You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

BỘ MÔN SINH LÝ

TÀI LIỆU
DÀNH CHO SINH VIÊN

GIÁO TRÌNH SINH LÝ HỌC


(Chương trình 30 tiết)

Cần Thơ, năm 2019


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN SINH LÝ

1. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN


Mã học phần:
Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1
Phân bố thời gian (tiết): 60 Lý thuyết: 30 Thực hành: 30
Số giờ tự học (tiết): 90
Đối tượng sinh viên: cử nhân điều dưỡng, cử nhân xét nghiệm, cử nhân y tế
công cộng hệ chính quy
Học phần tiên quyết:
Học phần học trước:
Học phần song hành:
Bộ môn phụ trách giảng dạy: Bộ môn Sinh lý - Khoa Y
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Sinh lý học là môn học cơ sở quan trọng của y học nghiên cứu về các
chức năng bình thường của cơ thể sống. Học phần này giới thiệu các vấn đề cơ
bản của cơ thể sống với đơn vị sống là các tế bào, hai cơ chế điều hoà hoạt động
của cơ thể là cơ chế thần kinh và thể dịch. Học phần này cũng trang bị các kiến
thức cơ bản về cơ chế thực hiện chức năng và điều hoà hoạt động của các cơ
quan, hệ thống cơ quan trong cơ thể trong mối liên hệ thống nhất giữa chúng
với nhau và giữa cơ thể với môi trường. Nội dung học phần sẽ làm nền tảng để
giải thích một số rối loạn chức năng và ứng dụng vào học tập các môn lâm sàng.
3. MỤC TIÊU HỌC PHẦN
- Trình bày được các quy luật hoạt động cơ bản của một cơ thể sống.
- Phân tích được cơ chế thể dịch và thần kinh trong điều hoà hoạt động
cơ thể.
- Trình bày được chức năng và cơ chế hoạt động của từng cơ quan và hệ
thống các cơ quan trong cơ thể người bình thường.
- Vận dụng được các kiến thức sinh lý học để giải thích một số triệu
chứng bệnh lý và ý nghĩa của các phương pháp thăm dò chức năng thường dùng
trong lâm sàng.
4. NỘI DUNG HỌC PHẦN
STT CHỦ ĐỀ SỐ TIẾT

1
LT TH Tự học
Chương 1. Sinh lý đại cương
1 Nhập môn sinh lý và Đại cương về cơ 1 2
thể sống
2 Thân nhiệt 1 2
3 Vận chuyển vật chất qua màng tế bào 1 2
Chương 2. Sinh lý điều hòa hoạt động cơ thể
4 Điều hòa bằng cơ chế thể dịch 2 4
5 Sinh lý các tuyến nội tiết 3 3 9
6 Điều hòa bằng cơ chế thần kinh 2 3 7
7 Sinh lý cảm giác và vận động 2 2 6
8 Sinh lý hệ thần kinh thực vật 1 2
Chương 3. Sinh lý cơ quan và hệ thống cơ
quan
9 Sinh lý máu 3 3 9
10 Sinh lý tuần hoàn 3 10 16
11 Sinh lý hô hấp 3 5 11
12 Sinh lý tiêu hóa 3 6
13 Sinh lý sinh dục - sinh sản 2 2 6
14 Sinh lý thận 3 2 8
Tổng cộng 30 30 90
5. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC
5.1. Phương pháp dạy
- Lý thuyết: thuyết trình, vấn đáp, động não, nghiên cứu trường hợp, thảo
luận nhóm…
- Thực hành: thao diễn và bài tập thực hành, nhận định và phân tích kết
quả, thảo luận nhóm.
5.2. Phương pháp học và tự học
- Lý thuyết: lên lớp nghe giảng và tham gia trao đổi, thuyết trình, thảo
luận nhóm.
- Thực hành: kiến tập, thực hành theo bảng kiểm, phân tích và nhận định
kết quả, thảo luận nhóm.

2
- Tự học: chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu của giảng viên để hoàn
thành bài tập cá nhân, bài tập nhóm.
6. TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
6.1. Tài liệu giảng dạy
Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (2014), Giáo
trình Sinh lý học.
6.2. Tài liệu tham khảo
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, Thư viện trường Đại học
Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Thư viện trường Đại học
Y Dược Cần Thơ.
3. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Nhà xuất bản Y học, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Guyton and Hall (2006), Textbook of Medical Physiology, Elsevier
Saunders,http://jpkc.hactcm.edu.cn/2012yxslx/file/Textbook%20of%20Medic
al%20Physiology.pdf
5. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
* Hình thức và nội dung đánh giá:
- Chuyên cần: đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực tham gia thảo
luận, hoàn thành bài tập cá nhân/nhóm đủ và đúng hạn…
- Kiểm tra thường xuyên: kết quả bài tập cá nhân/nhóm, kết quả thuyết
trình, kiểm tra câu hỏi ngắn trong suốt quá trình học.
- Kiểm tra thực hành: chạy trạm theo bảng kiểm thực hành. Kiểm tra thực
hành đạt là điều kiện để dự thi kết thúc học phần.
- Thi kết thúc học phần: MCQ các nội dung đã học kể cả phần tự học.
* Điểm thành phần:
- Điểm chuyên cần: 10%.
- Điểm kiểm tra thường xuyên và điểm kiểm tra thực hành: 20%.
- Điểm thi kết thúc học phần: 70%.

3
Chương 1
SINH LÝ ĐẠI CƯƠNG
Bài 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ THỂ SỐNG
Mục tiêu bài học:
1. Trình bày được ba đặc điểm chính của sự sống.
2. Trình bày được các dạng năng lượng, quá trình tổng hợp năng lượng
và các hình thức tiêu hao năng lượng trong cơ thể.
Cấu trúc bài học:
1. Đặc điểm của cơ thể sống (tự học)
1.1. Khả năng thay cũ đổi mới
1.2. Khả năng chịu kích thích
1.3. Khả năng sinh tồn nòi giống
2. Năng lượng cho sự sống
2.1. Các dạng năng lượng của cơ thể
2.2. Chuyển hóa năng lượng
2.2.1. Tổng hợp năng lượng (tự học)
2.2.2. Tiêu hao năng lượng trong cơ thể (tự học một phần)
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 1, Bài mở đầu, trang 2-8, Nhà xuất bản Y học,
Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Chương VII Chuyển hóa năng lượng và điều
nhiệt, trang 1-43, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 2 Đại cương về cơ thể sống và hằng tính nội môi, Mục 1. Đặc điểm của sự
sống, trang 24-25; Bài 5. Sinh lý Chuyển hóa các chất, năng lượng, trang 65-
87, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Tìm các thuật ngữ đồng nghĩa với từ đồng hóa, dị hóa được sử dụng
trong y văn. Các ví dụ sau đây chứng minh cho đặc điểm nào của sự sống?:

4
- Da là một loại mô liên kết sừng hóa, hàng ngày khi lớp sừng hóa bong
ra sẽ được thay bằng một lớp khác.
- Nồng độ CO2 trong máu tăng sẽ dẫn đến tăng nhịp thở.
- Nồng độ glucose trong máu tăng làm tuyến tụy tăng bài tiết insulin.
- Nút xoang phát xung động lan truyền ra cơ tâm nhĩ và tâm thất làm tâm
nhĩ và tâm thất co bóp.
2. Trình bày bằng phương trình hóa học khái quát quá trình tổng hợp
ATP của cơ thể.
3. Bệnh nhân chuẩn bị đi đo chuyển hóa cơ sở cần dặn bệnh nhân điều
gì trước khi đo?
Bài tập nhóm:
1. Đọc sơ lược giáo trình, tìm thêm ít nhất 3 ví dụ tương tự các ví dụ đã
nêu ở bài tập cá nhân 1 và cho biết ví dụ đó chứng minh cho đặc điểm nào của
sự sống.
2. Đọc SDA và thảo luận nhóm về việc xây dựng chế độ ăn theo mùa
như thế nào là thích hợp: mùa đông và mùa hè, mùa nào nên ăn nhiều protid,
lipid và glucid? Tại sao?.
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

5
Bài 2
THÂN NHIỆT
Mục tiêu bài học:
1. Trình bày được các loại thân nhiệt và các yếu tố ảnh hưởng đến thân
nhiệt.
2. Trình bày được quá trình sinh nhiệt.
3. Trình bày được các hình thức thải nhiệt của cơ thể.
4. Phân tích được các cơ chế điều hòa thân nhiệt.
Cấu trúc bài học:
1. Thân nhiệt (tự học)
2. Quá trình sinh nhiệt (tự học)
3. Quá trình thải nhiệt
3.1. Thải nhiệt bằng cách truyền nhiệt
3.1.1. Truyền nhiệt bức xạ
3.1.2. Truyền nhiệt trực tiếp
3.1.3. Truyền nhiệt đối lưu
3.2. Thải nhiệt bằng cách bốc hơi nước
3.2.1. Bốc hơi nước qua đường hô hấp
3.2.2. Bốc hơi nước qua da
4. Điều hòa thân nhiệt
4.1. Cơ chế chống nóng của cơ thể
4.2. Cơ chế chống lạnh của cơ thể
4.3. Điều hòa thân nhiệt bởi hành vi (tự học)
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Chương VII Chuyển hóa năng lượng và điều
nhiệt, trang 44-56, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 6 Sinh lý điều nhiệt, trang 88-99, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần
Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Lập bảng so sánh thân nhiệt trung tâm và ngoại vi.
2. Đọc lại bài 1 và hoàn thành tiếp phương trình sau:

6
Nhiệt = (sinh ra từ) các phản ứng chuyển hóa = (là) hoạt động sống =
(đòi hỏi) tiêu hao năng lượng = …?… + sinh sản + …?.. (hai hoạt động sau có
thể có hoặc không nên có thể bỏ) = ….. + ….. + ….. + điều nhiệt (hoạt động
cuối có thể bỏ).
Từ phương trình trên hãy trả lời:
- Nhiệt được sinh ra từ 3 hoạt động chính nào và hoạt động sinh nhiệt
nào diễn ra theo tự nhiên, hoạt động sinh nhiệt nào diễn ra bằng hành vi.
- Trong 3 hoạt động trên thì hoạt động nào sinh nhiệt là chủ yếu? Vậy
các yếu tố ảnh hưởng lên thân nhiệt cũng chính là các yếu tố ảnh hưởng lên
hoạt động gì?
3. Trong các yếu tố điều hòa thân nhiệt bằng hành vi thì yếu tố nào là
quan trọng nhất giúp con người có thể thích nghi với môi trường?
Bài tập nhóm:
1. Một bệnh nhân bị sốt, để hạ nhiệt cho bệnh nhân, người ta có thể hướng
dẫn đắp khăn lạnh lên trán hoặc lau nước ấm. Hai phương pháp đó có giúp thải
nhiệt không? Thải nhiệt theo cơ chế nào? Và phương pháp nào hiệu quả hơn
nên khuyên sử dụng?.
2. Trẻ em khi sốt cao dễ bị co giật gọi là bệnh lý sốt cao co giật. Theo
thói quen dân gian, người dân thường mặc nhiều quần áo cho trẻ khi bị sốt.
Việc làm đó có nên không?, hãy hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc (mặc quần
áo, uống nước) cho trẻ khi sốt. Khi gặp trẻ sốt cao co giật đến cấp cứu cần
nhanh chóng làm gì?
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

7
Bài 3
VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO
Mục tiêu bài học:
1. Trình bày được cấu trúc của màng tế bào.
2. Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động và chủ động.
3. Phân tích được đặc điểm của từng loại VC vật chất qua màng tế bào.
Cáu trúc bài học:
1. Cấu trúc chức năng của màng tế bào
1.1. Thành phần lipid của màng
1.2. Thành phần protein của màng
1.3. Thành phần glucid của màng (tự học)
2. Vận chuyển vật chất qua các phân tử cấu tạo màng tế bào
2.1. Vận chuyển thụ động (tự học một phần)
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Các dạng khuếch tán
2.1.2.1. Khuếch tán đơn giản
2.1.2.2. Khuếch tán được gia tốc
2.2. Vận chuyển chủ động (tự học một phần)
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Các dạng vận chuyển chủ động
2.2.2.1. Vận chuyển chủ động sơ cấp
2.2.2.2. Vận chuyển chủ động thứ cấp
3. Vận chuyển vật chất bằng một đoạn màng tế bào (tự học)
3.1. Hiện tượng nhập bào
3.2. Hiện tượng xuất bào
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 1, Chương I. Sinh lý tế bào, Bài 3. Sự vận
chuyển vật chất qua màng tế bào, trang 33-45, Nhà xuất bản Y học, Thư viện
trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Bài 3. Sinh lý tế bào – trao đổi chất qua màng
tế bào, trang 37-52, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:

8
1. Download hình ảnh cấu trúc màng tế bào từ một website bất kỳ bằng
tiếng Anh có đầy đủ các thành phần như trong giáo trình và chú thích bằng
tiếng Việt.
2. Hãy trình bày lại bài học dưới dạng sơ đồ tóm tắt.
3. Hoàn thành các bảng trống sau đây:
Bảng 1: Vận chuyển thụ động
Khếch tán đơn giản Khếch tán được
Qua lớp lipid kép Qua kênh protein gia tốc
Hình thức
Chất khếch tán
Đặc điểm
Khác nhau
Bảng 2: Vận chuyển chủ động
Sơ cấp Thứ cấp
Đồng VC thuận Đồng VC nghịch
Đặc điểm
Chất được vận chuyển
Ví dụ
Bài tập nhóm:
1. Tìm hiểu nồng độ thấu của máu là bao nhiêu?. Tính nồng độ thẩm thấu
của dung dịch NaCl9‰, glucose 5%, glucose 20%? Các dung dịch này là đẳng
trương, nhược trương hay ưu trương so với máu? Hậu quả có thể xảy ra nếu
truyền cho bệnh nhân dung dịch ưu trương hoặc nhược trương? Pha các dung
dịch làm xét nghiệm máu nếu ưu trương hoặc nhược trương thì tế bào hồng cầu
sẽ biến đổi thế nào?
2. Đọc trước bài Sinh lý Máu mục 4.2 Đặc tính của bạch cầu, bài Sinh lý
hô hấp mục 2 Trao đổi khí tại phổi, bài Sinh lý tiêu hóa mục 4.3 Hấp thu ở ruột
non, bài Sinh lý thận mục 2 Tái hấp thu và bài tiết ở ống thận để tìm các ví dụ
cho các dạng vận chuyến vật chất qua màng tế bào. Hãy liệt kê các ví dụ đó
theo từng dạng vận chuyển?
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

9
Chương 2
SINH LÝ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CƠ THỂ
Bài 4
ĐIỀU HÒA BẰNG CƠ CHẾ THỂ DỊCH
Mục tiêu bài học:
1. Phân biệt được các ngăn dịch của cơ thể.
2. Trình bày được các khái niệm về hằng tính nội môi, hormon, mô đích,
receptor.
3. Phân loại hormon và nêu được các đặc điểm chung trong quá trình
sinh tổng hợp, bài tiết, vận chuyển hormon.
4. Phân tích được hai cơ chế tác dụng của hormon.
5. Trình bày được các cơ chế điều hòa hoạt động hệ nội tiết.
Cấu trúc bài học
1. Đại cương về dịch của cơ thể (tự học)
1.1. Phân bố dịch cơ thể
1.2. Thành phần dịch cơ thể
2. Điều hòa hoạt động cơ thể bằng cơ chế thể dịch (tự học)
2.1. Điều hòa bằng thể tích dịch
2.1. Điều hòa bằng nồng độ các chất có trong dịch
3. Điều hòa hoạt động cơ thể bằng hormon
3.1. Khái niệm về hormon, mô đích và receptor
3.1.1. Khái niệm về hormon
3.1.2. Khái niệm về mô đích (tự học)
3.1.3. Khái niệm về receptor chuyên biệt
3.2. Phân loại và các đặc điểm của hormon (tự học một phần)
3.2.1. Phân loại hormon
3.2.2. Sinh tổng hợp, bài tiết và vận chuyển hormon
3.2.2.1. Sinh tổng hợp và bài tiết hormon
3.2.2.2. Vận chuyển hormon trong máu
3.3. Cơ chế tác dụng của hormon
3.3.1. Cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ II
3.3.2. Cơ chế tác dụng thông qua hoạt hóa hệ thống gen
3.4. Điều hòa bài tiết hormon

10
3.4.1. Điều hòa bài tiết theo trục vùng hạ đồi – tuyến yên –
tuyến nội tiết
3.4.2. Điều hòa bài tiết theo nhịp sinh học
3.4.3. Điều hòa bài tiết do tác nhân kích thích
3.4.4. Điều hòa bài tiết theo cơ chế feedback
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Chương VIII Sinh lý hệ Nội tiết, bài 36 Đại
cương về hệ nội tiết, trang 58-66, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 2 Đại cương về cơ thể sống và hằng tính nội môi, Mục 2. Nội môi, hằng
tính nội môi, trang 25-27; Mục 3. Điều hòa chức năng, trang 29-35; Bài 13.
Sinh lý Nội tiết, Mục 1. Đại cương về hệ nội tiết và hormon, trang 287-294,
Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Ước tính tổng lượng dịch trong cơ thể, ICF, ECF, huyết tương, dịch
kẽ ở một người nặng 50Kg?. Nếu người này bị tiêu chảy mất nước nặng thì các
ngăn dịch trên sẽ bị giảm lần lượt theo thứ tự nào? Thử suy luận một vài hậu
quả ở từng ngăn dịch?
2. Áp suất thẩm thấu huyết tương chủ yếu do những thành phần nào tạo
ra? Vai trò chính của những thành phần đó đối với cơ thể?. Hằng tính nội môi
là gì?
3. Lập bảng phân biệt sự khác nhau giữa hormon tác trong nước và tan
trong dầu.
Bài tập nhóm:
1. Cho các áp suất ở đầu mao mạch là: áp suất thủy tĩnh máu 30mmHg,
áp suất âm khoảng kẽ 3mmHg, áp suất keo dịch kẽ 8mmHg cùng với áp suất
keo huyết tương. Hãy tính xem áp lực đẩy dịch ra khỏi thành mao mạch hay
hút dịch vào đã thắng và bằng bao nhiêu? (áp suất âm sẽ kéo dịch về phía nó).
Tương tự ở cuối mao tĩnh mạch có các áp suất: áp suất thủy tĩnh huyết
tương 10mmHg và các áp suất khác giống như ở đầu mao mạch. Hãy tính như
yêu cầu trên.

11
So sánh lượng dịch ra/vào ở đầu và cuối mao mạch. Biết rằng bình
thường ở cuối mao mạch một ít dịch sẽ được hấp thu vào mạch bạch huyết, hãy
suy luận các nguyên nhân gây phù (ứ dịch ở khoảng kẽ)?
2. Bệnh nhân bị bệnh cường giáp tiết nhiều T3,T4. Nếu nguyên nhân bệnh
nằm tại tuyến giáp gọi là nguyên phát, nếu nguyên nhân bệnh nằm tại tuyến
yên gọi là thứ phát, nếu nguyên nhân bệnh nằm tại vùng hạ đồi gọi là tam phát.
Dựa vào điều hòa bài tiết hormon theo trục vùng hạ đồi-tuyến yên-tuyến nội
tiết và cơ chế feedback âm hãy cho biết kết quả xét nghiệm định lượng T3-T4,
TSH, TRH ở trường hợp nguyên phát, thứ phát, tam phát sẽ khác nhau như thế
nào? (tăng, giảm hay bình thường).
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

12
Bài 5
SINH LÝ CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
Mục tiêu bài học:
1. Trình bày được tên, bản chất hóa học, nguồn gốc của các hormon của
các tuyến nội tiết.
2. Phân tích được tác dụng và điều hòa bài tiết hormon của các tuyến nội
tiết.
Cấu trúc bài học:
1. Hormon vùng hạ đồi (tự học)
1.1. Các hormon giải phóng và ức chế của vùng hạ đồi
1.1.1. Hormon giải phóng GH
1.1.2. Hormon ức chế GH
1.1.3. Hormon giải phóng TSH
1.1.4. Hormon giải phóng ACTH
1.1.5. Hormon giải phóng FSH và LH
1.1.6. Hormon ức chế prolactin
1.2. Các hormon khác
2. Hormon tuyến yên (tự học một phần)
2.1. Các hormon tiền yên
2.1.1. Hormon tăng trưởng
2.1.2. Hormon kích thích tuyến giáp
2.1.3. Hormon kích thích tuyến vỏ thượng thận
2.1.4. Kích dục tố
2.1.5. Prolactin
2.2. Các hormon hậu yên
2.2.1. Hormon chống bài niệu
2.2.2. Oxytocin
3. Hormon tuyến giáp (tự học một phần)
3.1. Thyroid hormon
3.2. Calcitonin
4. Hormon tuyến cận giáp
5. Hormon tuyến tụy (tự học một phần)
5.1. Insulin
5.2. Glucagon

13
6. Hormon tuyến thượng thận (tự học một phần)
6.1. Hormon vỏ thượng thận
6.1.1. Mineralocorticoid
6.1.2 Glucocorticoid
6.1.3. Hormon sinh dục (tự học)
6.2. Hormon tủy thượng thận
7. Một số hormon địa phương và hoạt chất sinh học
7.1. Một số hormon hệ tiêu hóa (tự học)
7.1.1. Gastrin
7.1.2. Secretin (hepatocrinin)
7.1.3. Cholecystokinin (pancreozymin)
7.1.4. Bombesin
7.1.5. Vasoactive intestinal peptid (VIP)
7.1.6. Serotonin
7.2. Một số hormon hệ tim mạch
7.2.1. Hệ thống renin - angiotensin
7.2.2. Các natriuretic peptid
7.2.3. Endothelin
7.2.4. Nitric oxid (NO)
7.3. Một số hormon của các cơ quan khác
7.3.1. Histamin
7.3.2. Prostaglandin
7.3.3. Vitamin D3 (Cholecalciferol)
7.3.4. Erythropoietin
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Chương VIII Sinh lý hệ nội tiết, trang 57-127,
Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 13 Sinh lý nội tiết, trang 287-339, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần
Thơ.
3. Guyton and Hall (2006), Textbook of Medical Physiology, Elsevier
Saunders, Unit XIV. Endocrinology and Reproduction, Chapter 74-79, page
905 – 995

14
http://jpkc.hactcm.edu.cn/2012yxslx/file/Textbook%20of%20Medical%20Ph
ysiology.pdf
4. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Chapter 12. Endocrine Control Mechanisms, page 372 – 399, Thư
viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Liệt kê các hormon theo tính tan và theo từng nhóm tác dụng? (ví dụ:
tăng/giảm đường huyết, tái hấp thu muối nước….)
2. Những cặp hormon nào có tác dụng đối lập nhau về tác dụng?
3. Hãy trình bày lại bài học dưới dạng sơ đồ tóm tắt.
Bài tập nhóm:
1. Bệnh nhân lạm dụng thuốc corticoid (một loại cortisol ngoại sinh) có
thể gặp những hậu quả nào (hội chứng Cushing)?.
2. Bệnh nhân bị cường giáp và nhược giáp sẽ có những biểu hiện khác
nhau như thế nào?.
3. Chọn và vẽ lại một hình có chú thích bằng tiếng Việt về cơ chế tác
dụng của hormon dựa theo tài liệu tham khảo Human physiology.
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

15
Bài 6
ĐIỀU HÒA BẰNG CƠ CHẾ THẦN KINH
Mục tiêu bài học:
1. Trình bày được cấu trúc tế bào thần kinh (nơron) và nơi tiếp hợp
(synap).
2. Phân tích cơ chế dẫn truyền xung động trên sợi trục và cơ chế dẫn
truyền xung động qua synap.
3. So sánh chất dẫn truyền thần kinh phân tử lớn và chất dẫn truyền thần
kinh phân tử nhỏ.
4. Trình bày các thành phần của cung phản xạ và nêu các quy luật của
phản xạ tủy.
5. Phân tích các thành phần cung phản xạ của các nhóm phản xạ: Tủy
sống, hành – cầu não, cuống não, tiểu não.
Cấu túc bài học:
1. Đại cương sinh lý thần kinh
1.1 Hình thái chức năng tế bào thần kinh (tự học một phần)
1.1.1 Nơron
1.1.1.1. Thân nơron
1.1.1.2. Đuôi gai
1.1.1.3. Sợi trục
1.2. Cấu trúc nơi tiếp hợp (synap)
1.3. Đặc điểm hưng phấn của Neuron (tự học)
1.4. Sự dẫn truyền xung động trên sợi trục Neuron
1.4.1. Sự dẫn truyền xung động trong một sợi
1.4.2. Sự dẫn truyền xung động trong một bó sợi
1.5. Sự dẫn truyền xung động qua Synap (tự học một phần)
1.5.1. Cơ chế dẫn truyền xung động qua synap
1.5.2. Các chất truyền đạt thần kinh
1.5.2.1. Nhóm có phân tử nhỏ
1.5.2.2. Nhóm có phân tử lớn
1.5.3. Một số đặc điểm của dẫn truyền xung động qua synap
1.5.3.1. Hiện tượng cộng kích thích sau synap
1.5.3.2. Hiện tượng mỏi synap
1.5.3.3. Hiện tượng chậm synap

16
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng lên hoạt động của Nơron (tự học)
1.6.1. Ảnh hưởng của pH
1.6.2. Ảnh hưởng của oxy
1.6.3. Ảnh hưởng của thuốc
2. Sinh lý phản xạ
2.1. Phản xạ tuỷ sống (tự học một phần)
2.1.1. Phản xạ trương lực cơ
2.1.2. Phản xạ gân cơ
2.1.3. Phản xạ da
2.1.4. Phản xạ gấp
2.1.5. Phản xạ duỗi và phản xạ duỗi chéo
2.1.6. Phản xạ thực vật
2.2. Phản xạ hành-cầu não (tự học)
2.3. Phản xạ của cuống não (tự học)
2.4. Phản xạ của tiểu não (tự học một phần)
2.4.1. Các phản xạ kiểm soát và điều chỉnh vận động không
tùy ý
2.4.1.1. Cung phản xạ có bộ phận nhận cảm ở gân,
cơ, xương, khớp
2.4.1.2. Cung phản xạ có bộ phận nhận cảm ở cơ quan
tiền đình
2.4.2. Các phản xạ kiểm soát và điều chỉnh vận động tùy ý
2.4.3. Các phản xạ thực vật
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Chương X Sinh lý thần kinh cơ, Bài 45 và 46,
trang 165-182, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 15 Sinh lý Nơron, trang 378-391, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần
Thơ.
3. Guyton and Hall (2006), Textbook of Medical Physiology, Elsevier
Saunders, Unit IX. The Nervous System: A. General Principles and Sensory
Physiology, Chapter 45, page 555-571

17
http://jpkc.hactcm.edu.cn/2012yxslx/file/Textbook%20of%20Medical%20Ph
ysiology.pdf
4. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Part II. Physiological Control Systems, Chapter 7. Funtional
Organization of the Nervous System, page 208 – 251, Thư viện trường Đại học
Y Dược Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Download hình ảnh cấu trúc nơron và synap từ một website bất kỳ
bằng tiếng Anh và chú thích đầy đủ các thành phần bằng tiếng Việt.
2. Học tập lâu không nghỉ sẽ dẫn đến mệt, không tiếp thu được bài nữa
là ví dụ cho hiện tượng nào của đặc điểm dẫn truyền qua synap.
3. Liệt kê các trung tâm của phản xạ trương lực cơ. Tìm đọc thêm ngoài
giáo trình: trương lực cơ là gì?
Bài tập nhóm:
1. Suy luận biểu hiện có thể xảy ra khi tổn thương myelin của dây thần
kinh. Tìm đọc lại sách giải phẫu, vẽ hình một dây thần kinh của chi trên (dây
quay, dây giữa, dây trụ). Trong thăm dò chức năng thần kinh khi người ta kích
thích điện vào giữa đường đi của dây này thì xung động được dẫn truyền theo
hướng nào? Lý giải tại sao thu được hai hai lần co cơ trước và sau?
2. Vẽ hình cung phản xạ tủy sống 2 nơron, 3 nơron. Từ sơ đồ cung phản
xạ 3 nơron, suy luận để vẽ hình giải thích qui luật đối xứng của phản xạ tủy
sống.
3. Đọc trước chương 3 Sinh lý cơ quan và hệ thống cơ quan tìm trong
từng bài học các phản xạ. Liệt kê lại các phản xạ đó.
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

18
Bài 7
SINH LÝ CẢM GIÁC VÀ SINH LÝ VẬN ĐỘNG
Mục tiêu bài học:
1. Trình bày các thành phần của hệ cảm giác
2. Phân tích các thành phần 3 loại cảm giác nông: xúc giác, nhiệt, đau và
các thành phần 2 loại cảm giác sâu có ý thức và không ý thức.
3. Giải thích vai trò của hệ lưới hoạt hóa truyền lên trong cảm giác và
các biểu hiện khi tổn thương các nhân nền não
4. Trình bày các thành phần của hệ vận động và mô tả các vùng hoạt
động của vỏ não vận động và hệ tháp.
5. Nêu vị trí và chức năng các vùng vận động dưới vỏ và hệ ngoại tháp.
Cấu trúc bài học:
1. Sinh lý cảm giác
1.1. Cảm giác nông
1.1.1. Cảm giác xúc giác
1.1.1.1. Kích thích xúc giác
1.1.1.2. Receptor xúc giác
1.1.1.3. Dẫn truyền cảm giác xúc giác
1.1.1.4. Nhận cảm ở vỏ não
1.1.2. Cảm giác nhiệt
1.1.2.1. Kích thích nhiệt
1.1.2.2. Receptor nhiệt
1.1.2.3. Dẫn truyền cảm giác nhiệt
1.1.2.4. Nhận cảm ở vỏ não
1.1.3. Cảm giác đau
1.1.3.1. Kích thích đau
1.1.3.2. Receptor đau
1.1.3.3. Dẫn truyền cảm giác đau
1.1.3.4. Nhận cảm ở vỏ não
1.2. Cảm giác sâu
1.2.1. Cảm giác sâu có ý thức
1.2.1.1. Receptor
1.2.1.2. Dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức
1.2.1.3. Nhận cảm ở vỏ não

19
1.2.2. Cảm giác sâu không có ý thức
1.2.2.1. Receptor
1.2.2.2. Dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức
1.2.2.3. Nhận cảm ở tiểu não và tủy sống
1.3. Cảm giác và hệ lưới hoạt hóa truyền lên:
2. Sinh lý vận động
2.1. Vỏ não vận động và hệ tháp
2.1.1. Vỏ não vận động
2.1.1.1. Vùng vận động chính
2.1.1.2. Vùng tiền vận động
2.1.1.3. Vùng vận động bổ sung
2.1.1.4. Những vùng vận động đặc biệt ở người
2.1.2. Đường dẫn truyền vận động vỏ não-tủy sống: hệ tháp
2.2. Các vùng vận động khác của não và hệ ngoại tháp
2.2.1. Nhân đỏ và bó nhân đỏ-tủy
2.2.2. Củ não sinh tư và bó mái-tủy
2.2.3. Cấu tạo lưới và bó lưới-tủy
2.2.4. Nhân tiền đình và bó tiền đình-tủy
2.2.5. Nhân trám và bó trám-tủy
2.3. Vai trò vận động của các nhân nền não
2.4. Vai trò vận động của tiểu não
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Chương X. Sinh lý thần kinh cơ, Bài 47. Sinh
lý cơ, trang 183-195, Chương XII. Sinh lý hệ thần kinh Trung ương, trang 252-
358, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 16 Sinh lý Hệ thần kinh cảm giác, trang 393-421; Bài 17. Sinh lý Hệ thần
kinh vận động, trang 421-439, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Guyton and Hall (2006), Textbook of Medical Physiology, Elsevier
Saunders, Unit XI. The Nervous System: C. Motor and Integrative
Neurophysiology, Chapter 54-58, page 673-738.
http://jpkc.hactcm.edu.cn/2012yxslx/file/Textbook%20of%20Medical%20Ph
ysiology.pdf

20
4. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Part II. Physiological Control Systems, Chapter 8. Sensory System,
Chapter 9. Motor System, page 252 – 327, Thư viện trường Đại học Y Dược
Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Download hình ảnh hoặc vẽ khái quát các đường dẫn truyền thần kinh
cảm giác và chú thích.
2. Download hình ảnh hoặc vẽ khái quát các đường dẫn truyền thần kinh
vận động và chú thích.
Bài tập nhóm:
1. Trên cơ sở hình ảnh hoặc hình vẽ trong bài tập cá nhân về 3 đường
dẫn truyền cảm giác nông và vận động có ý thức (tùy ý), hãy suy luận biểu hiện
tổn thương xảy ra (giảm hay mất, bên phải hay bên trái) ở từng vị trí của các
chặng dẫn truyền?
2. Liệt kê từng cặp tác dụng đối lập nhau của các đường dẫn truyền thuộc
hệ ngoại tháp.
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

Bài 8
SINH LÝ HỆ THẦN KINH THỰC VẬT

21
Mục tiêu bài học:
1. Mô tả cấu trúc của hệ thần kinh thực vật.
2. So sánh hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm
3. Giải thích sự dẫn truyền trong hệ thần kinh thực vật
4. Trình bày được các tác dụng của hệ thần kinh thực vật.
5. Nêu sự điều hòa hệ thần kinh thực vật
Cấu trúc bài học:
1. Tổ chức của hệ thần kinh thực vật
1.1. Hệ giao cảm và phó giao cảm (tự học một phần)
1.1.1. Hệ giao cảm
1.1.2. Hệ phó giao cảm
1.1.3. So sánh giữa hệ giao cảm và phó giao cảm
1.2. Hệ cholinergic và hệ adrenergic
1.2.1. Hệ cholinergic
1.2.2. Hệ adrenergic
2. Tác dụng của hệ thần kinh thực vật (tự học)
3. Điều hòa hoạt động hệ thần kinh thực vật (tự học)
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Chương XII. Sinh lý hệ thần kinh Trung ương,
Bài 53.Sinh lý hệ thần kinh thực vật, trang 265-278, Thư viện trường Đại học
Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 18. Sinh lý Hệ thần kinh tự chủ, trang 440-449, Thư viện trường Đại học
Y Dược Cần Thơ.
3. Guyton and Hall (2006), Textbook of Medical Physiology, Elsevier
Saunders, Unit XI. The Nervous System: C. Motor and Integrative
Neurophysiology, Chapter 60, page 748-760.
http://jpkc.hactcm.edu.cn/2012yxslx/file/Textbook%20of%20Medical%20Ph
ysiology.pdf
4. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Part II. Physiological Control Systems, Chapter 10. The Autonomic
Nervous System, page 328 – 350, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:

22
1. Lập bảng so sánh hệ cholinergic và adrenergic.
2. Download hình ảnh sơ đồ hệ thần kinh thực vật (giao cảm và phó giao
cảm).
Bài tập nhóm:
1. Đọc trước chương 3 Sinh lý cơ quan và hệ thống cơ quan tìm ví dụ về
các phản xạ thần kinh thực vật điều hòa hoạt động từng cơ quan.
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

23
Chương 3
SINH LÝ CƠ QUAN VÀ HỆ THỐNG CƠ QUAN
Bài 9
SINH LÝ MÁU
Mục tiêu bài học:
1. Trình bày tính chất lý hóa cơ bản của máu.
2. Trình bày đặc điểm, chức năng, và các yếu tố cần thiết cho quá trình
tạo hồng cầu.
3. Phân loại nhóm máu hệ ABO và Rh, nguyên tắc truyền máu.
4. Phân tích công thức bạch cầu và chức năng của từng loại bạch cầu.
5. Trình bày số lượng, cấu trúc và chức năng tiểu cầu.
6. Giải thích cơ chế cầm máu ban đầu và cầm máu duy trì.
Cấu trúc bài học:
1. Đại cương (tự học)
1.1. Chức năng chung của máu
1.2. Tính chất của máu
2. Sinh lý hồng cầu
2.1 Hình dạng, số lượng, thành phần cấu tạo của hồng cầu. (tự
học)
2.2. Chức năng của hồng cầu
2.2.1. Chức năng hô hấp của hồng cầu
2.2.2. Các chức năng khác
2.3. Sự điều hòa sản xuất hồng cầu
2.3.1. Nơi sản sinh hồng cầu (tự học)
2.3.2. Sự sản sinh hông cầu (tự học)
2.3.3. Các chất cần thiết cho sự thành lập hồng cầu
2.4. Bảo quản hồng cầu để truyền máu (tự học)
3. Nhóm máu (tự học)
3.1. Phân loại nhóm máu
3.1.1 Các nhóm máu hệ thống ABO
3.1.2 Hệ Rhesus
3.1.3 Hệ thống nhóm máu khác
3.2. Truyền máu

24
3.2.1. Chỉ định
3.2.2. Nguyên tắc truyền máu
3.2.3. Phản ứng chéo
3.2.4. Phản ứng trong truyền máu
4. Sinh lý bạch cầu
4.1. Số lượng và công thức bạch cầu
4.1.1. Số lượng bạch cầu
4.1.2. Công thức bạch cầu
4.2. Đặc tính của bạch cầu (tự học)
4.3. Chức năng của bạch cầu
4.3.1. Chức năng của bạch cầu trung tính
4.3.2. Chức năng của bạch cầu ưa acid
4.3.3. Chức năng của bạch cầu ưa base (tự học)
4.3.4. Chức năng của mono bào
4.3.5. Chức năng của lympho bào
5. Sinh lý tiểu cầu
5.1. Hình dạng và cấu trúc tiểu cầu
5.2. Số lượng và chức năng của tiểu cầu
6. Cầm máu
6.1. Cơ chế cầm máu
6.1.1 Giai đoạn cầm máu ban đầu (tự học)
6.1.2 Đông máu huyết tương
6.1.3. Tiêu sợi huyết
6.1.4. Một số xét nghiệm về đông máu (tự học)
6.2. Điều hòa đông máu (tự học)
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 1, Chương II. Sinh lý Máu, trang 55-99, Thư
viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 7. Sinh lý máu, trang 99-136, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Guyton and Hall (2006), Textbook of Medical Physiology, Elsevier
Saunders, Unit VI: Blood cell, Immunity and Blood Clotting, page 419–468.

25
http://jpkc.hactcm.edu.cn/2012yxslx/file/Textbook%20of%20Medical%20Ph
ysiology.pdf
4. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Part II. Physiological Control Systems, Chapter 17. Function of
the Blood, page 508 – 542, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Giải thích tại sao số lượng hồng cầu ở nam cao hơn ở nữ.
2. Bệnh nhân tán huyết nặng, số lượng hồng cầu lưới trong máu ngoại vi
180.000/mm3, kết luận như thế nào về đáp ứng tăng sinh trong trường hợp này?
3. Tìm hiểu các nguyên nhân làm tăng và giảm hồng cầu, bạch cầu và
tiểu cầu.
4. Biện luận kết quả nhóm máu bạn của bạn khi tiến hành bài thực tập
xác định nhóm máu.
5. Lớp khí quyển tiểu cầu là thành phần gì của màng tế bào?
6. Tại sao không được nặn máu khi thực hiện xét nghiệm thời gian máu
chảy (TS)?
Bài tập nhóm:
Dịch sang tiếng Việt phần Anemias, trang 426-427, trong tài liệu tham
khảo số 3.
Yêu cầu:
Làm bài tập cá nhân trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi
học tiếp theo.

26
Bài 10
SINH LÝ TUẦN HOÀN
Mục tiêu bài học:
1. Phân tích được hoạt động điện của cơ tim.
2. Trình bày được các giai đoạn của chu chuyển tim và phân tích được các biểu
hiện của chu chuyển tim.
4. Trình bày được các yếu tố điều hòa hoạt động tim.
5. Phân tích được các đặc trưng của huyết động học.
6. Trình bày được sinh lý tuần hoàn động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
7. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng và điều hòa hoạt động hệ mạch.
Cấu trúc bài học:
1. Sinh lý tim
1.1 Đặc điểm cấu tạo chức năng của tim
1.1.1. Cơ tim
1.1.2. Hệ thống van tim
1.1.3. Hệ thống tạo nhịp và dẫn truyền của tim
1.2. Hoạt động điện của cơ tim
1.2.1. Cơ chế ion của điện thế màng cơ tim
1.2.2. Các tính chất sinh lý của cơ tim trong hoạt động điện
1.2.3. Các hiện tượng trong hoạt động điện của tế bào cơ
tim
1.3. Chu kỳ hoạt động của tim
1.3.1. Giai đoạn tâm nhĩ thu
1.3.2. Giai đoạn tâm thất thu
1.3.3. Giai đoạn tâm trương toàn bộ
1.4. Một số biểu hiện của chu kỳ tim (tự học)
1.4.1. Cung lượng tim (cardiac output)
1.4.2. Tiếng tim
1.4.3. Tiền tải, hậu tải, phân suất phụt
1.4.4. Điện tâm đồ
1.5. Điều hòa hoạt động tim
1.5.1. Cơ chế tự điều hòa của tim
1.5.2. Cơ chế điều hòa từ bên ngoài tim
2. Sinh lý mạch máu

27
2.1. Huyết động học
2.1.1. Lưu lượng máu
2.1.2. Áp suất máu
2.1.3. Sức cản của hệ mạch
2.2. Tuần hoàn động mạch
2.2.1. Tính chất sinh lý của động mạch
2.2.2. Huyết áp động mạch
2.2.3. Điều hòa tuần hoàn động mạch
2.3. Tuần hoàn tĩnh mạch (tự học)
2.3.1. Tính chất sinh lý của tĩnh mạch
2.3.2. Huyết áp tĩnh mạch
2.3.3. Điều hòa tuần hoàn tĩnh mạch
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 1, Chương III. Sinh lý Tuần hoàn, trang 106-
179, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 9. Sinh lý Tuần hoàn, trang 152-198, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần
Thơ.
3. Guyton and Hall (2006), Textbook of Medical Physiology, Elsevier
Saunders, Unit III. The Heart, Unit IV. The Circulation, page 103-290.
http://jpkc.hactcm.edu.cn/2012yxslx/file/Textbook%20of%20Medical%20Ph
ysiology.pdf
4. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Part II. Physiological Control Systems, Chapter 18. The Heart,
Chapter 19. Circulation, page 543 – 638, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần
Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Vẽ hình thể hiện chiều và hướng đi của dòng máu khi di chuyển bên
trong các buồng tim trong một chu kỳ tim.
2. Ở điều kiện sinh lý, tim hoạt động suốt đời có “MỆT” không? Tại sao
3. Trình bày các phương pháp thăm dò chức năng hệ tim mạch
4. Trình bày phương pháp đo huyết áp gián tiếp ở lâm sàng?
Bài tập nhóm:

28
Dịch sang tiếng Việt một tiểu mục bất kỳ trong tài liệu tham khảo số 3
hoặc 4.
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

29
Bài 11
SINH LÝ HÔ HẤP
Mục tiêu bài học:
1. Trình bày được vai trò của lồng ngực, màng phổi, phổi và đường dẫn
khí trong hoạt động thông khí phổi.
2. Xác định được các thể tích, dung tích và lưu lượng hô hấp.
3. Trình bày được khái niệm về khoảng chết và thông khí phế nang.
4. Trình bày được điều hòa hoạt động thông khí phổi
5. Trình được cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng lên sự trao đổi khí tại phổi.
6. Trình bày được phương pháp thăm dò sự trao đổi khí tại phổi
7. Phân tích được sự xứng hợp giữa hô hấp và tuần hoàn
8. Trình bày được quá trình chuyên chở khí O2 từ phổi đến mô.
9. Trình bày được quá trình chuyên chở khí CO2 từ mô đến phổi.
Cấu trúc bài học:
1. Thông khí phổi
1.1. Hoạt động thông khí phổi
1.1.1. Vai trò của lồng ngực
1.1.1.1. Động tác hít vào
1.1.1.2. Động tác thở ra
1.1.2. Vai trò của màng phổi
1.1.2.1 Áp suất âm trong khoang màng phổi
1.1.2.2. Ý nghĩa của áp suất âm trong khoang màng
phổi
1.1.3. Vai trò của phổi
1.1.3.1. Áp suất phế nang
1.1.3.2. Tính đàn hồi của phổi
1.1.3.3. Chất surfactant (chất hoạt diện)
1.1.4. Vai trò của đường dẫn khí
1.1.4.1. Làm đường dẫn và điều hoà lưu lượng khí ra
vào phổi
1.1.4.2. Làm ẩm khí vào phổi
1.1.4.3. Làm ấm khí vào phổi
1.1.4.4. Thanh lọc khí bảo vệ cơ thể

30
1.1.4.5. Các chức năng đặc biệt khác
1.2. Các biểu hiện của hoạt động thông khí phổi
1.2.1. Công hô hấp
1.2.2. Phế động ký
1.2.3. Phế dung ký
1.2.4. Khoảng. chết và thông khí phế nang
1.2.4.1. Khoảng chết
1.2.4.2. Thông khí phế nang
. 1.3. Điều hòa thông khí phổi
1.3.1. Trung tâm hô hấp
1.3.1.1. Trung tâm hít vào
1.3.1.2. Trung tâm thở ra
1.3.1.3. Trung tâm điều chỉnh thở
1.3.1.4. Trung tâm nhận cảm hoá học
1.3.2. Cơ chế thể dịch điều hoà hô hấp
1.3.2.1. Các vùng cảm ứng
1.3.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố hoá học
1.3.3. Cơ chế thần kinh điều hoà hô hấp
2. Trao đổi khí tại phổi (tự học)
2.1. Đặc điểm cấu tạo chức năng của màng hô hấp
2.2. Hoạt động trao đổi khí tại phổi
2.2.1. Cơ chế trao đổi khí tại phổi
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc khuếch tán
2.3. Đánh giá chức năng trao đổi khí tại phổi
2.3.1. Đánh giá khả năng khuếch tán của khí O2 (DLO2)
2.3.2. Đánh giá khả năng khuếch tán của khí CO2 (DLCO2)
2.4. Sự xứng hợp giữa hô hấp và tuần hoàn
2.4.1. Tỷ lệ xứng hợp
2.4.2. Shunt sinh lý và khoảng chết sinh lý
2.4.3. Bất xứng hợp trong tình trạng bình thường
3. Chuyên chở khí trong máu (tự học)
3.1. Đặc điểm cấu tạo chức năng của hemoglobin
3.2. Hoạt động chuyên chỏ khí trong máu
3.2.1. Chuyên chở khí O2 trong máu và giao O2 cho mô

31
3.2.1.1. Chuyên chở khí O2 trong máu
3.2.1.2. Giao O2 cho mô
3.2.2. Lấy CO2 từ mô và chuyên chở CO2 trong máu
3.2.2.1. Lấy CO2 từ mô
3.2.2.2. Chuyên chở CO2 trong máu
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 1, Chương IV. Sinh lý Hô hấp, trang 180-228,
Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 10. Sinh lý Hô hấp, trang 199-229, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần
Thơ.
3. Guyton and Hall (2006), Textbook of Medical Physiology, Elsevier
Saunders, Unit VII. The Respiratory, page 471-536.
http://jpkc.hactcm.edu.cn/2012yxslx/file/Textbook%20of%20Medical%20Ph
ysiology.pdf
4. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Part II. Physiological Control Systems, Chapter 20. Respiration,
Chapter 21. Pulmonary Circulation, Gas exchange, and Control of Breathing,
page 616 – 663, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Trong quá trình vận chuyển khí oxi trong máu, một Hb có thể gắn kết
được tối đa bao nhiêu phân tử oxi? Tại sao?
2. Trình bày các phương pháp thăm dò chức năng hệ hô hấp?
3. Trình bày các nguyên nhân dẫn đến khó thở ở bệnh nhân hen phế
quản?
Bài tập nhóm:
Dịch sang tiếng Việt một tiểu mục bất kỳ trong tài liệu tham khảo số 3
hoặc 4.
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

Bài 12

32
SINH LÝ TIÊU HÓA
Mục tiêu bài học:
1. Xác định được 4 hoạt động chức năng chính của hệ tiêu hóa.
2. Trình bày được hai hình thức cơ học của ống tiêu hóa và hoạt động
bài tiết nước bọt.
3. Trình bày được hoạt động cơ học của dạ dày, hoạt động bài tiết dịch
vị.
4. Phân tích được các tác dụng của dịch vị.
5. Trình bày được dịch tụy, dịch mật, dịch ruột và hoạt động hấp thu của
ruột non, ruột già.
Cấu trúc bài học:
1. Các hoạt động chức năng của hệ tiêu hóa
1.1. Các hoạt động chức năng chính của hệ tiêu hóa
1.1.1. Hoạt động cơ học (tự học)
1.1.1.1. Cơ chế điện học của tế bào cơ trơn tiêu hóa
1.1.1.2. Các hình thức co cơ của ống tiêu hóa
1.2.2. Hoạt động bài tiết
1.2.3. Hoạt động hóa học
1.2.4. Hoạt động hấp thu
2. Tiêu hóa ở miệng và thực quản (tự học)
2.1. Hoạt động cơ học của miệng và thực quản
2.1.1. Hoạt động nhai
2.1.2. Hoạt động nuốt
2.1.2.1. Các giai đoạn nuốt
2.1.2.2. Điều hòa hoạt động nuốt
2.2. Hoạt động bài tiết nước bọt
2.2.1. Nguồn gốc
2.2.2. Thành phần và tác dụng
2.2.3. Điều hòa bài tiết
3. Tiêu hóa ở dạ dày
3.1. Đặc điểm cấu tạo chức năng của dạ dày
3.2. Hoạt động cơ học của dạ dày
3.2.1. Chức năng chứa thức ăn
3.2.2. Chức năng nhào trộn thức ăn

33
3.2.3. Chức năng tống thức ăn ra khỏi dạ dày
3.2.3.1. Cơ chế hiện tượng đưa thức ăn khỏi dạ dày
3.2.3.2. Điều hòa hiện tượng đưa thức ăn khỏi dạ dày
3.3. Hoạt động bài tiết của dạ dày
3.3.1. Tính chất và thành phần của dịch vị
3.3.2. Cơ chế bài tiết và tác dụng của một số thành phần
chính trong dịch vị
3.3.2.1. Bài tiết HCl
3.3.2.2. Bài tiết của pepsinogen
3.3.2.3. Bài tiết HCO3-
3.3.2.4. Bài tiết các enzym khác:
3.3.3. Điều hòa bài tiết dịch vị
4. Tiêu hóa ở ruột non
4.1. Hoạt động cơ học của ruột non
4.2. Hoạt động bài tiết và tiêu hóa của ruột non
4.2.1. Bài tiết và tác dụng của dịch tụy
4.2.1.1. Nguồn gốc, thành phần và tác dụng của dịch
tụy
4.2.1.2. Điều hòa bài tiết dịch tụy
4.2.2. Bài tiết và tác dụng của dịch mật (tự học)
4.2.2.1. Nguồn gốc, thành phần và tác dụng của dịch
mật
4.2.2.2. Điều hòa bài tiết dịch mật
4.2.3. Bài tiết và tác dụng của dịch ruột
4.2.3.1. Nguồn gốc, thành phần và tác dụng của dịch
ruột
4.2.3.2. Điều hòa bài tiết ở dịch ruột
4.3. Hoạt động hấp thu ở ruột non
4.3.1. Hấp thu nước
4.3.2. Hấp thu các ion
4.3.3. Hấp thu các dưỡng chất
5. Tiêu hóa ở ruột già (tự học)
5.1. Các cử động của ruột già
5.2. Động tác đại tiện

34
5.3. Hoạt động tiêu hóa và bài tiết của ruột già
5.4. Hoạt động hấp thu của ruột già
6. Sinh lý gan (tự học)
6.1. Chức năng của hệ thống tuần hoàn gan
6.1.1. Chức năng dự trữ máu của gan
6.1.2. Chức năng đệm của gan
6.1.3. Chức năng bảo vệ của gan
6.2. Chức năng chuyển hóa của gan
6.2.1. Chuyển hóa protein
6.2.2. Chuyển hóa carbohydrat
6.2.3. Chuyển hóa lipid
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 1, Chương VI. Sinh lý Tiêu hóa, trang 284-343,
Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 11. Sinh lý Tiêu hóa, trang 230-267, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần
Thơ.
3. Guyton and Hall (2006), Textbook of Medical Physiology, Elsevier
Saunders, Unit XII. Gastrointestinal Physiology, page 771-828.
http://jpkc.hactcm.edu.cn/2012yxslx/file/Textbook%20of%20Medical%20Ph
ysiology.pdf
4. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Part II. Physiological Control Systems, Chapter 22. The
Gastrointestinal System, page 664 – 703, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần
Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Trình bày sơ đồ cung phản xạ bài tiết nước bọt?
2. Trình bày sơ đồ bài tiết aicd HCL.
3. Trình bày cơ chế theo (dạng sơ đồ) điều hòa bài tiết HCO3- ở tụy?
4. Trình bày cơ chế theo (dạng sơ đồ) điều hòa bài tiết men tuyến tụy?
5. Trình bày cơ chế theo (dạng sơ đồ) điều hòa bài tiết HCO3- ở ruột non?
6. Trình bày cơ chế theo (dạng sơ đồ) quá trình hấp thu các dưỡng chất
(protein, lipid, glucid) ở ruột non?

35
Bài tập nhóm:
1. Trình bày cơ chế hoạt động của thuốc ức chế bơm proton dựa trên cơ
chế hoạt động bài tiết HCl của tế bào thành.
2. Tìm hiểu thời gian thức ăn tiêu hóa ở dạ dày của ba thành phần protein,
lipid, glucid. Tại dạ dày thành phần nào trong ba thành phần trên hầu như không
được tiêu hóa? Tại sao?
3. Trình bày cơ chế trung tiện trong hoạt động tiêu hóa ở ruột già?
4. Dựa vào cơ chế hoạt động của gan giải thích tại sao bệnh nhân có bệnh
lý gan có triệu chứng vàng da?
5. Tại sao một người không nuốt được nước bọt lâu ngày bị mất điện
giải? Chất điện giải nào mất nhiều nhất?
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

36
Bài 13
SINH LÝ SINH DỤC – SINH SẢN
Mục tiêu bài học:
1. Trình bày được chức năng ngoại tiết và nội tiết của tinh hoàn và buồng
trứng.
2. Phân tích vai trò của túi tinh, tiền liệt tuyến và thành phần tinh dịch.
3. Phân tích được các thay đổi sinh học trong chu kỳ kinh nguyệt.
4. Trình bày được các biểu hiện của đời sống sinh sản và cơ chế của các
biện pháp tránh thai.
Cấu trúc bài học:
1. Sinh lý sinh dục nam
1.1. Đặc điểm cấu tạo chức năng
1.2. Chức năng của tinh hoàn
1.2.1. Chức năng tạo tinh trùng
1.2.1.1. Quá trình hình thành và dự trữ tinh trùng
1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng
1.2.2. Chức năng nội tiết
1.3. Hoạt động sinh dục nam
1.3.1. Các hiện tượng
1.3.2. Vai trò của các tuyến phụ thuộc
1.3.3. Tinh dịch
2. Sinh lý sinh dục nữ
2.1. Đặc điểm cấu tạo chức năng
2.2. Chức năng của buồng trứng
2.2.1 Chức năng tạo trứng và hoàng thể
2.2.2 Chức năng nội tiết
2.2.2.1 Estrogen
2.2.2.2 Progesteron
2.2.3 Điều hoà chức năng buồng trứng
2.3. Chu kỳ kinh nguyệt
2.3.1 Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn estrogen, giai đoạn
nang tố) (N5-N14)
2.3.2. Giai đoạn phân tiết (giai đoạn progesteron, giai đoạn
hoàng thể tố) (N14-N28)

37
2.3.3 Giai đoạn hành kinh (N1-N5)
3. Sinh lý sinh sản
3.1. Dậy thì và mãn dục
3.1.1. Dậy thì
3.1.2. Mãn dục
3.2. Mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ
3.2.1. Mang thai
3.2.1.1. Sự thụ thai
3.2.1.2. Chức năng của nhau thai
3.2.2. Nuôi con bằng sữa mẹ
3.3. Cơ sở sinh lý của các biện pháp tranh thai
3.3.1. Các biện pháp tránh thai tạm thời
3.3.2. Các biện pháp tránh thai vĩnh viễn (triệt sản)
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 2, Chương IX. Sinh lý Hệ Sinh sản, trang 126-
163, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 14. Sinh lý Sinh dục và sinh sản , trang 339-377, Thư viện trường Đại học
Y Dược Cần Thơ.
3. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Part II. Physiological Control Systems, Chapter 32. Pregnancy,
Fetal development and Lactation, Chapter 33. Sexual Physiology, page 925 –
976, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Lập bảng so sánh tác dụng của của estrogen và progesteron.
2. Dựa vào những dấu hiệu nào để biết trứng đã rụng hay chưa rụng?
3. Khi đến tuổi mãn kinh sẽ đối mặt với những nguy cơ bệnh lý nào? Tại
sao?
Bài tập nhóm:
1. Từ cơ sở bài học thử suy luận một số nguyên nhân có thể gây vô sinh
ở nam và nữ?

38
2. Vẽ đồ thị sự thay đổi nồng độ FSH, LH, estrogen, progesteron trong
chu kỳ kinh nguyệt. Download hình ảnh biến đổi niêm mạc tử cung, buồng
trứng trong chu kỳ kinh nguyệt từ website.
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

39
Bài 14
SINH LÝ THẬN
Mục tiêu bài học:
1. Mô tả được vai trò của vi cầu thận và nang Bowman trong việc lọc.
2. Giải thích được thuật ngữ "độ thanh thải" (Clearance). Ứng dụng đo
chỉ số lọc cầu thận và bài tiết ống thận.
3. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng và sự điều hòa lọc cầu thận.
4. Trình bày cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến sự vận chuyển các chất
ở từng phần của nephron
5. Trình bày cơ chế tăng nồng độ ngược dòng ở quai Henle tủy, cơ chế
trao đổi ngược dòng ở quai mao mạch vasa recta.
Cấu trúc bài học:
Đại cương
1. Lọc ở cầu thận
1.1 Cấu tạo màng lọc cầu thận
1.2 Động học của sự lọc cầu thận
1.3 Thành phần của dịch lọc cầu thận (tự học)
1.4 Mức lọc cầu thận
1.5 Lưu lượng máu thận (tự học)
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lọc cầu thận (tự học)
1.7 Điều hòa hoạt động lọc cầu thận
2. Sự tái hấp thu và bài tiết ở ống thận
2.1. Tái hấp thu các thành phần dinh dưỡng và những sản phẩm
chuyển hóa.
2.2. Tái hấp thu Ca++, Phosphat (tự học)
2.3. Tái hấp thu Magnesium (tự học)
2.4. Tái hấp thu Na+, Cl- và nước.
2.5. Sự vận chuyển của Potassium
2.6. HCO3-
2.7. Sự vận chuyển của H+
2.8. Sự bài tiết NH3.
2.9. Thăm dò chức năng bài tiết của ống thận (tự học)
Tài liệu tham khảo:

40
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Sinh lý học Y khoa tập 1, Chương V. Sinh lý Thận, trang 229-272, Thư
viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học,
Bài 12. Sinh lý Bài tiết nước tiểu, trang 268-286, Thư viện trường Đại học Y
Dược Cần Thơ.
3. Guyton and Hall (2006), Textbook of Medical Physiology, Elsevier
Saunders, Unit 4: The Body Fluids and Kidneys, page 308–347.
http://jpkc.hactcm.edu.cn/2012yxslx/file/Textbook%20of%20Medical%20Ph
ysiology.pdf
4. Rhoades and Pflanzer (1996), Human Physiology, Sauders College
Publishing, Part II. Physiological Control Systems, Chapter 23. The Kidney,
page 704 – 736, Thư viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Bài tập cá nhân:
1. Làm sao phân biệt được hồng cầu trong nước tiểu có nguồn gốc từ cầu
thận hay các nguồn gốc khác (sỏi đường tiết niệu, nhiễm trùng niệu, u…)
2. Người nam 30 tuổi có diện tích da là 1,63m2; creatinin trong huyết
tương là 1,0mg/dL; creatinin trong nước tiểu là 125mg/dL, với thể tích nước
tiểu 1440ml/24h. Tính hệ số thanh lọc của creatinin của người này (GFR bình
thường 100-135ml/phút/1,73m2).
3. Tại sao creatinin không phải là tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức lọc
cầu thận?
4. Có khi nào nồng độ đường trong máu < 180mg/dL mà trong nước tiểu
lại xuất hiện đường hay không?
5. Sử dụng nhóm thuốc lợi tiểu quai liều cao và kéo dài có thể nguy cơ
gì cho bệnh nhân? Tại sao?
Bài tập nhóm:
Dịch sang tiếng Việt phần Nephron is the functional Unit of the
Kidney,trang 310, trong tài liệu tham khảo số 3
Yêu cầu:
Làm bài tập trên giấy và nộp trực tiếp cho giảng viên vào buổi học tiếp
theo.

41

You might also like