You are on page 1of 15

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC


HÀ NỘI

Khoa Công Nghệ


Hóa Dược Bộ Môn
Hóa Dược

TIỂU
LUẬN CHUYÊN ĐỀ :
ETHAMBUTOL
GVHD: T.S Dương Tiến Anh
NHÓM 2B - TỔ 1 – H1K2

1, Trần Tùng Lâm - 2191024

2, Phạm Thị Thủy Lệ- 2191026

3, Đỗ Khánh Linh - 2191027

HÀ NỘI – THÁNG 10/2023

1
Mục lục.

ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 3


1. Tên quốc tế, tên khác, công thức cấu tạo ...................................................... 4
2. Nguồn gốc, các phương pháp điều chế chính: .............................................. 4
2.1. Nguồn gốc:................................................................................................. 4
2.2. Các phương pháp điều chế chính: ........................................................... 4
3. Tính chất lý hóa, ứng dụng trong bảo quản: .................................................... 5
3.1. Tính chất vật lý: ......................................................................................... 6
3.2. Tính chất hóa học: ..................................................................................... 6
3.3. Bảo quản: ................................................................................................... 6
4. Phương pháp kiểm nghiệm. ............................................................................. 6
4.1. Định tính. ................................................................................................... 6
4.2. Thử tinh khiết ............................................................................................ 7
4.3. Định lượng. ................................................................................................ 8
5. Tác dụng........................................................................................................... 9
5.1. Tác dụng. ................................................................................................... 9
5.2. Cơ chế tác dụng. ........................................................................................ 9
6. Dược lực học ............................................................................................... 10
7. Dược động học. ........................................................................................... 11
8. Chỉ định, chống chỉ định ............................................................................. 11
9. Thận trọng.................................................................................................... 11
10. Các dạng bào chế thường gặp...................................................................... 12
Kết luận .............................................................................................................. 14
Tài liệu tham khảo. ............................................................................................ 15

2
ĐẶT VẤN ĐỀ

Vào những năm 40 của thế kỉ XX, với sự ra đời của Penicillin – kháng
sinh được phát hiện và sử dụng sớm nhất, nền y học nhân loại đã bước sang
một trang sử mới. Khánh sinh trở thành một trong những loại thuốc được
nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ nhất nhờ các tính chất vượt trội của nó. Nhờ
có các thuốc kháng sinh mà ta có thể loại bỏ các bệnh trùng nguy hiểm hay rất
nhiều bệnh do vi khuẩn gây ra. Đặc biệt là với một đất nước có khí hậu nhiệt
đới gió mùa – rất phù hợp cho vi khuẩn sinh sôi – vai trò của kháng sinh càng
rõ rệt hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rõ rệt ưu việt mà kháng sinh đem
lại, ta không thể phủ nhận một hiện trạng đó là kháng sinh đang được sử
dụng một cách tràn lan, quá liều dẫn tới các hệ quả không mong muốn, điển
hình như kháng kháng sinh.
Vì vậy, việc nắm rõ các kiến thức về kháng sinh như tính chất, cách sử
dụng, tác dụng không mong muốn,… là việc rất cấp thiết để có thể tư vấn cho
bệnh nhân cách sử dụng thuốc tốt nhất, có hiệu quả nhất.
Với mục đích trên, bài tiểu luận này trình bày các kiến thức cơ
bản về Ethambutol – một loại thuốc điều trị bệnh lao khá phổ biến.
Các nội dung được đề cập như sau:

1. Tên quốc tế, tên khác, công thức cấu tạo.


2. Nguồn gốc, các phương pháp điều chế chính.
3. Tính chất lý hóa, ứng dụng trong kiểm nghiệm, bảo quản, dạng dược dụng.
4. Phương pháp kiểm nghiệm (tham khảo Dược điển Anh, Dược
điểm VN, Dược điểm Mỹ)
5. Tác dụng, cơ chế tác dụng.
6. Dược động học.
7. Chỉ định, chống chỉ định.
8. Các dạng bào chế thường gặp.

3
1. Tên quốc tế, tên khác, công thức cấu tạo
Tên quốc tế: Ethambutol
Tên danh pháp theo IUPAC: (2S)-2-[2-[[(2S)-1-hydroxybutan-2-yl]aminoethyl
amino]butan-1-ol
Công thức phân tử: C10H24N2O2
Công thức cấu tạo:

2. Nguồn gốc, các phương pháp điều chế chính:


2.1. Nguồn gốc:
Ethambutol được phát triển vào những năm 1960 bởi nhóm nghiên cứu tại Đại học
Michigan, Hoa Kỳ. Nhóm này được dẫn đầu bởi tiến sĩ Max Tischler, một nhà hóa học
tài năng. Ông Tischler và đồng nghiệp của mình đã dành nhiều năm nghiên cứu và phát
triển loại thuốc này để tìm ra cách hiệu quả nhất để chống lại vi khuẩn gây bệnh lao,
Mycobacterium tuberculosis.
Thành công đầu tiên của Ethambutol là sự phát hiện về khả năng ức chế enzyme
arabinosyl transferase, một enzyme quan trọng trong quá trình tổng hợp của thành tế bào
của vi khuẩn lao. Điều này đã làm cho Ethambutol trở thành một phần quan trọng trong
liệu pháp chống lao đương đại. Từ đó, Ethambutol đã được sử dụng rộng rãi trong việc
điều trị bệnh lao, và nó đã giúp nhiều người bệnh trở lại cuộc sống bình thường.

2.2. Các phương pháp điều chế chính:


a, Phương pháp 1
Ethambutol, (±)-N,N -ethylenebis-(2-amino butan-1-ol) (34.1.4), được tổng hợp theo
nhiều cách khác nhau. Theo một trong số đó, nitropropane trải qua quá trình oxy methyl
hóa bằng cách sử dụng formaldehyde và nhóm nitro trong 2-nitrobutan (34.1.2) thu được
bị khử bởi hydro thành nhóm amino, tạo ra racemic (±) 2-aminobutanol. Axit tartaric L (

4
+) được dùng để tách (+) 2-aminobutanol (34.1.3). Phản ứng này với 1,2-dicloetan với
sự có mặt của natri hydroxit thu được ethambutol (34.1.4).

b, Phương pháp 2
Một phương pháp tổng hợp khác bao gồm điều chế (+) 2-aminobutanol (34.1.3) bằng
cách khử este etyl của axit L-2-aminobutyric hydroclorua với hydro bằng cách sử dụng
đồng thời các chất xúc tác niken Raney và platin oxit. Điều này tạo ra (+) 2-
aminobutanol nguyên chất. Phản ứng này với 1,2-dicloetan với sự có mặt của natri
hydroxit thu được ethambutol mong muốn (34.1.4).

c, Phương pháp 3
Cách tổng hợp thứ ba rất thú vị và giống với phản ứng Ritter, nhưng diễn ra với sự có
mặt của clo.
Phương pháp này bao gồm phản ứng của 1-buten và axetonitril với sự có mặt của clo,
điều này rõ ràng dẫn đến việc cộng 1,4 clo vào sản phẩm của phản ứng Ritter, tạo thành
diclorua trung gian (33.1.5), được thủy phân bằng nước để tạo thành N-[1-(clometyl)-
propyl]-axetamit (33.1.6). Đun nóng sản phẩm này với axit clohydric thu được racemic
(±) 2-aminobutanol, từ đó (+) 2-aminobutanol (34.1.3) được tách ra như mô tả ở trên
bằng cách sử dụng axit tartaric L (+). Phản ứng này với 1,2-dicloetan với sự có mặt của
natri hydroxit thu được ethambutol mong muốn (34.1.4)

3. Tính chất lý hóa, ứng dụng trong bảo quản:

5
3.1. Tính chất vật lý:
Tan/ H2O, dễ hút ẩm.
Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng.
Có C* → ứng dụng định tính và thử tinh khiết.
Hấp thụ UV, IR.
Nhiệt độ nóng chảy: 202 độ C.

3.2. Tính chất hóa học:


Tính bazơ rất mạnh
=> Định lượng bằng acid trong môi trường khan
=> Định tính bằng thuốc thử chung Alkaloid
Mạch ethanolamine: tạo phức CuSO4/kiềm màu xanh đậm
=> Định tính, định lượng bằng phương pháp đo quang.

3.3. Bảo quản:


Dạng viên nén ethambutol hydroclorid phải bảo quản tránh ánh sáng, đặc biệt tránh
ẩm, đựng trong lọ nút kín ở nhiệt độ từ 15 - 30 oC.

4. Phương pháp kiểm nghiệm.


4.1. Định tính.
Từ các tính chất hóa học và vật lí, có thể dùng các phương phương sau để định
tính Ethambutol.
- Đo góc quay cực riêng.
- Phổ IR.
- Phổ UV.
- Sử dụng các thuốc thử chung của Alkaloid.
- Tạo phức với CuSO4 / kiềm => màu xanh đậm.
- Sắc ký lớp mỏng
- Detector: quang phổ tử ngoại tại bước sóng 215nm.
- Đo pH
- Hòa tan 0,2g chế phẩm trong 10,00ml nước không có carbon dioxyd.
=> pH phải từ 3,7 đến 4,0.
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Dược điển Việt Nam V tập 1).
- Chuẩn bị:
o Bản mỏng: Silicagel G.
o Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi thực hiện thao tác.
o Dung môi khai triển: Amoniac – nước – methanol ( 10 : 15 : 75 ).

6
o Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,50g chế phẩm trong methanol (TT) và pha
loãng thành 10ml với cùng dung môi.
o Dung dịch thử (2): Pha loãng 1ml dung dịch thử (1) thành 10ml bằng
methanol (TT).
o Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50,0 mg 2-aminobutanol (TT) trong
methanol (TT) và pha loãng thành 10,0ml với cùng dung môi. Pha loãng
1,0ml dung dịch thu được thành 10,0ml bằng methanol (TT).
o Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 50mg ethambutol hydroclorid chuẩn và 5
mg 2-aminobutanol (TT) trong methanol (TT) và pha loãng thành 10ml với
cùng dung môi.
- Cách tiến hành:
o Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký
cho đến khi dung môi đi được 2/3 bản mỏng. Làm khô bản mỏng trong
không khí, sấy bản mỏng ở 110oC trong 10 phút. Để nguội, phun lên bản
mỏng dung dịch ninhydrin (TT), sấy bản mỏng ở 110oC trong 5 phút. Trên
sắc ký đồ dung dịch thử (1), vết tương ứng với 2-aminobutanol không được
đậm màu hơn vết thu được từ dung dịch đối chiếu. Phép thử chỉ có giá trị
khi trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (2) cho hai vết tách rõ ràng.

4.2. Thử tinh khiết


Áp dụng phương pháp đo góc quay cực riêng để tiến hành thử tinh khiết đối với
Ethambutol.
Các tạp chất liên quan:
Phương pháp sắc ký lỏng. Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.
- Pha động A: Methanol - nước (50:50).
- Pha động B: Methanol.
- Dung dịch thứ: Phân tán 4,0 mg chế phẩm trong 4,0 ml : acetonitriỉ (TT), thêm
100 ul triethylamỉn (TT). Siêu âm hỗn hợp trong 5 min. Thêm 15 ul (R)-(+)-a-
methylbenzyỉ isocyanat (TT) và đun nóng ở 70 °C trong 20 min.
- Dung dịch đối chiểu (1): Pha loãng 0,50 ml dung dịch thử 1 thành 100,0 ml bàng
vào acetonitriỉ (TT;).
- Dung dịch đổi chiếu (2): Tiến hành như mô tà ờ phần Dung dịch thử nhưng thay
chế phẩm bằng 4,0 mg ethambutol : chuẩn để đánh giá tính phù hợp của hệ thống
(chứa tạp chất B).
- Điều kiện sắc kỷ: Cột kích thước (10 cm X 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-
capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc kỷ (3 pm).
- Nhiệt độ cột: 40 °c.
- Detcctor quang phổ tử ngoại đặt ớ bước sóng 215 nm.
- Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.
- Thể tích tiêm: 10 uL
Cách tiến hành:
Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

7
- Thời gian lưu tương đổi so với ethambutol (thời gian lưu 1 khoảng 14 min) của tạp
chất B khoảng 1,3.
- Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đõ cùa dung dịch đối chiếu (2),
độ phân giải giữa pic cùa ethambutol với pic của tạp chất B ít nhất là 4,0.
Giới hạn:
- Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính
trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %).
- Các tạp chất khác cỏ thời gian lưu tương đối so với ethambutol từ 0,75 đến 1,5:
Với mỗi tạp chất, diện tích pic khong được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic
Ethambutol trên sẳc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).
- Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất (tạp chất B và các tap chất có thơi gian
lưu tương đối so với ethambotol từ Q 75 đến 1 5) không được lớn hơn 2 lần diện
tích pic chỉnh trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu
( 1) ( 1,0 %).
- Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sác ký đồ
của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).
Ghi chú:
Tạp chất A: 2-Aminobutan-l-ol.
Tạp chất B: (2R,2’S)-2,2'-(ethylendiimino)dibutan~l-oI (mesoethanìbutol).
Tạp chất C: (2R,2’R-2,2’-(ethylendiimino)dibutan-l-oi ((R,R)- ethambutol). Tạp chất D:
1,2-Dícloroethan (ethylen clorid).

Tạp chất D (1,2-dicloroethan):


Không được quá 5 phần triệu
Kim loại nặng:
Không được quá 10 phần triệu . Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành
20 ml bằng cùng dung môi. Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương
pháp 1. Dùng 10 ml dưng dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.
Mất khối lượng do làm khô:
Không được quá 0,5 % . (0,500 g; 105 °C; 3 h).
Tro sulfat:
Không được quá 0,1 % . Dùng 1,0 g chế phẩm.

4.3. Định lượng.


- Tạo phức màu xanh đậm với CuSO4 /kiềm
8
=> Dùng phương pháp đo màu để định lượng.
- Phổ UV.
- Sắc ký lớp mỏng
Detector: quang phổ tử ngoại tại bước sóng 215nm.
- Đo acid trong môi trường khan.
Chỉ thị: đo điện thế.
Dung dịch chuẩn độ: natri hydroxyd 0,1N.

5. Tác dụng.
5.1. Tác dụng.
- Ethambutol là một thuốc chống lao tổng hợp thuộc nhóm thuốc hàng đầu, có tác dụng
kìm khuẩn.
- Ethambutol có tính đặc hiệu cao và chỉ có tác dụng đối với các chủng thuộc họ
Mycobacteria. Gần như tất cả các chủng Mycobacterium tuberculosis, M.kansasii và một
số chủng M.avium đều nhạy cảm.
- Thuốc ức chế sự phát triển của hầu hết các chủng vi khuẩn lao kháng isoniazid và
streptomycin.
- Vi khuẩn lao kháng thuốc phát triển rất nhanh nếu dùng Ethambutol đơn độc. Vì vậy,
phải dùng phối hợp nhiều loại thuốc với Ethambutol để điều trị theo hướng dẫn của Tổ
chức y tế thế giới.

5.2. Cơ chế tác dụng.


- Cơ chế của Ethambutol được biết đến chủ yếu là ức chế tổng hợp một vài chất
chuyển hóa của vi khuẩn lao gây rối loạn chuyển hóa tế bào (đặc biệt ức chế tổng hợp
arabinogalactan là chất cơ bản tạo ra thành tế bào vi khuẩn lao), làm cản trở sự nhân lên
và làm chết vi khuẩn lao.
- Ethambutol chỉ có tác dụng ở thời điểm tế bào của vi khuẩn lao đang phân chia.

9
6. Dược lực học
• Ethambutol là một thuốc chống lao tổng hợp thuộc nhóm thuốc hàng một, có tác
dụng kìm khuẩn. Ethambutol có tính đặc hiệu cao và chỉ có tác dụng đối với các
chủng thuộc họ Mycobacteria. Gần như tất cả các chủng Mycobacterium
tuberculosis, M. bovis, M. kansasii và một số chủng M. avium đều nhạy cảm với
ethambutol. Thuốc cũng ức chế sự phát triển của hầu hết các chủng vi khuẩn lao
kháng isoniazid và Streptomycin. Nồng độ ức chế tối thiểu in vitro đối với các
Mycobacteria nhạy cảm từ 0,5 - 8 microgam/ml, tùy theo môi trường nuôi cấy.
• Ethambutol có tác dụng in vitro với M. gordonae, M. malmoense và M.
smegmatis; có tác dụng hạn chế với M. genavense; M. heamophylum và một số
chủng M. xenopi kháng với ethambutol. Kháng thuốc tự nhiên và mắc phải với
ethambutol được ghi nhận in vitro và in vivo đối với M. tuberculosis. Chưa có báo
cáo về kháng chéo giữa ethambutol với các thuốc điều trị lao khác. Vi khuẩn lao
kháng thuốc phát triển rất nhanh nếu dùng ethambutol đơn độc. Vì vậy, không bao
giờ được dùng ethambutol đơn độc để điều trị bệnh lao mà phải dùng phối hợp với
các thuốc chống lao khác theo hướng dẫn điều trị của Tổ chức Y tế thế giới.
• Cơ chế tác dụng của ethambutol chưa được biết thật đầy đủ, nhưng cơ chế được
biết là ức chế tổng hợp một vài chất chuyển hóa của vi khuẩn lao gây rối loạn
chuyển hóa tế bào (đặc biệt ức chế tổng hợp arabinogalactan là chất cơ bản tạo ra
thành tế bào vi khuẩn lao), làm cản trở sự nhân lên và làm chết vi khuẩn lao.

10
Ethambutol chi có tác dụng ở thời điểm tế bào của vi khuẩn lao đang phân chia.

7. Dược động học.

• Liều: 25 mg/kg trong 8 tuần đầu và 15 mg/kg cho thời gian tiếp theo.
• Ethambutol được hấp thu nhanh (75 - 80%) qua đường tiêu hóa. Sau khi uống liều
đơn 25 mg/kg thể trọng được 2 - 4 giờ thì đạt nồng độ đỉnh trong huyết thanh là 5
microgam/ml và sau 24 giờ không còn phát hiện được nồng độ thuốc trong huyết
thanh.
• Thuốc phân bố vào tất cả các mô, bao gồm cả phổi, thận và hồng cầu. Thuốc vào
dịch não tủy khi màng não bị viêm, thuốc cũng qua nhau thai và vào sữa mẹ. Thể
tích phân bố Vd = 1,6 lít/kg. Nửa đời thải trừ của thuốc sau khi uống là 3 - 4 giờ
và có thể kéo dài đến 8 giờ nếu suy thận. Ethambutol chuyển hóa 1 phần ở gan
bằng quá trình hydroxyl hóa, tạo thành dẫn chất aldehyd và acid dicarboxylic.
• Ethambutol thải trừ qua nước tiểu tới 80% trong vòng 24 giờ (khoảng 50% ở dạng
không chuyển hóa và 15% ở dạng chuyển hóa không có hoạt tính). Loại trừ được
ethambutol bằng thẩm phân phúc mạc và ở mức độ ít hơn bằng thẩm phân thận
nhân tạo.

8. Chỉ định, chống chỉ định


a, Chỉ định:
• Điều trị bệnh lao: Ethambutol được dùng phối hợp với các thuốc
chống lao khác để điều trị bệnh lao (lao phổi và ngoài phổi) thể hoạt
động và lao phổi kháng thuốc.
• Điều trị nhiễm trùng phổi do Mycobacterium avium complex
(MAC).
• Điều trị nhiễm trùng phổi do M. kansasii và các Mycobacteria khác
(NTM).
• Điều trị nhiễm trùng MAC lan tỏa ở người nhiễm HIV.
• Dự phòng tái phát MAC ở bệnh nhân HIV (người lớn, trẻ vị thành
niên và trẻ em).

b, Chống chỉ định:


• Tiền sử quá mẫn với ethambutol.
• Viêm dây thần kinh thị giác, thị lực kém (trừ khi đã cân nhắc lợi ích
và nguy cơ của việc điều trị).
• Bệnh nhân không thể nhận thức được về rối loạn thị lực (trẻ nhỏ,
người bị hôn mê).

9. Thận trọng
• Độc với mắt: Ethambutol có thể gây tổn thương mắt, do tổn thương dây thần kinh
thị giác, thường có hồi phục, liên quan đến liều và khoảng thời gian điều trị. Cần

11
dặn bệnh nhân phải báo với thầy thuốc khi có bất kỳ vấn đề nào về thị lực khi
đang điều trị bằng ethambutol.
Thận trọng khi điều trị ethambutol với người có bệnh ở mắt (như đục thủy tinh
thể, các tình trạng tái phát viêm mắt, bệnh lý võng mạc do đái tháo đường), người
già và trẻ em, nhất là trẻ em dưới 6 tuổi vì khó phát hiện và đánh giá các biến đổi
về chức năng thị giác nên kiểm tra mắt mỗi 2 - 3 tuần, kiểm tra cả 2 mắt vì tổn
thương có thể xảy ra ở từng mắt hoặc cả 2 mắt. Sử dụng ethambutol thận trọng với
trẻ em và những người có vấn đề về ngôn ngữ và giao tiếp, cần khuyên cha mẹ và
những thành viên trong gia đình theo dõi để phát hiện những vẫn đề về thị lực của
bệnh nhân trong thời gian điều trị.
Kiểm tra cả 2 mắt hàng tháng ở những bệnh nhân dùng ethambutol > 15
mg/kg/ngày, bệnh nhân dùng ethambutol > 2 tháng và bệnh nhân suy thận.
Đối với trẻ nhỏ cần theo dõi hàng ngày về mắt và ngừng ethambutol ngay nếu
phát hiện bất thường về thị lực.
Hầu hết các tác dụng không mong muốn ở mắt sẽ hồi phục sau khi ngừng thuốc từ
vài tuần đến vài tháng, hiếm có trường hợp sau hàng năm hoặc không hồi phục.
• Rối loạn chức năng thận: Độc tính của ethambutol hay gặp ở người suy thận. Cần
kiểm tra chức năng thận trước khi điều trị. Người suy thận không nên dùng
ethambutol nhưng nếu cần dùng phải giảm liều, dựa vào nồng độ ethambutol trong
huyết tương.
• Rối loạn chức năng gan: Cần xét nghiệm kiểm tra chức năng gan nếu có các triệu
chứng nghi ngờ viêm gan hoặc bệnh nhân thấy mệt mỏi trong quá trình điều trị.
• Tăng phản ứng của gút: Do ethambutol làm giảm thải trừ acid uric qua thận.

10. Các dạng bào chế thường gặp.

• Viên nén 100 mg và 400 mg ethambutol hydroclorid.


Viên nén hỗn hợp ethambutol hydroclorid 400 mg phối hợp với rifampicin,
isoniazid; hoặc phối hợp ethambutol, rifampicin, isoniazid, pyrazinamid.

12
13
Kết luận
• Trình bày đại cương thuốc Ethambutol.
• Nêu tính chất, tác dụng, chỉ định, đặc tính dược động học của Ethambutol.
• Đưa ra các dạng bào chế hiện đang có trên thị trường.
Kết luận: Ethambutol là một thuốc giúp chữa bệnh lao khá hiệu quả bằng cách
ngăn chặn quá trình nhân đôi sinh sản của vi khuẩn lao. Thông qua các tính
chất của Ethambutol, áp dụng để tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm có đạt tiêu
chuẩn hay không. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng Ethambutol vẫn được tin
dùng trong chữa bệnh.

14
Tài liệu tham khảo.

1. Dược điển Việt Nam I, Dược điển Mỹ volume 2 part 2.


2. Dược thư quốc gia
3. Sách giáo trình Hóa dược 1 – Bộ Y tế
4. Tài liệu học tập bộ môn Hóa dược – Trường Đại học Dược Hà Nội
5. Trang web Natural Sciences.

15

You might also like