You are on page 1of 7

Bài 10: NHÓM VIB ( CRÔM)

Báo cáo thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Điều chế và tính chất của oxyt crôm III

Trình tự thí nghiệm:

- Lấy 2,5 g K2Cr2O7 và 1 g đường saccaro cho vào cối, nghiền mịn hỗn hợp rồi đổ vào
chén sắt, trán cối bằng 3-5 ml cồn rồi đổ tất cả vào chén sắt.

- Đốt nóng trên đèn cồn đến khi không còn hiện tượng, bỏ chén sắt vào lò đun nhiệt
độ 400-600oC trong 30-40 phút.

- Sau khi nung, dùng bình tia tia nước vào chén sắt rồi hòa tan vào nước.

- Lọc thu sản phẩm rắn bằng máy lọc chân không rồi đem cân.

Hiện tượng - giải thích:

- Đốt nóng hỗn hợp trên ngọn cồn thì lửa cháy ngay trong cốc. Lý do: Cồn đạt đến
nhiệt độ thích hợp tự bốc cháy.

Hình 10.1 Đốt nóng hỗn hợp trên đèn cồn

- Sau khi nung và hòa tan với nước, dung dịch có màu xanh lá.
K2Cr2O7 + C12H22O11 + C2H5OH 
o
t
K2CO3 + Cr2O3 + CO2 + H2O

( xanh lá)

Kết quả:

- Sau khi cân thu được 1,97 g chất rắn màu xanh lá là Cr2O3

1,97
→ mol Cr2O3 = ≈ 0,013 (mol) → mol Cr = 0,026 (mol) (1)
52.2  16.3

2,5
- Số mol crôm ban đầu = 2. ≈ 0,017 (mol) (2)
39.2  52.2  16.7

- Từ (1) và (2) ta thấy số mol Cr sau khi cân lớn hơn số mol Cr ban đầu, vì sau khi lọc
sản phẩm, Cr2O3 ngậm nước do không sấy (hoặc nung) sản phẩm ở nhiệt độ cao để
làm bốc hơi hơi nước → số mol chênh lệch do khối lượng nước bị giữ trong sản
phẩm gây ra.

Hình 10.2 Cr2O3 rắn ngậm nước thu được sau khi lọc chân không

Kết luận:

- Cr2O3 là chất rắn màu xanh lá, là oxyt có tính khử.

Thí nghiệm 2: ( không làm)

Thí nghiệm 3: Tính chất các hợp chất Cr+3

Trình tự thí nghiệm:


- Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml dung dịch Cr+3.

- Nhỏ từ từ dung dịch NaOH loãng vào, ly tâm lấy kết tủa. Quan sát kết tủa.

- Cho kết tủa ống 1 tác dụng với axit loãng, ống 2 tác dụng với NaOH loãng dư.

Hiện tượng - giải thích:

- Sau phản ứng đầu tiên tạo kết tủa xanh rêu.

Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3 ↓

(xanh rêu)

- Kết tủa ống 1: tác dụng axit loãng tan nhiều.

- Kết tủa ống 2: tác dụng NaOH tan ít.

→ Giải thích: Cr(OH)3 lưỡng tính nhưng có tính bazo trội hơn nên tan nhiều trong
môi trường axit.

Hình 10.3 Kết tủa Cr(OH)3 tan trong axit loãng và NaOH

Kết luận:

- Cr+3 tạo kết tủa màu xanh rêu Cr(OH)3.

- Cr(OH)3 lưỡng tính, tính bazo trội hơn.

Thí nghiệm 4: Tính oxy hóa của hợp chất Cr+6

Trình tự thí nghiệm:


- Lấy vào ống nghiệm 3 giọt K2Cr2O7 0,5N rồi thêm 5 giọt H2SO4 2N.

- Thêm từ từ dung dịch NaNO2 2N.

Hiện tượng - giải thích:

- Dung dịch K2Cr2O7 có màu cam phản ứng tạo thành dung dịch muối Cr2(SO4)3 có
màu xanh lam, có khí hóa nâu thoát ra, phản ứng tỏa nhiệt.

Hình 10.4 Dung dịch muối Cr2(SO4)3 , khí NO2

- Cr+6 oxy hóa N+3 thành N+5 và tạo thành Cr+3.

5K2Cr2O7 + 35NaNO2 + 20H2SO4  35NaNO3 + 5Cr2(SO4)3 + 5K2SO4 + 2H2O

(cam) (xanh lam)

- Xuất hiện khí hóa nâu vì H2SO4 và NaNO2 dư tác dụng với nhau tạo ra khí NO hóa
nâu khi gặp O2 trong không khí.

3NaNO2 + H2SO4  2NO↑ + NaNO3 + Na2SO4 + H2O

2NO + O2  2NO2↑

(nâu)

Kết luận:

- Cr+6 có tính oxy hóa mạnh.

Thí nghiệm 5: Cân bằng giữa ion cromat và bicromat


Trình tự thí nghiệm:

a) Chuyển từ cromat thành bicromat

- Thêm từng giọt dung dịch H2SO4 2N vào ống nghiệm chứa 3-4 giọt dung dịch
cromat kali (K2CrO4).

b) Chuyển từ bicromat thành cromat

- Thêm từng giọt dung dịch NaOH 2N vào ống nghiệm chứa 3-4 giọt dung dịch
bicromat kali (K2Cr2O7) cho đến khi đổi màu.

Hiện tượng - giải thích:

a) Màu dung dịch đổi từ vàng sang cam

b) Màu dung dịch đổi từ cam sang vàng

Hình 10.5 Cr2O72- Hình 10.6 CrO42-

Phương trình: 2CrO42- + 2H+  Cr2O72- + H2O

Kết luận:

- Trong môi trường axit cromat (CrO42-) chuyển thành bicromat (Cr2O72- ) và ngược
lại trong môi trường bazo, suy ra cromat tồn tại trong môi trường bazo và bicromat
tồn tại trong môi trường axit.

Thí nghiệm 6: Muối cromat ít tan


Trình tự thí nghiệm:

- Cho vào 5 ống nghiệm mỗi ống 3 giọt dung dịch K2CrO4 hoặc Na2CrO4 0,5N.

- Sau đó thêm vào:

+ Ống 1: 2 giọt dung dịch BaCl2 0,5N

+ Ống 2: 2 giọt dung dịch SrCl2 0,5N

+ Ống 3: 2 giọt dung dịch CaCl2 0,5N

+ Ống 4: 2 giọt dung dịch Pb(NO3)3 0,5N

+ Ống 5: 2 giọt dung dịch AgNO3 0,5N

- Ly tâm lấy kết tủa, thêm vào mỗi kết tủa 1 ml dung dịch CH3COOH 2N.

Hiện tượng - giải thích:

- Ống 1: kết tủa màu vàng đục, tan một phần trong dung dịch CH3COOH

Ba2+ + CrO42-  BaCrO4 ↓

- Ống 2: kết tủa màu vàng nhạt, tan nhanh trong dung dịch CH3COOH

Sr2+ + CrO42-  SrCrO4 ↓

- Ống 3: không kết tủa

- Ống 4: kết tủa màu vàng đậm, không tan trong dung dịch CH3COOH

Pb2+ + CrO42-  PbCrO4 ↓

- Ống 5: kết tủa màu đỏ gạch, không tan trong dung dịch CH3COOH

2Ag+ + CrO42-  Ag2CrO4 ↓


Hình 10.7 Ly tâm thu được các kết tủa Hình 10.8 Kết tủa sau khi td với CH3COOH

Kết luận:

- Đa số muối cromat ít tan và không tan, như muối của Ba2+, Sr2+, Pb2+, Ag+,…

You might also like