You are on page 1of 40

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG

QUAN NIỆM VÀ BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ


VỀ CHỨNG TÝ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
=========

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG

QUAN NIỆM VÀ BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ


VỀ CHỨNG TÝ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Người hướng dẫn khoa học:


PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Cho đề tài: “Đánh giá độc tính và hiệu quả điều trị của cao
lỏng Ích gối khang trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối”

Chuyên ngành : Y học cổ truyền


Mã số :

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2018
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
I. Quan niệm về chứng tý theo YHCT...........................................................3
II. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh chứng tý.................................................4
2.1. Nguyên nhân......................................................................................4
2.1.1. Do ngoại nhân:............................................................................4
2.1.2. Do nội nhân:................................................................................5
2.1.3. Do bất nội ngoại nhân:................................................................5
III. Cơ chế bệnh sinh.....................................................................................6
3.1.1. Biện chứng theo nguyên nhân gây chứng tý...............................6
3.1.2. Biện chứng hư thực của chứng tý...............................................8
3.1.3. Biện chứng vị trí nông sâu của chứng tý.....................................8
3.1.4. Biện chứng hàn nhiệt của chứng tý.............................................9
3.1.5. Biện chứng về diễn biến bệnh.....................................................9
3.1.6. Biện chứng về dự hậu của chứng tý..........................................10
IV. Chẩn đoán và điều trị chứng tý.............................................................10
4.1. Chẩn đoán........................................................................................10
4.1.1. Hành tý......................................................................................10
4.1.2. Thống tý ...................................................................................11
4.1.3. Trước tý ....................................................................................11
4.1.4. Nhiệt tý......................................................................................11
4.1.5. Bì tý...........................................................................................12
4.1.6. Cơ tý..........................................................................................12
4.1.7. Mạch tý......................................................................................13
4.1.8. Cân tý........................................................................................13
4.1.9. Cốt tý.........................................................................................14
4.1.10. Tâm tý.......................................................................................14
4.1.11. Can tý........................................................................................15
4.1.12. Tỳ tý..........................................................................................15
4.1.13. Phế tý.........................................................................................16
4.1.14. Thận tý......................................................................................16
V. Điều trị:.................................................................................................16
VI. Các thể lâm sàng chứng tý....................................................................18
6.1. Phong hàn tý....................................................................................18
6.2. Phong thấp tý...................................................................................19
6.3. Hàn thấp tý......................................................................................21
6.4. Thấp nhiệt tý....................................................................................22
6.5. Thể hàn nhiệt thác tạp......................................................................23
6.6. Thể nhiệt độc tý...............................................................................24
6.7. Đàm ứ tý..........................................................................................26
6.8. Phong đàm tý...................................................................................27
6.9. Dinh vệ bất hoà................................................................................28
6.10. Huyết hư phong tý........................................................................29
6.11. Can thận hư..................................................................................30
VII.Phương pháp không dùng thuốc............................................................33
7.1. Với chứng bệnh liên quan đến phong..............................................33
7.2. Với chứng bệnh liên quan đến hàn..................................................33
7.3. Với chứng bệnh liên quan đến thấp.................................................33
7.4. Với chứng bệnh liên quan đến nhiệt................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chứng Tý là một thuật ngữ trong YHCT nhằm mô tả một tình trạng bệnh lý
khi khí huyết vận hành trong trong kinh mạch bị tắc nghẽn do bệnh tà xâm phạm
vào kinh mạch gây nên. Chữ b“Tý” đồng âm với “Bí”, nghĩa là bế tắc, ngăn lấp,
không thông. Trên lâm sàng, hầu hết các bệnh nhân đến khám và điều trị chứng tý
thường có các triệu chứng là đau khớp và hạn chế vận động. [1][2]
Chứng tý là bệnh danh chung của một số chứng bệnh trong y học cổ truyền
(YHCT). Khái niệm chứng tý xuất hiện sớm nhất trong sách Hoàng đế nội kinh.
Chủ yếu các ghi chép về chứng tý được tìm thấy ở chương Tý luận [3][4]
Chứng Tý là chứng kinh mạch bị ngoại tà xâm nhập làm bế tắc dẫn đến
khí huyết vận hành bị trở ngại không thông gây nên các biểu hiện bì phu, cơ
nhục, cân cốt đau nhức, sưng đau, ê ẩm, tê bì, nặng nề, sưng đau…
Trong chương tý luận có đoạn viết về nguyên nhân gây bệnh, chứng hậu
và bệnh có của chứng tý: “Phong hàn thấp tý, ba thứ khí kết hợp gây ra chứng
tý. Nếu phong khí mạnh thì gây hành tý, hàn khí mạnh thì gây thống tý, thấp
khí mạnh thì gây thấp tý” [5][3].
Trong Kinh Qũi Yếu Lược có nhắc đến phong thấp, lịch tiết phong cũng
có liên quan đến chứng tý [6][7]. Trong Thiên Kim Yếu Phương, lần đầu tiên
có ghi chép về Độc hoạt tang ký thang dùng để điều trị cho chứng tý còn dùng
đến ngày nay. Trong Y Tông Tất Độc đề ra các phương pháp khu phong, trừ
thấp tán hàn, bổ huyết để điều trị hành tý, bổ tỳ bổ khí để điều trị thấp tý [3].
Kèm theo đó do tuổi già can thận hư yếu hoặc bị bệnh lâu ngày làm khí huyết
giảm sút dẫn đến can thận bị hư. Thận không chủ được cốt tuỷ, can huyết hư
không nuôi dưỡng được cân cơ, xương khớp bị thoái hoá, biến dạng, cơ bị
teo, khớp bị dính…[8]
Đối chiếu chứng tý với các bệnh theo y học hiện đại (YHHĐ), chứng tý
thường gặp trong các bệnh như đau dây thần kinh ngoại biên, viên đa khớp
dạng thấp, thoái hoá khớp, thoái hoá khớp gối, viêm khớp cấp, viêm cột sống,
viêm cột sống dính khớp, viêm cơ, bệnh gút [9][10][11].
2

Trong chuyên đề này, để có cái nhìn toàn diện về nguyên nhân, cơ chế
bệnh sinh, chẩn đoán, điều trị và các thể bệnh lâm sàng của chứng tý, chúng
tối xin trình bày một số nội dung như sau:
1. Quan niệm về chứng tý theo YHCT.
2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh chứng tý.
3. Chẩn đoán và điều trị chứng tý.
4. Các thể bệnh lâm sàng của chứng tý.
3

I. Quan niệm về chứng tý theo YHCT


Theo y học cổ truyền, chứng tý là kinh mạch bị ngoại tà xâm nhập vào
lạc mạch làm bế tắc dẫn đến khí huyết vận hành không thông với triệu chứng
bì phu (da), cân cốt (gân xương), cơ nhục, khớp xương tê bì đau tức ê ẩm,
sưng, co duỗi khó khăn[4][12].
Chứng tý được chia ra thành các chứng cụ thể nhằm phản ánh nguyên
nhân gây bệnh và các triệu chứng bệnh. Nhìn chung các tác giả đều dựa vào
nguyên nhân gây bệnh mà có các phân loại như sau:
Nếu phong nặng hơn thì gọi là hành tý, hàn nặng hơn thì gọi là thống tý,
thấp nặng hơn thì gọi là trước tý [11][13].
Hành tý: đau các khớp, đau có tính di chuyển [14]. Thiên phong luận
nói: “Tính của phong là hay chạy và hay biến đổi”, cho nên phong khí thắng
thì thành chứng hành tý [13]. Thời nhà Lý có Thánh tế tổng lục cũng nhắc đến
hành tý, nguyên nhân gây ra và cách trị liệu chi tiết. Phong là dương tà, dễ
biến hoá, phong tý thắng tạo ra hành tý [6].
Thống tý: đau nhức dữ dội tại một vị trí cố định, trườm nóng thì đỡ
đau, ngày nhẹ, đêm nặng, chân tay co rút, co duỗi khó khăn. Trương Cảnh
Nhạc nói: “Khí âm hàn khách vào khoảng da thịt, gân xương, thì ngưng kết
lại, dương khí không lưu hành được, cho nên đau không thể chịu nổi. Lại nói
hàn khí huyết ngưng trệ lại, ngưng lại thì mạch không thông, không thông thì
đau” [13][15].
Trước tý: đau có cảm giác nặng nề. Trương Cảnh Nhạc nói: “ Trước tý là
thân thể nặng nề, mà không di động hoặc sinh đau nhức hoặc là tê dại, thấp tà
theo thổ hoá, nên bệnh phần nhiều phát ở cơ nhục”[5].
Nội kinh chia thành ngũ tý: Bao gồm cốt tý, cân tý, cơ tý, bì tý, mạch tý.
Nếu bị bện vào mùa đông gọi là cốt tý, bị bệnh vào mùa xuân gọi là cân tý, bị
bệnh vào mùa hạ gọi là cơ tý, bị bệnh vào mùa thu gọi là bì tý, bị bệnh vào
mùa hạ gọi là mạch tý [3][5][11].
4

Tà khí lưu lại lâu ngày ở phần biêủ mà không giải được thì sẽ xâm nhập
vào tạng tương ứng với nó. Chứng cốt tý không khỏi, nếu lại bị cảm phải tà
khí nữa sẽ lưu ở thận, gọi là Thận tý. Chứng trạng của thận tý là bụng dễ đầy
chướng, xương yếu nhược không thể đi lại được, khi đi thì xương cùng nặng
xuống, người còn lại không đứng thẳng được. Chứng mạch tý không khỏi nếu
cảm phải tà khí nữa sẽ lưu lại ở tâm, gọi là tâm tý. Chứng trạng của tâm tý là
huyết mạch không thông, phiền thì dưới tâm nháy động, khí bốc lên mà
suyễn, họng khô, ợ hơi, khí nghịch lên xâm phạm vào tâm mà sinh ra sợ hãi.
[13]. Chứng cơ tý không khỏi nếu cảm phải tà khí sẽ lưu ở tỳ gọi là Tỳ tý.
Chứng trạng của tỳ tý là chân tay mệt mỏi yếu sức, ho, nôn ra nước trong,
lồng ngực đầy tắc. Chứng bì tý không khỏi, nếu cảm phải tà khí sẽ lưu tại phế
gọi là Phế tý. Chứng trạng của phế tý phiền phức mà đầy, suyễn thổ mà nôn.
Chứng cân tý lâu ngày không khỏi mà lại cảm phải tà khí bệnh sẽ lưu lại tại
can gọi là Can tý. Chứng trạng của can tý là đêm ngủ hay giật mình, thích
uống nước, đi tiểu nhiều lần, đau từ bụng trên lan xuống bụng dưới, bụng đầy
chướng như mang thai [13].
II. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh chứng Tý
II.1. Nguyên nhân
Chứng tý được gây ra bởi những nguyên nhân sau:
II.1.1.Do ngoại nhân:
Về nguyên nhân gây bệnh, Hoàng đế nội kinh đã thể hiện quan niệm
thiên nhân hợp nhất của YHCT, bao gồm hai yếu tố nội nhân và ngoại nhân
không ngừng ảnh hưởng đến nhau. Ngoại nhân chủ yếu là do phong hàn thấp
gây ra chứng tý: “phong hàn thấp ba thứ khí kết hợp gây ra chứng tý” (Tố
Vấn , Tý Luận ). Ngoài ra còn do lục khí bất thường trở thành lục dâm gây
bệnh: “thời tiết thay đổi, ở nơi ẩm thấp làm cho người nặng nề, đau nhức các
khớp” ( Tố Vấn, Bản bệnh luận ) [3].
5

Sách Nội kinh tố vấn cho rằng: “ Bệnh do tà khí phong, hàn, thấp, cùng
đến hợp thành gọi là bệnh Tý”. Về sau các sách gọi là Phong Thấp, Thấp Tý,
Lịch Tiết Phong…[14]
Tuệ Tĩnh cho rằng: Ba khí phong hàn thấp xâm phạm vào kinh lạc trước
rồi xâm phạm vào xương thì nặng nề, khó cử động, vào mạch thì huyết động
không lưu thông, vào gân thì co duỗi không được, vào thịt thì tê dại cấu
không biết đau [16]. Phát bệnh buổi sáng là do khí trệ dương hư, phát bệnh
buổi chiều là do huyết nhiệt âm tồn [17].
II.1.2.Do nội nhân:
Nguyên nhân gây bệnh của chứng tý là do dinh vệ khí huyết không điều
hoà. Trong Tố Vấn, Tý luận có viết “Dinh vệ khí nghịch thì gây bệnh, khí
thuận thì khỏi bệnh”[3].
Do nguyên khí suy yếu, hoặc có sẵn khí huyết hư suy, hoặc do ốm lâu
tổn thương khí huyết hoặc tuổi già thiên quý suy ảnh hưởng làm cho Can
Thận hư, tà khí nhân cơ hội xâm nhập gây bệnh. Như mục Chư Tý Môn sách
Tế Sinh Phương viết: “ Do thể trạng yếu, tấu lý thưa hở khiến cho nhiễm phải
tà khí phong hàn thấp mà hình thành chứng Tý”[18]
II.1.3.Do bất nội ngoại nhân:
Theo y học cổ truyền chứng tý hay gặp ở những người làm việc hoặc
sống ở nơi có thời tiết khí hậu lạnh ẩm. Tố Vân cho rằng ngoài nguyên nhân
ngoại nhân và nội nhân thì ẩm thực, lao động, thói quen sinh hoạt không điều
độ cũng là nguyên nhân gây ra chứng tý [3].
Ngoài ra đàm trọc, ứ huyết cũng là nguyên nhân gây ra chứng tý, do ăn
uống không điều hoà, tỳ vị thất vận, tích trệ thấp, thấp sinh đàm hoặc bị chấn
thương, dẫn đến ứ huyết, đàm ứ gây tắc trở khí huyết, cơ nhục, cân mạch
không được nhu dưỡng, công năng phòng vệ kém, phong hàn tà thừa cơ xâm
nhập sinh ra chứng tý [3][4][5][6].
6

III. Cơ chế bệnh sinh


Chứng tý hình thành trên cơ sở cơ thể đã có sẵn khí huyết hư suy, hoặc
do ốm lâu tổn thương khí huyết hoặc tuổi già thiên quý suy ảnh hưởng làm
cho can thận hư, tà khí Phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập mà gây nên bệnh.
Hoặc là phong hàn thấp tà uất lâu hoá nhiệt, hoặc kinh lạc có tích nhiệt, lại có
phong hàn thấp tà xâm nhập gặp nguyên khí hư suy mà sinh bệnh. Như sách
Kim Quỹ Dực viết :” Tạng phủ kinh lạc vốn bị tích nhiệt, lại bị tà khí phong
hàn thấp ẩn náu, nhiệt bị hàn uất, khí không lưu thông lâu ngày hàn cũng hoá
nhiệt thì lại càng đau nhức âm ỉ khó chịu”[7]
III.1.1. Biện chứng theo nguyên nhân gây chứng tý
Hàn tý ( Thống tý ): Do phong hàn thấp xâm nhập cơ thể, hàn có tính
chất ngưng trệ và co rút, lưu ứ ở kinh lạc làm khí huyết trệ tắc gây đau dữ dội
các khớp co duỗi khó khăn. Hàn là âm tà có tính chất co rút làm cân mạch co
gây đau dữ dội và khớp co duỗi khó khăn. Hàn là âm tà nên da tại chỗ khớp
đau không bị nóng và sắc da không bị hồng. Chất lưỡi hồng nhợt, rêu lưỡi
trắng mỏng nhớp, mạch huyền, huyền khẩn hay huyền trì là biểu hiện của
chứng hàn thấp [14][15][18].
Chứng phong Tý ( Hành Tý ): Do phong hàn thấp xâm nhập cơ biểu, lưu
trệ ở kinh lạc làm rối loạn vận hành khí huyết, bất thông tắc thống nên thấy
đau nhức chân tay và các khớp. Do đau làm ảnh hưởng đến vận động khớp
nên thấy co duỗi khớp khó khăn. Thể hành tý thì do phong thiên thịnh, phong
có tính chất di chuyển và biến động nên thấy đau nhức các khớp cũng di
chuyển lúc ở chi trên lúc ở chi dưới. Ngoại tà bó ở biểu, doanh vệ bất hoà nên
thấy biểu hiện sợ gió hay sợ lạnh và sốt. Rêu lưỡi trắng, mạch phù là biểu
hiện của ngoại tà xâm nhập phần biểu [3][4][5][6][15].
Thấp tý ( Trước tý ): Cơ thể cảm thụ phong hàn thấp, trong đó chủ yếu
là thấp tà gây nên. Thấp có tính dinh trệ, lưu trệ kinh lạc và cơ khớp làm rối
loạn vận hành khí huyết gây sưng nề khớp, tê buốt, nặng nề chân tay, đau cố
7

định, hạn chế vận động các khớp. Do thấp trở trệ ở cơ phu và kinh lạc làm rối
loạn khí huyết vận hành, gây tê bì ở chân tay. Rêu lưỡi trắng dày nhớt, mạch
nhu hoãn là biểu hiện của thấp tà [11][14].
Nhiệt tý: Do phong hàn thấp nhiệt xâm nhập cơ thể hoặc do phong hàn thấp
xâm nhập và uất trệ hoá hoả làm thấp nhiệt ủng trệ kinh lạc, ứ ở các khớp, khí huyết
uất trệ gây nên đau, tại chỗ sưng, nóng, đỏ, và co duỗi khớp khó khăn. Thấp nhiệt
ủng thịnh làm doanh vệ uất trệ bất hoà gây nên sợ gió, sốt. Thấp nhiệt ứ trệ lâu ngày
làm hoá táo thương tân gây khát nước, nước tiểu màu vàng. Nhiệt tà nhiễu loạn ở tâm
gây bứt rứt, khó chịu. Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác là biểu hiện
của chứng thấp nhiệt ủng thịnh [19].
Đàm ứ tý: Đàm ứ tức là ứ huyết cùng đàm thấp hỗ kết mà thành, giao kết
lưu lại làm trở kinh lạc, khớp, cơ nhục dẫn đến cơ, nhục, khớp sưng phù, kích
thích đau. Đàm ứ lưu tại cơ phụ, nhìn thấy cục, hạt nổi lên, hoặc thấy ban ứ.
Nếu sâu nhập vào gân, cốt dẫn đến cốt biến, cân co rút, lâu dẫn đến khớp
cứng, biến dạng. Đàm ứ lâu ngày gây trở trệ, kinh mạch cơ phụ thất vinh
( không được nuôi dưỡng ) dẫn đến tê liệt. Sắc ám đen, chất lưỡi tím hoặc ứ
mạch huyền sáp là hiện tượng của ứ huyết. Mí mắt bị sưng phù, ngực đàm
nhiều, mệt mỏi kém lực, chất lưỡi trắng nhầy là triệu chứng của đàm thấp.
Can thận dương hư gây chứng tý: Thận tàng tinh can tàng huyết chủ cân,
can thận dương hư, tuỷ không đầy đủ, cân cốt không được nuôi dưỡng, khí
huyết không lưu hành, tý trở kinh lạc dẫn đến khớp đau, cứng khớp co duỗi
khó khăn.
Thận dương bất túc, ôn ấm không được, sợ hàn, thích ấm , chân tay lạnh,
lưng là phủ của thận, thận dương bất túc, eo lưng gối mỏi, chi vô lực, kinh
mạch của thận đi xuống chân, thận hư kinh mạch thất dưỡng, do đó chân đau
mỏi. Can thận dương hư, tinh huyết bị mất cùng không được nuôi dưỡng dẫn
đến ham muốn giảm, kinh muộn lượng ít, kéo dài. Lưỡi bệu, rêu trắng trơn,
mạch trầm huyền là hiện tượng của dương hư [6].
8

Can thận âm hư gây chứng tý: Thận chủ cốt tàng chân âm, là nơi trú ngụ
của nguyên dương lấy tiên thiên làm gốc, can chủ cân, điều khiển toàn thân
can khớp, tý lâu thương âm dẫn đến thận thuỷ thiếu hụt. Thuỷ không dưỡng
được mộc, làm can mộc phong hoả thiêu đốt âm tinh, cân cốt khớp, mạch lạc
không được nuôi dưỡng, làm khớp đau, chi thể tê bì, co duỗi hạn chế, vận
động khó khăn. Lưng là phủ của thận, thận âm bất túc tức là lưng mỏi, vô lực.
Can thận âm hư, mạch lạc không vinh nhuận, huyết mạch bất thông, khí
huyết ngưng trệ, khớp sưng, biến dạng…Ban ngày là dương, ban đêm âm, chính tà
tương tranh dẫn đến đau đêm nhiều, ngày nhẹ. Can thận âm hư tức sinh nội nhiệt
dẫn đến ngục tâm phiền nhiệt gò má hồng, miệng khô táo,…Thận thuỷ hư tổn, thuỷ
không dưỡng được mộc mà gây hoa mắt, chóng mặt, lưỡi hồng ít rêu, mạch tế sác
hoặc huyền tế sác đều do âm hư có nhiệt [6].
III.1.2. Biện chứng hư thực của chứng tý
Chứng tý ở giai đoạn đầu phong, hàn, thấp xâm phạm vào cơ thể, khi
chính khí cơ thể chưa suy yếu, với các triệu chứng sưng đau dữ dội, cự án,
bệnh thuộc thực chứng. Bệnh tình không khỏi, thấp có tính đi xuống, từ phần
eo lưng trở xuống bị bệnh thấp khốn tỳ thổ, tỳ thận lưỡng hư, nội ngoại thấp
kết hợp làm công năng tạng phủ thất điều sinh đàm ứ trở các khớp, phù, biến
dạng khớp. Giai đoạn này hư thực tương kiêm. Giai đoạn sau bệnh kéo dài tổn
thương khí huyết, can thận làm các khớp đau nhức, tê bì, co cứng, hạn chế
vận động thuộc về hư chứng. [6][19]
III.1.3. Biện chứng vị trí nông sâu của chứng tý
Ngoại tà xâm phạm từ nông vào sâu, tổn thương da, cơ, cân cốt, tạng
phủ. Nếu xâm phạm vào bì phu, bệnh ở biểu, sẽ có triệu chứng sợ lạnh, khi
vào cơ, vào cân co duỗi bất lợi. Khi bệnh tà vào xương sẽ có triệu chứng sợ
lạnh, khi vào cơ, vào cân co duỗi bất lợi. Khi bệnh tà vào xương sẽ có triệu
chứng nặng nề, không nhấc lên được, vào tạng phủ sẽ tổn thương chức năng
các tạng tâm, can, tỳ, phế, thận, bệnh thuộc lý chứng [13][14]
9

III.1.4. Biện chứng hàn nhiệt của chứng tý


Chứng tý phát sinh do phong hàn thấp tà bế trở khớp, kinh lạc sẽ có biểu
hiện của biểu hàn. Thấp lâu ngày uất hoá nhiệt xuất hiện cơ nhục, khớp cục
bộ và toàn thân có hiện tượng nhiệt. Nhưng triệu chứng của âm hàn còn tồn
tại. Hoặc cơ thể dương khí thịnh, nhiều lần cảm hàn tà, dễ sinh ra hàn nhiệt
thác tạp. Hàn nhiệt đồng thời tồn tại, xuất hiện chi thể, khớp sưng nóng đỏ
đau. Hàn chủ co rút, hàn tà bất tận dẫn đến cân mạch bị co rút, co duỗi bất lợi,
nặng có thể làm cho khớp co cứng, hoặc làm cho khớp co, sưng nóng đỏ đau,
nhưng thích mát. Do hàn nhiệt đồng thời tồn tại lúc nặng lúc nhẹ. Lúc hàn
nhẹ, nhiệt nặng, thì thấy hiện tượng các khớp sưng nóng đỏ đau [6].
Do dương thịnh, âm hư sinh nội nhiệt ngoại tà lưu làm trệ kinh lạc cơ
phu uất, hoá nhiệt hoặc cảm thụ nhiệt độc tà. Nhiệt là dương tà, nhiệt thịnh
hoá hoả, hoả nhiệt lấy độc, nhiệt độc giao nhau cùng nhau bốc cháy, lưu lại cơ
phu gây huyết mạch bít trở không thông, cơ nhục sưng, đỏ, nóng, đau kịch
liệt, nhiệt thiêu đốt cân mạch khớp co duỗi khó khăn, nhiệt nhập dinh làm hao
huyết, nhiệt mạnh làm khát, hôn mê nói linh tinh [6].
III.1.5. Biện chứng về diễn biến bệnh
Theo sự khác nhau về thời tiết phát bệnh, bộ vị tà khí xâm phạm vào và
chứng trạng mà chia ra các chứng gồm: Cân tý, Cốt tý, Cơ nhục tý, Mạch tý,
và Bì tý [13] (Theo Tố vấn Nội kinh)
Mùa đông bị bệnh là Cốt tý, mùa xuân bị bệnh là Cân tý, mùa hạ bị bệnh
là Mạch tý, mùa trưởng hạ bị bệnh là Cơ nhục tý, mùa thu bị bệnh là Bì tý.
Nếu cốt tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào thận. Nếu cân tý không
khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào can. Nếu mạch tý không khỏi lại cảm phải
phục tà thì sẽ vào tâm. Nếu cơ nhục tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ
vào tỳ. Nếu Bì tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào phế. Phế tỳ thì
phiền mãn, khó thở và mửa, tâm tý thì mạch không thông, phiền thì tâm hạ
nổi lên, khí bạo thượng gây khó thở, ợ khan, quyết khí thượng lên thì sợ hãi.
10

Can tý đêm ngủ giật mình, uống nhiều, đái nhiều, ở trên như có cục;
Thận tý thì trướng, vùng cùng cụt sưng, cột sống, đầu sưng; Tỳ tý thì chân tay
dã dời, ho, nôn, ở trên rất lạnh. Nếu mắc bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến can
thận sẽ có chứng can thận hư [13]
III.1.6. Biện chứng về dự hậu của chứng tý
Dự hậu của chứng tý phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính chất của bệnh
tà, vị trí xâm phạm của tà khí, như Tố vân , tý luận viết “ chứng tý nếu xâm
phạm vào tạng phủ thì chết, nếu ở cân cốt thì gây đau, nếu chỉ xâm phạm vào
bì phu thì mau khỏi” [3].
Như vậy tiên lượng bệnh chứng tý phụ thuộc vào nguyên nhân và triệu
chứng bệnh. Nếu chứng tý biểu hiện bệnh ở phần biểu thì bệnh dễ chữa, nếu
mắc bệnh tạng phủ thì bệnh lâu, khó chữa.
IV. Chẩn đoán và điều trị chứng Tý
IV.1. Chẩn đoán
Dựa vào nguyên nhân phát bệnh và chứng trạng hiện ra, có thể chẩn
đoán chứng tý cụ thể như sau:
IV.1.1. Hành tý ( Phong tý )
- Triệu chứng: Đau nhức chân tay và các khớp, đau có tính chất di
chuyển, kèm theo ở giai đoạn đầu thấy sưng nề khớp và co duỗi khớp khó
khăn hoặc thấy sợ gió hay sợ lạnh, chất lưỡi hồng, rêu trắng hơi dày, mạch
phù hoãn hay phù khẩn [15][18].
- Các chứng bệnh phối hợp [6]
+ Phong hàn tý
+ Phong thấp tý
+ Phong nhiệt tý
+ Huyết hư phong tý
+ Phong đàm tý
11

IV.1.2. Thống tý ( Hàn tý )


- Triệu chứng: Đau nhức cơ khớp dữ dội, đau có tính chất cố định, gặp
lạnh đau tăng, nếu được ôn ấm thì giảm đau, kèm theo: co duỗi khớp khó
khăn, da tại chỗ khớp đau không nóng, sắc da không bị hồng; chất lưỡi hồng
nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng nhớp, mạch huyền khẩn hoặc trầm trì huyền [18].
- Các chứng phối hợp: [6]
+ Hàn ngưng tý
+ Phong hàn tý
+ Hàn thấp tý
+ Phong hàn thấp
+ Đàm ứ tý
+ Can thận âm hư
+ Can thận dương hư
IV.1.3. Trước tý ( Thấp tý ):
- Triệu chứng: Chân và tay nặng nề, tê buốt; kèm theo sưng nề các khớp,
đau có tính chất cố định, hạn chế vận động các khớp, tê bì ngoài da, chất lưỡi
hồng, rêu lưỡi trắng dày nhớp, mạch nhu hoãn [10][18].
- Các chứng bệnh phối hợp [6]
+ Hàn thấp tý
+ Thấp nhiệt tý
+ Tỳ hư thấp
+ Tỳ thận dương hư
IV.1.4. Nhiệt tý
- Triệu chứng: Sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội các khớp; kèm theo: đau các
khớp không thích xoa nắn, gặp lạnh thì giảm đau, sốt, sợ gió, khát nước, nước
tiểu vàng, bứt rứt; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi màu vàng nhớp, mạch hoạt sác
[10][18].
12

- Các chứng bệnh phối hợp [6]


+ Phong nhiệt tý
+ Thấp nhiệt tý
+ Hàn nhiệt thác tạp
+ Nhiệt độc tý
+ Đàm nhiệt tý
+ Âm hư tý
IV.1.5. Bì tý
- Triệu chứng: tay, chân, mặt, chi trên, cổ, ngực lưng, hoặc từ ngực lưng
đến cổ chi trên, có thể một chỗ hoặc nhiều chỗ. Ban trên da, điểm, dải. Phát
nhiệt, ố hàn, đau đầu, đau khớp, ăn ít, khí đoản, tâm quý, kinh nguyệt bất điều, di
tinh, liệt dương. Sâu vào tạng phủ thấy triệu chứng tạng phủ, vào phế hen suyễn,
vào tỳ nuốt khó khăn, buồn nôn, vào tâm gây tâm quý, tâm thống [6]
- Các chứng bệnh phối hợp [6]
+ Hàn thấp tý
+ Thấp nhiệt tý
+ Khí huyết lưỡng hư
+ Đàm trở huyết ứ
+ Tỳ thận dương hư
IV.1.6. Cơ tý
- Nguyên nhân: do phong hàn thấp tà gây tắc trở kinh lạc, bên trong do tỳ
hư, khí huyết bất túc không vinh nhuận cơ mà gây bệnh.
- Triệu chứng: Đau mỏi các khớp, kèm theo cơ nhục mềm, teo nhẽo.
- Các chứng bệnh phối hợp:
+ Nhiệt độc tý
+ Thấp nhiệt tý
+ Hàn thấp tý
+ Tỳ thận lưỡng hư
13

IV.1.7. Mạch tý
- Nguyên nhân: do ngoại cảm lục dâm, ngoại thương, nhiễm độc tà, ăn
uống bất điều, lao lực. Nội thương do thất tình, tạng phủ công năng thất điều,
chính khí bất túc. Các nguyên nhân này làm huyết mạch tắc trở ảnh hưởng đến
dinh vệ khí huyết tân dịch vận hành không thông thành chứng mạch tý [6].
- Triệu chứng: Các khớp sưng, nóng đỏ đau, kèm theo hồi hộp đánh
trống ngực, ngủ hay mê.
- Các chứng bệnh phối hợp: [6]
+ Huyết nhiệt ứ
+ Âm hư huyết ứ
+ Thấp nhiệt ứ
+ Hàn ngưng huyết ứ
+ Dương hư hàn ngưng
+ Khí uất huyết ứ
+ Đàm trọc ứ trở
+ Khí huyết lưỡng hư
+ Tỳ thận dương hư
IV.1.8. Cân tý
- Nguyên nhân: do cư trú ở nơi ẩm thấp, phong hàn thấp nhiệt xâm phạm
kinh mạch. Bên trong do tiên thiên bất túc, mắc bệnh lâu, cơ thể hư nhược.
Hoặc mắc bệnh tý khác lâu ngày không khỏi làm cân mạch tắc trở gây nên
chứng cân tý.
- Triệu chứng: Các khớp sưng đau, co duỗi khó khăn, vận động hạn chế [6]
- Các chứng bệnh phối hợp
+ Thấp nhiệt uẩn kết chứng
+ Huyết ứ chứng
+ Can thận hư chứng
14

IV.1.9. Cốt tý
- Nguyên nhân: do cảm thụ ngoại tà, do nội nhiệt, do can thận hư, do
đàm trọc huyết ứ mà gây nên chứng cốt tý.
- Triệu chứng: các khớp sưng đau, có cảm giác đau nhức trong xương,
các khớp xương có thể biến dạng [6].
- Các chứng bệnh phối hợp:
+ Phong hàn thấp nhiệt
+ Thấp nhiệt uẩn kết
+ Can thận hư
+ Đàm ứ hỗ kết chứng
IV.1.10. Tâm tý
- Nguyên nhân do chính khí bất túc, phong hàn thấp nhiệt độc tà xâm
phạm vào tim, tâm mạch ứ trệ không thông tổn hại tâm khí, tâm can, tâm
dương mà thành.
- Triệu chứng: Chứng trạng của tâm tý là huyết mạch không thông, phiền
thì dưới tâm nháy động, khí bốc lên mà suyễn, họng khô, ợ hơi, khí nghịch
lên xâm phạm vào tâm mà sinh ra sợ hãi.[13]
- Các chứng bệnh phối hợp
+ Phong thấp nhiệt xâm tâm chứng
+ Tâm khí bất túc chứng
+ Tâm khí âm lưỡng hư
+ Phế lạc ứ trở
+ Huyết ứ chứng
+ Thuỷ khí lăng tâm
+ Tâm thận dương hư chứng
+ Tâm dương hư thoát
+ Tâm huyết trở lạc
15

IV.1.11. Can tý
- Nguyên nhân: Chứng cân tý lâu ngày không khỏi mà lại cảm phải tà
khí bệnh sẽ lưu lại tại can gọi là can tý.
- Triệu chứng: chứng trạng của can tý là đêm ngủ hay giật mình, thích
uống nước, đi tiểu nhiều lần, đau từ bụng trên lan xuống bụng dưới, bụng đầy
chướng như mang thai.[13]
- Các chứng bện phối hợp [6]
+ Thấp nhiệt tý
+ Can khí uất trệ chứng
+ Đàm ứ tý
+ Khí huyết lưỡng hư chứng
+ Can thận âm hư chứng
+ Hàn ngưng can mạch chứng
IV.1.12. Tỳ tý
- Nguyên nhân: do ngoại tà khốn tỳ, thấp nhiệt bên trong, khí trệ huyết ứ,
đàm trọc ứ trở, tỳ hư hạ hãm gây nên chứng mạch tý.
- Triệu chứng: Chứng trạng của tỳ tý là chân tay mệt mỏi yếu sức, ho,
nôn ra màu nước trong, lồng ngực đầy tắc [13].
- Các chứng bệnh phối hợp [6]
+ Ngoại tà khốn tỳ
+ Thấp nhiệt nội âm
+ Khí huyết ứ trệ
+ Đàm trọc ứ
+ Tỳ hư tà hãm
+ Tỳ thận lưỡng hư
+ Âm hư nội nhiệt
16

IV.1.13. Phế tý
- Nguyên nhân: do chứng bì tý không khỏi, nếu cảm phải tà khí sẽ lưu tại
phế gây nên Phế tý.
- Triệu chứng: chứng trạng của phế tý là phiền tức, suyễn, thổ [13].
- Các thể bệnh phối hợp [6]
+ Thể phong hàn tý
+ Đàm nhiệt chứng
+ Phế hư khí tý chứng
+ Phế hư huyết ứ chứng
+ Thận bất nạp khí chứng
IV.1.14. Thận tý
- Nguyên nhân: do chứng cốt tý không khỏi, nếu lại bị cảm phaỉ tà khí
nữa sẽ lưu ở thận, gọi là Thận tý.
- Triệu chứng: Chứng trạng của thận tý là bụng dễ đầy chướng, xương
yếu nhược không thể đi lại được, khi đi thì xương cùng nặng xuống, người
không đứng thẳng được [13]
- Các chứng bệnh phối hợp [6]:
+ Tà phạm thận kinh chứng
+ Đàm ứ hỗ trở chứng
+ Can thận âm hư chứng
+ Thận dương hư chứng
Ngoài các chứng tý nói trên, còn có các chứng tý khác mô tả vị trí các
bệnh cụ thể như Yêu tý, Tất tý, Túc tý, Sản hậu tý, Cảnh tý…[6]
V.Điều trị:
- Theo Hải Thượng Lãn Ông: “ Chữa Phong nên bổ huyết, chữa hàn nên
bổ hoả, chữa thấp nên kiện tỳ, tuy dùng thuốc trị phong thấp nhưng cần dùng
bổ khí huyết để khống chế bệnh tà không vào hai kinh Can Thận, bổ nguồn
gốc của Tinh Huyết để tác dụng đến gân xương vì đó là bên trong hư mà gây
nên” [6]
17

- Phép chữa bệnh ban đầu ( sơ ) thì phải chữa mạnh, vì khi mới mắc bệnh
tà khí chưa vào sâu, nên dùng thuốc thông lợi để trừ khử ngay. Bệnh ở giai
đoạn ( trung ) thì dùng hai loại thuốc vừa mạnh, vừa hoà hoãn để bổ trợ nhau,
vừa nuôi dưỡng chính khí vừa đuổi tà khí. Bệnh ở thời kì cuối (mạt) thì phép
tắc nên hoà hoãn, dùng thuốc có tính hoà hoãn để an dưỡng khí huyết. [17].
- Theo Trung Y học khái luận, về mặt chữa bệnh, bệnh này do ba tà khí
phong, hàn, thấp cùng xâm nhập mà phát ra cho nên phép chữa trị chủ yếu là
khu phong, tán hàn, trừ thấp, nhưng lại cần xem xét thuộc về loại khí nào
nặng hơn để chọn cách chữa khác nhau [14].
+ Nếu phong thắng pháp điều trị: khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông lạc
+ Nếu hàn thắng, pháp điều trị: ôn kinh, tán hàn, khu phong, trừ thấp
+ Nếu thấp thắng, pháp điều trị: trừ thấp, thông lạc, khu phong, tán hàn
+ Nếu nhiệt thắng, pháp điều trị: thanh nhiệt, thông lạc, khu phong trừ thấp
- Với các nguyên nhân do đàm gây chứng tý, pháp điều trị là: khu phong,
hoá đàm, hoạt lạc thư cân.
- Nếu do can thận dương hư gây chứng tý, pháp điều trị: ôn bổ can thận,
khu hàn, trừ thấp, tán phong thông lạc
- Nếu can thận âm hư gây chứng tý, pháp điều trị: bổ can ích thận, cường
can kiện cốt.
- Nếu do nhiệt độc gây chứng tý, pháp điều trị: thanh nhiệt giải độc
lương huyết hoạt lạc.
- Nếu huyết hư phong tý, pháp điều trị: ích khí dưỡng huyết, thư cân,
thông lạc.
- Tỳ thận dương hư gây chứng tý, pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận thông
dương quyên tý.
Tóm lại, biện chứng điều trị chứng tý phải lưu ý:
+ Chứng tý phần lớn do chính khí hư, dinh vệ không điều hoà, khí huyết
không vận hành, kèm thêm ngoại tà xâm nhập.
18

+ Điều trị chứng tý, trước hết phải biện chứng rõ hàn nhiệt, bên cạnh đó
phân biệt rõ loại ngoại tà xâm phạm và vị trí bị bệnh.
+ Điều trị chứng tý phải lưu ý tới điều hoà khí huyết, chứng tý lâu ngày đều
dẫn tới khí trệ huyết ứ, điều trị cần hoạt huyết hành khí, bổ khí dưỡng huyết.
VI. Các thể lâm sàng chứng Tý
Trong các y văn trước đây, chứng tý đều được chia thành các thể lớn là
Phong hàn thấp tý ( gồm phong tý, hàn tý, thấp tý ) và phong thấp nhiệt tý, thể
phong thấp kèm theo can thận hư. Tổng hợp lại những chứng bệnh đó mà
Chứng tý được phân thành các thể lâm sàng như sau:
VI.1. Phong hàn tý
- Triệu chứng: Đau nhức chân tay và các khớp, đau có tính chất di
chuyển, kèm theo ở giai đoạn đầu có sưng nề khớp và co duỗi khó khăn hoặc
thấy sợ gió hay sợ lạnh, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng hơi dày, mạch phù hoãn
hay phù khẩn [11][20][21].
- Biện chứng: Do phong hàn xâm nhập cơ biểu, lưu trệ ở kinh lạc làm rối
loạn vận hành khí huyết. Phong có tính chất di chuyển và biến động nên thấy
đau nhức các khớp di chuyển lúc ở chi trên khi lại ở chi dưới. Hàn tà bó ở
biểu, doanh vệ bất hoà nên thấy biểu hiện sợ gió hay sợ lạnh và sốt. Rêu lưỡi
trắng, mạch phù là biểu hiện của phong tà xâm nhập phần biểu [21].
- Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, ôn kinh, thông lạc.
- Bài thuốc : Phòng phong thang [22]
+ Xuất xứ: Tuyên minh luận phương.
+ Thành phần:
Phòng phong 30g
Hạnh nhân 30g
Đương quy 30g
Cam thảo 30g
Tần cửu 9g
19

Cát căn 9g
Quế chi 30g
Ma hoàng 15g
Bạch linh 30g
Hoàng cầm 9g
+ Cách dùng: Các vị thuốc trên tán thô, mỗi lần dùng 15g và gia Đại táo
03 quả, Sinh khương 5 lát để sắc uống.
+ Phân tích: Trong bài có Phòng phong, Tần cửu khu phong, tán hàn, thư
cân thông lạc làm Quân; Ma hoàng, Quế chi, Cát căn, giải biểu, tán hàn,
thông dương làm thần, Đương quy hoạt huyết chỉ thống, hạnh nhân tuyên phế
giáng khí, phục linh kiện tỳ lợi thấp, Hoàng cầm đắng hàn để khống chế tính
ôn táo của các vị thuốc cay ấm nhằm tổn thương âm làm tá dược, Cam thảo
điều hoà các vị thuốc là sứ.
+ Gia giảm:
Nếu đau nhức các khớp phía trên thì gia Khương hoạt 10g, Uy linh tiên
10g, Khương hoàng 08g, Xuyên khung 12g để tăng cường khu phong thông
lạc chỉ thống.
Nếu đau buốt ngang thắt lưng trở xuống là chính thì gia Đỗ trọng 12g,
Tang kí sinh 12g, Tục đoạn 15g, Dâm dương hoắc 12g, Ba kích 12g để tăng
cường bổ thận cường gân cốt.

VI.2. Phong thấp tý

- Triệu chứng: các khớp và cơ nhục đau mỏi, co duỗi khó khăn với cảm
giác nặng nề, đau có tính chất di chuyển. Đợt bệnh tiến triển các khớp sưng
đau, bì phu có cảm giác tê bì. Thời kỳ đầu còn có triệu chứng sợ gió, phát sốt.
Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng hay nhờn dính. Mạch phù hoãn hoặc nhu
hoãn [21]
20

- Biện chứng luận trị: Phong thấp xâm phạm vào bì phu kinh lạc. Phong
tính hàn, khi phong tà xâm nhập thì đau không cố định mà di chuyển. Thấp
tính nặng, đục, mà dính ngưng, cho nên thấp tà làm cho các khớp sưng đau,
nặng nề. Phong, thấp kết hợp với nhau xâm phạm vào kinh lạc, làm cho khí
huyết vận hành trong mạch lạc bị tắc trở, cho nên các khớp co duỗi khó khăn
và bì phu có cảm giác tê bì. Rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu sác, đều là biểu
hiện chứng Phong thấp [18][21].
- Pháp điều trị: Khu phong, trừ thấp, thông lạc, chỉ thống
- Bài thuốc: Quyên tý thang [22]
+ Xuất xứ: Y học tâm ngộ
+ Thành phần:
Tang chi 40g
Tần giao 12g
Bắc mộc hương 06g
Quế chi 10g
Xuyên khung 10g
Cam thảo 06g
Độc hoạt 12g
Khương hoạt 12g
Đương quy 12g
Hải phong đằng 40g
Nhũ hương 06g
+ Cách dùng: Tất cả làm thang, sắc uống ngày 01 thang chia 3 lần.
+ Phân tích: Tang chi, Khương hoạt, Độc hoạt có tác dụng khu phong,
trừ thấp là Thần. Xuyên khung, Bắc mộc hương, Đương quy, Nhũ hương lý
khí, dưỡng huyết, hoạt huyết, chỉ thống đóng vai trò làm Tá. Cam thảo điều
hoà các vị thuốc làm Sứ.
21

+ Gia giảm:
Nếu phong nhiều gia Phòng phong
Nếu thấp nhiệt nhiều gia Ý dĩ, Thương truật.
Đau nhiều gia Xuyên ô, Toàn yết
Tê bì gia Tô mộc.
Đau chi trên gia Uy linh tiên.
Đau chi dưới gia Ngưu tất, Tục đoạn.
Phù gia Trạch tả, Phục linh.
VI.3. Hàn thấp tý
- Triệu chứng: Các khớp ở chi trên và chi dưới có cảm giác: đau, lạnh và
nặng nề. Tính chất đau thường cố định, ít di chuyển. Ngày đau nhẹ, về đêm
đau nặng hơn và khi thời tiết lạnh ẩm thì đau tăng lên. Các khớp đau được
chườm nóng thì đỡ đau, chỗ đau ít sưng nề, tại khớp tổn thương thường
không nóng đỏ, co duỗi khó khăn. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch
huyền khẩn hay huyền hoãn [7][9][12][21].
- Biện chứng luận trị: Hàn và thấp là âm tà cho nên khí ngưng trệ, tắc
trở, chủ về co rút, chủ về đau. Khi gặp lạnh và ẩm thì đau tăng, co duỗi khó
khăn, gặp ẩm nóng thì dễ chịu. Ngày thuộc dương, đêm thuộc âm, nên ngày
đau nhẹ đêm đau nặng. Hàn thấp tính ngưng trệ và nhờn dính, nên đau có tính
chất ít di chuyển. Rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền khẩn hay huyền hoãn đều
là biểu hiện của hàn thâp [18].
- Pháp điều trị: Ôn kinh, tán hàn trừ thấp, thông lạc.
- Bài thuốc: Phụ tử thang [22].
+ Xuất xứ: Thương hàn luận.
+ Thành phần:
Chế phụ tử 9g
Bạch thược 9g
Bạch truật 12g
22

Phục linh 6g
Nhân sâm 6g
+ Phân tích: Phụ tử ôn dương tán hàn, hoá thấp làm Quân. Bạch truật
hoá thấp, Bạch thược hoãn cấp chỉ thống làm Thần. Nhân sâm, Phục linh phù
chính kiện tỳ lợi thấp là tá. Toàn bài có tác dụng ôn dương tán hàn hoá thấp
chỉ thống.
+ Gia giảm:
Tê lâu ngày gia Nhũ hương, Một dược
Đàm thấp gia Nam tinh, Bạch phụ tử
VI.4. Thấp nhiệt tý
- Triệu chứng: Các khớp sưng, nóng, đỏ, đau. Người bệnh có cảm giác
nặng nề, phát sốt, miệng khát, nhưng không thích uống nước, phiền táo, bất
an. Các khớp co duỗi khó khăn, vận động hạn chế. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng
nhờn. Mạch nhu sác, hay hoạt sác [11][21].
- Biện chứng luận trị: Do phong thấp nhiệt xâm nhập và uất trệ hoá hoả
làm thấp nhiệt ủng trệ kinh lạc, ứ ở các khớp, khí huyết uất trệ gây nên đau,
tại chỗ sưng, nóng, đỏ và co duỗi khớp khó khăn. Thấp nhiệt ủng thịnh làm
doanh vệ uất trệ bất hoà gây nên sợ gió, sốt. Thấp nhiệt ứ trệ lâu ngày ứ trệ
làm hoá táo thương tân gây khát nước, nước tiểu màu vàng. Nhiệt tà nhiễu
loạn ở tâm gây bứt rứt, khó chịu. Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhớp, mạch
hoạt sác là biểu hiện của chứng thấp nhiệt ủng thịnh [6][21].
- Pháp điều trị: thanh nhiệt, trừ thấp, tuyên tý, thông lạc.
- Bài thuốc: Tuyên tý thang [22].
- Xuất xứ: Ôn bệnh điều biện.
- Thành phần:
Phong kỷ 12g
Hoạt thạch 15g
Hoàng bá 12g
23

Tằm sa 12g
Liên kiều 10g
Ý dĩ 30g
Xích tiểu đậu 30g
Hạnh nhân 12g
Bán hạ chế 12g
Sơn chi 9g.
+ Phân tích: Phòng kỷ thanh nhiệt lợi thấp, thông lạc chỉ thống là Quân.
Hoạt thạch, Ý dĩ nhân, Liên kiều hỗ trợ công năng thanh nhiệt lợi thấp, Hạnh
nhân tuyên phế lợi khí, khí hoá thì thấp cũng hoá làm thần. Tằm sa, Bán hạ
chế, Xích tiểu đậu trừ thấp hoá trọc, sơn chi thanh tiết uất nhiệt làm Tá.
+ Gia giảm: Nếu đau nhức nhiều gia Khương hoàng, Hải đồng bì, Tang
chi, Hổ trượng.
VI.5. Thể hàn nhiệt thác tạp
- Triệu chứng: khớp cơ nhục đỏ, đau, sợ lạnh, chườm ấm đỡ đau, cảm
giác nóng, cân mạch bị hạn chế, khớp chi thể co duỗi bất lợi, nặng bị cương
cứng toàn thâm: nóng, phát nhiệt sợ hàn, miệng khô, không khát, thích uống
nước nóng hoặc tự hãn, thân thể mát. Lưỡi đỏ rêu trắng, hoặc lưỡi nhạt, rêu
vàng. Mạch huyền sác hoặc huyền khẩn [6][9].
- Biện chứng: bệnh phát sinh có thể do phong hàn thấp tà bế trở kinh lạc,
khớp, uất hoá nhiệt, xuất hiện cơ nhục, khớp cục bộ và toàn thân có hiện
tượng nhiệt. Nhưng triệu chứng của âm hàn còn tồn tại. Hoặc cơ thể dưỡng
khí thịnh, nhiều lần cảm hàn tà, dễ sinh ra hàn nhiệt thác tạp chứng [6].
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt hoạt huyết ôn kinh tán hàn thông lạc chỉ thống
- Bài thuốc: Quế chi thược dược tri mẫu thang [22]
- Xuất xứ: Kim quỹ yếu lược
+ Thành phần:
Quế chi 10g
24

Bạch thược 12g


Chích cam thảo 08g
Ma hoàng 08g
Bạch truật 12g
Tri mẫu 12g
Phòng phong 12g
Chế phụ tử 8g
Sinh khương 3 lát.
+ Cách dùng: Tất cả làm thang, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
+ Phân tích: Quế chi có tác dụng khu phong, ôn thông huyết mạch. Ma
hoàng, Phụ tử ôn kinh, tán hàn, chỉ thống. Bạch truật, Phòng phong khu
phong, trừ thấp. Tri mẫu, bạch thược dưỡng âm thanh nhiệt. Cam thảo điều
hoà các vị thuốc. Như vậy bài thuốc phối hợp âm dược với dương dược phù
hợp với chứng hàn nhiệt thác tạp.
+ Gia giảm:
Các khớp đau nhức nóng rát gia: Tỳ giải, Hải đông bì, Phòng kỷ
Miệng khát gia Thạch hộc, Thiên hoa phấn.
VI.6. Thể nhiệt độc tý
- Triệu chứng: các khớp sưng, nóng, đỏ và đau dữ dội khi bị sờ nắn thăm
khám. Toàn thân phát sốt, thích uống nước mát, khi được chườm lạnh các
khớp có cảm giác dễ chịu hơn. Các khớp co duỗi khó khăn, khó vận động.
Toàn thân thấy sắc mặt đỏ, nước tiểu đỏ, đại tiện táo.Lưỡi đỏ hay đỏ xẫm, rêu
lưỡi vàng hay vàng nhớt, mạch hoạt sác hay huyền sác [6]
- Biện chứng: do dương thịnh, âm hư sinh nội nhiệt, cảm thụ nhiệt độc tà
làm ứ trệ kinh lạc, cơ phu uất hoá nhiệt. Nhiệt là dương tà, nhiệt thịnh hoá
hoả, hoả nhiệt lấy độc, nhiệt độc giao nhau cùng nhau bốc cháy, lưu lại cơ
phu gây huyết mạch bít trở không thông, cơ nhục sưng đỏ, nóng, đau kịch liệt,
25

nhiệt thiêu đốt cân mạch khớp co duỗi khó khăn, nhiệt nhập dinh làm hao
huyết, nhiệt mạnh làm khát, hôn mê, nói sảng [6].
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt, giải độc lương huyết hoạt lạc.
- Bài thuốc: Thanh ôn bại độc ẩm [22]
+ Xuất xứ: Dịch chẩn nhất đắc
+ Thành phần:
Sinh thạch cao 40g
Thuỷ ngưu giác ( bột ) 30g
Chi tử 10g
Cát cánh 6g
Trúc diệp 6g
Tri mẫu 12g
Liên kiều 20g
Đan bì 12g
Sinh cam thảo 10g
Hoàng liên 6g
Sinh địa 12g
Huyền sâm 20g
Xích thược 12g
Hoàng cầm 9g
+ Cách dùng: sắc uống ngày một thang chia 3 lần, hoà bột Thuỷ ngưu
giác uống.
+ Phân tích: bài này sử dụng Thạch cao, tri mẫu, cam thảo ( là bài bạch hổ
thang ) có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân; Hoàng liên, Hoàng cầm, Chi tử có tác
dụng tả hoả nhiệt của tam tiêu ( theo lý của Hoàng liên giải độc thang ). Thuỷ
ngưu giác, Sinh địa, Xích thược, Đan bì có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương
huyết. Phối hợp với Liên kiều, Trúc diệp, Cát cánh dẫn thuốc đi lên.
+ Gia giảm: Đại tiện bí kết gia Đại Hoàng, Mang tiêu
26

Phát ban vì nhiệt độc gia Tử Thảo, Đại Thanh diệp


Co giật gia Câu đằng, Linh dương giác.
VI.7. Đàm ứ tý
- Triệu chứng: bệnh tý lâu ngày các khớp sưng phù, cự án, đau không di
chuyển, biến dạng khớp, co duỗi khó khăn, có điểm ứ huyết da, chỗ sưng ấn
vào hơi cứng, ban ứ huyết, chi thể bị tê, sắc mặt đen, mí mắt phù, sưng, ngực
đàm nhiều, chất lưỡi ứ huyết, rêu lưỡi trắng nhày, mạch huyền, sáp [6].
- Biện chứng: Đàm ứ tức là ứ huyết cùng đàm hỗ kết mà thành, giao kết
lưu lại làm trở kinh lạc, khớp, cơ nhục dẫn đến cơ, nhục, khớp sưng phù, kích
thích đau. Đàm ứ lưu tại cơ phụ, nhìn thấy cục, hạt nổi lên, hoặc thấy ban ứ.
Nếu sâu nhập vào gân, cốt dẫn đến cốt biến, cân co rút, lâu dẫn đến khớp biến
dạng, cứng. Đàm ứ lâu ngày trở trệ, kinh mạch cơ phụ thất vinh (không được
nuôi dưỡng ) dẫn đến tê liệt. Sắc ám đen, chất lưỡi tím hoặc ứ, mạch huyền
sáp là hiện tượng của ứ huyết. Mí mắt bị phù sưng, ngực đàm nhiều, mệt mỏi
kém lực, chất lưỡi trắng nhầy là triệu chứng của đàm thấp [6][9].
- Pháp điều trị: hoạt huyết hành ứ hoá đàm thông lạc.
- Bài thuốc: Thân thống trục ứ thang (Y lâm cải thác) kết hợp Nhị trần
thang ( Hoà tễ cục phương ) [23].
+ Thành phần:
Đào nhân 12g
Hồng hoa 8g
Đương quy 12g
Xuyên khung 12g
Trần bì 6g
Tần cửu 12g
Khương hoạt 10g
Địa long 6g
Hương phụ 12g
27

Bán hạ chế 12g


Một dược 6g
Ngũ linh chi 6g
Ngưu tất 12g
Cam thảo 6g
Phục linh 12g
+ Cách dùng: Ngày sắc uống 1 thang chia 3 lần
+ Phân tích : Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xuyên khung có tác
dụng hoạt huyết, khứ ứ làm chủ dược. Tần cửu, Khương hoạt, Địa long thông
lạc, tuyên tý. Hương phụ, Trần bì, Một dược, Ngũ linh chi, Ngưu tất hành khí
hoạt huyết chỉ thống. Bán hạ chế hoá đàm, Phục linh lợi thuỷ thẩm thấp, Cam
thảo điều hoà các vị thuốc.
+ Gia giảm:
Khí hư gia Đẳng sâm, Hoàng kỳ
Đau lưng gia Tục đoạn, Đỗ trọng, Tang ký sinh.
VI.8. Phong đàm tý
- Triêụ chứng: các khớp sưng đau di chuyển, chi tê bì, dị cảm, mệt mỏi,
ngủ nhiêù, buồn nôn, lưỡi nhạt, rêu nhớt. Mạch phù hoạt hoặc huyền.
- Biện chứng: do thể chất đàm thịnh, hoặc tỳ hư đàm trọc nội sinh, đột
ngột cảm phong tà, phong cùng đàm đi khắp nơi lưu lại kinh lạc làm trở khí
huyết gây ra chứng tý [6].
- Pháp điều trị: Khu phong trừ đàm hoà lạc thư cân
- Bài thuốc: Chỉ mê phục linh hoàn
+ Xuất xứ: Bách nhất tuyển phương [24].
+ Thành phần:
Bán hạ chế 2 lạng
Phục linh 1 lạng
Chỉ xác 0,5 lạng
Phác tiêu 2,5 tiền.
28

+ Cách dùng: các vị tán mịn, dùng Khương trấp hồ hoàn, ngày uống 10-
15g với nước gừng.
+ Phân tích: Bán hạ táo thấp hoá đàm, Phục linh thẩm thấp hoá đàm, Chỉ
xác hành khí, Phác tiêu nhuyễn kiên, Khương trấp khai vị hoá đàm. Các vị
phối hợp lại có tác dụng hoá đàm, hành khí táo thấp.
VI.9. Dinh vệ bất hoà
- Triệu chứng: cơ nhục đau, đau di chuyển, toàn thân mệt mỏi, tê bì, sợ
gió, ra mồ hôi. Vùng đầu đau nhiều, sốt hơi sợ lạnh hoặc hơi ghét hàn. Lưỡi
nhạt mạch phù hoãn.
- Biện chứng: Vệ dương bất cố tấu lý không thông, dinh vệ bất hoà
phong tà xâm phạm, chính tà tương tranh, khí huyết không hoà hợp phát sinh
bệnh này [6]
- Pháp điều trị: hoà dinh vệ trừ tà thông lạc
- Bài thuốc: Quế chi thang ( Thương hàn luận ) hợp Ngọc bình phong tán
( Đan khê tâm pháp )
+ Thành phần:
Quế chi 8g
Bạch thược 12g
Sinh khương 4g
Đại táo 12g
Cam thảo 4g
Sinh hoàng kỳ 16g
Bạch truật 12g
Phòng phong 8g
+ Cách dùng: Ngày sắc uống 01 thang chia 3 lần
+ Phân tích: Bài thuốc được hợp bởi hai bài là bài Quế chi thang và bài
Ngọc bình phong tán. Bài thuốc Quế chi thang có tác dụng giải cơ phát biểu,
29

điều hoà dinh vệ. Bài Ngọc bình phong tán có tác dụng ích khí, cố biểu, chỉ
hãn. Hai bài kết hợp lại có tác dụng hoà dinh vệ, trừ tà thông lạc.
VI.10. Huyết hư phong tý
- Triệu chứng: Cơ nhục, khớp đau mỏi, kém lực, lúc nhẹ, lúc nặng. Nếu
lao lực bệnh nặng lên, chi thể tê bì, hoặc teo cơ, mặt vàng, không nhuận. Tâm
quý, khí đoản, cân mạch bị hạn chế cấp. Lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, ít, mạch
tế nhược [6].
- Biện chứng: sản hậu huyết hư, tiên thiên bất túc, hoặc chứng tý lâu
ngày hại tỳ, làm cho hoá nguyên bất túc. Phong tà thừa hư xâm phạm vào. Tý
cản trở cơ nhục, khớp mà phát sinh bệnh.
- Pháp điều trị: Ích khí dưỡng huyết, thư cân, thông lạc
- Bài thuốc: Bài thuốc tam tý thang
+ Xuất xứ: Phụ nhân lương phương
+ Thành phần:
Nhân sâm 8g
Hoàng kỳ 12g
Phục linh 12g
Cam thảo 6g
Đương quy 12g
Phòng phong 10g
Xuyên khung 12g
Bạch thược 12g
Sinh địa hoàng 16g
Đỗ trọng 10g
Ngưu tất 16g
Tục đoạn 16g
Tế tân 4g
Quế chi 6g
30

Tần giao 12g


Độc hoạt 12g
VI.11. Can thận hư
Can thận âm hư
- Triệu chứng: lưng, gối mỏi đau, các khớp, sưng phù, có thể biến dạng,
co duỗi khó khăn, phiền táo, về đêm đau tăng, bì phu tê bì, đi lại khó khăn.
Toàn thân đau lưng, ù tai, ngủ kém, nước tiểu trong, đi tiểu nhiều lần, mạch
trầm tế. Gầy, hầu khô, miệng ráo, ù tai, chóng mặt, mất ngủ, triều nhiệt đạo
hãn, ngũ tâm phiền nhiệt, gò má đỏ, nam di tinh, nữ bế tinh, thiếu kinh. Lưỡi
ít rêu, hồng. Mạch tế sác hoặc huyền sác.
- Biện chứng: Thận chủ cốt tàng chân âm, là nơi trú ngụ của nguyên
dương lấy tiên thiên làm gốc, can chủ cân, điều khiển toàn thân, cân, khớp.
Bệnh tý lâu ngày làm tổn thương phần âm dẫn đến thận thuỷ thiếu hụt. Thận
thuỷ không dưỡng được can mộc, làm can mộc phong hoả thiêu đốt âm tinh,
cân cốt khớp, mạch lạc không được nuôi dưỡng, làm khớp đau, chi thể tê bì,
co duỗi hạn chế, vận động khó khăn. Lưng là phủ của thận, thận âm bất túc
tức là lưng mỏi, vô lực. Can thận âm hư, mạch lạc không vinh nhuận, huyết
mạch bất thông, khí huyết ngưng trệ, khớp sưng biến dạng. Ban ngày thuộc
dương, ban đêm thuộc âm, tà nhập vào âm, chính tà tương tranh dẫn đến đêm
đau nhiều, ngày nhẹ. Can thận âm hư tức sinh nội nhiệt dẫn đến ngũ tâm
phiền nhiệt gò má hồng, miệng khô táo. Thận tuỷ hư tổn, thuỷ không dưỡng
được mộc mà gây hoa mắt, chóng mặt, lưỡi hồng ít rêu, mạch tế sác hoặc
huyền tế sác đều do âm hư có nhiệt [6][21].
- Pháp điều trị: bổ can thận, khu phong, trừ thấp, tán hàn.
- Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang
+ Xuất xứ: Thiên kim phương.
+ Thành phần:
Độc hoạt 12g
31

Phòng phong 12g


Quế chi 8g
Sinh địa 12g
Bạch thược 12g
Phục linh 12g
Tần giao 10g
Ngưu tất 12g
Đẳng sâm 12g
Tang ký sinh 16g
Đỗ trọng 16g
Đương quy 12g
Xuyên khung 8g
Cam thảo 6g
+ Cách dùng: Tất cả làm thang, sắc uống, ngày 1 thang, chia 3 lần.
+ Phân tích: Trong bài Độc hoạt, Tang kí sinh để trừ phong thấp bổ can
thận, cường gân cốt, trừ tý thống và đóng vai trò là Quân. Phối ngũ với Phòng
phong, tần giao để trừ phong, hoá thấp, chỉ thống; với Tế tân, Quế chi để ôn
thông kinh lạc; với Ngưu tất, Đỗ trọng để bổ ích can thận. Các vị này làm
Thần. Đẳng sâm, Phục linh, Cam thảo để kiện tỳ, ích khí, Đương quy, Xuyên
khung, Sinh địa, Bạch thược để dưỡng huyết, hoạt huyết làm tá dược. Cam
thảo điều hoà các vị thuốc là sứ dược.
Can thận dương hư:
- Triệu chứng: eo gối mỏi mềm, khớp đau lạnh, sưng phù, co duỗi bất
lợi, ngày nhẹ, đêm nặng, co duỗi bất lợi, sợ lạnh, chân tay lạnh. Nam giới yếu
sinh lý, nữ giới kinh ít, kinh muộn. Sắc mặt trắng, tự hãn, miệng nhạt, không
khát, rêu lưỡi trơn, mạch trầm huyền vô lực [6].
32

- Biện chứng: Thận tàng tinh chủ cốt sinh tuỷ, can tàng huyết chủ cân,
can thận dương hư, tuỷ không đầy đủ, cân cốt thất dương, khí huyết không
lưu hành, tý trở kinh lạc dẫn dến khớp đau, cứng khớp, co duỗi khó khăn.
Thận dương bất túc, không ôn ấm được, sợ hàn thích ấm, chân tay lạnh.
Lưng là phủ của thận, thận dương bất túc, eo lưng gối mỏi, chi vô lực, kinh
mạch của thận đi xuống chân, thận hư kinh mạch thất dưỡng, do đó chân
đau mỏi. Can thận dương hư, tinh huyết bị mất dẫn đến ham muốn giảm,
kinh muộn, lượng ít, kéo dài. Lưỡi bệu, rêu trắng trơn, mạch trầm huyền là
hiện tượng của dương hư.
- Pháp điều trị: ôn bổ can thận, khu hàn, trừ thấp, tán phong thông lạc.
- Bài thuốc: Tiêu âm lai phục thang
+ Thành phần
Lộc nhung 6g
Kỷ tử 15g
Bổ cốt chỉ 15g
Phụ tử chế 10g
Thỏ ty tử 15g
Ích trí nhân 15g
Tiền hồ 10g
Mộc hương 10g
Đương quy 18g
Ngưu tất 10g
Cẩu tích 10g
Độc hoạt 15g
Sinh khương 4g
Đại táo 10 quả
33

VII. Phương pháp không dùng thuốc: Điều trị chứng tý bằng phương
pháp không dùng thuốc cũng dựa trên biện chứng luận trị để đề ra pháp điều
trị [6][25]
VII.1.Với chứng bệnh liên quan đến phong
- Hào châm, châm tả ngày 1 lần, 10 ngày 1 đợt.
+ Khớp chi trên châm: Khúc trì, Hợp cốc, Đại truỳ, Liệt khuyết, Thiếu thương
+ Khớp chi dưới châm: Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Côn lôn, Hoàn
khiêu, Nhiên cốc, Dũng tuyền.
+ Huyệt toàn thân: Châm cách du, huyết hải để hoạt huyết.
- Nhĩ châm: thận, tỳ, bộ phận bị đau tương ứng, lưu kim 3-5 ngày
- Giác hơi: 5 huyệt (theo phương huyệt trên)
VII.2.Với chứng bệnh liên quan đến hàn
+ Hào châm: Quan nguyên, Thận du, Đại truỳ, Túc tam lý, Dương lăng
tuyền, Phong long, Tam âm giao phối hợp huyệt tại các khớp.
+ Nhĩ châm: tâm, phế, tỳ, can, thận, bộ phận đau.
+ Cứu: Quan nguyên, Thận du để ích hoả trợ dương, khu tán hàn tà.
+ Trích nặn máu: Uỷ trung, Uỷ dương, Túc lâm khấp
+ Giác hơi: vị trí bị bệnh
+ Xoa bóp
VII.3.Với chứng bệnh liên quan đến thấp
- Châm cứu: Phong trì, Xích trạch, Ngoại quan, Hợp cốc, Dương lăng
tuyền, Chiếu hải, Châm bình bổ bình tả.
+ Ôn châm các huyệt Chí dương, Ốc ế, Thiên tỉnh, Kiên trinh, Chi chính,
Hạ cự hư, Quang minh, Túc lâm khấp.
+ Cứu cách gừng: Thương khâu, Túc tam lý, Thượng hự hư, Hạ cự hư,
Lương khâu, Quan nguyên.
34

VII.4.Với chứng bệnh liên quan đến nhiệt


- Hào châm các huyệt gần khớp. Dùng tả pháp
+ Vai: Kiên trinh, Cự cốt, Khúc trì, Kiên liêu
+ Tay: Ngoại quan, Dương khê, Uyển cốt
+ Hông: Trật biên, Hoàn khiêu, Cự liêu, Khúc tuyền
+ Mắt cá: Côn lôn, Thái khê, Chiếu hải, Huyền chung, Giải khê
+ Ngón tay, chân: Bát tà, Bát phong.
+ Cả người phát nhiệt, miệng khô: Đại truỳ, Đào đạo, Chiếu hải, Ngoại quan
+ Kim tam lăng chích nặn máu tại chỗ, huyệt vị xung quanh
+ Châm huyệt toàn thân: Đại truỳ, Khúc trì, Hợp cốc để thanh nhiệt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Y Hà Nội ( 2005 ), “Một số bệnh về xương khớp”, Bài
giảng Y học cổ truyền tập 2, NXB Y học, tr.160-165.
2. Hoàng Bảo Châu (2006), “Chứng tý”, Nội khoa Y học cổ truyền, NXB
Y học, tr.528-538.
3. Vương Băng (1963). Hoàng đế tố vấn nội kinh, Nhà xuất bản Vệ sinh
nhân dân, 240. ( tiếng trung )
4. Điền Đức Lộc ( 2008 ). Chứng tý, Nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất
bản 368-373. ( tiếng trung )
5. Trường đại học Y Hà Nội, Khoa YHCT (2001). Nội kinh. Nhà xuất bản
Y học, 130, 131, 132, 190.(tiếng trung)
6. Vương Thừa Đức, Thẩm Phi An, Hồ Âm Kỳ ( 2009 ). Phong thấp bệnh
học trong Đông Y, Nhà xuất bản vệ sinh nhân dân, 299-407.(tiếng trung)
7. Trường đại học Y Hà Nội, khoa Y học cổ truyền ( 2001 ). Kim quỹ yếu
lược, Nhà xuất bản Y học.
8. Trường đại học Y Hà Nội, khoa Y học cổ truyền ( 2001). Bệnh học nội
khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học.
9. Nguyễn Nhược Kim (2015). Vai trò của YHCT và kết hợp YHHĐ trong
điều trị một số bệnh xương khớp mạn tính. Nhà xuất bản Y học. 31-48.
10. Nguyễn Nhược Kim ( 2012 ), Một số bệnh về xương khớp mạn tính,
Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 152-159.
11. Hoàng Bảo Châu ( 1997 ). Chứng tý, Nội khoa y học cổ truyền, Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội, 574-585.
12. Hoàng Bảo Châu, Nguyễn Đức Đoàn ( 2009 ). Danh từ thuật ngữ y học,
Nhà xuất bản Y học. 42
13. Trường đại học y Hà Nội, khoa YHCT ( 2001 ). Nội kinh. Nhà xuất Y
học. 130, 131, 132, 190.
14. Viện nghiên cứu Đông Y ( 1977 ). Chứng tý, Trung Y học khái luận,
Bệnh viện đông y Thanh Hoá, Tập hạ, 20.
15. Hoàng Bảo Châu ( 1977 ). Lý luận cơ bản Y học cổ truyền , Nhà xuất
bản Y học , 156-165.
16. Nguyễn Bá Tĩnh ( 2007 ), Tuệ Tĩnh toàn tập- nam dược thần hiệu, Nhà
xuất bản Y học, Hà. Nội, tr.140-142
17. Hải Thượng Lãn Ông ( 2008 ), Y trung quan kiện, Nhà xuất bản Y học,
tập 2 tr13.
18. Viện nghiên cứu Trung Y ( 1996 ). Chứng tứ chi đau nhức, Chẩn đoán
phân biệt chứng trạng trong Đông Y, NXB mũi Cà Mau, 691-708
19. Hải Thượng Lãn Ông ( 2008 ). Pheps tắc chữa bệnh, nhà xuất bản y học,
tập 1, 357, 372.
20. Nguyễn Nhược Kim ( 2011 ), Lý luận Y học cổ truyền, Nhà xuất bản
giáo dục, 88-99.
21. Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Y học cổ truyền (2006), Chứng tý,
Chuyên đề nội khoa Y học cổ, Nhà xuất bản Y học, 486-495.
22. Trình Như Hải, Lý Gia Canh ( 2011 ), Trung quốc danh phương toàn
tập, Nhà xuất bản Y học, 12, 165, 376, 597, 746, 750, 753, 759, 762.
23. Nguyễn Nhược Kim ( 2009 ). Phương tễ học, Nhà xuất bản Y học , 66-
68.
24. Trung ương Hội đông Y Việt Nam ( 2006 ). Phương tễ học, Nhà xuất
bản Y học, 275, 344.
25. Viện đông y (1984). Châm cứu học, Nhà xuất bản Y học, 438-440.

You might also like