You are on page 1of 17

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LÝ THUYẾT SẢN XUẤT

CÔNG NGHIỆP DƯỢC

Phần 1: Chọn đáp án đúng, sai( Từ câu 1 đến câu 200)


Đúng Sai
1 Phản ứng nitro hóa có thể xảy ra theo 2 kiểu cơ chế: thế ái điện tử và thế gốc
tự do
2 Acid nitric là tác nhân nitro hóa mạnh vì bị pha loãng bởi nước tạo thành
trong phản ứng
3 Nitro hóa là phản ứng tạo liên kết C-NO2
4 Bản chất của các chất được nitro hóa và điều kiện phản ứng quyết định cơ
chế của phản ứng nitro hóa
5 Muối nitrat và acid sulphuric là tác nhân được sử dụng khi cần nitro hóa
trong môi trường kiềm
6 Nitro hóa là quá trình thu nhiệt
7 Acynitrat là tác nhân nitro hóa yếu, dùng để nitro hóa các chất dễ bị phân hủy
bởi nước hoặc acid vô cơ
8 Tốc độ và hiệu suất phản ứng nitro hóa phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ
9 Phản ứng nitro hóa là dị pha: pha hữu cơ và pha bazơ
10 Trong quá trình nitro hóa, nước được tạo ra làm tăng nồng độ acid sulfuric
11 Phản ứng sẽ đạt tới cân bằng khi nồng độ acid giảm tới một giới hạn nhất
định
12 Biết được dung lượng khử nước của mỗi chất , có thể tính được lương acid
sulfuric cần dùng để pha hỗn hợp sulfo nitric khi nitro hóa chất đó
13 Nitro hóa các hợp chất mạch thẳng thường tiến hành ở pha hơi, nhiệt độ cao,
trong thiết bị liên tục
14 Paracetamol là thuốc hạ nhiệt giảm đau,được tổng hợp từ phenol
15 Nhiệt độ , khuấy trộn, dung lượng khử nước là yếu tố ảnh hưởng đến phản
ứng nitro hóa
16 Với hydrocarbon no mạch thẳng thường tiến hành nitro hóa ở nhiệt độ 80oC
đến 100oC
17 Với hydrocarbon thơm, thể lỏng tiến hành nitro hóa ở nhiệt độ 50oC đến
100oC
18 Nhóm thế loại 1 làm tăng quá trình nitro hóa và định hướng nhóm-NO 2 vào
vị trí ortho và para
19 Nhóm thế loại 2 làm tăng quá trình nitro hóa và định hướng nhóm-NO 2 vào
vị trí meta
20 Nhóm thế đã có sẵn trên nhân ảnh hưởng đáng kể đến phản ứng nitro hóa
theo quy tắc thế chung trên nhân thơm
21 Sulfo hóa là quá trình hóa học đưa nhóm sulfonyl vào một hợp chất hữu cơ
22 Sulfo hóa là quá trình tạo liên kết C-S
23 Phản ứng sulfo hóa xảy ra theo cơ chế ion và cơ chế gốc tự do
24 Phản ứng sulfo hóa xảy ra theo cơ chể thế ái điện tử khi sulfo hóa các hợp
chất thơm với tác nhân là acid sulfuric
25 Phản ứng sulfo hóa xảy ra theo cơ chể thế gốc tự do khi sulfo hóa các hợp
chất thơm với tác nhân là acid sulfuric
26 Phản ứng sulfo hóa xảy ra theo cơ chể thế gốc tự do khi sulfo hóa các
hydrocarbon no mạch thẳng, ở nhiệt độ cao
27 Phản ứng sulfo hóa là phản ứng thuận nghịch
28 Trong quá trình phản ứng nồng độ H2SO4 tăng dần
29 Pisufo hóa là giá trị giới hạn nồng độ H2SO4 mà ở đó phản ứng sulfo hóa
không xảy ra nữa
30 Tổng hợp các Sulfamid đi từ nguyên liệu đầu anilin, được thực hiện qua 4
giai đoạn
31 Halogen hóa là quá trình hóa học nhằm đưa một hay nhiều nguyê tử halogen
ra khỏi hợp chất hữu cơ
32 Thế ái điện tử là cơ chế của phản ứng halogen hóa
33 Cộng hợp ái điện tử là cơ chế của phản ứng halogen hóa
34 Cơ chế thế ái nhân xảy ra khi các alcol tác dụng với các acid hydro-halogenid
35 Đưa halogen vào phân tử hữu cơ nhằm mục đích tạo ra các hợp chất có tính
ứng dụng thấp
36 Các dẫn chất chứa fluor có ưu điểm là bám chắc vào hệ enzyme của cơ thể
37 Tác nhân halogen hóa phân tử là Clor
38 C-alkyl hóa mục đích để kéo dài mạch carbon của phân tử hữu cơ
39 Alkyl hóa alcol thu được các ether
40 Alkyl hóa alcol thu được các ester
41 N-alkyl hóa thu được sản phẩm là các amin
42 N-alkyl hóa thu được sản phẩm là các thioether
43 S-alkyl hóa thu được sản phẩm là các thioether
44 Các alcol là tác nhân alkyl hóa
45 Alcol thường dùng để alkyl hóa các amin hoặc alcol khác
46 Các ester của acid vô cơ chứa oxy là tác nhân alkyl hóa
47 Các muối amoni bậc 4( phenyl-trimethyl-amoni clorid) là tác nhân dùng để
methyl hóa morphin thành codein
48 Nhiệt độ không ảnh hưởng đến quá trình alkyl hóa
49 Alkyl hóa pha hơi thì đòi hỏi nhiệt độ lên tới 400oC
50 Áp suất là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình alkyl hóa
51 Phản ứng alkyl hóa thực hiện bằng phương pháp gián đoạn được tiến hành
trong thiết bị chịu áp lực hình tháp
52 Phản ứng alkyl hóa thực hiện bằng phương pháp lien tục được tiến hành
trong thiết bị chịu áp lực hình tháp
53 Quá trình tổng hợp veronal gồm hai giai đoạn
54 Sản xuất thuốc giảm ho, giảm đâu codein bằng phương pháp alkyl hóa
morphin
55 Quá trình acyl hóa được dung với mục đích tạo ra hợp chất mới có tính tính
kiềm
56 Quá trình acyl hóa được dung với mục đích tạo ra hợp chất trung gian trong
quá trình tổng hợp hóa học
57 O-acyl hóa là quá trình acyl hóa nhóm –OH của alcol,phenol,enol hoặc acid
carbaxylic
58 N-acyl hóa hóa là quá trình acyl hóa nhóm –OH của alcol,phenol,enol hoặc
acid carbaxylic
59 C-acyl hóa là quá trình thay thế nhóm –SH của thioalcol hoặc thiophenol
60 C-acyl hóa là quá trình thay thế hydro của những hợp chất hữu cơ chứa hydro
hoạt động
61 Các acid carboxylic là tác nhân acyl hóa
62 Các este không phải là tác nhân acyl hóa
63 Các este không phải là tác nhân acyl hóa mạnh
64 Các amid là tác nhân acyl hóa mạnh
65 Các amid là tác nhân acyl hóa yếu
66 Các anhydrid acid là tác nhân acyl hóa yếu
67 Các anhydrid acid là tác nhân acyl hóa mạnh
68 Các halogenid là tác nhân acyl hóa rất mạnh
69 Xeten là tác nhân acyl hóa mạnh nhất
70 Liên kết C-X trong tác nhân acyl hóa có thể bị cắt theo 3 kiểu
71 Dưới tác dụng của xúc tác peroxyd, gốc avyl tạo thành và tham gia vào các
phản ứng theo cơ chế gốc tự do
72 Cơ chế ái điện tử là cơ chế phản ứng acyl hóa
73 Phản ứng ester hóa là phản ứng tạo ester giữa acid carboxylic và alcol
74 Thủy phân bằng acid HCl gây ăn mòn lớn
75 Điều chế sulfanylamid bằng phản ứng acyl hóa
76 Điều chế sulfanylamid bằng phản ứng thủy phân
77 Thủy phân xúc tác kiềm có thể dùng thiết bị bằng sắt hoặc thép
78 Oxy hóa và khử là hai quá trình đồng thời xảy ra
79 Không khí và khí oxy là tác nhân oxy hóa
80 Điều chế acid acetic bằng cách oxy hóa aldehyd acetic
81 Trong công nghiệp aniline được sản xuất bằng cách hydro hóa nitrobenzen
82 Diazo hóa là phản ứng chủ yếu được dùng trong công nghiệp sản xuất các
phẩm màu azoic
83 Diazo hóa là phản ứng chủ yếu được dùng trong công nghiệp sản xuất các
amin
84 Phản ứng ngưng tụ là phản ứng tạo nên hợp chất mới
85 Phản ứng ngưng tụ là phản ứng tạo ra lien kết mới
86 Quá trình ngưng tụ xảy ra tong cùng một phân tử được gọi là ngưng tụ ngoại
phân tử
87 Quá trình tách chất hòa tan trong dược liệu bằng dung môi chính là quá trình
chiết xuất dược liệu
88 Động lực của quá trình khuếch tán là gradien nồng độ
89 Hệ số khuếch tán phân tử là lượng vật chất đi qua một đơn vị bề mặt, trong
một đơn vị thời gian
90 Màng tế bào dược liệu không ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất dược liệu
91 Cellulose có tính chất không tan trong nước và không tan trong các dung môi
khác
92 Chất nguyên sinh có thành phần hóa học phức tạp và luôn ổn định
93 Chất nguyên sinh có thành phần hóa học phức tạp và không ổn định
94 Chất nguyên sinh có tính chất bán thấm
95 Màng tế bào có thể bị phủ thêm lớp chất nhầy
96 Độ phân cực, độ nhớt, sức căng bề mặt,không ảnh hưởng đến quá trình chiết
xuất dược liệu
97 Dung môi có độ nhớt càng thấp hoặc sức căng bề mặt càng nhỏ thì dễ thấm
vào dược liệu
98 Dung môi có độ nhớt càng thấp hoặc sức căng bề mặt càng nhỏ thì khó thấm
vào dược liệu
99 Berberin có tác dụng chữa lỵ , gần đây phát hiện được tính chất chống ung
thư
100 Palmatin dùng làm nguyên liệu điều chế rotundin, có tác dụng an thần, gây
ngủ
101 Thăng hoa là phương pháp tách alkaloid dưới dạng tinh khiết
102 Hyoscyamin có tác dụng như atropin nhưng độc hơn
103 Atropine baze dùng làm nguyên liệu điều chế atropine sulfat
104 Codein và narcein giảm đau , gây ngủ nhẹ, tác dụng vào trung tâm cảm giác
ho nên được dùng làm thuốc ho

105 Dùng dung môi hữu cơ thân dầu để chiết berberin và palmatin
106 Sản xuất berberin từ nguyên liệu là thân rễ cây vàng đắng, chặt thành lát
mỏng , phơi khô
107 Sản xuất rotundin từ nguyên liệu là thân rễ cây vàng đắng, chặt thành lát
mỏng , phơi khô
108 Tách rotundin từ alkaloid toàn phần bằng cách hòa tan vào H2SO4
109 Tinh chế để thu được rotundin tinh khiết bằng cách hòa tan nóng tủa alkaloid
toàn phần trong cồn cao độ 90o- 960
110 Công nghệ sinh học vi sinh vật (hay công nghệ lên men) là ngành công nghệ
nhằm khai thác tốt nhất khả năng kỳ diệu của vi sinh vật
111 Công nghệ tế bào là ngành công nghệ nhằm tạo điều kiện cho tế bào động
thực vật phát triển tốt trong môi trường nhân tạo
112 Công nghệ tế bào là ngành công nghệ nhằm khai thác tốt nhất khả năng kỳ
diệu của vi sinh vật
113 Công nghệ gen là ngành công nghệ tạo ra chủng giống mới bằng kỹ thuật tái
tổ hợp ADN
114 Công nghệ gen là ngành công nghệ nghệ nhằm tạo điều kiện cho tế bào động
thực vật phát triển tốt trong môi trường nhân tạo
115 Trong lên men các pha logarit và ổn định có vai trò quyết định để tạo ra sản
phẩm
116 Nước là thành phần chính, là trung tâm của mọi quá trình sinh học
117 Trong quá trình lên men vi sinh vật không cần năng lượng
118 Nguồn cung cấp năng lương trong quá trình lên men vi sinh vật thường sử
dụng hydrat carbon
119 Trong lên men chu kỳ , vi sinh vật được nuôi cố định trong bình lên men với
một thể tích môi trường xác định
120 Lên men bán liên tục là quá trình nuôi cấy vi sinh vật trong điều kiện xác
định
121 Lên men bán liên tục là quá trình nuôi cấy vi sinh vật trong thiết bị được cấu
tạo đặc biệt
122 Kỹ thuật lên men chìm được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp
123 Trong công nghệ nuôi cấy chìm vi sinh vật, thiết bị lên men đóng vai trò vô
cùng quan trọng
124 Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật hô hấp và tỏa nhiệt nên thiết bị lên men
cần có bộ phân trao đổi nhiệt hữu hiệu
125 Về nguyên tắc ,khử khuẩn không khí trong công nghệ lên men là quá trình
làm sạch nhiều mức độ bằng cách thổi qua các lớp vật liệu lọc
126 Quá trình lên men qui mô công nghiệp thường chia ra 3 giai đoạn chính
127 Quá trình lên men qui mô công nghiệp thường chia ra 5 giai đoạn chính
128 Quá trình lên men qui mô công nghiệp thường chia ra 2 giai đoạn chính
129 Giống cho quá trình lên men có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của quá
trình sản xuất
130 Ưu điểm nổi bật của quá trình lên men chìm sử dung trong công nghiệp là dễ
kiểm soát độ vô trùng
131 Khuấy trộn kết hợp với cấp khí là quá trình không thể thiếu đối với nuôi cấy
các vi sinh vât hiếu khí
132 Khuấy trộn kết hợp với cấp khí là quá trình không thể thiếu đối với nuôi cấy
các vi sinh vât kỵ khí
133 Công đoạn chiết xuất để thu được sản phẩm còn quan trọng hơn công nghệ
lên men
134 Công đoạn chiết xuất để thu được sản phẩm không quan trọng bằng công
nghệ lên men
135 Công đoạn tinh chế sản phẩm còn quyết định tới giá thành của sản phẩm
136 Công đoạn tinh chế sản phẩm không có ý nghĩa quyết định tới giá thành của
sản phẩm
137 Nuôi cấy dạng huyền dịch có thể tiến hành trong các bình lên men như nuôi
vi sinh vật
138 Kỹ thuật protein còn được gọi là phẫu thuật phân tử đã được sử dụng để thực
hiện biến đổi các phân tử enzym
139 Hầu hết các loài vi sinh vật đều có thể là nguồn sản xuất enzym
140 Sản xuất enzyme công nghiệp có thể dùng phương pháp lên men xốp hay lên
men chìm
141 Đa số enzyme tồn tại ở dạng hòa tan
142 Enzym cố định hay bất động có đặc tính không bị hòa tan
143 Trên thực tế không thể sử dụng phương pháp vật lý và hóa học để bất đọng
enzym
144 Phương pháp cấy dịch chiết đất lên bề mặt thạch là phương pháp phân lập vi
sinh vật sinh kháng sinh
145 Kháng sinh là những sản phẩm trao đổi chất thứ cấp
146 Kháng sinh còn được sử dung như chất kích thích tăng trọng đàn gia súc
147 Nguyên nhân làm hỏng thực phẩm là do vi sinh vật
148 Các penicillin là đại diện tiêu biểu cho các kháng sinh có nguồn gốc từ nấm
mốc
149 Nguồn lưu huỳnh có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình sinh tổng hợp penicllin
150 Phương pháp kết tủa là một trong 3 phương pháp để tách chiết tetracycline
ra khỏi dịch lên men
151 Các cephalosporin là nhóm thuốc không quan trọng trong các thuốc kháng
sinh hiện nay
152 Các cephalosporin là nhóm thuốc quan trọng nhất trong các thuốc kháng
sinh hiện nay
153 Hiện nay có 4 thế hệ kháng sinh cephalosporin
154 Hiện nay có 3 thế hệ kháng sinh cephalosporin
155 Acid clavulanic là một chất kháng sinh có cấu trúc vòng β- lactam
156 Acid clavulanic là một chất kháng sinh không có cấu trúc vòng β- lactam
157 Tetracyclin có thể được chiết bằng cả 3 phương pháp
158 Tetracyclin có thể được chiết bằng cả 5 phương pháp
159 Điều kiện lên men sinh tổng hợp oxytetracyclin là nuôi cấy chìm và khuấy
trộn có cấp khí
160 Quy trình lên men oxytetracyclin xảy ra theo 2 pha
161 Để chiết xuất oxytetracyclin tốt nhất là dùng phương pháp kết tủa
162 Quy trình chiết oxytetracyclin bao gồm 4 bước
163 Quy trình chiết oxytetracyclin bao gồm 6 bước
164 Thuốc tiêm là dạng thuốc vô trùng được sử dụng bằng cách tiêm vào các mô
của cơ thể theo các con đường khác nhau
165 Thuốc tiêm phải đáp ứng đủ 5 yêu cầu chung của dạng thuốc tiêm thì khi sử
dụng mới an toàn và hiệu quả
166 Các nguyên liệu để sản xuất thuốc tiêm không cần đạt tiêu chuẩn cao về tinh
khiết hóa học
167 Các nguyên liệu để sản xuất thuốc tiêm cần đạt tiêu chuẩn cao về tinh khiết
hóa học
168 Nước cất để pha thuốc tiêm là dung môi an toàn và phổ biến nhất
169 Thủy tinh dùng trong dược phẩm được phân thành 3 loại khác nhau,dựa trên
khả năng kháng sự thủy phân của nó
170 Thủy tinh dùng trong dược phẩm được phân thành 2 loại khác nhau,dựa trên
khả năng kháng sự thủy phân của nó
171 Các loại ống tiêm phần lớn được chế tạo từ thủy tinh loại 1
172 Để tránh ánh sáng có thể đóng thuốc trong ống thủy tinh màu
173 Nước pha tiêm được sản xuất bằng phương pháp cất, thường cất 2 lần
174 Nước pha tiêm được sản xuất bằng phương pháp cất, thường cất 1 lần
175 Có 2 phương pháp rửa ống: phương pháp chân không và phương pháp rửa
phun
176 Không khí cũng có thể được loại bỏ vi khuẩn bằng màng lọc
177 Để sản xuất thuốc viên ngoài dược chất ra,cần phải sử dụng các tá dược thích
hợp
178 Đóng gói có vai trò quan trọng, bao bì sản phẩm tham gia để góp phần bảo
quản thuốc
179 Đóng gói có vai trò không quan trọng, bao bì sản phẩm không tham gia để
góp phần bảo quản thuốc
180 Dùng lưới rây cũng được sử dụng để lựa chọn kích thước hạt thích hợp trong
giai đoạn sửa hạt khô
181 Kích thước tiểu phân nguyên liệu ảnh hưởng nhiều đến hầu hết các tiêu
chuẩn của sản phẩm
182 Kích thước tiểu phân nguyên liệu không ảnh hưởng đến hầu hết các tiêu
chuẩn của sản phẩm
183 Tạo hạt ướt là quá trình tạo hạt bằng cách nhào trộn hỗn hợp bột với một chất
lỏng
184 Tạo hạt ướt là quá trình tạo hạt bằng cách nhào trộn hỗn hợp bột với một tá
dược độn
185 Khi nén khối hạt, lực sẽ làm biến dạng tiểu phân và dẫn đến sự tái sắp xếp
trong khối hạt
186 Sauk hi giải nén, viên vẫn nằm trong cối cho đến khi được đẩy ra
187 Lực dập càng lớn viên sẽ càng mỏng
188 Lực dập càng lớn viên sẽ càng dầy
189 Lực dập càng lớn viên sẽ càng bóng
190 Bao đường là phương pháp bao cổ truyền áp dụng cho quy mô sản xuất lớn
191 Bao đường là phương pháp bao cổ truyền áp dụng cho quy mô nghiên cứu
192 Bao đường là phương pháp bao cổ truyền áp dụng cho quy mô sản xuất nhỏ
193 Quy trình bao đường gồm 5 giai đoạn
194 Quy trình bao đường gồm 2 giai đoạn
195 Quy trình bao đường gồm 3 giai đoạn
196 Viên bao màu xong phải được sấy khô đến độ ẩm quy định
197 Viên bao màu xong không được sấy khô đến độ ẩm quy định
198 Các chất bao bóng thường là các loại sáp, dùng dưới dạng bột mịn
199 Kỹ thuật bao phim là tạo một màng mỏng đồng nhất có cấu trúc polyme bền
vững phủ lên bề mặt nhân bao
200 Màng bao với PEG rắn có tính chất trơn, không mùi, không vị, không độc, có
thể dùng bao bóng

Phần 2: Chọn đáp án đúng nhất( Từ câu 1 đến câu 50)

1.Mục đích của quá trình nitro hóa:

a. Thay thế một hoặc nhiều nguyên tử hydro của hợp chất hữu cơ bằng một hay nhiều nhóm (-
NO2)

b.Tạo liên kết C- NO2

c. Sản xuất dung môi,thuốc thử, thuốc nổ

d. Tổng hợp thuốc và các chất hữu cơ

2. Mục đích của quá trình sulfon hóa


a. Đưa nhóm sulfonyl(-SO3H) vào một hợp chất hữu cơ

b. Làm giảm độc tính của thuốc

c. Tạo hợp chất dễ tan

d. Để pha dung dịch thuốc tiêm

3. Mục đích của quá trình halogen hóa:

a. Tạo ra các hợp chất có tính ứng dụng cao

b. Tạo ra các hợp chất dễ thăng hoa

c. Tạo tác nhân alkyl hóa

d. Tạo hợp chất trung gian có phản ứng thấp

4. Cơ chế phản ứng nitro hóa:

a. Bốn cơ chế

b. Ba cơ chế

c. Hai cơ chế

d. Năm cơ chế

5. Tác nhân nitro hóa:

a. Acid sulforic

b. Natri hydrocid

c. Acid nitric

d. Hỗn hợp các acid

6. Tác nhân sulfo hóa

a. Acid nitric

b. Hỗn hợp các acid

c. Acid sulforic

d. Trioxyd lưu huỳnh và các phức hợp của nó

7. Tác nhân halogen hóa

a. . Acid sulforic

b. . Acid nitric

c. Hỗn hợp các acid


d. Các acid hydro- halogenid

8. Yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng alkyl hóa

a. Nhiệt độ

b. Nồng độ các chất tham gia phản ứng

c. Thời gian kết thúc phản ứng

d. Thiết bị thực hiện phản ứng

9. Các yếu tố cần chú ý khi thực hiện phản ứng acyl hóa

a. Nồng độ các chất tham gia phản ứng

b. . Nhiệt độ

c. Thiết bị thực hiện phản ứng

d. Tác nhân acyl hóa

10. Cơ chế phản ứng ester hóa:

a. Phản ứng thuận nghịch, xúc tác là acid vô cơ

b. Thế ái điện tử

c. Thế gốc tư do

d. Acid base

11. Yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng ester hóa:

a. Nhiệt độ

b. Thời gian

c. Môi trường

d. Thiết bị

12.Phương pháp chuyển dịch cân bằng cho phản ứng ester hóa:

a. Thêm chất trung gian

b. Khuấy trộn

c. Tăng nhiệt độ và áp suất

d. Loại khỏi phản ứng một trong hai chất tạo thành

13. Điều chế sulfanilamid :

a. Bằng phản ứng ester hóa


b. Bằng phản ứng acyl hóa

c. Bằng phản ứng nitro hóa

d. Bằng phản ứng thủy phân

14. Cơ chế phản ứng oxy hóa:

a. Tự oxy hóa

b. Thế gốc tự do

c. Thế ái điện tử

d. Cả 3 phương án trên

15. Tác nhân oxy hóa:

a. Thuốc và hóa chất

b. Không khí và khí oxy

c. Bao bì đóng gói thuốc

d. Điều kiện bảo quản

16. Yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng diazo hóa:

a. Ảnh hưởng của pH môi trường

b. Ảnh hưởng của tốc độ phản ứng

c. Thiết bị thực hiện phản ứng

d. Ảnh hưởng của phương pháp tiến hành

17. Khuếch tán là quá trình:

a. Làm đồng nhất chất lỏng

b. Tách chất hòa tan trong dược liệu bằng dung môi

c. Di chuyển vật chất từ pha này sang pha khác

d. Biến đổi vật chất

18. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất dược liệu:

a. Chất nguyên sinh

b. Thiết bị chiết xuất

c. Phương pháp chiết xuất

d. Tốc độ chảy của dịch chiết


19. Phương pháp tách alkaloid dưới dạng tinh khiết:

a. Có 5 phương pháp

b. Có 2 phương pháp

c. . Có 4 phương pháp

d. Có 1 phương pháp

20. Sản xuất strychnine sulfat từ hạt mã tiền:

a. Bằng phương pháp cất phân đoạn

b. Bằng phương pháp chiết nóng ở 90o- 100oC, ngược dòng gián đoạn có khuấy trộn. Dung môi
là dầu hỏa

c. Bằng phương pháp hầm

d. Bằng phương pháp ngấm kiệt

21. Các lĩnh vực có liên quan đến công nghệ sinh học:

a. Văn hóa nghệ thuật

b. Bảo vệ sức khỏe con người

c. Điện ảnh

d. Y dược

22. Thời gian trung bình để tăng gấp đôi sinh khối đối với các tế bào vi khuẩn

a. 15 phút – 1 giờ

b. 2 – 6,5 giờ

c. 15 – 48 giờ

d. 20 -70 giờ

23. Môi trường cho quá trình lên men:

a. Nước là thành phần chính

b. Đường và năng lượng

c. pH môi trường

d. Nhiệt độ môi trường

24. Các phương pháp lên men:

a. Lên men chu kỳ, lên men liên tục, lên men bán liên tục

b. Lên men chìm


c. Lên men lạnh

d. Lên men nóng

25. Quy trình lên men công nghiệp được chia ra làm:

a. Ba giai đoạn chính

b. Năm giai đoạn chính

c. Hai giai đoạn chính

d. Bốn giai đoạn chính

26. Khử trùng môi trường dinh dưỡng trong công nghệ lên men:

a. Rất quan trọng

b. Không cần thiết

c. Tùy từng giai đoạn

d. Tuyệt đối quan tâm

27. Các thông số kỹ thuật cần kiểm soát trong quá trình lên men vi sinh vật

a. Sáu thông số kỹ thuật

b. Bốn thông số kỹ thuật

c. Ba thông số kỹ thuật

d. Hai thông số kỹ thuật

28.Thiết bị lọc thường sử dụng trong công nghệ sản xuất kháng sinh:

a. Lọc trống và lọc ép khung bản

b. Lọc qua giấy lọc

c. Lọc qua bông

d. Lọc qua gạc

29. Các công đoạn tinh chế thu sản phẩm của vi sinh vật:

a. Dịch nuôi cấy-> cô đặc ->lọc màng -> Phân liều -> Đông khô

b. Dịch nuôi cấy -> Lọc/ Ly tâm -> phá vỡ tế bào -> chiết tách-> cô đặc -> sắc ký -> lọc màng
-> phân liều -> đông khô

c. Dịch nuôi cấy -> phá vỡ tế bào -> cô đặc -> Đông khô

d. Dịch nuôi cấy -> chiết tách -> cô đặc -> phân liều -> đông khô

30. Các giai đoạn sản xuất enzyme bằng lên men chìm gồm:
a. 10 giai đoạn

b. 8 giai đoạn

c. 13 giai đoạn

d. 6 giai đoạn

31. Phương pháp bất động enzym:

a. Phương pháp vật lý, phương pháp hóa học

b. Phương pháp nuôi cấy chìm

c. Phương pháp hấp phụ

d. Phương pháp thẩm tích

32. Các phương pháp sản xuất vitamin B12 từ vi sinh vât:

a. Chiết từ bùn cống hoạt hóa

b. Chiết từ nước thải của công nghiệp sản xuất kháng sinh

c. Lên men sinh tổng hợp

d. Cả 3 phương pháp trên

33. Quy trình chiết xuất vitamin B12 từ dịch nuôi cấy vi khuẩn :

a. Dịch lên men-> lọc, ly tâm->Phá vỡ tế bào->lọc->dịch lọc-> chiết lần 1-> chiết lần 2-> cyanid hóa-
> tinh chế-> kết tinh-> sản phẩm

b. Dịch lên men-> lọc -> dịch lọc-> cyanid hóa -> kết tinh-> sản phẩm

c. Dịch lên men -> chiết lần 1-> chiết lần 2-> kết tinh -> sản phẩm

d. Dịch lên men-> chiết -> cyanid hóa-> kết tinh -> sản phẩm

34. Các phương pháp phân lập vi sinh vật sinh kháng sinh:

a. Phương pháp cấy dịch chiết đất lên bề mặt thạch

b. Phương pháp cấy đất trực tiếp lên bề mặt thạch đã chứa sẵn vi sinh vật kiểm định

c.Phương pháp thêm kháng sinh vào môi trường phân lập

d. Cả 3 phương pháp trên

35.Phương pháp gây đột biến vi sinh vật để nâng cao hiệu suất sinh tổng hợp kháng sinh:

a. Chọn chủng có hoạt tính cao bằng phương pháp chọn lọc tự nhiên

b. Các phương pháp đột biến nhân tạo

c. Phương pháp lên men chìm


d. Đáp án a và b

36. Yêu cầu của dung môi chiết xuất và tinh chế kháng sinh:

a. Dễ kiếm , rẻ tiền, không độc , khó cháy

b.Có tính chọn lọc cao: hòa tan tốt hoạt chất ít hòa tan tạp chất

c. Dễ cất thu hồi

d. Cả 3 đáp án trên

37. Tiêu chuẩn đối với một kháng sinh:

a. Kháng sinh phải không độc hoặc rất ít độc đối với cơ thể

b. Hoạt tính kháng khuẩn phải nhanh, mạnh đối với vi sinh vật gây bệnh và không bị giảm khi tiếp
xúc với dịch cơ thể

c. Dễ hòa tan trong nước, bền vững khi bảo quản lâu dài

d. Cả 3 đáp án trên

38. Ngoài tác dụng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh kháng sinh còn có ứng dụng:

a. Kháng sinh dùng trong chăn nuôi

b. Kháng sinh dùng trong trồng trọt

c. Kháng sinh dùng trong công nghiệp thực phẩm

d. Cả 3 đáp án trên

39. Penicillin có cấu tạo bằng 2 vòng:

a. β- lactam và thiazolidin

b. β- lactam và benzen

c. β- lactam và tetracyclin

d. β- lactam và clotetracyclin

40. Nguyên tắc chiết xuất kháng sinh từ môi trường lên men bang các phương pháp:

a. Chiết bằng dung môi hữu cơ

b. Chiết bằng phương pháp kết tủa

c. Chiết bằng phương pháp hấp phụ hoặc trao đổi ion

d. Cả 3 đáp án trên

41. Ưu điểm của thuốc tiêm:

a. Cho tác dụng nhanh, đường dùng thuận lợi cho mục đích nuôi dưỡng
b. Là đường dùng thuận lợi để bào chế dạng thuốc tác dụng kéo dài

c. Thay thế đường uống trong những trường hợp cần thiết

d. Cả 3 đáp án trên

42. Nhược điểm của thuốc tiêm:

a. Gây đau khi tiêm, cần có dụng cụ đặc biệt để đưa thuốc vào cơ thể

b. Cần cán bộ có chuyên môn, giám sát trong quá trình sử dụng

c. Kỹ thuật sản xuất khó ( do yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng)

d. Cả 3 đáp án trên

43. Yêu cầu chung của dạng thuốc tiêm:

a. Độ trong, độ nhiễm khuẩn theo yêu cầu dược điển

b. Không có chất gây sốt, đẳng trương

c. pH của dung dịch thuốc tiêm gần pH sinh lý của máu

d. Cả 3 đáp án trên

44. Nguyên liệu để sản xuất thuốc tiêm:

a. Dược chất, tá dược: đạt tiêu chuẩn cao về tính chất hóa học, tinh khiết sinh học

b. Dung môi gồm nước cất hai lần và các loại dung môi khác

c. Vỏ đựng thuốc tiêm bằng thủy tinh loại 1 hoặc chất dẻo PE, PVC

d. Cả 3 đáp án trên

45. Căn cứ vào giai đoạn tiệt khuẩn có thể phân loại thuốc tiêm thành 2 phương pháp chính:

a. Phương pháp sản xuất vô khuẩn

b. Phương pháp sản xuất sau đó tiệt khuẩn

c. Cả 2 đáp án trên

46.Các loại màng lọc thường được sử dụng tronh sản xuất thuốc tiêm gồm:

a.Màng lọc có kích thước lỗ lọc 1,2 mcm để lọc thô

b. Kích thước lỗ lọc 0,2 mcm, 0,22 mcm để lọc các dung dịch tiêm nước

c. Kích thước lỗ lọc 0,45 mcm để lọc các dung dịch tiêm dầu

d. Cả 3 đáp án trên

47. Các phương pháp rửa ống:


a.Phương pháp chân không

b. Phương pháp rửa phun

c. Cả 2 đáp án trên

48. Các phương pháp nạp thuốc vào ống tiêm:

a. Phương pháp chân không

b. Phương pháp đóng kim

c. Cả 2 phương pháp trên

49.Các giai đoạn sản xuất thuốc viên tròn theo phương pháp bồi viên

a. Chuẩn bị nguyên liệu

b.Tạo lõi nhân, bồi nhân

c. Bồi viên, bao màu, bao bong

d. Cả 3 đáp án trên

50. Dược điển Việt Nam 1 quy định tiêu chuẩn chất lượng thuốc viên tròn

a. Hình thức: viên phải tròn đều, viên cắt đôi ra phải thấy cấu trúc bên trong đồng nhất

b. Độ đồng đều về khối lượng

c. Độ tan rã, định tính định lượng và các tiêu chí khác

d. Cả 3 đáp án trên

Phần 3: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống( từ câu 1 đến câu 50)

1. Nitro hóa là qua trình ........ nhằm ........ một hoặc nhiều nguyên tử hydro của hợp chất hữu cơ
bằng một hay nhiều nhóm nitro
2. Khi nitro hóa các hợp chất ................ người ta thường dùng tác nhân là acid nitric
loãng( 30%- 40 %)
3. Nhóm thế loại 1 làm tăng quá trình nitro hóa và định hướng nhóm........ vào vị trí ..........
4. Nitro hóa là quá trình tỏa nhiệt mạnh. Lượng nhiệt này bao gồm ....... và ........acid sulphuric
bởi nước tạo thành sau phản ứng
5. Sulfo hóa là quá trình tạo lien kết.........
6. Paracetamol là thuốc......... được tổng hợp từ phenol
7. Phản ứng sulfo hóa có thể xảy ra theo cơ chế.............. hoặc ............phụ thuộc vào bản chất các
chất được sulfo hóa , tác nhân và diều kiện phản ứng
8. Halogen hóa là quá trình ....... nhằm đưa 1 hay nhiều ........vào hợp chất hữu cơ
9. Quá trình phân tử hữu cơ nhận ........ là phản ứng cộng hợp
10. Khử hóa là quá trình làm .......độ oxy hóa của chất đem khử
11. Anilin là nguyên liệu .......... của công nghệ phẩm màu và tổng hợp hóa dược
12. Phản ứng diazo hóa bao giờ cũng thực hiện trong môi trường...........
13. Diazo hóa là quá trình hóa học tạo hợp chất.........từ amin thơm bậc nhất và acid nitrơ
14. Nhiệt độ là yếu tố .......... đến hiệu suất sản phẩm dazo hóa
15. Phản ứng ngưng tụ là phản ứng tạo ra ......... giữa hai nguyên tử carbon
16. Quá trình ngưng tụ bao giờ cũng làm cho .........của phân tử trở nên phức tạp hơn hoặc tạo ra
một dị vòng
17. Ngưng tụ là phản ứng rất quan trọng ............ các thuốc hóa dược
18. Phản ứng chuyển vị phổ biến nhất là ..........từ một nguyên tử sang nguyên tử cạnh nó
19. Nguyên liệu dùng đê chiết xuất có thể là những bộ phận của......,......., khoáng vật hay vi sinh
vật
20. Trong chiết xuất để ................ ra khỏi dược liệu thì người ta sử dung dung môi
21. Dung môi có thể được phân thành dung môi ........ và dung môi .........
22. Các hằng số điện môi của ........ cũng phản ánh sơ bộ tính phân cực của dung môi
23. Trong chiết xuất dược liệu sẽ xảy ra một số quá trình sau...............
24. Quá trình di chuyển vật chất từ ........ sang........ khi hai pha tiếp xúc trực tiếp với nhau gọi là
quá trình khuếch tán
25. Hệ số khuếch tán phân tử là lượng......... đi qua một đon vị bề mặt
26. Quá trình thẩm thấu là quá trình...........giữa hai pha lỏng qua một màng có tính chất bán thấm
27. Trong tế bào dược liệu ........có tính chất bán thấm
28. Chất nguyên sinh có thành phần....... rất phức tạo và không ổn định
29. Một số yếu tố của dung môi có ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất là ...........,........, sức căng
bề mặt
30. Dung môi có độ nhớt càng thấp hoặc sức căng bề mặt càng nhỏ thì dung môi ............vào dược
liệu
31. Alcaloid thường chứa trong các bộ phận của cây như................
32. Phần lớn alkaloid có chứa cacbon bất đối nên .................với ánh sang phân cực
33. Alcaloid thường có cấu trúc phức tạp gồm có C,H,N và O .Trong đó .......thường nằm trong
mạch vòng và mang lại tính kiềm cho nó
34. Để tăng khả năng chiết ta phải chia nhỏ dược liệu trước khi chiết nhằm làm ...... bề mặt tiếp
xúc giữa hai pha rắn và lỏng đẩy nhanh quá trình khuếch tán
35. Đối với dược liệu chứa..........việc sử dụng nước làm dung môi chiết gặp khó khăn trong khâu
rút dịch chiết
36. Phương pháp sản xuất berberin hay palmatin rất.......... chỉ khác là chúng thực hiện trên các
nguyên liệu hoàn toàn khác nhau mà thôi
37. Nguyên liệu chủ yếu sử dụng trong chiết xuất............ là hạt mã tiền
38. Công nghệ tế bào là ngành công nghệ nhằm tạo ....... cho tế bào động vật hay thực vật phát
triển tốt trong môi trường nhân tạo
39. Công nghệ sinh học vi sinh vật ( hay công nghệ lên men) là ngành công nghệ nhằm khai thác
tốt nhất các khả năng kỳ diệu ........., tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động với
hiệu suất cao
40. Công nghệ gen là ngành công nghệ tạo ra chủng mới bằng kỹ thuật tái tổ hợp .......... để sản
xuất các protein có hoạt tính sinh học cao
41. Nước là thành phần........ là trung tâm của mọi quá trình sinh học
42. Trong lên men chu kỳ , ........... được nuôi cấy cố định trong bình lên men với một thể tích môi
trường xác định
43. Lên men chu kỳ có bổ sung cũng được áp dụng nhằm ......... hiệu quả sử dụng bình lên men
44. Phương pháp lên men liên tục đã được ................. để sản xuất protein đơn bào
45. Kỹ thuật lên men chìm đã được ........... chủ yếu trong công nghiệp
46. Khử khuẩn không khí trong công nghệ lên men là ...........làm sạch nhiều mức độ bằng cách
thổi qua các lớp vật liệu lọc
47. Quá trình lên men qui mô ........... thường được chia ra 3 giai đoạn chính
48. Giống cho quá trình lên men có ý nghĩa ...........đến hiệu quả của quá trình sản xuất
49. Ưu điểm nổi bật của quá trình lên men chìm sử dụng trong ............. là dễ kiểm soát độ vô
trùng
50. Kỹ thuật protein còn được gọi là ............... đã được sử dụng để thực hiện biến đổi các phân tử
enzyme

Phần 4: Trả lời câu hỏi ngắn ( Từ câu 1 đến câu 10)

1. Trình bày dung môi trong sản xuất thuốc tiêm?


2. Trình bày các giai đoạn sản xuất viên tròn theo phương pháp bồi dần?
3. Trình bày tá dược độn trong sản xuất thuốc viên nén?
4. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự đồng nhất lớp bao?
5. Trình bày tiêu chuẩn chất lượng viên bao bảo vệ?
6. Trình bày ưu nhược điểm của viên nang mềm?
7. Trình bày ưu nhược điểm của viên nang cứng?
8. Trình bày cách tiến hành bao nhẵn trong kỹ thuật bao đường?
9. Trình bày ưu nhược điểm của bao đường?
10. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất dược liệu?
Ghi chú :

Cơ cấu cho một đề thi thời gian làm bài 90 phút gồm:

Phần 1: 20 câu (4 điểm)


Phần 2: 10 câu ( 2 điểm)
Phần 3: 10 câu (2 điểm)
Phần 4: 1 câu ( 2 điểm)

You might also like