You are on page 1of 34

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HUTECH

KHOA DƯỢC

HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

NHÓM 03 – LỚP 17DU_N2_04

ĐỀ CƯƠNG BÀO CHẾ SIRO THUỐC TRỊ HO


BROMOFORM

TP. Hồ Chí Minh – 2021


NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

THÀNH VIÊN NHÓM 03 – LỚP 17DU_N2_04

STT Họ và Tên MSSV LỚP


1 Nguyễn Văn Tuấn Anh 1711701413 17DDU_N2_04
2 Ngô Thị Nho 1711701644 17DDU_N2_04
3 Bùi Thị Tuyết Nhi 1711700263 17DDU_N2_04
4 Nguyễn Thị Thảo Vi 1711700817 17DDU_N2_04
5 Lê Nguyễn Hải Nam 1711700885 17DDU_N2_04
6 Nguyễn Thị Lan Anh 1711701181 17DDU_N2_04
7 Trần Thị Khánh Linh 1711700189 17DDU_N2_04
8 Nguyễn Minh Hiếu 1711701863 17DDU_N2_04

2
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................................... 5
DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................................... 6
1.1. CÔNG THỨC THUỐC ........................................................................................................ 6
1.1.1. Công thức của một đơn vị thành phẩm ......................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm cấu trúc của công thức .................................................................................. 6
1.1.3. Tính toán ....................................................................................................................... 6
1.2. VAI TRÒ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC THÀNH PHẦN TRONG CÔNG THỨC ............ 8
CHƯƠNG 2. CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU ................................................................................... 9
2.1. DUNG DỊCH BROMOFORM DƯỢC DỤNG ................................................................... 9
2.1.1. Công thức ...................................................................................................................... 9
2.1.2. Đặc điểm các thành phần ............................................................................................ 10
2.1.3. Quy trình pha chế ........................................................................................................ 10
2.1.4. Tính chất của thành phẩm ........................................................................................... 10
2.1.5. Bảo quản ...................................................................................................................... 10
2.2. CỒN ACONIT ................................................................................................................... 10
2.2.1. Dược liệu ô đầu ........................................................................................................... 10
2.2.2. Công thức .................................................................................................................... 11
2.2.3. Đặc điểm các thành phần ............................................................................................ 12
2.2.4. Quy trình điều chế ....................................................................................................... 12
2.2.5. Xác định giới hạn alkaloid trong cồn Aconit .............................................................. 13
2.2.6. Bảo quản ...................................................................................................................... 15
2.3. NƯỚC BẠC HÀ ................................................................................................................ 15
2.3.1. Công thức .................................................................................................................... 15
2.3.2. Quy trình điều chế ....................................................................................................... 15
2.3.3. So sánh các phương pháp điều chế: ............................................................................ 18
2.3.4. Bảo quản:..................................................................................................................... 19
2.4. SIRO HÚNG CHANH ....................................................................................................... 19
2.4.1. Công thức .................................................................................................................... 19
2.4.2. Quy trình điều chế siro Húng chanh............................................................................ 19
2.4.3. Bảo quản ...................................................................................................................... 20
2.5. SIRO VỎ QUÝT ................................................................................................................ 20
2.5.1. Công thức .................................................................................................................... 20
2.5.2. Đặc điểm các thành phần ............................................................................................ 21

3
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

2.5.3. Quy trình điều chế dịch chiết đậm đặc vỏ quýt ........................................................... 21
............................................................................................................................................... 22
2.5.4. Quy trình điều chế siro vỏ quýt ................................................................................... 22
2.5.5. Tính chất của thành phẩm ........................................................................................... 23
2.5.6. Bảo quản ...................................................................................................................... 23
2.6. SIRO ĐƠN ......................................................................................................................... 23
2.6.1. Công thức .................................................................................................................... 23
2.6.2. Quy trình điều chế ....................................................................................................... 23
2.6.3. Kiểm nghiệm ............................................................................................................... 24
2.6.4. Bảo quản ...................................................................................................................... 26
2.7. EUCALYPTOL .................................................................................................................. 26
2.7.1. Công thức .................................................................................................................... 26
2.7.2. Quy trình điều chế ....................................................................................................... 27
2.8. ETHANOL 90% ................................................................................................................. 27
2.8.1. Công thức .................................................................................................................... 27
2.8.2. Tính toán ..................................................................................................................... 28
2.8.3. Kiểm tra độ cồn ........................................................................................................... 29
2.8.4. Bảo quản ...................................................................................................................... 31
CHƯƠNG 3. ĐIỀU CHẾ SIRO THUỐC THÀNH PHẨM.......................................................... 31
3.1. CÔNG THỨC HOÀN CHỈNH 5 ĐƠN VỊ ........................................................................ 31
3.2. QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ .................................................................................................. 31
3.2.1. Một số nguyên tắc ....................................................................................................... 31
3.2.2. Tiến hành ..................................................................................................................... 31
3.3. NHÃN THÀNH PHẨM ..................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 34

4
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. Ưu nhược điểm của dạng bào chế siro ............................................................................... 8
Bảng 2. Vai trò và tính chất của các thành phần trong công thức siro ............................................ 8
Bảng 3. Đặc điểm các thành phần trong Bromoform dược dụng .................................................. 10
Bảng 4. Biện luận kết quả giới hạn Alkaloid trong cồn Aconit .................................................... 14
Bảng 5. So sánh các phương pháp bào chế nước bạc hà ............................................................... 18
Bảng 6. Đặc điểm các thành phần của siro vỏ quýt ...................................................................... 21
Bảng 7. Tính tổng lượng cồn......................................................................................................... 27

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Xác định giới hạn Alkaloid trong cồn Aconit ................................................................. 14
Sơ đồ 2. Sơ đồ điều chế dịch chiết đậm đặc từ vỏ quýt ................................................................ 22

5
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN


1.1. CÔNG THỨC THUỐC

1.1.1. Công thức của một đơn vị thành phẩm

Dung dịch Bromoform dược dụng 1g

Cồn Aconit 0,5 g

Eucalyptol 0,01 g

Siro húng chanh 8 ml

Nước bạc hà 6 ml

Acid citric 0,1 g

Natri benzoat 0,1 g

Ethanol 90% 1 ml

Siro vỏ quýt vừa đủ 80 ml

1.1.2. Đặc điểm cấu trúc của công thức

- Công thức trên là dạng siro thuốc, dùng đường uống, có cấu trúc dung dịch, dạng bào chế đa liều.

- Eucalyptol không tan trong nước, nhưng tan được trong cồn.

- Acid citric, natri benzoat đều tan được trong nước và cồn.

→ Như vậy các thành phần trong công thức trên đều hoà trộn vào nhau tạo thành dung dịch.

1.1.3. Tính toán

Chứng minh:

- Lượng siro húng chanh cần dùng cho 1 đơn vị thành phẩm là:

• dHúng chanh= dChế phẩm = 1,32


• mSiro húng chanh = 1,32 x 8 = 10,56 g

- Lượng đường có trong siro húng chanh (nồng độ đường ≈ 64%) là:

• mđường = 10,56 x 0,64 = 6,76 g

6
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

- Tỉ lệ các chất tan trong nước bạc hà rất nhỏ, có thể xem tỉ trọng nước bạc hà xấp xỉ bằng tỉ trọng
của nước (d ≈ 1). Như vậy lượng nước bạc hà cần dùng khoảng 6 g.

- Lượng Ethanol 90% dùng cho 1 đơn vị thành phẩm: dEthanol 90% = 0,826

• mEthanol 90% = 0,826 x 1 = 0.826g

- Lượng siro vỏ quýt cần dùng cho 1 đơn vị thành phẩm là:

• mMột đơn vị thành phẩm = 1,32 x 80 = 105,6 g


• mSiro vỏ quýt = 105,6 -1 - 0,5 -0,01 - 10,56 - 6 -0,1 - 0,1 - 0,826= 86,50g

- Theo tỷ lệ 1 phần dịch chiết đậm đặc : 9 phần siro đơn (kl/kl)

• mSiro đơn = 86,50 x 0,9 = 77,85 g


• mDịch chiết đậm đặc = 86,50 x 0,1 = 8,65 g

- Lượng siro đơn có trong dịch chiết đậm đặc vào khoảng:

• mSiro đơn có trong dịch chiết đậm đặc = 8,65 x 0,5 = 4,325 g

- Tổng lượng siro đơn cần dùng cho siro vỏ quýt là:

• mTổng lượng siro đơn = 77,89 + 4,325 = 82,215 g

- Siro đơn có nồng độ đường saccharose trong nước tinh khiết là 64% (kl/kl). Vậy lượng đường
trong siro đơn là:

• m Đường = 82,215 x 0,64 = 52,62 g

- Vậy tổng lượng đường có trong chế phẩm là:

• mTổng lượng đường = 6,76 + 52,62 = 59,38 g

- Nồng độ đường trong chế phẩm là:

59,38
• C% Đường = x 100 = 56,23%
105,6

- Theo Dược điển Việt Nam IV, siro thuốc là dung dịch uống hay hỗn dịch có nồng độ cao đường
trắng trong nước tinh khiết, chứa dược chất hoặc các dịch chiết từ dược liệu.

- Chế phẩm trên dạng dung dịch, có nồng độ đường cao (56,23%), vị ngọt, chứa dược chất trị ho,
giảm đau họng như dung dịch bromoform dược dụng, cồn aconit, các tinh dầu trong siro húng
chanh, siro vỏ quýt, eucalyptol, …

=> Như vậy, chế phẩm trên là dạng siro thuốc, dùng đường uống, có cấu trúc dung dịch, dạng
bào chế đa liều.

7
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

Bảng 1. Ưu nhược điểm của dạng bào chế siro

Ưu điểm Nhược điểm

Thích hợp với trẻ em và bệnh


nhân không sử dụng được dạng thuốc phân Thể tích cồng kềnh, dạng đa liều có nguy cơ
liều rắn. phân liều không chính xác khi sử dụng

Sinh khả dụng cao vì đa số siro


thuốc là dung dịch nước. Hoạt chất dễ hỏng do môi trường nước, cấu
trúc dung dịch

Chứa hàm lượng đường cao làm


dung dịch có tính ưu trương cao, ngăn cản sự
phát triển của vi sinh vật.

1.2. VAI TRÒ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC THÀNH PHẦN TRONG CÔNG THỨC
Bảng 2. Vai trò và tính chất của các thành phần trong công thức siro

Thành phần Tính chất Vai trò

- Dung dịch bromoform 10%, không màu, - Hoạt chất: chống co thắt cơ
Bromoform
dược dụng trơn, giảm ho, sát khuẩn.
vị ngọt tê lưỡi (vị bromoform).
- Dễ tan trong nước.
- Tỷ trọng (20oC) ≈ 1
-Chất lỏng màu nâu, vị đắng, gây cảm giác - Hoạt chất: giảm đau, trị ho,
Cồn Aconit
viêm họng.
kiến cắn đầu lưỡi.
-Nếu thêm cùng một lượng nước, dung
dịch trở nên đục.
-Tỷ trọng (25oC): 0,825 – 0,855
Eucalyptol
-Tinh dầu không màu, vị cay mát, cháy - Tạo mùi thơm cho siro.
được. - Có tính sát trùng hô hấp,
-Không tan trong nước. giảm ho.
-Tan trong alcol, chloroform, ether.
-Tỷ trọng (25oC): 0,921 – 0,923
Siro húng chanh - Chất lỏng sánh, mùi thơm dễ chịu, cay. - Tạo mùi, vị ngọt cho siro.
Dẫn chất pha chế thuốc. Trị
ho, long đờm

8
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

Nước bạc hà - Chất lỏng trong suốt hoặc vàng nhạt, mùi - Tạo mùi thơm cho siro.
thơm bạc hà. Dễ bị mất mùi thơm do nhiệt
Sát khuẩn, trị ho, thông mũi
độ, ánh sáng, vi sinh vật
Acid citric - Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể hay dạng - Chất chống oxi hoá, tạo vị
hạt không màu. chua cho siro.
- Rất dễ tan trong nước, dễ tan trong - Giảm pH, tránh tạo tủa
ethanol 96%, hơi tan trong ether alkaloid có trong cồn aconit.
Natri benzoat - Chất bảo quản chống vi sinh
- Bột kết tinh hay hạt hoặc mảnh màu
vật
trắng, hơi hút ẩm.
- Dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol
90%
Ethanol 90% -Chất lỏng trong suốt, không màu, dễ bay - Chất lỏng trong suốt, không
hơi, có mùi đặc trưng, dễ cháy. màu, dễ bay hơi, có mùi đặc
-Hoà lẫn được với nước, cloroform, ether, trưng, dễ cháy.
glycerin. - Hoà lẫn được với nước,
-Tỷ trọng biểu kiến (20oC): 826,4 – 829,4 cloroform, ether, glycerin.
kg/m3 - Tỷ trọng biểu kiến (20oC):
826,4 – 829,4 kg/m3
Siro vỏ quýt - Chất lỏng sánh, vàng nhạt, vị ngọt, hơi - Nguyên liệu pha siro, tạo
đục, thơm mùi vỏ quýt. mùi thơm, vị ngọt, dễ uống.
- Tỷ trọng (25oC): 1,26 – 1,32 - Trị ho, long đờm.

CHƯƠNG 2. CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU


2.1. DUNG DỊCH BROMOFORM DƯỢC DỤNG

2.1.1. Công thức

-Dung dịch bromoform dược dụng là dung dịch có nồng độ bromoform 10%.

-Công thức gốc cho 100g dung dịch bromoform dược dụng là:

Bromoform 10g
Glycerin 30g
Ethanol 90% 60g

-Vậy để điều chế cho 5 đơn vị siro thuốc ta cần 5g dung dịch Bromoform.

-Với dự trừ hao hụt ta cần điều chế 10g dung dịch Bromoform dược dụng. Vậy có công thức sau:

Bromoform 1g
Glycerin 3g

9
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

Ethanol 90% 6g

2.1.2. Đặc điểm các thành phần

Bảng 3. Đặc điểm các thành phần trong Bromoform dược dụng

Thành phần Đặc điểm các thành phần

- Chất lỏng không màu, nặng hơn nước (d=2,887), mùi và vị giống
chloroform, không cháy. Tan trong cồn, ether, chloroform,
benzene, tinh dầu. Khó tan trong nước.
Bromoform
- Dễ bị phân huỷ chuyển sang màu vàng trong không khí và ánh
sáng

- Là hoạt chất chính.

Glycerin Hoà tan bromoform, có độ nhớt cao hạn chế sự bay hơi của ethanol
90% và bromoform.

Ethanol 90% Hỗn hoà với glycerin tạo dung môi hoà tan bromoform, nhưng dễ
bay hơi.

2.1.3. Quy trình pha chế

Bằng phương pháp hòa tan trong hỗn hợp dung môi, cách pha chế như sau:

- Cân 3 g glycerin và 6 g ethanol 90%, cho vào chai có nút mài, lắc đều.

- Cân 1 g bromoform, cho vào hỗn hợp trên, lắc cho tan hoàn toàn.

- Đóng chai, dãn nhãn.

2.1.4. Tính chất của thành phẩm

- Dung dịch trong, không màu, có mùi và vị bromoform, gây tê lưỡi.

2.1.5. Bảo quản

- Bảo quản trong chai màu nâu, đậy kín, để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng.

2.2. CỒN ACONIT

2.2.1. Dược liệu ô đầu

10
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

a. Ô đầu

- Ô đầu là rễ củ chính đã phơi hay sấy khô của cây Ô đầu (Aconitum fortunei Hemsl., hoặc
Aconitum carmichaeli Debx.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

- Ô đầu được phân loại là dược liệu độc bảng A thận trọng khi dùng và bảo quản.

- Thành phần hóa học: alkaloid trong đó chủ yếu là aconitin.

- Theo Dược điển Việt Nam IV, phần định lượng dược liệu phải chứa ít nhất 0,6% alkaloid toàn
phần tính theo aconitin.

b. Tính chất của aconitin

- Trong các thành phần alkaloid của Ô đầu, Aconitin là chất độc nhất và có tác dụng sinh học mạnh
nhất (liều gây chết đối với người lớn 1 – 5 mg), hàm lượng dao động khoảng 13 - 90% alkaloid
toàn phần.

- Công thức phân tử: (C34H47O11N)

- Aconitin có cấu trúc diterpen tạo thành từ aminoalcol (aconin) và hai acid (acid citric, acid
benzoic), dễ bị thủy phân trong môi trường acid hoặc kiềm với nhiệt độ cao.

Cấu trúc của Aconitin

- Tan trong cloroform, benzen và cồn cao độ. Hầu như không tan trong nước.

c. Tính chất của cồn aconit

- Được điều chế bằng phương pháp ngấm kiệt.

- Cảm quan: Dung dịch màu nâu, vị đắng và gây cảm giác kiến cắn trên đầu lưỡi.

- Tỷ trọng của cồn aconit ở 25ᴼC là 0,825 - 0,855.

- Công dụng:

Chủ yếu dùng ngoài da để xoa bóp khi nhức, mỏi chân, đau khớp, bong gân. Có thể dùng để giảm
đau do dây thần kinh sinh ba, giảm viêm trong các bệnh viêm thanh quản, phế quản, họng và dùng
chữa ho.

2.2.2. Công thức

11
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

- Thông thường dược liệu độc được chiết bằng ethanol 70%, nhưng aconitin trong bột ô đầu là
dược liệu độc dễ bị thủy phân nên được chiết bằng dung môi là Ethanol 90%.

- Theo DĐVN I, công thức gốc như sau:

Aconit (bột mịn vừa) 100g

Ethanol 90% Vđ

- Vậy 100g bột Ô đầu thu được 800g cồn thuốc (gấp 8 lần dược liệu).

- Mà lượng Cồn aconit dùng trong công thức siro Bromoform chỉ cần 0,5 g trên một đơn vị, 2,5 g
cho 5 đơn vị thành phẩm, đề nghị dùng 40g bột Ô đầu mịn thu được tương ứng 320g cồn thuốc.

- Công thức sau khi điều chỉnh:

Aconit (bột mịn vừa) 40g

Ethanol 90% Vđ

- Tính toán lượng ethanol 90% sử dụng:

+ Làm ẩm dược bột Ô đầu: 30 ml

+ Kiểm tra bình ngấm kiệt: 10 ml

+ Giai đoạn ngấm kiệt: 220 ml

=> Tổng lượng cồn 90% sử dụng = 30 + 10 + 220 = 260 ml

2.2.3. Đặc điểm các thành phần

- Cồn etylic là chất lỏng trong suốt, không màu, mùi đặc trưng tan vô hạn trong nước, glycerin ở
bất kỳ tỷ lệ nào. Là dung môi phân cực hòa tan được các acid, dung dịch kiềm, chất hữu cơ,
glycosid, nhựa, tinh dầu, lipid, phẩm màu, ... Không hòa tan được protid, pectin, enzym, gôm …

- Cồn dễ bay hơi, được sử dụng rộng rãi trong ngành dược.

- Cồn có tác dụng sát trùng, bảo quản và góp phần giúp hấp thu nhanh và hoàn toàn dược chất.

2.2.4. Quy trình điều chế

a. Giai đoạn làm ẩm dược liệu

- Cân chính xác 40 g bột ô đầu (mịn vừa) cho vào erlen có nút mài, cho từ từ 30 ml cồn 90% vào
làm ẩm. Để yên 2h ở nhiệt độ phòng.

b. Giai đoạn nạp dược liệu vào bình ngấm kiệt và ngâm lạnh

- Lót một ít bông xuống đáy bình ngấm kiệt, đặt giấy lọc lên trên.

12
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

- Cho dược liệu đã làm ẩm vào bình ngấm kiệt (không nén chặt), dược liệu không quá 2/3 bình.
Đặt lên mặt dược liệu một lớp giấy để lọc để tránh dược liệu bị xáo trộn khi cho dung môi vào.
Thêm cồn 90% cho ngập dược liệu khoảng 2 cm, mở khóa cho dịch chiết chảy ra đến khi hết bọt
khí thì khóa lại. Lấy dịch chiết đã chảy ra đổ lại vào bình ngấm kiệt. Để yên 24h ở nhiệt độ phòng.

c. Giai đoạn rút dịch chiết

- Rút dịch chiết: tốc độ 2,5 m/phút. Dùng ống đong 10ml điều chỉnh. Đồng thời bổ sung dung môi
luôn ngập bề mặt dược liệu.

d. Giai đoạn kết thúc ngấm kiệt

- Khi rút được khoảng 170ml dịch chiết thì ngưng không cho thêm cồn 90% nữa. Tổng lượng cồn
sử dụng là khoảng 220 ml, tiếp tục rút cho đến khi thu được 200 ml dịch chiết.

- Thời gian thu dịch: 200/2,5 = 80 phút.

2.2.5. Xác định giới hạn alkaloid trong cồn Aconit

- Cồn Aconit phải chứa ít nhất 0,045% và nhiều nhất 0,055% alkaloid toàn phần tính theo aconitin.
Dược điển VN I còn quy định xác định liều độc DL50 của cồn aconit trên sinh vật. Độ độc của 1ml
cồn thuốc phải tương ứng độ độc của 0,15mg aconitin chuẩn hoặc DL50 cho mỗi Kg thể trọng
chuột xấp xỉ 2,4ml (giới hạn: 1,6ml - 3,2ml).

- Xác định giới hạn alcaloid toàn phần bằng phương pháp Debreuille.

- 1 ml thuốc thử Mayer 1/10 tương ứng 0,0021 g aconitin. Lượng alkaloid trong 20g cồn ô đầu
phải trong khoảng 9,25 mg đến 11,5 mg theo aconitin.

13
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

- Sơ đồ cách tiến hành:

Sơ đồ 1. Xác định giới hạn Alkaloid trong cồn Aconit

Biện luận kết quả

Bảng 4. Biện luận kết quả giới hạn Alkaloid trong cồn Aconit

Mẫu A Mẫu B Kết luận Cách khắc phục

Không tủa Không tủa Hàm lượng alkaloid toàn phần Cô bớt cồn hoặc chiết
thấp hơn giới hạn (< 0,045%) thêm.

Tủa Không tủa Hàm lượng alcaloid toàn phần Ngưng rút dịch chiết.
nằm trong giới hạn

14
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

Tủa Tủa Hàm lượng alkaloid toàn phần Pha loãng bằng cồn
vượt quá giới hạn (> 0,055%) 90%, tiến hành thử
lại.

2.2.6. Bảo quản

- Bảo quản trong chai kín ở nhiệt độ phòng.

2.3. NƯỚC BẠC HÀ

2.3.1. Công thức

a. Khái niệm cơ bản về điều chế nước thơm (Nước bạc hà):

- Nước bạc hà là chế phẩm dạng nước thơm, chứa tinh dầu Bạc hà (Oleum Menthae). Trong phạm
vi đề cương, nước bạc hà được điều chế bằng cách hoà tan tinh dầu trong nước.

b. Tính toán lượng nước bạc hà của 1 và 5 đơn vị thành phẩm à pha chế dd mẹ (do lượng
dùng nhỏ):

- Lượng nước bạc hà dùng cho 1 đơn vị thành phẩm là 6 ml.

- Lượng nước bạc hà dùng cho 5 đơn vị thành phẩm là 6 x 5 = 30 ml.

- Vì tinh dầu bạc hà dùng lượng quá nhỏ, gây khó khăn khi cân, nên đề nghị điều chế 100ml nước
bạc hà.

2.3.2. Quy trình điều chế

a. Phương pháp dùng cồn làm chất trung gian hòa tan

- Tinh dầu bạc hà không tan trong nước, nhưng lại tan tốt trong cồn. Mặt khác, cồn có thể hoà trộn
với nước. Vì vậy có thể dùng cồn làm chất trung gian hoà tan tinh dầu trong nước.

Công thức:

- Để điều chế 100 ml nước bạc hà, tinh dầu được hoà tan theo 2 giai đoạn:

+ Tạo cồn bạc hà 1% (kl/kl):

Tinh dầu 0,2 g

Ethanol 90% vđ 20 g

+ Pha trong nước:

Cồn bạc hà 1% 3g

Nước cất 97 g

15
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

=> Hàm lượng tinh dầu bạc hà trong nước thơm là 0,03%.

Cách làm:

- Cân 0,2 g tinh dầu cho vào erlen khô sạch, thêm ethanol 90% vừa đủ 20g, lắc đều, thu được cồn
bạc hà 1%.

- Lấy 3g cồn bạc hà 1% cho vào erlen khô sạch, thêm 97 g nước cất, lắc đều.

- Lọc qua giấy lọc đã thấm nước. Đóng chai, dán nhãn.

b. Phương pháp dùng bột Talc làm chất trung gian phân tán tinh dầu trong nước

- Bột talc là magnesi silicat hydrat tự nhiên đã được lựa chọn và làm thành bột mịn. Với dạng tinh
khiết, bột talc có công thức: Mg 3 Si4 O10 (OH)2

- Bột talc có khả năng phân tán tinh dầu đều trong nước nhờ tăng diện tích tiếp xúc, nhanh chóng
đạt nồng độ bão hoà.

- Chú ý cần dùng một lượng thừa tinh dầu vì talc hấp phụ đến 60 – 70% tinh dầu.

Công thức:
• Công thức gốc:

Tinh dầu 1g

Nước cất vđ 1000 g

Bột talc 10 g

• Công thức điều chế 100 ml nước bạc hà:

Tinh dầu 0,1 g

Nước cất vđ 100 g

Bột talc 1g

Cách làm:

- Trộn 100 g bột Talc với 0,1 g tinh dầu, sau đó thêm nước khuấy, lắc kỹ.

- Để yên 24 giờ, thỉnh thoảng khuấy, sau đó lọc dung dịch qua giấy lọc đã thấm nước. Đóng chai,
dãn nhãn.

- Hệ số tan của tinh dầu trong nước là 0,05 tương ứng với nồng độ 0,5 g/l.

c. Phương pháp dùng chất diện hoạt làm trung gian hòa tan

- Tween 20 là một chất diện hoạt không ion hóa, tạo nhũ tương dầu trong nước ổn định. Như vậy
có thể dùng tween 20 là trung gian hoà tan tinh dầu bạc hà trong nước.

16
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

Công thức:

• Công thức gốc:

Tinh dầu 2g

Tween 20 20 g

Ethanol 90% 200 g

Nước cất 778 g

• Công thức điều chế 100 ml nước bạc hà:

Tinh dầu 0,2 g

Tween 20 2g

Ethanol 90% 20 g

Nước cất vđ 100 g

Cách làm:

- Cân 0,2 g tinh dầu và 2 g tween 20 cho vào erlen có nút mài, đậy nút, lắc đều.

- Cho 20 g ethanol 90% vào erlen, lắc đều. Thêm nước cất vừa đủ 100 g, tiếp tục lắc đều.

- Lọc qua giấy lọc đã thấm nước. Đóng chai, dán nhãn.

d. Phương pháp kết hợp theo REMINGTON

Công thức:

• Công thức gốc:

• Nước thơm đậm đặc:

Tinh dầu 20 ml

Ethanol 90% 600 ml

Nước cất vđ 1000 ml

Bột talc 50 g

=> Nước bạc hà thu được bằng cách pha 1 phần thể tích nước thơm đậm đặc với 39 phần
thể tích nước. Bột talc trong trường hợp này có vai trò hấp phụ tinh dầu còn dư

=> Như vậy, công thức điều chế như sau:

17
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

• Nước thơm đậm đặc (50 ml):

Tinh dầu 1 ml

Ethanol 90% 30 ml

Nước cất vđ 50 ml

Bột talc 2,5 g

• Nước bạc hà (100 ml):

Nước thơm đậm đặc 2,5 ml

Nước cất 97,5 ml

Cách làm:

- Hút 1 ml tinh dầu bạc hà bằng pipet, hoà vào 30ml ethanol 90% trong erlen có nút mài. Đậy nút
rồi lắc đều.

- Thêm từ từ nước cất vừa đủ 50 ml, lắc mạnh.

- Trộn 2,5 g bột talc đã tiết trùng vào hỗn hợp trên, lắc đều. Để yên trong vài giờ, thỉnh thoảng lắc
đều.

- Lọc qua giấy lọc có thấm nước, thu được nước thơm đậm đặc.

- Lấy 2,5 ml nước thơm đậm đặc cho vào erlen có nút mài. Thêm 97,5 ml nước cất. Lắc đều, thu
được nước bạc hà.

2.3.3. So sánh các phương pháp điều chế:

Bảng 5. So sánh các phương pháp bào chế nước bạc hà

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

Phương pháp dùng cồn - Đơn giản, dễ làm - Hàm lượng tinh dầu
- Ít tốn nguyên liệu thấp
- Dễ bị bay hơi

Phương pháp dùng bột talc - Hàm lượng tinh dầu cao, mùi - Tinh dầu bị hấp phụ một
thơm mạnh phần
- Pha chế lâu

Phương pháp dùng chất - Nước thơm bền, bảo quản lâu - Có mùi, vị đắng của chất
diện hoạt diện hoạt

Phương pháp kết hợp theo - Hàm lượng tinh dầu cao, mùi - Tinh dầu bị hấp phụ một
Remington thơm mạnh phần

18
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

- Pha chế phức tạp

2.3.4. Bảo quản:

- Đậy kín và để ở nơi thoáng mát.

2.4. SIRO HÚNG CHANH

2.4.1. Công thức

a. Tính toán

- Siro húng chanh được điều chế bằng cách hoà tan đường vào nước thơm húng chanh.

=> Nồng độ đường trong siro có thể đạt 64%.

- Lượng siro húng chanh dùng cho 1 đơn vị thành phẩm là 10,56 g.

- Lượng siro húng chanh dùng cho 5 đơn vị thành phẩm là 10,56 x 5 = 52,8 g.

=> Để tránh hao hụt, tiểu nhóm đề nghị pha 70 g siro húng chanh có nồng độ đường 64% (gồm
25,2 g dịch chiết và 44,8 g đường saccarose).

b. Công thức

- Dịch chiết lá húng chanh được điều chế bằng phương pháp cất kéo hơi nước.

- Do 1 ml dịch chiết tương ứng với khoảng 1g dược liệu, nên cần 25,2 g lá húng chanh tươi. Để
thuận tiện, dùng 30g lá húng chanh tươi. Vậy công thức như sau:

Lá húng chanh tươi 30g

Nước vđ vđ

- Cách tiến hành:

- Cân 30 g lá húng chanh tươi, rửa sạch, cắt nhỏ, vò nhẹ để các túi tiết vỡ ra, rồi cho vào bình cầu.
Thêm nước khoảng 1/2 bình cầu.

- Lắp hệ thống chưng cất. Tiến hành cất, thu 30 ml dịch chiết bằng ống đong.

- Lọc qua giấy lọc đã thấm ướt bằng nước cất.

- Đóng chai, dán nhãn.

2.4.2. Quy trình điều chế siro Húng chanh

a. Công thức

19
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

- Tỉ lệ tinh dầu trong nước thơm húng chanh chiếm rất nhỏ nên có thể xem 1 ml nước thơm tương
ứng 1 g. Công thức pha siro như sau:

Nước thơm húng chanh 25,2 ml

Đường saccarose 44,8 g

b. Cách tiến hành

- Lấy 25,2 ml nước thơm húng chanh cho vào erlen có nút mài. Cân 44,8 g đường, vừa cho vào
erlen từ từ vừa khuấy đều. Đậy nút.

- Đun cách thuỷ (< 60ᴼC) đến khi tan hoàn toàn.

- Đo, điều chỉnh nồng độ đường trong siro bằng tỉ trọng kế hoặc phù kế Baumé.

- Đóng chai, dán nhãn.

2.4.3. Bảo quản

- Bảo quản trong chai kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng

2.5. SIRO VỎ QUÝT

- Siro vỏ quýt được pha chế bằng cách phối trộn 1 phần dịch chiết đậm đặc vỏ quýt với 9 phần
siro đơn (kl/kl)

- Dịch chiết đậm đặc là dạng bào chế trung gian được pha chế sẵn và bảo quản trong phòng pha
chế.

- Như vậy, có thể điều chế chế phẩm từ dược liệu nhanh chóng mà không cần phải bảo quản dược
liệu trong phòng pha chế.

- Mặt khác, dịch chiết đậm đặc đã được tiêu chuẩn hoá về mặt vật lí, hoá học, nên các thành phẩm
thu được sẽ đồng nhất về mặt chất lượng, ít phụ thuộc vào dược liệu

2.5.1. Công thức

- Công thức gốc để điều chế dịch chiết đậm đặc vỏ quýt như sau:

Vỏ quýt cắt nhỏ 30 g

Ethanol 80% 30 ml

Ethanol 90% 30 ml

Nước 300 ml

Siro đơn vđ 100 g

20
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

- Lượng siro vỏ quýt có trong 1 đơn vị thành phẩm là 86,5 g. Vậy 5 đơn vị thành phẩm cần có
432,5 g siro vỏ quýt. Để dự trù hao hụt, tiểu nhóm đề nghị pha 450 g siro vỏ quýt.

- Công thức điều chế dịch chiết đậm đặc vỏ quýt như sau:

Vỏ quýt cắt nhỏ 13,5 g


Ethanol 80% 13,5 ml
Ethanol 90% 13,5 ml
Nước 135 ml
Siro đơn vđ 45g

- Công thức điều chế siro vỏ quýt:

Dịch chiết đậm đặc 45g


Siro đơn 405g

2.5.2. Đặc điểm các thành phần

Bảng 6. Đặc điểm các thành phần của siro vỏ quýt

Vỏ quýt khô -Vỏ quả chín đã phơi hoặc sấy khô và để lâu năm của cây Quýt (Citrus
(Trần bì) reticulata Blanco), họ Cam (Rutaceae)
-Hoạt chất: Tinh dầu, chủ yếu là D-limonen (>90% tinh dầu), ngoài ra
còn có các flavonoid.
- Có tác dụng trị ho, long đờm

Ethanol 80% - Dung môi chiết xuất tinh dầu vỏ quýt

Ethanol 90% - Dung môi loại tạp phân cực như pectin, chất nhầy trong vỏ quýt

Nước - Dung môi chiết xuất flavonoid

Siro đơn - Vị ngọt, tạo nhớt, hạn chế tinh dầu bay hơi, giúp dịch chiết đậm đặc,
điều chỉnh khối lượng thành phẩm

2.5.3. Quy trình điều chế dịch chiết đậm đặc vỏ quýt

Tẩm cồn vỏ quýt

- Vỏ quýt đem rửa sạch rồi cắt nhỏ. Cân 13,5 g vỏ quýt, cho vào erlen có nút mài, tẩm với 13,5 ml
ethanol 80%, đậy nút và để yên trong 12 giờ.

- Sau 12 giờ, thêm 90 ml nước nóng (80 ᴼC) vào erlen trên, lắc đều, để yên 12 giờ

- Sau 12 giờ, gạn lọc dịch chiết, đóng vào chai (dịch chiết 1).

- Thêm 45 ml nước nóng (80 ᴼC) vào phần bã còn lại trong erlen, lắc đều, để yên 6 giờ.

21
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

Cô dịch chiết và cất cồn thơm

- Sau 6 giờ, gạn lọc lấy dịch chiết 2 từ phần bã trong erlen, cô cách thủy trên chén sứ.

- Phần dịch chiết 1 đem đi cất cồn thơm, thu lấy 9 ml cồn thơm

- Gộp chung dịch chiết đã cất cồn thơm với dịch chiết 2, tiếp tục cô trên chén sứ

- Dịch cô còn khoảng 13,5 ml, để nguội, thêm 13,5 ml ethanol 90%, trộn đều, cho vào becher, đậy
kín, bảo quản trong tủ lạnh trong 12 giờ.

Tạo dịch chiết đậm đặc

- Phần dịch chiết sau khi bảo quản lạnh đem đi lọc qua gạc, thu lấy dịch chiết đã loại tạp\

- Gộp chung với 9ml cồn thơm, trộn đều, thu được dịch chiết cô đặc đã loại tạp.

- Thêm siro đơn vào dịch chiết trên vừa đủ 45g, khuấy đều, thu được dịch chiết đậm vỏ quýt. Đem
đóng chai, dán nhãn.

Sơ đồ 2. Sơ đồ điều chế dịch chiết đậm đặc từ vỏ quýt


2.5.4. Quy trình điều chế siro vỏ quýt

22
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

Pha siro vỏ quýt:

- Cân 405g siro đơn, cho vào becher.

- Cho từ từ 45g dịch chiết đậm đặc vào siro đơn, trộn đều.

- Đóng chai, dán nhãn.

2.5.5. Tính chất của thành phẩm

- Chất lỏng sánh màu vàng nhạt, hơi đục, vị ngọt, có mùi thơm của vỏ quýt.

2.5.6. Bảo quản

- Bảo quản trong chai kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.

2.6. SIRO ĐƠN

2.6.1. Công thức

- Siro đơn được dùng để pha chế siro vỏ quýt, bao gồm:

- Lượng siro đơn trong 45 g dịch chiết đậm đặc chiếm khoảng 50%: 45 x 0,5 = 22,5 (g)

- Lượng siro đơn trộn với dịch chiết đậm đặc để tạo siro vỏ quýt (1 phần dịch chiết đậm đặc, 9
phần siro đơn): 405 g

=> Như vậy tổng cộng có 427,5 g siro đơn được dùng. Nhóm đề nghị dự trù 450g siro đơn.

2.6.2. Quy trình điều chế

a. Phương pháp pha chế theo dược điển Mỹ

Công thức:

Đường saccarose 850g

Nước cất vđ 1000ml

- Khối lượng của 1000 ml siro đơn ở 20 ℃ là 1314 g

Công thức pha chế:

Đường saccarose 382g

Nước cất 450ml

Cách làm:

23
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

- Chuẩn bị bình ngấm kiệt thích hợp, ở cổ bình có lớp gòn đã thấm nước. Cân 382 g đường, cho
vào bình.

- Đổ từ từ khoảng 450ml nước cất (có thể dùng nước sôi) vào bình, điều chỉnh dòng chảy cho đều
đến khi đường tan hết. Phần dịch lọc ra đầu tiên có thể đổ lại vào bình.

-Trán g lại bình ngấm kiệt, lớp gòn. Bổ sung nước vừa đủ 450 ml.

- Đo tỉ trọng của siro đơn ở 20 oC, điều chỉnh nếu cần.

- Đóng chai, dán nhãn

b. Phương pháp theo Dược điển Anh

Công thức:

Đường saccarose 667g

Nước cất vđ 1000g

- Siro đơn phải có khối lượng riêng ở 20 ˚C là 1,315 - 1,333 g/ml

- Công thức pha chế 450g siro đơn:

Đường saccarose 300g

Nước cất vđ 450g

Cách làm:

- Cân 300g đường, cho vào becher lớn

- Đun đường với lượng nước cất thích hợp, khuấy đều cho tan hoàn toàn. Bổ sung nước cất đun
sôi vừa đủ 450g.

- Để nguội đến 20˚C, đo tỉ trọng của siro đơn, điều chỉnh nếu cần

- Đóng chai, dán nhãn.

2.6.3. Kiểm nghiệm

a. Tính chất

- Là dung dịch đường trắng gần bão hoà trong nước, có nồng độ đường 64% (kl/kl).

- Chất lỏng sánh, không màu, vị ngọt.

- Tỉ trọng của siro đơn: 1,32 (ở 20 ˚C 1,26 (ở 105 ˚C)

b. Đo tỉ trọng của siro đơn

- Có mối tương quan giữa tỉ trọng và nồng độ đường trong siro đơn:

24
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

Nồng độ đường % Tỉ trọng siro

65 1,3207

64 1,3146

60 1,2906

55 1,2614

- Dụng cụ để đo tỉ trọng của siro đơn là phù kế Baumé hoặc tỉ trọng kế.

c. Điều chỉnh nồng độ đường:

- Siro đậm đặc hơn quy định: tiến hành pha loãng với nước

- Khi đo tỉ trọng bằng phù kế Baumé, lượng nước cần dùng để pha loãng:

E = 0,033 x S x D

- Trong đó:

E: lượng nước cần dùng để pha loãng (g)

S: khối lượng siro (g)

D: số độ Baumé vượt quá 35o

Độ Baumé Tỉ trọng siro Độ Baumé Tỉ trọng siro

30o 1,2624 34o 1,3082

31o 1,2736 34,5o 1,3100

32o 1,2849 35o 1,3202

33o 1,2964 36o 1,3324

- Khi đo bằng tỉ trọng kế, lượng nước cần dùng để pha loãng là:

25
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

a.d2 (d1 −d)


X=
d1 (d−d2 )

- Trong đó:

X: lượng nước cần thêm (g)

a: lượng siro cần pha loãng (g)

d1 : tỉ trọng của siro cần pha loãng

d: tỉ trọng cần đạt đến

d2 : tỉ trọng của dung môi pha loãng (d2 = 1 nếu là nước)

- Siro loãng hơn qui định: tiến hành thêm đường:

Gọi lượng đường cần thêm là m (g)

Khối lượng siro loãng là m1 (g)

Khối lượng siro sau khi thêm đường để đạt tỉ trọng 1,32 là m2 (g)

Tỉ trọng của siro cần thêm đường là d

Thể tích của siro đơn là V (ml)

- Giả sử thể tích của siro không thay đổi nhiều sau khi thêm đường, nên:

𝑚1 = d x V

𝑚2 = 1,32 x V

- Suy ra lượng đường cần thêm là:

m = 𝑚1 – 𝑚2 = (d – 1,32) x V

2.6.4. Bảo quản

- Bảo quản trong chai kín, để nơi thoáng mát

2.7. EUCALYPTOL

2.7.1. Công thức

a. Tính toán

- Lượng eucalyptol dùng trong 1 đơn vị thành phẩm siro là 0,01 g.

- Lượng eucalyptol dùng trong 5 đơn vị thành phẩm siro là 0,01 x 5 = 0,05 g.

26
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

- Nhưng vì 0,05 g là một lượng nhỏ, không cân đong chính xác được, nên phải pha chế dung dịch
mẹ trước.

- Eucalyptol không tan trong nước, trộn lẫn được trong cồn, cloroform, ether. Để thuận tiện, nhóm
sử dụng ethanol 90% để làm dung môi, và pha dung dịch mẹ 10%

b. Công thức

- Công thức điều chế dung dịch eucalyptol 10% (kl/tt):

Eucalyptol 1g

Ethanol 90% vđ 10 ml

2.7.2. Quy trình điều chế

- Cân 1 g eucalyptol, cho vào erlen khô sạch.

- Thêm từ từ ethanol 90% vừa đủ 10 ml, lắc đều cho tan hết.

- Lọc qua giấy xếp. Đóng chai, dán nhãn.

2.8. ETHANOL 90%

2.8.1. Công thức

- Tỉ trọng biểu kiến của ethanol 90% ở 20 oC: 826,4 – 829,4 kg/m3

- Lượng ethanol 90% có trong công thức 1 đơn vị siro là 0.826g

=> ethanol 90% có trong công thức 5 đơn vị siro là 4,13g (5ml).

Bảng 7. Tính tổng lượng cồn

Giai đoạn điều chế Số lượng cồn cần dùng

Dung dịch bromoform dược dụng


6g (≈ 7,2 ml)
Ethanol 90%

Cồn aconit
Ethanol 90% 260ml

Siro vỏ quýt
Ethanol 90% 13,5 ml
13,5 ml
Ethanol 80%

Nước bạc hà
20g (≈ 24,2 ml)
Phương pháp dùng cồn Ethanol 90%

27
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

Phương pháp dùng chất diện hoạt Ethanol 90% 20g (≈ 24,2 ml)

Phương pháp kết hợp theo Remington Ethanol 90% 30ml

Dung dịch eucalyptol 10% (kl/tt) 10 ml

Trong công thức 5 đơn vị siro 5 ml

Tổng
374,1ml
Ethanol 90% 13,5 ml
Ethanol 80%

=> Nhóm đề nghị pha 400 ml ethanol 90%, 20 ml ethanol 80%

2.8.2. Tính toán

Cách đo độ cồn:

- Rót cồn cao độ vào ống đong một lượng lớn, thả nhẹ cho cồn kế nổi tự do (không chạm vào thành
và đáy ống đong), đọc độ cồn biểu kiến.

- Nhúng nhiệt kế vào ống đong sao bầu thuỷ ngân ngập sâu trong cồn, đọc nhiệt độ (khi mức thuỷ
ngân không còn dịch chuyển).

Tính toán độ cồn thật

- Nếu độ cồn biểu kiến trên 56%: tra bảng Gay – Lussac

- Nếu độ cồn biểu kiến 25 – 56%:

X = C + 0,4 (15 – t)

- Trong đó

X: Độ cồn thật

C: Độ cồn biểu kiến

t: Nhiệt độ của cồn ở thời điểm đo

Tính lượng cồn 80% và 90%

- Áp dụng công thức tính:

V2 x C2
V1 x C1 = V2 x C2 =>V1 =
C1

- Trong đó:

28
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

V1 : thể tích ethanol nguyên liệu

V2 : thể tích ethanol cần pha

C1 : độ cồn của ethanol nguyên liệu

C2 : độ cồn của ethanol cần pha

- Vậy lượng ethanol nguyên liệu (A) để pha 400 ml ethanol 90% là:

400 𝑥 90 3600
A= = ml
C1 C1

Lượng ethanol nguyên liệu (B) để pha 20 ml ethanol 80% là:

20 𝑥 80 1600
B= = ml
C1 C1

– Công thức pha cồn 90%:

Ethanol nguyên liệu A ml

Nước cất vđ 400ml

=> Lấy A ml ethanol nguyên liệu bằng ống đong, thêm nước cất vừa đủ 400 ml, khuấy đều.

– Công thức pha cồn 80%:

Ethanol nguyên liệu B ml

Nước cất vđ 20ml

=> Lấy B ml ethanol nguyên liệu bằng ống đong, thêm nước cất vừa đủ 20ml, khuấy đều.

2.8.3. Kiểm tra độ cồn

Theo Dược điển Việt Nam IV qui định:

- Ethanol 90% phải có hàm lượng từ 89,6% đến 90,5% (tt/tt).

- Ethanol 80% phải có hàm lượng từ 79,5% đến 80,3% (tt/tt).

-Nếu độ cồn đạt qui định của Dược điển, tiến hành đóng chai, dán nhãn.

-Nếu độ cồn cao hơn độ cồn cần pha: tiến hành pha loãng với nước cất vừa đủ đến V2 .

V1 x C1
V2 =
C2

- Trong đó:

V1 : thể tích ethanol có độ cồn không đạt


29
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

V2 : thể tích ethanol cần pha

C1 : độ cồn của ethanol không đạt

C2 : độ cồn của ethanol cần pha

Ví dụ:

Pha 400 ml ethanol 90% từ ethanol 96%, nhưng kiểm tra lại độ cồn là 92%.

Số ml Ethanol cần pha là:

400 𝑥 92
V2 = = 408,89 ml
90

=> Thêm nước cất vào 400 ml ethanol 92% đến vừa đủ 408,89 ml, thu được ethanol 90%.

-Nếu độ cồn thấp hơn độ cồn cần pha, tiến hành thêm V2 ml ethanol cao độ.

Áp dụng phương pháp đường chéo:

Suy ra công thức:

V2 C− C1 C− C1
= =>V2 = V1 x ml
V1 C2 −C C2 −C

- Trong đó:

V1 : Thể tích ethanol có độ cồn không đạt

V2 : Thể tích ethanol cao độ cần pha

C1 : Độ cồn của ethanol không đạt

C2 : Độ cồn của ethanol cao độ

C: Độ cồn cần pha

Ví dụ:

- Pha 400 ml ethanol 90% từ ethanol 96%, nhưng kiểm tra lại độ cồn chỉ còn 87%. Số ml ethanol
96% cần thêm là:

30
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI
90−87
V2 =400 x = 200 ml
96−90

- Đong 200 ml ethanol 96%, cho vào 400 ml ethanol 87% trên, thu được ethanol 90%.

2.8.4. Bảo quản

- Tránh xa ánh sáng mặt trời, các nguồn gây cháy và các nguồn nhiệt khác.

CHƯƠNG 3. ĐIỀU CHẾ SIRO THUỐC THÀNH PHẨM


3.1. CÔNG THỨC HOÀN CHỈNH 5 ĐƠN VỊ

- Công thức thuốc hoàn chỉnh của 5 đơn vị thành phẩm siro:

Dung dịch Bromoform dược dụng 5g

Cồn Aconit 2,5 g

Eucalyptol 0,05 g

Siro húng chanh 40 ml

Nước bạc hà 30 ml

Acid citric 0,5 g

Natri benzoat 0,5 g

Ethanol 90% 5 ml

Siro vỏ quýt vừa đủ 400 ml

3.2. QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ

3.2.1. Một số nguyên tắc

- Không pha chung acid citric và natri benzoat trong lượng dung môi ít sẽ tạo tủa.

- Các dung dịch cồn phải pha chung với nhau, tránh giảm độ cồn đột ngột.

- Do có cồn aconit, cần trộn kỹ với siro đơn để tránh tạo tủa.

- Mặt khác, alkaloid trong cồn aconit ở dạng base sẽ tủa trong nước. Cần môi trường acid để
chuyển alkaloid sang dạng muối, tan được. Vì vậy cồn aconit nên pha với acid citric.

3.2.2. Tiến hành

Becher 50ml (1):

- Cân 5 g dung dịch Bromoform dược dụng, 2,5 g cồn aconit, 0,05 g eucalyptol cho vào becher
50 ml sạch khô.
31
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

- Thêm 0,5 g acid citric vào, khuấy thật đều cho tan hết.

Becher 500ml (2):

- Cho 200 ml siro vỏ quýt vào becher 500 ml sạch khô.

- Sau đó vừa cho từ từ hỗn hợp (1) vào vừa khuấy đều, kĩ đến khi đồng nhất.

- Tiếp tục cho từ từ 40 ml siro húng chanh vào, khuấy đều.

Erlen 100 ml có nút mài (3):

- Cân 0,5 g natri benzoat, cho vào erlen 100 ml sạch, khô, có nút mài.

- Thêm 5 ml ethanol 90%, 30 ml nước bạc hà vào erlen. Đậy nút, lắc đều cho tan hết.

Becher 1000 ml:

- Đặt một becher 1000 ml khô và sạch.

- Đổ (2), (3) vào ống đong này. Dùng siro vỏ quýt tráng tất cả becher, erlen. Thêm siro vỏ quýt
cho đến vừa đủ 400 ml, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất.

- Chia đều vào 5 chai mỗi chai 80 ml. Đậy nắp, dán nhãn.

3.3. NHÃN THÀNH PHẨM

KHOA DƯỢC – ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

475 Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

32
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

SIRO TRỊ HO

Chai 80ml

Công thức:

Dung dịch Bromoform dược dụng ................................... 1g

Cồn Aconit ....................................................................0,5g

Eucalyptol....................................................................0,01g

Siro húng chanh ............................................................ 8 ml

Nước bạc hà ................................................................... 6ml

Siro vỏ quýt và tá dược .............................................. 80 ml

Công dụng: trị ho, long đờm Số lô SX: Ngày SX:

Cách dùng: uống Số ĐK: HSD:

ĐKBQ: đậy kín, để nơi thoáng mát

Để xa tầm tay trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

33
NHÓM 03 – 17D_N2_04 PMED 103 -CÁC HỆ THỐNG TRỊ LIỆU MỚI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Quan Nghiệm, Trần Anh Vũ, Trần Văn Thành, Các phương pháp hòa tan chiết xuất,
Bào chế và Sinh dược học Tập 1, NXB Y học, 2014, tr. 230-238.
2. Lê Quan Nghiệm, Trần Anh Vũ, Trần Văn Thành, Cồn thuốc, rượu thuốc và thuốc chế
phẩm mới, Bào chế và Sinh dược học Tập 1, NXB Y học, 2014, tr. 257-282.
3. Lê Quan Nghiệm, Trần Anh Vũ, Trần Văn Thành, Siro thuốc, Bào chế và Sinh dược học
Tập 1, NXB Y học, 2014, tr. 65-20.
4. Bộ Y tế, Siro thuốc, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009, tr. PL-11

5. Bộ Y tế, Ô đầu, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009, tr. 857.

6. Bộ Y tế, Cồn Ô đầu, Dược điển Việt Nam I Tập 1, NXB Y học, 1971, tr. 176.

7. Bộ Y tế, tế, Natri benzoat, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009, tr. 413.

8. Bộ Y tế, Ethanol, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009, tr. 246.

9. Bộ Y tế, Bột talc, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009, tr. 104.

10. Bộ Y tế, Trần bì, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009, tr. 922.

11. Bộ Y tế, Siro vỏ quýt, Dược điển Việt Nam I Tập 1, NXB Y học, 1971, tr. 649.

12. Bộ Y tế, Dung dịch bromoform dược dụng, Dược điển Việt Nam I Tập 1, NXB Y học,
1971, tr. 210.

13. Phạm Thanh Kỳ, Dược liệu chứa alcaloid, Dược liệu học tập II, NXB Y học, 2007, tr.
163.
14. British Pharmacopoeia Commission, Formulated Preparations: Specific Monographs,
Syrup. British Pharmacopoeia 2009 Vol. III, 2009.

15. United States Pharmacopoeial Convention, Syrup. United States Pharmacopoeia 30,
2007, p. 1233.

34

You might also like