You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN


aôb

BÁO CÁO
THÍ NGHIỆM HÓA HỌC

Giảng viên: TS. Trần Vũ Thiên


LỚP: DA22YKA
NHÓM (số): 5
THÀNH VIÊN:
Phạm Phương Anh - 116022008
Nguyễn Thị Ngọc Diệp - 116022032
Trương Thị Quế Anh - 116022010
Võ Ngọc Vân Anh - 116022011
Danh Bùi Ngọc An - 116022003
Lê Thành Đạt - 116022027
Nguyễn Thị Út Dễ - 116022031
Trầm Duy An - 116022004
Đỗ Nguyễn Hoàng Đa - 116022024

Trà Vinh, 2022


Điểm Nhận xét của giáo viên

BÀI 2: PHA CHẾ DUNG DỊCH BASE CHUẨN


1. Mục đích thí nghiệm
 Pha chế một số dung dịch theo nồng độ khác nhau.
 Pha chế một dung dịch NaOH theo phương pháp chuẩn đồ
 Xác định nồng độ của dung dịch HCl bằng phương pháp chuẩn độ với
dung dịch NaOH 0.1 N vừa pha.
2. Tiến trình thí nghiệm, hiện tượng, giải thích, phương trình phản ứng
Thí Nghiệm 1: Pha dung dịch H2C2O4 0.1 N từ H2C2O4.2H2O rắn
Thí nghiệm : Dùng cân phân tích cân chính xác lượng H2C2O4.2H2O rắn để
pha 200ml dung dịch H2C2O4 0.1 N. Ta có:

mg = =

= = 1,267(g)

 Lấy cốc sạch, khô cân vừa đủ 1,267g. Tiếp tục cho nước cất đã chuẩn bị và
dùng đũa thủy tinh khuấy tan, sau đó đổ vào bình định mức 100ml. Dùng nước cất
tráng lại cốc 3 lần sau đó đổ vào bình định mức đến vạch ngấn. Dùng nút đậy kính
bình lại, lật ngược bình vài lần.
Hiện tượng: Không xảy ra hiện tượng nào
Thí Nghiệm 2 : Pha 500 ml dung dịch NaOH từ NaOH rắn 0,1 N
Ta có:

mNaOH = = 2,083g
 cân 2,2(g)
 Pha được 500mL (>0,1N)
 Lấy cốc 250 ml khô cân 1 lượng vừa đủ 2,2 g NaOH (r). Hòa tan lượng
NaOH (r) vừa lấy bằng nước cất đến vạch 250 ml.
Hiện tượng: không có hiện tượng gì xảy ra
 Dùng Pipet lấy chính xác 10ml dung dịch H2C2O4 0,1N pha vào bình tam giác,
sau đó thêm 1-2 giọt Phenolphtalein rồi tiến hành chuẩn độ.
 Vừa nhỏ từ từ dung dịch NaOH cần chuẩn độ từ Buret vào dung dịch H 2C2O4,
vừa nhỏ vừa lắc đều cho tới khi xuất hiện màu hồng nhạt bền trong khoảng 30 giây.
Ghi thể tích NaOH tiêu tốn.
*Sau 5 lần đo ta có :

V1 V2 V3 V4 V5
(Duy An) (Thành Đạt) (Ngọc An) (Hoàng Đa) (Út Dễ)
9,1 mL 9,1 mL 9 mL 9 mL 9 mL

 NaOH = = 9,04 mL
. = .
 . 9,04 = 0,1 . 10

 = = 0,1106 N
*Pha 200mL NaOH 0,1N từ NaOH ( 0,1N)
. = .
(0,1N) (0,1N) (0,1N) (0,1N)
0,1106 . = 0,1 . 200

 = = 180,83mL  181mL
Lấy bình định mức 200mL: cho 181mL NaOH (0,1N) vào rồi cho nước cất đến
vạch.
 Thêm 19mL nước cất (được 200ml NaOH 0,1N).
Thí Nghiệm 3 : Xác định nồng độ của dung dịch HCl bằng phương pháp
chuẩn độ với dung dịch NaOH 0,1N vừa pha
 Phản ứng chuẩn độ: HCl + NaOH  NaCl + H2O
 Tráng sạch buret bằng chính dung dịch NaOH 0.1N trước khi sử dụng.
 Đổ dung dịch chuẩn NaOH 0.1N vào buret cao hơn vạch số 0 khoảng 2ml. Mở
khóa cho dung dịch chảy xuống từ từ đến khi vòm khum của dung dịch trùng với
vạch số 0 thì khóa lại, chú ý không để bọt khí còn lại trong buret.
 Dùng pipet hút 5 ml dung dịch HCl chưa biết nồng độ vào mỗi bình hình nón,
thêm 1-2 giọt chỉ thị phenolphtalein vào mỗi bình hình nón. Đặt bình hình nón
chứa dung dịch HCl chưa biết nồng độ dưới buret.
 Tay trái mở từ từ khóa buret, nhỏ từng giọt dung dịch NaOH 0.1N xuống bình
hình nón. Tay phải không ngừng lắc nhẹ theo vòng tròn. Khi nào dung dịch trong
bình hình nón xuất hiện màu hồng bền thì ngừng.
Hiện tượng:
 Khi nhỏ từ từ NaOH 0.1 N từ buret vào bình chứa dung dịch HCl chưa
biết sẽ xuất hiện màu hồng bền có phenolphatalein, nhận thấy sự có mặt
của base.
 Sau 4 lần thực hiện ta có kết quả như sau:
V1 V2 V3 V4
(Phương Anh) (Vân Anh) (Quế Anh) (Diệp)
2,3 mL 2,2 mL 2,2 mL 2,2 mL

= = 2,225 mL
. = .
 . 5 = 0,1 . 3

= = 0,0445 N
Vậy nồng độ dung dịch HCl là: 0,0445N
3. Kết quả thực hành
Từ việc đo được nồng độ của dung dịch NaOH ta tìm được nồng độ của dung dịch
HCl là 0,0445N
4. Trả lời câu hỏi
Công dụng của Phenolphtalein trong Thí nghiệm 2, Thí nghiệm 3 là gì?
Trả lời: Công dụng của Phenolphtalein trong Thí nghiệm 2, Thí nghiệm 3 là kiểm tra
nồng độ pH và chuẩn độ axit - base trong dung dịch. Phenolphtalein sẽ chuyển sang
màu hồng khi dung dịch có tính Base

BÀI 4: NGUYÊN TỐ NHÓM A VÀ HỢP CHẤT


I. Kim loại Kiềm
Thí Nghiệm 1: Tính chất của Na (Trầm Duy An, Lê Thành Đạt)
Tiến trình thí nghiệm:
Cho nước cất vào cốc sứ hoặc bát sứ đến 1/3 thể tích. Dùng cặp sắt lấy một mẫu
nhỏ Na. Bỏ mẫu Na vào bát nước. Sau khi phản ứng kết thúc, thêm vào vài giọt
phenolphtalein.

Hiện tượng:
Na tác dụng mãnh liệt với H2O, có tính nổi lách tách, việc NaOH chạy trên mặt
nước bị vo tròn rồi bị hoà tan tạo dung dịch trong suốt → Khí không màu thoát ra
→ Hoá hồng khi thêm phenol, do NaOH có tính bazo
mạnh.
Giải thích:
- Khi cho Na vào nước sẽ xảy ra phản ứng.
- Dung dịch không màu là NaOH - một bazo mạnh, nhỏ vào giọt
phenolphtalein thấy dung dịch chuyển sang màu hồng, khí không màu là
H2.
Phương trình phản ứng:
Na + H2O → NaOH + ½ H2

Thí Nghiệm 2: Tính chất của NaOH ( Phạm Phương Anh, Danh Bùi Ngọc An)
Tiến hành thí nghiệm:
Lấy 3 ống nghiệm, lần lượt cho vào mỗi ống nghiệm 1ml các chất sau: dung dịch
HCl 10%, dung dịch CuSO4 2%, FeCl3 3%. Thêm vào mỗi ống 1 ml dung dịch
NaOH.

Hiện tượng:
Ống 1: Không màu

Ống 2: Kết tủa xanh lam nhạt dần sau đó xuất hiện kết tủa xanh lơ
Ống 3:Màu vàng nâu của FeCl3 nhạt dần và xuất hiện kết tủa nâu đỏ của Fe(OH)3

Giải thích, phương trình


NaOH +  HCl →  NaCl +  H2O
(dung dịch không màu) 
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
(kết tủa xanh) 
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓   + 3NaCl
(nâu đỏ)

II Kim loại kiềm thổ


Thí nghiệm 3: Tác dụng của Mg với nước ( Nguyễn Thị Út Dễ, Đỗ Nguyễn Hoàng
Đa)
Tiến hành thí nghiệm
Lấy hai mảnh Mg cho vào hai ống thí nghiệm:
Ống 1: cho khoảng 2-3 ml nước cất;
Ống 2: cho khoảng 2-3 ml dung dịch NH4Cl.
Đun nóng cả hai ống nghiệm.

Hiện tượng
Ống 1: Ban đầu không có thay đổi, khi đun nóng có bọt khí sủi lên.
Ống 2: Phản ứng xảy ra chậm, có sủi bọt khí không màu, mùi khai, khi đun
nóng phản ứng xảy ra nhanh hơn.

Giải thích, phương trình:


Ống 1: Do Mg phản ứng rất chậm với nước ở nhiệt độ thường nên khi cho Mg
vào nó hầu như không phản ứng. Khi đun nóng Mg phản ứng với nước theo
phương trình:
Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2
Tạo ra khí không màu là hidro. Mg(OH)2 sinh ra bám vào Mg ngăn cản nó
tiếp tục tác dụng với H2O nên phản ứng diễn ra chậm.
Ống 2: Xảy ra phản ứng:
Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2
Mg(OH)2 + 2NH4Cl → MgCl2 + 2NH3 +2H2O
NH4Cl tác dụng với Mg(OH)2 phá bỏ lớp màng bao quanh, giúp Mg tác dụng
với nước. Khí không màu là H2, khí không màu có mùi khai là NH3
Thí Nghiệm 5: Điều chế và tính chất của Mg(OH)2 (Võ Ngọc Vân Anh, Nguyễn
Thị Ngọc Diệp, Trương Thị Quế Anh)
Tiến hành thí nghiệm
Cốc thủy tinh (dung tích 100ml)
Cho vào cốc 10ml MgCl2 + vài giọt
(V ml)
NaOH từ từ
+ V ml H2O Chia vào 6 ống nghiệm:
(Khuấy)
+ Ống 1: thêm từ từ HCl 10%
+ Ống 2: thêm từ từ NH4Cl 10%
+ Ống 3: thêm từ từ NaOH 10%
+ Ống 4: thêm vài giọt phenolphtalein
+ Ống 5: thêm từ từ (NH4)2SO4
+ Ống 6: thêm từ từ KCl
Hiện tượng:
MgCl2 tác dụng NaOH tạo kết tủa keo trắng Mg(OH)2

 Ống 1: kết tủa keo trắng tan dần, tạo dung dịch trong suốt

 Ống 2: kết tủa tan dần tạo thành dung dịch trong suốt, có bọt khí không
màu, mùi khai bay ra

 Ống 3: kết tủa không tan


 Ống 4: dung dịch hoá hồng

 Ống 5: kết tủa tan dần tạo thành dung dịch trong suốt, có bọt khí không
màu, mùi khai bay ra

 Ống 6: kết tủa không tan


Giải thích, phương trình
MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 keo trắng + 2NaCl
 Ống 1: Xảy ra phản ứng, kết tủa Mg(OH)2 tan tạo dung dịch MgCl2 trong
suốt
Mg(OH)2 + 2HCl MgCl2 + 2H2O
 Ống 2: Xảy ra phản ứng, kết tủa Mg(OH)2 tạo ra MgCl2 trong suốt, bọt
khí mùi khai NH3
Mg(OH)2 + 2NH4Cl MgCl2 + 2H2O + 2NH3(khí, mùi khai)
 Ống 3: Không có phản ứng xảy ra do Mg(OH)2 không lưỡng tính
 Ống 4: Mg(OH)2 tan một phần trong nước tạo môi trường bazo
làm phenolphtalein hóa hồng
 Ống 5: Xảy ra phản ứng, Mg(OH)2 tạo ra dung dịch trong suốt là MgSO4
khí không màu thoát ra là NH3
Mg(OH)2 + (NH4)2SO4 MgSO4 + 2H2O + 2NH3(khí,mùi khai)
 Ống 6: không có phản ứng do KCl là muối trung tính
Trả lời câu hỏi:
Nếu hòa tan Mg(OH)2 trong các dung dịch (NH4)2SO4 và KCl thì Mg(OH)2 có
tan không? Tại sao?
Trả lời:
+ Nếu hòa tan Mg(OH)2 trong dung dịch (NH4)2SO4 thì Mg(OH)2 tan vì đây là
phản ứng trao đổi của bazo và muối thỏa điều kiện sản phẩm có chất điện li yếu
và chất khí.
+ Nếu hòa tan Mg(OH)2 trong dung dịch KCl thì Mg(OH)2 không tan vì KCl là
muối trung tính không tạo ra được một trong các chất điện li yếu, kết tủa hoặc khí.

III Nhôm
Thí nghiệm 6: Tác dụng của Al với NaOH loãng (Phạm Phương Anh, Võ
Ngọc Vân Anh)
Tiến hành thí nghiệm: Cho vào ống 2ml dung dịch NaOH 2M; cho vào ống
nghiệm một miếng Al.

Hiện tượng: Miếng nhôm tan dần, có sủi bọt khí không màu.

Giải thích, phương trình


Xảy ra phản ứng:
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2
Do nhôm lưỡng tính nên có thể tác dụng với bazo, khí không màu bay lên là H2.
Thí Nghiệm 7: Điều chế và thử tính chất của Al(OH)3 (Trương Thị Quế Anh,
Nguyễn Thị Ngọc Diệp)
Tiến trình thí nghiệm : Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1ml dung dịch muối
nhôm sunfat.
- Thêm từ từ từng giọt dung dịch NH3 vào ống thứ nhất
- Thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào ống thứ
hai Sau khi phản ứng xảy ra:
- Ống nghiệm thêm NH3 ở trên thu được kết tủa Al(OH)3. Chia tủa thành 3
phần:
+ Một phần thử hòa tan trong dung dịch HCl;
+ Một phần thử hòa tan trong dung dịch NH4Cl bão hòa;
+ Một phần thử hòa tan trong dung dịch NH3 đặc.

Hiện tượng :
- Ống nghiệm thứ nhất tác dụng với Amoniac tạo ra kết tủa trắng và không
bị hoà tan. (1)
- Ống nghiệm thứ hai tác dụng với Natri hidroxit xuất hiện kết tủa và có
một phần bị tan. (2)
 Nên dùng NH3 để làm thí nghiệm
Sau đó chia ống NH3 thành ba phần:
- Ống nghiệm thứ nhất tác dụng với dung dịch HCl sẽ cho ra chất rắn màu
trắng của nhôm hiroxit (Al(OH)3) tan dần trong dung dịch tạo thành dung
dịch trong suốt. (3)
- Ống thứ hai tác dụng với NH4Cl2 (bão hoà) sẽ thấy xuất hiện kết tủa tan
ít, có bọt khí không màu, mùi khai. (4)
- Ống thứ ba tác dụng với Amoniac đặc thì sẽ xuất hiện phản ứng xuất hiện
kết tủa không tan do NH3, do bazo yếu không tan trong Al(OH)3.
Giải thích :
(1) Ống nghiệm thứ nhất Al(OH)3 không bị hoà tan do bazo yếu.
(2) Nên dùng NH3 để làm thí nghiệm vì khi cho NaOH + Al 2(SO4)3 
Al(OH)3 vì Al(OH)3 có tính lưỡng tính sẽ tác dụng ngược lại với NaOH
(dư).
(3) Dung dịch trong suốt là AlCl3.
(4) Có bọt khí không màu, mùi khai là NH 3. Kết tủa là Al(OH)3 chỉ tan hoàn
toàn trong axit mạnh.

Phương trình phản ứng :


(1) 6NH3 + Al2(SO4)3 + 6H2O  2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4
(2) 6NaOH + Al2(SO4)3  3Na2SO4 + 2Al(OH)3
(3) Al(OH)3 +3 HCl  AlCl3 + 3H2O
(4) Al(OH)3 + 3NH4Cl2  AlCl3 + 3NH3 + 3H2O
V Nito - photpho
Thí Nghiệm 8: Cân bằng dung dịch ammoniac (Danh Bùi Ngọc An, Nguyễn Thị
Út Dễ)
Tiến hành thí nghiệm
Cốc thủy tinh dung tích 50ml
+ 2-3 giọt Phenolphtalein
Cốc 10ml dung dịch NH3 loãng
chia đều vào 5 ống nghiệm:
+ Ống 1: giữ làm mốc so sánh
+ Ống 2: thêm vài tinh thể NH4Cl lắc cho tan
+ Ống 3: thêm vài giọt H2SO4
+ Ống 4: đun nhẹ
+ Ống 5: thêm vài giọt Al2(SO4)3 loãng

Hiện tượng
 Ống 1: Phenolphtalien hóa hồng
 Ống 2: Tinh thể tan hết dung dịch dần mất màu hồng
 Ống 3: Dung dịch mất màu hồng, trở nên trong suốt
 Ống 4: Màu hồng nhạt dần

Giải thích, phương trình

 Ống 1: Dung dịch amoniac tồn tại cân bằng, tạo môi trường bazo làm
quỳ tím hóa hồng
NH3 + H2O NH4+ + OH-
 Ống 2: Xảy ra phản ứng, NH4Cl tạo môi trường axit trung hòa môi
trường bazo của NH3 nên làm phenolphtalien mất màu hồng
NH3 + H2O NH4+ + OH-
NH4+ + H2O NH4OH + H+
 Ống 3: Xảy ra phản ứng, axit H2SO4 trung hòa dung dịch NH3
làm phenolphtalein hóa hồng
2NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4
 Ống 4: Có cân bằng, khi đun nóng, nhiệt độ môi trường tăng lên cân
bằng chuyển dịch theo chiều nghịch, độ bazo giảm làm màu hồng của
phenolphtalein nhạt dần
NH3 + H2O NH4+ + OH-
 Ống 5: Xảy ra phản ứng, Al2(SO4)3 tan trong nước tạo môi trường axit
trung hòa bazo nên màu hồng của phenolphtalein mất đi, kết tủa keo xuất
hiện là Al(OH)3
Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O 3(NH4)2SO4 + 2Al(OH)3

Thí Nghiệm 10: Axit nitric đặc và loãng với kim loại (Lê Thành Đạt, Trầm Duy
An, Đỗ Nguyễn Hoàng Đa)
Tiến hành thí nghiệm :
- Lấy vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2 - 3 giọt HNO3 đặc:
* Ống thứ nhất thêm vào một mảnh Zn;
* Ống thứ hai thêm vào một mảnh Cu. Quan sát hiện tượng.
- Cũng làm thí nghiệm tương tự nhưng thay HNO3 đặc bằng HNO3 loãng.

Hiện tượng, giải thích, phương trình :


 Ống thứ nhất mảnh Zn dần bị hoà tan bởi HNO3(đặc), toả nhiệt, có
khí không màu bay lên trong không khí.
Zn + 4HNO3(đặc)  Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
 Ống thứ hai mảnh Cu dần bị hoà tan bởi HNO3(đặc), toả nhiệt, có khí
không màu bay lên trong không khí.
Cu + 4HNO3  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Khi thay HNO3(đặc) bằng HNO3(loãng) thì:
 Ống thứ nhất Zn tan dần trong dung dịch axit HNO3 loãng, xuất hiện khí
không màu NO hóa nâu trong không khí.
3Zn + 8HNO3  3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O
 Ống thứ hai Cu tan dần trong dung dịch axit HNO3 loãng, ống nghiệm
chuyển sang màu xanh (đó là dung dịch Cu(NO3)2 và có khí NO thoát ra.
3Cu + 8HNO3(loãng)  3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

3. Kết quả thực hành


- Ở thí nghiệm 1: Na tan dần trong H2O tạo ra NaOH
- Ở thí nghiệm 7: Tạo ra được chất kết tủa màu trắng và dung dịch trong
suốt.
- Ở thí nghiệm 10: Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.

4. Trả lời câu hỏi


Ở thí nghiệm 7 : Rút ra nhận xét về tính chất của Al(OH)3 :
- Tính chất vật lý : Là một loại hợp chất hoá học dạng rắn, không tan trong
nước ở bất cứ điều kiện nhiệt độ nào.
- Tính chất hoá học : Là một Hidroxit lưỡng tính, có thể kết hợp mạnh được
với axit và các dung dịch kiềm mạnh.
Ở thí nghiệm 10 : Từ các thí nghiệm trên, hãy rút ra nhận xét về khả năng oxy
hóa của acid HNO3 ở các nồng độ khác nhau và giải thích :
- HNO3 có số oxi hoá là +5 thể hiện tính oxi hoá mạnh nên tuỳ vào nồng độ
của HNO3 và khả năng khử của chất tham gia có thể bị khử. Sản phẩm
khử của N+5 tuỳ thuộc vào độ mạnh của kim loại và nồng độ của dung
dịch.
- Ví dụ : dung dịch HNO3 tác dụng với kim loại khử yếu như Cu, hoặc tác
dụng với kim loại mạnh như Zn thì N sẽ bị khử xuống mức càng sâu.

VI Halogen
Thí nghiệm 14: Tính axit của HCl (Danh Bùi Ngọc An, Lê Thành Đạt)
Tiến hành thí nghiệm: : lấy 5 ống nghiệm, mỗi ống cho vào 1ml dung dịch HCl
loãng, lần lượt thử tính axit của HCl với: quỳ tím, NaOH, Mg, CuO, AgNO3

Hiện tượng
Ống 1: Quỳ tím hóa đỏ
Ống 2: Tạo dung dịch trung hòa (trong suốt)
Ống 3: Phản ứng xảy ra rất mạnh, Mg tan dần, sủi bọt khí đồng thời ống
nghiệm hơi nóng
Ống 4: bột đen tan dần tạo dung dịch xanh lam
Ống 5: kết tủa trắng xuất hiện

Giải thích, phương trình


 Ống 1: HCl là axit mạnh nên làm quỳ hóa đỏ
 Ống 2: xảy ra phản ứng
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Ống 3: xảy ra phản ứng
Mg(rắn) + HCl → MgCl2 +H2
Khí không màu thoát ra là H2, ống nghiệm hơi nóng do Mg là một kim loại mạnh
nên phản ứng tỏa nhiệt
 Ống 4: xảy ra phản ứng
CuO(r) + 2HCl → CuCl2 + H2O
Dung dịch màu xanh lam là CuCl2
 Ống 5: xảy ra phản ứng
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
Kết tủa trắng đục là AgCl

Thí Nghiệm 15: So sánh tính khử của halogenua (Trầm Duy An, Đỗ Nguyễn
Hoàng Đa)
Tiến hành thí nghiệm
Có 3 ống nghiệm:
+ Ống 1: 1ml KCl
+ 3 giọt C6H6
+ Ống 2: 1ml KBr + 3-4 giọt FeCl3

+ Ống 3: 1ml KI
Hiện tượng
Màu của dung dịch đậm dần từ ống nghiệm 1 tới ống nghiệm 3 do tính khử của
Cl > Br > I
 Ống 1: Khi cho FeCl3 vào dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt
 Ống 2: Khi cho FeCl3 vào dung dịch chuyển sang màu vàng cam
 Ống 3: Cho C6H6 vào ống nghiệm dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt,
tiếp tục cho FeCl3 vào dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ.

Giải thích, phương trình


 Ống 1: Khi cho FeCl3 vào dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt
KCl + C6H6 + FeCl3
 Ống 2: Khi cho C6H6 vào ống nghiệm hình thành 2 lớp: lớp trên và lớp
dưới. Khi cho FeCl3 vào lớp trên chuyển sang màu vàng cam
2KBr + C6H6 + 2FeCl3 2FeCl2 + 2KCl + C6H5Br
 Ống 3: Cho C6H6 vào ống nghiệm dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt,
tiếp tục cho FeCl3 vào dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ.
2KI + C6H5 + 2FeCl3 2FeCl2 + 2KCl + C6H5I + HI

Thí Nghiệm 16: Nhận biết ion halogenua (Phạm Phương Anh, Võ Ngọc Vân
Anh)
Tiến hành thí nghiệm
Cho vào 3 ống nghiệm 1ml nước cất, thêm vào mỗi ống nghiệm 3 giọt
một trong ba dung dịch: NaCl, KBr, KI. Cuối cùng thêm vào mỗi ống
nghiệm 2 giọt dung dịch AgNO3. Quan sát hiện tượng và màu sắc kết tủa.
Hiện tượng
 Ống NaCl: xuất hiện kết tủa màu trắng đục
 Ống KBr: xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt
 Ống KI: xuất hiện kết tủa màu vành đậm
Giải thích, phương trình
 Ống NaCl: kết tủa màu trắng đục là
AgCl AgNO3 + NaCl NaNO3 + AgCl
 Ống KBr: kết tủa màu vàng nhạt là AgBr
AgNO3 + KBr AgBr + KNO3
 Ống KI: kết tủa màu vàng đậm là AgI
AgNO3 + KI KNO3 + AgI

(BÀI 5 THÊM CHỖ NÀY)


BÀI 6: MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Thí Nghiệm 2: Phản ứng oxi hóa hidrocacbon thơm(Trầm Duy An, Lê Thành
Đạt)
1. Mục đích thí nghiệm:
- Kiểm chứng các nội dung đã học thông qua thực nghiệm.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, cẩn thận, tỉ mỉ thông qua cách tiến hành thí
nghiệm

2. Tiến trình thí nghiệm, hiện tượng, giải thích, phương trình phản ứng
Tiến trình thí nghiệm:
 Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 1ml dung dịch KMnO 4 0.1N và 1ml
dung dịch H2SO4 1M. Cho tiếp vào ống thứ nhất 0.5ml benzen, ống thứ
hai 0.5ml toluen. Cả hai ống nghiệm được đậy nút có ống thủy tinh thẳng
đứng. Lắc nhẹ và đun nóng cả hai ống nghiệm trên nồi nước 5 phút.
Quan sát hiện tượng (màu, kết tủa) xảy ra trong cả hai ống nghiệm.

Hiện tượng:
 Khi đun nóng cả hai thí nghiệm thì ống nghiệm thứ nhất không phản ứng,
ống thứ hai màu tím nhạt dần, xuất hiện kết tủa màu đen lắng xuống đáy
ống nghiệm (MnO2), dung dịch mất màu tím (KMnO4) chứng tỏ toluen
đã phản ứng với KMnO4 .
 Benzen không làm mất màu thuốc tím.
 Toluen làm mất màu dung dịch khi ngâm trong cốc nước sôi.

Giải thích, phương trình phản ứng:


- Do bezen có cấu trúc bền và tương đối trơ với các tác nhân oxi hóa nên
không thấy hiện tượng gì xảy ra.
- Do toluen có nhóm –CH gắn với vòng khi đó không phải nhân benzen
tham gia phản ứng mà phản ứng xảy ra tại các gốc ankyl tạo thành nhóm
cacboxyl – COOH.
Phương trình:
C6H5CH3 + KMnO4 → C6H5COOK + KOH + MnO2 + H2O

Thí nghiệm 3: Phản ứng của ancol đa chức với đồng hidroxit (Phạm
Phương Anh, Nguyễn Thị Út Dễ)
Tiến trình thí nghiệm, hiện tượng, giải thích, phương trình phản ứng
Tiến trình thí nghiệm
-Chuẩn bị 3 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 10 giọt dung dịch CuSO 4 5% và
2ml dd NaOH 5%. Lắc nhẹ. Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 5 giọt
etylenglicol, ống thứ hai 5 giọt glyxerin, ống thứ ba 5 giọt ancol etylic → lắc
nhẹ cả ba ống nghiệm và quan sát các hiện tượng (màu sắc dung dịch, kết
tủa) xảy ra → thêm vào 3 ống nghiệm từng giọt dung dịch HCl 10% và tiếp
tục quan sát hiện tượng ( màu sắc dung dịch...) xảy ra.
Hiện tượng
Cả ba ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa huyền phù màu
xanh lơ. Tiếp tục nhỏ vào:
-Ống 1: 5 giọt etylen glicol → tủa tan, tạo phức màu xanh thẳm.
-Ống 2: 5 giọt etylen glicol → tủa tan, tạo phức màu xanh thẳm.
-Ống 3: 5 giọt etanol (C2H5OH) → Tủa không tan
Thêm vào ba ống nghiệm từng giọt dung dịch HCl
10%
-Ống 1 (etylen glicol): dung dịch mất màu xanh thẳm, xuất hiện trở lại kết
tủa xanh lơ.
-Ống 2 (giọt Glyxerol): dung dịch mất màu xanh thẳm, xuất hiện trở lại kết
tủa xanh lơ.
-Ống 3 (C2H5OH): kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh lơ.

Giải thích, phương trình phản ứng.


Khi cho vào mỗi ống 10 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2ml dung dịch NaOH
10% xuất hiện kết tủa xanh lơ Cu(OH)2 do phản ứng.
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 +
Na2SO4
Lắc nhẹ, tiếp tục nhỏ vào:
-Ống 1: 5 giọt etylen glicol tủa tan, tạo phức màu xanh thẳm
Cu(OH)2 + 2C2H4(OH)2 → [C2H4(OH)O]2Cu + 2H2O

-Ống 2: 5 giọt glyxerol tủa tan, tạo phức màu xanh thẳm.

C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + H2O

-Ống 3: 5 giọt Etanol (C2H5OH) → Tủa không tan.


Do etylen glicol và glycerol là ancol đa chức có nhóm –OH liền kề nên có
thể tạo phức với Cu(OH)2. Còn etanol là ancol đơn chức nên không tạo
phức.
Thêm vào ba ống nghiệm từng giọt dung dịch HCl 10%:
-Ống 1 (etylen glicol) và ống 2 ( glycerol): dung dịch mất màu xanh thẳm,
xuất hiện trở lại kết tủa xanh lơ Cu(OH) 2 do phức [C2H4(OH)O]2Cu và
[C3H5(OH)2O]2Cu chỉ bền trong môi trường kiềm, khi thêm HCl vào, nó
đã trung hòa NaOH và tạo môi trường acid khiến phức kém bền, cấu túc
của phức chất dẫn biến mất và tạo lại kết tủa ban đầu.
HCl + NaOH → NaCl + H2O
-Ống 3 (C2H5OH): kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh lơ do phản ứng
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 +2H2O
Thí Nghiệm 4: Phản ứng của Phenol với NaOH và Na2CO3 (Nguyễn Thị
Ngọc Diệp, Trương Thị Quế Anh)
Tiến trình thí nghiệm, hiện tượng, giải thích, phương trình phản ứng

Tiến trình thí nghiệm


 Cho 1ml dung dịch phenol 5% vào ống nghiệm và cho thêm từ từ
từng giọt NaOH 10% cho đến khi dung dịch trong suốt. Cho từ từ từng
giọt HCl vào ống nghiệm, lác nhẹ và quan sát hiện tượng xảy ra.
 Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1 ml dung dịch phenol 5% bão hòa.
Trong khi lắc nhẹ thêm vào ống thứ nhất 1ml dung dịch Na 2CO3 10%
và ống thứ 2 1ml NaHCO3 10%. Theo dõi hiện tượng xảy ra ở cả hai
ống nghiệm.
Hiện tượng
Ở thí nghiệm a:
 Ta nhận thấy dung dịch phenol là một hỗ hợp phenol với nước như
những giọt dầu nhỏ lơ lửng tách lớp trong nước, khi cho từ từ NaOH
10% vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch phenol thì tạo thành dung
dịch lỏng trong suốt không màu, không tách lớp.
 Khi cho từ từ từng giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm thì dung
dịch bị vẫn đục sau đó tách lớp trở lại.
Ở thí nghiệm b:
 Khi cho 1ml dung dịch Na2CO3 10% vào ống nghiệm chứa 1ml dung
dịch phenol bão hòa ta nhận thấy dung dịch màu vàng nhạt.
 Khi cho 1ml dung dịch NaHCO3 10% vào ống nghiệm chứa 1ml
dung dịch phenol bão hòa ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra hỗn
hợp trong suốt.
Giải thích, phương trình phản ứng.
Ở thí nghiệm a:
 Do phenol tác dụng hết với NaOH tạo thành natri phenolat tan
trong nước nên dd trong suốt không màu, không tách lớp.
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
 Khi cho HCl vào dung dịch natri phenolat; phenol tách ra làm vẫn
đục dd. Vì phenol có tính axit yếu hơn HCl nên bị đẩy ra khỏi dung
dịch muối natri phenolat tạo phenol trở lại tách lớp như ban đầu.
C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

Ở thí nghiệm b:
 Do phenol tác dụng hết với Na2CO3 tạo thành natri phenolat tan trong
nước và NaHCO3 nên dung dịch có màu vàng nhạt
C6H5OH + Na2CO3 → C6H5ONa + NaHCO3
  phenol có tính axit yếu hơn nấc 1 của H2CO3 nên không phản ứng với
NaHCO3
Thí Nghiệm 5: Phản ứng của phenol với FeCl 3 (Đỗ Nguyễn Hoàng Đa,
Trầm Duy An, Lê Thành Đạt, Danh Bùi Ngọc An)
Tiến trình thí nghiệm, hiện tượng, giải thích, phương trình phản ứng
Tiến trình thí nghiệm
Lấy 1 ống nghiệm chứ 5 ml phenol 5%. Tiếp đó cho vào ống 5 giọt
FeCl3 3% lắc nhẹ đến khi đổi màu. Nhận xét sự đổi mầu của dung dịch.

Hiện tượng, giải thích, phương trình phản ứng.


Khi thêm vài giọt FeCl3 loãng vào dung dịch phenol trong nước sẽ có
màu tím (phức xanh tím)
3C6H5OH + FeCl3 → Fe(C6H5O)3 + 3HCl

Thí nghiệm 6: Phản ứng oxi hóa bằng thuốc thử Tollen (Phạm Phương Anh,
Nguyễn Thị Út Dễ)
Tiến trình thí nghiệm, hiện tượng, giải thích, phương trình phản ứng
Tiến trình thí nghiệm
 Các ống nghiệm dùng trong thí nghiệm này phải rửa thật sạch bằng cách
nhỏ vào mấy giọt dung dịch kiềm đun nóng nhẹ, tráng đều, sau đó đổ đi và
tráng ống nghiệm bằng nước cất.
 Cho vào ống nghiệm (đã rửa sạch) 1ml AgNO3 1%, lắc ống nghiệm và nhỏ
thêm từ từ từng giọt dung dịch NH 3 5% cho đến khi vừa hòa tan kết tủa bạc
oxit (thuốc thử Tolen sẽ kém nhạy nếu cho dư dung dịch NH3).
Nhỏ vài giọt dung dịch fomanđehit vào dung dịch thuốc thử Tolen. Đun nóng
hỗn hợp trên nồi nước nóng 60 - 70 0C. Quan sát lớp bạc kim loại bám trên
thành ống nghiệm (đôi khi bạc kim loại tách ra ở dạng kết tủa vô định hình
màu đen).
Hiện tượng, giải thích, phương trình phản ứng.
- Cho dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm, nhỏ vào đó dung dịch NH3 
kết tủa màu nâu Ag2O sinh ra, sau đó thêm tiếp NH3 cho đến khi kết
tủa tan tạo thành dung dịch trong suốt.
AgNO3 +NH3 + H2O AgOH + NH4NO3
2AgOH Ag2O + H2O
Ag2O + 2NH3+ H2O 2 (Ag[NH3])2OH
- Cho andehit fomic vào  phản ứng tráng gương, sau khi đun 3 phút
Ag bị tách ra bám trên thành ống nghiệm.
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O  (NH4)2CO3 +4NH4NO3 + 4Ag

Thí nghiệm 7: Phản ứng oxi hóa andehit bằng đồng hidroxit (Đỗ Nguyễn
Hoàng Đa, Danh Bùi Ngọc An)
Tiến trình thí nghiệm, hiện tượng, giải thích, phương trình phản ứng
Tiến hành thí nghiệm
Lần 1
Chuẩn bị 2 ống nghiệm. Cho vào mỗi ống 1ml dung dịch fomanđehit 5% và
1ml dung dịch NaOH 10% lắc đều, sau đó nhỏ từ từ từng giọt CuSO4 5% cho
đến khi xuất hiện huyền phù. Ở ống 2: Đun nóng phần trên của hỗn hợp trên
ngọn lửa đèn cồn cho đến sôi, còn phần dưới của hỗn hợp để so sánh.
Hiện tượng
 Ống 1: Nhỏ từ từ CuSO4 vào hỗn hợp HCHO và NaOH sẽ xuất hiện kết
tủa huyền phù màu xanh nhạt.
 Ống 2: Từ từ đun đến sôi, huyền phù tan dần và toàn bộ dung dịch sẽ
chuyển sang kết tủa màu đỏ gạch.

Giải thích, phương trình


 Ống 1: Xuất hiện huyền phù do CuSO4 tác dụng với NaOH tạo thành kết
tủa xanh nhạt là Cu(OH)2
CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
(xanh nhạt)

 Ống 2: Đun nóng xuất hiện kết tủa đỏ gạch là Cu2O


4Cu(OH)2 + 2NaOH + HCHO 2Cu2O + Na2CO3 + 6H2O
Lần 2
Cho vào 2 ống nghiệm 1ml dung dịch CH3CHO + 1ml dung dịch NaOH
10% và nhỏ từ từ dung dịch CuSO4 đến khi xuất hiện huyền phù màu
xanh.
Hiện tượng
 Ống 1: Xuất hiện huyền phù xanh nhạt.
 Ống 2: Đem hỗn hợp đi nung, huyền phù tan, xuất hiện kết tủa màu
đỏ gạch dưới đáy ống nghiệm.
Giải thích, phương trình
 Ống 1: Xuất hiện huyền phù do CuSO4 tác dụng với NaOH tạo thành kết
tủa xanh nhạt là Cu(OH)2
CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
(xanh nhạt)

Ống 2: Kết tủa màu đỏ gạch là Cu2O


CH3CHO + 2CuSO4 + 5NaOH CH3COONa+ Cu2O + 3H2O + 2Na2SO4
Thí nghiệm 8: Phản ứng oxi hóa andehit bằng thuốc thử (Võ Ngọc Vân Anh)
Tiến trình thí nghiệm, hiện tượng, giải thích, phương trình phản
ứng
Tiến trình thí nghiệm
Trộn 15 giọt Fehlinh A + 15 giọt Fehlinh B thu được dung dịch xanh
thẫm (thuốc thử Fehlinh).
+ Ống 1: Thêm 10 giọt fomanđehit vào ống nghiệm, đun nhẹ hỗn hợp trên
ngọn lửa đèn cồn.
+ Ống 2: Thêm CH3CHO, đun nhẹ hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn.

Hiện tượng
+ Ống 1: Thu được kết tủa đỏ gạch (Cu2O)
+ Ống 2: Thu được kết tủa đỏ gạch (Cu2O)

Giải thích, phương trình


+ Ống 1: Cu(OH)2 + HCHO HCOOH + Cu2O + H2O
+ Ống 2: CH3CHO + 2Cu(OH)2  CH3COOH + Cu2O +2 H2O

Thí nghiệm 12: Tính axit (Ngọc An, Hoàng Đa, Quế Anh, Phương Anh)
a) Thử tính axit với các chất chỉ thị màu:
Tiến trình thí nghiệm:
Nhỏ vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 10 giọt CH3COOH 10%
 Ống 1: Thêm vào 1 giọt Metyl da cam
Hiện tượng: Từ dung dịch trong suốt chuyển sang màu đỏ
Giải thích: Vì CH3COOH có tính axit và metyl da cam là chất chỉ thị màu nên
đổi màu đỏ trong môi trường axit

 Ống 2: Cho mẫu quỳ xanh vào


Hiện tượng: thấy quỳ xanh hóa hồng
Giải thích: Vì CH3COOH có tính axit nên làm cho quỳ xanh hóa hồng

 Ống 3: Cho 1 giọt Phenolphtalein


Hiện tượng: không có hiện tượng
Giải thích: Vì CH3COOH có tính axit nên không làm đổi màu phenolphthalein

b) Thử tính axit khi tác dụng với kim loại:


Tiến trình thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm 1 ml axit axetic đặc, cho thêm một
mẫu nhỏ Mg
Hiện tượng: Có sủi bọt khí, mẫu Mg tan hết
Phương trình: 2CH3COOH + Mg ➔ (CH3COO)2Mg + H2
Giải thích: Do CH3COOH là axit nên hòa tan được Mg tạo thành dung dịch
(CH3COO)2Mg và thoát khí H2

c) Thử tính axit khi tác dụng với oxit:


Tiến trình thí nghiệm: Cho khoảng 0,2g CuO vào ống nghiệm, cho thêm 2ml
acid axetic và hơ hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn.
Hiện tượng: Sau đun nóng, thu được dung dịch (CH3COO)2Cu có màu xanh lục
lam
Phương trình: 2CH3COOH + CuO ➔ (CH3COO)2Cu +H2O
Giải thích: Do CH3COOH tác dụng với bột CuO sẽ tạo ra muối (CH3COO)2Cu
có màu xanh lục lam và H2O

d) Thử tính axit khi cho tác dụng với muối:


Tiến trình thí nghiệm: Rót 1ml acid axetic vào ống nghiệm đã có sẵn 1ml dung
dịch Na2CO3 10%
Hiện tượng: Sủi bọt khí CO2.
Phương trình: 2CH3COOH + Na2CO3 ➔ 2CH3COONa + CO2 + H2O
Giải thích: Hiện tượng sủi bọt khí do xảy ra phản ứng trao đổi, sản phẩm thoát
ra là H2CO3 mà đó là acid yếu nên phân giải thành khí CO2 bay lên và H2O.
Thí nghiệm 14: Điều chế este (Duy An, Thành Đạt, Út Dễ)
Chuẩn bị 2 ống nghiệm có nút có nhánh
a) Điều chế metyl salixylat:
Tiến trình thí nghiệm: Cho vào ống 1ml CH3OH, nửa muỗng acid salixylic, 5
giọt acid sunfuric đậm đặc. Đun cách thủy 5 phút, để nguội rồi cho vào 5ml
nước cất.
Hiện tượng: Có mùi dầu gió
Phương trình:

Giải thích: Do metyl salixylat có mùi đặc trưng là mùi dầu gió nên khi điều chế
bằng phản ứng este hóa tạo thành metyl salixylat có mùi dầu gió và là este nên
tách lớp với nước.

b) Điều chế isoamyl axetat:


Tiến trình thí nghiệm: Cho vào ống 1ml ancol isoamylic, 1ml acid axetic, 5
giọt acid sunfuric đậm đặc, đun 5 phút, để nguội sau đó cho 5ml nước cất vào.
Hiện tượng: Có lớp dầu trên bề mặt, dung dịch có mùi dầu chuối.

Phương trình:

Giải thích: Do isoamyl axetat có mùi đặc trưng là mùi dầu chuối nên khi điều
chế bằng phản ứng este hóa tạo thành isoamyl axetat có mùi dầu chuối và là este
nên tách lớp với nước.

Thí nghiệm 15: Tính chất của amin mạch hở (Phương Anh, Quế Anh, Vân
Anh, Ngọc Diệp)
a) Phản ứng màu với phenolphthalein:
Tiến trình thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm 10 giọt metylamin và 2 giọt
phenolphthalein
Hiện tượng: dung dịch đổi màu tím
Giải thích: Do metylamin có nhóm (–NH2) nên metylamin có tính bazơ, khi
gặp chất chỉ thị màu phenolphthalein thì chuyển màu tím

b) Phản ứng với dung dịch CuSO4:


Tiến trình thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm 10 giọt dung dịch CuSO 4 5% và
nhỏ từ từ từng giọt dung dịch metylamin vào cho đến khi xuất hiện kết tủa. Sau
đó tiếp tục cho từ từ từng giọt dung dịch metylamin vào ống nghiệm cho tới khi
kết tủa tan.
Hiện tượng:
-Khi cho từ từ dung dịch metylamin vào sẽ xuất hiện kết tủa màu xanh lam
CH3NH2 + H2O + CuSO4 ➔ Cu(OH)2 + (CH3NH3)2SO4
-Tiếp tục cho thêm dung dịch metylamin thì kết tủa tan tạo thành phức màu
xanh thẫm
Cu(OH)2 + CH3NH2 ➔ [Cu(CH3NH2)4](OH)2
Giải thích:
-Do dung dịch CuSO4 tác dụng với metylamin sẽ tạo ra Cu(OH) 2 là một kết tủa
có màu xanh lam.
-Do metylamin là một amin nên khi tác dụng với Cu(OH) 2 sẽ tạo phức
[Cu(CH3NH2)4](OH)2 có màu xanh thẫm.

c) Phản ứng với dung dịch sắt (III) clorua:


Tiến trình thí nghiệm: Cho 5 giọt dung dịch FeCl3 3% vào ống nghiệm. Nhỏ từ
từ từng giọt metylamin vào dung dịch FeCl3 cho đến khi xuất hiện kết tủa.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ
Phương trình: FeCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O ➔ Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl
Giải thích: Khi cho metylamin phản ứng với FeCl3 sẽ tạo thành kết tủa Fe(OH)3
có màu nâu đỏ

g) Phản ứng của các amin bậc 1 với acid nitrơ (phản ứng nhận ra amin bậc
1)
Tiến trình thí nghiệm: Cho 1ml dung dịch metylamin và 1ml dung dịch NaNO 2
10% vào ống nghiệm. Khi lắc nhỏ thêm vào hỗn hợp từng giọt acid axetic đặc.
Hiện tượng: Sủi bọt khí (N2) và có khói trắng bóc lên
Phương trình: 2CH3NH2 +2 NaNO2 + CH3COOH ➔2 N2 +4 H2O + 2
CH3COONa
Giải thích: Do metylamin là amin bậc 1 nên khi tác dụng với acid nitrơ sẽ giải
phóng khí N2

Thí nghiệm 16: Phản ứng tạo thành và phân giải các muối của anilin (Ngọc
Diệp, Vân Anh, Phương Anh)
Tiến trình thí nghiệm: Cho 3ml nước vào 2 ống nghiệm đã chứa sẵn 6 giọt
anilin. Lắc mạnh hỗn hợp. Thử môi trường của hỗn hợp bằng quỳ đỏ, nhận xét
màu quỳ đỏ trước và sau khi thử. Nhỏ từ từ vào ống 1 từng giọt dung dịch acid
clohiđrit đặc, lắc đều đến khi dung dịch đồng nhất sau đó nhỏ từ từ từng giọt
dung dịch NaOH 10% vào và lắc đều. Đối với ống 2, nhỏ từ từ từng giọt dung
dịch acid sunfuric đặc cho đến khi xuất hiện kết tủa trắng, sau đó nhỏ tiếp từng
giọt dung dịch NaOH 10%
Hiện tượng:
+ Quỳ đỏ không đổi màu do Anilin có tính bazo rất yếu.
+ Ống 1:
-Khi nhỏ từ từ dung dịch acid clohidrit vào ống nghiệm, anilin tan tạo thành
dung dịch C6H5NH3Cl màu cam sẫm,
C6H5NH2 + HClđ ➔ C6H5NH3Cl
-Sau đó thêm NaOH 10% thì dung dịch tách lớp, có màu vàng của anilin (Khi
lắc lên dung dịch sẽ trở nên đục do anilin bị phân tán thành các giọt nhỏ)
C6H5NH3Cl +NaOH ➔ C6H5NH2 + NaCl + H2O
+ Ống 2:
-Khi nhỏ từ từ từng giọt dung dịch acid sunfuric đặc xuất hiện kết tủa
(C6H5NH3)2SO4 màu trắng
C6H5NH2 + H2SO4đặc ➔ (C6H5NH3)2SO4
-Sau khi nhỏ tiếp từng giọt dung dịch NaOH 10% dung dịch sủi bọt
(C6H5NH3)2SO4 +2NaOH ➔ 2C6H5NH2 + Na2SO4 + 2H2O
Giải thích:
+ Ống 1:
-Do anilin là một amin nên khi tác dụng với acid clohidrit sẽ tạo ra muối
C6H5NH3Cl.
-Khi muối C6H5NH3Cl tác dụng với NaOH sẽ tạo ra anilin ít tan trong nước nên
ta sẽ thấy dung dịch tách lớp.
+ Ống 2:
- Do anilin là một amin nên khi tác dụng với acid sunfuric sẽ tạo ra muối
(C6H5NH3)2SO4

You might also like