You are on page 1of 23

MỤC LỤC

1.Tá dược pha loãng..........................................................................................................................3


1.1. Lactose.....................................................................................................................................3
1.2.Tinh Bột....................................................................................................................................4
1.3. Dextrose...................................................................................................................................4
1.4. Sorbital....................................................................................................................................5
1.5. Microcrystalline cellulose.......................................................................................................6
1.6. Canxi diphotphat.....................................................................................................................6
2. Tá dược dính và keo......................................................................................................................7
2.1. Gelatin.....................................................................................................................................7
2.2. Polyvinyl pyrrolidone..............................................................................................................7
2.3. Cacboxymethyl cellulose.........................................................................................................8
2.4. Hồ tinh bột...............................................................................................................................9
3. Tá dược trơn..................................................................................................................................9
3.1. Bột talc.....................................................................................................................................9
3.2. Acid stearic và muối..............................................................................................................10
3.3. Polyethylene glycol................................................................................................................12
3.4. Chất hoạt động bề mặt..........................................................................................................12
3.5. Dầu thực vật..........................................................................................................................13
4. Chất điều hòa sự chảy.................................................................................................................13
4.1. Keo silicon dioxit...................................................................................................................13
4.2. Tinh bột ngô..........................................................................................................................14
5. Tá dược rã và siêu rã..................................................................................................................14
5.1. Cellulose................................................................................................................................14
5.2. Tinh bột biến tính..................................................................................................................15
5.3. Hồ tinh bột.............................................................................................................................15
5.4 Đất sét.....................................................................................................................................15
6. Tá dược màu:..............................................................................................................................16
6.1. Amaranth:..............................................................................................................................16
6.2. Erythrosin..............................................................................................................................16
6.3. Tartarazine:............................................................................................................................17
7. Hương vị......................................................................................................................................17
7.1. Syrup......................................................................................................................................17
7.2. Maple syrup...........................................................................................................................17
7.3. Corn syrup.............................................................................................................................18
7.4.Glucose syrup.........................................................................................................................18
7.5.Grenadine syrup.....................................................................................................................18

1
8. Chất làm ngọt..............................................................................................................................18
8.1. Mannitol:...............................................................................................................................18
8.2.Saccharin................................................................................................................................19
9.Chất hấp phụ................................................................................................................................19
9.1. Silicagel.................................................................................................................................19
9.2. Than hoạt tính.......................................................................................................................20
9.3 Đất sét.....................................................................................................................................20

2
CÁC HỢP CHẤT CÓ TRONG TÁ DƯỢC
DÙNG ĐỂ BÀO CHẾ THUỐC PHÂN LIỀU
DẠNG RẮN

1. Tá dược pha loãng


1.1. Lactose
Công thức cấu tạo:

 Tính chất:
Lactose là chất rắn màu trắng, tan trong nước, không tan trong etanol 96%,
không hút ẩm có vị ngọt nhẹ. Tồn tại dưới 2 dạng: khan và ngậm nước (tùy
điều kiện kết tinh)
Khối lượng mol: 342.29648 g/mol
Tỉ trọng : 1,525 g / cm 3
 Tác dụng:
Lactose là chất tạo ngọt, được dùng trong thực phẩm, bánh kẹo, bánh, các
sản phẩm sô cô la, kem, sữa, thức ăn trẻ em.. Là tá dược độn được dùng khá
phổ biến trong viên nén. Lactose dễ tan trong nước, vị dễ chịu, trung tính, ít hút
ẩm, dễ phối hợp dược với nhiều loại dược chất. Trên thị trường ở dưới dạng bột
mịn, có nhiều loại KTTP khác nhau (từ 60 – 600 pm), thường dùng cho viên xát
hạt ướt. Khi xát hạt ướt, lactose dễ tạo hạt, hạt dễ sấy khô, viên dễ đảm bảo độ
bền cơ học và khả năng giải phóng dược chất ít bị ảnh hưởng bởi lực nén. Dạng
khan (chủ yếu là p – lactose) dễ tan trong nước hơn dạng ngậm nước. Trơn
chảy và chịu nén tốt hơn a – lactose do đó có thể dùng cho viên nén dập thẳng.
Lactose phun sấy được chế từ lactose ngâm nước nhưng do trơn chảy và chịu
nén tốt hơn lactose nên được dùng để dập thẳng. Trên thị trường có nhiều loại
lactose phun sấy của các nhà sản xuất khác nhau có KTTP khác nhau, do đó có
mức độ trơn chảy và chịu nén không giống nhau (Tablactose, Foremost…).

1.2.Tinh Bột
Công thức phân tử: (C6H10O5)n

3
 Tính chất:
Tinh bột nguyên chất là bột màu trắng, không vị và không mùi, không hòa
tan trong nước lạnh hoặc rượu.
 Tác dụng:
Tinh bột dùng làm phụ gia cho công nghiệp bánh kẹo, đồ hộp. Tinh bột được
dùng làm phấn tẩy trắng, đồ trang điểm, phụ gia cho xà phòng, các loại mỹ
phẩm, tá dược độn để sản xuất thuốc dạng rắn. Là tá dược rẻ tiền, dễ kiếm, do
đó hay được dùng ờ nước ta hiện nay. Tuy nhiên tinh bột trơn chảy và chịu nén
kém, hút ẩm, làm cho viên bở dần ra và dễ bị nám mốc trong quá trình bảo
quản. Khi dùng tinh bột, thường phải phối hợp với khoảng 30% bột đường để
đảm bảo độ chắc của viên. Tinh bột được dùng để chế tạo chất phủ bề mặt,
thành phần nguyên liệu giấy không tro.
1.3. Dextrose
Công thức phân tử: C6H12O6.H2O

 Tính chất:
Dextrose dễ tan trong nước, vị ngọt dễ chịu rất thanh không gắt như đường
mía, được tinh chế từ tinh bột chủ yếu là khoai mì.
 Tác dụng:
Đường Dextrose được sử dụng làm chất ngọt, và là yếu tố cấu trúc trong
thực phẩm.Dextrose được sử dụng rất nhiều trong sản xuất bánh, và nhiều thực
phẩm khác...nhằm giảm độ ngọt nhưng không thay đổi các công thức và cách
làm so với hàm lượng sử dụng như đường. Trong dược phẩm dextrose được sử
dụng như một chất độn để tạo thành dạng rắn của thuốc.

1.4. Sorbital
Công thức hóa học: C6H14O6

4
Khối lượng phân tử: 182,17 g / mol
Tỉ trọng: 1,49 g / cm 3
 Tính chất:
Sorbitol là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước, ít tan trong ethanol. Độ
tan trong nước là 2700g/l ở 30°C. Sorbitol được sản xuất bằng cách khử nhóm
aldehit của glucose thành nhóm nhóm OH.
 Tác dụng:
Trong công nghiệp thực phẩm, Sorbitol được sử dụng như một chất làm
ngọt có hàm lượng calo thấp trong các chế phẩm ăn kiêng và là chất thay thế
đường cho người bị bệnh tiểu đường. Trong điều trị y tế, Sorbitol được sử dụng
để ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể và điều trị nhiều bệnh lý khác, trong đó
các bệnh về tiêu hóa và bệnhmất trương lực của túi mật. Trong công nghiệp hóa
dược, Sorbitol được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất vitamin C, tá dược
pha loãng. Là đồng phân quang học của manitol, dễ tan và vị dễ chịu như
manitol, cho nên hay dùng trong viên ngậm, viên nhai phối hợp với manitol.
Cũng như manitol, sorbitol có nhiều dạng kết tinh và vô định hình khác nhau.
Cho nên nhiều khi các loại tá dược sorbitol do các nhà sản xuất khác nhau cung
cấp, có sự khác nhau về độ trơn chảy, khả năng chịu nén, độ ổn định… (Trong
3 dạng đa hình a, p, y thì dạng y bền hơn cả, do đó phần lớn các tá dược có trên
thị trường. Sorbitol có thể dùng dập thẳng, tuy nhiên do háo ẩm hơn manitol
nên tỉ lệ tá dược trơn phải dùng nhiều hơn và độ ẩm trong phòng dập viên phải
< 50%.
1.5. Microcrystalline cellulose
Công thức phân tử: (C6H10O5)n
 Tính chất:
Microcrystalline cellulose là bột gỗ tinh chế. Nó là một loại bột tơi, mịn. Về
mặt hóa học, nó là một chất trơ, không bị tan rã trong tiêu hóa và không có sự
hấp thụ đáng kể. Đa phần nó cung cấp phần chính yếu của chế độ ăn và dẫn đến
tác dụng nhuận tràng.

 Tác dụng:
Microcrystalline cellulose là một tá dược thường được sử dụng trong ngành
công nghiệp dược phẩm. Nó có tính nén xuất sắc và được sử dụng trong các

5
hình thức liều rắn, chẳng hạn như những viên nén. Viên nén có thể được hình
thành dạng cứng, nhưng hòa tan nhanh chóng. Là tá dược dùng ngày càng
nhiều, nhất là trong viên nén dập thẳng, do có nhiều ưu điểm: Chịu nén tốt, trơn
chảy tốt, làm cho viên dễ rã. Trên thị trường có nhiều loại cellulose vi tinh thể
dùng làm tá dược với tên gọi thương mại khác nhau như Avicel, Emcocell,
Paronen…, trong đó hay dùng nhất là Avicel.
1.6. Canxi diphotphat
Công thức phân tử: CaHPO4
 Tính chất:
Không giống như hầu hết các hợp chất khác, độ tan của canxi phosphat trở
nên thấp hơn khi nhiệt độ tăng. Do đó khi đun nóng lên thì dung dịch sẽ kết tủa.
Trong sữa, nó được tìm thấy ở nồng độ cao hơn ở độ pH bình thường bởi vì nó
tồn tại ở dạng keo trong mixen liên kết với protein casein, với kẽm xitrat - gọi
chung là canxi diphotphat keo.
 Tác dụng:
Canxi diphotphat là một tá dược vô cơ, bền về lí – hóa, không hút ẩm, trơn
chảy tốt. Trên thị trường, tá dược dập thẳng chứa dicalci phosphat được bán
dưới tên thương mại là Emcompress hoặc Ditab (trong đó dicalci phosphat
được phối hợp với 5 – 20% các tá dược khác như tinh bột, Avicel, magnesi
stearat). Viên dập vối dicalci phosphat có độ bền cơ học cao, rã chậm, vì vậy
không nên dùng ở tỉ lệ cao với dược chất ít tan. Dicalci phosphat có tính kiềm
nhẹ (pH 7 – 7,3), do đó không dùng cho các dược chất không bền trong môi
trường kiềm. Ở trong đường tiêu hóa, tá dược này có thể tạo phức làm giảm hấp
thụ một số dược chất (như tetracyclin, phenytoin…)
2. Tá dược dính và keo
2.1. Gelatin
 Tính chất:
Gelatin (hay gelatine) là một chất rắn không màu, không vị, trong mờ, giòn
(khi để khô), làm từ collagen lấy trong da lợn và xương gia súc, thường được
dùng làm chất làm đông trong thực phẩm, dược phẩm, phim ảnh và mỹ phẩm.
Gelatin dễ tan trong nước nóng và đặt thành gel khi làm mát. Tuy nhiên, khi
được bổ sung trực tiếp vào nước lạnh, nó không hòa tan tốt. Gelatin cũng hòa
tan trong hầu hết các dung môi phân cực. Các dung dịch gelatin cho thấy dòng
chảy nhớt và dòng chảy lưỡng chiết .
 Tác dụng:
Dịch thể gelatin: Gelatin trương nở và hòa tan trong nước, tạo nên dịch thế
có khả năng dính mạnh, thường dùng cho viên ngậm để kéo dài thời gian rã,
hoặc dùng cho dược chất ít chịu nén. Hay dùng dịch thế 5 – 10%, trộn với bột
dược chất khi tá dược còn nóng. Có thể kết hợp với hồ tinh bột để tăng khả

6
năng dính cho hồ. Dịch nước gelatin có độ nhớt lớn, khó trộn đều với bột dược
chất, hạt khó sấy khô. Vì vậy, hiện nay, người ta hay dùng dịch thể gelatin trong
cồn. Ngoài ra, so với dịch nước, dịch cồn còn hạn chế được sự thủy phân của
một số dược chất và làm cho hạt dễ sấy khô.
2.2. Polyvinyl pyrrolidone
Công thức phân tử: (C6H9NO)n

 Tính chất:
PVP hòa tan trong nước và các dung môi phân cực khác. Ví dụ, nó hòa tan
trong các rượu khác nhau, chẳng hạn như methanol và ethanol, cũng như trong
các dung môi kỳ lạ hơn như dung môi eutectic sâu được tạo thành bởi clorua
choline và urê (Relin). Khi khô, nó là bột hút ẩm nhẹ, dễ hấp thụ tới 40% trọng
lượng của nó trong nước trong khí quyển. Trong dung dịch, nó có đặc tính làm
ướt tuyệt vời và dễ dàng tạo thành phim. Điều này làm cho nó tốt như một lớp
phủ hoặc một chất phụ gia cho lớp phủ.
 Tác dụng:
PVP liên kết với các phân tử cực đặc biệt tốt, do tính phân cực của nó.PVP
cũng được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chẳng hạn như dầu
gội đầu và kem đánh răng.. PVP là cơ sở của các công thức đầu tiên cho thuốc
xịt tóc và gel tóc , và vẫn tiếp tục là một thành phần của một số. Là một phụ gia
thực phẩm , PVP là chất ổn định và có số E E1201 . PVPP (crospovidone) là
E1202 . Trong sinh học phân tử , PVP có thể được sử dụng như một tác nhân
chặn trong phân tích Southern blot như là một thành phần của bộ đệm Denhardt
. Nó cũng đặc biệt tốt trong việc hấp thụ các polyphenol trong quá trình lọc
DNA. Polyphenol là phổ biến trong nhiều mô thực vật và có thể vô hiệu hóa
các protein nếu không được loại bỏ và do đó ức chế nhiều phản ứng hạ lưu như
PCR. Trong kính hiển vi , PVP rất hữu ích cho việc tạo ra một phương tiện lắp
đặt nước. PVP có thể được sử dụng để sàng lọc các tính chất phenolic , như
được tham chiếu trong một nghiên cứu năm 2000 về ảnh hưởng của chất chiết
xuất từ thực vật đối với quá trình sản xuất insulin.
2.3. Cacboxymethyl cellulose
*Công thức:

7
 Tính chất:
Dạng bột trắng, hơi vàng, hầu như không mùi hạt hút ẩm. CMC tan trong cả
nước nóng và nước lạnh. CMC có khả năng tạo đông thành khối vững chắc với
độ ẩm rất cao (98%). Độ chắc và tốc độ tạo đông phụ thuộc vào nồng độ CMC,
độ nhớt của dung dịch và lượng nhóm acetat thêm vào để tạo đông. Nồng độ tối
thiểu để CMC tạo đông là 0.2% và của nhóm acetat là 7% so với CMC. CMC
không tan trong dung môi hữu cơ như ethanol, glycerol,… nếu trong công thức
có các thành phần này phải tăng cường sự phân tán CMC trước bằng cách bổ
sung đường, fructose syrup hoặc syrup đường nghịch đảo. Dầu ăn có thể được
sử dụng, mặc dù khả năng hòa tan có thể chậm hơn vì dầu ăn tạo lớp vỏ bọc
bao phủ các hạt CMC.
 Tác dụng:
CMC được sử dụng trong khoa học thực phẩm như là một sửa đổi lần độ
nhớt hoặc chất làm đặc , và để ổn định nhũ tương trong các sản phẩm khác
nhau bao gồm kem . Là một phụ gia thực phẩm, nó có E số E466. Nó cũng là
một thành phần của nhiều sản phẩm phi thực phẩm, chẳng hạn như KY Jelly ,
kem đánh răng , thuốc nhuận tràng , chế độ ăn uống thuốc, nước sơn , chất tẩy
rửa , dệt may kích thướcvà sản phẩm giấy khác nhau . Nó được sử dụng chủ
yếu bởi vì nó có độ nhớt cao , không độc hại, và không gây dị ứng.
2.4. Hồ tinh bột
 Tính chất:
Trong nước nóng từ 65oC trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo (hồ
tinh bột).
 Tác dụng:
Hồ tinh bột là tá dược dính thông dụng hiện nay. Hồ tinh bột dễ kiếm, giá rẻ,
dễ trộn đều với bột dược chất, ít có xu hướng kéo dài thời gian rã của viên.
Thường dùng loại hồ từ 5 – 15%, trộn với bột dược chất khi hồ còn nóng. Nên
điều chế dùng ngay để tránh bị nấm mốc. Có thể cho thêm vào hồ các chất bảo
quản thích hợp (như nipazil, nipazol,…).

8
3. Tá dược trơn
3.1. Bột talc
Công thức hóa học: Mg3Si4O10(OH)2.
 Tính chất:
Talc là một magiê ngậm nước silicat khoáng sản với một thành phần hóa học
của Mg3Si4O10 (OH) 2. Mặc dù các thành phần của bột talc thường nằm gần với
công thức tổng quát này, thay thế một số chất xảy ra. Một lượng nhỏ Al hoặc
Ti có thể thay thế cho Si; một lượng nhỏ Fe, Mn và Al có thể thay thế cho Mg;
và, một lượng rất nhỏ của Ca có thể thay thế cho Mg. Khi số lượng lớn Fe thay
thế cho Mg khoáng chất được biết đến như "minnesotaite". Khi số lượng lớn Al
thay thế cho Mg khoáng chất được biết đến như pyrophyllite. Talc thường xanh,
trắng, xám, nâu hoặc không màu. Nó là một khoáng chất trong mờ với ánh
ngọc trai. Đây là khoáng sản được biết đến mềm nhất và được gán một độ cứng
của 1 trên quy mô độ cứng Mohs.Talc dạng tấm có cấu trúc dạng tấm rõ ràng,
rất mềm mịn, thường chứa tới >90% khoáng vật tan (có thể tự nhiên hoặc có
thể do đã chế biến). Loại tan này có thể được sử dụng trong mỹ phẩm, dược
phẩm, và chất độn tăng cường.
 Tác dụng:
Bột talc có tác dụng làm trơn và điều hòa sự chảy. Khả năng bám dính hạt
kém hơn magnesi stearat do đó tỷ lệ dùng cao hơn (1 – 3%). Tuy nhiên do ít sơ
nước nên bột talc không ảnh hưởng nhiều đến thời gian rã của viên. Bột talc
nếu tinh chế không tốt sẽ có nhiều tạp kim loại và carbonat kiềm, có thể ảnh
hưởng không’tốt đến độ ổn định của các dược chất dễ bị oxy hóa. Bột talc là
thành phần khoáng chủ yếu được dùng trong dược phẩm, tính trơ hóa học làm
cho nó rất thích hợp để sử dụng như tá dược. Chức năng chính của nó là làm
chất trợ chảy, cho phép bột thuốc chảy dễ dàng khi định lượng và đóng thuốc,
và thường chiếm khoảng 3% trọng lượng thuốc.huốc. Talc trong thuốc uống có
vai trò là chất pleurodesis để chống lại recurrent pneumothorax. Ngoài ra sản
phẩm bột talc dược còn có tác dụng trong các ngành thực phẩm, mỹ phẩm ,
dùng cho dược thú y và thủy sản, thuốc bảo vệ thực phẩm.
3.2. Acid stearic và muối
Công thức hóa học: CH3-(CH2)16-COOH Acid stearic
CH3-(CH2)16-COOMg Magie stearat
CH3-(CH2)16-COOCa Canxi stearat

Công thức cấu tạo acid stearic:

9
 Tính chất:
Axít stearic là một axít béo no, hiện diện trong nhiều dầu mỡ động vật và
thực vật nhưng phổ biến hơn trong mỡ động vật hơn là trong dầu thực vật.
Trong cocoa butter và shea butter có 28–45% axit stearic. Axit stearic là một
chất rắn màu trắng hoặc hơi vàng. Độ tan: Axít stearic không hòa tan trong
nước, nhưng tan trong ethanol và ethyl ether, chlorofom, toluene, carbon
disulfide, vv Stearic acid có tác dụng bôi trơn tuyệt vời và chống lại các đặc
tính sắc ký.
Canxi stearat được sản xuất bằng cách nung nóng axit stearic và canxi oxit.
Đây cũng là thành phần chính của bọt xà phòng, một chất rắn màu trắng hình
thành khi xà phòng được trộn với nước cứng. Không giống như xà phòng chứa
natri và kali, canxi stearat không hòa tan trong nước và không tạo bọt tốt. Về
mặt thương mại, nó được bán dưới dạng phân tán 50% trong nước hoặc dưới
dạng bột khô phun. Là một phụ gia thực phẩm, nó được biết đến bởi số E chung
E470.
Magnesium Stearate hay Magie stearat có công thức hóa học là
Mg(C18H35O2)2 với tên trong danh pháp IUPAC là Magnesium octadecanoate có
khối lượng phân tử là 519 gam/mol. Magnesium Stearate (Magie stearat) tồn tại
ở trạng thái rắn, dạng bột mịn màu trắng sáng, nhẹ mùi, không tan trong nước,
tan rất ít trong ete và rượu, tan ít trong benzen.
Magnesium Stearate được sản xuất dựa trên phương trình phản ứng giữa Natri
stearat và magie muối. Magnesium Stearate (Magie stearat) là một muối không
gây độc hại, sử dụng an toàn khi nằm trong ngưỡng liều lượng cho phép sử
dụng.
 Tác dụng:
Acid stearic và muối: Là những tá dược trơn thông dụng, có tác dụng giảm
ma sát và chống dính. Các muối calci stearat và magnesi stearat có khả năng
bám dính tốt, thường dùng ở tỷ lệ khoảng 1% so với hạt khô. Đây là những chất
sơ nước, do đó có xu hướng kéo dài rõ rệt thời gian rã của viên. Dùng thích hợp
cho viên ngậm, viên tác dụng kéo dài.
Canxi stearat là chất liệu sáp có độ hòa tan thấp trong nước, không giống
như xà phòng natri và kali truyền thống. Nó cũng dễ dàng và rẻ tiền để sản
xuất, và có độc tính thấp. Những đặc điểm này là cơ sở cho nhiều ứng dụng của
nó. Các ứng dụng liên quan cũng tồn tại tương tự đối với muối magie stearat.

10
Magnesium Stearate chủ yếu được sử dụng nhiều trong lĩnh vực mỹ phẩm.
Nhờ vào trạng thái tồn tại dạng bột mịn và không tan trong nước mà
Magnesium Stearate rất được ưa chuộng để đưa vào làm một thành phần trong
các loại kem, phấn, mỹ phẩm trang điểm như phấn nề, má hồng, phấn mắt, các
sản phẩm phủ… tạo một lớp phủ mịn màng, không thấm nước, giữ cho da khô
thoáng.Khi đưa vào các sản phẩm trang điểm chăm sóc da; Magnesium Stearate
còn có tác dụng làm bền màu (son môi); giữ màu cho sản phẩm trên da trong
thời gian dài;giúp da giảm đi sự mất nước; lấy đi lượng dầu do bài tiết của da
gây ra một cách hiệu quả. Magnesium Stearate được sử dụng như một phụ gia,
tác nhân chống dính. Khi sản xuất các viên thuốc nén trong lĩnh vực y khoa,
Magnesium Stearate được đưa vào để làm trơn, giảm sự bám dính giữa đề mặt
thiết bị và viên nén, làm cho quá trình vo viên trong thiết bị được thuận lợi, dễ
dàng. Bên cạnh đó, khi sản xuất các loại kẹo ngậm, kẹo cứng Magnesium
Stearate được đưa vào sử dụng làm một phụ gia giữ đường bao phủ bên ngoài
viên kẹo đồng thời có tác dụng chống ẩm cho sản phẩm nhờ vào khả năng
không tan trong nước của Magnesium Stearate.
3.3. Polyethylene glycol
Công thức phân tử: C2nH4n+2On+1
Công thức cấu tạo:

 Tính chất:
Chất lỏng trong, nhớt hoặc ở dạng rắn màu trắng, tan trong nước và nhiều
dung môi hữu cơ khác, tan nhiều trong hydrocacbon thơm và ít hơn trong
hydrocacbon béo. Liều lượng gây độc: đường miệng: 30 ml/kg trên chuột
(Bartsch)
Điểm nóng chảy: mp 4-8°
Tỷ trọng: 1.128 g/ml
Độ nhớt (210°F): 7.3 cSt
 Tác dụng:
PEG là chất cơ bản của một số thuốc nhuận tràng. Hệ thống tưới đại tràng
với polyethylene glycol và thêm các chất điện giải được sử dụng cho ruột chuẩn
bị trước khi phẫu thuật hoặc nội soi.PEG cũng là một tá dược trong nhiều dược
phẩm.Khi gắn liền với nhiều protein thuốc, polyetylen glycol cho phép một sự
giải chậm của protein mang ở trong máu. Chất bôi trơn tan trong nước dùng
cho khuôn đúc cao su, sợi dệt, đúc kim loại. Dùng trong thực phẩm và bao bì

11
thực phẩm, mỹ phẩm, dùng làm pha tĩnh trong sắc ký khí. Ngoài ra còn sử dụng
tron sơn nước, lớp phủ lên giấy, nước xi bóng và sản xuất đồ gốm.
3.4. Chất hoạt động bề mặt
Chất hoạt động bề mặt ( Surfactant, Surface active agent) đó là một chất làm
ướt có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của một chất lỏng. Là chất mà phân
tử của nó phân cực: một đầu ưa nước và một đuôi kị nước. Nếu có nhiều hơn
hai chất lỏng không hòa tan thì chất hoạt hóa bề mặt làm tăng diện tích tiếp xúc
giữa hai chất lỏng đó. Khi hòa chất hoạt hóa bề mặt vào trong một chất lỏng thì
các phân tử của chất hoạt hóa bề mặt có xu hướng tạo đám (micelle, được dịch
là mixen), nồng độ mà tại đó các phân tử bắt đầu tạo đám được gọi là nồng độ
tạo đám tới hạn. Nếu chất lỏng là nước thì các phân tử sẽ chụm đuôi kị nước lại
với nhau và quay đầu ưa nước ra tạo nên những hình dạng khác nhau như hình
cầu (0 chiều), hình trụ (1 chiều), màng (2 chiều). Tính ưa, kị nước của một chất
hoạt hóa bề mặt được đặc trưng bởi một thông số là độ cân bằng ưa kị nước
(tiếng Anh: Hydrophilic Lipophilic Balance-HLB), giá trị này có thể từ 0 đến
40. HLB càng cao thì hóa chất càng dễ hòa tan trong nước, HLB càng thấp thì
hóa chất càng dễ hòa tan trong các dung môi không phân cực như dầu. Trong
công nghiệp dệt nhuộm: Chất làm mềm cho vải sợi, chất trợ nhuộm.Trong công
nghiệp thực phẩm: Chất nhũ hóa cho bánh kẹo, bơ sữa và đồ hộp.Trong công
nghiệp mỹ phẩm: Chất tẩy rửa, nhũ hóa, chất tạo bọt. Trong dầu khí: Chất nhũ
hóa dung dịch khoan. Trong công nghiệp khoáng sản: Làm thuốc tuyển nổi,
chất nhũ hóa, chất tạo bọt để làm giàu khoáng sản.
3.5. Dầu thực vật
Dầu thực vật nói riêng và các loại Tá dược trơn là nhóm tá dược gần như
luôn phải dùng đến trong công thức viên nén, bởi vì tá dược trơn có nhiều tác
dụng trong quá trình dập viên

4. Chất điều hòa sự chảy


4.1. Keo silicon dioxit
Công thức hóa học: (SiO2)n
 Tính chất:
Silica dạng aerogel: silica cấu trúc siêu mịn dạng bột hay hạt nhỏ. Silica
hydrat hóa là silic dioxyd kết tủa, hydrat hóa dạng bột vô định hình, hoặc hạt.
 Tác dụng:
Silicon dioxide (E551) dùng trong sữa bột: Người sử dụng thường xuyên mở
ra mở vào lấy sữa và khi pha sữa lại để bột sữa gần ly nước ấm nóng có khả
năng bốc hơi nước, bình nước, phích nước… khiến sữa bị ẩm nhanh chóng, làm
hư hại các vi chất trong sữa. Chất chống vón Silicon dioxide (E551) giúp hạn
12
chế tối đa hiện tượng này. Được sử dụng trong các sản phẩm cần làm tơi như
hỗn hợp soup khô, bột canh, các loại gia vị, muối, sữa bột, sữa thay thế, pho
mát nghiền, cream không sữa (Non – dairy creamers) để ngăn chặn sự đông
vón, ngăn chặn sự hút ẩm, kéo dài thời gian bảo quản. Silicon dioxide (E551)
dùng trong muối, đường, gia vị.
4.2. Tinh bột ngô
Bột bắp hay bột ngô là một loại bột mịn được làm từ các nội nhũ (phần lõi của
hạt) của hạt bắp/ngô khô. Bột bắp được sử dụng cho nhiều điều trong nấu ăn,
nhưng phổ biến nhất là sử dụng như một chất kết dính và chất làm đặc trong
các món ăn khác nhau. Không giống như bột mì, bột bắp thực sự trở nên định
hình rõ ràng khi nấu chín. Nó cũng được sử dụng như là một tác nhân chống kết
dính trong đường bột. Để tránh vón cục khi sử dụng bột bắp, người ta pha trộn
với một chất lỏng lạnh cho đến khi mịn trước khi nấu ăn hoặc thêm nó vào một
chất lỏng nóng. Bột bắp được sử dụng trong chế biến thực phẩm từ lâu đời.
Thường người ta dùng bột bắp làm đặc, làm chất tạo độ kết dính cho các loại
nước sốt, súp, bánh pudding và các loại kem. Ngoài ra, bột bắp còn được dùng
làm bột phụ trợ cho đồ nướng, các loại bánh nướng, bánh quy. Tinh bột bắp
được sử dụng như một chất làm đặc trong súp và các thực phẩm khác như nước
sốt, nước thịt và trứng. Bên cạnh đó nó còn dùng để sản xuất dextrose acid
amin, rượu, bột ngọt…Bột bắp còn giúp cần bằng lượng mỡ trong máu, ngăn
ngừa bệnh tim mạch. Tuy nhiên những loại bột bắp làm từ tinh bột tinh chế sẽ ít
còn giá trị bổ dưỡng vì không bao gồm thành phần chất xơ và chất đạm cũng
như một số sinh tố và khoáng chất vốn dĩ có nhiều trong phần võ ngoài của hạt
bắp và mầm bắp.

5. Tá dược rã và siêu rã
5.1. Cellulose
Công thức phân tử: (C6H10O5)n

 Tính chất:
Cellulose là một hợp chất hữu cơ với công thức, một polysaccharide bao gồm
một chuỗi tuyến tính từ vài trăm đến nhiều nghìn đơn vị D -glucose liên kết β
(1 → 4). Cellulose là thành phần cấu trúc quan trọng của thành tế bào sơ cấp

13
của cây xanh , có nhiều dạng tảo và oomycetes . Một số loài vi khuẩn tiết ra nó
để tạo thành màng sinh học. Cellulose là loại polymer hữu cơ phong phú nhất
trên Trái Đất. Hàm lượng cellulose của sợi bông là 90%, trong đó gỗ là 40-50%
và sợi gai khô khoảng 57%.
 Tác dụng:
Bột cellulose: Dùng loại tinh chế, trắng, trung tính. Dùng một mình hay phối
hợp với các tá dược rã khác như tinh bột, Veegum, thích hợp cho các dược chất
nhạy cảm với ẩm.Các dẫn chất khác của cellulose như methyl cellulosẹ, Na
CMC, natri croscarmellose… đều được dùng làm tá dược rã tùy thuộc vào khả
năng trương nở trong nước. Sản phẩm giấy: Cellulose là thành phần chính của
giấy , bìa và thẻ .Sợi Cellulose là thành phần chính của hàng dệt được làm từ
bông , vải lanh và các loại sợi thực vật khác. Nó có thể được biến thành rayon ,
một chất xơ quan trọng đã được sử dụng cho hàng dệt may kể từ đầu thế kỷ 20.
Cả hai giấy bóng kính và rayon được gọi là " sợi cellulose tái sinh"; chúng
giống hệt với cellulose trong cấu trúc hóa học và thường được làm từ việc hòa
tan bột giấy thông qua viscose . Một phương pháp gần đây và thân thiện với
môi trường hơn để tạo ra một dạng rayon là quá trình Lyocell .Vật liệu tiêu hao:
cellulose vi tinh thể ( E460i ) và cellulose dạng bột (E460ii) được sử dụng làm
chất độn không hoạt động trong viên thuốc [40] và một loạt các dẫn xuất
cellulose hòa tan, E số E461 đến E469, được sử dụng làm chất nhũ hoá, chất
làm đặc và chất ổn định trong thực phẩm chế biến . Ví dụ, bột Cellulose được
sử dụng trong phô mai Parmesan để ngăn chặn đóng gói bên trong bao bì.
Cellulose xuất hiện tự nhiên trong một số loại thực phẩm và là một phụ gia
trong thực phẩm sản xuất, đóng góp một thành phần không thể tiêu hóa được sử
dụng cho kết cấu và số lượng lớn, có khả năng trợ giúp trong đại tiện.
5.2. Tinh bột biến tính
Tinh bột biến tính: Thường dùng natri starch glycolat (tên thương mại là
Primogel, Explotab). Đây là tá dược gây rã viên rất nhanh do khả năng trương
nở mạnh trong nước (tăng thể tích 2-3 lần so với khi chưa hút nước), khả năng
rã ít bị ảnh hưởng bởi lực nén. Các loại tinh bột biến tính khác như starch 1500,
pregelatined starch… cũng đều là những tá dược rã tốt. Tỉ lệ thường dùng 2 –
6%.
5.3. Hồ tinh bột
5.4 Đất sét

6. Tá dược màu:
6.1. Amaranth:
Công thức hoá học: C20H11N2Na3O10S3
14
 Tính chất:
Tan trong nước và tan ít trong etanol. Tổng hàm lượng chất màu không nhỏ
hơn 80%.Amaranth chủ yếu gồm trisodium 3-hydroxy-4-(4-sulfonato-1-
naphthylazo)-2,7-naphthalene disulfonate và một số chất phụ màu cùng một số
chất khác như natriclorua hoặc natrisunfat.Amaranth có thể chuyển sang màu
muối nhôm tương ứng chỉ khi sử dụng muối nhôm có màu.
 Tác dụng:
Lá của cây amaranth chứa một lượng nhỏ vitamin C và thường được sử dụng
để điều trị các bệnh lí như: cholesterol cao, cao huyết áp, bệnh tim mạch, loét,
bệnh tiêu chảy, sung miệng và đau cổ họnng,…Màu đỏ Dâu (Amaranth) – tăng
cường màu, tăng hấp dẫn, tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm thực phẩm. Nó
tạo màu cho thực phẩm: trong sản xuất trứng cá muối, bánh kẹo, kem, nước
quả, nước ngọt, rượu nho……), và làm màu sắc trong mỹ phẩm, dược phẩm; ở
Vương quốc Anh, nó được sử dụng phổ biến trong việc làm láng màu sắc quả
anh đào. Amaranth là một thuốc nhuộm anion. Vì vậy, Nó có thể được áp dụng
nhuộm cho các loại sợi tự nhiên và tổng hợp, da, giấy, và nhựa phenol-
formaldehyde.
6.2. Erythrosin
Công thức hoá học: C20H6I4Na2O5

 Tính chất:
Bột màu đỏ sẫm. Dễ tan trong nước, tan được trong ethanol, ít tan trong
aceton, thực tế không tan trong methylen clorid. Dung dịch 0,1% có màu đỏ
cam và các vết bám trên thành ống nghiệm có màu tím. Ở pH 2,5 xuất hiện tủa
có màu. Dễ hút ẩm, tương đối bền với nhiệt và tác nhân oxy hóa, ít bền với ánh
sáng.

15
 Tác dụng:
Là chất có màu đỏ được dùng để tạo màu trong phụ gia thực phẩm và trong
thuốc.
6.3. Tartarazine:
Công thức hóa học: C16H9N4Na3O9S2

 Tính chất:
Tartarazine là một chất tạo màu vàng chanh, tan trong nước ít tan trong
ethanol, được sử dụng như màu của thực phẩm và có cường độ tạo màu khá
cao, chỉ một lượng rất nhỏ đã có thể tạo ra một màu vàng khá đậm. Có độ hấp
thụ tối đa trong dung dịch là 427±2 nm.
 Tác dụng:
Làm chất tạo màu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm và đặc
biệt là thực phẩm.

7. Hương vị
7.1. Syrup
Syrup hay còn gọi là sirô là một loại thực phẩm có nguồn gốc từ Ả rập, vị
ngọt, có dạng lỏng nhưng sánh, là thứ nước đường pha thêm dược phẩm hoặc
các loại thảo dược, thuốc, sinh tố trái cây. Ngoài tác dụng giải khát, syrup còn
được dùng như một vị thuốc chữa bệnh chống ho, viêm họng hiệu quả và được
dùng để tạo mùi vị cho thuốc. Một số loại syrup: maple syrup, corn syrup,
glucose syrup, grenadine syrup,..
7.2. Maple syrup
Maple syrup là một loại siro được làm từ nhựa cây phong, trên 80% số mật
phong cung cấp trên toàn thế giới được sản xuất tại Canada. Để tạo nên những
giọt syrup ngọt ngào đòi hỏi người ta phải chăm sóc cây phong kỹ, sinh trưởng
tốt. Mỗi lần chiết chỉ thu được khoảng 1 – 1,5 lít nhựa/ cây. Maple syrup được
chia thành các bậc khác nhau tùy theo màu: Bậc A (vàng nhạt, vàng trung và
vàng đậm), Bậc B (đậm đen).
7.3. Corn syrup
Corn Syrup là một loại siro được chế biến từ tinh bột ngô, dạng lỏng và sánh,
màu trắng trong. được sử dụng nhiều trong làm bánh. Corn syrup là một chất

16
làm đặc, chất tạo ngọt và như là một chất giữ ẩm do đó duy trì sự tươi mới của
thực phẩm.
7.4.Glucose syrup
Glucose Syrup hay còn gọi là đường Glucose bánh kẹo, là loại siro được làm
từ thủy phân của tinh bột. Glucose Syrup có chứa hơn 90% glucose được sử
dụng trong công nghiệp lên men. Glucose Syrup được sử dụng để làm ngọt
bánh kẹo, thức uống, làm mềm kết cấu và thêm khối lượng cho thực phẩm.
7.5.Grenadine syrup
Grenadine Syrup là loại siro được làm từ nước ép trái cây như rượu, anh
đào… có màu đỏ đậm đặc trưng, thích hợp để tạo nên màu sắc hấp dẫn và
hương vị thơm ngon cho các loại đồ uống.

8. Chất làm ngọt


8.1. Mannitol:
Công thức hóa học: C6H14O6

 Tính chất:
Mannitol là một đồng phân của sorbital, độ ngọt vào khoảng 50% saccharose.
Là chất không tinh khiết, không mùi, màu trắng hoặc không màu tinh thể bột.
 Tác dụng:
Công nghiệp Dược phẩm: thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, chất khử nước,
thuốc nhuận tràng nhuận trường; Chất tá dược làm ngọt và thuốc bổ cho viên
nén. Synthesize mannitol oleic este.
Công nghiệp thực phẩm: Chất làm ngọt trong đường không có kẹo cao su
chlcolate kem của kem và nước giải khát đường, sytup và thực phẩm khác
Các ứng dụng khác: Ngành công nghiệp kem đánh răng thay vì glycerol;
Tổng hợp bọt polyurethane mannitol cứng; Tổng hợp olean mannitol; Giải pháp
điện tử cho tụ điện; Vi sinh vật nuôi cấy.

8.2.Saccharin
Công thức phân tử: C7H5NO3S

17
 Tính chất:
Saccharin không ổn định khi đun nóng, nhưng nó không phản ứng hóa học
với các thành phần khác của thực phẩm. Saccharin thường ở dạng bột kết tinh
có màu màu trắng, tan ít trong nước và ête, nhưng dạng muối natri và canxi của
nó thì dễ tan. Saccharin ổn định trong môi trường axit, nhưng lại không có phản
ứng gì với các thành phần trong thực phẩm nên nó thường được dùng nhiều
trong đồ uống, nước ngọt. Ở nhiệt độ cao saccharin vẫn giữ được độ ngọt vốn
có, có thể thay thế tối đa là 25% lượng đường saccharose nên cũng được sử
dụng trong sản xuất bánh, mứt, kẹo cao su, hoa quả đóng hộp, kẹo, bánh tráng
miệng….
 Tác dụng:
Saccharin không bị hấp thu bởi hệ tiêu hóa, không gây ảnh hưởng tới hàm
lượng insulin trong máu, không tạo năng lượng. Vì vậy nó được xếp vào nhóm
chất ngọt không sinh năng lượng, được sử dụng làm chất làm ngọt trong công
nghiệp sản xuất thuốc và trong cả những sản phẩm mỹ phẩm.

9.Chất hấp phụ


9.1. Silicagel
Công thức phân tử: SiO2.nH2O
 Tính chất:
Chất rắn, trong suốt, không mùi, không độc, dễ cháy, không ăn được. Có độ
ổn định nhiệt độ và độ bền hoá học cao.Silicagel không tinh khiết là một chất
trơ không phân cực, tuy nhên khi có nhóm chức hydroxyl trong phân tử thì bề
mặt bị phân cực rất mạnh và trở thành chất ưa nước.Khả năng hút ẩm của
silicagel phụ thuộc vào độ ẩm tương đối của môi trường và tuân theo quy tắc
cân bằng.
 Tác dụng:
Silica gel dùng làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ hóa dầu, lọc nước, thực
phẩm, rượu bia, sản phẩm y tế khác. Tác dụng chính của Silicagel là hút ẩm nên
chúng đươc sử dụng làm chất bảo quản trong ngành thực phẩm, công nghiệp
sản xuất thiết bị điện tử, dược phẩm, nông sản, quần áo và các ngành quan
trọng khác.

18
9.2. Than hoạt tính
Than hoạt tính là một chất có cấu tạo chủ yếu là các nguyên tố cacbon ở dạng
vô định hình (bột), một phần nữa có thể ở dạng tinh thể vụn grafit. Ngoài
cacbon thì phần còn lại thường là tàn tro, mà chủ yếu là các kim loại kiềm và
vụn cát.
 Tính chất:
Khi soi dưới kính hiển vi điện tử phóng đại 500 lần ( Kiểm định tại Nhật ) có
cấu trúc thể hiện dạng tổ ong rất đặc trưng. Nhờ cấu trúc này, trong 1g than
hoạt tính, diện tích bề mặt của tất cả các lỗ rỗng có thể đạt tới 800 – 1300m2/g
nên than hoạt tính có tính hấp phụ rất mạnh. Bề mặt hấp phụ càng lớn. hạt vật
chất bị hấp phụ càng nhỏ thì tính hấp phụ càng cao.
 Tác dụng:
Trong y tế (Carbo medicinalis – than dược): để tẩy trùng và các độc tố sau khi
bị ngộ độc thức ăn... Trong công nghiệp hóa học: làm chất xúc tác và chất tải
cho các chất xúc tác khác...Trong kỹ thuật, than hoạt tính là một thành phần lọc
khí (trong đầu lọc thuốc lá, miếng hoạt tính trong khẩu trang); tấm khử mùi
trong tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ...Trong xử lý nước (hoặc lọc nước trong
gia đình): để tẩy các chất bẩn vi lượng.Ngoài ra than hoạt tính được xem là một
chất chống ẩm tốt trong bảo quản.
9.3 Đất sét
Đất sét hay sét là một thuật ngữ được dùng để miêu tả một nhóm các khoáng
vật phyllosilicat nhôm ngậm nước, thông thường có đường kính hạt nhỏ hơn 2
μm. Đất sét bao gồm các loại khoáng chất phyllosilicat giàu các ôxít và hiđrôxít
của silic và nhôm cũng như bao gồm một lượng lớn nước tham gia vào việc tạo
cấu trúc và thay đổi theo từng loại đất sét
Thành phần hóa và khoáng vật: Đất sét xét theo thành phần hoá, thành phần
khoáng cũng như cấu trúc bao gồm 28 loại đơn khoáng khác nhau, chia thành
các nhóm khoáng. Mỗi nhóm khoáng bao gồm các đơn khoáng có cấu trúc hoặc
tính chất gần giống nhau. Ba nhóm khoáng quan trọng nhất đối với ngành công
nghiệp gốm sứ là: kaolinite, montmoriolite và illite.
 Tính chất:
Thành phần hạt: Nhìn chung kích thước các hạt đất sét nằm trong giới hạn
phân tán keo
Tính dẻo: Khi nhào trộn với nước, đất sét sẽ tạo hỗn hợp dẻo có khả năng tạo
hình. Tính dẻo là do đất sét có cấu tạo dạng lớp, có khả năng trao đổi ion và hấp
thụ nước. Do có khả năng trao đổi ion nên khi gặp nước, đất sét sẽ bị hydrat
hóa và hình thành những lớp nước bao quanh các hạt đất sét.

19
Tính co ngót: Độ co là độ giảm kích thước và thể tích của đất sét khi sấy khô
và nung. Độ co rút được tính bằng phần trăm so với kích thước ban đầu. Tùy
theo loại đất sét, ta có: ─ Độ co ngót khi sấy thường trong khoảng 2-3% đến
10-12%. ─ Độ co ngót khi sấy thường trong khoảng 2-3% Vậy độ co ngót tổng
cộng là 5-18%. Hiện tượng co ngót thường đi đôi với các hiện tượng nứt, tách,
cong vênh.
Sự biến đổi của đất sét khi nung : Đất sét là hệ đa khoáng nên khi gia nhiệt sẽ
xảy ra nhiều quá trình hóa lý phức tạp: biến đổi thể tích kèm theo mất nước lý
học, biến đổi thành phần khoáng bao gồm mất nước hoá học, biến đổi cấu trúc
tinh thể khoáng cũ (kể cả biến đổi thù hình), các cấu tử phản ứng với nhau để
tạo ra pha mới, hiện tượng kết khối.
 Tác dụng:
Trong nuôi trồng thủy sản, zeolite có thể làm sạch hồ nuôi.
Trong nông nghiệp, zeolite có tác dụng cải tạo đất. Trong chăn nuôi, zeolite
giúp làm tang sản lượng và chất lượng chăn nuôi.
Trong chế tạo nguyên liệu sạch, zeolite tạo ra etanol có nồng độ trên 99,5% từ
cồn có nồng độ thấp.Trong bảo vệ môi trường, zeolite giúp xử lý nước và
không khí ô nhiễm.Trong lọc- hóa dầu, zeolite có tác dụng làm chất hấp phụ và
xúc tác chuyển hóa hóa học.Ngoài ra thành phần của đất sét được ứng dụng làm
chất chống ẩm trong dược phẩm.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://en.wikipedia.org/wiki/Starch
2. https://123doc.org//document/68638-cac-loai-duong-va-ung-dung-cua-
chung-trong-cong-nghiep-san-xuat-banh-keo-nuoc-giai-khat.htm
3. http://tailieu.tv/tai-lieu/bai-giang-ky-thuat-bao-che-thuoc-vien-va-
phuong-phap-kiem-nghiem-26879/
4. http://saigonchem.com/tac-dung-duong-dextrose.html
5. https://www.mdi.vn/chi-tiet-san-pham/nhom-tinh-bot-va-duong/dextrose-
monohydrate--duong-glucose--p399.html
6. http://cungcaphoachat.com/duong-lactose-milk-sugar.html
7. https://hoc24.vn/ly-thuyet/saccarozo-tinh-bot-va-xenlulozo.3658/
8. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tinh_bột
9. http://butane.chem.uiuc.edu/pshapley/GenChem2/B10/2.html
10. https://wikimed.vn/thuoc/sorbitol-med187
11. https://vi.scribd.com/doc/137358273/CONG-D%E1%BB%A4NG-
SORBITOL
12. https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Sorbitol
13. http://thchemicals.blogspot.com/2013/11/sorbitol-cong-thuc-hoa-hoc-
la-c6h14o6.html#.WvagPIiFPIU
14. http://thantam.com/microcrystalline-cellulose/
15. https://www.oceanchinachem.com/vn/news/Usage-of-Microcrystalline-
Cellulose.html
16. http://vn.fengchengroup.net/excipients/popular-
excipients/microcrystalline-cellulose-mcc-101-102-powder.html
17. http://canhgiacduoc.org/lua-chon-ta-duoc-don-de-bao-che-vien-
nen.html
18. https://vi.wikipedia.org/wiki/Canxi_ph%E1%BB%91tph%C3%A1t
19. https://vi.wikipedia.org/wiki/Gelatin
20. http://vn.lukee-chitosan.com/pvp-series/vp-va-
copolymers/polyvinylpyrrolidone-excipients-for.html
21. https://toc.123doc.org/document/395333-1-ung-dung-cua-polyme-
dung-trong-ta-duoc.htm
22. https://vi.wikipedia.org/wiki/Cellulose
23. http://www.chattaodac.com/2014/08/phu-gia-tao-dac-va-lam-day-cmc-
carboxymethyl-cellulose.html

21
24. https://www.foodnk.com/phu-gia-lam-day-lam-dac-cmc.html
25. http://hoachatjsc.com/p/6067/chat-tao-dac-cmc
26. http://canhgiacduoc.org/cach-chon-ta-duoc-dinh-de-bao-che-vien-
tron.html
27. http://hctm.com.vn/chi-tiet/bot-talc-dung-cho-duoc-pham-43.html
28. http://bottalcduoc.blogspot.com/
29. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tan_(kho%C3%A1ng_v%E1%BA
%ADt)
30. http://kaolintienminh.com/bi-quyet-chon-mua-thuc-pham-tuoi-ngon-
a77.html
31. http://vn.fengchengroup.net/excipients/popular-excipients/stearic-
acid-cas-57-11-4-and-magnesium.html
32. https://vi.wikipedia.org/wiki/Axit_stearic
33. https://www.oceanchinachem.com/vn/news/Usage-of-Magnesium-
Stearate.html
34. http://trantienchemicals.com/vi/hoa-chat/108/-magnesium-
stearate.html
35. http://trantienchemicals.com/vi/hoa-chat/108/-magnesium-
stearate.html
36.http://www.wikiwand.com/vi/Ch%E1%BA%A5t_ho%E1%BA%A1t_
%C4%91%E1%BB%99ng_b%E1%BB%81_m%E1%BA%B7t
37. http://afamily.vn/dau-thuc-vat-mo-dong-vat-giong-va-khac-nhau-
2009010308143594.chn
38. http://phugiathucphamvmc.com/silicone-dioxidee551-phu-gia-chong-
dong-von-gia-tot-nhat-hc4302.html
39. http://ttpco.net/tin-tuc/loi-ich-va-su-dung-cua-silicon/
40. http://tinhbotbientinh.com/chia-se/tinh-bot-bien-tinh-la-gi.html
41. http://chrysotile.vn/vi/amiang-trang/ung-dung/
42. http://khoahoc.tv/dieu-che-thanh-cong-tinh-bot-ngo-de-lam-ta-duoc-
38452
43. http://khoahoc.tv/dieu-che-thanh-cong-tinh-bot-ngo-de-lam-ta-duoc-
38452
44. https://vi.scribd.com/doc/117190445/TIEU-LUAN-PHU-GIA-TA-O-
MA-U-NHAN-TA-O
45. http://trantienchemicals.com/vi/bot-mau/75/-mau-tp-do-sen-amaranth-
red.html
46. https://tailieu.vn/doc/erythrosin-727187.html
47. http://canhgiacduoc.org/ta-duoc-mau-dung-de-dieu-che-vien-nen.html

22
48. http://cuctim.com/2016/09/26/mau-vang-e102-tartrazine/
49. https://vi.scribd.com/doc/117190445/TIEU-LUAN-PHU-GIA-TA-O-
MA-U-NHAN-TA-O
50. https://www.hoteljob.vn/tin-tuc/syrup-la-gi-cac-loai-syrup-pho-bien-
nhat-trong-pha-che-do-uong-bartender-can-biet
51. http://vn.globalfoodchem.net/mannitol
52. https://www.foodnk.com/tim-hieu-ve-phu-gia-tao-ngot-saccharin.html
53. http://khutrungquocte.com/silicagel-89.html
54. http://tailieu.tv/tai-lieu/bai-giang-sillicagen-26293/

55. https://sites.google.com/site/thanhoattinhbinchotan/home/tin-
tuc/thanhoattinhlagithanhphanvacongdungcuathanhoattinh
56. https://tailieu.vn/doc/bai-tieu-luan-dat-set-1712876.html

23

You might also like