You are on page 1of 4

BÀI TẬP PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ (HPT 2)

I. Phương pháp phân tích quang phổ UV – Vis (phân tích trắc quang)
1. Tính:
a. Giá trị của độ hấp thu ứng với độ truyền qua là 45.0%?
b. Nếu một dung dịch nồng độ 0.0100M có độ truyền qua là 45.0% ở một bước sóng nào
đó, thì độ truyền qua của dung dịch 0.0200M chứa cùng một chất như trên là bao nhiêu?
2. Tính:
a. Dung dịch của một hợp chất A với nồng độ 3.96 x 10-4M được đặt trong một cuvet có
chiều dày 1.000 cm, dung dịch này có độ hấp thu là 0.624 tại bước sóng 238 nm; phép
phân tích thực hiện tương tự cho mẫu rỗng chỉ chứa dung môi, độ hấp thu có được là
0.029. Hãy xác định hệ số hấp thu phân tử của A.
b. Độ hấp thu của dung dịch chất A (có dung môi và cuvet như trên) là 0.375 tại bước sóng
238 nm. Xác định nồng độ mol của dung dịch này.
c. Một dung dịch đậm đặc của chất A có cùng dung môi như trên được pha loãng từ 2.00
mL thành 25.00 mL và độ hấp thu đo được là 0.733. Tính nồng độ mol của dung dịch A
ban đầu.
3. Tính năng lượng (kJ) được thực hiện bởi 1 mol photon của ánh sáng đỏ với bước sóng 650
nm?
4. Những quá trình nào có thể xảy ra ở một phân tử tương ứng với năng lượng của các photon
thuộc vùng vi sóng, hồng ngoại, khả kiến và tử ngoại?
5. Phổ hấp thu là gì?
6. Tại sao một hợp chất có sự hấp thu cực đại tại bước sóng 480 nm (xanh lục) lại cho màu đỏ?
7. Tại sao có thể đo được độ hấp thu (A) với độ chính xác cao trong vùng A = 0.3 - 2?
8. Độ hấp thu của một dung dịch có nồng độ 2.31 x 10-5M là 0.822 tại bước sóng 266 nm, cuvet
chứa mẫu có chiều dày 1.00 cm. Tính hệ số hấp thu phân tử ở 266 nm của chất có trong mẫu?
9. Màu quan sát được của dung dịch Fe(ferrozine)34- là màu gì? Biết rằng dung dịch này có độ
hấp thu cực đại tại bước sóng 562 nm.
10. Một hợp chất có phân tử lượng là 292.16 g/mol được hòa tan và định mức trong bình có dung
tích 5 mL. Rút ra 1.00 mL mẫu, chuyển vào bình định mức dung tích 10 mL và pha loãng đến
vạch chia. Độ hấp thu của dung dịch sau pha loãng đo được trong một cuvet có chiều dày 1.000
cm là 0.427 tại 340 nm. Hệ số hấp thu trong trường hợp này là 340 = 6130 M-1cm-1.
a. Tính nồng độ của dung dịch chứa trong cuvet.
b. Nồng độ của dung dịch chứa trong bình định mức 5 mL là bao nhiêu?
c. Tính số miligram của hợp chất cần dùng để pha được 5 mL dung dịch ban đầu.
11. Tại sao trong phương pháp trắc quang thường chọn bước sóng cực đại để đo tín hiệu quang?
12. Vẽ sơ đồ nguyên lý thiết bị đo phổ hấp thu UV-Vis?
13. Sự khác nhau giữa máy 1 chùm tia và 2 chùm tia? Ưu nhược điểm của từng máy?
14. Có mấy loại cuvet dùng để đo trong phương pháp trắc quang? Cách sử dụng của từng loại?
15. Viết biểu thức của định luật Lambert Beer? Ý nghĩa của từng đại lượng trong biểu thức?
16. Mục đích của việc sử dụng “mẫu Blank” trong phương pháp phân tích trắc quang?

1
17. So sánh ưu nhược điểm của phương pháp đường chuẩn và phương pháp thêm chuẩn?
18. Tại sao trong phương pháp trắc quang vùng sóng ngắn lại kém chọn lọc trong khi vùng sóng
dài có độ chọn lọc cao?
19. Tại sao phổ hấp thu phân tử là phổ đám?
20. Trong các bước chuyển điện tử, bước chuyển nào có năng lượng lớn nhất? bước chuyển nào
có năng lượng nhỏ nhất? bước chuyển nào được sử dụng nhiều nhất trong phương pháp trắc
quang?
21. Những bộ nguồn bức xạ nào được sử dụng trong thiết bị đo phổ hấp thu phân tử?
22. Độ hấp thu quang A đo được từ các mẫu chuẩn và mẫu nước thu từ ao nuôi cá chứa ion PO43-
như sau:
Nồng độ mẫu 0,00 0,05 0,10 0,15 0,20 0,25
chuẩn (mg/L)
A 0,010 0,480 0,930 1,370 1,830 2,281
Độ hấp thụ quang A của mẫu nước ao của 3 lần lặp lại là: 1,256; 1,245; 1,264. Tính nồng độ
PO43- trong mẫu nước ao.
23. Ammonia can be determined spectrophotometrically by reaction with phenol in the presence
of hypochlorite (OCl-):

A 4.37-mg sample of protein was chemically digested to convert its nitrogen into ammonia and
then diluted to 100.0 mL. Then 10.0 mL of the solution were placed in a 50-mL volumetric flask
and treated with 5 mL of phenol solution plus 2 mL of sodium hypochlorite solution. The sample
was diluted to 50.0 mL, and the absorbance at 625 nm was measured in a 1.00-cm cuvet after 30
min. For reference, a standard solution was prepared from 0.010 0 g of NH4Cl (FM (formula
mas) 53.49) dissolved in 1.00 L of water. Then 10.0 mL of this standard were placed in a 50-mL
volumetric flask and analyzed in the same manner as the unknown. A reagent blank was
prepared by using distilled water in place of unknown.

(a) Calculate the molar absorptivity of the blue product.


(b) Calculate the weight percent of nitrogen in the protein.
24. Nitrite ion, NO2-, is a preservative for bacon and other foods,
but it is potentially carcinogenic. A spectrophotometric determination of NO2- makes use of
the following reactions:

2
Here is an abbreviated procedure for the determination:
1. To 50.0 mL of unknown solution containing nitrite is added 1.00 mL
of sulfanilic acid solution.
2. After 10 min, 2.00 mL of 1-aminonaphthalene solution and 1.00 mL of buffer are
added.
3. After 15 min, the absorbance is read at 520 nm in a 5.00-cm cell.

The following solutions were analyzed:


A. 50.0 mL of food extract known to contain no nitrite (that is, a negligible amount); final
absorbance 0.153.
B. 50.0 mL of food extract suspected of containing nitrite; final absorbance 0.622.
C. Same as B, but with 10.0 L of 7.50 103 M NaNO2 added to the 50.0-mL sample; final
absorbance 0.967.

(a) Calculate the molar absorptivity of the colored product. Remember that a 5.00-cm cell was
used.
(b) How many micrograms of NO2- were present in 50.0 mL of food extract?

II. Phương pháp phân tích phổ nguyên tử


1. Giản đồ năng lượng (energy level diagram)? Trạng thái cơ bản “ground state?” Trạng thái
kích thích “excited state?”
2. Hãy cho biết nguyên tắc của phép đo phổ hấp thu nguyên tử AAS?
3. Vạch cộng hưởng là gì? Tại sao trong phổ hấp thu nguyên tử, vạch cộng hưởng là vạch nhạy
nhất?
4. Nêu các điều kiện căn bản để có phổ hấp thu nguyên tử và phát xạ nguyên tử?
5. Vì sao phổ nguyên tử là phổ vạch trong khi phổ phân tử thường là phổ đám?
6. Vẽ sơ đồ nguyên tắc thiết bị đo phổ hấp thu nguyên tử, phổ phát xạ nguyên tử?
7. Nêu các yêu cầu tối thiểu đối với nguồn bức xạ (light sources) sử dụng trong hệ quang phổ
nguyên tử? Những loại thường dùng là gì?
8. Vì sao nói đèn HCL là đèn phát bức xạ đặc trưng? Nêu nguyên tắc hoạt động của đèn HCL?
9. Việc phun sương mẫu phân tích vào ngọn lửa hay ICP có tác dụng gì? Giải thích?

3
10. Vẽ lược đồ mô tả tóm tắt các quá trình biến đổi chính của dung dịch mẫu trong phổ hấp thu
nguyên tử ngọn lửa?
11. Mô tả các kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu trong quang phổ (ngọn lửa, lò graphite, tạo hơi hydride,
hóa hơi lạnh)? Ưu nhược điểm của từng kỹ thuật?
12. Vì sao đối với 1 nguyên tố, độ nhạy trong kỹ thuật nguyên tử hóa ngọn lửa luôn thấp hơn
nhiều so với kỹ thuật nguyên tử hóa dùng lò graphite?
13. Tại sao độ phân giải của hệ thống tách phổ dùng trong máy quang phổ phát xạ nguyên tử
ICP-OES cần cao hơn rất nhiều so với máy quang phổ hấp thu nguyên tử?
14. Viết biểu thức định luật Beer sử dụng trong phương pháp F-AAS?
15. Quá trình nguyên tử hóa và kích hoạt trong phổ hấp thu và phổ phát xạ nguyên tử đều cần
năng lượng. Hãy cho biết cụ thể các nguồn năng lượng này trong từng loại phổ và giải thích
tại sao có sự khác biệt này?
16. Thiết bị đo phổ hấp thu phân tử (phương pháp trắc quang) và phổ hấp thu nguyên tử đều dựa
trên cùng nguyên lý. Tuy nhiên hai hệ quang học có một số khác biệt. Hãy cho rõ các khác biệt
này?
17. Phổ phát xạ nguyên tử có thể được dùng cho mục đích định danh và định lượng. Hãy lý giải
rõ các đặc điểm nào của phổ cho các mục đích này?
18. Người ta nói rằng phương pháp phân tích phổ nguyên tử là phương pháp phân tích nguyên tố.
Giải thích?
19. Điểm khác biệt cơ bản của kỹ thuật hóa hơi lạnh với các kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu khác
(ngọn lửa, lò graphite, tạo hydride)?

You might also like