You are on page 1of 2

GIỚI HẠN ÔN TẬP DƯỢC ĐỘNG HỌC

LỚP D116 K9
Phần 1: Lý thuyết
Câu 1: Trình bày các cơ chế vận chuyển thuốc qua màng tế bào.
Câu 2: Trình bày đặc điểm hấp thu thuốc qua đường uống. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến hấp thu thuốc qua đường uống và ý nghĩa trong điều trị.
Câu 3: Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân bố thuốc.
Câu 4: Trình bày các giai đoạn chuyển hóa thuốc qua gan. Phân tích 4 yếu tố ảnh hưởng đến
chuyển hóa thuốc: tuổi, di truyền, suy gan và tương tác thuốc.
Câu 5: Trình bày 3 cơ chế thải trừ thuốc qua thận. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và ý
nghĩa của đường thải trừ này trong điều trị.
Câu 6: Định nghĩa, công thức tính các thông số dược động học.
Câu 7: Những thay đổi dược động học trên bệnh nhân suy giảm chức năng gan – thận.
Phần 2: Bài tập
Câu 8:
a. Tại sao dùng đồng thời Phenylbutazon với Warfarin lại làm tăng độc tính của
warfarin?
b. Một bệnh nhân uống thuốc tránh thai hàng ngày (thuốc tránh thai vẫn tốt, không bị
hỏng) cùng với thuốc điều trị lao Rifampicin nhưng vẫn thấy có thai bình thường, vậy điều
gì đã xảy ra?
c. Tại sao khi dùng đồng thời rượu và Paracetamol lại làm tăng độc tính trên gan của
Paracetamol?
d. Tại sao khi dùng đồng thời Erythromycin với Digoxin lại làm tăng độc tính của
digoxin?
Câu 9: Thể tích phân bố của Theophyllin là 35 lít. Liều Theophyllin dùng theo đường tĩnh
mạch là 600 mg. Với mức liều này nồng độ ước đoán có phù hợp cho điều trị hen không?
Biết khoảng điều trị của Theophyllin là 8 – 20mg/L.
Câu 10: Một bệnh nhân trưởng thành nặng 70 kg có nồng độ Theophyllin dưới ngưỡng điều
trị (5µg/mL). Tính liều tải bolus tĩnh mạch và liều duy trì (truyền tĩnh mạch) để nâng nồng
độ thuốc lên 18µg/mL. Biết thể tích phân bố Vd = 0,5 L/Kg, thời gian bán thải t1/2 = 8h.

You might also like