You are on page 1of 8

BÀI 2: PHÂN NHÓM 4A và 5A

Thí nghiệm 1: khả năng hấp phụ của than hoạt tính
Cho một ít bột than hoạt tính vào ống nghiệm chứa khoảng 5 mL nước có chứa
methylene xanh 0,05 % (hoặc methyl da cam 0,05 % hoặc màu thực phẩm), lắc kỹ
khoảng 3 phút. Lọc thu dung dịch vào ống nghiệm sạch. Quan sát sự thay đổi của
màu dung dịch sau khi lọc và so sánh với một ống nghiệm khác chứa dung dịch
methylene xanh nhưng không chứa than hoạt tính. Giải thích.
Hiện tượng: Ống nghiệm có chứa than hoạt tính trở nên mất màu và trong hơn do
than hoạt tính có vết nứt, lỗ nhỏ sẽ dễ hấp thụ các tạp chất, bụi bẩn và các gây ô
nhiễm khiến các chất này bám dính trên bề mặt củacarbon và lắng xuống đáy ống
nghiệm.
Thí nghiệm 2: Tính chất của muối carbonat
Lấy 8 ống nghiệm, cho vào mỗi ống lần lượt 1 mL các dung dịch sau:
MgCl2 ,CaCl2 , Al2(SO4)3 , FeSO4 ,FeCl3 , CuSO4 , H2SO4 , nướccất + 1 giọt
chỉ thị phenolphtalein. Nhỏ từ từ vào mỗi ống nghiệm dung dịch Na2CO3 đến dư.
Nêu hiện tượng và giải thích.
Hiện tượng: Ống nghiệm 1: MgCl2 phản ứng Na2CO3 dư ta thấy xuất hiện kết tủa
trắng MgCO3, có lượng khí nhỏ thoát ra.

2+ 2-
PT: Mg + CO3 → MgCO3↓
MgCO3 + H2O → Mg(OH)2CO3↓ + CO2↑
-Ống nghiệm 2: CaCl2 phản ứng Na2CO3 dư ta thấy xuất hiện kết tủa trắng
CaCO3.
2+ 2-
PT: Ca + CO3 → CaCO3↓
-Ống nghiệm 3: Al2(SO4)3 phản ứng Na2CO3 dư ta thấy xuất hiện kết tủa keo
trắng, sủi bọt khí.
3+ 2-
PT: 2Al + 3CO3 → Al2(CO3)3↓
Al2(CO3)3 + 3H2O → 2Al(OH)3↓+ 3CO2↑
-Ống nghiệm 4: FeSO4 phản ứng Na2CO3 dư ta thấy xuất hiện kết
tủa FeCO3.
2+ 2-
PT: Fe + CO3 → FeCO3↓
-Ống nghiệm 5: FeCl3 phản ứng Na2CO3 dư ta thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ
và sủi bọt khí.
3+ 2-
PT: 2 Fe + 3CO3 → Fe2(CO3)3↓
-Ống nghiệm 6: CuSO4 phản ứng Na2CO3 dư ta thấy xuất hiện kết tủa xanh lam
và sủi bọt khí.
PT: 2Na2CO3 + 2CuSO4 + H2O 
2Na2SO4 + CO2 ↑ +
[Cu(OH)]2CO3↓
-Ống nghiệm 7: H2SO4 phản ứng Na2CO3 dư ta thấy sủi bọt khí.
2-
PT: 2H+ + CO3 → CO2↑ + H2O
-Ống nghiệm 8: nước cất + 1 giọt phenolphtalein phản ứng Na2CO3dư ta thấy
dung dịch chuyển sang màu hồng do Na2CO3 tan trong nước tạo môi trường kiềm
sẽ làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
Thí nghiệm 3: Tính chất của muối silicate
a) Thủy phân natri silicate: Lấy vào ống nghiệm 1 mL dung dịch Na2SiO3, thêm
vào vài giọt chỉ thị phenolphthalein. Nêu hiện tượng và giải thích.
b) Muối silicate ít tan: Thêm 2-3 giọt dung dịch Na2SiO3 0,5 M vào 3 ống nghiệm
đựng riêng các dung dịch CaCl2, FeSO4, CoSO4 0,5 M. Nêu hiện tượng và giải
thích.
Hiện tượng:
a) Khi cho vài giọt chỉ thị phenolphthalein vào dung dịch Na2SiO3 ta thấy dung
dịch chuyểnsang màu hồng do khi thủy phân Natri silicat sẽ tạo ra NaOH làm
phenolphtalein hóa hồng.
b) Muối silicat ít tan:
-Ống nghiệm 1: CaCl2 phản ứng Na2SiO3 ta thấy tạo kết tủa trắng Canxi
metasilicat.

2+ 2-
PT: Ca + SiO3 → CaSiO3↓
-Ống nghiệm 2: FeSO4 phản ứng Na2SiO3 ta thấy xuất hiện kết tủa xanh lục nhạt.
2+ 2-
PT: Fe + SiO3 → FeSiO3↓
-Ống nghiệm 3: CoSO4 phản ứng Na2SiO3 ta thấy xuất hiện kết tủa
xanh dương.
2+ 2-
PT: Co + SiO3 → CoSiO3↓

Khảo sát khả năng hút ẩm của silicagel


Lấy khoảng 2 g silicagel (loại silicagel dùng trong bình hút ẩm) đã sấy khô cho
vào một bát sứ. Đổ nước vào bát sứ. Quan sát được hiện tượng gì sau 15 phút? Sau
đó đổ bỏ nước và sấy các hạt silicagel ở 120 oC trong khoảng 30 phút. Quan sát
hiện tượng và giải thích.
Hiện tượng: sau khi cho silicagel đã sấy khô vào bát sứ chứa nước, sau 15 phút
silicagel hút dần nước trong bát sứ. Sau khi sấy hạt silicagel từ màu hồng chuyển
sang màu xanh đậm.

Giải thích: do silicagel ( SiO2n H 2 O) có cấu trúc định hình dạng hạt cứng như hạt đậu
tương trên bề mặt hạt có những lỗ nhỏ li ti có thể hút tới 40% độ ẩm. khi hút nước
no sẽ có màu hồng và khi sấy ở 120 C trong 30 phút các phân tử Coban Clorua này
sẽ khử đi nước và hạt chống ẩm sẽ quay trờ lại màu xanh da trời như lúc ban đầu.

Thí nghiệm 5: Thủy phân thủy tinh


Rửa chày và cối sứ thật sạch. Cho vào cối sứ khoảng 30 mL nước cất và 3 giọt
phenolphtalein. Kẹp một mảnh thủy tinh vỡ bằng nhíp gắp mẫu và đốt thật nóng
trên ngọn lửa đèn cồn rồi nhanh chóng nhúng vào nước trong cối sứ. Lặp lại quá
trình này nhiều lần. Dùng chày nghiền nhỏ mảnh thủy tinh. Quan sát hiện tượng và
giải thích.
Có những cấp độ thủy tinh nào? Thành phần chính của thủy tinh bao bì gồm những
gì? Trạng thái tập hợp của thủy tinh là gì? Cho biết thành phần của thủy tinh tan
thương mại?
Hiện tượng: khi nhúng miếng thủy tinh đã nung nóng vào cối sứ thì nước trong cối
từ trong suốt chuyển sang màu hồng.
Giải thích: Thủy tinh có gốc silicat của kim loại kiềm, khi được hòa tan vào nước
sẽ phân hủy tạo ra môi trường kiềm
Na2SiO3 + 2H2O ⇔ 2NaOH + H2SiO3 Nhỏ vài giọt phenolphtalein thì dung dịch
có màu hồng.
Có các cấp độ thủy tinh:
+ Thủy tinh vô cơ: Là một loại thủy tinh thường, gồm nhiều loại thủy tinh khác
nhau như oxit, nguyên tử, halogen, khancon, thủy tinh kim loại…

+ Thủy tinh đơn nguyên tử: Đây là loại thủy tinh chứa một loại nguyên tố (thuộc
nhóm 5 và 6) trong bảng hệ thống tuần hoàn hóa học. Muốn sản xuất thành công
loại thủy tinh này, người ta phải sử dụng tới phương pháp làm lạnh nhanh các
chất nóng chảy.
+ Thủy tinh oxit: Loại này được hình thành từ một loại oxit hoặc nhiều loại oxit.
Muốn biết cụ thể, người ta thường xác định lớp tạo thành thủy tinh như B2O3,
SiO2, GeO2, P2O5, TeO2, Al2O3…
+ Thủy tinh halogen: Bao gồm 2 loại cơ bản là BeF2 và ZnCl2. Trên cơ sở,
halogen BeF2 sẽ tạo được nhiều loại thủy tinh Fluorit.
+ Thủy tinh hỗn hợp: Là tên gọi chung của 3 loại thủy tinh Oxit – Halogen; Oxit
– Khancon và Halogen – Khancon.
+ Thủy tinh hữu cơ: Còn được gọi là thủy tinh plexiglas. Đây là dòng thủy tinh
có nhiều ưu điểm nổi bật về độ bền dẻo, chống ăn mòn và chống oxi hóa nên
luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
+ Gốm thủy tinh: Là loại vật liệu có sự kết hợp giữa gốm cổ xưa và thủy tinh
nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối cho sản phẩm. Ngoài ra, sản phẩm
cũng có độ bền cơ học cao khi ở nhiệt độ cao.
Thành phần chính thủy tinh: silicat – silicat có công thức hoá học là điôxít silic
(SiO2) cát (24%), kali cacbonat (74%), vôi (2%).
Thí nghiệm 6: tính chất của SnCl2
a) Cho vào ống nghiệm vài tinh thể SnCl2 rồi thêm vào đó từ từ từng giọt nước.
Nêu
hiện tượng và giải thích. Làm sao để ngăn hiện tượng này xảy ra?
b) Lấy một ít dung dịch SnCl2 0,5 M vào ống nghiệm, thêm vào đó từng giọt dung
dịch NaOH 0,5 M đến dư. Nêu hiện tượng và giải thích.
c) Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 mL dung dịch SnCl2 0,5 M. Cho vào ống
thứ nhất 2 mL dung dịch Fe3+ 0,5 M và cho vào ống thứ hai một hạt kẽm. Lắc đều
cả 2 ống nghiệm. Nêu hiện tượng và giải thích.
Từ thiếc kim loại, có thể điều chế SnCl2 và SnCl4 bằng cách nào? Tại sao nhiệt độ
nóng chảy của SnCl2 và SnCl4 rất khác nhau?
a) Khi cho nước vào tinh thể SnCl2 thì tinh thể tan sau đó lại kết tinh tạo kết tủa
trắng.
PT: SnCl2 + H2O ⇄ Sn(OH)Cl↓ + HCl
Để ngăn hiện tượng này xảy ra ta cần phải thêm HCl vào dung dịch HCl để đẩy
cân bằng chuyện dịch
theo chiều nghịch.
b) Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch SnCl2 ta thấy có kết tủa trắng xuất hiện
khi cho NaOH dư thì dung dịch trở nên trong suốt do Sn(OH)2 là hidroxit lưỡng
tính.
PT: NaOH + SnCl2 → Sn(OH)2↓ + NaCl
Sn(OH)2 + 2NaOH → Na2SnO2 +2H2O
3+
c) Ống nghiệm 1: dung dịch Fe tác dụng với dung dịch SnCl2 ta thấy dung dịch
3+
Fe bị đổi màu.

3+ 2+ 2+ 4+
PT: 2Fe + Sn → 2Fe + Sn
Ống nghiệm 2: Khi cho hạt kẽm vào dung dịch SnCl2 ta thấy bề mặt hạt kẽm sáng
bóng cùng với vài hạt nổi trên mặt nước và sủi bọt khí.
PT: Zn + SnCl2 → Sn + ZnCl2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
Từ thiếc kim loại để điều chế SnCl2 và SnCl4 có sự khác nhau:
Sn + HCl(g) → SnCl2 + 2H2↑
Sn(nóng chảy) + 2Cl2(g) → SnCl4
Nhiệt độ nóng chảy của SnCl2 và SnCl4 là khác nhau: Nhiệt độ nóng chảy của
o o
SnCl4 (- 33 C) thấp hơn rất nhiều so với SnCl2 (247 C). Nhiệt độ nóng chảy cósự
chênhlệch lớn như vậy vì SnCl2 có một cặp electron không liên kết, làm cho phân
tử ở trạng thái khí bị bẻ cong. Trong trạng thái rắn, SnCl2 kết tinh tạo thành các
chuỗi liênkết thông qua các cầu clorua(Sn có số phối tử là 3) nên có 1 Cl tạo cầu,
tức là tạo được 2 cầu cho mỗiSn, vì thế có cấu trúc lớp) . Trạng thái ngậm nước
dihydrat cũng là phối trí 3 chiều, với 1 phân tử nước liên kết vào nguyên tử thiếc
và phân tử nước thứ hai liên kết với phân tử nước thứ nhất. Phần chính của phân tử
chồng đống thành các lớp kép trong lưới tinh thể, với phân tử nước "thứ hai" xen
vào giữa các lớp nên nó có cấu trúc bền vững; trong khi SnCl4 vì không tạo được
cầu nên nhiệt độ nóng chảy thấp hơn rất nhiều.

Thí nghiệm 7: điều chế và tính chất của chì (II) hydroxide
Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống vài giọt dung dịch chì (II) acetat 0,5 M, rồi
thêm từng giọt dung dịch NaOH 0,5 M cho đến khi thấy kết tủa tách ra nhiều. Gạn
bỏ phần chất lỏng bên trên kết tủa. Thêm vào ống thứ nhất từng giọt dung dịch
HNO3 0,1 M cho đến khi thu được hiện tượng mong muốn, vào ống thứ hai từng
giọt dung dịchNaOH 0,5 M đến khi thu được hiện tượng mong muốn. Nêu tất cả
các hiện tượng và giải thích.
Vì sao trong thí nghiệm này lại dùng HNO3 mà không dùng H2SO4 hay HCl để
khảo sát tính chất của Pb(OH)2? Ngoài HNO3 có thể dùng acid nào khác?
Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch chì (II) acetat ta thấy xuất kết tủa trắng
tạo thành từng tia lơ lửng sau đó lắng xuống ống nghiệm.
PT: Pb(CH3COO)2 + 2NaOH → Pb(OH)2↓ + 2CH3COONa
Ống nghiệm 1: Thêm vào HNO3 thì dung dịch trở nên trong suốt.
PT: Pb(OH)2 + HNO3 → Pb(NO3)2 + 2H2O
Ống nghiệm 2: Thêm vào NaOH đến dư thì dung dịch trở nên trong suốt.
PT: Pb(OH)2 + NaOH → Na2[Pb(OH)4]
Trong thí nghiệm này dùng HNO3mà không dùng H2SO4 hay HCl là vì khi dùng
các dung dịch axit này muối tạo ra tồn tại ở dạng kết rủa PbCl2 và PbSO4 bao bọc
xung quanh các phân tử Pb(OH)2 là cho quá trình hòa tan khó xảy ra, muốn hòa
tan thì phải dung dịch đậm đặc và đun nóng để chuyển muối kết tủa thành các
muối dễ tan khi đó phản ứng mớixảy ra được nên không nên dùng HCl và H2 SO4
để hòa tan kết tủa;trong khi đó khi hòa tan trong dung dịch HNO3 tạo muối tan nên
không gây ảnh hưởng đến bề mặt kết tủa làm cho quá trình hòatan xảy ra nhanh và
dễ dàng hơn rất nhiều. Ngoài ra, có thể dùng CH3COOH để thay thế HNO3 trong
quá trình hòa tan kết tủa vì lúc này muối tạo thành cũng là muối Chì (II) axetat dễ
tan trong nước.
Thí nghiệm 8: Tính ít tan của chì (II) halogenua
Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 3 giọt dung dịch chì (II) acetat 0,5 M và
10 giọt dung dịch axit acetic 2 M. Thêm 6 giọt dung dịch natri clorua 0,5 M vào
ống thứ nhất và 6 giọt dung dịch kali iotua 0,5 M vào ống thứ hai. Quan sát kết tủa
tạo thành. Thêm tiếp vào mỗi ống 2 mL nước cất và đun nóng đến khi tan kết tủa,
sau đó để nguội.
Giải thích các hiện tượng quan sát được. So sánh độ tan của chì iotua và clorua
trong nước. Độ tan của nó thay đổi theo nhiệt độ như thế nào?

Thí nghiệm 9: Cân bằng trong dung dịch ammoniac


Lấy 4 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2 mL dung dịch NH3 2 M và 1 giọt chỉ thị
phenolphthalein. Thêm vào ống thứ nhất một ít tinh thể NH4Cl, lắc cho tan. Thêm
vào ống thứ hai từng giọt dung dịch H2SO4 2 M. Đun nhẹ ống thứ ba. Giữ nguyên
ống thứ tư làm mốc so sánh. So sánh màu sắc ở mỗi ống nghiệm với ống thứ tư và
giải thích.
Ống thứ 1: màu hồng nhạt hơn ống 2
Ông thứ 2: màu hồng
Ông thứ 3: màu hồng nhạt hơn ống 1,2
Giải thích:

Thí nghiệm 10: nhiệt phân muối amoni


Lấy riêng vào 3 ống nghiệm khô một ít tinh thể các muối: NH4Cl, (NH4)2CO3,
(NH4)2SO4. Đặt giấy thử pH đã thấm ướt bằng nước cất lên miệng các ống
nghiệm.
Đun nhẹ các ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát sự xuất hiện tinh thể
amoni clorua trên thành ống và sự thay đổi màu sắc của giấy chỉ thị. Giải thích
hiện tượng.
Đây là hiện tượng thăng hoa vật lý hay thăng hoa hóa học?

Nung nóng tinh thể NH4Cl thì ta thấy có khói đang nằm lơ lửng giữa ống nghiệm
có thể có NH4Cl NH3 và HCl bay ra khỏi ống nghiệm. Sau khi để giấy thử pH
lên miệng ống nghiệm thì giấy quỳ chuyển sang màu đỏ do HCl là acid mạnh còn
NH3 là base yếu.
o
PT: NH4Cl →(t ) NH3↑ + HCl↑
Nung nóng tinh thể (NH4)2CO3 ta thấy có khí bay ra sau khi để giấy thử pH lên
thì giấy thử pH thì giấy chuyển sang màu xanh.
o
PT: (NH4)2CO3 →(t ) 2NH3↑ +
CO2↑ + H2O
Nung nóng tinh thể (NH4)2SO4 ta thấy có khí bay ra sau khi để giấy thử pH thì
giấy chuyển sang màu xanh.
o
PT: (NH4)2SO4 →(t ) NH4HSO4 +
NH3↑
Nếu như còn nung nóng thì có thể xảy ra các phản ứng sau:
o
NH4HSO4 →(t ) H2SO4 + NH3↑
o
H2SO4 →(t ) SO3↑ + H2O
o
3SO3 + 2NH3 →(t ) 3SO2↑ + N2↑ + 3H2O

Type equation here .

You might also like