You are on page 1of 17

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


BỘ MÔN HÓA DƯỢC

TIỂU LUẬN
CHUYÊN ĐỀ: RIFAMPICIN

Nhóm 3B – Tổ 1 – H1K2
SINH VIÊN THỰC HIỆN
1. Dương Văn Linh 2191028
2. Đào Hương Sen 2191044
3. Chu Ngọc Thảo 2191046

GV hướng dẫn: TS. Dương Tiến Anh

2023 – 2024
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................4


NỘI DUNG .....................................................................................................................5
1. Tên quốc tế, tên khác, Công thức cấu tạo. ........................................................5
2. Nguồn gốc, các phương pháp điều chế chính ......................................................5
a) Nguồn gốc ..........................................................................................................5
b) Các phương pháp điều chế .................................................................................5
3. Tính chất lý hóa, ứng dụng trong kiểm nghiệm, bảo quản, dạng dược dụng. .6
a) Tính chất lý hóa .................................................................................................6
b) Ứng dụng trong kiểm nghiệm ............................................................................6
c) Bảo quản ............................................................................................................6
d) Dạng dược dụng .................................................................................................6
4. Phương pháp kiểm nghiệm ...................................................................................6
a) Định tính ............................................................................................................6
b) Thử tinh khiết .....................................................................................................7
c) Định lượng .........................................................................................................8
5. Tác dụng, cơ chế tác dụng .....................................................................................8
a. Cơ chế tác dụng ..................................................................................................8
b. Tác dụng .............................................................................................................9
6. Dược động học ........................................................................................................9
6.1 Hấp thu ...............................................................................................................9
6.2 Phân bố ...............................................................................................................9
6.3 Chuyển hóa .......................................................................................................10
6.4 Thải trừ .............................................................................................................10
7. Chỉ định, chống chỉ định......................................................................................10
a) Chỉ định ............................................................................................................10
b) Chống chỉ định .................................................................................................10
8. Các dạng bào chế thường gặp. ............................................................................10
9. Cập nhật các thông tin khác ................................................................................ 11
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................17

2
BẢNG PHÂN CÔNG
Dương Văn Linh Làm nội dung phần 1,2,3
Đào Hương Sen Làm nội dung phần 4,5
Chu Ngọc Thảo Đặt vấn đề
Làm nội dung phần 6,7,8,9

3
ĐẶT VẤN ĐỀ

Kháng sinh là một vũ khí quan trọng để chống lại các vi sinh vật gây bệnh.
Nhờ các kháng sinh mà y học đã có thể loại bỏ các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm
như bệnh tả, thương hàn, dịch hạch,… và nhiều bệnh gây ra bởi vi khuẩn nữa.
Đối với các nước nhiệt đới ,có điều kiện khí hậu thuận lợi cho vi khuẩn phát
triển thì kháng sinh lại càng giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên với tình hình sử
dụng kháng sinh một cách không kiểm soát như hiện nay đã dẫn tới một loạt
các hệ quả mà ngày nay con người đang phải vất vả khắc phục nó. Các hệ quả
có thể thấy ngay đó là vi khuẩn đã trở nên kháng thuốc hơn làm cho hiệu quả
điều trị không cao, thực trạng vi khuẩn kháng kháng sinh càng ngày càng trở
nên báo động. Do vậy, việc tìm hiểu về các kháng sinh để nắm rõ kiến thức về
tính chất , tác dụng dược lý ,cách sử dụng,... của chúng là rất cần thiết. Từ đó ta
có thể hướng dẫn cho bệnh nhân dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng, đủ
thời gian quy định, hạn chế việc lạm dụng kháng sinh. Với mục đích trên, bài
tiểu luận này sẽ trình bày những kiến thức cơ bản về thuốc cụ thể là rifampicin -
một loại thuốc điều trị lao khá phổ biến.

4
NỘI DUNG

1. Tên quốc tế, tên khác, Công thức cấu tạo.


a. Tên quốc tế : Rifampicin
Mã ATC: J04AB02

b. Tên khác: Rifampin (Mỹ), Rifadazine, Rofact (Canada)


c. CTCT:

2. Nguồn gốc, các phương pháp điều chế chính

a) Nguồn gốc
Rifampicin là kháng sinh bán tổng hợp từ kháng sinh tự nhiên Rifamycin B
được lấy từ môi trường nuôi cấy Streptomyces mediterian, có hoạt tính kháng
sinh yếu. Rifampicin có tác dụng diệt khuẩn.

b) Các phương pháp điều chế


Phương pháp điều chế dạng tinh thể rifampicin I. Phương pháp này bao gồm
các bước sau: bằng cách khuấy, thêm các sản phẩm thô dạng tinh thể rifampicin
I có độ tinh khiết không nhỏ hơn 90% vào dung dịch, trong đó nồng độ của
dung dịch là rifampicin : dung môi bằng 0,16 đến 0,30 g/mL; thêm nước với thể
tích từ 1 đến 6% thể tích dung môi và tăng nhiệt độ lên 75 đến 85 độ C để hòa
tan sản phẩm thô rifampicin; thực hiện kết tinh bay hơi chân không, làm bay
hơi dung dịch rifampicin, dừng bay hơi sau khi tách tinh thể, nuôi tinh thể trong
20 đến 40 phút, sau đó tiếp tục bay hơi và khi thể tích chất lỏng chưng cất bằng
20 đến 60% thể tích dung môi , ngừng bay hơi; thực hiện quá trình kết tinh làm
mát, giảm nhiệt độ xuống 20 đến 35 độ C và phát triển tinh thể trong 20 đến 40
phút; lọc magma để thu được sản phẩm. Độ tinh khiết của tinh thể lớn hơn
97%, độ hạt trung bình lớn hơn 170 micron, mật độ khối lớn hơn 0,65 g / mL và
hiệu suất trên 80%.

5
=>Phương pháp này có đặc điểm là thời gian hoạt động ngắn, không cần thêm
tinh thể hạt, hình thức sản phẩm đều đặn và tính di động tốt và phương pháp
này phù hợp cho ứng dụng công nghiệp.

3. Tính chất lý hóa, ứng dụng trong kiểm nghiệm, bảo quản, dạng dược
dụng.

a) Tính chất lý hóa

Lý tính
• Bột kết tinh màu nâu đỏ hoặc đỏ nâu. Khó tan trong nước, khó tan trong aceton
và ethanol 96%, tan trong methanol.

Hóa tính
• Tính acid: do nhóm -OH phenol (pKa=1,8)
• Tính base: do nhân piperazin với pKa = 7,6
• Tính khử mạnh: Không bền khi tiếp xúc với không khí, độ ẩm, ánh sáng.
• Tác dụng với amoni persulfat ở pH 7,4: màu của dung dịch từ vàng sang đỏ tím.
• Thủy phân trong môi trường acid tạo formol rifampicin SV.

b) Ứng dụng trong kiểm nghiệm

- Định tính: Đo phổ IR, UV


- Định lượng: Đo quang phổ UV
- Thử tinh khiết

c) Bảo quản
• Trong bao bì kín và trong khí nitơ , tránh ánh sáng, nhiệt độ không
quá 25 °C.

d) Dạng dược dụng


• Dạng viên nang
• Dạng tiêm
• Dạng nhũ dịch uống

4. Phương pháp kiểm nghiệm

a) Định tính

A. Phổ hẩp thụ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại
của rifampicin chuẩn. Chuẩn bị mẫu thử thành bột nhão trong parafin lỏng

6
B. Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 50 ml methanol, pha loãng 1 ml dung dịch thu
được thành 50ml với dung dịch đệm phosphat pH 7,4. Phổ hấp thụ ánh
sáng của dung dịch thu được trong khoảng từ bước sóng 220nm đến 500nm có
4 cực đại hấp thụ tại bước sóng 237 nm, 254 nm, 334 nm và 475 nm. Tỷ số giữa
độ hấp thụ tại bước sóng 334 nm và độ hấp thụ tại 475 nm bằng khoảng 1,75.

C. Lắc 25mg chế phẩm với 25ml nước trong 5 phút, lọc. Lấy 5 ml dịch lọc, thêm
1 ml dung dịch amoni persuịfat 10 % trong dung dịch đệm phosphat pH 7,4 và
lắc trong vài phút. Màu của dung dịch chuyển từ vàng cam sang đỏ tím và
không xuất hiện tủa. pH của hỗn dịch chế phẩm 1,0 % trong nước không có
carbon dioxyd phải từ 4,5 đến 6,5.

b) Thử tinh khiết

• Tạp chất liên quan: Phương pháp sắc ký lỏng

Pha động: Hỗn hợp gồm 35 thể tích acetonid, 65 thể tích dung dịch có chứa 0,1 %
(tt/tt) acid phosphoric, 0,19 % natri percara. 0,59 % acid citric và 2,09 % kali
dihydrophosphate

Dung môi pha mẫu: Hỗn hợp dung dịch acid citric ỉ M - dung dịch kali
dihydrophosphat 1M - dung dịch kali dihydrophosphat 1M - acetonitril - nước (10 :23
:77 :25 : 640).

Dung dịch thử: Hòa tan 20,0mg chế phẩm trong acetonitril và pha loãng thành 10,0 ml
với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml với dung môi
pha mẫu.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20,0mg rifampicin quinone chuẩn trong acetonitril và
pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Hút 1,0 ml dung dịch thu được, thêm 1,0
ml dung dịch thử và pha loãng thành 100,0 ml với dung môi pha mẫu.

Điều kiện sắc ký: Cột kích thước (12cm X 4,6mm) được nhồi pha tĩnh B (5pm).

Detector quang phổ tử ngoại tại bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/ph.

Thể tích tiêm: 20 pl.

Cách tiến hành: Tiêm dung dịch đổi chiếu, điều chỉnh thang đo sao cho chiều cao của
2 pic ít nhất phải bằng một nửa toàn thang đo. Phép thử chi có giá trị khi hệ số phân
giải giữa hai pic ít nhất là 4,0 (điều chỉnh tỷ lệ acetonitril trong pha động nếu cần).

Tiêm dung dịch thử và tiến hành sắc ký với thời gian rửa giải ít nhất gấp hai lần thời
gian lưu của rifampicin.

Giới hạn:

7
Trên sắc ký đồ dung dịch thử: Diện tích pic tương ứng với rifampicin quinon khống
được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic của rifampicin quinon trên sắc ký đồ dung dịch đối
chiếu (1,5 %).

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào khác không được lớn hơn diện tích pic của rifampicin
trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1,0 %) và tổng diện tích các pic này không
được lớn hơn 3,5 lần diện tích pic của rifampicin trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu
(3,5 %).

Bỏ qua các pic của dung môi và các pic có diện tích nhỏ hơn 0.05 lần diện tích pic của
rifampicin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

• Kim loại nặng

✓ Không được quá 20 phần triệu


✓ Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thừ theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch
chì màu 10 phần triệu Pb để chuẩn bị mẫu đối chiếu. Mất khối Iưựng do làm
khô Không được quá 1,0 %. (1,000 g; 80 °C; áp suất không quá 670 Pa)

• Tro sulfat

✓ Không được quá 0,1 %


✓ Dùng 2,0 g chế phẩm.

c) Định lượng
✓ Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong methanol và pha loãng thành 100,0 ml với
cùng dung môi.
✓ Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml với dung dịch đệm
phosphat pH 7,4. Đo độ hấp thụ tại cực đại hấp thụ 475 nm, dùng dung dịch
đệm phosphat pH= 7,4 làm mẫu trắng. Tính hàm lượng C43H5gN4O2 theo A
(1 %, 1 cm), lấy 187 là giá trị A (1 %, 1 cm) ở 475 nm.

5. Tác dụng, cơ chế tác dụng

a. Cơ chế tác dụng

✓ Hoạt động kháng khuẩn của rifampicin là kết quả ức chế tổng hợp ARN từ
DNA thông qua việc nó có ái lực cao với RNA polymerase. Ái lực này khác
nhau giữa prokaryote vàeukaryote, nó sẽ tương tác mạnh hơn với
RNA polymerase phiên mã DNA của prokaryotes. Dựa trên dữ liệu cấu
trúc tinh thể của kháng sinh liên kết với RNA polymerase chỉ ra rằng
rifamycin chặn quá trình sinh tổng hợp bằng cách đụng độ không gian với sự
phát triển của các oligonucleotide. Kháng sinh gây cản trở trong giai đoạn đầu.
✓ Nếu các chuỗi oligoribonucleotide được tổng hợp dài hơn, vượt giai đoạn đầu
thì sẽ giảm tương tác của rifamycin

8
b. Tác dụng
✓ Rifamycin là thuốc nước, thuốc mỡ nhãn khoa, là kháng sinh với nồng độ 1%,
có tác dụng trên phần lớn các vi khuẩn Gram (+) và Gram (-).
✓ Thuốc cũng thường dùng dưới dạng dung dịch để đắp vào vết thương như: đầu
đinh, viêm bì có mủ, áp xe...
✓ Trên thị trường còn có dạng rifamycin lọ thuốc nhỏ mắt hoặc ống thuốc mỡ tra
mắt để điều trị viêm kết mạc, loét bờ mi, viêm túi lệ...
✓ Đối với thuốc kháng sinh rifamycin mỗi đợt chỉ dùng khoảng 1-3 tuần chứ
không bao giờ kéo dài hàng mấy tháng như thuốc chống lao rifampicin.

6. Dược động học

6.1 Hấp thu


Rifampicin được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Thức ăn làm chậm và giảm hấp thu
thuốc, nếu uống cùng bữa ăn, Cmax đạt được thấp hơn 30% và chậm hơn so với uống
lúc đói. Người lớn uống liều 600mg, sau 2 – 4 giờ đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương
là 7 - 9 microgam/ml. Tuy nhiên có sự dao động lớn giữa các cá thể về nồng độ Cmax
trong khoảng 4 - 32 microgam/ml. Trẻ em uống liều 10 mg/kg, Cmax khoảng 3,5 -15
microgam/ml. Nồng độ rifampicin trong huyết tương cao hơn và kéo dài hơn ở bệnh
nhân suy chức năng gan, nhất là ở bệnh nhân có vàng da tắc mật. Không có hiệu ứng
tích lũy thuốc trong huyết tương ở bệnh nhân suy thận.

6.2 Phân bố
Rifampicin liên kết với protein huyết tương 84 - 91%. Thuốc phân bố rộng rãi vào các
mô và dịch cơ thể, khuếch tán vào dịch não tủy khi màng não bị viêm. Nồng độ thuốc
trong dịch não tủy ở bệnh nhân viêm màng não bằng 10 - 20% nồng độ thuốc trong
huyết tương cùng thời điểm. Thuốc vào được cả nhau thai và sữa mẹ. Vd là 1,6 ± 0,2
lít/kg.

9
6.3 Chuyển hóa
Rifampicin chuyển hóa ở gan. Thuốc bị khử acetyl nhanh thành chất chuyển hóa vẫn
có hoạt tính (25-O-desacetyl- rifampicin). Các chất chuyển hóa khác đã xác định được
là rifampin quinon, desacetyl-rifampin quinon và 3-formyl-rifampin.

6.4 Thải trừ


Rifampicin thải trừ qua mật, phân, nước tiểu và trải qua chu trình ruột - gan do đó
phần lớn rifampicin được tái hấp thu, còn chất chuyển hóa thì không. 60 - 65% liều
dùng thải trừ qua phân. Khoảng 10% thuốc thải trừ ở dạng không biến đổi trong nước
tiểu, 15% là chất chuyển hóa còn hoạt tính và 7% dẫn chất 3-formyl không còn hoạt
tính.

Nửa đời thải trừ của rifampicin lúc khởi đầu là 3 - 5 giờ; khi dùng lặp lại, nửa đời giảm
còn 2 - 3 giờ. Nửa đời thải trừ kéo dài ở người suy gan, suy thận. Nửa đời thải trừ ở
người bệnh có Clcr < 30ml/ phút là 7,3 giờ và ở bệnh nhân vô niệu là 11 giờ.

7. Chỉ định, chống chỉ định

a) Chỉ định
Điều trị tất cả các thể lao bao gồm cả lao màng não, thường phải phối hợp với các
thuốc trị lao khác như isoniazid, pyrazinamid, ethambutol, streptomycin để phòng trực
khuẩn đột biến kháng thuốc. Điều trị phong: Đối với nhóm phong ít vi khuẩn, theo
phác đồ kết hợp 2 thuốc, phải phối hợp rifampicin với thuốc trị phong dapson. Đối với
nhóm phong nhiều vi khuẩn, theo phác đồ 3 thuốc, phối hợp rifampicin với dapson và
clofazimin.
Một số chỉ định khác:
Phòng viêm màng não do Haemophilus influenzae và Neisseria meningitidis cho
những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh chắc chắn hoặc nghi mắc các vi khuẩn
đó.
Điều trị nhiễm khuẩn nặng do các chủng Staphylococcus kể cả các chủng đã kháng
methicilin và đa kháng (phối hợp với các thuốc chống tụ cầu). Nhiễm Mycobacterium
không điển hình (M. avium) ở người bệnh AIDS cũng phải phối hợp với các thuốc
kháng khuẩn khác cũng giống như điều trị lao.

b) Chống chỉ định

✓ Mẫn cảm với rifampicin.


✓ Rối loạn chuyển hóa porphyrin ở những người nhạy cảm, do một cơ chế có liên
quan tới việc gây cảm ứng enzym cytochrom P450 ở gan. Chống chỉ định tuyệt
đối không phối hợp với các thuốc kháng protease: Amprenavir, indinavir,
nelfinavir, ritonavir (xem tương tác).

8. Các dạng bào chế thường gặp.

Dạng thuốc và hàm lượng


• Viên nang: 150mg, 300mg, 500mg.

10
• Nhũ dịch uống: 1%/ lọ 120ml.
• Bột đông khô pha tiêm: lọ 600ml, kèm ống dung môi 10ml.

9. Cập nhật các thông tin khác

a. Liều lượng và cách dùng


Liều lượng:
- Liều dùng sau đây dùng cho uống và tiêm IV.
- Điều trị lao: Phải phối hợp với các thuốc trị lao khác như isoniazid, streptomycin,
ethambutol theo phác đồ ở chuyên luận pyrazinamid.
- Liều dùng cho người lớn và trẻ em: 10 mg/kg, tối đa 600 mg, ngày 1 lần hoặc 2 - 3
lần/tuần.
- Điều trị phong: Phải phối hợp với các thuốc điều trị phong khác như dapson và
clofazimin.
- Với nhóm người bệnh nhiều vi khuẩn: Dùng liên tục 24 tháng theo phác đồ sau:
- Từ 0 - 5 tuổi, rifampicin 150 - 300 mg, 1 lần/tháng và clofazimin 100 mg, 1 lần/tháng
hoặc 100 mg/tuần, 1 lần/tuần và dapson 25 mg, 1 lần/ngày.
- Từ 6 - 14 tuổi, rifampicin 300 - 450 mg, 1 lần/tháng và clofazimin 150 - 200 mg, 1
lần/tháng hoặc 150 mg/tuần, 1 lần/tuần và dapson 50 - 100 mg, 1 lần/ngày.

11
- Người lớn từ 15 tuổi trở lên, rifampicin 600 mg, 1 lần/tháng và clofazimin 300 mg, 1
lần/tháng hoặc 50 mg/ngày, 1 lần/tuần và dapson 100 mg 1 lần/ngày.
- Với nhóm người bệnh ít vi khuẩn, dùng liên tục 6 tháng như sau:
+Từ 0 - 5 tuổi, rifampicin 150 - 300 mg, 1 lần/tháng và dapson 25 mg, 1 lần/ngày.
+Từ 6 - 14 tuổi, rifampicin 300 - 450 mg, 1 lần/tháng và dapson 50 - 100 mg, 1
lần/ngày.
+Người lớn từ 15 tuổi trở lên, rifampicin 600 mg, 1 lần/tháng và dapson 100mg, 1
lần/ngày.
- Dự phòng viêm màng não:
Do Haemophilus influenzae:
+Trẻ em dưới 1 tháng: 10 mg/kg thể trọng, ngày 1 lần, dùng 4 ngày.
Trẻ em từ 1 tháng trở lên: 20 mg/kg thể trọng, ngày 1 lần, dùng 4 ngày.
+Người lớn: 600 mg, ngày 1 lần, dùng 4 ngày.
Do Neisseria meningitidis:
+Trẻ em dưới 1 tháng: 5 mg/kg thể trọng, ngày 2 lần, liền 2 ngày.
+Trẻ em từ 1 tháng trở lên: 10 mg/kg thể trọng, ngày 2 lần, liền 2 ngày.
+Người lớn: 600 mg, ngày 2 lần, liền 2 ngày.
-Suy gan từ trước: Giảm liều 5 mg/kg/ngày/lần, không quá 900 mg/ngày.
- Suy thận: Clcr 60 - 30 ml/phút: Định lượng rifampicin huyết. Clcr < 30 ml/phút: Liều
cho thưa ra. Ngày chạy thận nhân tạo: Liều như không suy thận.
- Điều trị tụ cầu vàng kháng methicilin: Vancomycin tiêm tĩnh mạch cứ 12 giờ tiêm 1
gam, kèm theo uống rifampicin 600 mg, 12 giờ/lần và uống natri fusidat 500 mg, 8
giờ/lần. Đợt điều trị từ 2 - 6 tuần, tùy thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn Gram âm hoặc Gram dương
- Sơ sinh: 15 - 20 mg/kg/ngày chia làm 2 lần truyền.
- Trẻ em trên 1 tháng tuổi: Giống liều người lớn.
- Người lớn: 20 - 30 mg/kg/ngày chia làm 2 lần truyền.

Cách dùng:
✓ Uống: Nên uống rifampicin vào lúc đói với 1 cốc nước đầy (1 giờ trước khi ăn
hoặc 2 giờ sau khi ăn). Tuy nhiên nếu bị kích ứng tiêu hóa thì có thể uống sau
khi ăn.
✓ -Tiêm: Chỉ tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch và tránh thoát mạch. Không
được tiêm bắp hoặc dưới da. Thuốc tiêm chỉ dành cho những trường hợp lao
nặng hoặc không thể dùng đường uống người bệnh hôn mê, nôn hoặc nhiễm
khuẩn nặng điều trị tại bệnh viện do tụ cầu vàng, epidermidis, chủng đa kháng,
Enterococcus faecalis đã thất bại khi điều trị thông thường, hoặc đã kháng với
các kháng sinh khác. Cần phải kết hợp với kháng sinh khác.
✓ -Cách pha dung dịch truyền tĩnh mạch: Hòa 600 mg thuốc vào 10 ml dung môi,
rồi pha vào 500 ml dung dịch dextrose 5% (là tốt nhất), hoặc dung dịch natri
clorid 0,9% tiêm và truyền tĩnh mạch chậm, thời gian truyền trong 3 giờ. Cũng
có thể pha thuốc vào 100 ml dung dịch dextrose 5% và truyền trong thời gian
30 phút.

b. Tương tác thuốc


✓ Đa số các tương tác thuốc liên quan đến tác dụng gây cảm ứng enzym của
rifampicin. Tác dụng gây cảm ứng này xuất hiện ngay liều 600 mg/ngày, phát
12
triển trong vài ngày và đạt mức tối đa trong vòng Rifampicin gây cảm ứng
enzym cytochrom P450 nên làm tăng chuyển hóa và bài tiết, vì vậy làm giảm
tác dụng của 1 số thuốc khi dùng đồng thời.
✓ Chống chỉ định tuyệt đối không phối hợp rifampicin với:Thuốc kháng protease:
Amprenavir, indinavir, nelfinavir, ritonavir, lopinavir/ritonavir, saquinavir:
Giảm nồng độ huyết tương và hiệu quả của thuốc kháng protease do tăng
chuyển hoá ở gan.
✓ Delavirdin: Giảm nhiều nồng độ trong huyết tương và hiệu quả của thuốc
delavirdin do tăng chuyển hoá ở gan.
✓ Các thuốc nên tránh dùng phối hợp với rifampicin là isradipin, nifedipin và
nimodipin.
✓ Các thuốc sau đây khi phối hợp với rifampicin thì cần phải điều chỉnh liều:
Viên uống tránh thai, ciclosporin, diazepam, digitoxin, thuốc chống đông máu
dẫn chất dicoumarol, disopyramid, doxycyclin, phenytoin, các glucocorticoid,
haloperidol, ketoconazol, erythromycin, clarithromycin, cloramphenicol,
theophylin, verapamil...
✓ Một số thuốc khi dùng với rifampicin sẽ làm giảm hấp thu của rifampicin như:
Các kháng acid, bentonit, clofazimin... Khắc phục bằng cách uống riêng cách
nhau 8 - 12 giờ.
✓ Ngoài ra isoniazid và các thuốc có độc tính với gan khi dùng phối hợp với
rifampicin sẽ làm tăng nguy cơ gây độc tính với gan nhất là người suy gan.g 3
tuần và duy trì 1 - 4 tuần sau khi ngừng rifampicin.

c. Thận trọng
✓ Sau khi nghỉ thuốc một thời gian, nếu muốn cho điều trị lại rifampicin, nên cho
liều tăng dần. Ở người lớn có thể bắt đầu cho 150 mg/ngày, liều tăng dần mỗi
ngày 150 mg cho tới khi đạt tới liều có ích. Phải theo dõi chức năng thận, huyết
học. Với người suy gan, phải theo dõi chức năng gan trong quá trình điều trị. Vì
rifampicin gây cảm ứng enzym, nên phải đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc cho
người bệnh có rối loạn chuyển hóa porphyrin tiềm tàng do quá trình hoạt hóa
acid delta-aminolevulinic synthetase. Cũng do hệ thống enzym ở trẻ đẻ non và
trẻ mới sinh chưa hoàn thiện, nên chỉ dùng rifampicin cho các người bệnh này
khi thật cần thiết.
✓ Dùng rifampicin phối hợp với isoniazid và pyrazinamid sẽ làm tăng độc tính
với gan. Cần phải cân nhắc giữa nguy cơ gây tai biến và nhu cầu điều trị. Khi
tiêm truyền tĩnh mạch phải cẩn thận, tránh thoát mạch.
✓ Phải báo trước cho người bệnh biết rằng phân, nước tiểu, nước bọt, nước mắt,
mồ hôi và các dịch khác của cơ thể sẽ có màu đỏ trong khi đang dùng thuốc, để
tránh lo lắng không cần thiết. Kính sát tròng có thể bắt màu vĩnh viễn.

Thời kỳ mang thai


✓ Nếu dùng rifampicin cho phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối, có thể xuất huyết do
giảm prothrombin huyết ở cả người mẹ và trẻ sơ sinh. Vì vậy để tránh xuất
huyết, dùng thêm vitamin K dự phòng cho người mẹ mang thai, sau khi sinh và
cả trẻ sơ sinh.

13
✓ Các thí nghiệm trên súc vật cho thấy rifampicin có khả năng gây dị tật ở xương.
Vì vậy rifampicin chỉ dùng cho phụ nữ mang thai khi đã xem xét cẩn thận các
rủi ro và nhu cầu.

Thời kỳ cho con bú


✓ Rifampicin đào thải qua sữa mẹ, nhưng hầu như không xảy ra nguy cơ với trẻ.

d. Tác dụng không mong muốn (ADR)


o Thường gặp, ADR >1/100
o Tiêu hóa: Ỉa chảy, đau bụng, buồn nôn, chán ăn.
o Da: Ban da, ngứa kèm theo ban hoặc không.
o Nội tiết: Rối loạn kinh nguyệt.
o Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100
o Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, sốt.
o Thần kinh: Ngủ gà, mất điều hòa, khó tập trung ý nghĩ.
o Gan: Tăng transaminase, tăng phosphatase kiềm, tăng bilirubin huyết thanh,
vàng da và rối loạn porphyrin thoáng qua.
o Mắt: Viêm kết mạc xuất tiết.
o Hiếm gặp, ADR <1/1 000
o Toàn thân: Rét run, sốt.
o Máu: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin và thiếu máu tan
huyết.
o Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả.
o Da: Ngoại ban, ban xuất huyết.
o Hô hấp: Khó thở.
o Tiết niệu: Suy thận nặng.
o Cơ: Yếu cơ.

e. Cách xử trí ADR


Phản ứng miễn dịch toàn thân, như rét run, sốt, hiếm gặp trong thời gian điều trị liên
tục. Trong trường hợp có phát ban hoặc xuất huyết hoặc đột ngột giảm chức năng thận
thì phải ngừng rifampicin ngay (hay gặp trong điều trị gián đoạn). Giảm chức năng
thận trước khi dùng rifampicin không cản trở việc điều trị, tuy nhiên cần phải giảm
liều (các lần uống cách xa nhau). Với người bệnh cao tuổi, người nghiện rượu hoặc bị
các bệnh về gan sẽ tăng nguy cơ độc với gan, nhất là khi rifampicin kết hợp với
isoniazid.

f. Độ ổn định và bảo quản


Bột rifampicin để pha tiêm có màu nâu đỏ. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt độ
cao và ánh sáng. Dung dịch tiêm bảo quản được 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Nhũ dịch 1%
để uống bảo quản được 4 tuần ở nhiệt độ phòng hoặc tủ lạnh 2 - 8 độ C. Viên nang nên
bảo quản ở nơi khô ráo, ở nhiệt độ phòng.

g. Tương kỵ
14
Rifampicin dùng tiêm truyền có thể pha loãng tiếp trong dung dịch dextrose 5% hoặc
trong dung dịch natri clorid 0,9%. Không được pha trong các dung dịch khác. Chỉ
được tiêm truyền khi dung dịch trong suốt.

h. Quá liều và xử trí


• Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, ngủ lịm nhanh chóng xảy ra sau khi dùng quá liều.
Da, nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, nước mắt, phân có màu đỏ nâu hoặc da cam,
mức độ phụ thuộc vào lượng thuốc đã dùng.
• Gan to, đau, vàng da, tăng nồng độ bilirubin toàn phần và trực tiếp, có thể tăng
nhanh nếu liều quá lớn. Tác dụng trực tiếp đến hệ tạo máu, cân bằng điện giải
hoặc cân bằng acid base chưa được rõ.
• Xử trí: Khi ngộ độc, người bệnh thường buồn nôn và nôn, vì thế rửa dạ dày tốt
hơn là gây nôn. Uống than hoạt làm tăng loại bỏ thuốc ở đường tiêu hóa. Bài
niệu tích cực sẽ tăng thải trừ thuốc. Thẩm tách máu có thể tốt ở một số trường
hợp.

i. Những lưu ý khi sử dụng Rifampicin

▪ Khi tiếp tục điều trị với Rifampicin sau một thời gian dừng, bắt đầu với liều nhẹ
150 mg/ngày và tăng dần mỗi ngày thêm 150 mg cho đến khi đạt liều phản ứng
mong muốn.

▪ Quan sát chức năng thận và huyết học thường xuyên. Đối với người bệnh có
tình trạng suy gan, cần theo dõi chức năng gan trong quá trình điều trị.
Rifampicin có khả năng kích thích enzyme, nên cần cảnh giác khi dùng cho
người có rối loạn chuyển hóa porphyrin tiềm tàng.

▪ Do trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non chưa có hệ thống enzyme hoàn chỉnh, chỉ sử dụng
Rifampicin khi thực sự cần thiết. Khi kết hợp với isoniazid và pyrazinamid,
việc sử dụng có thể gia tăng độc tính gan. Cần cân nhắc lợi ích và rủi ro.

▪ Thông báo cho bệnh nhân về việc Rifampicin có thể làm thay đổi màu của
phân, nước tiểu và các dịch khác trong cơ thể sang màu đỏ, để tránh hoang
mang. Kính áp tròng có thể thay đổi màu vĩnh viễn.

▪ Để đạt hiệu suất tốt nhất, uống Rifampicin khi đói kèm với một cốc nước lớn.
Nếu gặp vấn đề về tiêu hóa, có thể uống sau bữa ăn.

▪ Chỉ tiêm hoặc truyền qua tĩnh mạch và chú ý không để thuốc thoát ra ngoài.
Tránh tiêm vào bắp hoặc dưới da. Việc tiêm chỉ dành cho các trường hợp nặng
hoặc khi không thể dùng thuốc qua đường uống.

▪ Đối với dung dịch truyền tĩnh mạch: Pha 600 mg thuốc trong 10 ml dung môi,
sau đó trộn với 500 ml dung dịch dextrose 5% hoặc dung dịch natri clorid 0,9%
và truyền chậm trong vòng 3 giờ. Ngoài ra, có thể pha thuốc trong 100 ml dung
dịch dextrose 5% và truyền trong 30 phút.
15
▪ Rắc rifampicin vào vết thương có thể gây ra phản ứng dị ứng nguy hiểm và sốc
phản vệ. Hơn nữa, bột khô trên vết thương làm giảm hiệu quả chống nhiễm
khuẩn và tạo lớp vỏ khô cản trở sự hồi phục, làm chậm quá trình lành thương và
hạn chế sự phục hồi của da.

16
Tài liệu tham khảo

1. Dược điển Việt Nam 5


2. Dược thư quốc gia 2022
3. Dược điển Anh 2023
4. https://thuocdantoc.vn/thuoc/rifampicin
5. https://nhathuocngocanh.com/hoat-chat/rifampicin/

17

You might also like