You are on page 1of 18

Buổi 13

1. Một bé trai 4 tháng, nặng 6,5 kg, gần đây đã bắt đầu mọc răng. Mẹ của em bé
đến nhà thuốc tìm mua thuốc giảm đau cho em bé này. Thuốc được khuyến cáo
trong trường hợp này là gì? * CASE 1

A. Acetaminophen
B. Aspirin
C. Ibuprofen
D. Fentanyl
E. Tất cả đều đúng

2. Một bé trai 0,725 kg với tuổi thai ước tính là 24 tuần. BN được đưa đến phòng
chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh với tình trạng hạ huyết áp
nặng. Truyền dopamine đã được bắt đầu với tốc độ 10 mcg/kg/phút và nhanh
chóng được nâng lên thành 20 mcg/kg/phút mà không có lợi ích đáng kể. Có thể
giải thích như thế nào cho tình trạng không đáp ứng với thuốc của BN? * CASE 9

A. Ở trẻ sơ sinh, quá trình thải trừ dopamin diễn ra quá nhanh, nồng độ dopamin không đạt
ngưỡng trị liệu nên bệnh nhi không đáp ứng với điều trị bằng liều hiện tại
B. Ở trẻ sơ sinh, quá trình chuyển hóa dopamin diễn ra quá nhanh, nồng độ dopamin không đạt
ngưỡng trị liệu nên bệnh nhi không đáp ứng với điều trị bằng liều hiện tại
C. Ở trẻ sơ sinh, các đặc tính của thụ thể, mật độ và ái lực, cũng như sự truyền tín hiệu chưa phát
triển đầy đủ nên bệnh nhi không đáp ứng với điều trị bằng liều hiện tại
D. Tất cả đều đúng

3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi lựa chọn kháng sinh trong điều trị nhiễm
khuẩn huyết và viêm màng não cho trẻ sơ sinh? * CASE 5

A. Điều trị bằng kháng sinh theo kinh nghiệm đối với nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não cho trẻ
sơ sinh thường bao gồm ampicillin và aminoglycoside vì khả năng phân bố thuốc vào hệ thần kinh
trung ương tốt.
B. Khác với trẻ sơ sinh, phác đồ ampicillin và aminoglycoside không được sử dụng phổ biến ở
người lớn trong điều trị nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não vì mức độ thâm nhập tương đối
thấp qua hàng rào máu não
C. Ở trẻ sơ sinh, hàng rào máu não chưa trưởng thành về chức năng, não là khoang tiềm năng
lớn để phân bố thuốc, tỷ lệ lưu lượng máu toàn thân đạt đến mạch máu não lớn, do đó các loại
thuốc được sử dụng để điều trị viêm màng não hoặc động kinh có khả năng đạt được nồng độ trị
liệu cao trong hệ thống thần kinh trung ương, nhưng cũng có nguy cơ tiềm ẩn gây nhiễm độc thần
kinh do thuốc.
D. A, B, C đều đúng

4. Phát biểu nào sau đây là SAI, khi nói về sử dụng thuốc giảm đau ở trẻ *

A. Liều tối đa của acetaminophen ở trẻ sơ sinh là 4 g / 24 giờ


B. Theo thang giảm đau của WHO, ở bước 1 (mức độ đau từ nhẹ đến trung bình), khuyến cáo
sử dụng các thuốc giảm đau non-opioid (acetaminophen, NSAID) nếu không có chống chỉ
định đặc biệt
C. Aspirin chống chỉ định ở trẻ < 18 tuổi vì nguy cơ mắc hội chứng Reye, tổn thương ty thể và
dẫn đến suy gan
D. Các NSAID khác (ví dụ ibuprofen) không khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi
vì tăng nguy cơ suy thận

5. Một bé trai 4 tháng, nặng 6,5 kg, gần đây đã bắt đầu mọc răng. Mẹ của em bé
đến nhà thuốc tìm mua thuốc giảm đau cho em bé này. Liều lượng của
acetaminophen được khuyến cáo trong trường hợp này là gì? *

A. 65 mg uống mỗi 6 giờ hoặc khi cần thiết, không quá năm liều trong 24 giờ
B. 97,5 mg uống mỗi 4 giờ hoặc khi cần thiết, không quá năm liều trong 24 giờ
C. 10 - 15 mg mỗi 4 đến 6 giờ hoặc khi cần thiết không quá năm liều trong 24 giờ
D. A và B đều đúng
E. Tất cả đều đúng

6. Một em bé sơ sinh được chỉ định cắt bao quy đầu. Vị trí phẫu thuật sẽ được sát
khuẩn bằng dung dịch povidone–iodine 10%. Phát biểu nào sau đây là đúng khi
sử dụng povidone–iodine cho trẻ? *

A. Povidone–iodine 10% một chất khử trùng tại chỗ dùng trước khi phẫu thuật và tương đối an
toàn cho trẻ vì chỉ cho tác động tại chỗ
B. Povidone–iodine 10% có liên quan đến rối loạn chức năng tuyến thượng thận nếu hấp thu
lượng lớn qua da
C. Đối với bệnh nhi này, nên thoa nhẹ dung dịch iốt 10% vào dương vật và vùng da xung quanh
ngay trước khi phẫu thuật và rửa sạch ngay khi cắt bao quy đầu từ 5 đến 10 phút để giảm thiểu
nguy cơ nhiễm độc toàn thân do tăng cường hấp thu iode qua da
D. Tất cả đều đúng

7. Một bé gái 1,5 kg, 4 tuần tuổi, được sinh ra ở tuần thứ 29 của thai kì, đang
được điều trị bằng phenobarbital cho tình trạng động kinh do bệnh nhi này bị
ngạt khi sinh. Liều duy trì là 7,5 mg (5 mg/kg) tiêm tĩnh mạch (IV) mỗi ngày một
lần. Bác sĩ muốn chuyển sang trị liệu bằng đường uống. Nồng độ đáy của
phenobarbital trong huyết thanh thu được trong khi điều trị IV là 17,5 mcg / mL,
trong khoảng trị liệu là 15 đến 40 mcg / mL. Khi chuyển sang dùng phenobarbital
elixir 7,5 mg uống mỗi ngày một lần, nồng độ thuốc trong trong huyết thanh là 8,9
mcg / mL sau 1 tuần trị liệu. Những yếu tố nào có thể giải thích cho sự giảm nồng
độ thuốc trong máu của bệnh nhi này khi sử dụng thuốc đường uống? *

A. pH dạ dày làm ảnh hưởng sự hấp thu của phenobarbital


B. Lưu lượng máu trong ổ bụng không đủ cho quá trình hấp thu phenobarbital
C. Phenobarbital bị phân hủy trong dạ dày của trẻ nên không thể hấp thu được
D. A và B đúng
E. A, B, C đúng

8. Chọn câu SAI khi mô tả tính chất dược động học của thuốc ở trẻ em? *

A. Đường trực tràng là đường được sử dụng phổ biến ở trẻ em do tính tiện lợi và hấp thu ổn
định
B. Khả năng hấp thu benzathine penicillin G khi tiêm bắp cao hơn so với người lớn
C. Trẻ em nhạy cảm hơn với các độc tính của glucocorticoid so với người lớn. Mặc dù được
bôi ngoài da nhưng thuốc có thể hấp thu mạnh vào máu ở trẻ em, và có thể gây hội chứng
Cushing
D. Các thuốc gây tê tại chỗ (lidocaine) nên được sử dụng thận trọng ở trẻ sơ sinh do nguy cơ
hấp thu qua da vào tuần hoàn hệ thống và gây nhiễm độc methemoglobin

9. Một bé trai sơ sinh nặng 3,6 kg, chào đời ở tuần thứ 39 của thai kì được chăm
sóc thường quy trong những giờ đầu bao gồm thuốc mỡ mắt erythromycin và 1
mg phytonadione (vitamin K1) tiêm bắp (IM). Chỉ định của erythromycin và
phytonadione trong trường hợp này là gì? *

A. Erythromycin để phòng ngừa viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh


B. Phytonadione (vitamin K1) để điều trị chảy máu ở trẻ sơ sinh
C. Erythromycin để điều trị nhiễm khuẩn sau sinh cho trẻ
D. A và B đúng
E. A, B, C đúng

10. Một bé gái sơ sinh 1,5 kg, 4 tuần tuổi, được sinh ra ở tuần thứ 29 của thai kì,
đang được điều trị bằng phenobarbital cho tình trạng động kinh do bệnh nhi này
bị ngạt khi sinh. Liều duy trì là 7,5 mg (5 mg/kg) tiêm tĩnh mạch (IV) mỗi ngày một
lần. Bác sĩ muốn chuyển sang trị liệu bằng đường uống. Nồng độ đáy của
phenobarbital trong huyết thanh thu được trong khi điều trị IV là 17,5 mcg/mL,
(phạm vi mong muốn là 15 đến 40 mcg/mL). Khi chuyển sang dùng phenobarbital
elixir 7,5 mg uống mỗi ngày một lần, nồng độ thuốc trong trong huyết thanh là 8,9
mcg/mL sau 1 tuần trị liệu. Những yếu tố nào có thể giải thích cho sự giảm nồng
độ thuốc trong máu của bệnh nhi này? *

A. Quá trình phân bố phenobarbital giảm ở bệnh nhi này


B. Quá trình thải trừ phenobarbital tăng ở bệnh nhi này
C. Quá trình chuyển hóa phenobarbital tăng ở bệnh nhi này
D. Quá trình hấp thu phenobarbital giảm ở bệnh nhi này

11. Chăm sóc sơ sinh thường quy trong những giờ đầu sau sinh bao gồm 1 mg
phytonadione (vitamin K1) tiêm bắp (IM). Vì sao phytonadione được sử dụng
bằng đường tiêm bắp? *

A. Sử dụng thuốc đường IM có thể làm chậm quá trình hấp thu vitamin K ở trẻ mới sinh, giúp
phóng thích vitamin K chậm và kéo dài
B. Sử dụng thuốc đường IM có thể làm tăng quá trình hấp thu vitamin K ở trẻ mới sinh so với
đường uống, giúp hấp thu hoàn vitamin K
C. Sử dụng thuốc đường IM giúp hạn chế tác động phụ trên đường tiêu hóa của thuốc
D. A và C đúng

12. Chọn câu SAI khi mô tả tính chất dược động học của thuốc ở trẻ? *

A. Penicillin G không hấp thu bằng đường uống ở người lớn vì không bền trong môi trường
acid dạ dày, nhưng lại hấp thu tốt tại ống tiêu hóa của trẻ mới sinh
B. Hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ mới sinh chưa hoàn chỉnh nên không có khả năng chuyển
hóa digoxin thành dạng có hoạt tính
C. Hầu hết các thuốc có tính acid yếu bị giảm sinh khả dụng đường uống ở trẻ em vì pH dạ dày
ở trẻ em cao hơn so với người lớn
D. Khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu ở trẻ mới sinh kém vì chức năng mật chưa hoàn
chỉnh

13. Điều nào sau đây KHÔNG PHẢI là nguyên nhân dẫn đến sự hấp thu thuốc qua
da ở trẻ sơ sinh lớn hơn so với trẻ lớn và người lớn: *

A. Da ở trẻ sơ sinh được tưới máu nhiều hơn


B. Lớp sừng ở trẻ sơ sinh mỏng hơn và độ hydrat hóa biểu bì cao hơn
C. Tỷ lệ diện tích bề mặt da trên cơ thể ở trẻ sơ sinh lớn hơn
D. Tỉ lệ mỡ trong cơ thể trẻ sơ sinh cao hơn so với người lớn

14. Khi sử dụng dung dịch sát khuẩn povidone–iodine 10% trong các trường hợp
tiểu phẫu ở trẻ sơ sinh, vị trí sát khuẩn cần được rửa sạch ngay sau khi kết thúc
cuộc tiểu phẫu 5 đến 10 phút. Lý do của thao tác này là: *

A. Giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc toàn thân, rối loạn chức năng tuyến giáp
B. Để tránh bội nhiễm sau phẫu thuật
C. Nếu không rửa sạch sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc gây tê tại chỗ
D. Tất cả đều đúng

15. Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về ảnh hưởng của khả năng
phân bố thuốc đến sử dụng thuốc ở trẻ? *

A. Liên kết thuốc với protein huyết tương bị giảm ở trẻ sơ sinh do lượng albumin và acid
glycoprotein ít hơn so với người trưởng thành, cũng như ái lực liên kết cũng yếu hơn.
B. Sulfonamid không được không được FDA chấp thuận sử dụng cho trẻ sơ sinh < 2 tháng tuổi
vì có khả năng làm tăng bilirubin không liên kết có thể dẫn đến vàng da nhân não, tổn
thương thần kinh do lắng đọng bilirubin trong não.
C. So với người trưởng thành, ở trẻ sơ sinh, thể tích phân bố của các kháng sinh tan trong
nước nhỏ hơn và thể tích phân bố của các kháng sinh tan trong dầu lớn hơn.
D. Ceftriaxone được chấp thuận để sử dụng ở trẻ sơ sinh nhưng bị chống chỉ định ở những
người bị tăng bilirubin máu

16. Bệnh nhi cũng nhận được morphin dưới dạng tiêm truyền trong khi thở máy.
Sự khác biệt nào trong quá trình trao đổi chất có thể ảnh hưởng đến nhu cầu
dùng thuốc của morphin ở trẻ sinh non như trong trường hợp này? *

A. Tốc độ thanh thải morphin (Glucuronid hóa, Sulfat hóa) nhanh hơn ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là
những trẻ sinh non, nên bắt đầu dùng morphin với liều cao hơn so với khuyến cáo cho trẻ
lớn và trẻ nhỏ.
B. Tốc độ hấp thu morphin nhanh hơn ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non, nên bắt
đầu dùng morphin với liều thấp hơn so với khuyến cáo cho trẻ lớn và trẻ nhỏ.
C. Tốc độ hấp thu morphin chậm hơn ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non, nên bắt đầu
dùng morphin với liều cao hơn so với khuyến cáo cho trẻ lớn và trẻ nhỏ.
D. Tốc độ thanh thải morphin (Glucuronid hóa, Sulfat hóa) chậm hơn ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là
những trẻ sinh non, nên bắt đầu dùng morphin với liều thấp hơn so với khuyến cáo cho trẻ
lớn và trẻ nhỏ.
17. Các lựa chọn dưới đây là ví dụ cho thấy mức độ hấp thu thuốc qua da lớn
hơn ở trẻ sơ sinh đã dẫn đến tăng độc tính đáng kể, NGOẠI TRỪ: *

A. Việc sử dụng thường xuyên các sản phẩm bôi ngoài da có chứa hydrocortison có thể gây ức
chế trục hạ đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận
B. Povidone–iodine 10% một chất khử trùng tại chỗ dùng trước khi phẫu thuật có liên quan đến
rối loạn chức năng tuyến giáp ở trẻ sơ sinh
C. Sử dụng vitamin K tiêm bắp cho trẻ sơ sinh có thể dẫn tới ngộ độc nghiêm trọng
D. Hexachlorophene, khi được sử dụng thường xuyên để tắm cho trẻ sơ sinh, đã dẫn đến co
giật

18. Một trẻ sơ sinh, tại khoa cấp cứu, có hiện tượng bỏ bú và khó thở. Bác sĩ nghi
ngờ nhiễm khuẩn huyết sơ sinh và viêm màng não. Sinh hiệu: nhiệt độ 39,4 °C;
nhịp tim 202 nhịp/phút (bình thường 107 – 182 nhịp/phút); huyết áp 85/62 mmHg
(tâm thu bình thường 70 – 75 mmHg, tâm trương 50 – 55 mmHg). Hiện tại bệnh
nhi nặng 3,4 kg và có vẻ hơi mất nước. Cha mẹ bệnh nhi nói rằng bệnh nhi tiểu ít
trong 24 giờ qua. Khuyến cáo thuốc trong trường hợp này là: *

A. Azithromycin và ceftriaxone tiêm tĩnh mạch


B. Cefuroxim và vancomycin tiêm tĩnh mạch
C. Ceftriaxone và imipenem tiêm tĩnh mạch
D. Ampicillin và gentamicin tiêm tĩnh mạch

19. Một bé trai sơ sinh nặng 3,6 kg, chào đời ở tuần thứ 39 của thai kì. Em bé
được sử dụng thuốc mỡ mắt erythromycin và 1 mg phytonadione (vitamin K1)
tiêm bắp (IM). Cha mẹ em bé đặt câu hỏi về việc cần thiết phải sử dụng những
thuốc này cho bé ngay sau khi sinh, đồng thời hỏi có thể sử dụng phytonadione
bằng đường uống không? Chọn đáp án SAI khi tư vấn trong trường hợp này. *

A. Phytonadione tiêm bắp được dùng để ngăn ngừa chảy máu do thiếu vitamin K của trẻ sơ
sinh.
B. Thuốc mỡ mắt erythromycin được dùng để phòng ngừa viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
C. Sử dụng phytonadione đường uống là một lựa chọn cho em bé này để bổ sung vitamin K
một cách thuận tiện hơn
D. Sử dụng phytonadione đường IM có thể làm chậm quá trình hấp thu vitamin K ở trẻ mới
sinh, giúp phóng thích vitamin K chậm và kéo dài cho tới khi trẻ nhận được đầy đủ vitamin K
qua dinh dưỡng hằng ngày.

20. Một bé gái 1,5 kg, 4 tuần tuổi, được sinh ra ở tuần thứ 29 của thai kì, đang
được điều trị bằng phenobarbital cho tình trạng động kinh do bệnh nhi này bị
ngạt khi sinh. Liều duy trì là 7,5 mg (5 mg/kg) tiêm tĩnh mạch (IV) mỗi ngày một
lần. Bác sĩ muốn chuyển sang trị liệu bằng đường uống. Nồng độ đáy của
phenobarbital trong huyết thanh thu được trong khi điều trị IV là 17,5 mcg / mL,
trong khoảng trị liệu là 15 đến 40 mcg / mL. Khi chuyển sang dùng phenobarbital
elixir 7,5 mg uống mỗi ngày một lần, nồng độ thuốc trong trong huyết thanh là 8,9
mcg / mL sau 1 tuần trị liệu. Những yếu tố nào có thể giải thích cho sự giảm nồng
độ thuốc trong máu của bệnh nhi này khi sử dụng thuốc đường uống? *
A. pH dạ dày giảm --> giảm hấp thu các thuốc có tính base yếu như phenobarbital
B. pH dạ dày tăng --> giảm hấp thu các thuốc có tính base yếu như phenobarbital
C. pH dạ dày tăng --> giảm hấp thu các thuốc có tính acid yếu như phenobarbital
D. pH dạ dày giảm --> giảm hấp thu các thuốc có tính acid yếu như phenobarbital

21. Một bé gái 1,5 kg, 4 tuần tuổi, được sinh ra ở tuần thứ 29 của thai kì, đang
được điều trị bằng phenobarbital cho tình trạng động kinh do bệnh nhi này bị
ngạt khi sinh. Liều duy trì là 7,5 mg (5 mg/kg) tiêm tĩnh mạch (IV) mỗi ngày một
lần. Bác sĩ muốn chuyển sang trị liệu bằng đường uống. Nồng độ đáy của
phenobarbital trong huyết thanh thu được trong khi điều trị IV là 17,5 mcg / mL,
trong khoảng trị liệu là 15 đến 40 mcg / mL. Khi chuyển sang dùng phenobarbital
elixir 7,5 mg uống mỗi ngày một lần, nồng độ thuốc trong trong huyết thanh là 8,9
mcg / mL sau 1 tuần trị liệu. Bệnh nhi này cần được điều chỉnh liều như thế nào?
*

A. Tăng liều lên 10 mg/ngày và đo lại nồng độ đáy trong vòng 3 đến 5 ngày
B. Giảm liều xuống 5 mg/ngày
C. Giảm liều xuống 5 mg/ngày và đo lại nồng độ đáy trong vòng 3 đến 5 ngày
D. Tăng liều lên 10 mg/ngày

22. Trong những tuần đầu tiên sau khi sinh, một bệnh nhi (sinh non ở tuần thứ 29
của thai kì) đã được thở máy. Trong lúc này, BN đã được dùng midazolam. Nhiều
sản phẩm midazolam IV (ví dụ MIDANIR 5ml BP) có cảnh báo đặc biệt hoặc được
dán nhãn là không dùng cho trẻ sơ sinh. Hãy giải thích lý do? *

A. Midazolam chống chỉ định dùng cho trẻ sinh non


B. Trẻ sơ sinh thường bị giảm và chưa hoàn thiện chức năng các cơ quan và tác dụng của
midazolam cũng tăng lên và kéo dài ở nhóm đối tượng bệnh nhân này.
C. Phơi nhiễm lượng lớn alcol benzyl – một chất bảo quản trong chế phẩm có thể gây nhiễm độc
(tụt huyết áp, nhiễm acid chuyên hóa); đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và làm tăng tỷ lệ vàng nhân não
nhất là ở trẻ đẻ non nhẹ cân.
D. Tất cả đều đúng

23. Một bệnh nhi được đưa vào khoa cấp cứu sau khi trở nên lờ đờ và sốt cao tại
nhà. Cha mẹ đã cố gắng cho bệnh nhi uống acetaminophen, nhưng bệnh nhi bị
nôn và không thể uống chất lỏng. Lựa chọn thuốc hạ sốt trong trường hợp này là
gì? *

A. Acetaminophen tiêm tĩnh mạch


B. Acetaminophen đường uống
C. Acetaminophen đặt trực tràng
D. A, B, C đều đúng

 
Buổi 14
 
1. Bệnh nhân nữ, 80 tuổi, được kê đơn ketorolac 30 mg IV mỗi 6 giờ. Bệnh nhân
có tiền sử suy tim nặng và đau thắt ngực nên có sử dụng Lisinopril 20 mg/ngày,
furosemide 40mg/ngày x 2 lần/ngày, Aspirin 81 mg/ngày, Isosorbide mononitrate
30 mg/ngày. Dùng chung các thuốc này có thể dẫn đến nguy cơ gì ở bệnh nhân?
*

A. Suy gan
B. Suy thận cấp
C. Tăng đường huyết
D. Tăng Kali máu

2. Bệnh nhân nam, 60 tuổi, người da đen, đến phòng khám vì sung mí mắt, mũi,
môi, tay, chân, và bộ phận sinh dục. Ông ấy vừa xuất viện sau khi điều trị nhồi
máu cơ tim cấp, đã được kê đơn rất nhiều thuốc. Bệnh nhân phát hiện bị phù
vài giờ sau khi dùng thuốc. Thuốc nào có khả năng là nguyên nhân của các
triệu chứng ở bệnh nhân này? *

A. Isosorbide mononitrat
B. Atenolol
C. Captopril
D. Clopidogrel

3. Chọn phát biểu đúng về phenytoin *

A. Không được dùng ở đối tượng trên 60 tuổi


B. Tỉ lệ phenytoin gắn kết albumin lên đến 50%
C. Phenytoin chuyển hóa chủ yếu qua CYP2C9
D. Sinh khả dụng đường uống bằng 50% đường tiêm tĩnh mạch

4. Bệnh nhân nam, 60 tuổi, vào khoa cấp cứu vì vô niệu trong 12 giờ qua. Ông
ấy gần đây được chẩn đoán tăng huyết áp vừa và bắt đầu dùng 2 thuốc điều trị
tăng huyết áp trong 10 ngày qua. Sau khi đặt cateter, chỉ thu được 30 ml nước
tiểu. Siêu âm cho thấy bị hẹp động mạch thận hai bên. Cặp thuốc nào sau đây
có thể là loại thuốc bệnh nhân đã uống? *

A. Captopril và hydrochlorothiazide
B. Hydralazin và propranolol
C. Prazosin và methyldopa
D. Nifedipin và furosemide

5. Đa số các SSRI không có tác dụng phụ nghiêm trọng trên tim mạch, không
gây buồn ngủ, NGOẠI TRỪ: *

A. Sertraline
B. Paroxetine
C. Citalopram
D. Escitalopram
6. Chọn câu KHÔNG ĐÚNG khi so sánh đặc điểm sử dụng thuốc của một người
nam 75 tuổi, trạng thái bình thường với một người nam 35 tuổi, trạng thái bình
thường: *

A. Nhạy cảm hơn với tác động an thần của benzodiazepin


B. Liều dùng warfarin để chống đông thấp hơn
C. Dễ bị ảnh hưởng bởi các tương tác thuốc hơn
D. Có lượng creatinine nội sinh cao hơn

7. Tác dụng phụ của nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng, NGOẠI TRỪ: *

A. Khô miệng, táo bón, rối loạn thần kinh thị giác
B. Gây chán ăn, sụt cân
C. Gây độc cho cơ tim
D. An dịu, giảm khả năng nhận thức

8. Chọn câu KHÔNG ĐÚNG về những chú ý khi dùng thuốc ở người cao tuổi *

A. Tỉ lệ nước cơ thể giảm nên không bị ảnh hưởng bởi các thuốc gây mất nước
B. Các hệ enzyme kém hoạt động do lão hóa
C. Phải dùng nhiều thuốc một lúc nên cần chú ý các tương tác thuốc
D. Tỉ lệ lipid cơ thể tăng nên tăng tích lũy thuốc

9. Bệnh nhân nữ, da trắng, 75 tuổi, cao 163 cm, nặng 55 kg, nồng độ creatinine
huyết thanh là 1.5 mg/dl. Nhận xét về chức năng lọc cầu thận, biết độ thanh thải
creatinine có khoảng bình thường là 85-135 ml/phút *

A. Chức năng lọc cầu thận bình thường


B. Chức năng lọc cầu thận giảm
C. Chức năng lọc cầu thận tăng
D. Không xác định được

10 Chọn câu KHÔNG ĐÚNG về nguyên nhân chuyển hóa thuốc ở người cao tuổi
giảm *

A. Chất chuyển hóa pha 2 giảm


B. Ảnh hưởng của bệnh kèm theo như suy tim, suy dinh dưỡng
C. Giảm lượng máu qua gan
D. Chất chuyển hóa pha 1 giảm

11. Bệnh nhân A., nữ, 75 tuổi, đang đợt cấp suy tim, được cho dùng furosemide
40 mg đường uống, nhưng không có biểu hiện đáp ứng, lượng nước tiểu rất ít
và các triệu chứng suy tim không giảm nhiều. Có thể làm gì để đạt hiệu quả điều
trị furosemide? *

A. Giảm liều điều trị


B. Sử dụng thêm NSAIDs
C. Không thể thay đổi, chỉ có thể dùng nhóm thuốc lợi tiểu khác
D. Sử dụng đường IV để tốc độ hấp thu không bị ảnh hưởng

12. Bệnh nhân nữ, 73 tuổi, cao 168cm, nặng 86 kg, huyết áp 168/82 mmHg, nhịp
tim: 54 nhịp/phút, đến hiệu thuốc với triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt. Bà đang
dùng các thuốc điều trị các bệnh mãn tính: bệnh mạch vành, suy tim, tăng huyết
áp, đái tháo đường, tăng lipid máu. Bà sống một mình, thu nhập là mức lương
hưu ít ỏi mỗi tháng. Bà có thói quen uống 1 ly rượu vang mỗi bữa tối. Các yếu
tố nào có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị của bà? *

A. Chi phí điều trị cao


B. Chịu ảnh hưởng của các tương tác và phản ứng có hại của thuốc
C. Nhầm lẫn do nhìn, nhớ kém
D. Tất cả đều đúng

13. Các thuốc sau có thể gây suy thận cấp ở người cao tuổi, NGOẠI TRỪ *

A. Trimethoprim
B. Morphine
C. Furosemide
D. Amitriptyline

14. Chọn câu KHÔNG ĐÚNG về sử dụng thuốc chống trầm cảm ở người cao
tuổi *

A. Lưu ý đến độc tính và tác dụng phụ của thuốc


B. Cần sử dụng ngay liều có hiệu quả chứ không tăng liều dần để giảm hậu quả do bệnh
C. Ưu tiên chọn phác đồ đơn giản, giảm chi phí điều trị
D. Thời gian để có đáp ứng toàn bộ có thể gấp đôi người trẻ

15. Phát biểu đúng về chứng trầm cảm ở người cao tuổi là: *

A. Sụt cân, kích động, cáu gắt, rút khỏi xã hội là các dấu hiệu chính
B. Tâm trạng chán nản là triệu chứng chẩn đoán chính
C. Có ý định tự tử rõ ràng
D. Ưu tiên lựa chọn điều trị bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng

16. Bệnh nhân nữ, 77 tuổi, được đưa đến khoa cấp cứu do nhồi máu cơ tim. Sáu
tháng trước, bệnh nhân cũng đã trải qua một cơn nhồi máu cơ tim và bắt đầu
sử dụng propranolol, aspirin và lovastatin. Các thuốc khác dùng chung gồm
captopril và hydrochorothiazid để điều trị tăng huyết áp. Hai ngày trước, bệnh
nhân buồn nôn và nôn, và dừng tất cả thuốc đang sử dụng. Việc ngưng đột
ngột loại thuốc nào sau đây là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim *

A. Captopril
B. Propranolol
C. Aspirin
D. Lovastatin
17. Bệnh nhân nữ, 73 tuổi, cao 168cm, nặng 86 kg, huyết áp 168/82 mmHg, nhịp
tim: 54 nhịp/phút, creatinine huyết thanh 1.5 mg/dl, Kali máu: 3.1 mEq/l. Bà đến
hiệu thuốc với triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt. Bà đang dùng các thuốc điều trị
các bệnh mãn tính: bệnh mạch vành, suy tim (hiện tại suy tim độ 3 theo NYHA,
phù 2 bên mức độ 3+), tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu. Bà sống
một mình, thu nhập là mức lương hưu ít ỏi mỗi tháng. Bà có thói quen uống 1 ly
rượu vang mỗi bữa tối. Thuốc nào sau đây không nên dùng trong quản lý bệnh
mạch vành ở bệnh nhân này? *

A. Aspirin
B. Isosorbat mononitrat
C. Atenolol
D. Metoprolol

18. Bệnh nhân nữ, 73 tuổi, cao 168cm, nặng 86 kg, huyết áp 168/82 mmHg, nhịp
tim: 54 nhịp/phút, creatinine huyết thanh 1.5 mg/dl, Kali máu: 3.1 mEq/l. Bà đến
hiệu thuốc với triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt. Bà đang dùng các thuốc điều trị
các bệnh mãn tính: bệnh mạch vành, suy tim (hiện tại suy tim độ 3 theo NYHA,
phù 2 bên mức độ 3+), tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu. Bà sống
một mình, thu nhập là mức lương hưu ít ỏi mỗi tháng. Bà có thói quen uống 1 ly
rượu vang mỗi bữa tối. Nên ưu tiên chọn thuốc lợi tiểu nào sau đây cho bệnh
nhân này? 

A. Furosemide
B. Furosemide + hydroclorothiazide
C. Hydroclocrothiazide
D. Acetazolamide

19. Ở người cao tuổi, các thuốc tăng khả năng qua hàng rào máu não, do đó
tăng độc tính so với người trẻ do sự giảm: *

A. Albumin
B. α-glycoprotein
C. P-glycoprotein
D. β-glycoprotein

20. Bệnh nhân nữ, 85 tuổi, cao 158 cm, nặng 46 kg, creatinine huyết thanh 1.6
mg/dl, đã loại trừ nhồi máu cơ tim. Bác sĩ kê đơn ketorolac 15 mg IV mỗi 6 giờ.
Bệnh nhân có tiền sử suy tim nặng và đau thắt ngực nên có sử dụng Lisinopril
10 mg/ngày, furosemide 40mg/ngày, Aspirin 81 mg/ngày, Isosorbide
mononitrate 30 mg/ngày. Liều lisinopril được tăng lên 20 mg/ngày, và
furosemide tăng lên 40 mg x 2 lần/ngày. Huyết áp 110/66 mmHg, lượng nước
tiểu 20-30 ml/h trong 4h từ khi bắt đầu dùng ketorolac. Chọn phát biểu đúng về
nguyên nhân gây nguy cơ suy thận ở bệnh nhân *

A. Do chức năng lọc cầu thận giảm, với độ thanh thải creatinine của bệnh nhân là 30 ml/phút
B. Furosemide không đáp ứng trên bệnh nhân
C. Lisinopril làm tăng dòng máu đến thận, làm tăng áp lực cầu thận
D. Ketorolac làm co mạch máu đến thận, làm giảm dòng máu đến thận

21. Chọn câu SAI về Aspirin *

A. Chống kết tập tiểu cầu ở liều 325 mg/ngày


B. Chỉ cần dùng liều 1 lần/ngày để chống kết tập tiểu cầu
C. Có nguy cơ gây loét dạ dày
D. Làm giảm nguy cơ xơ vữa mạch và đột quỵ

22. Bệnh nhân nữ, 76 tuổi, được chuyển đến khoa cấp cứu vì thay đổi trạng thái
thần kinh trong vài giờ qua. Bà có tiền sử bệnh mạch vành và tăng huyết áp.
Các thuốc sử dụng gồm aspirin, captopril, lovastatin, và thuốc lợi tiểu. Khi kiểm
tra, thấy da giảm săn chắc, hạ huyết áp thế đứng, mất định hướng về thời gian,
không gian và con người. Xét nghiệm máu được kết quả Na+ 125 mEg/l,
creatinine 2.7 mg/dl. Thuốc nào sau đây là nguyên nhân của các triệu chứng ở
bệnh nhân? *

A. Spironolacton
B. Indapamide
C. Acetazolamid
D. Triamteren

23. Nguyên nhân làm tăng thời gian bán thải của thuốc sử dụng ở người cao
tuổi, NGOẠI TRỪ: *

A. Do giảm lượng máu qua gan


B. Do tăng lượng mỡ làm kho dự trữ thuốc trong cơ thể
C. Do giảm lượng máu qua thận
D. Do sự giảm protein huyết tương

24. Bệnh nhân A, nữ, 75 tuổi, đến khoa cấp cứu vì co giật toàn thân, được chỉ
định dùng phenytoin 100 mg truyền tĩnh mạch trong 30 phút. Sau đó dùng liều
duy trì phenytoin 300 mg đường uống khi đi ngủ. Bệnh nhân được theo dõi qua
các xét nghiệm nồng độ phenytoin huyết thanh và nồng độ phenytoin tự do.
Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm dược động của phenytoin? *

A. Chất chuyển hóa phenytoin có hoạt tính


B. Phenytoin gắn kết mạnh với albumin máu
C. Phenytoin không chuyển hóa qua CYP450
D. Phenytoin có thời gian bán thải rất ngắn, khoảng 2h

25. Bệnh nhân nữ, 73 tuổi, cao 168cm, nặng 86 kg, huyết áp 168/82 mmHg, nhịp
tim: 54 nhịp/phút, creatinine huyết thanh 1.5 mg/dl, Kali máu: 3.1 mEq/l, HbA1c:
9.5%, glucose máu: 250 mg/dl. Bà đang dùng các thuốc điều trị các bệnh mãn
tính: bệnh mạch vành, suy tim (hiện tại suy tim độ 3 theo NYHA, phù 2 bên mức
độ 3+), tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu. Bà đang được điều trị đái
tháo đường bằng glyburide 2.5mg x 2 lần/ngày. Nhưng bệnh nhân cảm thấy run
rẩy và tim đập nhanh sau khi sử dụng glyburide, nên bà không tuân thủ điều trị.
Bà sống một mình, thu nhập là mức lương hưu ít ỏi mỗi tháng. Bà có thói quen
uống 1 ly rượu vang mỗi bữa tối. Cần quản lý đái tháo đường ở bệnh nhân này
như thế nào? *

A. Giảm liều glyburide còn 2.5 mg x 1 lần/ngày


B. Ngừng glyburide, thay bằng pioglitazon
C. Ngừng glyburide, bổ sung atorvastatin
D. Rượu làm hạ đường huyết, nên chỉ cần thiết kiêng rượu, không thay đổi thuốc

26. Nguyên nhân làm giảm độ thanh thải ở thận trên người cao tuổi là: *

A. Giảm chức năng thận


B. Giảm dòng máu qua thận
C. Giảm độ lọc cầu thận
D. Tất cả đều đúng

27. Bệnh nhân nữ, 73 tuổi, cao 168cm, nặng 86 kg, có tiền sử nhồi máu cơ tim,
huyết áp 168/82 mmHg, nhịp tim: 54 nhịp/phút, creatinine huyết thanh 1.5 mg/dl,
Kali máu: 3.1 mEq/l, tổng cholesterol: 259 mg/dl, LDL: 140 mg/dl, HDL: 40mg/dl,
triglyceride: 200 mg/dl, HbA1c: 9.5%, glucose máu: 250 mg/dl. Bà đến hiệu
thuốc với triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt. Bà đang dùng các thuốc điều trị các
bệnh mãn tính: bệnh mạch vành, suy tim (hiện tại suy tim độ 3 theo NYHA, phù
2 bên mức độ 3+), tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu. Bà sống một
mình, thu nhập là mức lương hưu ít ỏi mỗi tháng. Bà có thói quen uống 1 ly
rượu vang mỗi bữa tối. Bệnh nhân được quản lý lipid máu bằng niacin, nhưng
không chịu được tác dụng phụ đỏ bừng mặt. Thuốc nào nên được chọn trong
các thuốc sau để quản lý đái tháo đường trên bệnh nhân này? *

A. Glyburid
B. Pioglitazone
C. Metformin
D. Sitagliptin

28. Bệnh nhân nữ, 60 tuổi, được chẩn đoán suy tim tâm thu, bắt đầu điều trị
bằng captopril và carvedilol. Kết quả xét nghiệm nào có thể xảy ra ở bệnh nhân
này? *

A. Tăng Kali máu


B. Tăng Calci máu
C. Hạ Kali máu
D. Tăng natri máu

29. Nhóm thuốc nên được sử dụng đầu tay trong điều trị trầm cảm ở người cao
tuổi là *

A. TCA (chống trầm cảm 3 vòng)


B. SSRI (ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin)
C. SNRI (ức chế tái hấp thu serotonin – norepinephrine)
D. IMAO (ức chế enzyme monoamine oxydase)

30. Bệnh nhân nữ, 64 tuổi, đến bác sĩ vì mệt mỏi, thở ngắn, và phù mắt cá chân.
Huyết áp 145/85 mmgHg, nhịp tim 78 nhịp/phút, nhịp thở 18 nhịp/phút. Bệnh
nhân được chẩn đoán suy tim tâm thu mức C. Nhiều thuốc được chỉ định, trong
đó có furosemide. Nguyên nhân chủ yếu sử dụng furosemide trong điều trị suy
tim mạn? 

A. Vì tăng lượng máu về tim


B. Vì ức chế tổng hợp angiotensin
C. Vì ức chế sinh tổng hợp prostaglandin
D. Vì có hiệu quả ngay cả khi GFR rất thấp

31. Lời khuyên nào sau đây phù hợp với người cao tuổi? *

A. Tuyệt đối không được dùng thuốc nếu không được bác sĩ khám bệnh và kê đơn
B. Dùng nhiều thuốc để mau hết bệnh
C. Dùng thêm thuốc để “phòng bệnh”
D. Khi dùng thuốc không cần có người thân theo dõi về liều lượng, cách dùng thuốc

 
Buổi 15
1. Định nghĩa của đái tháo đường thai kỳ bao gồm những yếu tố nào sau đây? *
A. Đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa thai kỳ
B. Đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng cuối thai kỳ
C. Không có bằng chứng về đái tháo đường trước đó
D. Rối loạn dung nạp glucose có thể còn tiếp diễn sau thai kỳ
E. Cả A, B, C, D đều đúng
2. Một phụ nữ được chẩn đoán tăng huyết áp giai đoạn 1 trước khi mag thai 3
tháng. Cô được chỉ định thay đổi lối sống, chế độ ăn và luyện tập thể dục. Khi đi
khám thai định kỳ ở tuần 16 của thai kỳ, chỉ số huyết áp đo được là (135/85
mmHg) không có bệnh thận, nên điều trị như thế nào để phòng ngừa tiền sản
giật? *

A. Methyldopa
B. Nifedipin LA
C. Labetalol
D. Furosemide
E. Chưa cần điều trị bằng thuốc hạ huyết áp

3. Liệu pháp magne sulfat để phòng ngừa và điều trị sản giật nên được tiếp tục
trong bao lâu sau? *
A. Trong 24 giờ sau sinh
B. Trong 48 giờ sau dinh
C. Trong 72 giờ sau sinh
D. Trong 5 ngày sau sinh
E. Trong 7 ngày sau sinh
4. Việc điều trị insulin ở phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường mạn tính
có những lưu ý nào sau đây? *
A. Liều lượng dựa trên trọng lượng là chính xác
B. Phác đồ insulin phải cá nhân hóa cho mỗi bệnh nhân
C. Không cần theo dõi đường huyết trong giai đoạn sử dụng insulin do trong thai ỳ cơ thể cơ chế
tự điều hòa
D. B, C đúng
E. A, B, C đúng
5. Đối với phụ nữ có thai mắc bệnh tăng huyết áp mạn tính không kèm bệnh
thận, dữ liệu nào dưới đây nhạy nhất gợi ý tiền sản giật *

A. Protein niệu
B. Đau bụng trên
C. Số lượng hồng cầu
D. Men gan
E. Hình ảnh siêu âm thai nhi

6. Những yếu tố dưới đây là yếu tố nguy cơ của tiền sản giật, NGOẠI TRỪ: *

A. Nhiễm trùng tiết niệu


B. Mang thai lần đầu
C. Béo phì
D. Tiền sử tiền sản giật
E. Mẹ trẻ tuổi

7. Ưu điểm của việc sử dụng labetalol trong điều trị tiền sản giật ở phụ nữ có
thai là gì? *
A. Làm nhanh nhịp tim
B. Có thể sử dụng ở bệnh nhân có bệnh kèm như suy tim mất bù
C. Không làm giảm tưới máu tử cung
D. Cả A, B và C đều đúng
8. Việc sử dụng insulin trong điều trị đái tháo đường thai kỳ có những lo ngại gì
cho thai nhi? *
A. Thuốc qua nhau thai
B. Hình thành kháng thể đề kháng insulin
C. Tăng đường huyết sơ sinh
D. Phản ứng quá mẫn
E. A, B đúng
9. Thuốc nào sau đây có thể sử dụng để điều trị vi khuẩn niệu không triệu
chứng ở phụ nữ có thai? *

A. Sulfamethoxazol
B. Chloramphenicol
C. Gentamicin
D. Vancomycin
E. Nitrofurantoin
10. Một phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường type 2 đang điều trị bằng hai thuốc là
metformin và glipizide. Cô hiện phát hiện mang thai 5 tuần. Hướng tiếp cận điều
trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân này là gì lúc này? *

A. Tiếp tục điều trị hiện tại và theo dõi


B. Ngừng metformin, tăng liều glipizide
C. Ngừng metformin và glipizide, chuyển sang insulin regular và insulin NPH
D. Giảm liều metformin và glipizide
E. Ngừng glipizide, tăng liều metformin

11. Thuốc nào sau đây không khuyến cáo cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng
đầu thai kỳ khi đã bị đái tháo đường để điều trị tăng huyết áp? *

A. Methyldopa
B. Lisinopril
C. Nifedipin
D. Labetalol

12. Khi sử dụng hydralazin trong điều trị tiền sản giật, cần lưu ý vấn đề gì? *

A. Thời gian tác dụng rất ngắn


B. Thời gian khởi phát tác dụng chậm
C. Tác động phụ giống với tiền sản giật nặng sắp xảy ra
D. Làm chậm nhịp tim
E. Giãn cơ trơn tĩnh mạch trực tiếp

13. Một phụ nữ được chẩn đoán tăng huyết áp giai đoạn 1 trước khi mag thai 3
tháng. Cô được chỉ định thay đổi lối sống, chế độ ăn và luyện tập thể dục. Vào
đợt đi khám thai định kỳ ở tuần 30 của thai kỳ, chỉ số huyết áp đo được là
160/92 mmHg. Cô nên được khởi trị bằng thuốc nào sau đây để phòng ngừa tiền
sản giật? 
A. Methyldopa
B. Enalapril
C. Telmisartan
D. B, C đúng
E. A, B & C đúng
14. Đặc tính dược động học ở phụ nữ mang thai thay đổi như thế nào? *

A. Giảm tốc độ lọc cầu thận


B. Tăng nhu động đường tiêu hóa
C. Nồng độ albumin giảm
D. Thể tích phân bố (Vd) giảm
E. Giảm lưu lượng máu tới thận

15. Mục tiêu chính của điều trị tiền sản giật nặng? *
A. Ngăn ngừa biến chứng não
B. Ngăn ngừa biến chứng ở gan
C. Ngăn ngừa tăng huyết áp thai nhi
D. Cải thiện tưới máu tử cung
E. Tất cả đúng
16.Tình trạng tăng huyết áp thai kỳ được định nghĩa bởi những yếu tố nào? *
A. Tăng huyết áp trong thai kỳ
B. Tăng huyết áp trong vòng 24 giờ đầu sau sinh
C. Không có dấu hiệu và triệu chứng tiền sản giật trước đây
D. Không có bệnh tăng huyết áp trước đó
E. A, B, C và D đúng
17.Trong điều trị tiền sản giật nặng, thuốc nào sau đây không được chấp nhận?
*
A. Hydralazin
B. Nifedipin XL
C. Labetalol
D. Nifedipin phóng thích tức thời
18. Thuốc nào được chỉ định sử dụng để ngăn ngừa co giật ở phụ nữ mang thai
được chỉ định sinh do tiền sản giật nặng? *
A. Carbamazepin
B. Acid valproic
C. Phenobarbital
D. Levetiracetam
E. Magne sulfat
19. Yếu tố nào cần được bổ sung tiền thai để hạn chế nguy cơ bị bị tật ống thần
kinh ở thai nhi? *
A. Vitamin B6
B. Vitamin B1
C. Vitamin B3
D. Vitamin B9
E. Vitamin B12
20. Đối với phụ nữ mang thai có chỉ định sinh sớm do có dấu hiệu tiền sản giật,
thuốc nào sau đây được sử dụng cho sự trưởng thành phổi ở thai nhi? *
A. Celecoxib
B. Sabutamol
C. Montelukast
D. Hydrocortison
E. Propofol
21. Thuốc nào dưới đây có thể sử dụng trong điều trị tăng huyết áp khẩn cấp ở
phụ nữ có thai? *
A. Labetalol
B. Hydralazine
C. Nifedipin phóng thích tức thời
D. A, B đúng
E. A, B, C đúng
22. Các thuốc nào sau đây có trong chỉ định điều trị tiền sản giật nặng? *
A. Hydralazin
B. Labetalol
C. Nifedipin phóng thích tức thời
D. Captopril ngậm dưới lưỡi
E. A, B, C đúng
23. Nhu cầu insulin trong ba tháng cuối thai kỳ ở phụ nữ mang thai bị đái tháo
đường mạn tính là gì? *
A. Nhu cầu giảm nhanh
B. Nhu cầu tăng có thể gấp đối giai đoạn tiền thai
C. 0,9 - 1,2 đơn vị/kg/ngày
D. B, C đúng
E. A, C đúng
23. Đối với phụ nữ mang thai đang điều trị đái tháo đường với nhu cầu insulin
hằng ngày vượt quá 300 đơn vị. Thuốc nào nên được ưu tiên nhất thêm vào lúc
này? *
A. Metformin, giảm liều insulin
B. Glimepiride, giảm liều insulin
C. Metformin, giữ liều insulin
D. Glipizide, giữ liều insulin
E. Glipizide, giảm liều insulin
24. Các triệu chứng nào dưới đây gợi ý một thai phụ tiền sản giật nhẹ đang
chuyển biến sang tiền sản giật nặng, NGOẠI TRỪ? *
A. Đau đầu
B. Rối loạn thị giác
C. Đau bụng trên
D. Đau thắt lưng
E. A, B, C và D đúng
25. Thuốc nào dưới đây được xem là lựa chọn hàng đầu trong điều trị tăng
huyết áp mạn tính ở phụ nữ có thai và cho con bú? *
A. Methyldopa
B. Labetalol
C. Nifedipin
D. A, B đúng
E. A, B, C đúng
26. Tình trạng tiền sản giật được định nghĩa bởi những yếu tố nào? *
A. Tăng huyết áp sau 20 tuần thai
B. Protein niệu
C. Tăng huyết áp sau 12 tuần thai
D. A, B đúng
E. B, C đúng
27. Trong điều trị đái tháo đường mạn tính ở phụ nữ có thai, insulin nào dưới
đây được sử dụng làm insulin nền? *
A. Insulin lispro
B. Insulin aspart
C. Insulin glargine
D. Insulin NPH
E. A, B, C, D đúng
28. Các biến chứng nào sau đây là của đái tháo đường thai kỳ không kiểm soát
ở trẻ sơ sinh, NGOẠI TRỪ? *
A. Tăng nguy cơ tử vong chu sinh của trẻ sơ sinh
B. Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
C. Tăng bilirubin sơ sinh
D. Trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết kéo dài sau sinh
E. Tăng canxi máu sơ sinh
29. Lựa chọn hàng đầu trong điều trị buồn nôn và nôn ở phụ nữ mang thai là
gì? *
A. Ondansetron
B. Domperidon
C. Promethazine
D. Pyridoxine
E. Metoclopramide

You might also like