You are on page 1of 123

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC


VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA
TINH DẦU HÚNG CHANH
Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.

CBHD: SVTH:
Th.S NGUYỄN THỊ BÍCH THUYỀN NGUYỄN THỊ DIỆU THÚY
MSSV: 2064015
Lớp: Công nghệ Hóa học K32

Cần Thơ, tháng 11/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC


VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA
TINH DẦU HÚNG CHANH
Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.

CBHD: SVTH:
Th.S NGUYỄN THỊ BÍCH THUYỀN NGUYỄN THỊ DIỆU THÚY
MSSV: 2064015
Lớp: Công nghệ Hóa học K32

Cần Thơ, tháng 11/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC ---------------


*********** Cần Thơ, ngày 10 tháng 08 năm 2010

PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP


Năm học: 2010 – 2011

1. Họ và tên của cán bộ hướng dẫn


Th.S Nguyễn Thị Bích Thuyền MCB: 1683
2. Tên đề tài:
Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng
chanh (Plectranthus amboinicus L.).
3. Địa điểm thực hiện: Phòng thí nghiệm Bộ Môn Công nghệ Hóa học – Khoa Công
Nghệ – Trường Đại Học Cần Thơ.
4. Số lượng sinh viên thực hiện: 01 sinh viên.
5. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Diệu Thúy MSSV: 2064015
Lớp: Công Nghệ Hóa Học Khóa: 32
6. Mục đích của đề tài
- Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu húng chanh.
- Thử một số hoạt tính sinh học của tinh dầu.
7. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài
 Ly trích tinh dầu theo phương pháp vi sóng và cổ điển để có sự so sánh.
 Khảo sát hoạt tính sinh học của tinh dầu: kháng vi sinh vật và kháng oxi hóa
 Nhận danh các cấu phần trong tinh dầu bằng phương pháp sắc kí khí ghép
khối phổ.
8. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài
Các hóa chất để thực hiện
9. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài: 250.000 đồng.

DUYỆT CỦA CB TẠI CƠ SỞ DUYỆT CỦA CBHD

Th.S Nguyễn Thị Bích Thuyền


DUYỆT CỦA BỘ MÔN

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG THI & XÉT TỐT NGHIỆP


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

.....................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
.....................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Lời cảm ơn

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt
là quý thầy cô của Bộ môn Công nghệ Hóa học, Khoa Công Nghệ đã luôn sát cánh
bên lớp chúng em, tận tình chỉ bảo, luôn tranh thủ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
chúng em học tập trong suốt bốn năm trên giảng đường cũng như trong thời gian
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Với tất cả tấm lòng, em xin gửi đến cô Nguyễn Thị Bích Thuyền lời biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất. Em xin cảm ơn cô đã tận tình hướng dẫn với tất cả tinh
thần trách nhiệm và lòng tận tâm, truyền đạt cho em những kiến thức cũng như kinh
nghiệm vô cùng quý báo trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy trưởng phòng thí nghiệm Hóa Hữu Cơ –
Lương Huỳnh Vũ Thanh đã giúp đỡ em trong suốt thời gian làm việc tại phòng thí
nghiệm.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô Nguyễn Thị Thu Vân – trưởng
phòng thí nghiệm Sinh – Kỹ Thuật Môi Trường, khoa Môi Trường Nước và Tài
Nguyên Thiên Nhiên đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm
việc tại phòng thí nghiệm.
Cảm ơn các bạn – lớp Công Nghệ Hóa K32 đã luôn sát cánh bên tôi những lúc
vui cũng như buồn, đã cùng tôi vượt qua rất nhiều khó khăn trong hơn bốn năm qua
cũng như trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Con cảm ơn ba mẹ đã luôn là điểm tựa vững chắc nhất, là nguồn cổ vũ động
viên to lớn nhất cho con trong suốt chặng đường đại học.

Cần thơ, ngày 01 tháng 11 năm 2010


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Diệu Thúy

Nguyễn Thị Diệu Thúy i


Lời mở đầu

LỜI MỞ ĐẦU


Việt Nam là đất nước rất được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên thực
vật phong phú và đa dạng. Cho đến nay có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao
được thống kê, trong số đó có rất nhiều loài có chứa các hoạt chất có giá trị được sử
dụng làm hương liệu hoặc sử dụng trong y học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu
từ trước tới nay thực hiện các nhiệm vụ phân tách, xác định cấu trúc, triển khai sản
xuất tinh dầu và hoạt chất sinh học từ nguồn thảo dược Việt Nam.

Tinh dầu từ lâu đã là một mặt hàng được sử dụng hết sức rộng rãi. Từ thời cổ
xưa, con người đã phát hiện và sử dụng các cây chứa tinh dầu với những mục đích
khác nhau như làm thuốc, làm gia vị, làm hương liệu trong sinh hoạt và trong các
nghi lễ về tôn giáo... Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công
nghệ, con người đã khám phá ra bản chất của tinh dầu cũng như động thái biến đổi
của tinh dầu trong cây. Đồng thời nghiên cứu, áp dụng các công nghệ hiện đại để
khai thác, chế biến, sử dụng tinh dầu với hiệu quả tối ưu trong các lĩnh vực chế biến
thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…Tinh dầu đã và đang trở thành nguồn nguyên
liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp. Sản phẩm của tinh dầu cũng
ngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn trong nhiều lĩnh vực.

Húng chanh hay Tần dày lá là một loại rau gia vị rất thông dụng trong các
món ăn của người Việt Nam tạo cho món ăn có mùi vị thơm rất đặc trưng. Ngoài ra,
trong dân gian, húng chanh còn là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh như: cảm
sốt, ho nhiệt, viêm họng, khản tiếng, chảy máu cam, côn trùng cắn… Loài cây này
dễ tìm, dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn lại có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Việt Nam với lợi thế là một nước nhiệt đới và đặc biệt Đồng Bằng Sông Cửu
Long rất thích hợp cho nguồn nguyên liệu này thì việc nghiên cứu thành phần hóa
học và hoạt tính sinh học tinh dầu húng chanh để ứng dụng một cách có hiệu quả
cần sớm được triển khai.

Vì vậy đề tài “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh
dầu húng chanh” xin góp một phần vào công trình nghiên cứu trên cây húng chanh
để loài cây này được khai thác và ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa.

Nguyễn Thị Diệu Thúy ii


Lời mở đầu

Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là cây húng chanh, Plectranthus
amboinicus (Lour.) Spreng., thuộc họ Hoa môi, Lamiaceae, được trồng tại quận
Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Hướng nghiên cứu tập trung vào những nội dung
chính như sau:
- Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu theo hai phương pháp chưng cất là
chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển và chưng cất lôi cuốn hơi nước có hỗ trợ của vi
sóng.
- Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất tinh dầu.
- Xác định các chỉ số hóa lý.
- Thử nghiệm hoạt tính sinh học của tinh dầu.
Cùng với sự yêu thích và cố gắng hết mình để thực hiện đề tài một cách hoàn
thiện nhất, song với những kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, chắc không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của
quý Thầy Cô cùng tất cả các bạn để đạt kết quả tốt nhất.

Nguyễn Thị Diệu Thúy iii


Mục lục

MỤC LỤC

Lời cảm ơn .......................................................................................................... i


Lời mở đầu ......................................................................................................... ii
Muc lục ............................................................................................................. iv
Danh mục hình ................................................................................................. vii
Danh mục bảng ............................................................................................... viii
Danh mục đồ thị ................................................................................................. x
Danh mục phụ lục ............................................................................................. xi
Phần 1 TỔNG QUAN
Chương 1 Đại cương về thực vật học của húng chanh ......................................... 1
1.1 Giới thiệu về cây húng chanh......................................................................... 1
Danh pháp ........................................................................................................... 1
Phân loại thực vật ................................................................................................ 2
1.1.1 Mô tả thực vật .................................................................................... 3
1.1.2 Nguồn gốc – phân bố.......................................................................... 4
1.1.3 Trồng trọt, thu hái, bảo quản............................................................... 4
1.1.4 Công dụng .......................................................................................... 5
1.2 Những nghiên cứu về cây húng chanh trong và ngoài nước ........................... 8
1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước ................................................ 8
1.2.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước.............................................. 12
1.3 Những chế phẩm của húng chanh trên thị trường ......................................... 19
Chương 2 Đại cương về tinh dầu và trích ly tinh dầu ........................................ 25
2.1 Đại cương về tinh dầu .................................................................................. 25
2.1.1 Khái niệm về tinh dầu ..................................................................... 25
2.1.2 Trạng thái tự nhiên và quá trình tích luỹ ........................................... 25
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hàm lượng của tinh dầu ..... 26

Nguyễn Thị Diệu Thúy iv


Mục lục

2.2 Công dụng trong đời sống con người, trong y học và vai trò sinh thái học .. .26
2.3 Các phương pháp sản xuất tinh dầu ............................................................. 28
2.3.1 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ........................................ 28
2.3.2 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có hỗ trợ của vi sóng....... 29
2.3.3 Phương pháp trích siêu âm ............................................................... 31
2.3.4 Phương pháp trích bằng CO2 lỏng siêu tới hạn ................................. 32
2.3.5 Một số phương pháp trích ly khác..................................................... 32
Phần 2 THỰC NGHIỆM
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm .......................................... 34
3.1 Thiết bị - hóa chất ........................................................................................ 34
3.2 Nguyên liệu ................................................................................................. 35
3.3 Địa điểm và thời gian thực hiện ................................................................... 35
3.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 36
3.4.1 Chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển .................................................. 36
3.4.2 Chưng cất hơi nước có chiếu xạ vi sóng............................................ 37
3.5 Khảo sát các chỉ số vật lý của tinh dầu húng chanh ...................................... 38
3.5.1 Cảm quan ......................................................................................... 38
3.5.2 Tỷ trọng............................................................................................ 38
3.5.3 Chỉ số khúc xạ .................................................................................. 38
3.6 Khảo sát các chỉ số hóa học của tinh dầu húng chanh .................................. 39
3.6.1 Chỉ số acid (IA) ................................................................................ 39
3.6.2 Chỉ số savon hóa (IS) ....................................................................... 39
3.6.3 Chỉ số ester hóa (IE) ........................................................................ 40
3.7 Phương pháp xác định thành phần hóa học của tinh dầu húng chanh ........... 40
3.8 Phương pháp khảo sát hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh .............. 40
3.8.1 Kháng vi sinh vật.............................................................................. 40
3.8.2 Kháng oxi hóa .................................................................................. 44
Chương 4 Kết quả và bàn luận........................................................................... 45

Nguyễn Thị Diệu Thúy v


Mục lục

4.1 Định danh .................................................................................................... 45


4.2 Xác định hàm lượng nước trong mẫu nguyên liệu ........................................ 45
4.3 Tinh dầu ...................................................................................................... 45
4.4 Cảm quan .................................................................................................... 45
4.5 Hiệu suất chưng cất tinh dầu ........................................................................ 46
4.5.1 Chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp trên bộ Clevenger .................. 46
4.5.2 Chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp với sự hỗ trợ của vi sóng ....... 50
4.6 Xác định chỉ số vật lý – hóa học của tinh dầu .............................................. 55
4.7 Xác định thành phần hóa học của tinh dầu húng chanh ................................ 55
4.8 Khảo sát hoạt tính sinh học .......................................................................... 58
5.7.1 Tính kháng vi sinh vật ......................................................................... 58
5.7.2 Tính kháng oxi hóa .............................................................................. 67
PHẦN 3 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận ............................................................................................................. 68
Kiến nghị........................................................................................................... 69
Hướng phát triển cho tinh dầu húng chanh ........................................................ 69
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 71

Nguyễn Thị Diệu Thúy vi


Danh mục các hình

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

Hình 1.1 Cây và lá húng chanh (Plectranthus amboinicus


(Lour.) Spreng.) 2

Hình 1.2 Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng. 3

Hình 1.3 Thân và lá cây húng chanh 3

Hình 1.4 Sự phân bố húng chanh trên thế giới 4

Hình 1.5 Plectranthus amboinicus Variegata 5

Hình 2.1 Mô hình thiết bị chưng cất có hỗ trợ vi sóng trong


phòng thí nghiệm 29

Hình 2.2 Giản đồ pha của một chất 32

Hình 4.1 Tinh dầu húng chanh của phương pháp chưng cất vi
sóng và cổ điển 45

Hình 4.2 Kết quả vòng vô khuẩn của tinh dầu húng chanh chưng
cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước trực tiếp trên
bộ Clevenger 58

Hình 4.3 Kết quả vòng vô khuẩn của tinh dầu húng chanh chưng
cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước trực tiếp với
sự hỗ trợ của vi sóng 60

Nguyễn Thị Diệu Thúy vii


Danh mục bảng

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

Bảng 1.1 Tên nước ngoài của cây húng chanh 1

Bảng 1.2 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cao húng chanh 9

Bảng 1.3 Các giá trị MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) của cao húng
chanh 9

Bảng 1.4 Thành phần hóa học tinh dầu húng chanh theo phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trên bộ Clevenger 10

Bảng 1.5 Chỉ số hóa lý của tinh dầu húng chanh 11

Bảng 1.6 Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu
húng chanh 11

Bảng 1.7 Thành phần hóa học của tinh dầu húng chanh tại Hà Lan 12

Bảng 1.8 Chỉ số vật lý ở 2 vùng Rancherías và Mérida 14

Bảng 1.9 Thành phần hóa học ở 2 vùng Rancherías và Mérida 14

Bảng 1.10 Giá trị MIC và đường kính vòng kháng khuẩn của tinh dầu
húng chanh trên một số nấm men chủng Candida 15

Bảng 1.11 Thành phần hóa học của tinh dầu hoa húng chanh tại Iran 16

Bảng 1.12 Thành phần hóa học của tinh dầu húng chanh ở Ấn Độ 17

Bảng 1.13 Giá trị LC50 và LC90 của tinh dầu húng chanh chống lại vi
khuẩn sốt rét Anopheles stephensi 18

Bảng 4.1 Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo kích cỡ nguyên liệu 46

Bảng 4.2 Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo thời gian chưng cất 47

Bảng 4.3 Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo lượng nước chưng cất 48

Nguyễn Thị Diệu Thúy viii


Danh mục bảng

Bảng 4.4 Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo nhiệt độ chưng cất 49

Bảng 4.5 Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo kích cỡ nguyên liệu 50

Bảng 4.6 Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo lượng nước chưng cất 51

Bảng 4.7 Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo thời gian chưng cất 52

Bảng 4.8 Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo công suất chiếu xạ vi
sóng 53

Bảng 4.9 Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo tuổi cây húng chanh 54

Bảng 4.10 So sánh chỉ tiêu lý - hóa với công trình khác 55

Bảng 4.11 Thành phần hóa học của tinh dầu húng chanh theo 2
phương pháp chưng cất 56

Bảng 4.12 Đường kính vô khuẩn đối với các chủng vi sinh vật thử
nghiệm của tinh dầu chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn
hơi nước trực tiếp trên bộ Clevenger (mm) 59

Bảng 4.13 Đường kính vô khuẩn đối với các chủng vi sinh vật thử
nghiệm của tinh dầu chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn
hơi nước trực tiếp với sự hỗ trợ của vi sóng (mm) 60

Nguyễn Thị Diệu Thúy ix


Danh mục đồ thị

DANH MỤC ĐỒ THỊ

STT Tên đồ thị Trang

Đồ thị 4.1 Hiệu suất theo kích cỡ nguyên liệu 46

Đồ thị 4.2 Hiệu suất theo thời gian chưng cất 47

Đồ thị 4.3 Hiệu suất theo lượng nước chưng cất 48

Đồ thị 4.4 Hiệu suất theo nhiệt độ chưng cất 49

Đồ thị 4.5 Hiệu suất theo kích cỡ nguyên liệu 50

Đồ thị 4.6 Hiệu suất theo lượng nước chưng cất 51

Đồ thị 4.7 Hiệu suất theo chưng cất có nước và không nước 52

Đồ thị 4.8 Hiệu suất theo thời gian chưng cất 53

Đồ thị 4.9 Hiệu suất theo công suất chiếu xạ vi sóng 54

Đồ thị 4.10 Hiệu suất theo tuổi của cây 55

Nguyễn Thị Diệu Thúy x


Danh mục phụ lục

DANH MỤC PHỤ LỤC

STT Tên phụ lục Trang

Phụ lục 1 Phổ đồ sắc ký khí ghép khối phổ tinh dầu húng chanh
chưng cất có sự hỗ trợ vi sóng PL1

Phụ lục 2 Phổ đồ sắc ký khí ghép khối phổ tinh dầu húng chanh
chưng cất theo phương pháp cổ điển PL2

Phụ lục 3 Một số hình ảnh thử hoạt tính kháng vi sinh vật PL3

Phụ lục 4 Một số hình ảnh thử hoạt tính kháng oxi hóa PL4

Phụ lục 5 Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật của
tinh dầu húng chanh ở hai phương pháp chưng cất
bằng phương pháp đĩa giấy PL5

Nguyễn Thị Diệu Thúy xi


Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh

TỔNG QUAN

Luận văn tốt nghiệp đại học


CHƯƠNG 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ THỰC VẬT HỌC CỦA
HÚNG CHANH

1.1 Giới thiệu về cây húng chanh


Danh pháp [3], [7], [33]
Tên khoa học: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.
Tên đồng nghĩa: Coleus amboinicus Lour.
Coleus aromaticus Benth. in Wall.
Plectranthus aromaticus (Benth.) Roxb.
Tên thông thường: húng chanh, tần dày lá, rau thơm lông, rau thơm lùn, rau
tần, dương tử tô,…
Họ: Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae)
Bảng 1.1: Tên nước ngoài của cây húng chanh [27], [28], [31]

Tên nước Tên húng chanh

Coliole aromatique, Plectranthus Aromatique, Coléus


French
d'Afrique

Country borage, Indian borage, Cuban oregano, French-


English thyme, Indian-mint, Mexican-mint, Soup-mint, Spanish-
thyme

Russian Плектрантус ароматный Plektrantus aromatnyi

“コレウスアロマチクス” Koreusu Aromatikusu, “キュー


Japanese
バンオレガノ” Kuuban oregano.

Cambodia Sak dam ray

Indonesia Ajeran, daun jinten, daun kucing, Jintan


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

Malaysia Daun bangun-bangun, Bangun Bangun, Daun Jinten (Java)

Latai, Suganda, Oregano, Bildu, Clavo, Latay, Toringil de


Philippines
Limon

Singapore Po-hor

Thailand Hom duan huu suea, niam huu suea

India Pashan Bhedi, Karpooravalli, Patharchur

Orégano, Orégano francés (Cuba), Orégano de la tierra


Spanish
(Cuba), Orégano poleo (Domin. Rep.), Oreganón (Cuba).

"到手香" Da shou xiang, “印度薄荷” Yin du bo he, “到手


Chinese
香” Dao shou xiang (Taiwan)

German Cubanischer Oregano, Jamaican-Thymian

Hình 1.1: Cây và lá húng chanh (Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.)


Phân loại thực vật [33]
Ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân Lớp: Hoa Môi (Lamiidae)
Bộ: Hoa môi (Lamiales)
Họ: Hoa môi (Lamiaceae)
Chi: Plectranthus
Loài: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 2


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

1.1.1 Mô tả thực vật [21], [33]

Hình 1.2: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.

Thân cỏ nhiều năm, mọc đứng, cao 30-70 cm, phân nhánh nhiều; cành non
vuông, có nhiều lông. Thân già gần tròn, mập. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập;
phiến lá dày, mọng nước, kích thước 4-8 x 3-6 cm, đỉnh lá nhọn hoặc tù, gốc tròn
hay cụt, mép có răng cưa to, không nhọn, cả 2 mặt lá có lông ngắn. Gân chính to,
gân bên nhỏ, 4-5 đôi, gân hình mạng nổi rõ ở mặt dưới lá. Lá có mùi thơm dễ chịu
như mùi chanh, vị chua. Cuống lá dài 2-4 cm, hình lòng máng, có lông. Cây rất
hiếm khi thấy ra hoa.

Hình 1.3: Thân và lá cây húng chanh

Nguyễn Thị Diệu Thúy 3


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

1.1.2 Nguồn gốc – phân bố [33]


Cây có nguồn gốc ở quần đảo Môluýc (miền Mã Lai) được trồng làm gia vị và
làm thuốc. Cây húng chanh được trồng ở nhiều tỉnh và thành phố nước ta. Cây còn
được trồng ở Ấn Độ, Indonexia, Philippin. Mùa hoa tháng 7 - 9, mùa quả tháng 10 -
12. Cây ưa sáng và ẩm.

Hình 1.4: Sự phân bố húng chanh trên thế giới

1.1.3 Trồng trọt, thu hái, bảo quản [21], [53]


Trồng trọt: Được trồng theo phương thức giâm cành trực tiếp ra ruộng hoặc
qua giai đoạn vườn ươm khi có rễ phát triển tốt thì đem ra trồng.
Thu hái: Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, dùng đến đâu hái đến
đó. Lúc trời khô ráo, hái lá bánh tẻ, loại bỏ các lá sâu hay lá già úa vàng, đem phơi
nắng nhẹ hay sấy ở 40-45 oC đến khô. Thời gian thu hoạch là 105 ngày.
Bảo quản [37], [56], [57]
Các chuyên gia khuyên chúng ta nên dùng rau tần cùng với hoa vừa hé nở và
hái trong buổi sáng dầy ánh mặt trời vì tinh dầu có khuynh hướng bay đi sau vài
giờ. Lúc này rau tần sẽ chỉ như một thứ rau thông thường chứ không còn mùi hương

Nguyễn Thị Diệu Thúy 4


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

đặc trưng của nó nữa. Có thể lưu giữ tần dầy lá lâu hơn nếu cắt cả cây và bó lại
thành bó, dùng giấy thấm bao lấy thân cây và cho vào túi nhựa kín cho vào hộc mát,
như vậy có thể giữ được hương thơm trong ít nhất 1 tuần. Hoặc là làm khô bằng
cách treo cả bó ở nơi thoáng mát và không có ánh sáng, ở nhiệt độ 250C, trong vòng
15 ngày.
Bộ phận dùng: Lá và ngọn non.
1.1.4 Công dụng
1.1.4.1 Trồng làm cảnh
Có một giống khác của cây húng chanh là Plectranthus amboinicus Variegata
rất đẹp được sử dụng như là một loại cây cảnh, thường được trồng vào giỏ treo hoặc
trồng làm hàng rào cho khu vườn. [31]

Hình 1.5: Plectranthus amboinicus Variegata

1.1.4.2 Trong thực phẩm [21], [53]


Lá húng chanh thái nhỏ ướp thịt cá làm gia vị, để nguyên lá chấm xì dầu ăn
với cơm hoặc trộn chung với các loại rau thường dùng trong bữa ăn.
Toàn cây có lông rất nhỏ và mùi thơm như mùi chanh. Do hương vị đặc trưng
này nên hầu như có thể kết hợp với mọi món ăn Âu Á. Là một loại rau rất dễ trồng
thường thấy quanh nhà, trong vườn. Ngoài tính năng trị ho còn thấy trong tần dầy lá
còn có nhiều tính năng khác liên quan đến hệ hô hấp, hương thơm gần giống như
mùi long não, ngay miếng đầu tiên vào miệng cũng cảm nhận được ngay sự nồng
nàn và thông cổ.
Người Cổ Đại đã biết dùng tần dầy lá để làm trà, sắc thuốc, thậm chí làm cả
thuốc đắp ngoài da để giảm đau trong đời sống thường ngày. Tác dụng giảm đau

Nguyễn Thị Diệu Thúy 5


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

này kết hợp với những tính năng sát khuẩn và chống co thắt. Cho nên người Hy Lạp
dùng tần dầy lá để đắp ngoài các vết cắn hay vết thương, cũng như để xoa dịu cơ
bắp bị đau nhức. Người Cuba gọi tần dầy lá là Cuban Origana và họ sử dụng nó
trong các món ăn truyền thống của mình. Còn người Ý thì dùng tần dầy lá cho các
món pizza bất hủ. [57]
Một số món ăn với húng chanh tại Việt Nam [58]
- Làm gia vị nấu canh chua
- Canh rau tần với phổi heo: Món này ăn trị cảm và ho.
Hoa tần dầy lá có hương thơm nồng hơn lá cho nên được sử dụng ngâm tươi
trong dấm hay dầu ô liu để làm thơm trong các món ăn có cà chua, phô mai tươi,
các món thịt cừu nướng, thịt nguội, xúc xích hoặc các loại nhân thịt farci. [37], [56], [57]
Trên thế giới húng chanh được sử dụng trong thực phẩm: [31]
- Làm hương liệu cho món ăn thịt và cá (Châu Phi, Đông Nam Á, vùng
Caribbean)
- Làm gia vị cà ri cá và thịt cừu (Đông Nam Á)
- Đồ gia vị cho món canh chua (Việt Nam)
- Ăn sống với bánh mì và bơ, chiên bột, hương liệu cho bia và rượu vang (Ấn
Độ)
- Là hương liệu chính dùng cho món canh đậu đen Cuba và Frijoles Negros.
[21], [53]
1.4.3 Tác dụng dược lý
Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác
dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc. Colein
trong lá có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng,
mũi, miệng và cả ở đường ruột. Tinh dầu có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn.
Cao nước có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn và tụ cầu vàng.
Thường dùng trị cảm cúm, ho sốt do phong hàn, ho, hen, viêm họng, ho ra máu, nôn
ra máu, chảy máu cam, ho gà, khản tiếng, côn trùng cắn.
Ở Malayxia, người ta dùng lá nấu cho phụ nữ sau khi sinh, lá tươi giã ra lấy
nước cốt cho trẻ em bị sổ mũi uống. Dùng ngoài lấy lá giã ra đắp trị nẻ môi, đau
bụng, đau đầu và dùng xoa lên người khi bị sốt.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 6


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

Ở Ấn Độ, lá húng chanh dùng chữa bệnh đường tiết niệu và rỉ nước âm đạo.
Nước ép lá trộn với đường là một loại thuốc gây trung tiện mạnh, cũng dùng trị ho
và chứng khó tiêu.
Tinh dầu và bột khô cũng được dùng phòng trừ một số loài sâu hại trong bảo
quản các loại hạt ngũ cốc, như dùng để tiêu diệt các loài sâu Sitophilus zeamai,
Rhizopertha domicana và Callosobruchus chinensis. Những thử nghiệm tại
Philippin đã xác nhận tinh dầu còn có thể gây độc đối với nhiều loài sâu khác như
bọ cánh cứng màu đỏ gây hại cây non, sâu róm, sâu đen, mọt lúa…[33]
[29], [30],
1.4.4 Một số bài thuốc nam thường dùng trong dân gian từ cây húng chanh
[32], [35], [53], [54]

Chữa cảm cúm, cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm
Lấy 15 – 20 g tần dày lá giã vắt lấy nước cốt để uống, hoặc có thễ cho thêm
gừng, hành mỗi loại 12 g đem nấu uống và xông cho ra mồ hôi.
Chữa sốt cao không ra mồ hôi
Lấy 20 g lá húng chanh, 15 g lá tía tô, 5 g gừng tươi cắt lát mỏng, 15 g cam
thảo đất. Tất cả đem nấu lấy nước dùng lúc nóng ấm để ra mồ hôi.
Trị ho, viêm họng
Hái vài lá húng chanh nhai, ngậm, rồi nuốt nước.
Chữa viêm họng, viêm thanh quản
Dùng 20 g tần dày lá, 15 g kim ngân hoa, 15 g sài đất, 12 g xạ can, 15 g cam
thảo đất, đem tất cả nấu nước dùng.
Trị chảy máu cam
Lấy 20 g húng chanh, 15 g trắc bá, 10 g hoa hòe, 15 g cam thảo đất, đem nấu
lấy nước dùng một ngày với lượng như trên: hoặc lấy lá húng chanh vò nát rồi nhét
vào bên mũi chảy máu.
Trị ho
15 g tần dày lá, 5 g lá chanh, 5 g vỏ quýt, 3 g gừng tươi, 10 g đường phèn.
Đem nấu uống ngày một thang.
Chữa đau nhức do ong đốt
Dùng 20 g tần dày lá, một tí muối ăn đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước,
còn bã thì đắp vào chỗ ong đốt.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 7


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

Trị nổi mề đay


Dùng lá tần nhai nuốt nước, bã thì đắp hay xoa nát lên những vùng da nổi mề
đay.
Ho nhiệt, ho ra máu, ho lâu ngày, viêm họng, tắc tiếng
20 g lá tươi rửa sạch, thái nhỏ, 20 g đường phèn, cho hai thứ vào bát, chưng
cách thủy; xong chắt lấy nước, cho uống từ từ. Xác có thể ăn được hoặc ngậm nút
lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần, duy trì 3 – 5 ngày.
Ho lâu ngày, lĩ ra máu
20 – 40 g lá tươi rửa sạch thái nhỏ, 1 – 2 trứng gà đập lấy tròng đỏ, cho hai thứ
vào bát trộn đều chưng cách thủy. Người lớn ăn 2 lần trong ngày, trẻ em tùy tuổi
chia cho ăn nhiều lần.
Cảm, ho, đau đầu, vai – gáy đau, chảy nước mũi, miệng đắng, sốt không
có mồ hôi
40 – 60 g lá tươi rửa sạch, bằm nhỏ cho rượu trắng vào trộn đều, đậy kín. Nấu
nồi nước xông cho thật sôi, khi nước sôi khoảng 2 phút mới cho bát húng chanh vào,
đậy kín nắp nồi, nấu lại khoảng 2 phút đem đi xông.
1.2 Các công trình nghiên cứu về cây húng chanh trong và ngoài nước
1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Theo PGS.TS Trương Thị Đẹp cùng các cộng sự (2009) giải phẫu mẫu cây
húng chanh thu hái tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn cho biết mẫu húng
chanh thu hái tại Hà Nội có chứa 0,002-0,003% tinh dầu trong đó: Carvacrol 39,5%;
γ-terpinen 19%; α-terpinen 16,8%. [25], [33]
Năm 2009, Nguyễn Thảo Nguyên, Khoa Nông Nghiệp - đại học Cần Thơ đã
tiến hành thử hoạt tính kháng khuẩn và xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của
cao húng chanh, kết quả thể hiện ở bảng 1.2 và bảng 1.3. [9]

Nguyễn Thị Diệu Thúy 8


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

Bảng 1.2: Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cao húng chanh

STT Vi khuẩn Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

1 S. aureus 11
Gram dương
2 S. faecalis 6

3 A. hydrophila 6

4 E. ictaluri 9

5 E. tarda 9
Gram âm
6 E. coli 6

7 P. aeruginosa 9

8 Salmonella spp. 6

Bảng 1.3: Các giá trị MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) của cao húng chanh

STT Vi khuẩn MIC (  g/ml)

1 S. aureus 1024
Gram dương
2 S. faecalis 4096 > MIC > 2048

3 A. hydrophila 4096 > MIC > 2048

4 E. ictaluri 2048

5 E. tarda 2048
Gram âm
6 E. coli 4096 > MIC > 2048

7 P. aeruginosa 2048

8 Salmonella spp. 4096 > MIC > 2048

Nguyễn Thị Diệu Thúy 9


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

Cùng năm 2009, Mai Thị Anh Tú, Khoa Sư Phạm - Đại học Cần Thơ đã khảo
sát mẫu cây húng chanh được thu hái vào lúc sáng sớm tại Cần Thơ. Nguyên liệu là
lá tươi, được tiến hành chưng cất lấy tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn
hơi nước trên bộ Clevenger. Sau đó xác định thành phần hóa học, chỉ số hóa lý và
hoạt tính sinh học. Kết quả thể hiện ở bảng 1.4, bảng 1.5 và bảng 1.6. [8]

Bảng 1.4: Thành phần hóa học tinh dầu húng chanh theo phương pháp chưng cất
lôi cuốn hơi nước trên bộ Clevenger

STT Tên hợp chất Hàm lượng (%)

1 (2E)-2-Hexenal 0.279

2 3-Thujene 0.416

3 1R-  -Pinene 0.345

4 1-octen-3-ol 0.315

5  -Myrcene 0.797

6  -Terpinolene 0.852

7  -Cymene 23.363

8  -Terpinene 5.332

9 1-Terpinen-4-ol 0.874

10 p-Thymol 0.129

11 Carvacrol 51.468

12  -Caryophyllene 8.183

13  -Bergamotene 5.772

14  -Caryophyllene 1.876

Nguyễn Thị Diệu Thúy 10


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

Bảng 1.5: Chỉ số hóa lý của tinh dầu húng chanh

Chỉ số hóa học


Tỷ trọng
IA IS IE

0.9057 3.9157 40.8082 36.8925

Bảng 1.6: Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu húng chanh

Vi khuẩn thử nghiệm Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

Staphylococcus aureus 30 29 29 25 20

Escherichia. Coli 30 28 27 20 19

Bacillus Shubtiblis 30 30 25 20 17

Candida albicans 30 30 25 24 20

Nồng độ (C) C0 C1 C2 C3 C4

Tác giả Đỗ Huy Bích [1] và các cộng sự (2004) công bố lá húng chanh chứa
0,03% tinh dầu, trong đó có Carvacrol 61,45%;  - Terpinene 9,91%;  - Terpinene
8,03%.
Theo đó thì thì tinh dầu có khả năng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật
như: trực khuẩn mycoide, trực khuẩn subtilis, trực khuẩn lao, trực khuẩn lỵ Flexner,
tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, nấm Candida albicnas, amip
Entamoeba moshkowskii. Bên cạnh đó tinh dầu còn có tác dụng ức chế trực khuẩn E.
coli, liên cầu khuẩn, trực khuẩn bạch cầu và trực khuẩn ho gà, chủng phẩy khuẩn tả
Inaba và Ogawa.
Ngoài ra, cao nước của húng chanh cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của
phế cầu khuẩn và tụ cầu vàng. Như vậy tính kháng khuẩn không chỉ do tinh dầu mà
còn do những thành phần khác trong cao nước như flavon, acid nhân thơm, tanin, vì
lượng tinh dầu trong cao nước rất ít.
Theo Lê Ngọc Thạch [4] (2003) tinh dầu tần phần trên mặt đất chiếm khoảng
0,05% với các thành phần chủ yếu:

Nguyễn Thị Diệu Thúy 11


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

-  - Terpinen: 0,78%
- p – Cimen: 4%
-  - Terpinene: 7,5%

- Terpinen-4-ol: 1,34%
- Carvacrol: 66%
- Cariophilen: 7%
-  - zingiberen: 4%
- Oxid cariophilen: 2,3%
Theo Đỗ Tất Lợi [3] (1995) công bố trong húng chanh có một chất màu đỏ gọi
là colein và một ít tinh dầu mùi thơm nhẹ. Thành phần chính của tinh dầu là chất
Carvacrol. Năm 1961, phòng Đông y viện Vi trùng có nghiên cứu tác dụng kháng
sinh của tinh dầu húng chanh đối với các loại vi trùng theo phương pháp Rudat và
thấy tinh dầu húng chanh có tác dụng kháng sinh mạnh đối với Staphyllococus 209
P.Salmonella typhi, Shigella dysenteria (Shiga) Subtilis, Coli pathogene, Coli
bothesda Streptococcus, Pneumococcus, Diphteri và Bordet Gengou.
1.2.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Trong tạp chí Pharmaceutisch Weekblad Scientific, Vol. 5 - 1983, cho biết
thành phần hóa học của tinh dầu húng chanh tại Hà Lan được phân tích bằng sắc ký
khí ghép khối phổ (GC/MS) như trong bảng 1.7. [16]

Bảng 1.7: Thành phần hóa học của tinh dầu húng chanh tại Hà Lan

STT Thành phần hóa học Hàm lượng (%)

1  - Thujene 0.2

2  - Pinene 0.1

3 Myrcene 0.4

4  - Terpinene <0.1

5  - Cymene 5.3

6 Limonene 0.2

Nguyễn Thị Diệu Thúy 12


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

7 1,6 - cineole <0.1

8  -Terpinene 4.3

9 Cis – sabinene hydrate 0.5

10 Linalool 0.1

11 Terpinene – 4 – ol 0.1

12 Thymol/ Carvacrol ethyl ether <0.1

13a Thymol 0.2

13b Carvacrol 60.1

14  -Caryophyllene 20.6

15 Humulene 3.2

16 Caryophyllene oxide 1.5

17 Oxidized sesquiterpenoids 0.3

18 Oxidized sesquiterpenoids 0.4

19 Oxidized sesquiterpenoids 0.6

20 Không xác định Khoảng 1.6

Các tác giả R Damanik, N Damanik và Z Daulay – Indonesia (2001) trong


công trình nghiên cứu về công dụng cây tần dày lá cho thấy khi súp nấu với rau tần
sẽ giúp kích thích tuyến sữa ở các bà mẹ cho con bú. [17]
Tại khoa dược, đại học Los Andes (Venezuela), các nhà khoa học Dilexa
Valera, Roimar Rivas, Jorge Luis Avila (2003) khảo sát chỉ số vật lý và thành phần
hóa học của tinh dầu tần dày lá ở 2 vùng Rancherías và Mérida, kết quả thể hiện ở
bảng 1.8 và bảng 1.9. [14]

Nguyễn Thị Diệu Thúy 13


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

Bảng 1.8: Chỉ số vật lý ở 2 vùng Rancherías và Mérida

Chỉ số vật lý Tinh dầu ở Rancherías Tinh dầu ở Mérida

Tỷ trọng 0.9241 0.8894

Độ quay cực - 2.4o -1.8o

Chỉ số khúc xạ 1.5075 1.4903

Bảng 1.9: Thành phần hóa học ở 2 vùng Rancherías và Mérida

STT Tên hợp chất Hàm lượng ở Hàm lượng ở


Rancherías (%) Mérida (%)

1  -Thujene 0.4 -

2 A-Thinene 0.2 -

3 Camphene 1.0 -

4 1-octen-3-ol 1.0 0.8

5  - myrcene 1.1 0.3

6  - felandrene 0.1 -

7  -3- carenene 0.1 -

8  - Terpinene 1.3 0.6

9 p-cymene 19.8 9.8

10  - felandrene 0.6 -

11  - terpinene 7.2 4.7

12 C - sabinene hydrate 0.2 -

13 Carvacrol 55.3 64.7

14 T - caryophyllene 5.4 9.1

Nguyễn Thị Diệu Thúy 14


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

15  - bergamotene 3.3 4.6

16  - humulene 1.3 2.6

17 Caryophyllene oxide 0.4 1.1

18 Di - elapiol 0.1 -

Năm 2007, Rinalda de Araújo G. de Oliveira và Edeltrudes de O. Lima - đại


học Federal da Paraíba, Brasil đã công bố tinh dầu húng chanh có khả năng ức chế
sự sinh trưởng và phát triển của một số nấm men thuộc chủng Candida như
Candida albicans ATCC-90028, C. tropicalis LM-69, C. guilliermondii LM-28, C.
krusei LM-07, C. stellatoidea LM-46 and C. parapsilosis CM-01. Giá trị MIC và
đường kính vòng kháng khuẩn được thể hiện trong bảng 1.10. [19]

Bảng 1.10: Giá trị MIC và đường kính vòng kháng khuẩn của tinh dầu húng chanh
trên một số nấm men chủng Candida

Đường kính
Nấm men MIC (  L/mL)
vòng kháng khuẩn (mm)

C. albicans 40 11

C. tropicalis 80 10

C. guilliermondii 40 12

C. krusei 40 10

C. stellatoidea R 0

C. parapsilosis 40 10

R: resistant for all assayed concentration

Nguyễn Thị Diệu Thúy 15


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

Năm 2008, Các tác giả thuộc đại học Bu-Ali Sina – Iran đã tiến hành khảo sát
thành phần hóa học của tinh dầu hoa húng chanh và kết quả GC/MS được ghi nhận
ở bảng 1.11. [20]

Bảng 1.11: Thành phần hóa học của tinh dầu hoa húng chanh tại Iran

STT Thành phần hóa học Hàm lượng (%)

1 1-octen-3-ol 2.03

2  3- cavene 5.26

3 Linalool 4.05

4 Lavendulol 0.39

5 Trans - carveol 28.89

6 Citronellol 25.24

7 Geraniol 2.2

8  - Murolol 1.69

9 Germacrene. D 0.49

10 Spathulenol 2.06

11 a – Cadinol 0.16

12 Trans - Murolol 0.36

Công trình nghiên cứu của Annadurai Senthilkumar và Venugopalan


Venkatesalu, đại học Annamalai - Ấn Độ (2010) nghiên cứu thành phần hóa học
của tinh dầu húng chanh và ứng dụng trong việc chống lại muỗi gây bệnh sốt rét
Anopheles stephensi. Kết quả ghi nhận trong bảng 1.12 và bảng 1.13. [15]

Nguyễn Thị Diệu Thúy 16


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

Bảng 1.12: Thành phần hóa học của tinh dầu húng chanh ở Ấn Độ

STT Thành phần hóa học Hàm lượng (%)

1 1 - Octene 0.35

2 Myrcene 0.16

3  - Terpinene 0.62

4  - Cymene 6.46

5  - Phellandrene 0.12

6  -Terpinene 7.76

7 Trans – sabinene hydrate 0.22

8 Methyl octanoate 0.42

9 Borneol 0.26

10  -Terpinolene 3.28

11 Dihydro carveol 0.23

12 Methyl chavicol 0.28

13 2Z – octenol acetate 0.96

14 Thymol 21.66

15 Carvacrol 28.65

16 Undecanal 8.29

17  - Humulene 9.67

18  - Selinene 2.01

19 Caryophyllene oxide 5.85

20 2 – Phenyl ethyl tiglate 1.36

Nguyễn Thị Diệu Thúy 17


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

21  - Copaen-4-  -ol 0.81

22 Humulene epoxide II 0.09

23 Tetradecanal 0.11

24  - Himachalene oxide 0.15

25  - Cedrene epoxide 0.03

26 1 – Epi - cubenol 0.16

Bảng 1.13: Giá trị LC50 và LC90 của tinh dầu húng chanh chống lại vi khuẩn sốt rét
Anopheles stephensi

Thời gian LC50 (ppm) LC90 (ppm)

Sau 12h 33,54 70,27

Sau 24h 28,37 59,38

Theo các tác giả Costada JGM và CKB Pereira thành phần chính trong tinh
dầu húng chanh là:
- Thymol 64.3%
- p- cymene 10.3%
-  -Terpinene 9%
- Caryophyllene -  2.8%
Ngoài ra còn cho biết tinh dầu húng chanh có khả năng kháng khuẩn đối với
Staphyllococus aureus, Proteus vulgaris, Aeromanas caviae và nấm Aspergillus
niger.
Công ty Phát triển y tế Liêu Ninh Jiashi – Trung Quốc chuyên cung cấp tinh
dầu đưa ra một số chỉ số hóa lý của tinh dầu húng chanh là: [51]
- Hình thức: ánh sáng màu vàng

Nguyễn Thị Diệu Thúy 18


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

- Mùi và vị giác: với các hương vị đặc trưng của dầu, nhẹ không có hương vị
đắng
- Giá trị Acid: 1.0 mg KOH / g max.
- Giá trị Peroxide: 2.0 m Eq / kg max.
- Chỉ số khúc xạ: 1.479 - 1.481
- Tỷ trọng: 0.924 – 0.928
- Giá trị Iodine: 173 - 182 g/100 g
- Giá trị Xà phòng hóa: 185 - 195 mg/g
1.3 Những chế phẩm của húng chanh trên thị trường
1.3.1 Thuốc ho Eugica [38], [48], [49]
Eugica là tên chung của dòng sản phẩm từ thiên nhiên, gồm 3 sản phẩm: viên
nang mềm Eugica, viên nang mềm Eugica Fort, siro Eugica. Đặc điểm nổi bật của
dòng sản phẩm này là việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào các thành phần thiên
nhiên để tạo ra sản phẩm ổn định về chất lượng và khẳng định về hiệu quả.
Trong đó:
- Tần dày lá hay húng chanh là một dược liệu chữa cảm cúm, ho hen. Theo
nghiên cứu của viện Vi trùng học, tinh dầu tần có tác dụng kháng sinh mạnh đối với
một số vi khuẩn gây bệnh ho như: Staphylococcus, Salmonella typhi, Shigella
sonnei,…. Theo y học cổ truyền, húng chanh có công năng lợp phế, trừ đờm, giải
cảm, thanh nhiệt, tiêu độc. Thường dùng để trị cảm cúm, ho hen, ho ra máu, sốt cao,
sốt không ra mồ hôi được, chữa ho, viêm họng khản tiếng.
- Eucalypton với các thành phần chủ yếu là cineol, eucalyptol.. có tác dụng sát
trùng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
- Menthol có tính chất làm dịu ho, làm loãng niêm dịch. Uống liều nhỏ có thể
gây hưng phấn, xúc tiến sự bày tiết của tuyến mồ hôi, làm hạ thấp thân nhiệt.
- Tinh dầu gừng có tác dụng kháng khuẩn trên nhiều chủng vi khuẩn, làm
loãng niêm dịch, làm giảm ho, chống viêm và giảm đau…

Nguyễn Thị Diệu Thúy 19


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

EUGICA [39]
Công thức
Eucalyptol..........................100 mg
Menthol...............………....0.5 mg
Tinh dầu tần........................0.18 mg
Tinh dầu gừng.....................0.5 mg
Tá dược vừa đủ...................1 viên
Thành phần vỏ nang: gelatin, glycerin, vanilin,
natri benzoat, màu green.
Chỉ định
- Dùng điều trị các chứng ho, đau họng, sổ
mũi, cảm cúm.
- Sát trùng đường hô hấp.
- Làm loãng niêm dịch, làm dịu ho.
EUGICA FORT [40]
Công thức
Eucalyptol..........................100 mg
Tinh dầu tràm.....................50 mg
Menthol..............................0.5 mg
Tinh dầu tần .......................0.36 mg
Tinh dầu gừng.....................0.75 mg
Tá dược vừa đủ....................1 viên
Thành phần vỏ nang: gelatin, glycerin, vanilin,
natri benzoat, màu đỏ ponceau.
Chỉ định
- Dùng điều trị các chứng ho, đau họng, sổ mũi, cảm cúm.
- Sát trùng đường hô hấp.
- Làm loãng niêm dịch, làm dịu ho.
EUGICA SYRUP [41]
Công thức
Cồn bọ mắm......................1.2g
Cao lỏng núc nác................1.2g
Siro viễn chí........................6g
Siro vỏ quít..........................18g
Siro an tức hương................12g
Siro húng chanh...................25.5g

Nguyễn Thị Diệu Thúy 20


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

Eucalypto.............................l0.12g
Natri benzoat.......................1.8g
Tá dược vừa đủ....................60ml
Chỉ định
Dùng điều trị các trường hợp: ho có đờm, ho mất tiếng, ho kinh niên, viêm đau
họng, viêm khí quản, phế quản, sổ mũi. Làm loãng dịch nhầy đường hô hấp, long
đờm.
EUGICA CANDY [42]
Công thức
Menthol
Eucaluptol,
Tinh dầu gừng
Tinh dầu tần,
Tinh dầu quế,
Đường
Màu thực phẩm
Chỉ định
Eugica Candy có tính sát khuẩn làm giảm các triệu chứng ho, viêm họng, đau
họng, rát cổ, khản tiếng. Ngoài ra, còn được sử dụng trong trường hợp ho do cảm
lạnh, kết hợp trong quá trình điều trị viêm nhiễm đường hô hấp.
1.3.2 EUGINTOL FRESH – Giảm ho hiệu quả, an toàn từ thiên nhiên [44]
Công thức
Eucalyptol……………….100mg
Terpin hydrat……………15mg
Tinh dầu bạc hà……….....0.5mg
Tinh dầu tần dày lá ……....0.18mg
Tinh dầu gừng.…………0.5mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định
- Cải thiện các chứng ho, đau họng, sổ mũi, cảm cúm.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 21


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

- Sát trùng đường hô hấp.


- Long đàm, giúp điều trị viêm phế quản mạn tính.
1.3.3 TRAGUTAN.F oval [45]
Công thức
Eucalyptol……….......................................100 mg
Tinh dầu Tràm Úc……….............................50 mg
Tinh dầu Gừng…………..............................75 mg
Tinh dầu Tần…………........................….0.36 mg
Menthol………............................................0.5 mg
Chỉ định
- Trị các chứng ho.
- Sát trùng đường hô hấp, làm dịu cơn đau họng.
1.3.4 CODATUX EXTRA – Kẹo ngậm phòng cúm hiệu quả
Để hỗ trợ phòng ngừa những triệu chứng
cúm trong giai đoạn giao mùa, công ty ADC
nghiên cứu cho ra viên kẹo ngậm Codatux Extra,
sản phẩm được chế xuất từ hỗn hợp các loại
tinh dầu có tác dụng giúp phòng ngừa cúm một
cách an toàn, hiệu quả, đó là các tinh dầu:
- Tinh dầu Tần dày lá: toàn thân cây lá và
hoa Tần dày lá chứa Carvarol có tác dụng
kháng sinh mạnh với các chủng vi khuẩn gây ho
vùng mũi họng.
- Tinh dầu Bạc hà: Thành phần chủ yếu của Bạc hà là Menthol, có tác dụng
làm dịu ho, điều trị chứng cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, viêm họng.
- Tinh dầu Chanh: Tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm cúm, giảm ho,
giảm viêm họng, phòng ngừa chứng loét miệng.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 22


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

1.3.5 ANTIHO[52]
Công thức
Tinh dầu Tràm……………100 mg
Tinh dầu Gừng……………1 mg
Tinh dầu Tần………………0.6 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên nang mềm.
Chỉ định
- Sát khuẩn đường hô hấp.
- Hỗ trợ điều trị các chứng ho, ho do cảm cúm.
1.4.6 BRONZONI (Viên Nang Mềm) [46]
Công thức
Eucalyptol ………………..................... 100 mg
Tinh dầu gừng…..................................... 0.5 mg
Tinh dầu tần .......................................... 0.18 mg
Mentho......................................................0.5mg
Chỉ định
Sát trùng đường hô hấp, làm dịu cơn đau họng.
1.3.7 CODATUX SYRUP [60]
Công thức
Dịch ép quả tắc
Đường phèn
Tinh dầu tần dày lá
Tinh dầu tràm
Chỉ định
Giúp giảm ho (ho khan, ho gió, ho có đàm) và
khò khè trong các trường hợp bị ho do cảm
mạo, viêm họng, dị ứng với thời tiết.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 23


Chương 1: Đại cương về thực vật học của húng chanh

1.3.8 EUCATUSDINE [47]


Công thức
Eucalyptol…………………………...100 mg
Tinh dầu gừng………………………. 0.5 mg
Tinh dầu tần………………………...0.18 mg
Menthol……………………………....0.5 mg
Chỉ định
- Cảm cúm.
- Các triệu chứng ho.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Làm dịu cơn đau họng.
1.4.9 TACIDIN [61]
Công thức
Eucalyptol............................100mg
Tinh dầu gừng......................0.5mg
Tinh dầu húng chanh......... .0.18mg
Methol..................................0.5mg
Tá dược vừa đủ
Chỉ định
Sát trùng đường hô hấp,làm dịu cơn ho đau
họng.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 24


CHƯƠNG 2
TINH DẦU - CHIẾT XUẤT VÀ ỨNG DỤNG

2.1 Đại cương về tinh dầu [4], [5]


2.1.1 Khái niệm về tinh dầu
Tinh dầu là một hỗn hợp nhiều hợp chất thiên nhiên với đặc điểm sau:
- Dễ bay hơi, có mùi đặc trưng.
- Trạng thái lỏng ở nhiệt độ phòng.
Phần lớn tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật, một số rất ít có nguồn gốc từ động
vật.
2.1.2 Trạng thái tự nhiên và quá trình tích lũy [4], [5], [10]
2.1.2.1 Trạng thái tự nhiên
Tinh dầu là một hỗn hợp nhiều chất dễ bay hơi, có mùi đặc trưng tùy thuộc
vào nguồn gốc nguyên liệu cung cấp tinh dầu. Về mặt thực hành, có thể xem “tinh
dầu như hỗn hợp thiên nhiên có mùi, phần lớn có nguồn gốc từ thực vật”, chỉ có
một số ít tinh dầu có nguồn gốc từ động vật, thường là ở thể lỏng ở nhiệt độ phòng,
bay hơi hoàn toàn mà không phân hủy.
Trong thiên nhiên có rất nhiều tinh dầu ở trạng thái tự do, chỉ có một số ít ở
trạng thái tiềm tàng. Ở trạng thái tiềm tàng, tinh dầu không có sẵn trong nguyên liệu
mà chỉ xuất hiện trong những điều kiện gia công nhất định trước khi tiến hành ly
trích hay dưới tác dụng cơ học. Còn ở trạng thái tự do, tinh dầu có sẵn trong nguyên
liệu có thể thu hái trực tiếp dưới những điều kiện ly trích bình thường.
2.1.2.2 Quá trình tích lũy
Trong thực vật, tinh dầu được tạo ra và tích trữ trong các mô. Tinh dầu có thể
phân bố ở mọi bộ phận của cây như rễ, căn hành, thân, cành, lá, hoa, trái và hạt. Tuy
nhiên, cũng có một số loại cây tinh dầu chỉ có ở một vài bộ phận trên cây. Tinh dầu
ở mỗi bộ phận trên cùng một cây có thể giống nhau hoặc khác nhau rất nhiều về
hàm lượng, thành phần hóa học cũng như hàm lượng cấu tử chính.
Có hai nguồn gốc tinh dầu trong thiên nhiên là thực vật và động vật, trong đó
nguồn thực vật là lớn nhất, phong phú và phổ biến nhất.
Chương 2: Tinh dầu – chiết xuất và ứng dụng

– Tinh dầu từ thực vật


Trong thực vật, tinh dầu được tạo ra và tích trữ trong các mô. Hình dạng của
các mô này sẽ thay đổi tùy vào vị trí của chúng trong cây.
Tinh dầu bên trong thực vật là một trong các pheromon quan trọng nhất của
quá trình chuyển hóa chất trong thực vật. Phổ biến và quý nhất là tinh dầu từ các
loại hoa tươi. Tinh dầu được tạo ra từ các bộ phận khác nhau của thực vật là hỗn
hợp nhiều thành phần. Đó có thể là alcol, hay ester do phản ứng ester hóa của các
acid với alcol. Có thể là hydrocarbon do dehydrat hóa alcol, hay terpen alcol do sự
đồng phân hóa. Có thể là andehid hay là những acid do sự oxi hóa nhanh các alcol...
– Tinh dầu từ động vật
Những tinh dầu từ động vật không nhiều và phong phú như tinh dầu thực vật.
Cho đến nay người ta mới tìm thấy tinh dầu trong một số con vật thuộc họ Cầy hay
họ Hươu. Đó chính là xạ hương. Xạ hương là tên một loại tinh dầu lấy ra từ tuyến
xạ của con Hươu xạ (thường sống ở miền núi Tây Tạng Trung Quốc và cũng tìm
thấy ở vùng Cao Bằng – Lạng Sơn – Việt Nam).
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hàm lượng tinh dầu [4], [11]
Tinh dầu là một sản phẩm sinh hóa của tự nhiên nên chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố:
- Phương pháp chưng cất
- Giống và sự di truyền
- Đất đai, phân bón
- Môi trường
- Thời điểm thu hái
- Độ tuổi
- Độ tươi
- Độ sạch, …
2.2 Công dụng trong đời sống con người, y học và vai trò sinh thái học [5],
[11]

Tinh dầu vốn rất gần gũi với cuộc sống con người. Từ rất xa xưa, người ta đã
biết sử dụng các loài hoa cỏ có hương thơm trong các lễ nghi tôn giáo, cúng tế để tỏ
lòng yêu kính các bậc tiền bối, thánh thần hay người đã khuất. Trải qua suốt bề dày

Nguyễn Thị Diệu Thúy 26


Chương 2: Tinh dầu – chiết xuất và ứng dụng

lịch sử, cùng với sự phát triển nền văn minh và tri thức khoa học, tinh dầu càng
ngày càng được biết đến với nhiều công dụng và giá trị lợi ích hơn.
Rất nhiều loài thực vật chứa tinh dầu và có hương thơm thường được dùng
làm gia vị cho thực phẩm như hành, ngò, rau răm, quế, gừng, sả… Một số tinh dầu
cho vào thực phẩm còn có tác dụng như một chất chống oxy hóa hay kháng khuẩn
giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn.
Những tinh dầu hay hỗn hợp tinh dầu có hương thơm dễ chịu luôn là nguyên
liệu chính dùng trong kỹ nghệ nước hoa, một trong những ngành mũi nhọn của lĩnh
vực mỹ phẩm.
Một số tinh dầu là nguồn dược liệu, dược phẩm có giá trị bởi tác dụng trị liệu
rất tốt cho một số chứng bệnh. Ví dụ như:
- Tinh dầu bạc hà chứa nhiều menthol có tác dụng kích thích thần kinh, giúp
giảm đau tại chỗ, thường dùng trong các chế phẩm dầu xoa, cao xoa.
- Tinh dầu hương nhu chứa eugenol, dùng làm thuốc sát trùng, giảm đau trong
việc trám răng tạm thời.
- Tinh dầu họ cam, quýt, chanh dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa rất tốt.
- Tinh dầu tỏi, tinh dầu hành có tác dụng làm giảm cholesterol, ngừa bệnh xơ
cứng động mạch và ung thư…
Một số tinh dầu có vai trò như là chất dẫn dụ đối với côn trùng, để qua đó giúp
chúng duy trì và phát triển giống loài. Chẳng hạn như hương thơm của hoa có tác
dụng dẫn dụ các loại côn trùng đến giúp hoa thụ phấn nhờ tác động lấy mật hoặc
sáp hoa của chúng.
Ngoài ra, nó cũng có tác dụng bảo vệ cho cơ thể thực vật, hạn chế sự xâm hại
của các loài động vật ăn cỏ. Tinh dầu một số loại cây có tác dụng chống lại động vật
ăn cỏ hoặc côn trùng ăn lá có thể bằng cách là gây khó chịu hay cảm giác không
ngon cho các loài động vật khi ăn.
Tinh dầu cũng có vai trò hỗ trợ phát triển của các loài thực vật chung quanh.
Bên cạnh đó nó còn là nguồn tạo ra những hóa chất có tác dụng có lợi hoặc có hại
cho sự phát triển của các loài cây xung quanh nó. Sự ảnh hưởng đó có thể bằng các
cách là ngăn chặn sự nảy mầm của hạt, làm biến dạng rễ cây hay làm chậm sự phát
triển của cây.
Tinh dầu trong bản thân cây còn có vai trò đặc biệt như một chất mang hay
dung môi hòa tan và vận chuyển một số hợp chất hữu cơ thiết yếu cho cây.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 27


Chương 2: Tinh dầu – chiết xuất và ứng dụng

Đa số các tinh dầu dù ít hay nhiều đều có tính kháng một số vi sinh vật nhất
định. Các vi sinh vật đó có thể là vi khuẩn, nấm mốc hoặc nấm men. Khả năng này
được hiểu như là khả năng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật này.
Tinh dầu không chỉ có tác dụng kháng các vi sinh vật mà còn có tác dụng
không tốt đối với các sinh vật lớn hơn. Chẳng hạn như một số tinh dầu có khả năng
làm chết hoặc xua đuổi côn trùng. Một số tinh dầu có tác dụng như thuốc trừ sâu, lại
rất thân thiện với môi trường vì chúng có nguồn gốc tự nhiên và phân hủy nhanh
sau khi sử dụng.
2.3 Các phương pháp sản xuất tinh dầu [2], [4], [10], [11]
Tùy thuộc vào đặc tính của nguyên liệu mà có các phương pháp khác nhau để
ly trích tinh dầu. Dựa trên cách tiến hành người ta chia làm bốn loại: cơ học, tẩm
trích, hấp thụ và chưng cất hơi nước. Gần đây, các phương pháp mới như: vi sóng,
siêu âm… cũng được áp dụng trong ly trích tinh dầu nhằm tiết kiệm thời gian, năng
lượng và giữ cho sản phẩm có mùi thơm ban đầu của nguyên liệu.
Nhìn chung, các phương pháp ly trích tinh dầu phải đạt được một số yêu cầu
sau:
– Tinh dầu thu được phải có mùi thơm tự nhiên như nguyên liệu.
– Quy trình tách chiết phải phù hợp với từng loại nguyên liệu.
– Tinh dầu phải được lấy triệt để khỏi nguyên liệu, với chi phí thấp nhất.
2.3.1 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Nguyên tắc: Phương pháp này dựa trên sự thẩm thấu, hòa tan, khuếch tán và
lôi cuốn theo hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu chứa trong các mô
khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa
dầu trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian
nhất định.
Nguyên liệu có thể để nguyên hay cắt nhỏ vừa phải cho vào bình. Sau đó cho
nước vào phủ kín nguyên liệu nhưng phải trừ một khoảng không gian phía trên để
tránh nước sôi mạnh làm văng nguyên liệu qua hệ thống hoàn lưu.
Khi nguyên liệu được làm vỡ vụn thì chỉ có một số mô chứa tinh dầu bị vỡ và
cho tinh dầu thoát tự do ra ngoài theo hơi nước cuốn đi. Phần lớn tinh dầu còn lại
trong các mô thực vật sẽ tiến dần ra ngoài bề mặt nguyên liệu bằng sự hòa tan và
thẩm thấu. Von Rechenberg đã mô tả quá trình chưng cất hơi nước như sau: “Ở
nhiệt độ nước sôi, một phần tinh dầu hòa tan vào trong nước có sẵn trong tế bào

Nguyễn Thị Diệu Thúy 28


Chương 2: Tinh dầu – chiết xuất và ứng dụng

thực vật. Dung dịch này sẽ thẩm thấu dần ra bề mặt nguyên liệu và bị hơi nước cuốn
đi. Còn nước đi vào nguyên liệu theo chiều ngược lại và tinh dầu lại tiếp tục hòa tan
vào lượng nước này. Quy trình này lặp đi lặp lại cho đến khi tinh dầu trong các mô
thoát ra ngoài hết.”
Ưu điểm
- Quy trình kỹ thuật tương đối đơn giản.
- Thiết bị gọn, dễ chế tạo.
- Không đòi hỏi vật liệu phụ như các phương pháp tẩm trích hấp phụ.
- Thời gian tương đối nhanh.
Nhược điểm
- Không có lợi đối với những nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu thấp.
- Chất lượng tinh dầu có thể ảnh hưởng nếu trong tinh dầu có những cấu phần
dễ bị phân hủy.
- Không lấy được các loại nhựa và sáp có trong nguyên liệu.
- Trong nước chưng luôn luôn có một lượng tinh dầu tương đối lớn.
- Những tinh dầu có độ sôi cao thường cho hiệu suất rất thấp.
2.3.2 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước với sự hỗ trợ của vi sóng
Vi sóng (micro-onde, microwave) là sóng điện từ lan truyền với vận tốc ánh
sáng

Hình 2.1: Mô hình thiết bị chưng cất có hỗ trợ vi sóng trong phòng thí nghiệm
Hiện tượng làm nóng
Một số phân tử, thí dụ như nước phân chia điện tích trong phân tử một cách
bất đối xứng. Như vậy các phân tử này là những lưỡng cực có tính định hướng trong
chiều của điện trường. Dưới tác động của điện trường một chiều, các phân tử lưỡng

Nguyễn Thị Diệu Thúy 29


Chương 2: Tinh dầu – chiết xuất và ứng dụng

cực có khuynh hướng sắp xếp theo chiều điện trường này. Nếu điện trường là một
điện trường xoay chiều, sự định hướng của các lưỡng cực sẽ thay đổi theo chiều
xoay đó. Cơ sở của hiện tượng phát nhiệt có vi sóng là sự tương tác giữa điện
trường và các phân tử phân cực bên trong vật chất. Trong điện trường xoay chiều có
tần số rất cao (2.45x109 Hz), điện trường này sẽ gây ra một sự xáo động ma sát rất
lớn giữa các phân tử, đó chính là hiện tượng nóng lên của phân tử.
Với một cơ cấu có sự bất đối xứng cao, phân tử nước có độ phân cực rất lớn,
do đó nước là một chất rất lý tưởng để đun nóng bằng vi sóng. Ngoài ra, các nhóm
định chức phân cực như -OH, -COOH, -NH2…trong các hợp chất hữu cơ cũng là
những nhóm chịu sự tác động của trường điện từ.
Do đó, những hợp chất càng phân cực càng rất mau nóng dưới sự chiếu xạ của
vi sóng. Việc này có liên quan đến hằng số điện môi của hợp chất đó. Tóm lại, sự
đun nóng bởi vi sóng rất chọn lọc, trực tiếp và nhanh chóng..
Tính chất
Vi sóng có đặc tính là có thể đi xuyên qua được không khí, gốm sứ, thuỷ tinh,
polimer và phản xạ trên bề mặt kim loại. Độ xuyên thấu tỉ lệ nghịch với tần số, khi
tần số tăng lên thì độ xuyên thấu giảm. Đối với một vật chất có độ ẩm 50% với tần
số 2450 MHz có độ xuyên là 10 cm.
Ngoài ra vi sóng có thể lan truyền trong chân không, trong điều kiện áp suất
cao..
Năng lượng của vi sóng rất yếu, không quá 10-6 eV, trong khi năng lượng của
một số nối đôi cộng hoá trị là 5 eV, do đó bức xạ vi sóng không phải là một bức xạ
ion hoá.
Có một số công trình đã khẳng định được tính vô hại của vi sóng đối với sinh
vật. Chẳng hạn, khi nghiên cứu sự phát triển của enzyme trong điều kiện vi sóng,
người ta nhận thấy rằng ảnh hưởng của vi sóng rất giống với ảnh hưởng của các gia
nhiệt thông thường.
Vi sóng cung cấp một kiểu đun nóng mới không dùng sự truyền nhiệt thông
thường. Với kiểu đun nóng bình thường, sức nóng đi từ bề mặt của vật chất lần vào
bên trong, còn trường hợp sử dụng vi sóng, vi sóng xuyên thấu vật chất và làm nóng
vật chất ngay từ bên trong. Vi sóng tăng hoạt chọn lọc những phân tử phân cực, đặc
biệt là nước. Nước bị đun nóng do hấp thu vi sóng bốc hơi tạo ra áp suất rất cao tại
nơi bị tác dụng, đẩy nước đi từ tâm của vật đun ra đến bề mặt của nó.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 30


Chương 2: Tinh dầu – chiết xuất và ứng dụng

Chiếu xạ vi sóng
Dưới tác dụng của vi sóng, nước trong các tế bào thực vật bị nóng lên thật
nhanh, áp suất bên trong tăng lên đột ngột làm các mô chứa tinh dầu bị vỡ ra. Tinh
dầu thoát ra bên ngoài, bị lôi cuốn theo hơi nước sang hệ thống ngưng tụ.
Ưu điểm
- Hiệu suất có thể bằng hoặc cao hơn những phương pháp khác nhưng thời
gian cần thiết rất ngắn.
- Tinh dầu thu được có mùi tự nhiên.
- Sản phẩm phân huỷ trong tinh dầu thường giảm đi.
- Tiết kiệm thời gian, năng lượng dẫn đến giảm giá thành sản xuất.
Nhược điểm
- Chỉ áp dụng được cho các nguyên liệu có tuyến tinh dầu nằm ngay trên bề
mặt lá.
- Năng lượng chiếu xạ lớn sẽ làm cho một số cấu phần trong tinh dầu bị phân
huỷ.
2.3.3 Phương pháp trích siêu âm
Siêu âm là âm thanh có tần số nằm ngoài ngưỡng nghe của con người (16 Hz –
18 kHz).
Siêu âm cung cấp năng lượng thông qua hiện tượng tạo và vỡ “bọt” (khoảng
cách liên phân tử). Trong môi trường chất lỏng, bọt có thể hình thành trong nửa chu
kỳ đầu và vở trong nữa chu kỳ sau, giải phóng một năng lượng rất lớn. Năng lượng
này có thể sử dụng tẩy rửa chất bẩn ngay trong những vị trí không thể tẩy rửa bằng
phương pháp thông thường, khoan cắt những chi tiết tinh vi, hoạt hóa nhiều loại
phản ứng hóa học, làm chảy và hòa tan lẫn vào nhau trong việc chế tạo những sản
phẩm bằng nhựa nhiệt dẻo, …
Trong lĩnh vực hợp chất thiên nhiên, siêu âm chủ yếu sử dụng để hỗ trợ cho
phương pháp tẩm trích giúp thu ngắn thời gian ly trích. Trong một số trường hợp,
phương pháp siêu âm cho hiệu suất cao hơn phương pháp khuấy từ.
Trong trường hợp tinh dầu vì sự ly trích bằng siêu âm được thực hiện ở nhiệt
độ phòng nên sản phẩm luôn có mùi thơm tự nhiên.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 31


Chương 2: Tinh dầu – chiết xuất và ứng dụng

2.3.4 Phương pháp trích bằng CO2 lỏng siêu tới hạn

Hình 2.2: Giản đồ pha của một chất

Hiện nay CO2 lỏng siêu tới hạn (SFE - Supercritical Fluid Extraction) được sử
dụng như một dung môi dùng để trích ly tinh dầu. Phương pháp này có lợi điểm là
tinh dầu thu được có chất lượng cao, cô lập sản phẩm rất dễ dàng vì CO2 ở áp suất
thường sẽ bốc hơi nhanh chóng để lại tinh dầu tinh chất.
Do tính chất đặc biệt của CO2 ở trạng thái siêu tới hạn là vừa có tính chất của
chất lỏng lại vừa có tính chất của chất khí, dễ dàng thẩm thấu và khuếch tán vào bên
trong nguyên liệu nên hoạt chất được tách triệt để. Đồng thời với phương pháp này
nhiệt độ của CO2 lỏng siêu tới hạn không cao nên hạn chế hư chất, biến chất.
Phương pháp này chưa phổ biến trong kỹ nghệ vì giá thành thiết bị còn cao và
lượng nguyên liệu còn hạn chế, điều kiện tối ưu để ly trích đang được nghiên cứu.
2.3.5 Một số phương pháp ly trích khác
Ngoài 3 phương pháp vừa nêu, tinh dầu còn được chiết vói nhiều phương pháp
khác:
- Phương pháp cơ học: vắt, nạo xát hay ép nguyên liệu để làm vỡ túi tinh dầu
rồi dùng nước hoặc dung môi thích hợp để rửa hoặc chiết. Cô quay thu được tinh
dầu

Nguyễn Thị Diệu Thúy 32


Chương 2: Tinh dầu – chiết xuất và ứng dụng

- Phương pháp tẩm trích: Ngâm nguyên liệu trong bộ chiết Sohlex hoặc bình
kín có ống đun hoàn lưu để dung môi thẩm thấu hay làm cho hơi dung môi khuếch
tán vào nguyên liệu để cuốn tinh dầu ra khỏi nguyên liệu.
- Phương pháp hấp thụ: Nguyên liệu được ngâm trong parafin hay trãi thành
lớp trên chất hấp phụ rắn để hơi tinh dầu hoặc hương được hấp phụ lên đó. Sau đó
mang đi giải hấp hoặc rửa với dung môi. Cô quay thu được sản phẩm.
Ngoài ra người ta còn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để ly trích tinh dầu
và các hợp chất thiên nhiên sao cho hiệu quả nhất, như kết hợp đồng thời trích siêu
âm và vi sóng,…

Nguyễn Thị Diệu Thúy 33


Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh

THỰC NGHIỆM

Luận văn tốt nghiệp đại học


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM

3.1 Thiết bị - hóa chất


3.1.1 Thiết bị
- Máy sắc ký khí ghép khối phổ GC-MS (Gas chromatography - mass
spectrometry)
- Kính hiển vi Olympus CX21
- Bộ chưng cất cổ điển Clevenger cho tinh dầu nhẹ.
- Lò vi sóng gia dụng cải tiến SANYO FAN ASSISTED OVEN – 1200W
- Cân điện tử SATORIUS GP CP 324S.
- Bộ đo tỷ trọng thủy tinh.
- Khúc xạ kế
- Đĩa Petri
- Que cấy
- Pipetman
- Tủ ủ Memert
- Tủ cấy vô trùng JISICO
- Máy khử trùng nhiệt ướt HIRAYAMA
- Cân sấy ẩm Sartorius
- Máy đo độ hấp thu UV – Vis
- Microburette
- Máy xay sinh tố Panasonic
- Máy cô quay
3.1.2 Hóa chất
- DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl)
- DMSO (Dimetil sulfoxid)
- Coliform agar
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm

- Potato destrose agar


- Kanamycin esculin azide agar
- Aceton
- HCl 0,1 N chuẩn.
- Na2SO4 khan
- Phenolphtalein 2 g/L trong etanol 95 %.
- KOH chuẩn 0,1 N.
- Etanol 99,9%
3.2 Nguyên liệu
3.2.1 Thu hái nguyên liệu
Nguyên liệu là cây húng chanh (phần trên mặt đất) được thu hái tại xã Tân
Phước, quận Thốt Nốt – thành phố Cần Thơ.
3.2.2 Định danh thực vật
Lấy phần trên mặt đất của cây húng chanh gởi định danh tại Bộ môn Sinh thực
vật – Khoa Khoa học Tự nhiên - Đại học Cần Thơ.
3.2.3 Xử lý nguyên liệu
Húng chanh thu hái về được rửa sạch, loại lá hư, già, lấy lá và ngọn non đem
cắt nhỏ hoặc xay.
3.2.4 Xác định hàm lượng nước trong nguyên liệu
Lấy một lượng cân (2 g) mẫu tươi, xác định hàm lượng mất nước trên máy
Sartorius.
Làm ít nhất 3 mẫu để lấy kết quả trung bình.
3.3 Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm: Phòng thí nghiệm Công nghệ Hóa học, Bộ môn Công nghệ Hóa
học, Khoa Công nghệ và Phòng thí nghiệm Sinh Kỹ Thuật Môi Trường, Bộ môn Kỹ
Thuật Môi Trường, Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại học
Cần Thơ
- Thời gian thực hiện: 01/08/2010 – 31/10/2010

Nguyễn Thị Diệu Thúy 35


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm

3.4 Phương pháp nghiên cứu


SƠ ĐỒ LY TRÍCH CHUNG

Nguyên
liệu

Xử lý

Chưng cất

Tinh dầu
và nước

Tinh dầu Nước


Na2SO4 khan

Khảo sát Khảo sát Khảo sát


các chỉ số hóa lý thành phần hóa học hoạt tính sinh học

3.4.1 Chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển


Tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chưng cất.
a. Khảo sát hiệu suất theo kích cỡ nguyên liệu: cho 500 g nguyên liệu cắt hoặc
xay nhuyễn vào bình cầu 2000 mL với 1000 mL nước, tiến hành chưng với bộ
chưng cất Clevenger trong 4 giờ. Chọn cỡ mẫu nguyên liệu cho hiệu suất cao nhất
để thực hiện các thí nghiệm sau.
b. Khảo sát hiệu suất theo thời gian chưng cất: 500 g nguyên liệu với kích cỡ
được chọn ở thí nghiệm (a) cho vào bình cầu 2000 mL với 1000 mL nước, tiến hành
chưng cất trong các khoảng thời gian 2; 2,5; 3; 3,5; 4 và 5 giờ.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 36


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm

c. Khảo sát hiệu suất theo lượng nước: cho 500 g nguyên liệu có kích cỡ được
chọn ở thí nghiệm (a) vào bình cầu 2000 mL với lượng nước lần lượt từ 500, 600,
700, 800, 1000 mL chưng cất với thời gian tối ưu ở thí nghiệm (b).
d. Khảo sát hiệu suất theo nhiệt độ: 500 g nguyên liệu có kích cỡ được chọn ở
thí nghiệm (a) cho vào bình cầu 2000 mL với lượng nước được chọn ở thí nghiệm
(c), thời gian chưng cất được chọn ở thí nghiệm (b) lần lượt khảo sát ở các nhiệt độ
80oC, 90 oC, 95 oC và 100oC
3.4.2 Chưng cất hơi nước có chiếu xạ vi sóng
Tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chưng cất
a. Khảo sát hiệu suất theo kích cỡ nguyên liệu: cho 500 g nguyên liệu được
tiến hành chưng cất với bộ chưng cất có chiếu xạ của vi sóng với công suất 450 W
trong 30 phút. Khảo sát ở các cỡ mẫu là: cắt nhỏ khoảng 10 mm, 3 mm và xay
nhuyễn trong bình cầu 2000 mL với 500 mL nước.
b. Khảo sát hiệu suất theo lượng nước sử dụng: 500 g nguyên liệu có kích cỡ
được chọn ở thí nghiệm (a) cho vào bình cầu 2000 mL, đem chưng cất ở công suất
của lò là 450 W trong 30 phút, khảo sát lượng nước sử dụng là 300 mL, 400 mL,
500 mL, 700 mL và 1000 mL.
c. Khảo sát hiệu suất khi không dùng nước: 500 g nguyên liệu có kích cỡ cắt
nhỏ được chọn ở thí nghiệm (a) cho vào bình cầu 2000 mL, đem chưng cất ở công
suất của lò là 450 W trong 30 phút.
d. Khảo sát hiệu suất theo thời gian chưng cất: 500 g nguyên liệu có kích cỡ
được chọn ở thí nghiệm (a), lượng nước được chọn ở thí nghiệm (b) hoặc (c), cho
vào bình cầu 2000 mL, đem chưng cất ở công suất của lò là 450 W, khảo sát trong
các khoảng thời gian là 20, 25, 30, 35, 40 phút.
e. Khảo sát hiệu suất theo công suất chiếu xạ vi sóng: 500 g nguyên liệu có
kích cỡ được chọn ở thí nghiệm (a), lượng nước sử dụng ở thí nghiệm (b) hoặc (c),
cho vào bình cầu 2000 mL, đem chưng cất ở các công suất của lò: 80 W, 150 W,
350 W, 450 W, 750 W, 900 W trong thời gian được chọn ở thí nghiệm (d).
f. Khảo sát hiệu suất chưng cất tinh dầu theo tuổi của cây húng chanh: 500 g
nguyên liệu có độ tuổi là 2, 3, 4, 5 tháng cho vào bình cầu 2000 mL, đem chưng cất
với các điều kiện được chọn ở các thí nghiệm trên.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 37


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm

3.5 Khảo sát các chỉ số vật lý của tinh dầu húng chanh [4]
3.5.1 Cảm quan
Dùng phương pháp cảm quan để nhận xét màu sắc, mùi của tinh dầu.
3.5.2 Tỷ trọng
Định nghĩa:
Tỷ trọng tương đối của tinh dầu tại 20oC ( d 2020 ) là tỷ số khối lượng tinh dầu ở
20oC trên khối lượng của cùng một thể tích nước cất cũng ở 20oC.
Chuẩn bị:
- Nước cất đã đưa về nhiệt độ 20oC
- Dung dịch thử đã đưa về 20oC
- Picnomet đã được vệ sinh sạch và khô hoàn toàn
Tiến hành:
- Cân khối lượng của picnomet rỗng (Được giá trị A)
- Đổ đầy nước cất vào picnomet. Đậy nắp và lau khô phần nước tràn ra từ ống
dẫn cân bằng trên nắp của picnomet. Lau khô toàn bộ bên ngoài picnomet.
- Cân khối lượng của picnomet và nước cất trên cân phân tích 4 số (được giá
trị m)
- Đổ đầy mẫu thử tinh dầu vào picnomet sử dụng để cân nước cất đã được vệ
sinh và làm khô. Đậy nắp và lau khô phần mẫu thử tràn ra từ ống dẫn cân bằng trên
nắp của picnomet. Lau khô toàn bộ bên ngoài picnomet.
- Cân khối lượng của picnomet và mẫu thử tinh dầu trên cân phân tích 4 số
(được giá trị M)
Tỉ trọng của tinh dầu được xác định theo công thức:
M A
d
m A

3.5.3 Chỉ số khúc xạ


Định nghĩa:
Chỉ số khúc xạ còn gọi là chiết suất ( nDt ), là tỷ số giữa sin góc tới và sin góc
khúc xạ của cùng một tia sáng có độ dài sóng xác định đi từ không khí qua tinh dầu
ở nhiệt độ nhất định.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 38


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm

Cách xác định:


Nhỏ vài giọt tinh dầu lên lăng kính của khúc xạ kế. Ghi nhận kết quả
3.6 Khảo sát các chỉ số hóa học của tinh dầu húng chanh [4]
3.6.1 Chỉ số acid (IA)
Định nghĩa:
Chỉ số acid (IA, indice d’acide) là số mg hidroxid kalium cần thiết để trung
hòa các acid tự do có trong 1 g tinh dầu.
Cách xác định:
- Chuẩn bị chất chỉ thị màu: dung dịch phenolphtalein 2 g/L trong etanol 95 %.
- Cho khoảng 0,5000 ± 0,0005 g tinh dầu vào erlen 125 mL, thêm 5 mL etanol,
1 giọt dung dịch phenolphtalein. Thực hiện việc chuẩn độ bằng cách nhỏ từ từ dung
dịch KOH 0,1 N từ microburette vào erlen để trung hòa acid tự do có trong tinh dầu
cho đến khi dung dịch vừa xuất hiện màu hồng.
- Ghi nhận khối lượng tinh dầu (mTD) và thể tích dung dịch KOH 0,1 N (VKOH)
trong etanol để chuẩn độ.
- Chỉ số acid được tính theo công thức và kết quả được ghi nhận trong phần
kết quả và bàn luận.
Chỉ số acid của tinh dầu được xác định theo công thức:
5,61
IA  xVKOH
m td
3.6.2 Chỉ số savon hóa (IS)
Định nghĩa:
Chỉ số savon hóa (IS, indice de saponification) là số mg KOH cần thiết để tác
dụng với tất cả các acid tự do và acid kết hợp dưới dạng ester có trong 1 g tinh dầu.
Cách xác định:
- Cho khoảng 0,5000 ± 0,0005 g tinh dầu vào bình cầu cổ nhám 100 mL, thêm
20 mL KOH 0,1 N trong etanol, đun hoàn lưu trong 2 giờ để savon hóa ester và
trung hòa acid tự do có trong mẫu. Để nguội, thêm vài giọt Phenolpthalein.
- Thực hiện việc chuẩn độ bằng cách cho từ từ từng giọt dung dịch HCl 0,1 N
từ microburette vào bình cầu để trung hòa lượng KOH còn dư đến khi dung dịch
mất màu hồng. Thực hiện phép đo 3 lần. Ghi nhận khối lượng tinh dầu mTD và thể

Nguyễn Thị Diệu Thúy 39


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm

tích V1 dung dịch HCl 0,5 mol/L dùng để chuẩn độ. Thực hiện tương tự với mẫu
trắng là 0,5000 ± 0,0005 g nước cất, ghi nhận thể tích Vo dung dịch HCl 0,5 mol/L
dùng để chuẩn độ.
- Chỉ số savon hóa được tính theo công thức:
5,61
IS  xVo  V1 
mtd

Vo: thể tích dung dịch HCl 0,1 N dùng để chuẩn mẫu trắng.
V1: thể tích dung dịch HCl 0,1 N dùng để chuẩn mẫu tinh dầu.
3.6.3 Chỉ số ester (IE)
Định nghĩa:
Chỉ số ester (IE, indice d’ester) là số mg KOH cần thiết để trung hòa lượng
acid phóng thích ra khi thủy giải các ester có trong 1 g tinh dầu.
Cách xác định:
Chỉ số ester của tinh dầu là hiệu số giữa chỉ số savon hóa và chỉ số acid.
IE = IS – IA
3.7 Phương pháp xác định thành phần hóa học của tinh dầu
Xác định thành phần hóa học của tinh dầu bằng máy sắc ký khí ghép khối phổ
(GC/MS). Các xác định được tiến hành tại Công ty TNHH MTV Khoa Học Công
Nghệ Hoàn Vũ - Trung Tâm Phân Tích Công Nghệ Cao Hoàn Vũ, số 112A Lương
Thế Vinh, Tân Thới Hòa, Tân Phú, Tp HCM.
3.8 Phương pháp khảo sát hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh
3.8.1 Kháng vi sinh vật
Staphylococcus aureus ATCC 25923: là vi khuẩn gram (+), hình cầu, tụ thành
chùm, đôi khi từng tế bào đơn hay từng đôi. Do khả năng tạo độc tố enterotoxin bền
nhiệt nên S. aureus có thể gây ngộ độc thực phẩm khi không có sự hiện diện của tế
bào sống. Ngoài ra, S. aureus xâm nhập vào da và niêm mạc, gây viêm loét da hay
nội quan, nhiễm trùng máu, tiêu chảy, nôn mửa. Sự nhiễm trùng xảy ra ở những cơ
thể đề kháng sút kém như già yếu, trẻ còn bú, bệnh tiểu đường.
Bacillus subtilis ATCC 25923: là vi khuẩn Gram (+), thông thường có trong tự
nhiên, được sử dụng để khảo sát hoạt lực của các chất kháng sinh. Trong thực tế, vi
khuẩn này vẫn có thể gây bệnh như nhiễm khuẩn huyết, ngộ độc thực phẩm.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 40


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm

Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853: là vi khuẩn Gram (-), gây nhiễm


khuẩn ngoài da, viêm tai ngoài, viêm xoang, viêm mắt, viêm đường ruột, viêm
màng não, viêm phổi.
Salmonella typhi ty2: là trực khuẩn Gram (-) không sinh bào tử. Thường có
tiên mao mọc xung quanh tế bào người ta gọi là chu mao.
Candida albicans: là nấm men nội sinh thường gây ra ở niêm mạc hay da bị
tổn thương, đôi khi gây nhiễm trùng huyết, viêm nội mạc cơ tim và viêm màng não,
là tác nhân gây bệnh Candiadiasis hay “thrush” là một loại bệnh nấm phụ khoa ở
phụ nữ.
Escherichia coli ATCC 25922: là vi khuẩn Gram (-), bình thường có trong
phân người khỏe mạnh và có khả năng gây tiêu chảy mãn tính hay cấp tính, nhất là
ở trẻ em. Ngoài ra nó còn gây ra các bệnh như: nhiễm khuẩn đường tiểu, nhiễm
khuẩn huyết, viêm màng não. E. coli tiết ra độc tố ruột, colixin, dung huyết tố,
penixilinaza.
Enterococcus faecalis (Streptococcus faecalis): là các liên cầu khuẩn có nguồn
gốc từ phân có hình cầu hay hình oval kéo dài, Gram (+), thường tụ tập thành từng
đôi hay chuỗi, không di động, không sinh bào tử, một số dòng nhầy. Vi khuẩn này
thường gây nên bệnh nhiễm trùng tiểu, đặc biệt là nhiễm trùng tiễu tại bênh viện.
Superoxid do S. faecalis tiết ra gây một kích ứng mạnh với các tế bào miễn dịch gọi
là đại thực bào. Với một số tế bào đường ruột, nó còn làm thay đổi cả cách thức
tăng trưởng, phân chia và thậm chí là tăng hiệu năng của những gen liên quan tới
bệnh ung thư.
Aspergillus Niger: có cấu tạo đa bào, tạo thành những tổ chức khác nhau như sợi
khí sinh, sợi cơ chất. Sợi cơ chất của nấm mốc không đơn giản như ở xạ khuẩn mà phức
tạp hơn. Ở loài Aspergillus niger có sợi cơ chất giống như rễ chùm ở thực vật gọi là rễ
giả. Ở những loài nấm mốc ký sinh trên thực vật, sợi cơ chất tạo thành những cấu trúc
đặc biệt gọi là vòi hút. Là nấm mốc thường gây bệnh hại cây trồng, làm thối rửa rau
quả trong quá trình bảo quản. Trong kỹ thuật môi trường dùng làm tác nhân phân
hủy rác hiệu quả. Khả năng gây bệnh của các chủng Aspergillus đang được nghiên
cứu nhiều. Các sản phẩm sinh học từ chủng nấm này cũng đang được nghiên cứu và
cho thấy phần nào mặt có lợi trong chăn nuôi, giúp tăng trọng nhanh.
a. Phương pháp đĩa giấy
Thí nghiệm thực hiện tại Phòng thí nghiệm Vi khuẩn, Khoa Vi sinh miễn dịch,
viện Pasteur Tp. HCM.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 41


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm

Trong phương pháp này, tinh dầu húng chanh được thử nghiệm trên 4 chủng
vi khuẩn và 1 chủng nấm gây bệnh thông thường:
Staphylococcus aureus ATCC 25923
Salmonella typhi ty2
Bacillus subtilis ATCC 6633
Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853.
Candida albicans ATCC 10231
Việc thử nghiệm được tiến hành theo phương pháp tẩm tinh dầu pha loãng lên
đĩa giấy có đường kính 6 mm đặt trên mặt thạch có vi sinh vật.
Tinh dầu được pha ở những nồng độ khác nhau. Dựa vào biểu thức:
C = 1/V
Trong đó: C là nồng độ tinh dầu (  L-1)
V là độ pha loãng (  L)

Các bước tiến hành thí nghiệm:


- Tinh dầu được pha loãng trong dung môi DMSO với nồng độ được tính theo
công thức sau:
C0 = 100: tinh dầu nguyên chất
C1 = 1  L C0 + 9  L DMSO = 10-1  L-1
C2 = 1  L C1 + 9  L DMSO = 10-2  L-1
C3 = 1  L C2 + 9  L DMSO = 10-3  L-1
C4 = 1  L C3 + 9  L DMSO = 10-4  L-1

(DMSO: Dimetil sulfoxid)


- Chọn chủng vi sinh vật
- Môi trường nuôi cấy: Mueller Hinton Agar (MHA)
- Chuẩn bị ống độ đục chuẩn: Ống Mac Farland số 0,5 (0,5 mL dung dịch
1,175% BaCl2. 2 H2O + 99,5 mL dung dịch H2SO4 1%)
- Pha huyền dịch vi sinh vật: Trong 1 tube sạch, cho khoảng 0,5 mL nước
muối sinh lí + một ít vi sinh vật đã nuôi cấy trên môi trường trên, trộn đều. Pha
loãng với nước muối sinh lí để đạt độ đục bằng với ống Mac Farland 0,5.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 42


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm

- Tẩm đĩa giấy: Sau khi hoàn nguyên trong dung môi, tẩm tinh dầu lên đĩa
giấy vô khuẩn để thu được các đĩa giấy có nồng độ thay đổi từ 125 µg đến 2000 µg,
để khô ở nhiệt độ phòng và dùng ngay.
- Cấy lên đĩa thạch MH (Mueller Hinton): Dùng que gòn nhúng vào huyền
dịch vi sinh vật, cấy phủ đầy mặt đĩa thạch theo 3 chiều.
- Đặt đĩa cấy đã tẩm dịch trích: Dùng kẹp vô trùng đặt đĩa giấy lên mặt thạch
(5 đĩa cho một hộp thạch).
- Ủ ở 37oC trong 18-20 giờ.
- Đọc kết quả: Quan sát đường kính của vòng vô khuẩn và đo đường kính của
vòng vô khuẩn:
 Có hoạt tính kháng vi sinh vật: đường kính vòng vô khuẩn lớn hơn 6 mm.
 Không có hoạt tính: đường kính vòng vô khuẩn bằng 6 mm.

b. Phương pháp pha loãng liên tục trong môi trường thạch [6], [12]
Thí nghiệm thực hiện tại phòng thí nghiệm Sinh kỹ thuật môi trường, Khoa
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường đại học Cần Thơ.
- Chủng nấm thử nghiệm: Aspergillus Niger, môi trường nuôi cấy là Potato
dextrose agar (Autoclause).
- Chủng vi khuẩn Gram (-) thử nghiệm: Escherichia coli ATCC 25922 (E.
coli), môi trường nuôi cấy là Coliform agar ( Not autoclause).
- Chủng vi khuẩn Gram (+) thử nghiệm: Enterococcus faecalis, môi trường
nuôi cấy là Kanamycin esculin azide agar (Autoclause).
- Chuẩn bị huyền dịch vi sinh vật có nồng độ thích hợp: đối với huyền dịch vi
khuẩn Escherichia coli, Enterococcus faecalis ta phải tiến hành nuôi cấy huyền dịch
trên thạch rắn ở các mức nồng độ pha loãng theo lũy thừa thập phân, đếm khuẩn lạc
để xác định nồng độ huyền dịch ban đầu. Đối với nấm Aspergillus Niger, pha loãng
huyền dịch theo lũy thừa thập phân đến mức dễ đếm nhất và đếm với buồng đếm
dưới kính hiển vi rồi xác định nồng độ huyền dịch ban dầu.
- Chuẩn bị môi trường nuôi cấy có tinh dầu:
* Nấu thạch: theo hướng dẫn trên chai.
* Đổ thạch: dùng ống đong chia 100 mL môi trường ra thành 4 đĩa mỗi đĩa 25
mL môi trường sau đó cho lượng tinh dầu chính xác vào môi trường lắc nhẹ cho
tinh dầu phân tán đều trong môi trường, để nguội.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 43


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm

- Cấy vi sinh vật lên đĩa vừa chuẩn bị: dùng que cấy trãi đều 500 µL huyền
dịch với nồng độ xác định ban đầu lên mặt thạch.
- Ủ trong tủ ủ từ 1 – 4 ngày rồi quan sát kết quả: Nồng độ tinh dầu ở mức thấp
nhất mà vẫn còn khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật được gọi là nồng độ
ức chế tối thiểu (MIC).
3.8.2 Kháng oxi hóa
Hoạt tính kháng oxy hóa được thực hiện tại phòng thí nghiệm Công nghệ Hóa,
Khoa Công Nghệ, Trường đại học Cần Thơ.
- Hòa tan tinh dầu trong DMSO ở nồng độ: 500 µg/mL.
- DPPH hòa tan trong dung môi ethanol ở nồng độ 250 µM.
- Cho 8 mL dung dịch DPPH nồng độ 250 µM phản ứng với 2 mL dung dịch
tinh dầu nồng độ 500 µg/mL.
- Dung dịch được lắc đều, thực hiện phản ứng ở điều kiện nhiệt độ phòng
trong thời gian 30 phút, đem mẫu đo độ hấp thu ở bước sóng 517 nm. Đo ở 2 lần lặp
lại.
- Độ hấp thu đo trên máy Quang phổ UV – Vis
- Tính % ức chế Q:
A0  Ac
Q 100
A0
Trong đó: A0 là độ hấp thu của DPPH khi không có mẫu (trắng mẫu).
Ac là độ hấp thu của dung dịch phản ứng.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 44


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Định danh


Mẫu thực vật được định danh tại Bộ Môn Sinh Thực Vật, Khoa Khoa học Tự
nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ với tên khoa học là Plectranthus amboinicus
(Lour.) Spreng thuộc họ Húng (Lamiaceae).
4.2 Xác định hàm lượng nước trong mẫu nguyên liệu
Thực hiện trên máy Sartorius.
Kết quả hàm lượng nước trong mẫu nguyên liệu là: 94,12%
4.3 Tinh dầu

Hình 4.1: Tinh dầu húng chanh của phương pháp chưng cất vi sóng và cổ điển

4.4 Cảm quan


Màu: Tinh dầu thu được có màu vàng nhạt, phương pháp chưng cất cổ điển
cho tinh dầu có màu vàng đậm hơn.
Mùi: Mùi thơm dịu nhẹ có hương chanh đặc trưng của húng chanh, phương
pháp chưng cất vi sóng cho tinh dầu có mùi nhẹ hơn.
Chương 4: Kết quả và thảo luận

4.5 Hiệu suất chưng cất tinh dầu


4.5.1 Chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp trên bộ Clevenger
a. Khảo sát hiệu suất theo kích cỡ nguyên liệu
Cho 500 g nguyên liệu cắt hoặc xay nhuyễn vào bình cầu 2000 mL, thêm 1000
mL nước, tiến hành chưng với bộ chưng cất Clevenger trong 4 giờ.

Bảng 4.1: Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo kích cỡ nguyên liệu
Cắt nhỏ
Nguyên liệu Xay nhuyễn
(3 mm) (10 mm)
Khối lượng tinh dầu (gram) 0.4209 0.1995 0.1837

Hiệu suất tinh dầu (%) 0.08418 0.0399 0.0367

Hiệu suất theo kích cỡ nguyên liệu

0.1
Hiệu suất (%)

0.08
0.06
0.04
0.02
0
Xay nhuyễn Cắt nhỏ 3 mm Cắt nhỏ 10 mm

Đồ thị 4.1: Hiệu suất theo kích cỡ nguyên liệu

Nhận xét: Nguyên liệu được xay nhuyễn cho lượng tinh dầu nhiều hơn so với
nguyên liệu cắt nhỏ do nguyên liệu khi xay nhuyễn làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa
nguyên liệu và nước làm tăng hiệu suất. Do đó, nguyên liệu được xay nhuyễn được
chọn để làm các thí nghiệm tiếp theo.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 46


Chương 4: Kết quả và thảo luận

b. Khảo sát hiệu suất theo thời gian chưng cất


Dựa vào thí nghiệm (a), lấy 500 g nguyên liệu xay nhuyễn cho vào bình cầu
2000 mL, thêm 1000 mL nước, tiến hành chưng cất trong các khoảng thời gian 2;
2,5; 3; 3,5; 4 và 5 giờ.

Bảng 4.2: Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo thời gian chưng cất

Thời gian chưng cất

Thời gian (giờ) 2 2.5 3 3.5 4 5

Khối lượng tinh dầu (gram) 0.2383 0.248 0.3834 0.31 0.3121 0.2267

Hiệu suất tinh dầu (%) 0.04766 0.0496 0.07668 0.062 0.0624 0.04534

Hiệu suất theo thời gian chưng cất

0.085
Hiệu suất (%)

0.075
0.065
0.055
0.045
2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
Thời gian chưng cất (giờ)

Đồ thị 4.2: Hiệu suất theo thời gian chưng cất

Nhận xét: Qua khảo sát, hàm lượng tinh dầu tăng lên theo thời gian. Tuy
nhiên ở thời gian sau 3 giờ thì hàm lượng tinh dầu bắt đầu giảm. Vậy thời gian thích
hợp nhất được chọn là 3 giờ.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 47


Chương 4: Kết quả và thảo luận

c. Khảo sát hiệu suất chưng cất theo lượng nước


500 g nguyên liệu xay nhuyễn vào bình cầu 2000 mL, chưng cất trong 3 giờ
với lượng nước là 500, 600, 700, 800, 1000 mL.

Bảng 4.3: Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo lượng nước chưng cất

Lượng nước chưng cất

Thể tích nước (mL) 500 600 700 800 1000

Khối lượng tinh dầu (gram) 0.28 0.3757 0.4085 0.4505 0.3171

Hiệu suất tinh dầu (%) 0.056 0.0751 0.0817 0.0901 0.06342

Hiệu suất theo lượng nước chưng cất

0.1
Hiệu suất (%)

0.09
0.08
0.07
0.06
0.05
500 600 700 800 900 1000
Thể tích nước (mL)

Đồ thị 4.3: Hiệu suất theo lượng nước chưng cất

Nhận xét: Hiệu suất thu tinh dầu tăng dần theo lượng nước, giá trị này đạt cực
đại ở 800 mL. Tuy nhiên bắt đầu giảm xuống ở 900 mL. Do đó, 800 mL là lượng
nước thích hợp nhất được chọn.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 48


Chương 4: Kết quả và thảo luận

d. Khảo sát hiệu suất chưng cất theo nhiệt độ


500 g nguyên liệu xay nhuyễn cho vào bình cầu 2000 mL, thêm 800 mL nước,
chưng cất trong 3 giờ, lần lượt khảo sát ở các nhiệt độ 80oC, 90 oC, 95oC và 100 oC

Bảng 4.4: Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo nhiệt độ chưng cất

Nhiệt độ chưng cất

Nhiệt độ (oC) 80 90 95 100

Khối lượng tinh dầu (gram) 0 0 0 0.4497

Hiệu suất tinh dầu (%) 0 0 0 0.0899

Hiệu suất theo nhiệt độ chưng cất

0.11
0.09
Hiệu suất (%)

0.07
0.05
0.03
0.01
-0.01
80 85 90 95 100
Nhiệt độ

Đồ thị 4.4: Hiệu suất theo nhiệt độ chưng cất


Nhận xét: ở nhiệt độ dưới 95oC, hầu như không thu được tinh dầu. Do đó,
chúng tôi chọn 100oC là nhiệt độ thích hợp nhất chưng cất tinh dầu húng chanh.
Với các thí nghiệm trên thì điều kiện tốt nhất để ly trích tinh dầu với
phương pháp chưng cất cổ điển là: 500 g nguyên liệu tươi đem xay nhỏ cho vào
bình cầu 2000 mL, thêm 800 mL nước cất, chưng cất trong 3 giờ, nhiệt độ 100oC.
Hiệu suất chưng cất tinh dầu cao nhất là 0.09%.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 49


Chương 4: Kết quả và thảo luận

4.5.2 Chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp với sự hỗ trợ của vi sóng
a. Khảo sát hiệu suất theo kích cỡ nguyên liệu
Cho 500 g nguyên liệu được tiến hành chưng cất với bộ chưng cất có chiếu xạ
của vi sóng với công suất 450 W trong 30 phút. Khảo sát ở các cỡ mẫu là: cắt nhỏ
khoảng 10 mm, 3 mm và xay nhuyễn trong bình cầu 2000 mL với 500 mL nước.

Bảng 4.5: Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo kích cỡ nguyên liệu

Kích thước nguyên liệu

Nguyên liệu Cắt nhỏ 10 mm Cắt nhỏ 3 mm Xay nhuyễn

Khối lượng tinh dầu (gram) 0.1136 0.1495 0.2845

Hiệu suất tinh dầu (%) 0.0227 0.0299 0.0569

Hiệu suất theo kích cỡ nguyên liệu

0.06
0.05
Hiệu suất (%)

0.04
0.03
0.02
0.01
0
Cắt nhỏ 10 mm Cắt nhỏ 3 mm Xay nhuyễn

Đồ thị 4.5: Hiệu suất theo kích cỡ nguyên liệu

Nhận xét: Nguyên liệu được có kích cỡ càng nhỏ cho hàm lượng tinh dầu
nhiều hơn do bề mặt tiếp xúc giữa nguyên liệu và nước nhiều hơn làm tăng hiệu
suất quá trình chưng cất. Do đó, nguyên liệu xay nhuyễn được chọn để làm các thí
nghiệm tiếp theo.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 50


Chương 4: Kết quả và thảo luận

b. Khảo sát hiệu suất chưng cất theo lượng nước


500 g nguyên liệu xay nhuyễn cho vào bình cầu 2000 mL, đem chưng cất ở
công suất của lò là 450 W trong 30 phút, khảo sát lượng nước sử dụng là 300 mL,
400 mL, 500 mL, 700 mL và 1000 mL.

Bảng 4.6: Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo lượng nước chưng cất

Lượng nước chưng cất

Thể tích nước (mL) 300 400 500 700 1000

Khối lượng tinh dầu (gram) 0.2054 0.2563 0.3207 0.2322 0.231

Hiệu suất tinh dầu (%) 0.04108 0.05126 0.06414 0.04644 0.0462

Hiệu suất theo lượng nước chưng cất

0.07
Hiệu suất (%)

0.065
0.06
0.055
0.05
0.045
0.04
300 400 500 600 700 800 900 1000
Lượng nước (mL)

Đồ thị 4.6: Hiệu suất theo lượng nước chưng cất

Nhận xét: Tinh dầu thu được càng nhiều khi tăng lượng nước. Ở 500 mL cho
hiệu suất cao nhất. Tuy nhiên ở 700 mL thì bắt đầu giảm xuống. Do đó, lượng nước
thích hợp được chọn là 500 mL.
c. Khảo sát hiệu suất khi không dùng nước
Trường hợp này không dùng kết quả chọn cỡ mẫu của thí nghiệm (a), vì
nguyên liệu xay nhuyễn bắt buộc phải dùng nước. Do đó cỡ mẫu nguyên liệu phù

Nguyễn Thị Diệu Thúy 51


Chương 4: Kết quả và thảo luận

hợp để khảo sát ở thí nghiệm này là phải là 500 g nguyên liệu cắt nhỏ 3 mm cho vào
bình cầu 2000 mL, đem chưng cất ở công suất của lò là 450 W trong 30 phút.
Kết quả thu được tinh dầu là 0.3152 g (0.063%)

Hiệu suất theo chưng cất có nước và không nước

0.0645
0.064
Hiệu suất (%)

0.0635
0.063
0.0625
0.062
Có nước Không nước

Đồ thị 4.7: Hiệu suất theo chưng cất có nước và không nước

Nhận xét: Kết quả từ thí nghiệm (b) và (c) cho thấy: trường hợp không dùng
nước cho hiệu suất (0.063%) thấp hơn trường hợp dùng nước (0.064%)
d. Khảo sát hiệu suất theo thời gian chưng cất
500 g nguyên liệu xay nhỏ cho vào bình 2000 mL, thêm 500 mL nước, đem
chưng cất ở công suất của lò là 450 W, khảo sát trong các khoảng thời gian là 20, 25,
30, 35, 40 phút.

Bảng 4.7: Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo thời gian chưng cất

Thời gian chưng cất

Thời gian (phút) 20 25 30 35 40

Khối lượng tinh dầu (gram) 0.1033 0.2258 0.2753 0.3178 0.2595

Hiệu suất tinh dầu (%) 0.02066 0.04516 0.05506 0.0636 0.0519

Nguyễn Thị Diệu Thúy 52


Chương 4: Kết quả và thảo luận

Hiệu suất theo thời gian chưng cất

0.07
Hiệu suất (%) 0.06
0.05
0.04
0.03
0.02
20 25 30 35 40
Thời gian (phút)

Đồ thị 4.8: Hiệu suất theo thời gian chưng cất

Nhận xét: Hàm lượng tinh dầu đạt được cao nhất ở thời gian chưng cất là 35
phút.
e. Khảo sát hiệu suất theo công suất chiếu xạ vi sóng
500 g nguyên liệu xay nhỏ cho vào bình 2000 mL, thêm 500 mL nước, khảo
sát ở các mức công suất của lò là 80 W, 150 W, 350 W, 450 W, 750 W, 900 W
trong thời gian 35 phút.

Bảng 4.8: Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo công suất chiếu xạ vi sóng

Công suất chiếu xạ

Công suất (W) 80 150 300 450 750 900

Khối lượng tinh dầu (gram) 0 0 0.1517 0.2213 0.0933 0.03

Hiệu suất tinh dầu (%) 0 0 0.03034 0.04426 0.01866 0.006

Nguyễn Thị Diệu Thúy 53


Chương 4: Kết quả và thảo luận

Hiệu suất theo công suất chiếu xạ

0.05
Hiệu suất (%) 0.04
0.03
0.02
0.01
0
80 180 280 380 480 580 680 780 880
Công suất (W)

Đồ thị 4.9: Đồ thị hàm lượng tinh dầu theo công suất chiếu xạ vi sóng

Nhận xét: Hiệu suất đạt cực đại ở 450 W, sau đó giảm xuống. Do đó 450 W là
công suất được chọn.
f. Khảo sát hiệu suất chưng cất tinh dầu theo tuổi của cây
500 g nguyên liệu xay nhuyễn cho vào bình cầu 2000 mL, thêm 500 mL nước,
chiếu xạ với công suất 450 W trong thời gian 35 phút, khảo sát ở độ tuổi là 2, 3, 4, 5
tháng.

Bảng 4.9 : Hiệu suất chưng cất tinh dầu theo tuổi cây

Độ tuổi cây

Tuổi cây (tháng) 2 3 4 5

Khối lượng tinh dầu (gram) 0.0954 0.2369 0.3182 0.3213

Hiệu suất tinh dầu (%) 0.019 0.0474 0.0636 0.0643

Nguyễn Thị Diệu Thúy 54


Chương 4: Kết quả và thảo luận

Hiệu suất theo độ tuổi cây

0.069
Hiệu suất (%) 0.059
0.049
0.039
0.029
0.019
2 3 4 5
Tuổi cây (tháng)

Đồ thị 4.10: Hiệu suất theo tuổi của cây

Nhận xét: Hàm lượng tinh dầu ở cây húng chanh 5 tháng là cao nhất, tuy
nhiên so với cây ở 4 tháng tuổi thì cao hơn không nhiều. Do đó, chọn độ tuổi thích
hợp cho cây là 4 tháng.
Điều kiện ly trích tinh dầu tối ưu đối với phương pháp chưng cất có sự hỗ
trợ của vi sóng là: 500 g nguyên liệu 4 tháng tuổi được xay nhuyễn cho vào bình
cầu 2000 mL với 500 mL nước, chiếu xạ với công suất 450W trong thời gian 35
phút. Hiệu suất chưng cất tinh dầu cao nhất là 0.064%.
4.6 Xác định các chỉ số lý – hóa của tinh dầu
25
 Tỷ trọng : d 25 = 0.9318
 Chỉ số khúc xạ: nDt = 1.512

 Chỉ số axit: IA = 10.352


 Chỉ số savon hóa: IS = 54.726
 Chỉ số ester: IE = 44.374

Bảng 4.10: So sánh chỉ tiêu lý - hóa với công trình khác

Chỉ tiêu lý - hóa Luận văn Tài liệu [1]


25
Tỷ trọng ( d 25 ) 0.9318 0.9057

Chỉ số axit (IA) 10.35 3.9157

Nguyễn Thị Diệu Thúy 55


Chương 4: Kết quả và thảo luận

Chỉ số savon hóa (IS) 54.726 40.8082

Chỉ số ester (IE) 44.376 36.8925

4.7 Xác định thành phần hóa học của tinh dầu

Bảng 4.11: Thành phần hóa học của tinh dầu lá húng chanh theo 2 phương
pháp chưng cất

STT Thành phần % (Cổ điển) % (Vi sóng)

01 2-Hexenal 0.09 0.11

02 3-Hexen-1-ol 0.21 0.13

04  -Thujene 0.09 0.34

05 1-Octen-3-ol 1.27 1.38

06  -Myrcene 0.32 0.62

07 1-Phellandrene 0.04 0.11

08  -Terpinene 0.40 0.96

09 Cymene 9.08 10.94

10 Sabinene 0.21 -

11 -Terpinene 2.75 6.07

12  -Terpinolene 0.04 0.04

13 Linalool 0.11 -

14 endo-Borneol 0.18 0.18

15 4-Terpineol 1.44 1.41

16 Thymol 0.43 0.36

Nguyễn Thị Diệu Thúy 56


Chương 4: Kết quả và thảo luận

17 Carvacrol 68.52 63.21

18 Carvacryl acetate 0.03 -

19 trans-Caryophyllene 3.86 5.35

20 (Z)- -Farnesene 0.07 0.06

21  -Humulene 1.35 1.68

22  -Muurolene 0.06 -

23  -Bisabolene 0.17 0.16

24  -Sesquiphellandrene 0.07 0.09

25 Caryophyllene oxide 3.53 1.50

26 -Pinene - 0.13

27 Terpineol, cis-.beta.- - 0.38

28 trans-Sabinene hydrate - 0.29

29 No matches found 5.65 4.5

Nhận xét:
Tinh dầu húng chanh thu được bằng hai phương pháp chưng cất tương đối
giống nhau về thành phần hóa học nhưng hàm lượng khác nhau. Chưng cất bằng
phương pháp cổ điển lấy được nhiều cấu tử hơn so với chưng cất bằng phương pháp
chiếu xạ vi sóng.
Thành phần chính trong cả hai phương pháp đều là Carvacrol, kế đến là
Cymene. Chưng cất cổ điển thu được Carvacrol cao hơn so với chưng cất vi sóng,
ngược lại đối với Cymene thì chưng cất bằng vi sóng cho hàm lượng cao hơn.
So sánh với các nghiên cứu trước:
Thành phần hóa học chính của tinh dầu húng chanh trong nghiên cứu này là
Carvacrol chiếm 68.52% (trồng tại Thốt Nốt) cao hơn nhiều so với nghiên cứu của
PGS.TS Trương Thị Đẹp thì Carvacrol chiếm hàm lượng rất thấp (39.5%). [25], [33]

Nguyễn Thị Diệu Thúy 57


Chương 4: Kết quả và thảo luận

So với công trình nghiên cứu của H. Hendriks [16] thành phần hóa học của tinh
dầu húng chanh tại Hà Lan cũng có thành phần chính là Carvacrol (60.1%) và có
thành phần các cấu tử cũng tương tự như nghiên cứu này. Thành phần chính của
tinh dầu húng chanh Ấn Độ là cũng Carvacrol nhưng chiếm hàm lượng rất thấp so
với ở các nước khác (28.65%).[15]
Kết quả này cho thấy, trong cùng một giống cây nhưng thành phần hóa học
tinh dầu sẽ khác nhau nếu phương pháp chưng cất khác nhau, vị trí địa lý và điều
kiện thổ nhưỡng khác nhau.
4.9 Khảo sát hoạt tính sinh học
4.9.1 Tính kháng vi sinh vật
4.9.1.1 Phương pháp đĩa giấy

Hình 4.2: Kết quả vòng vô khuẩn của tinh dầu húng chanh chưng cất bằng phương
pháp lôi cuốn hơi nước trực tiếp trên bộ Clevenger

Nguyễn Thị Diệu Thúy 58


Chương 4: Kết quả và thảo luận

Bảng 4.12: Đường kính vô khuẩn đối với các chủng vi sinh vật thử nghiệm của
tinh dầu chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước trực tiếp
trên bộ Clevenger (mm)

Độ pha loãng tinh dầu / đĩa giấy


Vi khuẩn thử nghiệm
100 10 -1 10-2 10-3

Salmonella typhi ty2 D=32 D=24 D=9 D=7

Staphylococcus aureus ATCC 25923 D=33 D=24 D=11 D=9

Bacillus subtilis ATCC 6633 D=40 D=25 D=7 D=6

Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853 D=8 D=7 D=6 D=6

Candida albicans ATCC 10231 D=56 D=40 D=28 D=6


D: Đường kính vòng vô khuẩn tính bằng mm
100: tinh dầu nguyên chất
Đường kính đĩa giấy = 6 mm

Nhận xét:
Ở nồng độ tinh dầu nguyên chất và 10 -1, thấy xuất hiện vòng vô khuẩn trên tất
cả các chủng thử nghiệm.
Ở nồng độ 10-2, thấy xuất vòng vô khuẩn trên các chủng Salmonella typhi ty2,
Staphylococcus aureus ATCC 25923, Bacillus subtilis ATCC 6633, Candida
albicans ATCC 10231.
Ở nồng độ 10-3, thấy xuất vòng vô khuẩn trên các chủng Salmonella typhi ty2,
Staphylococcus aureus ATCC 25923, Bacillus subtilis ATCC 6633.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 59


Chương 4: Kết quả và thảo luận

Hình 4.3: Kết quả vòng vô khuẩn của tinh dầu húng chanh chưng cất bằng phương
pháp lôi cuốn hơi nước trực tiếp với sự hỗ trợ của vi sóng

Bảng 4.13: Đường kính vô khuẩn đối với các chủng vi sinh vật thử nghiệm của
tinh dầu chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước trực tiếp với sự hỗ trợ của
vi sóng (mm)

Độ pha loãng tinh dầu / đĩa giấy


Vi khuẩn thử nghiệm
100 10 -1 10-2 10-3

Salmonella typhi ty2 D=38 D=34 D=10 D=6

Staphylococcus aureus ATCC 25923 D=39 D=26 D=9 D=6

Bacillus subtilis ATCC 6633 D=38 D=31 D=8 D=6

Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853 D=8 D=7 D=6 D=6

Candida albicans ATCC 10231 D=50 D=35 D=20 D=6

Nguyễn Thị Diệu Thúy 60


Chương 4: Kết quả và thảo luận

Nhận xét:
Ở nồng độ tinh dầu nguyên chất và 10 -1, thấy xuất hiện vòng vô khuẩn trên tất
cả các chủng thử nghiệm.
Ở nồng độ 10-2, thấy xuất vòng vô khuẩn trên các chủng Salmonella typhi ty2,
Staphylococcus aureus ATCC 25923, Bacillus subtilis ATCC 6633, Candida
albicans ATCC 10231.
Ở nồng độ 10-3 không thấy xuất hiện vòng vô khuẩn trên các chủng thử
nghiệm.
4.9.1.2 Phương pháp pha loãng liên tục trên thạch rắn xác định nồng độ ức chế tối
thiểu (Minimum Inhibitory Concentration – MIC)
a. Chủng nấm thử nghiệm: Aspergillus Niger
- Rà MIC lần 1: Tiến hành cấy nấm lên các đĩa môi trường với nồng độ huyền
dịch là 3.66x10 6 bào tử/mL, thử ở 5 mức nồng độ tinh dầu là 50, 20, 10, 5 và 2 L;
đồng thời cấy nấm lên đĩa môi trường không có tinh dầu để đối chứng.

25mL thạch

Thể tích tinh dầu (µL) 50 20 10 5 2 0

Nồng độ tinh dầu (mg/mL) 1.8636 0.7454 0.3727 0.1864 0.0745 0

Kết quả --- --- --- --- --- +++

Ghi chú: - âm tính -- âm tính nhiều


+ dương tính ++ dương tính nhiều
Kết quả là tinh dầu ở các nồng độ này đã kháng tuyệt đối chủng nấm
Aspergillus Niger.
- Rà MIC lần 2: Do MIC lần 1 tinh dầu kháng hoàn toàn chủng nấm nên rà
MIC lần 2 tiến hành giữ nguyên nồng độ tinh dầu như lần 1 và tăng nồng độ huyền
dịch lên 7.59x107 bào tử/mL.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 61


Chương 4: Kết quả và thảo luận

25mL thạch

Thể tích tinh dầu (µL) 50 20 10 5 2 0

Nồng độ tinh dầu (mg/mL) 1.8636 0.7454 0.3727 0.1864 0.0745 0

Kết quả --- --- --- --- --- +++

Kết quả là tinh dầu ở các nồng độ này đã kháng tuyệt đối chủng nấm
Aspergillus Niger.

- Rà tìm MIC lần 3: Ở tất cả các đĩa đều ức chế sự phát triển của nấm nên tiến
hành giảm nồng độ tinh dầu xuống và giữ nguyên nồng độ huyền dịch như lần rà
MIC thứ 2.

25mL thạch

Thể tích tinh dầu (µL) 2 1.5 1 0.5 0.2 0

Nồng độ tinh dầu (mg/mL) 0.0745 0.0559 0.0373 0.0186 0.00745 0

Kết quả -- ++ ++ +++ +++ +++

Nguyễn Thị Diệu Thúy 62


Chương 4: Kết quả và thảo luận

Theo kết quả trên, nồng độ ức chế tối thiểu của tinh dầu húng chanh đối với
chủng nấm thử nghiệm Aspergillus Niger là 0.0745 mg/mL.
b. Chủng vi khuẩn Gram âm thử nghiệm: Escherichia coli
- Rà MIC lần 1: Tiến hành cấy vi khuẩn lên các đĩa môi trường, thử ở 5 mức
nồng độ tinh dầu là 50, 20, 10, 5 và 2 L; đồng thời cấy vi khuẩn lên đĩa môi trường
không có tinh dầu để đối chứng.

25mL thạch

Thể tích tinh dầu (µL) 50 20 10 5 2 0

Nồng độ tinh dầu (mg/mL) 1.8636 0.7454 0.3727 0.1864 0.0745 0

Kết quả --- --- --- --- --- +++

Ghi chú: - âm tính -- âm tính nhiều


+ dương tính ++ dương tính nhiều
Kết quả là tinh dầu ở các nồng độ này đã kháng tuyệt đối vi khuẩn E. Coli.
- Rà tìm MIC lần 2: Do MIC lần 1 tinh dầu kháng hoàn toàn chủng vi khuẩn
nên tiến hành rà MIC lần 2 và giảm nồng độ tinh dầu xuống.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 63


Chương 4: Kết quả và thảo luận

25mL thạch

Thể tích tinh dầu (µL) 10 5 2 1 0

Nồng độ tinh dầu (mg/mL) 0.3727 0.1864 0.0745 0.0373 0

Kết quả -- -- ++ +++ +++

Nhận xét: Do huyền dịch vi khuẩn được sử dụng trong lần này không thuần
nên khi nuôi cấy ngoài E. Coli ra thì còn nhiều loại khuẩn lạc khác mọc lên nữa và
mật độ khuẩn lạc quá dày nên tiếp tục tiến hành ra MIC lần 3 để xác định lại nồng
độ ức chế tối thiểu của tinh dầu húng chanh đối với vi khuẩn E. Coli.
- Rà tìm MIC lần 3:

25mL thạch

Thể tích tinh dầu (µL) 3 2 1.5 1 0.5 0

Nồng độ tinh dầu (mg/mL) 0.1118 0.0745 0.0559 0.0373 0.0186 0

Kết quả --- --- --- --- ++ +++

Nguyễn Thị Diệu Thúy 64


Chương 4: Kết quả và thảo luận

Nhận xét: Theo kết quả trên thì nồng độ ức chế tối của tinh dầu húng chanh
đối với vi khuẩn Gram âm E. Coli là 0.0373 mg/mL.
c. Chủng vi khuẩn Gram dương thử nghiệm: Enterococcus faecalis
- Rà tìm MIC lần 1: Tiến hành cấy vi khuẩn lên các đĩa môi trường, thử ở 5
mức nồng độ tinh dầu là 50, 20, 10, 5 và 2 L; đồng thời cấy vi khuẩn lên đĩa môi
trường không có tinh dầu để đối chứng.

25mL thạch

Thể tích tinh dầu (µL) 50 20 10 5 2 0

Nồng độ tinh dầu (mg/mL) 1.8636 0.7454 0.3727 0.1864 0.0745 0

Kết quả --- --- --- --- --- +++

Ghi chú: - âm tính -- âm tính nhiều


+ dương tính ++ dương tính nhiều
Kết quả là tinh dầu ở các nồng độ này đã kháng tuyệt đối chủng vi khuẩn
Enterococcus faecalis.
- Rà tìm MIC lần 2: Do MIC lần 1 tinh dầu kháng hoàn toàn chủng vi khuẩn
nên tiến hành rà MIC lần 2.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 65


Chương 4: Kết quả và thảo luận

25mL thạch

Thể tích tinh dầu (µL) 10 5 2 1 0.5 0

Nồng độ tinh dầu (mg/mL) 0.3727 0.1864 0.0745 0.0373 0.0186 0

Kết quả --- --- --- + ++ +++

Nhận xét: Do nồng độ huyền dịch của của vi khuẩn Enterococcus faecalis
không thuần nên tiến hành rà MIC lại lần nữa.
- Rà tìm MIC lần 3:

25mL thạch

Thể tích tinh dầu (µL) 3 2 1.5 1 0.5 0

Nồng độ tinh dầu (mg/mL) 0.1118 0.0745 0.0559 0.0373 0.0186 0

Kết quả --- --- --- ++ +++ +++

Nguyễn Thị Diệu Thúy 66


Chương 4: Kết quả và thảo luận

Nhận xét: Theo kết quả trên thì nồng độ ức chế tối của tinh dầu húng chanh
đối với vi khuẩn Gram dương Enterococcus faecalis là 0.0559 mg/mL.
4.10 Tính kháng oxi hóa
Khả năng này thể hiện qua chỉ số Q (%)
- Khả năng kháng oxy hóa của tinh dầu được chưng cất bằng phương pháp
chưng cất cổ điển: QCD = 40.66%
- Khả năng kháng oxy hóa của tinh dầu được chưng cất bằng phương pháp
chưng cất có hỗ trợ vi sóng: QVS = 42.44 %
Nhận xét: Tinh dầu húng chanh có tính kháng oxi hóa (khoảng 40%). Tinh
dầu ở phương pháp chưng cất vi sóng có tính kháng oxi hóa cao hơn so với tinh dầu
chưng cất ở phương pháp cổ điển.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 67


Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh

KẾT LUẬN

Luận văn tốt nghiệp đại học


KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Kết luận
Qua các kết quả khảo sát tinh dầu húng chanh - Plectranthus amboinicus
(Lour.) Spreng. Chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:
- Tinh dầu húng chanh thu được bằng hai phương pháp chưng cất tương đối
giống nhau về thành phần hóa học nhưng hàm lượng khác nhau. Thành phần chính
trong cả hai phương pháp đều là Carvacrol, kế đến là Cymene. Chưng cất cổ điển
thu được Carvacrol cao hơn so với chưng cất vi sóng, ngược lại đối với Cymene thì
chưng cất bằng vi sóng cho hàm lượng cao hơn. So sánh với các nghiên cứu trước
thì thành phần hóa học chính của tinh dầu húng chanh trong nghiên cứu này là
Carvacrol chiếm 68.52% (trồng tại Thốt nốt) cao hơn nhiều so với nghiên cứu của
PGS.TS Trương Thị Đẹp – húng chanh trồng tại Tp. Hồ Chí Minh, Carvacrol chiếm
hàm lượng rất thấp (39.5%). Còn công trình nghiên cứu của H. Hendriks thì thành
phần hóa học của tinh dầu húng chanh tại Hà Lan cũng có thành phần chính là
Carvacrol (60.1%) và có thành phần các cấu tử khác cũng tương tự như nghiên cứu
này. Thành phần chính của tinh dầu húng chanh Ấn Độ là cũng Carvacrol nhưng
chiếm hàm lượng rất thấp so với ở các nước khác (28.65%).
- Kết quả này cho thấy, trong cùng một giống cây nhưng thành phần hóa học
của tinh dầu sẽ khác nhau nếu phương pháp chưng cất khác nhau, vị trí địa lý và
điều kiện thổ nhưỡng khác nhau.
- Xét về mặt hoạt tính sinh học, tinh dầu nguyên chất kháng được hầu hết
chủng vi sinh vật thử nghiệm, đặc biệt có khả năng kháng mạnh đối với Salmonella
typhi ty2, Staphylococcus aureus ATCC 25923, Bacillus subtilis ATCC 6633,
Candida albicans ATCC 10231, Aspergillus Niger, Escherichia coli, Enterococcus
faecali.
- Kết quả rà MIC cho thấy với nồng độ tinh dầu rất thấp thì tinh dầu đã có khả
năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn và vi nấm như: Escherichia coli,
Enterococcus faecali, Aspergillus Niger.
- Tinh dầu húng chanh có khả năng kháng oxi hóa (khoảng 40%)
Chương 5: Kết luận – kiến nghị

Kiến nghị
Do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí thực hiện nên đề tài dừng lại ở các kết
quả khảo sát trên, căn cứ vào kết quả thu được từ quá trình thí nghiệm và một số
mặt còn hạn chế của đề tài, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Khảo sát hoạt tính kháng các vi sinh vật khác bằng phương pháp pha loãng
liên tục để có cơ sở định lượng chính xác nhằm tìm được nồng độ tối thiểu mà tinh
dầu này ức chế được vi sinh vật gây bệnh thường gặp, trên cơ sở đó ứng dụng tinh
dầu này vào các sản phẩm dược – thực phẩm.
- Tiến hành khảo sát một số phương pháp ly trích hiện đại khác (siêu âm hoặc
CO2 lỏng siêu tới hạn) để kết quả khảo sát được phong phú hơn.
- Tiến hành giải phẩu thực vật để xác định túi chứa tinh dầu trong cây.
- Khảo sát trên cao chiết để có thể phát hiện những thành phần có hoạt tính
trong cao.
Hướng phát triển cho tinh dầu húng chanh
Hiện nay, xu thế con người đang quay lại sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc
từ thiên nhiên. Đặc biệt là các mặt hàng đông dược, trong đó có chế phẩm của húng
chanh đang tiêu thụ mạnh trên thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy, húng chanh
là cây thuốc rất có hoạt tính. Trong húng chanh, tinh dầu có khả năng kháng mạnh
đối với một số vi sinh vật gây bệnh như Salmonella typhi ty2, Staphylococcus
aureus ATCC 25923, Bacillus subtilis ATCC 6633, Candida albicans ATCC 10231,
Aspergillus Niger, Escherichia coli và Enterococcus faecali. Đây là những vi sinh
vật gây nhiễm khuẩn đường huyết, ngộ độc thực phẩm, các bệnh đường ruột và đặc
biệt là viêm màng não. Vì thế khả năng ứng dụng của tinh dầu húng chanh vào dược
phẩm và thực phẩm là rất cao. Hơn nữa húng chanh là một loại gia vị phổ biến và
rất đặc trưng của người Việt, do đó tinh dầu húng chanh là nguồn nguyên liệu rất tốt
cho công nghệ đồ hộp nói riêng và thực phẩm nói chung nhằm phát triển văn hóa
ẩm thực của Việt Nam và giới thiệu với bạn bè thế giới. Mặt khác, kết quả khảo sát
cho thấy tinh dầu húng chanh có khả năng kháng tốt đối với nấm men Candida
albicans, chủng nấm này là tác nhân chính gây ra bệnh vi nấm Candida. Bệnh này
thường gặp ở những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào.
Bệnh vi nấm Candida có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, đặc biệt ở da
và niêm mạc bị tổn thương, có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm nội mạc cơ tim và
viêm màng não. Bệnh phổ biến khắp thế giới, không phân biệt lứa tuổi, chủng tộc
và giới tính. Một số thuốc dùng để chữa bệnh Candida như amphotericin B,

Nguyễn Thị Diệu Thúy 69


Chương 5: Kết luận – kiến nghị

fluconazol rất độc và bị hạn chế do khả năng miễn dịch nếu dùng thuốc này [13]. Vì
thế, tìm ra những hợp chất khác có thể chữa bệnh vi nấm Candida, làm giảm sự lây
nhiễm của nấm cho những bệnh nhân suy yếu hệ thống miễn dịch, đặc biệt là HIV
dương tính, là vấn đề được quan tâm nhất trong những năm gần đây. Mặt khác
Carvacrol trong tinh dầu húng chanh chiếm hàm lượng cao (khoảng 70%), đây là
chất tạo mùi thơm dễ chịu và ngăn ngừa được nhiều bệnh. Kết quả khảo sát này mở
ra một hướng đầy triển vọng cho khai thác tinh dầu húng chanh.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 70


Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh

PHỤ LỤC

Luận văn tốt nghiệp đại học


Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh

PHỤ LỤC 1
Phổ đồ sắc ký khí ghép khối phổ tinh dầu húng chanh
chưng cất có sự hỗ trợ vi sóng

Nguyễn Thị Diệu Thúy PL1


Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh

PHỤ LỤC 2
Phổ đồ sắc ký khí ghép khối phổ tinh dầu húng chanh
chưng cất theo phương pháp cổ điển

Nguyễn Thị Diệu Thúy PL2


Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh

PHỤ LỤC 3
Một số hình ảnh thử hoạt tính kháng vi sinh vật

Cân môi trường

Nấu thạch

Nguyễn Thị Diệu Thúy PL3a


Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh

Khử trùng và đổ thạch vào đĩa petri

Trãi huyền dịch lên thạch và ủ trong tủ ủ

Nguyễn Thị Diệu Thúy PL3b


Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh

Xem và nhận xét kết quả

Nguyễn Thị Diệu Thúy PL3c


Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh

PHỤ LỤC 4
Một số hình ảnh thử hoạt tính kháng oxi hóa

Tinh dầu thu được ở hai phương pháp chưng cất

Dung dịch tinh dầu trong DMSO phản ứng với DPPH

Đo độ hấp thu trên máy UV - Vis

Luận văn tốt nghiệp đại học PL4


Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh

PHỤ LỤC 5
Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu húng chanh
ở hai phương pháp chưng cất bằng phương pháp đĩa giấy

Nguyễn Thị Diệu Thúy PL5


1010034-01 Trang 2/6

File :D:\GCMS\2010\HV010H\THANG10\TD\08\34-01A.D
Operator : QUOC CUONG
Acquired : 8 Oct 2010 13:02 using AcqMethod TINHDAU
Instrument : HV.010.H
Sample Name: 1010034-01
Misc Info :
Vial Number: 1

Abundance TIC: 34-01A.D\data.ms


1.4e+07 22.653

1.3e+07

1.2e+07

1.1e+07

1e+07

9000000

9.942
8000000

7000000

6000000

5000000

4000000

27.419
3000000 11.265 27.960
34.358
2000000
8.164
16.553 28.871
1000000
9.561 35.381
4.677 6.480 8.53110.061
4.597 21.987 30.976 37.683
37.758
6.726 9.107 12.953 16.111
17.170 19.317 21.707
14.00315.712
12.519 16.969 25.312 30.065
28.686 31.624
30.786 34.952
36.461 39.210
39.443 42.383
Time--> 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 22.00 24.00 26.00 28.00 30.00 32.00 34.00 36.00 38.00 40.00 42.00 44.00 46.00 48.00 50.00 52.00 54.00 56.00 58.00
1010034-01 Trang 3/6

File :D:\GCMS\2010\HV010H\THANG10\TD\08\34-01A.D
Operator : QUOC CUONG
Acquired : 8 Oct 2010 13:02 using AcqMethod TINHDAU
Instrument : HV.010.H
Sample Name: 1010034-01
Misc Info :
Vial Number: 1

Abundance TIC: 34-01A.D\data.ms


9.942 11.265 22.653 27.419
27.960 34.358
1800000

1700000

1600000

1500000
8.164
1400000

1300000

1200000
28.871
1100000
16.553
1000000

900000

800000

700000

600000
35.381
500000
9.561
8.531
400000

37.683
300000 4.677

10.061 21.987 30.976 37.758


200000 4.597
6.480 16.111 21.707
12.953 28.686 30.065 31.624
30.786 34.952 36.461
100000 6.726 9.107 15.712 17.170 25.312 39.210
39.443 42.383
12.519 14.003 16.969 19.317

Time--> 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 22.00 24.00 26.00 28.00 30.00 32.00 34.00 36.00 38.00 40.00 42.00
1010034-01 Trang 4/6

Library Search Report

Data Path : D:\GCMS\2010\HV010H\THANG10\TD\08\


Data File : 34-01A.D
Acq On : 8 Oct 2010 13:02
Operator : QUOC CUONG
Sample : 1010034-01
Misc :
ALS Vial : 1 Sample Multiplier: 1

Search Libraries: C:\Database\WILEY.L Minimum Quality: 80


C:\Database\NIST08.L Minimum Quality: 80
C:\Database\HOANVU.L

Unknown Spectrum: Apex


Integration Events: ChemStation Integrator - 34-01.e

Pk# RT Area% Library/ID Ref# CAS# Qual


_____________________________________________________________________________
1 4.601 0.09 C:\Database\WILEY.L
2-Hexenal, (E)- (CAS) 5760 006728-26-3 96

2 4.675 0.21 C:\Database\WILEY.L


3-Hexen-1-ol, (Z)- (CAS) 6936 000928-96-1 97

3 6.481 0.09 C:\Database\WILEY.L


alpha -Thujene 26305 002867-05-2 93

4 6.728 0.04 C:\Database\WILEY.L


alpha -PINENE 26338 000080-56-8 96

5 8.168 1.27 C:\Database\WILEY.L


1-Octen-3-ol (CAS) 20402 003391-86-4 83

6 8.534 0.32 C:\Database\WILEY.L


beta -Myrcene 26044 000123-35-3 91

7 9.103 0.04 C:\Database\WILEY.L


1-PHELLANDRENE 26502 000000-00-0 90

8 9.561 0.40 C:\Database\WILEY.L


alpha -Terpinene 26091 000099-86-5 97

9 9.946 9.08 C:\Database\WILEY.L


Cymene 24421 025155-15-1 94

10 10.065 0.21 C:\Database\WILEY.L


Sabinene 26326 003387-41-5 83

11 11.266 2.75 C:\Database\WILEY.L


.gamma.-Terpinene 26144 000099-85-4 97

12 12.522 0.04 C:\Database\WILEY.L


alpha -TERPINOLENE 26212 000586-62-9 95

13 12.953 0.11 C:\Database\WILEY.L


Linalool 43311 000078-70-6 91

14 14.008 0.05 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

15 15.713 0.07 C:\Database\HOANVU.L


No matches found
1010034-01 Trang 5/6

16 16.107 0.18 C:\Database\WILEY.L


endo-Borneol 43664 000507-70-0 91

17 16.556 1.44 C:\Database\WILEY.L


4-Terpineol 43422 000562-74-3 94

18 16.969 0.05 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

19 17.171 0.11 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

20 19.316 0.05 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

21 21.709 0.17 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

22 21.984 0.43 C:\Database\WILEY.L


Thymol 38230 000089-83-8 95

23 22.653 68.52 C:\Database\WILEY.L


Carvacrol 38244 000499-75-2 87

24 25.312 0.03 C:\Database\WILEY.L


CARVACRYL ACETATE 85205 000000-00-0 93

25 27.420 3.86 C:\Database\WILEY.L


trans-Caryophyllene 100683 000087-44-5 96

26 27.961 3.53 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

27 28.685 0.07 C:\Database\WILEY.L


(Z)- beta -Farnesene 100545 028973-97-9 90

28 28.869 1.35 C:\Database\WILEY.L


alpha -Humulene 100638 006753-98-6 97

29 30.070 0.09 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

30 30.785 0.06 C:\Database\WILEY.L


alpha -Muurolene 100890 031983-22-9 96

31 30.977 0.17 C:\Database\WILEY.L


beta -Bisabolene 100599 000495-61-4 95

32 31.628 0.07 C:\Database\WILEY.L


beta -Sesquiphellandrene (CAS) 100586 020307-83-9 90

33 34.360 3.53 C:\Database\WILEY.L


Caryophyllene oxide 120907 001139-30-6 91

34 34.956 0.08 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

35 35.378 0.65 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

36 36.460 0.06 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

37 37.679 0.40 C:\Database\HOANVU.L


1010034-01 Trang 6/6

No matches found

38 37.762 0.18 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

39 39.210 0.05 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

40 39.439 0.04 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

41 42.382 0.07 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

TINHDAU.M Tue Oct 12 16:40:56 2010 HV.011.H


BM.15.05b/01/01.07.2008

CÔNG TY TNHH MTV KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HOÀN VŨ


TRUNG TÂM PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ CAO HOÀN VŨ
Văn phòng và Phòng thí nghiệm: 112 A Lương Thế Vinh, P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú, TpHCM
Tel : (848) 3964 1905/ 3961 3696. Fax : (848) 6267 3737. Email : hoanvustc@hoanvustc.com.vn
www.hoanvustc.com.vn Số tài khoản : 47870519 NH TMCP Á Châu - chi nhánh Lũy Bán Bích - MST 0304932124

PHIẾU KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM


Khách hàng: NguyÔn thÞ diÖu thóy

Tr−êng §¹i Häc CÇn Th¬


§−êng 3 Th¸ng 2 - QuËn Ninh KiÒu- TP CÇn Th¬- ViÖt Nam
Chỉ tiêu phân tích: Thµnh phÇn tinh dÇu
Phương pháp: GC/MS
Nền mẫu: S¶n phÈm tæng hîp Số lượng: 01
Tình trạng mẫu: mµu vµng ®ùng trong lä nhùa nhá
Ngày nhận mẫu: 06/10/2010 Ngày hẹn trả kết quả: 13/10/2010

STT M· sè mÉu Tªn mÉu KÕt qu¶ Ghi chó

01 1010034-01 Tinh dÇu hóng chanh- cæ ®iÓn Xem trang sau


(HC-C§)

Ghi chú:
1. Các kết quả phân tích chỉ có giá trị đối với mẫu thử đã mã hóa như trên
2. Không được trích sao một phần kết quả phân tích nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của công ty.
3. Thời gian lưu mẫu 5 ngày kể từ ngày trả kết quả. Hết thời gian lưu mẫu trung tâm phân tích không chịu trách nhiệm về việc khiếu nại kết quả
kiểm nghiệm của khách hàng.
4. (a) Kết quả do nhà thầu phụ thực hiện.
(*) Phương pháp được VILAS công nhận.
(#) Chỉ tiêu được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chỉ định.
5. LOD: Giới hạn phát hiện, Kph: Không phát hiện.

Phó phòng thí nghiệm Phó Giám Đốc

Lê Minh Quốc Cường ThS. Lâm Văn Xự

13/10/2010 Trang:1/6
1010034-02 Trang 2/6

File :D:\GCMS\2010\HV010H\THANG10\TD\08\34-02.D
Operator : QUOC CUONG
Acquired : 8 Oct 2010 17:32 using AcqMethod TINHDAU
Instrument : HV.010.H
Sample Name: 1010034-02
Misc Info :
Vial Number: 2

Abundance TIC: 34-02.D\data.ms


9000000 22.583

8500000

8000000

7500000

7000000

6500000

6000000

5500000 9.948

5000000

4500000

4000000

3500000
11.292
3000000

2500000
27.432
2000000

1500000 27.964

1000000 8.172
28.887
9.580 16.568 34.349
500000 8.549
6.494 10.075 11.66913.021 37.701
4.610
4.695 6.742 9.125 12.54714.021 16.125
17.189 21.986 28.71530.088 31.645 33.512 35.396
30.998
0
Time--> 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 22.00 24.00 26.00 28.00 30.00 32.00 34.00 36.00 38.00 40.00 42.00 44.00 46.00 48.00
1010034-02 Trang 3/6

File :D:\GCMS\2010\HV010H\THANG10\TD\08\34-02.D
Operator : QUOC CUONG
Acquired : 8 Oct 2010 17:32 using AcqMethod TINHDAU
Instrument : HV.010.H
Sample Name: 1010034-02
Misc Info :
Vial Number: 2

Abundance TIC: 34-02.D\data.ms


2400000 9.94811.292 22.583

2200000
27.432

2000000

1800000

1600000

1400000
27.964

1200000

1000000
8.172

800000
28.887
16.568
34.349
600000 9.580

8.549
400000

6.494
11.669
10.075 37.701
200000
4.610 6.742 13.021 21.986 35.396
4.695 9.125 16.125 30.998
12.54714.021 17.189 28.71530.08831.645 33.512

0
Time--> 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 22.00 24.00 26.00 28.00 30.00 32.00 34.00 36.00 38.00 40.00 42.00 44.00 46.00 48.00
1010034-02 Trang 4/6

Library Search Report

Data Path : D:\GCMS\2010\HV010H\THANG10\TD\08\


Data File : 34-02.D
Acq On : 8 Oct 2010 17:32
Operator : QUOC CUONG
Sample : 1010034-02
Misc :
ALS Vial : 2 Sample Multiplier: 1

Search Libraries: C:\Database\WILEY.L Minimum Quality: 80


C:\Database\NIST08.L Minimum Quality: 80
C:\Database\HOANVU.L

Unknown Spectrum: Apex


Integration Events: ChemStation Integrator - 34-01.e

Pk# RT Area% Library/ID Ref# CAS# Qual


_____________________________________________________________________________
1 4.610 0.11 C:\Database\WILEY.L
2-Hexenal, (E)- (CAS) 5760 006728-26-3 90

2 4.693 0.13 C:\Database\WILEY.L


3-Hexen-1-ol, (Z)- (CAS) 6936 000928-96-1 95

3 6.490 0.34 C:\Database\WILEY.L


.alpha.-Thujene 26305 002867-05-2 90

4 6.737 0.13 C:\Database\WILEY.L


.alpha.-PINENE 26341 000080-56-8 93

5 8.168 1.38 C:\Database\WILEY.L


1-OCTEN-3-OL 20518 053907-72-5 90

6 8.553 0.62 C:\Database\WILEY.L


.beta.-Myrcene 26050 000123-35-3 91

7 9.121 0.11 C:\Database\WILEY.L


l-Phellandrene 26101 000099-83-2 93

8 9.579 0.96 C:\Database\WILEY.L


.alpha.-Terpinene 26088 000099-86-5 97

9 9.946 10.94 C:\Database\WILEY.L


Cymene 24421 025155-15-1 94

10 10.075 0.38 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

11 11.294 6.07 C:\Database\WILEY.L


.gamma.-Terpinene 26137 000099-85-4 94

12 11.670 0.38 C:\Database\NIST08.L


Terpineol, cis-.beta.- 26203 007299-41-4 83

13 12.550 0.04 C:\Database\WILEY.L


.alpha.-TERPINOLENE 26212 000586-62-9 97

14 13.017 0.29 C:\Database\WILEY.L


trans-Sabinene hydrate 43611 017699-16-0 83

15 14.026 0.07 C:\Database\HOANVU.L


No matches found
1010034-02 Trang 5/6

16 16.125 0.18 C:\Database\WILEY.L


endo-Borneol 43664 000507-70-0 90

17 16.565 1.41 C:\Database\WILEY.L


4-Terpineol 43422 000562-74-3 94

18 17.189 0.10 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

19 21.984 0.36 C:\Database\WILEY.L


Thymol 38230 000089-83-8 95

20 22.579 63.21 C:\Database\WILEY.L


Carvacrol 38252 000499-75-2 90

21 27.429 5.35 C:\Database\WILEY.L


trans-Caryophyllene 100683 000087-44-5 97

22 27.961 3.04 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

23 28.713 0.06 C:\Database\WILEY.L


(Z)-.beta.-Farnesene 100545 028973-97-9 90

24 28.887 1.68 C:\Database\WILEY.L


.alpha.-Humulene 100638 006753-98-6 97

25 30.088 0.07 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

26 30.996 0.16 C:\Database\WILEY.L


.beta.-Bisabolene 100595 000495-61-4 95

27 31.647 0.09 C:\Database\WILEY.L


.beta.-Sesquiphellandrene (CAS) 100587 020307-83-9 90

28 33.508 0.13 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

29 34.351 1.50 C:\Database\WILEY.L


Caryophyllene oxide 120907 001139-30-6 91

30 35.396 0.21 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

31 37.697 0.50 C:\Database\HOANVU.L


No matches found

TINHDAU.M Tue Oct 12 16:39:26 2010 HV.011.H


1010034-02 Trang 6/6

File :D:\GCMS\2010\HV010H\THANG10\TD\08\34-01A.D
Operator : QUOC CUONG
Acquired : 8 Oct 2010 13:02 using AcqMethod TINHDAU
Instrument : HV.010.H
Sample Name: 1010034-01
Misc Info :
Vial Number: 1

Abundance TIC: 34-01A.D\data.ms


9.942 22.653 27.419
3000000
11.265
27.960

2500000
34.358

2000000

1500000 8.164

28.871
16.553
1000000

35.381
500000 8.5319.561
4.677 37.683
4.597 6.480 10.061 21.987 30.976 37.758
6.726 9.107 12.953 16.111
14.003 15.712 17.170 21.707 25.312 28.68630.065 31.624
30.786 34.952 36.461 39.210
39.443 42.383
12.519 16.969 19.317
0
Time--> 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 22.00 24.00 26.00 28.00 30.00 32.00 34.00 36.00 38.00 40.00 42.00 44.00
Abundance TIC: 34-02.D\data.ms (*)
9.948 11.292 22.583
3000000

2500000

27.432
2000000

1500000
27.964

1000000 8.172
28.887
16.568 34.349
9.580
500000 8.549
6.494
10.075 11.669 21.986 37.701
4.610
4.695 6.742 9.125 13.021
14.021 16.125
17.189 30.998
28.71530.088 31.645 33.512 35.396
12.547
0
Time--> 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 22.00 24.00 26.00 28.00 30.00 32.00 34.00 36.00 38.00 40.00 42.00 44.00
BM.15.05b/01/01.07.2008

CÔNG TY TNHH MTV KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HOÀN VŨ


TRUNG TÂM PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ CAO HOÀN VŨ
Văn phòng và Phòng thí nghiệm: 112 A Lương Thế Vinh, P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú, TpHCM
Tel : (848) 3964 1905/ 3961 3696. Fax : (848) 6267 3737. Email : hoanvustc@hoanvustc.com.vn
www.hoanvustc.com.vn Số tài khoản : 47870519 NH TMCP Á Châu - chi nhánh Lũy Bán Bích - MST 0304932124

PHIẾU KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM


Khách hàng: NguyÔn thÞ diÖu thóy

Tr−êng §¹i Häc CÇn Th¬


§−êng 3 Th¸ng 2 - QuËn Ninh KiÒu- TP CÇn Th¬- ViÖt Nam
Chỉ tiêu phân tích: Thµnh phÇn tinh dÇu
Phương pháp: GC/MS
Nền mẫu: S¶n phÈm tæng hîp Số lượng: 01
Tình trạng mẫu: mµu vµng ®ùng trong lä nhùa nhá
Ngày nhận mẫu: 06/10/2010 Ngày hẹn trả kết quả: 13/10/2010

STT M· sè mÉu Tªn mÉu KÕt qu¶ Ghi chó

01 1010034-02 Tinh dÇu hóng chanh- vi sãng (HC-VS) Xem trang sau

Ghi chú:
1. Các kết quả phân tích chỉ có giá trị đối với mẫu thử đã mã hóa như trên
2. Không được trích sao một phần kết quả phân tích nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của công ty.
3. Thời gian lưu mẫu 5 ngày kể từ ngày trả kết quả. Hết thời gian lưu mẫu trung tâm phân tích không chịu trách nhiệm về việc khiếu nại kết quả
kiểm nghiệm của khách hàng.
4. (a) Kết quả do nhà thầu phụ thực hiện.
(*) Phương pháp được VILAS công nhận.
(#) Chỉ tiêu được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chỉ định.
5. LOD: Giới hạn phát hiện, Kph: Không phát hiện.

Phó phòng thí nghiệm Phó Giám Đốc

Lê Minh Quốc Cường ThS. Lâm Văn Xự

13/10/2010 Trang:1/6
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


[1] Đỗ Huy Bích Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, 2001, NXB
Khoa học và Kỹ thuật.
[2] Vương Ngọc Chính Hương liệu Mỹ Phẩm, 2005, NXB Đại học Quốc gia
tp. HCM.
[3] Đỗ Tất Lợi Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, 1995, NXB Khoa học
& Kỹ thuật.
[4] Lê Ngọc Thạch Tinh dầu, 2003, NXB Đại học Đại học Quốc gia TP.HCM.
[5] Nguyễn Thị Bích Thuyền Khảo sát thành phần hóa học tinh dầu và cao
ethyl acetate của cu gừng Kintoki di thực từ Nhật Bản, 2007, Luận văn thạc sĩ hóa
học, Đại học Cần Thơ.
[6] Bộ môn kỹ thuật môi trường, Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên
Nhiên, Đại học Cần Thơ Tài liệu hướng dẫn thực hành Vi sinh KTMT, 2008, tài liệu
lưu hành nội bộ.
[7] Nhiều tác giả Dược điển Việt Nam, 2002, NXB Hà Nội.
[8] Mai Thị Anh Tú Khảo sát tinh dầu tần dày lá, 2009, luận văn tốt nghiệp
đại học, khoa Sư Phạm – Đại học Cần Thơ.
[9] Nguyễn Thảo Nguyên Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cây rau sam
(Portulaca oleracea), cây thuốc giòi (Pouzolzia zeylanica) và cây tần dày lá
(Plectranthus ambonicus), 2009, luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Nông Nghiệp –
Đại học Cần Thơ.
[10] Trần Thị Ngọc Trân Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
của tinh dầu tía tô (Perilla frutescens (L.) Britton), 2009, luận văn tốt nghiệp đại
học, khoa Công Nghệ – Đại học Cần Thơ.
[11] Lê Ngọc Giang Sơn Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
của tinh dầu rau om (Limnophila aromatica (Lamk.) Merr.), 2009, luận văn tốt
nghiệp đại học, khoa Công Nghệ – Đại học Cần Thơ.
[12] PGs.Ts. Cao Ngọc Điệp, PGs.Ts. Nguyễn Hữu Hiệp Giáo trình thực tập
môn vi sinh vật đại cương, 2008, tài liệu lưu hành nội bộ.
Tài liệu tham khảo

[13] Nguyễn Trúc Linh Khảo sát tinh dầu quế vị (Limnophila rugosa (Roth.) Merr.),
2008, luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Công Nghệ – Đại học Cần Thơ.
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

[14] Dilexa Valera, Roimar Rivas, Jorge Luis Avila, Lianne Aubert, Miguel
Alonso-Amelot and Alfredo Usubillaga The essential oil of Coleus amboinicus
Loureiro chemical composition and evaluation of insect anti-feedant effects Ciencia,
2003, 11(2), 113-118.
[15] Annadurai Senthilkumar & Venugopalan Venkatesalu Chemical
composition and larvicidal activity of the essential oil of Plectranthus amboinicus
(Lour.) Spreng against Anopheles stephensi: a malarial vector mosquito Parasitol
Res, 2010, DOI 10.1007/s00436-010-1996-6.
[16] R. Bos, H. Hendriks and F.H.L. Van Os The composition of the essential
oil in the leaves of Coleus aromaticus Bentham and their importance as a
component of the Species antiaphthosae Pharmaceutisch Weekblad Scientific
Edition, 1983, Vol. 5, 129-130.
[17] R Damanik, N Damanik, Z Daulay, S Sagagih, N wattanapenpaiboon,
ML Wahlqvist Consumption of bangun – bangun leaves (Coleus amboinicus Lour)
to increse breast milk production among Batakneese women in North Sumatra
Island, Indonesia, In: Proceedings of the Nutrition Society of Australia, 2001,
Volume 25.
[18] R. Annie Pritima and R. Selvaraj Pandian Antimicrobial activity of coleus
aromaticus (benth) against microbes of reproductive tract infections among women
Pritima et al., 2002, Afr. J. Infect. Dis., 1(1), 18 – 24.
[19] Rinalda de Araújo G. de Oliveira1, Edeltrudes de O. Lima, Evandro L. de
Souza, Wellington L. Vieira, Kristerson R. L. Freire, Vinícius N. Trajano, Igara O.
Lima, Raimundo N. Silva-Filho Interference of Plectranthus amboinicus (Lour.)
Spreng essential oil on the anti-Candida activity of some clinically used antifungals
Brazilian Journal of Pharmacognosy, 2007, 17(2), 186-190.
[20] Jafer Adinee, Khosro Piri and Omid Karami Essential Oil Component in
Flower of Lemon Balm (Melissa officinalis L.) American Journal of Biochemistry
and Biotechnology, 2008, 4(3), 277-278.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 72


Tài liệu tham khảo

WEBSITE
[21] Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở,
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%BAng_chanh, truy cập ngày 02/06/2010.
[22] Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế,
http://www.moh.gov.vn/homebyt/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=0&cat=1459&ID=8
60, truy cập ngày 02/06/2010.
[23] Trung tâm khuyến nông quốc gia, Bộ Nông Nghiệp & PTNT,
http://www.khuyennongvn.gov.vn/k-ban-co-biet/hung-chanh-chua-benh, truy cập
ngày 02/06/2010
[24] Cẩm nang thuốc,
http://www.camnangthuoc.vn/news/medicine.php?id=5&cid=57, truy cập ngày
02/06/2010.
[25] Khoa dược, đại học Y – Dược tp HCM,
http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=book/export/html/38, truy cập
ngày 02/06/2010.
[26] Thư viện bài giảng điện tử Violet,
http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/591094, truy cập ngày 04/06/2010.
[27] Multilingual Multiscript plant name database,
http://www.plantnames.unimelb.edu.au/new/Plectranthus.html, truy cập ngày
20/06/2010.
[28] Zipcodezoo, http://zipcodezoo.com/Plants/p/plectranthus_aromaticus/,
truy cập ngày 20/06/2010.
[29] Vnexpress, http://w12.vnexpress.net/GL/Suc-khoe/2004/06/3B9D36F1/,
truy cập ngày 02/06/2010.
[30] My opera, http://my.opera.com/zzxitrum/blog/cong-dung-cua-la-hung-
chanh, truy cập ngày 02/06/2010.
[31] Hubpages, http://hubpages.com/hub/Indian-Borage, truy cập ngày
20/06/2010.
[32] Cây thuốc Việt Nam,
http://nguyenvantamcaythuoc.blogspot.com/2006/05/cy-hng-chanh-cy-rau-tn-dy-l-l-
cy-thn.html, truy cập ngày 02/06/2010.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 73


Tài liệu tham khảo

[33] Tra cứu cây thuốc,


http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/41, truy cập ngày
02/06/2010.
[34] Việt Báo – trung tâm báo chí và hợp tác truyền thông quốc tế (CPI),
http://vietbao.vn/Suc-khoe/Hung-chanh-chua-viem-duong-tieu/65088515/248/, truy
cập ngày 02/06/2010.
[35] Việt Báo – trung tâm báo chí và hợp tác truyền thông quốc tế (CPI),
http://vietbao.vn/Suc-khoe/Vi-thuoc-dan-gian-tu-rau-thom/55078931/250/, truy cập
ngày 02/06/2010.
[36] Evidence – based complementary & Alternative Medicine, Oxford
Journals, http://ecam.oxfordjournals.org/cgi/content/full/7/1/115, truy cập ngày
20/06/2010.
[37] Alued Development Corporation,
http://www.adcvn.com/index.php?option=com_content&task=view&id=267&Itemi
d=288, truy cập ngày 20/06/2010.
[38] Diễn đàn Finace,
http://chungkhoan247.vn/PortletBlank.aspx/48AA7423480F4D5B913ED24FFF1D
617D/View/VanHoa-XaHoi/Chua_ho_bang_Eugica-
Hieu_qua_va_an_toan/?print=224930751, truy cập ngày 27/06/2010.
[39] Công ty cổ phần dược Hậu Giang,
http://www.dhgpharma.com.vn/1/index.php?view=product&ID=8, truy cập ngày
27/06/2010.
[40] Công ty cổ phần dược Hậu Giang,
http://www.dhgpharma.com.vn/1/index.php?view=product&ID=52&lang=vn, truy
cập ngày 27/06/2010.
[41] Công ty cổ phần dược Hậu Giang,
http://www.dhgpharma.com.vn/1/index.php?view=product&ID=8&lang=vn, truy
cập ngày 27/06/2010.
[42] Công ty cổ phần dược Hậu Giang,
http://www.dhgpharma.com.vn/1/index.php?view=news&ID=48, truy cập ngày
27/06/2010.
[43] Công ty TNHH dược phẩm NATA – Hoa Linh,
http://www.hoalinhpharma.com.vn/Desktop.aspx/Dong-y-va-kinh-nghiem-

Nguyễn Thị Diệu Thúy 74


Tài liệu tham khảo

DG/Dong-y-va-kinh-nghiem-dan-gian/Hung_chanh_chua_benh/, truy cập ngày


27/06/2010.
[44] Công ty cổ phần SPM,
http://spm.com.vn/VNA/DetailNews.aspx?mn=1&id=122&m, truy cập ngày
02/07/2010.
[45] Công ty cổ phần dược phẩm 3/2 – F.T.Pharma, http://ft-
pharma.com/index.php?pg=sanpham&task=chitiet&id=132〈=#ixzz0rYJAGAnG,
truy cập ngày 02/07/2010.
[46] Đông Nam Pharma,
http://www.dongnampharma.com.vn/product.php?id=139&cid=12, truy cập ngày
02/07/2010.
[47] Công ty cổ phần dược phẩm TV.Pharm,
http://travinhtrade.com.vn/shop/C%C3%B4ng-ty-c%E1%BB%95-
ph%E1%BA%A7n-d%C6%B0%E1%BB%A3c-ph%E1%BA%A9m-TV-
PHARM/32050/product/0/10986, truy cập ngày 02/07/2010.
[48] Việt Báo – trung tâm báo chí và hợp tác truyền thông quốc tế (CPI),
http://vietbao.vn/Kinh-te/Eugica-dac-tri-benh-ho/11036149/89/, truy cập ngày
27/06/2010.
[49] Việt Báo – trung tâm báo chí và hợp tác truyền thông quốc tế (CPI),
http://vietbao.vn/Suc-khoe/Chua-ho-bang-thuoc-tu-cay-qua/55258164/526/, truy
cập ngày 27/06/2010.
[50] Cẩm nang thuốc,
http://www.camnangthuoc.vn/news/medicine.php?id=5&cid=57, truy cập ngày
02/06/2010.
[51] Công ty Phát triển y tế Liêu Ninh Jiashi Trung Quốc,
http://lnjiashi.en.alibaba.com/product/202167784-200101234/borage_oil.html, truy
cập ngày 20/06/2010.
[52] Chợ thuốc 24h,
http://chothuoc24h.com/Default.aspx?mod=Product&action=list&ID=251&page=2,
truy cập ngày 02/07/2010.
[53] Y khoa Net, website y khoa Việt Nam,
http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/baiviet/29_162.htm, truy cập ngày
02/06/2010.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 75


Tài liệu tham khảo

[54] Y khoa Net, website y khoa Việt Nam,


http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/baiviet/29_514.htm, truy cập ngày
02/06/2010.
[55] L`aturella, http://tinhdau.vn/tuvan.php?id=137, truy cập ngày 02/06/2010.
[56] Thực phẩm và đời sống,
http://www.thucphamvadoisong.vn/Th%E1%BB%B1cph%E1%BA%A9m%C4%9
0%E1%BB%9Dis%E1%BB%91ng/B%E1%BA%A1nc%E1%BA%A7nbi%E1%B
A%BFt/T%E1%BA%A7nd%E1%BA%A7yl%C3%A1/tabid/714/Default.aspx, truy
cập ngày 02/06/2010.
[57] http://www.minhtamvietnam-japan.com/node/76, truy cập ngày
02/06/2010.
[58]
http://vn.360plus.yahoo.com/jw!gOmdqfucHx6Bo8mO01oVxBOEWCShJw--
/article?mid=405, truy cập ngày 02/06/2010.
[59] http://www.5giay.vn/showthread.php?t=1778809, truy cập ngày
02/07/2010.
[60] Công ty cổ phần dược phẩm Thành Đạt,
http://www.thanhdatpharma.com.vn/index.php?pg=product&pid=18, truy cập ngày
02/07/2010.

Nguyễn Thị Diệu Thúy 76


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC ---------------
*********** Cần Thơ, ngày 10 tháng 08 năm 2010

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Năm học: 2010 – 2011
1 Tên đề tài

“Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh
(Plectranthus amboinicus L.)

2 Sinh viên thực hiện

- Họ và tên: Nguyễn Thị Diệu Thúy

- MSSV: 2064015

- Ngành: Công nghệ Hóa học

- Khóa: 32

3 Cán bộ hướng dẫn

Ths. Nguyễn Thị Bích Thuyền - Bộ môn Công Nghệ Hóa học - Khoa Công Nghệ -
Trường Đại học Cần Thơ.

4 Đặt vấn đề

Tinh dầu từ lâu đã là một mặt hàng được sử dụng rộng rãi. Từ thời cổ xưa, con
người đã phát hiện và sử dụng các cây chứa tinh dầu với những mục đích là làm
thuốc, làm gia vị, làm hương liệu trong sinh hoạt và trong các nghi lễ về tôn giáo...
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, con người
đã khám phá ra bản chất của tinh dầu cũng như động thái biến đổi của tinh dầu
trong cây. Đồng thời nghiên cứu, áp dụng các công nghệ hiện đại để khai thác, chế
biến, sử dụng tinh dầu với hiệu quả tối ưu trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm,
dược phẩm, mỹ phẩm…Tinh dầu đã và đang trở thành nguồn nguyên liệu không thể
thiếu trong nhiều ngành công nghiệp. Sản phẩm của tinh dầu cũng ngày càng đa
dạng càng hoàn thiện trong nhiều lĩnh vực.

Húng chanh hay Tần dày lá là một loại rau gia vị rất thông dụng trong các món ăn
của người Việt Nam tạo cho món ăn có mùi vị thơm rất đặc trưng. Trong dân gian,
húng chanh còn là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh như cảm sốt, ho nhiệt,
viêm họng, khản tiếng, chảy máu cam, côn trùng cắn…Tinh dầu húng chanh có mặt
ngày càng nhiều trong các sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng. Loài cây
này dễ tìm, dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn lại có tác dụng chữa bệnh rất hiệu
quả.

Vì vậy đề tài “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng
chanh” xin góp một phần vào công trình nghiên cứu trên cây húng chanh để loài cây
này được khai thác và ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa.

5 Mục đích, yêu cầu

Hướng nghiên cứu tập trung vào những nội dung chính như sau:

 Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu theo hai phương pháp chưng cất là
chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển và chưng cất lôi cuốn hơi nước có hỗ trợ của vi
sóng.

 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng tinh dầu.

 Xác định các chỉ số hóa lý.

 Thử nghiệm hoạt tính sinh học của tinh dầu.

6 Địa điểm, thời gian thực hiện đề tài

6.1 Địa điểm

Phòng thí nghiệm Hữu cơ - khoa Công nghệ - trường Đại học Cần Thơ.

6.2 Thời gian thực hiện

Từ ngày 10-08-2010 đến ngày 14-11-2010.

7 Giới thiệu về các thực trạng có liên quan đến vấn đề trong đề tài

Cây húng chanh:

- Tính vị: the cay và hơi chua, tính ấm không độc.


- Chữa cảm cúm, cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm
- Chữa sốt cao không ra mồ hôi
- Trị ho, viêm họng, viêm thanh quản
- Trị chảy máu cam
- Chữa đau nhức do ong đốt
- Trị nổi mề đay
- Đau đầu, vai gáy đau, chảy nước mũi, miệng đắng, sốt không có mồ hôi
- Ho lâu ngày, lị ra máu
Một số công trình nghiên cứu:

- Tách chiết tinh dầu húng chanh ứng dụng trong việc bào chế thuốc trị ho Eugica.
- Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu húng chanh tại các
vùng khác nhau ở Venezuela

- Nghiên cứu sử dụng húng chanh trong việc điều trị một số bệnh và nghiên cứu khả
năng kháng khuẩn, kháng nấm của húng chanh tại một nước trên thế giới.

- Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu hoa húng chanh

- Và một số công trình khác

8 Các nội dung chính và giới hạn của đề tài

9 Phương pháp thực hiện đề tài

Thực hiện:

8.1 Chưng cất tinh dầu húng chanh và khảo sát hiệu suất chưng cất trên hai phương
pháp: cổ điển và phương pháp mới là chưng cất lôi cuốn hơi nước có hỗ trợ của vi
sóng

8.2 Khảo sát các chỉ số vật lý của tinh dầu húng chanh: Tỷ trọng d, góc quay cực ,
chỉ số khúc xạ n.

8.3 Khảo sát các chỉ số hóa học của tinh dầu húng chanh

Chỉ số acid (IA)

Chỉ số savon hóa (IS)

Chỉ số ester hóa (IE)

8.4 Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu húng chanh thu được bằng hai
phương pháp trên

8.5 Khảo sát hoạt tính sinh học

Tính kháng vi sinh vật

Tính kháng oxi hóa

9. Phương pháp thực hiện đề tài:

Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển (clevenger)

Cho nguyên liệu và nước vào bình cầu, tiến hành chưng cất tinh dầu bằng phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trên bộ dụng cụ clevenger, khảo sát một số yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu suất chưng cất.
Phương pháp chưng cất trong điều kiện có vi sóng

Tiến hành chưng cất cất lôi cuốn hơi nước có hỗ trợ của vi sóng, khảo sát một số
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chưng cất.

Lấy tinh dầu sau khi chưng cất:

- Xác định thành phần hóa học bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ GC-
MS.

- Xác định hoạt tính sinh học:

* Hoạt tính kháng vi sinh vật bằng phương pháp MIC (nồng độ ức chế tối thiểu)
hoặc phương pháp đĩa giấy.

* Hoạt tính kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH.

10 Kế hoạch thực hiện


Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Lược
khảo tài
liệu

Trích ly
lấy tinh
dầu

Thử hoạt
tính
kháng vi
sinh

Xác định
chỉ số
hóa lý
Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Xác định
thành
phần hóa
học

Xác định
hoạt tính
kháng
Oxi hóa

Viết bài

SINH VIÊN THỰC HIỆN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Nguyễn Thị Diệu Thúy Nguyễn Thị Bích Thuyền

DUYỆT CỦA BỘ MÔN DUYỆT CỦA HĐ LV&TLTN

You might also like