You are on page 1of 4

Họ và tên:

1/Lê Trường An - MSSV: B1804309


2/ Phan Nguyễn Ngọc Dung - MSSV:B1804323
Lớp: KH1869A1 - Hóa Học
Nhóm: 2a - sáng thứ 6
PHÚC TRÌNH HÓA VÔ CƠ 1

Bài 1: HYDRO - HYDROPEOXIT


  
Thí nghiệm 1: Điều chế hydro bằng phản ứng của kẽm với dung dịch acid
- Lấy ống nghiệm đựng khoảng 1-2ml dung dịch H2SO4 20%. Nghiên ống nghiệm cho viên kẽm chạy trượt
theo thành ống.
+ Quan sát & giải thích hiện tượng: sủi bọt khí, mẫu kẽm tan dần. Tính khử của Zn mạnh hơn H2 nên mẫu kẽm
tan ra Đây là phản ứng kim loại tác dụng với H2SO4 (dãy kim loại trước hydro ) sinh ra khí H2 (Zn đẩy H2 ra
khỏi H2SO4 ) nên có sủi bọt khí không màu bay lên
♦phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2↑
Thí nghiệm 2: Điều chế hydro bằng phản ứng của Al với dung dịch kiềm
- Lấy vào ống nghiệm một mảnh nhôm vụn, rót vào đó khoảng 1-2ml dung dịch NaOH 20%.
+ Quan sát & giải thích hiện tượng: phản ứng xảy ra chậm, hiện tượng sủi bọt khí. Khi cho Al vào dung dịch
NaOH thì lớp Al2O3 trên bề mặt Al bị bào mòn
♦phương trình phản ứng: Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O
- Al mất lớp bảo vệ Al2O3 tác dụng với nước:
♦phương trình phản ứng: 2Al+ 6H2O 2Al(OH)3 + 3H2
- Al(OH)3 sinh ra lại tan trong dung dịch kiềm
♦phương trình phản ứng:Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O
Thí nghiệm 3: Tác dụng của hydro với dung dịch AgNO3
• Ống 1: đựng 3ml AgNO3 1N
• Ống 2: điều chế khí hydro: đựng 10ml dung dịch H2SO4 20%, nghiên ống nghiệm cho vài viên kẽm chạy
trượt theo thành ống vào dung dịch, thêm tiếp 1-2 giọt dung dịch CuSO4 1M. Lấy ống dẫn khí có nút cao su đậy
kín ống nghiệm dẫn khí hydro thu được vào ống1 trong thời gian khoảng 20 phút
+ Quan sát hiện tượng:
• Ống 1: dung dịch có màu hơi đen , khi dẫn khí hydro từ ống 2 qua thì ta thấy dung dịch trong ống 1 nhạt
màu trong dần
• Ống 2: sủi bọt khí mạnh vì đây là phản ứng kim loại tác dụng với H2SO4 ( dãy kim loại trước hydro ) sinh
ra khí H2
+ Giải thích: tính khử của H2 mạnh hơn Ag nên H2 đẩy Ag ra khỏi AgNO3 tạo Ag, Ag tự do bị oxi hóa trong
không khí nên có màu đen
♦phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2↑
H2 + 2AgNO3 2Ag + 2HNO3
Thí nghiệm 4: So sánh tính khử của hydro phân tử và hydro phân tử
a) Lấy vào ống nghiệm khoảng 4ml dung dịch FeCl3 0,5N. Thêm vào 4-5 giọt dung dịch H2SO4 20%. Chia
dung dịch vào 2 ống nghiệm.
• Ống 1: nghiên ống cho 1 viên Zn chạy trượt theo thành ống
• Ống 2: dẫn khí hydro (điều chế như thí nghiệm 3) từ từ đi qua
- Sau 10 phút, so sánh màu 2 ống nghiệm. Nhỏ vào mỗi ống vài giọt dung dịch NaOH 20%. Nhận xét màu kết
tủa
+ Quan sát & giải thích hiện tượng: sau 10 phút màu ống 2 trong hơn ống 1
• Ống 1: sủi bọt khí, Zn tan ra khi cho NaOH vào xuất hiện kết trắng xanh
• Ống 2: cho NaOH vào xuất hiện kết tủa nâu đỏ
+ Giải thích:
- Zn phản ứng với H2SO4 như thí nghiệm 1
♦phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2↑
- Hydro nguyên tử vừa sinh ra, do tính khử hydro nguyên tử mạnh, khử Fe3+ thành Fe2+ nên màu nâu đỏ dung
dịch Fe3+ nhạt dần
♦phương trình phản ứng:Fe3+ + H+ Fe2+ + H+
- Fe sinh ra phản ứng với OH tạo Fe(OH)2 kết tủa trắng xanh
2+ -
♦phương trình phản ứng:3OH- + Fe3+ Fe(OH)2↓
b) Ống nghiệm khác đựng 2ml dung dịch KMnO4 0,005N, thêm vào 4ml dung dịch H2SO4 20%. Trộn đều,
chia dung dịch vào 3 ống nghiệm
+ Quan sát & giải thích hiện tượng:
• Ống 1: để so sánh
• Ống 2: cho vào 1 viên Zn thấy sủi bọt khí để 10 phút dung dịch có màu tím nhạt dần. Do hydro nguyên tử có
tính khử mạnh khử Mn7+ thành Mn2+( môi trường acid) nên màu tím nhạt dần
♦phương trình phản ứng:2KMnO4 + 5Zn + 8H2SO4 2MnSO4 + K2SO4 + 5ZnSO4 + 8H2O
• Ống 3: cho khí hydro điều chế như thí nghiệm 3 từ từ đi qua dung dịch để 10 phút dung dịch có màu đậm
hơn ống 1
♦phương trình phản ứng: 2KMnO4 + 5H2 + 3H2SO4 K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Thí nghiệm 5: Điều chế hydropeoxit
- Cho từ từ 2,0g BaO2 vào một becher 50ml chứa sẵn 20ml dung dịch H2SO4 20% được ngâm trong nước đá.
Chú ý cho thật từ từ để dung dịch trong becher không bị nóng lên. Khi cho hết lượng BaO2 trên dùng đũa thủy
tinh khuấy nhẹ rồi lọc qua lấy dung dịch. Giữ dung dịch để làm các thí nghiệm sau.
+ Quan sát hiện tượng: khi cho BaO2 vào H2SO4 20% thấy sủi bọt khí
♦phương trình phản ứng: BaO2 + H2SO4 H2O2 + BaSO4
GT
Thí nghiệm 6: Phân hủy hydropeoxit
- Lấy vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2ml dung dịch H2O2 20%
+ Quan sát & giải thích hiện tượng
• Ống 1: lắp ống dẫn khí đun nóng nhẹ, chuẩn bị tàn đóm que diêm. Khi đun nóng sinh ra khí O2 vì vậy khi đưa
tàn đóm que diêm vào tàn đóm vẫn sáng do O2 duy trì sự cháy.
♦phương trình phản ứng: H2O2 to H2O + O2↑
• Ống 2: thêm một ít bột MnO2 vào thấy sủi bọt khí, MnO2 nổi trên mặt dung dịch. Khi cho MnO2 vào ống
nghiệm chứa H2O2, thấy ống nghiệm nóng lên chứng tỏa phản ứng tỏa nhiều nhiệt, khí sủi bọt thoát ra mạnh mẽ
làm tàn đóm que diêm sáng lên chứng tỏ có khí O2.
♦phương trình phản ứng: H2O2 + MnO2 H2Mn + 2O2
Thí nghiệm 7: Tính oxy hóa của H2O2
a) Lấy vào ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch H2O2 10%, thêm vào đó 3 giọt KI 5%, lắc nhẹ rồi thêm 2 giọt
hồ tinh bột
+ Quan sát & giải thích hiện tượng: sủi bọt khí, dung dịch có màu vàng nhạt, thêm hồ tinh bột có kết tủa màu
đen chứng tỏ có I2 thoát ra
♦phương trình phản ứng: H2O2 + 2KI I2 + 2KOH
b) Lấy vào ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch H2O2 vừa điều chế ở trên. Thực hiện thí nghiệm như trên a.
+ Quan sát & giải thích hiện tượng: dung dịch có màu vàng, kết tủa nâu
c) Lấy 5 giọt dung dịch Cr2(SO4)3 5% vào ống nghiệm. Thêm từ từ vào đó từng giọt NaOH 20% cho đến khi kết
tủa xuất hiện rồi lại tan hết. Sau đó thêm vào dung dịch thu được vài giọt dung dịch H2O2 10%. Đun nhẹ ống
nghiệm.
+ Quan sát & giải thích hiện tượng: ban đầu dung dịch có màu xanh lá cây đậm, sau khi đun nóng chuyển sang
màu vàng. Vì Cr2(SO4)3 tác dụng với NaOH tạo kết tủa Cr(OH)3 màu xanh lục nhưng kết tủ này tan trong dung
dịch acid và dung dịch kiềm.
♦phương trình phản ứng: Cr2(SO4)3 + 6NaOH 2Cr(OH)3 + 3Na2SO4
NaOH + Cr(OH)3 NaCrO2 + H2O
- Khi cho H2O2 10% vào đun nóng ống nghiệm thấy dung dịch chuyển sang màu vàng chứng tỏ phản ứng tạo ra
Na2CrO4
♦phương trình phản ứng: 2NaCrO2 + 3H2O2 + 2NaOH 2NaCrO4 + 4H2O
Thí nghiệm 8: Tính khử của H2O2
a) Lấy vào một ống nghiệm 5 giọt dung dịch KMnO4 0.005N và 3 giọt H2SO4 10%. Thêm dần vào đó 3 giọt
H2O2 lắc nhẹ.
+ Quan sát & giải thích hiện tượng: khi cho KMnO4 và H2SO4 vào không thấy hiện tượng đến khi cho H2O2
vào thấy sủi bọt khí, dung dịch từ nhạt màu đến mất màu tím
♦phương trình phản ứng: 2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 8H2O +2MnO4 + 5O2↑ + K2SO
b) Thực hiện thí nghiệm như trên a) cho H2O2 vừa điều chế
+ Quan sát & giải thích hiện tượng: mất màu
♦phương trình phản ứng:
c) Lấy vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch AgNO3 0,1M. Thêm vào đó 3 giọt NaOH 10%, sau cùng thêm vài giọt
H2O2 10% lắc nhẹ.
+ Quan sát & giải thích hiện tượng: dung dịch sủi bọt khí, thêm H2O2 10% kết tủa trắng xám. Dung dịch
AgNO3 tác dụng với NaOH sẽ tạo ra AgOH kém bền nên bị phân hủy thành Ag2O có kết tủa nâu đen. Khi thêm
H2O2 10% vào thì phản ứng với AgNO3 trong môi trường kiềm tạo thành kim loại Ag kết tủa trắng xám
♦phương trình phản ứng: 2AgNO3 + 2NaOH Ag2O + 2NaNO3 +H2O
2AgNO3 + 2NaOH + H2O2 2Ag + 2H2O + O2 + 2NaNO3
d) Thực hiện thí nghiệm như trên c) cho thêm dung dịch H2O2 vừa điều chế
+ Quan sát & giải thích hiện tượng : dung dịch có màu đen, kết tủa đen
♦phương trình phản ứng:
▲ So sánh H2O2 vừa điều chế với nồng độ 10%:
PHẦN CÂU HỎI:
1/ Trong thí nghiệm 1 có thể thay dung dịch H2SO4 bằng dung dịch HCl được không? Làm thế nào để loại
hơi HCl và hơi nước có lẫn trong luồng khí hydro:
Trả lời: Có thể thay thấy bằng dung dịch HCl vì cả hai đều là acid mạnh
Dẫn hơi và khí qua H2SO4 sẽ hấp thụ hơi nước, sau đó dẫn qua NaOH hoặc KOH thì HCl sx bị hấp thụ H2 tinh
khiết
2/ Tại sao khi dùng Zn tinh khiết để điều chế khí hydro, người ta thường nhỏ vài giọt CuSO4 vào dung
dịch H2SO4?
Trả lời: Phản ứng xảy ra rất chậm nhỏ CuSO4 vào xảy ra ăn mòn điện hóa nhanh hơn
3/ Trong thí nghiệm 2 có thể thay NaOH bằng KOH, dung dịch NH3, nước vôi trong cố được không? Viết
phương trình phản ứng nếu được.
Trả lời: có thể thay Ca(OH)2, KOH, NH3 không được( base yếu không hòa tan được Al(OH)3
3
+ phương trình phản ứng: KOH + Al + H2O KAlO2 + 2 H2O
Ca(OH)2 +Al + 2H2O Ca(AlO)2 + 3H2O
4/ Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) H2O2 + PbS PbSO4 + 4 H2O
b) H2O2 + Na2SO3 Na2SO4 + H2O
c) H2O2 + Cl2(bão hòa) 2HCl +O2↑
3
d) H2O2 + Ca(ClO)2 CaCl2 + 2 O2 + H2O
5/ Trong thí nghiệm 6, có thể thay MnO2 bằng những tác nhân nào?
Thay bằng : KMnO4, Ag, Fe3+, Pt,...

You might also like