You are on page 1of 10

Bài 8:

Hiện tượng: Tạo ra dung dịch Javel không màu có mùi chlor đặc trưng.

Nhận xét, đánh giá chất lượng sản phẩm: Do điện phân không có màng ngăn nên Cl2 dễ
dàng thoát ra ở Anốt và phản ứng lại với dung dich NaOH (dung dich vừa tạo thành tại
Catốt) tạo ra hỗn hợp dung dịch Javel. Sản phẩm được tạo ra được đánh giá đạt yêu cầu.

----------------------------------------------------------------------------------

Bài 5:
TN1: Sự thủy phân của muối kim loại kiềm

- Cách tiến hành TN:

Lần lượt cho vào 2 ống nghiệm khoảng đầu tăm tinh thể:

Ống 1: KCl

Ống 2: K2CO3

Thêm vào mỗi ống vài giọt nước cất, thử pH của dung dịch bằng giấy thử pH.

- Hiện tượng:

Ống 1: giấy pH không đổi màu, pH=7

Ống 2: giấy pH đổi sang màu xanh, pH=10

- Phương trình phản ứng:

Ống 1: KCl  K+ + Cl-

Ống 2:

K2CO3  K+ + CO32-
CO32- + H2O  HCO3-+ OH-
HCO3- + H2O  H2CO3 + OH-
- Giải thích:

Ống 1: Muối KCl tan, điện li mạnh tạo hai ion trung tính (K+ và Cl-) tạo môi trường pH
trung tính bằng 7.
Ống 2: Muối K2CO3 tan, điện li tạo các ion đóng vai trò base (CO32-) có khả năng cho
OH-,tạo ra môi trường kiềm làm cho pH dung dịch tăng

TN2: Tính tan của Mg(OH)2

- Cách tiến hành TN:

Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 10 giọt dung dịch MgCl2 2M:

Ống 1: thêm 5 giọt dung dịch NaOH 2M

Ống 2: thêm 5 giọt dung dịch NH3 2M

Thêm vào ống 2 vài giọt NH4Cl 2M.

- Hiện tượng:

Cả 2 ống đều xuất hiện kết tủa màu trắng. Khi cho dung dịch NH4Cl vào ống 2, kết tủa
tan tạo nên dung dịch trong suốt, có xuất hiện khí có mùi khai.

- Phương trình phản ứng:

Ống 1: MgCl2 + NaOH  Mg(OH)2 + 2NaCl

Ống 2: MgCl2 + 2NH3 + 2H2O  Mg(OH)2 + 2NH4Cl

Mg(OH)2 + NH4Cl  MgCl2 + 2NH3 + 2H2O

- Giải thích:

Ống 1 xuất hiện kết tủa trắng nhiều và nhanh hơn ống 2 là do NaOH là một base mạnh,
trong dung dịch điện li hoàn toàn, còn NH3 có tính base yếu hơn, trong dung dịch điện li
không hoàn toàn. Khi thêm vào ống 2 NH4Cl, theo nguyên lí Le Chartelier, cân bằng
chuyển dịch theo chiều nghịch, đồng thời NH4Cl phân li tạo môi trường acid, dẫn tới
lượng kết tủa giảm dần tới dung dịch trong suốt.

TN3: Định tính ion Mg2+

- Cách tiến hành TN:

Thêm tiếp vài giọt dung dịch NaH2PO4 0,5M vào ống 2 TN2.

- Hiện tượng:

Thấy xuất hiện kết tủa trắng.


- Phương trình phản ứng:

MgCl2 + 2NH3 + NaH2PO4  MgNH4PO4 + NaCl + NH4Cl

- Giải thích:

Kết tủa trắng xuất hiện là do phản ứng tạo thành MgNH4PO4 là một muối kép ở dạng
tinh thể có màu trắng.

TN4: Tính khử của Sn2+

- Cách tiến hành TN:

Cho vào ống nghiệm 5 giọt Bi(NO3)3 0,5M, thêm vào 10 giọt dung dịch NaOH đặc,
thêm tiếp 3 giọt dung dịch SnCl2 0,5M.

- Hiện tượng:

Khi cho dd NaOH vào, ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng. Sau đó cho tiếp dd SnCl2 vào
ống nghiệm, thấy kết tủa trắng tan dần, đồng thời xuất hiện kết tủa màu đen.

- Phương trình phản ứng:

Bi(NO3)3 + 3NaOH  Bi(OH)3 + 3NaNO3

SnCl2 +4NaOH  Na2[Sn(OH)4] + 2NaCl

Na2[Sn(OH)4] + 2Bi(OH)3  2Bi + 3Na2[Sn(OH)6]

- Giải thích:

Kết tủa trắng xuất hiện là do sự tạo thành của Bi(OH)3 không tan trong dung dịch.
SnCl2 tạo phức với NaOH, ion Sn2+ có tính khử mạnh lên trong môi trường kiềm nên
đã khử Bi3+ (Bi(OH)3, tủa màu trắng) thành kim loại Bi (tủa màu đen).

TN5: Tính khử của Pb2+


- Cách tiến hành TN:

Cho vào ống nghiệm 5 giọt Pb(CH3COO)2 0.1M, cho tiếp NaOH đặc đến khi kết tủa
tan hoàn toàn. Cho từ từ dung dịch H2O2 3%.

- Hiện tượng:
Ban đầu xuất hiện kết tủa màu trắng sau đó xuất hiện kết tủa màu nâu.

- Phương trình phản ứng:

Pb(CH3COO)2 + 2NaOH  Pb(OH)2 + 2Na(CH3COO)

Pb(OH)2 + H2O2  PbO2 + 2H2O

- Giải thích:

Kết tủa trắng xuất hiện là do sự tạo thành của Pb(OH)2 không tan trong dung dịch.
Chất kết tủa đó tác dụng với H2O2 tạo ra PbO2 kết tủa nâu vàng.

TN6: Tính chất của H2O2

- Cách tiến hành TN:

Ống 1: Cho vào 5 giọt dung dịch H2O2 3%, cho tiếp một ít MnO2.

Ống 2: Cho vào 5 giọt dung dịch H2O2 3%, acid hóa bằng 3 giọt dung dịch H2SO4
2M, cho tiếp 2 giọt KI 0,1M.

Ống 3: Tiến hành như ống 2 nhưng thay KI bằng 2 giọt KMnO4 0.1M

- Hiện tượng:

Ống 1: Thấy bọt khí sủi mạnh.

Ống 2: Dung dịch tạo thành có màu vàng nâu.

Ống 3: Dung dịch thuốc tím bị mất màu, đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí.

- Phương trình phản ứng:


Ống 1: H2O2 xt:MnO2  2H2O + O2
Ống 2: H2O2 + H2SO4 + 2KI  I2 + K2SO4 +2H2O
KI + I2  KI3
Ống 3: 5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4  K2SO4 + 2MnSO4 +5O2 + 8H2O
- Giải thích:

Ống 1: Số oxi hóa của Oxy trong H2O2 là -1, kém bền nên có xu hướng chuyển về số oxi
hóa bền là -2. H2O2 kém bền, tự oxi hóa khử với xúc tác MnO2 cho phản ứng phân hủy
nhanh hơn tạo sản phẩm là H2O và O2 (sủi bọt khí).
Ống 2: H2O2 trong phản ứng đóng vai trò là chất oxi hóa đã oxi hóa KI thành I2( tím
đen). Bên cạnh đó I2 lại tan trong dd KI tạo KI3 làm cho dung dịch có màu vàng nâu.

Ống 3: Khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh như KMnO4, H2O2 thể hiện tính khử. Oxy
trong H2O2 (có số oxi hóa -1) bị oxi hóa thành O2 (sủi bọt khí), trong khi Mn7+
(KMnO4) bị khử về Mn2+ (MnSO4) làm cho dung dịch mất màu.

TN7: Điều chế sulfur kim loại

- Cách tiến hành TN:

Ống 1: Cho 5 giọt Pb(CH3COO)2 0.1M rồi thêm 5 giọt Na2S 1M.

Ống 2: Cho 5 giọt SbCl3 0.1M rồi thêm 5 giọt Na2S 1M.

Ống 2: Cho 5 giọt SnCl2 0.1M rồi thêm 5 giọt Na2S 1M.

- Hiện tượng:

Ống 1: xuất hiện kết tủa đen

Ống 2: xuất hiện kết tủa vàng cam

Ống 3: xuất hiện kết tủa nâu

- Phương trình phản ứng:

Ống 1: Na2S + Pb(CH3COO)2  PbS2 + 2Na(CH3COO)

Ống 2: 3Na2S + 2SbCl3  Sb2S3 + 6NaCl

Ống 3: Na2S + SnCl2  SnS + 2NaCl

- Giải thích:

……………………………………….

TN8: Tính chất của hợp chất S4+

- Cách tiến hành TN:

Ống 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch KMnO4 0,01M, acid hóa bằng 3 giọt
dung dịch H2SO4 2M, sau đó cho từ từ dung dịch Na2SO3 0,5M.

Ống 2: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch Na2SO3 0.5M, 2 giọt dung dịch H2SO4
2M, sau đó cho từ từ dung dịch Na2S 1M.
- Hiện tượng:

Ông 1: Màu tím của dung dịch nhạt dần, cuối cùng tạo thành dung dịch trong suốt.

Ống 2: kết tủa vàng.

- Phương trình phản ứng:

Ống 1: 2KMnO4 + 3H2SO4 + 5Na2SO3  5Na2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4 +


3H2O

Ống 2: 2Na2S + Na2SO3 + 3H2SO4  3S + 3Na2SO4 + 3H2O

- Giải thích:

Ống 1: Gặp chất oxi hóa mạnh như KMnO4 trong môi trường acid, S4+ (Na2SO3) bị
oxi hóa thành S6+ (Na2SO4), Mn7+ (KMnO4) bị khử về Mn2+ (MnSO4) làm mất
màu tím của dung dịch.

Ống 2: …….

Bài 7
TN1: Tính chất của hợp chất Cr6+

- Cách tiến hành TN: Cho vào ống nghiệm 2 giọt K2Cr2O7 0.5M, thêm 2 giọt
H2SO4 2M, cho tiếp 10 giọt KI 0.5M, đun nóng trong tủ hít khí độc, ngưng khi thấy hiện
tượng.

- Hiện tượng:

…………………….

- Phương trình phản ứng:

…………………..

- Giải thích:

………………….

TN2: Tính khử của Cr(OH)3

- Cách tiến hành TN: Cho vào ống nghiệm 5 giọt Cr2(SO4)3 0.5M, thêm tiếp NaOH
2M đến khi kết tủa tan, cho tiếp H2O2 3% đun nóng.
- Hiện tượng:

…………………….

- Phương trình phản ứng:

…………………..

- Giải thích:

………………….

TN3: Điều chế và tính chất của Fe(OH)2, Fe(OH)3

- Cách tiến hành TN:

Ống 1: Cho vào 10 giọt dung dịch FeSO4 0,5M.

Ống 2: -Ống 2: Cho vào 10 giọt dung dịch FeCl3 0,5M.

Sau đó, cho từ NaOH 2M vào 2 ống nghiệm trên.

- Hiện tượng:

Ống 1: Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh, sau 1 thời gian, màu của kết tủa chuyển sang
nâu đỏ.

Ống 2: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

- Phương trình phản ứng:

Ống 1: FeSO4 + 2NaOH  Fe(OH)2 + Na2SO4

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  4Fe(OH)3

Ống 2: FeCl3 + 3NaOH  Fe(OH)3 + 3NaCl

- Giải thích:

Ống 1: Dd FeSO4 tác dụng với dd NaOH thì Fe2+ sẽ tác dụng với OH- tạo kết tủa màu
trắng xanh Fe(OH)2, Fe(OH)2 để ngoài không khí sẽ bị oxi hóa thành Fe(OH)3 có màu
nâu đỏ.

Ống 2: Dd FeCl3 tác dụng với dd NaOH thì Fe3+ sẽ tác dụng với OH- tạo kết tủa nâu đỏ
Fe(OH)3.
TN4: Khả năng tạo phức của Fe2+

- Cách tiến hành TN:

Ống 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch FeSO4 0,5M. Sau đó, cho tiếp 1-2 giọt
NH3 đậm đặc.

Ống 2: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch FeSO4 0,5M. Sau đó, cho tiếp 1-2 giọt
KCN 0.5M.

- Hiện tượng:

Ống 1: Dd xuất hiện màu vàng nâu.

Ống 2: ……..

- Phương trình phản ứng:

Ống 1: FeSO4 + 6NH3  [Fe(NH3)6]SO4

Ống 2: FeSO4 + 6KCN  K2SO4 + K4[Fe(CN)6]

- Giải thích:

Ống 1: Màu vàng nâu xuất hiện là do sự tạo thành của phức [Fe(NH3)6]SO4.

Ống 2: ………………….

TN5: Khả năng tạo phức của Fe3+

- Cách tiến hành TN:

Ống 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt FeCl3 0,5M. Sau đó cho tiếp từng giọt KCN 0,5M.

Ống 2: Cho vào ống nghiệm 5 giọt FeCl3 0,5M. Sau đó cho tiếp từng giọt KSCN 0,5M.

- Hiện tượng:

Ống 1:….

Ống 2: Dd xuất hiện màu đỏ máu.

- Phương trình phản ứng:

Ống 1: 6KCN + FeCl3  K3[Fe(CN)6] + 3KCl

Ống 2: FeCl3 + 6KSCN  K3[Fe(SCN)6] + 3HCl


- Giải thích:

Ống 1: ….

Ống 2: Màu đỏ máu xuất hiện là do sự tạo thành của phức K3[Fe(SCN)6].

TN6: Phản ứng thủy phân

- Cách tiến hành TN:

Cho vào ống nghiệm từng giọt Na2CO3 20% thêm tiếp 10 giọt FeCl3 0,5M.

- Hiện tượng:

Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí.

- Phương trình phản ứng:

3Na2CO3 + 2FeCl3 +3H2O  6NaCl + 2Fe(OH)3 + 3CO2

- Giải thích:

Khi cho dd Na2CO3 vào dd FeCl3, ion Fe3+ tác dụng với ion CO32- tạo ra muối
Fe2(CO3)3, nhưng muối này lại không hiện diện trong nước nên đã bị nước thủy phân
tạo Fe(OH)3 và CO2

TN7: Phản ứng Cd2+

- Cách tiến hành TN:

Cho vào ống nghiệm 5 giọt CdSO4 0.5M, thêm tiếp 3 giọt Na2S 0.5M

- Hiện tượng:

………………………

- Phương trình phản ứng:

CdSO4 + Na2S  CdS + Na2SO4

- Giải thích:

……………………………….

TN8: So sánh độ bền của phức chất

- Cách tiến hành TN:


Ống 1: Cho vào ống nghiệm chứa 5 giọt AgNO3 0,5M, 5 giọt NaCl 0,5M. Thêm từng
giọt NH3 đậm đặc đến khi tủa tan. Sau đó, thêm 2 giọt KBr 0,5M.

Ống 2: Cho vào ống nghiệm chứa 5 giọt AgNO3 0,5M, 5 giọt NaCl 0,5M. Thêm từng
giọt Na2S2O3 1M đến khi tủa tan. Sau đó, thêm 2 giọt KBr 0,5M.

- Hiện tượng:

Ống 1: Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần. Sau khi thêm dd KBr vào
dd thì lai xảy ra kết tủa màu vàng nhạt.

Ống 2: Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần. Sau khi thêm dd KBr vào
thì không có hiện tượng gì xảy ra.

- Phương trình phản ứng:

Ống 1: AgNO3 + NaCl  AgCl + NaNO3

AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl

[Ag(NH3)2]Cl + KBr  AgBr + 2NH3 + KCl

Ống 2: AgNO3 + NaCl  AgCl + NaNO3

AgCl + 2Na2S2O3  Na3[Ag(S2O3)2] + NaCl

Na3[Ag(S2O3)2] + KBr 

- Giải thích:

Ống 1: Ban đầu, khi cho dd AgNO3 vào dd NaCl thì ion Ag+ sẽ kết hợp với ion Cl- tạo
ra AgCl kết tủa trắng. Sau đó, cho dd NH3 đậm đặc vào thì kết tủa tan dần tạo ra
phức[Ag(NH3)2]Cl. Cuối cùng, khi ta cho tiếp dd KBr vào ống nghiệm, thấy xuất hiện
kết tủa AgBr màu vàng nhạt.

Ống 2: Ban đầu, khi cho dd AgNO3 vào dd NaCl thì ion Ag+ sẽ kết hợp với ion Cl- tạo
ra AgCl kết tủa trắng. Sau đó, cho dd Na2S2O3 vào thì kết tủa tan dần tạo ra phức
Na3[Ag(S2O3)2]. Khi thêm tiếp vào ống nghiệm dd KBr thì không thấy xảy ra hiện
tượng gì nữa vì Na3[Ag(S2O3)2] không tác dụng với dd KBr.

You might also like