You are on page 1of 2

Báo cáo thí nghiệm

Người gửi: Phạm Duy Hiển (10 Tin)


1.Thử màu dung dịch NaOH bằng dung dịch Phenolphtalein:
*Cách thực hành:
- Rót vào cốc đựng 1 lượng dung dịch NaOH.
- Nhỏ từ từ dung dịch phenolphthalein vào trong cốc.
* Hiện tượng: NaOH làm dung dịch phenolphthalein từ không màu chuyển thành màu
hồng.
* Giải thích: Vì NaOH là bazơ nên làm dung dịch phenolphthalein làm chất chỉ thị không
màu chuyển sang màu hồng.

2.So sáng tính kim loại của Na và Mg:


* Cách thực hành:
- Lấy hai cốc thủy tinh, mỗi cốc có chứa khoảng 200ml nước, nhỏ tiếp vài giọt dung dịch
phenolphthalein
- Cho một mẫu nhỏ Na vào cốc (1), một dây Mg vào cốc (2).
* Hiện tượng:
- Cốc (1) : Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.
- Cốc (2) : Gần như không có phản ứng.

1
*Giải thích:
- Cốc (1) xảy ra phản ứng :
2Na + 2 H 2O → 2NaOH + H 2 ↑
+ Khí thoát ra là H 2 , dung dịch thu được (NaOH) là dung dịch kiềm nên phenolphthalein
chuyển màu hồng.
- Cốc (2) không có hiện tượng do Mg không phản ứng với H 2O ở nhiệt độ thường .
=> Khả năng phản ứng với nước Na > Mg.

3.So sánh tính phi kim của chlorine và iodine:


* Cách thực hành:
- Pha dung dịch potassium iodide bằng nước cất trong ly thí nghiệm.
- Cho dung dịch nước chlorine vào 1/3 ống nghiệm, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch
potassium iodide vào ống nghiệm đó và quan sát hiện tượng.
* Hiện tượng: Xuất hiện chất rắn màu vàng nâu.
* Giải thích:
Cl 2 + 2KI → 2KCl + I 2
3 I 2 + 5 Cl2 + 6 H 2O → 10HCl +2 HIO 3
=> Chlorine có tính phi kim mạnh hơn iodine.
* Hình ảnh thí nghiệm:

You might also like