You are on page 1of 20

BÀI 1

DUNG DỊCH THUỐC

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


1. Phân tích được đặc điểm của dược chất và vai trò các thành phần trong
công thức làm thực tập.
2. Pha chế được một số dung dịch thuốc uống và dùng ngoài, hướng dẫn sử
dụng đúng từng chế phẩm.
3. Thực hiện đúng các thao tác cở bản và sử dụng thành thạo một số thiết bị trong
các kỹ thuật: cân,đong,hòa tan,lọc,đóng gói sản phẩm.
4. Lựa chọn đúng bao bì và điều kiện bảo quản đối với từng chế phẩm.
5. Trình bày được nội dung một nhãn thuốc.

1. Dung dịch Lugol


Công thức (DĐVN III):
Iod 1g
Kali iodid 2g
Nước tinh khiết vừa đủ 100 ml
Thông tin cần biết:
- Tính chất lý hóa (độ tan,độ ổn định …) của iod.
- Tác dụng dược lý của iod.
- Vai trò của kali iodide.
- Một số biện pháp làm tăng độ tan của dược chất trong bào chế dung dịch
thuốc.
- Kể tên một số chế phẩm có chứa iod trên thị trường.
Kỹ thuật bào chế:
TT Các thao tác Lượng giá
Đạt Không
đạt
1 Cân kali iodid,hòa tan trong khoảng 2 ml nước trong cốc có
chân.
2 Cân iod trên dụng cụ phù hợp (ví dụ đĩa cân bằng kính),hòa tan

1
vào dung dịch kali iodid đậm đặc, khuấy trộn đến khi iod tan
hoàn toàn.
3 Thêm nước vừa đủ 100 ml. Khuấy đều.
4 Lọc qua màng lọc PTFE có kích thước lỗ xốp 0,45 µm
5 Đóng lọ thủy tinh màu,dán nhãn đúng quy chế.

Đặc điểm thành phẩm:


Dung dịch trong,màu nâu, mùi đặc trưng.
Công dụng,cách dùng:
- Phòng và điều trị bướu cổ do thiếu iod,giải độc alkaloid.
- Uống theo giọt,theo chỉ định của thầy thuốc.
Bảo quản: Ở nhiệt độ không quá 300C, tránh ánh sáng.

2. Dung dịch PVP –Iod


Công thức:
PVP- Iod 10,00 g
Natri lauryl sulfat 0,02 g
Natri dihidrophosphat khan 0,14 g
Natri citrat dihydrat 0,04 g
Glycerin 1,00 g
Nước cất tinh khiết vừa đủ 100 ml
Thông tin cần thiết:
− Tính chất lý hóa (độ ẩm,độ ổn định…)của PVP-iod so sánh với iod vô cơ.
− Vai trò của từng thành phần trong công thức.
− Kể tên một số chế phẩm có chứa PVP-iod trên thị trường.

Kỹ thuật bào chế:


TT Các thao tác Lượng giá
Đạt Không
đạt
1 Cân các thành phần theo công thức.
2 Hòa tan natri lauryl sulfat trong 70 ml nước trong cốc có chân

2
(có thể dùng dung dịch natri lauryl sulfat 1 %).
3 Hòa tan tiếp natri dihydrophosphat và natri citrat.
4 Thêm từ từ PVP –iod vào dung dịch trên rồi khuấy cho đến khi
tan hết.
5 Thêm glycerin. Khuấy đều.
6 Đo và điều chỉnh Ph đến khoảng 4.0- 4,5 bằng dung dịch natri
hydroxyd 10% hoặc acid hydrochloric 10%.
7 Thêm nước vùa đủ 100 ml. Khuấy đều
8 Lọc qua màng lọc có kích thước lỗ xốp 0,45-1µm.
9 Đóng lọ chất dẻo màu,dán nhãn đúng quy chế.

Đặc điểm thành phần:


Dung dịch màu nâu, trong suốt.
Công dụng,cách dùng:
- Sát trùng các vết thương,vết bỏng,bôi da trước khi phẩu thuật.
- Điều trị một số bệnh trên da.
Bảo quản:
Ở nhiệt độ không quá 300C, tránh ánh sáng.

3. Dung dịch dầu xoa


Công thức:
Menthol 14,50 g
Methyl salicylat 30,00 g
Camphor 2,00 g
Tinh dầu quế 2,00 g
Clorophyl 0,02 g
Dâu paraffin vừa đủ 100 g
Thông tin cần biết:
- Tính chất, tác dụng dược lý, vai trò của từng thành phần trong công thức.
- Những điểm cần chú ý khi pha dung dịch dầu.
- Kể tên một số dạng thuốc có chứ methyl salicylat trên thị trường.

3
Kỹ thuật bào chế:
TT Các thao tác Lượng giá
Đạt Không
đạt
1 Cân methyl salicylat trong cốc có mỏ
2 Cân menthol và camphor trộn đều với methyl salicylat
3 Cân tinh dầu quế vào mặt kính đồng hồ, cho vào hỗn hợp trên,
khuấy trộn đồng nhất.
4 Cân dầu paraffin, cho vào hỗn hợp trên, khuấy đều.
5 Thêm chất màu (clorophyl), khuấy đều.
6 Lọc qua màng lọc PTFE (hoặc cellulose tái tổng hợp), kích
thước lỗ lọc 5µm.
7 Đóng lọ thủy tinh, dán nhãn đúng quy chế.

Đặc điểm thành phẩm:


Dung dịch trong suốt,thơm mùi methyl salicylat và tinh dầu.
Công dụng:
- Giảm nhẹ các triệu chứng cảm cúm, nhức đầu, đau, khó tiêu, lạnh…
- Chống say tàu xe, bôi vết côn trùng đốt…
Cách dùng:
- Bôi, xoa lên chỗ đau nhức hay vết cắn đốt.
- Nếu đụng bụng, khó tiêu, bôi vào vùng quanh rốn.
Thận trọng:
Tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Chỉ dùng ngoài da, không được
uống.
Bảo quản:
Ở nhiệt độ không quá 300C, tránh ánh sáng.

4
BÀI 2
SIRO THUỐC, POTIO, ELIXIR
MỤC TIÊU HỌC TẬP:
1. Trình bày được đặc điểm của siro thuốc,các phương pháp bào chế siro (siro đơn,
siro thuốc ).
2. Phân tích được đặc điểm của dược chất và vai trò các thành phần trong công thức
làm thực tập.
3. Pha chế được một số siro thuốc và hướng dẫn sử dụng đúng từng chế phẩm.
4. Thực hiện tốt các thao tác khi hòa tan, lọc, đóng gói siro.

1. Siro ho trẻ em
Công thức:
Natri benzoate 0,5 g
Natri bromide 0,5 g
Siro cánh kiến trắng 15,0 g
Siro đơn vừa đủ 100 g
Thông tin cần biết:
- Phân tích vai trò từng thành phần trong công thức.
- Tính chất lý hoá cần chú ý của natri benzoat và natri bromide trong pha chế.
- Siro cánh kiến trắng: nguồn gốc, cách bào chế, thành phần, công dụng.
Kỹ thuật bào chế:
TT Các thao tác Lượng giá
Đạt Không
đạt
1. Cân siro cánh kiến trắng vào chai.
2. Cân siro đơn vào cốc có mỏ, đun nóng nhẹ.
3. Hòa tan natri benzoat vào siro nóng.
4. Tiếp tục hòa tan natri bromid.
5. Lọc siro trên qua màng lọc có kích thước lỗ lọc 5µm.

5
6. Để nguội, rót siro thuốc vào chai đã có sẳn siro cánh kiến
trắng, lắc đến đồng nhất.
7. Đóng nắp, dán nhãn đúng quy chế.

Đặc điểm thành phẩm:


Siro sánh,trong, không màu hoặc vàng nhạt,thơm mùi cánh kiến,đạt tiêu chuẩn
siro thuốc theo DĐVN IV.
Công dụng, cách dùng:
Long đờm.giảm ho,dùng cho trẻ em.
Uống 5-10 ml/lần x 3 lần/ngày.
Bảo quản:
Ở nhiệt độ không quá 300C

2. Poio cồn quế


Công thức ( DĐVN I):
Cồn quế(DĐVNI) 4ml
Ethanol 90% 20 ml
Siro đơn 20 ml
Nước tinh khiết vừa đủ 100 ml
Thông tin cần biết:
Đặc điểm và phương pháp bào chế cồn quế.
Kỹ thuật bào chế:
TT Các thao tác Lượng giá
Đạt Không
đạt
1. Đong cồn quế và ethanol, trộn đều trong cốc có mỏ.
2. Cân siro đơn, cho vào cốc trên, khuấy đều.
3 Thêm nước vừa đủ,khuấy đều.
4 Lọc qua màng lọc có kích thước lỗ lọc 5µm
5 Đóng chai, dán nhãn đúng quy chế.

6
Đặc điểm thành phẩm:
Potio trong,màu nâu nhạt, có mùi quế.
Công dụng, cách dùng:
Điều trị một số triệu chứng lạnh, khó tiêu,…
Uống 15-30 ml/lần,2 đến 3 lần trong ngày.
Bảo quản:
-Chỉ dùng trong 1 tuần sau khi pha chế.
-Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C

7
Bài 3
HỖN DỊCH THUỐC

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


1. Phân tích được đặc điểm của dạng thuốc và vai trò của các tá dược trong
mỗi công thức.
2. Xác định được phương pháp và tiến hành điều chế được hỗn dịch thuốc theo
công thức.
3. Trình bày được điều kiện bảo quản và hướng dẫn sử dụng đúng các thuốc đã
pha chế.

1. Hỗn dịch terpin hydrat


Công thức:
RP/
Terpin hydrat 2g
Gôm Arabic 1g
Natri benzoate 2g
Siro codein 15 g
Nước cất q.s 75 ml
M.f. Potio
Thông tin cần biết:
- Tính chất, tác dụng dược lý của terpin hydrat, natri benzoate, siro codein.
- Thành phần của hỗn dịch thuốc, cơ sở chọn loại và lượng chất gây thấm.
- Phương pháp điều chế.
- Dạng thuốc khác có thành phần dược chất tương tự, so sánh và chỉ ra ưu
nhược điểm của dạng hỗn dịch.

8
Kỹ thuật bào chế:
TT Các thao tác Lượng giá
Đạt Không
đạt
1. Đánh dấu chai (75 ml)
2. Cân và nghiền thật mịn terpin hydrat và gôm Arabic, trộn
thành bột kép.
3. Thêm đồng lượng siro codein nghiền thật kỹ thành bột
nhão.
4. Cho siro codein còn lại vào chai.
5. Hòa tan natri benzoate vào nước (đun nóng nếu cần), dùng
dung dịch này kéo dần hỗn dịch vào chai đã có siro
codein.
6. Bổ sung nước vừa đủ 75 ml, lắc đều.
7. Dán nhãn đúng qui chế, nhãn có thêm dòng chữa “ Lắc
trước khi dùng”.
Đặc điểm thành phẩm:
Hỗn dịch sánh, đục trắng hoặc vàng nhạt, đồng nhất có vị ngọt, hơi đắng.
Công dụng, cách dùng:
- Thuốc uống làm dịu ho, long đờm.
- Uống sau khi ăn; liều dùng :1 thìa canh/ lần, 2-3 lần/ngày.
- Lắc kỹ trước khi dùng.
Bảo quản: Ở nhiệt độ không quá 30°C

2. Hỗn dịch lưu huỳnh


Công thức:
Acid salicylic 1,0 g
Long não 1,0 g
Lưu huỳnh kết tủa 3,0 g
Tween 80 3,0 g
Aerosol 0,5 g
Natri carboxy methyl cellulose 0,3 g
Glycerin 10,0 g

9
Ethanol 96% 20,0 g
Nước tinh khiết vừa đủ 100 ml
Thông tin cần biết:
- Tính chất, tác dụng dược lý của lưu huỳnh kết tử, acid salicylic và long não.
- Thành phần của hỗn dịch thuốc, cơ sở chọn các chất gây thấm và phân tán.
- Tính chất, vai trò của các tá dược trong công thức.
- Phương pháp bào chế hỗn dịch.
Kỹ thuật bào chế:
STT Các thao tác Lượng giá
Đạt Không
đạt
1. Cân và đong các thành phần theo công thức.
2. Ngân natri carboxy methyl cellulose trương nở hoàn toàn
trong 5 ml nước.
3. Nghiền mịn lưu huỳnh kết tủa và Aerosil trộn thành bột
kép đồng nhất trong cối.
4. Thêm natri carboxy methy cellulose đã trương nở và
Tween 80 vào nghiền kỹ thành bột nhão đồng nhất.
5. Thêm dần nước vào hỗn hợp trên, phân tán đều và kéo
vào cốc có chân.
6. Hòa tan acid salicylic và long não trong ethanol, thêm
glycerin vào khuấy đều.
7. Rót từ từ dung dịch acid salicylic và long não vào hỗn
dịch lưu huỳnh kết hợp khấy trộn đều.
8. Bổ sung nước vừa đủ 100 ml, khuấy đều.
9. Đóng lọ, dán nhãn đúng qui chế, nhãn có thêm dòng
chữ”Lắc trước khi dùng”.
Đặc điểm thành phẩm:
Hỗn dịch màu vàng đục, đồng nhất có mùi thơm đặc trưng của long não.
Công dụng, cách dùng:
- Bôi chữa mụn trứng cá, nấm và viêm da.
- Rửa sạch vết thương trước khi bôi thuốc, lắc kỹ trước khi dùng.
Bảo quản: Ở nhiệt độ không quá 30°C.

10
BÀI 4
NHŨ TƯƠNG THUỐC
MỤC TIÊU HỌC TẬP:
1. Phân tích được đặc điểm của dạng thuốc và vai trò của các tá dược trong
mỗi công thức.
2. Xác định được phương pháp và tiến hành điều chế được nhũ tương thuốc
theo công thức.
3. Trình bày được điều kiện bảo quản và hướng dẫn sử dụng đúng các thuốc đã
pha chế.

1. Kem bôi da:


Công thức:
Vaselin 15,0 g
Alcol cetylic 2,0 g
Span 80 1,0 g
Lanolin 5,0 g
Nước tinh khiết 2,0 g
Thông tin cần biết:
− Tính chất, vai trò của các thành phần trong ché phẩm.
− Các pha của nhũ tương
− Các chất nhũ hóa và kiểu nhũ tương tạo thành.
− Công dụng của kem bôi da và ưu nhược điểm.
− Các thành phần có thể thêm vào công thức kem bôi da, nêu rõ lý do.
Kỹ thuật bào chế:
TT Các thao tác Lượng giá
Đạt Không
đạt
1. Cân vaselin, alcol cetylic, lanolin vào bát sứ đun chảy lỏng. Khuấy
đều.
2 Cân Span 80 trên kính đồng hồ, hòa tan vào hỗn hợp pha dầu và
đun nóng đến khoảng 70°C
3. Đong 2ml nước nóng.

11
4. Cho pha dầu vào cối sứ khô, nóng, rót từ từ nước, kết hợp với dùng
chày phân tán đến khi tao thành kem mịn màng đồng nhất.
5. Đóng vào lọ rộng miệng hoặc tuýp.
6. Dán nhãn đúng quy chế.
Đặc điểm thành phẩm:
− Thuốc thể mềm, mịn giống như kem.
Công dụng, cách dùng:
- Làm mềm và dịu da nhất là mua hanh khô.
- Bôi xoa lên da
Bảo quản: Ở nhiệt độ không quá 30°C

2.Nhũ tương giảm đau


Công thức:
Methyl salicylat 15,0 g
Menthol 2,0 g
Camphor 5,0 g
Cloral hydrat 4,0 g
Propylene glycol 10,0 ml
Tween 80 3,8 g
Acid stearic 1,0 g
Triethanolamin 1,0 g
Dầu vừng 15 ml
Nước tinh khiết vừa đủ 100 ml
Thông tin cần biết:
- Tính chất, tác dụng dược lý của các dược chất trong công thức.
- Tương kỵ giuwac các dược chất trong công thức và vận dụng trong bào chế
nhũ thương thuốc.
- Tính chất, vai trò các ta dược trong công thức.
- Thành phần và kiểu nhũ tương.
- Phương pháp điều chế nhũ tương.

12
Kỹ thuật bào chế:
TT Các thao tác Lượng giá
Đạt Không
đạt
1. Cân, đong các thành phần theo công thức.
2. Cho acid stearic và dầu vừng cho vào lọ có nắp đậy kín đung chảy
cách thủy đến khoảng 65-70°C.
3. Cho menthol, camphor, cloral hydrat, methyl salicylat vào cốc mỏ
trộn cho chảy lỏng.
4. Cho hỗn hợp dược chất vào lọ dầu trên, đậy nắp và lắc đến tan
hoàn toàn (pha dầu)
5. Hòa tan propylene glycol, Tween 80, triethanolamin vào khoảng
30 ml nước trong cốc có mỏ, đun nóng tới khoảng 65 -70°C (pha
nước).
6. Phối hợp 2 pha trong cốc có chân, siêu âm trong khoảng 3 phút để
tạo thành nhũ tương
7. Bổ sung nước tinh khiết vừa đủ 100ml. Khuấy đều.
8. Đóng chai, dán nhãn đúng quy chế, nhãn có thêm dòng chữ “Lắc
trước khi dùng”.
Đặc điểm thành phẩm:
− Chất lỏng sánh, đục trắng như sữa, có mùi đặc trưng của methyl salicylat và
tinh dầu
Công dụng, cách dùng:
- Giảm đau, chống viêm.
- Bôi xoa tại chỗ trong các trường hợp: viêm khớp, đau nhức xương, đâu lưng,
đau dây thần kinh
Bảo quản : Ở nhiệt độ không quá 30°C .
3.Nhũ tương dầu parafin
Công thức :
Rp/ Dầu parafin 35 g
Tween 80 và span 80 6,0 g
Nước cất vừa đủ 100 ml
m.f. emul.

13
Thông tin cần biết:
− Thành phần của nhũ tương.
− Tính chất, vai trò của Tween 80 và Span 80 đơn lẻ và khi kết hợp.
− Tính chất và tác dụng dược lý của dầu parafin.
− Nguyên tắc tính toán khi phối hợp 2 chất nhũ hóa trong một nhũ tương dựa
trên hệ số HLB.
− Phương pháp điều chế nhũ tương.
Kỹ thuật bào chế:
TT Các thao tác Lượng giá
Đạt Không
đạt
1. Tính lượng Tween 80 và Span 80 cần thiết biết hệ số HBL của
hai chất này lần lượt là 15 và 4,3, hệ sô HBL cần thiết để nhũ
hóa dầu parafin vào nước là 12
2. Cân dầu parafin vào cốc thủy tinh (cốc 1), đun nóng đến
khoảng 60°C, hòa tan Span 80 80 vào dầu.
3. Đun nóng nước khoáng đến 65°C, hòa ta Tween 80 vào cốc
nước (cốc 2).
4. Rót dung dịch trong cốc 2 vào cốc 1, khuấy đều, dùng thiết bị
siêu âm để phân tán tạo thành nhũ tương (với thông số phù
hợp)
5. Bổ sung nước tinh khiết vừa đủ 100ml. Khuấy đều.
6. Đóng chai,dán nhãn đúng quy chế, nhãn có thêm dòng chứ
“Lắc trước khi dùng”
Đặc điểm thành phẩm:
− Chất lỏng sánh,trắng đục như sữa
Công dụng, cách dùng :
− Thuốc uống cá tác dụng nhuận tràng (liều tương đương 15 g dầu
parafin) và tẩy (liều tương đương >30g dầu parafin)
Bảo quản: Nơi mát, nhiệt độ không quá 30°C.

14
Bài 5
Thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Phân tích được đặc điểm của dược chất và vai trò các thành phần trong
công thức làm thực tập.
2. Pha chế được một số thuốc tiêm,thuốc nhỏ mắt và hướng dẫn sử dụng đúng từng
chế phẩm.

1. Thuốc tiêm vitamin C


Công thức:
Acid ascobic 5,00 g
Natri hydrocarbonat (điều chỉnh PH) 2,37 g
Natri metabisulfit (chống oxy hóa) 0,01 g
Dinatri edetat (chống oxy hóa) 0,02 g
Nước cất pha tiêm vđ (dung môi) 100 ml
Thông tin cần biết:
- Tính chất của acid ascorbic
- Vai trò của các thành phần trong công thức
- Quy trình pha chế, sản xuất thuốc tiêm

Quy trình bào chế:


TT Các thao tác Lượng giá
Đạt Không
đạt
1. - Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu
2. - Hòa tan Natri metabisulfit, Dinatri edetat vào khoảng
80ml nước cất pha tiêm
3. - Cho acicid ascorbic vào hòa tan hoàn toàn
4. - Cho từ từ Natri hydrocarbonat vào khuấy đều tới khi hết
bọt

15
5. - Bổ sung nước cất pha tiêm cho vừa đủ 100ml
6. - Lọc qua màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,45μm
7. - Đóng ống 5ml
8. - Tiệt trùng trong nối hấp ở nhiệt độ 121oC trong thời
gian 15-20 phút.
9. - Nhúng ống thuốc tiêm còn nóng vào dung dịch xanh
methylen, loại bỏ các ống tiêm hở.
10. - Dán nhãn, đóng gói đúng quy chế

Đặc điểm thành phẩm:


− Dung dịch trong suốt, không màu.
Công dụng, cách dùng :
− Phòng và điều trị các bệnh do thiếu vitamin C trong trường hợp không
dùng được theo đường uống.
− Tiêm tĩnh mạch.
Bảo quản:
− Nơi mát, nhiệt độ không quá 30°C.

2. Thuốc nhỏ mắt cloramphenicol


Công thức
Cloramphenicol 0,40 G
Acid boric 1,10 g
Natri borat 2,00 g
Natri clorid 0,20 g
Thủy ngân phenyl nitrat 0,02 g
Nước cất vđ 100,00 ml

Thông tin cần biết:


- Tính chất, đặc điểm của cloram phenicol
- Vai trò của các thành phần trong công thức.
- Các phương pháp làm tăng độ tan của dược chất khi pha chế dung dịch.

16
Quy trình bào chế
TT Các thao tác Lượng giá
Đạt Không
đạt
1. Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, bao bì, nhãn…
2. Cân hoạt chất theo công thức, để riêng
3. Đong khoảng 1800ml nước cất, đun sôi
4. Hòa tan Acid Boric, NatriBorat, NaCl, Thủy ngân Phenyl
nitrat khuấy đều, để nhiệt độ hạ xuống khoảng 600C.
5. Hòa tan Cloramphenicol vào dung dịch trên, khuấy đều, kiểm
tra PH
6. Thêm nước cất vừa đủ tới 2000ml
7. Lọc qua màng lọc, kích thước lỗ lọc 0,45µm
8. Đóng lọ 10ml
9. Dán nhãn.

Đặc điểm thành phẩm:


− Dung dịch trong suốt, không màu.
Công dụng, cách dùng :
− Điều trị các nhiễm trùng ở mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm
loét giác mạc, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ, đau mắt hột.
− Dùng nhỏ mắt, mỗi lần 1-2 giọt.
Bảo quản:
− Nơi mát, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.

17
Bài 6
CAO THUỐC, CỒN THUỐC
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Thực hiện được kỹ thuật pha chế cồn.
2. Phân tích đặc điểm nguyên liệu và kỹ thuật chiết xuất
3. Chiết xuất và pha chế được một số công thức trong nội dung bài học

1.Pha chế cồn 70o


Công thức:
Cồn 90o Vừa đủ
Nước cất vừa đủ 100ml
Thông tin cần biết:
- Phân biệt độ cồn biểu kiến và độ cồn thực
- Cách tính toán để pha chế cồn thấp độ từ cồn cao độ và nước cất.
- Cách sử dụng tửu kế, nhiệt kế để xác định độ cồn.
Quy trình bào chế:
TT Các thao tác Lượng giá
Đạt Không
đạt
1. Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, bao bì, nhãn…
2. Dùng tửu kế và nhiệt kế để xác định độ cồn thực của cồn
nguyên liệu.
3. Tính thể tích V1 của cồn 90o cần lấy theo công thức:
V1= V2.C2/C1
4. Đong chính xác thể tích V1 cồn 90o cho vào ống đong, thêm từ
từ nước cất vào đến khi vừa đủ 100ml
5. Để yên 10-15 phút rồi kiểm tra và điều chỉnh lại độ cồn.
6. Đóng chai, dán nhãn

Đặc điểm thành phẩm: Dung dịch trong suốt, không màu.
Công dụng, cách dùng : Dùng ngoài để sát khuẩn.
Bảo quản: Nơi mát, nhiệt độ không quá 30°C.

18
2. Cồn vỏ quýt
Công thức:
Vỏ quýt hoặc vỏ cam khô 30g
Cồn 70o 150ml
Thông tin cần biết:
- Thành phần, tác dụng của vỏ quýt (vị thuốc Trần bì)
- Phương pháp bào chế vỏ quýt theo y học cổ truyền
- Phương pháp chiết xuất vỏ quýt
Quy trình bào chế:
TT Các thao tác Lượng giá
Đạt Không
đạt
1. Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, bao bì, nhãn…
2. Vỏ quýt tươi đem ngâm nước vo gạo cho mềm rồi cạo bỏ xơ
trắng, thái nhỏ, sao nhẹ cho khô.
3. Ngâm vỏ quýt với cồn 70o trong 10 ngày, mỗi ngày có khuấy
trộn.
4. Gạn lấy dịch chiết, ép bã, lọc trong
5. Thêm cồn 70o cho vừa đủ 150ml
6. Đóng chai, dán nhãn

Đặc điểm thành phẩm: Dung dịch trong , có mùi thơm vỏ quýt.
Công dụng, cách dùng :
- Chữa ho, làm thơm các vị thuốc khác.
- Mỗi lần uống 2-5ml, 2-3 lần//ngày. Pha loãng với nước để uống.
Bảo quản: Nơi mát, nhiệt độ không quá 30°C.

3.Cồn Gừng
Công thức:
Gừng khô (dạng bột thô) 100g
Cồn 90o vừa đủ 200ml
Thông tin cần biết
- Thành phần, tác dụng của Gừng

19
- Quy trình chiết xuất dược liệu bằng phương pháp ngấm kiệt
Quy trình bào chế:
TT Các thao tác Lượng giá
Đạt Không
đạt
1. Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, bao bì, nhãn…
2. Làm ẩm bột dược liệu bằng cồn 90o, ủ trong vòng 2h
3. Cho dược liệu vào bình ngấm kiệt, ngâm bằng cồn 90o trong
24h
4. Rút dịch chiết với tốc độ 1ml/phút. Để riêng 85ml dịch chiết
đầu. Các dịch chiết sau gộp lại, cô cho bay hơi dung môi tới
khi còn 15ml rồi hòa vào dịch chiết đầu cho vừa đủ 100ml.
5. Để lắng, lọc trong
6. Đóng chai, dán nhãn

Đặc điểm thành phẩm: Dung dịch trong , có mùi thơm của gừng.
Công dụng, cách dùng :
- Làm ấm cơ thể, giảm nôn, giảm đau. Chữa cảm lạnh.
- Mỗi lần uống 2-5ml, 2-3 lần//ngày. Pha loãng với nước để uống.
Thận trọng: người âm hư, nội nhiệt không dùng.
Bảo quản: Nơi mát, nhiệt độ không quá 30°C.

20

You might also like