt, ho hen ngày đêm không yên, thậm chí suyễn thở không
ngủ được, đó là do thử tà nhập vào p h ế lạc, nên dùng các vị Đình lịch, Tỳ bà diệp,
Lục nhất tán.
Giải thích
Đây là khí thứ nhiệt xâm nhập vào phế, phế khí không làm được nhiệm vụ

211
túc giáng, nghịch lên mà ho hen xuyễn thỏ, cho nên dùng Đình lịch, Tỳ bà diệp,
để tả phế giáng nghịch, Lục nhất tán để thanh lợi thấp nhiệt.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Ngưòi đời chỉ biết thử thương phế thì phế khí hư, mà không biết thử
tà uất trệ ở phế lạc, phế thực. Đình lịch dẫn hoạt thạch, đi thẳng vào tả tà ở phế
thì bệnh tự hết.
Nhận xét
Chứng suyễn do thử thương phế khí với chứng suyễn do thử tà uất trệ ở phế
lạc, không những trên chứng trạng có thuộc hư thuộc thực khác nhau, mà nguyên
nhân bệnh cũng có phân biệt được. Chứng trước là tà khí thử nhiệt, thử nhiệt dê
làm hao tân khí, cho nên đến nỗi phế hư sinh suyễn, chứng sau là tà khí thử thấp,
thấp dùng hợp với thử nên trệ không hoá, cho nên phần nhiều thực suyễn. Đương
nhiên, suyễn thuộc hư, thuộc thực còn cần phải dựa vào chứng trạng hiện ra, thực
suyễn phần nhiều thở to, hư suyễn phần nhiều hơi thở không tiếp tục.
Nguyên văn 17
Chứng thấp nhiệt đ ể hơn mười ngày, th ế đã lui, chỉ m iệng k h át ra m ồ hôi,
xương khớp đau, đó là dư tà lưu trệ ở kinh lạc, nên dùng nguyên nước cháo cho ứ
truật vào ngâm, cách một đêm bỏ ra sắc uống.
Giải thích
Miệng khát mồ hôi ra, giống như chứng dương minh lý nhiệt càng thịnh,
nhưng tà ở dương minh tất mình nóng cao mà thân mình không đau nhức. Nay
xương khớp đau nhức, miệng khát mồ hôi ra là vì dư tà thấp nhiệt chưa hết, lưu
trệ ở kinh lạc, hơn nửa âm dịch đã hao thương, cho nên dùng nguyên nước cháo
ngâm ứ truật, một mặt để dưỡng tân dịch, một mặt để trừ thấp.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Bệnh hậu kỳ thấp tà chưa hết, âm dịch đã bị thương tổn trước, cho
nên miệng khát mình đau. Lúc này nếu cứu tân dịch là giúp cho thấp tà, nếu
chữa thấp thì lại khó âm dịch. Tuân theo phép dùng Ma phí thang của Trọng
Cảnh, lấy khí thông lấy vị, chạy vào dương không chạy vào âm, lấy nguyên nước
cháo làm tả để dưỡng âm trục thấp, hai thứ đều hết sở trường.
Uông Viết Trình nói: Chứng mình đau ở đầy đủ chứng nghiệm là thấp trệ,
thì miệng khát chưa hẳn đã không phải thấp thấm vào trong mà sinh khát,
nhưng tân dịch cũng cần phải nghĩ đến. Lấy Truật chữa thấp, không dùng sắc mà
chỉ ngâm, đã kỳ diệu lại chu đáo.
Nhận xét
Thuốc chữa thấp rất dễ tổn thương âm. Nay bệnh chỉ là dư thấp chưa hết
mà tân dịch đã hao thương, cho nên cũng dùng nước cháo với ứ truật, để cứu âm
mà không sợ thấp, chữa thấp mà không thương âm. ứ truật ngâm nước cháo nóng
mà không dùng sắc, là lấy nghĩa như Tả tâm thang dùng Ma phí thang ngâm
tẩm, dùng khí mà không dùng vị, cũng là ý khinh thanh có thể trừ được.

212
Nguyên văn 18
Chứng thấp nhiệt, sau vài ngày m ồ hôi ra nhiệt không trừ, hoặc p h á t kinh,
bỗng nhiên đầu đau không thôi, đó là dinh dịch suy hao, quyết tâm phong hoả bốc
lên, nên dùng các vị Linh dương giác, Mạn kinh tử, Câu đăng, Huyền sâm , Sinh
địa, Nữ trinh tử.
Giải thích
Đây là thấp đã hoá táo, âm dịch suy hao, phong dương mạnh lên gây thành.
Can dương xâm phạm vào thì phát kính, phong dương nghịch lên che lấp thanh
thông thì đầu đau không thôi, cho nên dùng thuốc dưỡng âm ghìm dương, lương
can dẹp phong để chữa.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Thấp nhiệt thương dinh, can phong nghịch lên, huyết không nuôi
dưỡng cân mà phát kính (co cứng), xông lên đỉnh đầu thì đau, nhiệt khí đã lui mộc
khí độc thịnh, cho nên kính mà không quyết (buôt lạnh). Thuốc dùng lấy dẹp
phong làm tiêu, dương làm bản.
Vương Mạnh Anh nói: Mạn kinh không bằng thay Cúc hoa, Tang diệp.
Dương Chiếu Lệ nói: Mạn kinh rất vô vị, đổi như thế là rất tốt.
- Uông Viết Trình nói: Câu kỷ tử cũng có thể dùng, không sợ nó nê trệ.
Nhận xét
Mạn kinh sơ tán phong nhiệt, chữa đau đầu thuộc ngoại phong, dùng nó
chữa đau đầu do can phong động ở trong là không đối chứng. Họ Vương thay bằng
Cúc hoa, Tang diệp rất đúng. Họ Uông cho câu kỷ tử cũng có thể dùng, giống
nhưng chưa đúng. Vì chứng này là nhiệt chưa trừ, câu kỷ tử cam mà trợ nhiệt,
không hợp vói chứng, bình can dương nghịch lên không bằng dùng loài sò hến
ghìm dương như Mẫu lệ, Thạch quyết minh.
Nguyên văn 19
Chứng thấp nhiệt, ngực đầy p h á t nóng, da thịt hơi đau nhức, trước sau vẫn
không ra m ồ hôi, đó là tấu lý bị thử tà b ế uất, nên dùng Lục nhất tán 1 lạng, B ạc
h à diệp 3,4 phân , sắc B ạc hà làm thang uống thì ra m ồ hôi m à giải.
Giải thích
Đây là tà khí thấp nhiệt uất ở cơ biểu. Tà khí không tiết ra ngoài được, cho
nên phát nóng không ra mồ hôi, mà vùng ngực đầy tức. Tà khí bế uất cơ biểu, cho
nên da thịt hơi đau. Điều văn này với điều văn thứ ba đều là chứng thấp nhiệt ở
cơ biểu, thanh nhiệt lợi thấp, chứng này thấp nhiệt rất nhẹ, cho nên phát nóng
không sỢ rét mà da thịt hơi đau, cho nên thuốc dùng Lục nhất tán, Bạc hà để
thanh tiết thấp nhiệt. Lục nhất tán gia Bạc hà tức Kế tô tán.
Lời chú thích chọn lọc
- Tự chú: Bệnh thấp phát hãn, tiên hiền xưa có cấm. Chứng này không phát
nhẹ tất bệnh không trừ. Bởi vì đã cấm không được phát hãn, lại có phép chữa ra

213
mồ hôi thì bệnh mới giải, người chữa bệnh lúc lâm chứng phải biết biến thông.
Ngô Tử Âm nói: Đây là thấp nhiệt uất át, khi bế uất không tăng, cho nên, nên
dùng tân lương giải tán. Những người ra mồ hôi mà tắm rửa thường hay mắc phải
bệnh này. Nếu có thêm đau đầu sợ rét, thì nên dùng Hương nhu ôn tán đi.
Chương Hư Cốíc nói: Bệnh thấp vốn không phải là nhất thiết cấm chỉ phát
hãn, cho nên Trọng Cảnh có các phép Ma hoàng gia Truật thang, nhưng hàn thấp
ở biểu phép chữa nên lấy Hoạt thạch để thông lợi mao khiếu. Đủ biết bế ỏ kinh thì
lại nên sơ thông khinh lạc.
Nhận xét
Bệnh thấp cấm phát hãn, tóm lại ước có hai chứng một là chỉ vào bệnh thấp
ở biểu không thể dùng Ma hoàng thang, Quế chi thang tân ôn hãn giải, hai là chỉ
vào bệnh thấp ôn mới phát, tuy hơi có biểu chứng, nhưng vẫn là lấy tỳ thấp không
hoá làm chủ, cho nên không thể dùng bừa thuốc phát hãn giải biểu được. Nay
thấp nhiệt uất ở cơ biểu, thì dùng hãn giải là nên, nhưng tà uất không nặng lắm,
cho nên phát hãn nhẹ là tốt hơn.
Nguyên văn 20
Chứng thấp nhiệt, cho đúng phép chữa, sau vài ngày bỗng một lúc thấy
thượng th ổ h ạ tả, đó là trung k h í suy hư, thăng giáng trái thường, nên dùng các vị
Sinh cốc nha, Liên tăm, Biển đậu, M ễ nhăn, Cam thảo, Phục linh, nặng nữa thì
dũng phép Lý trung.
Giải thích
Thổ tà phát ra cùng một lúc nguyên nhân rất nhiều nhưng trung tâm bệnh
biến đều là do trung tiêu tỳ vị, tỳ mất chức năng thăng vận, vị mất chức năng
giáng hoà, thì xuất hiện thổ tả. Nay vị bệnh mới khỏi trung khí hư suy mà uất
thăng giáng trái thường, cho nên dùng các vị trên bổ nhẹ trung hư, giáng nghịch
hoà vị. Ngoài ra như Hoài sơn, ứ truật cũng có thể xem bệnh chọn dùng, còn như
loại Sâm, Kỳ lại sợ ủng tắc khí cơ. Đến như chứng thổ tả mà dùng phép lý trung
là vì trung tiêu như mà kiêm hàn mà đặt ra, so với chứng này chỉ hư mà không
hàn, trên bệnh tình có phân biệt.
Lời chú thích chọn lọc
- Tự chú: Thăng giáng trái thường, chữa nên điều hoà trung khí, cũng như
chứng hoắc loạn mà dùng Lục hoà thang. Nếu chứng thái âm yếu lắm, trung khí
không chông nổi nếu không dùng Lý trung thì không khỏi.
Chương Hư Cốc nói: Bỗng nhiên thổ tả nên xét kỹ mạch chứng, xem có kèm
phải cảm tà khí khác, hoặc vì thương thực hay không.
Nhận xét
Họ Chương nói bỗng nhiên thổ tả nên xét kỹ mạch chứng. Điểm này rất là
quan trọng, vì chứng thổ tả, tuy lấy tỳ vị là trung tâm bệnh biến, nhưng nguvên
nhân vẫn rất nhiều, cho nên cần xét kỹ mạch chứng, để hiểu rõ mạch chứng của
bệnh, sau đó lập phương dùng thuốc mới hợp bệnh tình.

214
Nguyên văn 21
Chứng thấp nhiệt sau hơn mười ngày, m ạch ở bộ quan bên trái huyền sác, có
lúc đau họng, thỉnh thoảng đi ngoài ra máu, hậu môn nóng đau, đó là chứng
huyết dịch táo ở trong, nhiệt tà truyền vào quyết tâm, nên phỏng theo bài B ạch
đầu ông thang.
Giải thích
Thấp nhiệt uất trệ ở đường ruột, hiệp vói tà nhiệt ở can kinh gây bệnh, cho
nên mạch ở bộ quan huyền sác mà vùng bụng thỉnh thoảng đau và lúc đi ngoài
đầu lỗ đít cảm thấy nóng rát đau nhức. Nếu tà vào phần huyết thì đi ngoài ra
huyết, cho nên dùng phép chữa Bạch đầu ông thang, khổ hàn thanh nhiệt, kiên
âm hoá thấp.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Nhiệt nhập quyết âm mà ỉa lỏng thì không đi ra máu, cũng nên theo
phép Trọng Cảnh chữa nhiệt lợi, nếu tà bức bách vào dinh âm, lại không dùng
được Bạch đầu ông thang để lương huyết mà tán sao. Giả sử nhiệt vào dương
minh mà ỉa lỏng thì không đi ra huyết, lại nên theo Trọng Cảnh chữa ỉa lỏng nói
nhảm, dùng phép Tiểu thừa khí thang.
Vương Mạnh Anh nói: Xét họ Chương nói Tiểu thừa khí thang chữa quyết
âm nhiệt lợi, nếu nhiệt vào dương minh mà hạ lợi thì nên dùng Hoàng cầm thang,
đó là lầm không biết câu văn đơn giản trong Thương hàn luận.
Thương hàn luận nói: ỉa lỏng nói lảm nhảm là có phân táo nên dùng Tiểu
thừa khí thangề Đã có phân táo thì là chứng thái âm chuyển vào dương minh,
không can hệ gì đến quyết âm, thấp nhiệt vào dương minh mà ỉa lỏng nguyên nên
dùng phép Hoàng cầm thang, còn như có phân táo mà nói nhảm, chưa hẳn đã
không có chứng tượng xuất hiện thì Tiểu thừa khí cũng có thể dùng được.
Nhận xét
Bạch đầu ông thang, Hoàng cầm thang, Tiểu thừa khí thang đều có thể
dùng chữa ỉa lỏng thuộc nhiệt tính, nhưng chủ chứng đều có khác nhau, Bạch đầu
ông thang là chữa tà nhiệt ở can kinh hiệp với thấp nhiệt dồn vào đưòng ruột, cho
nên thấy đi ngoài ra máu, mót rặn làm chủ chứng, Hoàng cầm thang là chữa tà
nhiệt ỏ thiếu dương đi vào đường ruột, cho nên thấy đi ngoài ra phân lỏng nóng
thối, bụng đau thắt làm chủ chứng. Tiểu thừa khí thang là chữa ỉa lỏng là chửng
nhiệt kết bàng lưu, cho nên đồng thời với ỉa lỏng tất có chứng phủ thực nói lảm
nhảm, hoặc vùng bụng đè vào đau làm bằng chứng.
Nguyên văn 22
Chứng thấp nhiệt hơn mười ngày m ạch ở bộ xích sác, ỉa lỏng hoặc họng đau,
m iệng k h át tâm phiền, đó là h ạ nguyên không đủ, tà nhiệt p hạm thẳng vào thiếu
âm, nên phỏn g theo phép Trư phụ thang đ ể lương nhuận.
Giải thích
Thấp nhiệt hoá táo, đôt hao thận âm mà thuỷ suy hoả phù vượt lên, cho nên

215
mói xuất hiện các chứng họng đau miệng khát tâm phiền. Nhiệt uất ỏ hạ tiêu thì
sinh ỉa lỏng. Nói tóm lại là thận âm suy tổn làm chủ, hạ tiêu uất nhiệt còn nhẹ,
cho nên dùng Trư phụ thang tư thận tiết nhiệtỗ
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Cùng một chứng ỉa lỏng mà có chia ra quyết âm, thì thuốc cũng có
hàn lương khác nhau. Nhưng thiếu âm có chứng đi ngoài ra máu không thể không
xét kỹ.
Chương Hư Cốc nói: Trong Thương hàn luận của Trọng cảnh chỉ bàn tới
quyết âm có nhiệt lợi mà không thông có hàn lợi, vì quyết âm là phong mộc lại có
tướng hoả, tà nhập vào thì hoá nhiệt, thiếu âm trực trúng phong hàn thì hàn lợi
quyết nghịch, dùng các phép Tứ nghịch để hồi dương tán hàn. Còn như tà do
dương kinh truyền vào mà hoá nhiệt và phục tà của ôn bệnh sắp phát ra mà cô
họng đau, đều là nhiệt tà cả. Chứng thiếu âm đi ngoài ra máu. Trọng Cảnh dùng
Đào hoa thang là vì tả nhiệt ở thiếu âm mà thái âm hư hàn.
Nhận xét
Chứng ỉa lỏng mà Bạch đầu ông thang và Trư phụ thang chữa được, không
những bệnh cơ có phân biệt một ở quyết âm, một ở thiếu âm, mà chứng trạng
cũng có khác nhau. Dùng Bạch đầu ông thang lấy nhiệt lợi mót rặn làm chủ
chứng, là lấy thấp nhiệt làm chủ, chứng Trư phụ thang lấy cọ họng đau, miệng
khát, tâm phiền làm chủ chứng là lấy âm hư làm chủ.
Còn như chứng đi ngoài ra máu của Đào hoa thang, là vì tỳ dương hư không
ôn nhiếp được, cho nên dùng Xích thạch chi. Can khương, Ngạch mễ để ôn trung
cố sáp, vôn không quan hệ gì với tà nhiệt ở thiếu âm cả. Nếu đúng là tà nhiệt âm
thì không dùng Đào hoa thang.
Nguyên văn 23
Chứng thấp nhiệt m ình lạnh m ạch tế, m ồ hôi ra ngực đầy, miệng khát, lưới
trắng, đỏ là thấp trúng vào phần dương ở thiếu âm, nên dùng các vị N hăn sâm ,
B ạch truật, Phụ tử, Phục linh, ích trí.
Giải thích
Đây là thấp nhiệt biến chứng mình lạnh, mạch tế, mồ hôi ra, đó là dương khí
hư suy mà có xu thế vong thoát. Nói mình lạnh tức tay chân quyết lạnh trong đó.
Miệng khát là dương khí hư mà tân dịch không thể phân bô" được. Lưỡi trắng ngực
đầy là hiện tượng thấp hàn ngăn trở bên trong. Nói tóm lại, do thấp ngăn trở bên
trong mà dương hư là gấp, cho nên dùng Sâm, Phụ, ích trí, để cứu vãn dương khí
thoát, Bạch truật, Phục linh để vận hành thấp ngăn trở bên trong.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Điều văn này là thấp tà làm tổn thương dương khí, đáng lý phải phù
dương trục thấp. Miệng khát là chứng thiếu âm, lại có thể dùng bừa thuốc hàn
lương được sao.

216
- Chương Hư Cốc nói: Tân dịch xuất ở dưới lưỡi chỗ huyệt Liêm tuyền của
kinh thiếu âm, cho nên thiếu âm thụ tà tân dịch không lên được thì khát. Nhưng
ngực đầy, lưỡi trắng, nên gia Hậu phác, Bán hạ hoặc Can khương sợ Sâm, Truật
bế tắc khí cơ. Khát là do thấp tà uất át dương khí không hoá được tân dịch để đưa
lên, chứ không phải là nhiệt.
Vương Mạnh Anh nói: Đầy là lại chứng thấp nhiệt, chính ra là hàn thấp cho
nên làm thương tổn dương khí, hoặc dùng chứng thấp nhiệt chữa không đúng, chỉ
thanh nhiệt mà không hoá thấp, cũng có biến chứng này. Nhưng miệng khát mà
kiêm mình lạnh, mạch tế, ra mồ hôi, lưỡi trắng, vốn là thuộc chứng âm, nên dùng
thuốc ôn, còn phải xét thêm đại tiểu tiện. Nếu tiểu tiện đỏ mà ngắn, đi ngoài nóng
và thối lắm, lại vẫn là dương chứng thấp nhiệt uẩn phục, tuy lộ ra giả tượng hư
hàn, cũng không nên coi thường mà dùng ôn bổ. Họ Chương đã nói: Khát do thấp
át dương khí không hoá được tân dịch, lại là chứng thái âm chứ không phải là
chứng thiếu âm.
Nhận xét
Chứng hàn thấp chữa nên ôn thông, không nên dùng ôn bổ, cho nên họ
Chương cho rằng nên gia Hậu phác, Bán hạ, Can khương mà Sâm, Truật lại hiềm
là ủng tắc khí cơ. Nhưng chứng này là dương khí phong thoát mà thấp uất trở
không nặng lắm, cho nên dùng Sâm, Truật để làm kế biến thông hạ. Vương bổ
sung thêm là xét kỹ đại tiểu tiện để biết hàn nhiệt chân giả, thật là câu nói từng
trải kinh nghiệm, rất có giá trị tham khảo trên lâm sàng.
Nguyên văn 24
Mùa nắng bệnh mới phát, chỉ sợ rét, m ặt vàng, không khát, tinh thần mỏi
mệt, tay chân rã rời, m ạch trầm nhược, bụng đau ỉa lỏng, đây là thấp tà hại
dương k h í của thái âm, nên phỏng theo phép dùng các bài thuốc sắc tỳ ẩm, nặng
nữa thi đ ại thuận tán, lại phục đơn.
Giải thích
Mùa nắng khi tròi nóng gay gắt, thường người ta ham ăn nhiều đồ sông
lạnh, vì thế về mùa hè cũng nhiều người bị bệnh hàn thấp. Tỳ là tạng thấp thổ,
thịnh táo mà ghét thấp, thấp thịnh thì tỳ dương bị khốn, cho nên thấy những
chứng kể trên. Phép chữa chủ yếu ôn dương ráo thấp làm chủ, như các bài sắc tỳ
ẩm, Đại thuận tán, Lại phục đơn, có thể phân biệt chọn dùng, đồng thòi nên tùy
chứng gia giảm.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Mùa nắng là mùa dương khí tiết ra ngoài, âm khí hao bên trong, cho
nên nhiệt tà thương âm dương minh bị thiêu đốt, chữa nên thanh nên lương. Thái
âm bị khôn, thấp trọc tràn đầy, chữa nên ôn nên tán, phép xưa rất rõ, người thầy
thuốc nên xem cho kỹẵ
Vương Mạnh Anh nói: Phàm hàn thấp gây bệnh, tuy là về mùa hè, nhưng
vẫn kiêng dùng thuốc hàn lương, nên bổ thòi tiết mà theo chứng. Tiên hiền xưa
tuy biết phân biệt luận trị, tiếc rằng không vạch rõ ranh giới rõ ràng mà sáng tạo
ra các tân âm thử, đê lầm lỡ cho người sau rất nhiều.

217
Từ Hồi Khê nói: Tròi có âm thử như ngưòi ta có âm nhiệt. Chỉ một câu nói
sáng tỏ.
Chương Hư Cốc nói: Trọng Cảnh nói ỉa lỏng không khát là bệnh thuộc thái
âm, vì tạng thái âm có hàn. Nay thấp nặng sợ rét không khát nóng tức là chứng
hàn thấp ở thái âm. Hoặc giả tay chân lạnh mạch tế rất phải dùng phép Khương
phụ lý trung.
Nhận xét
Dương minh là dương thổ cho nên dương minh phần nhiều bị chứng nhiệt
thịnh thương tổn tân dịch, mà chữa nên dùng thanh lương. Thái âm là âm thổ cho
nên thái âm phần nhiều bị chứng hàn thấp thương tổn dương khí, mà chữa nên
ôn tán. Người xưa đem bệnh thử mà kiêm thấp gọi là dương thử, mùa hè cảm hàn
thấp gọi là âm thử. Thực ra, thử khí nhiệt thịnh, vốn không kiêm thấp tà, gọi
bệnh thử thấp là âm thử. Thực ra thử là khí nhiệt thịnh, vôn khômg kiêm thấp
tà, gọi bệnh thử thấp là dương thử không hợp lẽ đã đành, nếu mùa hè cảm thụ
hàn thấp đã không liên quan gì đến thử nhiệt, mà gọi là âm thử lại càng không
thông. Họ Vương bàn rất đúng.
Nguyên văn 25
Chứng thấp nhiệt theo đúng phép chữa, mọi chứng đều hư, chỉ h ễ chợp mắt
là mộng mị kinh sợ, đó là dư tà còn lưu lại ở trong, đờm k h í chưa thư thái, nên
dùng các vị ức lý nhân tẩm rượu, Táo nhăn sao nước gừng, Trư đởm bì.
Giải thích
Đây là chứng sau khi bệnh khỏi dư tà lưu lại ở can đởm. Vì đờm nhiệt nhiễu
loạn bên trong, thần hồn không yên, cho nên hễ nhắm mắt là mộng mị kinh sợ.
Thuốc dùng Trừ đởm tả ở can đòm và mượn ú c lý nhân nhuận táo hoạt tràng làm
cho khí ở can đởm theo đưòng ruột mà ra, Táo nhân thì dùng để yên định thần hồn.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Hoạt có thử trừ ngưng tụ, ú c lý nhân tính rất hoạt thoát, cổ nhân
chữa sau khi kinh sợ cuông của can co lại không thông xuông, trước sau vẫn
không ngủ được, dùng vị này để cho cuông của can thông xuống hết cỡ. Chứng này
mượn dùng lý do là tà thấp nhiệt lưu lại trong đởm, đởm là phủ thanh hư, tàng
không tả, vì thế bệnh khỏi mà tà lưu trong đó chưa hết, ngủ là phủ thanh hư
tàng không tả, vì thế bệnh khỏi mà tà lưu bên trong đó chưa hết, ngủ thì dương
khí vào phần âm, đởm nhiệt quấy nhiễu ở trong thì hồn tàng ở can không yên,
dùng Úc lý nhân để tiết tà khí mà tẩm rượu chỉ đi vào đởm, Táo nhân vị chưa vào
can yên thần mà chế nước Gừng là yên thần mà thiên tán tà.
Chương Hư Cốc nói: Tính can ưa lương tán, Táo nhân nước gừng quá ôn nên
gia thêm lương dược.
Vương Mạnh Anh nói: Chú thích ấy rất đúng Như Hoàng liên, Sơn chi, Trúc
nhự, Tang diệp đều có thể dùng làm tá.
Nhận xét
Can là tạng phong mộc, tướng hoả ở đó đã nổi là đởm nhiệt quấy nhiễu bên
trong, tất nên dùng những vị lương tán làm tá là đúng.

218
Nguyên văn 26
Chứng thấp nhiệt đã dùng qua kh ai tiết, h ạ đoạt, các chứng xấu đều yên, chỉ
còn tinh thần chưa tỉnh táo, biếng nói không muốn ăn, đi tiểu luôn, môi và răng
khô, đó là vì k h í không chuyển vận, p h ế k h í không p h ân b ố khắp, nguyên thần suy
bại, nên dùng các vị N hân sâm , Mạch đông, Thạch hộc, Mộc qua, Sinh cam thảo,
Sinh cốc nha, Liên tử.
G iải th ích
Thần thức không tỉnh táo chứ không phải như thần chí hôn mê, đây là trạng
thái sau khi bệnh khỏi nguyên khí hư suy, tinh thần không phấn chấn, cho nên
tinh thần mỏi mệt mà không muốn nói năng. Tiểu tiện đi luôn, môi răng khô là
hiện tượng tân dịch không đủ, tân địch suy hư, vị khí không hồi phục cho nên
không muốn ăn. Tóm lại là thuộc phế vị tân khí đều hư, cho nên dùng những vị
trên để ích dưỡng tân khí của phế vị.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Khai tiết hạ đoạt, chứng xấu đều giải, chính khí cũng hao thương
nhiều. Cho nên chứng thấy nhiều hiện tượng khí hư, đáng lý nên thanh bổ
nguyên khí, nếu dùng âm dược nê trệ thì rất khó sống.
Vương Mạnh Anh nói: Đây là chứng phế vị khí dịch đều hư, cho nên cần
thanh bổ, không những âm dược nê trệ không dùng được, mà so với chứng tỳ hư
phải dùng những vị thủ bổ ôn vận cũng khác.
Nhận xét
Đại phàm can thận hư là phần nhiều thuộc âm hư mà nên dùng hậu vị tư
bổ, nếu tỳ hư thì phần nhiều là khí hư không vận hoá, cho nên kiện tỳ ôn vận.
Phế vị hư là phần nhiều khí và tân dịch đều hư, cho nên thanh bổ.
Nguyên văn 27
Chứng thấp nhiệt, bốn năm ngàỵ bỗng ra m ồ hôi nhiều, tay chân lạnh,
m ạch t ế như sợi tơ m ành hoặc m ất hẳn, m iệng khát, trong âm hàn h đau, m à
đứng ngồi bình thường, tinh thần tỉnh táo, tiếng nói san g sảng, đó là do m ồ hôi
ra quá nhiều, dương k h í ở ngoài vệ tạm thời vong thoát, nên dùng Ngủ lin h tán
bỏ Truật g ia H oạt thạch, H oàng liên sao với rượu, Sinh địa, H oàng kỳ.
Giải thích
Mồ hôi ra nhiều, tay chân quyết lạnh, mạch nhỏ muốn dứt, hoàn toàn giống
như chứng âm thịnh dương vong, nhưng âm thịnh thì tinh thần tất mỏi mệt buồn
ngủ, hoặc có hiện tượng nói lắp, nay đứng ngồi bình thường, tinh thần thanh sảng
nói to thì biết không phải là âm thịnh dương vong đó là hiện tượng vệ dương tạm
vong. Miệng khát, đau trong âm hành là chứng tượng thấp nhiệt ngăn trở ở hạ tiêu,
âm dịch cũng thương tổn. Cho nên thuốc dùng Tứ linh gia Hoạt Thạch, Xuyên liên tử
thanh thấp nhiệt, Sinh địa để tư âm dưỡng dịch, Hoàng kỳ để cô" vệ khí.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Mạch, chứng ở điều văn này , hoàn toàn giông chứng vong dương, chỉ

219
trông vào cử động thần khí mà biết được chân tình của bệnh. Đó là chỗ mà người
làm thuốc cần phải quý trọng kiến thức.
Chương Hư Cốc nói: Lấy chứng miệng khát, đau trong âm hành thì biết là tà
đã kết, lấy tinh thần tỉnh táo, tiếng nói to thì biết không phải là chứng thoát.
Vương Mạnh Anh nói: Vệ dương tạm thời vong thoát, tất do lầm dùng biểu
tán gây nên. Thấp nhiệt vẫn kết, âm dịch đã hao thương cho nên dùng Tứ linh gia
Hoạt thạch để dẫn thấp đi xuống. Xuyên liên, Sinh địa để thanh hoả cứu âm,
Hoàng kỳ để cố vệ khí cách dùng rất chu đáo.
Nhận xét
Họ Chương lấy miệng khát trong âm hành đau, tinh thần tỉnh táo, làm
khâu chủ yếu để biện chứng bệnh này, họ Vương giải thích phương dược đều có
thể theo.
Nguyên văn 28
Chứng thấp nhiệt, p h á t kính, tinh thần hôn mê, chỉ chăn lạnh, bìu d á i co do
đó là nửa dưới người cảm thụ tà. vẫn nên chữa theo cách chữa thấp nhiệt, ch ỉ nên
dùng những ui tân ôn và nước xông rửa.
Giải thích
Chân lạnh, bìu dái co, có trường hợp thuộc dương khí hư suy âm hành thịnh
quá, có trường hợp thuộc tà nhiệt phục sâu bế uất ở lý. Nay tay chân lạnh , dái co
mà lại phát kính tinh thần mờ tối, rõ ràng là nhiệt bế thủ túc quyết âm mà gây
nên. Bảo rằng đó là nửa dưới ngưòi cảm thụ hàn tà, sợ chưa đúng lắm, dùng
những vị tân ôn nấu nước rửa xông rửa, tất không gây hại lớn gì, nhưng cũng
chưa hẳn đã có hiệu quả. Nên cho uống thuốc thanh tâm khai khiếu, lương can
trấn kinh làm chủ. Tác giả nói "vẫn nên chữa theo thấp nhiệt", hoặc cũng là chỉ
vào ý ấy.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Bìu dái co là chứng hiện ra ngoài của quyết âm, hợp với chứng chân
lạnh, hoàn toàn giống như hư hàn, nhưng xét kỹ chứng này, không một dấu hiệu
thuộc hư, thì biết là hàn tà cảm thụ ỏ bản thân, nhất thời dinh khí không thông
đạt, không những chứng không phải là hư hàn mà cũng không ví như chứng thượng
nhiệt hư hàn, vẫn chữa theo cách chữa thấp nhiệt, lại còn nghi ngà nữa sao?
Dương Chiếu Lệ nói: vẫn chữa theo cách chữa thấp nhiệt thì phải rồi, còn
dùng thuốc tân ôn nấu nưốc xông rửa có làm thêm thấp không? v ả lại chữa dưới
mà sót trên.
Ưông Viết Trinh nói: Xông rửa có lẽ không hại lắm, song chưa chắc đã có ích.
Chương Hư Cốc nói: Phát kính tinh thần hôn mê, tà phạm can tâm, nếu tà
nặng bế lại bên trong, quyết âm sắp tuyệt, tất bìu dái co chân lạnh mà lưỡi cũng
rụt, đó là chứng tà ở sâu sắp nguy. Vôn không phải là hư hàn, nay nói do cảm thụ
hàn tà ở ngoài, lúc sắp chữa bệnh cần phải hỏi thật kỹ.
Nhận xét
Họ Chương nêu lên tà nặng bế ở trong huyết âm sắp tuyệt, đồng thời với bìu
dái co chân lạnh lại thêm chứng lưỡi rụt, thật có ý nghĩa chẩn đoán. Nếu nhiệt tà

220
chưa thanh, giả sử nửa dưới người cảm thụ ngoại hàn, thì cũng chỉ chân lạnh mà
chưa chắc đã có dái co lưỡi rụt.
Nguyên văn 29
Chứng thấp nhiệt, mới p h á t thì nóng dữ dội, miệng khát, vùng vị quản phiền
đầy xôn xao, muốn nhắm mắt, thỉnh thoảng nói nhảm, trọc tà ngăn che ở thượng
tiêu, chưa nên dùng tiết, dùng các vị Chỉ xác, Cát cánh, Đạm đậu sị, Sơn chi,
Không có m ồ hôi g ia Cát căn.
Giải thích
Nóng dữ dội miệng khát có giống chứng dương minh nhiệt thịnh, nhưng hiệp
với chứng vị quản phiền đầy xôn xáo thì không phải là vô hình nhiệt thịnh, mà tà
thấp nhiệt uất chưng, tà khí thấp nhiệt, ngăn trở phần khí ở thượng tiêu, muôn
che lấp tâm bào, thì mắt muốn nhắm mà thỉnh thoảng nói nhảm, đồng thòi rêu
lưỡi tất vàng nhờn, chứng này với chứng tâm thần hồ đồ nói nhảm, chất lưỡi đỏ
tươi trơn nhuận của chứng nhiệt nhập tâm bào có chỗ khác nhau. Cho nên dùng
Chi, Sị, Cát để thông nhẹ khí ở thượng tiêu, làm cho khó hoá thì thấp cũng dễ
hoá, nếu lại thêm Xương bồ, Uất kim làm tà thì càng đối chứng, không ra mồ hôi
gia Cát căn, không bằng gia Hoắc hương, Đậu quyển tốt hơnẵ
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Điều văn này với điều văn thứ 9 nên tham khảo lẫn nhau, chứng trên
thuộc dư tà, chữa nên khinh tán, chứng này là trọc tà ngăn che ở thượng tiêu, cho
nên vị quản phiền đầy xốn xao. Mắt muốn nhắm là phế khí không thư thái, thỉnh
thoảng nói nhảm là tà uất tâm bào, nếu dùng tễ nhẹ bệnh tất không trừ.
Nội kinh nói: Bệnh ở cao thì cho vọt ra, dùng Chi sị thang để dũng tiết, dẫn
dương khí ở vị quản mà khai biểu ở vùng ngực, tà theo mửa mà tán.
Chương Hư Cốc nói: Nếu rêu lưỡi mỏng mà trơn là tà chưa giao kết có thể
làm cho mửa mà tán, nếu rêu lưỡi mà có gốc là trọc tà ứ kết, nên trọng dụng tân
khai khổ giáng, nếu cho thô thì tà kết không ra được, lại làm cho khí nghịch mà
biến sinh ra các chứng khác.
Vương Mạnh Anh nói: Lòi chú thích này rất đúng, bệnh ở thượng tiêu, trọc
tà chưa kết, cho nên có thể vọt ra, nếu đã kết ở trung tiêu sao có thể cho mửa ra
được không những chứng thấp nhiệt dùng phép thổ thận trọng, mà dù chứng đàm
ẩm nên dùng phép thổ cũng cần phải biện biệt rõ ràng.
Nhận xét
Chi Si thang là bài thuốc thanh tiết phần khí ở thượng tiêu và không có tác
dụng thúc cho mửa. Thuốc thúc cho mửa phần dùng vào chứng đàm trọc hoặc
thực tích ngăn tắc ở thượng quan, nếu thấp nhiệt ngăn trở ở thượng tiêu, chỉ nên
thanh hoá tuyên tiết mà không nên dùng phép thổ.
Nguyên văn 30
Chứng thấp nhiệt vừa gặp vào đầu kỳ hành kinh, nóng dữ dội miệng khát,
nói nhảm tinh thần hôn mê, ngực bụng đau hoặc lưỡi không có rêu, m ạch hoạt
sác, là tà hãm vào phần dinh nên dùng đại tễ g ia Tê giác, Tử thảo, Lô căn, Quán
chúng, Xương bồ, Ngân hoa lô.

221
Giải thích
Nóng dữ dội, miệng khát, nói nhảm, hôn mê, ngực bụng đau, có giống hiện
tượng phủ chứng của kinh dương minh, nhưng tổng hợp với các tình huống vừa kỳ
đầu hành kinh, lưỡi không rêu lại mà xét, thì biết bệnh tà không ở phần khí mà là
nhiệt độc vào phần huyết, Tâm chủ huyết, là nơi ở của thần minh, nhiệt độc ở
phần huyết, xâm phạm tâm thần thì nói nhảm hôn mê.
Vừa hành kinh nhiệt độc hãm vào ngưng trệ sự lưu hành của huyết thì ngực
bụng đau tất là bụng dưới đau lại càng rõ rệt. Nhiệt độc hãm vào phần huyết thì
miệng khát mà không uống nhiều, lưỡi không rêu mà chất lưỡi đỏ thẫm, cho nên
lấy đại tễ những vị lương huyết giải độc để thanh tiết nhiệt tà ở phần huyết.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Nhiệt nhập huyết thất không riêng gì phụ nữ mà nam giới cũng có
chứng này. Chữa không những lương huyết mà còn phải giải độc, nhưng phải
dùng trọng tễ mới thành công.
Chương Hư Cốc nói: Trọng Cảnh bảo bệnh dương minh đi ngoài ra máu, nói
nhảm là nhiệt nhập huyết thất, tức là chỉ vào nam giới mà nói, cho nên không có
câu vừa kỳ hành kinh.
Nhận xét
Chứng nhiệt nhập huyết thất là chứng riêng của phụ nữ, hay là nam nữ đều
có. Trong Thương hàn luận đã nói tới rất sớm, ở đây không cần phải bàn lại nữa.
Tóm lại lập pháp xử phương tất phải lấy hiện chứng của nhiệt nhập huyết thất
mà quyết định, chứng trị nhiệt nhập huyết thất trong thương hàn luận có với' điều
văn này mà xem, liền thấy rõ ràng.
Nguyên văn 31
Chứng thấp nhiệt ở trên và dưới đều ra huyết hoặc hãn huyết, đó là độc tà
thâm nhập vào p h ần dinh, nên dùng tễ Tê giác, Sinh địa, Xích thược, Đan bì, Liên
kiều, Tử thảo, Lô căn, Ngân hoa.
Giải thích
Nhiệt tà xâm nhập vào phần huyết, nhiệt thịnh động huyết, dương lạc tổn
thương, thì huyết tràn lên, làm thành đổ máu mũi, nôn ra máu, âm lạc tổn thương
thì huyết tràn xuống dưới, làm thành đi ngoài ra máu, đái ra máu, máu theo da
thịt mà ra thì thành huyết hãn, chỉ nên dùng đại tễ Tê giác, Địa hoàng thang gia
vị, lương huyết giải độc để chữa. Chứng này với chứng nhiệt nhập huyết thất ở điều
trên, trình bày chứng trạng tuy khác nhau. Nhưng bệnh cơ đều thuộc nhiệt nhập
vào phần huyết gây nên, cho nên phương pháp chữa trên cơ bản là một.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Do nhiệt bức bách mà trên dưới đều ra máu, hãn huyết, th ế rất nguy mà
còn chưa phải là loại chứng, vì độc theo huyết mà ra, có cơ sống là ở chỗ đó, dùng đại tễ
lương huyết giải độc để cứu âm tiết tà, tà giải mà huyết tự chỉ. Sau khi huyết chỉ nên
dùng Sâm, Kỳ điều lý tốt là được. Hãn huyết tức họ Trương gọi là cơ nục.

222
- Nội kình nói: "nhiệt quá cực ở trong chữa nên dùng hàm hàn", trong bài nên
gia thêm những vị hàm hàn.
- Vương Mạnh Anh nói: Đan bì tuy tính lương huyết mà khí thơm tẩu tiết hay
phát hãn, chỉ huyết nhiệt mà có ứ mới nên dùng, lại động mửa, vị nhược chớ dùng.
Nhận xét
Khí là chỉ huy của huyết, huyết là mẹ của khí. Ngưòi thất huyết thường
cũng dễ hao khí cho nên sau khí huyết chỉ, thưòng dùng thuốc bổ khí. Chứng này
sau khi huyết chỉ dùng Sâm, Kỳ điều lý, cần phải tà nhiệt ở phần huyết đã thanh
hết rồi châ't lưỡi đã nhợt, mà có hiện chứng khí hư, mới nên dùng, nếu không thì
tà nhiệt tất do bổ mà ủng kết uất ở lý, sinh biến chứng khác.
Nguyên văn 32
Chứng thấp nhiệt bẩy tám ngày, miệng không khát, không nói, cho ăn uống
củng không từ, lìm lịm không nói, thần thức hôn mê, dùng thuốc tăn k h ai lương
tiết, phương hương trục u ế đều không hiệu quả, đó là tà nhập quyết âm, chủ khách
hỗn độn, nên phỏng theo bài Tam giáp tán của Ngô Hữu K hả dùng các vị Đ ịa miết
trùng, Miết giáp, Xuyên sơn giáp, Sinh khương, S ài hồ, Đào nhân nghiền nát.
Giải thích
Chứng tinh thần hôn mê không nói, nếu vì dương minh kinh nhiệt càng
thịnh, thì tất miệng khát uống nhiều, nếu vì dương minh phủ thực thì tất không
muôn ăn uống. Nếu vì nhiệt bế tâm bào, thì tất dùng tân khai lương tiết thì khỏi,
nếu vì uế trọc che lấp ở trên thì dùng phương hương trục uế tất có hiệu quả. Nay
miệng không khát lại ăn uống cũng không từ, dùng lương khai, phương hóa đều
không kiến hiệu thì biết là tà tuy lui, mà khí huyết chậm trễ, linh cơ không vận
hoá, cho nên thần khí ngốc độn như vậy, cho nên dùng những vị thuốíc trên để phá
trệ thông ứ để làm linh động cơ năng của tâm.
Lời chú th ích chọn lọc
Tự chú: Thử nhiệt trước thương tổn phần dương, nhưng bệnh lâu không giải,
tất liên cập tới phần âm. Âm dương đều bị khốn đôn, khí huyết đều chậm trễ mà
thử thấp không tiết được ra ngoài liền thâm nhập vào quyết âm, lạc mạch ngưng
ứ, làm cho nhất dương không sinh động được, sinh khí có giáng không thăng, tâm
bị trở át, sinh khí không thông cho nên tinh thần không thanh thản mà hôn mê lìm
lịm. Phá trệ, thông ứ, thì lạc mạch thông mà tà giải được.
Hứa ích Trai nói: Điều này tức là loại bệnh bách hợp trong môn thương hàn.
Triệu Dĩ Đức, Trương Lộ Ngọc, Đào Hậu Đường đều cho là tâm bệnh. Từ Trung
Khả cho là phế bệnh, điều này lại nêu ra phép chữa quyết âm, chẳng qua cho là
trầm mạch, mọi nguồn đều gây nên bệnh. Nguyên khí không phân bô" được, tà khí
lưu trệ lại, mới theo phép chữa của Trọng Cảnh, dùng loại côn trùng hoạt động
như Miết giáp vào quyết âm dùng Sài hồ để dẫn, làm cho tà trong phần âm đạt
hết ra biểu. Giá trùng vào huyết dùng Đào nhân để làm cho tà ở phần huyết tiết
hết xuông dưới. Sơn giáp vào lạc dùng Cương tàm để dẫn làm cho tà ở trong lac
cung hoá theo phong hàn mà tán. Vì rằng bệnh đã lâu khí huyết chậm trệ, không
phải câu chấp những phép thông thường mà có thể khỏi bệnh được.

223
- ưông Viết Trinh nói:Đây có một chút tinh thần mò tối thì biết là không phải
bách hợp, cho nên phép chữa khác bệnh bách hợp, bệnh bách hợp xét ra nên chữa
phế là đúng.
Nhận xét
Họ Hứa giải thích phương dược, họ Uông nêu ra tinh thần mờ tối không phải
bệnh bách hợp, đều có thể theo được.
Nguyên văn 33
Chứng thấp nhiệt miệng k h át rêu vàng nổi gai, m ạch huyền hoãn, d á i co lười
cứng, nói nhảm hôn mê hai tay co giật, đó là tân dịch khô tà trệ, nên dùng các vị
Sinh địa, Lô căn, H à thủ ô sống, Tiên đạo căn, nếu m ạch hữu lực, đ ạ i tiện không
thông, có th ể g ia Đại hoàng.
Giải thích
Chứng miệng khát rêu vàng nổi gai, tinh thần hôn mê nói nhảm là hiện
tượng dương minh phủ thực hao thương tân dịch, mạch huyền dái co cứng, co giật
là dấu hiệu can kinh nhiệt thịnh động phong. Phép chữa phải tiết nhiệt cứu âm,
lương can dẹp phong mới được, chỉ dùng Sinh địa, Thủ ô tư âm, sợ chậm không
cứu được bệnh gấp.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Tân dịch của vị bị cướp mất, nhiệt tà chiếm cứ ở trong, nếu không
nhuận hạ để tiết tà thì không thông đạt được, cho nên phỏng theo phép thừa khí lấy
cam lương thay khổ hàn, chính là vi khí thụ thương tân dịch ở không hồi phục được.
Chương Hư Cốc nói: Dái co lưỡi cứng, nói nhảm tinh thần hôn mê, co giật là
tà đã thâm nhập vào quyết âm, chứng đã nguy lắm, rêu vàng nổi gai, là trọc tà
kết ở dương minh mà nhiệt cực, thuốíc ngọt ở một chỗ không chạy, sợ trọc tà kết tụ
khó giải, nếu không dùng Đại hoàng cũng nên gia loại Chỉ thực, Hậu phác, tân
khai khổ giáng để khai trọc tà kết tụ.
Nhận xét
Nhiệt thịnh tổn thương tân dịch mà đến động phong, nhưng vị khổ thương hàn
vị hao tổn tân dịch vẫn không nên dùng, Chỉ, Phác, hiềm vì ôn táo quá, nếu muốn
thông hạ tiết nhiệt, thì không bằng dùng Mang tiêu, mặn hàn là tốt hơn hết.
Nguyên văn 34
Chứng thấp nhiệt, p h á t kính, bắt nguồn từ tinh thần hôn mê cười nói lảm
nhảm , rêu lưỡi khô vàng nôi gai, hoặc chuyển sắc đen, đ ại tiện không thông là
nhiệt tà b ế kết ở vị phủ nên dùng thừa k h í thang hạ đi.
Giải thích
Đây cũng là chứng dương minh phủ thực hao thương tân dịch mà can phong
dấy động ỏ trong, cho nên dùng thừa khí thang hạ đi, nhưng chứng phủ thực mà
dẫn đến can phong dấy động ở trong, thì tân dịch đã hao thương lắm, chi dùng
thừa khí thanh công hạ, tuy là có tác dụng rút củi dưới nồi, song cũng không khỏi
hao thương âm dịch, không bằng phôi hợp với những vị sinh tân tiết nhiệt lại

224
càng cần thiết hơn. Cùng một chứng phủ thực hao tổn tân dịch can phong dấy
động bên trong, chứng trước nặng về tư âm, chứng này nặng về công hạ, nếu hợp
lại mà xét càng được toàn diện hơn.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Chứng bắt nguồn ngưòi xưa bảo là nếu không phải là chứng đại thực
tất là chứng đại hư, hư thì thần minh tán loạn sắp sửa thoát tuyệt, thực thì thần
minh bị bức cho nên phần nhiều có hiện tượng hỗn loạn. Nay lưỡi rêu vàng nổi gai
khô ráp, đại tiện bế không thông, thì là chứng nhiệt tà kết tụ trong dương minh,
rõ ràng là phủ nhiệt. Cứ theo mà thanh nhiệt tiết tà thì chỉ có thể tán được nhiệt
lưu tẩu trong kinh lạc, chứ không thể trừ được nhiệt tà uẩn kết ở trong vị, cho
nên mượn thừa khí để thông địa đạo (đại tiện), nhưng nếu lưổi không khô vàng
nổi gai thì không dùng được. Thừa khí dùng tiêu, Hoàng là để trục táo hoả thực
nhiệt ở dương minh, nguyên không phải chứng thấp tà lưu trệ ở trong mà dùng
được, nhưng trong vị tân dịch bị nhiệt đốt hao, thậm chí bắt chuồn hỗn loạn, rêu
lưỡi vàng nổi gai, lúc này nhiệt cực thịnh, tân dịch ở vị khô kiệt, thấp hoả chuyển
thành táo hoả, cho nên dùng thừa khí để công hạ, thừa khí là để thừa tiếp âm khí
còn chỉ còn mong manh như một sợi dây. Bệnh thấp ôn đến giai đoạn này, cũng đã
nguy lắm.
Vương Mạnh Anh nói: Điều thứ 28 đã từng nói đến khai tiết hạ đoạt, thì biết
bệnh thấp nhiệt nguyên có chứng có thể hạ, chỉ thấp chưa hoá táo, phủ chưa kết
thực, thì không thể hạ được, nếu hạ thì ỉa lỏng không chỉ, nếu đã táo kết liền nên
hạ ngay, nếu không thì cấu chọn xông bốic, thần minh bị che lấp bế tắc, làm nát
ruột, cháy tân dịch, không thể vãn hồi được, nệ vào cấu hạ không sợ chậm trong
thương hàn, thì chết đến ngay.
Nhận xét
Thấp ôn kiêng hạ, là chỉ vào chứng thấp chưa hoá nhiệt, cho nên Ngô Cúc
Thông nói: "hạ thì sẽ sinh ỉa tháo". Nếu thấp đã hoá nhiệt cùng kết tụ với tích trệ,
thì nên dùng đạo trệ thông hạ, vì tích trệ không trừ đi thì thấp nhiệt không hoá,
nếu thấp đã hoá táo mà phủ thực đã kết, thì tự nhiên là nên công hạ ngay để bảo
tồn tân dịch.
Nguyên văn 35
Chứng thấp nhiệt, nóng cao miệng kh át tự ra m ồ hôi, m ình nặng ngực đầy,
m ạch hồng đ ạ i m à trường, đó là thấp của thái âm hợp với nhiệt tà của dương, nên
dùng B ạch h ổ g ia Thương truật thang.
Giải thích
Phát nóng cao khát nước, tự ra mồ hôi, mạch đại là hiện tượng dương minh
nhiệt thịnh, mình nặng ngực đầy là dấu hiệu thái âm tỳ thấp, cho nên dùng Bạch
hổ gia Thương truật thang, một mặt thanh nhiệt ở dương minh, một mặt hoá thấp
ở thái âm.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Phát sôt cao, khát nước tự ra mồ hôi là nhiệt ở dương minh, ngực

225
đầy mình nặng là kiêm chứng thấp ở thái âm, mạch hồng đại mà trường, biết là
thấp nhiệt trệ ở kinh dương minh, cho nên dùng Thương truật bạch hổ thang đê
thanh nhiệt tán thấp, nhưng là chứng nhiệt nhiều thấp ít. Bạch hổ thang, Trọng
Cảnh dùng để thanh táo nhiệt vô hình ở dương minh, nếu vị dịch khô ráo thì gia
Nhân sâm để sinh tân dịch, gọi là Bạch hổ gia Nhân sâm thang, trong cơ thê vốn
có tỳ khí thì gia Quế chi để thông lạc gọi là Quế chi bạch hổ thang mà kỳ thực là
chủ ý thanh vị nhiệt. Cho nên người sau chữa chứng thử nhiệt thương khí mình
nóng mà khát, cũng dùng Bạch hổ gia Nhân sâm thang; mình nóng khát, đô mồ
hôi tay chân đau phiền cũng dùng Bạch hổ gia Quế chi thang, ngực đầy kiêm với
mình nặng, thì dùng Bạch hổ Thương truật, để trừ thấp ở thái âm, chứng nóng rét
qua lại thì trong bài Bạch hổ gia thêm Sài hồ để tán tà ở bán biểu hoặc bán lý.
Phàm như vậy đều là nhiệt thịnh ở dương minh kiêm thấy các chứng khác, cho
nên dùng Bạch hổ thanh nhiệt mà kiêm tùy chứng gia giảm. Nếu không có chứng
nhiệt khát, toát mồ hôi, mạch hồng đại, thì Bạch hổ không dùng được. Biện chứng
thăm mạch phải xét thật kỹ.
Vương Mạnh Anh nói: Tôi thường dùng vào chứng huyết hư thì gia Sinh địa,
tinh hư thì gia Câu kỷ, có đòm thì gia Bán hạ, dùng không khi nào không có hiệu
quả tốt. Chữa thử tà đốt mạch, nhiệt khát đổ mồ hôi mà đầy tức khí trệ, dùng
Bạch hổ gia Hậu phác rất hay.
Nhận xét
Trong nội dung lòi chú thích có thể nói là đã kiệt hết phép gia giảm biến hoá
bài Bạch hổ thang, chỉ cần là chứng dương minh nhiệt thịnh mà kiêm các chứng
khác, đều có thể dùng Bạch hổ thang làm chủ, mà sau tuỳ chứng gia giảm dùng.
Nguyên văn 36
Chứng thấp nhiệt, thấp nhiệt thương khí, tay chân rủ mỏi, tinh thần giảm
sút, m ình nóng thở cao, tâm phiền nước tiểu vàng, miệng kh át tự ra m ồ hôi, m ạch
hư, dùng Thanh thử ích k h í thang của Đông Viên làm chủ.
Giải thích
Đây là chứng thấp nhiệt chưa hết tà mà tân khí đã hư. Tỳ làm chủ tứ chi, tỳ
thấp không hoá thì tay chân rũ mỏi, lý nhiệt chưa thanh thì mình nóng tâm phiền
nước giải vàng, tân khí hư cho nên mạch hư, tinh thần mỏi mệt, nặng lắm mà
thiên về chính hư. Phép chữa nên lấy ích dưỡng tân khí làm chủ mà hợp với
thanh hoá thấp nhiệt. Bài Thanh thử ích khí thang của Đông Viên, dược vật rất
phức tạp, cùng vào chứng này cũng không ăn khớp, còn nên xét kỹ mà gia giảm.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: cùng một chứng nhiệt khát tự ra mồ hôi mà mạch hư tinh thần mệt
mỏi, thì là trúng thụ thương chứ không phải là dương minh uâ't nhiệt. Bài Thanh
thử ích khí thang do Đông Viên chế ra, dược vật trong bài phức tạp, người học lúc
chữa bệnh nên châm chước gia giảm mà dùng.
Vương Mạnh Anh nói: Chứng ấy mạch ấy, tự nhiên dùng phép thanh thử ích
khí để chữa, nhưng bài của Đông Viên tuy có tên thanh thử mà thực không có gì
thanh thử. Xem như bệnh án của Giang Nam trong chữa cho Tôn Thử Hoa và

226
Trình Hạnh Hiên chữa cho Nông Mộc Công thì biệt, cho nên lúc chữa bệnh cho
nên châm chước gia giảm. Tôi thường chữa chứng ấy, dùng những vị Tây dương
sâm, Thạch hộc, Mạch đông, Hoàng liên, Trúc diệp, Hà cán, Tri mẫu, Cam thảo,
gạo tẻ, vỏ dưa hâú, để thanh thử nhiệt mà ích nguyên khí, không trường hợp nào
là không có hiệu quả liền tay.
Nhận xét
Bài Thanh thử ích khí thang của Đông Viên, Từ Hồi Khê từng chê là dùng
thuốc tạp loạn, họ Vương tuyển dụng những vị chân thực đã hay hơn thanh thử
ích khí thang của Đông Viên rất nhiều, dùng vào chứng tân khí hư mà hơi kiêm
chứng thử nhiệt rất là thích đáng.
Nguyên văn 37
Mùa hè nhiệt thương nguyên khí, thở ngắn mỏi mệt, miệng kh át ra nhiều m ồ
hôi, p h ế hư sinh ho, nên dùng các vị N hân sâm , Mạch đông, Ngủ vị tử.
Giải thích
Tà khí thử nhiệt rất dễ hao khí thương tân dịch, phế chủ khí thuộc vệ, phế
khí hư thì thở ngắn gấp mà ho, khí hư không thể giữ kín ở ngoài thì mồ hôi ra
nhiều. Do ra nhiều mồ hôi tân dịch thoát tiết quá nhiều, thì miệng khát, chứng
này với chứng mồ hôi ra nhiều miệng khát của chứng dương minh lý nhiệt can
thịnh khác nhau rất nhiều, nên chú ý phân biệt. Phàm chứng miệng khát ra mồ
hôi của dương minh nhiệt thịnh thì sốt cao mạch hồng đại. Đây là chứng miệng
khát ra nhiều mồ hôi của chứng tân dịch và khí đều hư, tất người không có tà
nhiệt mà mạch đi hư nhuyễn. Nếu không dùng gấp thuốc liễm khí sinh tân, sợ sẽ
sinh ra suyễn thoát, cho nên dùng Nhân sâm, Mạch đông ích khí sinh tân dịch.
Ngũ vị tử liễm phế khí chỉ mồ hôi. Đây là chứng phế hư tân khí thoát vượt ra
ngoài, nếu mồ hôi ra nhiều mà đến vong dương thoát nghịch, thì lại nên dùng
Sâm, Phục hồi dương cứu nghịch, chứ Sâm, Mạch, Ngũ vị không thể chữa được.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Đây tức là bài Thiên kim sinh mạch tán, cùng với điều 18 cũng là
một bệnh phế mà có phân biệt thở to và thở ngắn, thì phế thực với phế hư có khác
nhau, thực thì tả, hư thì bổ là lẽ nhất định. Nhưng tên bài là Sinh mạch thì biết
hư muôn tuyệt là do nhiệt thương khí.
Vương Mạnh Anh nói: Từ Hồi Khê nói: Đây là bài thuốc bảo tồn tân dịch sau
chứng thương thử. Xem chứng chủ trị dưới bài, không có một chữ nào nói đến chữa
thử cả, thầy thuốc tầm thường dùng nó để chữa bệnh thử, lầm rất to. Y đặt tên cho
bài này tức là trong bài Phục mạch thang lấy hai vị Nhân sâm, Mạch đông, vì để chỉ
mồ hôi nên gia Ngũ vị tử, người gần đây không kê là bệnh gì, thường dùng bài này,
giữ tà khí lại, giết chết người không mấy. Dùng bài này phải xét rõ có tà hay không,
không thể theo thói quen mà xem là bài thuổc chữa bệnh thử.
Nhận xét
Sinh mạch tán thuần là bài thuốc bổ hư, gặp chứng tâm khí vượt thoát ra mà
không có tà nhiệt mới có thể dùng được, nốt tà khí chưa hết mà dùng sóm quá thì có
tệ lưu tà lại, tà khí thử nhiệt dễ làm thương tổn tân khí, cho nên sau khi bị bệnh thử
thường dùng bài này, nếu vì vậy mà xem là bài thuốc chữa thử, thì hoàn toàn là lầm.

227
Nguyên văn 38
Mùa hè hóng m át uống nước lạnh, dương k h í bị ăm hàn uất át, ngoài da
nóng hầm , ran ran sợ rét, đầu đau đầu nặng, tự ra m ồ hôi phiền khát, hoặc bụng
đau th ổ tả nên dùng các vị Hương nhu, H ậu phác, Biển đậu.
Giải thích
Mùa hè khí tròi viêm nhiệt, hóng mát uống nưốc lạnh là thường tình của
ngưòi ta, nhưng nếu uống lạnh thái quá thường dẫn đến thấp tà ngăn trở bên
trong, hóng mát quá đầu đau nặng, trong thì bụng thổ tả hàn tà bó ở ngoài, đáng
lẽ không ra mồ hôi, nếu tự ra mồ hôi thì tà theo mồ hôi mà tiết ra. Thấp ngăn trở
ở bên trong, đáng lẽ không khát, nay nói tự ra mồ hôi phiền khát, có lẽ là hãn tiết
không thông sướng, cũng không khát lắm. Mà tà khí hàn thấp chưa giải, cho nên
dùng Hương nhu để giải ngoại hàn, Hậu phác, Biển đậu để hoá thấp ở lý.
Lời chú thích chọn lọc
Tự chú: Đây là do tránh nắng mà cảm thụ tà khí hàn thấp, tuy bệnh về mùa
hè mà thực không phải bệnh thử, ngưòi xưa không nói mùa hè bị thương hàn thấp
mà nói âm thử đến nỗi ngừơi sau nghi ngò, để lại lầm lẫn không nhỏ nay cải chính
lại. Dùng Hương nhu tân ôn để tán âm tà mà phát dương khí. Hậu phác khổ ôn
trừ thấp tà mà thông hành khí trệ, Biển đậu cam đạm hành thuỷ hoà trung. Nếu
không có biểu chứng sợ rét đau đầu, thì không dùng Hương nhu tân hương. Nếu
không có lý chứng bụng đau thổ tả cũng không dùng Hậu phác, Biển đậu sơ trệ
hoà trung. Cho nên nếu nhiệt khát lắm gia Hoàng liên để thanh thử gọi là Tứ vị
Hương nhu ẩm, giảm Biển đậu gọi là Hoàng liên hương nhu ẩm-ế Thấp thịnh ở lý,
bụng đầy ỉa chảy, bỏ Hoàng liên gia Phục linh, Cam thảo gọi là Ngũ vật Hương
nhu ẩm. Nếu trung khí hư nhược ra nhiều mồ hôi thì gia Sâm, Kỳ, Bạch truật,
Quất bì, Mộc qua gọi là Thập vị hương nhu ẩm. Nhưng dùng Hương nhu, tóm lại
là do hàn thấp vây bọc ở ngoài mà đặt ra không thể dùng để chữa thủ nhiệt mà
không hiệp với hàn thấp.
Ưông Viết Trinh nói: Hương nhu chỉ nên dùng vào trường hợp mùa hè cảm
hàn không có mồ hôi, nếu có mồ hôi nên dùng cẩn thận.
Nhận xét
Người xưa có thuyết cho rằng mùa hè dùng Hương nhu cũng như mùa đông
dùng Ma hoàng, đủ thấy tác dụng của Hương nhu, chủ yếu là tân ôn hàn tán, cho
nên mùa hè cảm hàn mà không có mồ hôi nên dùng, nếu có mồ hôi thì không nên
dùng, nếu ngoài không có hàn thấp cũng cấm dùng.

228
C hương V

THÊM DỊCH BỆNH CỦA Dư s ư NGU

Dư Sư Ngu tên là Lâm, tên chữ là Sư Ngu. Sinh vào đầu đời nhà Thanh,
người ở Đồng thành tỉnh An Huy. Tác phẩm có quyển Dịch chẩn nhất đắc. Ngoài
ra dựa trên cơ sở Ôn dịch luận của Ngô Hựu Khả, ông đã tiến lên một bước mà
nhận thức chứng dịch thử nhiệt gây bệnh, lập ra bài Thanh ôn bại độc ẩm, trọng
dụng Thạch cao làm chủ, thực đã mỏ mang vật cảnh địa mới trong việc biện
chứng chữa bệnh ôn dịch. Vương Mạnh Anh từng khen rằng "Riêng ông hiểu được
dịch khí đàm nhiệt, mở ra một con đường sống, bổ sung vào chỗ thiếu sót của tiên
hiền, xứng đáng là công thần của Trọng Cảnh", ở đây chủ yếu chọn phép nội dung
luận về dịch và chứng dịch điều biện 50 điều của thiên ấy, lấy hết những chứng
trị thưòng thấy và biến của dịch thử nhiệt, còn bộ phận khác thì chưa chép đến.
Luận về dịch vói thương hàn tựa hồ giông nhau mà khác.
Nguyên văn
Chứng dịch mới phát, có khi giống như chứng thái dương dương minh của
bệnh thương hàn, nhưng chứng thái dương dương minh thì đầu không đau như vỡ
m à chứng dịch thì đầu đau như búa bổ, không cất đầu lên được. Thương hàn
không có m ồ hôi m à dịch thì nửa dưới người không có m ồ hôi, nhất là m ồ hôi đầu
càng nhiều. Đầu là đầu mối của mọi thứ dương, hoả tích bốc lên, độc hoả chiếm cứ
bên trong năm thứ dịch bị nung nấu, nhiệt k h í xông lên, như hơi nước bốc lên
đông lại trên nồi chõ, cho nên chỉ trên đầu nhiều m ồ hôi hơn, đó là đau tuy giống
nhau m à m ồ hôi kh ác nhau. Có khi nôn mửa giống như chứng thiếu dương, có khi
tự ỉa lỏng giống như chứng thái âm, nôn mửa của chứng dịch thì sườn không đau,
vì trong có phục độc, tà hoả xâm p hạm vào vị, độc k h í xông lên, nên nôn mửa
luôn. Tự ỉa chảy của thái âm tất có bụng đầy, tự ỉa chảy của chứng dịch bụng
không đầy, đ ạ i tràng là quan năng truyền tống, nhiệt tà dồn xuống đại tràng, có
khi đi ra vật cáu bẩn, có khi bàng lưu thanh thuỷ, có ngày đi tới vài mươi lần, đó
là chứng kh ác m à bệnh giống nhau.
Giải thích
Ôn dịch với thương hàn về phương diện chứng trạng nào đó, tuy nhiên có
một sô" giống nhau mà bệnh thực khác nhau. Thương hàn là ngoại cảm tà khí
phong hàn, mới đầu phần nhiều tà xâm phạm ngoài biểú, cho nên chứng thái
dương thương hàn phần nhiều không có mồ hôi mà lại phát nóng sợ rét, đến khi
biểu tà truyền lý hoá nhiệt, nhiệt xông đốt dương minh, thì chỉ nóng không rét mà
ra mồ hôi khắp toàn thân, chứng dịch là tà khí thử nhiệt, mới đầu đã tràn đầỷ
biểu lý tam tiêu, không phân biệt giới hạn của ba kinh dương, cho nên mối phát
đã nóng cao mà ra mồ hôi đầu nhiều hơn.
Thiên Chí chân yêu đại luận sách Tô" Vân nói: "Mọi chứng nghịch xung lên

229
đầu thuộc hoả". "Mọi chứng nôn mửa chua, ỉa tháo dạ bừa xuống đều thuộc
nhiệt" ẽ Dịch tà thử nhiệt tràn đầy ỏ lý, cho nên có chứng nôn mửa ỉa chảy, chứng
này với chứng tâm phiền hay mửa của thiếu dương mà phải có nóng rét qua lại
ngực đầy, và chứng ỉa lỏng loãng không hôi thổi của bệnh thái âm, đều rõ ràng
phân biệt.

LUẬN VỂ BAN CHẨN


■ j ' ) ề • -'

Nguyên văn
Tôi thường bàn nhiệt dịch không p h ả i là thương hàn, thương hàn không
p h á t ban chẩn, hoặc có người hỏi nhiệt dịch không p h ả i là thương hàn là vốn thế,
còn nói thương hàn không p h á t chẩn, th ế sao c ổ nhân lại nói thương hàn nhiệt tà
chưa nhập vị nếu hạ sớm quá nhiệt tà thừa hư nhập vị, cho nên p h á t ban, nhiệt đã
nhập vị nếu không h ạ ngay, nhiệt tà không được tiết ra ngoài củng p h á t thành
ban, th ế là nói làm sa o ĩ Đáp rằng c ổ nhân cho ôn nhiệt đều thống thuộc vào
thương hàn, cho nên Nội kinh nói nhiệt bệnh là loại thương hàn, N ạn kin h phân
biệt năm loại thương hàn, Thương hàn luận bàn về cách chữa năm loại thương
hàn đ ã nói nhiệt vào vị, nếu không p h ả i là ôn nhiệt, thì củng là hàn tà h oá nhiệt
cho nên có th ể dùng các bài B ạch hổ, Tam hoàng hoá ban, G iải độc đ ể lương giải.
Người bây giờ không hiểu lẽ đó, m à m ình đã lầm lại làm cho người k h á c lầm theo,
đến như bàn về to là ban, nhỏ là chẩn, đó là vị nhiệt cực, thì hăm người chết một
người sống, tím đen là vị đ ã loét, chín người chết một người sông. Tôi đoán sinh
tử, thì lại không có chỗ to nhỏ tím đen của ban, m à tóm lại chỉ lấy phồng nổ, thắt
làm bằng. N hư ban mới mọc m à phồn g trơn nổi trên m ặt da, đỏ như chấm son
trên giấy, đen như mực bôi vào da, đó là độc tà phồng nổi hiện rõ ra ngoài, tuy tím
đen thành m ảng củng có th ể sống, nếu như mới p h á t xuất hiện tuy nhỏ như hạt
thóc, thắt có rễ như kim khâu giầy, như tên xuyên bia, đó là độc tà có rễ c ố kết, nếu
không tím đen củng chết. Nếu đ ể tâm suy xét kỹ, thần m inh ở ch ỗ phồn g nổi quyết
sinh tử trong chốc lát, mới tin có lời nói của tôi là không lầm.
Giải thích
Ban là do nhiệt độc xâm nhập phần huyết gây nên, nhiệt bức huyết tràn
chạy lên miệng mũi thì thành thổ huyết nục huyết, bức ra ngoài da thi phát
thành ban. Thương hàn tà xâm phạm vào phần biểu, cho nên bệnh mới phát
không có lý phát ban, nếu khi hàn tà hoá nhiệt truyền lý, cũng phần nhiều nhiệt
thịnh ở phần khí mà rất ít khi xâm vào phần huyết, cho nên thương hàn tà truyền
vào dương minh, phần nhiều thấy xuất hiện chứng dương minh kinh phủ mà rất
ít khi phát ban, không như dịch tà thử nhiệt tràn đầy biểu lý, tam tiêu khí huyết,
mà dễ phát thành ban. Còn như ở đây nói "to là ban , nhỏ là chẩn" là theo hình
thái lón nhỏ mà phân biệt ban chẩn, điều này so với Chương Hư Cốc nói "Chẩn
theo huyết lạc mà ra thuộc kinh, ban theo da thịt mà ra thuộc vị" thì ý nghĩa khác
nhau. Ngẫm trước nói ban chẩn, hình thái tuy có lớn mà nhỏ mà bệnh cơ đều
thuộc nhiệt độc ở phần huyết bức da thịt mà thành, cho nên ban chẩn đều ẩn dưới
da không nổi cao khỏi mặt da, mà nghĩa sau là nói ban chẩn không những hình

230
thái khác nhau mà bệnh cơ cũng khác nhau, ban thuộc nhiệt độc ở dương minh
huyết phận mà phát ra ngoài da thịt và không nổi cao lên mặt da, chẩn thuộc tà
nhiệt ở phế kinh lan tới phần dinh mà phát ra huyết lạc cho nên nổi cao lên khỏi
mạt da mà sờ tay vào thấy vướng.
Theo sắc ban để biện dư hậu tốt xấu là một khâu quan trọng trong việc chẩn
đoán trên lầm sàng. Phàm ban đỏ là nhiệt độc đã nặng, cho nên xấu nhiều tốt ít,
nếu sắc ban tím đen là nhiệt độc đã cực điểm, cho nên nói "chín người chết một
người sông"ỂNhưng cũng không thể xem là tuyệt đối, nếu sắc ban tuy đen mà còn
sáng bóng nhuận trạch là tà độc tiết ra ngoài mà chính khí chưa bại, còn có thể
cứu chữa. Tóm lại, ôn dịch phát ban lấy chính khí thắng, tà khí xuất ra ngoài là
tốt, chính khí không thắng nổi tà khí, mà bế phục lại bên trong là xấu, cho nên đỏ
như chấm son trên giấy đen như bôi mực lên da là có thể sông, như kim khâu,
giầy như tên xuyên bia thì phần nhiều là chết.

L UẬ■ N V Ề C H Ữ A DỊCH

Nguyên văn
S ách của Trọng Cảnh nguyên có 16 quyển, hiện nay chỉ lưu truyền 10 quyển,
có lẽ môn dịch chẩn củng ở trong s ố thất lạc đó chăng ỉ Đến nỗi đời sau lập luận
lung tung, đến H à gian luận về thanh nhiệt g iải độc ra đời, cao kiến hơn người,
hiểu biết kh ác người, nghĩa là tinh vi, ý củng sâu xa, người sau chưa p h ổ biến
được thuyết ấy m à trở lại cho là thiên lệch. Sách Phùng Thị c ẩ m nang củng nói:
ban chẩn không p h á t biểu được, đó là lời bàn hết sức ngay thật, m à tiếc chưa p h át
minh ý chỉ ấy ra được, nên người sau biết đâu m à theo. Ngô Hữu K hả biên về dịch
rất rõ ràng khúc chiết, như đau đầu p h á t sốt sợ lạnh, không th ể cho là biểu chứng
thương hàn, cho p h á t hãn chỉ làm tổn thương tổn biểu khí, nóng không lui lại
không th ể h ạ được, chỉ làm tổn thương vị k h í m à thôi, lời nói ấy đã hiểu được mầu
nhiệm, tạo sao cho dịch k h í theo miệng mủi m à vào, không truyền vào vị m à
truyền vào m ạc nguyên, luận vần tựa h ồ nói bệnh đến dùng Đạt nguyên ẩm, Tam
tiêu, các bài Thừa k h í còn có ý phụ hội biểu lý. Duy Hùng B ằng Chiêu trong
"Nhiệt dịch chí nghiệm" bắt đầu dùng B ài độc tán đ ể trừ bỏ nanh vuốt, tiếp dùng
Cát cánh thang làm bài thuốc chuyên dùng đ ể chữa tà nhiệt ở ngực, Cách m ạc thủ
lục kinh, vì thử túc thiếu dương đều qua cách m ạc lạc vào trong ngực, k h í của tam
tiêu là hoả, cùng tướng hoả du hành khắp phần biểu của toàn thân, cách với lục
kinh là bộ p h ận ở cao nhất, bài thuốc này củng đưa thuốc lên được rất cao, đem
dùng vào trong chỗ vô hình, tuỳ cao thấp m à làm lui nhiệt ở ngực cách và lục
kinh, thật là phương thuốc diệu kỳ nay tôi chọn dùng phép ấy, bỏ bớt Tiêu hoàng
vì nhiệt dịch tà độc vô hình, khó đương nổi thuốc m ãnh liệt. Trạng dung Thach
cao đi thăng vào p h ê vị trước p h á sào huyệt của bệnh m à bệnh của 12 kinh d ễ
khỏi, không ca nào dùng không khỏi, người hiểu biết nên xét kỹ.

231
Giải thích
Nguyên thư của Trọng Cảnh đã có bàn đến dịch chẩn hay chưa, đó là vấn đề
không biết tra cứu vào đâu được, bất cứ dịch thấp hay dịch thử nhiệt, mới phát
đều là tà không ở biểu mà ở lý, cho nên phé p giải biểu đều kiêng dùng, mà tân
ôn phát hãn càng cấm dùng.
Họ Dư căn cứ "Nhiệt dịch chí nghiệm" của Hùng Bằng Chiêu cho rằng bệnh
dịch mới phát dùng Bại độc tán để trừ nanh vuốt, tiếp dùng Cát cánh thang gia
giảm để phá sào huyệt của bệnh, thì còn chỗ phải thảo luận. Xét bài Bại độc tán
dùng chữa bệnh dịch, Dụ Gia Ngôn đã từng nói là công hiệu rất hay, Xuyên
khung đều là những vị thuộc loại tân ôn thăng tán, dùng vào dịch chứng thử
nhiệt sợ có cái hại giúp cho tà nhiệt, tất nhiên ngoài có hiệp với biểu tà phong hàn
thấp thì dùng mới thích hợp, còn như dùng Cát cánh thang gia giảm để chữa bệnh
này thì còn phù hợp. Cát cánh thang tức Thanh tâm lương cách tán, bài ấy là
Lương cách tán bỏ Tiêu, Hoàng gia, Cát cánh, lấy Liên kiều, Trúc diệp, Bạc hà,
Cát cánh, Cam thảo để thăng tán nhiệt tà ở phần khí thượng tiêu, Sơn chi, Hoàng
cầm khổ hàn để tả hoả, lại gia Thạch cao đi thẳng vào thanh nhiệt ở phế vị. Xét
theo tổ chức của bài Cát cánh thang dùng chữa bệnh dịch thử nhiệt chỉ là tà ở
phần khí thượng tiêu mới thích hợp, nếu thử nhiệt tràn đầy biểu lý, tam tiêu, khí
huyết thì lực lượng yếu quá, nên dùng Thanh ôn bại độc ẩm là phải hơn.

LUẬN V Ề CHỮ A CHẨN


Nguyên văn
Chẩn xuất hiện từ vị, c ổ nhân nói nhiệt chưa vào vị m à h ạ đi, nhiệt tà thừa
hư vào vị nên p h á t ban, nhiệt tà đ ã vào vị, không hạ ngay đi, nhiệt khôn g tiết ra
được củng p h á t ban. Đó là chỉ vào hàn tà hoá nhiệt, h ạ lầm vào h ạ không kịp thời
m à nói. Nếu dịch chẩn chưa qua p h á t biểu vào công hạ, có khởi sốt chưa được một
ngày đ ã phát, cho nên tôi nói nhiệt dịch có ban chẩn m à thương hàn không có ban
chân. B an chân của nhiệt dịch, p h á t ra càng chậm thì độc càng tăng, mới p h á t
bệnh đ ã p h á t ngay vì vị vốn không hư, gặp khi cảm dịch tà, tà không nhập vị
được, củng như tường vách cao dày, cửa ngõ kín đáo, tuy có kẻ trộm củng không
vào được, như Hưu K hả bảo là đ ạt vào m ạc nguyên vậy. Có khi chậm đến bốn
năm ngày m à vẫn không thấy ra được, nếu không p h ả i là vị hư thu độc đ ã sâu thì
củng vì p h á t biêu công lý qúa đáng. Vị là b ể của 12 kinh, trên dưới 12 kinh, đều
đô về vị, vị ph ân b ố kh ắp 12 kinh, vinh dưỡng khắp cơ thể, không kẽ tóc chân lông
nào m à không tói. Độc tà đ ã vào vị t h ế tất p h â n bô' kh ắp 12 kinh, tàn h ại cơ thể,
nếu không lấy g ì m à dẹp tắt th ế m ãnh liệt của hoả tà, thì cơ th ể đều bị nung nấu
thì không nguy sao được, dịch đ ã nói là độc, thì biết rõ là hoả. H oả tà gây bệnh
làm h ại rất lớn, đất gặp 1ĨÓ thì cháy sém, kim loại gặp 1ĨÓ thì chảy ra nước, cây cối

232
g ặp nó thì thành than, nước không thắng được nó thì khô kiệt, cho nên kinh dịch
nói làm khô vạn vật không g ì bằng hoả đốt. c ổ nhân nói hoả là giặc của nguyên
khí. Vì th ế biết hoả là gốc của chẩn, chẩn là ngọn của hoả, muốn cho ngọn thấm
p h á t ra ngoài, nếu không tự nhuận gốc rễ thì sao tươi tốt được, một khi dùng tán
hun bốc hoả thêm mạnh, như hoả được gió lại không bốc m ạnh lên cao? Càng đối
m ạnh ngọn càng bị ngăn đóng, chẩn nhất p h ế biểu m à chết thường thường đều
thế, phong chẩn. Có người nói chẩn có th ể chữa m à ban khó chữa chẳng qua chỉ
dịch chẩn là ban, p h àm dịch chẩn củng có khó chữa đâu, nhưng vì người ta không
biết dùng phép ấy.
Giải thích
Chẩn nói ở đây là chỉ vào thứ chẩn "to là ban, nhỏ là chẩn", thực tế tức là
ban nhỏ, cho nên nói "chẩn xuất từ vị", so với chứng chẩn do phế nhiệt lan tới
dinh phát ra là khác hẳn nhau.
Dịch thử nhiệt, tà dễ xâm phạm vào phần huyết, cho nên bệnh dễ phát thành
ban. Chính khí thịnh mà thắng được tà xuất ra ngoài thì ban thấu phát nhanh hơn,
nếu tà độc thịnh mà chính khí nhất thòi không thể thắng tà xuất ra ngoài, thì ban
thấu phát chậm hơn cho nên nói "ban phát càng chậm thì độc càng nặng"ẵ
Ban đã thuộc tà khí thử nhiệt xâm phạm vào phần huyết mà bức ra cơ phu, cho
nên dựa vào hình thái lón nhỏ, sắc trạch biến hoá của ban, có thể lưòng biết được độc
tà thử nhiệt nặng nhẹ, vì thế nói "hoả là gốc của chẩn, chẩn là ngọn của hoả".
Thử dịch phát ban, tà không ỏ biểu, tự nên cấp dùng biểu tán, nếu lầm dùng
biểu tán, không những là không thấu phát được, trở lại giúp thêm cho tà nhiệt,
cho nên nói "chẩn nhận phát biểu mà chế đại để như vậy". Đó là thử nhiệt xâm
phạm tới phần huyết mà phát ra ban chẩn, cho nên cấm dùng biểu tán. Nếu mà
chẩn do phong ôn hiệp độc, và phong chẩn do cảm thụ phong độc đều thuộc tà ỏ
phế vệ cơ biểu, thì lại nên dùng biểu tán là tốt, cùng với ban chẩn của thử dịch
cấm dùng biểu tán không thể bàn chung được.

L U Ậ N V Ề M Ạ C H C Ủ A DỊCH K H Ô N G T H E P H Á T
■ ■ ■

B I Ể U C Ô N G HẠ ■

Nguyên văn
M ạch của dịch chẩn chưa có khi nào không sác, có khi phù đ ại m à sác, có
khi không phù không trầm m à sác, có k h í ấn vào như có như không, đó tức Linh
khu nói là hiện tượng dương độc phục nặc. Thăm m ạch thì biết được tốt xấu của
bệnh. M ạch phù đại m à sác là độc p h á t dương. Mộc khi dùng lương tán rồi thi
bệnh tự nhiên khỏi, m ạch trầm t ế m à sác là độc đã sâu, dùng đ ại tễ thanh g iải còn
có th ể tiêu trừ, còn như m ạch như có như không, hoặc phụ c hẳn là độc tà rat nặng,
chứng rất nguy hiểm. M ạch ấy thấy lúc bệnh mới phát, có khi thấu vào khoản g 7 -
8 ngày k h á nhiều, tại sao vậy? Vì thầy thuốc lúc đâù nhận là hàn, trọng dụng

233
p h á t biểu trước làm thương tổn dương, p h á t biểu m à không tán, tiếp đó lại hạ, lại
làm tổn thương âm, nào có biết rằng thường hàn 5, 6 ngày không giải, đáng lẽ nên
hạ, củng còn p h ả i xem xét m ạch hữu lực mới nên dùng, dịch nhiệt là độc vô hình,
bệnh tình tuy giống như đại nhiệt, m à m ạch lại t ế sác vô lực, cho nên nói tráng
hoả làm tiêu k h í , nếu hoả nhiệt vô hình m à chịu đựng với sức m ạnh liệt của Tiêu,
H oàng thì nhiệt độc lại không thừa hư m à xâm nhập vào sâu hay sao? Người hư
nhược không bị dương thoát thì củng âm thoát, k h í huyết còn hơi khống chê được
chút đỉnh, củng tất m ạch chuyển sang trầm phục, biến chứng lung tung, hoặc tay
chân buốt lạnh, hoặc tinh thần hôn mê nói nhảm, hoặc uất ức m ờ trực thị, hoặc
són cứt, són đái, thậm chí lưỡi tụt dái co, m ân áo sờ giường, các loại ác chứng
củng giông như thương hàn, thầy thuốc không hiểu, dẫn tà vào trong, dương cực
giống như âm, m à nói là biến thành âm chứng, dùng bừa Sâm , Quế, lúc chết tựa
như uống thuốc độc, toàn thân tím xanh, miệng mũi tuôn ra máu, nếu chưa uống
thuốc nhiệt, thì dùng ngay đại tễ Thanh ôn bại độc ẩm g ia nhiều Thanh h ao hoặc
có th ể vẫn hồi. Tôi vì đã từng cứu nhiều người, cho nên p h á t biểu như vậy.
Giải thích
Dịch thử nhiệt tà hiệt càng thịnh, cho nên mạch phần nhiều sác. Nếu tà
không nặng lắm mà chính khí thắng đẩy được tà ra ngoài thì mạch phần nhiều
phù đại mà sác, đồng thòi người bệnh tất toàn thân sốt cao, nên cho uống thuốc
lương tán, làm cho tà nhiệt tiết ra ngoài, bệnh dễ thuyên giảm. Nếu tà khí nặng
mà chính khí không thể tức thời thắng tà đẩy ra ngoài, tà nhiệt bế phục ở trong
thì mạch thấy trầm tê mà sác, thậm chí như ẩn như hiện, tà độc uất phục càng
sâu thì mạch càng trầm phục, vì thế dịch thử nhiệt mà thấy những mạch như thế,
phần nhiều thuộc chứng hậu hiểm ác.
Dịch thử nhiệt, nhiệt tượng tuy nặng, nhưng không phải là tà khách ở biểu mà
lý cũng có thực kết, đó là do thử nhiệt vô hình tràn đầy biểu lý tam tiêu, cho nên
kiêng nhất là biểu tán công hạ, nếu dùng lầm chỉ làm tổn thương chính khí mà tà khí
càng thêm hoành hành. Tà nhiệt bế phục ở lý mà không tiết ra ngoài thì chân tay
buốt lạnh, tức như nói "nhiệt thâm quyết cũng thâm". Nhiệt nặng thì thần khí bị ảnh
hưởng, tinh thần hôn mê nói nhảm, uất mờ trực thị, hoặc són cứt, són đái. Can chủ
về gân, mạch của can dưới xuông đến âm khí (bộ máy sinh dục) trên liên lạc với lưỡi,
nhiệt thịnh can phong nhiễu động, thì rụt lưỡi dái co, mân áo sò giường. Những
chứng hậu nguy đều thuộc tà nhiệt cực-thịnh gây nên, cho nên dùng đại tễ thanh ôn
bại độc gia ẩm gia nhiều Thạch cao để thanh nhiệt tà, hoặc còn có thể cứu vãn, nếu
nhận lầm là chứng âm hàn mà dùng thuốc nhiệt, tức là làm cho nguy nhanh hơn lên.

LUẬN C Á C H C H Ữ A T H E O CHAN h ìn h

Nguyên văn
Nổi phồng rải rác trên m ặt da, hoặc hồng hoặc tím hoặc đen, đó là độc hiện
ra ngoài, tuy có ác chứng củng không ngại lắm, nếu sắc tím thắt m à còn rễ như từ

234
trong d a đâm ra, sắc xanh tía tựa, như m ạt sau lá bèo ván, p h ẫ n nhiêu thăy ơ
ngực và lưng đó là chứng hậu vị sắp nát loét, tức nên dùng thanh vị m ạnh kiêm
lương huyết, lấy Thanh ôn bại độc ẩm g ia Tử thảo, Hồng hoa, Đào nhăn, Quy vĩ
làm cho chẩn phồng trơn sắc nhạt mới có th ể vãn hồi, nếu còn nghi ngại thì không
cứu được.
Giải thích
"Nổi phồng rải rác trên mặt da" tức là trước nói "đỏ như chấm son trên giấy,
đen như mực bôi lên da" đó là hiện tượng tà độc tiết ra ngoài, vì thế không lo ngại
lắm "nếu như từ trong da đâm ra" tức là ý trước nói "như kim khâu giầy, tên
xuyên bia " đó là hiện tượng tà khí bế phục ỏ lý mà nhất thời không phát xuất ra
được, cho nên bệnh tương đối nguy hiểm. Nếu sắc xanh tía, như mặt sau lá bèo
ván, không những là hiện tượng độc nhiệt độc sâu nặng, mà cũng là khí huyết bế
tắc không lưu thông gây nên, cho nên dùng Thanh ôn bại độc ẩm gia vị, để thanh
nhiệt lương huyết, giải độc hoạt huyết mà chữa nếu còn nghi ngại không dùng
ngay mà cứu, thì sắc chuyển thành đen tối không bóng, tà thịnh chính suy thì
không thể làm được gì nữa.

LUẬN C Á C H CH Ữ A T H E O CHÂN S Ắ C

Nguyên văn
T h ể của huyết vốn là hồng, huyết được lưu thông thì hồng m à hoạt, vinh mà
nhuận, p h ân b ố đầy đủ là cảnh tốt của chẩn. Hồng nhạt có tốt có xấu, sắc nhạt m à
nhuận là tốt nhất, nếu nhạt m à không vinh nhuận, hoặc non nớt m à đẹp, khô m à
trệ là huyết nhiệt lắm. Hồng đậm so với hồng nhạt thì đã nặng hơn, cũng là hiện
tượng huyết nhiệt, lượng huyết đi thì sẽ chuyển sang hồng nhạt, s ắ c đẹp như yên
chi là huyết nhiệt cực độ, so với hồng đậm càng hiểm ác hơn, tất p h ả i dùng lượng
huyết m ạnh mới chuyển sang hồng đậm được, lại dùng lượng huyết nữa mơi
chuyển sang hồng nhạt. Đỏ thắm như hoa m ào g à so với hồng tươi thì hoả càng
thịnh, nếu không dùng lượng thuốc huyết gấp, tất sẽ biến thành sắc đen, nên cho
uống Thanh ôn bại độc ẩm g ia Tử thảo, Đào nhân. Nốt lụn vụn như hạt gạo m à
sắc hồng sa, trắng thì gọi là bạch sa, sau bệnh chẩn thường có chứng này, đó là dư
độc thấu hết, quang cảnh rất tốt, sau khi khỏi bong da. Nếu bệnh mới p h á t chưa
nhận đúng là dịch, sau mười ngày hoặc nửa tháng mới mọc ra, phiền táo, miệng
khát, nóng cao không lại, độc p h á t dưới hàm thì chết không cứu được.
Giải thích
Sắc của ban chẩn, không ngoài mấy loại biến hồng, tím và đen, trong đó
đậm nhạt cũng đều có khác nhau, như hồng có phân biệt hồng và hồng đậm. Tà
nhiệt càng nhẹ thì sắc càng nhạt, tà nhiệt càng nặng thì sắc càng đậm, cho nên
sắc hồng nhẹ, đỏ tím là nhiệt nặng, sắc đen là hoả độc càng nặng lắm. Không kể
lá sắc gì, phàm nhuận trạch có thần là khí huyết còn tốt, nếu không tốt không

235
nhuận trạch là nhiệt độc cố kết, khí huyết không được lưu thông đầy đủ, bệnh
phần nhiều nguy ác.
Sau bệnh ban chẩn thấy xuất hiện hồng sa, bạch sa hiện tượng dư độc phát
hết, vì tà độc không nặng lắm cho nên lụn vụn như hạt gạo, dư độc của phần
huyết tiết ra thì thành là hồng sa, dư độc của phần khí tiết ra thì thành bạch sa.
" Độc phát dưới hàm" tức là chứng phát đi, đó là chứng tà độc không thấu
đạt được ra ngoài kết lại ỏ đưòng lạc của Thiếu dương dương minh, cho nên phần
nhiều là triệu chứng không lành, nếu muôn cứu chữa, cũng không ngoài thanh ôn
bại độc ẩm gia giảm, thanh nhiệt lương huyết giải độc để thấu tà ra ngoài, nếu
hoá mủ vỡ loét càng nên kết hợp ngoại khoa mà điều trị.

LUẬN V Ề P H Á T S A N G
(L ở lo ét)

Nguyên văn
Dịch độc p h á t ban là độc tà tản mản, dịch độc p h á t san g là độc tà tụ hội.
Lúc sơ p h á t sợ rét p h á t nóng, sưng đỏ đau cứng, đó là độc p h á t dương, ch ỉ rét
khôn g nóng, tràm bằng khôn g nổi cao lên, là độc tà p h ụ c ở trong, h o ặc p h á t ờ
ch ỗ hiểm , p h á t ở ch ỗ vô danh, p h á t ở đầu mặt, p h á t ở tay chân, rất nhiều hình
trạng, tóm lạ i là chứng sang. S ao lại biết đó là dịch độc tụ tập, san g độc tầm
thường, m ạch hồng đ ạ i m à sác, m ạch dịch độc trầm t ế m à sác, chứng san g độc
tầm thường hoặc có k h i không đau đầu, d ịch độc thì đầu đau như bú a bổ, nặng
n ề khôn g cất đầu lên được, nghiệm ở c h ỗ đó. Xét thấy chứng có k h i m ắt đỏ, m ặt
đỏ m à có dáng xanh mét thê thảm , có kh i bỗng nhiên toát m ồ hôi, bỗng nhiên
nôn mửa, có kh i m ơ m àng như mê, có kh i m ình nóng tay chân lạn h, có k h i nói
nhảm không thôi, có k h i nôn khan , có kh i ỉa tháo dạ, có k h i nói n hảm khôn g
dứt, có kh i nghe bậy thấy xằng, có k h i k h á t uống nhiều, có k h i p h iền táo như
cuồng, có kh i kêu la từng cơn, như kin h như sợ. B ện h th ái đ a dạng, đ ạ i đ ể như
vậy nhận lầm là chứng sang độc tầm thường, dùng bừa thuốc ôn thác th ì n hất
địn h khôn g cứu chữa được.
Giải thích
Nguyên văn của sang dương (nhọt lở) rất nhiều, nhưng tóm lại là do tà độc
kết tụ, khí huyết ngưng trệ gây nên. Thử nhiệt dịch độc cũng có thể dẫn tới khí
huyết ngưng trệ mà phát ra sang dương. Nói chung thì sang dương sưng đỏ nóng
đau là dương chứng, tràm bằng không nổi ở âm chứng. Dương chứng chữa nên
thanh nhiệt hoạt huyết giải độc, âm chứng chữa nên ôn thác. Vì thử nhiệt dịch độ
mà phát ra dương chứng sang dương cũng có thể tiêu tan. Nếu vì thử nhiệt dịch
độc phát ra sang dương, tràm bằng không nổi cao, chỉ rét không nóng, ngoại hình
tựa như âm chứng, phép chữa vẫn nên thanh nhiệt giải độc làm chủ, không thể
nhận lầm là âm chứng mà dùng bừa thuốc ôn hoá, vì loại sang’ dương tràm bằng
không nổi cao là do thử nhiệt dịch độc ẩn sâu ở trong nên thế, vả chăng sang
dương bề ngoài tuy tràm bằng không nổi cao, nhưng còn có thứ dựa vào các mạch

236
chứng khác của thử nhiệt dịch độc, như mạch trầm tế sác, đầu đau như búa bổ,
mắt đỏ, mặt đỏ, nói nhảm không thôi, khát uống nhiều... đều là những chứng mà
âm chứng sang dương chung không có, mà làm bằng cứ của thử nhiệt dịch độc.
Nếu không dùng đại tễ thanh nhiệt hoạt huyết giải độc thì làm sao có thể đẩy
được nhiệt độc phát dương ra được. Nếu chỉ căn cứ vào hình ngoài tràm bằng cho
là âm chứng, rồi lầm dùng ôn thác, tất nguy không trở kịpẵ

L U Ậ N V Ể B Ệ N H DỊCH
■ ■ ■ ■
Lực C Ó

THAI

Nguyên văn
Người mẹ với thai cùng chung một khí, thai nhờ huyết mẹ nuôi dưỡng, mẹ bị
bệnh nhiệt dịch, độc hoả chứa đầy trong huyết, thì huyết của mẹ là huyết độc nếu
không thanh nhiệt độc trong huyết ngay đi, thì thai lại không chịu ảnh hưởng sao.
Nên biết thai nhiệt thì động thai m át thì yên, mẹ bị nhiệt dịch thì thai củng nhiệt,
hết sức thanh g iải đ ể lương huyết, làm cho bệnh mẹ khỏi thì thai yên, nếu không
biết như vậy m à bỏ không chữa bệnh lại lo yên thai, tất không bảp vệ được cả mẹ
lẫn con. Còn như sau khi sinh hoặc khi đang bệnh m à vừa kỳ hành kinh củng nên
suy ra như trên, nếu bảo rằng sau khi sinh và đang khi hành kinh cấm dùng
thuốc lương, thì làm hại sinh mạng chính ở câu nói ấy.
Giải thích
Thai nhi ở trong bụng mẹ, toàn nhò sự nuôi dưỡng của khí huyết của mẹ.
Cho nên không kể vì nguyên nhân gì làm cho khí huyết của mẹ không thể cung
dưỡng được bình thường cho thai nhi, đều có thể làm cho thai động không yên,
thậm chí có khi đẻ non, vì thế trừ nguyên nhân gây ra động thai, chính là đưòng
lối bảo thai dưỡng thai, đó cũng là ý chữa bệnh tìm gốc. Nếu bỏ điều kiện đó đi mà
chỉ lo bảo dưỡng thai, thì không những không bảo vệ được thai mà bệnh mẹ càng
chuyển thành nặng hơn, kết quả là cả mẹ lẫn con đều không bảo vệ được. Do đó
hiểu rằng bệnh dịch lúc có thai, tất phải trừ bệnh trưốc hết, suy ra mà bàn bệnh
dịch sau khi sinh cũng nên lấy chữa dịch làm chủ, nếu câu nệ thuyết "sản hậu
nên dùng thuốc ôn", không dùng thuốc thanh nhiệt mà dùng thuốc ôn bổ, tất dẫn
đến như lửa đổ thêm dầu, bốc cháy càng thêm mạnh.

L U Ậ N V Ể M U Ộ N DỊCH
■ ■ ■

Nguyên văn
Dịch chẩn mới phát, sáu bộ m ạch t ế sác trầm phục, sắc m ặt xanh mét buồn
thảm , mơ m àng như mê, tay chân buốt lạnh, toát m ồ hôi đầu như mưa, đầu đau
như búa bổ, trong bụng sôi, muốn mửa không mửa được, muốn tả không íả được,
nam thì năm ngửa, nữ thì nằm sấp, đều lắc miệng cầm cạp, trảm chứng bất túc

237
hiện ra, đó là chứng muôn dịch, chết rất nhanh. Muốn cứu vãn trong muôn một,
không dùng đ ại tễ thanh ôn bại độc thì không được, đầu thấy thuốc dám dùng
nhưng người bệnh quyết không chịu uống đành p h ả i bó tay đợi chết, không bằng
ngậm thuốc m à chết, tuy nhiên củng khó lắm thay.
Giải thích
Mạch trầm, sắc mặt xanh mét buồn thảm, tay chân buốt lạnh, toát mồ hôi
đầu như mưa, chứng tựa như âm hàn thịnh ở trong, dương khí vong thoát ra
ngoài, mà thực ra là thử nhiệt dịch độc ẩn sâu ở trong, không thể thấu đạt được ra
ngoài, nhiệt thâm quyết cũng thêm gây raỂMơ màng như mê, đó là nhiệt thịnh
mà tinh thần mờ tỐiỂĐầu đau như búa bổ là do thảo nhiệt xung lên. Nội kinh nói:
"Mọi chứng cấm khẩu run rẩy như mắt thần minh, đều thuộc hoả", thử nhiệt
thịnh ở trong, cho nên thấy lắc đầu miệng cầm cạp. Muôn mửa không mửa được,
muốn tả không tả chính là hiện tượng dịch độc bế phục không thể thấu đạt được
ra ngoài, nếu qúa dùng hàn lương lại làm cho tà nhiệt càng bế phục ở lý, Ưông
Viết Trinh cho rằng "Thanh ôn bại độc ẩm có ức át mà không tuyên thấu, nên
nhất thiết không thể dùng vào chứng này được". Vương Mạnh Anh cho rằng "Nên
châm vào huyệt Khúc trì để tiết độc khí ở phần dinh, lại cho uống Tử tuyết đan
thấu phục tà để cho tà khí tiết ra được ngoài, thì có thể cứu vãn được", đều là
những ý kiến hay, nhưng sau khi tà nhiệt thấu đạt ra được, lại nên dùng Thanh
ôn bại độc ẩm để thanh trừ tà khí thử nhiệt.

B I Ệ N L U Ậ N Đ Ô I Đ I Ể U V Ể C H Ứ N G D ỊC H
■ ■ ■

Nguyên văn 1
Đầu đau, m ắt đau, tựa như thương hàn, nhưng chứng đau đầu của thái
dương dương m inh không đến nỗi quay trở khó kh ăn , m à chứng này thì đầu đau
như búa bổ, h ai m ắt hoa mờ, th ể như khó chống nổi, tóm lại là vì hoả độc thấu
vào hai kinh, độc thấm vào bộ vị dương, dùng phép bỏ củi dưới lò, triệt h oả đi
xuống thì đau khỏi ngay, chẩn tự thấu phát, nên dùng T hanh ôn bại độc ẩm hội
Thanh hao, Huyền sâm g ia Cúc hoa, dùng lầm tân lương biểu tán giúp thêm cho
tà hoả, tất chuyển thành chứng muộn dịch.
Giải thích
Bệnh thương hàn tà ở ba kinh dương đều có chứng đau đầu. Chứng thái
dương đau đầu thì vùng sau đầu đau nhiều hơn, chứng dương minh đau đầu thì
vùng trước trán đau nhiều hơn, chứng thiếu dương đau đầu thì vùng hai bên đầu
(góc trán) đau nhiều hơn, nhưng đều không có chứng mắt đau, mù mò. Nay đầu
đau như búa bổ lại mắt đau, mù mò, là vì thử nhiệt dịch tà xông lên phạm vào chỗ
thanh không gây nên cho nên cách chữa phải dùng Thanh ôn bại độc ẩm thanh
thử nhiệt làm chủ. Vì nhiệt nặng thì tân dịch dễ bị tổn thương, cho nên tăng liều
lượng Thạch cao, Huyền sâm để giúp sức thanh nhiệt sinh tân dịch, gia Cúc hoa
để thanh hoả ở đầu mắt. Lầm dùng tân lương biểu tán, còn hiềm giúp thêm cho
hoả tà nếu dùng lầm tán ôn thì hậu quả nguy hại biết chừng nào.

238
Nguyên văn 2
Khớp xương phiền đau, eo lưng đau như bị đánh đòn, xương và eo lưng đều
thuộc thạn, đau đến như th ế là k h í dâm nhiệt đã vào tới thần kinh, nên dùng bài
này tăng Thanh hao, Huyền sâm, g ia H oàng bá, lầm dùng thuốc ôn tán, thì chết
rất nhanh.
Giải thích
Thận chủ xương, eo lưng là thủ phủ của thận, Tà khí thử nhiệt xâm phạm
vào thận kinh, cho nên xương khớp và eo lưng đau nhức như thế, cho nên chữa
dùng Thanh ôn bại độc ẩm gia Hoàng bá để kiêm thanh nhiệt ở thận kinh.
Nguyên văn 3
N hiệt nên hoà không nên táo. Nếu nóng đến toàn thân nóng hừng hực, so với
chứng hôn trầm tay chân lạnh thì đây là p h á t dương, vì k h í huyết còn đủ sức
thắng được độc tà, một khi dùng tiêu g iải m à chẩn trệ thấu phát, dùng bừa p h át
biểu đến tà k h í ẩn phục vào trong, nên dùng bài này tăng Thạch cao, Sinh địa,
Đan bì, H oàng liên, H oàng cầm.
Giải thích
Dịch thử nhiệt, toàn thân sốt cao là chính khí còn đủ sức đẩy độc tà ra
ngoài, sồ với chứng mạch trầm, tay chân lạnh, thử nhiệt bế phục ở lý, mà nhất
thời chính khí không thể thấu đạt được bệnh tà ra ngoài, thì nhẹ hơn.
Nói chung có thể dùng Thanh ôn bại độc ẩm đủ đảm nhiệm nổi, nếu kiêm có
phát chẩn, thì nên tăng nhiều Hoàng cầm, Hoàng liên, Thạch cao, Sinh địa, Đan
bì để giải độc lương huyết.
Nguyên văn 4
Có trường hợp tựa h ồ tĩnh m à bỗng nhiên táo có trường hợp tựa hồ táo mà
bỗng nhiên tĩnh, gọi là tĩnh táo bất thường, so với điên cuồng thì k ia là ph át
dương, m à đây hiềm uất át, tóm lại là do độc hoả quấy nhiễu bên trong, đến nỗi
nằm ngồi không yên, nên dùng bài này tảng Thạch cao, Tê giác, Hoàng liên.
Giải thích
Điên cuồng phần nhiều ý thức thất thường, mà chứng tĩnh tán bất thường
chỉ là tinh thần tình tự của bệnh nhân không khống chế được chính thưòng, còn
chưa đến mức độ ý thức thất thường. Chứng tĩnh táo bất thường của dịch thử
nhiệt, chủ yếu là do tà nhiệt nhiễu loạn tâm thần, cho nên dùng Thanh ôn bại độc
ẩm gia nhiều Tê giác, Hoàng liên để thanh nhiệt của tam kinh.
Nguyên văn 5
Thức (không ngủ) thuộc dương chủ trên, ngủ thuộc âm chủ dưới. Vị là b ể của
lục phủ, nhiệt độc ủng át, trở cách trên dưới, cho nên hoả p h á quấy không ngủ
được, nên dùng bài thuốc Thanh hao, Tê giác, H oàng liên, g ia H ổ phách.
Giải thích
Chứng này không ngủ được cũng thuộc thử nhiệt gây ra, cho nên nhiệt

239
thanh thì ngủ yên, không như chứng không ngủ do tâm thần không yên thì phải
dùng những vị yên trấn tâm thần, cho nên chứng này gia Hổ phách tưởng không
cần thiết.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: "Hoả nhiễu loạn không ngủ hà tất phải dùng Hô
phách, nếu muốn dẫn xuống nên dùng Mộc thông".
Nhận xét
Đăng tâm cũng có thể dùng.
Nguyên văn 6
Bệnh mới p h á t toàn thăn lạnh như băng, sắc như bụi bám vào, đầy miệng
như sương, đầu đau như búa bổ, thích uống nóng sợ lạnh, sáu bộ m ạch trầm tế, đó
là chứng dương cực giống âm, độc tà ẩn phục. Thanh nội nhiệt cho m ạnh, làm cho
độc tà thấu đạt p h á t ra, m ình bỗng nóng cao, m ạch chuyển hồng sác, p h iền táo nói
nhảm, khát nhiều muốn uống nước lạnh chứng tuy hung ác, còn có thê chữa, nên
dùng bài này tăng Thạch cao, Đan bì, Tê giác, H oàng liên, H oàng 6đỗ Nếu gặp
thấy thuốc dở, dùng bừa Quế, Phụ thuốc chưa uống hết đ ã chết như uống p h ả i
thuốc độc.
Giải thích
Đây là muộn chứng của dịch thử nhiệt. Tà nhiệt bế phục ở lý, sau khi dùng
thuốc thanh nhiệt, do tà nhiệt thấu ra ngoài, cho nên có hiện tượng mình lạnh
như băng mà bỗng chuyển sang nóng dữ dội, do trước sáu bộ mạch trầm tế mà
chuyển ihành mạch hồng sác, do trước thích uổng nóng sợ lạnh mà chuyển thành
khát nhiều muốn uống nước lạnh. Tà tuy thấu đạt ra ngoài, bệnh còn chưa giải,
cho nên vẫn dùng Thanh ôn bại độc ẩm gia giảm để chữa.
Nguyên văn 7
Tay chân thuộc tỳ, đến khi tay chân buốt lạnh, m à xuất hiện ở tạp chứng là
hiện tượng tỳ kinh hư hàn, nguyên dương sắp thoát, chỉ ở bệnh dịch thì khôn g như
thế, toàn thân sốt cao m à chỉ tay chân lạn h, đó là độc tà m ãnh liệt uất át tỳ kinh,
tà hoả không thấu p h á t p h ả i thanh m ạnh tỳ nhiệt thì tay chăn tự ấm , nên dùng
bài này tăng Thạch cao.
Giải thích
Tay chân buốt lạnh, cũng thuộc thử nhiệt bế phục ở lý, nhưng mức độ không
nặng như chứng trước. Bế phục còn nông thì buốt lạnh còn nhẹ, bế phục càng sâu
thì buốt lạnh càng nặng, chứng này với chứng dương hư quyết nghịch tất có một
loại chứng trạng’hư hàn, phân biệt không khó lắm.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Tay chân buốt lạnh, ở tạp chứng không những là tỳ
kinh hư hàn, ở chứng dịch cũng không phải độc ủng át tỳ kinh, tăng Thạch cao,
nguyên là để thanh vị, khí không hành thì tay chân tự hoá, cũng có trường hợp
nhiệt phục ở quyết âm mà buốt lạnh, trong chứng ôn dịch rất nhiều, không thể
không biết điều đó.

240
Nhận xét
Trương Trọng Cảnh nói: "Phàm khí âm dương không thuận tiếp thì thành
quyết cho nên nguyên nhân gây ra quyêt, ở tạp chứng không những là tỳ kinh hư
hàn, ở chứng dịch cũng không chỉ là nhiệt phục quyết âm, điều cần thiết là phải
biện chứng tìm nguyên nhân làm chủ".
N guyên văn 8
Cân thuộc can, nhờ huyết nuôi dường. N hiệt độc vào can kinh, ban chẩn không
th ể tìm lỗ m à p h á t ra, cân m ạch chịu sự xung khích thì run giật như lên kinh nên
dùng bài này tăng Thạch cao, Đan bì g ia Đởm thảo.
Giải thích
Can chủ cân, là tạng phong mộc, cho nên nhiệt thịnh ở can kinh thường dẫn
đến động phong run giật. Cách chữa tự nên thanh tà nhiệt ở can kinh đê dẹp
phong, Đan bì, Đảm bì, Đởm thảo để đi thẳng vào thanh nhiệt ở can đỏm. Nếu run
giật mạnh, thì nên dùng Linh dương giác.
Nguyên văn 9
Tạp chứng có khi vì tân dịch khô ráo, nước không đưa lên được, họng khô
muốn uống nước, nhưng chỉ chừng nửa chén, m à chứng này thì muốn uống nước
lạnh, uống thấy củng không vừa. Bởi vì hoả độc nung nấu ở trong, không có nước
đá không th ể cứu táo, không dùng Thạch cao thi không đủ đ ể c h ế nung đốt, thầy
thuốc tầm thường còn sợ sống lạnh, nhà bệnh cho là lời nói phải, dù nước hẩm
hẩm củng không dám cho uống, đến nỗi môi sém lưỡi đen, nên dừng bài này tăng
Thạch cao g ia H oa phấn.
Giải thích
Tạp bệnh âm dịch suy tổn, nói chung tuy cảm thấy miệng khô, khát muôn
uống, tất uống cũng không nhiều, dịch thử nhiệt là chứng nhiệt thịnh thương tổn
tân dịch, thì khát muốn uống nước nhiều mà phần nhiều thích uống nước lạnh.
Do uống nước có gừng cho thanh nhiệt sinh tân dịch, cho nên chứng nhiệt dịch
hao thương tân dịch, không những không nên cấm mà còn nên cho uống vừa phải,
không thể cho uống mát quá độ để tránh nưốc uống vào ngưng đọng không hoá.
Nguyên văn 10
Trăm bệnh trong bốn mùa, vị k h í là gốc. Đến như không ăn được, thì rất khó
chữa, ở chứng dịch không như thế, không ăn được là do tà hoả p h ạm vào vị, nhiệt
độc xung lên, có khi nôn khan luôn, có khi ăn vào mửa ra ngay. Một khi vị khi
được thanh không cần ép ăn củng tự ăn được, nên dùng bài này tăng T hạch cao,
g ia Chỉ xác.
Giải thích
Phàm ngoại cảm bệnh tà ở cơ biểu, vị khí chưa bị ảnh hưởng, phần nhiều ăn
uống như thường, nếu tà nhiệt truyền vào lý, vị khí khốn thì phần nhiều không
muôn ăn uống. Nội kinh nói "Mọi chứng nghịch xung lên đầu thuộc về hoả". Ngưòi
xưa nói "ăn vào mửa ra ngay, chính là hiện tượng hoả độc xung lên". Cho nên loại
nôn mửa không ăn được này, quyết không thể dùng thuốc khai vị tiêu thực, giáng

241
nghịch chỉ nôn mà có thể chữa được, còn có cái tệ giúp táo, giúp nhiệt, cho nên chỉ
xác tưởng không nên dùng, chỉ dùng Thanh ôn bại độc ẩm thanh tà nhiệt là được,
nhiệt thanh thì mọi chứng đều hết.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Nhiệt tà ủng tắc ở vị, bẵng đi không biết đói, cưỡng
cho ăn ít cháo lại giúp cho tà khí, tuy không ăn được hột nào, mà bệnh thế chưa
suy, không thể nghi ngò là vị bại. Nếu nôn khan ăn vào là mửa thì Cam, Cát, Đan
bì trong bài này không nên dùng, nên gia loại Trúc nhự, Tỳ bà diệp, Bán hạ.
Nhận xét
Cam, Cát tính thăng đề, Đan bì dễ động vị khí sinh mửa, cho nên đều bỏ đi.
Trúc nhự, Tỳ bà diệp đều là những vị thanh giáng, có thể dùng được.
Nguyên văn 11
Ngực và cách mạc là chỗ thượng tiêu tăm phế, tà không d ễ phạm , duy hoả
bốc lên, d ễ phạm vào tâm, lấy hoả giúp hoả, đi nhiệt sang phế, kim bị hoả đốt lại
càng táo thêm, ngực và cách m ạc bị uất át, thì k h í tất hay thở dài, nên dùng bài
này tăng Liên, Cát, g ia Chỉ xác, Lâu nhăn.
Giải thích
Nguyên nhân dẫn đến ngực và cách mạc phiền đầy mà ảnh hưởng tới thở rất
nhiều, hết thảy tà hữu hình ngăn trỏ thượng tiêu đều có thể dẫn tới loại bệnh biến
này. Ngực và cách mạc phiền đầy thở dài của chứng này, là thuộc tà khí thử nhiệt
uất át khí cơ ở thượng tiêu gây nên, cho nên dùng tăng Liên, Cát, Chỉ xác, Lâu
nhân để tuyên thông khí ở thượng tiêu mà khơi thông vùng ngực và cách mạc.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Tà hoả bốc lên, vốn hay uất át phế khí mà thành chứng
ngực cách mạc đầy phiền nhưng người lúc thường vốn có đình đòm phục ẩm, hoặc
trước lúc bệnh phát kiêm có thực trệ thì Địa, Thược trong bài này chưa nên dùng bừa
lầm chứng nên biện biệt mà chữa, chỉ có nước củ cải đã thanh táo hoả bế uất lại
không thông đờm thực lưu trệ, nếu dùng được đúng, hiệu quả rất nhanh.
Nhận xét
Ngưòi có đình đòm phục ẩm thì Địa, Thược tính âm nhu tư nhị thật không
nên dùng, nên lấy loại Quất bì, Chỉ, Cát để khai thông là hơn. Nước củ cải đã
thanh táo hoả lại khai đờm thực, dùng vào chứng này rất thích hợp, nhưng dùng
sông mới tốt.
Nguyên văn 12
Mơ m àng phiền muộn không nói ra tiếng, tâm k h í xuất từ m à thành tiếng
khiếu vì k h í bê, k h í vì độc trệ, tăm mê m à thần không thanh, khiếu bê m à không
ra tiếng, nên dùng bài này tăng T hạch cao, Tê giác, cầ m , Liên g ia L in h dương
giác, Tang bì.
Giải thích
Mơ màng phiền muộn không nói là nhiệt thịnh, tâm thần hồ đồ không nói,

242
cũng là hiện tượng nhiệt nhập tâm bào, nên kiêm dùng những vị thanh tâm khai
khiếu là đúng, Linh dương giác, Tang bì tưởng không được đối chứng.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Tang bì tuy vào phế nhưng không có công năng thông
khí mò khiếu. Nên dùng loại Mã dâu linh, Xạ can, Thông thảo, thanh thần hoá
độc, nên tham hợp với loại Tử tuyết đan.
Nhận xét
Tang bì cố nhiên không nên dùng, Đậu linh, Xạ can, tương cũng bất tất
dùng, vì mơ màng phiền muộn không nói của nhiệt dịch là vì nhiệt thịnh tinh
thần mờ tối gây nên, vốn không thế ví với tính thanh âm không phát ra được,
dùng loại tử tuyết để thanh âm khai khiếu là đúng. Thông khí thông khiếu đốì vói
chứng này thực không quan hệ gì.
Nguyên văn 13
Người vị k h í nhược, thiên hàn, thiên nhiệt, thuỷ ngưng đong thực tích, đều
cùng kết hợp với chân k h í mà đau, đó là nói bệnh tầm thường. Còn như đau bụng
thuộc chứng dịch, hoặc trái hoặc phải, hoặc đau chằng ruột non, đó là độc hoá
xung đột, không có cửa p h át tiết, nếu chiếu theo chứng đau bụng tầm thường phân
kinh lạc m à chữa chờ chết, như mới p h á t chỉ dùng Đại độc tán hoặc Lương cách
tán g ia Phục linh, chỉ đau chỉ ngay.
Giải thích
Đau bụng của chứng dịch vì nhiệt độc bế phục ở trong không tiết ra ngoài mà
gây nên, thanh tiết nhiệt tà thì bụng đau tự hết. Dược vật của Đại độc tán phần
nhiều ôn táo, dùng chữa chứng dịch thử nhiệt sợ có cái hại giúp cho nhiệt táo.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Chứng dịch đau bụng, vốn khác xa với chứng đau
bụng tạp chứng nhưng ghé thực, ghé ứ, ghé sán vì bệnh dịch mà bệnh cũ cũng
kiêm phát cũng nhiều lâm chứng, xử phương lại không chiếu cố đến sao.
Nhận xét
Sách kim quỹ yếu lược nói: "Phàm bệnh có tật lại mới phát, trưốc nên chưa
bệnh mới, sau mới chữa bệnh cũ". Đó là nguyên tắc chữa bệnh cũ kiêm phát bệnh
mới, dịch thử nhiệt mà ghé thực, ghé ứ, ghé sán, cách chữa cũng theo nguyên tắc
ấy. Nếu bệnh cũ vì bệnh mới mà cũng nặng thêm, thì khi chữa bệnh mới đồng thời
có thể chữa cố bệnh cũ.
Nguyên văn 14
Cân thịt máy động ở chứng thương hàn là vong dương, nhưng ở đây thỉ
không p h ả i thế. Vì m ồ hôi là dịch của tân, do huyết hoá ra ', huyết sinh ờ tâm, tàng
trữ ở can, thống nhiếp ở tỳ. Huyết bị chứng hư, nếu gân không được nuôi dường,
cho cân thịt do đó m à máy động, nên dùng bài này tăng T hạch cao, Sinh địa,
Huyền sâm , g ia H oàng bá.

243
Giải thích
Bệnh cân thịt máy động, phần nhiều thuộc nhiệt thịnh động phong, cho nên
chữa nên thanh nhiệt dẹp phong, Sinh địa, Huyền sâm thanh nhiệt dưõng âm, sỢ
hoãn không cứu được cấp.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Vong dương mà cân thịt máy động, chưa nên bổ thổ
chế thuỷ, dâm nhiệt mà cân thịt máy động, chữa nên tả hoả dẹp phong, bài này
còn ít những vị trấn tĩnh dẹp phong, nên bỏ Ban, Cát, gia Cúc hoa, Đởm thảo.
Nhận xét
Những vị thuốc thăng tán không thích dùng vào chứng can phong động ở
trong, cho nên Cát cánh nên bỏ đi, còn Đan bì khổ hàn lương huyết, hay thanh
nhiệt ở can kinh, dùng vào chứng động phong còn có ích không hại, thì dùng cũng
được, xem như điểu thứ 8 vì thử nhiệt vào can kinh mà run giật như lên kinh,
tăng nhiều Đan bì thì đủ chứng rõắ
Nguyên văn 15
Bệnh nhăn tự nói có k h í lạnh từ uị xuất ra, không p h ải là chân lạnh, uì kh í
thượng thăng từ can xuất ra, hiệp với tướng hoả từ dưới đi lên, nhiệt th ể càng mạnh,
đó là hoả cực giống như thuỷ, Trùng tiêu của nhiệt cực, dương can bức ăm, cho nên có
lạnh kh í nên dùng bài này tăng Thạch cao, Tô, Địa, Đơn, Liên, gia Đởm thảo.
Giải thích
Ngưòi bệnh tự nói vì xuất lạnh khí ở người vốn có hàn ẩm ẩn phục bên
trong, cũng có thể có loại cảm giác ấy, đồng thòi với loại cảm giác ấy tất có vị quản
phiền đầy muốn nôn, rêu lưỡi trơn làm bằng chứng, nếu thuộc hoả cực tự thuỷ, tất
nhiên cũng có một loại chứng trạng lý nhiệt của dịch thử nhiệt làm bằng cứ, dịch
nhiệt hiệp với can hoả xung lên, cho nên chữa dùng thanh ôn bại độc ẩm tăng vị,
thanh tà khí thử nhiệt, mà tiết hoả ở can đởm.
Nguyên văn 16
Hơi trong miệng hôi thối làm cho người ta không dám gần, nếu khôn g p h ả i
là độc hoả nung nấu ở trong, thì sao m à miệng hôi đến thế, nên dùng bài này tăng
Thạch cao, Tô, Liên.
Giải th ích
Miệng hôi thối phần nhiều là vì nhiệt ở trong nung nấu, ở trong có mụn
nung mủ cũng hay xuất hiện tình huống này. Nhưng tất có chứng nôn ra mủ làm
bằng chững miệng hôi, đưa ngưòi bệnh vào dịch thực nhiệt, cũng tất có chứng
trạng dịch thử làm bằng, cho nên chữa nên lấy thanh giải lý nhiệt làm chủ.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Nên gia loại Lan thảo, Trúc nhự, Tỳ bà diệp, Kim
ngân hoa, Tường vị lộ, Bạch kim trấp, để dẫn uế trọc đi xuống.

244
Nhận xét
Vì dịch độc thử nhiệt mà miệng hôi, những vị phương hương tịch uế giải độc
ấy, quả nên chọn dùng.
Nguyên văn 17
Nếu lưỡi đầy miệng như sương, ở thượng hàn là bằng cứ hàn chứng, cho nên
Ô1Ĩ tán, m à chứng dịch thấy như thế, lưỡi tất to đầy, đó là hoả cực hoá thuỷ, nên
dùng bài này tăng Thạch cao, Tô, Địa, Kiều, Liên, gia H oàng bá, lầm dùng ôn tán
sẽ chuyển sang đen ngay.
Giải thích
Phàm rêu lưỡi trắng của chứng hư hàn, phần nhiều trắng mà đới hoạt,
không đến nỗi trắng dầy như sương mà chất lưỡi hơi nhạt. Rêu trắng dầy như
sương phần nhiều là hiện tượng ghé thấp, cho nên nhiệt dịch thấy loại lưỡi này,
ngoài thanh nhiệt ra càng phải chú ý hoá thấp, tăng Thạch cao, Tô, Địa , hiềm vì
hàn lương nê trệ lại làm cho thấp khó hoá.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Phàm chứng nhiệt chứng dịch thấy loại rêu lưỡi ấy
vốn không thế nhận lầm là hàn, đều là do kiêm đàm hiệp thấp át phục nhiệt độc
mà gây nên, trong bài thuốc thanh giải, nên dùng những vị khai tiết làm tá.
Nhận xét
Như loại Chỉ, Cát, Hoắc, Bội, có thể chọn dùng.
Nguyên văn 18
Yết hầu là đường vào của cơm nước là đường ra của hơi thở, độc hoả chưng,
nếu đến nỗi sưng đau, liền p h ả i thanh giải đ ể khai b ế tắc, nên dũng bài này tăng
Thạch cao, Huyền, Cát, gia Ngưu bàng, Xạ can, Sơn đậu căn.
Giải thích
Yết hầu là cửa ngõ của phế và vị cho nên độc hoả chưng nấu ở phế vị, có thể làm
cho yết hầu sưng đau, bài này gia các vị là đê thanh nhiệt giải độc mà lợi yết hầu.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Gia Bạch kim trấp rất hay, thuốc nước trở ngại ở
họng thì lấy loại tán thổi vào.
Nhận xét
Kim trấp (nước phân) có lực thanh nhiệt giải độc khá đều, có thể dùng, tích
loại tán hay trừ hư lạn sinh dạ con, dùng vào chứng yết hầu với loét khá tốt. Yết
hầu sưrìg đau không gì bằng dùng loại Kim bâu hoàn tán, Ngọc thược chuỷ tán
thổi vào thích hợp hơn.
Nguyên văn 19
Môi là hoa của tỳ, môi sưng đó là hoả viêm th ể táo, nên dùng bài này tăng
T hạch cao, Kiều, Liên, g ia H oa phấn.

245
Giải thích
Hoả viêm thể táo, môi tất sưng đỏ, nếu môi sưng mà không đỏ lại thuộc
chứng tỳ thấp.
Nguyên văn 20
Đều là chỗ đầu nối của mọi thứ dương, đầu m ặt sưng to đó là độc hoả cộng
lên, nên dùng bài này tăng Thạch cao, Huyền sâm, g ia Ngân hoa, Mã bột, Cương
tàm, Bản lam căn, Từ hoa địa, Quỹ vĩ, m ạch thực có th ể lượng dùng Sinh địa
hoàng rửa rượu.
Giải thích
Đầu mặt sưng to do độc hoả xông lên, tất có sưng đỏ, cho nên dùng Thanh ôn
bại độc ẩm, gia đại tễ thanh nhiệt giải độc được. Mạch thực thì lượng gia Sinh đại
hoàng rửa rượu là bẻ gãy thế bốc lên của hoả mà đưa xuống, chứ không phải là
muôn công hạ.
Nguyên văn 21
Trên m ặt nổi phồng tựa như bỏng, nốt lớn nhỏ không đều, có đỏ trắng, có
trắng có đen xen lẫn nhau, đau không chịu được, vỡ chảy nước trong, củng có k h í
vd nước chảy lẫn máu, cách chữa như điều trên.
Nguyên văn 22
H ai m á thuộc can thận, có khi sưng bên trái, có khi sưng bên p h ải, có khi từ
p h ả i lan sang trái, có khi từ trái lan sang p h ả i gọi là quai bị, không thanh g iả i tất
thành chứng đại đầu ôn, chữa như điều trên.
Giải thích
Trên mặt nổi phồng má sưng và đầu mặt sưng to đều thuộc độc hoả xông
lên, cho nên đều có thể dùng phép chữa, nếu vì cảm thụ phong nhiệt mà thành
quai bị thì bài này có tính chất mát và át trở không nên dùng, dùng bài Phổ tế
tiêu độc ẩm thanh giải tốt hơn.
Nguyên văn 23
Cổ thuộc túc thái dương bàng quang kinh, nhiệt độc xâm vào thái dương thì
c ổ sưng, nên dùng bài này tăng Thạch cao, Huyền sâm , K iều, Cát, g ia N gân hoa,
H ạ khô thảo, Ngưu bàng, Tử hoa đ ịa đinh, Sơn đậu căn.
Giải thích
Gáy thuộc túc thái dương bàng quang kinh, cổ là chỗ kim mạch thiếu
dương, dương minh đi qua, cho nên cổ không thuộc túc thái dương bàng quang
kinh, kỳ thực dịch thử nhiệt dẫn đến cổ sưng to, cũng do độc hoả xông lên, cho
nên cách chữa cũng lấy thanh nhiệt giải độc làm chủ, chằng tới thái dương hoặc
thiếu dương, dương minh đều không có ý nghĩa.
Nguyên văn 24
Sau tai thuộc thận kinh, chỗ ấy sưng cứng bệnh rất ác, nên dùng bài này

246
tăng Thạch cao, Huyền,Địa, Sơn, Kiều, gia Ngân hoa, H oa phấn, B ản lam căn, Tử
hoa đia đinh, trong tai chảy máu thì không chữa được.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Lỗ tai thuộc khảm, cho nên tai là biểu hiện ngoài của
thận kiljh, nhưng kết huyệt của phế kinh ở trong tai, gọi là "long thông" chuyên
để nghe, kim bị hoả đốt thì tai điếc. Phàm tai điếc do ôn nhiệt thử dịch đều vì lý
do ấy, không thể câu nệ câu văn thiếu dương thương hàn mà dùng bừa Sài hồ để
giúp hoả tà thêm mạnh, người xưa nói tai điếc chữa phế thật là câu nói chí lý.
Nhận xét
"Tai điếc chữa phế" quả là thức tỉnh người ta, nhưng cũng không nên nói
một cách đại khái, chứng tai điếc do ôn nhiệt thử dịch đều là do kim bị hoả đốt
gây nên. Vì tâm khai khiếu ra tai, thận khí khiếu ở tai, kinh mạch thiếu dương
tuần hành ở tai, kết huyệt của phế ở trong tai, cho nên tà ở những kinh ấy đều có
thể làm cho tai điếc. Nếu thử nhiệt làm bế tăc tâm khiếu mà tai điếc thì thanh
tâm khai khiếu là đúng.
Nguyên văn 25
Lưỡi là nhầm của tâm, tâm thuộc hoả, độc hoả xung đột, h ai hoả hợp nhau,
động đến m ầm của tâm, m à sinh đầu lưỡi đỏ sưng (Lộng thiệt) nên dùng bài này
tăng Thạch cao, Tô, Liên, Huyền sâm, gia H oàng bá.
Giải thích
Sách y tông kim giám bảo "Lộng thiệt là lưỡi lo trong miệng luôn" Lộng thiệt
tức là đầu lưõi đều thuốic tâm kinh hoả độc cang thịnh, cho nên tăng các vị Tô,
Liên, Huyền sâm, đủ thanh hỏa ở tâm kinh.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Nên gia loại Mộc thông, Liên tử tâm, Chu sa, Đồng tiện.
Nhận xét
Các vị đều có thể thanh tiết tâm hoả đi xuống, có thể chọn dùng.
Nguyên văn 26
Trong m ắt có tia m áu đỏ, thanh hoà phù việt, thì hoả tự lui lầm chữa theo
nhăn kh oa thì làm h ại rất lớn, nên dùng bài này g ia Cúc hoa, Hồng hoa, Thuyền
thoái, Quy vĩ, Cốc tinh.
Giải thích
Can khai khiếu ở mắt. Thử nhiệt hiệp với can hoả xông lên, nhiệt và ứ cùng
ngăn trở, cho nên thấy tia máu chảy chéo trong mắt, vì thế chữa dùng Thanh ôn
bại độc ẩm gia những vị lương của thanh hoả tán ứ. Nếu coi nhẹ thử nhiệt dịch tà,
chỉ theo chữa nhãn khoa chung là bỏ gốic chữa ngọn.
Lời chú thích chọn ỉọc
Vương Mạnh Anh nói: Gia vị cũng là những vị để chữa về nhãn khoa, chi
bằng chỉ gia Linh dương giác, Long đòm thảo là thích đáng hơn.

247
Nhận xét
Linh dương giác, Long đởm thảo vôn là những vị thanh tà nhiệt ở can kinh
hay nhất, những tia máu chằng chéo trong mắt là chứng ứ và nhiệt cùng ngăn trở
bên trong, thì những vị hoạt huyết như Hồng hoa vẫn không thể thiếu.
Nguyên văn 27
Đầu là nguyên thủ của toàn thân, khinh thanh nhiệt và tà không d ễ cam
phạm . Toàn thản khô rắn, chỉ đầu ra nhiều m ồ hôi, đó là độc tà sôi sục bên trong,
nhiệt k h í bốc lên, cho m ồ hôi ra như tắm, nên dùng bài này tăng T hạch cao,
Huyền sâm.
Giải thích
Đầu ra nhiều mồ hôi thuộc lý nhiệt uất chứng cho nên lúc ra mồ hôi thường
thấy nhiệt khí bừng bừng, thanh uất nhiệt đi thì mồ hôi tự hết. Trong khi dương
khí thoát ra ngoài cũng thường thấy mồ hôi toát thành giọt ở trán nhưng so với
chứng dương nhiệt can thịnh ở trên, bệnh cơ chứng hậu hoàn toàn khác nhau,
trên lâm sàng phân biệt không khó lắm, nghiệm thêm những chứng trạng khác
càng dễ biện nhận.
Nguyên văn 28
Răng là dư k h í của xương. Nghiên răng trong tạp chứng là huyết hư, nghiến
răng trong dịch chứng là can nhiệt, nên dùng bài này tăng T hạch cao, Sinh địa,
Chi tử, gia Đởm thảo.
Giải thích
Tạp chứng huyết hư nghiến răng, trên lâm sàng rất ít thấy, thòi kỳ cuối của
bệnh mà hư động phong thì có thể xuất hiện chứng nghiến răng. Can nhiệt sinh
nghiến răng phần nhiều thuộc nhiệt thịnh động phong. Tăng các vị Đan, Chi,
Đởm thảo đều có tác dụng thanh tà nhiệt ở can kinh. Ngòai ra chứng phủ thực
cũng có thê xuất hiện nghiến răng nên dùng Thừa khí thang để hạ đi.
Nguyên văn 29
Dịch chứng m áu mủi tuôn ra, đó là dương m inh uất nhiệt xông lên não, não
thông với mủi, cho nên máu mủi chảy như suối, nên dùng bài này tăng T hạch cao
Huyền, Địa, cầm , Liên g ia Linh dương giác, Sinh tang bì, Tông lư khôi.
Giải thích
Nhiệt dịch máu mũi tuôn ra như suốĩ, tóm lại do nhiệt tà làm tổn thương dương
lạc gây nên, bất tất can thiệp đến não. Vì dương nhiệt thịnh cho nên bội các vị Thạch
cao, Cầm, Liên để thanh nhiệt. Còn như gia Linh dương giác, Tang bì, không bằng
đổi dùng Đại hoàng để bẻ gãy thế xông lên của hoả mà dẫn hoả tà đi xuống.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Bài này nên bỏ Cát cánh gia Bạch mao căn.
Nhận xét
Cát cánh hiềm tính thăng đề có thể giúp cho chảy máu mũi, Bạch mao căn có thể
lương huyết chỉ máu mũi. Bỏ một vị gia một vị, sẽ thấy thích đáng hơn nhiều.

248
Nguyên văn 30
Trên lưỡi mọc nốt trắng như trân châu, là hiện tượng thuỷ hóa, so với tía đỏ
vàng đen, c ố nhân bảo là nổi gai càng nặng, nên dùng bài này tăng Thạch cao,
Liên, Huyền, Kiều, gia Hoa phân, Ngăn hoa.
Giải thích
Trên lưỡi sinh điểm trắng như trân châu cũng là hiện tượng hoả độc chưng
gôc, gia đại tễ thanh nhiệt, giải độc được rất thích đáng. Vương Mạnh Anh cho
rằng Tường vi căn, Kim trấp cũng có thể gia vào.
Nguyên văn 31
Dịch chứng mới p hát, rêu ỉưỡi như bột nhầy, đó là hoả cực h oá thuỷ, nếu
nhận lầm là hàn, dùng bừa thuốc ôn táo, bệnh sẽ tăng thêm, rêu càng dầy, tinh
dịch càng h ao thuỷ dịch không đưa lên, h ai hoả cùng chưng nếu, biến trắng
thành đen, rắn như thép, dầy như vẩy, gõ vào có tiếng, nói năng khôn g rõ,
không p h ả i là ỉưỡi rụt, chữa được đóng thì vẩy bong ra, nên dùng bài này tăng
T hạch cao, Huyền sâm , Tô, Liên, Chi, Kiều g ia H oa phấn, H oàng bá.
Giải thích
Rêu lưỡi như bột nhầy phần nhiều là thấp thịnh mặt lưỡi tất ướt nhuận. Rêu
lưỡi của nhiệt dịch hoá cực tựa thuỷ như bột nhầy, tất mặt lưỡi khô ráo, không
ướt, nên lấy đó để biện biệt, nếu nhận lầm là thấp mà trọng dụng ôn táo, tất là
nhiệt càng thịnh, tân dịch càng hao thương, vì thế sắc rêu chuyển từ trắng thành
đen, mà cứng dầy như vẩy, do đó ảnh hưởng tới nói năng, phép chữa lớn nên
thanh nhiệt giải độc sinh tân dịch làm chủ.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Chứng này chữa nên chuyên dùng cam hàn để bổ
sung tân dịch, không nên tham hợp dùng khổ táo. Ngoài ra như Lê trấp, Giá
tương, Trúc dịch, Tây qua trấp, Ngẫu trấp đều có thể uống luôn, nếu được nước
sương trên hoa chuôi càng tôt. Nếu tà hoả đã suy, tân dịch không hồi phục được
nên dùng thịt lợn tươi vài cân thái thành cục to, dùng lửa to nấu lấy nước, vớt bỏ
hết bọt, tuỳ ý uống nguội là thứ cấp cứu tân dịch hay nhất.
Nhận xét
Nhiệt dịch đến mức tân dịch hao tổn quá lắm thì những thứ sinh tân dịch
nên chọn nhiều vào, không những các vị ôn táo kiêng dùng mà những vị khổ hàn
cũng sỢ hoá táo thương âm, không dùng là đúng. Họ Vương bảo không nên tham
hợp dùng khổ táo, lý do là ở chỗ đó. Nhưng nhiệt thịnh mà hao thương tân dịch,
tức nhiệt thịnh là nguyên nhân làm hao thương tân dịch, không thanh nhiệt mà
chỉ dùng sinh tân, thì rút cục vẫn không hồi phục được. Họ Vương nói: "Chứng
này nên chuyên dùng cam hàn để bổ sung tân dịch" là chưa toàn diện. Dùng thịt
lợn tươi sắc nước uông nguội là một cách cứu tân dịch. Nhưng thịt lợn không hay
bằng dùng bì lợn.
Nguyên văn 32
Trên lưỡi p h á t mụn đinh, hoặc hồng, hoặc tía, to như vú ngựa, nhỏ như anh

249
đào, năm ba cái không nhất định, chảy mủ, chảy máu, p h ả i thanh m ạnh tán hoả,
nên dùng bài này tăng Thạch cao, Tô giác, Kiều liên, g ia Ngăn hoa.Trên lưỡi
thành lỗ, sau khi khỏi tự bằng phan g lại.
Giải thích
Đây cũng là loại độc hoả bốc lên gây ra. Tưởng nên gia nhiều những vị giải
độc như Tử hoa địa đinh, Bản lam căn. Vương Mạnh Anh cho rằng nên gia loại
Tưòng vi căn, Kim trấp ngoài dùng tích loại tám, hoặc Trân châu, Ngưu hoàng
tán bột bôi vào, có thể chọn dùng.
N guyên văn 33
Thiệt nục là huyết nhiệt tràn lên m ầm của tâm, nên dùng bài này tăng T hạch
cao, H oàng liên, Tô, Địa, Chi tử, Đan g ia Tông lư khôi.
Nguyên văn 34
Sỉ nục là nhiệt của hai kinh dương minh thiếu âm cùng đốt, nên dùng bài này
tảng Thạch cao, Huyền sâm, cầm , Liên, Tê, Địa, Đan, Chi tử, gia Hoàng bá.
Giải thích
Tỷ nục, thiệt nục, xỉ nục ở nhiệt dịch đều thuộc nhiệt thương dương lạc gây
nôn. Cách chữa cũng lấy thanh nhiệt lương huyết làm chủ. Cả ba chứng ấy, tuyển
dụng dược phẩm có thể tham hợp lẫn nhau không cần phải quá máy móc.
Nguyên văn 35
Tâm chủ thần, tâm tĩnh thần thì thần tỉnh táo, tăm bị hoả đốt m ạnh thì
thần không tỉnh táo m à nói nhảm, nên dùng bài này tăng T hạch cao, Tô, Liên,
Đan, Chi, gia H oàng bá, Đởm thảo.
Giải thích
Vì nhiệt thịnh tinh thần mò tối nói nhảm chữa nên như vậy. Nên lưỡi đỏ
tươi nhuận, lưỡi cứng, tay chân lạnh mà tinh thần mò tối nói nhảm là thuộc nhiệt
nhập tâm bào, nên dùng thanh nhiệt khai khiếu mới là đốì chứng.
Nguyên văn 36
Chứng nấc có khi vì vị nhiệt xung lên, có kh i vì hoả ở can đởm nghịch lên, có
khi vì p h ế k h í không gián g xuống được nên dùng bài này tăng T hạch cao, g ia Trúc
nhự, Tỳ bà diệp, Thị đế, Linh dương giác, Ngăn hạnh nhân, nếu không ch ỉ dùng
Trầm hương, Tân lang, 0 dược, Chỉ xác, mỗi thứ vài p h ân đều m ài ra gọi là Tứ
m a ẩm vẫn hoà vào bài này uống.
Giải thích
Nấc mửa là uế, nguyên nhân của nó rất nhiều, nên phân biệt mà chữa.
Thương hàn luận nói "Bệnh thương hàn nấc mà bụng đầy nên xem xét đại tiểu
tiện, biết chỗ nào không lợi, thông lợi đi thì khỏi". Chứng nấc của nhiệt dịch, phần
nhiều là vì vị nhiệt xung lên, thứ nữa đến can đởm hoả nghịch lên, còn phế khí
không giáng xuống được mà nấc thì ít thấy. Trong đó dùng các vị như Thạch cao,
Trúc nhự chủ yếu là thanh, Linh dương giác chủ về thanh hoả ở can đởm, Tỳ bà

250
diệp, Ngân hạnh chủ giáng phế khí, có thể căn cứ tình hình khác nhau mà lựa
chọn dùng.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Ba chứng ấy vốn đều là chứng thực, còn có khi do đòm
ngăn trở trung tiêu, hoặc đại tiện bí ỏ hạ tiêu, thì có cách chữa khác.
Ngân hạnh nhân tính ấm làm sít phần khí, chỉ có thể dùng chữa nấc thuộc
hư, không nên gia vào bài này.
Nhận xét
Vì nấc do đòm ngăn trở, phần nhiều có bụng trên đầy mà lợm giọng chữa
nên hóa đờm. Nấc vì đại tiện phần nhiều có chứng phủ thực, chữa nên công hạ.
Nguyên văn 37
Tà xâm vào vị thừa thì mửa, độc tà còn do mửa m à vọt ra được còn như nôn
khan thì nặng, tóm lại là do trong có phục độc, thanh giải không th ể trì hoãn được,
nên dùng bài này tăng Thạch cao, Cam, Liên, gia Hoạt thạch, Phục long can.
Giải thích
Mửa vối nôn khan đều là thuộc tà nhiệt xâm phạm vào vị mà làm cho vị khí
nghịch lên. Mửa được là chính khí cón thắng được là tà khí mà tông ra ngoài,
bệnh này nhẹ. Nôn khan là thứ nhiệt khá nặng mà tà khí bế phục ở lý, vì thế,
bệnh tình nặng hơn. Cách chữa tóm lại là lấy thanh thư nhiệt làm chủ. Phục long
can là vị thuốc chữa nôn mửa thuộc hư hàn, không thể dùng vào chứng này.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Cam thảo nên bỏ, phục long cam là vị ôn táo, chỉ có
thể chữa nôn mửa thuộc hư hàn, không nên gia vào bài này, trong bài này Cát
cánh, Đan, Thược cũng nên bỏ đi, có thể gia Toàn phúc hoa, Trúc nhự, Bán hạ, Tỳ
bà diệp, nếu dùng phản tá thì nước gừng tươi là ổn thoả.
Nhận xét
Cam thảo vị ngọt hay ủng trệ vị, Cát cánh thăng đề giúp cho chứng nghịch,
Đan, thược dễ động vị khí dẫn đến mửa, cho nên đều bỏ đi, không dùng. Gia
những vị thuộc loại giáng nghịch hoà vị chỉ nôn, có thể chọn dùng.
Nguyên văn 38
Dịch độc đi sang đ ại tràng, sinh mót rặn phân mũi lẫn máu, hoặc đi ra
phân cáu bẩn, hoặc đi ra máu bầm, tuy giống ly m à thực không p h ả i ly, người
bệnh rất sợ rét p h á t nóng tiểu tiện ngắn đỏ, chỉ nên thanh nhiệt tiêu, nên dùng bài
này tăng Thạch cao, H oàng liên, g ia H oạt thạch, Trư linh, Trạch tả, Mộc thông
thì ly tự chỉ lầm dùng thuốc thông lợi c ố sáp thì chết.
Giải thích
Mót rặn, máu mủ lẫn lộn, giông hệt như chứng lỵ, nhưng lỵ là thấp nhiệt
hợp với trệ, thường bụng xoắn đau, và lại đi ngoài luôn luôn, ngày đi nhiều lần.
Còn như nhiệt dịch tà đi sang đại tràng, tuy cũng có khi đau bụng nhưng không

251
đau xoắn, sô" lần đi ngoài cũng không nhiều, và thế nào cũng có chứng thử nhiệt
kèm theo. Cách chữa những chứng mót rặn, mủ máu lẫn lộn ấy cũng nên lấy
thanh thử nhiệt làm chủ, như các vị Trư linh, Trạch tả, Mộc thông thì qúa thấm
lợi, trở lại có tệ làm hao thương âm dịch, tuy gia Hoạt thạch hợp với Cam thảo
trong nguyên phương, thì công năng thanh thử chỉ lợi, rất là sáp hợp, đã nói trắng
đỏ lẫn lộn thì những vị lương huyết giải độc nên gia nhiều vàoỗ
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Ánh nói: Nhiệt đi sang đại tràng đã ra đồ cáu bẩn, bệnh đã có
đường thoát, nên hoá độc là phải. Đã biết không thể thông lợi, sao vẫn gia các vị
lợi thuỷ như Linh, Trạch, lại không sơ suất sao, chỉ Hoạt thạch là dùng được đôi
chứng, còn như các vị khác như loại Kim ngân hoa, Hoa hoè, Hoàng bá, Thanh
hao, Bạch đậu ông, Khổ sâm, La bặc đều có thể chọn dùng.
Nhận xét
Lợi tiểu tiện đủ thực đại tiện, chỉ thích dùng vào chứng ỉa chảy (nhu tiết)
thuộc thấp do mất chứa năng gạn lọc, nhất thiết không dùng được trong chứng ỉa
lỏng do nhiệt độc đi sang đại tràng. Hoàng bá, Khổ sâm tuy hay kiện âm chỉ ỉa
lỏng, nhưng hiềm tính vị khô táo, không bằng Ngân hoa, Hoè nhuỵ thanh nhiệt
lương huyết giải độc sát đúng hơn.
Nguyên văn 39
Độc hoả dồn xuống đại tràng có khi đi ngoài ra p h ân cáu bẩn, có kh i ra nước
trong, có khi đi như dội, có khi đi ra nguyên thức ăn, đó là tà nhiệt không tiêu hoá
thức ăn, không p h ả i là con hư, so với chứng tựa như lỵ thì nhẹ hơn, xét chứng thấy
mình tất nóng cao, hơi thở tất to, tiểu tiện tất ngắn, nôn tất khô tím, k h át nhiều
muôn uống nước lạnh, bụng đau không thôi, tay chân có khi buốt lạnh, nên nhân
t h ế đó m à thanh lợi đi, chữa như điều trên.
Giải thích
Hoặc ỉa ra phân cáu bẩn, hoặc ỉa ra nước trong, hoặc ỉa như dội, hoặc ỉa ra
nguyên thức ăn, tóm lại là vì tà nhiệt tràn đầy trong ruột, cho nên dồn bức xuồng
như vâỵ. So với chứng trên thấy chứng tuy có hơi khác nhau, mà bệnh cơ cũng
thuộc nhiệt độc đi sang đại tràng, cho nên cách chữa cũng giống như chứng trên
là bệnh đã lan tới phần huyết, mà chứng này còn ở phần khí, những vị lương
huyết không cần dùng làm chứng này.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Môi khô sém, khát nhiều là tân dịch hao thương, chữa
nên thanh hoá, chứ quá thấm lợi, chỉ dùng bí đao sắc nưốc thay chè, tùy ý uống là
tốt nhất.
Nhận xét
Bệnh nhiệt không ghé thấp, không cần thấm lợi, để tránh thương âm, nếu
nhiệt làm hao thương tân dịch, thì những vị thấm lợi càng nên tránh dùng Bí đao
ngọt mà hơi hàn, có công hiệu thanh nhiệt sinh tân, có thể dùng.
Nguyên văn 40
Chứng dịch đại tiện, không thông, vì độc hoả chưng nâu, đ ại tràng khô táo

252
không th ể nhuận hạ, không th ể chỉ cung trục b ế kết m à chết nhanh thêm, nên
dùng bài này g ia Sinh địa hoàng, hoặc ngoài dùng phép thông khoan.
Giải thích
Nhiệt thịnh vì độc hoả chưng nấu mà đại tiện không thông, thì không nên
chuyên dùng công hạ, vẫn nên thanh tà nhiệt, nhưng đại tiện không thông thì tà
nhiệt cũng khó mà thanh trừ, vì thế nhiệt dịch mà kiêm đại tiện không thông, tuy
lấy thanh nhiệt làm chủ cũng nên thông hạ phụ thêm.
Nguyên văn 41
Tà phạm vào ngủ tạng m à m ạch lạc của tâm âm m ất điều hoà, huyết lưu
hành sai thường độ, thấm vào đại tràng sinh đi ngoài ra máu, nên dùng bài này
tăng Sinh địa, g ia Hoè hoa, B á diệp, Tông khôi.
Giải thích
Nhiệt thương âm lục mà sinh đi ngoài ra máu, nên thanh tà nhiệt mà kiêm
lương huyết, thì huyết tự chỉ. Vương Mạnh Anh cho rằng Tông Khôi tính hiền ôn
sáp, nên đổi sang Địa du khôi, thuyết thấy rất đúng.
Nguyên văn 42
Bàng quang nhiệt cực, tiểu tiện ngắn đỏ m à sẻn, nhiệt độc nặng thì sắc nước
tiểu đỏ như dầu, nên dùng bài này gia H oạt thạch, Trạch tả, Trư linh, Mộc thông,
Biển súc.
Giải thích
Phàm tà nhiệt ở lý mà tân dịch thụ thương, tiểu tiện phần nhiều ngắn đỏ
mà sẻn, tà nhiệt thanh, tân dịch hồi phục, thì tiểu tiện cũng trở lại bình thường.
Gia những vị trên đều là những vị thông lầm lợi thuỷ, không thể dùng vào chứng
này, nếu muốn tiết nhiệt đi xuống, có thể dùng loại Lô căn, Đạm trúc diệp.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Linh, Trạch đều là những vị thấm lợi, tiểu tiện ngắn
trở ở bàng quang mượn để thông tiểu tiện. Chứng này đã nói là nhiệt độc đốt bên
trong thì thuỷ đã bị cướp đoạt, tiểu tiện tất tự nhiên ngắn đỏ mà sẻn, chỉ nên
chữa theo nguyên nhân thì nguồn sạch mà dòng trong, sao lại có thể làm chuyện
xát trấu lấy dầu mà cương cho thông lợi được. Hoặc lượng chứng gia thêm một vài
vị, cẩn thận chớ xem thường mà lạm dụng tràn lan.
Nhận xét
Phàm dùng thuốc thấm lợi đều cho thuỷ thấp ngừng đọng bên trong, nếu
không thế thì không thể dùng bừa bãi. "Nguồn sạch thì dòng trong" đã nói lên
chữa tiểu tiện đỏ sẻn tất phải tìm gốic dò nguyên nhân, trên thực tế chữa những
bệnh chứng khác cũng nên như thế, hết thẩy những phép, phương, dược định sẵn
đều không phù hợp với tinh thần biện chứng luận trị.
Nguyên văn 43
Nếu thấy là tiểu tiện ra máu mà không đau: huyết lâm thì bụng dưới và âm

253
hành tất kiêm chướng đau. Ở chứng dịch đều do huyết bị nhiệt bức, nên dùng bài này
tăng Sinh địa, gia Hoạt thạch, Đào nhân, Mao căn, H ổ phách, Ngưu tất, Tông khôi.
Giải thích
Dựa vào lúc đi tiểu tiện trong niệu đạo có đau hay không đau để làm điểm
chủ yếu biện chứng niệu huyết và huyết lâm, rất là xác đáng. Ó tạp chứng thì
nguyên nhân rất nhiều, còn ở dịch chứng thì đểu do huyết bị nhiệt bức, cho nên
chữa đều nôn thanh nhiệt lương huyết, nhưng chứng huyết lâm thì nên gia ít vị
thông giáng mới tốt.
Nguyên văn 44
P hát cuồng chửi m ắng không k ể thăn sơ, nặng hơn thì trèo cao ca hát, bỏ áo
m à chạy, leo lên tường, lên nóc nhà, sức m ạnh hơn lúc thường rất nhiều, hoặc nói
những chuyện m à thường chưa có, nói đến những người lúc thường chưa thấy, như
có m a quỷ ám vào, đó là do dương minh tà nhiệt xông lên, nhiễu loạn thần kinh,
người bệnh củng không tự biết, cần cúng đồng bóng làm thêm rắc rối, nên dùng
bài này tăng Thạch cao, Tê, Liên, Đan, Chi, g ia H oàng bá.
Giải thích
Phát cuồng, nói nhảm của nhiệt dịch phần nhiều vì dương minh nhiệt thịnh
mà đến nỗi tâm thần không sáng suốt cho nên thanh tà nhiệt thì thần kinh tự
thanh sảng, nếu kèm với phủ thực thì lại nên kèm theo thuốc khổ hàn thông hạ.
Nguyên văn 45
Đờm trong chứng dịch đều thuộc nhiệt, trong đàm có lẫn m áu là dấu hiệu
nhiệt cực, nên dùng bài này tăng Thạch cao, c ầ m , Địa, g ia L âu nhân, Linh
dương giác, Tang bì, Tông khôi.
Giải thíoh
Đòm nhiệt chứng, nếu ở phế mà sinh trong đờm có lẫn máu thì nên thanh
hóa đòm nhiệt mà ghé thêm lương huyết. Gia Lâu nhân không bằng đổi sang Lâu
bì, Linh dương giác cũng không đối chửng không cần dùng đến. Vương Mạnh Anh
cho rằng: Tang bì, Tông khôi lên bàn lại, nên gia loại Hoạt thạch, Đào nhân, Vĩ
hành, Qua lâu.
Nguyên văn 46
Dịch ứng són đái, không p h ả i vì hư, không thúc ước được, đó là nhiệt tà làm
cho không duy trì được, người bệnh tất hôn mê, nói nhảm , són ra không biết, nên
dừng bài này tăng Thạch cao, Tê, Liên, g ia H oạt thạch.
G iả i th íc h
Bàng quang không thông lợi thì bí tiểu tiện, không ước thúc được, thì són
đái. Dịch chứng són đái là do nhiệt tinh thần mờ tối mà đến nỗi bàng quang
không thúc ước được, cho nên đái ra rất khai, so với chứng són đái mùi không
khai lắm rất dễ phân biệt, són đái vi nhiệt thịnh, thì cách chữa lấy thanh nhiệt
làm chủ.

254
r

Nguyên văn 47
Mọi bệnh suyễn đầy đều thuộc nhiệt, huống là dịch chứa, nên dùng bài này
tăng Thạch cao, Hoàng cầm, gia Tang bì, Linh dương giác.
Giải thích
Vì lý nhiệt mà suyễn thở, nhiệt thanh thì suyễn tự bình, gia Tang bì, Linh
dương giác đều chưa đối chứng lắm.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Loại Hạnh nhân, Hậu phác, Bán hạ, Toàn phúc hoa,
Tỳ bà diệp, Lâu nhân, La hặc, Hải sài, Lô căn, đều có thể tuỳ chứng chọn dùng.
Nhận xét
Hạnh nhân, Hậu phác, Bán hạ, chủ yếu thích dùng vào chứng suyễn thở ra
đàm trọc ngăn trở bên trong, phế khí nghịch lên, Toàn phúc hoa, Tỳ bà diệp, Lâu
nhân, La bặc, .V.V.. chủ yếu dùng vào chứng suyễn thở do đòm nhiệt ngăn trở phế,
phế khí không giáng xuống được. Những vị thuốc ấy không dùng vào chứng suyễn
do nhiệt thịnh ở phần khí tác dụng đều không lớn lắm, trong đó, Phác, Hạnh, Bán
hạ, xét ra không dùng thì đúng hơn, để tránh ôn táo giúp cho nhiệt tà.
Nguyên văn 48
Dấu nhiệt chứng nấu, thấu trọc ủng át thì toàn thân p h át vàng, nên dùng
bài này tăng Thạch cao, Chi tử, gia Nhăn trần, Hoạt thạch, Trư linh, Trạch tả,
Mộc thông.
Giải thích
Thấp nhiệt uất chưng phát vàng thì trong thuốc thanh nhiệt gia thêm
những vị thâm lợi rất hợp là hợp đáng. Duy địa, Thược, Đan bì trong bài tính âm
nhu nên bỏ đi để tránh giữ thấp tà lại.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Chứng này cũng có khi nên hạ.
Uông Viết Trinh nói: Dùng trứng vịt vỏ xanh trọc thủng một lỗ nhỏ cho Phác
tiêu vào, vít giấy kín lại nấu chín, ngày ngày thường ăn lấy nghĩa là một là bổ, một
thứ tiêu, chữa hoàng đảm rất hay. Tôi thường tự mình dùng thử mới đầu đi ngoài
lỏng không khoan khoái. Uống Phác tiêu mà đại tiện lại khô ráo khoan khoái.
Nhận xét
Chứng phát vàng nên hạ là chỉ vào chứng thấp nhiệt phát vàng ghé thêm
phủ thực, như chứng phát vàng mà dùng Nhân trần cao thang để chữa tức thuộc
loại hình ấy.
Nguyên văn 49
Dịch chứng mặc áo sờ giường, bắt chuồn chuồn đó là can kinh nhiệt thịnh.
Can thuộc mộc, mộc động phong lay, phong từ hoả m à ra. Tả truyện nói phong cực

255
thì sinh bệnh tứ mạt, tứ m ạt tức là tay chân, tay chân động là bệnh phong thịnh,
nên dùng bài này tăng Thạch cao, Tô, Liên, Chi, Đan, gia Đởm thảo.
Giải thích
Mặc áo, sò giường bắt chuồn chuồn rõ ràng là hiện tượng động phong, ở
chứng dịch phần nhiều thuộc nhiệt thịnh động phong, vì thế chữa nên thanh
nhiệt lương can dẹp phong. Chi, Đan, Đởm tuy đều có thể đi thẳng vào thanh
nhiệt ở can kinh, nhưng hiệu qủa đơn phong lại kém, nên gia Linh giác là đúng.
Lời chú thích chọn lọc
Vương Mạnh Anh nói: Loại Tang chi, Cúc hoa, Ty qua lạc, Linh dương giác,
Bạch vi đều có thể chọn dùng. Chứng thực thì nên kiêm thông phủ, chứng hư thì
nên kiêm dưỡng âm.
Nhận xét
Các vị thuốc trên đều thuộc loại thanh nhiệt lương can, dẹp phong hoà lạc,
có thể lấy dùng. Kiêm phủ thực nên thông, kiêm âm hư nên tư bổ, trong phép
chữa chứng nhiệt thịnh động phong là tình huống thường gặp, lúc lâm chứng nên
lo nghĩ đến.
Nguyên văn 50
Chứng Hồ hoặc nên dừng bài này tăng Thạch cao, Tô giác, gia Khô săm, 0 mai,
Hoè tử.
Giải thích
Hồ hoặc là tân bệnh vì có chứng thần chí hoảng hốt, hồ nghi, hoảng loạn,
cho nên gọi là hồ hoặc. Sách kim quỹ yếu lược có nói: "Lở ở hầu là hoặc, lở ở tiền
hậu âm là hồ". Cho nên chứng hồ hoặc nói ở đây là chỉ vào loại do nhiệt mà sinh
biến chứng lở loét ở cổ họng hoặc tiền hoặc hậu âm, cho nên tăng thêm những vị
thanh nhiệt giả độc để chữa.
Phần trên, bản biện luận từng điều về chương dịch có 50 điều, tuy luận
thuật chứng trạng khác nhau mà cơ chế đều do thử nhiệt độc gây nên, cho nên
đều chủ trương dùng Thanh ôn bại độc ẩm. Nhưng bệnh tà có nặng nhẹ, vị trí
bệnh không giông nhau, chứng xuất hiện cũng không hoàn toàn nhất trí, cho nên
dùng thuốíc lại cần phải tuỳ chứng gia thêm hay giảm bớt.
Năm mười chứng trên là những hiểm ác củ a nhiệt dịch biến th ái
không thường, chữa không đúng từ lúc đầu, phần nhiều không cứu được,
phải hết sức cẩn th ận ễ

256
MỤC LỤC
■ ■

Trang

L ờ i n ói đ ầ u 3

K h á i n iệm 5

0? ~
PHAN I- CHAN TR Ị ON BẸNH 7r7

Chương I : Bệnh phong ôn 7

Chương II Bệnh xuân ôn 32

Chương III : Bệnh thử ôn 44

Chương IV Bệnh thấp ôn 59

Chương V : Bệnh phục thử 84

Chương VI Bệnh thu táo 93

Chương VII Ôn độc 106

Chương VIII : Ôn dịch 117

Chương IX : Đông ôn 126

PHẦN n - CHỌN CHÚ THÍCH MỘT s ố TRƯỚC TÁC N ổi TIẾNG 129

Chương I : “Ngoại cảm ôn nhiệt thiên” của Diệp Phương Nham 129

Chương II : Thiên “Tạm thòi khôi phục khí ngoại cảm”


180
của Diệp Phương Nham

Chương III : Thiên “Ngoại cảm ôn bệnh của Trần Bình Bá” 187

Chương IV : “Thiên thập nhiệt bệnh” của Tiết Sinh Bạch 200

Chương V : Thêm dịch bệnh của Dư Sư Ngu 229

257
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

ÔN BÊNH

Chịu trách nhiệm xuất bần


HOÀNG TRỌNG QUANG

Biên tập BS. HOÀNG LONG


Sửa bản in: HOÀNG LONG
Trình bày bìa: CHU HÙNG
Kt vi tính: TRẦN KIM HOA
In 1000 cuốn, khổ 19 X 27cm tại Xưởng in Nhà xuất bản Y học.
Giấy phép xuất bản số: 30-13/XB-QLXB ngày 10/01/2005.
In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2005.
Tìm đoc

❖ Y học c ổ truyền

❖ Thuốc đ ô n g y - c á ch sử dụng, b à o c h ế

❖ B à i g iản g y học c ổ truyền (tập 1 + 2 )

❖ B ện h ngũ qu an y học c ổ truyên

❖ Dược học c ổ truyền

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC


Địa chỉ: 352 Đội cấn - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại: 04.7625934 - 7627819 - Fax: 84.4.7625923
E-mail: xuatbanyhoc@netnam.vn

61 - 6 1 9
MS ------------------ 1 3 - 2 0 0 5
YH - 2005

You might also like