You are on page 1of 5

Bài 10: NHÓM VI (CRÔM)

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

II. THỰC HÀNH


1. Thí nghiệm 1: Điều chế và tính chất của crôm III
 Cách tiến hành và hiện tượng:
- Cân 2,5g K2Cr2O7 và 1g đường saccarozo trộn và nghiền mịn trong cối, cho
vào chén sắt. Thêm 3ml cồn, đốt đến khi cồn cháy hết. Đem chén đặt lên giá
nung rồi nung ở 600oC khoảng 1h. Sau đó lấy chén ra ngoài rồi để nguội
khoảng 5 phút, hòa tan bằng nước, lọc lấy phần chất rắn, sấy khô, cân được
khối lượng m=1,06g.
- Pha nước dung dịch màu xanh, sau khi lọc 2 lần dung dịch có màu vàng đậm.
 Phương trình và giải thích
- Trộn và nghiền mịn nhằm tăng diện tích tiếp xúc, tăng tốc độ phản ứng. Cồn
đóng vai trò là dung môi hòa tan tốt đường, làm nước bay hơi nhanh hơn.
C12H22O11 → 12C + 11 H2O
K2Cr2O7 + 2C → Cr2O3 + CO2 + K2CO3
- Sản phẩm thu được sẽ là Cr2O3, C, K2CO3.
- Nung hỗn hợp sẽ giúp loại bỏ C dư, cồn dư và lượng nước còn sót lại.
- Sau đó khuấy hỗn hợp với nước giúp loại bỏ chất tan K2CO3 và các chất rắn
còn sót lại.
- Chất rắn còn lại là Cr2O3.

m(K 2 Cr 2 O7 )
Hiệu suất: mcr = . M (Cr2 O3)=1,4 g
M (K 2 Cr 2 O7 )
m 1,06
H= ×100 %= ×100 %=75,71 %
m cr 1,4

2. Thí nghiệm 2: Điều chế phèn crôm (giảm tải)


3. Thí nghiệm 3: Tính chất của các hợp chất Cr3+
 Cách tiến hành và hiện tượng:
- Cho vào hai ống mỗi ống 1ml dung dịch Cr3+, thêm từ từ dung dịch NaOH
loãng, ta thấy dung dịch có kết tủa. Sau đó ly tâm thu được kết tủa màu xanh
nhạt ở đáy cả hai ống..
- Ống 1: Thêm acid loãng thấy kết tủa tan ra tạo dung dịch màu xanh lá cây.

- Ống 2: Cho NaOH đến dư ta thấy kết tủa tan tạo ra dung dịch màu xanh ngọc
lam.

 Phương trình phản ứng và giải thích:


Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3(xanh xám)
Ống 1: Cr(OH)3 + 3H+ → Cr3+(xanh lá cây) + 3H2O
Ống 2: Cr(OH)3 + 3NaOH → Na3[Cr(OH)6](xanh ngọc lam)
Kết luận: Cr(OH)3 có tính lưỡng tính.
4. Thí nghiệm 4: Tính oxi hóa của hợp chất Cr6+
 Cách tiến hành và hiện tượng:
- Cho vào ống nghiệm 3 giọt K2Cr2O7 0.5N rồi cho thêm 5 giọt H2SO4 2N thì
dung dịch có màu vàng cam.
- Thêm từ từ dung dịch NaNO2 0.5N đến khi dung dịch không còn đổi màu
nữa. Sau khi nhỏ được 4-5 giọt thì dung dịch bắt đầu chuyển nhạt sau đó thành
xanh lá nhạt và có một ít bọt khí thoát ra. Tiếp khoảng 10 giọt thì dung dịch
chuyển sang màu xanh dương.
 Phương trình phản ứng và giải thích
- Các phương trình như sau:
K2Cr2O7 + H2SO4 → K2SO4 + 2CrO3 + H2O
2CrO3 + 3H2SO4 + 3NaNO2 → Cr2(SO4)3 +3NaNO3 + 3H2O
- Khi cho thêm NaNO2 thì dung dịch mất màu vàng cam do phản ứng. Màu
xanh xuất hiện là màu của Cr2(SO4)3, càng thêm nhiều NaNO2 thì Cr2(SO4)3
được tạo ra ngày cảng nhiều và màu xanh của dung dịch ngày càng đậm.
- Và khi nhỏ NaNO2 thấy xuất hiện bọt khí
2NaNO2 + H2SO4 → Na2SO4 + 2HNO2
3HNO2 → HNO3 + H2O + 2NO↑
- Do NaNO2 phản ứng với H2SO4 sinh ra HNO2, axit không bền nên bị phân
hủy sinh ra khí NO.
5. Thí nghiệm 5: Cân bằng giữa ion cromat và bicromat
 Cách tiến hành và hiện tượng
- Ống nghiệm 1: Thêm từng giọt H2SO4 vào ống nghiệm chứa 5 giọt K2CrO4.
Ta thấy dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu vàng nhạt hơn.

- Ống nghiệm 2: Thêm từng giọt H2SO4 vào ống nghiệm chứa 5 giọt
K2Cr2O7.Ta thấy dung dịch từ màu vàng nhạt chuyển thành màu vàng.

 Phương trình hóa học và giải thích:


2CrO42- + 2H+ ↔ Cr2O72- + H2O
- Trong môi trường axit, ion CrO42- (màu vàng) bị chuyển thành ion Cr2O72-
(màu vàng nhạt). Và ngược lại, khi cho bazo vào dung dịch có chứa ion Cr2O72-,
ion này sẽ chuyển thành ion CrO42- .
6. Thí Nghiệm 6: Muối cromat ít tan
 Quá trình tiến hành :
- Lấy 5 ống nghiệm, nhỏ vào mỗi ống 3 giọt dung dịch K2CrO4 0.5N. Sau đó
thêm vào nỗi ống
+ Ống 1: 2 giọt dung dịch BaCl2 0.5N.
+ Ống 2: 2 giọt dung dịch SrCl2 0.5N.
+ Ống 3: 2 giọt dung dịch CaCl2 0.5N.
+ Ống 4: 2 giọt dung dịch Pb(NO3)2 0.5N.
+ Ống 5: 2 giọt dung dịch AgNO3 0.5N.
- Sau đó, ly tâm lấy kết tủa (nếu có) và thêm vào mỗi kết tủa 1ml dung dịch
CH3COOH 2N.
 Hiện tượng và giải thích:
- Ồng 1: Xuất hiện kết tủa màu BaCrO4 vàng nhạt. Khi nhỏ CH3COOH vào,
thì kết tủa tan chậm, do BaCrO4 bị chuyển đổi thành BaCr2O7, tuy nhiên do
chất này ít tan, nên lượng kết tủa thay đổi nhỏ.

- Ống 2: Xuất hiện kết tủa SrCrO4 màu vàng đậm. Khi nhỏ CH3COOH vào, thì
kết tủa tan nhanh và hết, tạo thành dung dịch SrCrO7 có màu vàng đậm.

- Ống 3: Xuất hiện kết tủa CaCrO4 nhưng với một lượng rất là nhỏ. Đây là chất
ít tan và màu dung dịch chuyển từ vàng nhạt sang vàng đậm.
- Ống 4: Xuất hiện kết tủa PbCrO4 màu vàng tươi. Do chất này có tích số tan
bé mà axit axetic là một axit yếu nên dẫn tới việc khó hình thành PbCr2O7. Thế
nên ta thấy kết tủa gần như không thay đổi.

- Ống 5: Xuất hiện kết tủa Ag2CrO4 màu nâu đỏ. Do kết tủa này ít tan nên khó
hình thành Ag2Cr2O7. Vậy nên khi ta cho CH3COOH vào thì kết tủa Ag2CrO4
không thay đổi.

You might also like