You are on page 1of 31

ÔN TẬP Y HỌC CỔ TRUYỀN

Câu 1: Nêu định nghĩa, các quy luật cơ bản và ứng dụng trong y học của học thuyết
âm dương?
Định nghĩa
- Học thuyết âm dương là học thuyết có nguồn gốc từ triết học duy vật cổ đại phương
Đông và được vận dụng để trình bày quá trình nhận thức và quy luật phát triển của sự
vật trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.
- Trong y học cổ truyền, học thuyết âm dương đã nêu rõ: Tất cả các sự vật, kể cả con
người luôn có 2 mặt đó là âm và dương, hai mặt này luôn mâu thuẫn nhưng thống
nhất với nhau làm cho sự vật phát triển và biến đổi không ngừng. Người xưa đã vận
dụng học thuyết này để liên hệ giải thích trong y học về giải phẫu, sinh lý, chẩn đoán,
điều trị, phòng bệnh và bào chế thuốc
- Biểu tượng âm dương là một vòng tròn khép kín với đường cong hình chữ S ngược
chia hình tròn thành 2 phần bằng nhau. Ở đây vòng tròn lớn với ý nghĩa sự thống nhất
của một sự vật, hình cong S ngược thể hiện chuyển hóa, biến đổi giữa 2 mặt của sự
vật
● Nửa trắng là dương, nửa đen là âm
● Vòng tròn nhỏ trắng trong phần đen là dương trong âm, vòng tròn nhỏ đen trong
phần trắng là âm trong dương
● Đuôi nhỏ phần đen tiếp với đầu lớn phần trắng biểu hiện dương trưởng âm tiêu,
đuôi nhỏ phần trắng tiếp với đầu lớn phần đen là dương tiêu âm trưởng
● Phần trắng với phần đen bao giờ cũng bằng nhau biểu hiện âm dương luôn cân
bằng (bình hành) trong quá trình biến đổi của sự vật
Các quy luật cơ bản
- Âm dương đối lập
● Đối lập là sự mâu thuẫn , chế ước và đấu tranh giữa hai mặt âm dương mà thống
nhất tồn tại trong mọi sự vật và hiện tượng tự nhiên
● Ví dụ : ngày và đêm, nóng và lạnh,...
● Tuy mỗi sự vật và hiện tượng đều có 2 mặt âm – dương, nhưng trong dương có âm
và trong âm có dương
- Âm dương hỗ căn
● Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau để tồn tại
● Hai mặt âm – dương tuy đối lập nhau nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại
được
● Cả hai mặt đều là tích cực của sinh vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển
được
● Ví dụ : Có đồng hóa thì mới có dị hóa.
- Âm dương tiêu trưởng
● Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển, nói lên sự vận động không ngừng để
chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương
● Ví dụ : Khí hậu 4 mùa luôn luân chuyển: từ lạnh sang nóng là “âm tiêu dương
trưởng”, từ nóng sang lạnh là “dương tiêu âm trưởng”.
● Sự vận động của hai mặt âm dương có tính chất giai đoạn, tới một mức độ nào đó
sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là âm cực sinh dương, dương cực sinh âm, hàn cực
sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn
● Ví dụ : bệnh ở phần dương (sốt cao) gây ảnh hưởng đến phần âm (gây mất nước)
hoặc bệnh ở phần âm ( mất nước, mất điện giải ) gây ảnh hưởng đến phần dương (
chóng, trụy mạch )
- Âm dương bình hành
● Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn lặp lại được
thế thăng bằng, thế quân bình giữa hai mặt
● Sự mất thăng bằng giữa hai mặt âm dương nói lên sự mâu thuẫn thống nhất, vận
động và nương tựa lẫn nhau của vật chất
● Ví dụ : Trong cơ thể luôn phải duy trì thế cân bằng giữa hai quá trình đồng hóa và
dị hóa. Nếu đồng hóa mạnh hơn dẫn đến thừa cân béo phì và ngược lại dễ dẫn đến
chứng tiêu khát trong y học cổ truyền.
Ứng dụng
Nền tảng tư duy của y học cổ truyền dựa trên học thuyết âm dương mang tính chỉ đạo
xuyên suốt từ lý luận đến ứng dụng thực tiễn trên lâm sàng qua các mặt:
(1) Về cấu tạo cơ thể và sinh lí
- Cấu tạo cơ thể
Cấu tạo cơ Âm Dương
thể
Tạng- phủ Tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận Phủ: Tiểu trường, Đại trường, Đởm,
Vị, Bàng quang, Tam tiêu
Kinh- lạc Kinh âm: Thiếu âm Tâm- thận, Kinh dương: Dương minh Vị- Đại
Thái âm Phế- Tỳ, Quyết âm Can- trường, Thái dương Tiểu trường- Bàng
Tâm bào quang, Thiếu dương Đởm- Tam tiêu
Khí- huyết Huyết Khí
- Sinh lý
● Vật chất dinh dưỡng thuộc âm
● Cơ năng hoạt động thuộc dương
(2) Về quá trình phát sinh và phát triển của bệnh tật
- Bệnh tật phát sinh ra do sự mất cân bằng về âm dương trong cơ thể, được biểu hiện
bằng sự thiên thắng hay thiên suy
● Thiên thắng
+ Dương thắng gây chứng nhiệt: sốt, mạch nhanh, đại tiện táo, nước tiểu đỏ
+ Âm thắng gây chứng hàn: người lạnh, chân tay lạnh, mạch trầm, ỉa lỏng
● Thiên suy
+ Dương hư thường gặp trong bệnh lo suy
+ Âm hư thường gặp trong trẻ em chậm phát triển
- Trong quá trình phát triển của bệnh, tính chất bệnh còn chuyển hóa lẫn nhau giữa 2
mặt âm dương. Bệnh ở phần dương ảnh hưởng đến phần âm và bệnh ở phần âm ảnh
hưởng đến phần dương.
- Sự mất thăng bằng âm dương còn gây ra chứng bệnh ở những vị trí khác nhau của cơ
thể tùy theo vị trí đó ở phần âm hay dương
● Dương thịnh sinh ngoại nhiệt : sốt, người và tay chân nóng
● Âm thịnh sinh nội hàn : ỉa chảy, người sợ lạnh, tiểu tiện trong dài
● Âm hư sinh nội nhiệt : mất nước, tân dịch giảm gây chứng khát nước, họng
khô,…
● Dương hư sinh ngoại hàn : sợ lạnh, tay chân lạnh,…
(3) Về chẩn đoán bệnh tật
- Dựa vào tứ chẩn để khai thác triệu chứng bệnh thuộc Tạng hay Phủ, thuộc Hàn hay
Nhiệt, thuộc Âm hay Dương
- Dựa vào quy nạp Bát cương để đánh giá tổng quan về bệnh tật: Biểu- Lý, Hàn-
Nhiệt, Hư- Thực, Âm- Dương. Trong đó hai cương lĩnh Âm- Dương mang tính tổng
quát chỉ xu thế cơ bản của bệnh tật
- Dựa vào tứ chẩn để khai thác triệu chứng và căn cứ vào bát cương để bệnh tật được
quy thành các hội chứng thiên thắng hay thiên suy về âm dương của các tạng phủ,
kinh lạc,…
(4) Về chữa bệnh và các PP chữa bệnh
- Chữa bệnh là điều hòa lại sự mất cân bằng về âm dương của cơ thể tùy theo tình trạng
hư thực, hàn nhiệt của bệnh bằng các phương pháp khác nhau : thuốc, châm cứu, xoa
bóp,…
- Về thuốc: chia làm 2 loại
● Thuốc có tính vị ấm, nóng (ôn, nhiệt) gọi là dương dược, dùng cho BN hàn như
gừng, quế
● Thuốc có tính vị lạnh, mát (hàn, lương) gọi là âm dược, dùng cho BN nhiệt: thạch
cao, huyền sâm
- Về châm cứu: chia làm 2 loại
 Cứu là dùng sức nóng tác động lên huyệt qua mồi ngải hay điếu ngải… dùng cho
BN hàn
 Châm là dùng kim châm bình thường hay điện châm tác động lên huyệt, thường
dùng cho BN nhiệt hay thể trung bình (không thiên hàn hay thiên nhiệt)
 Bệnh hư thì bổ, bệnh thực thì tả
- Về nguyên tắc điều trị
● Thể trạng BN hàn lương: dùng phương pháp điều trị ôn nhiệt
● Thể trạng BN ôn nhiệt: dùng phương pháp điều trị hàn lương
● Nếu hàn nhiệt không rõ thì dùng phép bình
(5) Về phòng bệnh
- Luôn giữ cho cơ thể âm dương cân bằng và điều hòa
VD: Trời lạnh phải mặc ấm, trời nóng mặc quần áo thoáng mát
Lao động và nghỉ ngơi theo chế độ sinh hoạt hợp lý
(6) Về bào chế thuốc
- Có thể dùng phụ liệu thay đổi tính vị và tác dụng của vị thuốc
● Sinh địa tính vị hàn lương: tác dụng thanh nhiệt lương huyết, khi qua chế biến với
phụ gia (rượu, gừng, sa nhân) thành thục địa tính vị ôn có tác dụng bổ huyết
Câu 2: Nêu định nghĩa, các quy luật cơ bản và ứng ứng dụng trong y học của học
thuyết ngũ hành?
Định nghĩa
- Quan điểm của người xưa: Ngũ hành là 5 loại vật chất cấu tạo nên mọi sự vật kể cả
con người gồm có: Mộc, hỏa, thổ, kim, thủy
- Học thuyết ngũ hành là học thuyết dùng nội dung, quy luật hoạt động của ngũ hành để
giải thích quá trình phát sinh, phát triển, tiến hóa của sự vật. Trong y học dùng ngũ
hành để giải thích sinh lý, cấu trúc cơ thể và bệnh lý đồng thời dùng nó để chẩn đoán,
điều trị, phòng bệnh.
Các quy luật cơ bản
Trong điều kiện bình thường : tất cả các sự vật đều được cấu tạo từ 5 loại vật chất, 15
loại vật chất này có quan hệ tương sinh tương khắc với nhau để đảm bảo các sự vật hoạt
động bình thường.
- Ngũ hành tương sinh
● Tương sinh là hành nọ sinh ra hành kia thành vòng kín
● Trong tự nhiên : Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy.
Nếu đứng từ một hành thì sinh ra nó được gọi là mẹ, do nó sinh ra được gọi là con
● Trong cơ thể : Can Mộc sinh Tâm Hỏa, Tâm Hỏa sinh Tỳ Thổ, Tỳ Thổ sinh Phế
Kim, Phế Kim sinh Thận Thủy.
- Ngũ hành tương khắc
● Tương khắc là hành nọ khắc hành kia, tức là chế ước hành kia thành vòng kín
● Thứ tự của tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc
kim, kim khắc mộc.
● Trong cơ thể con người: can mộc khắc tỳ thổ; tỳ thổ khắc thận thủy; thận thủy
khắc tâm hỏa; tâm hỏa khắc phế kim; phế kim khắc can mộc.
● Quy luật tương sinh tương khắc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để sinh và khắc
luôn điều hòa làm cho sự vật phát sinh, phát triển và tồn tại.
Trong điều kiện bất thường hoặc bệnh lý
- Ngũ hành tương vũ
● Hành bị khắc lại khắc ngược trở lại hành khắc nó
● Ví dụ : Bình thường Thổ khắc Thủy, nếu Thổ quá yếu thì Thủy sẽ tương vũ lại
Thổ
- Ngũ hành tương thừa
● Hành nọ khắc hành kia quá mạnh
● Ví dụ : Tạng Can khắc tạng Tỳ thái quá gây ra chứng bệnh Vị quản thống
Ứng dụng:
(1) Quan điểm YHCT về cấu trúc cơ thể con người
Cơ thể con người cũng cấu tạo bởi ngũ hành và cũng có mối quan hệ tương sinh và
tương khắc với nhau
- Mộc: can, đởm, mắt, cân
- Hỏa: tâm, tiểu trường, đầu lưỡi, mạch
- Thổ: tỳ, vị, môi, miệng, cơ
- Kim: phế, đại trường, mũi, da lông
- Thủy: thận, bàng quang, tai, xương cốt
(2) Trong quan hệ sinh lý
- Sự sắp xếp các tạng phủ theo ngũ hành và sự liên quan của chúng đến ngũ vị, ngũ sắc,
ngũ quan, thể chất và hoạt động về tính chí giúp cho việc học về các hiện tượng sinh
lý của các tạng phủ dễ dàng, dễ nhớ
(3) Trong quan hệ bệnh lý
- Căn cứ vào ngũ hành tìm vị trí phát sinh một chứng bệnh của một tạng hay một phủ
nào đó, để đề ra phương pháp chữa bệnh thích hợp
- Sự phát sinh ra một chứng bệnh ở một tạng phủ nào đó có thể xảy ra ở 5 vị trí khác
nhau
● Chính tà: bệnh nguyên nằm tại tạng phủ đó
● Hư tà: bệnh nguyên nằm tại tạng trước nó (mẹ truyền cho con)
● Thực tà: bệnh nguyên nằm tại tạng sau nó (con gây cho mẹ)
● Tặc tà: bệnh nguyên nằm tại tạng bị nó khắc và khắc ngược lại nó (tương vũ)
● Vi tà: bệnh nguyện nằm tại tại khắc nó và khắc nó quá mạnh (tương thừa)
(4) Trong chẩn đoán bệnh
- Căn cứ vào những triệu chứng về ngũ sắc, ngũ vị, ngũ quan, ngũ thể để chẩn đoán
tạng phủ nào bị bệnh
 Ngũ sắc : sắc vàng bệnh thuộc tỳ, sắc trắng bệnh thuộc phế,..
 Ngũ chí : giận dữ bệnh ở can, sợ hãi bệnh ở thận,…
 Ngũ quan và ngũ thể : chân tay run co quắp bệnh ở can,….
(5) Trong điều trị
- Đề ra nguyên tắc chữa bệnh : hư thì bổ mẹ , thực thì tả con
- Châm cứu
 Chọn công thức huyệt theo các huyệt nằm ở đường kinh bị bệnh và liên quan biểu
lý với các đường kinh đó.
 Chọn công thức huyệt theo ngũ du huyệt: tức là dựa hoàn toàn vào ngũ hành mà
định ra công thức huyệt
(6) Trong sử dụng thuốc
- Người ta tìm kiếm và xét tác dụng của thuốc đối với bệnh tật các tạng phủ trên cơ sở
liên quan giữa vị, sắc với tạng phủ
 Vị chua, màu xanh vào can
 Vị đắng, màu đỏ vào tâm
 Vị ngọt, màu vàng vào tỳ
 Vị cay, màu trắng vào phế
 Vị mặn, màu đen vào thận
- Người ta còn vận dụng ngũ vị để bào chế làm vị thuốc thay đổi tính vị và tác dụng
cho đi vào các tạng phủ theo yêu cầu chữa bệnh.
(7) Trong phòng bệnh
- Chú ý: ăn uống, lao động, tinh thần không ảnh hưởng đến tạng phủ
- Rèn luyện thân thể để giữ cho tạng phủ được cân bằng
- Nên phòng trước khi bị bệnh, nếu sau khi bị bệnh điều trị khỏi thì nên ăn uống, sinh
hoạt phù hợp để không mắc lại bệnh
Câu 3: Nêu các nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền?
Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều song y học cổ truyền chia thành 3 loại: nguyên nhân
bên ngoài (ngoại nhân), nguyên nhân bên trong (nội nhân), các nguyên nhân khác (bất
nội ngoại nhân)
Nguyên nhân gây bệnh bên ngoài
Sáu thứ khí : Phong - Hàn - Thử - Thấp - Táo - Hỏa , khi trở thành nguyên nhân gây
bệnh gọi là lục dâm, lục tà.
(1) Phong
- Có hai loại
● Ngoại phong là gió, chủ khí về mùa xuân nhưng mùa nào cũng gây bệnh, hay
phối hợp với các khí khác
● Nội phong sinh ra do công năng của tạng can bất thường
- Đặc tính
● Xuất hiện đột ngột, mất đi không để lại dấu vết
● Hay di chuyển, hay gây co giật, rung giật “phong động”
● Gây ngứa, gây sốt, sợ gió, mạch phù
● Phong là dương tà, hay đi lên trên và ra ngoài nên gây bệnh ở phần trên và phần
ngoài cơ thể làm da lông khai tiết, gây ra mồ hôi
● Hay phối hợp với các khí khác thành các nguyên nhân gây bệnh phức tạp hơn như
phong thấp, phong nhiệt, phong hàn,...
- Chứng bệnh
● Phong hàn
+ Cảm mạo do lạnh như ngạt mũi, chảy nước mũi,...
+ Đau dây thần kinh ngoại biên , đau các khớp do lạnh
+ Ban chẩn dị ứng
+ Viêm mũi dị ứng do lạnh
● Phòng nhiệt
+ Cảm mạo phong nhiệt, giai đoạn đầu của các bệnh truyền nhiễm như sốt, sợ
gió, không sợ lạnh,....
● Phong thấp
+ Viêm khớp dạng thấp, thoái khớp
+ Đau các đầu dây thần kinh ngoại biên
(2) Hàn
- Có hai loại
● Nội hàn : do dương khí của cơ thể yếu làm cơ năng giảm sút gây ra bệnh
● Ngoại hàn : do lạnh , chủ khí về mùa đông gây ra bệnh ở cơ thể bằng 2 cách :
thương hàn và trúng hàn
- Đặc tính
● Là âm tà, hay làm tổn thương dương khí
● Hay ngưng trệ, gây đau tại chỗ, đau buốt, đau chói, lạnh đau tăng, chườm nóng
thì đỡ đau
● Hay gây co rút, làm bế tắc lại
● Khi gây bệnh tác động vào kinh lạc gây ra đau khớp, đau dây thần kinh do lạnh
● Thường kết hợp với các khí khác để gây bệnh như: phong hàn, hàn thấp (gây ỉa
chảy, nôn mửa, đau và đầy bụng do lạnh)
- Chứng bệnh
● Phong hàn
● Hàn thấp : ỉa chảy, nôn mửa, đau bụng kinh
(3) Thử
- Là nắng, chu khí về mùa hè
- Đặc tính
● Là dương tà hay gây sốt và hiện tượng viêm nhiệt như sốt, khát, mạch hồng, ra mồ
hôi.
● Hay đi lên trên, tản ra ngoài làm mất tân dịch
● Hay phối hợp với thấp lúc cuối hạ sang thu gây chứng ỉa chảy, lỵ
- Chứng bệnh
● Thử nhiệt : nhẹ là thương thử, nặng là trúng thử
+ Thương thử : sốt về mùa hè, vật vã, khát, mỏi mệt
+ Trúng thử : say nắng, có thể hoa mắt chóng mặt, nặng thì hôn mê
● Thử thấp : ỉa chảy về cuối mùa hè, lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng
(4) Thấp
- Là độ ẩm thấp, gồm 2 loại là ngoại thấp là độ ẩm thấp chủ khí về cuối hạ và nội thấp
sinh ra do tỳ hư không vận hóa được tân dịch, gây đình trệ thành thấp
- Đặc tính
● Gây chứng nặng nề, đau mỏi, cử động khó khăn
● Hay bài tiết ra các chất đục
● Hay gây dính, nhớt : miệng dính nhớt, tiểu tiện khó
● Là âm tà hay làm tổn thương dương khi, gây trở ngại cho khí vận hành
● Làm dương khí của tỳ vị bị giảm sút, ảnh hưởng đến sự vận hóa thủy thấp, vận hóa
đồ ăn
- Các chứng bệnh
● Ngoại thấp : Phong thấp, Hàn thấp, Thấp chẩn, Thấp nhiệt
● Chứng nội thấp do tỳ hư : Thượng tiêu, hạ tiêu
(5) Táo
- Gồm hai loại : ngoại táo và nội táo
- Đặc tính
● Có tính khô hay làm tổn thương tân dịch
● Hay gây ra các bệnh truyền nhiễm, sốt, mất nước
● Thường phối hợp với nhiệt gây ra các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng (táo nhiệt)
- Chứng bệnh
● Ngoại táo
+ Lương táo : sốt, sợ lạnh , không mồ hôi. Cảm mạo do lạnh về mùa thu
+ Ôn táo : sốt cao, miệng khô tâm phiền, lưỡi đỏ, vật vã, hôn mê.
● Nội táo : Do bẩm tố tạng nhiệt, bệnh sốt cao kéo dài làm mất tân dịch, lưỡi khô,
táo, gầy,....
(6) Hỏa
- Hoả có hai loại
● Ngoại hỏa là một khí trong lục dâm hay gọi là nhiệt.
● Nội hỏa là Hỏa sinh ra do các tạng phủ tình chí hoặc âm hư biến hóa thành.
- Đặc tính
● Hay gây sốt và chứng viêm nhiệt
● Hay chứng đốt làm hao tổn tân dịch
● Hay gây xuất huyết do nhiệt bức huyết vong thành
- Chứng bệnh
● Hỏa độc, nhiệt độc : nhiễm trùng, nhiễm độc
● Thấp nhiệt
● Phong nhiệt
● Táo nhiệt
● Thử nhiệt
● Hư nhiệt do âm hư
Nguyên nhân gây bệnh bên trong
- Bảy thứ tình chí gây ra do những rối loạn về tâm lý, tình cảm
● Thất tình : Hỉ - Nộ - Ưu - Tư - Bi - Khủng - Kinh
- Hỉ (vui ) : Bình thường vui thì khí hòa hoãn thư thái. Vui quá sẽ hại đến tâm gây
những biểu hiện bất thường
- Nộ (giận): Làm mất trạng thái bình thường ảnh hưởng đến can gây nên: can hỏa
vượng, can khí uất kết, can khắc tỳ (gây viêm, loét dạ dày tá tràng, ỉa chảy)
- Bi (buồn): Làm ảnh hưởng đến tâm, can, tỳ, gây tình trạng tinh thần buồn bã, phiền
não, đau khổ
- Ưu (lo): Gây tình trạng trầm lặng, uất ức làm ảnh hưởng đến phế, tỳ
- Tư (nghĩ): Tập trung tinh thần suy nghĩ, kết lại hại tâm, tỳ
- Kinh (kinh hãi): Những căng thẳng thần kinh gây ảnh hưởng đến tâm
- Khủng (sợ ): Sợ hãi gây ảnh hưởng đến tâm, can, thận
Những nguyên nhân khác
- Đàm ẩm
● Là sản phẩm bệnh lý, đàm là chất đặc, ẩm là chất loãng, đàm ẩm do tân dịch
ngưng tụ do giảm công năng của tỳ, phế, thận.
● Đàm ẩm đi đến đâu sẽ làm rối loạn vận hành khí huyết, sự thăng giáng của khí mà
gây nên bệnh lý
- Ứ huyết
● Là sự vận hành khí huyết không thông, xung huyết hay xuất huyết cục bộ nguyên
nhân thường do khí hư, khí trệ.
● Biểu hiện lâm sàng thường gây đau, sưng, xuất huyết, lưỡi tím có điểm ứ huyết,
mạch sáp
- Ăn uống
● Ăn uống thất thường, ăn thiếu số lượng và chất lượng, ăn quá nhiều, thức ăn bị
ôi thiu, ăn nhiều đồ béo ngọt gây đàm, thấp, nhiệt, ăn nhiều đồ lạnh gây tỳ hư, ăn
nhiều chất nóng gây táo bón trĩ
- Tình dục, sang chấn, trùng thú cắn
Câu 4: Nêu bốn phương pháp khám bệnh (tứ chẩn) của y học cổ truyền?
(1) Vọng chẩn ( nhìn )
- Quan sát thần : Quan sát trạng thái tinh thần của người bệnh bao gồm mặt, mắt để
biết sự hoạt động của tạng phủ biểu hiện ra bên ngoài
● Thần tốt: tỉnh táo, mắt sáng, tiếp xúc tốt
● Thần yếu: vẻ mặt u uất, tiếp xúc chậm
● Lạc thần: ánh mắt đờ đẫn, hoặc sáng bất thường, cười nói không ăn nhập.
● Giả thần: bệnh nặng đột nhiên tỉnh táo, minh mẫn, chính khí sắp thoát.
- Quan sát hình thái, động thái
● Thể trạng gầy: tỳ hư, âm hư; béo: đàm thấp ứ trệ
● Ít hoạt động: hư chứng; hoạt động nhiều: thực chứng
- Quan sát mắt
● Lòng trắng: đỏ - bệnh ở tâm, vàng - bệnh thuộc tỳ, trắng - bệnh ở phế, xanh -
bệnh thuộc can, đen - bệnh thuộc thận, mắt đỏ sưng đau do can hỏa phong nhiệt
● Mí mắt nhợt: thiếu máu, xung quanh quầng mắt đen do tỳ hư, khóe mắt đỏ do
tâm hỏa
- Quan sát mũi
● Đầu mũi: đỏ - phế nhiệt, vàng - thấp, trắng - khí hư hoặc mất máu, xanh - đau
bụng, đen - đàm ẩm trong ngực
- Quan sát môi
● Xem màu sắc, lở loét
- Quan sát màu da
● Đánh giá phù thũng, màu sắc, ban da,...
- Quan sát sắc
● Đỏ: thuộc nhiệt
● Đỏ toàn thân: thực nhiệt, đỏ gò má: âm hư sinh nội nhiệt
● Vàng: bệnh thuộc tỳ, thấp, vàng da: tỳ thấp bị nhiệt
● Trắng nhợt: hư hàn, mất máu, gặp trong phù thận, hen phế quản, mất máu cấp,
suy tuần hoàn cấp
● Xanh tím: phong hàn, đau hoặc huyết ứ
● Đen: hàn hoặc bệnh thuộc thận khí hư suy
- Quan sát lưỡi
● Chất lưỡi: Đánh giá màu sắc, hình dáng, động thái lưỡi
● Rêu lưỡi: Đánh giá màu sắc rêu lưỡi (trắng, vàng, xám, đem, khô – dính, hôi,...)
● Dưới lưỡi
(2) Văn chẩn
- Nghe tiếng nói: nhỏ yếu, to mạnh, mê sảng, ngọng hay khó nói
- Nghe tiếng thở: to mạnh hay nhỏ nhẹ
- Nghe tiếng ho, tiếng nấc
- Ngửi mùi vị: của khí thở, phân, nước tiểu, đờm, mồ hôi. Phân tanh hôi, lỏng: tỳ hư;
chua thối: thực tích, nhiệt; nước tiểu đục: thấp nhiệt
(3) Vấn chẩn
- Hàn nhiệt: hỏi về cảm giác nóng lạnh: người bệnh sợ lạnh, phát sốt, lúc sốt, lúc rét
- Mồ hôi: Cảm mạo có mồ hôi: biểu thực, không có: biểu hư; ra khi ngủ (đạo hãn): âm
hư; vàng: thấp nhiệt; dính nhớt: vong âm; nửa người: trúng phong,...
- Đầu, mình: Hỏi về vị trí đau đầu, đau mình ê ẩm hay di chuyển hay dữ dội một chỗ
- Ngực, bụng: vị trí đau để tìm tạng, kinh lạc tổn thương. Đau bụng cự án là thực
chứng, thiện án là hư chứng
- Ăn uống và khẩu vị: không muốn ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, thích ăn mát uống
lạnh hay ăn nóng ấm
- Ngủ: ngủ nhiều do thấp trệ; ngủ ít hay mơ do huyết hư
- Đại tiểu tiện: đại tiện táo hay nhão nát hay phân sống, tiểu tiện trong dài, vàng, nóng
hay buốt rắt,...
- Khả năng nghe của tai: ù tai, điếc,...
- Kinh nguyệt, khí hư, thai sản
- Cựu bệnh: Tiền sử bản thân và gia đình
(4) Thiết chẩn
- Mạch chẩn: có 28 loại mạch, vị trí xem ở động mạch quay cổ tay, đánh giá dựa vào
tần số (trì, sác), biên độ (phù, trầm), tính chất (hoạt, sáp, huyền)
- Xúc chẩn: mu bàn chân bàn tay, đường đi của kinh lạc, nắn bụng để biết hư thực
hoặc tổn thương tạng phủ
Câu 5: Nêu tám cương lĩnh để chẩn đoán ( Bát Cương) trong y học cổ truyền?
Bát cương là 8 cương lĩnh quy nạp các triệu chứng bệnh để đánh giá vị trí, tình trạng,
hình thái và xu thế chung của bệnh tật giúp cho chẩn đoán và đề ra phương pháp chữa
bệnh chính xác
I. Biểu- Lý
2 cương lĩnh để đánh giá vị trí nông sâu của bệnh tật.
- Bệnh ở biểu thì phát tán.
- Bệnh ở lý thì dùng phép thanh, hạ, ôn, bổ...
1. Biểu chứng
- Bệnh còn bên ngoài
- Bệnh thuộc kinh lạc, gân xương,...
- Bệnh nhiễm khuẩn giai đoạn đầu, viêm long
- Thể phối hợp với các cương lĩnh khác
 Biểu hàn
 Biểu nhiệt
 Biểu hư
 Biểu thực
- Lâm sàng : phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù, đau đầu, đau
mình, ngạt mũi, ho.
2. Lý chứng
- Bệnh bên trong cơ thể
- Bệnh thuộc tạng phủ
- Bệnh truyền nhiễm giai đoạn cuối đã có rối loạn chức năng các cơ quan
- Phối hợp với cương lĩnh khác: biểu lý tương kiêm, lý hàn, lý nhiệt,...
- Bán biểu bán lý: lúc sốt, lúc rét, miệng đắng, mắt hoa, buồn nôn, ngực sườn đầy tức,
điều trị không thể dùng pháp giải biểu hoặc thanh lý mà dùng pháp hòa để giải biểu,

- Lâm sàng: Sốt cao, khát, mê sảng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng , tiểu đỏ, mạch trầm,…
II. Hàn- Nhiệt
2 cương lĩnh dùng để đánh giá tính chất bệnh.
- Bệnh hàn dùng thuốc nhiệt.
- Bệnh nhiệt dùng thuốc hàn
- Nhiệt thì châm, hàn thì cứu
1. Hàn chứng
- Biểu hiện: Sợ lạnh thích ấm, miệng nhạt, không khát, sắc mặt xanh trắng, chân tay
lạnh, nước tiểu trong dài, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu trắng trơn ướt, mạch trầm
trì.
2. Nhiệt chứng
- Biểu hiện: Sốt, thích mát, mặt đỏ, chân tay nóng, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện táo, chất
lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác. Hàn chứng thuộc âm thịnh, nhiệt chứng thuộc
dương thịnh
 Khi phân biệt hàn nhiệt cần chú ý:
 Khát hay không khát
 Đại tiện táo hay bình thường, nước tiểu đỏ hay trong
 Tay chân lạnh hay nóng
 Mạch phù sác hay trầm trì
3. Hiện tượng chân giả
Bản chất bệnh không phù hợp với biểu hiện bên ngoài: Chân hàn giả nhiệt hoặc chân nhiệt
giả hàn. Khi điều trị cần dùng thuốc để chữa bản chất bệnh ( chân hàn dùng thuốc nhiệt,
chân nhiệt dùng thuốc hàn)
Hàn Nhiệt
Nhìn Sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, Sắc mặt đỏ, rêu lưỡi dày, vàng,
chất lưỡi nhạt đen, chất lưỡi đỏ
Nghe Ít nói Hay nói, miệng hôi
Hỏi bệnh Không khát, thích ấm, tiểu tiện trong Khát, thích mát, tiểu tiện đỏ, đái
dài, phân lỏng dắt, phân táo
Mạch, sờ nắn Mạch trầm nhược, chân tay lạnh Mạch phù, sác, có lực, chân tay
nóng

III. Hư- Thực


Là 2 cương lĩnh dung để đánh giá trạng thái người bệnh và tác nhân gây bệnh.
- Hư thì bổ, thực thì tả.
1. Hư chứng
- Biểu hiện chính khí suy nhược và sự phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh
suy giảm.
- Chính khí của cơ thể có 4 mặt chính là âm , dương, khí , huyết nên trên lâm sàng có
các hiện tượng : âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư.
2. Thực chứng
- Do ngoại tà hay khí trệ, huyết ứ, đàm tích, ứ nước, giun sán gây bệnh.
- Hư thực còn phối hợp với các cương lĩnh khác
 Trên lâm sàng, hư thực có thể đơn thuần hoặc lẫn lộn
Hư Thực

Nhìn Gầy yếu, da xanh nhợt, bơ phờ, Có thể sốt cao, ho mạnh, thể trạng
nằm im, ít hoạt động còn tốt

Nghe Thở yếu, vận động thở gấp, tiếng Thở to, ho có tiếng, ợ hăng, nôn
nói nhỏ, phân nước tiểu không có mửa, phân thối, nước tiểu khai
mùi đặc biệt nồng, mê sảng

Hỏi bệnh Ăn ngủ kém, đại tiện phân nát Sốt cao, khát, đau nhức
Mạch, sờ nắn Mạch nhược, tế, vi, không có lực, Mạch có lực, cự án
thiện án

IV. Âm dương
Là 2 cương lĩnh tổng quát, để đánh giá xu thế chung của bệnh tật vì những hiện tượng
hàn, nhiệt, hư, thực luôn phối hợp lẫn lộn với nhau.
Sự mất cân bằng âm dương: Thiên thắng ( âm thịnh, dương thịnh), thiên suy (âm hư,
dương h hư, vong âm, vong dương).
1. Âm chứng và dương chứng
- Âm chứng thường bao gồm các chứng hư hàn
- Dương chứng gồm các chứng thực nhiệt.

Âm Chứng Dương Chứng


Người lạnh, chân tay lạnh, tinh thần mệt Tay chân ấm, dễ bị kích thích, thở thô
mỏi, thở nhỏ, thích ấm, không khát, tiểu to, sợ nóng, khát, tiểu tiện đỏ, đục ít,
tiện trong dài, đại tiện lỏng, nằm quay đại tiện táo, nằm quay ra ngoài, mặt
vào trong, mặt trắng, lưỡi nhạt, mạch
đỏ, mạch hoạt sác, phù sác có lực
trầm nhược

2. Âm hư và Dương hư
- Âm hư do tân dịch, huyết không đủ ( âm hư sinh nội nhiệt)
- Dương hư do công năng trong người bị giảm (dương hư sinh ngoại hàn)

Âm hư Dương hư
Sốt hâm hấp, nhức trong xương, ho Sợ lạnh chân tay lạnh, ăn không tiêu, di
khan, họng khô, 2 gò má đỏ, ra mồ hôi tinh liệt dương, đau lương mỏi gối, rêu
trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, khát vật vã, lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, ỉa chảy, tiểu
lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác tiện trong dài, mạch nhược vô lực
3. Vong âm, Vong dương
- Vong âm là hiện tượng mất nước do ra mồ hôi, ỉa chảy nhiều, sự mất nước đến gđ nào
đó gây ra vong dương ( choáng, trụy mạch còn gọi là chứng thoát dương)

Chứng Mồ Hôi Tay chân Lưỡi Mạch Các chứng khác


Vong Âm Nóng và Ấm Khô Phù vô lực, Khát thích uống nước
mặn mạch xích lạnh
không yếu
dính
Vong Lạnh, vị Lạnh Nhuận Phù sác vô Không khát thích uống
Dương nhạt dính lực rồi mạch nước nóng
vi muốn
tuyệt

=> Tóm lại cần


- Biện rõ các cương lĩnh, sau đó quy nạp các triệu chứng về tổng cương, phải dựa vào
xu thế chung nhất của bệnh
- Tìm đúng bản chất bệnh
- Các cương lĩnh thường phối hợp với nhau như hư với hàn, thực với nhiệt
Câu 6: Nêu tám phương pháp dùng thuốc uống ( Bát pháp) trong y học cổ truyền?
1. Hãn pháp (Làm cho ra mồ hôi)
- Là phương pháp dùng các vị thuốc có tính vị cay nóng làm cho ra mồ hôi đưa tà khí
ra ngoài theo mồ hôi
- Chỉ định: các trường hợp bệnh còn ở phần biểu.
- Chống chỉ định: bệnh đã vào lý hay bệnh thuộc bán biểu, bán lý.
- Trên lâm sàng hay dùng để chữa:
● Ngoại cảm phong hàn: cảm mạo phong hàn, bệnh đau dây thần kinh ngoại biên,
co cứng các cơ, dị ứng nổi ban, viêm mũi dị ứng do lạnh,….
● Ngoại cảm phong nhiệt: cảm mạo có sốt, viêm màng tiếp hợp cấp theo mùa,…
● Ngoại cảm phong thấp : viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cấp,…
● Bệnh phong thủy: viêm cầu thận cấp dị ứng do lạnh
● Bệnh sởi lúc chưa mọc ban
- Chú ý
● Không dùng trong các trường hợp ỉa chảy, mất nước, mất máu (ho, nôn ra máu,
rong kinh, cơ thể suy nhược,…
● Không nên cho ra quá nhiều mồ hôi đề phòng mất nước, nhất là trong mùa hè làm
mất them quá nhiều mồ hôi
2. Thổ pháp (Gây nôn)
- Là phương pháp gây nôn nhằm loại bỏ chất độc.
- Chỉ đinh: chất độc còn nằm ở dạ dày.
- Chống chỉ đinh: Không dùng trong trường hợp người bệnh quá yếu, phụ nữ có thai,
nôn ra máu, suy tim
- Hiện nay ít sử dụng trên lâm sàng
3. Hạ pháp(Tẩy xổ, nhuận trường)
- Là phương pháp dùng các thuốc có tác dụng tẩy hoặc nhuận tràng gây tiêu chảy để
chống ứ đọng, cặn bã, tích tụ, táo kết trong đường ruột
- Ứng dụng trên lâm sàng: chứng táo bón, chứng dương minh phủ chứng, phù thũng, cổ
trướng, ứ nước, chứng hoàn đản, mụn nhọt, ứ huyết ở đại trường, đàm ẩm ở tỳ vị.
- Chú ý
 Khi sử dụng thuốc hạ phải căn cứ vào tính chất hàn nhiệt của bệnh chia thành 2
loaị: hàn hạ và ôn hạ
 Phải căn cứ vào thể chất của người bệnh hư hay thực mà dùng thuốc có cường độ
mạnh yếu khác nhau : loại tẩy hay nhuận tràng
 Không sử dụng trong các trường hợp :
+ Bệnh thuộc biểu, bán biểu bán lý mà không có chứng táo bón kết hợp
+ Bệnh thuộc chứng dương minh kinh chứng
+ Người già yếu, phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh, thể trạng hư chứng
4. Hòa pháp (hòa hoãn)
- Là phương pháp dùng các bài thuốc để chữa bệnh ngoại cảm thuộc bán biểu bán lý và
chữa các bệnh gây ra do sự mất điều hòa khí huyết các tạng phủ trong cơ thể
- Ứng dụng trên lâm sàng:
 Chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương
 Bệnh sốt rét
 Chứng bệnh do can tỳ bất hòa : loét dạ dày-tá tràng, ỉa chảy mạn tính
 Chứng thống kinh, kinh nguyệt không đều, suy nhược thần kinh,…
- Chú ý
 Không dùng khi tà còn ở biểu hay đã vào lý
 Nếu tà khí vừa ở bán biểu bán lý mà còn một phần đã vào lý hoặc còn ở biểu thì
phải phối hợp thuốc
5. Thanh pháp (làm cho mát)
- Là phương pháp dùng các thuốc có tính mát, lạnh để hạ sốt, thanh nhiệt
- Ứng dụng trên lâm sàng
● Thanh nhiệt tả hỏa: dùng để chữa chứng bệnh do hỏa độc gây ra
● Thanh nhiệt lương huyết: để chữa các chứng bệnh do huyết nhiệt gây ra
● Thanh nhiệt giải độc : chữa các chứng bệnh do nhiệt gây ra
● Thanh nhiệt trừ thấp : chữa các chứng bệnh do thấp nhiệt
● Thanh nhiệt giải thử : chữa các chứng sốt, say nắng về mùa hè do thử nhiệt gây ra
- Chú ý : dùng thận trọng với các trường hợp suy nhược cơ thể, ỉa chảy kéo dài do tỳ
hư,…
6. Ôn pháp (làm ấm nóng)
- Dùng các thuốc có tính nóng, ấm để chữa các chứng hư hàn thuộc lý trong cơ thể .
- Ứng dụng trên lâm sàng
 Bệnh đau dạ dày, viêm dạ dày , ỉa chảy mạn tính, các rối loạn tiêu hóa
 Chứng trụy mạch, choáng do mất máu, mất nước, mất điện giải
 Bệnh ỉa chảy ở người già, viêm thận mạn tính gây phù thũng, viêm đại tràng mạn
tính,…
- Chú ý
 Không dùng phép ôn trong trường hợp trụy mạch ngoại biên do nhiễm trùng,
nhiêm độc gọi là chứng chân nhiệt giả hàn
 Người âm hư, huyết hư do thiếu tân dịch không dùng phép ôn
 Người có chứng nhiệt gây ra chứng chảy máu không dùng phép ôn
7. Tiêu pháp( Làm cho tan )
- Là phương pháp dùng các vị thuốc làm tiêu tích trệ của đồ ăn, đàm huyết,... so với hạ
pháp, tiêu pháp làm tiêu nhẹ nhàng, trong khi phép hạ thường công trục mạnh.
- Ứng dụng trên lâm sàng
 Hoạt huyết, phá huyết để chữa bệnh do huyết ứ
 Hành khí, phá khí, giáng khí chữa các bệnh do khí trệ
 Lợi niệu, trục thủy chữa chứng bệnh do ứ nước như phù thũng
 Tiêu đạo để tiêu hóa thức ăn ngưng trệ.
- Chú ý
 Dùng cho các chứng bệnh thuộc thực chứng, nếu là hư chứng thì phải phối hợp với
các thuốc bổ
 Không dùng với các thuốc có cường độ mạnh ( phá huyết, phá khí ) cho người có
thai
8. Bổ pháp(Bồi dưỡng cơ thể )
- Là phương pháp dùng các vị thuốc có tác dụng bổ dưỡng, bổ sung vào chỗ hư yếu,
thiếu hụt của cơ thể nhằm nâng cao sức khỏe, sức chống đỡ với bệnh tật, tăng thêm
tuổi thọ.
- Có 4 loại chính: bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết; ngoài ra còn có thể bổ trực tiếp
vào tạng phủ
- Ứng dụng trên lâm sàng
 Bổ âm để chữa chứng bệnh do âm hư
 Bổ dương để chữa các chứng bệnh do thận dương hư
 Bổ khí để chữa chứng bệnh do khí hư
 Bổ huyết để chữa chứng bệnh do huyết hư.
Câu 7: Nêu cơ chế tác dụng của châm cứu theo y học cổ truyền và theo học thuyết
Thần kinh- Nội tiết- Thể dịch?
- Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo của Y học cổ truyền
phương Đông.
- Châm là dùng kim nhọn để châm vào huyệt.
- Cứu là dùng sức nóng của hơi ngải đốt, hơ nóng lên huyệt => gây kính thích đạt tới
phản ứng của cơ thể nhằm mục đích phòng và chữa bệnh.
- Tuy hai hình thức điều trị có khác nhau nhưng đều dựa trên lý thuyết kinh lạc, một bộ
phận quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống lý luận của y học cổ truyền
phương Đông
1. Theo y học cổ truyền
(1) Sự mất thăng bằng về âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật và cơ chế tác dụng
của châm cứu cơ bản là điều hoà âm dương.
- Theo YHCT, âm dương là thuộc tính của mọi sự vật, hai mặt âm dương luôn có quan
hệ mâu thuẫn với nhau
- Bệnh tật sinh ra do mất cân bằng âm dương, gây nên bởi các tác nhân bên ngoài (tà
khí của lục dâm quá mạnh) hoặc do thể trạng suy nhược, sức đề kháng của cơ thể
giảm yếu (chính khí hư), hoặc do sự biến đổi bất thường về mặt tình cảm, tâm thần
(nội nhân) hoặc những nguyên nhân bên ngoài khác (ăn uống, lao động không điều
độ…)
- Nguyên tắc: điều hòa lại cân bằng âm dương.
● Đánh đuổi tà khí, nâng cao chính khí
● Nhiệt thì châm, hàn thì cứu
● Hư thì bổ, thực thì tả
(2) Bệnh tật phát sinh ra
- Làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc và phương pháp chữa bệnh bằng
châm cứu cơ bản là điều hào cơ năng hoạt động của kinh lạc để kinh lạc không bị bế
tắc, khí huyết được lưu thông
- Hệ kinh lạc gồm những đường kinh nối từ tạng phủ ra ngoài da và những được lạc
nối liền đường kinh với nhau tạo thành một hệ thống chằng chịt khắp cơ thể
- Khi châm cứu, người ta tác động vào các huyệt trên kinh mạch nhằm giải quyết sự bế
tắc của khí huyết trong các trường hợp khí trệ huyết ứ, làm cho khí huyết đầy đủ
trong các trường hợp khí hư huyết hư
- Trên cơ sở học thuyết kinh lạc, tùy theo nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cơ thể
người ta chú trọng đến:
● Châm kim phải đắc khí
● Hư thì bổ, thực thì tả (hư hàn thì cứu, thực nhiệt thì châm, kết hợp châm và cứu)
● Dựa vào sự liên quan giữa tạng phủ và đường kinh người ta phối hợp sử dụng
các huyệt tại chỗ với các huyệt ở xa (thường ở tay, chân)
2. Theo học thuyết Thần kinh- Nội tiết- Thể dịch
(1) Một số vấn đề của hoạt động thần kinh cơ có liên quan tới giải thích cơ chế tác dụng
châm cứu
- Châm hay cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới
 Châm là kích thích cơ giới, cứu là một kích thích về nhiệt gây kích thích tại cơ ,
da
 Tại nơi châm , cứu sẽ có những biến đổi
- Hiện tượng chiếm ưu thế vỏ não Utomski
 Theo nguyên lý của hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski thì trong cùng một
khoảng thời gian ở một nơi nào đó của hệ thần kinh trung ương có hai luồng xung
động của 2 kích thích đưa tới kích thích nào có luồng xung động mạnh hơn và liên
tục hơn sẽ kéo các xung động của kích thích kia về nó và tiếp tới dập tắt kích thích
kia
- Sự phân chia tiết đoạn thần kinh và liên quan giữa các tạng phủ với các vùng cơ thể
do tiết đoạn chi phối
 Mỗi tiết đoạn thần kinh chi phối cảm giác ở một vùng da nhất định của cơ thể có
liên quan đến hoạt động của nội tạng nằm tương ứng với nó
(2) Giả thuyết về cơ chế tác dụng của châm cứu
- Phản ứng tại chỗ
● Châm hay cứu vào huyệt là một kích thích gây ra một cung phản xạ có tác dụng ức
chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý, làm giảm cơn đau, giải phóng sự co cơ.
● Những phản xạ đột trục làm ảnh hưởng đến sự vận mạch, nhiệt, thay đổi tính chất
của tổn thương, giảm sung huyết, bớt nóng, giảm đau,…
● Phản ứng tại chỗ là cơ sở của phương pháp điều trị tại chỗ hay xung quanh nơi có
tổn thương mà châm cứu dùng các huyệt gọi là A Thị huyệt (thống điểm, thiên
ứng huyệt)
- Phản ứng tiết đoạn:
● Việc sử dụng các huyệt ở một vùng da để chữa các bệnh của nội tạng cùng tiết
đoạn với vùng này sẽ gây ra một phản ứng tiết đoạn làm điều hòa mọi cơ năng
sinh lý như bài tiết, dinh dưỡng
● Việc sử dụng phản ứng tiết đoạn có nhiều ý nghĩa lớn , trước hết giúp cho chúng ta
học tập và sử dụng được dễ dàng, đơn giản, chia các huyệt theo từng vùng cơ thể
trên một cùng nhờ công thức điều trị chung sẽ chữa được bệnh nội tạng vùng đó.
Nó giải thích phương pháp dùng các du huyệt và cách lấy huyệt theo kinh từ xa
của YHCT
- Phản ứng toàn thân:
● Khi điều trị một bệnh, người ta dùng một số huyệt không ở cùng vị trí nơi đau và
cũng không ở cùng tiết đoạn với cơ quan bị bệnh, vậy các tác dụng điều trị của nó
thông qua phản ứng toàn thân
● Điểm quan trọng của phản ứng toàn thân là tác dụng đối với hệ thần kinh trung
ương và thông qua hệ này và hệ thần kinh thực vật mà ảnh hưởng đến các cơ quan
nội tạng và mọi tổ chức của cơ thể. Châm cứu có tác dụng điều chỉnh các trạng
thái rối loạn của hệ thần kinh
● Khi nói tới phản ứng toàn thân, ta cần phải nhắc lại nguyên lý về hiện tượng chiếm
ưu thế của vỏ não và chú trọng đến tính chất nhạy cảm của vỏ não khi có 1 ổ hưng
phấn cho tình trạng bệnh lý gây nên
● Khi châm cứu còn gây ra các biến đổi về thể dịch và nội tiết, sự thay đổi các chất
trung gian hóa học như số lượng bạch cầu tăng, ACTH tăng, số lượng kháng thể
tăng cao,…
Câu 8: Nêu cách kê đơn thuốc theo lý luận y học cổ truyền?
Sau khi chẩn đoán người thầy thuốc sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể mà thiết lập một
đơn thuốc điều trị. Đông y thường gọi là biện chứng luận trị (dựa vào bệnh - chứng của
người bệnh mà biện luận cách trị liệu). Có nhiều phương pháp kê đơn thuốc trong Đông
y
(1) Cổ phương gia giảm - theo lý luận Đông y
- Là những bài thuốc đã được xác lập, ghi nhận kết quả từ lâu đời qua nhiều thế hệ,
được ghi lại trong các sách kinh điển
- Khi điều trị người thầy thuốc thường tăng thêm (gia) hoặc giảm bớt (giảm) vị thuốc
hay liều dùng sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tế của bệnh nhân.
- Một ví dụ như để chữa chứng Ngoại cảm phong hàn, biểu thực (có sợ lạnh, phát sốt,
không mồ hôi, ngạt mũi, thở suyễn, hoặc ho đờm, đau đầu, đau nhức các khớp, cứng
gáy, mạch phù khẩn) thì bài thuốc kinh điển Đông y sử dụng là bài Ma hoàng thang.
- Ưu điểm: thể hiện đầy đủ tính chất lý pháp của Đông y.
- Nhược điểm: khó nhớ, lệ thuộc vào thuốc ngoại nhập, khó vận dụng vì bệnh cảnh có
thể thay đổi
(2) Theo đối chứng trị liệu
- Theo phương pháp này, người thầy thuốc cổ truyền chọn thuốc điều trị dựa vào triệu
chứng lâm sàng của bệnh nhân.

- Ưu điểm
● Đơn giản, linh hoạt trong việc vận dụng các vị thuốc.
● Không phải nhớ nhiều bài thuốc
- Nhược điểm
● Do hoàn toàn chạy theo triệu chứng nên dễ sa đà, làm mất tính cân đối trong lý
pháp phương dược
(3) Theo kinh nghiệm dân gian
- Phương pháp này sử dụng những kinh nghiệm gia truyền (có khi chỉ là truyền khẩu).
Thường gặp trong dân tộc ít người.
- Dùng nồi xông với các loại lá có chứa tinh dầu thơm.
- Ưu điểm
● Dễ sử dụng, vận dụng được nam dược.
- Nhược điểm
● Không bảo đảm tính lý pháp của Đông y.
(4) Theo toa căn bản
- Nội dung bài thuốc theo toa căn bản được dựa theo kinh nghiệm của quân dân y trong
thời gian kháng chiến.
- Ngoài 10 -11 vị thuốc dùng để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải
độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu, việc sử dụng toa căn bản còn gia thêm Quế
chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ.
- Ưu điểm
● Dễ sử dụng không cần học nhiều, vận dụng được Nam dược.
- Nhược điểm
● Không thể hiện tính lý pháp của Đông y
● Đôi khi còn dùng quá nhiều thuốc
Câu 9: Nêu định nghĩa, phân loại, những điều cần lưu ý khi dùng thuốc giải biểu. Nêu tên
5 vị thuốc có tác dụng giải biểu?
(1) Định nghĩa
- Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa ngoại tà (Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt) ra
ngoài cơ thể bằng đường mồ hôi, chữa những bệnh còn ở bên ngoài(biểu) làm cho
bệnh không xâm nhập vào bên trong (lý)
- Các vị thuốc này đa số có vị cay, cay có tác dụng phát tán gây ra mồ hôi và qua
đường này đưa tà khí ra ngoài vì vậy còn gọi là thuốc giải biểu phát hãn hay phát tán
giải biểu.
(2) Phân loại
- Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh: Phong hàn, Phong nhiệt và Phong thấp mà người
ta chia 3 loại chính:
● Thuốc phát tán Phong hàn: Đa số vị cay (Tân), tính ấm (Ôn) nên còn gọi là
thuốc Tân ôn giải biểu.
● Thuốc phát tán Phong nhiệt: Đa số vị cay (Tân), tính mát (Lương) nên còn gọi là
thuốc Tân lương giải biểu.
● Thuốc phát tán Phong thấp: Có nhiều vị cay ấm (Tân ôn) cũng có vị tính mát
lạnh hoặc tính bình dùng để chữa các chứng bệnh phong thấp kèm thêm hàn,
nhiệt khác nhau.
(3) Những điều cần lưu ý
- Chỉ sử dụng thuốc này khi Tà còn ở biểu. Nếu Tà đã vào Lý mà Biểu chứng vẫn còn
thì phối hợp với thuốc phần lý: gọi là biểu lý cùng giải.
- Mùa hè trời nóng thì dùng lượng ít, mùa đông lạnh dùng lượng cao
- Phụ nữ sau đẻ, người già yếu, trẻ em thì dùng lượng ít và phối ngũ với các thuốc
dưỡng Âm, bổ Huyết, ích Khí.
- Các vị thuốc phát hãn gây ra mồ hôi không nên dùng lâu.
- Khi uống thuốc cho ra mồ hôi, nên uống nóng, ăn cháo nóng, đắp chăn, mặc áo ấm
để giúp cho việc ra mồ hôi tốt hơn
(4) Các vị thuốc giải biểu
- Thuốc phát tán phong hàn: Bạch chỉ, sinh khương.
- Thuốc phát tán phong nhiệt : Bạc hà, cát căn.
- Thuốc phát tán phong thấp: ngũ gia bì, lá lốt
Câu 10: Nêu định nghĩa, phân loại, cấm kỵ của thuốc chữa ho long đờm. Nêu tên 5 vị
thuốc có tác dụng chữa ho long đờm?
(1) Định nghĩa
- Thuốc chữa ho là những thuốc làm hết hay làm giảm cơn ho, nguyên nhân gây ra ho
có nhiều, nhưng đều thuộc phế, vì vậy khi chữa ho phải lấy chữa phế làm chính.
- Ho và đàm có quan hệ mật thiết, các thuốc chữa ho có tác dụng trừ đàm và ngược
lại.
(2) Phân loại
- Do nguyên nhân gây ra ho có tính chất hàn, nhiệt khác nhau nên thuốc ho dc chia
làm 2 loại:
● Ôn phế chỉ khái : ho do lạnh,dùng các vị thuốc tính ôn để chữa.
+ Thuốc ôn phế chỉ khái đẻ chữa các chứng ho mà đờm lỏng,dễ khạc mặt hơi
nề,sợ gió rêu lưỡi trắng trơn,tự ra mồ hôi.
+ Nguyên nhân gây ra do ngoại cảm phong hàn hay kèm theo ngạt mũi khản
tiếng,do nội thương hay gặp ở ng già dương khí suy kém thấy chứng ho ngày
nặng đêm nhẹ,trời ấm thì đỡ trời lạnh thi lại phát.
● Thanh phế chỉ khái: ho do sốt dùng các thuốc mát lạnh để chữa. Do táo nhiệt làm
tổn thương phế khí gây ra ho, đờm dính, ho khan,mặt đỏ miện khát,đại tiện táo
người sốt, khó thở, lưỡi vàng dầy, mạch phù sác. Hay gặp ở bệnh viêm họng
viêm phế quản cấp, viêm phổi…
(3) Cấm kỵ
- Những người ỉa lỏng không dùng hạnh nhân
- Bệnh sởi lúc bắt đầu mọc hoặc đang mọc ban không được dùng thuốc chữa ho nếu
không sẽ ảnh hưởng đến việc mọc ban và dễ thành biến chứng.
(4) Các vị thuốc
- Thuốc ôn phế chỉ khái: hạnh nhân, la bạc tử, bạch quả, bách bộ.
- Thuốc thanh phế chỉ khái: tiền hồ, tang bạch bì.
Câu 11: Nêu định nghĩa, phân loại, cấm kỵ của thuốc thanh nhiệt. Nêu tên 5 vị thuốc có
tác dụng thanh nhiệt.
(1) Định nghĩa
- Thuốc thanh nhiệt là những vị thuốc có tính hàn, lương để chữa bệnh gây chứng nhiệt
trong người (lý thực nhiệt).
(2) Phân loại
Phân loại theo nguyên nhân
- Thuốc thanh nhiệt tả hoả
● Những thuốc dùng để chữa những chứng bệnh do hỏa độc phạm vào phần khí hay
kinh dương minh.
- Thuốc thanh nhiệt lương huyết
● Những thuốc dùng để chữa những chứng bệnh do huyết nhiệt gây tạng nhiệt (bệnh
thuộc phần dinh huyết của ôn bệnh)
- Thuốc thanh nhiệt giải độc
● Những thuốc dùng để chữa những chứng bệnh do nhiệt độc gây các bệnh nhiễm
trùng và truyền nhiễm.
- Thuốc thanh nhiệt táo thấp
● Những thuốc dùng để chữa những chứng bệnh do thấp nhiệt gây ra các bệnh
truyền nhiễm trùng đường sinh dục tiết niệu và tiêu hóa.
- Thuốc thanh nhiệt giải thử
● Những thuốc dùng để chữa những chứng bệnh do thử nhiệt gây sốt, say nắng,…
● Thuốc giải thử chia thành 2 loại:
+ Thuốc thanh nhiệt giải thử: chữa các chứng thử nhiệt ( say nắng, say nóng )
+ Thuốc ôn tán thử thấp: chữa các chứng thử thấp ( ỉa chảy, bí tiểu )
(3) Cấm kỵ
- Không dùng khi bệnh còn ở biểu
- Tỳ vị hư hàn, mất nước, mất máu dùng thận trọng
- Có hiện tượng dương hư, chân hàn giả nhiệt không nên dùng
- Thuốc thanh nhiệt lương huyết: không dùng trong các bệnh tỳ hư gây ỉa chảy tà còn ở
khí phận.
- Thuốc thanh nhiệt táo thấp: Tỳ vị hư hàn.
(4) Các vị thuốc
- Thuốc thanh nhiệt tả hỏa: thạch cao, chi tử, hạ khô thảo, thảo quyết minh, cây cối xay.
- Thuốc thanh nhiệt lương huyết: sinh địa, địa cốt bì, huyền sâm, mẫu đơn bì, xích
thược.
- Thuốc thanh nhiệt giải độc: kim ngân hoa, sài đất, liên kiều, thiềm tô, xạ can.
- Thuốc thanh nhiệt táo thấp: hoàng liên, nha đảm tử, nhân trần, hoàng cầm, hoàng bá.
- Thuốc thanh nhiệt giải thử: lá sen, tây qua, hương nhu, hoắc hương, bạch biển đậu.
Câu 12: Nêu định nghĩa, phân loại, cấm kỵ của thuốc hành khí. Nêu tên 5 vị thuốc có tác
dụng hành khí?
(1) Định nghĩa
- Thuốc lý khí là thuốc dùng để điều hòa phần khí trong cơ thể. . Làm cho khí huyết lưu
thông, cho khoan khoái lồng ngực, giải uất, giảm đau.
(2) Phân loại : chia làm 3 loại thuốc lý khí
- Hành khí giải uất : dùng chữa các chứng khí trệ ở tỳ vị( đau bụng đầy hơi, ợ chua,..)
hay can khí uất kết (tinh thần uất ức hay tức)
- Phá khí giáng nghịch : dùng trong trường hợp phế khí không lợi gây ho suyễn, khó
thở, ức ngực do can khí phạm vi gây chứng nôn mửa,...
- Loại khai khiếu.
(3) Cấm kỵ
- Những người khí hư,âm hư không được dùng, các loại tân lương (cay thơm).
- Phụ nữ người yếu có mang không được dùng, các loại phá khí giáng nghịch.
- Những trụy tim mạch, choáng, mắt nhắm miệng há, tay duỗi đái ỉa dầm dề, mồ hôi ra
nhiều cấm được dùng thuốc hành khí.
(4) Các vị thuốc
- Thuốc hành khí giải uất : hương phụ, ô dược, sa nhân, trần bì, thanh bì,...
- Thuốc hành khí giáng nghịch : chỉ thực, đại phúc bì,...
Câu 13: Nêu định nghĩa, tác dụng, cấm kỵ khi dùng thuốc bổ khí, bổ huyết. Nêu tên 5 vị
thuốc bổ khí, 5 vị thuốc bổ huyết?
A. Thuốc bổ khí
(1) Định nghĩa
- Thuốc bổ khí là thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do khí hư. Khí hư thường gặp ở
hai tạng phế và tỳ, khi suy yếu có triệu chứng sau:
● Phế khí hư: Tiếng nói nhỏ, ngại nói, hơi thở ngắn gấp, khó thở, đặc biệt khi lao
động nặng.
● Tỳ khí hư: Chân tay mỏi mệt, ăn kém, ngực bụng đầy chướng, đại tiện lỏng, thịt
nhẽo.
- Bổ khí lấy bổ tỳ làm chính (con hư bổ mẹ), tỳ khí vượng phế khí sẽ đầy đủ. Nên các
thuốc bổ khí gọi là thuốc kiện tỳ. Khí sinh ra do tinh hoa đồ ăn uống, tạng tỳ vận hoá
đồ ăn. Do đó nếu tỳ hư thì khí hư. Vậy các thuốc bổ khí có tác dụng kiện tỳ.
(2) Tác dụng
- Chữa suy nhược cơ thể do lao động quá sức, sau ốm dậy biểu hiện: Ăn ngủ kém, sút
cân.
- An thần chữa mất ngủ, hồi hộp, suy tim do tỳ hư không nuôi dưỡng tâm huyết.
- Chữa thiếu máu, chảy máu kéo dài do tỳ hư không thống huyết: rong kinh rong huyết.
- Kích thích tiêu hoá: Ăn kém, chậm tiêu, đầy bụng, ỉa chảy mãn, viêm đại trang mãn,
viêm gan, viêm loét hành tá tràng.
- Chữa suy hô hấp: Ho lâu ngày, hen xuyễn, viêm phế quản mãn, viêm cầu thận do lạnh
(phong thuỷ)
- Lợi niệu chữa phù thũng do tỳ hư không vận hoá thuỷ thấp: Phù suy dinh dưỡng, phù
do viêm thận mãn.
- Chữa các bệnh do trương lực cơ giảm: Sa trực tràng, sa dạ con thoát vị bẹn.
(3) Cấm kỵ khi dùng
- Thực tả
(4) Các vị thuốc bổ khí
- Đại táo
- Hoàng kỳ
- Nhân sâm
- Hoài sơn
- Cam thảo bắc
B. Thuốc bổ huyết
(1) Định nghĩa
- Thuốc bổ huyết là những vị thuốc dùng chữa các chứng bệnh do huyết hư sinh ra
(thiếu máu, bệnh phụ khoa như kinh nguyệt, thai sản vì huyết là cơ sở hoạt động của
sinh dục nữ).
- Đa số quy kinh: Tâm, can, thận.
- Đều sinh tân dịch.
- Huyết thuộc phần âm của cơ thể nên các thuốc bổ huyết đều có tác dụng bổ âm và
ngược lại một số thuốc bổ âm cũng có tác dụng bổ huyết.
- Vì vậy thường phối hợp bổ huyết với bổ âm để tăng tác dụng.
- Khí huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau, khí là gốc của huyết, huyết là mẹ của khí và
là nơi để khí tàng trữ. Vi vậy thường phối hợp với thuốc bổ khí với thuốc bổ huyết để
tăng tác dụng .
(2) Tác dụng
- Chữa thiếu máu, mất máu, suy nhược cơ thể do thiếu dinh dưỡng, do lao động quá
sức hoặc sau khi ốm dậy, biểu hiện: Sắc mặt xanh vàng, da khô, ù tai, hoa mắt chóng
mặt, hồi hộp mất ngủ, dễ kinh hãi, niêm mạc và móng chân móng tay nhợt, kinh
nguyệt không đều, mạch tế sác vô lực.
- Chữa đau khớp, đau thần kinh có teo cơ cứng khớp (do huyết hư không nuôi dưỡng
cân).
- Chữa suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém, hồi hộp, hay quên, giật mình sợ hãi (do huyết
hư không nuôi dưỡng tâm).
- Chữa bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, thống kinh, sảy thai đẻ non, vô
sinh.
- Chữa nhũn não, tai biến mạch não do huyết hư sinh phong.
- Thuốc bổ huyết và thuốc bổ khí hay phối hợp với nhau khi sử dụng để tăng cường
hiệu lực thuốc bổ huyết.
- Thuốc bổ huyết hay có tác dụng bổ âm và ngược lại 1 số vị thuốc bổ âm cũng có tác
dụng bổ huyết.
(3) Cấm kị khi dùng
- Tỳ hư
(4) Các vị thuốc bổ huyết
- Hà thủ ô đỏ
- Kỳ tử
- Long nhãn
- Thục địa
- Bạch thược
Câu 14: Nêu khái niệm bệnh danh, nguyên nhân , các thể lâm sàng, phương pháp điều trị
theo y học cổ truyền của bệnh cảm cúm?
(1) Bệnh danh
- Cảm mạo và cúm là những chứng bệnh rất phổ biến, ảnh hưởng không ít đến sức
khỏe cộng đồng
- Theo y học cổ truyền , cảm mạo và cúm chính là bệnh cảm mạo phong hàn và cảm
mạo phong nhiệt xảy ra khi phong tà ( phong hàn, phong nhiệt ) xâm phạm vào cơ
thể nhân lúc chính khí giảm sút ( sức đề kháng của cơ thể kém )
- Có hai loại
● Cảm mạo phong hàn : cảm mạo ( còn có tên gọi là “thương phong”)
● Cảm mạo phong nhiệt : Cúm ( còn có tên gọi là “thời hành cảm mạo”)
(2) Nguyên nhân
- Lục dâm phong tà là chính, kèm theo hàn nhiệt thử thấp...
- Liên quan đến thể chất kém hoặc sinh hoạt thất điều
(3) Các thể lâm sàng và điều trị

Cảm mạo phong hàn Cảm mạo phong nhiệt


Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng
- Mũi ngạt, nói khàn , hắt hơi, chảy nước mũi - Phát sốt, hơi sợ gió, sợ lạnh , có ra mồ
trong hoặc ngứa họng, ho, đờm nhiều trắng hôi, đau đầu, ngạt mũi hoặc chảy nước
loãng, thậm chí đau đầu, đau mình mẩy, sợ mũi nặng, hầu họng sưng đỏ đau, ho ra
gió, sợ lạnh, phát sốt, không đổ mồ hôi, rêu đờm đặc, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch
lưỡi trắng mỏng, mạch phù. phù sác
Chẩn đoán bát cương Chẩn đoán bát cương
- Biểu thực hàn - Biểu thực nhiệt
Chẩn đoán nguyên nhân Chẩn đoán nguyên nhân
- Phong hàn - Phong nhiệt

Pháp điều trị Pháp điều trị


- Phát tán phong hàn ( Tân ôn giải biểu ) - Phát tán phong nhiệt ( Tân lương giải
- Tuyên phế tán hàn biểu )
- Tuyên phế thanh nhiệt
- Phương dược: Hương tô tán, Ma hoàng thang - Phương dược : Ngân kiều tán hoặc
- Kèm thêm thấp: kinh phòng bại độc tán hoặc Tang cúc ẩm
cửu vị khương hoạt thang - Các bài thuốc
- Các bài thuốc + Bài 1: Bột thanh hao địa liền
+ Bài 1 + Bài 2: Bột kinh giới thạch cao
 Lá tía tô : 80g + Bài 3: Tang cúc ẩm
 Cây cà gai : 80g + Bài 4: Ngân kiều tán
 Hương phụ : 80g - Châm cứu
 Trần bì: 40g + Châm tả các huyệt: Phong trì, Hợp cốc,
+ Bài 2: nấu nồi xông với 3 loại lá Ngoại quan, Khúc trì
● Lá có tác dụng kháng sinh : lá hành, lá tỏi + Nhức đầu: thêm Bách hội, Thái dương
● Lá có tác dụng hạ sốt : Lá tre, lá duối + Chảy máu thêm: Nghinh hương
● Lá có tinh dầu, có tác dụng sát trùng đường hô - Các phương pháp khác: đánh gió
hấp : Lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, lá sả,...
+ Bài 3: Ma hoàng thang
+ Bài 4: Kinh phong bại độc tán
+ Bài 5: Hương tô tán
+ Bài 6: Cửu vị khương hoạt thang
- Châm cứu
+
Châm các huyệt : Phong môn, Hợp cốc, Khúc
trì
+ Nhức đầu: châm thêm Bách hội, Thái dương
+ Ho thêm: Xích trạch, Thái uyên
+ Ngạt mũi thêm: Nghinh hương
- Các phương pháp khác
+ Đánh gió
+ Bát cháo giải cảm
Câu 15: Nêu khái niệm bệnh danh, nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, các thể lâm sàng,
phương pháp điều trị theo y học cổ truyền và tư vấn phòng bệnh liệt dây thần kinh VII
ngoại biên?
(1) Khái niệm
- Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là một bệnh khá phổ biến, xảy ra mọi lứa tuổi,
không phân biệt trẻ già, trai, gái, nhưng đa số gặp ở tuổi thanh niên.
- Bệnh danh gọi là khẩu nhãn oa tà, diện than.
(2) Nguyên nhân
- Theo YHCT
 Phong hàn
 Phong nhiệt
 Huyết ứ
(3) Triệu chứng lâm sàng
- Nhân trung lệch về bên lành
- Rãnh mũi má bên liệt mờ
- Mắt bên liệt nhắm không kín
- Bệnh nhân ăn cơm, uống nước dễ bị rơi vãi ở mép bên liệt
- Không thổi lừa huýt sáo được
- Khám
● Dấu hiệu Charles-Bell (+)
● Phản xạ mũi mi giảm hoặc mất
(4) Thể lâm sàng

Trúng phong hàn ở kinh lạc Trúng phong nhiệt ở kinh Trúng huyết ứ ở kinh lạc
lạc
Triệu chứng : liệt VII Triệu chứng : liệt VII Triệu chứng : liệt VII
ngoại biên ngoại biên ngoại biên
Biểu hàn : bệnh xuất hiện Biểu nhiệt : xuất hiện sau Huyết ứ: xuất hiện sau một
đột ngột sau khi đi lạnh, đợt viêm nhiễm sang chấn
trời lạnh Sốt Rêu lưỡi xanh tím, có ứ
Rêu lưỡi trắng, mạch phù Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, huyết, mạch phù sắc
Toàn thân sợ lạnh, người mạch sác Chẩn đoán bát cương :
ớn lạnh, tay chân lạnh Chẩn đoán bát cương : Biểu thực
Chẩn đoán bát cương : Biểu thực thiệt Chẩn đoán nguyên nhân:
Biểu thực hàn Chẩn đoán nguyên nhân: Ứ huyết ( bất nội ngoại
Chẩn đoán nguyên nhân: Do phong nhiệt nhân)
Do phong hàn Pháp điều trị : Pháp điều trị :
Pháp điều trị : Khu phong thanh nhiệt, Hành khí hoạt huyết
Khu phong tán hàn, hành hành khí hoạt huyết ( khi
khí hoạt huyết có sốt )
Khu phong bổ huyết hoạt
lạc ( khi hết sốt )
(5) Phương pháp điều trị
- Châm cứu
● Phục hồi mắt : Toàn trúc,Tình minh , Dương bạch, Ngư yêu, Ty trúc không
● Phục hồi miệng : Địa thương, Giáp xa, Ế phong, Hạ quan
● Huyệt toàn thân
+ Thể phong hàn : Hợp cốc , Phong trì bên đối diện
+ Thể phong nhiệt : Khúc trì, Nội đình cùng bên
+ Thể huyết ứ : Huyết hải, Túc tam lý
● Thủ thuật
+ Thể phong hàn : cứu hoặc ôn châm, thủy châm
+ Thể phong nhiệt, huyết ứ : châm tả
- Xoa bóp mặt
- Bài thuốc

Thể phong hàn Thể phong nhiệt Thể huyết ứ

Bài 1: Đại tần giao Kim ngân hoa 16g Xuyên khung 12g
thang Đan sâm 12g Đan sâm 12g
Bài 2 Ngưu tất 12g Ngưu tất 12g
Ké đầu ngựa Bồ công anh 16g Tô mộc 8g
Tang ký sinh Xuyên khung 12g Uất kim 8g
Kế huyết đằng Ké đầu ngựa 12g Chi xác 12g
Ngưu tất Thổ phục linh 12g Trần bì 12g
 Tổng: 12g Hương phụ 10g
Quế chi Sắc uống ngày 1 thang
Bạch chỉ Sắc uống ngày 1 thang
Uất kim
Trần bì
Hương phụ
 Tổng: 8g
Sắc uống ngày 1 thang

- Thuốc đắp
● Ngải diệp hai nắm to, giã nát cho thêm một chén rượu nhỏm xào nóng, chườm
mặt bên liệt, mỗi ngày một lần
● Hoặc dùng lá cúc tần 2 nắm to, giã nát, cho thêm 1 chén rượu nhỏ, xào nóng,
chườm mặt bên liệt, mỗi ngày một lần
(6) Tư vấn phòng bệnh
- Điều dưỡng
● Hướng dẫn bệnh nhân tự xoa bóp hằng ngày
● Giữ ấm vùng mặt bên liệt ( thể do lạnh )
● Hướng dẫn vệ sinh răng, miệng , mắt
+ Ăn xong phải móc hết thức ăn đọng trong miệng
+ Súc miệng sạch sau khi ăn
+ Đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài
+ Nhỏ thuốc đau mắt hàng ngày
+ Tập vận động cơ nhai bằng cái nhai kẹo cao su
+ Động viên và giải thích cho bệnh nhân yên tâm điều trị không dùng
Strychnin sulfat và chế phẩm cồn có mã tiền để tiêm , xoa bóp
- Phòng bệnh
 Loại trừ các yếu tố nguy cơ bằng cách tránh các tác nhân gây bệnh như: tránh
lạnh
 Mặc đủ ấm khi trời lạnh, tránh gió lạnh khi thay đổi thời tiết, tránh mưa, không
nên đi chơi khuya.
 Phòng các bệnh nhiễm trùng ở tai, giữ vệ sinh tai mũi họng, răng, phát hiện
sớm và điều trị sớm các bệnh tai, mũi, họng, răng để tránh biến chứng.
 Nâng cao thể trạng: rèn luyện thân thể, luyện tập dưỡng sinh, xoa bóp vùng mặt
thường xuyên để thông kinh hoạt lạc.

Câu 16: Nêu đại cương, nguyên nhân, thể lâm sàng theo y học hiện đại và y học cổ
truyền, các phương pháp điều trị theo y học cổ truyền của bệnh đau vai gáy?
(1) Đại cương
- Đốt sống cổ là nơi xuất lộ của thần kinh vai gáy, thần kinh cánh tay. Từ cổ VI trở lên,
mỏm ngang có lỗ động mạch đốt sống trong đó chứa động mạch đôt sống chui lên
não, tạo nên hệ thống động mạch sống nền. Do vậy đau vai gáy mạn tính thường gây
chèn ép đám rối cổ, đau đám rối thần kinh cánh tay và thiểu năng tuần hoàn não
- Đau vai gáy thường xảy ra đột ngột do co cứng các cơ thang, ức đòn chũm khi gặp
lạnh, sau khi gánh vác nặng, sai tư thế ( gối đầu cao 1 bên,..), đau tăng khi vận động
- Y học cổ truyền cho rằng do phong hàn xâm phạm vào các đường kinh mạch , cân cơ
ở vai gáy mà gây ra đau
- Thuộc phạm trù chứng “ Kiên tý ”
(2) Nguyên nhân
- Theo y học hiện đại
● Do gối đầu cao khi ngủ hoặc kê đầu trên vật cứng một thời gian dài vài tiếng như :
khi đi xe đò ngủ , đầu tựa trên ghế dựa, nằm xem tivi,...bệnh dễ xảy ra đối với
người đến tuổi trung niên , với hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi
● Do tổn thương các mặt khớp của cột sống như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa
đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, chấn thương vùng cổ,...
● Do công việc hàng ngày dẫn đến những chấn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại
nhiều lần như lái xe, sơn trần, làm việc với máy vi tính
● Hay gặp ở những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư
thế, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông
máu và trao đổi oxy trong cơ thể giảm cũng sẽ bị đau nhức khi ngủ dậy
● Có trường hợp xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt
- Theo y học cổ truyển
● Do phong hàn xâm nhập vào các đường kinh lạc, cân cơ gây đau và hạn chế vận
động cổ
● Do gánh, vác nặng, sai tư thế làm ứ trệ khí huyết gây đau và hạn chế vận động cổ
● Do thấp nhiệt : viêm nhiễm cột sống cổ và các cân cơ quanh vùng cột sống cổ gây
đau và hạn chế vận động cổ
(3) Thể lâm sàng
- Theo y học hiện đại

Đau vai gáy cấp Đau vai gáy mạn


- Triệu chứng cơ năng - Mỏi vai gáy kéo dài, đau âm ỉ, trở trời
● Đau lan từ chẩm, gáy xuống vai, đau tăng kéo dài nhiều tháng, nhiều năm,
đau tăng khi thay đổi t thế đầu. xen kẽ đợt đau cấp tính với đầy đủ những
● Thường xuất hiện vào sáng khi ngủ triệu chứng của đau vai gáy cấp.
dậy hoặc ngoái đầu sau một cách - Triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn
đột ngột với biểu hiện cúi, ngửa, não: đau đầu, rối loạn giấc ngủ, suy giảm
nghiêng, quay đầu đau, mặt vênh, trí nhớ, cốt hóa nhân cách...
cổ cứng, muốn nhìn ngang hoặc -Biểu hiện của đau đám rối thần kinh cánh
ngoái sau phải quay cả nửa thân tay: đau, tê bì cánh tay, cẳng tay, bàn ngón
trên. tay, phản xạ gân xơng có thể tăng nhẹ.
- Triệu chứng thực thể - Chụp Xquang đốt cổ có giá trị chẩn đoán
● So sánh với cơ vai gáy hai bên thấy cao: trên phim thấy hình ảnh mỏ xương,
cơ bên đau gồ cao, co cứng. ấn các gai xương, viêm sụn viền, viêm khớp cổ
huyệt Phong trì, Kiên tỉnh, Đại trữ, sau hoặc trượt, xẹp đốt sống.
Thiên tông đau, hướng đau có thể
lan tới huyệt Đốc du hoặc lan tới
mỏm vai cánh tay.

- Theo y học cổ truyền

Thể phong hàn Thể khí trệ huyết ứ Thể thấp nhiệt
( Đau vai gáy do lạnh ) ( Đau vai gáy do mang vác
nặng)
Triệu chứng: đột nhiên đau vai Triệu chứng: Đau tại chỗ giống Triệu chứng : Sưng,
gáy , vận động cổ khó, ấn vào như thể do lạnh, thường xảy ra nóng, đỏ, đau, hạn chế
cơ thang đau, co cứng cơ, sợ khi mang vác nặng hoặc sau khi vận động vùng vai gáy,
lạnh, rêu lưỡi trắng nằm nghiêng, gối quá cao, chất có thể sốt, chất lưỡi đỏ,
Chẩn đoán bát lưỡi có điểm ứ huyết, mạch phù rêu vàng, mạch phù sác
cương khẩn Chẩn đoán bát cương
Biểu thực hàn Chẩn đoán bát cương Biểu thực nhiệt
Chẩn đoán nguyên Thực chứng Chẩn đoán nguyên
nhân Chẩn đoán nguyên nhân nhân
Do phong, hàn Do khí trệ huyết ứ Do thấp nhiệt
Pháp điều trị Pháp điều trị Pháp điều trị:
Khu phong, tán hàn, hành khí, Hoạt huyết tiêu ứ, thư cân hoạt Khu phong, trừ thấp,
hoạt huyết lạc thanh nhiệt giải độc,
hành khí hoạt huyết

(4) Các phương pháp điều trị theo y học cổ truyền của bệnh đau vai gáy
- Châm cứu
+ Pháp điều trị: Thông kinh chỉ thống
+ Huyệt cơ bản: Phong trì, Đại chùy, Đại trữ, Kiên tỉnh, Thiên tông, Đốc du, A thị
huyệt,…
 Do phong hàn: gia Phong môn, Ngoại quan, Cứu ấm, Chườm ấm, mỗi huyệt
5- 10p
 Do sang thương: châm tả Khúc trì, Hợp cốc
 Do khí huyết hư: châm bổ cứu ấm Can du, Thận du, Cao hoang, Quan nguyên, Khí
hải
- Xoa bóp, bấm huyệt
+ Theo các thủ thuật chung: ấn, day, miết các cơ thang, cơ ức đòn chũm
+ Không xoa bóp với thể thấp nhiệt
- Nhĩ châm: châm huyệt vùng vai, gáy ở loa tai,…
- Thủy thâm: dùng vitamin B1, B6, B12 tiêm vào A thị huyệt, kiên tỉnh ở thể phong
hàn
- Thuốc
 Dùng theo đối pháp lập phương
 Thể phong hàn
Ma hoàng quế chi thang gia giảm
Quyên tý thang
Bài thuốc theo đối pháp lập phương
 Thể khí trệ huyết ứ
Tô mộc 10g
Nga truật 12g
Uất kim 12g
Đào nhân 12g
Cát căn 12g
Bạch thược 12g
Hồng hoa 16g
Quế chi 8g
Trần bì 8g
Cam thảo 6g
( Sắc uống ngày 1 thang)
Gia giảm
+ Co cơ nhiều gia thêm : Cát căn
+ Đau nhiều gia thêm : Diêm hồ sách, nhũ hương, một dược
 Thể thấp nhiệt : bài thuốc theo đối pháp lập phương

You might also like