You are on page 1of 23

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

VÀ ỨNG DỤNG TRONG


Y HỌC CỔ TRUYỀN
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
- Dựa trên những quan sát thế giới tự nhiên, người Trung Hoa cổ đại đã phát hiện
ra những quy luật giúp cho vũ trụ không ngừng chuyển động và thay đổi.
- Ban đầu những quan sát này được giải thích bằng lý luận âm dương, nhưng sau
đó những giải thích này đã được mở rộng bằng cách sử dụng một học thuyết mới
gọi là ngũ hành.
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
• Không rõ thời gian hình thành
• Không có tác giả chính thức, được xem như là tư duy của người Trung
hoa cổ ở lưu vực sông Hoàng Hà.
• Hình thành qua hai quá trình quy nạp và diễn dịch
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
1. Định nghĩa: Là học thuyết khảo sát vạn vật được quy nạp,
xếp loại thành 5 ý tượng, được đặt tên là: Mộc, Hỏa, Thổ,
Kim, Thủy và có mối quan hệ theo luật tương sinh, tương
khắc.
2. Nội dung của học thuyết
+ Mộc: là hình thái sinh trưởng ( nghĩa hẹp là cây, gỗ ), đặc tính
của mộc là hướng lên trên, hướng ra ngoài. Mộc đại diện cho
công năng sinh trưởng không ngừng của vạn vật. (ĐỘNG – SINH)
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
2. Nội dung của học thuyết
+ Hỏa: là sức nóng ( nghĩa hẹp của lửa ), đặc tính của hỏa là bốc lên
trên ( thượng thăng ). Hỏa đại diện cho tính năng thăng hoa, chói lọi
và ấm nóng. Tất cả các sự vật và hiện tượng có tính năng hun đốt, bốc
lên trên và ôn nhiệt đều thuộc hỏa. (NHIỆT – TỎA SÁNG)
+ Thổ: ( nghĩa hẹp là đất ) có đặc tính hóa sinh, truyền tải và thu nạp…
vì thế được coi là mẹ của vạn vật. Thổ bao gồm sự sinh trưởng, là cội
nguồn cho sự sinh tồn. Tất cả các sự vật có tính năng sinh hóa, truyền
tải, thu nạp đều quy nạp vào Thổ (THẤP – HÓA)
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
2. Nội dung của học thuyết
+ Kim: ( nghĩa hẹp là kim loại ) đại biểu cho tính năng ngưng kết,
tính thanh trừng, túc giáng, thu liễm, sạch sẽ. Tất cả các sự vật
và hiện tượng sau khi sinh trưởng mà đạt được trạng thái
ngưng kết thì được quy vào Kim. (TÁO-THU)
+ Thủy: ( nghĩa hẹp là nước ) đặc tính là tư nhuận, hướng xuống
dưới và bế tàng. Tất cả các sự vật và hiện tượng có tính năng
mát lạnh, tư nhuận, bế tàng, hướng xuống dưới đều được quy
nạp vào Thủy. (HÀN-TÀNG)
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
2. Nội dung của học thuyết
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
2. Nội dung của học thuyết
• Học thuyết ngũ hành cho rằng Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy có mối quan
hệ phụ thuộc và kiềm chế lẫn nhau, giúp tạo ra một trạng thái cân
bằng động.
• Trong điều kiện bình thường, 5 vật chất, 5 yếu tố này tương tác theo
2 hướng hoặc tương sinh mà theo đó chúng thúc đẩy chuyển hóa lẫn
nhau hoặc tương khắc mà theo đó chúng ràng buộc, ước chế lẫn
nhau.
• Trong điều kiện khác thường, 5 vật chất, 5 yếu tố này tương tác theo
hướng hoặc tương thừa mà theo đó chúng lấn át nhau hoặc tương vũ
mà theo đó chúng ức chế ngược lẫn nhau
Quy luật tương sinh
- Tương sinh: Từ “ sinh ” có nhiều nghĩa như: tạo ra, thúc đẩy, nuôi dưỡng, hỗ trợ,
tăng cường.
- Mỗi một hành đều có mối quan hệ mẹ và con, cho nên quan hệ tương sinh còn
gọi là “quan hệ mẫu – tử ”
Quy luật tương sinh
Quy luật tương khắc

- Tương khắc có ý nghĩa là chế ước, khắc chế, ức chế.


- Trong mối quan hệ tương khắc, bất kỳ hành nào cũng đều có quan
hệ “ mình khắc ” và “ khắc mình ”
Quy luật tương khắc
Quy luật tương thừa
• Tương thừa là do mối quan hệ tương khắc quá mạnh vượt quá sự khắc chế bình
thường dẫn đến.
Quy luật tương vũ

Tương vũ là hiện tượng một hành nào đó quá mạnh làm cho hành
vốn khắc nó không thể khắc chế được mà lại bị nó quay lại khắc chế
( hay còn gọi là phản khắc )
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong YHCT
3.1 Trong nhân thể
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong YHCT
3.2 Ứng dụng trong giải thích cơ chế bệnh sinh
• Ngũ tạng bên ngoài ứng với ngũ thời ( Can dễ bị tổn thương
vào mùa xuân, dễ bị nhiễm phong tà…)
• Một tạng phủ bị bệnh có thể do 5 cơ chế
Tỳ

VI TÀ
Thận HƯ TÀ Can THỰC TÀ Tâm

TẶC TÀ

Phế
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong YHCT
3.2 Trong giải thích cơ chế bệnh sinh
• Hư tà ( Mẫu bệnh cập tử): Thận âm hư => Can âm hư => Can
Thận âm hư
• Thực tà (Tử bệnh phạm mẫu): Tâm huyết bất túc => Can huyết
bất túc
• Tặc tà: Can mộc quá mạnh khắc Tỳ thổ => Can uất Tỳ hư
• Vi tà: Thận hư yếu không đủ sức kiềm chế Tâm hỏa => Tâm hỏa
vượng
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong YHCT
3.3 Trong chẩn đoán
• Cơ thể là một chỉnh thể hữu cơ. Khi một tạng phủ nào đó bị
bệnh => Ngũ thể, ngũ quan, ngũ chí…có những biểu hiện bất
thường.
• Thông qua tứ chẩn, dựa vào các quy luật của ngũ hành => chẩn
đoán bệnh:
+ Xác định vị trí bệnh
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong YHCT
3.4 Trong điều trị
• Vận dụng âm dương đối lập và ngũ hành tương sinh: mẹ thực tả con,
con hư bổ mẹ
+ Hư tắc bổ kỳ mẫu: Tư thủy hàm mộc, ích hỏa bổ thổ
+ Thực giả tả kỳ tử
• Vận dụng ngũ hành tương khắc
+ Ức mộc phù thổ
+ Ôn Thận kiện Tỳ
+ Tư âm giáng hỏa
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong
YHCT
3.4 Trong điều trị
• Đặc biệt trong châm cứu quy luật này còn thể
hiện chặt chẽ lên cách chọn huyệt thuộc nhóm
ngũ du:
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong YHCT
3.5 Trong quy kinh và chế biến thuốc
• Quy kinh là nói lên phần tạng phủ kinh lạc trong cơ thể mà một vị
thuốc có tác dụng, đó cũng chính là phạm vi chỉ định điều trị của vị
thuốc đó.
• Quy kinh của một thuốc thường dựa vào: (1) tác dụng trị bệnh của
thuốc, (2) đặc điểm của thuốc về màu sắc, hình thái, khí vị.
(1) Tác dụng trị bệnh của thuốc:
(2) Đặc điểm của thuốc về màu sắc, hình thái, khí vị:
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
3. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong YHCT
3.5 Trong quy kinh và chế biến thuốc
• Trong việc phối hợp ngũ vị, ngũ sắc với ngũ tạng để chọn thuốc, người
xưa còn bào chế để làm thay đổi tính năng của thuốc nhằm vào yêu
cầu chữa bệnh
VD: + Để chữa chứng thuộc về Can người ta hay sao dược liệu với
giấm.
+ Để chữa chứng thuộc về Tỳ người ta hay sao dược liệu với
Hoàng thổ hoặc sao tẩm ( chích ) với mật.
+ Để chữa chứng thuộc về Phế người ta hay sao dược liệu với
gừng

You might also like