You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA HÓA HỌC


--------------------

BÀI THỰC HÀNH HÓA VÔ CƠ BÀI 5+6+7

Họ và tên : TẠ MINH THƯ


Mã số sinh viên : 46.01.201.125
Lớp Học phần : CHEM170002
Ngày thí nghiệm : 05/07/2022
Bài 1: : Hidro, oxi, ozone và hidro peoxit.
: Lưu huỳnh, H2S và các sunfua.
: Các oxit và oxiaxit của lưu huỳnh
Thí nghiệm 1: Điều chế hidro bằng cách cho kẽm tác dụng với H2SO4 10%.
Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Ống nghiệm, ống thủy tinh vuốt nhọn, kẹp gắp ống nghiệm,đèn cồn, bật lửa.
Hóa chất: Zn, H2SO4, CuSO4.
Tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm 1.1: Cho vào ống nghiệm lớn 2ml dung dịch H 2SO4 10% sau đó cho 2-3 viên kẽm (
Cầm nghiêng ống nghiệm để viên kẽm chạy trượt them thành ống nghiệm).
Thêm vào 5 giọt CuSO4, đậy ống nghiệm bằng nút có gắn ống thủy tinh vuốt nhọn ( đầu vuốt
nhọn hướng ra ngoài).
Đun nhẹ ống nghiệm.
→ Quan sát hiện tượng.
Thí nghiệm 1.2: Lấy ống nghiệm nhỏ( dung tích 20ml) úp lên đầu ống thủy tinh vuốt nhọn
khoảng 30 giây, dùng ngón tay cái bịt nhanh miệng ống nghiệm nhỏ và đưa nhanh đến ngọn
lửa đèn cồn, mở ngón tay cái ra sẽ có tiếng nổ. Lặp lại thí nghiệm này cho đến khi tiếng nổ nhỏ
hoặc không còn thì thôi.
Thí nghiệm 1.3: Rút ống nghiệm nhỏ ra. Châm lửa đốt đầu ống dẫn khí
→ Quan sát màu ngọn lửa.
Kết quả thí nghiệm:
Thí nghiệm 1.1: Trước khi cho CuSO4, là phản ứng giữa kẽm với axit sunfuric, có hiện tượng
sủi bọt khí( khí không màu, không mùi) trên bề mặt kẽm, sự sủi bọt này xảy ra chậm không quá
mãnh liệt.
Sau khi cho vào CuSO4, là phản ứng giữa kẽm và CuSO4, bề mặt kẽm sủi bọt nhiều hơn. Xuất
hiện một lớp mỏng màu nâu đỏ bám vào bề mặt kẽm.
Khi đun nóng lớp bám này dày hơn, kẽm sủi bọt khí nhiều hơn. Mảng màu nâu đỏ này bong
thành cục rồi nổi trên lớp dung dịch dưới tác dụng nhiệt độ.
Nhận xét thí nghiệm
-  Ban đầu, Zn tiếp xúc với dung dịch H + sinh ra các bọt khí H2 bám trên bề mặt Zn gây cản trở
sự tiếp xúc giữa Zn và H+ nên phản ứng xảy ra chậm.
- Khi nhỏ thêm vào một ít dung dịch CuSO4 lập tức xảy ra phản ứng:
Lúc này hình thành nên pin điện Zn-Cu với cực âm là Zn, cực dương là Cu.
- Dòng electron chuyển dịch từ cực âm (Zn) sang cực dương (Cu) nên tại cực dương:
2H+ + 2e → H2
- Bọt khí sẽ bám trên bề mặt Cu, không bám trên bề mặt Zn nữa. Do đó sự tiếp xúc giữa
Zn và H+ không bị cản trở nên phản ứng diễn ra nhanh hơn hẳn.
Zn+ H2SO4 → ZnSO4+ H2
Zn+ CuSO4 → Cu+ ZnSO4
1. Có thể thay H2SO4 thành HCl được không? Vì sao?
→ Có thể thay H2SO4 bằng HCl vì cả hai đều là axit mạnh. Zn đứng trước H+ trong dãy điện
hóa nên có thể tác dụng với dung dịch có H+ như HCl.
2. Tại sao phải cho thêm 5 giọt CuSO4?
→ Tác dụng với Zn, tạo ra điện cực Cu-Zn, ngắn cản sự bám bọt khí hình thành trên bề mặt
Zn, đẩy nhanh phản ứng giữa Zn và H2SO4.
Thí nghiệm 2: Điều chế hidro bằng cách cho Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm
Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Ống nghiệm.
Hóa chất: Al, NaOH loãng.
Tiến hành thí nghiệm:
Cho vài lá nhôm nhỏ vào 2ml dung dịch NaOH loãng đựng trong ống nghiệm.
→ Quan sát hiện tượng xảy ra.
Kết quả thí nghiệm:
Nhôm tan chậm, có bọt khí thoát ra trên bề mặt nhôm.
Nhận xét thí nghiệm:
Ở điều kiện thường, nhôm có lớp oxi Al 2O3 rất mỏng, bền và mịn, bảo vệ nhôm không tác dụng
với nước. Khi nhôm tiếp xúc với dung dịch kiềm thì lớp oxit Al 2O3 sẽ bị kiềm hóa tan. Khi đó
nhôm không còn màng oxit bảo vệ nữa mà tác dụng với nước.
Al(OH)3 tạo thành lại tác dụng tiếp với dung dịch kiềm.
2Al+6H2O→ 2Al(OH)3+ 3H2.
Al(OH)3+NaOH→NaAlO2+H2O
2Al+2NaOH+2H2O→2NaAlO2+3H2
1. Vai trò của NaOH?
- NaOH đóng vai trò là môi trường của phản ứng.
2. Có thể thay dung dịch NaOH bằng các dung dịch KOH. Ca(OH) 2, Na2CO3, NH3 được
không? Vì sao?
- Có thể thay NaOH bằng KOH,Ca(OH) 2 vì cả 2 chất thay thể đều là dung dịch kiềm, có
khả năng hòa tan được lớp oxit của nhôm, để nhôm dễ dàng tác dụng được với nước.
- Có thể thay NH3 cho NaOH vì NH3 tan trong nước sẽ tạo môi trường kiềm, giúp hòa tan
được Al2O3, khiến nhôm tác dụng được với nước
NH3+ H2O→NH4+ + OH-
- Có thể thay NaOH bằng Na2CO3 nếu trong quá trình làm ta đun nóng Na 2CO3. Vì khi
đun nóng xảy ra phương trình sau:
Na2CO3+ H2O → NaHCO3+ NaOH
Vậy khi đun nóng sẽ tạo ra NaOH, hòa tan được lớp oxit của nhôm.

Thí nghiệm 3: Hidro phản ứng với oxi.


Dụng cụ, hóa chất
Dụng cụ: Ống nghiệm dày, chậu thủy tinh, ống thủy tinh vuốt nhọn, đèn cồn.
Hóa chất: KClO3, MnO2.
Tiến hành thí nghiệm:
Thu 2/3 thể tích khí hidro từ thí nghiệm 1 hoặc 2 trong một ống nghiệm dày.
Nhiệt phần KClO3 với xúc tác là MnO2 đã được trộn sẵn sẽ thu được khí oxi. Thu khí oxi cho
đầy ống nghiệm ban nãy.
Dùng ngón tay cái bịt miệng ống nghiệm rồi dùng vải lót tay cầm ngang ống nghiệm, đưa
miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn, mở ngón tay cái để đốt hỗn hợp khí.
→ Quan sát hiện tượng.
Kết quả thí nghiệm:
Xuất hiện một tiếng nổ lớn.
Nhận xét hiện tượng:
O2 và H2 trong ống nghiệm, được đốt trên ngọn lửa đèn cồn thì phản ứng với nhau theo phương
trình
2H2+ O2→ 2H2O ΔHo= -241,82 kJ/mol
1. Trình bày cơ chế phản ứng:
Hỗn hợp của 2 thể tích khí hidro và 1 thể tích khí oxi ở nhiệt độ thường thì hầu như
không phản ứng, nhưng khi tiếp xúc với ngọn lửa thì nổ mạnh.
2. Vì sao xảy ra hiện tượng nổ trong phòng thí nghiệm trên?
- Nhiệt độ bắt chátycủa hỗn hợp hidro-oxi có tỉ lệ gần 2:1 là vào khoảng 550 oC. Nhưng
chỉ cần 1 điểm trong hỗn hợp đạt tới nhiệt độ đó, phản ứng xảy ra tại điểm đó sẽ đốt
nóng những phân tử H2 và O2 xung quanh và cứ thế phản ứng lan truyền rất nhanh trong
toàn bộ thể tích của hỗn hợp, gây ra hiện tượng nổ, vì nhiệt của phản ứng đã làm thể tích
tăng đột ngột.
3. Vì sao phải dùng vải lót tay?
- Phải dùng vải lót tay vì đây là phản ứng tỏa ra nhiệt độ cao, nhiệt độ tỏa ra lớn sẽ khiển
tay bị phỏng nếu tiếp xúc trực tiếp với ống nghiệm.

Thí nghiệm 4: Hidro khử đồng (II) oxit:


Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Ống thủy tinh vuốt nhọn, ống nghiệm, đèn cồn.
Hóa chất: Bột CuO
Tiến hành thí nghiệm:
Cho một ít bột CuO ( bằng hạt đậu đen) vào ống nghiệm khô. Sấy khô bột CuO trên ngọn lửa
đèn cồn. Dẫn khí hidro thu được từ nghiệm 1 hoặc 2 vào đáy ống nghiệm đựng CuO, sao cho
đầu vuốt nhọn tiếp xúc với bột CuO, đun nóng chảy ổng nghiệm đựng bột CuO.
Kết quả thí nghiệm
Xuất hiện hơi nước bám trên thành ống nghiệm. Bột đen trong ống nghiệm chuyển dần thành
màu nâu đỏ
Nhận xét hiện tượng
CuO ( màu đèn) được sấy khô sau khi tác dụng với H 2 tạo ra H2O bay hơi bám trên thành ống
nghiệm và Cu( màu nâu đỏ).
CuO + H2 → Cu + H2O

Thí nghiệm 5: Hidro tác dụng với dung dịch AgNO3


Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Ống nghiệm, đầu thủy tinh vút nhọn.
Hóa chất: dung dịch AgNO3.
Tiến hành thí nghiệm:
Dẫn hidro điều chế được từ thí nghiệm 1 hoặc 2 vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch AgNO 3
1M, để khoảng 5-10 phút, dung dịch AgNO3 chuyển từ trong suốt sang màu nâu đen( hoặc có
ánh kim).
Kết quả thí nghiệm:
Xuất hiện những hạt lợn cợn nhỏ có màu ánh kim trong dung dịch.
Nhận xét hiện tượng:
Phản ứng AgNO3 tác dụng H2 tạo ra Ag có màu ánh kim hoặc nâu đen.
2AgNO3+ H2→2Ag+ 2HNO3
Thí nghiệm 6: So sánh tính khử của Hidro phân tử và hidro nguyên tử
Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: 6 ống nghiệm
Hóa chất: Zn, dung dịch FeCl3, H2SO4 10%, dung dịch KMnO4 loãng.
Tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm 6.1: Cho vào ống nghiệm khoảng 3ml dung dịch FeCl 3, thêm vào 5 giọt dung dịch
H2SO4 10%. Chia dung dịch vào 3 ống nghiệm.
Ống 1: Để so sánh
Ống 2: Cho vào 2 viên kẽm
Ống 3: dẫn khí hidro vào.
Để phản ứng xảy ra trong khoảng 5-10 phút.
Cho vào mỗi ống vài giọt NaOH
Thí nghiệm 6.2: Lấy 3ml dung dịch H2SO4 10% vào 2 ml dung dịch KMnO4 loãng cho vào ống
nghiệm, lắc đều ống nghiệm rồi chia đều nhau vào 3 ống nghiệm.
Ống 1: Để so sánh.
Ống 2: Cho vào 2 viên kẽm.
Ống 3: Dẫn dòng khí hidro vào.
Để phản ứng xảy ra trong vòng 5-10 phút.
Kết quả thí nghiệm:
Thí nghiệm 6.1:
Trước khi cho NaOH:
Ống 2: Sủi bọt khí không màu, không mùi trên Zn.Dung dịch chuyển sang màu lục.
Ống 3: Không có hiện tượng gì xảy ra
Sau khi cho NaOH:
Ống 1: Xuất hiện kết tủa đỏ.
Ống 2: Xuất hiện kết tủa trắng xanh.
Ống 3: Xuất hiện kết tủa màu đỏ.
Thí nghiệm 6.2:
Ống 2: Mất màu tím, sủi bọt khí.
Ống 3: Nhạt màu hơn ống 1.
Giải thích hiện tượng:
Thí nghiệm 6.1:
Ống 2: Zn cho vào tác dụng với H 2SO4,hidro mới sinh ra ở trạng thái nguyên tử, có tính khử
mạnh nên khử Fe3+ thành Fe2+. Một phần hidro nguyên tử chưa phản ứng sẽ tự kết hợp với nhau
tạo thành hidro phân tử.
Zn + H2SO4  ZnSO4 + 2[H]
Fe3+ + H  Fe2+ + H+
FeCl2 + 2NaOH  Fe(OH)2  + 2NaCl
Ống 3: Hidro ở trạng thái phân tử bền, kém hoạt động hóa học nên không có khả năng khử Fe 3+
thành Fe2+. Cho NaOH vào tạo kết tủa nâu đỏ.
FeCl3 + 3NaOH  Fe(OH)3  + 3NaCl
Thí nghiệm 6.2:
Ống 2: : Zn cho vào tác dụng với H2SO4,hidro mới sinh ra ở trạng thái nguyên tử, có tính khử
mạnh nên khử Mn7+ thành Mn2+ mất màu tím. Một phần hidro nguyên tử chưa phản ứng sẽ tự
kết hợp với nhau tạo thành hidro phân tử.
Zn + H2SO4  ZnSO4 + 2[H]
5[H] + MnO4- + 3H+  Mn2+ + 4H2O
Ống 3: Hidro ở trạng thái phân tử bền, kém hoạt động hóa học nên không có khả năng tác dụng
với dung dịch KMnO4, dung dịch nhạt màu là do khí hidro được dẫn trực tiếp có thể tồn tại một
phần hidro nguyên tử rất nhỏ tác dụng với KMnO4.
1. Vì sao hidro nguyên tử lại hoạt động mạnh hơn hidro phân tử?
- Phân tử H2 với vỏ electron của nguyên tử He, có độ bền lớn cho nên ở nhiệt độ thường,
hidro rất kém hoạt động về mặt hóa học.
- Trong các phản ứng hóa học,hidro phân tử trước hết phải phân hủy thành hidro nguyên
tử mà quá trình phân hủy đòi hỏi tiêu thụ nhiều nhiệt. Năng lượng này phải được bù lại
bằng năng lượng phát ra khi hidro nguyên tử phản ứng với các chất.

Thí nghiệm 7: Điều chế và nhận biết khí oxi:


Dụng cụ, hóa chất
Dụng cụ: Ống nghiệm, cặp gắp ống nghiệm, đèn cồn.
Hóa chất: KClO3, MnO2.
Tiến hành thí nghiệm:
Cho KClO3 có trộn một ít tinh thể MnO2.
Dùng cặp gỗ giữ chặt và nung nóng đáy ống nghiệm.
Kết quả thí nghiệm:
Xuất hiện khí nặng ở dưới đáy ống nghiệm → nặng hơn không khí
Cho que đóm đỏ vào ống nghiệm, que đóm bùng cháy.
Nhận xét hiện tượng:
Phản ứng xảy ra theo phương trình:
2KClO3 Mn→O2 2KCl + 3O2 
Sinh ra O2 duy trì sự cháy.

Thí nghiệm 8: Oxi phản ứng với than, lưu huỳnh, photpho, sắt.
Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Lọ thu khí, đèn cồn, muỗng xúc hóa chất.
Hóa chất: than, lưu huỳnh, photpho, dây thép.
Tiến hành thí nghiệm:
Thu đầy khí oxi ( điều chế bằng các bước như thí nghiệm 7) vào 4 lọ đựng khí.
Dung môi đốt lần lượt lấy một ít bột than, lưu huỳnh, photpho rồi đốt cháy trên ngọn lửa đèn
cồn và đưa nhanh vào lọ chứa khí oxi, đậy nắp lọ.
Dùng một đoạn dây théo nhỏ nung đỏ trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào lọ đựng khí
oxi.
Kết quả thí nghiệm:
- Bột than khi đã được đun nóng cho vào lọ đựng khí oxi có hiện tượng bùng cháy, cho
ánh sáng chói.
- Cho lưu huỳnh được đun nóng vào lọ đựng khí oxi, cho ngọn lửa màu xanh dương, có
khí hắc thoát ra.
- Cho photpho đã đun nóng vào lọ đựng khí oxi, cho ánh sáng chói, có khói trắng dày đặc
bám vào thành lọ dưới dạng bột.
- Đưa dây thép đốt nóng vào lọ đựng khí oxi, thấy dây thép sáng chói, có nhiều hạt nhỏ
sáng bắn như pháo hoa. Sau đó sẽ thấy các hạt nhỏ li màu đen bám bắn ra bám trên
thành lọ.
Nhận xét hiện tượng:
- C đun nóng tác dụng với oxi theo phương trình sau là phản ứng mãnh liệt có màu sáng
chói:
C + O2 t→° CO2
- Lưu huỳnh đun nóng tác dụng với oxi theo phương trình dưới đây, làm xuất hiện ngọn
lửa màu xanh dương, tạo SO2 có mùi hắc.
S + O2 t→° SO2
- Cho photpho tác dụng với oxi theo phương trình dưới đây, tạo ra P 2O5- là khói trắng
xuất hiện dưới dạng bột.
4P + 5O2 t→° P2O5
- Sắt cháy trong oxi, cho ngọn lửa sáng chói, tạo nên Fe 3O4 là các hạt nhỏ li ti màu đen
bắn ra bám trên thành lọ.
3Fe + 2O2 t→° Fe3O4

Thí nghiệm 9: Điều chế và tính chất của ozon.


Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Ống nghiệm, que đóm đỏ, đầu vuốt thủy tinh, bật lửa, giấy lọc.
Hóa chất: Tinh thể (NH4)2S2O8, HNO3 68%, phenolphtalein, hồ tinh bột, dung dịch MnSO4.
Tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm 9.1: Cho vào 1/3 ống nghiệm tinh thể (NH 4)2S2O8. Cho vào ống nghiệm 10ml dung
dịch HNO3 65%. Nút ống nghiệm bằng hệ thống dẫn khí đồng thời đun nhẹ đáy ống nghiệm.
Khi có khí thoát ra, lấy que đóng còn tàn đỏ đặt vào đầu ống dẫn khí, que đóm sẽ bùng cháy.
Thí nghiệm 9.2: Nhúng ống dẫn khí vừa điều chế được ở trên vào 1ml dung dịch KI. Dung dịch
chuyển từ không màu sang màu xanh đen.
Thí nghiệm 9.3: Dùng miếng giấy lọc có tẩm dung dịch KI ở thí nghiệm 9.2 rồi nhỏ vào 2 chỗ
khác nhau. Một chỗ nhỏ dung dịch hồ tinh bột, chỗ kia là một giọt dung dịch phenolphtalein.
Thí nghiệm 9.4: Sục dòng khí ozon vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch MnSO 4. Mn2+ sẽ bị
oxi hóa thành Mn4+.
Kết quả thí nghiệm:
Thí nghiệm 9.1: Que đóm bừng sáng.
Thí nghiệm 9.2: Dung dịch chuyển màu vàng nâu.
Thí nghiệm 9.3: Chỗ nhỏ hồ tinh bột có màu xanh tím. Chỗ nhỏ phenolphtalein làm mất màu
phenolphtalein.
Thí nghiệm 9.4: Dung dịch có màu hồng tím, sau đó mất màu.
Nhận xét hiện tượng:
Thí nghiệm 9.1: (NH4)2S2O8 tác dụng với HNO3 sinh ra O3 nên khi cho que đóm còn tàn đỏ vào,
que đóm sẽ bùng cháy.

(NH4)2S2O8 + 8HNO3  8O3 + 3N2 + 2(NH4)2SO4


Thí nghiệm 9.2: Khí O3 tác dụng với dung dịch KI sinh ra I 2 nên dung dịch từ không màu
chuyển sang màu vàng nâu.

2KI + O3 + H2O  I2 + 2KOH + O2


Thí nghiệm 9.3: Chỗ nhỏ hồ tinh bột hóa màu xanh đen là do hồ tinh bột hấp phụ I 2 sinh ra.
Phenolphthalein hóa hồng là do KOH tạo thành.

Thí nghiệm 9.4: Do O3 là chất oxi hóa mạnh nên oxi hóa Mn2+ thành Mn4+. Dung dịch chuyển
từ màu hồng nhạt (MnSO4) chuyển sang trong suốt (MnO2).

MnSO4 + O3 + H2O  MnO2 + H2SO4 + O2

Thí nghiệm 10: Tính chất của dung dịch H2O2.


Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, cắp gắp ống nghiệm.
Hóa chất: Dung dịch H2O2, bột MnO2, dung dịch KMnO4, dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch
Pb(NO3)2, dung dịch (NH4)2S hoặc Na2S.
Tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm 10.1: Cho vào ống nghiệm 2ml H2O2, thêm vào một ít bột MnO2.
Thí nghệm 10.2: Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch KMnO4, nhỏ vài giọt dung dịch H 2SO4.
Nhỏ từng giọt H2O2. Theo dõi sự thay đổi màu sắc.
Thí nghiệm 10.3: Cho 5 giọt dung dịch Pb(NO3)2 tác dụng 5 giọt dung dịch (NH4)2S hoặc Na2S
trong một ống nghiệm, Đun sôi nhẹ, để kết tủa lắng xuống rồi gạn lấy kết tủa.
Nhỏ từ từ dung dịch H2O2 vào kết tử PbS, nếu phản ứng xảy ra chậm thì có thể đun nhẹ.
Kết quả thí nghiệm:
Thí nghiệm 10.1: Khi cho MnO2 vào dung dịch H2O2, dung dịch sủi bọt khí mạnh, ống
nghiệm nóng lên. Khi đưa que đóm còn tàn đỏ lại gần, que đóm bùng cháy.
Thí nghiệm 10.2: Dung dịch chuyển từ màu tím sang tìm nhạt rồi trong suốt, có hiện tượng
sủi bọt khí.
Thí nghiệm 10.3: Khi cho Pb(NO3)2 tác dụng với dung dịch (NH4)2S xuất hiện kết tủa màu
đen. Nhỏ H2O2 vào kết tủa đen, kết tủa tan, tạo kết tủa mới có màu trắng, có sủi bọt khí.
Nhận xét hiện tượng:
Thí nghiệm 10.1: Khí O2 sinh ra làm que đóm bùng cháy, MnO 2 đóng vai trò là chất xúc tác
đẩy nhanh quá trình phản ứng. Đây là phản ứng tỏa nhiệt.
2H2O2 Mn→O2 2H2O + O2 
Thí nghiệm 10.2: Mn7+ bị khử thành Mn2+ làm mất màu tìm, khí O2 sinh ra nên sủi bọt khí.
5H2O2 + 3H2SO4 + 2KMnO4  K2SO4 + 2MnSO4 + 5O2  + 8H2O
H2SO4 lúc này đóng vai trò là chất tạo môi trường.
Thí nghiệm 10.3: Pb(NO3)2 tác dụng với dung dịch (NH 4)2S tạo PbS là kết tủa đen. Cho
H2O2 vào kết tủa đen, kết tủa tan, xuất hiện kết tủa mới có màu trắng.
Pb(NO3)2 + (NH4)2S  NH4NO3 + PbS 
PbS + 4H2O2  PbSO4 + H2O2
1. Tại sao khi thêm H2O2 vào kết tủa PbS lại xuất hiện hiện tượng sủi bọt khí ?
Khi thêm H2O2 vào kết tủa PbS lại xuất hiện hiện tượng sủi bọt khí là do Có một phần
H2O2 bị phân hủy bởi xúc tác Pb2+.
2+¿
H2O2 Pb→
¿ H2O + O2 
2. Nêu tính chất của H2O2 trong các thí nghiệm trên.
H2O2 thể hiện tính khử khi gặp các chất oxi hóa mạnh như ozone, KMnO4, Cl2,…
5H2O2 + 3H2SO4 + 2KMnO4  K2SO4 + 2MnSO4 + 5O2  + 8H2O
H2O2 có thể oxi hóa các hidraxit thành halogen, các sunfit và sunfua thành sunfat trong môi
trường trung tính.
PbS + 4H2O2  PbSO4 + H2O2
3. Phương pháp bảo quản H2O2?
- Bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
- Nơi cất chứa phải được đậy nắp kín đáo.
- Ghi nhãn dán rõ ràng.
Bài 6: Lưu huỳnh H2S và các Sunfua.

Thí nghiệm 1: Điều chế lưu huỳnh kim và lưu huỳnh dẻo
Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Chậu thủy tinh, đèn cồn, ống nghiệm nhỏ, giấy lọc,đũa thủy tinh, cặp gắp ống
nghiệm.
Hóa chất: Bột lưu huỳnh.
Tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm 1.1 Điều chế lưu huỳnh hình kim: Cho bột lưu huỳnh vào ½ ống nghiệm rồi nung
chảy trên ngọn đèn cồn, lắc đều cho lưu huỳnh nóng chảy đều, khi lưu huỳnh nóng chảy hết sẽ
có màu vàng linh động, nhiệt đột đạt khoảng 112oC.
Xếp tờ giấy lọc thành chiết phễu(hình nón) và rót lưu huỳnh nóng chảy vào. Khi bề mặt bắt đầu
đóng váng, dùng đũa thủy tinh chọc ngay giữa mặt váng một lỗ nhỏ, rút đũa thủy tinh ra và xòe
ngay tờ giấy lọc. Quan sát tinh thể hình kim của lưu huỳnh tạo thành.
Thí nghiệm 1.2 Điều chế lưu huỳnh dẻo: Cho bột lưu huỳnh vào ½ ống nghiệm rồi nung chảy
trên ngọn đèn cồn cho đến khi chất lỏng ngả sáng màu nâu sẩm( nhiệt độ đạt khoảng 200 oC) rót
nhanh chất lỏng này ra chậu nước đã chuẩn bị sẵn.
Vớt lưu hình ra, dùng tay kiểm tra tính dẻo của lưu huỳnh khi mới cho vào chậu nước và cuối
buổi thực hành (khoảng 2h).
Kết quả thí nghiệm:
Thí nghiệm 1.1: Lưu huỳnh nhìn thấy trên giấy học có hình kim lấp lánh.
Thí nghiệm 1.2: Khi đun đến 200oC lưu huỳnh đặc quánh như nhựa và có màu nâu đen, sau khi
cho vào chậu nước lưu huỳnh thành khối dẻo màu nâu và có tính đàn hồi. Sau một thời gian lưu
huỳnh cứng lại và xuất hiện những tinh thể lưu huỳnh tà phương
Nhận xét hiện tượng:
Thí nghiệm 1.1: Lưu huỳnh thu được là tinh thể lưu huỳnh đơn tà, có màu vàng nhạt, nóng
chảy ở 119,2oC và có tỉ khối là 2,06. Tuy nhiên dạng tinh thể lưu huỳnh đơn tà này chỉ tồn tại
trong một thời gian, nếu để trong nhiều ngày,cấu trúc bên trong tinh thể bị biến đổi, mỗi tinh
thể đơn tà biến thành nhiều tinh thể tà phương rất bé.
Thí nghiệm 1.2: Lưu huỳnh thu được là lưu huỳnh dẻo hay lưu huỳnh vô định hình, nó không
than trong các dung môi hữu cơ và ở điều kiện thường chuyển dành san dạng tà phương.

Thí nghiệm 2 : Phản ứng của lưu huỳnh với HNO3 đặc và H2SO4 đặc.
Dụng cụ, hóa chất
Dụng cụ: Ống nghiệm,đèn cồn.
Hóa chất: Bột lưu huỳnh, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, dung dịch BaCl2.
Tiến hành thí nghiệm:
Tác dụng của lưu huỳnh với HNO3 đặc
Cho một ít bột lưu huỳnh vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch HNO 3 đặc. Đun sôi dung dịch
khoảng 2-3 phút.
Để nguột ống nghiệm rồi cho vào 1 giọt dung dịch BaCl2.
Tác dụng của lưu huỳnh với H2SO4 đặc.
Cho một ít bột lưu huỳnh vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch H 2SO4 98%. Đun nóng ống
nghiệm.
Kết quả thí nghiệm:
Khi cho lưu huỳnh vào HNO 3 đặc, trước khi đun nóng, không có hiện tượng gì xảy ra. Khi
đun sôi, bột lưu huỳnh nóng chảy, xuất hiện khối đặc quánh màu nâu sẫm nổi trên bề mặt dung
dịch, có khí màu nâu đỏ thoát ra. Khi nhỏ dung dịch BaCl2 vào thì xuất hiện kết tủa trắng.
Khi cho lưu huỳnh vào H2SO4 đặc, trước khi đun, không có hiện tượng gì xảy ra. Sau khi
đun nóng, lưu huỳnh tan dần, có khí mùi hắc thoát ra, xuất hiện kết tủa trắng.
Nhận xét hiện tượng:
- Ở nhiệt độ thường, khi cho lưu huỳnh vào HNO 3 đặc không xảy ra phản ứng. Khi đun
nóng gặp nhiệt độ cao, lưu huỳnh nóng chảy thành lưu huỳnh lỏng, gặp dung dịch HNO 3
ở dạng lỏng,tạo nên sức căng bề mặt khiến cho lưu huỳnh nóng chảy thành một khối đặc
quánh hình cầu có màu nâu sẫm, có khí màu nâu đỏ thoát ra là khí NO2.
S + 6HNO3(đặc) t→° H2SO4 + 6NO2  + 2H2O
- Khi nhỏ dung dịch BaCl2 vào, có kết tủa trắng xuất hiện là BaSO4.
H2SO4 + BaCl2  BaSO4  + 2HCl
- Lưu huỳnh tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng nhưng ở nhiệt độ thấp hơn so với khi đun
với dung dịch HNO3, lưu huỳnh nóng chảy thành tinh thể lưu lưu huỳnh đơn tà có hình
kim, có màu vàng nhạt hoặc gần như không có màu( màu trắng). có khí mùi hắc thoát ra
là khí SO2.
S + 2H2SO4(đặc) t→° 3SO2  + 2H2O

Thí nghiệm 3: Điều chế Hidro Sunfua rồi đốt cháy.


Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Ống nghiệm, ống thủy tinh có vuốt nhọn, ngọn lửa đèn cồn,tủ hút khí độc,bật lửa.
Hóa chất: FeS, H2SO4 2M, quỳ tím ẩm.
Tiến hành thí nghiệm:
Cho một ít tinh thể FeS vào ống nghiệm sau đó cho vào ống nghiệm 2ml dung dịch H2SO4 2M
Đậy ống nghiệm bằng nút có gắn ống thủy tinh vuốt nhọn. Đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.
Dùng giấy quỳ tím ẩm đặt trên đầu ống thủy tinh vuốt nhọn để thử tính axit của dung dịch H 2S.
Đưa đầu ống thủy tinh vuốt nhọn lên ngọn lửa đèn cồn và quan sát màu ngọn lửa.
Kết quả thí nghiệm:
Khí thoát ra có mùi trứng thối. Dùng giấy quỳ tím ẩm đặt trên đầu ống thủy tinh vuốt nhọn
thì thấy giấy quỳ hóa đỏ. Dùng que đóm đốt trên đầu ống thủy tinh vuốt nhọn cho ngọn lửa
màu xanh nhạt.
Nhận xét hiện tượng:
Cho FeS tác dụng với H2SO4 loãng, đun nóng, có khí mùi trứng thối thoát ra là khí H2S.
FeS + H2SO4 t→° FeSO4 + H2S 
Khi cho giấy quỳ tím ẩm đặt trên đầu ống thủy tinh vuốt nhọn, khí H 2S gặp nước sẽ tạo
H2SO4 làm giấy quỳ hóa đỏ.
H2S + 4H2O  H2SO4 + 4H2 
Khi dùng que đóm đốt trên đầu ống thủy tinh vuốt nhọn, H 2S cháy trong không khí cho
ngọn lửa màu xanh nhạt. Khi dư O2, phản ứng tạo ra SO2:
2H2S + 3O2 t→° 2SO2 + 2H2O
Khi thiếu O2, H2S sẽ cháy trong không khí giải phóng lưu huỳnh tự do nên dung dịch của
H2S dể trong không khí bị O2 không khí oxi hóa làm cho dung dịch đục dần.
2H2S + O2 t→° S + 2H2O
1. Có thể thay thế H2SO4 loàng bằng HCl loãng được không?
- Có thể thay thế vì H2SO4 loàng và HCl loàng có tính chất giống nhau.
2. Có thể thay H2SO4 loãng bằng H2SO4 đặc không? Vì sao?
Không thể thay thế vì axit đặc có tính oxi hóa mạnh, sẽ không tạo thành H 2S mà tạo thành
SO2.

Thí nghiệm 4: Điều chế và quan sát các sunfua ít tan- Thuốc thử S2-
Dung cụ, hóa chất
Dụng cụ: Ống nghiệm.
Hóa chất: Dung dịch mangan(II) sunfat, Dung dịch kẽm Sunfat, Dung dịch chì(II) nitrat, Dung
dịch đồng(II) sunfat, Dung dịch cadimi nitrat, Dung dịch canxi clorua,dung dịch H2S.
Tiến hành thí nghiệm.
Lấy 6 ống nghiệm khô, cho vào mỗi ống 1ml các dung dịch:
Ống 1: Dung dịch mangan(II) sunfat.
Ống 2: Dung dịch kẽm Sunfat.
Ống 3: Dung dịch chì(II) nitrat.
Ống 4: Dung dịch đồng(II) sunfat.
Ống 5: Dung dịch cadimi nitrat.
Ống 6: Dung dịch canxi clorua.
Nhỏ thêm vào mỗi ống 2-3 giọt dung dịch H2S.
Để ống có kết tủa lặng xuống, gạn lấy kết tủa rồi rửa 2 lần bằng nước cất. Sau đó cho vài giọt
HCl loãng.
Kết quả thí nghiệm:
Ống 1: Không xuất hiện kết tủa, khi cho Na2S vào thì xuất hiện kết tủa màu cam sữa.
Ống 2: Xuất hiện kết tủa trắng, cho vài giọt HCl loãng vào kết tủa vẫn không tan.
Ống 3: Xuất hiện kết tủa đen, thêm vào HCl loãng kết tủa vẫn không tan.
Ống 4: Xuất hiện kết tủa đen . Thêm vào HCl kết tủa vẫn không tan.
Ống 5: Xuất hiện kết tủa vàng, thêm HCl kết tủa tan thành màu trong suốt.
Ống 6: Không có hiện tượng, thêm Na2S vẫn không có hiện tượng xảy ra.
Nhận xét hiện tượng:
Ống 1: Phản ứng giữa mangan sunfat và H2S là phản ứng thuận nghịch, khi cho HCl thì sunfua
của mangan tan nên không kết tủa, tuy nhiên khi cho vào Na 2S thì cân bằng chuyển về lại bên
phải, kết tủa MnS sẽ lắng xuống
MnSO4+ H2S↔MnS+ H2SO4
MnSO4+ Na2S→ MnS+ Na2SO4
Ống 2+3+4: Tạo ZnS và PbS là những sunfua kim loại không tan trong nước và trong dung
dịch axit loãng.
ZnSO4+ H2S → ZnS + H2SO4
Pb(NO3)2+ H2S → PbS + 2HNO3
CuSO4+ H2S → CuS+ H2SO4
Ống 5: Phản ứng tạo sunfua CdS có màu vàng, không tan trong nước nhưng tan trong axit.
Cd(NO3)2+ H2S→ CdS+ 2HNO3
Ống 6: Tạo sunfua CaS tan trong nước.
CaCl2+ H2S → CaS+ 2HCl

Thí nghiệm 5: Tác dụng của H2S với các chất oxi hóa.
Dụng cụ, hóa chất
Dụng cụ: Ống nghiệm.
Hóa chất: Dung dịch nước brom, dung dịch KMnO4, H2SO4 loãng, K2Cr2O7, H2O2 3%.
Tiến hành thí nghiệm:
Trong 4 ống nghiệm khô lần lượt chưa 1-2ml dung dịch sau:
Ống 1: Dung dịch nước Brom.
Ống 2: Dung dịch KMnO4 có thêm vài giọt dung dịch H2SO4 loãng.
Ống 3:Dung dịch K2Cr2O7 có thêm vài giọt dung dịch H2SO4 loãng.
Ống 4: Dung dịch H2O2 3%
Thêm từ từ từng giọt H2S vào từng ống nghiệm cho đến khi màu của dung dịch thay đổi và xuất
hiện kết tủa trắng.
Kết quả thí nghiệm:
Ống 1: Mất màu nước brom, tạo kết tủa màu trắng vàng.
Ống 2: Dung dịch mất màu tím.
Ống 3: Tạo kết tủa xanh lơ.
Ống 4: Tạo kết tủa trắng.
Nhận xét hiện tượng:
Dihidro sunfua tương tác dễ dàng với halogen, kali pemanganat, kali dicromat ở nhiệt độ
thường, giải phóng lưu huỳnh tự do.
H2S+ Br2 → S+ 2HBr
5H2S+ 2KMnO4+ 3H2SO4 → 2MnSO4+ 5S+ K2SO4+ 8H2O
3H2S + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 3S + 7H2O
H2S+ H2O2→ S+ 2H2O

Thí nghiệm 17: Điều chế SO2


Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Ống nghiệm, lọ thủy tinh có nút, ống dẫn khí
Hóa chất: Na2SO3(rắn), H2SO4 10%.
Tiến hành thí nghiệm:
Cho 1 gam Na2SO3 vào ống nghiệm lớn có gắn ống dẫn khí để trên giá đỡ, nhỏ từ từ dung dịch
H2SO4 10% vào.
Lấy một lọ nhỏ đựng khoảng 20ml nước cất, cho dòng khí SO 2 đi qua nước khoảng 10-15 phút.
Lấy lọ ra, đậy nút để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo.
Lấy 1ml dung dịch trên cho vào ống nghiệm để thử tính axit của dung dịch.
Kết quả thí nghiệm:
Giải thích hiện tượng:

Thí nghiệm 18: Tác dụng của dung dịch SO2 với các chất oxi hóa:
Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Ống nghiệm
Hóa chất: Dung dịch nước Brom,dung dịch nước iot,dung dịch FeCl 3, KMnO4, H2SO4 10%,
K2Cr2O7.
Tiến hành thí nghiệm:
Cho vào 5 ống nghiệm khô lần lượt mỗi ống 1ml dung dịch sau:
Ống 1: Dung dịch nước brom.
Ống 2: Dung dịch nước iot.
Ống 3: Dung dịch FeCl3.
Ống 4: Dung dịch KMnO4+ vài giọt dung dịch H2SO4 10%.
Ống 5: Dung dịch K2Cr2O7+ vài giọt dung dịch H2SO4 10%.
Cho vào cả 5 ống nghiệm vài giọt dung dịch SO2 cho đến khi dung dihcj đổi màu hoặc mất màu
hoàn toàn.
Kết quả thí nghiệm:
Nhận xét hiện tượng:

Thí nghiệm 19: Tác dụng của dung dịch SO2 với dung dịch H2S.
Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ:ống nghiệm
Hóa chất: H2S, SO2.
Tiến hành thí nghiệm:
Trong một ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch H2S, cho vào vài giọt dung dịch SO2.
Kết quả thí nghiệm
Giải thích hiện tượng:

Thí nghiệm 20: Tác dụng của dung dịch Na2SO3 với dung dịch KMnO4.
Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Ống nghiệm
Hóa chất: H2SO4, KMnO4, Na2SO3.

Tiến hành thí nghiệm:


Cho vài giọt H2SO4 vào ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch KMnO4 rất loãng tạo môi trường.
Nhỏ từ từ dung dịch Na2SO3 vào cho đến khi màu tím hồng của dung dịch KMnO4 mất hẳn.
Kết quả thí nghiệm:
Nhận xét hiện tượng:

Thí nghiệm 21: Tác dụng của axit sunfuric loãng với kim loại.
Dung cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Ống nghiệm, cặp gắp ống nghiệm, đèn cồn.
Hóa chất: H2SO4 10%, Zn, phôi sắt, lá đồng.
Tiến hành thí nghiệm:
Trong 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 1ml dung dịch H 2SO4 10%. Cho vào các ống
nghiệm lần lượt:
Ống 1: Một viên kẽm
Ống 2: Một mảnh phôi sắt.
Ống 3: Một lá đồng.
Đun nhẹ các ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.

Thí nghiệm 22: Tác dụng của axit sunfuric đặc với hợp chất hữu cơ.
Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Giấy trắng,đũa thủy tinh, tấm kính thủy tinh,ống nghiệ.
Hóa chất: H2SO4 98%, sucrose.
Tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm 22.1: Đặt một mẫu giấy trắng lên tấm kính, dùng đũa thủy tinh những vào dung
dịch H2SO4 98%, cẩn thận vẽ tên mình lên tờ giấy.
Thí nghiệm 22.2: Cho Sucrose vào 1/5 ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch H 2SO4 98% vào
đường.
Dùng đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp. Để dũa thủy tinh trong ống nghiệm, đặt ống nghiệm
vào giá.
Kết quả thí nghiệm:
Nhận xét hiện tượng:

Thí nghiệm 23: Tác dụng của H2SO4 đặc với kim loại.
Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Ống nghiệm
Hóa chất: Kẽm, đồng, đinh sắt, H2SO4 đặc.
Tiến hành thí nghiệm:
Cho vào 3 ống nghiệm 1ml H2SO4 đặc, rồi cho vào đó lần lượt:
Ống 1: Một viên kẽm.
Ống 2: Một lá đồng.
Ống 3: Một cây đinh sắt nhỏ.
Kết quả thí nghiệm:
Nhận xét hiện tượng:

Thí nghiệm 24: Tính chất của dung dịch Na2S2O3.


Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Ống nghiệm
Hóa chất: dung dịch natri thiosunfat, HCl loãng, nước clo, nước brom, nước iot.
Tiến hành thí nghiệm
Cho khoảng 1 ml dung dịch natri thiosunfat vào 4 ống nghiệm, nhỏ vào mỗi ống vài giọt các
chất sau:
Ống 1: Dung dịch HCl loãng.
Ống 2: Dung dịch nước clo.
Ống 3: Dung dịch nước brom.
Ống 4: Dung dịch nước iot.
Kết quả thí nghiệm:
Nhận xét hiện tượng:

Thí nghiệm 25: Sự nhiệt phân của tinh thể Na2S2O3.5H2O.


Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn
Hóa chất: Tinh thể Na2S2O3. 5H2O, dung dịch BaCl2, dung dịch CuSO4, nước cất.
Tiến hành thí nghiệm:
Cho 1 gam tinh thể tinh thể Na2S2O3. 5H2O vào ống nghiệm khô rồi nung trên ngọn lửa đèn cồn
cho đến khi chất rắn trong ống nghiệm chuyển thành màu nâu đen, để nguoij.
Thêm nước cất vào ½ ống nghiệm rồi lắc đều, gạn lấy phần dung dịch chia vào 2 ống nghiệm/
Ống 1: Cho vài giọt dung dịch BaCl2.
Ống 2: Cho vài giọt dung dịch CuSO4.

You might also like