You are on page 1of 9

Ngày soạn:

Ngày giảng:
Họ và tên SV: Hoàng Hà Thương
GV hướng dẫn: Chu Thị Ánh Ngọc
BÀI 33. AXIT SUNFURIC
MUỐI SUNFAT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Về kiến thức:
- HS trình bày được:
+ Công thức cấu tạo, tính chất vật lý và ứng dụng của H2SO4.
- HS phân tích được:
+ Axit H2SO4 đặc và loãng có những tính chất hóa học nào giống và khác với những
axit khác.
+ Đặc biệt: H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh (oxi hóa hầu hết kim loại, nhiều
phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
- HS vận dụng được:
+ Từ cấu tạo phân tử suy ra được số oxi hóa và tính chất.
+ Quan sát thí nghiệm, video, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế
axit sunfuric.
+ Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất và điều chế.
b) Về kỹ năng:
+ Kỹ năng pha loãng axit sunfuric.
+ Rèn luyện khả năng quan sát, thuyết trình, hoạt động nhóm.
+ Vận dụng kiến thức liên quan để giải một số bài tập liên quan: Tính nồng độ hoặc
khối lượng dung dịch axit sunfuric tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng
+ Vận dụng kiến thức liên quan để giải thích một số hiện tượng thực tế.
c) Về thái độ:
- Tạo hứng thú say mê cho học sinh.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Viết và biểu diễn đúng công thức hóa học của các hợp chất.
- Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng TN an toàn. Năng lực quan sát, mô tả, giải
thích các hiện tượng TN và rút ra kết luận. Năng lực xử lý thông tin liên quan đến
TN.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
- Có năng lực hệ thống hóa kiến thức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Chuẩn bị của GV:
- Giáo án tiết 55
- SGK lớp 10.
- Video thí nghiệm và ứng dụng của H2SO4.
Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước SGK, tài liệu tham khảo, internet để tìm hiểu trước các vấn đề về axit sunfuric.
- SGK lớp 10.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Hoạt động trải nghiệm kết nối (2 phút)
Gv giới thiệu Axit sunfuric là hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành công
nghiệp sản xuất. Hàng năm, các nước trên thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn
H2SO4 để sử dụng. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về axit sunfuric ta sẽ vào bài học ngày hôm
nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức (40 phút)
Hoạt động 1 (5 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

Nêu mục tiêu và cách thực hiện nhiệm vụ theo góc, thời gian mỗi góc là
7 phút, thời gian di chuyển mỗi góc là 1 phút.
- Nêu tóm tắt mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi góc (dán ở các góc). Yêu cầu HS
lựa chọn góc phù hợp theo phong cách, sở thích và năng lực của mình.
- Hướng dẫn HS thực hiện các góc học tập theo nhóm và giữ trật tự.
- HS Lắng nghe để lựa chọn góc học tập xuất phát.
- Cho hs quan sát 3 video thí nghiệm

Hoạt động 2 (25 phút)


Nội dung Hoạt động của GV và HS
1. Cấu tạo: Hoạt động tại các góc:
H2SO4 - GV phát mục tiêu, nhiệm vụ, phiếu học tập tại
H O +6 O các góc học tập cho mỗi HS.
S
- Giải đáp thắc mắc của HS, nhóm HS, trợ giúp
H O O
nếu cần thiết.
H O +6 O - Nhắc nhở HS luân chuyển góc học tập trong trật
S
tự.
H O O
hay - HS bắt buộc phai trải qua 4 góc: góc quan sát,
- Gồm các liên kết cộng hóa trị phân góc phân tích, góc trải nghiệm, góc áp dụng.
cực. Thực hiện theo nhóm. Tự giác nghiên cứu cá
- Số oxi hóa của S là +6 nhân trước khi làm việc theo nhóm..
2. Tính chất vật lý:
- H2SO4 là chất lỏng sánh như dầu,
không màu.
- Tan vô hạn trong nước, tỏa nhiều
nhiệt (pha loãng bằng cách cho axit
vào nước, không làm ngược lại).
3. Tính chất hóa học:
a. Tính axit mạnh:
- Qùy tím chuyển sang đỏ.
- Tác dụng với kim loại đứng trước H
 muối + H2
- Tác dụng với bazo và oxit bazo.
- Tác dụng với một số muối.
b. Axit đặc có tính oxi hóa mạnh:
- Tác dụng với hầu hết các kim loại
(trừ Au, Pt)  muối (kim loại lên
hóa trị cao nhất) + SO2 (S/H2S) +
H2 O
=> Chú ý cho HS về sự thụ động hóa
của axit H2SO4 đặc nguội
- Tác dụng với một số phi kim.
- Tác dụng với hợp chất khử khác.
c. Axit đặc có tính háo nước.
- Axit đặc có hấp thụ nước mạnh. Nó
cũng hấp thụ nước từ các hợp chất
gluxit.
3. Ứng dụng:
- Sản xuất phân bón.
- Chế tạo thuốc nổ, ăcquy, thuốc nổ,
dược phẩm, thuốc trừ sâu.
- Dùng trong các ngành luyện kim,
sản xuất tơ sợi, chất dẻo.

Hoạt động 3 (10 phút)


Nội dung Hoạt động của GV và HS
Tổng kết: - Yêu cầu đại diện nhóm HS lên trình bày sản phẩm học tập.
- H2SO4 là một - Yêu cầu các HS khác lắng nghe, đánh giá sản phẩm học tập của
axit mạnh. nhóm mình và nhóm khác.
- H2SO4 đặc có - GV nhận xét đánh giá kết quả để HS so sánh và tự đánh giá.
tính hút ẩm - Cùng giáo viên chốt lại kiến thức trọng tâm của bài, ghi bài vào vở.
mạnh và tính oxi
hóa mạnh.
GÓC QUAN SÁT
1. Mục tiêu:
- Biết cấu tạo phân tử, tính chất vật lý của axit sunfuric.
2. Nhiệm vụ:
- Cá nhân nghiên cứu SGK bài axit sunfuric và muối sunfat.
- Làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Quan sát lọ đựng dd H2SO4 kết hợp với nghiên cứu sách giáo khoa, trả lời câu hỏi:
- Viết CTCT của H2SO4, xác định số oxi hóa của S → dự đoán tính chất hóa học của axit
H2SO4.
- Nêu một số tính chất vật lý của H2SO4: trạng thái, màu sắc, tính tan
- Trình bày và giải thích được cách pha loãng dd H2SO4.

GÓC TRẢI NGHIỆM

1. Mục tiêu:
- Quan sát clip thí nghiệm cho biết tính chất hóa học của axit H2SO4.
2. Nhiệm vụ:
- Từ đặc điểm cấu tạo phân tử, số oxi hóa của S trong phân tử, hãy dự đoán tính chất hóa
học cơ bản của H2SO4 và đề xuất các phản ứng kiểm chứng.
- Quan sát clip thí nghiệm.
- Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hiện tượng-
STT Tên thí nghiệm Yêu cầu
Giải thích
- Cho dd H2SO4 loãng tác dụng với Nhận xét tính
1 dd NaOH (có phenolphtalein) chất hóa học của
axit loãng
- Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi Tính chất của dd
ống nghiệm một ít lá đồng nhỏ. H2SO4 loãng và
2 Rót vào ống nghiệm thứ nhất 1 ml đặc.
dd H2SO4 loãng, vào ống nghiệm
thứ hai 1 ml dd H2SO4 đặc. Quan
sát hiện tượng. Đun nóng nhẹ 2 ống
nghiệm. Quan sát hiện tượng và
giải thích.
- Rót vào cốc chứa đường từ 10-15 Tính háo nước
ml H2SO4 đặc. của H2SO4 đặc.
3
- Lưu ý: cốc chứa đường được đặt
trong chậu thủy tinh.

GÓC PHÂN TÍCH


1. Mục tiêu:
- Từ kiến thức đã rút ra trong 2 góc học tập, kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa hoàn thành
sơ tư duy về ứng dụng của axit H2SO4.
2. Nhiệm vụ:
- Hoàn thành phiếu học tập số 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Sơ đồ ứng dụng của axit H2SO4.

GÓC ÁP DỤNG
1. Mục tiêu:
- Từ kiến thức đã rút ra trong 3 góc học tập áp dụng hoàn thành các bài tập.
2. Nhiệm vụ:
- Hoàn thành phiếu học tập số 4.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau:
FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → Na2SO3
3. Hoạt động luyện tập
Củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy

4. Hoạt động tìm tòi và mở rộng kiến thức


Lấy ví dụ ảnh hưởng của H2SO4 đặc trong đời sống ảnh hưởng đến sức khỏe con người như
thế nào. Và nêu một số biện pháp sử lí.
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
a. Mức độ nhận biết
Câu1: Kim loại bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội là
A. Al, Cu B. Zn, Cu, Cr C. Fe, Ag D. Fe, Al, Cr
Câu 2: Trong các chất sau, chọn hợp chất chứa hàm lượng S cao nhất
A. CuS B. FeS C. FeS2 D. CuFeS2
Câu 3: Cho các chất riêng biệt sau: FeSO4, AgNO3, Na2SO3, H2S, HI, Fe3O4, Fe2O3 tác
dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 4: Cho phương trình hóa học :
a Al + b H2SO4 → Al2(SO4)3 + dSO2 + eH2O.
Tỉ lệ a : b là:
A. 1 : 2 B. 1 : 3 C. 1 : 1 D.2:3
Câu 5: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong PT pư giữa Cu với dd
H2SO4 đặc, nóng là
A. 10. B. 8. C. 9. D. 11
b. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Cho 0,2 mol Cu tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Thể tích khí thu được là:
A.1,12lít B. 2,24lít C. 4,48lít D. 6,72lít
Câu 2: Cho 0,15 mol hỗn hợp Cu và Zn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng thu được 1,344 lít
SO2 (đktc).Số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng là
A. 0,3 mol B. 0,12 mol C. 0,15 mol D. 0,06 mol
Câu 3: Cho 3,2g bột S tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí (đktc),
giá trị của V là
A. 4,48 B. 6,72 C. 2,24 D. 3,36
c. Mức độ vận dụng
Câu 1: Cho 104g dung dịch BaCl2 10% tác dụng với dung dịch H2SO4 dư. Lượng kết tủa
thu được là
A. 11,25g B. 11,65g C. 116,5g D. 1165g
Câu 2: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị
mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
A. Fe. B. CuO. C. Al. D. Cu.
Câu 3: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dd H2SO4 loãng (dư), thu được dd X. dd X phản ứng vừa
đủ với V ml dd KMnO4 0,5M. Giá trị của V là (cho Fe = 56)
A. 80. B. 40. C. 20. D. 60.
d. mức độ vận dụng cao
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dd H2SO4 đặc, nóng thu được dd X
và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dd X, thu được m gam muối
sunfat khan. Giá trị của m là
A. 52,2. B. 54,0. C. 58,0. D. 48,4.
Câu 2: Cho m gam hh Mg, Al vào 250 ml dd X chứa hh axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M,
thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dd Y (coi thể tích dd không đổi). dd Y có pH là
A. 1. B. 6. C. 7. D. 2.
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hh gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4
0,1M (vừa đủ). Sauphản ứng, hh muối sunfat khan thu được khi cô cạn dd có khối lượng là
(cho H = 1, O = 16, Mg = 24, S = 32, Fe = 56, Zn = 65)
A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam

You might also like