You are on page 1of 47

DƯỢC LIỆU

Câu 1: Các dược liệu chứa Alkaloid


1 CÀ ĐỘC DƯỢC
Tên khoa học: Datura metel L., họ Cà – Solanaceae
Cây cà độc dược còn gọi là cà dược, cà diên, mạn đà la
1.Đặc điểm thực vật :
- Cây cà độc dược là cây thuộc thảo, mọc hàng năm, cao chừng 1-1.5m toàn thân
hầu như nhẵn, cành non và các bộ phận non có những lông tơ ngắn.
- Lá đơn, mọc cách. Phiến lá hình trứng, gốc lá lệch, ngọn lá nhọn, mép lá ít khi
nguyên, thưởng lượn sóng hoặc hơi xẻ 3-4 răng cưa
- Hoa to, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống lá dài, đài hoa hình ống có 5 gân nổi lên rõ
rệt, dài 5-8 cm, rộng 1,5 – 2 cm.
- Quả hình cầu, mặt ngoài có gai, quả non có màu xanh, khi già màu nâu, có nhiều
hạt trứng dẹt, cạnh có những vân nổi.
Ở nước ta hiện nay có 3 dạng cây cà độc dược:
– Datura metel L. forma alba: Cây có hoa trắng, thân xanh, cành xanh
– Datura metel L. forma violacea: Cây có hoa đốm tím và cành thân tím.
– Dạng lai của 2 dạng trên.
3. Bộ phận dùng, chế biến
– Hoa (Flos Daturae metelis): phơi hay sấy khô
– Lá (Folium Daturae metelis): phơi hay sấy khô (hay dùng
nhất)
– Hạt (Semen Daturae metelis): phơi hoặc sấy khô.
5. Thành phần hóa học
- Alkaloid có trong hầu hết các bộ phận của cây
- Alkaloid chính là Scopolamin (hyoscin), hyoscyamin

Hàm lượng alcaloid toàn phần ở lá 0.25% hạt: 0.4% hoa:0.8%.


Ngoài alcaloid, trong lá, rễ còn có flavonoid, saponin, coumarin,
tanin, trong hạt còn có chất béo.
6. Kiểm nghiệm:
a.Định tính:
– Phản ứng của scopolamine: Thuốc thử Madelin (acid sulfovanadic) -> màu đỏ
– Phản ứng Vitali: căn Alkaloid + HNO3 dđ, cô cắn đến khô + 1ml aceton +KOH/ cồn
tuyệt đối -> màu tím hoa cà không bền chuyển nhanh sang đỏ thẫm
– Dùng sắc ký khai triển bằng hệ dung môi: n-BuOH-CH3COOH-H2O[40:8:20] hay hện
dung môi n-BuOH-CH3COOH-H2O [4:1:5]. Thuốc thử hiện màu là Dragendorff.
b.Định lượng:
- Phương pháp acid- base : Lá CĐD phải chứa >= 12% alkaloid. Tính theo Hyoscyamin
-Phương pháp môi trường khan:
+ Chiết alkaloid, tinh chế, làm khan, bay hơi dung môi
+ Hoà vào AcOH băng, chuẩn độ bằng HclO4 0.02N
+ Chỉ thị tím gentian -> xanh nước biển
7. Tác dụng và công dụng
- Trị ho, hen suyễn
- Chống say tàu xe, say sóng
-Giảm đau loét dạ dày, đau quặn ruột
2 CO CA
TKH: Erythroxylum coca - Họ Coca Erythroxylaceae.
Bộ phận dùng:lá
Đặc điểm thực vật:
- Cây nhỏ. Lá mọc so le, có cuống ngắn, kèm theo hai lá kèm biến đổi thành gai.
Phiến lá hình bầu dục nguyên, mặt trên màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu nhạt
hơn. Hai bên gân giữa có hai đường cong lồi (gân giả) tương ứng với hai nếp gấp
của lá trong chồi.
- Hoa đều, lưỡng tính, xếp thành xim, ở kẽ lá hoặc lá bắc. Cuống ngắn. Tràng 5
nhánh màu trắng, mặt trong cánh hoa có 1 lưỡi nhỏ khía ở ngọn, 10 nhị hữu thụ
dính liền nhau ở gốc thành một ống phồng. Bầu có 3 vòi hoàn toàn rời nhau, phình
ở ngọn. Hai ô của bầu lép đi, ô thứ ba đựng 1-2 noãn đảo. Quả hạch nhỏ màu đỏ
tươi, ở trên đài còn lại, đựng 1 hạt có nội nhũ.
Thành phần hóa học:
- Alkaloid khung Tropan : Cocain
- Tinh dầu, acid hữu cơ

Định tính :
- bằng thuốc thử Cobalt thiocyanat (không
đặc hiệu)
- SKLM, tiến hàng song song với chất chuẩn, phát hiện bằng Dragendorff
- GC-MS: sắc ký khí
Định lượng:
- Định lượng khẳng định: GC-MS
- Phương pháp acid – base
Công dụng:
- Cocain .HCl thuốc gây tê trong TMH, RHM
- Nhỏ mũi trong chảy máu cam, sổ mũi
- Lá coca chỉ được chiết cocain.HCL

3 HOÀNG LIÊN
Tên: Coptis chinensis Franch/ Coptis teeta Wall sp. , Họ Hoàng liên - Ranunculaceae
1. Đặc điểm thực vật
- Cây thảo sống nhiều năm, cao 20-30cm, lá mọc ngay từ thân rễ
- Lá mọc so le, cuống dài 10cm. Lá kép gồm 3-5 lá chét, lá chét chia thành nhiều thuỳ
- Thân rễ phân nhánh, mang nhiều rễ nhỏ. Mặt cắt thân rễ có màu vàng, viền và lõi vàng
đỏ
2. Bộ phận dùng: Thân rễ của cây Hoàng liên.
4. Thành phần hoá học chính:
- Toàn cây hoàng liên chưa nhiều
alkaloid khung isoquinolin
- Thân rễ có Alcaloid (chiếm 5 – 8%),
chủ yếu là Berberin,
- Ngoài ra còn có Palmatin,
Coptisin…

5. Phương pháp kiểm nghiệm:


Định tính:
A. Soi UV 365nm, vết bẻ có huỳnh quang vàng chói
B. Thân rễ + HCl dđ, soi kính hiển vi: tinh thể BCl vàng
C. Bột/ phiến Hoàng liên + HNO3 30% + EtOH => tinh thể BNO3 vàng tươi, đung
nóng: tan -> màu hồng
D. B2SO4 loãng + Javel -> oxyberberin màu đỏ máu
E. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết
phát quang cùng giá trị Rfvà màu sắc với vết của berberin clorid chuẩn và palmatin
clorid chuẩn đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn.
Định lượng:
Định lượng đồng thời berberin và palmatin bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
Dược liệu phải chứa ít nhất 3,5 % beberin (C20H18NO4. HCl) và 0,5% (C21H22NO4. HCl)
palmatin tính theo dược liệu khô kiệt.
7. Công dụng
– Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn, đau mắt đỏ, viêm tai giữa có mủ
– Tiêu hoá kém, viêm loét dạ dày.
– Dịch chiết: nhỏ vào mắt chữa đau mắt đỏ.
4 Dừa cạn
TKH: Catharanthus roseus Apocynaceae. - họ Trúc Đào
Bộ phận dùng: lá đã phơi sấy khô
Đặc điểm thực vật:
- Cây thuộc thảo, có bộ rễ rất phát triển, thân gỗ ở phía gốc mềm ở phần trên. Mọc
thành bụi đầy, có cành đứng.
- Lá mọc đối, thuôn dài, đầu lá hơi nhọn, phía cuống hẹp nhọn
- Hoa mọc trắng hoặc hồng, mùi thơm, mọc riêng lẻ ở các kẽ lá phía trên
- Quả gồm 2 đại, mọc thẳng đứng, hơi ngả sang hai bên, trên vỏ có vạch dọc, đầu
quả hơi tù, trong quả chứa hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, trên mặt hạt có các
hột nổi, thành đường chạy dọc.
Thành phần hóa học:
- Nhóm Alkaloid nhân indol: Perivin…
- Nhóm Alkaloid nhân indolin: Vindolin
- Nhóm Alkaloid có 2 vòng indol hoặc 1 vòng indol và 1 vòng indolin:
vincaleucoblastin

Định tính :
Chiết bằng nước acid: bột dược liệu + ẩm bằng NH3 đặc + 30ml Cloroform => dịch lọc +
5ml acid sulfuric 10% => cho vào 4 ống nghiệm
- ống 1: TT Mayer -> tủa trắng hồng
- ống 2: TT Bouchardat -> tủa nâu
- ống 3: TT Dranendorff -> tủa đỏ cam
- ống 4: dd acid picric -> tủa vàng
Định lượng:
Phương pháp acid – base
Công dụng:
- Cao lỏng dừa cạn Hạ huyết áp, an thần, gây ngủ
- Vinblastin và vincristin Chữa ung thư máu
- Chữa bệnh bế kinh, huyết áp cao, tiêu hoá kém và lỵ

5 TỎI ĐỘC
Đặc điểm thực vật
Tỏi độc là cây thuộc thảo sống lâu năm, do một thân hành to mẫm dài 3- 4cm, mọc sâu
dưới đất, quanh có phủ các vẩy nâu là gốc những lá cũ khô đi.
Hoa mọc lên từ giò với 3- 4 hoa, hoa có hình ống dài, cao vượt trên mặt đất, phần ống
phía trên loe thành hình chuông với 6 cánh hình bầu dục
Lá to, dài, đầu lá hẹp, nhọn.
Qủa nang.
3.Bộ phận dùng
Hạt chín (Semen Colchici) đã phơi khô.
Thành phần hoá học
- alcaloid (trung bình 1,2%): alcaloid chính là colchicin 0,6%
- alcaloid khác: demecolcin, colchicosid
- Dầu béo(17%), tanin đường

4.Kiểm nghiệm.
a. Định tính.
– Lấy dịch chiết cho bốc hơi tới khô,hòa tan cắn với acid sulfuric sẽ thấy màu vàng xuất
hiện, thêm acid nitric đặc sẽ chuyển màu vàng sang màu đỏ tím.
– Đun 0,5g bột hạt tỏi độc (hoặc cắn của 5ml dịch chiết nước đã bốc hơi) với 5ml
H2SO4 2N, lọc nóng, sau khi nguội đem lắc dịch lọc với 5ml chloroform. Lọc lớp
chloroform, lấy ra qua giấy lọc đã thấm ươt bằng chloroform, rồi đem bốc hơi tới khô,
hòa tan cắn trong 0,5ml HCl đặc, cho thêm 0,5ml và đun 5 phút trong nồi cách thủy sôi.
Nếu có colchicin thì dung dịch có màu vàng và sẽ chuyển sang màu xanh đậm khi cho
thêm vài giọt dung dịch FeCl3.
b. Định lượng.
- Phương pháp cân
- Phương pháp so màu
5.Công dụng:
- Trị gout
- Thông tiểu, chống viêm
- Bệnh bạch cầu, khối u

6 THUỐC PHIỆN
Đặc điểm thực vật
- Cây thảo, sống hàng năm, ít phân nhánh, thân mọc thẳng.
- Lá mọc cách, lá phía dưới có cuống ngắn, lá phía trên không cuống, mọc ôm vào
thân, mép có răng cưa. Gân lá nổi rõ ở mặt dưới.
- Hoa to đơn độc mọc ở đầu thân hoặc đầu cành. Có cuống dài 12- 14cm. Tràng
4cánh. Nhị nhiều, bao quanh một bầu
- Quả là một nang hình cầu hoặc hình trứng dài . Quả chín có màu vàng xám. Hạt
nhỏ và nhiều (25000-30000 hạt/quả)
Bộ phận dùng
Nhựa thuốc phiện lấy từ quả chín: Opium
Quả (Fructus Papaveris):
– Quả chưa lấy nhựa dùng cho công nghiệp chiết xuất alcaloid
– Quả hái sau khi lấy nhựa (anh túc xác, cù túc xác): vẫn còn ít alkaloid
Hạt (Semen Papaveris): lấy dầu béo
Lá: Folium Papaveris -> thuốc xoa bóp, giảm đau
Thành phần hóa học
– Lá: ít vết alcaloid (0,02 – 0,04%).
– Quả chưa lấy nhựa : 0.5% Tỷ lệ alcaloid toàn phần.
– Hạt: 15% glucid, 20% protein, 40 – 45% dầu. Dầu béo gồm các glycerid của các acid
béo không no.
– Dầu hạt: chỉ số iod 130-145, có giá trị dinh dưỡng cao
Nhóm morphinan
– Alcaloid chính là morphin: 6,8 – 20,8 %
– Codein: 0,3 – 3%
– Thebain: 0,3 – 1%
Nhóm benzylisoquinolin
– Papaverin: 0,8 – 1,5%

Nhóm platisoquinolin
– Noscapin (= Narcotin): 1,4 – 12,8%
– Narcotolin

Nhóm protopin
– Protopin (= Fumarin)
– Cyptopin (Cryptocavin)
Ngoài alcaloid, trong nhựa thuốc phiện còn có:
– Các acid hữu cơ: Acid meconic (3 – 5%) =>Nó cho
màu đỏ máu với muối sắt (III, acid lactic (1 – 2%),
acid acetic, fumaric, vanilic, gần đây người ta còn thấy
có acid cetonic (oxalcetic, pyruvic, cetoglutaric).
– Ngoài ra còn có nước, chất vô cơ , đường, chất nhày
và pectin (20%) ít protid và acid amin tự do, lipid, chất
cao su, tanin, men…

Kiểm nghiệm
Định tính:
- Định tính acid meconic: Chiết nhựa thuốc phiện bằng nước, acid hoá dịch lọc +
HCl dđ+ Et2O, Dịch Et2O + nước + FeCl3 => lớp nước sẽ xuất hiện màu đỏ.
- Phản ứng với thuốc thử Marquis: Alk base +TT Marquis => màu đỏ/màu tím
- Phản ứng với TT Frohde: Alk base + TT Frohde => đỏ tím => lục => vàng
- Phản ứng với HNO3 dđ: Alk base + HNO3 dđ => đỏ cam đến vàng, Màu vàng
không mất đi khi + SnCl2
- Phản ứng Huseman: Chiết bột thuốc phiện bằng chloroform có amoniac, bốc hơi
dịch chiết+ acid H2SO4 đặc/đuncách thuỷ 30 phút => nếu có morphin thì dung
dich xuất hiện màu đỏ vàng. Sau khi nguội + NaNO2 đặc (hay HNO3 đặc) =>
màu xanh đến tím đỏ va màu này sẽ mất dần (do morphin chuyển
thành apomorphin).
- Xác định alcaloid bằng sắc ký lớp mỏng: dung môi khai triển là benzen + metanol
(4:1) sẽ tách được 10 alcaloid; dùng thuốc thử Dragendorff để phun hiện màu.
Định lượng morphin
Muốn định lượng morphin phải chiết riêng được morphin rồi định lượng bằng phương
pháp đo thể tích, phương pháp cân hay phương pháp so màu.
Công dụng và liều dùng
- Quả: Dùng để chiết xuất morphin, đa phần morphin được chuyển thành codein.
- Hạt: dùng để ép dầu. . Dầu dùng để chế dầu iod (lipiodol hoặc iodolipol) dùng
làm thuốc cản quang khi chiếu các xoang trong cơ thể, chế thuốc xoa bóp, thuốc
mỡ
- Nhựa thuốc phiện: Dùng làm thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc ho, chữa ỉa chảy.
Dùng để điều chế các dẫn chất như codein, codetylin…
LẠC TIÊN
- TKH: Passiflora foetida L. – Passifloraceae
- Bộ phận dùng: Toàn cây (trừ gốc rễ)
- Đặc điểm thực vật
+ Dây leo bằng tua cuốn, rỗng.
+ Lá mọc so le, dài khoảng 7cm, rộng tới 10cm, chia làm 3 thuỳ nhọn.
+ Tua cuốn mọc từ nách lá.
+ Hoa trắng, có tràng phụ hình sợi, màu tím.
+Quả tròn, bao bởi lá bắc tồn tại như là một cái bao ở ngoài. Quả chín
vàng, ăn được.
+Toàn cây có lông.
- Thành phần hóa học: chứa Alkaloid chủ yếu:
harman, harmin, harmol và harmalol,
harmalin

Harmalol : C 12 H 12 N 2 O

+ Ở lá và hoa có 1,5 –
2,1%, ở cây có 0,2 – 0,85% flavonoid, trong đó
có saponarin, saponaretin và vitexin.

- Định tính:
+SKLM: Dung môi khai triển: Ethyl acetat – acid formic – acid acetic
băng – nước (100 : 11 : 11 : 35).
Phun dung dịch polyethylen glycol 400 5 % trong methanol (TT).
Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị
Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu
+ phản ứng màu: cho vào 1ml dịch chiết và 1giọt thuốc thử vào 3 ống
nghiệm khác nhau.
thuốc thử Mayer : xuất hiện tủa trắng đục.
thuốc thử Bouchardat: xuất hiện tủa đỏ nâu.
thuốc thử Dragendorff : xuất hiện tủa vàng cam
- Công dụng:
+ chữa bệnh suy nhược thần kinh
+ Chữa mất ngủ
+ Phụ nữ hành kinh sớm
VÀNG ĐẮNG:
- TKH:Coscinium fenestratum – họ Menispermaceae
- Bộ phận dùng: thân và rễ
- Đặc điểm thực vật:
+ Dây leo, thân gỗ.
+ Rễ và thân màu vàng.
+ Thân hình trụ tròn, đường kính 2 cm trở lên, gần thẳng hoặc hơi
cong, đôi khi có bướu phình to
+ Hoa nhỏ mọc thành chùm chùy ở những thân đã rụng lá
+ Quả hạch, to, hình cầu.
+Chất cứng khó bẻ, không mùi, vị đắng.
- Thành phần hóa học: chứa chủ yếu là
berberin

- Định tính: SKLM


Dùng chất hấp phụ là silicagen G
Hệ dung môi khai triển: n-butanol : acid
acetic : H2O [70 : 10 : 20]
phun hiện màu bằng thuốc thử Dragendorff. Trên sắc ký đồ của dung
dịch thử phải có vết cùng màu đỏ cam và cùng giá trị Rf với vết berberin
thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
- Định lượng: phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao
Hàm lượng berberin clorid (C20H18NO4Cl) trong dược liệu không được
ít hơn 1,5 %, tính theo dược liệu khô kiệt
- Công dụng:
+ chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, kém tiêu hóa
+ Viêm ruột
+ Vàng da

VONG NEM
1.Đặc điểm thực vật
Cây thân gỗ cao tới 10m, thân và cành có gai ngắn hình nón, cây phân nhánh nhiều.
Lá mọc so le có 3 chét hình tam giác, mép lá nguyên, lá chét ở giữa to hơn lá chét hai bên
và có chiều rộng lớn hơn chiều dài.
Hoa màu đỏ tươi mọc thành chùm dày.
Quả loại đậu, thắt lại giữa các hạt. Hạt hình thận màu nâu hay đỏ.
2.Bộ phận dùng, trồng, thu hái và chế biến
lá tươi hay phơi hoặc sấy khô (Folium erythrinae), vỏ thân phơi hay sấy khô (Cortex
erythrinae).
3.Thành phần hóa học
Lá, vỏ thân và hạt đều chứa alcaloid. Hàm lượng alcaloid toàn phần trong lá: 0,1-0,16%,
vỏ thân là: 0,06 – 0,09%, hạt: 2%
Trong lá và thân alcaloid là erysotrin, erysodin, erysovin, erysonin, erythranin, erysopin,
erythrinin, erythralin.Trong hạt có erythralin và hypaphorin.

Ngoài ra trong lá vả vỏ thân còn có saponin như mygarin; tanin, flavonoid.Trong hạt có
chất béo, protein và các chất vô cơ.
4.Kiểm nghiệm
a.Định tính
– Lấy 2g bột dược liệu cho vào bình nón,thấm ẩm bằng amoniac đặc rồi cho vào bình 15-
20ml chloroform, lắc nhẹ, đặt trên nồi cách thủy sôi trong 2 – 3 phút, lọc qua giấy lọc vào
bình gạn, lắc 2 lần, mỗi lần 5ml dung dịch acid hydrochloric 0,1N, để yên cho dung dịch
tách thành 2 lớp,gạn lấy lớp acid, gộp dịch chiêt acid rồi chia vào 3 ống nghiệm
Ống 1 cho them 2 giọt TT Bourchardat sẽ xuất hiện tủa nâu
Ống 2 cho them 2 giọt Tt Mayer sẽ xuất hiện tủa vàng nhạt
Ống 3 cho them 2 giọt TT Dragendorff sẽ xuất hiện tủa vàng cam.
– Định tính bằng sắc kí lớp mỏng
Chấm dịch chiết lên bản mỏng đã tráng chất hấp phụ silicagel G, khai triển bằng hệ dung
môi: CHCl3-MeOH-NH4OH (50:9:1) phun hiện màu bằng thuốc thử Dragendorff.
b . Định lượng
Dược liệu phải chứa ít nhất 0,12% alcaloid toàn phần.
5.Tác dụng và sử dụng
chữa mất ngủ, dịu thần kinh hay thần kinh suy nhược kém ăn, kém ngủ.
chữa trĩ ngoại, bột lá rắc lên vết thương chống nhiễm khuẩn.
chữa bệnh đau khớp, chữa sốt, sát khuẩn, an thần, gây ngủ, chữa lỵ.

SEN
1.Đặc điểm thực vật và phân bố
Thân rễ hình trụ mọc trong bùn
Lá mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài có gai nhỏ đính giữa , mép lá uốn lượn tròn. Hoa
to, gồm rất nhiều cánh hoa màu trắng đỏ hồng, đều, có hương thơm
Lá noãn nhiều chứa trong 1 đế hoa loe hình nón ngược.sau thành quả có có vỏ cứng màu
nâu đen
2.Bộ phận dùng và chế biến
Hạt Sen – Semen Nelumbinis bóc vỏ ngoài lấy hạt( liên nhục).Quả Sen – Fructus
Nelumbinis (liên thạch)
Tâm Sen – Embryo Nelumbinis là chồi mầm phơi khô, còn gọi là liên tâm.
Tua Sen – Stamen Nelumbinis là nhị hoa, còn gọi là liên tu.
Lá Sen – Folium Nelumbinis, hái vào mùa hè và mùa thu, phơi khô bỏ cuống.(liên diệp)
Thân rễ là ngó sen (liên ngẫu)
Gương sen đã lấy quả (liên phòng) đem phơi khô
3.Thành phần hóa học
Hạt có thành phần chính là tinh bột.
Lá có nhiều alcaloid đã được phân lập và xác định
cấu trúc: nuciferin, anonain, roemerin,
pronuciferin. Nuciferin là thành phần chính.
Ngoài alcaloid ra, lá sen còn có các flavonoid:
quercetin, isoquercitrin, leucocyanidin,
leucodelphinidin
Tâm sen có các alkaloid sau đã được biết: liensinin,
isoliensinin, methyl-corypalin, neferin, lotusin
4.Công dụng
làm thuốc bổ tỳ, thuốc chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, di tinh, đi tiêu lỏng.
Tâm sen là thuốc an thần, chữa mất ngủ.
Lá sen cũng tác dụng như tâm sen, ngoài ra còn dùng làm thuốc cầm máu.
Gương sen và tua sen cũng dùng làm thuốc cầm máu, chữa di mộng tinh.
Câu 2: Các dược liệu chưa Flavonoid:
1 HOA HOÈ
tên khoa học : Sophora Japonica L
Đặc điểm thực vật
Cây gỗ, to, cao có thể đến 15m, thân thẳng có chỏm lá tròn. Lá kép lông chim lẻ, có 9-13
lá chét hình trứng, đỉnh nhọn, nguyên dài 3cm rộng 1,5-2,5cm. Cụm hoa hình chuỳ ở đầu
cành.Tràng hoa hình bướm màu trắng ngà.Quả loại đậu không mở, dày và thắt nhỏ lại ở
giữa các hạt.
Hoa dài 4-8mm, rộng 2-3mm phần đài chiếm 2/3 toàn bộ chiều dài, đài hình chuông, phía
dưới có cuống ngắn. Sau khi khô thì cánh hoa trở nên vàng, vị hơi đắng.
Bộ phận dùng: nụ hoa hòe
Thành phần hóa học.
Hoa hoè có nhiều thành phần chủ yếu là rutin
(rutosid)
Ngoài ra còn có betulin là dẫn chất triterpenoid
nhóm lupan, sophoradiol là dẫn chất của nhóm
olean.
Các bộ phận khác như gỗ, thân, hạt đều có
những flavonoid khác nhau đã được phân lập
và đã biết cấu trúc hoá học nhưng không có ý
nghĩa thực tế.
Định tính
 Phản ứng cyanidin ( phản ứng shinoda hay willstater )
Lấy 0,5g bột hoa hoè đun sôi với 5ml cồn 95o trong 3 phút, lọc.
- Ống 1: 0,5ml dịch lọc + 5ml dung dịch natri hydroxyd 0,1N=> màu vàng tăng lên.
- Ống 2: 0,5ml dịch lọc, pha loãng với 5ml cồn ethylic, thêm 2 giọt dung dịch FeCl3
1%, có màu lục.
- Ống 3: 0,5ml dịch lọc, pha loãng với 5ml cồn, thêm 5 giọt HCl đậm đặc và một ít
bột magnesium, sau vài phút sẽ xuất hiện màu hồng đến đỏ.
 S.K.L.M: hệ dung môi khai triển là ethyl acetat – formic acid- nước (8:1:1); hiện
màu bằng dung dịch 1% nhôm chlorid trong ethanol, để bốc hơi dung môi rồi soi
tiếp dưới đèn tử ngoại (365nm). Vết huỳnh quang phải tương ứng với rutin chuẩn
(Dược điển trung quốc). Dược điển Việt nam II tập 3 dùng bản mỏng silicagel G,
hệ dung môi khai triển là n-butanol- acid acetic – nước (4:1:5); hiện màu bằng đèn
tử ngoại và bằng hơi ammoniac.
Định lượng.có nhiều phương pháp:
Đo bằng quang phổ kế: phổ của rutin có lmax ở 362,5 và 258nm; ở l 362,5nm thì có
E1%1cm= 325 (ethanol).
Đo màu: dựa vào màu khi tác dụng với AlCl3 hoặc tiến hành phản ứng cyanidin rồi đo
màu.
Phương pháp cân: nguyên tắc của phương pháp là chiết xuất rutin bằng cồn nóng. Sau đó
thuỷ phân bằng dung dịch acid sulfuric, quercetin rất ít tan, được lọc và cân rồi tính ra
rutin.
Tác dụng và công dụng
- Làm bền và giảm tính thấm của mao mạch, hồng câu
- Chống co thắt, giảm trương lực cơ tim
- Phòng chống xơ vữa động mạch
- Trị xuất huyết (chảy máu cam, băng huyết, ho ra mau)
- Trị các rối loạn về vận mạch (trĩ, chân nặng, dị cảm đầu chi…)
- Trị các tổn thương ngoài da do bức xạ, giúp mau lành sẹo
2 DIẾP CÁ
Đặc điểm thực vật
tên khoa học là Houttuynia cordata Thunb, thuộc họ lá Giấp (Saururaceae)
Cây Diếp Cá thuộc thảo, thân ngầm, rễ mọc ở các đốt.Thân trên mặt đất mọc đứng cao
khoảng 20 - 40cm, có lông. Lá hình tim, mềm nhẵn, mặt dưới tím nhạt, khi vò có mùi
tanh như cá do đó có tên là diếp cá hay ngư tinh thảo. Cụm hoa là bông, màu vàng không
có bao hoa, có 4 lá bắc trắng; tất cả nom như một cái hoa. Quả nang mở ở đỉnh
Bộ phận dùng
Toàn cây, trừ rễ, dùng tươi hoặc sống
Thành phần hóa học.
Các flavonoid: quercitrin
Tinh dầu: methylnonylceton, laurylaldehyd,
caprylaldehyd và decanonyl acetaldehyd. Chất
sau cùng này là thành phần chính nhưng không
bền và dễ bị phân huỷ khi chưng cất.
Định tính
Định tính sterol bằng SKLM
Định lượng
Định lượng sterol tổng bằng phương pháp trắc quang (Wall- Kelley)
Tác dụng và công dụng
Diếp cá còn có tác dụng kháng viêm, thông tiểu. Tác dụng làm bền mao mạch của
quercitrin đã được chứng minh.
Dược điển Trung quốc chỉ định dùng lá diếp cá trong các trường hợp apxe phổi, ho khó
thở, lỵ, nhiễm trùng đường tiểu tiện, mụn nhọt.
Nhân dân ta có kinh nghiệm dùng diếp cá tươi để chữa đau mắt đỏ có tụ máu (giã nhỏ lá,
ép vào hai miếng giấy bản, đắp vào mắt), bệnh trĩ (hãm lấy nước uống và rửa).

CÂY CÚC GAI ( cây kế sữa)


Cúc gai:(tên khoa học: Silybum marianum Asteraceae
1. Đặc điểm thực vật:

- Cây thảo có thân thẳng và phân nhánh, dáng cây mập


- Lá xanh, không có lá kèm, bóng loáng, thường có nhiều đốm trắng dọc theo
các gân, mép có răng dạng gai nhọn, các lá phía trên và ở giữa ôm lấy thân;
các lá ở dưới rất to, có phiến chia thuỳ và có cuống.
- Cụm hoa đầu đơn độc rộng 3-8cm. . Hoa tía hơi giống nhau đều có 5 cánh
hoa, 5 nhị và bầu một ô với 2 lá noãn và 2 vòi nhuỵ phình ở gốc.
- Quả bế màu đen bóng có viền vàng nhiều hay ít.

2.Bộ phận dùng: toàn cây

3. Thành phần hóa học:


Quả chứa glucid mà thành phần là glucose và pentose; có các vết của một tanin catechic
Có tinh dầu, các chất histamin và tyramin; còn có một phytomelan.
Các hoạt chất của quả là các flavon-lignan: silybin, silydianin silychristin; có khi người ta
gọi silymarin, thì đó là hỗn hợp của các chất trên

Isosilibinin gồm isosilibini A và B


3.Định tính các nhóm chất hữu cơ trong các bộ phận cây
bằng các phương hoá lý thông thường và thuốc thử hoá học đặc hiệu .
Định tính quả
Quả chín đã phơi, sấy khô của cây Cúc gai (Silybum marianum (L.) Gaertn.), họ Cúc
(Asteraceae).
 Silymarin là phức chelat của sắt
Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 30 ml ethanol 96 % (TT), đun sôi hồi lưu 30 min, lọc. Dùng
dịch lọc để làm các phản ứng sau: Lấy 2 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm ít bột
magnesi (TT), 4 đến 5 giọt dung dịch acid hydrocloric (TT), đun nóng, dung dịch có màu
hồng. Lấy 2 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm 2 đến 3 giọt dung dịch sắt (III) clorid
5 % trong ethanol (TT), có màu tím đen.
- Định tính bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng
Dung môi khai triển: Toluen – ethyl acetat – acid formic
Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử
phải có các vết phát quang cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết phát quang trên sắc ký
đồ của dung dịch đổi chiếu,
- Chiết rút phân đoạn flavonoit theo phương pháp Talli .
- Phương pháp chiết bằng dung môi hữu cơ
4.Định lượng: phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC),...
5.Công dụng:
 Silymarin được sử dụng để điều trị chức năng gan do hoại tử, thoái hóa hoặc suy
giảm chức năng gan. Ngoài ra silymarin bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương do
thiếu máu cục bộ, phóng xạ, quá tải sắt, viêm gan virus.

 Hạ men gan
 Giảm mụn nhọt, góp phần duy trì một làn da khỏe mạnh.
CÂY HOÀNG CẦM
Tên khoa học: (Scutellaria baicalensis Georgi), họ Hoa Môi (Lamiaceae)
1. Đặc điểm thực vật:
- Cây thuộc thảo, sống nhiều năm, thân có 4 cạnh, lá mọc đối, dài 1,5-4cm, rộng 3-
8mm, phiến lá hình mác hẹp, gần như không cuống, mép lá nguyên và có lông.
- Hoa mọc hướng về một phía ở ngọn. Cứ mỗi nách lá có một hoa. Hoa hình môi, màu
xanh lơ
2. Bộ phận dùng, chế biến:
- Rễ (Radix Scutellariae): phơi hoặc sấy khô.
3. Thành phần hoá học :
- Từ rễ hoàng cầm có nhiều hợp chất flavonoid đã được phân lập và xác định cấu trúc.
- Các chất quan trọng là baicalin (C21H18O11), baicalein (C15H10O5), scutellarein
(C15H10O6), scutellarin (C21H18O2), wogonin (C16H12O5).
- Một số hợp chất chính trong Hoàng cầm Chất scutellarein có cả ở trong lá, rễ, thân
8,4-10,3%, chất baicalin chỉ có trong rễ.
- Ngoài thành phần flavonoid trong rễ hoàng cầm còn có tanin thuộc nhóm
pyrocatechic (2-5%), nhựa. Không thấy có alkaloid, glucozide chữa tim, saponin và
vitamin C. Thân và lá cũng có flavonoid.

4. Kiểm nghiệm:
a. Định tính :
- Phản ứng với hơi amoniac: Nhiều flavonoid thay đổi màu khi gặp hơi NH3. Có thể
quan sát sự biến đổi màu nàybằng mắt thường hoặc dưới ánh sáng tử ngoại.
- Phản ứng cyanidin (phản ứng Shinoda): Phản ứng do sự có mặt nhân γ-
penzopyron trong đa số flavonoid. Thuốc thử là HCl đặc và bột Magie kim loại.
- Phản ứng với dung dịch sắt (III) clorid 5%: Cho dịch chiết vào ống nghiệm, thêm
vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 5%, lắc sẽ xuất hiện màu lục xám sau chuyển
thành màu nâu tía.
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng (SKLM): SKLM là một kỹ thuật tách các chất được
tiến hành khi cho pha động di chuyển qua pha tĩnh, trên đó ta đặt hỗn hợp các chất
cần tách.
b. Định lượng :
- Phương pháp cân:
- Phương pháp trắc quang:
- Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC):
5. Tác dụng và công dụng :
- Thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả giải độc.
- Buồn nôn, tiêu chảy, hoàng đản, phế nhiệt ho.
- Sốt cao, thổ ra máu, an thai.

CÂY NÚC NÁC


Tên khoa học: Oroxylum indicum (L.), Vent (Bignonia indica L.,
Calosanthes indica Blume); thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae).
Cây núc nác còn gọi là nam hoàng bá, ngọc hồ điệp, vân cố chỉ.
1. Đặc điểm thực vật:
- Cây to cao 7-12m, có thể cao tới 20-25m, thân nhẵn, ít phân nhánh, vỏ
cây màu xám tro, nhưng khi bẻ có màu vàng nhạt.
- Lá to 2-3 lần kép lông chim, dài tới 2m. Lá chét hình bầu dục, nguyên,
đầu nhọn, dài 7,5-15cm, rộng 5-6,5cm.
- Hoa màu đỏ tím, to mẫm, mọc thành chùm ở đầu cành, dài tới 1m, 5
nhị trong đó có 1 nhị nhỏ hơn.
- Quả nang to, dài tới 50-80cm, rộng 5-7cm, trong chứa hạt, bao quanh
có một màng mỏng, bóng và trong, hình chữ nhật.
Cây núc nác được phân bố ở Núc nác mọc hoang và được trồng khắp nơi ở
nước ta, miền Bắc cũng như miền Nam. Còn mọc ở Trung Quốc, Malaysia, Ấn Ðộ,
Lào, Campuchia.
2. Bộ phận dùng, chế biến:
- Vỏ thân (Cortex Oroxyli): phơi hoặc sấy khô.
- Hạt (Semen Oroxyli): phơi hoặc sấy khô.
3. Thành phần hoá học :
- Vỏ thân Núc nác chứa một ít ancaloit, tanin và một số dẫn xuất
flavonoit ở dạng tự do hay heterozit.
- Những chất flavonoit thường thấy là: Oroxylin A, Baicalein hay
noroxylin, Crysin: 5-7 dihydroxyflavon, Tetuin.
- Hạt Núc nác có chứa một chất kiềm màu vàng, một chất dầu béo chứa
80.4% axit oleic, các axit panmitic, stearic, và có thể cả axit
lignoxeric. Ngoài ra, hạt có chứa ellagic axit. (Vasanth et al., 1991).
Yan R et al., (2011) đã báo cáo có 19 hợp chất khác nhau được phân
lập từ hạt.
- Vỏ rễ chứa chrysin, baicalein, biochanin-A, và acid ellagic. Oroxylin
A, chrysin, triterpene axit cacboxylic và axit ursolic được tìm thấy
trong vỏ quả (Suratwadee et al 2002).
4. Kiểm nghiệm:
a. Định tính :
- Phản ứng với dung dịch sắt (III) clorid 5%: Cho dịch chiết vào
ống nghiệm, thêm vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 5%, lắc sẽ
xuất hiện màu lục xám sau chuyển thành màu nâu tía.
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng (SKLM): SKLM là một kỹ thuật
tách các chất được tiến hành khi cho pha động di chuyển qua
pha tĩnh, trên đó ta đặt hỗn hợp các chất cần tách.
Lấy 0,5 g bột thô dược liệu vào ống nghiệm, thêm 5 ml ethanol
(TT), lắc. Đun cách thuỷ 5 - 10 phút, lọc. Lấy dịch lọc làm các
phản ứng sau:
Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 3 giọt acid hydrocloric (TT), thêm một
ít bột magnesi (TT), sẽ có màu vàng cam.
Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5%
(TT), hay dung dịch, sẽ có màu xanh nâu hay xanh đen.
Lấy 1 ml dịch lọc, thêm từ từ theo thành ống 5 ml 0,5 ml acid
sulfuric (TT), sẽ thấy chia làm 2 lớp, lớp phía dưới có màu nâu,
để yên màu nâu càng rõ.
b. Định lượng :
- Phương pháp cân: Ứng dụng khi nguyên liệu giàu có flavone
hoặc flavonol và dịch chất ít tạp chất.
- Phương pháp trắc quang: Phương pháp xác định dựa trên việc
đo độ hấp thụ ánh sáng của một dung dịch phức tạo thành giữa
chất cần xác định với thuốc thử vô cơ hay hữu cơ trong môi
trường thích hợp khi được chiếu bởi chùm sáng.
- Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC): Sắc ký lỏng
hiệu năng cao (HPLC) là một phương pháp hóa lý dựa vào ái
lực khác nhau của các chất khác nhau với hai pha luôn tiếp xúc
và không đồng tan với nhau, một pha động và một pha tĩnh.
5. Tác dụng và công dụng :
- Có tác dụng chống viêm, chống dị ứng rõ rệt.
- Tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân bất lợi từ
bên ngoài vào cơ thể.
- Làm giảm độ thấm của mạch máu.
Câu 3: Dược liệu chưa anthraglycosid
1. Phan tả diệp
- Bộ phận dùng: lá.
- Tên khoa học:
 Phan Tả Diệp Ấn Độ(Phan Tả Diệp lá hẹp): Cassia angustifolia
Caesalpiniaceae.
 Phan Tả Diệp Khartoum(Phan Tả Diệp lá nhọn): Cassia acutifolia
Caesalpiniaceae.
- Thành phần hóa học:
 Anthranoid ở dạng tự do: chiếm tỉ lệ ít (0,05 – 0,10%) trong đó chủ yếu là
rhein

 Anthraglycosid : Sennosid A và B

- Thực vật học:


Cây nhỏ cao có thể đến 1m mọc thành bụi, lá mọc so le, lá kép lông chim chẵn,
loài C. acutifolia có từ 4 – 5 đôi lá chét, loài C.angustifolia có 5 – 8 đôi. Lá chét
loài angustifolia dài 3 – 5cm, rộng 7 – 20mm (ở phần giữa lá), đỉnh nhọn. Lá chét
loài acutifolia ngắn hơn, chiều dài 2 – 4cm, rộng 5 – 15mm, gốc lá lệch rõ rệt.
Chỉ số lỗ khí của C.acutifolia là 10 – 12,5 – 15, của C.angustifolia là 14 – 17,5 –
20. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, cánh hoa màu vàng, có 10 nhị trong đó có 3
nhị lép.Qủa loại đậu, dẹt chứa 6 – 8 hạt.Qủa cũng được dùng như lá chét.
- Định tính:
 Phản ứng vi hóa
Cắt một lát vi phẫu mỏng, không tẩy rửa, không nhuộm. Đặt lát cát vào trong hộp
petri có chứa hơi amoniac. Sau một thời gian soi lát cắt dưới kính hiển vi. Các tổ
chức có chứa các dẫn chất anthranoid sẽ có màu nâu đỏ.
 Vi thăng hoa
- Trải bột dược liệu thành lớp mỏng trong một nắp chai bằng nhôm, đốt nhẹ trên
đèn cồn để loại nước. Sau đó đậy lên nắp nhôm một miếng lam kính, bên trên có
miếng bông đã thấm nước, tiếp tục đun nóng trong khoảng 5 - 10 phút. Lấy lam
kính ra để nguội, soi kính hiển vi thấy tinh thể hình kim màu vàng. Sau khi nhỏ
dung dịch natri hydroxyd lên lam kính, dung dịch sẽ có màu đỏ.
- Định lượng:
 Phương pháp đo quang
 Phương pháp sắc kí
- Công dụng:nhuận tràng, tẩy xổ, trị đau bụng

2. Đại hoàng
- Bộ phận dùng: thân rễ
- Tên khoa học:Rheum palmatumPolygonaceae, R. tanguticum,
R.officinalePolygonaceae
- Thành phần hóa học: chrysophanol, emodin, physcion, aloe emodin và rhein

- Thực vật học:


Cây thuộc thảo lớn, sống dai nhờ thân rễ to. Lá mọc thành cụm từ thân rễ, có kích
thước lớn, có cuống dài, có bẹ chìa, phiến lá hình tim rộng 30 – 40cm, phân thành
5 đến 7 thùy chính, các thùy này cũng có thể phân lần thứ hai hoặc đôi khi lần thứ
ba. Lá của Rheum palmatum thì có những thùy sâu hơn R.officinale.Gân lá nổi mặt
dưới, thường màu đỏ nhạt.Từ năm thứ 3 -4 thì xuất hiện 1 thân mọc lên cao 1 -2m
mang một số lá nhỏ.Phần ngọn thân là chùm hoa hình chùy mang nhiều hoa.Bao
hoa gồm 6 bộ phận màu trắng, xanh nhạt, hoặc đỏ nhạt, 9 nhị.Qủa đóng 3 góc.
- Định tính:
Phản ứng Borntraeger: Đun sôi hai phút 0,10g bột với 5ml H2SO4 N. Lọc, dịch
lọc đem lắc với đồng thể tích benzen. Lớp benzen có màu vàng do có các
anthraquinon tự do hòa tan. Tách lớp benzen rồi lắc với ammoniac, lớp ammoniac
sẽ nhuộm màu đỏ. Lớp benzen còn lại hơi có màu vàng (do chrysophanol) nếu
đem lắc với dung dịch KOH N thì lớp benzen hết màu còn lớp KOH có màu
hồng.
- Định lượng:phương pháp Auterhoff
- Công dụng:thuốc bổ, giúp tiêu hóa,thuốc nhuận

3. Lô hội
- Bộ phận dùng: lá
- Tên khoa học: Aloe ferox Asphodelaceaevà Aloe veraAsphodelaceae.
- Thành phần hóa học:Aloe emodin, Barbaloin

- Thực vật học:


Cây sống nhiều năm, thân có thể hóa gỗ, phần trên mang lá tập trung thành hình hoa
thị.Lá hình mũi mác dày, mọng nước, có nhiều chất nhầy nên giữ nhiều nước làm cho cây
thích ứng được nơi khô hạn.Khi ra hoa thì trục hoa nhô lên ở giữa bó lá, mang chùm hoa
màu vàng hoặc đỏ.
Aloe ferox: có thân cao từ 2 – 5m, lá mọc thành hoa thị dày, dài 15 -50cm, rộng 10cm ở
gốc, có gai ở mặt dưới lá và ở mép lá. Hoa màu đỏ.
Aloe vera: Có thân ngắn: 30 – 50cm. Lá chỉ có gai ở 2 mép. Hoa màu vàng.
- Định tính:

Phản ứng Börntraeger: Muốn phản ứng dễ lên thì cần thủy phân các anthraglycosid bằng
HCl 4N có thêm FeCl3. Sau đó đem lắc dịch thủy phân với benzen rồi thêm ammoniac
loãng, lớp kiềm sẽ có màu đỏ tím.

Phản ứng với natri borat (phản ứng Schouteten): 0,50g lô hội hòa trong 100ml nước
nóng, làm lạnh dưới vòi nước, lắc với 3-4g bột talc rồi lọc (dung dịch a). Lấy 10ml dịch
lọc thêm 0,20g natri borat và đun đến tan. Lấy một ít dung dịch này cho vào ống nghiệm
rồi pha loãng gấp nhiều lần bằng nước sẽ thấy có huỳnh quang xanh. Nếu soi dưới ánh
đèn tử ngoại thì càng rõ.Đây là phản ứng rất nhạy, đặc trưng cho các dẫn chất anthranoid
ở dạng khử.

- Định lượng: phương pháp quang phổ, phương pháp đo màu


- Công dụng:rửa vết thương có mủ, một số bệnh ngoài da; chữa bỏng; nhuận tràng

4. Muồng trâu
- Bộ phận dùng: Lá, quả, thân.
- Tên khoa học:Cassia alataFabaceae
- Thành phần hóa học:chrysophanol, aloe emodin, rhein, emodin.
Trong rễ có 2 dẫn chất anthraquinon đã được phân lập: 1,3,8-OH, 2-CH3 -
anthraquinon (I); 1,5-OH, 2-CH3 , 8-OCH3, 3-O-glucosyl anthraquinon (II).

- Thực vật học:


Cây nhỏ cao 1,50m có khi đến 3m, thân gổ mềm có đường kính 10 - 12cm hoặc
hơn.Lá kép lông chim chẵn, dài 30 - 40cm, có 8 - 14 đôi lá chét.Lá chét hình
trứng, gốc và đỉnh lá đều tròn. Đôi lá chét đầu tiên (phía cuống) nhỏ nhất và cách
đôi lá chét thứ hai một quãng hơi xa hơn so với quãng cách giữa các đôi lá chét
sau. Lá chét trên cùng có thể dài đến 12 - 14cm, rộng 5 - 6cm. Cụm hoa mọc thành
bông dày đặc nhiều hoa.Bông dài 30 - 40cm. Hoa màu vàng sẫm. Quả loại đậu dài
8 - 16cm rộng 15 - 17mm, có hai cánh suốt theo chiều dọc của qủa. Qủa có tới 60
hạt.
- Định tính:

A. Lấy 1 g bột lá, thêm 10ml dung dịch acid sulfuric 25%(TT)đun sôi trong 2 phút, để
nguội, lọc vào bình gạn. Cho vào dịch lọc 5ml cloroform(TT), lắc. Để lắng, gạn lấy lớp
cloroform(TT), thêm 2ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), lắc, để lắng, lớp kiềm có
màu hồng hoặc đỏ.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng(Phụ lục5.4) Bản mỏng: Silicagel G
Dung môi khai triển: Cloroform-aceton-benzen(4:3:3).
Dung dịch thử: Lấy 2 g bột lá đun cách thủy với 20ml ethanol96%(TT)trong 30 phút, để
nguội, lọc, để bay hơi đến cắn khô. Cắn thêm vào 10 ml nước và 1ml dung dịch acid
hydrocloric 10% (TT)đun cách thủy 30 phút, để nguội sau đó lắc với 20ml ether
ethylic(TT) 2 lần, dịch ether được bay hơi đậm đặc làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Phadung dịch chrysophanol 0,1% trong ethanol 96% (TT). Nếu
không có các chất đối chiếu, dùng 2g bột lá Muồng trâu(mẫu chuẩn)chiết như mẫuthử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 l dung dịch thử và dung dịch đối
chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng trong không khí, quan sát dưới ánh sáng tử
ngoại ở bước sóng 365 nm vàhơi amoniac. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các
vết có cùng màu sắc và Rfvới các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

- Định lượng: phương so sánh mật độ quang với chất chuẩn


- Công dụng:Chứng táo bón, nhiều đờm, phù thũng, đau gan, da vàng. Dùng ngoài
chữa hắc lào, viêm da thần kinh, thấp chẩn.

5. Cốt khí củ:


- Bộ phận dùng: rễ củ
- Tên khoa học:Poligonum cuspidatumPolygonaceae.
- Thành phần hóa học:
Rễ chứa các dẫn chất anthranoid ở dạng tự do và dạng kết hợp glycosid hàm lượng
0,1 – 0,5%. Các thành phần đã xác định: Chrysophanol, emodin, physcion, emodin
8 – b – glucosid. Ngoài các dẫn chất anthranoid trong rễ cốt khí còn có polydatin
là một stilben glucosid khi thủy phân cho resveratrol. Trong rễ còn có tannin
Cành, lá có một ít các dẫn chất anthranoid. Trong lá có các flavonoid: quercetin,
isoquercetin, reynoutrin, avicularin, hyperin. Ngoài ra còn có các acid hữu cơ.
- Thực vật học:
Cây nhỏ sống lâu năm, cao 0.50 – 1m.Trên thân và cành thường có những đốm
tím hồng.Lá mọc so le, cuống ngắn, bóng và có màu hồng. Phiến lá hình trứng
rộng, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, dài 5 – 12cm rộng 3,5 – 8cm,
đỉnh lá có mũi nhọn. Bẹ chìa ngắn.Hoa mọc thành chùm ở nách lá.Hoa nhỏ màu
trắng.Hoa đực 8 nhị, hoa cái có bầu 3 góc.Qủa 3 cạnh màu nâu đỏ.Mọc hoang ở
một số vùng miền núi. Làng Nghĩa trai (Hải hưng) có trồng để thu hoạch dược
liệu.
- Định tính:
B. Vi thăng hoa: Trải bột dược liệu thành lóp mòng ờ đáy chén sứ, đốt nhẹ trên
đèn cồn để loại nước. Sau đó đậy lên chén sứ một miêng lam kính, bên trên có
miếng bông đã thấm nước, tiếp tục đun nóng trong khoảng 5 min đến 10 min. Lấy
lam kính ra để nguội, soi kính hiển vi thấy: tinh thê hình kim màu vàng. Sau khi
nhỏ dung dịch natri hydroxyd 10 % (77) lên lam kính, sẽ có màu đỏ.
B. Phương pháp sắc ký lớp mòng.
Bàn mỏng: Silicagel G.
Dung môi khai trien: Cloroform - ethvỉ acetat (11 : 1).
Dung dịch thử: Đun hoi lưu 5 g bột dược liệu vái 20 ml ethanol 96 % (77) trong
10 min. Lọc. Dịch lọc được cô đến cấn rồi hòa cắn trong 2 ml cloroform (77), lọc.
Lấy dịch lọc để chấm sắc ký.Dung dịch đối chiểu: Lẩy 5 g bột cốt khí (mẫu
chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt
lên bản mỏng 20 microlit mỗi đung dịch trcn. Sau khi khai triển, lẩy bản mỏng ra
để khô ngoài không khí hay sấy nhẹ cho bay hết dung môi. Sau đó hơ nhẹ bản
mòng trên hơi amoniac đậm đặc (TT). Trên sắc ký đồ, các vết của dung dịch thử
phải có màu sẳc và giá trị Rf tương tự như các vết của dung dịch đối chiếu.
- Định lượng: phương pháp Resverantrol
- Công dụng: Trừ thấp, chỉ ho, hóa đờm. Chủ trị: Xương khớp đau nhức, hoàng đản,
phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lờ loét.

6. CÂY NHÀU
- Thực vật học
Tên khoa học: Morinda citrifolia L – Rubiaceae
Là loại cây nhỡ. Lá mọc đối, mặt trên láng bóng hình bầu dục, có mũi ngắn ở đầu,
hình nêm ở gốc, dài 12-30 cm rộng 6-15 cm. Lá kèm gần tròn hay thuôn, nguyên
hay chẻ 2-3 thùy ở đỉnh.Hao màu trắng, tập hợp thành hình đầu ở nách lá, đường
kính 2-4 cm. Cây có hoa vào tháng 1-2. Quả hình trứng dài 2-4 cm, quả kép do
nhiều quả dính lại với nhau.quả chin vào tháng 7-8, khi chin màu vàng trắng nhạt,
có mùi nồng đặc trưng.
- Bộ phận dùng: Người ta dùng quả, rễ, lá làm thuốc
- Thành phần hóa học:
Anthranoid: alizarin a-methyl ether (I), rubiadin 1-methyl ether
(II),soranjidiol (III),damnacathol (IV),morindon=morindin (V), morindadiol,
rubiadin, và nordamnacathal.
- Đ

nh tính
Dùng phần dịch lọc còn lại trong phần xác định hàm
lượng chất chiết được để làm phản ứng định tính.
Nhỏ vài giọt dịch lọc lên giấy lọc, để khô, nhỏ tiếp
vài giọt dịch lọc, để khô. Soi dưới ánh sáng tử ngoại
ở bước sóng 366 nm, vết dịch lọc có phát quang
màu xanh dương. Lấy khoảng 2 ml dịch lọc cho vào
ống nghiệm, cô cách thủy còn khoảng 1 ml, thêm vài giọt dung dịch natri hydroxyd
10 % (TT), xuất hiện màu đỏ nâu.
Lấy 2 ml dịch lọc, thêm khoảng 2 ml acid hydrocloric (TT) nhẹ nhàng trên thành
ống nghiệm để tạo thành hai lớp. Nhúng ống nghiệm vào nước nóng hơn 95 °C
khoảng 30 s, xuất hiện vòng màu xanh lá ở mặt phân cách, loang dần lên lớp trên.
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G60F254
Dung môi khai triển: Benzen – ethyl acetat – acid formic (80 : 19 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu khô, thêm 30 ml ethanol 96 % (TT) hoặc 20
g dược liệu tươi đã nghiền nhỏ, thêm 80 ml ethanol 96 % (TT). Đun hồi lưu cách
thủy trong 10 min. Lọc lấy dịch lọc. Cô cách thủy đến cắn, hòa cắn trong benzen
(TT) để được khoảng 1 ml dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 3 g bột quả Nhàu khô (mẫu chuẩn), thêm 20 ml ethanol
96 % (TT) hoặc lấy 20 g quả nhàu tươi (mẫu chuẩn) đã nghiền nhỏ, thêm 80 ml
ethanol 96 % (TT). Tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 µl mỗi dung dịch trên.
Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10 cm, lây bản mỏng ra, để
khô trong không khí ở nhiệt độ phòng. Phun lên bàn mỏng dung dịch vanilin – acid
sulfuric (TT). Sấy bản mỏng ở 100 ˚C đến 105 °C trong khoảng 5 min. Quan sát
dưới ánh sáng thường. Trên sắc đồ của dung dịch thử phải có nhiều hơn 5 vết màu
tím hay xanh tím, trong đó có hai vết khá to, màu tím đậm có giá trị Rf ứng với
khoảng 0,4 ± 0,05; 0,8 ± 0,05 và phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các
vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
- Định lượng:
Phương pháp cân (Deals và Kroeber)
Phương pháp so màu
Phương pháp thể tích (Tschirch và Schmitz)
- Công dụng
Nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, hoạt huyết
Táo bón. tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, he
Câu 4: Dược liệu chưa Saponin

1. RAU ĐẮNG BIỂN


- Thực vật học
Tên khoa học: Bacopa monniera (L.)Wettst - Scrophulariaceae
Loài thân thảo, sống dai có thân nhẵn, mọc bò mang rễ dài 10 – 40 cm, có vị rất
đắng. Cành mềm mọc đứng, không lông. Lá mọc đôi, không cuống, thuôn hình
muỗng dài 8 – 12 mm, rộng 3 – 5 mm, gân chính giữa hơi khó thấy. Hoa lưỡng
tính, mọc riêng rẽ ở nách lá, có cuống dài 1 cm. Năm lá đài không đều, cao 5 – 6
mm, 5 cánh hoa có màu tím nhạt, dính nhau qua thành ống. Bốn nhị, bầu không
lông. Quả nang hình trứng, nằm trong đài, có mũi, nhẵn, có vòi tồn tại. Hạt nhiều,
rất nhỏ, mùa thu hoa tháng 4 – 6.

- Bộ phận dùng: thu hái phần trên mặt đất.

- Thành phần hoá học chính: Triterpen tự do, saponin, alkaloid, flavonoid
và các phenyletthanoid glycosid. Trong đó thành phần được biết đến nhiều
nhất là các saponin
 Saponin có sapogenin là jujubogenin: bacopasaponin A, bacosid A3,
bacopasaponin E, bacopasaponin F, bacopasid N1, bacopasid X, bacopasid
IV,…
 Saponin có sapogenin là pseugojujubogenin: bacopasaponin B,
bacopasaponin C, bacopasid N2, bacopasid I, bacopasid II, bacopasid III,
bacopasid V,…
- Định tính :
Các phản ứng màu: Acid sulfuric đậm đặc hòa tan các saponin và cho màu thay
đổi từ vàng, đỏ, lơ-xanh lá hay lơ-tím (phản ứng Salkowski).
- Saponin triterpenoid cho tác dụng với vanillin 1 % trong HCl và hơ nóng (phản
ứng Rosenthaler) sẽ có màu hoa cà.
- Saponin tác dụng với antimoin trichlorid trong dung dịch chloroform rồi soi dưới
đèn phân tích tử ngoại thì saponin triterpenoid có huỳnh quang xanh còn saponin
steroid thì vàng.
Phản ứng Liebermann-Burchardt cũng hay dùng để phân biệt 2 loại sapogenin: lấy
vài miligram sapogenin hoà nóng vào 1ml anhydrid acetic, cho thêm 1 giọt
H2SO4 đậm đặc, nếu là dẫn chất steroid thì có màu lơ-xanh lá, còn dẫn chất
triterpenoid thì có màu hồng đến tía.

- Định lượng:
Phương pháp cân.
Phương pháp đo quang.
Sắc ký lỏng cao áp.

- Công dụng:
Chữa ho, hen suyễn, động kinh, khản tiếng, mất trí.
Thuốc bổ thần kinh, tim và thuốc lợi tiểu.
Lo âu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ.

2. TỲ GIẢI

- Thực vật học


Tên khoa học: Dioscorea spp - Dioscoreaceae
Cây leo bằng thân quấn. Rễ sống dai dưới đất, phình to thành củ. Lá mọc so le,
hình tim, có 7 – 9 – 11 gân chân vịt nổi rõ. Cuống lá dài. Hoa đơn tính khác gốc,
đều, nhỏ, màu xanh nhạt, mọc thành bông. Quả nang có cánh.

- Bộ phận dùng: Thân rễ

- Thành phần hoá học chính: Saponin, flavonoid.


Các saponin được biết đến trong tỳ giải gồm có: Dioscin, gracillin và prosapogenin
B, yononin A,…

- Định tính:
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Cloroform – aceton (9 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 2 g hột dược liệu, thêm 50 ml methanol (TT), đun hôi lưu trên
cách thủy trong 1 h, lọc và bốc hơi dịch lọc đến cạn khô. Hòa cắn này vào 25 ml
nước, rửa với 25 ml ether ethylic (TT) rồi bỏ dịch rửa ether. Thêm 2 ml acid
hydrocloric (TT) vào dung dịch nước, đun hồi lưu trên cách thủy trong 90 min rồi
để nguội, chuyển vào một bình gạn. lắc với ether ethylic (TT) 2 lần, mỗi lần 25 ml.
Gộp các dịch chiết ether, cất thu hồi dung môi đến cạn khô. Hòa cắn trong 1 ml
cloroform (TT). Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g bột Tỳ giải (mẫu chuẩn), chiết như
mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên cùng bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau
khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch acid
phosphomolybdic (TT) rồi sấy ở 105 °C đến khi hiện rõ các vết. Quan sát dưới ánh
sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và
cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
- Định lượng:
Phương pháp cân.
Phương pháp đo quang.
Sắc ký lỏng cao áp.

- Công dụng:
Chữa phong thấp, viêm khớp, đau cơ, viêm tuyến tiền liệt.
Lợi tiểu, chữa tiểu buốt, viêm bang quang mẫn tính.
3. THIÊN MÔN

- Thực vật học


Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis - Asparagaceae
Là loài dây leo, sống lâu năm. Thân mang nhiều cành 3 cạnh, dầu nhọn, biến
dạng trông như lá, còn lá thì rất nhỏ trông như vẩy. Hoa nhỏ màu trắng mọc và
mùa hạ. Quả mọng màu đỏ khi chin.
Bộ phận dùng : Rễ củ

- Thành phần hoá học chính:


 Rễ củ Thiên môn chứa saponin thuộc nhóm furostan như ASP-IV’ - ASP-
VII’
 Các amino acid tự do: asparagine, citrulin, serin, threonine,…

 Carbohydrat: neokestose

- Định tính:
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel 60F254.
Dung môi khai triển: n-Hexan — ethyl acetat (2:1). Để bão hòa dung môi trong 20
min. Dung dịch thử: Lấy khoảng 2,0 g dược liệu đã tán nhỏ, thêm 5 ml nước, ngâm
trong 1 h cho trương nở, nghiền kỹ trong cối, chuyển dược liệu đã nghiền nhỏ vào
bình nón bằng 20 ml methanol (TT), siêu âm 30 min, tiếp tục đun hồi lưu trên cách
thủy 30 min., lọc lấy phần dịch chiết, phần bã dược liệu được chiết nhắc lại 2 lần,
mỗi lần bằng 20 ml methanol (TT). Gộp các dịch chiết methanol, bay hơi trên cách
thủy đến gần cạn. Hòa cắn thu được bằng 5 ml nước, lắc hỗn hợp với cloroform
(TT) 2 lần, mỗi lần 20 ml, để yên cho tách lớp, gạn lấy phần dịch cloroform, thu
hồi dung môi đến cạn. Hòa cắn thu được trong 2 ml methanol (TT).
Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 2,0 g Thiên môn đông (mẫu chuẩn) đã tán nhỏ,
tiến hành chiết như mô tả ở phần dung dịch thử.
Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan ß-sitosterol chuẩn trong methanol (TT) để được
dung dịch có nồng độ 0,1 mg/ml.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lẻn bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch thử và dung
dịch dược liệu đối chiếu, 6 µl dung dịch chất đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký,
lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phun hỗn hợp gồm 1 ml acid sulfuric
(TT), 20 ml anhydrid acetic (TT) và 50 ml cloroform (TT) (thuốc thử Lieberrnann-
Burchard), sấy bản mỏng ở 105 °C trong 2 đến 3 min. Quan sát dưới ánh sáng
thường và dưới ánh sáng từ ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung
dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của
dung dịch dược liệu đối chiếu hoặc phải có vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vết
của ß-sitosterol trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiểu.
- Định lượng:
Phương pháp cân.
Phương pháp đo quang.
Sắc ký lỏng cao áp.

- Công dụng:
Thuốc bổ, chữa ho gà ở trẻ em, chữa ho có đờm, thổ huyết, lợi tiểu
Chữa táo bón, đại tiện khó khăn.

4. MẠCH MÔN

- Thực vật học


Tên khoa học: Ophiopogon japonicas - Haemodoraceae
Cây thảo cao 10-40cm. Lá mọc từ gốc, hẹp, dài, gân lá song song, mặt trên màu
xan thẫm, mặt dưới trắng nhạt. Hoa màu lơ nhạt mọc thành chum, quả mọng màu
tím. Rễ chum có nhiều rễ phình thành củ nhỏ hình thoi.
- Bộ phận dùng: rễ

- Thành phần hoá học chính:


 Saponin steroid: ophipogonin A,B,C,D bà B’, C’, D’.
 Các hợp chất sterol: β-sitosterol, stigmasterol và β-sitosterol- β-D-glucosid.
 Carbohydrat: gồm có các glucodructosan và đường như glucose, fructose và
saccharose.

- Định tính:
A. Quan sát mặt cắt ngang của dược liệu dưới ánh sáng tử ngoại ờ bước sóng 366
nm thấy có phát quang màu xanh nhạt sáng, mạnh nhất ở vùng lõi và gỉam dần ở
vùng vỏ. B. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15 ml ethanol 70 % (TT), đun hồi lưu trên
bếp cách thủy 15 min, lọc. Lấy khoảng 1 ml dịch lọc pha loãng với nước cất
thành 10 ml. Lắc mạnh 15 s, có bọt bền. C . Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15 ml
nước, đun trong cách thủy 15 min, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc thêm 1 ml thuốc thử
Fehling (TT), đun sôi, cỏ kết tủa đỏ gạch.
D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel GF254.
Dung môi khai triển: Dicloromethan – methanol – nước ( 8 :2 : 0,3).
Dung dịch thử. Lấy khoảng 5,0 g bột dược liệu vào bình cầu cổ mài 250 ml, thêm
100 ml methanol (TT). Đun hồi lưu trên cách thủy 60 min. Để nguội, lọc. Rửa bã
dược liệu bằng 10 ml methanol (TT). Gộp dịch lọc và dịch rửa. cất thu hôi dung
môi tới cắn. Hòa cắn và chuyển hỗn hợp thu được vào bình chiết dung tích 100 ml
bang 25 ml nước. Thêm 25 ml nước bão hòa n-butanol (TT). Lắc kỹ. Lấy dịch
chiết n-butanol và bay hơi trên cách thủy đến cấn. Hòa tan cắn trong 3 ml
methanol (TT) được dung dịch chấm sắc ký.
Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy khoảng 5,0 g bột Mạch môn (mẫu chuẩn), tiến
hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan ophiopogonin D chuẩn trong methanol (TT) để
được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 4 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi
triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng, phun
dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT), sấy ở 120 °C cho đến khi các vết
hiện rõ. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có
các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược
liệu đối chiếu hoặc phải có vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vết của
ophiopogonin D trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu.

- Định lượng:
Phương pháp cân.
Phương pháp đo quang.
Sắc ký lỏng cao áp.

- Công dụng
Chữa viêm phế quản cấp tính, chữa ho, long đờm, ho lao, sốt, phiền khát, thổ
huyết, chảy máu cam. Chữa ăn uống không tiêu, chữa nhồi máu cơ tim.
Câu 5: Dược liệu chứa Glycosid tim
THÔNG THIÊN
Thực vật học
Cây cao 3 – 4cm, cành dài mềm màu trắng xám.Lá mọc so le hình mũi mác hẹp, màu
xanh nhạt, mặt trên của lá láng bóng.Hoa màu vàng tươi đẹp, tiền khai hoa vặn.Quả hạch
hình bán cầu đường kính 3 – 4cm hơi dẹt phía trên và phía dưới, có một sống nhô lên chia
đôi quả làm 2 phần đối xứng.Bên ngoài màu xanh lá, thịt quả trắng nhưng chóng bị đen vì có
chứa aucubosid là một iridoid glycoside, khi glycoside này bị enzyme có sẵn trong cây thủy
phân thì phần aglycon bị biến đổi cho sản phẩm màu đen. Vỏ quả trong rất rắn, toàn bộ nom
như đôi sừng, mép trên có khe sâu có thể dung lưỡi dao tách đôi theo chiều dọc. Trong hạch
có 4 hạt dẹt màu trắng, thường bị lép còn 3 hoặc 2.Toàn cây có nhựa mủ.
Bộ phận dùng: Bộ phận dùng làm thuốc của cây Thông Thiên là hạt.
Thành phần hóa học
Hạt chứa 50% dầu chủ yếu là các acylglycerol của
acid oleic. Hoạt chất là các glycosid tim, trong đó
neriifolin có hàm lượng cao nhất, có thể đến 6 – 8%.

Hạt thông thiên chứa các glycoside trợ


tim như: Thevetin A, Peruvosid, Acetyl
peruvosid, Theveneriin, Thevetin B
(cerberosid), Acetyl thevetin B, Thevebiosid,
Neriifolin, Acetyl neriifolin, Thevefolin,
Perusitin.
Hạt còn chứa 1 flavonoid là 5-
methylether apigenin và một iridoid glycoside
là thevesid.
Thevetin A
Định tính
 Phản ứng Libermann-Burchardt: Cho chất thử vào ống nghiệm, thêm vài giọt acid
acetic sau đó thêm vài ml hỗn hợp gồm 50 phần anhydride acetic và 1 phần acid
sulfuric, trộn đều, màu thay đổi từ hồng đến xanh lá.
 Phản ứng Legal: Hòa tan chất thử vào pyridin rồi thêm dung dịch natri nitroprussiat
0,3 – 0,5% sau đó thêm dung dịch NaOH 10 – 15% sẽ xuất hiện màu đỏ.

Định lượng
 Sắc ký lớp mỏng.

Công dụng

Thevetin có tác dụng cường tim như các glycoside digitalic khác.

Vì dễ tan trong nước nên tác dụng nhanh và cũng bị bài tiết nhanh. Có tác dụng kích
thích cơ trơn của bàng quang và ruột, có tác dụng thông tiểu, liều cao gây đi lỏng.Độ độc
của thevetin kém hơn ouabain và digitalin.

TRÚC ĐÀO
Thực vật học
Cây cao 3 – 4m, cành mọc đứng khi non có màu xanh, khi già có màu nâu xám.Lá mọc
vòng 3 lá một, nguyên, hình mũi mác, màu lục nhạt ở mặt dưới, màu lục sẫm ở mặt trên.Lá
tiền khai cuộn ngoài.Hoa màu hồng có khi màu trắng xếp thành xim ngù ở ngọn.Hoa đều
lưỡng tính, có bao hoa và bộ nhị mẫu 5.Tràng cánh hợp, hình phễu có phiến chia làm 5 thùy,
tiền khai vặn.Chỉ nhị dính liền với tràng.Bao phấn đính gốc.Quả cấu tạo bởi 2 đại. Khi chín
nứt dọc để lộ bên trong các hạt mang chùm lông màu hung. Toàn cây có nhựa mủ trắng và
độc, có thể gây tai nạn cho người và súc vật.
Bộ phận dùng: Bộ phận dùng của cây trúc đào là lá.
Thành phần hóa học
Lá chứa hoạt chất chính là các glycosid tim, có 17
glycosid tim khác nhau. Hàm lượng glycosid tim toàn
phần trong lá là 0,5%. Đáng chú ý là các glycosid: Oleandrin (Neriolin), Desacetyloleandrin,
Neriantin, Adynerin.
Oleandrin (Neriolin)

Định tính
 Phản ứng Libermann-Burchardt: Cho chất thử vào ống nghiệm, thêm vài giọt acid
acetic sau đó thêm vài ml hỗn hợp gồm 50 phần anhydride acetic và 1 phần acid
sulfuric, trộn đều, màu thay đổi từ hồng đến xanh lá.
 Phản ứng Keller-Kiliani:

Thuốc thử được pha làm 2 dung dịch:


 Dung dịch 1 gồm 100ml acid acetic đậm đặc trộn với 1ml dung dịch FeCl3 5%.
 Dung dịch 2 gồm 100ml acid sulfuric đậm đặc trộn với 1ml dung dịch FeCl3 5%.

Hòa tan 5mg mẫu thử vào dung dịch 1 rồi cho thêm dung dịch 2. Mặt ngăn cách có màu đỏ
hoặc nâu đỏ và dần dần sẽ thấy lớp trên có màu xanh từ dưới khuếch tán lên.
Định lượng
 Sắc ký lỏng cao áp.
 Phương pháp đo quang.

Công dụng
Hiện nay, người ta chỉ dùng lá trúc đào để làm nguyên liệu chế Neriolin làm thuốc
chữa tim. Neriolin làm chậm nhịp tim, kéo dài thời kỳ tâm trương, tác dụng lên tim đến rất
nhanh, được dùng trong trường hợp suy tim, khó thở, phù do bệnh tim. Ngoài ra còn có tác
dụng thông tiểu, giảm hiện tượng phù.
CÁC LOÀI DIGITALIS
Thực vật học
Cây thảo sống 2 năm hoặc lâu hơn. Năm đầu chỉ có một cụm lá mọc ở gốc, năm thứ
hai từ giữa cụm lá đó mọc lên một thân cao 50cm đến 1,5m, phía ngọn mang hoa mọc thành
chùm. Thân mang lá mọc so le. Lá hình trái xoan, ở phía gốc có cuống do gân chính kéo dài
và phiến lá thu hẹp lại tạo thành cánh. Lá to có thể dài đến 30cm, rộng đến 1ocm.Mặt trên lá
màu xanh thẫm, mặt dưới màu xanh xám và có rất nhiều lông, đặc biệt các gân chính và phụ
ở mặt dưới nổi lên rất rõ. Mép lá hơi có khía rang tròn và không đều. chùm hoa mọc ở một
phía của trục và hoa chúc xuống, nở lần lượt từ dưới lên trên. Đài hợp có 5 răng. Tràng hợp,
4-5cm, dài gấp 4 lần đài, hơi giống hình ngón tay của tất tay, đầu miệng hơi loe ra thành 4
thùy và tạo thành 2 môi không rõ nét, họng tràng có lông. Bộ nhị hai trội, gồm 4 nhị hai
chiếc to hai chiếc nhỏ.Hai lá noãn hợp thành bầu thượng 2 ô. Quả nang, hạt nhỏ, nhiều, màu
nâu nhạt.
Bộ phận dùng: Bộ phân dùng của Digitalis là lá.
Thành phần hóa học
Trong lá Digitalis chủ yếu là các Glycosid tim (Digitoxigenin, Gitoxigenin,
Gitaloxigenin), Saponin, Saponosid (Digitonin), Digitanolglycosid, các flavonoid và các
anthraquinon.

Digitoxigenin Gitoxigenin
Định tính
 Phản ứng Keller-Kiliani.

Thuốc thử được pha làm 2 dung dịch:


 Dung dịch 1 gồm 100ml acid acetic đậm đặc trộn với 1ml dung dịch FeCl3 5%.
 Dung dịch 2 gồm 100ml acid sulfuric đậm đặc trộn với 1ml dung dịch FeCl3 5%.

Hòa tan 5mg mẫu thử vào dung dịch 1 rồi cho thêm dung dịch 2. Mặt ngăn cách có màu
đỏ hoặc nâu đỏ và dần dần sẽ thấy lớp trên có màu xanh từ dưới khuếch tán lên.
Định lượng:
 Phương pháp đo quang với thuốc thử Raymond – Marthoud.
 Phương pháp sắc ký lỏng cao áp.

Công dụng
Làm thuốc điều hoà hoạt động của tim và làm thuốc trị phù thũng toàn thân. Dùng
ngoài làm cho vết thương chóng lành.
Câu 6: Dược liệu tinh dầu
1. Quế (Cinnamaldehyd)
- Đặc điểm thực vật
Cây gỗ, cao 10 – 20m, vỏ thân nhẵn.Lá mọc so le có cuống ngắn, dài nhọn hoặc hơi tù,
có 3 gân hình cung.Hoa trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hay đầu cành.Qủa hạch hình
trứng, khi chín có màu tím nhẵn bóng. Toàn cây có mùi thơm của quế. Được trồng nhiều
ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc và ở Việt Nam.
- Bộ phận dùng: vỏ thân, vỏ cành, tinh dầu quế, lá ( làm thuốc, cất tinh)
- TPHH

Thành phần chính của tinh dầu:


+ Cinnamaldehyd
+ Benzadehyd, 2- methoxy
cinnamaldehyd, cinnamyl acetat,
salycialdehyd
- Công dụng:
+ Kích thích tiêu hóa, tăng nhu động ruột, tử cung
+ Trợ hô hấp, tuần hoàn, co mạch, chống XVĐM
+ Quếsử dụng rất nhiều để làm gia vị.
+ Ngăn ngừa ung thư
+ Trị tiểu đường
+ Chống oxy hóa, sát khuẩn
- Định tính:SKLM, HPLC (phụ lục 5.4 )
- Định lượng
Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Dược liệu phải chứa ít nhất 1%
tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt.

2. Đại hồi (lllicium verum Hook f.)


- Thực vật dươc: Cây cao 6-10m. Cành mọc thẳng tạo cho cây dạng thon gọn và tán
lá hẹp. Lá mọc so le nhưng thường mọc sít tạo thành các vòng giả, từ 4-6 lá. Lá thon
dài hoặc hình bầu dục, mép nguyên có lượn song hoặc không. Lá rất dễ rụng khỏi
cành nếu cắt rời khỏi cây. Hoa có thể nhiều màu: Trắng, trắng hồng, hồng, tím hồng.
Noãn đa số là 8, có khi 9-10.
Quả đại, thường có 8 đại dính vào 1 trục và tỏa tròn thành hình sao.Trong mỗi đại
có chứa 1 hạt màu nâu bóng.Thường có 2-6 đại bị lép. Có những cây cho quả đến
10 đại, to đều, ít bị lép
Quả tươi có màu xanh, khi khô màu nâu thẫm
- Bộ phận dùng: Quả, tinh dầu hồi
- TPHH:
* Tinh dầu: 8-9%
+Trans anethol ( 85-90%)
+ Acid shikimic
- Công dụng:
+ Giúp tiêu hóa, lợi sữa
+ Giảm đau, giảm nhu động ruột
+ Đầy bụng,
+ Hương liệu
- Định tính:Phản ứng màu, phương pháp sắc ký lớp mỏng (phu lục 5.4)
- Định lượng: Định lượng theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu
(Phụ lục 12.7). Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 7,0% tính theo dược liệu khô kiệt.

3. Đinh hương (Eugenia cariphyllata Thumb)


- Thực vật học:
+ Cây nhỡ, cao 20-40m, lá bầu dục, đầu nhọn
+ Cụm hoa xim ở đầu cành
+ Hoa mẫu 4, tràng màu đỏ, cánh trắng hồng
+ Nụ hoa có đế đài hình đỉnh
- Bộ phận dùng: Nụ hoa
- Công dụng: Ôn trung, giáng nghịch, bổ thận trợ dương. Chù trị: Tỳvị hư hàn, nâc,
bụng đau lạnh, ỉa chảy, nôn mửa, thận hưliệt dương.
- TPHH:
- + Tinh dầu: 15-16% .
+ Eugenol: 75-95%
+ Acetyl eugenol, methylsalicylat
+ Tanin, gôm
+ Cuống hoa, lá chứa tinh dầu
- Công dụng:
+ Chữa đau bụng, kích thích tiêu hóa
+ Tinh dầu có tính sát khuẩn, trị côn trùng
+ Eugenol: Dùng trong nha khoa → sát khuẩn, giảm đau
+ là nguyên liệu tổng hợp vanilin
- Định tính:Lắc với nước cất→bọt bền trong 10min,Phản ứng với dung dịch
Lugol→xanh đen, SKLM, HPLC
- Định lưọng: chất chiết được trong ethanol: Không được ít hơn 5,0% tính theo dược
liệu khô kiệt.

4. Long não (Cinnamomum camphora (L) Presl )


- Thực vật học: Cây gỗ, cao đến 15m, vỏ than dày nứt gẻ. Tán lá rộng.Lá mọc
sole có cuống dài, ở kẻ gân chính và gân 2 bên nổi lên 2 tuyến nhỏ.Hoa nhỏ, màu
vàng lục, mọc thành chum ở kẻ lá. Quả mọng khi chin có màu đen
- Bộ phận dùng: Gỗ và lá dùng để cất tinh dầu
- TPHH:Tinh dầu, Camphor
- Công dụng:
Tinh dầu
+ dược phẩm
+ Điều chế camphor và các chất khác Camphor
+ Hương liệu, mỹ phẩm
Camphor:
+ Kích thích TKTW
+ Kích thích tim, hô hấp
+ Sát khuẩn đường hô hấp
+ Điều chế camphor sulfonat
- Định tính: Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:
Nhóm I: A, D.
Nhóm II: B, c, D.
A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp
thụ hồng ngoại của camphor racemic chuẩn. Chuẩn bị mẫu trong dầu parafin.
B. Điểm chảy: Từ 172 °c đến ISO °c (Phụ lực 6.7).
c. Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 30 mỉ methanoỉ (Tĩ'). Thêm 1,0 g hydroxyỉamìn
hydrocỉorid (TT) và 1,0 natrỉ acetat khan (TT). Đun sôi hồi lưu ừong 2 h. Đe nguội
và thêm 100 ml nước, tủa tạo thảnh. Lọc và rửa tủa với 10 mí nước và kết tinh lại
bằng 10 mỉ hồn hợp ethanol 96 % - nước (4 : 6). Nhiệt độ nóng chảy của tinh thể
thu đươc, sau khi đã được sấy khô trong chân không, phải từ118 °c đến 121 °c.
D. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực.

5. Bạc hà
 Bạc hà á (Mentha arvensis L.)
- Thực vật học: Cây thảo cao 0,2-0,7m. Thân vuông. Lá mọc đối, chéo chữ thập,
hình trái xoan có khía răng cưa. Cụm hoa mọc vùng xung quanh kẻ lá. Hoa nhỏ, đài
hình chuông, tràng hình ống
- Bộ phận dùng:
+ Thân, cành có mang lá và hoa.
+ Tinh dầu bạc hà
+ Menthol tinh thể
- TPHH:
+ Tinh dầu: 0,5% trên dược liệu khô tuyệt đối
+ Flavonoid
+ Hợp chất triterpen
- Công dụng:
Tinh dầu:
+ Hệ tiêu hóa: trợ tiêu hóa, trừ co thắt, trị nôn..
+ Hệ hô hấp: Trị cảm cúm, nhức đầu, ho, viêm khí quản,..
+ Kháng khuẩn
Menthol:
+ Giảm đau tại chỗ
+ Không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi
- Định tính:
+ Tinh dầu + HNO3 + AcOH băng = tím
+ UV huỳnh quang xanh da trời,
+ SKLM
+ Menthofural: hồng
+ Menthol: xanh dương
+ Menthol: xanh lá cây
- Định lượng:
Định lượng menthol tự do, định lượng menthol ester, định lượng menthol toàn phần,
định lượng bằng pp so màu.
● Bạc hà âu (Mentha piperita L.)
- Thực vật học: Khác với bạc hà á là hoa mọc thành nhiều vòng thành bông ở ngọn
cành
- TPHH:
+ Tinh dầu: 1-3% ( tính trên dược liệu khô tuyệt đối)
+ Flavonoid:
Thành phần hóa học chính của tinh dầu:
Menthol
+ 40-60% menthol toàn phần
+ 8-10% menthon
+ Lượng nhỏ menthofuran (1-2%)
- Công dụng:
+ Tinh dầu: Kích thích tiêu hóa, chống co thắt
+ Flavonoid: lợi mật
+ Tinh dầu bạc hà âu không dùng để chiết xuất menthol.

You might also like