You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

THỰC HÀNH
BÀO CHẾ 2

Biên soạn:

Th.S Nguyễn Hữu Phúc

Th.S Lê Khắc Tuấn

www.hutech.edu.vn
THỰC HÀNH BÀO CHẾ 2

Ấn bản 2020

Các ý kiến đóng góp về tài liệu học tập này, xin gửi về e-mail của ban biên tập:
tailieuhoctap@hutech.edu.vn
MỤC LỤC 1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................I
HƯỚNG DẪN ........................................................................................................... II
CH ƯƠ N G 1 : T H UỐ C M Ỡ ................................ ................................ ....... 4
1.1 CAO XOA ............................................................................................................ 4
1.1.1 Thành phần .................................................................................................... 4
1.1.2 Dụng cụ và hóa chất ........................................................................................ 4
1.1.3 Cách tiến hành ................................................................................................ 5
1.1.4 Báo cáo thực tập ............................................................................................. 5
1.2 KEM THUỐC GIẢM ĐAU ...................................................................................... 6
1.2.1 Thành phần .................................................................................................... 6
1.2.2 Dụng cụ và hóa chất ........................................................................................ 6
1.2.3 Cách tiến hành ................................................................................................ 7
1.2.4 Báo cáo thực tập ............................................................................................. 7
1.3 HỒ NƯỚC ........................................................................................................... 7
1.3.1 Thành phần .................................................................................................... 8
1.3.2 Dụng cụ và hóa chất ........................................................................................ 8
1.3.3 Cách tiến hành ................................................................................................ 8
1.3.4 Báo cáo thực tập ............................................................................................. 9
CH ƯƠ N G 2 : T H UỐ C C Ố M ................................ ................................ ....10
2.1 Thành phần ...................................................................................................... 10
2.2 DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT ................................................................................... 10
2.3 cách tiến hành ................................................................................................. 11
2.4 BÁO CÁO THỰC TẬP ......................................................................................... 11
CHƯƠNG 3: VIÊN NÉN VITAMIN B1 ................................ ............................... 12
3.1 THÀNH PHẦN ................................................................................................... 12
3.2 Dụng cụ hóa chất ............................................................................................. 13
3.3 Quy trình pha chế ............................................................................................ 13
3.4 BÁO CÁO THỰC TẬP ......................................................................................... 14
CHƯƠNG 4: VIÊN NANG VITAMIN C ................................ ................................ .15
4.1 THÀNH PHẦN ................................................................................................... 15
4.2 DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT ................................................................................... 15
4.3 CÁCH TIẾN HÀNH ............................................................................................. 16
4.3.1 Tính toán chuẩn bị nguyên liệu ....................................................................... 16
4.3.2 Xây dựng công thức viên nang vitamin C 100mg ............................................... 16
4.3.3 Kiểm tra chất lượng viên nang vitamin C 100 mg .............................................. 18
4.4 BÁO CÁO THỰC TẬP ......................................................................................... 18
2 HƯỚNG DẪN

HƯỚNG DẪN
MÔ TẢ MÔN HỌC
Giáo trình “Thực hành Bào chế 2” được thiết kế giúp sinh viên vận dụng lý thuyết
vào thực hành cách phân tích lựa chọn nguyên liệu pha chế thuốc, cũng như các kỹ
thuật bào chế cơ bản cho các dạng bào chế. Ngoài ra, sinh viên nắm được cách viết
quy trình điều chế các dạng bào chế cơ bản, và phân tích các yếu tố tác động đến
chất lượng của dạng bào chế.

NỘI DUNG MÔN HỌC


- Chương 1: Thuốc mỡ

- Chương 2: Thuốc cốm

- Chương 3: Viên nén vitamin B1

- Chương 4: Viên nang vitamin C

KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ


Môn học thực hành Bào chế 2 yêu cầu sinh viên đã học môn lý thuyết Bào chế 1, lý
thuyết Bào chế 2 và thực hành Bào chế 1.

YÊU CẦU MÔN HỌC


Sinh viên phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp và làm bài báo cáo thực hành.

CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC


Để học tốt môn này, sinh viên cần đọc trước bài thực hành ở nhà để nắm kỹ phần
lý thuyết và thao tác thực hành. Trong khi học, sinh viên phải quan sát, ghi nhận và
mô tả từng giai đoạn trong quy trình bào chế. Sinh viên cần phải tập tính tỉ mỉ, chu
đáo và có khả năng phân tích và suy luận vai trò của từng giai đoạn trong cả quy
trình, cũng như để chuẩn bị cho các thí nghiệm được tiến hành một cách suôn sẻ.
HƯỚNG DẪN 3
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
Hình thức và nội dung đánh giá môn học do bộ môn quyết định, phù hợp với quy
chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập.

YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN


Để làm thí nghiệm được tốt, sinh viên phải chuẩn bị bài ở nhà: tính toán các số
liệu cần thiết khi làm bài thí nghiệm, xem lại phần lý thuyết và các tài liệu tham khảo
có liên quan, sắp xếp một cách khoa học kế hoạch tiến hành các thí nghiệm trong mỗi
buổi thực hành.

Khi làm việc trong phòng thí nghiệm phải tuân thủ nghiêm nội quy phòng thí
nghiệm. Tuyệt đối không ăn, uống trong phòng thí nghiệm.
4 THUỐC CỐM

CHƯƠNG 1: THUỐC MỠ

1.1 CAO XOA


MỤC TIÊU

- Điều chế được thuốc mỡ có chứa tinh dầu bằng phương pháp hòa tan nóng.

- Kiểm tra các chỉ tiêu cho chế phẩm thuốc mỡ vừa bào chế.

1.1.1 Thành phần


Thành phần cho một mẻ điều chế:

Menthol 1,0 g

Long não 0,5 g

Tinh dầu tràm 0,5 mL

Tinh dầu quế 0,5 mL

Tinh dầu hương nhu 0,5 mL

Paraffin rắn 0,5 g

Lanolin 1,5 g

Vaselin 1,5 g

Sáp ong vàng 1,0 g

1.1.2 Dụng cụ và hóa chất

Dụng cụ Số lượng/ nhóm Hóa chất


Cốc cân 1 cái Menthol
Chén sứ 1 cái Long não
Đũa thủy tinh 1 cái Tinh dầu tràm
THUỐC MỠ 5
Dụng cụ Số lượng/ nhóm Hóa chất
Bếp cách thủy 1 cái Tinh dầu quế
Hộp kim loại 3g 4 cái Tinh dầu hương nhu
Khăn giấy 10 tờ Paraffin rắn
Ống nhỏ giọt 3 cái Lanolin
Vaselin
Sáp ong vàng

1.1.3 Cách tiến hành


- Xử lý dụng cụ

- Cân đong nguyên liệu

- Hòa tan nóng

Lắc đều hỗn hợp menthol và long não trong cốc cân để tan chảy. Sau đó cho các
thành phần tinh dầu vào, đậy nắp, lắc tan chảy.

Đun chảy lỏng hoàn toàn hỗn hợp tá dược (tá dược đã được loại tạp và làm khan
nước) trong chén sứ trên bếp cách thủy.

Đổ hoạt chất vào hỗn hợp tá dược, đun cách thuỷ cho tới khi hoạt chất tan hoàn
toàn, lắc đều.

Để nguội hỗn hợp đến khoảng 60 oC (hơi sánh). Tiến hành đổ hộp, đổ từ từ liên tục
thật đầy. Để nguội. Đậy nắp hộp. Lau sạch hộp và dán nhãn dùng ngoài.

TÍNH CHẤT: chế phẩm đồng nhất, màu vàng nhạt, mùi thơm dịu, khi bôi lên da có
cảm giác nóng mát.

CÔNG DỤNG: Giảm nhức đầu, chóng mặt, say tàu xe.

CÁCH DÙNG: bôi ngoài da. Tránh bôi vào các vết thương hở. Không dùng cho trẻ em
dưới 3 tuổi.

BẢO QUẢN: trong hộp kín, để nơi khô mát, tránh ánh sáng.

1.1.4 Báo cáo thực tập


1. Mô tả tính chất, tỷ lệ và vai trò thành phần các chất trong công thức.
6 THUỐC CỐM

2. Vẽ sơ đồ điều chế cao xoa.

3. Nếu tăng tỷ lệ sáp ong đên 30% trong công thức thì có ảnh hưởng gì không?

1.2 KEM THUỐC GIẢM ĐAU


MỤC TIÊU

- Điều chế được thuốc kem methyl salicylat dùng ngoài bằng phương pháp trộn lẫn
hai pha sau khi đun nóng

- Đánh giá cảm quan về tính chất của sản phẩm

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến chế phẩm

1.2.1 Thành phần


Methyl salicylate 10,0 g Propylenglycol 10,0 g

Menthol 3,0 g Benzyl alcol 0,1 g

Dầu paraffin 7,0 g Tween 80 15,0 g

Cetyl alcohol 15,0 g Nước cất 35,0 g

Sáp ong trắng 5,0 g

1.2.2 Dụng cụ và hóa chất

Trang thiết bị Số lượng/ nhóm Hóa chất

Becher 100 mL 1 cái Methyl salicylate


Becher 250 mL 1 cái Menthol
Đũa thủy tinh 1 cái Dầu paraffin
Máy khuấy đũa 1 cái Cetyl alcohol
Hộp nhựa trong 10g 3 cái Sáp ong trắng
Khăn giấy 5 tờ Propylenglycol
Ông nhỏ giọt 2 cái Benzyl alcol
Chai nhựa 100 mL 1 cái Tween 80
THUỐC MỠ 7
1.2.3 Cách tiến hành
- Xử lý dụng cụ

- Cân nguyên liệu

- Pha chế:

Hòa tan benzyl alcol trong propylen glycol, thêm Tween 80 và nước cất, khuấy
đều, đun cách thủy đến 65 oC. (Hỗn hợp A)

Trộn menthol với methyl salicylate. (Hỗn hợp B)

Đun cách thủy hỗn hợp cetyl alcol, sáp ong trắng, dầu parafin ở 60 oC, khuấy đều
cho tan hoàn toàn (Hỗn hợp C). Cho B vào C. Duy trì hỗn hợp ở 60 oC (Hỗn hợp
D).

Cho từ từ D vào A. khuấy bằng máy khuấy đũa đến khi chế phẩm nguội hoàn toàn
và kem thuốc hình thành màu trắng đục, mềm, mịn màng.

- Đóng hộp: Dán nhãn thành phẩm dùng ngoài.

TÍNH CHẤT: chế phẩm đồng nhất, mịn màng, màu trắng đục.

CÔNG DỤNG: giảm đau, giảm sưng, tan vết bầm.

CÁCH DÙNG: bôi ngoài da. Tránh bôi vào các vết thương hở.

BẢO QUẢN: trong hộp kín, để nơi khô mát, tránh ánh sáng.

1.2.4 Báo cáo thực tập


1. Mô tả tính chất, tỷ lệ và vai trò thành phần các chất trong công thức

2. Vẽ sơ đồ điều chế thuốc kem methyl salicylat và viết kết quả thực tế pha chế

3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thành phẩm và nêu hướng khắc phục.

1.3 HỒ NƯỚC
MỤC TIÊU:

- Điều chế được hồ nước dùng ngoài bằng phương pháp trộn đều đơn giản

- Kiểm tra các chỉ tiêu cho chế phẩm thuốc mỡ vừa bào chế
8 THUỐC CỐM

1.3.1 Thành phần


Kẽm oxid dược dụng 2,5 g

Glycerin 2,5 g

CaCO3 tỷ trọng nhẹ 2,0 g

Nước cất 3,0 g

1.3.2 Dụng cụ và hóa chất

Dụng cụ Số lượng/ nhóm Hóa chất


Cối chày 1 bộ Kẽm oxid
Muỗng inox 1 cái Glycerine
Cân kỹ thuật 2 số 1 cái CaCO3 tỷ trọng nhẹ
Hộp nhựa trong 10g 3 cái
Khăn giấy 5 tờ
Ống nhỏ giọt 2 cái

1.3.3 Cách tiến hành


- Xử lý dụng cụ

- Cân nguyên liệu

- Pha chế

Nghiền mịn kẽm oxid trong cối.

Tiếp theo, cho glycerine vào nghiền kỹ tạo khối nhão.

Tiếp tục, cho từ từ nước vào trộn kỹ để hỗn hợp mềm mịn.

Cho CaCO3 từ từ vào cối, nghiền trộn kỹ đến đồng nhất.

- Đóng hộp: Dán nhãn thành phẩm dùng ngoài.

TÍNH CHẤT: chế phẩm đồng nhất, mịn màng, màu trắng.

CÔNG DỤNG: kháng khuẩn, chữa chàm, nấm.

CÁCH DÙNG: bôi ngoài da. Tránh bôi vào các vết thương hở.

BẢO QUẢN: trong chai kín, để nơi khô mát, tránh ánh sáng
THUỐC MỠ 9
1.3.4 Báo cáo thực tập
1. Mô tả tính chất, tỷ lệ và vai trò thành phần các chất trong công thức

2. Vẽ sơ đồ điều chế hồ nước kẽm oxid


10 THUỐC CỐM

CHƯƠNG 2: THUỐC CỐM

MỤC TIÊU:

- Bào chế được một công thức thuốc cốm đơn giản

- Đánh giá cảm quan thuốc cốm

2.1 THÀNH PHẦN


Công thức sau dùng để điều chế 50 gam cốm

Vitamin B1 100 mg Dung dịch cồn PVP vđ

Vitamin B3 200 mg Tá dược màu vđ

Vitamin B6 100 mg Saccharose 15 g

Vitamin C 500 mg Lactose vđ 50 g

Calci phosphat 500 mg

Sinh viên tính toán lượng lactose cần sử dụng (giả sử: cốm sau khi sấy có độ ẩm
5% và lượng dung dịch cồn PVP sử dung trong quy trình bào chế là 20ml. Khảo sát
công thức với nồng độ cồn PVP 15% và 25% để so sánh sự khác nhau, tỷ lệ cồn-nước
là 1:1).

2.2 DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT

Dụng cụ Số lượng Hóa chất


Cối chày sứ 1 bộ Vitamin B1
Đũa thủy tinh - Ống nhỏ giọt 1 cái Vitamin B3
Ống đong 100ml 1 cái Vitamin B6
Bercher 100ml 2 cái Vitamin C
Khay dựng cốm 1 cái Calci phosphat
THUỐC CỐM 11
Rây 1,0 mm 1 cái PVP
Rây 2,0 mm 1 cái Lactose
Cân kỹ thuật 1 cái Saccharose
Cồn 96%
Tá dược màu

2.3 CÁCH TIẾN HÀNH


- Tiệt trùng cối chày
- Cân, đong nguyên liệu
- Pha chế
Trộn các nguyên liệu dạng bột trong cối sứ theo nguyên tắc đồng lượng.

Pha 20ml dung dịch cồn PVP theo nồng độ khảo sát. Thêm dung dịch PVP vào cối,
trộn ướt hỗn hợp.

Xát cốm qua rây 2000 (2,0 mm).

Sấy cốm trong tủ sấy ở nhiệt độ < 50oC trong vòng 1h đến 1h30.

Sửa hạt qua rây 1000 (1,0 mm).

- Đóng gói và dán nhãn.

TÍNH CHẤT: hạt nhỏ xốp hay sợi ngắn xốp

CÔNG DỤNG: bổ sung vitamin và calci

CÁCH DÙNG: ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5 gr cốm

BẢO QUẢN: để nơi khô mát, tránh ánh sáng.

2.4 BÁO CÁO THỰC TẬP


1. Nêu vai trò của từng thành phần trong công thức.

2. Vẽ sơ đồ điều chế cốm vitamin.


12 VIÊN NANG VITAMIN C

CHƯƠNG 3: VIÊN NÉN


Điều chế viên nén Vitamin B1
MỤC TIÊU:

- Trình bày được các nguyên tắc lựa chọn và phối hợp giữa hoạt chất, tá dược.

- Bào chế được cốm bán thành phẩm vitamin B1 và dập viên

- Kiểm nghiệm được cốm bán thành phẩm và thành phẩm viên nén.

3.1 THÀNH PHẦN

STT Tên 1 viên (mg) Tỉ lệ (%)

1 Vitamin B1 100,0 33,3

2 Lactose monohydrate 128,0 42,7

3 Tinh bột bắp 45,0 15

4 PVP K30 9,0 3

5 Natri croscarmellose 9,0 3

6 Nước cất vđ

7 Ethanol 96% vđ

Tổng cộng 1 291,0

8 Magie stearate 9,0 3

Tổng cộng 2 300,0


VIÊN NANG VITAMIN C 13
3.2 DỤNG CỤ HÓA CHẤT

Dụng cụ Số lượng Hóa chất


Bercher 100ml 1 cái Vitamin B1
Bercher 250 ml 1 cái Lactose monohydrate
Đũa thủy tinh 1 cái Tinh bột bắp
Muỗng inox 1 cái PVP K30
Rây 1,0 mm 1 cái Natri crosscarmellose
Rây 2,0 mm 1 cái Nước cất
Thau nhựa 1 cái Ethanol 96%
Máy đo độ cứng 1 máy Magnesium stearate
Máy đo độ rã 1 máy
Máy dập viên xoay tròn 1 máy
Cân kỹ thuật 2 số 1 cái
Cân phân tích 4 số 1 cái
Cân hồng ngoại 1 cái
Túi nylông 2 kg 3 cái
Túi nylông kẹp 200g 3 cái
Găng tay y tế 1 đôi
Ông nhỏ giọt 1 cái

3.3 QUY TRÌNH PHA CHẾ


- Xử lý dụng cụ

- Cân đong nguyên liệu

- Trộn khô: rây vitamin B1, lactose monohydrate, tinh bột bắp, natri

crosscarmellose qua lưới 1,0 mm. Tiến hành trộn khô các chất theo nguyên tắc trộn
đồng lượng.

- Pha tá dược dính: hòa tan PVP trong hỗn hợp cồn nước theo tỷ lệ 1:4 để thu được
dung dịch cồn PVP 20%.

- Trộn ướt: làm ẩm hỗn hợp bột trộn khô bằng tá dược dính.
14 VIÊN NANG VITAMIN C

- Xát hạt: qua lưới 2,0 mm

- Sấy cốm: nhiệt độ 60 oC đến khi cốm đạt độ ẩm 1,5-2,2%.

- Sửa hạt: qua lưới 1,0 mm.

- Trộn hoàn tất: rây magnesium stearat qua lưới 0,5 mm. Độ ẩm của cốm hoàn tất
là 1,5-2,2%.

- Dập viên: Chày tròn 9 mm

KLTB: 300 mg Độ cứng: 7,0 – 14,0 kp

- Đóng gói, dán nhãn bán thành phẩm viên

TÍNH CHẤT: viên nén màu trắng, không mẻ cạnh, nứt viên.

CÔNG DỤNG: bổ sung vitamin B1.

CÁCH DÙNG: uống 1 viên/ngày.

BẢO QUẢN: trong bao bì kín, để nơi khô mát, tránh ánh sáng.

3.4 BÁO CÁO THỰC TẬP


1. Hãy cho biết phương pháp điều chế viên nén B1.

2. Mô tả tính chất, tỷ lệ và vai trò thành phần các chất trong công thức.

3. Vẽ sơ đồ điều chế viên nén B1 và viết kết quả thực tế pha chế.

4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thành phẩm và nêu hướng khắc phục.
VIÊN NANG VITAMIN C 15

CHƯƠNG 4: VIÊN NANG


Điều chế viên nang vitamin C
MỤC TIÊU:

- Đánh giá một số đặc tính của bột đóng nang (độ trơn chảy, tỉ trọng biểu kiến).

- Xây dựng công thức đóng nang từ bột.

- Vận hành được dụng cụ đóng nang bằng tay.

- Đánh giá được chất lượng nang theo DĐVN IV.

4.1 THÀNH PHẦN


Acid ascorbic 100 mg

Tá dược vừa đủ 1 viên nang

4.2 DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT

Dụng cụ Số lượng Hóa chất


Cối chày sứ 1 cái Acid ascorbic
Đũa thủy tinh 1 cái Tinh bột bắp
Ống đong 100ml 1 cái Talc
Bercher 100ml 1 cái Hỗn hợp nước đun sôi để nguội và
Buret 1 cái dung dịch acid acetic 1 M (tỉ lệ
Bình nón 1 cái 10:1)
Khay inox đựng bột 1 cái Dung dịch iod 0,1 N
Túi nilon loại lớn để đựng bột 1 cái Dung dịch hồ tinh bột
Túi zip để đựng thành phẩm 1 cái
Bông gòn Vừa đủ
16 VIÊN NANG VITAMIN C

Vỏ nang Vừa đủ
Cân phân tích 1 cái
Cân kỹ thuật 1 cái
Máy đóng nang thủ công 1 cái

4.3 CÁCH TIẾN HÀNH


4.3.1 Tính toán chuẩn bị nguyên liệu
Thành phần của bột cho 1 viên nang gồm:

Acid ascorbic 100 mg

Tinh bột bắp – talc (7:3) vừa đủ 1 viên nang

Tính toán lượng nguyên liệu cần dùng với công thức như trên cho 100 viên nang với tỉ
lệ hao hụt là 10%.

4.3.2 Xây dựng công thức viên nang vitamin C 100mg


Xây dựng công thức viên nang vitamin C 100mg bằng phương pháp auger, và lựa
chọn cỡ nang phù hợp

a. Xác định lưu tính của bột vitamin C bằng cách xác định góc nghỉ ()
- Cân 50 gam bột vitamin C.
- Đổ bột chảy liên tục để tạo thành khối chóp và xác định góc nghỉ , biết
𝟐𝒉
𝒕𝒂𝒏𝜶 = 𝒅

Trong đó:
h: chiều cao của khối bột D: đường kính đáy của khối bột
Tính góc nghỉ  và đưa ra kết luận về độ trơn chảy của bột. Nếu bột có độ trơn
chảy tốt thì không cần xát hạt.
b. Xác định tỉ trọng biểu kiến (dbk) của bột vitamin C
- Cân 50 g bột vitamin C.
- Đổ nhẹ nhàng vào ống đong dung tích 100 mL khô và sạch. Đọc thể tích biểu kiến
50
(Vbk(vitC)) của bột. Tính tỉ trọng biểu kiến theo công thức: 𝑑𝑏𝑘(𝑣𝑖𝑡𝐶) = 𝑉
𝑏𝑘(𝑣𝑖𝑡𝐶)

c. Xây dựng công thức đóng nang


VIÊN NANG VITAMIN C 17
- Thể tích của 100 mg vitamin C đóng vào nang VDC
0,1
𝑉𝐷𝐶 =
𝑑𝑏𝑘(𝑣𝑖𝑡𝐶)
- Chọn cỡ nang có thể tích gần với VDC
Cỡ nang 000 00 0 1 2 3 4 5
Dung tích (ml) 1,36 0,95 0,67 0,48 0,37 0,27 0,20 0,13

- Nếu cỡ nang có thể tích lớn hơn thể tích biểu kiến của hoạt chất thì sử dụng tá
dược độn (tá dược trơ).
- Thể tích tá dược trơ VTD cần cho vào nang
VTD = Vvỏ nang - VDC
- Xác định tỉ trọng biểu kiến (dTD) của 50 g hỗn hợp tá dược trơ gồm tinh bột bắp
và talc tỷ lệ 9:1 (tương tự như đã làm với bột vitamin C).
- Tính lượng tá dược cần dùng cho 1 nang:
mTD = VTD x dTD
- Hoàn chỉnh công thức đóng nang cho 100 viên nang
Thành phần 1 viên (mg) Tỷ lệ (%) 100 viên (hao hụt 10%) (gam)
Acid ascorbic 100
Hỗn hợp tá dược
Tổng khối lượng

d. Đánh giá hỗn hợp bột trước khi đóng nang


- Trộn bột kép dược chất và tá dược.
- Xác định lưu tính hỗn hợp bột.
- Xác định tỷ trọng biểu kiến của hỗn hợp bột.
- Kết luận tính chất của hỗn hợp bột đóng nang.
e. Đóng nang
- Vệ sinh máy đóng nang thủ công.
- Cân lấy một lượng bột vừa đủ để đóng 100 viên nang.
- Tiến hành đóng nang.
- Lau sạch nang bằng bông gòn.
- Đóng gói hoàn chỉnh sản phẩm.
18 VIÊN NANG VITAMIN C

4.3.3 Kiểm tra chất lượng viên nang vitamin C 100 mg


o Xác định độ đồng đều khối lượng
Cân khối lượng bột của 20 viên nang ngẫu nhiên, tính khối lượng trung bình. Không
được có quá 2 viên nang có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch (theo bảng bên
dưới) so với khối lượng trung bình và không có viên nang nào có khối lượng vượt gấp
đôi giới hạn đó.
Dạng bào chế Khối lượng trung bình* (KLTB) Chênh lệch so với KLTB
Viên nang Nhỏ hơn 300 mg ± 10 %
Bằng hoặc lớn hơn 300 mg ± 7,5 %

Cách tính khối lượng bột thuốc trong viên nang cứng: Cân khối lượng của
viên nang thuốc. Tháo rời hai nửa vỏ nang, dùng bông lau sạch vỏ và cân khối lượng
của vỏ. Khối lượng bột thuốc trong nang là hiệu số giữa khối lượng viên nang thuốc
và khối lượng vỏ nang.
o Định lượng acid ascorbic trong nang theo DĐVN IV
Cân 20 viên nang, tính khối lượng trung bình của bột thuốc trong nang. Trộn đều
và nghiền thành bột mịn. Cân một lượng bột viên tương ứng với khoảng 0,1 g acid
ascorbic, thêm 30 mL hỗn hợp nước đun sôi để nguội và dung dịch acid acetic 1 M (tỉ
lệ 10:1), lắc kỹ. Thêm 1 mL dung dịch hồ tinh bột, định lượng bằng dung dịch iod 0,1
N cho tới khi xuất hiện dung dịch màu xanh lam.
Làm thêm mẫu trắng để kiểm chứng.
1 mL dung dịch iod 0,1 N tương đương với 8,806 mg acid ascorbic

4.4 BÁO CÁO THỰC TẬP


1. Mô tả tính chất, tỷ lệ và vai trò thành phần các chất trong công thức.
2. Báo cáo kết quả thực nghiệm.
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thành phẩm và nêu hướng khắc phục.

You might also like